Câu hỏi của khách hàng: Thủ tục để có thể đưa tàu ra đánh bắt cá

Xin chào anh chị. Em đang muốn cùng một số bạn bè đưa tàu ra biển đánh bắt cá thì có cần thủ tục gì không, có phải có sự đồng ý của xã khi ra không, em cám ơn.


Luật sư Tư vấn Luật thủy sản – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 07/03/2019

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Khai thác thủy sản

Luật thủy sản năm 2017;

3./ Luật sư trả lời Thủ tục để có thể đưa tàu ra đánh bắt cá

Đánh bắt cá được hiểu là khai thác thủy sản – là hoạt động đánh bắt hoặc hoạt động hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản. Tàu cá là phương tiện thủy có lắp động cơ hoặc không lắp động cơ, bao gồm tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản, tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản. Để đưa tàu ra đánh bắt cá đúng pháp luật, bạn cần đáp ứng những điều kiện nhất định tùy vào kích thước, năng suất của tàu cá mà bạn đưa ra biển.

Trong trường hợp tàu của bạn có chiều dài lớn nhất từ 6 mét trở lên, thì bạn cần phải xin Giấy phép khai thác thủy sản trước khi thực hiện việc khai thác thủy sản. Theo quy định tại Điều 50 Luật thủy sản thì trong trường hợp này, bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:

a)Trong hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, đối với khai thác thủy sản trên biển;

b)Có nghề khai thác thủy sản không thuộc Danh mục nghề cấm khai thác;

c)Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, đối với tàu cá phải đăng kiểm;

d)Tàu cá có trang thiết bị thông tin liên lạc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

đ)Có thiết bị giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên theo quy định của Chính phủ;

e)Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;

g)Thuyền trưởng, máy trưởng phải có văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

h)Trường hợp cấp lại do giấy phép hết hạn phải đáp ứng điều kiện theo quy định, đã nộp nhật ký khai thác theo quy định và tàu cá không thuộc danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố.

Để được cấp Giấy phép khai thác thủy sản, bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác thủy sản, hồ sơ thường gồm:

-Đơn xin cấp phép khai thác thủy sản theo mẫu;

-Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá/Giấy xác nhận đăng ký tàu cá;

-Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu xá, đối với loại tàu cá theo quy định;

-Văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng đối với laoị tài cá theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

-Sổ Danh bạ thuyền viên, đối với loại tàu cá theo quy định;

Và nộp hồ sơ tại:

-Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nếu bạn khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam;

-Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi bạn không thuộc trường hợp trên.

Phương thức nộp: Nộp trực tiếp, qua bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có)

Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;

Lệ phí: 40.000 đồng/lần;

Trong trường hợp tàu của bạn có chiều dài lớn nhất dưới 6 mét trở xuống, bạn không cần phải xin Giấy phép khai thác thủy sản theo quy định trên, tuy nhiên, trong một số trường hợp, để được phép khai thác ngoài khu vực biển Việt Nam, bạn cần thực hiện các quy định về treo Quốc kỳ, đánh dấu tàu cá theo vùng biển, đánh dấu ngư cụ đang sử dụng tại ngư trường, đảm bảo các quy định về quản lý cùng, nghề, kích cỡ loài, ngư cụ,… theo quy định của pháp luật.

Tóm lại, trong trường hợp của bạn, bạn cần xem xét kích cỡ của tàu, khu vực tàu hoạt động,… để xác định được điều kiện mà bạn phải đáp ứng để đưa tàu cá của mình vào hoạt động khai thác thủy sản, thực hiện các quy định tương ứng của pháp luật để tránh những hậu quả pháp lý bất lợi không đáng có khi không đảm bảo việc thực hiện các quy định của pháp luật.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Thuế, lệ phí đối với cá nhân, tổ chức khai thác thủy sản


Luật sư Tư vấn Luật Thủy sản – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày …. tháng …. năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Thuế, lệ phí khi khai thác thủy sản

  • Luật Thủy sản năm 2003.
  • Luật phí và lệ phí năm 2015.
  • Thông tư 30-BTC/TCT năm 1991 hướng dẫn chế độ quản lý thu thuế đối với ngành khai thác thủy sản
  • Thông tư 230/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng kiểm an toàn kỹ thuật tàu cá, kiểm định trang thiết bị nghề cá; phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản; lệ phí cấp giấy phép khai thác, hoạt động thủy sản.
  • Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2018/NĐ-CP).

3./ Luật sư tư vấn

Mọi tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế, không phân biệt trong nước hay nước ngoài, hoạt động thường xuyên hay không thường xuyên; có địa điểm khai thác cố định hay lưu động (dưới đây gọi chung là cơ sở khai thác) có hoạt động khai thác đánh bắt thủy sản tự nhiên thuộc lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam là đối tượng thi hành các luật thuế, Pháp lệnh thuế. Pháp luật Việt Nam có một số quy định cơ bản sau về vấn đề thuế, lệ phí đối với cá nhân, tổ chức khai thác thủy sản.

Theo Khoản 2 Điều 21 Luật Thủy sản quy định thì “nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật” là nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản.

Căn cứ Mục II Thông tư 30-BTC/TCT quy định về “Chính sách thu và căn cứ tính thuế” thì các loại thuế được áp dụng đối với hoạt động khai thác thủy sản, gồm: Thuế tài nguyên (là trả tiền khai thác tài nguyên của Nhà nước, được hạch toán vào chi phí khai thác của cơ sở), thuế doanh thu tính trên doanh thu bán thủy sản khai thác, thuế lợi tức thu vào tổ chức, cá nhân, có lợi tức kinh doanh khai thác thủy sản. Ngoài ra, tùy thuộc vào thành phần kinh tế mà các cơ sở khai thác thủy sản còn phải thực hiện các chính sách thu và thuế hiện hành như: Các cơ sở khai thác thuộc kinh tế ngoài quốc doanh phải nộp thuế môn bài (là khoản lệ phí đăng ký hành nghề hàng năm) nộp ngay từ đầu năm theo loại hộ, bậc môn bài; các cơ sở kinh tế quốc doanh phải nộp thu sử dụng vốn ngân sách 0,3% tháng, nộp khấu hao cơ bản tài sản cố định thuộc nguồn vốn ngân sách và các khoản phải nộp khác theo chế độ Nhà nước quy định.

Căn cứ Phụ lục I Luật phí và lệ phíMục I Biểu phí, lệ phí ban hành kèm Thông tư 230/2016/TT-BTC thì các loại phí, lệ phí cá nhân, tổ chức khai thác thủy sản phải nộp, gồm có: Lệ phí cấp giấy phép khai thác thủy sản, Lệ phí cấp giấy phép hoạt động thủy sản đối với tàu cá nước ngoài. Cụ thể, như sau:

Chỉ tiêu Mức thu Đơn vị tính
Lệ phí cấp giấy phép khai thác thủy sản Cấp mới 40.000 Đồng/ lần
Gia hạn hoặc cấp lại 20.000
Đổi giấy phép do đổi nội dung trong giấy phép 40.000
Lệ phí cấp giấy phép hoạt động thủy sản đối với tàu cá nước ngoài: Cấp mới 200 USD/ lần
Gia hạn hoặc cấp lại 100
Đổi giấy phép do đổi nội dung trong giấy phép 200

Tuy nhiên, không phải cá nhân, tổ chức nào khi khai thác thủy sản cũng đều phải nộp các loại thuế, lệ phí trên mà loại thuế phải nộp cùng với số thuế phải nộp của các cá nhân, tổ chức cũng khác nhau. Như Điều 6 Nghị định 67/2014/NĐ-CP quy định về chính sách ưu đãi thuế quy định:

“1.Miễn thuế tài nguyên đối với hải sản tự nhiên khai thác.

2.Đối với lệ phí trước bạ thực hiện miễn theo quy định tại khoản 23 Điều 9 Nghị định số 140/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ về lệ phí trước bạ.

3.Đối với lệ phí môn bài thực hiện miễn theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ về lệ phí môn bài.

4.Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước sử dụng cho hoạt động nuôi trồng thủy, hải sản của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

5.Các trường hợp sau không chịu thuế giá trị gia tăng:

a)Sản phẩm thủy sản của tổ chức, cá nhân nuôi trồng, khai thác bán ra.

b)Bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp khai thác hải sản.

6.Bị bãi bỏ

7.Đối với thuế thu nhập cá nhân thực hiện miễn theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế năm 2014.

8.Doanh nghiệp có thu nhập từ nuôi trồng, chế biến thủy sản và đánh bắt hải sản hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.

9.Miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được để đóng mới, nâng cấp tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên.

Theo đó, khi các chủ thể thuộc các trường hợp trên thì sẽ được miễn thuế, lệ phí tương ứng.

Như vậy, vấn đề thuế, lệ phí đối với cá nhân, tổ chức khai thác thủy sản được pháp luật quy định như trên.

Với những tư vấn về câu hỏi Thuế, lệ phí đối với cá nhân, tổ chức khai thác thủy sản, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Đối tượng, điều kiện cấp giấy phép khai thác thủy sản


Luật sư Tư vấn Luật Thủy sản – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 29 tháng 08 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Đối tượng, điều kiện cấp giấy phép khai thác thủy sản

  • Luật thủy sản năm 2003
  • Nghị định 33/2010/NĐ-CP về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 53/2012/NĐ-CP)

3./ Luật sư tư vấn

Khai thác thủy sản là việc khai thác nguồn lợi thủy sản trên biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác. Việc khai thác này ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn lợi tự nhiên, tới đời sống của những người sống dựa trên nguồn lợi thủy sản, do vậy, việc khai thác cần nằm trong một giới hạn nhất định và trong quá trình khai thác phải tuân theo những điều kiện nhất định để đảm bảo ảnh hưởng của việc khai thác tới nguồn lợi thủy sản, tới môi trường thấp nhất có thể. Để đảm bảo điều này pháp luật có những quy định về đối tượng, điều kiện cấp giấy phép khai thác thủy sản.

Căn cứ theo Điều 1 Luật Thủy sản quy định về “đối tượng, phạm vi áp dụng” như sau:

“Luật này áp dụng đối với hoạt động thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài trên đất liền, hải đảo, vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Điều 17 Luật Thủy sản quy định:

“Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản được cấp Giấy phép khai thác thủy sản phải có các điều kiện sau đây:

1.Có đăng ký kinh doanh khai thác thuỷ sản;

2.Có tàu cá đã đăng ký, đăng kiểm;

3.Có ngư cụ, phương tiện khai thác phù hợp;

4.Thuyền trưởng, máy trưởng trên tàu cá phải có văn bằng, chứng chỉ phù hợp theo quy định của pháp luật.”

Theo đó, các tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản đều là đối tượng khai được khai thác thủy sản nhưng chỉ có những cá nhân, tổ chức thỏa mãn các điều kiện trên mới được cấp phép khai thác thủy sản.

Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản ở ngoài vùng biển Việt Nam thì ngoài những điều kiện theo quy định tại Điều 17 Luật Thủy sản còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định 33/2010/NĐ-CP:

1.Đối với tàu cá: 
a)Tàu cá có đủ tiêu chuẩn vùng hoạt động hạn chế cấp I hoặc cấp không hạn chế. Trường hợp hoạt động tại vùng biển của quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á thì tàu cá phải có đủ tiêu chuẩn vùng hoạt động hạn chế cấp II trở lên; 
b)Đã được đăng ký, đăng kiểm. Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá phải còn thời gian hiệu lực ít nhất là 3 tháng; 
c)Trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn cho người và tàu cá, thông tin liên lạc tương ứng với vùng biển hoạt động theo quy định của pháp luật; 
d)Có đủ biên chế thuyền viên theo quy định của pháp luật; 
2.Đối với thuyền viên và người làm việc trên tàu cá: 
a)Thuyền trưởng, máy trưởng phải có bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng do cơ quan có thẩm quyền cấp; 
b)Có bảo hiểm thuyền viên; 
c)Có sổ thuyền viên tàu cá hoặc chứng chỉ nghiệp vụ thuyền viên tàu cá. 
3.Đối với tổ chức, cá nhân đưa tàu cá đi khai thác ở vùng biển của quốc gia hoặc lãnh thổ khác phải đáp ứng các điều kiện quy định đối với tàu cá, đối với thuyền viên, người làm việc trên tàu cá và các điều kiện sau: 
a)Có hợp đồng hợp tác khai thác thủy sản với tổ chức, cá nhân của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có biển, được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có biển đó chấp thuận hoặc theo nội dung của Hiệp định hợp tác nghề cá giữa quốc gia và vùng lãnh thổ có biển với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 
b)Thuyền viên trên tàu phải có hộ chiếu phổ thông; 
c)Trên tàu hoặc cùng một nhóm tàu phải có ít nhất một (01) người biết tiếng Anh hoặc ngôn ngữ thông dụng của quốc gia, vùng lãnh thổ mà tàu cá đến khai thác; 
d)Đáp ứng được điều kiện khác theo quy định của pháp luật nước sở tại (nếu có). 
4.Đối với tổ chức, cá nhân tổ chức đưa tàu cá đi khai thác ở vùng biển của quốc gia hoặc lãnh thổ khác phải đáp ứng các điều kiện sau: 
a)Có hợp đồng hợp tác khai thác thủy sản với tổ chức, cá nhân của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có biển, được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có biển đó chấp thuận hoặc theo nội dung của Hiệp định hợp tác nghề cá giữa quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 
b)Đáp ứng các điều kiện về tàu cá, thuyền viên và người làm việc trên tàu quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này; 
c)Đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của pháp luật nước sở tại (nếu có).”

Như vậy, pháp luật Việt Nam quy định về đối tượng và điều kiện để được cấp giấy phép khai thác thủy sản như đã trình bày trên đây.

Với những tư vấn về câu hỏi Đối tượng, điều kiện cấp giấy phép khai thác thủy sản, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com