Đơn đề nghị được hưởng trợ cấp người khuyết tật

Đơn đề nghị được hưởng trợ cấp người khuyết tật là văn bản được người dân viết gửi tới cá nhân, đơn vị có thẩm quyền. Bạn đang thắc mắc, tìm kiếm mẫu để xem đơn có những nội dung gì, căn cứ pháp luật nào và viết ra sao. Xin mời theo dõi bài viết của chúng tôi.

Hướng dẫn viết Đơn đề nghị được hưởng trợ cấp người khuyết tật

Những hướng dẫn cơ bản để tự viết Đơn đề nghị được hưởng trợ cấp người khuyết tật đúng, cập nhật liên tục, đảm bảo pháp lý.

  • Cá nhân, tổ chức nhận đơn là cá nhân, tổ chức có thẩm quyền theo quy định pháp luật chuyên ngành (phần “Kính gửi:…”);
  • Dưới tên đơn là nêu ra nội dung chính của đơn (phần “V/v:…”);
  • Dẫn chiếu các văn bản, thỏa thuận, hợp đồng, pháp luật có liên quan (phần “Căn cứ:…”);
  • Chủ thể viết Đơn đề nghị được hưởng trợ cấp người khuyết tật là người có quyền, lợi ích trực tiếp mong muốn giải quyết (phần “Tên tôi là:…”);
  • Các thông tin của người viết đơn cần được điền đầy đủ như năm sinh, nơi cư trú, số CMND/CCCD, số điện thoại (phần “Năm sinh:…, CMND/CCCD số:…”);
  • Nội dung đơn là nội dung sự việc cần được giải quyết (phần “Trình bày nội dung:…”);
  • Người viết đơn ký tên ở cuối đơn kèm theo lời cam đoan (phần “Người viết đơn:…”);
  • Hình thức đơn: Viết tay hoặc đánh máy không bắt buộc theo mẫu;//b

Mẫu Đơn đề nghị được hưởng trợ cấp người khuyết tật được viết như thế nào, gồm những nội dung gì và gửi tới đâu, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Định nghĩa Đơn đề nghị được hưởng trợ cấp người khuyết tật

Đơn đề nghị được hưởng trợ cấp người khuyết tật được gửi tới cơ quan bảo hiểm xã hội trong trường hợp người làm đơn có đủ điều kiện để hưởng mức trợ cấp theo quy định pháp luật.

Mẫu Đơn đề nghị được hưởng trợ cấp người khuyết tật

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———–o0o———–

Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2020

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC HƯỞNG TRỢ CẤP NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Kính gửi: Chủ tịch UBND quận Đống Đa

– Căn cứ Kế hoạch số 161/KH-UBND ngày 10/10/2013 của UBND thành phố Hà Nội về thực hiện đề án trợ giúp người khuyết tật thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2020;

– Căn cứ Luật Người khuyết tật năm 2010;

– Căn cứ Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/04/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật;

Tên:                                                                  ngày sinh:                                Giới tính:

CMND số:                                                        ngày cấp:                                 Nơi cấp:

Hộ khẩu thường trú:

Nơi cư trú hiện tại:

Thông tin liên lạc:

Nội dung sự việc trình bày:

Hiện nay, tôi có nhu cầu xác định mức độ khuyết tật của mình. Tôi đã gửi hồ sơ xác định mức độ khuyết tật theo đúng quy định pháp luật tới UBND quận vào ngày 10/01/2020 vừa qua. Bên cạnh nhu cầu trên, tôi cũng mong muốn được chi trả khoản trợ cấp xã hội cho người khuyết tật.

Căn cứ mục 17 chương IV Kế hoạch số 161/KH-UBND:

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

17. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã.

– Xây dựng kế hoạch cụ thể trợ giúp người khuyết tật trên địa bàn và chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Thành phố; thực hiện việc chăm sóc, phục hồi chức năng và tạo điều kiện cho người khuyết tật học tập, lao động, sản suất, làm kinh tế, tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao.

– Đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong việc thực hiện các hoạt động trợ giúp người khuyết tật, vận động nhân dân và các tổ chức kinh tế – xã hội, chăm sóc giúp đỡ người khuyết tật; Chủ động bố trí ngân sách, nhân lực để thực hiện Kế hoạch; Thường xuyên kiểm tra, đánh giá và định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch tại địa phương. Thực hiện chế độ báo cáo hàng năm việc thực hiện Kế hoạch trên địa bàn theo quy định hiện hành.

Căn cứ Nghị định số 28/2012/NĐ-CP:

Điều 3. Mức độ khuyết tật

2. Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.

Căn cứ Luật Người khuyết tật năm 2010:

Điều 44. Trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng

1. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:

b) Người khuyết tật nặng.

Tôi nhận định UBND quận Đống Đa nơi tôi có hộ khẩu thường trú đồng thời có chỗ ở hiện tại có trách nhiệm giải quyết vấn đề trợ cấp cho người khuyết tật trong địa bàn quận. Như đã trình bày trên, tôi được xác định là người khuyết tật nặng nên thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

Từ những căn cứ trên, tôi đề nghị Chủ tịch UBND quận sớm xem xét xử lý hồ sơ và tổ chức thực hiện việc chi trả trợ cấp người khuyết tật cho tôi.

Tôi xin cam kết toàn bộ nội dung trên là sự thật. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của toàn bộ nội dung hồ sơ đề nghị.

Người viết đơn

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com