Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Không có gương chiếu hậu có phải lỗi vi phạm giao thông.


Luật sư Tư vấn Luật giao thông đường bộ – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 29 tháng 06 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

  • Luật giao thông đường bộ 2008.
  • Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

3./ Luật sư tư vấn

Theo pháp luật về giao thông đường bộ, xe ô tô, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông phải có gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển. Do đó, hành vi không lắp gương chiếu hậu là hành vi vi phạm luật giao thông.

Căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 16 Điểm a Khoản 1 Điều 17 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi xe cơ giới tham gia giao thông không có gương chiếu hậu như sau:

“Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dây an toàn, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (đối với loại xe được quy định phải có những thiết bị đó);”

“Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;”

Như vậy, không có gương chiếu hậu được coi là lỗi hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như trên.

Với những tư vấn về câu hỏi Không có gương chiếu hậu có phải lỗi vi phạm giao thông, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Bài liên quan:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Xử phạt khi uống rượu đến cơ quan là bao nhiêu


Luật sư Tư vấn Luật hành chính – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 29 tháng 06 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Xử phạt hành chính hành vi uống rượu đến cơ quan

  • Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

3./ Luật sư tư vấn

Quy định về xử phạt hành vi uống rượu đến cơ quan như sau:

Hiện nay pháp luật không quy định cụ thể xử phạt hành vi say rượu tại cơ quan. Tuy nhiên, tại Điểm c Khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi say rượu, bia gây mất trật tự công cộng.

Đồng thời, anh/chị cần tìm hiểu nội quy lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể của cơ quan trường hợp có quy định về mức phạt đối với hành vi say rượu tại cơ quan.

Như vậy, trường hợp hành vi say rượu tại cơ quan sẽ bị xử lý theo quy định của cơ quan nơi người đó làm việc hoặc theo quy định của pháp luật nếu hành vi say rượu gây mất trật tự công cộng.

 

Với những tư vấn về câu hỏi Xử phạt khi uống rượu đến cơ quan là bao nhiêu, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Bài liên quan:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Đất ruộng muốn bán lại cho người khác thì làm thế nào

Chúng tôi hiện đang muốn bán lại một mảnh đất ruộng cho 1 gia đình khác tại cùng địa thôn nhưng chưa đăng ký hộ khẩu tại đây mà vẫn giữ hộ khẩu tại chỗ ở cũ tức là ở huyện khác, họ đã mua nhà và ở đây được 5 tháng rồi.

Xem thêm


Đất ruộng có thể bán lại được không

Chúng tôi hiện đang muốn bán lại một mảnh đất ruộng cho 1 gia đình khác tại cùng địa thôn nhưng chưa đăng ký hộ khẩu tại đây mà vẫn giữ hộ khẩu tại chỗ ở cũ tức là ở huyện khác, họ đã mua nhà và ở đây được 5 tháng rồi, mảnh đất ruộng này chưa có giấy tờ gì cả, là đất canh tác thôi, tôi có nghiên cứu thì thấy là đất này chỉ được bán cho các hộ gia đình trực tiếp sản xuất và có hộ khẩu cùng nơi đó, vậy giờ liệu tôi chuyển lại thế có hợp pháp không, chính quyền xã họ có thể xác nhận được không?

Trả lời
Để chuyển nhượng đất nông nghiệp, anh/chị cần đảm bảo các điều kiện pháp luật.
Việc chuyển nhượng đất nông nghiệp chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp là trái với quy định của pháp luật.
Hộ gia đình, cá nhân thực hiện và nhận chuyển nhượng trái pháp luật như trên có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 13, Khoản 2, 4 Điều 21 Nghị định 102/2014/NĐ-CP.
Người thực hiện việc chuyển nhượng đất khi đất không đủ điều kiện sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và phải nộp lại số lợi thu bất hợp pháp cho cơ quan nhà nước. Người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng vẫn nhận chuyển nhượng đất trồng lúa thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển nhượng.

Căn cứ Đất ruộng muốn bán lại cho người khác thì làm thế nào

Đất ruộng muốn bán lại cho người khác thì làm thế nào

Nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi của khách hàng:Công ty phải đóng phạt thay tài xế đúng hay sai

Xin Chào luật sư .

Tôi là quản lý Cty Vận tải đường bộ , Tôi có 1 xe vận tải container lái xe vi phạm lỗi dương tính với ma tuý do đoàn kiểm tra liên nghành phát hiện , sau khi vi phạm tài xế đã bị buộc đưa vào trại cai nghiện , phương tiện bị tạm giữ .

Cty chúng tôi khi tuyển dụng tài xế này vào làm việc có hồ sơ đầy đủ , bằng lái xe , giấy khám sức khỏe và Tess nước tiểu .

Hiện nay Cty chúng tôi đã làm công văn xin giải phóng phương tiện nhưng  bộ phận xử lý tai nạn trả lời như sau :

– Phương tiện phải bị tạm giữ 7 ngày mới được xử lý .

– Phía Cty không bị xử phạt nhưng do lái xe đã ký hợp đồng lao động với Cty vì vậy Cty phải đóng phạt thay tài xế các khoản phạt tiền dự kiến khoảng 24 triệu đồng .

Xin hỏi luật sư bộ phận xử lý giải thích như vậy có đúng không , có văn bản hay thông tư pháp luật nào quy định về trách nhiệm này không .

Xin cảm ơn .


Luật sư Luật Hành chính – Tư vấn trực tuyến gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 21/06/2019

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Công ty phải đóng phạt thay tài xế đúng hay sai

Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

Nghị định 115/2013/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính

3./ Luật sư trả lời câu hỏi Công ty phải đóng phạt thay tài xế đúng hay sai

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định về thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau :

“Điều 66. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

  1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.

Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.”

Theo quy định này thì thời hạn ra quyết định xử lý vi phạm hành chính là 7 ngày, do vụ việc của bạn là hành vi vi phạm hành chính nên thời hạn ra quyết định xử lý của vụ việc là 07 ngày.

Theo quy định của Điều 11 Nghị định 115/2013/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu như sau :

“Điều 11. Nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu

  1. Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định tạm giữ, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
  2. Nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo đúng thời hạn ghi trong quyết định tạm giữ.
  3. Nộp phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện và các khoản chi phí khác trong thời gian tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo quy định.

Không thu phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản trong thời gian tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ nếu chủ tang vật, phương tiện không có lỗi trong việc vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp tịch thu đối với tang vật, phương tiện hoặc tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phương tiện theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 Nghị định này.”

Theo quy định này thì Công ty bạn là chủ sở hữu của phương tiện đang bị tịch thu, tạm giữ do có hành vi vi phạm pháp luật nên bên bạn là chủ thể có nghĩa vụ phải nộp các khoản phạt thay cho tài xế. Trường hợp Công ty muốn lấy lại khoản tiền phạt thì theo Hợp đồng lao động giữa tài xế với Công ty quy định để lấy lại khoản tiền phạt vi phạm này.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Trách nhiệm bồi thường của chủ phương tiện khi người khác mượn xe gây tai nạn

Tôi muốn hỏi vấn đề này xin được luật sư hướng dẫn, tôi có cho cháu tôi mượn xe ô tô để đi du lịch, tuy nhiên cháu đã gây ra tai nạn tại quốc lộ và bỏ trốn, công an đã gọi tôi lên làm việc vì camera ghi lại được biển số và họ kiểm tra ra số đăng ký là tôi, giờ trách nhiệm của tôi như thế nào, có phải liên đới bồi thường hay là trách nhiệm gì khác không, kính mong được tư vấn giúp đỡ, xin cảm ơn.


Luật sư Tư vấn Luật dân sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 16 tháng 08 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Trách nhiệm bồi thường của chủ phương tiện khi người khác mượn xe gây tai nạn

  • Luật giao thông đường bộ 2008
  • Bộ luật dân sự 2015
  • Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

3./ Luật sư tư vấn

Khi tham gia giao thông, người nào điều khiển phương tiện gây tai nạn giao thông có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị khởi tố hình sự nếu việc tai nạn gây ra hậu quả nghiêm trọng. Ngoài việc bị xử phạt, người gây tai nạn phải bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn do hành vi vi phạm của mình gây ra.

Về mức bồi thường thiệt hại, người gây tai nạn và người bị tai nạn hoặc gia đình của người bị tai nạn tự thỏa thuận với nhau. Mức bồi thường thiệt hại tương ứng với các thiệt hại thực tế xảy ra, các chi phí điều trị,… Trường hợp hai bên không thể thỏa thuận được, một trong hai bên có quyền làm đơn khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại tại tòa án có thẩm quyền.

Với trường hợp của bạn, bạn cho cháu mượn ô tô tham gia giao thông và đã gây ra tai nạn thì người cháu là người hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành vi gây tai nạn của mình, bạn không phải chịu liên đới bồi thường thiệt hại hay trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính nếu bạn biết cháu bạn không đủ điều kiện tham gia giao thông (như độ tuổi, sức khỏe, giấy phép lái xe) mà vẫn giao xe cho cháu. Hình thức xử phạt đối với hành vi này được quy định tại Điểm đ Khoản 7 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP như sau:

Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 (đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô), Khoản 1 Điều 62 của Luật Giao thông đường bộ (đối với xe máy chuyên dùng) điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng);”

Như vậy, bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự và bồi thường dân sự đối với hành vi cho cháu mượn xe và gây tai nạn. Bạn chỉ phải bị xử phạt vi phạm hành chính nếu bạn biết cháu bạn không đủ điều kiện điều khiển xe ô tô nhưng vẫn giao xe cho cháu.

Với những tư vấn về câu hỏi Trách nhiệm bồi thường của chủ phương tiện khi người khác mượn xe gây tai nạn, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Giá niêm yết và giá hóa đơn khác nhau thì có vi phạm pháp luật

Lúc em mua xe máy mới ở cửa hàng, giá niêm yết trên trang web và tại cửa hàng là 17 triệu. Nhưng khi viết hóa đơn họ lại ghi là 10 triệu. Vậy việc chênh lệch giá giữa giá niêm yết và giá trên hóa đơn có vi phạm pháp luật không ạ? Em xin cảm ơn


Luật sư Tư vấn Luật xử lý vi phạm hành chính – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 07 tháng 08 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Giá niêm yết và giá hóa đơn khác nhau

  • Nghị định 109/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn

3./ Luật sư tư vấn

Niêm yết giá là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thông báo công khai bằng các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng Đồng Việt Nam bằng cách in, dán, ghi giá trên bảng, trên giấy hoặc trên bao bì của hàng hóa hoặc bằng hình thức khác tại nơi giao dịch hoặc nơi chào bán hàng hóa, dịch vụ để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hoá đơn là một giấy tờ yêu cầu thanh toán các mặt hàng với số lượng và đơn giá liệt kê trong giấy tờ đó. Hóa đơn do bên bán phát hành. Sau khi bên mua thanh toán, bên bán sẽ xác nhận vào hóa đơn chẳng hạn như đóng dấu chứng nhận đã trả tiền.

Trường hợp giá niêm yết và giá ghi trên hóa đơn có sự chênh lệnh, bên bán có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 3 Điều 12 Nghị định 109/2013/NĐ-CP đối với những hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin, hàng hóa dịch vụ như sau:

Điều 12. Hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá không thuộc Khoản 5 Điều này”

Như vậy, pháp luật chỉ quy định xử phạt hành chính đối với hành vi bán giá cao hơn so với giá đã niêm yết. Nếu giá bán thấp hơn giá đã niêm yết thì không bị xử phạt hành chính. Đối với trường hợp của bạn, việc giá ghi trong hóa đơn lại thấp hơn giá đã niêm yết có thể do nhầm lẫn của nhân viên bán hàng, bạn có thể yêu cầu nhân viên bán hàng giải thích việc này.

Với những tư vấn về câu hỏi Giá niêm yết và giá hóa đơn khác nhau thì có vi phạm pháp luật, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Quay đầu xe khi bị chốt yêu cầu dừng bị phạt bao nhiêu

Em tối hôm trước khi đi ra đường không đội mũ bảo hiểm, đến đoạn Phạm Hùng thì bị chốt công an cơ động tuýt còi yêu cầu dừng, em quay đầu định tránh nhưng không được và bị bắt giữ, em bị họ giữ xe, bằng lái và chứng minh nhân dân và đe dọa xử phạt 1 triệu đồng, như vậy liệu có đúng luật không?


Luật sư Tư vấn Luật giao thông đường bộ – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 06 tháng 08 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Xử phạt hành chính hành vi không chấp hành chỉ dẫn của cảnh sát giao thông

Nghị định 46/2016/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

3./ Luật sư tư vấn

Khi phát hiện hành vi vi phạm giao thông của người điều khiển phương tiện, công an, cảnh sát giao thông có quyền yêu cầu chủ phương tiện dừng xe để kiểm tra phương tiện, giấy tờ tùy thân. Trường hợp người điều khiển phương tiện không chấp hành chỉ dẫn, hiệu lệnh của công an, cảnh sát giao thông thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định sau:

Trước tiên, hành vi điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm sẽ bị xử phạt theo Điểm i Khoản 3 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

i) Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

Đồng thời, căn cứ Điểm m Khoản 4 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về hành vi không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người kiểm soát, điều khiển giao thông:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

m) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.

Do đó, vì bạn vừa điều khiển xe máy mà không đội mũ bảo hiểm vừa không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông nên sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Đồng thời, cảnh sát giao thông có thể áp dụng thêm hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông.

Như vậy, hành vi của bạn chỉ bị phạt tiền đến 600.000 đồng và có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Nếu cảnh sát giao thông xử phạt trường hợp của bạn trái với quy định nêu trên, bạn có thể làm khiếu nại trực tiếp với người này, hoặc tố cáo quyết định hành chính đến thủ trưởng cơ quan người này công tác.

Với những tư vấn về câu hỏi Quay đầu xe khi bị chốt yêu cầu dừng bị phạt bao nhiêu, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Nghe điện thoại khi lái xe bị phạt bao nhiêu tiền

Tôi tối hôm qua khi đi trên đường về thì nhận được 1 cuộc điện thoại quan trọng, do cũng vội về nhà không khu nhà đóng cửa, tôi vừa nghe điện thoại vừa lái xe, mới được chưa đầy 50m thì tôi bị 2 xe cơ động áp sát và yêu cầu dừng xe, họ xử phạt tôi việc nghe điện thoại khi điều khiển phương tiện giao thông với mức phạt linh động là 400 nghìn, tôi muốn hỏi phía luật sư là mức phạt này đúng theo quy định là bao nhiêu ạ?


Luật sư Tư vấn Luật giao thông đường bộ – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 02 tháng 08 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Xử phạt hành chính hành vi nghe điện thoại khi lái xe

– Luật giao thông đường bộ 2008

– Nghị định 46/2016/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

3./ Luật sư tư vấn

Theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, hành vi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện giao thông là hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ. Trường hợp người tham gia giao thông vừa điều khiển phương tiện vừa sử dụng điện thoại sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

Căn cứ Điềm l Khoản 3 Điều 5, Điểm o Khoản 3 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định:

Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

l) Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường.

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

o) Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

Như vậy, việc sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển mô tô, xe máy; từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô. Do đó, nếu bạn là người điều khiển xe máy, số tiền bạn bị phạt không đúng với quy định nêu trên. Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, bạn có thể khiếu nại quyết định xử lý vi phạm hành chính với thủ trưởng nơi người ra quyết định xử phạt đang công tác.

Với những tư vấn về câu hỏi Nghe điện thoại khi lái xe bị phạt bao nhiêu tiền, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Người ngồi sau xe máy không đội mũ bảo hiểm thì phạt bao nhiêu

Đèo người ngồi sau xe máy và không biết họ cởi mũ lúc nào, mình thì có đội mũ và không có lỗi gì cả, vậy công an họ bắt thì mình bị phạt bao nhiêu, và có khi nào người nộp sau phải tự nộp không ạ, em chạy grab, xin anh chị tư vấn giúp, em cảm ơn.


Luật sư Tư vấn Luật giao thông đường bộ  – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 31 tháng 07 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Xử phạt hành chính đối với hành ci chở người ngồi sau xe máy không đội mũ bảo hiểm

  • Luật giao thông đường bộ 2008
  • Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

3./ Luật sư tư vấn

Khi tham gia giao thông, người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách để đảm bảo an toàn cho bản thân. Trường hợp vi phạm quy định nêu trên, người điều khiển xe và người ngồi sau xe sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định sau:

Theo Điểm i, k Khoản 3 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

i) Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;”

Như vậy, khi tham gia giao thông bằng xe máy, người điều khiển xe có đội mũ bảo hiểm nhưng người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm đúng quy cách thì cả người điều khiển và người ngồi sau xe đều bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Tuy bạn không biết người ngồi sau tự ý cởi mũ bảo hiểm lúc nào thì vẫn bị xử phạt như bình thường.

Với những tư vấn về câu hỏi Người ngồi sau xe máy không đội mũ bảo hiểm thì phạt bao nhiêu, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Được kẹp 3 xe máy đối với trẻ em bao nhiêu tuổi

Gia đình tôi có tất cả 2 con, bé lớn đã 3 tuổi, con đứa nhỏ mới hơn 1 tuổi, gia đình đi đâu thường di chuyển cả bằng xe máy, tôi muốn hỏi con tôi hiện tại thì chắc kẹp 3 không sao, nhưng nếu các cháu lớn hơn, thì đến bao nhiêu tuổi sẽ không được kẹp nữa, và mức phạt nếu kẹp là như thế nào, cảm ơn.

Luật sư Tư vấn Luật giao thông đường bộ – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 31 tháng 07 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Trường hợp xe máy được phép chở thêm 2 người

  • Luật giao thông đường bộ 2008
  • Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

3./ Luật sư tư vấn

Khi tham gia giao thông, pháp luật quy định với người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được phép chở thêm một người nhằm đảm bảo an toàn khi lưu thông trên đường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết, pháp luật vẫn cho phép người điều khiển xe máy được chở tối đa hai người. Đó là các trường hợp sau:

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 30 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định:

“Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy

1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:

a) Chở người bệnh đi cấp cứu;

b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

c) Trẻ em dưới 14 tuổi.”

Ngoài các trường hợp nêu trên, nếu người điều khiển xe máy cố tình chở thêm 02 người nữa sẽ bị xử phạt hành chính theo Điểm l Khoản 3 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về mức xử phạt như sau:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:  

l) Chở theo 02 (hai) người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;”

Như vậy, trong trường hợp của bạn, hai con của bạn đều dưới 14 tuổi, do đó, khi tham gia giao thông và chở ba thì không vi phạm pháp luật và không bị xử phạt hành chính.

Với những tư vấn về câu hỏi Được kẹp 3 xe máy đối với trẻ em bao nhiêu tuổi, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Điều khiển ô tô cũ đã quá thời gian sử dụng thì bị phạt thế nào

Ô tô tôi sử dụng đã được khoảng 30 năm rồi, hơn 15 năm của chủ cũ và tới tôi là gần 20 năm, như vậy liệu xe của tôi đã quá thời hạn sử dụng chưa, và nếu quá mà tôi vẫn sử dụng thì có thể bị phạt không, mức phạt là bao nhiêu.


Luật sư Tư vấn Luật xử lý vi phạm hành chính – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 31 tháng 07 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Xử phạt đối với hành vi điều khiển ô tô cũ đã quá thời gian sử dụng

  • Nghị định 95/2009/NĐ-CP Quy định niên hạn sử dụng đối với xe ôtô chở hàng và xe ôtô chở người
  • Thông tư 21/2010/TT-BGTVT về việc hướng dẫn thực hiện nghị định số 95/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với xe ô tô chở hàng và xe ô tô chở người
  • Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

3./ Luật sư tư vấn

Niên hạn sử dụng của xe ô tô là thời hạn sử dụng được tính bắt đầu từ năm sản xuất xe. Xe cơ giới khi tham gia giao thông phải đảm bảo còn niên hạn sử dụng. Trường hợp xe đã hết niên hạn sử dụng nhưng vẫn tham gia giao thông có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định sau:

Căn cứ Điều 4, 5 Thông tư 21/2010/TT-BGTVT, trừ xe ô tô của quân đội, công an phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh; xe ô tô chở người đến 09 chỗ ngồi (kể cả chỗ người lái); Xe ô tô chuyên dùng (xe ô tô có kết cấu và trang bị để thực hiện một chức năng, công dụng đặc biệt), rơ moóc, sơ mi rơ moóc, các loại ô tô chở hàng và ô tô chở người phải áp dụng niên hạn sử dụng bao gồm: ô tô chở hàng (ô tô tải); ô tô chở hàng chuyên dùng (ô tô tải chuyên dùng); ô tô chở người có từ 10 chỗ ngồi trở lên (kể cả chỗ người lái); ô tô chở người chuyên dùng.

Niên hạn sử dụng áp dụng đối với các loại ô tô nêu trên được quy định tại Điều 4 Nghị định 95/2009/NĐ-CP như sau:

– Không quá 25 năm đối với xe ô tô chở hàng.

– Không quá 20 năm đối với xe ô tô chở người.

– Không quá 17 năm đối với xe ô tô chuyển đổi công năng từ các loại xe khác thành xe ô tô chở người trước ngày 01 tháng 01 năm 2002.

Xe ô tô đã hết niên hạn sử dụng khi tham gia giao thông có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm b Khoản 5 và Điểm d Khoản 6 Điều 16 Nghị định 46/2016/NĐ-CP:

“Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Điều khiển xe quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông (đối với loại xe có quy định về niên hạn sử dụng);

6. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

d) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 5 Điều này bị tịch thu phương tiện và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.”

Như vậy, nếu xe ô tô của anh/chị thuộc một trong các trường hợp phải áp dụng niên hạn sử dụng, thì anh/chị phải xem xét niên hạn sử dụng của xe trước khi tham gia giao thông. Trường hợp xe hết niên hạn sử dụng nhưng vẫn cố tình tham gia giao thông thì anh/chị sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng và đồng thời bị áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu phương tiện và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Với những tư vấn về câu hỏi Điều khiển ô tô cũ đã quá thời gian sử dụng thì bị phạt thế nào, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Mức phạt khi đi xe tải vào thành phố không đúng giờ

Ngày hôm kia, tôi vô tình điều khiển xe tải chở vật liệu xây dựng vào thành phố không đúng giờ quy định, trước khoảng 30’ và bị công an giao thông bắt gặp vậy tôi có thể bị xử phạt thế nào, mức phạt có cao không, và có tình tiết gì giảm nhẹ không, ví dụ như chỉ trước giờ khoảng 30’ thì phạt ít hơn chẳng hạn?


Luật sư Tư vấn Luật giao thông đường bộ – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 31 tháng 07 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Mức phạt khi đi xe tải vào thành phố không đúng giờ

  • Luật giao thông đường bộ 2008
  • Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

3./ Luật sư tư vấn

Trường hợp đường có biển báo cấm xe ô tô theo giờ thì biển báo phải ghi cụ thể giờ cấm xe và loại xe cấm. Xe ô tô khi tham gia giao thông phải chấp hành theo biển báo hiệu được đặt trên đường. Nếu cố tình đi xe vào đường trong giờ cấm đã được ghi trên biển báo thì người điều khiển xe ô tô sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP như sau:

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường”

Như vậy, hành vi điều khiển xe ô tô đi vào thành phố không đúng giờ quy định được coi là hành vi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dân biển báo hiệu và người điều khiển xe sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Với những tư vấn về câu hỏi Mức phạt khi đi xe tải vào thành phố không đúng giờ, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Xe máy chở sắt thép xây dựng cồng kềnh nguy hiểm có bị phạt

Xin cho hỏi, tôi lái xe tự chế 3 bánh, do trước có đi quân đội bị thương nên giờ không làm việc nặng được, hiện tôi chỉ lái xe ba bánh thuê chở đồ cho người ta, hôm trước có một người nhờ tôi chở ít thanh sắt để họ sửa nhà từ cửa hàng về, tôi nghĩ là không sao nên nhận chở, đến đoạn ngã tư Minh Khai Bạch Mai thì bị công an yêu cầu dừng xe và phạt 400 nghìn, tiền công xe của tôi chỉ được có 300 nghìn, xin hỏi mức phạt như vậy là họ có làm đúng không?


Luật sư Tư vấn Luật giao thông đường bộ – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 30 tháng 07 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

  • Luật giao thông đường bộ 2008
  • Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

3./ Luật sư tư vấn

Xe ba bánh là một loại xe gắn máy, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Người điều khiển, người ngồi trên xe gắn máy khi tham gia giao thông không được phép mang, vác vật cồng kềnh.

Căn cứ Khoản 4 Điều 19 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định về Chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi lưu thông trên đường bộ, thì: Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét.

Do đó, khi chở hàng vượt quá giới hạn về kích thước nêu trên, người điều khiển, người ngồi trên xe gắn máy đã phạm vào lỗi mang vác vật cồng kềnh và có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điểm k Khoản 4 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP như sau:

“4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

k) Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người được chở trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.”

Như vậy, khi người điều khiển, người ngồi trên xe gắn máy mang vác vật cồng kềnh sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng. Đồng thời, người điều khiển xe có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Với những tư vấn về câu hỏi Xe máy chở sắt thép xây dựng cồng kềnh nguy hiểm có bị phạt, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Rẽ đột ngột ở ngã tư phạt thế nào

Tôi đi xe máy vespa nên thường bị công an soi và bắt phạt rất nhiều, tuần trước khi đang lưu thông đến đoạn ngã tư, lúc di chuyển đến gần đường bên kia thì tôi chợt nhớ ra quên đồ tài liệu ở nhà nên liền quay xe lại, việc quay xe của tôi đảm bảo đúng an toàn, và rất từ từ, tuy nhiên khi quay đầu thì đồng chí công an ở ngã tư đó lao ra bắt và xử phạt 200 nghìn, như vậy là có đúng không?


Luật sư Tư vấn Luật giao thông đường bộ – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 30 tháng 07 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

  • Luật giao thông đường bộ 2008
  • Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

3./ Luật sư tư vấn

Người điều khiển phương tiện giao thông khi muốn chuyển hướng xe phải tuân thủ các quy định pháp luật dưới đây:

Căn cứ Điều 15 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về các nguyên tắc người điều khiển phương tiện giao thông phải chú ý khi chuyển hướng xe bao gồm:

– Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

– Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.

– Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.

– Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt,đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.

Trường hợp vi phạm một trong các nguyên tắc nêu trên, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP như sau:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

d) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;

đ) Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ;

4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);”

Như vậy, tùy thuộc vào hành vi gây lỗi khi chuyển hướng, người điều khiển xe máy sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định nêu trên.

Với những tư vấn về câu hỏi Rẽ đột ngột ở ngã tư phạt thế nào, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Xe đạp điện ngồi phía sau có cần đội mũ bảo hiểm

Em ngồi sau xe đạp điện thì có cần phải đội nón bảo hiểm không ạ, em không biết quy định pháp luật thế nào mà lại bị phạt mất 200.000 đồng ạ, anh chị hướng dẫn giúp em để sau có sao thì đỡ mất tiền ạ.


Luật sư Tư vấn Luật giao thông đường bộ – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 27 tháng 07 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

  • Nghị định 46/2016/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

3./ Luật sư tư vấn

Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện).

Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy, xe máy điện phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. Trường hợp vi phạm quy định trên có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điểm k Khoản 3 Điều 6 Điểm đ Khoản 4 Điều 8 Nghị định 46/2016/NĐ-CP như sau:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;”

“Điều 8. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

4. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ) Chở người ngồi trên xe đạp máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;”

Như vậy, khi điều khiển xe đạp điện, xe máy điện, người điểu khiển và người ngồi sau  đều phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy cách, nếu vi phạm bạn sẽ bị xử phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Với những tư vấn về câu hỏi Xe đạp điện ngồi phía sau có cần đội mũ bảo hiểm, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Dừng xe quá vạch dừng đèn đỏ thì bị phạt bao tiền

Việc dừng đỗ xe trước đèn đỏ mà bị lấn lên vạch chút hay chèn qua vạch thì bị phạt bao nhiêu ạ, em vẫn dừng đúng hiệu lệnh nhé, chỉ là đèn gấp quá nên lúc dừng bị chèn bánh trước đi 1 chút, cảnh sát có được bắt tại đoạn trước không, hay là họ phải bắt ngay tại nơi mình vi phạm ạ, em cảm ơn anh chị.


Luật sư Tư vấn Luật giao thông đường bộ – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 25 tháng 07 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

  • Luật giao thông đường bộ 2008
  • Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

3./ Luật sư tư vấn

Người điều khiển phương tiện giao thông phải tuân thủ tín hiệu giao thông và vạch kẻ đường khi đang tham gia giao thông đường bộ. Do đó, khi thấy đèn tín hiệu màu đỏ thì phải dừng xe trước vạch dừng xe. Trường hợp, dừng xe trái với quy định nêu trên có thể bị xử phạt hành chính theo quy định sau:

Theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:

“1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm g, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l Khoản 2; Điểm a, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm k Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm h, Điểm i Khoản 4; Điểm a Khoản 5; Điểm b, Điểm c, Điểm đ Khoản 6; Điểm a, Điểm c Khoản 7; Điểm a, Điểm đ Khoản 8 Điều này;”

Theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:

“1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm d, Điểm đ, Điểm h Khoản 2; Điểm c, Điểm đ, Điểm h, Điểm m Khoản 3; Điểm c, Điểm d, Điểm g, Điểm i Khoản 4; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm e Khoản 5; Điểm b Khoản 7; Điểm a Khoản 8; Điểm d Khoản 9 Điều này;”

Như vậy, hành vi dừng đèn đỏ nhưng dừng xe quá vạch quy định có thể bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với xe máy hoặc từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với xe ô tô.

Với những tư vấn về câu hỏi Dừng xe quá vạch dừng đèn đỏ thì bị phạt bao tiền, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com