Hợp đồng dịch vụ phun thuốc bảo vệ thực vật cho khu nông nghiệp

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc 

                                    Hà nội, ngày 20 tháng 7 năm 2020

         HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHUN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT KHU NÔNG NGHIỆP

         Số 12/HDDVPTBVTV

  • Căn cứ theo quy định Bộ luật Dân sự nước công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015;
  • Căn cứ luật thương mại nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Viêt Nam năm 2005;
  • Căn cứ Thông tư 12/2018/TT-BNNPTNT Quy chuẩn về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật;
  • Căn cứ theo thỏa thuận các bên.

Hôm nay, ngày 20 tháng 7 năm 2020, Tại địa chỉ 120 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội , chúng tôi gồm các bên:

Bên A (Gọi là Thuê)

Tên công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ab

Mã số thuế: 154647543       Số tài khoản:19652654  

Chi nhánh: Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương chi nhánh Thanh Xuân

Ngân hàng: Vietinbank

Địa chỉ: 120 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Số điện thoại: 023654921                    số fax: 59561

Người đại diện theo pháp luật: Nguyên Minh Nam       Chức vụ: Giám đốc

Địa chỉ: 134 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Số điện thoại: 02608916                       Số cmnd: 035595954

Bên B (bên tư vấn)

Tên công ty: Công ty Cổ phần BQ

Mã số thuế: 154647543       Số tài khoản:19652654  

Chi nhánh: Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương chi nhánh Thanh Xuân

Ngân hàng: Vietinbank

Địa chỉ: 555 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Số điện thoại: 023654921                    số fax: 59561

Người đại diện theo pháp luật: Hoàng Anh       Chức vụ: Giám đốc

Địa chỉ: 111 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Số điện thoại: 02608916                       Số CMND: 035595954

Hai bên cùng bàn bạc và thỏa thuận những nội dung sau đây:

Điều 1. Nội dung công việc

– Hai bên thỏa thuận việc thuê bên B thực hiện công việc phun thuốc bảo vệ thực vật trong khu nông nghiệp.

Điều 2. Mô tả công việc

– Thực hiện công việc tìm hiểu khu vực phải phun thuốc;

– Tìm hiểu loại thuốc phun và tư vấn cho bên A;

– Thực hiện việc phun thuốc bảo vệ thực vật trong khu nông nghiêp;

– Đảm bảo an toàn sau phun thuốc.

Điều 3. Đảm bảo các tiêu chuẩn về thuốc

3.1 Yêu cầu về hàm lượng hoạt chất

– Thuốc bảo vệ thực vật kỹ thuật

+ Hàm lượng hoạt chất tối thiểu của thuốc kỹ thuật phải được đăng ký không nhỏ hơn quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Thông tư ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và khi xác định, hàm lượng trung bình không được nhỏ hơn mức hàm lượng tối thiểu đã đăng ký.

+ Trường hợp hàm lượng hoạt chất tối thiểu của thuốc kỹ thuật chưa có trong quy định hiện hành thì phải đăng ký, được Cục Bảo vệ thực vật chấp thuận và khi xác định, hàm lượng trung bình không nhỏ hơn mức hàm lượng tối thiểu đã đăng ký.

– Thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm

Hàm lượng của từng hoạt chất có trong thuốc thành phẩm tính theo % khối lượng hoặc g/kg hoặc g/l ở (20 ± 2) °C ở các dạng thuốc bảo vệ thực vật đã được đăng ký và khi xác định, hàm lượng trung bình phải phù hợp với quy định tại Bảng 1.

Bảng 1 – Hàm lượng hoạt chất trong các dạng thành phẩm

Hàm lượng hoạt chất đăng kýMức sai lệch cho phép
% khối lượngg/kg hoặc g/l ở (20 ± 2)°C 
Đến 2,5Đến 25± 15% của hàm lượng đăng ký đối với dạng đồng nhất (dạng lỏng) hoặc ± 25% của hàm lượng đăng ký đối với dạng không đồng nhất (dạng rắn)
Từ trên 2,5 đến 10Từ trên 25 đến 100± 10% của hàm lượng đăng ký
Từ trên 10 đến 25Từ trên 100 đến 250± 6% của hàm lượng đăng ký
Từ trên 25 đến 50Từ trên 250 đến 500± 5% của hàm lượng đăng ký
Lớn hơn 50± 2,5%
Lớn hơn 500± 25 g/kg hoặc g/l

– Đối với các chỉ tiêu vi sinh vật có trong các dạng thuốc bảo thực vật thành phẩm, mật độ vi sinh vật sống phải được đăng ký và khi xác định, mật độ trung bình không nhỏ hơn 10 lần mật độ đã đăng ký.

– Đối với các thuốc bảo vệ thực vật sinh học có nguồn gốc từ thực vật, hàm lượng hoạt chất phải được đăng ký và khi xác định, hàm lượng hoạt chất trung bình tuân theo mức sai lệch cho phép (bảng 1) ở giá trị nhỏ và không giới hạn ở giá trị lớn.

3.2  Các chỉ tiêu về tính chất lý – hóa

– Yêu cầu kỹ thuật đối với các chỉ tiêu lý hóa

– Độ mịn

– Độ mịn thử rây khô

Lượng cặn còn lại trên rây có đường kính lỗ 75 μm sau khi thử rây khô: Không lớn hơn 5%.

– Độ mịn thử rây ướt

Lượng cặn còn lại trên rây có đường kính lỗ 75 μm sau khi thử rây ướt: Không lớn hơn 2%.

–  Độ bọt

Thể tích bọt tạo thành sau 1 min: Không lớn hơn 60 ml.

– Độ thấm ướt

Sản phẩm được thấm ướt hoàn toàn trong 1 min mà không cần khuấy trộn.

2.2.1.4  Kích thước hạt

Khoảng kích thước hạt của sản phẩm phải được công bố và phù hợp với quy định sau:

Tỷ lệ giữa đường kính hạt lớn nhất và nhỏ nhất công bố: Không lớn hơn 4.

Lượng hạt nằm trong khoảng kích thước công bố: Không nhỏ hơn 85%.

– Độ bụi

Lượng bụi qua rây 50 μm: Không lớn hơn 1%

– Độ phân tán và độ tự phân tán

Sản phẩm sau khi pha với nước cứng chuẩn D ở 30°C ± 2°C trong 5 min, hàm lượng hoạt chất trong dung dịch huyền phù: Không nhỏ hơn 60%.

– Tỷ suất lơ lửng

Sản phẩm sau khi tạo huyền phù với nước cứng chuẩn D ở 30°C ± 2°C trong 30 min, hàm lượng hoạt chất trong dung dịch huyền phù: Không nhỏ hơn 60%.

– Độ bền phân tán

Chỉ tiêuYêu cầu
Độ phân tán ban đầuHoàn toàn
Độ phân tán sau khi pha mẫu 0,5 h: 
– thể tích lớp kem/lớp dầu, không lớn hơn2 ml
– thể tích lớp cặn, không lớn hơn0,2 ml
Độ tái phân tán sau khi pha mẫu 24 hHoàn toàn
Độ bền phân tán cuối cùng sau khi pha mẫu 24,5 h 
– thể tích lớp kem/lớp dầu, không lớn hơn2 ml
– thể tích lớp cặn, không lớn hơn0,4 ml

Sản phẩm sau khi pha loãng với nước cứng chuẩn D ở 30°C ± 2°C, phải phù hợp với quy định trong Bảng 2.

Bảng 2 – Yêu cầu về độ bền phân tán

– Độ bền nhũ tương

Sản phẩm sau khi pha loãng với nước cứng chuẩn D ở 30°C ± 2°C, phải phù hợp với quy định trong Bảng 3.

Bảng 3 – Yêu cầu về độ bền nhũ tương

Chỉ tiêuYêu cầu
Độ tự nhũ ban đầuHoàn toàn
Độ bền nhũ tương sau khi pha mẫu 0,5 h: 
– thể tích lớp kem, không lớn hơn2 ml
Độ bền nhũ tương sau khi pha mẫu 2 h: 
– thể tích lớp kem, không lớn hơn4 ml
Độ tái nhũ sau khi pha mẫu 24 h a)Hoàn toàn
Độ bền nhũ tương cuối cùng sau khi pha mẫu 24,5 h a) – thể tích lớp kem, không lớn hơn4 ml
a) Chỉ xác định khi có nghi ngờ kết quả xác định độ bền nhũ tương sau khi pha mẫu 2 h.

– Độ hòa tan và độ bền dung dịch

Lượng cặn còn lại trên rây có đường kính lỗ 75 μm sau khi hòa tan với nước cứng chuẩn D ở 30°C ± 2°C:

– Độ hòa tan: Không lớn hơn 2% sau khi khuấy hòa tan 5 min.

– Độ bền dung dịch: Không lớn hơn 2% sau khi hòa tan để yên tĩnh 18 h.

Sản phẩm sau khi pha loãng với nước cứng chuẩn C ở 30°C ± 2°C trong 24 giờ dung dịch đồng nhất trong suốt hoặc trắng sữa không lắng cặn. Nếu có cặn thì lượng cặn còn lại trên rây có đường kính lỗ 75 μm: không lớn hơn 2%

– Độ bền bảo quản ở 0°C

Sau khi bảo quản ở nhiệt độ 0°C ± 2°C trong 7 ngày, thể tích chất rắn hoặc lỏng tách lớp không lớn hơn 0,3 ml.

– Độ bền bảo quản ở nhiệt độ cao

Sản phẩm sau khi bảo quản ở nhiệt độ 54 °C ± 2 °C trong 14 ngày, hàm lượng hoạt chất xác định được không nhỏ hơn 95% so với trước khi bảo quản.

Điều 4. Thời gian, Phương tiện, Địa điểm

4.1 Thời gian

Chia làm 2 đợt:

+ Đợt 1 vào lúc 22h đêm ngày 26 tháng 10 năm 2020;

+ Đợt 2 vào lúc 22h đêm ngày 30 tháng 10 năm 2020;

4.2 Phương tiên sử dụng

– Việc phun thuốc bảo vệ thực vật được thực hiện bởi thiết bị máy bay không người lái 3WD -TY- M12;

Đặc điểm nổi bật:

– Thể tích bình chứa dung dịch thuốc bảo vệ thực vật: 12L

– Độ rộng vòi phun: 4m (± 5%)

– Thời gian bay mỗi lần: 10 phút

– Hiệu suất làm việc: 700 ~ 1000 m²/phút

– Tốc độ hoạt động: 3 ~ 6 m / s (tốc độ gió ≤ cấp 4)

4.3 Địa điểm

 Khu nông nghiệp tại Phường Thanh Xuân Bắc, Quận Thanh Xuân, Hà Nội;

Điều 5. Đảm bảo yêu cầu sử dụng thuốc

 Khi sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật, cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản đó là nguyên tắc 4 đúng:

– Đúng thuốc: Mỗi loại thuốc chỉ trừ được một số dịch hại nhất định, nhất là thuốc có tính chọn lọc. Yêu cầu chọn phải đúng đối tượng phòng trừ, trong đó ưu tiên thuốc trừ đặc hiệu và các thuốc có tác dụng tương tự.

– Đúng lúc: Đó là lúc dịch hại dễ mẫm cảm và dễ chết nhất (tuổi sâu nhỏ 1 – 2, sâu lột xác, trứng nở hoặc bệnh mới xuất hiện, cỏ mới mọc…). Khi cây và thiên địch an toàn nhất và đúng vào thời điểm trong ngày tốt nhất: trời quang khô ráo, lặng gió, tránh lúc nắng to… Với thuốc nội hấp nên phun vào buổi sáng sớm vì cây hấp thụ dễ hơn.

– Đúng liều lượng, nồng độ: Mỗi loại thuốc bảo vệ thực vật đều có quy định sử dụng nồng độ và liều lượng trừ dịch hại đạt hiệu quả, an toàn đối với người và cây trồng. Liều lượng này tính bằng gam, kg hoạt chất a.i hay thuốc thương phẩm cho một đơn vị diện tích hoặc thể tích nhất định. Yêu cầu người sử dụng phải cân đong chính xác, tránh tùy tiện, ước lượng gây lãng phí tiền bạc và những hậu quả đáng tiếc cho vật nuôi, cây trồng và môi trường.

– Đúng cách: Mỗi loại thuốc thương phẩm có kỹ thuật sử dụng riêng nhất thiết phải tuân thủ.

– Với loại thuốc bột: Yêu cầu phải phun hoặc rắc đều trên diện tích quy định. Trường hợp thuốc bột ít, có thể trộn thêm đất bột hoặc cát khô để rắc cho đều.

– Với loại thuốc phun dạng lỏng: Yêu cầu cân đong pha chế cẩn thận (thuốc và nước thường tính cho bình phun), đổ ít nước vào bình rồi đổ nước khuấy đều cho tan sau đó đổ hết lượng nước quy định. Khi phun cần phun kỹ, đều, tập trung vào nơi có dịch hại.

Điều yêu cầu sử dụng

– Trước khi sử dụng đảm bảo nơi để cận thận, thánh để nơi đông người;

– Khi sử dụng phun thuốc đúng địa điểm mà các bên đã thảo thuận;

– Sau khi phun thuốc: Phải rửa sạch dụng cụ, bình phun bằng nước sạch. Thuốc thừa và nước rửa bình, dụng cụ phải cho vào hố nơi an toàn. Cấm không được rửa bình xuống vung nước sinh hoạt của người dân;

Điều 6. Thanh toán

6.1 Giá trị hợp đồng:

Diện tíchGiáSố lượtThành tiền
40 ha200.000VNĐ/ha216.000.000

– Giá phí trên đã bao gồm 10% thuế VAT.

6.2 Phương thức thanh toán: Bên A thanh toán chuyển khoản

6.3 Thời gian thanh toán

Bên A thanh toán toàn bộ giá trị hợp đồng cho bên B làm hai đợt:
– Đợt 1: Bên A sẽ thanh toán tạm ứng cho bên B là 30% VNĐ ngay khi hai bên ký kết hợp đồng.

– Đợt 2: Số tiền còn lại sẽ thanh toán ngay sau khi Bên B thực hiện xong công việc

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ các bên

7.1 Quyền và nghĩa vụ bên A

– Quyền kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện phun thuốc bên B;

– Yêu cầu bên B chịu mọi trách nhiệm về việc làm của mình nếu ảnh hưởng đến môi trường, con người;

– Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại thực tế sảy ra;

– Có nghĩa vụ thanh toán mọi chi phí bên B khi hoàn thành nghĩa vụ;

– Có nghĩa vụ cung cấp thông tin, địa điểm thực hiện công việc;

7.2 Quyền và nghĩa vụ bên B

– Yêu cầu bên A cung cấp thông tin về nơi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật,  loại thiệt hại;

– Tư vấn cho bên A được biết loại thuốc và phương thức sử dụng;

– Yêu cầu bên A thanh toán mọi chi phí liên quan trong quá trình thực hiện

– Có quyền yêu cầu bên B liên đới chịu trách nhiệm với việc phòng chống thiệt hại sảy ra;

– Có nghĩa vụ bảo đảm an toàn môi trường xung quanh khu sử dụng thuốc đối với con người và môi trường;

Điều 8. Phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại

Phạt hợp đồng

– Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu một bên thực hiện không đúng hoặc không đầy nghĩa vụ của mình thì bên bị vi phạm gửi thông báo cho bên vi phạm về việc phạt hợp đồng. Phạm vi phạt vi phạm là 20% giá trị hợp đồng.

Bồi thường thiệt hại

– Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu bên B thực hiện công việc gây thiệt hại thì phải chịu mọi trách nhiệm và bồi thường phần thiệt hại thực tế mà bên A phải gánh chịu cho trách nhiệm bên B.

– Bên B có quyền yêu cầu giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu xác định việc bên A khi có thiệt hại thực tế sảy ra nhưng không thực hiện biện pháp phòng chống, hoặc có chứng cứ chứng minh bên A để cho thiệt hại lan rộng thì bên B phải thông báo cho bên A và được quyền yêu cầu bên A chịu 30% phần thiệt hại mà bên B phải chịu.

Điều 9. Ngăn chăn thiệt hại

– Khi có thiệt hại thực tế sảy ra bên A có nghĩa vụ sử dụng các biện pháp kỹ thuật, ngăn chặn việc tiếp diễn của hậu quả do bên B gây ra. Sau khi thực hiên các biện pháp ngăn chặn phải thông báo cho bên B được biết để cùng nhau bàn bạc xử lý hiệu quả;

– Nếu bên A Không thực hiện việc ngăn chặn thì bên B có quyền yêu cầu bên A chịu một phần trách nhiệm đối với thiệt hại sảy ra;

Điều 10. Trường hợp bất khả kháng

– Các trường hợp bất khả kháng có thể sảy ra:

+ Các thiên tai có thể sảy ra: bão, lũ,..

+ Các quyết định của cơ quan nhà nước

+ Các thiệt hại do máy móc, kỹ thuật

Khi có gặp phải trường hợp bất khả kháng các bên phải thông báo ngay cho bên kia bằng hình thức văn bản để cho bên kia được biết và có biện pháp khác.

ĐIỀU 11. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

 Bất kỳ tranh chấp nào giữa các bên phát sinh từ hoặc liên quan đến Hợp đồng bao gồm nhưng không hạn chế các vấn đề liên quan đến hình thức, thực hiện hợp đồng, vi phạm, hiệu lực hay bất kỳ nội dung của Hợp đồng sẽ được giải quyết trước hết bằng thương lượng đàm phán giữa các bên trên tinh thần thiện chí, trung thực. Trong trường hợp, một bên không muốn hoặc các bên không thể giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp thương lượng, hoà giải thì các bên  đồng ý đưa tranh chấp ra giải quyết tại toà án có thẩm quyền.

ĐIỀU 12. ĐIỀU KHOẢN CHUNG

1. Mọi sửa đổi, bổ sung của Hợp đồng phải được lập thành văn bản và cí chữ ký xác nhận của người đại diện hợp pháp của Các bên;

2. Các bên đã đọc và hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng;

3. Hợp đồng này được lập thành 2 bản mỗi bên giữ 1 bản và có giá trị pháp lý như nhau;

4. Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày kí kết hợp đồng.

Bên ABên B
NamAnh

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com