Hợp đồng bảo trì, sửa chữa nhà ở

Mẫu Hợp đồng bảo trì, sửa chữa nhà ở

Luật sư Tư vấn trực tuyến – Gọi ngay 1900.0191


Cơ sở pháp lý:

Bộ luật dân sự 2015

Luật nhà ở 2014

Luật xây dựng


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———o0o———

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017.

HỢP ĐỒNG BẢO TRÌ NHÀ Ở

Số hiệu: …./ HĐBTNO

Căn cứ:

– Bộ luật dân sự 2015.

– Luật nhà ở 2014.

– Luật xây dựng 2014.

– Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của các bên,

Hôm nay, ngày… tháng… năm 2017 tại Số 34 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội, chúng tôi bao gồm:

Bên A: Ông Nguyễn Văn A                         sinh ngày: 13/4/1967                       dân tộc: Kinh

Chứng minh nhân dân: 0123456789                        do CATP Hà Nội cấp ngày 13/5/2013

Địa chỉ thường trú: Số 25, Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.

Địa chỉ liên hệ: Số 25, Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.

Số điện thoại: 0973 123 457

Bên B: Công ty TNHH Xây dựng Đại Cát

Mã số thuế: 0314657455

Địa chỉ trụ sở chính: Số 55, Yên Hòa, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Địa chỉ liên hệ: Số 55, Yên Hòa, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Số điện thoại: 04 3 456 456                                   Fax: 04 3 456 456

Người đại diện: Ông Nguyễn Cao B                      sinh ngày: 23/6/1978           dân tộc: Kinh

Chứng minh nhân dân: 012489308                       do CATP Hà Nội cấp ngày 20/ 5/ 2014

Mục I. Nội dung thỏa thuận

Điều 1: Nội dung

Bên B sẽ thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng (sau đây gọi là bảo trì) theo định kỳ hoặc khi có hư hỏng căn nhà tại số 25, Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội cho bên A nhằm duy trì chất lượng căn nhà.

Điều 2: Thỏa thuận

1. Bên B sẽ thực hiện việc bảo trì nhà ở cho Bên A theo định kỳ 1 năm/ lần vào đầu tháng 1 dương lịch hàng năm.

2. Trong trường hợp bảo trì do có hư hỏng thì Bên B sẽ bắt đầu thực hiện việc bảo trì nhà ở cho Bên B trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được Bên A thông báo về việc hư hỏng và yêu cầu Bên B thực hiện bảo trì.

3. Trong trường hợp căn nhà có hư hỏng mà Bên A không yêu cầu Bên B đến bảo trì thì trong đợt bảo trì tiếp theo, Bên B sẽ không phải chịu trách nhiệm nếu không sửa chữa được hư hỏng.

4. Khi căn nhà bị hư hỏng và bên A yêu cầu Bên B thực hiện bảo trì cho hư hỏng, thì Bên A có thể yêu cầu Bên B thực hiện bảo trì toàn bộ như theo thỏa thuận. Bên B sẽ không phải thực hiện công việc bảo trì cho Bên A ở lần kế tiếp gần nhất.

5. Thời gian bảo trì của từng đợt sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận tại thời điểm bảo trì của các bên.

Điều 3: Bảo trì

Nội dung bảo trì nhà ở gồm sửa chữa, khắc phục các hư hỏng khung, cột, dầm, sàn, tường, trần, mái, sân thượng, cầu thang bộ, các phần ốp, lát, trát, hệ thống cung cấp chất đốt, hệ thống cấp điện sinh hoạt, cấp điện chiếu sáng, bể nước và hệ thống cấp nước sinh hoạt, bể phốt và hệ thống thoát nước thải, chất thải sinh hoạt, khắc phục các trường hợp nghiêng, lún, nứt, sụt nhà ở và các nội dung khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở. Đối với các thiết bị khác gắn với nhà ở thì bên bán, bên cho thuê mua nhà ở thực hiện bảo hành sửa chữa, thay thế theo thời hạn quy định của nhà sản xuất.

1. Trước khi thực hiện bảo trì, Bên A phải lập một danh sách cần bảo trì gửi cho Bên B.

2. Hai bên phải thống nhất danh sách cần bảo trì trước khi thực hiện việc bảo trì. Danh sách này phải được lập thành văn bản, mỗi bên giữ một bản.

Điều 4: Bảng giá bảo trì

Bên B phải thông báo ngày cho Bên A bảng giá bảo trì khi được bên A gửi danh sách cần bảo trì.

Mục II. Thanh toán

Điều 5: Giá trị

Giá trị hợp đồng bảo trì được tính dựa trên danh sách cần bảo trì và bảng giá bảo trì các bên thỏa thuận với từng đợt bảo trì.

Điều 6: Phương thức thanh toán

1. Bên A có thể thanh toán một lần hoặc thành nhiều lần nêu có sự đồng ý của Bên B.

2. Bên A sẽ thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt cho bên B tại bộ phận thu ngân của bên B

Điều 7: Thời hạn thanh toán

Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi bên B hoàn thành công việc bảo trì, Bên A phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình.

Mục III. Quyền của các bên

Điều 8: Quyền của bên A

1. Yêu cầu bên B thực hiện đúng cam kết.

2. Yêu cầu bên B thực hiện nghĩa vụ bồi thường với các thiệt hại mà bên B gây ra trong quá trình bảo trì.

3. Yêu cầu bên B thay đổi nhân viên trực tiếp làm công việc bảo trì nếu chứng minh được nhân viên không có đủ khả năng thực hiện công việc bảo trì.

4. Yêu cầu bên B ngưng việc bảo trì nếu cảm thấy việc bảo trì có nguy cơ gây ra thiệt hại.

5. Yêu cầu bên B đảm bảo chất lượng công việc với mức giá hợp lý.

6. Bên A có thể mua nguyên vật liệu để thực hiện công việc bảo trì thay vì sử dụng nguyên vật liệu do bên B cung cấp nhưng phải thông báo cho bên B biết khi các bên thỏa thuận danh sách cần bảo trì.

7. Tố cáo, khởi kiện bên B nếu bên B có hành vi vi phạm quyền sở hữu hợp pháp của mình và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

8. Kiểm tra, theo dõi, giám sát bên B thực hiện bảo trì.

Điều 9: Quyền của bên B

1. Yêu cầu bên A thanh toán sau khi đã thực hiện xong việc bảo trì.

2. Yêu cầu bên A ứng trước một khoản tiền để mua vật liệu, thiết bị phục vụ cho việc bảo trì căn nhà của bên A.

3. Yêu cầu bên A cho nhân viên của công ty vào nhà để thực hiện công tác bảo trì.

Mục IV. Nghĩa vụ của các bên

Điều 10: Nghĩa vụ của bên A

1. Thanh toán khi hết hạn hợp đồng;

2. Ứng trước một khoản tiền để bên mua vật liệu, thiết bị phục vụ việc bảo trì căn nhà của bên A nếu thấy yêu cầu là hợp lý;

3. Tạo điều kiện tốt nhất cho bên B thực hiện công tác bảo trì;

4. Thực hiện các công tác liên hệ với địa phương, cơ quan nhà nước để bên B có thể thực hiện bảo trì

5. Thông báo cho bên thứ ba liên quan về việc bên B thực hiện công việc bảo trì

Điều 11: Nghĩa vụ của bên B

1. Đảm bảo đủ năng lực pháp luật thực hiện việc bảo trì.

2. Thực hiện đúng tiến độ các bên đã thỏa thuận

3. Thực hiện việc bảo trì với nỗ lực khả năng cao nhất của mình

4. Đảm bảo thực hiện bảo trì theo quy định của pháp luật

5. Thực hiện công việc bảo trì đảm bảo an toàn cho người, tài sản, vệ sinh, môi trường.

6. Thông báo ngay lập tức cho bên A biết bất kỳ vấn đề phát sinh trong quá trình bảo trì.

7. Thông báo với bên A nếu các yêu cầu của bên A là bất khả thi, bất hợp lý hoặc ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, kết cấu của căn nhà.

8. Xuất hóa đơn cho bên A khi bên A thanh toán các chi phí.

Mục V. Các điều khoản bổ sung

Điều

Mục V. Vi phạm hợp đồng

Điều …: Vi phạm hợp đồng

Vi phạm hợp đồng là việc các bên không thực hiện hoặc không thực hiện bằng nỗ lực khả năng cao nhất của mình bất cứ điều gì được quy định trong hợp đồng này.

Điều …. Bồi thường

Trong trường hợp các bên vi phạm hợp đồng, bên vi phạm phải bồi thường các thiệt hại thực tế mà bên bị vi phạm phải chịu do hành vi vi phạm của bên vi phạm. Bên bị vi phạm có nghĩa vụ chứng minh các thiệt hại.

Thời hạn thỏa thuận bồi thường thiệt hại là 1 năm kể từ ngày bên bị vi phạm biết hoặc phải biết về việc quyền và lợi ích của mình bị vi phạm.

Nếu trong thời hạn kể trên mà các bên vẫn chưa thỏa thuận được mức bồi thường thiệt hại thì coi như tranh chấp phát sinh.

Điều ….: Thời hạn bồi thường thiệt hại

Trong thời hạn 1 năm kể từ ngày các bên thỏa thuận được mức bồi thường thiệt hại, bên vi phạm có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mình.

Trong trường hợp bên bị vi phạm có căn cứ chứng minh về việc bên vi phạm sẽ hoặc có nguy cơ trốn tránh trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bồi thường của mình thì có thể yêu cầu bên vi phạm thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại trước thời hạn trên.

Mục VI:

Điều ….: Bất khả kháng, trở ngại khách quan

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;

Điều ….: Cách thức xử lý khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan

Nếu các bên vi phạm hợp đồng do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì không bị coi là vi phạm. Tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, các bên thỏa thuận về cách giải quyết. Nếu các bên không thỏa thuận được thì xử lý theo quy định của pháp luật.

Mục VII. Tranh chấp

Điều …: Pháp luật áp dụng

Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ được áp dụng.

Điều …: Cách thức xử lý tranh chấp

Tranh chấp sẽ được xử lý tại Tòa.

Mục VIII. Hiệu lực hợp đồng

Điều …: Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng này có hiệu lực kể từ thời điểm bên sau cùng ký vào hợp đồng.

Điều …: Chấm dứt hiệu lực hợp đồng

Hợp đồng chấm dứt hiệu lực trong một các trường hợp sau đây:

1. Các bên cùng thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.

2. Trong vòng 2 năm các bên không tiếp tục lập hợp đồng bảo trì mới.

3. Hợp đồng trở thành vi phạm pháp luật.

Mục IX. Xác nhận hiệu lực của hợp đồng

Điều …:

1. Hợp đồng này được lập thành 02 bản, có hiệu lực như nhau, mỗi bên cầm 01 bản.

2. Việc các bên ký vào hợp đồng này đồng nghĩa với việc đã hiểu rõ về nội dung hợp đồng.

3. Các bên có thể thỏa thuận bổ sung, thay đổi hợp đồng bằng phụ lục hợp đồng.

Bên A

(Ký và ghi rõ họ tên)

Bên B

(Ký và ghi rõ họ tên)

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com