Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Quyền sở hữu là một chế định quan trọng trong Bộ luật dân sự. Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ. Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình. Mốt số trường hợp đối với tài sản vô chủ, đánh rơi theo quy định của điểm d khoản 1 điều 165 Bộ luật dân sự 2015 việc sở hữu tài sản đánh rơi có thể hợp pháp khi phù hợp với quy định pháp luật
Điều 165. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật 1. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây: d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan
Như vậy, trường hợp nào thì việc chiếm hữu với tài sản đánh rơi, bỏ quên là có căn cứ pháp luật? Điều này được quy định tại điều 202 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
Điều 230. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên 1. Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu. 2. Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau: a) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước; b) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hoá theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.
Theo đó, UBND xã hoặc công an xã để công khai thông tin cho chủ sở hữu, sau 1 năm kể từ ngày công khai nếu không ai nhận thì sẽ được hưởng hoặc xác lập quyền sở hữu đối vơi tài sản đó tùy vào giá trị của tài sản.
Đối với trường hợp phát hiện vật vô chủ, vật không xác định được chủ sở hữu, pháp luật đã có những quy định cụ thể để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu cũng như người phát hiện ra vật đó. Điều 228 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ và vật không xác định được chủ sở hữu.
Điều 228. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu 1. Tài sản vô chủ là tài sản mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó. Người đã phát hiện, người đang quản lý tài sản vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó, trừ trường hợp luật có quy định khác; nếu tài sản là bất động sản thì thuộc về Nhà nước. 2. Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Việc giao nộp phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người giao nộp, người nhận, tình trạng, số lượng, khối lượng tài sản giao nộp. Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người phát hiện về kết quả xác định chủ sở hữu. Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản là động sản thì quyền sở hữu đối với động sản đó thuộc về người phát hiện tài sản. Sau 05 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản là bất động sản thì bất động sản đó thuộc về Nhà nước; người phát hiện được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.
Đối với vật không xác định được chủ sở hữu: Khi phát hiện ra một vật mà không có căn cứ để xác định chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với vật hay chưa thì được coi là vật không xác định được chủ sở hữu. Về nguyên tắc, người phát hiện phải tìm chủ sở hữu vật để trả lại. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bản thân người phát hiện ra vật không tìm hoặc không thể tìm được chủ sở hữu đích thực. Do vậy, pháp luật quy đinh người phát hiện ra vật phải thông báo hoặc giao nộp cho UBND xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất. Các cơ quan này khi đã nhận vật có trách nhiệm thông báo công khai để tìm chủ sở hữu, đồng thời thông báo cho người phát hiện về kết quả xác định chủ sở hữu của vật.
Cách xử lý với vật vô chủ hoặc không xác định được chủ sở hữu
Sau khi đã thực hiện việc thông báo công khai mà vẫn chưa tìm được chủ sở hữu, vật không xác định được chủ sở hữu được xử lý như sau: – Thuộc quyền sở hữu của người phát hiện ra vật sau 1 năm thông báo công khai mà không tìm được chủ sở hữu nếu vật đó là động sản. – Thuộc quyền sở hữu của Nhà nước sau 5 năm thông báo công khai mà không tìm được chủ sở hữu nếu vật là bất động sản. Người phát hiện ra vật sẽ được hưởng 1 khoản tiền thưởng. Tuy nhiên, pháp luật không có quy định cụ thể về mức thưởng cho người phát hiện trong trường hợp phát hiện ra vật không xác định được chủ sở hữu.
Như vậy, quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác được tôn trọng và bảo vệ một cách tối đa. Một người chỉ được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản của không thuộc quyền sở hữu của mình khi chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu hoặc thông báo công khai trong 1 thời hạn nhất định nhưng không tìm thấy chủ sở hữu.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Dịch cúm diễn ra dẫn tới việc tiêu thụ khẩu trang y tế và nước sát trung tăng mạnh, như vậy đối với các đơn vị nhập khẩu thì điều kiện và thuế nhập khẩu các loại sản phẩm này như thế nào?
Miễn thuế với khẩu trang y tế và nước sát trùng
Theo quy định tại quyết định 155/QĐ-BTC về các danh mục hàng hoá được miễn thuế trong thời gian bùng phát dịch do Virus Corona gây ra như sau:
DANH MỤC CÁC MẶT HÀNG ĐƯỢC MIỄN THUẾ NHẬP KHẨU PHỤC VỤ PHÒNG, CHỐNG DỊCH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG MỚI CỦA VIRUT CORONA GÂY RA(Ban hành kèm theo Quyết định số 155/QĐ-BTC ngày 07/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
STT
Tên mặt hàng
Tiêu chí
Mã HS
1
Khẩu trang y tế
Có số lưu hành do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp
6307.90.40 6307.90.90
2
Nước rửa tay sát trùng (chế phẩm sát trùng tay dạng gel hoặc dạng lỏng)
Có số đăng ký lưu hành do Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế cấp
3808.94.90
3
Nguyên liệu để sản xuất khẩu trang y tế:
3.1
Vải không dệt để sản xuất khẩu trang y tế
56.03
3.2
Màng lọc kháng khuẩn để sản xuất khẩu trang y tế
56.03
3.3
Dây thun để sản xuất khẩu trang y tế
5604.10.00 5606.00.00 6002.40.00 6002.90.00
3.4
Thanh nẹp mũi để sản xuất khẩu trang y tế (dạng thanh/cuộn)
Nước sát trùng (chế phẩm diệt khuẩn dạng dung dịch)
Có số đăng ký lưu hành do Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế cấp
3808.94.20 3808.94.90
5
Vật tư, thiết bị cần thiết khác:
5.1
Bộ trang phục phòng chống dịch (gồm: Quần, áo, kính, khẩu trang y tế, mũ bảo hộ, găng tay, giày)
Có số lưu hành do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp
6210.10.90
Điều kiện nhập khẩu khẩu trang y tế
Theo quy định tại quyết định 155/QĐ-BTC điều kiện để được miễn thuế với khẩu trang y tế là phải “có số lưu hành do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp“. Vậy điều kiện để cấp số lưu hành cho khấu trang y tế là gì?
Khẩu trang dùng trong y tế được xác định là trang thiết bị y tế như vậy để nhập khẩu khẩu trang y tế phải đáp ứng 2 điều kiện: – Được phân loại bởi các đơn vị phân loại trang thiết bị y tế (thường được phân loại A) – Được cấp số lưu hành trang thiết bị y tế (theo quy định tại khoản 1 điều 20 nghị định 36/2016/NĐ-CP số lưu hành của trang thiết bị y tế chính là số phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A)
Điều kiện nhập khẩu đối với nước rửa tay sát trùng
Đối với nước rửa tay sát trùng (chế phẩm sát trùng tay dạng gel hoặc dạng lỏng) phải được cấp số đăng ký lưu hành tại cục Quản lý môi trường y tế. Một số trường hợp thường nhập nước rửa tay sát khuẩn là mỹ phẩm tuy nhiên điều này là không chính xác. Hồ sơ đăng ký số lưu hành theo quy định tại điều 22 nghị định 91/2016/NĐ-CP như sau:
Điều 22. Hồ sơ đăng ký lưu hành mới 1. Văn bản đề nghị đăng ký lưu hành mới theo Mẫu số 04 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. 2. Giấy tờ về tư cách pháp nhân của cơ sở đăng ký, cơ sở sản xuất. 3. Giấy ủy quyền thực hiện việc đăng ký lưu hành trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 20 Nghị định này. 4. Tài liệu kỹ thuật của chế phẩm đề nghị đăng ký gồm các nội dung theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này. 5. Kết quả kiểm nghiệm thành phần và hàm lượng hoạt chất trong chế phẩm (được bổ sung cùng Phiếu trả lời kết quả khảo nghiệm). 6. Phiếu trả lời kết quả khảo nghiệm (được bổ sung sau khi Bộ Y tế có văn bản cho phép khảo nghiệm). 7. Mẫu nhãn của chế phẩm. 8. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (đối với chế phẩm nhập khẩu). 9. Tài liệu, kết quả nghiên cứu về an toàn và hiệu lực hoặc khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới hoặc các tổ chức quốc tế tương đương về việc sử dụng chế phẩm trong lĩnh vực gia dụng và y tế (đối với chế phẩm có chứa hoạt chất hoặc có dạng sản phẩm lần đầu tiên đăng ký tại Việt Nam). Điều 26. Yêu cầu đối với hồ sơ đăng ký lưu hành 1. Hồ sơ đăng ký lưu hành mới, đăng ký lưu hành bổ sung, gia hạn số đăng ký lưu hành làm thành 01 bộ bản giấy kèm theo bản điện tử định dạng PDF. 2. Các tài liệu trong hồ sơ được in rõ ràng, sắp xếp theo trình tự đối với từng hình thức đăng ký quy định tại các Điều 22, 23 và 24 Nghị định này, giữa các phần có phân cách, có trang bìa và danh mục tài liệu. 3. Các tài liệu bằng tiếng Anh phải dịch ra tiếng Việt và kèm theo tài liệu gốc. Tài liệu bằng tiếng nước ngoài không phải là tiếng Anh phải được dịch ra tiếng Việt, bản dịch tiếng Việt phải được công chứng theo quy định của pháp luật. 4. Yêu cầu đối với giấy tờ trong bộ hồ sơ đăng ký lưu hành: a) Bản gốc Giấy ủy quyền thực hiện việc đăng ký lưu hành. Giấy ủy quyền phải đáp ứng yêu cầu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này; b) Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với chế phẩm nhập khẩu. Giấy chứng nhận lưu hành tự do phải đáp ứng các yêu cầu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này; c) Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ Phiếu trả lời kết quả khảo nghiệm được thực hiện bởi cơ sở độc lập (không phải cơ sở sản xuất, cơ sở đăng ký chế phẩm) và đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm theo quy định tại Điều 14 Nghị định này; d) Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ Kết quả kiểm nghiệm thành phần và hàm lượng hoạt chất của chế phẩm được thực hiện bởi cơ sở đủ điều kiện thực hiện kiểm nghiệm theo quy định tại Điều 10 Nghị định này; đ) Mẫu nhãn của tất cả các quy cách đóng gói theo kích thước thực có xác nhận của cơ sở đăng ký. Trường hợp nhiều quy cách đóng gói có nhãn thiết kế giống nhau, cơ sở đăng ký nộp nhãn của quy cách đóng gói nhỏ nhất. Trường hợp mẫu nhãn chế phẩm nhập khẩu ghi bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm theo nội dung nhãn phụ bằng tiếng Việt. Mẫu nhãn, nội dung nhãn phụ của chế phẩm phải đáp ứng các yêu cầu tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này. e) Bản sao hợp lệ giấy tờ về tư cách pháp nhân của cơ sở đăng ký, cơ sở sản xuất; g) Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ văn bản thông báo thay đổi tên, địa chỉ, địa điểm hoặc thay đổi cơ sở sản xuất của cơ sở nước ngoài được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định. 5. Các giấy tờ khác trong bộ hồ sơ đăng ký lưu hành phải được cơ sở đăng ký đóng dấu giáp lai hoặc vào từng trang tài liệu. Điều 27. Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đăng ký lưu hành mới 1. Cơ sở đăng ký nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện đến Bộ Y tế. Trường hợp Bộ Y tế triển khai đăng ký trực tuyến, cơ sở đăng ký nộp hồ sơ trực tuyến. Việc đăng ký trực tuyến thực hiện theo quy định tại Chương VIII Nghị định này. 2. Sau khi nhận được hồ sơ, phí thẩm định hồ sơ đăng ký lưu hành mới, Bộ Y tế gửi cho cơ sở đăng ký Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 04 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. 3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ quy định tại Khoản 2 Điều này, Bộ Y tế có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ sở đăng ký lưu hành mới về việc yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ hoặc cho phép hoặc không cho phép khảo nghiệm. Trường hợp có yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ thì văn bản thông báo phải nêu rõ nội dung cần bổ sung, sửa đổi. Trường hợp không cho phép khảo nghiệm phải nêu rõ lý do. 4. Trường hợp Bộ Y tế có văn bản yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ, trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày ghi trên văn bản cơ sở đăng ký phải hoàn chỉnh hồ sơ, giải trình rõ những nội dung bổ sung, sửa đổi bằng văn bản và gửi đến Bộ Y tế. Ngày tiếp nhận hồ sơ bổ sung, sửa đổi được ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Nếu quá thời hạn trên, hồ sơ đăng ký lưu hành mới sẽ bị hủy bỏ. Hồ sơ bổ sung, sửa đổi được tiếp nhận và thẩm định theo quy định tại Khoản 3 Điều này. 5. Trường hợp không còn yêu cầu bổ sung, sửa đổi Bộ Y tế phải có thông báo bằng văn bản cho cơ sở đăng ký về việc cho phép hoặc không cho phép khảo nghiệm. Trường hợp không cho phép khảo nghiệm phải nêu rõ lý do. 6. Sau khi có văn bản cho phép khảo nghiệm, cơ sở đăng ký có trách nhiệm hoàn thành việc kiểm nghiệm, khảo nghiệm theo quy định tại Chương III Nghị định này và nộp kết quả kiểm nghiệm, khảo nghiệm để bổ sung vào hồ sơ trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ghi trên công văn cho phép khảo nghiệm. Ngày tiếp nhận kết quả kiểm nghiệm, khảo nghiệm được ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Nếu quá thời hạn trên, hồ sơ đăng ký lưu hành mới sẽ bị hủy bỏ. 7. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ quy định tại Khoản 6 Điều này, Bộ Y tế có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ sở đăng ký về việc yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ hoặc cấp hoặc không cấp số đăng ký lưu hành. Trường hợp có yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ thì văn bản thông báo phải nêu rõ nội dung cần bổ sung, sửa đổi. Trường hợp không cấp số đăng ký lưu hành phải nêu rõ lý do. Trường hợp cơ sở đăng ký lưu hành mới sử dụng nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất chế phẩm thì trong Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành phải thể hiện rõ nội dung cho phép nhập khẩu nguyên liệu theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này. 8. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày cấp số đăng ký lưu hành mới, Bộ Y tế có trách nhiệm công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Y tế các thông tin sau: a) Tên của chế phẩm; b) Số đăng ký lưu hành; c) Toàn văn Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành. 9. Bộ Y tế không tiếp nhận mới hồ sơ đăng ký lưu hành và không cấp số đăng ký lưu hành cho các hồ sơ đã nộp trong thời hạn 02 năm đối với cơ sở đăng ký, cơ sở sản xuất có chế phẩm bị thu hồi số đăng ký thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Khoản 1, 4 và 9 Điều 38 Nghị định này.
Phí thẩm định 8.000.000 VNĐ theo quy định tại thông tư 278/2016/TT-BTC.
Lưu ý: Một số trường hợp đưa nước rửa tay sát khuẩn là “mỹ phẩm” hoặc “trang thiết bị y tế”. Tuy nhiên theo công văn 217/MT-SKHC ngày 19/02/2020 của cục quản lý môi trường y tế đã tuýt còi yêu cầu các sở y tế không tiếp nhận hồ sơ đối với các trường hợp này
Thủ tục miễn thuế nhập khẩu
Người nộp thuế đăng ký Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo thời gian và địa điểm đăng ký theo quy định. Hồ sơ miễn thuế gồm: – Công văn đề nghị đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế, nêu rõ số hàng hoá, lý do đề nghị miễn thuế (mẫu số 14/CVĐKDMMT/TXNK Phụ lục VI Thông tư số 38/2015/TT-BTC) – Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế (đối với trường hợp không đăng ký được danh mục trên hệ thống): nộp 02 bản chính kèm theo 01 phiếu theo dõi trừ lùi (theo mẫu số 15/PTDTL/TXNK Phụ lục VI Thông tư số 38/2015/TT-BTC); trong đó: + Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực đầu tư, mục tiêu, quy mô của dự án và phiếu theo dõi trừ lùi được xây dựng một lần cho cả dự án, hoặc xây dựng từng giai đoạn thực hiện dự án, từng hạng mục công trình của dự án (nếu tại Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc luận chứng kinh tế kỹ thuật, các tài liệu khoa học kỹ thuật của dự án,… thể hiện dự án thực hiện theo từng giai đoạn hoặc theo từng hạng mục công trình), hoặc xây dựng theo từng tổ hợp, dây chuyền nếu hàng hoá là hệ thống tổ hợp dây chuyền thiết bị, máy móc. + Trường hợp Danh mục đã đăng ký cho cả dự án hoặc cho từng giai đoạn, cho từng hạng mục, công trình, tổ hợp, dây chuyền có sai sót hoặc cần thay đổi thì người khai hải quan được sửa đổi với điều kiện phải có giấy tờ, tài liệu nộp cho cơ quan hải quan trước thời điểm nhập khẩu hàng hoá để chứng minh việc bổ sung, điều chỉnh là phù hợp với nhu cầu của dự án.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Xin hỏi công ty tôi trong năm không phát sinh thuế thu nhập cá nhân có phải nộp tờ khai hay không? Tôi nghe nói không phát sinh thì không phải nộp tờ khai hàng tháng, quý nhưng vẫn phải nộp quyết toán năm thì có đúng không?
Trả lời
Trước đây: Theo quy định tại điểm a.1 khoản 1 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tháng, quý thì không phải khai thuế.
Điều 16. Khai thuế, nộp thuế thu nhập cá nhân 1. Khai thuế, nộp thuế đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân a) Nguyên tắc khai thuế a.1) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khai thuế theo tháng hoặc quý. Trường hợp trong tháng hoặc quý, tổ chức, cá nhân trả thu nhập không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì không phải khai thuế.
Từ ngày 05/12/2020 hiệu lực nghị định 126/2020/NĐ-CP: Sửa đổi quy định tổ chức, cá nhân trả thu nhập không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tháng, quý thì vẫn phải khai thuế (điểm b Khoản 3 Điều 7).
Điều 7. Hồ sơ khai thuế 3. Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế trong các trường hợp sau đây: b) Cá nhân có thu nhập được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân và quy định tại điểm b khoản 2 Điều 79 Luật Quản lý thuế trừ cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản; chuyển nhượng bất động sản.
Theo quy định này, việc nộp tờ khai thuế sẽ áp dụng đối với trường hợp doanh nghiệp có chi trả thu nhập (không được miễn).
Theo nghị định 91/2022/NĐ-CP hiệu lực từ 30/10/2022 bổ sung điểm e vào khoản 3, điều 7, nghị định 126/2020/NĐ-CP
Điều 7. Hồ sơ khai thuế 3. Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế trong các trường hợp sau đây: e) Người khai thuế thu nhập cá nhân là tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc trường hợp khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng, quý mà trong tháng, quý đó không phát sinh việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của đối tượng nhận thu nhập.
Nội dung hướng dẫn tại công văn 2393/TCT-DNNCN ngày 01/07/2021 của tổng cục thuế như sau:
Về khai thuế TNCN tháng, quý
– Tại Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế quy định:
Điều 8. Các loại thuế khai theo tháng, khai theo quý, khai theo năm, khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế và khai quyết toán thuế 1. Các loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lỷ thuế quản lý thu thuộc loại khai theo thảng, bao gôm: a) Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cả nhân. Trường hợp người nộp thuế đáp ứng các tiêu chí theo quy định tại Điều 9 Nghị định này thì được lựa chọn khai theo quý …… 2. Các loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước khai theo quý, bao gồm: … c) Thuế thu nhập cá nhân đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện khấu trừ thuế theo quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân, mà tổ chức cá nhân trả thu nhập đó thuộc diện khai thuế giá trị gia tăng theo quý và lựa chọn khai thuế thu nhập cá nhân theo quý; cá nhân có thu nhập từ tiền lương tiền công trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế và lựa chọn khai thuế thu nhập cá nhân theo quý. …
– Tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định:
Điều 9. Tiêu chỉ khai thuế theo quý đối với thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân 1. Tiêu chí khai thuế theo quý a) Khai thuế giá trị gia tăng theo qúy áp dụng đối với: a.1) Người nộp thuế thuộc diện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng được quy định tại điểm a khoản 1 điều 8 nghị định này nếu có tổng doanh thu bán hàng hóa và dịch vụ của năm liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống thì được khai thuế giá trị gia tăng theo quý. Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được xác định là tổng Doanh thu trên các tờ khai thuế giá trị gia tăng của các kỳ tính thuế trong năm dương lịch. b) Khai thuế thu nhập cá nhân theo quý như sau b.1) Người nộp thuế thuộc diện khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng được quy định tại điểm a khoản 1 điều 8 nghị định này nếu đủ điều kiện khai thuế giá rị gia tăng theo quý thì được chọn khai thuế thu nhập cá nhân theo quý …
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp các cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan hành chính sự nghiệp, các cơ quan đảng, đoàn thê, tổ chức chính trị – xã hội,… có phát sinh trả thu nhập từ tiền lương, tiền công nhưng không phát sinh doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ thì thuộc đối tượng khai thuế thu nhập cá nhân theo quý.
Về khai thuế TNCN của tổ chửc, cá nhân không phát sinh trả thu nhập
– Tại khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Thu nhập cá nhân ngày 22/11/2012 quy định:
6. Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 24. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trả thu nhâp và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú 1. Trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế, quyết toán thuế được quy định như sau: a) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm kê khai, khấu trừ nộp thuế vào ngân sách nhà nước và quyết toán thuế đối với các loại thu nhập chịu thuế trả cho đối tượng nộp thuế; ….
-Tại điểm 9.9 khoản 9 Phụ lục I – Danh mục hồ sơ khai thuế ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chinh phủ QUV định:
9.9 Hồ sơ khai thuế của tổ chức, cá nhân trả thu nhập khấu trừ thuế đối với tiền lương, tiền công 1. Hồ sơ khai thuế tháng, quý Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công) mẫu số 05/KK-TNCN
Căn cứ các quy định nêu trên, chỉ trường hợp tổ chức, cá nhân phát sinh, trả thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân mới thuộc diện phải khai thuế thu nhập, cá nhân. Do đó, trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập chịu, thuế thu nhập cá nhân thì không thuộc diện điều chỉnh của Luật thuế Thu nhập, cá nhân. Theo đó, tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân tháng/quý nào thì không phải khai thuế thu nhập cá nhân của tháng/quý đó.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Nhà ở là nhu cầu thiết yếu của con người. Tổ chức, cá nhân nước ngoài học tập làm việc, sinh sống tại Việt Nam có nhu cầu thì được phép sở hữu nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở 2014. Tuy nhiên, để quản lí chặt chẽ các đối tượng này, pháp luật quy định tổ chức, cá nhân muốn sở hữu nhà ở phải đảm bảo một số điều kiện nhất định. Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ đi phân tích các điều kiện nêu trên. Theo quy định tại Điều 160 Luật nhà ở 2014 về điều kiện mua nhà ở đối với người nước ngoài
Điều 159. Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài 1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm: a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài); c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam. 2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây: a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ. Điều 160. Điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam 1. Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan. 2. Đối với tổ chức nước ngoài quy định tại điểm b khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đầu tư) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp. 3. Đối với cá nhân nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật. 4. Chính phủ quy định chi tiết giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Cụ thể theo quy định tại nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật nhà ở quy định một số khu vực người nước ngoài được mua nhà gồm:
Điều 75. Khu vực tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở 1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật Việt Nam. 2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm xác định cụ thể các khu vực cần bảo đảm an ninh, quốc phòng tại từng địa phương và có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm căn cứ chỉ đạo Sở Xây dựng xác định cụ thể danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn không cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở.
Như vậy, khi người nước ngoài có nhu cầu sở hữu nhà cần lưu ý một số thông tin cụ thể và tham khảo quy định pháp luật trước khi quyết định
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Khái niệm đi sai làn đường?
3.22.Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe chạy an toàn. Một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường.
Khoản 3.22 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT
Mức phạt đi sai làn đường
Đi sai làn đường phạt bao nhiêu tiền? Theo quy định của nghị định 100/2019/NĐ-CP, đối với vi phạm về chuyển sai làn đường thì người tham gia giao thông sẽ bị xử phạt các mức phạt tương ứng sau đây:
Mức phạt sai làn của ô tô
Theo điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 123/2021/NĐ-CP) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ mức phạt sai làn với ô tô như sau:
Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ 1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 2; điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm l, điểm o, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm I khoản 4; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản 5; điểm a khoản 6; điểm a, điểm c, điểm d khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này; 5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: đ) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) trừ hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này; điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà; 11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;
Mức phạt sai làn của xe máy
Theo điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 123/2021/NĐ-CP) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ mức phạt sai làn với xe máy như sau:
Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ 1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm đ, điểm e, điểm h khoản 2; điểm a, điểm d, điểm g, điểm i, điểm m khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 4; khoản 5; điểm b khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm d khoản 8 Điều này 3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: g) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà; 10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Trả lời
Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tới bộ phận tư vấn pháp luật của LVNLAW. Về vấn đề của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Thứ nhất, về cơ hội thi lại kỳ thi Tốt nghiệp THPT căn cứ vào Điều 35 Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia quy định về xét công nhận tốt nghiệp có hiệu lực ngày 25/4/2016, theo đó, thí sinh dự thi đủ các môn quy định trong kỳ thi năm trước nhưng chưa tốt nghiệp THPT và không bị kỷ luật hủy kết quả thi thì được bảo lưu điểm thi của các môn thi đạt từ 5,0 điểm trở lên trong kỳ thi tổ chức năm tiếp ngay sau đó để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Thí sinh không sử dụng điểm bảo lưu thì phải thi tất cả các môn đã đăng ký để xét công nhận tốt nghiệp THPT như thí sinh không có điểm bảo lưu. Như vậy, những điểm thi đạt từ 5 điểm trên lên của bạn được bảo lưu để xét công nhận tốt nghiệp vào năm tiếp theo, những điểm thi chưa đạt từ 5 điểm trở lên không được bảo lưu và trong kỳ thi tốt nghiệp quốc gia năm tới bạn sẽ phải đăng ký thi lại để đủ điểu kiện xét tốt nghiệp THPT.
Thứ hai, về cơ hội học các trường nghề căn cứ vào Điều 6 Thông tư 27/2014/TT-BGDĐT quy định về quy chế tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp có quy định điều kiện dự tuyển vào TCCN, theo đó, thí sinh có đủ các điều kiện sau đây được dự tuyển vào TCCN: a) Đã tốt nghiệp từ trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) (hoặc tương đương) trở lên tùy theo chương trình đào tạo của trường; b) Đạt được các yêu cầu sơ tuyển (nếu dự tuyển vào các trường có quy định sơ tuyển); c) Nộp đầy đủ, đúng thời hạn hồ sơ và lệ phí tuyển sinh theo quy định; d) Điều kiện khác (nếu có) do Hiệu trưởng các trường quy định. Như vậy, người đã tốt nghiệp THCS cũng có thể được dự tuyển vào các trường Trung cấp, trường Nghề, tuy nhiên do quy chế tuyển sinh cụ thể của mỗi trường sẽ do Hiệu trưởng của trường đó quyết định dựa trên các quy định của pháp luật vì vậy sẽ có một số trường yêu cầu điều kiện dự tuyển là đã tốt nghiệp THPT hoặc tốt nghiệp THCS. Do đó, bạn sẽ phải cập nhập điều kiện dự tuyển vào một số trường cụ thể nào đó mà bạn mong muốn theo học để xem điều kiện dự tuyển của trường yêu cầu những điều kiện gì.
Thứ ba, về nghĩa vụ quân sự đối với người theo học trường nghề tại luật nghĩa vụ quân sự 2015 có hiệu lực vào ngày 1/1/2016 quy định tại Điều 30 như sau: Độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi. Như vậy nếu bạn đủ 18 tuổi và có đầy đủ các điều kiện về sức khỏe, không thuộc vào trường hợp được hoãn gọi nhập ngũ thì bạn sẽ phải nhập ngũ. Các trường hợp được hoãn gọi nhập ngũ được quy định tại Điều 41 LNVQS 2015 theo đó trường hợp được hoãn gọi nhập ngũ được áp dụng trong một số trường hợp và có áp dụng với trường hợp khi công dân đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. Trường hợp theo học trung cấp nghề không thuộc vào trường hợp được tạm hoãn gọi nhập ngũ.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì?
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Theo đó, khi người lao động làm việc theo hợp đồng từ 1 tháng trở lên thì ngưởi sử dụng lao động và người lao động sẽ có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội.
Nghỉ việc mấy ngày thì không phải đóng bảo hiểm xã hội?
Theo quy định tại khoản 3 điều 85 luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Điều 85. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc 3. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Tại văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam cũng có quy định:
Điều 42: Đối tượng quản lý thu 4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH. 5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT. 6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được ghi trên sổ BHXH theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương. Người lao động đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
Theo đó, các trường hợp nghỉ việc từ 14 ngày trở lên sẽ không phải đóng BHXH gồm: – Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH. – Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT. – Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.
Như quy định nêu trên, để không đóng BHXH người lao động cần có số ngày nghỉ trong tháng từ 14 ngày và phải không thuộc các trường hợp theo quy định pháp luật.
Làm việc không tròn tháng có phải đóng bảo hiểm xã hội
Theo các quy định pháp luật nêu trong bài viết, trường hợp người lao động làm việc không đủ tất cả các ngày trong tháng, người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ theo quy định, trừ trường hợp người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Gần đây, thông tin cảnh sát giao thông xử phạt người dân không mang giấy tờ xe do bị thế chấp tại ngân hàng đang gây xôn xao cho dư luận. Mua xe trả góp thì phải để lại giấy đăng kí xe gốc, nhưng đi ra ngoài đường thì lại sợ bị công an phạt vì không có giấy đăng ký xe gốc. Vấn đề đang gây hoang mang thị trường ô tô thời gian gần đây.Theo công văn 3851/NHNN-PC ngày 24/05/2017 có yêu cầu các ngân hàng thương mại thực hiện theo đúng quy định tại điều 20a nghị định 163/2006/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung tại nghị định 11/2012/NĐ-CP cụ thể như sau:
Điều 20a. Giữ giấy tờ về tài sản thế chấp Trong trường hợp tài sản thế chấp là tàu bay, tàu biển hoặc phương tiện giao thông quy định tại Điều 7a Nghị định này thì bên thế chấp giữ bản chính Giấy chứng nhận quyền sở hữu tàu bay, Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam, Giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lực Điều 7a. Thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa, phương tiện giao thông đường sắt
Theo đó ngân hàng nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại không giữ giấy tờ của người thế chấp tài sản của ngân hàng theo quy định tại nghị định 163/2006/NĐ-CP. Thực ra đây không phải là quy định mới, trên thực tế nghị định 11/2012/NĐ-CP hiệu lực từ ngày 10/4/2012 tuy nhiên đến nay phía ngân hàng nhà nước và Bộ Công An mới quy định về vấn đề này.
– Theo Điều 323 Bộ luật dân sự 2015 thì ngân hàng được phép giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp theo thỏa thuận, trừ trường hợp Luật có quy định khác. Trong khi nghị định 163/2006/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 11/2012/NĐ-CP) không phải là Luật nên về nguyên tắc sẽ áp dụng Điều 323 Bộ luật dân sự 2015;
– Theo Khoản 2 Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 về thứ tự ưu tiên áp dụng khi có nhiều văn bản cùng quy định về 1 vấn đề thì BLDS 2015 sẽ được ưu tiên áp dụng hơn 163/2006/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 11/2012/NĐ-CP);
Điều 156. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
– Theo Khoản 4 Điều 154 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Điều 154. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây: 4. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.
Do đó nghị định 163/2006/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 11/2012/NĐ-CP) đã hết hiệu lực do Bộ luật dân sự 2005 đã hết hiệu lực và được thay thế bằng bộ luật dân sự 2015 (Từ ngày 1/7/2015). Như vậy căn cứ Điều 323 Bộ luật dân sự 2015 thì việc ngân hàng giữ bản gốc giấy chứng nhận đăng ký xe là hợp pháp.
Tuy nhiên theo quy định tại nghị định 100/2019/NĐ-CP vẫn quy định về việc xử phạt lỗi không mang theo giấy phép lái xe với mức phạt 100 – 200 nghìn đồng đối với xe máy (Điều Điều 21.2b) và 200 – 400 nghìn đồng đối với xe ô tô (Điều Điều 21.3a).
Theo quy định tại khoản 2 điều 3 nghị định 23/2015/NĐ-CP:
Điều 3. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực 2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
Quy định tại điểm a khoản 2 điều 58 Luật giao thông đường bộ quy định:
Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông 2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau: a) Đăng ký xe;
Đây chính là quy định khác theo nội dung tại khoản 2 điều 3 nghị định 23/2015/NĐ-CP do đó theo quy định này và không mang theo giấy phép lái xe với mức phạt 100 – 200 nghìn đồng đối với xe máy (Điều Điều 21.2b) và 200 – 400 nghìn đồng đối với xe ô tô (Điều Điều 21.3a).
Mới đây, theo hướng dẫn của công văn 8601/VPCP-CN về việc sử dụng giấy đăng ký phương tiện khi tham gia giao thông trong trường hợp thế chấp phương tiện giao thông tại tổ chức tín dụng có hướng dẫn như sau:
1. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được sử dụng bản sao chứng thực giấy đăng ký phương tiện giao thông, kèm theo bản gốc giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính giấy đăng ký phương tiện giao thông để tham gia giao thông trên lãnh thổ Việt Nam trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính giấy đăng ký phương tiện giao thông nhằm đảm bảo nghĩa vụ dân sự trong việc thế chấp phương tiện
Các bạn có thể tải bản đầy đủ của công văn 8601/VPCP-CN tại đây để tham khảo. Đây là hướng dẫn mới nhất của Văn phòng chính phủ từ 15/08/2017 về vấn đề sử dụng bản sao đăng ký xe để tham gia giao thông. Hy vọng những thông tin cập nhật này sẽ giúp các bạn an tâm hơn khi lưu thông trên đường
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Tôi tham gia giao thông trên đường thì bị một nhóm cảnh sát cơ động yêu cầu dừng xe kiểm tra giấy tờ mặc dù tôi không phạm lỗi nào. Tôi xin hỏi trường hợp nào cảnh sát cơ động được dừng xe kiểm tra giấy tờ?
Trả lời
Quyền hạn và đối tượng tuần tra kiểm soát của cảnh sát cơ động được quy định tại điều 8, 9, Thông tư 58/2015/TT-BCA cụ thể:
Điều 8. Quyền hạn 1. Kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu theo quy định của pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát. 2. Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo thẩm quyền. 3. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật. 4. Yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết vụ, việc liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 5. Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật, động vật nghiệp vụ phục vụ hoạt động tuần tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an. 6. Thực hiện quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an. Điều 9. Đối tượng tuần tra, kiểm soát 1. Đối tượng tuần tra gồm: khu vực,mục tiêu, tuyến, địa bàn được phân công. 2. Đối tượng kiểm soát gồm: người, phương tiện, đồ vật, tài liệu.
Như vậy, cảnh sát cơ động có quyền hạn kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát. Về thẩm quyền xử phạt của cảnh sát cơ động trong lĩnh vực giao thông, theo quy định tại Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì:
Điều 74. Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt 3. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
Như vậy cảnh sát cơ động có thẩm quyền xử phạt đối với một số hành vi có liên quan đến trật tự an toàn giao thông. Để biết chi tiết từng hành vi mà Cảnh sát cơ động có thẩm quyền xử phạt, bạn có thể tham khảo các quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cảnh sát cơ động được dừng phương tiện kiểm tra trong các trường hợp sau đây theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông:
Điều 16. Dừng phương tiện giao thông để kiểm soát 1. Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau: a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác; b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; c) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp; d) Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Thưa luật sư cho cháu hỏi vấn đề này ạ! Cháu là một sinh viên năm nhất vừa chân ướt chân ráo ra Hà Nội ạ và cháu đi tìm việc để vừa học vừa làm ạ, hôm đó cháu lên facebook thì thấy có nick kia tuyển nhân viên làm siêu thị ạ nhưng khi tới đó nộp hồ sơ thì không phải mà họ bảo như thế này ạ: mua sản phẩm của công ty họ và tích lũy doanh số bán hàng, khi tích lũy được 6650vi và tương đương với 10 triệu đồng thì sẽ trở thành cộng tác viên chính thức. Mới đầu thì cháu không biết đó là kinh doanh đa cấp đâu nên cháu nhẹ dạ cả tin họ nên đã đồng ý đi vay tiền và mua sản phẩm và ký hợp đồng với công ty họ nhưng cháu mới thấy và kiểm tra sản phẩm chứ chưa mang sản phẩm về ạ. Hôm sau cháu lên công ty mới biết là kinh doanh đa cấp nên t đòi lại tiền nhưng họ bảo đã ký hợp đồng rồi là k được trả lại sản phẩm mà cháu chưa lấy sản phầm về ạ. Vì vậy cháu nhờ luật có thể cho cháu biết cháu có thể đòi lại đc số tiền đó không ạ?
Trả lời
Việc bạn xem tuyển dụng trên facebook và đến công ty tiềm hiểu bạn đã biết là không giống với thông tin trên facebook mà bạn nhận được, và bạn nghe tư vấn đồng ý đi vay tiền về ký hợp đồng với bạn là hoàn toàn thuộc về nhận thức chủ quan của bạn (do bạn nhẹ dạ cả tin). Sảm phẩm mà công ty bán cho bạn, bạn đã xem và kiểm chứng chứ có nghĩa là bạn đã đồng ý tham gia vào giao dịch này.
Mặt khác kể từ khi Luật cạnh tranh ra đời thì Luật về kinh doanh đa cấp cũng ra đời, cơ sở chính là Nghị định 40/2018/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp thì hoạt động của công ty được pháp luật điều chỉnh và bảo hộ, thể hiện rõ ràng trong hợp đồng mà bạn đã ký kết theo quy định tại Điều 29 của Nghị định cụ thể như sau:
Điều 29. Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp 1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm ký kết hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp bằng văn bản với người tham gia bán hàng đa cấp. 2. Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp phải bao gồm các nội dung cơ bản sau: a) Tên doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật, thông tin liên hệ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp; b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú (hoặc đăng ký lưu trú đối với người nước ngoài), nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú trong trường hợp không cư trú tại nơi thường trú), số điện thoại, số tài khoản ngân hàng, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu của người tham gia bán hàng đa cấp; số giấy phép lao động trong trường hợp người tham gia bán hàng đa cấp là người nước ngoài; c) Họ tên, mã số của người giới thiệu (người bảo trợ); d) Thông tin về hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp; đ) Thông tin về kế hoạch trả thưởng, quy tắc hoạt động; e) Quyền và nghĩa vụ của các bên, đảm bảo tuân thủ các quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan; g) Quy định thanh toán bằng hình thức chuyển khoản qua ngân hàng đối với tiền hoa hồng và tiền thưởng; h) Quy định về việc mua lại hàng hóa; i) Các trường hợp chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp và nghĩa vụ phát sinh kèm theo; k) Cơ chế giải quyết tranh chấp hợp đồng. 3. Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp phải đáp ứng các điều kiện về hình thức sau: a) Ngôn ngữ sử dụng bằng tiếng Việt, cỡ chữ ít nhất là 12; b) Nền giấy và màu mực thể hiện nội dung hợp đồng phải tương phản nhau.
Tuy nhiên, khi đã ký hợp đồng và tìm hiểu thêm mà không muốn tham gia tại công ty nữa thì bạn có thể chấm dứt hợp đồng đa cấp theo quy định tại Điều 30 của Nghị định để lấy lại tiền
Điều 30. Chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp 1. Người tham gia bán hàng đa cấp có quyền chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp bằng việc gửi thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bán hàng đa cấp trước khi chấm dứt hợp đồng ít nhất là 10 ngày làm việc. 2. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có quyền chấm dứt hợp đồng với người tham gia bán hàng đa cấp khi người tham gia bán hàng đa cấp vi phạm các quy định tại Điều 41 Nghị định này. 3. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm chấm dứt hợp đồng với người tham gia bán hàng đa cấp khi người tham gia bán hàng đa cấp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này. 4. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng chấm dứt, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm thanh toán cho người tham gia bán hàng đa cấp tiền hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền nhận trong quá trình tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp của doanh nghiệp.
Do số sản phẩm của bạn đã mua vẫn chưa mang về mà ở tại công ty, do đó bạn sẽ được công ty mua lại sản phẩm theo quy định tại Điều 27 của Nghị định sau khi phải chịu các chi phí quản lý, tái lưu kho và các chi phí hành chính khác thì phải hoàn lại cho bạn tổng số tiền không ít hơn 90% khoản tiền mà bạn đã trả để nhận được hàng hoá đó. Như vậy, bạn có thể làm văn bản thông báo việc chấm dứt hợp đồng với công ty đâ cấp đó và yêu cầu họ thực hiện đúng các quy định pháp luật để nhận lại số tiền đã đóng và không lấy hàng.
Điều 47. Trả lại, mua lại hàng hóa 1. Người tham gia bán hàng đa cấp có quyền trả lại hàng hóa đã mua từ doanh nghiệp bán hàng đa cấp, bao gồm cả hàng hóa được mua theo chương trình khuyến mại, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hàng. 2. Hàng hóa trả lại phải đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Hàng hóa còn nguyên bao bì, tem, nhãn; b) Kèm theo hóa đơn mua số hàng hóa được yêu cầu trả lại. 3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày người tham gia bán hàng đa cấp có yêu cầu trả lại hàng hóa hợp lệ, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm mua lại các hàng hóa đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này và hoàn trả theo mức thỏa thuận với người tham gia bán hàng đa cấp nhưng không thấp hơn 90% số tiền mà người tham gia bán hàng đa cấp đã trả để nhận số hàng hóa đó. 4. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có quyền khấu trừ tiền hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp đã nhận từ việc mua số hàng hóa bị trả lại theo quy định tại Điều này. 5. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có quyền thu lại từ những người tham gia bán hàng đa cấp khác tiền hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác đã nhận liên quan đến số hàng hóa bị trả lại theo quy định tại Điều này. 6. Trường hợp hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp chấm dứt, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm mua lại hàng hóa đã bán cho người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Thời gian gần đây dư luận xôn xao về những vụ án hết sức
thương tâm được gây ra bởi những người sử dụng ma tuý, bia rượu gây ra. Vậy
hành vi phạm tội do những người sử dụng rượu bia, chất kích thích mạnh gây ra sẽ
bị xử lý như nào.
Phạm tội do dùng chất kích thích
Theo quy định tại Điều 13 BLHS năm 2015 Phạm tội do dùng rượu,
bia hoặc chất kích thích mạnh khác
Điều 13. Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong
Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự gây ra và mọi hành vi
phạm tội đểu bị xử lý nghiêm khắc. Tuy nhiên Bộ luật hình sự cũng có các quy định
loại trừ trách nhiệm hình sự đó là tình trạng không có năng lực trách nhiệm
hình sự có nguyên nhân từ việc mắc bênh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả
năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi tồn tại dưới 2
dạng như sau:
– Dạng thứ nhất: Bệnh tâm thần hoặc bệnh khác hay còn gọi là chứng rối loạn sức khỏe tâm thần, đề cập đến một loạt tình trạng sức khỏe tâm thần – các chứng rối loạn ảnh hưởng đến tâm trạng, suy nghĩ và hành vi. Đặc điểm chung của dạng này có nguyên nhân khách quan, tức là người bệnh hoàn toàn không mong muốn và nó diễn ra một cách tự nhiên có thể do sự tác động từ yếu tố di truyền hoặc do môi trường. BLHS quy định những trường hợp mặc bệnh do các yếu tố này là những người mất năng lực hành vi do đó họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi mà họ gây ra.
– Dạng thứ hai: Do tác động của yếu tố chủ quan dẫn đến hình thành bệnh tâm thần hoặc bệnh khác. Nguyên nhân hình thành nên tình trạng này đó là do sử dụng các chất cấm trong đó có ma túy. Dưới góc độ y học, có thể nhận thấy ma túy và các chất ma túy gồm nhiều loại khác nhau, nhưng nói chung được xếp vào 2 nhóm là ức chế và kích thích thần kinh trung ương (não bộ). Heroin thuộc nhóm ức chế thần kinh trong khi hầu hết các ma túy còn lại thuộc nhóm kích thích (đá, lắc, cỏ Mỹ, tem giấy, cocain…).
Xử lý hình sự do phạm tội do dùng chất kích thích mạnh
Nguyên nhân hình thành “Ảo giác” do sử dụng chất kích thích
mạnh hoàn toàn không phải là hình thành một cách tự nhiên mà nhờ sự tác động của
một chất bị Nhà nước cấm nhưng người phạm tội vẫn sử dụng đó là hành vi cố ý,
vì vậy, xác định việc sử dụng ma túy gây ra ảo giác, ảnh hưởng hệ thần kinh
không phải là trường hợp miễn trách nhiệm hình sự.
Phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức và điều khiển
hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khách không những
phải chịu trách nhiệm hình sự mà trong trường hợp nhất định phải chịu trách nhiệm
hình sự nặng hơn so với những trường hợp bình thường. Đó là những trường hợp
khi thực hiện một số công việc có tính chất đặc biệt, luật cấm người thực hiện
công việc đó sử dụng rượu, bia, chất kích thích như việc điều khiển ô tô, tàu
thuỷ, tàu bay, tàu hoả,…
Ngoài ra đối với người hoặc nhóm người phạm tội trong trường hợp sử dụng chất kích thích, ma tuý có thể khởi tố thêm về tội danh tương ứng như tội “Tàng trữ trái phép chất ma tuý” (Điều 249), tội “Mua bán trái phép chất ma tuý” (Điều 251).
Ngày 1/1/2020 tới đây, Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia chính thức có hiệu lực, sẽ là cơ sở pháp lý để hạn chế tình trạng sử dụng rượu, bia trái phép, đồng thời cũng có ý nghĩa trong việc giảm thiểu số vụ vi phạm pháp luật do bia rượu gây ra.
Bồi thường do dùng chất kích thích
Khi dùng chất kích thích như uống rượu sau, dùng ma túy… nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định tại Điều 596 Bộ Luật dân sự 2015
Điều 596. Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra 1. Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường. 2. Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Theo đó, việc bồi thường thiệt hại do sử dụng chất kích thích được thực hiện như sau:
– Nếu người gây thiệt hại tự mình uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích khác và tự đưa mình vào tình trạng mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình thì họ hoàn toàn phải gánh chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Vì trước đó người này hoàn toàn nhận thức được về hành vi của mình nhưng họ đã có lỗi trong việc tự đưa bản thân vào tình trạng mất khả năng nhận thức do đó họ phải tự chịu trách nhiệm đối với hậu quả do hành vi của bản thân gây ra
– Nếu người gây thiệt hại là do bị người khác cố ý cho họ dùng rượu hoặc chất kích thích khác mà gây ra thiệt hại thì người đã cố ý cho người đó dùng rượu hoặc chất kích thích khác phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Ví dụ: M và N cùng ăn uống ở một nhà hàng. M cố ý cho rượu vào đồ uống của N nhưng N không biết, khi N uống say phá hỏng đồ đạc của nhà hàng khi đó M là người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với đồ đạc trong nhà hàng do N phá hỏng.
Theo thông tin bạn đưa ra thì bạn chỉ mời anh A uống rượu nhưng anh A hoàn toàn có thể từ chối nhưng A đã uống say dẫn tới mất khả năng nhận thức gây nên hậu quả làm thiệt hại tài sản của nhà hàng, đây không phải là hành vi cố ý dùng rượu ép người khác uống làm họ không kiểm soát được hành vi của mình mà gây thiệt hại cho người khác. Vì thế trong trường hợp này bạn hoàn toàn không có lỗi nên không phải liên đới bồi thường thiệt hại.
Khi A làm hỏng đồ đạc trong nhà hàng khi đó A có thể thỏa thuận với chủ nhà hàng về mức bồi thường thiệt hại đối với những tài sản bị hư hỏng dựa trên căn cứ sau:
Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm: 1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng. 2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút. 3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. 4. Thiệt hại khác do luật quy định.
Ngoài các thiệt hại thực tế, nếu người gây thiệt hại có thể phải bồi thường về tinh thần nếu có xâm phạm về sức khỏe hoặc danh dự, nhân phẩm của phía bị thiệt hại.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Bao nhiêu tuổi được lái xe 50cc?
Theo khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008, người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50cc.
Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe 1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau: a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
Ngoài ra, khi tham gia giao thông các giấy tờ phải mang theo bao gồm
Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông 2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau: a) Đăng ký xe; b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này; c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này; d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Giấy phép lái xe hạng thấp nhất là hạng A1 áp dụng đối với mô tô 02 bánh có dung tích xi-lanh từ 50cc – dưới 175cc. Theo đó, việc điều khiển xe dưới 50cc thì không cần giấy phép lái xe.
Tức là, người đăng ký xe chỉ cần xuất trình CMND. Nếu chưa đến tuổi được cấp CMND hoặc nơi đăng ký thường trú ghi trong CMND bị sai thì xuất trình Sổ hộ khẩu. Như vậy, với quy định mới này thì việc đăng ký xe gắn máy không giới hạn độ tuổi (trên 18 tuổi như trước đây)
Mức phạt khi điều khiển xe 50cc chưa đủ tuổi
Tuy nhiên việc sở hữu và việc sử dụng là hoàn toàn khác nhau theo quy định tại nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 123/2021/NĐ-CP) về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định
Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới 1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.
Như vậy phải từ 16 tuổi trở lên là có thể điều khiển xe 50 cc để tham gia giao thông. Tuy nhiên, cần lưu ý khi tham gia giao thông phải mang đầy đủ các giấy tờ theo quy định để tránh bị phạt.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Vượt đèn đỏ, đèn vàng là gì?
Theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2019/BGTVT Báo hiệu đường bộ quy định như sau
10.3. Ý nghĩa của đèn tín hiệu: 10.3.1. Tín hiệu xanh: cho phép đi. 10.3.2.Tín hiệu vàng báo hiệu thay đổi tín hiệu của đèn xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, phải dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đã đi quá vạch dừng hoặc đã quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp. Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác theo quy định của Luật Giao thông đường bộ. 10.3.3. Tín hiệu đỏ: báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng. Nếu không có vạch dừng thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi. 10.3.4. Trường hợp không có vạch dừng, thì vị trí đặt đèn tín hiệu gần nhất theo chiều đi coi như là vạch dừng. 10.3.5. Tại một thời điểm, trên cùng một bộ đèn tín hiệu chỉ được sáng một trong ba màu: xanh, vàng hoặc đỏ.
Theo đó hành vi vượt đèn đỏ, đèn vàng là hành vi không tuân thủ những hướng dẫn về tín hiệu đèn theo quy chuẩn này và sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định với lỗi “Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông“. Tại nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 123/2021/NĐ-CP) về xử phạt hành chính như sau:
Lỗi vượt đèn đỏ đối với ô tô
Mức phạt vượt đèn đỏ tại điểm a khoản 5 điều 5 nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 123/2021/NĐ-CP) như phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ 5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; 11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 4 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt sử dụng trái quy định; b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
Lỗi vượt đèn đỏ đối với xe máy
Mức phạt vượt đèn đỏ được quy định tại điểm e, khoản 4 điều 6 nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 123/2021/NĐ-CP) sẽ bị phạt từ 600.000 đến 1.000.000 với hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông cụ thể như sau:
Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ 4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: e) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; 10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
Lỗi vượt đèn đỏ đối với xe đạp, xe thô sơ
Quy định tại điểm h khoản 2 điều 8 nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 123/2021/NĐ-CP) cụ thể như sau:
Điều 8. Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ 2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: đ) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
Với các trường hợp trên nếu vượt đèn đỏ và gây tai nạn có thể bị xử phạt giữ bằng từ 2 đến 4 tháng. Mức phạt cụ thể sẽ được tính bằng mức trung bình khung phạt, xem tại mức phạt hành chính cụ thể với một hành vi vi phạm
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Hành vi bỏ trốn là gì?
Theo quy định tại khoản 17 điều 8 luật giao thông đường bộ 2008 quy định về các hành vi bị cấm gồm:
Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm 17. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.
Ngoài ra tại điểm b khoản 1 điều 38 cũng có quy định
Điều 38. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông. 1. Người điều khiển phương tiệnvà những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây: a) Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu; b) Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứuhoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;
Đối với những trường hợp gây tai nạn rồi bỏ trốn, tùy loại phương tiện điều khiển mà có mức xử phạt khác nhau. Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy các mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đã nêu rõ các mức phạt cho từng đối tượng.
Mức xử phạt hành chính với hành vi bỏ trốn
Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô
Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ 2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: đ) Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 8 Điều này; 8. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy
Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ 3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: e) Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 8 Điều này; 8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: đ) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng
Điều 7. Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ 3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: g) Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 8 Điều này; 8. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: c) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.
Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác
Điều 8. Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ 4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
Xử lý hình sự khi gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn
Ngoài các mức phạt hành chính trên thì người gây ra tai nạn mà bỏ trốn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 260 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)
Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Theo quy định tại khoản 2 điều 58 luật giao thông đường bộ 2008 quy định về các loại giấy tờ cần phải mang theo đối với lái xe ô tô gồm:
Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông 2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau: a) Đăng ký xe; b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này; c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này; d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Vậy đối với các trường hợp không mang hoặc không có các loại giấy tờ này thì mức phạt đối với chủ phương tiện là ô tô là bao nhiêu tiền?
Mức phạt đối với lái xe máy thiếu giấy tờ khi tham gia giao thông
Lỗi
Xe máy
Giữ xe, giữ bằng
Không mang đăng ký xe
100.000 – 200.000
Không
Không có đăng ký xe
800.000 – 1.000.000
Tạm giữ phương tiện
Không mang giấy phép lái xe
100.000 – 200.000
Không
Không có giấy phép lái xe
1.000.000 – 2.000.000
Không
Không có bảo hiểm
100.000 – 200.000
Không
Quy định phạt thiếu giấy tờ đối với xe máy được quy định tại nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau:
Không có đăng ký xe máy phạt bao nhiêu tiền?
Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông 2. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng;
Không mang đăng ký xe máy phạt bao nhiêu tiền?
Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới 2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;
Không mang giấy phép lái xe máy phạt bao nhiêu tiền?
Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới 2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: c) Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5, điểm c khoản 7 Điều này.
Không có giấy phép lái xe máy phạt bao nhiêu tiền
Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới 5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
Không có bảo hiểm xe máy phạt bao nhiêu tiền?
Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới 2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
Mức phạt đối với lái xe ô tô thiếu giấy tờ khi tham gia giao thông
Lỗi
Ô tô
Giữ xe, giữ bằng
Không mang đăng ký xe
200.000 – 400.000
Không
Không có đăng ký xe
2.000.000 – 3.000.000
tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng
Không mang giấy phép lái xe
200.000 – 400.000
Không
Không có giấy phép lái xe
10.000.000 – 12.000.000
Không
Không có bảo hiểm
400.000 – 600.000
Không
Không mang theo giấy kiểm định
200.000 – 400.000
Không
Không có giấy kiểm định hoặc có nhưng đã hết hạn
3.000.000 – 4.000.000
tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng
Quy định phạt thiếu giấy tờ đối với ô tô được quy định tại nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 123/2021/NĐ-CP) như sau:
Không mang đăng ký xe ô tô phạt bao nhiêu tiền?
Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới 3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy đăng ký xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
Không có đăng ký xe ô tô phạt bao nhiêu tiền?
Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông 4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
Không mang giấy phép lái xe ô tô phạt bao nhiêu tiền?
Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới 3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 8 Điều này;
Không có giấy phép lái xe ô tô phạt bao nhiêu tiền
Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới 9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây: b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.
Không có bảo hiểm xe ô tô phạt bao nhiêu tiền?
Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới 4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
Không mang theo giấy kiểm định phạt bao nhiêu tiền
Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới 3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: c) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
Không có giấy kiểm định phạt bao nhiêu tiền?
Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông 5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Ốm đau tai nạn là điều không tránh khỏi trong cuộc đời mỗi người, khi đó nhu cầu về chi phí cũng tăng lên. Đối với người lao động chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội là một trong các biện pháp nhằm đảm bảo một phần nhu cầu này. Bởi vậy, bài viết này của LVNLAW sẽ giúp người lao động hiểu rõ hơn về quyền lợi này.
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau theo điều 25 luật BHXH 2014 gồm người lao động là người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên; cán bộ, công chức, viên chức; Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và thuộc một trong các trường hợp sau: – Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế. Ngoại trừ trường hợp bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy – Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. – Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong hai trường hợp trên
Lưu ý: Các trường hợp không được giải quyết chế độ ốm đau: – Người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy – Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. – Người lao động bị ốm đau, tai nạn (không phải là tai nạn lao động) trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Thời gian hưởng chế độ ốm đau
Thời gian hưởng chế độ ôm đau theo điều 26 luật BHXH 2014 như sau:
Người lao động bị ốm đau
Thời gian hưởng căn cứ vào số năm đóng bảo hiểm của người lao động và theo giấy nghỉ hưởng chế độ ốm đau của bác sĩ, thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau tối đa trong 1 năm là: – 30 ngày làm việc ( đóng bảo hiểm dưới 15 năm); – 40 ngày làm việc ( đóng bảo hiểm từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm); – 60 ngày làm việc ( đóng bảo hiểm từ đủ 30 năm trở lên)
Trường hợp nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì thời gian hưởng tối đa sẽ được cộng thêm 10 ngày tương ứng với thời gian đóng như trên.
Nếu người lao động chữa trị bệnh dài ngày thời gian nghỉ tối đa là 180 ngày, nếu đã hưởng hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tiếp tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Nghỉ chăm con ốm đau
Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là: – 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; – Tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 đến dưới 07 tuổi.
Về mức hưởng
Mức hưởng chế độ ôm đau theo điều 28 luật BHXH như sau:
Nghỉ hưởng chế độ ốm đau không phải là ốm đau dài ngày
Mức hưởng = tiền lương tháng liền kề trước khi nghỉ /24 x số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau x 75% Trong đó: số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Nghỉ hưởng chế độ ốm đau chữa trị bệnh dài ngày
Mức hưởng = tiền lương tháng liền kề trước khi nghỉ x số tháng nghỉ hưởng chế độ ốm đau x tỷ lệ hưởng
Trong đó: tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau được tính như sau: 180 ngày tỷ lệ hưởng 75%. – Hết 180 ngày thì tỷ lệ hưởng 50% ( đóng bảo hiểm dưới 15 năm), – 55% ( đóng bảo hiểm từ đủ 15 năm tới dưới 30 năm), – 65%( đóng bảo hiểm từ đủ 30 năm trở lên)
Lưu ý: đối với người lao động nghỉ hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà thời gian nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó.
Về hồ sơ hưởng chế độ ốm đau
Trong vòng 45 ngày kể từ ngày quay trở lại làm việc người lao động nộp hồ sơ: – Giấy ra viện hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cho người sử dụng lao động – Sau đó, trong vòng 10 ngày người sử dụng nộp hồ sơ trên kèm với Mẫu C70a-HD lên cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận huyện nơi doanh nghiệp tham gia bảo hiểm để giải quyết chế độ cho người lao động Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Ngoài yếu tố hành vi trái pháp luật của người gây ra thiệt hại, thiệt hại thực tế xảy ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra. Thì lỗi cũng là một nhân tố quan trọng trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, mức độ bồi thường thiệt hại của người gây thiệt hại với người bị thiệt hại. Tại khoản 1 điều 584 Bộ luật dân sự 2015
Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại 1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Theo quy định chung như trên thì người gây thiệt hại với lỗi cố ý hoặc vô ý thì đều phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại nếu đã thỏa mãn ba điều kiện còn lại của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên pháp luật rất công bằng đối với cả người bị thiệt hại và người gây thiệt hại cho nên Bộ luật dân sự cũng quy định một số trường hợp người gây thiêt hại chỉ phải bồi thường một phần hoặc không phải bồi thường thiệt hại dựa trên mức độ có lỗi hay không có lỗi của người bị thiệt hại đối với thiệt hại xảy ra. Khoản 4 điều 585 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:
Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại 4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Điều luật này quy định về trách nhiệm lỗi hỗn hợp nhưng trách nhiệm lỗi hỗn hợp đã được loại trừ. Ở điều luật trên hình thức lỗi của người gây thiệt hại không cần phải xác định mà lỗi hiểu theo nghĩa hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại. Khi áp dụng vấn đề này trong việc giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần làm rõ các vấn đề sau: Thiệt hại xảy ra hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại, thì người gây thiệt hại không phải bồi thường. Lỗi của người bị thiệt hại có thể do vô ý hoặc cố ý nhưng phải xác định được lỗi hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại. Người gây thiệt hại hoàn toàn không có lỗi thuộc hình thức này hay hình thức khác, ở mức độ này hay mức độ khác thì người đó không phải bồi thường. Người gây thiệt hại phải chứng minh được mình không có lỗi mà lỗi là do người bị thiệt hại.
Người gây thiệt hại cho dù có lỗi vô ý hay lỗi cố ý nhưng có thể được giảm mức bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, điều 584 Bộ luật dân sự 2015
Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại 2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Như vậy nếu người gây thiệt hại thỏa mãn hai dấu hiệu: Lỗi trong khi gây thiệt hại là lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt của mình thì sẽ được tòa án xem xét giảm mức bồi thường thiệt hại. Qua đây ta thấy được dấu hiệu lỗi đóng vai trò quan trọng trong xác định bồi thường thiệt hại.
Người gây thiệt hại có phải bồi thường thiệt hại hay không phải bồi thường thiệt hại cũng như bồi thường bao nhiêu là phụ thuộc vào lỗi của người gây thiệt hại đối với hậu quả xảy ra.
Trong bồi thường thiệt hại theo điều kiện chung của bồi thường thiệt hại thì lỗi là một điều kiện không thể thiếu nhưng cá biệt vẫn có trường hợp người gây thiệt hại vẫn phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại trong khi người đó hoàn toàn không có lỗi và người bị thiệt hại cũng không có lỗi chính là trường hợp bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo điều 601 bộ luật dân sự 2015
Có thể nói khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần hiểu rõ lỗi là gì cũng như mối quan hệ giữa lỗi với trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Có như vậy khi giải quyết các vụ việc liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mới đảm bỏ được tính công bằng cho cả người bị thiệt hại và người gây thiệt hại.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Đua xe trái phép là một trong những hành vi vi phạm pháp luật giao thông, gây ra ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh và có thể gây ra những hậu quả xấu cho chính bản thân của người đua xe. Dưới đây là các hình thức xử lý đối với hành vi đua xe trái phép
Xử phạt vi phạm hành chính
Đối với những cá nhân có hành vi tham gia đua xe, tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, theo đó:
Điều 34. Xử phạt người đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép; b) Đua xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe xích lô, đua xe súc vật kéo, cưỡi súc vật chạy đua trái phép trên đường giao thông. 2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép. 3. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người đua xe ô tô trái phép. 4. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bị tịch thu phương tiện (trừ súc vật kéo, cưỡi); b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng và tịch thu phương tiện.
Tội đua xe trái phép
Đối với người có hành vi tổ chức đua xe sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức đua xe trái phép theo quy định tại Điều 265 Bộ luật hình sự năm 2015. Hành vi tổ chức đua xe trái phép có thể hiểu là hành vi sắp xếp, lên kế hoạch, tìm địa điểm, mời người tham gia đua xe.
Đối với những người tham gia đua xe bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đua xe trái phép theo quy định tại Điều 266 Bộ luật hình sự năm 2015 khi có các dấu hiệu sau:
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%;
Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Điều 266. Tội đua xe trái phép 1. Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc Điều 265 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; b) Gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Làm chết người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; đ) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; e) Tham gia cá cược; g) Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép; h) Tại nơi tập trung đông dân cư; i) Tháo dỡ thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua; k) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Các yếu tố cấu thành tội phạm của tội “Đua xe trái phép”
Chủ thể: chủ thể của này là người không lâm vào tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định, cụ thể: đối với người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đua xe trái phép theo các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 266 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015; còn đối với người đủ 14 tuổi đến 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự khi phạm tội thuộc các khoản 3, 4 Điều 266 của BLHS năm 2015.
Khách thể: hành vi đua xe trái phép xâm phạm đến khách thể là an toàn công cộng trật tự công cộng, ảnh hưởng đến an toàn trật tự xã hội. Đối tượng tác động chính là các phương tiện giao thông đường bộ (xe gắn máy, ô tô, các loại xe động cơ khác…).
Mặt chủ quan: Người thực hiện hành vi phạm tội này với lỗi cố ý (trực tiếp hoặc gián tiếp). Chủ thể biết được hành vi của mình là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện, mong muốn hậu quả xảy ra hoặc không mong muốn nhưng chấp nhận hậu quả nếu xảy ra.
Mặt khách quan + Về hành vi khách quan: Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi đua xe. Người đua xe trái phép có thể thực hiện một trong các hành vi như: chuẩn bị, tập kết phương tiện đua (xe đua) và những điều kiện cần thiết cho cuộc đua, đến nơi tập kết, tập trung đua, điều khiển xe tham gia cuộc đua. Cần lưu ý là: chỉ người điều khiển xe tham gia cuộc đua mới là người thực hiện hành vi đua xe, còn người ngồi sau xe đua (nếu có) chỉ là người cổ vũ, họ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đua xe trái phép mà tùy trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng. + Về hậu quả: Hậu quả của tội này là gây mất trật tự an ninh xã hội, an toàn công cộng, gây thương tích hoặc tổn hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác, đây là dấu hiệu bắt buộc của loại tội phạm này. Nếu hậu quả chưa xảy ra, tức là chưa gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì hành vi đua xe trái phép chưa cấu thành tội đua xe trái phép. Tuy nhiên, hành vi đua xe trái phép của người đua xe có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Doanh nghiệp cho cá nhân vay tiền không lãi suất có được hay không? Trên thực tế doanh có người quen muốn vay tiền nên cho vay tiền không lãi suất, tuy nhiên cơ quan thuế không chấp nhận điều này. Vậy có quy định nào về việc doanh nghiệp cho vay tiền phải có lãi suất không?
Trả lời
Việc cho vay giữa doanh nghiệp và cá nhân được điều chỉnh bởi bộ luật dân sự 2015. Theo quy định tại khoản 2 điều 3 quy định như sau:
Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự 2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
Như vậy, theo quy định này việc cho vay không lãi suất thì không trái với quy định pháp luật hiện hành. Tuy nhiên cần lưu ý 4815/TCT-CS của Tổng cục thuế có hướng dẫn như sau:
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 3081/CT-KTT ngày 08/08/2016 và công văn số 3322/CT-KTT ngày 26/08/2016 của Cục Thuế tỉnh Gia Lai về việc doanh nghiệp cho các tổ chức, cá nhân khác vay, mượn tiền nhưng không tính lãi. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau: Tại Khoản 2 Điều 36 Chương IV Luật Quản lý Thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 quy định về nguyên tắc ấn định thuế như sau: “2. Cơ quan quản lý thuế ấn định số thuế phải nộp hoặc ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp”. Tại Điểm e Khoản 1 Điều 37 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 nêu trên quy định người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định thuế trong trường hợp: “Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường; Theo báo cáo của Cục Thuế tỉnh Gia Lai, một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có cho các tổ chức và cá nhân khác vay tiền, mượn tiền hoặc hỗ trợ vốn không lấy lãi hoặc với lãi suất 0%. Căn cứ quy định nêu trên, Tổng cục Thuế đề nghị Cục Thuế tỉnh Gia Lai rà soát quá trình hoạt động, việc góp vốn điều lệ, các khoản vay của doanh nghiệp, mối quan hệ giữa doanh nghiệp với tổ chức, cá nhân nhận tiền để xác định những hoạt động, giao dịch đột biến từ đó đánh giá những bất hợp lý trong việc cho vay tiền, mượn tiền hoặc hỗ trợ vốn để xử lý về thuế theo quy định. Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Gia Lai được biết./.
Theo đó, công văn này không cấm việc cho vay lãi suất 0% đối với doanh nghiệp, tuy nhiên vì việc cho vay thông thường sẽ phát sinh lãi (chính là lợi nhuận của công ty) do vậy nếu việc cho vay không rõ ràng cơ quan thuế có quyền ấn định mức thuế này cho doanh nghiệp, do vậy doanh nghiệp cần chứng minh vấn đề này với cơ quan thuế để được xem xét giải quyết.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Trong một số trường hợp phải viết bản kiểm điểm, các bạn thắc mắc hoặc chưa biết mẫu bản kiểm kiểm đảng viên viết như thế nào? Dưới đây là mẫu bản tự kiểm điểm cá nhân dùng cho giáo viên, học sinh, công chức, học sinh, sinh viên dùng khi tự kiểm điểm, rút kinh nghiệm, sửa lỗi trong quá trình học tập, công tác.
Bản kiểm điểm cá nhân dùng cho mọi cá nhân để tự kiểm điểm, ghi nhận sai phạm và nhận ra khuyết điểm của mình để sửa đổi. Bản tự kiểm điểm cá nhân gửi cho thủ trưởng đơn vị của người viết kiểm điểm khi việt kiểm điểm diễn ra
Mẫu bản tự kiểm điểm cá nhân
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–***—– BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN
Tôi là: …. Hiện đang là “vị trí” và giữ nhiệm vụ “nhiệm vụ“. Trong quá trình sinh hoạt, công tác đã phát sinh “sự việc xảy ra“. Qua đó, tôi nhận thấy rằng mình “có lỗi, không có lỗi” do vậy tôi viết bản kiểm điểm này để xin nhận hình thức kỷ luật “hình thức“ Tôi hứa sẽ không vi phạm nội dung trên trong thời gian tới “hứa như thế nào?“
….., ngày……tháng……năm……. Người viết kiểm điểm (Ký, ghi rõ họ tên)
Mẫu bản kiểm điểm đảng viên
Mẫu bản kiểm điểm của đảng viên theo hướng dẫn 21-HD/BTCTW ngày 18/10/2019 hướng dẫn quyết định 132/QĐ/TW ngày 08/03/2018 về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị, Ban Tổ chức Trung ương ban hành
Mẫu 02-HD KĐ.ĐG 2019
ĐẢNG BỘ ……….. Chi bộ: ……………
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM
—————
…..,
ngày … tháng … năm …
BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN
Năm …. Họ và tên:………………………………………….. Ngày sinh: …………………… Chức vụ Đảng: ……………………………………………………………………… Chức vụ chính quyền: ……………………………………………………………… Chức vụ đoàn thể: ………………………………………………………………….. Đơn vị công tác: …………………………………………………………………… Chi bộ ………………………………………………………………………………
I. Ưu điểm, kết quả đạt được 1. Về tư tưởng chính trị; phẩm chất đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật; tác phong, lề lối làm việc: – Về tư tưởng chính trị. – Về phẩm chất đạo đức, lối sống. – Về ý thức tổ chức kỷ luật. – Về tác phong, lề lối làm việc. – Việc đấu tranh phòng, chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cá nhân. (Đối chiếu với 27 biểu hiện, cá nhân tự nhận diện) Tự đánh giá về cấp độ thực hiện: □ Xuất sắc □ Tốt □ Trung bình □ Kém 2. Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao – Việc thực hiện chức trách, quyền hạn theo quy định (đảng, chính quyền, đoàn thể). – Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm. – Trách nhiệm cá nhân liên quan đến kết quả, hạn chế, khuyết điểm ở lĩnh vực, địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị do mình phụ trách. Tự đánh giá về cấp độ thực hiện: □ Xuất sắc □ Tốt □ Trung bình □ Kém 3. Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm
II. Hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân 1. Hạn chế, khuyết điểm (theo 03 nội dung nêu trên). 2. Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm.
III. Kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc được chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước Kiểm điểm rõ từng hạn chế, khuyết điểm (đã được khắc phục; đang khắc phục, mức độ khắc phục; chưa được khắc phục); những khó khăn, vướng mắc (nếu có); trách nhiệm của cá nhân. Tự đánh giá về cấp độ thực hiện: □ Xuất sắc □ Tốt □ Trung bình □ Kém
IV. Giải trình những vấn đề được gợi ý kiểm điểm (nếu có) Giải trình từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm, nêu nguyên nhân, xác định trách nhiệm của cá nhân đối với từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm.
V. Làm rõ trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể (nếu có)
VI. Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm
VII. Tự nhận mức xếp loại chất lượng
1. Xếp loại cán bộ, công chức, viên chức: □ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ □ Hoàn thành tốt nhiệm vụ □ Hoàn thành nhiệm vụ □ Không hoàn thành nhiệm vụ 2. Xếp loại đảng viên: □ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ □ Hoàn thành tốt nhiệm vụ □ Hoàn thành nhiệm vụ □ Không hoàn thành nhiệm vụ
NGƯỜI TỰ KIỂM ĐIỂM (Ký, ghi rõ họ tên)
Đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức – Nhận xét, đánh giá của người quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức: ……………………………………………………………………………………………… – Mức xếp loại chất lượng công chức, viên chức: …………………………………………
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ (Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên – Nhận xét, đánh giá của chi ủy: …………………………………………………………. – Chi bộ đề xuất xếp loại mức chất lượng: ……………………………………………..…
T/M CHI ỦY (CHI BỘ) (Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên)
– Đảng ủy, chi ủy cơ sở xếp loại mức chất lượng: …………………………………………
T/M ĐẢNG ỦY (CHI ỦY) (Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Nghề luật là một trong công việc cần khá nhiều kinh nghiệm, đối với một sinh viên luật mới ra trường hầu như các kiến thức về luật mới chỉ rõ trên bề nổi, để làm được một công việc đúng nghề ngoài kiến thức sách vở còn cần kiến thức thực tế về pháp luật cũng như cách thức làm việc với cơ quan nhà nước. Để có thể làm về luật sinh viên luật nên tới học việc tại các đơn vị hành nghề luật như công ty luật hoặc các văn phòng luật từ năm 2 năm 3 đại học và nên lưu ý một số vấn đề sau
Chọn đúng thời điểm học việc nghề luật
Sinh viên luật thì hầu hết ai cũng muốn đi thực hành, đi kiến tập để học hỏi kinh nghiệm thực tế, cũng là để trải nghiệm với nghề mà mình đang theo học. Nhưng lựa chọn thời điểm nào là thích hợp cũng là một điều rất quan trọng.
Nhiều bạn lựa chọn đi thực tập ở các văn phòng, công ty luật rất sớm. Sớm đến mức các bạn còn chưa kịp trang bị cho mình những kiến thức cơ bản, những kỹ năng cần thiết để sẵn sàng cho việc tập sự, thực hành nghề. Chính vì vậy, khi đến với cơ quan bạn chẳng biết gì cả, chẳng làm được gì cả ngoài việc pha trà, rót nước…Bạn sẽ bị chán nản, dễ bỏ cuộc. Dĩ nhiên, nơi tiếp nhận bạn cũng chẳng thích thú gì.
Thực tập muộn quá thì dĩ nhiên cũng không hay rồi. Bởi muộn có nghĩa là bạn chậm hơn so với người khác. Thua trời một vạn không bằng kém bạn một ly. Khi lũ bạn đã có kinh nghiệm đầy mình roài mà ra trường ta vẫn bỡ ngỡ, vẫn kinh nghiệm bằng không thì cũng thật đáng lo ngại.
Vậy chọn thời điểm nào là đúng, thích hợp nhất để kiến tập, thực tập hành nghề. Theo ad là ít nhất bạn phải học xong 3 năm của bậc đại học. Khi mà về cơ bản bạn đã hiểu thế nào là học luật, điều luật và các vấn đề cơ bản của ngành luật, có khả năng tư duy, phân tích về luật. Vấn đề còn lại chỉ là so với lý thuyết thì thực tiễn của nó ra sao, áp dụng như thế nào?
Kết thúc năm thứ 3, đầu năm thứ 4 hãy cố gắng đi tập sự ở một chỗ nào đó. Khi ấy ít nhiều bạn cũng có thể soạn một văn bản, hiểu được một thủ tục hành chính để mà hỗ trợ cho đơn vị tiếp nhận bạn tập sự, để có thể làm, có thể cọ sát thay vì chỉ mài đũng quần để rót trà tiếp khách.
Chọn nơi thực tập nghề luật
Chọn nơi thực tập cũng rất quan trọng. Hầu hết sinh viên luật hiện nay đi thực tập theo cơ chế tập thể. Rủ nhau đi cho vui, cho có bạn, có bè hoặc theo sự phân công của trường, khoa mà ít tìm hiểu đơn vị mình đến thực tập thế nào? Mình có học được gì không? Người hướng dẫn mình là ai?
Nếu vậy thì bạn sẽ chỉ có thể gặp may nếu bạn có một nơi thực tập tốt mà thôi. Hãy tìm hiểu trước đơn vị mà mình thực tập, nếu phải thực tập nhóm thì cũng nên chọn những người có cùng sở thích, cùng đam mê với mình để lựa chọn nơi thực tập phù hợp với sở thích đam mê đó.
Bạn có ý định làm luật sư thì không nên đến Viện kiểm sát để thực tập và ngược lại bạn có ý định làm thẩm phán thì không nên đến VPLS để thực tập.
Chọn công ty lớn, công ty vừa vừa hay công ty nhỏ để thực tập cũng là một bài toán không hề đơn giản với những người muốn đi thực tập. Công ty nhỏ thì có khi không có việc. Một tuần thôi mà ngồi chơi sơi nước, lướt facebook thì thật buồn. Công ty lớn cũng chưa chắc bạn được động tay vào việc gì. Cho nên hãy tìm hiểu thật kỹ về nơi thực tập, về văn hóa của công ty và môi trường làm việc của công ty trước khi bạn đến.
Chọn thầy hướng dẫn nghề luật
Cái này dễ mà không hề dễ. Vì phần lớn các bạn sinh viên không được lựa chọn được người hướng dẫn. Cái này thường do đơn vị tiếp nhận chỉ định hoặc phân công. Thế nhưng, nếu có thể hãy tìm hiểu trước người sẽ dẫn dắt, chỉ dạy mình là ai. Có một câu chuyện ngắn thế này chia sẻ với các bạn: Một cô gái đi học và thi bằng lái xe ôtô, cả ba lần thi đều trượt thực hành vì không biết đề ba, lên dốc. Đến lần thứ tư, thì cô gái thi đỗ. Hóa ra cô trượt chỉ vì thầy dạy trước đó của cô đã quên dặn cô kéo phanh tay…
Thầy dạy quyết định 80% tiếp thu của bạn trong quá trình thực tập. Họ có nhiệt tình, có khả năng truyền đạt kiến thức, chia sẻ kiến thức cho bạn hay không mới thực sự là quan trọng. Đôi khi người thực hành nghề luật giỏi đều chưa chắc đã là những người thầy có tâm và là người thầy giỏi.
Cầu thị và không quá nhiều đòi hỏi
Thái độ của bạn sẽ quyết định những gì bạn xứng đáng được hưởng. Hãy luôn nhớ khẩu quyết này khi bạn đi thực tập. Sự cầu thị, chăm chỉ của người thực tập, kiến tập là rất quan trọng. Và bạn hãy cố gắng luôn giữ thái độ này trước những người đi trước, kể cả là những nhân sự đang làm ở nơi bạn tập sự. Có như vậy bạn mới nhận được sự chỉ bảo tận tình nhất.
Không nên quá quan trọng hóa vẫn đề tiền bạc. Lúc này bạn là người đang thực tập, là người cần kiến thức và kinh nghiệm chứ không phải là kiếm tiền. Dục tốc thì bất đạt.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Công ty cổ phần muốn tăng vốn có thể thực hiện chào bán cổ phần, theo luật doanh nghiệp hiện nay có 3 hình thức chào bán cổ phần: – Chào bán cho cổ đông hiện hữu – Chào bán cổ phần riêng lẻ – Chào bán cổ phần ra công chúng. Trong đó chào bán cố phần ra công chúng chỉ áp dụng với trường hợp công ty cổ phần đại chúng theo quy định pháp luật về chứng khoản. Chào bán cổ phần riêng lẻ là việc chào bán cổ phần của công ty không phải là công ty cổ phần đại chúng. Cổ phần riêng lẻ được chào bán ra ngoài với các cá nhân không phải là thành viên của công ty. Trong bài viết này của LVNLAW sẽ hướng dẫn các thủ tục, trình tự để chào bán cổ phần riêng lẻ.
Hồ sơ để chào bán cổ phần riêng lẻ
Theo quy định cũ, việc chào bán cố phẩn riêng lẻ phải được thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, tại luật doanh nghiệp 2020 việc thông báo đã bị bãi bỏ
Điều 125. Chào bán cổ phần riêng lẻ 1. Chào bán cổ phần riêng lẻ của công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng phải đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Không chào bán thông qua phương tiện thông tin đại chúng; b) Chào bán cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc chỉ chào bán cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. 2. Công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng thực hiện chào bán cổ phần riêng lẻ theo quy định sau đây: a) Công ty quyết định phương án chào bán cổ phần riêng lẻ theo quy định của Luật này; b) Cổ đông của công ty thực hiện quyền ưu tiên mua cổ phần theo quy định tại khoản 2 Điều 124 của Luật này, trừ trường hợp sáp nhập, hợp nhất công ty; c) Trường hợp cổ đông và người nhận chuyển quyền ưu tiên mua không mua hết thì số cổ phần còn lại được bán cho người khác theo phương án chào bán cổ phần riêng lẻ với điều kiện không thuận lợi hơn so với điều kiện chào bán cho các cổ đông, trừ trường hợp Đại hội đồng cổ đông có chấp thuận khác. 3. Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần chào bán theo quy định tại Điều này phải làm thủ tục về mua cổ phần theo quy định của Luật Đầu tư.
Như vậy, hiện nay việc chào bán có thể thực hiện tự do mà không cần thông qua việc thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Lưu ý: Cổ đông công ty được quyền ưu tiên mua cổ phần theo quy định khoản 2 điều 124 luật doanh nghiệp 2020
2. Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu của công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng được thực hiện như sau: a) Công ty phải thông báo bằng văn bản đến cổ đông theo phương thức để bảo đảm đến được địa chỉ liên lạc của họ trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất là 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn đăng ký mua cổ phần; b) Thông báo phải gồm họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần và tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có của cổ đông tại công ty; tổng số cổ phần dự kiến chào bán và số cổ phần cổ đông được quyền mua; giá chào bán cổ phần; thời hạn đăng ký mua; họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty. Kèm theo thông báo phải có mẫu phiếu đăng ký mua cổ phần do công ty phát hành. Trường hợp phiếu đăng ký mua cổ phần không được gửi về công ty đúng hạn theo thông báo thì cổ đông đó coi như đã không nhận quyền ưu tiên mua; c) Cổ đông có quyền chuyển quyền ưu tiên mua cổ phần của mình cho người khác.
Trình tự thủ tục để chào bán cổ phần riêng lẻ
Bước 1: Đại hội đồng cổ đông họp và thông qua nghị quyết về chào bán cố phẩn riêng lẻ (việc chào bán cổ phần riêng lẻ phải ưu tiên chào bán cho cổ đông hiện hữu trước khi chào bán riêng lẻ) Bước 2: Thực hiện bán cổ phần riêng lẻ nếu cổ đông hiện hữu không mua và không chuyển quyền ưu tiên cho người khác Bước 3: Công ty thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành đợt bán cổ phần.
Việc chào bán cổ phần riêng lẻ là một trong các bước bắt buộc khi chào bán cổ phần cho cổ đông mới mà không thông qua thủ tục chuyển nhượng cổ phần trên thực tế có thể áp dụng hình thức chào bán cổ phần riêng lẻ rồi thực hiện tăng vốn hoặc theo hình thức chuyển nhượng cổ phần rồi tăng vốn.
Đối với công ty cổ phần việc tăng vốn bị quản lý chặt chẽ bởi luật doanh nghiệp. Do vậy, nếu khách hàng có nhu cầu tăng vốn với công ty cổ phần hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ một cách tốt nhất.
Hỏi đáp về chào bán cổ phần riêng lẻ
Cách ghi mệnh giá cổ phần ghi chào bán và tăng vốn
Khi tiến hành chào bán cổ phần, mệnh giá cổ phần sẽ do doanh nghiệp quyết định. Tuy nhiên, khi tiến hành thủ tục tăng vốn mệnh giá cổ phần sẽ theo như nội dung cổ phần đã đăng ký (tuỳ công ty) Ví dụ: Công ty A phát hành cho Nhà đầu tư chiến lược B 300 cổ phần, giá bán là 25.000/cổ phần. Nhưng khi thực hiện thủ tục ghi là 10.000/cổ phần. Phần giá trị chênh lệch được coi là thặng dư vốn cổ phần.
Các lưu ý khi chào bán cổ phần riêng lẻ
– Ưu tiên chào bán cho cổ đông hiện hữu hoặc bên nhận quyền ưu tiên từ cổ đông hiện hữu trước khi chào bán cho các nhà đầu tư khác – Thông báo chào bán cho cổ đông hiện hữu trước ít nhất 15 ngày trước thời hạn kết thúc đăng ký mua cổ phần – Việc chào bán riêng lẻ không qua phương tiện thông tin đại chúng và cho dưới 100 nhà đầu tư – Việc chào bán cổ phần riêng lẻ có thể chào bán cho nhiều cổ đổ đông với mệnh giá khác nhau. Tuy nhiên, việc chào bán cho cổ đông hiện hữu phải là giá thấp nhất (do phương án chào bán riêng lẻ không được thuận lợi hơn so với chào bán hiện hữu)
Hình thức tăng vốn khi chào bán cổ phần riêng lẻ
Hình thức tăng vốn: Công ty phát hành thêm cổ phần và thực hiện chào bán cổ phần riêng lẻ. Các cổ đông hiện hữu không có nhu cầu mua cổ phần chào bán và không chuyển quyền ưu tiên mua cổ phần cho người khác. Do vậy, số cổ phần đã được chào bán và được mua cụ thể như sau: – Ông Lê A mua 10.526 cổ phần phổ thông, thanh toán bằng Đồng Việt Nam – Ông Đỗ B mua 5.155 cổ phần phổ thông, thanh toán bằng Đồng Việt Nam – Ông Trần C mua 3.397 cổ phần phổ thông, thanh toán bằng Đồng Việt Nam – Ông Nguyễn D mua 7.955 cổ phần phổ thông, thanh toán bằng Đồng Việt Nam
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Đối với doanh nghiệp thông thường hàng tháng hoặc hàng quý sẽ phải gửi báo cáo gồm: – Báo cáo thuế giá trị gia tăng – Báo cáo thuế TNCN
Kê khai báo cáo thuế giá trị gia tăng
Hiện nay, theo quy định tại điều 15, thông tư 151/2014/TT-BTC quy định về đối tượng kê khai nộp thuế GTGT như sau:
Điều 15. Sửa đổi, bổ sung điểm b, Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC như sau: b) Khai thuế giá trị gia tăng theo quý b.1) Đối tượng khai thuế GTGT theo quý Khai thuế theo quý áp dụng đối với người nộp thuế giá trị gia tăng có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống. Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh việc khai thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hay theo quý. Ví dụ 21: – Doanh nghiệp A bắt đầu hoạt sản xuất kinh doanh từ tháng 01/2015 thì năm 2015 doanh nghiệp A thực hiện khai thuế GTGT theo quý. Doanh nghiệp căn cứ vào doanh thu của năm 2015 (đủ 12 tháng của năm dương lịch) để xác định năm 2016 thực hiện khai thuế tháng hay khai quý. – Doanh nghiệp B bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh từ tháng 8/2014 thì năm 2014, 2015 doanh nghiệp B thực hiện khai thuế GTGT theo quý. Doanh nghiệp căn cứ vào doanh thu của năm 2015 để xác định năm 2016 thực hiện khai thuế theo tháng hay theo quý. Người nộp thuế có trách nhiệm tự xác định thuộc đối tượng khai thuế theo tháng hay khai thuế theo quý để thực hiện khai thuế theo quy định. Trường hợp người nộp thuế đủ điều kiện và thuộc đối tượng khai thuế GTGT theo quý muốn chuyển sang khai thuế theo tháng thì gửi thông báo (theo Mẫu số 07/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này) cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là cùng với thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT của tháng đầu tiên của năm bắt đầu khai thuế GTGT theo tháng. b.2) Thời kỳ khai thuế theo quý – Việc thực hiện khai thuế theo quý hay theo tháng được ổn định trọn năm dương lịch và ổn định theo chu kỳ 3 năm. Riêng chu kỳ ổn định đầu tiên được xác định tính kể từ ngày 01/10/2014 đến hết ngày 31/12/2016. Ví dụ 22: Doanh nghiệp C năm 2013 có tổng doanh thu là 38 tỷ đồng nên thuộc diện khai thuế GTGT theo quý từ ngày 01/10/2014. Doanh thu của năm 2014; 2015, 2016 do doanh nghiệp kê khai (kể cả trường hợp khai bổ sung) hoặc do kiểm tra, thanh tra kết luận là 55 tỷ đồng thì doanh nghiệp C vẫn tiếp tục thực hiện khai thuế GTGT theo quý đến hết năm 2016. Từ năm 2017 sẽ xác định lại chu kỳ khai thuế mới dựa trên doanh thu của năm 2016. Ví dụ 23: Doanh nghiệp D năm 2013 có tổng doanh thu là 57 tỷ đồng nên thực hiện khai thuế GTGT theo tháng. Doanh thu năm 2014 do doanh nghiệp kê khai (kể cả trường hợp khai bổ sung) hoặc do kiểm tra, thanh tra kết luận là 48 tỷ đồng thì doanh nghiệp D vẫn thực hiện khai thuế GTGT theo tháng đến hết năm 2016. Từ năm 2017 sẽ xác định lại chu kỳ khai thuế mới dựa trên doanh thu của năm 2016. – Trong chu kỳ khai thuế ổn định theo quý, nếu người nộp thuế tự phát hiện hoặc qua thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế kết luận doanh thu của năm trước liền kề của chu kỳ khai thuế ổn định này trên 50 tỷ đồng, người nộp thuế không đủ điều kiện để khai thuế giá trị gia tăng theo quý của chu kỳ ổn định đó thì từ năm tiếp theo liền kề của năm phát hiện cho đến hết chu kỳ ổn định, người nộp thuế phải thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng. Ví dụ 24: Doanh nghiệp E năm 2013 có tổng doanh thu trên tờ khai thuế GTGT là 47 tỷ đồng nên thuộc diện khai thuế GTGT theo quý từ ngày 01/10/2014. Năm 2015, cơ quan thuế thanh tra kết luận doanh thu tính thuế GTGT của năm 2013 tăng thêm 5 tỷ đồng so với số liệu kê khai là 52 tỷ đồng, thì năm 2016 doanh nghiệp E thực hiện khai thuế GTGT theo tháng. Từ năm 2017 sẽ xác định lại chu kỳ khai thuế mới dựa trên doanh thu của năm 2016. Ví dụ 25: Doanh nghiệp G năm 2013 có tổng doanh thu trên tờ khai thuế GTGT là 47 tỷ đồng nên thuộc diện khai thuế GTGT theo quý từ ngày 01/10/2014. Năm 2015, Doanh nghiệp G tự khai bổ sung doanh thu tính thuế GTGT của năm 2013 tăng thêm 5 tỷ so với số liệu kê khai là 52 tỷ, thì năm 2016 doanh nghiệp G thực hiện khai thuế GTGT theo tháng. Từ năm 2017 sẽ xác định lại chu kỳ khai thuế mới dựa trên doanh thu của năm 2016. – Trong chu kỳ khai thuế ổn định theo tháng, nếu người nộp thuế tự phát hiện hoặc qua thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế kết luận doanh thu của năm trước liền kề của chu kỳ khai thuế ổn định này từ 50 tỷ đồng trở xuống, người nộp thuế đủ điều kiện để khai thuế giá trị gia tăng theo quý của chu kỳ ổn định đó thì người nộp thuế được lựa chọn hình thức khai thuế theo tháng hoặc quý từ năm tiếp theo liền kề của năm phát hiện cho đến hết chu kỳ ổn định. – Đối với các doanh nghiệp đã áp dụng khai thuế thuế theo quý trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì chu kỳ ổn định đầu tiên được tính đến hết ngày 31/12/2016. b.3) Cách xác định doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ năm trước liền kề làm điều kiện xác định đối tượng khai thuế giá trị gia tăng theo quý – Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được xác định là Tổng doanh thu trên các Tờ khai thuế giá trị gia tăng của các kỳ tính thuế trong năm dương lịch (bao gồm cả doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng và doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng). – Trường hợp người nộp thuế thực hiện khai thuế tại trụ sở chính cho đơn vị trực thuộc thì doanh thu bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ bao gồm cả doanh thu của đơn vị trực thuộc.
Đối tượng kê khai nộp thuế GTGT theo quý – Người nộp thuế GTGT có tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống – Doanh nghiệp mới thành lập. Tuy nhiên sau khi hoạt động kinh doanh đủ 12 tháng thì sẽ căn cứ vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề để xác định phương pháp kê khai nộp thuế GTGT theo quý hay theo tháng
Trường hợp người nộp thuế đủ điều kiện và thuộc đối tượng khai thuế GTGT theo quý muốn chuyển sang khai thuế theo tháng thì gửi thông báo (theo Mẫu số 07/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 151/2014/TT-BTC) cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là cùng với thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT của tháng đầu tiên của năm bắt đầu khai thuế GTGT theo tháng.
Đối tượng kê khai nộp thuế GTGT theo tháng – Người nộp thuế GTGT có tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm trước liền kề trên 50 tỷ đồng – Người nộp thuế đủ điều kiện và thuộc đối tượng khai thuế GTGT theo quý, đã nộp mẫu số 07/GTGT cho cơ quan thuế và đã được cơ quan thuế chấp nhận.
Doanh thu làm căn cứ xác định thời gian kê khai thuế GTGT – Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được xác định là Tổng cộng doanh thu trên các Tờ khai thuế giá trị gia tăng của các kỳ tính thuế trong năm dương lịch (bao gồm cả doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng và doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng). – Trường hợp người nộp thuế thực hiện khai thuế tại trụ sở chính cho đơn vị trực thuộc thì doanh thu bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ bao gồm cả doanh thu của đơn vị trực thuộc.
Như vậy: Doanh nghiệp căn cứ vào mức doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hàng năm của năm trước liền kề để xác định thời gian kê khai thuế GTGT là theo tháng hay theo quý, thời kì kê khai thuế thực hiện ổn định trọn năm dương lịch và trong chu kì 3 năm.
Kê khai báo cáo thuế TNCN
Theo quy định tại điều 8, 9 nghị định 126/2020/NĐ-CP như sau:
Điều 8. Các loại thuế khai theo tháng, khai theo quý, khai theo năm, khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế và khai quyết toán thuế 1. Các loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu thuộc loại khai theo tháng, bao gồm: a) Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp người nộp thuế đáp ứng các tiêu chí theo quy định tại Điều 9 Nghị định này thì được lựa chọn khai theo quý. … Điều 9. Tiêu chí khai thuế theo quý đối với thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân 1. Tiêu chí khai thuế theo quý … b) Khai thuế thu nhập cá nhân theo quý như sau: b.1) Người nộp thuế thuộc diện khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định này nếu đủ điều kiện khai thuế giá trị gia tăng theo quý thì được lựa chọn khai thuế thu nhập cá nhân theo quý. b.2) Việc khai thuế theo quý được xác định một lần kể từ quý đầu tiên phát sinh nghĩa vụ khai thuế và được áp dụng ổn định trong cả năm dương lịch.”
Như vậy, việc khai thuế TNCN tương ứng với việc khai thuế GTGT của doanh nghiệp ở trên. Nghĩa là, doanh nghiệp khai thuế GTGT theo tháng thì khai thuế TNCN theo tháng và ngược lại nếu khai GTGT theo quý thì khai thuế TNCN theo quý
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Phạm tội chưa đạt là gì?
Phạm tội chưa đạt được quy định theo điều 15 bộ luật hình sự 2015 là:
Điều 15. Phạm tội chưa đạt Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.
Theo đó, phạm tội chưa đạt có 2 yếu tố: cố ý thực hiện tội phạm, chưa đạt do khách quan. Trường hợp này người phạm tội chưa đạt vẫn phải chịu trách nhiệm liên quna tới hành vi do phạm tội chưa đạt.
Các loại phạm tội chưa đạt
Căn cứ theo khái niệm tại bộ luật hình sự có thể chia phạm tội chưa đạt thành hai dạng sau: – Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành (chưa đạt về hậu quả, chưa hoàn thành về hành vi): Trường hợp này vì khách quan mà chưa thực hiện được hành vi để gây ra hậu quả của tội phạm => hậu quả chưa xảy ra. Ví dụ: A cầm gậy đánh vào lưng B thì bị ngăn cả => A không đánh nữa. Hành vi này của A là hành vi phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành. – Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành: Trường hợp này người phạm tội đã thực hiện hết hành vi có thể gây ra hậu quả nhưng hậu quả không xảy ra do ngoài ý muốn. Ví dụ: A dùng dao đâm B để giết chết, sau khi B bị ngất đi thì A bỏ đi. B được người dân mang đi cấp cứu kịp thời nên không chết. Hành vi này của A là hành vi phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.
Hình phạt khi phạm tội chưa đạt
Việc phạm tôi chưa đạt có thể bị xử lý hình sự. Tuy nhiên, mức xử lý sẽ nhẹ hơn so với quy định về phạm tội hoàn thành theo khoản 3 điều 57 bộ luật hình sự 2015
Điều 57. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt 1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng. 2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, hình phạt được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong các điều luật cụ thể. 3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.
Tự ý nửa chừng chấm dứt phạm tội
Việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được quy định tại điều 16 bộ luật hình sự 2015
Điều 16. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Theo đó, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có một số đặc điểm sau: – Việc chấm dứt thực hiện tội phạm phải tự nguyện, dứt khoát – Việc chấm dứt thực hiện tội phạm xảy ra trong trường hợp tội phạm được thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội và giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành, chứ không thể xảy ra ở giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành hay giai đoạn tội phạm hoàn thành. – Không chịu tác động từ các điều kiện khách quan
Phân biệt phạm tội chưa đạt với tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội?
Giống nhau: Phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đều dẫn đến kết quả chung là hậu quả của việc thực hiện tội phạm không xảy ra.
Khác nhau:
Phạm tội chưa đạt
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Khái niệm
Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là trường hợp một người tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng mặc dù khách quan không có gì ngăn cản.
Nguyên nhân chấm dứt thực hiện tội phạm
Nguyên nhân khách quan, ngoài ý muốn của người phạm tội
Ví dụ: A đến nhà ông B để ăn trộm bò nhưng khi đến nơi bị gia đình ông A phát hiện nên A chưa thực hiện được hành vi ăn trộm của mình.
Nguyên nhân chủ quan, tự ý thực hiện của người phạm tội.
Ví dụ: A đến nhà ông B để ăn trộm bò, tuy nhiên trên đường đi A đã suy nghĩ và lo sợ hành vi của mình nếu phát hiện có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nên A đã tự ý quay về và không thực hiện hành vi trộm cắp của mình nữa.
Hậu quả pháp lý
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt
Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm, nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Gần đây theo thông tư 31/2019/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 15/10/2019 quy định về việc “xe gắn máy không chạy quá 40km/h” có nhiều ý kiến trái chiều trên các mạng xã hội. Chúng tôi nhận thấy rằng nhiều người chưa phân biệt rõ được mô to và xe gắn máy. Vì vậy trong bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra các khái niệm về mô tô, xe gắn máy và cách phân biệt theo quy định hiện hành
Khái niệm mô tô và xe gắn máy
Theo quy định tại QCVN 41:2016/BGTVT
3.39.Xe môtô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, tải trọng bản thân xe không quá 400 kg đối với xe máy 2 bánh hoặc khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 350 kg đến 500 kg đối với xe máy 3 bánh. Khái niệm này không bao gồm xe gắn máy nêu tại Khoản 3.40 quy định tại Điều này. 3.40.Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3.
Như vậy, các xe thông thường hiện nay mọi người hay sử dụng thường có dung tích xilanh cao hơn 50cm3 thường là từ 110 – 125 cm3 đều là xe mô tô. Vi dụ như: Honda Vision, Honda Wave RS, SH…Các xe như xe đạp điện hoặc một số xe ngày xưa thông dụng như Honda Cub có dung tích xilanh <50cm3 thì được gọi là xe gắn máy.
Như vậy, xe mô tô và xe gắn máy là hai loại phương tiện khác nhau. Theo từ ngữ thông dụng thì người ta hay gọi đơn giản là “xe máy” tuy nhiên thực tế từ “xe máy” này hay được dùng để chỉ đối với các loại “xe mô tô” theo quy định pháp luật
Tốc độ tối đa cho phép của xe môtô và xe gắn máy
Theo quy định tại Thông tư 91/2015/TT-BGTVT về tốc độ tối đa của xe máy tức xe môtô, trong khu vực đông dân cư là 60 km/h và ngoài khu dân cư đông dân cư là 70 km/h.
Tốc độ tối đa của xe gắn máy là 40km/h. Như vậy, mức phạt tiền khi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h là từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Trong khi đó, mức phạt tiền khi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h là từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng; đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Về quy định xe gắn máy không chạy quá 40km/h
Đây bản chất không phải là quy định mới, vì thông tư 31/2019/TT-BGTVT thay thế thông tư 91/2015/TT-BGTVT. Ngay tại điều 8 của thông tư 91/2015/TT-BGTVT đã quy định về tốc độ tối đa đối với xe gắn máy là 40km/h. Tại thông tư 31/2019/TT-BGTVT cũng chỉ kế thừa quy định này và không có thay đổi. Do tại thời điểm này, thông tin từ mạng xã hội phát triển nên mới có sự hiểu lầm về quy định của cơ quan nhà nước như vậy. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này các bạn đã hiểu rõ hơn.
Quy định
Xe mô tô
Xe gắn máy
Căn cứ pháp lý
Tốc độ tối đa khi tham gia giao thông
– Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 60 km/h; – Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 50 km/h.
Không quá 40 km/h.
Điều 6, 8 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT.
Các giấy tờ cần mang theo khi điều khiển phương tiện
– Đăng ký xe (Cà vẹt xe); – Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (bảo hiểm xe);- Giấy phép lái xe (Bằng lái xe).
– Đăng ký xe (Cà vẹt xe); – Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (bảo hiểm xe). – Không cần Giấy phép lái xe (Bằng lái xe).
Khoản 2 Điều 58, Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008.
Độ tuổi được lái xe
Đủ 18 tuổi trở lên.
Đủ 16 tuổi trở lên.
Khoản 1 Điều 58, điểm a, b khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Trường hợp nào người nước ngoài phải đóng bảo hiểm tại Việt Nam? Người nước ngoài đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế tại Việt Nam như thế nào? Mức đóng bảo hiểm với người nước ngoài là bao nhiêu?
Trường hợp nào người nước ngoài phải đóng bảo hiểm xã hội?
Việc đóng bảo hiểm xã hội đối với người nước ngoài được quy định tại nghị định 143/2018/NĐ-CP hiệu lực từ ngày 01/12/2018 theo đó người nước ngoài phải đóng bảo hiểm áp dụng theo khoản 2 điều 2 nghị định gồm các trường hợp sau:
Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam. 2. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này khi thuộc một trong các trường hợp sau: a) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; b) Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động. 3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Như vậy người nước ngoài cần đáp ứng 3 điều kiện để bắt buộc phải đóng BHXH còn lại ngoài các trường hợp này người lao động sẽ không cần đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Công dân nước ngoài sở hữu giấy phép lao động, chứng chỉ hoặc giấy phép hành nghề được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam.
Người nước ngoài có ký kết hợp đồng lao động có thời hạn tối thiểu 1 năm hoặc hợp đồng không xác định thời hạn với đơn vị sử dụng lao động ở Việt Nam.
Công dân nước ngoài vẫn nằm trong độ tuổi lao động, chưa đến tuổi về hưu (theo quy định độ tuổi về hưu của Luật BHXH).
Mức đóng bảo hiểm xã hội với lao động nước ngoài
Theo điều 12 và 13 nghị định 143/2018/NĐ-CP mức đóng bảo hiểm của người nước ngoài như sau:
Điều 12. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động 1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, hàng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất. 2. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Điều 13. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động 1. Người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 2 của Nghị định này, hàng tháng đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động như sau: a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; b) 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất từ ngày 01 tháng 01 năm 2022. 2. Người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động quy định tại khoản 2 Điều 12 của Nghị định này. 3. Căn cứ vào khả năng cân đối quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Chính phủ xem xét điều chỉnh mức đóng tại điểm b khoản 1 Điều này từ ngày 01 tháng 01 năm 2020. 4. Người lao động mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động và thuộc diện áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động chỉ đóng bảo hiểm xã hội đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên. Riêng tham gia vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động phải đóng theo từng hợp đồng lao động đã giao kết.
Tiền lương đóng BHXH đối với lao động nước ngoài thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 89 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP bao gồm mức lương, phụ cấp và các khoản bổ sung kèm theo. Tiền lương đóng BHXH tối đa bằng 20 lần lương cơ sở. Tiền lương đóng BHXH không bao gồm các khoản phúc lợi, chế độ thưởng theo Luật lao động.
Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài
Thủ tục đóng BHXH cho công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam về cơ bản sử dụng một số biểu mẫu tương tự đối với lao động trong nước theo đó
Hồ sơ tham gia bảo hiểm cho người nước ngoài đối với người lao động – Mẫu TK1-TS kê khai và chỉ dùng khi chưa được cấp mã BHXH
Hồ sơ tham gia bảo hiểm cho người nước ngoài đối với người sử dụng lao động – Mẫu TK3-TS: tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin ban hành theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH. – Mẫu D02-TS danh sách kê khai báo tăng lao động nước ngoài tham gia BHXH.
Tham gia bảo hiểm y tế cho người nước ngoài
Căn cứ vào Khoản 2, Điều 1 của Luật Bảo hiểm Y tế hợp nhất, phạm vi áp dụng của Luật là bao gồm các cá nhân và tổ chức tại Việt Nam, không kể người Việt Nam hay mang quốc tịch nước ngoài. Như vậy, người Việt Nam hay người nước ngoài tham gia bảo hiểm y tế như nhau.
Người nước ngoài tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện
Theo công văn số 3170/BHXH-BT đã hướng dẫn cụ thể về việc lập danh sách và chuẩn bị đóng BHYT hộ gia đình, bao gồm các giấy tờ sau:
Tờ khai TK1-TS của các thành viên tham gia BHYT gửi lên Cơ quan BHXH tuyến huyện.
Mẫu DK01 kê khai thông tin các thành viên trong gia đình, nhận mẫu từ trưởng thôn, xóm, tổ dân phố, xã,…
Mẫu DK04 kê khai danh sách những người tự đóng Bảo hiểm Y tế.
Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của hộ gia đình.
Trường hợp đã có thành viên có thẻ BHYT thì phải nộp bản chính hoặc bản chụp ảnh thẻ BHYT cũ để cơ quan Bảo hiểm giảm trừ mức đóng khi tham gia cùng hộ gia đình.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT tự nguyện cho người nước ngoài dựa vào mức lương cơ sở:
Mức đóng của người thứ nhất tham gia BHYT tính bằng 4.5% của lương cơ sở.
Mức đóng BHYT của người thứ hai bằng 70% người thứ nhất.
Mức đóng của người thứ ba, thứ tư lần lượt bằng 60%, 50% người thứ nhất.
Từ người thứ năm trở đi, mức đóng BHYT tính bằng 40% của người thứ nhất.
Người nước ngoài tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc
Người nước ngoài tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc khi sinh sống tại Việt Nam và có hợp đồng lao động với đơn vị sử dụng lao động tại Việt Nam. Căn cứ vào quyết định số 1018/QĐ-BHXH, hồ sơ tham gia BHYT bắt buộc cho người nước ngoài gồm:
2 bản mẫu D03-TS kê khai danh sách người tham gia BHYT.
Mẫu TK1-TS: tờ khai tham gia BHXH, BHYT cho người lao động, điền đầy đủ các thông tin và gửi lên Cơ quan Bảo hiểm nơi phụ trách của đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức,…
Theo Nghị định 143/2018/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc, mức đóng BHYT cho người nước ngoài áp dụng từ 1/12/2018 đến 31/12/2021 là 4.5% mức lương tham gia BHXH. Trong đó người lao động đóng 1.5%, người sử dụng lao động đóng 3% mức lương tham gia BHXH theo quy định.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Khi quyết định hình phạt đối với bị cáo, Hội đồng xét xử sẽ căn cứ vào hành vi phạm tội của bị cáo, ý chí của bị cáo khi thực hiện hành vi phạm tội của mình… Trong đó, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cũng là căn cứ được Hội đồng xét xử sử dụng để quyết định hình phạt phù hợp.
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa dổi, bổ sung năm 2017) theo đó các tình tiết được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự gồm có:
Phạm tội có tổ chức: là hình thức đồng phạm đặc biệt. Theo quy định này, đây là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Hình thức đồng phạm này cho phép những người tham gia có khả năng cao để phạm tội liên tục, nhiều lần, gây ra những hậu quả lớn, rất lớn và đặc biệt lớn cho xã hội. Chính vì vậy, đây được coi là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Mức độ tăng nặng phụ thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm cũng như quy mô của tội phạm mà những người đó thực hiện, mức độ câu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm và vai trò cụ thể của từng người.
Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp: là trường hợp phạm tội thực hiện hành vi phạm tội nhiều lần và việc phạm tội là nguồn sống, nguồn thu nhập chính của họ. Trường hợp phạm tội này thể hiện tính nguy hiểm cao hơn so với những trường hợp phạm tội thông thường, vì vậy được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Điều này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc xử lí được nêu tại điểm d khoản 1 Điều 3 BLHS năm 2015 là nghiêm trị người phạm tội “có tính chất chuyên nghiệp”.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội: là tình tiết thể hiện việc sử dụng chức vụ, quyền hạn như một thủ đoạn để người phạm tội thực hiện tội phạm. Trong phạm vi chức vụ, quyền hạn của mình, người phạm tội có được uy tín, sự ảnh hưởng đối với người khác, vì vậy họ đã lợi dụng điều này để thực hiện tội phạm, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân gây ảnh hưởng đến uy tín của người cán bộ, uy tín của Nhà nước. Do đó, trường hợp phạm tội này cần phải được tăng nặng trách nhiệm hình sự, mức độ tăng nặng phụ thuộc vào tầm quan trọng của chức vụ, quyền hạn và mức độ lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó của người phạm tội.
Phạm tội có tính chất côn đồ: được hiểu là trường hợp phạm tội mà hành vi phạm tội thể hiện sự hung hãn, ngang ngược, coi thường pháp luật, coi thường người khác, phạm tội có thể vì những nguyên cớ rất nhỏ nhặt. Ở đây, để áp dụng tình tiết này cần phải dựa vào hành vi của người phạm tội chứ không dựa vào chính bản thân người thực hiện hành vi đó. Nếu người thực hiện hành vi phạm tội vốn là người có thái độ ngang ngược, vô văn hóa, hung hãn, nhưng khi thực hiện hành vi, tính chất ngang ngược, coi thường người khác, coi thường pháp luật không thể hiện rõ thì không có căn cứ để áp dụng tình tiết này. Ngược lại, nếu một người thực hiện hành vi phạm tội vì lí do nhỏ nhặt, không đáng, thể hiện rõ thái độ xấc xược, ngang tàng, hung hãn, coi thường người khác, coi thường pháp luật, thì dù trước đó, trong cuộc sống họ chưa bao giờ thể hiện thái độ này, họ vẫn bị áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất côn đồ”.
Phạm tội vì động cơ đê hèn: được hiều là động cơ phạm tội của người phạm tội ở đây là động cơ mang tính hèn nhát, bội bạc, phản trắc, thể hiện sự ích kỷ. Chẳng hạn như phạm tội đối với người mà mình mang ơn, phạm tội để trốn tránh trách nhiệm mà mình gây ra,…Đây là tình tiết phản ánh mức độ lỗi của người phạm tội và mức độ lỗi trong trường hợp này nghiêm trọng hơn bình thường, do đó, tình tiết này được quy định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. (Ví dụ: giết người để cướp vợ hoặc chồng nạn nhân; giết tình nhân đã có thai với mình để trốn tránh trách nhiệm; giết người đã cho vay, giúp đỡ khắc phục khó khăn, hoạn nạn nhằm trốn nợ v.v…)
Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng; Người phạm tội trong trường hợp này thể hiện ý chí quyết tâm cao khi thực hiện tội phạm thông qua việc họ tìm mọi cách cố gắng khắc phục trở ngại, khó khăn nhằm thực hiện tội phạm đến cùng. Vì vậy, mức độ lỗi của người phạm tội ở đây nghiêm trọng hơn so với những trường hợp thông thường khác. Mức độ tăng nặng trách nhiệm hình sự của tình tiết này phụ thuộc vào khó khăn mà người phạm tội cần phải khắc phục và mức độ cố gắng, quyết tâm khắc phục trở ngại để thực hiện tội phạm đến cùng của họ.
Phạm tội 02 lần trở lên: được hiểu là trước lần phạm tội này, người phạm tội đã thực hiện tội phạm ít nhất một lần trước đó và chưa bị xét xử. Hành vi phạm tội lần này là sự lặp lại tội mà người đó đã phạm trước đó nên thể hiện mức độ nguy hiểm cao hơn trường hợp bình thường. Mức độ tăng nặng của tình tiết này tùy thuộc vào số lần phạm tội trước đó cũng như tính chất mức độ nghiêm trọng của tội phạm mà người đó đã thực hiện trong từng lần.
Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm:
Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên: Theo quy định này, các đối tượng bị xâm hại ở đây là đối tượng cần được bảo vệ đặc biệt, là những người không có, hoặc khả năng tự vệ thấp cần phải được người khác bảo vệ. Hành vi phạm tội ở đây đã xâm phạm đến chính sách bảo vệ của Nhà nước đối với trẻ em, phụ nữ có thai và người cao tuổi. Do vậy, những trường hợp phạm tội đối với các đối tượng đặc biệt này thể hiện mức độ nguy hiểm cao hơn so với các trường hợp khác.
Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội: lợi dụng thời điểm xã hội đang khó khăn, phức tạp để dễ dàng thực hiện tội phạm. Hoàn cảnh đặc biệt này xảy ra trong xã hội đòi hỏi phải có sự hỗ trợ, khắc phục khó khăn, tuy vậy người phạm tội đã không giúp đỡ khắc phục, còn có hành vi làm tăng thêm những khó khăn đang có của xã hội. Chính vì vậy, hành vi phạm tội có tình tiết này thể hiện tính chất nghiêm trọng cao hơn bình thường.
Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tàn ác để phạm tội: Thủ đoạn phạm tội tinh vi là những mánh khóe, cách thức thực hiện tội phạm phức tạp, kín đáo, khó bị phát hiện. Thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác là việc thực hiện tội phạm với cách thức thâm độc, tàn nhẫn, man rợ, gây đau đớn về thể xác hoặc tinh thần cho chính nạn nhân hoặc người thân của họ. Mức độ tăng nặng trách nhiệm hình sự của tình tiết này phụ thuộc vào mức độ tinh vi, tàn nhẫn, thâm độc của thủ đoạn mà người phạm tội thực hiện.
Dùng thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội: Tình tiết này được áp dụng khi người phạm tội dùng cách thức, công cụ, phương tiện có khả năng đe dọa tính mạng, sức khỏe của nhiều người khi thực hiện tội phạm. Chẳng hạn như dùng chất nổ, chất cháy, ném lựu đạn, dùng súng bắn vào đám đông, bỏ độc vào bể nước sinh hoạt chung,…Tình tiết này chỉ đòi hỏi thủ đoạn, công cụ, phương tiện mà người phạm tội sử dụng, đặt trong điều kiện nhất định có khả năng gây nguy hại cho nhiều người mà không đòi hỏi khả năng đó phải thực sự xảy ra. Mức độ tăng nặng của tình tiết này phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm của thủ đoạn, phương tiện mà người phạm tội lựa chọn.
Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội: người phạm tội đã có hành vi dụ dỗ, kích động, thúc đẩy người khác là người chưa đủ 18 tuổi thực hiện tội phạm. Người xúi giục ở đây hoàn toàn nhận thức được người đang bị mình xúi giục phạm tội là người chưa đủ 18 tuổi. Mức độ tăng nặng trách nhiệm hình sự khi áp dụng tình tiết này phụ thuộc vào số lượng người bị xúi giục, độ tuổi của người bị xúi giục và tính chất mức độ nguy hiểm của tội phạm mà người dưới 18 tuổi thực hiện.
Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm: là trường hợp người phạm tội đã có hành vi gian dối, quỷ quyệt hoặc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực đối với người khác nhằm đánh lạc hướng điều tra, trốn tránh hoặc che giấu tội phạm. Mức độ gian dối, hung hãn cao, thì mức độ trách nhiệm hình sự càng nặng.
Tuy nhiên nếu các tình tiết trên đã được Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng. Khi bị cáo có các tình tiết tăng nặng hình phạt được nêu ở trên Hội đồng xét xử có thể quyết định hình phạt ở mức cao nhất của khung hình phạt.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Khai sinh có yếu tố nước ngoài là gì?
Khai sinh có yếu tố nước ngoài là trẻ em khi khai sinh có liên quan tới nước ngoài cụ thể: Trẻ em có cha hoặc mẹ là người nước ngoài, trẻ em sinh ra ở nước ngoài nhưng được khai sinh ở Việt Nam. Tại điều 35 luật hộ tịch quy định:
Điều 35. Thẩm quyền đăng ký khai sinh Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp sau đây: 1. Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam: a) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch; b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; c) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; d) Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch; 2. Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam: a) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam; b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam
Hồ sơ đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài
Thủ tục đăng ký khai sinh thực hiện tại UBND cấp huyện theo luật hộ tịch 2014 cụ thể
Điều 36. Thủ tục đăng ký khai sinh 1. Người đi đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con. Trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì văn bản thỏa thuận phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài mà người đó là công dân. 2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức làm công tác hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; trường hợp trẻ em có quốc tịch nước ngoài thì không ghi nội dung quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 của Luật này. Công chức làm công tác hộ tịch, người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh. 3. Chính phủ quy định thủ tục đăng ký khai sinh đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này.
Hồ sơ phải nộp khi đăng ký khai sinh (có yếu tố nước ngoài)
Trường hợp 1: Trẻ sinh ra tại Việt Nam (có cha hoặc mẹ là người nước ngoài/không quốc tịch hoặc định cư ở nước ngoài
Điều 16. Thủ tục đăng ký khai sinh 1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật. 2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân. Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh. 3. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; việc xác định quê quán của trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ.
Trường hợp 2: Trẻ sinh ra tại nước ngoài về VN đăng ký khai sinh
Theo quy định tại điều 29 nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về hồ sơ khai sinh cho trẻ sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại VN như sau:
Điều 29. Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam 1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của trẻ em có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là công dân Việt Nam, thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài mà chưa được đăng ký khai sinh. 2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình giấy tờ chứng minh việc trẻ em cư trú tại Việt Nam và nộp các giấy tờ sau đây: a) Tờ khai theo mẫu quy định; b) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ – con nếu có; c) Văn bản thỏa thuận của cha mẹ lựa chọn quốc tịch cho con theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Luật Hộ tịch đối với trường hợp trẻ em có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, người kia là công dân nước ngoài. 3. Trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này thì thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em theo thủ tục quy định tại Khoản 5 Điều 15 của Nghị định này. 4. Ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu, Phòng Tư pháp kiểm tra hồ sơ. Nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác và đúng quy định pháp luật thì đăng ký theo trình tự, thủ tục quy định tại Khoản 2 Điều 36 của Luật Hộ tịch. Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
Cụ thể được hướng dẫn tại điều 7 thông tư 04/2020/TT-BTP như sau:
Điều 7. Đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài 1. Hồ sơ đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài, có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam hoặc cha và mẹ đều là công dân Việt Nam, chưa được đăng ký khai sinh ở nước ngoài, về cư trú tại Việt Nam, được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây: a) Giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh hợp pháp và cư trú tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP gồm: giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam (như: hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh) và văn bản xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền về việc trẻ em đang cư trú tại Việt Nam. b) Việc xác định quốc tịch Việt Nam cho trẻ em khi đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định pháp luật Việt Nam về quốc tịch. 2. Trường hợp cha, mẹ lựa chọn quốc tịch nước ngoài cho con khi đăng ký khai sinh, thì ngoài văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch còn phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước mà trẻ được chọn mang quốc tịch về việc trẻ có quốc tịch phù hợp quy định pháp luật của nước đó. Nếu cơ quan có thẩm quyền nước ngoài không xác nhận thì cơ quan đăng ký hộ tịch thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ, nhưng để trống phần ghi về quốc tịch trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh.
Hồ sơ phải xuất trình khi làm giấy khai sinh (có yếu tố nước ngoài)
Theo điều 2 nghị định 123/2015/NĐ-CP giấy tờ cần xuất trình gồm: – Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh; – Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để chứng minh thẩm quyền đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc). Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên.
Thỏa thuận lựa chọn quốc tịch
VĂN BẢN THỎA THUẬN CHỌN QUỐC TỊCH CHO CON AGREEMENT ON CHILD’S NATIONALITY
Kính gửi: Đại sứ quán Việt Nam/ Lãnh sự quán Việt Nam tại ….. To: The Embassy of Vietnam/ Consulate of Vietnam in ……..
Hôm nay, ngày …….. tháng ……….. năm ……… , chúng tôi gồm: Today, date………… month ……… year…………, We are:
1. Họ tên/ Full name: …………………………………………………………………………………………………. Sinh ngày …… tháng …. năm …… Date of birth (dd/mm/yyyy):…………………………………….. CMND/ Hộ chiếu số (ID Card/Passport #):………………………………………………………………….. Dân tộc (Ethnic Group): ………………. Quốc tịch/ Nationality: ………………………………………… Nơi thường trú/tạm trú (Residence): ……………………………………………………………………………..
Và/And
2. Họ tên/ Full name: …………………………………………………………………………………………………. Sinh ngày …… tháng ……. năm …… Date of birth (dd/mm/yyyy): ……………………………….. CMND/ Hộ chiếu số (ID Card/Passport #): …………………………………………………………………. Dân tộc (Ethnic Group): ………………….. Quốc tịch (Nationality): ………………………………….. Nơi thường trú/tạm trú (Residence): ……………………………………………………………………………..
Cùng thỏa thuận đồng ý lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho con chúng tôi là :
Fully agree to choose Vietnamese Citizenship for our child as: Họ và tên/Full name: …………………………………………………………………………………………………. Ngày tháng năm sinh/Date of Birth (dd/mm/yyyy): ……………. Giới tính/Sex: ……………………… CMND/Hộ chiếu/Giấy chứng sinh/ Giấy khai sinh số: …………………………………………………… ID Card/Passport/Birth Certificate No: ……………………………………………………………………….. Dân tộc/Ethnic Group: ……………………. Quốc tịch/Nationality: ……………………………………..
Chúng tôi cam đoan những lời tuyên bố trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của mình./We undertake that the above statements are true and complete and that we take full responsibility before the law for such declarations.
Chữ ký của Người cha Signature of the Child’s Father
Chữ ký của Người mẹ Signature of the Child’s Mother
Trong trường hợp lựa chọn quốc tịch nước ngoài, văn bản thoả thuận quốc tịch phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.
Quốc tịch của trẻ em sinh ra tại Việt Nam
Theo quy định của luật quốc tịch trẻ em sinh ra tại Việt Nam có thể nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định.
Điều 8. Hạn chế tình trạng không quốc tịch Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo điều kiện cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều có quốc tịch và những người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam được nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.
Đối với trường hợp trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam và người còn lại không rõ, không mang quốc tịch VN hoặc không thỏa thuận được vòa thời điểm đăng ký khai sinh thì mang quốc tịch Việt Nam
Điều 16. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam 1. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam. 2. Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.
Có được đặt tên con bằng tiếng nước ngoài?
Theo điều 26 bộ luật dân sự 2015 quy định về tên của công dân Việt Nam Điều 26. Quyền có họ, tên 3. Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này. Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. => Vì vậy, việc đặt tên của con bằng tiếng nước ngoài CHỈ ÁP DỤNG khi cha mẹ lựa chọn quốc tịch nước ngoài cho con
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Học luật xong có thể làm những việc gì? Có phải học luật xong chỉ có thể làm luật sư? Đây có lẽ là suy nghĩ của đa số chúng ta khi nói đến ngành Luật, và nhất là các bạn học sinh, sinh viên. Các bạn đắn đo về sự lựa chọn của mình, các bạn lo sợ học Luật có quá ít lựa chọn tương lai cho bản thân và các bạn cũng không muốn trở thành một luật sư. Đừng lo! Hãy đọc bài viết dưới đây và cùng chúng mình tìm lời giải đáp nhé.
[CHUYÊN MỤC GIẢI MÃ BÍ MẬT NGHỀ LUẬT]
Danh sách những công việc ngành luật và điều kiện đối với từng nghề:
1. Công chứng viên Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên: – Có bằng cử nhân luật; – Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật; – Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng; – Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng; – Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
2. Luật sư Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư. Xem thêm: con đường trở thành luật sư tại Việt Nam
3. Trợ giúp viên pháp lý Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn sau đây: – Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt; – Có bằng cử nhân luật; – Có Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý; – Có thời gian làm công tác pháp luật từ hai năm trở lên; – Có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
4. Cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, tự nguyện tham gia trợ giúp pháp lý mà không thuộc một trong các trường hợp không được tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định thì được Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, công nhận và cấp thẻ cộng tác viên trong các trường hợp sau đây: – Người có bằng cử nhân luật; người có bằng đại học khác làm việc trong các ngành, nghề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; – Người thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi có bằng trung cấp luật hoặc có thời gian làm công tác pháp luật từ ba năm trở lên hoặc có kiến thức pháp luật và có uy tín trong cộng đồng; – Luật sư, Tư vấn viên pháp luật.
5. Thẩm phán – Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực. – Có trình độ cử nhân luật trở lên.
6. Kiểm sát viên – Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. – Có trình độ cử nhân luật trở lên
7. Điều tra viên vụ việc cạnh tranh Người có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể được bổ nhiệm làm điều tra viên: – Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan; – Có trình độ cử nhân luật hoặc cử nhân kinh tế, tài chính; – Có thời gian công tác thực tế ít nhất là năm năm thuộc một trong các lĩnh vực được quy định; – Được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ điều tra.
8. Thành viên hội đồng cạnh tranh Người có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng cạnh tranh: – Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan, có tinh thần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; – Có trình độ cử nhân luật hoặc cử nhân kinh tế, tài chính; – Có thời gian công tác thực tế ít nhất là chín năm thuộc một trong các lĩnh vực được quy định; – Có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
9. Quản tài viên – Những người sau đây được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên: + Luật sư; + Kiểm toán viên; + Người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo. – Điều kiện được hành nghề Quản tài viên: + Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; + Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan; + Có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.
10. Chấp hành viên Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên.
11. Báo cáo viên pháp luật Báo cáo viên pháp luật phải có đủ các tiêu chuẩn sau: – Có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong công tác; – Có khả năng truyền đạt; – Có bằng tốt nghiệp đại học luật và thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật ít nhất là 02 năm; trường hợp không có bằng tốt nghiệp đại học luật, nhưng có bằng tốt nghiệp đại học khác thì phải có thời gian công tác liên quan đến pháp luật ít nhất là 03 năm.
12. Giám thị, Phó giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng trại giam Giám thị, Phó giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng phải là người đã tốt nghiệp đại học cảnh sát, đại học an ninh, đại học luật trở lên và bảo đảm các tiêu chuẩn khác theo quy định của Chính phủ.
13. Người làm công tác pháp chế thuộc các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học – Công chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.phải là công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương, có trình độ cử nhân luật trở lên. Viên chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập là viên chức có chức danh nghề nghiệp, có trình độ cử nhân luật trở lên. – Người đứng đầu tổ chức pháp chế phải có trình độ cử nhân luật trở lên và có ít nhất 05 năm trực tiếp làm công tác pháp luật.
14. Tư vấn viên pháp lý Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn sau đây: – Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích; – Có Bằng cử nhân luật; – Có thời gian công tác pháp luật từ ba năm trở lên.
15. Kiểm tra viên ngành Kiểm sát – Kiểm tra viên cao cấp phải đạt được tiêu chuẩn trình độ như sau: + Là cử nhân Luật trở lên; + Tốt nghiệp lý luận Chính trị cao cấp; + Qua đào tạo quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp của Học viện hành chính Quốc gia; + Đã qua lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát theo nội dung chương trình của Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Học viện tư pháp; + Sử dụng thành thạo máy vi tính; + Biết một ngoại ngữ trình độ C (đọc, dịch, nói thông thường); + Có công trình hoặc Đề án tổng hợp sáng tạo được Hội đồng khoa học ngành chấp nhận và đưa vào áp dụng có hiệu quả; + Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ đối với Kiểm tra viên và Kiểm tra viên chính; + Đã ở ngạch Kiểm tra viên chính hoặc chuyên viên chính ít nhất là 6 năm. – Kiểm tra viên chính phải đạt được tiêu chuẩn trình độ như sau: + Là cử nhân Luật trở nên; + Đạt trình độ lý luận Chính trị trung cấp hoặc tương đương trở lên; + Qua đào tạo, quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên chính của Học viện hành chính Quốc gia; + Đã qua lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát theo nội dung chương trình của Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Học viện tư pháp; + Biết ít nhất một ngoại ngữ ở trình độ B (đọc, dịch thông thường); + Sử dụng thành thạo máy vi tính; + Có công trình Đề án cải tiến được Hội đồng ngành thừa nhận và đưa vào áp dụng. + Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ đối với Kiểm tra viên; + Đã ở ngạch Kiểm tra viên hoặc chuyên viên ít nhất là 5 năm. – Kiểm tra viên phải đạt được tiêu chuẩn trình độ như sau: + Tốt nghiệp cử nhân Luật; + Đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát theo nội dung chương trình của Việt Kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Học viện tư pháp; + Đã qua công tác chuyên môn, nghiệp vụ pháp lý ít nhất là 3 năm; + Biết một ngoại ngữ ở trình độ A; + Sử dụng thành thạo máy vi tính.
16. Người được bổ nhiệm làm Thừa phát lại – Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt; – Không có tiền án; – Có bằng cử nhân luật; – Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là Thẩm phấn, Kiểm sát viên, Luật sư; Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên; – Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức; – Không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật.
17. Thư ký Tòa án Thư ký Tòa án là người có trình độ cử nhân luật trở lên được Tòa án tuyển dụng, được đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký Tòa án.
18. Công chức làm công tác hộ tịch Công chức làm công tác hộ tịch tại Phòng Tư pháp phải có trình độ cử nhân luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch.
19. Ủy viên Ban Giải quyết khiếu nại thuộc Bộ phận pháp chế của Liên Đoàn Bóng Đá Việt Nam Các Ủy viên Ban Giải quyết khiếu nại phải có bằng cử nhân luật
20. Giảng viên ngành Luật
21. Trợ lý Luật sư
22. Đấu giá viên Đấu giá viên là một trong những ngành nghề yêu cầu về luật, xẹm cụ thể tại điều kiện làm đấu giá viên
23. Pháp chế viên
24. Nhân viên hành chính nhân sự Đọc đến đây các bạn đã phần nào thấy rằng ngành Luật có các sự lựa chọn cũng dồi dào không kém gì những ngành khác đúng không?!!
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Một trong những nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông là việc uống rượu bia khi lái xe tham gia giao thông. Nhằm giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông pháp luật đã có những quy định về việc xử phạt đối với hành vi uống rượu khi tham gia giao thông. Cụ thể, Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định về việc xử phạt như sau:
Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ 6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. 8. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. 10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; 11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng; g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng; h) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 10 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ 6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. 7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. 8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; 10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng; e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng; g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. Điều 7. Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ 6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. 7. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: b) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. 9. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; 10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng; đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 7 Điều này thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng; e) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 9 bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng. Điều 8. Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ 1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: q) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. 3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. 4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở/ Hình thức xử phạt
– Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 6) – Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 6)
– Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 5) – Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm e Khoản 11 Điều 5)
Phạt tiền từ 80 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng. (Điểm q Khoản 1 Điều 8)
– Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 7) – Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm d Khoản 10 Điều 7)
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở
– Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 7 Điều 6) – Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 6)
– Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm c Khoản 8 Điều 5) – Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm g Khoản 11 Điều 5)
Phạt tiền từ 300 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng. (Điểm e Khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019, được sửa đổi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
– Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm b Khoản 7 Điều 7) – Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 7)
– Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm e Khoản 8 Điều 6) – Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm g Khoản 10 Điều 6)
– Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. (Điểm a Khoản 10 Điều 5) – Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm h Khoản 11 Điều 5)
Phạt tiền từ 400 ngàn đồng đến 600 ngàn đồng. (Điểm c Khoản 4 Điều 8)
– Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm a Khoản 9 Điều 7) – Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 7)
Như vậy, tùy thuộc vào tình huống cụ thể, phương tiện người tham gia giao thông sử dụng và nồng độ cồn của người đó mà sẽ áp dụng mức phạt tiền và thời gian tước giấy phép như những trường hợp trên.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam