Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Cho tôi xin hỏi nếu trong trường hợp điều khiển xe gây tai nạn giao thông gây chết người mà người bị chết có con nhỏ 10 tuổi thì nghĩa vụ cấp dưỡng với bé đó như thế nào?

Trả lời

Theo quy định tại điều 591 của Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm như sau:

Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn chi tiết phần nghĩa vụ này như sau:

II. XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI
2. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
2.3. Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết.
a) Chỉ xem xét khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu trước khi tính mạng bị xâm phạm người bị thiệt hại thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng, tương ứng đó. Đối với những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng sau khi người bị thiệt hại bị xâm phạm tính mạng, thì những người này được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường.
Thời điểm cấp dưỡng được xác định kể từ thời điểm tính mạng bị xâm phạm.
b) Đối tượng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng.
– Vợ hoặc chồng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và được chồng hoặc vợ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;
– Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha, mẹ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;
– Cha, mẹ là người không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà con là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
– Vợ hoặc chồng sau khi ly hôn đang được bên kia (chồng hoặc vợ trước khi ly hôn) là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
– Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
– Em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động không có tài sản để cấp dưỡng cho con được anh, chị đã thành niên không sống chung với em là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
– Anh, chị không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà em đã thành niên không sống chung với anh, chị là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
– Cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không còn người khác cấp dưỡng mà ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
– Ông bà nội, ông bà ngoại không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng mà cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Bản chất của cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Do đó, việc người thân có nghĩa vụ cấp dưỡng, nhưng không phải là thay người bị thiệt hại nuôi dưỡng con của họ, mà chỉ là việc đóng góp tiền bạc cùng những người trực tiếp nuôi dưỡng những người con chưa thành niên này mà thôi.

Cũng theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Hiện nay nhiều cá nhân muốn kinh doanh nhưng vì quy mô nhỏ, tài chính hạn hẹp hoặc không đủ nhân lực nên không thể kinh doanh dưới các hình thức công ty TNHH, công ty cổ phần…Vì vậy, lựa chọn phù hợp nhất là đăng ký thành lập hộ kinh doanh. Trong bài viết này, LVNLAW sẽ hướng dẫn thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh tại quận Thanh Xuân.

Thành lập hộ kinh doanh tại quận Thanh Xuân

Hiện nay, một số quận huyện tại địa bàn Hà Nội đã liên thông thủ tục ĐKKD và thủ tục đăng ký thuế cho hộ kinh doanh. Tuy nhiên, quận Thanh Xuân vì lý do nào đó hiện tại chưa được liên thống. Do vậy, để đăng ký kinh doanh tại quận Thanh Xuân khách hàng sẽ phải thực hiện theo 2 bước:
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh tại phòng tài chính, kế hoạch quận Thanh Xuân
Bước 2: Sau khi có ĐKKD hộ kinh doanh, khách hàng thực hiện đăng ký thuế tại chi cục thuế quận Thanh Xuân.

Hồ sơ hộ kinh doanh tại quận Thanh Xuân

Hồ sơ thành lập theo quy định tại điều 87 nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
– Giấy đề nghị thành lập hộ kinh doanh (phụ lục III-1 thông tư 01/2021/NĐ-CP)
– Bản sao y chứng thực giấy tờ pháp lý của chủ hộ kinh doanh
– Chứng chỉ hành nghề (với một số ngành nghề yêu cầu chứng chỉ)
– Biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh + sổ hộ khẩu
– Uỷ quyền thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

Cơ quan giải quyết: Phòng Tài chính – Kế hoạch quận Thanh Xuân địa chỉ tại Số 9 đường Khuất Duy Tiến, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Thời gian giải quyết: 3 ngày làm việc

Lưu ý:
Khi đăng ký hộ kinh doanh tại quận Thanh Xuân, tại các mục địa chỉ (địa chỉ thường trú, địa chỉ liên lạc, địa chỉ trụ sở) yêu cầu tương đối máy móc và phải đúng theo mẫu. Nếu khách hàng ghi gọn dạng “Số 123 Vũ Tông Phan, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội” thì sẽ bị báo sai mẫu mà phải ghi theo dạng
Số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/tổ/xóm/ấp/thôn: Số 123 Vũ Tông Phan
Xã/Phường/Thị trấn: Phường Khương Trung
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: Quận Thanh Xuân
Tỉnh/Thành phố: Thành Phố Hà Nội

Hồ sơ đăng ký thuế hộ kinh doanh Thanh Xuân

Hồ sơ đăng ký thuế cho hộ kinh doanh tại chi cục thuế quận Thanh Xuân gồm:
– Tờ khai đăng ký thuế mẫu 03-ĐK-TCT tại thông tư 105/2020/TT-BTC
– Bản sao giấy tờ pháp lý của đại diện hộ kinh doanh
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

Cơ quan giải quyết: Chi cục thuế quận Thanh Xuân

Thời gian giải quyết: 3 ngày làm việc

Sau khi có đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, đại diện hộ kinh doanh liên hệ với đội thuế phường để khai và nộp thuế sau đó có thể tiến hành hoạt động kinh doanh.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Luật sư cho tôi hỏi lỗi đè vạch liền và lỗi đi sai làn bị phạt bao nhiêu tiền và phạt theo quy định nào? Phân biệt phạt sai làn và đè vạch?

Trả lời

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho văn phòng tư vấn công ty LVNLAW. Câu hỏi của bạn được các luật sư giải đáp như sau: Theo điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 123/2021/NĐ-CP) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 2; điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm l, điểm o, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm I khoản 4; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản 5; điểm a khoản 6; điểm a, điểm c, điểm d khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;
5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) trừ hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này; điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;

Như vậy, bạn sẽ bị phạt từ 300.000 đến 400.000 nghìn đồng với lỗi đi không tuân thủ tín hiệu vạch kẻ đường và bị phạt từ 4.000.000 đến 6.000.000 nghìn đồng với lỗi đi sai làn đường quy định. Trong lỗi đè vạch thì bạn vẫn đi đúng phần đường của mình nhưng có chèn bánh xe lên vạch kẻ đường, trong lỗi đi sai làn thì xe của bạn đã đi sang làn được không dành cho phương tiện của bạn.

Phân biệt lỗi đi sai làn và đè vạch

Lỗi đi sai làn đường và không tuân thủ vạch kẻ đường rất dễ bị nhầm với nhau. Do vậy, việc nhận biết làn đường và vạch kẻ đường tương đối quan trọng khi tham gia giao thông.

Làn đường là gì? Như thế nào là đi sai làn đường?

Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe chạy an toàn (theo khoản 3.22 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT).

Phần đường xe chạy chính là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại. Một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường. Theo đó, đi sai làn đường là điều khiển phương tiện đi không đúng làn đường dành cho phương tiên đó trên đoạn đường được chia thành nhiều làn và phân biệt bằng vạch kẻ đường, mỗi làn chỉ dành cho một hoặc một số loại phương tiện nhất định.

Như vậy, trường hợp xe ô tô đè vạch hay còn gọi là lấn làn (hai nửa xe ở hai bên đường khác nhau, thân xe đè qua vạch vàng) có thể bị xử lý với trường hợp đi không đùng phần đường của mình (đi sai làn)

Thế nào là vạch kẻ đường? Lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường

Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu, có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các loại biển báo, đèn tín hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng lưu thông xe. Có nhiều cách phân loại vạch kẻ đường như dựa vào vị trí sử dụng (vạch trên mặt bằng và vạch đứng); dựa vào hình dáng, kiểu (vạch kẻ liền và vạch kẻ đứt khúc)…

Lỗi không tuân thủ chỉ dẫn, hiệu lệnh của vạch kẻ đường thường ở những nơi đường giao nhau có đặt biển báo hiệu “Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo” kết hợp với vạch mũi tên chỉ hướng đi trên mặt đường.
Ví dụ: Theo biển báo và vạch kẻ đường, xe rẽ phải tại làn đi thẳng… đây chính là lỗi không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Theo quy định tại thông tư 01/2021/TT-BKHĐT có nhiều thắc mắc về vấn đề kế toán trưởng/người phụ trách kế toán trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Trong bài viết này LVNLAW sẽ tổng hợp các thắc mắc và trả lời như sau:

Giám đốc công ty có được làm kế toán trưởng/phụ trách kế toán không?

Về mặt quy định chúng tôi đã trình bày rõ tại bài viết này. Tuy nhiên trên thực tế khi làm hồ sơ doanh nghiệp thông tin người phụ trách kế toán và kế toán trưởng do doanh nghiệp tự điền và tự chịu trách nhiệm, mặt khác tại khoản 3 điều 4 nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định: “Cơ quan đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp.

Do vậy, đối với mọi trưởng hợp doanh nghiệp điền thông tin kế toán trưởng/phụ trách kế toán (kể cả điền sai) thì hồ sơ đăng ký kinh doanh vẫn hợp lệ theo quy định của nghị định 01/2021/NĐ-CP. Tuy nhiên doanh nghiệp lưu ý không lợi dụng sự dễ dàng của quy định trong thực hiện thủ tục hành chính để khai kế toán trưởng/phụ trách kế toán không đúng quy định, tránh gặp phải các rắc rồi pháp lý sau này.

Có cần nộp biên bản họp, quyết định bổ nhiệm kế toán, bản sao giấy tờ cá nhân của kế toán trưởng/người phụ trách kế toán?

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (bao gồm cả thành lập mới, thay đổi) đều áp dụng các quy định tại nghị định 01/2021/NĐ-CP, trong các quy định này không yêu cầu doanh nghiệp nộp biên bản, quyết định bổ nhiệm kế toán, bản sao giấy tờ cá nhân của người quản lý khác. Do vậy, trong khi nộp hồ sơ không cần bổ sung các tài liệu này. Theo quy định tại khoản 2 điều 9 nghị định 01/2021/NĐ-CP ghi rõ:

Điều 9. Số lượng hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp nộp thêm hồ sơ hoặc giấy tờ khác ngoài các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

Như vậy, thay đổi của thông tư 02/2019/TT-BKHĐT chỉ thay đổi về mặt hình thức biểu mẫu, không thay đổi về mặt hồ sơ so với nghị định 01/2021/NĐ-CP

Có bắt buộc khai thông tin kế toán trưởng

Theo các biểu mẫu giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tại thông tư 01/2021/TT-BKHĐT không bắt buộc khai thông tin kế toán/kế toán trưởng. Tuy nhiên, tại biểu mẫu II-1 ghi rõ: “Trường hợp doanh nghiệp kê khai hình thức hạch toán là Hạch toán độc lập tại chỉ tiêu 5 thì bắt buộc phải kê khai thông tin về Kế toán trưởng/phụ trách kế toán tại chỉ tiêu 2“. Như vậy, các trường hợp thành lập mới không cần kê khai thông tin kế toán/kế toán trưởng. Đối với các trường hợp thay đổi đăng ký doanh nghiệp nếu thông tin kế toán chưa có sẽ bị trả lại hồ sơ để bổ sung.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Quy định về nhận và xử lý đơn khởi kiện vụ án dân sự được quy định cụ thể tại Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về trình tự nhận đơn và xử lý đơn khởi kiện vụ án dân sự của Tòa án, LVNLAW xin phân tích quy định về nhận và xử lý đơn khởi kiện vụ án dân sự trong Bộ luật dân sự năm 2015.

Quy định về tiếp nhận đơn khởi kiện

Căn cứ điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đơn khởi kiện được Tòa án tiếp nhận theo một trong các cách sau:
a) Nộp trực tiếp tại Tòa án;
b) Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
c) Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). Tham khảo thêm thủ tục khởi kiện qua mạng

Ngày khởi kiện là ngày đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc ngày được ghi trên dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi. Trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu chính nơi gửi thì ngày khởi kiện là ngày đương sự gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính. Đương sự phải chứng minh ngày mình gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính; trường hợp đương sự không chứng minh được thì ngày khởi kiện là ngày Tòa án nhận được đơn khởi kiện do tổ chức dịch vụ bưu chính chuyển đến. Trường hợp người khởi kiện gửi đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn.

Trình tự xử lý đơn khởi kiện

Khi tiếp nhận được đơn khởi kiện trực tiếp hoặc qua đường bưu điện Tòa án tiếp nhận đơn khởi kiện sẽ phải xử lý đơn khởi kiện theo trình tự sau:
Bước 1: Ghi vào sổ nhận đơn, cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện. Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bước 2: Trong vòng 3 ngày làm việc chán án phân công thẩm phán xem xét đơn khởi kiện
Bước 3: Trong vòng 5 ngày làm việc, thẩm phán xem xét đơn khởi kiện ra một trong các quyết định sau:
a) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
b) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết
c) Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
d) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Bước 4: Nộp tạm ứng án phí nếu toà thụ lý vụ án
Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Bước 5: Thụ lý vụ án
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án
Như vậy, tổng thời gian từ lúc nộp đơn khởi kiến tới lúc thụ lý vụ án là 11 ngày làm việc. Thời hạn giải quyết vụ án sẽ kéo dài hơn tuỳ từng loại cụ thể
Bước 6: Thời hạn chuẩn bị xét xử từ 2 – 4 tháng tuỳ vụ việc cụ thể có thể gia hạn tương ứng từ 1 – 2 tháng nếu vụ án phức tạp
a) Lập hồ sơ vụ án theo quy định tại Điều 198 của Bộ luật này;
b) Xác định tư cách đương sự, người tham gia tố tụng khác;
c) Xác định quan hệ tranh chấp giữa các đương sự và pháp luật cần áp dụng;
d) Làm rõ những tình tiết khách quan của vụ án;
đ) Xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này;
e) Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
g) Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn;
Bước 7: Đưa vụ án ra xét xử.
Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được gửi cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định

Lưu ý:
– Người nộp đơn khởi kiện nên kê khai rõ thông tin số điện thoại, Thông tin chỗ ở hiện nay của mình để Tòa án có thể gửi các thông báo của Tòa án cho người khởi kiện được nhanh chóng tránh trường hợp bị thất lạc.
– Ngày làm việc được hiểu là các ngày trong tuần trừ thứ 7, chủ nhật.
– Khi ra một trong các quyết định trên, Tòa án có trách nhiệm gửi các quyết định đó qua đường bưu điện hoặc trực tiếp cho người khởi kiện để người khởi kiện được biết.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Khái niệm

Phòng vệ chính đáng là gì? Như thế nào là phòng vệ chính đáng? Các đặc điểm của phòng vệ chính đàng? Theo quy định Điều 22 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định

Điều 22. Phòng vệ chính đáng
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

Đặc điểm của phòng vệ chính đang

Có thể hiểu đơn giản, phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả lại một cách cần thiết đối với người đang có hành vi vi phạm pháp luật. Sự chống trả một cách cần thiết ở đây phải thỏa mãn các yêu cầu:

Hành vi chống trả diễn ra sau hành vi vi phạm pháp luật: Nếu một người cho rằng người kia chuẩn bị có hành vi hành hung mình nên “ra tay trước”, trên thực tế người kia chưa hề có hành vi nào gây thiệt hại nào thì hành vi “ra tay trước” không được coi là phòng vệ chính đáng và có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi này. Hành vi vi phạm pháp luật ở đây là hành vi xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền và lợi ích chính đáng của người khác.

Sự chống trả tương xứng với mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm: Sự tương xứng ở đây được hiểu là hành vi chống lại có mức độ tương đương vừa đủ để chống trả lại mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm. Ví dụ, người A dùng gậy đánh người B thì người B có thể dùng gậy hoặc vật tương tự để chống trả lại, nhưng nếu người B dùng dao đâm trả lại người A thì không được coi là sự chống trả cần thiết, không tương xứng với mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý, ở đây là hành vi chống trả lại chứ không được hiểu là hành vi gây thiệt hại lại. Ví dụ, người A hủy hoại tài sản của người B, người B có hành vi chống trả lại như đẩy người A ngã. Còn nếu người B lại đi hủy hoại lại tài sản của người A thì không được coi là phòng vệ chính đáng. Hay nói cách khác hành vi vi phạm pháp luật có thể xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, hoặc các lợi ích khác nhưng hành vi chống trả chỉ có thể xâm phạm đến sức khỏe hoặc tính mạng của người có hành vi vi phạm pháp luật.

Nếu thỏa mãn được các yêu cầu trên thì hành vi chống trả của một người sẽ được là phòng vệ chính đáng. Còn vượt quá phòng vệ chính đáng theo quy định của Bộ luật Hình sự thì được hiểu là: hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Và người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trên thực tế ranh giới giữa phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng khá mong manh. Để xác định được cần sự điều tra, xác minh, phân tích kỹ càng của các cơ quan chức năng.

Các tội về phòng vệ chính đáng

Điều 126. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
3. Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Loại trừ trách nhiệm hình sự

Kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2016 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 chính thức có hiệu lực. Bộ luật hình sự mới ra đời tạo nên nhiều bước tiến đáng kể. Trong đó có việc quy định một cách chi tiết thành 1 chương riêng biệt các trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự từ Điều 20 đến Điều 26 Bộ luật hình sự 2015. Các trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự bao gồm:

Sự kiện bất ngờ

Là việc người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó. Hậu quả của hành vi mang tính khách quan, người thực hiện không thể lường trước được hành vi của mình sẽ gây hậu quả nguy hại cho xã hội. Do vậy việc không truy cứu trách nhiệm hình sự là hành động “chia sẻ rủi ro” của Nhà nước đối với người thực hiện hành vi đó.

Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

Pháp luật hình sự không quy định cụ thể thế nào là năng lực trách nhiệm hình sự mà chỉ quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và các trường hợp trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự. Nó được hiểu là khả năng nhận thức về hành vi của mình sẽ gây nguy hiểm cho xã hội. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Những người mất khả năng nhận thức tạm thời như sử dụng rượu bia, chất kích thích vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình gây ra theo quy định tại Điều 13. Bởi trước đó họ vẫn có năng lực trách nhiệm hình sự, phải lường trước được hậu quả của việc sử dụng bia rượu, chất kích thích.

Phòng vệ chính đáng

Đây là trường hợp được loại trừ trách nhiệm đã được quy định từ trước, không chỉ được loại trừ trách nhiệm hình sự mà còn được loại trừ trách nhiệm dân sự. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không bị coi là tội phạm, và không phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, nếu vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, người thực hiện hành vi vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Tình thế cấp thiết

Cũng giống như phòng vệ chính đáng, từ Bộ luật hình sự năm 1999 đã loại trừ trách nhiệm hình sự trong trường hợp này. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Trong trường hợp thiệt hại vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người gây thiệt hại vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Đây là trường hợp bất khả kháng, chấp nhận thiệt hại nhỏ để bảo vệ lợi ích lớn hơn.

Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội

Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm.Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự. Bộ luật trước đây không quy định cụ thể về vấn đề này. Tuy nhiên, nó cũng được áp dụng khi yêu cầu nghiệp vụ, tình thế buộc phải thực hiện hành vi.

Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ

Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm. Đây là quy định mang tính nhân văn cao, bởi rủi ro là điều không ai mong muốn. Hơn nữa, việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng khoa, kỹ thuật và công nghệ có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển của xã hội. Do đó không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trường hợp này. Song người nào không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Thi hành mệnh lệnh của chỉ huy hoặc của cấp trên

Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự. Trường hợp này người thực hiện hành vi không thể chống lại mệnh lệnh của cấp trên, ý chí không muốn nhưng vẫn phải làm. Do đó, pháp luật bảo vệ họ trong trường hợp này.

Miễn trách nhiệm hình sự

Miễn trách nhiệm hình sự là một chế định được quy định trong luật hình sự Việt Nam, đây chính là chế định thể hiện sự nhân đạo trong Bộ luật hình sự, việc áp dụng chế định này góp phần đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của công dân nhưng vẫn đáp ứng mục tiêu phòng ngừa đấu tranh tội phạm, giúp cho người phạm tội có thể được giáo dục trở thành người có ích cho xã hội. Điều 29 Bộ luật hình sự 2015 quy định về căn cứ miễn trách nhiệm hình sự như sau:

Điều 29. Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự
1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:
a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
b) Khi có quyết định đại xá.
2. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy him cho xã hội nữa;
b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;
c) Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.
3. Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

So với Bộ luật hình sự 1999 thì Bộ luật hình sự 2015 đã có quy định bổ sung về các căn cứ miễn trách nhiệm hình sự như sau:
– Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa thì được miễn trách nhiệm hình sự.
– Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
– Bổ sung tình tiết lập người phạm tội lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
– Bổ sung khoản 3 về những trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Như vậy, quy định của Bộ luật hình sự 2015 đã có quy định cụ thể về 2 chế định là được miễn trách nhiệm hình sự và có thể miễn trách nhiệm hình sự. Nếu người phạm tội thuộc một trong các trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự, cơ quan tố tụng bắt buộc phải miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội. Nếu người phạm tội thuộc một trong các trường hợp có thể miễn trách nhiệm hình sự cơ quan tố tụng căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá tính chất, mức độ của sự việc và đi đến quyết định miễn trách nhiệm hình sự hay không miễn trách nhiệm hình sự cho họ. Khi thuộc trường hợp miễn trách nhiệm hình sự thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự tuy nhiên họ vẫn phải chịu trách nhiệm theo quy định bộ luật dân sự hoặc các quy định pháp luật khác liên quan như: buộc phải khôi phục tình trạng ban đầu, buộc phải bồi thường thiệt hại…

Miễn chấp hành hình phạt

Miễn chấp hành hình phạt áp dụng với những trường hợp người bị kết án đã có bản án có hiệu lực pháp luật nhưng chưa chấp hành hoặc đã chấp hành được một phần hình phạt. Vậy trong trường hợp nào thì người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin để bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này. Điều 62 Bộ luật hình sự 2015 quy định về miễn chấp hành hình phạt như sau:

1. Người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá
Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt (Khoản 1 Điều 3 Luật đặc xá 2007).
Đại xá tuy chưa có văn bản điều chỉnh cụ thể nhưng có thể hiểu là sự khoan hồng của Nhà nước do Quốc hội quyết định nhằm tha tội hoàn toàn và triệt để cho một số loại tội phạm nhất định đối với hàng loạt người phạm tội nhân sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước.

2. Người bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn đến 03 năm chưa chấp hành hình phạt thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sau khi bị kết án đã lập công;
Lập công là trường hợp người chấp hành án có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, công tác, chiến đấu được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định khen thưởng hoặc xác nhận (Khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch số 09/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC)
b) Mắc bệnh hiểm nghèo;
Mắc bệnh hiểm nghèo là trường hợp người chấp hành án đang bị những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị, như: Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ chướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3, suy thận độ 4 trở lên; HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội không có khả năng tự chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong cao (Khoản 4 Điều 3 Thông tư liên tịch số 09/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC)
c) Chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
Người bị kết án không còn nguy hiểm cho xã hội là trường hợp người bị kết án đã hoàn lương, chấp hành đúng quy định pháp luật, chăm chỉ lao động, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, các phong trào thi đua của địa phương, tự giác thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quyết định của bản án (Khoản 6 Điều 3 Thông tư liên tịch số 09/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC)
Ví dụ: Anh A bị kết án tù 20 tháng vì tội trộm cắp tài sản nhưng chưa thi hành án. Xét thấy hành vi trộm cắp của anh A là bộc phát, do hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn: mẹ già yếu, không còn khả năng lao động, vợ bị tâm thần, anh A là lao động chính trong gia đình nên trong trường hợp này, anh A có thể được miễn chấp hành hình phạt.

3. Người bị kết án phạt tù có thời hạn trên 03 năm, chưa chấp hành hình phạt nếu đã lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.
Lập công lớn là trường hợp người chấp hành án đã có hành động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài sản (có giá trị từ ba mươi triệu đồng trở lên) của nhà nước, tập thể, của công dân trong thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn; có những phát minh, sáng chế hoặc sáng kiến có giá trị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng hoặc xác nhận (Khoản 3 Điều 3 Thông tư liên tịch số 09/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC)
Ví dụ: Anh A bị phạt tù 04 năm vì tội cố ý gây thương tích nhưng chưa chấp hành hình phạt. Trong thời gian chờ thụ hình, anh A đã cứu sống 02 bé trai khỏi lũ cuốn. Trong trường hợp này, anh A có thể được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt nhờ lập công lớn theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát.

4. Người bị kết án phạt tù đến 03 năm, đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, nếu trong thời gian được tạm đình chỉ mà đã lập công hoặc chấp hành tốt pháp luật, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

5. Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần tiền phạt còn lại.
Ví dụ: Anh A bị phạt 50 triệu đồng vì tội vu khống cho người khác. Anh A đã trả được 20 triệu, tuy nhiên, nhà anh đang hư hỏng nặng do lũ quét, ruộng và gia súc chết do ngập nước. Xét thấy hoàn cảnh kinh tế của anh A đang bị thiệt hại nặng nề, chưa có khả năng khôi phục thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần tiền phạt còn lại.

6. Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện nơi người đó chấp hành hình phạt, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
Ví dụ: Anh A bị phạt quản chế 36 tháng do sử dụng trái phép ma túy. Anh A đã chấp hành hình phạt quản chế 18 tháng và cải tạo tốt. Trường hợp này, anh A có thể được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại nếu được Tòa án chấp thuận.

7. Người được miễn chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều này vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ dân sự do Tòa án tuyên trong bản án

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Bố tôi đã mất tích từ nhiều năm trước và được tòa án tuyên bố là mất tích vì thế nên tài sản của bố tôi đã được chia đều cho anh em chúng tôi và mẹ tôi cũng đã kết hôn với người khác. Thế nhưng, bố tôi đột ngột trở về sau nhiều năm đã mất tích. Vậy tài sản của bố tôi và cuộc hôn nhân giữa bố mẹ tôi sẽ được xử lý như thế nào theo pháp luật?

Trả lời

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về phòng tư vấn LVNLAW. Theo điều 67, Luật hôn nhân và gia đình quy định về quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản khi vợ, chồng bị tuyên bố đã chết mà trở về:

Thứ nhất, khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố một người là đã chết mà vợ hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được khôi phục kể từ thời điểm kết hôn. Trong trường hợp có quyết định cho ly hôn của Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều 56 của Luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp vợ, chồng của người đó đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được xác lập sau có hiệu lực pháp luật.

Thứ hai, quan hệ tài sản của người bị tuyên bố là đã chết trở về với người vợ hoặc chồng được giải quyết như sau:
a) Trong trường hợp hôn nhân được khôi phục thì quan hệ tài sản được khôi phục kể từ thời điểm quyết định của Tòa án hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực. Tài sản do vợ, chồng có được kể từ thời điểm quyết định của Tòa án về việc tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực đến khi quyết định hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ đã chết có hiệu lực là tài sản riêng của người đó;
b) Trong trường hợp hôn nhân không được khôi phục thì tài sản có được trước khi quyết định của Tòa án về việc tuyên bố vợ, chồng là đã chết có hiệu lực mà chưa chia được giải quyết như chia tài sản khi ly hôn.

Và theo khoản 3, điều 73, Bộ luật dân sự 2015 quy định về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Toà án tuyên bố là đã chết thì;

Điều 73. Hủy bỏ quyết định tuyên bố chết
3. Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn.
Trong trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Theo đó, trong trường hợp của bạn, sau khi quyết định của tòa án hủy bỏ tuyên bố là bố bạn đã chết có hiệu lực, nếu bố bạn có yêu cầu lấy lại tài sản của mình thì tài sản mà anh em bạn đã được chia từ phần tài sản của bố bạn sẽ phải giả lại cho bố bạn. Cuộc hôn nhân giữa mẹ bạn và bố ruột bạn sẽ chấm dứt vì pháp luật sẽ công nhận cuộc hôn nhân được xác lập sau.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Trong hoạt động kinh doanh thương mại, quảng cáo là hoạt động xúc tiến thương mại đóng vai trò quan trọng để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, từ đó mở ra các cơ hội kinh doanh. Hoạt động quảng cáo thương mại đã được điều chỉnh bởi các quy định trong Luật thương mại, Pháp lệnh quảng cáo và những văn bản hướng dẫn. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng internet và mạng viễn thông, các hình thức quảng cáo cũng phát triển ngày càng đa dạng và phong phú hơn, đặc biệt là hình thức quảng cáo trên môi trường điện tử như qua thư điện tử hay tin nhắn. Cùng với những tiện ích của quảng cáo qua thư điện tử, tin nhắn mang lại thì cũng phát sinh không ít vấn đề gây bức xúc từ thư điện tử, tin nhắn quảng cáo mà một trong số những vấn đề bức xúc hiện nay đó là vấn đề về thư điện tử, tin nhắn rác. Do đó, pháp luật về quảng cáo qua thư điện tử, tin nhắn và chống thư điện tử, tin nhắn rác đóng vai trò quan trọng trong điều chỉnh hoạt động quảng cáo qua thư điện tử, tin nhắn cũng như bảo vệ người sử dụng khỏi thư điện tử, tin nhắn rác. Trong phạm vi Chuyên đề về khía cạnh pháp lý của giao dịch thương mại điện tử, bài thu hoạch này nghiên cứu về “Pháp luật về quảng cáo qua thư điện tử, tin nhắn và chống thư điện tử, tin nhắn rác”, trong đó tập trung vào các quy định trong Nghị dịnh số 90/2008/NĐ-CP về chống thư rác với các nội dung:
– Quy định pháp luật về thư điện tử và tin nhắn quảng cáo và chống thư rác
– Thực tiễn vấn đề thực thi pháp luật về quảng cáo qua thư điện tử, tin nhắn và chống thư điện tử, tin nhắn rác

  1. Quy định pháp luật về thư điện tử và tin nhắn quảng cáo và chống thư rác
  2. Quy định pháp luật về thư điện tử và tin nhắn quảng cáo

Thư điện tử và tin nhắn quảng cáo (gọi chung là thư quảng cáo) được điều chỉnh bằng các quy định chung của pháp luật về hoạt động quảng cáo trong Luật thương mại và Pháp lệnh quảng cáo. Ngoài ra, thư điện tử, tin nhắn quảng cáo còn phải tuân thủ những quy định pháp luật về hình thức, nội dung, thể thức gửi để không bị coi là thư rác. Nghị định số 90/2008/NĐ-CP đã điều chỉnh về thư điện tử và tin nhắn quảng cáo gồm hai nhóm quy định chính là chế định về những nguyên tắc yêu cầu khi gửi thư điện tử, tin nhắn quảng cáo và chế định về quyền và nghĩa vụ của nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo và người quảng cáo.

Nguyên tắc, yêu cầu khi gửi thư điện tử, tin nhắn quảng cáo bao gồm có những nguyên tắc chung khi gửi thư quảng cáo; yêu cầu đối với thư điện tử quảng cáo và yêu cầu đối với tin nhắn quảng cáo.

Nguyên tắc gửi thư điện tử quảng cáo và tin nhắn quảng cáo được quy định như sau:[1]
– Tổ chức, cá nhân ngoại trừ nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo chỉ được phép gửi thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo khi có sự đồng ý trước đó của người nhận.
– Nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo chỉ được phép gửi thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo cho đến khi người nhận từ chối việc tiếp tục nhận thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo. Trong vòng 24 giờ, kể từ khi nhận được yêu cầu từ chối, người quảng cáo hoặc nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo phải chấm đứt việc gửi đến người nhận các thư điện tử quảng cáo hay tin nhắn quảng cáo đã bị người nhận từ chối trước đó trừ trường hợp bất khả kháng.
– Nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo chỉ được phép gửi thư điện tử, tin nhắn quảng cáo từ hệ thống có các thông tin kỹ thuật đã đăng ký với Bộ Thông tin và Truyền thông.
– Nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng thư điện tử không được phép gửi quá 5 thư điện tử quảng cáo tới một địa chỉ thư điện tử trong vòng 24 giờ trừ trường hợp đã có thoả thuận khác với người nhận.
– Nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn không được phép gửi quá 05 tin nhắn quảng cáo tới một số điện thoại trong vòng 24 giờ và chỉ được phép gửi trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 22 giờ mỗi ngày trừ trường hợp đã có thoả thuận khác với người nhận.

Ngay trong những nguyên tắc khi gửi thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo thì cũng đã có những nguyên tắc quy định về nghĩa vụ của nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng thư điện tử, tin nhắc cũng như của người quảng cáo bằng thư điện tử, tin nhắn. Điểm khác nhau cơ bản của hai đối tượng này là người quảng cáo thì chỉ được quyền gửi thư quảng cáo khi có tự đồng ý trước của người nhận còn nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo được quyền gửi thư quảng cáo trước khi người nhận đồng ý, tuy nhiên chỉ được gửi cho đến khi người nhận từ chối việc tiếp tục nhận thư quảng cáo.

Thư điện tử quảng cáo phải đảm bảo năm yêu cầu:[2]
– Chủ đề phải phù hợp với nội dung và nội dung quảng cáo phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật về quảng cáo
– Phải được gắn nhãn. Nhãn được đặt ở vị trí đầu tiên trong phần chủ đề và có dạng: [QC] hoặc [ADV] đối với thư điện tử được gửi từ người quảng cáo [QC Mã số quản lý] hoặc [ADV Mã số quản lý] đối với thư điện tử được gửi từ nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo.[3]
– Có thông tin về người quảng cáo theo quy định
– Trường hợp sử dụng dịch vụ quảng cáo thì phải có thông tin về nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo
– Có chức năng từ chối

Tin nhắn quảng cáo phải đảm bảo ba yêu cầu:[4]
– Phải được gắn nhãn. Nhãn được đặt ở vị trí đầu tiên trong phần nội dung tin nhắn và có dạng
+ [QC] hoặc [ADV] đối với tin nhắn được gửi từ người quảng cáo
+ [QC Mã số quản lý] hoặc [ADV Mã số quản lý] đối với tin nhắn được gửi từ nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo[5]
– Phải có thông tin về nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo trong trường hợp sử dụng dịch vụ quảng cáo bằng thư điện tử
– Có chức năng từ chối

Có thể thấy rằng các yêu cầu đối với thư quảng cáo đều hướng tới bảo vệ quyền lợi của người dùng. Việc quy định gắn nhãn với thư quảng cáo nhằm giúp người dùng có thể dễ dàng nhận biết thư quảng cáo với những thư điện tử, tin nhắn khác. Việc gắn nhãn còn là để phục vụ cho hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước. Quy định về thư quảng cáo phải có thông tin của nhà cung cấp dịch vụ và phải có chức năng từ chối cũng không nằm ngoài mục đích bảo vệ người dùng. Những thông tin về nhà cung cấp dịch vụ trong thư quảng cáo sẽ giúp người dùng dễ dàng xác định người có trách nhiệm liên quan trong giải quyết khi xảy ra khiếu nại hay tranh chấp. Nguyên tắc gửi thư quảng cáo của nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo là họ được quyền gửi thư quảng cáo trước khi người nhận đồng ý và chỉ được gửi cho đến khi người nhận từ chối việc tiếp tục nhận thư quảng cáo. Do đó, để thực hiện được nguyên tắc này thì quy định về chức năng từ chối trong gửi thư điện tử và tin nhắn quảng cáo là bắt buộc phải có. Việc quy định về khả năng từ chối nhận thông tin này cũng phù hợp với quy định của Luật Công nghệ thông tin 2006 về chống thư rác[6]. Ngoài ra, để đảm bảo người dùng có thể thực hiện được quyền từ chối này, pháp luật cũng quy định rất rõ ràng và cụ thể về chức năng từ chối này về cách thức thông báo quyền từ chối, hình thức từ chối, nghĩa vụ của nhà cung cấp dịch vụ hoặc người quảng cáo khi nhận được từ chối tại điều 12 và điều 16 của Nghị định 90/2008/NĐ-CP.

Để quản lý hoạt động quảng cáo qua thư điện tử và tin nhắn, pháp luật còn quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo và người quảng cáo. Đối với nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng thư điện tử, tin nhắn phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 điều 18 và khoản 1 điều 23 Nghị định 90/2008/NĐ-CP bao gồm:
– Có trang thông tin điện tử cùng máy chủ dịch vụ gửi thư điện tử quảng cáo đặt tại Việt Nam và sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”  (đối với nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng thư điện tử)
– Sử dụng số thuê bao gửi tin nhắn quảng cáo do nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn Việt Nam cung cấp (đối với nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn)
– Có hệ thống tiếp nhận, xử lý yêu cầu từ chối của người nhận
– Đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp mã số quản lý

Nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng thư điện tử, tin nhắn còn phải thực hiện việc đăng ký để được cấp mã số quản lý tại Bộ Thông tin và truyền thông cũng như phải thực hiện chế độ báo cáo, thống kê định kỳ theo quy định.[7]

Các doanh nghiệp muốn trở thành nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng thư điện tử, tin nhắn, hay dịch vụ tin nhắn qua mạng Internet đều phải được Bộ Thông tin và truyền thông cấp mã số quản lý. Việc đăng ký xin cấp mã số quản lý được pháp luật quy định cụ thể về quy trình, thủ tục.

Ngoài ra, nghị định 90/2008/NĐ-CP còn quy định về trách nhiệm của những cơ quan, tổ chức có liên quan như nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử, nhà cung cấp dịch vụ truy nhập Internet, nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn, nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn qua mạng Internet cũng như người sử dụng thư điện tử, tin nhắn. Thông tư số 12/2008/TT-BTTTT cũng đã quy định chi tiết, cụ thể về trách nhiệm này.

Quy định pháp luật về chống thư rác

Nghị định số 90/2008/NĐ-CP về chống thư rác được xây dựng trên hai tinh thần cơ bản: “bảo vệ người dùng trước thư điện tử, tin nhắn rác (gọi chung là thư rác) và tạo hành lang pháp lý cho hoạt động gửi thư điện tử, tin nhắn quảng cáo”.[8] Nghị định là sự cụ thể hóa những quy định về chống thư rác trong Luật công nghệ thông tin 2006.

Nghị định số 90/2008/NĐ-CP tại khoản 1 điều 3 đã đưa ra định nghĩa thư rác là thư điện tử, tin nhắn được gửi đến người nhận mà người nhận đó không mong muốn hoặc không có trách nhiệm phải tiếp nhận theo quy định của pháp luật. Đồng thời cũng phân loại thư rác tại điều 5, theo đó, thư rác bao gồm hai loại là (i) Thư điện tử, tin nhắn với mục đích lừa đảo, quấy rối hoặc phát tán virus máy tính, phần mềm gây hại và (ii) Thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo vi phạm các nguyên tắc gửi thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo.

Nghị định cũng đã liệt kê các hành vi bị cấm thực hiện tại điều 6, bao gồm:
– Gửi thư rác
– Làm sai lệch thông tin tiêu đề của thư điện tử, tin nhắn nhằm mục đích gửi thư rác
– Tạo điều kiện, cho phép sử dụng phương tiện điện tử thuộc quyền của mình để gửi, chuyển tiếp thư rác
– Trao đổi, mua bán hoặc phát tán các phần mềm thu thập địa chỉ điện tử hoặc quyền sử dụng các phần mềm thu thập địa chỉ điện tử
– Sử dụng các phần mềm để thu thập địa chỉ điện tử khi không được phép của người sở hữu địa chỉ điện tử đó
– Trao đổi, mua bán danh sách địa chỉ điện tử hoặc quyền sử dụng danh sách địa chỉ điện tử nhằm mục đích gửi thư rác
– Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

Để ngăn chặn và phòng chống thư rác, ngoài những quy định về trách nhiệm của các cá nhân tổ chức liên quan bao gồm người quảng cáo, nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng thư điện tử, tin nhắn; nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử; nhà cung cấp dịch vụ truy nhập Internet; nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn; nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn qua mạng Internet; người sử dụng thư điện tử, tin nhắn thì không thể thiếu những quy định về xử phạt đối với hành vi vi phạm những quy định về chống thư rác. Nghị định số 90/2008/NĐ-CP tại các điều từ điều 34 đến điều 43 đã quy định về việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về chống thư rác với các hành phạt chính là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền, mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 80.000.000 đồng tùy theo từng hành vi và mức độ của các hành vi. Ngoài các hình thức xử phạt chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà tổ chức, cá nhân còn có thể bị áp dụng một hay nhiều hình xử phạt bổ sung, khắc phục hậu quả như:
– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm
– Thu hồi mã số quản lý
– Buộc thực hiện đúng các quy định của Nhà nước
– Buộc hoàn trả kinh phí chiếm dụng, thu sai do vi phạm hành chính gây ra
– Tạm đình chỉ từ một tháng đến ba tháng hoặc đình chỉ vĩnh viễn hoạt động quảng cáo bằng thư điện tử, tin nhắn.

Thực tiễn vấn đề thực thi pháp luật về quảng cáo qua thư điện tử, tin nhắn và chống thư điện tử, tin nhắn rác

Sau khi nghị định số 90/2008/NĐ-CP được ban hành, các nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng thư điện tử, tin nhắn và người quảng cáo đã có những thay đổi trong hoạt động để tuân thủ theo những yêu cầu của pháp luật, đặc biệt là tuân thủ những quy định về gắn nhãn tin nhắn, thư điện tử quảng cáo. Theo báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2009 do Bộ Công Thương thực hiện, đến cuối năm 2009, đã có 47 doanh nghiệp được cấp mã số quản lý cho các dịch vụ gửi tin nhắn quảng cáo, gửi thư điện tử quảng cáo và gửi tin nhắn qua mạng Internet.

Để triển khai thực hiện pháp luật về chống thư rác, Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông đã thiết lập các kênh liên lạc để tư vấn, phản hồi cho doanh nghiệp, người dùng về hoạt động ngăn chặn, phòng chống thư rác. Trang thông tin điện tử về phòng chống thư rác đã được xây dựng và đưa vào hoạt động từ đầu tháng 2/2009 tại địa chỉ http://antispam.vncert.gov.vn “nhằm cung cấp các thông tin vê hoạt động chống thư rác và các hướng dẫn cụ thể cho từng đối tượng có trách nhiệm liên quan tới phòng, chống và ngăn chặn thư rác”[9].

Về hoạt động xử lý vi phạm pháp luật về chống thư rác, năm 2009 Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã xử phạt 6 doanh nghiệp liên quan tới gửi tin nhắn rác với các mức phạt từ 10 đến 40 triệu đồng và nhắc nhở 20 doanh nghiệp khác vi phạm những quy định về chống thư rác.[10]  Trong hai tháng đầu năm 2010, Thanh tra Bộ Thông tin và truyền thông kết hợp với Trung tâm VNCERT tiến hành kiểm tra đột xuất 10 doanh  nghiệp cung cấp nội dung về việc thực hiện nghị định số 90/2008/NĐ-CP về chống thư rác. Kết quả thanh tra cho thấy 7/10 doanh nghiệp vi phạm các quy định như gửi tin nhắn rác, cung cấp các thông tin kích động mê tín dị đoan với tổng mức phạt hành chính lên đến 200 triệu đồng.

(http://antispam.vncert.gov.vn/tintuchoatdong32.html)

Bên cạnh hoạt động xử lý vi phạm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các doanh nghiệp viễn thông di động cũng chung tay trong việc thực hiện phòng chống thư rác như thiết lập các đầu mối phối hợp xử lý tin nhắn rác với cơ quan quản lý nhà nước, các đường dây nóng tiếp nhận thông báo tin nhắn rác. Ví dụ như đường dây nóng xử lý tin nhắn rác của VinaPhone có tổng đài chung là 18001091, các số điện thoại đường dây nóng miền Bắc: 0912481111, miền Trung: 0918681111, miền Nam: 0914181111; đường dây nóng xử lý tin nhắc rác của Viettel là 19008198;  của Mobifone là tổng đài 18001090.

Các doanh nghiệp viễn thông di động cũng tiến hành thu hồi đầu số đối với cá nhà cung cấp dịch vụ nội dung (Content Provider – CP) phát tán tin nhắn rác.

Theo tin tức hoạt động từ website điều phối chống thư rác, ngày 16/12/2009 Công ty Viễn thông Viettel gửi công văn thông báo tạm khóa đầu số dịch vụ nội dung của 5 công ty để điều tra sau khi nhận được các khiếu nại của người dùng về việc vi phạm Nghị định 90/2008/NĐ-CP về chống thư rác. Các đầu số đó gồm có: đầu số 6051; 6351 của Công ty Cổ phần Dịch vụ Thông Minh, đầu số 8041; 8741 của Công ty Cổ phần Phong thủy, đầu số 8118; 8758 của Công ty Cổ phần Truyền thông ABC, đầu số 8033; 8733 của Công ty Cổ phần truyền thông và Dịch vụ di động Đông Hà, đầu số 8747 của Công ty Cổ phần dịch vụ giải pháp truyền thông và CNTT số 5. Thời gian bắt đầu khóa các đầu số từ ngày 18/12/2009. Hoạt động cung cấp dịch vụ nội dung trên các đầu số trên sẽ được tiếp tục sau khi Viettel và các doanh nghiệp có liên quan giải quyết xong các khiếu nại của người dùng. (http://antispam.vncert.gov.vn/tintuchoatdong24.html)

Tuy việc thực thi pháp luật về chống thư rác đã đạt được một số thành công nhất định song tỉ lệ phát tán thư rác ở Việt Nam vẫn rất cao so với thế giới. Theo báo cáo của hãng bảo mật Sophos năm 2010, Việt Nam đứng thứ 8 trong danh sách 12 quốc gia có tỉ lệ phát tán thư rác cao nhất trên thế giới với 3% tỉ lệ thư rác toàn cầu.[11] Và mới đây, trong Báo cáo tình hình bảo mật tháng 7/2011 của Tập đoàn Symantec, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 4 về phát tán thư rác với 6,4% tỉ lệ thư rác toàn thế giới. (http://www.slideshare.net/symantec/symantec-intelligence-report-july-2001)

Tại Việt Nam hiện nay, đối tượng lớn phát tán tin nhắn rác là các nhà cung cấp dịch vụ nội dung với hình thức gửi tin nhắn rác phổ biến là mua sim điện thoại trả trước để gửi tin nhắn hàng loạt để quảng cáo về các dịch vụ nội dung mà đầu số của nhà cung cấp dịch vụ nội dung sở hữu. Theo điều tra của VNCERT  vào tháng 3/2009 về hoạt động nhắn tin nhắn rác của các nhà cung cấp dịch vụ nội dung qua mạng di động thì có đến 36,9% các nhà cung cấp dịch vụ nội dung thường xuyên gửi tin nhắn rác, 60,5% thi thoảng gửi tin nhắn rác và chỉ có 2,6% là chưa bao giờ gửi tin nhắn rác.[12] Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do việc quản lý thuê bao trả trước của các doanh nghiệp viễn thông còn nhiều bất cập và mức tiền phạt xử lý vi phạm này không đáng kể khi so sánh với doanh thu đem lại từ việc vi phạm.

Một loại tin nhắn rác nữa hiện nay là tin nhắn lừa đảo có nội dung thông báo trúng thưởng, tặng quà miễn phí,…và yêu cầu người dùng soạn tin nhắn theo mẫu đến các đầu số dịch vụ nội dung có dạng 6xxx, 8xxx để tham gia hay nhận quà. Khi nhắn tin theo hướng dẫn này, người dùng sẽ bị trừ tiền với giá cước tin nhắn từ 500 đồng đến 15.000 đồng tùy theo đầu số gửi tin nhắn đến. tuy VNCERT đã ra thông cáo báo chí cảnh báo về loại tin nhắn lừa đảo này nhưng có rất nhiều người dùng vẫn bị mất tiền oan. Với những tin nhắn lừa đảo như trên, mức xử lý hành chính cần nghiêm khắc hơn bởi doanh thu từ việc vi phạm lớn hơn nhiều lần so với mức tiền phạt, Với những hành vi này, cần áp dụng chế tài là thu hồi doanh số thu được từ hành vi vi phạm.

Nghị định 90/2008/NĐ-CP tuy mới ban hành và đưa vào thực thi nhưng trước sự phát triển ngày càng phức tạp của thư rác, nghị định cũng đã bộc lộ nhiều lỗ hổng. Do đó, Chính phủ đã tiến hành xây dựng nghị định sửa đổi, bổ sung nghị định 90/2008/NĐ-CP về chống thư rác nhằm hoàn thiện hơn nữa những quy định về chống thư rác theo hướng siết chặt hơn nữa hoạt động quảng cáo bằng thư điện tử, tin nhắn, quy định cụ thể hơn về trách nhiệm của các bên liên quan, bổ sung thêm một số hành vi vi phạm mới. Dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung này đã xây dựng trong và đang trong quá trình lấy ý kiến.

KẾT LUẬN

Qua những nội dung trình bày trên đây, có thể thấy rằng hệ thống văn bản pháp lý để quản lý hoạt động quảng cáo bằng thư điện tử, tin nhắn và chống thư rác đã tương đối đầy đủ. Những quy định này đã tạo môi trường pháp lý cho hoạt động quảng cáo bằng thư điện tử, tin nhắn được tiến hành thuận lợi cũng như bày tỏ thái độ kiên quyết loại bỏ tình trạng thư rác là vấn đề nhức nhối hiện nay. Những quy định này cũng đang dần hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu quản lý hiện tại. Tuy nhiên, ngoài việc ban hành và thực thi các quy định pháp lý của nhà nước thì cũng cần tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dùng, tích cực phản ánh những vi phạm để cùng với các cơ quan nhà nước xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm, góp phần tiến tới hạn chế tối đa nạn tin nhắn rác trên điện thoại di động nói riêng cũng như thư rác nói chung.

CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT

  1. Luật Công nghệ thông tin 2006
  2. Nghị định số 90/2008/NĐ-CP về chống thư rác
  3. Thông tư số 12/2008/TT-BTTTT hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP
  4. Thông tư số  03/2009/TT-BTTTT Quy định về mã số quản lý và mẫu giấy chứng nhận mã số quản lý đối với nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng thư điện tử; nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn; nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn qua mạng Internet
  5. Thông tư số 09/2011/TT-BTTTT sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 09/2008/TT-BTTTT và Thông tư số 12/2008/TT-BTTTT

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2009 của Bộ Công Thương
  2. Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2010 của Bộ Công Thương
  3. Báo cáo tình hình bảo mật tháng 7/2011 của Tập đoàn Symantec

[1] Điều 7 Nghị định số 90/2008/NĐ-CP
[2] Điều 9 Nghị định 90/2008/NĐ-CP
[3] Điều 10 Nghị định 90/2008/NĐ-CP
[4]  Điều 13 Nghị định 90/2008/NĐ-CP
[5]  Điều 14 Nghị định 90/2008/NĐ-CP
[6] Khoản 2 điều 70 Luật Công nghệ thông tin quy định: “Tổ chức, cá nhân gửi thông tin quảng cáo trên môi trường mạng phải bảo đảm cho người tiêu dùng khả năng từ chối nhận thông tin quảng cáo”
[7] Chế độ báo cáo, thống kê được quy định chi tiết tại Mục VI Thông tư số 12/2008/TT-BTTTT
[8] Trang 23 Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2009 – Bộ Công Thương
[9] Trang 23 Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2009
[10] Số liệu tại Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2009 – Bộ Công Thương – Trang 29
[11] Số liệu tại Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2010 – Bộ Công Thương – Trang 103
[12] Số liệu tại Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2009 – Bộ Công Thương – Trang 28

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Một trong số cách tính thuế GTGT đó là phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT. Những doanh nghiệp nào có thể áp dụng phương pháp này? Cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp như thế nào? Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau làm rõ những câu hỏi đó.

Văn bản pháp luật
– Thông tư 219/2013/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2014
– Thông tư 119/2014/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/09/2014

Đối tượng áp dụng

1. Hoạt động sản xuất kinh doanh vàng bạc đá quý
2. Các đối tượng tính thuế GTGT bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu bao gồm:
– Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu 1 tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC
– Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện
– Hộ, cá nhân kinh doanh
– Tổ chức, các nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí.
Tổ chức kinh tế khác không phải doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký theo phương pháp khấu trừ..

Phương pháp tính thuế

Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:
– Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%
– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu : 5%
– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%
– Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

Trường hợp cơ sở kinh doanh có doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và doanh thu hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thì không áp dụng tỷ lệ (%) trên doanh thu đối với doanh thu này.

Ví dụ: Công ty A là doanh nghiệp kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Trong kỳ công ty A thu được doanh thu 1 tỷ từ hoạt động bán phần mềm máy tính và 2 tỷ từ dịch vụ tư vấn thì công ty A  không phải nộp thuế GTGT theo tỷ lệ (%) trên doanh thu đối với khoản 1 tỷ (do phần mềm máy tính là đối tượng không chịu thuế GTGT) và phải kê khai nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 5% trên doanh thu từ dịch vụ tư vấn về tiền thuế GTGT mà công ty A phải nộp: 2 tỷ x 5%= 100 triệu.

Cơ sở kinh doanh nhiều ngành nghề có mức tỷ lệ khác nhau phải kê khai thuế GTGT theo từng nhóm ngành nghề tương ứng với các mức tỷ lệ theo quy định; trường hợp người nộp thuế không xác định được doanh thu theo từng nhóm ngành nghề hoặc trong một hợp đồng kinh doanh trọn gói bao gồm các hoạt động tại nhiều nhóm tỷ lệ khác nhau mà không tách được thì sẽ áp dụng mức tỷ lệ cao nhất của nhóm ngành nghề mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khoán, cơ quan thuế xác định doanh thu, thuế GTGT phải nộp theo tỷ lệ % trên doanh thu của hộ khoán theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 219/2013/TT-BTC căn cứ vào tài liệu, số liệu khai thuế của hộ khoán, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, kết quả điều tra doanh thu thực tế và ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường.

Trường hợp hộ, cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán kinh doanh nhiều nhành nghề thì cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp theo tỷ lệ của hoạt động kinh doanh chính.

Điều kiện tự nguyện áp dụng phương pháp trực tiếp

Phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp là một trong các phương pháp tính thuế của doanh nghiệp. Vậy một doanh nghiệp đang áp dụng phương pháp khấu trừ muốn chuyển sang phương pháp tính thuế trực tiếp thì có thể thực hiện hay không? Thủ tục áp dụng như thế nào?

Việc áp dụng phương pháp tính thuế được quy định tại thông tư 219/2013/TT-BTC, thông tư 119/2014/TT-BTC, thông tư 93/2017/TT-BTC (hợp nhất bởi 14/VBHN-BTC ngày 09/05/2018) quy định :

Đối tượng áp dụng phương pháp khấu trừ thuế
– Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ (trừ hộ kinh doanh)
– Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế (không bao gồm hộ kinh doanh)
– Trường hợp cơ sở kinh doanh có hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý

Đối tượng áp dụng phương pháp trực tiếp
– Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt độngcó doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ – Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng PP khấu trừ
– Hộ, cá nhân kinh doanh;
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và cáctổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí.
– Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

Hiện nay, việc áp dụng phương pháp khấu trừ hay trực tiếp do doanh nghiệp, tổ chức lựa chọn khi tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Hiện nay, trình tự thủ tục khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được quy định cụ thể tại Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010. Trọng tài là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến nhất, với nhiều ưu điểm nổi bật như thời gian xử lý nhanh, trọng tài viên có trách nhiệm giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp, phán quyết của trọng tài là chung thẩm. Chính yếu tố nổi bật về thời gian xử lý tranh chấp nhanh đã dẫn đến pháp luật về trọng tài thừa nhận những yếu tố đặc thù của tố tụng trọng tài so với tòa án. Thí dụ phán quyết của trọng tài là chung thẩm, không có kháng cáo, kháng nghị. Trong việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, các bên có nhiều quyền định đoạt về việc được tự do lựa chọn trọng tài, quy tắc tố tụng, luật áp dụng, địa điểm, ngôn ngữ, thời gian tiến hành tố tụng trọng tài, quốc tịch của trọng tài viên…

Khi đã có đủ các điều kiện để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại như có thỏa thuận trọng tài có hiệu lực… thì các bên thực hiện các bước theo trình tự tố tụng trọng tài.

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo
Trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn.
Đơn khởi kiện gồm có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
b) Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;
c) Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;
d) Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có;
đ) Các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị vụ tranh chấp;
e) Tên, địa chỉ người được nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên.

Kèm theo đơn khởi kiện, phải có thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu có liên quan.

Bước 2: Bị đơn nộp bản tự bảo vệ (Theo Điều 35 Luật trọng tài thương mại 2010)
Đối với vụ tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho Trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ. Theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, thời hạn này có thể được Trung tâm trọng tài gia hạn căn cứ vào tình tiết cụ thể của vụ việc.

Đối với vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nếu các bên không có thoả thuận khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho nguyên đơn và Trọng tài viên bản tự bảo vệ, tên và địa chỉ của người mà mình chọn làm Trọng tài viên.

Bước 3: Thành lập hội đồng trọng tài
Thành phần Hội đồng trọng tài (Theo Điều 39 Luật trọng tài thương mại 2010)
Thành phần Hội đồng trọng tài có thể bao gồm một hoặc nhiều Trọng tài viên theo sự thỏa thuận của các bên.
Trường hợp các bên không có thoả thuận về số lượng Trọng tài viên thì Hội đồng trọng tài bao gồm ba Trọng tài viên.

Bước 4: Hòa giải (Theo Điều 58 Luật trọng tài thương mại 2010)
Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hoà giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các Trọng tài viên. Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài.

Bước 5: Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp (Theo Điều 55 Luật trọng tài thương mại 2010)
Phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Các bên có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp; có quyền mời người làm chứng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng trọng tài có thể cho phép những người khác tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp. Trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp do quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài quy định; đối với Trọng tài vụ việc do các bên thỏa thuận.

Bước 6: Hội đồng trọng tài ra phán quyết
Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số. Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài. (Theo Điều 60 Luật trọng tài thương mại 2010)

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Gây rối trật tự công cộng là gì?

Gây rối trật tự công cộng là hành vi gây náo động, gây mất ổn định ở những nơi công cộng như ngoài đường phố, khu dân cư, công viên…,hành vi này gây nên sự xáo trộn, hoang mang cho những người xung quanh. Người nào có hành vi gây rối mất trật tự nơi công cộng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Một số hành vi gây rối trật tự công cộng:
– Đánh nhau gây thương tích
– Tham gia tụ tập nhiều người và gây rối tại nơi công cộng

Xử lý hành chính khi gây rối trật tự công cộng

Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về việc xử lý vi phạm về trật tự công cộng như sau:

Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 5 Điều này;
b) Thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng;
c) Để vật nuôi, cây trồng hoặc các vật khác xâm lấn lòng đường, vỉa hè, vườn hoa, sân chơi, đô thị, nơi sinh hoạt chung trong khu dân cư, khu đô thị;
d) Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Vứt rác hoặc bỏ bất cứ vật gì khác lên tường rào và khu vực liền kề với mục tiêu bảo vệ;
e) Chăn, thả gia súc, gia cầm trong chung cư.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng;
b) Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
c) Để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Thả diều, bóng bay, các loại đồ chơi có thể bay ở khu vực cấm, khu vực mục tiêu được bảo vệ;
đ) Sử dụng tàu bay không người lái hoặc phương tiện bay siêu nhẹ chưa được đăng ký cấp phép bay hoặc tổ chức các hoạt động bay khi chưa có giấy phép hoặc đã đăng ký nhưng điều khiển bay không đúng thời gian, địa điểm, khu vực, tọa độ, giới hạn cho phép;
e) Cản trở, sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở chợ, bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác;
g) Đốt và thả “đèn trời”;
h) Không có đủ hồ sơ, tài liệu mang theo khi khai thác tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ;
i) Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi người trực tiếp khai thác, sử dụng chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay;
k) Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi phương tiện bay chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay;
l) Phun sơn, viết, vẽ, dán, gắn hình ảnh, nội dung lên tường, cột điện hoặc các vị trí khác tại khu vực dân cư, nơi công cộng, khu chung cư, nơi ở của công dân hoặc các công trình khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này;
b) Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Báo thông tin giả, không đúng sự thật đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
d) Gọi điện thoại đến số điện thoại khẩn cấp 111, 113, 114, 115 hoặc đường dây nóng của cơ quan, tổ chức để quấy rối, đe dọa, xúc phạm;
đ) Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”;
e) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không có đủ hồ sơ, tài liệu pháp lý được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc đăng ký theo quy định;
g) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không duy trì đủ điều kiện về nguồn nhân lực theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp;
h) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không duy trì đủ điều kiện về trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ, nhà xưởng, sân bãi theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp;
i) Thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ không bảo đảm tiêu chuẩn an ninh, an toàn và các điều kiện về môi trường theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;
b) Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;
c) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng, tôn giáo để tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
d) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức;
đ) Tổ chức, tham gia tập trung đông người trái pháp luật tại cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước hoặc các địa điểm, khu vực cấm;
e) Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào nhà ở, nơi ở, vào người, đồ vật, tài sản của người khác, vào trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh, mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu;
g) Vào mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu trái phép;
h) Sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ treo cờ, biểu ngữ, thả truyền đơn, phát loa tuyên truyền ngoài quy định của phép bay;
i) Viết, phát tán, lưu hành tài liệu, hình ảnh có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc công cụ, đồ vật, phương tiện khác có khả năng sát thương;
c) Quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ địa điểm cấm, khu vực cấm liên quan đến quốc phòng, an ninh;
d) Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Sàm sỡ, quấy rối tình dục;
e) Khiêu dâm, kích dục ở nơi công cộng;
g) Thực hiện thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ có chủng loại hoặc chất lượng không phù hợp với loại sản phẩm đã đăng ký theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp;
h) Sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ phóng, bắn, thả từ trên không các loại vật, chất gây hại hoặc chứa đựng nguy cơ gây hại khi không được phép.
6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ quay phim, chụp ảnh từ trên không khi không được phép.
7. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện hoạt động bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ không đúng nội dung trong phép bay do cơ quan có thẩm quyền cấp.
8. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ nhưng không chấp hành các lệnh, hiệu lệnh của cơ quan quản lý điều hành và giám sát hoạt động bay.
9. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi chưa có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp.
10. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện hoạt động bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ khi chưa có phép bay do cơ quan có thẩm quyền cấp.
11. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ cản trở hoặc gây mất an toàn cho các phương tiện bay khác.
12. Các hành vi vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh chung được xử lý, xử phạt theo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
13. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, d, đ và g khoản 2; điểm đ khoản 3; các điểm b, e và i khoản 4; các điểm a, b và c khoản 5; các khoản 6 và 10 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép của cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm h và i khoản 3 và khoản 9 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng phép bay từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 6, 7, 8 và 11 Điều này;
d) Trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm c, e và g khoản 4 Điều này.
14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1, điểm l khoản 2 và điểm e khoản 4 Điều này;
b) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 và điểm i khoản 4 Điều này;
c) Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, các điểm d và đ khoản 5 Điều này trừ trường hợp nạn nhân có đơn không yêu cầu;
d) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 5 Điều này;
đ) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1, điểm c khoản 2, điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều này.

Tội gây rối trật tự công cộng

Bên cạnh đó, người nào có hành vi gây rối trật tự nơi công cộng có thể bị xử lý hình sự về tội gây rối trật tự nơi công cộng tại điều 318 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.

Cấu thành tội phạm của tội gây rối trật tự công cộng

Chủ thể: người có năng lực trách nhiệm hình sự (đủ 16 tuổi trở lên và có khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình).

Khách thể: Trật tự, an toàn công cộng, đồng thời còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.

Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Mặt khách quan:
– Về hành vi: Hành vi coi thường trật tự những nơi đông người như chợ, trường học, nhà thờ, công viên, nhà ga, bến xe, bến tàu…như: xúc phạm những người xung quanh; dùng vũ lực đập phá, làm hư hỏng tài sản của nhà nước, công dân tại nơi công cộng;
– Hậu quả: gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Các hậu quả phi vật chất như hành vi trên có ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, ngoại giao, đến trật tự, an toàn xã hội…

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Do là dịp đầu năm nên hàng xóm cạnh nhà tôi thường dẫn bạn về nhà chơi ăn uống, tu tập hát hò tới gần sáng gây ảnh hưởng rất nhiều tới nhà tôi và các hộ dân cư xung quanh, mấy nhà bên cạnh đã nhiều lần nhắc nhở nhưng hàng xóm nhà tôi vẫn không nghe và còn nói “nhà tôi tôi muốn làm gì thì làm“. Nói ra thì ngại vì làm mất lòng hàng xóm, phát sinh mâu thuẫn, còn không nói thì bực bội, ức chế trong lòng. Vậy luật sư cho tôi hỏi chúng tôi phải giải quyết ra sao?

Trả lời

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tới bộ phận Tư vấn pháp luật của LVNLAW, đối với vấn đề của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Hàng xóm của bạn đã có hành vi gây ồn ào làm mất yên tĩnh khu dân cư, khi đó bạn và những hộ dân trong khu có thể thực hiện giải quyết như sau:
– Có thể nhờ ban quản lý tổ dân phố đưa ra góp ý chung trong buổi sinh hoạt
– Làm đơn đề nghị tổ hòa giải của khu phố hòa giải, hoặc phản ánh với lãnh đạo, đoàn thể khu phố động viên, giáo dục họ chấp hành pháp luật, báo trước cho họ đã vi phạm pháp luật có thể sẽ bị xử lý.
– Trường hợp nếu giải quyết tại tổ dân phố không thành, bạn có quyền làm đơn gửi đến UBND để giải quyết. Khi họ đang vi phạm thì báo ngay cho Công an phường để xuống lập biên bản vi phạm hành chính.

Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về vấn đề đảm bảo sự yên tĩnh chung như sau:

Điều 8. Vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;
b) Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung;
c) Bán hàng ăn uống, giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy hành vi của hàng xóm gần nhà bạn gây tiếng động lớn, ồn ào tại khu dân cư tới gần sáng ( trong khoảng 22 giờ ngày hôm trước tới 06 giờ sáng ngày hôm sau) sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng tới 1.000.000 đồng.

Ngoài ra, trong trường hợp mà hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA trở lên có thể bị xử phạt từ 1.000.000 đồng tới 160.000.000 đồng (điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP)

Điều 22. Vi phạm các quy định về tiếng ồn
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.
6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA.
7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.
8. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.
9. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.
10. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 40 dBA trở lên.
11. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 8, 9 và 10 Điều này.
12. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Tội phạm được quy định tại điều 8 bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) là các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội:

Điều 8. Khái niệm tội phạm
1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi tội phạm được phân thành các loại như sau:

Điều 9. Phân loại tội phạm
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây:
1. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
2. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;
3. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;
4. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Tại sao phải phân loại tội phạm

Việc phân loại tội phạm có 2 ý nghĩa về mặt lý luật và thực tiễn cụ thể như sau:

Về mặt lý luận
– Xác định và xây dựng các biện pháp pháp lý hình sự tương ứng với tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, xác định chính sách hình sự cụ thể đối với từng hành vi phạm tội cụ thể
– Triển khai chính sách hình sự thông qua nhận thức và phản ứng của Nhà nước đối với các tội có tính nguy hiểm cho xã hội khác nhau thì có biện pháp xử lý khác nhau
– Tạo ra cơ sở để xây dựng các chế định về tội phạm và hình phạt, là cơ sở thống nhất để xây dựng các khung hình phạt cho tội phạm cụ thể.
– Xác định đường lối đấu tranh với các tội phạm khác nhau cũng dựa trên tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm
– Tạo tiền đề cho việc nhận thực đúng bản chất của tội phạm, đánh giá đúng tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, là cơ sở để hoàn thiện pháp luật hình sự.

Về mặt thực tiễn
– Áp dụng nhiều quy phạm đối với các loại tội phạm như: tuổi chịu trách nhiệm hình sự, chế định các giai đoạn phạm tội, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
– Chi phối đối với việc áp dụng một số chế định của luật tố tụng hình sự. Việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp chỉ được thực hiện khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; các quy định về thời hạn đưa vụ án ra xét xử hoặc ra các quyết định cụ thể đối với từng loại tội phạm cụ thể.
– Việc phân loại tội phạm chẳng những hỗ trợ cho việc áp dụng đúng luật mà nếu nhìn rộng ra, nhà làm luật còn có thể dựa vào tính nguy hiểm cho quan hệ xã hội mà nó xâm hại để đánh giá, nhằm bảo vệ cho chế độ chính trị hiệu quả hơn.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Thực tiễn xét xử tại Việt nam trong thời gian gần đây cho thấy các tranh chấp về thứ tự ưu tiên thanh toán giữa những người cùng nhận bảo đảm bằng một tài sản hoặc giữa những người có quyền, lợi ích liên quan đến tài sản bảo đảm phát sinh ngày càng nhiều. Do đó, LVNLAW với những kiến thức pháp luật và thực tiễn giải quyết các vụ việc xin được cung cấp vấn đề pháp lý về “thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm”. Trong trường hợp tài sản bảo đảm được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, thì sau khi xử lý tài sản bảo đảm đặt ra vấn đề thứ tự ưu tiên thành toán được thực hiện như thế nào. Theo quy định  tại Điều 307 308 Bộ luật dân sự 2015

Điều 307. Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp
1. Số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 308 của Bộ luật này.
2. Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền chênh lệch phải được trả cho bên bảo đảm.
3. Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm. Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ được bảo đảm phải thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán.
Điều 308. Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm
1. Khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định như sau:
a) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng;
b) Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước;
c) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.
2. Thứ tự ưu tiên thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này có thể thay đổi, nếu các bên cùng nhận bảo đảm có thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền.

Pháp luật dân sự Việt Nam xác định thứ tự ưu tiên thanh toán dựa trên nguyên tắc thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm và thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm. Theo đó, thứ tự ưu tiên thanh toán như sau:

  • Nếu có phát sinh đối kháng với người thứ ba thì xác lập theo hiệu lực đối kháng
  • Trường hợp các giao dịch bảo đảm đã được đăng ký thì thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự đăng ký.Nghĩa là, giao dịch bảo đảm nào có thời điểm đăng ký giao dịch trước thì sẽ được ưu tiên thanh toán trước và ngược lại.
  • Tiếp theo, trong số những giao dịch bảo đảm có giao dịch bảo đảm được đăng ký và có những giao dich bảo đảm không được đăng ký, thì ưu tiên thanh toán cho giao dịch bảo đảm được đăng ký trước và giao dịch bảo đảm không được đăng ký sẽ thanh toán sau.
  • Cuối cùng, trường hợp các giao dịch bảo đảm không có đăng ký thì thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập giao dịch bảo đảm. Giao dịch bảo đảm có thời gian xác lập trước sẽ được thanh toán trước.

Lưu ý: Không phải mọi trường hợp các bên đều phải tuân thủ theo thứ tự ưu tiên trên. Pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, theo đó các bên cùng nhận bảo đảm có thể thỏa thuận về việc thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán. Ngoài ra, nếu số tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm không đủ để thanh toán cho tất cả các bên nhận bảo đảm, thì bên nhận bảo đảm sẽ được thanh toán tương ứng với tỷ lệ giá trị nghĩa vụ được bảo đảm, cùng với thứ tự ưu tiên đã được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Các loại đất hiện nay được pháp luật quy định như thế nào? Căn cứ nào để xác định loại đất? Đây là câu hỏi được hỏi khá nhiều tại LVNLAW, do vậy trong bài viết này chúng tôi sẽ trích dẫn các quy định về đất đai để khách hàng năm rõ. Theo quy định tại điều 10 Luật đất đai 2013 giải thích

Điều 10. Phân loại đất
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:
1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
đ) Đất rừng đặc dụng;
e) Đất nuôi trồng thủy sản;
g) Đất làm muối;
h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;
2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
g) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
k) Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;
3. Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.
Điều 11. Căn cứ để xác định loại đất
Việc xác định loại đất theo một trong các căn cứ sau đây:
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đã được cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
2. Giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này;
3. Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này;
4. Đối với trường hợp không có giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì việc xác định loại đất thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Tại nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 01/2017/NĐ-CP) cũng quy định về cách xác định loại đất tại điều 3 như sau:

Điều 3. Xác định loại đất
1. Trường hợp đang sử dụng đất không có giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 11 của Luật đất đai thì loại đất được xác định như sau:
a) Trường hợp đang sử dụng đất ổn định mà không phải do lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép thì loại đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng;
b) Trường hợp đang sử dụng, đất do lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép thì căn cứ vào nguồn gốc, quá trình quản lý, sử dụng đất để xác định loại đất.
2. Trường hợp Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì việc xác định loại đất được căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn, quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và dự án đầu tư.
3. Đối với thửa đất sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau (không phải là đất ở có vườn, ao trong cùng thửa đất) thì việc xác định loại đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:
a) Trường hợp xác định được ranh giới sử dụng giữa các mục đích thì tách thửa đất theo từng mục đích và xác định mục đích cho từng thửa đất đó;
b) Trường hợp không xác định được ranh giới sử dụng giữa các mục đích thì mục đích sử dụng đất chính được xác định theo loại đất có mức giá cao nhất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ban hành.
Trường hợp nhà chung cư có mục đích hỗn hợp, trong đó có một phần diện tích sàn nhà chung cư được sử dụng làm văn phòng, cơ sở thương mại, dịch vụ thì mục đích sử dụng chính của phần diện tích đất xây dựng nhà chung cư được xác định là đất ở.
4. Cơ quan xác định loại đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư; là Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở. Trường hợp thu hồi đất thì cơ quan có thẩm quyền xác định loại đất là cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Trường hợp thửa đất có cả đối tượng thuộc thẩm quyền xác định loại đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện thì cơ quan xác định loại đất là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Như vậy, hiện nay chỉ phân ra làm 3 loại chính là đất nông nghiệp và đất phi nông nghiêp, đất khác. Trong các loại chính này lại được chia ra làm nhiều loại nhỏ

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Cho cháu hỏi là cháu có 1 người đang dọa giết cháu, vậy khi họ tấn công cháu thì cháu có được bảo vệ mình bằng việc tấn công lại không ạ. Nếu như việc cháu phản ứng lại làm ảnh hưởng tới họ thì cháu có bị phạt không?

Trả lời

Thứ nhất, về vấn đề khi bị tấn công thì cháu hoàn toàn có quyền tự bảo vệ mình bằng việc tấn công lại, tuy nhiên việc tấn công lại sẽ nằm trong giới hạn nhất định. 

Thứ hai, người đe dọa giết cháu có thể phạm tội theo quy định pháp luật hình sự

Điều 133. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.

Theo đó, đe dọa giết người bị coi là tội phạm là hành vi đe dọa giết người mà hành vi đó có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện. Người bị coi là phạm tội là người có hành vi thể hiện sẽ tước đoạt tính mạng người khác. Hành vi này có thể là lời đe dọa với những hình thức khác nhau (qua điện thoại, thư từ…) hoặc có thể là những cử chỉ, việc làm cụ thể gián tiếp thể hiện sự đe dọa (như đi tìm công cụ, phương tiện…). Hành vi đe dọa phải gây ra cho người bị đe dọa tâm lý lo sợ một cách có căn cứ là hành vi giết người sẽ xảy ra. Hành vi đe dọa giết người chỉ cấu thành tội phạm khi hành vi đó đã làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện. Như vậy, trường hợp một người nhiều lần nhắn tin, đe dọa người khác để đòi tiền chỉ có thể bị coi là phạm tội đe dọa giết người nếu nội dung của tin nhắn có việc dọa giết, đồng thời nội dung và phương thức nhắn tin phải làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện. Để bảo vệ quyền lợi của cháu, cháu có quyền làm đơn tố cáo hành vi của những người này này gửi đến ủy ban xã, phường nơi cư trú hoặc cơ quan công an để đề nghị có biện pháp xử lý.

Cấu thành tội phạm tội đe doạ giết người

1. Về mặt khách quan của tội phạm:
Về hành vi: Người phạm tội đã thực hiện hành vi đe dọa giết người bị hại trái pháp luật. Hành vi đe dọa này có thể thực hiện bằng lời nói, hành động, cử chỉ… không nhằm mục đích giết người bị hại mà chỉ nhằm làm người bị hại phải lo lắng, sợ hải, hình thành trong tư tưởng rằng người phạm tội sẽ thực hiện hành vi giết người bị hại như đã đe dọa.
Về mặt hậu quả: Gây nên tâm lý lo lắng, sợ hãi cho người bị hại; người bị hại thật sự tin rằng hành vi đe dọa sẽ được người phạm tội thực hiện.

2. Về mặt chủ quan của tội phạm:
Về lỗi: Người thực hiện hành vi do lỗi vô ý trực tiếp.
Theo đó, người thực hiện hành vi phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là đe dọa người bị hại, làm cho người bị hại lo sợ có thể dẫn đến hậu quả như lời đe dọa, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra;
Mục đích của hành vi phạm tội: Nhằm đe dọa người bị hại để người bị hại làm hoặc không làm một việc gì đó.

3. Mặt khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến quyền được sống của con người được pháp luật bảo vệ.

4. Về mặt chủ thể của tội phạm: Người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ.

5. Hình phạt đối với người phạm tội đe dọa giết người: Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đe dọa giết người. Tùy vào trừng trường hợp cụ thể, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà người phạm tội đe dọa giết người có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Cho người khác mượn tài khoản để gửi tiền có những rủi ro gì? Người khác chuyển tiền không rõ nguồn gốc vào tài khoản của mình có vấn đề gì không?

Trả lời

Theo quy định của thông tư 23/2014/TT-NHNN (sửa đổi bởi thông tư 02/2019/TT-NHNN) về việc uỷ quyền thanh toán như sau:

Điều 4. Ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán
1. Chủ tài khoản thanh toán được ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản thanh toán của mình
2. Việc ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán phải bằng văn bản và được thực hiện theo quy định của pháp luật về ủy quyền.
3. Để ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán, chủ tài khoản phải gửi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản văn bản ủy quyền kèm bản đăng ký mẫu chữ ký và bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người được ủy quyền (trường hợp bản sao không có chứng thực thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu).

Như vậy, theo quy định của pháp luật chủ tài khoản có thể uỷ quyền thanh toán cho người khác nhưng phải lập thành văn bản và gửi tới tổ chức nơi mở tài khoản.

Truy cứu trách nhiệm hình sự do tài sản có nguồn gốc bất chính

Trường hợp số tiền có nguồn gốc bất chính có thể bị xử lý theo điều 324 bộ luật hình sự 2015 về tội rửa tiền

Điều 324. Tội rửa tiền
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có;
b) Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;
c) Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;
d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
e) Tiền, tài sản phạm tội trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Tiền, tài sản phạm tội trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia.
4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Ngoài ra, nếu người mượn tài khoản sử dụng tài khoản để lừa đảo người khác, chủ tài khoản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự do đồng phạm.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Lỗi trong dân sự và hình sự là hai quy định khác nhau tại hai bộ luật nhưng cũng có nhiều điểm giống nhau. Trong bài viết này LVNLAW chúng tôi sẽ phân tích sự giống và khách nhau giữa lỗi trong dân sự và lỗi trong bộ luật hình sự như sau:

1. Giống nhau:
Lỗi trong dân sự hay lỗi trong hình sự thì đều được chia ra thành lỗi cố ý và lỗi vô ý. Ở Bộ luật hình sự lỗi được qui định ở điều 9 và điều 10, trong bộ luật dân sự lỗi được định nghĩa cũng như qui định tại điều 308 Bộ luật dân sự. Trong nhiều trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng như trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự đều phải có dấu hiệu lỗi không có dấu hiệu lỗi thì hầu hết không phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng như bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Khác nhau:
Trong dân sự nói chung và trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng tầm quan trọng của việc phân biệt lỗi cố ý hoặc vô ý không quan trọng bằng trong pháp luật hình sự.

Điều 604 bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “ Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ich hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Tuy nhiên trong Bộ luật dân sự 2015 giải thích rõ hơn về vấn đề này

Điều 364. Lỗi trong trách nhiệm dân sự
Lỗi trong trách nhiệm dân sự bao gồm lỗi cố ý, lỗi vô ý.
Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
Lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

Theo điều luật này thì dù người gây thiệt hại có lỗi vô ý hay cố ý thì đều phải bồi thường thiệt hại cho người có thiệt hại như nhau. Có trường hợp người gây thiệt hại hoàn toàn không có lỗi nhưng vẫn phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chính là trường hợp bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Tuy nhiên trong hình sự thì lỗi là dấu hiệu bắt buộc trong mọi trường hợp người phạm tội không có lỗi thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó việc phân chia thành lỗi vô ý hay lỗi cố ý rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới việc định tội danh và khung hình phạt cho người phạm tội. Chẳng hạn như cùng có hậu quả chết người xảy ra nhưng nếu lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý giết người thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo điều 123, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân hoặc tử hình. Còn nếu lỗi của người phạm tội là lỗi vô ý thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người theo điều 128, Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là mười năm. Như vậy lỗi vô ý hay lỗi cố ý trong pháp luật hình sự quyết định trực tiếp tới tội danh cũng như hình phạt đối với người phạm tội. Do đó khi xét xử ngành tòa án rất quan tâm tới vấn đề này để xét xử đúng người đúng tội.

Không những thế lỗi trong dân sự nói chung và trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng chỉ phân chia thành lỗi cố ý và lỗi vô ý. Nhưng trong hình sự thì khác hình sự chia ra thành lỗi cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp, vô ý do cẩu thả, vô ý vì quá tự tin. Sở dĩ có sự khác biệt như vậy là do trong hình sự mặt chủ quan của người phạm tội trong đó có lỗi rất quan trọng nó thể hiện mức độ nguy hiểm của tội phạm vì thế cần có sự phân chia thật rõ ràng, cụ thể các mức độ lỗi khác nhau để áp dụng đúng khung hình phạt với mức độ nguy hiểm do người phạm tội gây ra.

Có thể nói lỗi trong dân sự nói chung và trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng có nhiều điểm khác biệt điều đó phù hợp với đặc trưng riêng của từng ngành luật.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Mặt chủ quan của tội phạm là dấu hiệu quan trọng trong cấu thành tội phạm. Mặt chủ quan của tội phạm được biểu hiện thông qua ba yếu tố: lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội. Trong đó, lỗi là dấu hiệu quan trọng nhất, là nội dung cơ bản thể hiện mặt chủ quan của cấu thành tội phạm, không xác định được lỗi thì không thể cấu thành tội phạm. Để phân biệt được dấu hiệu lỗi trong cấu thành tội phạm, LVNLAW xin đưa ra những phân tích sau đây:

Khái niệm về lỗi trong luật hình sự:

Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý

Một hành vi bị xem là tính có lỗi khi có đủ hai điều kiện:
– Hành vi trái pháp luật hình sự.
– Hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của người thực hiện hành vi khi có khả năng và điều kiện để lựa chọn và quyết định xử sự khác không trái pháp luật hình sự.

Để xác định được người thực hiện hành vi nguy hiểm, gây thiệt hại cho xã hội  có lỗi trong việc thực hiện hành vi đó hay không, ta cần xác đinh tính có lỗi của tội phạm. Khi thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội khi hội đủ hai điều kiện:
– Không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.
– Đạt độ tuổi theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự hiện hành.

Các hình thức lỗi:

Nội dung cơ bản cùa lỗi được hợp thành bởi hai yếu tố cơ bản là lý trí và ý chí. Sự kết hợp khác nhau giữa lý trí và ý chí tạo nên các hình thức lỗi khác nhau:

Lỗi cố ý trực tiếp
Về lý trí: Người thực hiện hành vi nhận thức rõ tính chất nguy hiểm trong hành vi của mình, thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể hoặc tất yếu xảy ra.
Về ý chí: Người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra
Ví dụ: A và B có mâu thuẫn từ lâu, A dùng dao đâm nhiều nhát vào ngực B với mong muốn giết B để trả thù.

Lỗi cố ý gián tiếp
Về lý trí: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hành vi đó có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Về ý chí: Người phạm tội không mong muốn cho hậu quả xảy ra, nhưng có ý thức bỏ mặc cho hậu quả nguy hiểm xảy ra do chính hành vi của mình.
Ví dụ: ô tô của A bị hỏng phanh tuy nhiên A vẫn điều khiển ô tô của mình tham gia giao thông và đã gây tai nạn khiến chị B tử vong.

Lỗi vô ý vì quá tự tin
Về lý trí: Người phạm tội nhận thức rõ thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội.
Về ý chí: Người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra, “nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được”. Người phạm tội thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra nguy hại cho xã hội nhưng tin rằng với khả năng, kinh nghiệm, với các biện pháp mình áp dụng, cách thức, phương tiện thực hiện, các điều kiện chủ quan, khách quan khác mà hậu quả tác hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được…nhưng hậu quả nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra.
Ví dụ: trong khi đi chơi A bơi giỏi và biết B không biết bơi nhưng A đã cố tình đẩy B xuống nước để chêu đùa và nghĩ rằng mình có thể cứu B. Tuy nhiên do mải đùa cợt A đã không để ý dẫn đến việc B bị chết đuối.

Lỗi vô ý do cẩu thả
Về lý trí: người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hại cho xã hội mặc dù người đó có trách nhiệm phải thấy trước hậu quả hoặc có thể thấy trước hậu quả xảy ra.
Về ý chí: Vì không thấy trước được hậu quả xảy ra nên người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra
Ví dụ: A do tức giận đã ném viên đá ra đường, chính lúc ấy B chạy xe máy ngang qua và bị viên đá văng trúng đầu dẫn đến tai nạn tử vong.

Ở hình thức lỗi này, người phạm tội không nhận thức được hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra. Có thể có hai trường hợp người phạm tội không thấy trước được hậu quả của hành vi:
Trường hợp thứ nhất, người phạm tội không nhận thức được khả năng gây ra hậu quả từ hành vi của mình và cũng không nhận thức được hậu quả xảy ra. Ví dụ: bảo vệ ngủ quên dẫn đến tài sản của công ty bị mất trộm.
Trường hợp thứ hai, người phạm tội có thể nhận thức khả năng gây ra hậu quả từ hành vi của mình nhưng không nhận thức được hậu quả xảy ra. Ví dụ: Một người băng ngang đường một cách vô thức (không nhìn trước nhìn sau) làm cho hai xe chạy ngược chiều nhau vì tránh người này mà xảy ra tai nạn làm hai người lái xe tử vong.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Thủ tục cấp sổ đổ lần đầu như thế nào? Điều kiện để cấp sổ đỏ lần đầu? Quy định pháp luật khi cấp sổ đỏ lần đầu

Điều kiện để cấp sổ đỏ lần đầu

Việc cấp sổ đỏ lần được thường được chia ra hai trường hợp

Trường hợp có giấy tờ về quyền sử dụng đất

Theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 các giấy tờ về quyền sử dụng đất bao gồm:
1.  Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
3. Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
4. Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
5. Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
6. Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
7. Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ bao gồm (Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, Khoản 16 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP):
– Sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18 tháng 12 năm 1980.
– Một trong các giấy tờ được lập trong quá trình thực hiện đăng ký ruộng đất theo Chỉ thị số 299-TTg ngày 10 tháng 11 năm 1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước do cơ quan nhà nước đang quản lý, bao gồm:
+ Biên bản xét duyệt của Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã xác định người đang sử dụng đất là hợp pháp;
+ Bản tổng hợp các trường hợp sử dụng đất hợp pháp do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã hoặc cơ quan quản lý đất đai cấp huyện, cấp tỉnh lập;
+ Giấy tờ về việc chứng nhận đã đăng ký quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện hoặc cấp tỉnh cấp cho người sử dụng đất;
+ Giấy tờ về việc kê khai đăng ký nhà cửa được Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện hoặc cấp tỉnh xác nhận mà trong đó có ghi diện tích đất có nhà ở;
+ Giấy tờ của đơn vị quốc phòng giao đất cho cán bộ, chiến sỹ làm nhà ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo Chỉ thị số 282/CT-QP ngày 11 tháng 7 năm 1991 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng mà việc giao đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất làm nhà ở của cán bộ, chiến sỹ trong quy hoạch đất quốc phòng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.”

Trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

Căn cứ khoản 2 điều 101 Luật đất đai 2013 quy định về điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình cá nhân khi không có giấy tờ về quyền sử dụng đất như sau:

Điều 101. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Thủ tục cấp sổ đỏ khi không có giấy tờ

Thủ tục thực hiện theo điều 8 thông tư 24/2014/TT-BTNMT và điều 70 nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ nộp tại UBND xã hoặc văn phòng đăng ký đất đai gồm
– Đơn đăng ký (theo mẫu)
– Giấy tờ chứng minh sử dụng ổn định mảnh đất
– Sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng) (nếu có)
– Sao y CMND, sổ hộ khẩu
– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);
Bước 2: UBND xã thực hiện các công việc sau
– Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);
– Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư mà sơ đồ đó chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ;
– Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký;
– Trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định này thì gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước đối với loại tài sản đó. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, cơ quan quản lý nhà nước đối với tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng đăng ký đất đai;
– Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);
– Trường hợp người sử dụng đất đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật; chuẩn bị hồ sơ để cơ quan tài nguyên và môi trường trình ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; cập nhật bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp, trường hợp hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại cấp xã thì gửi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho người được cấp.
Bước 3: Cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc sau:
– Kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
– Trường hợp thuê đất thì trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ký quyết định cho thuê đất; ký hợp đồng thuê đất và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
– Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 4: Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện các công việc sau:
Trong thời hạn (03) ngày làm việc kể từ ngày khi nhận được hồ sơ, Tờ trình của Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện có trách nhiệm xem xét, ký Quyết định công nhận quyền  sử dụng đất và Giấy chứng nhận
Bước 5: Sau khi UBND cấp huyện ký Quyết định công nhận quyền sử dụng đất và Giấy chứng nhận, trong thời hạn không quá (02) ngày làm việc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm: Gửi số liệu địa chính, tài sản gắn liền với đất, nội dung đề nghị ghi nợ nghĩa vụ tài chính, đến Chi cục Thuế để xác định nghĩa vụ tài chính và lập hồ sơ theo dõi nợ nghĩa vụ tài chính ( nếu có) đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định
Bước 6: Trong thời hạn không quá (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được phiếu gửi số liệu địa chính và tài sản gắn liền với đất, Chi cục Thuế có trách nhiệm xác định nghĩa vụ tài chính gửi lại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai để thông báo cho người đề nghị cấp Giấy chứng nhận thực hiện nghĩa vụ tài chính
Bước 7: Sau khi Chi cục Thuế có thông báo xác định nghĩa vụ tài chính, trong thời hạn không quá (02) ngày làm việc Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm: vào sổ cấp Giấy chứng nhận, xác nhận bổ sung nội dung nghĩa vụ tài chính vào Giấy chứng nhận ( đối với trường hợp được ghi nợ nghĩa vụ tài chính), sao Giấy chứng nhận để lưu và gửi các cơ quan quản lý nhà nước về tài sản gắn liền với đất; đồng thời gửi thông báo xác định nghĩa vụ tài chính của Chi cục Thuế cho người đề nghị cấp Giấy chứng nhận để biết, thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Bước 8: Trong thời hạn không quá (01) ngày làm việc sau khi người được cấp Giấy chứng nhận nộp đủ chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc trường hợp được ghi nợ nghĩa vụ tài chính, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận, thu giấy tờ gốc về đất, tài sản gắn liền với đất vào trao Quyết định công nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận cho người được cấp

Giấy tờ chứng minh sử dụng ổn định mảnh đất là gì?

Trường hợp khi xin cấp sổ đỏ với đất không có giấy tờ theo quy định tại điêu 101 Luật đất đai 2013 có yêu cầu về giấy tờ chứng minh sử dụng ổn định mảnh đất, vậy giấy tờ này là gì? Theo quy định tại điều 21 nghị định 43/2014/NĐ-CP các giấy tờ này gồm:

Điều 21. Căn cứ xác định việc sử dụng đất ổn định
1. Sử dụng đất ổn định là việc sử dụng đất liên tục vào một mục đích chính nhất định kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích đó đến thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc đến thời điểm quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận).
2. Thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định căn cứ vào thời gian và nội dung có liên quan đến mục đích sử dụng đất ghi trên một trong các giấy tờ sau đây:
a) Biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất;
b) Biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc sử dụng đất, biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc xây dựng công trình gắn liền với đất;
c) Quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực thi hành, quyết định thi hành bản án của cơ quan Thi hành án đã được thi hành về tài sản gắn liền với đất;
d) Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực thi hành; biên bản hòa giải tranh chấp đất đai có chữ ký của các bên và xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất;
đ) Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan đến việc sử dụng đất;
e) Giấy tờ về đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú dài hạn tại nhà ở gắn với đất ở; Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh, giấy tờ nộp tiền điện, nước và các khoản nộp khác có ghi địa chỉ nhà ở tại thửa đất đăng ký;
g) Giấy tờ về việc giao, phân, cấp nhà hoặc đất của cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quản lý, sử dụng đất;
h) Giấy tờ về mua bán nhà, tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ về mua bán đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan;
i) Bản đồ, sổ mục kê, tài liệu điều tra, đo đạc về đất đai qua các thời kỳ;
k) Bản kê khai đăng ký nhà, đất có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã tại thời điểm kê khai đăng ký.
3. Trường hợp thời điểm sử dụng đất thể hiện trên các loại giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều này có sự không thống nhất thì thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định theo giấy tờ có ghi ngày tháng năm sử dụng đất sớm nhất.
4. Trường hợp không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc trên giấy tờ đó không ghi rõ thời điểm xác lập giấy tờ và mục đích sử dụng đất thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về thời điểm bắt đầu sử dụng đất và mục đích sử dụng đất trên cơ sở thu thập ý kiến của những người đã từng cư trú cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất của người có yêu cầu xác nhận trong khu dân cư (thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố) nơi có đất.

Hồ sơ cấp sổ đỏ lần đầu

1. Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK;
2. Một trong các loại giấy tờ được cấp hoặc có được liên quan đến quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đã nêu ở trên
3. Một trong các giấy tờ được cấp hoặc có được về nhà ở hoặc tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
4. Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng);
5. Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);
6. Trường hợp có đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề phải có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề, kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế.

Hồ sơ được nộp tại Phòng Tài nguyên Môi trường hoặc ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.

Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu tại tại UBND xã

Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra hồ sơ và tiến hành:
1. Thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp nếu thửa đất chưa có bản đồ địa chính;
2. Xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dung kê khai đăng ký;
3. Xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch trong trường hợp đất không có giấy tờ pháp lý.
4. Xác nhận hiện trạng tài sản gắn liền với đất so với nội dung kê khai đăng ký trường hợp không có giấy tờ pháp lý về nhà ở và tài sản gắn liền với đất; xác nhận về tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản; xác nhận về thời điểm tạo lập tài sản, thuộc hay không thuộc trường hợp phải cấp phép xây dựng, sự phù hợp với quy hoạch được duyệt; xác nhận sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng nếu chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ;
5. Thực hiện việc niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai; và
6. Gửi toàn bộ hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.

Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu tại Văn phòng ĐKĐĐ

Khi tiếp nhận toàn bộ hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, Văn Phòng đăng ký quyền sử dụng đất tiến hành:
1. Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);
2. Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký;
3. Gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước đối với nhà ở hoặc tài sản gắn liền với đất (trong vòng 05 ngày làm việc) đối với trường hợp xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản gắn liền với đất mà không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ pháp lý.
4. Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);
5. Gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật;
6. Chuẩn bị hồ sơ để cơ quan tài nguyên và môi trường trình ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
7. Cập nhật bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;
8. Trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại cấp xã thì gửi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho người được cấp.

Thời gian thực hiện: Không quá 30 ngày (theo điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP sửa đổi bởi nghị định 01/2017/NĐ-CP).
Lệ phí thực hiện: Theo quy định của ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Việc đăng ký thường trú cho trẻ sơ sinh là thủ tục đơn giản. Tuy nhiên vì nhiều lý do mà khi đi đăng ký thường trú người tiến hành đăng ký vẫn bị làm khó. Sau đây LVNLAW sẽ hướng dẫn về thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ sơ sinh. Theo quy định tại điều 12, 20 luật cư trú năm 2020 quy định

Điều 12. Nơi cư trú của người chưa thành niên
1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống; trường hợp không xác định được nơi thường xuyên chung sống thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi do cha, mẹ thỏa thuận; trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được thì nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định.
2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác, với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.
Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú
2. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
7. Việc đăng ký thường trú của người chưa thành niên phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định.

Do đó có thể thấy trẻ sơ sinh có thể đăng ký thường trú theo địa chỉ của cha hoặc mẹ.

Hồ sơ đăng ký thường trú cho trẻ như sau

Hồ sơ đăng ký thường trú cho trẻ được quy định tại khoản 2 điều 21 như sau:

Điều 21. Hồ sơ đăng ký thường trú
2. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật này bao gồm:
a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;
c) Giấy tờ, tài liệu chứng minh các điều kiện khác quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 20 của Luật này.
8. Trường hợp người đăng ký thường trú quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này là người chưa thành niên thì trong tờ khai thay đổi thông tin cư trú phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.

Cơ quan đăng ký cư trú: là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.

Thời gian thực hiện đăng ký thường trú

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Hợp đồng thuê nhà có cần công chứng hay không? Quy định pháp luật về hợp đồng thuê nhà như thế nào? Hợp đồng thuê nhà trên 6 tháng có phải công chứng hay là không? Trước đây theo quy định cũ thì hợp đồng thuê nhà trên 6 tháng đều bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên hiện nay với các hợp đồng thuê nhà không phân biệt về thời gian về quy định của pháp luật đều không phải công chứng. Trước đây theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 tại điều 492 có quy định:

Điều 492. Hình thức hợp đồng thuê nhà ở
Hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ sáu tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

Tuy nhiên kể từ ngày 1/7/2015 khi mà luật nhà ở 2014 có hiệu lực lại quy định khác tại điều 122 như sau:

Điều 122. Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở
1. Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.
2. Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.
3. Văn bản thừa kế nhà ở được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự.
4. Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở.

Hiện nay, Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực và quy định về hợp đồng thuê tài sản cụ thể:

Điều 472. Hợp đồng thuê tài sản
Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.
Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Do vậy, hiện nay đối với các hợp đồng thuê nhà thì không cần phải công chứng sẽ vẫn có giá trị pháp lý, điều này đã được thể hiện rõ tại công văn 4258/TCT-PC. Tuy vậy trên thực tế việc có nên công chứng hợp đồng thuê nhà hay không cũng sẽ có nhiều ý kiến trái chiều.

Có ý kiến cho rằng vì luật không quy định nên việc công chứng hợp đồng thuê nhà là không cần thiết, tuy vậy việc công chứng hợp đồng thuê nhà cũng có những giá trị nhất định. Cụ thể là nếu xảy ra tranh chấp với các hợp đồng thuê nhà đã có công chứng thì sẽ giảm nghĩa vụ chứng minh khi xuất trình hợp đồng thuê nhà với các cơ quan tư pháp.


Công văn số: 4528/TCT-PC Vv Công chứng, chứng thực hợp đồng cho thuê nhà ở

Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Tổng cục Thuế nhận được Công văn số 9986/CT-THNVDT ngày 16/9/2015 của Cục Thuế tỉnh Bình Dương về việc công chứng, chứng thực hợp đồng cho thuê nhà ở. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại Điều 492, Bộ luật Dân dự 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/6/2005), có quy định về hình thức hợp đồng thuê nhà ở:
Hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ sáu tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Tại khoản 2, Điều 122, Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2015) quy định về công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở:
2. Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
Tại khoản 2 và khoản 3, Điều 83, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội có quy định áp dụng văn bản quy phạm pháp luật:
2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.

Căn cứ vào các quy định nêu trên, Bộ luật Dân dự 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội (có hiệu lực từ ngày 14/6/2005) và Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2015) do cùng một cơ quan ban hành – đó là Quốc hội và có giá trị pháp lý như nhau. Trường hợp Bộ luật Dân dự 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội và Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014 quy định khác nhau về hình thức hợp đồng thuê nhà ở, công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở khác nhau thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau là Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014 về công chứng, chứng thực trong hoạt động cho thuê nhà ở.
Theo đó, đối với trường hợp các hợp đồng cho thuê nhà ở được ký kết từ ngày Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014 có hiệu lực (từ ngày 01/7/2015) sẽ không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên trong hợp đồng có nhu cầu.
Đề nghị Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện thống nhất các quy định pháp luật nêu trên trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động cho thuê nhà ở.
Tổng cục Thuế thông báo để các Cục Thuế biết và thực hiện./.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Dịch vụ chăm sóc mẹ và bé sau sinh phải đáp ứng điều kiện gì? Thủ tục mở cơ sở chăm sóc mẹ và bé? Hồ sơ, thủ tục mở cơ sở chăm sóc sức khoẻ tại nhà

Trả lời

Dịch vụ chăm sóc mẹ và bé được xếp vào cơ sở dịch vụ “Cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà” theo quy định tại điểm b khoản 7 điều 22 nghị định 109/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 155/2018/NĐ-CP)

Điều 22. Hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
7. Cơ sở dịch vụ y tế bao gồm:
b) Cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà;

Trước đây, khi hoạt động dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà, bạn sẽ phải đáp ứng điều kiện tại Điều 34 Nghị định 109/2016/NĐ-CP tuy nhiên điều này đã được bãi bỏ tại nghị định 155/2018/NĐ-CP. Theo đó để thực hiện kinh doanh dịch vụ này cơ sở cần đáp ứng đủ điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ y tế theo điều 33a nghị định 155/2015/NĐ-CP cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều này như sau:

Điều 33. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ y tế
1. Cơ sở vật chất: Đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23a Nghị định này.
– Riêng cơ sở dịch vụ y tế nếu cung cấp dịch vụ kính thuốc thì phải có diện tích tối thiểu là 15 m2.
– Phòng tiêm (chích), thay băng phải có diện tích ít nhất là 10 m2.
2. Thiết bị y tế:
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a khoản 2 Điều 23a Nghị định này, cơ sở dịch vụ y tế nếu cung cấp dịch vụ:
a) Tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp thì phải có hộp thuốc chống sốc;
b) Vận chuyển cấp cứu phải có xe ô tô cứu thương; có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu. Có hợp đồng vận chuyển cấp cứu với công ty dịch vụ hàng không nếu cơ sở đăng ký vận chuyển người bệnh ra nước ngoài.
3. Nhân sự:
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 23a Nghị định này, trừ điều kiện về người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật, cơ sở dịch vụ y tế nếu cung cấp dịch vụ:
a) Vận chuyển cấp cứu thì người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề.
– Có văn bằng chuyên môn hoặc chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đã được học về chuyên ngành hồi sức cấp cứu.
b) Tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp; dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà thì người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là người tốt nghiệp trung cấp y trở lên có chứng chỉ hành nghề và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh về tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp ít nhất là 45 tháng;
c) Kính thuốc thì người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là người tốt nghiệp trung cấp y trở lên, có chứng chỉ hành nghề và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa mắt hoặc đo kiểm, chẩn đoán tật khúc xạ mắt;
d) Thẩm mỹ thì người thực hiện xăm, phun, thêu trên da không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm tại cơ sở dịch vụ thẩm mỹ phải có giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo, dạy nghề về phun, xăm, thêu trên da do cơ sở đào tạo hoặc dạy nghề hợp pháp cấp;
đ) Các cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà cung cấp các dịch vụ như thay băng, cắt chỉ; vật lý trị liệu, phục hồi chức năng; chăm sóc mẹ và bé; lấy máu xét nghiệm, trả kết quả; chăm sóc người bệnh ung thư và các dịch vụ điều dưỡng khác tại nhà, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà phải là người tốt nghiệp trung cấp y trở lên có chứng chỉ hành nghề và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 45 tháng

Hồ sơ xin cấp phép mở trung tâm chăm sóc sức khoẻ tại nhà

Việc mở trung tâm chăm sóc sức khoẻ tại nhà theo quy định tại điều 46 Luật khám chữa bệnhđiều 43 nghị định 109/2016/NĐ-CP như sau:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo Mẫu 01 Phụ lục XI
-Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
– Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
– Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV 
– Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 02 Phụ lục XI
– Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn
– Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
Cơ quan giải quyết: Sở Y Tế nơi đơn vị đặt trụ sở
Thời gian giải quyết: Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp hoặc điều chỉnh giấy phép hoạt động; nếu không cấp hoặc điều chỉnh giấy phép hoạt động thì phải trả lời bằng văn bản và nêu lý do.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Bị can, bị cáo là những thuật ngữ quen thuộc trong vụ án hình sự. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ và phân biệt được hai khái niệm này. Hai khái niệm này có gì giống và khác nhau? Trong bài viết này LVNLAW sẽ tổng hợp các vấn đề về bị can, bị cáo.

Bị cáo là gì?

Theo quy định tại điều 61 bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về bị cáo như sau:

Điều 61. Bị cáo
1. Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này
2. Bị cáo có quyền:
a) Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
b) Tham gia phiên tòa;
c) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
d) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa;
đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
g) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
h) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
i) Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa;
k) Nói lời sau cùng trước khi nghị án;
l) Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa;
m) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;
n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
o) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
3. Bị cáo có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã;
b) Chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án.

Như vậy, khi có quyết định của tòa về việc đưa vụ án ra xét xử thì đối tượng bị đưa ra xét xử chính là bị cáo. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo đã được quy định rõ trong điều 61 bộ luật tố tụng hình sự 2015

Bị can là gì?

Bị can được quy định tại điều 60 bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:

Điều 60. Bị can
1. Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.
2. Bị can có quyền:
a) Được biết lý do mình bị khởi tố;
b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
c) Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
d) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
g) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
h) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
i) Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu;
k) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
3. Bị can có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã;
b) Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
4. Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết trình tự, thủ tục, thời hạn, địa điểm bị can đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa khi bị can có yêu cầu quy định tại điểm i khoản 2 Điều này.

Như vậy, bị can là người bị khởi tố (khi có quyết định khởi tố của viện kiểm sát). Có thể thấy trong quá trình tố tụng. Một người sẽ chuyển từ bị can (có quyết định khởi tố) sang bị cáo (khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử)

So sánh bị can, bị cáo

Trong thực tế cuộc sống nhiều trường hợp có những người phạm tội hoặc bị nghi ngờ phạm tội đều có thể bị gọi là tội phạm. Tuy nhiên về mặt quy định thì không phải vậy. Theo quy định tại điều 31 hiến pháp 2013 quy định: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.” Do vậy, những trường hợp bị nghi ngờ chưa thể coi là tội phạm. Một số trường hợp sẽ bị coi là bị cáo khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:

Tiêu chí Bị can Bị cáo
Khái niệm Người đã bị khởi tố về hình sự, có quyết định khởi tố của viện kiểm sát Bị cáo là người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử, xác định rõ thời điểm
Quyền – Được biết mình bị khởi tố về tội gì.
– Được giải thích về quyền và nghĩa vụ.
– Trình bày lời khai.
– Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu.
– Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định.
– Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.
– Được nhận quyết định khởi tố; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố; các quyết định tố tụng khác theo quy định.
– Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
– Được nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án; các quyết định tố tụng khác theo quy định.
– Tham gia phiên toà.
– Được giải thích về quyền và nghĩa vụ.
– Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định.
– Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu.
– Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.
– Trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa.
– Nói lời sau cùng trước khi nghị án.
– Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án.
– Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Nghĩa vụ Phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã. Phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án; trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Theo điều 116 bộ luật dân sự 2015 quy định “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự“. Đối với giao dịch dân sự là hợp đồng, phải có 2 chủ thể tham gia ký kết. Đối với những giao dịch dân sự thông thường, 2 chủ thể là những cá nhân/pháp nhân khác nhau, đại diện cho những lợi ích đối lập nhau. Tuy nhiên trong một số trường hợp 2 bên chủ thể thực hiện giao dịch là 1 cá nhân/pháp nhân sẽ là việc giao dịch dân sự với chính mình

Quy định khi giao dịch dân sự với chính mình

Khoản 3 điều 141 Bộ luật dân sự 2015 quy định về phạm vi đại diện như sau:

Điều 141. Phạm vi đại diện
1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:
a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
b) Điều lệ của pháp nhân;
c) Nội dung ủy quyền;
d) Quy định khác của pháp luật.
2. Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.

Từ đó có thể thấy một cá nhân không được thực hiện giao dịch với chính mình trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Vậy, chúng ta phải xét đến việc “trừ trường hợp pháp luật có quy định khác“. Luật doanh nghiệp 2020 quy định trường hợp khác trong quy định này như sau:

Trường hợp 1: Trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên, người đại diện theo pháp luật nhân danh công ty ký với chính mình phải được Hội đồng thành viên chấp thuận (Điều 67 Luật doanh nghiệp 2020)

Điều 67. Hợp đồng, giao dịch phải được Hội đồng thành viên chấp thuận
1. Hợp đồng, giao dịch giữa công tyvới các đối tượng sau đây phải được Hội đồng thành viên chấp thuận:
a) Thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty;
b) Người có liên quan của những người quy định tại điểm a khoản này;

Ví dụ: Công ty TNHH ABC (có người đại diện theo pháp luật là ông G) góp vốn để trở thành thành viên công ty TNHH CDE. Công ty TNHH ABC muốn uỷ quyền cho ông G đại diện quản lý phần vốn góp của công ty ABC tại công ty CDE. Khi đó, công ty ABC phải được Hội đồng thành viên đồng ý Công ty ABC (do ông G đại diện) ký văn bản uỷ quyền cho ông G làm đại diện phần vốn góp của công ty ABC tại công ty CDE.

Đó là trường hợp pháp luật có quy định khác để ông G ký hợp đồng với chính mình nhưng với 2 tư cách: Người đại diện theo pháp luật của công ty – Chính bản thân ông G.

Trường hợp 2: Đối với công ty TNHH một thành viên quy định tại Điều 86 Luật doanh nghiệp

Điều 86. Hợp đồng, giao dịch của công ty với những người có liên quan
1. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, hợp đồng, giao dịch giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu với những người sau đây phải được Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên xem xét quyết định:
a) Chủ sở hữu công ty và người có liên quan của chủ sở hữu công ty;
b) Thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;

6. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu với chủ sở hữu công ty hoặc người có liên quan của chủ sở hữu công ty phải được ghi chép lại và lưu giữ thành hồ sơ riêng của công ty.

Trường hợp 3: Trong công ty cổ phần theo quy định tại điều 162 luật doanh nghiệp:

Điều 162. Hợp đồng, giao dịch phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận
1. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với các đối tượng sau đây phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận:
a) Cổ đông, người đại diện ủy quyền của cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và những người có liên quan của họ;
b) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người có liên quan của họ;
c) Doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 159 Luật này.

Theo đó, pháp luật doanh nghiệp vẫn cho phép trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được quyền nhân danh doanh nghiệp xác lập giao dịch với chính họ nếu thỏa mãn các điều kiện theo quy định, phải được Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông chấp thuận tùy vào loại hình doanh nghiệp. Ngoài ra, tại điều 142 bộ luật dân sự cũng quy định như sau

Điều 142. Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện
1. Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:
a) Người được đại diện đã công nhận giao dịch;
b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;
c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện.
2. Trường hợp giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện thì người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch.
3. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
4. Trường hợp người không có quyền đại diện và người đã giao dịch cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.

Hợp đồng giữa hai công ty do cùng 1 người làm đại diện ký

Khoản 3 điều 141 Bộ luật dân sự quy định: “3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

Một người có thể là người đại diện theo pháp luật của nhiều công ty. Do vậy nhiều trường hợp khi các công ty đó giao dịch với nhau, người đó sẽ đại diện cho cả 2 công ty để ký hợp đồng. Vậy hợp đồng đó ký có hiệu lực pháp luật không?

Theo quy định tại Khoản 3 điều 141 Bộ luật dân sự thì Hợp đồng này không có hiệu lực pháp luật. Trên thực tế, các công ty thường áp dụng cách sau: Một công ty uỷ quyền lại cho một người khác để ký hợp đồng. Cách làm này về hình thức đảm bảo theo quy định của pháp luật nhưng về bản chất cũng như việc một người làm đại diện cho hai công ty ký hợp đồng. Bởi, người được uỷ quyền thực hiện công việc theo uỷ quyền của người đại diện theo pháp luật. Người đại diện theo pháp luật có quyền ký hợp đồng với công ty khác mà mình làm đại diện mới có thể uỷ quyền lại cho người khác.

Giải quyết hợp đồng vô hiệu: Điều 162 Luật doanh nghiệp quy định: “Hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu và xử lý theo quy định của pháp luật khi được ký kết hoặc thực hiện mà chưa được chấp thuận theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, gây thiệt hại cho công ty; người ký kết hợp đồng, cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có liên quan phải liên đới bồi thường thiệt hại phát sinh, hoàn trả cho công ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó.


Giám đốc công ty có thể ký hợp đồng với chính mình không?

Tôi vừa thành lập Công ty vận tải do chính tôi làm chủ (cá nhân) và đại diện doanh nghiệp (tôi làm Giám đốc Cty). Tôi có 06 chiếc xe do tôi đứng tên sở hữu. Tôi có thể ký hợp đồng thuê 06 chiếc xe trên để đưa vào hoạt động kinh doanh của Công ty được không (tôi đại diện công ty để ký hợp đồng với chính tôi). Tôi có lập 01 hợp đồng thuê căn nhà do tôi đứng tên sở hữu làm trụ sở công ty. Nhưng khi đem ra phòng công chứng thì bị từ chối vì cho rằng đại diện hai bên ký hợp đồng chỉ là một người. Như vậy ý kiến từ chối của phòng công chứng có đúng không? Chân thành cám ơn sự giúp đỡ của Quý Công ty!

Trả lời

Căn cứ mục 3 điều 141 Bộ luật dân sự 2015 thì đối tượng đứng đại diện ở đây là cá nhân và pháp nhân, do vậy:
1. Công ty của anh không thể ký hợp đồng thuê xe với chính anh bởi cá nhân không được thực hiện giao dịch dân sự với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện. Để đưa các chi phí về xe vào công ty anh có thể đưa xe vào công ty với tư cách góp vốn. 
2. Trong trường hợp anh muốn ký hợp đồng cho thuê xe với công ty, anh phải làm giấy ủy quyền cho cá nhân khác ở công ty ký hợp đồng với anh. Khi đó người được ủy quyền sẽ nhân danh công ty ký hợp đồng thuê tài sản với anh.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Mức phạt đối với người điều khiển xe mô tô, xe máy, xe máy điện và cả xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm sai quy cách được quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về mức xử lý vi phạm hành chính đối với các phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt. Cụ thể như sau:

Mức phạt không đội mũ bảo hiểm đối với xe máy

Mức phạt đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm với ô tô xe máy từ 200 nghìn đến 300 nghìn đồng theo quy định tại điều 6 nghị định 100/2019/NĐ-CP

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
i) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;
k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

Mức phạt không đội mũ bảo hiểm đối với xe đạp

Mức phạt đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm với ô tô xe máy từ 200 nghìn đến 300 nghìn đồng theo quy định tại điều 8 nghị định 100/2019/NĐ-CP

Điều 8. Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
d) Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;
đ) Chở người ngồi trên xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

Phạt không đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên xe

Theo quy định tại nghị định 100/2019/NĐ-CP mức phạt không đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên xe là 200 đến 300 nghìn đồng

Điều 11. Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.

Theo cách tính mức phạt vi phạm hành chính trung bình mức phạt đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm tất cả các trường hợp thông thường sẽ là 250.000 VNĐ và có thể xử phạt tại chỗ

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Tham gia bảo hiểm bắt buộc vừa là quyền và nghĩa vụ của người lao động. Khi đó, người sử dụng lao động và người lao động đều có trách nhiệm tham gia, vậy mức đóng khi tham gia bảo hiểm là bao nhiêu?

Về bảo hiểm xã hội

Tại quyết định 595/QĐ-BHXH ban hành ngày 14/4/2017 có quy định về mức đóng bảo hiểm như sau:
– Người lao động có ký kết hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên ( trừ người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng theo quy định; giúp việc gia đình); Cán bộ, công chức, viên chức; Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; người quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã có hưởng tiền lương; Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: mỗi tháng đóng 8% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm vào quỹ hưu trí tử tuất. Người sử dụng lao động trường hợp này mỗi tháng đóng 17% ( trong đó: 3% vào quỹ ốm đau, thai sản; 14% vào quỹ hưu trí, tử tuất)
– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn: mỗi tháng đóng 8% tiền lương cơ sở vào quỹ hưu trí, tử tuất. Người sử dụng lao động hàng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí tử tuất.
– Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề: mỗi tháng đóng 22% tiền lương tháng (nếu như trước đó đã tham gia BHXH bắt buộc). Nếu trước đó chưa tham gia đóng hoặc đã hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần thì mỗi tháng đóng với mức 22% của 02 lần mức lương cơ sở ( tức mỗi tháng đóng 572.000 đồng) vào quỹ hưu trí, tử tuất
– Đối với lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam hiện chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về mức đóng cho họ.

Về bảo hiểm y tế:

Đối với người lao động ký kết hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức; Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn: hàng tháng đóng 1,5% tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm. Người sử dụng lao động đóng 3% tiền lương tháng. Đối với công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu bảo hiểm y tế do Ngân sách nhà nước đóng

Về bảo hiểm thất nghiệp

Người lao động là công dân Việt Nam có ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp (trừ người hưởng lương hưu và giúp việc gia đình): hàng tháng mức đóng của người sử dụng lao động và người lao động đều là 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm.

Về bảo hiểm tai nạn lao động nghề nghiệp: Theo quy định mới người sử dụng lao động sẽ đóng 0,5% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm vào quỹ tai nạn lao động

Phương thức đóng tiền bảo hiểm

a. Đóng hằng tháng:
– Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
b. Đóng 3 tháng hoặc 6 tháng một lần
– Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 3 tháng, 6 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.
c. Đóng theo địa bàn:
– Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của cơ quan BHXH tỉnh.
– Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh.
(Theo điều 7 Quyết định 959/QĐ-BHXH)

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Đáp ứng nhu cầu có tiền lẻ, tiền mới để mừng tuổi và lễ chùa đầu năm, nhiều đối tượng đã thực hiện đổi tiền ăn chênh lệch. Hành vi này có vi phạm quy định của pháp luật hay không? Việc đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông là một hoạt động được pháp luật cho phép. Cụ thể tại Thông tư 25/2013/TT-NHNN quy định là hoạt động thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tuy nhiên chỉ có những tổ chức được nhà nước cho phép mới được hoạt động đổi tiền, trong đó chỉ có Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng nhà nước chi nhánh, Sở giao dịch ngân hàng nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, kho bạc nhà nước. Ngoài các đơn vị này, mọi hoạt động đổi tiền ở cá nhân, tổ chức khác đều là bất hợp pháp.

Thủ tướng Chính phủ lại ban hành Chỉ thị về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán. Năm nay, Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 33/CT-TTg về tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Canh Tý vui tươi, an toàn. Tại mục đầu tiên của Chỉ thị này quy định: “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức tốt công tác điều hòa và cung ứng đủ tiền mặt cho nền kinh tế, bảo đảm nhu cầu vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh trong kịp cuối năm và đầu năm; tiếp tục thực hiện các biện pháp quản lý, sử dụng tiền mệnh giá nhỏ, lẻ hợp lý, tiết kiệm trong dịp Tết. Đồng thời, phải bảo đảm các hệ thống thanh toán hoạt động ổn định, thông suốt.”

Tuy nhiên, hiện nay có nhiều cá nhân kinh doanh, trục lợi tiền mới, tiền lẻ. Những đối tượng kinh doanh này không được Ngân hàng Nhà nước cho phép thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Xử lý cá nhân, tổ chức có hoạt động đổi tiền lẻ trái phép

Theo pháp luật hiện hành, hoạt động đổi tiền lẻ nhằm hưởng % chênh lệch là hành vi trái pháp luật và bị nghiêm cấm. Nếu người nào thực hiện các hành vi đổi tiền không đúng quy định như: Đổi tiền có phí, đổi tiền không đúng mệnh giá… sẽ bị xử phạt hành chính với mức thấp nhất là 20 triệu đồng và cao nhất tới 40 triệu đồng (Mức phạt này áp dụng cho các cá nhân vi phạm, tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp 02 lần)

Điều 30. Vi phạm quy định về quản lý tiền tệ và kho quỹ
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật;

Ngân hàng có cho đổi tiền lẻ mới không?

Ngân hàng có lẽ là địa chỉ đầu tiên cho phép người dân được đổi tiền lẻ. Ngân hàng nhà nước không được từ chối đổi tiền lẻ, tiền cũ. Theo điều 4 Thông tư 25/2013/TT-NHNN, tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông gồm: tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông; tiền rách nát, hư hỏng do quá trình bảo quản; tiền bị lỗi kỹ thuật do quá trình in, đúc của nhà sản xuất.

Với các trường hợp này khi có nhu cầu, khách hàng đến Ngân hàng nhà nước chi nhánh, sở giao dịch ngân hàng nhà nước, đơn vị thu đổi sẽ thực hiện đổi. Theo điểm a khoản 2 Điều 30 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, từ chối đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông cho khách hàng bị phạt từ 5 – 10 triệu đồng. Theo đó, các Ngân hàng không được từ chối đổi tiền lẻ cũ, hỏng cho khách hàng trừ trường hợp không đủ điều kiện được đổi. Khi đó, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi trả lại cho khách hàng và thông báo lý do.

Ưu điểm khi đổi tiền lẻ tại ngân hàng

  • Người dân lựa chọn ngân hàng là nơi đổi tiền lẻ
    vởi sự tin cậy, phí đổi tiền ổn định chẳng tăng, giảm theo đợt như bên ngoài.
  • Nhân viên xử lý thắc mắc yêu cầu của người dân
    nhanh
  • Nếu ngân hàng thuộc địa bàn ở thì người dân bớt
    khoản phí đi lại, di chuyển
  • Tiền được đảm bảo là tiền thật.

Những ngân hàng có dịch vụ đổi tiền lẻ

Hầu hết các ngân hàng đều có thể đổi tiền lẻ được như Vietcombank, Techcombank, Viettinbank, Sacombank…Tuy nhiên, do nhu cầu cuối năm về tiền lẻ khá nhiều do vậy ngân hàng có thể hết tiền lẻ mà không cần báo trước

Cách đổi tiền lẻ ở ngân hàng

Đổi tiền lẻ ở ngân hàng có nhiều ưu điểm cũng như được ngân
hàng nhà nước tạo điều kiện cung cấp tiền lẻ. Tuy nhiên thực tế hiện nay là các
ngân hàng thương mại từ chối đổi tiền lẻ cho người dân vì lý do không có tiền lẻ.
Bởi Ngân hàng nhà nước mặc dù cấp tiền lẻ cho ngân hàng thương mại nhưng cũng
phải dựa trên cơ cấu tiền hợp lý. Tết có tăng thêm cũng không thể đáp ứng nhu cầu
của tất cả mọi người.

Ngân hàng cho khách hàng đổi tiền mới, tiền lẻ ở ngân hàng của
mình nhưng không phải ai cũng được đổi vậy nên muốn đổi được tiền, đổi nhanh
chóng và không mất phí bạn nên lưu ý những mẹo sau:

  • Đổi tiền trước dịp tết nguyên đán khoảng 2 -3
    tháng, lúc này ngân hàng bên cạnh có số tiền lẻ do Ngân hàng Nhà nước cung ứng
    Tết mà còn có tiền lẻ lưu thông bình thường, lúc này nhu cầu đổi chưa nhiều  nên nhân viên ngân hàng sẽ dễ dàng hơn trong
    quyết định.
  • Nên đổi tiền mới, tiền lẻ  dịp tết ở những ngân hàng mà bạn có tài khoản
    ngân hàng, đặc biệt là các tài khoản ngân hàng có giao dịch nhiều và giao dịch
    lớn.
  • Đổi tiền lẻ ở 
    ngân hàng mà mọi người có tài khoản gửi tiết kiệm sẽ dễ dàng hơn, vì
    ngân hàng luôn ưu tiên những khách hàng gửi tiền ở mình vì việc đổi tiền cho
    khách hàng dịp cuối năm cũng là chương trình tri ân cũng như lời cảm ơn dành
    cho khách hàng trong năm qua đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ của họ.
  • Nhờ người thân, bạn bè làm ở ngân hàng đổi giúp,
    nhân viên làm việc trong các ngân hàng được ngân hàng ưu tiên đổi tiền lẻ, tiền
    mới nhanh chóng hơn.

Khi đến ngân hàng đổi tiền lẻ, tiền mới bạn sẽ được nhân viên ngân hàng đưa cho đơn kê khai tiền đổi trong đó bạn nên thông tin rõ số tiền cần đổi, mệnh giá tiền lẻ đổi cùng với số lượng đổi. Lưu ý chọn những mệnh giá có giá trị lưu thông trên thị trường nhiều nhất để thuận tiện trong việc chuyển đổi hơn.

Những lưu ý khi người dân đổi tiền lẻ ở bất kỳ điểm nào

Dù người dân đổi tiền lẻ ở bất kỳ đâu cũng trang bị cho mình
những mẹo nhỏ để tránh bị thiệt, hay những rắc rối về sau:

  • Lựa chọn nơi đổi tiền đáng tin cậy bởi nếu không
    chú ý người dân sẽ thành đối tượng bị lừa gạt
  • Khi nhận tiền nên kiểm tra xem có đủ số lượng
    không, tiền có rách, mất góc hay bị trộn tiền cũ không
  • Tiền đổi trả là tiền mới, kề số seri
  • Nếu người dân đổi tiền tại Ngân hàng thì dưới
    5000 đồng không mất phí, không hạn chế về số lượng.

Các câu hỏi thường gặp về đổi tiền lẻ dịp tết

1. Người đi đổi tiền lẻ có bị xử lý không? Theo Điều 30 Nghị định 88/2019/NĐ-CP phạt tiền từ 20-40 triệu đồng đối với hành vi đổi tiền không đúng quy định của pháp luật. Hiểu theo quy định này thì bất cứ hoạt động nào đổi tiền không đúng quy định đều bị xử phạt từ 20-40 triệu đồng. Căn cứ quy định này thì người đổi tiền cũng sẽ bị phạt tiền.

2. Công an phường bắt giữ vì đổi tiền lẻ có đúng luật không? Theo Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, thẩm quyền xử phạt được quy định gồm những cá nhân, tổ chức sau: Chánh thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Cục trưởng Cục thanh tra, giám sát ngân hàng, Chánh thanh tra giám sát ngân hàng, Trưởng đoàn thanh tra do Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định… Trong trường hợp phát hiện thấy hoạt động đổi tiền không đúng quy định, chính quyền địa phương cần thiết thông báo với những cá nhân, tổ chức nêu trên để xử lý vi phạm.

3. Đổi tiền lẻ ở ngân hàng có mất phí không? Hiện tai thì các ngân hàng ở Việt Nam đã hỗ trợ dịch vụ đổi tiền dịp tết, đổi cũ lấy mới, đổi chẵn  lấy lẻ và ngân hàng không thu phí đổi tiền lẻ. Thông thường ở các ngân hàng thì mỗi nhân viên sẽ được cấp cho một lượng tiền lẻ nhất định để đổi cho khách hàng, đổi tiền lẻ ở ngân hàng sẽ không mất phí chênh lệch.

4. Có được phép đổi tiền Euro, Dola lì xì Tết không? Hiện nay các ngân hàng không hỗ trợ dịch vụ đổi tiền đô để phục vụ nhu cầu tết, việc chuyển đổi tiền đô cũng như việc cung ứng tiền đô lẻ phải cần nhiều giấy tờ cũng như thuế nên ngân hàng đã ngưng dịch vụ này.

Do vậy hoạt động đổi ngoại tệ ở dịch vụ đổi tiền không được
phép là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu
trách nhiệm hình sự

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Theo quy định hiện nay thì việc lấy chồng công an, chiến sĩ, sĩ quan quân đội cần đáp ứng những điều kiện kết hôn với sĩ quan quân đội nhất định. Bởi đây là lực lượng đặc thù có nhiệm vụ trong đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và bảo vệ Tổ quốc, với những công việc có tính chuyên môn cao, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình an ninh, chính trị của quốc gia. Vậy nên thủ tục đăng ký kết hôn trong trường hợp này cũng có một số điểm đặc biệt cần chú ý.

Về điều kiện và thủ tục đăng ký kết hôn với công an

Về cơ bản liên quan tới các thủ tục đăng ký kết hôn với công an cũng gần tương tự với công dân thông thường bao gồm phải đáp ứng về tuổi đăng ký kết hôn, thủ tục xin giấy chứng nhận độc thân và đăng ký kết hôn tại UBND xã, phường nơi một trong hai bên cư trú. Tuy nhiên khi đăng ký kết hôn với công an có thêm thủ tục xác minh lý lịch 3 đời bên công an theo quy định của ngành

Xác minh lý lịch 3 đời để kết hôn với công an

Theo quyết định 1275/2007/QĐ-BCA ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân quy định về tiêu chuẩn của chiến sĩ công an nhân dân gồm:
– Điều kiện về dân tộc: dân tộc kinh
– Về tôn giáo: Những người trong ngành an ninh, cảnh sát thì không được lấy người theo đạo Thiên Chúa Giáo.
– Về kê khai lý lịch và thành phần gia đình nội ngoại 3 đời.

Theo đó, với các trường hợp lấy vợ, chồng là công an thì không được thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
1. Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Nguy quân, Ngụy quyền
2. Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù.
3. Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành…
4. Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa.
5. Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch tại Việt Nam)

Thời gian thẩm tra, xác minh từ 2 đến 4 tháng, nếu không có gì trở ngại thì phòng tổ chức cán bộ sẽ gửi Thông báo cho phép xây dựng gia đình đến đơn vị công tác, lúc đó các bên mới tiến hành đăng ký kết hôn và tổ chức cưới.

Một số câu hỏi thường gặp khi đăng ký kết hôn với công an

1. Mẫu sơ yếu lý lịch kết hôn với bộ đội lấy ở đâu? Thông thường trong quá trình thẩm tra lý lịch, đơn vị sẽ cung cấp tờ khai sơ yếu lý lịch 3 đời để bạn thực hiện khai thông tin.

2. Học viên quân đội có được kết hôn khi đang đi học không? Khoản 1 điều 8 Luật hôn nhân và gia đình quy định điều kiện kết hôn của công dân. Như vậy nếu học viên học trường quân đội nếu đủ điều kiện theo luật định thì vẫn được kết hôn khi đang đi học.

3. Thẩm tra lý lịch 3 đời tính đến đời nào? Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba. Nghĩa là 3 đời tính từ đời ông bà, cha mẹ và bản thân người đó.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com