Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Hiện nay, vật nuôi trở thành thú cưng trong nhiều gia đình nhưng do bản chất của chúng là động vật hoang dã, mặc dù được thuần hóa, chúng vẫn có thể gây nguy hiểm cho con người. Trường hợp những vật nuôi này gây ra thiệt hại cho người khác thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại? Theo quy định tại Điều 603 Bộ luật dân sự 2015:
Điều 603. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra 1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. 3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. 4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Chủ sở hữu vật nuôi phải bồi thường
Khi chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp không có thỏa thuận khác việc bồi thường thiệt hại sẽ được thực hiện như sau:
Việc chiếm hữu, sử dụng là quyền hợp pháp của chủ sở hữu và người chiếm hữu hợp pháp. Do chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp là người trực tiếp được hưởng những lợi ích từ vật nuôi đem lại do đó trong khi quản lý và sử dụng vật nuôi, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có lỗi hay không có lỗi mà để vật nuôi gây ra thiệt hại cho người khác thì có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, trong trường hợp thiệt hại này xảy ra sự kiện bất khả kháng ( Ví dụ: dịch bệnh, thiên tai,…) hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ( Khoản 2 điều 584 Bộ Luật dân sự 2015)
Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại 2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Bồi thường thiệt hại do bên thứ ba có lỗi
Trường hợp người thứ ba có lỗi trong việc làm cho súc vật gây ra thiệt hại cho người khác thì có trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do súc vật gây ra.
Ví dụ: A đang chăn trâu B dùng đá ném cho trâu sợ chạy dẫm nát phần lúa của nhà ông C, khi đó B có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho nhà ông C
Khi súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật mà gây ra thiệt hại cho người khác thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật có trách nhiệm bồi thường đối với những thiệt hại xảy ra. Ngoài ra, theo quy định tại điều 185 Bộ luật dân sự 2015 khi tài sản bị chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hơp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật phải trả lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Ví dụ: A ăn trộm chó của B, sau đó A đem chó về nhà và nhốt trong lồng nhưng A quên không buộc cửa lồng nên nó đã thoát ra ngoài khi D đi qua cửa nhà A thì bị con chó xông ra cắn, trường hợp này A có trách nhiệm bồi thường cho D
Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng thực hiện
Khi chủ sở hữu và người thứ 3 cùng có lỗi trong việc để súc vật gây ra thiệt hại thì chủ sở hữu và người thứ ba đều có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Khi chủ sở hữu có lỗi trong việc để cho tài sản bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì chủ sở hữu và người chiếm hữu sử dụng trái pháp luật phải liên đới bồi thường thiệt hại. Trường hợp người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc để cho súc vật gây ra thiệt hại cho chính mình thì người bị thiệt hại không được bồi thường tương ứng với phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra. Việc liên đới bồi thường thiệt hại các bên phải chịu thiệt hại tương ứng theo phần lỗi của mình. Nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.( điều 587 Bộ luật dân sự 2015)
Điều 587. Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.
Bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông theo tập quán
Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại cho người khác thì chủ sở hữu có trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhưng không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Việc bồi thường này áp dụng phong tục tập quán cần lưu ý những điểm sau: – Phong tục, tập quán được áp dụng có nội dung không trái với các nguyên tắc cơ bản của Luật dân sự; – Phong tục, tập quán được áp dụng đã trở thành thông dụng, được đông đảo mọi người sinh sống trên cùng địa bàn, cùng dân tộc, cùng tôn giáo thừa nhận. – Phong tục, tập quán chỉ được áp dụng trên địa bàn có thói quen xử sự theo tập quán đó – Tôn trọng sự thoả thuận của đương sự trong việc áp dụng phong tục, tập quán về dân sự. – Dựa theo vai trò của người đứng đầu khu vực đó để áp dụng bồi thường thiệt hại.
Ví dụ: Điều 226 luật tục Êđê quy định, gia súc “ăn ít khóm thì đền, ăn ít lá thì phải làm một lễ hiến sinh từ lợn trở lên, nếu ăn trụi mùa màng thì phải thay thế”
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Nhà bên cạnh tôi mở quán karaoke nhưng không có các biện pháp phòng chống tiếng ồn nên rất ảnh hưởng tới sinh hoạt của gia đình tôi. Nếu tôi muốn khiếu nại thì phải tới cơ quan nào?
Trả lời
Về câu hỏi của ông/bà, chúng tôi xin trả lời như sau: Gây tiếng ồn là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường. Theo Thông tư 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường có ban hành kèm theo QCVN 26:2010/BTNMT quy định tại Bảng 1, khoản 2.1, điều 2 về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, theo đó giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn tại khu chung cư là 70dBA (từ 6h đến 21h) và 55dBA (21h đến 6h).
Nếu các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong khu dân cư gây ra tiếng ồn thì phải có những biện pháp hạn chế, giảm thiểu không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe của cộng đồng dân cư. Nếu hành vi gây tiếng ồn vượt quá mức cho phép thì bị xử lý theo quy định tại Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như sau:
Điều 17. Vi phạm các quy định về tiếng ồn 1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA. 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA. 4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA. 5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA. 6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA. 7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA. 8. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA. 9. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA. 10. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trên 40 dBA. 11. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này; b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 8, 9 và 10 Điều này. 12. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra; b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.
Do đó, đối với hành vi gây tiếng ồn của quán karaoke như ông/bà nêu, ông/bà có thể thực hiện việc gửi ý kiến phản ánh lên UBND cấp quận/huyện nơi địa điểm gây ra tiếng ồn để được giải quyết theo quy định của pháp luật. Thẩm quyền xử phạt theo quy định tại điều 48 nghị định 155/2016/NĐ-CP
Điều 48. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng; c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng; d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này. 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn thuộc thẩm quyền; d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng; đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 3 Điều 4 Nghị định này. 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng; c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Bộ luật tố tụng dân sự quy định về nghĩa vụ tạm ứng chi phí, chịu chi phí; xử lý tiền tạm ứng chi phí tố tụng khi các bên giải quyết tranh chấp. Vậy nên, hai bên vợ chồng yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn cũng cần phải thực hiện nghĩa vụ này. Vậy pháp luật có quy định cụ thể ra sao về án phí, lệ phí phải nộp khi ly hôn? Tại khoản 4 điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự có quy định:
4. Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.
Theo đó, người nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn có nghĩa vụ phải nộp án phí sơ thẩm, trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.
Mức nộp án phí, lệ phí khi ly hôn
– Án phí: Tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 có quy định án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch hiện nay là 300.000 đồng.
Án phí dân sự sơ thẩm có ngạch giá (có tranh chấp về tài sản) được quy định như sau: – Giá trị tài sản từ 6.000.000 đồng trở xuống: mức án phí là 300.000 đồng – Giá trị tài sản trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng: mức án phí là 5% giá trị tài sản có tranh chấp – Giá trị tài sản trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng: Mức án phí = 20.000.000 đồng + 4% x (giá trị tài sản có tranh chấp – 400.000.000 đồng) – Giá trị tài sản trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng:Mức án phí = 36.000.000 đồng + 3% x ( giá trị tài sản có tranh chấp – 800.000.000 đồng) – Giá trị tài sản trên trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng: Mức án phí = 72.000.000 đồng + 2% x ( giá trị tài sản có tranh chấp – 2.000.000.000 đồng) – Giá trị tài sản từ 4.000.000.000 đồng trở lên: Mức án phí = 112.000.000 đồng + 0,1% x ( giá trị tài sản có tranh chấp – 4.000.000.000 đồng) – Lệ phí: Người nộp đơn không thuộc các trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí có nghĩa vụ nộp tạm ứng lệ phí Tòa án (300.000 đồng) khi đề nghị giải quyết các yêu cầu về hôn nhân gia đình tại điều 29 của Bộ luật tố tụng dân sự như sau:
Điều 29. Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án 1. Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật. 2. Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn. 3. Yêu cầu công nhận thỏa thuận của cha, mẹ về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn hoặc công nhận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. 4. Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn. 5. Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi. 6. Yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. 7. Yêu cầu công nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án. 8. Yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. 9. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam. 10. Yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Lưu ý: – Trường hợp vợ chồng thuận tình ly hôn hai bên có thể thỏa thuận về việc tạm ứng lệ phí, nếu không thỏa thuận được thì mỗi bên chịu 50% tạm ứng lệ phí. – Trường hợp các đương sự không tự xác định được phần tài sản của mình trong khối tài sản chung và có yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung đó thì mỗi đương sự phải chịu án phí sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được hưởng. – Trong vụ án có đương sự được miễn án phí sơ thẩm thì đương sự khác vẫn phải nộp án phí sơ thẩm mà mình phải chịu theo quy định pháp luật.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Nhãn hiệu chứng nhận là gì?
Điều 4. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 18. Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Tại điều 74 Luật sở hữu trí tuệ 2022 quy định:
Điều 74. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu 2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây: đ) Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu trước ngày nộp đơn hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này;
Quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận
Quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận theo điều 87.4 luật sở hữu trí tuệ 2022
Điều 87. Quyền đăng ký nhãn hiệu 4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
và điểm 37.5b thông tư 01/2007/TT-BKHCN (hợp nhất) quy định
37.5b Tổ chức có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận theo quy định tại khoản 4 Điều 87 của Luật Sở hữu trí tuệ a) Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận đặc tính (chất lượng, nguồn gốc,…) của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu là tổ chức mà hoạt động kiểm soát, chứng nhận nêu trên do chính tổ chức đó thực hiện hoặc giao, thuê, ủy quyền… cho tổ chức khác thực hiện phù hợp với chức năng mà pháp luật quy định, hoặc được ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, điều lệ, quyết định thành lập, quyết định giao nhiệm vụ… của tổ chức đó; b) Trong trường hợp có nghi ngờ về chức năng kiểm soát, chứng nhận của tổ chức đăng ký nhãn hiệu chứng nhận, Cục Sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu tổ chức đó nộp tài liệu để chứng minh.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận – Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (tích mục nhãn hiệu tập thể) – 5 mẫu nhãn hiệu – Chứng từ nộp phí, lệ phí – Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể – Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù Điểm 7.1.b.ii Thông tư 01/2007/TT-BKHCN); – Bản đồ xác định lãnh thổ có xác nhận của UBND tỉnh (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm – Thông tư 05/2013/TT-BKHCN). – Các tài liệu khác: Quyết định thành lập tổ chức, giấy cho phép sử dụng địa danh để đăng ký NH của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nếu mẫu nhãn hiệu có chứa dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của Việt Nam
Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận: – Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu; – Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu; – Các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu; – Phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu; – Chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu (nếu có).
Thu hồi giấy chứng nhận: Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; (Điểm e khoản 1 điều 95 luật SHTT 2022)
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Tôi mới mua 1 chiếc xe ô to BMW. Đợt trước do làm ăn thua lỗ tôi đã thế chấp chiếc ô tô nói trên để vay ngân hàng N 500 triệu. Nay do cần thêm tiền nên tôi muốn tiếp tục thế chấp xe ô tô này cho ngân hàng B để vay 600tr thì có được không?
Trả lời
Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới LVNLAW. Về điều kiện một tài sản đảm bảo nhiều nghĩa vụ dân sự, theo thông tin mà bạn đưa ra là chiếc xe đã được cầm cố trước đó ở ngân hàng N, điều đó có nghĩa rằng chiếc xe của bạn đảm bảo đủ điều kiện để cầm cố tại ngân hàng theo quy định của pháp luật về tài sản giao dịch bảo đảm như: Tài sản phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm, tài sản có giá trị chuyển nhượng hoặc mua, bán dễ dàng (được phép giao dịch) và không có tranh chấp, bên bảo đảm mua bảo hiểm đối với tài sản mà pháp luật quy định phải được bảo hiểm.
Theo quy định Bộ luật dân sự 2015 muốn dùng một tài sản để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ dân sự thì phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 296, cụ thể:
Điều 296. Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ 1. Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. 2. Trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. 3. Trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thỏa thuận khác.
Như vậy, pháp luật không hạn chế việc dùng một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ khác nhau, chỉ cần giá trị của tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ bảo đảm.Tuy nhiên, bên bảo đảm có trách nhiệm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm biết về việc sử dụng một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự.Nếu bên bảo đảm không thông báo thì bên nhận bảo đảm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo đảm và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Ngoài ra, mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.
Trường hợp của bạn, để có thể vay được tiền từ ngân hàng B, bạn phải đáp ứng các điều kiện sau: – Giá trị chiếc xe ô tô của bạn tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng các khoản vay, tức là phải lớn hơn 500tr + 600tr= 1,1 tỷ VND – Phải thông báo cho bên nhận bảo đảm (ngân hàng B) biết về chiếc xe này cũng đang là tài sản bảo đảm được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng N.
Hi vọng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn quy định của pháp luật về vấn đề dùng một tài sản để bảo đảm nhiều nghĩa vụ được.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Thuật ngữ tái phạm, tái phạm nguy hiểm được sử dụng thường xuyên và rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng dưới góc độ pháp lý thì thuật ngữ này có ý nghĩa gì?
Tái phạm là gì?
Được quy định tại Điều 53 Bộ luật hình sự 2015 có ghi nhận như sau:
Điều 53. Tái phạm, tái phạm nguy hiểm 1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. 2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm: a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.
Để xem xét một người phạm tội có coi là tái phạm hay không phải dựa trên những căn cứ sau:
1. Trước khi thực hiện hành vi phạm tội người đó đã bị kết án hay chưa. Theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 người thực hiện hành vi phạm tội đã bị kết án trước đó về bất kể tội nào không phụ thuộc vào loại tội hay dấu hiệu lỗi. Tội mà người đó đã bị kết án trước đó có thể là tội rất nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng; lỗi của người phạm tội ở đây có thể là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý.
2. Người phạm tội đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích. Người được xóa án tích sẽ được coi như người chưa bị kết án. Việc xóa án tích đối với người phạm tội được thực hiện theo chương X của Bộ luật hình sự 2015, theo đó việc xóa án tích được xem xét dựa trên việc họ đã chấp hành xong nội dung bản án liên quan tới họ hay chưa bao gồm: hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác như án phí, bồi thường thiệt hại… Trường hợp người nào phạm tội mà chưa được xóa án tích về tội cũ nay lại vi phạm tội mới là căn cứ để xem xét đây có phải là hành vi tái phạm hay không.
3. Người thực hiện hành vi phạm tội mới do lỗi cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do lỗi vô ý. Trường hợp người phạm tội thực hiện tội mới là tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng thì được xác định là hành vi tái phạm khi tội mới này người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý, còn nếu thực hiện với lỗi vô ý thì hành vi phạm tội này không coi là tái phạm. Trường hợp tội mới mà người phạm tội thực hiện là tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng thì không phân biệt người phạm tội mới do lỗi cố ý hay vô ý, người thực hiện hành vi phạm tội này đều được xác định là hành vi tái phạm.
Như vậy, khi có đầy đủ các căn cứ trên thì người phạm tội mới sẽ được xác định là hành vi tái phạm. Ngoài ra khi xác định hành vi tái phạm cần chú ý những điểm sau: – Việc tái phạm chỉ được đặt ra khi hành vi phạm tội mới của họ đáp ứng các dấu hiệu cấu thành tội phạm độc lập, nếu không đáp ứng đủ cấu thành tội phạm của tội mới thì hành vi của người này không bị coi là phạm tội nên khi đó không đặt ra hành vi tái phạm – Tình tiết tái phạm được quy định trong Bộ luật hình sự vừa là tình tiết định tội vừa là tình tiết định khung hình phạt và vừa là tình tiết tăng nặng. Khi đó nếu tình tiết tái phạm đã là yếu tố định tội hoặc khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Tái phạm nguy hiểm là gì?
Tái phạm nguy hiểm được coi là dạng đặc biệt của hành vi tái phạm, do đó hành vi tái phạm nếu thuộc một trong các trường hợp sau sẽ được xác định là tái phạm nguy hiểm:
1. Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý. Người nào đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng trước đó mà do lỗi cố ý nhưng chưa được xóa án tích nay lại phạm tội mới cũng là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng với lỗi cố ý thì hành vi phạm tội mới của người này được coi là tái phạm nguy hiểm.
2. Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý. Theo đó người nào đã bị kết án 2 lần về tội phạm độc lập do Bộ luật hình sự quy định, trong lần kết án thứ 2 trước đó người này đã bị áp dụng tình tiết tái phạm mà hành vi phạm tội này chưa được xóa án tích nay lại phạm tội mới do lỗi cố ý khi đó không phân biệt tội mới mà người này thực hiện là loại tội nào, hành vi phạm tội mới của họ sẽ được xác định là tái phạm nguy hiểm.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Xin chào, luật sư cho tôi hỏi trường hợp người chưa thành niên gây ra thiệt hại thì ai có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này?
Trả lời
Theo điều 586 Bộ luật dân sự 2015 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân:
Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân 1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường. 2. Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. 3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi, chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên. Đây là những người chưa đủ năng lực hành vi dân sự.
Xuất phát từ vai trò trách nhiệm của cha, mẹ dạy dỗ giáo dục con cái nên trong trường hợp con chưa đủ 15 tuổi thì cha mẹ có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại, nếu như tài sản cha, mẹ không đủ để bồi thường nếu con có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu. Tuy nhiên, trong thời gian trường học đang quản lý trực tiếp nhưng có lỗi trong việc quản lý người dưới 15 tuổi để người đó gây ra thiệt hại thì trường học có trách nhiệm bồi thường thiệt hại (điều 599 Bộ luật dân sự 2015)
Điều 599. Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý 1. Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra. 2. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, pháp nhân khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra. 3. Trường học, bệnh viện, pháp nhân khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; trong trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường
Đối với trường hợp người đủ 15 tới 18 tuổi nếu có tài sản riêng thì họ có thể tự mình xác lập các giao dịch dân sự mà nghĩa vụ của nó cho phép thực hiện trong phạm vi tài sản của họ, do vậy trường hợp họ gây ra thiệt hại họ có trách nhiệm dùng tài sản riêng đó của mình để thực hiện bồi thường thiệt hại, nếu không đủ tài sản để bồi thường thì khi đó cha, mẹ mới phải bồi thường bằng tài sản còn thiếu của mình. Có sự khác biệt so với trường hợp trên là do những người này cũng đã có nhận thức được một phần về hành vi của mình nhưng chưa đầy đủ nên việc pháp luật quy định như vậy nhằm đảm bảo những đối tượng này cần phải cân nhắc và có trách nhiệm đối với hành vi của chính bản thân họ.
Trường hợp người chưa thành niên gây ra thiệt hại không còn cha mẹ thì người giám hộ của họ có trách nhiệm được dùng tài sản của người chưa thành niên (nếu có) để bồi thường, còn người chưa thành niên không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của c(trừ trường hợp người giám hộ chứng minh được họ không có lỗi trong việc giám hộ người gây thiệt hại).
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Trường hợp nào không được hưởng thừa kế? Các trường hợp bị tước quyèn hưởng di sản thừa kế là những trường hợp nào? Tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về người không được quyền hưởng di sản như sau:
Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản 1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản: a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. 2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
Người thừa kế có một trong các hành vi sau sẽ không được quyền hưởng di sản khi: – Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người để lại di sản – Bị kết án về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản. Theo đó, trong trường hợp người thừa kế đã bị Tòa án kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật về một trong các hành vi trên thì sẽ không có quyền hưởng di sản thừa kế. Do đó, những người có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, ngược đãi hành hạ, xâm phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm của người để lại di sản nhưng chưa bị kết án về những hành vi này thì vẫn có quyền hưởng di sản.
Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản Quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế theo pháp luật khi người để lại di sản còn sống ( Ví dụ: cha, mẹ với con cái, ông bà với cháu,…). Nếu người thừa kế không thực hiện nghĩa vụ này làm cho người để lại di sản lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế, ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần thì người thừa kế không được quyền hưởng di sản
Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng. Người thừa kế không được quyền hưởng di sản thừa kế khi thỏa mãn các điều kiện sau: – Đã bị Tòa án kết tội bằng một bản án có hiệu lực của pháp luật về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng của người thừa kế khác – Mục đích của hành vi xâm phạm này là nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản của người thừa kế khác bị người đó xâm phạm, đây là động cơ của người phạm tội và cần được ghi nhận trong bản án. Người đã được xóa án tích về hành vi này vẫn không được quyền hưởng di sản. Người không bị kết án vẫn có quyền được hưởng di sản thừa kế.
Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Đây chính là một trong các quyền của cá nhân được pháp luật ghi nhận, bảo vệ. Do đó hành vi lừa dối, cưỡng ép, cản trở việc lập di chúc của người để lại di sản là hành vi trái pháp luật, nên người nào có hành vi cản trở sẽ không được quyền hưởng di sản do người có di sản để lại. Việc giả mạo, sửa chữa, hủy, che dấu di chúc để hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản cũng sẽ không được quyền hưởng di sản thừa kế.
Như vậy, nếu như người thừa kế có một trong các hành vi như trên mà người để lại di sản thừa kế không biết hành vi của những người đó hoặc biết nhưng họ chưa kịp sửa đổi di chúc thì pháp luật sẽ tước quyền hưởng di sản của người đó. Vậy nên nếu người để lại di sản biết về hành vi của người thừa kế mà vẫn cho họ được hưởng di sản thì pháp luật tôn trọng ý chí và quyền định đoạt về tài sản của người để lại di sản, người thừa kế vẫn được hưởng di sản
Lưu ý: Người thừa kế bị tước quyền thừa kế bao gồm cả người thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Những người này ngay cả khi thuộc trường hợp những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di di chúc sẽ không được hưởng di sản do bị pháp luật tước đi quyền hưởng di sản vì có hành vi trái pháp luật, trái đạo đức (trừ khi người lập di chúc biết hành vi vi phạm của người thừa kế mà vẫn cho họ hưởng di sản)
Nếu người lập di chúc không để lại di sản cho những người thừa kế theo pháp luật (mặc dù không thuộc các trường hợp tại khoản 1 điều 621 Bộ luật dân sự 2015) được gọi là truất quyền thừa kế nhưng trong trường hợp này những thừa kế vẫn có quyền hưởng di sản nếu thuộc trường hợp những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di di chúc.
Ngược đãi cha mẹ có được hưởng thừa kế không?
Bà A chết vào tháng 02 năm 2017. Khi chết bà không để lại di chúc chia di sản thừa kế. Bà có một con trai duy nhất, từng bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm đến sức khỏe của bà A. Tuy nhiên vào thời điểm bà A chết, con trai bà đã được xóa án tích. Vậy con trai bà A có được hưởng di sản thừa kế của bà A không?
Trả lời:
Tại điểm a khoản 1 điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 có quy đinh về các trường hợp không được hưởng di sản thừa kế:
Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản 1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản: a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
Theo như quy định trên,thì con trai bà A không được quyền hưởng di sản vì anh ta đã có hành vi cố ý xâm phạm đến sức khỏe của bà A – người để lại di sản thừa kế.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối. Tại điều 574 Bộ luật dân sự 2015 quy định thực hiện công việc không có uỷ quyền như sau:
Điều 574. Thực hiện công việc không có ủy quyền Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối.
Điều kiện xác định thực hiện công việc không có uỷ quyền – Người thực hiện không có nghĩa vụ thực hiện công việc đó nhưng đã tự nguyện thực hiện. Điều này đồng nghĩa với việc thực hiện công việc hoàn toàn không do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định đối với người thực hiện công việc. – Thực hiện công việc này vì lợi của người có công việc – Người công việc không biết hoặc biết nhưng không phản đối
Nghĩa vụ của người thực hiện công việc không có uỷ quyềntheo quy định điều 575 Bộ luật dân sự 2015
Điều 575. Nghĩa vụ thực hiện công việc không có ủy quyền 1. Người thực hiện công việc không có ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc phù hợp với khả năng, điều kiện của mình. 2. Người thực hiện công việc không có ủy quyền phải thực hiện công việc như công việc của chính mình; nếu biết hoặc đoán biết được ý định của người có công việc thì phải thực hiện công việc phù hợp với ý định đó. 3. Người thực hiện công việc không có ủy quyền phải báo cho người có công việc được thực hiện về quá trình, kết quả thực hiện công việc nếu có yêu cầu, trừ trường hợp người có công việc đã biết hoặc người thực hiện công việc không có ủy quyền không biết nơi cư trú hoặc trụ sở của người đó. 4. Trường hợp người có công việc được thực hiện chết, nếu là cá nhân hoặc chấm dứt tồn tại, nếu là pháp nhân thì người thực hiện công việc không có ủy quyền phải tiếp tục thực hiện công việc cho đến khi người thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc được thực hiện đã tiếp nhận. 5. Trường hợp có lý do chính đáng mà người thực hiện công việc không có ủy quyền không thể tiếp tục đảm nhận công việc thì phải báo cho người có công việc được thực hiện, người đại diện hoặc người thân thích của người này hoặc có thể nhờ người khác thay mình đảm nhận việc thực hiện công việc.
Ví dụ: A nói với B vài ngày nữa sẽ cắt rau bán cho C nhưng tới ngày thu hoạch thì A không có nhà nên B cắt rau bán cho D, mặc dù biết A có ý định bán cho C nhưng B lại làm trái với ý chí của A nên nếu xảy ra thiệt hại B có trách nhiệm bồi thường cho A
Lưu ý: Trong quá trình thực hiện công việc không có ủy quyền, người thực hiện gây ra thiệt hại cho người có công việc thì phải có trách nhiệm bồi thường cho người có công việc, nếu do lỗi vô ý mà gây ra thiệt hại căn cứ vào hoàn cảnh đảm nhận công việc người đó có thể giảm mức bồi thường.( điều 577 Bộ luật dân sự 2015)
Nghĩa vụ của người có công việc được thực hiệntheo điều 576 Bộ luật dân sự 2015
Điều 576. Nghĩa vụ thanh toán của người có công việc được thực hiện 1. Người có công việc được thực hiện phải tiếp nhận công việc khi người thực hiện công việc không có ủy quyền bàn giao công việc và thanh toán các chi phí hợp lý mà người thực hiện công việc không có ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc, kể cả trường hợp công việc không đạt được kết quả theo ý muốn của mình. 2. Người có công việc được thực hiện phải trả cho người thực hiện công việc không có ủy quyền một khoản thù lao khi người này thực hiện công việc chu đáo, có lợi cho mình, trừ trường hợp người thực hiện công việc không có ủy quyền từ chối.
Chấm dứt thực hiện công việc không có ủy quyền
Điều 578 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về các trường hợp chấm dứt công việc không có ủy quyền như sau:
Điều 578. Chấm dứt thực hiện công việc không có ủy quyền Việc thực hiện công việc không có ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây: 1. Theo yêu cầu của người có công việc được thực hiện. 2. Người có công việc được thực hiện, người thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc được thực hiện tiếp nhận công việc. 3. Người thực hiện công việc không có ủy quyền không thể tiếp tục thực hiện công việc theo quy định tại khoản 5 Điều 575 của Bộ luật này. 4. Người thực hiện công việc không có ủy quyền chết, nếu là cá nhân hoặc chấm dứt tồn tại, nếu là pháp nhân.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Tôi và chồng tôi ly hôn được 2 năm nay, khi ly hôn tôi và chồng tôi có con chung 6 tuổi nhưng do khi đó tôi chưa có việc làm, thu nhập ổn định nên Tòa án xử cho chồng tôi được nuôi con, nhưng nửa năm qua chồng tôi đi làm ăn xa thường xuyên do đó hay để con tôi ở nhà một mình, và nhiều khi còn uống rượu say rồi mắng con tôi. Bây giờ, tôi đã có công việc, thu nhập ổn định nên tôi muốn đón con tôi về sống chung với tôi, vậy mong tổng đài tư vấn giúp để tôi có thể được trực tiếp nuôi dưỡng con tôi?
Trả lời
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới LVNLAW, đối với vấn đề của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau: Sau khi ly hôn, vợ chồng có thể thay đổi quyền trực tiếp nuôi con, vấn đề này được quy định tại điều 84 Luật hôn nhân gia đình:
Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn 1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. 2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây: a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con; b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. 3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
Điều kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con
Theo quy định này, bạn có thể yêu cầu Tòa án quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con dựa trên những căn cứ sau: – Theo thoả thuận của cha mẹ – Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con Đối với trường hợp con nhỏ trên 7 tuổi sẽ cần có hỏi ý kiến của người con, do đó trong trường hợp cuộc sống của con vẫn tốt bạn nên tham khảo ý kiến của con tránh các vấn đề phát sinh khi tiến hành khởi kiện tại tòa án.
Thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con
Theo quy định tại điều 81 luật hôn nhân gia đình, việc thực hiện thay đổi người trực tiếp nuôi con thực hiện tại toà án theo trình tự sau:
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện nơi người trực tiếp nuôi con đang cư trú/làm việc. Hồ sơ gồm: – Đơn khởi kiện – Quyết định/bản án ly hôn – CMND, hộ khẩu – Giấy khai sinh của con – Căn cứ về việc thay đổi quyền nuôi con Bước 2: Toà án tiếp nhận đơn, yêu cầu tạm ứng án phí. Đương sự nộp tạm ứng án phí để toà thụ lý giải quyết Bước 3: Toà án thụ lý giải quyết, nếu có đầy đủ căn cứ sẽ ra quyết định chuyển người trực tiếp nuôi con
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Tính thống nhất là gì?
Một đơn đăng ký sáng chế có thể yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ cho một sáng chế hoặc một nhóm sáng chế có mối liên hệ chặt chẽ về kỹ thuật nhằm thực hiện một ý đồ sáng tạo chung duy nhất.
Các trường hợp điển hình
(i) Một đối tượng dùng để tạo ra (sản xuất, chế tạo, điều chế) đối tượng kia; (ii) Một đối tượng dùng để thực hiện đối tượng kia; (iii) Một đối tượng dùng để sử dụng đối tượng kia; (iv) Các đối tượng thuộc cùng một dạng, có cùng chức năng để bảo đảm thu được cùng một kết quả.
Việc đánh giá tính thống nhất của đơn có bản chất là việc đánh giá xem có tồn tại mối liên hệ kỹ thuật chung giữa sáng chế như nêu trong các điểm yêu cầu bảo hộ hay không. Cụ thể là đánh giá xem có tồn tại (các) dấu hiệu kỹ thuật khác biệt giống hoặc tương đương giữa đối tượng nêu trong các điểm yêu cầu bảo hộ hay không.
Thuật ngữ “dấu hiệu kỹ thuật khác biệt” nghĩa là một hoặc nhiều dấu hiệu kỹ thuật đặc biệt tạo ra sự khác biệt giữa sáng chế, được xem xét một cách tổng thể, so với các giải pháp kỹ thuật đã biết, hay nói cách khác là dấu hiệu giúp mang lại tính mới và trình độ sáng tạo cho sáng chế.
Ví dụ: Điểm 1: Xe ô tô bao gồm động cơ A. Điểm 2: Xe ô tô bao gồm hệ thống điều khiển tự động
Dấu hiệu kỹ thuật chung là Hiểu biết thông thường => KHÔNG THỐNG NHẤT
Ví dụ: Điểm 1: Hợp chất X. Điểm 2: Phương pháp diệt sinh vật gây hại bao gồm bước sử dụng hợp chất X. ⮚ Hợp chất X mới, sáng tạo => THỐNG NHẤT
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Trong thời kỳ hôn nhận, bố mẹ tôi đã cho tôi một mảnh đất và trong giấy tờ tặng cho chỉ cho riêng mình tôi. Nhưng tôi lại muốn cả vợ tôi cùng sở hữu mảnh đất đó tuy nhiên bố mẹ tôi lại không đồng ý. Vậy tôi xin hỏi mảnh đất ấy có phải là tài sản riêng của tôi k? Nếu phải tôi có thể nhập nó vào tài sản chung của 2 vợ chồng không?
Trả lời
Thứ nhất, mảnh đất đó là tài sản riêng của bạn
Điều 43, Luật Hôn nhân và gia đình quy định tài sản riêng của vợ, chồng gồm: “Tài sản mà mỗi người có trước khi ly hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân,….”. Do đó, mảnh đất bạn được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân sẽ là tài sản riêng của bạn.
Thứ hai, Bạn hoàn toàn có thể nhập tài sản riêng này của mình vào khối tài sản chung của vợ chồng.
Theo quy định tại Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình quy định chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng thì: “Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung”.
Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ, chồng quy định tại Khoản 1, Điều 46, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Điều 46. Nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung 1. Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng. 2. Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó. 3. Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Như vậy, bạn hoàn toàn có quyền định đoạt tài sản riêng của mình và có thể nhập mảnh đất đó vào khối tài sản chung của vợ, chồng. Theo quy định của pháp luật, việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung phải được thực hiện do hai vợ chồng thỏa thuận và phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực. Sau khi có văn bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung, vợ chồng bạn tiến hành đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất đai nơi có tài sản để sang tên cho cả vợ chồng bạn trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Trên thực tế, chúng ta vẫn thường thấy cùng là hành vi không tố cáo người phạm tội với cơ quan công an nhưng có người che giấu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm, nhưng có người cũng là che giấu, không tố cáo người phạm tội với cơ quan có thẩm quyền. Vậy thế nào được coi là che giấu tội phạm? Người có hành vi che giấy tội phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Hành vi che giấu, không tố giác tội phạm
Hành vi che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm được quy định tại điều 18, 19 bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:
Điều 18. Che giấu tội phạm 1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định. 2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này. Điều 19. Không tố giác tội phạm 1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này. 2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 3. Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.
Tội vi che giấu, không tố giác tội phạm
Tội che giấu, không tố giác tội phạm được quy định tại điều 389, 390 bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Điều 389. Tội che giấu tội phạm 1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây của Bộ luật này, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm: a) Các điều 108, 109, 110, 111, 1 12, 113, 1 14, 115, 116, 117, 118, 119, 120 và 121; b) Điều 123, các khoản 2, 3 và 4 Điều 141, Điều 142, Điều 144, khoản 2 và khoản 3 Điều 146, các khoản 1, 2 và 3 Điều 150, các điều 151, 152, 153 và 154; c) Điều 168, Điều 169, các khoản 2, 3 và 4 Điều 173, các khoản 2, 3 và 4 Điều 174, các khoản 2, 3 và 4 Điều 175, các khoản 2, 3 và 4 Điều 178; d) Khoản 3 và khoản 4 Điều 188, khoản 3 Điều 189, khoản 2 và khoản 3 Điều 190, khoản 2 và khoản 3 Điều 191, khoản 2 và khoản 3 Điều 192, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 193, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 194, các khoản 2, 3 và 4 Điều 195, khoản 2 và khoản 3 Điều 196, khoản 3 Điều 205, các khoản 2, 3 và 4 Điều 206, Điều 207, Điều 208, khoản 2 và khoản 3 Điều 219, khoản 2 và khoản 3 Điều 220, khoản 2 và khoản 3 Điều 221, khoản 2 và khoản 3 Điều 222, khoản 2 và khoản 3 Điều 223, khoản 2 và khoản 3 Điều 224; đ) Khoản 2 và khoản 3 Điều 243; e) Các điều 248, 249, 250, 251, 252 và 253, khoản 2 Điều 254, các điều 255, 256, 257 và 258, khoản 2 Điều 259; g) Các khoản 2, 3 và 4 Điều 265, các điều 282, 299, 301, 302, 303 và 304, các khoản 2, 3 và 4 Điều 305, các khoản 2, 3 và 4 Điều 309, các khoản 2, 3 và 4 Điều 311, khoản 2 và khoản 3 Điều 329; h) Các khoản 2, 3 và 4 Điều 353, các khoản 2, 3 và 4 Điều 354, các khoản 2, 3 và 4 Điều 355, khoản 2 và khoản 3 Điều 356, các khoản 2, 3 và 4 Điều 357, các khoản 2, 3 và 4 Điều 358, các khoản 2, 3 và 4 Điều 359, các khoản 2, 3 và 4 Điều 364, các khoản 2, 3 và 4 Điều 365; i) Khoản 3 và khoản 4 Điều 373, khoản 3 và khoản 4 Điều 374, khoản 2 Điều 386; k) Các điều 421, 422, 423, 424 và 425. 2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Điều 390. Tội không tố giác tội phạm 1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.
Cấu thành tội phạm của tội che giấu, không tố giác tội phạm
Về nhận thức: Người thực hiện hành vi che giấu tội phạm là không biết trước hành vi phạm tội và cũng không có hứa hẹn gì với người thực hiện hành vi phạm tội. Còn đối với Tội không tố giác tội phạm là hành vi biết rõ hành vi tội phạm sẽ, đã và đang diễn ra nhưng vẫn “giữ im lặng”.
Về thời điểm phạm tội: Đối với Tội che giấu tội phạm là sau khi biết hành vi tội phạm đã được thực hiện. Đối với Tội không tố giác tội phạm thì thời điểm phạm tội là bất cứ giai đoạn nào của một hành vi tội phạm khác (sắp, đang và đã xảy ra).
Về hành vi : Đối với Tội che giấu tội phạm là các hành vi che giấu người phạm tội, che giấu dấu vết, che giấu tang vật, cản trở điều tra, cản trở việc phát hiện tội phạm, cản trợ việc xử lý người phạm tội. Đối với Tội không tố giác tội phạm là không tố giác hành vi phạm tội tới cơ quan có thẩm quyền.
Về chủ thể: Đối với Tội che giấu tội phạm là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự. Đối với Tội không tố giác tội phạm thì chủ thể là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự trừ ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội nếu hành vi phạm tội của người đó không thuộc các tội phạm đặc biệt nghiệm trọng hoặc tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia.
Khi quy định về tội tố giác tội phạm, các nhà làm luật cũng tính đến các quan hệ xã hội như quan hệ về mặt đạo đức giữa ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội. Do vậy nếu người che giấu tội phạm thuộc các trường hợp này thì không phải chịu trách nhiệm. Nhưng đối với những tội có tính chất nguy hiểm cao, ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh quốc gia như nhóm tội phạm liên quan đến an ninh quốc gia, tội phạm rất nghiêm trọng bắt buộc những người che giấu tội phạm trên vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Nội dung bản mô tả sáng chế
Bản mô tả sáng chế là một trong những tài liệu bắt buộc khi nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế. Theo đó, nội dung bản mô tả sáng chế được quy định tại mục 23.6 thông tư 01/2007/TT-BKHCN (hợp nhất) như sau:
23.6 Yêu cầu đối với bản mô tả sáng chế Người nộp đơn phải nộp 02 bản mô tả sáng chế. Bản mô tả sáng chế phải bao gồm phần mô tả sáng chế và phạm vi bảo hộ sáng chế. Bản mô tả sáng chế có thể bao gồm bản vẽ (nếu cần) để minh họa sáng chế. a) Phần mô tả thuộc bản mô tả sáng chế phải bộc lộ hoàn toàn bản chất của giải pháp kỹ thuật được yêu cầu bảo hộ. Trong phần mô tả phải có đầy đủ các thông tin đến mức căn cứ vào đó, bất kỳ người nào có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng đều có thể thực hiện được giải pháp đó; phải làm rõ tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp của giải pháp kỹ thuật (nếu văn bằng bảo hộ yêu cầu được cấp là Bằng độc quyền sáng chế); làm rõ tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp của giải pháp kỹ thuật (nếu văn bằng bảo hộ yêu cầu được cấp là Bằng độc quyền giải pháp hữu ích). Người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng được hiểu là người có các kỹ năng thực hành kỹ thuật thông thường và biết rõ các kiến thức chung phổ biến trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. b) Phần mô tả phải bao gồm các nội dung được thể hiện theo trình tự sau đây: (i) Tên sáng chế: thể hiện vắn tắt đối tượng hoặc các đối tượng cần bảo hộ (sau đây gọi là “đối tượng”); tên sáng chế phải ngắn gọn, chính xác và không được mang tính khuếch trương hoặc quảng cáo; (ii) Lĩnh vực sử dụng sáng chế: lĩnh vực trong đó đối tượng được sử dụng hoặc liên quan. Nếu sáng chế được sử dụng hoặc có liên quan tới nhiều lĩnh vực thì phải chỉ ra tất cả các lĩnh vực đó. Các lĩnh vực nêu trên phải phù hợp với kết quả phân loại sáng chế; (iii) Tình trạng kỹ thuật của sáng chế: tình trạng kỹ thuật thuộc lĩnh vực sử dụng sáng chế tại thời điểm nộp đơn (các đối tượng tương tự đã biết (nếu có)). Nếu không có thông tin về tình trạng kỹ thuật của sáng chế thì phải ghi rõ điều này; (iv) Mục đích của sáng chế: cần chỉ rõ mục đích mà sáng chế cần đạt được hoặc nhiệm vụ (vấn đề) mà sáng chế cần giải quyết (ví dụ nhằm khắc phục nhược điểm, hạn chế của giải pháp kỹ thuật đã được chỉ ra trong phần Tình trạng kỹ thuật của sáng chế). Mục đích hoặc nhiệm vụ của sáng chế phải được trình bày một cách khách quan, cụ thể, không mang tính khuếch trương, quảng cáo; (v) Bản chất kỹ thuật của sáng chế: bản chất của đối tượng cần bảo hộ, trong đó phải nêu rõ: – Vấn đề kỹ thuật cần giải quyết (mục đích của sáng chế); – Các dấu hiệu (đặc điểm) kỹ thuật tạo nên đối tượng yêu cầu bảo hộ, tức là các dấu hiệu (đặc điểm) kỹ thuật cấu thành giải pháp nhằm đạt được mục đích của sáng chế (gọi là dấu hiệu kỹ thuật cơ bản); và phải chỉ ra các dấu hiệu (đặc điểm) kỹ thuật mới so với các giải pháp kỹ thuật tương tự đã biết; – Những lợi ích (hiệu quả) có thể đạt được so với tình trạng kỹ thuật (nếu có). Nội dung này có thể mô tả thành một phần riêng, như quy định tại điểm 23.6.b (ix) dưới đây. (vi) Mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo (nếu có); (vii) Mô tả chi tiết các phương án thực hiện sáng chế: mô tả chi tiết một hoặc một số phương án thực hiện sáng chế sao cho người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được sáng chế; (viii) Ví dụ thực hiện sáng chế (nếu có): cần chỉ ra được một hoặc một số phương án thực hiện sáng chế cụ thể. Nếu sáng chế được đặc trưng bởi các dấu hiệu định lượng thì phải chỉ ra trị số cụ thể của dấu hiệu đó, nếu không định lượng được thì phải chỉ ra được trạng thái xác định của dấu hiệu đó. Ngoài ra, cần có các kết quả cụ thể liên quan đến chức năng, mục đích mà đối tượng tương ứng cho phép đạt được; (ix) Những lợi ích (hiệu quả) có thể đạt được (nếu có và nếu chưa nêu trong phần bản chất kỹ thuật của sáng chế): có thể được thể hiện dưới dạng nâng cao năng suất, chất lượng, độ chính xác hay hiệu quả; tiết kiệm năng lượng tiêu thụ, nguyên liệu; đơn giản hóa hay tạo ra sự thuận tiện khi xử lý, vận hành, quản lý hay sử dụng; khắc phục sự ô nhiễm của môi trường… Nếu lợi ích (hiệu quả) có thể đạt được viện dẫn đến những kết quả thống kê từ các dữ liệu thực nghiệm, người nộp đơn phải cung cấp những điều kiện và các phương pháp thực nghiệm cần thiết đó.
Tóm lại bản mô tả phải gồm các nội dung sau:
1. Tên sáng chế – Được trình bày ở dòng đầu tiên của trang 1 – Thể hiện vắn tắt đối tượng hoặc các đối tượng được đăng ký; – Tên sáng chế phải ngắn gọn và không được mang tính khuếch trương hoặc quảng cáo; – Không được lấy tên thương mại của sản phẩm hoặc các ký hiệu riêng, chữ viết tắt đặt tên cho sáng chế. Ví dụ: – Bộ dung cụ đa năng NQ-01 (Ký hiệu riêng) – Thiết bị kết nối Internet tốc độ cực cao (khuếch trương) – Giải pháp mã hóa video 3D có phụ đề (Chưa thể hiện dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình)
2. Lĩnh vực kỹ thuật được đề cập Chỉ ra lĩnh vực kỹ thuật trong đó sáng chế được sử dụng hoặc có liên quan. Ví dụ: Sáng chế đề cập đến đồ dùng văn phòng, và cu thể hơn là đề cập đến bút xóa băng.
3. Tình trạng kỹ thuật của sáng chế – Cần nêu rõ Tình trạng kỹ thuật thuộc lĩnh vực nói trên tại thời điểm nộp đơn – Nêu và phân tích một hoặc một số giải pháp kỹ thuật có bản chất hoặc có liên quan về mặt kỹ thuật gần nhất với sáng chế (nếu có) và chỉ ra các vấn đề còn tồn tại (nhược điểm, hạn chế) cần giải quyết – Giải quyết vấn đề còn tồn tại này chính là mục đích hay hiệu quả kỹ thuật cần đạt được của sáng chế – Nếu không có thông tin về tình trạng kỹ thuật liên quan thì ghi không biết
4. Bản chất kỹ thuật của sáng chế – Được mở đầu bằng đoạn trình bày mục đích mà sáng chế cần đạt được hoặc nhiệm vụ (vấn đề) mà sáng chế cần giải quyết – Mô tả đầy đủ các dấu hiệu hiệu kỹ thuật cơ bản. Dấu hiệu kỹ thuật cơ bản là tất cả các dấu hiệu kỹ thuật có ảnh hưởng đến bản chất của giải pháp kỹ thuật, tức là các dấu hiệu mà nếu thiếu chúng sẽ không đủ để tạo thành giải pháp kỹ thuật và không đạt được mục đích đề ra
5. Mô tả vắn tắt các hình vẽ (nếu có) – Nếu bản mô tả có hình vẽ minh hoạ để làm rõ bản chất của sáng chế thì phải có danh mục các hình vẽ và giải thích ngăn gọn mỗi hình vẽ đó theo cách bao gồm mô tả loại hình vẽ kỹ thuật và tên của đối tượng được thể hiện trên hình vẽ đó. Ví dụ: Mô tả vắn tắt các hình vẽ FIG. 1 là hình phối cảnh thể hiện miệng phả gió; FIG. 2 là hình phối cảnh thể hiện quạt điện không cánh theo sáng chế.
6. Mô tả chi tiết sáng chế – Mô tả một cách chi tiết (các) phương án thực hiện, sao cho người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹthuật tương ứng có thể thực hiện được sáng chế và đạt được các mục đích đề ra. – Thường được mô tả có dựa vào các hình vẽ kèm theo dùng các số chỉ dẫn để biểu thị các thành phần – Nội dung kỹ thuật trong phần này có thể được sử dụng để sứa đoi bổ sung vào yêu cầu bảo hộ khi yêu cầu bảo hộ không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ
7. Ví dụ thực hiện sáng chế – Chứng minh khả năng áp dụng sáng chế nêu trong đơn và khả năng đạt được mục đích đặt ra cho sáng chế. – Cần thiết đối với các sáng chế dạng quy trình hoặc dạng chất trong đó đề cập đến các điều kiện kỹ thuật cụ thể’ (nhiệt độ, áp suất, thời gian, chất xúc tác, v.v.) để thực hiện quy trình hoặc để tạo ra chất đó. – Mô tả một cách rõ ràng về một hoặc một số ví dụ cụ thể, trong đó các thông số thường là giá trị chính xác, và có thể đưa ra sự so sánh về kết quả đạt được (nếu có)
8. Những lợi ích (hiệu quả) có thể đạt được – Trình bày khách quan các hiệu quả kỹ thuật đạt được (trực tiếp thu được từ dấu hiệu kỹ thuật tạo nên sáng chế), thường là khác biệt so với các giải pháp đã biết. – Hiệu quả kỹ thuật khác biệt là cơ sở quan trọng để đánh giá “trình độ sáng tạo”
Về yêu cầu bảo hộ
Yêu cầu bảo hộ là một trong những nội dung cực quan trong trong bản mô tả sáng chế và được quy định tại điểm 23.6c thông tư 01/2007/TT-BKHCN
23.6 Yêu cầu đối với bản mô tả sáng chế c) Phạm vi bảo hộ sáng chế (sau đây gọi là “phạm vi bảo hộ” hoặc “yêu cầu bảo hộ”) Phạm vi (yêu cầu) bảo hộ được dùng để xác định phạm vi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Phạm vi (yêu cầu) bảo hộ phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với phần mô tả và hình vẽ, trong đó phải làm rõ những dấu hiệu mới của đối tượng yêu cầu bảo hộ (sau đây gọi là “đối tượng”) và phải phù hợp với các quy định sau đây: (i) Phạm vi (yêu cầu) bảo hộ phải được phần mô tả minh họa một cách đầy đủ, bao gồm các dấu hiệu kỹ thuật cơ bản cần và đủ để xác định được đối tượng, để đạt được mục đích đề ra và để phân biệt đối tượng yêu cầu bảo hộ với đối tượng đã biết; (ii) Các dấu hiệu kỹ thuật trong phạm vi (yêu cầu) bảo hộ phải rõ ràng, chính xác và được chấp nhận trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng; các thuật ngữ được sử dụng trong phạm vi (yêu cầu) bảo hộ phải rõ ràng và thống nhất với các thuật ngữ được sử dụng trong phần mô tả; (iii) Phạm vi (yêu cầu) bảo hộ không được viện dẫn đến phần mô tả và hình vẽ, trừ trường hợp viện dẫn đến những phần không thể mô tả chính xác bằng lời, như trình tự nucleotit và trình tự axit amin, nhiễu xạ đồ, giản đồ trạng thái…; (iv) Nếu đơn có hình vẽ minh họa yêu cầu bảo hộ thì dấu hiệu nêu trong phạm vi (yêu cầu) bảo hộ có thể kèm theo các số chỉ dẫn, nhưng phải đặt trong ngoặc đơn. Các số chỉ dẫn này không bị coi là làm giới hạn phạm vi (yêu cầu) bảo hộ; (v) Phạm vi (yêu cầu) bảo hộ nên (nhưng không bắt buộc) được thể hiện thành hai phần: “Phần giới hạn” và “Phần khác biệt”, trong đó: “Phần giới hạn” bao gồm tên đối tượng và những dấu hiệu của đối tượng đó trùng với các dấu hiệu của đối tượng đã biết gần nhất và được nối với “Phần khác biệt” bởi cụm từ “khác biệt ở chỗ” hoặc “đặc trưng ở chỗ” hoặc các từ tương đương; “Phần khác biệt” bao gồm các dấu hiệu khác biệt của đối tượng so với đối tượng đã biết gần nhất và các dấu hiệu này kết hợp với các dấu hiệu của “Phần giới hạn” cấu thành đối tượng yêu cầu bảo hộ; (vi) Phạm vi (yêu cầu) bảo hộ có thể bao gồm một hoặc nhiều điểm. Trong đó phạm vi (yêu cầu) bảo hộ nhiều điểm có thể được dùng để thể hiện một đối tượng cần bảo hộ, với điểm đầu tiên (gọi là điểm độc lập) và điểm (các điểm) tiếp theo dùng để cụ thể hóa điểm độc lập (gọi là điểm phụ thuộc); hoặc thể hiện một nhóm đối tượng yêu cầu được bảo hộ, với một số điểm độc lập, mỗi điểm độc lập thể hiện một đối tượng yêu cầu được bảo hộ trong nhóm đó, mỗi điểm độc lập này có thể có điểm (các điểm) phụ thuộc. Mỗi điểm yêu cầu bảo hộ chỉ được đề cập đến một đối tượng yêu cầu bảo hộ và phải được thể hiện bằng một câu duy nhất; (vii) Các điểm của phạm vi (yêu cầu) bảo hộ phải được đánh số liên tiếp bằng chữ số Ả-rập, kết thúc bằng dấu chấm; (viii) Phạm vi (yêu cầu) bảo hộ nhiều điểm dùng để thể hiện một nhóm đối tượng phải đáp ứng các yêu cầu: các điểm độc lập, thể hiện các đối tượng riêng biệt, không được viện dẫn đến các điểm khác của phạm vi (yêu cầu) bảo hộ, trừ trường hợp việc viện dẫn đó cho phép tránh được việc lặp lại hoàn toàn nội dung của điểm khác; các điểm phụ thuộc phải được thể hiện ngay sau điểm độc lập mà chúng phụ thuộc.
Ví dụ về viết yêu cầu bảo hộ
Cách 1: 1. Xe dành cho trẻ em bao gồm: khung xe; ba bánh xe được lắp quay được vào khung xe; trong đó ba bánh xe này không nằm trên một đường thẳng và một bánh được bố trí phía trước liên kết với tay cầm lái. 2. Xe dành cho trẻ em bao gồm: khung xe; ba bánh xe được lắp quay được vào khung xe; ít nhất hai yên xe; trong đó ba bánh xe này không nằm trên một đường thẳng và một bánh được bố trí phía trước liên kết với tay cầm lái.
Cách 2: 1. Xe dành cho trẻ em bao gồm: khung xe; ba bánh xe được lắp quay được vào khung xe; trong đó ba bánh xe này không nằm trên một đường thẳng và một bánh được bố trí phía trước liên kết với tay cầm lái. 2. Xe theo điểm 1, trong đó xe này còn bao gồm ít nhất hai yên xe. 3. Xe theo điểm 1 hoặc 2, trong đó bánh trước có đường kính lớn hơn ít nhất là hai lần bánh sau.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Thừa kế là trường hợp người sống được nhận tài sản do người đã mất để lại. Thừa kế được chia ra hai loại là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo quy định pháp luật. Trường hợp nào thì xác định thừa kế theo quy định pháp luật? Tại điều 650 Bộ Luật dân sự 2015 có quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật:
Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật 1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây: a) Không có di chúc; b) Di chúc không hợp pháp; c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. 2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây: a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc; b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Không có di chúc: Lập di chúc là quyền của người để lại di sản, do đó họ có thể không thực hiện việc lập di chúc hoặc đã lập di chúc nhưng đã hủy bỏ di chúc (điều 640 Bộ luật dân sự 2015), khi đó di sản của họ sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, nếu người chết có để lại di chúc nhưng di chúc đó đã bị thất lạc hoặc hư hại tới mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc, cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện của người lập di chúc trường hợp này được coi như không có di chúc ( điều 642 Bộ luật dân sự 2015), tài sản cũng được chia theo quy định pháp luật
Di chúc không hợp pháp: Trường hợp người để lại di sản có lập di chúc nhưng di chúc đó không hợp pháp (không đáp ứng đủ điều kiện tại điều 630 Bộ luật dân sự 2015) khi đó di chúc này sẽ không có hiệu lực pháp luật nên không làm phát sinh quan hệ thừa kế theo di chúc. Nếu di chúc này vô hiệu toàn bộ thì toàn bộ di sản để lại sẽ được chia theo quy định của pháp luật, di chúc vô hiệu một phần thì phần di sản liên quan tới phần di chúc bị vô hiệu sẽ được chia theo quy định của pháp luật cho các hàng thừa kế.
Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Điều 613 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về người thừa kế như sau:
Điều 613. Người thừa kế Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Do nếu người thừa kế chết trước hoặc cùng với người lập di chúc đồng nghĩa với việc vào thời điểm mở thừa kế cá nhân đó không còn sống hoặc tồn tại do vậy khi đó di chúc sẽ bị vô hiệu một phần hoặc toàn bộ. Phần di sản liên quan tới phần di chúc này sẽ được chia theo quy định của pháp luật.
Nếu người thừa kế chết mà là con của người để lại di sản thì khi đó cháu của người để lại di sản sẽ được hưởng phần di sản đáng lẽ ra cha hoặc mẹ cháu được hưởng nếu còn sống, còn trong trường hợp người thừa kế không phải là con của người để lại di sản khi đó di sản đáng lẽ ra người này được hưởng sẽ được chia theo hàng thừa kế.
Tổ chức, cơ quan vào thời điểm mở thừa kế đã chấm dứt hoạt động do sáp nhập, hợp nhất hoặc chia tách thì cơ quan, tổ chức mới được sáp nhập, hợp nhất vào hoặc chia tách ra được hưởng phần di sản thừa kế của cơ quan, tổ chức cũ.
Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản: Nếu toàn bộ người người thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thì di sản sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Nếu chỉ một số người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thì phần di sản liên quan tới những người đó sẽ được chia theo quy định của pháp luật
Phần di sản không được định đoạt trong di chúc, phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật: Trường hợp di chúc chỉ định đoạt một phần di sản thì phần di sản còn lại sẽ được chia theo quy định của pháp luật, đồng nghĩa với phần di sản đó sẽ được chia đều cho những người trong cùng hàng thừa kế. Nếu di chúc có một phần không có hiệu lực thì chỉ phần di sản liên quan đến phần di chúc bị vô hiệu được chia theo pháp luật cho diện và hàng thừa kế của họ. Chẳng hạn như: trường hợp trong di chúc có một phần nội dung không giải thích được nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của di chúc thì chỉ phần không giải thích được không có hiệu lực ( điều 648 Bộ luật dân sự 2015). Và phần di sản này sẽ được chia đều cho các hàng thừa kế.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Khả năng áp dụng công nghiệp là gì? ⮚ Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể: – thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt hoặc áp dụng lặp đi lặp lại, và – thu được kết quả ổn định
Trường hợp nào không có khả năng áp dụng công nghiệp?
(1) Trái với các quy luật tự nhiên: Sản phẩm hoặc quy trình hoạt động trái với các quy luật của tự nhiên và các nguyên lý cơ bản của khoa học. Ví dụ: động cơ vĩnh cửu
(2) Không ứng dụng được trong thực tế: Các đối tượng mà về bản chất là không khả thi trong thực tiễn, mặc dù về lý thuyết có thể thực hiện được, bị coi là không có khả năng áp dụng. Ví dụ: Phương pháp ngăn chặn sự gia tăng của tia cực tím làm phá huỷ tầng ozon bằng cách bọc toàn bộ bề mặt trái đất bằng một màng chất dẻo hấp thụ tia cực tím
(3) Có chứa mâu thuẫn nội tại: Đối tượng có chứa mâu thuẫn nội tại hoặc bao gồm các yếu tố, thành phần không có mối liên hệ kỹ thuật với nhau hoặc không thể liên hệ được với nhau nhằm đạt được mục đích đề ra. Ví dụ: Sáng chế đề xuất hợp kim chứa kim loại A và kim loại B mà tổng hàm lượng phần trăm (%) của (A + B) > 100%
(4) Hoàn toàn không có hoặc thiếu các chỉ dẫn để thực hiện đối tượng: Đơn hoàn toàn không có hoặc thiếu các chỉ dẫn quan trọng, do đó người có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng không thể thực hiện được đối tượng nêu trong đơn. Ví dụ: Việc chỉ ra trong đơn rằng một chất có các đặc tính sinh học hữu ích nhưng không nêu ứng dụng thực tế của chất đó, sẽ bị coi là thiếu các chỉ dẫn thực hiện
(5) Không thực hiện lặp lại được: Chỉ có thể thực hiện được các chỉ dẫn về đối tượng trong một số giới hạn lần thực hiện, hoặc kết quả thu được từ các lần thực hiện không đồng nhất với nhau, hoặc kết quả thu được khác với kết quả nêu trong đơn
(6) Cần có kỹ năng đặc biệt để thực hiện đối tượng: Để có thể thực hiện được đối tượng, ngoài những hiểu biết về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng và các kiến thức thông thường, người thực hiện phải có kỹ năng đặc biệt và kỹ năng đó không thể truyền thụ hoặc chỉ dẫn cho người khác được. Ví dụ: Phương pháp ném bóng mạnh đặc trưng bởi cách thức cầm quả bóng giữa các ngón tay và ném
(7) Sản phẩm sử dụng những điều kiện đặc biệt trong tự nhiên: Sản phẩm được tạo ra nhờ sử dụng những điều kiện tự nhiên riêng biệt và không thể di dời được. Ví dụ: Hệ thống phát điện sử dụng thác Bạc
(8) Phương pháp phẫu thuật trên cơ thể người hoặc động vật không nhằm mục đích chữa trị Không thể áp dụng hàng loạt!!! Ví dụ: Phương pháp phẫu thuật với mục đích thẩm mỹ; Phương pháp phẫu thuật để loại những dị vật ra khỏi cơ thể động vật sống
(9) Phương pháp đo các thông số sinh lý trên cơ thể người và động vật ở những giới hạn chịu đựng Phương pháp này đặt người và động vật ở những giới hạn chịu đựng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho người và động vật; người và động vật khác nhau có thể chịu được là khác nhau. Ví dụ: Phương pháp đo khả năng chịu lạnh của người hoặc động vật bằng cách giảm từ từ nhiệt độ cơ thể của người hoặc động vật
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Trình độ sáng tạo là gì?
Theo quy định tại điều 61 Luật SHTT: ⮚ Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai trước ngày nộp đơn…, sáng chế được coi là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng Điểm 25.6 Thông tư 01: ⮚ không bị coi là “có tính hiển nhiên đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng” Thuật ngữ “hiển nhiên” được dùng để chỉ việc tạo ra sáng chế không nằm ngoài tiến trình phát triển thông thường của công nghệ và chỉ là sự phát triển mang tính đơn giản hoặc logic (kết hợp) từ các giải pháp kỹ thuật đã biết
Người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật
⮚Là một người giả định ⮚Có khả năng hiểu biết tất cả các kiến thức thông thường trong lĩnh vực kỹ thuật liên quan tại thời điểm nộp đơn/ưu tiên ⮚Có khả năng thực hiện tất cả các thí nghiệm/thực hành thông thường ⮚ PSA có thể cần thành thạo trong nhiều hơn một lĩnh vực, hoặc tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia trong các lĩnh vực khác, trong các trường hợp này PSA có thể tương ứng với mội nhóm người
Nguyên tắc chung đánh giá tính sáng tạo
⮚ Đánh giá theo từng điểm yêu cầu bảo hộ so sánh với tình trạng kỹ thuật của sáng chế ⮚ Đánh giá dựa trên người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng ⮚ Sử dụng một tài liệu hoặc kết hợp các tài liệu trong tình trạng kỹ thuật để đánh giá trình độ sáng tạo ⮚ Giải pháp kỹ thuật không mới thì cũng không sáng tạo ⮚ Giải pháp kỹ thuật mới có thể sáng tạo hoặc không sáng tạo
Phương pháp “Vấn đề và giải pháp”
Bước 1: Xác định “giải pháp kỹ thuật đối chứng gần nhất” là giải pháp có mục đích và hiệu quả kỹ thuật gần nhất với sáng chế yêu cầu bảo hộ, hoặc ít nhất nó phải nằm trong cùng một lĩnh vực kỹ thuật hoặc trong lĩnh vực kỹ thuật có liên quan mật thiết với sáng chế yêu cầu bảo hộ; Bước 2: Xác định “vấn đề kỹ thuật khách quan” cần giải quyết trên cơ sở dấu hiệu kỹ thuật khác biệt của sáng chế và giải pháp kỹ thuật đối chứng gần nhất; và Bước 3: Đánh giá tính hiển nhiên của sáng chế yêu cầu bảo hộ đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng trên cơ sở giải pháp kỹ thuật đối chứng gần nhất và vấn đề kỹ thuật khách quan xác định được.
Ví dụ PP “Vấn đề và giải pháp”
Yêu cầu bảo hộ: Bút chì chứa: lõi (core) làm bằng than chì graphit và đất sét, thân trụ bằng gỗ (wooden shaft) có dạng đa giác để chống lăn tròn
D1: Bút chì chứa lõi bằng than chì graphit và đất sét, và thân trụ bằng gỗ có dạng hình tròn D2: Bút có vỏ bao, trong đó thân vỏ bao có dạng hình trụ hoặc lục giác để chống lăn tròn
Bước 1: Xác định “giải pháp kỹ thuật đối chứng gần nhất” là giải pháp có mục đích và hiệu quả kỹ thuật gần nhất với sáng chế yêu cầu bảo hộ, hoặc ít nhất nó phải nằm trong cùng một lĩnh vực kỹ thuật hoặc trong lĩnh vực kỹ thuật có liên quan mật thiết với sáng chế yêu cầu bảo hộ; D1 có cùng lĩnh vực kỹ thuật với sáng chế, cụ thể là, bút chì, có chứa dấu hiệu kỹ thuật giống như sáng chế, cụ thể là, lõi làm bằng than chì graphit và đất sét Bước 2: Xác định “vấn đề kỹ thuật khách quan” cần giải quyết trên cơ sở dấu hiệu kỹ thuật khác biệt của sáng chế và giải pháp kỹ thuật đối chứng gần nhất. “Vấn đề kỹ thuật khách quan”: đề xuất một giải pháp kỹ thuật thay thế giải pháp kỹ thuật đã biết, cụ thể là, tạo ra bút chì có thân dạng đa giác để chống lăn tròn Bước 3: – Đánh giá tính hiển nhiên Sáng chế
Bút chì chứa: – lõi bằng than chì graphit và đất sét, – thân trụ bằng gỗ có dạng đa giác để chống lăn tròn
D1 Bút chì chứa: – lõi bằng than chì graphit và đất sét, – thân trụ bằng gỗ có dạng hình tròn
=> Sáng chế khác với D1 ở chỗ: thân có dạng đa giác để chống lăn tròn – D2 mô tả bút với thân có dạng đa giác, hình trụ hoặc lục giác, để chống lăn tròn Kết hợp D1 và gợi ý trong D2 có thể tạo ra sáng chế
Hiệu quả kỹ thuật bất ngờ
⮚ “Hiệu quả kỹ thuật bất ngờ”: chứng minh trình độ sáng tạo của sáng chế ⮚ Lợi ích kỹ thuật bất ngờ (ví dụ sáng chế tạo ra hiệu quả kỹ thuật hiệp đồng mà không phải là hiệu quả kỹ thuật cộng của các thành phần)
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Trả lời
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới LVNLAW, về thời điểm mở thừa kế theo khoản 1 điều 611 Bộ luật dân sự có quy định về thời điểm mở thừa kế như sau:
Thời điểm mở thừa kế là gì?
Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế 1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
Thời điểm mở thừa kế chính là mốc thời gian xác định quyền, nghĩa vụ của người để lại di sản chấm dứt mà quyền nghĩa vụ đó sẽ được chuyển cho người thừa kế.
Thời điểm thừa kế được xác định là thời điểm người có tài sản chết, việc xác định thời điểm mở thừa kế sẽ căn cứ vào thời gian ghi trên giấy khai tử.
Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết, thời điểm mở thừa kế sẽ được xác định như sau: – Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; – Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; – Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống – Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống
Việc xác định thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa quan trọng, đây là cơ sở để xác định những người thừa kế gồm những ai, di sản để lại gồm những gì, giá trị tài sản là bao nhiêu…từ đó xác định việc phân chia di sản sẽ được thực hiện như thế nào để tránh những tranh chấp giữa những người thừa kế và tránh tình trạng tài sản có thể bị phân tán, chiếm đoạt. Ngoài ra, thời điểm mở thừa kế còn có ý nghĩa về mặt thời hiệu, cụ thể là việc từ chối nhận di sản thừa kế, khởi kiện đòi di sản thừa kế phải được tiến hành trong một thời hạn nhất định, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Địa điểm mở thừa kế là gì?
Về địa điểm mở thừa kế theo khoản 2 điều 611 Bộ luật dân sự quy định:
Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế 2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản
Địa điểm thừa kế được xác định theo đơn vị hành chính cấp cơ sở: xã, phường, thị trấn. Địa điểm mở thừa kế được xác định là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản. Nhưng trong thực tiễn, một người trước khi chết có thể cư trú ở nhiều địa điểm khác nhau, thì địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người đó. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng, thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản.
Việc xác định địa điểm mở thừa kế có ý nghĩa quan trọng về mặt thực tiễn do đây chính là nơi thực hiện việc quản lý di sản, kiểm kê di sản trong trường hợp cần thiết để ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản, đồng thời cũng là nơi thực hiện việc thanh toán và phân chia di sản.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Bố bạn tôi đã mất được hơn 5 năm nay tài sản của ông để lại đã được chia cho vợ và con ông, nhưng bây giờ có chị B đem con tên N (7 tuổi) tìm tới gia đình bạn tôi và nói N là con của bố bạn tôi, sau đó cho gia đình bạn tôi xem giấy khai sinh thì phần tên cha là thông tin của bố bạn tôi. Giờ chị B yêu cầu gia đình bạn tôi chia lại di sản mà bố bạn tôi để lại cho N. Gia đình bạn tôi rất sốc khi biết tin bố bạn tôi có con riêng vậy khi đó gia đình bạn tôi có phải chia lại tài sản cho con của chị B hay không? nếu có thì việc phân chia như thế nào?
Trả lời
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới LVNLAW, theo khoản 1 điều 611 và khoản 2 điều 623 Bộ luật dân sự có quy định:
Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế 1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này. Điều 623. Thời hiệu thừa kế 2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Theo đó, trong thời hạn 10 năm kể từ ngày người để lại di sản mất, người thừa kế có quyền khởi kiện thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền của người khác
Như thông tin bạn đưa ra bố bạn của bạn đã mất được 5 năm nay, mà bây giờ chị B và con của chị ý tới gia đình bạn của bạn yêu cầu chia di sản, do vẫn còn trong thời hạn 10 năm nên khi đó N có quyền được hưởng di sản do bố bạn của bạn để lại. Việc chia di sản sẽ được thực hiện như sau:
Trường hợp 1: Bố bạn của bạn có để lại di chúc áp dụng quy định tại điều 644 Bộ luật dân sự 2015 có quy định:
Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc 1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Do đó, trong trường hợp này N (7 tuổi) thuộc trường hợp con chưa thành niên ( dưới 18 tuổi) do đó N sẽ được hưởng phần di sản tối thiểu bằng 2/3 của một suất khi chia di sản theo quy định của pháp luật.
Mà hiện nay di sản đã được chia nên khi đó gia đình bạn của bạn phải thanh toán tiền tương ứng với phần di sản mà đáng lẽ ra N được hưởng theo như quy định tại điều 662 Bộ luật dân sự:
Điều 662. Phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới hoặc có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế 1. Trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp 2: Bố bạn của bạn không để lại di chúc: trường hợp này di sản của bố bạn của bạn để lại sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Điều 651 Bộ luật dân sự:
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Khi đó di sản do bố bạn của bạn để lại sẽ được chia cho hàng thừa kế thứ nhất: vợ, con đẻ, con nuôi, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của người để lại di sản. Việc phân chia di sản không phân biệt con trong hay ngoài giá thú nên khi đó N cũng được hưởng phần di sản bằng với những người khác trong gia đình bạn của bạn. Nhưng do di sản đã được chia nên N sẽ được thanh toán một khoản tiền tương ứng với phần di sản đáng lẽ ra mà N được nhận tại thời điểm chia thừa kế.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều kế toán doanh nghiệp hoặc các cán bộ thuế thường máy móc liên quan tới các vấn đề thiếu sót “hình thức” để không chấp nhận hóa đơn hợp pháp.
Theo các công văn số 1781/BTC-TCT ngày 11/2/2014; công văn 2186/TCT-CS ngày 24/5/2017 và 2759/TCT-CS ngày 23/6/2017 thì các trường hợp doanh nghiệp lập hóa đơn có thiếu sót về mặt hình thức nhưng các nội dung trên hóa đơn đều đúng hoặc hóa đơn ghi thiếu một phần thông tin liên quan tới địa chỉ (Ví dụ: thiếu chữ phường hoặc quận, thành phố) nhưng ghi đúng mã số thuế cũng như người mua người bán và có thể xác định được chính xác tên đơn vị thì vẫn được kê khai và khấu trừ thuế. LVNLAW xin trích lại một số thông tin quan trọng như sau:
Công văn số 1781/BTC-TCT ngày 11/2/2014
Trường hợp doanh nghiệp viết hóa đơn chỉ sai về “hình thức” như: hàng hóa xuất khẩu tại chỗ đã sử dụng hóa đơn GTGT; hóa đơn viết tắt tên, địa chỉ người mua hàng nhưng đúng MST; viết hóa đơn nhưng chưa gạch chéo đúng quy định phần trống thì Bộ Tài chính yêu cầu các Cục thuế kiểm tra thực tế nếu hóa đơn đã lập phù hợp với sổ kế toán, phản ánh đúng bản chất kinh tế, có thanh toán qua ngân hàng theo quy định thì Cục thuế hướng dẫn nhắc nhở doanh nghiệp và thực hiện hoàn thuế hoặc cho khấu trừ theo đúng thực tế phát sinh.
Công văn 2186/TCT-CS ngày 24/5/2017
“b) Tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán”, “tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua” Người bán phải ghi đúng tiêu thức “mã số thuế” của người mua và người bán. Tiêu thức “tên, địa chỉ” của người bán, người mua phải viết đầy đủ, trường hợp viết tắt thì phải đảm bảo xác định đúng người mua, người bán. Trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng như: “Phường” thành “P”; “Quận” thành “Q”, “Thành phố” thành “TP”, “Việt Nam” thành “VN” hoặc “Cổ phần” là “CP” “Trách nhiệm Hữu hạn” thành “TNHH”, “khu công nghiệp” thành “KCN”, “sản xuất” thành “SX”, “Chi nhánh” thành “CN”… nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp. … Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh. Các trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót khác thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.” Căn cứ quy định nêu trên, về nguyên tắc, khi lập hóa đơn đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ phải ghi tên, địa chỉ, mã số thuế theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp địa chỉ của Công ty cổ phần xây lắp Cao Bằng nếu theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là: V139, phố Vườn Cam, phường Hợp Giang, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng thì khi người bán lập hóa đơn cho Công ty (hoặc Công ty lập hóa đơn cho khách hàng) có thể ghi với địa chỉ rút gọn là V139, Vườn Cam, P. Hợp Giang, TP. Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Trường hợp người bán lập hóa đơn ghi đúng mã số thuế người mua và mã số thuế của người bán nhưng tại mục địa chỉ trên hóa đơn chỉ ghi “V139, phố Vườn Cam, phường Hợp Giang, thành phố Cao Bằng” không ghi địa chỉ “tỉnh Cao Bằng” nhưng vẫn xác định được đúng địa chỉ của người mua và địa chỉ của người bán và các nội dung khác trên hóa đơn đều đúng thì các hóa đơn này vẫn được chấp nhận để kê khai thuế.
Công văn 2759/TCT-CS ngày 23/6/2017
Trường hợp địa chỉ của Công ty TNHH Change Interaction theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là: 36 Bùi Thị Xuân, Phường Bến Thành, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh thì khi người bán lập hóa đơn cho Công ty có thể ghi với địa chỉ rút gọn là 36 Bùi Thị Xuân, P.Bến Thành, Q1, TP HCM. Trường hợp người bán lập hóa đơn ghi đúng mã số thuế Công ty và mã số thuế của người bán nhưng tại mục địa chỉ Công ty trên hóa đơn ghi thiếu thông tin “Phường Bến Thành” hoặc ghi thiếu thông tin “thành phố Hồ Chí Minh” nhưng vẫn xác định được đúng địa chỉ của Công ty và các nội dung khác trên hóa đơn đều đúng thì các hóa đơn này vẫn được chấp nhận để kê khai thuế. Công ty và bên bán phải lập biên bản điều chỉnh về sai sót về địa chỉ người mua và không lập hóa đơn điều chỉnh.
Cụ thể hơn nữa, ngày 17/7/2017 Tổng cục thuế đã có công văn 3167/TCT-CS gửi các cục thuế địa phương để quán triệt và tạo điều kiện cho doanh nghiệp dựa trên các công văn đã đề cập ở trên. Khách hàng có thể tham khảo và xuất trình nếu cơ quan thuế có dấu hiệu gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo quyết định của Tòa án. Tuy nhiên mỗi trường hợp giải quyết ly hôn lại có thủ tục thực hiện khác nhau. Dưới đây là tư vấn của LVNLAW về trường hợp ly hôn khi chồng mất tích
Thế nào được coi là mất tích?
Điều 68. Tuyên bố mất tích 1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.
Như vậy, theo quy định này các trường hợp biệt tích trên 2 năm và được tòa án tuyên bố là người đó mất tích thì được cho là người mất tích. Giải quyết ly hôn trong trường hợp mất tích cũng sẽ đặc biệt hơn khi giải quyết ly hôn trong các trường hợp bình thường.
Giải quyết ly hôn trong trường hợp chồng mất tích
Theo quy định tại khoản 2 điều 56 luật hôn nhân gia đình quy định:
Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên 1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. 2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. 3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Do đó trong trường hợp người chồng mất tích mà vợ muốn ly hôn, sẽ phải thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Yêu cầu tòa án tuyên bố vợ/chồng mất tích Khi người vợ/chồng đi biệt tích từ hai năm trở lên, đã áp dụng các biện pháp để tìm kiếm nhưng không có thông tin thì người vợ có thể nộp hồ sơ yêu cầu Tòa án tuyên bố vợ/chồng mất tích gồm có: – Đơn yêu cầu (theo mẫu của tòa án) – Các thông tin, giấy tờ chứng minh những người thân đã thông báo tìm kiếm nhưng đều không biết thông tin về người mất tích – Xác nhận của chính quyền địa phương về việc người đó đã rời khỏi địa phương, rời khỏi nơi cư trú cuối cùng đã có thời hạn từ 2 năm trở lên. Trong thời hạn 2 năm đó không ai gia đình, người thân biết được nơi cư trú cuối cùng của người Bị Tuyên bố mất tích – Các giấy tờ tài liệu về nhân thân của người có yêu cầu chứng minh có Quyền và nghĩa vụ liên quan…đến người bị tuyên bố mất tích. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Tòa án nhân dân cấp huyện (quận, thành phố) nơi người vợ/chồng cư trú cuối cùng trước khi mất tích.
Bước 2: Thực hiện thủ tục ly hôn Sau khi có quyết định của Tòa án về việc vợ/chồng mất tíchcó thể nộp đơn xin ly hôn gồm: – Đơn xin ly hôn (theo mẫu của Tòa án) – Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Bản chính) – Tuyên bố của Tòa án về việc chồng mất tích. – Giấy khai sinh của con chung (Bản sao có chứng thực) – Giấy tờ liên quan đến tài sản chung của vợ chồng (Bản sao có chứng thực) Tòa án có thẩm quyền giải quyết: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ/chồng cư trú cuối cùng trước khi mất tích.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Bạn em lái xe máy đi lấn đường gây tai nạn giao thông làm cho một người chết, gia đình nạn nhân còn có vợ một con 20 tuổi và một con 13 tuổi. Bạn tôi đã đến gia đình nạn nhân xin lỗi và muốn bồi thường cho gia đình họ nhưng không biết mức bồi thường là bao nhiêu?
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới LVNLAW, đối với vấn đề của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau: Theo khoản 1 điều 601 Bộ luật dân sự 2015 quy định
Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật. 2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp này bạn của bạn lái xe làm chết người khi đó bạn của bạn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Về mức bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được quy định tại điều 591 Bộ luật dân sự 2015:
Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm 1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này; b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng; c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng; d) Thiệt hại khác do luật quy định. 2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Theo đó, bạn của bạn có trách nhiệm bồi thường cho gia đình người bị hại. Hiện nay chưa có văn bản nào quy định về mức bồi thường cụ thể, do vậy hai bên có thể thỏa thuận về số tiền bồi thường. Để xác định mức bồi thường các bên có thể dựa vào các căn cứ sau: – Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế… theo chỉ thị của bác sĩ – Thu nhập thực tế bị mất của người bị hại. – Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị người bị thiệt hại trước khi chết: tiền tàu xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị, chạy chữa do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế. – Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ… – Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Do người bị hại có con nhỏ dưới 18 tuổi nên khi đó bạn của bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người con 13 tuổi của người bị thiệt hại. Khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường.
Ngoài ra, bạn của bạn còn phải bồi thường bù đắp về tổn thất tinh thần cho vợ, con người bị hại mức bồi thường này do hai bên thỏa thuận nhưng tối đa không quá 100 lần mức lương cơ sở (mức lương cơ sở hiện nay là 1.300.000 đồng)
Như vậy, bạn của bạn và gia đình người bị hại có thể dựa vào những căn cứ trên để thỏa thuận về mức bồi thường phù hợp.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống có cần phải làm thủ tục đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy hay không? Nếu làm thì theo quy định nào?
Trả lời
Các quy định về phòng cháy chữa cháy hiện nay được quy định bởi luật phòng cháy chữa cháy 2001 (sửa đổi, bổ sung 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo đó, điều kiện với nhà hàng ăn uống được quy định như sau:
PHỤ LỤC I DANH MỤC CƠ SỞ THUỘC DIỆN QUẢN LÝ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY (Kèm theo Nghị định số: 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ) 6. Chợ; trung tâm thương mại, điện máy; siêu thị; cửa hàng bách hóa; cửa hàng tiện ích; nhà hàng, cửa hàng ăn uống.
PHỤ LỤC II DANH MỤC CƠ SỞ CÓ NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ (Kèm theo Nghị định số: 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ) 6. Chợ hạng 1, chợ hạng 2; trung tâm thương mại, điện máy, siêu thị, cửa hàng bách hóa, cửa hàng tiện ích, nhà hàng, cửa hàng ăn uống có tổng diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
PHỤ LỤC III DANH MỤC CƠ SỞ DO CƠ QUAN CÔNG AN QUẢN LÝ (Kèm theo Nghị định số: 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ) 6. Chợ hạng 1, chợ hạng 2; trung tâm thương mại, điện máy, siêu thị, cửa hàng bách hóa, cửa hàng tiện ích, nhà hàng, cửa hàng ăn uống có tổng diện tích kinh doanh từ 300 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3.
PHỤ LỤC IV DANH MỤC CƠ SỞ DO ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ QUẢN LÝ (Kèm theo Nghị định số: 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ) 6. Chợ hạng 3; trung tâm thương mại, điện máy, siêu thị, cửa hàng bách hóa, cửa hàng tiện ích, nhà hàng, cửa hàng ăn uống có diện tích kinh doanh dưới 300 m2 và có khối tích dưới 1.000 m3.
PHỤ LỤC V DANH MỤC DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH, PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI THUỘC DIỆN THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY (Kèm theo Nghị định số: 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ) 6. Chợ, trung tâm thương mại, điện máy, siêu thị, cửa hàng bách hóa, cửa hàng tiện ích, nhà hàng, cửa hàng ăn uống có tổng khối tích từ 3.000 m3 trở lên.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Một người bạn của tôi có va chạm giao thông với một người khác làm họ bị gãy chân, hai bên đã có thỏa thuận bồi thường tuy nhiên chưa thông nhất được mức bồi thường. Phía cảnh sát giao thông hiện tại đang giữ xe của bạn tôi và yêu cầu giải quyết xong bồi thường mới được lấy xe ra. Như vậy có đúng hay không? Trong trường hợp hai bên không thể thống nhất mức bồi thường thì phải giải quyết như thế nào?
Trả lời
Việc gây tai nạn giao thông thường là vi phạm hành chính do một trong hai bên gây ra. Theo quy định tại điều 7 thông tư 63/2020/TT-BCA quy định về quy trình điêu tra giải quyết tai nạn giao thông như sau:
Điều 7. Giải quyết ban đầu khi cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phát hiện vụ tai nạn giao thông hoặc được phân công đến hiện trường vụ tai nạn giao thông Cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phát hiện vụ tai nạn giao thông hoặc được lãnh đạo có thẩm quyền phân công đến hiện trường phải thực hiện những nhiệm vụ sau: 1. Tổ chức cứu nạn, cứu hộ: a) Quan sát hiện trường phát hiện những mối nguy hiểm như: Cháy, nổ, chất độc hại, nguy cơ gãy, đổ phương tiện đe dọa đến tính mạng của người bị thương, người còn bị mắc kẹt trong các phương tiện hoặc có thể đe dọa đến lực lượng khám nghiệm để báo cáo lãnh đạo đơn vị chỉ đạo phối hợp với các lực lượng khác trong Công an nhân dân theo Điều 14 Thông tư số 62/2020/TT-BCA ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông của lực lượng Công an nhân dân để tổ chức cứu nạn, cứu hộ, hạn chế thiệt hại; b) Xác định số người chết, bị thương, thông báo kịp thời cho cơ sở y tế nơi gần nhất để tổ chức cấp cứu người bị nạn. Trường hợp người bị thương còn nguyên vị trí tại hiện trường sau khi xảy ra vụ tai nạn giao thông phải đánh dấu vị trí người bị nạn, xét thấy cần thiết thì tổ chức sơ cứu trước khi đưa nạn nhân đi cấp cứu; trường hợp sử dụng phương tiện giao thông liên quan đến vụ tai nạn giao thông để đưa người bị nạn đi cấp cứu phải đánh dấu vị trí của phương tiện, vị trí dấu vết trên phương tiện; tạm giữ giấy tờ của phương tiện và giấy tờ của người điều khiển phương tiện (nếu có); c) Trường hợp đến hiện trường mà người có liên quan trong vụ tai nạn giao thông bị thương đã được đưa đi cấp cứu hoặc rời khỏi hiện trường, phải cử cán bộ xác minh nhân thân của nạn nhân; thông qua bác sỹ, nhân viên cơ sở y tế cấp cứu nạn nhân để xác minh nhanh tình trạng tổn thương cơ thể của nạn nhân; d) Trường hợp người bị nạn từ chối đi cấp cứu thì cán bộ Cảnh sát giao thông phải lập biên bản ghi nhận việc này, có sự xác nhận của nhân viên y tế (nếu có), người làm chứng; đ) Trường hợp người bị nạn đã chết phải giữ nguyên vị trí và che đậy lại, không di chuyển các phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông tại hiện trường; e) Trường hợp các phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông bị hư hỏng, không còn hoạt động được thì phải thông báo cho các đơn vị có chức năng cứu hộ bố trí phương tiện cẩu, kéo chuyên dụng phù hợp đến hiện trường để cứu hộ phương tiện vào nơi thích hợp theo yêu cầu của cán bộ làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông. 2. Bảo vệ hiện trường vụ tai nạn giao thông: a) Sử dụng dây căng phản quang, cọc tiêu hình chóp nón, biển báo cấm đường, biển chỉ dẫn hướng đi hoặc biển cảnh báo nguy hiểm và biển phụ, đèn chiếu sáng, đèn cảnh báo nguy hiểm được trang bị cho Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm để khoanh vùng bảo vệ hiện trường, bảo vệ an toàn cho cán bộ khám nghiệm hiện trường, có biện pháp bảo vệ tài sản của người bị nạn, hàng hoá trên phương tiện trong vụ tai nạn giao thông; b) Bố trí cán bộ điều tiết giao thông đứng hai đầu khu vực hiện trường được khoanh vùng bảo vệ tối thiểu khoảng cách 70 mét (đối với đường bộ cao tốc tối thiểu là 100 mét) đồng thời đặt biển cảnh báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn cách 1 mét đến 2 mét phía trước cán bộ điều tiết giao thông để cảnh báo người điều khiển phương tiện đi qua khu vực hiện trường giảm tốc độ, chú ý quan sát không gây nguy hiểm cho lực lượng khám nghiệm hiện trường; c) Nếu có phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chuyên dụng của Cảnh sát giao thông được trang bị hệ thống còi, đèn ưu tiên, đèn chiếu sáng thì cho phương tiện dừng sát lề đường bên phải phía trước khu vực hiện trường theo chiều đường có nhiều phương tiện lưu thông đến khu vực hiện trường, phía sau phương tiện phải được đặt các cọc tiêu hình chóp nón theo quy định, đồng thời bật hệ thống còi, đèn ưu tiên, đèn chiếu sáng để cảnh báo cho các phương tiện khác biết. 3. Tổ chức, hướng dẫn giao thông không để xảy ra ùn tắc: a) Trường hợp phương tiện giao thông liên quan đến vụ tai nạn giao thông có thể gây ùn tắc giao thông thì phải đánh dấu vị trí của phương tiện, vị trí các dấu vết trên phương tiện, chụp ảnh, ghi hình phương tiện và vị trí phương tiện rồi nhanh chóng đưa phương tiện vào vị trí thích hợp để bảo vệ (trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này); b) Trường hợp vụ tai nạn giao thông đã gây ùn tắc giao thông phải báo cáo lãnh đạo đơn vị để có phương án tăng cường lực lượng, phương tiện, phân luồng giao thông, giải quyết ùn tắc từ xa. 4. Trường hợp người gây tai nạn giao thông bỏ chạy, ngoài việc phải thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này, đồng thời tìm hiểu thông tin chi tiết về đặc điểm người gây tai nạn bỏ chạy; loại phương tiện, màu sơn, biển số của phương tiện (tra cứu trên hệ thống phần mềm đăng ký, quản lý phương tiện), đặc biệt là vị trí của phương tiện, những thiệt hại về phương tiện và hướng phương tiện bỏ chạy. Đối chiếu, xác định những dấu vết hình thành trong quá trình va chạm. Căn cứ đặc điểm phương tiện bỏ chạy, các dấu vết để lại trên phương tiện để tổ chức truy tìm người, phương tiện gây tai nạn, thông báo cho các đơn vị Cảnh sát giao thông trên tuyến phối hợp truy bắt. 5. Thu thập thông tin ban đầu: a) Quan sát để phát hiện, thu thập các dấu vết dễ bị thay đổi hoặc mất; những thay đổi ảnh hưởng đến hiện trường trong quá trình tổ chức cấp cứu người bị nạn; b) Tìm người điều khiển phương tiện và những người có liên quan đến vụ tai nạn giao thông; kiểm tra, tạm giữ giấy tờ của người và phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông; c) Tìm những người làm chứng, người biết việc để thu thập thông tin về vụ tai nạn giao thông (nếu có thì ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, số Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân); d) Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được trang cấp cho lực lượng Cảnh sát giao thông để kiểm tra ngay nồng độ cồn hoặc các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng đối với người điều khiển phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông tại hiện trường hoặc yêu cầu cơ sở y tế kiểm tra nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện liên quan đến vụ tai nạn đang được cấp cứu; đ) Xem xét, thu thập dữ liệu điện tử qua Hệ thống giám sát giao thông của Cảnh sát giao thông; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp cung cấp dữ liệu điện tử của thiết bị giám sát hành trình gắn trên phương tiện đi qua khu vực hiện trường hoặc hình ảnh qua camera của cơ quan, tổ chức, cá nhân xung quanh khu vực hiện trường trong khoảng thời gian xảy ra tai nạn giao thông (nếu có). 6. Huy động, trưng dụng phương tiện: a) Trong trường hợp cấp bách để đưa người bị nạn đi cấp cứu, truy bắt người phạm tội, người gây tai nạn giao thông bỏ chạy, cứu nạn, cứu hộ, chữa cháy hoặc nhiệm vụ khẩn cấp khác thì thực hiện quyền huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó. Việc huy động được thực hiện dưới hình thức đề nghị hoặc yêu cầu; b) Việc trưng dụng phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, các phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân được thực hiện theo quyết định của người có thẩm quyền và theo điều kiện, trình tự, thủ tục do Luật trưng mua, trưng dụng tài sản, Luật Công an nhân dân quy định. 7. Khi thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và khoản 6 Điều này: a) Nếu phát hiện vụ tai nạn giao thông có một trong các dấu hiệu về hậu quả: có người chết tại hiện trường, chết trên đường đi cấp cứu, đang cấp cứu mà chết; có người bị thương dập, nát, đứt, rời tay, chân, bị mù hai mắt; vỡ nền sọ; có từ 03 người trở lên bị thương gãy tay, chân trở lên hoặc có căn cứ thiệt hại tài sản từ 100 triệu đồng trở lên thì thực hiện như sau: Đối với cán bộ Cảnh sát giao thông Công an cấp huyện, báo cáo Trưởng Công an cấp huyện phân công Cảnh sát điều tra tiếp nhận điều tra, giải quyết; Đối với cán bộ Cục Cảnh sát giao thông thì báo cáo Cục trưởng, cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh thì báo cáo Trưởng phòng để chuyển cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện có thẩm quyền điều tra, giải quyết; b) Trường hợp vụ tai nạn giao thông không thuộc một trong các dấu hiệu quy định tại điểm a khoản này thì phân công cán bộ Cảnh sát giao thông tiến hành điều tra, xác minh, giải quyết theo quy định của Thông tư này. 8. Trong 07 ngày kể từ ngày xảy ra vụ tai nạn giao thông, cán bộ Cảnh sát giao thông được phân công điều tra, xác minh phải thường xuyên kiểm tra thông tin về tình trạng tổn thương cơ thể, đánh giá sơ bộ thiệt hại về tài sản, báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị chỉ đạo phối hợp với Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông để bảo đảm việc giải quyết theo đúng quy định của Thông tư này và pháp luật có liên quan.
Thời hạn tạm giữ xe cung được áp dụng theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Cụ thể
Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính 8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Theo quy định này thông thường thời hạn tạm giữ phương tiện là 7 ngày. Với các trường hợp tối đa không quá 30 ngày. Trường hợp đặc biệt sẽ được gia hạn thêm nhưng không quá 30 ngày nữa.
Như vậy, đối với các vi phạm về giao thông thời hạn tạm giữ phương tiện không quá 30 ngày. Trong trường hợp 2 bên không thể hòa giải được về mức bồi thường có thể tiến hành khởi kiện dân sự tại tòa án để giải quyết. Việc khởi kiện không ảnh hưởng tới việc tạm giữ phương tiện nên chủ phương tiện vẫn được nhận lại phương tiện để lưu thông.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Bạn em là nhân viên thuộc bộ phận xử lý đơn hàng, hôm đó bạn trực có xảy ra sự việc bị mất cắp 1 điện thoại iphone giá 18 triệu đồng, sáng hôm sau quản lý gọi cho bạn báo mất, nhưng công ty không lắp camera, sau khi sự việc xảy ra bạn đó có đến công an phường trình báo, nhưng công ty yêu cầu bạn đó phải đền bù 100% thiệt hại. Mong LVNLAW cho em lời tư vấn giải quyết thích hợp ạ. Em xin cảm ơn!
Trả lời
Theo quy định tại điều 129 Bộ luật lao động 2019 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người lao động quy định như sau:
Điều 130. Bồi thường thiệt hại 1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động. Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Bộ luật này. 2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.
Do vậy, trong trường hợp làm mất tài sản của người sử dụng lao động (do lỗi của người lao động) nếu nội quy lao động không quy định khác thì sẽ phải bồi thường theo giá thị trường. Trường hợp không bồi thường có thể bị khấu trừ tiền lương theo quy định
Điều 102. Khấu trừ tiền lương 1. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 129 của Bộ luật này. 2. Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình. 3. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương thực trả hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Hiện nay, đối với một số trường hợp đổi số CMND 9 số thành CMND 12 số hoặc căn cước công dân cần xác nhận CMND để thực hiện một số thủ tục. Vậy các thủ tục xác nhận số CMND như thế nào?
Thủ tục xác nhận số chứng minh nhân dân
Theo hướng dẫn tại điều 12 thông tư 59/2021/TT-BCA quy định như sau:
Điều 12. Xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân 1. Mã QR code trên thẻ Căn cước công dân có lưu thông tin về số Căn cước công dân, số Chứng minh nhân dân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân kiểm tra thông tin về số Căn cước công dân, số Chứng minh nhân dân của công dân thông qua việc quét mã QR code, không yêu cầu công dân phải cung cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân. 2. Trường hợp trong mã QR code trên thẻ Căn cước công dân không có thông tin về số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân cũ thì cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp Căn cước công dân có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân cũ cho công dân khi có yêu cầu. Trường hợp thông tin số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân cũ của công dân không có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì đề nghị công dân cung cấp bản chính hoặc bản sao thẻ Căn cước công dân, bản sao Chứng minh nhân dân (nếu có). Cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân tiến hành tra cứu, xác minh qua tàng thư Căn cước công dân, giấy tờ hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp có thể hiện thông tin số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân để xác định chính xác nội dung thông tin. Trường hợp có đủ căn cứ thì cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân cho công dân, trường hợp không có căn cứ để xác nhận thì trả lời công dân bằng văn bản và nêu rõ lý do. 3. Thời hạn cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân tối đa không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 4. Công dân có thể đăng ký cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an tại bất kỳ cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân khi công dân có thông tin số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Kết quả giải quyết sẽ được cập nhật, thông báo trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, khi công dân có yêu cầu được trả Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân đến địa chỉ theo yêu cầu thì công dân phải trả phí chuyển phát theo quy định
Như vậy, thông thường các CCCD có mã QR sẽ không cần làm thủ tục xác nhận số chứng minh nhân dân. Trường hợp cần xác nhận có thể thực hiện trực tuyến tại https://dichvucong.bocongan.gov.vn/
Cấp giấy xác nhận chứng minh nhân dân
1. Chuẩn bị hồ sơ gồm: – Giấy đề nghị xác nhận số chứng minh nhân dân (Mẫu CC13 theo thông tư 41/2019/TT-BCA) – Bản sao thẻ căn cước công dân – Bản sao chứng minh nhân dân 9 số (nếu có)
2. Nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ tại cơ quan cấp căn cước công dân (CCCD). Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thông tin của công dân, trường hợp thông tin hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và viết giấy hẹn trả kết quả cho công dân; trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì trả lời công dân bằng văn bản và nêu rõ lý do. Thời gian giải quyết: 7 ngày làm việc
Lưu ý: Đối với trường hợp mất CMND 9 số khi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận số CMND 9 số đã mất.
Hỏi đáp về cấp xác nhận chứng minh nhân dân
Xác nhận CMND khi đã chuyển tỉnh, thành phố thường trú
Theo quy định tại Điểm 1.2.3, mục 1, phần I, hướng dẫn số 3091/C61-C72 ngày 31/7/2014 của Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (nay là Tổng cục Cảnh sát) thì đối với các trường hợp chuyển nơi đăng ký thường trú đến tỉnh, thành phố khác, cơ quan quản lý hồ sơ CMND nơi công dân chuyển đi có trách nhiệm sao gửi toàn bộ hồ sơ CMND cho cơ quan quản lý hồ sơ CMND nơi công dân chuyển đến để quản lý, khai thác. Trường hợp công dân chuyển nơi đăng ký thường trú đến tỉnh, thành phố khác đã được đổi CMND theo địa phương nơi công dân chuyển đến; nếu công dân có đề nghị xác nhận hai số CMND là của cùng 1 người thì cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ đề nghị đổi CMND có trách nhiệm xác nhận cho công dân.
Cách ghi giấy xác nhận chứng minh nhân dân
– Mục “Họ, chữ đệm và tên”: Ghi đầy đủ họ, chữ đệm và tên theo giấy khai sinh bằng chữ in hoa đủ dấu; – Mục “Ngày, tháng, năm sinh”: Ghi ngày, tháng, năm sinh của công dân được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Ngày sinh ghi 02 chữ số; năm sinh ghi đủ bốn chữ số. Đối với tháng sinh từ tháng 3 đến tháng 9 ghi 01 chữ số, các tháng sinh còn lại ghi 02 chữ số; – Mục “Giới tính”: Giới tính nam thì ghi là “Nam”, giới tính nữ thì ghi là “Nữ”; – Mục “Dân tộc”: Ghi dân tộc của công dân đề nghị cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân theo giấy khai sinh hoặc giấy tờ chứng nhận dân tộc của cơ quan có thẩm quyền; – Mục “Quốc tịch”: Ghi quốc tịch của công dân đề nghị cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân theo giấy khai sinh hoặc giấy tờ chứng nhận có quốc tịch Việt Nam của cơ quan có thẩm quyền; – Mục “Nơi đăng ký khai sinh”, mục “Quê quán”: Ghi địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh theo giấy khai sinh của công dân. Trường hợp giấy khai sinh không ghi đầy đủ địa danh hành chính theo cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh thì ghi địa danh hành chính theo giấy khai sinh đó. Trường hợp địa danh hành chính có sự thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính mới đã được thay đổi theo quy định;
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Hoá đơn đầu ra, đầu vào bỏ sót chưa kê khai thì thực hiện kê khai như thế nào? Cách thức xử lý hoá đơn bỏ sót chưa kê khai (áp dụng với cả hoá đơn đầu ra và hoá đơn đầu vào)
Trả lời
Theo quy định tại điều 12 luật thuế GTGT 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2013) quy định việc khấu trừ thuế GTGT như sau:
Điều 12. Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào 1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau: đ) Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
Tại điều 8 thông tư 219/2013/TT-BTC quy định:
Điều 8. Thời điểm xác định thuế GTGT 1. Đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. 2. Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Đối với dịch vụ viễn thông là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ kết nối viễn thông theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối viễn thông.
Tại điểm a khoản 5 điều 12 thông tư 219/2013/TT-BTC quy định
Điều 12. Phương pháp khấu trừ thuế 5. Xác định số thuế GTGT phải nộp: Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và nộp thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra. Khi lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hóa đơn chỉ ghi giá thanh toán (trừ trường hợp được phép dùng chứng từ đặc thù), không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hóa đơn, chứng từ
Tại khoản 8 Điều 14 thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn:
Điều 14. Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào 8. Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
Như vậy, việc kê khai hoá đơn bỏ sót thực hiện như sau: – Đối với người bán: hóa đơn đầu ra xuất bán phát sinh kỳ nào thì thực hiện khai bổ sung, điều chỉnh kỳ tính thuế phát sinh hóa đơn đó theo quy định. Ví dụ 4: Tháng 04/2015 người nộp thuế phát hiện hóa đơn GTGT đầu ra phát sinh tháng 01/2015 chưa kê khai thì người nộp thuế nộp hồ sơ khai bổ sung, điều chỉnh hồ sơ khai thuế GTGT của kỳ tính thuế tháng 01/2015 theo quy định. – Đối với người mua: thời điểm phát hiện hóa đơn bỏ sót kỳ nào thì kê khai, khấu trừ bổ sung tại kỳ tính thuế phát hiện hóa đơn bỏ sót nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định, kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế. Ví dụ 5: Tháng 05/2015 người nộp thuế phát hiện hóa đơn mua vào phát sinh tháng 12/2014 chưa kê khai thì NNT kê khai vào “Mục I – Hàng hóa, dịch vụ mua vào trong kỳ” trên tờ khai 01/GTGT của kỳ tính thuế tháng 04/2015 (nếu còn trong thời hạn khai thuế) hoặc tháng 05/2015 nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.”
Như vậy: – Đối với hóa đơn đầu vào bị bỏ sót thì doanh nghiệp kê khai, điều chỉnh trực tiếp vào kì mà phát hiện sai sót, không phải lập tờ khai bổ sung của kì hóa đơn – Đối với hóa đơn đầu ra bị bỏ sót thì doanh nghiệp sẽ kê khai điều chỉnh bổ sung vào kì mà hóa đơn bị bỏ sót
Thời hạn kê khai hóa đơn có thể hiểu là không giới hạn cho tới khi doanh nghiệp được quyết toán thuế thì hóa đơn đó vẫn được chấp nhận
Xem thêm: Công văn 4943/TCT-KK ngày 23/11/2015 về hướng dẫn một số vướng mắc về khai thuế và khai bổ sung hồ sơ khai thuế
3. Kê khai hóa đơn trên hồ sơ khai thuế a) Kê khai hóa đơn bỏ sót – Khoản 6 Điều 1 Luật số 31/2013/QH13 quy định “đ) Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.” – Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính: + Điều 8 hướng dẫn thời Điểm xác định thuế GTGT: “1. Đối với bán hàng hóa là thời Điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. 2. Đối với cung ứng dịch vụ là thời Điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời Điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền….” + Tiết a, Khoản 5, Điều 12 hướng dẫn: “Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và nộp thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra.” + Khoản 8 Điều 14 hướng dẫn: “Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.” Căn cứ hướng dẫn trên, trường hợp người nộp thuế phát hiện hóa đơn, chứng từ của các kỳ trước bị bỏ sót chưa kê khai thì thực hiện kê khai, khấu trừ bổ sung như sau: – Đối với người bán: hóa đơn đầu ra xuất bán phát sinh kỳ nào thì thực hiện khai bổ sung, Điều chỉnh kỳ tính thuế phát sinh hóa đơn đó theo quy định. Ví dụ 4: Tháng 04/2015 người nộp thuế phát hiện hóa đơn GTGT đầu ra phát sinh tháng 01/2015 chưa kê khai thì người nộp thuế nộp hồ sơ khai bổ sung, Điều chỉnh hồ sơ khai thuế GTGT của kỳ tính thuế tháng 01/2015 theo quy định. – Đối với người mua: thời Điểm phát hiện hóa đơn bỏ sót kỳ nào thì kê khai, khấu trừ bổ sung tại kỳ tính thuế phát hiện hóa đơn bỏ sót nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định, kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế. Ví dụ 5: Tháng 05/2015 người nộp thuế phát hiện hóa đơn mua vào phát sinh tháng 12/2014 chưa kê khai thì NNT kê khai vào “Mục I – Hàng hóa, dịch vụ mua vào trong kỳ” trên tờ khai 01/GTGT của kỳ tính thuế tháng 04/2015 (nếu còn trong thời hạn khai thuế) hoặc tháng 05/2015 nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế. b) Kê khai hóa đơn Điều chỉnh Thông tư số 39/2013/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ: – Khoản 3 Điều 20: “Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn Điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ Điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn Điều chỉnh, người bán và người mua kê khai Điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn Điều chỉnh không được ghi số âm (-).” – Điểm 2.8 Phụ lục 4: “Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, người bán đã xuất hóa đơn, người mua đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hóa không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hóa, khi xuất hàng trả lại cho người bán, cơ sở phải lập hóa đơn, trên hóa đơn ghi rõ hàng hóa trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT (nếu có). Trường hợp người mua là đối tượng không có hóa đơn, khi trả lại hàng hóa, bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hóa, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hóa đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hóa đơn), lý do trả hàng và bên bán thu hồi hóa đơn đã lập.” Căn cứ hướng dẫn trên, trường hợp người bán đã xuất hóa đơn, người mua đã nhận hàng, bên bán và bên mua đã thực hiện kê khai thuế GTGT theo quy định. Sau đó, bên bán và bên mua phát hiện hàng hóa đã giao không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại một phần hay toàn bộ hàng hóa, Điều chỉnh giá trị hàng hóa bán ra thì phải lập hóa đơn trả lại hàng hóa hoặc lập hóa đơn Điều chỉnh theo quy định. Căn cứ hóa đơn trả lại hàng hoặc hóa đơn Điều chỉnh, bên bán thực hiện kê khai Điều chỉnh doanh số bán và thuế GTGT đầu ra, bên mua Điều chỉnh doanh số mua và thuế GTGT đầu vào tại kỳ tính thuế phát sinh hóa đơn trả lại hàng hoặc phát sinh hóa đơn Điều chỉnh. Ví dụ 6: Tháng 05/2015 Công ty A xuất hóa đơn bán hàng cho Công ty B với tổng giá trị hàng hóa bán ra là 100 triệu đồng, thuế GTGT đầu ra 10 triệu đồng. Công ty A và Công ty B đã thực hiện kê khai hóa đơn này theo quy định. Tháng 07/2015, Công ty B phát hiện hàng hóa đã giao không đúng quy cách, chất lượng. – Trường hợp Công ty B trả lại toàn bộ hàng hóa: Công ty B xuất hóa đơn trả lại hàng cho Công ty A với giá trị hàng hóa trả lại là 100 triệu đồng, thuế GTGT là 10 triệu đồng. Căn cứ hóa đơn trả lại hàng, Công ty A Điều chỉnh giảm doanh số bán và thuế GTGT đầu ra, Công ty B Điều chỉnh giảm doanh số mua và thuế GTGT đầu vào tại kỳ tính thuế tháng 07/2015 (nếu còn trong thời hạn khai thuế) hoặc tháng 08/2015. – Trường hợp hai bên thống nhất Điều chỉnh giảm giá bán: Công ty A xuất hóa đơn Điều chỉnh giảm giá trị hàng hóa và thuế GTGT theo quy định. Căn cứ hóa đơn Điều chỉnh, Công ty A Điều chỉnh giảm doanh số bán và thuế GTGT đầu ra, Công ty B Điều chỉnh giảm doanh số mua và thuế GTGT đầu vào tại kỳ tính thuế tháng 07/2015 (nếu còn trong thời hạn khai thuế) hoặc tháng 08/2015.
Xem thêm: Công văn 2558/CT-TTHT ngày 17/01/2019 về kê khai hóa đơn bỏ sót
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp ngày 17/3/2017 Công ty TNHH Cát Lâm phát hiện hóa đơn, chứng từ của kỳ tính thuế tháng 01/2017 bỏ sót, chưa kê khai; ngày 16/12/2017 phát hiện hóa đơn, chứng từ của kỳ tính thuế tháng 10/2017 bỏ sót, chưa kê khai thì Công ty thực hiện kê khai khấu trừ, bổ sung như sau: – Đối với hóa đơn đầu vào: thời điểm phát hiện hóa đơn bỏ sót kỳ nào thì kê khai, khấu trừ bổ sung tại kỳ tính thuế phát hiện hóa đơn bỏ sót nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định, kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế. – Đối với hóa đơn đầu ra: hóa đơn đầu ra xuất bán phát sinh kỳ nào thì thực hiện khai bổ sung, điều chỉnh kỳ tính thuế phát sinh hóa đơn đó. Công ty tự xác định tiền chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế phải nộp tăng thêm, số ngày chậm nộp và mức tính chậm nộp theo quy định. Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty TNHH Cát Lâm được biết và thực hiện./.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu như thế nào? Thủ tục, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm những tài liệu gì? Theo quy định tại điều 115 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về việc sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu như sau:
Điều 115. Sửa đổi, bổ sung, tách, chuyển đổi đơn đăng ký sở hữu công nghiệp 1. Trước khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc quyết định cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có các quyền sau đây: a) Sửa đổi, bổ sung đơn; … 2. Người yêu cầu thực hiện các thủ tục quy định tại khoản 1 Điều này phải nộp phí và lệ phí. 3. Việc sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp không được mở rộng phạm vi đối tượng đã bộc lộ hoặc nêu trong đơn và không được làm thay đổi bản chất của đối tượng yêu cầu đăng ký nêu trong đơn, đồng thời phải bảo đảm tính thống nhất của đơn. 4. Trong trường hợp tách đơn thì ngày nộp đơn của đơn được tách được xác định là ngày nộp đơn của đơn ban đầu.
Theo đó khi sửa đổi đơn thì thời hạn sửa đổi đơn không được tính vào thời hạn xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu theo điều 119 của luật này
Điều 119. Thời hạn xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp …. 4. Thời gian để người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn không được tính vào các thời hạn quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; thời hạn xử lý yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn không vượt quá một phần ba thời gian thẩm định tương ứng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Hồ sơ sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu
Theo quy định tại mục 17 thông tư 01/2007/TT-BKHCN (sửa đổi bởi thông tư 16/2016/TT-BKHCN) quy định về thủ tục sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu quy định:
17. Sửa đổi/bổ sung/tách/chuyển đổi/chuyển giao đơn 17.1 Sửa đổi, bổ sung đơn a) Trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc quyết định cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung các tài liệu đơn. b) Đối với yêu cầu sửa đổi, bổ sung các tài liệu sau đây, người nộp đơn phải nộp bản tài liệu tương ứng đã được sửa đổi, kèm theo bản thuyết minh chi tiết nội dung sửa đổi so với bản tài liệu ban đầu đã nộp: (i) Bản mô tả, bản tóm tắt sáng chế đối với đơn đăng ký sáng chế; (ii) Bản vẽ, ảnh chụp, bản mô tả đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp; (iii) Mẫu nhãn hiệu, danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu; (iv) Bản mô tả tính chất đặc thù, bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý. c) Việc sửa đổi, bổ sung đơn không được mở rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ vượt quá nội dung đã bộc lộ trong phần mô tả đối với đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, trong danh mục hàng hóa, dịch vụ đối với đơn đăng ký nhãn hiệu và không được làm thay đổi bản chất của đối tượng nêu trong đơn. Nếu việc sửa đổi làm mở rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ hoặc làm thay đổi bản chất đối tượng thì người nộp đơn phải nộp đơn mới và mọi thủ tục được tiến hành lại từ đầu. d) Người nộp đơn có thể yêu cầu sửa chữa sai sót về tên, địa chỉ của người nộp đơn, tác giả. e) Mọi yêu cầu sửa đổi, bổ sung phải được làm thành văn bản theo mẫu 01-SĐĐ quy định tại Phụ lục B của Thông tư này. Có thể yêu cầu sửa đổi với cùng một nội dung liên quan đến nhiều đơn, với điều kiện người yêu cầu phải nộp lệ phí theo số lượng đơn tương ứng. g) Trường hợp người nộp đơn chủ động sửa đổi, bổ sung tài liệu đơn sau khi Cục Sở hữu trí tuệ đã có thông báo chấp nhận đơn hợp lệ thì việc sửa đổi, bổ sung nói trên được thực hiện theo quy định tại các điểm 13.2, 13.3, 13.6 của Thông tư này. Nội dung sửa đổi, bổ sung đơn được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp theo quy định tại điểm 14 của Thông tư này và người nộp đơn phải nộp lệ phí công bố đơn theo quy định. h) Việc sửa đổi, bổ sung đơn, kể cả thay đổi về người được ủy quyền, do người nộp đơn chủ động thực hiện hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ phải được thể hiện bằng văn bản, ghi rõ nội dung sửa đổi, bổ sung và kèm theo chứng từ nộp lệ phí sửa đổi, bổ sung đơn. Tài liệu sửa đổi, bổ sung đơn phải tuân theo quy định tương ứng tại các điểm 7, 10 và 13 của Thông tư này.
Theo đó hồ sơ sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm các tài liệu sau: – Tờ khai sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu (Mẫu 01-SĐĐ thông tư 16/2016/TT-BKHCN) – Các tài liệu chứng minh sự thay đổi của đơn đăng ký nhãn hiệu – 5 Mẫu nhãn hiệu (nếu có sửa đổi mẫu nhãn)
Lệ phí sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu
Lệ phí sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu theo thông tư 263/2016/TT-BTC như sau: – Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký sở hữu công nghiệp: 160.000 VNĐ – Lệ phí công bố đơn (nếu đã có quyết định chấp nhận đơn): 120.000 VNĐ
Thời gian sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu
Thời hạn bổ sung đơn sẽ được cục sở hữu trí tuệ tương tự như nộp đơn mới sẽ được cục sở hữu trí tuệ ra thông báo đơn hợp lệ trong vòng 1 tháng kể từ ngày nhận đơn
Hỏi đáp về sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu
Các trường hợp sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu
Việc sửa đổi đơn ĐKNH được chia ra 2 trường hợp: – Sửa đổiđơn đăng ký nhãn hiệu giai đoạn xét nghiệm hình thức (không mất phí công bố đơn) – Sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu giai đoạn xét nghiệm nội dung (Mất phí công bố đơn)
Sửa đổi đơn do chủ đơn có thay đổi tên, địa chỉ, thay đổi chủ đơn nhãn hiệu
Trường hợp chủ đơn có thay đổi tên, địa chỉ thì phải có giấy tờ chứng minh việc thay đổi đó
Lưu ý khi sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký nhãn hiệu
– Việc sửa đổi, bổ sung đơn không được mở rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ trong mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ đối với đơn đăng ký nhãn hiệu và không được làm thay đổi bản chất của đối tượng nêu trong đơn. Nếu việc sửa đổi làm mở rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ hoặc làm thay đổi bản chất đối tượng thì không được chấp nhận, người nộp đơn phải nộp đơn mới và mọi thủ tục được tiến hành lại từ đầu – Người nộp đơn có thể yêu cầu sửa đổi với cùng một nội dung liên quan đến nhiều đơn, với điều kiện người yêu cầu phải nộp phí thẩm định yêu cầu sửa đổi đơn theo số lượng đơn tương ứng.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Sử dụng lao động chưa thành niên là hành vi mà người sử dụng lao động sử dụng lao động là người dưới 18 tuổi. Khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải chú ý đến rất nhiều vấn đề như thời giờ làm việc, danh mục những ngành nghề được sử dụng lao động dưới 15 tuổi…
Khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.( Điều 144 BLLĐ)
Thời giờ làm việc của lao động chưa thành niên (Điều 146 Bộ luật lao động 2019)
Đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi: không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành. Dưới 15 tuổi: không được quá 04 giờ trong 01 ngày và20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
Sử dụng lao dộng dưới 15 tuổi (Điều 145 Bộ luật lao động 2019 và Điều 3 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH)
Người sử dụng lao động khi tuyển dụng lao động là người dưới 15 tuổi cần lưu ý các điều kiện sau: – Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó. – Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi. – Phải có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc và tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất một lần trong 06 tháng. – Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi. – Người sử dụng lao động chỉ được tuyển dụng và sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi vào làm các công việc nhẹ quy định tại Phụ lục II Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH
– Người sử dụng lao động không được tuyển dụng và sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc, trừ các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi và phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Danh mục công việc được sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi làm việc:
Những công việc được sử dụng người từ đủ 13 đến dưới 15 tuổi làm việc (phụ lục kèm theo thông tư số 09/2020/TT-BLĐTBXH) – Biểu diễn nghệ thuật. – Vận động viên thể thao. – Lập trình phần mềm. – Các nghề truyền thống: chấm men gốm; cưa vỏ trai; làm giấy dó; làm nón lá; chấm nón; dệt chiếu; làm trống; dệt thổ cẩm; thêu thổ cẩm; làm bún gạo; làm miến; làm giá đỗ; làm bánh đa; dệt tơ tằm; se sợi hoa sen; vẽ tranh sơn mài, se nhang, làm vàng mã (trừ các công đoạn có sử dụng hóa chất độc hại như sơn ta, hóa chất tẩy rửa, hóa chất dùng để ướp màu, hóa chất tạo mùi, tạo tàn nhang cong…). – Các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren; mộc mỹ nghệ; làm lược sừng; làm tranh dân gian (tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống…); nặn tò he; làm tranh khắc gỗ, biểu tranh lụa; nhặt vỏ sò, điệp để gắn trên tranh mỹ nghệ; mài đánh bóng tranh mỹ nghệ; xâu chuỗi tràng hạt kết cườm, đánh bóng trang sức mỹ nghệ; làm rối búp bê; làm thiếp mừng các sản phẩm từ giấy nghệ thuật trang trí trên thiếp mừng; làm khung tranh mô hình giấy, hộp giấy, túi giấy. – Đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên như: mây, tre, nứa, dừa, chuối, bèo lục bình, đay, cói, quế, guột, đót, lá nón – Gói nem, gói kẹo, gói bánh(trừ việc vận hành hoặc sử dụng các máy, thiết bị, dụng cụ đóng gói) – Nuôi tằm – Làm cỏ vườn rau sạch; thu hoạch rau, củ, quả sạch theo mùa – Chăn thả gia súc tại nông trại – Phụ gỡ lưới cá, đan lưới cá, phơi khô thủy sản – Cắt chỉ, đơm nút, thùa khuyết, đóng gói vào hộp các sản phẩm dệt thủ công
Lưu ý khi sử dụng lao động chưa thành niên
Hiện nay, nhu cầu tìm kiếm việc làm ngày càng cao, đồng thời độ tuổi lao động cũng được nới rộng hơn so với trước đây. Để bảo vệ quyền lợi của người lao động chưa thành niên, pháp luật lao động hiện hành đã có phần quy định riêng cho đối tượng người lao động chưa thành niên. Theo quy định tại Điều 143 và Điều 144 – Bộ luật lao động 2019
Điều 143: Lao động chưa thành niên Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi Điều 144. Nguyên tắc sử dụng lao động là người chưa thành niên 1. Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách. 2. Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động. 3. Khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. 4. Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để lao động chưa thành niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
Như vậy, người sử dụng lao động cần chú ý đến việc sử dụng lao động chưa thành niên để tránh trường hợp vi phạm các quy định pháp luật lao động đối với đối tượng lao động đặc biệt này./.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Chế độ thời cúng đối với liệt sĩ như thế nào? Thủ tục và hồ sơ hưởng chế độ thờ cúng liệt sĩ theo quy định hiện hành?
Trả lời
Căn cứ khoản 4 điều 4 và điều 21 Nghị định 31/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định về chế độ thờ cúng với liệt sỹ như sau
Điều 4. Giải thích từ ngữ Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 4. Người thờ cúng liệt sĩ là người con hưởng chế độ thờ cúng liệt sĩ; trường hợp không có hoặc không còn con thì là người được ủy quyền theo quy định của pháp luật. Điều 21. Trợ cấp thờ cúng liệt sĩ 1. Liệt sĩ không còn người hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì người thờ cúng được hưởng trợ cấp thờ cúng mỗi năm một lần, mức trợ cấp 500.000 đồng. 2. Hồ sơ hưởng trợ cấp: a) Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thờ cúng; b) Biên bản ủy quyền; c) Hồ sơ liệt sĩ; d) Quyết định trợ cấp thờ cúng của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp thờ cúng liệt sĩ được quy định tại Điều 11 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động thương binh và xã hội Hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân như sau:
Điều 11. Thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp thờ cúng liệt sĩ 1. Người thờ cúng liệt sĩ có trách nhiệm lập và gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú: a) Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã; b) Biên bản ủy quyền (Mẫu UQ). 2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội. 3. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm tổng hợp, lập danh sách kèm giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. 4. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu hồ sơ gốc của liệt sĩ đang quản lý, ra quyết định trợ cấp thờ cúng. Trường hợp hồ sơ gốc của liệt sĩ do địa phương khác quản lý thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản đề nghị di chuyển hồ sơ gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ gốc của liệt sĩ. 5. Trường hợp người thờ cúng liệt sĩ chết hoặc không tiếp tục thờ cúng liệt sĩ thì cá nhân khác được gia đình, họ tộc của liệt sĩ ủy quyền thờ cúng liệt sĩ thực hiện thủ tục theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Cụ thể điều 21 được hướng dẫn theo thông tư 16/2014/TT-BLĐTBXH như sau:
Điều 2. Hướng dẫn Điều 21 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP về trợ cấp thờ cúng liệt sĩ 1. Trường hợp liệt sĩ có nhiều con thì người thờ cúng liệt sĩ là một người con được những người con còn lại ủy quyền; nếu liệt sĩ chỉ có một con hoặc chỉ còn một con còn sống thì không phải lập biên bản ủy quyền. Trường hợp con liệt sĩ có nguyện vọng giao người khác thực hiện thờ cúng liệt sĩ thì người thờ cúng là người được con liệt sĩ thống nhất ủy quyền. Trường hợp liệt sĩ không có hoặc không còn con hoặc có một con duy nhất nhưng người con đó bị hạn chế năng lực hành vi, mất năng lực hành vi, cư trú ở nước ngoài hoặc không xác định được nơi cư trú thì người thờ cúng là người được gia đình hoặc họ tộc liệt sĩ ủy quyền. 2. Trường hợp người thờ cúng liệt sĩ chết trong năm nhưng trước thời điểm chi trả trợ cấp thì trợ cấp thờ cúng liệt sĩ của năm đó được chi trả cho người thờ cúng khác được ủy quyền.
Hỏi đáp về chế độ thờ cúng liệt sĩ
Mẹ tôi là vợ liệt sĩ tái giá. Hiện nay mẹ tôi là người thờ cúng bà nội và chú ruột tôi (là liệt sĩ). Vậy, mẹ tôi có được hưởng chế độ trợ cấp đối với thân nhân liệt sĩ và trợ cấp đối với vợ liệt sĩ tái giá không?
Về vấn đề này, ông Nguyễn Duy Kiên, Phó Cục trưởng Cục Người có công (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) trả lời như sau: . Theo quy định tại Điều 14 Pháp lệnh ưu đãi người có công thì thân nhân liệt sĩ (bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con; người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ) được hưởng các chế độ ưu đãi. Trường hợp khi báo tử, liệt sĩ không còn thân nhân thì người thừa kế của liệt sĩ giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” được hưởng khoản trợ cấp tiền tuất một lần như đối với thân nhân liệt sĩ. Trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì người được giao thờ cúng liệt sĩ được hưởng trợ cấp mỗi năm một lần. Căn cứ quy định trên, mẹ của bà thuộc diện được hưởng các chế độ sau: – Trợ cấp thờ cúng liệt sĩ (nếu được gia đình, họ tộc của liệt sĩ ủy quyền thờ cúng liệt sĩ). – Trợ cấp theo chế độ vợ liệt sĩ tái giá (nếu được gia đình hoặc họ tộc liệt sĩ khẳng định bằng văn bản là đã nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc thường xuyên chăm sóc bố mẹ liệt sĩ hàng ngày khi còn sống, được UBND cấp xã xác nhận).
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam