Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ khi tham gia giao thông là một trong những lỗi mà người tham gia giao thông thường mắc phải. Vậy ô tô, xe máy vượt tốc độ bao nhiêu km/h thì vi phạm giao thông? Mức xử phạt là bao nhiêu? Điều 5, điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đường sắt:

Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
i) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h.
6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h;
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h.
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Hiện nay việc tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động là bắt buộc đối với các doanh nghiệp khi có ký kết hợp đồng lao động. Vậy đối với những doanh nghiệp mới tham gia lần đầu thì việc thực hiện thủ tục này tại cơ quan bảo hiểm xã hội như nào? Đây là một câu hỏi đặt ra với rất nhiều doanh nghiệp. Bởi vậy bài viết này của LVNLAW sẽ hướng dẫn thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu cho doanh nghiệp

Căn cứ theo quy định tại điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH ban hành ngày 14/04/2017 có quy định về đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT:

1. Thành phần hồ sơ
1.1. Người lao động
a) Đối với người lao động đang làm việc tại đơn vị:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
– Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.
b) Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Tiết a, c và d Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
– Hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc HĐLĐ được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn HĐLĐ hoặc HĐLĐ được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng.
1.2. Đơn vị:
a) Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
b) Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).
c) Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Kết hợp với hướng dẫn trong Phiếu giao nhận hồ sơ 600 thì hồ sơ để doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu gồm có:

  • Trong trường hợp người lao động chưa có số bảo hiểm xã hội thì cần nộp tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT theo mẫu TK1-TS ( 1 bản/1 người)
  • Trường hợp người lao động thuộc đối tượng có mức hưởng bảo hiểm y tế cao hơn so với mức hưởng bình thường 80% của người lao động thì nộp giấy tờ chứng minh được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn ( theo Mục I Phụ lục 3 – QĐ 595 ( nếu có)
  • Hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc HĐLĐ được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn HĐLĐ hoặc HĐLĐ được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng
  • Trường hợp đã hưởng trợ cấp BHXH 1 lần trước ngày 01/01/2016 còn quá trình đóng BHTN chưa hưởng thì nộp thêm mẫu giấy xác nhận thời gian đóng BHTN chưa hưởng ( mẫu C15-TS)
  • Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (mẫu D02-TS)
  • Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh BHXH, BHYT (mẫu TK3-TS) (Trường hợp đơn vị đăng ký tham gia lần đầu; chuyển địa bàn đóng BHXH, BHYT hoặc có thay đổi thông tin)
  • Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS) (nếu có)

Về thời hạn nộp hồ sơ:

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 99 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:

1. Việc giải quyết đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội;

Do đó trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động thì doanh nghiệp cần nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Nơi nộp hồ sơ: doanh nghiệp nộp trực tiếp tại bộ phận 1 cửa của cơ quan BHXH cấp quận huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc thực hiện nộp qua mạng.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Thông thường một người phải chịu trách nhiệm hình sự khi vi phạm các quy định của bộ luật hình sự, tuy nhiên cũng có xem xét tới độ tuổi của người thực hiện hành vi vi phạm đó mà có thể người vi phạm sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Quy định tại điều 12Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) quy định về độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự như sau:

Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

Bao nhiêu tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự

Căn cứ theo quy định trên, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể phân chia như sau:

Dưới 14 tuổi, người phạm tội sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên trong một số trường hợp người phạm tội có thể bị đưa vào một số trường giáo dưỡng để giáo dục.
Người dưới 14 tuổi được coi là người chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc chưa có năng lực trách nhiệm hình sự và không phải chịu trách nhiệm hình sự bởi vì xét về mặt sinh lý trí tuệ của đối tượng này chưa phát triển đầy đủ nên chưa nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội về hành vi của mình, chưa đủ khả năng tự chủ khi hành động. Tuy nhiên trong một số trường hợp người phạm tội sẽ phải đưa vào trường giáo dưỡng để giáo dục.

Từ 14 đến dưới 16 tuổi. Với độ tuổi này người phạm tội thực hiện hành vi vi phạm quy định trong bộ luật hình sự 2015 sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Các tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự được liệt kê cụ thể tại Khoản 2, Điều 12 Bộ luật hình sự 2015. Nhìn chung các tội này đều là những tội có tính chất rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

Trên 16 tuổi người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về mọi tội. Mặc dù phải chịu trách nhiệm hính sự về mọi tội nhưng pháp luật cũng có quy định riêng về áp dụng hình phạt đối với người phạm tội chưa đủ 18 tuổi nhằm tạo điều kiện cho những người này có cơ hội để sửa sai.

Phân tích về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Thứ nhất: Tuổi chịu trách nhiệm hình sự đều là “đủ mười 14 tuổi trở lên”, “đủ 16 tuổi trở lên”. Tức là người có hành vi vi phạm quy định pháp luật hình sự phải đạt tuổi đủ 14 tuổi, đủ 16 tuổi tính đến thời điểm người đó phạm tội. Hiểu một cách đơn giản thì người phạm tội có tuổi: 13 tuổi 11 tháng hay 15 tuổi 10 tháng thì đều chưa đạt tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự.

Thứ hai: Tuổi chịu trách nhiệm hình sự đã được cụ thể hóa và quy định chặt chẽ hơn so với Bộ luật hình sự năm 2009. Nếu như Bộ Luật hình sự năm 2009 chỉ quy định người phạm tội đủ 16 tuổi trở lên thì phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội phạm, còn người đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên Bộ luật hình sự 2015 đã quy định về vấn đề này cụ thể và chặt chẽ hơn về trách nhiệm hình sự của người đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ mười 16 tuổi qua việc chỉ rõ nếu phạm tội trong độ tuổi này thì người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về những loại tội nào. Chẳng hạn như đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác, tội hiếp dâm….. Nhìn chung quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 2015 đã chặt chẽ, cụ thể hơn nhiều so với quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 2009.

Như vậy, Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) đã có quy định cụ thể rõ ràng hơn so với Bộ luật dân sự 1999: Bổ sung quy định loại trừ đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự (Ví dụ: tội dâm ô, tội giao cấu với người chưa thành niên…) nhằm đảm bảo sự thống nhất trong quy định pháp luật giữa Phần Chung và Phần Tội phạm của Bộ luật hình sự; Quy định cụ thể trường hợp người phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự trong 28 tội được liệt kê ở trên

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

BỘ Y TẾ
————
Số: 1275/BYT-TB-CT
V/v: Đề nghị thực hiện đúng các quy định cơ chế hải quan một cửa quốc gia và Thông tư số 30/2015/TT-BYT của Bộ Y tế
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————
Hà Nội, ngày 11 tháng 03 năm 2016

Kính gửi: Văn phòng đại diện các hãng, các công ty nhập khẩu, kinh doanh trang thiết bị y tế  (sau đây gọi tắt là đơn vị)

Căn cứ Thông tư số 30/2015/TT-BYT ngày 12/10/2015 của Bộ Y tế quy định việc nhập khẩu trang thiết bị y tế.

Căn cứ Quyết định số 5007/QĐ-BYT ngày 23/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc áp dụng cơ chế hải quan một cửa ASEAN và cơ chế hải quan một cửa quốc gia đối với thủ tục hành chính cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế.

Từ ngày 30/11/2015, Bộ Y tế đã phối hợp với Tổng cục Hải quan triển khai cơ chế hải quan một cửa quốc gia đối với thủ tục hành chính cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế, tổ chức 02 Hội nghị phổ biến Thông tư số 30/2015/TT-BYT tập huấn các đơn vị nhập khẩu sử dụng trên Cổng thông tin một cửa quốc gia đối với thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và ban hành các tài liệu hướng dẫn sử dụng trên trang web cổng thông tin một cửa quốc gia (địa chỉ: https://vnsw.gov.vn) về đăng ký tài Khoản, áp dụng quy trình cấp giấy phép nhập khẩu và đăng ký sử dụng chữ ký số.

Thông qua việc ứng dụng phần mềm hải quan một cửa đối với thủ tục hành chính cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế đã tạo Điều kiện, hỗ trợ các đơn vị trong việc khai báo, nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu như: tiếp cận thông tin và tình trạng hồ sơ một cách nhanh chóng, rút ngắn thời gian, chi phí… đặc biệt đối với các đơn vị có vị trí địa lý ở xa như tại Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực phía Nam, đồng thời giảm thời gian cấp giấy phép nhập khẩu.

Trong quá trình thực hiện nhiều đơn vị đã nghiên cứu và thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung theo hướng dẫn và quy định của Bộ Y tế. Tuy nhiên cũng còn nhiều đơn vị chưa quan tâm nghiên cứu, cập nhật và thực hiện đúng các quy định mới theo quy định của Thông tư 30/2015/TT-BYT và các quy định, hướng dẫn trong việc áp dụng và sử dụng phần mềm trên cổng thông tin một cửa quốc gia gây khó khăn trong công tác xử lý hồ sơ và hiệu quả sử dụng phần mềm.

Để giúp các đơn vị nắm bắt và thực hiện đúng các quy định đã được phổ biến và hướng dẫn, Bộ Y tế (Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế) thông báo và đề nghị:

1. Đơn vị nhập khẩu có trách nhiệm nghiên cứu đầy đủ các quy định và yêu cầu về hồ sơ, thủ tục đối với các trường hợp đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu theo quy định của Thông tư số 30/2015/TT-BYT, công văn số 9228/BYT-TB-CT ngày 25/11/2015 và công văn số 102/BYT-TB-CT ngày 08/01/2016 của Bộ Y tế hướng dẫn triển khai thủ tục nhập khẩu theo cơ chế hải quan một cửa và thực hiện Thông tư số 30/2015/TT-BYT, các hướng dẫn về đăng ký tài Khoản, hướng dẫn áp dụng quy trình cấp giấy phép nhập khẩu và đăng ký sử dụng chữ ký số đã được đăng tải trên trang web của cổng thông tin một cửa quốc gia, tránh những trường hợp phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ do lỗi chưa nghiên cứu, nắm rõ các quy định, hướng dẫn đã được phổ biến, tập huấn và hướng dẫn thực hiện.

2. Đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu: Đơn vị nhập khẩu chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, hợp lệ, chính xác và yêu cầu pháp lý theo đúng yêu cầu và quy định của Thông tư số 30/2015/TT-BYT, đồng thời chịu trách nhiệm lưu giữ hồ sơ để bảo đảm truy xuất nguồn gốc, xuất xứ và quản lý chất lượng trang thiết bị y tế theo quy định của pháp luật.

3. Đối với tài liệu kỹ thuật mô tả chủng loại trang thiết bị y tế nhập khẩu, đề nghị đơn vị thực hiện nghiêm túc, cung cấp đầy đủ nội dung có đóng dấu xác nhận của đơn vị theo hướng dẫn tại Phụ lục số IV ban hành kèm theo Thông tư 30/2015/TT-BYT.

Để tránh trường hợp các đơn vị nhập khẩu phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ do các lỗi trong quá trình khai báo sử dụng phần mềm, Bộ Y tế ban hành kèm theo công văn này nội dung hướng dẫn và các lưu ý trong quá trình sử dụng phần mềm trên cổng thông tin một cửa quốc gia để các đơn vị nắm bắt và áp dụng thực hiện (nội dung hướng dẫn đính kèm).

Đề nghị đơn vị nghiêm túc thực hiện các nội dung trên, trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị liên hệ về Bộ Y tế (Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế) theo số điện thoại: 04.62732272, email: vuttbctyt@gmail.com để được xem xét, giải quyết.

Nơi nhận:
– Như trên (danh sách đính kèm);
– Bộ trưởng Bộ Y tế (để báo cáo);
– TT. Nguyễn Viết Tiến (để báo cáo);
– Tổng Cục hải quan (Cục GSQL về HQ);
– Cổng TTĐT Bộ Y tế (để đăng tải);
– Lưu: VT, TB-CT(02b).

TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG
VỤ TRANG THIẾT BỊ VÀ CÔNG TRÌNH Y TẾ

Nguyễn Minh Tuấn

 NỘI DUNG HƯỚNG DẪN

1. Về thông tin tài Khoản:

Đề nghị khai báo đầy đủ, chính xác thông tin về: mã số thuế, địa chỉ, người đại diện, tên doanh nghiệp tiếng Việt và tên viết tắt (viết đầy đủ, viết hoa) theo đúng nội dung của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ giấy chứng nhận đầu tư.

2. Về thông tin hồ sơ trong phần khai báo đơn đề nghị cấp phép nhập khẩu:

– Chọn loại hồ sơ: Chọn đúng hình thức đề nghị cấp phép nhập khẩu: cấp mới, Điều chỉnh, gia hạn.
– Nhóm trang thiết bị: Căn cứ trang thiết bị y tế đơn vị đề nghị nhập khẩu, chọn đúng nhóm trong danh Mục Phụ lục I của Thông tư 30/2015/TT-BYT.
– Tên trang thiết bị: Đề nghị khai thông tin bằng tiếng Việt viết chữ thường (không viết hoa) căn cứ theo danh Mục Phụ lục I của Thông tư 30/2015/TT-BYT cho một loại trang thiết bị y tế nhập khẩu, không sử dụng tên tiếng Anh, tên thương mại, tên hãng hoặc đưa mã, chủng loại hoặc gộp nhiều tên trang thiết bị y tế nhập khẩu.

Ví dụ:

Đúng: Máy điện não;
Sai: Máy điện não EEG, Máy điện não VIRGO-24, Máy điện não (Electroencephalograph), Máy điện não và Máy điện cơ, Máy đo và phân tích điện não.

– Chủng loại (model). Đề nghị khai thông tin đầy đủ, đúng nội dung được ghi trên giấy chứng nhận lưu hành tự do và không ghi tên trang thiết bị y tế nhập khẩu vào phần mô tả chủng loại, trường hợp có nhiều chủng loại của cùng một trang thiết bị y tế nhập khẩu được thể hiện trên cùng giấy chứng nhận lưu hành tự do, đề nghị khai thông tin đầy đủ và phân cách nhau giữa các chủng loại bằng dấu chấm phẩy “;”.

Lưu ý: Chỉ đưa chủng loại vào phần Phụ lục đính kèm trong trường hợp đơn vị nhập khẩu trang thiết bị y tế gồm chủng loại hoặc kèm theo mã của sản phẩm hoặc thiết bị là hệ thống gồm nhiều bộ phận và không thể liệt kê trong phần thông tin chủng loại trên đơn đề nghị nhập khẩu.

– Hãng, nước sản xuất: Đề nghị khai thông tin theo đúng, đầy đủ nội dung được ghi trên giấy chứng nhận chất lượng và phân cách giữa hãng và nước sản xuất bằng dấu phẩy “,”. Ví dụ: Đúng: Siemens, Germany; Sai: Siemens/ Germany hoặc Siemens/ Nhật Bản, Japan.
– Hãng, nước chủ sở hữu: Đề nghị khai thông tin theo đúng, đầy đủ nội dung được ghi trên giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm, giấy chứng nhận chất lượng và phân cách giữa hãng và nước sản xuất bằng dấu phẩy “,”.
– Hãng, nước phân phối (nếu có): Là đơn vị tại nước ngoài được ủy quyền bởi chủ sở hữu (nếu có) để phân phối trang thiết bị y tế, đề nghị đơn vị nhập khẩu khai thông tin theo đúng, đầy đủ nội dung nếu có được ghi trên giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm, giấy ủy quyền của chủ sở hữu, không khai thông tin là đơn vị phân phối tại Việt Nam hoặc bỏ trống nếu không có nội dung.

Ví dụ:
Đúng: Gold Lite Pte Ltd, Singapore;
Sai: Công ty TM&DVKT LT, Việt Nam.

– Thời hạn giấy ủy quyền: Đề nghị đơn vị nhập khẩu khai đúng và chính xác theo thời hạn ghi trên giấy ủy quyền được nộp trong hồ sơ đề nghị nhập khẩu. Trường hợp chủ sở hữu ủy quyền thông qua nhiều đơn vị khác nhau thì thời hạn giấy ủy quyền sẽ được lấy theo thời hạn gần nhất của một trong các giấy ủy quyền.

3. Về các tệp đính kèm:

– Đề nghị các đơn vị nhập khẩu scan chế độ màu các tài liệu trong hồ sơ đề nghị nhập khẩu trang thiết bị y tế sau khi đã thực hiện theo các yêu cầu được quy định tại Thông tư số 30/2015/TT-BYT. Trường hợp tài liệu là bản công chứng lưu ý scan đầy đủ các trang và có dấu công chứng trên từng trang hoặc được đóng dấu giáp lai các trang.
– Đề nghị đặt tên tệp đính kèm thể hiện nội dung theo đơn đề nghị nhập khẩu. Ví dụ: Giay chung nhan CFS_model A, Giay chung nhan CFS_model B, C, D, Giay chung nhan ISO 13485, Giay uy quyen, Giay dang ky DN.
– Đề nghị sắp xếp theo thứ tự và scan thành một file đối với giấy chứng nhận lưu hành tự do và giấy ủy quyền.
Lưu ý: Mỗi file tương ứng một tài liệu đính kèm, không tách rời từng file riêng lẻ.

Ví dụ:
Đúng: Giấy ủy quyền có 03 trang sẽ được scan trong 1 file đính kèm
Sai: Tách thành 3 file đính kèm

– Trường hợp gồm nhiều giấy ủy quyền của chủ sở hữu cho đơn vị nhập khẩu, đề nghị sắp xếp theo thứ tự và scan thành một file từ giấy ủy quyền của chủ sở hữu đến các đơn vị phân phối, đơn vị nhập khẩu.
– Trường hợp giấy chứng nhận lưu hành tự do gồm nhiều trang và không thể scan thành một file do dung lượng lớn hoặc không thể tải lên phần mềm, đơn vị nhập khẩu có thể scan trang giấy chứng nhận kèm theo các trang thể hiện thông tin về chủng loại thiết bị nhập khẩu (đã được đánh dấu) thành một file, đồng thời đơn vị có trách nhiệm cung cấp bản gốc đối chiếu nếu được yêu cầu theo quy định.
– Trường hợp phải khai báo theo Phụ lục đính kèm, đề nghị đơn vị nhập khẩu tải mẫu Phụ lục trên phần mềm và điền các thông tin theo mẫu quy định, bỏ các cột không có thông tin (ví dụ: Mã sản phẩm, Quy cách đóng gói hoặc đơn vị tính hoặc Hãng, nước phân phối) sau đó lưu lại dưới định dạng file .pdf và gửi lên phần mềm, không đưa thêm các thông tin khác ngoài mẫu đã được quy định.
– Đề nghị không tải các file không đúng với nội dung đề nghị cấp phép nhập khẩu hoặc không đúng với nội dung file yêu cầu trong phần mềm./.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính

Về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính theo khoản 3 điều 3 luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:

Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

Do vậy, trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính nói chung người bị lập biên bản về vi phạm hành chính có quyền yêu cầu căn cứ về hành vi vi phạm hành chính.

Yêu cầu bằng chứng vi phạm giao thông

Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 19 Thông tư 65/2020/TT-BCA (được sửa bởi Thông tư 15/2022/TT-BCA) quy định:

Điều 19. Kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
3. Khi kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, nếu phát hiện, thu thập được thông tin, hình ảnh về hành vi vi phạm pháp luật của người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, người có thẩm quyền xử phạt thực hiện:
a) Tổ chức lực lượng dừng phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Trường hợp người vi phạm đề nghị được xem thông tin, hình ảnh, kết quả thu thập được về hành vi vi phạm thì cho xem nếu đã có thông tin, hình ảnh, kết quả tại đó; nếu chưa có thì hướng dẫn người vi phạm xem thông tin, hình ảnh, kết quả khi đến xử lý vi phạm tại trụ sở đơn vị;
b) Trường hợp không dừng được phương tiện giao thông vi phạm để kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính thì thực hiện theo quy định tại Điều 19a Thông tư này.

Yêu cầu dừng xe kiểm tra giấy tờ

Căn cứ khoản 2 Điều 10 Thông tư 65/2020/TT-BCA, khi dừng phương tiện thực hiện việc kiểm soát, CSGT phải kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện gồm:

Điều 10. Nội dung tuần tra, kiểm soát
2. Nội dung kiểm soát
a) Kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông, gồm: Giấy phép lái xe; Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, Bằng hoặc Chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng; Giấy đăng ký xe; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng (đối với loại xe có quy định phải kiểm định); Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và các giấy tờ khác có liên quan theo quy định của pháp luật;

 Theo Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA, ngoài trường hợp phát hiện vi phạm giao thông thì CSGT mới được dừng xe kiểm soát mà vẫn còn 03 trường hợp khác, bao gồm:

Điều 16. Dừng phương tiện giao thông để kiểm soát
1. Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:
a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
d) Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ

Vì vậy, khi bị dừng xe người dân có quyền hỏi lý do dừng xe tuy nhiên vẫn có nghĩa vụ xuất trình giấy tờ. Trường hợp bị xử phạt người dân có quyền yêu cầu về chứng minh vi phạm


Câu hỏi 1: Xin chào luật sư, tôi đang tham gia giao thông trên đường và bị yêu cầu dừng xe vì vượt đèn đỏ. Tuy nhiên khi đi qua ngã tư đèn vẫn còn 2s nữa. Như vậy tôi có quyền yêu cầu các chiến sỹ CSGT chứng minh lỗi của tôi hay không? Căn cứ như thế nào được coi là bằng chứng khi tham gia giao thông?

Trả lời

Khi bạn bị dừng xe mà cho rằng việc đưa ra lỗi là không chính xác thì bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu CSGT chứng minh về lỗi của mình. Khi đó việc chứng minh này có thể thông qua các bằng chứng cụ thể như: ảnh chụp, video…Vì thế, CSGT phải áp dụng các biện pháp kĩ thuật như camera, máy đo nồng độ cồn, máy bắn tốc độ và sử dụng nó làm chứng cứ để lập biên bản để xử phạt vi phạm.

Nếu CSGT không chứng minh được vi phạm thì không có quyền xử phạt bạn trong trường hợp đó. Một số trường hợp nếu không chứng minh được vi phạm mà vẫn cố tình xử phạt thì sau khi nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính.


Câu hỏi 2: Tôi bị cảnh sát giao thông dừng xe và thông báo lỗi vượt đèn đỏ, trong biên bản ghi lỗi “không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông“, tuy nhiên khi tôi khẳng định mình không vi phạm. Vậy tôi có thể yêu cầu cảnh sát giao thông đưa ra bằng chứng hay không? Các quy định cụ thể tại văn bản pháp luật nào?

Trả lời

Việc chứng mình này có thể thông qua các bằng chứng như: ảnh chụp, video…hoặc người làm chứng. Vì vậy khi cảnh sát giao thông lập biên bản bạn có thể yêu cầu đưa ra căn cứ chứng minh vi phạm của mình, nếu cho rằng căn cứ này không đủ thuyết phục thì bạn có thể chứng minh ngược lại.

Nếu cảnh sát giao thông không chứng minh được thì người vi phạm vẫn nên ký vào biên bản tuy nhiên cần ghi rõ:“Tôi không đồng ý với lỗi trên vì không chứng minh được vi phạm” và giữ lại một bản của biên bản.

Sau 7 ngày người vi phạm có thể tới cơ quan cảnh sát giao thông để lấy quyết định phạt, sau đó làm thủ tục khiếu nại trong thời hạn là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính. Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

Lưu ý: Các trường hợp xử phạt tại chỗ với mức phạt dưới 250.000 VNĐ với cá nhân và dưới 500.000 VNĐ với tổ chức thì có thể khiếu nại ngay khi bị ra quyết định vì các trường hợp này không phải lập biên bản

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Chắc hẳn mỗi chúng ta, ai cũng đã có lần đi hát karaoke. Nhưng không phải ai cũng biết rằng kinh doanh dịch vụ karaoke là một trong những lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke được quy định tại nghị định 54/2019/NĐ-CP cụ thể như sau:

Dịch vụ kinh doanh karaoke là gì?

Theo quy định tại khoản 2 điều 2 nghị định 54/2019/NĐ-CP giải thích về dịch vụ karaoke như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dịch vụ karaoke là dịch vụ cung cấp âm thanh, ánh sáng, nhạc, lời bài hát và hình ảnh thể hiện trên màn hình (hoặc hình thức tương tự) phục vụ cho hoạt động ca hát tại các cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke theo quy định của Nghị định này.

Hiểu đơn giản là các đơn vị cung cấp dịch vụ karaoke cung cấp trang thiết bị để phục vụ cho hoạt động ca hát tại cơ sở này bao gồm nhạc, lời bài hát, hình ảnh….

Điều kiện kinh doanh karaoke

Quy định tại điều 4 nghị định 54/2019/NĐ-CP như sau:

Điều 4. Điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke
1. Là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
3. Phòng hát phải có diện tích sử dụng từ 20 m2 trở lên, không kể công trình phụ.
4. Không được đặt chốt cửa bên trong phòng hát hoặc đặt thiết bị báo động (trừ các thiết bị báo cháy nổ).

Trách nhiệm khi kinh doanh karaoke

Trách nhiệm kinh doanh karaokie theo quy định tại điều 6, 7 nghị định 54/2019/NĐ-CP

Điều 6. Trách nhiệm chung của doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường
2. Chấp hành pháp luật lao động với người lào động theo quy định của pháp luật. Cung cấp trang phục, biển tên cho người lao động.
3. Bảo đảm đủ điều kiện cách âm và âm thanh thoát ra ngoài phòng hát hoặc phòng vũ trường phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
4. Tuân thủ quy định tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu.
5. Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
6. Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; vệ sinh an toàn thực phẩm; bản quyền tác giả; hợp đồng lao động; an toàn lao động; bảo hiểm; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Điều 7. Trách nhiệm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ karaoke
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 6 Nghị định này, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh có trách nhiệm:
1. Bảo đảm hình ảnh phù hợp lời bài hát thể hiện trên màn hình (hoặc hình thức tương tự) và văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
2. Không được hoạt động từ 0 giờ sáng đến 08 giờ sáng.

Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh karaoke

Hồ sơ xin cấp phép kinh doanh karaoke
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh
– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự

Trình tự cấp phép theo điều 11 nghị định như sau:

Điều 11. Trình tự cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh
1. Doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc trực tuyến 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 10 Nghị định này đến cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh.
2. Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh có văn bản thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ.
3. Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện quy định tại Nghị định này, cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này). Trường hợp không cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh gửi và lưu Giấy phép này như sau: 02 bản lưu tại cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh; 01 bản gửi doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh được cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh; 01 bản gửi cơ quan công an cấp huyện nơi thực hiện kinh doanh; 01 bản gửi cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh; đăng tải trên trang Thông tin điện tử của cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh.

Thời gian cấp phép: 5 ngày làm việc

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Kinh doanh khí gas (Liquefied Petroleum Gas, viết tắt là LPG) là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo nghị đinh 87/2018/NĐ-CP. Theo quy định tại nghị định này điều kiện kinh doanh như sau:

Điều kiện đối với cửa hàng bán lẻ LPG chai

– Là thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Có hợp đồng tối thiểu 1 năm bán LPG chai với thương nhân có giấy chứng nhận đủ điều kiện còn hiệu lực theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp cửa hàng trực thuộc của thương nhân.
– Đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.

Điều kiện phòng cháy chữa cháy đổi với cửa hàng kinh doanh bán lẻ LPG chai

Điều kiện PCCC của cửa hàng kinh doanh gas theo quyết định 3912/QĐ-BKHCN công bố Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2623-2017 như sau:

Về lối thoát nạn trong cửa hàng bán lẻ LPG chai:
– Phải thiết kế, bố trí 01 cửa ra vào có chiều rộng tối thiểu 0,8 m, chiều cao ít nhất 2,2m;
– Phải bố trí ít nhất 01 cửa dự phòng hướng mở ra ngoài để người ở trong dễ dàng thoát ra ngoài khi có sự cố, có chiều rộng tối thiểu 0,8 m, chiều cao tối thiểu 1,9m. Tại mỗi cửa thoát nạn cần phải có đèn chỉ dẫn thoát nạn EXIT và hướng chỉ dẫn thoát nạn để giúp nhận biết được lối thoát nạn khi có sự cố xảy ra.
– Yêu cầu về thông gió cũng được thay đổi, có thể sử dụng cửa ra vào, cửa dự phòng để thông gió, trường hợp không đảm bảo thông gió tự nhiên cần phải thiết kế thông gió cưỡng bức. Tiêu chuẩn cũ không yêu cầu phải thiết kế khu vực chứa hàng thì tiêu chuẩn mới quy định giữa khu vực chứa hàng và khu vực bán hàng phải có dấu hiệu nhận diện và cách nhau ít nhất 1,5m. Về phương tiện phòng cháy chữa cháy cũng có sự thay đổi, số lượng bình chữa cháy là 02 bình chữa cháy bằng khí loại 5kg và 02 bình chữa cháy bằng bột loại 8kg; lắp đặt đèn chỉ dẫn lối thoát nạn EXIT tại các cửa thoát nạn và thiết bị kiểm tra rò rỉ khí gas trong khu vực chứa hàng và khu vực bán hàng. Nhân viên làm việc tại cửa hàng bán lẻ LPG chai phải được huấn luyện và được cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH cấp giấy chứng nhận huấn luyện về PCCC&CNCH. Ngoài ra còn có các yêu cầu điều kiện an toàn về khoảng cách ngăn cháy, các giải pháp chống cháy lan, hệ thống điện, bậc chịu lửa của công trình…

Thủ tục xin cấp phép bán lẻ LPG chai

Hồ sơ xin cấp phép bản lẻ LPG chai
– Giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cửa hàng bán lẻ LPG chai
– Bản sao hợp đồng bán LPG chai với thương nhân có giấy chứng nhận đủ điều kiện còn hiệu lực.
– Tài liệu chứng minh đáp ứng các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy.
Cơ quan giải quyết: UBND cấp quận, huyện
Thời gian thực hiện: 15 ngày làm việc
Phí thẩm định: 1.200.000 VNĐ/doanh nghiệp; 400.000 VNĐ/HKD
Giấy chứng nhận đủ điều kiện có thời hạn hiệu lực là 10 năm kể từ ngày cấp mới

Điều chỉnh giấy chứng nhận bán lẻ LPG chai

Các thay đổi cần điều chính giấy chứng nhận bán lẻ LPG chai

– Thay đổi về đăng ký kinh doanh;
– Thay đổi địa điểm trụ sở chính;
– Thay đổi thông tin liên quan đến thương nhân đăng ký

Thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận bán lẻ LPG chai

Hồ sơ điều chỉnh:
– Giấy đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận
– Giấy tờ, tài liệu liên quan chứng minh nội dung thay đổi
Thời gian thực hiện: 7 ngày làm việc
Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận không thay đổi.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Áp dụng tương tự pháp luật là gì?

Áp dụng tương tự pháp luật là việc áp dụng một văn bản pháp luật tương tự trong một tình huống khác (của văn bản pháp luật khác) mà luật đó chưa có hướng dẫn đối với vấn đề được nêu ra. Thực tế, khi soạn thảo các văn bản pháp luật không thể bao trùm hết các vấn đề của cuộc sống. Do vậy, việc áp dụng tương tự pháp luật nhằm giải quyết các lỗ hổng mà các văn bản pháp luật chưa nêu ra (hoặc nêu ra chưa đầy đủ). Ví dụ các trường hợp bồi thường do cây đổ, vật nuôi gây ra có thể áp dụng với quả rụng, rễ cây…gây thiệt hại

Tại sao phải áp dụng tương tự pháp luật

Việc ban hành văn bản pháp luật là việc dự liệu các tình huống thực tế xảy ra. Tuy nhiên, việc dự liệu không thể chính xác 100% do thực tế cuộc sống luôn luôn thay đổi, chính vì vậy pháp luật sẽ có nhưng lỗ hổng mà người làm luật chưa thể dự liệu được hoặc việc bổ sung vào văn bản pháp luật gây dài dòng và không phù hợp. Một số trường hợp khi áp dụng pháp luật có những khái niệm cần phải trích dẫn từ từ điển tiếng Việt (vì không có phần giải thích từ ngữ)

Điều kiện áp dụng tương tự pháp luật

Nếu như áp dụng pháp là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế, cụ thể trên cơ sở quy pháp pháp luật trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó nhằm cá biệt hoá quy phạm pháp luật đó vào trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể thì áp dụng pháp luật tương tự lại là hoạt động giải quyết các vụ việc thực tế, cụ thể khi trong hệ thống pháp luật không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh vụ việc đó, tức là không có khuôn mẫu trực tiếp do nhà nước quy định cho việc giải quyết vụ việc đó. Vì thế, áp dụng pháp luật tương tự chỉ được thực hiện khi:
– Phát sinh vấn đề liên quan đến pháp luật
– Vấn đề không có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh
Có quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề tương tự vấn đề nêu trên

Cách thức áp dụng:
– Xác định tính chất của vấn đề (có liên quan đến pháp luật hay không)
– Xác định có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh vấn đề đó hay không
– Xác định quy phạm pháp luật tương tự (nằm trong điều naò của văn bản nào) để coi đó làm cơ sở pháp lý cho áp dụng pháp luật tương tự.

Ví dụ: Theo quy định tại luật doanh nghiệp 2020 có các khái niệm về bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với các chức danh trong công ty. Tuy nhiên, các khái niệm này lại không được đề cập trong luật doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn. Vì vậy, việc áp dụng tương tự với các khái niệm trong luật cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi bổ sung 2019)

Áp dụng tương tự pháp luật trong dân sự

Theo quy định tại điều 6 bộ luật dân sự 2015 quy định về áp dụng tương tự pháp luật như sau:

Điều 6. Áp dụng tương tự pháp luật
1. Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.
2. Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng.

Áp dụng tương tự pháp luật trong hình sự

Theo bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì một hành vi chỉ bị coi là tội phạm khi tội đó được quy định trong bộ luật hình sự. Do vậy, hiểu đơn giản là nếu luật không quy định thì không bị coi là tội phạm. Chính vì lý do này, việc áp dụng tương tự pháp luật không thể áp dụng trong quan hệ về hình sự vì sẽ trái với nội dung của luật ban hành.

Ngược lại với dân sự, việc áp dụng tương tự pháp luật giúp việc giải quyết các mâu thuẫn về dẫn sự được dễ dàng hơn trong dân sự thì việc áp dụng tương tự pháp luật trong hình sự sẽ dẫn tới “hình sự hóa” các hành vi chưa được coi là tội phạm trái ngược với tinh thần pháp luật “người dân được làm những gì pháp luật không cấm.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Đối với một số hàng hóa khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam đều có yêu cầu về giấy chứng nhận lưu hành tự do (Ví dụ: Mỹ phẩm nhập khẩu, trang thiết bị y tế nhập khẩu…). Trong bài viết này LVNLAW sẽ giải đáp chi tiết về giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)

Giấy chứng nhận lưu hành tự do là gì?

Giấy chứng nhận lưu hành tự do là văn bản chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu hàng hóa để chứng nhận hàng hóa đó được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu. Giấy chứng nhận lưu hành tự do bao gồm giấy chứng nhận mang tính đặc thù hoặc mang đầy đủ nội dung của giấy chứng nhận lưu hành tự do và các loại văn bản chứng nhận có nội dung tương tự. (Điều 36 Luật quản lý ngoại thương 2017)

Giấy chứng nhận lưu hành tự do thường là Cetificate of Freesale tuy nhiên có thể có nhiều loại giấy có tên khác nhau vẫn được coi là giấy chứng nhận lưu hành tự do như: Cetificate of Goverment, Cetificate of Export…miễn là có đầy đủ các nội dung theo yêu cầu của một giấy chứng nhận lưu hành tự do.

Nội dung của giấy chứng nhận lưu hành tự do

Theo quy định tại khoản 3 điều 10 nghị định 69/2018/NĐ-CP bắt buộc phải có các nội dung chủ yếu như sau:
Tên cơ quan, tổ chức cấp CFS.
Số, ngày cấp CFS.
– Tên sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS.
– Loại hoặc nhóm sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS.
– Tên và địa chỉ của nhà sản xuất.
– Trên CFS phải ghi rõ là sản phẩm, hàng hóa được sản xuất và được phép bán tự do tại thị trường của nước sản xuất hoặc nước cấp CFS.
– Họ tên, chữ ký của người ký CFS và dấu của cơ quan, tổ chức cấp CFS.

Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận lưu hành tự do

Giấy chứng nhận tự do có thời hạn theo thời hạn ghi trên giấy, trong trường hợp giấy chứng nhận lưu hành tự do không có thời hạn thì tuỳ từng trường hợp thời hạn giấy phép lưu hành tự do sẽ có thời han 24 đến 36 tháng kể từ ngày cấp phụ thuộc vào quy định từng mặt hàng.

Ví dụ:
1. Tại điều 28 nghị định 36/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi nghị định 169/2018/NĐ-CP quy định: “Trường hợp giấy chứng nhận lưu hành tự do không ghi rõ thời hạn hết hiệu lực thì thời điểm hết hết hiệu lực của giấy chứng nhận lưu hành tự do được tính là 36 tháng, kể từ ngày cấp
2. Tại điều 10 thông tư 30/2015/TT-BYT quy định: “Trường hợp giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với chủng loại trang thiết bị y tế nhập khẩu không ghi rõ thời hạn hết hiệu lực thì phải là bản được cấp trong vòng 24 tháng, kể từ ngày cấp”

Trường hp có yêu cầu của bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý, CFS phải được hp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc trên cơ sở có đi có lại.

Hồ sơ cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)

Việc cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với hàng hoá xuất khẩu theo nghị định 69/2018/NĐ-CP hồ sơ bao gồm:
– Văn bản đề nghị cấp CFS nêu rõ tên hàng, mã HS của hàng hóa, số chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc số đăng ký, số hiệu tiêu chuẩn (nếu có), thành phần hàm lượng hợp chất (nếu có), nước nhập khẩu hàng hóa: 1 bản chính, thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh. (Phụ lục III thông tư 12/2018/TT-BCT)
– Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
– Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có), bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở, các mặt hàng sản xuất để xuất khẩu: 1 bản chính.
– Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa): 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

Cơ quan cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)

Cơ quan cấp CFS đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương
– Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội – Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, địa chỉ: 25 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
– Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng – Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, địa chỉ: 7B Cách Mạng Tháng Tám, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
– Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh – Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, địa chỉ: Lầu 8, tòa nhà 12 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Các trường hợp hàng hoá không thuộc quản lý của bộ công thương sẽ do các cơ quan quản lý chuyên ngành cấp. Ví dụ CFS cho trang thiết bị y tế thực hiện tại Bộ Y Tế

Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS

Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do tại cơ quan có thẩm quyền
Bước 2: Trong vòng 3 ngày làm việc, cơ quan cấp CFS thông báo về việc sửa đổi hồ sơ (nếu có). Thời hạn cấp CFS không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày thương nhân nộp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định.

Cơ quan cấp CFS có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất trường hợp nhận thấy việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp CFS hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định đối với CFS đã cấp trước đó.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Thuế TNCN chuyển nhượng bất động sản

Theo quy định tại điều 17 thông tư 92/2015/TT-BTC quy định như sau:

Điều 17. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 Thông tư số 111/2013/TT-BTC như sau:
“Điều 12. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là giá chuyển nhượng từng lần và thuế suất.
1. Giá chuyển nhượng
a) Giá chuyển nhượng đối với chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có công trình xây dựng trên đất là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng.
Trường hợp trên hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá hoặc giá trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng thì giá chuyển nhượng được xác định theo bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng.
b) Giá chuyển nhượng đối với chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với công trình xây dựng trên đất, kể cả nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng.
Trường hợp trên hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá đất hoặc giá đất trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì giá chuyển nhượng đất là giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về đất đai.
Trường hợp chuyển nhượng nhà gắn liền với đất thì phần giá trị nhà, kết cấu hạ tầng và công trình kiến trúc gắn liền với đất được xác định căn cứ theo giá tính lệ phí trước bạ nhà do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không có quy định giá tính lệ phí trước bạ nhà thì căn cứ vào quy định của Bộ Xây dựng về phân loại nhà, về tiêu chuẩn, định mức xây dựng cơ bản, về giá trị còn lại thực tế của công trình trên đất.
Đối với công trình xây dựng hình thành trong tương lai, trường hợp hợp đồng không ghi giá chuyển nhượng hoặc giá chuyển nhượng thấp hơn tỷ lệ góp vốn trên tổng giá trị hợp đồng nhân với giá đất và giá tính lệ phí trước bạ công trình xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì giá chuyển nhượng được xác định theo giá Ủy ban nhân với tỷ lệ góp vốn trên tổng giá trị hợp đồng. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chưa có quy định về đơn giá thì áp dụng theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng công bố, đang áp dụng tại thời điểm chuyển nhượng.
c) Giá chuyển nhượng đối với chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước là giá ghi trên hợp đồng tại thời điểm chuyển nhượng quyền thuê mặt đất, thuê mặt nước.
Trường hợp đơn giá cho thuê lại trên hợp đồng thấp hơn giá do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tại thời điểm cho thuê lại thì giá cho thuê lại được xác định căn cứ theo bảng giá do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.
2. Thuế suất
Thuế suất đối với chuyển nhượng bất động sản là 2% trên giá chuyển nhượng hoặc giá cho thuê lại.
3. Thời điểm tính thuế từ chuyển nhượng bất động sản được xác định như sau:
– Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không có thỏa thuận bên mua là người nộp thuế thay cho bên bán thì thời điểm tính thuế là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực theo quy định của pháp luật;
– Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng có thỏa thuận bên mua là người nộp thuế thay cho bên bán thì thời điểm tính thuế là thời điểm làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản.
Trường hợp cá nhân nhận chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai, quyền sử dụng đất gắn với công trình xây dựng tương lai là thời điểm cá nhân nộp hồ sơ khai thuế với cơ quan thuế.
4. Cách tính thuế
a) Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản được xác định như sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng x Thuế suất 2%
b) Trường hợp chuyển nhượng bất sản là đồng sở hữu thì nghĩa vụ thuế được xác định riêng cho từng người nộp thuế theo tỷ lệ sở hữu bất động sản. Căn cứ xác định tỷ lệ sở hữu là tài liệu hợp pháp như: thỏa thuận góp vốn ban đầu, di chúc hoặc quyết định phân chia của tòa án,… Trường hợp không có tài liệu hợp pháp thì nghĩa vụ thuế của từng người nộp thuế được xác định theo tỷ lệ bình quân.”

Theo đó mức thuế TNCN được xác định là 2%, về giá chuyển nhượng phụ thuộc vào giá đất của UBND tỉnh hoặc giá thực tế và theo múc giá cao hơn

Miễn thuế TNCN khi chuyển nhượng bất động sản

Các trường hợp miễn thuế TNCN khi chuyển nhượng bất động sản theo điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC bao gồm:
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; bố vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau. Trường hợp bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản) do vợ hoặc chồng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung của vợ chồng, khi ly hôn được phân chia theo thỏa thuận hoặc do tòa án phán quyết thì việc phân chia tài sản này thuộc diện được miễn thuế.
– Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Điều kiện xác nhận có duy nhất một nhà ở

Theo quy định tại điểm b điều 3 thông tư 111/2013/TT-BTC để xác nhận nhà duy nhất cần đáp ứng cá điều kiện sau:

Điều 3. Các khoản thu nhập được miễn thuế
1. Căn cứ quy định tại Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 4 của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm:
b) Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
b.1) Cá nhân chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở được miễn thuế theo hướng dẫn tại điểm b, khoản 1, Điều này phải đồng thời đáp ứng các điều kiện sau:
b.1.1) Chỉ có duy nhất quyền sở hữu một nhà ở hoặc quyền sử dụng một thửa đất ở (bao gồm cả trường hợp có nhà ở hoặc công trình xây dựng gắn liền với thửa đất đó) tại thời điểm chuyển nhượng, cụ thể như sau:
b.1.1.1) Việc xác định quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở căn cứ vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
b.1.1.2) Trường hợp chuyển nhượng nhà ở có chung quyền sở hữu, đất ở có chung quyền sử dụng thì chỉ cá nhân chưa có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nơi khác được miễn thuế; cá nhân có chung quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở còn có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở khác không được miễn thuế.
b.1.1.3) Trường hợp vợ chồng có chung quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở và cũng là duy nhất của chung vợ chồng nhưng vợ hoặc chồng còn có nhà ở, đất ở riêng, khi chuyển nhượng nhà ở, đất ở của chung vợ chồng thì vợ hoặc chồng chưa có nhà ở, đất ở riêng được miễn thuế; chồng hoặc vợ có nhà ở, đất ở riêng không được miễn thuế. 
b.1.2) Có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở tính đến thời điểm chuyển nhượng tối thiểu là 183 ngày.
Thời điểm xác định quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở là ngày cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
b.1.3) Chuyển nhượng toàn bộ nhà ở, đất ở.
Trường hợp cá nhân có quyền hoặc chung quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất ở duy nhất nhưng chuyển nhượng một phần thì không được miễn thuế cho phần chuyển nhượng đó.
b.2) Nhà ở, đất ở duy nhất được miễn thuế do cá nhân chuyển nhượng bất động sản tự khai và chịu trách nhiệm. Nếu phát hiện không đúng sẽ bị xử lý truy thu thuế và phạt về hành vi vi phạm pháp luật thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
b.3) Trường hợp chuyển nhượng nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai không thuộc diện được miễn thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại điểm b, khoản 1, Điều này

Hiện tại các văn bản hướng dẫn không có quy định cụ thể nào về việc chứng minh duy nhất một nhà ở như thế nào và tại cơ quan nào. Do đó, khi tiến hành khai thuế thu nhập cá nhân hiện nay, các cơ quan đăng ký nhà đất hướng dẫn tự khai và cam kết rằng tài sản là nhà đó là tài sản duy nhất Trường hợp phát hiện không đúng sẽ bị xử lý truy thu thuế và phạt về hành vi vi phạm pháp luật thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Hoặc cách thú hai mà cơ quan thuế không chấp nhận cam kết, người bán nhà có thể tự làm một mẫu đơn xác nhận đó là tài sản duy nhất và xin xác nhận của chính quyền địa phương nơi mình sinh sống để làm giấy tờ bảo đảm cho cam kết của mình. (Cần lưu ý trường hợp này không phải địa phương nào cũng đồng ý xác nhận)

Lệ phí trước bạ khi chuyển nhượng bất động sản

Mức lệ phí trước bạ theo quy định đối với bất động sản là 0.5% theo quy định tại khoản 1 điều 7 nghị định 140/2016/NĐ-CP (Sửa đổi, bổ sung bởi nghị định 20/2019/NĐ-CP)

Điều 7. Mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%)
1. Nhà, đất mức thu là 0,5%.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Nhằm mục đích cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vào các dịp lễ tết doanh nghiệp thực hiện mua bán hàng hóa để tặng, cho người lao động, khách hàng. Vậy khi thực hiện hoạt động này doanh nghiệp có cần thực hiện xuất hóa đơn hay không?

Quà cho, biếu, tặng có phải xuất hóa đơn?

Theo quy định tại điều 4 nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định đối với trường hợp cho, biếu, tặng hàng hóa đều phải xuất hóa đơn theo quy định

Điều 4. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

Cách viết hóa đơn đối với hàng cho, biếu, tặng

Tại khoản 7, 9 điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC và theo công văn 5483/2017/TCT-DNL trường hợp khi tặng quà cho khách hàng vào dịp lễ, tết, hội nghị khách hàng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay hàng hóa dùng để biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động  thì doanh nghiệp phải lập hóa đơn, tính kê khai nộp thuế GTGT như bán hàng hóa cho khách hàng

Khi đó giá tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa biếu tặng được xác định là giá bán hoặc là giá của hàng hóa tương đương như theo quy định tại khoản 3 điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC

3. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp không thực hiện xuất hóa đơn hoặc xuất hóa đơn không đúng quy định pháp luật sẽ bị xử phạt hành chính

Chi phí mua hàng cho, biếu, tặng

Căn cứ khoản 2 điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi bởi thông tư 96/2015/TT-BTC) quy định về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo đó các khoản chi phí mua quà biếu tặng được tính để khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp khi:

Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này).
Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư số 78/2014/TT-BTC có hiệu lực thi hành thì không phải điều chỉnh lại theo quy định tại Điểm này.
Ví dụ 7: Tháng 8 năm 2014 doanh nghiệp A có mua hàng hóa đã có hóa đơn và giá trị ghi trên hóa đơn là 30 triệu đồng nhưng chưa thanh toán. Trong kỳ tính thuế năm 2014, doanh nghiệp A đã tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với giá trị mua hàng hóa này. Sang năm 2015, doanh nghiệp A có thực hiện thanh toán giá trị mua hàng hóa này bằng tiền mặt do vậy doanh nghiệp A phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kỳ tính thuế năm 2015).
Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị dưới 20 triệu đồng và có thanh toán bằng tiền mặt thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

PHỤ LỤC III
MẪU XÁC NHẬN THỜI GIAN CÔNG TÁC
(Kèm theo Thông tư số 19/2021/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN XÁC NHẬN THỜI GIAN CÔNG TÁC

Kính gửi: …………………….1…………………………………………

Tên tôi là: ………………………………………………………………………………………………
Sinh ngày:………………………………………………………………………………………………
Số CMND/Định danh/Hộ chiếu: ……. ngày cấp: ……… nơi cấp: ……………….
Kính đề nghị Quý cơ quan xác nhận các nội dung sau:
Tôi đã (hoặc đang) làm việc tại: ………………………………………………………………
Thời gian làm việc: từ ngày ……/……/…… đến ngày ……/……/ ………………
Vị trí đảm nhiệm: …………………………………………………………………………………..
Công việc chính được giao: …………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
Kính mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Quý Cơ quan.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

……2….., ngày……tháng……năm 20……
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
NƠI LÀM VIỆC
(ký, ghi họ tên, xác nhận)
NGƯỜI VIẾT ĐƠN
(ký, ghi rõ họ tên)

_______________
1 Địa danh
2 Tên cơ quan, đơn vị nơi làm việc

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Đối với việc mua bán căn hộ chung cư có thể chia ra làm nhiều trường hợp. Trong bài viết này LVNLAW sẽ đưa ra các trường hợp về mua bán. Thông thường, nhà chung cư từ khi bắt đầu xây dựng sẽ trải qua các giai đoạn sau:
1. Ký hợp đồng mua bán với chủ đầu tư
2. Chủ đầu tư bàn giao căn hộ cho người mua
3. Thực hiện cấp sổ hồng cho nhà chung cư
Tùy vào thời điểm mua nhà chung cư mà có thể xảy ra các trường hợp sau:

Mua bán nhà chung cư chưa có sổ

Đối với nhà chung cư đang trong quá trình hoàn thiện chưa bàn giao hoặc đã bàn giao nhưng chưa thực hiện làm sổ, khi mua bán sẽ được thực hiện bằng việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà chung cư. Theo thông tư Thông tư 19/2016/TT-BXD việc thực hiện như sau:
– Công chứng văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán
– Khai và nộp thuế TNCN do chuyển nhượng căn hộ
– Chủ đầu tư xác nhận vào văn bản chuyển nhượng

Công chứng văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán

Căn cứ theo Điều 33 Thông tư 19/2016/TT-BXD thì bên chuyển nhượng và chung cư và bên nhận chuyển nhượng nhà chung cư thực hiện chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà chung cư. Sau đó các bên sẽ có mặt tại văn phòng công chứng để thực hiện công chứng nội dung hợp đồng này.

Hồ sơ chuẩn bị khi công chứng văn bản chuyển nhượng nhà chung cư
– Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà chung cư (07 bản gốc)
– Hợp đồng mua bán nhà chung cư của bên bán với chủ đầu tư (Bản gốc)
– Biên bản bàn giao nhà của chủ đầu tư (đối với trường hợp đã bàn giao nhà)
– Giấy xác nhận của chủ đầu tư về việc căn nhà chung cư giao dịch chư được cấp sổ hồng (bản gốc)
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của bên chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng (trong trường hợp bên chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng đã kết hôn), giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (trong trường hợp bên nhận chuyển nhượng đứng tên cá nhân, chưa đăng ký kết hôn) (bản gốc)
– Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân của bên chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng (bản gốc)

Khai, nộp thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng hợp đồng mua bán

Sau khi hai bên hoàn thành việc công chứng văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán. Bên chuyển nhượng hoặc bên nhận chuyển nhượng sẽ thực hiện kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân. Theo hướng dẫn tại điểm g khoản 5 điều 2 thông tư 111/2013/TT-BTC thì thu nhập từ chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà chung cư được xác định là thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là khoản thu nhập nhận được từ việc chuyển nhượng bất động sản bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất
b) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Tài sản gắn liền với đất bao gồm:
b.1) Nhà ở; kể cả nhà ở hình thành trong tương lai
b.2) Kết cấu hạ tầng và các công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai.

c) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai

g) Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức.

Mức thuế thu nhập cá nhân phải nộp khi chuyển nhượng nhà chung cư

Thuế TNCN phải nộp = Giá chuyển nhượng x thuế suất 2%

Lưu ý: Trong trường hợp giá chuyển nhượng thấp hơn giá nhà do UBND Tỉnh (thành phố) quy định thì cơ quan thuế sẽ lấy giá nhà do nhà nước quy định để làm cơ sở tính thuế thu nhập cá nhân.

Hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng căn hộ
– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo mẫu số 03/BĐS-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC
– Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà chung cư (01 Bản gốc)
– Chứng minh nhân dân của bên chuyển nhượng (Bản sao có chứng thực)
Cơ quan thuế giải quyết: Chi cục thuế nơi có căn nhà chung cư

Chủ đầu tư xác nhận vào văn bản chuyển nhượng đã công chứng

Hồ sơ gửi cho chủ đầu tư
– Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà chung cư (05 bản gốc)
– Hợp đồng mua bán nhà chung cư giữa chủ đầu tư và bên chuyển nhượng (bản gốc)
– Biên bản bàn giao nhà giữa chủ đầu tư và bên chuyển nhượng (bản gốc)
– Biên lai nộp thuế thu nhập cá nhân (bản gốc)
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của bên nhận chuyển nhượng (Trong trường hợp vợ chồng cùng nhận chuyển nhượng nhà chung cư) (bản sao có chứng thực)
– Chứng minh nhân dân / Hộ chiếu/ Căn cước công dân của bên chuyển nhượng (bản sao có chứng thực)

Quy trình xác nhận của chủ đầu tư
Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày chủ đầu tư nhận được hồ sơ hợp lệ. Sau khi xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà chung cư chủ đầu tư sẽ phải gửi lại bên nhận chuyển nhượng những giấy tờ sau:
– Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà chung cư (02 bản gốc)
– Hợp đồng mua bán nhà chung cư giữa chủ đầu tư và bên chuyển nhượng (bản gốc)
– Biên lai nộp thuế thu nhập cá nhân (bản gốc)
– Biên bản bàn giao nhà (bản gốc)

Mua nhà chung cư đã có sổ

Lưu ý: Đối với trường hợp nhà chung cư đã bàn giao và chủ đầu tư đang thực hiện thủ tục làm sổ thì phải chờ ra sổ mới có thể thực hiện chuyển nhượng (không thể thực hiện chuyển nhượng hợp đồng mua bán). Trường hợp đã ra sổ thực hiện như sau:

Công chứng hợp đồng mua bán

Bên mua và bên bán chuẩn bị hồ sơ để thực hiện ký hợp đồng mua bán căn hộ tại văn phòng công chứng gồm:
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà
– Giấy tờ pháp lý của bên mua và bên bán (bao gồm cả của vợ/chồng kèm theo đăng ký kết hôn)
Thủ tục công chứng được thực hiện tại phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng nơi có nhà

Thực hiện sang tên nhà chung cư

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà gồm:
1. Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (theo mẫu)
2. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (bản chính, bản sao có chứng thực)
3. CMTND, hộ khẩu thường trú (cả bên bán và bên mua, bản sao có chứng thực)
4. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà (có công chứng)
5. Hồ sơ kỹ thuật căn hộ (bản chính)
6. Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy chứng nhận tình trạng nhân thân (bản sao)

Cơ quan giải quyết: Văn phòng đăng ký nhà đất địa phương

Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp:
– Thuế thu nhập cá nhân: 2% giá trị chuyển nhượng
– Lệ phí trước bạ: 0,5% giá trị chuyển nhượng

Lưu ý khi mua nhà chung cư

Hiện nay các chung cư tại thành phố lớn mọc lên nhiều, do vậy việc mua bán các căn hộ chung cư diễn ra thường xuyên hơn, tuy nhiên khi mua bán các căn hộ chung cư cũng thường xảy ra một số vấn đề pháp lý mà khác hàng cần lưu ý như sau:

Chủ đầu tư được phép thế chấp dự án nhà ở hình thành trong tương lai

Theo quy định tại điều 147 Luật nhà ở 2014 chủ đầu tư có thể thế chấp dự án đối với các căn hộ hình thành trong tương lai để vay vốn do vậy khi tiến hành mua bán chủ đầu tư phải làm thủ tục giải chấp trước khi tiến hành mua bán các căn hộ chung cư.

Điều 147. Thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở và thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai
1. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở được thế chấp dự án hoặc nhà ở xây dựng trong dự án tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để vay vốn cho việc đầu tư dự án hoặc xây dựng nhà ở đó; trường hợp chủ đầu tư đã thế chấp nhà ở mà có nhu cầu huy động vốn góp để phân chia nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở hoặc có nhu cầu bán, cho thuê mua nhà ở đó thì phải giải chấp nhà ở này trước khi ký hợp đồng huy động vốn góp, hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở với khách hàng, trừ trường hợp được bên góp vốn, bên mua, thuê mua nhà ở và bên nhận thế chấp đồng ý.
Việc xác định nhà ở đã được giải chấp trước khi ký hợp đồng huy động vốn góp, hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở với khách hàng theo quy định tại khoản này được nêu rõ trong văn bản thông báo nhà ở đủ điều kiện được bán của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở.
2. Tổ chức, cá nhân xây dựng nhà ở hình thành trong tương lai trên thửa đất ở hợp pháp của mình; tổ chức, cá nhân mua nhà ở hình thành trong tương lai trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở của chủ đầu tư được thế chấp nhà ở này tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để vay vốn phục vụ cho xây dựng nhà ở hoặc để mua chính nhà ở đó.

Chủ đầu tư phải có bảo lãnh với ngân hàng trong trường hợp không thể ban giao căn hộ đúng hạn

Được quy định tại điều 56 Luật KDBĐS 2014 chủ đầu tư phải có bảo lãnh bởi ngân hàng thương mại trong trường hợp không thực hiện đúng tiến độ bàn giao. Do vậy khi mua căn hộ cần chú ý yêu cầu chủ đầu tư cung cấp cam kết bảo lãnh của ngân hàng đồng thời trong hợp đồng mua bán, cho thuê cũng cần có nội dung chấm dứt hợp đồng và hoàn lại tiền trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ.

Điều 56. Bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai
1. Chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố danh sách ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh trong kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lai.
2. Phạm vi, điều kiện, nội dung và phí bảo lãnh do các bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm thực hiện trách nhiệm của bên bảo lãnh quy định tại khoản 3 Điều này và phải được lập thành hợp đồng. Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi bản sao hợp đồng bảo lãnh cho bên mua, bên thuê mua khi ký kết hợp đồng mua, thuê mua.
Hợp đồng bảo lãnh có thời hạn cho đến khi nhà ở được bàn giao cho bên mua, bên thuê mua.
3. Trường hợp chủ đầu tư không thực hiện bàn giao nhà ở theo tiến độ đã cam kết và bên mua, bên thuê mua có yêu cầu thì bên bảo lãnh có trách nhiệm hoàn lại số tiền ứng trước và các khoản tiền khác cho khách hàng theo hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở và hợp đồng bảo lãnh đã ký kết.
4. Việc bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai thực hiện theo quy định tại Điều này và quy định của pháp luật về bảo lãnh.

Lưu ý khoản tiền 2% phí bảo trì chung cư

Quy định tại điều 108 Luật nhà ở 2014 người mua sẽ phải đóng phí bảo trì tương đương 2% giá trị căn hộ, theo đó người mua cần kiểm tra kỹ các nội dung này có được ghi vào giá bán hay không? Tránh trường hợp phía chủ đầu tư loại chi phí này để tính riêng.

Diện tích căn hộ chung cư

Tìm hiểu rõ về diện tích của căn hộ theo quy định của luật nhà ở 2014:“2. Diện tích sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư được tính theo kích thước thông thủy bao gồm cả phần diện tích tường ngăn các phòng bên trong căn hộ, diện tích ban công, lô gia (nếu có) và không tính diện tích tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, diện tích sàn có cột, hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ. Khi tính diện tích ban công thì tính toàn bộ diện tích sàn; trường hợp ban công có phần diện tích tường chung thì tính từ mép trong của tường chung.”

Các vấn đề cần tìm hiểu khi quyết định mua căn hộ chung cư

Khi tiến hành mua căn hộ chung cư cần tìm hiểu rõ một số vấn đề: đã thanh toán tiền hết hay chưa? Căn hộ được bàn giao hay chưa? Chủ của căn hộ có sổ hay chưa?
Nếu đã có sổ: Làm thủ tục ký hợp đồng tại phòng công chứng và làm thủ tục sang tên tại văn phòng đăng ký nhà đất
Nếu chưa có sổ và đã nộp hồ sơ chờ cấp sổ: Đợi cấp sổ rồi làm thủ tục mua bán
Nếu chưa có sổ và chưa nộp hồ sơ chờ cấp sổ: Làm thủ tục chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà chung cư

Khách hàng tham khảo sơ đồ dưới đây để nẵm rõ hơn trước khi quyết định mua căn hộ chung cư


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

………., ngày……tháng……năm………

VĂN BẢN CHUYỂN NHƯỢNG HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở THƯƠNG MẠI

– Căn cứ Luật Nhà ở số 65/2014/QH13;
– Căn cứ Thông tư số 19/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Luật Nhà ở và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Nhà ở;
– Các căn cứ khác: …………………………………………………………………………………….

Hai bên chúng tôi gồm:

BÊN CHUYỂN NHƯỢNG HỢP ĐỒNG (GỌI TẮT LÀ BÊN A)
– Ông (bà): …………………………………………………………………………………………………
(nếu là cá nhân thì ghi đầy đủ thông tin cá nhân, nếu bên chuyển nhượng là vợ chồng thì phải ghi tên cả 2 vợ chồng theo quy định; nếu là tổ chức thì ghi tên tổ chức và người đại diện theo pháp luật của tổ chức).
– Số CMTND: ………………………………do CA ………………….cấp ngày
– Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………….
– Địa chỉ liên hệ: ………………………………………………………………………………………..
– Số điện thoại liên hệ: ………………………………………………………………………………
– Số tài Khoản (nếu có) …………………………………..tại ngân hàng …….

BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG HỢP ĐỒNG (GỌI TẮT LÀ BÊN B)
– Ông (bà): …………………………………………………………………………………………………
(nếu là cá nhân thì ghi đầy đủ thông tin cá nhân, nếu bên chuyển nhượng là vợ chồng thì phải ghi tên cả 2 vợ chồng theo quy định; nếu là tổ chức thì ghi tên tổ chức và người đại diện theo pháp luật của tổ chức).
– Số CMTND: ………………………………do CA ………………….cấp ngày
– Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………….
– Địa chỉ liên hệ: ………………………………………………………………………………………..
– Số điện thoại liên hệ: ………………………………………………………………………………
– Số tài Khoản (nếu có) …………………………………..tại ngân hàng …….

Hai bên chúng tôi nhất trí thỏa thuận các nội dung sau đây:
Điều 1: Bên A chuyển nhượng cho Bên B hợp đồng mua bán nhà ở với các nội dung như sau:

  1. Tên, số hợp đồng, phụ lục hợp đồng, ngày ký (hoặc văn bản chuyển nhượng hợp đồng ký ngày… nếu chuyển nhượng từ lần thứ hai trở đi)…………………
  2. Bên bán nhà ở: Chủ đầu tư (Công ty ………………………………………………………
  3. Loại nhà ở: ……………, tại dự án:………………………………………………………… ;
  4. Địa chỉ nhà ở: ………………………………………………………………………………………..
  5. Biên bản bàn giao nhà ở (nếu có);
  6. Giá bán………………… đ (bằng chữ: ………………………………………………………….. )
  7. Số tiền Bên A đã thanh toán cho chủ đầu tư: …………………………………………
  8. Trường hợp Bên A đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư và thanh toán hết tiền cho chủ đầu tư thì cần ghi rõ số tiền Bên A đã thanh toán cho chủ đầu tư.

Điều 2: Các hồ sơ, giấy tờ kèm theo

  1. Hợp đồng mua bán nhà ở ký với công ty ………………………………………………..
  2. Các biên lai nộp tiền mua bán nhà ở với chủ đầu tư kèm theo hóa đơn VAT (nếu có).
  3. Các giấy tờ khác: …………………………………………………………………………………..
  4. Thời hạn bàn giao hồ sơ, giấy tờ quy định tại Điều này: ………………………..

Điều 3: Giá chuyển nhượng hợp đồng, thời hạn và phương thức thanh toán tiền chuyển nhượng hợp đồng

1. Giá chuyển nhượng hợp đồng là: ……………………………đồng (bằng chữ:…………………………………………………)
Giá chuyển nhượng này đã bao gồm:
– Khoản tiền mà Bên A đã thanh toán cho Chủ đầu tư theo hóa đơn (phiếu thu) là: ……………đồng (bằng chữ………………… ), bằng ……….% giá trị hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với Chủ đầu tư.
– Các Khoản tiền khác mà Bên A đã chi trả có liên quan đến nhà ở chuyển nhượng này (có hóa đơn, phiếu thu kèm theo): ……………..đồng (bằng chữ……………………………….)
2. Phương thức thanh toán: Bên B thanh toán cho Bên A bằng tiền đồng Việt Nam (trả qua tài Khoản của bên A hoặc trả bằng tiền mặt ……………)
3. Thời hạn thanh toán: ……………………………………………………………………………..

Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của hai bên
1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A:
a) Yêu cầu Bên B thanh toán đầy đủ, đúng hạn số tiền nhận chuyển nhượng hợp đồng quy định tại Điều 3 của văn bản này;
b) Cam kết chịu trách nhiệm về hợp đồng mua bán nhà ở quy định tại Điều 1 của văn bản này là không thuộc diện có tranh chấp, chưa chuyển nhượng cho người khác, không có thế chấp………;
c) Bàn giao hồ sơ theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 2 của văn bản chuyển nhượng hợp đồng và văn bản chuyển nhượng hợp đồng nếu chuyển nhượng hợp đồng từ lần thứ hai trở đi;
d) Cùng với Bên B làm thủ tục chuyển nhượng hợp đồng tại cơ quan công chứng và thực hiện việc xác nhận việc chuyển nhượng hợp đồng với Chủ đầu tư;
đ) Nộp thuế thu nhập, các nghĩa vụ tài chính khác mà pháp luật quy định thuộc trách nhiệm của Bên A phải nộp và cung cấp cho Bên B biên lai đã nộp nghĩa vụ tài chính theo quy định;
e) Chấm dứt các quyền và nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với Chủ đầu tư kể từ ngày văn bản chuyển nhượng này được chủ đầu tư xác nhận;
g) Nộp phạt vi phạm theo thỏa thuận; bồi thường thiệt hại cho Bên B nếu gây thiệt hại;
2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B:
a) Thanh toán tiền nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở cho Bên A theo đúng thỏa thuận tại Điều 3 của văn bản chuyển nhượng hợp đồng này (có giấy biên nhận do 2 bên ký xác nhận);
b) Tiếp nhận hợp đồng mua bán nhà ở (và văn bản chuyển nhượng hợp đồng nếu chuyển nhượng hợp đồng từ lần thứ hai trở đi), các giấy tờ có liên quan đến nhà ở theo thỏa thuận;
c) Được tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Bên A theo hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với Chủ đầu tư và được coi như bên mua nhà ở kể từ ngày văn bản chuyển nhượng này được chủ đầu tư xác nhận;
d) Cùng với Bên A làm thủ tục xác nhận việc chuyển nhượng hợp đồng tại cơ quan công chứng và xác nhận tại chủ đầu tư vào văn bản này;
đ) Nộp phạt vi phạm theo thỏa thuận; bồi thường thiệt hại cho Bên A gây thiệt hại;
e) Các quyền và nghĩa vụ khác do các bên thỏa thuận (như Bên B nộp thuế thu nhập thay cho Bên A; phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại ….)……….

Điều 5: Giải quyết tranh chấp
Trong trường hợp có tranh chấp về các nội dung của văn bản này thì các bên bàn bạc, thương lượng giải quyết. Nếu không thương lượng được thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 6: Hiệu lực của văn bản chuyển nhượng hợp đồng
Văn bản chuyển nhượng hợp đồng này có hiệu lực kể từ thời Điểm đáp ứng đầy đủ các Điều kiện sau đây:
a) Được ký đầy đủ bởi các bên;
b) Được công chứng hoặc chứng thực (nếu thuộc diện bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực theo quy định);
c) Được chủ đầu tư xác nhận.
Văn bản này được lập thành 07 bản và có giá trị pháp lý như nhau; mỗi bên giữ 01 bản, 01 bản lưu tại cơ quan công chứng, 01 bản chuyển cho cơ quan thuế và 03 bản lưu tại chủ đầu tư.

BÊN A
(ký tên, nếu là tổ chức thì đóng dấu)
BÊN B
(ký tên, nếu là tổ chức thì đóng dấu)

Chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Văn phòng (hoặc Phòng) công chứng hoặc UBND ……………………chứng nhận hoặc chứng thực: các Bên có tên trong văn bản chuyển nhượng này đã nhất trí thỏa thuận về việc Bên chuyển nhượng là ông (bà) (hoặc tổ chức) …………………….là người đã mua nhà ở theo hợp đồng mua bán nhà ở số……ngày….tháng….năm….ký với chủ đầu tư ……………(hoặc là Bên đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở theo văn bản chuyển nhượng hợp đồng ký ngày….tháng….năm ….của ông (bà) hoặc tổ chức ………………..nếu là chuyển nhượng từ lần thứ 2 trở đi) nay chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở này cho Bên nhận chuyển nhượng là ông (bà) hoặc tổ chức ………………………………….

Sau khi có chứng nhận này, hai Bên thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước và đề nghị chủ đầu tư ………………xác nhận vào văn bản chuyển nhượng này./.

  …….., ngày……tháng……năm……
Công chứng viên hoặc người chứng thực
(ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Xác nhận của chủ đầu tư…….. (ghi tên công ty bán nhà …………………….)

Công ty ……………..xác nhận ông (bà) (hoặc tổ chức): ……………….là người đã mua nhà ở theo hợp đồng mua bán nhà ở số ……ngày….tháng….năm….(hoặc là Bên đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở theo văn bản chuyển nhượng hợp đồng ký ngày…… của ông (bà) hoặc tổ chức ………………nếu là chuyển nhượng từ lần thứ 2 trở đi), nay công ty…………………xác nhận việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở giữa ông (bà) hoặc tổ chức ………………………………và ông (bà) hoặc tổ chức ……………………….

Kể từ ngày ký xác nhận này, công ty ………….sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ với Bên nhận chuyển nhượng hợp đồng là ông (bà) hoặc tổ chức ………………theo thông tin ghi trong văn bản chuyển nhượng hợp đồng này. Bên nhận chuyển nhượng hợp đồng được tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bên mua nhà ở theo hợp đồng mua bán nhà ở số …………đã ký với công ty./.

  …….., ngày……tháng……năm……
Đại diện Công ty
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Hiện nay, trên mạng xã hội hoặc youtube có nhiều người tiến hành cover các bài hát nổi tiếng. Đặc biệt có những trường hợp bản cover còn có nhiều lượt xem hơn bản gốc. Vậy, câu hỏi đặt ra là: tự ý cover bài hát có cần phải xin phép hay không? Cover bài hát có vi phạm bản quyền tác giả hay không? Nếu vi phạm thì mức phạt đối với hành vi cover không xin phép là như thế nào và cách thức nào để đảm bảo quyền lợi cho ca sĩ hoặc nhạc sĩ sáng tác.

Cover bài hát là gì?

Việc cover bài hát thường là một cá nhân hoặc nhóm người thể hiện lại ca khúc đó kèm theo việc biểu diễn theo phong cách mới, lời mới hoặc giai điệu mới

Cover bài hát có cần phải xin phép

Theo quy định tại điểm d khoản 1 điều 14 của luật sở hữu trí tuệ thì “tác phẩm âm nhạc” là một trong những loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Và bài hát là một trong những tác phẩm âm nhạc được phép bảo hộ. Về nguyên tắc, bài hát được bảo hộ ngay khi tác giả sáng tác mà không cần làm thủ tục đăng ký.

Việc biểu diễn tác phẩm hoặc làm tác phẩm phái sinh là một trong những quyền tài sản của tác phẩm và được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả gồm:
– Làm tác phẩm phái sinh;
– Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
– Sao chép tác phẩm;
– Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
– Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

Trên thực tế, với mỗi bài hát thường quyền tài sản được bán cho một công ty âm nhạc hoặc một ca sĩ nhất định. Theo đó, trường hợp duy nhất không cần xin phép là trường hợp “Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền“. Thực tế các trường hợp cover trên youtube, mạng xã hội để kiểm tiền quảng cáo từ các đối tác quảng cáo youtube, facebook không thuộc trường hợp này. Do vậy, hiểu đơn giản cover bài hát thì vẫn phải xin phép.

Muốn cover bài hát phải xin phép ai? Đối tượng xin phép cover

Thông thường chủ sở hữu quyền tài sản đối với sản phẩm là tác giả. Tuy nhiên nếu tác phẩm là bài hát đã được bán cho các công ty hoặc nghệ sĩ thì người cần xin phép chính là công ty hoặc nghệ sĩ đang sở hữu quyền tài sản đối với bài hát đó

Thủ tục xin phép cover bài hát

Việc xin phép cover bài hát rất đơn giản là gửi yêu cầu xin cover tới chủ sở hữu tác phẩm. Trường hợp cần thận hơn thì có thể yêu cầu chủ sở hữu tác phẩm đồng ý bằng văn bản để tránh tranh chấp sau này.

Mức phạt khi cover bài hát không xin phép

Mức phạt khi xâm phạm về việc biểu diễn tác phẩm trước công chúng được quy định tại điều 13 nghị định 131/2013/NĐ-CP như sau:

Điều 13. Hành vi xâm phạm quyền cho phép biểu diễn tác phẩm trước công chúng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi biểu diễn trực tiếp tác phẩm trước công chúng mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi biểu diễn tác phẩm thông qua các chương trình ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.

Theo quy định trên, mức phạt tối đa có thể tới 15.000.000 VNĐ. Tuy nhiên, thực tế, với một bài hát hot được cover trên youtube thu nhập có thể lớn hơn con số này. Ngoài ra, việc khởi kiện hoặc yêu cầu xử lý vi phạm quyền tác giả tại Việt Nam còn chưa đủ sức răn đe do vậy chủ sở hữu tác phẩm nên chú ý hơn đối với việc bảo vệ quyền lợi cho mình bằng cách đăng ký bản quyền tác giả để có cơ sở làm bằng chứng trước toà.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Việc ủy quyền thực hiện thủ tục về bảo hiểm xã hội được quy định tại khoản 6, điều 18 luật bảo hiểm xã hội cụ thể như sau:

Điều 18. Quyền của người lao động
6. Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Mẫu ủy quyền 13-HSB theo quyết định 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019

Mẫu số 13-HSB

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY ỦY QUYỀN

I. Người ủy quyền:
Họ và tên: ……………………………………., sinh ngày ……. /…… /……….
Mã số BHXH:………………………………….
Loại chế độ được hưởng: …………………………………………………………..
Số điện thoại liên hệ:………………………………………
Số CMND/số căn cước công dân/số hộ chiếu/: …………….. do…………………….. cấp ngày …/……./……
Nơi cư trú (1): …………………………………………………………………………..

II. Người được ủy quyền:
Họ và tên: ……………………………………….., sinh ngày ……… /…….. /……….
Số CMND/số căn cước công dân /hộ chiếu/:……………… do…………………….. cấp ngày …/……./……
Nơi cư trú (1): …………………………………………………………………
Số điện thoại:……………………………………

III. Nội dung ủy quyền(2):
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

IV: Thời hạn ủy quyền: (3)……………………………………
Chúng tôi cam kết chấp hành đúng nội dung ủy quyền như đã nêu ở trên.
Trong trường hợp người ủy quyền (người hưởng chế độ) xuất cảnh trái phép hoặc bị Tòa án tuyên bố là mất tích hoặc bị chết hoặc có căn cứ xác định việc hưởng BHXH không đúng quy định của pháp luật thì Tôi là người được ủy quyền cam kết sẽ thông báo kịp thời cho đại diện chi trả hoặc BHXH cấp huyện. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật và hoàn trả lại tiền nếu không thực hiện đúng cam kết./.

……, ngày … tháng … năm ….
Chứng thực chữ ký
của người ủy quyền
(4)
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
………, ngày … tháng … năm ….
Người ủy quyền
(Ký, ghi rõ họ tên)  
……….., ngày …. tháng …. năm …..
Người được ủy quyền
(Ký, ghi rõ họ tên)  

HƯỚNG DẪN LẬP MẪU SỐ 13-HSB
(1) Ghi đầy đủ địa chỉ: Số nhà, ngõ (ngách, hẻm), đường phố, tổ (thôn, xóm, ấp), xã (ph­ường, thị trấn), huyện (quận, thị xã, thành phố), tỉnh (thành phố); trường hợp người ủy quyền đang chấp hành hình phạt tù thì ghi tên trại giam, huyện (quận, thị xã, thành phố), tỉnh(thành phố);
(2) Ghi rõ nội dung ủy quyền như: Làm loại thủ tục gì; nhận hồ sơ hưởng BHXH (bao gồm cả thẻ BHYT) nếu có; Nhận lương hưu hoặc loại trợ cấp gì; đổi thẻ BHYT, thanh toán BHYT, đổi sổ BHXH, điều chỉnh mức hưởng hoặc chế độ gì… Nếu nội dung ủy quyền bao gồm cả làm đơn thì cũng phải ghi rõ làm ủy quyền làm đơn, trường hợp ủy quyền cho thực hiện toàn bộ thủ tục (bao gồm cả làm đơn, nộp, nhận hồ sơ, nhận tiền) thì phải ghi thật cụ thể.
(3) Thời hạn ủy quyền do các bên tự thỏa thuận và ghi rõ từ ngày/tháng/năm đến ngày/tháng/năm; trường hợp để trống thì thời hạn ủy quyền là một năm kể từ ngày xác lập việc ủy quyền
(4) Chứng thực chữ ký của người ủy quyền: Là chứng thực chính quyền địa phương hoặc của Phòng Công chứng hoặc của Thủ trưởng trại giam, trại tạm giam hoặc của Đại sứ quán Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hoặc của chính quyền địa phương của nước ngoài nơi người hưởng đang cư trú (chỉ cần xác nhận chữ ký của người ủy quyền);

Lưu ý:
– Giấy ủy quyền bằng tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực theo quy định của pháp luật. – Trường hợp người được ủy quyền không thực hiện đúng nội dung cam kết thì ngoài việc phải bồi thường số tiền đã nhận không đúng quy định thì tùy theo hậu quả còn bị xử lý theo quy định của pháp luật hành chính hoặc hình sự

Tham khảo
– https://baohiemxahoi.gov.vn/hoidap/pages/default.aspx?ItemID=24101

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Tôi vô ý làm chết người được quy định tại điều 128, 129 bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau:

Điều 128. Tội vô ý làm chết người
1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Hành vi vô ý làm chết người quy định tại Điều 129 Bộ luật hình sự 2017, ngoài các dấu hiệu về tội vô ý làm chết người ra còn có thêm dấu hiệu do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, tội phạm này xảy ra còn do do sự bất cẩn, cẩu thả cũng như thiếu trách nhiệm của người phạm tội.

Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính được quy định trong Điều 129, Bộ luật hình sự năm 2017, theo đó tội này được quy định như sau:

Điều 129. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy hành vi vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính là hành vi của người coi thường quy tắc nghề nghiệp, quy tắc hành chính, không tuân thủ theo những quy tắc đó, thực hiện một cách cẩu thả hoặc tin tưởng là hậu quả xảy ra nhưng thực tế đã dẫn đến hậu quả chết người,từ quy định tại điều luật,chúng ta có thấy thể thấy dấu hiệu pháp lý của tội này như sau:

Về chủ thể: Chủ thể của tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính trước hết phải đảm bảo các yếu tố cần và đủ như: độ tuổi, năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại bộ luật hình sự. Tuy nhiên, đối với tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của tội phạm này.

Về khách thể: Xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền sống của con người, đối tượng tác động của tội phạm là con người.

Về mặt khách quan của tội phạm:
Hành vi khách quan: Hành vi khách quan được thực hiện bằng một trong hai loại hành vi sau:
– Hành vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp. Đó là hành vi do không quy định các quy tắc nhất định mà nghề nghiệp buộc phải yêu cầu gây ra hậu quả chết người.
Ví dụ: A là bác sĩ của một bệnh viện, khi phát thuốc cho bệnh nhân do cẩu thả không kiểm tra thuốc nên đã đưa nhầm thuốc cho bệnh nhân uống và bệnh nhân chết.
– Hành vi phạm quy tắc hành chính
Ví dụ: Chặt cây công cộng trái với quy định của cơ quan có thẩm quyền, làm gẫy cành cây, đứt dây dẫn điện, gây chết người qua đường…

Hậu quả: Hậu quả là yếu tố bắt buộc của tội phạm này, hậu quả chết người phải xảy ra, giữa hành vi và hậu quả có mối quan hệ mật thiết với nhau, hậu quả chết người phải do nguyên nhân vi phạm các quy tắc trên của người thực hiện tội phạm.

Về mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội phải là lỗi vô ý, theo quy định của pháp luật thì được hiểu dưới 2 dạng lỗi là lỗi vô ý do quá tự tin và vô ý do cẩu thả.
– Lỗi vô ý do quá tự tin thể hiện ở việc người phạm tội biết hành vi của mình là nguy hiểm nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được, nhưng hậu quả vẫn xảy ra.
– Lỗi vô ý do cẩu thả là việc người phạm tội vì cẩu thả mà không thấy trước được khả năng gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước.

Về cơ bản tội này được hiểu như là một trường hợp đặc biệt của tội vô ý làm chết người (Điều 98) nhưng do đây là những quy tắc mang tính chất nghề nghiệp và tính chất hành chính đối với người phạm tội, Người phạm tội luôn nhận thức được rõ các quy tắc này nên trách nhiệm xử lý sẽ cao hơn việc Vô ý phạm tội được quy định tại Điều 98. Hình phạt tặng nặng sẽ được áp dụng trong từng trường hợp cụ thể cũng như lỗi của người phạm tội.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Theo quy định tại điều 5 luật đấu thầu 2013, một trong những điều kiện để trở thành nhà thầu là “Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia“. Hệ thống đấu thầu quốc gia ở đây là http://muasamcong.mpi.gov.vn.

Thủ tục đăng ký thông tin nhà thầu

Yêu cầu hệ thống theo quy định tại điều 10 thông tư 08/2022/TT-BKHĐT

Điều 10. Điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin
Tổ chức tham gia Hệ thống phải đáp ứng yêu cầu về hạ tầng công nghệ thông tin quy định tại khoản 1 Điều 79 và khoản 1 Điều 80 của Luật Đấu thầu và được hướng dẫn chi tiết tại Hướng dẫn sử dụng.

Trình tự đăng ký thông tin nhà thầu trên mạng đấu thầu theo điều 7 thông tư 08/2022/TT-BKHĐT

Điều 7. Đăng ký tham gia Hệ thống và xử lý hồ sơ đăng ký
1. Quy trình đăng ký của Tổ chức tham gia Hệ thống được thực hiện theo Hướng dẫn sử dụng.
2. Hồ sơ đăng ký tham gia Hệ thống gồm:
a) Đơn đăng ký tham gia Hệ thống được hình thành trên Hệ thống theo quy trình đăng ký quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của Tổ chức tham gia Hệ thống ủy quyền ký đơn đăng ký thì giấy ủy quyền này phải được đính kèm trên Hệ thống;
b) Trường hợp Tổ chức tham gia Hệ thống không có tên trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thì phải đính kèm trên Hệ thống bản chụp Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (đối với hộ kinh doanh cá thể) hoặc các tài liệu tương đương khác.
3. Bổ sung, sửa đổi thông tin đã đăng ký trên Hệ thống:
a) Việc sửa đổi thông tin đã đăng ký trên Hệ thống (bao gồm việc bổ sung các vai trò cho Tài khoản tham gia hệ thống) được thực hiện theo Hướng dẫn sử dụng;
b) Hệ thống tự động cập nhật thông tin của Tổ chức tham gia Hệ thống theo Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
4. Chấm dứt hoặc tạm ngừng tham gia Hệ thống:
a) Trường hợp Tổ chức tham gia Hệ thống có yêu cầu tạm ngừng toàn bộ hoặc một số vai trò của Tài khoản tham gia Hệ thống thì thực hiện theo Hướng dẫn sử dụng;
b) Trường hợp Tổ chức tham gia Hệ thống không thanh toán chi phí sử dụng dịch vụ theo quy định tại Điều 10 của Thông tư số 06/2021/TT-BKHĐT thì Hệ thống tạm ngừng một hoặc một số vai trò của Tài khoản tham gia Hệ thống cho đến khi hoàn thành trách nhiệm thanh toán theo quy định;
c) Trường hợp Tổ chức tham gia Hệ thống đã giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại theo quy định của pháp luật thì Hệ thống sẽ tự động cập nhật trạng thái chấm dứt Tài khoản tham gia Hệ thống theo thông tin từ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
d) Trường hợp Tài khoản tham gia Hệ thống có trạng thái tài khoản là đang chấm dứt, tạm ngừng đối với vai trò nhà thầu thì Tổ chức tham gia Hệ thống không bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu, Mục 5 Chương I các Mẫu E-HSMQT, E-HSMST, E-HSMT ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Khôi phục Tài khoản tham gia Hệ thống:
Việc khôi phục Tài khoản tham gia Hệ thống sau khi đã tạm ngừng hoặc chấm dứt theo quy định tại điểm a và điểm c khoản 4 Điều này được thực hiện theo Hướng dẫn sử dụng.
6. Quy trình và thời hạn xử lý hồ sơ:
Trung tâm có trách nhiệm xử lý hồ sơ quy định tại khoản 1, khoản 3, các điểm a, b, d khoản 4 và khoản 5 Điều này trong vòng 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu trên Hệ thống đồng thời thông báo kết quả xử lý cho Tổ chức tham gia Hệ thống qua bảng thông báo trên Hệ thống, thư điện tử (e-mail), ứng dụng trên thiết bị di động hoặc các kênh thông tin khác và được hướng dẫn chi tiết trong Hướng dẫn sử dụng.

Dịch vụ đăng ký thông tin nhà thầu

Đối với các trường hợp cần đăng ký thông tin trên hệ thống đấu thầu quốc gia có thể sử dụng dịch vụ của LVNLAW để thực hiện. Cụ thể như sau:
Đăng ký thông tin nhà thầu: Đăng ký thông tin nhà thầu, nhận chứng thư số đấu thầu, cài đặt môi trường và hướng dẫn sử dụng chứng thư số.
Đăng ký thêm chứng thư số nhà thầu: Đăng ký, nhận chứng thư số đấu thầu, cài đặt môi trường và hướng dẫn sử dụng
Thay đổi thông tin nhà thầu: Thay đổi tên đơn vị, đại diện pháp luật, người phụ trách đấu thầu, địa chỉ đơn vị, email, số điện thoại của nhà thầu
Cấp lại mật khẩu chứng thư số hệ thống đấu thầu

Thông tin cần cung cấp:
– Bản scan ĐKKD, quyết định thành lập
– Bản scan giấy tờ pháp lý của đại diện theo pháp luật

Lệ phí theo quy định tại điều 5 thông tư 06/2021/TT-BKHĐT

Điều 5. Mức thu các loại Chi phí sử dụng dịch vụ
1. Chi phí lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống gồm:
a) Chi phí đăng ký tham gia Hệ thống (chỉ nộp 01 lần khi đăng ký) là 550.000 đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng);
b) Chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực của nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống là 550.000 đồng cho một (01) năm (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng). Nhà thầu, nhà đầu tư nộp chi phí này kể từ năm thứ hai trở đi sau năm đăng ký tham gia Hệ thống;
c) Chi phí nộp hồ sơ dự thầu là 330.000 đồng cho một (01) gói thầu (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng); chi phí nộp hồ sơ đề xuất là 220.000 đồng cho một (01) gói thầu (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng);
d) Chi phí nhà thầu trúng thầu được tính bằng 0,022% giá trúng thầu nhưng tối đa là 2.200.000 đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng). Đối với gói thầu chia thành nhiều phần hoặc lô riêng biệt thì chi phí nhà thầu trúng thầu được tính theo giá trị trúng thầu của mỗi phần hoặc lô riêng biệt;
đ) Chi phí sử dụng Hợp đồng điện tử được tính bằng 0,022% giá hợp đồng nhưng tối đa là 2.200.000 đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng).
2. Chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu trên Hệ thống, Báo Đấu thầu:
a) Chi phí đăng tải thông báo mời thầu, thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển là 330.000 đồng cho một (01) gói thầu hoặc một (01) dự án đối với một (01) thứ tiếng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng);
b) Chi phí đăng tải thông báo mời chào hàng, danh sách ngắn là 165.000 đồng cho một (01) gói thầu đối với một (01) thứ tiếng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng).

Thời gian thực hiện:
– Gói tiêu chuẩn: 3 ngày làm việc
– Gói nhanh: Thực hiện trong ngày

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Xã hội càng ngày càng đi lên, việc ngoại tình cũng xảy ra nhiều hơn so với trước đây, và hậu quả tất yếu xảy ra là đánh ghen giữa vợ/chồng của những người ngoại tình. Có những người vì đánh ghen mà đã bị khởi tố về tội cố ý gây thương tích hoặc làm nhục người khác. Câu hỏi đặt ra là các chị em phụ nữ nên “đánh ghen” như thế nào cho hợp pháp?

Đánh ghen hợp pháp?

Hiện nay việc đánh ghen không được quy định trong bất cứ văn bản pháp luật nào, chỉ có thể hiểu đơn giản đánh ghen là hành động của người chồng/vợ của người ngoại tình dùng lời nói, hành động nhằm mục đích đe dọa đối với người có hành vi ngoại tình với vợ/chồng của họ. Việc đánh ghen nếu thỏa mãn các yêu cầu của tội cố ý gây thương tích hoặc làm nhục người khác thì hoàn toàn có thể khởi tố hình sự, do đó trước khi tiến hành đánh ghen các bà vợ hoặc ông chồng nên tham khảo trước ý kiến của các chuyên gia pháp lý hoặc luật sư để trách rơi vào vòng lao lý.

Hình phạt khi vợ/chồng ngoại tình

Theo quy định  tại điểm c khoản 2 điều 5 của Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định về việc nghiêm cấm các hành vi xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình một vợ một chồng.

Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
2. Cấm các hành vi sau đây:
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

Cụ thể mức phạt như sau:

Xử phạt hành chính khi ngoại tình

Việc xử phạt hành chính theo quy định tại điều 59 nghị định 82/2020/NĐ-CP

Điều 59. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.

Xử lý hình sự khi ngoại tình

Theo quy định tại điều 182 bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Nên đánh ghen như thế nào?

Để đánh ghen một cách hợp pháp, các bạn có thể thực hiện việc thu thập chứng cứ về việc vợ/chồng ngoại tình để tố cáo tới UBND xã nơi người ngoại tình cư trú để ra quyết định xử phạt. Đồng thời việc đe dọa cũng nằm trong khuôn khổ pháp luật để tránh các vấn đề về làm nhục người khác hoặc cố ý gây thương tích đã nêu ở trên.

Cho dù việc ngoại tình là sai trái, tuy nhiên việc đánh ghen cũng phải đúng quy định pháp luật, hãy share bài viết này cho các mẹ, các chị em để đảm bào các hành động của mình không phạm pháp, tránh trường hợp vừa mất chồng, vừa bị đi tù mọi người nhé!

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Dưới đây là mẫu đơn xin việc viết tay ngắn gọn dùng để xin việc trong năm 2021. Đây là mẫu đơn xin việc viết tay có sẵn phục vụ mục đích ứng tuyển xin đi làm, xin đi làm công nhân. Có thể đây không phải là mẫu đơn hay nhất, ngắn gọn nhất nhưng mẫu đơn xin việc LVNLAW cung cấp sẽ đầy đủ nội dung và xúc tích để khách hàng có thể ứng tuyển vào bất cứ vị trí nào trong công ty


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

ĐƠN XIN VIỆC

Kính gửi: (ghi tên đơn vị tuyển dụng)

Tôi là:
Sinh ngày:
CMND/CCCD số:…..Ngày cấp:….Nơi cấp:……
Địa chỉ:…

Qua thông tin tuyển dụng trên (nơi có thông tin tuyển dụng) tôi biết rằng quý cơ quan đang tuyển dụng vị trí (ghi rõ vị trí tuyển dụng). Tôi tự nhận thấy rằng, mình có đủ năng lực, chuyên môn đối với vị trí mà công ty yêu cầu. Do vậy, tôi xin ứng tuyển tới vị trí (ghi rõ vị trí tuyển dụng) của công ty

Tôi xin tóm tắt về năng lực và trình độ của mình như sau: (ghi rõ thời gian, bằng cấp, thành tích, chứng chỉ đạt được, các công việc đã từng làm qua)

Ngoài ra, tôi còn có thể (ghi rõ có thể làm gì)

Nếu được tuyển dụng tôi xin hứa chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của đơn vị. Cố gắng học hỏi để hoàn thành tốt các công việc được giao. Tôi xin cam đoan những gì nêu trên là đúng sự thật , nếu có sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. Tôi xin cảm ơn!

Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Cách chuẩn bị hồ sơ xin việc

1. Xác định nhà tuyển dụng cần gì? Tìm hiểu kỹ các thông tin về nhà tuyển dụng đảm bảo những gì mình có phù hợp với nội dung công việc

2. Trình bày rõ khả năng, kiến thức, kinh nghiệm theo yêu cầu tuyển dụng và những kỹ năng khác có thể áp dụng trong công việc

3. Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ của một hồ sơ xin việc. Không nên hỏi nhà tuyển dụng hồ sơ xin việc gồm những gì mà nên chuẩn bị sẵn các hồ sơ theo quy định như đơn xin việc, sơ yếu lý lịch, bản sao giấy tờ cá nhân, bằng cấp

Các lưu ý khi làm hồ sơ xin việc

1. Hồ sơ xin việc cần được làm một cách cẩn thận, có đầy đủ thông tin ứng viên cũng như các thông tin liên hệ cần thiết. Ngay kể cả email và số điện thoại, nhiều nhà tuyển dụng thường bỏ qua những hồ sơ có số điện thoại 11 số hoặc các email như ngoitrongquannet_gaothettenem….

2. Mục đích xin việc? Khi tiến hành xin việc thường có 2 mục đích vì $ hoặc vì kinh nghiệm. Nếu bạn tự tin về khả năng của mình thì có thể đưa ra mức lương đề xuất (hoặc chứng minh khi phòng vấn) còn nếu đi xin việc để học hỏi thì không nên quá đề cao vấn đề tiền bạc

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Nhiều người muốn giải quyết các vụ việc tại tòa án nhưng chữa rõ mức án phí, lệ phí mình phải nộp? Muốn tìm hiểu các mức án phí, lệ phí khi giải quyết vụ việc tài tòa án thì xem tại văn bản nào? Án phí, lệ phí tòa án được quy định ở đâu?

Trả lời

Việc nộp án phí, lệ phí được quy định tại Luật phí và lệ phí 2015, riêng án phí, lệ phí tòa án được quy định rõ và cụ thể tại nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 cụ thể các mức như sau:

DANH MỤC ÁN PHÍ, LỆ PHÍ TÒA ÁN
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016)

1. DANH MỤC ÁN PHÍ

Stt Tên án phí Mức thu
I Án phí hình sự  
1 Án phí hình sự sơ thẩm 200.000 đồng
2 Án phí hình sự phúc thẩm 200.000 đồng
II Án phí dân sự  
1 Án phí dân sự sơ thẩm  
1.1 Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch 300.000 đồng
1.2 Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có giá ngạch 3.000.000 đồng
1.3 Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch  
a Từ 6.000.000 đồng trở xuống 300.000 đồng
b Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 5% giá trị tài sản có tranh chấp
c Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
d Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng
đ Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
e Từ trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.
1.4 Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch  
a Từ 60.000.000 đồng trở xuống 3.000.000 đồng
b Từ trên 60.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 5% của giá trị tranh chấp
c Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
d Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng
đ Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
e Từ trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng
1.5 Đối với tranh chấp về lao động có giá ngạch  
a Từ 6.000.000 đồng trở xuống 300.000 đồng
b Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 3% giá trị tranh chấp, nhưng không thấp hơn 300.000 đồng
c Từ trên 400.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng 12.000.000 đồng + 2% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
d Từ trên 2.000.000.000 đồng 44.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
2 Án phí dân sự phúc thẩm  
2.1 Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động 300.000 đồng
2.2 Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại 2.000.000 đồng
III Án phí hành chính  
1 Án phí hành chính sơ thẩm 300.000 đồng
2 Án phí hành chính phúc thẩm 300.000 đồng

Ví dụ: Trong vụ án khởi kiện tranh chấp giá trị là 1 tỷ đồng giữa hai công ty A B thì mức án phí phải nộp là 28.000.000đ trong đó sẽ phải tạm ứng 50% trước tương đương với số tiền 14.000.000đ

2. DANH MỤC LỆ PHÍ TÒA ÁN

Stt Tên lệ phí Mức thu
I Lệ phí giải quyết việc dân sự  
1 Lệ phí sơ thẩm giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động 300.000 đồng
2 Lệ phí phúc thẩm giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động 300.000 đồng
II Lệ phí Tòa án khác  
1 Lệ phí yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài; phán quyết của trọng tài nước ngoài  
a Lệ phí công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài; phán quyết của Trọng tài nước ngoài 3.000.000 đồng
b Lệ phí kháng cáo quyết định của Tòa án về việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài; phán quyết của Trọng tài nước ngoài 300.000 đồng
2 Lệ phí giải quyết yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại  
a Lệ phí yêu cầu Tòa án chỉ định, thay đổi trọng tài viên 300.000 đồng
b Lệ phí yêu cầu Tòa án xem xét lại phán quyết của Hội đồng trọng tài về thỏa thuận trọng tài, về thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp của Hội đồng trọng tài; đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc 500.000 đồng
c Lệ phí yêu cầu Tòa án áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời liên quan đến trọng tài; yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ, triệu tập người làm chứng 800.000 đồng
d Lệ phí kháng cáo quyết định của Tòa án liên quan đến trọng tài 500.000 đồng
3 Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản 1.500.000 đồng
4 Lệ phí xét tính hợp pháp của cuộc đình công 1.500.000 đồng
5 Lệ phí bắt giữ tàu biển 8.000.000 đồng
6 Lệ phí bắt giữ tàu bay 8.000.000 đồng
7 Lệ phí thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam 1.000.000 đồng
8 Lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài 200.000 đồng
9 Lệ phí cấp bản sao giấy tờ, sao chụp tài liệu tại Tòa án 1.500 đồng/trang A4

Ví dụ: Lệ phí công nhận thỏa thuận thuận tình ly hôn là 300.000 VNĐ

Thủ tục tạm ứng án phí

Bước 1: Trong thông báo tạm ứng án phí gửi cho đương sự tòa án sẽ ghi rõ các nội dung gồm: Số tiền, thời hạn, cơ quan thu…
Bước 2: Theo thời hạn quy định tại thông báo, đương sự tiến hành nộp tạm ứng án phí
Bước 3: Sau khi nộp tạm ứng án phí, nộp lại biên lai cho tòa để thụ lý vụ án

Ai phải nộp tạm ứng án phí

Theo quy định nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí theo thông báo thụ lý vụ án được Tòa án gửi khi xem xét hồ sơ khởi kiện khai nộp cho Tòa án. Bị đơn nộp tiền tạm ứng án phí khởi kiện cho yêu cầu phản tố gửi tới Tòa án theo thông báo của Tòa trong trình giải quyết vụ án.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Làm nhục người khác làm một trong những hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định hiện nay. Trên thực tế có nhiều hành vi xúc phạm và làm nhục người khác, tuy nhiên không phải hành vi nào cũng cấu thành tội làm nhục người khác theo quy định của Bộ luật hình sự. Tội làm nhục người khác được quy định tại điều 155 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi năm 2017 như sau:

Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Căn cứ vào quy định trên có thể thấy khái niệm về việc làm nhục người khác chính là hành vi bằng lời nói, hoặc hành động để hạ nhục uy tín, danh dự và nhân phẩm của họ.

Ví dụ

Bằng lời nói: Sỉ nhục, lăng mạ, chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu…đối tượng ở đây chính là người bị làm nhục nhằm mục đích làm cho người đó thấy xấu hỗ, nhục nhã trước những người xung quanh

Bằng hành động: Các hành vi thô bỏ (có thể kèm hoặc ko kèm lời nói) với người bị hại trước đám đông hoặc tung ảnh, clip lên mạng xã hội

Đặc trưng chính cuar các hành vi này thường trực tiếp diễn ra và công khai trước nhiều ngưuời hoặc đám đông. Tuy nhiên mức độ của các hành vi này phải gây ra các ảnh hưởng xấu tới danh dự, nhân phẩm của người bị hại. Đây làm một tội chỉ bị khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại.

Khách thể của tội làm nhục người khác: Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác

Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự có thể hiểu ở đây là người từ 16 tuổi trở lên.

Cách xử lý khi bị làm nhục cấu thành tội phạm

Người bị làm nhục, xúc phạm có thể ghi nhận lại các căn cứ có thể bằng hình ảnh hoặc video để tố cáo tới cơ quan công an gần nhất.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Về vấn đề khiếu nại LVNLAW đã có bài viết riêng khách hàng có thể tham khảo. Trong bài viết này, LVNLAW sẽ đi sâu về vấn đề khiếu nại trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp (SHCN).

Khiếu nại SHCN là gì?

Theo quy định tại luật khiếu nại giải thích Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.

Theo quy định tại khoản 5 điều 3 của luật khiếu nại 2011 quy định:

Điều 3. Áp dụng pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại
5. Trường hợp luật khác có quy định khác về khiếu nại và giải quyết khiếu nại thì áp dụng theo quy định của luật đó.

Mới đây, luật sở hữu trí tuệ đã bổ sung quy định về khiếu nại trong luật SHTT sửa đổi 2022 tại điều 19a như sau:

Điều 119a. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến các thủ tục về sở hữu công nghiệp
1. Người nộp đơn và tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định hoặc thông báo liên quan đến việc xử lý đơn đăng ký xác lập quyền, duy trì, gia hạn, sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ban hành có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn khiếu nại trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam. Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn khiếu nại thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
3. Nội dung khiếu nại phải được thể hiện bằng đơn khiếu nại, trong đó phải nêu rõ họ và tên, địa chỉ của người khiếu nại; số, ngày ký, nội dung quyết định hoặc thông báo bị khiếu nại; nội dung khiếu nại, lập luận, dẫn chứng chứng minh cho khiếu nại; đề nghị cụ thể về việc sửa chữa hoặc hủy bỏ quyết định hoặc thông báo liên quan. Đơn khiếu nại được nộp dưới hình thức văn bản giấy hoặc dạng điện tử theo hệ thống nộp đơn trực tuyến.
4. Trong trường hợp khiếu nại liên quan đến quyền đăng ký hoặc các nội dung khác cần thẩm định lại, người khiếu nại phải nộp phí thẩm định lại.
5. Thời hạn giải quyết khiếu nại được áp dụng theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trong trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thẩm định lại đối với các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này hoặc người khiếu nại sửa đổi, bổ sung hồ sơ khiếu nại, thời gian thẩm định lại, thời gian sửa đổi, bổ sung hồ sơ khiếu nại không tính vào thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Thời hạn thẩm định lại được áp dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này.
6. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại không quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.”

Theo đó, trên thực tế chỉ hành vi hoặc quyết định của cục SHTT mới có thể khiếu nại. Các văn bản thông báo thường không được khiếu nại (có thể khiếu nại dạng hành vi hành chính nếu có sơ sở).

Việc khiếu nại thực hiện theo quy định tại mục 22.2 thông tư 01/2007/TT-BKHCN

22. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp
22.2 Đơn khiếu nại
a) Mỗi đơn khiếu nại có thể khiếu nại một hoặc nhiều quyết định, thông báo nếu các quyết định, thông báo đó có cùng một nội dung và lý do khiếu nại, với điều kiện người khiếu nại phải nộp phí cung cấp dịch vụ để giải quyết khiếu nại về sở hữu công nghiệp (nếu có), gồm phí thẩm định đơn, phí tra cứu thông tin theo quy định đối với từng quyết định, thông báo bị khiếu nại;
b) Đơn khiếu nại phải gồm các tài liệu sau đây:
(i) Tờ khai khiếu nại, làm theo Mẫu 05-KN quy định tại Phụ lục C của Thông tư này;
(ii) Văn bản giải trình lý do khiếu nại (theo quy định tại điểm 22.2.c dưới đây) và chứng cứ chứng minh lý lẽ khiếu nại (theo quy định tại điểm 22.2.d dưới đây);
(iii) Bản sao quyết định hoặc thông báo bị khiếu nại của Cục Sở hữu trí tuệ và bản sao đơn đăng ký sở hữu công nghiệp là đối tượng của quyết định hoặc thông báo đó (trong trường hợp người nộp đơn khiếu nại lần hai); hoặc tài liệu chỉ dẫn thông tin về các tài liệu nêu trên;
(iv) Bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu (đối với khiếu nại lần hai);
(v) Giấy ủy quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện); Đối với khiếu nại lần hai, bản sao giấy ủy quyền thuộc trường hợp quy định tại điểm 4.5 của Thông tư này phải có xác nhận của Cục Sở hữu trí tuệ;
(vi) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
c) Văn bản giải trình lý do khiếu nại phải nêu rõ:
(i) Đối tượng khiếu nại: quyết định hoặc thông báo bị khiếu nại (nêu rõ số, ngày ra quyết định, thông báo);
(ii) Lý do khiếu nại: quy định pháp luật bị vi phạm (tên văn bản, số điều khoản) và quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm;
(iii) Nội dung khiếu nại: nêu rõ và luận giải chi tiết (kèm theo chứng cứ (nếu cần)) về các yếu tố trái pháp luật của quyết định, thông báo bị khiếu nại như quy định tại điểm 22.1.d của Thông tư này;
(iv) Yêu cầu của người khiếu nại: sửa đổi, hủy bỏ một phần hoặc hủy bỏ toàn bộ quyết định, thông báo bị khiếu nại;
(v) Danh mục chứng cứ kèm theo (nếu có).
d) Chứng cứ là tài liệu (bằng chứng) hoặc hiện vật (vật chứng) dùng để chứng minh, làm rõ lý lẽ khiếu nại. Chứng cứ phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
(i) Chứng cứ có thể là tài liệu bằng tiếng nước ngoài với điều kiện phải kèm theo bản dịch ra tiếng Việt trong trường hợp người giải quyết khiếu nại yêu cầu;
(ii) Trong trường hợp bằng chứng là tài liệu do cá nhân, tổ chức không có con dấu hoặc của cá nhân, tổ chức nước ngoài đứng tên thì phải được công chứng hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận chữ ký theo quy định;
(iii) Trong trường hợp bằng chứng là các vật mang tin (ấn phẩm, băng hình…) thì tùy từng trường hợp phải chỉ rõ xuất xứ, thời gian phát hành, công bố của các tài liệu nêu trên, hoặc chỉ rõ xuất xứ, thời gian công bố của các thông tin được thể hiện trên các vật mang tin đó;
(iv) Vật chứng phải kèm tài liệu mô tả rõ các đặc điểm có liên quan trực tiếp tới nội dung khiếu nại.

22.5 Thụ lý đơn khiếu nại
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đơn khiếu nại, người giải quyết khiếu nại phải:
(i) Ra thông báo từ chối thụ lý giải quyết đơn khiếu nại nếu đơn thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm 22.5.b dưới đây, trong đó nêu rõ lý do từ chối; hoặc
(ii) Ra thông báo thụ lý giải quyết đơn khiếu nại nếu đơn không thuộc các trường hợp quy định tại điểm 22.5.b dưới đây, trong đó ghi nhận ngày thụ lý đơn và xác định phí tra cứu và/hoặc phí thẩm định phục vụ việc giải quyết khiếu nại tương ứng với nội dung khiếu nại (nếu có) và ấn định thời hạn 01 tháng để người khiếu nại nộp phí.
b) Đơn khiếu nại không được thụ lý giải quyết nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(i) Đối tượng bị khiếu nại không phải là các quyết định hoặc thông báo chính thức quy định tại điểm 22.1.b của Thông tư này;
(ii) Quyết định, thông báo bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
(iii) Việc nộp đơn khiếu nại không theo đúng quy định về đại diện;
(iv) Đơn khiếu nại không có chữ ký và con dấu (nếu có) hoặc điểm chỉ của người khiếu nại;
(v) Đơn khiếu nại nộp ngoài thời hiệu quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm 9.4 của Thông tư này;
(vi) Việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
(vii) Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án;
(viii) Người khiếu nại tiếp tục khiếu nại khi đã hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định đình chỉ việc giải quyết khiếu nại theo quy định tại Điều 10 và khoản 8 Điều 11 của Luật Khiếu nại;
(ix) Đơn khiếu nại không chỉ ra yếu tố trái pháp luật của quyết định, thông báo bị khiếu nại và chỉ có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn là đối tượng của quyết định, thông báo đó.
Trường hợp yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm 9.3 và điểm 9.4 của Thông tư này thì có thể được giải quyết theo thủ tục tại các quy định đó.
22.6 Thời hạn giải quyết khiếu nại
a) Thời hạn giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Điều 28 và Điều 37 của Luật Khiếu nại;
b) Các khoảng thời gian sau đây không tính vào thời hạn giải quyết khiếu nại:
(i) Thời gian người khiếu nại sửa đổi, bổ sung hồ sơ khiếu nại;
(ii) Thời gian người giải quyết khiếu nại dành cho các bên để có ý kiến phản hồi theo quy định tại điểm 22.7 và điểm 22.10.b của Thông tư này;
(iii) Thời gian dành cho việc tra cứu thông tin, thẩm định lại và các dịch vụ cần thiết khác phục vụ việc giải quyết khiếu nại, nhưng không vượt quá thời hạn thẩm định lại quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Khiếu nại quyết định từ chối cấp văn bằng (do không nộp phí)

Trong một số trường hợp, người đăng ký, chủ sở hữu đơn đăng ký SHCN đủ điều kiện cấp VBBH nhưng bị từ chối do không nộp phí nếu có đủ cơ sở có thể khiếu nại quyết định và nộp phí để thực hiện thủ tục cấp văn bằng. Lý do khiếu nại bao gồm:
– Chưa nhận được thông báo nộp phí
– Vì lý do, thiên tai, dịch bệnh

Trường hợp này người thực hiện khiếu nại có thể gửi đơn khiếu nại (và các chứng cứ liên quan) để cục SHTT xem xét và giải quyết khiếu nại QĐTC vì không nộp phí/ lệ phí cấp VBBH. Khi có cơ sở cho rằng việc khiếu nại là chính xác thì phía cục SHTT sẽ thu hồi quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Gần đây tôi có mua, đổi các chiếc xe máy của tôi để lấy 1 chiếc xe máy khác sử dụng mà không biết đó là chiếc xe bị ăn trộm. Tôi chỉ biết được khi bị cơ quan công an tạm giữ, lấy lời khai, tôi đã chỉ ra được, tên tuổi, địa chỉ của người đã bán, đổi các chiếc xe đó cho tôi và người đó cũng đã bị cơ quan công an gọi lên làm việc, xin hỏi luật sư trong trường hợp này tôi có vi phạm pháp luật không, nếu tôi vi phạm thì vi phạm như thế nào?, tôi phải làm gì trước cơ quan công an để đảm bảo quyền lợi của mình. Xin cảm cảm ơn!

Trả lời

Chào anh! Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi tới bộ phận tư vấn pháp luật của LVNLAW, chúng tôi xin tư vấn cho anh như sau: Việc mua xe máy của anh là một giao dịch dân sự giữa anh và người bán xe như vậy điều này sẽ phải đáp ứng điều kiện theo bộ luật dân sự để giao dịch có hiệu lực.

Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Trường hợp không biết tài sản bị trộm cắp

Như vậy việc bán chiếc xe do phạm tội mà có sẽ làm giao dịch dân sự của anh trở nên vô hiệu theo quy định tại điều 127 bộ luật dân sự 2015

Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.

Như vậy căn cứ theo điều 117 Bộ luật dân sự 2015 thì giao dịch mua xe là vô hiệu và áp dụng điều 131 Bộ luật dân sự thì:

Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Trường hợp biết rõ là tài sản trộm, cắp

Nếu biết rõ tài sản trộm cắp mà vẫn mua thì có thể bị xử lý hình sự theo bộ luật hình sự 2015 về tội chứa chấp, tiêu thủ tài sản do phạm tội

Điều 323. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Vì những lý do trên, nếu trong trường hợp anh không biết đó là xe do vi phạm pháp luật mà có thì anh sẽ không phạm tội, anh có thể tố cáo người bán xe và yêu cầu hoàn trả lại số tiền tương đương giá trị chiếc xe anh đã mua

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Khiếu nại là gì? Khiếu nại trong trường hợp nào? Các hình thức và trình tự thủ tục khiếu nại theo quy định pháp luật

Khiếu nại là gì?

Theo quy định tại khoản 1 điều 2 luật khiếu nại 2011 giải thích về khái niệm khiếu nại, quyết định hành chính, hành vi hành chính như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
8. Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
9. Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
10. Quyết định kỷ luật là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Như vậy, kể cả các hành vi hành chính như “không làm” một việc gì đó theo đúng quy định của cơ quan nhà nước cũng có thể thực hiện khiếu nại được.

Trình tự khiếu nại theo luật định

Khiếu nại lần đầu

Khi có cơ sơ khiếu nại người khiếu nại có thể khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Nếu không đồng ý với khiếu nại lần đầu thì gửi tiếp khiếu nại lần 2 tới thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc hởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính
Điều 7 luật khiếu nại 2011

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận khiếu nại cơ quan giải quyết phải tiến hành thông báo giải quyết khiếu nại. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Khiếu nại lần hai

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 28 của Luật này mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.

Trường hợp khiếu nại lần hai thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.

Hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 28 của Luật này mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Thời hạn gửi quyết định giải quyết khiếu nại:
3 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
7 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai

Thời hiệu khiếu nại

Theo điều 9 luật khiếu nại thời hiệu để khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

Hình thức tiến hành khiếu nại

Hiện tại việc khiếu nại chỉ có thể thực hiện trực tiếp hoặc bằng việt viết đơn. Tuy nhiên, trên thực tế một số cơ quan từ chối nhận đơn khiếu nại để gây khó dễ

Điều 8. Hình thức khiếu nại
1. Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.
2. Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
3. Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Hỏi đáp về khiếu nại từ A – Z tất cả mọi vấn đề

Vì sao người khiếu nại phải khiếu nại đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết? 

Điều 12 Luật khiếu nại quy định người khiếu nại có nghĩa vụ khiếu nại đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Đây là một điều kiện quan trọng mà người khiếu nại phải thực hiện để khiếu nại của mình được tiếp nhận và giải quyết, bởi lẽ trong hoạt động quản lý nhà nước có sự phân công nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể rõ ràng giữa các cơ quan, mỗi cơ quan có phạm vi trách nhiệm khác nhau. Do đó, một vụ việc khiếu nại chỉ có thể thuộc thẩm quyền giải quyết của một cơ quan nhất định. Nếu người khiếu nại gửi đơn đến nhiều cơ quan không có thẩm quyền giải quyết dẫn đến lãng phí nhiều thời gian, tiền của cho cả người khiếu nại và các cơ quan phải xử lý đơn khiếu nại đó mà vụ việc vẫn không được giải quyết. Luật khiếu nại đã quy định rõ thẩm quyền giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà nước. Chính vì vậy, trước khi gửi đơn khiếu nại, người khiếu nại phải tìm hiểu xem cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc của mình để thực hiện cho đúng, chỉ có như vậy thì khiếu nại mới được giải quyết nhanh chóng, quyền và lợi ích hợp pháp của người đi khiếu nại mới được khôi phục và bảo vệ một cách kịp thời, đúng theo quy định của pháp luật.

Khi không đồng ý với quyết định hành chính, hành vi hành chính, người khiếu nại phải làm những gì?

Trong trường hợp không đồng ý quyết định hành chính, hành vi hành chính người khiếu nại có thể khiếu nại tối đa 2 lần hoặc khởi kiện vụ án hành chính

Người khiếu nại có thể khiếu nại thông qua hình thức nào?

Hiện tại chỉ có thể khiếu nại trực tiếp hoặc gửi đơn khiếu nại (qua bưu điện hoăc gửi chuyển phát nhanh). Hy vọng sẽ có cách thức gửi khiếu nại online sớm

Ai là người đại diện cho cơ quan, tổ chức để thực hiện quyền khiếu nại?

Theo quy định tại Điều 2 Luật khiếu nại thì ngoài đối tượng là công dân có quyền khiếu nại thì các cơ quan, tổ chức khi chịu tác động của các quyết định hành chính, hành vi hành chính mà có căn cứ cho rằng các quyết định, hành vi đó trái pháp luật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì cũng có thể có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân.

Thời hiệu khiếu nại là bao nhiêu ngày?

Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.

Trong quá trình thực hiện việc khiếu nại, người khiếu nại có phải chấp hành quyết định hành chính mà mình khiếu nại hay không?

Công dân vẫn phải chấp hành quyết định hành chính mà họ khiếu nại. Bởi vì, cơ quan nhà nước khi ban hành quyết định hành chính phải dựa trên các yếu tố thực tế và căn cứ vào các quy định của pháp luật. Một quyết định hành chính bị khiếu nại chưa thể coi là một quyết định bất hợp pháp mà cần phải được xem xét, đánh giá một cách khách quan, có căn cứ. Việc đánh giá quyết định đó là đúng hay không đúng thuộc quyền hạn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cần phải có thời gian nhất định. Luật khiếu nại cũng quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm kiểm tra, xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, nếu thấy trái pháp luật thì kịp thời sửa chữa, khắc phục để tránh phát sinh khiếu nại.

Người khiếu nại có thể khởi kiện vụ án hành chính tại tòa hành chính trong những trường hợp nào?

Người khiếu nại có thể khởi kiện ra tòa hành chính trong bất cứ thời điểm nào, trước khi khiếu nại, sau khi khiếu nại lần đầu, sau khi khiếu nại lần thứ hai

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Hợp đồng lao động là gì?

Hợp đồng lao động là văn bản giao kết giữa người lao động và người sử dụng lao động và được lập theo những yêu cầu nhất định trước khi tiến hành công việc. Nội dung của hợp đồng lao động được quy định tại luật lao động 2019 và phải đáp ứng được các nội dung cụ thể: Theo điều 14 Bộ luật lao động 2019:

Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.

Ngoại trừ trường hợp có thể giao kết hợp đồng bằng lời nói theo khoản 2 điều 14 đối với các công việc có thời hạn tạm thời dưới 1 tháng. Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

Các loại hợp đồng lao động

Theo điều 20 bộ luật lao động 2019 chỉ còn hai loại hợp đồng lao động gồm hợp đồng xác định thời hạn và không xác định thời hạn

Điều 20. Loại hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;
b) Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
c) Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

Đây là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Đây là loại hợp đồng lao động áp dụng với các công việc có tính chất thường xuyên, lâu dài nhằm ổn định lao động trong doanh nghiệp. Loại hợp đồng này có ưu điểm là tạo ra môi trường lao động ổn định, công việc có thể được duy trì lâu dài. Với đặc điểm như vậy nên trong thực tế có rất nhiều trường hợp chủ sử dụng lao động không muốn kí hợp đồng không xác định thời hạn bởi vì: Khi tham gia ký kết loại hợp đồng này, chủ sử dụng lao động phải đảm bảo công việc cho người lao động lâu dài. Tuy nhiên trong kinh doanh luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do vậy chủ sử dụng lao động thường giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn với người lao động hơn.

Hợp đồng lao động xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. Như vậy nếu như hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trong hợp đồng không đề cập đến thời hạn, thời điểm chấm dứt hợp đồng thì trong hợp đồng này chủ sử dụng lao động và người lao động phải thỏa thuận rõ một thời hạn hợp đồng nhất định.Thời hạn của hợp đồng như trên chính là điểm khác biệt căn bản để phân biệt hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Những điểm lưu ý khi giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn

Về hình thức hợp đồng: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn phải được giao kết bằng văn bản. Nếu như hai bên giao kết hợp đồng lao động  xác định thời hạn nhưng lại giao kết bằng lời nới thì hợp đồng lao động đã giao kết không có giá trị pháp lý. Sở dĩ khi giao kết hợp đồng này Bộ luật lao động năm 2019 bắt buộc người sử dụng lao động và người lao động phải lập thành văn bản là vì khi hai bên giao kết hợp đồng này thường là để làm công việc có tính chất tương đối ổn định như: kế toán, hành chính, nhân viên maketting…. Mặt khác, những công việc này đòi hỏi trách nhiệm của người lao động khá nhiều. Do đó người lao động và người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản để ghi nhận quyền, nghĩa vụ, lợi ích của hai bên.

Thời hạn hợp đồng lao động xác định thời hạn

Hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến dưới 36 tháng.Trong trường hợp hợp đồng hết thời hạn, Căn cứ khoản 2, điều 20 Bộ luật lao động năm 2019 ,trường hợp người lao động và người sử dụng lao động ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Hiện tại luật lao động 2019 đã bỏ loại hợp đồng lao động mùa vụ nên chỉ còn 2 loại hợp đồng lao động

Nội dung chủ yếu của một hợp đồng lao động hoàn chỉnh

Điều 21. Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.
3. Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, thời tiết.
4. Chính phủ quy định nội dung của hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước.
5. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Trong trường hợp cần sửa đổi hợp đồng có thể bổ sung bằng cách làm hợp đồng mới hoặc bổ sung phụ lục của hợp đồng lao động. Phụ lục hợp đồng lao động được nêu rõ tại điều 22 của Luật lao động 2019 như sau:

Điều 22. Phụ lục hợp đồng lao động
1. Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.
Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.

Như vậy, có thể hiểu phụ lục hợp đồng lao động là một phần của hợp đồng có giá trị pháp lý tương đương với hợp đồng lao động. Việc soạn thảo hợp đồng lao động có ý nghĩa giúp quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động trở lên chặt chẽ hơn, hợp đồng lao động do luật sư soạn sẽ tránh được rủi ro pháp lý về hành chính cũng như tranh chấp xảy ra với người lao động và người sử dụng lao động.

Lưu ý khi ký hợp đồng lao động

Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết hợp đồng lao động

– Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
– Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Số: …./HĐLĐ-…

Hôm nay, ngày … tháng … năm 20… tại trụ sở công ty…….; địa chỉ………… Chúng tôi gồm có:

BÊN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG (Gọi tắt là bên A)
CÔNG TY………………………………………
Mã số doanh nghiệp:…………………………..
Trụ sở chính:  ……………………………………………………………………….
Đại diện theo pháp luật:…………………………………………………………….

NGƯỜI LAO ĐỘNG (Gọi tắt là bên B)
Ông/Bà: ………….…………         Giới tính:……
Ngày sinh:…../…/……               Quốc tịch: ………..
Số CMND: ……………..              Ngày cấp…/…/…….       Nơi cấp:……………..
Nghề nghiệp: ………….………….………….………….………….………….……………..
Hộ khẩu thường trú: ………….………….………….………….………….……………….
Chỗ ở hiện nay:………………………………………………………………………

Căn cứ vào nhu cầu tuyển dụng của bên A và khả năng của bên B đối với công việc bên A dự kiến tuyển dụng. Qua quá trình xét duyệt hồ sơ, phỏng vấn trực tiếp tại công ty, Chúng tôi thoả thuận ký kết “Hợp đồng lao động” với những điều khoản như sau:

Điều 1:  Nội dung công việc, địa điểm làm việc
1.Nội dung công việc
Chức danh:……………..
Công việc cần thực hiện:………………………………………………………………..
1.2. Địa điểm làm việc
Địa điểm làm việc: Bên B có thể làm việc tại TP Hà Nội, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Hưng Yên, tỉnh Hải Dương tùy thuộc vào yêu cầu cung cấp hàng của khách hàng và chiến lược kinh doanh của công ty.

Điều 2. Thời hạn của hợp đồng.
Hợp đồng thử việc này có thời hạn : 12 tháng (Mười hai tháng), từ ngày…tháng…năm 20… đến ngày… tháng…năm 20…

Điều 3. Mức lương, chế độ phụ cấp và hình thức trả lương, phụ cấp.
3.1. Mức lương và phụ cấp lương.
– Lương cơ bản: 3.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Ba triệu đồng)
– Phụ cấp lương: hưởng theo quy chế của công ty
3.2. Hình thức trả lương và phụ cấp.
– Lương và phụ cấp lương được thanh toán qua chuyển khoản.
– Thời gian thanh toán: Bên A thánh toán lương cơ bản và phụ cấp lương vào ngày 15 hàng tháng, lương thưởng theo doanh số thanh toán vào ngày 25 hàng tháng.

Điều 4. Chế độ nâng bậc, nâng lương
Chế độ nâng bậc, nâng lương áp dụng theo quy chế thang bảng lương của công ty.

Điều 5. Chế độ làm việc
– Thời giờ làm việc: 48 giờ/tuần (sáng từ 8h đến 12h, chiều từ 13h30′ đến 17h30′);
– Nghỉ hàng tuần: 01 ngày (Chủ Nhật)
– Được cấp phát những dụng cụ: Sổ, đồng phục, điện thoại.
– Phương tiện đi lại làm việc: Cá nhân tự túc;
– Điều kiện an toàn và vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 6:Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động
6.1. Quyền lợi của người lao động.
 Được bên A thanh toán các khoản lương và phụ cấp theo đúng thỏa thuận tại điều 3 của hợp đồng này.
– Được hưởng chế độ làm việc theo quy định tại điều 4 của hợp đồng này.
– Được đào tạo các kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp với khách hàng, kỹ năng tìm kiếm khách hàng….

6.2. Nghĩa vụ của người lao động.
– Hoàn thành những nội dung đã cam kết và những công việc được nêu trong Hợp đồng này.
– Nộp văn bằng, chứng chỉ và những giấy tờ cần thiết (Bản sao có chứng thực) cho Công ty ngay khi ký hợp đồng lao động này.
– Chấp hành nội quy lao động, an toàn lao động, kỷ luật lao động …..
– Tuyệt đối không sử dụng khách hàng của công ty để trục lợi cá nhân;

Điều 7: Nghĩa vụ và quyền hạn của người sử dụng lao động
7.1. Nghĩa vụ của người lao động:
– Bảo đảm việc làm và thực hiện đầy đủ những điều khoản trong hợp đồng;
– Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động theo hợp đồng này;
7.2. Quyền hạn của người lao động:
– Điều hành người lao động hoàn thành công việc theo Hợp đồng (bố trí, điều chuyển, tạm ngừng việc);
– Tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ luật người lao động theo quy định của pháp luật, và nội quy lao động của Công ty.

Điều 8: Giải quyết tranh chấp
– Các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng này sẽ được giải quyết thông qua thương lượng trên tinh thần hợp tác.
– Trong quá trình thực hiện hợp đồng các bên có thể đề xuất sửa đổi hợp đồng cho phù hợp với thực tế. Trong trường hợp sửa đổi hai bên có thể lập phụ lục hợp đồng.

Điều 9: Điều khoản thi hành
– Những vấn đề về lao động không ghi trong hợp đồng thử việc này thì áp dụng theo quy định của nội quy lao động và pháp luật lao động;
– Hợp đồng thử việc này được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản và có hiệu lực kể từ ngày …. tháng …. năm ….

NGƯỜI LAO ĐỘNG NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Kính thưa quý công ty! Kính mong công ty trợ giúp cho tôi câu hỏi sau: Dì tôi hiện nay thờ cúng ba liệt sĩ, là một bà mẹ Việt Nam anh hùng. Nhà ở bây giờ đã hỏng, trường hợp của dì tôi có xin được tiền trợ cấp sửa chữa nhà theo diện thờ cúng liệt sĩ được không? Xin cảm ơn!

Trả lời

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho LVNLAW chúng tôi, câu hỏi của bạn sẽ được luật sư tư vấn vấn đề của bạn như sau: Căn cứ theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg quy định về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở. Tại Điều 2 của Quyết định này quy định về đối tượng được hưởng hỗ trợ, trong đó có đối tượng là Bà mẹ Việt Nam anh hùng,:

Điều 2. Đối tượng và điều kiện được hỗ trợ
Hộ gia đình được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định này phải có đủ các điều kiện sau:
1. Là hộ gia đình có người có công với cách mạng đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận, bao gồm:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
c) Thân nhân liệt sỹ;
d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
g) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
h) Bệnh binh;
i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
k) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;
m) Người có công giúp đỡ cách mạng.
2. Hộ đang ở nhà tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng (kể cả các hộ đã được hỗ trợ theo các chính sách khác trước đây) với mức độ như sau:
a) Phải phá dỡ để xây mới nhà ở;
b) Phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở.

Ngoài ra, tại Điều 3 Thông tư 09/2013/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26  tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở, quy định về điều kiện để được hưởng hỗ trợ nhà ở như sau:

Điều 3. Xác định đối tượng được hỗ trợ về nhà ở
Đối tượng được hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là người có tên trong danh sách người có công với cách mạng do Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quản lý tại thời điểm Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành.
2. Đang sinh sống và có đăng ký hộ khẩu thường trú trước ngày 15 tháng 6 năm 2013 (ngày Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành) tại nhà ở mà nhà ở đó có một trong các điều kiện sau:
a) Nhà ở bị hư hỏng nặng phải phá đi xây dựng lại nhà ở mới;
b) Nhà ở bị hư hỏng, dột nát cần phải sửa chữa phần khung – tường và thay mới mái nhà.

Trường hợp của dì bạn có thuộc vào đối tượng được hỗ trợ về nhà ở nhưng theo diện Bà mẹ Việt Nam anh hùng, chứ không thể theo diện thờ cúng liệt sĩ. Bởi diện này không thuộc đối tượng được hỗ trợ về nhà ở. 

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Sống thử” là một khái niệm không còn mới lạ đối với giới trẻ ngày nay. Ở các thành phố lớn, khu công nghiệp lớn hay các cụm trường học dạy nghề tập trung thì sống thử là một lối sống mới của giới trẻ. Vậy quy định pháp luật đối với việc sống thử như thế nào?

Sống thử là gì?

Sống thử là việc các đôi nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng và không có đăng ký kết hôn. Theo khoản 7 điều 3 luật hôn nhân gia đình 2014 quy định

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
7. Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.

Ngoài ra, trong Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 25/9/2001 đã giải thích chi tiết hơn:

Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó…

Hậu quả pháp lý khi sống thử

Khi có phát sinh tranh chấp về tài sản thì hai bên phải tuân thủ quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình về quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Cụ thể tại điều 14, 15 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau:

Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.
Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.
Điều 16. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.

Trong Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng luật dân sự 2015 về quy định tài sản thuộc sở hữu chung theo điều 219 luật dân sự 2015

Điều 219. Chia tài sản thuộc sở hữu chung
1. Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Quan hệ tài sản của nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận của các bên nếu như không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của luật dân sự, và các quy định khác của pháp luật liên quan. Trong quy định đã ưu tiên sự thỏa thuận của các bên là quy định hợp lý vì nó vừa thể hiện tính chất của nguyên tắc quan hệ pháp luật này tự nguyện. Thế nhưng, trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 lại không đề cập đến trường hợp thỏa thuận vô hiệu, trong khi trường hợp giữa các bên không có thỏa thuận và trường hợp giữa các bên có thỏa thuận nhưng thỏa thuận vô hiệu là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn, giữa các bên nam, nữ đủ điều kiện kết hôn chung sống như vợ chồng có thỏa thuận với nhau về quan hệ tài sản, nhưng thỏa thuận đó là giả tạo nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì bị xem là thỏa thuận vô hiệu. Nếu như thỏa thuận đó vô hiệu thì có được thức hiện hay đương nhiên xem là không có thỏa thuận.

Mức phạt khi chung sống mà không có đăng ký kết hôn

Phạt hành chính với hành vi sống chung như vợ chồng
Hành vi này được quy định xử phạt tại nghị  định 110/2013/NĐ-CP và sửa đổi ở nghị định 67/2015/NĐ-CP như sau:

Điều 48 Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
đ) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;
e) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân;
b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người có cùng dòng máu về trực hệ.

Xử lý hình sự khi chung sống không có đăng ký kết hôn
Trường hợp hai bên chung sống với nhau mà ko có đăng ký kết hôn mà một trong hai bên đã có vợ có chồng có thể bị xử lý hình sự như sau:

Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.


Tác động tiêu cực của việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

Hôn nhân là cơ sở để hình thành gia đình- tế bào của xã hội. Hôn nhân quan trọng như vậy nên ngay từ năm 1959 Nhà nước ta đã ban hành luật hôn nhân và gia đình để kiểm soát các vấn đề liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình trong đó có việc kết hôn của hai bên nam nữ tạo điều kiện để xây dựng một xã hội tốt đẹp, văn minh  hơn. Tuy nhiên trong thực tế cuộc sống không phải lúc nào người dân cũng tuân thủ đúng các qui định của pháp luật. rất nhiều cặp nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không hề đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký kết hôn. Việc này đã ảnh hưởng không tốt đến quyền và lợi ích của hai bên nam nữ, tới cuộc sống hôn nhân, đời sống gia đình của họ. Thông qua  tìm hiểu đề tài “ Những tác động tiêu cực của việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn tới đời sống hôn nhân và gia đình “ chúng ta sễ thây rõ tác động tiêu cực của vấn đề này.

MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC NAM NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN

Khái niệm

Khi đề cập đến vấn đề nam nữ chung sống như vợ như chồng đã xuất hiện rất nhiều cách hiểu khác nhau. Có ý kiến cho rằng: chung sống với nhau như vợ chồng là việc một người đang có vợ, có chồng nhưng lại chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ có chồng nhưng lại sống chung với người mà mình biết rõ là đã có vợ, có chồng một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung với nhau trong một thời gian dài.

Tuy nhiên nhiều người khác lại hiểu: nam nữ sống với nhau không làm hôn thú nhưng được bà con làng xóm nơi mình sinh sống, gia đình công nhận là vợ chồng, công nhận con cái sinh ra là con của hai người đó thì được gọi là chung sống như vợ chồng.

Những quan điểm trên chỉ là cách hiểu của một nhóm người trong xã hội về việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng. Còn về dưới góc độ  pháp lý thì nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng là trường hợp nam nữ có đủ điều kiện đăng ký kết hôn theo qui định của pháp luật nhưng lại không đăng ký kết hôn. Pháp luật không công nhận họ là vợ chồng nhưng trên thực tế khi sống chung với nhau họ vẫn thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ với nhau như vợ chồng.

Quy định của pháp luật nước ta về vấn đề nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.

Thời kỳ trước cách mạng tháng Tám năm 1945

Pháp luật thời phong kiến ở nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo nên những nghi thức truyền thống theo phong tục tập quán được đề cao. Do vậy trong thời kỳ này, pháp luật phong kiến không thừa nhận việc nam, nữ ” thành hôn một cách cẩu thả, tự do”. Vấn đề nam nữ chung sống như vợ chồng không được thừa nhận trong bộ luật Hồng Đức của nhà Lê và bộ Luật Gia Long của Nhà Nguyễn.

Đến thời kỳ Pháp thuộc, thực dân Pháp dựa theo bộ Dân luật của mình để đưa ra những quy định trong lĩnh vực hôn nhân. Khi kết hôn hai bên phải khai giá thú với hương bộ. Những trường hợp không khai giá thú với hương bộ thì giá thú đấy bị pháp luật coi là vô hiệu. Pháp luật chỉ thừa nhận là hôn nhân hợp pháp khi hai bên kết hôn đã đăng ký kết hôn với hộ lại. Không chấp nhân các trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.

Thời kỳ từ năm 1945 đến nay.

Năm 1959 Luật hôn nhân và gia đình đầu tiên của nước ta đã được ban hành. Trong luật này, vấn đề nam, nữ sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn cũng không được Pháp luật nước ta thừa nhận. Điều 11, luật hôn nhân và Gia đình năm 1959 qui định:

 Việc kết hôn phải được Uỷ Ban hành chính cơ sở nơi trú quán của bên người con trai hoặc người con gái công nhận và ghi vào sổ đăng ký kết hôn.

Mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị về mặt pháp lý ”.

Điều kiện hoàn cảnh đặc biệt của đất nước nên thông tư 112/NCPL ngày 19/8/1972 Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn nêu các điều kiện khác đều được thoả mãn nhưng chỉ riêng hôn nhân chưa đăng ký thì toà án coi là hôn nhân thực tế. Thông tư này cũng đưa ra trường hợp” nam nữ chung sống tạm bợ” để phân biệt và hướng dẫn các toà án giải quyết trong từng trường hợp cụ thể.

Qui định này phù hợp với tình hình xã hội lúc bấy giờ của nước ta.

Năm 1986 luật hôn nhân và gia đình mới của nước ta được ban hành đã quy định chặt chẽ vấn đề kết hôn của các bên nam nữ nhưng do diều kện hoàn cảnh lịch sử của đất nước nên cũng thừa nhận hôn nhân thực tế.

Từ ngày 1/1/2000 luật hôn nhân và gia đình mới của nước ta được ban hành có hiệu lực không công nhận trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng. Pháp luật chỉ công nhận các bên nam nữ là vợ chồng của nhau khi họ làm thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định.

Quy định của pháp luật hiện hành về việc nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.

Điều 11 Luật hôn và gia đình Việt Nam năm 2000 qui định:
“Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ( sau đây gọi là cơ quan đăng ký kết hôn). Thực hiện theo nghi thức qui định tại điều 14 của Luật này.
Mọi nghi thức kết hôn không theo qui định tại điều 14 của Luật này đều không có giá trị pháp lý.
Nam nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng.
Vợ chồng ly hôn nhau muốn kết hôn lại với nhau cũng phải đăng ký kết hôn.”

Như vậy về mặt pháp lý trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Nên khi xảy ra các tranh chấp về chia tài sản khi không chung sống với nhau nữa; thừa kế tài sản khi một trong hai người chết sẽ không được các cơ quan có thẩm quyền xét xử theo các qui định về ly hôn giữa vợ và chồng.

Tuy nhiên do điều kiện xã hội. Pháp luật nước ta vẫn công nhận một số trường hợp nam nữ sống chung như vợ như chồng không đăng ký kết hôn là vợ chồng hợp pháp. Trong thông tư liên tịch của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09 tháng 6 năm 2000 của Quốc Hội về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình  qui định như sau:

Trong trường hợp mà nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng được xác lập trước ngày 03/1/1987( ngày luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực) mà chưa đăng ký kết hôn, thì vẫn được công nhận là vợ chồng. Nếu một trong hai bên có yêu cầu xin ly hôn thì toà án thụ lý vụ án áp dụng quy định về ly hôn của luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.

Còn đối với việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/1/1987 trở đi đến trước ngày 01/1/2001 có đủ điều kiện kết hôn mà chưa đăng ký kết hôn và đang chung sống với nhau như vợ chồng thì theo qui định tai điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc Hội họ có nghĩa vụ đăng ký kết hôn từ ngày 1/1/2001 đến ngày 1/1/2003.

Kể từ sau ngày 1/1/2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì theo quy định tại điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc Hội họ không được pháp luật công nhận là vợ chồng.

Việc quy định như vậy đã thể hiện được sự linh hoạt của pháp luật nước ta. Tạo cơ hội cho mọi người chấp hành các quy định của pháp luật được tốt hơn. Những nhà làm luật nước ta nên có sự tìm hiểu thực tiễn cuộc sống để dự liệu được các tình huống có thể xảy ra để luật hôn nhân và gia đình nước ta được chặt chẽ hơn.

TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA VIỆC NAM NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN TỚI ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Thực trạng việc nam nữ chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn.

Một vài năm gần đây tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng diễn ra khá phổ biến. Thật đáng buồn khi rất nhiều người lại cho rằng đó là chuyện rất bình thường trong cuộc sống. Hiện tượng sống với nhau nhưng không đăng ký kết hôn diễn ra rất nhiều ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh…Nơi mà kinh tế phát triển mạnh, có điều  kiện giao lưu văn hoá với nhiều nước trên thế giới. Lối sống theo kiểu Phương Tây đã du nhập vào Việt Nam. Theo kết quả điều tra tư đề tài khoa học’’ hiện tượng chung sống trước hôn nhân của giới trẻ độc thân  tại Thành Phố Hò Chí Minh trong mối ổn định với gia đình trẻ’’ của sở khoa học và công nghệ thành phố Hồ Chí Minh thì chuyện chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn tập trung chủ yếu nhất ở giới công nhân lao động xa nhà(42,5%),giới văn phòng trí thức (33,8%). Độ tuổi trung bình sồng chung là từ 22- 27 tuổi (62,3%).

Hiện nay vấn đề sống thử ‘’góp gạo thổi cơm chung’’ trong giới học sinh, sinh viên diễn ra rất nhiều và có xu hướng ra tăng trong những năm gần đây. Khi yêu nhau nhiều bạn sinh viên đặc biệt là những bạn sinh viên sống xa nhà đã có suy nghĩ sống chung với người yêu của mình để tích kiệm chi phí sinh hoạt hằng ngày, được nhìn thấy nhau nhiều hơn, hằng ngày đỡ phải nhắn tin hay gọi điện cho nhau… Những lợi ích mù quoáng đó đã khiến họ quyết định sống chung như vợ chồng mà không hề nghĩ tới hậu quả do việc sống chung đó gây ra cho bản thân mình sau này. Đi tới các xóm trọ sinh viên ta có thể dễ dàng bắt gặp cảnh sống chung như vợ chồng của một số bạn sinh viên. Tình trạng này thật đáng buồn và đau xót khi chúng ta tiếp tục tìm hiểu về những tác động tiêu cực của việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn tới đời sống hôn nhân và gia đình sau này của hai bên nam nữ.

Không những thế tình trạng nam nữ lấy nhau mà chỉ tổ chức lễ cưới và nhận được sự đồng ý từ hai bên gia đình diễn ra ngày càng nhiều đặc biệt là ở vùng sâu vùng sa. Ỏ đây hiểu biết về pháp luật của người dân còn thấp vì vậy họ chưa biết được hết tầm quan trọng cũng như hậu quả của việc không đăng ký kết hôn. Họ chỉ nghĩ sống chung cùng một nhà, được cha mẹ hỏi cưới, tổ chức lễ cưới cho, bà con làng xóm, thôn, bản biết, công nhận họ là vợ chồng là họ đã là vợ chồng của nhau rồi. Việc kết hôn theo nghi thức truyền thống được coi trọng và họ cho đó là vấn đề quan trọng nhất của hôn nhân còn giấy đăng ký kết hôn không phải là cái quan trọng. Sở dĩ hiện tượng này diễn ra ngày càng nhiều ở vùng nông thôn vùng, sâu, vùng sa chính là do nhận thức và hiểu biết pháp luật của người dân nơi đây còn hạn chế.

Hậu quả của việc nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn tới đời sống hôn nhân và gia đình.

Ảnh hưởng đến nhân phẩm của hai bên nam, nữ do vậy họ khó tìm được hạnh phúc sau khi việc sống chung bị đổ vỡ.

Con người khi đang yêu nhau họ vẫn nghĩ người mình đang yêu sẽ làm vợ hoặc chồng của mình sau này. Người đó sẽ sống với mình tới” đầu bạc răng long”. Nhưng thực tế lại khác khi sống cùng nhau như vợ chồng dưới một gia đình lại nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn xung đột. Dần dàn khi tình yêu đã phai nhạt thì họ lại” đường ai người đấy đi”. Khi được trải nghiệm cuộc sống họ mới nhận ra việc chung sống như vậy là việc không tốt họ muốn làm lại từ đầu nhưng rất khó. Bởi tư tưởng  Nho giáo đã ăn sâu vào suy nghĩ của mỗi người Việt Nam chúng ta. Người yêu mới của bạn chỉ có thể chấp nhận việc bạn đã từng có người yêu hay đã yêu một ai đó mà không thể chấp nhận bạn đã sống chung như vợ như chồng với người khác mà không đăng ký kết hôn. Vấn đề bị mang tiếng này đặc biệt ảnh hưởng tới hạnh phúc của người phụ nữ. Việt Nam vẫn là một nước Á Đông nên vấn đề trinh tiết của người phụ nữ rất quan trọng

Sau khi chung sống như vợ chồng với người mình yêu và đổ vỡ tình yêu đến nay T vẫn chưa tìm được một ai khác. Muốn xây dựng một gia đình thực sự nhưng rất khó để mong ước giản dị đó của T thành hiện thực. Đơn giản bởi các cô gái khi nghe đến chuyên T đã từng chung sống như vợ chồngvới một người con gái, các cô gái đều bỏ chạy. Nhiều lần T đã ngỏ lời với những cô gái khác nhưng đều bị từ chối. Có người không biết chuyện của T thì đồng ý tuy nhiên sau khi tìm hiểu người đó cũng biết chuyện và chia tay với T.

Hành vi chung sống như vợ chồng với người yêu mà không đăng ký kết hôn của T hoàn toàn không phải chịu các biện pháp xử phạt của pháp luật nước ta. Tuy nhiên T lại phải chịu một sức ép rất lớn từ dư luận xã hội. Vậy đó khi đã sống chung với một ai đó bạn sẽ bị mang tiếng, chịu những lời đồn thổi không hay về mình từ dư luận xã hội nên khó có thể tìm được hạnh phúc thật sự cho mình về sau. Dư luận xã hội là vậy  nó như một con dao nhọn và sắc khi bạn đã bị nó đâm rồi thì rất khó để chữa lành lại vết thương. Viết thương đó thỉnh thoảng lại nhói đau trở lại trong trái tim của bạn.

Ảnh hưởng đến sức khoẻ của người phụ nữ sau thời gian chung sống như vợ chồng

Sống chung trong một mái nhà như vợ như chồng thường là  những người còn rất trẻ. Họ không muốn bị rằng buộc bởi con cái nên không ít những cặp nam nữ đã dùng thuốc tránh thai trước khi quan hệ tình dục, khi xảy ra việc mang thai họ lại tìm tới các cơ sở y tế để giải quyết hậu quả. Theo điều tra xã hội Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới. Tỷ lệ này đặc biệt cao ở phụ nữ trẻ tuổi chưa lập gia đình phụ nữ phá  thai dưới 19 tuổi chiếm 5 % số ca nạo phá thai, phụ nữ chưa có chồng 25 % và phụ nữ chưa có con là 36% ( theo thống kê đưa ra tại hội thảo “Sức khoẻ sinh sản và phòng chống HIV/ AIDS năm 2007). Họ chỉ nghĩ đến những cái lợi trước mắt mà không nghĩ đến những hậu quả nặng nề của những việc đó về sau. Theo các nghiên cứu khoa học thì việc lạm dụng thuốc tránh thai, việc nạo phá thai đều để lại cái giá rất đắt cho người phụ nữ. Việc nạo phá thai có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người phụ nữ như: nhiễm trùng, thủng tử cung, nguy cơ sảy thai, sinh con non thậm chí là vô sinh. Nhiều phụ nữ sau khi kết hôn, đã rất đau khổ vì biết mình bị vô sinh, không thể sinh con được nữa. Người ta vẫn nói thiên chức làm mẹ là thiên chức cao cả của người phụ nữ. Còn gì buồn hơn là mình không thực hiện được quyền làm mẹ thiêng liêng đó. Đâu chỉ có thế khi kết hôn mà không có con thì gia đình đó rất dễ bị tan vỡ. Người vợ sẽ phải chịu áp lực rất lớn từ cha mẹ chồng. Người Việt Nam chúng ta vốn rất coi trọng việc con cái , vấn đề nối dõi tông đường. Hiện nay rất nhiều vụ ly hôn đã xảy ra cũng chỉ vì vấn đề này.

Chị H và anh P là sinh viên đại học năm thứ tư. Vì yêu nhau nên hai người đã quyết định sống chung với nhau nhưng không hề đi dăng ký kết hôn trong một thời gian dài Chị H đã dâng hiến tất cả tình yêu của mình cho P. Chị không nhớ rõ mình đã uống không biết bao nhiêu viên thuốc tránh thai khẩn cấp. Có lần để xảy ra việc ngoài ý muốn chị H đã phải tự đi phá thai một mình. Nhưng chi đâu biết P đã phản bội chị. Bên cạnh sống chung với chị như vợ chồng  P còn có quan hệ tình dục với người con gái khác. Biết được sự thật đó chị H  đã quyết định phải trở lại là chính mình sống thật tốt để làm cha mẹ mình được vui. Tốt nghiệp xong đại học chị đã vào Nam sinh sống ,kiếm được một việc làm với mức lương rất khá và gặp được một người yêu thương mình thật lòng chính là chồng chị bây giờ. Tuy nhiên cuộc sống vợ chồng của chị lại không thật sự hạnh phúc vì đã lấy nhau được 3 năm rối mà chị vẫn chưa có con . Nguyên nhân dẫn đến việc đó chính là do chị đã uống quá nhiều thuốc tránh thai khi còn chung sống như vợ chồng với P dẫn đến vô sinh.

Ở trong ví dụ trên chị H và anh P có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của luật hôn nhân và gia đình năm 2000 nhưng lại chỉ sống chung với nhau mà không đăng ký kết hôn. Nếu như họ đăng ký kết hôn xác lập quan hệ vợ chồng hợp pháp thì có lẽ họ đã có một gia đình hạnh phúc. Bởi khi  xác lập quan hệ hợp pháp thì chắc chắn họ sẽ sinh con với nhau mà không cần dùng đến quá nhiều thuốc tránh thai như vậy. Không những thề nều anh P có hành vi ngoại tình thì lợi ích của chị H sẽ được pháp luật bảo vệ. Như vậy việc H và P không làm đăng ký kết hôn mà đã sống chung với nhau như vậy là hành động dại dột và thiếu suy nghĩ nên H đã phải trả một cái giá quá đắt cho hành động đó của mình

Ảnh hưởng tới con cái của họ.

Trẻ con rất ngây thơ, hồn nhiên, là người không có tội gì cả. Chúng xứng đáng để được hưởng một cuộc sống hạnh phúc bên cha, mẹ. Nhưng những đứa trẻ sinh ra trong gia đình mà cha mẹ chúng kết hôn nhưng chưa đăng ký kết hôn lại phải chịu nhiều thiêt thòi. Đặc biệt là những đứa trẻ được sinh ra khi người cha lại không chịu thừa nhận đứa trẻ sinh ra đó là con của mình. Khi đó trong giấy  khai sinh, đứa trẻ này chỉ được mang họ của mẹ mà thôi. Nếu muốn được mang họ cha thì người mẹ đó phải làm đơn yêu cầu Toà án truy nhận cha cho người con đó. Trong trường hợp này Toà án sẽ xác minh bằng nhiều cách, trong đó có cách làm xét nghiệm AND. Việc này không chỉ mất thời gian, phức tạp mà còn gây tâm lý nặng nề, buồn phiền cho người mẹ và đứa con. Khi bước vào cuộc sống chúng sẽ phải chịu những lời dị nghị của dư luận xã hội về thân thế, về giấy khai sinh của mình.

Gây khó khăn trong việc giải quyết vấn đề nhân thân và tài sản khi họ không sống chung với nhau nữa.

Nhiều căp nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng nhưng chỉ tổ chức lễ cưới, được hai bên gia đình, bạn bè, bà con làng xóm công nhận là vợ chồng mà hoàn toàn không thực hiện việc quan trọng nhất khi về sống chung với nhau là đi đăng ký kết hôn tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi một trong hai bên nam nữa đang cư trú. Trong thời gian sống chung với nhau họ coi nhau là vợ chồng, cùng nhau vun đắp và xây dựng một gia đình hạnh phúc. Tuy nhiên nhiều trường hợp khi chung sống giữa họ đã nảy sinh rất nhiều xung đột, mâu thuẫn dẫn đến bỏ nhau. Những trường hợp như vậy khi chia tay xảy ra rất nhiều tranh chấp, đặc biệt là tranh chấp về tài sản. Đối với những trường hợp sống chung với nhau không đăng ký kết hôn sau ngày 1/1/2000, thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng nên khi có tranh chấp toà án không thể giải quyết như quy định của pháp luật về ly hôn được mà tài sản của ai thì thuộc về người đó. Nhiều ngưòi không chứng minh được tài sản đó là của mình nên đành chịu thiệt thòi. Trưòng hợp mà một bên vợ hoặc chồng chết nhưng không để lại di chúc do đó người vợ hoặc người chồng còn sống không được thừa kế tài sản mà người kia để lại.

Năm 2005 chị A và anh B lấy nhau nhưng họ chỉ tổ chức lễ cưới mời bạn bè đến dự mà không đi đăng ký kết hôn. 3 năm sau không may anh B đột ngột qua đời. Căn nhà mà anh B và chị A đang sống đã bị mẹ của anh A và hai cô con gái chiếm đoạt và đuổi chị B ra khỏi nhà

Khi có đơn kiện đến toà nhưng về mặt pháp luật chị A và anh B không phải là vợ chồng của nhau. Như vậy quyền lợi của chị A sẽ không được pháp luật bảo vệ. Chị hoàn toàn không có quyền thừa kế căn nhà đó.

Một số tác động tiêu cực khác.

Trường hợp một người đã có vợ hoặc có chồng mà chung sống như chồng với người khác là vi phạm pháp luật, vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng mà pháp luật quy định. Việc sống chung như vậy đã làm cho cuộc hôn nhân trước của họ đi vào đổ vỡ. Không những vậy người thực hiện hành vi sống chung đó sẽ bị xử phạt hành chính. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự ; Khoản 1, Điều 147. Bộ luật hình sự năm 1999 ( sửa đổi bổ sung năm 2009) quy định;

“Người nào đang có vợ , có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ có chồng, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà con vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.”

Bên cạnh đó việc chung sống như vậy còn gây khó khăn cho cấp chính quyền trong việc quản lý  hộ tịch, thường trú trên địa bàn mà mình phụ trách.

Phương hướng hoàn thiện pháp luật nước ta về vấn đề chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.

Theo ý kiến của cá nhân em, để ngăn chặn được những tác động của việc nam nữ chung sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Những cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình cần phải chủ động nắm bắt thực tế đời sống hôn nhân của các bên nam nữ để kịp thời tuyên truyền, giải thích cho họ thấy được hậu quả của việc không đăng ký kết hôn. Cùng với đó là khuyến khích tạo điều kiện cho họ đi đăng ký kết hôn.

Qua tìm hiểu nguyên nhân một số cặp nam nữ lấy nhau rồi mà chưa thưc hiện việc đăng ký kết hôn là do họ bận rộn với công việc của mình, thủ tục làm đăng ký kết hôn mất nhiều thời gian nên họ ngại. Nên vấn đề thủ tục hành chính về đăng ký kết hôn cũng cần phải được sửa đổi, đơn giản hoá hơn nữa để tránh sự ngần ngại cho hai bên nam nữ khi đăng ký kết hôn.

Bên cạnh đó đối với những trường hợp dã có vợ hoặc có chồng rồi mà vẫn chung sống như vợ chồng với người khác thì pháp luật cần phải quy định mức xử phạt  cao hơn nữa để những bên vi phạm thực hiện đúng nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng mà Luật hôn nhân và gia đình nước ta đã quy định. Mức xử phạt hành chính như hiện nay đối với những người vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng còn quá nhẹ nên họ vấn đề vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng diễn ra ngày càng phổ biến

KẾT THÚC VẤN ĐỀ

Quả thực trong đời sống hiện nay vấn đề nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn đang diễn ra rất phổ biến và đa dạng. Những vấn đề nảy sinh xung quanh hiện tượng này đang là một vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng rất nhiều tới quyền lợi của các bên nam nữ. Gây nhiều khó khăn cho toà án khi giải quyết các án kiện về nhân thân và tài sản. Việc kiểm soát vấn đề hộ tịch cũng gặp không ít khó khăn. Từ việc nhận rõ hậu quả đó các bên nam nữ nên thực hiện đúng quy định của pháp luật. Thực hiện như vậy không chỉ là bảo vệ quyền lợi cho bản thân mình mà còn giúp cho xã hội ổn định và tốt đẹp hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội, 2009.
  2. Luật hôn nhân và gia đình năm 1959
  3. Luật hôn nhân và gia đình năm 1986
  4. luật hôn nhân và gia đình năm 2000
  5. Nghị định của Chính Phủ số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 quy định chi tiết thi hành luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
  6. Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành Nghi quyết số 35/2000/QH10 về thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
  7. Bộ Dân Luật Bắc Ký 1931.
  8. Viện Khoa học pháp lý , Bộ Tư pháp . một số vấn đề về pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV đến thời kỳ Pháp thuộc , Nxb. Chính tri quốc gia Hà Nội,1998.
  9. Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005.
  10. Bộ luật dân sự Cộng hoà Pháp năm 2005 ( phần các quy định về hôn nhân và gia đình).
  11. Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22/10/2001 quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10.
  12. Nghị định của Chính Phủ số 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Rủi ro về thuế là gì?

Theo quy định tại luật quản lý thuế 2019 quy định về rủi ro về thuế như sau

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
14. Rủi ro về thuế là nguy cơ không tuân thủ pháp luật của người nộp thuế dẫn đến thất thu ngân sách nhà nước.

Cụ thể tại điều 9 như sau:

Điều 9. Quản lý rủi ro trong quản lý thuế
4. Đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế và phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế được quy định như sau:
a) Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế được thực hiện dựa trên hệ thống các tiêu chí, thông tin về lịch sử quá trình hoạt động của người nộp thuế, quá trình tuân thủ pháp luật và mối quan hệ hợp tác với cơ quan quản lý thuế trong việc thực hiện pháp luật về thuế và mức độ vi phạm pháp luật về thuế;
b) Phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế được thực hiện dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế. Trong quá trình phân loại mức độ rủi ro, cơ quan quản lý thuế xem xét các nội dung có liên quan, gồm thông tin về dấu hiệu rủi ro; dấu hiệu, hành vi vi phạm trong quản lý thuế; thông tin về kết quả hoạt động nghiệp vụ của cơ quan quản lý thuế, cơ quan khác có liên quan theo quy định của Luật này;
c) Cơ quan quản lý thuế sử dụng kết quả đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế và kết quả phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế để áp dụng các biện pháp quản lý thuế phù hợp.

Mức độ rủi ro về thuế của doanh nghiệp

Mức độ rủi ro về thuế của doanh nghiệp được quy định tại thông tư 31/2021/TT-BTC

Điều 10. Đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế
1. Người nộp thuế được đánh giá, phân loại theo một trong các mức độ tuân thủ pháp luật thuế như sau:
a) Mức 1: Tuân thủ cao.
b) Mức 2: Tuân thủ trung bình.
c) Mức 3: Tuân thủ thấp.
d) Mức 4: Không tuân thủ.
2. Mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế được phân loại dựa trên các tiêu chí quy định tại Phụ lục I Thông tư này.
3. Kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế được cơ quan thuế theo dõi, xử lý như sau:
a) Đối với người nộp thuế thuộc mức không tuân thủ, thực hiện các biện pháp quản lý theo quy định tại Điều 22 Thông tư này;
b) Đối với người nộp thuế thuộc các mức tuân thủ cao, trung bình, thấp và không tuân thủ, thực hiện phân tích bản chất hành vi để xác định biện pháp nâng cao tuân thủ.
Điều 11. Phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là doanh nghiệp
1. Phân loại mức độ rủi ro tổng thể
a) Người nộp thuế là doanh nghiệp được phân loại mức độ rủi ro theo một trong những hạng sau:
a.1) Hạng 1: Người nộp thuế rủi ro rất thấp.
a.2) Hạng 2: Người nộp thuế rủi ro thấp.
a.3) Hạng 3: Người nộp thuế rủi ro trung bình.
a.4) Hạng 4: Người nộp thuế rủi ro cao.
a.5) Hạng 5: Người nộp thuế rủi ro rất cao.
b) Mức độ rủi ro người nộp thuế được phân loại dựa trên kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế tại Điều 10 và các tiêu chí quy định tại Phụ lục II Thông tư này.
c) Xử lý kết quả phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là doanh nghiệp
c.1) Đối với người nộp thuế thuộc mức rủi ro rất cao, rủi ro cao áp dụng các biện pháp quản lý theo quy định tại Điều 22 Thông tư này;
c.2) Theo yêu cầu công tác quản lý thuế trong từng thời kỳ, người nộp thuế thuộc các mức rủi ro có thể tiếp tục được phân loại rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Phân loại mức độ rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế
a) Mức độ rủi ro người nộp thuế là doanh nghiệp trong các nghiệp vụ quản lý thuế được phân loại theo một trong các mức sau:
a.1) Rủi ro cao.
a.2) Rủi ro trung bình.
a.3) Rủi ro thấp.
b) Mức độ rủi ro người nộp thuế trong các nghiệp vụ quản lý thuế được phân loại dựa trên kết quả xếp hạng mức độ rủi ro người nộp thuế tại khoản 1 Điều này và các tiêu chí quy định tại Phụ lục II Thông tư này.
c) Xử lý kết quả phân loại mức độ rủi ro
Kết quả phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế được áp dụng các biện pháp quản lý thuế trong từng nghiệp vụ quản lý thuế quy định tại Chương IV Thông tư này.
Điều 12. Phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân
1. Mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân được phân loại theo một trong các mức sau:
a) Rủi ro cao.
b) Rủi ro trung bình.
c) Rủi ro thấp.
2. Mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân được phân loại dựa trên kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế tại Điều 10 và các tiêu chí quy định tại Phụ lục III Thông tư này.
3. Xử lý kết quả phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là cá nhân
Kết quả phân loại mức độ rủi ro của người nộp thuế được áp dụng các biện pháp quản lý thuế quy định tại Điều 15 Thông tư này.

Ngoài ra, để đánh giá rủi ro, khách hàng có thể tham khảo công văn số: 1873/TCT-TTKT
V/v tăng cường rà soát, kiểm tra phát hiện NNT có dấu hiệu rủi ro về hóa đơn, chống gian lận hoàn thuế GTGT.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Sao y bản chính là gì?

Sao y bản chính là ngôn ngữ đời thường mà chúng ta hay gọi khi tiến hành làm bản sao của tài liệu. Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 2 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP luật hóa việc sao y bản chính bằng cụm từ “chứng thực bản sao từ bản chính” như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2. “Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

Chứng thực bản sao từ bản chính cũng được gọi bằng nhiều hình thức khác nhau như “sao y công chứng” nhưng thực tế đây chỉ là văn nói. Theo quy định việc công chứng và chứng thực được quy định khác nhau. Tại khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014 giải thích khái niệm “công chứng” như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Vì vậy, bạn đọc cần phân biệt rõ “công chứng” và “chứng thực” để thực hiện các quy định pháp luật được tốt hơn.

Thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính

Theo quy định tại nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về thẩm quyền chứng thực như sau:

Điều 5. Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực
1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
c) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
đ) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.
2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
e) Chứng thực di chúc;
g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này. Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự ký chứng thực và đóng dấu của Cơ quan đại diện.
4. Công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng (sau đây gọi chung là tổ chức hành nghề công chứng).
5. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại Điều này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.
6. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà.

Như vậy, theo quy định này thẩm quyền chứng thực gồm:
– Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
– Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
– Cơ quan đại diện ngoại giao
– Văn phòng công chứng

Điều kiện chứng thực bản sao từ bản chính

Theo điều 18 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP quy định về giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao từ bản chính:

Điều 18. Giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao từ bản chính
1. Bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp
2. Bản chính giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Và khoản 1 Điều 20 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP quy định về thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính: “Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực“.  Như vậy, khi có nhu cầu chứng thực, người yêu cầu phải có bản chính giấy tờ (văn bản gốc) để làm cơ sở chứng thực bản sao từ bản chính. Bản photo không được chấp nhận.

Hiệu lực của bản sao y từ bản chính

Theo quy định tại khoản 1, 2 của điều 3 nghị định 23/2015/NĐ-CP có quy định về giá trị pháp lý của bản sao như sau:

Điều 3. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực
1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.
4. Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Như vậy, theo quy định trên có thể thấy pháp luật không có quy định cụ thể về thời hạn hiệu lực của bản sao y. Tuy nhiên trên thực tế thường có 2 loại giấy tờ: giấy tờ có giá trị vô hạn giấy khai sinh, bằng tốt nghiệp đại học…và giấy tờ giá trị có thời hạn như CMND (thời hạn 15 năm). Vì vậy đứng trên góc độ khác có thể thấy bản sao y tuy không có quy định về thời hạn nhưng cũng chỉ có giá trị trong khi bản chính còn hiệu lực. Chính vì thế đây có thể là căn cứ để cho các cá nhân, tổ chức khi làm việc với những trường hợp không nhận bản sao y do quá thời hạn.

Một câu hỏi vui được đặt ra là: “Nếu tiền sao y bản chính thì có giá trị hiệu lực như bản gốc hay không?”. Đây là câu hỏi thường thấy khi bàn luận về vấn đề sao y bản chính này. Tuy nhiên để ý tại cuối khoản 2 điều 3 ghi rõ về giá trị bản sao y không có giá trị nếu pháp luật có quy định khác. Quy định khác ở đây chính là quy định tại khoản 3 điều 3 quyết định 130/2013/QĐ-TTg quy định

Điều 3. Những hành vi bị nghiêm cấm
3. Sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.

Vì vậy, theo quy định khác này thì tiền được sao chép không có giá trị sử dụng và còn vi phạm điều cấm. Như vậy có thể thấy bản chính hết giá trị sử dụng thì bản sao cũng đương nhiên hết giá trị sử dụng theo (CMND thời hạn sử dụng là 15 năm). Các tài liệu không có thời hạn thì không có giới hạn về thời hạn sao y (VD: Bằng đại học, giấy phép lái xe không thời hạn). Tuy nhiên để tránh trường hợp thông tin đã bị thay đổi có thể một số cơ quan sẽ yêu cầu mọi người khi cung cấp bản sao y trong thời gian từ 3 đến 6 tháng để đảm bảo “tính mới” cho bản sao. Bản chất việc yêu cầu không có cơ sở pháp lý tuy nhiên tùy từng cơ quan vẫn có các quy định riêng như vậy.

Sao y không cần bản chính được không?

Hiện tại, nhiều đơn vị, cá nhân có quảng cáo về việc sao y không cần bản chính, bản gốc. Tuy nhiên, theo các quy định trích dẫn ở trên việc sao y hợp pháp phải căn cứ từ bản chính. Các trường hợp sao y không cần bản chính khách hàng cần lưu ý một số hậu quả như giấy tờ giả hoặc người sao y không có đủ thẩm quyền.

Bản sao y có thời hạn 6 tháng?

Theo quy định về chứng thực bản sao từ bản chính, bản sao y có hiệu lực vô thời hạn (cho tới khi bản chính hết hạn). Do vậy, việc xác định bản sao y có thời hạn 6 tháng là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thì bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu khi chứng thực. Trường hợp bản chính đã có sự thay đổi thông tin, nội dung thì bản sao đã được chứng thực trước đó không có giá trị sử dụng thay cho bản chính hiện tại.
Bên cạnh đó, khi thực hiện các thủ tục hành chính, nếu pháp luật chuyên ngành có quy định khác thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Tôi nghe nói theo luật doanh nghiệp hiện nay, doanh nghiệp được phép kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm, như vậy nếu tôi xuất hóa đơn với một số ngành nghề mà không có trên đăng ký kinh doanh thì có bị phạt hay không? Nếu bị phạt thì mức phạt như thế nào?

Trả lời

Theo quy định hiện nay, doanh nghiệp được phép kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm (trừ trường hợp kinh doanh có điều kiện). Tuy nhiên việc xuất hóa đơn với những ngành ngề không có trong đăng ký kinh doanh có thể dẫn tới bị phạt cho doanh nghiệp.

Mức phạt khi xuất hóa đơn mà không có ngành nghề kinh doanh

Theo quy định tại điều 44 nghị định 122/2021/NĐ-CP về mức phạt như sau

Điều 44. Vi phạm về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
1. Cảnh cáo đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 11 ngày đến 30 ngày.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 90 ngày.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này trong trường hợp chưa đăng ký thay đổi theo quy định;
b) Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.

Điều 31 Luật doanh nghiệp 2020 quy định

Điều 31. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi một trong những nội dung sau đây:
a) Ngành, nghề kinh doanh;

Do đó nếu doanh nghiệp xuất hóa đơn đối với những ngành nghề kinh doanh không có trong đăng ký thì vẫn sẽ bị xử phạt theo quy định tại nghị định 122/2021/NĐ-CP.

Thẩm quyền xử phạt

Thẩm quyền xử phạt với trường hợp này được quy định tại điều 75 nghị định 122/2021/NĐ-CP

Điều 75. Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thuế
3. Chi cục trưởng Chi cục Thuế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, đầu tư;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.

Hồ sơ thông báo thay đổi ngành, nghề kinh doanh

Hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh tương đối đơn giản do đó khách hàng nên thực hiện trước khi xuất hóa đơn với các ngành nghề mới để tránh phạt. Hồ sơ gồm các tài liệu sau

  • Biên bản họp, quyết định của đại hội đồng cổ đông, hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty
  • Thông báo về việc thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh
  • Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục
  • Bản sao CMND của người thực hiện thủ tục

Hồ sơ thay đổi ngành nghề có thể nộp qua mạng tại trang dangkykinhdoanh.gov.vn. Một số địa phương yêu cầu các hồ sơ về ngành nghề phải nộp 100% qua mạng. Nếu khách hàng có vấn đề nào chưa rõ vui lòng liên hệ để được giải đáp./.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com