Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết dịnh các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước.

_Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, vì:

+Quốc hội do cử tri cả nước trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc bình đẳng, phổ thông, trực tiếp và bỏ phiếu kín; nhận quyền lực trực tiếp từ nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân.

+Đại biểu Quốc hội đại diện cho các tầng lớp trong xã hội, thay mặt nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân.

+Tính đại diện của Đại biểu Quốc hội có sự thay đổi từ năm 2001 đến nay, đại biểu chuyên trách ( ngày càng tăng) và đại biểu kiêm nhiệm.

_Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam:

+Xuất phát từ nguyên tắc tập trung dân chủ.

+Thể hiện ở chỗ chỉ có Quốc hội mới có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước về đối nội, đối ngoại; thành lập ra bộ máy nhà nước; quy định cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ cho các cơ quan nhà nước; giám sát tối cao đối với việc thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; các quyết định của Quốc hội có phạm vi hiệu lực trên toàn quốc; các văn bản luật không được trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

_Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam:

+Chính phủ can thiệp về thiết lập hành chính, lãnh thổ bằng cách đề nghị Quốc hội, uỷ ban thường vụ Quốc hội.

+Chính phủ thiết lập bộ máy hành chính nhà nước nhưng do Quốc hội quyết định.

+Chính phủ là cơ quan quản lí nền hành chính quốc gia.

+Chính phủ quản lí các ngành của nền kinh tế quốc dân; đảm bảo và bảo vệ quyền con người và quyền công dân.

+Phạm vi quản lí có hiệu lực trên toàn quốc.

_Chính phủ thực hiện quyền hành pháp:

+Đề xuất, xây dựng chính sách vĩ mô, định hướng phát triển kinh tế- xã hội, dự thảo luật trình Quốc hội.

+Ban hành chính sách, kế hoạch cụ thể thuộc thẩm quyền; ban hành các văn bản dưới luật để thực thi các chủ trương, chính sách, văn bản do Quốc hội ban hành.

+Tổ chức thực hiện pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện kế hoạch, chính sách bởi các cơ quan hành chính nhà nước nhằm thống nhất quản lí các lĩnh vực của đời sống xã hội.

_Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội:

+Chính phủ do Quốc hội bầu ra, nhiệm kì theo nhiệm kì của Quốc hội, khi Quốc hội hết nhiệm kì, Chính phủ tiếp tục hoạt động cho đến khi bầu ra Chính phủ mới.

+Những văn bản do Quốc hội ban hành, Chính phủ phải chịu trách nhiệm cụ thể hoá và triển khai thành hiện thực.

+Quốc hội giám sát các hoạt động của Chính phủ để đảm bảo Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn của mình 1 cách nghiêm túc…

          Chính phủ do Quốc hội thành lập ra, nhiệm kì theo nhiệm kì của Quốc hội khi Quốc hội hết nhiệm kì, Chính phủ tiếp tục hoạt động cho đến khi bầu ra Chính phủ mới.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

_Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, vì:

+Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra tại kì họp thứ nhất của mỗi khoá Hội đồng nhân dân dưới hình thức bỏ phiếu kín.Kết quả bầu cử các thành viên của uỷ ban nhân dân được sự phê chuẩn của chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp. Đối với kết quả bầu cử các thành viên của uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn.

+Uỷ ban nhân dân là cơ quan chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc triển khai, tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐND, biến những quy định trong các nghị quyết đó thành hiện thực.

+Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước cơ quan hành chính nhà nước cấp trên trực tiếp.

_Uỷ ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương:

+Quản lí hành chính nhà nước là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất, được coi là chức năng của Uỷ ban nhân dân.

+Hoạt động quản lí của uỷ ban nhân dân mang tính toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội về chính trị, kinh tế, văn hoá- xã hội…đối với mọi đối tượng.

+Hoạt động quản lí của uỷ ban nhân dân mang tính thống nhất; chỉ giới hạn trong phạm vi địa phương đó.

          Chức năng của uỷ ban nhân dân: Quản lí nhà nước, vì quản lí nhà nước là hoạt động chủ yếu, bao trùm lên toàn bộ hoạt động của uỷ ban nhân dân.

          Trật tự hình thành cuả uỷ ban nhân dân: Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra tại kì họp thứ nhất của mỗi khoá Hội đồng nhân dân dưới hình thức bỏ phiếu kín.Kết quả bầu cử các thành viên của uỷ ban nhân dân được sự phê chuẩn của chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp. Đối với kết quả bầu cử các thành viên của uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, được nhân dân địa phương bầu, miễn nhiễm, bãi nhiệm theo nguyên tắc bình đẳng, phổ thông, trực tiếp và bỏ phiếu kín, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

_Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, vì:

+Quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương như kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, ngân sách nhà nước, thành lập Uỷ ban nhân dân ở địa phương.

+Đảm bảo việc thực hiện các quy định và quyết định của các cơ quan nhà nước cấp trên và trung ương ở địa phương.

+Giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương, giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, TAND và VKSND cùng cấp.

_Hội đồng nhân dân là cơ quan đại biểu của nhân dân, vì:

+Hội đồng nhân dân được nhân dân địa phương bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm theo nguyên tắc bầu cử.

+Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu đại diện cho các tầng lớp nhân dân ở địa phương.

+Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm vfa báo cáo công tác trước cử tri.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com