Đơn yêu cầu giải quyết chế độ tiền lương

Đơn yêu cầu giải quyết chế độ tiền lương là văn bản được người dân viết gửi tới cá nhân, đơn vị có thẩm quyền. Bạn đang thắc mắc, tìm kiếm mẫu để xem đơn có những nội dung gì, căn cứ pháp luật nào và viết ra sao. Xin mời theo dõi bài viết của chúng tôi.

Hướng dẫn viết Đơn yêu cầu giải quyết chế độ tiền lương

Những hướng dẫn cơ bản để tự viết Đơn yêu cầu giải quyết chế độ tiền lương đúng, cập nhật liên tục, đảm bảo pháp lý.

  • Cá nhân, tổ chức nhận đơn là cá nhân, tổ chức có thẩm quyền theo quy định pháp luật chuyên ngành (phần “Kính gửi:…”);
  • Dưới tên đơn là nêu ra nội dung chính của đơn (phần “V/v:…”);
  • Dẫn chiếu các văn bản, thỏa thuận, hợp đồng, pháp luật có liên quan (phần “Căn cứ:…”);
  • Chủ thể viết Đơn yêu cầu giải quyết chế độ tiền lương là người có quyền, lợi ích trực tiếp mong muốn giải quyết (phần “Tên tôi là:…”);
  • Các thông tin của người viết đơn cần được điền đầy đủ như năm sinh, nơi cư trú, số CMND/CCCD, số điện thoại (phần “Năm sinh:…, CMND/CCCD số:…”);
  • Nội dung đơn là nội dung sự việc cần được giải quyết (phần “Trình bày nội dung:…”);
  • Người viết đơn ký tên ở cuối đơn kèm theo lời cam đoan (phần “Người viết đơn:…”);
  • Hình thức đơn: Viết tay hoặc đánh máy không bắt buộc theo mẫu;

Đơn yêu cầu giải quyết chế độ tiền lương phải có nội dung những gì, viết soạn ra sao. Các bạn có thể xem thêm tại bài viết dưới đây.

Định nghĩa đơn yêu cầu giải quyết chế độ tiền lương

Đơn yêu cầu giải quyết chế độ tiền lương là đơn thể hiện ý chí cá nhân gửi tới người sử dụng lao động, yêu cầu giải quyết các chế độ lương thưởng như đã thỏa thuận.

Mẫu Đơn yêu cầu giải quyết chế độ tiền lương

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———–o0o———–

Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 2020

ĐƠN YÊU CẦU GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG

Kính gửi: Ông Hoàng Minh Trí – Trưởng phòng Tài chính – Kế toán – Công ty CP Việt Tín

– Căn cứ Bộ luật lao động năm 2012;

– Căn cứ Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 05 năm 2013 quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động

– Căn cứ Nghị định số 148/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động;

– Căn cứ Điều lệ Công ty CP Việt Tín;

Tên tôi là:            Ngày sinh:                  Giới tính:

CMND số:                   Ngày cấp:                 Nơi cấp:

Hộ khẩu thường trú:

Nơi cư trú hiện tại:

Số điện thoại:                    Email:

Tôi viết đơn này xin được trình bày sự việc như sau:

Vào ngày 30/12/2019, tôi nghỉ phép tại Công ty 02 ngày với lý do kết hôn. Tôi đã làm đơn xin nghỉ việc riêng, có chữ ký xác nhận của ông Phạm Minh Vỹ – Trưởng phòng Tổ chức của Công ty. Sau 02 ngày nghỉ phép, tôi đã đi làm trở lại. Tuy nhiên, ngày 10/01/2020 tức thời điểm Công ty thanh toán tiền lương tháng 12, tôi không chi trả khoản tiền lương tương ứng với 02 ngày nghỉ này.

Căn cứ điểm a, khoản 1, điều 116 Bộ luật lao động năm 2012:

Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày

Căn cứ khoản 3, điều 6 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP:

Điều 6. Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm

3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật lao động.

Căn cứ khoản 9, điều 1 Nghị định số 148/2018/NĐ-CP:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động

9. Sửa đổi Khoản 2 Điều 26 như sau:

“2. Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong ngày nghỉ hằng năm tại Điều 111; ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc tại Điều 112; ngày nghỉ lễ, tết tại Điều 115 và ngày nghỉ việc riêng có hưởng lương tại Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của người sử dụng lao động, nhân với số ngày người lao động nghỉ hằng năm, nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương.”

Căn cứ điều 96 Bộ luật lao động năm 2012:

Điều 96. Nguyên tắc trả lương

Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.

Từ những căn cứ trên, tôi yêu Trưởng phòng Tài chính – Kế toán – Công ty CP Việt Tín thực hiện:

– Thanh toán đầy đủ tiền lương tương ứng 02 ngày làm việc theo mức lương cơ sở trong HĐLĐ giữa tôi và Công ty;

– Thanh toán đầy đủ khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương trên

Tôi xin cam kết toàn bộ nội dung trên là sự thật. Tôi sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp và trung thực của các nội dung trên.

Người viết đơn

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com