Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam.
Trong quá trình phát triển kinh tế, sự tồn tại của nền kinh tế biển đảo đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Mỗi giai đoạn phát triển kinh tế biển đảo do thực hiện những vai trò và sứ mệnh lịch sử khác nhau, ngoài những định hướng chung sự phát triển và hợp tác của các thành phần kinh tế, cần xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển phù hợp với đặc điểm và vai trò của mỗi thành phần kinh tế. Nghị quyết số 48/2017/QH14 nêu rõ “Giữ vững độc lập, chủ quyền, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện hiệu quả công tác đối ngoại và chủ động hội nhập quốc tế. Chủ động đánh giá, phân tích dự báo tình hình thế giới và khu vực để có chủ trương, đối sách phù hợp, nhất là các vấn đề biên giới, biển đảo, an ninh phi truyền thống, an ninh mạng, an ninh nông thôn”. Phát triển kinh tế biển đảo nhằm đảm bảo chủ quyền lãnh thổ, giữ vững an ninh quốc phòng và tăng cường nguồn thu ngân sách thông qua việc phát triển các ngành kinh tế biển đảo như du lịch, dầu khí, hàng hải…
Biển đảo phía Nam Việt Nam có vị trí quan trọng trong khu vực Châu Á, Thái Bình Dương là cửa ngõ giao thông đường biển. Song chưa phát huy được hết tiềm năng hiện có do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo là vấn đề cần quan tâm. Đầu tư và phát triển kinh tế biển đảo có đặc thù riêng do đó nguồn vốn lĩnh vực này cũng có nhiều sự khác biệt so với các ngành kinh tế khác, cần có những chính sách phù hợp nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo để vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo an ninh quốc phòng.
Từ thực tiễn hiện nay, tác giả đã lựa chọn đề tài “Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam” để nghiên cứu với mong muốn nghiên cứu phân tích thực trạng nguồn vốn và thu hút nguồn vốn từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển lĩnh vực này.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt | Tiếng Anh | Tiếng Việt |
ADB | Asian Development Bank | Ngân hàng Phát triển Châu Á |
DN | Doanh nghiệp | |
ĐTNN | Đầu tư nước ngoài | |
ĐKLĐ | Điều kiện lao động | |
EU | European Union | Liên minh châu Âu |
GDP | Gross Domestic Product | Tổng sản phẩm trong nước |
GO | Gros out put | Giá trị sản xuất |
IMF | International Monetary Fund | Quỹ tiền tệ Quốc tế |
IC | Iuermediak Cosumption | Chi phí trung gian |
NSNN | Ngân sách nhà nước | |
MTĐT | Môi trường đầu tư | |
ODA | Official Development Assistant | Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức |
UNCTAD | United Nations Conference on Trade and Development | Hội nghị liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển |
UNDP | United Nations Development Programme | Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc |
UBND | Ủy ban nhân dân | |
VA | Value addex | Giá trị gia tăng |
VLA | Logistics Viet Nam | Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam |
FDI | Foreign DirectInvestment | Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài |
FARMC | localised Fisheries and Aquatic Resource Management Council | Hội đồng quản lý nguồn lợi thủy sản địa phương |
WB | World Bank | Ngân hàng thế giới |
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NƯỚC NGOÀI 1.2.1. Các nghiên cứu có liên quan đến nguồn vốn và thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo
– Đỗ Thanh Năm 2013, Khó khăn và thuận lợi của ngành kinh tế biển – Các giải pháp hỗ trợ ngư dân trong kinh tế biển [16]. Nghiên cứu đã nêu những thuận lợi của ngành kinh tế biển Việt Nam: thuận lợi về vị trí địa lý; Sự ổn định chính trị – xã hội là nền tảng vững chắc tạo ra môi trường thuận lợi phát triển kinh tế xã hội, công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo đang chuyển sang giai đoạn phát triển cao theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhà nước quan tâm đầu tư ngành thủy sản ngày một phát triển; Nghề khai thác thủy sản đã được hình thành từ lâu; Nguồn lao động có kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng, giá nhân công thấp hơn so với khu vực và thế giới; Ngành thủy sản có thị trường ổn định, sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có khả năng tích lũy mở rộng sản xuất; Nhu cầu trên thế giới ngày càng tăng, thị trường ngày càng mở rộng. Từ đó tác giả đưa ra các giải pháp hỗ trợ ngư dân trong phát triển kinh tế biển, cụ thể như: Về phía Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương, Về phía doanh nghiệp, Về phía ngư dân. Nghiên cứu chưa phân tích được nguyên nhân các khó khăn của ngư dân trong kinh tế biển do đó các giải pháp đưa ra chưa cụ thể và mang tính thực tiễn.
– Đinh Xuân Hạng 2010, Giải pháp về vốn đối với phát triển kinh tế biển ở Việt Nam [17]. Nghiên cứu kinh tế biển ngày càng có vị trí quan trọng ở nhiều quốc gia, đặc biệt có ý nghĩa hơn đối với quốc gia có bờ biển dài và thềm lục địa rộng lớn như nước ta. Tác giả đã phân tích tổng quan về kinh tế biển, vai trò của kinh tế biển trong phát triển kinh tế, nêu một số giải pháp để phát triển kinh tế biển, đặc biệt là giải pháp về vốn. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa phân tích cụ thể từng loại nguồn vốn và đưa ra giải pháp cụ thể từng loại nguồn vốn đó.
– Đoàn Vĩnh Tường 2008, Giải pháp về vốn đối với phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa [18]. Nghiên cứu hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến huy động vốn để phát triển kinh tế biển. Nghiên cứu làm rõ tiềm năng kinh tế biển trong phát triển nền kinh tế theo xu hướng toàn cầu hóa hiện nay đồng thời nghiên cứu những biện pháp thu hút vốn đầu tư kinh tế biển. Phân tích thực trạng thu hút vốn
đổi với phát triển kinh tế biển tỉnh Khánh Hòa. Từ nghiên cứu thực trạng về vốn đối với sự phát triển kinh tế biển của tỉnh Khánh Hòa, bài viết đã đánh giá được những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong việc tìm vốn kinh tế biển của tỉnh, đề xuất những giải pháp và khuyến nghị để thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế biển tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên, các nghiên cứu về kinh tế biển chưa đi sâu vào phân tích từng nội dung của kinh tế biển, chưa có sự chia tách nguồn vốn theo các kênh huy động cụ thể.
– Alexander RyotaKeeley 2017, Renewable Energy in Pacific Small Island Developing States: the role of international aid and the enabling environment from donor’s perspectives [54]. Sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch là một vấn đề nhiều quốc gia và đặc biệt, nó là một vấn đề thách thức sâu sắc đối với các nước đang phát triển ở các đảo nhỏ trên Thái Bình Dương. Đối với việc sử dụng năng lượng tái tạo ở đảo nhỏ Thái Bình Dương của các nước đang phát triển, các cơ quan tài trợ và các tổ
chức quốc tế đóng vai trò quan trọng trong tài trợ. Nghiên cứu này giới thiệu bản chất của các dự án năng lượng tái tạo trong quá khứ ở các đảo nhỏ đang phát triển ở Thái Bình Dương và trong nghiên cứu này, làm rõ sự đóng góp của viện trợ quốc tế đối với việc triển khai thác năng lượng tái tạo. Sau đó, nghiên cứu xác định các yếu tố
quan trọng nhất liên quan đến việc tăng cường môi trường thuận lợi việc giới thiệu năng lượng tái tạo ở đảo nhỏ trên Thái Bình Dương của các quốc gia đang phát triển và tầm quan trọng tương đối của các yếu tố này với sự tập trung đặc biệt là sự quan tâm của các nhà tài trợ. Kết quả nghiên cứu làm rõ rằng khoảng 1,5 tỷ USD (2011) đã được Pacific Small Island phát triển trong vòng 44 năm từ 1970 đến 2014 để tài trợ các dự án năng lượng tái tạo bao gồm kinh phí phần cứng và số tiền viện trợ được cấp năng lượng tái tạo trong khu vực rất khác nhau giữa các quốc gia. Bài báo cũng xác định các yếu tố quan trọng có thể nâng cao môi trường thuận lợi việc giới thiệu năng lượng tái tạo và tầm quan trọng tương đối của các yếu tố này. Một số ý nghĩa nổi bật có thể được thực hiện từ những phát hiện của nghiên cứu là: (1) các mục tiêu năng lượng tái tạo cao cần được hỗ trợ bởi các kế hoạch hành động có cấu trúc tốt; (2) cần có một cơ quan quản lý có hiệu quả chịu trách nhiệm về năng lượng tái tạo; và (3) các khía cạnh tài chính của các tiện ích có tầm quan trọng cao hơn các khía cạnh tiện ích của công nghệ.
– Govinda R.Timilsina, Kalim U.Shah 2016, Policy supports and interventions for scaling up renewable energy development in Small Island Developing States (SIDS)[57]. SIDS có cả cơ hội và thách thức – tính dễ bị tổn thương về kinh tế, xã hội và môi trường – để phát triển các-bon thấp. Về mặt kinh tế, chúng phụ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế; có thị trường nội địa giới hạn, quá nhỏ để cung cấp nền kinh tế quy mô đáng kể; xuất khẩu bị hạn chế bởi sự cô lập và vị trí xa xôi. Nghiên cứu đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về tình hình năng lượng hiện tại của SIDS, các chính sách đã có hoặc cần thiết để đạt được các mục tiêu và thách thức để thực hiện kế hoạch và chiến lược. Trọng tâm là chính sách năng lượng cần được giải quyết để mở rộng các công nghệ năng lượng tái tạo cần thiết để kích thích tăng trưởng kinh tế các bon thấp. SIDS đối mặt với bốn rào cản chính đối với phát triển năng lượng tái tạo: thông tin để cải thiện mạng thông tin năng lượng bằng cách tăng cường hệ thống thông tin hiện có và xây dựng nhận thức về năng lượng tái tạo; cơ chế tài chính các dự án năng lượng tái tạo, bao gồm các cấu trúc vay khu vực và hỗ trợ kỹ thuật các ngân hàng; chính sách hỗ trợ để thực hiện các khuôn khổ pháp lý phép phát triển năng lượng tái tạo; và xây dựng năng lực kỹ thuật con người trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Nghiên cứu đề xuất “những người làm chính sách” để làm cơ sở những gì có thể tác động tích cực đến các mục tiêu năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng và biến đổi khí hậu rộng hơn.
∙ Các nghiên cứu có liên quan đến hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế – Quách Hùng Hiệp 2016, Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng thế giới đối với dự án tài chính nông thôn Việt Nam[36]. Nghiên cứu đã có những đóng góp về mặt lý luận trên các phương diện như: Khái quát các vấn đề chung về vốn của ngân hàng thế giới đối với dự án tài chính nông thôn, nêu các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng thế giới đối với dự án tài chính nông thôn, nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài về sử dụng hiệu quả nguồn vốn của ngân hàng thế giới đối với dự án tài chính nông thôn. Nghiên cứu cũng đã phân tích thực trạng sử dụng hiệu quả nguồn vốn của ngân hàng thế giới đối với dự án tài chính nông thôn. Từ đó đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân, từ đó
đề xuất một hệ thống giải pháp và kiến nghị phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả nguồn vốn của ngân hàng thế giới đối với dự án tài chính nông thôn.
– Bộ Kế hoạch đầu tư 2009, Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cảng biển [4]. Trong đề tài nghiên cứu vấn đề huy động vốn đầu tư phát triển cảng biển, các dự án đầu tư cảng biển triển khai trước năm 2009 và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam, tăng cường huy động vốn đầu tư phát triển cảng biển và nâng cao năng lực quản lý cảng biển. Tuy nhiên, đề tài phân tích thực trạng đầu tư phát triển cảng biển chưa chi tiết và chưa đề cập đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển cảng biển. Các giải pháp đề xuất mới chú trọng nhiều đến giải pháp huy động vốn đầu tư.
– Lê Anh Sơn, Nguyễn Công Mỹ 2006, Xác định bộ tiêu chí phát triển bền vững và xây dựng cơ sở dữ liệu giám sát phát triển bền vững ở Việt Nam [22]. Chương trình gồm các nội dung chính như: Mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế là đạt được sự tăng trưởng ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân, tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ trong tương lai, tránh để lại gánh nặng nợ nần lớn các thế hệ mai sau. Mục tiêu phát triển bền vững về xã hội là đạt được kết quả cao trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm chế độ dinh dưỡng và chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng được nâng cao, mọi người đều có cơ hội được học hành và có việc làm, giảm tình trạng đói nghèo và hạn chế khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp và nhóm xã hội, giảm các tệ nạn xã hội, nâng cao mức độ công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên và giữa các thế hệ trong một xã hội, duy trì và phát huy được tính đa dạng và bản sắc văn hoá dân tộc, không ngừng nâng cao trình độ văn minh về đời sống vật chất và tinh thần. Mục tiêu của phát triển bền vững về môi trường là khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường, bảo vệ tốt môi trường sống; bảo vệ được
các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển và bảo tồn sự đa dạng sinh học; khắc phục suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường. – Le Quoc Hoi 2012, The roadmap for using ODA, Vietnam Development forum [58]. Dựa trên số liệu cam kết và thu hút ODA từ năm 1993-2007 đã phân tích và đưa ra kết luận trong nghiên cứu “Định hướng thu hút và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Việt nam: Sau năm 2010, các khoản ODA của Việt nam sẽ chuyển từ ưu đãi sang các khoản vay thương mại. Do vậy cần phải thực hiện: Tăng cường nhận thức về nguồn vốn ODA; Sử dụng nguồn vốn ODA một cách có lựa chọn; Tăng cường các hoạt động giám sát đánh giá và quản lý nguồn vốnODA; Xây dựng kế hoạch dài hạn để giảm thiểu các khoản vốn vay ngắn hạn và các điều kiện ràng buộc.
– Sarah K. Lowder and Brian Carisma 2011, Financial resource flows to agriculture [64]. Trong nghiên cứu nguồn vốn ODA đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chỉ ra vốn ODA phát triển nông nghiệp – nông thôn đạt tăng liên tục từ năm 1970-1980 và giảm dần tới năm 2000 do có sự thay đổi trong chính sách của nhà tài trợ. Nhận định này cũng được ODI (Overseas Development Institute) khẳng định trong bảng tin tháng 2/2012. Đồng thời ODI cũng khẳng định viện trợ nông nghiệp tăng trở lại trong những năm gần đây do có sự khủng hoảng về lương thực trong các năm 2007-2008. Từ những năm 1980, tài trợ phát triển nông thôn nhằm giải quyết những hạn chế cơ bản trong khu vực nông thôn như: y tế, giáo dục, giảm nghèo …
– John Blewitt 2008, Understanding Sustainable Developmen [67] . Nghiên cứu cũng đóng góp một phần quan trọng vào lý thuyết về phát triển bền vững, trong đó phải kể đến những phân tích về mối quan hệ giữa xã hội và môi trường, PTBV và điều hành của chính phủ, các công cụ, hệ thống để phát triển bền vững, phác thảo về
một xã hội bền vững.
– Simon Bell và Stephen Morse 2008, Sustainability Indicators: Measuring the Immeasurable? [61]. Nghiên cứu đã có những đóng góp lớn về lý luận và thực tiễn trong việc sử dụng các chỉ số về kinh tế, xã hội, môi trường chi tiết, cụ thể để đo lường sự PTBV. Các tác giả đã giới thiệu hệ thống các quan điểm và một loạt các
công cụ, kỹ thuật có khả năng giúp làm sáng tỏ hơn những vấn đề phức tạp trên cơ sở tiếp cận định tính hơn là tiến hành các các biện pháp đo lường định lượng. – Satish Lohani 2004, Effect of Foreign Aid on Development: Does More Money Bring More Development?[63]. Nghiên cứu đã tập trung đánh giá hiệu quả của vốn viện trợ nước ngoài đối với sự phát triển con người vì theo Chương trình phát triển Liên hợp quốc “phát triển là nhiều hơn so với sự gia tăng hay giảm của thu nhập quốc dân”. Tăng trưởng kinh tế chưa phản ảnh đúng nếu một quốc gia có sự gia tăng GDP nhưng điều kiện sống của người dân xấu đi. Từ dữ liệu nghiên cứu của 120 quốc gia đang phát triển có chỉ số HDI nhỏ hơn 0,8 vào năm 2001 và chỉ ra sự tác động tích cực của nguồn viện trợ nước ngoài vào sự phát triển giáo dục và con người và dường như nước có HDI cao hơn nhận được ít viện trợ hơn nước có HDI thấp hơn. 1.2.2. Các nghiên cứu có liên quan đến phân tích, đánh giá môi trường đầu tư phát triển kinh tế
– Hồ Sỹ Ngọc 2015, Cải thiện môi trường đầu tư trong điều kiện hội nhập – nghiên cứu điển hình tại tỉnh Nghệ An [19]. Nghiên cứu đã nêu được các nội dung cơ bản của môi trường đầu tư như khái niệm, đặc điểm, phân loại, các yếu tố cấu thành và các tiêu chí đánh giá về môi trường đầu tư, nghiên cứu đã làm rõ nội hàm môi trường đầu tư cấp tỉnh khi tiếp cận như: cơ chế, chính sách và các công cụ hỗ trợ, chất lượng thực thi pháp luật và thủ tục hành chính liên quan và cơ sở hạ tầng kỹ thuật- xã hội phục vụ phát triển. Từ thực trạng môi trường đầu tư cấp tỉnh nghiên cứu điển hình tại tỉnh Nghệ An theo 3 nội dung cơ bản, đó là quá trình triển khai thực hiện, sáng tạo chính sách, pháp luật Trung ương, đánh giá chất lượng thực thi pháp luật và thủ tục hành chính liên quan, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật – xã hội cũng như các yếu tố tác động liên quan như: môi trường chính trị – xã hội cũng như các yếu tố tác động liên quan như: môi trường chính trị – xã hội địa phương, yếu tố truyền thống và tiềm năng có thể khai thác, năng lực điều hành và sự tương tác của doanh nghiệp…và tác giả đã rút ra yếu tố cần cải thiện nhằm hướng tới môi trường đầu tư cấp tỉnh thông thoáng, minh bạch, công bằng và là điểm đến đáng tin cậy các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu khi thực hiện khảo sát mới chỉ dừng lại ở phía người thực thi chính sách và chưa đề cập đến phía người tiếp nhận các chính sách như các doanh nghiệp…
– Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông thôn 2005, Tổng quan các nghiên cứu về môi trường đầu tư nông thôn Việt Nam [52]. Nghiên cứu đã đưa ra khái niệm “ Môi trường đầu tư được hiểu là bao gồm tất cả các điều kiện liên quan đến kinh tế, chính trị, hành chính, cơ sở hạ tầng tác động đến hoạt động đầu tư và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Đề tài tiến hành nghiên cứu đưa ra 8 giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư nông thôn Việt Nam, trong đó có giải pháp về thành lập một cơ quan chuyên trách về quản lý FDI, làm cầu nối giữa các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách đầu tư. Mục tiêu của cơ quan chuyên trách là hỗ trợ các nhà đầu tư trong giai đoạn hình thành dự án đầu tư, giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Như vậy, về mặt tổ chức sẽ có thêm một cơ quan làm công tác quản lý FDI bên cạnh Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban quản lý các khu công nghiệp, điều này không phù hợp với xu thế cải cách hành chính hiện nay. Mặt khác, nghiên cứu không đưa ra giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn lao động ở nông thôn Việt Nam, trong khi nguồn lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng khá cao.
– Lê Thế Giới 2005, Cải thiện môi trường đầu tư để phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng [23]. Nghiên cứu đã phân tích những thuận lợi trong môi trường đầu tư ở Đà Nẵng như: vị trí trung tâm, nguồn nhân lực dồi dào với giá nhân công rẻ, một nền kinh tế thị trường đang phát triển với nhiều khoảng trống, một hệ thống chính sách thu hút đầu tư tương đối cởi mở, mà còn có một lợi thế có tầm quan trọng hàng đầu là sự ổn định về môi trường chính trị xã hội, tạo sự an toàn nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó còn có những thách thức như: còn nhiều vướng mắc trong cơ chế quản lý đầu tư, trong cơ chế kiểm tra giám sát tài chính, còn những chênh lệch lớn và khác biệt nhiều trong chính sách thu hút đầu tư đối với các khu vực kinh tế khác nhau, tạo nên tính thiếu nhất quán trong thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư. Chưa kể đến những yếu tố về chi phí đầu vào, về nguồn lực lao động cũng như quản lý, trong thực tế chưa được cải thiện nhiều. Nghiên cứu cũng đã đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư như: Hoàn chỉnh cơ chế chính sách liên quan đến khu vực kinh tế tư nhân theo hướng thông thoáng, hấp dẫn nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ và dễ kiểm soát Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất những sửa đổi, điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư, tạo điều
kiện thuận lợi hoạt động kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân phát triển theo đúng định hướng của Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của thành phố Đà Nẵng; Đa dạng hoá các hình thức đầu tư giữa kinh tế tư nhân với các thành phần kinh tế khác, giữa các doanh nghiệp tư nhân của thành phố Đà Nẵng với các doanh nghiệp nước ngoài và các các địa phương khác; Xác định lộ trình phát triển khu vực kinh tế tư nhân để phát triển khu vực kinh tế tư nhân, Thành phố cần xác định một lộ trình dài hạn để triển khai một cách đồng bộ các giải pháp khuyến khích phát triển khu vực kinh tế này; Nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch và danh mục dự án gọi vốn nhằm đảm bảo tính minh bạch, ổn định và có thể dự đoán trước được, đồng thời tạo thuận lợi doanh nghiệp trong việc lựa chọn cơ hội đầu tư.
– Forbes 2006-2014, World Development Report 2006-2014 [66]. Nghiên cứu tiến hành tổng hợp của nhiều báo cáo thuộc nhiều tổ chức quốc tế khác nhau như chỉ số Tự do kinh tế IEF, chỉ số cạnh tranh toàn cầu GCI(WEF), chỉ số minh bạch quốc tế (Transparency International), chỉ số Tự do cá nhân (Freedom House), hay báo cáo môi trường kinh doanh. Theo đó xếp hạng của Forbes không những đánh giá những tiêu chí gần tương tự bảng xếp hạng của WB, mà còn bổ sung thêm yếu tố tham nhũng và tự do cá nhân trong bảng xếp hạng. Năm 2007 vị trí của Việt Nam là 136/144 quốc gia và vùng lãnh thổ; năm 2008 có vị trí 136 lên 133, nhưng nếu nhìn theo hướng khác thù vẫn ở vị trí thứ 9 tính từ dưới lên. Năm 2009 tăng từ 121 lên 127, nhưng không thay đổi vị trí so với năm 2008 xếp thứ 113/127 ( đứng cuối bảng khu vực Đông Nam Á), năm 2010 Việt Nam tụt 5 bậc từ 113/127 xuống 118/128, năm 2011 Việt Nam đã có sự cải thiện vị trí từ 118/128 năm 2010 lên 97/134 năm 2011, Việt Nam lại giảm bậc nhanh trong năm 2012 xuống vị trí 109/139.
– WB/IFC 2004-2014, Vietnam Deverlopment Report 2004-2014 [68]. Dựa vào các cuộc điều tra từ các công ty tư vấn luật, đánh giá mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh các quốc gia thông qua việc rà soát những quy định pháp luật thúc đẩy hoặc kìm hãm các hoạt động doanh nghiệp trong từng lĩnh vực. Báo cáo lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 2003 (Doing business 2003) xem xét 5 chỉ số/133 nền kinh tế và đến năm 2013 báo cáo xếp hạng tổng thể về mức độ thuận lợi môi trường kinh doanh theo 10 chỉ số trong 11 chỉ số được phân tích: thành lập doanh nghiệp, giải
quyết thủ tục cấp giấy phép, tiếp cận điện năng, đăng ký quyền sở hữu tài sản, mức độ bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, nộp thuế, giao dịch thương mại qua biên giới, thực hiện hợp đồng, tiếp cận tín dụng, xử lý doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, tuyển dụng lao động. Trong 9 năm qua, WB đánh giá Việt Nam có nhiều tiến bộ, thực hiện tổng cộng 17 cải cách về thể chế hoặc 10/11 lĩnh vực. Trong 10 hạng mục để đánh giá môi trường kinh doanh, Việt Nam chỉ cải thiện được 2 chỉ số so với năm trước là giải quyết thủ tục cấp phép xây dựng xếp thứ 28 tăng 39 bậc so với năm 2012.
– Rand &Tarp 2007, Characteristics of the Vietnamese business environment evidence from a SME survey in 2005, A study prepared under compment 5[59]. Do những quy định hành chính rườm rà, phức tạp nên những doanh nghiệp phải tốn khá nhiều thời gian để xử lý, trung bình 29.1% thời gian của chủ doanh nghiệp chỉ để làm việc này, tức là chỉ còn lại 2/3 thời gian dành quản lý và điều hành. Những doanh nghiệp lớn đóng tại thành phố lớn thì thời gian còn dài hơn một cách đáng ngạc nhiên là 44.5% là 38.7% như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Cụ thể có tới 53% doanh nghiệp có giấy chứng nhận quyền sở hữu đất với số ngày trung bình để nhận được giấy tờ lên đến 134 ngày và có thể coi nó như là một trở ngại trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng. Nhóm tác giả còn đề xuất việc nâng cao tính minh bạch và giảm tương tác trực tiếp giữa doanh nghiệp với các nhân viên quan chức Chính phủ để tránh sự nhũng nhiễu và những chi phí phi chính thức. Điều này có thể khắc phục được bằng cách thúc đẩy thông qua cải thiện và mở rộng hệ thống chính phủ điện tử.
– Innocent Azih 2007, Factor in Investment Climate Reforms for sustainable Rural Development: A case Stydy of Negeria by Innocent Azih [56]. Nghiên cứu đã đưa ra 6 yếu tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư đó là: chính sách, thị trường, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, các quy tắc, pháp luật và an ninh xã hội. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đề cập đến vai trò của vị trí địa lý và nguồn lực con người.
– Scott Morgan Robertson 2007, Vietnam: Open for Investment [62]. Nội dung nghiên cứu gồm 2 phần: Môi trường đầu tư và cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Tác giả phân tích 3 yếu tố tích cực của môi trường đầu tư tại Việt Nam: lực lượng lao động trẻ, các quy định về pháp luật đã được cải thiện, các vấn đề về đất đai và thuế, đồng thời chỉ ra một số rào cản về môi trường đầu tư như chính sách thuế, đất đai, hệ thống
pháp luật chồng chéo, giá thuê đất tương đối cao và đối tác đầu tư nước ngoài không có quyền mua đất mà phải liên doanh với các đối tác có đất trong nước…Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đề cập toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư ở Việt Nam cũng như đề ra các giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam trong thời gian tới.
– Stoyan Tenev, Amanda Carlier 2003, Informality and the Playing Field in Vietnam’s Business Sector [65]. Nghiên cứu nhấn mạnh hoạt động phi chính thức cần phải khắc phục trong quá trình kinh doanh tại Việt Nam. Hoạt động nghiên cứu của nhóm tác giả dựa trên các tiêu chí: Chi phí không chính thức; Vấn đề tham nhũng và sự phiền nhiễu đối với doanh nghiệp…bằng việc lượng hóa các chỉ tiêu định tính về các rào cản, cụ thể: Đạt được giấy phép kinh doanh, quyền sử dụng đất…thông thường doanh nghiệp phải chi phí hết bao nhiêu? Đo lường mức độ tham nhũng thông qua giá trị các món quà nhân dịp lễ, tết so với doanh thu (hay lợi nhuận) trong kế hoạch chi tiêu của doanh nghiệp; Đo lường thời gian hoàn tất các thủ tục so với quy định của nhà nươc…Hệ quả của sự kiểm soát quá mức kèm theo những thủ tục hành chính phức tạp của chính quyền địa phương dẫn đến mức độ phi chính thức ở Việt Nam cao. Theo tác giả, hoạt động không chính thức không giảm gánh nặng chi phí hành chính doanh nghiệp mà trái lại doanh nghiệp càng dành nhiều thời gian và chi phí để đối phó với những quy định, do đó phải tiến hành cải cách thủ tục hành chính trong thời gian tới.
– Riedel 2000, The role of state and the marlet in the economy of Vietnam [60]. Nghiên cứu nhấn mạnh rằng các nhiệm vụ của Chính phủ không có gì quan trọng và khẩn cấp hơn là tạo lập niềm tin bằng môi trường pháp lý thông thoáng các nhà đầu tư, đặc biệt là khu vực tư nhân. Trước hết là cần tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn lực của nền kinh tế thông qua cải cách chính sách tài chính, chính sách tiền tệ và các chính sách khác liên quan để hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận nguồn vốn tín dụng cũng như quan hệ thương mại và đầu tư như máy móc, công nghệ, công cụ hỗ trợ…ở mức giá thế giới.
1.2.3. Khoảng trống các nghiên cứu và hướng nghiên cứu của luận án Các công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề “Thu hút nguồn vốn đầu
tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam”. Tác giả đã tổng quan theo các hướng nghiên cứu cụ thể như:
– Các nghiên cứu có liên quan đến nguồn vốn và thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo.
– Các nghiên cứu có liên quan đến hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế. – Các nghiên cứu có liên quan đến phân tích, đánh giá môi trường đầu tư phát triển kinh tế.
Các nghiên cứu có liên quan đến các hướng nghiên cứu trên được tác giả tổng quan từ các hình thức: đề tài khoa học, báo cáo khoa học, luận án, sách, bài báo khoa học … mà tác giả tiếp cận được biết đến:
– Các nghiên cứu liên quan đến đầu tư phát triển kinh tế biển đảo thì mới dừng lại ở “đầu tư phát triển cảng biển” và giới hạn phạm vi nghiên cứu hẹp (chỉ trong một địa phương cụ thể). Do đó, nghiên cứu về đầu tư phát triển kinh tế biển đảo trên các khía cạnh như thủy sản, du lịch, kinh tế hàng hải… chưa được đề cập đến.
– Các nghiên cứu liên quan đến chính sách chiến lược phát triển kinh tế biển đảo được đề cập một cách chung chung và chưa phân tích cụ thể từng khu vực, ví dụ như khu vực biển đảo phía Nam Việt Nam.
– Các nghiên cứu có liên quan đến phát triển du lịch biển đảo. Hiện nay có ít nghiên cứu đề cập đến phát triển du lịch biển đảo phía Nam Việt Nam, các nghiên cứu chưa dựa vào đặc điểm cũng như thế mạnh riêng của từng khu vực. Đặc biệt là sự ưu tiên về vị trí địa lý cũng như tài nguyên thiên nhiên vùng biển đảo phía Nam Việt Nam.
– Hiện nay có khá nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến nguồn vốn và thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển các lĩnh vực khác nhau. Nhưng các nghiên cứu về thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam nói chung và phía Nam Việt Nam nói riêng đang rất ít tại Việt Nam.
– Có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn hiện nay và được nghiên cứu trên từng gốc độ riêng biệt như: hiệu quả sử dụng vốn ODA, Vốn vay ngân hàng thương mại…nhưng ít có công trình nghiên cứu nào liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo tại Việt Nam.
– Có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến hiệu quả đầu tư phát triển các ngành kinh tế, nhưng hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế biển đảo trên quan điểm phát triển bền vững ít được đề cập đến trong các nghiên cứu. Đây cũng là hướng nghiên cứu mà tác giả sẽ thực hiện trong luận án.
– Theo tổng quan của tác giả thì hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến môi trường đầu tư nói chung, nhưng ít có công trình nghiên cứu nào về phân tích môi trường đầu tư phát triển kinh tế biển đảo tại Việt Nam.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam” theo hướng tiếp cận “phân tích môi trường đầu tư phát triển kinh tế biển đảo” và “hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế biển đảo trên quan điểm phát triển bền vững và hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo trên góc độ vĩ mô” sẽ có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay đối với các tỉnh ven biển phía Nam nói riêng và cả Việt Nam nói chung.
Những kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của những công trình nghiên cứu như đã trình bày ở trên là những tư liệu quý để xem xét, vận dụng vào đề tài của luận án ở những mức độ nhất định. Tuy nhiên, với nội dung, phạm vi, thời gian và không gian nghiên cứu của luận án khác so với các công trình nghiên cứu trước. Luận án của tác giả tiếp cận vấn đề thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo theo hướng cụ thể như:
– Phân tích môi trường đầu tư phát triển kinh tế biển đảo;
– Hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế biển đảo trên quan điểm phát triển bền vững; – Hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo trên gốc độ vĩ mô.
– Ngoài ra, luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu thực tiễn từ năm 2010 đến năm 2018, đề xuất các giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo trong thời gian tới.
Như vậy, có thể khẳng định luận án của tác giả không có sự trùng lặp với các công trình đã nghiên cứu trước đây cả về nội dung, phạm vi, thời gian và không gian.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát:
Giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam. Mục tiêu cụ thể:
– Phân tích thực trạng thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam, từ đó đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam.
– Đưa ra hệ thống giải pháp, kiến nghị nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
– Hiệu quả nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam hiện nay như thế nào?
– Có những yếu tố nào của môi trường đầu tư ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo?
– Cần có những giải pháp nào để thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam?
1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:
Là nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo.
Phạm vi nghiên cứu:
Nội dung nghiên cứu: Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam. Cụ thể trên 2 góc độ:
– Hiệu quả vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo;
– Tác động của các yếu tố của môi trường đầu tư đến thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo.
Không gian nghiên cứu: Các Tỉnh phía Nam Việt Nam có tiếp giáp bờ biển, bao gồm: Bà Rịa -Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.
Thời gian nghiên cứu:
Dữ liệu thứ cấp: Giai đoạn 2010 – 2018.
Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn Tổng cục thống kê Việt Nam; Chi Cục thống kê tại địa phương; Ngân hàng nhà nước; Chi nhánh Ngân hàng nhà nước tại các địa phương; Các NHTM trên địa bàn; Cục Hàng hải Việt Nam; Các Tổ chức tài chính nông thôn tại địa phương…
Dữ liệu sơ cấp: Giai đoạn: 2017 – 2018.
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát tại các doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế biển đảo của các tỉnh: Bà Rịa -Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang 1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp luận: Hệ thống các nguyên lý, quan điểm (trước hết là những nguyên lý, quan điểm liên quan đến thế giới quan) làm cơ sở, có tác dụng chỉ đạo, xây dựng các phương pháp, xác định phạm vi, khả năng áp dụng các phương pháp và định hướng việc nghiên cứu tìm tòi cũng như việc lựa chọn, vận dụng phương pháp. Phương pháp luận chính là lý luận về phương pháp bao hàm hệ thống các phương pháp, thế giới quan và nhân sinh quan của người sử dụng phương pháp và các nguyên tắc để giải quyết các vấn đề đã đặt ra. Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp luận làm cơ sở để xây dựng các phương pháp nghiên cứu tiếp theo của luận án như phương pháp tổng hợp, phân tích,….
Phương pháp nghiên cứu:
Luận án kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, bao gồm: Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống: Đây là phương pháp cơ bản và quan trọng được sử dụng phổ biến trong hầu hết các nghiên cứu xây dựng các đề tài nghiên cứu. Nghiên cứu về đầu tư phát triển kinh tế biển đảo có quan hệ chặt chẽ với các vấn đề về nguồn vốn, thu hút nguồn vốn và hiệu quả sử dụng vốn, vì vậy phương pháp này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Tính hệ thống còn được thể hiện ở việc kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan.
Phương pháp điều tra khảo sát: Công tác thực địa có mục đích cơ bản là kiểm tra chỉnh lý và bổ sung những tư liệu; đối chiếu và lên danh mục cụ thể từng đối tượng nghiên cứu; đánh giá mức độ tác động các nhóm yếu tố môi trường đầu tư ảnh hưởng
đến thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo thông qua phần mềm SPSS 20. Khảo sát 600 doanh nghiệp đầu tư, sản xuất thuộc lĩnh vực kinh tế biển, đảo ở các Tỉnh, Thành phố khu vực phía Nam có tiếp giáp bờ biển gồm: Bà Rịa Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.
Phương pháp thống kê: Đây là phương pháp không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu những vấn đề định lượng trong mối quan hệ chặt chẽ về mặt định tính của các hiện tượng và quá trình; đối chiếu so sánh biến động về nguồn vốn, mức độ đầu tư, hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển. Ngoài ra, phương pháp thống kê còn được vận dụng nghiên cứu trong các đề tài để xác định hiện trạng hoạt động đầu tư phát triển kinh tế biển đảo thông qua các chỉ tiêu cơ bản.
Phương pháp so sánh: Phương pháp này để so sánh nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam trong giai đoạn 2010-2018. Phương pháp phân tích các chỉ số: Tác giả sử dụng các chỉ số để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo theo các chỉ tiêu đã nêu ra. Phương pháp chuyên gia: Ngoài các phương pháp được đề cập ở trên thì phương pháp chuyên gia đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu. Bản thân đầu tư phát triển kinh tế biển đảo là một ngành kinh tế tổng hợp các điều kiện liên quan đến nhiều lĩnh vực, do vậy, muốn đảm bảo các đánh giá tổng hợp các điều kiện liên quan đến đầu tư phát triển kinh tế biển đảo đòi hỏi cần có sự tham gia của các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực khác nhau có liên quan. Danh sách các chuyên gia được thể hiện tại bảng phụ lục số 1.
1.7. NHỮNG ĐÓNG GÓP THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU – Từ phân tích thực trạng các loại nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam thể hiện các nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo tại đây chủ yếu là nguồn vốn từ NSNN.
– Đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam thiếu tính bền vững. – Hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam chưa cao.
– Thông qua kết quả khảo sát thực tế của 600 doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam. Thu hút nguồn vốn ở đây chịu tác động của các nhóm yếu tố thuộc môi trường đầu tư như: Nhóm yếu tố chính sách; Nhóm yếu tố kinh tế; Nhóm yếu tố thể chế. Mức độ tác động được thể hiện thông qua hàm hồi quy tuyến tính như sau:
Thu hút nguồn vốn = -0,124 + 0,386*Chính sách + 0,312*Thị trường + + 0,185*Hiệu quả + 0,101*Thể chế + 0,049*Tài nguyên.
– Luận án đã đề xuất các giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam, cụ thể như: cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường ứng dụng công nghệ khoa học vào quản lý đầu tư, chú trọng hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn đầu tư…
1.8. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục phụ lục thì kết cấu của luận án bao gồm 5 chương.
Chương 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO.
Chương 3: THỰC TRẠNG THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO PHÍA NAM VIỆT NAM.
Chương 4: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ ĐẾN THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO PHÍA NAM VIỆT NAM
Chương 5: GIẢI PHÁP THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO PHÍA NAM VIỆT NAM.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO
2.1. KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ BIỂN ĐẢO
2.1.1. Khái niệm về kinh tế biển đảo
Cho đến nay, việc xác định khái niệm về kinh tế biển vẫn là vấn đề còn chưa thống nhất. Có nhiều quan niệm khác nhau về kinh tế biển, tùy theo hướng tiếp cận và cách nhìn riêng phụ thuộc vào giá trị đóng góp của các ngành kinh tế biển đối với mỗi quốc gia.
Các học giả Trung Quốc đã hoàn thiện khái niệm về kinh tế biển và đi đến thống nhất quan điểm: những hoạt động kinh tế liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến biển thì được gọi là kinh tế biển.
Tại Mỹ, quan điểm của các nhà khoa học về kinh tế biển phụ thuộc vào sự đóng góp của kinh tế biển vào nền kinh tế quốc dân. Học giả người Mỹ Charles S. Colgan (2007) cho rằng: “kinh tế biển là những hoạt động có nguồn gốc từ biển. Cụ thể gồm hoạt động liên quan đến biển như khai thác biển, hải sản và ngành vận tải biển”.
Theo Brian Roach, Jonathan Rubin và Charles Moris (2009), “kinh tế biển là các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển hoặc ven biển bao gồm một số hoạt động như hoạt động khai thác hải sản và vận tải biển, những hoạt động phụ thuộc vào biển”. Như vậy, các hoạt động liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến biển đều được coi là các ngành nghề thuộc kinh tế biển.
Ở Việt Nam, có nhiều quan điểm khác nhau về kinh tế biển.
Theo Viện khoa học xã hội Việt Nam và Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2010. Kinh tế biển bao gồm toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, chủ yếu gồm: (1) Kinh tế hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển); (2) Hải sản (đánh bắt và nuôi trồng); (3) Khai thác dầu khí ngoài khơi; (4) Du lịch biển; (5) Làm muối; (6) Dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; (7) Kinh tế đảo.
Theo tư liệu của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam 2018, Kinh tế biển là sự kết hợp hữu cơ giữa các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển và hoạt động kinh tế trên dải đất liền ven biển. Trong đó, biển chủ yếu đóng vai trò vùng khai thác nguyên liệu, là môi trường cho các hoạt động vận tải, du lịch biển; còn toàn bộ hoạt động sản xuất và phục vụ khai thác biển lại diễn ra trên dải đất liền ven biển. Do vậy, khi nói đến kinh tế biển không thể tách vùng biển với vùng ven biển và ngược lại. Từ khái niệm này đã chỉ ra các hoạt động kinh tế biển và không gian của kinh tế biển gồm 2 bộ phận là không gian biển và không gian dải đất liền ven biển. Theo đó, đối với lãnh thổ Việt Nam, kinh tế vùng ven biển là các hoạt động kinh tế ở dải ven biển, có thể tính theo địa bàn các xã, huyện và các tỉnh có biên giới đất liền tiếp giáp với biển, bao gồm các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ…
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 36-NQ/TW). Phát triển các ngành kinh tế biển, trong đó phát triển về các ngành kinh tế biển theo thứ tự ưu tiên: (1) Du lịch và dịch vụ biển; (2) Kinh tế hàng hải; (3) Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác; (4) Nuôi trồng và khai thác hải sản; (5) Công nghiệp ven biển; (6) Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới.
Trong phạm vi nội dung luận án, tác giả đưa ra quan điểm kinh tế biển đảo là các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển đảo, bao gồm các ngành chủ yếu như: Kinh tế hàng hải; Đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản; Khai thác và chế biến dầu khí; Nghề làm muối; Du lịch biển; Kinh tế đảo; Các lĩnh vực kinh tế biển khác. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế biển đảo
Kinh tế biển, đảo chịu tác động lớn của môi trường biển khắc nghiệt. Vị trí của biển, đảo bao gồm cả phần tiếp xúc với nước và đất liền, do đó dù trong quá trình đầu tư hay vận hành các kết quả đầu tư thì môi trường tự nhiên cũng có những ảnh hưởng rất lớn. Vì vậy khi đầu tư xây dựng cảng đòi hỏi phải có sự khảo sát kỹ đặc điểm tự nhiên như khí tượng, thủy – hải văn, địa chất, địa hình. Công việc thi công xây dựng biển, đảo là một công việc không đơn giản và trong nhiều trường hợp người và phương tiện còn phải chịu nhiều rủi ro do phụ thuộc vào điều kiện thời tiết
như sóng, gió, mưa bão… Vật liệu sử dụng trong quá trình xây dựng cảng phải có tính năng đặc biệt như tính chống ăn mòn của nước biển mặn, chịu lực va đập của sóng gió…
Đầu tư phát triển kinh tế biển, đảo cần một số vốn đầu tư rất lớn. Đầu tư phát triển kinh tế biển, đảo đòi hỏi phải đồng bộ thì mới đi vào vận hành được. Vì thế đầu tư phát triển kinh tế biển, đảo đòi hỏi chi phí rất lớn. Hơn nữa việc xây dựng biển, đảo với hệ thống cơ sở hạ tầng cần diện tích đất rộng nên chi phí giải phóng mặt bằng rất lớn.
Thời gian thực hiện đầu tư tương đối dài. Thời gian để tiến hành đầu tư, bắt đầu từ khi khảo sát thiết kế rồi thi công một công trình biển, đảo được thực hiện từ 3 – 6 năm hoặc lâu hơn nữa tùy thuộc vào quy mô, chưa kể những khu vực có địa chất không ổn định, địa hình phức tạp thì thời gian thực hiện sẽ còn lâu hơn dự kiến, sau khi đưa vào khai thác thường phải mất 2 – 3 năm mới đạt công suất thiết kế.
Các dự án đầu tư phát triển kinh tế biển, đảo thường có tính chất phức tạp, thậm chí là phức tạp nhất trong xây dựng cơ bản. Biển, đảo là lĩnh vực xây dựng đặc biệt, đòi hỏi các hạng mục xây dựng phải bền vững, chịu mọi thử thách của thiên nhiên… Bên cạnh đó, xu hướng phát triển đội tàu ngày càng lớn, nhất là tàu container, đòi hỏi các cầu cảng phải chịu được tác động va đập của các tàu ngày một mạnh hơn. Chính vì thế mà quá trình xây dựng các công trình cảng biển rất phức tạp về mặt kỹ thuật đòi hỏi lực lượng thi công có năng lực chuyên sâu, cả năng lực tài chính và phương tiện cũng như đội ngũ thi công. Tại Việt Nam khi triển khai dự án biển, đảo lớn thường phải thuê chuyên gia nước ngoài tư vấn và giám sát thi công để đảm bảo chất lượng công trình.
Đầu tư phát triển kinh tế biển, đảo tạo nên những công trình sử dụng lâu dài và có giá trị to lớn. Vì vậy quá trình đầu tư phải rất coi trọng công tác quy hoạch cũng như phải đảm bảo chất lượng công trình. Ví dụ như cảng Rotterdam (Hà Lan) đã tồn tại 150 năm và hiện nay vẫn là cảng quan trọng của Châu Âu. Cảng Sài Gòn được đầu tư cải tạo năm 1999, song có nhiều vấn đề chưa phù hợp nên đến nay đã phải đặt bài toán di dời cảng.
Đầu tư phát triển kinh tế biển, đảo làm thay đổi môi trường sinh thái và môi
trường xã hội. Về môi trường sinh thái, cả quá trình xây dựng và khai thác đều có thể dẫn tới biến đổi dòng chảy gây bồi lắng, xói lở cục bộ, gia tăng xâm nhập mặn… và gây ô nhiễm môi trường. Về môi trường xã hội, Đầu tư phát triển kinh tế biển, đảo cũng có thể dẫn đến sự thay đổi cơ cấu dân số, cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế của khu vực có biển, đảo vì thường làm cho tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên.
Đầu tư phát triển kinh tế biển, đảo mang tính rủi ro khá cao. Thực tế cho thấy, nhiều cảng được xây dựng tốn kém song công suất khai thác quá thấp, một phần do nguồn hàng hoá qua cảng có sự sụt giảm vì nhiều lý do, một phần do địa chất thuỷ văn tại khu vực cảng có sự biến động bất lợi cho hoạt động của cảng. Những lý do trên dẫn đến cảng hoạt động kém hiệu quả, không có khả năng hoàn vốn và thậm chí thua lỗ. Để đảm bảo cho hoạt động đầu tư phát triển kinh tế biển, đảo đem lại hiệu quả cao đòi hỏi phải làm tốt công tác chuẩn bị, vấn đề quy hoạch tổng thể và chi tiết phải được xem trọng và chuẩn bị kỹ càng, hợp lý, các công tác khảo sát thiết kế cũng như tư vấn dự án và thực hiện xây dựng phải được giám sát chặt chẽ.
Kinh tế biển phải đảm bảo sự cân đối trong tổng thể kinh tế cả nước, trong quan hệ với các vùng và trong xu thế hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Phát triển kinh tế biển nhằm tăng cường sức mạnh của quốc gia, bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn ven lãnh thổ của đất nước, phục vụ cho đời sống của nhân dân, tạo cho đất nước một thế đứng vững mạnh cả về kinh tế và chính trị. Huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, mọi thành phần kinh tế để xây dựng đô thị và nông thôn vùng biển, vùng ven biển và hải đảo cùng phát triển. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế biển hướng mạnh vào xuất khẩu, dựa trên những tiến bộ về khoa học và công nghệ làm động lực, vừa thúc đẩy nghiên cứu, quản lý, khai thác tiềm năng biển có hiệu quả cao, vừa tái tạo tài nguyên biển, bảo vệ môi trường, đào tạo nguồn nhân lực để phát triển bền vững. Cần phải xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng biển, hải đảo và ven biển phải gắn kết với yêu cầu phát triển kinh tế, bảo vệ và phòng thủ đất nước.
2.1.3. Các lĩnh vực kinh tế biển đảo
Nghị quyết 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, ban hành ngày 22/10/2018: đã nêu ra các ngàng kinh tế biển và thứ tự ưu tiên phát triển kinh tế biển như sau: (1) Du lịch và dịch vụ biển; (2) Kinh tế hàng hải; (3) Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác; (4) Nuôi trồng và khai thác hải sản; (5) Công nghiệp ven biển; (6) Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới. Cụ thể:
– Du lịch và dịch vụ biển: Chú trọng đầu tư hạ tầng du lịch; khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch sinh thái, thám hiểm khoa học, du lịch cộng đồng, các khu du lịch nghỉ dưỡng biển chất lượng cao tại các vùng ven biển; xây dựng, phát triển, đa dạng hoá các sản phẩm, chuỗi sản phẩm, thương hiệu du lịch biển đẳng cấp quốc tế trên cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, phát huy giá trị di sản thiên nhiên, văn hoá, lịch sử đặc sắc của các vùng, miền, kết nối với các tuyến du lịch quốc tế để Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của thế giới. Nghiên cứu thí điểm phát triển du lịch ra các đảo, vùng biển xa bờ. Tăng cường năng lực tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn; đẩy mạnh các hoạt động thám hiểm khoa học; chú trọng công tác giáo dục, y tế biển… Hỗ trợ, tạo điều kiện để người dân ven biển chuyển đổi nghề từ các hoạt động có nguy cơ xâm hại, tác động tiêu cực đến biển sang bảo vệ, bảo tồn, tạo sinh kế bền vững, việc làm mới ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân.
– Kinh tế hàng hải: Trọng tâm là khai thác có hiệu quả các cảng biển và dịch vụ vận tải biển. Quy hoạch, xây dựng, tổ chức khai thác đồng bộ, có hiệu quả các cảng biển tổng hợp, cảng trung chuyển quốc tế, cảng chuyên dùng gắn với các dịch vụ hỗ trợ; xây dựng hoàn thiện hạ tầng logistics và các tuyến đường giao thông, kết nối liên thông các cảng biển với các vùng, miền, địa phương trong nước và quốc tế. Đẩy mạnh phát triển đội tàu vận tải biển với cơ cấu hợp lý, ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường vận tải nội địa, tham gia sâu vào
các chuỗi cung ứng vận tải, từng bước gia tăng, chiếm lĩnh thị phần quốc tế. – Khai thác dầu khí và các tài nguyên, khoáng sản biển khác: Nâng cao năng lực của ngành Dầu khí và các ngành tài nguyên, khoáng sản biển khác; từng bước làm chủ công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác, đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế biển
trong thời kỳ mới. Đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò, gia tăng trữ lượng dầu khí; nghiên cứu, thăm dò các bể trầm tích mới, các dạng hydrocarbon phi truyền thống; gắn việc tìm kiếm, thăm dò dầu khí với điều tra, khảo sát, đánh giá tiềm năng các tài nguyên, khoáng sản biển khác, khoáng sản biển sâu, đặc biệt là các khoáng sản có trữ lượng lớn, giá trị cao, có ý nghĩa chiến lược. Nâng cao hiệu quả khai thác các tài nguyên khoáng sản biển gắn với chế biến sâu; kết hợp hài hoà giữa khai thác, chế biến với bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học biển.
– Nuôi trồng và khai thác hải sản: Chuyển từ nuôi trồng, khai thác hải sản theo phương thức truyền thống sang công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao. Tổ chức lại hoạt động khai thác hải sản theo hướng giảm khai thác gần bờ, đẩy mạnh khai thác tại các vùng biển xa bờ và viễn dương phù hợp với từng vùng biển và khả năng phục hồi của hệ sinh thái biển đi đôi với thực hiện đồng bộ, có hiệu quả công tác đào tạo, chuyển đổi nghề cho ngư dân. Thúc đẩy các hoạt động nuôi trồng, khai thác hải sản bền vững, tăng cường bảo vệ, tái sinh nguồn lợi hải sản, nghiêm cấm các hoạt động khai thác mang tính tận diệt. Hiện đại hoá công tác quản lý nghề cá trên biển; đẩy mạnh liên kết sản xuất theo hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; xây dựng một số doanh nghiệp mạnh tham gia khai thác hải sản xa bờ và hợp tác khai thác viễn dương. Đầu tư nâng cấp các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tàu thuyền, tổ chức tốt dịch vụ hậu cần nghề cá. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong nuôi trồng, khai thác, bảo quản, chế biến hải sản, tạo ra các sản phẩm chủ lực, có chất lượng, giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
– Công nghiệp ven biển: Phải dựa trên cơ sở quy hoạch, cân nhắc lợi thế về điều kiện tự nhiên của từng vùng, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao thân thiện với môi trường, công nghiệp nền tảng, công nghệ nguồn. Phát triển hợp lý các ngành sửa chữa và đóng tàu, lọc hoá dầu, năng lượng, cơ khí chế tạo, công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ.
– Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới: Thúc đẩy đầu tư xây dựng, khai thác điện gió, điện mặt trời và các dạng năng lượng tái tạo khác. Phát triển ngành chế tạo thiết bị phục vụ ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, tiến tới làm chủ một số công nghệ, thiết kế, chế tạo và sản xuất thiết bị; ưu tiên đầu tư phát triển năng
lượng tái tạo trên các đảo phục vụ sản xuất, sinh hoạt, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Quan tâm phát triển một số ngành kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên đa dạng sinh học biển như dược liệu biển, nuôi trồng và chế biến rong, tảo, cỏ biển… 2.1.4. Vai trò kinh tế biển đảo
Thứ nhất: Góp phần phát triển về lĩnh vực giao thông vận tải biển Phát triển kinh tế biển, đảo sẽ góp phần phát triển về giao thông vận tải biển, giữ một vai trò to lớn trong vận chuyển lưu thông hàng hóa thương mại phục vụ đắc lực cho xây dựng nền kinh tế của quốc gia.
Với những quốc gia có biển, đảo khi đầu tư phát triển kinh tế biển, đảo sẽ tạo điều kiện thuận lợi để ngành giao thông vận tải biển phát triển, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các nước trong khu vực và trên thế giới.
Thứ hai: Góp phần ổn định kinh tế, chính trị – xã hội
Biển, đảo có tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ, dầu đốt và các nguyên liệu chiến lược khác, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, cho đất nước tự chủ hơn trong phát triển kinh tế trong bối cảnh hiện nay.
Khi đầu tư phát triển hệ thống cảng biển sẽ rất thuận lợi cho phát triển giao thông và kinh tế biển. Sự hình thành mạng lưới cảng biển cùng với các tuyến đường bộ, đường sắt ven biển vươn tới các vùng sâu trong nội địa, đến các đường xuyên quốc gia cho phép chuyển tải hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu với các nước trong khu vực và quốc tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng mới về kinh tế trong khuôn khổ mậu dịch tự do giữa các nước.
Bên cạnh đó, vùng sinh thái biển đa dạng và phong phú đã đem lại nguồn lợi hải sản và đóng góp lớn vào nền kinh tế vùng biển nói riêng và quốc gia nói chung. Vùng biển, đảo có rất nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Biển, đảo có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho phát triển nhiều loại hình du lịch. Sự ổn định và phát triển du lịch biển đã góp phần vào sự ổn định và phát triển kinh tế, chính trị – xã hội.
Thứ ba: Đảm bảo về quốc phòng – an ninh
Biển, đảo là một không gian đặc biệt quan trọng đối với quốc phòng an ninh của đất nước. Với một vùng biển rộng lớn, bờ biển dài…nên việc phòng thủ từ hướng
biển luôn mang tính chiến lược.
Hệ thống quần đảo và đảo trên vùng biển giữ vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng thế trận phòng thủ nhiều tầng, vững chắc, liên hoàn giữa đất liền, với biển, đảo của quốc gia.
Biển còn là chiến trường rộng lớn để triển khai thế trận quốc phòng toàn dân – thế trận an ninh trên biển để phòng thủ và bảo vệ tổ quốc, giữ gìn trật tự an ninh từ xa đến gần.
2.2. NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO 2.2.1. Quan điểm về nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo Nguồn vốn đầu tư là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí đã chi ra để tạo ra năng lực sản xuất (tăng thêm tài sản lưu động và tài sản cố định) và các khoản đầu tư phát triển khác (Nguồn: Ngô Doãn Vịnh 2011, Đầu tư phát triển) [26]. Theo Luật Đầu tư năm 2014, Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh. (Nguồn: Quốc hội 2013, Luật số 67/2014/QH13) [37].
Theo Business Dictionary “Nguồn vốn đầu tư là số tiền đầu tư vào một hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu sinh lời và tạo thu nhập nhà đầu tư trong tương lai. Vốn đầu tư thường được hiểu theo nghĩa rộng hơn là vốn phát triển chứ không đơn thuần là vốn hoạt động”.
Trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nguồn vốn đầu tư hoạt động kinh tế rất lớn và đa dạng. Vốn đầu tư không chỉ tạo lập tài sản trực tiếp sản xuất ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; không chỉ tạo lập những tài sản tồn tại dưới trạng thái vật chất hay hữu hình như máy móc, thiết bị, công trình kiến trúc, nguyên vật liệu mà còn bao gồm hệ thống kết cấu hạ tầng, các công trình công cộng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội; các tài sản dưới dạng phi vật chất hay vô hình như các phát minh, sáng chế, các giải pháp hữu ích; các tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi,…
Theo quan điểm của tác giả: Nguồn vốn đầu tư là toàn bộ tiền và tài sản hợp pháp khác được bỏ ra để thực hiện hoạt động đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp.
Về bản chất, nguồn vốn đầu tư là số tiền bỏ ra nhằm thỏa mãn đầy đủ nhu cầu thường xuyên tăng lên và sự phát triển toàn diện trong xã hội, bằng cách phát triển không ngừng với nhịp độ nhanh của nền sản xuất xã hội, phân bổ hợp lý sức sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, không ngừng nâng cao năng suất lao động, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế xã hội.
Theo quan điểm của tác giả: Nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo là nguồn vốn hữu hình (tiền, tài sản, tài nguyên, nguồn nhân lực) và các loại nguồn vốn vô hình (phát minh, sáng chế, thương hiệu, lợi thế vị trí đất đai, mặt nước…) được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ phát triển kinh tế biển đảo.
Trong nội dung luận án, tác giả chỉ phân tích nguồn vốn đầu tư trên khía cạnh là tiền dùng đầu tư phát triển kinh tế biển đảo.
2.2.2. Đặc điểm nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo – Nguồn vốn luôn gắn với quan hệ sở hữu (sở hữu công, sở hữu tư). Việc gắn liền với quan hệ sở hữu là cơ sở để khai thác và sử dụng nguồn vốn; đồng thời, đó sẽ là tiền đề sinh ra các quyền năng khác, giúp chủ thể sở hữu thực hiện được lợi ích của mình.
– Nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo chịu tác động lớn từ các rủi ro do môi trường biển. Do đó, trước khi quyết định bỏ vốn để đầu tư phát triển kinh tế biển đảo cần khảo sát kỹ đặc điểm tự nhiên khí tượng, thủy – hải văn,…để tránh rủi ro sau khi đầu tư.
– Nguồn vốn được huy động nhạy cảm với lãi suất và lợi tức đầu tư; nhất là đối với nguồn vốn được huy động từ khu vực tư nhân. Nghĩa là nguồn vốn này luôn tìm kiếm các cơ hội sinh lời cao, dù đi kèm với nó có thể là rủi ro cao hơn. Sự nhạy cảm với lãi suất cũng khiến cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng và tổ chức tài chính căng thẳng hơn trong việc tìm kiếm và huy động nguồn vốn. Lĩnh vực đầu tư phát triển kinh tế biển đảo có sự tham gia của ngân hàng trong việc cho vay để phát triển các ngành kinh tế ven biển nhưng đang ít có sự cạnh tranh về lãi suất do đặc thù của lĩnh vực kinh tế này.
– Đầu tư phát triển kinh tế biển đảo, bên cạnh phát triển kinh tế đòi hỏi đi đôi với đảm bảo an ninh quốc phòng. Do đó, nguồn vốn đầu tư lĩnh vực này cần có sự
chọn lọc từng ngành kinh tế biển đảo và địa điểm đầu tư.
2.2.3. Các loại nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo 2.2.3.1. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước
Vốn ngân sách Nhà nước được quy định tại Luật Đấu thầu 2013, Luật Ngân sách Nhà nước 2015 và Nghị định 59/2015/NĐ-CP, cụ thể: Theo Điều 4 Khoản 44 Luật Đấu thầu 2013, vốn Nhà nước được quy định như sau: “Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất”.
Vốn từ ngân sách nhà nước đầu tư phát triển kinh tế biển đảo là việc Nhà nước phải đầu tư vốn để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng chung, như hệ thống cảng biển, bờ đê chắn sóng, những công trình dự án vừa làm kinh tế vừa đảm bảo an ninh quốc phòng hoặc các khoản đầu tư cho vay ưu đãi đối với các thành phần tham gia làm kinh tế biển đảo.
2.2.3.2. Nguồn vốn tín dụng đầu tư của nhà nước
Theo Nghị định số 32 năm 2017 của Chính phủ về tín dụng đầu tư của nhà nước. Nguồn vốn này có đặc điểm là phải mang tính hoàn trả, không có sự bao cấp của Nhà nước. Chủ đầu tư là người vay vốn từ nhà nước, phải tính kỹ hiệu quả sử dụng vốn để sau khi thời hạn sử dụng phải hoàn trả nhà nước cả gốc và lãi. Thông qua các chủ thể trong nền kinh tế vay để đầu tư phát triển, nhà nước còn thực hiện công tác quản lý và điều tiết vĩ mô, khuyến khích phát triển kinh tế xã hội của ngành, vùng, lĩnh vực theo định hướng chiến lược của mình. Đứng ở khía cạnh là công cụ điều tiết vĩ mô đây chính là thực hiện mục tiêu phát triển xã hội. Việc phân bổ và sử dụng vốn tín dụng đầu tư còn khuyến khích phát triển những vùng kinh tế khó khăn, giải quyết các vấn đề xã hội như xóa đói, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
2.2.3.3. Nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng
Thông tư 39/2016/TT-NHNN về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo Điều 4. Nguyên tắc cho vay, vay vốn: Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng được thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng, phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan bao gồm cả pháp luật về bảo vệ môi trường. Khách hàng vay vốn tổ chức tín dụng phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với tổ chức tín dụng.
Các tổ chức tín dụng cho các đối tượng khách hàng vay dưới hình thức tín dụng, thực hiện các gói cho vay ưu đãi theo chính sách của nhà nước…để đầu tư phát triển kinh tế biển đảo. Khi các tổ chức tín dụng có sự am hiểu và có nguồn vốn lớn sẽ cho vay để đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng đường biển. Vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo của các tổ chức tín dụng ngày càng lớn hơn.
2.2.3.4. Nguồn vốn từ các doanh nghiệp nhà nước
Nguồn vốn này được lấy từ các doanh nghiệp mà nhà nước có vốn góp chi phối, nguồn này bao gồm từ lợi nhuận giữ lại của các doanh nghiệp, vốn ban đầu từ nhà nước, nguồn vốn này đã đóng góp rất lớn vào tổng nguồn vốn đầu tư phát triển.
Thông thường đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước đều phải đầu tư vào các dự án ở những nơi thuận lợi, có khả năng thu hồi vốn. Các doanh nghiệp nhà nước có thể tự đầu tư hoặc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng theo hình thức BOT, BT, BTO, PPP…Ngày nay các doanh nghiệp nhà nước có thể đầu tư gián tiếp thông qua hình thức mua trái phiếu chính phủ khi chính phủ huy động nguồn lực tài chính bằng phát hành trái phiếu.
2.2.3.5. Nguồn vốn tư nhân
Nguồn vốn đầu tư tư nhân trong nước bao gồm: Vốn tiết kiệm của dân cư, vốn của các doanh nghiệp tư nhân và vốn của hợp tác xã. Đặc điểm của nguồn vốn này là thường chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, do đó thường tập trung đầu tư vào các ngành, lĩnh vực không đòi hỏi vốn lớn và phải nhanh thu hồi vốn.
Nguồn vốn từ tư nhân dùng để đầu tư trực tiếp xây dựng các công trình hạ tầng giao thông đường biển, hoặc đầu tư các ngành kinh tế biển đảo. Sau khi đầu tư nguồn
vốn có khả năng thu hồi vốn theo hình thức riêng lẻ hoặc liên doanh, liên kết thông qua các hình thức BOT, BT… ngoài ra các doanh nghiệp tư nhân còn có thể đầu tư gián tiếp bằng cách mua trái phiếu chính phủ hoặc hỗ trợ đóng góp cho xây dựng các công trình cụ thể. Với cơ chế chính sách mới của nhà nước, nguồn vốn của các doanh nghiệp tư nhân được huy động ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn xây dựng của hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội.
2.2.3.6. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
Theo WB 2009, Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức là một phần của phát triển tài chính chính thức (ODF) trong đó có yếu tố viện trợ không hoàn lại cộng với cho vay ưu đãi và phải chiếm ít nhất 25% trong tổng viện trợ thì gọi là ODA.
Nguồn vốn ODA thường được các nước đang phát triển sử dụng để đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, xây dựng đường giao thông, phát triển năng lượng… biển đảo nằm trong lĩnh vực giao thông vận tải và do đó ODA đóng vai trò rất quan trọng trong việc đầu tư phát triển kinh tế biển đảo.
Nguồn vốn này thường dành các nước đang và kém phát triển được các cơ quan chính thức của Chính phủ, Trung ương và Địa phương hoặc các cơ quan thừa hành của Chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ tài trợ. Nguồn vốn này phát sinh từ nhu cầu cần thiết của một quốc gia, được tổ chức quốc tế, Chính phủ nước ngoài xem xét và cam kết tài trợ thông qua một hiệp định quốc tế, được đại diện thẩm quyền hai bên nhận và hỗ trợ vốn ký kết. Hiệp định ký kết hỗ trợ này được chi phối bởi công pháp quốc tế.
Nếu xét theo tính chất tài trợ ODA bao gồm:
Vốn ODA không hoàn lại: đây là hình thức cung cấp ODA không phải hoàn trả lại nhà tài trợ.
Vốn ODA ưu đãi là hình thức cung cấp ODA cho vay với lãi suất và điều kiện ưu đãi “yếu tố không hoàn lại” hay “thành tố hỗ trợ” đạt không dưới 25% của tổng trị giá khoản vay.
Vốn ODA hỗn hợp: là khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản cho vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại nhưng tính chung lại, “yếu tố không hoàn lại” đạt không dưới 25% tổng giá trị các khoản đó.
2.2.3.7. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo Luật đầu tư số 67/2014/QH13 của Việt Nam. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn vào một nước và trực tiếp tham gia điều hành để trực tiếp đạt được một mục đích nào đó hoặc để thực hiện một chính sách nào đó về kinh tế, chính trị tùy theo mục đích, địa vị và những tính toán của mình.
Đầu tư phát triển kinh tế biển đảo là lĩnh vực đem lại lợi nhuận hấp dẫn nên thời gian gần đây bắt đầu thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài. Đầu tư cảng biển mang lại một khoản lợi nhuận không nhỏ nên thu hút được các nhà đầu tư; chỉ sau một vài năm đầu, sau khi cảng đi vào hoạt động là nhà đầu tư có thể thu hồi vốn. Nếu so với lĩnh vực đầu tư xây dựng đường bộ là lĩnh vực còn mang tính công cộng nhiều, thì đầu tư cảng biển có lợi nhuận cao hơn. Nhưng muốn thu hút được các nhà đầu tư tư nhân vào lĩnh vực cảng biển, Nhà nước phải tạo ra các cơ chế, chính sách phùhợp.
Để có được nguồn vốn này thường đi kèm các ràng buộc và điều kiện tương đối khắt khe gắn liền với các mục đích chính trị của bên đầu tư vốn. Nếu như vốn FDI ít chịu sự chi phối của Chính phủ đặc biệt ít phụ thuộc vào mối quan hệ chính trị giữa nước chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư, thu nhập từ vốn FDI hoàn toàn phụ thuộc từ chính kết quả kinh doanh mang lại còn vốn ODA lại thường gắn liền với quan hệ chính trị giữa nước cấp vốn với nước nhận viện trợ. Chính phủ của nước ngoài, các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia như: UNDP, IMF, EU, WB khi cấp viện trợ đòi hỏi các nước nhận viện trợ phải thực hiện rất nhiều cam kết, có những cam kết dẫn đến bất lợi quốc gia tiếp nhận như: phải cải cách hệ thống tài chính, tiền tệ, tái cơ cấu nền kinh tế, phải mua bán thiết bị công nghệ theo sự chỉ định của đối tác, phải trả lương cao các chuyên gia… vì thế hạn chế khả năng tiếp thu công nghệ, kỹ thuật hiện đại và kinh nghiệm quản lý phù hợp từ nước ngoài.
2.2.3.8. Nguồn vốn huy động từ thị trường tài chính quốc tế Thông qua thị trường tài chính quốc tế để có thể thu hút nguồn vốn dài dạn dùng đầu tư phát triển như thông qua phát hành trái phiếu quốc tế. Nguồn vốn này có thuận lợi là có thể huy động với khối lượng lớn để đáp ứng nhu cầu về vốn đối với nền kinh tế mà không bị ràng buộc các điều kiện như trong
quan hệ tín dụng, bên cho vay khó có thể dùng quan hệ này để gây sức ép nước huy động, tạo điều kiện tiếp cận thị trường vốn quốc tế. Đây cũng là cơ hội để thúc đẩy thị trường tài chính trong nước phát triển, tính thanh khoản trên thị trường này cao do các công cụ có thể mua đi bán lại để chuyển hóa thành tiền mặt. Tuy nhiên, việc huy động bằng hình thức này cũng gặp phải hạn chế là nếu có hệ số tín nhiệm thấp thì phải chịu lãi suất cao.
2.3. THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO
2.3.1. Quan điểm thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo Kể từ Đại hội XII đến nay, Đảng ta tiếp tục khẳng định, bổ sung, phát triển những quan điểm cơ bản về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; trong đó, làm rõ hơn, sâu sắc hơn và có bước phát triển, nhận thức mới về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, phương châm, phương thức, sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Những phát triển trong nhận thức, quan điểm của Đảng về quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn 2016 – 2020 được thể hiện rõ nét, tập trung trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và được cụ thể hóa trong hệ thống các chiến lược quốc gia vừa được ban hành trong thời gian qua, như: Chiến lược Quốc phòng Việt Nam; Chiến lược Quân sự; Chiến lược Bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng; Chiến lược Bảo vệ biên giới quốc gia; Luật Quốc phòng (sửa đổi năm 2018), …Điều đó cho thấy sự quan tâm của Đảng về đầu tư và phát triển kinh tế biển đảo trong thời gian qua Trong thời gian tới, việc tiếp tục tìm các biện pháp thu hút vốn để đầu tư phát triển kinh tế biển đảo là điều tất yếu và đóng vai trò hết sức quan trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển lĩnh vực này. Tuy nhiên, việc thu hút nguồn vốn cần có cách tiếp cận mới, phù hợp với sự phát triển kinh tế, chú ý về số lượng nhưng cần đảm bảo về chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn. Thực hiện các chính sách khuyến khích thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo với việc bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà đầu tư bằng hệ thống pháp luật phù hợp với các thông lệ quốc tế nhưng cần nâng cao hiệu quả điều tiết của nhà nước và hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư để đảm bảo lợi ích quốc gia. Tăng cường thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo cần xem xét dưới góc độ phát triển kinh tế gắn kết với đảm bảo an ninh quốc phòng. Vì
vậy, những vấn đề liên quan đến thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo được đặt ra là: Thu hút nguồn vốn có phù hợp với quy hoạch ngành, định hướng phát triển biển đảo của từng địa phương; Mang lại những lợi ích gì đối với địa phương có tiếp giáp bờ biển; Có ảnh hưởng đến môi trường sinh thái biển và an ninh quốc phòng hay không.
Trong thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo là một vấn đề hết sức quan trọng vì ngoài phát triển kinh tế đòi hỏi phải giữ vững an ninh quốc phòng, vị trí lãnh thổ. Do đó, xét trên góc độ kinh tế, hiệu quả sử dụng nguồn vốn là hết sức quan trọng được đánh giá thông qua đóng góp đến sự phát triển kinh tế trong nước, đóng góp vào NSNN, tạo việc làm…Để đạt được thành công trong thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo thì việc cải thiện môi trường đầu tư có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Theo quan điểm của tác giả: Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo chính là việc áp dụng các biện pháp, chính sách để các nhà đầu tư đem tiền đến đầu tư bằng các hình thức khác nhau phù hợp với lợi ích chung của cả nhà đầu tư và quốc gia / địa phương tiếp nhận.
2.3.2. Điều kiện thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo – Tạo lập duy trì năng lực tăng trưởng nhanh, bền vững của nền kinh tế: Tăng cường phát triển sản xuất kinh doanh và thực hành tiết kiệm cả trong sản xuất và tiêu dùng của toàn xã hội. Có các biện pháp hữu hiệu để sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Đây vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện để phát triển và là cơ sở đảm bảo việc gia tăng khả năng huy động các nguồn vốn.
– Đối với tất cả các nguồn vốn đầu tư, phải xác định yếu tố hiệu quả là yêu cầu về mặt chất lượng của việc huy động vốn trong lâu dài.
– Các dự án sử dụng vốn vay phải xác định rõ trách nhiệm trả nợ, không được gây thêm gánh nặng nợ không trả được. Phải sử dụng nguồn vốn có hiệu quả trên cơ sở kiểm tra, quản lý chặt chẽ, chống lãng phí, tiêu cực.
– Để tăng cường có hiệu quả của nền kinh tế, cần phải tạo môi trường bình đẳng trong hoạt động đầu tư đối với tất cả các nguồn vốn. Xây dựng một hệ thống luật pháp thống nhất và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, xóa bỏ tư tưởng bao cấp
về đầu tư, khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân bỏ vốn tham gia đầu tư. – Đảm bảo ổn định môi trưởng kinh tế vĩ mô đầu tư phát triển: sự ổn định kinh tế vĩ mô ở đây phải thoả mãn yêu cầu gắn liền với tăng trưởng của nền kinh tế, hay ổn định trong tăng trưởng. Tức là, nền kinh tế có thể chủ động kiểm soát được quá trình tăng trưởng, chủ động tái lập được trạng thái cân bằng mới và đó cũng đồng thời là việc tạo ra cơ sở sự ổn định lâu dài và vững chắc. Có thể đưa ra một số điều kiện cụ thể có tính nguyên tắc liên quan đến ổn định kinh tế vĩ mô là yếu tố đảm bảo thu hút có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư.
– Lãi suất và tỷ giá hối đoái: Lãi suất và tỷ giá hối đoái không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động thu hút các nguồn vốn đầu tư thông qua việc tạo lập ổn định kinh tế vĩ mô mà còn tác động đến dòng chảy của các nguồn vốn đầu tư và mức lợi nhuận thu được tại một thị trường xác định.
– Xây dựng các chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển có hiệu quả: Các chính sách và giải pháp huy động vốn đầu tư phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội trong từng giai đoạn và phải thực hiện được các nhiệm vụ của chính sách tài chính quốc gia.
– Phải đảm bảo mối tương quan hợp lý giữa nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
– Cần phải đa dạng hóa và hiện đại hóa các hình thức và phương tiện huy động vốn. Tiếp tục mở rộng các hình thức huy động tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước từ khu vực dân cư qua hình thức phát hành trái phiếu với lãi suất và thời gian hấp dẫn. Thành lập và phát triển hệ thống quỹ đầu tư dưới nhiều hình thức khác nhau. Từng bước tiến tới gia nhập thị trường vốn trong và nước ngoài để huy động vốn đầu tư phát triển.
– Các chính sách huy động vốn phải được tiến hành đồng bộ cả về nguồn vốn và biện pháp thực hiện giữa các nguồn vốn. Cần tiếp tục đổi mới các chính sách động viên các nguồn tài chính ngân sách nhằm đảm bảo tăng cường huy động vốn một cách vững chắc, ổn định và bền vững nhưng vẫn khuyến khích các doanh nghiệp và dân cư bỏ vốn ra đầu tư. Cần quán triệt quan điểm chiến lược là thu nhưng không làm suy yếu các nguồn thu quan trọng mà phải bồi dưỡng, phát triển và mở rộng các
nguồn thu một các vững chắc, lâu bền. (Ngô Doãn Vịnh 2013, Đầu tư phát triển) [37] 2.3.3. Các yêu cầu đối với việc thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo
▪ Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển phải phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và môi trường phát triển bền vững của tỉnh/thành phố theo đó:
– Mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội phải là căn cứ quan trọng trong việc xác định nhu cầu vốn đầu tư và xác định lộ trình huy động vốn để đáp ứng nhu cầu đó. – Thu hút nguồn vốn từng giai đoạn, từng thời kỳ phải đảm bảo phát triển nhanh và bền vững như phát triển cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường, vốn huy động được phải sử dụng để bảo đảm tăng trưởng kinh tế gắn với việc bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội.
– Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển đồng bộ kinh tế – xã hội, kết cấu hạ tầng kỹ thuật như: giao thông, điện, nước, bưu điện…Kết cấu hạ tầng xã hội như: y tế, giáo dục, khoa học và công nghệ…Theo các mục tiêu và phương hướng của ngành và của địa phương.
▪ Chú trọng thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển, bao gồm cả các nguồn vốn trong nước và nước ngoài. Tuy vậy, phải xác định các nguồn vốn trong nước có vai trò quyết định về lâu dài, còn nguồn vốn nước ngoài có vai trò hỗ trợ quan trọng. Theo đó từng bước phấn đấu tăng tỷ trọng vốn đầu tư trong nước trong tổng vốn đầu tư xã hội huy động trong từng năm và từng địa phương.
▪ Ngoài việc bảo đảm thu hút nguồn vốn theo nguồn, cần chú trọng cơ cấu vốn đầu tư phát triển theo ngành và theo vùng, địa phương một cách hợp lý. Muốn vậy cần có các chính sách khuyến khích và các biện pháp triển khai thích hợp với từng ngành, từng vùng và từng địa phương.
▪ Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển của 1 tỉnh hoặc từng thành phố phải góp phần tạo nguồn vốn để thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh/thành phố theo hướng tích cực. Theo đó mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh/thành phố phải là một căn cứ quan trọng để xác định nhu cầu vốn và xác định lộ trình thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển của địa phương.
2.3.4. Hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế biển đảo
2.2.4.1. Hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế biển đảo trên quan điểm phát triển bền vững
Quan niệm mới về phát triển bền vững được thể hiện trong cuốn “Không chỉ là tăng trưởng kinh tế. Nhập môn về phát triển bền vững” của Soubbotina (2005). Theo đó “Phát triển bền vững cũng có thể được gọi bằng một cách khác là phát triển “bình đẳng và cân đối”, có nghĩa là để duy trì sự phát triển mãi mãi, cần cân bằng giữa lợi ích của các nhóm người trong cùng một thế hệ và thực hiện điều này đồng thời trên cả ba lĩnh vực quan trọng có mối quan hệ qua lại với nhau: Kinh tế, xã hội và môi trường”. Khái niệm thể hiện thực chất của sự phát triển bền vững là sự bình đẳng, trong đó bình đẳng về cơ hội làm giàu là điểm được chú ý nhất. Khái niệm này đồng thời nhấn mạnh đến tính toàn diện các mục tiêu mà phát triển bền vững phái đạt được là hợp phần giao nhau của ba mục tiêu chính là kinh tế, xã hội và môi trường.
Ngân hàng phát triển châu Á đã đưa ra định nghĩa cụ thể hơn, đó là: “Phát triển bền vững là một loại hình phát triển mới, lồng ghép một quá trình sản xuất với bảo toàn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường. Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai”. Định nghĩa này đã đề cập cụ thể hơn về mối quan hệ ràng buộc giữa sự đáp ứng nhu cầu hiện tại với khả năng đáp ứng của thế hệ tương lai, thông qua quá trình lồng ghép quá trình sản xuất với các biện pháp bảo toàn tài nguyên, nâng cao chất lượng môi trường. Tuy vậy, định nghĩa này chưa đề cập được tính bản chất của các quan hệ giữa các yếu tố của phát triển bền vững và chưa đề cập đến các nhóm nhân tố cụ thể mà quá trình phát triển bền vững phải đáp ứng cùng một lúc, đó là các nhóm nhân tố tạo ra tăng trưởng kinh tế, nhóm nhân tố làm thay đổi xã hội, bao gồm thay đổi cả văn hóa và nhóm nhân tố tác động làm thay đổi tài nguyên, môi trường tự nhiên.
Như vậy, các khái niệm về phát triển bền vững đã thay đổi từ nghĩa hẹp liên quan chủ yếu đến vấn đề môi trường sang nghĩa rộng liên quan đến sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường. Các khái niệm đều có ba đặc điểm chung: (i) điều kiện con người mong muốn, xây dựng một xã hội đáp ứng các nhu cầu chung
của họ. (ii) điều kiện hệ sinh thái bền vững: hệ sinh thái duy trì khả năng hỗ trợ sự sống của con người và bản thân hệ sinh thái, (iii) tính bình đẳng: sự chia sẻ công bằng các lợi ích và gánh nặng – giữa các thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai.
– Ngô Doãn Vịnh đã đưa khái niệm phát triển tới ngưỡng cho phép. Theo đó, sự phát triển phải bảo đảm không phá hoại môi trường sống, đồng thời phải đem lại sự thịnh vượng về kinh tế đại đa số nhân dân, giải quyết hài hòa các vấn đề xã hội (Ngô Doãn Vịnh 2013, Đầu tư phát triển) [26]. Mặc dù, chưa có một khái niệm chuẩn xác nhưng các học giả này đã cảnh báo về sự không lường trước được những khiếm khuyết của sự phát triển bền vững và cần cảnh giác với thực tiễn. Vì vậy, việc làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam để đưa nền kinh tế nước ta tới giàu có, thịnh vượng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.
Trên những cơ sở lý thuyết trên, tác giả phân tích phát triển bền vững dựa trên 3 trụ cột chính: Về mặt kinh tế; về mặt xã hội; về mặt môi trường. – Về mặt kinh tế: Một hệ thống bền vững về kinh tế phải theo đuổi con đường phát triển tăng thu nhập thực sự, tăng sản xuất xã hội, đảm bảo nhịp độ tăng trưởng nhanh, ổn định, hiệu quả. Mức độ bền vững về kinh tế bị chi phối bởi tính hữu ích, chi phí đầu vào, chi phí khai thác, chế biến và nhu cầu đối với sản phẩm, có thể tạo ra hàng hóa và dịch vụ một cách liên tục, với mức độ có thể kiểm soát của Chính phủ về nợ nước ngoài, tránh sự mất cân đối giữa các khu vực làm tổn hại đến sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.
– Về mặt xã hội: Một hệ thống bền vững về mặt xã hội phải đảm bảo không có xung đột, xáo trộn, rối loạn, huy động tối đa các nguồn lực quá trình phát triển, đạt được sự công bằng trong phân phối, giải quyết tốt các vấn đề về việc làm, cung cấp đầy đủ các dịch vụ xã hội bao gồm y tế, giáo dục, bình đẳng giới, sự tham gia và trách nhiệm chính trị của mọi công dân.
– Về Môi trường: Một hệ thống bền vững về môi trường phải duy trì nền tảng nguồn lực ổn định, tránh khai thác quá mức các hệ thống nguồn lực tái sinh hay những vận động tiềm ẩn của môi trường và việc khai thác các nguồn lực không tái tạo không vượt quá mức độ đầu tư sự thay thế một cách đầy đủ.
Tại Việt Nam, các nội dung của phát triển bền vững được nêu trong chương trình nghị sự 21 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/08/2004, trong đó nêu rõ sự phát triển phải đảm bảo tính bền vững trên 3 khía cạnh: kinh tế – xã hội – môi trường.
2.2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế biển đảo trên quan điểm phát triển bền vững
– Chỉ tiêu tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng của kinh tế biển đảo: Tốc độ tăng trưởng của kinh tế biển đảo trong một thời gian nhất định: Tốc độ tăng trưởng là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu đánh giá mặt lượng của sự phát triển, nó phản ánh sự gia tăng về quy mô của tổng sản phẩm trong nước hoặc tổng sản phẩm trong tỉnh đối với một địa phương năm sau so với năm trước và giữa các thời kỳ với nhau.
Tổng sản phẩm trong nước hoặc tổng sản phẩm trong tỉnh đối với một địa phương là giá trị mới của hàng hoá và dịch vụ được tạo ra của toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia hoặc của một địa phương trong một khoảng thời gian nhất định. Tổng sản phẩm trong nước trong tỉnh được tính theo giá thực tế và giá so sánh. Tổng sản phẩm trong nước trong tỉnh theo giá thực tế thường được dùng để nghiên cứu cơ cấu kinh tế, mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành trong sản xuất, mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với phần huy động vào ngân sách. Tổng sản phẩm trong nước trong tỉnh theo giá so sánh đã loại trừ biến động của yếu tố giá cả qua các năm, dùng để tính tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, của các ngành kinh tế, nghiên cứu sự thay đổi về khối lượng hàng hoá và dịch vụ sản xuất.
Đối với kinh tế biển đảo tốc độ tăng trưởng được xác định bằng tỷ lệ phần trăm tăng thêm hoặc giảm đi giữa giá trị tổng sản phẩm/dịch vụ tạo ra trong năm theo giá so sánh so với giá trị tổng sản phẩm/dịch vụ của năm trước đó theo giá so sánh.
Tốc độ Giá trị tổng sản phẩm/dịch vụ năm n
tăng trưởng = × 100 (1.1) kinh tế biển đảo Giá trị tổng sản phẩm/dịch vụ năm n-1
Giá trị gia tăng:
Giá trị gia tăng còn được gọi là giá trị tăng thêm là giá trị hàng hoá và dịch vụ mới sáng tạo ra của các ngành kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Giá trị gia tăng là một bộ phận của giá trị sản xuất, bằng chênh lệch giữa giá trị sản xuất (GO) và chi phí trung gian (IC), bao gồm: thu nhập của người lao động từ sản xuất, thuế sản xuất,
khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất và thặng dư sản xuất. Mối quan hệ giữa VA, GO và IC được biểu diễn như sau:
VA = GO – IC
Giá trị gia tăng là chỉ tiêu lõi phản ánh tăng trưởng kinh tế, đồng thời là chỉ tiêu định lượng phản ánh chất lượng tăng trưởng kinh tế. Chỉ số VA thường xét đơn vị sản xuất kinh doanh hoặc trên giác độ ngành hoặc nhóm ngành kinh tế, còn chỉ tiêu GDP được xác định trên giác độ toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Theo cách tính trên, VA tỷ lệ thuận với GO và tỷ lệ nghịch với IC, do đó người ta thường sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ VA/GO để phản ánh xu thế tăng trưởng có chất lượng của một
ngành, tỷ lệ VA/GO càng cao thì chất lượng tăng trưởng càng cao và ngược lại, nếu không nhận diện và điều chỉnh kịp thời sẽ tạo ra các mầm mống thiếu bền vững trong tương lai.
– Chỉ tiêu đánh giá khai thác nguồn lực tự nhiên và ô nhiễm môi trường Mức độ ô nhiễm hay mức độ cải thiện môi trường thông qua việc phát triển kinh tế biển đảo:
Chỉ tiêu này thể hiện định hướng ưu tiên Quản lý chất thải rắn và nguy hại. Chỉ tiêu này được đánh giá thông qua chất lượng các thành phần môi trường không khí, nước, đất, đa dạng sinh học…Chẳng hạn, việc phát triển kinh tế biển đảo có thể gây ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí, suy giảm đa dạng sinh học, phát thải các khí nguy hại hay tỷ lệ chất thải rắn đã qua xử lý trong kinh tế biển đảo. Tỷ lệ Tổng lượng chất thải rắn đã qua xử lý
các chất thải rắn = × 100 > 85% (1.2) đã qua xử lý Tổng lượng chất thải rắn
Mức độ khai thác tài nguyên thiên nhiên:
Chỉ tiêu này về cơ bản đáp ứng được nguyên tắc và căn cứ lựa chọn chỉ tiêu phát triển bền vững địa phương, thể hiện định hướng ưu tiên Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững nguồn tài nguyên khoáng sản. Tài nguyên thiên nhiên bao gồm các loại như: gỗ, khoáng sản, thủy sản, động thực vật hoang dã, quý hiếm…Tuy nhiên, việc đo lường và định lượng mức độ khai thác tài nguyên biển đảo – một ngành kinh tế trong tổng thể một nền kinh tế – rất nhạy cảm, đo lường mang tính tương đối, điển hình, dựa vào tình hình thực tế tác giả đo lường qua tỷ lệ các cơ sở khai khoáng vi phạm ô nhiễm môi trường, tỷ lệ năng lượng khai thác.
Tỷ lệ các Số cơ sở khai khoáng vi phạm ô nhiễm MT cơ sở khai khoáng = × 100 < 30% (1.3) vi phạm ô nhiễm MT Tổng số cơ sở khai khoáng
– Chỉ tiêu đánh giá thực hiện trách nhiệm xã hội
Số lượng và tỷ trọng các doanh nghiệp áp dụng các biện pháp để cải thiện môi trường và điều kiện lao động:
Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững luôn phải tuân thủ những chuẩn mực về bền vững, an toàn và sức khỏe nơi làm việc, lao động trẻ em, lương và các phúc lợi xã hội khác…như áp dụng SA8000, ISO 14000.
Tỷ lệ các DN có Số DN áp dụng các biện pháp cải thiện MT, ĐKLĐ biện pháp bảo vệ = × 100 (1.4) MT, ĐKLĐ Tổng số Doanh nghiệp
2.2.4.2. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo Các công trình biển đảo có nhiều mục đích phục vụ khác nhau như: nhu cầu đi lại của người dân, vận chuyển hàng hoá, phục vụ an ninh quốc phòng, du lịch, khai thác dầu khí…, thường tồn tại lâu dài và phải luôn luôn nâng cấp phù hợp với nhiệm vụ mới và phù hợp với sự phát triển vượt bậc của công nghệ. Các công trình biển đảo có tính chất phục vụ cộng đồng rõ nét. Chính vì vậy khi đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển biển đảo cần phải thống nhất một số quan điểm sau:
– Hiệu quả đầu tư phát triển biển đảo được xác định bằng cách tính tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được các kết quả đó, hay nói cách khác là sự so sánh giữa các yếu tố đầu ra với các yếu tố đầu vào của hệ thống biển đảo
Các lợi ích do đầu tư phát triển
biển đảo đem lại Hiệu quả đầu tư
=(1.5)
phát triển biển đảoTổng chi phí đầu tư để tạo ra lợi
ích đó
– Hiệu quả đầu tư phát triển biển đảo phải được đánh giá một cách toàn diện, cả kinh tế và xã hội. Bởi vì lợi ích to lớn và cơ bản nhất của hệ thống biển đảo là thúc đẩy sự phát triển của cả nền kinh tế, thông qua việc lưu thông hàng hoá, đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu văn hóa, du lịch của người dân, góp phần đắc lực vào việc củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền quốc gia. Vì thế khi đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển biển đảo phải đánh giá cả lợi ích kinh tế và xã hội. Tính toàn diện còn được thể hiện ở chỗ không nên chỉ đánh giá tác động khi vừa mới xây xong, mà cần xem xét trong suốt thời gian vận hành khai thác.
– Hiệu quả đầu tư phát triển biển đảo phải được đánh giá trên quan điểm thị trường. Đầu tư phát triển biển đảo phải nâng cao được năng lực cạnh tranh của hệ thống biển đảo với các nước trong khu vực và trên thế giới, phát huy được lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý của vùng, miền. Khả năng cạnh tranh của hệ thống biển đảo được thể hiện ở mức thoả mãn nhu cầu khách hàng, chất lượng phục vụ, giá cả… và trên hết là phải thể hiện ở thị phần vận tải, lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng. Đây là bước cần thiết để có thể đạt được thắng lợi trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
– Hiệu quả đầu tư phát triển biển đảo phải được đánh giá trên quan điểm phát triển bền vững. Phát triển bền vững là sự phát triển hài hòa cả 3 trụ cột: kinh tế – xã hội – môi trường để đáp ứng nhu cầu thế hệ hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến môi trường sống của các thế hệ mai sau. Không thể xây dựng nhanh và nhiều công trình cảng biển bằng cái giá phải trả là sự hủy hoại về môi trường sinh thái, nhưng cũng không theo đuổi, giữ gìn môi trường trong tình trạng kém phát triển.
Hiệu quả đầu tư phát triển biển đảo được xem xét trên cả góc độ nhà đầu tư (Góc độ vi mô) và trên góc độ Nhà nước (góc độ vĩ mô). Nhà nước là người chủ đại diện toàn xã hội, Nhà nước không chỉ quan tâm đến lợi ích của nhà đầu tư, mà cần
quan tâm đến lợi ích của cả nền kinh tế và toàn xã hội. Tuy nhiên để phù hợp với phạm vi nội dung nghiên cứu, Luận án đi sâu nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo ở góc độ vĩ mô.
▪ Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo ở gốc độ vĩ mô (góc độ Nhà nước)
– Tỷ suất đầu tư 1 km dài bến cảng (S1)
Chỉ tiêu Suất đầu tư được xác định bằng tỷ lệ toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng cảng trong kỳ nghiên cứu với tổng số km dài bến tăng lên nhờ chi phí đó.
S1 =
Tổng vốn đầu tư
Số km dài bến tăng thêm
(1.6)
Chỉ tiêu suất đầu tư không phản ánh mức độ sinh lời của 1 đồng vốn đầu tư, mà chỉ phản ánh mức độ hao phí vốn một đơn vị năng lực sản xuất. Chỉ tiêu này cho phép đánh giá các biện pháp tiết kiệm trong hoạt động đầu tư cảng biển. – Tỷ lệ vốn đầu tư đã thực hiện trở thành tài sản
Chỉ tiêu này được xác định bằng tỷ lệ giá trị tài sản được hình thành sau đầu tư với tổng số vốn đã bỏ ra để tạo nên số tài sản đó.
Tỷ lệ vốn đầu tư trở thành tài sản=
Giá trị tài sản hình thành sau đầu tư Tổng vốn đầu tư
(1.7)
Tỷ lệ này cao, chứng tỏ việc sử dụng vốn đầu tư tiết kiệm. Lượng vốn đầu tư bỏ ra đã cấu thành hết vào thực thể công trình. Ngược lại, tỷ lệ này thấp chứng tỏ việc đầu tư kém hiệu quả, phần chênh lệch giữa tổng vốn đầu tư đã thực hiện và giá trị tài sản được hình thành chính là phần vốn lãng phí thất thoát trong quá trình đầu tư. Chỉ
tiêu này sẽ được đánh giá đối với những dự án đã kết thúc giai đoạn thực hiện đầu tư, được đưa vào vận hành khai thác.
– Hệ số khai thác
Chỉ tiêu này được đánh giá bằng tỷ số giữa Sản lượng hàng hoá, dịch vụ nhận trên thực tế và Sản lượng hàng hoá, dịch vụ có thể tiếp nhận được theo thiết kế ban đầu. Từ trước đến nay, khi đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển biển đảo thường chỉ đánh giá trước đầu tư với một dự án thì được đánh giá theo các chỉ tiêu NPV, IRR,
thời hạn thu hồi vốn…. Vì vậy chỉ tiêu hệ số khai thác sẽ phần nào đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển biển đảo sau đầu tư.
Hệ số
khai thác =
Sản lượng hàng hóa, dịch vụ thực tế
Sản lượng hàng hóa, dịch vụ có thể tiếp nhận theo thiết kế
(1.8)
Chỉ tiêu này được tính từng vùng miền theo quy hoạch biển đảo toàn quốc. – Tạo việc làm và tăng năng suất lao động
Tạo việc làm
Cũng như tất cả các hoạt động đầu tư phát triển nói chung trong nền kinh tế, đầu tư phát triển biển đảo đã tạo thêm việc làm mới, trên cơ sở đó góp phần ổn định xã hội, tạo tiền đề phát triển theo hướng toàn dụng lao động. Chỉ tiêu được tính ở đây là số lao động có việc làm nhờ thực hiện dự án biển đảo và tỷ lệ lao động, tỷ lệ vốn đầu tư.
Tỷ lệ
Lao động=
Số lao động tăng thêm nhờ đầu tư phát triển biển đảo Số lao động tăng thêm của cả nền kinh tế
(1.9)
Dự án liên đới ở đây chính là các dự án phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị… được hình thành nhờ sự xuất hiện của cảng biển và xây dựng trên đảo.
Tỷ lệ
Vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư phát triển biển đảo =
Tổng vốn đầu tư của nền kinh tế
(1.10)
Tăng năng suất lao động:
Hoạt động đầu tư phát triển biển đảo sẽ góp phần tăng năng suất lao động tại cảng nếu như trong cơ cấu đầu tư chú trọng đến đầu tư mua sắm hiện đại hoá thiết bị, đầu tư phát triển nguồn nhân lực… đầu tư phát triển biển đảo không làm tăng năng suất lao động tại cảng thì chỉ là đầu tư theo chiều rộng để tăng số lượng mà chưa chú trọng hiện đại hoá.
Số lao động có việc làm tăng thêm nhờ thực hiện các dự án biển đảo
Số lao động cần
thiết quá trình
= + xây dựng và khai
thác biển đảo
Số lao động cần thiết ở các dự án liên đới
(1.11)
– Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế
Tăng đóng góp vào NSNN
Sau đầu tư và đi vào hoạt động sẽ tăng đóng góp vào NSNN thông qua các loại thuế, phí. Lợi ích kinh tế mà các dự án đem lại như sau:
– Thuế giá trị gia tăng; Thuế thu nhập hàng năm;
– Các khoản lợi ích của các cơ quan liên quan: Nhà nước thu được từ phí trọng tải, Cục Hàng hải thu được từ phí đảm bảo hàng hải, các Cảng vụ thu được phí thủ tục và các công ty Hoa tiêu thu được từ phí hoa tiêu…
Đóng góp của đầu tư phát triển kinh tế biển đảo vào tăng trưởng GDP Sự đóng góp của đầu tư phát triển biển đảo đối với nền kinh tế, cộng đồng là tổng hợp của tất cả các lợi ích kể trên. Tuy không trực tiếp tạo ra sự tăng trưởng và tích luỹ của nền kinh tế, nhưng hoạt động đầu tư phát triển biển đảo cũng góp phần quan trọng tạo nên sự tăng trưởng của quốc gia, được thể hiện bằng chỉ tiêu GDP. 2.2.5. Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo
Để đưa ra quyết định đầu tư, nhà đầu tư sẽ tìm hiểu về môi trường đầu tư theo các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư. Nhà đầu tư sẽ xem xét tất cả các yếu tố của môi trường đầu tư như chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hoá, xã hội chứ không chỉ chú trọng đến yếu tố kinh tế của môi trường đầu tư. Chỉ khi môi trường đầu tư đảm bảo khả năng sinh lợi và an toàn thì nhà đầu tư nước ngoài mới lập dự án và triển khai dự án đầu tư, ngược lại họ sẽ từ bỏ ý định đầu tư.
Đánh giá MTĐT
Lập dự án đầu tư
Triển khai dự án đầu tư
Chuẩn bị thực hiện đầu tư
Thực hiện đầu tư
Sản xuất kinh doanh dịch vụ
Đánh giá dự án đầu tư
Nguồn: Phùng Xuân Nhạ 2001, đầu tư quốc tế [35]
Sơ đồ 2.1. Quy trình đầu tư
Nhà đầu tư chỉ bỏ vốn nếu môi trường đầu tư tạo điều kiện thuận lợi khả năng sinh lời của đồng vốn mà họ bỏ ra. Khả năng sinh lời của vốn lại chịu ảnh hưởng của chi phí, rủi ro và rào cản cạnh tranh gắn với từng cơ hội đầu tư. Môi trường đầu tư có ảnh hưởng đến dòng chảy nguồn vốn đầu tư thông qua tác động của môi trường đầu tư đến chi phí, rủi ro và rào cản cạnh tranh của cơ hội đầu tư.
2.2.5.1. Chi phí đầu tư
Chí phí là một vế của công thức xác định hiệu quả đầu tư. Nếu chi phí đầu tư cao, hiệu quả đầu tư sẽ giảm. Nhà đầu tư không bỏ vốn vào những cơ hội đầu tư không mang lại hiệu quả và chỉ muốn bỏ vốn vào các cơ hội đầu tư có hiệu quả cao. Vậy, nếu chi phí đầu tư càng cao thì lượng vốn nhà đầu tư bỏ ra sẽ ngày càng giảm. Môi trường đầu tư có ảnh hưởng đến chi phí đầu tư, ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và tới lượng vốn, cơ cấu vốn đầu tư.
Chi phí đầu tư bao gồm chi phí chính thức, chi phí không chính thức và thời gian để giải quyết các thủ tục hành chính. Một quốc gia muốn thu hút vốn đầu tư thì phải giảm chi phí đầu tư, nhất là chi phí bất hợp lý và thời gian không cần thiết. Nếu muốn thu hút vốn đầu tư vào một ngành hay một vùng thì quốc gia đó cần phải giảm chi phí đầu tư vào ngành đó, vùng đó. Ví dụ, thuế là một khoản chi phí của doanh nghiệp, giảm thuế sẽ làm giảm chi phí của doanh nghiệp sẽ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư. Chính sách ưu đãi thuế được nhiều Chính phủ áp dụng để thu hút vốn đầu tư nói chung và vốn đầu tư vào một số ngành, vùng cần khuyến khích đầu tư. Hay để giảm chi phí vận chuyển, Chính phủ sử dụng ngân sách để đầu tư tạo mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Ngoài chi phí chính thức, nhà đầu tư còn chú ý tới thời gian để thực hiện các quy định, thực hiện các thủ tục hành chính và chi phí không chính thức. Thời gian càng kéo dài thì nhà đầu tư càng phải chịu nhiều chi phí, biến cơ hội đầu tư trở thành không hiệu quả hoặc mất cơ hội kinh doanh do sự chậm trễ. Chính sự không chuyên nghiệp của công chức giải quyết thủ tục hành chính, sự không tận tâm, quan liêu, cửa quyền gắn với tình trạng tham nhũng, và thiếu vắng công nghệ hiện đại để giải quyết thủ tục hành chính làm tăng thời gian, gây ra sự trì trệ trong giải quyết thủ tục hành chính. Chi phí trong việc đảm bảo hiệu lực hợp đồng, cơ sở hạ tầng không thỏa đáng,
tội phạm, tham nhũng, và việc điều tiết có thể lên đến hơn 25% doanh số hoặc hơn ba lần so với mức mà doanh nghiệp thực sử phải trả dưới dạng thuế. Do chi phí phi chính thức còn tồn tại phổ biến ở các quốc gia, thậm chí cao hơn nhiều so với chi phí chính thức ở một số quốc gia nên nhà đầu tư sẽ xem xét đầy đủ các khoản chi phí đầu tư của môi trường đầu tư khi quyết định đầu tư vào một quốc gia.
Để xem xét chi phí cũng như thời gian của môi trường đầu tư, nhà đầu tư cũng có thể tham khảo một số chỉ số mà tổ chức quốc tế đánh giá như xếp hạng kinh doanh của WB, Chỉ số nhận thức tham nhũng của tổ chức minh bạch quốc tế. Chẳng hạn, thời gian và chi phí để bắt đầu kinh doanh, chấm dứt kinh doanh và nhiều chỉ số khác có sự khác biệt lớn giữa các nước. Sự khác biệt về chỉ số này giữa các nước một mặt phản ánh sự khác biệt về môi trường đầu tư giữa các nước đồng thời thể hiện chính phủ các nước vẫn còn có thể tiếp tục cải thiện được môi trường đầu tư tốt hơn. Vậy, năng lực quản lý của Chính phủ có ảnh hưởng mạnh tới chi phí đầu tư, có thể làm tăng cơ hội đầu tư hoặc biến nhiều cơ hội đầu tư thành không hiệu quả.
2.2.5.2.Rủi ro đầu tư
Một đặc điểm của hoạt động đầu tư là có tính rủi ro, nhà đầu tư bỏ vốn ra hôm nay có thể không thu được kết quả như mong muốn trong tương lai. Khi quyết định đầu tư, thì nhà đầu tư phải chấp nhận rủi ro. Nhà đầu tư phải dự tính các loại rủi ro có thể xảy ra, xác suất xảy ra rủi ro, mức độ thiệt hại nếu rủi ro xảy ra từ đó tính toán hiệu quả của hoạt động đầu tư trong trường hợp có rủi ro và đưa ra các biện pháp phòng chống và giảm rủi ro. Khi tính đến rủi ro, nhà đầu tư xem xét rủi ro xảy ra có thể làm giảm doanh thu hoặc tăng chi phí hoặc cả hai. Hoặc nhà đầu tư sẽ đòi hỏi tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư cao hơn nếu rủi ro cao. Dù trường hợp nào thì khi nhà đầu tư đánh giá là có rủi ro cao thì hiệu quả đầu tư dự tính sẽ giảm đi và do đó lượng vốn đầu tư sẽ giảm.
Sự bất định của chính sách, sự không ổn định kinh tế vĩ mô và những quy định tùy tiện có thể làm giảm động lực đầu tư. Doanh nghiệp tại quốc gia đang phát triển cho rằng rủi ro liên quan đến đến chính sách là mối quan ngại chính. Việc tăng cường khả năng tiên liệu của chính sách có thể làm tăng suất sinh lời của các khoản đầu tư mới lên hơn 30%. Có thể thấy, rủi ro do môi trường đầu tư gây ra có ảnh hưởng trực
tiếp tới hiệu quả đầu tư. Do đó, nhà đầu tư sẽ đòi hỏi tỷ suất sinh lợi cao hơn ở các nước có rủi ro cao, việc sàng lọc cơ hội đầu tư sẽ cẩn trọng hơn làm vốn đầu tư ở những nước rủi ro cao giảm đi. (Phùng Xuân Nhạ 2001, đầu tư quốc tế) [47]. 2.2.5.3. Rào cản cạnh tranh
Môi trường đầu tư còn tạo ra các rào cản cạnh tranh các nhà đầu tư như: Thứ nhất, rào cản cạnh tranh tạo ra do nhà đầu tư bị hạn chế tham gia vào thị trường.
Thứ hai, nhà đầu tư gặp khó khăn khi rút lui khỏi thị trường.
Thứ ba, nhà đầu tư không hiểu biết đầy đủ và kịp thời các thông tin thị trường. Việc nhà đầu tư bị hạn chế tham gia thị trường sẽ làm giảm vốn đầu tư. Chi phí đầu tư và rủi ro đầu tư cao cũng ảnh hưởng tới việc tham gia thị trường của nhà đầu tư hay chi phí đầu tư và rủi ro đầu tư cao là rào cản của việc gia nhập thị trường. Việc tốn nhiều thời gian và chi phí để rút lui khỏi thị trường thì sẽ không khuyến khích được họ đầu tư vì đồng vốn không được lưu chuyển dễ dàng. Thông tin thị trường không rõ ràng, đầy đủ khiến nhà đầu tư bỏ lỡ cơ hội đầu tư, không dự đoán được các chi phí và lợi ích của hoạt động đầu tư, làm tăng rủi ro đầu tư, từ đó ảnh hưởng tới việc ra quyết định, tới hiệu quả đầu tư. Việc cung cấp thông tin kém công khai, minh bạch sẽ tác động tiêu cực tới thu hút vốn đầu tư cũng như hiệu quả đầu tư. Bản thân những doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả tại thị trường thì muốn duy trì rào cản cạnh tranh, không muốn gặp phải sự cạnh tranh gay gắt làm suy giảm lợi nhuận của họ. Tuy nhiên, rào cản cạnh tranh sẽ khiến nhiều nhà đầu tư khác không có cơ hội tham gia vào thị trường, làm giảm hiệu quả kinh tế xã hội của một quốc gia, không khuyến khích áp dụng công nghệ mới, tăng năng suất lao động, ảnh hưởng tới lợi nhuận của họ.
Giảm rào cản cạnh tranh sẽ khuyến khích việc bỏ vốn đầu tư. Chính sách bảo hộ những ngành công nghiệp non trẻ sẽ ảnh hưởng tới thu hút vốn vốn đầu tư vào những ngành đó. Bên cạnh đó, vị trí địa lý, khoảng cách tới thị trường, quy mô thị trường, điều kiện tự nhiên khác, điều kiện cơ sở hạ tầng cũng ảnh hưởng tới sự gia nhập, rút lui khỏi thị trường. Những yếu tố tạo ra rào cản cạnh tranh có thể được giảm
bớt nếu Chính phủ đầu tư có chiến lược đầu tư hợp lý cơ sở hạ tầng, phát triển công
nghệ thông tin để rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, giảm bớt chi phí thông tin liên lạc, vận chuyển. Hơn nữa, Chính phủ giảm bớt rào cản cạnh tranh bằng các quy định điều tiết sự gia nhập và rút lui khỏi thị trường, những quy định điều tiết cạnh tranh. Chính việc giảm rào cản gia nhập và rút lui thị trường làm nhiều doanh nghiệp mới với cách thức quản lý tốt, công nghệ mới, hoạt động hiệu quả được thành lập; còn những doanh nghiệp không thể cạnh tranh được, hiệu quả kém phải rút lui làm hiệu quả chung của nền kinh tế tăng lên, góp phần tăng trưởng kinh tế, tăng năng suất lao động. Ngược lại, hiệu quả đầu tư tăng lên thì khả năng tích lũy của nền kinh tế tăng, tạo nguồn vốn đầu tư dồi dào sự phát triển kinh tế. (Phùng Xuân Nhạ 2001, đầu tư quốc tế) [35].
2.4. KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI VỀ THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM 2.4.1. Kinh nghiệm nước ngoài về thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo
2.4.1.1.Kinh nghiệm của Singapore
Singapore là một quốc đảo nhỏ ở khu vực Đông Nam Á, nằm giữa Malaysia và Indonesia. Tổng diện tích tự nhiên là 682,7 km2. Ngay từ đầu, Chính phủ Singapore đã xác định kinh tế biển là một ngành mũi nhọn, trọng tâm trong nền kinh tế. Quan điểm chiến lược trong phát triển kinh tế biển của Singapore là phát triển không mang tính dàn trải mà chỉ trọng tâm vào những ngành vốn là lợi thế lớn nhất của mình, như du lịch, chế biến dầu khí, cảng biển và vận tải biển.
Bí quyết phát triển kinh tế biển của Singapore nằm ở nỗ lực giảm mọi chi phí kinh doanh và tăng cường tay nghề nhân lực để tạo ưu thế cạnh tranh cả về giá và chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Singapore có hệ thống cảng biển hiện đại, lớn nhất thế giới: cảng biển là ngành phát triển nhất trong kinh tế biển Singapore. Cảng biển Singapore được tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cùng trang thiết bị hiện đại và mạng công nghệ thông tin máy tính, tạo điều kiện thuận lợi nhất thông quan.
Singapore là nước có công nghiệp đóng tàu đa dạng về sản phẩm và đạt tiêu chuẩn cao về chất lượng. Công nghiệp tàu biển của Singapore đã phục vụ khai thác dầu khí, thiết kế các giàn khoan ngoài khơi và những dịch vụ hỗ trợ trên biển khác. Hiện nay Singapore là một trong những nước đứng đầu thế giới về chế tạo giàn khoan va tàu chuyên dụng FPSO (Floating Production, Storage and Offloading system) là một dạng tàu chuyên dụng đặc biệt thường dùng trong khai thác dầu mỏ, có trọng tải rất lớn.
Để phát triển kinh tế biển Singapore chú trọng về đào tạo nhân lực và tuyển dụng nhân công nước ngoài: Với chính sách coi nhân lực là nguồn tài nguyên hữu dụng cao nhất tăng trưởng, Chính phủ Singapore rất chú trọng tới đào tạo nhân lực, đặc biệt là đối tượng có trình độ cao đối với kinh tế biển. Chế độ đãi ngộ nhân công trong ngành biển cũng rất tốt với mức lương điều chỉnh hàng quý, hàng năm. Singapore cũng đã mời nhiều kỹ sư nước ngoài có kinh nghiệm và tay nghề cao về làm việc nhằm tận dụng chất xám của họ cũng như tạo điều kiện người lao động trong nước học hỏi trực tiếp.
Để giải quyết nhu cầu vốn đầu tư, Singapore rất hạn chế trong việc vay vốn đầu tư. Thay vào đó, chính phủ Singapore đã ban hành những chính sách nhằm tạo ra môi trường thuận lợi, hấp dẫn để kích thích nhà tư bản nước ngoài bỏ vốn đầu tư trực tiếp. Cụ thể như:
+ Miễn thuế từ 5 – 10 năm các doanh nghiệp hoạt động trong các khu vực mũi nhọn trong đó có ngành đóng tàu, sửa chữa tàu, thiết bị vận tải, hóa dầu,… + Các doanh nghiệp nước ngoài được tự do chuyển vốn, lãi cổ phần về nước, có sự bảo đảm công cuộc đầu tư bởi Chính phủ Singapore.
+ Chính phủ đảm bảo các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vay vốn thông qua quỹ hỗ trợ tài chính doanh nghiệp địa phương, chế độ bảo hiểm tiền vay và chương trình vay quy mô nhỏ để cấp vốn hoạt động doanh nghiệp vi mô.
+ Chính phủ nới lỏng quy định liên quan đến các quỹ mạo hiểm, cho phép họ có thể thành lập trong vòng một tuần. Bỏ các chướng ngại vật đối với sự chuyển vốn của các tổ chức kinh tế, cá nhân. Từ đó, nhằm thu hút vốn của các nhà đầu tư vào các ngành kinh tế biển.
2.4.1.2. Kinh nghiệm của Malaysia
Malaysia nằm trong khu vực Đông Nam Á, có tổng diện tích đất liền là 329.758 km² và hải phận là 1.200 km², bao gồm 13 bang chia thành 2 vùng địa lý được ngăn cách bởi 531 km đường biển. Malaysia là quốc gia có phần lớn diện tích được bảo bọc bởi biển. Chính phủ Malaysia coi phát triển kinh tế biển là ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển nền kinh tế đất nước.
Chính phủ Malaysia đã thúc đẩy phát triển hàng hải bằng việc tăng cường khả năng tài chính lĩnh vực này, cải cách cơ chế quản lý và hệ thống pháp luật. Trong đó có quảng bá, đầu tư, đưa ra các khung pháp lý và các điều kiện cần thiết phát triển hàng hải.
Chính phủ Malaysia kiên định trong phát triển lĩnh vực vận chuyển bằng đường biển và cam kết hỗ trợ tài chính để hỗ trợ các công ty vận tải địa phương phát triển. Việc thành lập Ngân hàng Công nghiệp và Ngân hàng Pembangunan – hai Tổ chức tài chính phát triển cung cấp các khoản vay lĩnh vực hàng hải – là bằng chứng thể hiện ý định của Chính phủ Malaysia trong việc phát triển lĩnh vực vận tải biển của quốc gia. Bên cạnh đó Chính phủ Malaysia còn thành lập và hỗ trợ nhiều quỹ tín dụng phục vụ phát triển vận tải hàng hải.
Để thúc đẩy vận tải bằng đường biển nội địa, Chính phủ Malaysia đã đưa ra các ưu đãi tài chính hấp dẫn các hãng vận tải bằng đường biển, cụ thể như: – Miễn giảm thuế thu nhập vận tải bằng tàu biển của Malaysia chỉ áp dụng người dân trong nước.
– Miễn thuế thu nhập bất cứ người nào làm việc trên tàu của Malaysia. – Cho vay ưu đãi đối với khoản vay liên quan tới vận tải biển.
Ngoài khuyến khích các hoạt động vận chuyển bằng đường biển, Chính phủ Malaysia còn thông qua Bộ Thương mại và Công nghiệp và Cơ quan Phát triển Công nghiệp Malaysia thúc đẩy các nhà máy đóng tàu thông qua cho vay ưu đãi và hỗ trợ.
Chính phủ Malaysia đã kiểm soát và đặt ra những yêu cầu pháp lý bắt buộc đối với hầu hết các tổ chức tài chính hoạt động trên thị trường vốn, như đối với Quỹ Tiết kiệm người lao động, Chính phủ Malaysia đã yêu cầu Quỹ này phải bỏ ra ít nhất 50% trong tổng số vốn hoạt động của mình để đầu tư vào trái phiếu chính phủ. Hay
đối với các công ty bảo hiểm, Chính phủ nước này yêu cầu phải trích ra 20% trong khoản tài sản có mức rủi ro thấp để đầu tư vào trái phiếu chính phủ … Bên cạnh đó, Chính phủ Malaysia còn thực hiện các chính sách nới lỏng để tạo tính thanh khoản trên thị trường vốn. Theo đó, Chính phủ đã thực hiện chính sách bảo hiểm các trái phiếu chính phủ và tính giá chuyển từ cố định giá của trái phiếu chính phủ sang việc quyết định giá dựa trên hệ thống đấu giá do thị trường quyết định. Đồng thời, xây dựng một hệ thống giao dịch dành các nhà kinh doanh trái phiếu chính phủ sơ cấp để thúc đẩy thị trường thứ cấp phát triển mạnh mẽ và năng động hơn; thực hiện công cuộc tự do hoá lãi suất, các tổ chức ngân hàng được cho phép tự quyết định tỷ lệ lãi suất cho vay của mình.
2.4.1.3. Kinh nghiệm của Indonesia
Indonesia coi trọng biển, lấy biển làm nền tảng trung tâm chính sách phát triển quốc gia. Indonesia sở hữu nhiều điệu kiện tự nhiên thuận lợi để vươn ra biển, song để thành công, Indonesia chú ý hơn đến thành tố đối ngoại và xử lý hài hòa các thách thức Biển Đông.
Indonesia ban hành văn kiện Chính sách Biển theo Sắc lệnh Tổng thống số 6/2017. Văn kiện này được là tuyên bố toàn diện nhất từ trước đến nay của Indonesia về các vấn đề biển, chi tiết hoá các mục tiêu, các nguyên tắc và biện pháp. Chính sách biển đề ra kế hoạch hành động để triển khai GMF và thống nhất chỉ dẫn các bộ ngành và địa phương của Indonesia trong việc lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực phù hợp để triển khai, giám sát và kiểm điểm quá trình thực hiện. Nhìn chung, chính sách biển của Indonesia hướng đến phục vụ các nhu cầu đối nội hơn là tìm kiếm vai trò quốc tế lớn hơn.
Tháng 11/2014 tại Hội nghị cấp cao Đông Á tại Naypidaw, Myanmar, Tổng thống Widodo công bố tầm nhìn phát triển đất nước của Indonesia với Học thuyết Trục biển toàn cầu, trong đó biển được coi là hướng mở rộng chính. Mục tiêu trung tâm của Học thuyết Trục biển toàn cầu là tối ưu hóa các nguồn lực và lợi thế sẵn có về biển của Indonesia để phát triển Indonesia thành một quốc gia biển giữa Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương (có thể hiểu là một dạng cường quốc biển). Học thuyết xác định năm trụ cột chính gồm (i) xây dựng văn hóa biển, (ii) quản lý tài
nguyên; (iii) phát triển cơ sở hạ tầng và kết nối biển; (iv) ngoại giao biển; và (v) phát triển hải quân.
Về mục tiêu, chính sách biển xác định Indonesia phấn đấu trở thành một quốc gia biển mạnh, phát triển, đảm bảo chủ quyền và độc lập, đóng góp tích cực hòa bình và an ninh ở khu vực và trên thế giới phù hợp với lợi ích quốc gia của Indonesia. Cụ thể, Chính sách Biển của Indonesia nhằm: (i) quản lý tối ưu và phát triển bền vững tài nguyên biển; (ii) phát triển chất lượng nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ biển; (iii) phát triển lực lượng an ninh quốc phòng biển mạnh; (iv) tăng cường chủ quyền, luật pháp và an toàn trên biển; (v) quản trị đại dương tốt; (vi) đảm bảo phúc lợi xã hội công bằng người dân ở khu vực ven biển và các đảo nhỏ; (viii) gia tăng sức cạnh tranh và tăng trưởng của kinh tế và các ngành công nghiệp gắn với biển; (ix) xây dựng cơ sở hạ tầng biển chắc chắn; (x) lên kế hoạch quản lý không gian biển; (xi) bảo vệ môi trường biển; (xii) ngoại giao biển; và (xiii) xây dựng bản sắc văn hóa biển.
Về nguyên tắc triển khai, chính sách biển tập trung (i) tăng cường nhận thức coi Indonesia là quốc gia quần đảo thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; (ii) phát triển bền vững: khai thác tài nguyên sinh vật không vượt quá khả năng tái tạo và phục hồi; khai thác tài nguyên phi sinh vật không vượt quá khả năng phát triển của các tài nguyên thay thế; mức độ khai thác hiện tại không vượt quá nhu cầu sử dụng trong tương lai; dự liệu các tác động tiêu cực có thể xảy đến trong quá trình khai thác tài nguyên; (iii) phát triển kinh tế xanh: phát triển kinh tế biển đi đôi với bảo vệ môi trường; (iv) quản lý thống nhất và minh bạch: quản lý trong một hệ thống đồng nhất, xây dựng các quy định rõ ràng và minh bạch, cung cấp đầy đủ thông tin để người dân hiểu; (v) khuyến khích sự tham gia của các bên liên quan vào quá trình lên kế hoạch, quyết định, triển khai, giám sát, kiểm soát, tiếp cận thông tin và sử dụng tài nguyên; (vi) tạo sự bình đẳng và công bằng: mọi cá nhân, nhóm và tầng lớp dân cư từ các vùng miền và tôn giáo khác nhau đều được đối xử bình đẳng, cùng có lợi; tăng cường kết nối giữa các trung tâm kinh tế với các vùng miền, phát triển các dự án ở các đảo ngoài xa, ưu tiên cải thiện phúc lợi nhóm thu nhập thấp, đặc biệt là ngư dân.
Về biện pháp triển khai, chính sách biển đề ra 76 biện pháp tập trung trong 7 trụ cột gồm (i) quản lý tài nguyên biển và phát triển nguồn nhân lực; (ii) tăng cường
quốc phòng an ninh từ biển, chấp pháp và an toàn trên biển; (iii) quản trị đại dương; (iv) phát triển kinh tế biển, cơ sở hạ tầng và phồn vinh người dân; (v) quản lý không gian biển và bảo vệ môi trường biển; (vi) xây dựng văn hóa biển; và (vii) xây dựng ngoại giao biển.
Chính sách biển đồng thời đề ra kế hoạch hành động 5 năm theo nhiệm kỳ tổng thống. Kế hoạch hành động hiện tại từ 2016-2019 đề ra 425 hoạt động được phân bổ trong 5 nhóm ưu tiên, gồm (i) biên giới biển, không gian biển và ngoại giao biển do Bộ Ngoại giao, Quân đội, Bộ các vấn đề biển và nghề cá và Bộ Thông tin chủ trì thực hiện; (ii) công nghiệp biển và kết nối do Bộ Công nghiệp, Bộ Giao thông, Bộ Việc làm và nhà ở, Cơ quan tìm kiếm cứu nạn chủ trì; (iii) dịch vụ, tài nguyên biển và quản lý môi trường biển do Bộ các vấn đề biển và nghề cá, Bộ Năng lượng và khoáng sản, Bộ Công nghiệp, Bộ Môi trường và rừng chủ trì; (iv) quốc phòng và an ninh biển do Quân đội, Bộ Quốc phòng, Cơ quan an ninh biển, Bộ Các vấn đề biển và nghề cá chủ trì; và (v) văn hóa biển do Bộ Các vấn đề biển và nghề cá, Bộ Giao thông, Bộ Nghiên cứu khoa học và giáo dục, và Bộ Nhân lực chủ trì thực hiện.
Tóm lại, chính sách biển của Indonesia là văn bản toàn diện nhất từ trước đến nay của Indonesia trong vấn đề biển, nêu chi tiết các mục tiêu, biện pháp và kế hoạch hành động để hiện thực hóa Trục biển toàn cầu. Chính sách biển của Indonesia đặt mục tiêu phấn đấu trở thành một quốc gia biển mạnh, phát triển, đảm bảo chủ quyền và độc lập, đóng góp tích cực hòa bình và an ninh ở khu vực và trên thế giới phù hợp với lợi ích quốc gia của Indonesia.
Indonesia có các điều kiện thuận lợi để triển khai chính sách biển như nằm ở trung tâm địa chiến lược, có nguồn tài nguyên biển dồi dào, trấn giữ các nút thắt đường biển và hài hòa chiến lược các nước lớn, tăng cường kết nối, hợp tác kinh tế, an ninh biển như sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, chiến lược châu Á của Mỹ, chính sách Hành động hướng Đông của Ấn Độ,… Tuy nhiên, chính sách biển của Indonesia vẫn đậm nét hướng nội, tập trung vào các vấn đề trong nước hơn là hướng ngoại để biến Indonesia thành một quốc gia biển.
2.4.1.4. Kinh nghiệm của Philippines
Philippin là một nước nằm ở rìa phía Tây biển Thái Bình Dương trong khu vực Đông Nam Á có GDP bình quân cao hơn một chút so với Việt Nam. Phần lớn dân số sống ở vùng nông thôn của quốc gia này vẫn còn nghèo và nguồn thu nhập của họ phải phụ thuộc vào nông nghiệp và nguồn tài nguyên thiên nhiên. Được cấu thành từ 7.107 hòn đảo với đường bờ biển dài 36.000 km, Philippin là một quốc gia nổi tiếng về chủng loại thủy hải sản và các sản phẩm từ nghề cá. Nửa trong số khoảng 2,7 triệu tấn cá đánh bắt được hằng năm của Philippin là từ những người ngư dân đánh bắt nhỏ và hoạt động đánh bắt thủy sản đảm bảo việc làm hơn 700.000 ngư dân và người buôn bán. Tuy nhiên, ngành nghề này hiện đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi hầu hết các khu vực đánh bắt đều trong tình trạng đánh bắt quá nhiều và suy giảm chất lượng. Những phương pháp đánh bắt hủy diệt như dùng chất nổ và hóa chất đã làm suy giảm nghiêm trọng nguồn lợi thủy sản. Những hệ sinh thái ven biển như rừng ngập mặn, cỏ biển và rặn san hô đang mất dần chức năng là bãi đẻ của nhiều loại sinh vật. Chương trình Phát triển Nông thôn và Môi trường của Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức thực hiện tại Philippin với nhiều hợp phần khác nhau trong đó hợp phần về Quản lý Tài nguyên và Nghề cá ven biển với mục tiêu tăng cường sự bền vững của công tác quản lý tài nguyên thủy sản ven biển. Chương trình đang giúp đỡ những cộng đồng địa phương và những đơn vị chính quyền địa phương xây dựng những chiến lược quản lý nghề cá và tài nguyên thủy sản vùng ven biển. Chương trình đã hợp tác chặt chẽ với Cục Nghề cá và Tài nguyên Thủy sản trong việc hỗ trợ các liên minh chính quyền địa phương để quản lý vùng bờ biển có chiều rộng 15 km tính từ bờ.
Philippin đã sử dụng các biện pháp can thiệp để quản lý tài nguyên vùng ven biển như: (i) Phục hồi rừng ngập mặn và quản lý rừng ngập mặn: Với việc nhận ra tầm quan trọng của rừng ngập mặn trong việc chắn gió bão và mối liên hệ mật thiết giữa việc sụt giảm sản lượng cá đánh bắt với sự mất rừng ngập mặn, chính phủ
Philippin đã có những biện pháp và chương trình khác nhau để phục hồi và quản lý rừng ngập mặn. (ii) Hỗ trợ các đội thực thi pháp luật địa phương: Các đội bảo vệ rừng ngập mặn Bantay Katunggan và đội bảo vệ tài nguyên biển và thủy sản Bantay Dagat có thành phần chính là những người nông dân/ngư dân sống gần rừng. Họ làm việc trên nguyên tắc tự nguyện và gắn công việc tuần tra vào hoạt động đánh bắt mỗi ngày.
Ở Philippin, vì mỗi đơn vị chính quyền địa phương có quyền tự chủ rất cao, nên những vấn đề về quản lý, quy định và hình thức hỗ trợ kinh phí các hoạt động bảo vệ ở mỗi nơi sẽ khác nhau. (iii) Quản lý tài nguyên thủy sản vùng ven biển: Chương trình quản lý tài nguyên thủy sản và nghề cá ven bờ ở thành phố San Carlos nói riêng và tại Philippin nói chung bao gồm nhiều hoạt động trong đó nổi bật là việc quan tâm hỗ trợ Hội đồng quản lý nguồn lợi thủy sản địa phương (FARMC). Hội đồng quản lý nguồn lợi thủy sản địa phương có tên viết tắt từ tiếng Anh là FARMC (localised Fisheries and Aquatic Resource Management Council). Trong hệ thống luật pháp của nhà nước Philippin, đây là hội đồng chuyên về các vấn đề về quản lý nguồn lợi thủy sản mà mỗi đơn vị chính quyền địa phương bắt buộc phải thành lập. Các đơn vị hành chính cấp dưới tỉnh bao gồm các thành phố, các thành phố tự trị bằng với huyện ở
Việt Nam và các xã. Vì thế các FARMC cũng được tổ chức theo các cấp tương ứng. Thành phần và quy mô của một FARMC thay đổi tùy theo cấp chính quyền mà ở đó nó được hình thành. Nhìn chung trong các FARMC này, những thành phần chính như đại diện của ngư dân bắt buộc phải chiếm hơn 50% số lượng thành viên, chính quyền sở tại, các ban ngành về môi trường và thủy sản, tư nhân, tổ chức phi chính phủ nếu có cùng nhau thảo luận và xem xét những chính sách liên quan đến nghề cá tại địa phương đó. Nói một cách khác, FARMC đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường tính có sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý thông qua chức năng tham mưu chính quyền về việc xây dựng các quy định đánh bắt, khai khác và định hướng cách quản lý nghề cá nói chung tại địa phương. Nhìn nhận vai trò quan trọng của FARMC trong vấn đề quản lý tốt nghề cá và nguồn lợi thủy sản, chính quyền thành phố San Carlos đã tăng cường hỗ trợ các FARMC bằng nhiều biện pháp như: tạo điều kiền những buổi họp định kỳ hằng tháng, tổ chức ngư dân vào hội nhóm nhỏ, hỗ trợ sinh kế, nâng cao năng lực các thành viên FARMC thông qua tập huấn và hội thảo và thăm quan, cập nhật danh sách các ngư dân trong khu vực. Kết quả là ngày càng nhiều những ngư dân tham gia vào các hội/nhóm để bầu ra những đại diện ưu tú FARMC của xã, huyện và thành phố. Ngoài ra, những cuộc thi và giải thưởng FARMC hoạt động hiệu quả nhất cũng là những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng của các hội đồng này. Ngoài việc hỗ trợ các FARMC địa phương, chương trình quản
lý tài nguyên biển tại San Carlos còn tập trung vào việc bảo vệ và phục hồi rừng ngập mặn, tổ chức các sự kiện làm sạch bãi biển hằng năm và thành lập các khu bảo tồn biển với tổng diện tích vào khoảng 310 ha. (iv) Quản lý môi trường vùng ven biển ở thành phố San Carlos: Công tác quản lý môi trường vùng ven biển ở thành phố San Carlos có thể được chia ra thành 3 phần chính: Chương trình quản lý chất thải rắn; Quản lý tài nguyên thủy sản vùng ven biển; Thu phí sử dụng nước ở thành phố để bảo tồn khu vực cung cấp nước thượng nguồn. (v) Sự phối hợp giữa các bên, các ngành khác nhau trong cùng một LGU trong việc quản lý tài nguyên vùng ven biển. 2.4.2. Bài học cho Việt Nam về thu hút nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế biển đảo
– Tập trung phát triển các thành phố ven biển: phải sử dụng lợi thế ven biển để xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu thương mại tự do…phát triển những thành phố ven biển hiện đại, tổng hợp về kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, tạo sức hút đối với các nhà đầu tư quốc tế và lực đẩy nền kinh tế phát triển.
– Khai thác lợi thế phát triển mạnh các ngành kinh tế ven biển: phát triển kinh tế ven biển đòi hỏi các địa phương ven biển phải phát huy được thế mạnh của tỉnh ven biển về đất đai, nguồn lợi và lợi thế của biển để phát triển các ngành nghề kinh tế. Nói cách khác là phải tranh thủ được lợi thế ven biển để phát triển các ngành nghề
phù hợp. Vùng ven biển các quốc gia cũng như các địa phương đều quan tâm chú ý lựa chọn thế mạnh của mình là đầu tư khai thác cảng biển, các khu kinh tế ven biển. Gắn với nó là đẩy mạnh phát triển du lịch biển và công nghiệp biển và ven biển, coi trọng khai thác, nuôi trồng, khai thác chế biến thủy hải sản, sau đó là lợi thế phát triển
các loại cây trồng nông nghiệp dựa vào lợi thế thổ nhưỡng, đất đai ven biển. Đây là các ngành được thiên nhiên ưu đãi các vùng ven biển vì thế cần có chiến lược, kế hoạch khai thác để phát triển kinh tế ven biển phù hợp.
– Xây dựng đồng bộ các chính sách phát triển kinh tế ven biển. Để phát triển kinh tế ven biển, cần thiết phải xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách phát triển. Các chính sách này phải đảm bảo đồng bộ, đảm bảo bằng hệ thống các điều kiện, biện pháp về kinh tế, về pháp lý, về tổ chức quản lý, bao gồm cả chính sách cơ bản cũng như các chính sách hỗ trợ, chính sách kinh tế cũng như chính sách xã
hội, có như vậy mới tạo ra sức hút đầu tư trong và ngoài nước vào khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế ven biển… nhằm đẩy mạnh sự phát triển của từng ngành nghề nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ mà ven biển có lợi thế và tiềm năng. Việc xây dựng chính sách phát triển kinh tế ven biển về thực chất là xây dựng được hệ thống các mục tiêu và các điều kiện, biện pháp đảm bảo thực hiện các mục tiêu
đó.
– Coi trọng đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng. Một trong những bí quyết tạo nên sự phát triển thần kỳ, đầy ấn tượng của một số mô hình khu kinh tế biển, đó là sự phát triển nhanh và đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản. Chính nhờ sự dầu tư đồng bộ và hiện đại hệ thống cơ sở hạ tầng đã giúp các khu kinh tế này có được sức hút lớn đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài.
– Cần thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư từ khu vực tư nhân vào lĩnh vực biển đảo. Quá trình mở rộng đầu tư phát triển kinh tế biển đảo diễn ra trong phạm vi toàn cầu, trong đó các công ty tư nhân đã tham gia đáng kể vào hoạt động đầu tư và khai thác biển đảo, đặc biệt là ngành du lịch biển đảo và cảng biển được thay thế dần sự đầu tư và khai thác chủ yếu từ phía nhà nước. Các hãng tàu lớn trên thế giới đã tăng tốc trong việc tham gia đầu tư khai thác cảng. Quá trình thu hút tư nhân tham gia vào lĩnh vực cảng biển được triển khai mạnh mẽ nhất ở Châu Âu và Châu Á, nơi tập trung các nền kinh tế trọngđiểm.
Nhiều công trình ở biển đảo của các quốc gia trên thế giới được xây dựng và khai thác có sự tham gia của khu vực tư nhân và đang tìm kiếm những nhà quản lý chuyên nghiệp để quản lý. Ở các quốc gia khác nhau có những kinh nghiệm và phương pháp khác nhau để thu hút tư nhân, song nhìn chung có thể học hỏi một số kinh nghiệm sau: Quốc gia nào có thể chế nhà nước mạnh thường thành công với việc thu hút tư nhân đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng nói chung và kinh tế biển đảo nói riêng. Bởi vì một dự án biển đảo cần lượng vốn rất lớn, để các nhà đầu tư tư nhân yên tâm bỏ vốn trước hết đòi hỏi phải có sự ủng hộ và điều phối hiệu quả từ chính quyền trung ương, dù bất kỳ ở thể chế chính trị nào.
– Cần có chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành kinh tế biển để tận dụng nguồn ngoại tệ phát triển, đồng thời học hỏi kinh nghiệm quản lý và công
nghệ hiện đại của họ.
– Phát triển kinh tế biển phải cân đối hài hòa giữa việc khai thác tài nguyên biển và nghiên cứu nhằm thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường biển, gìn giữ và phát triển các tài nguyên quý giá của biển. Như vậy mới đảm bảo được sự phát triển bền vững của biển nói chung và kinh tế biển nói riêng.
– Đầu tư phát triển cảng trên cơ sở tận dụng vị trí địa lý và nắm bắt kịp thời cơ hội phát triển
Nghiên cứu hệ thống cảng biển trên thế giới cho thấy các cảng Rotterdan, Hồng Kông, Singapore, Hamburg… đã triệt để lợi dụng ưu thế về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý để phát triển hệ thống cảng biển. Các cảng biển lớn trên thế giới thành công không chỉ vì có được điều kiện tự nhiên thuận lợi, mà họ thành công bởi biết tranh thủ thời cơ, vận dụng thời cơ để phát triển. Điển hình như Singapore, tiên đoán của Chính phủ về việc xây dựng bến cảng container khi chưa có tàu container và khi chưa có một hãng tàu quốc tế nào tuyên bố về tàu container từ năm 1967 đã được mô tả là một quyết định tầm xa của ngành hàng hải. Đến nay Singapore là cảng trung chuyển container lớn nhất thế giới và đã thiết lập một hệ thống quản lý container hiệu lực nhất thế giới.
Đối với Việt Nam, thời cơ chính là dự án kênh đào qua eo Kra của Thái Lan nếu đi vào hoạt động sẽ rút ngắn đường hàng hải đi từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương mà không phải đi vòng qua vùng biển Malacca. Việt Nam cần tận dụng cơ hội này để phát triển cảng biển. Hơn nữa, thời cơ của Việt Nam là nằm trong khu vực nền kinh tế đang trên đà phát triển, có thể tận dụng nguồn hàng này từ đông Bắc Thái Lan, Campuchia, Lào và phía Nam Trung Quốc. Hàng hoá của những vùng này nếu xuất nhập khẩu qua cảng biển Việt Nam sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí vận chuyển…
– Đầu tư phát triển cảng biển theo hướng mở rộng các chức năng cảng biển. Trước đây, vai trò truyền thống của cảng là nơi xếp dỡ hàng hoá xuất nhập khẩu, là một mắt xích trong dây chuyền vận tải, với 5 chức năng cơ bản: vận tải, thương mại, công nghiệp, xây dựng thành phố và địa phương, du lịch. Trong vài thập kỷ gần đây, để phù hợp với sự phát triển hết sức nhanh chóng và mạnh mẽ mang tính tất yếu của
ngành vận tải biển trên thế giới, chức năng của cảng biển đã được mở rộng thêm 2 chức năng mới là trung chuyển và logistics.
– Chức năng trung chuyển: Về cơ bản, có 2 loại hàng hoá quan trọng: hàng hoá xuất nhập khẩu và hàng hoá trung chuyển. Trung chuyển hàng hoá thường được xác định là vận chuyển hàng hoá qua cảng trung gian từ cảng xuất phát đến cảng nhận. Nếu việc thực hiện chức năng bốc xếp hàng xuất nhập khẩu qua cảng chủ yếu phục vụ phát triển kinh tế đất nước, thì việc trung chuyển hàng hoá là sự tối ưu sự phát
triển kinh tế đất nước, đem lại thu nhập tăng thêm và tạo cơ hội phát triển ngành logistics. Vì thế hầu hết các quốc gia có ngành hàng hải phát triển từ nhiều năm nay đã đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế.
– Chức năng hỗ trợ dịch vụ logistics: Theo Luật Thương mại của Việt Nam năm 2005 quy định: Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan và các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hoá theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Ngành dịch vụ logistics này được phát triển trên nền tảng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải vững chắc và ngành giao nhận vận tải, vận tải đa phương thức phải đạt đến một trình độ nhất định, trong đó vận tải đường biển và cảng biển đóng vai trò vô cùng quan trọng. Logistics đem lại nguồn lợi lớn quốc gia có biển. Rất nhiều quốc gia như Đức, Hà Lan, Pháp, Bỉ và chính quyền tự trị Hồng Kông tập trung phát triển công nghiệp logistics và xem đây như một thế mạnh trọng tâm để đầu tư trong thời gian tới. Ở Việt Nam, dịch vụ đem lại nhiều lợi nhuận này lại do các công ty logistics nước ngoài nắm giữ. Doanh nghiệp trong nước chỉ làm vệ tinh, giải quyết vài khâu đơn giản trong quy trình logistics hoàn chỉnh mà thôi.
– Do mở rộng vùng hấp dẫn cảng để tạo nguồn hàng nên phải chú trọng đầu tư vào trung tâm phân phối vận tải
– Vùng hấp dẫn cảng (Hinterland port) là một khái niệm quan trọng trong địa lý giao thông vận tải. Theo nghĩa hẹp thì vùng hấp dẫn cảng là khu đất ở bên trong thành phố hoặc cảng để từ đó có thể thu hút khách hàng nhằm cung cấp các dịch vụ
đối với hàng hoá qua cảng, theo nghĩa rộng hơn thì vùng hấp dẫn cảng là nơi mà cảng có thể thu hút được hàng hoá qua cảng.
– Trung tâm phân phối vận tải (Freight Distribution Centre – FDC) nằm trong vùng hấp dẫn của cảng chính (Hub port), hoạt động như là đầu mối vận tải trung gian. Trung tâm này có nhiệm vụ thu gom, phân phối hàng hoá đến và đi cảng chính, kết nối cảng với các khu vực hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thông qua các hệ thống giao thông vận tải nội địa.
Như vậy, do việc mở rộng vùng hấp dẫn cảng và hình thành các trung tâm phân phối vận tải, nên quá trình đầu tư và khai thác cảng biển không chỉ đầu tư vào các cảng chính, mà phải chú trọng đầu tư vào cả các cảng cạn ICD có nhiệm vụ thu gom hàng, đầu tư vào kết cấu hạ tầng nối cảng.
– Đầu tư có trọng điểm và đầu tư đồng bộ: Kinh nghiệm của các nước là không nên đầu tư dàn trải. Việt Nam hiện nay cũng chỉ nên tập trung nguồn lực xây dựng các cảng biển nước sâu 3 miền Bắc Trung Nam.
Tất cả những cảng biển thành công trên thế giới đều là những cảng biển được đầu tư đồng bộ giữa bến cảng với luồng vào cảng, với giao thông nối cảng; đồng bộ giữa các thiết bị bốc xếp tại cảng và thường là sử dụng những thiết bị tiên tiến nhất để tạo ra dịch vụ cảng tốt nhất. Các cảng này cũng ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại giúp cho việc giảm thời gian chờ đợi và thời gian làm hàng tại cảng. Điển hình như Singapore hiện đang thực hiện chương trình niêm phong điện tử quốc tế mới, hay còn gọi là tiêu chuẩn niêm phong điện tử (eseal). Theo đó, các số thứ tự của container sẽ được đọc tự động. Sáng kiến này tiết kiệm Singapore 40,65 triệu USD chi phí so với kiểm soát bằng tay.
– Cần chú trọng khâu tuyển dụng và đào tạo về tay nghề, trình độ lao động của ngành kinh tế biển. Đặc biệt chú trọng tới trình độ chuyên môn và kỹ năng lãnh đạo của cấp quản lý bên cạnh phẩm chất đạo đức để đảm bảo tính hiệu quả. Chế độ đãi ngộ nhân lực trong ngành cũng cần được xây dựng theo hướng khuyến khích nâng cao năng suất lao động và chất lượng dịch vụ.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 đã tổng quan được các vấn đề liên quan đến nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo, nêu khái niệm, vai trò của nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo.
Chương 2 đã nêu các loại nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo, cụ thể như: nguồn vốn NSNN, vốn tín dụng nhà nước, vốn vay nước ngoài, vốn từ doanh nghiệp, vốn từ tư nhân, vốn từ các tổ chức tín dụng. Hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế biển đảo trên hai khía cạnh : (i) Phát triển bền vững: Kinh tế – Xã hội – Môi trường và (ii) Hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo theo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.
Nội dung của chương 2 còn đề cập đến các yêu cầu và điều kiện để thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo và nêu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo.
Các nội dung chính ở chương 2 sẽ là cơ sở lý thuyết để tác giả phân tích các nội dung chương sau của luận án.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO PHÍA NAM VIỆT NAM
3.1. SƠ LƯỢC VỀ KINH TẾ BIỂN ĐẢO PHÍA NAM VIỆT NAM 3.1.1. Vị trí của biển đảo phía Nam Việt Nam
Theo vị trí địa lý, các Tỉnh, thành phố khu vực phía Nam có tiếp giáp với bờ biển gồm: Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. Nam bộ có khoảng 200 đảo với diện tích khoảng 679km2. Được chia thành 2 nhóm:
– Nhóm cảng biển thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhóm cảng này nằm trong khu vực kinh tế năng động, trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ lớn. Các sông có độ sâu ổn định, đặc biệt khu vực sông Cái Mép – Thị Vải có độ sâu lớn để xây dựng cảng nước sâu.
Khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống cảng nằm sâu trong nội địa, cách cửa biển 49 hải lý, không chịu ảnh hưởng của sóng, gió, bão, luồng tàu ít sa bồi. Tuy nhiên còn hạn chế về khả năng phát triển cảng, đặc biệt tuyến hậu phương bởi sự phát triển đô thị hoá nhanh chóng. Hiện hệ thống cảng biển hầu như nằm giữa nội đô nên sẽ phải di chuyển hệ thống cảng ra khu vực Cái Mép – ThịVải.
Các cảng khu vực Vũng Tàu – Thị Vải: Đây là khu vực xây dựng cảng được coi là cụm cảng nước sâu lý tưởng vì sa bồi hàng năm không đáng kể, không cần xây dựng các công trình bảo vệ, luồng tàu ổn định tàu từ 10.000 – 80.000 DWT ra vào. Cùng với hệ thống đường thuỷ nội địa tới đồng bằng sông Cửu Long và hệ thống đường bộ, hệ thống cảng biển nước sâu đang hình thành.
– Nhóm cảng biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long và các cảng biển thuộc các đảo Tây Nam:
Bao gồm các cảng trên sông Tiền, sông Hậu, các cảng khu vực Bán đảo Cà Mau và ven biển vịnh Thái Lan như Phú Quốc, Côn Đảo. Hầu hết các cảng ở khu vực
này là cảng nhỏ, do địa phương quản lý.
3.1.2. Kinh tế biển đảo phía Nam Việt Nam
3.1.2.1. Kinh tế hàng hải
– Về vận tải biển:
Trong giai đoạn 2010 – 2018, đội tàu biển khu vực phía Nam Việt Nam đã có những bước phát triển đáng khích lệ, bình quân tăng gần 5,5%/năm về số lượng tàu và trên 16%/năm về trọng tải. Theo số liệu thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, hiện nay cả nước có trên 1.500 tàu với tổng trọng tải hơn 3,5 triệu DWT, trong đó khu vực phía Nam có hơn 800 tàu. Năng lực vận tải ngày càng tăng lên, đồng thời có sự thay đổi cơ bản về cơ cấu, chất lượng đội tàu, tạo thêm thị trường và trực tiếp tham gia thị trường khu vực, khách hàng nước ngoài đã sử dụng trên 78% năng lực đội tàu của Việt Nam (Nguồn: Cục Hàng hải Việt Nam [14])
– Về cảng biển và dịch vụ cảng biển:
Nhóm cảng biển thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhóm cảng này nằm trong khu vực kinh tế năng động, trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ lớn. Các sông có độ sâu ổn định, đặc biệt khu vực sông Cái Mép – Thị Vải có độ sâu lớn để xây dựng cảng nước sâu.
Khu vực thành phố Hồ Chí Minh: Hệ thống cảng nằm sâu trong nội địa, cách cửa biển 49 hải lý, không chịu ảnh hưởng của sóng, gió, bão, luồng tàu ít sa bồi. Tuy nhiên còn hạn chế về khả năng phát triển cảng, đặc biệt tuyến hậu phương bởi sự phát triển đô thị hoá nhanh chóng. Hiện hệ thống cảng biển hầu như nằm giữa nội đô nên sẽ phải di chuyển hệ thống cảng ra khu vực Cái Mép – ThịVải.
Các cảng khu vực Vũng Tàu – Thị Vải: đây là khu vực xây dựng cảng được coi là cụm cảng nước sâu lý tưởng vì sa bồi hàng năm không đáng kể, không cần xây dựng các công trình bảo vệ, luồng tàu ổn định tàu từ 10.000 – 80.000 DWT ra vào. Cùng với hệ thống đường thuỷ nội địa tới đồng bằng sông Cửu Long và hệ thống đường bộ, hệ thống cảng biển nước sâu đang hình thành.
Nhóm cảng biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long và các cảng biển thuộc các đảo Tây Nam:
Bao gồm các cảng trên sông Tiền, sông Hậu, các cảng khu vực Bán đảo Cà
Mau và ven biển vịnh Thái Lan như Phú Quốc, Côn đảo. Hầu hết các cảng ở khu vực này là cảng nhỏ, do địa phương quản lý.
Khối lượng hàng hoá thông qua cảng biển phía Nam Việt Nam tăng nhanh chóng. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 17%/năm. Các cảng lớn như Sài Gòn đạt một mức tăng trưởng hành hoá kỷ lục và cao nhất cả nước. Nhưng, nhìn chung các cảng biển vẫn đang ở trong tình trạng kém hiệu quả, thiếu sức cạnh tranh bởi các lý do: quy mô cảng nhỏ bé, thiết bị xếp dỡ lạc hậu, thiếu cảng nước sâu, cảng tàu container, cảng Sài Gòn luồng lạch hẹp lại bị sa bồi lớn không cho phép các tàu lớn ra vào cảng, mặt bằng chật hẹp, thiếu hệ thống đường bộ, đường sắt nối vào mạng lưới giao thông quốc gia.
– Về Công nghiệp đóng tàu:
Với đường bờ biển dài, Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển ngành công nghiệp đóng tàu. Trong những năm 90 của thế kỷ trước, ngành công nghiệp đóng tàu gặp rất nhiều khó khăn và bước vào thời kỳ sàng lọc, củng cố, định hướng chiến lược, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước. Đến nay, sau hơn 10 năm thay đổi, ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam, đi đầu là Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin), đã đạt những bước phát triển đáng khích lệ, ngày càng được nhiều hãng tàu lớn của nước ngoài tín nhiệm, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia được công nhận là có ngành công nghiệp đóng tàu đứng hàng thứ 11 trên thế giới.
Hiện nay, Việt Nam có hơn 60 nhà máy sửa chữa và đóng tàu trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Giao thông Vận tải, trong đó Bộ Giao thông Vận tải có số lượng lớn nhất chiếm trên 70% công suất đóng tàu của ngành. Trong những năm gần đây, Chính phủ đã đẩy mạnh đầu tư vào một gói thầu nhằm nâng cao hoạt động toàn ngành thông qua Chương trình Phát triển Công nghiệp Tàu thủy 2002 – 2010. Chính phủ đã quyết định đưa đóng tàu trở thành một ngành xuất khẩu mũi nhọn. Ngành đóng tàu đã đạt doanh thu tiêu thụ trong nước là 751 triệu USD và 93 triệu USD từ xuất khẩu, tăng tổng doanh thu lên 10,11 tỷ USD vào năm 2016. Các nhà máy đóng tàu Việt Nam từ chỗ chủ yếu đóng các tàu hàng và tàu đánh bắt hải sản xa bờ có trọng tải trên dưới 4.000 tấn, thì đến nay đã có thể đóng các tàu container có trọng tải 14.000 tấn, tàu chuyên chở 12.500 tấn, tàu chở hàng
6.500 tấn và tàu chở dầu 100.000 tấn… theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương các nước trong khu vực và quốc tế. Hiện nay, đã có 10 quốc gia trên thế giới đặt hàng tại Vinashin.
3.1.2.2. Đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản
– Về đánh bắt hải sản:
Đánh bắt hải sản là nghề biển truyền thống có thế mạnh của nước ta, là lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện ba mục tiêu chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam, đó là: khai thác tiềm năng nguồn lợi hải sản tạo sản phẩm cung cấp tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; tạo công ăn việc làm, thu nhập, cải thiện đời sống ngư dân các tỉnh ven biển; đảm bảo sự hiện diện, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển. Từ năm 1993, sau khi thuỷ sản được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, nghề đánh bắt thuỷ sản đã có những bước phát triển đáng kể.
Sự dễ dãi tiếp cận khai thác nguồn lợi hải sản, những bất cập trong quản lý, kiểm soát khai thác và những hạn chế về tài chính, đội tàu cá Việt Nam được đầu tư phát triển theo phong trào, thiếu quy hoạch, tập trung tăng về công suất máy đẩy và tăng về số lượng dẫn đến, sau gần vài thập kỷ tập trung khai thác, nguồn lợi hải sản đã có những biến động đáng kể về mật độ sản lượng, chủng loài, kích thước… đặc biệt vùng biển ven bờ, tập trung trên 80% tổng số phương tiện nghề cá, sản lượng khai thác hằng năm chiếm từ 70 -80% tổng sản lượng hải sản của cả nước. Ngư trường trọng điểm Cà Mau – Kiên Giang, khu vực tập trung trên 50% tổng số phương tiện nghề cá tham gia đánh bắt hàng năm. Cùng với những thay đổi về sản lượng, chủng loài hải sản cũng biến động đáng kể về mật độ, kích cỡ và ngày càng có nhiều loài trở thành quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng. Sự thay đổi trên là nguyên nhân giảm năng suất, sản lượng khai thác của nhiều nhóm nghề khai thác cá nổi nhỏ ven bờ, cá đáy, câu cá rạn…, đồng thời tăng thời gian khai thác thực tế trên biển, thời gian tìm kiếm ngư trường, chi phí, giá thành sản phẩm… Thống kê gần đây cho thấy dấu hiệu dư thừa cục bộ phương tiện đánh bắt hải sản đã xuất hiện, công suất huy động tàu tham gia đánh bắt giảm dần, có tàu chỉ huy động khoảng 50% thời gian hoạt động khai thác cá nổi, tôm biển…
– Về nuôi trồng hải sản:
Bên cạnh đánh bắt hải sản, nuôi trồng hải sản cũng có nhiều tiềm năng và lợi thế. Tính trên phạm vi cả nước, diện tích có khả năng nuôi trồng hải sản trên biển gồm hơn 400.000 ha vùng vịnh và đầm phá; nhiều vùng biển có điều kiện phát triển như Quảng Ninh – Hải Phòng hơn 200.000 ha, khu vực ven biển miền trung từ Thừa Thiên – Huế đến Bà Rịa – Vũng Tàu hơn 41.000 ha, khu vực Ðông và Tây Nam Bộ có hơn 62.000 ha, vịnh Văn Phong tỉnh Khánh Hòa 20.000 ha… Giống loài thủy sản nuôi phong phú, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm hùm, cá song, cá giò, cá cam, cá hồng, cá đù đỏ, cua, ghẹ, hải sâm, bào ngư, nuôi trai lấy ngọc, nuôi ngao, nghêu, hàu, trồng rong sụn, nuôi sứa đỏ và san hô…
– Về chế biến hải sản:
Nghị quyết 03/NQ/TW ngày 6/5/1993 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 05- NQ/HNTW ngày 10/6/1993, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII đều khẳng định xây dựng thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Bởi vậy, ngành chế biến thủy sản trong đó có chế biển hải sản cũng nhận được sự chú trọng đặc biệt của các cấp, các ngành và các địa phương. Nhiều chương trình, dự án táo bạo đã được thực hiện nhằm phát triển ngành này. Chương trình chế biến và xuất khẩu thủy sản đến năm 2005 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và bắt đầu thực hiện từ năm 1998 là một chương trình tạo bước ngoặt trong thế kỷ 21 ngành chế biến thủy sản nước ta. Có thể nói, chế biến xuất khẩu thủy sản là động lực tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu trong khai thác và nuôi trồng thủy sản. Đến nay, cả nước đã có tổng số hơn 470 cơ sở – doanh nghiệp chế biến thủy sản. Trong đó, 248 cơ sở – doanh nghiệp chiếm gần 53% đã đạt tiêu chuẩn của thị trường EU – một thị trường khó tính vào bậc nhất thế giới; trên 300 cơ sở – doanh nghiệp được Hàn Quốc công nhận tiêu chuẩn chất lượng… Hiện nay, hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt trên 140 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, có chỗ đứng vững chắc ở các thị trường lớn như Nhật Bản, EU và Bắc Mỹ. Về giá trị kim ngạch xuất khẩu, thủy sản Việt Nam hiện đã vươn lên đứng hàng thứ 7 trên thế giới. Năm 2006, sản lượng thuỷ sản Việt Nam đạt 3,75 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 3,75 tỉ USD.
Chiến lược biển đến năm 2025 đã đặt ra mục tiêu Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển
toàn diện các ngành nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn. Ngành chế biến thủy sản cũng sẽ phát huy đầy đủ vị trí, vai trò của mình, tạo động lực thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển.
3.1.2.3. Khai thác và chế biến dầu khí
Hiện tại, Việt Nam có sáu mỏ dầu đang khai thác: Bạch Hổ, Rạng Đông, Ruby, Đại Hùng, Bunga và Kekwa. Thêm nữa, một giếng dầu mới, Sư Tử Trắng, đã khai thác vào năm 2008. Trữ lượng khí đốt thậm chí được coi là có nhiều hứa hẹn hơn so với trữ lượng dầu mỏ. Việt Nam đã xác định trữ lượng khí đốt là 220 tỷ m3, nhưng dự kiến trữ lượng có thể lên tới 651 tỷ m3. Sản xuất và tiêu thụ khí đốt tự nhiên của Việt Nam đang tăng lên và dự kiến còn tăng thêm nữa khi có thêm các mỏ được đưa vào khai thác.
Tuy nhiên, dầu và khí đốt nằm khá sâu 3.000 – 4.000m dưới lòng đất nên việc tìm kiếm và khai thác dầu khí là việc rất khó khăn, cần nhiều vốn, kinh nghiệm và trình độ kỹ thuật cao. Cũng giống như nhiều nước đang phát triển khác, Việt Nam có các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này. Hiện có 25 công ty dầu khí nước ngoài từ 13 quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam, trong khuôn khổ 27 dự án khác nhau. Các công ty dầu khí nước ngoài đã đầu tư hơn 7 tỷ USD vào Việt Nam. Có nhiều đối tác nước ngoài đã làm việc với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong nhiều thập kỷ. Trong số đó, có liên doanh Vietsopetro giữa Petro Vietnam với công ty Zarubezhneft của Nga, hiện đang hoạt động tại các mỏ Bạch Hổ ở ngoài khơi phía Nam. Những công ty dầu khí thượng nguồn nước ngoài hàng đầu khác ở Việt Nam bao gồm Conoco Phillips, BP, Petronas, Chevron, Tập đoàn Dầu lửa Quốc gia Hàn Quốc, và Talisman Energy. Những công ty này hoạt động với tư cách là nhà thầu Petro Vietnam và chia sản lượng dầu khai thác được theo thỏa thuận.
3.1.2.4. Nghề làm muối
Nghề làm muối là một nghề có truyền thống lâu đời của Việt Nam, gắn chặt với biển và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, thời tiết. Trong những năm qua, mặc dù điều kiện thời tiết không thuận, song nhờ những bước tiến mới trong công tác quy hoạch, đầu tư sản xuất muối, đặc biệt là muối công nghiệp, nghề muối Việt Nam
đã phần nào giảm bớt những khó khăn. Cả nước hiện nay có 20 tỉnh thành có nghề sản xuất muối biển với tổng diện tích hơn 12 nghìn ha và sản lượng bình quân đạt từ 800 nghìn tấn đến 1,2 triệu tấn muối/năm, tạo việc làm hơn 90 nghìn lao động. Hiện nay, ngành muối Việt Nam đang tích cực triển khai các dự án xây dựng đồng muối công nghiệp, đổi mới công nghệ sản xuất muối, nhất là công nghệ sản xuất muối sạch, nhằm thực hiện được mục tiêu đến năm 2010 đạt 1,5 triệu tấn muối và đến năm 2020 đạt 2 triệu tấn, trong đó các đồng muối công nghiệp đảm bảo 53 – 67% tổng sản lượng muối tiêu thụ. Hoạt động đầu tư về vốn, công nghệ sản xuất trên đồng muối có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng xã hội hoá. Ngoài nguồn vốn xây dựng cơ bản của ngành nông nghiệp dành để đầu tư một số dự án về muối, ngành muối đang tập trung tạo điều kiện thuận lợi các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các dự án sản xuất, chế biến, tiêu thụ muối công nghiệp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đẩy mạnh cổ phần hoá toàn bộ các doanh nghiệp nhà nước trong ngành muối; xây dựng chính sách đầu tư vùng muối để đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng muối của nhân dân, ngành công nghiệp và các ngành khác.
3.1.2.5. Du lịch biển
Vùng biển và ven biển của Việt Nam tập trung tới ba phần tư khu du lịch tổng hợp và 10/17 khu du lịch chuyên đề của cả nước. Hàng năm, vùng biển thu hút 73% số lượt khách du lịch quốc tế, với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 12,6%/ năm, và thu hút hơn 50% số lượt khách du lịch nội địa, với tốc độ tăng trưởng bình quân 16%/năm. Có thể nói những tuyến điểm du lịch biển Vũng Tàu, Nha Trang, Phú Quốc, Phan Thiết, Hạ Long… không thua kém hoặc có thể nói vượt trội về độ hấp dẫn so với những tuyến điểm biển nổi tiếng ở Đông Nam Á như Pattaya, Phuket, Ko Samui, Bali … Thời gian gần đây, nhiều địa phương có lợi thế biển đã và đang chọn mô hình phát triển du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn, tăng nguồn thu, giải quyết công ăn việc làm, là động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế đầu tư, thương mại, văn hóa, xã hội. Hệ thống cơ sở lưu trú vùng ven biển không ngừng tăng lên, đặc biệt số lượng những cơ sở lưu trú từ 3 sao trở lên phần lớn tập trung ở các địa phương ven biển. Theo thống kê, vùng ven biển có gần 1.400 cơ sở lưu trú với trên 45.000 buồng. Đội ngũ lao động du lịch vùng ven biển hiện chiếm khoảng 65% tổng
số lao động trực tiếp làm du lịch của cả nước, tập trung nhiều nhất ở Tp. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu trên 60%. Bên cạnh đó, sự phát triển của du lịch biển còn tạo việc làm gián tiếp 60 vạn lao động là các dân cư ven biển.
3.1.2.6. Kinh tế đảo
Việt Nam với hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ phân bố tập trung ở vùng ven bờ và các quần đảo ngoài khơi, nước ta có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế hải đảo. Mỗi đảo là một “thỏi bạc”, bên cạnh các giá trị cảnh quan nổi, quanh đảo còn quy tụ các hệ sinh thái quan trọng đối với nguồn lợi hải sản, đối với phát triển nghề cá và du lịch sinh thái biển. Ngoài ra, một số hòn đảo còn có lợi thế vị trí địa lý để phát triển dịch vụ cảng biển, hàng hải.
Các hải đảo của nước ta đa dạng, giàu tiềm năng, song đến nay chưa có tài liệu điều tra khảo sát, công trình nghiên cứu đầy đủ và toàn diện nào về hiện trạng, tiềm năng và khả năng phát triển của các hải đảo. Thế mạnh của các hải đảo chưa được đặt đúng vị trí trong chiến lược phát triển của đất nước. Vì vậy, nhiều đảo có điều kiện để phát triển nhanh chưa được đầu tư đúng mức và toàn diện. Một số đảo có điều kiện phát triển kinh tế thì chưa được quy hoạch, thiếu nguồn vốn, thiếu lao động. Một số đảo tiền tiêu chưa có dân sinh sống, chưa có chính sách khuyến khích thích đáng những người lao động ra sinh sống ở tuyến đảo. Trình độ văn hoá, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nhiều đảo còn thấp kém, còn thiếu nhà trẻ, trường học, bệnh viện, nước ngọt, điện, phương tiện thông tin truyền hình, công cụ để sản xuất.
3.1.2.7. Các lĩnh vực kinh tế biển khác
Một số lĩnh vực kinh tế biển khác như cứu nạn trên biển, thông tin liên lạc biển, khoa học, giáo dục, đào tạo biển… trong những năm qua cũng được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư, tạo cơ hội phát triển. Tuy nhiên, nhìn chung các lĩnh vực này còn kém phát triển so với các lĩnh vực khác và so với các nước trong khu vực và trên thế giới, đóng góp chưa nhiều phát triển kinh tế biển nói chung. Để thực hiện được mục tiêu Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, trong những năm tới, những lĩnh vực này đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Trong quá trình chuyển đổi từ “khai thác giá trị vật chất biển” sang “khai thác chức năng biển”… thì các lĩnh vực như điều tra cơ bản về biển, khoa học- công nghệ biển, giáo dục- đào tạo biển đóng