Hiến pháp Hoàn cảnh ra đời Tính chất Nhiệm vụ
1946 _Nước VNDCCH non trẻ mới ra đời, đòi hỏi cần một bản Hiến pháp dân chủ.

_20/9/1945: Ban sắc lệnh thành lập Ban dự thảo Hiến pháp gồm 7 người.

_2/3/1946: Tại kì họp thứ nhất, Quốc hội khoá I thành lập Ban dự thảo Hiến pháp gồm 11 người.

_9/11/1946: Tại kì họp thứ 2, Quốc hội khoá I thông qua Hiến pháp với 240 phiếu thuận và 2 phiếu chống.

_19/12/1946: Toàn quốc kháng chiến bùng nổ, do hoàn cảnh nên Hiến pháp 1946 không được công bố chính thức.

_Mang tính chất dân chủ nhân dân.

_Về chính trị: Hiến pháp trao quyền lực nhà nước vào tay nhân dân, quy định nhiều quyền quan trọng như quyền bầu cử, quyền tự do…

_Về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước: Hiến pháp quy định việc tổ chức Nghị viện nhân dân do nhân dân bầu ra nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhân dân.

_Mang lại quyền tự do, dân chủ cho nhân dân.

_Xác lập những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền.

_Phục vụ việc chuẩn bị cho kháng chiến trường kì.

1959 _Sau thắng lợi ở chiến dịch Điện Biên Phủ, miền bắc được giải phóng hoàn toàn, đất nước bị chia cắt thành 2 miền. Tình hình kinh tế- văn hoá- xã hội ở miền Bắc có nhiều thay đổi, bắt đầu phát triển và cải tạo nền kinh tế theo CNXH, liên minh giữa giai cấp công nhân và nông dân được củng cố. Tình hình đòi hỏi cần có Hiến pháp mới cho thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc, kháng chiến chống Mỹ miền Nam.

_Tại kì họp thứ 6, Quốc hội khoá I quyết định sửa đổi Hiến pháp.

_7/1958: Hiến pháp được đưa ra thảo luận trong các cán bộ trung và cao cấp.

_1/4/1959: Hiến pháp được công bố để toàn dân thảo luận và đóng góp ý kiến.

_31/12/1959: Kì họp thứ 11, Quốc hội khoá I thông qua Hiến pháp sửa đổi.

_1/1/1960: Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh công bố Hiến pháp 1959.

_Mang tính chất XHCN.

_Về chính trị: Duy trì nguyên tắc quyền lực nhà nước tập trung dân chủ, đảm bảo quyền tự do cho công dân, quy định thêm nhiều quyền và nghĩa vụ cho công dân.

_Về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước: Hoàn thiện và phát triển theo mô hình Liên Xô và các nước XHCN, thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và hệ thống chính trị.

_Về kinh tế: Xác định kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân giữ vai trò lãnh đạo nền kinh tế quốc dân và được ưu tiên phát triển.

_Đảm bảo quyền tự do, dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân.

_Đảm bảo những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

_Phục vụ xây dựng CNXH ở miền Băc, kháng chiến chống Mỹ giải phóng miền Nam.

1980 _Chiến dịch Hồ Chí Minh dành thắng lợi, đất nước thống nhất, đòi hỏi cần phải tổng tuyển cử thống nhất cơ quan quyền lực nhà nước ở 2 miền Nam- Bắc, xây dựng một bản Hiến pháp mới cho thời kì xây dựng CNXH trên cả nước.

_18/12/1980: Tại kì họp thứ 7, Quốc hội khoá VI thông qua Hiến pháp mới.

_Mang đậm tính chất XHCN.

_Về chính trị: Xác định bản chất chuyên chính vô sản của nhà nước, thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng trong lãnh đạo nhà nước, cũng như vai trò của các tổ chức chính trị- xã hội quan trọng.

_Về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước: Hiến pháp xác định quyền làm chủ tập thể, với tổ chức bộ máy nhà nước giống như Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.

_Về kinh tế: Tiến hành cách mạng cải cách quan hệ sản xuất, cải tạo các thành phần kinh tế phi XHCN, thực hiện nên kinh tế quốc dân 2 thành phần: kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu tư nhân và kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể.

_Đảm bảo quyền tự do, dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân.

_Thống nhất tổ chức bộ máy nhà nước ở 2 miền Nam – Bắc, đảm bảo những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

_Phục vụ quá trình đi lên CNXH.

1992 _Sau một thời gian, nhiều quy định của hiến pháp 1980 không còn phù họp với tình hình đất nước, cần phải có một bản Hiến pháp mới cho thời kì quá độ lên CNXH.

_15/4/1992: Kì họp thứ 11, Quốc hội khá VIII thông qua Hiến pháp mới.

_Mang tính chất XHCN.

_Về chính trị: Đề cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trịc ho nhân dân.

_Về tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước: Tiếp tục thực hiện nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, tập trung dân chủ.

_Về kinh tế: Thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, với nhiều thành phần kinh tế, khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

_Đảm bảo quyền tự do, dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân.

_Hoàn thiện các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

_Phục vụ việc đổi mới kinh tế trong tiến trình quá độ lên CNXH.

2013 _Trong bối cảnh nền kinh tế đang có nhiều thay đổi, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế, cần có một bản Hiến pháp mới phù hợp hơn.

 

_Mang tính chất XHCN.

_Về chính trị: Củng cố quyền làm chủ của nhân dân.

_Về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước: Hiến pháp tiếp thu những hạt nhân hợp lí của học thuyết phân chia quyền lực.

_Về kinh tế: Tiếp tục phát triển nền kinh tế định hướng XHCN.

_Đảm bảo quyền tự do, dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân, quyền con người và quyền công dân.

_Hoàn thiện các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

_Phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong quá trình quá độ lên CNXH.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Hiến pháp 1946 Hiến pháp 1959 Hiến pháp 1980 Hiến pháp 1992 Hiến pháp 2013
_Mang tính chất của Hiến pháp tư sản.

_Có 5 cấp hành chính gồm: Trung ương, bộ, tỉnh, huyện, xã.

_Có 3 hệ thống cơ quan gồm: Cơ quan quyền lực nhà nước; cơ quan hành chính; cơ quan tư pháp   (chưa có viện kiểm sát)

_Có 4 cấp hành chính gồm: trung ương, tỉnh, huyện, xã.

_Có 4 hệ thống cơ quan gồm: Cơ quan quyền lực nhà nước; cơ quan hành chính; cơ quan xét xử; cơ quan kiểm sát.

 

_Bộ máy nhà nước thể hiện rõ nguyên tắc trách nhiệm tập thể.

_Có 4 cấp hành chính gồm: trung ương, tỉnh, huyện, xã.

_Có 4 hệ thống cơ quan gồm: Cơ quan quyền lực nhà nước; cơ quan hành chính; cơ quan xét xử; cơ quan kiểm sát.

 

_Có 4 cấp hành chính gồm: trung ương, tỉnh, huyện, xã.

_Có 4 hệ thống cơ quan gồm: Cơ quan quyền lực nhà nước; cơ quan hành chính; cơ quan xét xử; cơ quan kiểm sát.

_Có 4 cấp hành chính gồm: trung ương, tỉnh, huyện, xã.

_Có 4 hệ thống cơ quan gồm: Cơ quan quyền lực nhà nước; cơ quan hành chính; cơ quan xét xử; cơ quan kiểm sát.

 

Hệ thống cơ quan quyền lực gồm:

_Nghị viện là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở trung ương được thành lập bằng con đường bầu cử theo nguyên tắc tự do, dân chủ, bỏ phiếu kín. Nhiệm kì 3 năm.

_HĐND: là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương (không có ở cấp huyện và bộ) có nhiệm kì 3 năm.

Hệ thống cơ quan quyền lực gồm:

_Quốc hội: là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp được hình thành bằng con đường bầu cử. Nhiệm kì 4 năm

_HĐND: là cơ quan quyền lực  nhà nước ở địa phương do nhân dân địa phương bầu ra và chịu  trách nhiệm trước nhân dân địa phương.

Hệ thống cơ quan quyền lực gồm:

_Quốc hội: là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp, thực hiện giám sát tối cao HĐND, do nhân dân bầu ra.

_HĐND: là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương do nhân dân địa phương bầu ra chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cấp trên.

Hệ thống cơ quan quyền lực gồm:

_Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp, thực hiện giám sát tối cao HĐND, do nhân dân bầu ra. Nhiệm kì 5 năm.

_HĐND: là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương do nhân dân địa phương bầu ra chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cấp trên.

Hệ thống cơ quan quyền lực gồm:

_Quốc hội; là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, là cơ quan thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, thực hiện giám sát tối cao HĐND, do nhân dân bầu ra. Nhiệm kì 5 năm.

_HĐND: là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương do nhân dân địa phương bầu ra chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cấp trên.

Hệ thống cơ quan hành chính gồm: _Chủ tịch nước nằm trong cơ cấu của Chính phủ.

_Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước VNDCCH, do Nghị viện thành lập và chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Chính phủ gồm có: Chủ tịch nước, phó chủ tịch và nội các. Nội các có Thủ tướng, các bộ trưởng, thứ trưởng và có thể có phó thủ tướng.

_Các UBHC ở địa phương: là các UBHC cấp bộ, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Do cấp bộ không có HĐND nên UBHC bộ do HĐND các tỉnh và thành phố bầu ra.

Hệ thống cơ quan hành chính bao gồm:

_Hội đồng Chính phủ do Quốc hội thành lập.

_Các UBHC do HĐND cung cấp thành lập.

Hệ thống cơ quan hành chính bao gồm:

_Hội đồng Bộ trưởng.

_UBND các cấp.

Hệ thống cơ quan hành chính bao gồm:

_Chính phủ.

_UBND các cấp.

Hệ thống cơ quan hành chính bao gồm:

_Chính phủ.

_UBND các cấp.

Hệ thống cơ quan tư pháp gồm:

+TAND tối cao

+Toà phúc thẩm.

+Toà đệ nhị cấp.

+Toà sơ cấp.

_Chánh án TAND tối cao do Chính phủ bổ nhiệm.

_Tổ chức hệ thống toà án theo nguyên tắc xét xử, có sự tham gia của hội thẩm nhưng không được ngang với thẩm phán.

_Toà án thực hiện chức năng xét xử và công tố.

Hệ thống cơ quan tư pháp gồm:

+TAND tối cao.

+Toà án nhân dân các cấp ( trừ cấp xã)

+Toà án quân sự.

_Hội thẩm ngang quyền với thẩm phán.

_Chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp.

Hệ thống cơ quan tư pháp gồm:

+TAND tối cao.

+Toà án nhân dân các cấp.

+Toà án quân sự.

_Chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp.

Hệ thống cơ quan tư pháp gồm:

+TAND tối cao.

+Toà án nhân dân các cấp.

+Toà án quân sự.

_Chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp.

Hệ thống cơ quan tư pháp gồm:

+TAND tối cao.

+Toà án nhân dân các cấp.

+Toà án quân sự.

_Chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp.

  Hệ thống cơ quan kiểm sát gồm:

+VKSND tối cao.

+VKSND địa phương.

+VKS quân sự.

_VKS chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp.

Hệ thống cơ quan kiểm sát gồm:

+VKSND tối cao.

+VKSND địa phương.

+VKS quân sự.

_VKS chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp.

Hệ thống cơ quan kiểm sát gồm:

+VKSND tối cao.

+VKSND địa phương.

+VKS quân sự.

_VKS chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp.

Hệ thống cơ quan kiểm sát gồm:

+VKSND tối cao.

+VKSND địa phương.

+VKS quân sự.

_VKS chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Tiêu chí Hiến pháp 1946 Hiến pháp 1959 Hiến pháp 1980 Hiến pháp 1992 Hiến pháp 2013
Tên gọi Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Hội đồng nhà nước Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Chủ tịch nước
Vị trí, tính chất Là nười đứng đầu nhà nước và Chính phủ, thay mặt cho nước Việt Nam dân chủ cộng hoà về đối nội, đối ngoại. Là người đứng đầu nhà nước, thay mặt cho nước Việt Nam dân chủ cộng hoà về đối nội, đối ngoại. Là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội, là Chủ tịch tập thể của nước CHXHCN Việt Nam. Là nười đứng đầu nhà nước, thay mặt cho nước CHXHCN Việt Nam về đối nội đối ngoại. Là người đứng đầu nhà nước, thay mặt cho nước CHXHCN Việt Nam về đối nội đối ngoại.
Nhiệm vụ, quyền hạn Thay mặt nhà nước về đối nội, đối ngoại; giữ quyền tổng chỉ huy quân đội toàn quốc; kí sắc lệnh bổ nhiệm các chức danh trong Chính phủ; không chịu trách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc

 

 

 

Thay mặt nhà nước về đối nội, đối ngoại; giữ quyền tổng chỉ huy quân đội toàn quốc… Với tư cách đứng đầu nhà nước và là cơ quan thường trực cao nhất của Quốc hội Với tư cách người đứng đầu nhà nước Với tư cách là người đứng đầu nhà nước. Ngoài ra bổ sung thêm một số quyền hạn và nhiệm vụ như: Quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô dốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng…Có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.
Cách thức thành lập _Chủ tịch nước VNDCCH chọn trong nghị viện nhân dân và phải được 2/3 tổng số nghị viên bỏ phiếu thuận.

_Nếu bỏ phiếu lần đầu mà không đủ số phiếu thì theo đa số tương đối.

_Do Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa bầu ra.

_Là công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ 35 tuổi trở lên có quyền ứng cử Chủ tịch  VNDCCH.

_Hội đồng nhà nước do QH bầu ra trong số các đại biểu QH.

_Thành viên HDNN không thể đồng thời là thành viên của Hội đồng Bộ trưởng.

Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu quốc hội. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu quốc hội.
Nhiệm kì _Chủ tịch nước VNDCCH được bầu trong thời hạn 5 năm và có thể được bầu lại.

_Trong vòng một tháng trước khi hết nhiệm kì của chủ tịch, Ban thường vụ phải triệu tập Nghị viện để bầu chủ tịch mới.

_Nhiệm kì của Chủ tịch nước theo nhiệm kì của quốc hội, trong đó nhiệm kì của quốc hội là 4 năm và có thể kéo dài nếu xảy ra chiến tranh và các sự việc bất thường khác. _Nhiệm kì của HĐNN theo nhiệm kì của quốc hội, trong đó nhiệm kì của quốc hôi là 5 năm và có thể kéo dài.

_Khi Quốc hội hết nhiệm kì, HĐNN tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra HĐNN mới.

_Nhiệm kì của Chủ tịch nước theo nhiệm kì của quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kì, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho tới khi bầu Quốc hội khóa mới, trong đó nhiệm kì của Quốc hội là 5 năm và có thể rút ngắn hoặc kéo dài  nếu gặp trường hợp đặc biệt và phải được 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội tán thành. _Nhiệm kì của Chủ tịch nước theo nhiệm kì của quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kì, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho tới khi bầu Quốc hội khóa mới, trong đó nhiệm kì của Quốc hội là 5 năm và có thể rút ngắn hoặc kéo dài theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; việc kéo dài không được quá 12 tháng trừ trường hợp có chiến tranh.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com