Quyền thăm nom, nuôi dưỡng con sau ly hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000

Quyền thăm nom, nuôi dưỡng con sau ly hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000

Tôi và chồng ly hôn vào tháng 11 năm 2011, tòa xử tôi được quyền nuôi con vì con tôi dưới 36 tháng tuổi. Hàng tháng chồng tôi chu cấp cho con tôi 200.000 đồng. Tuy nhiên, chồng tôi lại đưa con về quê 1 tháng rồi mới đưa con lên và sau đó hàng tuần đến thăm con không báo trước. Khi con tôi ốm, tôi đã cho phép chồng đưa con về quê. Cháu về quê được 2 tuần tôi về đón cháu để cháu tiếp tục đi học nhưng chồng tôi không cho đón. Hiện tại hộ khẩu và giấy tờ của con tôi đều ở nhà tôi, chồng tôi đi làm cả tuần mới về thăm con 1 hoặc 2 lần, cháu ở cùng bà nội. Tôi đã giải thích về quyền nuôi con sau khi ly hôn nhưng chồng tôi không nghe. Cho tôi hỏi làm thế nào để tôi tiếp tục được nuôi dưỡng chăm sóc cháu? Tôi phải làm thủ tục gì nếu phải đưa vụ việc ra Tòa?

Gửi bởi: Dang Phuong Nhung

Trả lời có tính chất tham khảo

Như chị trình bày, sau khi ly hôn, chị là người được Tòa án quyết định giao con cho chị chăm sóc và nuôi dưỡng. Vì chồng chị không phải là người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc cháu nên chồng chị có quyền thăm nom con sau khi ly hôn. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có quy định về việc đảm bảo việc thăm nom con của chồng chị, theo đó không ai được cản trở chồng chị thực hiện quyền này.

Tuy nhiên, chồng chị không được lạm dụng quyền thăm nom con để cản trở hoặc gây khó khăn cho việc nuôi dưỡng và chăm sóc cháu bé. Đối với vấn đề này, Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định cụ thể như sau:

“Điều 94. Quyền thăm nom con sau khi ly hôn

Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.

Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.

Về cơ bản, pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có quy định liên quan đến vấn đề xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự đối với hành vi lạm dụng quyền thăm nom con của người chồng (hoặc người vợ). Trường hợp chồng chị cố tình lạm dụng quyền thăm nom để không cho chị tiếp tục chăm sóc, nuôi dưỡng con, gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc cháu bé, chị có thể làm đơn yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người chồng.

Các văn bản liên quan:

Luật 22/2000/QH10 Hôn nhân và gia đình

Trả lời bởi: CTV2

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com