Mẫu Đề án khai thác sử dụng nước mặt

Mẫu số 02/NM: ĐỀ ÁN KHAI THÁC SỬ DỤNG NƯỚC MẶT
Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

Mẫu số 02/NM

 

(TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP)

—————–

 

 

(Trang bìa trong)

 

 

 

 

 

 

ĐỀ ÁN KHAI THÁC SỬ DỤNG NƯỚC MẶT

………………………………………………………………………………… (1)

 

 

 

 

 

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP

Ký, (đóng dấu nếu có)

ĐƠN VỊ LẬP ĐỀ ÁN

Ký, đóng dấu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Địa danh, tháng…./năm….

 

 

(1) Ghi tên nguồn nước khai thác, sử dụng, tên dự án/công trình, địa điểm khai thác, sử dụng.

HƯỚNG DẪN LẬP ĐỀ ÁN KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC MẶT

(Xin cấp giấy phép trong trường hợp chưa có công trình khai thác, sử dụng)

Mở đầu

  • Nguồn nước khai thác, sử dụng (tên sông, suối, rạch, hồ, đầm, ao) và địa điểm khai thác (thôn/ấp/đường, xã/phường, huyện/quận, tỉnh/thành phố).

  • Sự cần thiết, căn cứ pháp lý của việc xin phép khai thác, sử dụng nước (nêu tên các văn bản pháp lý có liên quan như quyết định thành lập tổ chức, giấy đăng ký kinh doanh (nếu có), văn bản cho phép đầu tư, văn bản phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có), văn bản phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, văn bản phê duyệt thiết kế kỹ thuật,…).

  • Sự phù hợp của việc khai thác, sử dụng nước với quy hoạch khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước của vùng, lưu vực sông (nêu tên các văn bản phê duyệt quy hoạch).

  • Nguồn gốc các thông tin, tài liệu sử dụng để xây dựng đề án (tên tổ chức có tư cách pháp lý cung cấp các tài liệu về thăm dò, khảo sát địa hình, địa chất, địa chất thủy văn, thủy văn, khí tượng, chất lượng nước…, tên các báo cáo được cấp có thẩm quyền phê duyệt đã được sử dụng để lập đề án như báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo thiết kế kỹ thuật…).

  1. Đặc điểm nguồn nước
  2. Sơ lược về đặc điểm tự nhiên: mạng lưới sông suối, địa hình, khí tượng thuỷ văn.
  3. Lượng và chế độ dòng chảy:
  • Thuyết minh số liệu dùng để đánh giá nguồn nước trong đề án: vị trí đo, số năm có số liệu quan trắc, chất lượng số liệu. (Số liệu mực nước, lưu lượng nước của các trạm quan trắc tại vị trí công trình và ở thượng lưu, hạ lưu công trình).

  • Trình bày phương pháp tính toán, đánh giá nguồn nước được sử dụng trong đề án.

  • Lưu lượng và sự biến đổi lượng nước trong thời kỳ nhiều năm (Mực nước, lưu lượng trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất năm).

  • Sự biến đổi của lượng nước theo các tháng trong năm (Mực nước, lưu lượng trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất của từng tháng trong thời kỳ quan trắc).

  • Chế độ triều, biên độ triều (đối với các công trình khai thác nước nằm trong vùng ảnh hưởng triều).

  • Những yếu tố ảnh hưởng đến lượng và chất lượng nguồn nước tại vị trí khai thác.

  1. Chất lượng nguồn nước:
  • Đánh giá chất lượng nguồn nước dựa trên số liệu đo chất lượng nước tại các trạm quan trắc gần nhất nằm phía thượng lưu và hạ lưu trong thời gian có số liệu quan trắc.

  • Kết quả phân tích chất lượng nước cho mục đích sử dụng tại thời điểm xin cấp phép.

  1. Xác định nhu cầu nước.
  2. Nhiệm vụ và quy mô phục vụ của công trình (diện tích tưới, số dân được cấp nước, vùng được cấp nước, công suất phát điện,…).
  3. Phương pháp tính toán nhu cầu nước cho các mục đích sử dụng khác nhau: tưới, phát điện, cấp nước công nghiệp, cấp nước sinh hoạt,…
  4. Kết quả tính toán nhu cầu nước.
  5. a) Đối với khai thác, sử dụng nước phục vụ nông nghiệp:
  • Đối với các công trình lấy nước: kết quả tính toán nhu cầu nước trong từng tháng của các năm điển hình (theo các tần suất thiết kế, năm nhiều nước, năm ít nước…).

  • Đối với các công trình điều tiết nước: nêu nhu cầu tích nước, xả nước theo từng tháng của các năm điển hình.

  1. b) Đối với khai thác, sử dụng nước để phát điện
  • Nhu cầu tích nước, xả nước để phát điện theo từng tháng của các năm điển hình, theo các giờ trong ngày.
  1. c) Khai thác sử dụng nước cho các mục đích khác
  • Nhu cầu nước trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất trong từng tháng.

  • Nhu cầu tích nước, xả nước, lấy nước vào các thời gian khác nhau.

  • Các yêu cầu khác về diện tích mặt nước, lưu lượng, mực nước, độ sâu nước, chênh lệch mực nước… cho các mục đích khai thác, sử dụng.

  1. d) Tổng hợp nhu cầu nước cho các mục đích sử dụng (đối với các công trình khai thác sử dụng nước phục vụ nhiều mục đích)

III. Phương thức khai thác, sử dụng nước

  1. Công trình khai thác, sử dụng nước
  2. a) Vị trí công trình:

–  Địa danh hành chính: thôn/ấp… xã/phường… huyện/quận…. tỉnh/thành phố.

  • Toạ độ (theo hệ toạ độ VN 2000):

Nêu toạ độ các hạng mục công trình chính: cửa lấy nước (tim cửa lấy nước), trạm bơm (tim nhà trạm), các tuyến đập (tim đập), nhà máy thủy điện (tim nhà máy)…

Toạ độ các góc khu vực công trình khai thác, sử dụng nước:

  1. b) Loại hình công trình khai thác: (hồ chứa, đập dâng, trạm bơm, cống và các loại hình khác)
  • Lựa chọn vị trí công trình khai thác, sử dụng nước: lý giải việc lựa chọn vị trí lấy nước, vị trí công trình khai thác, sử dụng nước.

  • Mô tả cách thức khai thác, sử dụng nước bằng các hạng mục của công trình khai thác, sử dụng nước.

  • Các thông số cơ bản của các công trình khai thác nước (hồ chứa, trạm bơm, kênh, đập dâng, đập tràn…).

  • Trường hợp có chuyển nước từ sông này sang sông khác cần mô tả thêm về lưu vực sông tiếp nhận nước, lượng và phương thức chuyển nước.

  • Mô tả biện pháp giám sát quá trình khai thác, sử dụng nước của công trình: loại dụng cụ đo đạc, yếu tố đo đạc, chế độ đo đạc…

  1. Chế độ khai thác, sử dụng:
  • Mô tả quy trình vận hành công trình khai thác, sử dụng nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật.

  • Mô tả chế độ lấy nước, chế độ điều tiết nước của công trình.

  1. ảnh hưởng của việc khai thác, sử dụng nước tới nguồn nước, môi trường và các đối tượng sử dụng nước khác
  2. Tác động tới nguồn nước

Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác, sử dụng nước tới số lượng, chất lượng nguồn nước và chế độ dòng chảy; mô tả việc xả nước thải: lượng, chất lượng nước xả thải, vị trí tiếp nhận nước xả thải trong thời hạn đề nghị cấp phép.

  1. Tác động tới việc khai thác, sử dụng nước của các đối tượng sử dụng nước khác trong khu vực.
  • Các công trình khai thác, sử dụng nước hiện có ở thượng lưu, hạ lưu công trình dự kiến.

  • ảnh hưởng của việc khai thác, sử dụng nước của công trình tới các công trình khai thác, sử dụng nước hiện có.

  1. Tác động tới môi trường: Tóm tắt báo cáo đánh giá tác động môi trường của việc khai thác, sử dụng nước.
  2. Các vấn đề khác liên quan đến việc đề nghị cấp phép khai thác sử dụng nước mặt (nếu có)

PHỤ LỤC KÈM THEO ĐỀ ÁN

  1. Bản sao các văn bản pháp lý có liên quan tới việc xin phép khai thác, sử dụng nước: quyết định thành lập tổ chức, giấy đăng ký kinh doanh (nếu có), văn bản cho phép đầu tư, văn bản phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có), văn bản phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, văn bản phê duyệt thiết kế kỹ thuật, văn bản phê duyệt đánh giá tác động môi trường, văn bản phê duyệt quy hoạch liên quan đến việc khai thác, sử dụng nước.
  2. Các tài liệu đã sử dụng để lập đề án: Báo cáo nghiên cứu khả thi (thuyết minh chung và các thuyết minh chuyên đề có liên quan đến nguồn nước), báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo thiết kế kỹ thuật (các tập thiết kế kỹ thuật có liên quan đến việc khai thác, sử dụng nước, quy trình vận hành công trình khai thác, sử dụng nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt)…

 

 

……, ngày… tháng… năm…

Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

 

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com