Đơn xin cấp xe lăn là văn bản được người dân viết gửi tới cá nhân, đơn vị có thẩm quyền. Bạn đang thắc mắc, tìm kiếm mẫu để xem đơn có những nội dung gì, căn cứ pháp luật nào và viết ra sao. Xin mời theo dõi bài viết của chúng tôi.
Hướng dẫn viết Đơn xin cấp xe lăn
Những hướng dẫn cơ bản để tự viết Đơn xin cấp xe lăn đúng, cập nhật liên tục, đảm bảo pháp lý.
- Cá nhân, tổ chức nhận đơn là cá nhân, tổ chức có thẩm quyền theo quy định pháp luật chuyên ngành (phần “Kính gửi:…”);
- Dưới tên đơn là nêu ra nội dung chính của đơn (phần “V/v:…”);
- Dẫn chiếu các văn bản, thỏa thuận, hợp đồng, pháp luật có liên quan (phần “Căn cứ:…”);
- Chủ thể viết Đơn xin cấp xe lăn là người có quyền, lợi ích trực tiếp mong muốn giải quyết (phần “Tên tôi là:…”);
- Các thông tin của người viết đơn cần được điền đầy đủ như năm sinh, nơi cư trú, số CMND/CCCD, số điện thoại (phần “Năm sinh:…, CMND/CCCD số:…”);
- Nội dung đơn là nội dung sự việc cần được giải quyết (phần “Trình bày nội dung:…”);
- Người viết đơn ký tên ở cuối đơn kèm theo lời cam đoan (phần “Người viết đơn:…”);
- Hình thức đơn: Viết tay hoặc đánh máy không bắt buộc theo mẫu;
Mẫu Đơn xin cấp xe lăn
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà nội, ngày 21 tháng 08 năm 2019
ĐƠN XIN CẤP XE LĂN
Căn cứ vào Thông tư liên tịch 13/2014/ TTLT-BLĐTBXH-BTC
Kính gửi: Phòng Tài chính – Kế toán Uỷ ban nhân dân huyện Mai Sơn
Tôi tên là: Nguyễn Văn A Sinh năm: 05/02/1958
Số CMND: 051005590 cấp ngày 30/09/1980 tại Sơn La
Hộ khẩu thường trú: Xóm 1, Tiểu khu 2, TT Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
Hồ sơ thương binh số: TB 1357209
Số điện thoại: 0941945926
Tôi là thương binh tham gia kháng chiến chống Mỹ năm 1970 tại chiến trường miền Nam Việt Nam. Sau khi kháng chiến kết thúc thắng lợi tôi có bị thương nặng trong quá trình tham gia chống Mỹ. Do hai chân của tôi bị trúng đạn đến nay bị tê liệt hoàn toàn không cử động được nữa nay tôi làm đơn xin được cấp xe lăn để thuận tiện cho việc sinh hoạt hằng ngày
Căn cứ: Khoản 1 Điều 8 Thông tư liên tịch 13/2014
“1. Thương binh, bệnh binh được cấp phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật ghi trong hồ sơ thương binh, bệnh binh và chỉ định của cơ sở chỉnh hình phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh trở lên (sau đây gọi chung là cơ sở y tế), cụ thể như sau:
a) Tay giả;
b) Máng nhựa tay;
c) Chân giả;
d) Máng nhựa chân;
đ) Một đôi giày hoặc một đôi dép chỉnh hình;
e) Nẹp đùi, nẹp cẳng chân;
g) Áo chỉnh hình;
h) Xe lăn hoặc xe lắc hoặc phương tiện thay thế bằng mức tiền cấp mua xe lăn hoặc xe lắc;
i) Nạng;
k) Máy trợ thính theo chỉ định của bệnh viện cấp tỉnh trở lên;
l) Lắp mắt giả theo chỉ định của bệnh viện cấp tỉnh trở lên. Tiền lắp mắt giả thanh toán theo chứng từ của bệnh viện cấp tỉnh trở lên;
m) Làm răng giả đối với thương binh theo số răng bị mất ghi tại hồ sơ thương binh và chỉ định của bệnh viện cấp tỉnh trở lên; lắp hàm giả đối với thương binh hỏng hàm do thương tật căn cứ theo hồ sơ thương binh và chỉ định của bệnh viện cấp tỉnh trở lên;
n) Mua các đồ dùng phục vụ sinh hoạt đối với thương binh, bệnh binh bị liệt nửa người hoặc liệt hoàn toàn hoặc bị tâm thần thể kích động;
Trường hợp vừa bị thể tâm thần kích động đồng thời bị liệt nửa người hoặc liệt hoàn toàn chỉ được cấp 01 lần tiền để mua các đồ dùng sinh hoạt;
o) Trường hợp cấp xe lăn hoặc xe lắc đồng thời cấp chân giả thì thời hạn sử dụng của mỗi phương tiện là 06 năm”
Như vậy, dựa trên hồ sơ thương binh trường hợp của tôi có đủ điều kiện để được cấp phát xe lăn theo quy định của pháp luật. Theo đó, tôi kính mong quý cơ quan tạo điều kiện cấp cho tôi xe lăn.
Mong cơ quan xem xét và thực hiện. Tôi trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ 500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191
Tham khảo thêm: