Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có biết 1 người, thật sự cũng không ưa người đó, tên A (không tiện nói tên) vừa qua đã bị cơ quan có thẩm quyền truy tố do hành vi vi phạm an ninh trật tự. Quá trình luận tội, xét thấy A đang có nơi làm việc ổn định, cư trú rõ ràng, phạm tội ít nghiêm trọng, không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội, nên đã bị Tòa án tuyên phạt cải tạo không giam giữ 1 năm. Một số ý kiến thắc mắc cho rằng Tòa án đã xét xử chưa đúng người, đúng tội. Xin hỏi trường hợp này pháp luật quy định như thế nào?
Người gửi: Lương Chiến Thắng (Sóc Trăng).
Tư vấn luật: 1900.0191
Luật sư tư vấn:
Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:
1, Căn cứ pháp lý
– Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009.
2, Quy định về phạt cải tạo không giam giữ
Việc áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ 1 năm đối với trường hợp của A ở trên là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật bởi lẽ: Điều 31 của Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009, cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.
Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ.
Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giám sát, giáo dục người đó.
Trong thời gian chấp hành án, người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 05% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Việc khấu trừ thu nhập được thực hiện hàng tháng. Trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.
Không khấu trừ thu nhập đối với người chấp hành án là người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ.
Thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong 01 tuần.
Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.
Người bị kết án cải tạo không giam giữ phải thực hiện những nghĩa vụ quy định tại Luật thi hành án hình sự.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về Quy định về phạt cải tạo không giam giữ. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại
Để được giải đáp thắc mắc về: Quy định về phạt cải tạo không giam giữ Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp. Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm – Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi muốn nhờ luật sư tư vấn giúp vấn đề thắc mắc sau. Công ty tôi đang thi công xây dựng tòa nhà công an tỉnh. Trong khi thi công chúng tôi có dựng lên vài căn nhà nhỏ, xây qua loa bằng 1 ít gạch với mái tôn để công nhân ở tạm. Hôm nay bên Sở xây dựng tỉnh cử người xuống yêu cầu chúng tôi tháo dỡ mấy căn nhà đó và đòi phạt công ty tôi vì xây dựng không xin giấy phép. Tôi muốn hỏi họ làm như vậy có đúng không? Chúng tôi xây nhà ở tạm cho công nhân trong thời gian thi công dự án, thi công xong sẽ dỡ ra ngay thì có cần phải xin giấy phép không? Tôi xin cảm ơn!
Người gửi: Hà Diệu Linh (Lâm Đồng)
( Ảnh minh họa:Internet) Tư vấn luật: 1900.0191
Luật sư tư vấn:
Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN. Về câu hỏi của bạn công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:
1/ Căn cứ pháp lý
– Luật xây dựng năm 2014
2/ Trường hợp công trình được miễn giấy phép xây dựng
Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng năm 2014 quy định về các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng như sau:
2. Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:
a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;
d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;
đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;
e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;
k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;
l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.
Theo quy định trên, công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính thì được miễn giấy phép xây dựng. Theo thông tin bạn cung cấp, công ty bạn chỉ dựng lên vài căn nhà nhỏ, xây qua loa bằng 1 ít gạch với mái tôn để công nhân ở tạm trong thời gian thi công dự án, thi công xong sẽ dỡ ra ngay nên đây là công trình xây dựng tạm phục vụ thi công công trình chính, thuộc trường hợp được miễn giấy phép xây dựng. Sở xây dựng tỉnh cử người xuống yêu cầu công ty bạn tháo dỡ mấy căn nhà đó và đòi phạt hành vi xây dựng không xin giấy phép là không đúng pháp luật.
Nếu Cán bộ Sở xây dựng vẫn cố ý xử phạt công ty bạn thì bạn có thể khiếu nại tới Thanh tra Sở Xây dựng về quyết định xử phạt hành chính sai pháp luật.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về Trường hợp công trình được miễn giấy phép xây dựng. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Trường hợp công trình được miễn giấy phép xây dựng Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp. Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm – Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Công ty Luật LVN chia sẻ toàn bộ Nội dung Luật Cạnh tranh năm 2018 do Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành. Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định và điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam; hành vi cạnh tranh không lành mạnh; tố tụng cạnh tranh; xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh; quản lý nhà nước về cạnh tranh.
Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu quy định của pháp luật về nội dung Luật Cạnh tranh năm 2018 nếu có vấn đề nào chưa rõ, quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900.0191 để được luật sư tư vấn và hỗ trợ.
Bài viết liên quan:
– Hành vi nào được coi là vi phạm pháp luật cạnh tranh ?
– Một số bất cập của pháp luật cạnh tranh hiện hành
– Quy định của pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
– Quy định về quảng cáo so sánh nhằm cạnh tranh không lành mạnh
– Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp và việc quyết toán thuế khi sáp nhập doanh nghiệp
Tải file về máy
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Luật Cạnh tranh năm 2018 Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp. Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm – Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là nhân viên trong 1 công ty tôi làm việc với công ty này, được 5 năm và cho đến thời điểm này tôi bị giám đốc công ty vu khống tôi với tội danh thông đồng với công ty khác để lấy tiền của công ty .vì hai bên công ty có sự tính toán chênh lệch nhau và giờ bên công ty đó đang tiến hành thanh toán lại cho công ty tôi ,vậy mà giám đốc công ty tôi treo lịch làm việc và lương của tôi. Tôi rất bức xúc vì giám đốc chưa hề kiểm tra mà đã treo lịch làm việc và bảng lương bây giờ tôi phải làm sao để đòi lại công bằng cho tôi. Xin góp ý giúp tôi , xin cảm ơn!
Người gửi: Nghiêm Thị Trà (TP. Hồ Chí Minh)
( Ảnh minh họa:Internet) Tư vấn luật: 1900.0191
1. Cơ sở pháp lý
+ Bộ luật lao động năm 2012
2. Tư vấn giải quyết tranh chấp
Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: Theo như bạn cho biết thì bạn đang bị giám đốc vu khống với tội danh thông đồng với công ty khác để lấy tiền của công ty. Theo chúng tôi thì trước tiên bạn nên giải thích việc làm chính đáng của mình hoặc thương lượng để giám đốc, mở cuộc điều tra giúp bạn chứng minh sự trong sạch của mình. Trong trường hợp 2 bên không thương lượng được bạn có thể căn cứ vào các pháp lý sau để đòi quyền lợi của bạn.
Theo quy định tại Bộ luật lao động năm 2012 thì giám đốc của bạn đã vi phạm pháp luật về trình tự kỷ luật lao động :
Điều 123: Nguyên tắc, trình tự xử lý kỉ luật
Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.
Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;
d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Bên cạnh đó hình thức kỉ luật là treo lịch làm việc và treo bảng lương cũng không được Bộ luật lao động cho phép nên, bạn hoàn toàn có quyền khiếu nại hoặc nhờ công đoàn công ty (công đoàn cấp cơ sở) hoặc công đoàn cấp trên cơ sở giúp bảo vệ quyền lợi của mình.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về tranh chấp kỉ luật lao động cá nhân? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại
Để được giải đáp thắc mắc về: Tranh chấp kỉ luật lao động cá nhân Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp. Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm – Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Tóm tắt câu hỏi:
Mức lương và phụ cấp đóng bảo hiểm xã hội theo pháp luật hiện hành.
Theo em được biết, cơ sở để nộp tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là dựa vào mức lương và phụ cấp lương. Xin hỏi luật sư, luật sư có thể nói cho em hiểu về hai yếu tố mức lương và phụ cấp lương được không ạ. Em xin cảm ơn.
Người gửi: Hoàng Hải Hà (Hải Phòng )
( Ảnh minh họa:Internet) Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:
Mức lương và phụ cấp đóng bảo hiểm xã hội theo pháp luật hiện hành.
Căn cứ vào Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về luật bảo hiểm xã hội thì:
Điều 30. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được quy định như sau:
1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động (sau đây được viết là Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH).
Phụ cấp lương theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi,tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.
4. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP là tiền lương do đại hội thành viên quyết định.
5. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người đại diện phần vốn nhà nước không chuyên trách tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty nhà nước sau cổ phần hóa; công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (sau đây được viết là tập đoàn, tổng công ty, công ty) là tiền lương theo chế độ tiền lương của cơ quan, tổ chức đang công tác trước khi được cử làm đại diện phần vốn nhà nước.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người đại diện phần vốn nhà nước chuyên trách tại các tập đoàn, tổng công ty, công ty là tiền lương theo chế độ tiền lương do tập đoàn, tổng công ty, công ty quyết định.
Trên đây là tư vấn của công ty luật LVN về Mức lương và phụ cấp đóng bảo hiểm xã hội theo pháp luật hiện hành. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Mức lương và phụ cấp đóng bảo hiểm xã hội theo pháp luật hiện hành. Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp. Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm – Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty tôi vừa mới đóng cửa, người lao động chúng tôi đều bị thất nghiệp. Trước đó, chúng tôi ai cũng đều đóng bảo hiểm thất nghiệp. Xin hỏi luật sư, chúng tôi có đủ điều kiện để hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp hay không? Mong luật sư tư vấn giúp cho. Cảm ơn.
Người gửi: Phùng Hữu Tài (Bình Dương)
( Ảnh minh họa:Internet) Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:
Điều kiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.
Người lao động được hưởng chế độ thất nghiệp nếu đáp ứng được điều kiện quy định tại luật Việc làm năm 2013, cụ thể:
Điều 49. Điều kiện hưởng
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết.
Bởi vì bạn không nói rõ hợp đồng lao động của mình là loại hợp đồng lao động gì, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp bao lâu nên chúng tôi chưa thể khẳng định bạn có đủ điều kiện để hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp hay không. Tuy nhiên, với quy định cụ thể như trên, bạn hoàn toàn có thể biết được mình có đủ điều kiện để hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp hay không.
Trên đây là tư vấn của công ty luật LVN về Điều kiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Điều kiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp. Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm – Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Tóm tắt câu hỏi:
Người giúp việc phải làm gì khi chủ nhà không chịu trả tiền lương?
Tôi đã ký hợp đồng lao động (không xác định thời hạn) và làm người giúp việc tại gia đình bà D được 2 tháng với mức lương là 4 triệu đồng/ tháng. Lúc mới đầu vào làm bà D không có thái độ gì với tôi, nhưng sau khi tôi làm được nửa tháng thì bà D bắt đầu mắng mỏ và nói những câu xúc phạm tôi. Tôi có tìm hiểu từ nhà hàng xóm được biết bà D đã thay rất nhiều người giúp việc cũng vì họ không chịu được tính của bà D. Cũng vì mưu sinh, tôi đành nhẫn nhịn, bà D mắng mỏ gì tôi đều giả vờ không nghe thấy, nhưng thời gian gần đây bà D lại ngày càng làm quá, tôi không làm sai gì cả mà bà ta vẫn có những lời rất nặng nề xúc phạm tôi, có hôm bà D còn tát tôi vì tôi giặt máy một số quần áo của bà, tôi quyết định nghỉ việc ở đó, tuy nhiên bà D lại không chịu trả tiền lương cho tôi, bà D nói tôi không làm đúng việc bà ta sai, lười biếng, không tôn trọng nhà chủ…tôi đã nhiều lần đến đòi tiền nhưng bà D vẫn không trả. Tôi phải làm gì để lấy lại tiền lương cho mình? Mong luật sư tư vấn giúp.
Người gửi: Hoàng Thị Lan (Bắc Ninh)
Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào chị! Cám ơn chị đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN. Về câu hỏi của chị, công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn chị như sau:
1/ Căn cứ pháp lý
– Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 1 năm 2015 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động;
– Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 08 năm 2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội,đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2/ Người giúp việc phải làm gì khi chủ nhà không chịu trả tiền lương?
Điều 24Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định về nguyên tắc trả lương cho người lao động như sau:
“1. Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
2.Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng. Việc người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động do trả lương chậm được quy định như sau:
a) Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;
b) Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.”
Theo đó, việc bà D không trả lương cho chị theo đúng thỏa thuận là trái với quy định của pháp luật. Bà D sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình theo quy định sau:
Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, hành vi trả lương không đúng kì hạn sẽ bị xử phạt hành chính: “3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật lao động; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; trả lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm cho người lao động thấp hơn mức quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động; khấu trừ tiền lương của người lao động trái quy định tại Điều 101 của Bộ luật lao động; trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật lao động theo một trong các mức sau đây: a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động; đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”
Trong trường hợp của chị, vì bà D nhất quyết không chịu trả tiền lương thì chị có thể làm đơn gửi đến Phòng lao động thương binh và xã hội nơi chị làm việc để họ cử hòa giải viên lao động giải quyết, trong ba ngày kể từ ngày nhận đơn họ sẽ thực hiện việc hòa giải. Sau đó, nếu không đồng ý với kết quả hòa giải thì chị có thể khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện, nơi chị làm việc để yêu cầu đòi lại tiền lương và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, hành vi xúc phạm, lăng mạ chị của bà D là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của chị, hành vi đó có thể phải bồi thường theo pháp luật dân sự hoặc cấu thành tội phạm và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về Người giúp việc phải làm gì khi chủ nhà không chịu trả tiền lương? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại
Để được giải đáp thắc mắc về: Người giúp việc phải làm gì khi chủ nhà không chịu trả tiền lương? Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp. Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm – Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi vừa nhận được quyết định tạm đình chỉ công việc của tôi từ phía công ty do công ty có bị mất một số thiết bị và tôi là người trực ngày hôm đó. Công ty yêu cầu tôi tạm nghỉ việc nửa tháng. Vậy luật sư cho tôi hỏi, pháp luật có quy định gì về thời hạn tạm nghỉ việc như của tôi hay không? Nếu công ty điều tra được rằng tôi không liên quan đến vụ việc đó thì trong tháng tôi nghỉ tôi có được hưởng lương hay không? Cảm ơn.
Người gửi: Nguyễn Trung Phan ( Hải Phòng )
( Ảnh minh họa:Internet) Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:
1. Thời hạn tạm đình chỉ công việc theo quy định
Trường hợp của bạn công ty đã có quyết định tạm đình chỉ công việc của bạn một thời gian để tiến hành việc xác minh sự mất mát một số thiết bị của công ty. Thời hạn tạm đình chỉ công việc được pháp luật lao động quy định tại điều 129, Bộ luật lao động năm 2012, cụ thể như sau:
1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
Như vậy, thời hạn để công ty tạm đình chỉ công việc của bạn không được quá 15 ngày và đối với trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Việc công ty có yêu cầu tạm đình chỉ bạn 15 ngày là hợp với quy định của pháp luật.
2. Thời gian bạn bị tạm đình chỉ có được hưởng lương hay không?
Sau thời gian bạn bị đình chỉ công việc, việc bạn có được hưởng lương hay không còn tùy thuộc vào việc bạn có bị xử lý kỷ luật hay không, khoản 3, khoản 4, điều 129, Bộ luật lao động năm 2012 quy định cụ thể như sau:
– Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.
– Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
Như vậy, nếu bạn không bị xử lý kỷ luật, bạn vẫn được trả lương tương ứng với thời gian bị tạm đình chỉ công việc của bạn. Trường hợp bạn bị xử lý kỷ luật, bạn sẽ không được hưởng lương, tuy nhiên nếu trong thời gian bị tạm đình chỉ bạn đã ứng 50% tiền lương, số tiền này bạn không cần phải trả lại công ty.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về có được hưởng lương trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc không? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại
Để được giải đáp thắc mắc về: Có được hưởng lương trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc không? Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp. Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm – Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, tôi có một câu hỏi muốn hỏi Luật sư đó là theo Luật sư thì có thể góp vốn bằng nhãn hiệu được hay không? Và căn cứ pháp lý ở trong luật nào ?
Người gửi : Ngọc Hoài
Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:
1/ Căn cứ pháp lý
– Luật Doanh nghiệp 2014;
– Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung 2009.
2/ Góp vốn bằng nhãn hiệu được không?
Theo Điều 35 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về tài sản góp vốn như sau :
“1. Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
2. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.”
Như vậy, có thể thấy tài sản góp vốn của doanh nghiệp có thể là đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá.
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung 2009 ta có thể hiểu : Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Như vậy, nhãn hiệu là quyền sở hữu công nghiệp của cá nhân, tổ chức. Theo quy định pháp luật thì cho phép góp vốn bằng nhãn hiệu. Tuy nhiên chỉ có cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về vấn đề Góp vốn bằng nhãn hiệu được không. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Hương Diền
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Góp vốn bằng nhãn hiệu được không? Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp. Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm – Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi từng đóng bảo hiểm thất nghiệp khi còn làm ở công ty cũ. Sau đó tôi xin nghỉ việc để đi chữa bệnh mất 1 năm. Sang tháng tôi bắt đầu kí hợp đồng lao động ở công ty mới. Xin hỏi luật sư, nếu tôi tiếp tục đóng bảo hiểm thất nghiệp ở công ty mới này thì thời gian tôi đóng bảo hiểm thất nghiệp ở công ty cũ có được tính nữa hay không hay mất luôn kể từ khi tôi nghỉ đóng bảo hiểm thất nghiệp. Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn.
Người gửi: Hoàng Tuấn Hải (Hà Nội)
( Ảnh minh họa:Internet) Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:
Không đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục thì được hưởng bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?
Căn cứ vào luật Việc làm năm 2013 quy định:
Điều 45. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
2. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.
3. Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về viên chức.
Theo đó, bảo hiểm thất nghiệp được tính cả khoảng thời gian đóng liên tục cũng như không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, bạn có thể yên tâm rằng thời gian mà bạn đóng bảo hiểm thất nghiệp ở công ty cũ vẫn được tính nếu như bạn chưa được hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với khoảng thời gian đã đóng ở công ty cũ.
Trên đây là tư vấn của công ty luật LVN về Không đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục thì được hưởng bảo hiểm thất nghiệp như thế nào? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Không đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục thì được hưởng bảo hiểm thất nghiệp như thế nào? Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp. Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm – Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Công ty Luật LVN chia sẻ toàn bộ nội dung của Thông tư 02/2019/TT-BGDĐT sửa đổi Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên chính quy kèm theo Thông tư 05/2017/TT-BGDĐT; đã được sửa đổi tại Thông tư 07/2018/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Quy định mới về ngưỡng điểm đầu vào khi xét tuyển đại học. Đây là nội dung nổi bật tại Thông tư 02/2019/TT-BGDĐT được Bộ GD&ĐT ban hành ngày 28/2/2019. Theo đó, nếu trường sử dụng phương thức xét tuyển kết hợp giữa điểm thi THPT quốc gia và kết quả học tập THPT hoặc kết hợp giữa điểm do trường tổ chức sơ tuyển hoặc thi tuyển với điểm thi THPT quốc gia và/hoặc kết quả học tập THPT thì ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của điểm thi THPT quốc gia, điểm kết quả học tập THPT phải tương đương với các ngưỡng theo quy định của quy chế này.
Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu quy định của pháp luật về nội dung của Thông tư 02/2019/TT-BGDĐT nếu có vấn đề nào chưa rõ, quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900.0191 để được luật sư tư vấn và hỗ trợ.
Bài viết liên quan
– Quy định miễn học phí hệ đại học
– Rút hồ sơ và học phí đại học
– Đi học đại học có bị đi nghĩa vụ quân sự nữa không?
– Học phí đại học tăng có đúng quy định pháp luật hay không?
– Đang học liên thông đại học có phải đi nhập ngũ?
Tải file về máy
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Thông tư 02/2019/TT-BGDĐT sửa đổi Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên chính quy kèm theo Thông tư 05/2017/TT-BGDĐT; đã được sửa đổi tại Thông tư 07/2018/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạ Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp. Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm – Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Tóm tắt tình huống:
Tôi là nhạc sỹ, tôi có sáng tác ra một bài hát, Luật sư cho tôi hỏi khi tôi sáng tác ra bài hát đó thì tôi có những quyền gì đối với bài hát của mình?
Người gửi: XXX
Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi acâu hỏi đến Công ty Luật LVN, về vấn đề của bạn Công ty Luật LVN xin được tư vấn cho bạn như sau:
2. Tác giả có những quyền gì khi sáng tác ra tác phẩm của mình?
Theo khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2009 có quy định về Quyền tác giả như sau: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”
“Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.”
Theo như thông tin mà bạn đã cung cấp đến cho chúng tôi, thì bạn là một nhạc sỹ và bạn đã có sáng tạo ra một bài hát, theo quy định tại Điều 18 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về Quyền tác giả như sau:
“Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật này bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.”
Như vậy, khi bạn sáng tác ra bài hát đó thì bạn có hai quyền năng lớn nhất, đó là: Quyền nhân thân và Quyền tài sản.
Thứ nhất, đối với quyền nhân thân:
Theo quy định tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về quyền nhân thân, theo đó bạn có các quyền như sau:
– Đặt tên cho tác phẩm;
– Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
– Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
– Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Thứ hai, đối với quyền tài sản
Theo quy định của pháp luật hiện hành, thì bạn sẽ có các quyền tài sản sau đây đối với tác phẩm của bạn theo quy định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
– Làm tác phẩm phái sinh;
– Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
– Sao chép tác phẩm;
– Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
– Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
– Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN về Tác giả có những quyền gì khi sáng tác ra tác phẩm của mình? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Thị Châu
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Tác giả có những quyền gì khi sáng tác ra tác phẩm của mình? Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp. Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm – Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Lớp mầm non tư thục (LMNTT) là loại hình giáo dục do cá nhân thành lập để thu hút số trẻ trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo trẻ nhỏ. Giáo dục mầm non là bước đệm đầu tiên cho các cấp học, giúp trẻ có điều kiện hình thành và phát triển thể chất, khả năng tư duy và dần hình thành các mối quan hệ xã hội, vì vậy giai đoạn học tập này có vai trò quan trọng giúp trẻ xây dựng được nền tảng kiến thức xã hội cho quá trình học tập lâu dài. Lớp mầm non tư thục thành lập và hoạt động khi được sự cho phép của cấp có thẩm quyền, tuân thủ theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và pháp luật.
Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật LVN chúng tôi xin hướng dẫn cho quý khách hàng về nội dung và điều kiện để thành lập Lớp mầm non tư thục như sau:
Bài viết liên quan:
– Điều kiện, hồ sơ, quy trình thành lập trường mầm non tư thục – Thủ tục thành lập trường mầm non tư thục? – Điều kiện thành lập trường mầm non tư thục – Trình tự thủ tục thành lập trường mầm non tư thục – Dịch vụ thành lập nhóm, lớp mầm non độc lập tư thục giá rẻ
Luật sư tư vấn:
1.1. Thành phần hồ sơ trong đề án thành lập Lớp mầm non tư thục
a, Đơn xin thành lập LMNTT Đơn xin thành lập lớp mầm non tư thục được lập theo quy định của ngành giáo dục và phải đảm bảo các nội dung cơ bản sau đây:
– Thông tin người đứng tên thành lập LMNTT (Họ tên, ngày sinh, chứng minh dân dân, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại, số điện thoại liên hệ) – Tóm tắt mục đích thành lập LMNTT phù hợp với nhu cầu gửi trẻ của các gia đình trong và ngoài địa phương – Quy mô thành lập (Diện tích, số lượng giáo viên, trang thiết bị phục vụ trong lớp, dự kiến số lượng trẻ nhận trông) – Lời cam kết thực hiện đúng quy định trong quá trình hoạt động LMNTT và chịu trách nhiệm trước pháp luật
b, Đề án thành lập LMNTT Cá nhân có thể tham khảo mẫu đề án thành lập LMNTT tuy nhiên đề án cần phải đảm bảo các thông tin cơ bản như: – Tên cơ sở – Địa điểm – Số điện thoại, thông tin liên hệ – Mục tiêu mở LMNTT (Nuôi dưỡng, chăm sóc các cháu ở độ tuổi mầm non, góp phần hình thành những nhận thức, là cơ sở đầu tiên của nhân cách con người, chuẩn bị tốt nhất cho trẻ bước vào tiểu học,..) – Cơ cấu tổ chức – Chế độ chính sách – Kế hoạch bồi dưỡng đào tạo – Cơ chế hoạt động (quy mô phát triển, chất lượng chăm sóc giáo dục)
c, Bản cam kết với UBND Bản cam kết này nhằm bảo đảm trách nhiệm, nghĩa vụ của người chăm sóc, nuôi dạy trẻ tại nhóm trẻ gia đình, cụ thể: – Đảm bảo các điều kiện thực hiện nhiệm vụ nuôi dạy trẻ: – Đảm bảo chất lượng chăm sóc, nuôi dạy trẻ – Đảm bảo yêu cầu đối với người nuôi dạy trẻ
1.2. Giấy tờ chứng minh quyền hợp pháp sử dụng địa điểm để mở LMNTT
Hợp đồng thuê nhà (hoặc mượn…) có dấu đơn bị công chứng và các giấy tờ kèm theo, bao gồm: – Bản sao HKTT, bản sao CMND của chủ nhà cho thuê. – Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của chủ nhà cho thuê Lưu ý: Nhà thuê, mượn đều phải ghi rõ trong hợp đồng là sử dụng vào mục đích mở LMNTT với thời gian cho thuê, mượn tối thiểu là 5 năm. Trường hợp địa điểm mở LMNTT là nhà của người mở lớp thì phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của chủ lớp đối với địa điểm mở lớp.
1.3. Hồ sơ của chủ lớp
– Sơ yếu lý lịch tự thuật (có ảnh đóng dấu giáp lai của UBND phường)hạn 6 tháng – Bằng cấp chuyên môn và Giấy chứng nhận đã qua lớp đào tạo quản lý mầm non do cơ sở đào tạo nghiệp vụ quản lý mầm non cấp. – Giấy chứng nhận sức khỏe hạn 12 tháng – Bản sao CMND và sổ HKTT Lưu ý: Trường hợp chủ lớp không cóp bằng chuyên môn sư phạm mầm non thì phải thuê cá nhân có chuyên môn sư phạm mầm non thực hiện việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ.
1.4. Hồ sơ của giáo viên
– Sơ yếu lý lịch tự thuật (có ảnh đóng dấu giáp lai của UBND phường)hạn 6 tháng – Bản sao Giấy khai sinh. – Bằng cấp chuyên môn ngành sư phạm mầm non (thấp nhất là Cao đẳng) – Giấy chứng nhận sức khỏe hạn 12 tháng – Bản sao CMND và sổ HKTT – Hợp đồng lao động (ghi rõ nội dung làm việc gì, chưa ghi thời gian) – Bản cam kết với chủ lớp. Lưu ý: Nếu giáo viên là người ngoại tỉnh thì phải có giấy tạm trú tạm vắng
1.5. Hồ sơ của nhân viên
Hồ sơ của nhân viên phải có đầy đủ các thành phần giấy tờ như của giáo viên, chỉ khác về bằng cấp chuyên môn: – Nhân viên là kế toán thì phải có bằng kế toán – Nhân viên nấu ăn phải có bằng nấu ăn hoặc nếu là chứng chỉ đã được đào tạo qua trường, lớp nấu ăn thì có cam kết đi học Trung cấp – Trường hợp bảo vệ, tạp vụ, lao công chỉ cần bằng tốt nghiệp THCS hoặc THPT (phù hợp với yêu cầu của chủ LMNTT)
1.6. Hồ sơ mua bán thực phẩm
Hợp đồng mua bán thực phẩm với tư nhân hoặc doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm (có kèm theo bản sao CMND của tư nhân hoặc bản sao Đăng ký kinh doanh nếu là doanh nghiệp)
=> Hồ sơ xin thành lập LMNTT phải được lập thành 03 bộ gốc, 01 bộ gửi UBND phường sở tại, 01 bộ gửi Phòng GD và ĐT, 01 bộ chủ lớp lưu để quản lý
II. MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN CHUẨN BỊ VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA LỚP MẦM NON TƯ THỤC
2.1. Về biển hiệu
LMNTT chỉ được treo biển hiệu khi có Quyết định thành lập LMNTT của UBND phường (xã, thị trấn) nơi đặt địa điểm lớp. Yêu cầu về kích thước và nội dung biển hiệu cụ thể như sau: – Kích thước: chiều cao không quá 2m, chiều rộng có thể hết bề ngang mặt tiền của lớp nhưng không dài quá 10m – Nội dung: Phía trên ghi UBND phường (xã, thị trấn)…, Số, ngày, tháng, năm ban hành Quyết định thành lập lớp; giữa biển ghi tên LMNTT (nếu là tên nước ngoài thì phải có dịch sang tiếng Việt và tên nước ngoài không được to hơn tên bằng chữ tiếng Việt); dưới cùng ghi địa chỉ, số điện thoại liên lạc của lớp (nếu có)
2.2. Về lớp học
– Diện tích mỗi lớp học tối thiểu là 20m2trở lên – Trang trí rõ ràng góc học tập, góp chơi của trẻ – Mua sắm đồ chơi Thông tư số 32/2012/TT-BGDĐT ngày 14/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho Giáo dục mầm non
2.3. Bếp và chia thực phẩm
– Bếp sắp xếp theo quy trình 1 chiều và phải bố trí cách biệt xa nơi học tập, vui chơi của trẻ – Tủ lạnh phân rõ vị trí để thực phẩm tươi, sống, đã qua chế biến và phải có tác hộp lưu mẫu thực phẩm (trong vòng 24h) – Phân tuyến chia thực phẩm, thức ăm của trẻ theo đúng quy định, giáo viên nhận thức ăn tại cửa lớp chia cho trẻ. Không bê thức ăn, thực phẩm đi qua phòng học, phòng chơi của trẻ.
2.4. Tủ thuốc và phòng y tế
– Tủ thuốc đặt tại vị trí dễ nhìn, dễ sử dụng. Danh mục thuốc trong tủ thuốc theo đúng quy định của ngành y tế (có thể liên hệ Trạm Y tế phường và Phòng GDĐT quận để xin danh mục thuốc). – Phòng Y tế phải thoáng mát và có giường nằm cho trẻ
2.5. Sổ sách, tài liệu
– Chủ lớp đăng ký mua sổ sách và tài liệu, sách vở tại phòng GD&ĐT quận.
2.6. Các nội dung khác cần lưu ý
– Phải có bảng niêm yết thực đơn hàng ngày, bảng niêm yết thực đơn hàng tuần của trẻ tại 2 vị trí: Nơi đón, trả trẻ (để phụ huynh được biết) và tại nhà bếp – Lớp học luôn có đầy đủ ánh sáng, thông thoáng, vệ sinh sạch sẽ. – Có giá để khăn mặt. cốc uống nước của trẻ (ghi ký hiệu riêng của mỗi trẻ trên khăn mặt và cốc). – Nhà vệ sinh phải khô ráo, có trải thảm chống trơn, có bô và lắp đặt thiết bị vệ sinh phù hợp cho trẻ sửa dụng. – Phải có giường, chăn, gối cho riêng từng trẻ. Đảm bảo giường cách biệt so với mặt đất tối thiểu 10cm trở lên. – Nước uống của trẻ là nước đun sôi để nguội. – Các thiết bị điện, nước của lớp đều phải bố trí xa tầm tay với của trẻ
Thủ tục, trình tự đăng ký mở nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập được quy định như sau: – Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ cho Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND cấp xã có văn bản gửi Phòng GD&ĐT đề nghị kiểm tra các điều kiện thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập; – Trong thời hạn 10 ngày, Phòng GD&ĐT xem xét, kiểm tra trên thực tế, nếu thấy đủ điều kiện, Phòng GD&ĐT có ý kiến bằng văn bản gửi UBND cấp xã; – Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Phòng GD&ĐT, Chủ tịch UBND cấp xã có văn bản cho phép thành lập. Trường hợp không cho phép, Chủ tịch UBND cấp xã có văn bản thông báo đến Phòng GD&ĐT và tổ chức, cá nhân biết lý do và hướng giải quyết.
Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thành lập Lớp mầm non tư thục nếu có vấn đề nào chưa rõ, quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900.0191 để được luật sư tư vấn và hỗ trợ.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia. Nguyễn Thị Hoà (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Tư vấn thành lập Lớp mầm non tư thục mới nhất năm 2021 Vui lòng gọi hotline tư vấn và báo giá dịch vụ: 1900.0191 hoặc 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp. Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm – Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tổng đài 24/7 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc nhằm đem lại lợi ích chăm sóc sức khỏe tối thiểu cho mọi người. Luật Bảo hiểm y tế còn có những văn bản hướng dẫn cụ thể hóa các quy định trong lĩnh vực này. Trong đó có Nghị định 146/2018/NĐ-CP và công ty Luật LVN xin chia sẻ toàn bộ nội dung của Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm y tế.
Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu quy định của pháp luật về nội dung của Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm y tế nếu có vấn đề nào chưa rõ, quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900.0191 để được luật sư tư vấn và hỗ trợ.
Bài viết liên quan: – Chi trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người giúp việc gia đình – Quy định mới về giao dịch điện tử trong bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp – Sinh con ở tỉnh khác được hưởng bảo hiểm y tế bảo hiểm y tế bao nhiêu phần trăm? – Quy định về mua bảo hiểm y tế tự nguyện khi vẫn đang đóng bảo hiểm y tế bắt buộc – Dịch vụ tư vấn mức đóng bảo hiểm y tế và các khoản được và không được bảo hiểm y tế chi trả
Tải file về máy
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm y tế Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp. Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm – Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Tóm tắt câu hỏi:
Trình tự, thủ tục đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại bằng hình thức bán hàng, cung ứng dịch.
Luật sư cho tôi hỏi công ty tôi muốn tiến hành hoạt động khuyến mãi dưới hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi thì cần phải thực hiện những trình tự, thủ tục gì? Mong luật sư tư vấn giúp tôi.
Người gửi: Bùi Thị Yến (Hà Nội)
( Ảnh minh họa:Internet) Tư vấn luật: 1900.0191
Luật sư tư vấn:
Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN. Về câu hỏi của bạn công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:
1/ Căn cứ pháp lý
– Luật thương mại năm 2005
– Nghị định số 08/VBHN-BCT Nghị định quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại
2/ Trình tự, thủ tục đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại bằng hình thức bán hàng, cung ứng dịch.
Theo quy định của Luật thương mại năm 2005 thì khuyến mại được hiểu là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Luật thương mại năm 2005 cho phép thương nhân có quyền tiến hành hoạt động khuyến mại với nhiều hình thức khác nhau theo quy định của pháp luật.
Điều 16 Nghị định số 08/VBHN-BC quy định chi tiết Luật thương mại về Hoạt động xúc tiến thương mại có quy định về trình tự, thủ tục đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại bằng hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi như sau:
– Chương trình khuyến mại bằng hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham gia các chương trình mang tính may rủi phải được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền sau đây:
+ Sở Thương mại đối với chương trình khuyến mại thực hiện trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
+ Bộ Thương mại đối với chương trình khuyến mại thực hiện trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
– Hồ sơ đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại bao gồm:
+ Văn bản đề nghị thực hiện chương trình khuyến mại theo mẫu của Bộ Thương mại.
+ Thể lệ chương trình khuyến mại;
+ Mẫu vé số dự thưởng đối với chương trình khuyến mại có phát hành vé số dự thưởng;
+ Hình ảnh hàng hóa khuyến mại và hàng hóa dùng để khuyến mại;
+ Mẫu bằng chứng trúng thưởng (nếu có);
+ Bản sao giấy xác nhận về chất lượng của hàng hóa khuyến mại, hàng hóa dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật (nếu có).
– Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền xem xét, xác nhận bằng văn bản việc đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại của thương nhân; trong trường hợp không xác nhận, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Trường hợp Bộ Thương mại là cơ quan xác nhận việc thực hiện chương trình khuyến mại, thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho Sở Thương mại nơi thực hiện chương trình khuyến mại kèm theo bản sao văn bản xác nhận của Bộ Thương mại trước khi thực hiện chương trình khuyến mại.
– Trong thời hạn 45 (bốn mươi lăm) ngày kể từ ngày hết thời hạn trao giải thưởng của chương trình khuyến mại, thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại phải có văn bản báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền về kết quả chương trình khuyến mại và việc xử lý 50% giá trị giải thưởng không có người trúng thưởng (nếu có).
Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại có trách nhiệm thông báo công khai kết quả trúng thưởng trên ít nhất một phương tiện thông tin đại chúng tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức chương trình khuyến mại và tại các địa điểm bán hàng thuộc chương trình khuyến mại.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về Trình tự, thủ tục đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại bằng hình thức bán hàng, cung ứng dịch. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại
Để được giải đáp thắc mắc về: Trình tự, thủ tục đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại bằng hình thức bán hàng, cung ứng dịch Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp. Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm – Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đang làm việc cho 3 công ty, đều là loại hợp đồng 3 năm. Xin hỏi luật sư, tôi làm nhiều chỗ như vậy thì có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp ở cả 3 công ty hay không. Nếu chỉ đóng ở 1 công ty thì tôi có được chọn đóng ở công ty mà tôi muốn hay không? Mong được luật sư tư vấn. Xin cảm ơn.
Người gửi: Nguyễn Như Mai (Hà Nội)
( Ảnh minh họa:Internet) Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:
Theo như những gì trình bày ở trên, có hai vấn đề bạn thắc mắc:
– Làm nhiều chỗ thì có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp ở tất cả các công ty đang làm.
– Có được lựa chọn công ty để đóng bảo hiểm thất nghiệp hay không?
Căn cứ theo luật Việc làm năm 2013, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, đối với những trường hợp người lao động kí kết nhiều hợp đồng lao động thì hợp đồng lao động được giao kết đầu tiên tại công ty nào thì tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại công ty đó. Như vậy, bạn sẽ không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp ở cả 3 công ty. Ngoài ra, công ty bạn kí hợp đồng đầu tiên là nơi bạn tham gia bảo hiểm thất nghiệp chứ bạn không được chọn công ty để tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Trên đây là tư vấn của công ty luật LVN về Mức phí đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động hiện nay. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Có phải đóng nhiều bảo hiểm thất nghiệp nếu kí nhiều hợp đồng lao động? Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp. Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm – Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Tóm tắt câu hỏi:
Anh trai tôi làm bảo vệ cho một công ty tư nhân, thời gian là 12 tiếng 1 ca trực. Khi bắt đầu làm việc giữa hai bên không có ký kết hợp đồng nào hết. Bên công ty chỉ nói thử việc 5 ngày, nếu được sẽ nhận làm chính thức, lương 7 triệu/tháng. 5 ngày thử việc nếu được nhận sẽ tính lương bình thường, không được nhận sẽ trả 1/2 mức lương. Hết 5 ngày thử việc phía công ty không có bất kỳ thông báo gì nên anh tôi vẫn tiếp tục làm việc. Nhưng làm được 24 ngày (tính cả 5 ngày thử việc) thì anh tôi bỏ việc. Khi đó công ty nói anh tôi tự ý bỏ việc, không chịu trả lương cho anh tôi. Vậy anh tôi có quyền đòi công ty trả lương hay không?
Người gửi: Trịnh Xuân Quyền (Hà Nội)
Tư vấn luật: 1900.0191
Luật sư tư vấn:
Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:
1/ Căn cứ pháp lý
– Bộ luật Lao động năm 2012;
– Nghị định số 05/2015/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động;
2/ Xác định quan hệ lao động giữa anh bạn và công ty
Điều 27 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về thời gian thử việc như sau:
“Điều 27. Thời gian thử việc
Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác”.
Công việc của anh bạn thực hiện cho phía công ty là công việc bảo vệ, do đó, thời gian thử việc của anh bạn phải không quá 6 ngày làm việc theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Bộ luật Lao động năm 2012. Đồng thời, khoản 2 Điều 7 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động quy định: “Khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 3 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động”.
Theo đó, trong trường hợp của anh bạn, khi hết 5 ngày thử việc mà phía công ty không có bất kỳ thông báo gì về kết quả thử việc và tiến hành ký kết hợp đồng thì anh bạn đương nhiên được nhận vào làm chính thức. Khi đó, quan hệ lao động giữa anh bạn và công ty được thực hiện tương tự như đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
3/ Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người lao động
Do đó, trong trường hợp anh bạn muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng, anh bạn phải thực hiện đúng theo quy định tại Điều 37 Bộ luật Lao động năm 2012 như sau:
“Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;
đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;
b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này”.
Như chúng tôi đã trình ở trên, quan hệ lao động giữa anh bạn và công ty được xác định là hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Mặt khác, anh bạn đã được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc như đã thỏa thuận ban đầu và chưa đến thời hạn trả lương. Do đó, anh bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng anh bạn có nghĩa vụ báo trước cho công ty 45 ngày. Trừ trường hợp anh bạn không được đảm bảo điều kiện làm việc như đã thỏa thuận ban đầu hoặc anh bạn bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động thì chỉ cần báo trước ít nhất 3 ngày làm việc.
3/ Quyền và nghĩa vụ của anh bạn khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Do trong thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi chỉ nêu sau khi làm việc được 24 ngày (tính cả 5 ngày thử việc) thì anh bạn bỏ việc mà không nêu rõ lý do anh bạn thôi việc, khi thôi việc có thông báo cho công ty hay không, báo trước bao nhiêu ngày nên chúng tôi chưa thể tư vấn chính xác cho bạn về quyền và nghĩa vụ chính xác của anh bạn trong trường hợp này. Tuy nhiên, bạn có thể xác định căn cứ theo các trường hợp sau đây:
Trường hợp 1: Lý do thôi việc là do anh bạn không được đảm bảo điều kiện làm việc như đã thỏa thuận ban đầu hoặc anh bạn bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động và đã báo trước cho công ty ít nhất 3 ngày làm việc.
Trường hợp này việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của anh bạn đã tuân thủ đúng quy định của pháp luật lao động. Do đó, công ty có nghĩa vụ trả lương cho anh bạn như đã thỏa thuận ban đầu đối với 24 ngày anh bạn đã làm việc cho công ty. Trường hợp công ty không đồng ý trả lương, anh bạn có thể khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở, yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của anh bạn.
Trường hợp 2: Lý do thôi việc là do anh bạn không được đảm bảo điều kiện làm việc như đã thỏa thuận ban đầu hoặc anh bạn bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động nhưng không báo trước cho công ty ít nhất 3 ngày làm việc hoặc nghỉ việc vì lý do khác nhưng không báo trước cho công ty 45 ngày.
Trường hợp này anh bạn bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Do đó, anh bạn có các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 43 Bộ luật Lao động năm 2012:
“Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1.Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này”.
Theo đó, công ty vẫn có nghĩa vụ trả lương đầy đủ cho anh bạn theo mức lương thỏa thuận ban đầu đối với 24 ngày anh bạn đã làm việc cho công ty. Tuy nhiên, anh bạn có nghĩa vụ phải bồi thường cho công ty một nửa tháng tiền lương theo thỏa thuận ban đầu và một khoản tiền tương ứng với tiền lương của anh bạn trong những ngày không báo trước.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về vấn đề Không có hợp đồng lao động, tự ý nghỉ việc có được trả lương không. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Không có hợp đồng lao động, tự ý nghỉ việc có được trả lương không? Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp. Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm – Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Công ty Luật LVN chia sẻ toàn bộ nội dung của Hướng dẫn 2526/NHCS-TDSV năm 2016 về nghiệp vụ cho vay ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở do Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành.
Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu quy định của pháp luật về nội dung của Hướng dẫn 2526/NHCS-TDSV năm 2016 về nghiệp vụ cho vay ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở do Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành nếu có vấn đề nào chưa rõ, quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900.0191 để được luật sư tư vấn và hỗ trợ.
Bài viết liên quan: – Nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội – Đặt cọc mua nhà ở xã hội có lấy lại được tiền đặt cọc không? – Đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội – Luật sư tư vấn thủ tục mua nhà ở xã hội – Công an đã nghỉ hưu có được mua nhà ở xã hội không?
Tải file về máy
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Hướng dẫn 2526/NHCS-TDSV năm 2016 về nghiệp vụ cho vay ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở do Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp. Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm – Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Tóm tắt câu hỏi
Chào Luật sư, Luật sư vui lòng tư vấn giúp em trường hợp này: Năm nay em 23 tuổi em bị gọi nghĩa vụ quân sự mà hiện tại em đang có gia đình và một con nhỏ đã 8 tháng tuổi, em đứng tên một cửa hàng mua bán phân bón thuốc bảo vệ thực vật, chỉ có chính chủ mới được bán theo luật của ngành phân bón thuốc bảo vệ thực vật. Giờ em xin hỏi luật sư phải làm như thế nào để em có thể tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Người gửi: Minh Gia
Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:
1/ Căn cứ pháp lý
– Luật nghĩa vụ quân sự 2015.
2/ Các trường hợp tạm hoãn gọi nhập ngũ
Căn cứ vào Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định về trường hợp tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ như sau:
“1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
3. Công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.
Công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ.
4. Danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ, được miễn gọi nhập ngũ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày.”
Theo như thông tin bạn cung cấp cũng như chiếu theo quy định của pháp luật hiện hành thì trường hợp của bạn không thuộc các trường hợp nêu trong Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 do đó bạn không được hoãn hay miễn nghĩa vụ quân sự.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN về vấn đề Các trường hợp tạm hoãn gọi nhập ngũ. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Ngô Việt Hương
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại
Để được giải đáp thắc mắc về: Các trường hợp tạm hoãn gọi nhập ngũ Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp. Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm – Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Hiện nay, bên cạnh bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế (BHYT) cũng là một trong 3 loại bảo hiểm cơ bản bắt buộc đối với người lao động tại các cơ quan, doanh nghiệp. Do đó, mức đóng và phương thức đóng BHYT luôn là một trong những vấn đề được người lao động quan tâm hàng đầu. Vì vậy, sau đây công ty Luật Việt phong xin được chia sẻ những phân tích về vấn đề liên quan đến mức đóng bảo hiểm y tế theo pháp luật hiện hành.
Bài viết liên quan:
– Doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm y tế;
– Mức lương được hưởng khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội trên 20 năm;
– Có được sử dụng song song hai bảo hiểm y tế không?;
– Quy định về mua bảo hiểm y tế tự nguyện khi vẫn đang đóng bảo hiểm y tế bắt buộc;
– Bảo hiểm y tế hộ gia đình theo quy định pháp luật
Cơ sở pháp lý:
– Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014; – Nghị định 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế;
Luật sư tư vấn:
Căn cứ tại Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014, mức đóng BHYT đối với từng nhóm đối tượng được quy định cụ thể như sau:
Điều 13. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế được quy định như sau:
a) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
b) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3;
c) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
d) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
đ) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm d khoản 2 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền trợ cấp thất nghiệp và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
e) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương tháng đối với người hưởng lương, tối đa bằng 6% mức lương cơ sở đối với người hưởng sinh hoạt phí và do ngân sách nhà nước đóng;
g) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 3 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do ngân sách nhà nước đóng;
h) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm n khoản 3 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp học bổng đóng;
i) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở do đối tượng tự đóng và được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng;
k) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do đối tượng đóng theo hộ gia đình.
2. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này.
Trường hợp đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.
Trường hợp đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật này đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo thứ tự như sau: do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, do ngân sách nhà nước đóng, do đối tượng và Ủy ban nhân dân cấp xã đóng.
3. Tất cả thành viên thuộc hộ gia đình theo quy định tại khoản 5 Điều 12 của Luật này phải tham gia bảo hiểm y tế. Mức đóng được giảm dần từ thành viên thứ hai trở đi, cụ thể như sau:
a) Người thứ nhất đóng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở;
b) Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
c) Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
4. Chính phủ quy định cụ thể mức đóng, mức hỗ trợ quy định tại Điều này.
Như vậy có thể thấy pháp luật đã quy định cụ thể và chi tiết về mức đóng bảo hiểm y tế cho từng nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi năm 2014
2. Các căn cứ đóng bảo hiểm y tế
Với quy định Luật Bảo hiểm y tế hiện hành, người lao động sử dụng tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 14 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi năm 2014 như sau:
Điều 14. Tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế
1. Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương tháng theo ngạch bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
2. Đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của người sử dụng lao động thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương, tiền công tháng được ghi trong hợp đồng lao động.
3. Đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
4. Đối với các đối tượng khác thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là mức lương cơ sở.
5. Mức tiền lương tháng tối đa để tính số tiền đóng bảo hiểm y tế là 20 lần mức lương cơ sở.
Như vậy, tùy từng đối tượng mà pháp luật quy định cụ thể mức đóng bảo hiểm y tế được tính dựa trên mức tiền lương tháng, tiền công, tiền trợ cấp hoặc mức lương cơ sở.
3. Cách thức đóng bảo hiểm y tế
Người tham gia bảo hiểm y tế có thể tiến hành đóng bảo hiểm y tế theo các phương thức được quy định tại Điều 15 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi năm 2015 phù hợp với từng trường hợp cụ thể:
Điều 15. Phương thức đóng bảo hiểm y tế
1. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế.
2. Đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp không trả lương theo tháng thì định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng một lần, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế.
3. Hằng tháng, tổ chức bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 13 của Luật này vào quỹ bảo hiểm y tế.
4. Hằng quý, cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp học bổng đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 13 của Luật này vào quỹ bảo hiểm y tế.
5. Hằng quý, ngân sách nhà nước chuyển số tiền đóng, hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại các điểm e, g và i khoản 1 Điều 13 của Luật này vào quỹ bảo hiểm y tế.
6. Định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng, đại diện hộ gia đình, tổ chức, cá nhân đóng đủ số tiền thuộc trách nhiệm phải đóng vào quỹ bảo hiểm y tế.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN vấn đề liên quan đến mức đóng bảo hiểm y tế theo pháp luật hiện hành. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp luật
Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia. Nguyễn Thị Hoà
Để được giải đáp thắc mắc về: Quy định hiện hành về mức đóng bảo hiểm y tế Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp. Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm – Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có một người bạn, do thiếu hiểu biết, đã cho một gái bán dâm ở trong nhà cô ấy và thực hiện hành vi mua bán dâm với nhiều người trong nhiều lần khác nhau, xin hỏi trường hợp của bạn tôi có phải là phạm tội nhiều lần không?
Người gửi: Phạm Thùy Trang (Cần Thơ).
Tư vấn luật: 1900.0191
Luật sư tư vấn:
Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:
1, Căn cứ pháp lý
-Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009;
-Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự thì chỉ áp dụng tình tiết “phạm tội nhiều lần” đối với người chứa mại dâm.
2, Áp dụng tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần” đối với người chứa mại dâm
Theo hướng dẫn tại mục 4, Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự thì chỉ áp dụng tình tiết “phạm tội nhiều lần” đối với người chứa mại dâm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chứa mại dâm (không phân biệt tại một địa điểm hay tại các địa điểm khác nhau) một đôi hoặc nhiều đôi mua bán dâm khác nhau từ hai lần trở lên trong các khoảng thời gian khác nhau (không phân biệt thời gian dài hay ngắn);
b) Chứa mại dâm hai đôi mua bán dâm trở lên độc lập với nhau trong cùng một khoảng thời gian;
c) Chứa mại dâm một người mua bán dâm với hai người trở lên trong các khoảng thời gian khác nhau.
Trường hợp của cô gái nêu trên vi phạm điểm c “Chứa mại dâm một người mua bán dâm với hai người trở lên trong các khoảng thời gian khác nhau” được coi là “phạm tội nhiều lần” theo quy định tại điểm c, khoản 2 điều 254 của Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009.
Với hành vi này, bạn của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chứa mại dâm theo quy định tại điều 254 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, cụ thể:
“Điều 254. Tội chứa mại dâm
1. Người nào chứa mại dâm thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Cưỡng bức mại dâm;
c) Phạm tội nhiều lần ;
d) Đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế từ một năm đến năm năm.”
Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về Áp dụng tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần” đối với người chứa mại dâm. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Áp dụng tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần” đối với người chứa mại dâm Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp. Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm – Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Tóm tắt tình huống:
Xin chào Luật sư! Tôi có 1 câu hỏi liênquan về xây dựng xin Luật sư giải đáp giúp. Xin cảm ơn! Tôi xin giấy phép xây dựngvà được cấp phép cũng như bản vẽ xây dựng như sau: nhà ở, một trệt một lầu máitôn, diện tích xây dựng tầng 1 là 160m2, tầng 2 là 200m2. Trên giấy phép xây dựngkhông ghi kết cấu là gì! Khi thi công phần móng bằng bê tông cốt thép xong tôicó sử dụng cột sắt I để thay cột bê tông cốt thép truyền thống để giảm thờigian thi công (vì là giấp phép có thời hạn nên sau này dễ tháo dỡ) Xin Luật sưcho biết tôi thay đổi cột như vậy có sai phép ko và có cần điều chỉnh giấy phépko? Xin cảm ơn Luật sư!
Người gửi: Tạ Thắng (ĐiệnBiên)
Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tớiLuật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Luật xây dựng 2014
– Thông tư 15/2016/TT-BXD Hướng dẫn về cấp phép xây dựng
2. Thay đổi chất liệu cột nhà có phải điềuchỉnh giấy phép xây dựng?
Căn cứ theo quy định tạiĐiều 98, Luật xây dựng 2014 “Điều 98. Điều chỉnh giấy phép xây dựng
1. Trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổimột trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấyphép xây dựng:
a) Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trìnhtrong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
b) Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô,chiều cao, số tầng của công trình và cácyếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;
c) Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sửdụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.”
Như vậy, với thông tin mà bạn cung cấp, việc sử dụngsắt I để thay cột bê tông cốt thép truyền thông có thể ảnh hưởng tới kết cấuchịu lực chính của công trình. Trong trường hợp này, bạn cần phải đề nghị cơ quancó thẩm quyền điều chỉnh giấy phép xâydựng.
3. Hồ sơ xin điềuchỉnh giấy phép xây dựng
Căn cứ vào điểm a, khoản 1 điều 16 thông tư 15/2016/TT-BXD có quy định cụ thể:
“Điều 16. Hồ sơ đề nghịĐiều chỉnh, gia hạn, cấp lại giấy phép xây dựng
1. Điều chỉnh giấy phép xây dựng:
a) Hồ sơ đề nghị Điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm:
– Đối với công trình:
+ Đơn đề nghị Điều chỉnh giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 2 Thôngtư này;
+ Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp;
+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản vẽ thiết kế mặt bằng, mặtđứng, mặt cắt bộ phận, hạng Mục công trình đề nghị Điều chỉnh tỷ lệ 1/50 -1/200;
+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản phê duyệt Điều chỉnhthiết kế của người có thẩm quyền theo quy định kèm theo Bản kê khai Điều kiệnnăng lực của tổ chức, cá nhân thiết kế đối với trường hợp thiết kế không do cơ quanchuyên môn về xây dựng thẩm định hoặc Báo cáo kết quả thẩm định thiết kế Điềuchỉnh của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định của pháp luật về xâydựng.
– Đối với nhà ở riêng lẻ:
+ Đơn đề nghị Điều chỉnh giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 2 Thôngtư này;
+ Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp;
+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản vẽ thiết kế mặt bằng, mặtđứng, mặt cắt bộ phận, hạng Mục công trình đề nghị Điều chỉnh tỷ lệ 1/50 -1/200. Đối với trường hợp yêu cầu phải được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩmđịnh thì phải nộp kèm theo báo cáo kết quả thẩm định thiết kế;
– Trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn vềxây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế quy định tại Điểm này là bản sao hoặctệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên mônvề xây dựng thẩm định.”
Như vậy, đối với trường hợp của bạn, thuộc trường hợp nhà ở riêng lẻ. Khixin điều chỉnh giấy phép xây dựng bạn cần chuẩn bị:
– Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng, theo mẫu ;
– Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp;
– Các bản vẽ thiết kế mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt bộ phận, hạng mục côngtrình đề nghị điều chỉnh, tỷ lệ 1/50 -1/200;
– Báo cáo kết quả thẩm định và vănbản phê duyệt thiết kế điều chỉnh của chủ đầu tư, trong đó có nội dung đảm bảo an toàn chịu lực.
Trên đây là tư vấn của công ty luật LVN về việc thay đổi cột có phải điều chỉnh giấy phép xây dựng. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Hữu Trọng
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Thay đổi chất liệu cột nhà có phải điều chỉnh giấy phép xây dựng? Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp. Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm – Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Công ty Luật LVN chia sẻ toàn bộ nội dung của Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 (sửa đổi năm 2014). Văn bản này quy định các vấn đề liên quan đến quốc tịch của Việt Nam – thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân và nhà nước, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân với nhà nước.
Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu quy định của pháp luật về nội dung của Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 (sửa đổi năm 2014), nếu có vấn đề nào chưa rõ, quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900.0191 để được luật sư tư vấn và hỗ trợ.
Bài viết liên quan:
– Có được giữ nguyên quốc tịch cũ khi xin nhập quốc tịch Việt Nam không?
– Điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam đối với người bị tước quốc tịch Việt Nam
– Quyền lợi của người Việt Nam bị tước quốc tịch Việt Nam và không có quốc tịch nước ngoài khác
– Xác định quốc tịch Việt Nam khi đã nhập quốc tịch nước khác
– Người có cả quốc tịch Việt Nam và cả quốc tịch nước ngoài thì là người nước ngoài hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Tải file về máy
Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia. Lại Thị Khánh Lâm (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Luật quốc tịch 2008 (sửa đổi năm 2014) Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp. Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm – Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có mua một căn nhà, trong hợp đồng có quy định bên bán nhà phải bàn giao nhà ngay khi bên mua đã thanh toán đủ chi phí. Nay tôi đã thanh toán tiền nhà đầy đủ nhưng bên bán lại không chịu giao nhà với lý do yêu cầu tôi nộp thêm 500.000 chi phí đi lại làm thủ tục giấy tờ. Tôi cảm thấy đó là trách nhiệm của bên bán nên không nộp số tiền trên. Xin hỏi chủ nhà làm thế có đúng hay không? Tôi phải làm thế nào để lấy được căn nhà?
Người gửi: Tuấn Cường
Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:
1/ Căn cứ pháp lý
– Luật Kinh doanh bất động sản 2014.
2/ Không được giao nhà do không thanh toán chi phí đi lại?
Điều 21, 22, 23, 24 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia mua bán nhà ở như sau:
“Điều 22. Nghĩa vụ của bên bán nhà, công trình xây dựng
1. Thông báo cho bên mua các hạn chế về quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng (nếu có).
2. Bảo quản nhà, công trình xây dựng đã bán trong thời gian chưa bàn giao cho bên mua.
3. Thực hiện các thủ tục mua bán nhà, công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.
4. Giao nhà, công trình xây dựng cho bên mua theo đúng thời hạn, chất lượng và các điều kiện khác đã thỏa thuận trong hợp đồng; giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và hồ sơ có liên quan theo thỏa thuận trong hợp đồng.
5. Bảo hành nhà, công trình xây dựng đã bán theo quy định tại Điều 20 của Luật này.
6. Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
7. Thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
8. Các nghĩa vụ khác trong hợp đồng.
Điều 23. Quyền của bên mua nhà, công trình xây dựng
1. Yêu cầu bên bán hoàn thành các thủ tục mua bán nhà, công trình xây dựng theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng.
2. Yêu cầu bên bán giao nhà, công trình xây dựng theo đúng thời hạn, chất lượng và các điều kiện khác đã thỏa thuận trong hợp đồng; giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và hồ sơ có liên quan theo thỏa thuận trong hợp đồng.
3. Yêu cầu bên bán bảo hành nhà, công trình xây dựng theo quy định tại Điều 20 của Luật này.
4. Yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do việc giao nhà, công trình xây dựng không đúng thời hạn, chất lượng và các cam kết khác trong hợp đồng.
5. Các quyền khác trong hợp đồng.
Điều 24. Nghĩa vụ của bên mua nhà, công trình xây dựng
1. Thanh toán đủ tiền mua nhà, công trình xây dựng theo thời hạn và phương thức thỏa thuận trong hợp đồng.
2. Nhận nhà, công trình xây dựng kèm theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và hồ sơ có liên quan theo đúng thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng.
3. Phối hợp với bên bán thực hiện các thủ tục mua bán trong thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng.
4. Trong trường hợp mua nhà, công trình xây dựng đang cho thuê, phải bảo đảm quyền, lợi ích của bên thuê theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê khi thời hạn thuê còn hiệu lực.
5. Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
6. Các nghĩa vụ khác trong hợp đồng.”
Như vậy, trong trường hợp của bạn, bên bán nhà có nghĩa vụ phải giao nhà đúng như thỏa thuận trong hợp đồng. Về việc thanh toán chi phí đi lại, nếu trong hợp đồng có quy định rằng bạn phải trả chi phí đi lại khi làm thủ tục giấy tờ thì bạn mới có nghĩa vụ phải trả, còn nếu không thì hành vi của bên bán là trái với quy định của pháp luật. Bạn có thể khởi kiện ra các cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về vấn đề không được giao nhà do không thanh toán chi phí đi lại. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Đoàn Thảo Ánh
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Không được giao nhà do không thanh toán chi phí đi lại Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp. Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm – Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Tóm tắt tình huống:
Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Người gửi: Hương Thanh
Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến luật LVN. Về vấn đề của bạn, công ty luật LVN xin tư vấn giúp bạn như sau:
1, Căn cứ pháp lý
– Luật sở hữu trí tuệ 2014.
2. Thế nào là giới hạn quyền sở hữu trí tuệ.
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, ba gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng”.
Vậy, quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ. Tuy nhiên, trên thực tế quyền sở hữu trí tuệ có thể bị giới hạn.
Điều 7. Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ
“1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật này.
2. Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp; việc giới hạn quyền đối với sáng chế thuộc bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.”
Như vậy, quyền sở hữu trí tuệ sẽ bị giới hạn trong các trường hợp:
+ Chủ sở hữu không được vượt quá thời hạn bảp hộ và quyền hạn bảo hộ theo quy định của luật sở hữu trí tuệ 2009.
+ Nếu xâm phạm lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng quyền hạn của tổ chức cá nhân, quy định pháp luật có liên quan.
+ Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ được đảm bảo không xâm phạm quyền sở hữu của nhà nước, đảm boả mục tiêu quốc phòng an ninh và các lợi ích gắn liền với đieuf kiẹn phát riẻn của khu vực.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về Thế nào là giới hạn quyền sở hữu trí tuệ. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Thị Ánh
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Thế nào là giới hạn quyền sở hữu trí tuệ Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp. Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm – Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
– Gia đình cũ của bố tôi gồm 3 người ( bố tôi,mẹ cả,và 1 người con) tôi là con mẹ hai của ông. Bố tôi trước là cán bộ Đảng Viên, tham gia CM tháng 8/1945 bị địch bắt đi tù Côn Đảo trốn ra tù năm 1973 có ghi trong lý lịch đảng viên,ông mất vào 1997. Tôi xin hỏi: trường hợp bố tôi có được hưởng chính sách ưu đãi gì? Có được ghi nhận gì theo quy định không? Tôi có được làm các hồ sơ yêu cầu ghi nhận cho bố tôi?
– Người con vợ trước của bố tôi tham gia kháng chiến 1965, hy sinh 1968 có giấy báo tử 1977. Trong trường hợp này bố tôi là thân nhân, nhưng từ năm 1977 khi có giấy báo tử đến khi ông mất 1997 ông không được nhận bất cứ khoản trợ cấp nào. Giờ tôi muốn làm hồ sơ thủ tục để đòi hỏi quyền lợi cho ông có được không? Và phải làm như thế nào? Tôi có được yêu cầu cấp bằng Tổ quốc ghi công cho người con liệt sĩ này?
– Mẹ cả của tôi bị địch bắt di dân và bị chết là mẹ ruột của liệt sĩ. Giờ tôi muốn làm các thủ tục để bà được ghi nhận Mẹ Việt Nam Anh Hùng có được không? phải làm như thế nào?
Nói chung gia đình có 3 người nhưng đều chưa được ghi nhận 1 điều gì, chưa được ghi nhận gia đình liệt sĩ. Tôi là người con vợ 2 của ông, gia đình thứ 2 của ông cũng được ghi trong lý lịch đảng viên của ông.hiện tại tôi là người được ủy quyền duy nhất để thờ cúng Liệt sĩ,nhưng đối với bản thân tôi cũng chưa được hưởng bất cứ quyền lợi gì. Giờ tôi muốn làm các thủ tục hồ sơ với mong muốn mang lại cho gia đình bố tôi có được quyền lợi chính đáng.những điều tôi hỏi trên đây mong quý cơ quan tư vấn giúp tôi sớm nhất có thể. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: Thái Trường
Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:
1/ Căn cứ pháp lý
– Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2005, sửa đổi, bổ sung 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng
– Nghị định số 31/2013/NĐ-CP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng
– Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân
– Nghị định 56/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “bà mẹ việt nam anh hùng”
2/ Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng
Chào bạn, do thông tin bạn cung cấp chưa được cụ thể và rõ ràng do đó tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, theo quy định của pháp luật hiện hành về chế độ đãi ngộ người có công với cách mạng thì trường hợp của bố bạn được hưởng những chính sách ưu đãi sau:
Căn cứ vào Điểm a, b, Khoản 1, Điều 2, Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2005, sửa đổi, bổ sung 2012 có quy định như sau:
“Điều 2. Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi quy định tại Pháp lệnh này bao gồm:
1. Người có công với cách mạng:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945….”
Và đồng thời Nhà nước ta cũng đã đưa ra quan điểm về chế độ đãi ngộ người có công với cách mạng được ghi nhận tại Điều 3, Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2005, sửa đổi, bổ sung 2012 cụ thể như sau:
“1. Các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.
2. Hàng năm Nhà nước dành phần ngân sách bảo đảm thực hiện các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ.”
Bởi vậy, bố bạn hoàn toàn có thể được nhận các chế độ ưu đãi, trợ cấp nhưng phải thỏa mãn các điều kiện xác nhận đối với những người hoạt động trước Cách mạng tháng Tám được ghi nhận tại Điều 5 và Điều 11, Nghị định số 31/2013/NĐ-CP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
Nếu bố của bạn là người hoạt động cách mạng trước ngày 1 tháng 1 năm 1945 thì khi bố của bạn mất thì theo quy định tại điều 9, Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2005, sửa đổi bổ sung 2012 và điều 10, Nghị định 31/2013/NĐ-CP, gia đình bạn sẽ được hưởng các chế độ sau:
“Điều 9
1. Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đã tham gia tổ chức cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.
2. Các chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 bao gồm:
a) Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng;
b) Bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết;
c) Cấp báo Nhân dân; sinh hoạt văn hoá, tinh thần phù hợp;
d) Được Nhà nước hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao và hoàn cảnh của từng người.
3. Khi người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 chết thì người tổ chức mai táng được hưởng một khoản trợ cấp và mai táng phí; cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng theo quy định của Chính phủ.
4. Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 được ưu tiên trong tuyển sinh và tạo việc làm, ưu đãi trong giáo dục và đào tạo.”
” Điều 10. Chế độ ưu đãi khi người hoạt động cách mạng chết
1. Người hoạt động cách mạng đang hưởng chế độ ưu đãi quy định tại Khoản 2 Điều 9 của Pháp lệnh mà chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi.
2. Người hoạt động cách mạng chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi quy định tại Khoản 2 Điều 9 của Pháp lệnh thì đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần mức 50 triệu đồng.
Trường hợp không còn thân nhân thì người thờ cúng được hưởng trợ cấp một lần mức 10 triệu đồng.
3. Thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng cụ thể như sau:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi hoặc con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ tháng liền kề khi người hoạt động cách mạng chết;
b) Trường hợp người hoạt động cách mạng đã chết nhưng sau ngày 31 tháng 12 năm 2012 mới được công nhận thì cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi hoặc con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ thời điểm ra quyết định công nhận;
c) Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ, sau khi đủ 18 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;
d) Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, không có thu nhập hàng tháng hoặc thu nhập hàng tháng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;
đ) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng bằng 0,8 lần mức chuẩn.”
Do bố bạn đã mất nên bạn hoàn toàn có thể làm các hồ sơ yêu cầu ghi nhận cho bố bạn để hưởng những chính sách ưu đãi của nhà nước và gia đình bạn cũng được hưởng những ưu đãi khi người hoạt động cách mạng chết. Về mặt thủ tục, Điều 13 Nghị định 31/2013/NĐ-CP gồm: bản khai về quá trình hoạt động cách mạng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú kèm biên bản ủy quyền; Lý lịch cá nhân, lý lịch đảng viên,…Hồ sơ nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gia đình bạn cư trú.
Thứ hai, theo thông tin bạn cung cấp thì hiện tại bạn là người được ủy quyền duy nhất để thờ cúng Liệt sĩ bên cạnh đó bố bạn cũng đã mất nên bạn hoàn toàn được phép thay bố bạn làm hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ thân nhân liệt sĩ, chế độ thờ cúng liệt sĩ và yêu cầu cấp bằng Tổ quốc ghi công cho người con liệt sĩ này.
– Cụ thể, căn cứ vào Điều 6 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH quy định về hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ bao gồm:
+) Bản sao Bằng ” Tổ quốc ghi công”
+) Bản khai tình hình thân nhân liệt sĩ: mẫu LS4;
+) Giấy tờ về tình hình thân nhân và giấy ủy quyền do đại diện thân nhân liệt sĩ lập;
+) Quyết định cấp chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp hàng tháng.
– Về thủ tục hưởng chế độ liệt sĩ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH, thủ tục giải quyết chế độ liệt sĩ như sau:
+) Đại diện thân nhân liệt sĩ làm hồ sơ gửi lên Ủy ban nhân dân xã, phường nơi liệt sĩ cư trú;
+) Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được bản khai, có trách nhiệm:
Chứng nhận bản khai tình hình thân nhân liệt sĩ
Gửi hồ sơ do đại diện thân nhân liệt sĩ đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội
+) Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được giấy tờ; có trách nhiệm tổng hợp, lập danh sách, gửi các giấy tờ đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
+) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ hợp lệ; có trách nhiệm ra quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp hàng tháng; hoặc quyết định trợ cấp một lần.
Thứ ba, căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 56/2013/NĐ-CP quy định đối tượng được xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” như sau:
“1. Những bà mẹ thuộc một trong các trường hợp sau đây được xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”:
a) Có 2 con trở lên là liệt sỹ;
b) Chỉ có 2 con mà 1 con là liệt sỹ và 1 con là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Chỉ có 1 con mà người con đó là liệt sỹ;
d) Có 1 con là liệt sỹ và có chồng hoặc bản thân là liệt sỹ;
đ) Có 1 con là liệt sĩ và bản thân là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.
Người con là liệt sỹ là người đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”, bao gồm con đẻ, con nuôi theo quy định của pháp luật.
Người chồng là liệt sỹ là người đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” mà bà mẹ là vợ của người đó.
Thương binh quy định tại Điểm b, Điểm đ Khoản 1 Điều này là người đã được cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thương binh, bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, bao gồm cả người còn sống và người đã từ trần.
Trường hợp bà mẹ có chồng, con tham gia hàng ngũ địch nhưng bà mẹ chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thì vẫn được xem xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước ‘‘Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
2. Những trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng phản bội, đầu hàng địch, có hành động gây nguy hại cho cách mạng hoặc vi phạm pháp luật bị Tòa án xét xử bằng hình thức phạt tù mà bản án, quyết định của Tòa án đang có hiệu lực pháp luật (kể cả trường hợp được hưởng án treo) thì không được xét tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”
Theo đó, nếu vợ cả của bố bạn thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì có thể làm hồ sơ để được xét tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
Về hồ sơ thì bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau: Bản khai cá nhân theo Mẫu số 01a/BMAH; thân nhân của bà mẹ kê khai theo Mẫu số 01b/BMAH, kèm theo giấy ủy quyền theo Mẫu số 02/BMAH; Bản sao Bằng Tổ quốc ghi công, Giấy chứng nhận thương binh có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã, biên bản xét duyệt của Ủy ban nhân dân cấp xã theo Mẫu số 03/BMAH, tờ trình kèm theo danh sách theo Mẫu số 04/BMAH đề nghị tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
Bà mẹ hoặc thân nhân của bà mẹ lập bản khai cá nhân hoặc thân nhân (01 bản chính) kèm theo giấy tờ làm căn cứ xét duyệt (03 bộ), nộp về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bà mẹ đăng ký hộ khẩu thường trú (đối với bà mẹ còn sống) hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của người được ủy quyền kê khai.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN về vấn đề Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Ngô Việt Hương
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp. Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm – Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người. Hiện nay, nhu cầu về an toàn thực phẩm ở nước ta ngày càng tăng cao. Vậy điều kiện cũng như thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định ra sao, Công ty Luật LVN sẽ cung cấp đầy đủ cho quý khách hàng những thủ tục pháp lý cần thiết như sau:
Bài viết liên quan:
– Thành lập công ty kinh doanh thực phẩm khô với vốn điều lệ ít có phải thực hiện cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?
– Gia công sản xuất thực phẩm chức năng có phải công bố sản phẩm vệ sinh an toàn thực phẩm?
– Cơ sở kinh doanh thực phẩm cần phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hay không?
– Trường hợp cá nhân phải thực hiện đăng kí kinh doanh và xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
– Kinh doanh bán hàng tạp hoá có cần xin Giấy phép An toàn thực phẩm?
Căn cứ pháp lý:
– Luật an toàn thực phẩm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2018
– Nghị định số 09/VBHN-BYT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm
1. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận
Để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì cơ sở phải có đủ các điều kiện theo khoản 1 Điều 34 Luật an toàn thực phẩm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2018, trừ cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận theo Điều 12 Nghị định số 09/VBHN-BYT quy định:
Điều 34. Đối tượng, điều kiện cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này;
b) Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
…
Điều 12. Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
g) Nhà hàng trong khách sạn;
h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
i) Kinh doanh thức ăn đường phố;
k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
2. Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.
2. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận
Để cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì cơ sở phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo khoản 1 Điều 36 Luật an toàn thực phẩm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2018 quy định:
Điều 36. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
d) Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
đ) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
…
3. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tiến hành nộp hồ sơ cho Bộ trưởng Bộ y tế; đồng thời, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ thì tổ chức, cá nhân đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, các thủ tục thực hiện theo khoản 2 Điều 36 Luật an toàn thực phẩm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2018 quy định:
Điều 36. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
…
2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 của Luật này;
b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 3 năm theo Điều 37 Luật an toàn thực phẩm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2018 quy định:
Điều 37. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.
2. Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật này.
Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật LVN về hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Quỳnh
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm Vui lòng gọi hotline tư vấn và báo giá dịch vụ: 1900.0191 hoặc 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp. Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm – Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tổng đài 24/7 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Công ty Luật LVN chia sẻ toàn bộ nội dung của Luật an ninh mạng năm 2018 do Quốc hội ban hành. Văn bản này quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu quy định của pháp luật về nội dung Luật an ninh mạng năm 2018 nếu có vấn đề nào chưa rõ, quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900.0191 để được luật sư tư vấn và hỗ trợ
Bài viết liên quan
Bộ luật hình sự năm 2015
Văn bản hợp nhất số 52/VBHN-VPQH năm 2018 hợp nhất Bộ luật lao động do Văn phòng Quốc hội ban hành
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Luật Cạnh tranh năm 2018
Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Tải file về máy
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Luật an ninh mạng năm 2018 Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp. Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm – Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Tóm tắt câu hỏi
Xin hỏi em bị thoát vị đĩa đệm thì có được miễn nghĩa vụ quân sự không ạ? Em cảm ơn.
Người gửi: Trần Phong
Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:
1/ Căn cứ pháp lý
– Thông tư số 140/2015/TT-BQP quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ;
– Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự;
2/ Bị thoát vị đĩa đệm thì có được miễn nghĩa vụ quân sự không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư số 140/2015/TT-BQP quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ thì:
Điều 4. Tiêu chuẩn tuyển quân
3. Tiêu chuẩn sức khoẻ:
a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự.
b) Đối với các đơn vị quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS.
Theo đó, Điều 9 Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự quy định cụ thể:
Điều 9. Phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
1. Căn cứ phân loại sức khỏe
Theo tiêu chuẩn sức khỏe tại Bảng số 1, Bảng số 2 và Bảng số 3 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cách cho điểm
Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám bác sỹ cho điểm chẵn từ 1 – 6 vào cột “Điểm”, cụ thể:
a) Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;
b) Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;
c) Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;
d) Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;
đ) Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;
e) Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.
3. Cách ghi phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự
a) Mỗi chuyên khoa, sau khi khám xét, bác sỹ sẽ cho điểm vào cột “Điểm”; ở cột “Lý do” phải ghi tóm tắt lý do cho số điểm đó; ở cột “Ký”, bác sỹ khám phải ký và ghi rõ họ tên;
b) Phần kết luận, Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe căn cứ vào điểm đã cho ở từng chỉ tiêu để kết luận, phân loại sức khỏe theo đúng quy định, ghi bằng số và chữ (phần bằng chữ để ở trong ngoặc đơn);
c) Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe có trách nhiệm ký vào phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự sau khi kết luận;
d) Chữ ký của Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe được đóng dấu của cơ quan Chủ tịch Hội đồng; chữ ký của Chủ tịch Hội đồng khám phúc tra sức khỏe được đóng dấu của đơn vị quyết định thành lập Hội đồng khám phúc tra sức khỏe.
4. Cách phân loại sức khỏe
Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:
a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
5. Một số điểm cần chú ý
a) Trường hợp đang mắc bệnh cấp tính, bệnh có thể thuyên giảm hay tăng lên sau một thời gian hoặc sau điều trị, thì điểm đó phải kèm theo chữ “T” bên cạnh (nghĩa là “tạm thời”). Người khám phải ghi tóm tắt bằng tiếng Việt tên bệnh bên cạnh (có thể ghi bằng danh từ quốc tế giữa hai ngoặc đơn). Khi kết luận, nếu chữ “T” ở chỉ tiêu có điểm lớn nhất, phải viết chữ “T” vào phần phân loại sức khỏe;
b) Trường hợp nghi ngờ chưa thể cho điểm ngay được, Hội đồng khám sức khỏe có thể gửi công dân tới khám tại một bệnh viện để kết luận chính xác hơn;
c) Trường hợp chưa kết luận được thì gửi công dân đó đến bệnh viện chuyên khoa gần nhất để khám và kết luận chẩn đoán. Thời gian tối đa từ 7 – 10 ngày phải có kết luận và chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết;
d) Những trường hợp phiếu sức khỏe có ghi chữ “T”, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có trách nhiệm hướng dẫn công dân đến các cơ sở y tế để điều trị.
Tại Bảng 2 phụ lục 1 ban hành kèm Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP về việc phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự có quy định:
Đau lưng do:
– Gai đôi cột sống 4
– Thoái hoá cột sống:
+ Mức độ nhẹ 3
+ Mức độ vừa 4
+ Mức độ nặng 5
– Thoát vị đĩa đệm:
+ Mức độ nhẹ 4
+ Mức độ vừa 5
+ Mức độ nặng 6
Đau vai gáy do:
– Thoái hoá cột sống cổ:
+ Mức độ nhẹ 3
+ Mức độ vừa 4
+ Mức độ nặng 5
– Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ:
+ Mức độ nhẹ 4
+ Mức độ vừa 5
+ Mức độ nặng 6
Như vậy, dựa trên tình hình sức khỏe hiện tại tương ứng với số điểm trong bảng nêu trên, thoát vị đĩa đệm rơi vào mức 4,5,6 điểm và thuộc loại sức khỏe 4,5,6. Vậy nên bạn sẽ không đủ điều kiện để tham gia nghĩa vụ quân sự.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN về vấn đề Bị thoát vị đĩa đệm thì có được miễn nghĩa vụ quân sự không? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Vũ Thùy Trang
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Bị thoát vị đĩa đệm thì có được miễn nghĩa vụ quân sự không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
6 thoughts on “Bị thoát vị đĩa đệm có được miễn nghĩa vụ quân sự không?”
Laisays:
Bệnh thoát vị đĩa đệm là bệnh không chữa hết hẳn 100% được . Vậy sau khi em đã đỡ bệnh thì có đi NVQS không ạ
Trả lời
adminsays:
Tại Bảng 2 phụ lục 1 ban hành kèm Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP về việc phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự có quy định: đau lưng do thoát vị đĩa đệm mức độ nhẹ , vừa, nặng tương ứng với mức điểm 4,5,6.
Như vậy, dựa trên tình hình sức khỏe hiện tại tương ứng với số điểm trong bảng nêu trên, thoát vị đĩa đệm rơi vào mức 4,5,6 điểm và thuộc loại sức khỏe 4,5,6. Vậy nên bạn sẽ không đủ điều kiện để tham gia nghĩa vụ quân sự theo Điều 31 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015
Trả lời
Đứcsays:
E nhập ngũ được 6 tháng phát hiện bị thoát vị đĩa đệm có xuất ngũ được không ạ?
Trả lời
Ha Anhsays:
Bạn có thể được xuất ngũ trước thời hạn chỉ khi được Hội đồng giám định sức khỏe từ cấp sư đoàn và tương đương trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp có thẩm quyền kết luận bạn không đủ tiêu chuẩn sức khỏe phục vụ tại ngũ.
Trả lời
Trần Quốc Tuânsays:
Em bị thoát vị đĩa đệm Ls5/S1 mà em còn giữ bản kết quả photo MRI của bệnh viện. Cho em hỏi là mình nộp bản gốc hay bản photo vậy?
Trả lời
Ha Anhsays:
Pháp luật hiện hành không có quy định về hình thức của các giấy tờ liên quan đến sức khỏe cá nhân phải nộp khi khám sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ quân sự. Vì vậy, bạn có thể nộp bản chính hoặc bản photo MRI của bệnh viện nơi bạn đi khám.
Trả lời
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:
Chốt sổ bảo hiểm xã hội là ghi quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trên sổ bảo hiểm xã hội của người tham gia dừng đóng bảo hiểm xã hội tại một đơn vị. Việc này được thực hiện khi người lao động không còn làm việc ở công ty nữa, khi lao động nghỉ việc hoặc khi công ty ngừng hoạt động.
Để có những kiến thức pháp lý liên quan đến hồ sơ và thủ tục Chốt sổ bảo hiểm xã hội, Công ty Luật LVN xin được tư vấn cho quý khách hàng như sau:
Bài viết liên quan – Quy định về việc nộp sổ bảo hiểm ở công ty mới khi chưa chốt sổ bảo hiểm ở công ty cũ
– Chốt sổ bảo hiểm khi nghỉ việc
– Phải làm thế nào khi chưa chốt sổ bảo hiểm ở công ty cũ?
– Luật sư tư vấn thủ tục giải quyết trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
– Mã số bảo hiểm xã hội và số sổ bảo hiểm xã hội có giống nhau không?
Căn cứ pháp lý
– Luật bảo hiểm xã hội 2014
– Bộ luật lao động 2012
1. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
Như vậy, khi người lao động nghỉ việc tại công ty thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ chốt sổ cho người lao động.
2. Thời gian chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
Như vậy, người sử dụng lao động phải hoàn tất thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội trong thời gian 7 ngày làm việc. Trường hợp đặc biệt thì có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Thủ tục chốt sổ bảo hiểm cho người lao động
Bước 1: Để chốt sổ BHXH cho người lao động, doanh nghiệp cần làm thủ tục báo giảm lao động tham gia BHXH đó.
Hồ sơ chuẩn bị cần có để báo giám lao động:
– Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT(mẩu D02-TS )
– Biên bản trả thẻ BHYT đối với trường hơp đơn vị đã nộp trước đó (nếu có)
– Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng (01 bản/người)
– Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động
– Hoàn thiện các hồ sơ trên rồi gửi cho cơ quan BHXH quản lý
– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản)
– Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc Quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có)
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN về hồ sơ và thủ tục chôt sổ bảo hiểm xã hội. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Thanh Huyền
Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)
Để được giải đáp thắc mắc về: Chốt sổ bảo hiểm xã hội được thực hiện như thế nào? Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191
Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp. Vui lòng click tại đây
CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG
Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm – Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Bệnh thoát vị đĩa đệm là bệnh không chữa hết hẳn 100% được . Vậy sau khi em đã đỡ bệnh thì có đi NVQS không ạ
Tại Bảng 2 phụ lục 1 ban hành kèm Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP về việc phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự có quy định: đau lưng do thoát vị đĩa đệm mức độ nhẹ , vừa, nặng tương ứng với mức điểm 4,5,6.
Như vậy, dựa trên tình hình sức khỏe hiện tại tương ứng với số điểm trong bảng nêu trên, thoát vị đĩa đệm rơi vào mức 4,5,6 điểm và thuộc loại sức khỏe 4,5,6. Vậy nên bạn sẽ không đủ điều kiện để tham gia nghĩa vụ quân sự theo Điều 31 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015
E nhập ngũ được 6 tháng phát hiện bị thoát vị đĩa đệm có xuất ngũ được không ạ?
Bạn có thể được xuất ngũ trước thời hạn chỉ khi được Hội đồng giám định sức khỏe từ cấp sư đoàn và tương đương trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp có thẩm quyền kết luận bạn không đủ tiêu chuẩn sức khỏe phục vụ tại ngũ.
Em bị thoát vị đĩa đệm Ls5/S1 mà em còn giữ bản kết quả photo MRI của bệnh viện. Cho em hỏi là mình nộp bản gốc hay bản photo vậy?
Pháp luật hiện hành không có quy định về hình thức của các giấy tờ liên quan đến sức khỏe cá nhân phải nộp khi khám sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ quân sự. Vì vậy, bạn có thể nộp bản chính hoặc bản photo MRI của bệnh viện nơi bạn đi khám.