Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Tôi sinh ngày 25/8/1994, tốt nghiệp trung cấp và từ 12/2014. Từ năm 2015 đến nay tôi được miễn khám nghĩa vụ quân sự tại địa phương. Tôi được cấp giấy nhưng vì làm mất ví nên giấy miễn cũng bị mất. Nhưng đến tháng 10/2019 công ty có gửi giấy khám nghĩa vụ quân sự. Cho tôi hỏi, công ty làm vậy là đúng hay sai? (địa phương và nơi làm việc cùng 1 thành phố). Giờ tôi phải làm như thế nào?

Bài viết liên quan:
Không đi khám sức khỏe theo giấy gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự có sao không?
Nhờ người đi khám sức khỏe hộ khi bị gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự có sao không?
Đã bị xử phạt trốn tránh nghĩa vụ quân sự có bị gọi đi nghĩa vụ lần hai?
Dịch vụ luật sư tư vấn nghĩa vụ quân sự qua tổng đài trực tuyến 1900.0191
Số lần tối đa gọi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Cơ sở pháp lý

Luật nghĩa vụ quân sự 2015
Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật LVN, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật LVN xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến nghĩa vụ quân sự.

Theo thông tin bạn đưa ra, căn cứ Điều 14 Luật nghĩa vụ quân sự, các đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự gồm:

Điều 14. Đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự
Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.

Về các trường hợp miễn gọi nhập ngũ được quy định tại Điều 41:

Điều 41. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ
2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên
Theo đó nếu bạn thuộc một trong các đối tượng được miễn nghĩa vụ quân sự hoặc miễn khám thì bạn làm hồ sơ đề nghị UBND cấp xã giải quyết yêu cầu của bạn và sau khi có kết quả được hoãn hay miễn nghĩa vụ bạn nộp tại công ty để chứng minh. Bởi công dân được miễn nghĩa vụ quân sự hay tạm hoãn phải có lí do chính đáng nếu không sẽ chịu các trách nhiệm pháp luật quy định. 

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN về nghĩa vụ quân sự. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Được miễn khám nghĩa vụ quân sự nhưng vẫn có giấy gọi thì làm như nào?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Tóm tắt câu hỏi:

Trong thời gian tạm đình chỉ công việc có được trả lương hay không?

Xin chào quý Luật sư! Mong Luật sư trả lời giúp tôi vấn đề sau: Công ty tôi xảy ra việc mất tài sản, tôi bị nghi ngờ là lấy tài sản của công ty. Sau đó, công ty ra quyết định tạm đình chỉ công việc của tôi một tháng để điều tra. Nay đã hai tháng, công ty vẫn chưa điều tra ra người ăn trộm và tôi vẫn  vẫn chưa đựơc đi làm. Hai tháng này, tôi không làm việc gì và cũng không được trả lương. Tôi muốn hỏi, Công ty tôi có phải trả lương cho tôi trong thời gian tôi không đi làm hay không? Tôi xin cảm ơn!

 Người gửi: Đỗ Văn Huynh (Hưng Yên).

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900.0191

                               

 

Xin chào anh! Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN. Về câu hỏi của anh, công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn cho anh như sau:

1/ Căn cứ pháp lý.

– Bộ luật lao động năm 2012;

2/ Trong thời gian tạm đình chỉ công việc có được trả lương hay không?

Căn cứ tại Điều 129, Bộ luật lao động năm 2012 quy định về tạm đình chỉ công việc như sau:

“1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.

Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.

3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.

4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc”.

Theo đó, nếu công ty anh tạm đình chỉ công việc của anh sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở thì quyết định này là hợp pháp.

Căn cứ tại Khoản 2, Điều này, công ty của anh có quyền tạm đình chỉ công việc của anh trong thời gian tối đa là 90 ngày nếu vụ việc cần điều tra có tình tiết phức tạp.

Trong thời gian tạm đình chỉ, công ty vẫn phải thực hiện nghĩa vụ tạm ứng lương cho anh. Tức trước lúc anh nghỉ việc vì lý do tạm đình chỉ công ty phải tạm ứng trước cho anh 50% một tháng lương. Vì công ty tạm đình chỉ công việc của anh trong một tháng.

Tuy nhiên, hết thời gian một tháng, công ty vẫn chưa ra quyết định tiếp tục tạm đình chỉ để điều tra vì vụ việc phức tạp hay nhận lại anh vào làm việc. Do vậy, công ty anh làm vậy là không đúng. Anh cần lên công ty hỏi rõ về việc đã có quyết định về công việc của anh chưa? Vì hết thời gian tạm đình chỉ công ty phải nhận lại anh vào làm việc nếu anh không vi phạm. Mặt khác, công ty phải trả đủ anh 100% tiền lương / tháng. Trong trường hợp, anh bị xử lý kỷ luật, công ty cũng phải ra quyết định với anh, nhưng anh vẫn được hưởng 50% tiền lương/ tháng.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về trong thời gian tạm đình chỉ công việc có được trả lương hay không? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Trong thời gian tạm đình chỉ công việc có được trả lương hay không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Tóm tắt tình huống:

Tôi muốn đầu tư để mở một trường mầm non tại thành phố Hà Giang. Xin luật sư tư vấn cho tôi biết, khi đầu tư vào lĩnh vực này, tôi có thể được hưởng những ưu đãi gì của nhà nước? 
Người gửi: Tuấn Vũ
Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Luật Đầu tư 2014;
– Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC, Thông tư 119/2014/TT-BTC, Thông tư 151/2014/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;
– Phụ lục của Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
– Phụ lục II Ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ
– Thông tư 83/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư quy định tại Luật đầu tư 67/2014/QH13 và – Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;

2. Các ưu đãi khi đầu tư vào lĩnh vực giáo dục mầm non

• Đối tượng hưởng ưu đãi:
Căn cứ Điều 15. Hình thức và đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư luật Đầu tư 2014
“1. Hình thức áp dụng ưu đãi đầu tư:
a) Áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp;
b) Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện dự án đầu tư;
c) Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất.
2. Đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư:
a) Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này;”
Điều 16. Ngành, nghề ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư luật Đầu tư 2014
“1. Ngành, nghề ưu đãi đầu tư:
i) Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp;”
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn muốn mở một trường mầm non tại thành phố Hà Giang. Đây là một trong các ngành nghề được ưu đãi đầu tư được quy định trong luật Đầu tư 2014. Do đó Dự án của bạn là một dự án thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư. 
• Hình thức ưu đãi
Bạn được hưởng các ưu đãi sau:
– Thuế thu nhập doanh nghiệp: 
Dự án của bạn là dự án mới được đầu tư tại Hà Giang, đây là địa bàn có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn được quy định tại phụ lục kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP
 Khoản 3 Điều 11 Thông tư 96/2015/TT-BTC  
“3. Thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động áp dụng đối với: 
a) Phần thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường, giám định tư pháp (sau đây gọi chung là lĩnh vực xã hội hoá). 
Danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các doanh nghiệp thực hiện xã hội hoá được thực hiện theo danh mục do Thủ tướng Chính phủ quy định”.
 Khoản 1 Điều 12 Thông tư 96/2015/TT-BTC 
“Miễn thuế bốn năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong chín năm tiếp theo đối với: 
Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP.”
Theo các điều luật trên, trong 4 năm đầu tiên, bạn sẽ được miễn thuế phần thu nhập của doanh nghiệp bạn từ hoạt động của trường mầm non.
Sau 4 năm, bạn sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi là 5% phần thu nhập mà bạn thu được từ hoạt động của trường cho đến khi trường ngừng hoạt động.
– Thuế sử dụng đất:
Điều 6. Hướng dẫn về ưu đãi thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại Thông tư 83/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư quy định tại Luật đầu tư 67/2014/QH13 và Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
” Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư quy định tại Mục A Phụ lục I hoặc đầu tư tại địa bàn có Điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục II Nghị định số118/2015/NĐ-CP được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.”
Theo đó, bạn sẽ được miễn thuế sử dụng đất khi sử dụng đất nhằm mục đích xây trường, và các hoạt động khác cần sử dụng đất liên quan đến hoạt động xã hội hóa tại Hà Giang.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về Các ưu đãi khi đầu tư vào lĩnh vực giáo dục mầm non. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Đỗ Thị Minh Phương

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Các ưu đãi khi đầu tư vào lĩnh vực giáo dục mầm non
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Tóm tắt tình huống:

Buổi tối em thường cùng gia đình xem ti vi, em thấy rằng có rất nhiều chương trình quảng cáo được chiếu đến, trong đó có một quảng cáo mà em thấy khá ấn tượng, đó là sử dụng lời bài hát của một tác giả khác, để làm quảng cáo trong chương trình đó, ở đây em muốn hỏi Luật sư đó là: việc chương trình quảng cáo đó sử dụng lời bài hát đó thì có cần phải xin phép tác giả đó hay không ạ?
Người gửi: Phan Mạnh Tuấn
Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi  đến Công ty Luật LVN, về vấn đề của bạn Công ty Luật LVN xin được tư vấn cho bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung bởi Luật Sở hữu trí tuệ 2009).

2. Chương trình quảng cáo sử dụng lời bài hát có cần phải xin phép không?

Theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2009 có quy định như sau:
“Điều 26. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao 
1. Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng. Mức nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác và phương thức thanh toán do các bên thoả thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật. 
Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng theo quy định của Chính phủ. 
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm. 
3. Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh.”
Khi các tổ chức phát sóng mà phát sóng các chương trình quảng cáo, thì sẽ không cần phải xin phép, nhưng cần phải trả tiền nhuận bút hoặc trả thù lao, việc tiến hành sẽ như sau:
– Trường hợp 1: Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng. Mức nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác và phương thức thanh toán do các bên thoả thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật;
– Trường hợp 2: Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng theo quy định của Chính phủ.
Bạn cần lưu ý rằng sử dụng các lời bài hát không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.
Nhưng khi sử dụng lời bài hát ở trong các chương trình quảng cáo ở trên đây sẽ không được áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN về Chương trình quảng cáo sử dụng lời bài hát có cần phải xin phép không? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Thị Châu

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Chương trình quảng cáo sử dụng lời bài hát có cần phải xin phép không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Tóm tắt câu hỏi

Luật sư cho tôi hỏi: Tôi bị suy thận. Nếu tôi đóng bảo hiểm không liên tục thì tôi có được bảo hiểm hỗ trợ tiền ốm hàng tháng nữa không? – Nếu tôi dùng thẻ thân nhân thì có được hỗ trợ tiền ốm hàng tháng không? – Nếu thẻ thân nhân đủ 5 năm liền thì có được hưởng chế độ 5 năm không? Cần làm những giấy tờ gì để được hưởng chế độ 5 năm của thẻ thân nhân? Gửi giấy tờ đến đâu để được hưởng chế độ này? Thời gian giải quyết chế độ là bao lâu?
Người gửi: Đỗ Mạnh
Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Luật bảo hiểm xã hội 2014

2/ Hưởng chế độ ốm đau

Chào bạn, do thông tin bạn cung cấp chưa được cụ thể và rõ ràng do đó tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, căn cứ theo Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện để hưởng chế độ ốm đau đó là:
“1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền”.
Bên cạnh đó, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội khi thỏa mãn điều kiện trên thì sẽ được hưởng chế độ ốm đau với mức hưởng được tính theo quy định tại Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Cụ thể:
“1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
3. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
4. Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày”.
Như vậy, mức hưởng chế độ ốm đau một ngày = (75% tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc ) / 24 x số ngày nghỉ hưởng chế độ ốm đau.
Thứ hai, căn cứ vào điều kiện hưởng chế độ ốm đau tại Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội 2014 nêu trên thì khi thuộc vào một trong số những trường hợp sau đây thì người lao động khi làm việc tại doanh nghiệp có tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được giải quyết chế độ ốm đau việc bạn dùng thẻ thân nhân trong trường hợp này sẽ không được hỗ trợ tiền ốm đau hàng tháng. Do đó, nếu thẻ thân nhân đủ 5 năm liền thì cũng không được hưởng chế độ 5 năm.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN về vấn đề Chế độ hưởng ốm đau. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Ngô Việt Hương

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Hưởng chế độ ốm đau
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Tóm tắt câu hỏi

Chào Luật sư.
Xin luật sư giúp đỡ em giải đáp những khúc mắc trong vấn đề về trình tự thủ tục
Em hiện đang công tác trong 1 đơn vị hành chính sự nghiệp, khối Y tế. Hiện bệnh viện em đang xây dựng cơ sở mới, bên em có thuê 2 đơn vị A và B thực hiện thi công lắp đặt nội thất phòng họp lãnh đạo và phòng hội trường. Gói thầu số 1 là thi công phòng họp lãnh đạo, do công ty A thực hiện thi công lắp đặt nội thất, tổng giá trị gói thầu khoảng 315 triệu. Gói thầu số 2 là thi công phòng hội trường, do công ty B thực hiện thi công lắp đặt nội thất, tổng giá trị gói thầu khoảng 200 triệu. Bên công ty A có làm báo cáo kinh tế kĩ thuật cho cả 2 gói. Em mới ra trường, đây cũng là lần đầu tiên em được nhận làm gói thầu xây dựng như thế này nên không tránh khỏi bỡ ngỡ. Em cũng đã tham khảo ý kiến của 1 số cô chú đi trước, nhưng mỗi người lại cho em một ý kiến khác nhau. Hiện em đang rất bối rối không biết phải bắt đầu từ đâu, và bắt đầu như thế nào. Em mong luật sư tư vấn giúp em những vấn đề như sau:
1, Hai gói thầu này đều là lắp đặt thiết bị như ốp tường, mua bàn ghế, loa đài trong phòng họp, hội trường thì có thế coi đây là một gói thầu xây lắp được không ạ?
2, Liệu công ty A có được lập báo cáo kinh tế kĩ thuật, thiết kế kĩ thuật, thiết kế thi công và dự toán cho cả 2 gói thầu không ạ?
Chúc Luật sư có sức khỏe dồi dào và hạnh phúc.
Người gửi: Thu Thảo 

Luật sư tư vấn 

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

Luật Đấu thầu năm 2013.

2/ Chủ đầu tư có được kí kết hợp đồng với hai nhà thầu độc lập trong cùng một gói thầu không?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 12 Điều 4 Luật đấu thầu năm 2013 thì: “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Có thể thấy, đấu thầu là quá trình chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu để đáp ứng các yêu cầu của mình. Theo đó, bên mua sẽ tổ chức đấu thầu để bên bán (các nhà thầu) cạnh tranh nhau. Mục tiêu của bên mua là có được các hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của mình về kĩ thuật, chất lượng và chi phí thấp nhất. Mục đích của nhà thầu là giành được quyền cung cấp mua hàng hóa, dịch vụ đó với giá đủ bù đắp các chi phí đầu vào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể. 
Đấu thầu là một giai đoạn tiền hợp đồng. Hoạt động đấu thầu luôn gắn với quan hệ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Mục đích cuối cùng của đấu thầu là giúp bên mời thầu tìm ra chủ thể có khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ với chất lượng và giá cả tốt nhất. Sau khi quá trình đấu thầu hoàn tất, người trúng thầu sẽ cùng với người tổ chức đấu thầu đàm phán, để ký hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hay xây lắp công trình.
Hai gói thầu này đều là lắp đặt thiết bị như ốp tường, mua bàn ghế, loa đài trong phòng họp, hội trường thì có thế coi đây là một gói thầu xây lắp không?
Gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự toán mua sắm; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho một thời kỳ đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung” (Khoản 22 Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2013). 
Theo quy định tại Điều 65 Luật Đấu thầu năm 2013 về hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn thì:
 “1. Sau khi lựa chọn được nhà thầu, chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm đối với mua sắm tập trung và nhà thầu được lựa chọn phải tiến hành ký kết hợp đồng thực hiện gói thầu. Đối với nhà thầu liên danh, tất cả thành viên tham gia liên danh phải trực tiếp ký, đóng dấu (nếu có) vào văn bản hợp đồng. Hợp đồng ký kết giữa các bên phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Một gói thầu có thể được thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng; trong một hợp đồng có thể áp dụng một hoặc nhiều loại hợp đồng quy định tại Điều 62 của Luật này. Trường hợp áp dụng nhiều loại hợp đồng thì phải quy định rõ loại hợp đồng tương ứng với từng nội dung công việc cụ thể.
Như vậy, đối chiếu theo những thông tin mà bạn đã cung cấp, có thể thấy: 
– Đây là dự án lắp đặt nội thất cho cơ sở mới của bệnh viện; gồm hai gói thầu là: thi công lắp đặt nội thất phòng họp lãnh đạo (gói thầu số 1) và thi công lắp đặt nội thất phòng hội trường (gói thầu số 2) 
– Công ty A được lựa chọn để thực hiện gói thầu số 1; công ty B được lựa chọn để thực hiện gói thầu số 2. Theo quy định của pháp luật thì khi được lựa chọn để thực hiện gói thầu, mỗi công ty sẽ phải kí kết hợp đồng với bên mời thầu – là bệnh viện của bạn để thực hiện gói thầu của mình.
–Từ định nghĩa “gói thầu” quy định tại Khoản 22 Điều 4 và hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn quy định tại Điều 65 Luật Đấu thầu 2013, hoàn toàn có căn cứ để gộp hai gói thầu số 1 và số 2 thành một gói thầu xây lắp. Bởi lẽ: 
•Hai gói thầu nhỏ này đều có nội dung mua sắm giống nhau, tính chất tương tự nhau nên có thể xác định là một gói thầu
•Pháp luật cho phép một gói thầu có thể được thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng mà không ghi nhận cụ thể: “nhiều hợp đồng” là nhiều hợp đồng đối với một nhà thầu duy nhất hay nhiều hợp đồng được ký kết giữa bên mời thầu với nhiều nhà thầu khác nhau. Do đó được áp dụng hoàn toàn theo ý hiểu và việc hiểu “nhiều hợp đồng” được xác định là nhiều hợp đồng được ký kết với nhiều chủ thể khác nhau cũng hoàn toàn hợp lý. Trong trường hợp của bạn, có sự xuất hiện của hai hợp đồng: Hợp đồng giữa bên mời thầu- Công ty A và hợp đồng giữa bên mời thầu – Công ty B. Pháp luật hoàn toàn ghi nhận việc gói thầu được thực hiện theo nhiều hợp đồng.
Như vậy, bệnh viện của bạn có quyền được gộp gói thầu của hai công ty này và gọi chung là gói thầu xây lắp xuất phát từ tính tương tự của hai gói thầu cũng như từ quyền thực hiện gói thầu thông qua nhiều hợp đồng với nhiều chủ thể như đã phân tích ở trên.
Công ty A có được lập báo cáo kinh tế kĩ thuật, thiết kế kĩ thuật, thiết kế thi công và dự toán cho cả 2 gói thầu không?
Như đã trình bày ở trên thì công ty A và công ty B là hai công ty độc lập, kí kết hai hợp đồng riêng biệt với công bạn. Trong nội dung của hợp đồng có đặt ra những điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên, trong đó có nghĩa vụ lập báo cáo kĩ thuật, thiết kế kĩ thuật, thiết kế thi công và dư toán của gói thầu. Chính vì vậy, công ty A không có quyền lập báo lập báo cáo kinh tế kĩ thuật, thiết kế kĩ thuật, thiết kế thi công và dự toán cho gói thầu của công ty B. 
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN về vấn đề Chủ đầu tư có được kí kết hợp đồng với hai nhà thầu độc lập trong cùng một gói thầu không?Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. 
Chuyên viên: Phạm Nhung

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Chủ đầu tư có được ký kết hợp đồng với hai nhà thầu độc lập trong cùng một gói thầu không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Tại phiên toà xét xử vụ việc dân sự, khi có tài liệu, chứng cứ được cung cấp từ đương sự/người có yêu thay đổi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo đúng trình tự, thủ tục được pháp luật quy định thì Toà án và hội đồng xét xử có trách nhiệm ban hành quyết định và thực hiện thủ tục thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Sau đây, Luật LVN cung cấp biểu mẫu quyết định thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời theo đúng quy định pháp luật hiện hành và yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng và đương sự trong vụ việc dân sự nghiêm chỉnh tuân thủ tiến hành và thực hiện. Trong quá trình thực hiện thủ tục, nếu có vấn đề nào chưa hiểu cần được tư vấn chuyên sâu hơn, mời bạn đọc liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.0191 để được các Luật sư tư vấn chuyên sâu, giàu kinh nghiệm của chúng tôi hỗ trợ.

Bài viết liên quan:
Quyết định yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ
Biên bản không tiến hành định giá được tài sản
Biểu mẫu biên bản định giá tài sản
Biên bản lấy lời khai của người làm chứng
Biên bản lấy lời khai của đương sự
Tải file về máy

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Biểu mẫu quyết định thay đổi biện pháp biện pháp khẩn cấp tạm thời
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Thưa luật sư em đi khám và bị Sỏi Thận 0.8mm hồi cuối năm ngoái 2019. Vậy em bị sỏi thận 0.8mm có được miễn về đi NVQS 2020 không thưa luật sư. Em chân thành cám ơn.

Phạm Thanh Minh

Bài viết liên quan:
– Bị sỏi thận có phải tham gia nghĩa vụ quân sự không?
– Không đi khám sức khỏe theo giấy gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự có sao không?
– Tham gia nghĩa vụ quân sự tự nguyện nhưng không đủ điều kiện về sức khoẻ?
– Có phải đi khám nghĩa vụ quân sự nữa không khi đã bị loại do không đủ điều kiện sức khỏe?
– Quân nhân đang tham gia nghĩa vụ quân sự thi đậu đại học thì có được xuất ngũ để đi học hay không

Căn cứ pháp lý:
– Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật LVN, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật LVN xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến bị sỏi thận có được miễn nghĩa vụ quân sự không.

Để giải đáp thắc mắc của bạn, chúng tôi xin trích dẫn Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 có quy định về tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ như sau:

Điều 41.Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ
1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
3. Công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.
Công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ.
4. Danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ, được miễn gọi nhập ngũ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày.

Như vậy có thể thấy pháp luật về nghĩa vụ quân sự đã quy định cụ thể các trường hợp được miễn gọi nhập ngũ tại Khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, việc bạn gặp vấn đề về sức khỏe như trên không thuộc vào các trường hợp được miễn gọi nhập ngũ theo quy định của pháp luật, mà tùy thuộc vào tình hình sức khỏe của bạn, nếu bạn chưa đủ sức khỏe để phục vụ tại ngũ theo kết luận của hội đồng khám sức khỏe thì bạn sẽ được hoãn gọi nhận ngũ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN về vấn đề bị sỏi thận có được miễn nghĩa vụ quân sự không. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia. Nguyễn Thị Hoà (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Bị sỏi thận 0.8mm có được miễn NVQS năm 2020 không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Tóm tắt câu hỏi :

Tôi trước làm trong công ty may Tinh Lợi, khi nghỉ việc có đến văn phòng để trả thẻ bảo hiểm y tế. Tuy nhiên văn phòng không nhận. Sau khi lên lấy sổ bảo hiểm thì bị phạt 1 triệu 300 nghìn với lý do là không trả thẻ BHYT (nội quy của công ty có ghi khi nghỉ việc phải trả thẻ để nhận sổ). Khi nghỉ việc thì tôi không viết đơn nhưng đã được sự đồng ý cho nghỉ do nhà có việc đột xuất. Tôi đã làm đơn lên giám đốc công ty nhưng không thay đổi kết quả gì. Hỏi phạt như thế là đúng hay sai? Cách giải quyết như thế nào khi gặp tình huống tương tự trong công ty?
Người gửi: Quốc Hùng
Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý :

-Luật Bảo hiểm y tế 2014 sửa đổi, bổ sung;
– Quyết định số 595/QĐ-BHXH ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế;
-Bộ luật lao động 2012.

2/ Quy định về việc trả lại thẻ bảo hiểm y tế khi nghỉ việc

Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật Bảo hiểm y tế 2014 sửa đổi, bổ sung thì:
Điều 15. Phương thức đóng bảo hiểm y tế
1. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế.
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 50 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế, có quy định về trách nhiệm của người tham gia, đơn vị, Đại lý thu như sau:
2. Trách nhiệm của đơn vị, Đại lý thu
2.1. Đơn vị
a) Thực hiện lập, nộp hồ sơ; trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo đúng quy trình, quy định tại Văn bản này và quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Trường hợp đơn vị lập danh sách báo giảm chậm, đơn vị phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó.
b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc lập hồ sơ; lưu trữ hồ sơ của người tham gia và đơn vị.
c) Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, hồ sơ, tài liệu, dữ liệu liên quan đến việc đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN khi có thay đổi hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền, cơ quan BHXH.
d) Phổ biến pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động trong đơn vị.
đ) Phối hợp với cơ quan BHXH thực hiện các quy định về pháp luật BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
Do đó, căn cứ theo các điều luật nêu trên, khi người lao động nghỉ việc mà thẻ bảo hiểm y tế vẫn còn hiệu lực thì người lao động có trách nhiệm nộp lại thẻ bảo hiểm y tế cho người sử dụng lao động. Bên công ty bạn sẽ liên hệ với cơ quan bảo hiểm để làm thủ tục khai báo giảm lao động và chốt sổ bảo hiểm cho bạn. Như vậy, việc bạn trả lại thẻ bảo hiểm y tế là đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên văn phòng không nhận sau đó lại phạt bạn với lý do không trả thẻ bảo hiểm y tế, tuy bạn nghỉ việc không làm đơn thông báo trước 45 theo luật định ngày do nhà có việc đột xuất nhưng đã được sự đồng ý của ban lãnh đạo công ty. Vì thế công ty phạt bạn với lý do đó là trái với quy định pháp luật.
Trường hợp anh đã làm đơn gửi lên giám đốc công ty mà kết quả vẫn không thay đổi, căn cứ theo quy định tại Điều 200, 201 Bộ luật lao động 2012 thì:
Điều 200. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
1. Hoà giải viên lao động.
2. Toà án nhân dân.
Điều 201. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động
1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.
3. Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải.
Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.
Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.
Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.
Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên lao động.
Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.
4. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.
Như vậy, về vấn đề này, căn cứ vào các quy định nêu trên, để bảo về quyền lợi của mình, bạn phải làm đơn gửi hội đồng hòa giải lao động, yêu cầu hội đồng tiến hành hòa giải tranh chấp trên cơ sở có mặt của đại diện người sử dụng lao động và người lao động (điểm d khoản 1 Điều 201 Bộ luật lao động 2012). Nếu trường hợp hòa giải không thành thì bạn mới gửi đơn khởi kiện lên tòa án nhân dân cấp huyện để khởi kiện tranh chấp lao động. 
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN về vấn đề Quy định về việc trả lại thẻ bảo hiểm y tế khi nghỉ việc. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Vũ Thùy Trang

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Quy định về việc trả lại thẻ bảo hiểm y tế khi nghỉ việc
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Tóm tắt câu hỏi:

Xin hỏi luật sư. Tôi là người có quốc tịch nước ngoài, có người bạn bên Việt Nam. Bạn tôi có tặng cho tôi 1 căn nhà thuộc sở hữu của người đó. Như trường hợp này thì tôi có quyền sở hữu đối với căn nhà đó ở Việt Nam không ạ. Xin cảm ơn!
Người gửi: Minh Huyền
Luật sư tư vấn:
– Những trường hợp nào người nước ngoài không được sở hữu nhà ở tại Việt Nam?
– Vấn đề tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở
– Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
– Quy định về thời hạn cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà ở (sổ hồng) sau khi mua nhà chung cư
– Chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đã là chủ hợp pháp của căn nhà chưa?
Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1. Cơ sở pháp lý

Luật nhà ở 2014
Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại việt nam 2014

2. Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người nước ngoài

Căn cứ theo Điều 159 Luật nhà ở 2014 quy định Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài
1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);

c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Pháp luật Việt Nam có quy định về trường hợp của bạn, bạn được sở hữu nhà ở tại Việt Nam trong trường hợp bạn phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Điều 20 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 quy định điều kiện nhập cảnh vào Việt Nam:
+ Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực.
Điều 12. Các trường hợp được miễn thị thực
1. Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định của Luật này.
3. Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
4. Theo quy định tại Điều 13 của Luật này.
5. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ.
Điều 13. Đơn phương miễn thị thực
1. Quyết định đơn phương miễn thị thực cho công dân của một nước phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có quan hệ ngoại giao với Việt Nam;
b) Phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội và đối ngoại của Việt Nam trong từng thời kỳ;
c) Không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.
2. Quyết định đơn phương miễn thị thực có thời hạn không quá 05 năm và được xem xét gia hạn. Quyết định đơn phương miễn thị thực bị hủy bỏ nếu không đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
+ Không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh.
” Điều 21. Các trường hợp chưa cho nhập cảnh
1. Không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này.
2. Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng.
3. Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú.
4. Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.
5. Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực.
6. Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực.
7. Vì lý do phòng, chống dịch bệnh.
8. Vì lý do thiên tai.
9. Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Nếu thỏa mãn các điều kiện trên để được nhập cảnh vào Việt Nam thì bạn cũng có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 161 của Luật Nhà ở 2014 thì đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu; thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận
Trên đây là tư vấn từ Luật LVN về thắc mắc của bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan , hoặc cần tư vấn, giải đáp quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý
Chuyên viên: Đỗ Thị Nga

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người nước ngoài
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Tóm tắt câu hỏi

Chào Luật sư, Luật sư cho em hỏi chút đó là em là giáo viên tham gia bảo hiểm y tế theo nhà trường, nhưng chồng em là bộ đội nên em cũng có thêm một thẻ bảo hiểm y tế nữa. Vậy em có thể cắt không tham gia bảo hiểm y tế ở trường được không ạ. Em cảm ơn ạ!
Người gửi: Trang Đỗ
Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014

2/ Vợ của bộ đội có phải mua bảo hiểm y tế theo trường học

Chào bạn, do thông tin bạn cung cấp chưa được cụ thể và rõ ràng do đó tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 thì các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế là:
“1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động)
3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
a) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an
l) Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này”.
Như vậy, bạn là vợ của bộ đội thuộc đối tượng được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế vừa thuộc đối tượng là viên chức tham gia bảo hiểm y tế theo nhà trường.
Bên cạnh đó, căn cứ tại Khoản 2, Điều 13 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì:
“Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này”
Khi đó, do đối tượng người lao động tham gia bảo hiểm y tế được quy định tại khoản 1 Điều 12; mà đối tượng thân nhân của bộ đội lại thuộc khoản 3 Điều 12. Vậy bạn sẽ phải đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng là người lao động.
Trong trường hợp của bạn, khi bạn đi dạy học tại trường, thì bạn sẽ phải tham gia đóng bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN về vấn đề Vợ của bộ đội có phải mua bảo hiểm y tế theo trường học. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Ngô Việt Hương

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Vợ của bộ đội có phải mua bảo hiểm y tế theo trường học
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Tóm tắt câu hỏi: 

“Tai nạn trên đường từ nơi làm việc về nhà có được hưởng chế độ tai nạn lao động?

Người gửi: Nguyễn Ngân Bình ( Phú Thọ)

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900.0191

 

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Bộ luật lao động năm 2012;

– Luật bảo hiểm xã hội năm 2014;

2/ Tai nạn trên đường từ nơi làm việc về nhà có được hưởng chế độ tai nạn lao động?

Căn cứ Bộ luật lao động năm 2012 quy định về tai nạn lao động như sau:

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.”

Khi bị tai nạn lao động thì người lao động có đủ điều kiện theo quy định của luật bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật. Căn cứ Điều 43 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:

Điều 43. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.

Trong khoảng thời gian hợp lý là khoảng thời gian cần thiết để đến nơi làm việc trước giờ làm việc hoặc trở về sau giờ làm việc. Tuyến đường hợp lý là tuyến đường thường xuyên đi và về từ nơi thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú đến nơi làm việc và ngược lại.

Như vậy, nếu chứng minh được bạn bị tai nạn trên đường từ nơi làm việc về nhà trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý thì tai nạn đó được coi là tai nạn lao động, đồng thời bạn bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn ( có xác nhận của cơ sở y tế) thì bạn có thể được hưởng chế độ tai nạn lao động.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về Tai nạn trên đường từ nơi làm việc về nhà có được hưởng chế độ tai nạn lao động? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Tai nạn trên đường từ nơi làm việc về nhà có được hưởng chế độ tai nạn lao động?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Tóm tắt câu hỏi:

Bà Bình là bà mẹ Việt Nam anh hùng. Bản thân bà cũng từng tham gia hoạt động cách mạng và đã từng bị bắt tù đày. Năm 1990, bà Bình làm việc ở công ty X. Đến năm 2013, tuy mới 53 tuổi, nhưng do vết thương trong chiến tranh tái phát, không đủ sức khỏe để làm việc nên bà Bình làm đơn xin nghỉ hưu. Theo quy định của pháp luật an sinh xã hội hiện hành, bà Bình được hưởng những quyền lợi nào? Bà Bình có được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng không? Tại sao?

Mong Luật sư tư vấn giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn luật: 1900.0191

 

Luật sư tư vấn: 

Xin chào bạn ! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:

1/ Cơ sở pháp lý

– Luật bảo hiểm xã hội năm 2014;

– Luật bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014;

– Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;

2/ Tư vấn chế độ an sinh xã hội

2.1 Những quyền lợi bà Bình được hưởng theo quy định của pháp luật an sinh xã hội hiện hành.

a)  Chế độ bảo hiểm xã hội.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về đối tượng áp dụng đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc:

” 1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.”

Theo trường hợp trên, bà Bình làm việc tại Công ty X từ năm 1990. Đối chiếu với Luật bảo hiểm xã hội thì bà Bình là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng các chế độ: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất. Bà Bình sẽ được hưởng các chế độ sau: 

  • Chế độ ốm đau.

– Điều kiện được hưởng: 

Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động tham gia bảo hiểm xã bắt buộc được hưởng chế độ ốm đau khi: bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế; trừ trường hợp ốm đau, tai nạn do tự hủy hoại sức khỏe hoặc do say rượu, sử dụng chất ma túy, chất gây nghiện khác.

Trong trường hợp này thì bà Bình đã phải xin nghỉ hưu sớm do vết thương chiến tranh khi xưa tái phát. Bản thân bà cũng từng tham gia hoạt động cách mạng và đã từng bị bắt tù đày, bị tra tấn rất dã man nên khi về già vết thương lâu ngày lại đau. Vì điều kiện tất yếu để được hưởng chế độ ốm đau là phải có xác nhận của cơ quan y tế nên trong tình huống của bà Bình sẽ có 2 trường hợp:

  Thứ nhất, bà Bình có xác nhận của cơ quan y tế về việc điều trị

Trong trường hợp này thì do bà là đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và đủ điều kiện để hưởng chế độ ốm đau nên bà Bình sẽ được hưởng những quyền lợi sau:

  + Thời gian hưởng chế độ:

Tái phát vết thương chiến tranh (Di chứng do vết thương chiến tranh) có trên trong Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ y tế ban hành. Vì thế bà Lượm được nghỉ tối đa 180 ngày trong 1 năm tính cả nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hàng tuần.

+ Mức trợ cấp hưởng

Theo khoản 1 Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội, bà Bình được hưởng mức trợ cấp chế độ ốm đau bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Cụ thể, bà Lượm sẽ được hưởng trợ cấp bằng 75% tiền lương, tiền công của tháng liền kề trước khi bà nghỉ việc năm 2013.

+ Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau.

Thứ hai, bà Bình không có giấy xác nhận của cơ quan y tế

Vì bà Bình là đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội nhưng do bà không đủ điều kiện để hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội nên bà sẽ không được hưởng quyền lợi của chế độ ốm đau do bảo hiểm xã hội chi trả.

Trong trường hợp này bà Bình sẽ được xét trong chế độ ưu đãi xã hội. Vì bản thân bà Bình cũng tham gia hoạt động cách mạng và đã từng bị địch bắt, chịu tù đày nên trong trường hợp này cũng có thể xét bà vào đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi xã hội.

  • Chế độ hưu trí:

Trong hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí là một trong những chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn. Đây là chế độ bảo hiểm không còn tham gia quan hệ lao  động nữa. Vì vậy nó rất cần thiết và không thể thiếu được bởi bất cứ người lao động nào cũng sẽ đến lúc già yếu, hết lao động nhưng vẫn có nhu cầu đảm bảo cuộc sống và lương hưu sẽ là nguồn thu nhập chính của họ trong lúc này. Được hưởng trợ cấp khi về hưu là một trong những mục đích, động lực cơ bản để người lao động tham gia quan hệ bảo hiểm xã hội.

Điều kiện quan trọng, cần thiết để một người được hưởng chế độ hưu trí là tuổi đời và thời gian đóng bảo hiểm.Theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội, điều kiện để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng là:

– Có 20 năm tham gia đóng bảo hiểm; Nam từ đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 55 tuổi.

– Có 20 năm tham gia đóng bảo hiểm; Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi; có 15 năm làm công việc nặng nhọc độc hại hoặc 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên.

– Riêng trường hợp lực lượng vũ trang tuổi về hưu được giảm 5 tuổi trong các trường hợp bình thường, nếu có ít nhất 15 năm làm việc ở môi trường độc hại thì được giảm 10 tuổi.

– Có đủ từ 30 năm tham gia đóng bảo hiểm; Nam từ đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi có nguyện vọng về hưu.

Ngoài ra một số trường hợp không phụ thuộc vào tuổi đời cũng được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng nhưng ở mức thấp. Đó là trường hợp:

– Có từ đủ 20 năm tham gia đóng bảo hiểm xã hội; Nam từ đủ 50 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi bị suy giảm 61% khả năng lao động.

– Có từ đủ 20 năm tham gia đóng bảo hiểm xã hội; Suy giảm 61% khả năng lao động trong đó có 15 năm làm việc đặc biệt nặng nhọc độc hại hoặc sống ở nơi có phụ cấp 0,7% trở lên.

Vào năm 2013 do vết thương bị tra tấn năm xưa tái phát, bà Bình phải xin về hưu sớm hơn so với tuổi pháp luật quy định, mặc dù bà mới có 53 tuổi. Do bà Bình đã làm việc trong công ty X từ năm 1990 đến năm 2013, vì vậy bà Bình đã đóng được 23 năm bảo hiểm xã hội. Cộng thêm việc về hưu của bà là do ý nguyện của bà nên bà vẫn chưa đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu hàng tháng nhưng ở đây nếu bà muốn hưởng chế độ hưu trí hàng tháng bà có thể bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm để có thể hưởng chế độ hưu trí hàng tháng đầy đủ.

Mức hưởng hàng tháng của bà được tính như sau:

– 15 năm đầu tính = 45% tiền lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội

– Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 3% đối với lao động nữ: 8 x 3% = 24%.

– Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 cũng tăng tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi từ 1% lên 2% tương ứng với mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi. Bà Bình nghỉ hưu trước 2 năm so với độ tuổi quy định (điểm a, khoản 1 điều 54 quy định điều kiện hưởng lương hưu, theo đó: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;) : 2 x 2% = 4%.

        => Tiền lương hàng tháng: 45 + 24 – 4 = 65% tiền lương bình quân.

– Mức tối đa bằng 75% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm nên tiền lương hưu bà Bình được hưởng là 65% tiền lương bình quân.

Tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bao gồm mức lương cấp bậc, chức vụ, hợp đồng, phụ cấp chức vụ, thâm niên chức vị bầu cử, hệ số chênh lêch bảo lưu nếu có.

b) Chế độ bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng theo quy định pháp luật có trách nhiệm tham gia. Những đối tượng tham gia bảo hiểm y tế này đã được quy định cụ thể tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế năm 2014.

Chế độ bảo hiểm y tế khi bà Bình được hưởng lương hưu hàng tháng thì đồng thời bà cũng được cơ quan bảo hiểm xã hội hỗ trợ bảo hiểm y tế hàng tháng với mức tối đa là 6% của lương hưu được hưởng. Tại Điểm a Khoản 2 Điều 12 Luật bảo hiểm y tếnăm 2008 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế: “Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng”. Và điểm c khoản 1 Điều 13 của Luật này quy định về mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế như sau: “Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;”

c) Chế độ ưu đãi xã hội.

Ưu đãi xã hội là những ưu tiên, đãi ngộ của Nhà nước, cộng đồng và toàn xã hội đối với người có công. Họ là những người đóng góp to lớn, cống hiến, hy sinh cho đất nước, cho dân tộc. Chính vì vậy, sự hi sinh, cống hiến của những đối tượng này cho sự nghiệp cách mạng dân tộc được là điều kiện tiên quyết, quyết định chế độ hưởng.

Theo quy định của pháp luật an sinh xã hội, những đối tượng hưởng chế độ ưu đãi xã hội bao gồm: Người hoạt động các mạng trước ngày 1/1/1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến trước ngày khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945; Liệt sĩ; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; Thương binh; người hưởng chính sách như thương binh; Bệnh binh; Người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; Người có công giúp đỡ cách mạng. (Quy định tại Khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2012)

Theo điều 4 Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13 quy định:

“Người có công với cách mạng và thân nhân được Nhà nước, xã hội quan tâm chăm sóc, giúp đỡ và tuỳ từng đối tượng được hưởng các chế độ ưu đãi sau đây:

1. Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần;

2. Bảo hiểm y tế;

3. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe;

4. Nhà nước có chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ có khó khăn về nhà ở và huy động sự tham gia của xã hội, gia đình người có công với cách mạng;

5. Được ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; được hỗ trợ để theo học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học;

6. Chính phủ quy định cụ thể thời điểm hưởng, mức hưởng và các chế độ ưu đãi tại Điều này.”

Trong tình huống đề bài cho thì bà Bình là bà mẹ Việt Nam anh hùng và bản thân ngày xưa cũng tham gia hoạt động cách mạng và bị địch bắt, chịu cảnh tù đày, do đó theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 thì: Người có công với cách mạng thuộc hai đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 trở lên được hưởng trợ cấp, phụ cấp đối với từng đối tượng, các chế độ khác được hưởng mức ưu đãi của một đối tượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 10, khoản 5 Điều 26 và khoản 5 Điều 33 của Pháp lệnh này”

2.2 Bà B có được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng không? Tại sao?

Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng lương hưu như sau:

“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên; c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác;

b) Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

c) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

3. Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.

4. Chính phủ quy định điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt; điều kiện hưởng lương hưu của các đối tượng quy định tại điểm c và điểm d khoản 1, điểm c khoản 2 Điều này.”

Do bà Bình đã có đủ năm đóng bảo hiểm nhưng chưa đủ tuổi để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng đầy đủ nhưng để được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng đầy đủ bà có thể bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm được quy định tại Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau: “Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội”.

Khi bà Bình bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm theo đúng như Luật quy định bà có thể được hưởng đầy đủ những quyền lợi của chế độ hưu trí hàng tháng theo mức lương được quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014: “Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.”

Như vậy, nếu bà Bình bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm bà sẽ được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng đầy đủ theo luật quy định.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về chế độ an sinh xã hội. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Tư vấn chế độ an sinh xã hội
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Trong một vụ việc dân sự, Toà án có trách nhiệm ra quyết định và thực hiện thủ tục huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời khi có các sự kiện pháp lý như người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ; người phải thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nộp tài sản hoặc có người khác thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ đối với bên có yêu cầu; nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của Bộ luật dân sự; việc giải quyết vụ án được đình chỉ; quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng theo quy định; căn cứ của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn; vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật…

Sau đây, Luật LVN cung cấp biểu mẫu quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời theo đúng quy định pháp luật hiện hành và yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng và đương sự trong vụ việc dân sự nghiêm chỉnh tuân thủ tiến hành và thực hiện. Trong quá trình thực hiện thủ tục, nếu có vấn đề nào chưa hiểu cần được tư vấn chuyên sâu hơn, mời bạn đọc liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.0191 để được các Luật sư tư vấn chuyên sâu, giàu kinh nghiệm của chúng tôi hỗ trợ.

Bài viết liên quan:
Hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã công chứng
Bồi thường thiệt hại sau khi có quyết định hủy bỏ lệnh tạm giam
Hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp trái pháp luật
Hủy bỏ hợp đồng bán hàng đa cấp khi công ty bị rút giấy phép kinh doanh
Hoàn trả lại tiền khi hủy bỏ mua nhà ở xã hội
Tải file về máy

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Biểu mẫu quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Chào luật sư. Luật sư cho em hỏi em có thẻ học nghề vào tháng 2 năm 2020
Thì bây giờ đăng ký học nghề có được miễn giảm học phí 100% trong vòng 12 tháng kể từ ngày đăng ký học nghề không ạ
Em có tìm hiểu, nhưng vẫn chưa thông, mong luật sư giải đáp ạ
Bùi Thị Phương

Bài viết liên quan
– Chính sách hỗ trợ bộ đội xuất ngũ học nghề
– Con bộ đội thi đại học được cộng bao nhiêu điểm?
– Các trường hợp không phải đi bộ đội
– Vợ của bộ đội có phải mua bảo hiểm y tế theo trường học
– Bộ đội phục viên Campuchia có được hưởng bảo hiểm y tế trọn đời?

Cơ sở pháp lý

– Nghị định 61/2015/NĐ-CP Quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm
– Thông tư 43/2016/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng quy định tại Điều 14 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP
 

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN đối với câu hỏi của bạn, công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: từ những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi nhận thấy bạn đang gặp vướng mắc trong vấn đề pháp lý liên quan đến đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ.

Theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư 43/2016/TT-BLĐTBXH quy định về đối tượng hỗ trợ đào tạo nghề như sau:

Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội (sau đây gọi là thanh niên).
Điều 15. Điều kiện hỗ trợ đào tạo nghề
Các đối tượng theo quy định tại Điều 14 Nghị định này được hỗ trợ đào tạo nghề khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có nhu cầu đào tạo nghề trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội;
2. Chưa được hỗ trợ đào tạo nghề từ chính sách hỗ trợ đào tạo nghề khác có sử dụng nguồn kinh phí của ngân sách nhà nước kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội.

Nếu bạn chưa được hỗ trợ đào tạo nghề từ chính sách hỗ trợ đào tạo nghề khác có sử dụng nguồn kinh phí của ngân sách nhà nước kể từ hàng hoàn thành nghĩa vụ quân sự thì bạn đủ điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề với mức hỗ trợ đào tạo nghề được quy định tại Điều 16 Nghị định nàynhư sau:

Điều 16. Nội dung và mức hỗ trợ đào tạo nghề
1. Các đối tượng theo quy định tại Điều 14 Nghị định này tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng được hỗ trợ:
a) Miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản hướng dẫn;
2. Các đối tượng theo quy định tại Điều 14 Nghị định này tham gia đào tạo nghề trình độ sơ cấp được cấp thẻ đào tạo nghề có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm đào tạo nghề và có giá trị sử dụng trong 01 năm kể từ ngày cấp.”
Như vậy, trong trường hợp bạn có nhu cầu học nghề trình độ trung cấp, cao đẳng thì sẽ được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản hướng dẫn. Đối với trường hợp mà bạn thắc mắc, bạn đã được cấp thẻ học nghề nên sẽ có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm đào tạo nghề và có giá trị sử dụng trong 01 năm kể từ ngày cấp

Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật LVN về đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia. Nguyễn Thị Hoà (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Bộ đội xuất ngũ có thẻ học nghề được miễn giảm học phí học nghề không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Bảo hiểm y tế (BHYT) là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, không nhằm mục đích lợi nhuận, do nhà nước tổ chức thực hiện và toàn dân tham gia. Tham gia BHYT, đi kèm với các trách nhiệm và nghĩa vụ, công dân cũng được đảm bảo một số quyền lợi cơ bản do pháp luật quy định khi sử dụng các dịch vụ y tế như chăm sóc, khám chữa bệnh. Sau đây, côn ty Luật LVN xin được chia sẻ những phân tích về những vấn đề pháp lý liên quan đến quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế.

Bài viết liên quan:
– Sinh con ở tỉnh khác được hưởng bảo hiểm y tế bảo hiểm y tế bao nhiêu phần trăm?
– Quy định mới về giao dịch điện tử trong bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
– Quy định về mua bảo hiểm y tế tự nguyện khi vẫn đang đóng bảo hiểm y tế bắt buộc
– Chi trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người giúp việc gia đình
– Đối tượng được thanh toán 100% Bảo hiểm y tế

 
Căn cứ pháp lý:
– Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi năm 2014

1. Quyền lợi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế

Quyền lợi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế được pháp luật quy định cụ thể tại Điều 36 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bổ sung 2014 như sau:

Điều 36. Quyền của người tham gia bảo hiểm y tế
1. Được cấp thẻ bảo hiểm y tế khi đóng bảo hiểm y tế.
2.43 Được đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình tại đại lý bảo hiểm y tế trong phạm vi cả nước; được lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu theo quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật này.
3. Được khám bệnh, chữa bệnh.
4. Được tổ chức bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế.
5. Yêu cầu tổ chức bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và cơ quan liên quan giải thích, cung cấp thông tin về chế độ bảo hiểm y tế.
6. Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế.

2. Phạm vi quyền lợi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế cho người tham gia bảo hiểm y tế

Theo Khoản 1 Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi năm 2014, người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây:

Điều 21. Phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây:
a) Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con; 
b) Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người tham gia bảo hiểm y tế được pháp luật quy định cụ thể từng trường hợp tại Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014:

Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;
b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;
đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
4. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
6. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này cho người tham gia bảo hiểm y tế khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước.
7. Chính phủ quy định cụ thể mức hưởng đối với việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các địa bàn giáp ranh; các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu và các trường hợp khác không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế

Tuy nhiên, cần lưu ý một số trường hợp không thuộc diện hưởng bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014 như sau:

Điều 23. Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế
1. Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 đã được ngân sách nhà nước chi trả.
2. Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.
3. Khám sức khỏe.
4. Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.
5. Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.
6. Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
7. Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi.
8. Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng. 
9. Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa.
11. Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.
13. Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.
14. Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.
Như vậy có thể thấy không phải bất kỳ trường hợp nào người tham gia bảo hiểm y tế khi đến các cơ sở y tế, điều dưỡng cũng được hưởng bảo hiểm y tế. Thẻ bảo hiểm y tế chỉ được dùng để chi trả cho những dịch vụ y tế thiết yếu để khám chữa bệnh đối với người tham gia bảo hiểm y tế.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN vấn đề liên quan quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp luật.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia. Nguyễn Thị Hoà (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi vào làm việc tại công ty X từ năm 2013 với HĐLĐ có thời hạn 1 năm. Sau khi HĐ kết thúc, hai bên lại tiếp tục ký HĐLĐ thời hạn 1 năm. Hết thời hạn này, mặc dù không ký tiếp hợp đồng nhưng tôi vẫn tiếp tục làm công việc cũ. Ngày 15 tháng 5 năm 2015, tôi bị bảo vệ công ty bắt quả tang trộm cắp tài sản của công ty, tài sản có giá trị 500 nghìn đồng. Ngay lập tức, giám đốc công ty đã ra quyết định sa thải tôi. Tôi không đồng ý và đã gặp giám đốc để hỏi vì nội quy của công ty có quy định: “NLĐ trộm cắp tài sản của công ty có trị giá 600 nghìn đồng trở lên sẽ bị sa thải” nên trường hợp của tôi không thể bị sa thải. Giám đốc công ty đã lí giải rằng trước đây nội quy của công ty có quy định NLĐ trộm cắp tài sản 600 nghìn đồng sẽ bị sa thải nhưng nay công ty đã sửa lại nội quy theo đúng điều 126 BLLĐ 2012 và bản nội quy hiện vừa được gửi lên Sở lao động thương binh xã hội để đăng kí. Luật sư cho tôi hỏi, quyết định sa thải của công ty đối với tôi là đúng hay sai? Tôi cảm ơn!

Người gửi: Quỳnh Ly (Thái Bình)

Tư vấn luật: 1900.0191

 

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Bộ luật lao động năm 2012.

2/ Quyết định sa thải của Giám đốc có đúng quy định pháp luật?

Sa thảilà hình thức kỷ luật nặng nhất mà người sử dụng lao động có quyền áp dụng đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động ở mức độ nghiêm trọng.

Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012, đồng lao động giữa bạn và công ty X là loại hợp đồng không xác định thời hạn, bạn phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật và nội quy của công ty.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 126 Bộ luật lao động năm 2012 về Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải:

 “Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động”.

Như vậy, nếu chỉ tuân thủ theo khoản 1 Điều 126 Bộ luật lao động thì bất cứ hành vi trộm cắp nào của công ty, với giá trị tài sản là bất kì thì đều bị áp dụng hình thức xử lí kỷ luật sa thải. Do đó, công ty X sa thải bạn là hòan toàn đúng.

Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 119 Bộ luật lao động năm 2012 các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, các hình thức xử lí kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất phải được quy định trong nội quy lao động của công ty. Theo quy định này, nội quy lao động của công ty phải quy định rõ về hành vi vi phạm kỉ luật và các hình thức xử lí vi phạm kỉ luật cụ thể đối với từng hành vi đó. 

Trong trường hợp của bạn, nội quy của công ty quy định đối với trường hợp người lao động trộm cắp tài sản của công ty có giá trị 600 nghìn đồng trở lên thì bị áp dụng hình thức xử lí kỉ luật là sa thải. Công ty X lại lí giải việc sa thải bạn dựa vào nội quy mới đã được sửa đổi theo đúng quy định Điều 126 Bộ luật lao động và bản nội quy vừa gửi lên Sở lao động thương binh và xã hội để đăng ký. Tuy nhiên, thời điểm sa thải bạn là thời điểm bản nội quy mới của công ty chưa có hiệu lực thi hành nên trường hợp này vẫn phải áp dụng nội quy cũ của công ty.

Nội quy mới của công ty chưa có hiệu lực thi hành bởi:

Căn cứ Điều 122 Bộ luật lao động:

Điều 122. Hiệu lực của nội quy lao động

Nội quy lao động có hiệu lực sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Bộ luật này”.

Tại khoản 4 Điều 119 Bộ luật lao động quy định:

Nội quy lao động phải được thông báo đến người lao động và những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.

Vì vậy, bản sửa đổi nội quy của công ty X chưa có hiệu lực tại thời điểm ra quyết định sa thải bạn và công ty vẫn phải áp dụng bản nội quy lao động cũ để xử lý kỷ luật đối với bạn.

Trong trường hợp này, công ty sa thải bạn với lí do vi phạm nội quy lao động mới của công ty vừa được gửi lên Sở lao động – Thương binh và Xã hội để đăng kí, căn cứ vào những phân tích trên cho thấy bản nội quy mà công ty áp dụng để xử lý kỷ luật bạn là không đúng quy định. 

Do đó, quyết định của giám đốc công ty sa thải bạn là không đúng quy định pháp luật.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về Quyết định sa thải của Giám đốc có đúng quy định pháp luật? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Quyết định sa thải của Giám đốc có đúng quy định pháp luật?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Toà án được quyền tự mình ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với đương sự trong các trường hợp như giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng; buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm; buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động; tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động hoặc cùng với hội thẩm nhân dân ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với các trường hợp còn lại cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Sau đây, Luật LVN cung cấp biểu mẫu quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo đúng quy định pháp luật hiện hành và yêu cầu cơ quan tiến hành tó tụng – Toà án cần nghiêm chỉnh tuân thủ tiến hành và thực hiện. Trong quá trình thực hiện thủ tục, nếu có vấn đề nào chưa hiểu cần được tư vấn chuyên sâu hơn, mời bạn đọc liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.0191 để được các Luật sư tư vấn chuyên sâu, giàu kinh nghiệm của chúng tôi hỗ trợ.

Bài viết liên quan:
Các trường hợp được quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh theo quy định của pháp luật hiện hành
Những điều cấn biết về các biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự
Khi nào nợ thuế sẽ bị áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.
 
Tải file về máy

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Biểu mẫu quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Xã hội ngày càng phát triển, càng phát sinh thêm nhiều mối quan hệ giữa công dân với công dân, giữa công dân với các cơ quan, tổ chức và giữa các cơ quan, tổ chức với nhau. Những mối quan hệ này nhiều khi phát sinh mâu thuẫn, ảnh hưởng đến quyền lợi của mỗi bên. 

Bài viết liên quan:
– Dịch vụ luật sư tư vấn thủ tục thành lập văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC
– Luật sư tư vấn thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
– Dịch vụ luật sư tư vấn thủ tục chuyển đổi hình thức đầu tư dự án từ nguồn vốn ngân sách sang hình thức đầu tư PPP.
– Dịch vụ luật sư tư vấn thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư
– Dịch vụ tư vấn thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính

1.Vì sao nên nhờ Luật sư bào chữa.

Quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là một quyền hiến định, được tất cả các bản hiến pháp ghi nhận và được thể hiện rõ trong bộ luật tố tụng hình sự. Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, tuy nhiên nếu chưa năm rõ các quy định của pháp luật một cách nhuần nhuyễn thì rất khó đảm bảo được các quyền lợi hợp pháp của mình.
Với tư cách là Luật sư, người am hiểu pháp luật và kinh nghiệm trong hoạt động pháp luật, luật sư là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan tổ chức có hiệu quả nhất tại Tòa án. 
Khi được sự ủy quyền của đương sự thì  Luật sư có quyền bào chữa góp phần giảm thiểu các vụ án oan sai, bảo vệ tốt nhất quyền lợi của khách hàng trên cơ sở các quy định của pháp luật.
Với sự am hiểu pháp luật và có kinh nghiệm dày dặn trong tham gia giải quyết các vụ án tố tụng, thì Vai trò của Luật sư để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người bị buộc tội là không thể phủ nhận. Tuy nhiên không phải ai cũng có quyền nhờ Luật sư bào chữa, chỉ có những chủ thể sau mới có quyền đó:

Có 04 nhóm người được mời luật sư cho bị can, bị cáo là: Bản thân người bị buộc tội; Người đại diện của người bị buộc tội; Người thân thích của người bị buộc tội; Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.Cụ thể, người bào chữa do người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ lựa chọn. Ngoài ra, trong 04 trường hợp sau cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phảichỉ định người bào chữa nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa:

– Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật Hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;
– Là người có nhược điểm về tâm thần;
– Là người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa;
– Là người dưới 18 tuổi.

Về người thân thích của người bị buộc tội trong quy định trên gồm: Vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột (điểm e khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015).

3.Công ty Luật LVN cung cấp dịch vụ Luật sư bào chữa.

Hiện nay ở công ty Luật LVN có đội ngũ Luật sư hoạt động nghề nghiệp nhiều năm với sự dày dặn kinh nghiệm. Chúng tôi cung cấp dịch vụ Luật sư bào chữa nhằm bảo vệ hiệu quả tối đa nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội. Để sử dụng dịch vụ vui long liên hệ hotline 19006589 để được tư vấn.

Nội dung  quy trình sử dụng dịch vụ của chúng tôi như sau:

-Tiếp nhận thông tin & tư vấn: 
+Khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ sẽ đến văn phòng Luật LVN cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc để đội ngũ Luật sư chúng tôi đánh giá và có cái nhìn toàn diện nhất.
+ Luật sư chúng tôi sẽ tư vấn về tính chất mức độ, phương hướng giải quyết, giá dịch vụ để giải quyết vụ việc.
-Ký hợp đồng dịch vụ: Luật sư sẽ soạn thảo hợp đồng dịch vụ dựa trên sự thỏa thuận của hai bên đảm bảo theo quy định pháp luật. Sau khi nghiên cứu hồ sơ và đồng ý với các điều khoản đó thì hai bên sẽ tiến hành ký hợp đồng.
-Giấy yêu cầu Luật sư: người bị buộc tội hoặc của người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội tiến hành viết giấy yêu cầu Luật sư của Luật LVN để bảo vệ quyền lợi cho người bị buộc tội (chúng tôi sẽ tư vấn cách thức soạn thảo)
-kể từ khi ký kết hợp đồng và có giấy yêu cầu luật sư chúng tôi sẽ tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người bị buộc tội trong các giai đoạn tố tụng.

4.Tư vấn miễn phí qua tổng đài 1900.0191

Tư vấn pháp luật qua tổng đài điện thoại 1900.0191 là một hình thức dịch vụ hoàn toàn mới, và Luật LVN là một trong những đơn vị đi đầu, đón nhận xu hướng dịch vụ vô vùng tuyệt vời này. Phương thức sử dụng dịch vụ rất tiện lợi và đơn giản. Qúy khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật chỉ cần sử dụng điện thoại bấm số 1900.0191, sau đó lựa chọn các phím nhánh tương ứng với các lĩnh vực quý khách cần các luật sư tư vấn.

Phím số 1: Luật sư tư vấn pháp luật lĩnh vực doanh nghiệp, giấy phép, thuế – kế toán
Phím số 2: Luật sư tư vấn pháp luật lĩnh vực sở hữu trí tuệ, dân sự, hình sự
Phím số 3: Luật sư tư vấn pháp luật lĩnh vực hôn nhân và gia đình, hành chính, thương mại
Phím số 4: Luật sư tư vấn pháp luật lĩnh vực lao động, bảo hiểm, đất đai
Phím số 5: Luật sư tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực khác

Với mỗi một cuộc gọi kết nối đến tổng đài tư vấn pháp luật 1900.0191 quý khách sẽ phải thanh toán tương ứng với 5.000 VNĐ/ 1 phút gọi đối với cuộc gọi được kết nối từ nhà mạng di động Viettel, 10.000 VNĐ/1 phút gọi đối với cuộc gọi được kết nối từ nhà mạng di động khác như: Vinaphone, Mobiphone, điện thoại cố định…Số tiền này sẽ được trừ trực tiếp vào tài khoản di động của khách hàng. Chính vì vậy, trước khi kết nối đến tổng đài quý khách vui lòng kiểm tra số dư tài khoản để đảm bảo chất lượng tư vấn được tốt nhất.

-Tư vấn nhanh chóng, tận tình, đảm bảo thông tin khách hàng
-Khách hành không phải di chuyển xa, có thể nhận được sự tư vấn chính xác hiệu quả mọi lúc mọi nơi.
-Chúng tôi tư vấn trên tất cả mọi lĩnh vực như: Dân sự, hình sự, đất đai, hôn nhân và gia đình, lao động, doanh nghiệp, thuế – tài chính, Hành chính – thủ tục hành chính, và các lĩnh vực khác.
-Không thu thêm bất cứ khoản phí Luật sư, phí tư vấn nào khác ngoài cước điện thoại, cước viễn thông khi tư vấn cho khách hàng qua điện thoại.

5.Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua Email

Dịch vụ tư vấn pháp luật miễn phí qua Email là hình thức tư vấn trực tuyến, khách hàng có nhu cầu hoặc thắc mắc về pháp lý cần được giải đáp chỉ cần gửi Nội dung câu hỏi tới hòm thư: luatsu@luatlvn.vn. Sau khi tiếp nhận các câu hỏi, các luật sư sẽ tư vấn và giải đáp các thắc mắc của khách hàng. Thời gian để khách hàng có thể nhận được thư trả lời tư vấn là từ 3-5 ngày làm việc.

6.Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp tại văn phòng

Đối với các vấn đề pháp lý phức tạp hoặc khách hàng có nhu cầu gặp trực tiếp luật sư để được nắm rõ và hiểu hơn về vấn đề mà mình đang gặp phải, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với công ty qua đầu số 1900.0191 để hẹn lịch gặp luật sư. Chi phí để luật sư tư vấn pháp lý trực tiếp tại văn phòng là 300.000 VNĐ/ 1h. Trong trường hợp, sau khi các luật sư tư vấn cho khách hàng, nếu khách hàng đồng ý ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý tại luật LVN, số tiền tư vấn trực tiếp tại văn phòng sẽ được trừ trực tiếp vào chi phí dịch vụ trong hợp đồng.

7.Dịch vụ đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục, dịch vụ pháp lý.

Ngoài việc tư vấn pháp luật qua tổng đài 1900.0191, tư vấn pháp luật miễn phí qua Email, tư vấn pháp luật trực tiếp tại văn phòng. Luật LVN còn cung cấp các dịch vụ pháp lý như: Thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp, tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh, tư vấn đăng ký nhãn hiệu, soạn thảo đơn khởi kiện, đơn xin ly hôn, tư vấn xin giấy phép con, tư vấn giải quyết tranh chấp lao động, tư vấn đòi nợ, tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai…Đối với các dịch vụ pháp lý này, chi phí dịch vụ sẽ được thỏa thuận giữa Luật LVN và khách hàng, tùy theo tính chất phức tạp, thời gian thực hiện dịch vụ, yêu cầu của khách hàng…

Luật LVN luôn luôn sẵn sàng để đáp ứng các yêu cầu dịch vụ từ khách hàng, chúng tôi hướng tới tiêu chí chất lượng tốt nhất, thời gian nhanh nhất, dịch vụ tiện lợi nhất dành cho khách hàng. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để Luật LVN có thể được thực hiện sứ mệnh phục vụ khách hàng của mình.

8. Cam kết bảo mật thông tin tư vấn pháp luật qua tổng đài 1900.0191

Chúng tôi rất coi trọng việc bảo mật thông tin khách hàng nên chúng tôi cam kết sẽ tuyệt đối không tự ý sử dụng thông tin khách hàng với mục đích không mang lại lợi ích cho khách hàng, chúng tôi cam kết không buôn bán, trao đổi thông tin bảo mật của khách hàng cho bất cứ bên thứ ba nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt sau, chúng tôi có thể chia sẻ thông tin khách một cách hợp lý khi: Được sự đồng ý của khách hàng.

Để bảo vệ quyền lợi của công ty và những đối tác của công ty: Chúng tôi chỉ đưa ra những thông tin cá nhân của khách hàng khi chắc chắn rằng những thông tin đó có thể bảo vệ được quyền lợi, tài sản của công ty chúng tôi và những đối tác liên quan. Những thông tin này sẽ được tiết lộ một cách hợp pháp theo Pháp luật Việt Nam.

Theo yêu cầu của những cơ quan chính phủ khi chúng tôi thấy nó phù hợp với pháp luật Việt Nam.

Trong một số trường hợp cần thiết phải cung cấp thông tin khách hàng khác, như các chương trình khuyến mãi có sự tài trợ của một bên thứ ba chẳng hạn, chúng tôi sẽ thông báo cho quý khách hàng trước khi thông tin của quý khách được chia sẻ. Qúy khách có quyền quyết định xem có đồng ý chia sẻ thông tin hoặc tham gia hay không.

Sử dụng nội dung yêu cầu tư vấn pháp luật để làm dữ liệu phát triển Website www.luatvietphong.vn với điều kiện không trích dẫn thông tin người gửi yêu cầu tư vấn.

Sử dụng thông tin của khách hàng để thực hiện các dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng.

Để nhận được các nội dung tư vấn pháp luật hữu ích nhất, hiệu quả nhất, khách hàng hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài 1900.0191. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và phục vụ quý khách hàng 24/7. 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Dịch vụ tư vấn Luật sư bào chữa qua tổng đài trực tuyến 1900.0191
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Tóm tắt câu hỏi

Tôi sinh non 29 tuần nay tôi đã nghi hết chế độ thai sản nhưng cháu vẫn ốm và chỉ đạt 5kg. Tôi xin nghỉ không lương nhưng cơ quan tôi không cho nghỉ. Tôi muốn nhờ luât sư tư vấn giúp, có chế độ nào để xin nghỉ thêm không? Tôi xin cảm ơn.
Người gửi: Quỳnh Ngân
Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Luật bảo hiểm xã hội 2014
– Bộ luật Lao động 2012

2/ Nghỉ thêm sau khi nghỉ chế độ thai sản thì nghỉ theo chế độ nào

Chào bạn, do thông tin bạn cung cấp chưa được cụ thể và rõ ràng do đó tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, về vấn đề xin nghỉ không hưởng lương
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 116 Bộ luật lao động 2012 quy định: ” Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về nghỉ không lương”
Ngoại trừ Khoản 1, Khoản 2 Điều 116 Bộ luật lao động 2012 thì Bộ luật lao động 2012 không có quy định về thời hạn nghỉ không hưởng lương, do đó, sẽ dựa vào thỏa thuận các bên, bạn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động và tiếp tục nghỉ không lương nếu lãnh đạo đơn vị chấp thuận. Trong trường hợp này, nếu lãnh đạo công ty không chấp thuận thì bạn không được phép nghỉ không lương.
Thứ hai, về vấn đề nghỉ thêm sau khi sinh như sau
Trường hợp 1: Căn cứ Khoản 2 Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ ốm đau: Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Thời gian được nghỉ chế độ khi con ốm đau được quy định tại Điều 27 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“+ Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
+ Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
+ Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”
Theo đó, bạn vẫn có thể nghỉ thêm 20 ngày làm việc nữa đối với trường hợp con ốm đau tuy nhiên phải có giấy xác nhận của bệnh viện tuyến huyện nghỉ để chăm con.
Trường hợp 2: Về chế độ nghỉ phép hằng năm quy định tại Điều 111 Bộ Luật lao động 2012 như sau:
” Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
+ 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;
+ 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
– Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.
– Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
– Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
– Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc: Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.”
Theo đó, bạn có thể xin nghỉ phép hàng năm tại công ty của bạn để ở nhà chăm con
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN về vấn đề Nghỉ thêm sau khi nghỉ chế độ thai sản thì nghỉ theo chế độ nào. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Ngô Việt Hương

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Nghỉ thêm sau khi nghỉ chế độ thai sản thì nghỉ theo chế độ nào
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Tóm tắt câu hỏi: 

Chào luật sư, hiện tại tôi đang làm việc cho một công ty nước ngoài. Công ty tôi đang làm hồ sơ để xin giấy chứng nhận đầu tư. Lĩnh vực đầu tư của chúng tôi là chế biến và sản xuất thủy hải sản. Để phục vụ cho hoạt động sản xuất sau này, chúng tôi dự định nhập khẩu một số máy móc, thiết bị đã qua sử dụng về Việt Nam (máy Trung Quốc, sản xuất cách đây 8 năm và phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam). Xin cho tôi biết thủ tục và điều kiện để nhập khẩu máy móc cũ là như thế nào?
Người gửi: Tuấn Tài
Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Luật Đầu tư 2014;
– Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư;
– Thông tư 23/2015/TT-BKHCN Quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.

2/ Điều kiện và thủ tục nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng

Theo Điều 6 Thông tư 23/2015/TT-BKHCN quy định về yêu cầu cụ thể để nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng như sau:
“1. Thiết bị đã qua sử dụng được nhập khẩu khi đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm;
b) Được sản xuất theo tiêu chuẩn phù hợp với quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN) hoặc Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) của Việt Nam hoặc phù hợp với Tiêu chuẩn của các nước G7 về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
2. Đối với thiết bị đã qua sử dụng thuộc các dự án đầu tư, bao gồm dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng, thuộc các trường hợp sau:
a) Dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư;
b) Dự án thuộc diện phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư.
Nếu trong hồ sơ dự án đầu tư có danh mục thiết bị đã qua sử dụng và được cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư thì không phải áp dụng quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư có thể lấy ý kiến thẩm định công nghệ của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ đối với thiết bị đã qua sử dụng trong hồ sơ dự án trước khi quyết định chủ trương đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
3. Đối với linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế đã qua sử dụng: Chỉ được nhập khẩu khi doanh nghiệp sản xuất có nhu cầu sửa chữa, thay thế đối với thiết bị đang được vận hành tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp sản xuất có thể tự nhập khẩu hoặc ủy quyền cho doanh nghiệp khác thực hiện việc nhập khẩu.
4. Trong trường hợp cần thiết, tùy thuộc đặc thù của từng ngành, lĩnh vực được phân công quản lý, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành quy định yêu cầu về tuổi thiết bị thấp hơn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư này đối với thiết bị đã qua sử dụng (thấp hơn 10 năm) và thông báo cho Bộ Khoa học và Công nghệ biết để thống nhất quản lý.”
Theo thông tin mà bạn cung cấp, những máy móc đã qua sử dụng mà công ty bạn muốn nhập khẩu đã có tuổi đời 8 năm và được sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam, có đủ điều kiện như quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 23/2015/TT-BKHCN nên công ty bạn hoàn toàn có thể nhập khẩu các thiết bị, máy móc đã qua sử dụng trên.
Do công ty của bạn là công ty nước ngoài nên theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Đầu tư 2014 thì công ty bạn phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư.
Điều 29 Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư đối với dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư như sau:
“1. Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư.
2. Đối với dự án đầu tư đã triển khai hoạt động, nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này trong đó đề xuất dự án đầu tư được thay bằng báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư từ thời điểm triển khai đến thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
3. Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này nếu đáp ứng các điều kiện sau:
a) Mục tiêu của dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
b) Dự án đầu tư đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này (nếu có).”
Hồ sơ bao gồm:
“a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
c) Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
d) Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
đ) Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
e) Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
g) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.”
Sau khi công ty bạn được cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư và được cấp phép nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng, bạn phải nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 23/2015/TT-BKHCN để nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng như sau:
“2. Đối với các trường hợp khác nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng (kể cả trường hợp dự án đầu tư được chấp thuận theo Quyết định chủ trương đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư mà không có Danh mục thiết bị đã qua sử dụng dự kiến nhập khẩu): Tài liệu kỹ thuật thể hiện năm sản xuất và tiêu chuẩn sản xuất của thiết bị đã qua sử dụng nhập khẩu, gồm một trong các tài liệu sau:
a) 01 bản chính Giấy xác nhận của nhà sản xuất về năm sản xuất và tiêu chuẩn sản xuất của thiết bị đã qua sử dụng phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này;
b) 01 bản chính Chứng thư giám định của một tổ chức giám định quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này về năm sản xuất và tiêu chuẩn sản xuất của thiết bị đã qua sử dụng phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này.”
Điều 8 Thông tư 23/2015/TT-BKHCN cũng quy định về thủ tục nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng như sau:
“1. Cơ quan hải quan căn cứ tài liệu doanh nghiệp nộp, xác định thiết bị đã qua sử dụng đáp ứng điều kiện nhập khẩu theo quy định tại Điều 6 Thông tư này, thực hiện thủ tục thông quan theo quy định.
2. Đưa hàng về bảo quản:
a) Trường hợp nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng mà tại thời điểm nhập khẩu chưa có đủ hồ sơ quy định tại Điều 7 Thông tư này, doanh nghiệp được đưa hàng hóa về bảo quản sau khi nộp Cơ quan hải quan các tài liệu sau:
– 01 bản chính Giấy đăng ký giám định có xác nhận đã đăng ký của tổ chức giám định theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này;
– 01 bản chính Văn bản đề nghị đưa hàng hóa về bảo quản theo mẫu số 09/BQHH/GSQL Phụ lục V, Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
b) Trong thời gian không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày đưa hàng hóa về bảo quản, doanh nghiệp phải nộp Cơ quan hải quan chứng thư giám định và các tài liệu đã cam kết. Cơ quan Hải quan chỉ làm thủ tục thông quan khi thiết bị đã qua sử dụng đáp ứng yêu cầu tại Điều 6, Điều 7 Thông tư này.
Trường hợp sau khi giám định có kết quả không đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 6 Thông tư này, Cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý theo các hình thức quy định tại Điều 14 Thông tư này.
Thiết bị đã qua sử dụng đưa về bảo quản chỉ được đưa ra sử dụng, lắp đặt sau khi hoàn tất thủ tục thông quan.
c) Các thiết bị đã qua sử dụng thuộc dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này chỉ được sử dụng cho chính dự án đã được phê duyệt hoặc đã được đăng ký, không được chuyển nhượng cho dự án khác hoặc doanh nghiệp khác, trừ trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động.”
Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về điều kiện và thủ tục nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Đoàn Thảo Ánh

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Điều kiện, thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Trong trường hợp cần thiết, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự và người thứ ba trong vụ việc dân sự, khi có đơn yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo các căn cứ/trường hợp được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Toà án có trách nhiệm ban hành quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm.

Sau đây, Luật LVN cung cấp biểu mẫu quyết định buộc thực hiện biên pháp bảo đảm theo đúng quy định pháp luật hiện hành và yêu cầu các bên tham gia một vụ việc dân sự (bao gồm cơ quan tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng khác) cần tuân thủ tiến hành và thực hiện. Trong quá trình thực hiện thủ tục, nếu có vấn đề nào chưa hiểu cần được tư vấn chuyên sâu hơn, mời bạn đọc liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.0191 để được các Luật sư tư vấn chuyên sâu, giàu kinh nghiệm của chúng tôi hỗ trợ.

Bài viết liên quan:
Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự Ký quỹ
Biện pháp đảm bảo đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành.
Các biện pháp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trong luật dân sự
Những điều cấn biết về các biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự
Hoàn thiện các quy định pháp luật về biện pháp bảo lãnh
 
Tải file về máy

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Biểu mẫu quyết định buộc thực hiện biên pháp bảo đảm
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Tóm tắt tình huống:

Sáng chế của em vừa có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng. Luật sư cho em hỏi quyền và nghĩa vụ của các bên như thế nào?

Em xin cảm ơn.

( Ảnh minh họa:Internet)
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi 1900.0191

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn ! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009

2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.

Sáng chế của bạn đã có quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng thì về quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ căn cứ theo các quy định sau:

Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành thì quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế và nội dung được chuyển giao không được quy định rõ ràng.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 146 Luật sở hữu trí tuệ quy định về Điều kiện hạn chế quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc:

1. Quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải phù hợp với các điều kiện sau đây:

a) Quyền sử dụng được chuyển giao thuộc dạng không độc quyền;

b) Quyền sử dụng được chuyển giao chỉ được giới hạn trong phạm vi và thời hạn đủ để đáp ứng mục tiêu chuyển giao và chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 145 của Luật này. Đối với sáng chế trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn thì việc chuyển giao quyền sử dụng chỉ nhằm mục đích công cộng, phi thương mại hoặc nhằm xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh;

c) Người được chuyển giao quyền sử dụng không được chuyển nhượng quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với cơ sở kinh doanh của mình và không được chuyển giao quyền sử dụng thứ cấp cho người khác;

d) Người được chuyển giao quyền sử dụng phải trả cho người nắm độc quyền sử dụng sáng chế một khoản tiền đền bù thoả đáng tuỳ thuộc vào giá trị kinh tế của quyền sử dụng đó trong từng trường hợp cụ thể phù hợp với khung giá đền bù do Chính phủ quy định.

Mặt khác, ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 137 của Luật này (Nghĩa vụ cho phép sử dụng sáng chế cơ bản nhằm sử dụng sáng chế phụ thuộc ) còn phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

” a) Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế cơ bản cũng được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế phụ thuộc với những điều kiện hợp lý;

b) Người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cơ bản không được chuyển nhượng quyền đó, trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với toàn bộ quyền đối với sáng chế phụ thuộc”

Như vậy, căn cứ vào quy định pháp luật trên chúng ta có thể kết luận rằng:

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận chuyển giao:

– Không được chuyển nhượng quyền đó cho người khác.

– Quyền sử dụng được chuyển giao chỉ được giới hạn trong phạm vi và thời hạn đủ để đáp ứng mục tiêu chuyển giao và chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước.

– Người được chuyển giao quyền sử dụng phải trả cho người nắm độc quyền sử dụng sáng chế một khoản tiền đền bù thoả đáng

Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển giao:

–  Được trả một khoản tiền đền bù

–  Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế cơ bản cũng được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế phụ thuộc.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về Quyền và nghĩa vụ của các bên trong chuyển giao quyền sử dụng sáng chế. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Quyền và nghĩa vụ của các bên trong chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi đã mua 1 căn hộ trong tòa chung cư ở Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Đối với trường hợp nhà chung cư bị cháy nổ hoặc sập đổ thì tôi có phải chịu hoàn toàn rủi ro đối với căn hộ đó hay không? Xin luật sư tư vấn giúp tôi!
Người gửi: Ngọc Bích
Bài viết liên quan:
– Đỗ xe trên vỉa hè của khu chung cư Ban Quản lí Tòa nhà khu chung cư có quyền xử phạt vi phạm hành chính không
– Quy định của pháp luật về tài sản chung của vợ chồng
– Hành vi không cung cấp chứng cứ của cơ quan nhà nước
– Con riêng của chồng có được hưởng thừa kế như con chung của vợ chồng?
– Quyền lợi của người mua chung cư khi chung cư hết thời hạn sử dụng
Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1.Cơ sở pháp lý

Bộ luật dân sự 2015
Luật nhà ở 2014

2.Trách nhiệm gánh chịu rủi ro khi mua căn hộ trong nhà chung cư

Khi bạn mua nhà chung cư được hiểu là bạn có quyền sở hữu đối với căn hộ là một phần của tòa nhà chung cư để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của gia đình. Bạn có quyền sở hữu đối với căn hộ đó nhưng không có quyền đối với mảnh đất xây dựng chung cư.
Trách nhiệm chịu rủi ro được quy định:
Điều 162. Chịu rủi ro về tài sản
1. Chủ sở hữu phải chịu rủi ro về tài sản thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải chịu rủi ro về tài sản trong phạm vi quyền của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với chủ sở hữu tài sản hoặc Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.” ( Bộ luật dân sự 2015 )
Về thời điểm chịu rủi ro:
Điều 441. Thời điểm chịu rủi ro
1. Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2. Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Khi mua bán căn hộ chung cư, vào thời điểm hoàn thành thủ tục chuyển quyền sở hữu thì rủi ro đối với căn hộ chung cư sẽ do người mua chịu.
Trước khi xem xét trách nhiệm chịu rủi ro thuộc về ai bạn cần phải xem xét nguyên nhân gây ra hậu quả cháy nổ, sập nổ. Nếu xác định rõ được nguyên nhân thì dễ dàng xác định trách nhiệm hơn khi hậu quả xảy ra
– Nếu 2 bên đã có thỏa thuận khi mua bán thì 2 bên sẽ thực hiện theo hợp đồng đã thỏa thuận
– Khi ký hợp đồng mà 2 bên không có thỏa thuận về vấn đề này thì cần xem xét về nguyên nhân gây ra, cháy nổ, sâp đổ do nhiều nguyên nhân gây nên:
+ Nếu do chính chủ sở hữu căn hộ thì khi đó bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm với hành vi bạn gây ra
+ Nếu do những chủ ở hữu của những căn hộ khác thì họ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm theo quy định điều 589, Bộ luật dân sự 2015 .
+ Nếu do chủ đầu tư: Khi xây dựng căn hộ chung cư mà chủ đầu tư gian dối để xây dựng không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định pháp luật, làm cho nhà chung cư xuống cấp nhanh dễ gây sập đổ, cháy nổ thì trong trường hợp này bạn hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm.
Khi xây dựng đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật nhưng trong quá trình sử dụng không đảm bảo việc bảo trì thường xuyên:
Điều 107. Bảo trì nhà chung cư
1. Bảo trì nhà chung cư bao gồm bảo trì phần sở hữu riêng và bảo trì phần sở hữu chung. Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng và đóng góp kinh phí để thực hiện bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư.
2. Việc đóng góp kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được thực hiện theo quy định tại Điều 108 của Luật này; việc sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung có nhiều chủ sở hữu được thực hiện theo quy định tại Điều 109 của Luật này.
3. Nội dung bảo trì, quy trình bảo trì và việc quản lý hồ sơ bảo trì nhà chung cư được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.”
Nhà chung cư luôn luôn phải được bảo trì thường xuyên, tránh xuống cấp, gây hậu quả nghiêm trọng. Trường hợp đóng góp kinh phí cho chủ đầu tư thực hiện việc bảo trì thuộc nghĩa vụ của chủ sở hữu căn nhà hoặc bảo trì đối với phần nghĩa vụ của chủ đầu tư mà chủ đầu tư không thực hiện việc bảo trì như đúng thỏa thuận gây xuống cấp thì trách nhiệm thuộc hoàn toàn về chủ đầu tư.
+ Nếu vì sự kiện bất khả kháng thì bạn là chủ sở hữu căn hộ trong tòa nhà chung cư phải chịu trách nhiệm.
Trên đây là tư vấn từ Luật LVN về thắc mắc của bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan , hoặc cần tư vấn, giải đáp quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý
Chuyên viên: Đỗ Thị Nga

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Trách nhiệm gánh chịu rủi ro khi mua căn hộ trong nhà chung cư
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Tóm tắt tình huống:

Nay tôi gửi đến câu hỏi đến Luật sư, mong Luật sư tư vấn giúp cho tôi rằng để được coi là tính mới của sáng chế thì sẽ được hiểu như thế nào?
Người gửi: Nguyễn Huy Hoàng
Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi đến Công ty Luật LVN, về vấn đề của bạn Công ty Luật LVN xin được tư vấn cho bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009).

2. Làm thế nào để biết được tính mới của sáng chế?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009 có quy định như sau: “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.”
Như quy định tại Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ:
Thứ nhất, để sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Có tính mới;
– Có trình độ sáng tạo;
– Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Thứ hai, để sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Có tính mới;
– Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Như vậy, dù sáng chế được bảo hộ dưới hình thức Bằng độc quyền sáng chế hay Bằng độc quyền giải pháp hữu ích thì đều đòi hỏi rằng sáng chế cần phải có tính mới.
Theo quy định tại Điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ để được xem sáng chế là có tính mới, thì cần đáp ứng được các điểm sau đây:
Thứ nhất, Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.
Thứ hai, Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.
Thứ ba, Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:
– Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật Sở hữu trí tuệ;
– Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật Sở hữu trí tuệ công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
– Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật Sở hữu trí tuệ trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.
Như vậy, từ quy định của pháp luật như ở trên đã phân tích thì để được coi là tính mới của sáng chế thì cần đáp ứng được các điều kiện như ở trên.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN về Làm thế nào để biết được tính mới của sáng chế? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật LVN  để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Thị Châu

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Làm thế nào để biết được tính mới của sáng chế?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Tóm tắt tình huống:

Chào luật sư, tôi đang có một khúc mắc mong muốn luật sư giải đáp như sau: Công ty tôi đang đầu tư xây dựng trong một lô đất trống ở tỉnh Bắc Ninh. Chúng tôi đã có làm việc với chính quyền địa phương và đã được họ đồng ý cũng như có cấp giấy cho phép chúng tôi tiến hành hoạt động đầu tư. Chúng tôi có trả tiền thuê đất theo đúng kì hạn như trong thỏa thuận. Tuần trước khi đang xây dựng thì một công nhân trong công ty chúng tôi phát hiện ra một món đồ như là đồ cổ. Chúng tôi đã báo lại sự việc này cho cơ quan địa phương. Nhưng đã hơn một tuần rồi họ không trả lời lại cho chúng tôi rằng sẽ phải làm như thế nào, khiến cho tiến độ xây dựng của công ty chúng tôi bị chậm trễ. Vậy cho tôi hỏi nếu bây giờ tôi tiếp tục xây dựng, dù có thể sẽ phá hủy món đồ đấy vẫn được đúng hay không? Mong Luật sư hồi âm cho tôi sớm. Tôi cảm ơn.
Người gửi: Hải Thành
Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Luật LVN. Về vấn đề của bạn, công ty Luật LVN xin tư vấn giúp bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Luật Đầu tư 2014.

2. Về vấn đề có được tiếp tục tiến hành thực hiện dự án đầu tư hay không?

Theo quy định tại khoản 2 điều 47 Luật Đầu tư 2014 quy định về Tạm ngừng, ngừng hoạt động của dự án đầu tư gồm có các trường hợp sau:
“2. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:
a) Để bảo vệ di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của Luật di sản văn hóa;
b) Để khắc phục vi phạm môi trường theo đề nghị của cơ quan nhà nước quản lý về môi trường;
c) Để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động theo đề nghị của cơ quan nhà nước quản lý về lao động;
d) Theo quyết định, bản án của Tòa án, Trọng tài;
đ) Nhà đầu tư không thực hiện đúng nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng tiếp tục vi phạm.”
Vậy trong tình huống của bạn,  hoạt động của dự án đầu tư của công ty bạn có thể bị tạm ngừng hoặc ngừng theo điểm a khoản 2 điều 47 Luật Đầu tư 2014 với lý do để bảo vệ di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Để xét xem món đồ vật mà bạn phát hiện ra có phải là di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hay không thì sau khi bạn đã thông báo cho cơ quan địa phương thì cơ quan địa phương phải có nhiệm vụ mời những người có chuyên môn hiểu biết đến xem xét và tìm hiểu để xem món đồ mà công nhân công ty bạn phát hiện ra có phải là di vật, cổ vật hay di tích cần phải bảo vệ hay không. Nếu phải thì Cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư phải đưa ra quyết định tạm ngừng hoặc ngừng hoạt động của dự án đầu tư và phải thông báo với bạn. Việc cơ quan địa phương sau khi tiếp nhận thông tin của bạn mà lại không có hồi âm khiến dự án bị chậm một tuần theo kế hoạch là không đúng. Bạn có thể một lần nữa yêu cầu cơ quan địa phương phải giải quyết vụ việc cho công ty bạn.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN về vấn đề liên quan đến hoạt động ngừng và tạm ngừng hoạt động của dự án đầu tư. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Lê Thị Nguyệt Hà

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Tư vấn pháp luật về vấn đề Ngừng, tạm ngừng dự án đầu tư
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, tòa án có thể ra quyết định ủy thác để tòa án khác hoặc cơ quan có thẩm quyền lấy lời khai của đương sự, của người làm chứng, thẩm định tại chỗ, định giá tài sản hoặc các biện pháp khác để thu thập chứng cứ, xác minh các tình tiết của vụ án dân sự. Ngoài ra, đối với trường hợp việc thu thập chứng cứ phải tiến hành ở ngoài lãnh thổ Việt Nam thì tòa án làm thủ tục ủy thác thông qua cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự của nước ngoài mà nước đó và Việt Nam đã ký kết hiệp định tương trợ tư pháp hoặc cùng Việt Nam gia nhập điều ước quốc tế có quy định về vấn đề này. Theo đó, những quy định về uỷ thác thu thập chứng cứ đã trợ giúp cho quá trình xét xử và làm sáng tỏ các tranh chấp cần Toà án thụ lý, giải quyết.

Như vậy, trong trường hợp này, Toà án phải ban hành công văn “quyết định uỷ thác thu thập chứng cứ” cho các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác thực hiện theo dúng quy định pháp luật về tố tụng dân sự. Sau đây, Luật LVN cung cấp biểu mẫu “quyết định uỷ thác thu thập chứng cứ” theo đúng quy định pháp luật và yêu cầu các cơ quan, tổ chức có liên quan cần tuân thủ tiến hành và thực hiện. Trong quá trình thực hiện thủ tục, nếu có vấn đề nào chưa hiểu cần được tư vấn chuyên sâu hơn, mời bạn đọc liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.0191 để được các Luật sư tư vấn chuyên sâu, giàu kinh nghiệm của chúng tôi hỗ trợ.

Bài viết liên quan:
Quy định về ủy thác mua bán hàng hóa
Vấn đề liên đới chịu trách nhiệm của bên nhận ủy thác
Ai sẽ đứng tên trong các giấy tờ khi uỷ thác nhập khẩu?
Ủy thác mua bán hàng hóa trong hoạt động thương mại
Quy định về việc ủy quyền cho người khác nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất
 
Tải file về máy

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Quyết định uỷ thác thu thập chứng cứ
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Tóm tắt câu hỏi:

Hiện nay, tôi định xây dựng nhà mới để gia đình tôi chuyển ra đó ở, trong khu đô thị thì tôi cần thực hiện những gì? Xin cảm ơn luật sư!
Người gửi: Linh Nguyễn
Bài viết liên quan:
– Chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đã là chủ hợp pháp của căn nhà chưa?
– Chế độ hỗ trợ về nhà ở đối với sĩ quan công an nhân dân được quy định như thế nào?
– Đòi lại nhà khi không có hợp đồng cho thuê nhà ở
– Thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
– Quy định về thời hạn cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà ở (sổ hồng) sau khi mua nhà chung cư
Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1.Cơ sở pháp lý

Luật xây dựng 2014
Thông tư 05/2015/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ

2.Thủ tục xây dựng nhà mới trong khu đô thị

– Khoản 1 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 quy định:
Điều 89. Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng
1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định. Vì vậy, bạn muốn xây dựng nhà ở không thuộc trường hợp được miễn thì cần phải làm thủ tục cấp giấy phép xây dựng.
 – Điều kiện: Để được cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị thì phải thỏa mãn:
+ Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt;
+ Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;
+ Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định:
Điều 5. Thiết kế xây dựng nhà ở
1. Đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12m, chủ nhà được tự thiết kế.
2. Đối với nhà ở dưới 7 tầng, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, việc thiết kế phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện.
3. Đối với nhà ở từ 7 tầng trở lên, việc thiết kế phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện và phải được thẩm định theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 26 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.”( Thông tư 05/2015 )
+ Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng.
+ Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng
– Hồ sơ: 
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở bạn định xây dựng gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
+ Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
+ Bản vẽ thiết kế xây dựng;
+ Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề. Kiểm tra hiện trạng và ghi nhận các khuyết tật của công trình liền kề, lân cận (nếu có). Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình liền kề, lân cận có trách nhiệm phối hợp với chủ nhà để kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình làm căn cứ giải quyết các tranh chấp ( Khoản 1, điều 8, Thông tư 05/2015/TT-BXD )
-Về thẩm quyền: Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị theo quy định ( Khoản 3, điều 103 )
Trên đây là tư vấn từ Luật LVN về thắc mắc của bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan , hoặc cần tư vấn, giải đáp quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý
Chuyên viên: Đỗ Thị Nga

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Thủ tục xây dựng nhà mới trong khu đô thị
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Tóm tắt tình huống:

Tôi làm nhân viên ở 1 công ty thiết kế đồ họa. Công ty bạn của tôi mới thành lập và bạn  tôi thuê tôi thiết kế logo. Sau khi mẫu logo hoàn thành bạn tôi lại bảo nó không phù hợp và bảo hủy mẫu thiết kế ấy không sử dụng nữa; tôi đã được thông báo về vấn đề này. Vậy mà sau hơn 2 tháng thì tôi lại thấy bạn ấy cho sử dụng logo tôi thiết kế cho tất cả các sản phẩm đồng thời trên trang web công ty. Tôi phải bảo vệ quyền lợi cho mình thế nào?

Người gửi: Trương Minh Thành ( Đà Nẵng )

( Ảnh minh họa:Internet)
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi 1900.0191

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn ! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật LVN. Về câu hỏi của bạn, công ty luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sử đổi, bổ sung năm 2009

– Nghị định 100/2006/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan.

2. Sử dụng logo không xin phép

Căn cứ theo điểm g khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về các loại hình được bảo hộ quyền tác giả cụ thể:

Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

….g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;…”

 Mặt khác, tại Điều 15 Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định về tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng

“1. Tác phẩm tạo hình quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như: hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản. Riêng đối với loại hình đồ hoạ, có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả.

2. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất hàng loạt bằng tay hoặc bằng máy như: biểu trưng; hàng thủ công mỹ nghệ; hình thức thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm.”

Như vậy , logo mà bạn đã thiết kế cho công ty của bạn mình được tạo nên từ hình khối, đường nét, màu sắc, bố cục với mục đích sản xuất ra hàng loạt và được thể hiện trên các sản phẩm cho công ty của bạn bạn nên ở đây  logo này chính là một sản phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng. Theo quy định pháp luật trên thì tác phẩm của bạn sẽ được bảo hộ quyền tác giả dưới hình thức tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng.

 Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ

1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất l­ượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký…”

Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì tác phẩm của bạn sẽ được bảo hộ ngay từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, Do đó, nếu bạn có căn cứ chứng minh công ty đã sử dụng tác phẩm của bạn mà không xin phép, bạn có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về Sử dụng logo không xin phép. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH LVN)

Để được giải đáp thắc mắc về: Sử dụng logo không xin phép
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Cám ơn các bạn đã truy cập website của chúng tôi, để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191. Sau đây sẽ là nội dung bài viết:

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư. Nhà tôi có mảnh đất sau khi thu hồi còn lại là 33 m2. Chiều dài là 16,5m, chiều rộng là 1,97m. Vậy luật sư cho tôi hỏi số đất còn lại đó của nhà tôi có đủ điều kiện để cấp phép xây dựng hay không. Xin cảm ơn
Người gửi: Bích Thủy
Bài viết liên quan:
– Xây dựng không đúng nội dung giấy phép xây dựng
– Sở xây dựng cấp phép điều chỉnh bổ sung cho chủ đầu tư trong khi dự án đang vi phạm giấy phép xây dựng lần đầu là đúng hay sai?
– Xử phạt khi xây dựng không đúng theo giấy phép xây dựng
– Xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng bị xử phạt thế nào?
– Xử phạt xây nhà không đúng với giấy phép xây dựng
Tư vấn luật: 1900.0191
Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật LVN. Về câu hỏi của bạn công ty Luật LVN xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Quyết định 04/2008/QĐ-BXD Về việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng”.

2. Quy định hiện hành về diện tích tối thiểu của lô đất xây dựng nhà ở

Nhà ở hay các công trình xây dựng thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng thì sẽ thực hiện việc xin giấy phép trước khi tiến hành xây dựng. Đối với nhà ở, để được cấp phép xây dựng, lô đất phải đảm bảo diện tích tối thiểu về quy hoạch xây dựng. Cụ thể:
Căn cứ vào Điều 2.8.9 Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD quy định về kích thước lô đất quy hoạch xây dựng nhà như sau:
– Kích thước lô đất quy hoạch xây dựng nhà ở được xác định cụ thể theo nhu cầu và đối tượng sử dụng, phù hợp với các giải pháp tổ chức không gian và được quản lý theo quy định về quản lý xây dựng của khu vực lập quy hoạch.
– Lô đất xây dựng nhà ở trong các khu ở quy hoạch xây dựng mới, khi tiếp giáp với đường phố có lộ giới ≥20m, phải đồng thời đảm bảo các yêu cầu về kích thước tối thiểu như sau:
+ Diện tích của lô đất xây dựng nhà ở gia đình ≥45m2;
+ Bề rộng của lô đất xây dựng nhà ở ≥5m;
+ Chiều sâu của lô đất xây dựng nhà ở ≥5m.
– Lô đất xây dựng nhà ở trong các khu ở quy hoạch xây dựng mới, khi tiếp giáp với đường phố có lộ giới

+ Diện tích của lô đất xây dựng nhà ở gia đình ≥36m2.
+ Bề rộng của lô đất xây dựng nhà ở ≥4m.
+ Chiều sâu của lô đất xây dựng nhà ở ≥4m.
– Chiều dài tối đa của một dãy nhà liên kế hoặc riêng lẻ có cả hai mặt tiếp giáp với các tuyến đường cấp đường chính khu vực trở xuống là 60m. Giữa các dãy nhà phải bố trí đường giao thông phù hợp với các quy định về quy hoạch mạng lưới đường giao thông, hoặc phải bố trí đường đi bộ với bề rộng tối thiểu là 4m.
Như vậy với diện tích còn lại là 33 m2. Chiều dài là 16,5m, chiều rộng là 1,97m bạn có thể xem xét quyết định của UBND cấp tỉnh về việc thu hồi nốt để bố trí đất tái định cư hoặc tiếp tục sử dụng theo kế hoạch sử dụng đất theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 37/2014/TT-BTNMT như sau:
“2. Trường hợp phần diện tích còn lại của thửa đất có nhà ở bị thu hồi không đủ điều kiện được tách thửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất thu hồi thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi hoặc người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng phần diện tích đất còn lại theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.”
Ngoài ra bạn có thể thỏa thuận với các hộ liền kề mua thêm đất để đảm bảo diện tích tối thiểu.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật LVN về Quy định hiện hành về diện tích tối thiểu của lô đất xây dựng nhà ở. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật LVN để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Hương Diền

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Quy định hiện hành về diện tích tối thiểu của lô đất xây dựng nhà ở
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

Hỏi đáp về: Quy định hiện hành về diện tích tối thiểu của lô đất xây dựng nhà ở
Email, điện thoại của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Nội dung câu hỏi *
Tên *
Email *
Số điện thoại *
Đánh giá bài viết
 
 
 
 
 
Phản hồi
  Chủ đề
  • xây dựng
  • tối thiểu
  • diện tích
  • thu hồi

Tin cùng chuyên mục

  Chủ đầu tư có được ký kết hợp đồng với hai nhà thầu độc lập trong cùng một gói thầu không?. 15/01/2018  Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ. 12/10/2017  Xử lý vi phạm hành chính với hành vi thuê tổ chức giám sát xây dựng không đủ điều kiện.. 16/08/2017  Quy định pháp luật về Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng. 03/08/2017  Xây dựng sai Giấy phép xây dựng có bị xử phạt không?. 02/08/2017  Ủy quyền cho phòng chuyên môn cấp huyện cấp Giấy phép xây dựng. 02/08/2017  Cơ quan thẩm định phê duyệt thiết kế dự án ngoài ngân sách. 02/08/2017  Có được khởi công xây dựng khi chưa giải phóng hết mặt bằng hay không?. 02/08/2017  Gia hạn giấy phép xây dựng. 02/08/2017  Có nên xây nhà khi chỉ có Giấy phép xây dựng tạm?. 01/08/2017  Nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. 31/07/2017  Quy định chi tiết về bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng. 31/07/2017  Hiệu lực nhận thầu hợp đồng dự án. 31/07/2017  Xây dựng khi chưa có giấy phép xây dựng có được không?. 31/07/2017  Xây nhà có tổng diện tích sàn dưới 250m2 có cần bản vẽ thiết kế không?. 28/07/2017  Trổ cửa sổ nhìn xuống sân nhà người khác có vi phạm pháp luật?. 28/07/2017  Chủ nhiệm khảo sát xây dựng có cần chứng chỉ hành nghề không?. 27/07/2017  Giấy tờ về đất đai khi xin cấp phép xây dựng. 27/07/2017  Không lập bản vẽ hoàn công có vi phạm pháp luật không?. 26/07/2017  Các trường hợp xây dựng không cần xin giấy phép. 26/07/2017

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Quy định hiện hành về diện tích tối thiểu của lô đất xây dựng nhà ở
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900.0191

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900.0191

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Emailcho chúng tôi, Luật LVN luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com