Ngoại tình và thực tiễn xử lý, các hình phạt, khái niệm

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, Việt Nam luôn được gắn liền với hình ảnh những người mẹ, những người vợ hiền hậu, tần tảo, hết lòng vì gia đình, là hậu phương, là mái ấm để con người ta ao ước, nỗ lực hơn nữa.

Nhưng ngày nay, khi xã hội đi cùng với công nghệ đột phá, con người ngày một cởi mở hơn, những truyền thống văn hóa giá trị lâu bền đã không còn được gìn giữ đúng cách. Những cám dỗ, thúc đẩy, những tư tưởng đa chiều, đủ để làm biến đổi sự bình yên đằng sau cánh cửa gia đình.

Dù nói ở phương diện nào, việc ngoại tình cũng không thể coi là hoàn toàn đúng. Có thể đó là điều tất yếu trong một cuộc hôn nhân địa ngục hay là một sự giải thoát cho hai tâm hồn đã không còn đồng cảm. Tới cùng, hành vi này cũng ít nhiều đem lại sự tổn thương cho hai bên, cho những người liên quan hay nhiều hơn là tâm sinh lý của những đứa trẻ, ngày nào đó đã từng được coi là kết tinh, là minh chứng của tình yêu và hạnh phúc.

Với quy định của Luật Hôn nhân gia đình 2019 về hành vi ngoại tình, ranh giới của hành vi ngoại tình và trách nhiệm hình sự đã được đặt ra, thể hiện sự chú trọng của nhà nước đối với vai trò của mỗi gia đình.

Vậy ngoại tình là gì, như thế nào được coi là ngoại tình

Theo khái niệm xã hội

Ngoại tình là hành vi phát sinh quan hệ tình cảm trai gái đối với người phụ nữ, người đàn ông khác không phải là vợ, là chồng của mình. Hành vi này có thể chỉ dừng lại ở vài ngày, vài tháng hoặc có khi lên tới vài năm. Cũng có lúc công khai, có lúc được giữ bí mật hoặc chỉ tồn tại trong một môi trường, ngữ cảnh cố định.

Theo quy định pháp luật

Tại khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có định nghĩa như sau:

Ngoại tình hay là Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.

Thế nào là tội ngoại tình, ngoại tình đến mức nào thì bị xử phạt

Các yếu tố để có thể cấu thành tội ngoại tình bao gồm:

    • Người có hành vi phải đang trong quan hệ vợ, chồng hợp pháp đối với người khác;
    • Hành vi dẫn đến hậu quả ly hôn hoặc hậu quả nghiêm trọng khác có thể chứng minh được;
    • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
    • Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
    • Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Mức xử phạt, hậu quả pháp lý đối với hành vi ngoại tình

Theo Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, nhà nước bảo vệ chế độ hôn nhân và nghiêm cấm hành vi ngoại tình:

“Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;”

Theo quy định tại Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017:

“Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.”

Xử lý công chức, cán bộ vi phạm ngoại tình

Đối với công chức, viên chức, cán bộ có hành vi ngoại tình thì ngoài những quy định xử lý trên sẽ còn bị xử lý theo các nội quy của cơ quan, tổ chức, đoàn thể. Việc suy đồi đạo đức, gây ảnh hưởng đến hình ảnh của cơ quan sẽ bị khiển trách, kỷ luật tùy theo từng mức độ hậu quả gây ra, nhẹ thì kiểm điểm, khiển trách, hạ bậc lương, nặng thì đình chỉ quá trình công tác.

Theo Luật cán bộ, công chức 2008 (Luật CBCC) quy định về các hình thức kỷ luật được áp dụng để xử lý hành vi vi phạm của cán bộ, công chức như sau:

+ Đối với Cán bộ

Cán bộ được hiểu là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở cấp tỉnh, cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Cán bộ khi có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý theo 01 trong 04 hình thức kỷ luật như: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm quy định tại Điều 78 Luật CBCC

    • Khiển trách là hình thức kỷ luật áp dụng đối với cán bộ có hành vi vi phạm kỷ luật lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ;
    • Cảnh cáo được áp dụng đối với cán bộ trong trường hợp đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhưng khuyết điểm có tính chất thường xuyên hoặc tuy mới vi phạm lần đầu nhưng có tính chất tương đối nghiêm trọng;
    • Cách chức là hình thức kỷ luật áp dụng đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm. Và hình thức kỷ luật này chỉ áp dụng đối với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ;
    • Bãi nhiệm là việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ. Bãi nhiệm được xem là hình thức xử lý kỷ luật cao nhất và chỉ áp dụng đối với cán bộ.

+ Đối với Công chức

Theo quy định tại Luật CBCC: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật

Điều 79 Luật CBCC quy định có 06 hình thức kỷ luật như: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan

    • Hình thức khiển trách và cảnh cáo được áp dụng đối với công chức có hành vi vi phạm kỷ luật lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ;
    • Hạ bậc lương là hình thức kỷ luật tiếp theo nâng cao hơn được áp dụng;
    • Giáng chức là việc công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị hạ xuống chức vụ thấp hơn. Hình thức kỷ luật này áp dụng cho công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý khi có các hành vi vi phạm;
    • Cách chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm. cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
    • Buộc thôi việc là hình thức xử lý kỷ luật cao nhất đối với công chức.

Vợ, chồng ngoại tình xử phạt như thế nào có sự khác biệt không

Theo quy định của pháp luật hiện tại, không có sự phân biệt  giữa nam và nữ khi thực hiện hành vi ngoại tình, vì thế thông thường trách nhiệm pháp lý là như nhau. Trừ trường hợp chồng ngoại tình khi vợ đang trong thời gian mang thai. Do thời gian này, người vợ được ưu tiên và bảo vệ tối đa các quyền lợi liên quan vì thế trách nhiệm đặt ra với người chồng sẽ nặng nề hơn.

Ngoại tình, lối thoát hay ngõ cụt?
Ngoại tình, lối thoát hay ngõ cụt?

Thế nào là bằng chứng ngoại tình, là chứng cứ bắt quả tang

Bằng chứng ngoại tình là những hình ảnh, ghi âm, tài liệu, văn bản hoặc những vật chất khác có thể nhìn thấy được, nghe được, sờ được qua đó phản ánh được nội dung, thông điệp chứng minh hành vi ngoại tình đã xảy ra hoặc đang xảy ra.

Chứng cứ bắt quả tang có thể là những văn bản, video được xác lập có người làm chứng, có biên bản ghi nhận về việc phát giác hành vi và sự thừa nhận của những người thực hiện hành vi ngoại tình. Dưới góc độ chứng cứ, đây là một trong những tài liệu được cơ quan chức năng đề cao và có giá trị chứng minh tốt nhằm kết tội.

Người ngoại tình có bị pháp luật xử lý không và các trường hợp ngoại tình không bị xử phạt

Tuy rằng pháp luật đã có ghi nhận liên quan tới việc xử lý trách nhiệm hình sự đối với hành vi ngoại tình tương đối rõ ràng, nhưng lại không phải cứ ai ngoại tình cũng đều bị xử lý theo đúng quy định. Bởi lẽ, việc ngoại tình được các cặp vợ chồng đưa ra định nghĩa không đồng nhất với quy định và nhiều khi là cũng không chính xác với sự thật khách quan, nên số lượng các vụ trình báo là rất lớn, gây ảnh hưởng tới quá trình xác định của cơ quan chức năng.

Bên cạnh đó, như đã nêu ở trên, phải có đầy đủ các yếu tố cấu thành và chứng cứ thì mới có thể kết luận hành vi ngoại tình, lợi dụng đặc thù của quan hệ tình cảm thường khó chứng minh nên các đối tượng rất dễ phủ nhận, hay chăng chỉ có người trong cuộc mới cảm nhận được rõ ràng về sự hiện diện của hành vi này.

Vì những lẽ trên, các hành vi ngoại tình vẫn thường xuyên xảy ra một cách phổ biến và chưa có một giải pháp hữu hiệu nào có thể phát hiện cũng như xử lý triệt để.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com