Đơn xin bảo lãnh xe tai nạn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———–o0o———-

Hà Nội, ngày 15 tháng 1 năm 2020

ĐƠN XIN BẢO LÃNH XE TAI NẠN

Kính gửi: Công an quận C

Căn cứ vào nghị định số 115/2013/NĐ-CP

Thông tư số 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC

Tôi tên là : Nguyễn Văn A       sinh ngày : 3/5/1960         giới tính : Nam

CMND số: 123456789             ngày cấp  : 1/6/1978         Nơi cấp : Công an TP Hà Nội

Số điện thoại           : 0123456789

Hộ khẩu thường trú : Số 1 Phố A , Phường B, Quận C , Thành phố Hà Nội

Nơi cư trú                : Số 1 Phố A , Phường B, Quận C , Thành phố Hà Nội

Tôi làm đơn này trình bày một việc như sau:

Vào buổi sang ngày 10 tháng 1 năm 2020 tôi có điều khiển chiếc máy wave đỏ với số hiệu…………. biển kiểm soát là ………….  Xảy ra va chạm khiến người đi bộ trên đường ……………….. bị thương. Hiện  nay xe máy của tôi đang bị tạm giữ công an quận B. Hiện nay tôi đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc di chuyển .

Căn cứ vào điều 15 nghị định số 115/2013/NĐ-CP

1. Trường hợp được đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 14 Nghị định này.

2. Người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện giao thông vi phạm hành chính có thẩm quyền quyết định cho tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông đó.

3. Thủ tục và mức tiền đặt bảo lãnh:

a) Tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh cho người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện. Mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất phải bằng mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt quy định cho hành vi vi phạm. Tiền đặt bảo lãnh được trả lại cho tổ chức, cá nhân đặt bảo lãnh sau khi tổ chức, cá nhân vi phạm đã chấp hành xong quyết định xử phạt.

Việc đặt tiền bảo lãnh và trả lại số tiền đó phải được lập biên bản. Biên bản được lập thành hai bản, một bản giao cho tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh;

b) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn chấp hành quyết định xử phạt mà tổ chức, cá nhân không chấp hành quyết định xử phạt thì số tiền đặt bảo lãnh được chuyển thành số tiền xử phạt; trường hợp số tiền đặt bảo lãnh lớn hơn số tiền xử phạt thì phần còn lại của số tiền đặt bảo lãnh sau khi trừ số tiền xử phạt được trả lại cho tổ chức, cá nhân đặt bảo lãnh.

4. Việc quản lý, bảo quản phương tiện giao thông trong trường hợp đặt tiền bảo lãnh thực hiện theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 14 Nghị định này.

5. Các trường hợp không được đặt tiền bảo lãnh:

a) Phương tiện giao thông của vụ vi phạm là vật chứng của vụ án hình sự;

b) Phương tiện giao thông đang được đăng ký giao dịch bảo đảm;

c) Phương tiện giao thông được sử dụng để đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng hoặc gây tai nạn giao thông;

d) Giấy đăng ký phương tiện bị làm giả, sửa chữa;

đ) Biển kiểm soát giả, phương tiện bị thay đổi trái phép số khung, số máy hoặc bị xóa số khung, số máy.

Tôi hoàn toàn có quyền và có nguyện vọng đặt cọc số tiền là …………………….VNĐ    ( bằng chữ…………..)

Tôi xin đặt cọc số tiền để nhận lại chiếc xe đang bị tạm giữ

Căn cứ vào điều 3 Thông tư số 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC

Tiền đặt để bảo đảm là Việt Nam đồng, thuộc sở hữu hợp pháp của bị can, bị cáo, người thân thích của bị can, bị cáo hoặc người đại diện của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

Tôi cam đoan số tiền trên thuộc sở hữu của tôi

Từ những căn cứ trên tôi xin Công an quận thực hiện:

Cho phép tôi có quyền đặt cọc và có nguyện vọng đặt cọc số tiền là …………………….VNĐ    ( bằng chữ…………..) để nhận lại chiếc xe đang bị tạm giữ

 Tôi xin cam đoan những điều trên là sự thật

Người làm đơn

A

Nguyễn Văn A

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com