Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Luật Đầu tư công là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư công, tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ và hoàn chỉnh để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý hoạt động đầu tư và sử dụng vốn đầu tư công. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra lịch sự hình thành và phát triển của Luật Đầu tư công, tóm tắt nội dung nội dung cơ bản của Luật đâu tư công, chỉ ra điểm mới của Luật Đâu tư công năm 2019, quy định về hướng dẫn luật Đầu tư công 2019, cung cấp Mẫu mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo luật đầu tư công theo quy định pháp luật hiện hành.

Lịch sử hình thành và phát triển

1) Văn bản pháp lý đánh dấu mốc lịch sử phát triển của hệ thống pháp luật về đầu tư công là Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 18/6/2014 tại kỳ họp thứ 7 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015.

Tuy nhiên, sau hơn 3 năm thực hiện Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành vẫn còn tồn tại một số hạn chế, vướng mắc chủ yếu sau:

  • Thứ nhất, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện
  • Thứ hai, một số quy định trong Luật Đầu tư công quá cứng nhắc, hoặc chưa đầy đủ nên dẫn tới tình trạng các quy định đã không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn tồn tại nhiều bất cập trong điều chỉnh dự án, điều chỉnh kế hoạch, giao vốn nhiều lần và kéo dài thời gian giao vốn; khó theo dõi, đánh giá, kiểm tra kế hoạch, chương trình, dự án.
  • Thứ ba, tồn tại một số điểm chưa thống nhất giữa Luật Đầu tư công với các luật khác như Luật Ngân sách nhà nước, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Quy hoạch… Điều này đã gây sự lúng túng trong việc áp dụng các quy định pháp luật, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng công tác chuẩn bị dự án, xây dựng dự án.

2) Trước những hạn chế, vướng mắc khi thực hiện của Luật Đầu tư công năm 2014, Luật Đầu tư công năm 2019 đã ra đời và được Quốc hội thông qua ngày 13/6/2019, Chủ tịch nước ký Lệnh công bố ngày 27/6/2019 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020.

Điểm mới của luật đầu tư công 2019

Tại Luật Đầu tư công 2019, có một số điểm mới cần lưu ý so với Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014 (gọi tắt là Luật Đầu tư công 2014), gồm: 

Thống nhất định nghĩa về “Vốn đầu tư công”

Khoản 22 Điều 4 của Luật Đầu tư công 2019 quy định, vốn đầu tư công là vốn ngân sách Nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luât.

So với quy định trước đây tại Luật Đầu tư công 2014, định nghĩa về vốn đầu tư đã được thu hẹp hơn, không còn phân biệt giữa các loại nguồn vốn của ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, công trái quốc gia, tín dụng đầu tư… 

Có 6 đối tượng đầu tư công từ năm 2020

Luật dành riêng một Điều (Điều 5) quy định về đối tượng đầu tư công – vấn đề không hề được quy định tại Luật Đầu tư công 2014 trước đây.

Cụ thể, có 06 đối tượng đầu tư công, gồm:

– Đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội;

– Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;

– Đầu tư và hỗ trợ hoạt động đầu tư cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, phúc lợi xã hội;

– Đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư;

– Đầu tư phục vụ công tác lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy định;

– Cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý; cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách, quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách; hỗ trợ đầu tư cho các đối tượng chính sách khác.

Phân cấp thẩm định nguồn vốn của chương trình, dự án đầu tư công

Một điểm mới đáng chú ý của Luật này là phân cấp thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn chương trình, dự án đầu tư công một cách rõ ràng tại Điều 33. Đây được coi là một nội dung trong thẩm định chủ trương đầu tư.

Trong đó, vai trò thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn thuộc về: Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.

Thay đổi thời gian giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công

Theo khoản 1 Điều 68 Luật Đầu tư công 2019, thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước đến hết ngày 31 tháng 01 năm đầu tiên của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau (trước đây là đến hết ngày 31 tháng 12).

Thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm đến ngày 31 tháng 01 năm sau (trước đây chỉ quy định chung chung là đến năm sau). Trong trường hợp bất khả kháng, thời gian này có thể sẽ được kéo dài đến ngày 31 tháng 12 năm sau.

Thêm yêu cầu với tổ chức, cá nhân liên quan quyết định chủ trương đầu tư

Khoản 2 Điều 89 của Luật Đầu tư công 2019 quy định: Cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đứng đầu tổ chức quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án có thời gian thực hiện trong 02 kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn liên tiếp phải bảo đảm tổng số giá trị tổng mức đầu tư của các chương trình, dự án phải thực hiện trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau không vượt quá 20% tổng số vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương đó.

Đây là quy định mới được bổ sung vào Luật năm 2019 mà Luật năm 2014 không đề cập đến.

Chỉ thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản phát trước sinh năm 2015

Vốn kế hoạch đầu tư công sẽ chỉ được bố trí để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản phát sinh trước ngày 01/01/2015 – quy định này được nêu tại khoản 4 Điều 101 của Luật.

Đồng thời, khoản 5 cũng chỉ rõ, đối với kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019 và năm 2020, các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương được phép thực hiện và giải ngân theo quy định của Luật Đầu tư công năm 2014, đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật năm 2018./.

Nội dung của Luật đầu tư công năm 2019

Luật Đầu tư công năm 2019 bao gồm 6 chương và 101 điều như sau:

Chương 1. Những quy định chung: gồm 16 điều từ Điều 1 Đến Điều 16. Chương này quy định Phạm vi điều chỉnh của Luật; Đối tượng áp dụng; Các chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực đầu tư công; Phân loại dự án đầu tư công; Các nguyên tắc và nội dung quản lý đầu tư công; Các hành vi bị cấm liên quan đến toàn bộ các hoạt động đầu tư công. Cụ thể:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Điều 3. Áp dụng Luật Đầu tư công, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Điều 5. Đối tượng đầu tư công

Điều 6. Phân loại dự án đầu tư công

Điều 8. Tiêu chí phân loại dự án nhóm A

Điều 9. Tiêu chí phân loại dự án nhóm B

Điều 10. Tiêu chí phân loại dự án nhóm C

Điều 11. Điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án đầu tư công

Điều 12. Nguyên tắc quản lý đầu tư công

Điều 14. Công khai, minh bạch trong đầu tư công

Điều 15. Chi phí lập, thẩm định, theo dõi, kiểm tra, đánh giá, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công

Điều 16. Các hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công

Chương 2. Chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công: gồm 28 điều từ Điều 17 đến Điều 45. Chương này quy định việc lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công. Gồm: Lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công: Quy định thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư; điều kiện và trình tự thủ tục quyết định chủ trương đầu tư đối với từng chương trình, dự án quan trọng quốc gia và các chương trình, dự án khác; phân cấp thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn chương trình, dự án đầu tư công. Lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công: quy định thẩm quyền quyết định chương trình, dự án đầu tư công; căn cứ và trình tự, thủ tục lập, thẩm định quyết định chương trình, dự án đầu tư công; điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư công; nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án; và hồ sơ, nội dung, thời gian thẩm định chương trình, dự án.

Chương 3. Lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư công: gồm 17 điều từ Điều 46 đến Điều 63. Chương này quy định quy trình từ lập kế hoạch đến thẩm định phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư trung hạn và hàng năm theo các nguyên tắc, điều kiện lựa chọn danh mục chương trình, dự án đầu tư theo từng nguồn vốn cụ thể. Việc lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch thực hiện theo phân cấp hiện hành, cấp nào quản lý cấp đó sẽ chịu trách nhiệm lập và phê duyệt kế hoạch nhưng phải trên các nguyên tắc thống nhất được quy định trong Luật.

Chương 4. Thực hiện và theo dõi, kiểm tra, đánh giá, thanh tra, giám sát kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công: gồm 13 điều từ Điều 64 đến Điều 77. Chương này quy định các nội dung về tổ chức điều hành kế hoạch đầu tư công; các nội dung triển khai thực hiện kế hoạch; điều chỉnh kế hoạch đầu tư công; thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư trung hạn, hàng năm; theo dõi, kiểm tra, đánh giá, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công. Cụ thể như sau:

Điều 17. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án

Điều 18. Điều kiện quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án

Điều 19. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia

Điều 20. Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia

Điều 21. Thủ tục và nội dung thẩm tra chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia

Điều 22. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công thuộc thẩm quyền của Chính phủ

Điều 23. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ

Điều 24. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Điều 25. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài

Điều 26. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn đầu tư công do Bộ, cơ quan trung ương quản lý

Điều 27. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn đầu tư công do địa phương quản lý

Điều 28. Nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công tại nước ngoài và dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư

Điều 29. Nội dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công

Điều 30. Nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A

Điều 31. Nội dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C

Điều 32. Hồ sơ, nội dung và thời gian thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án

Điều 33. Phân cấp thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn chương trình, dự án

Điều 34. Điều chỉnh chủ trương đầu tư

Điều 35. Thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án

Điều 36. Căn cứ lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án

Điều 37. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia

Điều 38. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình đầu tư công do Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư

Điều 39. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình đầu tư công do Hội đồng nhân dân quyết định chủ trương đầu tư

Điều 40. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự ánĐiều 41. Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài

Điều 42. Trình tự, thủ tục quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư công khẩn cấp

Điều 43. Điều chỉnh chương trình, dự án

Điều 44. Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án

Điều 45. Hồ sơ, nội dung, thời gian thẩm định, quyết định chương trình, dự án

Điều 46. Phân loại kế hoạch đầu tư công

Điều 47. Căn cứ lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm

Điều 48. Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm

Điều 49. Nội dung báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt

Điều 50. Nội dung báo cáo kế hoạch đầu tư công hằng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt

Điều 51. Nguyên tắc bố trí vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm cho chương trình, dự án

Điều 52. Điều kiện để chương trình, dự án, nhiệm vụ, đối tượng đầu tư công khác được đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn

Điều 53. Điều kiện để chương trình, dự án, nhiệm vụ, đối tượng đầu tư công khác được bố trí vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm

Điều 54. Vốn chuẩn bị đầu tư, vốn thực hiện nhiệm vụ quy hoạch và vốn thực hiện dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm

Điều 55. Trình tư lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn

Điều 56. Trình tự lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công hằng năm

Điều 57. Nguyên tắc lựa chọn danh mục dự án, dự kiến mức vốn bố trí cho từng dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn ngân sách nhà nước

Điều 58. Nguyên tắc lựa chọn danh mục dự án, dự kiến mức vốn bố trí cho từng dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn ngân sách địa phương

Điều 59. Lập, thẩm định, phê duyệt, giao kế hoạch vốn trung hạn và hằng năm vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư

Điều 60. Trình, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước

Điều 61. Trình, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách nhà nước

Điều 62. Trình, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương

Điều 63. Trình, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách địa phương

Điều 64. Tổ chức điều hành kế hoạch đầu tư công

Điều 65. Chấp hành kế hoạch đầu tư công

Điều 66. Triển khai kế hoạch đầu tư công

Điều 67. Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công

Điều 68. Thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm

Điều 69. Theo dõi, kiểm tra kế hoạch đầu tư công

Điều 70. Đánh giá kế hoạch đầu tư công

Điều 71. Theo dõi, kiểm tra chương trình, dự án

Điều 72. Đánh giá chương trình, dự án

Điều 73. Nội dung đánh giá chương trình, dự án

Điều 74. Giám sát đầu tư của cộng đồng

Điều 75. Trình tự, thủ tục, quy trình giám sát đầu tư của cộng đồng

Điều 76. Tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá kế hoạch, chương trình, dự án

Điều 77. Thanh tra đầu tư công

Chương 5. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tư công: gồm 20 điều từ Điều 78 và Điều 98. Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quản lý nhà nước về đầu tư công; quyền và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến đề xuất chủ trương đầu tư; quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, phê duyệt chương trình, dự án; theo dõi, đánh giá kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công. Các chế tài xử lý vi phạm đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan đến quản lý đầu tư công. Cụ thể như sau:

Điều 78. Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội

Điều 79. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ

Điều 80. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Điều 81. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính

Điều 82. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, cơ quan trung ương

Điều 83. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp

Điều 84. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Điều 85. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã

Điều 86. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán nhà nước

Điều 87. Nhiệm vụ, quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Điều 88. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc đề xuất chủ trương đầu tư

Điều 89. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư

Điều 90. Quyền và trách nhiệm của chủ chương trình, chủ đầu tư liên quan đến lập chương trình, dự án

Điều 91. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân quyết định đầu tư chương trình, dự án

Điều 92. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến tư vấn thiết kế chương trình, dự án

Điều 93. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến thẩm định kế hoạch, chương trình, dự án

Điều 94. Quyền và trách nhiệm của chủ chương trình, chủ đầu tư trong quản lý, thực hiện chương trình, dự án

Điều 95. Quyền và trách nhiệm của Ban quản lý chương trình, dự án

Điều 96. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện theo dõi, đánh giá và kiểm tra kế hoạch, chương trình, dự án

Điều 97. Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công

Điều 98. Xử lý vi phạm

Chương 6. Điều khoản thi hành: gồm 3 Điều 99 đến 101. Chương này quy định việc xử lý các dự án đã và đang thực hiện trước khi ban hành Luật này của các bộ, ngành, địa phương, thời hạn có hiệu lực của Luật và việc hướng dẫn thi hành Luật. Cụ thể như sau:

Điều 99. Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 25 của Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14

Điều 100. Hiệu lực thi hành

Điều 101. Quy định chuyển tiếp

Nghị định hướng dẫn luật đầu tư công 2019

Ngày 04/06/2020, Chính phủ đã ban hành nghị định số Nghị định 40/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư công có hiệu lực từ ngày 04/06/2020. Nghị định 40/2020/NĐ-CP gồm 8 chương, 54 điều. Theo đó, quy định thời gian thẩm định chương trình, dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng kể từ ngày cơ quan chủ trì thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ như sau:

– Chương trình mục tiêu quốc gia: Không quá 60 ngày;

– Chương trình đầu tư công (không bao gồm chương trình mục tiêu quốc gia): Không quá 45 ngày;

– Dự án nhóm A: Không quá 45 ngày;

– Dự án nhóm B, C: Không quá 30 ngày.

Thời gian thẩm định dự án đầu tư công có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định pháp luật về xây dựng.

Thời gian thẩm định nội bộ do người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quy định.

Trường hợp cần gia hạn thời gian thẩm định chương trình, dự án, Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chủ trì thẩm định phải báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án cho phép gia hạn thời gian thẩm định.

Thời gian gia hạn không quá thời gian thẩm định tương ứng được quy định nêu trên.

Mẫu mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo luật đầu tư công

Mẫu mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo luật đầu tư công được quy định tại Phụ lục II kèm Nghị định 40/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư công:

Mẫu số 02

TÊN CHỦ CHƯƠNG TRÌNH

——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————–

Số: ………….

……, ngày …… tháng ….. năm …..

 

BÁO CÁO

Đề xuất chủ trương đầu tư chương trình ……………..

Kính gửi: (Cơ quan quyết định chủ trương đầu tư chương trình).

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Các căn cứ pháp lý khác (có liên quan);

(Tên cơ quan) trình (Cơ quan quyết định chủ trương đầu tư chương trình) Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình (Tên chương trình) với các nội dung chính sau:

I. THÔNG TIN CHUNG CHƯƠNG TRÌNH

  1. Tên chương trình:
  2. Chủ chương trình:
  3. Đối tượng thụ hưởng của chương trình:
  4. Địa điểm thực hiện chương trình:
  5. Tổng vốn thực hiện chương trình, gồm vốn:

– Nguồn vốn đầu tư và mức vốn cụ thể theo từng nguồn:

– Nguồn vốn sự nghiệp và mức vốn cụ thể theo từng nguồn:

– Nguồn vốn khác (nếu có):

  1. Thời gian thực hiện:
  2. Cơ quan, đơn vị thực hiện chương trình:
  3. Các thông tin khác (nếu có):

II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

  1. Sự cần thiết của chương trình để thực hiện các mục tiêu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội;
  2. Mục tiêu, phạm vi và quy mô chương trình;
  3. Dự kiến tổng mức vốn và cơ cấu nguồn lực thực hiện chương trình, bao gồm danh mục dự án hoặc đối tượng đầu tư, dự kiến khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công, huy động các nguồn vốn và nguồn lực khác;
  4. Dự kiến tiến độ thực hiện chương trình phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng huy động các nguồn lực theo thứ tự ưu tiên bảo đảm đầu tư tập trung, có hiệu quả;
  5. Xác định chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chi phí vận hành sau khi chương trình kết thúc;
  6. Phân tích, đánh giá sơ bộ những ảnh hưởng, tác động về môi trường, xã hội của chương trình, tính toán hiệu quả về mặt kinh tế – xã hội của chương trình;
  7. Phân chia các dự án thành phần hoặc các nhiệm vụ của chương trình theo quy định của pháp luật;
  8. Các giải pháp tổ chức thực hiện.

(Tên cơ quan) trình (Cơ quan quyết định chủ trương đầu tư chương, trình) xem xét, quyết định phê duyệt chương trình (Tên chương trình) giai đoạn (nêu rõ giai đoạn thực hiện chương trình)./.

Trên đây bài viết khái quát của LVNLAW về các vấn đề xung quanh Luật Đầu tư công. Nếu có thắc mắc liên quan hoặc cần LVNLAW hỗ trợ về soạn thảo hợp đồng và phụ lục hợp đồng, quý khách vui lòng liên hệ hotline 1900.0191 hoặc gửi emai về hòm thư info@luatlvn.vn để được tư vấn và giải đáp.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Hợp đồng nguyên tắc là loại hợp đồng mang tính chất định hướng, không quy định chi tiết. Vì thế, trong nhiều giao dịch, các bên sẽ sử dụng Hợp đồng nguyên tắc thay cho Hợp đồng kinh tế thông thường. Hãy cùng LVNLAW tìm hiểu những thông tin pháp lý về loại hợp đồng này cũng như tham khảo mẫu hợp đồng mới nhất ở bài viết dưới đây nhé!

Hợp đồng nguyên tắc là gì?

Hợp đồng nguyên tắc không phải là một loại hợp đồng cụ thể được quy định trong văn bản pháp luật hiện hành. Hiện nay,  Bộ luật dân sự, Luật thương mại,… đều không quy định khái niệm thế nào là hợp đồng nguyên tắc. Tuy nhiên, từ tính chất của loại hợp đồng này cũng như thực tiễn áp dụng thì có thể hiểu hợp đồng nguyên tắc là văn bản thỏa thuận giữa các bên mang tính chất định hướng về việc mua bán, cung ứng hàng hóa/dịch vụ. Đây được xem 01 loại hợp đồng khung hay biên bản ghi nhớ giữa các bên và thường được sử dụng làm cơ sở để các bên ký kết hợp đồng kinh tế hay bổ sung thêm các phụ lục cho hợp đồng nguyên tắc.

Việc giao kết và thực hiện hợp đồng nguyên tắc phải tuân theo quy định chung của pháp luật. 

Hợp đồng nguyên tắc tiếng anh là gì?

Hiện nay, việc ký kết hợp đồng nguyên tắc với các đối tác nước ngoài ngày càng phổ biến. Trước tình hình đó, việc soạn thảo hợp đồng nguyên tắc bằng tiếng anh cần được đặc biệt lưu ý. Dưới đây là một số thuật ngữ tiếng anh thường được sử dụng để mọi người tham khảo.

Contract principles: Hợp đồng nguyên tắc

Contract template: Hợp đồng khung

Commercial contract: Hợp đồng thương mại

Bilingual principle contract: Hợp đồng nguyên tắc song ngữ

Hợp đồng nguyên tắc được sử dụng khi nào?

Thứ nhất, trong thực tiễn, ở giai đoạn đầu khi tiến hành thỏa thuận, khi các bên chưa thống nhất hay quy định cụ thể các điều kiện giao dịch thì việc ký kết hợp đồng nguyên tắc để xác lập cam kết về dự định giao dịch và các điều kiện giao dịch khung là hết sức cần thiết.

Thứ hai, các bên có nhiều giao dịch hoặc giao dịch giữa các bên cần thực hiện trong nhiều lần, mỗi lần có thể phát sinh những điều kiện, nội dung khác nhau. Khi đó, để tiết kiệm thời gian cũng như tránh rườm rà về thủ tục, các bên nên ký kết hợp đồng nguyên tắc hay cho những nguyên tắc và nội dung chung nhất. Sau đó, cho mỗi giao dịch tại mỗi thời điểm cụ thể, lại lập một phụ lục hợp đồng cụ thể.

Hướng dẫn lập hợp đồng nguyên tắc

Về mặt nội dung, cũng như các loại hợp đồng khác, hợp đồng nguyên tắc cần có các điều khoản như sau:  

– Điều khoản định nghĩa.

– Tên họ và các thông tin liên quan của các bên ký kết hợp đồng.

– Đối tượng chính trong hợp đồng; chẳng hạn như: hàng hóa, dịch vụ…

– Yêu cầu về số lượng và chất lượng.

– Giá cả và hình thức thanh toán.

– Thời hạn và địa điểm cụ thể thực hiện giao dịch.

– Phương thức thực hiện hợp đồng.

– Quyền và nghĩa vụ của các bên.

– Quy định về trách nhiệm nếu vi phạm hợp đồng.

– Phương pháp giải quyết tranh chấp.

– Cam kết chung.

Lưu ý: Khi lập hợp đồng nguyên tắc cần đảm bảo đơn giản hóa, khái quát các điều khoản trong nội dung hợp đồng để nâng cao tính nguyên tắc. Tuy nhiên, các điều khoản vẫn phải đảm bảo rõ nghĩa, không gây nhầm lẫn, hiểu lầm cho các bên. 

Mẫu hợp đồng nguyên tắc

Dưới đây là mẫu hợp đồng nguyên tắc, bạn đọc có thể tham khảo:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————

HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC

(V/v mua bán hàng hóa …………………………………..)

Số: …………….……………

– Căn cứ Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015;

– Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005;

– Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai Bên.

Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại ………………………………………… chúng tôi gồm:

BÊN BÁN:……………………………………………………………………

Địa chỉ : ………………………………………………………………

Điện thoại : …………… Fax: …………

Số ĐKKD : ………………

Đại diện : …………………… Chức vụ: …………………………

(Sau đây gọi là “Bên A”)

BÊN MUA:…………………………………………………………………

Địa chỉ :

Điện thoại : ………… Fax: ……………………….

Số ĐKKD : ……………

Đại diện : ……………………… Chức vụ: ………………

(Sau đây gọi là “Bên B”)

XÉT RẰNG:

– Bên A là một doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực…………………….. tại Việt Nam, có khả năng …………………;

– Bên B là một doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực ………….. có nhu cầu ……………………………;

Sau khi thỏa thuận, hai Bên cùng đồng ý ký kết Hợp đồng nguyên tắc về việc cung ứng hàng hóa …………………. cho bên B (sau đây gọi là “Hợp đồng”) với các điều khoản sau:

Điều 1: Các nguyên tắc chung

Hai Bên tham gia ký kết Hợp đồng này trên cơ sở quan hệ bạn hàng, bình đẳng và cùng có lợi theo đúng các quy định của pháp luật.

Các nội dung trong bản hợp đồng nguyên tắc này chỉ được sửa đổi khi có sự thỏa thuận của hai bên và được thống nhất bằng văn bản. Văn bản thay đổi nội dung hợp đồng nguyên tắc này được xem là Phụ lục và là một phần không thể tách rời của Hợp đồng.

Các nội dung hợp tác, mua bán hàng hóa cụ thể theo từng thời điểm sẽ được cụ thể hóa trong các bản Hợp đồng mua bán cụ thể.

Điều khoản nào trong Hợp đồng mua bán mâu thuẫn với các điều khoản trong Hợp đồng này thì sẽ thực hiện theo các điều khoản được quy định trong Hợp đồng này.

Các tài liệu có liên quan và gắn liền với Hợp đồng này bao gồm:

– Các Hợp đồng mua bán cụ thể theo từng thời điểm trong thời gian Hợp đồng nguyên tắc này có hiệu lực;

– ………………………

– ………………………

 

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong phạm vi Hợp đồng này và các tài liệu khác liên quan và gắn liền với Hợp đồng này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hợp đồng nguyên tắc là hợp đồng thể hiên những nguyên tắc chung làm cơ sở cho sự hợp tác giữa hai bên trong quan hệ cung ứng hàng hóa …………….. và là cơ sở cho các Hợp đồng mua bán cụ thể sau này.

2…………………………….

Điều 3: Hàng hóa mua bán

Bên A đồng ý bán và bên B đồng ý mua số hàng hóa cụ thể như sau:

…………………………….

– Đơn giá: theo bảng báo giá của bên B có sự xác nhận của Bên A.

– Khối lượng cụ thể được thể hiện bằng các bản Hợp đồng mua bán cụ thể được ký kết giữa hai bên.

Điều 4: Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán

Giá trị hợp đồng là tạm tính căn cứ vào đơn giá được xác nhận giữa 2 bên từng thời điểm và khối lượng thực tế được nghiệm thu giữa hai bên.

Bên B thanh toán giá trị hợp đồng cho bên A bằng hình thức giao nhận tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng của bên A, số tài khoản …………………… mở tại Ngân hàng ……………………………………………

Đồng tiền sử dụng để thanh toán theo Hợp đồng này là Việt Nam Đồng (viết tắt VNĐ).

Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của bên A

1. Quyền của bên A

– …………………………………………………………

2. Nghĩa vụ của bên A

– ……………………………………………………………

Điều 6: Quyền và nghĩa vụ của bên B

1. Quyền của bên B

– ……………………………………………………………

2. Nghĩa vụ của bên B

– ……………………………………………………………

Điều 7: Bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm

Trong trường hợp mỗi bên thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng này, bên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường cho những tổn thất mà bên kia phải gánh chịu do việc thực hiện không đúng nghĩa vụ đó, bao gồm cả thiệt hại trực tiếp và gián tiếp xảy ra.

Mỗi bên thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng này còn phải chịu một khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng với số tiền ………………………………

Điều 8: Bảo mật

Các Bên có trách nhiệm phải giữ kín tất cả những thông tin liên quan tới Hợp đồng và Phụ lục Hợp đồng, thông tin khách hàng mà mình nhận được từ phía Bên kia trong suốt thời hạn của Hợp đồng.

Mỗi Bên không được tiết lộ cho bất cứ Bên thứ ba nào bất kỳ thông tin nói trên trừ trường hợp được chấp thuận bằng văn bản của Bên kia hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.

Mỗi Bên phải tiến hành mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng không một nhân viên nào hay bất cứ ai thuộc sự quản lý của mình vi phạm điều khoản này.

Điều khoản này vẫn còn hiệu lực ngay cả khi Hợp đồng này hết hiệu lực và hai bên không còn hợp tác.

Điều 9: Loại trừ trách nhiệm của mỗi bên

Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng khiến cho mỗi bên không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng này thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên được loại trừ.

Điều 10: Sửa đổi, tạm ngừng thực hiện và chấm dứt Hợp đồng

Bất kỳ sửa đổi hoặc bổ sung nào đối với Hợp đồng sẽ chỉ có hiệu lực khi có thoả thuận bằng văn bản của các Bên.

Tạm ngừng thực hiện Hợp đồng trong các trường hợp sau:

……………………………………………………………

Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau:

a) Hợp đồng hết hạn và các Bên không gia hạn Hợp đồng;

b) Các Bên thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn;

c) Một trong các Bên ngừng kinh doanh, không có khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn, lâm vào tình trạng hoặc bị xem là mất khả năng thanh toán, có quyết định giải thể, phá sản. Trong trường hợp này Hợp đồng sẽ kết thúc bằng cách thức do hai Bên thoả thuận và/hoặc phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành;

d) Thanh lý Hợp đồng: Khi có nhu cầu thanh lý Hợp đồng, hai Bên tiến hành đối soát, thanh toán hoàn thiện các khoản phí. Sau khi hai Bên hoàn thành nghĩa vụ của mình sẽ tiến hành ký kết Biên bản thanh lý Hợp đồng.

Điều 11: Giải quyết tranh chấp

Tất cả những phát sinh nếu có liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng thương lượng.

Nếu không thương lượng đươc thì tranh chấp sẽ được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền. Chi phí sẽ do bên thua kiện trả, trừ phi có sự thỏa thuận của hai Bên.

Điều 12: Điều khoản quy định về hiệu lực

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký đến hết ngày …/…/….

Trong vòng một (01) tháng trước khi thời hạn Hợp đồng kết thúc, nếu hai bên trong hợp đồng không có ý kiến gì thì hợp đồng này được tự động gia hạn 12 (Mười hai) tháng tiếp theo và chỉ được gia hạn 01 lần.

Hợp đồng này được lập thành 02 (hai) bản, mỗi bên giữ 01 (một) bản có giá trị pháp lý như nhau.

 

ĐẠI DIỆN BÊN A                                               ĐẠI DIỆN BÊN B

Nếu có thắc mắc liên quan hoặc cần LVNLAW hỗ trợ về soạn thảo hợp đồng nguyên tắc, quý khách vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW
Tư vấn hỗ trợ 24/7
Mobile: 1900.0191; 1900.0191
Email: info@luatlvn.vn Website: https://luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Bên cạnh vốn điều lệ thì vốn pháp định cũng giữ vai trò quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động của các công ty, doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng giải thích được khái niệm vốn pháp định là gì? Đặc điểm, quy định và cách phân biệt với vốn điều lệ? Vậy thì đừng bỏ lỡ bất kỳ nội dung thông tin chi tiết nào trong bài viết dưới đây của LVNLAW.

Cơ sở pháp lý

Luật doanh nghiệp 2020

Vốn pháp định là gì?

Theo Luật doanh nghiệp 2005, vốn pháp định (VPĐ) là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Thế kể từ Luật doanh nghiệp 2014, khái niệm VPĐ là gì đã không còn được cụ thể trong các văn bản luật. Hiểu một cách đơn giản nhất, VPĐ là số vốn tối thiểu theo yêu cầu của một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tùy thuộc vào từng lĩnh vực, ngành nghề mà có mức VPĐ khác nhau.

VPĐ do cơ quan có thẩm quyền ấn định, được coi là căn cứ để thực hiện các dự án khi thành lập doanh nghiệp. Chính phủ quy định mức vốn cụ thể đối với từng loại hình doanh nghiệp hoạt động trong từng ngành nghề, lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân.

Việc quy định mức VPĐ sẽ là căn cứ đảm bảo tối thiểu về tài sản của doanh nghiệp với đối tác; nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có tính rủi ro cao. Đây cũng là cách giúp bạn chế tối đa tình trạng thành lập doanh không có vốn hoạt động tràn lan.

=> Vốn pháp định là số vốn mà doanh nghiệp ít nhất phải có khi tham gia vào hoạt động kinh doanh trong một ngành nghề kinh doanh nhất định theo quy định của pháp luật.

Đặc điểm chính của vốn pháp định

VPĐ có các đặc điểm sau:

  • Không áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp mà được xác định dựa trên từng ngành, nghề kinh doanh cụ thể. Chỉ có các doanh nghiệp kinh doanh những ngành, nghề đó thì mới cần phải đăng ký đủ số vốn theo quy định.
  • VPĐ được cấp cho các chủ thể kinh doanh bao gồm là các cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, tổ chức hay hộ kinh doanh cá thể,….
  • Chỉ quy định đối với một số ngành nghề nhất định. VPĐ dựa vào ngành nghề kinh doanh hay nói cách khác thì nó phụ thuộc vào nghề, ngành tương ứng với nó là mức vốn pháp định khác nhau.
  • Việc quy định về VPĐ sẽ giúp doanh nghiệp có các giải pháp thực hiện tổ chức hoạt động của doanh nghiệp sau khi được thành lập; đồng thời hạn chế và phòng trừ được các rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
  • Giấy xác nhận VPĐ sẽ được cấp trước khi doanh nghiệp cấp giấy phép thành lập và hoạt động
  • VPĐ không phải là vốn góp của các chủ sở hữu kinh doanh hay vốn kinh doanh. Vốn góp, vốn kinh doanh sẽ phải lớn hơn hoặc bằng với vốn pháp định.
  • VPĐ được quy định trong các văn bản luật chuyên ngành hoặc văn bản dưới luật như các thông tư, nghị định,…
  • Trong thời gian hoạt động của doanh nghiệp, số vốn sở hữu cần phải phù hợp với VPĐ và không được thấp hơn VPĐ

Để đảm bảo việc thực hiện theo đúng Hiến pháp 2013, với mục đích thực hiện hóa việc tự do trong hoạt động kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm nên VPĐ sẽ không còn là một trong những điều khoản được quy định trong các doanh nghiệp mà chỉ được áp dụng trong một số ngành, nghề cụ thể.

Ý nghĩa của vốn pháp định

VPĐ được quy định với một số ngành nghề, lĩnh vực không phải là quy định quyền tự do kinh doanh đối với doanh nghiệp mà mục đích chính của nó đó là bảo vệ quyền lợi, lợi ích của người tiêu dùng, khách hàng và các đối tác trong lĩnh vực. Có thể nói những ngành nghề được quy định mức vốn pháp định thường là những ngành “nhạy cảm” ảnh hưởng trực tiếp đối với sự phát triển chung của nền kinh tế và đời sống hàng ngày của người dân như kinh doanh bảo hiểm, ngân hàng hay bất động sản.

Việc quy định mức VPĐ cũng là biện pháp để các doanh nghiệp chứng minh cho cơ quan nhà nước rằng doanh nghiệp đó đủ điều kiện, năng lực trong lĩnh vực đăng ký vốn pháp định. Các cơ quan nhà nước xác nhận mức vốn pháp định cần phải giám sát số vốn sở hữu của doanh nghiệp để cảnh bảo người tiêu dùng khi có nguy cơ giảm sút mức vốn pháp định. Đồng thời, sẽ có các biện pháp quản lý cần thiết khi số vốn của doanh nghiệp giảm dưới mức vốn pháp định. Vậy nên các doanh nghiệp cần phải đảm bảo an toàn nguồn vốn của mình.

VPĐ sẽ không phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà được xác định dựa theo số ngành nghề cụ thể. Các công ty, doanh nghiệp có ý định thành lập ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì vốn góp phải tối thiểu bằng vốn pháp định.

Quy định về vốn pháp định

Tùy thuộc vào từng ngành, nghề kinh doanh sẽ có các quy định về VPĐ khác nhau, cụ thể:

  • Kinh doanh bất động sản: 20 tỷ đồng ( theo Khoản 1 điều 3 Nghị định 76/2015/NĐ-CP).
  • Kinh doanh cảng hàng không, sân bay: Từ 100 – 300 tỷ đồng (Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ – CP).
  • Kinh doanh dịch vụ hàng không: 30 tỷ đồng ( Điều 17 Nghị định 92/2016/NĐ – CP)
  • Kinh doanh hoạt động mua bán nợ: 100 tỷ đồng ( Điều 7 Nghị định 69/2016/NĐ-CP);
  • Kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ: 500 tỷ đồng (Điều 8 Nghị định 69/2016/NĐ-CP);
  • Kinh doanh chứng khoán: 10 đến 165 tỷ đồng (Nghị định 58/2012/NĐ-CP và Nghị định 86/2016/NĐ-CP);
  • Kinh doanh bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng (Nghị định 73/2016/NĐ-CP);
  • Kinh doanh dịch vụ đòi nợ: Điều kiện về VPĐ để thực hiện kinh doanh ngành, nghề dịch vụ đòi nợ là hai tỷ đồng và trong quá trình hoạt động phải không thấp hơn mức vốn pháp định tại điều 13 Nghị định 104/2007/NĐ-CP;
  • Kinh doanh bán lẻ theo phương thức đa cấp: Doanh nghiệp phải đáp ứng mức vốn từ 10 tỷ đồng trở lên được quy định điểm b Khoản 1 Điều 7 Nghị định 40/2018/NĐ-CP;
  • Kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức: Được quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 144/2018, Chủ thể hoạt động kinh doanh sau khi có Giấy phép kinh doanh thì phải đáp ứng có số tài sản tối thiểu là 80.000 SDR…..

Điểm giống và khác nhau của vốn pháp định với vốn điều lệ

Điểm giống nhau

  • Vốn điều lệ và vốn pháp định đều là tài sản của doanh nghiệp do thành viên và cổ đông của công ty đóng góp.
  • Dựa vào số vốn của doanh nghiệp giúp xác định mức thuế, trách nhiệm, tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp.

Điểm khác nhau

Vốn điều lệ Vốn pháp định
– Khi thành lập công ty, bắt buộc phải đăng ký vốn điều lệ.

– Không có các quy định cụ thể về số tối thiểu cũng như tối đa.

– Vốn điều lệ có thể tăng hoặc giảm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

– Góp vốn trong vòng 90 ngày tính từ ngày đăng ký.

– Các thành viên trong công ty sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng với số vốn đóng góp hoặc cam kết tùy thuộc theo từng doanh nghiệp.

– Không được nhỏ hơn vốn pháp định với các ngành nghề có điều kiện tương ứng khác.

– Quy định tối thiểu đối với từng ngành nghề.

– Phải đáp ứng đủ khi hoạt động kinh doanh ngành, nghề có đủ điều kiện.

– Mức vốn pháp định sẽ là cố định đối với từng ngành, nghề kinh doanh

– Trong một số trường hợp sẽ phải ký quỹ theo quy định.

Một số ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định

  • Kinh doanh bất động sản: 20 tỷ đồng (Nghị định 76/2015/NĐ-CP);
  • Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: 5 tỷ đồng (Nghị định 38/2020/NĐ-CP);
  • Cho thuê lại lao động: 2 tỷ đồng (Nghị định 29/2019/NĐ-CP);
  • Kinh doanh dịch vụ kiểm toán: 6 tỷ đồng (Nghị định 84/2016/NĐ-CP);
  • Kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng (Nghị định 155/2020/NĐ-CP);
  • Sản xuất phim: 200 triệu đồng (Nghị định 142/2018/NĐ-CP);
  • Dịch vụ bưu chính trong nước: 2 tỷ đồng (Nghị định 47/2011/NĐ-CP).

Với các nội dung đã được cung cấp trên đây, chúng tôi hy vọng sẽ giải đáp được cho bạn những thắc mắc về một số vấn đề liên quan đến VĐL và quy định pháp luật về vốn pháp định.

 

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Địa chỉ: K28 Ngõ 68 Trung Kính, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Mobile: 1900.0191; 1900.0191 Email: info@luatlvn.vn

Website: https://luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Hợp đồng BCC hay còn gọi là hợp đồng hợp tác kinh doanh, là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế… 

Vậy hình thức hợp đồng BCC được quy định cụ thể như thế nào? Sau đây LVNLAW xin được chia sẻ các quy định pháp luật và đánh giá liên quan đến hợp đồng này tới quý khách hàng:

Hợp đồng BCC là gì?

Khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định: “Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.” 

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế. Như vậy có thể hiểu bản chất của hợp đồng hợp tác kinh doanh là sự hợp tác giữa hai hay nhiều chủ thể có chung một dự án kinh doanh muốn liên kết cùng nhau thực hiện. Tuy nhiên, nếu họ không muốn thành tổ chức kinh tế, thì lúc này họ có thể ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh dạng BCC (Business Cooperation Contract) để thể hiện sự liên kết đầu tư giữa hai bên.

Chủ thể hợp đồng BCC

Chủ thể tham gia hợp đồng BCC là các nhà đầu tư bao gồm cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

+ Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

+ Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

+ Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

Như vậy, mọi tổ chức, cá nhân là nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài, thuộc sở hữu Nhà nước hay sở hữu tư nhân đều có thể trở thành chủ thể của hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC. Đây là điểm khác biệt so với các quy định về hình thức đầu tư theo hợp đồng này theo pháp luật về đầu tư trước đây.

Tùy thuộc vào chủ thể tham gia ký kết hợp đồng BCC mà pháp luật Việt Nam điều chỉnh đối với loại hợp đồng này cũng sẽ khác nhau.

Cụ thể:

  • Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
  • Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Nội dung hợp đồng BCC

Theo quy định tại Điều 28 Luật Đầu tư 2020, Hợp đồng BCC bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
  • Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
  • Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
  • Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
  • Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

Bên cạnh các điều khoản cơ bản nêu trên, pháp luật Việt Nam cũng cho phép các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.

Ưu nhược điểm của hợp đồng BCC

Ưu điểm

  • Hợp đồng BCC không bắt buộc phải thành lập pháp nhân. Đây được xem là ưu điểm nổi bật đối với các nhà đầu tư. Nhà đầu tư và các đối tác có thể thỏa thuận với nhau về quyền, nghĩa vụ thông qua hợp đồng với tư cách là một nhà đầu tư độc lập mà không bị ràng buộc bởi pháp nhân chung.
  • Nhà đầu tư sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí cho việc thành lập, cũng như vận hành một pháp nhân mới.
  • Giúp các nhà đầu khắc phục được điểm yếu của mình và sử dụng được hầu hết các lợi thế trong kinh doanh.
  • Đầu tư dựa vào hình thức Hợp đồng BCC cũng là một trong những lựa chọn tối ưu cho các nhà đầu tư nước ngoài. Khi họ có ý định đầu tư vào một thị trường mới nhưng vẫn tiếp cận được thông tin nhanh chóng dưới sự am hiểu về thị trường thông qua những đối tác trong nước.

Hạn chế

  • Việc thực hiện những hợp đồng hay giao dịch bên lề nhằm phục vụ cho Hợp đồng BCC cũng sẽ gây thắc mắc cho bên thứ ba khi không tồn tại một đại diện – công ty liên doanh giữa các nhà đầu tư. Trong khi pháp luật Việt Nam vẫn chưa có những quy định cụ thể về trách nhiệm giữa các bên đối tác khi ký kết hợp đồng với bên thứ ba.
  • Ngoài ra, các nhà đầu tư sẽ phải tự thỏa thuận việc lựa chọn con dấu của một trong hai bên để phục vụ cho vấn đề kí kết các hợp đồng với bên thứ ba. Nếu rủi ro xảy ra, cụ thể là khi các bên bất đồng quan điểm trong việc sử dụng con dấu để ký hợp đồng, thì dự án đầu tư đó sẽ phải dừng lại, và chờ đợi giải quyết.

Trên đây là những thông tin cơ bản về quy định pháp luật về đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với LVNLAW để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Tư vấn hỗ trợ 24/7

Mobile: 1900.0191 – 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn         Website: https://luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Những hệ lụy tiêu cực mà ly hôn mang lại là điều mà không ai có thể phủ nhận. Nó không chỉ dừng lại ở vấn đề chấm dứt quan hệ vợ chồng mà còn đặt ra vấn đề đối với mọi cặp vợ chồng đó là ai sẽ là người có quyền nuôi con sau ly hôn. LVNLAW muốn chia sẻ tới quý bạn đọc một câu chuyện của một vị khách hàng về giành giành quyền nuôi con khi tiến hành đơn phương ly hôn. Để bạn đọc có thể suy ngẫm và rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân trong tương lai trong tình cảnh ly hôn- tranh chấp về giành quyền nuôi con ngày càng có xu hướng ra tăng. 

Câu chuyện khách hàng đơn phương ly hôn

Mang theo những vết thương còn chưa kịp lành trên khuôn mặt tiều tụy, Chị P.T.T (30 tuổi) đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội, tìm đến LVNLAW nhờ sự tư vấn và giúp đỡ giành quyền nuôi con khi chuẩn bị tiến hành ly hôn đơn phương với chồng chị là anh P.X.N (32 tuổi) 

Bất chấp tất cả để bên nhau

Bắt đầu câu chuyện là những giọt nước mắt đầy oán giận, chị cho biết bản thân và chồng là tự nguyện tìm hiểu và tiến đến hôn nhân bất chấp sự phản đối gay gắt đến từ hai bên gia đình. Là một người con gái Hà Nội điển hình, dù ngoại hình không được đánh giá cao nhưng với tính cách dịu dàng, khéo léo chị đã có cơ hội làm quen và tìm hiểu với anh N- một người được đánh giá là đẹp trai và có cuộc sống “ngậm thìa vàng” từ khi sinh ra. 

Mâu thuẫn xuất hiện và quyết định đơn phương ly hôn

Trong thời kỳ hôn nhân, chị và anh N có 01 con chung tên P. X. K, sinh ngày 11-5-2019. Ở giai đoạn đầu của hôn nhân, hai vợ chồng sống vô cùng hạnh phúc. Nhưng đến năm 2021, những bất đồng trong quan hệ mẹ chồng nàng dâu về cách nuôi dạy con khiến quan hệ vợ chồng anh cũng ngày càng ra mâu thuẫn.

Chị ngậm ngùi kể rằng, chị sẵn sàng duy trì cuộc hôn nhân đầy bức bách này vì con và sẽ không quyết định ly hôn nếu như anh không bắt đầu đánh đập chị mỗi khi xảy ra mâu thuẫn. Dù anh N luôn luôn giải thích rằng là do anh nóng giận, không làm chủ được hành vi của bản thân. Và nhất quyết sẽ không ký vào đơn ly hôn do vẫn còn yêu chị T rất nhiều. Nhưng chị T vẫn quyết định đơn phương ly hôn vì cho rằng bản tính “vũ phu” thì mãi mãi không thể thay đổi được. 

Chị mong muốn LVNLAW có thể tư vấn và đại diện cho chị tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương với anh P.X.N. Đồng thời giành được quyền tiếp tục nuôi con chung và yêu cầu anh N cấp dưỡng nuôi con hàng tháng là 4.000.000 đồng. Đối vấn đề tài sản chung, nợ chung chị muốn hai vợ chồng tự thỏa thuận và giải quyết.

LVNLAW tiến hành hòa giải mâu thuẫn giữa hai vợ chồng 

Qua trao đổi và trò chuyện với LVNLAW, anh N có thừa nhận là giữa anh và chị Tcó xảy ra mâu thuẫn, nguyên nhân do bất đồng quan điểm sống và anh có “lỡ tay” đánh chị T vài lần. Bản thân anh không muốn ly hôn vì cảm thấy còn yêu chị rất nhiều nên đã nhiều lần níu kéo nhưng không thành. 

Với tư cách là một người bạn lắng nghe câu chuyện từ cả hai phía, LVNLAW luôn luôn cố gắng tạo điều kiện để anh chị có thể tháo gỡ được những vướng mắc giữa đôi bên và mong muốn hai người thực sự tỉnh táo, và chỉ quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân này khi cảm thấy đã đi vào đường cụt. 

Dù đã rất cố gắng, nhưng chị T vẫn giữ nguyên quyết định của mình. Sau buổi nói chuyện trực tiếp, thẳng thắn mà LVNLAW tiến hành thu xếp cho hai vợ chồng, anh N cuối cùng đồng ý ly hôn theo yêu cầu của chị T. Tuy nhiên, anh vẫn giữ nguyên mong muốn được trực tiếp nuôi con và không yêu cầu chị T cấp dưỡng nuôi con.  

Quá trình giải quyết vụ việc

Nhận thấy được sự mâu thuẫn không thể giải quyết được giữa hai vợ chồng, dưới sự tư vấn của LVNLAW,  chị T đã quyết định khởi kiện ly hôn và tranh chấp việc nuôi con ly hôn với anh N ra tòa án nhân dân quận X.

Thu thập chứng cứ lên án hành vi bạo lực gia đình

Để đạt được kết quả công việc tốt nhất, đội ngũ luật sư đã tiền hành nghiên cứu kỹ lưỡng các quy định của pháp luật hiện hành đồng thời thu thập chứng cứ về hành vi bạo lực gia đình của anh N trong suốt thời kỳ hôn nhân.  Để có thể có những chứng cứ phù hợp theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và có tính thuyết phục Tòa án, LVNLAW đã đồng hành cùng chị T trong việc thu thập những hình ảnh chụp những vết thương, hồ sơ bệnh bán, và thuyết phục hàng xóm nhà anh N làm nhân chứng tại Tòa. Đây là một trong những công việc khó khăn nhất mà LVNLAW phải giải quyết trong quá trình xử lý vụ việc này.

Nhận định và lập trường của LVNLAW trong phiên tòa

Trong quá trình làm việc tại Tòa, LVNLAW đã tiến hành đưa ra những nhận định và lập luận nhằm thuyết phục Tòa án như sau: 

– Hành vi bạo lực gia đình của anh N đã vi phạm nghiêm trọng về nghĩa vụ của vợ chồng, làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được theo quy định tại khoản 1, Điều 56, Luật hôn nhân và gia đình 2014. 

– Thời điểm xét xử, cháu P.X.K mới chỉ 02 tuổi 04 tháng 10 ngày nên cần hơn sự chăm sóc thực tế từ người mẹ. Mặt khác, chị T đang trực tiếp chăm sóc và giáo dục con chung từ khi con mới sinh cho tới nay và vẫn phát triển bình thường. 

– Ngoài ra, LVNLAW nhận thấy rằng việc chị T yêu cầu anh N cấp dưỡng nuôi cháu K là có căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình. Anh N có nghĩa vụ cấp dưỡng định kỳ hàng tháng kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật cho đến khi con chung đủ 18 tuổi là phù hợp với quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình. 

Kết quả công việc

Sau quá trình nỗ lực của cả luật sư và sự đấu tranh không ngừng nghỉ của chị T, Tòa án đã ghi nhận sự tự nguyện ly hôn giữa chị T và anh N. Đồng thời, giao con chung là bé P.X. K, cho chị T trực tiếp nuôi dưỡng. Và buộc anh N có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con cho chị T mỗi tháng 4.000.000 đồng kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật cho đến khi con chung đủ 18 tuổi.  

Dịch vụ luật sư ly hôn TRỌN GÓI của LVNLAW

Cũng giống như chị T, rất nhiều khách hàng tìm đến LVNLAW với mong muốn được tư vấn và hỗ trợ thủ tục ly hôn đơn phương, ly hôn thuận tình nhanh. Có nhiều trường hợp mâu thuẫn giữa vợ chồng diễn ra vô cùng gay gắt, và có những tranh chấp liên quan đến nhiều vấn đề như chia tài sản chung, giành quyền nuôi con, nợ chung… tưởng chừng như không thể giải quyết được. Hiện tại, LVNLAW cung cấp trọn gói dịch vụ luật sư ly hôn với mức giá ưu đãi và nhiều hoạt động hướng dẫn, tư vấn miễn phí trước, trong và sau quá trình giải quyết việc ly hôn. 

LVNLAW cam kết rằng mọi vấn đề của khách hàng đều được đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm tìm cách giải quyết. Chúng tôi luôn ở đây và sẵn sàng lắng nghe 24/7 và nỗ lực giải quyết mọi khó khăn cho khách hàng. Dù với vị thế là một đơn vị cung cấp dịch vụ, nhưng LVNLAW luôn mong rằng quý khách hàng trước khi quyết định đi đến con đường ly hôn thì nên tỉnh táo và bình tĩnh cùng nhau giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên, nếu nhận thấy cuộc hôn nhân không cần thiết phải níu giữ thì hãy ra đi thật dứt khoát để hai bên cùng tìm kiếm hạnh phúc mới.

Nếu có khó khăn và vướng mắc trong cuộc sống hôn nhân, bạn đọc đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay đến chúng tôi để được nhận sự hỗ trợ kịp thời theo địa chỉ: 

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Tư vấn hỗ trợ 24/7

Mobile: 1900.0191 – 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn         Website: https://luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

kBạo lực học đường từ lâu đã là một vấn nạn nhức nhối trong giáo dục và xã hội. Tuy nhiên, nó mới thực sự trở thành một vấn đề nóng bỏng trong những ngày qua khi xảy ra tại một trường quốc tế hàng đầu ở TP.HCM. Vụ việc trên khiến mọi bậc làm cha, làm mẹ băn khoăn để trả lời cho câu hỏi: “Nên làm gì khi con là nạn nhân của bạo lực học đường mới được coi là tốt nhất?”. Dưới đây là góc nhìn của Luật sư về vấn đề này qua Vụ Bạo Lực Trường Quốc Tế đã xảy ra gần đây.

Cần làm gì khi con là nạn nhân?

Theo các chuyên gia, bạo lực học đường là vấn đề có thể xảy ra ở bất kỳ đâu với bất kỳ trường học nào, ngay cả ở trường quốc tế. Mỗi học sinh đều có thể bị bắt nạt hoặc trở thành người bắt nạt. Trong môi trường trong nước nói chung và của trường quốc tế nói riêng. Sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa trong giao tiếp và suy nghĩ giữa phụ huynh và nhà trường thường có một số khó khăn nhất định. Việc tìm tiếng nói chung giữa các bên khi giải quyết các vụ việc bắt nạt học đường là một vấn đề vô cùng nan giải.

Phụ huynh có nên kiểm soát cảm xúc của bản thân

Vụ Bạo Lực Trương Quốc Tế trên là một ví dụ điển hình, trong quá trình livestream, chị T.H.T- phụ huynh tố việc con gái mình bị đánh tại Trường quốc tế T.H.T đang rất tức giận nhưng phía nhà trường liên tục yêu cầu bà không được hét lên, nếu không sẽ không có cuộc nói chuyện nào cả.

Gạt bỏ những tranh cãi xoay quanh cách xử lý của nhà trường, điều chúng ta quan tâm ở đây đó là cảm xúc của vị phụ huynh đang bị kích động. Dù biết đây là một trạng thái tâm lý hoàn toàn bình thường của một người mẹ khi nhìn thấy con cái bị đánh với những vết thương chằng chịt trên người. Nhưng rõ ràng, sư kích động của cha mẹ có thể khiến con cái sợ hãi, lo lắng, căng thẳng và khiến mâu thuẫn giữa gia đình và nhà trường ngày càng gay gắt. Điều phụ huynh nên làm là phải bình tĩnh, tìm hiểu và nắm rõ quy trình xử lý các vụ việc bắt nạt học đường từ phía nhà trường để có tâm thế chủ động trong việc đưa ra hướng giải quyết. Cần tôn trọng và tuân theo quy trình đó để các bên cùng nhau giải quyết theo hướng hiệu quả nhất.

Tâm sự và tìm cách xoa dịu tinh thần của con

Trên khắp những trang mạng xã hội trong những ngày qua, chúng ta không khó bắt gặp những bình luận gọi chị T.H.T với danh hiệu “bà mẹ quốc dân”. Sở dĩ có biệt danh vậy, vì mọi người cho rằng chị là một người mẹ vô cùng tâm lý. Khi biết đến sự việc, chị luôn cố gắng động viên, xoa dịu tinh thần của con để tránh con rơi vào trạng thái tâm lý tiêu cực.

Thật vậy, bất cứ đứa trẻ nào khi bị bạo lực học đường cũng luôn sống trong lo lắng, căng thẳng nên thường chỉ muốn thu mình lại trong thế giới nội tâm riêng. Đặc biệt đối với những học sinh chưa đủ 18 tuổi, tâm lý chưa ổn định khiến chúng không dám bộc lộ hết suy nghĩ và mong muốn của bản thân. Chính vì vậy, điều phụ huynh cần làm đó là cố gắng, kiên nhẫn trò chuyện với con để những đứa trẻ cảm giác mình được tôn trọng, được bảo vệ. Không nên cáu gắt, mất kiên nhẫn hay ép con phải nói mọi vấn đề.

Phụ huynh nên hỏi ý kiến của con về vấn đề và cần phải dành cho con thời gian nghỉ ngơi ở nhà, cho đến khi vấn đề được giải quyết ổn thỏa. Hãy nói chuyện với con nhiều hơn, và tạo cho con niềm tin rằng, cha mẹ sẽ luôn đồng hành và là điểm tựa cho con dù chuyện gì có xảy ra. Đây chính là liều thuốc tốt nhất để con sớm lấy lại tinh thần và tự tin đối diện với thực tế ở cả hiện tại lẫn tương lai.

Dạy con kỹ năng ứng phó, tự bảo vệ bản thân

Từ bé, phụ huynh nên dạy con cách tự bảo vệ bản thân. Tôn trọng, lắng nghe suy nghĩ của trẻ từ khi chúng còn nhỏ là cách giúp chúng dám lên tiếng khi bản thân găp những vấn đề không thể tư giải quyết. Ngoài ra, phụ huynh có thể đăng ký cho con tham gia các lớp kỹ năng mềm,hoặc các môn thể thao giúp rèn luyện thể lực và khả năng tự vệ như võ thuật.

Từ đó khi bị bao lực học đường dưới hình thức sử dụng vũ lực thì các con có thể phản kháng và giảm khả năng bị thương tích đến mức thấp nhất. Tuy nhiên. phụ huynh cần phải quán triệt tinh thần rõ ràng với con nhỏ rằng, học võ là để tự bảo vệ mình hoặc bảo vệ kẻ yếu nếu bị hiếp đáp chứ không phải là phương tiện để đi bắt nạt người khác.

Tìm kiếm môi trường học tập phù hợp cho con

Như những gì chị T.H.T- phụ huynh trong vụ việc bao lực học đường nêu trên chia sẻ, chị hoàn toàn sẵn sàng cho con nghỉ tại trường Quốc tế và tìm kiếm một ngôi trường mới tốt hơn. Rõ ràng, nếu công tác quản lý rủi ro trong trường học yếu kém, môi trường học tập không an toàn. Thì phụ huynh thực sự cần phải nghiêm túc cân nhắc, xem xét đến phương án chuyển trường, thay đổi môi trường học tập vì một tương lai phát triển lành mạnh, tích cực cho con.

Học sinh đánh nhau, nhà trường hay phụ huynh là bên chịu trách nhiệm

Trường hợp không thể dàn xếp cần tới sự trợ giúp của Pháp lý, hành vi bạo lực học đường hoàn toàn có thể bị áp dụng biện pháp xử phạt hành chính, xử lý dân sự, thậm chí xử lý hình sự. Trong những trường hợp vụ việc diễn ra với nhiều tình tiết nghiêm trọng, các bên liên quan như gia đình người bắt nạt, người bị bắt nạt, trường học nơi diễn ra bạo lực học đường… mâu thuẫn gay gắt và không thể tự dàn xếp được. Thì phụ huynh nạn nhân cần phải tìm đến sự giúp đỡ của các luật sư, chuyên gia để nhận được sự tư vấn nhanh chóng, kịp thời nhằm tiến hành áp dụng các biện pháp cần thiết và bảo vệ tối đa lợi ích của các con.

Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015 Xem thêm
  • Luât xử lý vi phạm hành chính 2012  Xem thêm
  • Nghị định 144/2021/NĐ-CP Xem thêm

Học sinh đánh nhau, nhà trường hay phụ huynh là bên chịu trách nhiệm

Đầu tiên cần xác định loại trách nhiệm trong Vụ Bạo Lực Trường Quốc Tế này

Theo Điều 584 BLDS 2015, hành vi xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, quyền lợi hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Xác đinh thiệt hại

Trong trường hợp học sinh gây lộn, đánh nhau thì thiệt hại chính ở đây có thể xác định là về phương diện sức khỏe. Theo Điều 590 BLDS 2015, thiệt hại sức khỏe sẽ là chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi thường, phục hồi sức khỏe, tình thần và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Đối với học sinh dưới 15 tuổi, nhà trường hoặc phụ huynh sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho học sinh mà chịu tổn hại về sức khỏe, tinh thần. Cụ thể, Điều 599 BLDS 2015 quy định người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại; thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra. Như vậy, nếu nhà trường chứng minh không có lỗi trong quản lý thì phụ huynh của học sinh sẽ phải bồi thường.

Đối với học sinh trên 15 tuổi và dưới 18 tuổi, theo Điều 586 BLDS quy định người chưa đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình và tài sản của cha mẹ trong trường hợp còn thiếu. Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành không quy định trách nhiệm liên đới của nhà trường đối với trường hợp này. Như vậy, phụ huynh và học sinh với độ tuổi trên sẽ phải tự chịu trách nhiệm bồi thường khi học sinh tham gia đánh nhau gây thiệt hại hoặc nội quy nhà trường có quy định khác.

Xử phạt vi phạm hành chính

Ngoài ra, đánh nhau còn được coi là hành vi gây mất trật tự an ninh công cộng, do đó học sinh tùy vào độ tuổi. Tùy vào tính chất vụ việc sẽ chịu mức xử phạt vi phạm hành chính riêng.

Đối tượng áp dụng

Theo Điều 5 Luật VPHC 2012, học sinh từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; học sinh từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.

Mức xử phạt

Trong trường hợp trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi đánh nhau thuộc về phía phụ huynh và học sinh, các mức xử phạt vi phạm hành chính sẽ theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP, Cụ thể:

– 300.000 – 500.000 VND: hành vi gây lộn, đánh nhau

– 2.000.000 – 3.000.000 VND: hành vi xúi giục đánh nhau hoặc/và xúc phạm nhân phẩm.

 

******

Chúng tôi hi vọng những thông tin hữu ích của bài viết sẽ hỗ trợ những bậc phụ huynh. Khi gặp vướng mắc trong tình huống con nhỏ bị bạo lực học đường. Nếu cần sự trợ giúp, đừng ngần ngại hãy liên lạc ngay đến chúng tôi.

Với phương châm bảo vệ tối đa lợi ích hợp pháp của khách hàng, LVNLAW chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trong nhiều lĩnh vực một cách nhanh chóng, đơn giản, hiệu quả.Quý khách có thể liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời với chi phí ưu đãi nhất thông qua hotline: 1900.0191 – 1900.0191 hoặc email: info@luatlvn.vn.Chúng tôi đảm bảo rằng quý khách sử dụng dịch vụ tư pháp lý của LVNLAW sẽ được bảo vệ lợi ích một cách tốt nhất.

Trân trọng!

 

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Ly hôn không còn là một câu chuyện mới trong xã hội ngày nay. Nhất là thực tiễn những cặp vợ chồng trẻ hiện nay khi đưa ra quyết định kết hôn quá sớm để rồi chia tay đầy tiếc nuối. “Khoảng cách về thu nhập, địa vụ xã hội khiến tôi mặc cảm, lo ngại về quyền lợi của mình khi chia tài sản khi ly hôn” – đây là chia sẻ của chị M.P.T (28 tuổi), một khách hàng của LVNLAW đã được tư vấn trọn gói về dịch vụ ly hôn thuận tình và việc chia tài sản sau ly hôn.

Kết thúc cuộc hôn nhân của đôi vợ chồng trẻ

Theo chia sẻ với LVNLAW, chị T và chồng có con với nhau và chung sống như vợ chồng từ khi vừa tốt nghiệp lớp 12.  Sau đó khi đủ tuổi luật định, vợ chồng chị đi đã đăng ký kết hôn. Tình yêu thời thanh xuân những tưởng sẽ có một cái kết thật viên mãn và hạnh phúc nhưng…

Cuộc sống hôn nhân mới bắt đầu gặp sóng gió

Vì thời gian mang thai, sinh con và chăm lo xây dựng gia đình mới nên chỉ có chồng chị tiếp tục học đại học. Chồng chị hồi đó rất thương vợ thương con, vừa học vừa vất vả làm thêm kiếm thêm thu nhập nuôi gia đình nhỏ. Sau 3 năm ở nhà chăm con, chị ra ngoài kiếm công việc làm thêm để phụ giúp chồng nuôi con ăn học. Chồng chị sau khi tốt nghiệp đã đi làm việc tại một công ty. Còn chị, vì nghỉ học sớm và cũng khó khăn để tiếp tục việc học nên chỉ đi làm nhân viên phục vụ tại một nhà hàng. Công việc vất vả từ sáng đến tối muộn khiến hai người dần xa cách nhau. Chồng chị sau 5 năm chăm chỉ cống hiến đã được thăng lên chức phó phòng kinh doanh với thu nhập hàng tháng khá cao. Trong khi đó chị vẫn chỉ là một nhân viên phục vụ lúc nào cũng bận rộn, mệt mỏi, nhan sắc thì ngày một đi xuống.

Đỉnh điểm dẫn cuộc hôn nhân đổ vỡ

Chính vì khoảng cách giữa nghề nghiệp, địa vị xã hội khiến chồng chị dần có mặc cảm về vợ của mình, anh đã thay lòng và ngoại tình. Chồng chị ngoại tình và đã nhiều lần đề nghị ly hôn nhưng chị A vì thương con nên vẫn chấp nhận chịu đựng, níu kéo. Thế nhưng chị hoàn toàn không nhận được sự động viên từ nhà chồng. Thậm chí họ còn khinh rẻ chị vì không bằng chồng, thậm chí trách mắng chị nên thuận tình ly hôn để giải thoát cho con trai họ.

Quá thất vọng và mệt mỏi vì tình trạng này, chị quyết định thuận tình ly hôn. Tuy nhiên vì lo ngại thu nhập và công việc của bản thân sẽ ảnh hưởng đến việc chia tài sản sau ly hôn, chị đã tìm đến LVNLAW để được tư vấn, hỗ trợ.

Câu chuyện chia tài sản sau ly hôn

Sau khi nhận được yêu cầu, LVNLAW/OTIS đã cử luật sư làm việc trực tiếp với vợ chồng chị T tư vấn về dịch vụ trọn gói thuận tình ly hôn của công ty. LVNLAW/OTIS đã yêu cầu anh chị cung cấp thông tin và tài liệu để phục vụ việc thực hiện các thủ tục. Đội ngũ luật sư LVNLAW đã thực hiện mọi công việc từ soạn thảo mẫu đơn xin thuận tình ly hôn, ghi nhận những thỏa thuận về trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con cái và đặc biệt là thỏa thuận về chia tài sản sau ly hôn.

Mâu thuẫn trong việc thỏa thuận chia tài sản sau ly hôn

Theo thống kê của vợ chồng chị T, tài sản được coi là chung trong suốt thời kì hôn nhân bao gồm:

  • Quyền sử dụng mảnh đất 50m2 ở quê chồng được thừa kế từ bà nội của chồng khi anh còn học năm cuối Đại học;
  • Số tiền tiết kiệm 350 triệu đồng từ thu nhập hàng tháng của cả hai trong suốt 10 năm chung sống;
  • Căn chung cư cũ 30m2 hiện vợ chồng đang sinh sống mà chị được bố mẹ ruột mua cho trước khi kết hôn;

Ban đầu khi trao đổi nguyện vọng với luật sư của LVNLAW, chị T có nguyện vọng thỏa thuận để chia đôi tài sản chung. Tuy nhiên chồng chị lại khẳng định ngay sẽ không thỏa thuận chia đôi số tài sản trên. Anh phải nhận được phần nhiều tài sản. Theo anh việc chia tài sản của vợ chồng dựa trên mức độ đóng góp của cả hai vào tài sản chung. Trong suốt những năm qua, anh là người đóng góp đến 70% số tiền tiết kiệm kia. Bên cạnh đó mảnh đất 50m2  ở quê cũng là anh được thừa kế từ bà nội, không thể được tính là tài sản chung để phân chia. Mâu thuẫn giữa anh chị khiến cho quá trình thỏa thuận về phân chia tài sản chung diễn ra mất khá nhiều thời gian.

Tư vấn của đội ngũ LVNLAW về chia tài sản sau ly hôn

Với mục tiêu giải quyết sự việc một cách nhanh chóng, chuẩn xác và đúng luật, đội ngũ luật sư của LVNLAW đã tư vấn, giải thích, làm rõ các nội dung liên quan như sau:

Thứ nhất, về quyền sử dụng mảnh đất 50m2 ở quê tài sản chung hợp pháp của vợ chồng chị.

Thứ hai, về số tiền tiết kiệm 350 triệu đồng. Đây chắc chắn là tài sản chung hợp pháp của vợ chồng chị T. Theo khẳng định của anh X – chồng chị T thì anh phải được phân nhiều hơn từ số tài sản chung. Nhận định của anh không hoàn toàn sai theo nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn dựa vào công sức đóng góp của mỗi người. Tuy nhiên khi xét theo những nguyên tắc còn lại tại Điều 59 Luật HNGĐ năm 2014 thì anh X có thể phải đối mặt với việc bị chia phần tài sản ít hơn tại Tòa nếu không thể thỏa thuận.

Thứ ba, về căn chung cư cũ 30m2 nơi chung sống của anh chị. Trong quá trình làm việc, xem xét các giấy tờ, LVNLAW nhận thấy, căn chung cư được tính là tài sản riêng của chị T.

Từ những nhận định trên, LVNLAW thuyết phục được vợ chồng chị T đi đến thỏa thuận về phân chia tài sản. Kết quả cuối cùng đã đạt được thỏa thuận không xảy ra tranh chấp. Quá trình thực hiện các thủ tục tiếp theo đã được đội ngũ luật sư LVNLAW hoàn thành cách thuận lợi nhất cho cả hai bên.

Dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn nhanh

Hiện nay có rất nhiều khách hàng tìm đến LVNLAW với mong muốn được tư vấn, hỗ trợ thủ tục ly hôn. Trường hợp của chị T kể trên chỉ là một trong những câu chuyện về chia tài sản sau ly hôn. Giữa nhiều vụ việc mâu thuẫn gay gắt tưởng chừng không thể giải quyết ly hôn được thì thật may mắn vụ việc này đã tìm được thỏa thuận chung. LVNLAW với đội ngũ tư vấn ly hôn có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm cam kết tìm cách giải quyết mọi vấn đề của khách hàng. Chúng tôi luôn đặt tiêu chí quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu. Tư vấn nhiệt tình trên cơ sở phân tích, định hướng các vụ việc theo hướng có lợi cho khách hàng. LVNLAW luôn đảm bảo là nơi cung cấp dịch vụ ly hôn có: quy trình đơn giản nhất; thời gian tiếp nhận và xử lý nhanh nhất; chi phí tiết kiệm nhất; mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối.

Kết hôn và ly hôn đều là những quyết định quan trọng trong cuộc đời của mỗi người. Vì vậy mỗi chúng ta khi quyết định đều phải suy xét thật kĩ và có những định hướng trước về tương lai. Tuy nhiên, ly hôn không phải là điều cấm kị, mỗi người đều có quyền buông bỏ để có được hạnh phúc cho riêng mình. Mong rằng các bạn trẻ hiện nay sẽ có những suy xét thật kĩ lưỡng, cẩn thận trước khi quyết định đi đến hôn nhân. Mong rằng mỗi người đều sẽ luôn hạnh phúc và luôn tìm được hạnh phúc đích thực cho bản thân mình. Nếu có khó khăn hay những vướng mắc trong cuộc sống hôn nhân, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi nhé . LVNLAW luôn ở đây và hỗ trợ bạn!

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Lướt qua các trang mạng xã hội mỗi ngày, chúng ta không khó khăn khi bắt gặp những câu chuyện về rạn nứt tình cảm, về mâu thuẫn vợ chồng, về ly hôn với trạng thái uất hận căm thù nhau. “Hôn nhân là nấm mồ chôn tình yêu” – đó là chia sẻ của chị N.T.A (40 tuổi), một khách hàng mà LVNLAW vừa tiến hành tư vấn, hộ trợ và cung cấp dịch vụ ly hôn đơn phương trọn gói.

Câu chuyện ly hôn khiến ai cũng phải suy ngẫm

 

Câu chuyện bắt đầu từ những hồi ức đầy ngọt ngào của vợ chị chồng chị. Thời gian đầu về làm dâu, chị “ngợp” trong các mối quan hệ giữa bố mẹ chồng, vợ chồng, chị chồng. Với chị, động lực, niềm vui cũng như chỗ dựa duy nhất trong môi trường mới đó chính là chồng mình. Cuộc sống cứ thế êm đềm trôi qua và họ lần lượt có hai người con gái.

Tuy nhiên, thời gian trôi qua, tình yêu ngày càng phai nhạt, họ sống với nhau vì trách nhiêm, nghĩa vụ nhiều hơn là tình yêu.  Với “tâm hồn lãng mạn” – theo cách nói đầy mỉa mai của chị, thì chồng chị bắt đầu sa vào những mối quan hệ mập mờ với đồng nghiệp. Và đỉnh điểm là khi chồng chị bao nuôi một em sinh năm cuối đang thực tập tại công ty của mình. Sau 15 năm quên đi bản thân và gồng mình vun vén và chăm lo cho gia đình nội ngoại, chị cảm thấy mình đầy thương tích và quá đỗi mệt mỏi nên đã quyết định ly hôn. Chị tìm đến LVNLAW thông qua sự giới thiệu của một người bạn thân thiết và nhờ tư vấn về thủ tục ly hôn thuận tình.

Hai vợ chồng quyết định ly hôn thuận tình

 

Với mong muốn chia tay trong hòa bình, và tránh làm ảnh hưởng đến tâm lý của con cái, chị và chồng đã bàn bạc và quyết định thuận tình ly hôn. Ngay sau khi nhận được thông tin, LVNLAW đã cử luật sư làm việc trực tiếp với vợ chồng chị A trong vòng 1 ngày để tư vấn về dịch vụ trọn gói thuận tình ly hôn của công ty. Việc mà khách hàng phải làm chỉ là cung cấp các thông tin và tài liệu để phục vụ thủ tục.

Mọi việc đã có đội ngũ luật sư LVNLAW lo từ soạn thảo mẫu đơn xin thuận tình ly hôn, ghi nhận những thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái…Và đảm bảo rằng luật sư sẽ có mặt và hỗ trợ hai bên đương sự trong quá trình làm việc tại Tòa án cho đến khi nhận được quyết định công nhận thuận tình ly hôn.

Chồng thay đổi quyết định, vợ đơn phương ly hôn

 

Mọi công việc chuẩn bị diễn ra vô cùng thuận lơi, cho đến khi chồng chị thay đổi quyết định và không ký vào đơn xin thuận tình ly hôn. Chồng chị lo rằng sự đổ vỡ trong cuộc hôn nhân của bố mẹ sẽ ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của con cái và muốn vãn hồi mối quan hệ này. Với muc tiêu hanh phúc của khách hàng là trên hết, LVNLAW đã cố gắng kết nối và hàn gắn quan hệ của vợ chồng chị A. Tuy nhiên, sau quá trình suy nghĩ, chị A vẫn quyết định ly hôn và nhờ tư vấn về dịch vụ trọn gói ly hôn đơn phương với mong muốn giành được quyền nuôi cả hai người con của mình.

Sau khi hiểu hơn về câu chuyện và nguyện vọng của khách hàng, luật sư của LVNLAW đã tiến hành nghiên cứu hồ sơ vụ việc, phân tích và tư vấn các quy định pháp luật hiện hành về những vấn đề mà chị A đặc biệt quan tâm như điều kiện giành quyền nuôi con; nghĩa vụ cấp dưỡng; quy trình và thời gian thực hiện thủ tục…

Tại thời điểm đó, trường hợp ly hôn của chị A đã thay đổi theo chiều hướng phức tạp hơn và đòi hỏi bên phía luật sư phải chuẩn bị bộ hồ sơ cũng như tài liệu hoàn toàn mới. LVNLAW đã phải tiến hành cung cấp và soạn thảo lại mẫu đơn xin ly hôn đơn phương cũng như tư vấn cho chị những giấy tờ cần thiết khác để nộp hồ sơ tại Tòa.

Đặc biệt, LVNLAW luôn đặt tiêu chí quyền lợi của khách hàng là trên hết. Chúng tôi đã ký kết hợp đồng dịch vụ với chị A nhằm bảo vệ lợi ích của khách hàng một cách tốt nhất. Nội dung hợp đồng nêu rõ ràng, minh bạch. Những nội dung như: lịch trình làm việc; Tài liệu mà khách hàng cần cung cấp; Chi phí dich vụ và cam kết về kết quả cuối cùng của công việc….

Có lẽ khó khăn lớn nhất trong quá trình giải quyết. Việc chuẩn bị và thu thập những chứng cứ có lợi cho chị A trong quá trình tranh tụng tại Tòa. Vì chồng chị đã bỏ một số tiền khá lớn để thuê một luật sư có tiếng trong ngành. Cho nên đội ngũ luật sư của LVNLAW càng phải thận trọng và nỗ lực gấp nhiều lần. Tuy nhiên, chính những bằng chứng ngoại tình của người chồng đã trở thành một căn cứ để xác định hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của chồng. Dẫn đến hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng. Đời sống chung không thể kéo dài và mục đích của hôn nhân không đạt được. Vi phạm nghiêm trọng quy định tại Điều 56, Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Sau thời gian hỗ trợ và nỗ lực không ngừng nghỉ, những mong mỏi và nguyện vọng của chị A đã được đền đáp xứng đáng. Không chỉ giúp chị A giành được toàn quyền nuôi hai con gái, mà LVNLAW còn giúp chị A được hưởng một tỉ lệ lớn hơn trong việc phân chia tài sản chung.

Dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn nhanh của LVNLAW

 

Cũng giống như chị A, rất nhiều khách hàng tìm đến LVNLAW với mong muốn được tư vấn và hỗ trợ thủ tục ly hôn. Có nhiều trường hợp vợ chồng mâu thuẫn vô cùng gay gắt, và có tranh chấp trong nhiều vấn đề như chia tài sản chung, giành quyền nuôi con, nợ chung…

LVNLAW cam kết rằng mọi vấn đề của khách hàng đều được tìm cách giải quyết. Đội ngũ Luật sư tư vấn ly hôn có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và nỗ lực giải quyết mọi khó khăn cho khách hàng. LVNLAW luôn đảm bảo là nơi cung cấp dịch vụ ly hôn có : quy trình đơn giản nhất; thời gian tiếp nhận và xử lý nhanh nhất; chi phí tiết kiệm nhất; mọi thông tin khách hàng được bảo mật  tuyệt đối .

Xem thêm các gói dịch vụ LVNLAW >>

Tình yêu là gia vị không thể thiếu trong cuộc sống và luôn thường trực bên chúng ta mỗi nơi mỗi lúc. Vậy nên, khi có những bất đồng, mong rằng mỗi chúng ta sẽ tạm gác lại cái tôi cá nhận và bình tĩnh cùng nhau giải quyết. Tuy nhiên, ly hôn không phải là vùng cấm, mỗi chúng ta cần phải biết khi nào thì nên níu giữ, thời điểm nào nên buông bỏ hoàn toàn để cả hai người cùng hạnh phúc.

Mong rằng mỗi người sẽ luôn hạnh phúc và sẽ luôn giữ gìn, trân trọng hạnh phúc hiện tại. Nếu có khó khăn và vướng mắc trong cuộc sống hôn nhan, bạn đọc đừng ngần ngại nhé. Hãy liên hệ ngay đến chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Hotline: 1900.0191 – 1900.0191 hoặc email: info@luatlvn.vn

Thúy An

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Biên bản họp hội đồng thành viên là một trong các cơ sở để đưa ra các quyết định, nghị quyết liên quan đến tổ chức, hoạt động trong nội bộ công ty, trong đó có thể kể đến hoạt động mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp. Vì vậy, khi tiến hành việc mở tài khoản, doanh nghiệp cần đảm bảo tiến hành cuộc họp hội đồng thành viên, biểu quyết và ghi nội dung biên bản cuộc họp theo đúng quy định trình tự, thủ tục. Vậy Biên bản họp hội đồng thành viên về việc mở tài khoản cần có những nội dung cơ bản nào? Hãy cùng LVNLAW  tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Biên bản họp hội đồng thành viên về việc mở tài khoản ngân hàng gồm những nội dung gì?

Biên bản họp hội đồng thành viên không có mẫu cụ thể nên người lập biên bản có thể tự do ghi biên bản nội dung cuộc họp của công ty mình. Tuy nhiên, theo điều 60 Luật Doanh nghiệp 2020 thì biên bản này cần đảm bảo có những nội dung chủ yếu sau: 

  1. Thời gian và địa điểm họp; mục đích, chương trình họp;
  2. Họ, tên, tỷ lệ phần vốn góp, số và ngày cấp GCN phần vốn góp của thành viên, người đại diện theo ủy quyền dự họp; họ, tên, tỷ lệ phần vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên không dự họp;
  3. Vấn đề được thảo luận và biểu quyết; tóm tắt ý kiến phát biểu của thành viên về từng vấn đề thảo luận;
  4. Tổng số phiếu biểu quyết hợp lệ, không hợp lệ; tán thành, không tán thành, không có ý kiến đối với từng vấn đề biểu quyết;
  5. Các quyết định được thông qua và tỷ lệ phiếu biểu quyết tương ứng;
  6. Họ, tên, chữ ký và nội dung ý kiến của người dự họp không đồng ý thông qua biên bản họp (nếu có);
  7. Họ, tên, chữ ký của người ghi biên bản và chủ tọa cuộc họp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Như vậy, đối với biên bản họp hội đồng thành viên về việc mở tài khoản thì vấn đề được thảo luận và biểu quyết sẽ là về việc mở tài khoản của doanh nghiệp, thông tin về chủ tài khoản và người được ủy quyền giao dịch tại ngân hàng

Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc mở tài khoản

Dưới đây là mẫu Biên bản họp hội đồng thành viên về việc mở tài khoản ngân hàng do LVNLAW soạn thảo theo quy định pháp luật hiện hành. Quý khách có thể tham khảo để sử dụng:

CÔNG TY TNHH ……….

—-***—–

Số: ………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—-***—–

Hà Nội, ngày ….   tháng …   năm ……

 

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

CÔNG TY TNHH ……………………………………

(V/v: Mở tài khoản ngân hàng)

–***—

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH …………….

Mã số doanh nghiệp: …………………… 

Địa chỉ trụ sở công ty: ……………………………………………

Hôm nay, vào lúc ….. giờ ….. ngày …. tháng …. năm ………………, tại trụ sở công ty đã tiến hành họp Hội đồng thành viên.

I. THÀNH PHẦN THAM DỰ

Hội đồng Thành viên Công ty gồm:

  1. …………………………… góp ……………………. VNĐ (…………… đồng), tương ứng với tỷ lệ ………% tổng số vốn điều lệ, thể hiện tại Giấy chứng nhận góp vốn số ………/GCN ngày ………………………….;
  2. …………………………… góp ……………………. VNĐ (…………… đồng), tương ứng với tỷ lệ ………% tổng số vốn điều lệ, thể hiện tại Giấy chứng nhận góp vốn số ………/GCN ngày ………………………….

II. BẦU CHỦ TỌA, THƯ KÝ CUỘC HỌP.

Chủ tọa: ……………..

Thư ký: ………………

Mỗi thành viên có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp. Tổng số phiếu biểu quyết là ……………… phiếu. Trong đó:……………… có ………………. phiếu biểu quyết;………………có …………. phiếu biểu quyết;

Các thành viên nắm giữ 100% tổng số phiếu biểu quyết, đủ điều kiện tiến hành theo quy định của pháp luật.

III. NỘI DUNG THẢO LUẬN

–         Mở tài khoản tại Ngân hàng ……………………..

Về việc mở tài khoản tại Ngân hàng ……………………….

– Công ty TNHH ………………….. mở một tài khoản tại Ngân hàng ……………. Tài khoản này được sử dụng vào mục đích ………………………………………….

– Thông tin chủ tài khoản: …………………………………………………………..

– Thông tin người được ủy quyền giao dịch tại ngân hàng: …………………………

IV. BIỂU QUYẾT THÔNG QUA CÁC VẤN ĐỀ

Về việc mở tài khoản tại Ngân hàng ………… của Công ty ………………….

Tổng số phiếu hợp lệ: ……………………. phiếu tương đương …………..% số phiếu biểu quyết;

Tổng số phiếu không hợp lệ: ………. tương đương ………….%  số phiếu biểu quyết;

Tổng số phiếu tán thành: ………………………… phiếu tương đương ……………% số phiếu biểu quyết;

Tổng số phiếu không tán thành: ………… tương đương …………..%  số phiếu biểu quyết;

Tổng số phiếu không có ý kiến: …………… tương đương …………………%  số phiếu biểu quyết

V. CÁC VẤN ĐỀ ĐƯỢC THÔNG QUA

–         Mở tài khoản tại Ngân hàng…………..: Đạt 100% số phiếu biểu quyết

Nội dung cuộc họp đã được các thành viên HĐTV thống nhất thông qua.

Đồng thời, Biên bản này được làm thành ………. bản, có giá trị pháp lý như nhau. Mỗi thành viên giữ một bản, một bản lưu tại trụ sở Doanh nghiệp theo quy định.

Cuộc họp kết thúc lúc ………………………../

CHỮ KÝ CỦA CHỦ TỌA THƯ KÝ CUỘC HỌP

…………………………………………………………………………

Nếu Quý độc giả vẫn còn nhiều vấn đề chưa rõ hay các thắc mắc liên quan đến mẫu biên bản vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo thông tin sau để được để được giải đáp và hướng dẫn chi tiết từ luật sư, chuyên viên của chúng tôi.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Tư vấn hỗ trợ 24/7

Mobile: 1900.0191 – 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn         Website: https://luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

A branch of a foreign trader in Vietnam is a dependent unit of the foreign trader, established and conducting commercial activities in Vietnam following the provisions of Vietnamese law or an international treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a member. These branches are established by foreign traders to expand production business and expand markets in Vietnam. But if these dependent units operate inefficiently, foreign traders often decide to terminate operation (dissolve) them.

Through this article, LVNLAW will present to customers the procedure for terminating branches of foreign traders in Vietnam.

CASE OF TERMINATION OF BRANCH ACTIVITIES

The branch terminates its operation in the following cases:

  • Following the request of foreign traders.
  • The foreign trader terminates its operation under the laws of the country or territory where establishes or registers its business.
  • The term of operation under the branch establishment license expires but the foreign trader does not request an extension.
  • The License for Establishment of the Branch expires without the approval of the License-Issuing Authority for an extension.
  • The branch establishment license is revoked following the law.
  • Foreign traders, branches no longer satisfy one of the conditions for issuance of a branch establishment License.

ORDER AND PROCEDURES FOR SETTLEMENT OF BRANCH TERMINATION

The procedure for branch dissolution must follow the following steps:

Step 1: The foreign trader applies to termination of branch operations directly or by post or online (if applicable) to the licensing agency.

Step 2: Within 03 working days from the receipt of the application, the License-issuing agency shall check and request additional information if the application is incomplete or invalid. The request for additional documents is made at most once during the processing of the application

Step 3: Within 05 working days from the receipt of complete and valid dossiers, the licensing agency is responsible for announcing on its website the termination of the branch’s operation.

Documents include:

  • Notice of termination of branch operation;
  • A copy of the document of the License-Issuing Authority not to renew the License for Establishment of the Branch (in case the operation period expires under the License for Establishment of the Branch without the License-Issuing Authority agreeing to renew it). A copy of the decision on revocation of the branch establishment license of the licensing agency (in case of the branch establishment license is revoked);
  • List of creditors and debts, including tax debts and social insurance contributions;
  • The current list of employees and their respective benefits;
  • Original License for establishment of the branch.

Note: The foreign trader and the head person of the branch are jointly responsible for the truthfulness and accuracy of the application for the termination of the branch’s operation.

Submit:

Foreign traders submit dossiers to licensing agencies. Following the law, the Ministry of Industry and Trade shall grant, re-grant, adjust, extend and revoke the License to establish a branch and terminate the operation of the branch in case the establishment has not been regulated in specialized legal documents.

OBLIGATIONS RELATED TO THE TERMINATION OF THE BRANCH OF ACTIVITIES

In addition to performing procedures for terminating branch operations, foreign traders and branches must publicly declare the operation termination at the branch’s head office and process other obligations as prescribed by law.

Foreign traders whose branches have ceased to operate are responsible for performing contracts, paying debts, including tax debts, and settling all legal benefits for employees who have worked at the branch according to the law provisions.

Procedures for the dissolution of the branch in Vietnam is complicated, time-consuming, and labor-intensive. Therefore, if you have questions about this procedure or need legal assistance, please don’t hesitate to contact LVNLAW 

LVNLAW LAWFIRM & ACCOUNTING

No. K28, lane 68 Trung Kinh, Yen Hoa ward, Cau Giay district, Hanoi

Hotline: 1900.0191 – 1900.0191 

Email: info@luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Mặc dù thuật ngữ nhãn hiệu được pháp luật bảo hộ nhưng đại đa số mọi người lại sử dụng thương hiệu. Bên cạnh đó cũng có không ít người nhầm lẫn chức năng, vai trò của 2 thuật ngữ trên, sử dụng sai cách. Hiểu được điều đó, Azlaw sẽ giúp bạn phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu, cùng tìm hiểu những nội dung trong bài viết dưới đây.

Nhãn hiệu là gì?

Tại khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu (Trademarks) là dấu hiệu được dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Theo luật sửa đổi, bổ sung 2009 nhãn hiệu được phân chia thành các loại sau đây:

Nhãn hiệu tập thể: Dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên, tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. Ví dụ về nhãn hiệu tập thể như Chè Thái Nguyên, vải thiều Lục Ngạn,….

Nhãn hiệu chứng nhận: Là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu đó cho phép các tổ chức, cá nhân sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính như:

  • Xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu
  • Cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ
  • Chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

>>> Ví dụ như: Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn.

Nhãn hiệu liên kết: Là loại nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau, sử dụng cho dịch vụ sản phẩm cùng loại hoặc tương đương nhau hoặc có liên quan đến nhau. Ví dụ: Vingroup, Vinhomes, Vinmec,…

Nhãn hiệu nổi tiếng: Là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam ví dụ như Honda, Adidas,….

Thương hiệu là gì?

Theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO, thương hiệu (Brands) là một dấu hiệu đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ nào đó được sản xuất hoặc cung cấp từ một cá nhân hay tổ chức. Thương hiệu có một số đặc điểm sau:

  • Không xác định được chính xác thời gian tồn tại.
  • Không có các dấu hiệu nhìn thấy dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, chữ viết như nhãn hiệu.
  • Thương hiệu không được Pháp luật bảo vệ mà chỉ được người tiêu dùng công nhận.
  • Thương hiệu được hình thành từ quá trình sản xuất, kinh doanh sử dụng sản phẩm. Hàng hóa, dịch vụ được sử dụng rộng rãi và được nhiều người công nhận thì thương hiệu đó sẽ trở nên nổi tiếng.

Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu

Để giúp bạn dễ dàng phân biệt, Azlaw sẽ giúp bạn so sánh thương hiệu và nhãn hiệu, dưới đây là nội dung chi tiết:

Tiêu chí Thương hiệu Nhãn hiệu
Khái niệm Là dấu hiệu đặc biệt để nhận biết sản phẩm, dịch vụ đó được cung cấp bởi cá nhân, tổ chức nào. Là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm của các cá nhân, tổ chức với nhau.
Căn cứ pháp lý Là thuật ngữ được sử dụng dưới góc độ quản trị doanh nghiệp và marketing. Thương hiệu không được pháp luật bảo hộ Là thuật ngữ pháp lý được sử dụng trong lĩnh vực pháp luật và 1 đối tượng Sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu được xác lập khi chủ sở hữu làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Văn bằng bảo hộ.
Tính chất Vô hình và chúng ta chỉ có thể cảm nhận mà không nhìn thấy được. Là các hữu hình, có thể là chữ cái, hình ảnh hay sự kết hợp tất cả và bạn dễ dàng nhận biết bằng mắt thường
Thời gian bảo hộ và tồn tại Gắn liền với thời gian tồn tại của doanh nghiệp, nó có thể tồn tại ngay cả khi hàng hóa, dịch vụ  đó không tồn tại vì thương hiệu là sự đánh giá của  người dùng Ngắn hơn so với thương hiệu bởi nó được bảo hộ bằng Giấy chứng nhận, pháp luật quy định về thời gian bảo hộ là 10 năm, chủ sở hữu có thể gia hạn, mỗi lần gia hạn là 10 năm và không giới hạn số lần gia hạn. Nó sẽ không tồn tại nếu sản phẩm/dịch vụ đó chấm dứt sự tồn tại.
Sự hình thành Doanh nghiệp sẽ mất nhiều thời gian công sức và tiền bạc. Nó là việc xác định mục tiêu, tuyên bố sứ mệnh, nghiên cứu thị trường,…xây dựng thương hiệu, logo, thông điệp,…Nói đến thương hiệu là nói đến sự hình thành hình tượng hàng hóa trong tâm trí người dùng. Là các dấu hiệu do cá nhân, tổ chức sáng tạo, có khả năng phân biệt với hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức và xác lập quyền sở hữu khi Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận.
Khả năng định giá Là tài sản vô hình nên không thể định giá một cách dễ dàng được. Việc định giá sẽ do các tổ chức, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đó thực hiện. Thương hiệu được định giá qua các bước:

  • Phân khúc thị trường.
  • Phân khúc tài chính
  • Phân khúc nhu cầu
  • Tiêu chuẩn cạnh tranh
Có thể định giá được vì đó là một loại tài sản, được xác lập quyền thông qua việc cấp Văn bằng bảo hộ.
Khả năng xâm hại Mặc dù không được bảo hộ bởi pháp luật nhưng thương hiệu không thể sao chép, bắt chước làm giả, làm nhái ví nó là dấu ấn trong tiềm thức của người dùng. Cao vì có thể sao chép một nhãn hiệu nổi tiếng thành nhãn hiệu có độ phổ biến rộng lên hàng hóa, dịch vụ để thu lợi nhuận.
Ý nghĩa Dùng để xây dựng, phát triển hình ảnh và sản phẩm của doanh nghiệp. Dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức khác nhau

Với các nội dung thông tin trên đây, ít nhiều sẽ giúp bạn phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu. Nếu có bất kỳ đóng góp nào cho bài viết, quý khách hàng hãy comment phía dưới, chúng tôi sẽ tổng hợp và gửi đến bạn trong thời gian sớm nhất.

Công ty TNHH tư vấn LVNLAW chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật đầu tư, pháp chế doanh nghiệp rất hân hạnh được đồng hành cùng Qúy khách hàng trong mọi vấn đề pháp lý.

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Tư vấn hỗ trợ 24/7

Mobile: 1900.0191 – 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn         Website: https://luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Nowadays, the number of foreigners learning about conditions and procedures to buy a house in Vietnam is constantly increasing. Considering the needs of foreigners about owning a house in Vietnam and helping foreigners buy a house in Vietnam conveniently, quickly, and save the most costs incurred during the implementation of the procedure, LVNLAW guides the details of conditions and procedures for foreigners to buy houses in Vietnam are as follows:

Foreigners are entitled to buy houses in Vietnam

According to the provisions of Clause 1, Article 159 of the Law on Housing 2014, foreign organizations and individuals are allowed to own houses in Vietnam, including:

  • Foreign organizations and individuals invest in housing construction under projects in Vietnam following the Law on Housing and relevant laws.
  • Foreign-invested companies, overseas branches, corporate agencies, foreign investment funds, foreign bank branches operating in Vietnam (called ” organizations”).
  • Foreigners are allowed to enter Vietnam.

Forms of homeownership by foreigners in Vietnam

Foreigners are allowed to own houses in Vietnam in two groups of the following forms:

  • Investing in housing construction in projects in Vietnam;
  • Buy, lease-purchase, offer or inherit the apartment buildings or separate houses in housing construction investment projects, except for areas with defense and security functions as prescribed by law.

Note:

+ The form of lease-purchase of a house is that the lessee pays the landlord from 20% of the house value in advance but not more than 50%;

+ The remaining amount to be paid is included in the monthly rent payable to the landlord for a certain period; After the lease-purchase term expires and the remaining amount is paid in full, the lessee has the right to own the house.

Thus, foreigners, including foreign organizations and individuals, are only allowed to buy houses that are apartments or villas, adjacent houses in investment projects on housing construction. Foreigners are not allowed to buy land or houses in residential areas.

Conditions for foreigners to buy houses in Vietnam

For individuals and organizations investing in housing construction under projects in Vietnam, when owning a house in Vietnam, they must satisfy the following conditions:

  • Have an investment certificate
  • There are houses built in the project according to the provisions of the law on housing.

Foreign organizations being foreign-invested enterprises, branches, representative offices of foreign enterprises, foreign investment funds, and foreign bank branches operating in Vietnam must satisfy the following conditions when buying a house in Vietnam:

  • Own an Investment Certificate or a document proving being allowed to operate in Vietnam ( the Investment Certificate) issued by a competent Vietnamese state agency.

For foreign individuals buying houses in Vietnam:

  • To be allowed to enter Vietnam and not be entitled to diplomatic and consular privileges and immunities as prescribed by law.

Foreigners are only allowed to own houses when:

  • Only buy, rent-purchase, receive as gifts, inherit and own no more than 30% of the number of apartments in an apartment building. If it is a separate house, including villas and adjacent houses, in an area with a population equivalent to a ward-level administrative unit, only buy, rent-purchase, receive as a gift, inherit and own no more than two hundred and fifty houses.

Term of house ownership by foreigners in Vietnam

  • For foreign individuals, are entitled to own houses as agreed upon in contracts for purchase, sale, lease-purchase, donation, or inheritance, but for a maximum of 50 years from the date of issuance of the Certificate of Inheritance and can be extended according to the Government’s regulations if required; the house ownership term must be clearly stated in the Certificate;
  • In case a foreign individual marries a Vietnamese citizen or marries a Vietnamese residing overseas, he/she is entitled to own a stable and long-term house and has the same rights as a house owner as a Vietnamese citizen.
  • Foreign organizations shall own houses as agreed in the contract of sale, purchase, lease-purchase, donation, or inheritance of houses, but not exceeding the time limit stated in the Investment Certificate, including for an extended period. The house ownership period is counted from the date of the granting of the Certificate.

Order and procedures when foreigners buy houses in Vietnam

Step 1: Sign the contract

Step 2: Notarize and authenticate the contract.

Step 3: Apply for a certificate

With the agreement of all parties,  only one side submits a dossier to request the competent state agency to issue a certificate for this house. For the case of purchase or lease-purchase of an apartment by the project investor, the investor is responsible for carrying out the procedures for the competent state agency to issue the Certificate to the buyer or the lessee, except for the purchaser, the lessee voluntarily carries out the process to apply for a certificate.

Procedures for transferring commercial housing purchase and sale contracts for foreigners

According to the provisions of Clause 2, Article 123 of the Law on Housing 2014 and Article 32 of Circular 19/2016/TT-BXD, if the commercial house investor has not yet applied to issue the Certificate, the transferee is responsible for fulfilling all obligations under the house purchase and sale contract signed with the investor.

The order and procedures for transferring commercial housing purchase and sale contracts are specified in Article 33 of Circular 19/2016/TT-BXD as follows:

Step 1: Make a contract transfer document

– Quantity: The written transfer of the signed contract by both parties is made into 06 copies (03 copies for the investor, 01 copy for the tax authority, 01 copy for the transferor, and 01 copy for the transferee). )

– The notary and the notary agency must keep one copy in case the contract transfer document must be authenticated

Step 2: Notarize or authenticate the contract

– In case the transferor of the house purchase and sale contract is not a company or cooperative that has the function of doing real estate business following the law on real estate, the document on the transfer of the contract must be notarized or authenticated.

– The transferor of the apartment purchase and sale contract is a company or cooperative with the function of the real estate business, the notarization of the lease contract is optional but agreed upon by the parties themselves.

– Notarization location: Notarization at the Office / Notary Public in the province or central city.

Step 3: Declare taxes, fees, and charges

Step 4: Ask the investor to confirm this in the contract transfer document

Step 5: Apply for the certificate

(If the commercial housing purchase and sale contract has been agreed with the investor, voluntarily carry out the procedures for granting a certificate to the competent state agency).

The above is the full content of detailed regulations on conditions, order, and procedures applied in case foreigners buy or transfer houses in Vietnam.

For detailed advice and assistance in carrying out the procedure, please don’t hesitate to contact LVNLAW via hotline 1900.0191 – 1900.0191 or email info@luatlvn.vn for support.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

In recent years, Vietnam has become an attractive destination to attract investors. However, due to the impact of the Covid pandemic on the global economy, investors faced many difficulties in implementing investment project goals, leading to the inefficient operation of FDI enterprises. Facing that situation, terminating investment projects and dissolving the enterprise is the most inevitable and optimal choice. The dissolution of enterprises, especially foreign-invested enterprises, is very complicated. Therefore, to help customers better understand this issue, please read the following article.

CASES AND CONDITIONS FOR DISSOLUTION OF ENTERPRISES

An enterprise is dissolved in the following cases:

  1. The operation term stated in the company’s charter expires without a decision on extension;
  2. According to resolutions and decisions of the business owner for private enterprises, of the Members’ Council for partnerships, of the Members’ Council, of the company owner for limited liability companies, of the General Meeting of Shareholders for joint-stock companies;
  3. The company no longer has the minimum number of members as prescribed by this Law for 06 consecutive months without carrying out procedures for transformation of enterprise type;
  4. The certificate of enterprise registration is revoked unless otherwise provided by the Law on Tax Administration.

– An enterprise may only be dissolved when it ensures payment of all debts and other property obligations and is not in the process of settling disputes at Court or Arbitration. The relevant manager and the enterprise specified at point d) above are jointly responsible for the debts of the enterprise.

ORDER, PROCEDURES FOR DISSOLVING ENTERPRISES

Step 1: Terminate the operation of the investment project

  • An FDI owning an Investment Registration Certificate must, in addition to carrying out the procedures for dissolution of the enterprise, also notify the termination of operation of the investment project to the investment registration authority.
  • Within 15 days from the decision to terminate the operation of the investment project, the investor shall send the decision together with the Investment Registration Certificate to the competent investment registration agency.

Step 2: The enterprise passes a resolution and a decision to dissolve the enterprise

  • A decision on dissolution of a foreign-invested company must include the following principal details:
  • Name and address of the head office of the enterprise;
  • Reason for dissolution;
  • Time limit and procedures for contract liquidation and payment of debts of the enterprise;
  • The plan to handle obligations arising from the labor contract;
  • Full name and signature of the company owner, Chairman of the Members’ Council, Chairman of the Board of Directors.

Step 3: The Members’ Council or the company’s owner, the Board of Directors shall directly organize the liquidation of the enterprise’s assets unless the company’s charter provides for the establishment of a separate liquidation organization;

Step 4: The resolution, the decision on dissolution, and meeting minutes must be sent to the business registration agency, tax agency, and employees in the enterprise within 07 working days from the adoption. Resolutions and decisions on dissolution must be posted on the National Enterprise Registration Portal and publicly listed at the enterprise’s head office, branches, and representative offices. The business registration authority must notify the status of the enterprise on the National Enterprise Registration Portal after receiving the resolution or decision on the dissolution of the enterprise.

Step 5: Pay the debts of the enterprise in the following order of priority:

  • Salary arrears, severance allowance, social insurance, health insurance, unemployment insurance as prescribed by law and other benefits of employees under the collective labor agreement and labor contract signed act;
  • Tax debt;
  • Other debts;

After the dissolution costs and debts have been paid, the remainder shall be divided among members, shareholders, or company owners in proportion to their ownership of contributed capital or shares.

Step 6: The legal representative of the enterprise shall send the enterprise dissolution dossier to the business registration agency within 05 working days from the date of payment of all debts of the enterprise.

FOREIGN INVESTMENT CORPORATION DOCUMENTS

An enterprise dissolution dossier includes the following documents:

  • Notice of enterprise dissolution;
  • Report on liquidation of corporate assets; the list of creditors and the amount of debt paid, including payment of all tax debts and social insurance, health insurance, and unemployment insurance premiums for employees after the decision to dissolve the business occupation (if any).

NOTES 

  • In case the enterprise uses the seal issued by the police agency, the enterprise shall return the seal and certificate of seal sample registration to the police office for a certificate of seal withdrawal.
  • Enterprises check and close foreign direct investment capital accounts during the process of enterprise’ dissolution
  • Investors liquidate the investment project by themselves according to the provisions of the law on asset liquidation when the investment project terminates its operation.
  • The handling of land use rights and land-attached assets upon termination of operation of an investment project shall comply with the provisions of the land law and other relevant laws.

Procedures for the dissolution of foreign-invested enterprises are complicated, time-consuming, and labor-intensive. Therefore, if you have questions about this procedure or need legal assistance, please don’t hesitate to contact LVNLAW:

LVNLAW LAWFIRM & ACCOUNTING

K28, Alley 68 Trung Kinh, Yen Hoa, Cau Giay, Hanoi

Tel: 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn

Website: https://luatlvn.vn/

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Góp vốn thành lập doanh nghiệp tuy nói dễ mà khó. Trong nhiều trường hợp đăng kí thành lập doanh nghiệp xong và được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, nhiều công ty vẫn có sự điều chỉnh về vốn và thành viên. Vì thế  họ lại phải đăng kí thay đổi nội dung đăng kí doanh nghiệp. Sự kiện này lại thường xảy ra không ít tranh chấp. Hãy cùng LVNLAW đồng hành với anh N.T.Đ trong vụ án tranh chấp của anh với công ty TNHH SMM.

Góp vốn thành lập doanh nghiệp

Vợ chồng anh P.T.H, chị N có kế hoạch mở công ty và đã thuyết phục anh Đ (anh trai chị N) góp vốn 1 tỷ đồng, còn anh P.T.H sẽ góp 2 tỷ đồng. Sau khi thành lập công ty TNHH SMM, Chị N có đưa cho anh Đ xem giấy Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp đề ngày 1/4/2014 và danh sách thành viên góp vốn. Chị N buộc anh Đ phải làm giấy cam kết góp vốn. Ngày 11/4/2014 anh Đ đã làm giấy giao tiền cho chị N là kế toán Công ty SMM. Chị N đã chuyển số tiền trên vào tài khoản của Công ty SMM  tại Ngân hàng Agribank chi nhánh huyện D.  

Tranh chấp xảy ra sau khi thành lập doanh nghiệp

Anh Đ cho rằng vợ chồng anh H vẫn đang kinh doanh. Tuy nhiên vừa qua anh Đ biết được vợ chồng anh H đã ly hôn, phân chia tài sản chung trong công ty SMM nhưng không báo cho anh biết. Đồng thời anh Đ cũng phát hiện anh H làm khống thủ tục hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp của anh Đ và  đưa anh Đ ra khỏi danh sách thành viên góp vốn của Công ty SMM, nhằm chiếm đoạt khoản tiền góp vốn của anh Đ. Anh Đ đã tìm đến LVNLAW chia sẻ vụ việc này, nhờ tư vấn và đại diện anh khởi kiện công ty TNHH SMM. Anh yêu cầu Tòa án buộc Công ty SMM  trả lại số tiền 1 tỷ đồng. Công ty SMM thực chất do vợ chồng anh H, chị N nắm giữ, quản lý nên Công ty SMM phải có trách nhiệm trả cho anh Đ số tiền nêu trên trước khi vợ chồng anh H, chị N ly hôn phân chia tài sản.

Quá trình tranh tụng và bảo vệ quyền lợi của anh N.T.Đ của luật sư LVNLAW

Sau khi thu thập các bằng chứng cùng với thông tin mà anh Đ cung cấp, luật sư của LVNLAW đã khởi kiện công ty TNHH SMM

 Trình bày của bị đơn

 Tại phiên tòa, người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH SMM là anh P.T. H đã trình bày:

Ngày 1/4/2014 công ty TNHH  SMM được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH 2  thành viên trở lên. Khi lập hồ sơ đăng kí thành lập doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền, công ty SMM đăng ký thành viên góp vốn gồm có anh P.T.H và anh N.T.Đ. Anh H là người đại diện theo pháp luật – chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty.

Khi thành lập công ty TNHH 2 thành viên,anh P.T.H tìm đối tác góp vốn và tự hoàn thiện thủ tục thành lập Công ty. Quá trình lập hồ sơ và tiến hành thành lập doanh nghiệp thì các thủ tục, giấy tờ, chữ ký đều do anh H tự làm ký thay cho anh Đ. Anh H cho rằng toàn bộ vốn khi thành lập và hoạt động đều do Công ty vay. 

Đến năm 2017, anh N.V.H cam kết góp vốn 3 tỉ vào công ty SMM, khi anh N.V.H cam kết góp vốn thì việc nhờ tên anh Đ không cần thiết nữa, vì vậy ngày 18/2/2017 anh H đã làm hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp của anh Đ sang cho anh Trần Văn H. Anh Đ khởi kiện và cho rằng Công ty SMM  đã làm hợp đồng và giả mạo chữ ký của anh Đ để chuyển nhượng phần vốn góp.  Công ty SMM  thừa nhận hợp đồng ngày 18/2/2017 là hợp đồng không có thật, do Công ty SMM làm khống, chỉ là biên bản hợp thức hóa việc góp vốn của anh Trần Văn H và thủ tục xin thay đổi giấy chứng nhận đăng kí thành lập  doanh nghiệp , chứ anh Đ không có góp vốn, không có vốn trong Công ty SMM.

Về yêu cầu khởi kiện của anh Đ thì công ty SMM khẳng định rằng anh Đ không phải là thành viên công ty, anh Đ không có góp vốn 1 tỷ như anh Đ trình bày vì chị N có nhận tiền nhưng chị N không phải là người đại diện theo pháp luật và công ty SMM cũng không ủy quyền chị N thực hiện công việc nhận tiền vốn góp của anh Đ. Vì vậy, Công ty SMM không chấp nhận yêu cầu của anh Đ đối với yêu cầu buộc Công ty SMM trả lại số tiền 1 tỷ đồng.

Yêu cầu của nguyên đơn – anh N.T.Đ

Ngày 5/5/2019 theo yêu cầu của anh Đ, luật sư của LVNLAW có đơn thay đổi yêu cầu khởi kiện và tại biên bản làm việc cùng ngày 05/5/2019 (nguyên đơn khẳng định xin rút lại yêu cầu khởi kiện ban đầu, ngày 12/7/2018 không yêu cầu Công ty SMM trả lại số tiền 01 tỷ mà đề nghị: Hủy hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp đề ngày 18/02/2017 giữa anh Đ và anh N.V.H và hủy Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có tên thành viên  anh N.V H. Khôi phục lại tư cách thành viên của anh Đ trong Công ty SMM.

Trong qua trình tranh tụng tại tòa, từ những bằng chứng và những lí lẽ xác đáng,  luật sự của LVNLAW đã chỉ ra những sai phạm của công ty TNHH SMM trong quá trình đăng kí thay đổi vốn điều lệ và thành viên  góp vốn của công ty. LVNLAW thành công  bảo vệ được quyền lợi của anh N.T.Đ

Quyết định của tòa án

Sau khi xem xét các chứng cứ, trình bày của nguyên đơn, bị đơn và người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Tòa án đã ra quyết định:

– Hủy Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp ngày 18/02/2017 giữa anh N.T.Đ và anh N.V.H

– Hủy Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, có tên thành viên anh N.V. H.

– Khôi phục lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty TNHH xây dựng cầu đường SMM. Trong đó anh P.T.H – Chủ tịch Hội đồng thành viên của Công ty TNHH xây dựng cầu đường SMM với tư cách là người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH xây dựng cầu đường SMM, anh N.T. Đ là thành viên của Công ty TNHH xây dựng cầu đường SMM.

Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp của LVNLAW

LVNLAW cam kết rằng mọi vấn đề của khách hàng đều được tìm cách giải quyết. Đội ngũ Luật sư tư vấn thành lập doanh nghiệp  có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và nỗ lực giải quyết mọi khó khăn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp  cho khách hàng. Tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực đầu tư và pháp chế doanh nghiệp, LVNLAW rất hân hạnh được đồng hành cùng Quý khách hàng trong mọi vấn đề pháp lý.

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW
Tư vấn hỗ trợ 24/7
Mobile: 1900.0191; 1900.0191
Email: info@luatlvn.vn Website: https://luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

In the globalization integration, Vietnam is becoming an attractive destination attracting many foreigners to live and work. So the demand to buy houses and buy land also increases. It raises many questions such as  “Can foreigners buy houses and land in Vietnam? ” or “What are the conditions for foreigners to own the property in Vietnam? ”. Let’s answer these questions with LVNLAW in the article below.

Nowadays, foreigners are understood to include two subjects: foreigners residing in Vietnam and foreigners not residing in Vietnam. The foreigners residing in Vietnam are foreign citizens and stateless people permanently or temporarily in Vietnam (according to Clause 5, Article 3 of the Law on Vietnamese Nationality 2008).

CAN FOREIGNERS BUY LAND IN VIETNAM?

According to Article 5 of the 2013 Land Law, The State stipulates who is allowed to use, lease land, and recognized land use rights includes:

  • Domestic organizations include state agencies, units of the people’s armed forces, political organizations, socio-political organizations, economic organizations, socio-political-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations, public non-business organizations, and other organizations as prescribed by civil law (named ” organizations” );
  • Domestic households and individuals (named ” households and individuals “);
  • Residential community includes the Vietnamese community living in the same village, hamlet, quarters, and similar residential areas with the same customs, habits, or lineage.
  • Religious establishments include pagodas, churches, chapels, sanctuaries, Buddhist recitation halls, monasteries, religious schools, headquarters of religious organizations, and other religious establishments;
  • Foreign organizations with diplomatic functions include diplomatic missions, consular offices, and other foreign representative offices with diplomatic functions recognized by the Vietnamese Government; representative office of an organization of the United Nations, an intergovernmental agency or organization, a representative office of an intergovernmental organization;
  • Vietnamese people residing abroad under the law on nationality;
  • Enterprises with 100% foreign-invested enterprises. The joint-venture and Vietnamese enterprises that the foreign investors purchase, merge, or repurchase follow the law on foreign investment.

Furthermore, Article 169 of the Land Law stipulates the recipients of land use rights as follows:

  • Households and individuals may receive the transfer of agricultural land use rights through the transfer of land use rights specified at Point b, Clause 1, Article 179 of this Law;
  • Economic organizations, households, and individuals may receive the land use rights through the transfer of land use rights, except for the case specified in Article 191 of this Law. The overseas Vietnamese may receive land use rights transfer through the transfer of land use rights in industrial parks, industrial clusters, export processing zones, hi-tech parks, and economic zones. Foreign-invested enterprises may receive the transfer of investment capital which is the value of land use rights according to the Government’s regulations;
  • Organizations, households, individuals, and communities may receive land use right transfer through the donation of land use rights according to the Provisions of Point c, Clause 2, Article 174 and Point e, Clause 1, Article 179 of this Law, except for the case specified in Article 191 of this Law;
  • Organizations, households, individuals, and communities may receive land use right transfer by inheritance of land use rights;
  • Overseas Vietnamese who are eligible to own houses in Vietnam following the law on housing may receive and transfer residential land use rights through the form of purchase, lease-purchase, inheritance, or donation for housing with residential land use rights or receiving residential land use rights in housing development projects;
  • Economic organizations and joint-venture enterprises receive land use right transfer by receiving capital contribution in the form of land use rights;
  • Organizations, households, individuals, residential communities, religious establishments, and overseas Vietnamese may receive land use rights through land allocation by the State; foreign-invested enterprises receive land use rights through the State’ allocation of land for the implementation of investment projects to build houses for sale or sale in combination with lease;
  • Economic organizations, self-financed public non-business organizations, households, individuals, overseas Vietnamese, foreign-invested enterprises, foreign organizations with diplomatic functions receive land use rights through land lease by the State;
  • Organizations, households, individuals, residential communities, and religious establishments may receive land use rights through the State’s recognition of land use rights for land being used stably;
  • Organizations, households, individuals, overseas Vietnamese, and foreign-invested enterprises may receive land use rights according to the results of successful conciliation of land disputes granted by the People’s Committees of Vietnam; agreement in the mortgage contract for debt settlement; decisions of competent state agencies on settlement of land disputes, complaints, and denunciations about land, decisions or judgments of people’s courts, judgment enforcement decisions of judgment enforcement agencies; a document recognizing that the auction results of land use rights are under the law; documents on the division of land use rights under the law for households or groups of people with common land use rights;
  • Residential communities and religious establishments may receive land use rights according to successful conciliation results on land disputes recognized by competent People’s Committees; decisions of competent state agencies on settlement of land disputes, complaints, and denunciations about land, decisions or judgments of people’s courts, judgment enforcement decisions of judgment enforcement agencies. 

Thus, from the above provisions, the foreigners are not eligible to receive land use rights transfer (called “land purchase”) in Vietnam.

CAN FOREIGNERS BUY HOUSES IN VIETNAM?

According to Article 159 of the 2014 Housing Law, foreign individuals are allowed to own houses and form of house ownership in Vietnam, as follow:

– Foreign individuals entitled to own houses in Vietnam include:

  • Foreign individuals investing in housing construction under projects in Vietnam following this Law and relevant laws;
  • Foreign individuals are allowed to enter Vietnam.

– Foreign individuals may own houses in Vietnam through the following forms:

  • Invest in housing construction projects in Vietnam following this Law and relevant laws;
  • Purchase, lease-purchase, gift, or inheritance of commercial housing, including apartments and separate houses in housing construction investment projects, except for areas ensuring national defense and security as prescribed Government.

Thus, foreigners are allowed to own houses in commercial housing construction investment projects, except for areas ensuring national defense and security.

However, to own a house in Vietnam, a foreigner needs to satisfy the following conditions:

  • Foreign individuals investing in housing construction under projects in Vietnam must have an investment certificate and have a house built in the project following this Law and relevant laws.
  • Foreign individuals permitted to enter Vietnam must be allowed to enter Vietnam and not be entitled to diplomatic and consular privileges and immunities as prescribed by Vietnamese law.

DOCUMENTS PROVING OBJECTS AND CONDITIONS TO OWN HOUSE IN VIETNAM

According to Article 74 of Decree 99/2015/ND-CP, documents proving the subjects and conditions to own houses in Vietnam include:

  • Foreign individuals must have a valid passport with an entry verification stamp of the immigration of Vietnam and are not entitled to diplomatic privileges and immunities under law regulations on privileges and immunities for diplomatic missions, consular offices, and representative offices of international organizations in Vietnam.

Above is LVNLAW’s answer on whether foreigners can buy houses or buy land in Vietnam. If you have any questions or need legal assistance, please don’t hesitate to contact us at Hotline 1900.0191 or email info@luatlvn.vn 

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

In recent years, the flow of foreign workers into Vietnam has continuously increased sharply. Foreign workers have an important role in enterprise development in Vietnam. In that context, employers need to pay attention to the issues when using foreign resources effectively to avoid unnecessary legal risks.

FIRSTLY, THE WORK PERMIT OF FOREIGN WORKERS.

According to the current Vietnamese law, foreign workers come to work in Vietnam following one of two cases:

  • Not subject to work permit issuance;
  • Must have a work permit

In both cases, the enterprise employing foreign workers must carry out the procedures for applying for a work permit or certifying that the foreign worker is not eligible for a work permit at the Department of Labor, War- invalid and social Affairs.

In case the foreign workers are not subject to work permits, including:

  • Being the owner or capital contributor of a limited liability company with a capital contribution value of 3 billion VND or more.
  • Being the Chairman of the Board of Directors or a member of the Board of Directors of a joint-stock company with a capital contribution value of 3 billion VND or more.
  • Being on mission within enterprises within 11 service industries in Vietnam’s service commitment schedule with the World Trade Organization, including business, information, construction, distribution, education, environment schools, finance, health, tourism, culture, entertainment, and transportation.
  • Enter Vietnam to provide professional and technical consulting services. To perform other tasks for research, development, appraisal, monitoring and evaluation, program management and implementation, projects using official development assistance (ODA) according to regulations or agreements in international treaties on ODA signed between Vietnamese and foreign competent agencies.
  • Be licensed by the Ministry of Foreign Affairs to operate information and press in Vietnam following the law.
  • Being sent to Vietnam by a competent foreign agency or organization to teach and conduct research at an international school under the management of a foreign diplomatic mission or the United Nations; establishments and organizations established under agreements that Vietnam has signed or joined.
  • Volunteers specified in Clause 2, Article 3 of Decree 152/2020/ND-CP.
  • Enter Vietnam to work as a manager, executive director, expert or technical worker for less than 30 days and no more than three times a year.
  • Enter Vietnam to implement international agreements signed by central and provincial agencies and organizations following the law.
  • Pupils and students studying at overseas schools and training institutions have agreements on internships in agencies, organizations, and enterprises in Vietnam; Trainees on Vietnamese ships.
  • Relatives members of foreign representative missions in Vietnam specified at Point l, Clause 1, Article 2 of Decree 152/2020/ND-CP.
  • To be the head of a representative office or projector to take responsibility for non-governmental organizations in Vietnam.
  • Enter Vietnam with a term of fewer than three months to make a service marketing.
  • Enter Vietnam for less than three months to handle problems, technical situations, complex technologies affecting production and business that Vietnamese experts and experts in Vietnam need to do. Foreigners currently in Vietnam cannot handle it.
  • Being a foreign lawyer granted a license to practice law in Vietnam following the Lawyers’ Law.
  • The case according to the provisions of international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
  • The foreigners marry Vietnamese and live in Vietnamese territory.

 In case the employee must have a work permit

In case the employee must have a work permit, the enterprise should pay attention to applying for a work permit at the Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs or the Department of Labor – War Invalids and Social Affairs at least 15 days in advance from the date the foreign worker start working in Vietnam

SECONDLY, PERSONAL INCOME TAX (PIT):

Foreign employees working in Vietnam must pay personal income tax. PIT for foreign workers is applied to wages and salaries. There are two cases: resident employees and non-resident employees. You can find out more here:

How to identify individuals residing and not residing in Vietnam

– A foreign individual residing in Vietnam satisfy the following conditions:

  1. Being present in Vietnam for 183 days or more in a calendar year or 12 consecutive months from the first day of presence in Vietnam, in which the arrival and departure dates are counted as one (01) day. The arrival and departure dates are stamped on the passport (or travel document). In case of entry and exit on the same day, counted as one day of residence.
  2. Having a regular place of residence in Vietnam in one of the following two cases:
    • Have a regular place of residence stated in the Permanent Residence Card issued by a competent agency of the Ministry of Public Security.
    • Have a rented house to live in Vietnam, according to the provisions of the law on housing. And the term of the lease contract from 183 days or more in the tax year. 

–  A foreign individual not residing in Vietnam does not satisfy the above conditions. 

Expenses related to wages and salaries are deducted from the enterprise’s taxable income. 

The house rental expenses for foreign workers in Viet Nam: If the enterprise must pay the house payment expenses to the employees, the enterprise should note that there must be sufficient invoices and proof. This expense will be counted as a deductible expense when determining the enterprise’s taxable income. 

The expenses tuition fees for children of foreign workers in Vietnam: The enterprise’s labor contract clearly states this expenditure ( this payment is not contrary to the provisions of the law). The enterprises need to have sufficient invoices and documents as prescribed by law. 

THIRDLY, LABOR CONTRACTS WITH FOREIGNERS 

After granting a foreign worker’s work permit, the enterprise and the foreign worker must sign a written labor contract under Vietnamese labor law before the expected date of working. 

The labor contract content depends on the needs of Vietnamese enterprises to use foreign workers and the agreement of the two parties. 

FOURTHLY, SOCIAL INSURANCE PAYMENT

Employees who are foreign citizens working in Vietnam with a work permit or a practicing certificate issued by a competent Vietnamese agency are entitled to participate in compulsory social insurance according to regulations of the Government.

Regarding the payment level, enterprises note the following:

  • Employee’s contribution rate: From January 1, 2022, employees participating in compulsory social insurance are responsible for paying 8% of their monthly salary to the retirement and survivorship fund.
  • The employer’s contribution rate: From January 1, 2022, the employer shall make monthly contributions on the employee’s monthly salary on which social insurance premiums as follows: Contribution of 3% to the sickness and maternity fund; 0.5% to the labor accident and occupational disease fund and 14% to the retirement and survivorship fund.

With extensive experience in consulting for hundreds of domestic and foreign companies, LVNLAW is committed to providing customers with professional and in-depth legal consulting services in all fields.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Tranh chấp nghĩa vụ cấp dưỡng là một vấn đề thường xuyên xảy ra và rất khó giải quyết phát sinh của các cặp vợ chồng sau khi ly hôn. Với mong muốn tạo điều kiện sáng tốt nhất cho con nhỏ, pháp luật đã quy định nghĩa vụ cấp dưỡng của bên không trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau mà ngày càng có nhiều tranh chấp nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh. Mong rằng việc LVNLAW chia sẻ câu chuyện dưới đây sẽ giúp cho những độc giả đang gặp tình cảnh tương tự có thể đưa ra được những định hướng cho bản thân trong tương lai. 

Câu chuyện của khách hàng sau khi ly hôn

Vào một buổi chiều cuối năm 2021, một vị khách cũ của đã từng sử dụng dịch vụ thuận tình ly hôn trọn gói của LVNLAW đã liên hệ và nhờ về vấn đề cấp dưỡng phát sinh sau quá trình ly hôn mà rất nhiều người đã từng gặp phải. Theo như lời chị N.T.T.A (40 tuổi) chia sẻ, chị và chồng mình là anh S đã thuận tình ly hôn, thống nhất giao hai con chung là cháu C.T.A sinh ngày 20/01/2008 và cháu C.V.A sinh ngày 22/7/2012 cho bà nuôi dưỡng, việc cấp dưỡng cho con cả hai tự thỏa thuận. Tuy nhiên, sau ly hôn do sự mâu thuẫn về việc phân chia tài sản chung khiến chị A và anh S cũng không thể thỏa thuận được vấn đề cấp dưỡng nuôi con. 

 

Chính vì vậy, chị A tìm đến LVNLAW với mong muốn đội ngũ luật sư của công ty sẽ giúp chị lo liệu mọi thủ tục pháp lý trong quá trình khởi kiện yêu cầu ông S cấp dưỡng nuôi 2 con. Đồng thời có thể nhận được mức cấp dưỡng 1.000.000 đồng/tháng/người và thời gian cấp dưỡng tính từ thời điểm ly hôn đến khi các con tròn 18 tuổi.  

Quy trình giải quyết vụ việc của đội ngũ luật sư LVNLAW

Nhằm nhắm nắm rõ tình huống, LVNLAW đã tiến hành liên lạc và nói chuyện với anh S. Theo như những gì anh chia sẻ thì mức cấp dưỡng mỗi cháu 1.000.000 đồng/tháng là quá khả năng và anh chỉ đồng ý cấp dưỡng cho con trai là cháu C.V.A với mức 500.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, LVNLAW nhận thấy có nhiều mâu thuẫn trong lời chia sẻ của anh S, vì mức lương hiện tại của anh dao động trong khoảng 10.000.000- 15.000.000 đồng. Không thể lấy lý do là không đủ khả năng kinh tế để trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng được. 

Với những lý do trên, ngay sau khi ký kết hợp đồng dịch vụ với chị A, LVNLAW đã ngay lập tức tiến hành hoàn thiện hồ sơ và khởi kiện yêu cầu anh S cấp dưỡng cho con chung với chị A ra Tòa. 

 Căn cứ theo khoản 2 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con”, LVNLAW cho rằng anh S không trực tiếp nuôi con nên việc chị A là người trực tiếp nuôi con yêu cầu anh S cấp dưỡng cho con chung là có căn cứ theo quy định của pháp luật

 Và LVNLAW cũng đưa ra lập luận trước Tòa rằng, mức yêu cầu cấp dưỡng cho mỗi cháu 1.000.000 đồng/tháng là hoàn toàn phù hợp, nếu không muốn nói là khá thấp so với chi phí sinh hoạt cơ bản cho trẻ em hiện nay. 

Kết quả công việc 

Sau quá trình làm việc nghiêm túc và không biệt mệt mỏi của đội ngũ luật sư ly hôn LVNLAW, những mong mỏi của chị A đã được đền đáp. Hội đồng xét xử đã căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 82, khoản 1 Điều 83 Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã buộc anh S có nghĩa vụ cấp dưỡng cho 02 con chung, mỗi người là 1.000.000 đồng/tháng đến khi các cháu đủ 18 tuổi.   

Dịch vụ luật sư ly hôn TRỌN GÓI của LVNLAW

Trên thực tế, không chỉ có mình chị A gặp phải tình huống như trên, mà rất nhiều khách hàng đã tìm đến LVNLAW với mong muốn được tư vấn và hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh sau khi ly hôn trong đó có tranh chấp về cấp dưỡng. Hiện tại, LVNLAW cung cấp trọn gói dịch vụ luật sư ly hôn với mức giá ưu đãi và nhiều hoạt động hướng dẫn, tư vấn miễn phí trước, trong và sau quá trình giải quyết việc ly hôn. 

LVNLAW cam kết rằng mọi vấn đề của khách hàng đều được đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm tìm cách giải quyết. Nếu có khó khăn và vướng mắc trong cuộc sống hôn nhân, bạn đọc đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay đến chúng tôi để được nhận sự hỗ trợ kịp thời theo địa chỉ: 

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Tư vấn hỗ trợ 24/7

Mobile: 1900.0191 – 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn         Website: https://luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

The joint venture between Vietnam and foreign companies is one of the investment forms in Vietnam that many foreign investors choose. Currently, in Vietnam, there are three forms of joint ventures prescribed by law, including:

  • Joint venture in the form of business cooperation contract (BCC)
  • Joint venture in the form of jointly contributing capital to establish an economic organization in Vietnam
  • Joint venture in the form of foreign investors contributing capital, buying shares of Vietnamese companies.

This form of investment has many advantages. The participation of many investors will help investors limit their weaknesses and promote their strengths to develop their businesses sustainably. Besides, it promotes the investment process, improves the efficiency of capital. When the foreign investors have the experience limitation about the domestic market, they can cooperate with domestic enterprises and investors who understand the consumption habits of consumers, domestic market factors.

In addition to earning profits from the main business activities of the enterprise, foreign investors can also benefit from joint ventures with other enterprises. When the enterprise is profitable, the joint venture members will be entitled to a share of the profits. However, they will also be liable to the extent of their contributed capital when the business is operating inefficiently.

However, investors need to keep a few points when choosing to invest in this form. Below, LVNLAW summarizes important notes that investors need to check before deciding to invest in this form:

Firstly, in terms of the percentage of ownership of charter capital. Some industries specified in the Law on Investment and international treaties to which Vietnam is a member have regulations on limiting the percentage of charter capital ownership of foreign investors.

For example: Regarding the cargo transportation services, the foreign investor’s share of charter capital must not exceed 51%.

Secondly, in terms of investment forms, in certain industries, investors are only allowed to invest in certain forms.

For example: Regarding the video game business services, foreign investors are only allowed to invest in the form of a business cooperation contract or a joint venture with a Vietnamese partner who has been authorized to provide this service.

The investors need to strictly comply with the regulations on investment forms following the Vietnamese law and international treaties to which Vietnam is a member.

Thirdly, when choosing a partner to join the joint venture, investors should learn about the partner carefully and consider the required legal conditions related to the Vietnamese partner.

For example, the services such as advertising, film production, and video game business require a Vietnamese partner licensed to operate in these fields. 

In addition, foreign investors should also pay attention to the scope of activities of the joint venture. Because many business lines require conditions for foreign investors, it may cause difficulties in investment legal procedures.

Regarding the documents to be prepared to carry out investment procedures in the form of a joint venture, the investor needs to prepare the following documents:

  • A copy of the passport ( the investor is an individual)
  • A copy of the Certificate of Establishment (the investor is an organization)
  • Documents proving the investor’s financial capacity: Financial statements of the last two years, Confirmation of bank account balance, capital funding decision of the headquarter, documents to ensure loan provision of bank
  • BCC contract (if the investment is in the form of signing a BCC contract)

In addition, there are other legal documents according to the prescribed form.

Depending on whether the project is located outside or inside the industrial park, the implementation of procedures is realized at the Department of Planning and Investment or the Management Board of Industrial Parks, 

The article refers to the notices when investing in the form of a joint venture. If you have any questions or need legal support related to investment activities in Vietnam, please don’t hesitate to contact us at Hotline 1900.0191 or email info@luatlvn.vn for advice.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

One of the factors to implement an investment project is that the investor must choose a location for the project implementation. In other words, the choice of office and factory is one of the issues that investors need to pay attention to from the beginning. The following article will help customers find out the issues investors need to pay attention to before signing a contract to rent a factory or office.

CONDITIONS OF FACTORY, OFFICE FOR LEASE

Before signing a lease contract, investors need to consider the office or factory satisfy the following conditions:

  • Owning registered ownership of houses and construction works attached to land in the certificate of land use right. For existing houses and constructions in real estate investment and business projects, a certificate of land use rights is required following the provisions of the law on land;
  • There is no dispute over land use rights, ownership of houses, and construction works attached to the land;
  • Not to be distrained to ensure judgment enforcement.

Based on the above conditions, investors need to carefully check the documents proving the ownership and right to lease the factory, office, and related licenses.

CONDITIONS OF THE LEADER OF FACTORY, OFFICE

In addition to checking the condition of the property, the investor also needs to verify the situation of the lessor as follows:

The Organizations and individuals doing real estate business must establish enterprises or cooperatives (hereinafter referred to as ” enterprises”), except for the case specified  as below :

Organizations, households, and individuals that lease real estate on a small or irregular basis are not required to establish an enterprise but must declare and pay tax following the law.

LOCATIONS THAT ARE NOT ALLOWED TO BE THE HEAD OFFICE OF THE ENTERPRISE

Many foreign investors rent offices to serve as headquarters for businesses. However, many investors have already rented an office, only to find out that the location cannot be allowed to register for headquarters. Therefore, to avoid such troubles, investors should note the cases as below are not allowed to have headquarters.

The address of the office is unknown

The address of the head office must be defined at four levels administrative units. However, the change of administrative units or other reasons cause the address cannot be identified at level 1 (House number, niche, alley, street /group /neighborhood) /hamlet/village). So it is difficult for state agencies to identify and manage, so they will refuse to allow businesses to locate their headquarters at these addresses. Therefore, when establishing an enterprise, investors need to choose an address with completed 4-level information.

The office is an apartment building with residential purposes

According to the provisions of Clause 3, Article 3 of the Law on Housing 2014, apartment buildings are divided into two types: apartment buildings with residential purposes and apartment buildings with mixed-use for residential and business purposes.

Clause 11 Article 6 of the Law on Housing 2014 prohibits the following acts: “Using the apartment for non-residential purposes”

Thus, the law prohibits the use of the apartment to live as an office, do business, or set the address of the company’s headquarters. In case the enterprise locates its head office in an apartment building, it must be able to determine that the apartment building is a mixed-use apartment for living and doing business and at the same time provide documents to prove it.

The office does not satisfy other conditions

For several specific lines of business, an enterprise that chooses an office as its headquarters and at the same time as a place to conduct business must meet specific requirements to conduct operations. For example, depending on each business line, it may or may not require specific conditions for the head office of the business, investors should pay attention to consider other specialized laws to choose a location of headquarters.

NOTES IN FACTORY, OFFICE LEASE CONTRACT

  • Factory or office lease contract is a commitment between the party wishing to rent the workshop and the lessor to ensure that the parties properly and fully perform their obligations. Therefore, when renting factories and offices, the contract-making process plays an important role. Investors should note the following terms in the lease contract:
  • Handover equipment and materials: enterprises need to check carefully before completing the handover procedure. The contract should clearly state the equipment and items to be handed over and the problems arising when the equipment and items are damaged. 
  • Note: during the handover, a handover record is required.
  • Deposit, the form of deposit reimbursement: clearly state the deposit amount and the form of deposit. This amount is to secure the association of the contract and not used to pay for the rental. If the enterprise correctly and fully performs the obligations in the contract, the enterprise will receive the deposit back at the end of the contract.
  • Factory and office rental term: investors carefully check the term agreed by both parties in the contract. After the expiration contract, businesses can extend the contract if needed.
  • Annual rental rate increase: the amount of rent for factories and offices each year may change to match the development of the market economy, so the two sides need to pre-determine the expected annual rate of the price increase in the contract.
  • In addition, the lessee can sublease all or part of the surface

Enterprises can quickly go into production and business without taking too much time to prepare when renting factories and offices. One of the first and most important legal procedures for renting a factory or office is a lease contract. So, if you have any questions or need help drafting a lease, please don’t hesitate to contact LVNLAW for the most specific advice.

LVNLAW LAWFIRM & ACCOUNTING

K28, Alley 68 Trung Kinh, Yen Hoa, Cau Giay, Hanoi

Tel: 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn

Website: https://luatlvn.vn/

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Real estate is one of the fields that many investors are interested in when investing in Vietnam. However, this activity is limited by many provisions of current laws.

Scope of real estate business

The scope of real estate business of FDI enterprises includes:

  • Renting houses and construction works for sublease;
  • For land leased by the State, it is allowed to invest in the construction of houses for lease; invest in the construction of houses and others for sale, lease, or lease-purchase;
  • Receive the transfer of one part or the whole real estate project of the investor to build houses, construction works for sale, lease, lease- purchase;
  • For land allocated by the State, it is allowed to invest in the construction of houses for sale, lease, or lease-purchase.
  • In addition, foreign organizations and individuals have the right to provide real estate brokerage services, real estate trading, real estate consulting, and real estate management following the Law on Real Estate Business in 2014.

Thus, the scope of the real estate business of FDI enterprises is narrower than that of domestic enterprises. Accordingly, there are two business activities that foreign investors are not allowed to conduct as follow:

  • Firstly, foreign investors are not allowed to subdivide plots for the sale of land, invest in building the technical infrastructure of cemeteries and graveyards to transfer land use rights associated with such infrastructure.
  • Secondly, the foreign investors are not allowed to buy for sale, lease, or lease-purchase the houses and constructions, but can only lease these properties for sublease.

How many houses can foreign investors own?

According to the provisions of Article 161 of the Law on Housing 2014, the following entities: foreign-invested enterprises, foreign investment funds and foreign bank branches operating in Vietnam, and foreign individuals entitled to Permits to enter Vietnam are allowed to buy, rent-purchase, receive as gifts, inherit and own no more than 30% of the number of apartments in an apartment building. In the case of a separate house, including villas and townhouses, in an area with a population equivalent to a ward-level administrative unit, they may only buy, rent-purchase, receive as gifts, inherit and own no more than 250 houses.

Decree 99/2015/ND-CP issued on October 20, 2015, provides more detailed regulations on this issue, according to which:

In case there is an investment project to build commercial housing in an area with a population equivalent to a ward-level administrative unit, including separate houses for sale or lease-purchase, organizations or individuals Foreigners are allowed to own the following number of individual houses:

  1. Where there is only one project with less than 2,500 individual houses, foreign organizations and individuals may only own no more than 10% of the total number of houses in that project;
  2. In case there is only one project with the number of separate houses equivalent to 2,500 units, foreign organizations and individuals may only own no more than 250 apartments;
  3. In case there are two or more projects where the total number of separate houses in these projects is less than or equal to 2,500 units, foreign organizations and individuals may only own no more than 10% of the number of units of each project.

Limit the advanced money before buying and selling real estate formed in the future

The payment of contract value related to real estate formed in the future is made in installments and depends on the construction progress. Before handing over houses and construction work to customers, foreign-invested enterprises only can collect up to 50% instead of 70% value applies to domestic investors.

The risk of land expropriation

Many real estate project investors are unable to complete the project on time so their land is expropriated. The cause of this issue is that investors still face many problems in terms of administrative procedures and the failure to reach an agreement with the people when conducting compensation, clearance, and ground clearance.

At the same time, to be approved, real estate investment projects for business must be consistent with master plans, land use plans, urban planning, rural construction planning and must be following plans implementation approved by the competent state agency.

This situation causes many difficulties for foreign investors because they do not know the regulations on land as well as relevant administrative procedures at Vietnamese state agencies, affecting their investment activities investment in Vietnam.

To minimize risks when doing business in this field in Vietnam, please don’t hesitate to contact a lawyer for advice. LVNLAW is always ready to accompany and support investors in researching and investing in the Vietnamese market.

Contact us at:

LVNLAW LAWFIRM & ACCOUNTING

No. K28, lane 68 Trung Kinh, Yen Hoa ward, Cau Giay district, Hanoi

Hotline: 1900.0191 – 1900.0191 VND

Email: info@luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp là gì? Tra cứu tình trạng pháp lý của doanh nghiệp ở đâu? Theo quy định tại khoản 3 điều 3 nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3. Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là tập hợp dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và tình trạng pháp lý của doanh nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp có giá trị pháp lý là thông tin gốc về doanh nghiệp.

Tại điều 36 nghị định cũng quy định:

Điều 36. Cung cấp thông tin đăng ký doanh nghiệp
1. Thông tin được cung cấp công khai, miễn phí trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ https://dangkykinhdoanh.gov.vn, bao gồm: tên doanh nghiệp; mã số doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính; ngành, nghề kinh doanh; họ và tên người đại diện theo pháp luật; tình trạng pháp lý của doanh nghiệp.

Tình trạng pháp lý cụ thể của doanh nghiệp được quy định tại điều 41 nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:

Điều 41. Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp
Các tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
1. “Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
2. “Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp mà qua công tác kiểm tra, xác minh của Cơ quan quản lý thuế và các đơn vị có liên quan không tìm thấy doanh nghiệp tại địa chỉ đã đăng ký. Thông tin về doanh nghiệp không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký do Cơ quan quản lý thuế cung cấp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh. Việc thay đổi, cập nhật, thời điểm chuyển tình trạng pháp lý và kết thúc tình trạng pháp lý do Cơ quan quản lý thuế quyết định. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm cung cấp, cập nhật tình trạng pháp lý “Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký” của doanh nghiệp tới Cơ quan đăng ký kinh doanh qua Hệ thống thông tin đăng ký thuế kết nối với Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện ghi nhận, cập nhật tình trạng pháp lý do Cơ quan quản lý thuế cung cấp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. “Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cưỡng chế về quản lý thuế” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp bị Phòng Đăng ký kinh doanh ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế về thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cưỡng chế về quản lý thuế” là ngày Phòng Đăng ký kinh doanh ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Bị thu hồi do cưỡng chế về quản lý thuế” là ngày Phòng Đăng ký kinh doanh khôi phục lại tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên cơ sở văn bản đề nghị của Cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
4. “Đang làm thủ tục giải thể, đã bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đã có nghị quyết, quyết định giải thể theo khoản 3 Điều 208 Luật Doanh nghiệp; doanh nghiệp đã bị Phòng Đăng ký kinh doanh ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi do cưỡng chế về quản lý thuế; doanh nghiệp bị giải thể theo quyết định của Tòa án theo khoản 1 Điều 209 Luật Doanh nghiệp; doanh nghiệp đã bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập và đang làm thủ tục quyết toán và chuyển giao nghĩa vụ thuế với Cơ quan thuế do bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập. Thời gian xác định chuyển tình trạng pháp lý “Đang làm thủ tục giải thể, đã bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập” là thời điểm Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; công ty được chia, công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập được cấp đăng ký doanh nghiệp trên cơ sở chia, hợp nhất, sáp nhập công ty.
5. “Đang làm thủ tục phá sản” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đã có quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án theo quy định của pháp luật về phá sản. Thời gian xác định chuyển tình trạng pháp lý “Đang làm thủ tục phá sản” là thời điểm Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục phá sản trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
6. “Đã giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể theo quy định và được Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý theo khoản 8 Điều 208, khoản 5 Điều 209 Luật Doanh nghiệp; doanh nghiệp có quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án theo quy định của pháp luật về phá sản; doanh nghiệp bị chấm dứt tồn tại do bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập theo khoản 5 Điều 198, khoản 5 Điều 200, khoản 4 Điều 201 Luật Doanh nghiệp. Thời gian xác định chuyển tình trạng pháp lý “Đã giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại” là thời điểm Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
7. “Đang hoạt động” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà không thuộc tình trạng pháp lý quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Tư vấn du học là một trong những ngành nghề có điều kiện phải đáp ứng tiêu chuẩn của pháp luật mới được thực hiện hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên trong một số trường hợp các đơn vị hoạt động tư vấn du học sẽ bị đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép. LVNLAW sẽ đưa ra một số trường hợp để khách hàng tham khảo, tránh được các rủi ro khi bị đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép tư vấn du học không đáng có.

Đình chỉ hoạt động kinh doanh tư vấn du học

Nếu các tổ chức hoạt động kinh doanh vi phạm một trong các trường hợp theo khoản 1 điều 109 nghị định 46/2017/NĐ-CP thì sẽ bị đình chỉ gồm các trường hợp dưới đây:
– Gian lận để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;
– Không đáp ứng về điều kiện cấp phép tư vấn du học
– Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;
– Cho thuê hoặc cho mượn giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;
– Một số trường hợp khác theo quy định cụ thể

Thủ tục đình chỉ hoạt động kinh doanh tư vấn du học:
– Khi tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học có dấu hiệu vi phạm quy đã nêu ở trên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập đoàn kiểm tra; tổ chức kiểm tra đánh giá mức độ vi phạm và lập biên bản kiểm tra;
– Căn cứ vào mức độ vi phạm, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học. Quyết định đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được tư vấn du học, tổ chức và cá nhân liên quan. Quyết định đình chỉ phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;
– Sau thời hạn bị đình chỉ, nếu các nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học được khắc phục, tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học có tờ trình đề nghị được kinh doanh dịch vụ tư vấn du học trở lại gửi Sở Giáo dục và Đào tạo. Tờ trình nêu rõ việc khắc phục các nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ kèm theo các tài liệu minh chứng (nếu có);
– Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định tờ trình và các tài liệu minh chứng, trong trường hợp cần thiết Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra thực tế. Nếu đã khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép kinh doanh dịch vụ tư vấn du học trở lại, nếu không đủ điều kiện thì có văn bản thông báo và nêu rõ lý do, hướng giải quyết.

Thu hồi giấy phép tư vấn du học

Nếu các tổ chức hoạt động kinh doanh vi phạm một trong các trường hợp theo khoản 1 điều 110 nghị định 46/2017/NĐ-CP thì sẽ bị thu hồi giấy phép gồm các trường hợp dưới đây:
– Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học bị giải thể theo quy định pháp luật;
-Trong thời gian bị đình chỉ hoạt động, tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học vẫn tiếp tục hoạt động dịch vụ tư vấn du học;
– Hết thời hạn đình chỉ mà tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học không khắc phục được nguyên nhân;
– Một số trường hợp cụ thể khác theo quy định pháp luật
Quyết định thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ tư vấn du học phải xác định rõ lý do thu hồi, các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được tư vấn du học, tổ chức và cá nhân liên quan. Quyết định thu hồi phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Ủy quyền công bố mỹ phẩm là gì?

Công bố mỹ phẩm là thủ tục bắt buộc trước khi đưa mỹ phẩm lưu hành tại Việt Nam. Ủy quyền công bố mỹ phẩm là một tài liệu khi thực hiện thủ tục công bố mỹ phẩm. Theo đó, bên ủy quyền là chủ sở hữu mỹ phẩm ủy quyền cho bên đứng tên công bố và phân phối mỹ phẩm tại Việt Nam

Yêu cầu của giấy ủy quyền công bố mỹ phẩm

Nhiều trường hợp do không nắm rõ quy định thường làm ủy quyền công bố mỹ phẩm dẫn tới việc làm lại tương đối mất thời gian và công sức. Giấy ủy quyền để thực hiện công bố mỹ phẩm thực tế không có mẫu mà phải đáp ứng yêu cầu theo quy định tại điều 6 thông tư 06/2011/TT-BYT như sau:

Điều 6. Quy định về Giấy ủy quyền
1. Ngôn ngữ trình bày là tiếng Việt, tiếng Anh hoặc song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.
2. Giấy uỷ quyền phải có đầy đủ các nội dung sau:
a) Tên, địa chỉ của nhà sản xuất; trường hợp bên uỷ quyền là chủ sở hữu sản phẩm thì cần nêu rõ tên, địa chỉ của chủ sở hữu sản phẩm và tên, địa chỉ của nhà sản xuất;
b) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được ủy quyền;
c) Phạm vi ủy quyền (đứng tên công bố và phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam);
d) Nhãn hàng hoặc tên sản phẩm được ủy quyền;
đ) Thời hạn ủy quyền;
e) Cam kết của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm cung cấp đầy đủ Hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường tại Việt Nam;
g) Tên, chức danh, chữ ký của người đại diện cho bên uỷ quyền

Ngoài ra, đối với các trường hợp giấy ủy quyền gửi từ nước ngoài về phải được hợp pháp hóa lãnh sự trước khi gửi về Viêt Nam. Khách hàng có thể sử dụng mẫu dưới đây do LVNLAW biên soạn chuẩn như sau:


Mẫu ủy quyền công bố mỹ phẩm tiếng anh

AUTHORIZATION LETTER

We, the owner:
Name: [tên chủ sở hữu mỹ phẩm]
Address: [địa chỉ CSH mỹ phẩm]
Hereby certify:
Name: [Tên đơn vị đưa sản phẩm ra thị trường]
Address: [địa chỉ đưa sản phẩm ra thị trường]
is authorized to :
– Apply necessary legal administrative procedures to register the cosmetic products in Vietnam.
– Import and Distribute Our Cosmetics to Vietnam Market;
Name of Products:
[Tên sản phẩm]
Manufactured by [Tên đơn vị sản xuất]
Address: [Địa chỉ đơn vị sản xuất]
We commit to provide Products information file (PIF) completely to [Tên đơn vị đưa sản phẩm ra thị trường] who take charge of importing and distributing our cosmetics to Vietnam market.
Duration of authorization: From …/20… to …/20…
Full name of the president: ………………….
Position: …………………….
Signature:

Đối với trường hợp nhập khẩu theo nhãn hàng có thể thay “Name of Products” thành “Brand name” hoặc “Product Brand”

Mẫu ủy quyền công bố mỹ phẩm tiếng Việt

GIẤY ỦY QUYỀN

Chúng tôi, chủ sở hữu:
Tên đơn vị: [thông tin chủ sở hữu mỹ phẩm]
Địa chỉ: [thông tin chủ sở hữu mỹ phẩm]
Xác nhận rằng:
Tên đơn vị: [Tên đơn vị đưa sản phẩm ra thị trường]
Địa chỉ: [địa chỉ đưa sản phẩm ra thị trường]
được ủy quyền để:
– Thực hiện các thủ tục hành chính pháp lý cần thiết để đăng ký sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam.
– Nhập khẩu và Phân phối Mỹ phẩm của Chúng tôi vào Thị trường Việt Nam;
Tên sản phẩm hoặc nhãn hàng: [Tên sản phẩm]
Sản xuất bởi [Tên đơn vị sản xuất]
Địa chỉ: [Địa chỉ đơn vị sản xuất]
Chúng tôi cam kết cung cấp đầy đủ tệp thông tin Sản phẩm (PIF) cho [Tên đơn vị đưa sản phẩm ra thị trường] chịu trách nhiệm nhập khẩu và phân phối mỹ phẩm của chúng tôi vào thị trường Việt Nam.
Thời hạn ủy quyền: Từ …/20… đến ngày …/20…
Người đại diện:………………….
Chức vụ: …………………….
Chữ ký:

Dịch vụ soạn thảo giấy ủy quyền công bố mỹ phẩm

Trong trường hợp khách hàng thực hiện thủ tục công bố mỹ phẩm gặp khó khăn trong việc soạn thảo ủy quyền có thể liên hệ LVNLAW để được hỗ trợ.
1. Ủy quyền công bố mỹ phẩm theo mẫu nào? Ủy quyền công bố mỹ phẩm không có biểu mẫu cụ thể. Mẫu ủy quyền công bố mỹ phẩm do LVNLAW cung cấp căn cứ theo yêu cầu về ủy quyền theo thông tư 06/2011/TT-BYT
2. Thủ tục công bố mỹ phẩm nhập khẩu? Mỹ phẩm trước khi nhập khẩu về Việt Nam phải được đơn vị nhập khẩu tiến hành công bố và chịu trách nhiệm về nội dung công bố => Công bố mỹ phẩm nhập khẩu

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Thủ tục giảm vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên được pháp luật quy định như thế nào? Thủ tục giảm vốn yêu cầu các hồ sơ nào? Quy trình giảm vốn đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên sẽ được LVNLAW làm rõ và phân tích trong bài viết sau.

Các trường hợp giảm vốn

Hồ sơ, trình tự, thủ tục giảm vốn đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên. Theo quy định thời gian góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là 90 ngày kể từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh. Theo quy định tại điều 47 luật doanh nghiệp 2020 quy định:

Điều 47. Góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
1. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
2. Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết. Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại.
3. Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết thì được xử lý như sau:
a) Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;
b) Thành viên chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;
c) Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.
4. Trường hợp có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên.
5. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, người góp vốn trở thành thành viên của công ty kể từ thời điểm đã thanh toán phần vốn góp và những thông tin về người góp vốn quy định tại các điểm b, c và đ khoản 2 Điều 48 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên. Tại thời điểm góp đủ phần vốn góp, công ty phải cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên tương ứng với giá trị phần vốn đã góp.
6. Giấy chứng nhận phần vốn góp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Vốn điều lệ của công ty;
c) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức;
d) Phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp của thành viên;
đ) Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
7. Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty.

Việc giảm vốn công ty tnhh hai thành viên trở lên theo quy định tại Điều 68 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định về giảm vốn trong công ty TNHH hai thành viên như sau

Điều 68 Tăng, giảm vốn điều lệ
3. Công ty có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
a) Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
b) Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 của Luật này;
c) Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 47 của Luật này.
4. Trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều này, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ đã được thanh toán xong, công ty phải thông báo bằng văn bản về tăng, giảm vốn điều lệ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;
b) Vốn điều lệ, số vốn đã tăng hoặc giảm;
c) Thời điểm và hình thức tăng hoặc giảm vốn;
d) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
5. Kèm theo thông báo quy định tại khoản 4 Điều này phải gồm nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên; trường hợp giảm vốn điều lệ theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này, phải có thêm báo cáo tài chính gần nhất.
6. Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.

Được quy định tại điều 68 Luật doanh nghiệp 2020, công ty tnhh 2 thành viên trở lên có thể giảm vốn trong một số trường hợp
– Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
– Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên
– Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn

1. Giảm vốn do hoàn trả vốn góp cho thành viên: Để thực hiện giảm vốn theo trường hợp này doanh nghiệp phải đáp ứng được điều kiện đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp. Sau khi hoàn trả phần vốn góp cho các thành viên thì vốn, tài sản trong công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Khi nộp hồ sơ giảm vốn theo trường hợp này, doanh nghiệp sẽ phải gửi kèm bản báo cáo tài chính 02 năm gần nhất.

2. Giảm vốn do thành viên công ty không góp đủ vốn như cam kết: Theo quy định tại Điều 47 Luật doanh nghiệp năm 2020, các thành viên trong công ty sẽ phải góp vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu hết thời hạn góp vốn 90 ngày, mà các thành viên trong công ty vẫn không góp đủ vốn đã cam kết thì doanh nghiệp sẽ phải làm thủ tục giảm vốn điều lệ bằng với số vốn thực tế đã góp.

Lưu ý: Thời gian làm thủ tục điều chỉnh giảm vốn điều lệ là 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn góp vốn. Tuy nhiên, với trường hợp công ty gia đình không có tranh chấp có thể xử lý bằng cách góp vốn ảo rồi sau đó giảm vốn theo trường hợp 1 ở trên

3. Giảm vốn do công ty mua lại phần vốn góp: Thành viên trong công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết của Hội đồng thành viên về vấn đề:
– Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;
– Tổ chức lại công ty;
– Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết quy định tại khoản này. Trong trường hợp này hồ sơ giảm vốn sẽ phải có thêm văn bản yêu cầu mua lại phần vốn góp của thành viên. Tuy nhiên để được chấp thuận giảm vốn, Sở kế hoạch đầu tư vẫn sẽ xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, tránh trường hợp công ty tẩu tán tài sản do đang làm ăn thua lỗ.

Hồ sơ, thủ tục giảm vốn công ty TNHH hai thành viên trở lên

Hồ sơ giảm vốn được quy định tại điều 51 của nghị định 01/2021/NĐ-CP gồm
– Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
– Thông báo về việc giảm vốn
– Báo cáo tài chính gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ

Các bước thực hiện thủ tục:
Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Sở KHĐT tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở (lưu ý một số nơi hiện tại yêu cầu 100% nộp qua mạng)
Bước 2: Sở KHĐT xem xét hồ sơ và ra thông báo hồ sơ hợp lệ trong vòng 3 ngày làm việc, nếu hồ sơ không hợp lệ sẽ có thông báo sửa đổi bổ sung, trường hợp xử phạt doanh nghiệp liên hệ với thanh tra để xử phạt sau đó nộp lại hồ sơ,
Bước 3: Doanh nghiệp nhận kết quả bằng cách đăng ký qua đường bưu điện

Giảm vốn công ty TNHH hai thành viên có cần nộp báo cáo tài chính? Theo quy định tại điều 51 nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ giảm vốn điều lệ như sau

Điều 51. Đăng ký thay đổi vốn điều lệ, phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp
4. Trường hợp giảm vốn điều lệ, doanh nghiệp phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn. Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên giảm vốn điều lệ theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 68 Luật Doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký giảm vốn điều lệ phải kèm theo báo cáo tài chính gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Đặt cọc là biện pháp đảm bảo thường thấy được sử dụng hàng ngày qua các giao dịch mua bán. Có thể ở đâu đó bạn đã nghe tới các nội dung như đặt cọc mua bán nhà, đặt cọc mua đất, đặt cọc mua xe, đặt cọc thực hiện hợp đồng…Vậy đặt cọc là gì?

Đặt cọc là gì?

Khái niệm về đặt cọc được quy định tại khoản 1 điều 328 luật dân sự 2015 cụ thể như sau:

Điều 328. Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tài sản sử dụng để đặt cọc: Tài sản đặt cọc không chỉ là tiền mà còn có thể là những tài sản có giá trị khác, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu như ô tô, mô tô, tàu bay, tàu biển… và đây cũng là những tài sản có giá trị lớn nên khi dùng để đặt cọc cần thiết phải bằng văn bản có công chứng, chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc phải được đăng ký giao dịch bảo đảm nếu các đối tượng bảo đảm bắt buộc phải được đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật. Giá trị tài sản đặt cọc nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảo đảm.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong đặt cọc: được quy định tại điều 38 nghị định 21/2021/NĐ-CP

Điều 38. Quyền, nghĩa vụ của các bên trong đặt cọc, ký cược
1. Bên đặt cọc, bên ký cược có quyền, nghĩa vụ:
a) Yêu cầu bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược ngừng việc khai thác, sử dụng hoặc xác lập giao dịch dân sự đối với tài sản đặt cọc, tài sản ký cược; thực hiện việc bảo quản, giữ gìn để tài sản đặt cọc, tài sản ký cược không bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;
b) Trao đổi, thay thế tài sản đặt cọc, tài sản ký cược hoặc đưa tài sản đặt cọc, tài sản ký cược tham gia giao dịch dân sự khác trong trường hợp được bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược đồng ý;
c) Thanh toán cho bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc, tài sản ký cược.
Chi phí hợp lý quy định tại điểm này là khoản chi thực tế cần thiết, hợp pháp tại thời điểm chi mà trong điều kiện bình thường bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược phải thanh toán để đảm bảo tài sản đặt cọc, tài sản ký cược không bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;
d) Thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật để bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược được sở hữu tài sản đặt cọc, tài sản ký cược quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
đ) Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.
2. Bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược có quyền, nghĩa vụ:
a) Yêu cầu bên đặt cọc, bên ký cược chấm dứt việc trao đổi, thay thế hoặc xác lập giao dịch dân sự khác đối với tài sản đặt cọc, tài sản ký cược khi chưa có sự đồng ý của bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược;
b) Sở hữu tài sản đặt cọc trong trường hợp bên đặt cọc vi phạm cam kết về giao kết, thực hiện hợp đồng; sở hữu tài sản ký cược trong trường hợp tài sản thuê không còn để trả lại cho bên nhận ký cược;
c) Bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc, tài sản ký cược;
d) Không xác lập giao dịch dân sự, khai thác, sử dụng tài sản đặt cọc, tài sản ký cược khi chưa có sự đồng ý của bên đặt cọc, bên ký cược;
đ) Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.

Xử lý tài sản đặt cọc: Trong trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đã đặt cọc trả lại cho bên đặt cọc hoặc trừ vào phần nghĩa vụ của chủ tài sản đặt cọc. Nếu bên đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; còn nếu bên nhận đặt cọc từ chối giao kết, thực hiên hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. (Khoản 2 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015)

PHẠT CỌC được hiểu là bên nhận đặt cọc vi phạm cam kết, không thực hiện hợp đồng đã xác lập thì ngoài việc phải trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc còn bị phạt một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản đặt cọc.

Do bản chất của đặt cọc là thỏa thuận dân sự giữa các bên nên các bên có thể thỏa thuận phạt cọc gấp 2 đến nhiều lần giá trị tài sản đặt cọc và thỏa thuận phạt cọc này phải ghi trong hợp đồng. Đối tượng của phạt cọc chỉ có thể là tiền, khi bên nhận đặt cọc vi phạm cam kết thì sẽ bị phạt tiền, số tiền tương ứng với giá trị tài sản đặt cọc.

Hợp đồng đặt cọc vô hiệu trong trường hợp sau:
– Người tham gia đặt cọc không có năng lực hành vi dân sự
– Người tham gia giao dịch bị lừa dối, cưỡng ép
– Tài sản đặt cọc là loại tài sản pháp luật cấm lưu thông
– Nội dung giao dịch trái quy định của pháp luật
– Giao dịch đặt cọc không lập thành văn bản theo quy định.

Một số vấn đề liên quan tới đặt cọc

1. Việc đặt cọc có phải lập thành văn bản không? Hợp đồng đặt cọc có cần công chứng không?
Trước đây việc đặt cọc theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 bắt buộc lập thành văn bản tuy nhiên Bộ luật dân sự 2015 thì không bắt buộc. Nếu đặt cọc bằng văn bản cũng không bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên nếu lập thành văn bản và công chứng thì sẽ dễ dàng hơn khi xảy ra tranh chấp
2. Phân biệt đặt cọc và trả tiền trước. Theo điều 37 nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định “Trường hợp một bên trong hợp đồng giao cho bên kia một khoản tiền mà các bên không xác định rõ là tiền đặt cọc hoặc tiền trả trước thì số tiền này được coi là tiền trả trước.”

Mới đây tại báo cáo số 1083/VKSTC-V9 ngày 26/03/2024 trả lời một số vướng mắc liên quan tới hợp đồng đặt cọc như sau:

Câu 37. Trường hợp các bên thỏa thuận số tiền phạt cọc cao hơn giá trị tài sản đặt cọc quy định tại khoản 2 Điều 328 BLDS thì thỏa thuận này có được Tòa án chấp nhận không? (VKS Bà Rịa – Vũng Tàu)
Trả lời: Theo Điều 328 BLDS năm 2015 thì các bên có thể thỏa thuận mức phạt cọc cao hơn giá trị tài sản đặt cọc. Tuy nhiên, nếu mức phạt cọc quá cao so với giá trị tài sản đặt cọc, vượt quá khả năng chi trả của người nhận đặt cọc thì cho dù trước đó các bên đã có thoả thuận, Tòa án vẫn có thể không chấp nhận.

Câu 38. Trường hợp người nhận đặt cọc là người không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (do đất chưa được đấu giá, chưa được tách thửa…) hoặc là người môi giới thì hợp đồng đặt cọc có bị vô hiệu không? (VKS Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Giang)
Trả lời:
1. Hiện nay, quy định của pháp luật trực tiếp về hợp đồng đặt cọc chỉ có Điều 328 BLDS, Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao (Mục 1 Phần I hướng dẫn về trách nhiệm chịu phạt cọc) và Án lệ số 25/2018.
Hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi vi phạm một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo Điều 117 BLDS và vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được theo Điều 408 BLDS, tức là vi phạm các điều kiện bảo đảm tính hợp pháp của giao dịch, giao dịch tồn tại là không hợp pháp.
Nếu hợp đồng đặt cọc hợp pháp nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng, một bên vi phạm nghĩa vụ đã cam kết thì có thể là căn cứ hủy bỏ hợp đồng theo Điều 423 BLDS.
2. Do việc đặt cọc là để bảo đảm cho việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nên người nhận đặt cọc phải là người có quyền sử dụng đất hợp pháp (là người đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc thuộc trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Nếu người nhận đặt cọc không phải là người có quyền sử dụng đất hợp pháp thì hợp đồng đặt cọc vô hiệu do vi phạm điều kiện về chủ thể.
Tuy nhiên, trong vụ án cụ thể, nếu có đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh người nhận đặt cọc là người được chủ sử dụng đất ủy quyền hợp pháp hoặc là người đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp nhưng chưa hoàn tất việc sang tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có hợp đồng chuyển nhượng hợp pháp hoặc hợp đồng chuyển nhượng không tuân thủ quy định về hình thức nhưng đã thực hiện được ít nhất 2/3 nghĩa vụ trả tiền, giao đất) thì Tòa án có thể công nhận hợp đồng đặt cọc.

Các vấn đề khi soạn thảo hợp đồng đặt cọc
– Ghi rõ giá trị đặt cọc, giá trị giao dịch mà hợp đồng đặt cọc dùng để đảm bảo. Một số trường hợp không ghi rõ giá trị giao dịch, khi xảy ra có tranh chấp đẩy giá trị giao dịch lên cao để bên đặt cọc không thể thực hiện
– Xác định cụ thể thời gian đặt cọc từ thời điểm nào đến thời điểm nào? Hình thức, địa điểm thanh toán tiền cọc, mức phạt cọc đối với trường hợp hủy giao dịch
– Cách thức giải quyết tranh chấp, tòa án giải quyết tranh chấp. Thông thường khi giải quyết tranh chấp bằng con đường tòa án, tòa án giải quyết tranh chấp sẽ là tòa nơi bị đơn cư trú, tuy nhiên hai bên có thể thỏa thuận tòa án giải quyết để việc xử lý đơn giản hơn.
Mức phạt cọc do hai bên quy định, tại khoản 2 điều 328 quy định nếu không có thỏa thuận thì mức phạt cọc sẽ tương đương với mức đặt cọc, tuy nhiên hai bên có thể thỏa thuận mức phạt cọc cao hơn hoặc thấp hơn theo nhu cầu.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Thuế môn bài là tên gọi không chính xác của “lệ phí môn bài” mà mọi người hay nhầm lẫn, đây là một loại phí phải nộp hàng năm dựa trên mức vốn điều lệ mà doanh nghiệp đăng ký ghi nhận trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định tại nghị định 139/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 22/2020/NĐ-CP) và được hướng dẫn chi tiết tại thông tư 302/2016/TT–BTC trong đó quy định cụ thể một số vấn đề.

Đối tượng phải nộp thuế môn bài: Theo quy định về thuế môn bài tại nghị định 139/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 22/2020/NĐ-CP) và thông tư 302/2016/TT-BTC người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gồm:
– Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh
– Các đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật
– Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
– Các loại tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh
– Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức

Mức thu thuế môn bài: Mức thu thuế môn bài được tính theo bậc thuế môn bài và có 3 bậc

Đối với doanh nghiệp
– Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ trên 10 tỉ đồng: Mức thu là 3.000.000 đồng/năm
– Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ từ 10 tỉ đồng trở xuống: Mức thu là 2.000.000 đồng/năm
– Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh: Mức thu là 1.000.000 đồng/năm

Đối với với cá nhân, hộ gia đình
– Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: Mức thu là 1.000.000 đồng/năm
– Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: Mức thu là 500.000 đồng/năm
– Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: Mức thu là 300.000 đồng/năm

Miễn lệ phí môn bài

1. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
2. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.
4. Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.
5. Điểm bưu điện văn hóa xã; cơ quan báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử).
6. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã hoạt động dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp.
7. Quỹ tín dụng nhân dân; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi. Địa bàn miền núi được xác định theo quy định của ủy ban Dân tộc
8. Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đối với:
a) Tổ chức thành lập mới (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới).
b) Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.
c) Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điếm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân được miễn lệ phí môn bài
9. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh (theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) được miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
a) Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn lệ phí môn bài.
b) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa (thuộc diện miễn lệ phí môn bài theo quy đinh tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) được thành lập trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành thì thời gian miễn lệ phí môn bài của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được tính từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đến hết thời gian doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn lệ phí môn bài.
c) Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thực hiện miễn lệ phí môn bài theo quy định tại Điều 16 và Điều 35 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
10. Cơ sở giáo dục phổ thông công lập và cơ sở giáo dục mầm non công lập.

Hồ sơ, thời gian khai và nộp thuế môn bài

Khai thuế môn bài:
1. Khai lệ phí môn bài một lân khi người nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập.
a) Người nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập; doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh thực hiện khai lệ phí môn bài và nộp Tờ khai cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 30 tháng 01 năm sau năm mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập.
b) Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán không phải khai lệ phí môn bài. Cơ quan thuế căn cứ tờ khai thuế, cơ sở dữ liệu ngành thuế để xác định doanh thu kinh doanh làm căn cứ tính mức lệ phí môn bài phải nộp của hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán.

Để nộp hồ sơ khai thuế môn bài, người nộp thuế có thể sử dụng phần mềm HTKK của tổng cục thuế và khai theo mẫu 01/LPMB theo thông tư 80/2021/TT-BTC

Nộp thuế môn bài: Ngày 30/01 của năm tiếp theo năm tính thuế môn bài
Nộp thuế môn bài ở đâu: Nộp qua ngân hàng hoặc qua hệ thống thuế điện tử

Mã chương và mã tiểu mục (mã NDKT) của thuế môn bài

Điều này được hướng dẫn tại  Thông tư số 302/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 15/11/2016  có hiệu lực từ 1/1/2017 về quy định sửa đổi, bổ sung hệ thống mục lục ngân sách nhà nước, trong đó bổ sung tiểu mục hạch toán lệ phí môn bài, trong đó tiểu mục lệ phí môn bài (hay còn gọi là mã ndkt) mới được hgi như sau:

STT Vốn đăng ký Bậc thuế môn bài Mức lệ phí môn bài Tiểu mục
1 Trên 10 tỷ đồng Bậc 1 3,000,000 2862
2 10 tỷ đồng trở xuống Bậc 2 2,000,000 2863
3 Chi nhánh, Văn phòng đại diện, Địa điểm kinh doanh, Đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác Bậc 3 1,000,000 2864

–  Đối với lệ phí môn bài phát sinh và nộp từ năm 2017: bổ sung các mã Nội dung kinh tế (NDKT): 2862, 2863, 2864, chi tiết như sau:
–  Mã mục 1800 bao gồm các mã nội dụng kinh tế: 1801, 1802,…1806, 1849 được chuyển thành mã tiểu mục từ năm 2016 trở về trước.
+ Lệ phí môn bài mức 1 đối với doanh nghiệp phải nộp lệ phí môn bài 3.000.000 đồng/năm và hộ kinh doanh phải nộp lệ phí môn bài mức 1.000.000 đồng/năm: Ghi tiểu mục 2862.
+ Lệ phí môn bài mức 2 đối với doanh nghiệp phải nộp lệ phí môn bài 2.000.000 đồng/năm và hộ kinh doanh phải nộp lệ phí môn bài mức 500.000 đồng/năm: Ghi tiểu mục 2863.
+ Lệ phí môn bài mức 3 đối với doanh nghiệp phải nộp lệ phí môn bài 1.000.000 đồng/năm và hộ kinh doanh phải nộp lệ  phí môn bài mức 300.000 đồng/năm: Ghi tiểu mục 2864.

Các doanh nghiệp căn cứ để xác định mức lệ phí môn bài phải nộp và nộp đúng tiểu mục. Nếu nộp nhầm sẽ coi như chưa nộp và làm thủ tục điều chỉnh mất rất nhiều thời gian. Thời hạn nộp tiền lệ phí môn bài hàng năm là: 30/01 của năm tiếp theo khi thành lập; Nếu nộp muộn sẽ bị phạt nộp chậm thuế môn bài theo tiểu mục 4944

Mức phạt nộp chậm tờ khai môn bài

Phạt nộp chậm tờ khai lệ phí môn bài theo quy định tại điều 13, nghị định 125/2020/NĐ-CP với mức phạt như sau:

Điều 13. Xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;
b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
d) Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế.
Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế;
b) Buộc nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế đối với hành vi quy định tại điểm c, d khoản 4 Điều này.

Phạt chậm nộp lệ phí môn bài theo quy định tại thông tư 130/2016/TT-BTC từ ngày 1/7/2016 là 0.03% nhân với số thuế nộp chậm nhân với số ngày nộp chậm

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Trong một số trường hợp khi sử dụng nhãn hiệu nhưng chưa đăng ký có thể bị các đơn vị khác tiến hành đăng ký trước (với mục đích chiếm dụng nhãn hiệu hoặc bán lại) do vậy các chủ sở hữu nhãn hiệu nên lưu ý về việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền để tránh gặp các vấn đề này. Tuy nhiên, nếu chưa kịp đăng ký mà đã bị các đơn vị khác đăng ký thì phải làm thế nào?

Phản đối cấp đăng ký nhãn hiệu là gì? Phản đối cấp đăng ký nhãn hiệu là việc cung cấp thông tin cho cơ quan đăng ký nhãn hiệu khi có cơ sở cho rằng nhãn hiệu đó không đáp ứng điều kiện bảo hộ theo quy định. Để hiểu hơn về quy trình phản đối cấp đăng ký nhãn hiệu cần xem xét tới quy trình bảo hộ nhãn hiệu như sau:
– Trong vòng 1 tháng kể từ ngày nộp đơn sẽ nhận được KQ là chấp nhận đơn hợp lệ của cục SHTT
– Trong vòng 2 tháng tiếp theo kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ cục SHTT sẽ công bố đơn trên báo sở hữu công nghiệp
– Việc thẩm định nội dung theo quy định là 9 tháng tuy nhiên thực tế sẽ kéo dài từ 15 – 20 tháng hoặc lâu hơn
Tại điều 112 và 112a Luật SHTT 2022 quy định như sau:

Điều 112. Ý kiến của người thứ ba về việc cấp văn bằng bảo hộ
Kể từ ngày đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp về việc cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đó. Ý kiến phải được lập thành văn bản kèm theo tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh.
Văn bản nêu ý kiến của người thứ ba được coi là một nguồn thông tin tham khảo cho quá trình xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp.
Điều 112a. Phản đối đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
1. Trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, trong các thời hạn sau đây, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ:
a) Chín tháng kể từ ngày đơn đăng ký sáng chế được công bố;
b) Bốn tháng kể từ ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được công bố;
c) Năm tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu được công bố;
d) Ba tháng kể từ ngày đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được công bố.
2. Ý kiến phản đối quy định tại khoản 1 Điều này phải được lập thành văn bản kèm theo tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh và phải nộp phí, lệ phí.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp có trách nhiệm xử lý ý kiến phản đối quy định tại khoản 2 Điều này theo trình tự, thủ tục do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.

Tại thông tư 23/2023/TT-BKHCN hướng dẫn xử lý ý kiến phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu như sau

Điều 11. Xử lý ý kiến phản đối đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
1. Trường hợp ý kiến phản đối đơn đăng ký sở hữu công nghiệp nộp theo quy định tại Điều 112a của Luật Sở hữu trí tuệ và đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 9 Điều nàyCục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận và thông báo về ý kiến đó cho người nộp đơn, trong đó ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn trả lời bằng văn bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều này.
2. Trường hợp nhãn hiệu và hàng hóa, dịch vụ trong đơn đăng ký bị phản đối trùng với nhãn hiệu và hàng hóa, dịch vụ do bên phản đối đưa ra hoặc có cơ sở rõ ràng để kết luận nhãn hiệu và hàng hóa, dịch vụ bị phản đối tương tự gây nhầm lẫn hoặc không tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu và hàng hóa, dịch vụ do bên phản đối đưa ra, Cục Sở hữu trí tuệ xử lý ý kiến phản đối trong quá trình thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu và thông báo kết quả xử lý ý kiến phản đối cùng với kết quả thẩm định nội dung đơn tương ứng cho người phản đối.
3. Sau khi nhận được ý kiến phản hồi của người nộp đơn trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, nếu xét thấy cần thiết, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo về ý kiến phản hồi cho người phản đối và ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để người phản đối trả lời bằng văn bản về ý kiến phản hồi đó.
4. Trên cơ sở thông tin, chứng cứ, lập luận do các bên cung cấp (nếu có) theo quy định tại khoản 1 và 3 Điều này hoặc/và kết quả đối thoại giữa các bên theo quy định tại khoản 7 Điều này và tài liệu có trong đơn, Cục Sở hữu trí tuệ xử lý ý kiến phản đối và thông báo kết quả xử lý ý kiến phản đối cùng với kết quả thẩm định nội dung đơn tương ứng cho người phản đối.
5. Trong trường hợp ý kiến của người phản đối liên quan đến quyền đăng ký, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo để người phản đối nộp đơn khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, trừ các trường hợp sau:
a) Có cơ sở rõ ràng để xác định về việc người nộp đơn không có quyền nộp đơn theo quy định tại khoản 7 Điều 87 của Luật Sở hữu trí tuệ;
b) Ý kiến về quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đối với dấu hiệu là hoặc có chứa dấu hiệu là địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 87 của Luật Sở hữu trí tuệ.
6. Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo nêu tại khoản 5 Điều này mà người phản đối không gửi cho Cục Sở hữu trí tuệ bản sao thông báo thụ lý vụ án của Tòa án thì Cục Sở hữu trí tuệ coi như người phản đối rút bỏ ý kiến phản đối và tiếp tục xử lý đơn như không có ý kiến phản đối. Trường hợp Cục Sở hữu trí tuệ nhận được bản sao thông báo thụ lý vụ án của Tòa án của người phản đối trong thời hạn nêu trên, Cục Sở hữu trí tuệ tạm dừng việc xử lý đơn để chờ kết quả giải quyết tranh chấp của Tòa án. Sau khi nhận được kết quả giải quyết của Tòa án, việc xử lý đơn sẽ được tiến hành phù hợp với kết quả đó.
7. Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức đối thoại trực tiếp giữa người phản đối và người nộp đơn để làm rõ hơn vấn đề có ý kiến phản đối nếu xét thấy cần thiết hoặc có yêu cầu của cả hai bên.
8. Thời hạn dành cho người nộp đơn trả lời ý kiến phản đối của người phản đối và thời hạn dành cho người phản đối phản hồi ý kiến của người nộp đơn theo quy định tại khoản 1 và 3 Điều này không tính vào thời hạn dành cho Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các thủ tục liên quan theo quy định.
9. Ý kiến phản đối đơn đăng ký sở hữu công nghiệp phải được làm bằng tiếng Việt. Tài liệu kèm theo ý kiến phản đối có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi Cục Sở hữu trí tuệ yêu cầu.

Thủ tục phản đối cấp đăng ký nhãn hiệu: Theo quy định này kể từ ngày đơn có trên báo sở hữu công nghiệp bất cứ các bên thứ ba nào khác có thể thực hiện nộp đơn phản đối cấp nhãn hiệu theo quy định. Để nộp đơn phản đối cấp khách hàng thực hiện nộp hồ sơ gồm:
– Đơn phản đối cấp văn bản bảo hộ đăng ký nhãn hiệu
– Các tài liệu chứng minh về việc đơn không đủ điều kiện cấp văn bẳng bảo hộ

Phí giải quyết yêu cầu phản đối cấp Văn bằng bảo hộ của người thứ ba (đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm, đối với kiểu dáng công nghiệp cho mỗi phương án của từng sản phẩm, đối với sáng chế/giải pháp hữu ích cho mỗi điểm độc lập, đối với chỉ dẫn địa lý và thiết kế bố trí cho mỗi đơn): 550.000 VNĐ

Căn cứ để phản đối cấp đăng ký nhãn hiệu: Về cơ sở phản đối cấp đăng ký nhãn hiệu thì phải đáp ứng quy định của pháp luật theo điều 74 Luật sở hữu trí tuệ như sau

Điều 74. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu
1. Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu;
b) Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến;
c) Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
d) Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;
đ) Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này;
e) Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
g) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;
h) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 của Luật này;
i) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;
k) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
l) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hóa;
m) Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó;
n) Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu.

Đặc biệt, trường hợp “dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên” thường xuyên được sử dụng, đối với trường hợp này chủ đơn yêu cầu phần đổi phải chứng minh được một số thông tin gồm:
– Tình trạng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;
– Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
– Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu tại Việt Nam;
– Doanh thu/lợi nhuận có được từ việc sử dụng nhãn hiệu;
– Chi phí quảng cáo cho sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu.

Dịch vụ phản đối cấp đơn đăng ký nhãn hiệu: Khách hàng có nhu cầu phản đối cấp đăng ký nhãn hiệu có thể liên hệ LVNLAW để được hỗ trợ trong việc đưa ra căn cứ hoặc thực hiện thủ tục phản đối cấp đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Đối với các tổ chức có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học công nghệ khi có sự thay đổi người đứng đầu của tổ chức thì người đứng đầu phải đáp ứng điều kiện gì? Thủ tục thay đổi người đứng đầu của tổ chức có chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học công nghệ ra sao? Việc thay đổi người đứng đầu trên đăng ký hoạt động khoa học công nghệ được quy định tại K1 điều 10 nghị định 08/2014/NĐ-CP:

Điều 10. Trình tự, thủ tục thay đổi, bổ sung, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ
1. Đối với trường hợp thay đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, hồ sơ bao gồm:
a) Đơn của tổ chức khoa học và công nghệ;
b) Tài liệu liên quan đến nội dung thay đổi, bổ sung tương ứng;
c) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ đã được cấp.

Điều kiện của người đứng đầu tổ chức KHCN:
1. Người đứng đầu của tổ chức khoa học và công nghệ là viện trưởng, giám đốc trung tâm hoặc các chức vụ tương đương.
Người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ công lập phải có trình độ đại học trở lên, có năng lực chuyên môn phù hợp và có ít nhất 01 năm kinh nghiệm tham gia quản lý.
Đối với tổ chức khoa học và công nghệ được thành lập dưới hình thức viện, người đứng đầu phải có trình độ tiến sĩ. Trường hợp thành lập viện công lập trong một số ngành, lĩnh vực đặc thù, trình độ người đứng đầu do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định.
2. Người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập và có vốn nước ngoài phải có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm quản lý, năng lực chuyên môn phù hợp và phải làm việc theo chế độ chính thức.

Hồ sơ của người đứng đầu tổ chức KHCN
1. Hồ sơ của người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ công lập bao gồm:
– Bản sao (có chứng thực hợp pháp) quyết định bổ nhiệm của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
– Lý lịch khoa học
– Bản sao (có chứng thực hợp pháp) các văn bằng đào tạo.
2/ Hồ sơ của người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập và có vốn nước ngoài bao gồm:
– Tài liệu chứng minh như đối với nhân lực làm việc chính thức
– Bản sao (có chứng thực hợp pháp) quyết định bổ nhiệm của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (trừ trường hợp tổ chức do cá nhân thành lập);
– Lý lịch khoa học

Số lượng hồ sơ: 2 bộ
Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc
Lệ phí: 1.000.000 VNĐ theo thông tư 298/2016/TT-BTC

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Các tổ chức khoa học công nghệ được thành lập tại Sở Khoa học công nghệ sau một thời gian nếu muốn đổi tên thì phải làm những bước nào? Các hồ sơ và thủ tục cần thiết là gì?

Hồ sơ, thủ tục đổi tên tổ chức KHCN

Hồ sơ thay đổi tên tổ chức khoa học công nghệ gồm:
– Đơn đề nghị thay đổi, bổ sung Giấy chứng nhận của tổ chức khoa học và công nghệ theo Mẫu 13 thông tư 03/2014/TT-BKHCN
– Giấy chứng nhận KHCN đã được cấp
– Bản sao (có chứng thực hợp pháp) quyết định của cấp có thẩm quyền về việc đổi tên của tổ chức khoa học và công nghệ

Trình tự thực hiện thay đổi tên tổ chức khoa học công nghệ
Bước 1: Gửi hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết (bộ KHCN hoặc Sở KHCN)
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ. Trong trường hợp không chấp thuận, cơ quan có thẩm quyền đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ gửi thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân trong đó nêu rõ lý do.

Thay đổi con dấu của tổ chức KHCN

Việc thay đổi tên tổ chức khoa học công nghệ sẽ kéo theo việc thay đổi con dấu và thông tin trên đăng ký mã số thuế. Thủ tục thay đổi con dấu của tổ chức khoa học công nghệ đơn vị chuẩn bị các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KHCN mới
Bước 2: Liên hệ với đơn vị khắc dấu để thực hiện thủ tục khắc dấu mới, trường hợp này đơn vị khắc dấu sẽ trực tiếp làm việc với cơ quan công an và gửi giấy hẹn cho đơn vị. Theo ngày trên giấy hẹn, đơn vị liên hệ cơ quan công an để trả dấu cũ và nhận dấu mới

Thay đổi tên tổ chức KHCN tại cơ quan thuế

Đơn vị gửi mẫu 08-MST đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý, trên mẫu 08 kê khai thay đổi chỉ tiêu 1: tên người nộp thuế. Đơn vị lưu ý nộp 2 bản và nhận lại 1 bản có xác nhận của cơ quan thuế. Thay đổi thông tin trên hoá đơn đã phát hành (nếu có).

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp là gì? Theo quy định của luật doanh nghiệp 2020 thì trường hợp nào cần công bố thông tin doanh nghiệp và những trường hợp nào thì không cần?

Trả lời

Theo quy định tại điều 32 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về việc công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

Điều 32. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
a) Ngành, nghề kinh doanh;
b) Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).
2. Trường hợp thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, những thay đổi tương ứng phải được thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Thời hạn thông báo công khai thông tin về doanh nghiệp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là 30 ngày kể từ ngày được công khai.

Theo đó, công bố thông tin doanh nghiệp được hiểu là việc phòng đăng ký kinh doanh đăng tải các thông tin về đăng ký kinh doanh của mình lên cổng thông tin điện tử quốc gia. Chi tiết hướng dẫn tại điều 35 nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 35. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
1. Các nội dung công bố quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 32 Luật Doanh nghiệp.
2. Thông tin công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Việc đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp và nộp phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp được thực hiện tại thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp không được cấp đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ được hoàn trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Miễn lệ phí công bố doanh nghiệp

Theo quy định tại điều 5 thông tư 215/2016/TT-BTC sửa đổi bởi thông tư 130/2017/TT-BTC quy định:

Điều 5. Các đối tượng được miễn phí, lệ phí
1. Doanh nghiệp bổ sung, thay đổi thông tin do thay đổi địa giới hành chính được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp. 
2. Đăng ký giải thể doanh nghiệp, tạm ngừng kinh doanh; chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp. 
3.Doanh nghiệp thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp
4. Cơ quan nhà nước đề nghị cung cấp thông tin phục vụ quản lý nhà nước được miễn phí cung cấp thông tin doanh nghiệp. 
5. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp lần đầu

Lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 2 khoản phí riêng biệt theo biểu phí tại thông tư 47/2019/TT-BTC do vậy nên phân biệt rõ khái niệm giữa “lệ phí đăng ký doanh nghiệp” và “phí công bố thông tin doanh nghiệp“.

STT Nội dung Đơn vị tính Mức thu
1 Lệ phí đăng ký doanh nghiệp (bao gồm: Cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp) Đồng/lần 50.000
2 Phí cung cấp thông tin doanh nghiệp    
a Cung cấp thông tin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh Đồng/bản 20.000
b Cung cấp thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; Cung cấp báo cáo tài chính các loại doanh nghiệp Đồng/bản 40.000
c Cung cấp báo cáo tổng hợp về doanh nghiệp Đồng/báo cáo 150.000
d Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp Đồng/lần 100.000
đ Cung cấp thông tin doanh nghiệp theo tài khoản từ 125 bản/tháng trở lên Đồng/tháng 4.500.000

Các thức nộp phí công bố: Theo quy định tại điều 37 nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định cách thức nộp phí công bố thông tin như sau:

Điều 37. Phương thức thanh toán phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp
1. Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp có thể được nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc chuyển vào tài khoản của Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử. Lệ phí đăng ký doanh nghiệp không được hoàn trả cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không được cấp đăng ký doanh nghiệp.
2. Phương thức thanh toán phí, lệ phí qua mạng điện tử được hỗ trợ trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Phí sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử không được tính trong lệ phí đăng ký doanh nghiệp, phí cung cấp thông tin đăng ký doanh nghiệp và phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
3. Khi phát sinh lỗi giao dịch trong quá trình sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử, tổ chức, cá nhân thanh toán phí, lệ phí qua mạng điện tử liên hệ với tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử để được giải quyết.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và việc sử dụng phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp, phí cung cấp thông tin và công bố nội dung về đăng ký doanh nghiệp đảm bảo việc nâng cấp, duy trì, vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Như vậy, có 3 cách nộp phí:
– Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh
– Chuyển vào tài khoản của Phòng Đăng ký kinh doanh
– Sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử.

Trường hợp nào không phải công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

Đối với một số trường hợp theo quy định tại điều 63 nghị định 01/2021/NĐ-CP không phải công bố thông tin doanh nghiệp là những trường hợp cập nhật lại thông tin đăng ký doanh nghiệp mà không làm thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Điều 63. Cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
2. Doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện việc cập nhật, bổ sung thông tin trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Doanh nghiệp, như sau:
b) Trường hợp doanh nghiệp chỉ cập nhật, bổ sung các thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mà không làm thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và không thuộc các trường hợp thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quy định tại các điều từ Điều 56 đến Điều 60 Nghị định này thì doanh nghiệp gửi thông báo đề nghị cập nhật, bổ sung thông tin đăng ký doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phòng Đăng ký kinh doanh bổ sung thông tin vào hồ sơ của doanh nghiệp, cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp không phải trả phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp cập nhật, bổ sung thông tin về số điện thoại, số fax, thư điện tử, website, địa chỉ của doanh nghiệp do thay đổi về địa giới hành chính và các trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com