Sở thích rủi ro, vốn xã hội và rủi ro cho vay tín dụng vi mô – Nghiên cứu thí nghiệm tại vùng đồng bằng sông Cửu Long

Sở thích rủi ro, vốn xã hội và rủi ro cho vay tín dụng vi mô – Nghiên cứu thí nghiệm tại vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Trên thế giới, kinh tế học hành vi đã và đang phát triển với tốc độ nhanh và đã  chứng minh được sự tác động tích cực của nó đối với nhiều lĩnh vực, ngành nghề trong một nền kinh tế bao gồm cả lĩnh vực kinh tế cũng như lĩnh vực xã hội. Nhiều  nhà khoa học đã mô phỏng các thí nghiệm về hành vi của con người để vận dụng các  kết quả nghiên cứu đó vào việc ra quyết định, quyết định các vấn đề kinh tế-xã hội  trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội kể cả của một cá nhân, một doanh nghiệp  hoặc một tổ chức. Quyết định về một vấn đề nào đó của một cá nhân có thể ảnh hưởng  không những đến bản thân cá nhân họ mà còn có thể ảnh hưởng đến cả một tổ chức  hoặc thậm chí cả một xã hội. Trong lĩnh vực ngân hàng, TCVM đã hình thành và phát  triển từ lâu trên thế giới và thông qua các nghiên cứu của các nhà kinh tế đã cho thấy  và chứng minh được vai trò, tác động của nó đối với phát triển kinh tế nói chung và  cho công cuộc xóa đói giảm nghèo nói riêng. TCVM tại Việt Nam mới chỉ phát triển  gần đây, hoạt động của các tổ chức TCVM chính thức còn rất hạn chế so với nhu cầu  rất lớn của nền kinh tế. Thống kê của NHNN Việt Nam đến cuối năm 2018 có 16  công ty tài chính với 6 công ty là công ty con của các ngân hàng lớn gồm: Fccom của  ngân hàng Hàng hải, Fe Credit của VP Bank, HD Saison của HD Bank, SHB Finance  của SHB, MCredit của MB Bank và Tài chính Bưu điện của SEA Bank. Hiện nay, sự ra đời của các công ty tài chính đang bùng nổ tại Việt Nam nhằm khai thác mảng cho  vay tiêu dùng hiện còn tiềm năng rất lớn và đang còn chưa đáp ứng được theo nhu  cầu của thị trường tại Việt Nam. Theo báo cáo của NHNN Việt Nam1, tính đến cuối  năm 2018 tổng dư nợ toàn nền kinh tế khoảng 7,2 triệu tỷ đồng, trong đó tổng dư nợ tín dụng phi chính thức chiếm khoảng hơn 20%. Tuy nhiên, do nguồn cung vốn tín  dụng chính thức không đáp ứng được nhu cầu của người dân, đặc biệt là những món  vay nhỏ, lẻ hoặc người vay không có tài sản đảm bảo để thế chấp cho các tổ chức cho  vay chính thức, dẫn đến tình trạng bùng phát “tín dụng đen” tại khắp nơi dưới hình thức các công ty tài chính cho vay tiêu dùng, làm ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh  tế-xã hội tại nhiều địa phương. Do vậy, nghiên cứu vấn đề rủi ro trong hoạt động  TDVM, tác động của rủi ro trong TDVM đối với hoạt động TCVM là vấn đề cấp thiết  và quan trọng đối với Việt Nam hiện nay. Qua đó, giúp cho Chính phủ, NHNN, các  TCTD cũng như các tổ chức TCVM có những thể chế, chính sách, quy định hoặc sản  phẩm phù hợp để đáp ứng nhu cầu của người dân cũng như hạn chế phần nào vấn nạn  “tín dụng đen”, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được nguồn vốn vay chính thức  phù hợp với điều kiện thực tế của họ. 

Đói nghèo luôn là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với mọi quốc gia trên thế giới. Có  giảm thiểu được nghèo đói, ổn định cuộc sống cho người dân thì mới có thể phát triển  nền kinh tế hiệu quả và bền vững. TCVM đã được phát triển từ lâu trên thế giới, và  cho đến nay, nó đã khẳng định được vai trò và tầm quan trọng trong việc giảm thiểu  đói nghèo và giúp cải thiện đời sống trong cộng đồng tại nhiều quốc gia trên thế giới.  Mặc dù ra đời sau, nhưng các tổ chức TCVM ở Việt Nam đã có những đóng góp  không nhỏ trong việc cải thiện đời sống cho những người dân nghèo, hoàn cảnh khó  khăn và không có điều kiện để vay vốn cho mục đích sản xuất, tiêu dùng… từ các  nguồn vốn vay chính thức. Trong Luật các TCTD năm 2010, tổ chức TCVM được  thừa nhận tại Việt Nam như là một loại hình TCTD chính thức. Đến nay, các phương  thức và mô hình hoạt động của các tổ chức TCVM ở Việt Nam ngày càng được hoàn thiện và phát triển. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, vẫn còn rất nhiều vấn đề vướng mắc nảy sinh mà các cơ quan Nhà nước có liên quan cần xem xét, đánh giá và  điều chỉnh để có thể giúp cho hoạt động của các tổ chức TCVM đạt hiệu quả cao nhất.  Nhà nước cần quan tâm chú trọng hơn nữa đến mục tiêu hỗ trợ về chính sách, thể chế hoặc hỗ trợ huy động thêm nhiều nguồn vốn từ xã hội để gia tăng quy mô vốn của  các tổ chức TCVM, nhằm giúp họ có điều kiện cung cấp nguồn vốn vay cải thiện cuộc sống của người nghèo ngày càng tốt hơn.  

Cho đến nay, ngoài các tổ chức TCTD gồm Agribank, NHCSXH và các TCTD khác có cung cấp dịch vụ cho vay TDVM, các tổ chức TCVM thuộc khu vực bán chính thức và phi chính thức hoạt động khá tốt, tiếp tục đóng góp một phần nguồn  vốn vay TDVM hữu hiệu, hỗ trợ và giúp đỡ cho người nghèo tại các vùng nông thôn  sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn giảm thiểu đói nghèo và ổn định cuộc sống.  Ngoài ra, nhiều chương trình của các tổ chức NGO và các tổ chức xã hội cũng có  những đóng góp tích cực cho người nghèo ở những vùng nông thôn sâu, vùng xa và đặc biệt là cho phụ nữ nghèo. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Hải (2012), Phạm Bích  Liên (2016), Nguyễn Quỳnh Phương (2017) đã khái quát về việc phát triển TCVM  tại Việt Nam với đối tượng là các tổ chức TCVM chính thức và bán chính thức tại  Việt Nam. Thông qua đó, các tác giả đề ra các giải pháp, khuyến nghị chính sách để phát triển hoạt động của các tổ chức TCVM tại Việt Nam. 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 

ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á.
Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
BQ Bình quân.
BART Đo lường sự ưa thích rủi ro với việc bơm bóng bay-Balloon  Analogue Risk Task.
CBTD Cán bộ tín dụng.
CEP Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm- Capital Aid  Fund For Employment of the Poor.
DVTC Dịch vụ tài chính.
ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long.
FSS Tỷ số tự bền vững về tài chính- Financial Self Sustainability.
GSS Điều tra xã hội – General Social Survey.
HTX Hợp tác xã.
IFC Cty Tài chính Quốc tế.
MTV Một thành viên.
NGO Tổ chức phi Chính phủ (Non-Government Organization).
NH Ngân hàng.
NHNN Ngân hàng Nhà nước.
NHCSXH Ngân hàng Chính sách Xã hội.
NHHTX Ngân hàng Hợp tác xã.
NHTƯ Ngân hàng Trung ương.
NHTM Ngân hàng Thương mại.
NHTMCP Ngân hàng Thương mại Cổ phần.
NHTMNN Ngân hàng Thương mại Nhà nước. 
OSS Tỷ số tự bền vững về hoạt động- Operational Self-Sustainability.
QTDND Quỹ Tín dụng Nhân dân.
ROA Thu nhập ròng trên tổng tài sản bình quân – Return on Average  Assets.
ROE Thu nhập trên vốn chủ sở hữu bình quân.
TCHV Tài chính hành vi.
TCTC Tổ chức tài chính.
TCTD Tổ chức tín dụng.
TCVM Tài chính vi mô. 
TD Tín dụng.
TDVM Tín dụng vi mô.
TNHH Trách nhiệm hữu hạn.
UBND Ủy ban Nhân dân.
UNCDF Quỹ Đầu tư và Phát triển Liên hiệp quốc – United Nations Capital  Development Fund
USD Đô la – đơn vị tiền tệ Mỹ.
VARHS Dữ liệu điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nông thôn Việt Nam.
VHLSS Thống kê khảo sát mức sống dân cư Việt Nam – Vietnam Household  Living Standard Survey.
WB Ngân hàng Thế giới-World Bank.

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 

1.1. Đặt vấn đề. 

1.1.1. Sở thích rủi ro và rủi ro trong hoạt động cho vay TDVM. 

Thuật ngữ TDVM1trong luận án này được hiểu là những món vay nhỏ, lẻ của các  TCTD và các tổ.chức.TCVM cung.cấp.cho.khách.hàng.vay.vốn. Căn cứ theo thông  tư số 43/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của NHNN Việt Nam thì mức cho vay tối  đa với một khách hàng của các tổ chức TCVM, các công ty Tài chính là 100 triệu  đồng. Mặt khác, TDVM là một trong những dịch vụ của các tổ chức TCVM (tín dụng  vi mô, tiết kiệm vi mô, bảo hiểm, thanh toán) bao gồm ba sản phẩm dịch vụ tín dụng  là cho vay cá thể, cho vay theo nhóm tương hỗ và cho vay gián tiếp theo nhóm tương  hỗ qua trung gian thứ ba (Nguyễn Kim Anh và cộng sự, 2017). Như vậy trong luận  án này có thể hiểu TDVM là một sản phẩm cho vay trong hoạt động tín dụng của các  TCTD và là một trong những dịch vụ chính của các tổ chức TCVM tại Việt Nam. 

Trong một nền kinh tế, TDVM là hoạt động tín dụng trực tiếp đối với khách hàng  với những món vay nhỏ lẻ, do vậy rủi ro tín dụng và vấn đề quản lý rủi ro TDVM là  một thách thức lớn đối với các TCTD có hoạt động TDVM, các tổ chức TCVM cũng  như với xã hội. Người ta có thể dựa vào thái độ và hành vi của một người đối với vấn  đề rủi ro để dự đoán các hành vi kinh tế, việc ra quyết định của họ và nó có ảnh hưởng  

1 Khái.niệm.của.NHNN.Việt.Nam.sử.dụng.trong.phần.giới.thiệu.về.hoạt.động.TCVM.tại. Việt Nam (https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/hdk/tcvm/). 

trực tiếp từ hành vi, hoạt động của người vay vốn đến rủi ro như đầu tư, sản xuất, tiêu  dùng và hành vi đối với rủi ro. Đã có nhiều nghiên cứu về TCVM và khung lý thuyết  trên thế giới có mức độ ảnh hưởng lớn đến việc ra quyết định trong hoàn cảnh rủi ro  đó là lý thuyết thỏa dụng kỳ vọng (expected utility theory) được Neumann và  Morgenstern (1944) đưa ra. Lý thuyết triển vọng (prospect theory) của Tversky và  Kahnerman (1979) đã chỉ ra rằng con người thường tìm rủi ro về phía mất và né tránh  rủi ro về phía được. Từ lý thuyết này, Tversky và Kahnerman đã đưa ra lý thuyết triển  vọng, với định nghĩa hàm giá trị (value function) của lý thuyết triển vọng xác định  bởi điểm lời và điểm lỗ so với điểm tham chiếu. Nghiên cứu của Wen và cộng sự (2014) kết luận rằng sở thích rủi ro có liên quan đến thái độ đối với rủi ro trong việc  ra quyết định của các nhà đầu tư. Như vậy, có thể thấy rằng sở thích rủi ro là việc  hướng tới các quyết định rủi ro của các cá nhân, các nhà đầu tư đối với tài sản nhằm  mục đích thu được mức sinh lợi cao nhất. Ackert và Deaves (2013) cho rằng việc  thực hiện các quyết định tập trung chủ yếu vào cái được và cái mất. Handa (1971)  cho rằng sở thích rủi ro là việc lựa chọn giữa một tài sản có rủi ro cao so với tài sản  có rủi ro thấp để nhà đầu tư có thể nhận được một tỷ suất lợi nhuận cao hơn.  

Việc ra quyết định gặp rủi ro là vấn đề phổ biến và mức độ mà mọi người sẵn sàng  chấp nhận nguy cơ tạo thành sở thích rủi ro. Để phân tích kinh tế hoặc đưa ra các quy  định chính sách thì việc đánh giá và đo lường sở thích rủi ro của các cá nhân là đặc  biệt quan trọng. Nghiên cứu của Charness và cộng sự (2013), Eckel, Dave và cộng  sự (2010) đúc kết rằng kinh tế học có thể xem xét, tập trung vào các phương pháp gợi  mở khi phân tích điều tra sở thích rủi ro và sở thích được gợi ra có thể bị tác động và  ảnh hưởng bởi thước đo được sử dụng. 

Theo Stiglitz và Weiss (1981) thì người vay vốn có động cơ và khuynh hướng đầu  tư nhiều hơn vào các dự án có nhiều rủi ro. Có nghĩa là người vay vốn có nợ xấu sẵn  sàng chấp nhận lãi suất cao cho những món vay của mình (chấp nhận rủi ro cao). Thí  nghiệm của Zeballos và cộng sự (2014) tại Bolivia cho thấy những người vay không  có nợ xấu tìm kiếm rủi ro nhiều hơn là người vay có nợ xấu. Kết quả này trái ngược  

với giả thuyết của Stiglitz và Weiss (1981): Những người đầu tư vào những dự án  kém rủi ro hơn là những người có nợ xấu. Người nghèo không trả được nợ vay của  họ bởi vì họ không dám chấp nhận rủi ro do đó làm cho khoản vay không có hiệu quả và kết quả là họ không thể hoàn trả lại khoản vay của họ (Zeballos và cộng sự, 2014). 

Tại Việt Nam, nghiên cứu của Vieider và cộng sự (2013) về sở thích rủi ro kết  luận rằng nhìn chung, nông dân Việt Nam trung lập với rủi ro ở mức trung bình  (average risk neutral). Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thu nhập có tương  quan trái chiều với tính né tránh rủi ro, tuy nhiên, mối tương quan với sự giàu có của  nó thì không đáng kể. Cũng ở Việt Nam, nghiên cứu của Tanaka và cộng sự (2010)  cho rằng người nghèo thì ít kiên nhẫn hơn người có thu nhập trung bình cao.  

Cũng thông qua quá trình lược khảo, trên phương diện xem xét, đánh giá sở thích  rủi ro, tác giả nhận thấy đã có nhiều nghiên cứu về sở thích rủi ro liên quan đến nhiều  đối tượng và lĩnh vực như chứng khoán, TDVM, sản xuất, tiêu dùng, giải trí, sức  khỏe, giáo dục, cờ bạc … Về không gian thì bao gồm nhiều khu vực, cả khu vực thành  thị và khu vực nông thôn. Kết quả cũng cho thấy có nhiều sự khác biệt đối với các  đối tượng nghiên cứu, địa bàn cũng như các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, nghiên  cứu để so sánh sự khác biệt giữa hai khu vực nông thôn và thành thị thì chưa có  nghiên cứu cụ thể và chi tiết nào. Đối tượng là sinh viên có các nghiên cứu của Eckel  và Dave (2010), Eckel và Grossman (2008). Nghiên cứu vùng nông thôn, nông dân  có các nghiên cứu của Start (2013), Binswanger (1980), Banerjee và Mullainathan  (2010), Stiglitz và Weiss (1981). Nghiên cứu vùng ngoại ô, vùng bán nhiệt đới có  các nghiên cứu của Giné và cộng sự (2010); vùng cao ở Ethiopia có nghiên cứu của  Vieider và cộng sự (2015). Binswanger (1980) nghiên cứu ở vùng bán nhiệt đới của  Ấn Độ (SAT) để đánh giá tác động của rủi ro và e ngại rủi ro đối với nông nghiệp  giữa người giàu và người nghèo, giữa người trẻ tuổi và người lớn tuổi. 

Tại Việt Nam, có các nghiên cứu của Nguyen và cộng sự (2016), Tanaka và cộng  sự (2010) tại các làng quê miền Bắc và miền Nam nghiên cứu tác động của thái độ rủi ro và sở thích rủi ro về thời gian đối với sự tin tưởng và sự tin cậy, e ngại rủi ro  

và tính kiên nhẫn (time preference). Trong nghiên cứu này, tác giả cũng muốn xem  xét đến sự khác biệt về sở thích rủi ro giữa khu vực nông thôn và thành thị. Vậy thì  những yếu tố, đặc điểm hành vi nào của người vay vốn TDVM có tác động đến rủi  ro trong hoạt động cho vay TDVM? Đây là khoảng trống và vấn đề mà tôi quan tâm  nghiên cứu. 

1.1.2. Vốn xã hội và rủi ro trong hoạt động cho vay TDVM. 

Cho đến nay, vốn xã hội (social capital) cũng đã được nghiên cứu nhiều và cũng  được xem như là một loại vốn và do vậy cũng ảnh hưởng lớn đến rủi ro trong hoạt  động cho vay TDVM. Sự tin cậy và niềm tin là hai vấn đề quan trọng nằm bên trong  vốn xã hội cá nhân. Vốn xã hội là mạng lưới xã hội có tính bền vững, sự thông cảm  và sự tương tác lẫn nhau giữa các thành viên trong xã hội (Bourdieu, 1986; Fukuyama,  2001-2002; Coleman, 1988; Portes, 1998; v.v…). Theo Karlan (2005), thì vốn xã hội  là khả năng và các mối quan hệ xã hội của một cá nhân cho phép họ vượt qua hoặc  hạn chế và khắc phục những nhược điểm về thông tin không hoàn hảo và các hình  thức giao kết khác. Nói cách khác, các thành tố và mục tiêu nghiên cứu của vốn xã  hội có thể bao gồm vốn xã hội và mạng lưới xã hội; vốn xã hội và nguồn lực; vốn xã  hội, đầu tư vốn xã hội và mưu cầu lợi ích; vốn xã hội và sự tin cậy và quan hệ có qua  có lại (trust and reciprocity); vốn xã hội và hàng hóa công (public goods) v.v…  Glaeser và cộng sự (2000) cho rằng hành vi con người trong trò chơi niềm tin có  tương quan với văn hóa và quá trình tương tác trước đó của những người tham gia.  Những người được tin tưởng hơn thì sẽ đáng tin cậy hơn, tuy nhiên họ lại không đáng  tin cậy trong trò chơi niềm tin. Các nhà nghiên cứu cho rằng lòng tin (trust) được thừa  nhận như là một yếu tố quan trọng của vốn xã hội. Nhiều nhà khoa học và nhà kinh  tế tiếp cận và nghiên cứu về TCHV đối với thị trường tài chính để thích ứng với  những khó khăn, vướng mắc đối với các mô hình truyền thống. Glaeser và cộng sự (2000) phân tích lòng tin và vốn xã hội, kết quả cho thấy niềm tin và sự tin cậy tăng  lên với sự kết nối xã hội. Sự khác biệt về chủng tộc và quốc tịch làm giảm mức độ  đáng tin cậy. 

Hiện nay tại Việt Nam, Nhà nước và các nhà kinh tế rất quan tâm đến việc nghiên  cứu tác động của vốn xã hội. Do tính đặc thù của vốn xã hội nên các nghiên cứu về vốn xã hội ở Việt Nam thường tập trung tại khu vực nông thôn. Kết quả nghiên cứu  về vốn xã hội và vấn đề dồn điền đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp tại một làng  Bắc Trung bộ Việt Nam của Nguyễn Tuấn Anh và Thomése (2007) cho thấy, nhờ vào vốn xã hội mà các vấn đề khó khăn, rắc rối và phức tạp trong việc dồn điền đổi  thửa đã được thực hiện tốt và phi chính thức không cần đến các biện pháp hành chính  hay pháp lý. Những nghiên cứu của Hoàng Bá Thịnh (2009) đã đề cập đến những phí  tổn phải có để duy trì vốn xã hội. Trần Hữu Dũng (2003) cho rằng nên làm rõ hơn  đặc điểm của vốn xã hội trong mối quan hệ và tương tác với các loại vốn khác. Gợi  ý sự quan trọng và hiệu quả của vốn xã hội trong việc vay vốn khởi nghiệp đối với  các doanh nghiệp nhỏ cũng được nghiên cứu và đưa ra bởi Appold và Nguyễn Quý  Thanh (2004). 

Ngô Thị Phương Lan (2011) nghiên cứu về hành vi giảm thiểu rủi ro và vận  dụng nguồn vốn xã hội ở ĐBSCL vào việc chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp từ trồng lúa sang nuôi tôm. Tác giả đã nghiên cứu tác động của hành vi kinh tế của người  nông dân và các mối quan hệ xã hội của họ trong việc chuyển dịch từ trồng lúa sang  nuôi tôm. Vốn xã hội có tác động lớn đến hoạt động của nông dân trong các mối quan  hệ xã hội như tương trợ về vốn, tương trợ về kỹ thuật, thông tin thị trường, về lao  động… Chính nhờ vốn xã hội mà đã giảm thiểu nhiều rủi ro từ việc chuyển dịch từ 

trồng lúa sang nuôi tôm. Điểm tập trung của nghiên cứu là phân tích tư duy giảm  thiểu và phân tán rủi ro, các dạng thức quan hệ xã hội và vai trò của các quan hệ xã  hội trong hoạt động kinh tế của nông dân qua nghiên cứu trường hợp nuôi tôm; tìm  hiểu về những sự tương trợ trong hoạt động sản xuất mà còn thiếu tập trung vào những  mâu thuẫn lợi ích trong nông dân miền Tây. Nghiên cứu có đề cập đến những xung  đột và mâu thuẫn trong quá trình sản xuất đặc biệt là về nguồn nước và nạn trộm cắp  trong cộng đồng.  

* Vốn xã hội và hoạt động tín dụng

Karlan (2005) tìm ra rằng càng có vốn xã hội cao thì khả năng trả nợ tốt và có tiết  kiệm càng cao. Wenner (1995) nghiên cứu chương trình tín dụng ở Costa Rica nhận  thấy rằng các nhóm bảo vệ, giám sát các thành viên và sử dụng thông tin địa phương  có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn nhóm không giám sát. Greiner và Wang (2009) nghiên cứu  vấn đề cho vay trực tiếp P2P (people-to-people) tức là cho vay cá nhân không qua  các ngân hàng, kết quả cho thấy có sự không đối xứng thông tin giữa các bên cho vay  và bên đi vay. 

Mwangi và Ouma (2012) nghiên cứu vai trò của vốn xã hội đối với việc tiếp cận  tín dụng của các hộ gia đình ở nông thôn Kenya. Kết quả có mối quan hệ tích cực  giữa vốn xã hội và việc tiếp cận tín dụng. Đồng thời, cũng khuyến cáo các TCTD nên  đưa yếu tố vốn xã hội vào sản phẩm cho vay và phải có tất cả các thông tin liên quan  đến người vay. Cassar và cộng sự (2010) nghiên cứu mô phỏng 1.554 người tham  gia trong 259 nhóm vay thử nghiệm với hình thức vay theo nhóm. Kết quả cho thấy  niềm tin xã hội có tác động tích cực và đáng kể đến tỷ lệ đóng góp của cho vay nhóm  đến việc tạo ra vốn xã hội. 

Basargekar (2010) khảo sát mẫu 217 thành viên tham gia chương trình vi mô khu  vực đô thị ở Ấn Độ để đánh giá tác động của vốn xã hội vào việc trao quyền xã hội  cho họ. Kết quả cho thấy các chương trình TCVM được thực hiện bởi các tổ chức đã  tạo ra một nguồn vốn xã hội có tác động trao quyền cho các thành viên tham gia.  Nghiên cứu cũng lưu ý vốn xã hội không tự động tạo ra mà các tổ chức phải tạo ra và  nuôi dưỡng nó một cách phù hợp bằng cách thực hiện các chính sách cụ thể.  

Như vậy, có thể nói vốn xã hội có tác động rất lớn đến nhiều lĩnh vực trong một  nền kinh tế cũng như trong xã hội. Tuy nhiên đối với vấn đề rủi ro trong hoạt động  cho vay TDVM thì nó thể hiện ra sao và đo lường nó như thế nào? Đây cũng là vấn  đề mà tôi quan tâm nghiên cứu trong luận án này. 

Bên cạnh đó, tương tự như sở thích rủi ro, vốn xã hội cũng đã có rất nhiều nghiên  cứu liên quan đến nhiều đối tượng và nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau như đầu  

tư chứng khoán, TCVM, sản xuất, tiêu dùng, sức khỏe, y tế, giáo dục, trò chơi, cờ bạc… Về không gian thì cũng bao gồm nhiều khu vực kể cả khu vực thành thị và khu  vực nông thôn. Kết quả cũng cho thấy có nhiều sự khác biệt đối với các đối tượng  nghiên cứu, địa bàn cũng như các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu để so  sánh sự khác biệt giữa hai khu vực nông thôn và thành thị thì chưa có nghiên cứu cụ thể và chi tiết nào. Akram và Routray (2013) điều tra mối quan hệ nhân quả giữa vốn  xã hội và việc tham gia TCVM từ 191 hộ gia đình nông thôn Pakistan với phương  thức cho vay theo nhóm, kết quả là có mối quan hệ không đáng kể giữa vốn xã hội  và việc tham gia các chương trình TCVM.  

Tóm lại, các nghiên cứu về sở thích rủi ro và vốn xã hội liên quan đến nhiều đối  tượng và lĩnh vực như chứng khoán, giáo dục, TDVM, sản xuất, tiêu dùng, trò chơi,  cờ bạc… Kết quả cũng cho thấy có nhiều sự khác biệt đối với các đối tượng, cũng như  các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, sự tác động của các yếu tố hành vi như sở thích  rủi ro và vốn xã hội, sự khác biệt về địa bàn cư trú, giới tính, độ tuổi, các mối quan  hệ với chính quyền, với xã hội, uy tín cá nhân… đối với rủi ro cho vay TDVM thì vẫn  chưa thấy nghiên cứu nào thực hiện ở Việt Nam. Như vậy, có thể nói: Vốn xã hội có  tác động rất lớn đến nhiều lĩnh vực trong một nền kinh tế cũng như trong xã hội. Tuy  nhiên đối với vấn đề rủi ro trong hoạt động cho vay TDVM của các tổ chức TCVM  thì nó thể hiện ra sao và đo lường nó như thế nào? Đây cũng là vấn đề mà tôi quan  tâm nghiên cứu trong luận án này. 

1.2. Vấn đề nghiên cứu. 

Các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam chủ yếu nghiên cứu, phân tích thực tế hoạt  động TCVM của các tổ chức TCVM chính thức, bán chính thức và thời gian cũng  như số liệu còn rời rạc chưa liên tục. Chưa có một nghiên cứu toàn diện và có hệ thống các yếu tố tác động về hành vi, sở thích rủi ro, vốn xã hội, giới tính, độ tuổi của  người vay vốn TDVM đến sự phát triển của các tổ chức TCVM hoặc cho vay TDVM  tại Việt Nam. Rủi ro là phổ biến trong việc ra quyết định và sở thích rủi ro được đo  lường bởi mức độ chấp nhận rủi ro của một cá nhân. Do vậy, trong phân tích hoạt  

động kinh tế hoặc thiết lập chính sách thì việc khơi gợi, đo lường và đánh giá sở thích  rủi ro là đặc biệt quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn. Đồng thời, để duy trì các chuẩn  mực, quy tắc trong đời sống xã hội thì việc khơi gợi và đo lường các yếu tố của vốn  xã hội cũng như sở thích xã hội sẽ có những tác động và đóng góp tích cực. Hiện nay,  ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, TCVM được thừa nhận là một  công cụ hiệu quả trong quá trình hỗ trợ, giúp đỡ cho người nghèo ở những vùng có  điều kiện khó khăn cải thiện đời sống. Rất nhiều nghiên cứu về các nhân tố tác động  đến hiệu quả, việc tiếp cận các dịch vụ TCVM của người dân và phân tích, đánh giá  hoạt động TCVM của các tổ chức TCVM. Tuy nhiên, các nghiên cứu về đặc điểm,  hành vi của người vay vốn TDVM, đặc biệt là những người vay vốn có nợ xấu thì  còn ít. Nói một cách tổng quát, trong các đặc điểm hành vi có sở thích rủi ro, các yếu  tố liên quan đến vốn xã hội, giới tính, độ tuổi, quan hệ xã hội, uy tín cá nhân… của  người vay vốn TDVM. Đây cũng chính là ý tưởng hình thành nên đề tài luận án này.  Do vậy tôi quyết định chọn đề tài: “Sở thích rủi ro, vốn xã hội và rủi ro cho vay  tín dụng vi mô – Nghiên cứu thí nghiệm tại vùng đồng bằng sông Cửu Long”  làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 

1.3. Mục tiêu nghiên cứu. 

 Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là nhằm mục đích tìm hiểu, phân tích,  đánh giá những tác động về hành vi của những người tham gia vay vốn TDVM tại  khu vực ĐBSCL có ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề rủi ro trong hoạt động cho vay  TDVM. Từ đó, thông qua việc thu thập, phân tích số liệu từ các thí nghiệm thực địa  để phân tích những tác động của các nhân tố hành vi bao gồm sở thích rủi ro, vốn xã  hội cũng như các nhân tố xã hội, nhân khẩu học khác – trong đó có xem xét đến sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị – đến rủi ro trong hoạt động cho vay TDVM 

của các tổ chức TCVM và các tổ chức có hoạt động cho vay TDVM. Từ mục tiêu đó, trả lời cho câu hỏi nghiên cứu sau đây:  

(1)- Sở thích rủi ro (risk preference) cũng như các yếu tố xã hội-nhân khẩu học  khác của người vay vốn có ảnh hưởng như thế nào đến rủi ro trong hoạt động cho vay  TDVM của các tổ chức TCVM? 

(2)- Vốn xã hội (social capital) cũng như các yếu tố xã hội-nhân khẩu học khác  của người vay vốn vi mô có ảnh hưởng như thế nào đến rủi ro trong hoạt động cho  vay TDVM của các tổ chức TCVM? 

1.4. Phương pháp nghiên cứu. 

Phương pháp nghiên cứu trong luận án tác giả triển khai theo trình tự như sau:  Trước hết, tác giả lược khảo các tài liệu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu để tìm ra  khe hở và khoảng trống của vấn đề cũng như tính cấp thiết của thực tế vấn đề tại khu  vực dự kiến khảo sát thực nghiệm, từ đó xác định các vấn đề cần nghiên cứu. Tiếp  đến, dựa vào khung lý thuyết có liên quan cũng như các kết quả của những nghiên  cứu trước đó để đề xuất các giả thuyết nghiên cứu. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp thí nghiệm trực tiếp tại hiện trường để thu thập số liệu. Các bước  thực hiện được mô tả chi tiết trong chương 3 của luận án.  

Sau khi đã xác định được phương pháp nghiên cứu, tác giả bắt đầu tiến hành khảo  sát và thực hiện thí nghiệm tại hiện trường ở các địa bàn nghiên cứu đã chọn lựa. Sau  quá trình thu thập đủ số liệu dự kiến tại khu vực nghiên cứu, tác giả tiến hành tổng  hợp, thống kê và xử lý số liệu. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy với  biến nhị phân Binary Logistic cũng như thực hiện phương pháp phân tích mô hình  Probit nhằm kiểm định tính vững chắc của kết quả hồi quy Logit đã thực hiện. Từ những kết quả thu được, tác giả tiến hành sàng lọc, thảo luận và giải thích các kết quả 

đã tính toán được và từ đó, đề xuất các hàm ý chính sách đối với các cơ quan có thẩm  quyền có liên quan dựa trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã thu thập được. Đồng  thời cũng nêu ra những phần còn hạn chế của nghiên cứu để làm tiền đề cho các  nghiên cứu trong tương lai. 

Để tiến hành thí nghiệm, tác giả sử dụng 3 game (trò chơi) để thực hiện (mô tả chi  tiết trong chương 3). Tác giả chọn phương pháp của Eckel và Grossman (2002) để 

thực hiện thí nghiệm khơi gợi sở thích rủi ro. Còn về thí nghiệm khơi gợi sở thích xã  hội, tác giả sử dụng thí nghiệm đóng góp cho cộng đồng (Public Goods Game) và thí  nghiệm về lòng tin (Trust Game) thì dựa theo phương pháp thí nghiệm của Camerer  và Fehr (2003).  

1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 

– Đối tượng: Bao gồm các khách hàng vay vốn TDVM của các tổ chức TCTD  có hoạt động cho vay TDVM, các tổ chức TCVM chính thức và bán chính thức là đối  tượng trực tiếp nghiên cứu để tìm hiểu tác động của sở thích rủi ro, vốn xã hội của  người vay vốn TDVM đến rủi ro trong hoạt động cho vay TCVM.  

– Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu này bao gồm 176 khách hàng vay vốn  TDVM tập trung chủ yếu ở 6 tỉnh thuộc vùng ĐBSCL gồm cả khu vực nông thôn và  khu vực đô thị. Bao gồm: Kiên Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre  và Long An.  

– Thời gian tiến hành triển khai tất cả 6 cuộc khảo sát và thí nghiệm nói trên  được thực hiện từ tháng 05/2017 đến 10/2017. 

1.6. Những đóng góp của luận án. 

1.6.1. Về mặt học thuật. 

Cho đến nay, việc sử dụng các kết quả thí nghiệm kinh tế tại hiện trường về hành  vi của người tham gia thông qua các trò chơi để đánh giá các vấn đề kinh tế- xã hội  đã được các nhà kinh tế sử dụng rất nhiều. Qua đó thấy được sự tác động đáng kể của  hành vi cá nhân đối với các vấn đề kinh tế cũng như các vấn đề xã hội nói chung. Tuy  nhiên, phương pháp này còn chưa được vận dụng nhiều trong nghiên cứu các vấn đề 

về kinh tế hành vi tại Việt Nam. 

Trong thí nghiệm của mình, tác giả chọn phương pháp của Eckel và Grossman (2002) để thực hiện thí nghiệm khơi gợi sở thích rủi ro. Về khơi gợi sở thích xã hội,  tác giả sử dụng thí nghiệm đóng góp cho cộng đồng (Public Goods Game) và thí  nghiệm về lòng tin (Trust Game) thì dựa theo phương pháp thí nghiệm của Camerer  

và Fehr (2003). Tại Việt Nam, các nghiên cứu thí nghiệm thực địa vận dụng các  phương pháp này cũng còn chưa nhiều đặc biệt là trong nghiên cứu về TCHV và  TCVM. Tác giả đã vận dụng phương pháp thí nghiệm sử dụng 3 trò chơi, có chọn lọc  và đưa ra các mức thưởng phạt phù hợp với thực tế Việt Nam cũng như địa bàn nghiên  cứu để xem xét và đánh giá tác động của các nhân tố đến rủi ro cho vay TDVM trong  hoạt động TCVM ở ĐBSCL. Từ đó bổ sung một số cơ sở lý luận về TCHV liên quan  đến tác động của sở thích rủi ro, vốn xã hội đến rủi ro cho vay TDVM trong hoạt  động TCVM ở ĐBSCL. 

1.6.2. Về mặt thực tiễn. 

Thông qua kết quả nghiên cứu tổng quan về tình hình phát triển của ngành TCVM  tại Việt Nam, rõ ràng là nhu cầu về sử dụng các dịch vụ TCVM tại Việt Nam trong  đó có cho vay TDVM, các món vay nhỏ lẻ, đặc biệt là khu vực nông thôn còn rất lớn  mà nguồn cung cấp chính thức thì lại rất khiêm tốn. Hoạt động của các tổ chức TCVM  tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần có sự hỗ trợ tích cực từ những  chính sách của Nhà nước đặc biệt hiện nay, các công ty tài chính đang hình thành và  bùng nổ hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam đã và đang gây ra những bất cập  và nhiều hậu quả xấu cho nền kinh tế.  

Từ những cơ sở lý luận và thông qua kết quả phân tích thí nghiệm trực tiếp tại hiện trường, tác giả đã đưa ra những kết luận về ảnh hưởng của sở thích rủi ro và vốn  xã hội có tác động và ảnh hưởng đến hoạt động cho vay TDVM của các TCTD có  hoạt động cho vay TDVM cũng như các tổ chức TCVM. Những người đóng góp cho  cộng đồng nhiều, những người tin tưởng đưa tiền cho đối tác nhiều thì ít có nợ xấu  và ngược lại. Khi quy mô món vay cao thì tỷ lệ nợ xấu giảm đi, không có sự khác  biệt đáng kể về nợ xấu giữa khu vực thành thị và nông thôn.  

Từ những kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra những hàm ý về chính sách có  liên quan đến hoạt động TCVM cũng như đưa ra những kiến nghị để có thể góp phần  vào việc phát triển ngành TCVM ở Việt Nam trong thời gian tới đạt hiệu quả tốt nhất, góp phần vào công cuộc giảm thiểu đói nghèo tại các vùng có điều kiện khó khăn và  phát triển kinh tế tại Việt Nam.  

1.7. Kết cấu của luận án. 

Luận án gồm 5 chương có cấu trúc như sau: 

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về nghiên cứu. Trong chương này tác giả đã phân  tích tổng quan, thông qua lược khảo các nghiên cứu trước đây, từ đó phân tích,  đánh giá để đưa ra khe hở quan tâm nghiên cứu để từ đó xác định được nội dung  của đề tài nghiên cứu. Qua đó tác giả cũng đã phân tích, lựa chọn và trình bày  mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, xác định đối tượng và  phạm vi nghiên cứu của đề tài. Từ đó, tác giả cũng đưa ra những đóng góp về mặt  học thuật và thực tiễn của luận án. Cuối cùng, tác giả cũng tóm lược cấu trúc trình  bày của toàn văn luận án. 

Chương 2: Trong chương này, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận, khung lý thuyết về sở thích rủi ro, vốn xã hội và rủi ro cho vay TDVM trong hoạt động TCVM. Tác  giả cũng giới thiệu khái quát về lý thuyết triển vọng của Tversky và Kahnerman  (1979), một lý thuyết được xem là nền tảng của khoa học tài chính hành vi. Qua  lược khảo các nghiên cứu trước đây ở trong và ngoài nước để đưa ra mục tiêu  nghiên cứu của mình. Đồng thời, tác giả cũng đã đi sâu phân tích các nhân tố ảnh  hưởng đến rủi ro cho vay TDVM từ cả hai phía người cho vay và khách hàng vay  vốn để đánh giá, đo lường hiệu quả và rủi ro cho vay TDVM trong hoạt động  TCVM. Phân tích, đánh giá các vấn đề liên quan đến vốn xã hội có ảnh hưởng  đến rủi ro củaTDVM trong hoạt động TCVM. Tác giả cũng đã đưa ra các tiêu chí  để đo lường và đánh giá về rủi ro của TCVM trong nghiên cứu của mình. 

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu. Trong chương 3, tác giả đã thông qua lược khảo các  phương pháp nghiên cứu trước đây về khơi gợi sở thích rủi ro, đánh giá và đo  lường vốn xã hội; thông qua đó phân tích, đánh giá, sàng lọc để lựa chọn phương  pháp thí nghiệm vận dụng các trò chơi phù hợp với đề tài nghiên cứu. Tác giả cũng nêu ra phương pháp nghiên cứu, phương pháp đo lường sở thích rủi ro, vốn xã hội, phương pháp thu thập dữ liệu và đưa ra mô hình nghiên cứu cũng như các  giả thuyết nghiên cứu để giải quyết vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, cũng mô tả chi  tiết cách thức tổ chức, thực hiện thí nghiệm các trò chơi đã chọn để thu thập dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu.Tác giả cũng giới thiệu phương pháp hồi quy được  lựa chọn thực hiện đó là phương pháp phân tích hồi quy với biến nhị phân- Binary  Logistic và sử dụng phương pháp phân tích mô hình Probit để kiểm định tính vững  của kết quả hồi quy thông qua phần mềm SPSS. 

Chương 4: Trong chương này, tác giả trình bày kết quả đã nghiên cứu được qua việc  phân tích và kiểm định các kết quả thống kê mô tả, kết quả hồi quy từ các mô hình  nghiên cứu. Qua đó, phân tích chi tiết các giả thuyết đã đặt ra để đưa ra các kết  luận tại chương này, đồng thời chương 4 cũng là chương trả lời các câu hỏi và  làm rõ mục tiêu của nghiên cứu.  

Chương 5: Trong chương này, tác giả tổng hợp các kết quả nghiên cứu của luận án,  đồng thời, dựa vào đó thảo luận các kết quả đạt được và đề xuất một số khuyến  nghị và hàm ý chính sách đối với các tổ chức Chính phủ, NHNN Việt Nam, các  tổ chức chính quyền có liên quan và các tổ chức TCVM Đồng thời, tác giả cũng  đánh giá, nhận xét những hạn chế, khiếm khuyết của luận án và những hướng  nghiên cứu tiếp theo trong tương lai đối với đề tài. 

CHƯƠNG 2: SỞ THÍCH RỦI RO, VỐN XÃ HỘI VÀ RỦI RO CHO VAY TÍN DỤNG VI MÔ 

Trong một nền kinh tế nói chung, tất cả mọi hoạt động đều phải đối mặt với rủi  ro, thách thức, những bất trắc mà có thể không lường trước hết được. Và mỗi cá nhân  trong một xã hội đều có những hành vi, những quan điểm cũng như những quyết định  khác nhau hoặc theo một mô thức nào đó. Sở thích rủi ro của mỗi cá nhân phản ánh  thái độ, hành vi của mỗi cá nhân đối với vấn đề họ tiếp cận và tùy thuộc vào nhiều  yếu tố khác nhau, sẽ có những quyết định khác nhau. Vốn xã hội hiện nay theo các ý  kiến của các nhà kinh tế, nó xem như là một loại nguồn vốn trong hoạt động kinh tế và các nghiên cứu cũng cho thấy có những ảnh hưởng và tác động lớn đến nền kinh  tế. Phần tiếp theo sẽ đi sâu vào phân tích sở thích rủi ro, vốn xã hội và những tác động  của các nhân tố đó đối với rủi ro cho vay TDVM của các TCTD có tham gia hoạt  động cho vay TDVM cũng như trong hoạt động TCVM. 

2.1. Sở thích rủi ro và rủi ro trong hoạt động cho vay TDVM.  

Trong xã hội loài người, rủi ro luôn tồn tại trong tất cả mọi hoạt động. Các nhà  khoa học xem rủi ro như một sự bất trắc xảy ra bất ngờ khó dự đoán trước được về một vấn đề nào đó nói chung. Thái độ đối với rủi ro của mỗi người là khác nhau, do  vậy nó có thể được sử dụng để suy đoán các quyết định và hành vi kinh tế của người  đó. Nó có ảnh hưởng trực tiếp từ hành vi, hoạt động của người vay vốn đến rủi ro như  đầu tư, sản xuất, tiêu dùng và hành vi đối với rủi ro. Ngoài ra cũng còn có các ảnh  hưởng từ nguồn lực của người vay bao gồm các yếu tố nhân khẩu học, tài chính, vật  chất và vốn xã hội.  

Quyết định của các nhà đầu tư trên thị trường thường không giống nhau và  phụ thuộc vào mức độ đánh giá về rủi ro mà họ có thể chấp nhận và cho là hợp lý.  Tuy nhiên trong thực tế thì các quyết định của họ sẽ có xu hướng tìm kiếm rủi ro hơn  do những tác động bên ngoài hoặc do những hạn chế về nhận thức của họ. Lý thuyết  thỏa dụng kỳ vọng của Neumann và Morgenstern (1944) là học thuyết có tác động và ảnh hưởng lớn đến việc ra quyết định trong điều kiện và hoàn cảnh rủi ro. Lý thuyết  này nêu ra rằng người tiêu dùng sẽ quyết định lựa chọn những chọn lựa có giá trị hữu  dụng cao nhất. Đường cong hữu dụng có dạng lồi để biểu thị sở thích né tránh rủi ro  và sở thích tìm kiếm rủi ro sẽ được biểu thị bằng đường cong hữu dụng lõm, còn đối  với sở thích rủi ro trung tính sẽ được biểu thị bằng một đường hữu dụng tuyến tính.  

Fenghua và cộng sự (2014) cho rằng trong các quyết định của nhà đầu tư, sở thích  rủi ro sẽ liên quan đến thái độ đối với rủi ro. Từ đó, có thể thấy rằng sở thích rủi ro là  việc hướng tới các quyết định rủi ro đối với tài sản của các cá nhân, nhà đầu tư nhằm  thu được mức sinh lợi cao hơn. Quan điểm của Handa (1971), sở thích rủi ro là việc  lựa chọn một tài sản có rủi ro cao hơn so với tài sản có rủi ro thấp hơn nhằm mục  đích nhà đầu tư có thể nhận được một tỷ suất sinh lợi nhiều hơn.  

2.1.1. Lý thuyết triển vọng (Prospect theory). 

Là nền tảng của khoa học hành vi, Tversky và Kahnerman (1979) với lý thuyết  triển vọng cho rằng con người đôi khi thể hiện sự e ngại rủi ro và đôi khi lại thể hiện  sự tìm kiếm rủi ro phụ thuộc vào bản chất của triển vọng (Ackert và Deaves, 2013). Con người có xu hướng tìm rủi ro về phía mất và né tránh rủi ro hướng về phía được.  

Tversky và Kahneman đã đưa ra các nội dung chính của lý thuyết triển vọng  như sau: Hành vi của con người có 3 đặc điểm chính mà lý thuyết thoả dụng kỳ vọng  của Neumann và Morgenstern (1944) không thể giải thích được, đó là: (i) Tùy thuộc  vào bản chất của triển vọng là gì, hành vi của con ngưi đôi lúc thực hiện sự không  thích rủi ro (né tránh rủi ro) song đôi lúc lại ưa thích rủi ro (tìm kiếm rủi ro). Con  người lựa chọn dựa trên lời và lỗ; (ii) Con người đánh giá các khoản lời và lỗ so với  một mức tham khảo và thông thường mức tham khảo ứng với tình trạng hiện tại của  người đó; (iii) Con người sẽ thua lỗ bởi cái mất tác động đến cảm xúc của họ mạnh  mẽ hơn cái được. (Ackert và Deaves (2010), bản dịch Lê Đạt Chí (2013), trang 57,  58, 59).

Từ những nghiên cứu của Tversky và Kahneman, Ackert và Deaves (2010) (bản dịch Lê Đạt Chí (2013), trang 57-63) đã tổng hợp và đưa ra các vấn đề như sau:  (Quy ước kỳ vọng P(pr, x, y) với pr là xác xuất x có thể xảy ra và (1-pr) là xác xuất  y có thể xảy ra. Nếu giả định y=0 thì ta sẽ có kỳ vọng P(pr, x). Nếu pr=1 thì kỳ vọng  P(x) là chắc chắn). 

Vấn đề 1: 

Giả sử phải chọn giữa hai quyết định, hãy chọn kỳ vọng bạn thích: Quyết định (i): Chọn giữa P1($240) và P2(0,25, $1.000).  

Quyết định (ii): Chọn giữa P3(-$750) và P4(0,75, -1.000). 

Ở đây, quyết định 1 chắc chắn có $240 và việc có $1.000 với xác suất 25%.  Trong quyết định thứ hai, là lựa chọn giữa chắc chắc chắn mất $750 và sẽ mất $1.000  với xác suất 75%. Kết quả có 84% chọn P1 và 87% chọn P4. Có nghĩa là con người  đôi khi thể hiện sự e ngại rủi ro và đôi khi lại thể hiện sự tìm kiếm rủi ro, tùy thuộc  vào bản chất của triển vọng. Điều này cho thấy có một ranh giới giữa sự e ngại rủi ro  và sự tìm kiếm rủi ro. 

Vấn đề 2: 

Quyết định (i): Giả sử hiện tại bạn có thêm được $300. Và bạn chọn giữa  P5($100) và P6(0,50, $200). 

Quyết định (ii): Giả sử hiện tại bạn có thêm được $500.Và bạn sẽ chọn giữa  P7(-$100) và P8(0,50, -$200). 

Trong hai quyết định này thực tế giống nhau. Kết quả có 72% chọn P5 và 64%  chọn P8. Với quyết định (i) thể hiện sự e ngại rủi ro nhưng quyết định (ii) lại thể hiện  sự tìm kiếm rủi ro. Điều đó cho thấy thái độ đối với rủi ro là không giống nhau giữa  việc được và mất, nghĩa là phụ thuộc vào sự thay đổi của mức tài sản chứ không phải  mức tài sản. Việc đánh giá các triển vọng của con người phụ thuộc vào được (lời) và mất (lỗ) so với một điểm tham chiếu. Điểm tham chiếu này thường là trạng thái hiện  tại.  

Vấn đề 3: 

Với giá trị nào của x thì bạn sẽ không thấy có sự khác biệt giữa P9(0) và  P10(0,50, x,-$25)? 

Kết quả thử nghiệm trung bình là $61. Trong một trò chơi may rủi với việc  mất $25, một người đòi hỏi phải được $61để không thấy có sự khác nhau giữa việc  chấp nhận hay từ chối trò may rủi này. Có nghĩa là con người ngại mất mát (thua lỗ)  vì mất mát lớn hơn được.  

Giá trị 

 Lỗ Lời 

Hình 2.1: Hàm giá trị giả thiết. 

(Nguồn: Tversky và Kahnerman, 1979) 

Hai ông đã phác họa lý thuyết triển vọng, với hàm giá trị (value function) được  định nghĩa bởi điểm lời và điểm lỗ so với điểm tham chiếu. Hàm giá trị có các đặc  điểm đó là thứ nhất, hàm giá trị lõm trong miền lời và lồi trong miền lỗ và thứ hai là  hàm giá trị sẽ dốc hơn về phía lỗ, có nghĩa là nó phản ánh tâm lý ngại thua lỗ, so với  miền lời. Ackert và Deaves (2013) cho rằng, việc ra quyết định của mỗi người có  những đặc điểm của hàm giá trị, đó là: Con người thể hiện sự không thích rủi ro ở 

phần được (phần lời) và sự thích rủi ro ở phần mất (phần lỗ). Có nghĩa là hàm giá trị lồi ở phần giá trị dương và lõm ở phần giá trị âm. Người ta tập trung vào cái được và  cái mất để thực hiện việc ra quyết định. Có nghĩa là luận điểm của hàm giá trị chính  là sự thay đổi trong mức thu nhập chứ không phải là mức thu nhập và con người  không thích thua lỗ. Vì vậy biểu thị của đồ thị hàm giá trị có độ dốc nhiều hơn ở phần  mất so với ở phần được.  

Với việc mua vé số, con người đang ưa thích rủi ro. Với bảo hiểm, người ta thể  hiện sự e ngại rủi ro. Lý thuyết triển vọng có thể giải thích cho việc một số người  cùng lúc mua vé số và bảo hiểm. Là do con người định một tỷ trọng quá cao cho  những sự kiện có xác xuất thấp. 

Vấn đề 4 (vé số): 

Lựa chọn giữa triển vọng P11(0,001, $5.000) và P12(1, $5). 

Giá trị kỳ vọng của cả hai lựa chọn đều là $5, nhưng hầu hết mọi người đều thích  P11 hơn, điều này phù hợp với sự tìm kiếm rủi ro, biểu thị sự ưa thích rủi ro trong  miền lời. 

Vấn đề 5 (bảo hiểm): 

Lựa chọn giữa P13(0,001, -$5.000) và P14(1, $5). 

Kết quả người ta thường chọn P14, điều này phù hợp với sự e ngại rủi ro nhưng  sự e ngại rủi ro này nằm trong miền giá trị âm. Tóm lại, mặc dù chúng ta thường e  ngại rủi ro trong miền giá trị dương, nhưng khi kết quả có một xác suất rất thấp thì sẽ  chuyển thành sự tìm kiếm rủi ro. Ngược lại, chúng ta thường tìm kiếm rủi ro trong  miền giá trị âm, nhưng khi có một khoản lỗ với xác suất rất nhỏ thì sẽ chuyển thành  sự e ngại rủi ro. 

Vấn đề 6: 

Quyết định (i): Lựa chọn giữa P15(0,80, $4.000) và P16(1,$3.000). 

Quyết định (ii): Lựa chọn giữa P17(0,20, $4.000) và P18(0,25,$3.000). 

Tversky và Karhnerman (1992) thấy rằng 80% người trả lời vấn đề 6 chọn P16,  65% chọn P17. Nguyên nhân là do con người đánh giá cái chắc chắn so với cái có thể  xảy ra và gọi là hiệu ứng chắc chắn (certainty effect). 

Vấn đề 7: 

Quyết định (i): Lựa chọn giữa P19(0,45, $6.000) và P20(0,90,$3.000). Quyết định (ii): Lựa chọn giữa P21(0,001, $6.000) và P22(0,002,$3.000). 

Đối với người trung lập với rủi ro thì P19 tương đương P20 và P21 tương đương  P22 bởi giá trị kỳ vọng như nhau. Kết quả 86% người được hỏi chọn P20 (ngại rủi  ro), 73% chọn P21 (thích rủi ro).  

Lý thuyết triển vọng có những đóng góp đặc biệt, quan trọng nhất là nó đánh dấu  một thành tựu của sự cố gắng để kết hợp tâm lý học vào kinh tế và khoa học xã hội  khác để nghiên cứu lựa chọn hành vi dưới nguy cơ và điều kiện không chắc chắn. Sự  phát triển của lý thuyết triển vọng thực chất có vai trò quan trọng trong sự phát triển  của kinh tế học hành vi trong bối cảnh dự đoán kém từ kinh tế tân cổ điển để phác  họa những hành động của con người phù hợp với thực tế hơn (Camerer, 2005). 

2.1.2. Sở thích rủi ro trong hoạt động cho vay TDVM.  

Trong hoạt động tín dụng, người nghèo thường được coi là quá mạo hiểm và  thiếu kiên nhẫn đối với các dịch vụ truyền thống của ngân hàng (Banerjee và  Mullainathan, 2010). Người vay không trả được khoản nợ vay do các quyết định đầu  tư rủi ro và ít kiên nhẫn cho tương lai (Binswagner, 1980).  

Thị trường tín dụng là một thị trường không hoàn hảo, luôn có sự bất đối xứng  giữa người vay và người cho vay. Stiglitz và Weiss (1981) kết luận rằng sự thất bại  của thị trường tín dụng là do con nợ có xu hướng muốn đầu tư vào những công việc,  những dự án có nhiều rủi ro và đây cũng là một “lệch lạc động cơ” (disincentive)  

trong việc quyết định đầu tư. Có nghĩa là người vay có nợ xấu họ sẵn sàng chấp nhận  rủi ro để vay những món vay lãi suất cao, mặc dù họ biết có rủi ro. Tuy nhiên, thí  nghiệm của Zeballos và cộng sự (2014) tại Bolivia cho thấy những người vay không  có nợ xấu tìm kiếm rủi ro nhiều hơn là người vay có nợ xấu. Kết quả này trái với giả 

thuyết của Stiglitz và Weiss (1981). Có nghĩa là người vay có nợ xấu chưa chắc đã là  những người mà họ đầu tư vào những dự án kém rủi ro hơn. Người nghèo không trả được nợ vay của họ bởi vì họ không đánh giá hết các khả năng rủi ro có thể xảy ra,  do đó làm cho khoản vay không có hiệu quả và kết quả là không thể trả được khoản  vay của họ (Zeballos và cộng sự, 2014). 

Zeballos và cộng sự (2014) đã sử dụng thí nghiệm tại hiện trường thực tế để kiểm  tra những người mạo hiểm thích sử dụng, chi tiêu toàn bộ lợi nhuận hay đầu tư vào  một khoản đầu tư rủi ro. Kết quả họ không tìm thấy bằng chứng cho rằng những người  vay có rủi ro thích đầu tư mạo hiểm hơn, mà thay vào đó phát hiện ra rằng họ sẽ sử 

dụng các khoản vay của họ vào mục đích khác hơn là đầu tư vào một dự án an toàn.  Eckel và Grossman (2008) thí nghiệm bằng các lựa chọn trò chơi đơn giản để đo  lường phản ứng đối với rủi ro và vận dụng đo lường này để kiểm tra sự khác nhau về thái độ đối với rủi ro của nam và nữ sinh viên đại học. Kết quả nữ sinh viên ngại rủi  ro hơn đáng kể so với nam sinh viên. 

Giné và cộng sự (2010) nghiên cứu vùng ngoại ô ở Peru khám phá rằng cho vay  theo nhóm có rủi ro cao hơn so với cho vay cá nhân. Vay theo nhóm làm tăng việc  chấp nhận rủi ro đặc biệt đối với người vay e ngại rủi ro. Người vay được hưởng lợi  nhưng do có bảo hiểm tránh được rủi ro mất mát, nhưng chi phí cũng phát sinh từ 

những người vay khác đặc biệt là những người e ngại rủi ro nhiều nhất. 

Binswanger (1980) nghiên cứu ở vùng bán nhiệt đới của Ấn Độ (SAT) để đánh  giá tác động của rủi ro và e ngại rủi ro đối với nông nghiệp. Kết quả không có sự khác  biệt về rủi ro so với quy mô đầu tư, cũng không có sự khác biệt đáng kể về e ngại rủi  ro giữa người giàu và người nghèo. Những người ở khu vực có nhiều rủi ro sẽ e ngại  

rủi ro hơn những người ở khu vực ít rủi ro, những người nông dân tiến bộ ít ngại rủi  ro hơn người nông dân bình thường và phụ nữ e ngại rủi ro hơn nam giới. 

Vieider và cộng sự (2015) nghiên cứu 504 hộ gia đình ở 36 làng (được chọn từ 110 làng bởi Viện nghiên cứu Phát triển của Ethiopia-EDRI) thuộc 3 vùng cao ở Ethiopia, với độ tuổi trung bình 42,13 trong đó nam chiếm tỷ lệ 89,9%, 91% làm  trong lĩnh vực nông nghiệp, 45% có trình độ sơ cấp và 38% mù chữ, đã kết luận rằng  những người chưa lập gia đình (chiếm 9% trong mẫu) ít e ngại rủi ro và phụ nữ và  người già lớn tuổi e ngại rủi ro nhiều hơn.  

Harrison và Rustrom (2018) nghiên cứu thí nghiệm trong phòng thí nghiệm thấy  rằng các đối tượng dường như e ngại rủi ro: Một số có khuynh hướng trung lập và  một số ít biểu lộ hành vi thích rủi ro tuy nhiên mức độ e ngại rủi ro là không lớn. 

Nghiên cứu về sở thích rủi ro tại các vùng nông thôn ở Việt Nam của Vieider và  cộng sự (2013) kết quả cho thấy, người nông dân nghèo trung lập với rủi ro ở mức  trung bình (average risk neutral). Kết quả thí nghiệm của Vieider cũng cho thấy tính  né tránh rủi ro có tương quan ngược chiều với thu nhập. Nông dân tại các vùng nông  thôn miền Bắc và miền Nam Việt Nam theo nghiên cứu thí nghiệm của Tanaka và  cộng sự (2010) về sở thích rủi ro và tính kiên nhẫn kết quả cho thấy người có thu  nhập trung bình cao thì kiên nhẫn và quan tâm về tương lai nhiều hơn là người nghèo.  

Tóm lại, các nghiên cứu về sở thích rủi ro liên quan đến nhiều đối tượng và lĩnh  vực như chứng khoán, giáo dục, TDVM, sản xuất, tiêu dùng… Về không gian thì bao  gồm ở nhiều khu vực khác nhau. Kết quả cũng cho thấy có nhiều sự khác biệt đối với  các đối tượng, địa bàn cũng như các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, tác động của sở 

thích rủi ro đối với rủi ro cho vay TDVM và hoạt động TCVM tại Việt Nam thì chưa  có nghiên cứu nào đề cập và đánh giá một cách chi tiết và cụ thể. Vậy sở thích rủi ro  (risk preference) cũng như các yếu tố xã hội-nhân khẩu học khác của người vay vốn  vi mô có ảnh hưởng như thế nào đến rủi ro trong hoạt động cho vay TDVM của các  TCTD có hoạt động cho vay TDVM và các tổ chức TCVM? Đây là khoảng trống và  

vấn đề mà tôi quan tâm và nghiên cứu, trong đó có xem xét và đánh giá đến sự khác  biệt về sở thích rủi ro trong hoạt động TDVM giữa khu vực thành thị và nông thôn. 

2.2. Vốn xã hội và rủi ro trong hoạt động cho vay TDVM. 

Rủi ro trong hoạt động cho vay TDVM ngoài các yếu tố nhân khẩu học, các hoạt  động của người vay, môi trường đầu tư… thì còn có yếu tố nào khác tác động đến rủi  ro trong hoạt động cho vay TDVM? Bastelaer (2000) cho rằng vốn xã hội là nguồn  lực có thể cải thiện và hỗ trợ khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của người dân  nghèo. Vốn xã hội được định nghĩa là nguồn lực có thể được huy động thông qua các  hình thức chính thức, các hiệp hội phi chính thức, các mạng lưới xã hội, các chuẩn  mực, sự tham gia vào cộng đồng hoạt động, lòng tin của cá nhân và tổ chức. Vậy thì  vốn xã hội có tác động thế nào đến rủi ro cho vay TDVM? 

2.2.1. Vai trò của vốn xã hội. 

Đối với bất kỳ một nền kinh tế nào, ngoài các loại vốn nói chung như vốn văn  hóa, vốn con người, vốn kinh tế… còn có vốn xã hội cũng được người ta xem như là  một loại vốn. Vốn xã hội là mạng lưới xã hội tương đối bền vững, sự thông cảm, mức  độ thông cảm, tương tác lẫn nhau giữa các thành viên (Bourdieu, 1986; Fukuyama,  2001-2002; Coleman, 1988; Portes, 1998). Karlan (2005) định nghĩa vốn xã hội của  cá nhân là khả năng nắm bắt thông tin, sự giao tiếp và các mối quan hệ xã hội của cá  nhân đó giúp cho họ nắm rõ để giải quyết và khắc phục các vấn đề có liên quan đến  những thông tin không hoàn hảo trong xã hội. Trong vốn xã hội cá nhân thì niềm tin  và sự tin cậy là hai đặc điểm quan trọng có ảnh hưởng lớn đến quyết định của cá nhân  về xã hội. Các yếu tố và phạm vi nghiên cứu của vốn xã hội có thể bao gồm các mối  quan hệ như vốn xã hội và mạng lưới xã hội, vốn xã hội và nguồn lực, vốn xã hội và  sự tin cậy, đầu tư vốn xã hội và mưu cầu lợi ích, vốn xã hội và hàng hóa công.  

Các mô hình kinh tế cổ điển (SEM) khi nghiên cứu vốn xã hội thường được xây dựng với giả thuyết con người là vị kỷ, tư lợi. Dựa trên cơ sở nghiên cứu của SEM,  các mô hình kinh tế hành vi (BEM) đã bổ sung các giả thuyết về tính vị tha và cả tính  

ác ý của con người. Theo Wilkinson (2008), con người thường so bì, hơn thua với  những người có nhiều thỏa dụng hơn họ. Tuy nhiên, họ cũng có thể có cảm giác có  lỗi nếu như có nhiều thỏa dụng hơn người khác, ngại sự bất bình đẳng (inequality  aversion). Các nhà kinh tế học cho rằng lòng tin trong vốn xã hội có thể là công cụ,  phương tiện làm giảm chi phí vì các hình thức khác thường gây tốn kém hơn cho xã  hội. Các nhà nghiên cứu cho rằng lòng tin (trust) được xem là một thành tố quan trọng  của vốn xã hội. Các kết quả thí nghiệm của Karlan (2005) đã cho thấy, càng tin người  khác thì khả năng tiết kiệm cao hơn; càng đáng tin (trustworthy) thì càng ít bị xảy ra  rủi ro tín dụng hơn; và càng đóng góp cho cộng đồng thì cũng sẽ càng ít gặp rủi ro tín  dụng hơn. Knack và Keefer (1997), Karlan (2005) cho rằng các quốc gia, các nền văn  hóa xã hội có nhiều sự tin cậy lẫn nhau hơn sẽ có tỷ lệ phát triển và tăng trưởng tốt  và cao hơn về kinh tế. Niềm tin và sự tin cậy là hai yếu tố thiết yếu và quan trọng  nằm bên trong vốn xã hội cá nhân. Glaeser và cộng sự (2000) cho rằng hành vi trong  trò chơi niềm tin có tương quan với quá trình tiếp xúc và tương tác trước đó của những  người tham gia trò chơi. Những người được tin tưởng nhiều hơn thì họ sẽ đáng tin  cậy hơn, nhưng họ lại là những người không đáng tin trong trò chơi niềm tin.  

TCHV đang phát triển nhanh chóng và sử dụng các kiến thức từ tâm lý học để tìm  hiểu cách thức hành vi của con người ảnh hưởng đến các quyết định của các nhà đầu  tư cá nhân và chuyên nghiệp, của các thị trường và các nhà quản lý (Ackert và Deaves,  2013). Cụ thể là nó phân tích những vấn đề sẽ xảy ra trong tương lai làm nền tảng  cho sự hợp lý của cá nhân (Lawless và cộng sự, 2013). Glaeser và cộng sự (2000)  phân tích lòng tin và vốn xã hội, kết quả cho thấy niềm tin và sự tin cậy tăng lên với  sự kết nối xã hội. Sự khác biệt về chủng tộc và quốc tịch làm giảm mức độ đáng tin  cậy. Và những người có vị thế cao có thể được cho là có vốn xã hội cao hơn và niềm  tin có ảnh hưởng và tác động đến lòng vị tha.  

Nghiên cứu của Knack và Keefer (1997) kết luận 3 vấn đề chính: Thứ nhất, niềm  tin và hợp tác công dân gắn liền với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ. Thứ hai, hoạt  động liên kết không liên quan đến hiệu quả kinh tế – trái với những phát hiện của  

Putnam (1993) trên khắp các vùng của nước Ý. Thứ ba, lòng tin và các chuẩn mực  của người dân hợp tác mạnh mẽ hơn ở các nước có tổ chức chính thức bảo vệ hiệu  quả quyền tài sản và các quyền hợp đồng, và ở các nước ít phân cực thành nhóm đối  lập theo giai cấp hoặc sắc tộc. 

2.2.2. Vốn xã hội và hoạt động cho vay TDVM.  

Glaeser và cộng sự (1999) phân tích việc hình thành vốn xã hội sử dụng mô hình  tối ưu quyết định đầu tư cá nhân. Phân tích cho thấy rằng mô hình tích lũy vốn xã hội  là phù hợp với mô hình đầu tư kinh tế tiêu chuẩn. Cassar và cộng sự (2010) đặt vấn  đề liệu vốn xã hội có quan trọng đối với việc ra quyết định kinh tế? Họ thực hiện  phương pháp xử lý tính đồng nhất xã hội, theo dõi nhóm, và tự chọn nhóm. Kết quả  cho thấy sự tin tưởng xã hội có tác động tích cực và đáng kể lên tỷ lệ đóng góp của  nhóm cho vay. Các phát hiện của họ đó là:(1) Niềm tin là quan trọng, cá nhân có  niềm tin lớn hơn biểu lộ tỷ lệ đóng góp cao hơn, san sẻ lợi ích cho các thành viên  khác trong nhóm của họ. (2) Khi người ta thiếu tự tin trong hành vi của người khác,  kết quả xấu cho tất cả đều có khả năng có kết quả. (3) Tôn giáo đồng nhất thúc đẩy  hiệu suất vay nhóm tốt hơn, nhưng tổng thể các bằng chứng là không gây ấn  tượng. (4) Tỷ lệ đóng góp cao hơn trong thực tế nhóm vay TCVM khác trong môi  trường cho vay nhóm, và có thể trong các tình huống khác như làm việc theo nhóm,  có thể mang lại tác động tiêu cực cũng như tích cực đối với hành vi cá nhân. 

Glaeser và cộng sự (2000) kết hợp hai thí nghiệm và một cuộc khảo sát để đo  lường niềm tin và sự đáng tin cậy – hai thành phần chính của vốn xã hội. Dựa theo  Berg và cộng sự (1995), họ đo lường niềm tin và sự đáng tin bởi các thí nghiệm với  phần thưởng là tiền tệ. Kết quả cho thấy khi cá nhân gần hơn về mặt xã hội, cả niềm  tin lẫn sự tin cậy đều tăng lên. Sự đáng tin cậy giảm khi đối tác có sự khác nhau về  chủng tộc hoặc quốc tịch. Người có địa vị cao có thể tạo ra sự tin cậy nhiều hơn ở  người khác.  

Feigenberg và Field (2010) cung cấp bằng chứng thực nghiệm đầu tiên về lợi ích  kinh tế đối với tương tác xã hội trong bối cảnh hoạt động cho vay TDVM. Kết quả  của họ chỉ ra rằng cho vay nhóm là thành công trong việc đạt được tỷ lệ nợ xấu thấp  mà không cần thế chấp không chỉ vì nó khai thác vốn xã hội đang tồn tại mà còn vì  nó xây dựng vốn xã hội mới. 

Akram và Routray (2013) điều tra mối quan hệ nhân quả giữa vốn xã hội và  TCVM ở Pakistan. Kết quả đã chỉ ra rằng chỉ số vốn xã hội có ảnh hưởng không đáng  kể đến sự tham gia TCVM. Vốn xã hội có thể được vận dụng trong việc thiết kế và  phân phối các chương trình TCVM cũng như các hoạt động phát triển nông thôn  khác. Kết quả của nghiên cứu cũng khuyến khích các nhà hoạch định chính sách đầu  tư vào việc tạo ra vốn xã hội hoặc trực tiếp hoặc bằng cách cung cấp môi trường hỗ  trợ cho sự ra đời của nó. Lòng tin như một sự đo lường chiều hướng nhận thức của  vốn xã hội đã chứng minh vai trò cao nhất tạo sự dễ dàng vay vốn từ nhóm dựa trên  chương trình TCVM. Các hộ nghèo có thể sử dụng và thay thế nguồn vốn xã hội của  họ làm tài sản thế chấp để tiếp cận tín dụng. Giới hạn của nghiên cứu này chỉ áp dụng  cho vay theo nhóm, không áp dụng cho vay cá nhân. 

Karlan (2005) tìm ra rằng càng có vốn xã hội cao thì khả năng trả nợ tốt và có tiết  kiệm càng cao. Ông cũng nhận thấy môi trường có vốn xã hội cao thì các thành viên  trong nhóm có khả năng phân biệt tốt hơn giữa nợ xấu vì động cơ lệch lạc và nợ xấu  vì những cú sốc cá nhân tiêu cực. Wydick (1999) nghiên cứu dữ liệu từ Guatemala  cho thấy giám sát ngang hàng có tác động đáng kể đến hoạt động cho vay nhóm thông  qua việc khuyến khích tham gia bảo hiểm nhóm. Áp lực của nhóm có một ảnh hưởng  nhỏ trong việc ngăn chặn nguy cơ về đạo đức, trong khi ảnh hưởng của mối quan hệ  xã hội giữa các thành viên về mặt thống kê là không đáng kể. 

Wenner (1995) nghiên cứu chương trình tín dụng ở Costa Rica nhận thấy rằng các  nhóm bảo vệ, giám sát các thành viên và sử dụng thông tin địa phương có tỷ lệ nợ  xấu thấp hơn nhóm không giám sát. Tuy nhiên, chỉ ít hơn một nửa các nhóm có mức  

tiền lãi chắc chắn, và đề xuất cho vay nhóm có thể cải thiện dòng thông tin nhưng là  một phác thảo có tính nội bộ và nhạy cảm.  

Greiner và Wang (2009) nghiên cứu vấn đề cho vay trực tiếp P2P (people-to people) tức là cho vay cá nhân không qua các TCTD. Kết quả cho thấy có sự không  đối xứng thông tin giữa các bên cho vay và bên đi vay. Các nhà cho vay có ít thông  tin hơn về khả năng trả nợ của người vay. Lợi ích của vốn xã hội là tiếp cận và trao  đổi thông tin giữa các thành viên trong nhóm. Các nhóm có thể chia sẻ kinh nghiệm  và kiến thức của họ trong nhóm của họ. Nhóm các thành viên có thể thu hút được  kiến thức tập thể của nhóm. Vốn xã hội làm giảm lãi suất và ảnh hưởng tích cực đến  việc nhận tài trợ và việc trả nợ của người vay.  

Robert, Thönia, Erik (2010) thiết kế thí nghiệm hai trò chơi về đóng góp cho cộng  đồng thông qua Internet ở Đan Mạch, kết quả cho thấy sự tin tưởng có liên quan đến  sở thích hợp tác nhưng không liên quan đến niềm tin về hợp tác. Sự công bằng có  liên quan đến hành vi hợp tác. Cả niềm tin và sự công bằng đều có liên quan tích cực  đến hành vi hợp tác. 

2.2.3. Nghiên cứu vốn xã hội tại Việt Nam.  

Ở Việt Nam những năm gần đây, vốn xã hội nhận được rất nhiều sự quan tâm của Nhà nước, các nhà nghiên cứu liên quan đến việc hoạch định chính sách cũng như hỗ trợ cho cho các TCTD trong việc phát triển TCVM và các vấn đề về kinh tế-xã hội  khác. Các nghiên cứu trước đây về vốn xã hội ở Việt Nam thường được xem xét,  nghiên cứu ở khu vực nông thôn và những vùng dân nghèo kém phát triển. Nghiên  cứu của Nguyễn Tuấn Anh và Thomése (2007) về tác động của vốn xã hội đối với vấn đề dồn điền đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp cho thấy, nhờ vào vốn xã hội mà các vấn đề khó khăn, rắc rối trong việc dồn điền đổi thửa đã được thực hiện tốt và  phi chính thức không cần đến các biện pháp hành chính hay pháp lý.  

Nguyen Van Ha và Kant (2004), nghiên cứu các hộ dân làng nghề tái chế giấy ở Việt Nam, kết luận rằng vốn xã hội có đóng góp mạnh mẽ và tích cực đối với thu  

nhập hộ gia đình cũng như đóng góp thu nhập cho cho hộ người nghèo lớn hơn hộ giàu có. 

Nghiên cứu của Appold và Nguyễn Quý Thanh (2004) về việc vay vốn khởi  nghiệp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đã đề cập đến tác động và ảnh hưởng  của vốn xã hội. Hoàng Bá Thịnh (2009) đã có những nghiên cứu đề cập đến những  phí tổn để duy trì vốn xã hội. Trần Hữu Dũng (2003) cho rằng nên làm rõ hơn đặc  điểm của vốn xã hội trong mối quan hệ với các loại vốn khác. Ông cũng chỉ ra mối  quan hệ giữa vốn xã hội và chính sách kinh tế; giữa vốn xã hội và việc phát triển kinh  tế. Ông cũng kết luận vốn xã hội có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cũng như tốc độ tích lũy vốn con người. Trần Hữu Quang (2006) cho rằng vốn xã hội là một thực hiện  đặc trưng của những mối liên kết giữa con người với nhau trong một cộng đồng hay  một xã hội. Ông cũng quan tâm đến việc phân tích vốn xã hội trong bối cảnh văn hoá 

xã hội và các định chế xã hội. Đinh Hồng Hải (2013) lưu ý đến mặt trái của vốn xã  hội. Ông cho rằng việc hiểu biết nông cạn hoặc sai về vốn xã hội sẽ dẫn đến những  định hướng sai lầm và hậu quả làm suy thoái vốn xã hội cũng như nền tảng đạo đức  xã hội. Và ông cũng đề xuất nên đưa lý thuyết vốn xã hội vào giảng dạy. Lê Ngọc  Hùng (2008), vốn xã hội có vai trò quan trọng trong giao dịch kinh tế và cảnh báo có  thể gây phản chức năng hoặc rủi ro cao vì các doanh nghiệp thường dựa chủ yếu vào  nguồn vốn xã hội từ mạng lưới xã hội.  

Ngô Thị Phương Lan (2011) nghiên cứu tác động của vốn xã hội vào việc giảm  thiểu rủi ro trong quá trình chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi tôm ở ĐBSCL. Qua đó  tác giả cho thấy duy lý thị trường không phải là cách nhìn duy nhất để hiểu về bản  chất hành vi chấp nhận rủi ro mà còn thể hiện tư duy phân tán và giảm thiểu rủi ro.  Thể hiện rõ tác động của vốn xã hội như giúp vốn, giúp công lao động, thông tin kỹ 

thuật, kinh nghiệm… 

Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Thu (2018) về tác động của TDVM đối với hộ nghèo ở khu vực Đông Nam Bộ kết luận TDVM có tác động đến thu nhập của các hộ nghèo, đặc biệt là quy mô vốn vay có tác động tích cực và có sự tương quan giữa thu  

nhập với khả năng tiếp cận TDVM. Bên cạnh đó, quy mô lao động cũng tác động làm  tăng thu nhập và nghiên cứu cũng chỉ ra hoạt động phi tài chính cũng góp phần không  nhỏ vào việc tăng thu nhập cho các hộ nghèo. Mai Thị Hồng Đào (2016) nghiên cứu  tác động của TCVM đến thu nhập của hộ nghèo tại Việt Nam với dữ liệu từ bộ khảo  sát mức sống dân cư 2012, kết luận các yếu tố độ tuổi, quy mô hộ, tỷ lệ phụ thuộc,  tổng tài sản, TDVM và khu vực có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo. Phan Đình  Khôi (2013) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức và  phi chính thức của nông hộ ở ĐBSCL kết quả cho thấy: Làm việc cho chính quyền  địa phương, thành viên tổ vay vốn, sổ hộ nghèo, trình độ học vấn, lao động có tay  nghề và đường giao thông liên xã có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận TDVM và các  yếu tố sở hữu đất đai, lãi suất chính thức và thời hạn cho vay phi chính thức có ảnh  hưởng đến khoản vay phi chính thức. Kết quả cũng cho thấy có sự tương tác giữa các  thị trường tín dụng, trong đó số tiền vay phi chính thức làm tăng khả năng tiếp cận  chương trình TDVM. 

Đinh Phi Hổ và Đồng Đức (2015) nghiên cứu tác động của tín dụng chính thức  đến thu nhập của nông hộ ở Việt Nam khẳng định các yếu tố đặc điểm hộ gia đình,  vị trí khu vực sống, các cú sốc do rủi ro môi trường có tác động đến thu nhập và chi  tiêu của nông hộ Việt Nam.  

Đối với vay vốn TDVM hiện nay ở Việt Nam chủ yếu được thực hiện bởi  Agribank và NHCSXH chiếm tỷ trọng dư nợ cao nhất, còn lại các tổ chức TCVM  chính thức và bán chính thức dư nợ còn hạn chế. Một phần nguồn cung khác được  thực hiện bởi các tổ chức NGO và các tổ chức đoàn thể tại địa phương thông qua các  hình thức quan hệ vốn xã hội như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội  cựu chiến binh… Tuy nhiên mức độ đóng góp là không nhiều. Thực tế, hỗ trợ vốn  vay thông qua các hình thức quan hệ xã hội, đoàn thể, tín ngưỡng… là rất tốt tuy  nhiên về nguồn vốn cung cấp thì rất hạn chế. Như vậy, có thể nói vốn xã hội có tác  động rất lớn đến nhiều lĩnh vực trong một nền kinh tế cũng như trong xã hội. Cũng  chưa có nghiên cứu có hệ thống và chính thống về vấn đề vốn xã hội có ảnh hưởng  

và tác động ra sao đối với hoạt động tín dụng. Vấn đề rủi ro trong cho vay TDVM  của các tổ chức TCVM thì nó thể hiện ra sao và đo lường nó như thế nào? Đây cũng  là vấn để mà tôi quan tâm nghiên cứu trong luận án này. 

2.3. Đo lường hiệu quả và rủi ro hoạt động TCVM. 

2.3.1. Khái niệm TCVM. 

TCVM từ lâu đã được xem là công cụ hữu hiệu trong quá trình giảm thiểu đói  nghèo ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong những thập kỷ gần đây với sự phát triển  mạnh mẽ của TCVM, hầu hết các quốc gia và các tổ chức quốc tế trên thế giới đều  quan tâm đến việc phát triển, cung cấp các DVTC và các dịch vụ hỗ trợ cho người  nghèo nhằm tăng mục đích thêm thu nhập, cải thiện và ổn định cuộc sống cho người  nghèo ngày càng tốt hơn. Cụm từ “tài chính vi mô” được hiểu như là các mô hình  cung cấp DVTC cho người nghèo giúp cho họ có điều kiện phát triển sản xuất kinh  doanh, cải thiện đời sống. Và cho đến nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có  những chính sách phát triển đối với TCVM để hỗ trợ cho người nghèo. 

Có rất nhiều khái niệm được đưa ra bởi các nhà kinh tế và các tổ chức quốc tế nghiên cứu về TCVM. Theo nhóm tư vấn hỗ trợ người nghèo (Consultive Group to  Assist the Poor- CGAP), thì “TCVM là việc cung cấp các DVTC cơ bản đáp ứng nhu  cầu của người nghèo bao gồm: Dịch vụ gửi tiết kiệm, tín dụng, lương hưu, chuyển  tiền, bảo hiểm…”. Theo Ledgerwood. J (1999) “TCVM là một phương pháp phát triển  kinh tế thông qua các DVTC nhằm mang lại lợi ích cho dân cư có thu nhập thấp…  thường bao gồm cả hai yếu tố:Trung gian tài chính và trung gian xã hội”. Theo Quỹ 

Đầu tư và Phát triển Liên hiệp quốc (United Nations Capital Development Fund UNCDF): “TCVM là việc cung cấp DVTC cho những người không tiếp cận được với  hệ thống tài chính chính thức”. Tại Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về TDVM ở  Washington, Hoa Kỳ diễn ra vào tháng 2 năm 1997, được định nghĩa là “Các hoạt  động có mục đích cung cấp các khoản vay quy mô nhỏ đến đối tượng người nghèo để  triển khai sản xuất kinh doanh, tạo ra lợi nhuận, nâng cao chất lượng đời sống”.  

Quan điểm của ADB (2000) thì “TCVM là việc cung cấp các DVTC như tiền gửi,  cho vay, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền và bảo hiểm cho người nghèo và hộ gia đình  có thu nhập thấp hoạt động kinh doanh cá thể và các doanh nghiệp nhỏ của họ”. Từ năm 2000, ADB đã bắt đầu triển khai một chiến lược để phát triển TCVM tại 21 quốc  gia đang phát triển và đến năm 2010, ADB đã phê duyệt gần 2,8 tỷ đôla Mỹ để thông  qua các khoản vay, tài trợ không hoàn lại, hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, và đầu tư khu  vực tư nhân. Tính đến 31/12/2012, ADB đã phê duyệt các chương trình hỗ trợ với  tổng số tiền 2,59 tỷ đô la Mỹ (ADB, 2000). Trên 2/3 danh mục của ADB đã hỗ trợ 

cho việc tạo ra môi trường chính sách hiệu quả cho các nước nhận hỗ trợ từ ADB. 

Theo Luật các TCTD Việt Nam thì “Tổ chức TCVM là loại hình TCTD chủ yếu  thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ”. Nghị định 28/2005/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của các TCTC quy mô vừa và nhỏ tại Việt Nam: “TCVM được  hiểu là tài chính quy mô nhỏ đó là hoạt động cung cấp một số DVTC quy mô nhỏ,  nhận tiền gửi tiết kiệm bắt buộc, tiền gửi tự nguyện, một số dịch vụ thanh toán cho  các hộ gia đình cá nhân có thu nhập thấp đặc biệt là hộ gia đình nghèo và người  nghèo”. Nói một cách tổng quát, ta có thể hiểu TCVM là một trong những phương thức phát triển kinh tế-xã hội, một công cụ kinh tế hữu hiệu nhằm cung cấp các  DVTC, dịch vụ khác cho các đối tượng có thu nhập thấp trong xã hội để phục vụ cho  nhu cầu chi tiêu cũng như đầu tư của chính họ và gia đình họ.  

2.3.2. Đo lường và đánh giá rủi ro hoạt động TCVM. 

So với các TCTD nói chung thì việc đánh giá và đo lường hiệu quả hoạt động  TCVM khá phức tạp vì có liên quan đến nhiều yếu tố: Từ đặc điểm đối tượng phục  vụ cho đến các mục tiêu, sứ mạng của các tổ chức TCVM và kể cả khung pháp lý  điều chỉnh các yếu tố đó.  

2.3.2.1. Đo lường hiệu quả hoạt động TCVM.  

Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả, sự bền vững của tổ chức TCVM tương đối đa  dạng, tập trung vào ba chỉ tiêu sau: (Ackert & Deaves, 2013). 

Tự bền vững về thể chế (Institutional Self-Sustainability-ISS): Bao gồm các tiêu chí sau: 

(1) Cấu trúc quản trị và tư cách pháp lý của tổ chức. 

(2) Tổ chức có tầm nhìn, sứ mệnh và các mục tiêu phát triển rõ ràng. (3) Có báo cáo tài chính chuẩn mực và hàng năm được kiểm toán độc lập. (4) Có hệ thống quản lý thông tin tốt, rõ ràng và minh bạch. 

Tự bền vững về hoạt động (Operational Self-Sustainability-OSS). 

Tiêu chuẩn này thường được dùng để đánh giá tổ chức TCVM đó đã tự trang  trải được các chi phí hoạt động bằng thu nhập từ hoạt động của mình hay chưa. 

OSS = (Thu nhập hoạt động)/(Tổng chi phí hoạt động). 

Trong đó: 

Tổng chi phí hoạt động = Chi phí hoạt động + Chi phí tài chính + Dự phòng mất vốn. 

 Tổ chức TCVM được coi là đảm bảo bền vững về hoạt động nếu OSS>100%,  tuy nhiên theo thông lệ quốc tế thì để đạt độ bền vững hoạt động lâu dài thì OSS nên  lớn hơn 120%. 

Tự bền vững về tài chính (Financial Self-Sustainability-FSS). FSS được tính bằng công thức sau: 

FSS = (Thu nhập hoạt động)/(Tổng chi phí hoạt động được điều chỉnh).  Trong đó: 

Tổng chi phí hoạt động được điều chỉnh = Chi phí hoạt động + Chi phí tài chính +  Dự phòng mất vốn + Chi phí vốn Chi phí vốn = (Vốn tự có trung bình – Tổng tài sản  cố định trung bình) x Tỷ lệ lạm phát + (Nợ trung bình x Lãi suất) – Chi phí tài chính  thực tế. 

Tỷ số này nhằm đo lường mức độ thu nhập để trang trải các chi phí hoạt động của  một tổ chức có điều chỉnh theo lạm phát và đồng thời loại bỏ tác động của các trợ cấp. Mục đích để xem nếu nếu không có các khoản trợ cấp hoặc tài trợ ưu đãi và tổ chức phải huy động trên thị trường thì có bị ảnh hưởng đến tình hình tài chính của  đơn vị hay không. 

Cũng có thể tính FSS theo cách khác như sau: 

Tỷ suất tự chủ tài chính = (Thu nhập)/(Chi phí vốn + Chi phí hoạt động + Dự phòng  tổn thất cho vay + vốn hóa để phát triển). 

Tương tự như OSS, tổ chức TCVM được coi là tự bền vững về tài chính nếu  FSS>100%. 

Chỉ tiêu thu nhập ròng trên tổng tài sản bình quân ROA – Return on Average  Assets hay còn được gọi là ROAA đo lường mức độ sinh lời trên tổng tài sản bình  quân của tổ chức TCVM. ROA được tính bằng công thức sau: 

ROA = (Thu nhập ròng)/(Tổng tài sản bình quân)  

Trong đó: 

Thu nhập ròng = (tổng thu – tổng chi) x (1-thuế suất thuế thu nhập nếu có). Tổng tài sản bình quân = (Tài sản đầu kỳ + Tài sản cuối kỳ)/2. 

Chỉ tiêu này được sử dụng để đo lường việc sử dụng vốn vào mọi hoạt động đầu  tư có thể sinh lời của tổ chức TCVM. Tỷ lệ cao cho thấy khả năng hoạt động sinh lời  trên một đồng giá trị tài sản của tổ chức TCVM là tốt. ROA và ROE thường được sử dụng để đánh giá khả năng sinh lời chung của các TCTC, trong đó có các tổ chức  

TCVM. Theo như thông lệ quốc tế, nếu ROA > 2% cho thấy tổ chức TCVM đã hoạt  động tốt và đạt hiệu quả ở mức độ cao. 

2.3.2.2. Rủi ro trong hoạt động cho vay TCVM. 

Đối với hoạt động ngân hàng thì rủi ro hay nợ xấu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Môi trường pháp lý, môi trường thiên nhiên (thiên tai, các trường hợp bất khả kháng), môi trường kinh tế, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, đạo đức  của khách hàng cũng như các yếu tố thuộc về chính bản thân của các TCTD. 

Đối với các tổ chức TCVM, có nhiều yếu tố rủi ro trong đó bao gồm có rủi ro về  kinh doanh, về thị trường cũng như môi trường kinh tế vĩ mô…, có nghĩa là những  yếu tố luôn luôn biến động (Bruce, 1999). Nguy cơ đe dọa đến khả năng tài chính của  các tổ chức TCVM, chẳng hạn như rủi ro thanh khoản, rủi ro về tín dụng, cần phải  được xem xét thường xuyên. Các rủi ro có nguy cơ cao, chẳng hạn như rủi ro thanh  khoản, rủi ro về tín dụng… cần phải được chú ý giám sát thường xuyên để khắc phục  cho phù hợp với tất cả các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên do TDVM chủ yếu là  các món vay nhỏ lẻ do vậy mà tỷ lệ nợ xấu ở các tổ chức TCVM tương đối không  cao (Fallavier, 1994). Nghiên cứu của Lê Hoài Ân (2016) cho thấy tỷ lệ nợ xấu hiện  tại của Quỹ CEP từ 2009 – 2014 chỉ dao động trong khoảng 0,28% – 0,42%, trung  bình trong 5 năm chỉ ở mức khoảng 0,35%. Thông thường tỷ lệ nợ xấu của các NHTM  là hơn 3%, tuy nhiên trong thực tế có thể sẽ cao hơn rất nhiều. Tỷ lệ nợ xấu trong  TDVM ở các NHTMNN như Agribank, NHCSXH… là khá cao do thông thường  người dân có suy nghĩ đó là “ của cho, của Nhà nước” nên thường chây lỳ và không  có thiện chí trả nợ. Một lý do khác nữa là do trình độ văn hóa thấp, ở vùng sâu vùng  xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng người dân tộc… nên mức độ hiểu biết và khả năng  tham gia kinh doanh của người vay vốn còn rất hạn chế, còn chiếm tỷ lệ khá cao  (Fischera và Buchenrieder, 2010). Mặt khác, do trình độ hạn hẹp, khả năng tài chính  yếu nên khi có những tác động của các nhân tố khách quan thì khả năng tự phục hồi,  khôi phục sản xuất kinh doanh đối với người nghèo là rất khó khăn. Và điều đó cũng  ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ của họ. Ngoài ra cũng còn phải kể đến tình trạng  

khách hàng cố tình chây lỳ không trả nợ, bỏ trốn… Các NHTMCP thì do thẩm định  khách hàng kỹ, quản trị nợ xấu tương đối tốt nên tỷ lệ nợ xấu tương đối thấp so với  các NHTMNN.  

Cho đến nay, TCVM đã chính thức được thừa nhận ở Việt Nam và hoạt động như  là một TCTD thông thường theo các quy định của Nhà nước. Chính vì sự đóng góp  thiết thực và cần thiết cho người dân nghèo tham gia sản xuất kinh doanh, giúp cho  họ ổn định đời sống đã thúc đẩy sự quan tâm và hỗ trợ từ phía Nhà nước. Việc cải  thiện, bổ sung, hoàn thiện chính sách Pháp luật của các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ là cơ sở để các tổ chức TCVM Việt Nam hoạt động bền vững và hiệu quả. Là một  TCTC, các tổ chức TCVM khi cung cấp các sản phẩm của mình cũng gặp một số các  rủi ro có thể phân chia ra như sau:  

Rủi ro do nguyên nhân khách quan: 

Môi trường thiên nhiên: Đó là những nguyên nhân do khách quan do tác  động của môi trường thiên nhiên như thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, bão lụt,  mất mùa… làm cho khách hàng hoạt động sản xuất, kinh doanh không có  hiệu quả và do vậy họ không thể trả được nợ và lãi vay dẫn đến phát sinh nợ 

xấu. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro, nợ xấu cho các tổ chức TCVM mà không thể lường trước được. 

Môi trường kinh tế-xã hội: Khi môi trường kinh tế không ổn định, cạnh  tranh không lành mạnh giữa các tổ chức TCVM hoặc các TCTD sẽ dẫn đến  tình trạng bất ổn và do vậy làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh  doanh của khách hàng. Kết quả là hoạt động không hiệu quả dẫn đến phá  sản và không trả được nợ vay. 

Môi trường pháp lý: Là một TCTD nên các tổ chức TCVM chịu sự chi  phối, ràng buộc và giám sát của hành lang pháp lý của Nhà nước và NHNN  liên quan đến các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức vay vốn cũng như liên  quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Các thể chế, chính sách về hoạt  động ngân hàng và hoạt động TCVM chưa đầy đủ, chưa phù hợp là nguyên  

nhân góp phần gây ra nợ xấu và khó khăn cho các TCTD và tổ chức TCVM  trong việc xử lý nợ xấu. Hiện nay tại Việt Nam, NHNN đã có nhiều văn bản  quy định về tổ chức hoạt động của các tổ chức TCVM, tuy nhiên vẫn còn  bất cập và chưa phù hợp với hoạt động thực tế của các TCTD cũng như tổ 

chức TCVM. Các tổ chức TCVM do nguồn tài chính không lớn, áp lực huy  động vốn từ thị trường bên ngoài… nên đã gặp phải nhiều khó khăn, bất cập  trong việc duy trì tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định của NHNN. Do vậy,  nên các tổ chức TCVM cũng bị ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả hoạt động  của mình. NHNN quy định tỷ lệ khả năng chi trả trong vòng 30 ngày với các  tổ chức TCVM 20% là hơi cao (Thông tư 36/2014/TT-NHNN), trong khi  nguồn vốn huy động từ các TCTD trong và ngoài nước còn hạn chế; tiết  kiệm bắt buộc chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tiền vốn huy động tiết kiệm đã  làm giảm khả năng tiếp cận vốn của các tổ chức TCVM. Chính vì vậy, lợi  nhuận hoạt động của các tổ chức TCVM còn thấp làm ảnh hưởng đến việc  phát triển của ngành TCVM. 

Rủi ro do nguyên nhân chủ quan: 

⁕ Về phía các tổ chức TCVM:  

Năng lực quản trị, điều hành: Ban lãnh đạo của tổ chức TCVM nếu năng  lực quản trị, điều hành yếu kém; không có những chính sách, chiến lược phù  hợp; buông lỏng quản lý, không kiểm tra giám sát nhân viên… cũng là  nguyên nhân gây ra rủi ro và hoạt động không hiệu quả cho các tổ chức  TCVM. Đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập hiện nay, Ban lãnh đạo phải có  đủ tâm, đủ tầm lãnh đạo quản lý thì mới đảm bảo hoạt động của tổ chức được  an toàn và hiệu quả. 

Quy trình, chính sách cho vay: Một khi quy trình cho vay không đầy đủ và thiếu đồng bộ sẽ dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng đối tượng, tiềm  ẩn nhiều nguy cơ gây rủi ro, nợ xấu cho tổ chức TCVM.  

Quy trình kiểm tra, giám sát cho vay: Khi thẩm định trước cho vay, kiểm  tra trong và sau khi cho vay không kỹ càng thì cũng rất gây nhiều rủi ro,  

không kiểm tra giám sát được khách hàng trong quá trình sản xuất, kinh  doanh và sẽ phát sinh nợ xấu.  

Chất lượng, phẩm chất đạo đức nhân viên TD: Là người đại diện cho tổ chức tiếp xúc trực tiếp với khách hàng đòi hỏi nhân viên tín dụng phải có  kiến thức, kinh nghiệm, trình độ nhất định để có khả năng đánh giá, phân  tích chất lượng khách hàng cũng như món vay. Mặt khác, vấn đề đạo đức  nghề nghiệp của nhân viên tín dụng cũng cực kỳ quan trọng trong việc xét  duyệt cấp tín dụng. Đây cũng là một nguyên nhân chủ yếu và thường xuyên  gây ra thiệt hại, rủi ro cũng như nợ xấu cho các TCTD cũng như tổ chức  TCVM. 

⁕ Về phía khách hàng vay vốn:  

Trình độ văn hóa, năng lực sản xuất kinh doanh: Trình độ văn hóa thấp,  năng lực, kinh nghiệm về quản trị, kỹ năng điều hành… của các cá nhân,  doanh nghiệp hay tổ chức vay vốn cũng là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến  hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đặc biệt đối với hoạt động TCVM, đa số 

khách hàng là những người nghèo, hoàn cảnh kinh tế khó khăn và trình độ văn hóa thấp do vậy, họ thiếu kiến thức chuyên môn về sản xuất, kinh  doanh và đó cũng là nguyên nhân của việc trả không được nợ, dẫn đến nợ xấu. Đó cũng là một trong những vướng mắc, khó khăn mà các tổ chức  TCVM gặp phải khi triển khai hoạt động. 

Vấn đề đạo đức: Đây cũng là một vấn đề thực tế rất thường gặp khi cho  vay của các TCTD và các tổ chức TCVM. Bản thân khi khách hàng muốn  vay vốn thì họ luôn muốn chứng minh họ là những khách hàng tốt, đáp ứng  đủ theo yêu cầu của nhà cung cấp tín dụng. Đối với doanh nghiệp, họ cố 

tình cung cấp sai và không chính xác tình hình tài chính, hoạt động thực tế của họ. Đối với cá nhân thì họ có thể lợi dụng các yếu tố vốn xã hội như  các mối quan hệ xã hội, quan hệ với chính quyền… để nâng cao vai trò, uy  tín của họ lên. Chính vì những lý do về đạo đức này đã gây ra khó khăn  

cũng như rủi ro đối với hoạt động cho vay của các tổ chức TCVM. Mặt  khác, do món vay nhỏ nên đa số là không có tài sản đảm bảo (tín chấp), do  vậy đây cũng là một nguyên nhân gây ra nợ xấu cho các TCTD và tổ chức  TCVM.  

Tóm lại, hoạt động chính của TCVM là cung cấp nguồn vốn và các dịch vụ ngân  hàng khác cho người nghèo. Trên thế giới đã phát triển từ lâu nhưng tại Việt Nam thì  chỉ mới phát triển gần đây và còn rất nhiều vấn đề liên quan cần phải được củng cố và hoàn thiện về mặt pháp lý. Theo báo cáo đánh giá nghèo tại Việt Nam (WB, 2012),  phần đông người dân nghèo tại Việt Nam sống dựa vào nông nghiệp là chủ yếu và  sản xuất của họ năng suất lao động còn rất thấp và chưa hiệu quả. Họ còn ít được tiếp  cận với các DVTC và kiến thức về sản xuất kinh doanh nói chung. TCVM là công cụ 

hữu ích có khả năng cung cấp các loại hình dịch vụ và nguồn vốn vay cho người  nghèo nhằm mục đích giúp cho họ cải thiện đời sống, tham gia sản xuất, kinh doanh  để phát triển (Danh bạ TCVM Việt Nam, 2013-2017). Vốn vay TCVM có tác động  và ảnh hưởng lớn đối với người dân nghèo, vì nó có thể giúp cho họ có vốn để sản  xuất kinh doanh, giúp cải thiện đời sống, lo cho con cái học hành và tiếp sức cho họ thoát khỏi đói nghèo. Hiện nay tại Việt Nam, TCVM cung cấp các DVTC cho khách  hàng với nhiều loại hình khá đa dạng từ cho vay, tiết kiệm, bảo hiểm cho đến chi phí  cho giáo dục, vốn cho sản xuất kinh doanh… tạo điều kiện giúp cho người nghèo có  thể có nguồn vốn để tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh các loại hình khác  ngoài các hoạt động thuần túy là sản xuất nông nghiệp như kinh doanh buôn bán nhỏ,  tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông sản…. Từ đó, tạo điều kiện giúp cho người nghèo  tăng thu nhập cải thiện đời sống cho hộ gia đình ngày càng tốt hơn. Với bản chất là  nông dân thuần túy, chân chất và chí thú, chăm chỉ trong lao động, với sự trợ giúp  của nguồn vốn vay vi mô tín chấp, mặc dù món vay còn nhỏ chưa đáp ứng được theo  nhu cầu của người nghèo, nhưng nó cũng là một nguồn lực đáng kể để người dân  nghèo vươn lên tự tích lũy, tăng thêm thu nhập cho gia đình họ. Theo điều tra của tổ chức TCVM Việt Nam từ 2013-2017, nhờ tăng thu nhập mà người nghèo đã có thể tích lũy tài sản, tiết kiệm tạo nguồn vốn để tái đầu tư mở rộng sản xuất, nhà xưởng; 

thuê thêm nhân công tạo công ăn việc làm cho lao động tại địa phương; mua đất đai  xây dựng hoặc cải tạo nhà ở, vật nuôi. Bên cạnh đó, các hộ gia đình có nhiều điều  kiện để quan tâm đến dinh dưỡng, cải thiện điều kiện sống, chủ động tìm kiếm và chi  trả cho dịch vụ y tế tốt hơn trước đây. Việc tăng thu nhập cũng có nghĩa là người dân  nghèo đã có thể đầu tư nhiều hơn vào giáo dục cho con cái của họ (Danh bạ TCVM  Việt Nam, 2013-2017).  

2.3.3. Đo lường rủi ro cho vay TDVM dùng trong nghiên cứu này. 2.3.3.1. Khái niệm về nợ xấu và các quan điểm về nợ xấu. 

Có nhiều quan điểm khác nhau về nợ xấu và thường được đề cập đến với các thuật  ngữ như “doubtful debt”, “bad debt” hay “non-performing loan”. Theo WB1thì “nợ xấu là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên  bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản“. Theo quan điểm của IMF 2thì “một khoản vay  được coi là nợ xấu khi quá hạn thanh toán gốc hoặc lãi từ 90 ngày trở lên, hoặc các  khoản thanh toán lãi đến 90 ngày hoặc hơn đã được tái cơ cấu hay gia hạn nợ, hoặc  các khoản thanh toán dưới 90 ngày nhưng có các nguyên nhân nghi ngờ về việc trả 

nợ sẽ được thực hiện đầy đủ“.  

2.3.3.2. Quan điểm về nợ xấu của Việt Nam. 

Tại Việt Nam, theo thông tư 02 (2013) của NHNN thì nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm nợ 3, 4, 5, cụ thể theo Điều 10, thông tư 02 (2013) là: 

Nợ nhóm 3: Các khoản nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm các khoản: (i) Nợ quá  hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; (ii) Nợ gia hạn lần đầu; (iii) Nợ được miễn  hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp  đồng tín dụng… 

1http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/kinh-te-xa-hoi/no-xau-khong-qua-xau/329380.html 2https://www.imf.org/external/np/sta/fsi/eng/2004/guide/index.htm [4.84-4.85] 

Nợ nhóm 4: Nợ nghi ngờ gồm các khoản: (i) Nợ quá hạn từ 181 đến 360  ngày; (ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo  thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; (iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; (iv) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời  hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được… 

Nợ nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn bao gồm: Nợ quá hạn trên 360 ngày;  (ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo  thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; (iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; (iv) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã  quá hạn; (v) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn  thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được; (vi) Nợ của khách hàng là  TCTD được NHNN công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi  nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản… 

Hiện nay các TCTD đang thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng  để xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay theo thông tư 02 (2013) của NHNN Việt Nam.  Tỷ lệ trích dự phòng chung là 0,75%. Nợ vay được chia thành 5 nhóm với mức trích  dự phòng cụ thể là: Nhóm 1 tỷ lệ 0%, nhóm 2 tỷ lệ 5%, nhóm 3 tỷ lệ 20%, nhóm 4 tỷ 

lệ 50% và nhóm 5 tỷ lệ 100%. Riêng đối với các tổ chức tài chính quy mô nhỏ (TCVM) thì có một số khác biệt: Thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay theo thông tư 15 (2010) của NHNN  với mức trích dự phòng chung là 0,5% và dự phòng cụ thể được trích lần lượt là nhóm  1 tỷ lệ 0%, nhóm 2 tỷ lệ 2%, nhóm 3 tỷ lệ 25%, nhóm 4 tỷ lệ 50% và nhóm 5 tỷ lệ 100%. Về tỷ lệ nợ xấu (từ nhóm 3 – nhóm 5) được NHNN quy định chung là dưới  3%. Hiện nay tất cả các TCTD đều phải quản lý nợ theo sự kiểm tra giám sát của  NHNN thông qua Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC). Hàng tháng CIC gửi file phân  loại nợ cho các TCTD vào ngày 15 và 20 để các TCTD tự kiểm tra và điều chỉnh  nhóm nợ. Và theo quy định hiện nay thì nếu khách hàng có nợ xấu ở bất kỳ một  TCTD nào, thì tất cả các món vay ở các TCTD khác đều phải kéo theo nhóm nợ phát  

sinh thực tế ở TCTD mà khách hàng có nợ xấu. Do vậy mà các TCTD đang hoạt động  hiện nay rất khó che dấu nợ xấu đối với NHNN. Riêng tại các tổ chức TCVM, họ có  thể không cung cấp thông tin món vay lên CIC nên họ có thể che dấu được nợ xấu  thực tế của họ. Cũng theo các chuyên gia kinh tế, nợ xấu thực tế tại các Cty tài chính  là rất cao. Theo báo cáo của NHNN1thì nợ xấu quý I năm 2018 của FE Credit khoảng  5,87%, của HD Saison khoảng 6%. Theo báo cáo tổng quan thị trường tài chính năm  2017 của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia thì tỷ lệ nợ xấu của ngành Ngân hàng  là 9,5%. Còn theo báo cáo của NHNN thì tỷ lệ nợ xấu nội bảng năm 2017 khoảng  2,34%. Tính đến 30/06/2018, tỷ lệ nợ xấu còn khoảng 2% theo báo cáo của NHNN.  Nợ xấu những năm gần đây giảm khá mạnh do các TCTD xử lý nợ xấu theo nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội và bán nợ xấu qua Cty Thu mua nợ quốc gia  (VAMC). 

Trong luận án này, khi thu thập số liệu, tác giả cũng căn cứ theo thông tư 02  về phân loại nợ của NHNN Việt Nam để xác định món vay có nợ xấu. Có nghĩa là  nợ từ nhóm 3 (nợ quá hạn từ 91 ngày trở lên) đến nhóm 5. 

2.4. Khung lý thuyết nghiên cứu. 

Thị trường tín dụng là một thị trường không hoàn hảo, luôn có sự bất đối xứng  giữa người vay và người cho vay. Đối với hoạt động cho vay nói chung thì rủi ro dẫn  đến tình trạng bị nợ xấu của người cho vay phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm cả từ phía người cho vay cũng như người đi vay kể cả nhiều yếu tố môi trường khác.  Trong luận án này, nghiên cứu, đánh giá tác động của các yếu tố nhân khẩu học, sở thích rủi ro mà nền tảng là lý thuyết triển vọng và vốn xã hội của người vay vốn vi  mô đối với rủi ro trong hoạt động cho vay trong TCVM; phân tích mối quan hệ giữa  các yếu tố từ phía người vay và người cho vay tác động đến rủi ro cho vay trong  TCVM. Từ những lập luận trên, khung lý thuyết của nghiên cứu được thiết lập như  hình 2.2. 

1https://www.sbv.gov.vn/ 

Rủi ro hoạt động cho vay TCVM 

Lý thuyết  

Triển vọng. – Sở thích rủi ro. – Hành vi cá nhân. – E ngại rủi ro. – Tìm kiếm rủi o. – Trung lập rủi ro. 

Nợ xấu 

 Vốn xã hội. 

– Đặc điểm nhân khẩu học. – Niềm tin. 

– Sự tin cậy. 

– Đóng góp cho cộng đồng. – Quan hệ xã hội. 

– Mạng lưới xã hội. 

Hình 2.2: Khung phân tích nghiên cứu. 

 (Nguồn: Tác giả đề xuất từ cơ sở lý thuyết và nghiên cứu tổng quan). 2.5. Tóm tắt chương 2. 

Trong chương 2, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận, khung lý thuyết về sở thích rủi  ro, vốn xã hội và rủi ro cho vay TDVM trong hoạt động TCVM. Qua lược khảo các  nghiên cứu trước đây ở trong và ngoài nước để đưa ra mục tiêu nghiên cứu của mình.  Tác giả cũng đã đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng để đánh giá, đo lường hiệu  quả và rủi ro cho vay TDVM trong hoạt động TCVM. Phân tích, đánh giá các vấn đề 

liên quan đến vốn xã hội có ảnh hưởng đến rủi ro củaTDVM trong hoạt động TCVM.  Tác giả cũng đã đưa ra khung phân tích, các tiêu chí để đo lường và đánh giá về rủi  ro của TCVM trong nghiên cứu của mình. 

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 

3.1. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu. 

3.1.1. Phương pháp định tính. 

Thông qua việc tham khảo ý kiến các chuyên gia trong việc chọn mẫu và bảng  câu hỏi thiết kế sẵn (Phụ lục 1), tác giả đã trực tiếp phỏng vấn 176 khách hàng vay  vốn vi mô đã chọn trong khu vực 6 tỉnh ĐBSCL tại hiện trường để nắm bắt tất cả các  thông tin về xã hội học và nhân khẩu học để phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Đồng  thời cũng tham khảo ý kiến các chuyên gia, các lãnh đạo cấp cao của NHNN và các  TCTD khác trong địa bàn để tham khảo về hoạt động tín dụng, khách hàng tại các  khu vực, địa bàn … phục vụ cho quá trình khảo sát. 

3.1.2. Phương pháp định lượng. 

Dữ liệu thứ cấp được sử dụng là các Danh bạ TCVM thường niên Việt Nam từ 2013 đến 2017. Tác giả sử dụng các dữ liệu thứ cấp này để đánh giá tổng quan hiện  trạng cũng như rủi ro của hoạt động cho vay TCVM tại Việt Nam, cung cấp thêm  những thông tin tham khảo tổng quan về vấn đề nghiên cứu. 

Từ kết quả thu thập số liệu thông qua bảng câu hỏi, tác đưa vào mô hình để phân  tích định lượng theo mô hình đề ra. Tác giả cũng dùng phương pháp thống kê mô tả để phân tích các số liệu của một số tổ chức TCVM Việt Nam để qua đó thấy được  mức độ, quy mô hoạt động cũng như đánh giá tác động về hiệu quả của các tổ chức  TCVM. Với số liệu thu thập từ thí nghiệm, tác giả sử dụng phương pháp phân tích  hồi quy với biến nhị phân Binary Logistic cũng như thực hiện phương pháp phân tích  mô hình Probit nhằm kiểm định tính vững của kết quả hồi quy Logit đã thực hiện để 

xử lý và phân tích đánh giá mô hình đưa ra. 

Để kiểm định sự khác biệt về một số chỉ tiêu, đặc điểm trong các thí nghiệm, tác  giả sử dụng giá trị thống kê t (t-test) để kiểm định giá trị trung bình và sử dụng giá trị thống kê F (F-test) để kiểm định phương sai. Hồi quy này dùng kiểm định thống kê  

Chi bình phương, kết quả kiểm định trong SPSS được đưa ra trong bảng Omnibus  Tests of Model Coefficients. Ngoài ra, có một số kiểm định về sự phù hợp của mô  hình khác như: Thước đo -2LL (-2 log likelihood) và R2(bảng Model Summary),  bảng phân loại (Clasification Table) là một chỉ tiêu để dự báo độ phù hợp của mô  hình, kiểm định Hosmer and Lemeshow Test về sự khác biệt giữa các giá trị thực tế 

và giá trị dự báo, sử dụng kiểm định Wald với phân phối Chi Square để kiểm định ý  nghĩa thống kê cho các hệ số hồi quy. 

3.1.3. Cơ sở chọn địa bàn và chọn mẫu thí nghiệm. 

Trước khi tiến hành các thí nghiệm kinh tế, tác giả sẽ phỏng vấn sơ bộ những  người hiện có vay nợ TCVM. Tác giả chọn mẫu ngẫu nhiên bao gồm 188 người vay vốn TDVM, được phân bổ khá đồng đều trên 7 địa bàn sau: Huyện Cần Đước (tỉnh  Long An), huyện Ba Tri (tỉnh Bến Tre), thành phố Bến Tre (tỉnh Bến Tre), thành phố Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang), huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), thành phố Vĩnh  Long (tỉnh Vĩnh Long) và thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang). Việc chọn mẫu ngẫu  nhiên được thực hiện bởi các CBTD hiện công tác tại địa phương (xã, ấp), NHCSXH,  Agribank và các NHTM có tham gia hoạt động TCVM tại các địa phương. 

Trong quá trình thu thập số liệu, tác giả nhận thấy có một số cá nhân và hộ gia  đình có thực hiện đồng thời các khoản vay tại nhiều TCTD khác nhau. Về bản chất,  đây đều là các khoản vay vi mô nhưng tổng dư nợ vay của các khoản vay này tại một  thời điểm là khá lớn. Điều này sẽ có thể sẽ gây ra một số sai lệch trong việc phản ánh  tác động của các nhân tố đến rủi ro tín dụng của các hộ gia đình. Chính vì vậy, tác  giả sẽ tiến hành loại bỏ các quan sát này, cụ thể là sẽ loại bỏ các quan sát mà có tổng  dư nợ tín dụng tại 1 thời điểm trên 100 triệu đồng. Khi đó, mẫu quan sát đạt yêu cầu  sẽ còn lại 176 quan sát và tác giả sẽ thực hiện các phân tích dựa trên dữ liệu của 176 mẫu quan sát. 

Lý do chọn khách hàng ở 6 địa bàn tại khu vực ĐBSCL là do: Thứ nhất, ĐBSCL  căn cứ theo Quyết định số 1581/QĐ-Ttg ngày 09/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2050 và  

Quyết định số 68/QĐ-Ttg ngày 15/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều  chỉnh quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050, bao  gồm các vùng và tiểu vùng, với mục tiêu phát triển theo mô hình đa trung tâm, là  vùng trọng điểm của quốc gia. Ba tiểu vùng bao gồm: Tiểu vùng ngập sâu, tiểu vùng  giữa đồng bằng và tiểu vùng ven biển; kết hợp phát triển cả công nghiệp, thương mại,  dịch vụ, môi trường và nông nghiệp công nghệ cao; phát triển cân bằng, hài hòa giữa  đô thị và nông thôn… Lượng khách hàng được chọn lựa trong nghiên cứu này đều  nằm trong phạm vi các vùng và tiểu vùng của quy hoạch này; thứ hai, tác giả đã có  hơn 20 năm kinh nghiệm làm quản lý cho một Ngân hàng TMCP tại khu vực này, do  đó có những mối quan hệ tốt với địa phương, tạo điều kiện thuận lợi trong việc chọn  lựa khách hàng cho việc tổ chức và điều phối các cuộc thí nghiệm về hành vi của  khách hàng đối với lĩnh vực cho vay TDVM. 

Bảng 3.1: Một số số liệu về ĐBSCL. 

Diện tích  (Km2)Dân số (  Nghìn  người)Mật độ dân số (Người /km2)Thu nhập  BQ tháng  (Nghìn  đồng)Chi tiêu  BQ tháng  (Nghìn  đồng)Tỷ lệ hộ nghèo  (%)
Cả nước 331.230,8 92.695,1 280 3.049 2.016 5,8
ĐBSCL 40.816,3 17.660,7 433 2.798 1.741 5,2
6 tỉnh  nghiên cứu18.896 8.093,8 499 2.554 – 

– Ghi chú: 6 tỉnh nghiên cứu gồm có: Kiên Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang,  Bến Tre và Long An. 

(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2016 và tính toán của tác giả). 

Về lượng khách hàng là 176 người theo đánh giá của tác giả về một số nghiên  cứu quốc tế cũng như trong nước đối với vấn đề TCVM cũng đủ độ lớn để đánh giá  

tác động của mô hình đến vấn đề nghiên cứu. Chẳng hạn, nghiên cứu của Basargekar  (2010) ở Ấn Độ khảo sát 217 người tại khu vực đô thị; Start (2013) nghiên cứu về sở thích rủi ro ở Jordan khảo sát 97 người; Zeballos và cộng sự (2014) nghiên cứu 200  người ở Bolivia; Vieider và cộng sự (2013) cỡ mẫu khảo sát là 97 người ở An Giang Việt Nam; Nguyen và cộng sự (2016) trong nghiên cứu sử dụng mẫu 166 người gồm  87 người ở miền Bắc và 79 người ở miền Nam-Việt Nam; Tanaka và cộng sự (2010)  nghiên cứu 142 người ở ĐBSCL và 137 người ở đồng bằng sông Hồng… Cuối cùng  là, do chi phí thực hiện các khảo sát, thí nghiệm khá tốn kém, trong khi tình hình  ngân sách cá nhân có hạn, nên tác giả cũng chưa đủ khả năng để mở rộng cỡ mẫu về số lượng khách hàng hoặc thêm địa bàn. 

Về số lượng 176 khách hàng, số lượng khách hàng được chọn từ NHCSXH chiếm 33,5%, còn lại 66,5% từ các NHTMCP ở địa phương (thống kê từ dữ liệu khảo  sát). Số lượng khách hàng này được giới thiệu và lựa chọn từ các CBTD của các  TCTD và từ những lãnh đạo cấp phường, xã, ấp và khu phố tại các khu vực. Do vậy,  tác giả cho rằng mức độ đại diện và phân bổ của mẫu là tương đối đồng đều, có chọn  lọc và đại diện được cho các thí nghiệm. 

3.2. Lựa chọn phương pháp thí nghiệm kinh tế. 

3.2.1. Các phương pháp gợi mở – khơi gợi sở thích rủi ro. 

Rủi ro là phổ biến trong việc ra quyết định, đánh giá và đo lường các sở thích rủi  ro của các cá nhân là rất quan trọng để phân tích kinh tế và các quy định chính sách.  Các nhà kinh tế và tâm lý học đã phát triển một loạt các phương pháp thí nghiệm để khơi gợi và đánh giá thái độ đối với rủi ro cá nhân (Charness và cộng sự, 2013). Tuy  nhiên, để lựa chọn sử dụng phương pháp nào phụ thuộc vào những câu hỏi, kết quả mà người sử dụng mong muốn cũng như phụ thuộc vào số lượng mẫu khảo sát. Cũng  theo Charness và cộng sự (2013) thì có hai nhóm phương pháp khơi gợi sở thích rủi  ro đó là phương pháp đơn giản và phương pháp phức tạp. Phương pháp đơn giản thì  dễ hiểu đối với người tham gia, chỉ bao gồm một lựa chọn duy nhất là phân bổ bao  nhiêu tiền hoặc tài sản giữa các mức độ an toàn và rủi ro. Phương pháp phức tạp thì  

sẽ có nhiều người tham gia nên phức tạp trong việc khơi gợi sở thích rủi ro vì nó phụ thuộc vào số lượng người tham gia trong nhóm.  

Mỗi phương pháp có ưu, nhược điểm riêng tùy thuộc vào việc xem xét, đánh giá  lựa chọn của người sử dụng sao cho phù hợp và đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu  cũng như hòa hợp giữa chi phí và lợi ích của người nghiên cứu. Sau đây là một số những mô hình, phương pháp nghiên cứu thí nghiệm về khơi gợi sở thích rủi ro được  các nhà khoa học sử dụng. 

Mô hình BART: Đo lường sở thích rủi ro với việc bơm bóng bay. BART (Balloon Analogue Risk Task): Phương pháp này đo lường sở thích rủi ro  bằng cách thực hiện mô phỏng trên máy tính việc bơm không khí vào các quả bóng  bay (Lejuez và cộng sự, 2002). Các quả bóng bay có 3 màu sắc khác nhau (xanh,  vàng và da cam) và được đưa ra cùng một lúc. Sau mỗi lượt bơm, quả bóng sẽ lớn  dần và mỗi cá nhân cũng sẽ kiếm được số tiền tích lũy (tạm thời) tương ứng theo kích  thước quả bóng. Số tiền tích lũy này sẽ không cho những người tham gia biết. Khi  quả bóng ngày càng lớn, khả năng nó bị nổ sẽ ngày càng tăng nếu vẫn tiếp tục bơm  thêm. Ban đầu, xác suất quả bóng bị nổ không đáng kể trước lần bơm đầu tiên, nhưng xác suất này sẽ tăng lên cho đến một giá trị chắc chắn khi quả bóng ở một kích thước  nhất định. Nếu quả bóng bị nổ, tất cả số tiền tích lũy tạm thời trước đó sẽ biến mất và  một quả bóng mới sẽ được giao cho người chơi. Tại mỗi thời điểm, người tham gia  có thể lựa chọn hoặc là bơm bóng tiếp hoặc là dừng lại và nhận số tiền mà người đó  đã kiếm được trước đó. Nếu dừng lại và ghi nhận số tiền của mình, số tiền đó sẽ được  giữ cố định trong tài khoản của người tham gia, đồng thời người tham gia sẽ tiếp tục  bơm với một quả bóng mới. Mỗi người tham gia sẽ thực hiện với lần lượt 90 quả bóng bay. Sau 90 lần thực hiện, trung bình số lần mà các quả bóng bay được bơm  không bị nổ sẽ được xem là giá trị điều chỉnh tương ứng với sự ưa thích rủi ro của  mỗi cá nhân. Xác suất bóng nổ sẽ tăng tuyến tính với mỗi lần bơm bóng theo một  hàm số cụ thể, tương ứng với màu sắc của quả bóng đó. Với các quả bóng màu xanh,  xác suất bóng nổ là 1/128 sau lần bơm đầu tiên, 1/127 sau lần thứ hai, 1/126 sau lần  thứ ba và tiếp tục giảm tương ứng sau mỗi lần bơm. Sau 128 lần bơm, quả bóng chắc  

chắn sẽ bị nổ. Số lần bơm mà các quả bóng màu cam và màu vàng chắc chắn bị nổ lần lượt là 8 và 32 lần bơm. Những người tham gia sẽ được biết thông tin này sau khi  thực hiện xong thí nghiệm, nhưng xác suất thực tế của mỗi quả bóng bị nổ sẽ không  được tiết lộ trước khi tham gia trò chơi. 

Phương pháp này đã được thực hiện trong một số nghiên cứu về khoa học thần  kinh, đối với người nghiện ma túy và bệnh tâm thần (Hunt và cộng sự, 2005). Tuy  nhiên, vẫn còn một số tranh luận về giá trị điều chỉnh tương ứng rủi ro của các cá  nhân. Theo Lejuez và cộng sự (2002), giá trị điều chỉnh sẽ phản ánh rủi ro của các cá  nhân có tương quan cao với việc ưa thích rủi ro trong đời sống hàng ngày của các học  sinh trung học.  

Gợi mở thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi. 

Phương pháp này gợi mở sở thích rủi ro dựa trên câu trả lời của những người tham  gia về một câu hỏi có tính rủi ro. Từ đó sẽ cho thấy xu hướng đối với rủi ro của họ.  Các câu hỏi phổ biến theo phương pháp này thường là “Mức độ sẵn lòng chấp nhận  rủi ro của bạn là bao nhiêu?” cho một vấn đề nào đó. Người tham gia sẽ đánh giá  bằng cách cho điểm theo thang đo 10 điểm, với 1 là hoàn toàn không sẵn lòng và 10  là hoàn toàn sẵn lòng. 

Các nghiên cứu theo phương pháp này cho thấy, sở thích rủi ro sẽ phụ thuộc đáng  kể vào lĩnh vực được gợi mở, chẳng hạn, Weber và cộng sự (2002) đã thực hiện  nghiên cứu theo phương pháp này với 40 ngành khác nhau: 8 ngành trong các lĩnh  vực rủi ro giải trí, sức khỏe, xã hội và đạo đức; 4 ngành trong lĩnh vực cờ bạc và đầu  tư. Trong nghiên cứu, các tác giả yêu cầu những người tham gia cho điểm theo thang  điểm 5 – tương ứng với việc sẵn lòng tham gia của họ – với các câu hỏi như “uống  nhiều rượu tại một hoạt động xã hội” hay “bỏ 1 tuần thu nhập ra chơi cờ bạc tại 1  casino”… Tuy nhiên, do các bảng câu hỏi gợi mở rủi ro một cách gián tiếp nên các  nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều tranh luận về phương pháp này. Holt và Laury (2002)  đã đưa ra một số nghi vấn về phương pháp này như sau: Liệu phương pháp này có  

phản ánh chính xác thái độ của các cá nhân với sở thích rủi ro, nhất là trong các quyết  định về tài chính hay không? Liệu trong thực tế, các câu hỏi này có phản ánh chính  xác thái độ hướng đến rủi ro của những người tham gia không khi họ sẽ phải đối mặt  với sự mất mát? 

Phương pháp của Gneezy và Potters. 

Phương pháp này được Gneezy and Potters (1997) đưa ra để đo lường sở thích rủi  ro trong các quyết định tài chính với số tiền chi trả thực tế. Người tham gia sẽ nhận  được X USD và được yêu cầu sử dụng một số tiền x USD trong đó để đầu tư vào một  lựa chọn rủi ro. Lượng tiền được đầu tư có thể tạo ra mức thu nhập từ cổ tức. Tổng  số tiền nhận được việc đầu tư là kx USD (k > 1) với xác suất p và xác suất bị thua lỗ là (1 – p). Số tiền không được đầu tư còn lại là (X – x) USD được nhà đầu tư nắm  giữ. Khi đó, tổng số tiền của nhà đầu tư có thể có là (X – x + kx) USD với xác suất  p, hoặc (X – x) USD với xác suất (1 – p). Trong mọi trường hợp, p và k được lựa  chọn sao cho p × k > 1, tức là kỳ vọng của việc đầu tư sẽ mang lại giá trị cao hơn so  với khi không đầu tư. Vì thế, một người trung lập với rủi ro hoặc tìm kiếm rủi ro có  thể sẽ đầu tư toàn bộ số tiền X USD, trong khi một người e ngại rủi ro có thể sẽ đầu  tư ít hơn. Những người tham gia sẽ phải quyết định việc lựa chọn x USD để đầu tư.  Đây chính là giá trị để đo lường mức độ ưa thích rủi ro của người tham gia. 

Phương pháp này đã được sử dụng trong nghiên cứu về các quyết định tài chính  của sinh viên (Gneezy và Potters, 1997); của các nhà đầu tư chuyên nghiệp (Haigh  và List, 2005); và so sánh sự khác biệt về giới tính trong thái độ với rủi ro (Charness  và Gneezy, 2012). Tuy nhiên, Charness và cộng sự (2013) thấy rằng nhược điểm của  phương pháp này là không thể phân biệt được người tìm kiếm rủi ro và người trung  lập với rủi ro vì những người trung lập và tìm kiếm rủi ro đều có thể sẽ đầu tư toàn  bộ số tiền họ nhận được. 

Phương pháp của Eckel và Grossman. 

Thí nghiệm của Eckel và Grossman (2002) yêu cầu những người tham gia chỉ thực hiện 1 lựa chọn cho 1 trò chơi sau khi đã được nghe giới thiệu về tất cả các trò  chơi. Các trò chơi có mức độ rủi ro khác nhau. Theo phương pháp này, Dave và cộng  sự (2010) đã đưa ra 6 trò chơi. Trong mỗi lựa chọn trò chơi được liệt kê trong Hình 3.1, họ sẽ có 50% cơ hội chiến thắng và 50% thua cuộc. Những người tham gia sẽ nhận được một thông tin chắc chắn như sau: Với trò chơi 1, họ chắc chắn nhận được  khoản tiền 28 USD. Đối với trò chơi từ 1-5, số tiền nhận được kỳ vọng của người  chơi sẽ gia tăng tuyến tính với mức độ rủi ro (đại diện là độ lệch chuẩn). Trò chơi thứ 6 có cùng số tiền kỳ vọng như trò chơi 5 nhưng có độ lệch chuẩn cao hơn. Những trò  chơi này sẽ được thiết kế sao cho những người không ưa thích rủi ro nên lựa chọn  những trò chơi có độ lệch chuẩn thấp hơn (trò chơi từ 1-4), những người trung lập  với rủi ro nên chọn trò chơi có lợi nhuận kỳ vọng cao hơn (trò chơi 5), và những  người tìm kiếm rủi ro nên chọn trò chơi số 6.1 

Hình 3.1: Các lựa chọn trò chơi của Eckel và Grossman. 

 (Nguồn: Charness và cộng sự, 2013). Phương pháp này sẽ ước lượng các tham số của các trò chơi nhằm phản ánh  khoảng cách rủi ro với giả định hệ số không ưa thích rủi ro là hằng số (Constant  

1 Trong nghiên cứu của Dave và cộng sự (2010), tác giả đã mở rộng thí nghiệm với việc so  sánh về địa điểm thực hiện thí nghiệm: Ở lớp học, ở hội nghị trong khách sạn, phòng họp  của Ban Giám đốc… 

Relative Risk Aversion – CRRA), đại diện là r. Mỗi khoảng giá trị r được tính toán  bằng cách tạo ra mức độ hữu dụng tương ứng trong việc đánh đổi giữa các trò chơi  liền kề.Tính hữu dụng sẽ được thể hiện thông qua hàm số u (x) = x1 – r, với r là hệ số e ngại rủi ro và x là giá trị của tài sản. Các cá nhân với r > 0 được phân loại là e ngại  rủi ro, r < 0 là ưa thích rủi ro và r = 0 là trung lập với rủi ro. Hình 3.1 cho thấy khoảng  cách của các hệ số rủi ro tương ứng với các trò chơi. Khoảng cách giữa các hệ số được xác định bằng cách tính toán giá trị của r sao cho các giá trị sẽ tạo ra sự trung  lập giữa việc chọn trò chơi này và 2 trò chơi liền kề. Ví dụ, một sự lựa chọn của  Gamble 3 hàm ý rằng có một hệ số rủi ro nằm trong khoảng (0,71; 1,16): Sự trung  lập giữa trò chơi 3 và 4 tương ứng với r = 0,71 và sự trung lập giữa trò chơi 2 và 3 là  r = 1,16. 

Eckel và Grossman (2008) thấy rằng nữ giới có mức độ e ngại rủi ro đáng kể hơn  nam giới. Đồng thời, các tác giả cũng thấy rằng cả nam và nữ giới đều dự đoán nữ giới thường e ngại rủi ro hơn. Theo Dave và cộng sự (2010), phương pháp này ước  tính sở thích rủi ro đơn giản và dễ thực hiện hơn các phương pháp gợi mở phức tạp  khác, nhất là khi khả năng và trình độ tính toán của người tham gia là bị hạn chế. Tuy  nhiên, họ cũng thấy rằng phương pháp này không đánh giá được sự khác biệt về mức  độ của hành vi tìm kiếm rủi ro. 

Phương pháp lựa chọn theo danh sách giá. 

Phương pháp này gợi mở sở thích rủi ro dựa trên tương quan giữa đặc điểm  của cá nhân với hành vi chấp nhận rủi ro trong thực tế. Phương pháp này đưa cho  người tham gia một chuỗi lựa chọn giữa các trò chơi. Giả định về một dạng hàm  chung đối với những người tham gia và đầy đủ dữ liệu từ các lựa chọn, phương pháp  này có thể ước lượng các hệ số của hàm hữu dụng. 

Hình 3.2: Các lựa chọn trò chơi của Holt và Laury. 

 (Nguồn: Holt and Laury, 2002). Người tham gia sẽ được cung cấp 1 danh sách gồm 10 lựa chọn trong 2 nhóm trò  chơi (tương ứng 2 cột A và B) như hình 3.2. Người tham gia được yêu cầu lựa chọn  1 trò chơi mà người đó thích chơi ở mỗi dòng (cột A hoặc B). Số tiền nhận được từ những lựa chọn trong cột A và B là giống nhau ở mỗi dòng (chỉ có khác biệt giữa các  dòng lựa chọn). Ví dụ khi lựa chọn hàng đầu tiên, lựa chọn B chỉ có 1/10 cơ hội nhận  được khoản tiền cao hơn lựa chọn A, đồng thời số tiền kỳ vọng của lựa chọn A cao  hơn 1,17 USD so với lựa chọn B. Vì vậy, chỉ những cá nhân tìm kiếm rủi ro mới lựa  chọn cột B ở dòng đầu tiên. Các dòng tiếp theo được thực hiện tương tự như vậy và  sau khi các cá nhân thực hiện xong, chúng ta sẽ ước lượng hệ số r. Nếu 4 lựa chọn  đầu tiên ở cột A, 6 lựa chọn sau ở cột B thì người đó trung lập với rủi ro với hệ số r  nằm trong khoảng (-0,15; 0,15). Nếu 6 lựa chọn đầu là A, 4 lựa chọn sau là B thì  người đó không ưa thích rủi ro với hệ số r nằm trong khoảng (0,41; 0,68).1(Hình 3.3) 

Cách tính toán hàm hữu dụng theo CRRA (Hằng số e ngại rủi ro tương đối Constant Relative Risk Aversion): Các đối tượng sẽ đối mặt với các lựa chọn nhị 

1 Lưu ý, cần thông báo cho những người tham gia rằng họ sẽ được chọn ngẫu nhiên 1 canh bạc thực  tế để chơi sau thí nghiệm và họ sẽ được trả tiền theo kết quả của canh bạc đó. Bởi vì, nếu 1 người  cho rằng những lựa chọn của họ không bị tác động bởi việc trả tiền thì nó sẽ thúc đẩy họ có các lựa  chọn rủi ro hơn . 

phân, với giả định số tiền nhận được là M, sự hữu dụng với số tiền nhận được là  U(M|r) (r là hệ số liên quan đến việc e ngại rủi ro). Với mỗi lựa chọn giữa các canh  bạc, hàm hữu dụng kỳ vọng được tính toán như sau: 

������ = ∑[���� × ��(����|��)] �� 

, ∀�� = 1,2 

Với mỗi lựa chọn là i, xác suất xảy ra với số tiền ���� là ����. Hàm hữu dụng U(M|r)  được tính toán theo phương pháp CRRA. 

Tanaka và cộng sự (2010) thực hiện thí nghiệm theo phương pháp này ở một số vùng nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, điểm hạn chế của phương pháp này là nó sẽ phụ thuộc vào trình độ của người tham gia. Khả năng, trình độ của đối tượng tham  gia trong việc hiểu và đưa ra những tính toán giữa các mức rủi ro tương đương sẽ ảnh  hưởng đáng kể đến khả năng dự đoán thu nhập của họ. Do đó, khả năng tính toán sẽ là một nhân tố tiềm tàng trong việc đo lường thái độ với rủi ro của người tham gia.  Ngoài ra, mức độ giàu có của dân số cũng có thể sẽ tác động đến hành vi của họ. 

Hình 3.3: Phân loại e ngại rủi ro dựa trên lựa chọn. 

 (Nguồn: Holt and Laury, 2002). 

3.2.2. Các phương pháp đo lường vốn xã hội. 

Theo Nguyễn Tuấn Anh (2011) thì những nghiên cứu về thực nghiệm và ứng dụng  về vốn xã hội ở Việt Nam vẫn còn dừng ở giai đoạn khởi động bao gồm nghiên cứu  về vốn xã hội của một số doanh nghiệp ở đô thị và một số làng xã ở khu vực nông  thôn. Để đo lường vốn xã hội các nhà nghiên cứu sử dụng nhiều phương pháp khác  nhau tùy theo mục đích nghiên cứu của mỗi người. Bao gồm khảo sát điều tra xã hội  học (GSS), bảng câu hỏi, khảo sát thái độ, phương pháp bỏ phiếu, xổ số, thí nghiệm trực tiếp, thí nghiệm trong phòng thí nghiệm, thông qua Internet…  

Đối với thí nghiệm để đo lường về vốn xã hội thì thường được nghiên cứu, xem  xét ở hai khía cạnh là cá nhân và theo nhóm (Putnam,1995; Glaeser và cộng sự, 2000).  Karlan (2005) định nghĩa vốn xã hội của cá nhân là khả năng nắm bắt thông tin, sự giao tiếp và các mối quan hệ xã hội của cá nhân đó giúp cho họ nắm rõ để giải quyết  và khắc phục các vấn đề có liên quan đến những thông tin không hoàn hảo trong xã  hội của cá nhân đó. Sự tin tưởng và niềm tin là hai thành tố quan trọng nằm bên trong  vốn xã hội cá nhân. 

Dựa trên các câu hỏi khảo sát của GSS với 3 câu hỏi về “niềm tin” (trust), “sự công bằng” (fairness), và “sự giúp đỡ” (helping) để đo lường vốn xã hội, Karlan (2005) đã thiết kế ra 2 trò chơi nhằm đo lường niềm tin và sự tin cậy của các cá nhân. 

Trust Game (Trò chơi tin tưởng). 

Johnson và Mislin (2001) phân tích hồi quy về sự tin cậy với dữ liệu từ 162 bản  sao của trò chơi Berg, Dickhaut và McCabe (1995) (trò chơi tin tưởng) liên quan đến  hơn 23.000 người tham gia. Kết quả cho thấy rằng các đối tượng sinh viên gửi lại ít  tiền hơn đối tượng không phải học sinh; những người trẻ tuổi cho ít hơn và ít hào  phóng hơn những người lớn tuổi. Thử nghiệm với biến địa lý phát hiện cho thấy số  tiền được gửi trong trò chơi bị ảnh hưởng đáng kể bởi yếu tố địa lý: Châu Phi gửi ít  hơn so với những người ở Bắc Mỹ, người Châu Á gửi nhiều hơn người Bắc Mỹ (số  liệu gồm 162 quan sát của 35 quốc gia: 47 nghiên cứu từ Bắc Mỹ, 64 nghiên cứu từ  châu Âu, 23 từ Châu Á, 15 từ Châu Phi cận Sahara và 13 từ Châu Mỹ La tinh).  

Gächtera, Herrmannb và Thönia (2004) khảo sát và thí nghiệm về sự tin tưởng và hợp  tác tự nguyện từ hơn 330 sinh viên và 300 không phải là sinh viên ở nông thôn và  thành thị của Nga. Kết quả cho thấy rằng yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến niềm  tin, nhưng không thấy ảnh hưởng riêng biệt của các biến kinh tế xã hội đối với hành  vi hợp tác trong một thử nghiệm đóng góp cho cộng đồng. Tuy nhiên, hợp tác có mối  tương quan đáng kể với niềm tin đối với người lạ và niềm tin về sự công bằng và hữu  ích của người khác. Sinh viên nói chung ít tin cậy hơn, ít đóng góp cho cộng đồng  hơn, người già thể hiện niềm tin nhiều hơn người trẻ. 

Trong thí nghiệm của Karlan (2005), đầu tiên, người tham gia sẽ được giải thích  rõ về quy tắc chơi trước khi phân công nhiệm vụ. Tất cả người chơi sẽ nhận được 3  Nuevos soles1, được ghép cặp một cách ngẫu nhiên và được phân công nhiệm vụ là  A hoặc B. Sau khi thông báo về việc chia cặp, những người tham gia có thể biết được  đối tác của mình nhưng họ sẽ được tách ra ngay lập tức để không thể trao đổi với  nhau. Sau đó, những người A sẽ đưa cho những người B 0, 1, 2 hoặc 3 đồng xu của  họ. Nếu A không đưa tiền cho B, trò chơi sẽ kết thúc. Nếu A đưa cho B tiền (1, 2  hoặc 3 đồng), người quản lý trò chơi sẽ ghi nhận và chuyển số tiền đó cho B. Tiếp  đó, người B sẽ đưa lại cho người A một số tiền và trò chơi sẽ kết thúc. Ngoài ra, trước  khi bắt đầu trò chơi, người chơi B sẽ đưa ra các thông tin về tài sản của mình trước  khi người A thực hiện hành động để mang lại “sự công bằng” (fairness) vì nếu A  không đưa cho B đồng xu, cả hai sẽ kết thúc với cùng một số lượng tiền giống nhau.  Với sự kết thúc nhanh chóng và không có hậu quả sau trò chơi, trạng thái cân bằng  hoàn hảo của trò chơi cho thấy khi B không đưa tiền cho A thì A cũng sẽ không đưa  tiền cho B. 

Public Goods Game (Trò chơi đóng góp cho cộng đồng). 

Trong một xã hội, việc vận động đóng góp để xây dựng các công trình công cộng  hoặc xã hội một cách tình nguyện viên là một vấn đề tiến thoái lưỡng nan bởi vì một  

1 Đơn vị tiền tệ của Peru. Thu nhập hàng ngày của người dân nghèo trong các công ty siêu  nhỏ vào khoảng 4 – 8 Nuevos soles. 1 Nuevos soles bằng khoảng 7.000 đồng Việt Nam. 

cá nhân không tình nguyện có thể hưởng lợi từ lợi ích công cộng được tạo ra bởi sự  đóng góp của người khác. Và những người tự nguyện đóng góp phải hy sinh một  phần của cải vật chất, tiền bạc hoặc các lợi ích cá nhân khác của họ cho lợi ích chung.  Để đo lường vốn xã hội, các nhà nghiên cứu thường sử dụng các trò chơi tin tưởng  và đóng góp cho cộng đồng để tìm hiểu và nghiên cứu các phản ứng của các đối tượng  từ nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau trong xã hội.  

Glaeser và cộng sự (2000) đo lường niềm tin và sự tin cậy với giả thuyết :” Hầu  hết mọi người đều có thể tin tưởng”. Mẫu khảo sát gồm 258 sinh viên của đại học  Harvard Mỹ. Trước trò chơi, các đối tượng được ghép nối và gặp gỡ đối tác của họ,  sau đó tách thành một cặp: Người gửi có cơ hội gửi từ 0 đến 15 USD cho đối tác của  mình – người nhận. Người điều khiển tăng gấp đôi số tiền và gửi cho người nhận. Sau  khi nhận, người chơi thứ hai có thể trả lại tiền cho người đầu tiên. Kết quả người giàu  có và được giáo dục tốt hơn sẽ có số tiền chuyển đi cao hơn. Người da đen tin tưởng  ít hơn người da trắng (21%). Anderson , Milyo và Mellor (2008) thông qua trò chơi  tin tưởng nghiên cứu để kiểm tra xem liên kết tôn giáo và sự tham gia có liên quan  đến sự hợp tác và tin tưởng hay không. Bằng cách kết hợp các kết quả khảo sát từ  bảng câu hỏi, kết quả cho thấy tôn giáo không liên quan đến hành vi trong việc đóng  góp cho cộng đồng và thử nghiệm tin cậy. Tôn giáo không liên quan chặt chẽ với  nhiều hành vi liên quan khác trong các thử nghiệm được kiểm soát, hành vi của họ  dường như không nhất quán hoặc không liên quan đáng kể so với những người phi  tôn giáo. Eckel và Grossman (2003, 2004) thực hiện một số trò chơi độc tài (dictator  games) trong đó các đối tượng đơn phương lựa chọn có nên tặng tiền cho một trong  những tổ chức từ thiện được liệt kê hay không. Eckel và Grossman (2003, 2004)  không tìm thấy sự khác biệt đáng kể trong xu hướng đóng góp giữa các đối tượng  tham gia hoặc không thường xuyên tham gia các dịch vụ tôn giáo, mặc dù các chủ đề  tôn giáo phản ứng nhanh hơn đáng kể khi các khoản đóng góp cho các nhóm từ thiện  được trợ cấp.  

Eckel và Grossman (2002) đã chia những người tham gia thành 41 nhóm, mỗi  nhóm sẽ bao gồm những người đã cùng tham gia vào các chương trình cho vay và  tiết kiệm. Quy mô các nhóm từ 9 đến 29 người, dựa trên sự tham gia vào các cuộc  họp TCVM trong ngày của người chơi. Public Goods Game thường được thực hiện 

trước Trust Game nhưng kết quả sẽ không được tiết lộ cho đến khi những người tham  gia đã chơi xong Trust Game. Tất cả các quy định đều được giải thích công khai,  nhưng không được phép thảo luận về các trò chơi. Mỗi người tham gia sẽ nhận được  một đồng xu. Mỗi cá nhân sau đó có thể đưa lại hoặc không đưa đồng xu đó cho  người quản lý trò chơi. Nếu người quản lý nhận lại được từ 80% các đồng tiền trở lên  thì tất cả mọi người sẽ nhận được 2 đồng tiền. Tỷ lệ các nhóm đóng góp dao động  trong khoảng 55,6% -100% và trung bình là 80,7%. 

3.2.3. Đánh giá lựa chọn phương pháp. 

Đã có rất nhiều các phương pháp thí nghiệm đa dạng được đưa ra và phát triển  bởi các nhà kinh tế và tâm lý học để đo lường, sàng lọc, khơi gợi sở thích rủi ro và  vốn xã hội của con người. Từ những phương pháp trên, đối với khơi gợi sở thích rủi  ro theo quan điểm của tác giả thì phương pháp của Eckel và Grossman (2002) có thể 

là hữu dụng nhất khi thực hiện nghiên cứu đối với người vay TCVM tại Việt Nam vì  những lý do sau: 

❖ Phương pháp này tương đối dễ thực hiện. 

❖ Có 1 sự mất mát (đánh đổi) trong các quyết định lựa chọn rủi ro của họ. ❖ Các phương pháp này đã được các nhà nghiên cứu thực hiện đối với người  nông dân ở nhiều nước. Do đó, nếu đề tài hướng tới người nông dân vay vốn  TDVM tại Việt Nam thì có thể khả năng thành công sẽ cao hơn. 

Ngoài ra, đối với phương pháp chọn theo danh sách giá (Holt và Laury, 2002),  mặc dù phương pháp này rất hữu ích về mặt phân loại mức độ của hành vi rủi ro  nhưng trong phạm vi đề tài này, tác giả nhận thấy sẽ rất khó để cho người nông dân – mà chủ yếu là người nghèo với trình độ học vấn khá thấp – hiểu và tính toán được các  

xác suất về số tiền nhận được. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các lựa chọn của  người tham gia và như vậy sẽ ảnh hưởng đến kết quả khảo sát và thí nghiệm. 

Còn đối với việc đo lường vốn xã hội, tác giả chọn thí nghiệm đóng góp cho cộng  đồng (Public Goods Game) và thí nghiệm về lòng tin (Trust Game) dựa theo thí  nghiệm của Camerer và Fehr (2003) để thực hiện.  

3.2.4. Cách tổ chức và phân bổ người tham gia thí nghiệm. 

Trong 3 trò chơi (hay 3 games / 3 thí nghiệm) được chọn, thì trò chơi khơi gợi sở thích rủi ro (Risk Game) cách chọn mẫu tương đối bình thường và đơn giản không bị ảnh hưởng bởi việc người tham gia có tương tác, thỏa thuận với nhau hay không. Vì  chỉ là quyết định cá nhân và chỉ tác động đến cá nhân họ. Riêng 2 trò chơi sau là trò  chơi Trust Game và Public Goods Game thì sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như quen  biết, thỏa hiệp, có qua có lại… Ví dụ đối với Trust Game, họ có thể thỏa thuận người  thứ 1 đưa hết 80 ngàn cho người điều khiển, như vậy số tiền đưa cho người thứ 2 sẽ là 160 ngàn đồng. Và như vậy trong trường hợp có qua có lại thì người thứ 2 sẽ đưa  trả lại cho người thứ 1 số tiền 130 ngàn đồng, có nghĩa là mỗi người sẽ có được 30  ngàn bằng nhau. Trong trò chơi Public Goods Game cũng vậy, nếu tất cả họ đều thỏa  thuận đóng góp, trường hợp 10 người tham gia 1 nhóm, thì số tiền mỗi người có được  sẽ là 5 ngàn đồng x 9 = 45 ngàn đồng và người tổ chức sẽ mất thêm 150 ngàn đồng.  Và như vậy thì mỗi người tham gia sẽ chắc chắn có được số tiền là 175 ngàn đồng.  

Xuất phát từ những nhận định trên, nhóm nghiên cứu sẽ tổ chức các cuộc thí  nghiệm như sau: Trước hết, từng người tham gia sẽ đến gặp bàn người điều khiển (từ 3-4 bàn) để thu thập thông tin về nhân khẩu học, sau đó sẽ chia khu vực tổ chức chơi  Risk Game. Sau khi trò chơi Risk Game (Game 1) chấm dứt, người tổ chức sẽ căn cứ vào phiếu khảo sát, địa chỉ, nhân thân… để tách người tham gia thành từng nhóm để hạn chế thấp nhất trường hợp những người tham gia là bạn bè, bà con, quen biết  nhau… Đồng thời chỉ tuyên bố, hướng dẫn cách chơi Game 2 và Game 3 sau khi đã chia nhóm và bắt đầu thực hiện trò chơi riêng từng khu vực, phòng làm việc cách biệt  

nhau. Mỗi nhóm điều khiển gồm 3 người: Một trưởng nhóm, một thư ký ghi chép kết  quả và một người phụ giúp. Chính vì có chuẩn bị, sàng lọc cách tham gia, cách triển  khai nên kết quả tương đối chính xác như đã thiết kế và tính toán từ đầu. 

3.2.5. Các căn cứ để xác định các mức tiền thưởng trong Game. 

Về thu nhập của người tham gia trò chơi thì phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã  hội của từng vùng miền và cũng tùy theo sự tính toán và lựa chọn của người nghiên  cứu. Nguyen và cộng sự (2016) nghiên cứu tại Việt Nam thì lựa chọn thu nhập trung  bình cho 1 người chơi khoảng 120 ngàn đồng. Gächtera, Herrmannb and Thönia  (2004) thí nghiệm tại Nga, thu nhập trung bình 1 người tham gia khoảng 2-6 Euro  (khoảng 54 ngàn đồng- 160 ngàn đồng). 

Bảng 3.2: Bình quân thu nhập và chi tiêu 1 ngày/người ở Việt Nam.  ĐVT: Đồng. 

Cả nước Thành thị Nông thôn
Thu nhập 78.900 132.134 67.934
Chi tiêu 62.934 82.034 48.134

 (Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam, 2016 và tính toán của tác giả). Về số tiền người chơi được nhận ở mỗi trò chơi lần lượt là 100 ngàn đồng, 80 ngàn đồng và 50 ngàn đồng, lý do tác giả chọn số tiền này căn cứ vào số liệu thống  kê khảo sát mức sống dân cư Việt Nam và niên giám thống kê Việt Nam năm 2016  trong đó thu nhập bình quân 1 ngày/người dao động trong khoảng 67 ngàn đồng – 133 ngàn đồng. Giá bình quân cắt lúa, vác lúa mướn 1 ngày ở miền Tây khoảng 150 ngàn  đồng – 200 ngàn đồng, chạy xe Honda ôm khoảng 80 ngàn đồng – 100 ngàn đồng, lao  động giản đơn khoảng 50 ngàn đồng – 80 ngàn đồng (tổng hợp và tính toán của tác  giả từ phỏng vấn khách hàng khi làm thực nghiệm). Theo công bố khảo sát của Viện  Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam) ngày 12/07/2018, thu  nhập bình quân của 1 công nhân may chỉ khoảng 5,5 triệu đồng/tháng tức chỉ khoảng  hơn 180 ngàn đồng/người/ngày, giá 1 kg gạo ở miền Tây trung bình khoảng 8 ngàn  

đồng – 10 ngàn đồng. Trong khi đó, thu nhập của một người chơi trong thí nghiệm  của nghiên cứu này trung bình khoảng 200 ngàn đồng, cá biệt có người thu được tới  400 ngàn đồng tương đương khoảng 25 kg – 50 kg gạo cho một phiên thí nghiệm kéo  dài khoảng 2 giờ. Thu nhập như vậy cũng tương đối thỏa mãn và phù hợp cả với  người tham gia và người tổ chức. Mặt khác, nếu số tiền thưởng quá lớn, thì khả năng  người chơi có thể sẽ phung phí hoặc vung tay quá trớn hoặc có suy nghĩ tiêu cực,  chơi “vô tư”… như vậy sẽ ảnh hưởng đến kết quả sau cùng. Chính vì vậy, mức tiền  thưởng chọn như vậy chi cho mỗi trò chơi là có căn cứ, có chọn lọc và cũng tương  đối phù hợp cả với người tham gia trò chơi và người tổ chức. Bởi vì trong trường hợp  người chơi không đưa tiền (trung lập-không tin tưởng) trong Trust Game thì người  chơi luôn chắc chắn có được thu nhập là 80 ngàn đồng. 

Như vậy, mức tiền chi cho mỗi trò chơi tương đối phù hợp cả với người tham gia  trò chơi và người tổ chức. 

3.3. Cách thức và các bước thực hiện các thí nghiệm. 

Mẫu ngẫu nhiên 176 người vay vốn TDVM được tác giả chọn để thực hiện các  thí nghiệm tại hiện trường. Tổng số 176 người trong mẫu được chọn ngẫu nhiên và  phân bổ tại các tỉnh Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang và Kiên  Giang. Có tất cả 6 đợt thí nghiệm đã được tổ chức, với số người tham gia từ 30 đến  38 người mỗi đợt. Tác giả cũng đã tham khảo ý kiến các chuyên viên cấp cao hiện  làm việc tại các tổ chức TCVM ở khu vực nghiên cứu để xác định các địa phương  nào mà nợ xấu hoạt động TCVM đang đáng quan ngại. Sau đó, việc chọn mẫu ngẫu  nhiên được thực hiện bởi những người, những NVTD hiện công tác tại các tổ chức  TCVM địa phương, NHCSXH, Agribank và một số ít NHTM có tham gia hoạt động  TCVM. Ở đây tác giả sử dụng khái niệm rủi ro tín dụng là những khoản nợ vay có  nợ xấu, tức là những khoản nợ TDVM đã quá hạn từ 91 ngày trở lên (theo thông tư  02 của NHNN là nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5). Trước khi tiến hành thí nghiệm, tác giả sẽ tổ chức phỏng vấn nhanh những người tham gia thông qua bảng câu hỏỉ về các đặc  điểm kinh tế, xã hội và nhân khẩu học liên quan đến cá nhân và gia đình người tham  

gia thí nghiệm. CBTD chỉ tham gia vào quá trình chọn mẫu ngẫu nhiên và không  tham gia vào các cuộc thí nghiệm. Người tham gia thí nghiệm sẽ được công khai  thông báo rằng tất cả sẽ được tiền thù lao và thu nhập cộng thêm khi tham gia phỏng  vấn và thí nghiệm.  

Thí nghiệm 1: Khơi gợi sở thích rủi ro.  

Mỗi người tham gia sẽ được nhận 100 ngàn đồng và họ sẽ tự lựa chọn 1 trong số 6 lựa chọn bất kỳ được liệt kê như trong bảng 3.3. Sau đó, người tham gia sẽ được  hướng dẫn rút 01 trong 02 thăm giấy trong đó 01 thăm giấy ghi chữ “Thắng” và 01  thăm giấy ghi chữ “Thua” đồng nghĩa với việc người tham gia thắng hoặc thua. Và  người tham gia sẽ nhận được số tiền khi thắng hoặc thua cũng được liệt kê ở trong  bảng lựa chọn. Với quyết định lựa chọn này, xác suất thắng hoặc thua của người tham  gia đều là 50%. Chi tiết các thông tin mà người tham gia thí nghiệm nhận được như  trong bảng 3.3. 

o Khi lựa chọn tình huống 1, người tham gia sẽ không gặp bất cứ rủi ro hay  bất trắc nào. Có nghĩa là thắng hay thua họ cũng không mất tiền và cũng  không được nhận thêm tiền. 

Bảng 3.3: Các lựa chọn của trò chơi. 

 ĐVT: Đồng. 

Tình  huốngSố tiền bị mất khi  thuaSố tiền nhận  được khi  thắngLựa chọn của  người tham gia  (đánh dấu X)Kết quả rút  thăm (Thắng  hoặc Thua)
0
-20.000 +30.000
-40.000 +60.000
-60.000 +90.000
-80.000 +120.000
-100.000 +140.000

 (Nguồn: Lựa chọn của tác giả). 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com