Tài sản riêng của vợ, làm hợp đồng thế chấp hay hợp đồng bảo lãnh

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Dùng tài sản riêng của vợ để vay tiền, làm hợp đồng thế chấp hay hợp đồng bảo lãnh

Chào luật sư! Bên em có nhận thế chấp tài sản, chồng là người đứng vay nhưng tài sản là riêng của vợ. Luật sư cho em hỏi như vậy bên em làm hợp đồng cho vay hay là hợp đồng bảo lãnh của bên thứ ba (người vợ đứng ra bảo lãnh)?


Tài sản riêng của vợ, làm hợp đồng thế chấp hay hợp đồng bảo lãnh
Tài sản riêng của vợ, làm hợp đồng thế chấp hay hợp đồng bảo lãnh

Luật sư Tư vấn Dùng tài sản riêng của vợ để vay tiền, làm hợp đồng thế chấp hay hợp đồng bảo lãnh – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 29 tháng 12 năm 2017

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Bộ Luật Dân sự 2015

3./Luật sư trả lời

Căn cứ Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản bảo đảm như sau:

Điều 295. Tài sản bảo đảm

1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.

2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.

3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

4. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.”

Theo đó, trong trường hợp này, người chồng muốn sử dụng tài sản riêng của người vợ để thực hiện việc bảo đảm cho nghĩa vụ trả tiền của mình theo hợp đồng vay tiền.

Trước hết, xét với biện pháp bảo đảm là thế chấp, theo pháp luật dân sự thì Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Do đó, căn cứ theo quy định về tài sản bảo đảm nêu trên, người chồng không thể dùng tài sản của vợ để đem đi thế chấp trong trường hợp này.

Với biện pháp bảo đảm là bảo lãnh, theo pháp luật dân sự thì  Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Bên cạnh đó, Căn cứ Khoản 3 Điều 336 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc thỏa thuận biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh như sau:

“3. Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.”

Như vậy, Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, trong trường hợp này người chồng không thực hiện được việc thế chấp bằng tài sản riêng của vợ được mà nên thực hiện kí kết hợp đồng bảo lãnh với người vợ là bên bảo lãnh và sử dụng tài sản của người vợ để thế chấp hoặc dùng biện pháp bảo đảm khác bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh đó.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com