Hướng dẫn làm Hợp đồng chuyển nhượng quán ăn

Kinh doanh quán ăn, nhà hàng hiện đang là loại hình kinh doanh phổ biến, ngày càng phát triển. Tuy nhiên, không phải chủ thể kinh doanh nào cũng có hoạt động kinh doanh thuận lợi. Đôi khi, chủ quán ăn không thể tiếp tục hoạt động kinh doanh, buộc phải chuyển nhượng quán ăn. Việc chuyển nhượng diễn ra giữa các bên, một bên là chuyển nhượng quán ăn và một bên là nhận chuyển nhượng. Từ đó sẽ phát sinh nhiều vấn đề về quyền và nghĩa vụ của các bên. Cần có Hợp đồng chuyển nhượng quán ăn để có thể ghi nhận rõ ràng về các vấn đề trên.

1. Hợp đồng chuyển nhượng quán ăn có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

Căn cứ vào Khoản 5 Điều 3 Luật Thuế TNCN quy định về Các khoản thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản chịu thuế; cụ thể:

5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:

a) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;

b) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở;

c) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước;

d) Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản.

Như vậy, có thể khẳng định đối tượng là cá nhân thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quán ăn có thu nhập sẽ thuộc vào đối tượng nộp thuế TNCN.

Ngoài ra, căn cứ vào Điều 14 Luật này quy định cụ thể Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản

Điều 14. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản

1. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản được xác định bằng giá chuyển nhượng bất động sản theo từng lần chuyển nhượng trừ giá mua bất động sản và các chi phí liên quan, cụ thể như sau:

a) Giá chuyển nhượng bất động sản là giá theo hợp đồng tại thời điểm chuyển nhượng;

b) Giá mua bất động sản là giá theo hợp đồng tại thời điểm mua;

c) Các chi phí liên quan được trừ căn cứ vào chứng từ, hoá đơn theo quy định của pháp luật, bao gồm các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật liên quan đến quyền sử dụng đất; chi phí cải tạo đất, cải tạo nhà, chi phí san lấp mặt bằng; chi phí đầu tư xây dựng nhà ở, kết cấu hạ tầng và công trình kiến trúc trên đất; các chi phí khác liên quan đến việc chuyển nhượng bất động sản.

2. Trường hợp không xác định được giá mua và chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng bất động sản thì thu nhập chịu thuế được xác định là giá chuyển nhượng bất động sản.

3. Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định giá chuyển nhượng bất động sản trong trường hợp không xác định được giá chuyển nhượng hoặc giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất ghi trên hợp đồng thấp hơn giá đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định có hiệu lực tại thời điểm chuyển nhượng.

4. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực theo quy định của pháp luật.

2. Vấn đề về các giấy phép ATVS, PCCC, ….. trong hoạt động chuyển nhượng quán ăn

a. Giấy phép ATVS

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP: “Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này”.
– Các cơ sở không phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là:
+) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
+) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
+) Sơ chế nhỏ lẻ;
+) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
+) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
+) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
+) Nhà hàng trong khách sạn;
+) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
+) Kinh doanh thức ăn đường phố; 
+) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

  • Điều kiện cấp GCN

– Phải đáp ứng các điều kiện chung đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản và vận chuyển thực phẩm.

– Cụ thể phải đáp ứng điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống

– Đáp ứng điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống

– Đáp ứng điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong chế biến và bảo quản thực phẩm

Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn, lưu mẫu thức ăn

  • Thủ tục cấp GCN

– Cơ sở gửi Hồ sơ xin Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đến cơ quan có thẩm quyền

– Trong thời gian 5 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, có văn bản cho cơ sở bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ.

– Đối với hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 10 ngày làm việc cơ quan có thẩm quyền sẽ có Quyết định thành lập đoàn thẩm định và tổ chức thẩm định tại thực địa.

– Đối với cơ sở đủ điều kiện sẽ được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

  • Hồ sơ bao gồm:

Căn cứ theo Điều 6 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP, hồ sơ xin cấp GCN cơ sở đủ điều an toàn thực phẩm gồm:

+) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

+) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

+) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

+) Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

+) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

  • Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận

– Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Thời hạn giải quyết

– Trong thời hạn 15 ngày làm việc.

Như vậy, để mở quán kinh doanh café, đồ uống giải khát, chủ cơ sở phải thực hiện thủ tục xin cấp GCN cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật.

b. Giấy chứng nhận PCCC

Căn cứ vào Phụ lục của nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định các đối tượng cần phải có giấy chứng nhận PCCC. Quán ăn bắt buộc phải có giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy.

  • Quy định về điều kiện cấp pccc đối với Quán ăn:

– Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

– Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định, trừ trường hợp trạm biến áp được vận hành tự động;

– Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

– Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

– Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

– Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự.

  • Quy định về hồ sơ cấp phòng cháy chữa cháy đối với Quán ăn

– Đơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đã đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy.

– Giấy chứng nhận thẩm quyền về phòng cháy và chữa cháy (bản sao có công chứng chứng thực)

– Văn bản nghiệm thi về việc phòng cháy, chữa cháy đối với những cơ sở mới cải tạo hay mới xây dựng, các phương tiện giao thông cơ giới cần phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy khi hoán cải hay đóng mới.

– Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới khác ( bản sao có công chứng chứng thực).

– Bản thống kê toàn bộ những phương tiện phòng cháy, chữa cháy và các phương tiện cứu người đã trang bị

– Các phương án chữa cháy của doanh nghiệp

– Quyết định của doanh nghiệp về việc thành lập đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở.

– Danh sách cá nhân đã qua đợt huấn luyện về việc phòng cháy, chữa cháy.

  • Quy định về thủ tục cấp phòng cháy chữa cháy đối với Quán ăn

– Chuẩn bị và nộp hồ sơ

– Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

– Thực hiện theo hướng dẫn, yêu cầu của đơn vị chức năng có thẩm quyền khi có thanh tra thực tế

–  Nhận kết quả hồ sơ. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy

3. Vấn đề thương hiệu trong chuyển nhượng quán ăn

– Thương hiệu quán ăn là một khái niệm nhằm phân biệt, nhận diện giữa các quán ăn khác nhau. Thương hiệu được nhận diện bởi tên gọi, logo, bảng hiệu, biểu tượng, linh vật hay các thiết kế, bày trí quán ăn….. nếu xét về mặt giá trị, thương hiệu tuy là thứ không thể nhìn thấy được nhưng lại có giá trị to lớn. Đối với những quán ăn lớn, thương hiệu lại càng có giá trị hơn, vì nó là sự tín nhiệm của khách hàng đối với quán ăn. Quán ăn có thương hiệu lớn tức là họ đã có một lượng khách “ruột” và có độ tín nhiệm nhất định. Vì vậy, khi ký hợp đồng chuyển nhượng quán, cũng cần lưu ý về việc chuyển nhượng thương hiệu của quán ăn đó. Các bên có thỏa thuận chuyển nhượng thương hiệu không? Bên nhận chuyển nhượng có được tiếp tục sử dụng thương hiệu của quán ăn đó không? Giá trị thương hiệu bao nhiêu?

– Việc định giá một thương hiệu là tương đối khó khăn vì thương hiệu là thứ vô hình. Các bên trong Hợp đồng có thể tự xem xét các yêu tố của thương hiệu từ đó đi đến việc định giá thương hiệu đó: dựa vào so sánh; dựa vào cơ sở chi phí; khả năng tạo ra lợi nhuận trong tương lai …..

– Việc Chuyển nhượng nhãn hiệu, thương hiệu quán ăn: Căn cứ theo Khoản 1 Điều 138 Luật Sở hữu trí tuệ thì chuyển nhượng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

– Một số hạn chế chuyển nhượng:

  • Nhãn hiệu sẽ chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện như chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu đó;
  • Việc chuyển nhượng sẽ không gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

– Chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 141 Luật Sở hữu trí tuệ thì chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.

– Một số hạn chế chuyển giao:

  • Quyền sử dụng nhãn hiệu tận thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó;
  • Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép;
  • Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.

– Các dạng hợp đồng sử dụng nhãn hiệu:

  • Hợp đồng độc quyền: Trong phạm vi và thời hạn chuyển quyền sử dụng, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng nhãn hiệu và bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng nhãn hiệu với bất kỳ bên thứ ba nào; đồng thời, bên chuyển quyền chỉ được sử dụng nhãn hiệu đó nếu được phép của bên được chuyển quyền;
  • Hợp đồng không độc quyền: Trong phạm vi và thời hạn chuyển quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn được sử dụng nhãn hiệu và ký kết hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu không độc quyền với bên thứ ba;
  • Hợp đồng thứ cấp: Là hợp đồng được ký kết giữa bên chuyển quyền (vốn là bên nhận chuyển quyền trong một hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu khác).

4. Cách tính thời điểm Chuyển giao mặt bằng quán và các nghĩa vụ phát sinh trước đó?

– Luật không có quy định cụ thể trong Hợp đồng chuyển nhượng quán ăn/ bất động sản thời điểm nào là thời điểm các bên phải bàn giao mặt bằng quán. Thời điểm Chuyển giao mặt bằng quán sẽ do các bên trong Hợp đồng tự thỏa thuận. Thông thường hai bên tiến hành Chuyển giao mặt bằng quán khi mà các bên đã hoàn thành được các nghĩa vụ phát sinh trước đó.

Vi dụ: Nghĩa vụ của bên chuyển giao với bên thứ 3; nghĩa vụ của đóng các khoản thuế, phí trong quá trình thực hiện kinh doanh trước đây; các nghĩa vụ tài chính với nhà nước theo quy định pháp luật;

– Các bên quy định cụ thể bên nào có trách nhiệm cho các nghĩa vụ phát sinh trước thời điểm chuyển giao mặt bằng. Thông thường nếu là các nghĩa vụ phát sinh trước thời điểm Chuyển giao mặt bằng thì sẽ do bên chuyển nhượng quán ăn chịu trách nhiệm, còn sau đó thì sẽ do bên nhận chuyển nhượng chịu trách nhiệm. Trường hợp phát sinh nghĩa vụ sau khi đã chuyển giao mặt bằng nhưng do hành vi của bên chuyển nhượng thực hiện trước thời điểm chuyển giao thì bên chuyển nhượng vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm.

5. Hộ kinh doanh ký Hợp đồng chuyển nhượng quán ăn được không?

Bộ luật dân sự năm 2015 không có quy định nào hạn chế quyền giao kết hợp đồng của hộ kinh doanh. Vì vậy, hộ kinh doanh hoàn toàn có thể giao kết hợp đồng chuyển nhượng quán ăn.

6. Mẫu Hợp đồng sang nhượng quán

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————

….………….., ngày … tháng … năm …

HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUÁN

Số …. / HĐSNQ

Căn cứ vào Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;

Căn cứ vào Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005;

Căn cứ vào Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/06/2020;

Căn cứ vào Luật nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014;

Căn cứ vào Luật kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13 ngày 25/11/2014;

Căn cứ vào Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/06/2010;

Căn cứ vào Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;

Căn cứ vào Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020;

Căn cứ vào Luật Phòng cháy chữa cháy số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013;

Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của các bên.

Hôm nay, tại …………………………………………, chúng tôi gồm các bên như sau:

BÊN CHUYỂN NHƯỢNG (Gọi tắt là Bên A)

Nếu là cá nhân:

Họ và tên: ………………………………………………………………………..

Quê quán: ………………………………………………………………………..

CMND/CCCD số: …………………………………… Ngày cấp: … / … / …….

Tại: ……………………………………………………………………………….

Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………………….

Số điện thoại: ………………………………… Email: ……………………….

Nếu là pháp nhân:

Tổ chức: ………………………………………………………………………….

Trụ sở: …………………………………………………………………………..

GPĐKKD số: …………………………………………………………………….

Được cấp bởi: …………………………………………………………………

Điện thoại liên hệ: …………………………………….. Fax: …………………..

Số tài khoản: ………………………………….. Chi nhánh: …………………….

Có đại diện là

Ông (bà):  ………………………………………………………………………..

Chức vụ: …………………………………………………………………………

Căn cứ đại diện: ………………………………………………………………….

BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG (Gọi tắt là Bên B)

Nếu là cá nhân:

Họ và tên: ………………………………………………………………………..

Quê quán: ………………………………………………………………………..

CMND/CCCD số: …………………………………… Ngày cấp: … / … / …….

Tại: ……………………………………………………………………………….

Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………………….

Số điện thoại: ………………………………… Email: ……………………….

Nếu là pháp nhân:

Tổ chức: ………………………………………………………………………….

Trụ sở: …………………………………………………………………………..

GPĐKKD số: …………………………………………………………………….

Được cấp bởi: …………………………………………………………………

Điện thoại liên hệ: …………………………………….. Fax: …………………..

Số tài khoản: ………………………………….. Chi nhánh: …………………….

Có đại diện là

Ông (bà):  ………………………………………………………………………..

Chức vụ: …………………………………………………………………………

Căn cứ đại diện: ………………………………………………………………….

Hai bên đã bàn bạc và thống nhất ký kết Hợp đồng chuyển nhượng quán …….., có nội dung cụ thể như sau:

ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG

1.1 Bên A đồng ý chuyển nhượng quán ……………. do không còn mong muốn kinh doanh và bên B nhận chuyển nhượng quán để tiếp tục kinh doanh ……..

1.2 Bên A chuyển nhượng cho Bên B bao gồm:

– ….. m² là diện tích quán ……

– Toàn bộ dụng cụ, thiết bị (….) trong quán …( có Biên bàn giao nhận kèm theo Hợp đồng này).

1.3 Mô tả quán ….

– Tên quán: ………………………………………………………………………

– Diện tích: ……………………………………………………………………….

– Địa chỉ: ………………………………………………………………………..

–  Bắt đầu kinh doanh từ: … / … / ……………………………………………….

– Giấy đăng ký kinh doanh số: …………………………………………………..

– Giấy chứng nhận về ATVS, an toàn về PCCC: ………………………………..

ĐIỀU 2: GIÁ CẢ THANH TOÁN

2.1 Chi phí chuyển nhượng: ……………………………………………… VNĐ

(Bằng chữ: ……………………………………………………………………… VNĐ)

2.2 Chi phí này đã bao gồm toàn bộ tất cả các cơ sở vật chất bên trong quán …….. , tuy nhiên chưa bao gồm các khoản thuế, phí nếu phát sinh.

2.3 Phương thức thanh toán: Bên B thanh toán cho bên A thành … đợt.

– Đợt 1: Bên B thanh toán … % giá trị Hợp đồng cho bên A vào ngày ký kết hợp đồng.

– Đợt …: Bên B thanh toán … % giá trị Hợp đồng cho bên A vào ngày … / … / …

2.4 Hình thức thanh toán: Bên B thanh toán cho Bên A thông quan hình thức chuyển khoản;

– Số tài khoản: ……………………………………………………………………

– Ngân hàng: ……………………………………………………………………..

– Tên tài khoản: …………………………………………………………………..

– Chi nhánh: ……………………………………………………………………..

2.5 Chậm thanh toán

– Bên B phải thông báo với bên A trước … ngày về việc chậm thanh toán và được sự đồng ý của bên A.

– Trường hợp quá hạn chậm thanh toán mà Bên B vẫn chưa thanh toán được cho Bên A, thì phải chịu mức lãi suất … % với khoản tiền mà bên B chưa thanh toán cho bên A.

ĐIỀU 3: ĐẶT CỌC

3.1 Trong thời gian từ ngày … / … / … đến ngày … / … / … , Bên B có trách nhiệm giao cho bên A số tiền là …………………………………………. VNĐ.

(Bằng chữ: ………………………………………………………… Việt Nam Đồng). Để đảm bảo cho việc bên B sẽ nhận chuyển giao quán …….. đã xác định tại Điều 1 Hợp đồng này trừ trường hợp ……………………………;

3.2 Trường hợp Bên A thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên B không thực hiện … theo thỏa thuận tại Hợp đồng này, Bên A có quyền nhận số tiền trên (cụ thể là ………………………. VNĐ) để ………………………….

3.3 Trường hợp việc không thực hiện được Hợp đồng này là do lỗi của cả hai bên, số tiền trên sẽ được giải quyết như sau:………………….

ĐIỀU 4: CAM KẾT CỦA CÁC BÊN

4.1 Cam kết của bên A

– Cam kết những thông tin về nhân thân, giấy tờ đăng ký kinh doanh, ….. đều chính xác và chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu có phát sinh gì liên quan đến thông tin giấy tờ mà Bên A cung cấp.

– Bàn giao toàn bộ cho Bên B đầy đủ các thông tin kinh doanh về quán tại thời điển hiện tại, không được che giấu, làm sai lệch thông tin.

– Cam kết quán ….. chuyển nhượng cho Bên B thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên A, không có bất kỳ tranh chấp nào, không thuộc bất kỳ một thỏa thuận với bên thứ ba nào khác.

– Cam kết thực hiện đúng theo những gì đã thỏa thuận trong Hợp đồng.

4.2 Cam kết của bên B

– Cam kết chịu trách nhiệm với toàn bộ hoạt động của quán sau khi nhận bàn giao.

– Cam kết thanh toán đầy đủ chi phí cho bên A theo đúng như thỏa thuận.

ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN

5.1 Quyền và nghĩa vụ của bên A

– Yêu cầu Bên B trả đủ tiền chuyển nhượng theo đúng thời hạn ghi trong Hợp đồng.

– Bảo đảm quyền sử dụng trọn vẹn hợp pháp và tạo mọi điều kiện thuận lợi, hỗ trợ để Bên B sử dụng, kinh doanh quán ….. đạt hiệu quả.

– Hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ tài chính của Quán ………….. và các nghĩa vụ đối với các bên thứ ba từ trước khi ký kết Hợp đồng này.

– Không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về nội dung hoạt động của Quán …. tính từ thời điểm sau khi bàn giao cho Bên B.

– Bên A bàn giao toàn bộ các trang thiết bị đồ dùng hiện có như đã thỏa thuận ngay sau khi ký kết hợp đồng này không giấu diếm, gian dối gây ảnh hưởng tới quá trình hoạt động sau này của bên B.

5.2 Quyền và nghĩa vụ của bên B

– Nhận chuyển nhượng Quán ….. và trang thiết bị theo đúng thỏa thuận của Hợp đồng này.

– Thanh toán tiền chuyển nhượng đúng thời hạn.

– Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình theo quy định của pháp luật hiện nay.

– Yêu cầu Bên A cung cấp thông tin, giấy tờ cần thiết để phục vụ hoạt động kinh doanh.

– Yêu cầu Bên A hỗ trợ về các hoạt động như đầu mối hàng hóa, giao dịch để đảm bảo quá trình kinh doanh được ổn định sau khi nhận chuyển nhượng.

ĐIỀU 6: THUẾ

6.1 Bên A có nghĩa vụ hoàn thành các khoản thuế, phí liên quan đến hoạt động chuyển nhượng quán.

6.2 Bên A có trách nhiệm hoàn thành các khoản thuế, phí điện, nước…. liên quan đến hoạt động kinh doanh của Quán ….….., hạn đến trước ngày bàn giao cho Bên B.

6.3 Sau khi nhận bàn giao quán Bên B có trách nhiệm hoàn thành đầy đủ các khoản thuế phí đối với hoạt động kinh doanh của Quán …

ĐIỀU 7: BÀN GIAO QUÁN

7.1 Bên A có nghĩa vụ bàn giao đầy đủ các giấy tờ liên quan đến Quán và hoạt động kinh doanh của Quán cho bên B vào ngày … / … / … tại: ……………………

7.2 Bên A có trách nhiệm bàn giao hoạt động quán ………. cho bên B vào ngày … / … / …

7.3 Trường hợp các bên có thanh đổi về thời gian bàn giao thì phải thông báo cho bên còn lại ít nhất … ngày trước ngày thỏa thuận bàn giao và được sự đồng ý của bên còn lại. Sau đó, hai bên tự thỏa thuận lại thời gian bàn gian quán phù hợp.

7.4 Trường hợp Bên A không bàn giao quán đúng thời hạn đã thỏa thuận, mà không có lý do hợp lý thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên B. Mức bồi thường là: ………………………………. VNĐ.

7.5 Trường hợp đến ngày bàn giao mà Bên B không thực hiện nhận bàn giao quán, mà không có lý do hợp lý thì Bên A sẽ được nhận bồi thường từ khoản cọc tại Điều 3 của Hợp đồng này. Mức tiền: …………………………… VNĐ.

ĐIỀU 8: VI PHẠM HỢP ĐỒNG

8.1 Nếu các bên có những hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, đầy đủ các thỏa thuận trong Hợp đồng này sẽ bị coi là vi phạm Hợp đồng và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên còn lại.

8.2 Các hành vi vi phạm hợp đồng

– ……………

– …………….

8.3 Các bên thỏa thuận về mức phạt vi phạt

– Lần 1: ………………………………… VNĐ

– Lần 2: ………………………………… VNĐ

– ……………

ĐIỀU 9: VỆ SINH THỰC PHẨM, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VÀ AN TOÀN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

9.1 Bên B có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh môi trường trong hoạt động kinh doanh, tránh làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, cộng đồng.

9.2 Nếu để xảy ra vi phạm về vấn đề an toàn vệ sinh, vệ sinh môi trường hay an toàn về phòng cháy chữa cháy sau khi nhận chuyển giao, thì Bên B sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về hậu quả đã xảy ra.

9.3 Tuân thủ đúng các quy định của cơ quan nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn về phòng cháy chữa cháy: có bảng nội quy dán trên tường, bình chữa cháy …

9.4 Bên A chuyển giao các giấy tờ liên quan đến giấy phép an toàn thực phẩm và giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy cho Bên B cùng với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

9.5 Bên B đảm bảo vệ sinh, an toàn hoạt động của Quán …. , trường hợp thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước phát hiện ra sai phạm, vi phạm trong vấn đề này thì Bên B sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

ĐIỀU 10: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

10.1 Các Bên trong hợp đồng có hành vi với lý do bất kỳ mà gây ra hậu quả cho bên còn lại thì phải đền bù những thiệt hại phát sinh. Trừ trường hợp bất khả kháng hoặc trường hợp hai bên có thỏa thuận trước về việc đền bù thiệt hại.

10.2 Các trường hợp phải bồi thường thiệt hại, vì bất kỳ lý do gì trừ trường hợp bất khả kháng đều phải đền bù thiệt hại.

– Một trong các bên vì không thực hiện, thực hiện không đúng, hoặc không đầy đủ các nghĩa vụ của mình trong Hợp đồng;

– Các bên có hành vi làm phát sinh thiệt hại cho bên còn lại;

– Bên A cố tình không cung cấp, che giấu thông tin làm ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận kinh doanh và hoạt động kinh doanh quán ….. của Bên B;

– Bên B không thanh toán đầy đủ, đúng hạn chi phí chuyển nhượng cho Bên A; dẫn đến phát sinh thiệt hại cho Bên A…

10.3 Mức bồi thường thiệt hại sẽ dựa trên thiệt hại thực tế và thỏa thuận của các bên để quyết định mức bồi thường thiệt hại.

ĐIỀU 11: SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG

11.1 Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể tiên liệu được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong điều kiện và khả năng cho phép (thiên tai, lũ lụt, núi lửa, chiến tranh, dịch bệnh, quyết định của cơ quan nhà nước ….)

11.2 Nếu một trong các bên của Hợp đồng xảy ra sự kiện bất khả kháng khiến bên đó không thể thực hiện Hợp đồng thì sẽ không bị coi là vi phạm Hợp đồng. Tuy nhiên, cần thông bán ngày cho bên còn lại bằng văn bản về sự kiện bất khả kháng và những hậu quả có thể xảy ra do sự kiện bất khả kháng gây ra.

11.3 Một vài sự kiện có thể coi là bất khả kháng:

– …………………….

– …………………….

– …………………….

11.4 Bên nào trong Hợp đồng tuyên bố trường hợp bất khả kháng thì phải có nghĩa vụ chứng minh được sự kiện  bất khả kháng là thật. Nếu không chứng minh được hoặc chứng cứ chứng minh không xác thực thì sẽ coi là vi phạm Hợp đồng.

11.5 Các bên thỏa thuận xem xét hậu quả và thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng đề cùng nhau chịu trách nhiệm.

11.6 Các bên đảm bảo thông tin, thông báo cho nhau để hỗ trợ khắc phục hậu quả của trường hợp bất khả kháng.

11.7 Trường hợp bất khả kháng, mà các bên không thể khắc phục được hậu quả, có thể thỏa thuận để chấm dứt Hợp đồng thì cả hai bên sẽ cùng chịu trách nhiệm. Trường hợp một bên muốn chấm dứt Hợp đồng do sự kiện bất khả kháng thì phải thông báo và có sự đồng ý của bên còn lại. Mọi hậu quả sẽ do bên đơn phương chấm dứt chịu trách nhiệm.

ĐIỀU 12: CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

12.1 Hợp đồng này sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:

– Hợp đồng đã được hoàn thành;

– Theo thỏa thuận của các bên;

– Đại diện bên A hoặc bên B là cá nhân chết, pháp nhân gian kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà Hợp đồng phải do chính cá nhân hoặc pháp nhân đó thực hiện;

– Sự kiện bất khả kháng mà không thể khắc phục được hậu quả;

– Một trong các bên vi phạm nghiêm trong nghĩa vụ Hợp đồng.

12.2 Một trong các bên có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng, nhưng phải thông báo trước … ngày cho bên còn lại, tính từ ……………………

12.3 Bên nào đơn phương chấm dứt Hợp đồng chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại bằng … % giá trị Hợp đồng.

ĐIỀU 13: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

13.1 Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, các bên đồng ý ưu tiên giải quyết thông quan trao đổi, thương lượng. Việc trao đổi, thương lượng này phải được thực hiện ít nhất là … lần và phải được lập thành ….. (văn bản). Nếu sau … lần tổ chức trao đổi, thương lượng mà cả hại bên không thỏa thuận giải quyết được tránh chấp, một bên hoặc cả hai bên có quyền đưa tranh chấp ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

ĐIỀU 14: SỬA CHỮA, XÂY DỰNG

14.1 Trường hợp Bên B muốn xây dựng, sửa chữa hoặc thanh đổi không gian bên trong hoặc bên ngoài Quán …. thì cần có văn bản thông báo cho bên A. Ngoài ra, cần có giấy phép xây dựng của cơ quan nhà nước …

ĐIỀU 15: HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG

15.1 Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày … / … / ….

15.2 Hợp đồng này hết hiệu lực khi các bên để hoàn thành nghĩa vụ của mình, hoặc có thỏa thuận chấm dứt và không thực hiện hợp đồng, hoặc …

15.3 Hợp đồng này được thành lập … bản bằng Tiếng việt, gồm … trang. Các bản Hợp đồng có giá trị pháp lý như nhau và bên A giữ … bản để ………………………, Bên B giữ … bản để ……………………………

….………………, ngày …tháng … năm …..

BÊN A                                                                                         BÊN B

(Ký, ghi rõ họ tên)                                                                     (Ký, ghi rõ họ tên)

7. Mẫu Hợp đồng chuyển nhượng ba bên

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————

….………….., ngày … tháng … năm …

HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG

V/v Hợp đồng chuyển nhượng quán ….. giữa ba bên.

Số …. / HĐSNQTC

Căn cứ vào Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;

Căn cứ vào Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005;

Căn cứ vào Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/06/2020;

Căn cứ vào Luật nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014;

Căn cứ vào Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/06/2010;

Căn cứ vào Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;

Căn cứ vào Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020;

Căn cứ vào Luật Phòng cháy chữa cháy số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013;

Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của các bên.

Hôm nay, tại …………………………………………, chúng tôi gồm các bên như sau:

BÊN CHUYỂN NHƯỢNG (Gọi tắt là Bên A)

Nếu là cá nhân:

Họ và tên: ………………………………………………………………………..

Quê quán: ………………………………………………………………………..

CMND/CCCD số: …………………………………… Ngày cấp: … / … / …….

Tại: ……………………………………………………………………………….

Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………………….

Số điện thoại: ………………………………… Email: ……………………….

Nếu là pháp nhân:

Tổ chức: ………………………………………………………………………….

Trụ sở: …………………………………………………………………………..

GPĐKKD số: …………………………………………………………………….

Được cấp bởi: …………………………………………………………………

Điện thoại liên hệ: …………………………………….. Fax: …………………..

Số tài khoản: ………………………………….. Chi nhánh: …………………….

Có đại diện là

Ông (bà):  ………………………………………………………………………..

Chức vụ: …………………………………………………………………………

Căn cứ đại diện: ………………………………………………………………….

BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG (Gọi tắt là Bên B)

Nếu là cá nhân:

Họ và tên: ………………………………………………………………………..

Quê quán: ………………………………………………………………………..

CMND/CCCD số: …………………………………… Ngày cấp: … / … / …….

Tại: ……………………………………………………………………………….

Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………………….

Số điện thoại: ………………………………… Email: ……………………….

Nếu là pháp nhân:

Tổ chức: ………………………………………………………………………….

Trụ sở: …………………………………………………………………………..

GPĐKKD số: …………………………………………………………………….

Được cấp bởi: …………………………………………………………………

Điện thoại liên hệ: …………………………………….. Fax: …………………..

Số tài khoản: ………………………………….. Chi nhánh: …………………….

Có đại diện là

Ông (bà):  ………………………………………………………………………..

Chức vụ: …………………………………………………………………………

Căn cứ đại diện: ………………………………………………………………….

BÊN CHỦ SỞ HỮU QUÁN ……………….  (Gọi tắt là Bên C)

Nếu là cá nhân:

Họ và tên: ………………………………………………………………………..

Quê quán: ………………………………………………………………………..

CMND/CCCD số: …………………………………… Ngày cấp: … / … / …….

Tại: ……………………………………………………………………………….

Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………………….

Số điện thoại: ………………………………… Email: ……………………….

Nếu là pháp nhân:

Tổ chức: ………………………………………………………………………….

Trụ sở: …………………………………………………………………………..

GPĐKKD số: …………………………………………………………………….

Được cấp bởi: …………………………………………………………………

Điện thoại liên hệ: …………………………………….. Fax: …………………..

Số tài khoản: ………………………………….. Chi nhánh: …………………….

Có đại diện là

Ông (bà):  ………………………………………………………………………..

Chức vụ: …………………………………………………………………………

Căn cứ đại diện: ………………………………………………………………….

Các bên đã bàn bạc và thống nhất ký kết Hợp đồng chuyển nhượng quán …….., có nội dung cụ thể như sau:

ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG

1.1 Thông tin về quán trà chanh được chuyển nhượng:

– Tên: ……………………………………………………………………………..

– Giấy phép đăng ký kinh doanh số: ……………………………………………..

– Giấy chứng nhận về ATVS, an toàn về PCCC: ………………………………

– Bắt đầu kinh doanh từ: … / … / ……………………………………………….

– Địa chỉ: …………………………………………………………………………

– Diện tích: …………………… m² (Bằng chữ: …………………………………m²)

– Hiện trạng cơ sở vật chất: ……………………………………………………..

1.2 Thỏa thuận thuê mặt bằng quán

– Giá thuê nhà ……………. VNĐ (Bằng chữ:…………………..………… VNĐ )

– Thời hạn nộp tiền thuê nhà ở các đợt tiếp theo: ………………………………..

– Thời hạn bàn giao mặt bằng:………………………………………

– Số nhân lực, người lao động đang làm việc tại cửa hàng: ………………người

– Số nguyên liệu, hàng còn tồn kho tại cửa hàng: ……………………….(có danh sách kèm theo)

ĐIỀU 2: BÀN GIAO CÁC HỒ SƠ, GIẤY TỜ KÈM THEO

2.1 Các bên trong Hợp đồng cùng có mặt tại thời điểm: ngày  … / … / … tại: ………… để thực hiện bàn giao các tài liệu, giấy tờ cần thiết liên quan đến hoạt động chuyển nhượng.

2.2 Bên A bàn giao cho Bên B bản gốc và bản sao các giấy tờ, tài liệu sau:

– Giấy phép kinh doanh và các Phụ lục, văn bản, giấy phép kèm theo của Giấy phép này.

– Các chứng từ tài chính khác …..

– Bản sao chứng minh thư hoặc hộ chiếu, hộ khẩu, giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân và các giấy tờ liên quan khác của cá nhân chuyển nhượng; giấy chứng nhận doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập và các giấy tờ liên quan khác… (đối với tổ chức).

– Các loại giấy tờ khác mà hai bên thỏa thuận.

2.3 Bên C tiến hành bàn giao cho bên B các loại giấy tờ, tại liệu sau:

– Bản sao Hợp đồng thuê nhà của bên A và bên C; nay chuyển nhượng sang cho bên B và tiếp tục gia hạn Hợp đồng … năm.

– Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên C ….

– Bản sao chứng minh thư hoặc hộ chiếu, hộ khẩu, giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân và các giấy tờ liên quan khác của cá nhân chuyển nhượng; giấy chứng nhận doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập và các giấy tờ liên quan khác… (đối với tổ chức).

– Các loại giấy tờ khác mà hai bên thỏa thuận.

2.4 Bên A và Bên C chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, có thật, không bị giả mạo đối với các văn bản, tài liệu bàn giao cho Bên B.

2.5 Trường hợp một trong các bên có thay đổi về thời gian và địa điểm bàn giao, phải có văn bản thông báo cho các bên còn lại biết. Các bên tự thỏa thuận để quyết định thời gian bàn giao lại.

2.6 Các bên lập biên bản bàn giao các giấy tờ, tài liệu trên. Biên bản bàn giao là bộ phận gắn liền của Hợp đồng chuyển nhượng Quán trà chanh này.

ĐIỀU 3: GIÁ CHUYỂN NHƯỢNG

3.1 Chi phí chuyển nhượng: ……………………………………………… VNĐ

(Bằng chữ: ……………………………………………………………………… VNĐ)

3.2 Chi phí này đã bao gồm toàn bộ tất cả các cơ sở vật chất bên trong quán …….. , tuy nhiên chưa bao gồm các khoản thuế, phí nếu phát sinh.

3.3 Phương thức thanh toán: Bên B thanh toán cho bên A thành … đợt.

– Đợt 1: Bên B thanh toán … % giá trị Hợp đồng cho bên A vào ngày ký kết hợp đồng.

– Đợt …: Bên B thanh toán … % giá trị Hợp đồng cho bên A vào ngày … / … / …

3.4 Hình thức thanh toán: Bên B thanh toán cho Bên A thông quan hình thức chuyển khoản;

– Số tài khoản: ……………………………………………………………………

– Ngân hàng: ……………………………………………………………………..

– Tên tài khoản: …………………………………………………………………..

– Chi nhánh: ……………………………………………………………………..

3.5 Chậm thanh toán

– Bên B phải thông báo với bên A trước … ngày về việc chậm thanh toán và được sự đồng ý của bên A.

– Trường hợp quá hạn chậm thanh toán mà Bên B vẫn chưa thanh toán được cho Bên A, thì phải chịu mức lãi suất … % với khoản tiền mà bên B chưa thanh toán cho bên A.

ĐIỀU 4: ĐẶT CỌC

4.1 Trong thời gian từ ngày … / … / … đến ngày … / … / … , Bên B có trách nhiệm giao cho bên A số tiền là …………………………………………. VNĐ.

(Bằng chữ: ………………………………………………………… Việt Nam Đồng). Để đảm bảo cho việc bên B sẽ nhận chuyển giao quán …….. đã xác định tại Điều 1 Hợp đồng này trừ trường hợp ……………………………;

4.2 Trường hợp Bên A thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên B không thực hiện … theo thỏa thuận tại Hợp đồng này, Bên A có quyền nhận số tiền trên (cụ thể là ………………………. VNĐ) để ………………………….

4.3 Trường hợp việc không thực hiện được Hợp đồng này là do lỗi của cả hai bên, số tiền trên sẽ được giải quyết như sau:………………….

ĐIỀU 5: TRÁCH NHIỆM NỘP THUẾ, LỆ PHÍ

5.1 Thuế, lệ phí liên quan đến Hợp đồng chuyển nhượng quán trà chanh …….., sẽ do Bên … chịu trách nhiệm nộp.

ĐIỀU 6: XÁC NHẬN HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUÁN TRÀ CHANH ……………….

6.1 Xác nhận của Bên C về hợp đồng chuyển nhượng quán trà chanh là bộ phận không tách rời của Hợp đồng chuyển nhượng này và là cơ sở xác định Bên A đã hoàn thành việc chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà.

6.2 Kể từ thời điểm được Bên C xác nhận về hợp đồng chuyển nhượng quán trà chanh ……………….. thì:

– Bên A chấm dứt toàn bộ giao dịch với Chủ sở hữu nhà và Bên B sẽ trực tiếp giao dịch với Bên C để tiếp tục thực hiện Hợp đồng thuê nhà.

– Toàn bộ quyền và nghĩa vụ của Bên A trong Hợp đồng thuê nhà và các kết quả thực hiện hợp đồng được chuyển giao cho Bên B; Bên B kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của Bên A trong hợp đồng thuê nhà và các kết quả thực hiện hợp đồng của Bên A.

– Bên A chấm dứt toàn bộ quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng thuê nhà; Bên B phát sinh toàn bộ quyền và nghĩa vụ của bên mua nhà trong hợp đồng thuê nhà.

– Bên B trở thành bên thuê nhà trong hợp đồng thuê nhà.

– Bên A và Bên B tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện các cam kết trong Thỏa thuận chuyển nhượng này; Bên C không liên đới bất kỳ trách nhiệm pháp lý đối với việc thực hiện các cam kết trong Thỏa thuận chuyển nhượng này giữa Bên A và Bên B.

ĐIỀU 7: CAM KẾT CỦA CÁC BÊN

7.1 Cam kết của bên A

– Cam kết những thông tin về nhân thân, giấy tờ đăng ký kinh doanh, ….. đều chính xác và chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu có phát sinh gì liên quan đến thông tin giấy tờ mà Bên A cung cấp.

– Bàn giao toàn bộ cho Bên B đầy đủ các thông tin kinh doanh về quán tại thời điển hiện tại, không được che giấu, làm sai lệch thông tin.

– Chuyển nhượng, bàn giao Hợp đồng thuê nhà với Bên C cho Bên B

– Cam kết thực hiện đúng theo những gì đã thỏa thuận trong Hợp đồng.

7.2 Cam kết của Bên B

– Cam kết chịu trách nhiệm với toàn bộ hoạt động của quán sau khi nhận bàn giao.

– Cam kết thanh toán đầy đủ chi phí chuyển nhượng cho Bên A và chi phí thuê nhà cho Bên C theo đúng như thỏa thuận.

7.3 Cam kết của Bên C

– Cam kết giấy tờ về nhân thân và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà cho thuê là đúng sự thật và chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu có phát sinh gì liên quan đến thông tin giấy tờ mà Bên C cung cấp.

– Cam kết thực hiện đúng theo những gì đã thỏa thuận trong Hợp đồng.

ĐIỀU 8: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN

8.1 Quyền và nghĩa vụ của bên A

– Yêu cầu Bên B trả đủ tiền chuyển nhượng theo đúng thời hạn ghi trong Hợp đồng.

– Bảo đảm quyền sử dụng trọn vẹn hợp pháp và tạo mọi điều kiện thuận lợi, hỗ trợ để Bên B sử dụng, kinh doanh quán ….. đạt hiệu quả.

– Hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ tài chính của Quán ………….. và các nghĩa vụ đối với các bên thứ ba từ trước khi ký kết Hợp đồng này.

– Không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về nội dung hoạt động của Quán …. tính từ thời điểm sau khi bàn giao cho Bên B.

– Bên A bàn giao toàn bộ các trang thiết bị đồ dùng hiện có như đã thỏa thuận ngay sau khi ký kết hợp đồng này không giấu diếm, gian dối gây ảnh hưởng tới quá trình hoạt động sau này của bên B.

8.2 Quyền và nghĩa vụ của bên B

– Nhận chuyển nhượng Quán ….. và trang thiết bị theo đúng thỏa thuận của Hợp đồng này.

– Thanh toán tiền chuyển nhượng đúng thời hạn;

– Thanh toán tiền thuê nhà đúng theo thỏa thuận;

– Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình theo quy định của pháp luật hiện nay.

– Yêu cầu Bên A cung cấp thông tin, giấy tờ cần thiết để phục vụ hoạt động kinh doanh.

– Yêu cầu Bên A hỗ trợ về các hoạt động như đầu mối hàng hóa, giao dịch để đảm bảo quá trình kinh doanh được ổn định sau khi nhận chuyển nhượng.

8.3 Quyền và nghĩa vụ của Bên C

– Được nhận tiền thuê nhà từ Bên B

– Đảm bảo hỗ trợ, tạo điều kiện để Bên B sử dụng nhà độc lập, đúng theo thỏa thuận.

– Thực hiện bảo trì, sửa chữa nhà theo yêu cầu của Bên B.

– …………

ĐIỀU 9: BÀN GIAO QUÁN

9.1 Bên A có nghĩa vụ bàn giao đầy đủ các giấy tờ liên quan đến Quán và hoạt động kinh doanh của Quán cho bên B vào ngày … / … / … tại: ……………………

9.2 Bên A có trách nhiệm bàn giao hoạt động quán ………. cho bên B vào ngày … / … / …

9.3 Trường hợp các bên có thanh đổi về thời gian bàn giao thì phải thông báo cho bên còn lại ít nhất … ngày trước ngày thỏa thuận bàn giao và được sự đồng ý của bên còn lại. Sau đó, hai bên tự thỏa thuận lại thời gian bàn gian quán phù hợp.

9.4 Trường hợp Bên A không bàn giao quán đúng thời hạn đã thỏa thuận, mà không có lý do hợp lý thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên B. Mức bồi thường là: ………………………………. VNĐ.

9.5 Trường hợp đến ngày bàn giao mà Bên B không thực hiện nhận bàn giao quán, mà không có lý do hợp lý thì Bên A sẽ được nhận bồi thường từ khoản cọc tại Điều 3 của Hợp đồng này. Mức tiền: …………………………… VNĐ.

ĐIỀU 10: VI PHẠM HỢP ĐỒNG

10.1 Nếu các bên có những hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, đầy đủ các thỏa thuận trong Hợp đồng này sẽ bị coi là vi phạm Hợp đồng và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên còn lại.

10.2 Các hành vi vi phạm hợp đồng

– ……………

– …………….

10.3 Các bên thỏa thuận về mức phạt vi phạt

– Lần 1: ………………………………… VNĐ

– Lần 2: ………………………………… VNĐ

– ……………

ĐIỀU 11: VỆ SINH THỰC PHẨM, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VÀ AN TOÀN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

11.1 Bên B có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh môi trường trong hoạt động kinh doanh, tránh làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, cộng đồng.

11.2 Nếu để xảy ra vi phạm về vấn đề an toàn vệ sinh, vệ sinh môi trường hay an toàn về phòng cháy chữa cháy sau khi nhận chuyển giao, thì Bên B sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về hậu quả đã xảy ra.

11.3 Tuân thủ đúng các quy định của cơ quan nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn về phòng cháy chữa cháy: có bảng nội quy dán trên tường, bình chữa cháy …

11.4 Bên A chuyển giao các giấy tờ liên quan đến giấy phép an toàn thực phẩm và giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy cho Bên B cùng với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

11.5 Bên B đảm bảo vệ sinh, an toàn hoạt động của Quán …. , trường hợp thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước phát hiện ra sai phạm, vi phạm trong vấn đề này thì Bên B sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

ĐIỀU 12: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

12.1 Các Bên trong hợp đồng có hành vi với lý do bất kỳ mà gây ra hậu quả cho bên còn lại thì phải đền bù những thiệt hại phát sinh. Trừ trường hợp bất khả kháng hoặc trường hợp hai bên có thỏa thuận trước về việc đền bù thiệt hại.

12.2 Các trường hợp phải bồi thường thiệt hại, vì bất kỳ lý do gì trừ trường hợp bất khả kháng đều phải đền bù thiệt hại.

– Một trong các bên vì không thực hiện, thực hiện không đúng, hoặc không đầy đủ các nghĩa vụ của mình trong Hợp đồng;

– Các bên có hành vi làm phát sinh thiệt hại cho bên còn lại;

– Bên A hoặc bên C cố tình không cung cấp, che giấu thông tin làm ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận kinh doanh và hoạt động kinh doanh quán ….. của Bên B;

– Bên B không thanh toán đầy đủ, đúng hạn chi phí chuyển nhượng cho Bên A; dẫn đến phát sinh thiệt hại cho Bên A…

– Bên B không thanh toán đầy đủ, đúng hạn tiền thuê nhà cho Bên C; dẫn đến phát sinh thiệt hại cho Bên C…

11.3 Mức bồi thường thiệt hại và thời gian thực hiện bồi thường sẽ dựa trên thiệt hại thực tế và thỏa thuận của các bên để quyết định.

ĐIỀU 13: SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG

13.1 Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể tiên liệu được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong điều kiện và khả năng cho phép (thiên tai, lũ lụt, núi lửa, chiến tranh, dịch bệnh, quyết định của cơ quan nhà nước ….)

13.2 Nếu một trong các bên của Hợp đồng xảy ra sự kiện bất khả kháng khiến bên đó không thể thực hiện Hợp đồng thì sẽ không bị coi là vi phạm Hợp đồng. Tuy nhiên, cần thông bán ngày cho bên còn lại bằng văn bản về sự kiện bất khả kháng và những hậu quả có thể xảy ra do sự kiện bất khả kháng gây ra.

13.3 Một vài sự kiện có thể coi là bất khả kháng:

– …………………….

– …………………….

– …………………….

13.4 Bên nào trong Hợp đồng tuyên bố trường hợp bất khả kháng thì phải có nghĩa vụ chứng minh được sự kiện  bất khả kháng là thật. Nếu không chứng minh được hoặc chứng cứ chứng minh không xác thực thì sẽ coi là vi phạm Hợp đồng.

13.5 Các bên thỏa thuận xem xét hậu quả và thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng đề cùng nhau chịu trách nhiệm.

13.6 Các bên đảm bảo thông tin, thông báo cho nhau để hỗ trợ khắc phục hậu quả của trường hợp bất khả kháng.

13.7 Trường hợp bất khả kháng, mà các bên không thể khắc phục được hậu quả, có thể thỏa thuận để chấm dứt Hợp đồng thì cả hai bên sẽ cùng chịu trách nhiệm. Trường hợp một bên muốn chấm dứt Hợp đồng do sự kiện bất khả kháng thì phải thông báo và có sự đồng ý của bên còn lại. Mọi hậu quả sẽ do bên đơn phương chấm dứt chịu trách nhiệm.

ĐIỀU 14: CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

14.1 Hợp đồng này sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:

– Hợp đồng đã được hoàn thành;

– Theo thỏa thuận của các bên;

– Đại diện bên A, bên B hoặc bên C là cá nhân chết, pháp nhân gian kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà Hợp đồng phải do chính cá nhân hoặc pháp nhân đó thực hiện;

– Sự kiện bất khả kháng mà không thể khắc phục được hậu quả;

– Một trong các bên vi phạm nghiêm trong nghĩa vụ Hợp đồng.

14.2 Một trong các bên có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng, nhưng phải thông báo trước … ngày cho bên còn lại, tính từ ……………………

14.3 Bên nào đơn phương chấm dứt Hợp đồng chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại bằng … % giá trị Hợp đồng.

ĐIỀU 15: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

15.1 Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, các bên đồng ý ưu tiên giải quyết thông quan trao đổi, thương lượng. Việc trao đổi, thương lượng này phải được thực hiện ít nhất là … lần và phải được lập thành ….. (văn bản). Nếu sau … lần tổ chức trao đổi, thương lượng mà cả hại bên không thỏa thuận giải quyết được tránh chấp, một bên hoặc cả hai bên có quyền đưa tranh chấp ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

ĐIỀU 16: SỬA CHỮA, XÂY DỰNG

16.1 Trường hợp Bên B muốn xây dựng, sửa chữa hoặc thanh đổi không gian bên trong hoặc bên ngoài Quán …. thì cần có văn bản thông báo cho bên C. Ngoài ra, cần có giấy phép xây dựng của cơ quan nhà nước …

ĐIỀU 17: HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG

17.1 Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày … / … / ….

17.2 Hợp đồng này hết hiệu lực khi các bên để hoàn thành nghĩa vụ của mình, hoặc có thỏa thuận chấm dứt và không thực hiện hợp đồng, hoặc …

17.3 Hợp đồng này được thành lập … bản bằng Tiếng việt, gồm … trang. Các bản Hợp đồng có giá trị pháp lý như nhau và bên A giữ … bản để ………………………, Bên B giữ … bản để ……………………………; Bên C

 giữ … bản để ……………………………

BÊN A    



(Ký, ghi rõ họ tên)  
BÊN B 



 (Ký, ghi rõ họ tên)
BÊN C    



(Ký, ghi rõ họ tên)


SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com