Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Cá nhân, tổ chức muốn được cung cấp thông tin về nội dung đăng ký doanh nghiệp thì phải làm như thế nào? Muốn được cung cấp thông tin doanh nghiệp thì phải làm thủ tục gì? Nộp tại đâu, cần chuẩn bị các giấy tờ như thế nào? Theo quy định tại điều 36 nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định về việc các tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cung cấp thông tin đăng ký doanh nghiệp cụ thể như sau:

Điều 36. Cung cấp thông tin đăng ký doanh nghiệp
1. Thông tin được cung cấp công khai, miễn phí trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ https://dangkykinhdoanh.gov.vn, bao gồm: tên doanh nghiệp; mã số doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính; ngành, nghề kinh doanh; họ và tên người đại diện theo pháp luật; tình trạng pháp lý của doanh nghiệp.
2. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cung cấp thông tin đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Doanh nghiệp gửi đề nghị cung cấp thông tin đến cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc Cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh hoặc Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh để được cung cấp thông tin.

Cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh cung cấp thông tin về doanh nghiệp lưu giữ trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cung cấp thông tin về doanh nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa phương quản lý.

Theo đó, việc yêu cầu cung cấp thông tin doanh nghiệp có thể yêu cầu qua cổng thông tin điện tử quốc gia dangkykinhdoanh.gov.vn hoặc nộp trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Cung cấp thông tin doanh nghiệp qua cổng thông tin quốc gia

Truy cập địa chỉ https://dichvuthongtin.dkkd.gov.vn chọn thông tin cần tra cứu (lưu ý xem mức phí tra cứu bên tay phải). Kết quả tra cứu thông tin trong trường hợp này là bản mềm không có xác nhận của cơ quan nhà nước.

Chọn loại thông tin mà tổ chức, cá nhân cần cung cấp và thanh toán theo hướng dẫn trên màn hình. Tại phần này doanh nghiệp có thể tra cứu miễn phí các thông tin công bố đăng ký kinh doanh và thông tin mẫu dấu của doanh nghiệp tại đây.  Một số trường hợp có thể tiến hành nhận thông tin ngay hoặc đợi 2 đến 3 ngày để nhận thông tin.

Cung cấp thông tin doanh nghiệp tại phòng ĐKKD

Doanh nghiệp làm công văn trình bày rõ lý do và loại thông tin cần cung cấp và nộp trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh nơi quản lý thông tin doanh nghiệp. Phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả lời trong vòng 6 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ. Kết quả cung cấp thông tin theo trường hợp này có dấu đỏ của phòng đăng ký kinh doanh. Khách hàng có thể tham khảo mẫu dưới đây.

CÔNG TY CP …
————–
Số: …/2021/CV-TY1
(V/v: Xin cung cấp thông doanh nghiệp)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————
Hà Nội, Ngày … tháng … năm 2021

 Kính gửi: Phòng đăng ký kinh doanh thành phố Hà Nội

Tên đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN …
Mã doanh nghiệp: 0103…
Trụ sở chính: Số 88 đường Trường Chinh, phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Đại diện theo pháp luật: …                     

Thưa quý Phòng!
Công ty chúng tôi được thành lập ngày 11/12/2008 (đăng ký kinh doanh lần 4 vào ngày 14/03/2016), hiện tại công ty chúng tôi đang tiến hành cơ cấu và tổ chức lại đối với bộ máy quản lý và thay đổi đăng ký kinh doanh của công ty công ty, tuy nhiên do các nội dung thay đổi đã lâu và hồ sơ các lần thay đổi cũ đã bị thất lạc dẫn tới thiếu thông tin trong quá trình làm việc của công ty.

Vì vậy bằng văn bản này, chúng tôi trân trọng đề nghị Phòng đăng ký kinh doanh cung cấp thông tin doanh nghiệp gồm: thông tin cụ thể các lần thay đổi và bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của các lần thay đổi này.

Chúng tôi cam kết sử dụng thông tin phòng đăng ký kinh doanh cung cấp theo đúng quy định pháp luật! Xin trân thành cảm ơn quý phòng!

hoặc sử dụng Phụ lục VII-1 tại thông tư 01/2021/TT-BKHĐT Giấy đề nghị cung cấp thông tin đăng ký doanh nghiệp

Phụ lục VII-1
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 03 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

………., ngày … tháng … năm ..……

GIẤY ĐỀ NGHỊ CUNG CẤP THÔNG TIN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
Kính gửi: ……………………………

1. Thông tin người yêu cầu:
Họ và tên (ghi họ tên bằng chữ in hoa): ……………………………………………………………..
Số giấy tờ pháp lý của cá nhân: ……………………………………………………………………..
Ngày cấp: …/…/…… Nơi cấp: ………….. Ngày hết hạn (nếu có): …/…/……
Địa chỉ liên lạc: ………………………………………………………………………………………
Điện thoại: …………………………… Email (nếu có): ………………………………………………
Là người đại diện của (nếu có): ……………………………………………………………………….
2. Thông tin xuất biên lai:
Tên cá nhân/tổ chức: ………………………………………………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………
3. Thông tin yêu cầu:

STT Tên sản phẩm Số lượng sản phẩm
1 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của…  
2 Thông tin lịch sử 3 năm của doanh nghiệp…  
3 Thông tin doanh nghiệp mới nhất của…  
4 Sản phẩm khác .…………………………………………………… ……………………………………………………  

Tôi/(Tên tổ chức) cam kết không sử dụng thông tin về đăng ký doanh nghiệp vào các mục đích trái pháp luật; Không cố ý làm sai lệch nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp, chuyển nhượng thông tin đăng ký doanh nghiệp bất hợp pháp, sai đối tượng; Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực về nội dung của Giấy đề nghị này; Chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi hậu quả pháp lý phát sinh nếu có theo quy định pháp luật.

  NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký và ghi họ tên)1  

____________________
1 Người đề nghị/Người đại diện của tổ chức ký trực tiếp vào phần này

Các thông tin phòng ĐKKD sẽ cung cấp

Theo quy định tại điều 32, 33 Luật doanh nghiệp 2020 về việc công bố thông tin và cung cấp thông tin thì phòng đăng ký kinh doanh sẽ chỉ cung cấp một số thông tin đã công khai theo quy định. Các thông tin khác như hồ sơ thì phải làm thủ tục khởi kiện và thu thập chứng cứ tại toà án.

Điều 32. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
a) Ngành, nghề kinh doanh;
b) Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).
2. Trường hợp thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, những thay đổi tương ứng phải được thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Thời hạn thông báo công khai thông tin về doanh nghiệp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là 30 ngày kể từ ngày được công khai.
Điều 33. Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký doanh nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị Cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh và Cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp thông tin được lưu giữ trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh và Cơ quan đăng ký kinh doanh có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, các thông tin doanh nghiệp phải công khai cũng là những thông tin phòng đăng ký kinh doanh cung cấp sẽ là các thông tin về ngành nghề kinh doanh, danh sách cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài với công ty cổ phần và các thông tin về thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

Dịch vụ xin trích bản sao ĐKKD

Trong một số trường hợp khách hàng cần bản sao đăng ký kinh doanh của đối tác (có xác nhận của phòng ĐKKD) phục vụ các mục đích tố tụng, kiểm tra thông tin đối tác có thể tìm đến dịch vụ của LVNLAW. Việc xin trích lục thông tin thực hiện trong 6 ngày làm việc và khách hàng có thể có bản sao đăng ký kinh doanh có xác nhận của đơn vị khách hàng mong muốn.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Hành vi pháp lý đơn phương là gì?

Theo Điều 116 Bộ luật dân sự 2015 về giao dịch dân sự: “Giao dịch dân sựhợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Như vậy: Hành vi pháp lý đơn phương là giao dịch dân sự, trong đó thể hiện ý chí của một bên chủ thể nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình hoặc bên còn lại trong quan hệ.

Điều kiện có hiệu lực của hành vi pháp lý đơn phương

Do hành vi pháp lý đơn phương được xác lập theo ý chí của một bên chủ thể nên trong nhiều trường hợp hành vi pháp lý đơn phương chỉ phát sinh hậu quả pháp lý khi những người khác đáp ứng những điều kiện nhất định do chủ thể xác lập giao dịch này đưa ra.

Điều kiện có hiệu lực của hành vi pháp lý đơn phương
– Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập.
– Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện.
– Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
– Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
– Không thuộc trường hợp vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác:
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đọa đức xã hội
+ Giao dịch dân sự do giả tạo
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ về hình thức

Hành vi pháp lý đơn phương là căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều 275 Bộ luật dân sự 2015. Hành vi pháp lý đơn phương là căn cứ xác lập quyền dân sự trong quan hệ hứa thưởng và thi có giải.  Khoản 1 Điều 572 Bộ luật dân sự 2015 về trả thưởng quy định: “Trường hợp một công việc được hứa thưởng do một người thực hiện thì khi công việc hoàn thành, người thực hiện công việc đó được nhận thưởng”.

Khoản 3 Điều 573 Bộ luật dân sự 2015 về thi có giải quy định: “Người đoạt giải có quyền yêu cầu người tổ chức thi trao giải thưởng đúng mức đã công bố”. Như vậy, nếu các hành vi pháp lý đơn phương đáp ứng các quy định từ Điều 570 đến Điều 573 BLDS 2015 sẽ là căn cứ xác lập quyền dân sự về nhận thưởng, nhận giải thưởng.

Tuy nhiên, không phải hành vi pháp lý đơn phương nào cũng xác lập quyền dân sự. Ví dụ như việc chấm dứt quyền sở hữu của một người đối với một tài sản. Theo Điều 239 Bộ luật dân sự 2015 Chủ sở hữu có thể tự chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản của mình bằng cách tuyên bố công khai hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc mình từ bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó”. Ta thấy một trong những căn cứ đó là chủ sở hữu từ bỏ quyền chiếm hữu của mình, không làm phát sinh, thay đổi quyền hay nghĩa vụ của chủ thể khác . Kết hợp với Điều 116 Bộ luật dân sự 2015“Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Từ đó để phân biệt hành vi pháp lý đơn phương là giao dịch dân sự với hành vi pháp lý đơn phương không là giao dịch dân sự.

Ngoài ra, có một số trường hợp hầu như không đáp ứng điều kiện gì để tham gia giao dịch dân sự có dạng hành vi pháp lý đơn phương như: lâp di chúc, từ chối hưởng thừa kế,… 

Ví dụ về hành vi pháp lý đơn phương: Ông A ủy quyền cho ông B thực hiện công việc. Khi thực hiện việc ủy quyền này bằng hành vi pháp lý đơn phương thì không cần ông B phải ký trên văn bản ủy quyền do ông A cung cấp.

So sánh hành vi pháp lý đơn phương và hợp đồng

– Hợp đồng là thỏa thuận, ý chí của các bên, hành vi pháp lý đơn phương thì chỉ là ý chí từ một bên làm phát sinh quyền, nghĩa vụ bên bên đơn phương và đối tượng trong hành vi pháp lý đơn phương

– Cả hợp đồng và hành vi pháp ý đơn phương đều là giao dịch dân sự theo quy định pháp luật có đầy đủ tính chất của giao dịch dân sự và chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự 2015 hiện hành

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Nhãn hiệu và thương hiệu có gì khác nhau? Các mối liên hệ giữa nhãn hiệu và thương hiệu? Làm sao để phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu. Thương hiệu giống nhãn hiệu, nhãn hiệu khác thương hiệu….hay cả hai là một. Việc đăng ký như thế nào?

Thương hiệu là gì?

Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hoá nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ sản phẩm. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được uỷ quyền cho người đại diện thương mại chính thức. Thương hiệu – theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức. Thương hiệu được hiểu là một dạng tài sản phi vật chất. Lưu ý phân biệt thương hiệu với nhãn hiệu. Một nhà sản xuất thường được đặc trưng bởi một thương hiệu, nhưng ông ta có thể có nhiều nhãn hiệu hàng hóa khác nhau. Ví dụ, Toyota là một thương hiệu, nhưng đi kèm theo có rất nhiều nhãn hiệu hàng hóa: Innova, Camry… Thương hiệu (brand, brand name, trademark), hiểu một cách đơn giản, là một cái tên gắn với một sản phẩm hoặc một nhà sản xuấtThương hiệu ngày nay đang ngày càng trở nên một thành tố quan trọng trong văn hóa và trong nền kinh kế. Hàng hiệu hoặc đồ hiệu được coi là những “vật phẩm văn hóa và triết lý cá nhân”.

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh, biểu trưng hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Nhãn hiệu chính là thứ đầu tiên và quan trọng nhất giúp Doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng hay đối tác của mình. Nhãn hiệu cũng là yếu tố giúp khẳng định vị thế của Doanh nghiệp đối với các đối thủ cạnh tranh khác. Khi tiếp cận với một Doanh nghiệp để nhận diện và lựa chọn được một cách chính xác những dòng sản phẩm/ dịch vụ nào đó, người tiêu dùng không dựa vào hình dáng bên ngoài của sản phẩm mà sẽ phân biệt chúng thông qua nhãn hiệu. Nói cách khác, chính nhãn hiệu tạo nên sự khác biệt và lưu giữ hình ảnh của một thương hiệu. Đồng thời, đây cũng chính là đối tượng dễ bị “nhái” nhất khi các đơn vị cạnh tranh khác muốn “ăn theo” uy tín doanh nghiệp. Do đó, để bảo vệ thương hiệu và chống sự cạnh tranh không lành mạnh từ phía các đối thủ, cách tốt nhất là doanh nghiệp nên đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm và dịch vụ mà mình cung ứng.

Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu

Theo định nghĩa trên có thể thấy một số khác biệt của nhãn hiệu và thương hiệu như sau:

Đầu tiên là trên phương diện pháp lý, hiện tại chỉ có thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Vì chí có nhãn hiệu là đối tượng của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam nên  nhãn hiệu được các cơ quan quản lý Nhà nước công nhận và bảo hộ còn thương hiệu là được người dùng công nhận

Thứ hai: Nói đến thương hiệu là nói đến hình tượng về hàng hóa trong tâm trí người tiêu dùng. Ví dụ như khi nói tới điện thoại Nokia, người dùng sẽ hình dung ra một sản phẩm bền, điện thoại Iphone thì “sang chảnh”,… Còn nhãn hiệu lại có thể là từ ngữ, hình ảnh, biểu tượng…giúp khách hàng nhận diện bên ngoài của hàng hóa.

Thứ ba: Thương hiệu tồn tại lâu hơn nhãn hiệu. Có những thương hiệu nổi tiếng mãi theo thời gian nhưng nhãn hiệu thì thay đổi theo những yếu tố tác động bên ngoài nhất định như thị hiếu người tiêu dùng…

Tiêu chí Nhãn hiệu Thương hiệu
Cơ sở hình thành – Được xác lập trên cơ sở đăng ký, có hiệu lực tại thời điểm cấp trong một thời hạn nhất định
– Là thuật ngữ pháp lý, là đối tượng của quyền SHTT
– Được hình thành và phát triển từ quá trình sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm/dịch vụ của DN.
– Là thuật ngữ được sử dụng trong quản trị doanh nghiệp và marketing
Thời hạn Thời hạn hiệu lực là 10 năm. Chủ sở hữu có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần là 10 năm. Có thể tồn tại lâu dài tùy vào sự phát triển của doanh nghiệp.
Ý nghĩa Dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Dùng để xây dựng, phát triển hình ảnh của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp đó.

Xét ở khía cạnh vật chất, nhìn vào tên gọi, logo thì khó phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu.

Tuy nhiên, nhãn hiệu (trademark) là một khái niệm pháp lý, là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức cá nhân khác nhau. Trong khi đó, thương hiệu (brand) là không phải là một khái niệm pháp lý mà là khái niệm thương mại.

Thương hiệu bao gồm rất nhiều yếu tạo nên hình ảnh của một doanh nghiệp và các sản phẩm của nó. Nhãn hiệu chỉ là một trong những hình thức thể hiện ra bên ngoài của thương hiệu, cùng với các yếu tố khác như kiểu dáng công nghiệp, truyền thông, quảng cáo hay marketing.

Trên thực tế, tồn tại những khẩu hiệu như “Xây dựng thương hiệu”, “Quảng bá thương hiệu” là nói đến giải pháp tổng thể để tạo dựng thương hiệu trên thị trường, chứ không chỉ là việc thiết kế hay đăng ký nhãn hiệu.

Tại Việt Nam, chỉ có nhãn hiệu được quy định bảo hộ trong Luật Sở hữu trí tuệ, thương hiệu không phải là đối tượng được bảo hộ theo pháp luật sở hữu trí tuệ.

Tóm lại, nói một cách dễ hiểu, nhãn hiệu (phần xác) là một sự thể hiện của thương hiệu (phần hồn). Doanh nghiệp chỉ có một thương hiệu nhưng có thể có nhiều nhãn hiệu ( ví dụ như thương hiệu Honda có những nhãn hiệu Dream, Air Blade, Vision…).

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Trước khi tiến hành đăng ký thủ tục bảo hộ nhãn hiệu. Khách hàng nên tham khảo những khái niệm cơ bản nhất liên quan đến nhãn hiệu. Hiểu biết cơ bản về nhãn hiệu, lý do bảo hộ nhãn hiệu, tại sao nên tra cứu trước khi đăng ký… LVNLAW trân trọng cung cấp một số thông tin hữu ích tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau và các văn bản pháp luật tới khách hàng.

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá dịch vụ cùng loại được sản xuất hoặc cung cấp bởi các doanh nghiệp khác nhau. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu có thể nhìn thấy được bao gồm từ, ngữ, cụm từ, logo, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố này thể hiện dưới dạng đen trắng hoặc màu sắc.

Ở Việt Nam quy định có bao nhiêu loại nhãn hiệu?

Về cơ bản có 4 loại nhãn hiệu được bảo hộ theo pháp luật Việt Nam: Nhãn hiệu chứng nhận, Nhãn hiệu tập thể, Nhãn hiệu liên kết, Nhãn hiệu nổi tiếng.

Mối quan hệ giữa nhãn hiệu với thương hiệu, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả

Thương hiệu là thuật ngữ hay được dùng trong ngôn ngữ truyền thông và kinh doanh có phạm vi ý nghĩa rất rộng, tuỳ trường hợp nó có thể là một chỉ dẫn thương mại, hoặc có thể biểu thị ý nghĩa của toàn bộ các chỉ dẫn thương mại như: Nhãn hiệu, Tên thương mại, Chỉ dẫn địa lý, Chỉ dẫn nguồn gốc,…Nói một cách khác, khái niệm Thương hiệu có thể hiểu không những là Nhãn hiệu mà còn có thể là Tên thương mại, Chỉ dẫn địa lý hoặc Chỉ dẫn nguồn gốc xuất xứ.

Ví dụ:
Với ý nghĩa là Thương hiệu quốc gia: Thương hiệu Việt Nam (Made in Vietnam)
Với ý nghĩa là Thương hiệu ngành: Thương hiệu nông sản Việt Nam (Agricultural Food Brands)
Với ý nghĩa là Thương hiệu chỉ danh tiếng của một sản phẩm có xuất xứ ở một khu vực địa lý cụ thể: Thương hiệu nước mắm Phú Quốc (Phu Quoc Sauces), Thương hiệu vải thiều Lục Ngạn, Thương hiệu chè Tân Cương
Với ý nghĩa là Thương hiệu của một doanh nghiệp: Thương hiệu cà phê Trung Nguyên, Thương hiệu sữa Vinamilk, Thương hiệu PetroVietnam, Thương hiệu thuốc lá Vinataba
Với ý nghĩa là một thương hiệu (Nhãn hiệu) sản phẩm/dịch vụ: xe máy Wave α, dầu gội đầu CLEAR, dịch vụ ngân hàng Techcombank, dịch vụ bảo hiểm Prudential Chỉ dẫn địa lý (là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có xuất xứ từ địa phương hay quốc gia nào đó với điều kiện sản phẩm đó phải có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu là nhờ vào điều kiện địa lý và thổ nhưỡng của khu vực địa lý đó.

(Ghi chú: Trước đây ở Việt Nam tồn tại song song 2 đối tượng sở hữu công nghiệp là Chỉ dẫn địa lý và Tên gọi xuất xứ hàng hoá. Sau khi có Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, hai đối tượng này được ghép lại chỉ còn duy nhất một đối tượng là Chỉ dẫn địa lý).

Ví dụ: nước mắm Phú Quốc, chè Tân Cương, bưởi Đoan Hùng.
Tên thương mại là tên dùng để xưng danh trong hoạt động thương mại, phải có khả năng phân biệt được doanh nghiệp mang tên đó với doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh và khu vực kinh doanh.

Kiểu dáng công nghiệp (Industrial Design) là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ phải là Kiểu dáng công nghiệp đáp ứng đầy đủ 3 điều kiện:
(i) có tính mới,
(ii) có tính sáng tạo, và
(iii) có khả năng áp dụng công nghiệp.

Bản quyền tác giả (Copyright) là quyền độc quyền của tổ chức hoặc cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.Tác phẩm được bảo hộ dưới dạng Bản quyền tác giả gồm nhiều dạng khác nhau chẳng hạn như tác phẩm điện ảnh, tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc, tác phẩm văn học nghệ thuật và khoa học, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng,…

Vì sao phải đăng ký nhãn hiệu?

Ngôi nhà bạn đang ở, chiếc xe máy bạn đang đi, cây bút bạn đang viết,v.v…đó là những tài sản mà bạn có thể dễ dàng chiếm hữu. Vấn đề chiếm hữu sẽ trở nên hoàn toàn khác nếu bạn sản xuất ra một sản phẩm và gắn cho nó một thương hiệu. Khi sản phẩm đó được bán đi, bạn không thể kiểm soát hay chiếm hữu được thương hiệu gắn trên sản phẩm đó nữa. Giả sử sản phẩm của bạn bán rất tốt, rất có thể sẽ có một vài đối thủ cạnh tranh không lành mạnh dùng chính thương hiệu này hoặc nhái theo thương hiệu này trên sản phẩm của họ để bán nhằm thu lợi bất chính. Hậu quả từ việc bán của người này là người mua hàng sẽ bị nhầm lẫn do không phân biệt được đâu là sản phẩm của bạn, đâu là sản phẩm giả, và trên thực tế bạn đã mất đi một lượng doanh số nhất định do kẻ làm giả đã thu lợi. Tất nhiên ai cũng biết, hậu quả nghiêm trọng nhất trong trường hợp này là thương hiệu của bạn sẽ bị mất uy tín và hoạt động kinh doanh của bạn có thể bị đổ bể.

Để người tiêu dùng không bị nhầm lẫn khi mua hàng và để đảm bảo người sản xuất chân chính bảo vệ được thành quả đầu tư và uy tín của mình, pháp luật quy định cơ chế bảo vệ độc quyền bằng cách cho phép người sản xuất chân chính đăng ký thương hiệu của mình để sử dụng độc quyền trong thương mại.

Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu?

Tổ chức hoặc cá nhân đang sản xuất kinh doanh hàng hoá hoặc dịch vụ do mình sản xuất hoặc cung cấp ví dụ như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty liên doanh, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể; Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu để các thành viên thuộc tập thể của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể. Ví dụ: Hợp tác xã, Hội nông dân, Hiệp hội, hoặc một Tập hợp từ hai doanh nghiệp trở lên; Tổ chức có chức năng kiểm soát chất lượng, đặc tính, xuất xứ hàng hoá có quyền đăng ký nhãn hiệu với điều kiện tổ chức này không tiến hành sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó.

Ví dụ: Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO), Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn (QUACERT), Hiệp hội chè Việt Nam; Các cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện việc nộp đơn Đăng ký Nhãn hiệu thông qua ủy quyền ký
kết với các Đại diện Sở hữu Công nghiệp ở Việt Nam.

Tại sao nên tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ?

Tra cứu nhãn hiệu/Thương hiệu thực chất là việc tìm kiếm và nghiên cứu trên cơ sở dữ liệu Nhãn hiệu của Việt Nam nhằm xác định Nhãn hiệu dự định đăng ký có trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với Nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hoá hoặc dịch vụ cùng loại hay không. Kết quả tra cứu nhãn hiệu sẽ đưa ra các thông tin pháp lý về các nhãn hiệu có trước liên quan, từ đó, Chúng tôi sẽ tư vấn cho Quý Khách hàng khả năng đăng ký thành công của Nhãn hiệu/Thương hiệu và tránh cho Quý Khách hàng khoảng thời gian nộp đơn Đăng ký Nhãn hiệu (12- 18 tháng) mà vẫn bị từ chối.

Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên (ai nộp đơn trước được bảo hộ trước)

Việt Nam đã tham gia Công ước Paris về Sở hữu Công nghiệp, theo đó trong trường hợp có 2 hay nhiều cá nhân hoặc tổ chức cùng nộp một đơn đăng ký nhãn hiệu cho cùng một hàng hoá, dịch vụ thì chỉ duy nhất cá nhân, hoặc tổ chức nộp đơn đầu tiên mới được xem xét bảo hộ. Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên hoặc có thoả thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam;
b) Người nộp đơn là công dân Việt Nam, công dân của nước khác quy định tại điểm a khoản này cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước khác quy định tại điểm a khoản này;
c) Trong đơn có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;
d) Đơn được nộp trong thời hạn ấn định tại điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên có ngày ưu tiên là ngày nộp đơn của đơn đầu tiên.

Quy trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu diễn ra như thế nào?

Theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2006, được sửa đổi ngày 19/06/2009 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010, quá trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu gồm 4 giai đoạn:

Thẩm định hình thức

Đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được thẩm định hình thức trong thời hạn một (01) tháng kể từ ngày Cục Sở hữu Trí tuệ Việt nam tiếp nhận hồ sơ, sau đó Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thẩm định liệu đơn đăng ký có tuân thủ các quy định pháp luật, chẳng hạn như hàng hoá/dịch vụ đã được phân loại phù hợp theo bảng phân loại hàng hoá quốc tế chưa? Đơn có đảm bảo tính thống nhất không? Khi đơn đã đáp ứng đủ các yêu cầu đó, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Quyết định Chấp nhận đơn hợp lệ và ngày nộp đơn đăng ký đó sẽ được coi là ngày ưu tiên đối với chủ đơn.

Công bố đơn

Trong thời hạn hai (02) tháng kể từ ngày được quyết định là đơn hợp lệ, đơn đăng ký sẽ được đăng trên Công báo Sở hữu công nghiệp của Cục Sở hữu trí tụê để dành cho bất kỳ người thứ 3 thực hiện quyền phản đối (nếu có).
Thẩm định nội dung
Trong thời hạn sáu (09) tháng kể từ ngày được đăng ký trên Công báo Sở hữu công nghiệp, đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ tiếp tục được thẩm định về nội dung. Kết quả của giai đoạn thẩm định là trả lời câu hỏi nhãn hiệu đăng ký có được bảo hộ hay không?

Cấp giấy Chứng nhận ĐKNH

Nếu kết quả thẩm định nội dung xác định nhãn hiệu đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, thì chủ đơn sẽ nhận được Thông báo dự định cấp văn bằng kèm theo yêu cầu nộp lệ phí Cấp, Đăng bạ và Công bố Văn bằng từ Cục Sở hữu trí tuệ. Sau khi lệ phí yêu cầu được nộp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ được cấp cho chủ đơn.
Giấy Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu này sẽ có hiệu lực trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam kể từ ngày cấp đến hết mười (10) năm kể từ ngày nộp đơn, và có thể gia hạn nhiều lần, mỗi lần mười (10) năm.
Theo quy định về thời hạn nêu trên, trường hợp đơn đăng ký không gặp bất kỳ trở ngại nào thì việc đăng ký nhãn hiệu sẽ hoàn tất trong khoảng 12-14 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Người được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có quyền gì đối với nhãn hiệu?

Người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có các quyền sau:
Quyền tự mình sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký
Quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình trên toàn lãnh thổ Việt Nam
Quyền định đoạt gồm: bán, chuyển nhượng, li-xăng (cho phép người khác sử dụng), hoặc từ bỏ nhãn
hiệu đã đăng ký.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có giá trị trong bao lâu

Giấy CNĐKNH tại Việt Nam có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt nam và có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười (10) năm.

Giấy chứng nhận đknh có bị chấm dứt hiệu lực không?

Giấy Chứng nhận ĐKNH bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Chủ văn bằng bảo hộ không gia hạn hiệu lực theo quy định;
b) Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu nhãn hiệu;
c) Chủ Giấy chứng nhận ĐKNH không còn tồn tại hoặc không còn hoạt động kinh doanh mà không có
người kế thừa hợp pháp;
d) Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn
năm (05) năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ
trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu
cầu chấm dứt hiệu lực;
Căn cứ kết quả xem xét đơn yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ và ý kiến của các bên liên
quan, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định chấm dứt hiệu lực văn
bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ.

Giấy chứng nhận đknh đã được cấp có thể bị người khác yêu cầu hủy không?

Trong những trường hợp sau: Giấy chứng nhận ĐKNH có thể bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực:
a) Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký
đối với nhãn hiệu;
b) Nhãn hiệu không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ
Văn bằng bảo hộ có thẻ bị hủy bỏ một phần hiệu lực trong trường hợp phần đó không đáp ứng điều
kiện bảo hộ.

Việc thay đổi các nội dung trên văn bằng bảo hộ có phải thông báo với cục shtt không?

Khi có những thay đổi liên quan đến tên, địa chỉ chủ văn bằng bảo hộ, phạm vi bảo hộ nhãn hiệu (chỉ áp dụng thu hẹp), chủ văn bằng phải có đơn yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp sửa đổi những thông tin Trường hợp Chủ văn bằng bảo hộ có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thu hẹp phạm vi quyền sở hữu công nghiệp, đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tương ứng phải được thẩm định lại về nội dung.

Trường hợp phát hiện một cá nhân/ tổ chức nộp đơn đknh mang dấu hiệu tương tự gây nhầm lẫn với đknh đã được cấp giấy chứng nhận, chủ văn bằng có thể ngăn cản được việc cấp bằng không?

Trường hợp phát hiện cá nhân hoặc tổ chức khác tiến hành nộp đơn ĐKNH cho một nhãn hiệu mang dấu hiệu có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã cấp Giấy Chứng nhận ĐKNH, và đơn nhãn hiệu đó đã được công bố trên Công báo Sở hữu Công nghiệp, bất kỳ bên thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến với cơ quan quản lý nhà nươc về sở hữu công nghiệp về việc cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đó. Ý kiến phải được lập thành văn bản kèm theo các tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh.

Sau khi nhãn hiệu được cấp giấy chứng nhận, có bắt buộc phải sử dụng nhãn hiệu không?

Sau khi nhãn hiệu được cấp giấy Chứng nhận, nếu chủ nhãn hiệu không sử dụng nhãn hiệu liên tục trong thời gian 05 năm kể từ ngày nộp đơn, Văn bằng nhãn hiệu có thể bị hủy bởi một người khác. Do vậy, để duy trì hiệu lực của Nhãn hiệu, nên sử dụng nhãn hiệu thực tế. Trường hợp chưa có kế hoạch sử dụng nhãn hiệu cho dịch vụ hoặc sản phẩm thực tế, nên có những hình thức sử dụng nhãn hiệu không thường xuyên như quảng cáo, thư chào và lưu các bằng chứng về việc sử dụng này.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Khái niệm bí mật kinh doanh

Khái niệm: Thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh

Các BMKD dạng thông tin khoa học kỹ thuật
– Công thức sản xuất sản phẩm
– Bí quyết kỹ thuật
– Bản mô tả kỹ thuật
– Nhật ký phòng thí nghiệm
– Tổng hợp kết quả thực nghiệm
– Thỏa thuận hợp tác phát triển
– Ý tưởng hợp tác…

Các BMKD dạng thông tin thương mại
– Chiến lược, kế hoạch kinh doanh
– Kế hoạch, phương pháp bán hàng, phân phối
– Kế hoạch tiếp thị, khuyến mại
– Chiến lược quảng cáo
– Dữ liệu phân tích sở thích, nhu cầu của khách hàng
– Dữ liệu bán hàng
– Danh sách khách hàng, nhà cung cấp
– Thông tin về các kế hoạch đầu tư
– Kết quả nghiên cứu thị trường…

Các BMKD dạng thông tin tài chính
– Cơ cấu giá thành sản phẩm (nội bộ)
– Danh mục giá (nội bộ)

Các BMKD dạng thông tin phủ định
– Tình trạng bế tắc trong nghiên cứu
– Giải pháp kỹ thuật thất bại (không còn được đầu tư, nghiên cứu)
– Nỗ lực bất thành trong chiến dịch quảng cáo, marketing

Các đối tượng không được bảo hộ BMKD
– Bí mật về nhân thân;
– Bí mật về quản lý nhà nước;
– Bí mật về quốc phòng, an ninh;
– Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.

Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh

– Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được
– Tạo cho người nắm giữ BMKD có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng BMKD đó
– Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để BMKD đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được

Vai trò của việc bảo hộ BMKD
– Bảo vệ cạnh tranh lành mạnh
– Bảo vệ các thành quả đầu tư (dưới dạng thông tin)
– Bảo vệ người sáng tạo, kinh doanh trong trường hợp không tìm được hình thức bảo hộ quyền SHTT nào khác phù hợp

Căn cứ phát sinh quyền:
– Quyền được tự động xác lập
– Chủ thể quyền: tổ chức, cá nhân có được BMKD một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật.
– BMKD mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Ví dụ: công thức chế biến đố uống nhẹ mang tên Coca Cola là một bí mật kinh doanh của công ty Coca Cola. Chỉ một vài người trong công ty biết được công thức này; và nó được giữ bí mật trong một chiếc hầm của ngân hàng ở Atlanta, bang Georgia; những người biết được công thức bí mật này đã ký hợp đồng không tiết lộ. Chính vì quyết định giữ bí mật về công thức này thay vì đang ký cấp bằng sáng chế, đến nay, công ty Coca Cola vẫn là doanh nghiệp duy nhất có thể sản xuất được loại nước uống đặc biệt được toàn cầu ưa chuộng. Còn nếu công thức này được cấp bằng sáng chế (chỉ đươc bảo hộ tối đa là 20 năm, sau đó sẽ trở thành tài sản chung của nhân loại), mọi thành phần và công đoạn chế biến Coca Cola sẽ được bộc lộ công khai, và cả thế giới đều có thể sản xuất Coca Cola.

Theo bảng xếp hạng Forbes, với giá trị thương hiệu trị giá 64,6 tỷ đô la, Coca-Cola là thương hiệu có giá trị đứng thứ 6 trên thế giới vào năm 2020. Đây là một trong những thương hiệu nước giải khát có ga bán chạy nhất trên thế giới. Còn theo Companiesmarketcap, tính đến ngày 24 tháng 6 năm 2022, vốn hóa thị trường của Coca-Cola là 273,28 tỷ đô la, đứng thứ 30 trên thế giới.

Công thức của Coca-cola được một người đàn ông tên là John Pemberton sáng tạo ra vào cuối thế kỷ 19. Ông là một nhà sáng chế thuốc, đồng thời là một người nghiện morphin, chính vì vậy trong thành phần ban đầu của Coca-cola có chất cocaine (có trong ma túy).

Nhưng Coca-Cola chỉ thực sự thống trị ngành đồ uống thế giới khi doanh nhân Asa Griggs Candler tiếp quản loại đồ uống này và sử dụng những chiến thuật tiếp thị mới lạ và sáng tạo để tiếp cận thị trường. Với chiến lược kinh doanh của ông, Coca-Cola đã trở thành thương hiệu đồ uống lớn nhất thế kỷ 20 và hơn thế nữa.

Với công thức của loại nước giải khát đặc biệt sảng khoái này, Coca-cola đã trở thành doanh nghiệp có giá trị hàng tỷ đô la. Toàn bộ hoạt động kinh doanh của Coca-Cola đều tập trung vào công thức độc đáo này của hãng.

Vì vậy, Coca-Cola đã rất nỗ lực trong việc giữ bí mật về công thức này. Cho đến nay, công thức của Coca-Cola là một trong những bí mật được bảo vệ chặt chẽ nhất trong thế giới kinh doanh. 

Thay vì sử dụng văn bằng độc quyền sáng chế để bảo vệ lợi ích kinh doanh của mình, Coca-Cola đã chọn coi công thức của hãng như một loại bí mật thương mại để bảo vệ lợi thế của mình so với các đối thủ cạnh tranh khác. Và ý tưởng tuyệt vời này đã đem đến cho công ty một vận may theo cách rất ít người có thể đoán biết được vào thời điểm đó.

Phạm vi của bí mật thương mại rộng hơn nhiều so với phạm vi của bằng sáng chế. Để được cấp bằng độc quyền sáng chế, doanh nghiệp sẽ phải nộp đơn và trải qua quá trình thẩm tra của cơ quan có thẩm quyền, trong khi đó khi bất kỳ thông tin nào có lợi cho doanh nghiệp và chưa được công chúng biết đến thì đều có thể được bảo vệ dưới dạng bí mật kinh doanh. Và mặc dù điều 39 của Hiệp định TRIPS 1995 đã có những quy định về việc bảo hộ bí mật thương mại, luật pháp vẫn có nhũng quy định chặt chẽ hơn trong việc bảo hộ độc quyền sáng chế.

Không giống như việc bảo hộ độc quyền sáng chế, doanh nghiệp không cần phải nộp đơn cho bất kỳ văn phòng chính phủ nào để giữ bí mật thương mại. Tuy nhiên, trong trường hợp này, doanh nghiệp vẫn phải tuân theo một số thủ tục nhất định. Doanh nghiệp phải duy trì và nỗ lực đủ để giữ bí mật kinh doanh. Một trong những thủ tục thông thường trong số đó là doanh nghiệp cần phải thực hiện những thỏa thuận không tiết lộ với nhân viên về bí mật thương mại đó.

Coca-Cola đã nỗ lực rất nhiều trong việc giữ bí mật về công thức loại độ uống này. Có tin đồn rằng chỉ có hai giám đốc điều hành của Coca-Cola biết công thức bí mật của loại nước giải khát nhưng mỗi người chỉ biết một nửa và họ không bao giờ được phép đi cùng một máy bay. Mặc dù Coca-Cola không tiết lộ số người biết công thức bí mật của họ nhưng với số lượng sản phẩm mà họ làm ra, chưa chắc chỉ có hai người biết được về bí mật này.

Ban đầu, công thức của Coca-Cola chỉ được lưu hành trong một nhóm nhỏ và không bao giờ được viết ra. Chỉ đến khi doanh nhân Ernest Woodruff và một nhóm các nhà đầu tư mua lại công ty từ Candler và gia đình ông vào năm 1919, Woodruff mới yêu cầu con trai của Candler viết ra công thức để ông có thể sử dụng công thức này để làm tài sản thế chấp cho một khoản vay.

Công thức này đã được đặt trong két sắt bảo mật của Ngân hàng Bảo lãnh ở New York cho đến khi khoản vay được hoàn trả. Sau đó, vào năm 1925, Coca-Cola đã đặt công thức bí mật của mình trong két sắt bảo mật của Ngân hàng SunTrust. Và vào tháng 12 năm 2011, nhân dịp kỷniệm 125 năm thành lập, chiếc két sắt chứa công thức bí mật của hãng đã được chuyển đến World of Coca-Cola tại Atlanta để công chúng có thể được chiêm ngưỡng trong một cuộc triển lãm của công ty.

Lí do Coca-Cola không xin cấp văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế đó là: nếu công thức của hãng được cấp văn bằng độc quyền sáng chế, độc quyền sáng chế này chỉ được bảo hộ trong vòng 17 năm theo Đạo luật Bằng sáng chế năm 1836 theo Bộ luật 35 Hoa Kỳ và chỉ được gia hạn đến 20 năm theo Hiệp định vòng đàm phán Uruguay (năm 1995) về việc khiến cho thỏa thuận TRIPs trở nên phù hợp hơn.

Nhưng nếu bảo vệ công thức bí mật dưới dạng bí mật thương mại, Coca-Cola có thể lưu giữ công thức này vĩnh viễn. Ngoài ra, trong trường hợp muốn được bảo hộ công thức bằng độc quyền sáng chế, Coca-Cola bắt buộc phải mô tả chi tiết về sáng chế. Vì vậy, Coca-Cola sẽ buộc phải tiết lộ công thức bí mật của mình. Và sau khi hết thời hạn bảo hộ, bất kỳ công ty nào khác cũng có thể sử dụng công thức này để sản xuất đồ uống và bán trên thị trường.

Do đó, với dự đoán rằng công ty sẽ có nhu cầu sử dụng công thức này vĩnh viễn, Coca-Cola đã giữ công thức này dưới dạng bí mật thương mại để phục vụ tốt nhất cho mục đích của họ. Công thức của Coca-Cola là trong những một bí mật thương mại lớn trong hơn một thế kỷ qua và hiện là một trong những bí mật thương mại được giữ kín tốt nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, để giữ bí mật này, Coca-Cola cũng đã phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Năm 1977, Coca-Cola quyết định ngừng sản xuất sản phẩm tại Ấn Độ khi nước này ra Đạo luật Quy định Ngoại hối Ấn Độ (FERA) yêu cầu doanh nghiệp nước ngoài phải tiết lộ công thức và hợp tác với một công ty Ấn Độ trong quá trình sản xuất và kinh doanh sản phẩm. Và sau 17 năm dài vắng bóng, doanh nghiệp này mới quay trở lại thị trường này khi Ấn Độ quyết định thay đổi chính sách thương mại của mình.

Tuy vậy, vụ lùm xùm lớn nhất liên quan đến bí mật thương mại của Coca-Cola đó là vào năm 2006, khi một số nhân viên của Coca-Cola đã cố gắng bán công thức bí mật này cho công ty đối thủ – PepsiCo.

May mắn thay, PepsiCo đã ngay lập tức thông báo cho Coca-Cola và FBI về hành vi vi phạm này. PepsiCo đã nhận được một lá thư từ một người có tên là ‘Drik’ trong một phong bì thư có in nhãn hiệu của Coca-Cola. Drik cho biết anh ta đang nắm trong tay những thông tin rất chi tiết và bí mật về một sản phẩm mới của Coca-Cola và sẵn sàng trao cho PepsiCo bí mật đó. Sau khi điều tra, FBI đã bắt giữ ba người liên quan đến việc tiết lộ bí mật thương mại. Trong vụ án, ba nhân viên của Coca-Cola gồm Ibrahim Dimson , Edmund Duhaney và Joya Williams đã bị bắt và bị buộc tội trong vụ việc này.

Một video giám sát đã đưa ra những bằng chứng cho thấy Williams đã cố gắng tìm kiếm thông tin mật, và đồng thời cô cũng bị bắt quả tang khi đang bỏ mẫu sản phẩm đang phát triển của Coca-Cola vào trong túi. Joya Williams đã phải nhận án tù 8 năm, trong khi đó Ibrahim Dimson phải nhận án tù 5 năm. Và bị cáo thứ ba, Edmund Duhaney đã bị kết án hai năm tù vì âm mưu đánh cắp bí mật thương mại từ Coca-Cola và bán chúng cho công ty đối thủ PepsiCo Inc.

Sau vụ việc, trong một bản ghi nhớ với các nhân viên của công ty, ông Neville Isdell, Giám đốc điều hành của Coca-Cola, cho biết: “Mặc dù chúng ta khó mà chấp nhận được sự vi phạm lòng tin lần này. Nhưng sự việc này đã nhấn mạnh rằng mỗi chúng ta cần phải có trách nhiệm cảnh giác trong việc bảo vệ bí mật thương mại của doanh nghiệp mình. Thông tin chính là mạch máu của công ty.” 

Vì vậy, khi uống một ly Coca-Cola, chúng ta không chỉ đơn giản là đang tận hưởng hương vị sảng khoái của một loại nước ngọt nổi tiếng thế giới, mà còn đang chiêm ngưỡng một trong những bí mật mang tính huyết mạch đã được doanh nghiệp này bảo vệ trong hơn một thế kỷ qua.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Án lệ số 21/2018/AL về lỗi và thiệt hại trong
trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê tài sản

Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao thông qua
ngày 17 tháng 10
năm 2018 và được công bố theo Quyết định số 269/QĐ-CA ngày 06 tháng 11 năm 2018
của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Nguồn án lệ:

Quyết định giám đốc thẩm
số 08/2016/KDTM-GĐT ngày 20-5-2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao về vụ án kinh doanh, thương mại “Tranh chấp hợp đồng cho thuê tài sản” tại
tỉnh Quảng Ninh giữa nguyên đơn là Công ty trách nhiệm hữu hạn D với bị đơn là
Công ty cổ phần C.

Vị trí nội dung án lệ:

Đoạn 1 phần “Nhận định của
Tòa án”.

Khái quát nội dung án lệ:

– Tình huống án lệ:

Hợp đồng cho thuê tài sản
có thời hạn, không có thỏa thuận về điều kiện chấm dứt hợp đồng. Bên thuê chấm
dứt hợp đồng trước thời hạn nhưng không được bên cho thuê đồng ý.

Thời gian từ khi bên thuê
có văn bản thông báo đến khi chấm dứt hợp đồng quá ngắn dẫn đến bên cho thuê
không thể có hợp đồng khác thay thế ngay trong thời gian còn lại của hợp đồng
thuê.

Bên cho thuê yêu cầu bên
thuê phải thanh toán tiền thuê tài sản trong thời gian còn lại của hợp đồng.

– Giải pháp pháp lý:

Trường hợp này, phải xác
định bên thuê có lỗi và phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại gây ra cho bên
cho thuê. Thiệt hại thực tế cần xem xét là khoản tiền cho thuê phương tiện
trong thời gian còn lại của hợp đồng.

Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

Điều 426 Bộ luật Dân sự năm
2005 (tương ứng với Điều 428 Bộ luật Dân sự năm 2015);

Các điều 269, 302, 303 Luật
Thương mại năm 2005;

Từ khóa của án lệ:

“Hợp đồng cho thuê tài sản”;
“Điều kiện chấm dứt hợp đồng”; “Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn”; “Bồi thường
thiệt hại”; “Thiệt hại thực tế”; “Lỗi”.

NỘI DUNG VỤ ÁN:

Tại đơn khởi kiện đề ngày
18-3-2007 và các lời khai tiếp theo, đại diện Công ty TNHH D trình bày:

Ngày 10-4-2006, Công ty
TNHH D (sau đây gọi tắt là Công ty D) đã ký Hợp đồng kinh tế số 1141/HĐ-CNQN (về
việc thuê đầu máy lai, dắt) với Công ty cổ phần C. Theo hợp đồng, Công ty D cho
Công ty cổ phần C thuê 02 đầu máy vỏ thép loại kéo + đẩy công suất 135 CV biển
kiểm soát số NB2010 và NB2172; đồng thời, nhận ba nơ lai dắt, đẩy kéo tàu của
Công ty cổ phần C ra vào cảng lấy hàng tại cảng 10-10 và cảng Khe Dây Quảng
Ninh; đơn giá thuê (bao gồm cả thuế VAT) là 50.000.000 đồng/tháng cho một đầu
máy; chi phí toàn bộ nhiên liệu cho đầu máy do Công ty cổ phần C trả cho Công
ty D theo định mức là 17 lít dầu Diezel/01 giờ nổ máy/01 máy công suất 135 CV +
0,23 lít dầu nhờn bôi trơn/01giờ/01 máy công suất, (giá nhiên liệu sẽ được hai
bên tính tại thời điểm thanh toán và các khoản phát sinh hai đầu bến, nếu có).
Công ty D có trách nhiệm bố trí nhân lực, chức danh trên phương tiện gồm 01
thuyền trưởng, 01 máy trưởng, 01 thủy thủ; phải chi trả toàn bộ tiền lương cho
công nhân trên phương tiện…. Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký đến hết ngày
31-12-2006.

Ngày 17-8-2006, Công ty cổ
phần C có Công văn số 2349 INDEVCO đề nghị Công ty D chấm dứt và thanh lý Hợp đồng
số 1141/HĐ-CNQN ngày 10-4-2006 trước thời hạn từ ngày 20-8-2006.

Ngày 18-8-2006, Công ty D
có Công văn số 59.CVCty trả lời Công văn số 2349 INDEVCO của Công ty cổ phần C
với nội dung: đề nghị Công ty cổ phần C thanh toán dứt điểm số tiền thuê 02 đầu
máy trong quý II năm 2006 (có Biên bản đối chiếu thanh quyết toán ngày
13-7-2006) và trong trường hợp Công ty cổ phần C không còn nhu cầu thuê 02 đầu
máy kể từ ngày 20-8-2006 nữa thì đề nghị thanh quyết toán tiền thuê 02 đầu máy
cho thời gian còn lại của hợp đồng từ ngày 01-8-2006 đến 31-12-2006.

Ngày 04-9-2006, Công ty cổ
phần C và Công ty D tiến hành lập Biên bản quyết toán tiền thuê đầu máy; theo
đó, hai bên cùng xác định tổng số tiền Công ty cổ phần C phải trả cho Công ty D
tính đến ngày 21-8-2006 là 511.539.505 đồng.

Ngày 16-01-2007, Công ty
cổ phần C đã thanh toán cho Công ty D số tiền là 511.539.505 đồng.

Ngày 18-3-2007, sau nhiều
lần thương lượng không thành, Công ty D khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc Công ty cổ
phần C phải thanh toán cho Công ty D số tiền 403.000.000 đồng và tiền lãi do chậm
thanh toán tính từ ngày 21-8-2006 đến ngày 31-12-2006 theo quy định của pháp luật.
Tại phiên tòa sơ thẩm đại diện của nguyên đơn rút yêu cầu buộc thanh toán tiền
lãi do chậm thanh toán.

Đại diện của Công ty cổ
phần C trình bày:

Việc ký kết và thực hiện
Hợp đồng số 1141/HĐ-CNQN ngày 10-4-2006 với Công ty D như nguyên đơn trình bày.
Đến ngày 17-8-2006, do không còn nhu cầu sử dụng 02 đầu máy đã thuê, Công ty cổ
phần C đã có công văn gửi Công ty D đề nghị chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
Công ty cổ phần C đã thanh toán cho Công ty D 511.539.505 đồng. Công ty cổ phần
C không đồng ý thanh toán cho Công ty D 403.000.000 đồng vì không đúng thực tế,
yêu cầu Công ty D tính toán lại. Công ty cổ phần C chỉ chấp nhận hỗ trợ 50% tổng
số kê khai nhưng phải đúng và phù hợp.

Tại Bản án kinh doanh,
thương mại sơ thẩm số 01/2012/KDTM-ST ngày 18-01-2012, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng
Ninh quyết định:

Không chấp nhận yêu cầu của Công ty TNHH D đòi
Công ty cổ phần C (nay là Tổng công ty cổ phần Tập đoàn I) phải thanh toán giá
trị còn lại của Hợp đồng số 1141HĐ-CNQN ngày 10
42006 số
tiền là 303.000.000 đồng và tiền lãi chậm trả là 157.260.000 đồng.

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ
thẩm còn quyết định về án phí và quyền kháng cáo của các đương sự theo quy định
của pháp luật.

Ngày 10-02-2012, Công ty
TNHH D có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm (dấu bưu điện nơi gửi là ngày
25-02-2012).

Tại Quyết định không chấp
nhận việc kháng cáo quá hạn số 87/2012/KDTMPT-QĐ ngày 17-5-2012, Tòa Phúc thẩm
Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội quyết định không chấp nhận kháng cáo của
Công ty TNHH D, với lý do là kháng cáo quá thời hạn quy định tại Điều 245 Bộ luật
Tố tụng dân sự.

Ngày 07-6-2012, Công ty
TNHH D có đơn đề nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm đối với quyết định
phúc thẩm nêu trên.

Tại Quyết định kháng nghị
số 29/2015/KN-KDTM ngày 04-5-2015, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm theo
hướng hủy Quyết định không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn số
87/2012/KDTMPT-QĐ ngày 17-5-2012 của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại
Hà Nội và Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 01/2012/KDTM-ST ngày
18-01-2012 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án
nhân dân tỉnh Quảng Ninh xét xử lại theo đúng quy định của pháp luật.

Tại phiên tòa giám đốc thẩm,
đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với quyết định kháng nghị của
Chánh án Toà án nhân dân tối cao.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:

[1] Ngày 10-4-2006, Công
ty D cho Công ty cổ phần C thuê hai đầu máy vỏ thép và lai dắt tàu ra vào tại cảng
10-10 và cảng Khe Dây Quảng Ninh, có hiệu lực từ ngày ký đến ngày 31-12-2006
theo Hợp đồng kinh tế số 1141/HĐ-CNQN. Trong hợp đồng không có thỏa thuận về điều
kiện chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, đến ngày 17-8-2006, Công ty cổ phần C có Văn
bản số 2349/INDEVCO thông báo chấm dứt hợp đồng từ ngày 20-8-2006 với lý do
“không có nhu cầu thuê 2 đầu máy”. Thời gian Công ty cổ phần C ra văn bản thông
báo đến khi chấm dứt hợp đồng là quá ngắn, đã gây thiệt hại cho Công ty D do
không thể có được hợp đồng khác thay thế ngay. Lỗi thuộc về Công ty cổ phần C
nên phải chịu trách nhiệm đối với khoản thiệt hại đã gây ra cho Công ty D. Thiệt
hại thực tế cần xem xét là khoản tiền cho thuê phương tiện trong thời gian còn
lại của hợp đồng.

[2] Trước khi khởi kiện,
Công ty D đã có Công văn số 75CVCtyDG (không đề ngày, tháng, chỉ ghi năm 2006)
yêu cầu Công ty cổ phần C thanh toán tiền thuê 02 đầu máy từ ngày 21-8-2006 đến
31-12-2006 với tổng số tiền là 250.000.000 đồng. Tại Công văn số 2774 INDEVCO
ngày 17-10-2006, Công ty cổ phần C chỉ đồng ý hỗ trợ chi trả lương công nhân
lái tàu. Không đồng ý nên ngày 18-3-2007, Công ty TNHH D khởi kiện yêu cầu Công
ty cổ phần C phải thanh toán số tiền 403.000.000 đồng (là số tiền cho thuê 02 đầu
máy trong thời gian còn lại của hợp đồng). Như vậy, đây có thể xem như là khoản
thiệt hại thực tế mà nguyên đơn yêu cầu bồi thường.

[3] Khi Tòa án cấp sơ thẩm
thụ lý để xét xử sơ thẩm lại, Công ty D yêu cầu đòi giá trị còn lại của hợp đồng
từ ngày 21-8-2006 đến ngày 31-12-2008 là 403.000.000 đồng và tiền lãi. Do Công
ty cổ phần C đã trả được 100.000.000 đồng nên còn phải thanh toán tiếp
303.000.000 đồng và tiền lãi chậm trả. Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng yêu cầu này
là không có căn cứ nên không chấp nhận vì cho đây là số tiền giá trị còn lại của
hợp đồng chưa được thực hiện. Mặt khác, Tòa án cấp sơ thẩm còn nhận định do
Công ty D có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại nhưng Công ty D không yêu cầu
nên không xem xét yêu cầu của Công ty D là không đúng, ảnh hưởng đến quyền lợi
hợp pháp của Công ty D.

[4] Theo biên bản phiên
tòa sơ thẩm ngày 18-01-2012, đại diện Công ty D có mặt tại phiên tòa nên phải
biết nội dung và quyết định của Tòa án. Ngày 10-02-2012, Công ty D mới có đơn
kháng cáo (dấu bưu điện nơi gửi là ngày 25-02-2012, dấu công văn đến ngày
27-02-2012) là đã quá hạn theo quy định tại Điều 245 Bộ luật Tố tụng dân sự.
Tuy nhiên, Công ty D cho rằng lý do kháng cáo quá hạn là do đại diện Công ty
không nghe rõ chủ tọa tuyên án là không có căn cứ theo quy định tại mục 5 phần
I Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP ngày 04-8-2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao. Do đó, Tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo quá hạn
là đúng.

[5] Mặc dù Quyết định
không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn số 87/2012/KDTMPT-QĐ ngày 17-5-2012 của
Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội là có căn cứ, nhưng do bản án
sơ thẩm có hiệu lực pháp luật theo quyết định này, nên cũng cần phải hủy cả Quyết
định không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn số 87/2012/KDTMPT-QĐ ngày 17-5-2012
của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội và Bản án kinh doanh, thương
mại sơ thẩm số 01/2012/KDTM-ST ngày 18-01-2012 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng
Ninh; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh xét xử lại theo đúng
quy định của pháp luật.

Vì các lẽ trên, căn cứ
vào khoản 3 Điều 297, khoản 1, 2 Điều 299 Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi, bổ
sung theo Luật số 65/2011/QH12 ngày 29/3/2011),

QUYẾT ĐỊNH:

1. Hủy Quyết định không
chấp nhận việc kháng cáo quá hạn số 87/2012/KDTMPT-QĐ ngày 17-5-2012 của Tòa
Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội và Bản án kinh doanh, thương mại
sơ thẩm số 01/2012/KDTM-ST ngày 18-01-2012 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh
xét xử vụ án kinh doanh, thương mại tranh chấp hợp đồng cho thuê tài sản giữa
nguyên đơn là Công ty TNHH D với bị đơn là Công ty cổ phần C.

2. Giao hồ sơ vụ án cho
Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh xét xử lại theo đúng quy định của pháp luật.

NỘI DUNG ÁN LỆ

“[1] Ngày 10-4-2006, Công ty D cho Công ty cổ
phần C thuê hai đầu máy vỏ thép và lai dắt tàu ra vào tại cảng 10-10 và cảng
Khe Dây Quảng Ninh, có hiệu lực từ ngày ký đến ngày 31-12-2006 theo Hợp đồng
kinh tế số  1141/HĐ-CNQN. Trong hợp đồng
không có thỏa thuận về điều kiện chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, đến ngày
17-8-2006, Công ty cổ phần C có Văn bản số 2349/INDEVCO thông báo chấm dứt hợp
đồng từ ngày 20-8-2006 với lý do “không có nhu cầu thuê 2 đầu máy”. Thời gian
Công ty cổ phần C ra văn bản thông báo đến khi chấm dứt hợp đồng là quá ngắn,
đã gây thiệt hại cho Công ty D do không thể có được hợp đồng khác thay thế
ngay. Lỗi thuộc về Công ty cổ phần C nên phải chịu trách nhiệm đối với khoản
thiệt hại đã gây ra cho Công ty D. Thiệt hại thực tế cần xem xét là khoản tiền
cho thuê phương tiện trong thời gian còn lại của hợp đồng.”

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Án lệ số 20/2018/AL về xác lập
quan hệ hợp đồng lao động
sau khi hết thời gian thử việc

Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao thông qua
ngày 17 tháng 10
năm 2018 và được công bố theo Quyết định số 269/QĐ-CA ngày 06 tháng 11 năm 2018
của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Nguồn án lệ:

Quyết
định giám đốc thẩm số 01/2017/LĐ-GĐT ngày 09-8-2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao về vụ án lao động “Tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động” tại tỉnh Bình Thuận giữa nguyên đơn là ông
Trần Công T với bị đơn là Công ty trách nhiệm hữu hạn L (đại diện theo pháp luật
là ông H).

Vị trí nội dung án lệ:

Đoạn
2, 3 phần “Nhận định của Toà án”.

Khái quát nội dung của
án lệ:

– Tình huống án lệ:

Người
sử dụng lao động có thư mời làm việc với nội dung xác định loại hợp đồng lao động
và thời gian thử việc. Người lao động đã thử việc theo đúng thời gian thử việc
trong thư mời làm việc.

Hết
thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động
và người lao động không có thoả thuận nào khác.

– Giải pháp pháp lý:

Trường
hợp này, phải xác định người lao động và người sử dụng lao động đã xác lập quan
hệ hợp đồng lao động.

Quy định của pháp luật
liên quan đến án lệ:

Điều
26, Điều 27, Điều 28, Điều 29 của Bộ luật Lao động năm 2012.

Từ khóa của án lệ:

“Thử
việc”; “Thời gian thử việc”; “Thư mời làm việc”; “Không ký hợp đồng lao động
khi hết thời gian thử việc”; “Hợp đồng lao động”.

NỘI DUNG VỤ ÁN:

Ông Trần Công T làm việc
tại Công ty trách nhiệm hữu hạn L – Siêu thị L
– Chi nhánh B từ ngày 09-9-2013 theo Thư mời làm việc ngày 20-8-2013 của
Công ty trách nhiệm hữu hạn L. Theo nội dung thư mời làm việc, ông T làm việc với
vị trí Trưởng bộ phận phi thực phẩm, loại hợp đồng lao động: Xác định thời hạn
(12 tháng hoặc hơn), thời gian thử việc: 02 tháng, tổng
lương
gộp trong thời gian thử việc: 15.300.000 VNĐ, mức lương chính hàng tháng:
12.600.000 VNĐ, phụ cấp hàng tháng là 5.400.000 VNĐ.

Ông T bắt đầu làm việc từ
ngày 09-9-2013. Hết thời gian thử việc 02 tháng (từ ngày 09-9-2013 đến ngày
09-11-2013), ông T vẫn tiếp tục làm việc. Ngày 19-12-2013, ông T nghỉ việc.
Ngày 28-12-2013, Phòng Nhân sự Công ty trách nhiệm hữu hạn L có giấy mời ông T
đến Công ty họp và lập “Biên bản thỏa thuận V/v: Kết thúc hợp đồng lao động trước
thời hạn”. Ông T ghi ý kiến vào biên bản nội dung: Không đồng ý việc giải quyết
chấm dứt hợp đồng lao động. Ngày 29-12-2013, Công ty trách nhiệm hữu hạn L ra Quyết định số 15/QĐKL- 2013 với nội dung đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động đối với ông Trần Công T, với lý do: Thường xuyên không hoàn thành công
việc theo hợp đồng; thời hạn chấm dứt hợp đồng lao động kể từ ngày 28-12-2013.
Ngày 06-01-2014, ông T nhận được Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động nói
trên.

Ngày 24-02-2014, ông Trần
Công T có đơn khởi kiện về việc bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, với
các yêu cầu:

1. Hủy Quyết định số 15/QĐKL-2013 ngày 29-12-2013 của Công ty trách nhiệm hữu hạn L về việc đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động đối với ông.

2. Yêu cầu Công ty trách
nhiệm hữu hạn L phải thanh toán các khoản tiền sau:

– Tiền vi phạm thời hạn
báo trước 45 ngày, số tiền 27.000.000 đồng.

– Bồi thường 02 tháng
lương do chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là 36.000.000 đồng, Công ty
đã chi trả 19.466.000 đồng, nay Công ty còn phải trả 16.534.000 đồng.

– Trả tiền công làm thêm
giờ trong 45 ngày, số tiền 48.150.000 đồng.

– Trả tiền công của những
ngày đã làm việc chưa được nghỉ phép năm là 11 ngày, số tiền là 6.600.000 đồng.

– Thanh toán tiền công những
ngày đã làm việc nhưng chưa được nghỉ bù là 11 ngày, số tiền là 6.600.000 đồng.

– Thanh toán tiền lương
còn thiếu của tháng 11 và tháng 12, theo mức lương 18.000.000 đồng/tháng, số tiền
5.400.000 đồng.

– Trả tiền bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tổng cộng là 24.696.000 đồng.

-Tiền bồi thường do đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo Điều 42 Bộ luật Lao động,
tính từ tháng 01-2014 đến ngày xét xử, mỗi tháng 18.000.000 đồng. Tạm tính là 07
tháng, số tiền là 126.000.000 đồng.

– Bồi thường tổn thất
tinh thần do bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Người đại diện theo ủy
quyền của Công ty trách nhiệm hữu hạn L cho rằng: Lý do Công ty trách nhiệm hữu
hạn L chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông T là do ông T thường xuyên không
hoàn thành công việc theo hợp đồng; cụ thể là: Sau thời gian thử việc 02 tháng,
theo Bản kế hoạch và đánh giá thành tích ngày 10-11-2013, nhận thấy ông T chưa
đáp ứng được yêu cầu của công việc với nhiệm vụ là Trưởng bộ phận ngành phi thực
phẩm nên Giám đốc siêu thị L- Chi nhánh B đã quyết định cho
ông T thử việc thêm 01 tháng để tạo điều kiện cho ông T hoàn thành nhiệm vụ và
để có thêm thời gian đánh giá năng lực của ông T. Việc kéo dài thời gian thử việc
vì lý do: Đến ngày 05-12-2013, Siêu thị L – Chi nhánh B mới
chính thức khai trương. Tuy nhiên, qua thời gian thử việc thêm 01 tháng, ngày
12-12-2013, Trưởng bộ phận giám sát bán hàng Siêu thị L
– chi nhánh B đánh giá ông T không đạt yêu cầu, đề nghị có kế hoạch thay ông T.

Ngày 24-12-2013, tại Biên
bản cuộc họp số 10 về việc họp đánh giá hiệu quả công việc
ngành hàng phi thực phẩm do ông T phụ trách, Giám đốc Siêu thị L – Chi nhánh B đã: “Đề xuất Ban Giám đốc thay thế ông T bằng một người
có kinh nghiệm trong việc quản lý ngành hàng phi thực phẩm
”.

Ngày 28-12-2013, Công ty
có thư mời ông T đến tham dự cuộc họp bàn về việc chấm dứt hợp đồng lao động. Tại
Biên bản họp về việc chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn, Công ty đánh
giá ông T như sau: “Xét quá trình làm việc của ông T từ ngày 9-9-201319-12-2013
(kể cả thời gian thử việc 02 tháng), Công ty đánh giá ông T không phù hợp với vị
trí công việc hiện đang làm (kèm bảng đánh giá của Giám đốc Siêu thị
L – Chi nhánh B ), nay Công ty thỏa thuận chấm đứt
hợp đồng và thực hiện việc thanh toán ngày công, ngày nghỉ nếu có và bồi thường
01 tháng tiền lương cho thời gian báo trước”,
ông T không đồng ý với
đánh giá của Công ty.

Cùng ngày 28-12-2013,
Công ty trách nhiệm hữu hạn L lập biên bản thỏa
thuận về việc kết thúc hợp đồng lao động trước thời hạn đối với ông T. Công ty
thông báo ông T sẽ chấm dứt làm việc tại Công ty bắt đầu kể từ ngày 28-12-2013;
Công ty sẽ thanh toán tất cả các khoản lương, tiền phép và chi trả 01 tháng
lương thay cho thời gian báo trước. Ông T không đồng ý chấm dứt hợp đồng lao động
trước thời hạn.

Phía công ty cho rằng quyết
định chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông T là đúng quy định của Bộ luật Lao
động. Công ty đã chi trả cho ông T 01 tháng lương cho thời gian báo trước khi
chấm dứt hợp đồng lao động. Đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại của ông T,
Công ty đồng ý trả cho ông T tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp mà Công ty phải đóng trong 02 tháng (sau khi hết thời gian thử việc), với
số tiền là 5.292.000 đồng và 11 ngày ông T làm việc chưa được nghỉ bù là
6.600.000 đồng. Các yêu cầu bồi thường khác của ông T, Công ty không đồng ý.

Tại Bản án lao động sơ thẩm
số 01/2014/LĐ-ST ngày 12-8-2014, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Thuận đã quyết định:

Bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơnông Trần Công
T đối với yêu cầu hủy quyết định số 15/QĐKL-2013 ngày 29-12-2013 của Tổng giám
đốc Công ty
trách nhiệm hữu hạn L, về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
đối với ông T
.

Bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn – ông Trần
Công T đối với yêu cầu Công ty
trách nhiệm hữu hạn L phải bồi thường và thanh toán các khoản tiền
lương; tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong thời gian ông T không được làm
việc tại Siêu thị
L – Chi nhánh B.

Ghi nhận sự tự nguyện của Công ty trách nhiệm
hữu hạn L về việc: Công ty trách nhiệm hữu hạn L chi trả và hỗ trợ cho ông T
khoản tiền Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp trong 02 tháng
(tháng 11 và tháng 12), với số tiền là 5.292.000 đồng; khoản tiền của 11 ngày
ông T làm việc chưa được nghỉ bù là 6.600.000 đồng. Tổng cộng 02 khoản trên,
Công ty trách nhiệm hữu hạn L  phải chi
trả cho ông T với số tiền là: 11.892.000 đồng.

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ
thẩm còn tuyên về án phí và quyền kháng cáo của các đương sự.

Ngày 26-8-2014, ông Trần
Công T kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.

Tại Bản án lao động phúc
thẩm số 01/2015/LĐ-PT ngày 13-4-2015, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại
Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định:

Không chấp nhận kháng cáo, giữ nguyên quyết định
của án sơ thẩm.

Ngoài ra, Tòa án cấp phúc
thẩm còn quyết định về án phí.

Ngày 07-4-2016, ông Trần
Công T có đơn đề nghị xem xét lại Bản án phúc thẩm nêu trên theo thủ tục giám đốc
thẩm.

Tại Quyết định số 04/2016/KN-LĐ
ngày 26-12-2016, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị Bản án lao động
phúc thẩm số 01/2015/LĐ-PT ngày 13-4-2015 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối
cao tại Thành phố Hồ Chí Minh; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối
cao xét xử giám đốc thẩm hủy Bản án lao động phúc thẩm số 01/2015/LĐPT ngày
13-4-2015 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh
và Bản án lao động sơ thẩm số 01/2014/LĐ-ST ngày 12-8-2014 cùa Tòa án nhân dân
tỉnh Bình Thuận.

Tại phiên toà giám đốc thẩm,
đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân
dân tối cao chấp nhận kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:

Về thẩm quyền giải quyết vụ án:

[1] Theo quy định tại Điều
34, Điều 35, Điều 36 Bộ luật Tố tụng dân sự thì vụ án tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động giữa nguyên đơn là ông Trần
Công T với bị đơn là Công ty trách nhiệm hữu hạn L thuộc thẩm quyền giải quyết
theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố
Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Tòa án nhân dân tỉnh Bình Thuận thụ lý giải quyết
vụ án theo thủ tục sơ thẩm là không đúng quy định của pháp luật.

Về xác định quan hệ lao động:

[2] Ông Trần Công T vào
làm việc tại Công ty trách nhiệm hữu hạn L theo Thư mời nhận việc ngày
20-8-2013 với nội dung: “Loại hợp đồng lao
động: Xác định thời hạn (12 tháng hoặc hơn). Thời gian thử việc: 02 tháng. Hết
thời gian thử việc (từ ngày 09-9-2013 đến ngày 09-11-2013), ông T không nhận được
thông báo kết quả thử việc nhưng vẫn tiếp tục làm việc. Công ty trách nhiệm hữu
hạn L cho rằng sau 02 tháng thử việc, ông T không đáp ứng được
yêu cầu của công việc, nên Công ty đã quyết định
cho ông T thử việc thêm 01 tháng để tạo điều
kiện cho ông T hoàn thành nhiệm vụ và để có thêm thời gian đánh giá năng lực của
ông T. Tuy nhiên, không có tài liệu nào thể hiện giữa ông T và Công ty trách
nhiệm hữu hạn L đã có thỏa thuận với nhau về việc kéo dài thời gian thử việc.

[3] Khoản 1 Điều 27 Bộ luật
Lao động quy định thời gian thử việc “Không quá 60 ngày đối với công việc có
chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên
“.
Tại Bản tự khai ngày 14-6-2014, đại diện Công ty trách nhiệm hữu hạn L trình
bày: “Công ty hiểu rõ rằng, sau khi kết thúc thời gian thử việc (60 ngày) nếu
chưa ký HĐLĐ thì người lao động được làm việc chính thức theo loại hợp đồng xác
định thời hạn 12 tháng”.
Như vậy, đại diện Công ty trách nhiệm hữu hạn L thừa
nhận rằng sau khi hết thời gian thử việc, ông T đã trở thành người lao động
chính thức theo hợp đồng lao động có thời hạn là 12 tháng. Trên thực tế, Công
ty trách nhiệm hữu hạn L đã thương lượng với ông T về việc chấm dứt hợp đồng
lao động vào ngày 28-12-2013; khi thương lượng không có kết quả, ngày
29-12-2013 Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn L ra Quyết định số
15/QĐKL-2013 về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông T. Do
đó, có đủ cơ sở để khẳng định quan hệ giữa ông T với Công ty trách nhiệm hữu hạn
L sau khi hết thời gian thử việc là quan hệ hợp đồng lao động.

Vềtính hợp pháp của việc chấm dứt hợp đồng
lao động:

[4] Công ty trách nhiệm hữu
hạn L đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông Trần Công T ngày
29-12-2013; lý do chấm dứt hợp đồng lao động là “Thường xuyên không hoàn thành
công việc theo hợp đồng lao động”, thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1
Điều 38 Bộ luật Lao động năm 2012. Tại thời điểm Công ty trách nhiệm hữu hạn L
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với ông T, pháp luật lao động không có
quy định nào được áp dụng làm căn cứ đánh giá mức độ
hoàn thành công việc của người lao động.

[5] Trước khi Bộ luật Lao
động năm 2012 có hiệu lực, căn cứ để xác định người lao động thường xuyên không
hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được quy định tại khoản 1 Điều 12
Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày  09-5-2003 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động, như sau:

1. Người lao động thường
xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động là không hoàn thành định
mức lao động hoặc nhiệm vụ được giao do yếu tố chủ quan và bị lập biên bản hoặc
nhắc nhở bằng văn bản ít nhất hai lần trong một tháng, mà sau đó vẫn không khắc
phục.

Mức độ không hoàn thành công việc được ghi
trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động của
đơn vị.

Nghị định số
44/2003/NĐ-CP ngày 09-5-2003 của Chính phủ đã hết hiệu lực thi hành kể từ ngày
01-7-2013. Tuy nhiên, quy định tại khoản 1 Điều 12 nêu trên không trái với các
nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Lao động nên được áp dụng làm căn cứ giải quyết vụ
án.

[6] Công ty trách nhiệm hữu
hạn L xuất trình bản Mô tả công việc, Thông báo nhắc nhở vi phạm ngày
06-12-2013 và Thông báo nhắc nhở vi phạm ngày 16-12-2013, Bảng kế hoạch và đánh
giá thành tích ngày 12-12-2013 và căn cứ vào các tài liệu này để cho rằng ông T
không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. Ông T cho rằng ông không được
giao bản mô tả công việc, không nhận được 02 thông báo nhắc nhở của Công ty.
Phía Công ty trách nhiệm hữu hạn L không cung cấp được chứng cứ chứng minh là
ông T đã được Công ty giao bản mô tả công việc và thư nhắc nhở vi phạm. Như vậy,
chứng cứ do Công ty trách nhiệm hữu hạn L cung cấp chưa đủ cơ sở để xác định
ông Trần Công T thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động
theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 44/2003/ND-CP
ngày
09-5-2003 của Chính phủ.

[7] Sau khi hết thời gian
thử việc, Công ty trách nhiệm hữu hạn L chưa ký kết hợp đồng lao động với ông
Trần Công T; Công ty cũng chưa có thỏa ước lao động tập thể, chưa có nội quy
lao động. Do đó, không có căn cứ để đánh giá mức độ không hoàn thành công việc
của người lao động. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm kết luận ông Trần
Công T thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động và không
chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông T là không có căn cứ.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH:

Căn cứ vào khoản 3 Điều
343, khoản 1, khoản 2 Điều 345 Bộ luật Tố tụng dân sự;

Chấp nhận Kháng nghị giám
đốc thẩm số 04/2016/KN-LĐ ngày 26-12-2016 của
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; huỷ toàn bộ Bản án lao động phúc thẩm số
01/2015/LĐ-PT ngày 13-4-2015 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại
Thành phố Hồ Chí Minh và Bản án lao động sơ thẩm số 01/2014/LĐ-ST ngày
12-8-2014 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Thuận về vụ án tranh chấp về việc đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động giữa nguyên đơn là ông Trần Công T và bị đơn
là Công ty trách nhiệm hữu hạn L.

Giao hồ sơ vụ án cho Tòa
án nhân dân thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận xét xử sơ thẩm lại theo đúng
quy định của pháp luật.

NỘI DUNG ÁN LỆ

“[2] Ông Trần Công T vào làm việc tại Công ty
trách nhiệm hữu hạn L theo Thư mời nhận việc ngày 20-8-2013 với nội
dung: “Loại hợp đồng lao động: Xác định thời hạn (12
tháng hoặc hơn). Thời gian thử việc: 02 tháng. Hết thời gian thử việc (từ ngày
09-9-2013 đến ngày 09-11-2013), ông T không nhận được thông báo kết quả thử việc
nhưng vẫn tiếp tục làm việc. Công ty trách nhiệm hữu hạn L cho
rằng sau 02 tháng thử việc, ông T không đáp ứng được
yêu cầu của công việc,
nên Công ty đã quyết định cho ông T thử việc thêm 01 tháng để tạo điều kiện cho ông T hoàn thành
nhiệm vụ và để có thêm thời gian đánh giá năng lực của ông T. Tuy nhiên, không
có tài liệu nào thể hiện giữa ông T và Công ty trách nhiệm hữu hạn L đã có thỏa
thuận với nhau về việc kéo dài thời gian thử việc.

[3] Khoản 1 Điều 27 Bộ luật Lao động quy định
thời gian thử việc “Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần
trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên”. Tại Bản tự khai ngày
14-6-2014, đại diện Công ty trách nhiệm hữu hạn L trình bày: “Công ty hiểu rõ rằng,
sau khi kết thúc thời gian thử việc (60 ngày) nếu chưa ký HĐLĐ thì người lao động
được làm việc chính thức theo loại hợp đồng xác định thời hạn 12 tháng”. Như vậy,
đại diện Công ty trách nhiệm hữu hạn L thừa nhận rằng sau khi hết thời gian thử
việc, ông T đã trở thành người lao động chính thức theo hợp đồng lao động có thời
hạn là 12 tháng. Trên thực tế, Công ty trách nhiệm hữu hạn L đã thương lượng với
ông T về việc chấm dứt hợp đồng lao động vào ngày 28-12-2013; khi thương lượng
không có kết quả, ngày 29-12-2013 Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn L
ra Quyết định số 15/QĐKL-2013 về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối
với ông T. Do đó, có đủ cơ sở để khẳng định quan hệ giữa ông T với Công ty
trách nhiệm hữu hạn L sau khi hết thời gian thử việc là quan hệ hợp đồng lao động.”

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Thành viên hội đồng quản trị có bắt buộc phải là cổ đông công ty hay không? Điều kiện trở thành thành viên hội đồng quản trị theo quy định luật doanh nghiệp 2020. Theo quy định tại điều 155 luật doanh nghiệp 2020 quy định:

Điều 155. Cơ cấu tổ chức, tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị
1. Thành viên Hội đồng quản trị phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;
b) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
c) Thành viên Hội đồng quản trị công ty có thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của công ty khác;
d) Đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này thì thành viên Hội đồng quản trị không được là người có quan hệ gia đình của Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty; của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ.
2. Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, thành viên độc lập Hội đồng quản trị theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 137 của Luật này phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Không phải là người đang làm việc cho công ty, công ty mẹ hoặc công ty con của công ty; không phải là người đã từng làm việc cho công ty, công ty mẹ hoặc công ty con của công ty ít nhất trong 03 năm liền trước đó;
b) Không phải là người đang hưởng lương, thù lao từ công ty, trừ các khoản phụ cấp mà thành viên Hội đồng quản trị được hưởng theo quy định;
c) Không phải là người có vợ hoặc chồng, bố đẻ, bố nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột là cổ đông lớn của công ty; là người quản lý của công ty hoặc công ty con của công ty;
d) Không phải là người trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu ít nhất 01% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty;
đ) Không phải là người đã từng làm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của công ty ít nhất trong 05 năm liền trước đó, trừ trường hợp được bổ nhiệm liên tục 02 nhiệm kỳ.
3. Thành viên độc lập Hội đồng quản trị phải thông báo với Hội đồng quản trị về việc không còn đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này và đương nhiên không còn là thành viên độc lập Hội đồng quản trị kể từ ngày không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và điều kiện. Hội đồng quản trị phải thông báo trường hợp thành viên độc lập Hội đồng quản trị không còn đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và điều kiện tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông gần nhất hoặc triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông để bầu bổ sung hoặc thay thế thành viên độc lập Hội đồng quản trị trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nhận được thông báo của thành viên độc lập Hội đồng quản trị có liên quan.

Điều kiện trở thành thành viên hội đồng quản trị trong công ty cổ phần cơ bản sẽ cần một số điều kiện như sau:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, được phép quản lý doanh nghiệp;
– Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh của công ty
Không nhất thiết phải là cổ đông của công ty (trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác)
– Thành viên Hội đồng quản trị công ty có thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của công ty khác.

Một số trường hợp đối với công con mà nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì thành viên Hội đồng quản trị không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty; không được là người có liên quan của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ.

Như vậy, nếu trong điều lệ công ty có quy định thành viên hội đồng quản trị là cổ đông công ty thì sẽ phải tuân theo điều lệ, mặt khác nếu không có quy định thì thành viên hội đồng quản trị không nhất thiết phải là cổ đông của công ty.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Với sự phát triển của xã hội, nhãn hiệu của doanh nghiệp ngày càng được chú ý và trở thành một tài sản trí tuệ đặc biệt của doanh nghiệp. Các kí hiệu TM, R hay C ngày càng xuất hiện nhiều và phổ biến trên mỗi nhãn hiệu. Ý nghĩa của nhãn hiệu không phải ai cũng biết. Ở VN thì Luật SHTT không quy định lúc nào thì được sử dụng các ký tự này.

Nhưng đặc thù “tính quốc tế” của SHTT nên VN vẫn áp dụng các thông lệ quốc tế về lý giải ghi chú tình trạng pháp lý của đối tượng, theo đó:


Trademark (Nhãn hiệu) – ™

– Trademark là những ký hiệu để phân biệt sản phẩm dịch vụ hoặc của chính một công ty này với sản phẩm/dịch vụ của một công ty khác.

– Dùng TM khi nhãn hiệu đó chưa được hoặc không được bảo hộ nhưng chủ sở hữu muốn dùng biểu tượng đó như một nhãn hiệu và khẳng định quyền của mình đối với nhãn hiệu đó để cảnh báo bên thứ 3 không nên xâm phạm.
– TM không có nghĩa rằng đó là một nhãn hiệu đã được bảo hộ, do vậy nếu nhãn hiệu nào đã được bảo hộ mà gắn TM vào sẽ khiến người khác mặc định đó là nhãn hiệu chưa được bảo hộ.

Một số cá nhân/tổ chức sử dụng ký hiệu SM thay cho TM, ký hiệu này được hiểu giống như ký hiệu TM, nhưng SM có nghĩa là (Service Mark – Nhãn hiệu dịch vụ), khi dùng SM thì người ta hiểu nhãn hiệu đó là nhãn hiệu dùng cho nhóm dịch vụ chứ không phải là nhóm hàng hóa.


Registered (đã đăng ký bảo hộ) – ®

® là ký hiệu của Registered, có nghĩa là đã được đăng ký. Ký hiệu này có hàm ý thương hiệu đã đăng ký bảo hộ với cơ quan pháp luật nào đó, vì vậy trong các trường hợp, nếu thương hiệu đã được đăng ký thì sử dụng ký hiệu này là hợp lý nhất. Registered ® chỉ được đặt cạnh một ký hiệu (có thể bao gồm tên, biểu tượng, hình ảnh, màu sắc,…) đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

Hiện tại ở Việt Nam, Cục SHTT với trụ sở chính ở Hà Nội và hai văn phòng đại diện tại Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu.


Copyrighted (bản quyền) – ©

© là ký hiệu của Copyrighted, nghĩa là bản quyền, đây là một tập hợp tất cả các quyền lợi cho việc sử dụng và quyền sở hữu đối với một sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó, nghiêm cấm tất cả mọi tổ chức, cá nhân sử dụng một sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó nếu chưa được sự đồng ý của người sở hữu. (Cơ quan quản lý sẽ bảo hộ tất cả các quyền lợi hợp pháp này). Ở Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền chính là Cục bản quyền tác giả.

Khác với Trademark và Registered chỉ sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh, Copyright áp dụng cho tất cả những nơi có sự xuất hiện của sáng tạo, của tác giả, của người tạo ra tác phẩm/ý tưởng/thông tin…

Luật Việt Nam không quy định cụ thể về khái niệm của các ký hiệu này trong luật hoặc các văn bản liên quan, tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại nghị định 99/2013/NĐ-CP

Điều 6. Vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chỉ dẫn sai về đối tượng, yếu tố được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
b) Chỉ dẫn sai về tình trạng pháp lý, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;
c) Chỉ dẫn sai hoặc không ghi chỉ dẫn về hàng hóa được sản xuất theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, phương tiện kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc cải chính công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này;
c) Buộc sửa đổi, bổ sung chỉ dẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.

Quy định rõ hơn về vấn đề chỉ dẫn sai được quy định tại điều 7 thông tư 11/2015/TT-BKHCN

Điều 7. Hành vi vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp quy định tại Điều 6 Nghị định 99/2013/NĐ-CP
1. Hành vi chỉ dẫn sai về tình trạng pháp lý quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 6 Nghị định 99/2013/NĐ-CP được hiểu là việc sử dụng thông tin chỉ dẫn gây hiểu sai lệch rằng đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam mặc dù không được hoặc chưa được bảo hộ, kể cả trường hợp đối tượng đó tuy đã nộp đơn đăng ký nhưng chưa được cấp văn bằng bảo hộ hoặc văn bằng bảo hộ đã bị huỷ bỏ, chấm dứt hiệu lực hoặc hết thời hạn bảo hộ, ví dụ:
a) In trên sản phẩm, hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ chỉ dẫn gây hiểu sai lệch về việc sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ như: “nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ độc quyền”, “nhãn hiệu đã được bảo hộ”, “nhãn hiệu thuộc độc quyền của…”, kể cả việc sử dụng ký hiệu chữ ® (chỉ dẫn về việc nhãn hiệu đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu);
b) In trên sản phẩm, hàng hóa, bao bì sản phẩm, hàng hóa chỉ dẫn gây hiểu sai lệch về việc sản phẩm, hàng hóa được bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp như: “sản phẩm, hàng hóa được bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp”, “sản phẩm, hàng hóa được bảo hộ độc quyền sáng chế”, “sản phẩm được sản xuất từ quy trình được bảo hộ sáng chế của…”, kể cả việc sử dụng ký hiệu chữ “P” hoặc “Patent” cùng các chữ số (chỉ dẫn về việc sản phẩm được cấp Patent – Bằng độc quyền sáng chế).
2. Hành vi chỉ dẫn sai hoặc không ghi chỉ dẫn về hàng hóa được sản xuất theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 6 Nghị định 99/2013/NĐ-CP được hiểu là:
a) Hành vi chỉ dẫn sai là hành vi ghi trên hàng hóa hàng chữ “được sản xuất theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp của…” hoặc chỉ dẫn có nghĩa tương tự như vậy, bất kể bằng tiếng Việt hay tiếng nước ngoài, nhưng chưa được chuyển quyền sử dụng hợp pháp đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật.
b) Hành vi không ghi chỉ dẫn là hành vi không ghi trên hàng hóa, bao bì hàng hóa chỉ dẫn về việc hàng hóa đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Thông báo số 918/TB-KH&ĐT, ngày 16 tháng 09 năm 2016 về việc giải quyết hồ sơ đăng ký đầu tư hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài

Luật Đầu tư năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2015. Theo quy định tại khoản 3 Điều 74 Luật Đầu tư “Điều kiện đầu tư kinh doanh quy định  tại các văn bản quy phạm pháp luật ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành trái với các quy định tại khoản 3 Điều 7 Luật này hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2016”. Sau ngày 01/07/2016, điều kiện đầu tư kinh doanh đối với lĩnh mua bán hàng hóa vẫn chưa được công bố. Do vậy để đảm bảo nguyên tắc giải quyết hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án theo đúng quy định của Luật Đầu tư năm 2014, Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư 2014, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội thông báo về việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa áp dụng kể từ ngày 01/09/2016 như sau:

1. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án/ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án bổ sung mục tiêu hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa: Thực hiện theo thủ tục và thời hạn cấp/ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án đầu tư nước ngoài không thuộc diện Quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại Điều 37 và Điều 40 Luật Đầu tư 2014. Giấy chứng nhận đăng ký đầu  tư chỉ ghi nhận mục tiêu Hoạt động mua bán hàng hóa, cụ thể: Thực hiện quyền xuất khẩu/ thực hiện quyền nhập khẩu/ thực hiện quyền phân phốikhông ghi nhận tên nhóm hàng/ mặt hàng kèm theo mã HS.

Đối với những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc không được quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO và điều ước quốc tế về đầu tư khác mà pháp luật Việt Nam chưa có quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài: Thực hiện theo quy định tại khoản đ Điều 10 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương và Bộ quản lý ngành (nếu cần) để xem xét, quyết định việc cấp/điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Nhà đầu tư nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận  Tiếp nhận hồ sơ “một cửa” của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, số 16 Cát Linh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

2. Thủ tục cấp/điều chỉnh Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ: Thực hiện theo thủ tục và thời hạn quy định tại Nghị định số 23/2007/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 08/2013/TT-BCT ngày 23/04/2013 của Bộ Công Thương quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ đề nghị cấp/điều chỉnh Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đén Sở Kế hoạch và Đầu tư (Cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ theo Quyết định số 5558/QĐ-UBND ngày 17/06/2009 của UBND thành phố Hà Nội) để giải quyết và trình UBND thành phố Hà Nội cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo thẩm quyền. Việc cấp giấy phép hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa chỉ được thực hiện sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Công thương theo quy định tại Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 của Chính phủ, Thông tư số 08/2013/TT-BCT ngày 23/4/2013 của Bộ Công Thương. Tên nhóm hàng, mặt hàng kèm theo mã HS được ghi nhận tại Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cấp cho Doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ tại Bộ phận “Văn thư” và nhận kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ “một cửa” của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.

3. Nội dung chuyển tiếp: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư,  Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ trước ngày 01/09/2016 để thực hiện hoạt động mua bán hóa vá các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tiếp tục hoạt động theo Giấy phép đã được cấp. Trường hợp có điều chỉnh nội dung hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa thì làm thủ tục điều chỉnh nội dung mục tiêu dự án tại Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư; điều chỉnh nội dung hoạt động mua bán hàng hóa tại Giấy phép kinh doanh, Giấy phép thành lập cơ sở bán lẻ theo quy định của Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 của Chính phủ, Thông tư số 08/2013/BCT ngày 23/4/2013 của Bộ Công Thương.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Khi địa điểm kinh doanh không hoạt động nữa thì phải làm như thế nào? Giải thể địa điểm kinh doanh cần chuẩn bị các hồ sơ gì?

Hồ sơ chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh

Theo quy định tại điều 72 nghị định 01/2021/NĐ-CP trước khi chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh thì địa điểm kinh doanh phải hoàn thành nghĩa vụ về thuế theo quy định. Sau đó gửi hồ sơ tới phòng ĐKKD nơi địa điểm kinh doanh đặt trụ sở gồm:
– Thông báo chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh
– Uỷ quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp

Điều 72. Chấm dứt hoạt động … địa điểm kinh doanh
1. Trước khi thông báo chấm dứt hoạt động … địa điểm kinh doanh thì doanh nghiệp, chi nhánh … phải đăng ký với Cơ quan thuế để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động … địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động … địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt … địa điểm kinh doanh…
3. Sau khi tiếp nhận hồ sơ chấm dứt hoạt động … địa điểm kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc … địa điểm kinh doanh chấm dứt hoạt động cho Cơ quan thuế. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Phòng Đăng ký kinh doanh, Cơ quan thuế gửi ý kiến về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của … địa điểm kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chấm dứt hoạt động … địa điểm kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện chấm dứt hoạt động của … địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không nhận được ý kiến từ chối của Cơ quan thuế, đồng thời ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động … địa điểm kinh doanh.

Thủ tục chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh

Chấm dứt địa điểm kinh doanh tại phòng ĐKKD
Việc nộp hồ sơ chấm dứt địa điểm kinh doanh có thể thực hiện online bằng tài khoản đăng ký kinh doanh. Trong vòng 3 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ phòng ĐKKD sẽ ra thông báo chấp nhận hợp lệ hồ sơ và trả kết quả về việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh

Chấm dứt địa điểm kinh doanh tại cơ quan thuế
Một số trường hợp địa điểm đăng ký kinh doanh đăng ký trước đây có mã số thuế sẽ phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế (Địa điểm kinh doanh hiện nay không có mã số thuế). Hồ sơ chấm dứt mã số thuế địa điểm kinh doanh:
– Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế (mẫu số 24/ĐK-TCT theo mẫu tại thông tư 105/2020/TT-BTC)
– Bản sao giấy đăng ký địa điểm kinh doanh
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế

Hướng dẫn chấm dứt địa điểm kinh doanh có thể thực hiện qua mạng. Nếu chưa rõ vui lòng liên hệ để được hỗ trợ!

Hỏi đáp về chấm dứt địa điểm kinh doanh

Thông báo chấm dứt địa điểm kinh doanh do ai ký?

Thông báo đóng của địa điểm kinh doanh do đại diện theo pháp luật công ty ký (nếu địa điểm trực thuộc công ty), do người đứng đầu chi nhánh ký (nếu địa điểm trực thuộc chi nhánh)

Đóng cửa địa điểm kinh doanh có cần biên bản họp. quyết định hay không?

Việc chấm dứt (đóng cửa) địa điểm không cần sự đồng ý của HĐTV, HĐQT, ĐHĐCD do vậy không cần nộp kèm biên bản họp, quyết định

Địa điểm kinh doanh có mã số thuế không?

Theo quy định hiện nay địa điểm kinh doanh không có mã số thuế. Một số trường hợp trước đây địa điểm kinh doanh có mã số thuế.

Chấm dứt kho hàng của công ty

Thường kho hàng được đăng ký với hình thức địa điểm kinh doanh. Do vậy để chấm dứt hoạt động kho hàng thì làm tương tự như hướng dẫn trên.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Công ty cổ phần có bắt buộc có cổ đông sáng lập hay không? Đây làm một trong những thắc mắc thường gặp khi tiến hành thực hiện một công ty cổ phần, vậy quy định pháp luật như thế nào?

Cổ đông sáng lập là gì?

Theo khoản 4 điều 4 luật doanh nghiệp 2020 có quy định về khái niệm cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập của công ty cổ phần.

Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3. Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần.
4. Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.

Xét về khái niệm cổ đông sáng lập chỉ cần đáp ứng sở hữu cổ phần của công ty, dù là 1 cổ phần và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập. Vậy nếu không ký thì công ty cổ phần có cổ đông sáng lập không và liệu rằng cổ đông sáng lập có phải là bắt buộc?

Trường hợp nào không cần cổ đông sáng lập?

Theo quy định đối với 1 công ty cổ phần phải có tối thiểu 3 cổ đông, đối với công ty mới thành lập thì 3 cổ đông đó sẽ là 3 cổ đông sáng lập. Công ty cổ phần có thể không có cổ đông sáng lập trong trường hợp được chuyển đổi, chia, tách, sáp nhập…đối với các trường hợp này thì các cổ đông không được ghi nhận trên hệ thống đăng ký kinh doanh, công ty tự lưu giữ các tài liệu về việc góp vốn của cổ đông phổ thông

Điều 120. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập
1. Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập. Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập; trường hợp này, Điều lệ công ty trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ thông của công ty đó.

Các trường hợp công ty cổ phần không có cổ đông sáng lập bao gồm
– CTCP chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước
– CTCP chuyển đổi từ công ty TNHH
– CTCP được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác

Như vậy, tổng kết lại công ty cổ phần hoàn toàn có thể có hoặc không có cổ đông sáng lập (trường hợp thành lập mới thì ít nhất phải có 3 cổ đông sáng lập); cổ đông sáng lập là thông tin được ghi nhận hết vòng đời công ty, trừ khi cổ đông sáng lập không góp đủ vốn theo cam kết.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Lệ phí môn bài là khoản lệ phí phải nộp bắt buộc đối với các đơn vị, tổ chức, công ty khi bắt đầu hoạt động kinh doanh…tuy nhiên đối với các đơn vị trực thuộc nhiều người chưa rõ về việc khai nộp lệ phí môn bài như thế nào? Trong bài viết này LVNLAW sẽ hướng dẫn cụ thể về việc khai và nộp lệ phí môn bài cho đơn vị trực thuộc.

Về hình thức khai lệ phí môn bài cho đơn vị trực thuộc

Đối với lệ phí môn bài khai cho đơn vị trực thuộc cũng tương tự như khai cho đơn vị chủ quản gồm 3 cách chính:
– Khai bằng tời khai giấy mẫu 01/LPMB theo thông tư 80/2021/TT-BTC
– Khai qua phần mềm HTKK và nộp trên trang thuedientu.gdt.gov.vn (cần chữ ký số)
– Khai trực tiếp trên trang thuedientu.gdt.gov.vn (cần chữ ký số)
Lưu ý: Hiện nay đa số các cơ quan thuế điều yêu cầu đơn vị nộp hồ sơ qua mạng do đó nếu có nhu cầu nộp trực tiếp đơn vị vui lòng liên hệ trước cơ quan thuế để kiểm tra

Nộp tờ khai lệ phí môn bài cho đơn vị trực thuộc tại đâu

Đơn vị trực thuộc bao gồm chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phân biệt ra 2 loại là cùng địa phương và khác địa phương (khác tỉnh, thành phố). Trước đây việc nộp lệ phí môn bài theo nghị định 139/2016/NĐ-CP tuy nhiên hiện nay được thông nhất theo luật quản lý thuế 2019 và nghị định 126/2020/NĐ-CP như sau:

Điều 11. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế
Người nộp thuế thực hiện các quy định về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 45 Luật Quản lý thuế và các quy định sau đây:
1. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có nhiều hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 45 Luật Quản lý thuế là cơ quan thuế nơi có hoạt động kinh doanh khác tỉnh, thành phố nơi có trụ sở chính đối với các trường hợp sau đây:
k) Khai lệ phí môn bài tại nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh.

Theo nghị định 126/2020/NĐ-CP

Điều 56. Địa điểm và hình thức nộp thuế
1. Người nộp thuế nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định sau đây:
a) Tại Kho bạc Nhà nước;
b) Tại cơ quan quản lý thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế;
c) Thông qua tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế;
d) Thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Luật quản lý thuế 2019

Lưu ý: Hiện tại theo quy định tại nghị định 01/2021/NĐ-CP địa điểm kinh doanh có thể lập khác tỉnh đối với trụ sở chính mà không cần thành lập chi nhánh, đối với trường hợp này theo quy định của thông tư 302/2016/TT-BTC việc khai lệ phí môn bài tại cơ quan thuế nơi đặt địa điểm kinh doanh, trên tờ khai lệ phí môn bài không ghi mã số thuế (vì địa điểm kinh doanh không có mã số thuế).

Thời hạn khai lệ phí môn bài cho đơn vị trực thuộc

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thời hạn nộp lệ phí môn bài được quy định như sau:

Điều 10. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của các khoản thu về đất, lệ phí môn bài, lệ phí trước bạ, tiền cấp quyền và các khoản thu khác theo pháp luật quản lý, sử dụng tài sản công
Người nộp thuế thực hiện quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại Điều 44 Luật Quản lý thuế. Đối với thời hạn nộp hồ sơ khai của các khoản thu về đất, lệ phí môn bài, lệ phí trước bạ, tiền cấp quyền và các khoản thu khác theo pháp luật quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định tại khoản 5 Điều 44 Luật Quản lý thuế được thực hiện như sau:
1. Lệ phí môn bài
a) Người nộp lệ phí môn bài (trừ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) mới thành lập (bao gồm cả doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh) hoặc có thành lập thêm đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh thực hiện nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Trường hợp trong năm có thay đổi về vốn thì người nộp lệ phí môn bài nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm phát sinh thông tin thay đổi.
b) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không phải nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài. Cơ quan thuế căn cứ hồ sơ khai thuế, cơ sở dữ liệu quản lý thuế để xác định doanh thu làm căn cứ tính số tiền lệ phí môn bài phải nộp và thông báo cho người nộp lệ phí môn bài thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.

Khai và nộp lệ phí môn bài cho địa điểm kinh doanh khác tỉnh

Đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh, theo quy định hiện nay sẽ không đăng ký mã số thuế riêng được. Tham khảo thêm tại công văn số 13133/CTHN-TTHT ngày 26/04/2021 của cục thuế thành phố Hà Nội

Căn cứ hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư 39/2014/TT-BTC và Khoản 3 Điều 1 Thông tư 37/2017/TT-BTCtrường hợp Công ty có trụ sở tại tỉnh A, có thành lập địa điểm kinh doanh tại các tỉnh thành phố khác trụ sở chính thì:
– Về đăng ký thuế: Hiện nay, theo Thông tư 105/2020/TT-BTC không có quy định về cấp mã 13 số cho địa điểm kinh doanh (có hiệu lực từ ngày 17/01/2021)
– Về lệ phí môn bài: Công ty Khai lệ phí môn bài tại nơi có địa điểm kinh doanh theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
– Về thông báo phát hành hóa đơn: Công ty thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư 37/2017/TT-BTC.
– Về kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng: Trường hợp Công ty có hoạt động kinh doanh ở nhiều địa bàn cấp tỉnh khác nơi có trụ sở chính thì Công ty thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.

Do vậy, việc khai thuế sẽ khai online qua cổng thông tin thuedientu.gdt.gov.vn. Đối với tiền nộp lệ phí môn bài đơn vị liên hệ cơ quan thuế nơi đặt địa điểm kinh doanh để được hướng dẫn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Án lệ số 25/2018/AL về không phải chịu phạt cọc
vì lý do khách quan

Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao thông qua
ngày 17 tháng 10
năm 2018 và được công bố theo Quyết định số 269/QĐ-CA ngày 06 tháng 11 năm 2018
của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Nguồn án lệ:

Quyết định giám đốc thẩm
số 79/2012/DS-GĐT ngày 23-02-2012 của Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao về vụ
án dân sự “Tranh chấp hợp đồng đặt cọc” tại Thành phố Hồ Chí Minh giữa nguyên
đơn là ông Phan Thanh L với bị đơn là bà Trương Hồng Ngọc H; người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan là ông Lại Quang T.

Vị trí nội dung án lệ:

Đoạn 1, 3, 4 phần “Nhận định
của Tòa án”.

Khái quát nội dung án lệ:

– Tình huống án lệ:

Hợp đồng đặt cọc để bảo đảm
giao kết hợp đồng mua bán nhà có thỏa thuận trong một thời hạn nhất định bên nhận
đặt cọc phải hoàn tất các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà,
nếu vi phạm thì phải chịu phạt cọc.

Hết thời hạn theo thỏa
thuận, bên nhận đặt cọc chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà do
nguyên nhân từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Giải pháp pháp lý:

Trường hợp này, phải xác
định việc bên nhận đặt cọc không thể thực hiện đúng cam kết là do khách quan và
bên nhận đặt cọc không phải chịu phạt cọc.

Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

Điều 358 Bộ luật Dân sự
năm 2005 (tương ứng với Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Từ khóa của án lệ:

“Hợp đồng đặt cọc”; “Hợp
đồng mua bán nhà”; “Phạt cọc”; “Giao kết hợp đồng”; “Lý do khách quan”.

NỘI DUNG VỤ ÁN:

Theo đơn khởi kiện ngày
20 tháng 7 năm 2009, nguyên đơn ông Phan Thanh L trình bày:

Ngày 12-5-2009, bà Trương
Hồng Ngọc H thỏa thuận bán cho ông Phan Thanh L căn nhà số 1222C (số mới là
25/2) đường 43, phường T, quận H, Thành phố Hồ Chí Minh do bà H đứng tên mua đấu
giá của Cơ quan thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh theo quyết định giao
tài sản số 786/QĐ-THÁ ngày 02-3-2009. Sau khi thỏa thuận, ông L đặt cọc cho bà
H 2.000.000.000 đồng. Tại Điều 5 của hợp đồng đặt cọc, các bên thỏa thuận kể từ
ngày ký hợp đồng, bà H phải hoàn tất các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận
quyền sở hữu đối với căn nhà nêu trên, sau đó sẽ ký hợp đồng mua bán có công chứng;
nếu vi phạm thời hạn nêu trên, bà H phải chịu phạt số tiền tương đương với tiền
cọc là 2.000.000.000 đồng. Đến hạn ngày 12-6-2009, bà H không thực hiện theo thỏa
thuận, nên các bên không thể thực hiện theo hợp đồng. Ngày 01-7-2009, bà H gửi
thư yêu cầu ông L gia hạn 60 ngày. Ngày 07-7-2009, ông L gửi thư trả lời không
đồng ý cho bà H gia hạn và yêu cầu bà H trả lại tiền cọc cùng với tiền phạt cọc
như đã thỏa thuận. Sau 05 tháng vi phạm hợp đồng, bà H vẫn không thực hiện đúng
cam kết, ông L khởi kiện yêu cầu bà H phải hoàn trả tiền cọc và phạt cọc, tổng
cộng 4.000.000.000 đồng.

Bị đơn bà Trương Hồng Ngọc
H trình bày:

Bà H thừa nhận có thỏa
thuận đặt cọc để bán căn nhà nêu trên cho ông L như ông L đã trình bày. Sau khi
nhận đặt cọc, bà H đã cố gắng hoàn tất thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền
sở hữu nhà trong thời hạn 30 ngày như đã thỏa thuận, nhưng do trở ngại khách
quan, không thực hiện được. Bà thừa nhận đã vi phạm cam kết với ông L, bà đồng
ý trả lại tiền cọc và tiền lãi suất theo quy định, không đồng ý phạt cọc.

Người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan ông Lại Quang T trình bày:

Ông T sống chung với bà H
từ năm 1997 đến nay, không đăng ký kết hôn. Căn nhà trên là tài sản chung của
ông T và bà H, ông thừa nhận đã cùng bà H nhận tiền đặt cọc của ông L. Ông đồng
ý trả lại tiền cọc và tiền lãi cho ông L theo quy định của pháp luật, chứ không
đồng ý phạt cọc như yêu cầu của ông L.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm
số 344/2009/DS-ST ngày 11-11-2009, Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ
Chí Minh quyết định:

Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Phan Thanh
L có ông Dương Nguyễn Y L đại diện.

Buộc bà Trương Hồng Ngọc H trả cho ông Phan
Thanh L 4.000.000.000 đồng ngay sau khi án có hiệu lực pháp luật.

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ
thẩm còn quyết định về án phí và quyền kháng cáo.

Ngày 18-11-2009, bà
Trương Hồng Ngọc H kháng cáo không đồng ý với bản án sơ thẩm.

Ngày 19-11-2009, ông Lại
Quang T kháng cáo không đồng ý với bản án sơ thẩm.

Tại bản án dân sự phúc thẩm
số 522/2010/DS-PT ngày 06-5-2010, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quyết định:

Giữ nguyên Bản án dân sự sơ thẩm số 344/DS-ST
ngàv 11-11-2009 của Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chấp nhận yêu cầu của ông Phan Thanh L.

Buộc bà Trương Hồng Ngọc H trả cho ông Phan
Thanh L 2.000.000.000 đồng tiền cọc và 2.000.000.000 đồng tiền phạt cọc. Tổng cộng
4.000.000.000 đồng ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật.

Duy trì Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời số 495/2010/QĐ-BPKCTT ngày 04-5-2010 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ
Chí Minh, về việc cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với nhà đất tại số 25/2
đường 43, phường T, quận H, Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, Tòa án cấp phúc
thẩm còn quyết định về án phí.

Ngày 23-6-2010, bà Trương
Hồng Ngọc H có đơn khiếu nại với nội dung không đồng ý bồi thường tiền cọc, vì
cho rằng nguyên nhân dẫn đến việc không thực hiện được thỏa thuận đúng thời hạn
là do yếu tố khách quan, cụ thể là do cơ quan thi hành án chậm sang tên sở hữu
nhà cho bà H, nên bà H không thể chuyển tên cho ông L.

Tại Quyết định số
688/2011/KN-DS ngày 18-11-2011, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị bản
án phúc thẩm nêu trên theo thủ tục giám đốc thẩm, đề nghị Tòa Dân sự Tòa án
nhân dân tối cao xét xử hủy bản án phúc thẩm nói trên và hủy Bản án dân sự sơ
thẩm số 344/2009/DS-ST ngày 11-11-2009 của Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận,
Thành phố Hồ Chí Minh, giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận, thành phố
Hô Chí Minh xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

Tại phiên tòa, đại diện
Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao, đề nghị Hội đồng xét xử hủy Bản án dân sự phúc thẩm số 522/2010/DS-PT
ngày 06-5-2010 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và hủy bản án dân sự
sơ thẩm số 344/2009/DS-ST ngày 11-11-2009 của Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận,
Thành phố Hồ Chí Minh, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận,
Thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:

[1] Ngày 12-5-2009, ông
Phan Thanh L đặt cọc 2.000.000.000 đồng cho bà Trương Hồng Ngọc H để mua căn
nhà số 1222C (số mới là 25/2) đường 43, phường T, quận H, Thành phố Hồ Chí Minh
do bà H đứng tên mua đấu giá của Cơ quan thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí
Minh, theo quyết định giao tài sản số 786/QĐ-THÁ ngày 02-3-2009. Tại Điều 5 của
hợp đồng đặt cọc có nêu, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng, bà H phải
hoàn tất các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với căn nhà
nêu trên, sau đó sẽ ký hợp đồng mua bán có công chứng; nếu vi phạm thời hạn nêu
trên, bà H chịu phạt số tiền tương đương với tiền cọc là 2.000.000.000 đồng. Hết
thời hạn trên, bà H không thực hiện đúng cam kết, nên ông L khởi kiện yêu cầu
bà H trả lại tiền cọc 2.000.000.000 đồng và phạt cọc 2.000.000.000 đồng.

[2] Bà Trương Hồng Ngọc H
không đồng ý phạt cọc, chỉ đồng ý trả tiền cọc cùng với lãi suất theo mức lãi
suất của ngân hàng, vì cho rằng nguyên nhân dẫn đến việc bà không thực hiện được
đúng cam kết là do cơ quan thi hành án dân sự chậm sang tên cho bà.

[3] Xét yêu cầu đòi phạt
tiền đặt cọc của ông Phan Thanh L thấy rằng, tại thời điểm ông L đặt cọc
2.000.000.000 đồng cho bà Trương Hồng Ngọc H, bà H đã nhận nhà nhưng chưa làm
thủ tục sang tên do cơ quan thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh đang quản
lý toàn bộ giấy tờ có liên quan đến căn nhà. Do đó, việc bà H không đứng tên
quyền sở hữu nhà trong vòng 30 ngày theo như thỏa thuận ban đầu cần phải xem
xét do lỗi chủ quan của bà H không liên hệ với cơ quan thi hành án dân sự để
làm thủ tục sang tên hay do lỗi khách quan của cơ quan thi hành án dân sự chậm
sang tên cho bà H.

[4] Sau khi xét xử phúc
thẩm, kèm theo đơn khiếu nại, bà H còn nộp cho Tòa án nhân dân tối cao Công văn
số 4362/THA ngày 05 tháng 6 năm 2009 của Cục thi hành án dân sự Thành phố Hồ
Chí Minh. Nội dung của công văn giải thích lý do người mua trúng đấu giá là bà
H vẫn chưa hoàn tất thủ tục trước bạ sang tên là do có khiếu nại của ông Nguyễn
Tấn L1 yêu cầu bà Trầm Thị Kim P phải thanh toán 38 lượng vàng SJC còn nợ khi
ông L1 mua căn nhà trên. Do đó, khi xét xử lại Tòa án cần phải xác minh thu thập
bản chính công văn 4362/THA ngày 05-6-2009 của Cục thi hành án dân sự Thành phố
Hồ Chí Minh và quy trình chuyển quyền sở hữu cho người mua trúng đấu giá của cơ
quan thi hành án dân sự. Nếu có căn cứ xác định cơ quan thi hành án dân sự chậm
trễ trong việc chuyển tên quyền sở hữu cho bà H thì lỗi dẫn tới việc bà H không
thể thực hiện đúng cam kết với ông L thuộc về khách quan, và bà H không phải chịu
phạt tiền cọc. Nếu có căn cứ xác định do bà H chậm trễ hoàn tất các thủ tục để
được sang tên quyền sở hữu thì lỗi hoàn toàn thuộc về bà H, và bà H mới phải chịu
phạt tiền cọc.

[5] Tòa án cấp sơ thẩm và
Tòa án cấp phúc thẩm chưa xác minh, làm rõ những vấn đề trên, mà đã chấp nhận
ngay yêu cầu khởi kiện của ông Phan Thanh L để buộc bà Trương Hồng Ngọc H chịu
phạt cọc với số tiền 2.000.000.000 đồng là chưa đủ căn cứ.

Bởi các lẽ trên, căn cứ vào
khoản 2 Điều 291, khoản 3 Điều 297 Bộ luật Tố tụng dân sự;

QUYẾT ĐỊNH:

Hủy Bản án dân sự phúc thẩm
số 522/2010/DS-PT ngày 06-5-2010 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, và
hủy Bản án dân sự sơ thẩm số 344/DS-ST ngày 11-11-2009 của Tòa án nhân dân quận
Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, về vụ án “Tranh chấp hợp đồng đặt cọc” giữa
nguyên đơn là ông Phan Thanh L với bị đơn là bà Trương Hồng Ngọc H; người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Lại Quang T.

Giao hồ sơ cho Tòa án
nhân dân quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy
định của pháp luật.

NỘI DUNG ÁN LỆ

“[1]…Tại Điều 5 của hợp đồng đặt cọc có nêu,
trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng, bà H phải hoàn tất các thủ tục để
được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với căn nhà nêu trên, sau đó sẽ ký hợp
đồng mua bán có công chứng; nếu vi phạm thời hạn nêu trên, bà H chịu phạt số tiền
tương đương với tiền cọc là 2.000.000.000 đồng. Hết thời hạn trên, bà H không
thực hiện đúng cam kết, nên ông L khởi kiện yêu cầu bà H trả lại tiền cọc
2.000.000.000 đồng và phạt cọc 2.000.000.000 đồng.

[3]…tại thời điểm ông L đặt cọc 2.000.000.000
đồng cho bà Trương Hồng Ngọc H, bà H đã nhận nhà nhưng chưa làm thủ tục sang
tên do cơ quan thi hành án Dân sự Thành phố Hồ Chí Minh đang quản lý toàn bộ giấy
tờ có liên quan đến căn nhà…

[4]…Nếu có căn cứ xác định cơ quan thi hành án
dân sự chậm trễ trong việc chuyển tên quyền sở hữu cho bà H thì lỗi dẫn tới việc
bà H không thể thực hiện đúng cam kết với ông L thuộc về khách quan, và bà H không
phải chịu phạt tiền cọc…”

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Án lệ số 24/2018/AL về di sản thừa kế chuyển
thành tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân

Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao thông qua
ngày 17 tháng 10
năm 2018 và được công bố theo Quyết định số 269/QĐ-CA ngày 06 tháng 11 năm 2018
của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Nguồn án lệ:

Quyết định giám đốc thẩm
số 27/2015/DS-GĐT ngày 16-10-2015 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao về vụ án dân sự “Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất” tại thành phố Hà Nội
giữa nguyên đơn là bà Phạm Thị H, bà Phạm Thị H1, bà Phạm Thị H2 với bị đơn là
ông Phạm Văn H3; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm 12 người.

Vị trí nội dung án lệ:

Đoạn 4 phần “Nhận định của
Tòa án”.

Khái quát nội dung án lệ:

– Tình huống án lệ:

Nhà, đất là tài sản chung
của vợ chồng mà một người chết trước. Người còn lại và các thừa kế của người chết
trước đã thống nhất phân chia nhà, đất. Thỏa thuận phân chia không vi phạm quyền
lợi của bất cứ thừa kế nào.

Việc phân chia nhà, đất
đã được thực hiện trên thực tế và đã được điều chỉnh trên sổ sách giấy tờ về đất
đai. Sau khi người còn lại chết mới phát sinh tranh chấp.

– Giải pháp pháp lý:

Trường hợp này, phải xác
định nhà, đất đó đã chuyển thành quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của các
cá nhân. Những người này chỉ có quyền khởi kiện đòi lại nhà, đất được chia đang
bị người khác chiếm hữu, sử dụng bất hợp pháp mà không có quyền yêu cầu chia di
sản thừa kế là nhà, đất.

Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

Các điều 219, 223, 226 Bộ
luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với các điều 213, 218, 220 Bộ
luật Dân sự năm 2015).

Từ khóa của án lệ:

“Di sản thừa kế”; “Tài sản chung của vợ chồng”; “Phân chia nhà đất trên
thực tế”.

NỘI DUNG VỤ ÁN:

Tại “Đơn khởi kiện đòi đất”
đề ngày 30-6-2004 và các đơn yêu cầu, lời khai trong quá trình tố tụng, nguyên
đơn là bà Phạm Thị H, Phạm Thị H1,  Phạm
Thị H2 trình bày:

Cha, mẹ các bà là cụ Phạm
Văn H (chết năm 1978) và cụ Ngô Thị V (chết ngày 21-8-1994) có bảy con là ông
Phạm Văn H3, ông Phạm Văn Đ (chết năm 1998), ông Phạm Văn T, ông Phạm Văn Q (chết
năm 2000) và các bà là Phạm Thị H, Phạm Thị H1, Phạm Thị H2. Sinh thời các cụ
có gian nhà, gian bếp trên khoảng 464m2 đất tại thị trấn Q, tỉnh Hà
Tây (cũ, nay thuộc thành phố Hà Nội).

Năm 1991, cụ V đứng ra
chia mảnh đất trên cho bảy con: Bốn con trai mỗi người 1 phần, còn 1 phần (có
chiều ngang 3m giáp đường, diện tích 44,4m2) chia chung cho ba con
gái (là các nguyên đơn). Ngay sau khi được chia, ông Đ đã bán lấy tiền vào tỉnh
Sông Bé (cũ) sinh sống; ông T, ông Q đã nhận đất xây dựng nhà ở. Phần các bà được
chia nằm liền với phần đất cụ V chia cho ông H3 (có chiều ngang 4m giáp đường).
Riêng ông H3 lúc đó đã có nhà đất ở nơi khác nên ông cũng chưa sử dụng phần đất
được chia. Thời điểm này các bà đang ở miền Nam nên ông H3 trông nom cả phần đất
các bà được cụ V chia và đất của ông được chia, tổng diện tích hai phần là 110m2
(chiều ngang 7m). Nhiều năm sau đó ông H3 vẫn thừa nhận là đất của các bà được
chia ông trông nom.

Năm 2002, khi các bà về
sang cát cho mẹ, ông H3 vẫn đồng ý khi nào các bà đủ điều kiện thì về nhận đất
xây nhà ở. Nhưng đến năm 2004, khi ba chị em có nhu cầu xây dựng nhà trên đất
này thì ông H3 lại không thừa nhận là đất của ba chị em và ông đã chia đất cho
con của ông là anh Phạm Văn L và chị Phạm Thị T, không trả đất cho các bà.

Nguyên đơn yêu cầu Tòa án
buộc ông H3 trả lại phần đất các bà đã được mẹ và anh chị em trong nhà thống nhất
chia từ 1991; có lúc yêu cầu Tòa án giải quyết cho 3 chị em được hưởng thừa kế
theo pháp luật bằng hiện vật là 44,4m2 đất. Khi Tòa án nhân dân
thành phố Hà Nội thụ lý sơ thẩm lại vụ án vào năm 2010, các nguyên đơn có yêu cầu
Tòa án giải quyết chia thừa kế di sản của các cụ là 115m2 (thực đo
110m2) đang do ông H3 quản lý.

Bị đơn là ông Phạm Văn H3
và lời khai người đại diện theo ủy quyền là chị Phạm Thị T trình bày:

Ban đầu ông H3 có lời
khai thừa nhận cha mẹ có khối tài sản nhà đất như các nguyên đơn trình bày và
năm 1972, ông lập gia đình riêng được cha mẹ cho ở trên 162m2 đất
trong thửa đất của các cụ. Sau đó, bị đơn có lời khai khác, cho rằng 162m2
đất này có nguồn gốc ông H3 và vợ là bà Nguyễn Thị N tự khai hoang đổ đất cải tạo
hố rác, ruộng rau muống thành nền nhà và sử dụng đến nay, không phải đất của cụ
V, cụ H.

Năm 1983, gia đình ông H3
đã chuyển nhà sang nơi khác ở, nhưng vẫn quản lý toàn bộ nhà đất của các cụ và
nhà đất cũ của gia đình ông vì lúc này cụ V và các em đi Nam xây dựng kinh tế mới.
Năm 1987, ông đã kê khai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng thửa đất số
210 diện tích 162m2. Năm 1988, cụ V về quê và đứng ra chia đất nhưng
chỉ chia cho bốn người con trai mà không chia cho 3 con gái như các nguyên đơn
trình bày. Vị trí và diện tích chia cho ông Đ, ông T và ông Q và việc nhận đất
sử dụng ông cũng thống nhất như nguyên đơn. Khi cụ V chia đất, ông đã đồng ý cắt
bớt 52m2 trong 162m2 đất của ông cho ông Q nên ông chỉ
còn 110m2. Năm 2004, ông đã viết giấy cho hai con là anh L 65m2,
chị T 45m2 và đề nghị tách làm 2 thửa cho con nhưng chưa được cấp giấy
chứng nhận thì bà H, bà H1 và bà H2 tranh chấp. Ông H3 cho rằng không có việc cụ
V chia đất năm 1991 cho bà H, bà H1 và bà H2 như nguyên đơn trình bày. Các
nguyên đơn khởi kiện là đã hết thời hiệu về thừa kế, 110m2 đất là của
ông và không đồng ý yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan trình bày:

Chị Phạm Thị T, anh Phạm
Văn L có ý kiến trình bày như ông H3. Chị T5 xác định năm 2003 đã làm 1 gian
nhà trên phần đất nguyên đơn đòi lại.

Ông Phạm Văn T trình bày:
Nguồn gốc nhà đất như các nguyên đơn trình bày. Xác nhận năm 1991, cụ V tổ chức
họp gia đình và thống nhất chia đất (chia miệng) cho các con, trong đó 3 con
gái được chia chung một phần và phần này ông H3 quản lý cùng phần ông H3 được
chia. Ông xác nhận đã nhận phần đất được chia, sau đó cũng đã chuyển nhượng một
phần cho người khác. Ông đề nghị Tòa án giải quyết buộc ông H3 trả đất cho ba
chị em gái.

Bà Nguyễn Thị T cùng các
con chung với ông Phạm Văn Đ; bà Phùng Thị H4 cùng các con chung với ông Phạm
Văn Q, xác nhận cụ V có chia đất cho các con, nhưng các bà T và bà H4 là con
dâu không được tham gia nên không biết rõ việc chia này. Bà T xác nhận phần đất
ông Đ được chia, sau đó ông đã bán luôn để lấy tiền đi Nam. Bà H4 xác nhận phần
ông Q được gia đình bà sử dụng làm nhà ở đến nay. Do ông Đ, ông Q đã được chia
đất nên bà T, bà H4 và các con không có yêu cầu gì trong vụ án này.

Sau khi Tòa án nhân dân
thành phố Hà Nội thụ lý sơ thẩm lại vụ án vào năm 2010, ông T và các thừa kế của
ông Đ, ông Q đều trình bày không có yêu cầu gì trong 110m2 đất mà
nguyên đơn yêu cầu chia thừa kế, đều thống nhất cho ba nguyên đơn và ông H3 hưởng
phần thừa kế của ông T, ông Đ, ông Q trong khối tài sản tranh chấp 110m2
này.

Vụ án đã qua các lần xét
xử sơ, phúc thẩm như sau:

– Bản án dân sự sơ thẩm số
07/2005/DSST ngày 07-7-2005 của Tòa án nhân dân huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây
(cũ);

– Bản án dân sự phúc thẩm
số 126/2005/DSPT ngày 30-11-2005 của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tây (cũ);

Quyết định Giám đốc thẩm
số 106/2007/DS-GĐT ngày 23-4-2007 của Tòa dân sự (cũ) Tòa án nhân dân tối cao
đã chấp nhận Kháng nghị số 23/2007/KN-DS ngày 02-3-2007 của Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao, hủy Bản án sơ thẩm và Bản án phúc thẩm, giao Tòa án nhân dân
huyện Quốc Oai giải quyết sơ thẩm lại.

– Bản án dân sự sơ thẩm số
01/2009/DSST ngày 07-01-2009 của Tòa án nhân dân huyện Quốc Oai;

– Bản án dân sự phúc thẩm
số 87/2009/DSPT ngày 02-4-2009 của Tòa án
nhân dân thành phố Hà Nội đã hủy bản án sơ thẩm để giải quyết lại. Tòa án nhân
dân thành phố Hà Nội có Quyết định chuyển hồ sơ vụ án lên Tòa án nhân dân thành
phố Hà Nội để giải quyết sơ thẩm.

– Tòa án nhân dân thành
phố Hà Nội có Quyết định số 41/2010/QĐST-DS ngày 20-7-2010 đình chỉ việc giải
quyết vụ án;

– Tại Quyết định số
183/2010/QĐ-PT ngày 19-11-2010, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội
(cũ) hủy quyết định sơ thẩm nêu trên, giao hồ sơ cho Tòa án nhân thành phố Hà Nội
giải quyết sơ thẩm lại;

– Bản án dân sự sơ thẩm số
24/2013/DSST ngày 30, 31-5-2013 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định:

1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện chia di sản thừa
kế của bà Phạm Thị H, Phạm Thị H1, Phạm Thị H2.

2. Xác định quyền sử dụng thửa đất 252 tờ bản
đồ số 2 có diện tích 110m2 tại thị trấn Q – Hà Nội là tài sản của cụ
Ngô Thị V, cụ Phạm Văn H có giá trị 1.321.200.000 đồng.

Chia giá trị tài sản chung của cụ V và cụ H mỗi
người 1/2 giá trị tài sản là 660.600.000 đồng.

Phần tài sản của cụ H là quyền sử dụng 55m2
đất có giá trị 660.600.000 đồng đã hết thời hiệu chia thừa kế.

Phần tài sản của cụ V là quyền sử dụng 55m2
đất có giá trị 660.600.000 đồng.

Chia cho ông H3, bà H, bà H2, bà H1 mỗi kỷ phần
được hưởng là 120.120.000 đồng.

Chia cho ông H3 được sở hữu phần tài sản có
giá trị 240.240.000 đồng;

Chia cho bà H, bà H2, bà H1 mỗi người được hưởng
phần tài sản có giá trị 120.120.000 đồng, tổng 360.360.000 đồng.

Chia cho bà H, bà H1, bà H2 được sử dụng nhà cấp
4 nằm trên thửa đất số 252 tờ bản đồ số 2 thị trấn Q, Hà Nội có diện tích 44,4m2
có giá trị 532.800.000 đồng, có sơ đồ kèm theo.

Chia cho ông Phạm Văn H3 được quyền sử dụng
10,7m2 đất, ông H3, chị T, anh H tiếp tục quản lý diện tích 55m2
đất thuộc quyền sử dụng của cụ H do bị hết thời hiệu trên thửa đất số 252 tờ bản
đồ số 02 thị trấn Q (có sơ đồ kèm theo) đến khi nào có quyết định khác của các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ông H3, chị T, anh H được sở hữu giá trị xây dựng
ngôi nhà 2 tầng, 1
tum có giá trị 300.000.000 đồng nằm trên 65,7m2 đất tại thửa đất
252 tờ bản đồ số 02 thị trấn Q Hà Nội (có sơ đồ kèm theo). Ông H3 được nhận
172.440.000 đồng, chị T, anh H được nhận 20.000.000 đồng tiền sửa chữa cải tạo
cho chị do bà H, bà H1 và bà H2 thanh toán.

Bà H, bà H1 và bà H2 có trách nhiệm thanh toán
cho ông H3 số tiền 172.440.000 đồng và 20.000.000 đồng tiền sửa chữa cải tạo
cho chị T và anh H.

Hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Ủy
ban nhân dân huyện Quốc Oai cấp ngày 10-9-1987 đối với thửa đất số 210 tờ bản đồ
số 2 có diện tích 162m2 đứng tên ông Phạm Văn H3.

Ghi nhận sự tự nguyện của ông Phạm Văn T, bà
Nguyễn Thị T và các con: Phạm Thị Thu T2, Phạm Thị Thu T3, Phạm Thị Thanh T4;
bà Phùng Thị H4, các con là Phạm Thị H5, Phạm Đức H, Phạm Đức M đều từ chối
không nhận di sản, không yêu cầu về quyền lợi đối với diện tích 110m2 đất
tại thửa đất số 252 tờ bản đồ số 2 thị trấn Q – Hà Nội của cụ V và cụ H.

Ghi nhận sự tự nguyện của ông Phạm Văn H3, bà
Phạm Thị H, bà Phạm Thị H2, bà Phạm Thị H1, ông Phạm Văn T, bà Nguyễn Thị T và
các con là Phạm Thị Thu T2, Phạm Thị Thu T3, Phạm Thị Thanh T4, bà Phùng Thị
H4, các con là Phạm Thị H5, Phạm Đức H, Phạm Đức M:

+ Không yêu cầu Tòa án
giải quyết tài sản trên đất của cụ V và cụ H là 4 gian nhà tranh vách đất;

+ Không yêu cầu Tòa án
giải quyết về chi phí mai táng phí;

+ Không yêu cầu về quyền
lợi đối với thửa đất số 253 mang tên Phạm Văn Q, thửa đất số 261 mang tên Phạm
Văn T (diện tích 189m2, bao gồm cả thửa 261b), thửa 260 diện tích
94m2 mang tên Nguyễn Thị P.

+ Không yêu cầu Tòa án
giải quyết việc ông T, ông Đ đã chuyển nhượng đất cho người khác;

+ Không yêu cầu Tòa án
giải quyết đối với khoản tiền 8.733.000 đồng.

Bản án còn có quyết định
về án phí, quyền kháng cáo, lãi suất chậm thi hành án.

Ngày 14-6-2013, chị T,
anh H và anh L kháng cáo.

  • Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 53/2014/DSPT
    ngày
    04-4-2014, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội quyết định: Giữ
    nguyên bản án sơ thẩm.

Ngày 19-8-2014, ông Phạm
Văn H3 có đơn đề nghị giám đốc thẩm.

  • Tại Kháng nghị số 152/2015/KN-DS ngày
    28-5-2015, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã kháng nghị Bản án dân sự phúc thẩm
    53/2014/DSPT ngày 04-4-2014 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội,
    đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm theo hướng
    huỷ Bản án dân sự phúc thẩm số 53/2014/DSPT ngày 04-4-2014 của Tòa phúc thẩm
    Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội và Bản án dân sự sơ thẩm số 24/2013/DSST
    ngày 30, 31-5-2013 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội; giao hồ sơ vụ án cho
    Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm lại.

Tại phiên tòa giám đốc thẩm,
đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với kháng nghị của Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:

[1] Cụ Phạm Văn H (chết
năm 1978) và vợ là cụ Ngô Thị V có 7 con chung là ông Phạm Văn H3, ông Phạm Văn
Đ (chết năm 1998), ông Phạm Văn T, ông Phạm Văn Q (chết năm 2000), bà Phạm Thị
H, Phạm Thị H1, Phạm Thị H2. Sinh thời các cụ có tạo lập được gian nhà tranh
vách đất trên khoảng 464m2 đất tại phố H, thị trấn Q, tỉnh Hà Tây
(cũ, nay là thành phố Hà Nội). Đất có nguồn gốc các cụ được chia trong cải cách
ruộng đất.

 [2] Sau khi cụ H chết, vợ chồng ông H3, bà N ở
và trông nom nhà đất, còn cụ V và những người con khác đi xây dựng kinh tế mới ở
Miền Nam. Năm 1983, vợ chồng ông H3 chuyển đến nhà đất nơi khác ở nhưng vẫn
trông nom quản lý nhà, đất. Ủy ban nhân dân huyện Q xác nhận sổ sách địa chính
lưu giữ tại Ủy ban nhân dân cho thấy mảnh đất của các cụ được chia làm 2 thửa,
một thửa mang số 210 diện tích 162m2 do ông H3 đứng tên và thửa 213
diện tích 300m2 do ông T đứng tên. Sau đó, cụ V quay về nhà đất này
và ở tại đây cho đến khi qua đời vào năm 1994. Sau khi về, cụ đã họp các con và
đứng ra phân chia toàn bộ thửa đất thành bốn phần riêng biệt cho các con, không
ai có ý kiến gì và đều thống nhất thực hiện việc phân chia này. Như vậy, việc
ông T, ông H3 đồng ý cùng với cụ V chia 464m2 đất đã thể hiện việc
ông T, ông H3 chỉ là người đứng tên trong giấy tờ sổ sách giấy tờ về địa chính,
nhà đất vẫn là của cụ V, cụ H chưa chia. Ông H3 cũng không đưa ra được chứng cứ
chứng minh 162m2 là tài sản riêng của ông.

[3] Phần chia cho ông Đ
(94m2), ông Q (78m2), ông T (189m2), các ông đều
đã nhận đất sử dụng sau đó đã được đăng ký đứng tên chủ sử dụng đất, hoặc chuyển
nhượng cho người khác thì cũng đã đăng ký điều chỉnh trong các giấy tờ về đất,
cho đến nay không ai có tranh chấp gì. Đối với phần đất 110m2 còn lại
(là phần có 7m ngang mặt đường) do ông H3 quản lý, đến năm 2004 do ông chia đất
cho các con của mình nên bà H, bà H1, bà H2 mới có tranh chấp đòi lại 44,4m2.
Thực tế thời điểm cụ V chia đất, các con đều đã trưởng thành, một số có gia
đình riêng có nhu cầu về đất ở, riêng ông H3 đã có nhà đất; bà H, bà H1 và bà
H2 đang ở Bình Phước nên bốn người này chưa có nhu cầu xây dựng nhà ở. Ông T thừa
nhận việc cụ V chia đất, tất cả các con đều đồng ý và ông T xác định phần đất
110m2 do ông H3 quản lý là cụ V chia cho ông H3 và bà H, bà H1 và bà
H2. Ông T đề nghị Tòa án giải quyết để bà H, bà H1, bà H2 được nhận lại tài sản
của mình. Vợ của ông Đ, ông Q là bà T, bà H4 và các con của ông Đ, ông Q, tuy
không biết cụ thể việc phân chia nhưng đều thống nhất là cụ V đã chia đất xong
cho các con rồi nên các bà không có yêu cầu gì và phần 110m2 để cho
ông H3, bà H, bà H2 hưởng phần đất này. Do đó, có đủ cơ sở xác định cụ V có
chia đất cho bà H, bà H1 và bà H2 và phần đất này ông H3 quản lý.

[4] Với các chứng cứ
trên, đủ cơ sở xác định nhà đất của cụ V, cụ H đã được cụ V và các thừa kế của
cụ H thống nhất phân chia tài sản chung xong từ năm 1991 và đủ cơ sở xác định
phần đất 110m2 trong đó phần bà H, bà H1 và bà H2 là 44,4m2.
Việc phân chia đã được thực hiện trên thực tế và đã được điều chỉnh trên sổ
sách giấy tờ về đất đai; thỏa thuận phân chia không vi phạm quyền lợi của bất cứ
thừa kế nào, không ai tranh chấp nên có cơ sở xác định nhà, đất không còn là di
sản thừa kế của cụ V, cụ H nữa mà đã chuyển thành quyền sử dụng đất hợp pháp của
các cá nhân. Vì vậy, bà H, bà H1, bà H2 chỉ có quyền khởi kiện đòi lại 44,4m2
đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp do được chia từ năm 1991; tài sản là di sản thừa
kế của cha mẹ không còn nên không có cơ sở chấp nhận yêu cầu chia di sản của cụ
H, cụ V nữa.

[5] Đơn khởi kiện ban đầu
và các lời khai trước khi Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý lại vụ án vào năm 2010, các
nguyên đơn chỉ đòi lại 44,4m2 đất này. Nhưng sau khi thụ lý sơ thẩm
lại vụ án, các nguyên đơn lại thay đổi lời khai, yêu cầu chia di sản thừa kế phần
110m2 đất là tài sản của cha, mẹ để lại đang do ông H3 quản lý, là
không có cơ sở chấp nhận. Tòa án cấp sơ thẩm không làm rõ lời khai đương sự về
việc thay đổi yêu cầu khởi kiện này, quyết định chấp nhận yêu cầu chia thừa kế
110m2 đất; Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định của bản án sơ
thẩm, đều không có cơ sở.

Vì các lẽ trên, căn cứ
khoản 3 Điều 291; khoản 3 Điều 297 và khoản 2 Điều 299 Bộ luật Tố tụng dân sự
(đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011);

QUYẾT ĐỊNH:

  1. Hủy Bản án dân sự phúc thẩm số 53/2014/DSPT ngày 04-4-2014 của Tòa phúc
    thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội và Bản án dân sự sơ thẩm số 24/2013/DS-ST ngày 31-5-2013 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội về vụ án “Tranh chấp
    thừa kế quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn là bà Phạm Thị H, bà Phạm Thị H2, bà
    Phạm Thị H1 với bị đơn là ông Phạm Văn H3.
  2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm lại
    theo đúng quy định của pháp luật.

NỘI DUNG ÁN LỆ

“[4]…nhà đất của cụ V, cụ H đã được cụ V và
các thừa kế của cụ H thống nhất phân chia tài sản chung xong từ năm 1991 và đủ
cơ sở xác định phần đất 110m2 trong đó phần bà H, bà H1 và bà H2 là
44,4m2. Việc phân chia đã được thực hiện trên thực tế và đã được điều
chỉnh trên sổ sách giấy tờ về đất đai; thỏa thuận phân chia không vi phạm quyền
lợi của bất cứ thừa kế nào, không ai tranh chấp nên có cơ sở xác định nhà, đất
không còn là di sản thừa kế của cụ V, cụ H nữa mà đã chuyển thành quyền sử dụng
đất hợp pháp của các cá nhân. Vì vậy, bà H, bà H1, bà H2 chỉ có quyền khởi kiện
đòi lại 44,4m2 đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp do được chia từ năm
1991; tài sản là di sản thừa kế của cha mẹ không còn nên không có cơ sở chấp nhận
yêu cầu chia di sản của cụ H, cụ V nữa.”

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Quận Thanh Xuân hiện tại đang được mở rộng và phát triển thành một trong những Quận trung tâm của Thành phố Hà Nội, thu hút được khá nhiều nhà đầu tư, đầu tư kinh doanh tại đây. Khi Kinh doanh, các nhà đầu tư có thể kinh doanh dưới hai hình thức: Thành lập công ty hoặc đăng ký thành lập hộ kinh doanh. Dưới đây chúng tôi xin tư vấn cho quý khách hàng các vấn đề liên quan đến Thành lập Công ty Cổ phần tại Quận Thanh Xuân.

Đặc điểm, ưu nhược điểm khi thành lập công ty cổ phần

Những vấn đề về đặc điểm của loại hình công ty cổ phần, ưu nhược điểm của công ty cổ phần được chúng tôi tư vấn cụ thể trong bài viết: quy định về công ty cổ phần

Lưu ý khi thành lập công ty tại quận Thanh Xuân

Khi thành lập Công ty cổ phần tại Quận Thanh Xuân, quý khách hàng cần lưu ý các vấn đề sau:
– Công ty sẽ phải có trụ sở chính đặt trên địa bàn Quận Thanh Xuân. Doanh nghiệp không được đặt trụ sở tại nhà Chung cư (chỉ có chức năng để ở) và nhà tập thể. Do đó Doanh nghiệp nên cân nhắc đặt trụ sở ngay từ ban đầu khi thành lập công ty để tránh việc phải thay đổi trụ sở nhiều lần. Ngoài trụ sở chính ở Quận Thanh Xuân, doanh nghiệp kinh doanh tại các địa điểm khác nhau có thể thành lập địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện, Chi nhánh tại quận Thanh xuân và các quận khác. Trong trường hợp quý khách hàng đặt trụ sở tại các Tòa nhà văn phòng chẳng hạn như: Tòa nhà Hapulico  Centrer complex, Hei Tower … thì hồ sơ thành lập sẽ phải có thêm Hợp đồng thuê văn phòng và Giấy phép xây dựng của tòa nhà đó (Bản sao có chứng thực).

Xem thêm: Cấm kinh doanh tại chung cư

– Chi cục thuế quận Thanh Xuân đặt tại Khu hành chính UBND quận Thanh Xuân, Quận Thanh Xuân cũng có khá nhiều các Ngân hàng mở tại đây như Vietcombank, Viettinbank, BIDV….., vì vậy doanh nghiệp có thể cân nhắc việc lựa chọn địa điểm để đặt trụ sở cho phù hợp, thuận tiện cho việc giao dịch với Chi cục thuế, ngân hàng. Chi cục thuế và ngân hàng là hai cơ quan mà Doanh nghiệp thường xuyên phải liên hệ giao dịch trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Thành lập công ty Cổ phần tại Quận Thanh Xuân

Nhìn chung việc thành lập công ty cổ phần tại Quận Thanh Xuân ngoài những lưu ý tại mục 2, thì thủ tục thành lập công ty cổ phần tại Quận Thanh Xuân cũng tương tự như thủ tục thành lập Công ty cổ phần nói chung. Quý khách hàng có thể tham khảo thủ tục thành lập tại đây: Thành lập công ty cổ phần

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Với mục tiêu giúp đỡ các nhà đầu tư bắt đầu con đường kinh doanh dễ dàng, thuận tiện, LVNLAW trân trọng tư vấn đến quý khách hàng thủ tục thành lập doanh nghiệp

Công ty chúng tôi sẽ tư vấn cho quý khách về tất cả các bước, trình tự để thành lập một doanh nghiệp. Với đội ngũ nhân viên giỏi, nhiệt tình và giàu kinh nghiệm chúng tôi sẽ tư vấn từng bước cụ thể, trước trong và sau khi thành lập doanh nghiệp, đồng thời thực hiện các công việc ủy quyền, đại diện cho quý khách trước pháp luật, nếu như quý khách đặt dịch vụ.

Tư vấn trước khi thành lập công ty tại tỉnh Lào Cai

LVNLAW sẽ nêu ra cho quý khách hàng những mô hình kinh doanh được quy định trong Luật Doanh nghiệp, phân tích rõ mặt thuận lợi, hạn chế, từ đó quý khách có thể lựa chọn mô hình hợp lí, có những mô hình sau để quý khách lựa chọn: Công ty cổ phần, Công ty Trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân,…

Khi đã lựa chọn xong doanh nghiệp, công ty chúng tôi sẽ tư vấn về những vấn đề quan trọng để tạo thành một doanh nghiệp, bao gồm: Tên doanh nghiệp (quý khách sẽ được tư vấn đặt tên theo đúng quy định của pháp luật); Ngành nghề kinh doanh (quý khách sẽ được tư vấn về ngành nghề kinh doanh định lựa chọn, mức độ rủi ro, an toàn về mặt pháp lí và yêu cầu về vốn pháp định, giấy phép, chứng chỉ nếu đó là ngành nghề kinh doanh có điều kiện); Tư vấn về thành viên/cổ đông sáng lập (yêu cầu về mức vốn góp, thời hạn góp vốn, hậu quả pháp lí…); Vốn điều lệ (phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh và loại hình doanh nghiệp); Tư vấn các vấn đề liên quan đến nội bộ doanh nghiệp (cơ cấu tổ chức, cách thức phân công, quản trị doanh nghiệp, người đại diện…)

 Hoàn thiện hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm: LVNLAW tư vấn và hoàn thịên biên bản về việc họp các sáng lập viên trước khi thành lập doanh nghiệp, Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp, Soạn thảo danh sách thành viên/danh sách cổ đông, Giấy ủy quyền thành lập doanh nghiệp, Các giấy tờ khác có liên quan…

Tư vấn sau thành lập doanh nghiệp

LVNLAW sẽ tư vấn cho quý khách tại Lào Cai về các vấn đề bước đầu của một doanh nghiệp tại Lào Cai:
– Xây dựng hồ sơ nội bộ về các vấn đề liên quan đến pháp luật: Điều lệ công ty, chứng nhận góp vốn
– Tư vấn các vấn đề về thuế, hóa đơn doanh nghiệp
– Cung cấp cho quý khách hàng các văn bản pháp luật liên quan đến doanh nghiêp.
– Thực hiện các công việc ủy quyền để thực hiện thành lập công ty tại Lào Cai

Công ty chúng tôi sẽ thay mặt quý khách hàng trước các cơ quan pháp luật, thực hiện những công việc ủy quyền như:
– Đại diện cho khách hàng nộp, rút, nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Lào Cai
– Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết qủa hồ sơ đã nộp với phòng ĐKKD tỉnh Lào Cai (Địa chỉ: Tầng 6-7, toà nhà Khối 6, đại lộ Trần Hưng Đạo, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai)
– Nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho khách hàng tại phòng ĐKKD tỉnh Lào Cai
– Tiến hành thủ tục khắc dấu và công bố mẫu dấu cho khách hàng

Với trình độ cao, kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp, đội ngũ chuyên viên công ty chúng tôi sẽ đảm bảo tiến độ về mặt thời gian, đảm bảo an toàn pháp lí và chi phí tiết kiệm nhất cho quý khách.

Ngoài thành lập công ty tại Lào Cai khách hàng có thể tham khảo thêm một số địa phương mà chúng tôi có cung cấp dịch vụ về hỗ trợ doanh nghiệp, thành lập công ty dưới đây:
– Thành lập công ty tại tỉnh Vĩnh Phúc
– Thành lập công ty tại tỉnh Hưng Yên
– Thành lập công ty tại tỉnh Bắc Ninh
– Thành lập công ty tại tỉnh Đà Nẵng
– Thành lập công ty tại thành phố Hồ Chí Minh
– Thành lập công ty tại tỉnh Kiên Giang
– Thành lập công ty tại tỉnh Lào Cai
– Thành lập công ty tại tỉnh Ninh Thuận
– Thành lập công ty tại tỉnh Kon Tum
– Thành lập công ty tại Gia Lai

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Thành lập công ty hay còn gọi là thành lập doanh nghiệp là yêu cầu bắt buộc trước khi tiến hành kinh doanh. Theo quy định của pháp luật Việt Nam mọi hoạt động kinh doanh (trừ một số hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ) đều phải đăng ký kinh doanh. Dưới đây là toàn bộ thủ tục cần thực hiện khi thành lập công ty tại tỉnh Bắc Ninh

Lựa chọn loại hình công ty khi thành lập tại Bắc Ninh

Công ty có nhiều loại như: công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân…tuy nhiên chủ yếu theo nhu cầu với hai loại hình công ty TNHH và công ty cổ phần sẽ được ưa chuộng hơn do tính ưu việt của hai loại hình công ty này.

Các giấy tờ cần chuẩn bị trước khi thành lập công ty tại Bắc Ninh

Trước khi tiến hành thành lập công ty tại Bắc Ninh khách hàng phải chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
– Bản sao CMND của các thành viên, cổ đông là cá nhân (bản sao có chứng thực)
– Bản sao ĐKKD của thành viên, cổ đông là tổ chức kèm theo quyết định góp vốn, mua cổ phần (có chứng thực)
– Hồ sơ chứng minh trụ sở (trụ sở phải có thật và không được là nhà chung cư để ở, nhà tập thể) xem thêm tại đây

Hồ sơ thành lập công ty tại Bắc Ninh

– Giấy đề nghị thành lập công ty (theo mẫu)
– Điều lệ công ty (doanh nghiệp sự soạn thảo)
– Danh sách thành viên, cổ đông (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần)
– Chứng ,minh nhân dân / Hộ chiếu (Bản sao có chứng thực)
– Văn bản ủy quyền/ hợp đồng dịch vụ cho người đại diện nộp hồ sơ
– Chứng minh nhân dân của người đại diện (Bản sao có chứng thực)

Quy trình thành lập công ty tại Bắc Ninh

Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và nhận kết quả
Doanh nghiệp nộp một bộ hồ sơ hoàn chỉnh theo hướng dẫn  ở trên tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Bắc Ninh
Khi tiếp nhận hồ sơ cán bộ một cửa sẽ yêu cầu người nộp thực hiện nộp lệ phí đăng công bố thông tin: 300.000 VNĐ
Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ, trường hợp có sửa đổi bổ sung, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra văn bản hướng dẫn cụ thể.
– Sau đó khách hàng tiến hành khắc dấu và làm thủ tục công bố mẫu dấu lên cổng thông tin điện tử
Lưu ý: Khi đi nhận kết quả khách hàng phải mang theo giấy hẹn trả kết quả  và bản chính Chứng minh nhân dân để cán bộ trả kết quả kiểm tra.

Bước 2: Thực hiện khắc dấu và công bố mẫu dấu mới
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh quý khách hàng sẽ liên hệ với các đơn vị khắc dấu tại tỉnh Bắc Ninh để khắc dấu công ty. Khi có con dấu rồi, trước khi sử dụng doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục công bố dấu. Hồ sơ công bố mẫu dấu gồm:
– Thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu (Theo mẫu quy định)
– Văn bản ủy quyền cho người đại diện làm thủ tục
– Chứng minh nhân dân  của người làm thủ tục (Bản sao có chứng thực)
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh Bắc Ninh
Thời gian đăng tải mẫu con dấu: 03 ngày làm việc
Với thủ tục này doanh nghiệp không cần đi nhận kết quả, Sau 03 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, doanh nghiệp kiểm tra  việc đăng tải mẫu dấu trên trang dangkykinhdoanh.gov.vn

Ngoài cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Bắc Ninh chúng tôi còn cung cấp dịch vụ tại nhiều địa phương khác khách hàng có thể tham khảo thêm:
– Thành lập công ty tại tỉnh Vĩnh Phúc
– Thành lập công ty tại tỉnh Hưng Yên
– Thành lập công ty tại tỉnh Đà Nẵng
– Thành lập công ty tại thành phố Hồ Chí Minh
– Thành lập công ty tại tỉnh Kiên Giang
– Thành lập công ty tại tỉnh Lào Cai
– Thành lập công ty tại tỉnh Ninh Thuận
– Thành lập công ty tại tỉnh Kon Tum
– Thành lập công ty tại Gia Lai

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Công ty Cổ phần là một trong những loại hình doanh nghiệp được thành lập khá phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay. Dưới đây là những tư vấn của chúng tôi về loại hình công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp năm 2020.

Công ty cổ phần là gì?

Công ty cổ phần được quy định tại điều 111 luật doanh nghiệp 2020 cụ thể như sau:

Điều 111. Công ty cổ phần
1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.
2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

Đặc điểm của công ty Cổ phần

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp được quy định trong luật doanh nghiệp năm 2020. Loại hình doanh nghiệp này có đặc trưng sau:

Số lượng thành viên: Tối thiểu là 03 cổ đông , cổ đông ở đây có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Công ty cổ phần không bị giới hạn về số lượng tối đa cổ đông trong công ty, công ty có thể có 100 cổ đông, 1000 cổ đông… Luật doanh nghiệp năm 2020 không hạn chế về điều này.

Trách nhiệm của các cổ đông (người góp vốn) trong công ty. Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Như vậy cổ đông đã góp số tiền A vào công ty thì chỉ phải chịu trách nhiệm về cá khoản nợ của doanh nghiệp trong phạm vi số tiền A đó mà thôi, không phải chịu trách nhiệm vô hạn như trong doanh nghiệp tư nhân hay thành viên trong công ty hợp danh

Vốn điều lệ: Vốn điều lệ trong công ty cổ phần được chia thành các cổ phần. Vốn điều lệ Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty

Chuyển nhượng vốn: Các cổ đông trong công ty cổ phần có quyền tự do chuyển nhượng số cổ phần mình sở hữu cho các cá nhân tổ chức khác trừ trường hợp:
– Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
– Trường hợp Điều lệ công ty có quy định về hạn chế quyền chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp này, các quy định đó chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.

Ưu điểm và hạn chế khi lựa chọn thành lập loại hình công ty cổ phần

Căn cứ theo quy định về các loại hình doanh nghiệp trong Luật doanh nghiệp năm 2020, chúng tôi thấy rằng loại hình công ty cổ phần có một số ưu điểm nổi bật hơn so với loại hình công ty TNHH như sau:

  • Công ty cổ phần không giới hạn số lượng cổ đông tối đa. Điều này đồng nghĩa với việc nếu doanh nghiệp đăng ký theo hình thức công ty cổ phần thì có thể huy động vốn từ nhiều cổ đông khác nhau do công ty không giới hạn số lượng cổ đông tối đa. Đây là một ưu điểm nổi bật so với các loại hình doanh nghiệp khác chẳng hạn như công ty TNHH ( chỉ có thể có 1 thành viên hoặc có từ 02 thành viên đến dưới 50 thành viên)
  • Cổ đông trong công ty chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn mình đã góp vào công ty đối với các hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó hạn chế được các rủi ro trong quá trình đầu tư vốn, nếu tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không tốt thì các cổ đông cũng chỉ phải chịu trách nhiệm  trong số vốn mình đã góp dù cho nghĩa vụ của công ty phải thực hiện lớn gấp nhiều lần vốn điều lệ của công ty.
  • Huy động vốn dễ dàng. Xét về vấn đề huy động vốn, doanh nghiệp hoạt động theo loại hình công ty cổ phần có thể huy động vốn dễ dàng, đa dạng dưới nhiều hình thức như: Phát hành cổ phần chào bán cho cổ đông hiện hữu, chào bán cho các cổ đông mới. Công ty cổ phần có thể tham gia sàn chứng khoản để huy động vốn, các loại hình doanh nghiệp khác không thực hiện được điều này.

Song song với ưu điểm kể trên, loại hình công ty cổ phần cũng có một số nhược điểm như: 

  • Bộ máy quản lý, tổ chức trong công ty cổ phần phức tạp, cồng kềnh. Thông thường sẽ bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Đại diện theo pháp luật của công ty, Các phòng ban, chuyên môn. Ban kiểm soát .
  • Do có nhiều cổ đông trong công ty nên khi thảo luận một vấn đề nào đó trong công ty sẽ khó khăn trong việc họp cũng như thống nhất các quan điểm.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Khác với cơ cấu tổ chức và cách thức thông qua ý kiến của công ty cổ phần, đối với công ty TNHH cơ quan quyền lực cao nhất của công ty là hội đồng thanh viên bao gồm các thành viên góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn. Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn họp khi có đủ ít nhất 65% (cụ thể theo điều lệ công ty) tham gia dự họp lần đầu, 50% thành viên (triệu tập lần 2 sau 15 ngày), không phụ thuộc (nếu triệu tập lần 3 sau 10 ngày)

Tương tự công ty cổ phần công ty TNHH cũng có 2 nhưng khác là hai mức 65% và 75% quyết định. Tỷ lệ % tính theo số thành viên tham gia dự họp tán thành theo điều 59 Luật doanh nghiệp 2020 cụ thể như sau:

Điều 59. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên
2. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì nghị quyết, quyết định về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên:
a) Sửa đổi, bổ sung nội dung Điều lệ công ty;
b) Quyết định phương hướng phát triển công ty;
c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
d) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
đ) Tổ chức lại, giải thể công ty.
3. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định một tỷ lệ khác, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp trong trường hợp sau đây:
a) Được các thành viên dự họp sở hữu từ 65% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Được các thành viên dự họp sở hữu từ 75% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành đối với nghị quyết, quyết định bán tài sản có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty.

5. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản khi được số thành viên sở hữu từ 65% vốn điều lệ trở lên tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

Mức biểu quyết là 65%
– Sửa đổi, bổ sung nội dung của Điều lệ công ty
– Quyết định phương hướng phát triển công ty;
– Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
– Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
– Tổ chức lại hoặc giải thể công ty.
Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản khi được số thành viên sở hữu từ 65% vốn điều lệ trở lên tán thành

Mức biểu quyết là 75%
Quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty

Vậy, trường hợp này luật đang quy định tỷ lệ tối thiểu để biểu quyết thông qua nghị quyết hay việc quy định tỷ lệ (nếu điều lệ không quy định) là do doanh nghiệp tuỳ nghi lựa chọn? Hiện tại đang có 2 luồng quan điểm trái ngược nhau về tỷ lệ biểu quyết thông qua ý kiến của hội đồng thành viên như sau:
Quan điểm 1: Nếu điều lệ có quy định khác thì theo điểm a, b khoản 3 điều 59 quy định khác này phải trên 65 và 75% đối với 2 trường hợp đã nêu
Quan điểm 2: Nếu điều lệ công ty quy định khác thì việc quy định là do các thành viên quyết định, có thể là 10%, 20% mà không bắt buộc phải có mức tối thiểu.

Hiện tại, theo công văn trả lời số 5636/BKHĐT-ĐKKD ngày 12/08/2019 của bộ kế hoạch đầu tư trả lời như sau:

Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận được Công văn số 6538/VPCP-ĐMDN ngày 23/7/2019 của Văn phòng Chính phủ chuyển kiến nghị của ông đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đề nghị hướng dẫn về tỳ lệ biểu quyết thông qua nghị quyết của Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên. về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau: Khoản 3 Điều 60 Luật Doanh nghiệp quy định:
Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, nghị quyết của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp trong các trường họp sau đây:
a) Được số phiếu đại diện ít nhất 65% tồng số vốn góp của các thành viên dự họp tán thành, trừ trường họp quy định tại điểm b khoản này;
b) Được số phiếu đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp của các thành viển dự họp tán thành đối với quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tồ chức lại, giải thể công ty
”.
Luật Doanh nghiệp không có quy định về tý lệ phần trăm biểu quyết tối thiếu mà Điều lệ công ty quy định để thông qua nghị quyết của Hội đồng thành viên.

Vấn đề này vẫn đang có khá nhiều tranh cãi, bạn đọc có thể có quan điểm riêng của mình. Tuy nhiên theo quan điểm của LVNLAW thì quan điểm số 2 là đúng. Vì tại mệnh đều của điều 59 luật doanh doanh nghiệp là điều kiện NẾU THÌ do vậy khi điều lệ công ty đã quy định khác thì không cần quan tâm vế sau. Ví dụ tại khoản 1 điều 144 về cuộc họp đại hội đồng cổ đông thì điều kiện tối thiểu quy định trước, điều kiện sau là quy định khác nên đây là mệnh đề VÀ.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Tỷ lệ biểu quyết trong công ty cổ phần được quy định như thế nào? Tỷ lệ tối thiểu bao nhiêu % thì có thể biểu quyết được?

Biêu quyết thông qua quyết định của đại hội đồng cổ đông

Đối với công ty cổ phần tỷ lệ biểu quyết chia ra theo các mốc là 50%, 65%. Đây là hai mốc về tỷ lệ biểu quyết để thông qua nghị quyết của đại hội đồng cổ đông. Lưu ý đây là tỷ lệ tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành, các cổ đông tham gia dự họp khác với các cổ đông của công ty.

Ví dụ: khi có 60% cổ đông tham gia dự họp thì tỉ lệ biểu quyết của 60% cổ đông này trong cuộc họp tương đương với 100% các cổ đông dự họp. Các cổ đông không tham gia dự họp mà không có uỷ quyền hoặc lý do hợp pháp mặc nhiên mất quyền lợi khi tiến hành họp đại hội đồng cổ đông.

Điều 148. Điều kiện để nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua
1. Nghị quyết về nội dung sau đây được thông qua nếu được số cổ đông đại diện từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông tham dự và biểu quyết tại cuộc họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 6 Điều này; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định:
a) Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;
b) Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh;
c) Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
d) Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác;
đ) Tổ chức lại, giải thể công ty;
e) Vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định.
2. Các nghị quyết được thông qua khi được số cổ đông sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông tham dự và biểu quyết tại cuộc họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 3, 4 và 6 Điều này; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
3. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, việc biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát và cổ đông có quyền dồn hết hoặc một phần tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên. Người trúng cử thành viên Hội đồng quản trị hoặc Kiểm soát viên được xác định theo số phiếu bầu tính từ cao xuống thấp, bắt đầu từ ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất cho đến khi đủ số thành viên quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp có từ 02 ứng cử viên trở lên đạt cùng số phiếu bầu như nhau cho thành viên cuối cùng của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát thì sẽ tiến hành bầu lại trong số các ứng cử viên có số phiếu bầu ngang nhau hoặc lựa chọn theo tiêu chí quy định tại quy chế bầu cử hoặc Điều lệ công ty.
4. Trường hợp thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được số cổ đông sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông có quyền biểu quyết tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
5. Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông phải được thông báo đến cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua; trường hợp công ty có trang thông tin điện tử, việc gửi nghị quyết có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty.
6. Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về nội dung làm thay đổi bất lợi quyền và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi chỉ được thông qua nếu được số cổ đông ưu đãi cùng loại dự họp sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành hoặc được các cổ đông ưu đãi cùng loại sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành trong trường hợp thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.

Các vấn đề quyết định với trên 50 % phiếu biểu quyết
Theo quy định tại khoản 2 điều 148 Luật doanh nghiệp 2020 với trên 50% phiếu biểu quyết các cổ đông có thể thông qua đa số các vấn đề trừ trường hợp yêu cầu 65% phiếu biểu quyết và các trường hợp bầu HĐQT, ban kiểm soát cần bầu dồn phiếu

Các vấn đề quyết định với 65 % phiếu biểu quyết
Quy định tại khoản 1 điều 148 luật doanh nghiệp 2020 gồm các vấn đề:
– Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;
– Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh;
– Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
– Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, hoặc tỷ lệ, giá trị khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định;
– Tổ chức lại, giải thể công ty;
– Các vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định.

Như vậy, việc mua cổ phần hay thành lập công ty cổ phần, các cổ đông có thể lưu ý tới tỷ lệ phiếu biểu quyết để thông qua ý kiến của đại hội đồng cổ đông để đảm bảo quyền lợi cho mình.

Biểu quyết thông qua quyết định của hội đồng quản trị

Theo khoản 12 điều 157 luật doanh nghiệp 2020 quy định: “12. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ khác cao hơn, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị được thông qua nếu được đa số thành viên dự họp tán thành; trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị.”

Đối với cuộc họp HĐQT số lượng phiếu biểu quyết dự trên số thành viên. Khác với cuộc họp ĐHĐCĐ số phiếu dựa trên tỷ lệ cổ phần. Do vậy, việc quyết định trong cuộc họp HĐQT sẽ dễ dàng hơn.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Tôi đang dự định kinh doanh sàn nhảy kết hợp quầy bar bán nước bên trong (gồm các loại nước pha chế giải khác, không kinh doanh rượu mạnh) thì điều kiện để được kinh doanh là gì và thủ tục đăng kí kinh doanh ra sao? Tôi dự định kinh doanh sàn nhảy vào buổi tối, buổi sáng tôi sẽ mời giáo viên dạy nhảy về mở lớp dạy nhảy thì tôi có phải đăng kí thêm thủ tục gì không. Nếu tôi kinh doanh theo hình thức trên thì tôi sẽ phải đống các loại thúê nào?Mong luật sư có thể giải đáp thắc mắc cho tôi!

Trả lời

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về phòng tư vấn LVNLAW. Theo nghị định 103/2009/NĐ-CP ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng và nghị định 54/2019/NĐ-CP

Điều kiện kinh doanh quán bar

1. Là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
3. Phòng vũ trường phải có diện tích sử dụng từ 80 m2 trở lên, không kể công trình phụ.
4. Không được đặt chốt cửa bên trong phòng vũ trường hoặc đặt thiết bị báo động (trừ các thiết bị báo cháy nổ).
5. Địa điểm kinh doanh phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử – văn hóa từ 200 m trở lên.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trường

– Là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Bảo đảm các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
– Phòng vũ trường phải có diện tích sử dụng từ 80m2 trở lên, không kể công trình phụ.
– Không được đặt chốt cửa bên trong phòng vũ trường hoặc đặt thiết bị báo động (trừ các thiết bị báo cháy nổ).
– Địa điểm kinh doanh phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử – văn hóa từ 200 m trở lên.

Trách nhiệm khi kinh doanh dịch vụ vũ trường

– Chỉ sử dụng các bài hát được phép phổ biến, lưu hành.
– Chấp hành pháp luật lao động với người lào động theo quy định của pháp luật. Cung cấp trang phục, biển tên cho người lao động.
– Bảo đảm đủ điều kiện cách âm và âm thanh thoát ra ngoài phòng hát hoặc phòng vũ trường phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
– Tuân thủ quy định tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu.
– Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
– Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; vệ sinh an toàn thực phẩm; bản quyền tác giả; hợp đồng lao động; an toàn lao động; bảo hiểm; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
– Không được hoạt động từ 02 giờ sáng đến 08 giờ sáng.
– Không cung cấp dịch vụ vũ trường cho người chưa đủ 18 tuổi.
– Trường hợp có chương trình biểu diễn nghệ thuật phải thực hiện theo quy định của pháp luật về biểu diễn nghệ thuật.

Hồ sơ xin cấp phép kinh doanh dịch vụ vũ trường

– Đơn đề nghị cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh
– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự
Thời gian thực hiện: 5 ngày làm việc

Thủ tục đăng ký kinh doanh quán bar, sàn nhảy

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty
– Đơn đề nghị thành lập doanh nghiệp
– Điều lệ công ty
– Danh sách cổ đông/thành viên (tùy loại hình doanh nghiệp)
– Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của cá nhân đứng tên lập công ty
– Bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ hoặc văn bản ủy quyền
– Bản sao CMND của người nộp hồ sơ
Cơ quan giải quyết: Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố
Thời gian giải quyết: 3 ngày làm việc

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Một số trường hợp công ty TNHH một thành viên khi tặng cho phần vốn góp là thay đổi chủ sở hữu công ty, tuy nhiên sau đó hai bên làm thủ tục hủy hợp đồng tặng cho khi đó thủ tục thay đổi chủ sở hữu công ty do hủy hợp đồng tặng cho diễn ra như thế nào?

Theo quy định tại điều 53 nghị định 01/2021/NĐ-CP việc thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên bao gồm các trường hợp sau đây:

Điều 53. Đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ cho một cá nhân hoặc một tổ chức thì người nhận chuyển nhượng phải nộp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Thông báo thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu cũ và chủ sở hữu mới hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu mới ký;
b) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân trong trường hợp người nhận chuyển nhượng là cá nhân hoặc bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức, bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người được ủy quyền và bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp người nhận chuyển nhượng là tổ chức.
Đối với chủ sở hữu là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Bản sao Điều lệ sửa đổi, bổ sung của công ty;
d) Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng phần vốn góp;
đ) Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
2. Trường hợp thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, hồ sơ đăng ký thay đổi thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó, hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ hoàn tất việc chuyển nhượng được thay bằng quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi chủ sở hữu công ty.
3. Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thay đổi chủ sở hữu do thừa kế thì người thừa kế nộp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Thông báo thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu mới hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu mới ký;
b) Bản sao Điều lệ sửa đổi, bổ sung của công ty;
c) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân trong trường hợp người thừa kế là cá nhân hoặc bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức, bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người được ủy quyền và bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp người thừa kế là tổ chức.
Đối với chủ sở hữu là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
d) Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế.
4. Trường hợp thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tặng cho toàn bộ phần vốn góp, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng được thay bằng hợp đồng tặng cho phần vốn góp.
5. Trường hợp thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quyết định chia, tách, sáp nhập, hợp nhất công ty, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó, hợp đồng chuyển nhượng vốn góp hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng vốn góp được thay bằng nghị quyết, quyết định chia công ty, nghị quyết, quyết định tách công ty, các giấy tờ quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 25 Nghị định này, các giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều 61 Nghị định này. Nghị quyết, quyết định chia, tách, hợp nhất, sáp nhập công ty phải thể hiện nội dung chuyển giao toàn bộ phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sang công ty mới.
6. Sau khi nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Theo các quy định trên thì không có trường hợp nào thay đổi chủ sở hữu công ty do hủy hợp đồng tặng cho phần vốn góp, tuy nhiên giải quyết vướng mắc này cục quản lý đăng ký kinh doanh thuộc Bộ kế hoạch đầu tư đã có văn bản số 242/ĐKKD-NV ngày 27/08/2018 gửi Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội trong đó nội dung như sau:

Theo ý kiến của bộ tư pháp thì về nguyên tắc, nếu hủy bỏ hợp đồng tặng cho phần vốn góp của công ty TNHH một thành viên theo đúng quy định của pháp luật thì bên được tặng cho có trách nhiệm hoàn trả phần vốn góp cho bên tặng cho. Trên cơ sở ý kiến của bộ tư pháp, cục quản lý đăng ký kinh doanh hướng dẫn về việc thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên do hủy bỏ hợp đồng tặng cho phần vốn góp như sau:
Trường hợp chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên hủy bỏ hợp đồng tặng cho phần vốn góp trong công ty thì hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty thực hiện theo quy định tại khoản 1 điều 46 nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/09/2015 của chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, trong đó, giấy tờ chứng minh việc hủy bỏ hợp đồng tặng cho có giá trị là giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng vốn quy định tại điểm d khoản 1 điều này.
Theo quy định tại điều 4 nghị định số 78/2015/NĐ-CP thì người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tự kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Do vậy, hiện nay việc hủy bỏ hợp đồng tặng cho vẫn có thể được áp dụng trong các trường hợp thay đổi đăng ký kinh doanh. Trên thực tế nhiều trường hợp do không hiểu rõ các quy định khi chuyển nhượng làm hợp đồng tặng cho nên công văn số 242/ĐKKD-NV ngày 27/08/2018 là một giải pháp thực tế trong các trường hợp này.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Hiện tại việc đăng ký kinh doanh thực hiện qua mạng rất tiện lợi cho các doanh nghiệp và các đơn vị tư vấn như LVNLAW trong quá trình làm hồ sơ. Tuy nhiên khi soạn thảo hồ sơ ở từng địa phương có thể có các quy định khác nhau như quy định về ngành nghề không hoạt động tại trụ sở;…và còn rất nhiều quy định mang tính địa phương khác, để giải quyết vấn đề này hiện tại có hai hệ hệ thống dự thảo đăng ký kinh doanh như sau:

Hệ thống dự thảo đăng ký kinh doanh

Hệ thống dự thảo đăng ký kinh doanh trên cổng thông tin quốc gia tại địa chỉ https://duthao.dkkd.gov.vn/ tại đây khách hàng có thể dự thảo hồ sơ tại một số địa phương bao gồm: Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Huế, Nam Định, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Hưng Yên

Hệ thống hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là Hệ thống hỗ trợ người thành lập doanh nghiệp/doanh nghiệp trong việc soạn thảo và chuẩn bị các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. 
Người thành lập doanh nghiệp/doanh nghiệp kê khai thông tin và Hệ thống sẽ tự động tạo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Người thành lập doanh nghiệp/doanh nghiệp gửi dự thảo hồ sơ và nhận hướng dẫn của Phòng Đăng ký kinh doanh thông qua mạng điện tử. 
Trường hợp dự thảo hồ sơ được thông báo hợp lệ, người thành lập doanh nghiệp/doanh nghiệp tải các bản in từ Hệ thống hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, ký tên trực tiếp vào các giấy tờ trong hồ sơ và gửi tới Phòng Đăng ký kinh doanh để được cấp đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
– Thời hạn để Phòng Đăng ký kinh doanh phản hồi về tính hợp lệ của dự thảo hồ sơ là 03 ngày làm việc (trong giờ hành chính) , kể từ ngày nhận được dự thảo hồ sơ.
– Số lần hỗ trợ tối đa là 02 lần;
– Trường hợp sau 30 ngày, kể từ ngày dự thảo hồ sơ được thông báo đã hợp lệ, nếu người thành lập doanh nghiệp/doanh nghiệp không nộp hồ sơ bằng bản giấy đến Phòng Đăng ký kinh doanh thì các dữ liệu sẽ tự động bị xóa trên Hệ thống hỗ trợ.
– Không áp dụng việc giữ tên doanh nghiệp tại thời điểm dự thảo hồ sơ được thông báo đã hợp lệ.

Ưu điểm của hệ thống này là áp dụng được cho nhiều địa phương tuy nhiên có nhược điểm là lâu như làm hồ sơ (cũng mất 3 ngày)

Hệ thống dự thảo hồ sơ đăng ký kinh doanh TP Hồ Chí Minh

Hệ thống phục vụ đăng ký doanh nghiệp tại nhà theo địa chỉ http://120.72.100.66/vie/webappDN/TNHHCPQM/ của thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống này chỉ áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh

– Tiếp nhận thông tin đăng ký thành lập mới doanh nghiệp, Chi nhánh, Văn phòng, Địa điểm kinh doanh
– Loại hình: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và Công ty Cổ phần tại bất kỳ thời điểm nào (24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần) và tại bất kỳ địa điểm nào có kết nối mạng Internet
– Hướng dẫn qua mạng Internet, không nhiều hơn 02 lần, để doanh nghiệp hoàn chỉnh hồ sơ đăng ký thành lập mới doanh nghiệp trong vòng 24 giờ (trừ thứ 7, chủ nhật và ngày nghỉ theo quy định) kể từ khi nhận thông tin đăng ký qua mạng của doanh nghiệp.
– Sau khi hồ sơ hoàn chỉnh, doanh nghiệp có thể tự chọn một trong ba hình thức để hoàn thành thủ tục đăng ký doanh nghiệp, cụ thể như sau:
1. Ở nhà và sử dụng dịch vụ “Nhận và trả kết quả hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại nhà” do Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp
Đến Sở Kế hoạch và Đầu tư để nộp hồ sơ và sử dụng dịch vụ “Trả kết quả hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại nhà” do Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp
2. Đến Sở Kế hoạch và Đầu tư để nộp hồ sơ và nhận kết quả đăng ký doanh nghiệp trực tiếp
Thời gian giải quyết hồ sơ: trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
3. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng dịch vụ “Nhận và trả kết quả hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại nhà” hoặc “Trả kết quả hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại nhà” do Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp thì thời gian Bưu điện Thành phố phát trả kết quả hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại nhà cho doanh nghiệp là ngày thứ ba (trong vòng 03 ngày làm việc) tính từ ngày Sở Kế hoạch và Đầu tư nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ.

Ưu điểm của hệ thống này là thời gian duyệt hồ sơ dự thảo rơi vào khoảng 2 – 3 giờ kể từ ngày tải hồ sơ sơ dự thảo, các bản dự thảo trên đây đều được duyệt qua 100% nếu không có gì thay đổi (do chuyên viên đã duyệt trước đó)
Nhược điểm: Áp dụng riêng cho thành phố Hồ Chí Minh, không áp dụng cho các địa phương khác

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Ninh Thuận là một tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam có trung tâm hành chính là thành phố Phan Rang – Tháp Chàm. Với tư cách là đơn vị tư vấn pháp luật doanh nghiệp tại 64 tỉnh thành trên cả nước LVNLAW hân hạnh cung cấp dịch vụ thành lập công ty, thay đổi đăng ký kinh doanh tại tỉnh Ninh Thuận.

Bạn là khách hàng có nhu cầu thành lập công ty tại tỉnh Ninh Thuận? Hay liên hệ ngay với LVNLAW để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn trong các vấn đề liên quan tới đăng ký kinh doanh tại Ninh Thuận.

Việc đăng ký kinh doanh tại Ninh Thuận thực hiện tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh có địa chỉ như sau:
Phòng ĐKKD – Sở KHĐT Ninh Thuận
Địa chỉ: Số 57 Đường 16/4, TP. Phan Rang – Tháp Chàm, Tỉnh Ninh Thuận.
Điện thoại: (0259) 3824901 Fax: (0259) 3825488
E-mail: dkkdninhthuan@gmail.com

Để thành lập công ty tại Ninh thuận khách hàng cần chuẩn bị các thông tin và giấy tờ về doanh nghiệp
– Tên doanh nghiệp, địa chỉ, số vốn, lĩnh vực kinh doanh
– Bản sao y chứng thực giấy tờ chứng thực cá nhân của các thành viên/cổ đông công ty
– Hồ sơ trụ sở (không cần nộp khi đăng ký kinh doanh nhưng sẽ cần khi kiểm tra thuế)

Quy trình thành lập công ty tại tỉnh Ninh Thuận
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ hoàn thiện và trình khách hàng ký hồ sơ
Bước 2: Nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Ninh Thuận
Bước 3: Nhận kết quả ĐKKD sau khi hồ sơ hợp lệ và đăng công bố thông tin
Bước 4: Khắc dấu và công bố mẫu dấu cho doanh nghiệp tại Ninh Thuận

Sau khi có đăng ký kinh doanh khách hàng sẽ phải khai thuế và nộp lệ phí môn bài cho doanh nghiệp mới thành lập và làm thủ tục phát hành hoá đơn cho công ty để tiến hành hoạt động. Nếu có vướng mắc hoặc có yêu cầu dịch vụ thực hiện đăng ký kinh doanh tại Ninh Thuận vui lòng liên hệ chúng tôi để được phục vụ một các tốt nhất. Ngoài cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Ninh Thuận chúng tôi còn cung cấp dịch vụ tại nhiều địa phương khác khách hàng có thể tham khảo thêm:
– Thành lập công ty tại tỉnh Vĩnh Phúc
– Thành lập công ty tại tỉnh Hưng Yên
– Thành lập công ty tại tỉnh Bắc Ninh
– Thành lập công ty tại tỉnh Đà Nẵng
– Thành lập công ty tại thành phố Hồ Chí Minh
– Thành lập công ty tại tỉnh Kiên Giang
– Thành lập công ty tại tỉnh Lào Cai
– Thành lập công ty tại tỉnh Kon Tum
– Thành lập công ty tại Gia Lai

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Án lệ số 26/2018/AL về xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu và
thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản

Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao thông qua
ngày 17 tháng 10
năm 2018 và được công bố theo Quyết định số 269/QĐ-CA ngày 06 tháng 11 năm 2018
của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Nguồn án lệ:

Quyết
định giám đốc thẩm số 06/2017/DS-GĐT ngày 27-3-2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao về vụ án “tranh chấp thừa kế tài sản và chia tài sản chung”
ở Hà Nội giữa nguyên đơn là ông Cấn Xuân V, bà Cấn Thị N1, bà Cấn Thị T1, bà Cấn
Thị H, ông Cấn Xuân T, bà Cấn Thị N2, bà Cấn Thị M1. Người đại diện cho các đồng
nguyên đơn là bà Cấn Thị N2 và bị đơn là cụ Nguyễn Thị L, ông Cấn Anh C. Người
đại diện cho các đồng bị đơn theo ủy quyền là ông
Lê Hồng L. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm 07 người.

Vị trí nội dung án lệ:

Đoạn
5, 6, 7 phần “Nhận định của Tòa án”.

Khái quát nội dung án lệ:

– Tình huống án lệ:

Người để lại di sản thừa
kế là bất động sản chết trước ngày công bố Pháp lệnh Thừa kế ngày 30-8-1990. Tại
thời điểm Tòa án xét xử sơ thẩm, Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 đang có hiệu lực
pháp luật.

– Giải pháp pháp lý:

Trường hợp này, phải xác
định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là ngày công
bố Pháp lệnh Thừa kế ngày 30-8-1990. Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế được
xác định theo quy định của Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13.

Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

– Khoản 1 Điều 623 Bộ luật
Dân sự năm 2015;

– Khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh
thừa kế ngày 30-8-1990.

Từ khóa của án lệ:

“Chia
di sản thừa kế”; “Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế”; “Thời điểm bắt đầu tính thời
hiệu”.

NỘI DUNG
VỤ ÁN:

Tại đơn khởi kiện ngày 02-11-2010 và quá trình
tố tụng, đại diện các nguyên đơn là bà Cấn Thị N2 trình bày
: Cụ Cấn Văn K và cụ Hoàng Thị T sinh được 8 người con gồm các ông, bà:
Cấn Xuân V, Cấn Thị N1, Cấn Thị N2, Cấn Thị M1, Cấn Thị T1, Cấn Thị H, Cấn Xuân
T, Cấn Văn S (chết năm 2008) có vợ là bà Nguyễn Thị M và hai con là Cấn Thùy L
và Cấn Hoàng K.

Năm
1972 cụ T chết. Năm 1973, cụ K kết hôn với cụ Nguyễn Thị L sinh được 4 người
con là các ông, bà: Cấn Thị C, Cấn Thị M2, Cấn Anh C và Cấn Thị T2.

Sinh
thời cụ K, cụ T tạo lập được 612m2 đất, trên đất có 2 căn nhà 3
gian, tọa lạc tại thôn T, xã P, huyện Th, thành phố Hà Nội, được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất năm 2002 đứng tên hộ cụ Cấn Văn K. Sau khi cụ T chết,
toàn bộ nhà đất nêu trên do cụ K và cụ L quản lý. Năm 2002 cụ K chết, khối tài
sản này do cụ L và ông Cấn Anh C quản lý.

Cụ
K và cụ T chết không để lại di chúc. Nay các đồng nguyên đơn là con cụ K với cụ
T khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung của cụ T và chia di sản thừa kế của cụ K
theo quy định của pháp luật, trong đó bà N1, bà N2, bà M1, bà T1, bà H, ông T,
bà C và bà Nguyễn Thị M (vợ ông S) đề nghị kỷ phần ông, bà được hưởng giao lại
cho ông V làm nơi thờ cúng cha mẹ, tổ tiên.

Bị đơn là cụ Nguyễn Thị L và ông Cấn Anh C
trình bày:
Về quan hệ huyết thống và
di sản thừa kế như nguyên đơn trình bày là đúng. Cụ L thừa nhận trước khi kết
hôn với nhau, cụ K đã có các tài sản là 3 gian nhà cấp 4 lợp rạ và 3 gian bếp
trên diện tích đất 612m2. Quá trình quản lý, sử dụng, vợ chồng cụ có
cải tạo và xây dựng lại một số công trình phụ, tường bao như hiện nay. Năm
2002, Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên hộ cụ Cấn Văn K.
Thời điểm này hộ cụ K có 06 người gồm: Cụ K, cụ L, ông T, bà M2, bà T2 và ông
C. Nay các nguyên đơn khởi kiện, cụ L và ông C đề nghị giải quyết theo quy định
của pháp luật.

Người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan:


Cấn Thị C, bà Cấn Thị T2, bà Cấn Thị M2, bà Nguyễn Thị M, bà Lê Thị H thừa nhận
quan hệ huyết thống như nguyên đơn, bị đơn khai và đề nghị giải quyết theo pháp
luật. Nếu yêu cầu của nguyên đơn được chấp nhận, kỷ phần của bà Nguyễn Thị M,
bà C giao lại cho ông V; kỷ phần của bà M2 để lại cho ông C; bà T2 xin được nhận
kỷ phần của mình.

Tại
Bản án dân sự sơ thẩm số 30/2012/DS-ST ngày 20-7-2012, Tòa án nhân dân thành phố
Hà Nội quyết định:

Chấp nhận yêu cầu khởi kiện
của ông Cấn Xuân V, bà Cấn Thị N1, bà Cấn Thị T1, bà Cấn Thị H, ông Cấn Xuân T,
bà Cấn Thị N2, bà Cấn Thị M1:

Cụ thể: Xác nhận khối tài
chung gồm nhà cấp 4, nhà thờ, bếp, sân gạch, tường bao, lán lợp xi măng, nhà tắm,
bình inox, tường bao trên diện tích đất 612m3 tại thôn T, xã P, huyện
Th, thành phố Hà Nội có trị giá 1.565.504.366 đồng trong đó phần tài sản của cụ
K
+ cụ T có trị giá 1.536.331.972 đồng, phần tài sản của cụ K+ cụ L phát triển có trị
giá 21.338.977 đồng, tài sản vợ chồng ông C, bà H phát triển có trị giá
7.833.417 đồng.

Cụ T chết năm 1972, chia
tài sản chung của cụ T cho các con là ông V, bà N2, bà T1, bà H, ông T, bà N1,
bà M1 và ông S mỗi người được hưởng 96.020.748 đồng, ông S đã chết nên phần của
ông S do vợ là bà Nguyễn Thị M và 02 con là cháu L
cháu K hưởng.

Cụ K chết năm 2002 hàng
thừa kế thứ nhất của cụ K là ông V, bà N2, bà T, bà H, ông T, bà N1, bà M1 và
ông S đã chết nên phần ông S do vợ ông S là bà Nguyễn Thị M và hai con là cháu
L và cháu K hưởng, cụ L, ông C, bà C, bà M2, bà T2 mỗi người được hưởng
30.365.575 đồng.

Chấp nhận sự tự nguyện của
bà N2, bà N1, bà T1, bà H, ông T, bà C, bà M1 và bà Nguyễn Thị M vợ ông S cho
ông V tài sản.

Chấp nhận sự tự nguyện của
bà M2 cho ông C tài sản.

Chia hiện vật cụ thể:

Giao ông Cấn Xuân V sở hữu
03 gian nhà ngoài 31,4m2= 4.435.233 đồng, sân gạch
= 1.456.475
đồng, tường bao xung quanh 27,63m2 = 810.488 đồng, tường bao nhà tắm
hết giá trị sử dụng, tường gạch 242.804 đồng, tường hoa trước nhà thờ hết giá
trị sử dụng, giếng khoan hết giá trị sử dụng, nhà cấp 4 (nhà thờ) và hiên trước
nhà
= 5.678.736 đồng, bếp = 3.696.503 đồng, nhà tắm 4.114.332 đồng; bình nước
inox x 2m3 = 2.000.000 đồng, 02 bể nước hết giá trị sử dụng, mái tôn
lợp trên sân gạch = 1.719.085 đồng, nhà chăn nuôi hết giá trị sử dụng, cổng hết
giá trị sử dụng, cây cối: 01 cây na, 01 cây xoài, 01 cây bưởi = 470.000 đồng gắn
với quyền sử dụng 367,1m2 đất
= 917.750.000 đồng. Tổng cộng =
942.656.000 đồng, phần tài sản được hưởng 1.041.456.159 đồng, ông V còn được nhận
tiền tài sản chênh lệch ở cụ L là 99.032.460 đồng. Phần tài sản ông V được hưởng
1.041.456.000đ (có sơ đồ kèm theo).

Giao cụ Nguyễn Thị L, vợ
chồng ông Cấn Anh C, bà Cấn Thị M2,
          bà Cấn Thị T2 sở hữu 01 gian buồng 13.3m2 = 1.896.739
đồng, tường bao = 1.934.843 đồng, tường gạch = 666.841 đồng, sân gạch = 400.000
đồng, lán lợp xi măng =1.462.287 đồng, cây cối = 4.470.000 đồng gắn liền với việc
sử dụng 244,9m2 đất = 612.250.000 đồng, tổng trị giá = 623.080.710 đồng,
phần tài sản được hưởng 524.048.198 đồng. Cụ L và ông C phải thanh toán cho bà
T2 30,365.575 đồng và phải thanh toán chênh lệch tài sản cho ông V là
99.032.503 đồng, cụ L phải tự mở cửa nhà và tự mở lối đi trên đất của mình.

Vì kèo gian buồng giữa
ông V và mẹ con cụ L là vì kèo chung, ai dỡ nhà trước phải để lại cho phía bên
kia.

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ
thẩm còn quyết định về phần án phí.

Ngày
13-8-2012, cụ L và ông C kháng cáo.

Tại
Bản án dân sự phúc thẩm số 106/2013/DS-PT ngày 17-6-2013, Tòa phúc thẩm Tòa án
nhân dân tối cao tại Hà Nội quyết định:

Chấp nhận kháng cáo của
các bị đơn, sửa bản án sơ thẩm,

Chấp nhận một phần yêu cầu
khởi kiện của ông Cấn Xuân V, bà Cấn Thị N1, bà Cấn Thị T1, bà Cấn Thị H, ông Cấn
Xuân T, bà Cấn Thị N2, bà Cấn Thị M1.

Cụ thể: Xác nhận khối tài
sản chung gồm nhà cấp 4, nhà thờ, bếp, sân gạch, tường bao, lán lợp xi măng,
nhà tắm, bình inox, tường bao trên diện tích đất 612m2 tại thôn T,
xã P, huyện Th
, Hà Nội có trị giá 1.565.504.366 đồng, trong đó phần tài sản của cụ K cụ T
có trị giá 1.536.331.972 đồng
, phần tài sản của cụ K và cụ L
phát triển có trị giá 21.338.977 đồng, tài sản của vợ chồng ông C, bà H phát
triển có trị giá 7.833.417 đồng.

Cụ T chết năm 1972, thời
hiệu khởi kiện về quyền thừa kế đã hết. Có đồng thừa kế không thống nhất xác định
di sản của cụ T để lại là tài sản chung chưa chia, nên không chấp nhận yêu cầu
của các nguyên đơn về việc chia di sản của cụ T để lại như chia tài sản chung
cho 8 người con của cụ T. Do đã hết thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, nên
những người đồng thừa kế đang quản lý di sản là cụ Nguyễn Thị L và ông Cấn Anh
C được tiếp tục quản lý sử dụng và sở hữu.

Cụ K chết năm 2002, hàng
thừa kế thứ nhất của cụ K có 13 người gồm: cụ L, ông V, bà N2, bà T1, bà H, ông
T, bà N1, bà M1, ông S đã chết nên phần ông S do vợ ông S là bà Nguyễn Thị M và
hai con là cháu L, cháu K hưởng, ông C, bà C, bà M2 mỗi người được hưởng một phần
bằng nhau quy thành tiền là 30.365.575 đồng.

Chấp nhận sự tự nguyện của
bà N2, bà N1, bà T1, bà H, ông T, bà C, bà M1 và bà Nguyễn Thị M (vợ ông S) cho
ông V tài sản.

Chấp nhận sự tự nguyện của
bà M2 cho ông C tài sản.

Chia
hiện vật cụ thể:

Giao cho ông Cấn Xuân V
phần diện tích đất có nhà thờ được chia bởi một đường thẳng cắt ngang thửa đất,
trùng với mép ngoài đầu hồi nhà chính (có sơ đồ kèm theo). Phần diện tích ông V
được chia (bên có nhà thờ) có tổng diện tích là 218,2m2 (trong đó
100m2 đất ở và 118,2m2 đất vườn, có thời hạn sử dụng 50
năm), thành tiền là 545.500.000 đồng và các tài sản trên đất gồm: nhà thờ và diện
tích hiên trước nhà thờ trị giá là: 5.300.888 đồng
+ 377.848 đồng
= 5.678.736 đồng; bếp trị giá là: 3.696.503 đồng; nhà tắm trị giá là 4.114.332
đồng; téc Inox dung tích 2m3 trị giá là 2.000.000 đồng; 02 bể nước hết
giá trị sử dụng. Tổng cộng trị giá tài sản trên đất là 15.489.571 đồng. Tổng cộng
trị giá phần tài sản trên đất và đất ông V được chia là: 560.989.571 đồng.

Ông Cấn Xuân V không phải
thanh toán phần tài sản chênh lệch trị giá 287.699.396 đồng cho cụ L và ông C.

Giao toàn bộ diện tích
393,8m2 đất (trong đó 200m2 đất ở có thời hạn sử dụng lâu
dài và
193,8m2
đất vườn, có thời hạn sử dụng 50 năm), và toàn bộ tài sản trên đất còn lại cho
cụ Nguyễn Thị L và ông Cấn Anh C sở hữu và sử dụng. Cụ L và ông C có trách nhiệm
thanh toán cho bà Cấn Thị T2 trị giá phần thừa kế được hưởng là 30.365.575 đồng.
Cụ Nguyễn Thị L và ông Cấn Anh C phải tự mở lối đi mới ra ngõ chung của xóm
.

Ngoài
ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn quyết định về phần án phí.

Sau khi
xét xử phúc thẩm, ngày 05-4-2014, bà Cấn Thị N2 đại diện các nguyên đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm
đối với Bản án dân sự phúc thẩm nêu trên.

Tại
Quyết định số 73/2016/KN-DS ngày 15-6-2016, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
kháng nghị Bản án dân sự phúc thẩm số 106/2013/DS-PT ngày 17-6-2013 của Tòa
phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm huỷ toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm nêu
trên và hủy Bản án dân sự sơ thẩm số 30/2012/DS-ST ngày 20-7-2012 của Tòa án
nhân dân thành phố Hà Nội; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

Tại
phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với
Kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

NHẬN ĐỊNH
CỦA TÒA ÁN:

[1]
Cụ Cấn Văn K và cụ Hoàng Thị T có 08 người con gồm các ông bà: Cấn Xuân V, Cấn
Thị N1, Cấn Thị T1, Cấn Thị H, Cấn Xuân T, Cấn Thị N2, Cấn Thị M1, Cấn Văn S (chết
năm 2008, ông S có vợ là bà Nguyễn Thị M và hai con là Cấn Thùy L, Cấn Hoàng
K).

[2]
Vợ chồng cụ K, cụ T tạo lập được khối tài sản gồm nhà cấp 4, bếp, nhà tắm và
các công trình khác, cây cối trên diện tích đất 612m2, thửa số 120,
tờ bản đồ số 11, tại thôn T, xã P, huyện Th, thành phố Hà Nội. Năm 1972 cụ T chết.
Năm 1973 cụ K kết hôn với cụ Nguyễn Thị L và có 04 người con gồm các ông, bà: Cấn
Thị C, Cấn Thị M2, Cấn Thị T2 và Cấn Anh C. Năm 2002 phần đất trên được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên hộ cụ Cấn Văn K. Cuối năm 2002 cụ K chết,
khối tài sản do cụ L và ông Cấn Anh C quản lý, sử dụng. Các đồng nguyên đơn là
các con của cụ K với cụ T yêu cầu chia tài sản chung của mẹ là cụ T và chia di
sản thừa kế của cụ K để lại theo quy định của pháp luật. Như vậy, hàng thừa kế
thứ nhất của cụ T có 09 người gồm 08 người con và chồng là cụ K. Năm 2002, cụ K
chết, phần di sản của cụ K được hưởng từ di sản của cụ T được chuyển tiếp cho cụ
L và các con chung của cụ K và cụ L được hưởng.

[3]
Tại thời điểm các đồng nguyên đơn khởi kiện (tháng 11-2010) cụ K và ông Cấn Văn
S đã chết, các thừa kế của cụ K và ông S được hưởng thừa kế chuyển tiếp đối với
di sản mà cụ K, ông S được hưởng. Tòa án cấp sơ thẩm xác định tại thời điểm các
đương sự khởi kiện (tháng 11-2010) là đã hết thời hiệu để chia thừa kế của cụ
T, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm xác định di sản của cụ T để lại là tài sản chung
chưa chia và tuyên chia cho 08 người con của cụ T là không đúng theo quy định tại
điểm a tiểu mục 2.4 mục 2 phần I Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10-8-2004 của
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao vì cụ L, ông C (con cụ K) không thừa
nhận tài sản đang tranh chấp là di sản của cụ T chưa chia.

[4]
Tòa án cấp phúc thẩm xác định thời hiệu khởi kiện về thừa kế của cụ T đã hết và
không chấp nhận yêu cầu của các nguyên đơn về việc chia tài sản chung đối với
phần di sản của cụ T là đúng (theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.4 mục 2 phần
I Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10-8-2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao), nhưng Tòa án cấp phúc thẩm lại tuyên cho các đồng thừa kế
đang quản lý các di sản của cụ T là cụ L và ông C được tiếp tục quản lý, sử dụng
và sở hữu là không đúng.

[5]
Tuy
nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 (có hiệu lực
thi hành từ ngày 01-01-2017), thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản
là 30 năm đối với bất động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.

[6]
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015, đối với giao
dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật Dân sự này có hiệu lực, thì thời hiệu
được áp dụng theo quy định của Bộ luật này.

[7]
Như vậy kể từ ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành, Tòa án áp dụng
quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác định thời hiệu đối với trường
hợp mở thừa kế trước ngày 01-01-2017. Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 36 Pháp
lệnh thừa kế ngày 30-8-1990 và Bộ luật Dân sự năm 2015, trong trường hợp này thời
hiệu khởi kiện chia di sản của cụ T cho các đồng thừa kế vẫn còn theo quy định
của pháp luật.

[8]
Mặt khác, nguyện vọng của các nguyên đơn thể hiện tại biên bản lấy lời khai
ngày 22-12-2010 của bà Cấn Thị N2 (BL63), bà Cấn Thị N1 (BL69), bà Cấn Thị T1
(BL75), bà Cấn Thị H (BL78), bà Cấn Thị M1 (BL61) yêu cầu Tòa án chia di sản của
bố mẹ để lại theo quy định của pháp luật, bản thân các bà là con gái đã đi lấy
chồng, nên phần di sản các bà được chia, các bà giao lại cho ông V để ông V làm
nơi thờ cúng tổ tiên; ông Cấn Xuân T thể hiện tại biên bản
lấy lời khai ngày 22-10-2010 (BL73) đề nghị Tòa án chia di sản của cha mẹ theo
quy định của pháp luật để anh em ông làm nơi thờ cúng cha mẹ, tổ tiên; bà Nguyễn
Thị M (BL65) yêu cầu phần di sản chồng bà được chia, mẹ con bà xin giao lại cho
ông V để ông V làm nơi thờ cúng tổ tiên. Tuy nhiên, quá trình giải quyết, Tòa
án cấp sơ thẩm, phúc thẩm lại tuyên công nhận sự tự nguyện của các nguyên đơn
cho ông V tài sản là không đúng ý chí của các đương sự.


các lẽ trên,

QUYẾT
ĐỊNH:

Căn
cứ vào khoản 2 Điều 337, khoản 3 Điều 343, Điều 345 của Bộ luật Tố tụng dân sự
năm 2015;

Chấp
nhận Kháng nghị số 73/2016/KN-DS ngày 15-6-2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao đối với Bản án dân sự phúc thẩm số 106/2013/DS-PT ngày 17-6-2013 của Tòa
phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội.

Hủy
toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và hủy toàn bộ Bản án dân sự sơ thẩm số
30/2012/DS-ST ngày 20-7-2012 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội về vụ án
tranh chấp thừa kế tài sản và chia tài sản chung giữa nguyên đơn là ông Cấn
Xuân V, bà Cấn Thị N1, bà Cấn Thị T1, bà Cấn Thị H, ông Cấn Xuân T, bà Cấn Thị
N2, bà Cấn Thị M1 với bị đơn là cụ Nguyễn Thị L, ông Cấn Anh C và những người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (07 người).

Giao
hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội giải quyết sơ thẩm lại theo
đúng quy định của pháp luật.

NỘI DUNG
ÁN LỆ

“[5] Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều
623 Bộ luật Dân sự năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2017), thì thời
hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, kể từ
thời điểm mở thừa kế.

[6] Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688
Bộ luật Dân sự năm 2015, đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật
Dân sự này có hiệu lực, thì thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật
này.      

[7] Như vậy kể từ ngày Bộ luật Dân sự năm 2015
có hiệu lực thi hành, Tòa án áp dụng quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm
2015 để xác định thời hiệu đối với trường hợp mở thừa kế trước ngày 01-01-2017.
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế ngày 30-8-1990 và Bộ luật
Dân sự năm 2015, trong trường hợp này thời hiệu khởi kiện chia di sản của cụ T
cho các đồng thừa kế vẫn còn theo quy định của pháp luật.”

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Án lệ số 23/2018/AL về hiệu lực của hợp đồng
bảo hiểm nhân thọ khi bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm do lỗi của doanh
nghiệp bảo hiểm

Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao thông qua
ngày 17 tháng 10
năm 2018 và được công bố theo Quyết định số 269/QĐ-CA ngày 06 tháng 11 năm 2018
của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Nguồn án lệ:

Bản án dân sự phúc thẩm số
538/2009/DS-PT ngày 31-3-2009 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về vụ
án “Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm” giữa nguyên đơn là bà Phạm Thị T với bị đơn
là Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ P; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là
bà Vũ Thị Minh N.

Vị trí nội dung của án lệ:

Đoạn 4, 7, 8 phần “Nhận định
của Tòa án”.

Khái quát nội dung án lệ:

– Tình huống án lệ:

Hồ sơ yêu cầu bảo hiểm
nhân thọ thể hiện người mua bảo hiểm lựa chọn hình thức thu phí bảo hiểm là tại
địa chỉ nhà của bên mua bảo hiểm. Đến thời hạn đóng phí bảo hiểm và trong thời
gian gia hạn đóng phí, nhân viên doanh nghiệp bảo hiểm không đến thu phí của
người mua bảo hiểm.

– Giải pháp pháp lý:

Trường hợp này, phải xác
định người mua bảo hiểm không có lỗi trong việc chưa đóng phí. Hợp đồng bảo hiểm
nhân thọ không bị mất hiệu lực vì lý do bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm
trong thời hạn theo thỏa thuận.

Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

Điều 23 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 được sửa đổi, bổ
sung năm 2010.

Từ khóa của án lệ:

“Hợp đồng bảo hiểm nhân
thọ”; “Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ”; “Thời hạn đóng phí”; “Gia hạn
đóng phí”.

NỘI DUNG VỤ ÁN:

Nguyên đơn bà Phạm Thị T
trình bày: Chồng của bà là Trần Hữu L có đăng ký mua bảo hiểm của Công ty trách
nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ P. Chồng của bà bị tai nạn chết. Theo hợp đồng
bà là người thụ hưởng. Nay bà yêu cầu bị đơn trả số tiền bảo hiểm là 300 triệu
đồng và tiền lãi theo mức lãi suất cơ bản tính từ tháng 8-2005 đến nay là 126
triệu đồng, tổng cộng là 426 triệu đồng.

Bị đơn Công ty trách nhiệm
hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ P có đại diện theo ủy quyền ông Nguyễn Quốc T trình bày:
Ông L phải nộp phí bảo hiểm lần II vào ngày 24-6-2005, sau đó được gia hạn thêm
hai tháng nhưng vẫn không nộp tiền. Ông L chết ngày 27-8-2005 là thời điểm hợp
đồng bảo hiểm đã mất hiệu lực 03 ngày. Vì thế bị đơn không chấp nhận trả tiền
theo yêu cầu của nguyên đơn.

Người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan bà Vũ Thị Minh N trình bày: Bà là đại lý của bị đơn, đã bán bảo hiểm
cho ông L. Bà thỏa thuận với ông L là đến kỳ thu phí bảo hiểm, bà sẽ trực tiếp
thu phí tại nhà ông L. Nhưng đến kỳ hạn cuối thu tiền bà phải đi học chính trị ở
tỉnh nên không thu phí được. Việc không nộp tiền được là do khách quan, nên bà
yêu cầu bị đơn phải trả tiền bảo hiểm cho nguyên đơn.

Tại Bản án dân sự sơ thẩm
số 38/2008/DS-ST ngày 21-8-2008 của Toà án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí
Minh đã quyết định:

1. Không chấp nhận yêu cầu
của bà Phạm Thị T đòi Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ P trả tiền
bảo hiểm và tiền lãi do chậm thanh toán là 426.000.000 đồng.

2. Về án phí: Bà Phạm Thị
T phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 7.890.000 đồng, nhưng được khấu trừ số tiền
tạm ứng án phí đã nộp là 6.000.000 đồng theo biên lai thu tiền số 2185 ngày
09-6-2006 của Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh. Bà T còn phải nộp
1.890.000 đồng.

Án sơ thẩm còn tuyên quyền
kháng cáo của các đương sự.

Ngày 01-9-2008 bà Phạm Thị
T kháng cáo.

Tại phiên toà phúc thẩm 

Nguyên đơn không rút yêu
cầu khởi kiện và yêu cầu kháng cáo.

Các đương sự không thỏa
thuận được với nhau về việc giải quyết việc kiện.

Bà T trình bày yêu cầu
kháng cáo là đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu của bà buộc Công ty
trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ P trả tiền bảo hiểm và tiền lãi do chậm
thanh toán là 426.000.000 đồng. Với lý do vì người của công ty không đến thu tiền
bảo hiểm chứ không phải bà không đóng. Luật sư bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp
cho bà T đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu này của bà T.

Ông Nguyễn Quốc T đại diện
của Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ P cùng luật sư bảo vệ quyền lợi
ích hợp pháp đề nghị hội đồng xét xử y án sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:

[1] Sau khi nghiên cứu
tài liệu có trong hồ sơ vụ án và thẩm tra các chứng cứ tại phiên tòa và căn cứ
vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:  

[2] Về hình thức: Đơn
kháng cáo của bà Phạm Thị T làm trong hạn luật định, hợp lệ.

[3] Về nội dung: 

[4] Căn cứ hồ sơ yêu cầu
bảo hiểm nhân thọ (bút lục 15-17) thể hiện địa chỉ để Công ty trách nhiệm hữu hạn
Bảo hiểm nhân thọ P thu phí là tại nhà số 231 ấp 3, xã B, huyện G, tỉnh Bến Tre
là nhà của ông L. Điều này cũng phù hợp với lời khai của bà N là đại lý bán bảo
hiểm và thu phí của Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ P.

[5] Xét yêu cầu kháng cáo
của bà T cho rằng việc ông L không đóng phí bảo hiểm đúng hạn là do phía công
ty không cử người đến thu là có cơ sở như chứng cứ nêu trên.

[6] Căn cứ giấy xác nhận
của công an xã B cho thấy ông L chết vào ngày 27-8-2005 là do bất cẩn té đập đầu
chấn thương sọ não gây tử vong.

[7] Xét ông L đã ký hợp đồng
bảo hiểm thông qua hình thức hồ sơ yêu cầu bảo hiểm nhân thọ với mức bảo hiểm
là 300.000.000 đồng, việc ông L chưa đóng phí đợt 2 như đã phân tích ở trên là
không phải lỗi của ông L do đó yêu cầu kháng cáo của bà T buộc Công ty trách
nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ P phải chi trả tiền bảo hiểm khi ông L tử vong
do tai nạn là có cơ sở để chấp nhận.

[8] Xét yêu cầu của đại
diện Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ P cho rằng ông L không đóng
phí bảo hiểm đợt 2 hạn chót là ngày            
24-8-2005 và ông L đã chết ngày 27-8-2005, như vậy hợp đồng bảo hiểm của
ông L đã hết hiệu lực là không có cơ sở. Bởi lẽ như đã phân tích ở trên, lý do
ông L không đóng phí bảo hiểm là do nhân viên công ty không đến thu phí. Điều
này cũng thể hiện rõ tại trang 5 quyển những thông tin khách hàng cần biết nêu
rõ việc thu phí tại nhà gồm có thu phí hàng quý, hàng 6 tháng, hàng năm, hoặc
cùng một địa chỉ có từ 2 hợp đồng trở lên, phù hợp với trường hợp của ông L đã
mua 03 hợp đồng của Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ P là của ông
L, bà T, bà H. Do đó Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu của đại diện Công
ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ P, cũng như lời đề nghị của luật sư bảo
vệ quyền lợi ích hợp pháp cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ
P.  

[9] Xét yêu cầu của bà T
buộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ P phải trả tiền lãi chậm trả
từ 27-8-2005 đến ngày Tòa án xét xử là không có cơ sở. Vì tại giấy chứng nhận bảo
hiểm do Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ P cấp cho ông L không thể
hiện điều khoản về lãi suất, vì vậy Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu này
của bà T.

[10] Do đó Hội đồng xét xử
chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của bà T, sửa án sơ thẩm buộc Công ty
trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ P phải trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng tử
vong do tai nạn của ông L là 300.000.000 đồng mà người thụ hưởng là bà T.

[11] Án phí dân sự sơ thẩm
bà T và Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ P phải chịu theo quy định
tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 70/CP. Cụ thể bà T phải chịu án phí trên số tiền
lãi không được chấp nhận là 6.040.000 đồng. Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm
nhân thọ P phải chịu án phí trên số tiền phải chi trả cho bà T là 12.000.000 đồng.

[12] Do sửa án sơ thẩm
nên bà T không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm theo quy định tại khoản 2 Điều
132 Bộ luật Tố tụng dân sự.

Bởi các lẽ trên,  

QUYẾT ĐỊNH:

Áp dụng khoản 2 Điều 275
Bộ luật Tố tụng dân sự. 

Tuyên xử:

– Chấp nhận một phần yêu
cầu kháng cáo của bà Phạm Thị T.

– Sửa Bản án sơ thẩm số
38/2008/DS-ST ngày 21-8-2008 của Tòa án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

1. Chấp nhận một phần yêu
cầu của bà Phạm Thị T.

* Buộc Công ty trách nhiệm
hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ P trả tiền bảo hiểm là 300.000.000 đồng (Ba trăm triệu
đồng) cho bà Phạm Thị T ngay sau khi án có hiệu lực pháp luật.

* Kể từ ngày có đơn xin
thi hành án của nguyên đơn, nếu phía bị đơn không thi hành các khoản nêu trên
thì phải chịu lãi theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định tương
ứng với thời gian chưa thi hành án.   

2. Về án phí dân sự sơ thẩm:
Bà Phạm Thị T phải chịu án phí là 6.040.000 đồng (Sáu triệu không trăm bốn mươi
ngàn đồng), nhưng được trừ số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 6.000.000 đồng (Sáu
triệu đồng) theo biên lai thu tiền số 002185 ngày 09-6-2006 của Thi hành án dân
sự Thành phố Hồ Chí Minh. Bà T còn phải nộp 40.000 đồng (Bốn mươi ngàn đồng).

Công ty trách nhiệm hữu hạn
Bảo hiểm nhân thọ P phải nộp án phí là 12.000.000 đồng (Mười hai triệu đồng).

3. Án phí dân sự phúc thẩm
bà T không phải nộp, hoàn lại cho bà T 50.000 đồng (Năm mươi ngàn đồng) tiền tạm
ứng án phí theo biên lai thu số 004852 ngày 09-9-2008 của Thi hành án dân sự Quận
1, Thành phố Hồ Chí Minh.  

Bản án phúc thẩm có hiệu
lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

NỘI DUNG ÁN LỆ

[4] Căn cứ hồ sơ yêu
cầu bảo hiểm nhân thọ (bút lục 15-17) thể hiện địa chỉ để Công ty trách nhiệm hữu
hạn Bảo hiểm nhân thọ P thu phí là tại nhà số 231 ấp 3, xã B, huyện G, tỉnh Bến
Tre là nhà của ông L. Điều này cũng phù hợp với lời khai của bà N là đại lý bán
bảo hiểm và thu phí của Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ P.

 [7] Xét
ông L đã ký hợp đồng bảo hiểm thông qua hình thức hồ sơ yêu cầu bảo hiểm nhân
thọ với mức bảo hiểm là 300.000.000 đồng, việc ông L chưa đóng phí đợt 2 như đã
phân tích ở trên là không phải lỗi của ông L do đó yêu cầu kháng cáo của bà T
buộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ P phải chi trả tiền bảo hiểm
khi ông L tử vong do tai nạn là có cơ sở để chấp nhận.

[8] Xét yêu cầu của đại diện Công ty trách nhiệm
hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ P cho rằng ông L không đóng phí bảo hiểm đợt 2 hạn
chót là ngày
24-8-2005 và ông L
đã chết ngày 27-8-2005, như vậy hợp đồng bảo hiểm của ông L đã hết hiệu lực là
không có cơ sở. Bởi lẽ như đã phân tích ở trên, lý do ông L không đóng phí bảo
hiểm là do nhân viên công ty không đến thu phí. Điều này cũng thể hiện rõ tại
trang 5 quyển những thông tin khách hàng cần biết nêu rõ việc thu phí tại nhà gồm
có thu phí hàng quý, hàng 6 tháng, hàng năm, hoặc cùng một địa chỉ có từ 2 hợp
đồng trở lên, phù hợp với trường hợp của ông L đã mua 03 hợp đồng của Công ty
trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ P là của ông L, bà T, bà H. Do đó Hội đồng
xét xử không chấp nhận yêu cầu của đại diện Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm
nhân thọ P, cũng như lời đề nghị của luật sư bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho
Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ P.”  

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Trong thời đại 4.0 việc ứng dụng khoa học công nghệ trong các vấn đề sản xuất kinh doanh được chính phủ đề cập nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hiện nay theo quy định tại nghị định 13/2019/NĐ-CP hiệu lực từ 20/03/2019 có nhiều ưu đãi với các doanh nghiệp khoa học công nghệ như sau:

Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
– Thu nhập của doanh nghiệp khoa học và công nghệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp như doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, cụ thể: được miễn thuế 04 nămgiảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo.
– Doanh thu, thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ (bao gồm: công nghệ sau ươm tạo, hàng hóa, dịch vụ và các hình thức khác) là kết quả của quá trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ dựa trên việc áp dụng, ứng dụng hoặc phát triển kết quả khoa học và công nghệ. Doanh thu, thu nhập được tạo ra từ dịch vụ có ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin phải là doanh thu, thu nhập từ dịch vụ mới.
– Doanh nghiệp khoa học và công nghệ không được ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với năm tài chính không đáp ứng được điều kiện về doanh thu của sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu của doanh nghiệp.
– Điều kiện, thủ tục thực hiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và quản lý thuế (Điều 22 thông tư 78/2014/TT-BTC) như sau:

Điều 22. Thủ tục thực hiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
Doanh nghiệp tự xác định các điều kiện ưu đãi thuế, mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ (-) vào thu nhập tính thuế để tự kê khai và tự quyết toán thuế với cơ quan thuế.
Cơ quan thuế khi kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp phải kiểm tra các điều kiện được hưởng ưu đãi thuế, số thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ vào thu nhập chịu thuế theo đúng điều kiện thực tế mà doanh nghiệp đáp ứng được. Trường hợp doanh nghiệp không đảm bảo các điều kiện để áp dụng thuế suất ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế thì cơ quan thuế xử lý truy thu thuế và xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định.

Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước
Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai.

Ưu đãi tín dụng cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và sản xuất kinh doanh
1. Các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ của doanh nghiệp khoa học và công nghệ được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ, sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ được Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tài trợ, cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay và bảo lãnh để vay vốn.
a) Đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ có tài sản dùng để thế chấp theo quy định của pháp luật được Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho vay với lãi suất ưu đãi hoặc hỗ trợ lãi suất vay tối đa 50% lãi suất vay vốn tại ngân hàng thương mại thực hiện cho vay;
b) Đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ có dự án khoa học và công nghệ khả thi được Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho vay với lãi suất ưu đãi hoặc bảo lãnh để vay vốn tại các ngân hàng thương mại.
3. Các Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm quy định quy chế cho vay, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh để vay vốn, bảo đảm thuận lợi cho các doanh nghiệp khoa học và công nghệ tiếp cận.
4. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ đáp ứng tiêu chí hỗ trợ của Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quỹ xem xét, cấp bảo lãnh tín dụng để vay vốn tại các tổ chức cho vay theo quy định của pháp luật.

Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, thương mại hóa kết quả khoa học và công nghệ
1. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được hưởng ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
2. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được ưu tiên, không thu phí dịch vụ khi sử dụng máy móc, trang thiết bị tại các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ của Nhà nước để thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ươm tạo công nghệ, sản xuất thử nghiệm sản phẩm mới, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Trong trường hợp phát sinh chi phí mua nguyên vật liệu để thực hiện các hoạt động nghiên cứu, doanh nghiệp chi trả các khoản chi phí phát sinh cho các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ của Nhà nước.
3. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp và các nguồn huy động hợp pháp khác để thương mại hóa kết quả khoa học và công nghệ.
Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được ưu tiên tham gia các dự án hỗ trợ thương mại hóa kết quả khoa học và công nghệ, tài sản trí tuệ của Nhà nước. Nội dung và mức hỗ trợ cụ thể thực hiện theo quy định của Nhà nước về dự án hỗ trợ thương mại hóa kết quả khoa học và công nghệ, tài sản trí tuệ.
4. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà theo quy định của pháp luật về lệ phí trước bạ.
5. Các bộ, cơ quan ngang bộ, ưu tiên xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ của doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong trường hợp sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm nhóm 2 khi chưa có quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Hỗ trợ, khuyến khích ứng dụng, đổi mới công nghệ
1. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ đầu tư cho cơ sở vật chất – kỹ thuật hoạt động giải mã công nghệ được Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ vốn, bảo lãnh vay vốn, hỗ trợ lãi suất vay tối đa 50% lãi suất vay vốn tại ngân hàng thương mại cho vay.
2. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ có dự án tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị được Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa xem xét cho vay theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ tự đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sau khi có kết quả được chuyển giao, ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn, được cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ công nhận thì được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước; trường hợp kết quả có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và quốc phòng, an ninh thì Nhà nước sẽ xem xét mua kết quả đó.
4. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được các cơ quan có thẩm quyền ưu tiên trong việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ, công nhận, đăng ký lưu hành sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ để phát triển sản phẩm mới.
5. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ có thành tích trong hoạt động khoa học và công nghệ, thương mại hóa sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ được vinh danh, khen thưởng.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Án lệ số 22/2018/AL về không vi phạm nghĩa vụ
cung cấp thông tin
tình trạng bệnh lý trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao thông qu
a ngày 17 tháng 10 năm 2018 và được công bố theo Quyết định số 269/QĐ-CA
ngày 06 tháng 11 năm 2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Nguồn án lệ:

Bản án dân sự phúc thẩm số
313/2016/DS-PT ngày 16-3-2016 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về vụ
án tranh chấp hợp đồng bảo hiểm giữa nguyên đơn là ông Đặng Văn L (người đại diện
theo ủy quyền của ông Đặng Văn L là ông Trần Xuân H) với bị đơn là Công ty TNHH
bảo hiểm nhân thọ C (người đại diện theo ủy quyền là ông Hoàng P, người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp là ông Đinh Quang T, ông Trần Ngọc T).

Vị trí nội dung án lệ:

Đoạn 4, 8, 9, 10, 11 phần
“Nhận định của Tòa án”.

Khái quát nội dung của án lệ:

– Tình huống án lệ

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, quy tắc bảo hiểm, đơn yêu cầu bảo hiểm có
yêu cầu không rõ ràng về việc kê khai tình trạng bệnh lý của người được bảo hiểm.
Thông tin được yêu cầu kê khai không phải là căn cứ quyết định việc các bên xác
lập hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

– Giải pháp pháp lý

Trường hợp này, phải xác định người mua bảo hiểm không vi phạm nghĩa vụ
cung cấp thông tin khi ký hợp đồng bảo hiểm, đơn yêu cầu bảo hiểm.

Quy định của pháp luật
liên quan đến án lệ:

– Khoản 2 Điều 407 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với khoản 2 Điều
405 Bộ luật Dân sự năm 2015);

– Khoản 4 Điều 409 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với khoản 3 Điều
404 Bộ luật Dân sự năm 2015);

– Điều 21 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 được sửa đổi, bổ sung năm
2010.

Từ khóa của án lệ:

“Hợp đồng bảo hiểm”; “Quy tắc bảo hiểm”; “Đơn yêu cầu bảo hiểm”; “Vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin”; “Yêu cầu
kê khai thông tin không rõ ràng”; “Tình trạng bệnh lý”.

NỘI
DUNG VỤ ÁN:

*Tại đơn khởi kiện ngày 10-11-2010, ngày
08-12-2010 ông Đặng Văn L là nguyên đơn yêu cầu:

Tòa án nhân dân Quận 1 buộc Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ C
(sau đây gọi là Công ty C) phải trả cho ông 405.000.000 đồng và số tiền
lãi phát sinh cho đến thời điểm bản án có hiệu lực là tiền mà Công
ty C phải bồi thường cho hai hợp đồng bảo hiểm do vợ ông đã mua mang
ký hiệu như sau:

– Hợp đồng S11000009505 mua ngày 14-10-2008 số tiền đền bù là
265.000.000 đồng.

– Hợp đồng S11000040924 mua ngày 25-03-2009 số tiền đền bù là
190.000.000 đồng.

Công ty đã trả trước cho ông 50.000.000 đồng.

* Tại đơn bổ sung,
thay đổi yêu cầu khởi kiện ngày 30-05-2011 ông Đặng Văn L yêu cầu:

 Buộc Công ty C phải trả cho
ông số tiền 470.000.000 đồng và số tiền lãi phát sinh đến thời điểm
bản án có hiệu lực pháp luật. Số tiền lãi tạm tính đến thời điểm
hiện nay là 43.000.000 đồng.

– Hợp đồng S11000009505 mua ngày 14-10-2008 số tiền đền bù là
287.000.000 đồng.

– Hợp đồng S11000040924 mua ngày 25-03-2009 số tiền đền bù là
190.000.000 đồng.

* Tại đơn thay đổi
yêu cầu khởi kiện ngày 22-06-2011 ông Đặng Văn L thay đổi yêu cầu khởi
kiện như sau
:

Buộc Công ty C phải chi trả tổng số tiền là 203.772.500 đồng
cho 02 hợp đồng bảo hiểm số S11000009505, S11000040924 và tiếp tục
thực hiện hợp đồng S11000009505 mua ngày 14-10-2008; trả hai hợp đồng
bản gốc số S11000009505; S11000040924 cụ thể:

Hợp đồng Thịnh Trí Thành Tài Bảo Gia đến thời điểm này công
ty phải chi trả quyền lợi bảo hiểm khi tử vong (Điều 4.1.2) 50% số
tiền bảo hiểm 35.000.000 đồng.

Quyền lợi hỗ trợ tiền mặt hàng năm (Điều 4.4) 10% số tiền bảo
hiểm 7.000.000 đồng.

Đồng thời tiếp tục thực hiện hợp đồng bảo hiểm số
S11000009505 chi trả quyền lợi khi đến thời điểm ghi trong hợp đồng.

– Hợp đồng tử kỳ có hoàn phí.

Quyền lợi bảo hiểm khi tử vong (Điều 4.1): 190.000.000 đồng
(Công ty C đã thanh toán 50.000.000 đồng).

Lãi tạm tính cho đến thời điểm này là số tiền lãi do công ty
chậm thanh toán là: 21.772.500 đồng.

* Tại đơn bổ sung yêu
cầu khởi kiện ngày 18-04-2015 ông Đặng Văn L yêu cầu:

Buộc Công ty C phải trả cho ông số tiền là 405.000.000 đồng và
số tiền lãi phát sinh cho đến thời điểm bản án có hiệu lực pháp
luật.

Buộc Công ty C phải trả 02 hợp đồng bảo hiểm gốc số S11000009505
và S11000040924 mà công ty đã thu giữ từ phía gia đình ông.

* Tại văn bản phản
hồi số 008/2011/CV ngày 28-01-2011 bị đơn là Công ty C trình bày:

Khách hàng Trương Thị H trước khi giao kết hai hợp đồng bảo
hiểm đã có tiền sử đau dạ dày và mỡ máu tăng nhưng đã không khai
báo trong bảng câu hỏi trong đơn yêu cầu bảo hiểm. Nếu biết được
khách hàng Trương Thị H bị đau dạ dày và mỡ máu tăng Công ty C sẽ từ
chối giao kết hợp đồng bảo hiểm. Do vậy Công ty C từ chối chi trả
quyền lợi bảo hiểm và quyết định hủy bỏ hai hợp đồng bảo hiểm của
bà H là có căn cứ (theo Điều 11.2 Quy tắc và điều khoản của hợp
đồng) và đúng quy định của pháp luật (theo Điều 19 Luật Kinh doanh
bảo hiểm).

Công ty C đề nghị Tòa án nhân dân Quận 1 bác yêu cầu khởi kiện
của ông L.

* Tại văn bản phản
hồi số 024/2011/CV ngày 16-05-2011; Bị đơn là công ty C trình bày:

1. Đối với yêu cầu công ty C trả số tiền 405.000.000 đồng và
tiền lãi phát sinh của hai hợp đồng bảo hiểm số S11000009505 và
S11000040924 Công ty C vẫn giữ nguyên quan điểm. Công ty đã thanh toán
tất cả nghĩa vụ của mình được quy định trong hai hợp đồng bảo hiểm
nêu trên. Đồng thời yêu cầu của ông Đặng Văn L là không có cơ sở theo
quy định trong Quy tắc và điều, khoản của hợp đồng bảo hiểm và không
có căn cứ pháp luật. Do vậy, Công ty C đề nghị Tòa án bác bỏ yêu
cầu của ông L.

2. Đối với yêu cầu Công ty C hoàn trả hai (02) bản hợp đồng
bảo hiểm gốc số S11000009505 và S11000040924 Công ty C đồng ý trả lại
02 bản gốc hợp đồng bảo hiểm cho ông L.

* Tại bản tự khai
ngày 14-04-2011; ngày 09-05-2011 bà Lương Thị T là người có quyền lợi
và nghĩa vụ liên quan trình bày:

Bà là mẹ ruột của bà Trương Thị H qua đời vào ngày
09-01-2010; bà yêu cầu Công ty C phải trả cho bà và gia đình số tiền
bồi thường bảo hiểm. Đồng ý cho con rể bà là ông Đặng Văn L số tiền
bồi thường bảo hiểm mà bà được hưởng để ông L có toàn quyền và
thuận lợi trong việc tranh chấp với Công ty C.

* Tại bản khai ngày
14-04-2011 chị Đặng Kiều L là người có quyền và nghĩa vụ liên quan trình
bày:

Chị L là con ruột của bà Trương Thị H đã qua đời vào ngày
09-01-2010. Số tiền công ty bảo hiểm chi trả cho bà H và chị theo luật
định chị cũng có phần vì vậy yêu cầu công ty C phải trả cho chị
đúng số tiền mà chị được hưởng thừa kế trong số tiền bảo hiểm mà
công ty phải chi trả bảo hiểm khi chẳng may mẹ chị qua đời. Chị đồng
ý tặng cho bố chị là ông Đặng Văn L số tiền bồi thường bảo hiểm
cũng như quyền được hưởng số tiền mà đáng lý ra chị được thừa kế
từ mẹ và ông L được toàn quyền tranh chấp với công ty C để đòi số
tiền bảo hiểm của mẹ chị là bà H.

* Tại bản khai ngày
09-05-2011 ông Đặng Văn L là đại diện hợp pháp của cháu Đặng Linh N
trình bày:

Yêu cầu Tòa án sớm đưa vụ kiện ra xét xử trả lại công bằng
và danh dự cho gia đình ông cũng như rất nhiều người dân Việt Nam đã
tham gia mua bảo hiểm nhân thọ của Công ty C cũng như các công ty bảo
hiểm nhân thọ khác.

– Đại diện Viện kiểm sát nhân dân Quận 1 phát biểu việc tuân theo pháp
luật trong tố tụng dân sự của những người tiến hành tố tụng và những người tham
gia tố tụng như sau: 

Thẩm phán chấp hành đúng các quy định pháp luật của Bộ luật Tố tụng dân
sự.

Xác định đúng quan hệ tranh chấp, vụ kiện còn trong thời hiệu khởi kiện,
thu thập chứng cứ đầy đủ.

Việc cấp và tống đạt các văn bản tố tụng cho Viện kiểm sát và những người
tham gia tố tụng như quy định tại Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự.

Xác định đúng tư cách pháp lý của các đương sự, Quyết định đưa vụ án ra
xét xử và thời hạn gửi hồ sơ cho Viện kiểm sát nghiên cứu đúng hạn luật định.

Thời hạn chuẩn bị xét xử còn chậm vi phạm Điều 179 Bộ luật
Tố tụng dân sự.

Tại phiên tòa Hội đồng xét xử tiến hành đúng thời gian, địa điểm thành
phần đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử, nguyên tắc xét xử tuân
thủ đúng luật định. Trong quá trình xét xử chủ tọa phiên tòa đã đảm bảo cho
đương sự được phát biểu trình bày quan điểm.

Việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng: Từ khi thụ
lý vụ án cũng như tại phiên tòa hôm nay nguyên đơn và bị đơn, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan đã chấp hành đúng quy định của pháp luật tố tụng dân
sự.

Bản án sơ thẩm tuyên xử:

* Áp dụng:

– Khoản 3 Điều 25, điểm a khoản 1 Điều 33, điểm a khoản 1 Điều
35, Điều 245 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi, bổ sung
năm 2011;

– Điều 21, Điều 29 Luật Kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực ngày
01-4-2001;

– Điều 305, Điều 407 Bộ luật Dân sự có hiệu lực ngày
01-01-2006;

– Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án có hiệu lực ngày
01-07-2009;

– Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19-6-1997 của Bộ Tư pháp –
Bộ Tài chính – Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối
cao;

– Quyết định số 2868/QĐ-NHNN ngày 29-11-2010 của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam.

* Xử:

1. Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.

– Buộc công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ C phải chịu trách nhiệm chi
trả cho ông Đặng Văn L số tiền bảo hiểm là 300.875.342 đồng (Ba trăm
triệu tám trăm bảy mươi lăm ngàn ba trăm bốn mươi hai đồng).

– Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ C phải giao trả cho ông Đặng Văn L
hai hợp đồng bảo hiểm Thịnh Trí Thành Tài Bảo Gia ngày 14-10-2008,
hợp đồng bảo hiểm Tử kỳ có hoàn phí ngày 25-03-2009.

– Hợp đồng bảo hiểm số S11000009505 ngày 14-10-2008 (Thịnh Trí
Thành Tài Bảo Gia) vẫn tiếp tục thực hiện và được giải quyết quyền
lợi đáo hạn khi cháu Đặng Linh N đủ 22 tuổi và còn sống vào ngày đáo
hạn.

Thi hành ngay khi bản án có hiệu lực pháp luật có sự giám sát
của cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền.

Kể từ ngày ông Đặng Văn L có đơn yêu cầu thi hành án nếu Công ty TNHH
Bảo hiểm nhân thọ C không trả đủ số tiền như trên thì hàng tháng Công ty TNHH Bảo
hiểm nhân thọ C còn phải trả cho ông L một khoản tiền lãi theo mức lãi suất cơ
bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chưa thi hành án.

2. Về án phí: Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ C phải chịu án phí dân
sự sơ thẩm là 15.043.767 đồng.

Nguyên đơn không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm nên được hoàn
lại số tiền tạm ứng án phí đã nộp tổng cộng là 11.925.000 đồng bao
gồm: 10.100.000 đồng theo biên lai thu tiền số 05237 ngày 05-01-2011,
200.000 đồng theo biên lai thu tiền số 05621 ngày 26-4-2011 và 1.625.000
đồng theo biên lai thu tiền số 05737 ngày 05-01-2011 của Chi cục Thi
hành án dân sự Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

3.Về quyền kháng cáo:

– Ông Trần Xuân H – Đại diện theo ủy quyền của ông L, bà T, chị
Kiều L, có mặt trong ngày xét xử, vắng mặt khi tuyên án do đó ông L,
bà T, chị Kiều L có quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
được tống đạt hợp lệ bản án.

– Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ C có quyền kháng cáo bản án trong thời
hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án.

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật
Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án
dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện
thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9
Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại
Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

Ngày 09-9-2015, bị đơn – Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ C (sau đây
gọi tắt là công ty C) có đơn kháng cáo, kháng cáo toàn bộ nội dung
bản án sơ thẩm.

Tại phiên tòa phúc thẩm:

Nguyên đơn không rút yêu cầu khởi kiện, người kháng cáo không rút yêu cầu
kháng cáo. Các bên đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ
án.

Người kháng cáo công
ty C do ông Hoàng P đại diện theo ủy quyền và Luật sư bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp trình bày:

Khi ký hợp đồng bảo hiểm với Công ty C, bà H đã khai không trung thực,
cụ thể tại đơn yêu cầu bảo hiểm bà H đã khai báo không trung thực ở hai điểm
như sau:

1. Theo Biên bản hội chẩn số 42/BV-99 của Bệnh viện B ngày 03-9-2009 thể hiện bà H có tiền sử đau dạ dày 2 năm. Công ty
C cho rằng nội dung này là do bà H khai và được bác sỹ ghi nhận tại Biên bản hội
chẩn nêu trên. Do đó, có thể xác định bà
H có bệnh đau dạ dày từ ngày 03-9-2007 là trước thời
điểm bà H ký Hợp đồng bảo hiểm. Phía công ty C cho rằng cụm từ rối loạn
tại dạ dày bao gồm tất cả các bệnh liên quan đến dạ dày trong đó có bệnh đau dạ
dày. Tại câu hỏi số 54
Đơn yêu cầu bảo hiểm ngày 25-3-2009: “Loét đường tiêu hóa,
xuất huyết tiêu hóa, viêm tụy, viêm kiết tràng, khó tiêu thường xuyên,
khó nuốt, hoặc rối loạn tại dạ dày, ruột gan hoặc túi mật?” bà H
đánh dấu vào ô không (nghĩa là bà H
khai không bị rối loạn dạ dày) là khai báo không trung thực.

2. Tại phiên tòa phúc thẩm, Công ty C cung cấp bản photo có sao y phiếu
xét nghiệm sinh hóa máu đề ngày 22-9-2008, do Công ty
C thu thập trong hồ sơ khám bệnh định kỳ cho
nhân viên của trường Mầm non C, nơi trước đây bà H công tác. Công ty C cho rằng vào ngày 22-9-2008 bà H có làm
xét nghiệm máu nhưng không khai báo tại mục 61 đơn yêu cầu bảo hiểm là bà H cố tình
khai báo không trung thực.

Từ hai điểm nêu trên có xác định bà H đã khai báo thông tin không trung
thực và vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin. Do đó, căn cứ vào Điều 11.2 của
Quy tắc điều khoản hợp đồng bảo hiểm Công ty
C hủy bỏ 02 hợp đồng bảo hiểm nêu trên và hai hợp
đồng không có hiệu lực.

Ngoài ra, ngày 15-9-2010, ông L đã nhận số tiền là 50.000.000
đồng và ký Phiếu thanh toán và xác nhận hoàn thành trách nhiệm bảo
hiểm. Tại Phiếu này ông L đã đồng ý chấm dứt hai Hợp đồng bảo hiểm
số S11000009505 và Hợp đồng số S11000040924, đồng thời thừa nhận Công
ty C đã thanh toán đầy đủ số tiền bảo hiểm và không còn trách nhiệm
đối với việc giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho hai hợp đồng này.

Do đó, Công ty C không có nghĩa vụ chi trả tiền bảo hiểm cho
ông L nên đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét sửa án sơ thẩm theo
hướng không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Nguyên đơn ông Đặng
Văn L do ông Trần Xuân H trình bày:

Theo cách hiểu thông thường thì “đau dạ dày” và “rối loạn tại dạ dày”
là hai khái niệm khác nhau, không có bất kỳ tài liệu, chứng cứ nào chứng tỏ bệnh
đau dạ dày chính là rối loạn tại dạ dày. Hằng năm bà H có kiểm tra sức khỏe định
kỳ do cơ quan nơi bà H công tác tổ chức. Tuy nhiên, đây là việc hoàn toàn bình
thường mà đa số các cơ quan, tổ chức đều tổ chức cho nhân viên. Khi tham gia kiểm
tra sức khỏe định kỳ người được khám không biết và không buộc phải biết tổ chức
khám chữa bệnh đã tiến hành các biện pháp, phương pháp gì. Ngoài ra, qua phiếu
khám sức khỏe định kỳ này không thể hiện bà H bị bệnh gì liên quan đến việc từ
chối ký hợp đồng bảo hiểm của công ty C. Do đó, phía Công ty C cho rằng bà H
cung cấp thông tin không trung thực để từ chối chi trả bảo hiểm là không có cơ
sở. Đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Người có quyền lợi và nghĩa vụ liện quan bà Lương Thị T, bà
Đặng Kiều L, trẻ Đặng Linh N (do ông Đặng Văn L là người đại diện hợp
pháp cho con chưa thành niên) do ông Trần Xuân H đại diện theo ủy quyền
trình bày:

Những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có cùng ý
kiến với nguyên đơn, đề nghị Hội đồng xét xử giữ nguyên bản án sơ
thẩm.

Đại diện Viện kiểm sát
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phiên tòa phát biểu ý kiến:

Về
hình thức: Đơn kháng cáo của đương sự làm trong hạn luật định nên hợp lệ, đề nghị
Tòa án chấp nhận. Hội đồng xét xử và những người tham gia phiên tòa chấp hành
đúng quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn phúc
thẩm.

Về
nội dung: Theo nội dung kháng cáo mà phía Công ty C và luật sư bảo vệ quyền, lợi
ích cho Công ty C trình bày không đủ cơ
sở để xác định bà H khai không trung thực, vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin.
Do đó, không đủ điều kiện để hủy 02 hợp đồng bảo hiểm theo lời trình bày của
Công ty C. Do đó, không đủ cơ sở chấp nhận kháng cáo của Công ty C, đề nghị Hội
đồng xét xử giữ nguyên bản án sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH
CỦA TÒA ÁN:

[1]
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ
vụ án được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên
tòa, Hội đồng xét xử nhận định:

[2] Về tố tụng: Đơn kháng cáo của Công ty C làm trong hạn luật định, Công
ty C đã làm thủ tục kháng cáo đúng theo quy định của pháp luật nên có cơ sở chấp
nhận.

[3] Về nội dung: Xét kháng cáo của bị đơn đề nghị bác yêu cầu
khởi kiện của nguyên đơn Hội đồng xét xử xét thấy:

[4]
Tại câu hỏi số 54 Đơn yêu cầu bảo hiểm ngày 25-3-2009, câu hỏi: “loét
đường tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa, viêm tụy, viêm kiết tràng, khó
tiêu thường xuyên, khó nuốt, hoặc rối loạn tại dạ dày, ruột gan hoặc
túi mật” bà H đánh dấu vào ô không. Tại biên bản hội chẩn số
42/BV-99 của Bệnh viện B ngày 03-9-2009 bà H khai có tiền sử đau dạ
dày 2 năm. Căn cứ theo Biên bản hội chẩn thì bà H có bệnh đau dạ dày
từ ngày 03-9-2007 là trước thời điểm bà H ký Hợp đồng bảo hiểm.
Phía Công ty C cho rằng cụm từ rối loạn tại dạ dày bao gồm tất cả các bệnh liên
quan đến dạ dày trong đó có bệnh đau dạ dày. Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc thẩm,
phía bị đơn không đưa ra được bất kỳ chứng cứ nào để chứng minh, không đưa ra
được một giải thích khoa học nào xác định đau dạ dày chính là rối loạn tại dạ
dày.

[5]
Tại khoản 2 Điều 407 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Trong trường hợp hợp
đồng dân sự theo mẫu có điều khoản không rõ ràng thì bên đưa ra hợp
đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó”;

[6]
Tại khoản 4 Điều 409 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Khi hợp đồng có điều
khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán
tại địa điểm giao kết hợp đồng”;

[7] Tại Điều 21 Luật Kinh doanh bảo hiểm: “Trong trường hợp hợp
đồng bảo hiểm có điều khoản không rõ ràng thì điều khoản đó được
giải thích theo hướng có lợi cho người mua bảo hiểm”.

[8] Căn cứ theo các quy định pháp luật nêu trên thì trong trường hợp các
bên có sự giải thích khác nhau không rõ ràng khó hiểu thì Điều khoản này phải
được giải thích theo hướng có lợi cho bà H. Như vậy, không đủ cơ sở xác định
đau dạ dày được bao gồm trong rối loạn tại dạ dày như Công ty C trình bày.

[9] Xét thấy, tại đơn yêu cầu bảo hiểm không có câu hỏi về bệnh
đau dạ dày. Như vậy, phía Công ty C cho rằng bà H bị bệnh đau dạ dày mà
không khai báo là cố tình khai báo không trung thực và vi phạm nghĩa vụ cung
cấp thông tin là không có căn cứ.

[10] Tại câu hỏi 61 của Đơn yêu cầu bảo hiểm ngày 25-3-2009: “Trong
vòng 5 năm trở lại đây, ông, bà đã có làm xét nghiệm chẩn đoán như
X-quang, siêu âm, điện tim đồ, thử máu, sinh thiết? Hoặc ốm đau, bệnh
tật khám y khoa, điều trị tại bệnh viện nhưng chưa được nêu ở phần
trên không?” bà H đánh dấu vào ô không. Tại phiên tòa phúc thẩm, phía
Công ty C cung cấp Phiếu xét nghiệm hóa sinh máu đề ngày 22-9-2008 mang
tên người bệnh là Trương Thị H. Phía Công ty C xác định đây là tài liệu
do Công ty C thu thập trong hồ sơ kiểm tra sức khỏe định kỳ cho nhân viên
của Trường Mầm non C nơi trước đây bà H công tác. Công ty C cho rằng
vào ngày 22-9-2008, bà H có làm xét nghiệm máu nhưng không khai báo
tại câu hỏi số 61, đơn yêu cầu bảo hiểm là bà H cố tình khai báo không
trung thực. Xét thấy, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ được các cơ quan, tổ chức
thực hiện một cách thường xuyên và định kỳ. Khi tham gia kiểm tra sức khỏe định
kỳ, người được khám không biết và không buộc phải biết tổ chức khám chữa bệnh
đã tiến hành các biện pháp, phương pháp gì. Hơn nữa, khi kiểm tra sức khỏe định
kỳ bà H không phát hiện dấu hiệu của một căn bệnh nào dẫn đến việc Công ty C từ
chối ký kết hợp đồng với bà H.  Do đó,
không đủ cơ sở xác định bà H cảm thấy cơ thể bất thường mới tiến
hành đi xét nghiệm máu sau đó mua bảo hiểm của Công ty C.

[11] Như vậy, chưa đủ cơ sở xác định bà H có gian dối khi ký hợp đồng bảo
hiểm, không có cơ sở xác định việc bà H đánh dấu vào ô không của mục 54 và 61 tại
Đơn yêu cầu bảo hiểm làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc Công ty C có xem xét để
ký hợp đồng bảo hiểm với bà H hay không.

[12] Hơn nữa, theo quy tắc và điều khoản của sản phẩm bảo hiểm tử kỳ có
hoàn phí và sản phẩm Thịnh Trí Thành Tài Bảo Gia của Công ty C có nội dung:

[13] “Điều 11.2. Nếu bất cứ thông tin nào bên mua bảo hiểm hoặc người được
bảo hiểm cung cấp cố ý che giấu hoặc khai báo sai sự thật làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến quyết định đánh giá chấp nhận bảo hiểm thì công ty có thể hủy bỏ hợp
đồng và hợp đồng không có hiệu lực ngay từ đầu”. Cụm từ “ảnh hưởng nghiêm trọng”
ở Điều 11.2 nêu trên, tại phiên tòa hôm nay bên phía Công ty C đã không có giải
thích rõ ràng ý nghĩa ảnh hưởng như thế nào là nghiêm trọng đồng thời trình bày
của phía bị đơn về việc bán bảo hiểm cũng không thống nhất khi quyết định chấp
nhận hay không chấp nhận bảo hiểm đối với trường hợp người mua bảo hiểm tử kỳ
có tiền sử bệnh đau dạ dày và mỡ máu tăng. Tại văn bản phản hồi số 008 ngày
28-01-2011 Công ty C cho rằng: “Nếu biết được khách hàng Trương Thị H bị đau dạ
dày và mỡ máu tăng, Công ty C sẽ từ chối giao kết hợp đồng bảo hiểm”. Tại phiên
tòa sơ thẩm và phúc thẩm, đại diện của Công ty C và luật sư bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của Công ty C lại cho rằng nếu biết bà H bị đau dạ dày và mỡ máu
tăng thì công ty C sẽ cân nhắc có ký hợp đồng hay không. Điều này cho thấy công
ty C đã không có một tiêu chí cụ thể để giải quyết trường hợp như trên. Do đó,
cụm từ “ảnh hưởng nghiêm trọng” phải được hiểu theo nghĩa bệnh dẫn đến từ chối
không được mua bảo hiểm chứ không thể chấp nhận theo nghĩa có thể bán hoặc
không bán bảo hiểm như lời trình bày của Công ty C, điều khoản này cũng tạo ra
sự không rõ ràng, nên căn cứ khoản 2 Điều 407 Bộ luật Dân sự quy định: “Trong
trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản không rõ ràng thì bên đưa ra hợp đồng
theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó” và Điều 21 Luật Kinh
doanh bảo hiểm quy định: “Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều khoản
không rõ ràng thì điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho bên mua bảo
hiểm” nên phải hiểu và giải thích điều khoản này theo hướng có lợi cho bà H.

[14]
Trên thực tế, bà Nguyễn Thị Diễm P là người làm chứng trong vụ án này trình
bày: bà có mua sản phẩm bảo hiểm định kỳ ưu đãi với Công ty C căn cứ bởi hợp đồng
bảo hiểm số S11000297923. Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bà cho Công
ty C biết bà đang sử dụng thuốc đau dạ dày, thỉnh thoảng đau dạ dày trong khoảng
3 năm và có đi khám định kỳ Triglycerid 2,2 mmol/l. Theo kết quả xác minh của
Tòa án nhân dân Quận 1 tại Bệnh viện nhân dân Quận 1 ngày 28-07-2015
Triglycerid 2,2 mmol/l là cao hơn bình thường.

[15] Xét thấy, trường hợp của bà Nguyễn Thị Diễm P khi mua bảo hiểm tử kỳ
của Công ty C, bà P khai bị đau dạ dày và mỡ máu tăng cao hơn mức bình thường
nhưng phía Công ty C vẫn bán bảo hiểm cho bà P với mức phí chuẩn. Điều này cho
thấy bệnh đau dạ dày và hiện tượng mỡ máu tăng được xem là không ảnh hưởng
nghiêm trọng nên Công ty C đã bán bảo hiểm với mức phí bình thường như những
trường hợp khác. Từ đó cho thấy việc người mua bảo hiểm không khai bệnh đau dạ
dày và mỡ máu tăng cũng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyết định của Công ty
C trong việc đánh giá chấp nhận có hay không việc ký kết hợp đồng bảo hiểm, do
đó khách hàng không vi phạm vào Điều 11.2 của Quy tắc và điều khoản của sản phẩm
do Công ty C ban hành như Tòa án cấp sơ thẩm nhận định là có căn cứ.

[16] Phía Công ty C cho rằng đã thanh toán tất cả nghĩa vụ của
mình được quy định trong hai hợp đồng bảo hiểm. Đối với tranh chấp này,
Công ty C và ông L đã giải quyết xong, được thể hiện tại Phiếu thanh toán và
xác nhận hoàn thành trách nhiệm bảo hiểm ngày 15-9-2010. Tại mục 3
phiếu này, ông L đã xác nhận Công ty C đã thanh toán đầy đủ và không
còn trách nhiệm gì đối với việc giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho
hai hợp đồng này; Tại mục 4, ông L cam kết từ nay về sau sẽ không
thực hiện bất cứ hành vi nào hưởng đến công ty C, công ty C sẽ không
phải thực hiện bất kỳ trách nhiệm và nghĩa vụ nào đối với hợp
đồng số S11000009505 và S11000040924. Xét thấy, việc ký vào Phiếu
thanh toán và xác nhận hoàn thành trách nhiệm bảo hiểm ngày
15-9-2010 của ông L, không làm mất quyền khởi kiện của ông L nếu ông L
cho rằng thỏa thuận này ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

[17] Từ các nhận định trên có cơ sở xác định Tòa án cấp sơ
thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là có cơ sở, đúng
pháp luật. Do đó, không có căn cứ chấp nhận yêu cầu kháng cáo của
Công ty C, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

[18] Đối với các quyết định khác của án sơ thẩm,
các bên đương sự không kháng cáo, Viện kiểm sát nhân dân không có kháng nghị
nên phát sinh hiệu lực pháp luật.

[19]
Về án phí dân sự phúc thẩm: Do giữ nguyên bản án sơ thẩm nên công ty C phải
chịu án phí dân sự
phúc thẩm là 200.000 đồng.

Vì các lẽ trên,

Căn
cứ khoản 1 Điều 132, khoản 1 Điều 275 Bộ luật Tố tụng dân sự;

Căn
cứ khoản 1 Điều 30 Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009.

QUYẾT ĐỊNH:

Tuyên xử:

  1. Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bị đơn là
    công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ C.
  2. Giữ nguyên bản án sơ
    thẩm số 1211/2015/TLST-DS ngày 26-8-2015 của Tòa án nhân dân Quận 1,
    Thành phố Hồ Chí Minh.

    1. Chấp nhận yêu cầu
      của nguyên đơn
  3. Buộc công ty TNHH
    Bảo hiểm nhân thọ C phải chịu trách nhiệm chi trả cho ông Đặng Văn L
    số tiền bảo hiểm là 300.875.342 đồng (Ba trăm triệu tám trăm bảy mươi
    lăm ngàn ba trăm bốn mươi hai đồng).
  4. Công ty TNHH Bảo hiểm
    nhân thọ C phải giao trả cho ông Đặng Văn L hai hợp đồng bảo hiểm
    Thịnh Trí Thành Tài Bảo Gia ngày 14-10-2008, hợp đồng bảo hiểm Tử kỳ
    có hoàn phí ngày 25-03-2009.
  5. Hợp đồng bảo hiểm
    số S1100000505 ngày 14-10-2008 (Thịnh Trí Thành Tài Bảo Gia) vẫn tiếp
    tục thực hiện và được giải quyết quyền lợi đáo hạn khi trẻ Đặng
    Linh N đủ 22 tuổi và còn sống vào ngày đáo hạn.

    1. Thi hành ngay khi
      bản án có hiệu lực pháp luật và có sự giám sát của cơ quan thi
      hành án dân sự có thẩm quyền.
    1. Kể từ ngày ông
      Đặng Văn L có đơn yêu cầu thi hành án nếu công ty TNHH Bảo hiểm nhân
      thọ C không trả đủ số tiền như trên thì hàng tháng công ty TNHH Bảo
      hiểm nhân thọ C còn phải trả cho ông L một khoản tiền lãi theo mức
      lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố với thời gian chưa thi hành
      án.
  6. Án phí dân sựsơ thẩm: Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ C phải chịu án phí dân sự sơ
    thẩm là 15.043.767 đồng. Ông Đặng Văn L không phải chịu án phí dân sự
    sơ thẩm nên được hoàn trả lại số tiền tạm ứng án phí đã nộp tổng cộng
    là 11.925.000 đồng bao gồm: 10.100.000 đồng theo biên lai thu tiền số
    05237 ngày 05-01-2011, 200.000 đồng theo biên lai thu tiền số 05621 ngày
    26-04-2011 và 1.625.000 đồng theo biên lai thu tiền số 05737 ngày
    05-01-2011 của Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1, Thành phố Hố Chí Minh.
  7.  Án phí dân
    sự
    phúc thẩm: Công ty TNHH Bảo hiểm
    Nhân thọ C phải chịu án phí dân sự phúc thẩm là 200.000
    đồng (Hai trăm ngàn đồng) được cấn trừ vào số tiền tạm ứng án phí công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ C đã
    nộp theo Biên lai thu tiền số AE/2014/0005146 ngày 10-9-2015 của Cục thi
    hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ C
    đã đóng đủ tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.

Trường
hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 của Luật Thi hành
án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có
quyền được thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi
hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật
Thi hành án dân sự; thời hiệu khởi kiện thi hành án được thực hiện theo quy định
tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

Bản
án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

NỘI DUNG
ÁN LỆ

“[4] Tại câu hỏi số 54
Đơn yêu cầu bảo hiểm ngày 25-3-2009, câu hỏi: “loét đường tiêu hóa,
xuất huyết tiêu hóa, viêm tụy, viêm kiết tràng, khó tiêu thường xuyên,
khó nuốt, hoặc rối loạn tại dạ dày, ruột gan hoặc túi mật” bà H
đánh dấu vào ô không. Tại biên bản hội chẩn số 42/BV-99 của Bệnh
viện B ngày 03-9-2009 bà H khai có tiền sử đau dạ dày 2 năm. Căn cứ
theo Biên bản hội chẩn thì bà H có bệnh đau dạ dày từ ngày 03-9-2007
là trước thời điểm bà H ký Hợp đồng bảo hiểm. Phía Công ty C cho rằng
cụm từ rối loạn tại dạ dày bao gồm tất cả các bệnh liên quan đến dạ dày trong
đó có bệnh đau dạ dày. Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc thẩm, phía bị đơn không
đưa ra được bất kỳ chứng cứ nào để chứng minh, không đưa ra được một giải thích
khoa học nào xác định đau dạ dày chính là rối loạn tại dạ dày.

 [8] Căn cứ theo các quy định pháp luật nêu
trên thì trong trường hợp các bên có sự giải thích khác nhau không rõ ràng khó
hiểu thì Điều khoản này phải được giải thích theo hướng có lợi cho bà H. Như vậy,
không đủ cơ sở xác định đau dạ dày được bao gồm trong rối loạn tại dạ dày như
Công ty C trình bày.

[9] Xét thấy, tại đơn
yêu cầu bảo hiểm không có câu hỏi về bệnh đau dạ dày. Như vậy, phía
Công ty C cho rằng bà H bị bệnh đau dạ dày mà không khai báo là cố tình khai
báo không trung thực và vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin là không có căn
cứ.

[10] Tại câu hỏi 61 của
Đơn yêu cầu bảo hiểm ngày 25-3-2009: “Trong vòng 5 năm trở lại đây, ông,
bà đã có làm xét nghiệm chẩn đoán như X-quang, siêu âm, điện tim đồ,
thử máu, sinh thiết? Hoặc ốm đau, bệnh tật khám y khoa, điều trị tại
bệnh viện nhưng chưa được nêu ở phần trên không?” bà H đánh dấu vào ô
không. Tại phiên tòa phúc thẩm, phía Công ty C cung cấp Phiếu xét
nghiệm hóa sinh máu đề ngày 22-9-2008 mang tên người bệnh là Trương
Thị H. Phía Công ty C xác định đây là tài liệu do Công ty C thu thập
trong hồ sơ kiểm tra sức khỏe định kỳ cho nhân viên của Trường Mầm non
C nơi trước đây bà H công tác. Công ty C cho rằng vào ngày 22-9-2008, bà
H có làm xét nghiệm máu nhưng không khai báo tại câu hỏi số 61, đơn yêu
cầu bảo hiểm là bà H cố tình khai báo không trung thực. Xét thấy, việc
kiểm tra sức khỏe định kỳ được các cơ quan, tổ chức thực hiện một cách thường
xuyên và định kỳ. Khi tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ, người được khám không
biết và không buộc phải biết tổ chức khám chữa bệnh đã tiến hành các biện pháp,
phương pháp gì. Hơn nữa, khi kiểm tra sức khỏe định kỳ bà H không phát hiện dấu
hiệu của một căn bệnh nào dẫn đến việc Công ty C từ chối ký kết hợp đồng với bà
H.  Do đó, không đủ cơ sở xác định
bà H cảm thấy cơ thể bất thường mới tiến hành đi xét nghiệm máu sau
đó mua bảo hiểm của Công ty C.

[11] Như vậy, chưa đủ cơ sở
xác định bà H có gian dối khi ký hợp đồng bảo hiểm, không có cơ sở xác định việc
bà H đánh dấu vào ô không của mục 54 và 61 tại Đơn yêu cầu bảo hiểm làm ảnh hưởng
trực tiếp đến việc Công ty C có xem xét để ký hợp đồng bảo hiểm với bà H hay
không.”

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Án lệ số 17/2018/AL về tình tiết “Có tính chất côn đồ” trong tội “Giết người” có đồng phạm

Được Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua
ngày 17 tháng 10 năm 2018 và được công bố theo Quyết
định số 269/QĐ-CA ngày 06 tháng 11 năm 2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao.

Nguồn án lệ:

Quyết định giám đốc thẩm số 07/2018/HS-GĐT ngày
20-3-2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Giết người”
đối với bị cáo Nguyễn Văn H, sinh năm 1977; trú tại phố A, thị trấn C, huyện P,
tỉnh Thừa Thiên Huế.

– Bị hại: Ông Dương Quang Q.

Vị trí nội dung án lệ:

Đoạn 1 phần “Nhận định của Tòa án”.

Khái quát nội dung của án lệ:

– Tình huống án lệ:

Trong vụ án có đồng phạm, chỉ vì mâu thuẫn nhỏ trong
sinh hoạt, các đồng phạm đã rủ nhau đánh dằn mặt bị hại.

 Khi thực hiện
tội phạm, người thực hành dùng mã tấu chém liên tiếp vào vùng đầu, mặt, chân,
tay của bị hại; việc bị hại không chết là ngoài ý muốn chủ quan của người thực
hành. 

 Người xúi giục
không có mặt khi người thực hành thực hiện tội phạm, không biết việc người thực
hành sử dụng mã tấu chém vào những vùng trọng yếu trên cơ thể bị hại nhưng đã để
mặc cho hậu quả xảy ra. 

Giải pháp
pháp lý:

Trường hợp này, người thực hành phải bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội “Giết người” với tình tiết định khung là “Có tính chất
côn đồ”. Người xúi giục bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người”
nhưng không bị áp dụng tình tiết định khung “Có tính chất côn đồ”.

Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

– Điểm n khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 1999
(tương ứng điểm n khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015);

– Khoản 2 Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 1999 (tương ứng
với khoản 2 Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015).

Từ khóa của án lệ:

“Đồng phạm”; “Có tính chất côn đồ”; “Vùng trọng yếu trên
cơ thể”; “Người thực hành”; “Người xúi giục”; “Tội giết người”.

NỘI DUNG VỤ ÁN:

Khoảng 08h ngày 13-01-2015, do có mâu thuẫn trong
sinh hoạt nên xảy ra xô xát giữa các con của ông Dương Quang Q là Dương
Quang T, Dương Quang R và Dương Quang K với ông Dương Quang H, Dương Quang L và
Nguyễn Văn H. Các con của ông Q dùng tay, chân đấm đá vào người ông Dương Quang
H làm ông H bị xây xát nhẹ. Thấy bố vợ là ông Dương Quang H bị các con của ông
Q đánh, Nguyễn Văn H gọi điện báo cho Trần Quang V (là con rể của ông H). Biết
tin bố vợ bị đánh, V đi từ Hà Tĩnh về Thừa Thiên Huế và rủ thêm Phạm Nhật T
cùng đi đánh ông Q. Khi đi, V và T lấy ở nhà T 02 cây mã tấu, bỏ vào túi vợt cầu
lông rồi mang theo. Khoảng 16 giờ ngày 19-01-2015, V chở T đến thị trấn Lăng Cô
và gọi điện cho H đến nhậu cùng. Tại quán nhậu H nói với V “Ba bị đánh thương lắm,
giờ vẫn còn đau”. V hỏi H địa chỉ nhà ông Q ở đâu và đặc điểm nhận dạng ông Q
như thế nào. Nghe H nói xong, V nói với T “Tý nữa nhậu xong tau với mi đi đánh
lại”, H nói “Nếu đánh thì đánh dằn mặt thôi”. Sau đó, H về trước, V và T vẫn tiếp
tục nhậu.

Khoảng 17 giờ 45 phút, khi đang thanh toán tiền, Trần
Quang V nói với Phạm Nhật T “Có gì tao vào đánh, người dân ra thì mi chặn lại”,
T đồng ý và lên xe máy để V chở đến nhà ông Q. Sau khi chạy vòng quanh nhà ông
Q, biết ông Q không có ở nhà, V dừng xe ở một chỗ vắng người, lấy vải nilon che
biển số xe rồi chở T đi lên cầu Lăng Cô đứng đợi. Đến khoảng 18 giờ, V chở T
vòng xe quay lại đến trước nhà ông Q và nhìn thấy ông Q đang cúi người mở cổng.
V dừng xe mở túi vợt cầu lông lấy ra 01 cây mã tấu có lưỡi hình răng cưa rồi chạy
đến chém liên tiếp vào đầu, mặt, lưng, chân và tay ông Q làm ông Q bị ngã gục
xuống đất. Do nhiều người dân xung quanh nhìn thấy hô hoán và chạy đến nên T cầm
mã tấu đe dọa, ngăn chặn tạo điều kiện cho V chạy đến chỗ để xe máy và nổ máy tẩu
thoát. Khi đến gần đèo Phú Gia, V gọi điện thoại cho H hỏi về tình trạng thương
tích của ông Q. H hỏi lại V “Thế em có chém ông Q không? Ông Q đi Bệnh viện rồi”.
Gọi điện thoại cho H xong V gọi điện cho Dương Quang L nói “Anh vừa mới chém
ông Q xong! Em ở đâu, về cất 02 cây mã tấu cho anh!”. Nghe V điện xong L ra đường
đứng đợi V và T đến. T đưa cho L túi vợt cầu lông đựng 02 cây mã tấu nhờ L cất
giấu rồi V tiếp tục chở T về nhà của V và ngồi uống bia với T. Sau khi L đưa
túi đựng 02 cây mã tấu về nhà nhờ ông Dương Quang H cất hộ, ông H đem túi này
sang nhà bếp của ông Hồ T (bố vợ của ông H) cất giấu. Ông Dương Quang Q được
người dân đưa đi cấp cứu và điều trị tại Bệnh viện thành phố Đà Nẵng đến ngày
03-02-2015 thì được ra viện.

Tại Bản kết luận giám định pháp y về thương tích số
26-15/TgT ngày     28-01-2015, Trung tâm
giám định pháp y tỉnh Thừa Thiên Huế kết luận: Ông Dương Quang Q bị đa vết
thương phần mềm vùng đầu, vai trái, khuỷu tay trái, đùi trái, để lại sẹo không ảnh
hưởng chức năng 3%; vết thương phần mềm vùng mặt ít ảnh hưởng chức năng 8%; chấn
thương gãy 04 răng cửa R1.1,1.2,1.3, 3.3; 2 răng hàm nhỏ 1.4,1.5; răng hàm 1.6
và 1.7 đang điều trị, hiện mất chức năng răng đối diện 20%; vết thương đứt gần
lìa 1 bàn tay trái đã phẫu thuật tái tạo, hiện còn điều trị chưa đánh giá được
di chứng chức năng 8%; vết thương đứt lìa ngón 2 và 3 bàn tay trái 25%; tỷ lệ tổn
thương cơ thể chung là 51%; vật gây thương tích các tổn thương trên là vật sắc
nặng.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 20/2016/HSST ngày
23-5-2016, Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế áp dụng điểm n khoản 1 Điều 93;
các điểm b và p khoản 1 Điều 46; Điều 47; Điều 18; khoản 3 Điều 52 Bộ luật Hình
sự năm 1999, xử phạt Nguyễn Văn H 07 năm tù về tội “Giết người”.

Ngoài ra Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về tội
danh, hình phạt đối với các bị cáo khác, về trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng,
án phí và quyền kháng cáo theo luật định.

Sau khi xét xử sơ thẩm, Nguyễn Văn H có đơn kháng
cáo đề nghị xem xét lại tội danh và xin giảm nhẹ hình phạt.

Tại Bản án hình sự phúc thẩm số 217/2016/HSPT ngày
02-8-2016, Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng quyết định: Chấp nhận kháng cáo
của bị cáo Nguyễn Văn H; áp dụng khoản 2 Điều 104; các điểm b, p khoản 1 Điều
46;    Điều 20; Điều 53 Bộ luật Hình sự
năm 1999, xử phạt Nguyễn Văn H 03 năm tù về tội “Cố ý gây thương tích”.

Tại Kháng nghị giám đốc thẩm số 13/2017/KN-HS ngày
03-7-2017, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị Bản án hình sự phúc thẩm
số 217/2016/HSPT ngày 02-8-2016 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng về phần
tội danh và hình phạt đối với Nguyễn Văn H; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy bản án hình sự phúc thẩm nêu trên về
phần tội danh và hình phạt đối với Nguyễn Văn H để xét xử phúc thẩm lại theo
đúng quy định của pháp luật.

Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát
nhân dân tối cao nhất trí với kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:

[1] Theo các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án
thì: Sau khi chứng kiến việc bố vợ là ông Dương Quang H bị các con của ông
Dương Quang Q đánh, Nguyễn Văn H là người trực tiếp gọi điện báo cho Trần Quang
V biết việc ông H bị đánh. Trong lúc ăn nhậu cùng V và Phạm Nhật T vào tối
ngày          19-01-2015, biết V và T có
ý định đi đánh ông Q để trả thù, H nói “Ba bị đánh thương lắm, chừ còn đau”,
làm củng cố ý thức, quyết tâm của V trong việc đi đánh ông Q. H cũng là người
chỉ nơi ở, đặc điểm nhận dạng của ông Q cho V và T biết để V và T có thể thực
hiện hành vi đánh ông Q. Khi nghe V và T bàn bạc kế hoạch đi đánh ông Q, H
không can ngăn mà còn nói “Nếu đánh thì đánh dằn mặt thôi”, thể hiện sự thống
nhất ý chí về việc đánh ông Q. Sau đó, H bỏ về trước. Thực tế, Trần Quang V đã
dùng mã tấu chém liên tiếp vào vùng đầu, mặt, chân, tay ông Q làm ông Q gục
ngay tại chỗ. Do mọi người can ngăn và được đưa đi cấp cứu kịp thời nên ông Q
không chết là ngoài ý muốn chủ quan của V. Sau khi chém ông Q, V đã gọi liên tiếp
ba cuộc điện thoại cho H để hỏi về thương tích của ông Q. Mặc dù, H không biết
trước việc V dùng mã tấu chém liên tiếp vào những vùng trọng yếu trên cơ thể
ông Q, có thể tước đoạt tính mạng của ông Q nhưng H đã thống nhất ý chí với V
và T trong việc đánh ông Q, chấp nhận hậu quả xảy ra. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm
kết án Nguyễn Văn H đồng phạm với Trần Quang V và Phạm Nhật T về tội “Giết người”
là có căn cứ. Tuy nhiên Tòa án cấp sơ thẩm kết án Nguyễn Văn H theo điểm n khoản
1 Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 1999 với tình tiết định khung “Có tính chất côn đồ”
là không đúng, bởi vì: Trong vụ án này Trần Quang V và Phạm Nhật T là người trực
tiếp thực hiện hành vi đánh ông Q; chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt trong sinh hoạt với
các con của ông Q mà V và T đã dùng mã tấu chém nhiều nhát vào những vùng trọng
yếu trên cơ thể của ông Q nên chỉ hành vi phạm tội của V và T “Có tính chất côn
đồ”, còn Nguyễn Văn H không trực tiếp tham gia đánh ông Q mà giúp sức cho V và
T trong việc đánh ông Q nên hành vi phạm tội của H không “Có tính chất côn đồ”
mà chỉ thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 1999.

[2] Tòa án cấp phúc thẩm nhận định: Việc Trần Quang
V sử dụng mã tấu chém vào đầu, mặt ông Dương Quang Q là hành vi vượt quá ý chí
của Nguyễn Văn H nên H không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người”
mà chỉ chịu trách nhiệm hình sự đối với hậu quả thực tế xảy ra với ông Q, từ đó
sửa bản án hình sự sơ thẩm, chuyển tội danh cho H từ tội “Giết người” sang tội
“Cố ý gây thương tích” là sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. Đồng
thời, Tòa án cấp phúc thẩm đã quá nhấn mạnh tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình
sự đã được Tòa án cấp sơ thẩm xem xét, xử phạt Nguyễn Văn H 03 năm tù là đánh
giá không đúng tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội do bị
cáo gây ra, không có tác dụng răn đe và phòng ngừa chung.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH:

Căn cứ vào khoản 3 Điều 388 và Điều 391 Bộ luật Tố tụng
hình sự;

Hủy Bản án hình sự phúc thẩm số 2107/2016/HSPT ngày
02-8-2016 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng về phần tội danh và hình phạt
đối với Nguyễn Văn H, chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng
để xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

NỘI DUNG ÁN LỆ

“[1] Theo các tài
liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thì: Sau khi chứng kiến việc bố vợ là ông
Dương Quang H bị các con của ông Dương Quang Q đánh, Nguyễn Văn H là người trực
tiếp gọi điện báo cho Trần Quang V biết việc ông H bị đánh. Trong lúc ăn nhậu
cùng V và Phạm Nhật T vào tối ngày
19-01-2015, biết V và T có ý định đi đánh ông Q để
trả thù, H nói “Ba bị đánh thương lắm, chừ còn đau”, làm củng cố ý thức, quyết
tâm của V trong việc đi đánh ông Q. H cũng là người chỉ nơi ở, đặc điểm nhận dạng
của ông Q cho V và T biết để V và T có thể thực hiện hành vi đánh ông Q. Khi
nghe V và T bàn bạc kế hoạch đi đánh ông Q, H không can ngăn mà còn nói “Nếu
đánh thì đánh dằn mặt thôi”, thể hiện sự thống nhất ý chí về việc đánh ông Q.
Sau đó, H bỏ về trước. Thực tế, Trần Quang V đã dùng mã tấu chém liên tiếp vào
vùng đầu, mặt, chân, tay ông Q làm ông Q gục ngay tại chỗ. Do mọi người can
ngăn và được đưa đi cấp cứu kịp thời nên ông Q không chết là ngoài ý muốn chủ
quan của V. Sau khi chém ông Q, V đã gọi liên tiếp ba cuộc điện thoại cho H để
hỏi về thương tích của ông Q. Mặc dù, H không biết trước việc V dùng mã tấu
chém liên tiếp vào những vùng trọng yếu trên cơ thể ông Q, có thể tước đoạt
tính mạng của ông Q nhưng H đã thống nhất ý chí với V và T trong việc đánh ông
Q, chấp nhận hậu quả xảy ra. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm kết án Nguyễn Văn H đồng
phạm với Trần Quang V và Phạm Nhật T về tội “Giết người” là có căn cứ. Tuy
nhiên Tòa án cấp sơ thẩm kết án Nguyễn Văn H theo điểm n khoản 1 Điều 93 Bộ luật
Hình sự năm 1999 với tình tiết định khung “Có tính chất côn đồ” là không đúng,
bởi vì: Trong vụ án này Trần Quang V và Phạm Nhật T là người trực tiếp thực hiện
hành vi đánh ông Q; chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt trong sinh hoạt với các con của
ông Q mà V và T đã dùng mã tấu chém nhiều nhát vào những vùng trọng yếu trên cơ
thể của ông Q nên chỉ hành vi phạm tội của V và T “Có tính chất côn đồ”, còn
Nguyễn Văn H không trực tiếp tham gia đánh ông Q mà giúp sức cho V và T trong
việc đánh ông Q nên hành vi phạm tội của H không “Có tính chất côn đồ” mà chỉ
thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 1999.”

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com