Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Một người làm giám đốc được mấy công ty?

Một người đang là giám đốc của công ty TNHH rồi thì có thể làm giám đốc của một công ty TNHH khác không hay là giám đốc của một công ty cổ phần khác, tôi hiện đã góp vốn cùng 2 người bạn để thành lập công ty TNHH kinh doanh thực phẩm, sắp tới tôi cũng có ý định sẽ cùng 1 nhóm bạn khác kinh doanh dãy dịch vụ cửa hàng ăn đêm như vậy thì có được không?


Luật sư Tư vấn Luật Doanh nghiệp – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 22 tháng 03 năm 2018

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật liên quan tới vấn đề một người được làm giám đốc mấy công ty

Luật Doanh nghiệp 2014

3./Luật sư trả lời

  Căn cứ Điều 65, Khoản 3 Điều 81, Điều 157, Điều 177, Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2014, pháp luật không quy định về điều kiện giám đốc chỉ được làm giám đốc tại một doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, Điều lệ công ty hoặc trên hợp đồng lao động được ký kết với người được thuê làm giám đốc thì công ty có thể ghi nhận thêm đối với yêu cầu của giám đốc chỉ được đảm nhận chức vụ này cho một công ty mà không được thực hiện công việc ở cùng lúc nhiều công ty.

Bên cạnh đó, Căn cứ Điều 100 Luật Doanh nghiệp 2014, đối với trường hợp doanh nghiệp nhà nước, pháp luật ghi nhận điều kiện đối với người được bổ nhiệm, hoặc tuyển dụng giữ chức vụ giám đốc của doanh nghiệp nhà nước thì không được đồng thời giữ chức vụ giám đốc tại một doanh nghiệp khác.

Theo đó, đối với việc một người có thể giữ chức vụ giám đốc ở cùng lúc nhiều công ty hay không phụ thuộc vào doanh nghiệp mà người đó đang làm việc. Đối với doanh nghiệp nhà nước, thì người đó chỉ được làm giám đốc ở doanh nghiệp đó theo quy định pháp luật. Đối với các loại hình doanh nghiệp nhà nước, pháp luật không quy định bắt buộc, thì trên cơ sở điều lệ công ty, hợp đồng lao động đã ký kết với công ty, người đó có thể được hoặc không được đảm nhận tiếp chức vụ đó ở công ty khác.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Hỏi về luật kinh doanh – thương hiệu

1.Nếu mình thành lập công ty TNHH và lấy tên công ty, tên thương hiệu là tên của một phân tử hoá học thì có vi phạm bản quyền không ạ? Ví dụ alcohol, este,…

2.Mình thấy một số sản phẩm quảng cáo của các công ty lớn trên TV có sử dụng lại phần nhạc của các ca khúc có sở hữu bản quyền và viết lại lời khác làm nhạc của video quảng cáo đó, Ví dụ comfor lấy bài “Cả nhà thương nhau” và viết lại lời khác rồi sử dụng làm nhạc quảng cáo sản phẩm, như vậy có vi phạm bản quyền không? Nếu họ làm được như vậy thì họ có phải những thủ tục gì để được sử dụng nhạc của bài hát đó!?

Rất mong anh chị luật sự giải đáp giúp em ạ, em starr up ạ!
Em cảm ơn nhiều


Luật sư Tư vấn Luật Doanh nghiệp và Luật Sở hữu trí tuệ – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 17 tháng 03 năm 2018

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật liên quan tới vấn đề luật doanh nghiệp và sở hữu trí tuệ

  • Luật Doanh nghiệp 2014;
  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009

3./Luật sư tư vấn

1.Quy định liên quan đến đặt tên thương mại (tên doanh nghiệp):

Căn cứ Điều 38, 39, 42 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về tên doanh nghiệp như sau:

Điều 38. Tên doanh nghiệp

1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

a) Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;

b) Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

2. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

3. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các Điều 39, 40 và 42 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.

Điều 39. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 42 của Luật này.

2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Điều 42. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn

1. Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.

2. Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:

a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;

b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;

e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.

Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e và g của khoản này không áp dụng đối với trường hợp công ty con của công ty đã đăng ký.”

Theo đó, pháp luật doanh nghiệp có những quy định cụ thể và chặt chẽ đối với tên doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự liên kết mạch lạc giữa quyền của các cá nhân, tổ chức trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung. Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tên doanh nghiệp (tên thương mại) là tên gọi của tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động kinh doanh, theo đó, người sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thông qua đó để phân biệt với các tổ chức kinh tế khác.

Theo pháp luật về sở hữu trí tuệ, Căn cứ Điều 76, 77, 78 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định đối với việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại như sau:ư

Điều 76. Điều kiện chung đối với tên thương mại được bảo hộ

Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Điều 77. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại

Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại.

Điều 78. Khả năng phân biệt của tên thương mại

Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng.

2. Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

3. Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.”

Như vậy, căn cứ quy định pháp luật nêu trên, tên một phân tử hóa học là những tên gọi đã được biết đến và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới nói chung và trên lãnh thổ Việt Nam nói riêng. Nó là tên gọi mang tính chất khoa học phát minh, là sản phẩm trí tuệ của người khác và được mọi người thừa nhận và sử dụng rộng rãi, do đó, nó không được coi là có khả năng phân biệt khi được sử dụng làm tên của một doanh nghiệp cũng như sẽ không được chấp thuận khi thực hiện hoạt động đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật.

2. Sử dụng tác phẩm của người khác làm quảng cáo

Các bản nhạc được sử dụng nêu trên nói chung đều được bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Căn cứ Điều 19, 20, 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, đối với việc sửa chữa lời bài hát và sử dụng nhạc để thực hiện quảng cáo, cá nhân, tổ chức trước khi thực hiện phải thực hiện việc xin phép và trả thù lao cho tác giả của các bài hát nêu trên nếu các tác phẩm đó. Theo đó, muốn sử dụng bản nhạc của người khác hiện nay, thì các cá nhân, tổ chức phải thực hiện xin phép được sự đồng ý của tác giả và trả thù lao theo thỏa thuận trước khi thực hiện hoạt động quảng cáo.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Công ty phá sản thì giám đốc có trách nhiệm gì?

Tôi đã mở một công ty cách đây 5 năm, hiện do việc kinh doanh không suôn sẻ và tôi mắc nợ rất nhiều đơn vị, tôi không còn cách nào để thay đổi cục diện công ty nên chắc công ty sẽ phá sản trong thời gian tới, tôi muốn hỏi là giờ khi công ty do tôi đứng tên đại diện mà phá sản thì tôi sẽ phải chịu những hậu quả, trách nhiệm gì, làm sao để tôi hạn chế hay không ảnh hưởng bởi nó?


Luật sư Tư vấn Luật Doanh nghiệp – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến Công ty Luật LVN. Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./Thời điểm pháp lý

Ngày 22 tháng 03 năm 2018

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật liên quan tới vấn đề trách nhiệm của giám đốc khi công ty phá sản

  • Luật Doanh nghiệp 2014
  • Luật Phá sản 2014

3./Luật sư trả lời

    Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Khi xem xét đến trách nhiệm của giám đốc khi phá sản, thì cần xem xét vai trò của giám đốc trong công ty đó là người lao động được thuê thực hiện công việc quản lý hay cũng là một cổ đông, người góp vốn, chủ sở hữu doanh nghiệp.

Cụ thể, trường hợp giám đốc là người lao động được thuê giữ chức vụ thực hiện công việc theo hợp đồng lao động, trường hợp này, giám đốc được giải quyết quyền lợi như đối với người lao động khi công ty thực hiện thủ tục phá sản. Tuy nhiên, trong trường hợp hoạt động kinh doanh của công ty lâm vào tình trạng khó khăn là do giám đốc không thực hiện công việc dẫn đến thiệt hại cho công ty thì giám đốc có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty theo quy định tại hợp đồng lao động và pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại.

Trường hợp giám đốc là cổ đông, thành viên góp vốn hay chủ sở hữu trong công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, khi công ty phá sản kèm theo các trách nhiệm dân sự về tài chính, giám đốc cũng phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn mình góp vào công ty theo quy định đối với cổ đông, thành viên góp vốn công ty.

Trường hợp giám đốc là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh trong công ty hợp danh, lúc này, trên cơ sở quy định pháp luật, giám độc phải gánh chịu những trách nhiệm của công ty trong hoạt động kinh doanh khi làm thủ tục phá sản bằng toàn bộ tài sản của mình.

Do đó, cần xác định loại hình doanh nghiệp cũng như tư cách của giám đốc trong công ty để có thể xác định về trách nhiệm của giám đốc khi công ty thực hiện thủ tục phá sản.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Năm 2019, với sự áp dụng rộng rãi của Luật Doanh nghiệp 2014 và các chính sách đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Doanh nghiệp ban hành cùng thông tư, nghị quyết các năm 2018,2019, công ty Cổ phần đã không còn thuộc phạm vi quản lý chặt chẽ trong vấn đề cổ đông, việc khai báo sự thay đổi cổ đông công ty, cổ đông sáng lập không còn trong thủ tục hành chính. Vì vậy, Sổ đăng ký cổ đông là tài liệu vô cùng quan trọng, do doanh nghiệp tự lưu giữ và chịu trách nhiệm về tính chính xác trước đối tác và cơ quan pháp luật.

Sổ không có giới hạn về số lượng trang hay thời hạn lưu trữ, thông thường sẽ là sự phản ánh chân thực nhất đối với toàn bộ quá trình hình thành và hoạt động của công ty.

Mẫu Sổ đăng ký cổ đông công ty cổ phần mới nhất – Tư vấn 1900.0191


CÔNG TY CỔ PHẦN ………

————

SỐ: …./…../……..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——o0o—–

Hà Nội, ngày … tháng … năm …….

 

SỔ ĐĂNG KÝ CỔ ĐÔNG

1. Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN …

Tên giao dịch: …………………………………

Tên viết tắt: …………………………………

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ……………………. Do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày ………………………..

Địa chỉ trụ sở chính:  …………………………………………, thành phố Hà Nội

2.Vốn điều lệ: … đồng (đồng Việt Nam).

3.Tổng số cổ phần: … Cổ phần (… cổ phần)

  • Cổ phần cổ đông sáng lập đã mua: …………… Cổ phần (……….. cổ phần)
  • Cổ phần chào bán: 0 cổ phần.
Loại cổ phần:
  • Cổ phần phổ thông: ……………. Cổ phần (………… nghìn cổ phần)
  • Cổ phần ưu đãi: 0 cổ phần
Mệnh giá cổ phần : … đồng (… nghìn đồng Việt Nam)

4.Tên cổ đông, địa chỉ, số lượng cổ phần của từng loại cổ đông:

 STT  Họ và tên  Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú  Chỗ ở hiện tại  Số, ngày, nơi cấp chứng minh thư nhân dân (hoặc hộ chiếu)  Số cổ phần  Loại cổ phần  Số GCN Vốn gớp Ngày cấp
1
2
3

Sổ cổ đông đã được lập và lưu giữ tại trụ sở Công ty.

Sổ cổ đông này gồm … bản, được cập nhật bổ sung gần nhất vào ngày …/…/…….

Đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp

Giám đốc


Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Năm 2019, với sự áp dụng rộng rãi của Luật Doanh nghiệp 2014 và các chính sách đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Doanh nghiệp ban hành cùng thông tư, nghị quyết các năm 2018,2019, công ty Cổ phần đã không còn thuộc phạm vi quản lý chặt chẽ trong vấn đề cổ đông, việc khai báo sự thay đổi cổ đông công ty, cổ đông sáng lập không còn trong thủ tục hành chính. Vì vậy, Sổ đăng ký cổ đông là tài liệu vô cùng quan trọng, do doanh nghiệp tự lưu giữ và chịu trách nhiệm về tính chính xác trước đối tác và cơ quan pháp luật.

Sổ không có giới hạn về số lượng trang hay thời hạn lưu trữ, thông thường sẽ là sự phản ánh chân thực nhất đối với toàn bộ quá trình hình thành và hoạt động của công ty.

Mẫu Sổ đăng ký cổ đông công ty cổ phần mới nhất – Tư vấn 1900.0191


CÔNG TY CỔ PHẦN ………

————

SỐ: …./…../……..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——o0o—–

Hà Nội, ngày … tháng … năm …….

 

SỔ ĐĂNG KÝ CỔ ĐÔNG

1. Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN …

Tên giao dịch: …………………………………

Tên viết tắt: …………………………………

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ……………………. Do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày ………………………..

Địa chỉ trụ sở chính:  …………………………………………, thành phố Hà Nội

2.Vốn điều lệ: … đồng (đồng Việt Nam).

3.Tổng số cổ phần: … Cổ phần (… cổ phần)

  • Cổ phần cổ đông sáng lập đã mua: …………… Cổ phần (……….. cổ phần)
  • Cổ phần chào bán: 0 cổ phần.
Loại cổ phần:
  • Cổ phần phổ thông: ……………. Cổ phần (………… nghìn cổ phần)
  • Cổ phần ưu đãi: 0 cổ phần
Mệnh giá cổ phần : … đồng (… nghìn đồng Việt Nam)

4.Tên cổ đông, địa chỉ, số lượng cổ phần của từng loại cổ đông:

 STT  Họ và tên  Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú  Chỗ ở hiện tại  Số, ngày, nơi cấp chứng minh thư nhân dân (hoặc hộ chiếu)  Số cổ phần  Loại cổ phần  Số GCN Vốn gớp Ngày cấp
1
2
3

Sổ cổ đông đã được lập và lưu giữ tại trụ sở Công ty.

Sổ cổ đông này gồm … bản, được cập nhật bổ sung gần nhất vào ngày …/…/…….

Đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp

Giám đốc


Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com