Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Theo quy định tại nghị định 98/2021/NĐ-CP các loại trang thiết bị y tế loại A, B khi lưu thông trên thị trường phải được cấp số lưu hành hay số công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A, B

Trang thiết bị y tế loại A, B là gì?

Theo quy định tại điều 4 nghị định 98/2021/NĐ-CP trang thiết bị y tế loại A, B thuộc loại rủi ro thấp và rủi ro trung bình thấp.

Điều 4. Loại trang thiết bị y tế
Trang thiết bị y tế được phân làm 4 loại dựa trên mức độ rủi ro tiềm ẩn liên quan đến thiết kế kỹ thuật và sản xuất các trang thiết bị y tế đó:
1. Trang thiết bị y tế thuộc loại A là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro thấp.
2. Trang thiết bị y tế thuộc loại B là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro trung bình thấp.
3. Trang thiết bị y tế thuộc loại C là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro trung bình cao.
4. Trang thiết bị y tế thuộc loại D là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro cao.

Việc phân loại trang thiết bị y tế sẽ do cơ sở phân loại là cơ sở đứng tên công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc đăng ký lưu hành theo quy định:

Điều 5. Nguyên tắc phân loại trang thiết bị y tế
6. Việc phân loại trang thiết bị y tế phải được thực hiện bởi cơ sở phân loại là cơ sở đứng tên công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc đăng ký lưu hành.

Điều kiện nhập khẩu trang thiết bị y tế loại A, B

Đối với các trang thiết bị y tế loại A, B muốn nhập khẩu và lưu hành tại Việt Nam sẽ phải có số lưu hành hay còn gọi là số công bố tiêu chuẩn áp dụng. Tiêu chuẩn áp dụng sẽ do nhà sản xuất áp dụng thường là CQ (nếu có tiêu chuẩn quốc gia) hoặc TCCS (nếu không có tiêu chuẩn quốc gia)

Hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng trang thiết bị y tế thuộc loại A, B

Hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định tại điều 26 nghị định 98/2021/NĐ-CP. Hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A, B bao gồm:

1. Văn bản công bố tiêu chuẩn áp dụng của trang thiết bị y tế thuộc loại A, B
2. Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 13485 còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ.
3. Giấy ủy quyền của chủ sở hữu trang thiết bị y tế cho tổ chức đứng tên công bố tiêu chuẩn áp dụng theo mẫu còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ, trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh của Việt Nam là chủ sở hữu trang thiết bị y tế.
4. Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo hành do chủ sở hữu trang thiết bị y tế cấp, trừ trường hợp trang thiết bị y tế sử dụng một lần theo quy định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế hoặc có tài liệu chứng minh không có chế độ bảo hành.
5. Tài liệu mô tả tóm tắt kỹ thuật trang thiết bị y tế bằng tiếng Việt, kèm theo tài liệu kỹ thuật mô tả chức năng, thông số kỹ thuật của trang thiết bị y tế do chủ sở hữu trang thiết bị y tế ban hành.
Riêng đối với thuốc thử, chất hiệu chuẩn, vật liệu kiểm soát in vitro: tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Việt kèm theo tài liệu về nguyên vật liệu, về an toàn của sản phẩm, quy trình sản xuất, các báo cáo nghiên cứu lâm sàng và tiền lâm sàng bao gồm báo cáo độ ổn định.
6. Giấy chứng nhận hợp chuẩn theo quy định hoặc bản tiêu chuẩn sản phẩm do chủ sở hữu trang thiết bị y tế công bố.
Riêng đối với trang thiết bị y tế sản xuất trong nước bổ sung kết quả đánh giá các thông số hóa, lý, vi sinh và các thông số khác do cơ sở đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đánh giá sự phù hợp cấp hoặc Giấy chứng nhận đánh giá chất lượng do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro. Kết quả đánh giá phải phù hợp với tiêu chuẩn mà chủ sở hữu trang thiết bị y tế công bố.
7. Tài liệu hướng dẫn sử dụng của trang thiết bị y tế.
8. Mẫu nhãn sẽ sử dụng khi lưu hành tại Việt Nam của trang thiết bị y tế.
9. Giấy chứng nhận lưu hành tự do còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ đối với trang thiết bị y tế nhập khẩu.

Yêu cầu đối với hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng

1. Hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng làm thành 01 bộ.
2. Yêu cầu đối với một số giấy tờ trong bộ hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng:
a) Đối với Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng: Nộp bản gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức đứng tên công bố tiêu chuẩn áp dụng.
Trường hợp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng không bằng tiếng Anh hoặc không bằng tiếng Việt thì phải dịch ra tiếng Việt. Bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật.
b) Đối với giấy ủy quyền của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và giấy xác nhận cơ sở đủ điều kiện bảo hành:
– Đối với trang thiết bị y tế sản xuất trong nước: Nộp bản gốc hoặc bản sao có chứng thực;
– Đối với trang thiết bị y tế nhập khẩu: Nộp bản đã được hợp pháp hóa lãnh sự hoặc bản sao có chứng thực của bản đã được hợp pháp hóa lãnh sự.
c) Đối với Giấy chứng nhận hợp chuẩn hoặc Bản tiêu chuẩn mà chủ sở hữu trang thiết bị y tế công bố áp dụng: Nộp bản gốc hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức đứng tên công bố tiêu chuẩn áp dụng.
Trường hợp Bản tiêu chuẩn không bằng tiếng Anh hoặc không bằng tiếng Việt thì phải dịch ra tiếng Việt. Bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật.
d) Đối với tài liệu hướng dẫn sử dụng của trang thiết bị y tế: Nộp bản bằng tiếng Việt có xác nhận của tổ chức đứng tên công bố tiêu chuẩn áp dụng, kèm theo bản gốc bằng tiếng Anh do chủ sở hữu trang thiết bị y tế ban hành đối với trang thiết bị y tế nhập khẩu. Trường hợp tài liệu hướng dẫn sử dụng không bằng tiếng Anh hoặc không bằng tiếng Việt thì phải dịch ra tiếng Việt. Bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật.
đ) Đối với mẫu nhãn: Nộp bản mẫu nhãn có xác nhận của tổ chức đứng tên công bố tiêu chuẩn áp dụng. Mẫu nhãn phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
e) Đối với giấy chứng nhận lưu hành tự do: Nộp bản đã được hợp pháp hóa lãnh sự hoặc bản sao có chứng thực của bản đã được hợp pháp hóa lãnh sự.
Trường hợp giấy chứng nhận lưu hành tự do không bằng tiếng Anh hoặc không bằng tiếng Việt thì phải dịch ra tiếng Việt. Bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật.
g) Đối với bản kết quả đánh giá các thông số hóa, lý, vi sinh và các thông số khác do cơ sở đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đánh giá sự phù hợp cấp hoặc Giấy chứng nhận đánh giá chất lượng do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro: Nộp bản gốc hoặc bản sao có chứng thực.

Lệ phí và thời gian thực hiện

Lệ phí công bố thiết bị y tế: theo thông tư 59/2023/TT-BYT hiệu lực từ 16/10/2023
Loại A: 1.000.000 VNĐ/hồ sơ
Loại B: 3.000.000 VNĐ/hồ sơ

Điều 28. Thủ tục công bố tiêu chuẩn áp dụng
1. Trước khi đưa trang thiết bị y tế thuộc loại A, B lưu thông trên thị trường, cơ sở công bố tiêu chuẩn áp dụng có trách nhiệm nộp hồ sơ công bố về Sở Y tế nơi đặt trụ sở kinh doanh.
2. Khi nhận hồ sơ (bao gồm cả giấy tờ xác nhận đã nộp phí theo quy định của Bộ Tài chính), Sở Y tế trên địa bàn nơi đặt cơ sở kinh doanh trang thiết bị y tế đăng tải Số công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A, B công khai trên Cổng thông tin điện tử về quản lý trang thiết bị y tế và hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng, trừ tài liệu quy định tại khoản 5 Điều 26 Nghị định này. (Đây là mô tả kỹ thuật tiếng việt)

Thời gian thực hiện: Hiện tại, pháp luật không có quy định về thời gian thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng. Việc công bố được thực hiện ngay sau khi có xác nhận nộp phí của Sở Y Tế, thực tế thường kéo dài từ 6 – 12 ngày.

Câu hỏi thường gặp

1. Số lưu hành đối với trang thiết bị y tế loại A, B? Theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 21 nghị định 98/2021/NĐ-CP số lưu hành của trang thiết bị y tế loại A, B chính là số công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A, B. Đây là một trong những điều kiện bắt buộc khi tiến hành nhập khẩu hoặc lưu hành trang thiết bị y tế loại A, B ra thị trường Việt Nam

2. Xác định trang thiết bị y tế loại A, B như thế nào? Việc xác định trang thiết bị y tế loại A, B dựa trên các quy tắc phân loại trang thiết bị y tế theo quy định hiện hành. Việc xác định được chủ sở hữu số lưu hành (công ty làm thủ tục công bố) và tự chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Bước 1: Tạo khổ giấy A4 bằng cách chọn File/New sau đó chọn khổ giấy A4 với kích thước 210 x 297 mm để tạo vùng làm việc với kích thước của khổ giấy A4
Bước 2: Mở file ảnh cần thực hiện, Ctrl + J nhân đôi Layer, kéo Layer vào vùng mới tạo A4 ở bước 1, chọn View/Fit on Screen (Ctrl + 0)
Bước 3: Chon Edit/Free Transform kéo cho vừa khổ A4 (hoặc Ctrl + T để kéo rồi lựa chọn Distort hoặc Warp để chỉnh file cho phù hợp)
Bước 4: Căn thẳng văn bản bàng Ruler Tool, kéo theo chiều ngang rồi chọn Straighten Layer để văn bản được xếp thẳng (tránh các trường hợp chụp chéo ảnh)
Bước 5: Lựa chọn vùng giữ lại (Ctrl + J) sau đó nhân đôi Layer để xử lý, xoá hoặc tắt Layer cũ
Bước 6: Xử lý màu Image/Auto Color
Bước 7: Nhân đôi layer chọn hoà trộn Screen để làm sáng giấy rồi chọn Layer/Merge Down để trộn Layer trên với Layer dưới để tổng hợp
Bước 8:Nhân đôi layer chọn hoà trộn Multiply (có thể chọn % Multiply cho phù hợp) để làm đậm chữ sau đó chọn Layer/Merge Down để trộn Layer trên với Layer dưới để tổng hợp
Bước 9: Làm đẹp chữ bằng cách lựa chọn Filter/Sharpen/Unsharp Mask
Bước 10: Chọn Image/Adjustment/Level để chỉnh sáng nếu còn vùng tối
Bước 11: Nếu phần dưới đậm quá thì chọn rồi Select/Modify/Feather để làm mềm vùng chuyển giao
Bước 12: Thực hiện lại bước 9 cho đến khi thấy phù hợp.
Bước 13:File/Save As dạng pdf

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Trong công ty TNHH khi các thành viên hoàn thành việc góp vốn công ty có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho các thành viên theo quy định tại điều 47, 48 luật doanh nghiệp 2020

Điều 47. Góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
1. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
2. Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết. Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại.
3. Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết thì được xử lý như sau:
a) Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;
b) Thành viên chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;
c) Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.
4. Trường hợp có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên.
5. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, người góp vốn trở thành thành viên của công ty kể từ thời điểm đã thanh toán phần vốn góp và những thông tin về người góp vốn quy định tại các điểm b, c và đ khoản 2 Điều 48 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên. Tại thời điểm góp đủ phần vốn góp, công ty phải cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên tương ứng với giá trị phần vốn đã góp.
6. Giấy chứng nhận phần vốn góp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Vốn điều lệ của công ty;
c) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức;
d) Phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp của thành viên;
đ) Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
7. Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty.
Điều 48. Sổ đăng ký thành viên
1. Công ty phải lập sổ đăng ký thành viên ngay sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sổ đăng ký thành viên có thể là văn bản giấy, tập hợp dữ liệu điện tử ghi nhận thông tin sở hữu phần vốn góp của các thành viên công ty.
2. Sổ đăng ký thành viên phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức;
c) Phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp đã góp, thời điểm góp vốn, loại tài sản góp vốn, số lượng, giá trị của từng loại tài sản góp vốn của từng thành viên;
d) Chữ ký của thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật của thành viên là tổ chức;
đ) Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của từng thành viên.
3. Công ty phải cập nhật kịp thời thay đổi thành viên trong sổ đăng ký thành viên theo yêu cầu của thành viên có liên quan theo quy định tại Điều lệ công ty.
4. Sổ đăng ký thành viên được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty.

Với các yêu cầu về nội dung giấy chứng nhận phần vốn góp như trên, LVNLAW đã xây dựng mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp như sau, quý doanh nghiệp có thể tham khảo:

CÔNG TY TNHH ……
————————-
Số: ……/GCN-…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————-
……………., ngày…tháng…năm 20..

GIẤY CHỨNG NHẬN PHẦN VỐN GÓP

CÔNG TY TNHH
Mã số doanh nghiệp:
Địa chỉ trụ sở chính:
Vốn điều lệ: 1.200.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Một tỷ hai trăm triệu đồng Việt Nam)

CHỨNG NHẬN

Ông:
CMND/CCCD/Hộ chiếu số:
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
Chỗ ở hiện tại:
Phần vốn góp: 660.000.000 VNĐ chiếm 55% vốn điều lệ
Giá trị vốn góp: 660.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Sáu trăm sáu mươi triệu đồng)
Góp vốn bằng: tiền mặt
Ngày góp: …../…../20…

  ……, ngày….tháng….năm 20..
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

Cơ quan nào cấp giấy chứng nhận phần vốn góp

Khác với công ty cổ phần không thể hiện thông tin cổ đông sáng lập trên đăng ký kinh donah, đối với công ty tnhh hai thành viên trở lên có thể hiện thông tin thành viên trên đăng ký kinh doanh và có xác nhận của Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Giấy chứng nhận phần vốn góp của công ty có tác dụng ghi nhận việc góp vốn và do công ty lập lên để trao cho các thành viên công ty (trên giấy chứng nhận phần vốn góp phải có tên và chữ ký của đại diện theo pháp luật của công ty)

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Hiện nay nghị định 122/2021/ND-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư đã có hiệu lực từ 1/1/2022 thay thế cho Nghị định 50/2016/ND-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư trong đó có khái niệm mới đó là “khai khống vốn điều lệ“.

Khai khống vốn điều lệ là gì?

Để hiểu rõ được về khai khống vốn điều lệ, đầu tiên ta phải hiểu vốn điều lệ là gì? Các bạn có thể tham khảo tại bài viết “vốn điều lệ là gì” theo đó hiểu đơn giản vốn điều lệ là số tiền mà các cổ đông, thành viên công ty sẽ góp vào khi đăng ký kinh doanh. Thực tế, việc góp vốn điều lệ có thể thực hiện trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh. Tại nghị định 122/2021/NĐ-CP có 3 trường hợp phạt liên quan tới vốn điều lệ như sau:

Điều 44. Vi phạm về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
1. Cảnh cáo đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 11 ngày đến 30 ngày.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 90 ngày.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này trong trường hợp chưa đăng ký thay đổi theo quy định;
b) Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.

Điều 46. Vi phạm về thành lập doanh nghiệp
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập theo quy định tại cơ quan đăng ký kinh doanh khi đã kết thúc thời hạn góp vốn và hết thời gian điều chỉnh vốn do thành viên, cổ đông sáng lập không góp đủ vốn nhưng không có thành viên, cổ đông sáng lập nào thực hiện cam kết góp vốn;

Điều 47. Vi phạm về kê khai vốn điều lệ
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị dưới 10 tỷ đồng.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 10 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 20 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng.
5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng với số vốn thực góp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.

Hành vi vi phạm về thời hạn thay đổi đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định, việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp phải thực hiện trong vòng 10 ngày kể từ ngày có thay đổi. Đối với trường hợp không góp đủ vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ có 30 ngày để thực hiện điều chỉnh vốn, quá thời gian này nếu doanh nghiệp chưa điều chỉnh vốn sẽ bị xử phạt theo điều 44 nghị định 122/2021/NĐ-CP

Ví dụ: Doanh nghiệp thành lập ngày 01/01/2022 đến ngày 31/03/2022 là ngày kết thúc thời hạn góp vốn, doanh nghiệp có nghĩa vụ điều chỉnh vốn muộn nhất vào ngày 30/04/2022. Sau ngày này, nếu doanh nghiệp điều chỉnh vốn sẽ bị xử phạt do vi phạm thời hạn thay đổi đăng ký doanh nghiệp

Hành vi không thực hiện điều chỉnh vốn khi kết thúc thời hạn góp vốn

Khi kết thúc thời hạn góp vốn, việc điều chỉnh vốn theo con số thực tế là nghĩa vụ của doanh nghiệp. Do vậy, trường hợp khi bị thanh tra, kiểm tra mà doanh nghiệp chưa thực hiện điều chỉnh sẽ bị xử phạt vì hành vi không thực hiện điều chỉnh vốn theo điều 46 nghị định 122/2021/NĐ-CP

Ví dụ: Doanh nghiệp thành lập ngày 01/01/2022 đến ngày 31/03/2022 là ngày kết thúc thời hạn góp vốn, doanh nghiệp có nghĩa vụ điều chỉnh vốn muộn nhất vào ngày 30/04/2022. Khi doanh nghiệp bị thanh tra và phát hiện chưa thực hiện điều chỉnh vốn sẽ bị phạt do không thực hiện điều chỉnh vốn khi kết thúc thời hạn góp vốn

Hành vi khai khống vốn điều lệ

“Khai khống” không được định nghĩa tại luật doanh nghiệp 2020 tuy nhiên tại điều 16 luật doanh nghiệp 2020 có quy định:

Điều 16. Các hành vi bị nghiêm cấm
4. Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nội dung hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
5. Kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.

Theo quy định trên, có thể thấy khai khống vốn điều lệ được hiểu là việc vốn điều lệ không có thực, doanh nghiệp tự kê khai để đăng ký kinh doanh. Có thể hiểu khai khống vốn điều lệ là việc ghi nhận thông tin vốn điều lệ trái với thực tế góp vốn (khác với việc chậm thay đổi ĐKKD giảm vốn). Ví dụ trên ĐKKD, sổ sách kế toán, phiếu thu ghi nhận 10 tỷ, nhưng thực tế chưa tiến hành góp vốn.

Trên thực tế, khi thực hiện xử phạt việc xác minh khai khống vốn điều lệ do cơ quan thanh tra có nghĩa vụ chứng minh. Vì vậy theo LVNLAW việc xử phạt đối với hành vi khai khống vốn điều lệ sẽ chủ yếu được áp dụng đối với một số trường hợp như đối với nhà đầu tư nước ngoài hoặc một số trường hợp bắt buộc góp vốn không dùng tiền mặt. Nếu không, việc khai khống vốn điều lệ có thể bị gây nhầm lẫn với hành vi vi phạm thời hạn thay đổi ĐKDN hoặc không thực hiện điều chỉnh vốn khi kết thúc thời hạn góp vốn. Vì vậy, thực tế cần làm rõ như thế nào là khai khống vốn điều lệ.

1. Vốn điều lệ công ty tối thiểu là bao nhiêu tiền? Hiện tại, pháp luật không quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu. Tuy nhiên, thực tế việc ghi nhận vốn điều lệ theo năng lực của chủ sở hữu công ty và ước tính chi phí thực hiện hoạt động kinh doanh một cách bình thường.

2. Có thể giảm vốn điều lệ về mức thực tế hay không? Vốn điều lệ nếu khai quá cao mà trong thời gian điều chỉnh vốn thì vẫn có thể điều chỉnh theo quy định mà không bị phạt. Tuy nhiên, cần lưu ý về thời hạn góp vốn trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Trường hợp nào được cấp nhanh số lưu hành trang thiết bị y tế theo quy định tại nghị định 98/2021/NĐ-CP? Hướng dẫn quy định về cấp nhanh số lưu hành trang thiết bị y tế

Điều kiện cấp nhanh số lưu hành

Các trường hợp được phép cấp nhanh số lưu hành được quy định tại điều 29 nghị định 98/2021/NĐ-CP bao gồm các trường hợp sau:

Điều 29. Các hình thức đăng ký lưu hành
2. Cấp nhanh số lưu hành mới đối với trang thiết bị y tế thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã được một trong các tổ chức hoặc nước sau cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc giấy chứng nhận lưu hành (Market Authorization) (sau đây viết tắt là giấy lưu hành):
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) – Mỹ;
Cục Quản lý hàng hóa trị liệu (TGA) – Úc;
Cơ quan quản lý y tế Canada (Health Canada);
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) hoặc Cơ quan Dược phẩm và Thiết bị y tế (PMDA) – Nhật Bản, các nước thành viên EU, Anh, Thụy Sỹ;
Cục Quản lý sản phẩm y tế quốc gia cấp trung ương (National Medical Products Administration – NMPA) – Trung Quốc;
Bộ An toàn thực phẩm và dược phẩm (Ministry of Food & Drug Safety – MFDS) – Hàn Quốc hoặc thuộc danh sách các tổ chức cấp giấy lưu hành được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận (sau đây viết tắt là nước tham chiếu);
b) Đã được cấp Giấy phép nhập khẩu hoặc số lưu hành hoặc Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành theo hình thức thương mại tại Việt Nam, trừ các trường hợp đã bị thu hồi trước ngày Nghị định này có hiệu lực;

Hồ sơ cấp nhanh số lưu hành

Hồ sơ đề nghị cấp mới số lưu hành đối với trang thiết bị y tế thuộc trường hợp cấp nhanh quy định tại khoản 2 Điều 29 như sau:
a) Văn bản đề nghị cấp mới số lưu hành.
b) Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 13845 còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ; Giấy ủy quyền của chủ sở hữu trang thiết bị y tế cho cơ sở thực hiện việc đăng ký lưu hành còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ; Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo hành do chủ sở hữu trang thiết bị y tế cấp, trừ trường hợp trang thiết bị y tế sử dụng một lần theo quy định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế hoặc có tài liệu chứng minh không có chế độ bảo hành
c) Giấy lưu hành được cấp bởi một trong các nước tham chiếu đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 29 Nghị định này.
d) Giấy lưu hành đối với trang thiết bị y tế nhập khẩu và Giấy phép nhập khẩu hoặc Số lưu hành hoặc Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 29 Nghị định này.
đ) Giấy chứng nhận đánh giá chất lượng do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro, trừ các trường hợp sau:
– Thuộc danh mục A, B phụ lục 2 Hiệp định trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro tại Châu Âu và đã được cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) của một trong các nước thuộc thành viên EU, Anh, Thụy Sỹ;
– Thuộc danh mục A, B phụ lục 2 Hiệp định trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro tại Châu Âu và đã được cấp giấy chứng nhận lưu hành (Market Authorization) của một trong các nước tham chiếu;
– Không thuộc danh mục A, B phụ lục 2 Hiệp định trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro tại Châu Âu nhưng đã được cấp giấy chứng nhận lưu hành (Market Authorization) của một trong các nước tham chiếu;
– Thuộc danh sách do Bộ trưởng Bộ Y tế công bố.
e) Hồ sơ CSDT (áp dụng từ 01/01/2024 trước đó thì cung cấp hồ sơ sau đây)
– Tài liệu mô tả tóm tắt kỹ thuật trang thiết bị y tế: Nộp bản tiếng Việt, kèm theo tài liệu kỹ thuật mô tả chức năng, thông số kỹ thuật của trang thiết bị y tế do chủ sở hữu trang thiết bị y tế ban hành, có xác nhận của tổ chức đề nghị cấp số lưu hành. Riêng đối với thuốc thử, chất hiệu chuẩn, vật liệu kiểm soát in vitro: tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Việt kèm theo tài liệu về nguyên vật liệu, về an toàn của sản phẩm, quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm, các báo cáo nghiên cứu lâm sàng và tiền lâm sàng bao gồm báo cáo độ ổn định;
– Tài liệu hướng dẫn sử dụng của trang thiết bị y tế: Nộp bản tiếng Việt có xác nhận của tổ chức đề nghị cấp số lưu hành, kèm theo bản gốc bằng tiếng Anh do chủ sở hữu trang thiết bị y tế ban hành đối với trang thiết bị y tế nhập khẩu;
– Mẫu nhãn sẽ sử dụng khi lưu hành tại Việt Nam của trang thiết bị y tế: Nộp bản mẫu nhãn có xác nhận của tổ chức đề nghị cấp số lưu hành. Mẫu nhãn phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.

Thủ tục cấp nhanh số lưu hành

a) Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký lưu hành, Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm: Tổ chức thẩm định để cấp số lưu hành trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ (bao gồm cả giấy tờ xác nhận đã nộp phí thẩm định cấp giấy phép lưu hành theo quy định của Bộ Tài chính). Trường hợp không cấp số lưu hành phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Bộ Y tế chỉ thẩm định các tài liệu pháp lý quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 30 Nghị định này. Còn các nội dung khác tổ chức đề nghị cấp số lưu hành chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các tài liệu này, Bộ Y tế thực hiện hậu kiểm các nội dung này sau khi cấp số lưu hành.
b) Trường hợp hồ sơ đăng ký lưu hành chưa hoàn chỉnh thì Bộ Y tế phải thông báo cho tổ chức đề nghị cấp số lưu hành để bổ sung, sửa đổi hồ sơ đăng ký lưu hành, trong đó phải nêu cụ thể là bổ sung những tài liệu nào, nội dung nào cần sửa đổi trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
c) Khi nhận được yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ đề nghị cấp số lưu hành, cơ sở đề nghị cấp số lưu hành phải bổ sung, sửa đổi theo đúng những nội dung đã thông báo và gửi về Bộ Y tế.
Trường hợp cơ sở đề nghị cấp số lưu hành đã bổ sung, sửa đổi hồ sơ nhưng không đúng với yêu cầu thì Bộ Y tế sẽ thông báo cho cơ sở để tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Sau 90 ngày, kể từ ngày Bộ Y tế có thông báo yêu cầu mà cơ sở không bổ sung, sửa đổi hồ sơ hoặc nếu sau 05 lần sửa đổi, bổ sung hồ sơ kể từ ngày Bộ Y tế có yêu cầu sửa đổi, bổ sung lần đầu mà hồ sơ vẫn không đáp ứng yêu cầu thì phải thực hiện lại từ đầu thủ tục đề nghị cấp số lưu hành.

Câu hỏi thường gặp

1. Điều kiện cấp nhanh số lưu hành trang thiết bị y tế? Khi trang thiết bị y tế được lưu hành tự do tại nước tham chiếu hoặc có đã giấy phép nhập khẩu là điều kiện tiền đề để cấp nhanh số lưu hành trang thiết bị y tế

2. Cấp nhánh số lưu hành trang thiết bị y tế mất bao lâu? Theo quy định của luật là 10 ngày làm việc. Tuy nhiên, thực tế xử lý thường kéo dài lâu hơn. Hy vọng cơ quan quản lý có thể sớm thực hiện theo đúng quy định.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Xin chào LVNLAW, hiện tại công ty chúng tôi có dùng nhiều dịch vụ của các đơn vị viễn thông và đề nhận được hóa đơn điện tử của các đơn vị này. Tuy nhiên trên hóa đơn khác nhau về ngày ký và ngày lập hóa đơn, cụ thể ngày lập hóa đơn điện thoại của tháng 6/2018 trong tháng 6/2018 tuy nhiên ngày ký lại là tháng 7. Vậy khi kê khai thuế thì đưa hóa đơn vào tháng 6 hay tháng 7?

Trả lời

Đối với hóa đơn điện tử theo nghị định 123/2020/NĐ-CP và thông tư 78/2021/TT-BTC? Tại điều 9 nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về thời điểm lập hóa đơn quy định tương tự như theo thông tư 39/2014/NĐ-CP. Tuy nhiên, tại điều 10 nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về thời điểm kê khai, nộp thuế như sau:

Điều 10. Nội dung của hóa đơn
9. Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử là thời điểm người bán, người mua sử dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn.

Đối với hoá đơn theo thông tư 32/2011/TT-BTC? Về vấn đề này Cục thuế thành phố Hà Nội đã giải đáp một trường hợp tương tự theo công văn số Công văn số 58325/CT-TTHT ngày 25/08/2017, chúng tôi xin trình bày như sau:

– Căn cứ Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
+ Tại Điều 3 quy định Hóa đơn điện tử.
1.Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được gửi tạo, lập, gửi nhận, lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Hóa đơn điện tử phải đáp ứng các nội dung quy định tại Điều 6 Thông tư này.
Hóa đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Hóa đơn điện tử gồm các loại: hóa đơn xuất khẩu; hóa đơn giá trị gia tăng; hóa đơn bán hàng; hóa đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm…; phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.
Hóa đơn điện tử đảm bảo nguyên tắc: xác định được số hóa đơn theo nguyên tắc liên tục và trình tự thời gian, mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập và sử dụng một lần duy nhất.

+ Tại tiết e điểm 1 Điều 6 quy định nội dung của hóa đơn điện tử.

e) Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán.

+ Tại Điều 8. Lập hóa đơn điện tử
1. Lập hóa đơn điện tử là việc thiết lập đầy đủ các thông tin quy định tại Điều 6 Thông tư này khi bán hàng hóa, dịch vụ trên định dạng hóa đơn đã được xác định. Các hình thức lập hóa đơn điện tử:
– Người bán hàng hóa, dịch vụ (tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử) thực hiện lập hóa đơn điện tử tại hệ thống phần mềm lập hóa đơn điện tử của người bán;
– Người bán hàng hóa, dịch vụ (tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử) truy cập vào chương trình hệ thống lập hóa đơn điện tử của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử để khởi tạo và lập hóa đơn điện tử.
2. Gửi hóa đơn điện tử là việc truyền dữ liệu của hóa đơn từ người bán hàng hóa, dịch vụ đến người mua hàng hóa, dịch vụ.
Các hình thức gửi hóa đơn điện tử:
– Gửi trực tiếp: Người bán hàng hóa, dịch vụ (tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử) thực hiện lập hóa đơn điện tử tại hệ thống phần mềm lập hóa đơn điện tử của người bán, ký điện tử trên hóa đơn và truyền trực tiếp đến hệ thống của người mua theo cách thức truyền nhận hóa đơn điện tử đã thỏa thuận giữa hai bên. Trường hợp người mua hàng hóa, dịch vụ là đơn vị kế toán thì người mua ký điện tử trên hóa đơn điện tử nhận được và truyền hóa đơn điện tử có đủ chữ ký điện tử cả hai bên cho người bán theo cách thức truyền nhận hóa đơn điện tử đã thỏa thuận giữa hai bên.

– Căn cứ Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:
+ Tại tiết a khoản 2 Điều 16 quy định về lập hóa đơn

2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn
a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn
Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền…

Do vậy, trường hợp ngày ký hóa đơn điện tử thực hiện sau ngày lập hóa đơn điện tử thì công ty phải căn cứ vào ngày lập hóa đơn điện tử để xác định nghĩa vụ kê khai, nộp thuế và hạch toán theo quy định.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Hiện nay có nhiều thông tin về hóa đơn điện tử, việc bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử chưa có cơ sở pháp lý. Tuy nhiên có rất nhiều cá nhân, đơn vị thắc mắc về việc sử dụng hóa đơn điện tử. Chúng tôi xin giải thích về việc sử dụng hóa đơn điện tử cho khách hàng được biết. Các văn bản pháp lý về hóa đơn điện tử được quy định tại: Nghị định 123/2020/NĐ-CP và thông tư 78/2021/TT-BTC

Hóa đơn điện tử là gì?

Theo quy định tại điều 3 nghị định 123/2020/NĐ-CP giải thích về hóa đơn điện tử như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
2. Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, trong đó:
a) Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.
Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn.
b) Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.

Nội dung trên hóa đơn

Nội dung trên hóa đơn được quy định tại điều 10 nghị định 123/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:

Điều 10. Nội dung của hóa đơn
1. Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn. Cụ thể như sau:
a) Tên hóa đơn là tên của từng loại hóa đơn quy định tại Điều 8 Nghị định này được thể hiện trên mỗi hóa đơn, như: HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG, HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG KIÊM TỜ KHAI HOÀN THUẾ, HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG KIÊM PHIẾU THU, HÓA ĐƠN BÁN HÀNG, HÓA ĐƠN BÁN TÀISẢN CÔNG, TEM, VÉ, THẺ, HÓA ĐƠN BÁN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA.
b) Ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Tên liên hóa đơn áp dụng đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Số hóa đơn
a) Số hóa đơn là số thứ tự được thể hiện trên hóa đơn khi người bán lập hóa đơn. Số hóa đơn được ghi bằng chữ số Ả-rập có tối đa 8 chữ số, bắt đầu từ số 1 vào ngày 01/01 hoặc ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm có tối đa đến số 99 999 999. Hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn trong cùng một ký hiệu hóa đơn và ký hiệu mẫu số hóa đơn. Riêng đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in thì số hóa đơn được in sẵn trên hóa đơn và người mua hóa đơn được sử dụng đến hết kể từ khi mua.
Trường hợp tổ chức kinh doanh có nhiều cơ sở bán hàng hoặc nhiều cơ sở được đồng thời cùng sử dụng một loại hóa đơn điện tử có cùng ký hiệu theo phương thức truy xuất ngẫu nhiên từ một hệ thống lập hóa đơn điện tử thì hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn theo thời điểm người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn.
b) Trường hợp số hóa đơn không được lập theo nguyên tắc nêu trên thì hệ thống lập hóa đơn điện tử phải đảm bảo nguyên tắc tăng theo thời gian, mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập, sử dụng một lần duy nhất và tối đa 8 chữ số.
4. Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán
Trên hóa đơn phải thể hiện tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán theo đúng tên, địa chỉ, mã số thuế ghi tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
5. Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua
a) Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh có mã số thuế thì tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua thể hiện trên hóa đơn phải ghi theo đúng tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
Trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng như: “Phường” thành “P”; “Quận” thành “Q”, “Thành phố” thành “TP”, “Việt Nam” thành “VN” hoặc “Cổ phần” là “CP”, “Trách nhiệm Hữu hạn” thành “TNHH”, “khu công nghiệp” thành “KCN”, “sản xuất” thành “SX”, “Chi nhánh” thành “CN”… nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.
b) Trường hợp người mua không có mã số thuế thì trên hóa đơn không phải thể hiện mã số thuế người mua. Một số trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đặc thù cho người tiêu dùng là cá nhân quy định tại khoản 14 Điều này thì trên hóa đơn không phải thể hiện tên, địa chỉ người mua. Trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nước ngoài đến Việt Nam thì thông tin về địa chỉ người mua có thể được thay bằng thông tin về số hộ chiếu hoặc giấy tờ xuất nhập cảnh và quốc tịch của khách hàng nước ngoài.
6. Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
a) Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ
– Tên hàng hóa, dịch vụ: Trên hóa đơn phải thể hiện tên hàng hóa, dịch vụ bằng tiếng Việt. Trường hợp bán hàng hóa có nhiều chủng loại khác nhau thì tên hàng hóa thể hiện chi tiết đến từng chủng loại (ví dụ: điện thoại Samsung, điện thoại Nokia…). Trường hợp hàng hóa phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu thì trên hóa đơn phải thể hiện các số hiệu, ký hiệu đặc trưng của hàng hóa mà khi đăng ký pháp luật có yêu cầu. Ví dụ: Số khung, số máy của ô tô, mô tô, địa chỉ, cấp nhà, chiều dài, chiều rộng, số tầng của một ngôi nhà…
Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ được giao dịch có quy định về mã hàng hóa, dịch vụ thì trên hóa đơn phải ghi cả tên và mã hàng hóa, dịch vụ.
– Đơn vị tính: Người bán căn cứ vào tính chất, đặc điểm của hàng hóa để xác định tên đơn vị tính của hàng hóa thể hiện trên hóa đơn theo đơn vị tính là đơn vị đo lường (ví dụ như: tấn, tạ, yến, kg, g, mg hoặc lượng, lạng, cái, con, chiếc, hộp, can, thùng, bao, gói, tuýp, m3, m2, m…). Đối với dịch vụ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “đơn vị tính” mà đơn vị tính xác định theo từng lần cung cấp dịch vụ và nội dung dịch vụ cung cấp.
– Số lượng hàng hóa, dịch vụ: Người bán ghi số lượng bằng chữ số Ả-rập căn cứ theo đơn vị tính nêu trên. Các loại hàng hóa, dịch vụ đặc thù như điện, nước, dịch vụ viễn thông, dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ truyền hình, dịch vụ bưu chính chuyển phát, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm được bán theo kỳ nhất định thì trên hóa đơn phải ghi cụ thể kỳ cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Đối với các dịch vụ xuất theo kỳ phát sinh, được sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn; bảng kê được lưu giữ cùng hóa đơn để phục vụ việc kiểm tra, đối chiếu của các cơ quan có thẩm quyền.
Hóa đơn phải ghi rõ “kèm theo bảng kê số…, ngày… tháng… năm”. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, số lượng, đơn giá, thành tiền hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Tổng cộng tiền thanh toán đúng với số tiền ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng. Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày. Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số ngày… tháng… năm”.
– Đơn giá hàng hóa, dịch vụ: Người bán ghi đơn giá hàng hóa, dịch vụ theo đơn vị tính nêu trên. Trường hợp các hàng hóa, dịch vụ sử dụng bảng kê để liệt kê các hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có đơn giá.
b) Thuế suất thuế giá trị gia tăng: Thuế suất thuế giá trị gia tăng thể hiện trên hóa đơn là thuế suất thuế giá trị gia tăng tương ứng với từng loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
c) Thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng được thể hiện bằng đồng Việt Nam theo chữ số Ả-rập, trừ trường hợp bán hàng thu ngoại tệ không phải chuyển đổi ra đồng Việt Nam thì thể hiện theo nguyên tệ.
d) Tổng số tiền thanh toán trên hóa đơn được thể hiện bằng đồng Việt Nam theo chữ số Ả rập và bằng chữ tiếng Việt, trừ trường hợp bán hàng thu ngoại tệ không phải chuyển đổi ra đồng Việt Nam thì tổng số tiền thanh toán thể hiện bằng nguyên tệ và bằng chữ tiếng nước ngoài.
đ) Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng hoặc khuyến mại theo quy định của pháp luật thì phải thể hiện rõ khoản chiết khấu thương mại, khuyến mại trên hóa đơn. Việc xác định giá tính thuế giá trị gia tăng (thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng) trong trường hợp áp dụng chiết khấu thương mại dành cho khách hàng hoặc khuyến mại thực hiện theo quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng.
e) Trường hợp doanh nghiệp vận tải hàng không sử dụng hệ thống xuất vé được lập theo thông lệ quốc tế thì các khoản phí dịch vụ thu trên chứng từ vận tải hàng không (phí quản trị hệ thống, phí đổi chứng từ vận tải và các khoản phí khác) và các khoản thu hộ phí dịch vụ sân bay của các doanh nghiệp vận tải hàng không (như phí phục vụ hành khách, phí soi chiếu an ninh và các loại phí khác) ghi trên hóa đơn là giá thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng. Doanh nghiệp hàng không được làm tròn số đến hàng nghìn đối với các khoản thu trên chứng từ vận tải theo quy định của Hiệp hội hàng không quốc tế (IATA).
7. Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua, cụ thể:
a) Đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, trên hóa đơn phải có chữ ký của người bán, dấu của người bán (nếu có), chữ ký của người mua (nếu có).
b) Đối với hóa đơn điện tử:
Trường hợp người bán là doanh nghiệp, tổ chức thì chữ ký số của người bán trên hóa đơn là chữ ký số của doanh nghiệp, tổ chức; trường hợp người bán là cá nhân thì sử dụng chữ ký số của cá nhân hoặc người được ủy quyền.
Trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán và người mua thực hiện theo quy định tại khoản 14 Điều này.
8. Thời điểm lập hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 9 Nghị định này và được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch.
9. Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử là thời điểm người bán, người mua sử dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn.
10. Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
11. Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại (nếu có) theo hướng dẫn tại điểm e khoản 6 Điều này và các nội dung khác liên quan (nếu có).
12. Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
13. Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn
a) Chữ viết hiển thị trên hóa đơn là tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Trường hợp chữ trên hóa đơn là chữ tiếng Việt không dấu thì các chữ viết không dấu trên hóa đơn phải đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch nội dung của hóa đơn.
b) Chữ số hiển thị trên hóa đơn là chữ số Ả-rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Người bán được lựa chọn: sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.), nếu có ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị hoặc sử dụng dấu phân cách số tự nhiên là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị trên chứng từ kế toán.
c) Đồng tiền ghi trên hóa đơn là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”.
– Trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối thì đơn giá, thành tiền, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng ngoại tệ, đơn vị tiền tệ ghi tên ngoại tệ. Người bán đồng thời thể hiện trên hóa đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
– Mã ký hiệu ngoại tệ theo tiêu chuẩn quốc tế (ví dụ: 13.800,25 USD – Mười ba nghìn tám trăm đô la Mỹ và hai mươi nhăm xu, ví dụ: 5.000,50 EUR- Năm nghìn ơ-rô và năm mươi xu).
– Trường hợp bán hàng hóa phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối và được nộp thuế bằng ngoại tệ thì tổng số tiền thanh toán thể hiện trên hóa đơn theo ngoại tệ, không phải quy đổi ra đồng Việt Nam.
14. Một số trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết có đầy đủ các nội dung
a) Trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua (bao gồm cả trường hợp lập hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở nước ngoài). Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh và người mua, người bán có thỏa thuận về việc người mua đáp ứng các điều kiện kỹ thuật để ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử do người bán lập thì hóa đơn điện tử có chữ ký số, ký điện tử của người bán và người mua theo thỏa thuận giữa hai bên.
b) Đối với hóa đơn điện tử của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán, người mua.
c) Đối với hóa đơn điện tử bán hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại mà người mua là cá nhân không kinh doanh thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế người mua.
Đối với hóa đơn điện tử bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh thì không nhất thiết phải có các chỉ tiêu tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn; tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký điện tử của người mua; chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng.
d) Đối với hóa đơn điện tử là tem, vé, thẻ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán (trừ trường hợp tem, vé, thẻ là hóa đơn điện tử do cơ quan thuế cấp mã), tiêu thức người mua (tên, địa chỉ, mã số thuế), tiền thuế, thuế suất thuế giá trị gia tăng. Trường hợp tem, vé, thẻ điện tử có sẵn mệnh giá thì không nhất thiết phải có tiêu thức đơn vị tính, số lượng, đơn giá.
đ) Đối với chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế cho người mua là cá nhân không kinh doanh được xác định là hóa đơn điện tử thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn, số thứ tự hóa đơn, thuế suất thuế giá trị gia tăng, mã số thuế, địa chỉ người mua, chữ ký số của người bán.
Trường hợp tổ chức kinh doanh hoặc tổ chức không kinh doanh mua dịch vụ vận tải hàng không thì chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế cho các cá nhân của tổ chức kinh doanh, cá nhân của tổ chức không kinh doanh thì không được xác định là hóa đơn điện tử. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không phải lập hóa đơn điện tử có đầy đủ các nội dung theo quy định giao cho tổ chức có cá nhân sử dụng dịch vụ vận tải hàng không.
e) Đối với hóa đơn của hoạt động xây dựng, lắp đặt; hoạt động xây nhà để bán có thu tiền theo tiến độ theo hợp đồng thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có đơn vị tính, số lượng, đơn giá.
g) Đối với Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ thì trên Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ thể hiện các thông tin liên quan lệnh điều động nội bộ, người nhận hàng, người xuất hàng, địa điểm kho xuất, địa điểm nhận hàng, phương tiện vận chuyển. Cụ thể: tên người mua thể hiện người nhận hàng, địa chỉ người mua thể hiện địa điểm kho nhận hàng; tên người bán thể hiện người xuất hàng, địa chỉ người bán thể hiện địa điểm kho xuất hàng và phương tiện vận chuyển; không thể hiện tiền thuế, thuế suất, tổng số tiền thanh toán.
Đối với Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý thì trên Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý thể hiện các thông tin như hợp đồng kinh tế, người vận chuyển, phương tiện vận chuyển, địa điểm kho xuất, địa điểm kho nhận, tên sản phẩm hàng hóa, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền. Cụ thể: ghi số, ngày tháng năm hợp đồng kinh tế ký giữa tổ chức, cá nhân; họ tên người vận chuyển, hợp đồng vận chuyển (nếu có), địa chỉ người bán thể hiện địa điểm kho xuất hàng.
h) Hóa đơn sử dụng cho thanh toán Interline giữa các hãng hàng không được lập theo quy định của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có các chỉ tiêu: ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn, tên địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký số của người mua, đơn vị tính, số lượng, đơn giá.
i) Hóa đơn doanh nghiệp vận chuyển hàng không xuất cho đại lý là hóa đơn xuất ra theo báo cáo đã đối chiếu giữa hai bên và theo bảng kê tổng hợp thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có đơn giá.
k) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp quốc phòng an ninh phục vụ hoạt động quốc phòng an ninh theo quy định của Chính phủ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có đơn vị tính; số lượng; đơn giá; phần tên hàng hóa, dịch vụ ghi cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng ký kết giữa các bên.
15. Nội dung khác trên hóa đơn
Ngoài các nội dung hướng dẫn từ khoản 1 đến khoản 13 Điều này, doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh có thể tạo thêm thông tin về biểu trưng hay lo-go để thể hiện nhãn hiệu, thương hiệu hay hình ảnh đại diện của người bán. Tùy theo đặc điểm, tính chất giao dịch và yêu cầu quản lý, trên hóa đơn có thể thể hiện thông tin về Hợp đồng mua bán, lệnh vận chuyển, mã khách hàng và các thông tin khác.
16. Nội dung hóa đơn bán tài sản công thực hiện theo hướng dẫn lập hóa đơn bán tài sản công theo Mẫu số 08/TSC-HĐ ban hành kèm theo Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử

Việc đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại điều 15 nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:

Điều 15. Đăng ký, thay đổi nội dung đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử
1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh không thuộc đối tượng ngừng sử dụng hóa đơn theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử (bao gồm cả đăng ký hóa đơn điện tử bán tài sản công, hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia) thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
Trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không phải trả tiền dịch vụ thì có thể đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử được Tổng cục Thuế ủy thác cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không phải trả tiền dịch vụ.
Trường hợp doanh nghiệp là tổ chức kết nối chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử theo hình thức gửi trực tiếp đến cơ quan thuếthì đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Nội dung thông tin đăng ký theo Mẫu số 01/ĐKTĐ-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này.
Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gửi thông báo điện tử về việc tiếp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử đối với trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gửi thông báo điện tử trực tiếp theo Mẫu số 01/TB-TNĐT Phụ lục IB về việc tiếp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký với cơ quan thuế đối với trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử trực tiếp tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
2. Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, cơ quan thuế có trách nhiệm gửi thông báo điện tử theo Mẫu số 01/TB-ĐKĐT Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định này qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử hoặc gửi thông báo điện tử trực tiếp đến doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.
Đối với trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đăng ký chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử theo hình thức gửi trực tiếp đến cơ quan thuế theo quy định tại điểm b1 khoản 3 Điều 22 của Nghị định này được cơ quan thuế ra thông báo chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Mẫu số 01/TB-ĐKĐT Phụ lục IB nhưng chưa phối hợp với Tổng cục Thuế về cấu hình hạ tầng kỹ thuật, kiểm thử kết nối, truyền nhận dữ liệu thì chậm nhất trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế gửi thông báo theo Mẫu số 01/TB-ĐKĐT Phụ lục IB, tổ chức cần chuẩn bị đủ điều kiện về hạ tầng kỹ thuật và thông báo cho Tổng cục Thuế để phối hợp kết nối. Thời gian thực hiện trong 10 ngày làm việc kể từ ngày Tổng cục Thuế nhận được đề nghị của doanh nghiệp, tổ chức. Trường hợp kết quả kiểm thử kết nối, truyền nhận dữ liệu thành công thì doanh nghiệp, tổ chức thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn điện tử theo hình thức gửi trực tiếp đến cơ quan thuế theo quy định tại Điều 22 Nghị định này. Trường hợp sau 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế gửi thông báo theo Mẫu 01/TB-ĐKĐT Phụ lục IB, doanh nghiệp, tổ chức không thông báo cho Tổng cục Thuế để phối hợp kết nối hoặc kết quả kiểm thử kết nối, truyền nhận dữ liệu không thành công, doanh nghiệp, tổ chức thay đổi đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Mẫu số 01/ĐKTĐ-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này và thực hiện chuyển dữ liệu qua Tổ chức kết nối, nhận, truyền lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử với cơ quan thuế.
3. Kể từ thời điểm cơ quan thuế chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải ngừng sử dụng hóa đơn điện tử đã thông báo phát hành theo các quy định trước đây, tiêu hủy hóa đơn giấy đã thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng (nếu có). Trình tự, thủ tục tiêu hủy thực hiện theo quy định tại Điều 27 Nghị định này.
4. Trường hợp có thay đổi thông tin đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện thay đổi thông tin và gửi lại cơ quan thuế theo Mẫu số 01/ĐKTĐ- HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử, trừ trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này. Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế tiếp nhận mẫu đăng ký thay đổi thông tin và Cơ quan Thuế thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Định kỳ hàng tháng, cơ quan thuế quản lý trực tiếp tiến hành rà soát các đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không phải trả tiền dịch vụ và gửi thông báo theo Mẫu số 01/TB-KTT Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định này cho các đối tượng để thông báo về việc chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử và thực hiện thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Đối với các trường hợp áp dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế, định kỳ cơ quan thuế quản lý trực tiếp tiến hành rà soát để thông báo theo Mẫu số 01/TB-KTT Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định này nếu thuộc đối tượng chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế để đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo hướng dẫn tại Điều này.

Thủ tục trên tuy nhìn có vẻ phức tạp, tuy nhiên trên thực tế khách hàng chỉ cần liên hệ các đơn vị cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử. Sau khi được cấp tài khoản sẽ tạo mẫu hóa đơn và phát hành.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Tờ khai thuế là gì? Tờ khai thuế là các tờ khai do doanh nghiệp, tổ chức nộp tới cơ quan thuế bằng hình thức trực tiếp hoặc qua trang thuedientu.gdt.gov.vn

Trường hợp nào phải hủy tờ khai thuế? Khi tờ khai thuế nộp sai, nộp không đúng quy đinh hoặc nộp nhầm.

Hủy tờ khai thuế như thế nào? Đơn vị, tổ chức làm công văn gửi trực tiếp tại bộ phận văn thư tại cơ quan thuế quản lý.

Dịch vụ làm công văn xin hủy tờ khai thuế của LVNLAW? Trường hợp khách hàng có nhu cầu soạn thảo văn bản, tài liệu phục vụ các hoạt động của công ty có thể liên hệ LVNLAW để được hỗ trợ


Mẫu công văn xin hủy tờ khai thuế

CÔNG TY CỔ PHẦN
—-
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–  
Số 01/2022/CV-HCT Hà Nội, ngày … tháng … năm 2022

CÔNG VĂN
(V/v: Xin hủy tờ khai thuế do nộp sai)
Kính gửi: Chi cục thuế quận Cầu Giấy

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN
Mã số doanh nghiệp: 0102…
Địa chỉ trụ sở chính: S…, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Đại diện theo pháp luật: Ông ….

Chúng tôi xin trình bày sự việc như sau:

Ngày 15/11/2022 đơn vị có khai thay tờ khai thuế TNCN mẫu 04/CNV-TNCN (thông tư 80/2021/TT-BTC) cho các cá nhân có giao dịch chuyển nhượng cổ phần trong công ty. Tuy nhiên, do sai sót trong quá trình thực hiện kê khai, đơn vị đã nộp 4 tờ khai thuế cùng lúc. Sau khi liên hệ bộ phận tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế của chi cục thuế Cầu Giấy, đơn vị đã được hướng dẫn gửi công văn xin hủy tờ khai nộp sai. Vì vậy, bằng văn bản này đề nghị quý cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp hủy 3 tờ khai thuế nộp sai với thông tin như sau:

STT Mã giao dịch Tờ khai/Phụ lục Kỳ tính thuế Loại tờ khai Lần nộp Ngày nộp
1 11320220166361945 04/CNV-TNCN-Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (TT80/2021) 15/11/2022 Chính thức 3 15/11/2022
2 11320220166361866 04/CNV-TNCN-Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (TT80/2021) 15/11/2022 Chính thức 2 15/11/2022
3 11320220166361539 04/CNV-TNCN-Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (TT80/2021) 15/11/2022 Chính thức 1 15/11/2022

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ từ quý cơ quan!

  ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬTCỦA CÔNG TY
(Ký, đóng dấu)

Sau khi cơ quan thuế nhận tờ khai sẽ đóng dấu tiếp nhận làm căn cứ và gửi cho người nộp thuế 1 bản để lưu (như hình)

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Tại sao kem đánh răng nhập khẩu lại phải xin công bố mỹ phẩm? Tại sao cùng là nước xịt có mùi thơm giống nhau nhưng nước hoa phải công bố mỹ phẩm mà nước xịt phòng, xịt chống muỗi lại không phải công bố? Bản CFS như thế nào được gọi là hợp lệ?…. Đó là những câu hỏi mà mình luôn được khách hàng gọi đến để cần tư vấn hỗ trợ,… Hôm nay, LVNLAW xin chia sẻ kinh nghiệm về xin công bố mỹ phẩm nhập khẩu. Hy vọng rằng sẽ giúp ích được cho khách hàng khi tiến hành thủ tục công bố mỹ phẩm nhập khẩu

Cơ sở pháp lý về công bố mỹ phẩm nhập khẩu

  • Thông tư 06/2011/TT-BYT (sửa đổi bởi thông tư 32/2019/TT-BYT) quy định về hoạt động quản lý mỹ phẩm quy định rõ hồ sơ, trình tự, thủ tục của thủ tục công bố mỹ phẩm trong nước và nhập khẩu
  • Công văn 1609/QLD-MP hướng dẫn phân loại mỹ phẩm và công bố tính năng mỹ phẩm
  • Annex 2015 do Hiệp hội mỹ phẩm Asean ban hành , trong văn bản có quy định những chất cấm không được sử dụng trong mỹ phẩm, hàm lượng giới hạn các chất có chứa trong thành phần của mỹ phẩm….

Mỹ phẩm là gì?

Danh mục các mặt hàng phải công bố mỹ phẩm trước khi khi nhập khẩu vào Việt Nam được quy định rõ tại mục 1 điều 2 Thông tư 06/2011/TT-BYT: Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.

Các sản phẩm không được coi là mỹ phẩm ví dụ như: bột giặt, nước xả vải, nước thơm xịt phòng, nước rửa kính, nước hoa dùng trong oto, nước tẩy bồn cầu, sản phẩm chống muỗi, Sản phẩm chống rụng tóc, xóa sẹo…

Một số sản phẩm không được phân loại là mỹ phẩm: Sản phẩm chống muỗi, nước hoa xịt phòng, nước xả vải, nước tẩy bồn cầu, dung dịch ô xi già, cồn sát trùng 700, cồn 900, sản phẩm làm sạch răng giả không tiếp xúc với khoang miệng, lông mi giả, dung dịch vệ sinh mắt/mũi/tai, sản phẩm chống nghẹt mũi, sản phẩm chống ngáy, gel bôi trơn âm đạo, gel siêu âm, sản phẩm tiếp xúc với bộ phận sinh dục trong, dung dịch thụt trực tràng, gây tê, giảm/kiểm soát sự sưng tấy/phù nề, chữa viêm da, giảm dị ứng, diệt nấm, diệt virus, sản phẩm kích thích mọc tóc/mọc lông mi, sản phẩm loại bỏ/giảm mỡ/giảm béo/giảm kích thước của cơ thể, sản phẩm giảm cân, ngăn ngừa/dừng sự phát triển của lông, sản phẩm dừng quá trình ra mồ hôi, mực xăm vĩnh viễn, sản phẩm xóa sẹo, giảm sẹo lồi, sản phẩm làm sạch vết thương, …

Hồ sơ công bố mỹ phẩm online hay bắt buộc nộp bản cứng?

Hiện nay tất cả phải nộp bản online
– Trước 10/2015: Nộp bản cứng trực tiếp tại Phòng công bố mỹ phẩm thuộc Bộ Y Tế
– Sau 10/2015-31/12/2016: nộp online tại: http://congbomypham.cqldvn.gov.vn/Pages/homepage.zul do cục Dược quản lý
– Từ 1/1/2017: nộp online tại: https://vnsw.gov.vn/ do Tổng Cục Hải quan quản lý

Hồ sơ công bố mỹ phẩm nhập khẩu bao gồm những gì?

Giấy chứng nhận lưu hành tự do hay còn gọi là CFS (certificate of free sales): Mẫu này phải do cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài cấp và được hợp pháp hoá lãnh sự. Đây là tài liệu được kiểm tra và quản lý chặt chẽ vì gần như là tài liệu gốc của sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu. CFS ở mỗi nước thường khác nhau, có trường hợp khách hàng tự cấp CFS cho mình sẽ không được chấp nhận
Từ ngày 01/02/2020, hồ sơ công bố mỹ phẩm nhập khẩu từ 6 nước thành viên mà hiệp định CPTPP đã phê chuẩn và có hiệu lực (Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada, Mexico và Úc) sẽ được miễn xuất trình CFS. Cụ thể tại thông tư 29/2020/TT-BYT quy định như sau:

4. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu được quy định như sau:
a) Trường hợp miễn CFS bao gồm:
– Sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất tại nước thành viên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương mà việc tham gia Hiệp định này đã được cơ quan có thẩm quyền của nước đó phê chuẩn và có hiệu lực (sau đây viết tắt là nước thành viên CPTPP);
– Sản phẩm mỹ phẩm được lưu hành và xuất khẩu từ nước thành viên CPTPP: Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường phải nộp tài liệu chứng minh sản phẩm được lưu hành tại nước thành viên CPTPP do cơ quan có thẩm quyền nước thành viên CPTPP cấp (giấy phép lưu hành sản phẩm mỹ phẩm hoặc phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được cấp số tiếp nhận hoặc văn bản pháp lý khác có chứng nhận sản phẩm được lưu hành tại nước thành viên CPTPP) được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp giấy tờ pháp lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết tắt là Việt Nam) là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại giữa Việt Nam và quốc gia cấp;
+ Được cơ quan ngoại giao nước ngoài hoặc cơ quan quản lý nhà nước về mỹ phẩm có thẩm quyền hoặc cơ quan cấp giấy tờ pháp lý của nước thành viên CPTPP gửi văn bản hoặc thư điện tử đến Cục Quản lý Dược xác nhận giấy tờ pháp lý;
+ Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường gửi kết quả tự tra cứu giấy tờ pháp lý từ trang thông tin điện tử (website tiếng Anh) của cơ quan cấp giấy tờ pháp lý của nước thành viên CPTPP có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp kèm theo văn bản cung cấp thông tin về đường dẫn tra cứu đến Cục Quản lý Dược. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, tính chính xác của các giấy tờ, thông tin này và kết quả tự tra cứu của doanh nghiệp;
– Sản phẩm mỹ phẩm đã được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm tại nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường phải nộp Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được cấp số tiếp nhận tại nước thuộc ASEAN được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại giữa Việt Nam và quốc gia cấp;
+ Được cơ quan ngoại giao nước ngoài hoặc cơ quan quản lý nhà nước về mỹ phẩm có thẩm quyền hoặc cơ quan cấp Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm của nước thành viên ASEAN gửi văn bản hoặc thư điện tử đến Cục Quản lý Dược xác nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm;
+ Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường gửi kết quả tự tra cứu Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm từ website tiếng Anh của cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước thành viên ASEAN cấp số Phiếu tiếp nhận công bố sản phẩm mỹ phẩm có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp kèm theo văn bản cung cấp thông tin về đường dẫn tra cứu đến Cục Quản lý Dược. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, tính chính xác của các giấy tờ, thông tin này và kết quả tự tra cứu của doanh nghiệp;
b) Ngoài các trường hợp miễn CFS quy định tại điểm a khoản này, hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu phải có CFS đáp ứng các yêu cầu sau đây:
– CFS do cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất hoặc nước xuất khẩu mỹ phẩm vào Việt Nam cấp còn thời hạn hiệu lực (bản chính hoặc bản sao chứng thực). Trường hợp CFS không nêu thời hạn thì phải là bản được cấp trong vòng 24 tháng kể từ ngày cấp;
– CFS phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp CFS đáp ứng một trong các quy định sau đây:
+ Được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại giữa Việt Nam và quốc gia cấp;
+ Có văn bản hoặc thư điện tử do cơ quan có thẩm quyền cấp CFS hoặc cơ quan ngoại giao nước ngoài gửi đến Cục Quản lý Dược có nội dung xác nhận thông tin của CFS;
– CFS phải có tối thiểu các thông tin quy định tại Điều 36 Luật quản lý ngoại thương và khoản 3 Điều 10 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương (sau đây gọi tắt là Nghị định số 69/2018/NĐ-CP).

Ủy quyền của hãng cho công ty nhập khẩu hoặc phân phối: Uỷ quyền nhập khẩu mỹ phẩm không có mẫu tuy nhiên phải đáp ứng quy định tại điều 6 thông tư 06/2011/TT-BYT. Giấy uỷ quyền phải ghi chính xác tên giống như CFS và đầy đủ tên của chủ sở hữu sản phẩm, tên đơn vị sản xuất, cam kết cung cấp hồ sơ PIF khi có kiểm tra…Tham khảo mẫu uỷ quyền công bố mỹ phẩm nhập khẩu chuẩn. Các doanh nghiệp thường làm sai uỷ quyền như: Không có thời hạn ủy quyền; trên ủy quyền công ty nước ngoài không nêu nội dung ủy quyền cho công ty ở Việt Nam đứng tên làm công bố mỹ phẩm tại Cục Dược hay Bộ Y tế; Không có phần chứng thực chữ ký cho người đại diện hãng ký ( phần nội dung xác minh người kí ủy quyền là đúng người, đúng hãng)

Bảng thành phần của mỹ phẩm nhập khẩu: Bảng thành phần này phải kiểm tra trên Annex 2015 cụ thể các chất không được phép sử dụng trong mỹ phẩm (Phụ lục II); Các chất dùng trong mỹ phẩm có quy định giới hạn nồng độ, hàm lượng (Phụ lục III). Nếu thành phần không đáp ứng sẽ không được cấp số công bố

– Còn lại là đăng ký kinh doanh để lập tài khoản hải quan một cửa; thông tin về dạng sản phẩm; công dụng của mỹ phẩm nhập khẩu; chữ ký và dấu của giám đốc (do cấp online nên sẽ cần bản scan chữ ký và dấu của giám đốc)

Lưu ý khi làm thủ tục công bố mỹ phẩm

1. Thời gian thực hiện thủ tục công bố mỹ phẩm? Theo quy định, thời gian cấp số công bố mỹ phẩm là 8 ngày làm việc. Tuy nhiên trên thực tế khi gửi hồ sơ xong thường phải chờ phòng kế toán duyệt thông tin nộp phí nên thời gian tính từ lúc phòng kế toán duyệt phí và đẩy hồ sơ sang phòng chuyên môn. Thực tế sẽ từ 15 – 30 ngày mới hoàn thiện một thủ tục công bố mỹ phẩm nhập khẩu
2. Giá trị của bản công bố mỹ phẩm? Bản công bố mỹ phẩm có giá trị trong vòng 5 năm theo quy định
3. Thực hiện công bố mỹ phẩm ở đâu? Đơn vị duy nhất cấp công bố mỹ phẩm nhập khẩu là Phòng quản lý mỹ phẩm – Cục quản lý dược (Bộ Y Tế)
4. Lưu ý trong quá trình làm hồ sơ công bố mỹ phẩm nhập khẩu?
– Nên ghi tên thành phần của sản phẩm trên mỹ phẩm theo tên danh pháp quốc tế. Nên ghi đầy đủ tỉ lệ phần trăm các thành phần nhé, dù cục Dược vẫn chấp nhận không ghi tỉ lệ (bắt buộc với những chất có giới hạn) nhưng vì thời hạn 5 năm nên sẽ có vấn đề phát sinh không mong muốn nên cứ làm chuẩn theo luật cho chắc, không ai bắt bẻ được.
– Khi đóng tiền nộp tiền đóng phí nhà nước phải ghi số báo thu vào nếu không hồ sơ của bạn sẽ treo ở phòng kế toán luôn, khi nào có giấy báo thu mới đưa lên phòng chuyên viên xử lý

Về công bố tính năng, mục đích sử dụng sản phẩm mỹ phẩm
Việc công bố tính năng của sản phẩm mỹ phẩm (nêu ở phần mục đích sử dụng cũng như tên sản phẩm) phải đáp ứng Hướng dẫn của ASEAN về công bố tính năng của sản phẩm mỹ phẩm.
Dưới đây là một số từ, cụm từ thường gặp không được chấp nhận trong việc công bố tính năng mỹ phẩm theo từng loại sản phẩm. Tuy nhiên, danh sách này không được xem là một danh sách đầy đủ, quyết định cuối cùng vẫn là của cơ quan quản lý:

Loại Sản phẩm
(Product type)
Câu giới thiệu tính năng sản phẩm không được chấp nhận (Unacceptable claims)
Chăm sóc tóc
Hair care products
● Loại bỏ gàu vĩnh viễn
Eliminates dandruff permanently
● Phục hồi tế bào tóc/nang tóc
Restores hair cells
● Làm dày sợi tóc
Thicken hair
● Chống rụng tóc
Hair loss can be arrested or reversed
● Kích thích mọc tóc
Stimulates hair growth
Sản phẩm làm rụng lông
Depilatories
● Ngăn ngừa/làm chậm lại/dừng sự phát triển của lông
Stops/retards/prevents hair growth
Sản phẩm dùng cho móng tay, móng chân
Nail products
● Đề cập đến việc nuôi dưỡng làm ảnh hưởng đến sự phát triển móng
Reference to growth resulting from nourishment
Sản phẩm chăm sóc da
Skin products
● Ngăn chặn, làm giảm hoặc làm đảo ngược những thay đổi sinh lý và sự thoái hóa do tuổi tác
Prevents, reduces or reverses the physiological changes and degeneration conditions brought about by aging
● Xóa sẹo
Removes scars
● Tác dụng tê
Numbing effect
● Trị mụn, chữa khỏi, làm lành mụn
Prevents, heals, treats or stops acne
● Giảm/kiểm soát sự sưng tấy/phù nề
Reduces/controls swelling/oedema
● Diệt nấm
Fungicidal action
● Diệt virus
Virucidal action
● Giảm dị ứng
Allergy relief
● Chữa viêm da
Dermatitis treatment
● Giảm cân
Weight-loss
● Giảm kích thước cơ thể
Lose centimetres
● Loại bỏ/giảm mỡ/giảm béo
Removes/burns fat
● Trị cellulite
Treatment of cellulite
● Săn chắc cơ thể/săn chắc ngực
Body firming/bust firming
● Nâng ngực
Bust lifting
● Trị nám
Treatment of melasma/burnt
● Trị sắc tố
Treatment of pigment/melanin
● Hồng núm vú (trừ sản phẩm trang điểm)
Pink nipple (except for makeup products)
● Làm sạch vết thương
Wound cleansing
Sản phẩm vệ sinh và chăm sóc răng miệng
Oral or dental hygiene products
● Chữa trị hay phòng chống các bệnh áp-xe răng, song nướu, viêm lợi, loét miệng, nha chu, chảy mủ quanh răng, viêm vòm miệng, răng bị xô lệch, bệnh về nhiễm trùng răng miệng
Treatment or prevention of dental abscess, gumboils, inflammation, mouth ulcers, periodontitis, pyorrhoea, periodontal disease, stomatitis, thrush or any oral diseases or infections
● Làm trắng lại các vết ố do Tetracyline
Whitens tetracycline-induced stains
Sản phẩm ngăn mùi
Deodorants & Anti-perspirants
● Dừng quá trình ra mồ hôi
Completely prevents sweating/perspiration
Nước hoa/ Chất thơm Perfumes/fragrances/ colognes ● Tăng cường cảm xúc
Strengthen emotion
● Hấp dẫn giới tính
Aphrodisiac or hormonal attraction

Các từ
mang ý nghĩa chữa cho khỏi như “trị”, “điều trị”, “chữa
trị” không được chấp nhận trong việc công bố tính năng cũng như đặt tên sản
phẩm mỹ phẩm (Ví dụ: trị gàu, trị nám, trị mụn, trị viêm lợi, …)

Những sản phẩm có mục đích sử dụng khử trùng, khử khuẩn, kháng khuẩn (Antiseptic, Antibacterial) chỉ được chấp nhận phù hợp với tính năng sản phẩm mỹ phẩm nếu được công bố là công dụng thứ hai của sản phẩm. Ví dụ: sản phẩm “Xà phòng rửa tay” có công dụng thứ nhất là làm sạch da tay, công dụng thứ hai là kháng khuẩn thì được chấp nhận đối với mỹ phẩm. Một số công bố tính năng không được chấp nhận đối với mỹ phẩm nếu điều chỉnh lại cho phù hợp với tính năng của mỹ phẩm thì được chấp nhận. Ví dụ: “Loại bỏ hoàn toàn dầu cho da” thành “Giúp loại bỏ dầu cho da” , “Trị gàu” thành “Làm sạch gàu”, “Trị mụn” thành “Làm giảm mụn/ngăn ngừa mụn”, “Trị nám” thành “Làm mờ vết nám”, “Săn chắc cơ thể” thành “Săn chắc da”, “Săn chắn ngực” thành “Săn chắc da vùng ngực”, ….

Không cần phiếu công bố mỹ phẩm khi làm thủ tục hải quan

Trước đây theo quy định cũ tại khoản 1 điều 35 thông tư 06/2011/TT-BYT trước khi tiến hành nhập khẩu mỹ phẩm doanh nghiệp phải làm thủ tục “công bố mỹ phẩm nhập khẩu” tại Cục Dược – Bộ Y Tế:

Điều 35. Nhập khẩu mỹ phẩm
1. Các sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục Quản lý dược – Bộ Y tế cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm còn hiệu lực được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Thủ tục nhập khẩu thực hiện tại cơ quan Hải quan theo quy định hiện hành. Khi làm thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp xuất trình với cơ quan Hải quan Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục Quản lý dược – Bộ Y tế cấp số tiếp nhận.

Quy định cũ này gây mất thời gian cho doanh nghiệp khi tiến hành làm thủ tục nhập khẩu do thông tin công bố đã được thể hiện trên hệ thống hải quan một cửa quốc gia. Tuy nhiên quy định này đã được bãi bỏ theo điều 12 nghị định 155/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 12/11/2018.

Điều 12. Bãi bỏ một số văn bản, quy định thuộc lĩnh vực mỹ phẩm
2. Bãi bỏ một số quy định của Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm:
a) Khoản 2 Điều 4.
b) Điểm b, d và g khoản 1 Điều 34.
c) Khoản 1 Điều 35

Theo quy định mới này, các doanh nghiệp khi tiến hành nhập khẩu mỹ phẩm không cần XUẤT TRÌNH phiếu tiếp nhận công bố mỹ phẩm khi làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp vẫn cần làm thủ tục công bố mỹ phẩm để tiến hành bán mỹ phẩm ra thị trường theo quy định tại điều 3 thông tư 06/2011/TT-BYT như sau:

Điều 3. Quy định về việc công bố sản phẩm mỹ phẩm
1. Các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường chỉ được phép đưa mỹ phẩm ra lưu thông khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hậu mại khi sản phẩm lưu thông trên thị trường.

Cụ thể hơn, ngày 07/12/2018 cục quản lý dược đã có công văn số 22469/QLD-MP về việc triển khai thực hiện nghị định 155/2018/NĐ-CP. 

1. Điểm c Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP nêu trên quy định: Bãi bỏ nội dung khoản 1 Điều 35 Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm. Theo đó doanh nghiệp khi làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm, không cần xuất trình với cơ quan Hải quan Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm, doanh nghiệp chỉ cần khai báo và cơ quan Hải quan sẽ tra cứu thông tin về số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế cấp trên hệ thống cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin một cửa quốc gia (tại địa chỉ: http://vnsw.gov.vn).
2. Đối với trường hợp các sản phẩm được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm trên hệ thống công bố mỹ phẩm của Bộ Y tế (giai đoạn chưa kết nối với Cổng thông tin một cửa quốc gia), Cục Quản lý Dược đã có công văn số 5602/QLD-MP ngày 25/4/2017 gửi Tổng Cục Hải quan và Trung tâm giải pháp công nghệ thông tin và viễn thông Viettel – Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đề nghị Tổng Cục Hải quan phối hợp với Viettel chuyển cơ sở dữ liệu từ hệ thống công bố mỹ phẩm của Bộ Y tế sang hệ thống cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin một cửa quốc gia để phục vụ cho tác nghiệp của các cơ quan chức năng có liên quan.

Do vậy, doanh nghiệp khi làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm không cần xuất trình với cơ quan Hải quan Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm. Doanh nghiệp chỉ cần khai báo và cơ quan Hải quan sẽ tra cứu thông tin về số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế cấp trên hệ thống cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Ngoài ra, đối với trường hợp các sản phẩm được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm trên hệ thống công bố mỹ phẩm của Bộ Y tế ( giai đoạn chưa kết nối với Cổng thông tin một cửa quốc gia), Cục Quản lý Dược và Tổng cục Hải quan sẽ phối hợp chuyển cơ sở dữ liệu từ hệ thống công bố mỹ phẩm của Bộ Y tế sang hệ thống cơ sở dữ liệu của Cổng thông tin một cửa quốc gia để phục vụ cho tác nghiệp của các cơ quan chức năng có liên quan.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài. Vậy điều kiện và thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế như thế nào?

Kinh doanh lữ hành quốc tế là gì?

Theo quy định tại khoản 9 điều 3 luật du lịch 2017 quy định: “Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch“. Cụ thể tại khoản 2 điều 30 luật du lịch 2017 quy định: “Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài“.

Theo đó, kinh doanh lữu hành quốc tế là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình cho khách du lịch quốc tế đến VN và khách du lịch ra nước ngoài.

Điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế

Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phải đáp ứng theo quy định tại khoản 2 điều 31 luật du lịch 2017, điều 14 nghị định 168/2017/NĐ-CP điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế bao gồm:
– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
– Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng cụ thể:
250.000.000 (Hai trăm năm mươi triệu) đồng đối với kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam:
500.000.000 (Năm trăm triệu) đồng đối với kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài
Nếu kinh doanh cả 2 loại thì áp dụng mức ký quỹ là 500 triệu đồng
– Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành gồm một trong các chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Quản trị lữ hành; Điều hành tour du lịch; Marketing du lịch; Du lịch; Du lịch lữ hành; Quản lý và kinh doanh du lịch. Trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

Ngành nghề kinh doanh lữ hành quốc tế

Đối với ngành nghề kinh doanh về lữ hành quốc tế theo quy định tại quyết định 27/2018/QĐ-TTg thực hiện như sau:

Tên ngành Mã ngành
Đại lý du lịch 7911
Điều hành tua du lịch
Chi tiết:
– Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế (Điều 30 Luật du lịch 2017)
7912

Hồ sơ đề nghị cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế

Hồ sơ xin cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế theo quy định tại Khoản 2 điều 32 luật du lịch 2017 gồm
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế (Mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL) 
– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
– Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
– Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành
– Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Trình tự cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế nộp tại Tổng tục du lịch
Bước 2: Trong thời gian 10 ngày làm việc tổng cục du lịch xem xét hồ sơ và cấp phép cho đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế
Lệ phí: 3.000.000 VNĐ/giấy phép (thông tư 33/2018/TT-BTC)

Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế

Đển với LVNLAW khách hàng sẽ được tư vấn, hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ để thực hiện việc xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lư hành quốc tế gồm các nội dung sau:
– Tư vấn  cho quý khách hàng các vấn đề liên quan đến kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
– Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép cho quý khách hàng theo quy định của pháp luật
– Soạn thảo các giấy tờ cần thiết để hoàn thiện hồ sơ xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
– Liên hệ với ngân hàng để làm thủ tục ký quỹ cho khách hàng
– Nộp hồ sơ và theo dõi hồ sơ xin giấy phép tại Tổng tục du lịch

Câu hỏi thường gặp

1. Lệ phí nhà nước khi xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế? Lệ phí cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế là 3.000.000 VNĐ theo quy định tại thông tư 33/2018/TT-BTC
2. Cơ quan cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế? Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được cấp phép tại tổng cục du lịch Số 80 Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
3. Thời gian cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế? Sau 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ tổng cục du lịch có trách nhiệm cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa là một trong những ngành nghề có điều kiện theo quy định của Luật du lịch 2017. Để có thể hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện và yêu cầu nào? Thủ tục, hồ sơ, trình tự xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa cụ thể như thế nào?

Kinh doanh lữ hành nội địa là gì?

Theo quy định tại khoản 9 điều 3 luật du lịch 2017 quy định: “Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch“. Mặt khác, về phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại khoản 1 điều 30 quy định: “Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phục vụ khách du lịch nội địa“. Như vậy, có thể thấy hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa là việc xây dựng, tổ chức các tour du lịch cho khách hàng tại Việt Nam

Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa

Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa được quy định tại khoản 1 điều 31 Luật du lịch 2017 và điều 14 nghị định 168/2017/NĐ-CP như sau:
– Là doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp có ngành nghề về kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa (hộ kinh doanh không được kinh doanh lữ hành nội địa)
– Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng
– Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành gồm một trong các chuyên ngành
a) Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
b) Quản trị lữ hành;
c) Điều hành tour du lịch;
d) Marketing du lịch;
đ) Du lịch;
e) Du lịch lữ hành;
g) Quản lý và kinh doanh du lịch.
trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

Tên ngành Mã ngành
Đại lý du lịch 7911
Điều hành tua du lịch
Chi tiết:
– Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa (Điều 30 Luật du lịch 2017)
7912

Hồ sơ xin cấp phép kinh doanh lữ hành nội địa

Hồ sơ xin cấp phép kinh doanh lữ hành nội địa theo quy định tại Khoản 1 điều 32 luật du lịch 2017 gồm
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa (Mẫu số 04 thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL)
– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
– Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;
– Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành

Trình tự xin cấp phép kinh doanh lữ hành nội địa

Bước 1: Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở;
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa

– Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các dịch vụ du lịch, chương trình du lịch cho khách du lịch theo phạm vi kinh doanh quy định trong giấy phép;
– Bảo đảm duy trì các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định; công khai tên doanh nghiệp, số giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên biển hiệu tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch, trong hợp đồng lữ hành, trên ấn phẩm quảng cáo và trong giao dịch điện tử;
– Thông báo về việc thay đổi người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành, gửi hồ sơ về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành thay thế cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trong thời hạn 15 ngày kể từ khi thay đổi;
– Cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch cho khách du lịch;
– Mua bảo hiểm cho khách du lịch trong thời gian thực hiện chương trình du lịch, trừ trường hợp khách du lịch đã có bảo hiểm cho toàn bộ chương trình du lịch;
– Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng lữ hành; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch trong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng;
– Chấp hành, phổ biến, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, quy định của nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam và nơi đến du lịch; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch trong thời gian tham gia chương trình du lịch;
– Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, lưu giữ hồ sơ theo quy định của pháp luật;
– Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch; kịp thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tai nạn, rủi ro xảy ra với khách du lịch và có biện pháp khắc phục hậu quả;
– Quản lý khách du lịch theo chương trình du lịch đã thỏa thuận với khách du lịch.

Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

Đển với LVNLAW khách hàng sẽ được tư vấn, hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ để thực hiện việc xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lư hành nội địa gồm các nội dung sau:
– Tư vấn  cho quý khách hàng các vấn đề liên quan đến kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
– Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép cho quý khách hàng theo quy định của pháp luật
– Soạn thảo các giấy tờ cần thiết để hoàn thiện hồ sơ xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
– Liên hệ với ngân hàng để làm thủ tục ký quỹ cho khách hàng
– Nộp hồ sơ và theo dõi hồ sơ xin giấy phép tại Sở du lịch

Thành lập công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

Về lựa chọn loại hình kinh doanh: tổ chức, cá nhân đầu tư vốn có thể thành lập công ty nào, việc lựa chọn hình thức thành lập nào sẽ phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố sau:
– Số lượng thành viên đầu tư góp vốn kinh doanh
– Phương châm, định hướng kinh doanh
Về vốn đầu tư: Ngành nghề kinh doanh này không có yêu cầu về vốn pháp định tuy nhiên mức ký quỹ tối thiểu 100 triệu đồng, do vậy vốn tối thiểu là 100 triệu động
Về ngành nghề kinh doanh: Công ty kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ lữ hành nội địa bắt buộc phải có ngành nghề về kinh doanh lữ hành nội địa. Ngoài ra, Luật doanh nghiệp Việt Nam không hạn chế số lượng ngành nghề doanh nghiệp đăng ký. Do vậy, doanh nghiệp có thể lựa chọn đăng ký thêm các ngành nghề được quy định trong Quyết định 27/2018/QĐ-TTg  mà mình dự định sẽ hoạt động trong tương lai.

Các lưu ý khi cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

1. Lệ phí cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa? Lệ phí cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa là 3.000.000 VNĐ theo quy định tại thông tư 33/2018/TT-BTC

2. Cơ quan nào cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa? Thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa là Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở

3. Thời hạn cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa? Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Du Lịch có trách nhiệm cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa cho doanh nghiệp

4. Hộ kinh doanh có được phép kinh doanh lữ hành nội địa? Chỉ doanh nghiệp mới được kinh doanh lữ hành nội địa. Trường hợp hộ kinh doanh muốn kinh doanh lữ hành nội địa tham khảo chuyển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp

5. Ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa ở đâu? Doanh nghiệp có thể liên hệ ngân hàng bất kỳ để thực hiện ký quỹ và được cấp giấy chứng nhận ký quỹ theo mẫu 01 nghị định 168/2017/NĐ-CP. Khoản ký quỹ này sẽ không được rút trong suốt quá trình kinh doanh và hưởng lãi suất thông thường

6. Thời hạn của giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa? Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa không có thời hạn. Do vậy, giấy phép chỉ hết giá trị khi chủ doanh nghiệp có nhu cầu ngừng hoạt động kinh doanh

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Hoá đơn điện tử cũng như hoá đơn giấy, trong một số trường hợp vẫn có thể bị viết sai như các hoá đơn giấy. Tuy nhiên cách thức xử lý đối với hoá đơn điện tử đã lập bị viết sai là tương đối khác nhau so với hoá đơn giấy.

Xử lý hóa đơn có mã của cơ quan thuế theo nghị định 123/2020/NĐ-CP và thông tư 78/2021/TT-BTC

Điều 19. Xử lý hóa đơn có sai sót
1. Trường hợp người bán phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn điện tử mới, ký số gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua. Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế.
2. Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:
a) Trường hợp có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót thì người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn. Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn điện tử có sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này, trừ trường hợp hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có sai sót nêu trên chưa gửi dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế.
b) Trường hợp có sai: mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử như sau:
b1) Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.
b2) Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.
Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).
c) Đối với ngành hàng không thì hóa đơn đổi, hoàn chứng từ vận chuyển hàng không được coi là hóa đơn điều chỉnh mà không cần có thông tin “Điều chỉnh tăng/giảm cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… ngày… tháng… năm”. Doanh nghiệp vận chuyển hàng không được phép xuất hóa đơn của mình cho các trường hợp hoàn, đổi chứng từ vận chuyển do đại lý xuất.
3. Trường hợp cơ quan thuế phát hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã lập có sai sót thì cơ quan thuế thông báo cho người bán theo Mẫu số 01/TB-RSĐT Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định này để người bán kiểm tra sai sót.
Theo thời hạn thông báo ghi trên Mẫu số 01/TB-RSĐT Phụ lục IB, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này về việc kiểm tra hóa đơn điện tử đã lập có sai sót.
Hết thời hạn thông báo ghi trên Mẫu số 01/TB-RSĐT Phụ lục IB mà người bán không thông báo với cơ quan thuế thì cơ quan thuế tiếp tục thông báo lần 2 cho người bán theo Mẫu số 01/TB-RSĐT Phụ lục IB. Trường hợp quá thời hạn thông báo lần 2 ghi trên Mẫu số 01/TB-RSĐT Phụ lục IB mà người bán không có thông báo thì cơ quan thuế xem xét chuyển sang trường hợp kiểm tra về sử dụng hóa đơn điện tử.
4. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, cơ quan thuế thông báo về việc tiếp nhận và kết quả xử lý theo Mẫu số 01/TB-HĐSS Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định này. Hóa đơn điện tử đã hủy không có giá trị sử dụng nhưng vẫn được lưu trữ để phục vụ tra cứu.

Tóm lại:
1. Nếu sai tên, địa chỉ không cần xóa bỏ hay lập hóa đơn thay thế, chọn mục giải trình với cơ quan thuế. Trên thực tế khi thực hiện tại phần mềm cung cấp hóa đơn điện tử của các nhà cung cấp đơn vị không cần làm riêng Mẫu số 04/SS-HĐĐT. Phần này đã được tích hợp sẵn trên hệ thống phần mềm hóa đơn điện tử (Ví dụ: Bkav). Đơn vị chỉ cần chọn vào hóa đơn điện tử và chọn phần giải trình với cơ quan thuế, sau đó nhập nội dung giải trình và ký gửi cơ quan thuế

2. Sai mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng: Lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn sai sót (Nếu hai bên có thỏa thuận thì lập thêm bên bản thỏa thuận, còn lại thì ko cần lập). Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm

MẪU BIÊN BẢN THỎA THUẬN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
—————

BIÊN BẢN THỎA THUẬN ĐIỀU CHỈNH HÓA ĐƠN SAI SÓT

Bên A:
Mã số thuế:
Địa chỉ:
Đại diện
Bên B:
Mã số thuế:
Địa chỉ:
Đại diện
Hai bên thống nhất lập biên bản thỏa thuận điều chỉnh GTGT số………., ký hiệu………ngày ………. cụ thể như sau:
Lý do điều chỉnh:
NỘI DUNG TRƯỚC KHI ĐIỀU CHỈNH:
HAI BÊN THỐNG NHẤT ĐIỀU CHỈNH LẠI ĐỊA CHỈ NHƯ SAU:
Biên bản được lập thành 02 (hai) bản, mỗi bên giữ 01 (một) bản, có giá trị pháp lý như nhau.

Chữ ký hai bên

Xử lý hóa đơn điện tử theo thông tư 32/2011/TT-BTC

Khi hóa đơn có sai sót, kế toán phải căn cứ vào nội dung , trường hợp sai sót cụ thể để đưa ra phương án điều chỉnh đúng quy định. Theo điều 9 , thông tư 32/2011/TT-BTC

Điều 9. Xử lý đối với hóa đơn điện tử đã lập
1. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế, nếu phát hiện sai thì chỉ được hủy khi có sự đồng ý và xác nhận của người bán và người mua. Việc huỷ hóa đơn điện tử có hiệu lực theo đúng thời hạn do các bên tham gia đã thoả thuận. Hóa đơn điện tử đã hủy phải được lưu trữ phục vụ việc tra cứu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Người bán thực hiện lập hóa đơn điện tử mới theo quy định tại Thông tư này để gửi cho người mua, trên hóa đơn điên tử mới phải có dòng chữ “hóa đơn này thay thế hóa đơn số…, ký hiệu, gửi ngày tháng năm.
2. Trường hợp hóa đơn đã lập và gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của cả hai bên ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điện tử điều chỉnh sai sót. Hoá đơn điện tử lập sau ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn điện tử số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điện tử điều chỉnh, người bán và người mua thực hiện kê khai điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và hóa đơn hiện hành. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).

Sau đây là từng trường hợp cụ thể như sau:
1. Nếu chưa gửi hóa đơn cho khách hàng thì được phép xóa hóa đơn lập sai và xuất hóa đơn mới (Theo công văn 3411/ TCT-CS ngày 29/8/2019)
2. Nếu đã gửi hóa đơn điện tử đã lập sai cho khách hàng thì xác định lại xem hóa đơn đó đã được kê khai thuế hay chưa ?
– Nếu chưa khai thuế => Lập biên bản hủy hóa đơn , biên bản thỏa thuận 2 bên, lập hóa đơn thay thế
– Nếu đã kê khai thế => Lập biên bản điều chỉnh , xuất hóa đơn điều chỉnh sai sót
– Riêng đối với trường hợp sai tên công ty, địa chỉ nhưng đúng mã số thuế thì chỉ cần lập biên bản điều chỉnh.
3. Lập và ký biên bản điều chỉnh hóa đơn
Để đảm bảo nguyên tắc: Biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử phải có đủ chữ ký của bên mua và bên bán
– Nếu bên mua có chữ ký điện tử thì biên bản điều chỉnh được lập và ký điện tử
– Nếu bên mua không có chữ ký điện tử thì biên bản điều chỉnh phải được lập bằng giấy và ký trực tiếp

Theo quy định tại điều 24 nghị định 119/2018/NĐ-CP việc xử lý hoá đơn điện tử không có mã đã lập như sau:

Điều 24. Xử lý đối với hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã lập
1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã lập hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế và gửi cho người mua có sai sót (do người bán hoặc người mua phát hiện) thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, đồng thời người bán thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này về việc hủy hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và lập hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn đã lập có sai sót gửi cho người mua, cơ quan thuế.
2. Trường hợp sau khi nhận dữ liệu hóa đơn, cơ quan thuế phát hiện hóa đơn điện tử đã lập có sai sót thì cơ quan thuế thông báo cho người bán theo Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này để người bán kiểm tra sai sót. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan thuế, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này về việc hủy hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế và lập hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua, cơ quan thuế.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc xử lý hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có sai sót quy định tại Điều này.

Theo đó khi hoá đơn điện tử bị sai sót cần làm các công việc sau đây:
– Lập văn bản thoả thuận ghi rõ sai sót
– Lập thông báo huỷ hoá đơn điện tử (mẫu số 04) gửi cho cơ quan thuế. (Đối với hoá đơn giấy là xoá bỏ thì hoá đơn điện tử là huỷ, khách hàng lưu ý phần này)

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Quy định pháp luật
– Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
– Nghị định 135/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 46/2017/nđ-cp ngày 21 tháng 4 năm 2017 của chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
– Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học

Điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ

Điều kiện đối với trung tâm ngoại ngữ theo quy định tại điều 48 nghị định 46/2017/NĐ-CP như sau:
– Có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập của người có thẩm quyền
– Có cán bộ quản lý, giáo viên, kỹ thuật viên giảng dạy lý thuyết, thực hành bảo đảm trình độ chuyên môn theo quy định; kế toán, thủ quỹ đáp ứng yêu cầu hoạt động của trung tâm. Số lượng giáo viên phải bảo đảm tỷ lệ trung bình không quá 25 học viên/1 giáo viên/ca học.
– Có đủ phòng học, phòng chức năng phù hợp, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo; phòng làm việc cho bộ máy hành chính theo cơ cấu tổ chức của trung tâm để phục vụ công tác quản lý, đào tạo. Phòng học đủ ánh sáng, có diện tích tối thiểu bảo đảm 1,5 m2/học viên/ca học.
– Có giáo trình, tài liệu, thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập theo yêu cầu của chương trình đào tạo; có thư viện, cơ sở thí nghiệm, thực tập, thực hành và các cơ sở vật chất khác đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ.

Điều kiện với giám đốc trung tâm (theo quy chế)
– Có nhân thân tốt;
– Có năng lực quản lý;
– Tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ ngoại ngữ tối thiểu bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương (đối với giám đốc trung tâm ngoại ngữ).
– Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Điều kiện với giáo viên (theo quy chế)
Giáo viên là người Việt Nam đủ Điều kiện dạy ngoại ngữ khi đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
– Có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên;
– Có bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
(Kèm theo sơ yếu lý lịch, giấy tờ pháp lý của giáo viên)

Giáo viên là người bản ngữ dạy ngoại ngữ (đối với từng ngoại ngữ cụ thể): Có bằng cao đẳng trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp.

Giáo viên là người nước ngoài đủ Điều kiện dạy ngoại ngữ khi đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
– Có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên;
– Có bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp;
– Có bằng cao đẳng trở lên, chứng chỉ năng lực ngoại ngữ từ bậc 5 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp.

Hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ

Hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ theo quy định tại điều 47 nghị định 46/2017/NĐ-CP gồm các hồ sơ, tài liệu sau:
– Tờ trình đề nghị thành lập trung tâm ngoại ngữ
– Đề án thành lập trung tâm ngoại ngữ gồm các nội dung: Tên trung tâm, loại hình trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm; mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm; chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo; cơ sở vật chất của trung tâm; cơ cấu tổ chức của trung tâm, Giám đốc, các Phó Giám đốc (nếu có), các tổ (hoặc phòng chuyên môn); sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm Giám đốc trung tâm;
– Dự thảo nội quy tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ

Trình tự thành lập trung tâm ngoại ngữ

Bước 1: Hồ sơ gửi tới Sở giáo dục và đào tạo nơi công ty đặt trụ sở
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra các điều kiện theo quy định.
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền quyết định thành lập, cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học quy định tại khoản 1 Điều này quyết định thành lập, cho phép thành lập nếu đủ điều kiện; nếu chưa quyết định thành lập thì có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Mức lương tối thiểu vùng là gì?

Mức lương tối thiểu vùng có thể hiểu là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động đối với công việc đơn giản nhất trong một khu vực xác định. Cụ thể tại điều 91 bộ luật lao động 2019 quy định như sau:

Điều 91. Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Đặc điểm của mức lương tối thiểu vùng

Mức lương tối thiểu vùng tại Việt Nam có một số lưu ý như sau:
– Mức lương tối thiểu vùng được chia ra làm 4 khu vực
– Mức lương tối thiểu vùng phân chia theo trình độ, tay nghề của người lao động
– Mức lương tối thiểu vùng có thể thay đổi theo quy định (thường là hàng năm)

Mức lương tối thiểu các năm (Đơn vị tính: Nghìn đồng)

Thời gian áp dụng Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV Cơ sở pháp lý
2009 800 740 690 650 Nghị định 110/2008/NĐ-CP
Từ 01/01/2010 -31/12/2010 980 880 810 730 Nghị định 97/2009/NĐ-CP
Từ 01/01/2011 – 30/9/2011 1350 1200 1050 830 Nghị định 108/2010/NĐ-CP
Từ 01/10/2011 – 31/12/2012 2000 1780 1550 1400 Nghị định 70/2011/NĐ-CP
Từ 01/01/2013 – 31/12/2013 2350 2100 1800 1650 Nghị định 103/2012/NĐ-CP
Từ 01/01/2014 – 31/12/2014 2700 2400 2100 1900 Nghị định 182/2013/NĐ-CP
Từ 01/01/2015 – 31/12/2015 3100 2750 2400 2150 Nghị định 103/2014/NĐ-CP
Từ 01/01/2016 – 31/12/2016 3500 3100 2700 2400 Nghị định 122/2015/NĐ-CP
Từ 01/01/2017 3750 3320 2900 2580 Nghị định 153/2016/NĐ-CP
Năm 2018 3980 3530 3090 2760 Nghị định 141/2017/NĐ-CP
Năm 2019 4180 3710 3250 2920 Nghị định 157/2018/NĐ-CP
Năm 2020 4420 3920 3430 3070 Nghị định 90/2019/NĐ-CP
Năm 2021 4420 3920 3430 3070 Nghị định 90/2019/NĐ-CP
Từ 01/01/2022 – 30/6/2022 4420 3920 3430 3070 Nghị định 90/2019/NĐ-CP
Từ 01/07/2022 4680 4160 3640 3250 Nghị định 38/2022/NĐ-CP

Mức lương tối thiểu vùng năm

Hiện tại, mức lương tối thiểu từ 01/07/2022 theo quy định tại nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:

Điều 3. Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:

Vùng Mức lương tối thiểu tháng
(Đơn vị: đồng/tháng)
Mức lương tối thiểu giờ
(Đơn vị: đồng/giờ)
Vùng I 4.680.000 22.500
Vùng II 4.160.000 20.000
Vùng III 3.640.000 17.500
Vùng IV 3.250.000 15.600

2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:
a) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
b) Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
c) Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
d) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
đ) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
e) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

PHỤ LỤC
DANH MỤC ĐỊA BÀN ÁP DỤNG MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU TỪ NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 2022
(Kèm theo Nghị định số: 38/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ)

1. Vùng I, gồm các địa bàn:
– Các quận và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội;
– Thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh;
– Các quận và các huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Cát Hải, Kiến Thụy thuộc thành phố Hải Phòng;
– Các quận, thành phố Thủ Đức và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc thành phố Hồ Chí Minh;
– Các thành phố Biên Hòa, Long Khánh và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai;
– Các thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An; các thị xã Bến Cát, Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo thuộc tỉnh Bình Dương;
– Thành phố Vũng Tàu, thị xã Phú Mỹ thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
2. Vùng II, gồm các địa bàn:
– Các huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội;
– Các huyện còn lại thuộc thành phố Hải Phòng;
– Thành phố Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương;
– Thành phố Hưng Yên, thị xã Mỹ Hào và các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên;
– Các thành phố Vĩnh Yên, Phúc Yên và các huyện Bình Xuyên, Yên Lạc thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;
– Các thành phố Bắc Ninh, Từ Sơn và các huyện Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài thuộc tỉnh Bắc Ninh;
– Các thành phố Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái và các thị xã Quảng Yên, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh;
– Các thành phố Thái Nguyên, Sông Công và Phổ Yên thuộc tỉnh Thái Nguyên;
– Thành phố Hoà Bình và huyện Lương Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình;
– Thành phố Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ;
– Thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai;
– Thành phố Nam Định và huyện Mỹ Lộc thuộc tỉnh Nam Định;
– Thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình;
– Thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên thuộc tỉnh Nghệ An;
– Thành phố Đồng Hới thuộc tỉnh Quảng Bình;
– Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;
– Các thành phố Hội An, Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam;
– Các quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng;
– Các thành phố Nha Trang, Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa;
– Các thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng;
– Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận;
– Huyện Cần Giờ thuộc thành phố Hồ Chí Minh;
– Thành phố Tây Ninh, các thị xã Trảng Bàng, Hòa Thành và huyện Gò Dầu thuộc tỉnh Tây Ninh;
– Các huyện Định Quán, Thống Nhất thuộc tỉnh Đồng Nai;
– Thành phố Đồng Xoài và các huyện Chơn Thành, Đồng Phú thuộc tỉnh Bình Phước;
– Thành phố Bà Rịa thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
– Thành phố Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Thủ Thừa, Cần Đước, Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An;
– Thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Tiền Giang;
– Thành phố Bến Tre và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Bến Tre;
– Thành phố Vĩnh Long và thị xã Bình Minh thuộc tỉnh Vĩnh Long;
– Các quận thuộc thành phố Cần Thơ;
– Các thành phố Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang;
– Các thành phố Long Xuyên, Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang;
– Thành phố Trà Vinh thuộc tỉnh Trà Vinh;
– Thành phố Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu;
– Thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau.
3. Vùng III, gồm các địa bàn:
– Các thành phố trực thuộc tỉnh còn lại (trừ các thành phố trực thuộc tỉnh nêu tại vùng I, vùng II);
– Thị xã Kinh Môn và các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Kim Thành, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương;
– Các huyện Vĩnh Tường, Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;
– Thị xã Phú Thọ và các huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Thanh Ba, Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ;
– Các huyện Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Tân Yên, Lạng Giang thuộc tỉnh Bắc Giang;
– Các huyện Vân Đồn, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên thuộc tỉnh Quảng Ninh;
– Thị xã Sa Pa, huyện Bảo Thắng thuộc tỉnh Lào Cai;
– Các huyện còn lại thuộc tỉnh Hưng Yên;
– Các huyện Phú Bình, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ thuộc tỉnh Thái Nguyên;
– Các huyện còn lại thuộc tỉnh Nam Định;
– Thị xã Duy Tiên và huyện Kim Bảng thuộc tỉnh Hà Nam;
– Các huyện Gia Viễn, Yên Khánh, Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình;
– Các thị xã Bỉm Sơn, Nghi Sơn và các huyện Đông Sơn, Quảng Xương thuộc tỉnh Thanh Hóa;
– Các huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu, Đô Lương, Nam Đàn, Nghĩa Đàn và các thị xã Thái Hòa, Hoàng Mai thuộc tỉnh Nghệ An.
– Thị xã Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh;
– Các thị xã Hương Thủy, Hương Trà và các huyện Phú Lộc, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;
– Thị xã Điện Bàn và các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Núi Thành, Quế Sơn, Thăng Bình, Phú Ninh thuộc tỉnh Quảng Nam;
– Các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi;
– Các thị xã Sông cầu, Đông Hòa thuộc tỉnh Phú Yên;
– Các huyện Ninh Hải, Thuận Bắc thuộc tỉnh Ninh Thuận;
– Thị xã Ninh Hòa và các huyện Cam Lâm, Diên Khánh, Vạn Ninh thuộc tỉnh Khánh Hòa;
– Huyện Đăk Hà thuộc tỉnh Kon Tum;
– Các huyện Đức Trọng, Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng;
– Thị xã La Gi và các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam thuộc tỉnh Bình Thuận;
– Các thị xã Phước Long, Bình Long và các huyện Hớn Quản, Lộc Ninh, Phú Riềng thuộc tỉnh Bình Phước;
– Các huyện còn lại thuộc tỉnh Tây Ninh;
– Các huyện còn lại thuộc tỉnh Đồng Nai;
– Các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức, Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
– Thị xã Kiến Tường và các huyện Đức Huệ, Châu Thành, Tân Trụ, Thạnh Hóa thuộc tỉnh Long An;
– Các thị xã Gò Công, Cai Lậy và các huyện Chợ Gạo, Tân Phước thuộc tỉnh Tiền Giang;
– Các huyện Ba Tri, Bình Đại, Mỏ Cày Nam thuộc tỉnh Bến Tre;
– Các huyện Mang Thít, Long Hồ thuộc tỉnh Vĩnh Long;
– Các huyện thuộc thành phố Cần Thơ;
– Các huyện Kiên Lương, Kiên Hải, Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang;
– Thị xã Tân Châu và các huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn thuộc tỉnh An Giang;
– Các huyện Châu Thành, Châu Thành A thuộc tỉnh Hậu Giang;
– Thị xã Duyên Hải thuộc tỉnh Trà Vinh;
– Thị xã Giá Rai và huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu;
– Các thị xã Vĩnh Châu, Ngã Năm thuộc tỉnh Sóc Trăng;
– Các huyện Năm Căn, Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Cà Mau;
– Các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn thuộc tỉnh Quảng Bình.
4. Vùng IV, gồm các địa bàn còn lại./.

Đáng chú ý, quy định lương tối thiểu phải cao hơn 7% đối với lao động đã qua đào tạo nghề, học nghề tại nghị định 90/2019/NĐ-CP đã bị bãi bỏ. Do vậy, việc áp dụng lương tối thiểu với người đã qua đào tạo nghề được xác định như bình thường.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Trong cuộc sống hàng ngày, việc thế chấp không còn xa lạ gì với mỗi chúng ta. Khi vay một khoản tiền ngân hàng sẽ yêu cầu bạn thế chấp bằng tài sản đảm bảo như nhà hoặc xe ô tô. Vậy

Thế chấp tài sản là gì?

Theo quy định tại khoản 1 điều 317 Bộ luật dân sự 2015: “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).”

Tức là bên thế chấp thế chấp tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp và không phải chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Do tài sản thế chấp đều có đăng ký quyền sở hữu nên người nhận thế chấp không thể xác lập quyền sở hữu đối với tài sản này.

Chủ thể của quan hệ thế chấp tài sản

Thế chấp tài sản bao gồm hai bên chủ thể được xác định như sau:
– Bên nhận thế chấp: là bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp thế chấp.
– Bên thế chấp: là bên bằng tài sản để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ trước bên nhận thế chấp

Tài sản thế chấp theo Điều 318 luật dân sự 2015 quy định về tài sản thế chấp như sau:
– Đối với động sản và bất động sản:
– Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Đối với thế chấp quyền sử dụng đất
Thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất
– Nếu người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Nếu người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình; quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người nhận chuyển quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

Trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất
– Nếu chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đồng thời là người sử dụng đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Nếu chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất thì khi xử lý tài sản gắn liền với đất, người nhận chuyển quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tài sản thế chấp được bảo hiểm
Bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Nếu không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp.

Thời điểm có hiệu lực của thế chấp
– Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
– Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký


Tài sản có thể dùng thế chấp cho nhiều nghĩa vụ không?

Theo quy định tại điều 296 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Điều 296. Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ
1. Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.
3. Trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thỏa thuận khác.
Trường hợp các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thỏa thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn.

Như vậy với trường hợp này phải đáp ứng một số yếu tố như sau:
– Giá trị tài sản lớn hơn giá trị nghĩa vụ (hoặc có thỏa thuận giữa các bên)
– Bên đảm bảo phải thông báo cho bên nhận đảm bảo sau biết bằng văn bản

Như vậy, trong trường hợp này một tài sản có thể thế chấp cho nhiều nghĩa vụ nếu giá trị lớn hơn mức giá trị của nghĩa vụ và bên nhận đảm bảo sau phải được thông báo về vấn đề này

Cá nhân có thể nhận thế chấp sổ đỏ

Theo quy định tại nghị định 21/2021/NĐ-CP cá nhân hiện tại đã có thể nhận thế chấp sổ đỏ. Tại điều 35 của nghị định quy định như sau:

Điều 35. Việc nhận thế chấp của cá nhân, tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất
Việc nhận thế chấp của cá nhân, tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Bên nhận thế chấp là tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đất đai, cá nhân là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
2. Việc nhận thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không vi phạm điều cấm của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan, không trái đạo đức xã hội trong quan hệ hợp đồng về dự án đầu tư, xây dựng, thuê, thuê khoán, dịch vụ, giao dịch khác;
3. Trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm bao gồm trả tiền lãi thì lãi suất phát sinh do chậm trả tiền, lãi trên nợ gốc trong hạn, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi chưa trả hoặc lãi, lãi suất khác áp dụng không được vượt quá giới hạn thỏa thuận về lãi, lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 357, khoản 5 Điều 466 và Điều 468 của Bộ luật Dân sự. Trường hợp có thỏa thuận về việc xử lý đối với hành vi không trả nợ đúng hạn của bên có nghĩa vụ và không có quy định khác của pháp luật thì chỉ xử lý một lần đối với mỗi hành vi không trả nợ đúng hạn;
4. Điều kiện có hiệu lực khác của giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Giấy phép lao động là điều bắt buộc đối với lao động nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam. Như vậy, điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép lao động như thế nào ?

Điều kiện cấp giấy phép lao động

Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đều phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động trừ trường hợp được miễn giấy phép lao động. Khi xin cấp giấy phép lao động người lao động nước ngoài sẽ phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại điều 151 bộ luật lao động 2019 gồm:
– Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
– Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;

Thủ tục xin cấp giấy phép lao động

Bước 1: Xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài
Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài tới cơ quan có thẩm quyền. Thực hiện sau khi KHÔNG thể tuyển dụng được lao động Việt Nam.

Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tại cơ quan có thẩm quyền
Trước ít nhất 15 ngày khi người lao động dự kiến làm việc, người nộp hồ sơ có thể thực hiện nộp hồ sơ như sau:
– Nộp Hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa của cơ quan cấp giấy phép lao động
– Nộp hồ sơ online qua trang thông tin điện tử: dvc.vieclamvietnam.gov.vn
Thời gian cấp giấy phép lao động: 05 ngày làm việc
Lệ phí cấp giấy phép lao động: 400.000 VNĐ/giấy phép lao động

Bước 3: Người sử dụng lao động phải gửi hợp đồng lao động đã ký kết theo yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động đó. Hợp đồng lao động là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực.

Hồ sơ cấp giấy phép lao động

Hồ sơ cấp giấy phép lao động theo quy định tại điều 9 nghị định 152/2020/NĐ-CP gồm các hồ sơ sau:
1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu số 11/PLI Phụ lục I nghị định 152/2020/NĐ-CP
2. Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ hoặc giấy chứng nhận có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp.
Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.
4. Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật và một số nghề, công việc (xem bên dưới)
5. 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
6. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
7. Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
8. Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài (xem bên dưới)

Lưu ý: Các giấy tờ quy định tại các khoản 2, 3, 4, 6 và 8 là 01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật; dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Các giấy tờ liên quan tới lao động nước ngoài

Lao động di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp: phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng liên tục;
Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế: phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng: phải có hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 năm
Chào bán dịch vụ: phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;
Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam: có văn bản của cơ quan, tổ chức cử người lao động nước ngoài đến làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam (trừ trường hợp thực hiện hợp đồng lao động) và giấy phép hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật: có văn bản của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam và phù hợp với vị trí dự kiến làm việc.

Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật
– Giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành gồm: người quản lý doanh nghiệp, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức; giám đốc điều hành là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
– Giấy tờ chứng minh là chuyên gia, lao động kỹ thuật gồm: văn bằng, chứng chỉ, văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về số năm kinh nghiệm của chuyên gia, lao động kỹ thuật;
– Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nước ngoài hoặc giấy chứng nhận chuyển nhượng quốc tế (ITC) cấp cho cầu thủ bóng đá nước ngoài hoặc văn bản của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam xác nhận đăng ký tạm thời hoặc chính thức cho cầu thủ của câu lạc bộ thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam;
– Giấy phép lái tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đối với phi công nước ngoài hoặc chứng chỉ chuyên môn được phép làm việc trên tàu bay do Bộ Giao thông vận tải cấp cho tiếp viên hàng không;
– Giấy chứng nhận trình độ chuyên môn trong lĩnh vực bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đối với người lao động nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay;
– Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoặc giấy công nhận giấy chứng nhận khả năng chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho thuyền viên nước ngoài;
– Giấy chứng nhận thành tích cao trong lĩnh vực thể thao và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác nhận đối với huấn luyện viên thể thao hoặc có tối thiểu một trong các bằng cấp như: bằng B huấn luyện viên bóng đá của Liên đoàn Bóng đá Châu Á (AFC) hoặc bằng huấn luyện viên thủ môn cấp độ 1 của AFC hoặc bằng huấn luyện viên thể lực cấp độ 1 của AFC hoặc bằng huấn luyện viên bóng đá trong nhà (Futsal) cấp độ 1 của AFC hoặc bất kỳ bằng cấp huấn luyện tương đương của nước ngoài được AFC công nhận;
– Văn bằng do cơ quan có thẩm quyền cấp đáp ứng quy định về trình độ, trình độ chuẩn theo Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và Quy chế tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Lưu ý khái niệm theo quy định tại nghị định 152/2020/NĐ-CP đối với các trường hợp này

Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng liên tục.
2. Tình nguyện viên là người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức tự nguyện và không hưởng lương để thực hiện điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
3. Chuyên gia là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;
b) Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;
c) Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
4. Nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp hoặc là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức.
5. Giám đốc điều hành là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
6. Lao động kỹ thuật là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 01 năm và làm việc ít nhất 03 năm trong chuyên ngành được đào tạo;
b) Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.
7. Hiện diện thương mại bao gồm tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.
8. Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng là người lao động nước ngoài làm việc ít nhất 02 năm (24 tháng) trong một doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam và phải đáp ứng quy định đối với chuyên gia tại khoản 3 Điều này.
9. Người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức chào bán dịch vụ là người lao động nước ngoài không sống tại Việt Nam và không nhận thù lao từ bất cứ nguồn nào tại Việt Nam, tham gia vào các hoạt động liên quan đến việc đại diện cho một nhà cung cấp dịch vụ để đàm phán tiêu thụ dịch vụ của nhà cung cấp đó, với điều kiện không được bán trực tiếp dịch vụ đó cho công chúng và không trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ.

Thủ tục cấp giấy phép lao động qua mạng

Kể từ ngày 02/10/2017, thông tư 23/2017/TT-BLĐTBXH sẽ có hiệu lực để hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài qua mạng điện tử (hay còn gọi là cấp giấy phép lao động online). Do đó, việc cấp giấy phép lao động qua mạng điện tử được thực hiện tại cổng thông tin điện tử http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn.
– Trước ít nhất 7 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải khai thông tin vào tờ khai và nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động theo quy định.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ khai và hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động phù hợp với quy định của pháp luật, cơ quan cấp giấy phép lao động trả lời kết quả qua thư điện tử cho người sử dụng lao động. Trường hợp tờ khai và hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động chưa thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, cơ quan cấp giấy phép lao động trả lời kết quả qua thư điện tử cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do.
– Sau khi nhận được trả lời kết quả hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động là phù hợp với quy định của pháp luật, người sử dụng lao động nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính bản gốc hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động đến cơ quan cấp giấy phép lao động để kiểm tra, đối chiếu và lưu theo quy định.Trong thời hạn không quá 8 giờ làm việc kể từ khi nhận được bản gốc hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động thì cơ quan cấp giấy phép lao động phải trả kết quả cho người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động có thể nhận kết quả trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính theo địa chỉ đăng ký của người sử dụng lao động.
– Trường hợp bản gốc hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động không đúng với tờ khai và hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động đã gửi qua cổng thông tin điện tử thì cơ quan cấp giấy phép lao động trả lời bằng văn bản hoặc qua thư điện tử hoặc thông báo trực tiếp cho người sử dụng lao động.

Sau khi được cấp giấy phép lao động, doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động có thể nộp hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú cho người lao động. Thẻ tạm trú này có giá trị thay thế thị thực (VISA) cho phép người nước ngoài được cư trú có thời hạn tại Việt Nam

Mức phạt khi không có giấy phép lao động

Căn cứ theo điều 32 nghị định 12/2022/NĐ-CP mức xử phạt hành khi người lao động nước ngoài không có giấy phép lao động như sau:

Điều 32. Vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng nội dung hoặc báo cáo không đúng thời hạn về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định;
b) Không gửi hợp đồng lao động bản gốc hoặc bản sao có chứng thực đã ký kết sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động hoặc gia hạn giấy phép lao động tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động hoặc gia hạn giấy phép lao động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động đó đối với trường hợp người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức hợp đồng lao động.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài không đúng với nội dung ghi trên giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi sau đây:
a) Làm việc nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật;
b) Sử dụng giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực.
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người;
b) Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 20 người;
c) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 21 người trở lên.
5. Hình thức xử phạt bổ sung
Trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

Như vậy khi người lao động nước ngoài làm việc tại Việt nam nhưng không có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện phải xin giấy phép lao động thì sẽ bị trục xuất khỏi Việt Nam.

Đối với người sử dụng lao động trong trường hợp có vi phạm khi sử dụng người lao động nước ngoài mà không có giấy phép lao động sẽ bị xử phạt hành chính. Mức phạt tùy thuộc vào số lượng người lao động nước ngoài mà doanh nghiệp sử dụng nhưng không xin giấy phép. Mức phạt cao nhất là từ 60.000.000 VNĐ đến 75.000.000 VNĐ đối với vi phạm từ 21 người lao động trở lên.

Vì vậy, thiết nghĩ trước khi sử dụng lao động lao động là người nước ngoài doanh nghiệp Việt Nam nên tìm hiểu kỹ việc:
– Kê khai và báo cáo tình hình sử dụng lao động là người nước ngoài đến UBND cấp tỉnh (thành phố) nơi người lao động nước ngoài sẽ làm việc
– Tuân thủ chặt chẽ việc xin giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài, trước khi họ vào Việt Nam làm việc 15 ngày.

Câu hỏi thường gặp

1. Thời hạn của giấy phép lao động? Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của giấy tờ xin giấy phép lao động (hợp đồng lao động, thỏa thuận…) nhưng không quá 02 năm. Các trường hợp chưa cấp đủ 2 năm nếu đủ điều kiện có thể được gia hạn GPLĐ tối đa tới 2 năm.
2. Giấy phép lao động phải xin trước tối thiểu bao nhiêu ngày? Trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam, người nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gửi hồ sơ tới cơ quan cấp phép lao động.
3. Giá trị giấy phép lao động khi kết thúc hợp đồng? Giấy phép lao động có hiệu lực không quá thời hạn của hợp đồng lao động. Trường hợp hợp đồng lao động kết thúc trước hạn thì khi người lao động chuyển công ty mới mà không thay đổi vị trí công việc có thể làm thủ tục Cấp phép lao động khi thay đổi công ty (không đổi vị trí công việc)

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sẽ ghi nhận tất cả các thông tin về nhà đầu tư, thông tin về dự án đầu tư như: Tên dự án, quy mô dự án, vốn thực hiện dự án… Do vậy khi có những thay đổi về liên quan đến thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư sẽ phải thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Điều chỉnh tên dự án, tên nhà đầu tư

Theo quy định tại điều 47 nghị định 31/2021/NĐ-CP việc điều chỉnh tên dự án, tên nhà đầu tư thực hiện như sau:

Điều 47. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không thuộc diện chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư
1. Trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư liên quan đến việc thay đổi tên dự án đầu tư, tên nhà đầu tư tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư kèm theo tài liệu liên quan đến việc thay đổi tên dự án đầu tư, tên nhà đầu tư. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.

Hồ sơ điều chỉnh:
– Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư
– Tài liệu về việc thay đổi tên dự án, tên nhà đầu tư

Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc

Điều chỉnh nội dung khác của dự án đầu tư

Với trường hợp điều chỉnh nội dung khác trên đăng ký đầu tư không phải tên dự án áp dụng theo khoản 2 điều 47 như sau:

Điều 47. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không thuộc diện chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư
2. Trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư không thuộc nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 44 của Nghị định này cho Cơ quan đăng ký đầu tư. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.

Hồ sơ theo quy định tại khoản 1 điều 44 nghị định 31/2021/NĐ-CP

Điều 44. Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ
1. Nhà đầu tư nộp 08 bộ hồ sơ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
b) Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh;
c) Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư đối với nhà đầu tư là tổ chức;
d) Giải trình hoặc cung cấp tài liệu liên quan đến việc điều chỉnh những nội dung quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều 33 của Luật Đầu tư (nếu có).

Các trường hợp điều chỉnh theo quy định theo điều 33 luật đầu tư 2020

Điều 33. Hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư
1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất bao gồm:
b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
c) Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
d) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
đ) Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
e) Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
g) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
h) Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

Nội dung thay đổi tương ứng với hồ sơ. Ví dụ thay đổi địa điểm thực hiện dự án cung cấp hợp đồng thuê, giấy chứng nhận quyền sử dụng địa điểm.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Theo quy định về việc tạm ngừng kinh doanh đối với các trường hợp tạm ngừng kinh doanh “TRỌN NĂM” có một số ưu điểm đối với doanh nghiệp như sau:
– Tạm ngừng kinh doanh cả năm dương lịch thì không phải nộp lệ phí môn bài của năm tạm ngừng kinh doanh
– Trường hợp người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm. => Nếu tạm ngừng TRỌN NĂM thì không cần nộp hồ sơ quyết toán thuế năm (gồm báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNCN…)

Tuy nhiên một số trường hợp vẫn nhầm lẫn trong việc xác định thời điểm “TRỌN NĂM” là như thế nào? Hiện tại đang có 2 luống ý kiến, ví dụ ngày tạm ngừng kinh doanh là ngày 10/10/2017, luồng ý kiến thức nhất cho rằng “TRỌN NĂM” là tới 09/10/2018 còn luồng ý kiến thức hai cho rằng tới 10/10/2018. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách xác định khái niệm “TRỌN NĂM” trong kế toán một cách chính xác theo các quy định pháp luật hiện hành. Căn cứ Điểm a khoản 1, Điều 12 Luật Kế toán số 88/2015/QH13 quy định về kỳ kế toán cụ thể như sau:

Điều 12. Kỳ kế toán
1. Kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng và được quy định như sau:
a) Kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Đơn vị kế toán có đặc thù về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế;

Tuy rằng, trong luật có quy định đến hết ngày, tuy nhiên trên thực tế áp dụng tại các biểu mẫu của cơ quan ĐKKD và cơ quan đăng ký thuế cũng ghi theo dạng “từ ngày …/… đến ngày …/…” và khi áp dụng cũng sẽ chỉ cần ghi từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hoặc từ ngày 01/04 đến 31/03 và ghi như này đã được hiểu từ ngày đầu tiên đến hết ngày cuối cùng. (Mẫu 01-ĐK-TCT theo thông tư 105/2020/TT-BTC)

Thực tế cho thấy, khi đăng ký năm tài chính tại mẫu đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký thuế ghi năm tài chính là từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 sẽ được chấp thuận bình thường (thay vì thông báo ghi thiếu 1 ngày). Như vậy sẽ phải hiểu thời hạn tạm ngừng kinh doanh “từ ngày …/… đến ngày …/…” sẽ phải là “từ ngày …/… đến hết ngày …/…

Vì vậy, theo thực tế áp dụng đối với trường hợp tạm ngừng kinh doanh tại mẫu trong thông tư 01/2021/TT-BKHĐT khi thông báo tạm ngừng kinh doanh theo nội dung sau “Đăng ký tạm ngừng kinh doanh từ ngày … tháng … năm …  cho đến ngày … tháng … năm …” sẽ cần phải hiểu theo các quy định trên.

Như vậy, với ví dụ ban đầu thời gian tạm ngừng TRỌN NĂM được tính từ ngày 10/10/2017 đến ngày 09/10/2018 và tạm ngừng tiếp lần 2 từ ngày 10/10/2018 đến ngày 09/10/2019. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp cho khách hàng xác định rõ ràng hơn như thế nào là “TRỌN NĂM” trong kế toán một cách rõ ràng. Nếu còn thắc mắc vui lòng liên hệ được hỗ trợ.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Hàng nghìn người dân trên địa bàn các huyện Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương, Võ Nhai (Thái Nguyên) nhiều năm qua mang thành phần dân tộc Sán Chí và San Chí. Nhưng khi làm căn cước công dân mới (CCCD) thì lại được ghi thành dân tộc Sán Chỉ, khiến người dân rất băn khoăn, do đó rất cần các cơ quan chức năng tăng cường giải thích, vận động, tuyên truyền để tạo đồng thuận trong nhân dân.

Trong giấy khai sinh và các giấy tờ cá nhân ghi là dân tộc Sán Chí, San Chí, nhưng đối chiếu với Danh mục các dân tộc Việt Nam được ban hành theo Quyết định số 121-TCTK/PPCĐ, ngày 2/3/1979 của Tổng cục Thống kê thì không có dân tộc nào có tên San Chí, Sán Chí. Vì vậy, ngày 16/7/2020, Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên đã đề nghị Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (Bộ Tư pháp) hướng dẫn xác định tên gọi dân tộc.

Ngày 4/8/2020, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực có Văn bản số 779/HTQTCT-HT về việc hướng dẫn nghiệp vụ, nêu rõ: “Người dân có các giấy tờ hộ tịch đã được cấp trước đây ghi thành phần dân tộc là Sán Chí, San Chí, nhưng trong Danh mục các dân tộc Việt Nam chỉ có thành phần dân tộc Sán Chỉ, cho nên xác định là có sai sót trong việc ghi thành phần dân tộc”. Bên cạnh đó, Văn bản số 495/BDT-TTĐB, ngày 21/8/2020 của Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên về việc xác định nhóm dân tộc cho những người đã được ghi là dân tộc Sán Chí, San Chí cũng xác định Sán Chí và San Chí chính là dân tộc Sán Chỉ (tên gọi khác) thuộc nhóm dân tộc Sán Chay.

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, ngày 21/5/2021, Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên ban hành Văn bản số 521/STP-HCTP, nêu rõ: Đối với các trường hợp người dân có các giấy tờ hộ tịch đã được cấp, ghi thành phần dân tộc Sán Chí, San Chí thì sẽ được cải chính là Sán Chỉ. Khi cải chính thành phần dân tộc, ghi tên dân tộc nhóm nhỏ (Sán Chí, San Chí) trước, sau đó ghi tên chính thức của dân tộc (Sán Chỉ) trong ngoặc đơn, để không gây xáo trộn về hồ sơ, giấy tờ hộ tịch công dân đã cấp trước đây. Thí dụ: Ông Hoàng Văn A, dân tộc Sán Chí (Sán Chỉ).

Như vậy, đối với các trường hợp khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thuộc dân tộc Sán Chí, San Chí thì có thể nhập dân tộc Sán Chỉ trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp để thực hiện hồ sơ.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Trường hợp nào phải đăng ký thế chấp?

Theo quy định pháp luật, thế chấp chia ra 2 trường hợp đó là bắt buộc đăng ký đăng ký theo nhu cầu cụ thể theo điều 4 nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định:

Điều 4. Các trường hợp đăng ký
1. Các biện pháp bảo đảm sau đây phải đăng ký:
a) Thế chấp quyền sử dụng đất;
b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
c) Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
d) Thế chấp tàu biển.
2. Các biện pháp bảo đảm sau đây được đăng ký khi có yêu cầu:
a) Thế chấp tài sản là động sản khác;
b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;
c) Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu.

Theo đó các trường hợp với quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển sẽ là trường hợp bắt buộc. Ngoài ra, các trường hợp khác hoặc tài sản hình thành trong tương lai sẽ là trường hợp đăng ký thế chấp theo nhu cầu.

Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

Hồ sơ đăng ký: Theo quy định tại điều 39 nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất

Điều 39. Hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất hoặc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hoặc đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất sau đây:
1. Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);
2. Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng thế chấp có công chứng, chứng thực trong trường hợp pháp luật quy định (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
3. Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc một trong các loại giấy chứng nhận quy định tại khoản 2 Điều 97 của Luật đất đai (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận);
4. Đối với trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai không phải là nhà ở, thì ngoài các giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, người yêu cầu đăng ký phải nộp các giấy tờ sau đây:
a) Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật phải xin phép xây dựng hoặc Quyết định phê duyệt dự án đầu tư theo quy định của pháp luật phải lập dự án đầu tư (01 bản sao không có chứng thực), trừ trường hợp hợp đồng thế chấp tài sản đó có công chứng, chứng thực; một trong các loại Bản vẽ thiết kế thể hiện được mặt bằng công trình của dự án trong trường hợp chủ đầu tư thế chấp dự án xây dựng công trình (01 bản sao không có chứng thực);
b) Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật phải xin phép xây dựng hoặc Quyết định phê duyệt dự án đầu tư theo quy định của pháp luật phải lập dự án đầu tư (01 bản sao không có chứng thực), trừ trường hợp hợp đồng thế chấp tài sản đó có công chứng, chứng thực; một trong các loại Bản vẽ thiết kế thể hiện được mặt bằng của tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là công trình xây dựng khác (01 bản sao không có chứng thực);
5. Văn bản thỏa thuận có công chứng, chứng thực giữa người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất về việc tạo lập tài sản gắn liền với đất trong trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);
6. Giấy tờ chứng minh trong các trường hợp sau đây:
a) Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);
b) Một trong các loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này.

Theo đó, hồ sơ đăng ký thế chấp gồm:
– Phiếu đăng ký thế chấp 01/ĐKTC thông tư 07/2019/TT-BTP
– Hợp đồng thế chấp có công chứng
Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Trình tự đăng ký

Bước 1: Nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai địa phương
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Căn cứ theo Điều 48 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, trong thời hạn giải quyết, văn phòng đăng ký đất đai thực hiện những nhiệm vụ sau:
– Ghi nội dung đăng ký thế chấp vào sổ địa chính và giấy chứng nhận.
– Sau khi ghi vào sổ địa chính và giấy chứng nhận, thì chứng nhận nội dung đăng ký vào phiếu yêu cầu đăng ký.
Thời hạn đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất: Không quá 3 ngày theo quy định tại điều 16 nghị định 102/2017/TT-BTP

Điều 16. Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm
1. Cơ quan đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm có trách nhiệm giải quyết hồ sơ đăng ký, cung cấp thông tin trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký, cung cấp thông tin ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ, thì cũng không quá 03 ngày làm việc.
2. Trường hợp nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, thì thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký được tính từ ngày Văn phòng đăng ký đất đai nhận hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc do Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa chuyển đến.
3. Thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ ngày cơ quan đăng ký nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Hồ sơ đăng ký thế chấp là động sản khác

Việc đăng ký thế chấp bằng động sản khác theo quy định tại điều 50 nghị định 102/2017/NĐ-CP cụ thể:

Điều 50. Hồ sơ đăng ký thế chấp, đăng ký thay đổi, sửa chữa sai sót, xóa đăng ký, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm bằng tài sản là động sản khác
1. Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ đăng ký thế chấp, đăng ký thay đổi, sửa chữa sai sót, xóa đăng ký, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm bằng tài sản là động sản khác sau đây:
a) Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);
b) Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng thế chấp trong trường hợp phiếu yêu cầu đăng ký chỉ có chữ ký, con dấu của một trong các bên tham gia biện pháp bảo đảm (01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);
c) Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu), trừ các trường hợp sau đây: Bên thế chấp hoặc bên nhận thế chấp bao gồm nhiều cá nhân, pháp nhân ủy quyền cho một cá nhân hoặc một pháp nhân trong số đó yêu cầu đăng ký; người yêu cầu đăng ký là người được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm;
d) Giấy tờ chứng minh đối với trường hợp không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này, nếu có.
2. Trường hợp xóa đăng ký quy định tại điểm i khoản 1 Điều 21 của Nghị định này, thì người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ xóa đăng ký thế chấp sau đây:
a) Các giấy tờ nêu tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều này;
b) Văn bản xác nhận kết quả xử lý tài sản bảo đảm của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

Phiếu yêu cầu đăng ký thế chấp theo mẫu 01 tại thông tư 08/2018/TT-BTP.

Thẩm quyền thực hiện: Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia

Điều 9. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm

4. Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp (sau đây gọi chung là Trung tâm Đăng ký) thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng động sản và các tài sản khác không thuộc thẩm quyền đăng ký của các cơ quan quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Thực hiện đăng ký thế chấp online tại: https://dktructuyen.moj.gov.vn/

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Sau khi thành lập công ty doanh nghiệp cần phải làm các công việc gì? Các loại tờ khai, báo cáo của công ty sau khi thành lập.

Công việc sau khi thành lập công ty

1. Làm biển hiệu công ty: Sau khi thành lập công ty cần treo biển hiệu tại trụ sở công ty đảm bảo quy định về biển hiệu công ty.
2. Mua chữ ký số: Chữ ký số (token) phục vụ việc kê khai thuế, kê khai bảo hiểm xã hội qua mạng. Do vậy, khách hàng cần mua ngay chữ ký số để thực hiện các công việc này cho doanh nghiệp tại trang
– thuedientu.gdt.gov.vn
– dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn
3. Đăng ký tài khoản ngân hàng:
– Doanh nghiệp thực hiện đăng ký tài khoản ngân hàng để giao dịch và nộp thuế điện tử. Khi đăng ký tài khoản có thể xin file mẫu để đăng ký thuế điện tử luôn.
– Sau khi có tài khoản doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử trên thuedientu.gdt.gov.vn và nộp bản giấy ra ngân hàng nơi đăng ký tài khoản.
4. Đăng ký sử dụng hoá đơn: Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử tại các nhà cung cấp hóa đơn. Doanh nghiệp liên hệ các đơn vị cung cấp phần mềm hoá đơn điện tử để thực hiện sau đó thông báo phát hành hoá đơn (làm trên phần mềm HTTK tải tại gdt.gov.vn sau đó thông báo trên thuedientu.gdt.gov.vn)
5. Đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu: Doanh nghiệp thực hiện đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội cho các lao động có hợp đồng trên 1 tháng.
6. Hoàn thiện hồ sơ thuê nhà: Doanh nghiệp cần có hồ sơ thuê nhà hợp pháp để thuế kiểm tra cụ thể gồm: Hợp đồng thuê nhà; bản sao y sổ đỏ của chủ nhà.

Các loại tờ khai, báo cáo sau khi thành lập doanh nghiệp

1. Nộp tờ khai lệ phí môn bài và tiền lệ phí môn bài chậm nhất vào ngày 30/1 của năm sau. (Các năm sau chỉ cần nộp tiền, không cần nộp tờ khai)
Nộp lệ phí môn bài tại kho bạc gần nhất theo thông tin sau:
Mã chương: 754
Mã tiểu mục:
– 2862 với mức lệ phí môn bài 3.000.000 VNĐ vốn trên 10 tỷ
– 2863 với mức lệ phí môn bài 2.000.000 VNĐ vốn từ 10 tỷ trở xuống
– 2864 với các loại đơn vị phụ thuộc
Lưu ý: Công ty thành lập từ ngày 1/7 trong năm nộp lệ phí môn bài bằng ½ mức cả năm
2. Nộp tờ khai thuế GTGT, báo cáo hoá đơn theo tháng hoặc theo quý (tuỳ doanh nghiệp). Đối với các doanh nghiệp mới thành lập chưa có doanh thu thì nộp tờ khai theo quý. Thời hạn vào ngày 30 của tháng tiếp theo liền kề quý. Cụ thể tờ khai quý 1 nộp chậm nhất 30/4; quý 2 chậm nhất 30/7; quý 3 chậm nhất 30/10; quý 4 chậm nhất 30/1 năm sau.
3. Báo cáo tài chính, tờ khai quyết toán thuế TNCN, quyết toán thuế TNDN nộp chậm nhất vào ngày 31/03/N + 1 so với năm N hiện tại.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý khách hàng trong quá trình làm các thủ tục sau khi tiến hành đăng ký kinh doanh. Nếu có vấn đề khác vui lòng liên hệ https://zalo.me/azlawvietnam để được hỗ trợ

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Bên em có nhập khẩu 01 lô máy in phun Docan m10 ngày, mở tờ khai lần 01 ngày 09.06. Do khai sai mã HS máy in thành máy phun nên phải mở tờ khai hải quan lần 2. Đã được chấp thuận tờ khai hải quan lần 02 với mã HS của máy in. Cả 2 lần mở tờ khai thuế suất hàng hóa đều 0%. Vì bên em khai lại thành máy in nên phải xin giấy phép nhập khẩu từ bộ TTTT. Hải quan cho phép bên em lấy hàng về kho trước và cho nợ giấy phép. Sau khi có giấy phép ngày 30.6 bên em đã nộp lại Hải quan. Tuy nhiên sau khi nộp lại giấy phép cho Hải quan, thì hiện tại Hải quan đang ra biên bản xử lý vi phạm bên em với lý do: tại thời điểm thông quan không có giấy phép. Em muốn nhờ các anh/ chị tư vấn cho bên em trong trường hợp này nên làm thế nào?

Trả lời

Theo quy định tại điều 18 nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt với trường hợp nhập khẩu không phép như sau:

Điều 18. Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo hạn ngạch, giấy phép, điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn
1. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo quy định phải có hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu nhưng không có hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu hàng hóa; xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành mà không có thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 20.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 20.000.000 đồng dưới 30.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền bằng 02 lần mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hàng hóa về đến cửa khẩu người khai hải quan mới nộp hồ sơ hải quan.
3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất tang vật vi phạm hành chính trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này; trừ hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép trong thời hạn nêu tại điểm này;
b) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Do mặt hàng của doanh nghiệp khai sai và đã được cấp phép thông quan, do đó khi khai lần 2 được chấp nhận thì cũng đã được nhập và thông quan tại Việt Nam. Vì vậy đã vi phạm quy định về việc nhập khẩu phải có giấy phép nên việc xử phạt là chính xác

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Đăng ký nhu cầu sử dụng lao động là gì?

Đăng ký nhu cầu sử dụng lao động hay còn gọi là thủ tục xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động tại Việt Nam. Áp dụng khi người lao động VN sử dụng lao động nước ngoài. Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc. Đây là một bước không thể thiếu khi sử dụng lao động nước ngoài.

Lưu ý: Từ 01/01/2024, theo quy định tại điểm c điều 4 nghị định 152/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 70/2023/NĐ-CP)

Điều 4. Sử dụng người lao động nước ngoài
1. Xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài
c) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024, việc thông báo tuyển dụng người lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng người lao động nước ngoài được thực hiện trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm) hoặc Cổng thông tin điện tử của Trung tâm dịch vụ việc làm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập trong thời gian ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến báo cáo giải trình với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc. Nội dung thông báo tuyển dụng bao gồm: vị trí và chức danh công việc, mô tả công việc, số lượng, yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm, mức lương, thời gian và địa điểm làm việc. Sau khi không tuyển được người lao động Việt Nam vào các vị ví tuyển dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Việc đăng tuyển dụng tại Hà Nội có thể thực hiện theo công văn 5295/SLĐTBXH-VLATLĐ ngày 29/12/2023

Hồ sơ xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động

Theo điều 4 nghị định 152/2020/NĐ-CP khi xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động, người lao động chỉ cần gửi văn bản giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài (Mẫu số 01/PLI theo nghị định 152/2020/NĐ-CP) tới cơ quan đăng ký lao động.

Tải mẫu văn bản giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoàiDownload

Lưu ý: Một số địa phương sẽ yêu cầu nộp thêm các tài liệu dưới đây:
– Mô tả cơ cấu tổ chức của công ty, ghi rõ số lượng lao động ở từng bộ phận, bộ phận nào có nhu cầu tuyển LĐNN;
– Thông báo tuyển dụng
– Bản giải trình tại sao ko tuyển dc người VN mà phải tuyển người nước ngoài
Tuy nhiên, việc yêu cầu trên là do yêu cầu cá biệt của một số địa phương. Theo quy định tại luật lao động 2019 và nghị định 152/2020/NĐ-CP hoàn toàn không yêu cầu nộp các tài liệu này.

Hiện nay việc chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động có thể thực hiện online tại địa chỉ http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn khách hàng có thể tham khảo video dưới đây:

Trình tự chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động

Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình sử dụng lao động, cơ quan chấp thuận thông báo việc chấp thuận sử dụng lao động cho tổ chức, doanh nghiệp xin giải trình nhu cầu sử dụng lao động. Sau khi có chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động. Người lao động có thể thực hiện xin giấy phép lao động

Cơ quan giải quyết đăng ký nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài

Sở lao động thương binh xã hội, ban quản lý khu công nghiệp: Doanh nghiệp; Nhà thầu nước ngoài hoặc trong nước tham dự thầu; Văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp; Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài; Các tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam; Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Hộ kinh doanh, cá nhân;
Cục việc làm – Bộ LĐTBXH: Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; Tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam; Tổ chức sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật; Văn phòng của dự án nước ngoài hoặc của tổ chức quốc tế tại Việt Nam; Hội, hiệp hội doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật; Cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam; Cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam; Các cơ quan, tổ chức sử dụng đối tượng quy định ở trên và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Khi nào được miễn lệ phí môn bài khi tạm ngừng kinh doanh?

Thông thường, lệ phí môn bài sẽ được miễn khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trọn năm. Theo quy định tại khoản 5 điều 4 nghị định 139/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi nghị định 22/2020/NĐ-CP:

Điều 4. Mức thu lệ phí môn bài
5. Người nộp lệ phí đang hoạt động có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngừng kinh doanh với điều kiện văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế trước thời hạn phải nộp lệ phí theo quy định (ngày 30 tháng 01 hàng năm) và chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Trường hợp tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh không đảm bảo điều kiện nêu trên thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm.

Cụ thể cho điều này, khoản 3 điều 4 thông tư 302/2016/TT-BTC (sửa đổi bởi thông tư 65/2020/TT-BTC) có quy định:

3. Tổ chức, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (thuộc trường hợp không được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh) được thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) khi hết thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp): Trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng đầu năm nộp mức lệ phí môn bài cả năm, trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
Người nộp lệ phí môn bài đang hoạt động có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh về việc tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngừng kinh doanh với điều kiện: văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh trước thời hạn phải nộp lệ phí theo quy định (ngày 30 tháng 01 hàng năm) và chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trường hợp tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh không đảm bảo điều kiện nêu trên thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm

Với hướng dẫn này, nhiều trường hợp (kể cả cơ quan thuế) vẫn có quan điểm cho rằng doanh nghiệp muốn được miễn lệ phí môn bài khi tạm ngừng kinh doanh sẽ phải có thời gian tạm ngừng liên tục từ 01/01 – 31/12 (tạm ngừng trọn năm). Tuy nhiên, trên thực tế, để tạm ngừng kinh doanh được miễn lệ phí môn bài doanh nghiệp chỉ cần đáp ứng 2 điều kiện:
– Tạm ngừng kinh doanh trong năm dương lịch từ 01/01-31/12
– Thời hạn tạm ngừng kinh doanh trước 30/01 hàng năm và chưa nộp lệ phí môn bài

Tham khảo trả lời của một số cơ quan thuế

Tham khảo trả lời của cục thuế Hưng Yên tại công văn số 3627/CTHYE-TTHT ngày 04/08/2021

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty … đã được Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên xác nhận tạm ngừng kinh doanh từ ngày 20/01/2021 đến ngày 20/01/2022 nếu Công ty của độc giả chưa nộp lệ phí môn bài của năm 2021 thì Công ty của độc giả không phải nộp lệ phí môn bài cho năm 2021, nếu đã nộp lệ phí môn bài năm 2021 rồi thì không được hoàn

Tham khảo trả lời của Tổng cục thuế cho theo công văn số 2351/TCT-CS ngày 09/06/2023 như sau:

Căn cứ quy định trên, trường hợp người nộp lệ phí đang hoạt động có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trước ngày 30 tháng 01 hàng năm và chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh thì không phải nộp lệ phí môn bài của năm tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Các trường hợp phải hoàn thành nghĩa vụ thuế

Theo quy định tại Luật quản lý thuế 2019 các trường hợp phải hoàn thành nghĩa vụ thuế gồm:
1. Cá nhân xuất cảnh: Áp dụng với người Việt Nam, nước ngoài trước khi xuất cảnh hoặc theo nhu cầu cụ thể
2. Giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động: Áp dụng với doanh nghiệp
3. Tổ chức lại doanh nghiệp: Áp dụng với doanh nghiệp
4. Người nộp thuế là người đã chết, người bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự: Áp dụng cho người được thừa kế thực hiện trong phần tài sản của người đã chết, người bị Tòa án tuyên bố là đã chết để lại hoặc phần tài sản người thừa kế được chia tại thời điểm nhận thừa kế. Trong trường hợp không có người thừa kế hoặc tất cả những người thừa kế từ chối nhận di sản thừa kế thì việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của người đã chết, người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

Sau khi nộp đầy đủ các khoản thuế theo yêu cầu, người nộp thuế có quyền làm đơn đề nghị cơ quan thuế xác nhận về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định

Điều 16. Quyền của người nộp thuế
9. Yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.
Điều 18. Nhiệm vụ của cơ quan quản lý thuế
6. Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật

Thủ tục xác nhận không nợ thuế (hoàn thành nghĩa vụ thuế)

Điều 70. Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế
1. Tiếp nhận, xử lý đề nghị xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước hoặc xác nhận số thuế đã nộp ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là xác nhận nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước).
a) Người nộp thuế gửi văn bản đề nghị xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNXN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này đến cơ quan thuế theo quy định tại điểm c khoản này.
Trường hợp nhà thầu nước ngoài không trực tiếp kê khai, nộp thuế với cơ quan thuế mà do tổ chức, cá nhân bên Việt Nam khấu trừ, nộp thay và bên Việt Nam đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế nhà thầu nước ngoài: Nhà thầu nước ngoài hoặc bên Việt Nam khấu trừ, nộp thay gửi văn bản đề nghị xác nhận nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp bên Việt Nam để thực hiện xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho nhà thầu nước ngoài.
b) Xử lý văn bản đề nghị xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước tại cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước
b.1) Rà soát dữ liệu, thông tin việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.
Căn cứ dữ liệu quản lý thuế trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế, cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước thực hiện rà soát dữ liệu nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước của cơ quan thuế bao gồm:
b.1.1) Số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp, còn phải nộp, còn nợ, nộp thừa của người nộp thuế;
b.1.2) Các vi phạm hành chính thuế của người nộp thuế (nếu có).
b.2) Trường hợp thông tin đề nghị của người nộp thuế khớp đúng với thông tin trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế thì cơ quan thuế thực hiện gửi Thông báo xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước mẫu số 01/TB-XNNV ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này cho người nộp thuế theo quy định tại điểm b.4 khoản này.
b.3) Trường hợp thông tin đề nghị của người nộp thuế và thông tin trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế chưa đầy đủ hoặc có chênh lệch, cơ quan thuế gửi Thông báo yêu cầu bổ sung thông tin theo mẫu số 01/TB-BSTT-NNT ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP cho người nộp thuế để giải trình, bổ sung thông tin theo quy định tại điểm b.4 khoản này.
Thời gian bổ sung thông tin của người nộp thuế không tính vào thời gian giải quyết văn bản đề nghị xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước.
Sau khi nhận được thông tin bổ sung của người nộp thuế, trường hợp đủ thông tin thì cơ quan thuế thực hiện gửi Thông báo xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/TB-XNNV ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này cho người nộp thuế theo quy định tại điểm b.4 khoản này. Trường hợp cơ quan thuế xác định người nộp thuế không thuộc đối tượng, trường hợp xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước thì cơ quan thuế có Thông báo theo mẫu số 01/TB-XNNV ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này, trong đó nêu rõ lý do không xác nhận cho người nộp thuế biết theo quy định tại điểm b.4 khoản này.
b.4) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế có trách nhiệm ban hành Thông báo xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế theo mẫu số 01/TB-XNNV ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này để xác nhận hoặc không xác nhận cho người nộp thuế hoặc Thông báo yêu cầu bổ sung thông tin theo mẫu số 01/TB-BSTT-NNT ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP cho người nộp thuế để giải trình, bổ sung thông tin.
c) Trách nhiệm tiếp nhận, xử lý văn bản đề nghị xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước:
c.1) Cơ quan thuế quản lý trực tiếp:
c.1.1) Tiếp nhận, xử lý văn bản đề nghị xác nhận nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước của người nộp thuế do cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
c.1.2) Chủ trì tiếp nhận, xử lý đề nghị xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước đối với các khoản thu do nhiều cơ quan thuế quản lý (bao gồm cả khoản thu do cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước, cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ).
c.1.3) Trường hợp nhà thầu nước ngoài không trực tiếp kê khai, nộp thuế với cơ quan thuế mà do bên Việt Nam khấu trừ, nộp thay thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp bên Việt Nam chỉ thực hiện xác nhận cho nhà thầu nước ngoài khi bên Việt Nam đã thực hiện khấu trừ và nộp thay đầy đủ tiền thuế vào ngân sách nhà nước cho nhà thầu nước ngoài theo quy định.
c.2) Cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước:
c.2.1) Tiếp nhận, xử lý văn bản đề nghị xác nhận nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước của người nộp thuế đối với các khoản thu do cơ quan thuế quản lý thu.
c.2.2) Phối hợp, chịu trách nhiệm về nghĩa vụ thuế của khoản thu do cơ quan thuế quản lý trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế.
c.3) Cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư này:
c.3.1) Tiếp nhận, xử lý văn bản đề nghị xác nhận nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước của người nộp thuế đối với các khoản thu phân bổ do cơ quan thuế quản lý thu.
c.3.2) Phối hợp, chịu trách nhiệm về nghĩa vụ thuế của khoản thu do cơ quan thuế quản lý trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế.
2. Xác nhận số thuế đã nộp tại Việt Nam đối với đối tượng cư trú của nước ngoài:
Trường hợp một đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam phải nộp thuế thu nhập tại Việt Nam theo quy định của Hiệp định thuế và pháp luật thuế Việt Nam muốn xác nhận số thuế đã nộp tại Việt Nam để được khấu trừ vào số thuế phải nộp tại nước cư trú cần thực hiện các thủ tục sau đây:
a) Trường hợp người nộp thuế đề nghị xác nhận số thuế đã nộp tại Việt Nam gửi hồ sơ đề nghị đến Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký nộp thuế để làm thủ tục xác nhận. Hồ sơ bao gồm:
a.1) Giấy đề nghị xác nhận số thuế đã nộp tại Việt Nam theo Hiệp định thuế theo mẫu số 03/HTQT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này, trong đó cung cấp các thông tin về giao dịch liên quan đến thu nhập chịu thuế và số thuế phát sinh từ giao dịch đó thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định thuế;
a.2) Bản gốc (hoặc bản sao đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú của nước cư trú do cơ quan thuế cấp (ghi rõ là đối tượng cư trú trong kỳ tính thuế nào) đã được hợp pháp hóa lãnh sự;
a.3) Giấy uỷ quyền trong trường hợp người nộp thuế uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định thuế.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Thuế nơi đối tượng đăng k‎ý thuế có trách nhiệm cấp giấy xác nhận thuế thu nhập đã nộp tại Việt Nam theo mẫu số 04/HTQT hoặc mẫu số 05/HTQT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này. Mẫu số 04/HTQT được sử dụng để xác nhận đối với thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp; Mẫu số 05/HTQT được sử dụng để xác nhận đối với thuế thu nhập tiền lãi cổ phần, lãi tiền cho vay, tiền bản quyền hoặc phí dịch vụ kỹ thuật.
Trong quá trình giải quyết hồ sơ còn thiếu thông tin cần giải trình, bổ sung tài liệu thì cơ quan thuế gửi Thông báo giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu theo mẫu số 01/TB-BSTT-NNT ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP cho người nộp thuế để yêu cầu giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế ban hành Thông báo, người nộp thuế có trách nhiệm gửi văn bản giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu theo thông báo của cơ quan thuế.
b) Trường hợp người nộp thuế đề nghị xác nhận số thuế phát sinh tại Việt Nam nhưng không phải nộp do được hưởng ưu đãi thuế và được coi như số thuế đã nộp để khấu trừ số thuế khoán tại nước nơi cư trú gửi hồ sơ đề nghị đến Cục Thuế để làm thủ tục xác nhận. Hồ sơ bao gồm:
b.1) Giấy đề nghị xác nhận số thuế đã nộp tại Việt Nam theo Hiệp định thuế theo mẫu số 03/HTQT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này trong đó cung cấp các thông tin về giao dịch liên quan đến thu nhập chịu thuế, số thuế phát sinh và các ưu đãi thuế đối với giao dịch đó thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định thuế;
b.2) Bản gốc (hoặc bản sao đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú do cơ quan thuế của nước cư trú cấp (ghi rõ là đối tượng cư trú trong kỳ tính thuế nào) đã được hợp pháp hóa lãnh sự;
b.3) Giấy uỷ quyền trong trường hợp người nộp thuế uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định thuế.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Thuế có trách nhiệm xác nhận số thuế phát sinh tại Việt Nam nhưng không phải nộp do được ưu đãi thuế dành cho đối tượng đề nghị.
Trong quá trình giải quyết hồ sơ còn thiếu thông tin cần giải trình, bổ sung tài liệu thì cơ quan thuế gửi Thông báo giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu theo mẫu số 01/TB-BSTT-NNT ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP cho người nộp thuế để yêu cầu giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế ban hành Thông báo, người nộp thuế có trách nhiệm gửi văn bản giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu theo thông báo của cơ quan thuế.
3. Xác nhận đối tượng cư trú của Việt Nam:
a) Tổ chức, cá nhân yêu cầu xác nhận là đối tượng cư trú thuế của Việt Nam theo quy định tại Hiệp định thuế thực hiện thủ tục như sau:
a.1) Đối với các đối tượng đang là người nộp thuế, nộp Giấy đề nghị xác nhận cư trú của Việt Nam theo mẫu số 06/HTQT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này và Giấy ủy quyền (trong trường hợp người nộp thuế uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định thuế) đến Cục Thuế nơi đăng ký thuế.
a.2) Đối với các đối tượng không phải là đối tượng khai, nộp thuế:
a.2.1) Giấy đề nghị theo hướng dẫn tại tiết a.1 khoản 3 Điều này;
a.2.2) Xác nhận của cơ quan quản lý hoặc chính quyền địa phương về nơi thường trú hoặc nơi đăng ký hộ khẩu đối với cá nhân hoặc giấy đăng ký thành lập đối với các tổ chức.
a.2.3) Xác nhận của cơ quan chi trả thu nhập (nếu có). Trường hợp không có xác nhận này, đối tượng nộp đơn tự khai trong đơn và chịu trách nhiệm trước pháp luật;
a.2.4) Giấy ủy quyền trong trường hợp người nộp thuế uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định thuế.
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Thuế căn cứ vào quy định tại Điều 4 của Hiệp định thuế liên quan đến định nghĩa đối tượng cư trú để xét và cấp giấy chứng nhận cư trú mẫu số 07/HTQT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này cho đối tượng đề nghị.
Trường hợp để áp dụng Hiệp định thuế tại nước hoặc vùng lãnh thổ đối tác Hiệp định thuế với Việt Nam (sau đây gọi là đối tác Hiệp định thuế), cơ quan thuế đối tác Hiệp định thuế yêu cầu đối tượng cư trú Việt Nam cung cấp giấy chứng nhận cư trú do cơ quan thuế Việt Nam phát hành theo mẫu của cơ quan thuế đối tác Hiệp định thuế đó: nếu mẫu Giấy chứng nhận cư trú này có các chỉ tiêu và thông tin tương tự như Giấy chứng nhận cư trú mẫu số 07/HTQT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này hoặc có thêm các chỉ tiêu và thông tin thuộc phạm vi quản lý của cơ quan thuế (thông tin về quốc tịch, ngành nghề kinh doanh của đối tượng) thì Cục Thuế xác nhận vào mẫu Giấy chứng nhận cư trú này.
Trong quá trình giải quyết hồ sơ còn thiếu thông tin cần giải trình, bổ sung tài liệu thì cơ quan thuế gửi Thông báo giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu theo mẫu số 01/TB-BSTT-NNT ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP cho người nộp thuế để yêu cầu giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế ban hành Thông báo, người nộp thuế có trách nhiệm gửi văn bản giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu theo thông báo của cơ quan thuế.

Hướng dẫn khai mẫu 01/ĐNXN

– Người nộp thuế chỉ được lựa chọn một trong ba nút tích đề nghị xác nhận.
– Trường hợp thực hiện xác nhận cho Nhà thầu nước ngoài không trực tiếp kê khai, nộp thuế với cơ quan thuế mà do tổ chức, cá nhân Bên Việt Nam khấu trừ, nộp thay thì tích chọn Xác nhận cho Nhà thầu nước ngoài không trực tiếp kê khai, nộp thuế với cơ quan thuế mà do tổ chức, cá nhân Bên Việt Nam khấu trừ, nộp thay.
– Cột Mã số thuế, tên NNT trong bảng: Người nộp thuế ghi theo mã số thuế và tên người nộp thuế đề nghị xác nhận, đơn vị phụ thuộc của người nộp thuế. Trường hợp tích vào nút “Xác nhận cho Nhà thầu nước ngoài không trực tiếp kê khai, nộp thuế với cơ quan thuế mà do tổ chức, cá nhân Bên Việt Nam khấu trừ, nộp thay” thì ghi thông tin tại chỉ tiêu [02] là mã số thuế nộp thay của Bên Việt Nam, còn Cột Mã số thuế, tên NNT trong bảng ghi mã số thuế của nhà thầu nước ngoài cần xác nhận nghĩa vụ thuế.
– Trường hợp đề nghị xác nhận số thuế đã nộp NSNN, tại Điểm 2 Người nộp thuế chỉ được lựa chọn một trong hai đề nghị xác nhận: theo loại thuế hoặc theo chứng từ nộp thuế.
– Cột ghi chú (14) tại bảng Theo chứng từ nộp thuế tại Điểm 2. Thông tin số thuế đã nộp ngân sách nhà nước đề nghị xác nhận được sử dụng để ghi các thông tin thay đổi trong trường hợp chứng từ nộp thuế đã được điều chỉnh thông qua tra soát hoặc các trường hợp khác làm thay đổi thông tin chứng từ nộp thuế ban đầu.

Xác nhận không nợ thuế online

Hiện tại, có thể lập giấy đề nghị xác nhận thuế tại trang thuedientu.gdt.gov.vn như hình sau:

Tuy nhiên, việc xác nhận online chỉ có thể xác nhận số thuế đã nộp, không xác nhận việc doanh nghiệp không nợ thuế. Vì vậy, trường hợp có nhu cầu xác nhận việc không nợ thuế khách hàng có thể liên hệ LVNLAW để được hỗ trợ.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Theo quy định tại khoản 2 điều 58 luật giao thông đường bộ 2008 quy định về các loại giấy tờ cần phải mang theo đối với lái xe ô tô gồm:

Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Theo quy định này, người lái xe có trách nhiệm mang theo “Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới“. Tuy nhiên trên thực tế các đơn vị bảo hiểm hiện nay thường cấp GCN bản điện tử theo điều 10 nghị định 67/2023/NĐ-CP.

Theo quy định tại Điều 33 Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005 quy định về Hợp đồng điện tử: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này”.

Theo quy định tại Điều 34 Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 Điều 34 về thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử: “Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu”.

Theo quy định tại Điều 36 Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 về giao kết hợp đồng điện tử: “1. Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng. 2. Trong giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu”.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về thương mại điện tử: “3. Chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại (dưới đây gọi tắt là chứng từ điện tử) là hợp đồng, đề nghị, thông báo, xác nhận hoặc các tài liệu khác ở dạng thông điệp dữ liệu do các bên đưa ra liên quan tới việc giao kết hay thực hiện hợp đồng”.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 119 Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015 về hình thức giao dịch dân sự: “1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản”.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 67/2023/NĐ-CP: “Trường hợp cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử, doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành; Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử phải tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành và phản ánh đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này.”.

Trước đây, theo quy định tại Nghị định số 03/2021/NĐ-CP có yêu cầu về nghĩa vụ đối với bên mua bảo hiểm: “Luôn mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực (bản cứng hoặc bản điện tử) khi tham gia giao thông, xuất trình giấy tờ này khi có yêu cầu của lực lượng Cảnh sát giao thông và cơ quan chức năng có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên, tại nghị định thay thế 67/2023/NĐ-CP không yêu cầu nội dung này.

Theo đó, việc mang GCN bảo hiểm TNDS bản điện tử cũng có giá trị như bản giấy. Người tham gia giao thông có thể sử dụng GCN bản điện tử thay cho bản giấy.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Thay đổi người đứng đầu văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài là một trong những trường hợp phải làm thủ tục điều chỉnh giấy phép hoạt động của văn phòng đại diện. Dưới đây là thủ tục cần thực hiện khi thay đổi người đứng đầu văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài.

Hồ sơ thay đổi trưởng VPĐD thương nhân nước ngoài

Theo quy định tại điều 16 nghị định 07/2016/NĐ-CP hồ sơ thay đổi trưởng văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài gồm:
– Đơn đề nghị điều chỉnh trưởng văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài (Mẫu MĐ-3 thông tư 11/2016/TT-BCT)
– Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu mới của Văn phòng đại diện; (công chứng dịch sang tiếng Việt)
– Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu mới của Văn phòng đại diện; (công chứng dịch sang tiếng Việt)
– Giấy tờ chứng minh người đứng đầu cũ của Văn phòng đại diện đã thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân đến thời điểm thay đổi (Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân hoặc xác nhận không nợ thuế của cơ quan thuế;…)
– Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài (bản chính)

Trình tự thay đổi trưởng VPĐD thương nhân nước ngoài

Để điều chỉnh giấy phép hoạt động của văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài (thay đổi người đứng đầu văn phòng đại diện) cần thực hiện thủ tục sau:

Khai thuế, quyết toán thuế TNCN cho trưởng văn phòng đại diện cũ

Việc khai thuế và quyết toán thực hiện tới thời điểm có quyết định thay đổi người đứng đầu văn phòng đại diện thực hiện tại cục thuế tỉnh (thành phố) nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở.

Thay đổi trưởng VPĐD nước ngoài

Nộp bộ hồ sơ thay đổi trưởng đại diện văn phòng đại diện nước ngoài tại Sở Công Thương nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở
Lưu ý: Trong vòng 60 ngày kể từ ngày thương nhân nước ngoài ra quyết định điều chỉnh thay đổi người đứng đầu văn phòng đại diện, Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài phải gửi hồ sơ điều chỉnh giấy phép tới Sở Công Thương hoặc cơ quan đã cấp giấy chứng nhận hoạt động  văn phòng đại diện. Trong cùng một lần điều chỉnh, Văn phòng đại điện có thể điều chỉnh nhiều nội dung khác nhau chẳng hạn: điều chỉnh trụ sở văn phòng đại diện; điều chỉnh nội dung hoạt động; điều chỉnh gia hạn thời hạn hoạt động.
Thời gian cấp giấy phép điều chỉnh: 05 ngày làm việc
Lệ phí cấp điều chỉnh giấy phép văn phòng đại diện: 1.500.000 VNĐ

Xin giấy phép lao động cho trưởng VPĐD nước ngoài

Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài cần thực hiện thêm thủ tục xin giấy phép lao động trong trường hợp người đứng đầu văn phòng đại diện là người nước ngoài. Khi xin giấy phép lao động, cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
– Giấy khám sức khỏe được cấp không quá 12 tháng
– Phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 06 tháng
– Hộ chiều của trưởng văn phòng đại diện (bản sao y chứng thực)
– Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài (Bản sao y chứng thực)
– Ảnh 4×6 được chụp không có 06 tháng
– Văn bản chứng minh là nhà quản lý (Quyết định bổ nhiệm, xác nhận kinh nghiệm làm việc của thương nhân ở nước ngoài
Những giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự và công chứng dịch.

1. Điều kiện thay đổi trưởng VPĐD nước ngoài? Khi thay đổi trưởng đại diện VP nước ngoài phải có quyết toán thuế TNCN hoặc xác nhận không nợ thuế của đại diện cũ.Add image

2. Thời hạn thay đổi trưởng VPĐD nước ngoài? Trong vòng 60 ngày kể từ ngày ra quyết định, VPĐD phải làm thủ tục thay đổi trưởng văn phòng đại diện nước ngoài tại Sở Công Thương nơi đăng ký.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Khi doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, chủ doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức tạm ngừng đăng ký hoạt động của doanh nghiệp thay vì làm thủ tục giải thể doanh nghiệp. Dưới đây là toàn bộ quy định của pháp luật về tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp theo quy định mới nhất áp dụng năm 2023.

Tạm ngừng kinh doanh là gì?

Theo Khoản 1 điều 41 nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về tạm ngừng kinh doanh như sau:

Điều 41. Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp
Các tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
1. “Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Điều kiện tạm ngừng kinh doanh
– Tại thời điểm doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp không bị đóng mã số thuế. Trên thực tế nhiều doanh nghiệp lập ra không kinh doanh tại trụ sở mình đã đăng ký hoặc không hoạt động kinh doanh thực tế do đó không kê khai thuế đầy đủ. Khi có những vi phạm như trên, Chi cục thuế quản lý sẽ đóng mã số thuế đối với những doanh nghiệp này. Vì vậy muốn làm thủ tục đăng ký tạm ngưng doanh nghiệp, trước tiên doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thủ tục khôi phục mã số thuế bị đóng.
– Doanh nghiệp phải thông báo về việc tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp tới cơ quan đăng ký kinh doanh  03 ngày trước khi doanh nghiệp tạm ngừng. Chẳng hạn ngày 15/9 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, chậm nhất ngày 12/09 doanh nghiệp sẽ phải gửi thông báo về việc tạm ngừng đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở.

Thời hạn tạm ngừng hoạt động
Trường hợp là doanh nghiệp: Theo quy định cũ thời hạn tạm ngừng kinh doanh tối đa là 2 năm. Tuy nhiên, nghị định 01/2021/NĐ-CP không còn quy định này. Vì vậy, mỗi lần tạm ngừng kinh doanh tối đa 1 năm. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh nhiều lần liên tiếp (không giới hạn thời gian)
Trường hợp không phải doanh nghiệp: Trường hợp không phải doanh nghiệp việc tạm ngừng kinh doanh bị giới hạn trong 2 năm liên tiếp.

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh

Việc thông báo tạm ngừng kinh doanh được quy định tại điều 206 của luật doanh nghiệp 2020 cụ thể:

Điều 206. Tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh
1. Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Khách hàng có thể nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh qua mạng điện tử tại cổng thông tin về đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
– Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh theo mẫu tại thông tư 01/2021/TT-BKHĐT
– Biên bản họp, quyết định tạm ngừng kinh doanh theo đúng thẩm quyền (chủ sở hữu công ty, hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, các thành viên hợp danh..)
– Uỷ quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
– Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người nộp hồ sơ

Tạm ngừng kinh doanh tại phòng ĐKKD
Bước 1: Doanh nghiệp nộp bộ hồ sơ theo hướng dẫn trên tới Phòng đăng ký kinh doanh – Sở KHĐT nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận hồ sơ cho doanh nghiệp sau khi tiếp nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh
Bước 2:
– Trong thời hạn 02 ngày làm việc, Sở KHĐT gửi thông tin sang bên thuế để đối chiếu số thuế còn nợ hoặc không
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh

Đồng thời tạm ngừng kinh doanh cho công ty và đơn vị phụ thuộc? Trong Luật doanh nghiệp năm 2020, chỉ quy định chung về tạm ngừng hoạt động cho doanh nghiệp, không đề cập đến việc tạm ngừng hoạt động cho đơn vị phụ thuộc, vì vậy Khoản 1, Điều 66 nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định rõ hơn về vấn đề này như sau:

Điều 66. Đăng ký tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đối với doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
1. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm.
2. Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, kèm theo thông báo phải có nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh.
3. Sau khi nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh, giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
4. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp và tình trạng của tất cả các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng tạm ngừng kinh doanh.
5. Doanh nghiệp có thể đề nghị đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đồng thời với đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đồng thời với tình trạng của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Theo quy định trên, khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh thì đồng thời sẽ tạm ngừng kinh doanh của các đơn vị phụ thuộc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế? Theo quy định tại điều 4 nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 4. Quản lý thuế đối với người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng hoạt động, kinh doanh
Người nộp thuế thực hiện thông báo khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh theo quy định tại Điều 37 Luật Quản lý thuế và các quy định sau:
1. Căn cứ xác định thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh:
a) Đối với người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Quản lý thuế là thời gian tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã được cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký hợp tác xã ghi nhận trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã. Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký hợp tác xã gửi thông tin đăng ký tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã cho cơ quan thuế bằng phương thức điện tử qua hệ thống trao đổi thông tin về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế trong thời hạn 01 ngày làm việc hoặc chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký hợp tác xã ghi nhận trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã.

c) Đối với người nộp thuế là tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc diện đăng ký kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Quản lý thuế thì thực hiện thông báo tạm ngừng hoạt động, kinh doanh đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là 01 ngày làm việc trước khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh. Cơ quan thuế có thông báo xác nhận gửi người nộp thuế về thời gian người nộp thuế đăng ký tạm ngừng hoạt động, kinh doanh chậm nhất trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của người nộp thuế. Người nộp thuế được tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không quá 1 năm đối với 1 lần đăng ký. Trường hợp người nộp thuế là tổ chức, tổng thời gian tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không quá 2 năm đối với 2 lần đăng ký liên tiếp.

Như vậy, nếu công ty hoạt động theo luật doanh nghiệp thì không cần xin xác nhận của thuế khi tạm ngừng kinh doanh. Các đối tượng khác không phải doanh nghiệp thực hiện thông báo tạm ngừng kinh doanh (Mẫu 23/ĐK-TCT theo thông tư 105/2020/TT-BTC) theo quy định tại khoản 2 điều 37 nghị định 126/2020/NĐ-CP

Điều 37. Thông báo khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh
1. Tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc diện đăng ký kinh doanh tạm ngừng hoạt động, kinh doanh có thời hạn hoặc tiếp tục hoạt động, kinh doanh trước thời hạn đã thông báo theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan thì cơ quan thuế căn cứ vào thông báo của người nộp thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện quản lý thuế trong thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động, kinh doanh trước thời hạn theo quy định của Luật này.
2. Tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc diện đăng ký kinh doanh thì thực hiện thông báo đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là 01 ngày làm việc trước khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động, kinh doanh trước thời hạn đã thông báo để thực hiện quản lý thuế.

Khai, nộp thuế khi tạm ngừng kinh doanh

Khi doanh nghiệp đang tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp, doanh nghiệp thực hiện việc kê khai và nộp thuế như sau: Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp thuế môn bài? Theo quy định tại nghị định 139/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi nghị định 22/2020/NĐ-CP như sau:

Điều 4. Mức thu lệ phí môn bài
5. Người nộp lệ phí đang hoạt động có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngừng kinh doanh với điều kiện văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế trước thời hạn phải nộp lệ phí theo quy định (ngày 30 tháng 01 hàng năm) và chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Trường hợp tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh không đảm bảo điều kiện nêu trên thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm.

Ngoài ra theo quy định tại khoản 3 điều 4 thông tư 302/2016/TT-BTC (sửa đổi bởi thông tư 65/2020/TT-BTC)

3. Tổ chức, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (thuộc trường hợp không được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh) được thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) khi hết thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp): Trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng đầu năm nộp mức lệ phí môn bài cả năm, trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
Người nộp lệ phí môn bài đang hoạt động có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh về việc tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngừng kinh doanh với điều kiện: văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh trước thời hạn phải nộp lệ phí theo quy định (ngày 30 tháng 01 hàng năm)chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trường hợp tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh không đảm bảo điều kiện nêu trên thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm

Như vậy, không phải nộp tiền thuế môn bài trong trường hợp tạm ngừng kinh doanh trong năm trước ngày 30/01. Đặc biệt, nếu đã nộp lệ phí môn bài trong thời gian này sẽ không được hoàn lại. Tham khảo trả lời của cục thuế Hưng Yên tại công văn số 3627/CTHYE-TTHT ngày 04/08/2021

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty … đã được Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên xác nhận tạm ngừng kinh doanh từ ngày 20/01/2021 đến ngày 20/01/2022 nếu Công ty của độc giả chưa nộp lệ phí môn bài của năm 2021 thì Công ty của độc giả không phải nộp lệ phí môn bài cho năm 2021, nếu đã nộp lệ phí môn bài năm 2021 rồi thì không được hoàn

Tổng cục thuế cũng có công văn số 2351/TCT-CS ngày 09/06/2023 như sau: “Căn cứ quy định trên, trường hợp người nộp lệ phí đang hoạt động có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trước ngày 30 tháng 01 hàng năm và chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh thì không phải nộp lệ phí môn bài của năm tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Về tờ khai thuế GTGT, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn: Tại khoản 2 điều 4 nghị định 80/2021/TT-BTC

Điều 4. Quản lý thuế đối với người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng hoạt động, kinh doanh
2. Trong thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh:
a) Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm.
b) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán tạm ngừng hoạt động, kinh doanh được cơ quan thuế xác định lại nghĩa vụ thuế khoán theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
c) Người nộp thuế không được sử dụng hóa đơn và không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Trường hợp người nộp thuế được cơ quan thuế chấp thuận sử dụng hoá đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn thì phải nộp hồ sơ khai thuế, nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn theo quy định.
d) Người nộp thuế phải chấp hành các quyết định, thông báo của cơ quan quản lý thuế về đôn đốc thu nợ, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế và xử lý hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.

Quyết toán TNDN, BCTC: Theo quy định tại Điểm b khoản 6 Điều 8 nghị định 126/2020/NĐ-CP

6. Các loại thuế, khoản thu khai quyết toán năm và quyết toán đến thời điểm giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng hoặc tổ chức lại doanh nghiệp. Trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (không bao gồm doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa) mà doanh nghiệp chuyển đổi kế thừa toàn bộ nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp được chuyển đổi thì không phải khai quyết toán thuế đến thời điểm có quyết định về việc chuyển đổi doanh nghiệp, doanh nghiệp khai quyết toán khi kết thúc năm. Cụ thể như sau:
b) Thuế thu nhập doanh nghiệp (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng vốn của nhà thầu nước ngoài; thuế thu nhập doanh nghiệp kê khai theo phương pháp tỷ lệ trên doanh thu theo từng lần phát sinh hoặc theo tháng theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều này). Người nộp thuế phải tự xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý (bao gồm cả tạm phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp cho địa bàn cấp tỉnh nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh, nơi có bất động sản chuyển nhượng khác với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính) Và được trừ số thuế đã tạm nộp với số phải nộp theo quyết toán thuế năm.
Người nộp thuế thuộc diện lập báo cáo tài chính quý theo quy định của pháp luật về kế toán căn cứ vào báo cáo tài chính quý và các quy định của pháp luật về thuế để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý.
Người nộp thuế không thuộc diện lập báo cáo tài chính quý theo quy định của pháp luật về kế toán căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh quý và các quy định của pháp luật về thuế để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý.
Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 03 quý đầu năm tính thuế không được thấp hơn 75% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm. Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 03 quý đầu năm thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 03 đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.
Người nộp thuế có thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng hoặc cho thuê mua, có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ phù hợp với quy định của pháp luật thì thực hiện tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý theo tỷ lệ 1% trên số tiền thu được. Trường hợp chưa bàn giao cơ sở hạ tầng, nhà và chưa tính vào doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm thì người nộp thuế không tổng hợp vào hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm mà tổng hợp vào hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp khi bàn giao bất động sản đối với từng phần hoặc toàn bộ dự án.

Ngoài ra, theo phụ lục I của nghị định 126/2020/NĐ-CP doanh nghiệp còn phải nộp Báo cáo tài chính năm theo quy định của pháp luật về kế toán và pháp luật về kiểm toán độc lập (trừ trường hợp không phải lập báo cáo tài chính theo quy định)

Lưu ý khi tạm ngừng kinh doanh
– Gửi thông báo tạm ngừng kinh doanh trước ít nhất 03 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh với doanh nghiệp, trước ít nhất 01 ngày với đơn vị khác
– Đơn vị phụ thuộc phải tạm ngừng nếu đơn vị chính tạm ngừng.
– Người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Trường hợp người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.
– Lệ phí môn bài không phải nộp nếu tạm ngừng kinh doanh trước 30/01
– Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

Tuy nhiên trên thực tế, thì việc các doanh nghiệp nợ thuế thường sẽ không được phép tạm ngừng kinh doanh cho tới khi hoàn thành các nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế.

Hỏi đáp về tạm ngừng kinh doanh

1. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh với công ty cổ phần thực hiện như thế nào? Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh với công ty cổ phần thực hiện theo hướng dẫn trên. Tuy nhiên thẩm quyền quyết định tạm ngừng kinh doanh thuộc về hội đồng quản trị nên hồ sơ tạm ngừng kinh doanh đối với công ty cổ phần cần gửi thêm biên bản họp và quyết định của hội đồng quản trị (không phải hội đồng cổ đông)

2. Tạm ngừng kinh doanh có được xuất hóa đơn không? Theo Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020 và khoản 2 điều 4 nghị định 80/2021/TT-BTC thì doanh nghiệp trong thời gian tạm ngừng kinh doanh thì không được phép thực hiện bất kỳ giao dịch mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nào. Do vậy doanh nghiệp không được xuất hoá đơn trong thời gian này.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Thông thường tại đăng ký xe ô tô con sẽ ghi cụ thể số chỗ ngồi. Đối với xe ô tô 5 chỗ sẽ ghi Số chỗ ngồi (seats): 5. Theo đó, hiểu đơn giản theo khuyến cáo của nhà sản xuất thì xe ô tô 5 chỗ được chở 5 người.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm o khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) nêu rõ:

Điều 23. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ

2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 75.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người (trừ xe buýt) thực hiện hành vi vi phạm: Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 75.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách chạy tuyến có cự ly lớn hơn 300 km thực hiện hành vi vi phạm: Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì xe ô tô 5 chỗ chỉ được phép chở tối đa 6 người gồm cả tài xế (thêm 1 người). Trường hợp vượt quá số người nêu trên sẽ bị xử phạt theo quy định. Cần lưu ý việc tính số người không phân biệt người lớn và trẻ em. Theo đó, dù chờ quá số người theo quy định là người lớn hay trẻ em thì mức phạt được tính như nhau.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Theo định nghĩa về trang thiết bị y tế thì cồn y tế là một loại trang thiết bị y tế trong đó có tác dụng khử khuẩn trang thiết bị y tế. Trên thực tế khi phân loại trang thiết bị y tế theo quy định cũ, một số đơn vị sẽ phân loại A với cồn y tế. Tuy nhiên, sau khi hậu kiểm các phân loại và công bố loại A sẽ bị yêu cầu thu hồi.

Theo công văn 2098/BYT-BT-CT ngày 12/04/2023 về việc rà soát hồ sơ công bố trang thiết bị y tế loại A, B trong đó nêu rõ sản phẩm không phù hợp với định nghĩa trang thiết bị y tế gồm “Cồn Ethanol sát khuẩn vết thương/ Oxy già“. Theo quy tắc 15 về phân loại trang thiết bị y tế tại thông tư 05/2022/TT-BYT quy định như sau:

Quy tắc 15. Phân loại trang thiết bị y tế khử khuẩn, tiệt khuẩn
1. Trang thiết bị y tế sử dụng để tiệt khuẩn trang thiết bị y tế được xếp vào loại C.
2. Trang thiết bị y tế sử dụng để khử khuẩn trang thiết bị y tế mà việc khử khuẩn đó là giai đoạn cuối cùng của quy trình khử khuẩn thì được xếp vào loại C.
3. Trang thiết bị y tế được sử dụng để khử khuẩn trang thiết bị y tế mà việc khử khuẩn đó được thực hiện trước khi tiệt khuẩn thì được xếp vào loại B.
4. Trang thiết bị y tế được sử dụng để khử khuẩn mà việc khử khuẩn đó được thực hiện trước khi khử khuẩn ở giai đoạn cuối cùng thì được xếp vào loại B.
5. Trang thiết bị y tế được chỉ định để khử khuẩn, làm sạch, ngâm, rửa hoặc dưỡng ẩm kính áp tròng được xếp vào loại C.

Phân biệt “khử khuẩn” và “tiệt khuẩn” theo quyết định 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế

Tiệt khuẩn (Sterilization): Là quá trình diệt hoặc loại bỏ tất cả các dạng của vi sinh vật sống bao gồm cả bào tử vi khuẩn.
Khử khuẩn (Disinfection): Là quá trình loại bỏ hầu hết hoặc tất cả vi sinh vật gây bệnh trên dụng cụ nhưng không diệt bào tử vi khuẩn. Có 3 mức độ khử khuẩn: mức độ thấp, trung bình và cao.
Khử khuẩn mức độ cao (High-level disinfection): Là quá trình diệt toàn bộ vi sinh vật và một số bào tử vi khuẩn.
Khử khuẩn mức độ trung bình (Intermediate-level disinfection): Là quá trình diệt được M. tuberculosis, vi khuẩn sinh dưỡng, vi rút và nấm, nhưng không diệt được bào tử vi khuẩn.
Khử khuẩn mức độ thấp (Low-level disinfection): Là quá trình diệt được các vi khuẩn thông thường như một vài vi rút và nấm, nhưng không diệt được bào tử vi khuẩn.
Làm sạch (Cleaning): Là quá trình sử dụng biện pháp cơ học và hóa học để loại bỏ những tác nhân nhiễm khuẩn và chất hữu cơ bám trên dụng cụ, nhưng không diệt/loại bỏ được hết các tác nhân nhiễm khuẩn. Quá trình làm sạch là một bước bắt buộc phải thực hiện trước khi thực hiện khử khuẩn, tiệt khuẩn tiếp theo. Làm sạch tốt sẽ giúp hiệu quả khử khuẩn, tiệt khuẩn được tối ưu.

Như vậy, theo quy định trên thông thường cồn y tế phục vụ khử khuẩn trang thiết bị y tế sẽ được phân loại B. Theo đó, hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng trang thiết bị y tế loại B bao gồm:
1. Văn bản công bố tiêu chuẩn áp dụng của trang thiết bị y tế thuộc loại A, B
2. Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 13485 còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ.
3. Giấy ủy quyền của chủ sở hữu trang thiết bị y tế cho tổ chức đứng tên công bố tiêu chuẩn áp dụng theo mẫu còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ, trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh của Việt Nam là chủ sở hữu trang thiết bị y tế.
4. Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo hành do chủ sở hữu trang thiết bị y tế cấp, trừ trường hợp trang thiết bị y tế sử dụng một lần theo quy định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế hoặc có tài liệu chứng minh không có chế độ bảo hành.
5. Tài liệu mô tả tóm tắt kỹ thuật trang thiết bị y tế bằng tiếng Việt, kèm theo tài liệu kỹ thuật mô tả chức năng, thông số kỹ thuật của trang thiết bị y tế do chủ sở hữu trang thiết bị y tế ban hành.
Riêng đối với thuốc thử, chất hiệu chuẩn, vật liệu kiểm soát in vitro: tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Việt kèm theo tài liệu về nguyên vật liệu, về an toàn của sản phẩm, quy trình sản xuất, các báo cáo nghiên cứu lâm sàng và tiền lâm sàng bao gồm báo cáo độ ổn định.
6. Giấy chứng nhận hợp chuẩn theo quy định hoặc bản tiêu chuẩn sản phẩm do chủ sở hữu trang thiết bị y tế công bố.
Riêng đối với trang thiết bị y tế sản xuất trong nước bổ sung kết quả đánh giá các thông số hóa, lý, vi sinh và các thông số khác do cơ sở đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đánh giá sự phù hợp cấp hoặc Giấy chứng nhận đánh giá chất lượng do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro. Kết quả đánh giá phải phù hợp với tiêu chuẩn mà chủ sở hữu trang thiết bị y tế công bố.
7. Tài liệu hướng dẫn sử dụng của trang thiết bị y tế.
8. Mẫu nhãn sẽ sử dụng khi lưu hành tại Việt Nam của trang thiết bị y tế.
9. Giấy chứng nhận lưu hành tự do còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ đối với trang thiết bị y tế nhập khẩu.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com