Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng theo hướng bền vững

Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng theo hướng bền vững.

Hoạt động du lịch ngày càng trở nên quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội  và phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch giúp con người vừa được nghỉ ngơi, giảm áp lực trong cuộc sống và khám phá thêm những bí ẩn của tự nhiên. Các  lợi ích kinh tế mang lại từ du lịch ngày càng có giá trị lớn khi du khách tiêu dùng các  sản phẩm của du lịch. Bên cạnh việc tiêu dùng hàng hóa thông thường tại điểm du  lịch, khách du lịch còn tiêu dùng các dịch vụ như: tìm tòi, khám phá, vãn cảnh, nghỉ ngơi, giải trí, chữa bệnh… để thỏa mãn các nhu cầu cá nhân. 

Vai trò của du lịch ngày càng rõ nét trong tăng trưởng kinh tế của các quốc gia,  trong đó có Việt Nam. Năm 2018, Việt Nam đã đón 15,6 triệu lượt khách quốc tế và  80 triệu lượt khách du lịch nội địa (Tổng cục Du lịch, 2019) tổng thu từ du lịch đạt  trên 620.000 tỷ đồng, và đóng góp khoảng 5,9% vào GDP của Việt Nam. Bên cạnh  đó sự phát triển của du lịch đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế khác của quốc gia. Với đóng góp tích cực mà phát triển du lịch đem lại, du lịch thực  sự là ngành kinh tế đầy tiềm năng giúp nền kinh tế nước ta khởi sắc và vươn ra cùng  thế giới. 

Cùng chung với tốc độ phát triển kinh tế cả nước, đồng bằng sông Hồng  (ĐBSH) là một trong những vùng có tốc độ phát triển ấn tượng, trong đó không thể không kể đến đóng góp của du lịch, tạo thu nhập, việc làm thường xuyên cho lao  động, tăng ngân sách địa phương, cải thiện chất lượng cuộc sống. Hà Nội, Ninh Bình,  Quảng Ninh là ba tỉnh trung tâm tạo thế kiềng 3 chân cho du lịch của ĐBSH và  Duyên hải Đông Bắc nói riêng và Bắc Bộ nói chung. Theo Quyết định Số 2163/QĐ 

TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11 tháng 11 năm 2013 về việc “phê duyệt Quy  hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc  đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, định hướng phát triển du lịch theo lãnh thổ để tổ chức không gian du lịch bao gồm: “(1) Tiểu vùng Trung tâm gồm Thủ đô Hà  Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam. (2) Tiểu vùng  Duyên hải Đông Bắc: Gồm thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh. (3) Tiểu vùng  Nam sông Hồng: Gồm các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình”. Các tỉnh phía nam  ĐBSH luận án nghiên cứu là 3 tỉnh thuộc tiểu vùng nam sông Hồng. 

Các tỉnh phía nam ĐBSH (gồm các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình) có vị trí địa lý thuận lợi chỉ mất hơn một giờ di chuyển từ thủ đô Hà Nội – trung tâm du  lịch khu vực phía Bắc. Có diện tích khoảng 4.600 km2, dân số 4.6 triệu người, các  tỉnh phía nam ĐBSH có 5 khu vực đa dạng sinh học được Tổ chức Giáo dục, Khoa  học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) thế giới châu thổ sông Hồng đầu tiên của Việt Nam vào năm 2004 (theo  công ước Công ước về các vùng đất ngập nước (RAMSAR)) với những giá trị nổi bật  toàn cầu về đa dạng sinh học và có ảnh hưởng lớn đến sự sống của nhân loại; cùng  với đó là sự đa dạng loại địa hình: vùng đồng bằng thấp trũng, vùng đồng bằng ven  biển, vùng đồi núi và bán sơn địa, bờ biển dài 142 km nên có nhiều giá trị về du lịch  (bãi biển, di tích lịch sử, cảnh quan độc đáo). Tiêu biểu là quần thể danh thắng Tràng  An được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, nam ĐBSH  là vùng duy nhất ở Việt Nam có di sản kép (vừa là di sản thiên nhiên vừa là di sản  văn hóa được UNESCO công nhận), đồng thời có khu DTSQ thế giới châu thổ sông  Hồng (đa dạng sinh học và bảo tồn chim di cư có giá trị toàn cầu) – một tiềm năng du  lịch nổi bật, hiếm có trên thế giới. Chính vì vậy đây được xem là điểm đến thu hút  được sự quan tâm của khách du lịch trong và ngoài nước. Những năm qua, các tỉnh  này đã bước đầu phát huy được lợi thế phát triển du lịch và đạt được kết quả đáng ghi  nhận. Năm 2018, các tỉnh phía nam ĐBSH đón 9,9 triệu lượt khách, với 900 nghìn  lượt khách quốc tế, thu nhập du lịch đạt khoảng 4.486 tỷ đồng; tạo được hàng ngàn  việc làm cho lao động. 

“Tuy nhiên, khi phát triển, du lịch các tỉnh phía nam ĐBSH chưa phát huy lợi  thế để đóng góp tương xứng cho phát triển kinh tế những năm qua, chưa thực sự là  nơi đầu tư hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư vào du lịch; thu nhập từ du lịch, chi tiêu  của khách và ngày lưu trú thấp; sự gia tăng lượng khách nhanh nhưng cơ sở hạ tầng,  cơ sở vui chơi giải trí không theo kịp; doanh nghiệp lữ hành còn thiếu; sự gia tăng số lượng lao động du lịch trực tiếp chưa gắn với chất lượng; đóng góp cho ngân sách và  tạo việc làm cho lao động chưa tương xứng; môi trường bị ô nhiễm; chưa phát huy  được giá trị DTSQ, di sản bị xâm hại thiếu sự phát triển bền vững (PTBV), nguồn lực  cho bảo tồn còn thấp. Theo nhận định và tư vấn của các chuyên gia, du lịch các tỉnh  thuộc các tỉnh phía nam ĐBSH còn có thể đóng góp lớn hơn nữa đến phát triển kinh  tế địa phương. Nhưng nếu khai thác không phù hợp thì sẽ hủy hoại nguồn tài nguyên, do đó cần phải có các mô hình, giải pháp quản lý và khai thác hợp lý làm sao khai  thác được lớn hơn nữa các tiềm lực kinh tế của tài nguyên, đồng thời không tác động  xấu tới các giá trị về sinh thái.” 

Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để phát huy tiềm năng, lợi thế của du  lịch các tỉnh phía nam ĐBSH trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, và  trước sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các vùng khác ở nước ta cũng như các nước trong  khu vực. Đồng thời, phải gắn phát triển du lịch theo hướng bền vững nhằm giúp phát  triển kinh tế, đảm bảo các vấn đề xã hội, bảo tồn các di sản, bảo vệ tài nguyên thiên  nhiên, bảo vệ môi trường sống cho toàn vùng, nâng cao lợi ích cho cộng đồng và lan  tỏa cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Phát triển du lịch cần được nghiên cứu một cách khoa học, hệ thống nhằm tìm ra giải pháp thúc đẩy sự phát triển du lịch  các tỉnh phía nam ĐBSH là yêu cầu cần được xem xét và nghiên cứu sớm. Xuất phát  từ lý luận và thực tiễn, tác giả chọn đề tài “Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam  đồng bằng sông Hồng theo hướng bền vững” để nghiên cứu làm luận án tiến sĩ  chuyên ngành kinh tế phát triển – Học viện khoa học và xã hội bao hàm cả ý nghĩa lý  luận và ý nghĩa thực tiễn, nhằm có được những giải pháp phù hợp để giảm tối đa  những tác động tiêu cực đến phát triển du lịch từ đó góp phần phát triển du lịch theo  hướng bền vững ở các tỉnh phía nam ĐBSH góp phần đảm bảo các mục tiêu phát  triển du lịch trong giai đoạn tới. 

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 

ACAP: khu bảo tồn Arinapurna – Nepal 

ASEAN (Association of Southeast Asian Nations): Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CTNS: Chương trình nghị sự 

ĐBSH & DHĐB: Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc 

ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng 

DTSQ: Dự trữ sinh quyển 

GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm quốc nội 

GRDP (Gross Regional Domestic Product): Tổng sản phẩm trên địa bàn (tỉnh) GTTB: Giá trị trung bình 

IUCN (International Union for Conservation of Nature and Natural Resources): Tổ  chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế 

KT-XH: Kinh tế xã hội 

LDCs: các nước đang phát triển 

MICE (Meeting Incentive Conference Event là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội  thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện) 

SIDS (International Year of Small Island Developing States): Các quốc đảo nhỏ đang  phát triển 

PCI (Provincial Competitiveness Index): Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PTBV: Phát triển bền vững 

PTDLBV: Phát triển du lịch bền vững 

RAMSAR (The Convention on Wetlands of International Importance, especially as  Waterfowl Habitat): Công ước về các vùng đất ngập nước 

UBND: Ủy ban nhân dân 

UNCED (United Nations Conference on Environment and Development): Ủy bản Liên  hợp quốc về môi trường và phát triển 

UNESCO (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization): Tổ chức  Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc 

UNWTO (World Tourism Organization): Tổ chức Du lịch thế giới VHTTDL: Văn hóa, thể thao và du lịch 

WCED: (World Commission on Environment and Development) Ủy ban Thế giới về  môi trường và phát triển 

WTTC: (The World Travel & Tourism Council ) Hội đồng du lịch và lữ hành Thế giới 

MỞ ĐẦU 

1. Tính cấp thiết của đề tài

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 

Mục đích nghiên cứu của luận án đưa ra các định hướng và giải pháp phát triển  du lịch ở các tỉnh phía nam ĐBSH theo hướng bền vững. 

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt mục đích nêu trên, luận án có các nhiệm vụ: 

+ Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển du lịch theo  hướng bền vững. 

+ Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch theo hướng bền vững ở các  tỉnh phía nam ĐBSH. 

+ Phân tích các nhân tố tác động đến phát triển du lịch theo hướng bền vững ở các tỉnh phía nam ĐBSH. Nêu lên những kết quả đạt được, nhận diện hạn chế và  nguyên nhân trong phát triển du lịch các tỉnh phía nam ĐBSH. 

+ Đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm giúp phát triển du lịch các tỉnh  phía nam ĐBSH theo hướng bền vững giai đoạn tới. 

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 

– Đối tượng nghiên cứu: lý luận và thực trạng phát triển du lịch các tỉnh ở phía  nam ĐBSH theo hướng bền vững.  

– Phạm vi nghiên cứu:  

+ Phạm vi về không gian: Nghiên cứu phát triển du lịch các tỉnh phía nam  ĐBSH trên địa bàn 3 tỉnh là Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình.  

+ Phạm vi về thời gian: nghiên cứu về thực trạng phát triển du lịch nam ĐBSH  theo hướng bền vững giai đoạn 2005-2018, đề xuất các giải pháp phát triển du lịch  theo hướng bền vững đến năm 2030. 

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu 

4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp 

Nguồn tài liệu thông tin thứ cấp được thu thập phục vụ cho luận án là những  tài liệu, số liệu đã đươc công bố. Đây là các tài liệu, số liệu được lựa chọn sử dụng vào mục đích minh họa, phân tích, đánh giá phát triển du lịch. Nguồn tài liệu thứ cấp  được đưa vào xử lý, phân tích nhằm rút ra những đánh giá, kết luận có căn cứ khoa  học phục vụ cho nội dung luận án. Nguồn này được lấy tại Sách, giáo trình, báo, tạp  chí, công trình nghiên cứu đã xuất bản, luận án tiến sĩ, niên giám thống kê, tài liệu  trên internet; niên giám thống kê của Cục thống kê; các tài liệu của Sở du lịch tại các  tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình; các báo cáo, chương trình, đề án, kế hoạch,  nghị quyết, quyết định, tư liệu, niên giám thống kê,… của Cục thống kê; Sở du lịch;  Sở Công thương; Sở Thông tin và Truyền 

4.1.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp 

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, luận án  sử dụng nghiên cứu định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính là phương pháp  phỏng. vấn một số cán bộ quản lý, dân cư địa phương, điều tra khảo sát đánh giá  doanh nghiệp, khách du lịch. Nghiên cứu định lượng sử dụng mô hình hồi quy trên  phần mềm SPSS 20. Nghiên cứu sinh tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp qua khảo sát  bằng phiếu và kết hợp với phỏng vấn. Lấy mẫu dựa trên tiêu chuẩn của Bollen (1989)  [59] (tức là để đảm bảo phân tích. dữ liệu (phân tích nhân tố khám phá EFA) tốt thì  cần ít nhất. 5 quan sát cho 1 biến đo lường và số quan sát. không nên dưới 100), bảng  câu hỏi. khảo sát nghiên cứu. sinh trích dẫn có tổng cộng. 43 biến quan sát (các câu  hỏi sử dụng thang đo Likert), do vậy mẫu tối thiểu sẽ là 43 x 5 = 215. Tuy nhiên  trong nghiên cứu này có 3 tỉnh nên số phiếu sử dụng để phân tích là 670 phiếu hợp lệ. 

– Các đối tượng khảo sát gồm các. cơ quan quản lý nhà nước; khách du lịch;  các doanh nghiệp và cơ sở dịch vụ khác, dân cư. địa phương trên địa bàn 3 tỉnh là  Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình.  

+ Mục tiêu điều tra chọn mẫu: để thu thập. ý kiến đánh giá của của cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp, khách du lịch về chất lượng du lịch tại các địa điểm  du lịch của địa phương. Do đó việc sử dụng phiếu điếu tra. trên diện rộng sẽ giúp tác  giả thu thập được những nhận định và đánh giá của các đối tượng điều tra là cần thiết  như tiêu chí đánh giá các hoạt động du lịch theo hướng bền vững, mức độ thỏa mãn  của khách du lịch, công tác tổ chức các hoạt động du lịch… 

+ Xây dựng phiếu điều tra: Khảo sát được thực hiện ở 3 địa phương Ninh  Bình, Nam Định, Thái Bình. Phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở. lựa chọn nội  dung tiêu chí đánh giá các hoạt. động du lịch theo hướng bền vững đối với. từng hoạt  động. Sự đánh giá của cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp, khách du lịch thông  qua trả lời các câu hỏi xoay quanh. các nội dung về tiêu chí tổ chức các hoạt động du  lịch từ quy trình tổ chức, chỉ tiêu đánh giá bền vững, công tác quản lý nói chung, sự liên kết các hoạt động du lịch (phụ lục 2,3,4). 

+ Đối với cán bộ quản lý nhà nước: nghiên cứu sinh tiến hành phát 200 phiếu. 

điều tra cho cơ quan quản. lý nhà nước 3 tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, chọn  mẫu phân tầng. bao gồm: Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh; phòng văn hóa, thông  tin; ban quản lý các điểm khu du lịch… là hơn 1.600 cán bộ, (Ninh Bình 570, Thái  Bình 500, Nam Định 559), (theo số liệu trong Quyết định giao tổng số người làm việc  trong. cơ quan hành chính sự nghiệp các tỉnh năm 2018); dự kiến một nửa làm  chuyên môn trong ngành du lịch là 800 người. Thời gian khảo sát: từ tháng 4/2018  đến tháng 8/2018, số phiếu thu về. 150 phiếu, số phiếu hợp lệ 142 phiếu. Số phiếu  được sử dụng trong phân tích phục vụ cho luận án là 142 phiếu. Do vậy với 142 mẫu  đại diện là hợp lý (theo công thức n = 1/(a2 +1/N). 

+ Doanh nghiệp: Cuộc khảo sát đối với các đội ngũ quản lý và lao động tại các  nhà nghỉ, khách sạn và nhà hàng ăn uống, doanh nghiệp lữ hành, dịch vụ du lịch với  300 phiếu điều tra ba tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình. Căn cứ vào số lượng  doanh nghiệp trên địa bàn ba tỉnh 23.100 (Ninh Bình 7.500, Thái Bình 5.600, Nam  Định 10.000) (cục thống kê các tỉnh 2018). Trung bình số lượng doanh nghiệp dịch  vụ chiếm 50% trong đó loại hình du lịch chiếm 10% (theo báo cáo Sở kế hoạch đầu  tư các tỉnh, 2018). Số phiếu thu về 198 phiếu, số phiếu hợp lệ 193 phiếu. Số phiếu  được sử dụng trong phân tích phục vụ cho luận án là 193 phiếu. Thời gian tổ chức  điều tra từ ngày 1/4/2018 – 30/6/2018. Do vậy với 193 mẫu đại diện là hợp lý (theo  công thức n = 1/(a2 +1/N). 

+ Khách du lịch: Đối tượng khách lựa chọn gửi phiếu đảm bảo tính đại diện  bao gồm đi theo đoàn sử dụng thuyết minh tại điểm, đi theo đoàn sử dụng hướng dẫn  của đoàn, khách tự tham quan, khách đi lẻ, đại diện về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp,  mục đích tham quan. Phân theo nhóm khách nội địa. và quốc tế (Singapore, Trung  Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia,.. ). Số khách điều tra được phân  theo. nhóm khách và độ tuổi đi du lịch. Phương pháp thu thập thông tin từ khách du  lịch là phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Lấy mẫu dựa trên tiêu chuẩn của Bollen  (1989) [59] (tức là để đảm bảo. phân tích dữ liệu (phân tích nhân tố khám phá EFA) tốt  thì cần ít nhất. 5 quan sát cho 1 biến đo lường và số quan. sát không nên dưới 100). Phiếu  khảo sát du khách có 15 biến quan vì thế kích thước mẫu tối thiểu phải đảm bảo lớn hơn  75 mẫu. Thời gian tổ chức điều tra từ ngày 1/4/2018 – 30/6/2018. Phát ra 300 phiếu điều  tra du khách tại ba tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, số phiếu thu về 200 phiếu, số phiếu được sử dụng trong phân tích phục vụ cho luận án là 190 phiếu.  

+ Dân cư địa phương: bao gồm những hộ dân sinh. sống quanh các điểm du  lịch. Nhóm điều tra đến gặp trực tiếp dân cư để điều tra theo bảng câu hỏi có sẵn và  kết hợp phỏng vấn thêm. Lấy mẫu dựa trên tiêu chuẩn của Bollen (1989) [59]. Phiếu  khảo sát du khách có 15 biến. vì thế kích thước mẫu tối thiểu phải đảm bảo. lớn hơn  75 mẫu. Thời gian tổ chức điều tra từ ngày 1/7/2018 – 31/8/2018. Phát ra 300 phiếu  

điều tra du khách tại ba tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, số phiếu thu về 150  phiếu, số phiếu được sử dụng trong phân tích phục vụ cho luận án là 145 phiếu.

– Phỏng vấn chuyên sâu: 

+ Mục tiêu phỏng vấn sâu: để xem xét ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý,  doanh nghiệp, dân cư địa phương về thực hiện quy trình tổ chức các hoạt động du  lịch tại địa điểm du lịch và việc phối hợp các bên trong tổ chức các hoạt động du lịch  tại các địa điểm du lịch. 

+ Đối tượng tham gia: phỏng vấn sâu cán bộ quản lý tại cơ quan quản lý nhà  nước, (Phụ lục 2), dân cư địa phương (Phụ lục 3). 

+ Thu thập và xử lý thông tin: để đảm bảo chất lượng phỏng vấn và thu thập  đầy đủ các nội dung liên quan, nội dung câu hỏi phỏng vấn cơ bản được xây dựng  trên cơ sở nội dung quy trình tổ chức khảo sát, thiết kế, tổ chức các hoạt động du lịch  tại các địa điểm du lịch và mối quan hệ phối hợp giữa các bên trong tổ chức hoạt  động du lịch. Cuộc phỏng vấn diễn ra tại phòng làm việc, hộ gia đình.  

4.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 

Để trả lời câu hỏi nghiên cứu, nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp định tính.  Nghiên cứu định tính để tìm ra các mối quan hệ giữa phát triển du lịch với sự bền  vững của các tỉnh nam ĐBSH, nghiên cứu tiềm năng du lịch của vùng, những yếu tố thúc đẩy, cản trở cho phát triển du lịch ở địa phương. Nghiên cứu định lượng để sử dụng mô hình tìm ra mối quan hệ tuyến tính sự tác động của các nhân tố đến phát  triển du lịch theo hướng bền vững.  

Khi phân tích các nhân tố tác động đến phát triển du lịch theo hướng bền vững ở các tỉnh nam ĐBSH, nghiên cứu sinh sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20. “(1) – Phân tích nhân tố khám phá 

Phân tích nhân tố khám phá (EFA – Exploratory Factor Analysis). là một kỹ thuật phân tích, nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu rất. có ích cho việc xác định các  tập hợp biến. cần thiết cho vấn đề nghiên cứu. Quan hệ giữa các nhóm biến. có liên  hệ qua lại lẫn. nhau được xem xét dưới. dạng một số các nhân tố cơ bản. Mỗi một  biến. quan sát sẽ được tính một tỷ số gọi. là hệ số tải nhân tố. (Factor Loading). Hệ số này cho biết được. mỗi biến đo lường sẽ thuộc về những nhân tố nào. 

Trong phân tích nhân tố khám phá, yêu cầu cần thiết là hệ số thích hợp của nhân  tố (KMO – Kaiser Meyer Olkin) phải có giá trị lớn. Khi 0,5<KMO<1. thể hiện phân  tích. nhân tố là thích hợp, còn nếu. hệ số KMO <0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng. không thích hợp với các dữ liệu. Thêm vào đó, hệ số tải nhân tố. của từng biến quan sát. phải có giá trị lớn hơn 0,5, điểm dừng đại diện. cho phần biến thiên. được  giải thích bởi mỗi nhân tố (Eigenvalue) phải lớn hơn 1 (mặc định của chương trình  SPSS) và. tổng phương sai dùng. để giải thích bởi từng nhân tố lớn hơn 50%. mới  

thỏa yêu cầu. của phân tích nhân tố [62]. Khi tiến hành phân tích nhân tố, nghiên cứu  sinh đã sử dụng phương pháp trích là. Principal Axis Factoring với phép xoay là  Promax và phương pháp tính hệ số nhân tố là Regression. 

(2) – Kiểm định hệ số tin cậy của mô hình 

Kiểm định hệ số tin cậy. (Cronbach’s Alpha) là một phép kiểm định thống kê dùng để. kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Điều này liên quan đến hai. khía cạnh là tương quan giữa bản thân các biến và tương quan. của các điểm số của từng biến. với điểm số toàn bộ các biến của mỗi người trả lời. Phương  

pháp này cho phép. người phân tích loại bỏ những. biến không phù hợp và hạn chế. các biến rác trong. mô hình nghiên cứu vì nếu không chúng ta. không thể biết được  chính. xác độ biến thiên cũng như. độ lỗi của các biến. Theo đó, chỉ những biến có hệ số tương. quan tổng biến phù hợp (Corrected Item-Total. Correlation) lớn hơn 0,3 và  có. hệ số tin cậy (Cronbach’s Alpha) lớn. hơn 0,6 mới được xem là chấp nhận. được  và thích hợp đưa vào. phân tích những bước tiếp theo [85]. Cũng theo nhiều nhà  nghiên cứu, nếu hệ số tin cậy đạt từ 0,8 trở lên thì thang đo lường là tốt và mức độ tương quan sẽ càng cao hơn.” 

(3) – Mô hình nghiên cứu 

Sau khi tiến hành phân tích dữ liệu thu thập được thông qua các bước phân tích  hệ số tin cậy và phân tích nhân tố khám phá, mô hình nghiên cứu được thiết lập. Mô  hình nghiên cứu phản ánh mối quan hệ giữa phát triển du lịch theo hướng bền vững  và các biến độc lập (môi trường kinh doanh, chính sách phát triển; các dịch vụ hỗ trợ 

liên quan; nguồn nhân lực; liên kết và hợp tác; sự hài lòng của khách và dân địa  phương; quảng bá và xúc tiến du lịch; nhân tố khác). 

Giả thuyết nghiên cứu là: 

H1: Nhóm yếu tố về môi trường kinh doanh, chính sách phát triển có ảnh hưởng  đồng biến đến phát triển du lịch theo hướng bền vững 

H2: Nhóm yếu tố các dịch vụ hỗ trợ liên quan có ảnh hưởng đồng biến đến phát  triển du lịch theo hướng bền vững 

H3: Nhóm yếu tố nguồn nhân lực có ảnh hưởng đồng biến đến phát triển du lịch  theo hướng bền vững 

H4: Nhóm yếu tố liên kết và hợp tác có ảnh hưởng đồng biến đến phát triển du  lịch theo hướng bền vững 

H5: Nhóm yếu tố sự hài lòng của khách và dân địa phương có ảnh hưởng đồng  biến đến phát triển du lịch theo hướng bền vững 

H6: Nhóm yếu tố quảng bá và xúc tiến du lịch có ảnh hưởng đồng biến đến phát  triển du lịch theo hướng bền vững 

H7: Nhóm yếu tố nhân tố khác có ảnh hưởng đồng biến đến phát triển du lịch  theo hướng bền vững. 

Sau khi chạy kết quả nghiên cứu, nghiên cứu sinh tiến hành đánh giá độ phù hợp  của mô hình hồi quy, kiểm định độ phù hợp của mô hình và phân tích kết quả mô  hình nghiên cứu. 

– Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy, sử dụng hệ số xác định điều chỉnh  (R2) để đánh giá độ phù hợp của mô hình. 

“- Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy. Để kiểm định độ phù hợp của  mô hình hồi quy sử dụng phép kiểm định. nhiều ràng buộc của các hệ số hồi quy  (kiểm định Fisher). Đây là phép kiểm định giả thuyết. về độ phù hợp của mô hình hồi  quy tuyến tính. tổng thể để xem xét biến phụ thuộc có liên hệ. tuyến tính với toàn bộ 

tập hợp. của các biến độc lập [47]. Nếu mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05 (Sig. <0,05) cho  thấy mô hình sử dụng. là phù hợp và các biến đều đạt được tiêu chuẩn chấp nhận  (Tolerance > 0,0001) [45]. 

Tiêu chí chuẩn đoán hiện tượng. đa cộng tuyến (Collinearity diagnostics) với hệ số. phóng đại phương sai (VIF – Variance Inflation Factor). của các biến độc lập  trong mô hình đều phải nhỏ hơn 3. Điều đó thể hiện tính đa cộng tuyến. của các biến  độc lập là không đáng kể và các biến trong mô hình được chấp nhận [47]. 

Hệ số Durbin Watson dùng để kiểm định. sự tương quan chuỗi bậc nhất trong  mô. hình hồi quy bội. Giá trị của hệ số Durbin Watson. nằm trong khoảng từ 1 đến 3  là phù hợp, tức là trong mô hình. không có sự tương quan chuỗi bậc nhất [47]. Khi  đó, mô hình hồi quy bội sẽ thỏa mãn. các điều kiện đánh giá và kiểm định độ phù  hợp. cho việc rút ra các kết quả nghiên cứu.” 

Phương pháp luận: dựa trên quan điểm của phép duy vật biện chứng và phép  duy vật lịch sử. Dựa trên quan điểm của phép duy vật biện chứng, nghiên cứu đặt vấn  đề du lịch trong mối quan hệ biện chứng. với phát triển theo hướng bền vững của  vùng. Dựa trên quan điểm phép duy vật lịch sử để nhấn mạnh những ảnh hưởng của  hệ tư tưởng, tổ chức chính trị. và các thiết chế xã hội đối với phát triển du lịch bền  vững của vùng. Luận án đánh giá thực trạng phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam  ĐBSH thông qua điều tra khách du lịch, cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị kinh doanh  du lịch và dân cư địa phương từ đó xác định các vấn đề trong hoạt động du lịch, hệ thống các quan điểm, định hướng tổ chức du lịch ở các tỉnh theo hướng bền vững. 

Các phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp nghiên cứu thực địa: được  sử dụng trong nghiên cứu nhằm xử lý số liệu thứ cấp. 

Phương pháp phân tích hệ thống: Được sử dụng trong nghiên cứu nhằm  nghiên cứu phát triển du lịch theo hướng bền vững trong mối quan hệ với các đối  

tượng tham gia: cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp hoạt động du lịch, cộng  đồng dân cư, du khách, truyền thông, các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch. Phương pháp phân tích thống kê: được sử dụng để phân tích hiện trạng, nhận  diện, khai thác các nhân tố tác động tới phát triển du lịch theo hướng bền vững và  đánh giá kết quả đạt được. 

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 

Thứ nhất, luận án đã khái quát hóa cơ. sở lý luận về du lịch, phát triển du lịch,  phát triển du lịch theo hướng bền vững và mối quan hệ giữa các nhân tố. tác động đến  phát triển du lịch theo hướng bền vững. 

Thứ hai, luận án đã thiết lập. đánh giá các nhân tố tác động đến phát triển du  lịch theo hướng bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế, biến đổi khí hậu và cách  mạng công nghiệp 4.0. 

Thứ ba, luận án sử dụng. nghiên cứu định tính, kết quả điều tra định. lượng để  phân tích. và nêu lên những đánh giá thực phát triển du lịch theo hướng bền vững của  ba tỉnh ở phía nam Đồng bằng sông Hồng. 

Thứ tư, trên cơ sở phân tích. lý luận và thực tiễn đề xuất những. giải pháp thúc  đẩy phát triển du lịch ở các tỉnh nam ĐBSH theo hướng bền vững. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 

Về mặt khoa học:  

Thứ nhất, luận án đã khái quát. hóa cơ sở lý luận về du lịch, phát triển. du lịch,  phát triển du lịch. theo hướng bền vững và mối. quan hệ giữa các nhân tố tác động. đến phát triển du lịch. theo hướng bền vững. 

Thứ hai, luận án đã thiết. lập đánh giá các nhân tố tác động. đến phát triển du  lịch. theo hướng bền vững trong bối cảnh. hội nhập kinh tế, biến đổi khí hậu. và cách  mạng công nghiệp 4.0. 

Thứ ba, luận án đã nêu. thực trạng phát triển bền vững du. lịch của ba tỉnh,  thông qua kết. quả phân tích, chạy mô hình, chỉ ra những hạn chế. cả về số lượng,  chất. lượng hoạt động phát triển du lịch. theo hướng bền vững. 

Về thực tiễn: 

Thông qua phân tích các số. liệu thứ cấp, dữ liệu sơ cấp trong quá trình nghiên  cứu, tác giả đã đưa ra những gợi ý. cho nhằm phát triển du lịch ở các tỉnh nam ĐBSH  theo hướng bền vững, bao gồm: Thứ nhất, về kinh tế cần (1) tăng cường phát triển  các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch và dịch vụ phụ trợ, (2) đầu tư và huy động vốn  cho phát triển cho du lịch; Thứ hai, về văn hóa – xã hội cần tăng cường đầu tư phát  triển nguồn nhân lực chất lượng cao; Thứ ba, về môi trường mục tiêu (1) đẩy mạnh  tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giá trị tài nguyên và môi trường du lịch, (2) bảo  tồn tài nguyên du lịch, (3) quản lý giá trị của tài nguyên du lịch, (4) thực hiện xã hội  9 

hoá trong đầu tư, bảo quản và tôn tạo di tích, bảo vệ môi trường cảnh quan thiên  nhiên; Thứ tư, cần đến vai trò quản lý nhà nước để phát triển du lịch theo hướng bền  vững như (1) nâng cao năng lực quản lý, (2) hoàn thiện xây dựng, ban hành cơ chế,  chính sách theo hướng đồng bộ, hiện đại và hiệu quả, (3) tăng cường tính đồng bộ và  linh hoạt trong quy hoạch, (4) xúc tiến quảng bá và hợp tác liên kết phát triển du lịch  với các tỉnh lân cận và các vùng du lịch khác.” 

7. Kết cấu của luận án 

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ PHÁT TRIỂN DU  LỊCH THEO HƯỚNG BẾN VỮNG 

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở CÁC TỈNH PHÍA  NAM ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở CÁC TỈNH PHÍA  NAM ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 

Cùng với sự phát triển kinh tế và hội nhập sâu rộng như ngày nay, du lịch luôn  được đánh giá là. ngành kinh tế có tiềm lực về tài chính, doanh thu, lợi nhuận và các  vấn đề xã hội khác. Với tầm quan trọng của du lịch, nhiều nghiên cứu chuyên sâu về  phát triển du lịch đã được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý và đã có  những đóng góp nhất định cho sự phát triển của ngành. Vì vậy, hoạt động và tổ chức  du lịch. luôn luôn có được sự chú ý, quan tâm từ các nhà nghiên cứu, chuyên gia, nhà 

quản lý và thậm chí cả những người dân yêu thích du lịch quan tâm, nghiên cứu và tìm  hiểu. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới nói chung và. sự bùng nổ mạnh  mẽ của du lịch nói riêng đã dần xuất hiện những tác động tiêu cực đến sự phát triển  kinh tế – xã hội lâu dài của các quốc gia. Bền vững được nghiên cứu rộng hơn trong tất  cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Khái niệm PTBV được nhắc đến vào những năm 80  của thế kỉ trước, phải đến đầu những năm 90, khái niệm du lịch bền vững mới xuất  hiện trong các nghiên cứu, khi mà các tác động lên môi trường theo hướng tiêu cực  trước sự bùng nổ của du lịch ngày một trở nên rõ rệt. 

Dưới đây là tổng quan những công trình chủ yếu nghiên cứu về du lịch,  PTDLBV ở trong và ngoài nước đã công bố từ trước đến nay. 

1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài 

1.1.1 Về nội hàm phát triển du lịch và phát triển du lịch theo hướng bền vững Hoạt động du lịch có đóng góp lớn vào kinh tế Thế Giới nói chung, của các  quốc gia và vùng lãnh thổ nói riêng; tăng trưởng với tốc độ cao hơn so với các ngành  khác (9% GDP), công ăn việc làm được tạo ra nhiều (thu hút 8% lao động), kim ngạch  xuất khẩu chiếm 30%. Cho nên các công trình về phát triển du lịch rất đa dạng với sự tham gia của nhiều tác giả trên Thế Giới.  

Mặc dù có sự thống nhất về nhận thức, nhưng các quan điểm về PTDLBV vẫn  chưa thống nhất. Machado, 2003 [80] đã định nghĩa “Du lịch bền vững là. các hình  thức du lịch đáp ứng nhu cầu hiện. tại của khách du lịch, ngành du lịch, và cộng đồng  địa phương nhưng không ảnh. hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai  sau. Du lịch khả thi về kinh tế. nhưng không phá huỷ tài nguyên. mà tương lai của. du  lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng  địa phương”. Nikolova A. and Hens L.,năm 1998 [84], “Du lịch bền vững. đòi hỏi phải  quản lý tất cả các dạng. tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng. các  nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, các  quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống”. “Linking  Communities, Tourism, & Conservation: A Tourism Assessment Process – Tools and  

Worksheets” [65]. “Tourism and Sustainability: Principles to Practice” [91] tổng hợp  đánh giá những quan điểm về lý thuyết PTBV du lịch theo xu hướng trên.  Các tác giả khác như Butler (1993), Murphy (1994), Mowforth và Munt (1998)  đều cho rằng PTDLBV là “quá trình phát triển được. duy trì trong không gian. và thời  gian nhất định, sự phát triển đó không làm. giảm khả năng thích ứng của con người.  trong khi vẫn có thể ngăn chặn những tác. động tiêu cực tới sự phát triển lâu dài” [5]. 1.1.2 Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch theo hướng bền vững Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững có trong “Towards Sustainable  Development: On the Goals of Development and the Conditions” [76], các chỉ số phản  ánh PTBV thông qua việc cung cấp thông tin đáng tin cậy về thiên nhiên, thế giới vật  chất, xã hội, bảo tồn các giá trị và chất lượng cuộc sống. Các chỉ số phổ biến như tổng  sản phẩm quốc nội, các chỉ số về kinh tế là không đủ, vì chúng chỉ cho biết về các  luồng tiền tệ, chứ không phải về tình trạng môi trường, sự phá hủy các nguồn lực hay  chất lượng cuộc sống. “Indicator for Sustainable Development: Theory, Method,  Application” [57] các phương pháp tiếp cận một cách hệ thống để tìm ra các chỉ tiêu  PTBV du lịch, từ đó tìm ra các bộ chỉ số riêng đo lường đánh giá PTBV lên các đối  tượng như cộng đồng, các bang, vùng lãnh thổ và quốc gia trên thế giới.  Machado (2003)[80]. phân biệt du lịch bền vững. và không bền vững khác. nhau như thế nào, ông đã chú trọng những giải pháp, cách thức để hạn chế những tác  động tiêu. cực đến môi trường du lịch (gồm tự nhiên và nhân văn). Du lịch và môi  trường. có tác động qua lại lẫn nhau, cùng nhau phát triển, đặt lợi ích và quyền lợi của  dân cư. địa phương lên hàng đầu đó là. cải thiện chất lượng cuộc sống và phúc lợi cho  địa phương. Phát triển du lịch phải gắn giữa hiện tại và tương lai nên tiêu chí đánh giá PTDLBV đó là: bền vững về kinh tế (có nghĩa là có tốc độ tăng trưởng nhanh, ổn  định); bền vững về xã hội (trình độ văn minh, tuổi thọ, sức khỏe, trải nghiệm văn hóa,  tinh thần); bền vững về môi trường (bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường) Bhuiyan và cộng sự (2012) [58], PTDLBV kết hợp đồng thời giữa du lịch sinh  thái, điểm du lịch và phát triển. vùng trong một khu vực, tiêu chí đánh giá cũng bao  gồm. các vấn đề về kinh tế, môi trường và xã hội. 

Hình 1. 1 Kết hợp PTDLBV 

Nguồn: Bhuiyan và cộng sự [58] 

Pamela A. Wight (1997) đã nghiên cứu và đưa ra. các nhóm chỉ tiêu về kinh tế,  xã hội, môi trường đánh giá ở các mức độ ngang nhau, bao gồm: Kinh tế cộng đồng;  Bảo tồn hợp lý; Kết hợp kinh tế với môi trường (Hình 1.2).  

Hình 1. 2 Mô hình các nguyên tắc. phát triển du lịch theo hướng bền vững Nguồn: Pamela (1997) [86] 

Tổ chức du lịch thế giới UNWTO. đưa ra quan điểm về PTDLBV. dựa vào sức  chứa “ Là số lượng tối đa du khách tới. thăm một điểm du lịch trong cùng một. thời  

điểm mà không gây ảnh. hưởng tới môi trường sống, môi trường văn hóa xã hội, đồng  thời không làm giảm sự thỏa mãn của du khách tham quan.”. Đồng quan điểm trên,  một số học giả dùng phương pháp đánh giá sức chứa như D’Amore (1983), Bob  (1990). UNWTO đã xây dựng bộ chỉ tiêu chung và theo phương pháp PRA. 

(Participatory Rapid appraisal. – đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng), hệ thống chỉ tiêu đánh giá đó như sau: 

Bảng 2. 1 Các chỉ tiêu chung cho du lịch bền vững 

STT Chỉ tiêu Cách xác định
Bảo vệ điểm. du lịch Bảo vệ điểm. du lịch theo tiêu chuẩn. IUCN.
2Áp lựcSố du khách viếng. thăm điểm du lịch (tính theo năm,  tháng cao điểm).
Cường độ sử dụng Cường độ sử dụng. – thời kỳ cao điểm (người/ha).
Tác động xã hội Tỷ số Du khách./Dân địa phương (thời kỳ cao điểm).
5Mức độ kiểm soátCác thủ tục đánh giá. môi trường hoặc sự kiểm soát  hiện. có đối với sự phát triển. của điểm du lịch và mật  độ sử dụng.
6Quản lý chất thảiPhần trăm (%) đường cống. thoát tại điểm du lịch có  xử lý. (chỉ số phụ có thể là giới hạn. kết cấu của năng  lực cơ sở hạ tầng. của điểm du lịch, ví dụ như cấp  nước, bãi rác).
Quá trình lập. quy  hoạchCó các kế hoạch nhằm. phục vụ cho điểm du lịch (kể cả các. yếu tố du lịch).
Các hệ sinh. thái tới hạn Số lượng các loài. hiếm đang bị đe dọa.
Sự thỏa mãn. của du  kháchMức độ thỏa mãn. của khách du lịch (dựa trên. các  phiếu thăm dò ý kiến.
10 Sự thỏa mãn. của địa  phương

Nguồn: Manning (1996) [81] 

UNWTO cũng đánh giá tính bền vững căn cứ. qua tiêu chí bền vững của hệ sinh thái, những tiêu chí đánh giá mối quan hệ giữa du lịch. và môi trường được thể hiện trong phân hệ sinh thái, tự nhiên, phân hệ kinh tế, phân hệ xã hội môi trường. Bảng 2. 2 Bộ chỉ tiêu đánh giá bền vững du lịch 

TT Chỉ tiêu Cách xác định
1Chỉ tiêu về đáp ứng. nhu  cầu của khách du lịch – Tỷ lệ % số khách. trở lại/tổng số khách. – Số ngày lưu trú. bình quân/đầu du khách. – Tỷ lệ % các rủi ro. về sức khỏe (bệnh tật, tai nạn). do du  lịch/tổng số khách.
2Chỉ tiêu về đánh giá tác  động. của du lịch lên  phân hệ sinh. thái tự nhiên – % chất thải chưa được. thu gom và xử lý. – Lượng điện tiêu thụ/.du khách/ngày (tính theo mùa). – Lượng nước tiêu thụ/.du khách/ngày (tính theo mùa). – % diện tích cảnh quan. bị xuống cấp do xây dựng/.tổng  diện tích sử dụng do du lịch.
TT Chỉ tiêu Cách xác định
– % số công trình kiến trúc. không phù hợp với kiến trúc  bản địa. (hoặc cảnh quan)/tổng số công trình. – Mức độ tiêu thụ. các sản phẩm động, thực vật quý hiếm. (phổ biến-hiếm hoi-không có). – % khả năng vận tải sạch/. khả năng vận tải cơ giới. (tính  theo trọng tải).
3Tiêu chí đánh. giá tác  động lên phân hệ kinh tế– % vốn đầu tư từ. du lịch cho các phúc lợi xã hội của địa  phương so với tổng. giá trị đầu tư từ các nguồn khác. – % số chỗ làm việc trong ngành. du lịch dành cho người  địa phương. so với tổng số lao động địa phương. – % giá trị chi phí vật liệu xây. dựng địa phương/tổng chi  phí. vật liệu xây dựng. – % giá trị hàng hóa địa phương/.tổng giá trị hàng hóa  tiêu. dùng cho du lịch.
4Chỉ tiêu đánh giá. tác  động của du lịch. lên  phân hệ xã hội – nhân  văn – Chỉ số Doxey. – Sự xuất hiện các bệnh/.dịch liên quan tới du lịch. – Tệ nạn xã hội liên. quan đến du lịch. – Hiện trạng các di tích. lịch sử văn hóa địa phương. – Số người ăn xin/. tổng số dân địa phương. – Tỷ lệ % mất giá đồng tiền. vào mùa cao điểm du lịch. – Độ thương mại hóa của. các sinh hoạt văn hóa truyền  thông. (lễ hội, ma chay, cưới xin, phong tục, tập quán…). xác định thông qua trao đổi với các chuyên gia.

Nguồn: Manning (1996) [81] 

Bộ tiêu chuẩn du lịch. bền vững toàn cầu do Hội đồng du lịch toàn cầu (GSTC)  xây dựng, bao gồm 4 nhóm chỉ tiêu, cụ thể như sau: 

Bảng 2. 3 Bộ tiêu chí đánh do du lịch. bền vững của Hội đồng du lịch toàn cầu 

TT Chỉ tiêu Cách xác định
Quản lý bền. vững, hiệu quả.– Thực hiện một hệ thống. quản lý bền vững lâu dài  phù hợp. – Tuân thủ pháp luật và các. quy định quốc gia và quốc  tế. – Nhân viên được đào tạo. định kỳ về vai trò trong  quản lý. – Đánh giá sự hài lòng. của khách hàng để có sự điều  hỉnh phù hợp. – Quảng cáo sản phẩm. du lịch đúng sự thật. – Thiết kế, xây dựng, cải tạo. và vận hành cơ sở hạ tầng. – Sở hữu hợp pháp. đất đai và tài sản. – Cung cấp thông tin diễn. giải về thiên nhiên, di sản,  văn hóa.
Gia tăng lợi ích. kinh tế xã hội – Tích cực ủng hộ các sáng kiến. phát triển cơ sở hạ
TT Chỉ tiêu Cách xác định
cho cộng đồng địa phương. và  giảm thiểu các tác động tiêu  cực.tầng xã hội và. hỗ trợ phát triển cộng đồng. – Cộng đồng địa phương. được ưu tiên tuyển dụng và  đào tạo. – Tạo điều kiện cho các. cơ sở sản xuất nhỏ của địa  phương. – Có quy tắc xử sự phù hợp. với các hoạt động của  cộng đồng bản địa. – Chống bất kỳ hành vi khai. thác và áp bức nào về thương mại và tình dục. – Đối xử công bằng trong tuyển dụng. các lao động phụ nữ và người dân tộc thiểu số, không được sử dụng lao  động trẻ em. – Tuân thủ các quy định của pháp luật. quốc gia và  quốc tế về quyền của người lao động. – Các hoạt động du lịch. không được gây nguy. hiểm  cho nguồn dự trữ cơ bản. hay hệ thống vệ sinh của  cộng đồng. – Các hoạt động du lịch. không gây ảnh hưởng. đến  sinh kế của người dân địa phương.
3Gia tăng lợi ích đối với các di  sản. văn hóa và giảm thiểu  những tác động tiêu cực.– Tuân thủ các hướng dẫn. và quy tắc ứng xử khi tham  quan các điểm văn hóa hay lịch sử nhạy cảm. – Các đồ tạo tác lịch sử hoặc. giả cổ không được phép  mua bán, kinh doanh hay trưng bày, trừ khi được phép. – Đóng góp cho công tác. bảo tồn di tích, tài sản giá trị lịch sử, văn hóa, khảo cổ, có ý nghĩa tinh thần, tuyệt  đối không cản. trở việc tiếp cận của cư dân địa phương. – Tôn trọng quyền sở hữu. trí tuệ của cộng đồng địa  phương.
4Tối đa hóa lợi ích đối với môi  trường. và giảm thiểu những  ảnh hưởng tiêu cực.– Bảo tồn các. nguồn tài nguyên. – Giảm ô nhiễm. – Bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên.

Nguồn: Luigi Cabrini, 2011 [79]” 

1.1.3 Các nhân tố tác động đến phát triển. du lịch và du lịch theo hướng bền vững “Quan hệ giữa chất lượng môi trường. và những thành công phát triển du lịch,  về cách thức bảo vệ các khu, điểm du lịch của thế giới cho các thế hệ. tương lai đề cập  đến trong cuộc thảo luận, hội thảo ngày càng tăng. Các khía cạnh đa chiều được xem  xét và đánh giá đối. với môi trường tự nhiên, xây dựng văn hoá, cân nhắc về tác động  môi trường trong phát triển chính sách, những hệ lụy về quản lý.” “Tourism and the  Environment: A Susstainable Relationship” [70]. “Sustainable Tourism. What is it  really?” [63], hay “Ecotourism and Sustainable Development. Who Owns Paradise?”  [69] đánh giá sự tăng trưởng của du lịch. trong chiến lược du lịch của mỗi quốc gia,  

trong hệ thống chính trị. và các chính sách kinh tế tác động đến. Nghiên cứu những tác  Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ 

động kinh tế và văn hoá. của việc mở rộng du lịch đối với người dân bản. địa cũng như  với các hệ sinh thái. “Indigenous Ecotourism: Sustainable Development and  Management” [66], các điểm du lịch sinh thái do người bản địa sở hữu và điều hành,  mang lại lợi ích cho các cộng đồng bản địa, gắn vào đó xem xét những tác động của  việc phát triển du lịch tới kinh tế, xã hội và môi trường xung quanh điểm du lịch nói  riêng và của vùng du lịch nói chung. “Sustainable Tourism in Protected Area:  Guidelines For Planning And Management” [88] hỗ trợ các nhà quản lý khu vực và  các bên liên quan khác. trong việc lập kế hoạch và quản lý các khu vực được bảo tồn,  dựa trên nhiều nghiên cứu. và kinh nghiệm thực tế về các khu bảo tồn. Các khu bảo  tồn cần du lịch và du lịch cần các khu bảo tồn. Thách thức chính là tính bền vững – cách các khu bảo tồn. có thể được quản lý hiệu quả để phát triển du lịch, đồng thời  đảm bảo giá trị tự nhiên của chúng – tài sản thu hút khách du lịch – được bảo vệ cho  các thế hệ tương lai. Mặc dù mối quan hệ giữa phát triển du lịch. theo hướng bền vững  và các khu bảo tồn là phức tạp, đôi khi gây bất lợi. Nhưng du lịch hướng tới bền vững  luôn. là một thành phần quan trọng để xem xét trong việc thành lập. và quản lý các khu  bảo tồn, đòi hỏi sự quản lý rõ ràng và. hợp tác chặt chẽ ở tất cả các cấp, đặc biệt là  giữa ngành du lịch. với nhau và với cơ quan Chính phủ. 

Yang, Ye và Yan (2011) [95] cho rằng lực lượng lao động du lịch được đào tạo  bài bản, làm việc chuyên nghiệp và đáp ứng được yêu cầu. của khách du lịch sẽ góp  phần đem lại cho du khách sự hài lòng. và phát triển du lịch sẽ ngày càng hiệu quả.  Tập thể tác giả cũng phân tích vai trò của cơ sở hạ tầng. thông qua sự phát triển của  giao thông vận tải là. một trong những điều kiện tiên quyết cho sự lớn mạnh. của hoạt  động phát triển du lịch một địa phương. Một điểm đến dù hấp dẫn đến mấy nếu không  có. đầy đủ cơ sở vật chất về giao thông cho du khách tiếp cận. địa điểm ấy thì cũng thu  hút được nhiều khách du lịch. Các tác giả đã sử dụng tổng số dặm đường bộ, tổng số dặm đường sắt. và tổng số dặm khai thác trong hàng không dân dụng của Tứ Xuyên  (Trung Quốc) để định lượng ảnh hưởng của các yếu tố trên. đến với tổng thu nhập từ hoạt động du lịch quốc tế của tỉnh này. Báo cáo của WEF (2011) [94] lại sử dụng số 

lượng lượt cất cánh của các. chuyến bay quốc tế và nội địa của các hãng hàng không  được. phép hoạt động trong một nước hay số lượng hãng. hàng không đang hoạt động  và một số chỉ tiêu khác để đại diện. cho cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của một quốc  gia. 

WEF (2011) [93] nhắc đến vai trò của dịch vụ phụ trợ trong phát triển du lịch.  Du lịch quốc tế là một trong những hoạt động. chứa đựng nhiều rủi ro cho con người  vì khi sang một nơi khác du lịch, họ tạm thời rời xa môi trường cư trú thường xuyên  của mình. Khi ấy, những khác biệt về điều kiện sinh sống, thời tiết, khí hậu… có thể 

gây ra những tác động ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Vì thế tương tự như vấn đề 

an ninh, vệ sinh và y tế ở điểm đến cũng là một. trong những yếu tố được quan tâm  hàng đầu. Bên cạnh đó viễn thông góp phần nối liền. hoạt động liên lạc giữa nhiều  nước với nhau. Đây cũng là nhân tố quan trọng giúp hoạt động thu hút. khách du lịch  quốc tế trở nên hiệu quả. Khadaroo và Seetanah (2007) đề cập đến cơ sở hạ tầng trong  phát triển du lịch. Cơ sở hạ tầng du lịch càng tốt càng chứng tỏ. sức chứa đối với khách  du lịch của địa phương đó càng cao. Chính vì vậy, sự phát triển của nhân tố này tạo điều  kiện cho sự tăng. lên về mặt hiệu quả của hoạt động thu hút khách du lịch. của địa phương  đó. 

Phutsady Phanyasith (2016) nghiên cứu vai trò chính sách của nhà nước đối với  hoạt động phát triển du lịch. Nghiên cứu nhấn mạnh vai trò quản lý nhà nước thông  qua việc sử dụng pháp luật tác động vào các chủ thể, đối tượng liên quan trong du lịch.  S. Medlik (1995) cho rằng, quản lý nhà nước đối với du lịch là nhân tố quan trọng  trong phát triển du lịch, cần kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế, chính trị, xã hội. Các kết  hợp này cần đặt trong những điều kiện, khuôn khổ nhất định phù hợp với các kế hoạch, định hướng, mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn. Xây dựng chính sách phục  vụ phát triển du lịch đòi hỏi có sự tham gia của toàn ngành du lịch, doanh nghiệp du  lịch, cộng đồng dân cư. Để nâng cao hiệu quả quản lý. nhà nước “đối với hoạt động  kinh doanh du lịch trong thời kỳ hội nhập, Xu Xeng (2015) cho rằng: công tác ban hành  và. thực hiện pháp luật về du lịch cần được khắc phục từ. khâu ban hành văn bản quy  phạm pháp luật nói chung; tổ chức bộ máy nhà nước về du lịch cần được kiện toàn, ổn  định nhanh chóng; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính. sách phát triển  du lịch cần chú trọng đến công tác. đào tạo nguồn nhân lực du lịch; công tác thanh tra,  kiểm tra và xử lý vi phạm. trong hoạt động kinh doanh du lịch cần hướng. đến việc làm  trong sạch. môi trường du lịch và. áp dụng công nghệ thông tin trong hệ thống quản lý  du lịch.” 

1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước 

1.2.1 Về nội hàm phát triển du lịch theo hướng bền vững 

Có rất nhiều công trình trong nước nghiên cứu PTDLBV. Hầu hết các tác giả đều tiếp cận theo khái niệm “PTDLBV là hoạt động khai thác. có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các. nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan  tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi. vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn. và  tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa. để phát triển hoạt  động du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao  mức sống của cộng đồng địa phương” (Phạm Trung Lương 2002) [23]. 1.2.2 Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch theo hướng bền vững 

Phát triển du lịch trong những thập kỉ qua ở Việt Nam đã được chú trọng khắp  các vùng, miền khác nhau trên cả nước. “Chủ trương và giải pháp đẩy mạnh phát triển  

du lịch Miền Trung – Tây Nguyên” [44], “Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020  đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế” [29] “nêu lên các chỉ tiêu đo lường, đánh  gia về phát triển du lịch luôn là yếu tố xem xét đầu tiên đối với điểm du lịch. thông qua  lượng khách và thu nhập từ du lịch; cơ sở vật chất cho du lịch; khai thác tài. nguyên du  lịch, phát triển các loại hình sản phẩm du lịch. Kết hợp đánh giá về. tổ chức không  gian lãnh thổ, công tác xúc tiến, quảng bá liên kết; đầu tư phát triển du lịch; đào tạo,  bồi dưỡng phát triển. nguồn nhân lực và cơ chế, chính sách, quản lý nhà nước về du  lịch.” “Cơ sở khoa học phát triển du lịch đảo ven bờ vùng du lịch Bắc Trung Bộ” [25],  hướng phát triển du lịch vào điểm du lịch đặc thù, riêng biệt hơn so với những điểm du  lịch khác nên cần phải có những nghiên cứu khoa học, bên cạnh tình hình kinh tế – xã  hội cần gắn với an ninh quốc phòng ở vùng ven biển Bắc Trung Bộ và trong EWEC  (Hợp tác phát triển kinh tế – du lịch Hành lang kinh tế Đông -Tây). “Hiện trạng và giải  pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ” [14]phát triển khu du lịch biển quốc gia, nêu khái niệm mới về sản phẩm du lịch. của khu  du lịch biển quốc gia, khẳng định đó là tập hợp tất cả các. cảm xúc đơn lẻ đem lại cho  du khách ấn tượng đặc trưng nhất” về một khu du lịch biển. “Phát triển kinh tế du lịch  ở vùng du lịch Bắc Bộ và tác động của nó tới quốc phòng – an ninh” [34], “những đặc  điểm cơ bản của kinh tế du lịch, thực trạng kinh tế du lịch ở vùng Bắc Bộ trong mối  quan hệ với củng cố quốc phòng an ninh. Phát triển du lịch gắn với tăng cường củng  cố quốc phòng an ninh trong thời gian trong điều kiện hội nhập sâu rộng. Gắn  PTDLBV theo các nguyên tắc: khai thác và sửu dụng tài nguyên, giảm thiểu những tác  định tiêu cực ra môi trường như chất thải, xả rác; sản phẩm du lịch đa dạng phù hợp  với quy hoạch, chiến lược; có vai trò đóng góp của cộng đồng dân cư địa phương như  góp ý kiến, cùng tham gia vào các hoạt động chung; nâng cao nhận thức của cộng  đồng trong các hoạt động, quảng bá xúc tiến du lịch cũng như nghiên cứu khoa học  cho phát triển du lịch.” 

“Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển khu du lịch” [30] là các  giải pháp cụ thể trong từng điều kiện, điểm du lịch khác nhau trên nền tảng tác động  của các nhân tố khách quan như hội nhập, toàn cầu hóa và vị thế của quốc gia trên bản  đồ Thế Giới. Cơ sở khoa học và giải pháp PTDLBV ở Việt Nam” [2]; “Vai trò của  chính quyền địa phương cấp tỉnh trong PTDLBV Ninh Bình” [9]; “Phát triển du lịch  tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững” [54] “hướng sự phát triển du lịch  hài hòa, hợp lý giữa các mục tiêu hướng tới bền vững. Nhưng phát triển du lịch theo  hướng bền. vững là không tách rời việc tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trưng, độc  đáo, chất lượng gắn với sự hài lòng, thỏa mãn nhu cầu. của khách du lịch và lợi ích  kinh tế, xã hội, môi trường, tài nguyên của điểm du lịch. Hội nhập sâu rộng ở tất cả các lĩnh vực, với tất cả quốc gia đã tác động không nhỏ. tới phát triển kinh tế nói  

chung, phát triển du lịch nói riêng. Nghiên cứu các tiêu chí, nhân tố tác động nhưng  đặt trong điều kiện hội nhập và. toàn cầu hóa trong một vùng du lịch cụ thể.” Có sự thống nhất về vai trò của bền vững. du lịch đối với kinh tế đó là hiệu quả kinh tế mà. ngành du lịch mang lại, sự ổn định xã hội và môi trường trong sạch bền vững. “Phát  triển bền vững du lịch tỉnh Ninh Bình trong điều kiện hiện nay” [13], “xây dựng bộ tiêu chí đánh giá. phát triển bền vững du lịch của một địa phương cấp tỉnh. Nhấn mạnh  vai trò và sự tham gia của các. bên phát triển bền vững du lịch trong điều kiện hiện  nay.” 

“Tụ chung lại, tiêu chí đánh giá phát triển du lịch theo hướng bền vững. vẫn bao  gồm sự ổn định trong tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng cuốc sống và công  bằng xã hội, tài nguyên thiên nhiên được sử dụng, khai thác hiệu quả, bảo tồn những  giá trị truyền thống và chất lượng môi trường. Quan điểm chủ đạo phát triển bền vững  du lịch. hướng tới sự hài hòa của những mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường trong khi  ngày càng phải tăng. cường khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, sự cân bằng. này có thể thay đổi theo thời gian, những quy tắc xã hội, các điều kiện đảm  bảo môi trường sinh thái. và sự phát triển của khoa học công nghệ. thay đổi cân bằng  đó thay đổi theo.” 

1.2.3 Các nhân tố tác động đến phát triển du lịch và du lịch theo hướng bền vững Có một số công trình đã nghiên cứu và phân tích. về những nhân tố ảnh hưởng  tới phát triển bền vững du lịch: “Du lịch bền vững” [15]; “PTDLBV ở Vườn Quốc gia  Phong Nha – Kẻ Bàng” [12]. “Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong  PTDLBV tỉnh Ninh Bình” [9], “Quản lý nhà nước địa phương đối với PTDLBV tại  một số tỉnh miền trung Việt Nam” [48]. Các tác giả đã phân tích vai trò của cơ quan  quản lý. nhà nước về du lịch đặc biệt là các khâu thanh tra kiểm tra, do tính chất đặc  trưng của ngành du lịch. Từ đó các giải pháp phát triển được. nhiều đề tài đưa ra, mỗi  giải pháp mang tính đặc trưng của vùng, miền, giải pháp cho quản lý nhà nước của  từng phạm vi đề tài nghiên cứu. “Cơ sở khoa học và giải pháp PTDLBV ở Việt Nam”  [2] nghiên cứu phát triển bền vững từ bối cảnh thực trạng phát triển du lịch của nước  ta trong suốt thập kỉ 90 của thế kỷ trước. Tác giả tập trung nghiên cứu phát triển bền  vững dưới góc độ môi trường. du lịch và khai thác sử dụng tài nguyên; từ đó đề xuất  mô hình nghiên cứu PTDLBV cụ thể cho từng khu vực. “Du lịch bền vững” [15], cần  có “Cẩm nang về PTDLBV” [45], “Giải pháp PTDLBV vùng Tây Nguyên” [11] nhấn  mạnh vai trò của hợp tác, liên kết trong PTDLBV. Xác định sự đóng góp, nội dung của  các bên tham gia vào hợp tác, liên kết trong hoạt động PTDLBV. “Giải pháp quản lý  và khai thác du lịch sinh thái ở các Vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền  vững (nghiên cứu điểm Vườn quốc gia Cúc Phương)” [19], xây dựng mô hình phát  triển du lịch sinh thái bền vững cho các. Vườn quốc gia nhằm đảm bảo tạo cơ chế phối  

hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan trong. việc tổ chức quản lý và khai thác tài nguyên  du lịch của vườn quốc gia. Các quốc gia, lãnh thổ đa dạng về dân tộc, truyền thống xã  hội, văn hóa, lịch sử, tôn giáo, và đặc biệt khác nhau về mức sống, phúc lợi xã hội dẫn  đến nhận thức về các vấn đề sẽ khác nhau. Và sự khác biệt thường xuyên vận động  theo nhiều chiều hướng tăng giảm khác nhau. Do vậy, các chỉ tiêu đánh giá PTBV  cũng. phụ thuộc và những yếu tố này khá lớn. Các công trình nghiên cứu về phát triển  du lịch. bền vững trong điều kiện cụ thể hiện nay “Nghiên cứu PTDLBV tỉnh Quảng  Ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu” [32], “Phát triển bền vững du lịch vùng duyên  hải Đông Bắc trong bối cảnh hội nhập” [1] đã nghiên cứu các nhân tố tác động đến  phát triển du lịch tỉnh vùng trong bối cảnh biến đổi khí hậu.  

“Trên cơ sở lý thuyết về du lịch, du lịch sinh thái và phát triển bền vững, đồng  thời. phân tích ảnh hưởng của cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đến PTDLBV ở Việt  Nam. Cùng với những nghiên cứu trước đây, tác giả Bùi Thanh Toàn (2018) [43] đưa  ra mô hình nghiên cứu đề xuất về. phát triển bền vững trong môi trường AEC cho tỉnh  Phú Yên. 

– Các yếu tố bên ngoài: Nguy cơ khủng hoảng kinh tế; tình hình an ninh chính  trị của một số nước trong khu vực có nhiều bất ổn; biến đổi khí hậu và thiên tai… tác  động tiêu cực đến phát triển du lịch. Hơn nữa, trình độ phát triển kinh tế không đồng  đều. giữa các nước trong khu vực và tồn tại quá nhiều cơ chế hợp tác cũng là một rào  cản. Đa phần khách quốc tế chỉ. có nhu cầu đi du lịch 1 nước, do đó việc hình thành thị trường du lịch chung ASEAN còn nhiều khó khăn.  

– Chịu sự tác động mạnh. hơn từ quá trình hội nhập, trong khi đó lợi thế bảo hộ của các. doanh nghiệp trong nước dần loại bỏ, khả năng chống chọi với cạnh tranh  kém, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp lữ hành.  

– Chịu sự cạnh tranh gay gắt về nguồn. nhân lực du lịch với các nước trong khu  vực, khi mà các nước ASEAN đang xem xét vấn đề hướng dẫn viên của một nước có  thể hành nghề tại nước khác.  

– Nguy cơ chậm trễ trong việc ban hành các văn bản, quy định pháp luật sẽ dẫn  đến. những bất lợi trong quá trình hội nhập du lịch AEC.  

– Thách thức trong việc quản lý và ứng phó với. khủng hoảng xảy ra trong việc  phát triển du lịch, nhất là liên quan yếu tố nước ngoài. Kinh nghiệm và sự chuyên nghiệp  trong. làm du lịch của Việt Nam còn hạn chế so với một số nước khác ở khu vực.  

– Nguy cơ mất đi tính bền vững trong phát triển du lịch, do lượng khách du lịch  tăng nhanh kết hợp với. đầu tư mạnh vào các khu vực có khả năng. phát triển du lịch  sinh thái, rất dễ dẫn đến mất cân bằng sinh thái. nếu không được kiểm soát, quản lý  chặt chẽ. 

Hình 1. 3 Mô hình nghiên cứu đề xuất 

Nguồn: Bùi Thanh Toàn (2018) 

Sau khi tổng hợp tình hình nghiên cứu ở nước ta trong thời gian qua, luận án rút  ra những nhận định sau: 

– Du lịch là ngành có vị trí quan trọng, trung tâm phát triển kinh tế của nhiều  quốc gia và của hệ thống ngành kinh tế quốc dân. Do vậy, nhiều cá nhân (nhà khoa  học, nhà quản lý, người dân) và các tổ chức đều quan tâm nghiên cứu. Ở Việt Nam  chủ đề PTBV nói chung và du lịch nói riêng bắt đầu được nghiên từ những năm 90, và  đến nay trở nên khá phổ biến. Không những thế, sau khi mở cửa và hội nhập với thế  giới từ những năm 90, du lịch Việt Nam là chủ đề hấp dẫn của nhiều đề tài nghiên cứu  trong và ngoài nước trong giới khoa học. Phát triển du lịch theo hướng bền vững  không chỉ là. định hướng nghiên cứu, phát triển trên thế giới mà cũng là tâm điểm  nghiên cứu. của các nhà khoa học trong nước. Hiện nay các công trình nghiên cứu về  phát triển. du lịch bền vững ở Việt Nam khá đa dạng từ. sản phẩm du lịch, điểm du  lịch, khu bảo tồn, vùng du lịch. 

– Các công trình nghiên cứu về du lịch, phát triển du lịch giải quyết nhiều. vấn  đề từ lý luận chung về du lịch, đến kiến thức thực tế về thị trường du lịch. và từ đó có  các phương hướng phát triển du lịch phù hợp với Việt Nam. 

– Nghiên cứu trong nước hay nước ngoài. đều nêu nội dung phát triển du lịch theo  hướng bền vững đều xoay quanh 3 góc độ: Kinh tế, xã hội, môi trường. Mỗi góc độ có thể  đóng vai trò. quan trọng khác nhau trong từng giai đoạn, thời kỳ của quá trình phát triển,  phù hợp với chủ trương. và chính sách của quốc gia, địa phương du lịch.” 

1.3 Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu 

1.3.1 Đánh giá chung 

Thứ nhất, xác định được những vấn đề cơ bản về du lịch, phát triển du lịch, du  Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ 

lịch bền vững, nội hàm liên quan đến PTBV du lịch; khái niệm PTBV, PTDLBV, quản  lý du lịch… Có rất nhiều quan điểm khác nhau về nội dung. này kể cả trong nước và  quốc tế. 

Thứ hai, xu hướng chung là phát triển du lịch theo hướng. bền vững ở các quốc  gia trên thế giới hiện nay. Có nhiều kinh nghiệm khác nhau với mục tiêu. phát triển du  lịch theo hướng bền vững. của một số địa phương ở Việt Nam và các nước trên thế giới. 

Thứ ba, đã phân tích, đánh giá tính hệ thống và tính bền vững của du lịch. Vai  trò của phát triển. du lịch bền vững đối với sự phát triển của đất nước, của vùng, của  địa phương. 

Thứ tư, thực trạng về phát triển du lịch theo hướng bền vững. ở một số tỉnh của  Việt Nam như Lào Cai, Phong Nha Kẻ Bàng, vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình),  của các vùng du lịch Đông Bắc Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ được nghiên cứu phân  tích sâu. 

Thứ năm, một số giải pháp PTBV du lịch được đưa ra: Quy hoạch, quản lý và  tổ chức thực hiện quy hoạch du lịch; đa dạng hoá các sản phẩm du lịch; đầu tư phát  triển du lịch; những cơ chế chính sách thu hút, nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư để phát triển du lịch; nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực du lịch.” 1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu 

“Vấn đề phát triển du lịch theo hướng bền vững ở các tỉnh lân cận như Ninh  Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội được nghiên cứu ở rất nhiều công trình. Với  mỗi công trình đều có cách tiếp cận khác nhau về phương pháp, tiêu chí. Trong điều  kiện hiện nay, khi các tỉnh đã và đang hướng đến khai thác các loại hình du lịch để 

thúc đẩy kinh tế địa phương thì chiến lược, mục tiêu cho du lịch đã có nhiều thay đổi.  Tiềm năng du lịch được khai thác, cùng với sự thay đổi của thị trường du lịch, đối  tượng khách du lịch, cách thức trong quản lý lịch nên liên kết. và hợp tác trong phát  triển du lịch đều được các địa phương hướng. tới và triển khai trong thời gian qua.  Đánh giá phát triển du lịch theo hướng bền vững ở các tỉnh Ninh Bình, Nam Định,  Thái Bình dựa trên các tiêu chí, nhân tố tác động chưa có công trình nào đề xuất. Trên  cơ sở tổng quan. các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch và PTDLBV, luận án  tập trung vào các vấn đề: 

Một là, làm rõ vấn đề lý luận về phát triển du lịch. và phát triển du lịch theo  hướng bền vững. trong bối cảnh trong nước và quốc tế. Các tiêu chí đánh giá và các  nhân tố. tác động đến phát triển du lịch theo hướng bền vững. 

Hai là, kinh nghiệm PTDLBV ở một số vùng, lãnh thổ và các nước trên thế giới, đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm. phát triển du lịch theo hướng bền  vững. cho các tỉnh phía nam ĐBSH. 

Ba là, xây dựng và đánh giá theo tiêu chí phát triển du lịch. theo hướng bền vững cho các tỉnh 

Bốn là, nghiên cứu thực trạng và đánh giá các nhân tố. tác động đến du lịch  theo hướng bền vững. Rút ra được những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những  tồn tại từ đó tập trung nghiên cứu, đưa ra các giải pháp cụ thể phát triển du lịch cho  vùng theo hướng bền vững; phù hợp với Hiến chương Bảo vệ Di sản Thế giới của Liên  hợp quốc. 

Với các vấn đề đặt ra như vậy, nghiên cứu sinh sẽ xác định bối cảnh, định  hướng và giải pháp nhằm phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐBSH theo hướng bền  vững, góp phần vào sự phát triển KT – XH của vùng ĐBSH nói riêng và vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ nói chung.” 

Tiểu kết chương 1 

– Phát triển du lịch là đề tài được rất nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, các tổ  chức trên Thế giới cũng như ở nước ta quan tâm nghiên cứu. 

– Có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến du lịch, phát triển du lịch và  PTDLBV và xác định PTDLBV là xu hướng ở các quốc gia trên thế giới hiện nay. – Nhiều khái niệm, tiêu chí để đánh giá phát triển bền vững từ đó các giải pháp  PTBV du lịch được đưa ra: Quy hoạch, quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch du  lịch; đa dạng hoá các sản phẩm du lịch; đầu tư phát triển du lịch; những cơ chế chính  sách thu hút, nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư để phát triển du lịch; nâng cao hiệu  quả sử dụng các nguồn lực du lịch. Và tất cả các giải pháp đều hướng tới mục tiêu  PTDLBV, tạo công ăn việc làm cho người dân, bảo vệ tài nguyền môi trường và bảo  tồn các giá trị văn hóa – xã hội. 

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO  HƯỚNG BẾN VỮNG 

2.1 Cơ sở lý luận về du lịch 

2.1.1 Khái niệm  

Trong cuộc sống của mình, mỗi người đều có những nhu cầu nhất định. Những  nhu cầu đó có thể được đáp ứng. ngay tại nơi ở (hay nơi cư trú) của bản thân họ,  nhưng cũng có không ít nhu cầu chỉ có thể được. thỏa mãn ngoài nơi ở thông qua các  cách thức tổ chức thực hiện khác nhau. Một trong số cách thức tổ chức đó là một  người hoặc nhóm người thực hiện những chuyến đi du lịch. Nhưng từ thế kỷ XIX, du  lịch được coi là dành cho tầng lớp giàu có, quý tộc. Khi đó, mọi người xem du lịch  như là một hiện tượng xã hội làm phong phú thêm cuộc sống và sự nhận thức của con  người.  

Du lịch manh nha xuất hiện từ thời kỳ Ai Cập và Hy lạp cổ đại thông qua các  chuyến đi gặp gỡ, buôn bán của các nhà chính trị và thương gia. Các chuyến đi đó là  do nhu cầu. về kinh tế và lợi ích của từng cá nhân nên họ tổ chức một cách ngẫu hứng.  Sang thời kỳ văn minh La mã, nhu cầu du lịch có mục đích hơn và các ngôi đền nổi  tiếng là mục đích tham quan của người La mã khi họ tổ chức các chuyến đi chơi hoặc  công việc. Hướng đến của họ là Kim tự tháp ở Ai Cập, hay các ngôi đền ở Địa Trung  Hải. Đến thời kỳ phong kiến, khi mà lễ hội, công trình vui chơi được tổ chức và xây  dựng nhiều, con người lúc này làm việc luôn hướng vào các hoạt động được tổ chức  trong tháng, trong năm. Các tầng lớp vua chúa, quan lại, địa chủ ưa thích hoạt động lễ hội, ngắm cảnh, giải trí, đến các khu vực có giá trị chữa bệnh và phục hồi sức khoẻ;  còn người dân lao động lại ưa thích tổ chức, tham gia các lễ hội dân gian, tế lễ phục vụ mùa màng. Bước sang thời kỳ cận đại, thời kỳ hưng thịnh, giàu có của tư bản và giới  quý tộc nên phần lớn thị trường du lịch là đáp nhu cầu của họ. Và kinh doanh du lịch  đã cơ bản hình thành nhưng chủ yếu ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Với đà  phát triển đó, ngày nay du lịch đã trở thành một xu thế tất yếu, phổ biến và là ngành  kinh tế hàng đầu ở nhiều quốc gia, nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trở nên giàu có và  thay đổi nhờ vào phát triển du lịch. 

Qua nghiên cứu các định nghĩa về du lịch từ trước tới nay có thể thấy mỗi định  nghĩa về du lịch gắn với một giai đoạn lịch sử thể hiện trình độ phát triển của ngành ở giai đoạn đó. “Sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động làm cho du  lịch trở thành một hoạt động kinh tế. Du lịch với tư cách là một ngành kinh tế thực sự xuất hiện giữa thế kỷ XIX.” [10]. Tuy nhiên, hiện nay nội dung về du lịch vẫn được  hiểu theo nhiều hướng khác nhau cả trong nước và ngoài nước. Sau đây là một số khái  niệm về du lịch:  

Định nghĩa đầu tiên về du lịch vào năm 1811 tại Anh như sau “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của (các) cuộc hành trình với mục đích giải trí. Ở đây sự giải trí là động cơ chính” [10, tr13]. 

Tháng 6/1991, định nghĩa về du lịch “Du lịch là hoạt động của con người đi tới  một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình), trong một  khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước,  mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong  phạm vi vùng tới thăm”. [10, tr15] được đưa ra tại hội nghị quốc tế về thống kê du lịch  tổ chức tại Otawa (Canada). 

Theo nhà kinh tế học người Mỹ, Michael Coltma “Du lịch là sự kết hợp và tương  tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung  ứng dịch vụ, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch” [10, tr15]. 

Sau khi đã nghiên cứu và tập hợp các ý kiến về du lịch, định nghĩa về du lịch  trong giáo trình kinh tế du lịch của trường Đại học Kinh tế quốc dân phục vụ cho  chuyên ngành kinh doanh du lịch như sau “Du lịch là một tập hợp các hoạt động tích  cực của con người nhằm thực hiện một dạng hành trình, là một công nghiệp liên kết  nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch…Du lịch là cuộc hành trình mà một bên  là người khởi hành với mục đích đã được chọn trước và một bên là các công cụ làm  thỏa mãn nhu cầu của họ.” [10, tr14]. 

Một số quan điểm về du lịch khác “Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm  các hoạt động tổ chức hướng dẫn, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những  doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu đi lại, lưu trú, ăn uống… và các nhu cầu  khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích chính trị, kinh tế – xã hội  thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp.”[9,tr 17]. Điều 3 – Luật  du lịch Việt Nam năm 2017 [33] “Du lịch các hoạt động có liên quan đến chuyến đi  của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên  tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài  nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”. 

“Từ những khái niệm trên, nhận thấy rằng du lịch là một hoạt động đa dạng,  đặc thù, liên quan đến nhiều đối tượng như khách du lịch, phương tiện giao thông,… và  nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội khác nhằm đem lại các lợi ích về kinh tế, chính trị, xã hội  cho các quốc gia, địa phương. Tuy nhiên sự tác động của hoạt động du lịch đến các địa  phương, vùng lãnh thổ và các quốc gia còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cơ chế chính sách phát triển du lịch, loại hình du lịch, sản phẩm du lịch và các tài nguyên du  lịch của từng vùng.” 

2.1.2 Đặc điểm du lịch 

“Thứ nhất, Du lịch là ngành phụ thuộc vào tài nguyên du lịch. Bất cứ một du  khách nào, với động cơ và hình thức du lịch. ra sao thì yêu cầu có tính phổ biến phải  đạt được đối với họ là được tham quan, vui chơi giải trí, tìm hiểu thưởng thức các giá  trị về thiên nhiên, lịch sử, văn hoá, xã hội …của một xứ sở. Đó là các bãi biển đầy ánh  nắng, các thác nước, các núi non hang động kỳ thú, các giống loài động thực vật quý  Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ 

hiếm, các thành quách lâu đài, các đền chùa với nhiều kiến trúc cổ và những ngày lễ hội; các trung tâm kinh tế, văn hoá lớn; các rừng quốc gia, các khu di tích… Tài nguyên du lịch có loại do tự nhiên tạo ra nhưng có loại do quá trình phát  triển. lịch sử qua nhiều thế hệ của con người tạo ra. Đây chính là cơ sở khách quan để. hình thành nên các tuyến, điểm du lịch nhằm định hướng, phát triển du lịch của mỗi  vùng, mỗi quốc gia. 

Thứ hai, du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp. phục vụ nhu cầu tiêu dùng đa  dạng của khách du lịch. Những người đi du lịch dù thuộc đối tượng nào và với nguồn  tiền. của cá nhân hay tập thể thì trong thời gian đi du lịch, mức tiêu dùng của họ thường cao hơn. so với tiêu dùng bình quân của đại bộ phận dân cư. Chưa kể một bộ phận lớn. khách du lịch quốc tế là các tầng lớp thượng lưu: những thương gia, những  nhà kinh doanh, trí thức, chính khách… giàu có. Vì vậy ngành du lịch, phải là một  ngành kinh doanh. tổng hợp phục vụ cho các nhu cầu về nghỉ ngơi, đi lại, ăn uống,  tham quan, giải trí, mua hàng và các dịch vụ khác của khách sao cho vừa thuận tiện, an  toàn,vừa sang trọng, lịch sự và có khả năng đáp ứng các nhu cầu dịch vụ ở mức độ cao  cấp. 

Thứ ba, du lịch là ngành ngoài kinh doanh và dịch vụ ra còn phải. bảo đảm nhu  cầu an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội cho du khách, cho địa phương và các  nước đón nhận du khách. Mỗi địa điểm khách du lịch đến. cần phải huy động nhiều  lực lượng, cơ sở vật chất để phục vụ từ việc đảm bảo chỗ ăn, ở, vệ sinh an toàn thực  phẩm còn đến cả an ninh, trật tự xã hội. Vì vậy cần sự đầu tư đồng bộ và phối hợp. liên  ngành thật nhịp nhàng và hiệu quả. 

Thứ tư, ngành du lịch là một ngành kinh tế – xã hội – dịch vụ có nhiệm vụ phục  vụ. nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động  chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các dạng nhu cầu khác. Như vậy đây là  một ngành đặc biệt có nhiều đặc điểm. và tính chất pha trộn nhau tạo thành một tổng  thể rất phức tạp. Hoạt động của ngành du lịch vừa mang đặc điểm. của một ngành kinh  tế, vừa mang đặc điểm của một ngành văn hoá – xã hội.” 

2.2 Phát triển du lịch theo hướng bền vững 

2.2.1 Phát triển bền vững 

“Năm 1987, vấn đề liên quan giữa môi trường với phát triển được hội nghị của  WCED đề cập chính thức. Nhà kinh tế học Brundtland đã đưa ra một bản báo cáo đó là  Tương lai. chung của chúng ta thể hiện được những nhận biết, quan điểm vai trò của  môi trường đến phát. triển kinh tế và các vấn đề xã hội của mỗi quốc gia và vùng lãnh  thổ khác nhau. Trong quá trình tăng tốc cho nền kinh tế, mỗi quốc gia đều có mục. tiêu  lớn nhất đó là cải thiện chất lượng cuộc sống (cả vật chất lẫn tinh thần) cho người dân.  Tuy nhiên, để làm được điều đó cần phải thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động kinh tế phát  triển nhưng đánh đổi lại là nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, môi  trường bị ô nhiễm, hệ sinh thái bị hủy hoại. Nguồn tài nguyên thiên nhiên mà chúng ta

cạn kiệt và nguy hiểm hơn là khiến cho môi trường sống chịu những tổn thương nặng  nề. Và người chịu tác động trực tiếp chính là thế hệ tương lại của chúng ta, con cháu  chúng ta. Từ nhận thức đó khái niệm về PTBV xuất hiện và là chủ đề ngày càng nóng  trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay. Chủ đề PTBV được quan tâm ở tất cả 

các quốc gia trên thế giới từ các nước phát triển, các nước đang phát triển, là kim chỉ nam định hướng phát triển trong kế hoạch và đường lối phát triển của quốc gia.  Dưới cách tiếp cận khác nhau có rất nhiều khái niệm PTBV được các nhà  nghiên cứu, quản lý đưa ra. Theo IUCN đưa ra vào năm 1980 thì PTBV phải cân nhắc  đến hiện trạng khai thác các nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo, đến các điều  kiện thuận lợi cũng như khó khăn trong việc tổ chức các kế hoạch hành động ngắn hạn  và dài hạn đan xen nhau. Khái niệm này tập trung nhấn mạnh đến việc khai thác và sử dụng tài nguyên nhưng chưa đưa ra cách nhìn đầy đủ về PTBV. Khái niệm do UNCED đưa ra năm 1987 được sử dụng phổ biến hơn, PTBV thỏa mãn những nhu. cầu của  hiện tại nhưng không làm giảm khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai.” Tại Rio de Janeiro (Brazin) năm 1992, hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc  về PTBV được tổ chức khái niệm PTBV được đề cập, đến lần tổ chức năm 1997 các  nhà khoa học đã bổ sung thêm các quan niệm về PTBV. Theo đó, Phát triển bền vững được hình. thành trong sự hòa nhập, đan xen và thỏa hiệp của 3 hệ thống tương tác là  hệ. tự nhiên, hệ kinh tế. và hệ văn hoá – xã hội. Theo quan điểm này, PTBV là sự tác  động và phụ thuộc lẫn nhau của ba yếu tố là kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trường tự nhiên. Sự tương tương giữa ba hệ thống này đòi hỏi cân bằng, “không vì sự ưu tiên  phát triển của hệ này mà gây ra sự suy thoái, tàn phá đối với hệ khác” [55]. Thông điệp của hội nghị: PTBV không chỉ ưu tiên tăng trưởng kinh tế mà có điểm tựa là bền vững cả về môi trường – tự nhiên, văn hoá – xã hội. PTBV giống chiếc kiềng ba chân, ba  chân này cụ thể là: 

“- Sự bền vững về kinh tế: Tạo nên sự tăng trưởng và sung túc cho cộng đồng  dân cư và các doanh nghiệp kinh tế nhằm đạt được kết quả và hiệu quả cao. Vấn đề cốt  lõi là sự tồn tại và phát triển của các đơn vị kinh tế ổn định và lâu dài. 

– Sự bền vững văn hóa – xã hội: các cá nhân, dân tộc, tôn giáo luôn luôn được  tôn trọng và bình đẳng. Quyền lợi được đảm bảo công bằng, xóa đói giảm nghèo được  chú trọng. Tôn trọng các giá trị văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền. Các di tích  được bảo tồn, tồn tạo và gìn giữ đúng giá trị của nó. 

– Sự bền vững về môi trường: nguồn tài nguyên khai thác, phân bổ và sử dụng  đúng mức; hạn chế đến mức tối thiểu sự ô nhiễm môi trường, bảo tồn sự đa dạng sinh  học và các tài sản thiên nhiên khác.” 

Hội nghị về PTBV trên thế giới diễn ra trong các năm tiếp theo, mỗi lần tổ chức  đều nhắc lại và xác định các mục tiêu mà PTBV hướng tới. Cụ thể, năm 2002, hội nghị thượng đỉnh thế giới về PTBV đã nhắc lại các mục tiêu xã hội và môi trường được 

phản ánh trong “Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và CTNS 21” (Chương trình nghị  sự). Năm 2012, hội nghị cấp cao. của Liên hợp quốc về PTBV đề cập đến vấn đề chính  trị tác động đến PTBV, đặt ra những mục tiêu PTBV cần xây dựng chung cho tất cả quốc gia. Bắt đầu từ tháng 9/2013, những mục tiêu PTBV bắt đầu được triển khai bằng  những đàm phán của các chính phủ về CTNS mới dùng cho từ năm 2015 với bộ 17  mục tiêu và 169 chỉ tiêu PTBV. Tại kỳ họp lần thứ 70 vào tháng 9/2015 vào tháng  9/2015, 154 quốc gia thành viên của đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua chương  trình nghị sự PTBV đến năm 2030. Chương trình gồm 17 mục tiêu PTBV, trong đó có  một số. mục tiêu quan trọng như xóa đói nghèo, bảo vệ hành tinh, đảm bảo thịnh  vượng chung cho tất cả. CTNS 2030. dựa trên CTNS 21 về PTBV và các “mục tiêu  phát triển Thiên niên kỷ” (MDGs).  

2.2.2 Phát triển du lịch theo hướng bền vững 

2.2.2.1 Khái niệm phát triển du lịch theo hướng bền vững 

PTDLBV và PTBV có mối quan hệ khăng khít, bổ sung cho nhau. Cả hai khái  niệm PTBV và PTDLBV đều liên quan đến tài nguyên – môi trường… Môi trường ở đây được hiểu rất rộng bao gồm từ tự nhiên, kinh tế, văn hóa, đến chính trị và xã hội,  do vậy là yếu tố đặc biệt trong phát triển du lịch. Từ môi trường du lịch, mỗi địa  phương có thể tạo được những sản phẩm du lịch riêng biệt, độc đáo phù hợp với văn  hóa và lịch sử phát triển của địa phương. Cho nên bảo vệ môi trường. là bảo đảm cho  sự phát triển bền lâu, bảo đảm những giá trị cốt lõi để giúp thành công. Phát triển du  lịch gắn với gìn giữ, bảo tồn tài nguyên; gìn giữ bảo vệ môi trường. Do vậy, phát triển  du lịch theo hướng bền vững là xu thế phát triển tất yếu và tiệm cận với xu thế chung  của thế giới. 

Bên cạnh việc phát triển du lịch gần gũi, thân thiện với môi trường, khái niệm phát triển du lịch theo hướng bền vững còn bao hàm cả vai trò của dân cư địa phương;  cách quản lý, thu hút, sử dụng lao động và kỳ vọng tối đa hóa lợi ích kinh tế của du  lịch cho dân và lao động địa phương. Nói cách khác, du lịch bền vững bên cạnh vấn đề môi trường, còn hướng tới là ổn định và đảm bảo phát triển kinh tế trong dài hạn, công  bằng các lợi ích xã hội. Du lịch bền vững không thể tách rời PTBV. 

Tại Rio de Janeiro (Brazin) năm 1992, Liên hợp quốc đã tổ chức hội nghị về môi trường và phát triển, ở đó UNWTO đã định nghĩa: “Du lịch bền vững là việc phát  triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại. của khách du lịch và người  dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho  việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch  quản lý. các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người, trong khi đó vẫn. duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh  học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con  người”.  

Theo Hội đồng du lịch và lữ hành Thế giới (WTTC), năm 1996 “Du lịch bền  vững là. việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách. và vùng du lịch mà vẫn bảo  đảm những khả năng đáp ứng nhu. cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”. Định nghĩa  này dựa trên định nghĩa PTBV của UNCED.  

Theo IUCN (1996) “Du lịch bền vững là việc di chuyển. và tham quan đến các  vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm. với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao  tự nhiên (và tất cả những đặc điểm văn hoá kèm theo, có thể là trong quá khứ và cả hiện tại). theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại  những lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tê-xã hội của cộng đồng địa phương”.  

Tại kỳ họp lần thứ 70 vào tháng 9/2015, 154 quốc gia thành viên của đại hội  đồng Liên Hợp Quốc thông qua chương trình nghị sự PTBV đến năm 2030. “Chương  trình gồm 17 mục tiêu PTBV (SDGs), trong đó có một số mục tiêu quan trọng như xóa  đói nghèo, bảo vệ hành tinh, đảm bảo thịnh vượng chung cho tất cả”. Về lĩnh vực du  lịch, UNWTO cố. gắng gắn kết du lịch với các mục tiêu toàn cầu; tích cực liên hệ với các chính phủ, ngân hàng, tổ chức tài chính, tư nhân, các cơ quan của Liên hợp quốc  để trao đổi và thực hiện các mục tiêu PTBV, đặt trọng tâm vào các “mục tiêu 8 (Thúc  đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn, rộng mở và bền vững, tạo việc làm. đầy đủ và năng  suất và công việc tốt cho tất cả mọi người), mục tiêu 12 (Đảm bảo các mô hình. tiêu  dùng và sản xuất bền vững), mục tiêu 14 (Bảo tồn và sử dụng bền vững. các đại  dương, biển và các nguồn tài nguyên biển cho PTBV)”, trong đó du lịch là một phần  đặc trưng, quan trọng. Cụ thể là: 

– Mục tiêu 8: Kinh tế phải tăng trưởng nhưng phải đảm bảo bền vững, toàn  diện, việc làm đầy đủ, hiệu quả, là. những mục tiêu PTBV quan trọng đối với du lịch.  Du lịch là động lực. cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu, và hiện chiếm 1/11 số việc làm  trên toàn thế giới. Bằng cách cho phép tiếp cận cơ hội việc làm. bền vững trong lĩnh 

vực du lịch, hướng tới đối tượng lao động là thanh niên và phụ nữ, họ có thể được  hưởng lợi. từ việc cải tiến năng lực, phát triển chuyên môn nghiệp vụ.” Đóng góp của  du lịch. để tạo việc làm đã được ghi nhân trong mục tiêu 8.9 “Đến năm 2030, đưa ra và  thực hiện. các chính sách để thúc đẩy du lịch bền vững tạo ra công ăn việc làm, thúc  đẩy văn hóa và sản phẩm địa phương”. 

“- Mục tiêu 12: Đảm bảo mô hình sản xuất. và tiêu thụ bền vững: một ngành du  lịch thông qua sản xuất và tiêu thụ bền vững (SCP). có thể đóng một vai trò quan trọng  trong việc đẩy nhanh chuyển dịch. toàn cầu theo hướng bền vững. Để làm được như  vậy, như thiết lập trong các mục tiêu 12.b của mục tiêu 12, buộc phải xây dựng và thực  hiện các công cụ. giám sát tác động PTBV cho du lịch bền vững trong việc tạo việc  làm và thúc đẩy văn hóa, sản phẩm địa phương. Chương trình du lịch bền vững (STP)  của Khung chương trình mười năm về các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững  (10YFP) nhằm mục đích phát triển các hoạt động sản xuất và tiêu thụ bền vững (SCP)  

như các sáng kiến sử dụng hiệu quả tài nguyên có thể tạo lập các kết quả về kinh tế – xã hội – môi trường. 

– Mục tiêu 14: Giá trị của biển, đại dương, tài nguyên biển cần được gìn giữ,  bảo tồn hướng tới sự PTBV. Du lịch biển và hàng hải. là những phân đoạn lớn nhất  trong du lịch, đặc biệt là các quốc đảo nhỏ đang phát triển (SIDS – Small Island  Developing States), dựa vào các hệ sinh thái biển lành mạnh. Phát triển du lịch phải là  một phần của Quản lý vùng ven biển kết hợp. để bảo tồn và bảo vệ các hệ sinh thái  nhằm phát triển kinh tế xanh, hướng tới mục tiêu 14.7: đến năm 2030 sẽ tăng lợi ích  kinh tế. của SIDS và LDCs từ việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên biển, thông  qua quản lý bền vững nghề cá, nuôi trồng thủy sản và du lịch.” 

Để đạt được mục tiêu PTBV du lịch, cần phải đảm bảo 10 nguyên tắc sau đây:  [2], [55]. 

“- Nguyên tắc 1: Khai thác, sử dụng nguồn lực một cách bền vững: Nguồn lực. là tổng thể vị trí địa lý, tài nguyên. thiên nhiên, hệ thống tài sản. quốc gia, nguồn nhân  lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường… ở cả trong nước và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển du lịch. Bền vững tài nguyên, bền  vững văn hóa – xã hội là mục tiêu dài hạn trong phát triển du lịch. Để khai thác, sử dụng được tài nguyên trong tương lai thì hoạt động du lịch phải được tính toán hợp lý,  đáp ứng dựa trên sự tính toán nhu cầu hiện tại. Thực thi nguyên tắc phòng ngừa, tôn  trọng văn hóa, tín ngưỡng địa phương, cùng nhau bảo vệ và kế thừa các di sản văn hóa  phi. vật thể của thế giới, triển khai các hoạt động du lịch có ý thức, trách nhiệm và hợp  tác, kiên quyết bài trừ các hoạt động du lịch trái thuần phong mỹ tục. 

– Nguyên tắc 2: Giảm sự tiêu thụ quá mức. tài nguyên và giảm thiểu chất thải:  Việc giảm tiêu thụ quá mức tài nguyên nhà nước, năng lượng và giảm chất thải ra môi  trường sẽ tránh được. những chi phí tốn kém cho việc hồi phục tổn hại về môi trường  và đóng góp cho chất lượng của du lịch. Để tôn trọng nguyên tắc này ngành du lịch  cần phải: tuyên truyền giảm những tiêu thụ không phù hợp của khách; hướng khách du  lịch sử dụng. các nguồn lực một cách thích hợp, an toàn và bền vững, chỉ nhập khẩu  hàng hoá khi thực sự cần thiết; giảm rác tiêu thụ, có phương án xử lý rác thải hiệu quả,  an toàn. kết hợp sử dụng các máy móc, thiết bị tiên tiến để triển khai và hỗ trợ kết cấu hạ tầng. cho địa phương; hướng tới các dự án xử lý tái chế rác thải. 

– Nguyên tắc 3: Duy trì tính đa dạng. cả đa dạng thiên nhiên, đa dạng xã hội và  đa dạng văn hoá: Việc duy trì và tăng cường. tính đa dạng của thiên nhiên, văn hoá và  xã hội là. cốt yếu cho du lịch PTBV lâu dài, và cũng là. chỗ dựa sinh tồn của ngành  công nghiệp du lịch. Phòng ngừa tôn trọng sức chứa của mỗi vùng, giám sát chặt chẽ 

những chương trình du lịch với các sinh vật tại điểm du lịch, lồng ghép các chương  trình, hoạt động du lịch vào các hoạt động đời sống của dân cư địa phương, có biện  

pháp ngăn chặn. sự thay thế các ngành nghề truyền thống bằng các ngành nghề hiện  đại, khuyến khích các đặc tính riêng của từng vùng, từng miền. Phát triển du lịch  hướng đến phù hợp với văn hóa từng địa phương, đảm bảo phúc lợi cho người dân,  nhu cầu và. mục tiêu của sự phát triển, đảm bảo số lượng, chất lượng của các hình thức 

du lịch nhằm gia tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa du khách và dân cư sở tại… – Nguyên tắc 4: Phát triển du lịch phải đặt. trong quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế-xã hội: Hợp nhất phát triển du lịch. vào trong khuôn khổ quy hoạch chiến lược  phát triển kinh tế-xã hội cấp quốc gia và địa phương, việc tiến hành đánh giá tác động  môi trường sẽ tăng khả năng tồn tại lâu dài của ngành du lịch. Ngành du lịch cần phải:  tính toán các nhu cầu hiện tại của dân cư địa phương và du khách; trong quy hoạch  cần phải thống nhất kinh tế – xã hội – môi trường; phải tuân thủ chính sách, quy định,  điều lệ của. điểm du lịch, địa phương, vùng lãnh thổ và quốc gia; cân nhắc các chiến  lược thay thế để phát. triển và xây dựng các phương án sử dụng đất khác có tính đến  các yếu tố môi trường; đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến môi trường cần. có  sự tham gia của các bên liên quan như người dân, doanh nghiệp và cấp chính quyền để giảm đến mức thấp nhất những tổn hại về môi trường và xã hội; để đánh giá tác động  đến môi trường có hiệu quả cần có xây dựng các phương pháp phù hợp; phát triển du  lịch dựa trên điều kiện của địa phương, của điểm du lịch, từ đó lập quy hoạch, kế hoạch phát triển hợp lý, kết hợp với kiểm tra, thanh tra, giám sát thường xuyên các dự án đầu tư để đảm bảo hiệu quả lâu dài. 

– Nguyên tắc 5: Phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế. địa phương phát triển:  Ngành du lịch mà hỗ trợ các hoạt động. kinh tế của địa phương và có tính đến giá trị và chi phí về môi trường sẽ vừa bảo vệ được kinh tế địa phương phát triển lại vừa  tránh được các tổn hại về môi trường. Nguyên tắc này khuyến nghị: giúp cải thiện thu  nhập cho người dân, cho làng nghề, các hộ gia đình kinh doanh; các loại hình, phương  thức kinh. doanh du lịch luôn phù hợp với địa phương; không khai thác tài nguyên du  lịch quá mức; hỗ trợ các địa phương. thông qua các chính sách thuế, phí, lệ phí để đảm  bảo mức doanh thu du lịch cho địa phương; đầu tư vào khoa học công nghệ để bảo vệ 

môi trường và phục. hồi các tổn thất của môi trường liên quan đến ngành du lịch; trọng  tâm phát triển du lịch bằng cách phát triển kết cấu hạ tầng, dịch vụ phụ trợ phục vụ du  lịch, đem lại lợi ích cho các. thành phần kinh tế; thực thi đầy đủ và đúng nguyên tắc  kiểm tra vấn đề môi trường của các dự án đầu tư vào du lịch; 

– Nguyên tắc 6: Thu hút sự tham gia. của cộng đồng địa phương: Việc tham gia  của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho  cộng đồng địa phương và môi trường mà. còn nâng cao chất lượng phục vụ du lịch. Cơ  quản quản lý nhà nước về du lịch phải lấy ý kiến và tiếp thu nguyện vọng của dân cư  tại địa phương, khuyến khích họ thể. hiện quan điểm trong chiến lược, chính sách phát  

triển, tuyên truyền, giáo dục dân cư về phát triển du lịch theo hướng bền vững, động  viên, khuyến khích họ trực tiếp tham gia vào các dự án đầu tư phát triển du lịch. Kêu  gọi các doanh nghiệp tham gia các dự án, giải quyết. những khó khăn cho dân cư sở tại, hợp tác với người dân sở tại nhằm cung cấp sản phầm (hàng hóa, dịch vụ) do chính  người dân làm vào thị trường du lịch, góp phần thúc đẩy du lịch của địa phương phát  triển. 

– Nguyên tắc 7: Lấy ý kiến quần chúng. và các đối tượng có liên quan: Việc trao  đổi, thảo luận giữa ngành. du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan  liên quan khác nhau là rất cần thiết nhằm đảm bảo quyền lợi và lợi ích của các bên. Du  lịch là sự giao tiếp giữa dân cư địa phương và khách du lịch. Lấy ý kiến rộng rãi nhân  dân và những đối tượng liên quan để. khuyến khích sự tham gia nhằm điều chỉnh  những bước tiếp theo, lồng ghép những lợi ích phù hợp. 

– Nguyên tắc 8: Chú trọng công tác đào tạo. nguồn nhân lực: Việc đào tạo  nguồn nhân lực trong đó có. lồng ghép vấn đề phát triển du lịch bền vững vào thực tiễn  công việc và cùng với việc tuyển dụng. lao động địa phương ở mọi cấp sẽ làm tăng  chất lượng các sản phẩm du lịch. Trong công tác đào tạo, khuyến nghị ngành du lịch  cần: nâng cao nhận thức về môi trường – văn hóa – xã hội, chú trọng đào tạo, nâng  cao. năng lực chuyên môn cho cán bộ tại địa phương; tìm hiểu những mặt tích cực và  những hạn chế, tồn tại của hoạt động du lịch đối với địa phương; luôn cập nhật. những  thay đổi của du lịch hiện đại vào trong chương trình đào tạo; khuyến khích việc đào  tạo nhiều loại hình. văn hoá và đưa vào đào tạo các chương trình giao lưu văn hoá; sử dụng doanh thu từ du lịch để đầu tư chương trình giáo dục nhằm nâng cao sự hiểu biết  về tài nguyên, di sản, môi trường. 

– Nguyên tắc 9: Marketing du lịch. một cách có trách nhiệm: Việc tiếp thị, cung  cấp cho khách du lịch. những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm sẽ nâng cao sự tôn  trọng của du khách đối với môi trường thiên nhiên, văn hoá và xã hội ở nơi tham quan,  đồng thời sẽ làm. tăng thêm sự hài lòng của du khách. Trong công tác tiếp thị cần phải:  Đảm bảo việc tiếp thị xanh phản ánh các chính sách và các hoạt động có lợi cho môi  trường. chứ không phải là mánh khoé buôn bán; giáo dục và giúp du khách biết cần  làm và không nên làm dưới góc độ môi trường; kiên quyết huỷ bỏ phân biệt chủng tộc,  văn hoá đồi truỵ. và tôn giáo trong du lịch; xây dựng chiến lược marketing phù hợp  trên cơ sở phải tôn trọng các dân tộc, tôn giáo, môi trường khác nhau; nâng cao nhận. thức của khách du lịch về ý thức trách nhiệm của họ đối với điểm du lịch; thông tin có  liên quan đến kỳ nghỉ khi lựa chọn điểm du lịch du khách cung cấp đầy đủ; yêu cầu du  khách tôn trọng. Di sản văn hoá và thiên nhiên tại điểm du lịch; giới thiêu, quảng cáo  trung thực, tương xứng, phù hợp với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ du lịch được cung  cấp trên thị trường; không áp đặt những tập quán xã hội phương Tây hay bất kỳ vùng  

nào khác vào những giá trị văn hoá khác nhau. 

– Nguyên tắc 10: Coi trọng công tác. nghiên cứu khoa học: Tiếp tục nghiên cứu  và giám sát. các hoạt động du lịch thông qua việc sử dụng và phân tích có hiêụ quả các  số liệu là rất cần thiết để giúp cho việc. giải quyết những vấn đề tồn đọng và mang lại  lợi ích cho các điểm tham quan, cho ngành du lịch và cho khách hàng. Các công trình  nghiên cứu khoa học. là căn cứ quan trọng và có giá trị cho cơ quan nhà nước tham  khảo và bổ sung, hoàn thiện cho các văn bản, chính sách, kế hoạch và chiến lược. phát  triển trong từ giai đoạn, thời kỳ khác nhau. Do vậy, trong thời gian tới, khuyến khích  nghiên cứu khoa học liên quan đến du lịch, PTBV du lịch, khuyến khích sử dụng số liệu thu thập từ nhiều nguồn khác nhau để nghiên cứu. Đồng thời hỗ trợ việc nghiên  cứu. điều tra về thông tin cũng như kết quả nghiên cứu,cho các đối tượng có liên  quan.” 

2.2.2.2 Nội hàm phát triển du lịch theo hướng bền vững 

Phát triển du lịch cần dựa vào tài nguyên du lịch thiên nhiên và văn hóa, bên  cạnh đó là sự đảm bảo của môi trường xung quanh về chất lượng. Để thu được lợi  nhuận, nhiều nơi làm du lịch tận dụng, khai thác tài nguyên du lịch một cách cạn kiệt  khiến cho tài nguyên bị suy giảm. Những người có trách nhiệm cần có những cách  thức nào đó để đánh giá, đo lường xem liệu hướng khai thác du lịch như vậy đã bền  vững chưa. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, quan điểm PTDLBV trên Thế Giới cũng  như ở Việt Nam, đồng thời dựa trên những quan sát, thu nhận, và đánh giá của bản  thân, tác giả cho rằng có thể luận giải một cách cơ bản nhất về nội dung phát triển du  lịch theo hướng bền vững, đó là: 

Phát triển du lịch theo hướng bền vững là sự phát triển du lịch. dựa trên sự khai thác hợp lý, hiệu quả tài nguyên và các nguồn lực, bảo đảm đạt được đồng thời  cả ba mục tiêu bền. vững về kinh tế, bền vững về văn hóa – xã hội, và bền vững về môi  trường của địa phương, của vùng. và của quốc gia theo đúng yêu cầu và nguyên tắc  của phát triển bền vững

“Nội hàm của phát triển du lịch theo hướng bền vững là quá trình phát triển có  sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, bền vững về kinh tế,  bền vững về môi trường và bền vững về văn hóa xã hội. Trách nhiệm đối với môi  trường đòi hỏi tất cả các. ngành phải nhận biết và có những biện pháp can thiệp nếu  không muốn. trong tương lai môi trường bị hủy hoại và xuống cấp. Bản thân ngành du  lịch cũng phải tự. biết hành động như thế nào để du lịch phát triển. theo hướng bền  vững hơn. 

Về kinh tế: Phát triển du lịch theo hướng bền vững. là bảo đảm du lịch tăng  trưởng đều, lâu dài tạo ra nguồn thu cho ngân sách, cho cộng đồng dân cư địa phương.  Cuộc sống, mức sống của người dân địa phương được nâng lên. họ sẽ cùng chung tay  để bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường, phát triển điểm du lịch, gìn giữ văn hóa  

truyền thống, trước tiên là để bảo vệ thu nhập ổn định, lâu dài cho gia đình và bản thân  họ. Quyền lợi về kinh tế được chia sẻ giữa các. thành phần kinh tế là cách thức tiến bộ giúp xóa đói. giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. và phúc lợi xã hội cho con  người. Đặc biệt là ở những vùng kinh tế khó khăn, sẽ có cơ hội thúc đẩy tăng trưởng  kinh tế, hòa chung vào trình độ phát triển. du lịch chung của quốc gia. Mỗi nơi có trình  độ phát triển khác nhau hay nói cách. khác là xuất phát điểm khác nhau nên sẽ có chỉ số, chỉ tiêu tăng trưởng du lịch phù hợp để đánh giá bền vững. 

Về xã hội – văn hóa: việc khai thác các tài nguyên phục vụ phát triển. du lịch. luôn đặt trong điều kiện không làm tổn hại, suy thoái. các giá trị truyền thống, đòi hỏi  du lịch phải tạo lập và duy trì được công ăn việc làm cho lao động, cải thiện thu nhập  của người dân nơi. có tài nguyên du lịch, khuyến khích người dân tham gia vào. các  hoạt động du lịch (tham gia cả trực tiếp và gián tiếp); bảo tồn các giá trị văn hóa lịch  sử và tôn tạo các khu di tích, gìn giữ những nét đẹp trong đời sống. tinh thần của địa  phương; trình diễn văn hóa và di sản đưa các yếu tố văn hóa địa phương cả truyền  thống và hiện đại vào các họat động, thiết kế, trang trí, ẩm thực hay cửa hàng của họ 

với sự tôn trọng quyền. sở hữu trí tuệ của cộng đồng địa phương; góp phần hỗ trợ, thúc  đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. 

Về môi trường: khi phát triển bất kể một lĩnh vực, ngành nghề nào cũng đều có  những tác động. nhất định đến môi trường cả tích cực và tiêu cực. Riêng với ngành du  lịch, tác động của nó đến. môi trường rất rõ nét (từ khách du lịch, doanh nghiệp kinh  doanh. du lịch đến dân cư địa phương). Vì vậy, đối với du lịch bảo vệ môi trường, bảo  tồn. tài nguyên (xả thải, sử dụng năng lượng…); giảm thiểu ô nhiễm bảo tồn. sự đa dạng  sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan xung. quanh là yêu cầu cấp thiết. Khai thác tài nguyên  không. vượt quá khả năng phục hồi vừa đảm bảo. phục vụ phát triển cho hiện tại, nhưng  vẫn đảm bảo. cho tương lai có thể tiếp tục phát huy các lợi ích và công năng của nó.” 

Từ nội hàm của phát triển. du lịch theo hướng bền vững, khung nghiên cứu  phát. triển du lịch theo hướng bền vững như sau: 

– Sự hài lòng của  khách và dân địa  phương 

– Quảng bá và xúc tiến  du lịch 

– Nhân tố khác 

Dưới góc độ kinh tế 

– Vị thế, quy mô của du lịch – Lợi ích kinh tế từ du lịch 

Phát triển du  

lịch theo hướng  

bền vững 

– Môi trường, chính  sách phát triển 

– Các dịch vụ hỗ trợ liên quan 

– Nguồn nhân lực – Liên kết và hợp  tác 

Dưới góc độ môi trường – Bảo tồn tài nguyên 

– Giảm thiểu ô nhiễm 

– Bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan 

Dưới góc độ văn hóa – xã hội – Sinh kế dân địa phương 

– Bảo tồn giá trị văn hóa, lịch sử của điểm du lịch 

– Sự tham gia của người dân 

Hình 2. 1 Khung phân tích phát triển du lịch theo hướng bền vững 

Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất 

2.2.2.3 Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch theo hướng bền vững Trên cơ sở tham khảo các tiêu chí PTBV. trong bộ hệ thống tiêu chí của Liên  Hợp Quốc và “các tiêu chí giám sát, đánh giá PTBV địa phương của. Việt Nam giai  đoạn 2013 – 2020”, tác giả nghiên cứu và lựa chọn cho phù hợp. để hình thành hệ thống 25 chỉ tiêu tổng hợp. phát triển du lịch theo hướng bền vững. * Dưới góc độ kinh tế 

“Thứ nhất, về quy mô ngành du lịch 

Vị thế của ngành du lịch trong chính sách phát triển kinh tế địa phương: du  lịch đóng vai trò. thế nào trong chiến lược phát triển kinh tế của địa phương. Tổng vốn  đầu tư cho. du lịch so với các ngành kinh tế khác. Được huy động phù hợp với kế hoạch, quy hoạch tổng thể. phát triển du lịch của địa phương.  

– Tốc độ tăng trưởng du lịch: được tính bằng (doanh thu1 – doanh thu0)/ doanh  thu0 và để đánh giá bền vững thì. tốc độ tăng trưởng du lịch không dưới 7%/năm, ổn  định, liên tục không dưới 5 năm. 

– Chuyển dịch trong cơ cấu ngành du lịch: sự thay đổi trong nội bộ. ngành du  lịch được tính thông qua tỷ. trọng của các bộ phận như lưu trú, ăn uống, lữ hành và  vận chuyển, mua sắm và giải trí… Cơ cấu doanh thu thu = doanh thu của các bộ phận/tổngdoanh thu du lịch. Hoặc cơ cấu vốn đầu tư = vốn trong nước (vốn nước  ngoài)/tổng vốn đầu tư. Để đánh giá bền vững sự thay đổi trong. cơ cấu theo thời gian  

phù hợp với kế hoạch, quy hoạch tổng thể phát triển. du lịch của địa phương. Thứ hai, lợi ích kinh tế từ du lịch 

Giá trị đóng góp của du lịch. vào GRDP địa phương: Các hoạt động du lịch  đều. mang ý nghĩa kinh tế, đều hướng tới quan trọng nhất. là thu nhập của ngành du  lịch đóng góp. vào cho địa phương và quốc gia. Mỗi tỉnh lại có những lợi thế khác. nhau nên việc đựa ra số liệu tuyệt đối. khó khả thi nên chỉ đưa ra đánh giá xu. thế phát  triển của du lịch. Cụ thể tiêu chí này xác định: Đóng góp của giá trị tăng thêm. ngành  du lịch vào GRDP. địa phương ngày càng tăng. 

Số lượng khách du lịch: Đánh giá sự phát triển của lượng khách. trong nước  và quốc tế dựa vào số lượng. tuyệt đối của du khách khi tới một vùng hay. một địa  phương. Các chỉ số kế tiếp đó là chỉ số. về số lượng khách lưu trú, số lượng khách  tham. gia những loại hình du lịch, số lượng khách trở lại, sản phẩm và dịch vụ mà du  khách thường sử dụng… không dưới 7%/năm, ổn định, liên tục không dưới 5 năm. 

Thu nhập (doanh thu) từ du lịch: Doanh thu từ du lịch là. một tiêu chí quan  trọng đánh về bền vững về kinh tế. Doanh thu hằng năm tăng trưởng ổn định. thông  qua con số tuyệt đối hay tương. đối sẽ phản ánh được chi phí mà khách du lịch sẵn  sàng bỏ ra. cho các dịch vụ du lịch tại địa phương. Nó là nguồn để đảm bảo cho. du  lịch có thể được phát triển bền vững hay không, là cơ sở để thu hút lao động và giải  quyết. những vấn đề tồn tại của du lịch, và tăng không dưới 7%/năm, ổn định, liên tục  không dưới 5 năm. 

Giá cả dịch vụ du lịch: Là cơ sở để đánh giá mức. giá dịch vụ địa phương, từ đó có những điều chỉnh hợp. lý nhằm ngăn chặn những hiện tượng không tốt, những địa  phương Việt Nam. hiện. đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt với. các nước  trong khu vực như Thái Lan, Malaysia và Campuchia trong việc. xúc tiến các sản phẩm  trọng tâm. như du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch dựa vào nguồn lực tự nhiên.  

Mức chi tiêu của khách du lịch: mức chi tiêu của khách là yếu tố quan. trọng  đóng góp vào doanh thu cho du lịch địa phương. Phần lớn khi khách đến điểm du lịch  sẽ. sẵn sàng chi tiêu cao hơn rất nhiều so với sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, mức chi tiêu  của khách. sẽ phụ thuộc vào các dịch vụ mà điểm du lịch cung cấp. Do vậy, đây cũng  là yếu tố. để đánh giá bền vững về kinh tế. Để đánh giá bền vững, thời gian lưu trú  trung bình. của khách du lịch (khách lưu trú): Không thấp hơn 3 ngày/khách, tăng dần  liên. tục không dưới 5 năm; Chi tiêu bình quân của khách du lịch: Tăng dần liên tục. không dưới 5 năm, không thấp hơn trung bình. chỉ số này của du lịch cả nước. [21] 

* Dưới góc độ văn hóa – xã hội 

Thứ nhất, sinh kế dân địa phương 

Tạo việc làm ngành du lịch: Để đánh giá nhân lực du lịch, căn cứ vào số. lượng du khách khi tới du lịch tạo ra được bao. nhiêu việc làm trực tiếp và gián tiếp.  Tốc độ tăng lao động trong ngành không dưới 7%/năm. 

Tỷ lệ lao động địa phương tham gia du lịch: Cao hơn hơn tỷ lệ tạo việc làm  mới. bình thường trước khi có dự án du lịch trên địa bàn, không dưới 80% người dân  trong cộng đồng ghi nhận. [21] 

Thu nhập của dân địa phương: Tăng dần, được không dưới 80% người. dân  trong cộng đồng ghi nhận. [21] 

Thứ hai, bảo tồn giá trị. văn hóa lịch của điểm du lịch 

Công tác bảo tồn. các di tích lịch sử: là số lượng các công trình, di tích chuẩn  bị hồ. sơ xếp hạng các cấp.  

Lễ hội truyền thống. được giữ gìn tổ chức: là số lượng các lễ hội được chuẩn  bị. hồ sơ xếp hạng các cấp hoặc tổ chức hằng năm. 

Làng nghề thủ công truyền. thống được gìn giữ: là số lượng các làng nghề hiện. hoạt động và duy trì sư phát triển. 

Thứ ba, sự tham gia của người dân 

Hình thức tham gia của người dân: Sự tham gia của cộng đồng trong việc. xây  dựng quy hoạch và triển. khai quy hoạch trên địa bàn: đánh giá bền vững thì tỷ lệ người dân được lấy. ý kiến về quy hoạch, chủ trương đầu tư dự án du lịch trước khi  triển. khai 100% chủ hộ trong vùng dự án. Sự tham gia giám sát của cộng. đồng địa  phương trong việc thực hiện. những dự án du lịch tại địa phương. Tham gia của cộng  đồng. trong việc đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, sản phẩm du lịch trên địa bàn. 

Mức độ hài lòng, hợp tác của người dân. với vai trò đóng góp cho cộng đồng:  ngời dân địa phương chịu. tác động lớn từ hoạt động phát triển bền vững tác động, do  vậy. mức độ hài lòng của người dân địa phương là một tiêu chí. đánh giá tính bền vững  du lịch, không dưới 80% người dân trong cộng đồng ghi nhận. 

* Dưới góc độ môi trường: 

Thứ nhất, bảo tồn tài nguyên du lịch 

Mật độ điểm du lịch: Là số lượng các điểm di tích được xếp hạng. trong một  phạm vi nhất định, có di tích tầm cỡ quốc gia, cấp địa phương, trên cơ sở số lượng mật  độ điểm du lịch. 

Số lượng các khu, điểm du lịch được quy hoạch, đầu tư: Quy hoạch theo quan  điểm bền. vững là sự phát triển du lịch trong đó việc khai thác tài nguyên du lịch. (bao gồm cả tài nguyên tự nhiên. và nhân văn) có quan tâm tới vấn đề bảo tồn và tôn tạo,  đảm bảo lợi ích hiện tại khai thác. hiệu quả hiện tại và đề xuất những giải pháp mang  lại hiệu quả về kinh tế, hạn chế tác động xấu của hoạt. động du lịch trong hiện tại và  tương lai. Như vậy số lượng điểm du lịch được. quy hoạch/tổng thể là một tiêu chí  đánh giá bền vững của khu, vùng du lịch. 

Mức đóng góp cho. công tác bảo tồn, bảo vệ tài nguyên môi trường: Nguồn  thu từ hoạt. động du lịch được trích lại, tùy thuộc vào từng địa phương, dựa trên tổng  thể mà mức trích nộp có những quy định riêng. Từ nguồn thu này ngành du lịch. đóng góp vào thu nhập của địa phương và địa phương trích từ nguồn thu đó duy tu, tôn tạo  tài nguyên cũng như nâng cấp những tài nguyên. Tỷ lệ này càng lớn mức đóng. góp  càng lớn, đảm bảo đủ kinh phí duy tuy bảo tồn tài nguyên bền vững. Đóng góp từ tăng  trưởng. du lịch cho bảo vệ tài nguyên, môi trường: Tăng dần, tốc độ tăng không thấp. 

hơn tốc độ tăng trưởng giá trị. tăng thêm của ngành du lịch trong cùng thời kỳ [21]. Thứ hai, giảm thiểu ô nhiễm 

Sử dụng năng lượng nước; Chất thải được thu gom xử lý; Môi trường không  khí: không vượt ngưỡng theo quy chuẩn và. chỉ tiêu về môi trường do cơ quan chức  năng. quy định cho từng thời kỳ 

Mức độ hài lòng của. người dân. về giảm ô nhiễm tại điểm du lịch: Không  dưới 80%. người dân trong cộng đồng ghi nhận, ổn định 

Thứ ba, bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan 

Giới hạn về sức chứa: không vượt quá sức chứa. thực tế tối đa tại khu, điểm  du lịch trong mọi thời gian 

Mức độ tiêu thụ các sản phẩm động, thực vật quý hiếm: Đa dạng về động vật  quý hiếm. giúp cảnh quan du lịch, hệ sinh thái hình thành khu và. cụm du lịch sinh  động và đặc sắc. Phát triển du lịch không bền vững thu. hẹp môi trường sống của động  thực vật, săn bắt động vật quý hiếm phục vụ cho. những nhu cầu của du khách. Để xác  định mức độ. tiêu thụ động vật quá hiếm thông qua số lượng động vật quý hiếm. theo  Sách đỏ của Việt Nam tăng giảm. từng năm của địa phương du lịch.” 

Bảng 2. 4 Tổng hợp và đề xuất các chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá hoạt động phát triển du  lịch theo hướng bền vững 

STT Nhóm tiêu chí Chỉ tiêu
1. Dưới góc độ kinh tế
1.1 Vị thế, quy mô của du lịch.(1) Du lịch trong định hướng, chính sách phát. triển của địa phương. (2) Tốc độ tăng. trưởng du lịch. (3) Chuyển dịch trong. cơ cấu du lịch.
1.2 Lợi ích kinh tế từ du lịch.(4) Đóng góp của. du lịch vào GDP. (5) Số lượng khách du lịch. và tốc độ tăng trưởng  lượt khách. (6) Thu nhập (doanh thu). từ du lịch. (7) Giá cả dịch. vụ du lịch. (8) Mức chi tiêu của. khách du lịch tại địa phương.
2. Dưới góc độ văn hóa – xã hội
2.1 Sinh kế dân địa phương.(9) Tạo việc làm. trong ngành du lịch. (10) Tỷ lệ lao động. địa phương. (11) Thu nhập của. dân địa phương.
2.2 Bảo tồn giá trị. văn hóa  lịch sử của điểm du lịch.(12) Công tác bảo tồn. di tích lịch sử (13) Lễ hội truyền thống. được gìn giữ tổ chức
STT Nhóm tiêu chí Chỉ tiêu
(14) Làng nghề thủ công. truyền thống được gìn  giữ
2.3 Sự tham gia. của người  dân.(15) Hình thức tham gia của người dân. vào các  hoạt động du lịch. (16) Mức độ hài lòng. và hợp tác của người dân  với vai trò đóng góp cho cộng đồng.
3. Dưới góc độ môi trường
3.1 Bảo tồn tài. nguyên du  lịch.(17) Mật độ điểm du lịch (18) Số lượng các khu, điểm du. lịch được quy  hoạch, đầu tư (19) Mức đóng góp cho. công tác bảo tồn, bảo vệ tài nguyên môi trường
3.2 Giảm thiểu ô nhiễm.(20) Môi trường. không khí. (21) Sử dụng năng lượng nước. (22) Chất thải được thu gom xử lý. (23) Mức độ hài lòng. của người dân về biện pháp  giảm ô. nhiễm tại điểm du lịch.
3.3 Bảo tồn đa dạng. sinh học,  hệ sinh thái và cảnh quan.(24) Sức chứa của điểm du lịch. (25) Mức độ tiêu thụ. các sản phẩm động, thực vật  quý hiếm.

Nguồn: Tác giả nghiên cứu và đề xuất 

2.3 Các nhân tố tác động đến phát triển du lịch theo hướng bền vững

2.3.1 Môi trường thể chế, kinh doanh và chính sách  

2.3.1.1 Hệ thống quy hoạch, chính sách của nhà nước và chính quyền địa phương

“Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước ta.  Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc  biệt do luật định” (Hiến pháp năm 2013). Chính quyền địa phương là chính quyền  được tổ chức ra nhằm bảo đảm, bảo vệ và phục vụ quyền, lợi ích của nhân dân trong  xã, phường, thị trấn. Vì vậy bất cứ hoạt động nào của chính quyền địa phương nói  riêng và của các cấp quản lý Nhà nước nói chung đều nhằm mục đích giữ gìn an ninh  trật tự và. gia tăng lợi ích cho người dân sống ở khu vực đó, giúp người dân có cuộc  đầy đủ dựa trên những nguồn lực của địa phương, trong đó có nguồn lực để phát triển  du lịch. Ở đây có địa giới hành chính, có các tài nguyên du lịch tự nhiên, có các đặc  sản của địa phương. Tại đây có cộng đồng dân cư sinh sống bao đời nay đã tạo ra  những tài nguyên du lịch nhân văn phong phú và đa dạng. Tất cả những yếu tố này. sẽ tạo nên điểm tham quan du lịch hấp dẫn cho cả khách du lịch trong nước và quốc tế.  Ngoài ra, các yếu tố khác như an ninh, an toàn; vệ sinh và y tế ở các điểm, tuyến du  lịch cũng phải được chính quyền địa phương chú ý trong việc xây dựng quy hoạch và ban hành các chính sách phát triển thỏa đáng nhằm đảm bảo sức khỏe và sự thoải mái  cho du khách khi đến địa phương. 

Ở cấp độ nhà nước, phát triển du lịch thông qua các nghị quyết của Ủy ban  thường vụ quốc hội, quyết định của Thủ tướng chính phủ, các quy hoạch của chính  phủ… đây là nhân tố có ý nghĩa lớn giúp định hướng và thúc đẩy sự phát triển ngành  du lịch của địa phương. Mỗi địa phương có các chính sách, quy định để phát triển du  lịch địa phương là khác nhau bao gồm các chính sách như khuyến khích đầu tư, hỗ trợ giảm chi phí và có những ưu đãi riêng cho doanh nghiệp tham gia vào từng lĩnh vực,  chính sách phụ trợ. nhằm bảo vệ an ninh, môi trường, vệ sinh và y tế của địa phương.  Bên cạnh đó du lịch địa phương với lợi thế nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài  nguyên du lịch văn hóa thì cần có các chính sách nhằm gìn giữ môi trường, cảnh quan  môi trường thiên nhiên, giá trị văn hóa lịch sử, tâm linh thì những yếu tố này sẽ bị hao  mòn thậm chí mất đi, làm suy giảm hay nghiêm trọng hơn là triệt tiêu các lợi thế thu  hút khách du lịch đến với địa phương. 

Tất cả cá yếu tố trên, tựu chung lại chính là tác động từ hệ thống quy hoạch,  khung chính sách và quy định của Nhà nước và chính quyền địa phương, đây là yếu tố có vai trò giúp quá trình phát triển du lịch của địa phương diễn ra trơn tru, phát huy  được mọi thế mạnh về du lịch. 

2.3.1.2 Môi trường kinh doanh của địa phương 

Môi trường kinh đoanh địa phương sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp  khi có cách nhìn nhận, đánh giá đúng đắn và được nghiên cứu tỉ mỉ, cẩn thận để nắm  bắt thời cơ. Ngược lại, nếu không tận dụng và nghiên cứu thỏa đáng, doanh nghiệp sẽ không tận dụng được những yếu tố tích cực từ môi trường kinh doanh đem lại.  

Ở khía cạnh môi trường chính trị – pháp luật, các nhà kinh doanh luôn luôn phải  xây dựng chiến lược kinh doanh thích ứng với đặc điểm của môi trường. Khi hệ thống  chính trị ổn định cùng với thủ tục hành chính như thủ tục hải quan đơn giản và minh  bạch,… các nhà đầu tư nói chung và các nhà đầu tư tham gia khai thác ở lĩnh vực du  lịch nói riêng sẽ thực hiện kinh doanh chân chính, lành mạnh, cùng với các chính sách,  chế độ khuyến khích, hỗ trợ hợp lý của chính quyền địa phương sẽ kích thích các nhà  đầu tư khai thác du lịch trên nên tảng tài nguyên của các tỉnh, trong đó có tài nguyên  về du lịch. 

Ở khía cạnh môi trường vĩ mô, đây là yếu tố rất quan trọng, có ảnh hưởng trực  tiếp đến thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp. Từ tăng trưởng kinh tế của tỉnh, của  phát triển của ngành du lịch sẽ tạo cơ hội để các nhà đầu tư mở rộng đầu tư, mở rộng  kinh doanh, sẵn sàng bỏ thêm vốn để việc khai thác các nguồn tài nguyên sẵn có của  địa phương. 

Như vậy, có thể thấy nếu địa phương tạo ra một môi trường kinh doanh hấp  dẫn, lành mạnh với những chính sách khuyến khích phù hợp sẽ thu hút được sự đầu tư 

không nhỏ của các nhà thầu, doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tích cực đến việc khai  thác tiềm năng du lịch sẵn có của địa phương. 

2.3.2 Các dịch vụ hỗ trợ có liên quan 

Mạng lưới và phương tiên giao thông vận tải là những nhân tố quan trọng hàng  đầu trong hệ thống kết cấu hạ tầng – dịch vụ phụ trợ. Giao thông vận tải là điều kiện  cần thiết trong quá trình phát triển du lịch. Mạng lưới giao thông đường bộ, đường  biển, đường sông, đường hàng không được đầu tư cải tạo, nâng cấp liên tục, phục vụ 

nhu cầu đi lại sinh hoạt và hoạt động kinh tế của người dân. Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng dòng khách du lịch đến các điểm du lịch cũng thúc đẩy ngành giao  thông vận tải phát triển mạnh mẽ hơn. 

Mạng lưới thông tin liên lạc là một bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng phục  vụ khai thác các lợi thế về du lịch của địa phương. Mạng lưới thông tin liên lạc được  thúc đẩy bởi cả sự phát triển của quy mô và sự phức tạp của nhu cầu du lịch cũng như  sự mở rộng nhanh chóng và sự tinh tế của các sản phẩm du lịch mới. 

Hệ thống các công trình điện, nước tác động rất lớn đến du lịch bởi du khách  không chỉ cần đáp ứng những nhu cầu tối thiểu như ăn, ở, đi lại mà còn cần điện, nước  thuận tiện để đáp ứng những nhu cá nhân hàng ngày giống như khi ở nhà. 

Hệ thống cơ sở dịch vụ phụ trợ bao gồm các dịch vụ ngân hàng, dịch vụ y tế,  dịch vụ công cộng, dịch vụ giải trí, các công trình phục vụ truyền tải nội dung thông  tin, văn hóa… tạo sự đồng bộ trong hệ thống dịch vụ phục vụ du lịch, giúp du khách  có nhiều lựa chọn dịch vụ một cách tối ưu nhất và luôn thấy thú vị, thoải mái trong  thời gian lưu trú tại địa phương. 

Như vây, kết cấu hạ tầng – dịch vụ phụ trợ của địa phương chính là đòn bẩy tác  động đến các hoạt động kinh tế, bao gồm cả du lịch nhằm thúc đẩy khai tác tiềm năng  du lịch một cách hữu hiệu nhất. 

2.3.3 Nguồn nhân lực du lịch 

Lao động trong ngành du lịch hoạt động dưới các lĩnh vực sau: thứ nhất, thực  hiện chức năng quản lý: cán bộ quản lý, nhân viên công tác trong các cơ quan quản lý  Nhà nước về du lịch; thứ hai, thực hiện chức năng sự nghiệp: giảng viên, giáo viên,  nghiên cứu viên ở các trường đào tạo về du lịch và các viện nghiên cứu du lịch; thứ ba,  thực hiện chức năng kinh doanh du lịch: nhân sự làm việc tại các cơ sở kinh doanh,  cung cấp trực tiếp các dịch vụ du lịch, hiệp hội du lịch địa phương… 

Với xu thế hội nhập, phát triển mới của ngành du lịch yêu cầu đội ngũ nhân lực du lịch phải luôn luôn học hỏi, tìm tòi, nâng cao kiến thức mới, cập nhật những ứng  dụng khoa học công nghệ có liên quan đến nghiệp vụ, ngành nghề. Luôn giữ gìn đạo  đức, tác phong bản thân, đạo đức nghề nghiệp mới có thể cạnh tranh được trong môi  trường du lịch ngày nay. Những nơi đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch biên soạn nội dung giáo trình, cập nhật những phương pháp giảng dạy hiện đại, phù hợp để đào tạo  ra đội ngũ nhân lực có trình độ, năng lực, đạo đức theo yêu cầu của thời đại. Nếu ngành du lịch ở địa phương có đội ngũ nhân lực, quản lý với năng lực và  chuyên môn, tư duy tích cực, sáng tạo, có khả năng quản lý tốt, kĩ năng cao, chuyên  nghiệp thì đó sẽ là một yếu tố tiên quyết thúc đẩy du lịch địa phương phát triển đúng  hướng.” 

2.3.4 Hoạt động liên kết và hợp tác du lịch của các tỉnh 

Áp lực cạnh tranh ngày càng cao, các địa phương phải liên kết cùng phát triển  du lịch ngày càng nhiều. Việc liên kết được dễ dàng cùng là nhờ chính sách mở và hệ thống cơ sở hạ tầng được Nhà nước đầu tư phát triển toàn diện để phục vụ phát triển  kinh tế. Theo các chuyên gia, hiện nay, sản phẩm du lịch của từng địa phương thường  nghèo nàn, nếu phát triển không đúng hướng sẽ tự “phá” đi tiềm năng của mình, không  tạo được những sản phẩm đặc thù để cạnh tranh. Thực tế chứng minh, khi ranh giới du  lịch giữa các địa phương đã không còn rõ ràng, thì việc liên kết du lịch là giải pháp  hữu hiệu tạo ra một điểm đến thống nhất với sự đa dạng sản phẩm dựa trên lợi thế 

riêng của từng địa phương. Với tính chất đặc thù như vậy, để thu hút và giữ chân du  khách thì hoạt động du lịch không chỉ gói gọn trong phạm vi một địa phương mà cần  phải mở rộng, cần kết hợp, liên kết trong địa phương mình, với nhiều địa phương khác  và các tỉnh lân cận. Đây cũng là xu hướng phát triển tất yếu của du lịch trong bối cảnh  Việt Nam đã và đang không ngừng thực hiện hội nhập và mở cửa với bạn bè quốc tế. 

“Nếu địa phương có hoạt động liên kết du lịch tốt thông qua hệ thống tour,  tuyến du lịch liên vùng, liên tỉnh thì các lợi thế về du lịch địa phương sẽ được khai  thác tối đa, tạo nên những sản phẩm du lịch hấp dẫn, có tính cạnh tranh cao và thu hút  được ngày càng nhiều du khách đến thăm quan, khám phá, tìm hiểu. 

2.3.5 Sự hài lòng và nhu cầu của khách du lịch 

Du lịch phát triển là do nhu cầu vui chơi, khám phá của con người càng phát  triển. Những yếu tố chủ quan từ phía khách hàng mà khách hàng ở đây là khách du  lịch đến vui chơi, tham quan, nghỉ dưỡng, …tại địa phương cũng có tác động không  nhỏ đến hoạt động du lịch. Là những yếu tố khách quan mà các địa phương không thể 

tác động để thay đổi được. Sự thay đổi nhu cầu của khách du lịch là do các nguyên  nhân sau: 

– Khả năng thanh toán: thu nhập, mức sống của con người tăng lên. Chính vì  thế, ở những quốc gia mà người dân có thu nhập cao thì họ mới có thể có nhu cầu đi  du lịch và chi tiêu cho chuyến du lịch của mình. Do vậy, địa phương cần nắm bắt được  yếu tố này để có các chính sách quảng bá, phát triển thương hiệu, hình ảnh của du lịch  địa phương đến các đối tượng khách hàng một cách phù hợp cho mục tiêu phát triển  du lịch dài hạn 

– Mức độ giáo dục cao hơn: Khi con người có học thức và trình độ văn hóa cao  thì họ càng có nhu cầu đi du lịch để mở mang kiến thức và sự hiểu biết về thế giới, về con người xung quanh. Trong một nghiên cứu về du lịch của mình, Robert  W.McIntosh (1995) đã khẳng định mối quan hệ thuận chiều giữa trình độ văn hóa của  người chủ gia đình và tỉ lệ đi du lịch của họ. Theo đó, những gia đình mà chủ hộ có  trình độ đại học thì tỉ lệ đi du lịch là 85%, trong khi đó, chỉ có 50% gia đình với người  chủ gia đình và tỉ lệ đi du lịch của họ.  

– Các chương trình bảo hiểm, phúc lợi lao động tăng: khi thu nhập tăng, mức  sống được nâng cao, con người quan tâm hơn đến phúc lợi từ phía chính phủ và doanh  nghiệp dành cho mình. Một chính sách phúc lợi tốt, hợp lý là công cụ hữu hiệu để giữ chân nhân tài và thu hút ứng viên tiềm năng cho doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh  nghiệp thường đưa ra các gói phúc lợi tốt để đãi ngộ nhân viên, giúp người lao động  có thời gian nghỉ ngơi, giải trí. Và đây là một trong những nhân tố làm tăng nhu cầu du  lịch của con người, giúp người dân có cơ hội tiếp cận du lịch nhiều hơn, giảm stress và  tái sản xuất sức lao động. 

– Thời gian rảnh rỗi của người dân: Thời gian làm việc của người người lao  động được quy động trong văn bản pháp luật hoặc trong hợp đồng lao động. Xu thế hiện nay, thời gian để lao động nghỉ tăng, thời gian làm việc có xu hướng ngắn lại. Vì  vậy đây là nhân tố giúp con người có thời gian hướng đến du lịch nhiều hơn. Ngược  lại, số ngày làm việc nhiều chứng tỏ người dân càng không có nhiều thời gian rảnh rỗi,  nhu cầu về du lịch cũng giảm xuống, kéo theo hiệu quả truyền thông quảng bá nhằm  về du lịch tại các quốc gia, địa phương này không cao. 

– Sự biến đổi trong nhu cầu trải nghiệm, khám phá du lịch: theo thời gian, nhu  cầu du lịch của du khách đã có nhiều thay đổi. Trước đây, du khách chỉ hướng vào  những điểm du lịch nổi tiếng, lâu đời, quãng đường ngắn. Sau đó, địa điểm du lịch  được khách lựa chọn là đi đến những vùng đất mới, xa hơn, lạ hơn với các phương tiện  di chuyển khác nhau. Địa điểm trước đây du khách chọn tập trung vào những quốc gia  giàu có, có nhiều địa điểm du lịch đẹp như ở Châu Âu, vùng biển Địa Trung Hải, Châu  Mỹ… Hiện nay, khách du lịch lại có xu hướng dịch chuyển sang những vùng đất mới  ở Châu Á Thái Bình Dương trong đó có khu vực Đông Nam Á đang nổi lên như nơi  thu hút du lịch hàng đầu Thế giới.” 

2.3.6 Quảng bá và xúc tiến phát triển du lịch 

“Quảng bá và xúc tiến du lịch. là cách để khai thác thị trường du lịch cũng như  giới thiệu. rộng rãi hình ảnh điểm đến du lịch. Các điểm đến du lịch hiện nay luôn. có  xu hướng cạnh tranh mạnh mẽ, liên tục để thu hút khách du lịch. Bằng nhiều kênh,  nhiều các thức. kết hợp với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin đã giúp việc. quảng bá  xúc tiến đa dạng và đến gần nhu cầu của khác hơn. Đặc biệt việc liên kết, hợp tác để quảng bá du lịch là một hướng mở nhằm phát triển du lịch theo hướng bền vững trong  bối cảnh hiện nay. Công tác xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch. cũng khá đa dạng: tổ 

chức các. buổi hội thảokhoa học nhằm giới thiệu các tiềm năng, các cơ hội, các chính  sách đầu tư phát triển du lịch; tọa đàm về liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh,  vùng, thành phố trong vùng…; đồng thời tham gia các hội chợ, triển lãm về du lịch ở trong nước cũng như quốc tế.” 

2.3.7 Các nhân tố khác 

2.3.7.1 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai  

“Hoạt động du lịch thường gắn với môi trường tự nhiên, khí hậu. Một số loại  hình du lịch cần có những điều kiện khí hậu khác nhau như du lịch biển cần khí hậu  nóng, khách muốn chơi các môn thể thao trên tuyết thì đi vào mùa đông… Do vậy, khí  hậu biến đổi sẽ tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh, PTBV và sự phát triển của  ngành du lịch. Ngoài ra, biến đổi khí hậu gây ra một số hiện tượng thời tiết cực đoan bao  gồm: nhiệt độ mùa hè nóng kỷ lục (300) , mùa đông lạnh sâu (-300), cường độ cơn bão  nhiệt đới và gió lớn, lũ lụt, hạn hán kéo dài… ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên, đến  di sản văn hoá, hạ tầng và cả môi trường du lịch. Từ đó, chi phí cho ngành du lịch tăng  lên về cơ sở hạ tầng, chi phí điều hành cao hơn (ví dụ như bảo hiểm, lương thực, thực  phẩm dự phòng, công tác sơ tán…) và gián đoạn công việc kinh doanh. Cơ quan Hàng  không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho rằng, những hòn đảo tại Thái Bình Dương. và Ấn Độ Dương đang bị ảnh hưởng mạnh. nhất bởi biến đổi khí hậu. Các đảo quốc như Maldives  hay Tuvalu. sẽ không thể ở được vào năm 2050, đảo Kiribati được dự báo sẽ hoàn. toàn  biến mất dưới mực nước. biển vào năm 2100. Nghiên cứu từ Viện Địa lý và Khoa học. núi lửa quốc gia Italy dự báo mực. nước biển tại đây sẽ tăng khoảng 1,5 m vào. cuối thế kỷ 21. Với mực nước biển dâng lên nhanh chóng, Venice bị lụt trung bình 100. lần mỗi  năm và có nguy cơ chìm. hoàn toàn vào thế kỷ tới. (Diễn đàn Cấp cao Du lịch Việt  Nam, thuộc Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2018). 

2.3.7.2 Hội nhập kinh tế quốc tế 

Khi hội nhập kinh tế quốc tế, mỗi quốc gia theo đuổi những mục tiêu và lợi ích  khác nhau, có khi còn đối lập. Trong quá trình đó, bản thân chúng ta cũng phải đấu tranh  với những mục tiêu đối lập lại với lợi ích của mình, bảo vệ chế độ chính trị nhưng vẫn  phải xây dựng phát triển cho kinh tế nói chung và du lịch nói riêng mang bản sắc đặc  trưng của quốc gia. Hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia cùng nhau giải quyết rất  nhiều vấn đề chung của nhân loại như chính trị, quân sự (chiến tranh,khủng bố, nội  chiến…); kinh tế (khủng hoảng kinh tế, nợ quốc gia,…) và sự đối lập trong phát triển  của con người với thiên nhiên (thiếu lương thực, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, khủng  hoảng năng lượng, bảo vệ môi trường thiên nhiên trước sự huy hoại của con người…).  Vì vậy, phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập là phải đặt những yếu tố biến động  xung quanh vào hoàn cảnh, và vị thế của du lịch. 

Bên cạnh đó, giao lưu và hội nhập quốc tế diễn ra thuận lợi và nhanh chóng về mọi mặt nhưng trong đó hội nhập về văn hóa – xã hội là diễn ra mạnh mẽ nhất, do vậy  việc bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa quốc gia, vùng, miền là không hề dễ dàng. Quá  trình đó có khả năng tạo ra sự thay đổi về đặc điểm, loại hình và sản phẩm du lịch. Đồng  

thời, sự bùng nổ của truyền thông, internet, dịch vụ giải trí xuyên quốc gia cũng có tác  động không nhỏ (tiêu cực và tích cực) đến đời sống, văn hóa của người dân, từ đó kéo  theo tác động vào phát triển du lịch. Tất cả các yếu tố này tác động rộng, lớn đến cơ cấu  và. sự phát triển, mở ra triển vọng mới cho du lịch từng. quốc gia và từng địa phương  tham gia. vào phân công lao động du lịch toàn cầu. Mỗi biến động của kinh tế thế. giới  đều tác động đến ngành du lịch, nhiều hay ít tùy thuộc. vào mức độ hội nhập và trình độ thích. ứng của ngành du lịch. 

2.3.7.3 Cách mạng công nghiệp 4.0 

Trên thế giới, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ tiếp tục có những bước  tiến nhảy vọt, thúc đẩy kinh tế tri thức phát triển, tác động tới tất cả các lĩnh vực, các  nước và vùng lãnh thổ, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh  thần của xã hội. Vậy vai trò của công nghệ sẽ tác động như thế nào đến ngành du lịch  khi du lịch bao gồm rất nhiều khâu, nhiều bước trong quá trình vận hành. Mà tất cả các  khâu này tạo ra một chuỗi liên hoàn, gắn kết và tổng hợp. Chuỗi thứ nhất là khách du  lịch, đầu tiên họ phải tìm điểm đến bằng cách. search trên mạng, tìm kiến hotel, motel  tìm các chỗ đi lại và giá cả hợp lý nhất thông qua các ứng dụng phần mềm có thể tải  và sử dụng dễ dàng trên điện thoại như booking, agoda… Thực tế thì những ứng dụng  này đã có cách. đây vài năm trước nhưng ít người biết đến vì sự hạn chế về mạng viễn  thông, và sự đắt đỏ của smart phone. Khâu thứ hai là mua vé máy bay, được thực hiện  ngay trên trang chủ của các hãng hàng không, thanh toán thực hiện qua thẻ rất dễ dàng  mà không cần phải qua đại lí và các khâu trung gian. Khâu thứ ba, chỉ dẫn đường đi lại  càng dễ dàng với sự trợ giúp của phần mềm map. Trong mỗi khâu này, cách mạng  công nghiệp 4.0 đều có tác dụng rất rõ nét.” Phần mềm công nghệ số đã đóng vai trò  như một nhạc trưởng kết nối giữa người có nhu cầu và người cung cấp dịch vụ. Du  lịch thông minh cũng có thể sử dụng tiện ích trong nền kinh tế “chia sẻ” hoặc “theo  yêu cầu” như vậy. Tức là khi nền tảng công nghệ hỗ trợ việc kết nối khách du lịch với  dữ liệu cá nhân để tạo ra dịch vụ cụ thể và phù hợp nhất cho khách đó. “Tất cả quy  trình đi du lịch của khách từ bước thể hiện mong muốn, lập kế hoạch, lên đường, hoạt  động trong chuyến đi, cảm nhận chuyến đi, tạo ấn tượng tốt đẹp khi kết thúc chuyến đi  đều có thể kết hợp thực hiện từ xa với sự trợ giúp của công nghệ. Một xu thế kết hợp  khác, tuy không mới nhưng cũng hứa hẹn nhiều tiềm năng khi áp dụng công nghệ với  du lịch và y tế đó là ngành du lịch điều dưỡng. cho người cao tuổi (nhu cầu này đang.  rất cao ở những nước phát triển). Cách mạng 4.0 đã phủ sóng toàn cầu, việc sử dụng  viber, messenger hay dùng các phần mềm khác như zalo… cho phép tương tác gần  như tức thì, và nhanh chóng dù bạn ở đâu trên thế giới. Nên khi đi du lịch ở nước  ngoài vẫn có thể giữ được liên lạc thường xuyên với gia đình, người thân, bạn bè, đối  tác để giải quyết công việc. 

Với các đơn vị quản lí và công ty lữ hành, cách mạng 4.0 là cơ hội để tuyên  truyền, quảng bá hình ảnh, sản phẩm du lịch lên mạng, các website. Thông tin những  hình ảnh đẹp, những lời bình luận, phản hồi tích cực từ khách du lịch và công ty lữ 

hành quốc tế liên kết nhằm quảng bá điểm đến, nhưng cũng phải xác định là sẽ nhận  được những phản hồi không tốt tồn tại ở điểm du lịch. Như nạn cướp giật, móc túi,  chặt chém, ăn xin, chèo kéo khách để cơ quan quản lí địa điểm đó kịp thời can thiệp,  giải quyết và xử lí. Đây là biện pháp rất tốt để có thể tăng du khách, giảm tình trạng  khách đến và không muốn quay lại.  

Với cơ quan quản lí nhà nước là cơ hội để giảm thủ tục hành chính liên quan  đến visa và thủ tục xuất nhập cảnh cho khách du lịch. Là giải pháp để các quốc gia thu  hút đầu tư nước ngoài và khách du lịch quốc tế.” 

6. Quảng bá và xúc tiến du lịch 

– Chiến lược quảng bá (XT1) 

– Quảng bá vào thị trường mới (XT2) – Khai thác cơ hội thị trường mới (XT3) – Phát triển các chương trình, sự kiện (XT4) – Xúc tiến thị trường mới (XT5) 

– Xúc tiến quảng bá du lịch địa phương (XT6) – Nâng cao uy tín của cơ quan quản lý du lịch (XT7) 

7. Nhân tố khác 

1. Môi trường, chính sách phát triển

– Quan điểm và chính sách đầu tư (CS1) – Môi trường đầu tư, kinh doanh (CS2) – Thực hiện các dự án đầu tư trong nước (CS3) 

– Thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài (CS4) 

– Quy hoạch phân khu dịch vụ du lịch (CS5) – Quy hoạch phân khu dịch vụ hỗ trợ (CS6) – Quy hoạch tuyến, điểm du lịch (CS7) – CS hỗ trợ DN, cộng đồng địa phương và du khách(CS8) 

2. Các dịch vụ hỗ trợ liên quan 

– Bảo hiểm du lịch (HT1) 

– Y tế (HT2) 

– Mạng Internet và thông tin liên lạc 

– Ảnh hưởng của biến đổi khí  hậu và rủi ro thiên tai (NTK1) – Hội nhập kinh tế quốc tế  

(HT3) 

– Công tác cứu hộ, cứu nạn (HT4) 

(NTK2) 

– Cách mạng công nghiệp 4.0  (NTK3) 

– An ninh trật tự, an toàn xã hội (HT5) – Nước (HT6) 

– Điện (HT7) 

– Hệ thống đường giao thông (HT8) 

3. Nguồn nhân lực 

– Chiến lược phát triển nhân lực (NL1) – Chính sách đào tạo, thu hút nhân lực (NL2) 

– Chương trình giáo dục và đào tạo kỹ năng (NL3) 

– Chương trình nâng cao nhận thức du lịch cho cộng đồng (NL4) 

5. Sự hài lòng của khách và dân địa  phương 

– Công tác tổ chức các hoạt động du lịch – Những trải nghiệm (HL1) 

– Ấn tượng về địa phương (HL2) – Hình ảnh địa phương được giới thiệu  (HL3) 

– Chương trình chuyển giao, hỗ trợ doanh nghiệp (NL5) 

– Chương trình chăm sóc khách hàng (NL6) 

– Tổ chức quản lý nguồn nhân lực (NL7) – Tổ chức đào tạo nhân lực (NL8) 4. Liên kết và hợp tác 

– Quản lý nhà nước về du lịch (LK1) – Xây dựng, tổ chức quản lý và thực hiện chương trình du lịch (LK2) 

– Quảng bá xúc tiến du lịch và sản phẩm du lịch (LK3) 

– Sử dụng và phát triển nguồn nhân lực (LK4) 

– Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch (LK5) 

Hình 2. 2 Mô hình nghiên cứu đề xuất tác động của các nhân tố đến phát triển du lịch  theo hướng bền vững 

Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp 

2.4 Kinh nghiệm phát triển du lịch theo hướng bền vững trong nước và quốc tế Hướng tới PTDLBV, các quốc gia bước đầu có những phương án, kế hoạch  phát triển khác nhau làm nền tảng. Để tìm ra được những nền tảng ban đầu phục vụ 

mục tiêu lâu dài là PTBV, mỗi vùng, lãnh thổ, quốc gia phải bám sát đặc điểm tự nhiên, dân cư của mình để đưa ra phương án phù hợp.  

2.4.1 Vùng duyên hải Nam trung bộ – Việt Nam 

“Vùng duyên hải nam trung bộ. bao gồm thành phố Đà Nẵng và 7 tỉnh là:  Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình  Thuận, với diện tích tự nhiên xấp xỉ 44.376,9 km2 chiếm. 13,4% diện tích cả nước, là  vùng có đường bờ biển dài nhất Việt Nam (hơn 1.300km). Cuối những năm 90 thành  phố Đà Nẵng. và 7 tỉnh còn nghèo và du lịch còn hoang sơ. Bắt đầu từ năm 1997, du  lịch Đà Nẵng nói riêng và. các tỉnh duyên hải nam trung bộ nói chung đã có những  bước ngoặt quan trọng; đặc biệt từ sau năm 2003, trong kế hoạch chiến lược của. các  tỉnh đã xác định ngành du lịch. sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. trong  những năm tiếp theo. Năm 2015, các tỉnh thuộc vùng duyên. hải nam trung bộ đã thu  hút 10,4 triệu lượt khách (trong đó khách quốc tế là 3,1 triệu, khách du lịch nội địa 7,3  triệu lượt khách); doanh thu từ du lịch. đạt gần 37 nghìn tỷ đồng. Đi liền với sự phát  triển mạnh mẽ đó, các tỉnh đã có chiến lược phát triển du lịch. theo hướng bền vững. 

Xây dựng môi trường du lịch bền vững 

– Hạn chế tối đa việc. quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết có thể tác động  không. mong muốn đến cảnh quan, môi trường các tuyến, khu, điểm du lịch. Nhưng  đảm bảo hệ thống đường, điện, nước, thông tin liên lạc, cảng… được đầu tư xây dựng  đồng bộ phù hợp với quy hoạch. 

– Chủ động lên phương án, và nắm bắt, nhận diện. ô nhiễm môi trường: như ô  nhiễm không khí, nguồn nước. Tính toán sức chứa. của điểm du lịch cho phù hợp,  không gây làm ảnh hưởng xấu. đến môi trường sinh thái, duy trì và bảo tồn nguồn tài  nguyên. 

– Ổn định chính trị, an ninh trật tự tương đối tốt từ chống bắt chẹt, chèo kéo,  khách du lịch, cướp giật trên đường phố, ngăn chặn việc. bán hàng rong bằng nhiều  biện pháp, điển hình như đặt các biển cấm trong thành phố với tần suất khoảng 300m – 500m/biển…” 

– Các dịch vụ như như ngân hàng, y tế, dịch vụ công cộng (như các tuyến xe  bus, vệ sinh môi trường…), đảm bảo an toàn vệ sinh. thực phẩm, quản lý, niêm yết  giá… Như việc “Phủ xanh nhiều hạng mục cây xanh”; hệ thống công viên, vườn hoa,  vườn dạo, trong khu dân cư. đã được triển khai đầu tư, thi công hình thành các mảng  xanh lớn, thực hiện tốt chức năng cải thiện môi trường và bộ mặt đô thị. 

– Cộng đồng dân cư được nâng cao nhận thức về du lịch, phát triển du lịch, bảo  tồn và gìn giữ những tài nguyên, di sản thông qua nhiều hình thức như tuyên truyền  những lợi ích từ du lịch. Cá nhân, tổ chức có liên quan đến du lịch phải hoạt động trên  nguyên tắc tôn trọng truyền thống, phong tục tập quán địa phương, gìn giữ bảo vệ môi trường, chấp hành nghiêm chỉnh những quy định tại từng điểm tham. Với du khách khi đến tham quan. phải tôn trọng truyền thống văn hóa, có ý thức giữ gìn, không gây ồn  ào, mất trật tự hoặc nói. chuyện quá lớn làm ảnh hưởng đến. người xung quanh; không  hái hoa, bẻ cành, chọc ghẹo. thú nuôi tại các khu, điểm du lịch và nơi. công cộng; tiết  kiệm điện, nước, bảo quản các đồ. dùng khi sử dụng các dịch vụ… 

“Đặc biệt hóa” sản phẩm du lịch 

Với lợi thế về tài nguyên du lịch, vị trí địa lý đắc địa, các tỉnh thuộc vùng duyên  hải nam trung bộ đã. và đang tận dụng tiềm năng này để xây. dựng thị trường và sản  phẩm du lịch đặc trưng để thu hút khách du lịch. Trước đây, các tỉnh phát triển sản  phẩm du lịch đa dạng, không có hướng rõ ràng, gần đây đã có phương châm làm du  lịch đó là “đặc biệt hóa” sản phẩm du lịch dựa trên cơ sở khai thác các tài nguyên du  lịch một cách bền vững: 

Xây dựng thương hiệu du lịch nghỉ dưỡng: Các cơ sở lưu trú du lịch ở các tỉnh  duyên hải nam trung bộ đã có thương hiệu nhất định, nhưng gần đây các tỉnh này được  biết đến như nơi nghỉ dưỡng biển. cao cấp với 3 thương hiệu về sản phẩm du lịch biển  là nghỉ dưỡng cao cấp, nghỉ dưỡng khám phá các khu biển hoang sơ và thể thao biển 

“Thiên đường du lịch biển – đảo miền Trung”. Các thương hiệu nổi tiếng như thế giới  đã xuất hiện ở vùng như: Vinpearl, Intercontinental, Hyatt, Furama, Novotel, Crowne  Plaza, Pullman, Mercure… Bên cạnh đó, những địa điểm du lịch biển, các tỉnh cho  xây dựng và hoạt động hệ thống. các bãi biển công cộng với tiêu chuẩn bãi tắm đảm  bảo an toàn và sạch sẽ, dịch vụ công cộng, dịch vụ vui chơi, giải trí các môn thể thao  dưới nước được các doanh nghiệp. đưa vào khai thác như: canô, dù kéo, jetski, lặn,  kayak, khám phá bán đảo,…góp phần làm sôi động các hoạt động trên biển và tăng  thêm trải nghiệm của du khách. 

“- Du lịch công vụ hội nghị. hội thảo,mua sắm và vui chơi giải trí: đã có bước  phát triển, nhiều hội nghị, hội thảo được đăng cai tổ chức, các tỉnh đã tổ chức thành  công. nhiều. sự kiện lớn tầm cỡ quốc tế như: Cuộc thi trình. diễn pháo hoa quốc tế Đà  Nẵng; Cuộc thi Ironman 70.3, Cuộc thi Marathon quốc tế, Đường chạy sắc màu; Cuộc  đua thuyền buồm thế giới Clipper Race, và hội nghị APEC (2018). Các hoạt động vui  chơi giải trí, mua sắm được quan tâm bởi các nhà đầu tư với các sản phẩm, dịch vụ  khác biệt, độc đáo và cao cấp: Khu Công viên Châu Á, khu vui chơi giải trí trong nhà  Helio Center, cụm điểm tham quan DHC Marina – cầu tầu tình yêu – cá chép hóa  rồng, các khu vui chơi thể thao. có sức thu hút khách du lịch ở vùng là các sân golf  (toàn vùng có 6 sân golf tập trung ở Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa và Bình  Thuận), các hộ kinh doanh dịch vụ giải trí thể thao trên biển,… 

Du lịch văn hóa – tìm hiểu lối sống: Du lịch văn hóa sẽ tập trung. vào các giá  trị văn hóa Chăm Pa, Sa Huỳnh. với một số bảo tàng độc đáo, mang đặc trưng vùng  miền và lưu trữ những cổ vật là tinh hoa văn hóa nghệ thuật, lịch sử của khu vực như  bảo tàng nghệ thuật. điêu khắc Chăm (Đà Nẵng), bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh (Hội An)…; văn hóa của cư dân vùng. biển duyên hải miền Trung với một số làng nghề. đã  và đang thu hút nhiều. khách du lịch là: đá Non Nước (Đà Nẵng); gốm Thanh Hà(Bình  Định); nước mắm Phan Thiết (Bình Thuận),… để phát triển các loại hình. du lịch đặc  thù của vùng. 

– Du lịch văn hoá gắn với ẩm thực: Ẩm thực vùng DHNTB vừa mang tính chất  đặc sắc của ẩm thực miền Trung vừa có hương vị riêng biệt, tạo được dấu ấn riêng cho  du khách. Những đặc sản biển đảo nổi tiếng của vùng này là: mì Quảng, cao lầu, cơm  gà Tam Kỳ, cá ngừ. đại dương, sò huyết Ô Loan (Tuy Hòa); cháo tôm hùm Bình Ba,  yến sào Hòn Nội (Khánh Hòa); mực một nắng (Bình Thuận)… Ngoài ra, ở vùng  DHNTB còn nổi tiếng về một số đặc sản khác như: tỏi Lý Sơn, quế Trà Bồng (Quảng  Ngãi); nho, táo, mật nho (Ninh Thuận); thanh long (Bình Thuận); đường phổi (Quảng  Ngãi); bánh tráng, rượu Bàu Đá (Bình Định)…” 

Du lịch di sản: Những sản phẩm thuộc dòng sản phẩm. du lịch di sản như, tìm  hiểu các. giá trị di sản thế giới phố cổ Hội An, đền tháp Mỹ Sơn trên tuyến du lịch  “Con đường di sản miền Trung” kết hợp giữa Huế – Quảng Nam – Đà Nẵng. Một số hoạt động bổ trợ 

– Nguồn nhân lực. chất lượng cao phục vụ cho ngành du lịch (quản lý nhà nước,  quản lý. và điều hành, hướng dẫn viên, buồng phòng, lễ tân, khuân vác, lái xe…) được  tăng cường đào tạo mới và đào tạo lại, lồng ghép các nội dung đào tạo với xu thế  PTBV bằng các khóa đào tạo định kỳ. 

– Các doanh nghiệp. hoạt động trong lĩnh vực du lịch nhận thức được lợi ích  của việc PTDLBV, đã cạnh tranh lành mạnh, phát huy tối đa vai trò “cầu nối” giữa du  khách điểm du lịch, đảm bảo cung cấp dịch vụ chất lượng, uy tín, đáp ứng kỳ vọng của  khách du lịch với mức giá tối ưu. 

– Hoạt động tuyên. truyền quảng bá hình ảnh du lịch nói chung và du lịch biển  đảo. của vùng duyên hải nam trung bộ. nói riêng đã được các cơ quan chính quyền và  các doanh nghiệp du lịch nỗ lực. sử dụng nhiều kênh thông tin khác nhau: thông qua tổ  chức. các lễ hội, các hội chợ triển lãm, qua các website du lịch địa phương, qua các ấn  phẩm du lịch, tờ rơi, tập gấp; thông qua các công cụ. truyền thông như Internet, báo  chí, truyền hình,… Hoạt động xúc tiến. quảng bá được đánh giá là hiệu quả nhất, đó là  các Festival của ngành Văn hóa – Thể thao và Du lịch như: Festival biển Nha Trang,  Festival pháo hoa Đà Nẵng, Festival thuyền buồm Mũi Né (Bình Thuận), Festival di  sản Quảng Nam,…” 

Kết quả: năm 2018, tổng lượt khách tham quan du lịch các tỉnh duyên hải nam  Trung bộ đạt hơn 34,5 triệu (chiếm 1/3 số lượng khách cả nước) và kết quả các bãi tắm  đẹp như Mỹ Khê, Lý Sơn, Quy Nhơn, Vĩnh Hy,… có mặt trong danh sách. những điểm  đến hấp dẫn nhất thế giới. do các trang du lịch uy tín như Lonely Planet, Condé Nast Traveller, Travel & Leisure bình chọn. Biển Đà Nẵng đã được Tạp chí Forbes (Mỹ)  bình chọn là 1 trong 6 bãi biển hấp dẫn nhất hành tinh. 

2.4.2 Khu Bảo tồn Annapurna- Nepal 

Khu Bảo tồn Annapurna (ACAP) – Nepal: ở Khu bản tồn Annapurna (ACAP),  phát triển du lịch sinh thái được sử dụng như là đòn bẩy để phát triển cộng đồng và bảo  tồn thiên nhiên trong khu bảo tồn. Phí tham quan được đầu tư trở lại để công tác bảo tồn  sự đa dạng sinh học và các hoạt động phát triển cộng đồng bền vững ở ACAP. 

Trong khu bảo tồn, các chương trình đã được đưa vào với mục tiêu giảm bớt  sức ép đối với nguồn tài nguyên rừng, cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng  dân cư địa phương và làm cho du lịch có trách nhiệm hơn. Các vườn ươm đã được xây  dựng nhằm cung cấp cây giống cho cộng đồng và các chương trình trồng rừng. Để giải  quyết vấn đề củi đốt, các kho chứa dầu hoả, khí hoá lỏng và các máy phát điện thuỷ lực loại nhỏ được xây dựng dưới sự quản lý của cộng đồng. Tại những khu vực thường  xuyên có khách tham quan, các chương trình chăn nuôi, lâm nghiệp, nông nghiệp được  triển khai nhằm tăng thu nhập cho dân địa phương, đồng thời cung cấp lương thực  thực phẩm cho khách du lịch. Ngoài ra, các chương trình tuyên truyền cho du khách  cũng như người dân bản địa và công tác thông tin được triển khai thực hiện đồng bộ,  ưu tiên. Hoạt động chủ yếu ở ACAP là xây dựng năng lực địa phương, rồi cuối cùng  chính người dân địa phương là người quyết định cuộc sống của mình. Họ là những  nhân tố hoạt động chính và họ là những người hưởng lợi chính. Dân cư địa phương  được tổ chức đào tạo và giao trách nhiệm để bảo vệ chất lượng các nguồn tài nguyên  thiên nhiên và văn hóa riêng có của mình; là nhân tố chính thu hút du khách cũng là cơ  sở nền tảng cho nguồn sinh nhai bền vững. 

Thành công của Dự án Bảo tồn khu vực Annapurna đã khuyến khích nhiều dự án khác ở Nepal làm theo mô hình du lịch sinh thái của ACAP. Trong tất cả các dự án  này, các nỗ lực của du lịch sinh thái đều hướng đến việc làm cho du lịch bền vững, mang lại lợi ích hơn cho xã hội và môi trường cũng như có lợi về mặt kinh tế và có thể quản lý được ở cấp cộng đồng. Các bài học được rút ra từ những kinh nghiệm về du  lịch sinh thái ở Nepal đó là: Hoạch định trước và quản lý nhằm nâng cao sức chứa du  lịch; sự đóng góp của dân địa phương và hướng tới bền vững; xúc tiến mối quan hệ liên ngành nhằm phân chia rộng rãi hơn các lợi ích du lịch; tiếp thị sản phẩm nhằm đầu  tư bền vững; giáo dục và vấn đề nhạy bén trong sự tôn trọng song phương giữa du  khách và người dân địa phương. 

Hiện nay khu bảo tồn Annapurn luôn là điểm hấp dẫn du khách khi đến Nepan  và là một trong 11 điểm du lịch được xếp hạng hàng đầu ở Nepal được du khách và  các tạp chí du lịch nổi tiếng bình chọn. 

2.4.3 Thenmala- Ấn Độ 

Du lịch Thenmala – Kerala, Ấn Độ: Mục tiêu phát triển du lịch ở Thenmala là: phát triển Thenmala và vùng lân cận thành điểm đến hấp dẫn; xúc tiến du lịch bền  vững trên cơ sở các nguyên tắc bền vững; xây dựng các điểm đến du lịch theo đúng  quy hoạch, trong đó nhấn mạnh việc PTDLBV, làm mẫu hình cho các chương trình  phát triển du lịch khác. 

Để đạt cụ thể hóa các mục tiêu, ba nhóm sản phẩm du lịch đã được hướng đến  đó là: du lịch thân thiện với môi trường, du lịch sinh thái và du lịch hành hương. Du  lịch thân thiện với môi trường được phát triển ở ngoại vi Khu Bảo tồn hoang dã  Shenduruney với mục đích giảm áp lực lên Khu Bảo tồn. Trong khu bảo tồn chỉ dành  cho những khách du lịch sinh thái thực sự. Những du khách khác có thể trải nghiệm  các sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường như: các lối mòn tự nhiên nhỏ, xe đạp  địa hình hay lối đi bộ trên cao nhìn xuống. Nhằm giảm thiểu tác động lên hệ thống  sinh thái rừng trong Khu Bảo tồn, một số phương tiện được cung cấp ở Thenmala như:  Du thuyền trên Hồ, các lối đi bộ, khán đài vòng, đài phun nước có nhạc, xe đạp địa  hình… Du lịch sinh thái được quy hoạch phát triển trong khu rừng xung quanh. Khu  Bảo tồn hoang dã Shenduruney có tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái và  ngoài ra, một loạt các điểm du lịch vệ tinh trong vòng bán kính 50km cũng đã có  Trung tâm Du lịch sinh thái. Du lịch hành hương thân thiện với môi trường cũng được  phát triển. 

Tuyến du lịch hành hương nối Thenmala với ba điểm linh thiêng nằm trong  vùng rừng linh thiêng nổi tiếng Sabarimala (nơi có khoảng 10 triệu lượt du khách  viếng thăm trong vòng 2 tháng). Với mục tiêu đề ra, tổ chức xúc tiến du lịch sinh thái  đã kết hợp với phòng quản lý rừng, phòng thủy lợi và phòng du lịch triển khai nhiều  hoạt động cụ thể. Về cơ sở lưu trú, cận chuyển khách trong khu vực được khối tư nhân  đảm nhận. Quy hoạch về xây dựng được quản lý chặt chẽ. Không có xây dựng tạm bợ trong các khu rừng, cơ sở lưu trú được xây dựng tách biệt, ưu tiên ở những nơi xa  rừng. 

Hiện nay, các du khách đến Thenmala đã đánh giá “Nơi tuyệt vời mát mẻ. Đó là  Sanctuary và bạn thậm chí có thể phát hiện ra một số động vật và chim hoang dã. Bạn  sẽ bị lạc trong vẻ đẹp của thiên nhiên. Bạn có thể khám phá nhiều điều mới ở đây”.  “Nơi tuyệt vời để ghé thăm. Có nhiều lựa chọn khác nhau từ trẻ em đến người già …  công viên trẻ em, công viên phiêu lưu và thử thách, wilde safari trong nửa ngày, chèo  thuyền trong 2 giờ quanh núi và thậm chí đêm ở trong rừng với an ninh tốt và nấu ăn  tất cả trong một mức giá ngân sách …” (trích dẫn từ khách du lịch 2017). Thenmala – Kerala, Ấn Độ là điểm đến du lịch hàng đầu ở Ấn Độ. 

2.4.4. Koronayitu- NewZeland 

Chương trình phát triển của Koronayitu (Fiji): Koronayitu là vùng rừng nhiệt  đới rộng lớn duy nhất ở miền Tây Viti Levu (hòn Đảo lớn nhất của Fiji) chưa bị chặt  phá. Koronayitu chứa đựng hệ động thực vật bản địa rất phong phú, đa dạng, đặc biệt có loại gỗ thông caori lâu năm của Fiji có giá trị rất cao trên thị trường và luôn bị đe  doạ chặt phá. Ngoài ra, khu vực này còn có 48 làng quê cổ nhất của Fiji và 8 vùng tôn  giáo. Đối với vùng này, sức ép không chỉ từ phía các Công ty khai thác gỗ mà còn từ khai thác quặng (một Giấy phép khai thác vàng ở phía Đông Koronayitu đã được cấp).  Cuộc sống của các hộ gia đình ở vùng này bấp bênh, thu nhập thấp (chỉ 30 đồng Fiji  mỗi tuần). 

Năm 1992, Chính phủ NewZeland đã tài trợ một chương trình thí điểm giúp  Koronayitu đưa một phần của vùng này thành Vườn Quốc gia với cơ hội phát triển du  lịch quy mô nhỏ nhằm mục đích bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế của các làng  quê. Ngoài việc phát triển du lịch sinh thái, người dân ở đây còn thành lập các vùng  nuôi thủy sản và sản xuất hàng lưu niệm quy mô nhỏ. Tháng 9 năm 1993, Công viên  Văn hoá và phiêu lưu mạo hiểm được khánh thành như là giai đoạn I của Dự án “Phát  triển Vườn Quốc gia Koroyanitu” và đã đón 12 vị du khách đầu tiên. Các lối mòn đi  bộ đến các di tích lịch sử, tham quan các danh lam thắng cảnh đã được xây dựng. Các  làng quê cũng đã cho ra đời Hiệp hội hợp tác xã du lịch sinh thái và xây dựng tour du  lịch “Fijian Vanua Tour”. Kết quả của chương trình này đã được giám đốc vườn quốc  gia đánh giá “Chương trình này đã đem lại cho chúng ta hy vọng có thể đầu tư phát  triển hơn là vay mượn của tương lai – chúng ta có thể giữ gìn di sản của chúng ta và để lại tài sản thừa kế cho thế hệ mai sau”. 

Một số thành quả cụ thể do Chương trình đem lại: 

+ Giáo dục được cải thiện. Số lượng trẻ em đến trường tăng gấp đôi và chất  lượng được nâng lên. 

+ Phụ nữ tham gia nhiều hơn vào các quyết định của cộng đồng, câu lạc bộ phụ nữ có thu nhập ổn định từ nguồn bán hàng lưu niệm cho du khách. + Xây dựng vườn cây dược liệu thuốc đầu tiên ở Fiji phục vụ cho dân cư và du  khách. 

+ Nạn cháy rừng đã được dập tắt. Đã xây dựng phân khu nhằm bảo vệ động vật  hoang dã. Vườn ươm được thiết lập, những nơi rừng bị chặt phá được trồng lại. Cộng  đồng dân cư lên án mạnh mẽ việc khai thác gỗ và thống nhất không phá rừng. 

+ Thu nhập của vườn quốc gia trong năm đầu tiên đã bằng toàn bộ thu nhập của  toàn vùng trước khi có dự án. Ngôi trường thứ hai tại vùng này đã được xây dựng vào  năm 1994. 

Một số bài học có thể rút ra cho các tỉnh phía nam ĐBSH 

“Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm PTDLBV ở các địa phương, khu vực trong  và ngoài nước, một số bài học nhằm PTDLBV cho các tỉnh phía nam ĐBSH như sau: – Nhận thức đầy đủ về PTBV: Các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, cộng  đồng dân cư và doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải nhận thức đúng đắn vị trí quan  trọng của PTDLBV. Tầm quan trọng, sự đóng góp của du lịch vào phát triển KT-XH 

từng địa phương, cho quốc gia, tạo lợi thế cạnh tranh trong kinh tế, tạo công ăn việc  làm cho người lao động, nâng cao đời sống người dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo  vệ môi trường là cơ sở và động lực cho PTDLBV. Giáo dục, tuyên truyền mạnh mẽ để giúp các đối tượng tham gia du lịch (học sinh, sinh viên, dân địa phương, khách du  lịch) nhận thức trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường tự nhiên.  Có cơ chế để khuyến khích sự tham gia của dân địa phương cùng quản lý, sử dụng tài  nguyên hợp lý, qua đó thúc đẩy hiệu quả của du lịch.  

Xây dựng Chiến lược phát triển du lịch phù hợp với điều kiện kinh tế của  vùng, của tỉnh: có chính sách đầu tư đạt hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là đầu tư về hạ tầng cơ sở cho du lịch. Trong đó, vai trò của chính quyền địa phương (đặc biệt cấp xã,  phường) là rất quan trọng trong việc giải phóng mặt bằng; theo dõi, giám sát, phối hợp  tháo gỡ khó khăn cho các dự án đầu tư phát triển du lịch. 

Tổ chức quản lý thống nhất và cụ thể: Nguồn tài nguyên rừng tại địa điểm du  lịch là nguồn tài nguyên kép do vậy các quốc gia thường có một cơ quan quản lý cấp  cao, cơ quan quản lý này có chức năng bảo tồn tuyên truyền và giáo dục công chúng  trong việc bảo vệ môi trường. Việc tổ chức khai thác tiềm năng du lịch tại các điểm du  lịch có thể do các địa phương tự kinh doanh hoặc cho các công ty du lịch thuê môi  trường để kinh doanh nhưng phải chịu quản lý theo một quy chế cụ thể.  

Huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển du lịch: Xã hội hoá quá trình phát  triển du lịch hướng tới bền vững đối với điều kiện của nước ta nói chung và các tỉnh  nói riêng nhằm huy động mọi nguồn lực tốt nhất phục vụ đầu tư phát triển du lịch. Trong đó có sự tham gia của người dân địa phương, các doanh nghiệp trong và ngoài  nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ là một trong những giải pháp  quan trọng để phát triển du lịch theo hướng bền vững. 

Sự tham gia của cộng. đồng dân cư địa phương là rất quan trọng trong  chiến lược PTDLBV: Sự tham gia của người dân vào các dự án phát triển du lịch để hướng tới bền vững là rất quan trọng. Người dân bản địa với nền văn hóa, lối sống,  phong tục, sinh hoạt là những nhân tố. quan trọng thu hút du khách. PTDLBV và cộng  đồng dân cư. địa phương có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, một mặt mang lại  những. tác động tốt về kinh tế, môi trường và văn hoá, mặt khác, làm phong phú. thêm  kinh nghiệm hoạt động và. tạo sản phẩm du lịch mới. 

Xây dựng và phát triển. nguồn nhân lực chất lượng cao bao gồm các nhà  quản lý, chuyên gia, cố vấn và nhân viên ngành du lịch để phục vụ cho nhu cầu phát  triển du lịch ngày càng lớn. 

Các địa phương phải. có kế hoạch quảng bá địa danh du lịch phù hợp với  đặc điểm của địa phương, phù hợp với đối tượng. khách du lịch khác nhau. Ngoài ra  để kế hoạch quảng bá thành công cần. có sự đầu tư thỏa đáng cho hoạt động quảng bá  và marketing.” 

Khai thác hợp lý tài. nguyên vào bảo vệ môi trường là trách nhiệm từ cơ  quan quản lý nhà nước. đến ban quản lý các điểm du lịch, dân cư địa phương, đến  khách du lịch. Muốn PTDLBV thì trước tiên phải. khai thác tài nguyên du lịch (cả thiên nhiên và nhân văn) bền vững. 

Tiểu kết chương 2  

“Qua các nội dung nghiên cứu ở chương 2, cho thấy:  

– Du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, liên quan đến nhiều thành phần  như chính quyền,doan nghiệp, khách du lịch, phương tiện giao thông,… và các hoạt  động kinh tế xã hội khác nhằm đem lại các lợi ích về kinh tế, chính trị, xã hội cho các  quốc gia.  

– PTDLBV là phát triển các hoạt động. du lịch với mục đích mang lại. lợi ích  kinh tế, tạo công ăn việc làm cho. xã hội và cộng đồng; thỏa mãn các nhu cầu đa. dạng  của khách du lịch… trên cơ sở khai thác có kế hoạch. các nguồn tài nguyên; Quan tâm  đến việc đầu tư tôn tạo, bảo tồn và duy trì tính nguyên vẹn. của các nguồn tài nguyên;  phải gắn trách nhiệm. và quyền lợi của cộng đồng trong việc. khai thác và bảo vệ tài  nguyên, môi trường.” 

– Mục tiêu PTBV được UNWTO thống nhất là, đặt trọng tâm vào các mục tiêu  8 “Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. dài hạn, rộng mở và bền vững, tạo việc làm đầy đủ và năng suất. và công việc tốt cho tất cả mọi người”, mục tiêu 12 “Đảm bảo các mô  hình tiêu dùng và sản xuất bền vững”, mục tiêu 14 “Bảo tồn và sử dụng bền vững. các  đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển cho PTBV”. 

– Nội hàm của phát triển du lịch theo hướng bền vững là quá trình phát triển có  sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, “bền vững về kinh  tế, bền vững về tài nguyên. môi trường và bền vững về văn hóa – xã hội”. 

“- Lựa chọn, điều chỉnh hình thành hệ thống tiêu chí tổng hợp phát triển du lịch  theo hướng bền vững bao gồm: Thứ nhất, dưới góc độ kinh tế bao gồm: vị trí, quy mô  của ngành; lợi ích kinh tế từ du lịch. Thứ hai, dưới góc độ văn hóa – xã hội: sự tham  gia của người dân; sinh kế của dân địa phương; bảo tồn các giá trị văn hóa – lịch sử 

của điểm du lịch. Thứ ba dưới góc độ môi trường: bảo tồn tài nguyên du lịch; giảm  thiểu ô nhiễm môi trường; bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan. Xây  dựng mô hình các nhân tố tác động đến phát triển du lịch theo hướng bền vững (7 nhân  tố, bao gồm cả nhân tố khách quan và chủ quan).” 

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở CÁC TỈNH PHÍA NAM 

ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 

3.1 Tổng quan và tiềm năng du lịch các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng 3.1.1 Tổng quan về các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng 

3.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên 

“Các tỉnh phía nam ĐBSH gồm 3 tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình với  tổng diện tích khoảng 4.600 km2, dân số 4.6 triệu người và UNESCO đã công nhận  khu DTSQ thế giới đối với vùng đất ngập nước ven biển ngày 13/10/2008. Khu DTSQ  thế giới châu thổ sông Hồng bao gồm ven biển rộng lớn các hệ sinh thái, thuộc địa giới  hành chính của 6 huyện gồm Thái Thụy, Tiền Hải (tỉnh Thái Bình); Giao Thủy, Hải 

Hậu, Nghĩa Hưng (tỉnh Nam Định) và Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình). Có hai vùng lõi là  vườn quốc gia Xuân Thủy và khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải. Tổng  diện tích của khu DTSQ hơn 105 nghìn ha là nơi cư trú của nhiều loài chim quý hiếm  (chim nước và chim di cư), là hệ sinh thái đất ngập nước điển hình ở cửa sông ven  biển miền Bắc Việt Nam. Đây còn là khu DTSQ đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á áp  dụng mô hình đồng quản lý giữa 3 tỉnh với phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong  quản lý một vùng đất ngập nước rộng lớn.” Căn cứ quyết định số 2163/QĐ-TTg của  Thủ tướng Chính phủ ngày 11 tháng 11 năm 2013 “Về việc phê duyệt Quy hoạch tổng  thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc đến năm  2020, tầm nhìn đến năm 2030” ba tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình được phân  chia thuộc tổ chức không gian du lịch “Tiểu vùng Nam sông Hồng với hướng khai thác  sản phẩm du lịch đặc trưng: tham quan cảnh quan, hang động, các giá trị sinh thái…;  tham quan di tích, lễ hội, tâm linh”. 

“Ninh Bình: nằm ở phía nam vùng ĐBSH, có vị trí địa lý ở vào khoảng từ 19O50’ – 20O26’ vĩ độ Bắc và từ 105O32’ – 106O20’ kinh độ Đông. Phía bắc tỉnh Ninh  Bình giáp Hà Nam; phía đông giáp Nam Định; phía đông nam giáp biển Đông; phía  tây và tây nam giáp Thanh Hóa; phía tây giáp Hòa Bình. Ninh Bình nằm trong vùng  tiếp giáp giữa vùng ĐBSH và dải đá trầm tích ở phía Tây vừa nằm trong vùng trũng  của ĐBSH, tiếp giáp với biển Đông, nên có kiểu địa hình đa dạng: vừa có đồng bằng,  đồi núi, có vùng nửa đồi núi vừa có vùng trũng, vùng ven biển. Ngay trong một khu  vực cũng có địa hình cao, thấp chênh lệch, cách thủ đô Hà Nội khoảng 90 km, nằm  trên các tuyến giao thông quan trọng theo cả đường bộ (quốc lộ 1A, đường cao tốc Bắc  – Nam, quốc lộ 10…) và đường sắt Bắc – Nam, Ninh Bình trở thành một cầu nối quan  trọng trong giao lưu kinh tế – thương mại – du lịch và văn hóa giữa hai miền Nam Bắc.  Ngoài ra, Ninh Bình còn có hệ thống sông ngòi (sông Đáy, sông Hoàng Long, sông  Vân, sông Vạc, sông Lạng…) với hệ thống cảng thủy nội địa tương đối phát triển, thông  ra với biển Đông… Đây cũng là điều kiện thuận lợi về vận tải, thông thương với các  tỉnh trong cả nước và quốc tế, tạo lợi thế độc đáo để phát triển KT-XH, đặc biệt là lĩnh  vực công nghiệp, du lịch, dịch vụ, lưu thông hàng hóa, giao lưu văn hóa…

Nam Định: là tỉnh đồng bằng ven biển nằm ở trung tâm vùng Nam đồng bằng  châu thổ sông Hồng, ở tọa độ 19º54’ đến 20º40’ vĩ độ Bắc và từ 105º55’ đến 106º45’  kinh độ Đông, phía đông giáp tỉnh Thái Bình, phía tây giáp tỉnh Ninh Bình, phía nam  và đông nam giáp biển Đông, phía bắc giáp tỉnh Hà Nam. Nam Định có bờ biển dài 72  km bắt đầu từ cửa sông Ba Lạt – nơi dòng sông Hồng chảy về Biển Đông đến cửa sông  Đáy với những bãi biển đã. được khai thác, xây dựng thành các khu du lịch biển hấp  dẫn. như Thịnh Long (huyện Hải Hậu), Quất Lâm (huyện Giao Thuỷ). Đặc biệt vùng  đất. ngập nước cửa sông Hồng đổ ra biển Đông. với hệ sinh thái rừng ngập mặn, nơi  dừng chân của các loài. chim di trú là điểm Ramsar quốc tế đầu tiên. của Việt Nam và  khu vực. Đông Nam Á (1989), đầu năm 2003 đã được Thủ tướng Chính Phủ. ra quyết  định công nhận là Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ.  

Thái Bình: Tỉnh Thái Bình nằm ở phía Đông Nam đồng bằng châu thổ sông  Hồng, từ 20º17´vĩ Bắc đến 20º49´vĩ Bắc, từ 106º06´ kinh Đông đến 106°39´ kinh  Đông. Thái Bình có ranh giới: phía tây và tây nam là. sông Hồng, giáp hai tỉnh Hà  Nam và Nam Định; phía Bắc. là sông Luộc và sông Hóa, giáp ba tỉnh Hưng Yên, Hải  Dương và. Thành phố Hải Phòng; phía đông là biển Đông với trên 53 km. bờ biển  trong vịnh Bắc Bộ. Nằm trong vùng đồng bằng châu. thổ sông Hồng, nên Thái Bình có  địa hình tương đối bằng phẳng. với độ dốc thấp hơn 1% (trên 1 km), cao trình biến  thiên. phổ biến. từ 1 – 2 m so với mặt nước biển, có hướng thấp. dần từ. Bắc xuống  Nam, toàn bộ diện tích. tự nhiên là đồng bằng. Nhìn chung, địa hình Thái Bình đơn  giản, khí hậu thoáng mát, trong lành. điển hình của dạng địa hình cảnh quan đồng quê  vùng đồng bằng châu thổ, thích hợp phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt  hệ thống sông bao quanh có thể phát triển thêm mảng du lịch sông, nước.” 

3.1.1.2 Đặc điểm kinh tế – xã hội và không gian du lịch 

“Ba tỉnh phía nam ĐBSH được quy hoạch thuộc vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ đa dạng loại địa hình: vùng đồng bằng. thấp trũng, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi  núi và bán sơn địa, bờ biển dài 142 km. Các tỉnh phía nam ĐBSH có nhiều tiềm năng  về du lịch với bãi biển dài và đẹp, di tích lịch sử lâu đời và nhiều cảnh quan tự nhiên  độc đáo. Sau hơn 30 năm đổi mới, kinh tế của các tỉnh phía nam ĐBSH có sự sự chuyển biến và phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt trong những năm qua, du lịch đã. có  những đóng góp đáng kể. đến phát triển kinh tế cho các tỉnh, nhiều địa điểm du lịch. cũ được khai thác, địa điểm mới được xây dựng tạo điểm thu hút riêng cho vùng. 

Ninh Bình là thành phố đã được. Chính phủ công nhận đô thị loại II năm 2014.  Kinh tế tăng trưởng. với tốc độ bình quân 12% năm; thu ngân sách tăng cao, kết cấu hạ tầng đô. thị được tăng cường đầu tư; đời sống nhân dân được nâng lên; tỷ lệ hộ nghèo  giảm, 12/14 xã, phường đạt chuẩn. Quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020; 42/42  trường học đạt. chuẩn quốc gia (trong đó 19/42 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ II),  91,6% đường giao thông nội. thành có điện chiếu sáng công cộng, 99,2% đường giao  thông. được nhựa hoá và bê tông hoá, 95,8% hộ gia đình được dùng nước máy. Tỉnh  Ninh Bình đã lập. quy hoạch. tổng thể phát triển du lịch của tỉnh và quy hoạch chi tiết các. khu, điểm du lịch,” như: “Khu du lịch sinh thái Tràng An”, “Khu du lịch tâm linh  núi chùa Bái Đính”, vùng bảo vệ đặc biệt khu di tích. lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư,  khu du lịch sinh thái hồ Đồng Chương, khu du lịch phòng tuyến Tam Điệp – Biện  Sơn… và các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan đến lĩnh vực phát triển du  lịch, như: “Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề gắn với du lịch tỉnh Ninh Bình đến  năm 2020, định hướng đến năm 2030”; “Quy hoạch bảo tồn và PTBV các khu rừng  đặc dụng tỉnh Ninh Bình quản lý đến năm 2020”; “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh  tế vùng ven biển Kim Sơn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; “Quy hoạch  phát triển thủy sản; quy hoạch phát triển chăn nuôi gắn với phát triển du lịch; quy  hoạch công viên động vật hoang dã quốc gia tại Ninh Bình”… Toàn tỉnh đã thống kê  được 1.499 di tích, trong đó 2 di tích được công nhận di tích cấp quốc gia đặc biệt, 77 di  tích cấp quốc gia, 267 di tích cấp tỉnh; 01di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. 81 làng  nghề được công nhận làng nghề cấp tỉnh (là các làng nghề như: sản phẩm rượu, bún bánh,  mây tre đan, cói…). (Sở Du lịch Ninh Bình, 2017). 

“Nam Định nằm trong. vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm của  đồng. bằng Bắc Bộ, là trung tâm kinh tế, xã hội của vùng nam ĐBSH. Tổng sản phẩm  GRDP. năm 2017 của tỉnh tăng 7%. Về xây dựng, đầu tư, giao thông, truyền thông và  điện lực. trên địa bàn toàn tỉnh: hoàn thành quy hoạch xây dựng. vùng của 09 huyện;  quy hoạch phân khu. xây dựng khu vực Phủ Dầy, huyện Vụ Bản. Tỉnh Nam Định có  trên 4000 di tích lịch sử văn hoá, có 1 di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt (khu di tích Đền  Trần- chùa Phổ Minh), 81 di tích lịch sử. cấp Quốc gia và 245 di tích lịch sử cấp tỉnh.” Hai quần thể di tích Đền Trần – chùa Phổ Minh và Phủ Dầy trong “Quy hoạch tổng thể 

phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030” được xác định là  điểm du lịch quốc gia. Có trên 90 làng nghề truyền thống (Đúc đồng Tống Xá, chạm  khắc gỗ La Xuyên, trồng hoa cây cảnh Vị Khê. mây tre đan Vĩnh Hào, dệt lụa, ươm tơ  Cổ Chất, Cự Trữ, cây cảnh Vị Khê, làng nghề làm muối ven biển…) là những điểm du  lịch văn hóa tiềm năng của tỉnh. Hằng năm có hàng trăm lễ hội được tổ chức trong đó  lễ hội Phủ Dầy được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cùng với lễ hội  Đền Trần, hội chợ Viềng đã trở thành sản phẩm du lịch văn hóa phi vật thể mang tính  đặc trưng riêng có của địa phương rất hấp dẫn và thu hút đông đảo du khách. (Sở Du  lịch Nam Định, 2017). 

“Thái Bình: Kinh tế Thái Bình trong những năm qua có sự tăng trưởng cơ cấu  kinh tế có sự chuyển dịch lớn. Tổng sản phẩm GRDP năm 2018 tăng 10,5%. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 5 năm 2011 – 2018 đạt 9,3 %. Vị trí của ngành công  nghiệp và khối ngành dịch vụ trong nền kinh tế đã ở mức trung bình. Thu ngân sách  của tỉnh không ngừng tăng trưởng qua các năm. Tổng thu ngân sách trên địa bàn giai  đoạn 2011 – 2015 bằng 2,5 lần so với giai đoạn 2006 – 2010, tăng bình quân  16,6%/năm. Với nền văn minh. lúa nước lâu đời, Thái Bình có nhiều di tích. lịch sử 

văn hóa. Hiện nay toàn tỉnh Thái Bình. có 02 di tích quốc gia đặc biệt, 113 di tích  được xếp hạng bằng. công nhận di tích quốc gia và 523 di tích cấp tỉnh. Trong đó có di  

tích lịch sử văn hoá. bao gồm: di tích lịch. sử cách mạng, di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật… Nổi bật nhất phải kể đến chùa Keo; khu di tích đền thờ và. lăng mộ các vua  Trần; đình, đền, bến tượng A Sào; đền Tiên La; đền Đồng Bằng; đền Đồng Xâm; đình  An Cố và. một số di tích khác cũng thu. hút khách du lịch bốn phương. Những di tích  kiến trúc. lịch sử tôn tạo, các danh thắng thiên nhiên, cảnh quan nhân văn là nguồn tài  nguyên. du lịch văn hoá có giá trị cho phát triển du lịch.” 

3.1.2 Tiềm năng du lịch của các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng

3.1.2.1 Tiềm năng du lịch thiên nhiên 

Thuộc vùng ĐBSH nên các tỉnh ở phía nam cũng có vị trí địa lý, địa hình tự nhiên tương đồng nhau tạo nên nhiều cảnh quan đẹp thu hút du khách. Tài nguyên du lịch biển: các tỉnh phía nam ĐBSH có đường bờ biển tương đối  dài và có một số bãi biển đẹp có thể khai thác cho hoạt động du lịch như bãi biển Đồng  Châu (Thái Bình), Thịnh Long, Giao Lâm (Nam Định)… Tuy nhiên các bãi biển như  Quất Lâm, Thịnh Long…nước đục nên cũng ít có giá trị đối với du lịch tắm biển. Các  đặc sản từ biển gồm những loại thực phẩm cao cấp như bào ngư, tôm hùm,  mực.v.v…ở khu vực này rất sẵn và rẻ. Bên cạnh đó, các sản phẩm khác từ biển như  hàng mỹ nghệ, đồ lưu niệm cũng rất có giá trị đối với du lịch. 

Tài nguyên du lịch hang động: Trong số rất nhiều hang động đã được phát hiện  ở các tỉnh phía nam ĐBSH có rất nhiều hang động đẹp, rộng có khả năng khai thác  phục vụ mục đích du lịch tham quan, nghiên cứu như Tràng an – Tam Cốc – Bích  Động, Địch Lộng (Ninh Bình). 

Tài nguyên du lịch thuộc sông, hồ, suối nước nóng, nước khoáng: Sông, hồ,  suối nước nóng, nước khoáng là một trong những tài nguyên du lịch rất phong phú ở các tỉnh phía nam ĐBSH. Những tài nguyên này được khai thác phục vụ mục đích  tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể dục thể thao và chữa bệnh. Điển hình các  suối nước nóng Kênh Gà (Ninh Bình), Tiền Hải (Thái Bình)…  

Tài nguyên du lịch thuộc các khu rừng đặc dụng: trên lãnh thổ 3 tỉnh có một số khu bảo tồn đất ngập nước có giá trị du lịch cao như Xuân Thủy (Nam Định) và Vân  Long (Ninh Bình) trong đó Xuân Thủy là 1 trong 4 khu Ramsar của cả nước. Các  vườn quốc gia như Cúc Phương (Ninh Bình) và Xuân Thủy (Nam Định) bảo tồn được  nhiều diện tích rừng nguyên sinh với nhiều loại thực, động vật nhiệt đới điển hình.  Đây là nơi lưu giữ tốt nhất nguồn gen động thực vật, bảo tồn sinh thái và đa dạng sinh  học, vì thế có ý nghĩa rất lớn về khoa học, kinh tế, giáo dục và du lịch.  

Một số khu vực có cảnh quan du lịch đặc biệt: Khu vực Tam Cốc – Bích Động – Vân Long – Tràng An: Tam Cốc – Bích Động được mệnh danh là “Hạ Long cạn” với  núi, sông, hồ, hang động đặc sắc gắn liền với Hoa Lư, cố đô của hai vương triều Đinh  – Lê, di tích cấp quốc gia đặc biệt. Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên được thành  lập ở nước ta, nơi còn bảo tồn và gìn giữ được một kho sưu tập đặc sắc về thế giới  thực, động vật điển hình của thiên nhiên nhiệt đới ẩm, khu bảo tồn đất ngập nước Vân  Long, nước khoáng nóng Kênh Gà.v.v…Tuy nhiên, nổi bật danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới, Tam Cốc, Bích Động  được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. 

3.1.2.2 Tiềm năng du lịch văn hóa 

“Các tỉnh phía nam ĐBSH có những cảnh quan tự nhiên và văn hóa tương  đồng, đều có đồi núi, có cảnh quan vùng trung tâm đồng bằng, có cảnh quan miền  duyên hải. Những làng mạc trù phú xen giữa những cánh đồng bằng phẳng phì nhiêu đã đi vào thơ ca, văn học của Việt Nam – những đặc trưng của vùng đồng bằng bắc bộ.  Các tỉnh đều tập trung phát triển du lịch văn hóa bên cạnh việc khai thác từ cảnh quan  tự nhiên. Tín ngưỡng, văn hóa là điểm thu hút được khách du lịch khi nhắc đến những  tỉnh này. Các tỉnh phía nam ĐBSH có 1.320 di tích được xếp hạng trong đó trong đó  có 05 di tích cấp quốc gia đặc biệt với 1 di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới được  UNESCO công nhận. 

Các di tích lịch sử – văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ như cố đô Hoa Lư,  nhà thờ đá Phát Diệm (Ninh Bình), đền Trần, tháp Phổ Minh (Nam Định), đền thờ các  vua Trần, chùa Keo (Thái Bình).v.v…thể hiện sâu sắc tư tưởng triết học phương Đông  và bàn tay tài hoa của nhân dân lao động Việt Nam từ ngàn xưa. Hệ thống di tích trên  cùng với các giá trị văn hóa phi vật thể khác, các di tích danh thắng, ẩm thực.v.v…của  vùng là đặc trưng của nền văn minh lúa nước sông Hồng, văn hóa Việt Nam không nơi  nào có được. 

Lễ hội văn hóa dân gian: Các tỉnh phía nam ĐBSH là miền đất của lễ hội. Các  lễ hội ở vùng gắn liền với nền văn minh lúa nước sông Hồng nên mang tính khái quát  cao, phản ánh sinh động đời sống tâm linh, tư tưởng triết học và bản sắc văn hóa Việt  Nam. ĐBSH là quê hương của hội làng, hội vùng, hội của cả nước; là cái nôi của lễ 

hội nông nghiệp và lễ hội mang nội dung lịch sử – văn hóa ở tầm quốc gia. Cho nên,  dù có những khác biệt nhất định, song các loại hình lễ hội Bắc Bộ ít nhiều đều mang  tính đại diện cho cả nước. Đây chính là một trong những điểm chủ yếu hấp dẫn du  khách đến với vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc (ĐBSH & DHĐB)  nói chung và ĐBSH nói riêng.  

Ca múa nhạc: phát triển du lịch nam ĐBSH thì ca múa nhạc dân tộc cũng là  một loại tài nguyên du lịch giá trị. Hầu hết các loại hình dân ca tại vùng Bắc Bộ như  ngâm thơ, hát ru, hát vè, trống quân, hát đám, quan họ… đều rất phổ biến. Tuy nhiên,  có giá trị hấp dẫn khách du lịch ở các tỉnh phía nam ĐBSH là hát Chèo. Chèo là loại  hình nghệ thuật sân khấu dân gian Việt Nam được xuất phát từ kinh dô Hoa Lư và phát  triển mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ – là đại diện tiêu biểu nhất của sân khấu truyền thống  Việt Nam. Các tỉnh phía nam ĐBSH cũng nổi tiếng về các điệu múa dân gian, múa rối  nước. Có nhiều phường múa đã hình thành và nổi danh từ thời nhà Lý như phường  múa rối cổ truyền ở làng Nguyễn, Nguyên Xá, Đông Hưng (Thái Bình), phường rối  Nam Chấn (Nam Hà). Nhìn chung, ca múa nhạc dân tộc thường gắn với lễ hội truyền  thống và các di tích lịch sử văn hóa. Tất cả đã gắn bó với nhau tạo nên sắc thái văn hóa  vùng và văn hóa Việt Nam. 

Ẩm thực: Dân tộc Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh phía nam ĐBSH rất coi trọng  cách thức ăn uống và đã chăm chút nâng lên đến tầm nghệ thuật. Ngoài các món ăn ở hàng vương giả cầu kỳ, tinh tế còn có hàng trăm món ăn dân dã hấp dẫn, rẻ. Có những  món ăn dân gian đã nổi tiếng trong và ngoài nước như bánh nhã Hải Hậu, bánh cáy làng  Nguyễn, canh cá Quỳnh Côi, phở Nam Định v.v… Những món ăn đã tạo nên thương  hiệu mỗi khi nhắc đến du lịch Việt Nam, được du khách yêu thích và được các trang ẩm  thực uy tín trên thế giới xếp hạng. 

Làng nghề thủ. công truyền thống: Nghề thủ công truyền thống ở các tỉnh phía  nam ĐBSH có lịch sử phát triển từ lâu đời. Nhiều phường nghề, làng nghề nổi tiếng từ xưa trải qua thăng trầm của thời gian vẫn còn phát triển cho tới ngày nay như đúc  đồng, khảm trai, chạm bạc, sơn mài… Các làng nghề tiêu biểu có giá trị khai thác du  lịch như dệt cói Kim Sơn (Ninh Bình), đúc đồng La Xuyên (Nam Định), chạm bạc  Đồng Xâm (Thái Bình) … Có thể nói, các sản phẩm thủ công truyền thống ở các tỉnh  phía nam ĐBSH là một loại hình sản phẩm du lịch rất độc đáo và có tính riêng biệt.” 

Bảng 3. 1 Tiềm năng phát triển du lịch của một số địa phương 

STT Tiêu chí Ninh  BìnhNam  ĐịnhThái  BìnhHà  NamHưng  YênThanh  Hóa
1Có ít nhất 3 loại địa hình đa  dạngx
Vườn quốc gia x
Khu nghĩ dưỡng, chữa bệnh x
Cảnh quan thiên nhiên đẹp x
5Di tích lịch sử, đình chùa,  công trình kiến trúc x
6Lễ hội, làng nghề truyền  thốngx
Văn hóa dân tộc đa dạng x

Nguồn: Tác giả tổng hợp của tác giả 

“Sau khi phân tích và tổng hợp trên có thể thấy 3 tỉnh phía nam ĐBSH là điểm  du lịch hấp dẫn, có nhiều lợi thế du lịch hơn các địa phương lân cận nhờ sự đa dạng  của các nguồn tài nguyên, điều này sẽ giúp Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình có thể phát triển nhiều loại hình, sản phẩm du lịch hơn các địa phương lân cận khác.” Bảng 3. 2 Đánh giá về tiềm năng du lịch của các tỉnh nam ĐBSH 

STT Đặc điểm Ninh Bình Nam Định Thái Bình
Địa hình, khí hậu Hấp dẫn Hấp dẫn Hấp dẫn
Tài nguyên du lịch tự nhiên Đa dạng, đặc sắc Đa dạng, đặc sắc Khá đa dạng
Tài nguyên du lịch văn hóa Riêng biệt, độc  đáoRiêng biệt, độc  đáoRiêng biệt,  độc đáo

Nguồn: Tổng hợp và xử lý từ bảng điều tra 

Tổng hợp từ kết quả khảo sát cho thấy (bảng 3.2), doanh nghiệp, khách du lịch  đều đánh giá rất cao (trên 90% ý kiến được hỏi) tiềm năng du lịch của ba tỉnh. Tài  nguyên du lịch thực sự là một lợi thế nổi bật, phục vụ tích cực cho du lịch của các tỉnh  phía nam ĐBSH. Có nhiều lợi thế để phát triển nhiều loại hình du lịch đa dạng, độc  đáo: du lịch tham quan (tham quan di tích lịch sử, thắng cảnh…); du lịch văn hóa (du  lịch lễ hội, du lịch hoa…); du lịch ẩm thực; du lịch xanh (du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh…); du lịch MICE (hội nghị, hội thảo, du lịch chuyên đề…);  teambuilding… 

3.1.2.3 Nhận xét chung về khai thác lợi thế phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam đồng  bằng sông Hồng 

Tuy được xác định là ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung, song đóng góp của du lịch cho tăng trưởng kinh tế địa phương còn nhiều hạn  chế. Ngoại trừ Ninh Bình hiện nay là có chiến lược, chính sách để khai thác, phát triển  du lịch bài bản và có hệ thống, cũng như đóng góp của du lịch vào kinh tế tỉnh rất  đáng kể, hai tỉnh còn lại là Thái Bình, Nam Định, du lịch vẫn còn chưa phát triển và  chưa có gì nổi bật về chính sách, quy hoạch, đầu tư phát triển cho du lịch. Chưa phát  huy lợi thế để có đóng góp đáng kể hơn cho phát triển kinh tế, chưa thực sự là nơi đầu  tư hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư vào du lịch; chưa phát huy được giá trị DTSQ, di  sản bị tàn phá, đóng góp cho ngân sách và tạo việc làm cho lao động chưa tương xứng.  Du lịch của các tỉnh phía nam ĐBSH vẫn thiếu liên kết trong phát triển, phát triển  thiếu đồng bộ, mối liên kết vùng chưa chặt chẽ để phát triển nhằm hỗ trợ và bổ sung  cho nhau. 

3.2 Thực trạng phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng theo  hướng bền vững 

3.2.1 Dưới góc độ kinh tế 

3.2.1.1 Vị thế, quy mô của ngành du lịch 

a) Du lịch trong định hướng, chính sách phát triển kinh tế của địa phương “Trong chiến lược phát triển KT – XH của các tỉnh ở phía nam ĐBSH, du lịch  đều xác định đóng góp vai trò quan trọng trở lên với kinh tế của các địa phương. Cả 3  tỉnh đều đã có quy hoạch tổng thể du lịch phát triển du lịch định hướng đến năm 2025  và 2030.  

(1) Du lịch các tỉnh phía nam ĐBSH ngày càng được khẳng định về tiềm năng,  vị trí, hình ảnh, và chất lượng trên bản đồ du lịch của Việt Nam. 

(2) Các điểm du lịch đều nằm ở vị trí giao thông thuận lợi, nhiều nơi giáp ranh  giữa các tỉnh lân cận, thuận tiện cho việc tham quan, di chuyển, liên kết. (3) Các điểm du lịch đều nằm xen kẽ với khu dân cư, cách trung tâm thành phố không xa, nên có cả các dịch vụ tiện ích, giải trí xung quanh.”

Theo kết quả khảo sát ý kiến của những người có chuyên môn về du lịch ở các  tỉnh, trên 90% ý kiến được hỏi đều đồng ý rằng ngành du lịch các tỉnh ở nam ĐBSH đã  và đang ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong mục tiêu phát triển kinh tế địa  phương, được các cấp lãnh đạo ưu tiên trong kế hoạch đầu tư phát triển. Các điểm du  lịch được đầu tư mở rộng, quy mô ngày một lớn về cả con người và cơ sở vật chất.  Các ý kiến cũng cho rằng bản thân ngành du lịch ở các tỉnh cũng đang tự khẳng định  chỗ đứng và tầm quan trọng của mình thông qua các hình thức liên kết, hợp tác rộng  rãi. Du lịch được đánh giá là có đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế các tỉnh  như vậy nhưng tổng số vốn đầu tư cho dự án du lịch hằng năm ở các tỉnh phía nam  ĐBSH còn khiêm tốn chỉ chiếm khoảng hơn 1% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội  trên địa bàn tỉnh. 

b) Tăng trưởng ngành du lịch trong hệ thống các ngành kinh tế địa phương Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2005 – 2018 của các tỉnh phía  nam ĐBSH đạt trung bình khoảng gần 8%/năm; trong đó khu vực nông – lâm – thủy sản  3%/năm; khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 12%/năm; dịch vụ tăng xấp xỉ 8%/năm.  Trong đó, tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh và liên tục, trung bình đạt 18,78% cao hơn rất  nhiều so với tốc độ tăng GRDP nói chung và tốc độ tăng ngành dịch vụ nói riêng. Du lịch  đã khẳng định được tầm quan trọng trong phát triển kinh tế ở địa phương. Bảng 3. 3 So sánh tốc độ tăng trưởng trung bình các ngành kinh tế ở các tỉnh phía nam  ĐBSH giai đoạn 2010-2018 

Các tỉnhTốc độ tăng  GRDPTốc độ tăng  nông-lâm thủy sảnTốc độ tăng  công nghiệp xây dựngTốc độ tăng  dịch vụTốc độ tăng  trưởng du lịch
Ninh Bình 6,5% 1,55% 9,9% 7,8% 24,3%
Các tỉnhTốc độ tăng  GRDPTốc độ tăng  nông-lâm thủy sảnTốc độ tăng  công nghiệp xây dựngTốc độ tăng  dịch vụTốc độ tăng  trưởng du lịch
Nam Định 8% 3,8% 12,8 8% 22%
Thái Bình 9,2% 4,5% 15,2% 6,8% 16%

Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê các tỉnh 

c) Chuyển dịch trong cơ cấu ngành du lịch 

– Thứ nhất, trong cơ cấu doanh thu 

“Khách du lịch đến các tỉnh phía các tỉnh phía nam ĐBSH (cả quốc tế và nội  địa) phân bổ chi tiêu như sau: phần lớn chi tiêu cho hai dịch vụ là ăn uống và lưu trú.  Vì vậy, đóng góp của hai dịch vụ này lớn nhất trong cơ cấu của du lịch (chiếm khoảng  50% tổng doanh thu). Trong khi đó, cơ cấu trong doanh thu từ dịch vụ mua sắm, giải  trí chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng đang có tín hiệu gia tăng trong những năm gần đây. Cụ 

thể năm 2018 ở các tỉnh: Ninh Bình với lưu trú. chiếm 15% tổng doanh thu thuần túy;  ăn uống chiếm 39%; vận chuyển lữ hành chiếm 14%; mua sắm hàng hóa, vui chơi giải  trí và. dịch vụ khác chiếm 25%. Thái Bình: lưu trú chiếm 20% tổng doanh thu thuần  túy; ăn uống chiếm 30%; vận chuyển lữ hành chiếm 16%; mua sắm hàng hóa, vui chơi  giải trí và dịch vụ khác chiếm 11%. Phần tỷ trọng cơ cấu trong ngành du lịch đã phản  ánh đúng. về ngành du lịch của các tỉnh phía các tỉnh phía nam ĐBSH, dịch vụ phụ trợ du  lịch thiếu và yếu; sản phẩm đặc thù ít, khu vui chơi giải trí, các dịch vụ bổ sung cần phong  phú, cần thêm nguồn bổ sung cho những sản phẩm này.” 

Bảng 3. 4 Cơ cấu trong nội bộ du lịch ở các tỉnh phía nam ĐBSH 

Đơn vị tính: % 

Cơ cấu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Lưu trú 20,39 19,72 19,67 19,73 18,5 18,43 18,58 19,23 19,56
Ăn uống 33,35 33,34 29,96 33,23 32,16 30,85 29,26 30,08 30,56
Lữ hành, vận  chuyển14,34 11,43 11,27 12,21 15,13 15,92 17,07 17,22 17,45
Mua sắm, giải trí 15,28 15,91 17,09 16,1 16,9 19,24 20,035 20,11 20,15
Dịch vụ khác 16,64 19,6 22,01 18,73 17,31 15,56 15,055 13,36 12,28

Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê các tỉnh 

– Thứ hai, trong cơ cấu đầu tư 

+ Đầu tư nước ngoài  

Trên địa bàn các tỉnh thuộc nam ĐBSH hiện chưa có dự án đầu tư trực tiếp của  nước ngoài vào lĩnh vực du lịch, đây cũng là tình trạng chung của một số tỉnh lân cận.  Nguyên nhân chủ yếu là các điểm du lịch văn hóa chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư  nước ngoài, đặc biệt các điểm du lịch sinh thái tự nhiên của các tỉnh, trong đó có biển  chưa thực sự nổi bật và hấp dẫn khách du lịch. Bên cạnh đó, các điều kiện về cơ sở hạ tầng đặc biệt là giao thông tới các điểm du lịch còn yếu, chất lượng các dịch vụ phục vụ du khách chưa đảm bảo. 

+ Đầu tư trong nước 

Phần lớn vốn đầu tư phát triển dành cho du lịch ở các tỉnh phía nam ĐBSH là từ vốn nhà nước. Việc thu hút các nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng  phục vụ du lịch còn gặp nhiều khó khăn, các nhà đầu tư còn ít quan tâm đến việc bỏ vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch, vì tâm lý chung đều cho rằng Nhà nước phải đảm  nhiệm các công việc trên, còn các nhà đầu tư chỉ chú trọng những lĩnh vực đầu tư hoạt  động kinh doanh như khách sạn, nhà hàng… để khai thác ngay. Do đó, nguồn vốn khác  đầu tư cho cơ sở hạ tầng du lịch trong giai đoạn này còn thấp. Để giải quyết vấn đề này, các tỉnh phía nam ĐBSH đã vận dụng một số chính sách, cơ chế nhằm thu hút các  nguồn đầu tư như: chính sách đổi đất lấy hạ tầng; chính sách thu hút đầu tư; chính sách  khuyến khích phát triển du lịch; quy định thủ tục, trình tự, thời gian xét duyệt cấp giấy  phép đầu tư cho các dự án và giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa… Các  chính sách này được ban hành, từng bước sẽ phát huy hiệu quả trong giai đoạn tới. 

28% 

Ninh Bình 

37% 

35% 

Nam Định Thái Bình 

Hình 3. 2 Tỷ lệ vốn đầu tư cho du lịch trong tổng vốn của các tỉnh phía nam ĐBSH Nguồn: Sở Du lịch các tỉnh 

Bên cạnh đó, căn cứ nội dung quy hoạch, các tỉnh đã có nhiều hoạt động xúc  tiến kêu gọi đầu tư nhưng môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư nên  thực tế công tác đầu tư không theo đúng quy hoạch, một phần do nguồn vốn quá nhỏ so với nhu cầu, một phần do định hướng quy hoạch không phù hợp, thiếu tính khả thi. 

Bảng 3. 5 Đánh giá của cán bộ quản lý nhà nước về đầu tư phát triển du lịch  Đơn vị tính: % 

Chỉ tiêu Rất tốt  (5) Tốt (4)Trung  bình  (3)Kém  (2)Rất  kém  (1)
Môi trường đầu tư 12,14 46,4 38,57 2,86 0
Thực hiện các dự án đầu tư trong nước 9,22 42,55 43,97 4,25 0
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 7,09 39,71 48,23 4,96 0
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch 5,71 48,57 42,14 3,57 0

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát của tác giả 

Theo ý kiến, của các cán bộ quản lý nhà nước thì nội dung đầu tư phát triển du  lịch ở các tỉnh phía nam ĐBSH nhìn chung là tốt nhưng riêng đầu tư phát triển nguồn  nhân lực của các tỉnh cần phải có chính sách phù hợp hơn trong việc phân bổ vốn. Đây  là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá phát triển năng lực du lịch của các  tỉnh và duy trì sự PTBV cho du lịch. 

3.2.1.2 Lợi ích kinh tế từ du lịch 

a) Đóng góp vào GRDP và các ngành khác 

“Năm 2010, giá trị tăng thêm ngành du lịch chiếm 0,57% tổng GRDP, đến năm  2018 chiếm khoảng 1,5% tổng GRDP của các tỉnh phía nam ĐBSH. Sự đóng góp của  ngành du lịch trong cơ cấu GRDP còn nhỏ bé, chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng  của du lịch của các tỉnh (tính chung cả nước du lịch đóng góp khoảng 5,9% vào GDP).  Tuy nhiên, nếu tính thu nhập xã hội từ du lịch thì con số trên có thể sẽ lớn hơn nhiều.  Nguyên nhân cơ bản là số lượng khách sử dụng dịch vụ lưu trú chưa nhiều (chỉ chiếm  khoảng từ 10-20%), thời gian lưu trú ít; mức chi tiêu của khách du lịch (nội địa và quốc  tế) thấp; cơ cấu khách không hợp lý (khách đi lễ hội chiếm phần lớn trong cơ cấu khách  nhưng mức chi tiêu trong ngày của nhóm khách này rất thấp).  

Bên cạnh đó, khi du lịch của các tỉnh phát triển đã thúc đẩy các ngành kinh tế khác  như công nghiệp (đầu tư cho hạ tầng giao thông, dịch vụ công cộng…), dịch vụ (ngân  hàng, bảo hiểm, y tế…) phát triển. Theo kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu của tác  giả về thu hút khách du lịch ở các tỉnh phía nam ĐBSH: thứ nhất, cơ sở vật chất có ảnh  hưởng rất lớn đến thu hút khách du lịch, khi đầu tư thêm 1 đơn vị buồng dịch vụ thì hệ số khách du lịch tăng lên 1,01 đơn vị. Thứ hai, dịch vụ phụ trợ có ảnh hưởng mạnh mẽ 

nhất đến thu hút khách du lịch, điều này được biểu hiện thông qua hệ số hồi quy (coef =  156,78). Hệ số này cho biết khi dịch vụ phụ trợ của tỉnh bao gồm tác động của y tế, ngân  hàng …, sự đầu tư cho y tế, ngân hàng… Chứng tỏ du lịch phát triển có thể thúc đẩy các  dịch vụ khác phát triển, là động lực để thu hút được khách du lịch đến địa phương. 

b) Số lượng khách du lịch 

Lượng khách du lịch đến ba tỉnh nam ĐBSH liên tục tăng trong vòng hơn 10  năm qua: Ninh Bình từ 3 triệu lượt khách năm 2010 đạt 7,3 triệu lượt khách năm 2018;  Nam Định từ hơn 1 triệu lượt khách năm 2005 đạt 2,8 triệu lượt khách năm 2018; Thái  Bình từ hơn 200 nghìn lượt khách năm 2005 đạt 650 nghìn lượt khách năm 2018. Các  tỉnh phía nam ĐBSH đã chú trọng tập trung cho phát triển du lịch và thương hiệu du  lịch của các tỉnh đang dần được khẳng định trên bàn đồ du lịch Việt Nam nói chung và  vùng ĐBSH & DHĐB nói riêng. Đặc biệt, Ninh Bình là một trong những tỉnh thu hút  khách du lịch hàng đầu cả nước, là trung tâm du lịch của tiểu vùng phía nam ĐBSH  tỏa ra các tỉnh vệ tinh lân cận.” 

100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 

83% 84% 85% 90% 90% 91% 90% 91% 91% Khách nội địa Khách quốc tế 

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 

Hình 3. 3 Cơ cấu khách du lịch theo nguồn khách nội địa và quốc tế Nguồn: Sở Du lịch các tỉnh 

“Lượng khách du lịch quốc tế đến các tỉnh phía nam ĐBSH trong 14 năm qua  (2005 -2018) có tốc độ tăng trưởng không ổn định, lúc tăng lúc giảm có những năm  tăng gần 20% (2017) nhưng có năm giảm 20% (2013). Đa số khách du lịch quốc tế đến vùng này là đến Ninh Bình (chiếm 95%) nơi có danh lam thắng cảnh Tràng An, Tam Cốc, Bích Động, tạo nên sản phẩm du lịch đặc trưng riêng. của phía nam ĐBSH.  Khách quốc tế phần đông. đến từ Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hồng  Kông, Trung Quốc, Philipin, Singapore…Với mục đích du lịch thuần túy chủ. yếu từ Trung Quốc, Nhật Bản và Pháp. Khách từ các thị trường khác. đến với mục đích công  vụ, tìm kiếm cơ. hội đầu tư, kinh doanh, làm việc theo các dự án tài trợ. và phát triển  kinh tế, hoạt động nhân. đạo hoặc ngoại giao.” 

Bảng 3. 6: Cơ cấu khách quốc tế đến các tỉnh phía nam ĐBSH giai đoạn 2007 – 2018 Đơn vị tính: % 

TT Quốc gia 2007-2009 2010-2012 2013 -2015 2016-2017 2018
Đông Bắc Á 15 22 20 24 25
Đông Nam Á 14 14 15 17
Tây Âu 25 21 17 16 16
Châu Úc 20 17 14 18 16
Đông Âu 10 11 16 13 13
Bắc Mỹ 5
Trung Đông 4
Quốc tịch khác 10 4

Nguồn: Sở Du lịch các tỉnh 

Khách du lịch nội địa đến các tỉnh phía nam ĐBSH thời gian qua chiếm tới trên  90% (hình 3.3). Khách du lịch nội địa tăng liên tục từ năm 2005 đến nay, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình là 12%. Tuy nhiên cũng như khách quốc tế, phần đông khách  nội địa đến các tỉnh phía nam ĐBSH là đến Ninh Bình (chiếm trên 70% khách cả vùng  phía nam). Đến Ninh Bình là đến với cả du lịch thiên nhiên lẫn du lịch tâm linh, di sản  văn hóa và thiên nhiên thế giới – Quần thể Danh thắng Tràng An, rừng Cúc Phương,  Tam Cốc – Bích Động; chùa Địch Lộng, chùa Hang, núi chùa Bái Đính,… Khách nội  địa đến Thái Bình, Nam Định chủ yếu là từ Hà Nội và các tỉnh lân cận. Mục đích  chính là tham. quan các di tích lịch sử văn hóa, đi lễ hội. Chùa Keo, Đền Đồng Bằng,  Tiên La, khu Nhà Trần…; chùa Cổ Lễ, chùa Keo Hành Thiện, nhà lưu niệm Cố Tổng  bí thư Trường Chinh, cầu Ngói chùa Lương, Đền Trần Thương, khách đi công vụ,  buôn bán cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể. 

Bảng 3. 7: Cơ cấu khách nội địa đến các tỉnh phía nam ĐBSH giai đoạn 2007 – 2018 Đơn vị tính: % 

TT Các tỉnh 2007-2009 2010-2012 2013 -2015 2016-2017 2018
Hà Nội 15 19 20,4 21,3 21,2
Bắc Bộ 25 24 21,8 22,1 22,7
Huế – Đà Nẵng 16 12 13,8 12,5 11
Bắc Trung Bộ 27 22 20,1 21,3 23,5
Thành phố HCM 13 15 18,9 17,8 16,8
Nam Bộ 4,8

Nguồn: Sở Du lịch các tỉnh 

Trong hệ thống tổng thể du lịch quốc gia và vùng ĐBSH & DHĐB, Ninh Bình  luôn chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống không gian, tuyến, điểm du lịch quốc  gia và vùng. Về các chỉ tiêu du lịch chủ yếu, Ninh Bình luôn nằm trong số các địa  phương đón nhiều khách du lịch của cả nước, nhưng nếu so sánh với các tiểu vùng du  lịch ở ĐBSH & DHĐB thì lượng khách đến nam ĐBSH còn khá khiêm tốn (các tỉnh  phía nam ĐBSH khách du lịch chỉ bằng 1/3 tiểu vùng trung tâm và hơn ½ tiểu vùng  duyên hải Đông Bắc), nhưng sẽ là động lực để các tỉnh tăng cường liên kết du lịch tạo  thế mạnh cho các tỉnh phía nam ĐBSH (bảng 3.8).  

Bảng 3. 8 Chỉ tiêu du lịch các thành phố, vùng ĐBSH & DHĐB năm 2018 Đơn vị tính: Lượt khách 

TT Các chỉ tiêu du lịch Hà Nội (tiểu  vùng trung tâm)Tiểu vùng  nam  ĐBSHTiểu vùng duyên hải  Đông Bắc (Hải Phòng, Quảng Ninh)
Khách du lịch quốc tế 5.740.000 889.500 6.057.000
Khách du lịch nội địa 20.260.000 9.075.000 13.935.000

Nguồn: Sở Du lịch các tỉnh 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com