Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Theo quy định mới của Hà Nội, một trong các đối tượng được cấp giấy đi đường là các đơn vị cung cấp cấp dịch vụ công ích thiết yếu. Vậy, theo quy định các đơn vị này được xác định như thế nào?

Dịch vụ công ích thiết yếu là gì?

Theo hướng dẫn tại khoản 28 điều 4 luật doanh nghiệp 2020 quy định như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
28. Sản phẩm, dịch vụ công ích là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế – xã hội của đất nước, địa phương hoặc cộng đồng dân cư mà Nhà nước cần bảo đảm vì lợi ích chung hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh và việc sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ này theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí.

Theo khoản 4, điều 3 nghị định 32/2018/NĐ-CP giải thích như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
4. Sản phẩm, dịch vụ công ích là sản phẩm, dịch vụ mà việc sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ này theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí hoặc sản phẩm, dịch vụ có tính chất đặc thù; được Nhà nước trợ giá phần chênh lệch giữa giá tiêu thụ, giá sản phẩm dịch vụ theo quy định của Nhà nước hoặc phần chênh lệch giữa số tiền do người được hưởng sản phẩm, dịch vụ công ích thanh toán theo quy định của Nhà nước, với chi phí hợp lý của nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích để sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng (hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành nếu có).

Khoản 2, điều 1 nghị định 32/2019/NĐ-CP cũng đề cập tới các dịch vụ công ích thiết yếu gồm:

– Dịch vụ bưu chính công ích;
– Xuất bản (không bao gồm lĩnh vực in và phát hành xuất bản phẩm);
– Hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp theo quy định của Chính phủ;
– Quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi, thủy nông liên tỉnh, liên huyện, kè đá lấn biển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
– Quản lý, khai thác, điều hành hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị; điều hành giao thông vận tải đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị;
– Dịch vụ không lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn;
– Bảo đảm an toàn hàng hải (không bao gồm nạo vét, duy tu luồng hàng hải công cộng);
– Trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu

Như trước đây, khi cấp giây đi đường chỉ yêu cầu điều kiện là các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Hiện nay, theo quy định mới về giấy đi đường yêu cấp cho các đơn vị cung cấp dịch vụ công ích thiết yếu.

Cấp giấy đi đường cho các trường hợp cung cấp dịch vụ công ích thiết yếu

2. Nhóm 2: Các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ công tác trong lĩnh vực dịch vụ công ích thiết yếu:
a. Đối tượng: Cán bộ, công chức, công vụ, công nhân viên, người lao động trực tiếp thực hiện các hoạt động dịch vụ công ích thiết yếu.
b. Thẩm quyền cấp Giấy đi đường: Phòng Cảnh sát giao thông Công an Thành phố.
c. Quy trình cấp:
– Bước 1: Cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực (Sở quản lý theo chuyên ngành, lĩnh vực hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. Ví dụ: Sở Thông tin và Truyền thông quản lý doanh nghiệp lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; Sở giao thông quản lý doanh nghiệp vận tải; Sở Công thương quản lý doanh nghiệp lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, siêu thị…).
Thủ trưởng các tổ chức, doanh nghiệp trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ công tác trong lĩnh vực dịch vụ công ích thiết yếu cử 01 cán bộ đại diện cơ quan, đơn vị làm việc trực tiếp với cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực để cung cấp các thông tin, danh sách các cá nhân, người lao động, người điều khiển phương tiện mô tô, người điều khiển ô tô theo Biểu mẫu của Công an Thành phố (Danh sách cá nhân – Biểu mẫu số 01; Danh sách người điều khiển xe mô tô, danh sách người điều khiển xe ô tô: mỗi loại lập riêng theo Biểu mẫu số 02) để đề nghị xem xét cấp giấy đi đường có mã nhận diện. 
– Bước 2: Gửi danh sách đề nghị cấp Giấy đi đường
Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực tổng hợp danh sách cá nhân, người lao động, người điều khiển phương tiện mô tô, người điều khiển ô tô đề nghị cấp giấy đi đường của các cơ quan, tổ chức có nhu cầu kèm theo các Biểu mẫu của Công an Thành phố, gửi Phòng Cảnh sát Giao thông (qua thư điện tử đã xác thực trên hệ thống) để duyệt, cấp Giấy đi đường có mã nhận diện. 
–  Bước 3: Duyệt Giấy đi đường
Căn cứ vào danh sách đã được duyệt của Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực, Phòng Cảnh sát Giao thông cấp Giấy đi đường.
– Bước 4: Cấp Giấy đi đường
+ Đối với Giấy đi đường có mã nhận diện của phương tiện và người điều khiển ô tô: Phòng Cảnh sát giao thông gửi tới Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực (qua thư điện tử đã được hệ thống xác nhận). Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực chuyển Giấy đi đường có mã nhận diện cho các các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị, cơ quan, cá nhân có nhu cầu đã được phê duyệt để tổ chức in, cấp Giấy đi đường và sử dụng.
– Đối với Giấy đi đường có mã nhận diện cho người điều khiển mô tô: Phòng Cảnh sát giao thông in, ký, đóng dấu và gửi tới Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực để gửi trả cho các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu đã được phê duyệt.

6. Nhóm 6: Các tổ chức, cá nhân và các trường hợp cấp thiết khác phục vụ thực hiện các hoạt động công vụ, công ích thiết yếu:
a. Đối tượng: Các cá nhân, người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các trường hợp cấp thiết khác phục vụ thực hiện các hoạt động công vụ, công ích thiết yếu.
b. Thẩm quyền cấp Giấy đi đường: Công an xã, phường, thị trấn. 
c. Quy trình: 
–  Bước 1: Cung cấp thông tin 
Thủ trưởng các đơn vị cử 01 cán bộ đại diện làm việc trực tiếp với Công an xã/phường/thị trấn để cung cấp thông tin cần thiết theo quy định, cung cấp địa chỉ thư điện tử và thực hiện việc xác thực thư điện tử trên hệ thống với Ủy ban nhân dân xã/phường, thị trấn.
–  Bước 2: Gửi danh sách đề nghị cấp Giấy đi đường
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức lập danh sách cán bộ, công chức, công vụ đề nghị cấp Giấy đi đường (theo biểu mẫu số 03) và các tài liệu có liên quan gửi về Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn qua địa chỉ thư điện tử đã xác thực trên hệ thống.
–  Bước 3: Duyệt Giấy đi đường
Trên cơ sở danh sách đề nghị của các cơ quan, tổ chức; căn cứ vào diện các đối tượng theo quy định, Ủy ban nhân dân các xã/phường/thị trấn duyệt danh sách cấp Giấy đi đường và chuyển cho Công an xã/phường/thị trấn cấp Giấy đi đường có mã nhận diện (ký, đóng dấu).
–  Bước 4: Cấp Giấy đi đường
Công an xã/phường/thị trấn trực tiếp gửi Giấy đi đường có mã nhận diện tới các cơ quan, tổ chức theo địa chỉ đăng ký.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Hiện tại để thực hiện các thủ tục về bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp có thể thực hiện qua cổng dịch vụ công của bảo hiểm xã hội tại địa chỉ https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn. Theo đó, để thực hiện giao dịch điện tử qua cổng dịch vụ công BHXH khách hàng có thể làm như sau:

Đăng ký giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội

Bước 1: Đăng ký giao dịch qua cổng https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn chọn đăng ký và điền các thông tin theo hướng dẫn. Chọn “Sử dụng chứng thư số” và đăng ký giao dịch tại “Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Lưu ý:
– Mã số bảo hiểm xã hội do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp với các doanh nghiệp đăng ký tham giả bảo hiểm xã hội lần đầu trước 01/01/2021. Từ 01/01/2021 theo quy định tại khoản 1 điều 8 nghị định 01/2021/NĐ-CP ghi rõ “Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp“. Do vậy, mã số này sẽ đồng thời là mã số doanh nghiệp
– Đối với các đơn vị đã đăng ký qua các tổ chức trung gian I-VAN thì phải hủy đăng ký tại các tổ chức trung gian để đăng ký tại trang cổng thông tin BHXH

Bước 2: Sau khi đăng ký tài khoản, đơn vị tiến hành đăng nhập và thực hiện các hồ sơ bằng giao dịch điện tử. Một số hồ sơ không thể thực hiện qua đường điện tử doanh nghiệp kê khai và gửi bản giấy bằng cách đăng ký chuyển phát hồ sơ bảo hiểm

Cài đặt ứng dụng cần thiết để gửi hồ sơ bảo hiểm xã hội

Để gửi hồ sơ bảo hiểm xã hội máy tính cần cài 2 ứng dụng sau:

1. Tiện ích mở rộng Vietnam Social Security Declaration (đối với máy dùng Chrome)

2. Ứng dụng Vietnam Social Security Declaration tại địa chỉ https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn/#/tro-giup tuy nhiên địa chỉ này tải rất lâu. Do vậy, nếu không được các bạn tải link sau https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn:8888/extensions/vss-declaration?type=exe sẽ tải được ngay.

Cập nhật, thay đổi chữ ký số trên baohiemxahoi.gov.vn

Tại phần giao diện của trang dịch vụ công về bảo hiểm xã hội sẽ không có phần thay đổi thông tin chữ ký số như một số nền tảng khác. Để cập nhật, thay đổi chữ ký số nộp hồ sơ giao dịch điện tử BHXH. Vì vậy, để thay đổi, cập nhật chữ ký số khách hàng đăng nhập và chọn “Thay đổi thông tin

Chọn “Cơ quan/tổ chức tôi cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung nêu trên./.” và bấm “Đăng ký thay đổi thông tin“. Sau khi thay đổi thông tin xong thì doanh nghiệp sẽ nhận được mail tiếp nhận hồ sơ của BHXH và dùng được chữ ký số mới ngay sau đó.

Không tìm thấy ứng dụng nền Vietnam Social?

Để có thể gửi hồ sơ qua mạng máy tính cần cài ứng dụng và extension của bảo hiểm, tham khảo hướng dẫn cài đặt tại bài viết. Ứng dụng tải trực tiếp trên trang của dichvucong và extension của Google Chrome. Nếu cài rồi vẫn không chạy thì cài thêm NET framework V4.0

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Kể từ ngày 26 tháng 4 năm 2021 Cổng thông tin quốc gia về đầu tư chuyển sang tên miền: https://vietnaminvest.gov.vn và Hệ thống thông tin quốc gia về Đầu tư nước ngoài chuyển sang tên miền: https://fdi.gov.vn theo đó các nhà đầu tư, tổ chức kinh tế có dự án đầu tư có thể thực hiện các thủ tục đầu tư trực tuyến trên Hệ thống theo quy định tại các Điều 38, 39, 40 và 80 cua Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 cụ thể như sau:

Điều 38. Thực hiện thủ tục đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư
1. Trước khi thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến, nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư. Quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày khai hồ sơ trực tuyến mà cơ quan đăng ký đầu tư không nhận được hồ sơ thì hồ sơ kê khai trực tuyến không còn hiệu lực.
2. Cơ quan đăng ký đầu tư sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư để tiếp nhận, xử lý, trả kết quả thực hiện thủ tục đầu tư, cập nhật tình hình xử lý hồ sơ và cấp mã số cho dự án đầu tư. Mã số dự án đầu tư có hiệu lực khi bản điện tử của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được ghi nhận, lưu trữ vào Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
3. Trường hợp Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư gặp sự cố không thể truy cập, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy trình dự phòng như sau:
a) Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bằng bản giấy và có văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp mã số cho dự án đầu tư. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan đăng ký đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp mã số dự án và thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cấp theo quy trình dự phòng, cơ quan đăng ký đầu tư cập nhật thông tin về dự án đầu tư vào Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
Điều 39. Hồ sơ cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trực tuyến
1. Đối với các dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư được lựa chọn nộp hồ sơ cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bằng bản giấy theo quy định tại các Điều 36 và 47 của Nghị định này hoặc nộp hồ sơ trực tuyến trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư theo một trong hai hình thức: sử dụng chữ ký số hoặc không sử dụng chữ ký số.
2. Hồ sơ đề nghị cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trực tuyến bao gồm các dữ liệu theo quy định của Nghị định này và được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử, có giá trị pháp lý tương đương hồ sơ bằng bản giấy.
3. Hồ sơ nộp trực tuyến hợp lệ khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có đầy đủ giấy tờ và nội dung được kê khai đầy đủ theo quy định đối với hồ sơ bản giấy, được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử và được đặt tên tương ứng với tên loại giấy tờ;
b) Thông tin kê khai trên Hệ thống đầy đủ và chính xác theo thông tin trong hồ sơ bản giấy; được xác thực bằng chữ ký số của nhà đầu tư hoặc đối chiếu thống nhất với hồ sơ bản giấy.
4. Trường hợp nhà đầu tư ủy quyền thực hiện thủ tục đầu tư thì kèm theo hồ sơ đề nghị cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư phải có giấy tờ ủy quyền và giấy tờ pháp lý của bên được ủy quyền.
Điều 40. Trình tự, thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trực tuyến trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư
1. Nhà đầu tư thực hiện trình tự, thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sử dụng chữ ký số như sau:
a) Nhà đầu tư đăng ký tài khoản trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư;
b) Nhà đầu tư kê khai thông tin, tải văn bản điện tử đã được ký số trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư;
c) Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ, nhà đầu tư nhận được Giấy biên nhận hồ sơ qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư;
d) Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc có nội dung cần làm rõ, cơ quan đăng ký đầu tư gửi thông báo cho nhà đầu tư để hoàn thiện hồ sơ trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ;
đ) Trường hợp hồ sơ hợp lệ và đáp ứng điều kiện, cơ quan đăng ký đầu tư cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
2. Nhà đầu tư thực hiện trình tự, thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không sử dụng chữ ký số như sau:
a) Nhà đầu tư đăng ký tài khoản trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư;
b) Nhà đầu tư kê khai thông tin, tải văn bản điện tử trên Hệ thống;
c) Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ, nhà đầu tư nhận được Giấy biên nhận hồ sơ qua Hệ thống;
d) Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc có nội dung cần làm rõ, cơ quan đăng ký đầu tư gửi thông báo cho nhà đầu tư để hoàn thiện hồ sơ trên Hệ thống trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ;
đ) Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư thông báo cho nhà đầu tư trên Hệ thống;
e) Sau khi nhận được thông báo theo quy định tại điểm đ khoản này, nhà đầu tư nộp một bộ hồ sơ bản giấy kèm bản in giấy biên nhận hồ sơ cho cơ quan đăng ký đầu tư, trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu điện để đối chiếu với hồ sơ nộp trên Hệ thống. Quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày gửi thông báo về việc đáp ứng đủ điều kiện cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà cơ quan đăng ký đầu tư không nhận được hồ sơ bằng bản giấy của nhà đầu tư để đối chiếu thì hồ sơ đăng ký điện tử của nhà đầu tư không còn hiệu lực;
g) Cơ quan đăng ký đầu tư cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày (không bao gồm thời gian nhà đầu tư nộp bộ hồ sơ giấy để đối chiếu với hồ sơ điện tử) kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ nếu nội dung đối chiếu thống nhất;
h) Nhà đầu tư chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ bản giấy so với hồ sơ được nộp trên Hệ thống. Trường hợp hồ sơ bản giấy không thống nhất với hồ sơ nộp trên trên Hệ thống, cơ quan đăng ký đầu tư có quyền từ chối cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Như vậy, cần lưu ý một số điểm sau:

– Việc khai hồ sơ trước khi nộp vẫn thực hiện theo quy định cũ
– Đối với các hồ sơ thuộc diện chấp thuận chủ trường đầu tư vẫn thực hiện nộp bản giấy. Các trường hợp còn lại có thể lựa chọn giữa nộp bản giấy và nộp hồ sơ trực tuyến
– Đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến nếu sử dụng chữ ký số thì không cần nộp hồ sơ giấy tuy nhiên cần đáp ứng 2 điều kiện là chữ ký số và tài khoản phải là của nhà đầu tư
– Đối với trường hợp nộp hồ sơ không sử dụng chữ ký số cũng phải đáp ứng là tài khoản của nhà đầu tư và phải nộp bản giấy sau khi hồ sơ hợp lệ

Cần chú ý theo quy định yêu cầu tài khoản của nhà đầu tư (có thể là cá nhân hoặc tổ chức). Tuy nhiên, hệ thống lại chỉ cho đăng ký tài khoản cá nhân và không có quy định cho phép cá nhân được ủy quyền nộp

Đăng ký tài khoản trên trang về đầu tư nước ngoài

Các bước khai báo, nộp hồ sơ đầu tư

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Hiện tại, việc thực hiện thủ tục bảo hiểm xã hội online có thể thực hiện trên trang https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn. Tuy nhiên, khi thực hiện thủ tục đối với một số hồ sơ gửi tới cơ quan bảo hiểm xã hội thì thực hiện như thế nào? Trong bài viết này LVNLAW sẽ hướng dẫn đăng ký chuyển phát hồ sơ bảo hiểm xã hội.

Đăng ký tài khoản chuyển phát hồ sơ BHXH

Để đăng ký chuyển phát hồ sơ BHXH khách hàng có thể đăng ký tại link sau https://bhxh.vnpost.vn. Tại đây, việc chuyển phát áp dụng cho tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Để sử dụng, khách hàng thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Đăng ký tài khoản trên trang bằng cách chọn nút đăng ký sau đó nhập các thông tin: Nhập mã BHXH, mật khẩu, email, mã bảo mật và chọn Đăng ký

Trường hợp quên mã đơn vị, khách hàng chọn tìm kiếm mã đơn vị như hình

Bước 2: Sau khi hoàn thiện các thông tin trên, người dùng chọn đăng ký và hoàn tất việc đăng ký tài khoản gửi hồ sơ BHXH

Gửi hồ sơ BHXH qua đường bưu chính

Sau khi đăng nhập, màn hình sẽ hiển thị như hình. Người dùng tiến hành nhập hoặc chỉnh sửa thông tin về công ty cho phù hợp. Sau khi hoàn thiện hồ sơ BHXH, trên hệ thống dịch vụ công, người dùng chọn mục Gửi Yêu Cầu để đơn vị chuyển phát nhận thông tin. Sau đó in 3 bản phiếu yêu cầu để nộp kèm hồ sơ.

Thông thường, trong vòng 1 – 2 ngày nhân viên bưu chính sẽ liên hệ để tiếp nhận hồ sơ BHXH của đơn vị. Sau khi hồ sơ có kết quả, cơ quan bảo hiểm sẽ gửi trả kết quả theo thông tin đã đăng ký.

Tra cứu, định vị bưu gửi

Cách 1: Từ màn hình đăng nhập, click vào TRA CỨU BƯU GỬI để thực hiện tra cứu thông tin.

Cách 2: Sau khi đăng nhập, từ màn hình GỬI YÊU CẦU, click vào icon ĐỊNH VỊ để thực hiện tra cứu bưu gửi;

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Muốn kinh doanh dịch vụ bảo về cần thực hiện các bước nào? Trình tự thủ tục để kinh doanh dịch vụ bảo vệ ra sao? Đăng ký ngành nghề dịch vụ bảo vệ như thế nào? Dịch vụ bảo vệ là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện do vậy, khi thực hiện kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật. Theo đó, để hoạt động kinh doanh sẽ cần thực hiện 2 bước:
– Thành lập công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ
– Xin giấy phép con cho hoạt động dịch vụ bảo vệ

Thành lập công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ có thể là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và đảm bảo điều kiện:
– Người chịu trách nhiệm có bằng từ cao đẳng trở lên và không phải là người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ mà trong 24 tháng liền kề trước đó đã bị thu hồi không có thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự

Việc chứng minh điều kiện trong hồ sơ khi đăng ký kinh doanh là không bắt buộc, tuy nhiên cần lưu ý đảm bảo đúng quy định để sau khi xin giấy chứng nhận an ninh trật tự được đảm bảo đúng quy định. Ngành nghề kinh doanh đối với công ty dịch vụ bảo vệ theo quy định sau:

STT Tên ngành Mã ngành Ngành, nghề kinh doanh chính
1 Hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động, việc làm 7810  
2 Cung ứng lao động tạm thời 7820  
3 Cung ứng và quản lý nguồn lao động
Chi tiết: Cung ứng và quản lý nguồn lao động trong nước
7830  
4 Hoạt động bảo vệ tư nhân
Chi tiết: Kinh doanh dịch vụ bảo vệ
8010 ×
5 Dịch vụ hệ thống bảo đảm an toàn 8020  
6 Vệ sinh chung nhà cửa 8121  
7 Vệ sinh công nghiệp và các công trình chuyên biệt 8129  
8 Dịch vụ chăm sóc và duy trì cảnh quan 8130  

Theo quy định về việc ghi mã ngành nghề kinh doanh thì việc kinh doanh dịch vụ bảo vệ là ngành nghề có điều kiện nên phải ghi theo văn bản pháp luật chuyên ngành về ngành nghề đó. Việc thành lập công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ được thực hiện tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở

Xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo vệ chính là giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự. Trước khi hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Hồ sơ gồm:
– Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của doanh nghiệp (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 96/2016/NĐ- CP)
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có chứng thực), nếu trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không ghi rõ ngành nghề đăng ký thì doanh nghiệp cần gửi thêm xác nhận ngành nghề kinh doanh của Sở kế hoạch đầu tư.
– Biên bản kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy (Bản sao có chứng thực)
– Bản khai lý lịch; Phiếu lý lịch tư pháp của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tư của công ty. Nếu doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật thì Bản khai lý lịch, Phiếu lý lịch tư pháp trong hồ sơ áp dụng đối với người đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự
Cơ quan cấp phép: Phòng quản lý hành chính về trật tự xã hội nơi công ty đặt trụ sở
Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ


Thẩm quyền cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ

Cho tôi hỏi về chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ cho nhân viên trong công ty bảo vệ của công ty tôi trước đây do trường trung cấp cảnh sát 6 thuộc Bộ Công An cấp thì có thể sử dụng được hay không? Tôi nghe nói theo quy định mới thì giờ chứng chỉ do Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an hoặc Phòng cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội do công an tỉnh cấp mới có giá trị?

Trả lời

Theo quy định cũ về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ tại nghị định 52/2008/NĐ-CP thì điều kiện với nhân viên dịch vụ bảo vệ:

Điều 13. Điều kiện tiêu chuẩn đối với nhân viên dịch vụ bảo vệ
1. Có hợp đồng lao động hợp pháp với với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
2. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khoẻ (giấy khám sức khoẻ của trung tâm y tế, bệnh viện từ cấp huyện trở lên), có đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng (có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú), có trình độ học vấn từ phổ thông trung học hoặc bổ túc trung học trở lên và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Có chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Công an.

Về thẩm quyền cấp chứng chỉ được quy định tại thông tư 45/2009/TT-BCA bao gồm:

a) Thủ trưởng các Trường Công an nhân dân, Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an ký và cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ cho đối tượng do đơn vị mình huấn luyện, đào tạo.
b) Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội ký và cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ cho đối tượng do doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ đào tạo và Cục tổ chức sát hạch.

Như vậy chứng chỉ của bên anh đủ điều kiện, tuy nhiên 2 văn bản trên đã hết hiệu lực từ 1/7/2016 và thay thế bởi nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định tại điều 24 của nghị định này về thẩm quyền cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ do Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an hoặc Phòng cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội do công an tỉnh cấp.

Tuy nhiên tại khoản 2 điều 52 nghị định này quy định về điều khoản chuyển tiếp nên nếu chứng chỉ của bên anh do trường trung cấp cảnh sát 6 thuộc bộ công an cấp trước ngày 1/7/2016 thì vẫn có giá trị và được sử dụng bình thường mà không phải xin cấp lại.

2. Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ đã cấp cho nhân viên bảo vệ theo quy định tại Nghị định số 52/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ tiếp tục có giá trị sử dụng.


Thẩm quyền cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ

Cho tôi hỏi về chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ cho nhân viên trong công ty bảo vệ của công ty tôi trước đây do trường trung cấp cảnh sát 6 thuộc Bộ Công An cấp thì có thể sử dụng được hay không? Tôi nghe nói theo quy định mới thì giờ chứng chỉ do Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an hoặc Phòng cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội do công an tỉnh cấp mới có giá trị?

Trả lời

Theo quy định cũ về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ tại nghị định 52/2008/NĐ-CP thì điều kiện với nhân viên dịch vụ bảo vệ:

Điều 13. Điều kiện tiêu chuẩn đối với nhân viên dịch vụ bảo vệ
1. Có hợp đồng lao động hợp pháp với với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
2. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khoẻ (giấy khám sức khoẻ của trung tâm y tế, bệnh viện từ cấp huyện trở lên), có đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng (có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú), có trình độ học vấn từ phổ thông trung học hoặc bổ túc trung học trở lên và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Có chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Công an.

Về thẩm quyền cấp chứng chỉ được quy định tại thông tư 45/2009/TT-BCA bao gồm:

a) Thủ trưởng các Trường Công an nhân dân, Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an ký và cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ cho đối tượng do đơn vị mình huấn luyện, đào tạo.
b) Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội ký và cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ cho đối tượng do doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ đào tạo và Cục tổ chức sát hạch.

Như vậy chứng chỉ của bên anh đủ điều kiện, tuy nhiên 2 văn bản trên đã hết hiệu lực từ 1/7/2016 và thay thế bởi nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định tại điều 24 của nghị định này về thẩm quyền cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ do Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an hoặc Phòng cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội do công an tỉnh cấp.

Tuy nhiên tại khoản 2 điều 52 nghị định này quy định về điều khoản chuyển tiếp nên nếu chứng chỉ của bên anh do trường trung cấp cảnh sát 6 thuộc bộ công an cấp trước ngày 1/7/2016 thì vẫn có giá trị và được sử dụng bình thường mà không phải xin cấp lại.

2. Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ đã cấp cho nhân viên bảo vệ theo quy định tại Nghị định số 52/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ tiếp tục có giá trị sử dụng.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Khi công ty rơi vào tình trạng khó khăn thì nên lựa chọn phương án tạm ngừng kinh doanh hay giải thể công ty? Phương án nào có lợi nhất cho công ty?

Các phương án ngưng hoạt động một công ty

Hiện tại, theo quy định có nhiều cách để ngưng một công ty cụ thể như sau:
– Tạm ngừng kinh doanh (tạm ngừng 1 năm, tối đa liên tiếp hai năm)
– Giải thể công ty (chấm dứt hoạt động vĩnh viễn của công ty)
– Không làm gì (công ty rơi vào trạng thái đóng mã số thuế và không thể hoạt động
– Phá sản công ty (thực tế, rất ít các công ty có thể thực hiện phá sản thành công )

Lựa chọn tạm ngừng kinh doanh

Về bản chất tạm ngừng kinh doanh và giải thể doanh nghiệp đều có bản chất là doanh nghiệp không hoạt động kinh doanh nữa. Tuy nhiên như tên gọi “tạm ngừng kinh doanh”, “giải thể” đã nêu rõ giới hạn về mặt thời gian của hai hình thức này:

“Tạm ngừng kinh doanh” tức là doanh nghiệp chỉ tạm dừng một thời hạn nhất định sau đó sẽ quyết định tiếp tục kinh doanh hoặc ngừng hẳn luôn (giải thể). Theo quy định cũ thời hạn tạm ngừng kinh doanh tối đa là 2 năm. Tuy nhiên, nghị định 01/2021/NĐ-CP không còn quy định này. Vì vậy, mỗi lần tạm ngừng kinh doanh tôi đa 1 năm. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh nhiều lần liên tiếp (không giới hạn thời gian). Bên cạnh đó trong thời hạn ngừng hoạt động, doanh nghiệp vẫn có thể hoạt động trở lại bất kỳ lúc nào chỉ cần tuân thủ quy định về việc thông báo xin hoạt động trở lại.

“Giải thể” tức là doanh nghiệp ngừng hoạt động luôn, không tồn tại nữa. Do đó nếu một thời gian sau này chủ doanh nghiệp muốn sử dụng tiếp công ty sẽ phải thành lập một công ty khác.

Lựa chọn giải thể công ty

Việc giải thể công ty tức là chấm dứt hoàn toàn hoạt động của công ty, việc giải thể công ty thực hiện qua ba bước:
– Xác nhận không nợ thuế hải quan
– Thông báo giải thể và đóng mã số thuế
– Nộp hồ sơ giải thể
Đối với thủ tục giải thể, doanh nghiệp cần hoàn thành các nghĩa vụ đối với các chủ nợ, cơ quan nhà nước (nợ thuế, và người lao động)…do vậy, một số trường hợp công ty còn nợ thuế sẽ không thể tiến hành giải thể.

Lựa chọn không làm gì?

Khi không hoạt động mà không thông báo hoặc không nộp thuế người nộp thuế sẽ bị đưa vào trạng thái đóng mã số thuế. Xem ví dụ

Trường hợp này nếu muốn tiếp tục hoạt động thì doanh nghiệp sẽ phải nộp đủ thuế, có trụ sở mới…Tuy nhiên, theo pháp luật hiện nay khi một doanh nghiệp bị đóng thì chủ sở hữu có thể lập doanh nghiệp mới để hoạt động. Do vậy, đây là một lỗ hổng của luật.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Vốn điều lệ được hiểu là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty/thành viên/cổ đông trong công ty góp, cam kết góp. Theo luật doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp có quyền điều chỉnh tăng/ giảm vốn điều lệ; thay đổi cơ cấu góp vốn trong công ty. Tuy nhiên mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có hình thức tăng vốn, thủ tục tăng vốn khác nhau, đặc biệt đối với doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Khi tăng vốn điều lệ cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài cần thực hiện như sau:

Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp 02 loại giấy tờ thay thế cho giấy chứng nhận đầu tư trước đây là:
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Ghi nhận thông tin của nhà đầu tư nước ngoài, thông tin dự án thực hiện tại Việt Nam, ưu đãi đầu tư (nếu có)
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Ghi nhận thông tin doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư được nêu trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Từ việc thay đổi trên, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi tăng vốn điều lệ cần thực hiện các thủ tục sau:

Kê khai trực tuyến thông tin dự án đầu tư

Theo quy định tại khoản 1 điều 38 nghị định 31/2021/NĐ-CP nhà đầu tư cần kê khai trực tuyến về thông tin dự định điều chỉnh Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài trước 15 ngày khi nộp hồ sơ điều chỉnh. Địa chỉ website hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài: fdi.gov.vn

Điều 38. Thực hiện thủ tục đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư
1. Trước khi thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến, nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư. Quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày khai hồ sơ trực tuyến mà cơ quan đăng ký đầu tư không nhận được hồ sơ thì hồ sơ kê khai trực tuyến không còn hiệu lực.

Thủ tục điều chỉnh tổng vốn thực hiện dự án

Đối với trường hợp vốn thực hiện dự án bằng với vốn điều lệ công ty thì doanh nghiệp sẽ phải làm thủ tục điều chỉnh tổng vốn thực hiện dự án bằng hoặc cao hơn vốn điều lệ mà công ty dự định tăng.

Hồ sơ điều chỉnh vốn thực hiện dự án gồm:

  • Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư
  • Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư tới thời điểm điểm chỉnh
  • Bản Giải trình về việc nhà đầu tư tăng vốn thực hiện dự án, nêu rõ nguồn vốn tăng lên.
  • Biên bản họp của nhà đầu tư về việc điều chỉnh tăng vốn thực hiện dự án
  • Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh tăng vốn thực hiện dự án
  • Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất trước khi điều chỉnh vốn (Bản sao có xác nhận của công ty)
  • Văn bản ủy quyền cho người đại diện làm thủ tục.

Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc
Cơ quan giải quyết: Phòng kinh tế đối ngoại – Sở kế hoạch đầu tư  hoặc Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất nơi thực hiện dự án

Thủ tục tăng vốn điều lệ của công ty

Sau khi doanh nghiệp thực hiện xong thủ tục tăng vốn thực hiện dự án, doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tăng vốn điều lệ tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư nơi công ty đặt trụ sở.

Hồ sơ tăng vốn đối với công ty có vốn nước ngoài gồm có

  • Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
  • Biên bản họp của hội đồng thành viên/ cổ đông trong công ty về việc tăng vốn
  • Quyết định của chủ sở hữu công ty/ thành viên/ cổ đông trong công ty về việc tăng vốn
  • Văn bản ủy quyền cho người đại diện làm thủ tục
  • Chứng minh nhân dân của người đại diện làm thủ tục (Bản sao có chứng thực)

Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc
Lệ phí nhà nước:
– Lệ phí cấp đăng ký kinh doanh 50.000 VNĐ (Hiện nay việc triển khai nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng đã ổn định, 100% hồ sơ nộp qua mạng được miễn lệ phí này)
– Lệ phí đăng công bố doanh nghiệp: 100.000 VNĐ

Lưu ý khi tăng vốn điều lệ cho công ty 100% vốn nước ngoài

Đối với công ty vốn Việt Nam, việc tăng vốn điều lệ cho công ty Việt Nam diễn ra khá đơn giản, tùy từng loại hình công ty sẽ có biên bản họp, quyết định của đơn vị quản lý cao nhất và thông báo của đại diện về việc tăng vốn. Việc tăng vốn phải được hoàn thành trước khi thông báo tới phòng đăng ký kinh doanh và sẽ được phòng đăng ký kinh doanh xem xét và trả kết quả trong vòng 3 ngày làm việc. Tuy nhiên đối với công ty có vốn nước ngoài thì phức tạp hơn một chút. Trường hợp này chia ra hai dạng như sau:

Trường hợp công ty vốn nước ngoài không có giấy chứng nhận đầu tư

Trường hợp này do các trường hợp mua lại vốn góp, cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với các tổ chức kinh tế đã được thành lập ở Việt Nam trước đó. Trường hợp này sẽ cần làm thủ tục xin góp thêm vốn bên phòng đầu tư, sau đó sẽ làm thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh.

Trường hơp công ty có vốn nước ngoài có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Trường hợp này sẽ làm qua 2 bước, một là điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư bên phòng đầu tư, bước 2 sẽ điều chỉnh nội dung đăng ký kinh doanh do tăng vốn.

Bước 1:Xin chấp thuận góp vốn
Việc tăng vốn bản chất là việc góp thêm vốn (công ty tnhh) hoặc mua thêm cổ phần (công ty cổ phần) do vậy, đa số các trường hợp khi tăng vốn trước khi thực hiện cần làm thủ tục xin chấp thuận góp vốn trước khi chuyển tiền

Bước 2: Thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Công ty chuẩn bị: Biên bản họp, quyết đinh, thông báo, văn bản ủy quyền…gửi tới phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Phòng đăng ký kinh doanh sẽ giải quyết trong vòng 3 ngày làm việc. Thực tế thì sẽ lâu hơn kéo dài 5 – 7 ngày.

Bước3:Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư (điều chỉnh vốn đầu tư của dự án)
Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ gồm: Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư tới thời điểm điểm chỉnh; Bản Giải trình về việc nhà đầu tư tăng vốn thực hiện dự án, nêu rõ nguồn vốn tăng lên; báo cáo tài chính 2 năm gần nhất (có kiểm toán); hồ sơ khác (biên bản họp, quyết định, văn bản đề nghị điều chỉnh, ủy quyền..) gửi tới phòng đầu tư nước ngoài hoặc ban quản lý khu công nghiệp nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Lưu ý: Đối với những doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đầu tư theo Luật đầu tư năm 2005, chưa thực hiện thủ tục tách giấy chứng nhận đầu tư theo quy định có thể thực hiện đồng thời thủ tục tách giấy chứng nhận đầu tư với thủ tục nêu trên.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Hai Bà Trưng là một trong các quận nội thành có số lượng khách du lịch lớn, cũng chính vì vậy mà nhu cầu kinh doanh ở quận Hai Bà Trưng cao hơn các quận khác. Do vậy, nếu khách hàng có nhu cầu thành lập hộ kinh doanh tại quận Hai Bà Trưng, LVNLAW sẽ luôn đồng hành cùng quý khách hàng trong quá trình tư vấn và hỗ trợ thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại quận này.

Quy trình đăng ký HKD tại quận Hai Bà Trưng

– Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại phòng tài chính kế hoạch quận Hai Bà Trưng tại địa chỉ 33 Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
– Sau khi đăng ký và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chủ hộ kinh doanh tại Hai Bà Trưng sẽ phải làm việc với đội thuế phường để xin cấp mã số thuế và đóng thuế khoán theo quy định

Hồ sơ đăng ký HKD tại quận Hai Bà Trưng

– Giấy đề nghị thành lập hộ kinh doanh (Mẫu tại thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)
– Bản sao y chứng thực giấy tờ pháp lý của chủ hộ kinh doanh
– Chứng chỉ hành nghề (với một số ngành nghề yêu cầu chứng chỉ)
– Biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh + sổ hộ khẩu
– Uỷ quyền thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

Trình tự thành lập HKD tại quận Hai Bà Trưng

Bước 1: Nộp hồ sơ theo quy định trên tại UBND quận Hai Bà Trưng và nhận giấy biên nhận (hoặc có thể nộp đăng ký hộ kinh doanh qua mạng)

Bước 2: Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ cơ quan ĐKKD trả lời về tính hợp lệ của hồ sơ nếu hồ sơ chưa hợp lệ hoặc trả kết quả nếu hồ sơ đã hợp lệ

Bước 3: Chủ hộ kinh doanh liên hệ đội thuế phường và chuẩn bị mẫu 03-ĐK-TCT, CMND chủ hộ kinh doanh và bản sao đăng ký hộ kinh doanh để đăng ký thuế, khai và nộp thuế

Lưu ý: Tại quận Hai Bà Trưng yêu cầu chủ hộ phải thực hiện thủ tục đăng ký thuế trực tiếp tại đội thuế liên phường. Do vậy, đối với các trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ. LVNLAW sẽ hỗ trợ khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh. Thủ tục về thuế sẽ được LVNLAW hướng dẫn khách hàng thực hiện

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ khi nào? Làm gì khi đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối? Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, để một nhãn hiệu được công nhận phải trải qua ít nhất 12 tháng thẩm định đơn đăng ký (thực tế trung bình là 18 tháng hoặc lâu hơn) với nhiều điều kiện phải đáp ứng trước khi tiến hành nộp đơn đăng ký. Do đó các trường hợp bị từ chối sẽ bao gồm:

Đơn đăng ký không đáp ứng yêu cầu về hình thức

Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày tiếp nhận đơn, Cục SHTT sẽ xem xét về mặt hình thức của đơn đăng ký nhãn hiệu và có thể thông báo đơn không hợp lệ vì:
– Đơn sai về mặt hình thức (không đúng mẫu, sai chính tả, tẩy xóa..)
– Đơn không đủ số lượng yêu cầu và các tài liệu đi kèm (Hiện tại sẽ nộp 2 đơn và 5 mẫu nhãn hiệu. Một đơn và 5 mẫu nhãn sẽ được cục SHTT tiếp nhận, đơn còn lại sẽ được đóng dấu tiếp nhận và dán số đơn trả lại người nộp đơn để làm căn cứ sau này)
– Đơn không có mô tả nhãn hiệu, không ghi rõ loại nhãn hiệu, phân nhóm đối với nhãn hiệu, thiếu tài liệu hưởng quyền ưu tiên….

Nhãn hiệu không đáp ứng điều kiện bảo hộ

Các điều kiện mà nhãn hiệu sẽ không được bảo hộ theo luật SHTT được quy định tại điều 73 bao gồm các trường hợp sau:
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước.
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, dấu chứng nhận, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội của Việt Nam và quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài.
– Dấu hiệu mô tả cụ thể đặc tính, nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.
– Đối với nhãn hiệu, đặc biệt phải mang tính chất phân biệt đối với các nhãn hiệu khác. Ví dụ đối với các trường hợp nhãn hiệu có 1 hoặc 2 chữ cái không có nghĩa, các nhãn hiệu mang tính chất mô tả sản phẩm dịch vụ.

Hiệu một cách đơn giản thì nhãn hiệu không có tính sáng tạo, không mang tính phân biệt được các sản phẩm dịch vụ thì sẽ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Khả năng phân biệt của nhãn hiệu

Theo Khoản 16 Điều 4 Luật SHTT, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Xuất phát từ định nghĩa nhãn hiệu, các dấu hiệu thể hiện trên nhãn hiệu phải thể hiện tính độc đáo sao cho có thể phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác. “Độc đáo” ở đây thể hiện ở hai yếu tố: “khác biệt” và “không thông dụng.” Theo Điều 74 Luật SHTT, một nhãn hiệu được coi là khác biệt với các dấu hiệu khác nếu:

  • Được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ; và
  • Không trùng hay “tương tự tới mức gây nhầm lẫn” với (i) một nhãn hiệu đã đăng ký hay nộp đơn đăng ký bảo hộ hoặc có ngày ưu tiên sớm hơn, hoặc đang được sử dụng rộng rãi, hay đã hết hiệu lực song không quá 5 năm, trừ trường hợp bị đình chỉ do không sử dụng, (ii) một nhãn hiệu nổi tiếng, và (iii) kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý hiện đang được bảo hộ hay đã nộp đơn yêu cầu bảo hộ, hay một hình tượng được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả

Ở đây khái niệm “tương tự tới mức gây nhầm lẫn” không được định nghĩa rõ  ràng và phải căn cứ vào tình hình thực tế, so sánh giữa hai nhãn hiệu để trả lời. Thông tư 825/2000/TT-BKHCNMT đã tổng kết phương pháp phân biệt giữa hai nhãn hiệu trong các trường hợp sau đây thì được coi là “tương tự tới mức gây nhầm lẫn”:

  • Trùng dấu hiệu, tương tự sản phẩm: dấu hiệu có cấu tạo, cách trình bày, phát âm, màu sắc, ý nghĩa hoàn toàn trùng với những dấu hiệu tương ứng ở sản phẩm còn lại (thí dụ nước tương Liên Thành và nước mắm Liên Thành).
  • Tương tự dấu hiệu, trùng sản phẩm: dấu hiệu có cấu tạo, cách trình bày, phát âm, màu sắc, ý nghĩa tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt được với các dấu hiệu tương ứng ở sản phẩm còn lại, với điều kiện các dấu hiệu này được Nhà nước bảo hộ độc quyền. Thí dụ của trường hợp này là hai nhãn hiệu YSL (của hãng sản xuất quần áo Yves Saint Laurent) và SLS (của hãng sản xuất quần áo Suco) khi được viết theo kiểu chữ giống nhau.

Một nhãn hiệu muốn được coi là không thông dụng nếu nó không phải là các danh từ chung, hình dạng đơn giản (thí dụ hình tam giác, trừ trường hợp các dấu hiệu đó được sử dụng và thừa nhận rộng rãi như nhãn hiệu bia BASS nêu trên),hình thức pháp lý của doanh nghiệp, phương pháp đo lường sản phẩm. Nhãn hiệu đó cũng không được phép là tên sản phẩm hay tính chất sản phẩm (thí dụ “nước khoáng thiên nhiên” hay “chuyên gia giặt tẩy các vết bẩn”), hay những dấu hiệu có tính chất lừa đảo (“thần dược” hay “cải lão hoàn đồng” đối với thuốc chữa bệnh). Các dấu hiệu này cũng không được phép là những dấu hiệu thuộc về quyền uy của quốc gia như quốc kỳ, quốc huy, ảnh lãnh tụ, tên gọi các cơ quan nhà nước (Điều 73-74 Luật SHTT). Nhận biết dấu hiệu nào được bảo hộ và dấu hiệu nào không được bảo hộ rất quan trọng trong việc xin cấp văn bằng bảo hộ. Chúng ta hãy xem thí dụ sau đây. Công ty A xin đăng ký nhãn hiệu MONTANA tại Cục SHTT cho sản phẩm thuốc lá của mình. Có ý kiến cho rằng nhãn hiệu này không thể được bảo hộ vì Montana là tên 1 tiểu bang Hoa Kỳ, cho đăng ký nhãn hiệu Montana sẽ làm cho người tiêu dùng hiểu nhầm. Hơn nữa, Montana là một địa danh và là dấu hiệu không có khả năng phân biệt vì thế sẽ  không được bảo hộ. Trên thực tế pháp luật không cấm sử dụng một địa danh trừ khi địa danh đó đã được bảo hộ dưới dạng một đối tượng sở hữu công  nghiệp khác (thí dụ chỉ dẫn địa lý). Nhãn hiệu trên vẫn được cấp văn bằng bảo hộ.

Ngoài khái niệm nhãn hiệu, còn có một số khái niệm về các nhãn hiệu đặc thù, được quy định tại Điều 4 Luật SHTT như sau:

  • Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. Thí dụ, nhãn hiệu WOOLMARK là nhãn hiệu tập thể của các doanh nghiệp sản xuất len tại Anh Quốc.
  • Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. Thí dụ nhãn hiệu và logo HÀNG VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO của Báo Sài Gòn Tiếp Thị là một loại nhãn hiệu chứng nhận.
  • Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau. Thí dụ nhãn hiệu ACE, ACE-INA hay ACE LIFE là những nhãn hiệu liên kết của cùng một công ty bảo hiểm ACE-INA.
  • Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Thí dụ điển hình là nhãn hiệu P/S cho kem đánh răng P/S, hay nhãn hiệu G7 cho Cà phê G7. Xin lưu ý là có những nhãn hiệu rất nổi tiếng trên thế giới, như bia BUDWEISER hay phó mát CHEEDAR, nhưng lại không được biết đến nhiều ở Việt Nam, khi đó khả năng được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng cũng sẽ bị giảm. Trước đây, Cục SHTT đã công nhận nhãn hiệu BUDWEISER của công ty Anheuser-Busch (Hoa Kỳ) là nhãn hiệu nổi tiếng trong khi ở Việt Nam các nhãn hiệu này chưa được biết đến nhiều. Hiện nay, với qui định của Luật SHTT, việc công nhận nhãn hiệu nổi tiếng sẽ trở nên đơn giản hơn.

Nhãn hiệu từ chối vì có nhãn tương tự đã được đăng ký trước hoặc hưởng thời gian ưu tiên trước

Đây là lý do chính mà nhãn hiệu thường bị từ chối, có thể do vô tình hoặc cố tình mà các đơn khi nộp vào đều bị ra thông báo gây nhầm lẫn do trùng hoặc tương tự lẫn nhau. Với những nhãn hiệu như vậy chỉ có trường hợp nhãn hiệu nộp đơn sớm nhất hoặc có ngày ưu tiên sớm nhất là sẽ được đăng ký bảo hộ.

Ví dụ: anh A tới LVNLAW và đề nghị đăng ký nhãn hiệu, tuy nhiên khi tiến hành tra cứu các luật sư của LVNLAW phát hiện ra có một nhãn hiệu tương tự đã được người khác đăng ký, cho dù anh A có trao đổi rằng nhãn này do chính anh nghĩ ra và không sao chép từ bất cứ một ý tưởng nào. Tại sao lại như vậy? Đơn giản là vì trên thế giới có 7 tỷ người, hoặc thu gọn hơn trên 90 triệu dân Việt Nam thì việc trùng ý tưởng cũng rất có thể xảy ra. Và ai đăng ký trước người đó sẽ thắng. Việc tham khảo ý kiến luật sư sẽ giúp anh A không tốn thời gian phát triển thương hiệu cho đối thủ để rồi sau này sẽ có khả năng bị khởi kiện

Tại cục SHTT, bộ phận thẩm định sẽ đưa ra đánh giá về việc nhãn hiệu có gây nhầm lẫn hay không. Đôi khi việc đưa ra đánh giá cũng phụ thuộc chủ quan vào chuyên viên thẩm định. Tuy nhiên không vì thế mà nhãn hiệu này sẽ được đăng ký nếu chuyên viên thẩm định thấy có thể đăng ký được. Ngoài việc thẩm định nội dung nhãn hiệu còn được công bố trên website của cục SHTT và các báo sở hữu công nghiệp. Bất cứ đơn vị, cá nhân nào thấy nhãn hiệu có khả năng tương tự hoặc gây nhầm lẫn với nhãn của mình đã đăng ký hoặc được hưởng quyền ưu tiên đều có quyền khiếu nại để nhãn hiệu bị từ chối.

Do vậy bản chất nhãn hiệu có đăng ký được hay không phụ thuộc vào khả năng phân biệt của nhãn hiệu và đối chứng của nhãn hiệu đó. Nhiều đơn vị đăng ký nhãn hiệu đưa ra cam kết “nhãn hiệu không bị từ chối” đều là các cam kết không có cơ sở. Đơn giản bởi vì các tổ chức Sở hữu trí tuệ chỉ có thể giúp đỡ người đăng ký ở thủ tục cũng như việc tra cứu (cao hơn là khiếu nại quyết định từ chối) chứ thực chất việc có đăng ký được hay không đều phụ thuộc bản thân nhãn hiệu, các đối chứng và những nội dung đã nêu ở trên.

Sau tất cả khi tiến hành đăng ký một nhãn hiệu, chủ đơn luôn mong muốn nhãn hiệu của mình được bảo hộ với mục đích để khách hàng luôn nhớ tới logo, thương hiệu của mình để việc kinh doanh thuận tiện hơn. Nếu có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu hoặc cần tư vấn vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được trợ giúp.

Làm gì khi nhãn hiệu bị từ chối về mặt nội dung?

Bước 1: Xác định thời hạn trả lời
Theo quy định hiện hành tại thông tư 01/2007/TT-BKHCN (sửa đổi bởi thông tư 16/2016/TT-BKHCN) thời gian để người nộp đơn có ý kiến trả lời lại thông báo về nội dung là trong vòng 3 tháng kể từ ngày ký thông báo.

Bước 2: Xác định các thiếu sót nêu trong đơn
Thông báo của Cục SHTT nêu rõ các lý do từ chối nhãn hiệu thông thường bao gồm:
– Nhãn hiệu không có khả năng phân biệt
– Nhãn hiệu mang tính mô tả sản phẩm, dịch vụ hoặc chất lượng của sản phẩm
– Nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn với một hoặc một số Nhãn hiệu đã đăng ký trước đây cho cùng nhóm sản phẩm/dịch vụ (nhãn hiệu đối chứng)

Bước 3: Tìm cơ sở và soạn thảo văn bản trả lời
Sau khi xác định được những căn cứ từ chối, nếu khắc phục được hoặc có cơ sở để phản đối chủ đơn cần soạn thảo văn bản trả lời như sau:
– Loại bỏ các nhóm sản phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ
– Đưa ra lập luận, căn cứ làm nổi bật sự khác nhau giữa các nhãn hiệu
– Nêu ra các căn cứ, lý lẽ nếu người nộp đơn cho rằng thông báo của Cục SHTT còn chưa xác đáng
Trong công văn trả lời, người nộp đơn nêu rõ số đơn, ngày nộp đơn và nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Nộp văn bản trả lời tại cục SHTT
Sau khi hoàn tất công văn trả lời, người nộp đơn có thể nộp tại Cục SHTT, bổ sung các loại phí (nếu có) theo quy định để đơn tiếp tục được xem xét nếu người nộp đơn không trả lời hoặc trả lời thiếu sót chưa xác đáng, Cục SHTT sẽ ra quyết định từ chối chấp cấp bằng.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Trong quá trình hoạt động, kinh doanh nhu cầu tăng vốn điều lệ là hết sức tất yếu và được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Để giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về vấn đề này, LVNLAW xin đưa ra một vài vấn đề pháp lý liên quan đến vấn đề này như sau:

Các trường hợp tăng vốn điều lệ công ty tnhh 2 thành viên

Tăng vốn góp của thành viên: Vốn góp thêm được chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Thành viên có thể chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác theo quy định tại Điều 52 của Luật doanh nghiệp 2020. Trường hợp có thành viên không góp hoặc chỉ góp một phần phần vốn góp thêm thì số vốn còn lại của phần vốn góp thêm của thành viên đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thỏa thuận khác.

Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới: Trường hợp này,việc tăng vốn điều lệ phải được sự nhất trí của hội đồng thành viên

Hồ sơ tăng vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Hồ sơ tăng vốn điều lệ theo quy định tại điều 51 nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
– Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
– Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư
– Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
– Giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên mới của công ty + Giấy tờ pháp lý của thành viên mới (nếu tiếp nhận thành viên mới)

Thủ tục tăng vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ theo quy định của pháp luật và nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch đầu tư nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
Trong vòng từ 03- 05 ngày Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện thủ tục thay đổi tăng vốn điều lệ cho công ty;
Trường hợp từ chối bổ sung vào hồ sơ đăng ký kinh doanh thì Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do, các yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có);
Bước 2: Doanh nghiệp nhận kết quả, bao gồm có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thể hiện vốn điều lệ đã thay đổi; Giấy xác nhận về tỷ lệ vốn góp mới của các thành viên, thành viên góp vốn mới.
Bước 3: Công bố thông tin thay đổi tăng vốn điều lệ trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia về việc tăng vốn điều lệ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Gia đình chúng tôi sống tại Thành Phố Hà Tĩnh. Ông bà ngoại chúng tôi sinh được 4 người con, ba chị em em gái đã đi xây dựng gia đình, người con trai duy nhất hy sinh trong chiến tranh chống mỹ cưu nước tại chiến trường phía nam năm 1972, trước khi hy sinh chưa xây dựng gia đình, hiện nay ông bà ngoại chúng tôi củng đã mất, hiện nay nơi thờ tự liệt sỹ và ông bà làm ở trong vườn người con gái thứ hai nhưng củng đã xuống cấp hư hỏng, hiện nay chính phủ có quyết định 22 năm 2013 về hổ trợ người có công và gia đình thân nhân liệt sỹ xây nhà với hai mức.Vậy chúng tôi muốn nhờ luật sư tư vấn cho gia đình chúng tôi có thuộc diện được hưởng chế độ thân nhân liệt sỹ theo quyết định 22 của chính phủ hay không?

Trả lời

Chào bạn, câu hỏi của bạn đã được chuyển đến các luật sư và được các luật sư tư vấn như sau:
– Về điều kiện hưởng hỗ trợ người có công và gia đình thân nhân liệt sỹ xây nhà được quy định tại Điều 2 quyết định 22/2013/QĐ-TTg như sau:

Điều 2. Đối tượng và điều kiện được hỗ trợ
1. Hộ gia đình được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định này phải có đủ các điều kiện:
Là hộ gia đình có người có công với cách mạng đã được cơ quan có thẩm quyền
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
c) Thân nhân liệt sỹ;
d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
g) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
k) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa
m) Người có công giúp đỡ cách mạng.
2. Hộ đang ở nhà tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng (kể cả các hộ đã được hỗ trợ theo các chính sách khác trước đây) với mức độ như sau:
a) Phải phá dỡ để xây mới nhà ở;
b) Phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở.

Đối tượng được hỗ trợ về nhà ở được hướng dẫn bởi Điều 3 Thông tư 09/2013/TT-BXD

Điều 3. Xác định đối tượng được hỗ trợ về nhà ở
Đối tượng được hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là người có tên trong danh sách người có công với cách mạng do Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quản lý tại thời điểm Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành.
2. Đang sinh sống và có đăng ký hộ khẩu thường trú trước ngày 15 tháng 6 năm 2013 (ngày Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành) tại nhà ở mà nhà ở đó có một trong các điều kiện sau:
a) Nhà ở bị hư hỏng nặng phải phá đi xây dựng lại nhà ở mới;
b) Nhà ở bị hư hỏng, dột nát cần phải sửa chữa phần khung – tường và thay mới mái nhà.

Thân nhân liệt sĩ được hướng dẫn bởi Công văn 79/BXD-QLN năm 2018

Bộ Xây dựng nhận được công văn số 205/SXD-QLN ngày 07/3/2018 của Sở Xây dựng tỉnh Trà Vinh đề nghị hướng dẫn quy định liên quan đến Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 25/7/2017 của Chính phủ về việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg. Sau khi nghiên cứu, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:
1. Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 2 của Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg thì “Thân nhân liệt sỹ” là đối tượng được hỗ trợ. Do đó, đối với trường hợp vợ (chồng) của liệt sỹ đã chết mà con của họ (là thân nhân liệt sỹ) đang sống tại nhà ở đó (nhà ở đáp ứng đủ điều kiện theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg và Thông tư số 09/2013/TT-BXD ngày 01/7/2013 của Bộ Xây dựng) thì được hỗ trợ bằng nguồn vốn cấp từ ngân sách Trung ương theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg và Nghị quyết số 63/NQ-CP.
2. Trường hợp vợ liệt sỹ đã tái giá nhưng vẫn đang ở tại ngôi nhà đó có thuộc đối tượng được hỗ trợ theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg hay không thì đề nghị Sở Xây dựng tỉnh Trà Vinh liên hệ với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (là cơ quan thẩm tra Đề án hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng của tỉnh Trà Vinh) để được hướng dẫn giải quyết theo quy định.
Trên đây là ý kiến của Bộ Xây dựng trả lời công văn số 205/SXD-QLN ngày 07/3/2018 của Sở Xây dựng tỉnh Trà Vinh.

Như vậy theo quy định trên, để đủ điều kiện hưởng chế độ theo quyết định 22/2013/QĐ-TTg thì bạn phải có giây tờ có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 điều 2 quyết định 22/2013/QĐ-TTg.

Thứ hai, theo điều 3 quyết định 22/2013/QĐ-TTg về mức hỗ trợ đối với người thuộc diện được hưởng chế độ thân nhân liệt sỹ có quy định:

Điều 3. Mức hỗ trợ
Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương)
1. Hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ đối với trường hợp nêu tại Điểm a Khoản 2 Điều 2
2. Hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ đối với trường hợp nêu tại Điểm b Khoản 2 Điều 2

Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 4 Thông tư 98/2013/TT-BTC

Điều 4. Đối tượng, mức hỗ trợ và nguồn vốn thực hiện

2. Mức hỗ trợ về nhà ở từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả nguồn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương):
– 40 (Bốn mươi) triệu đồng/hộ đối với trường hợp nhà ở hiện có bị hư hỏng nặng phải phá dỡ để xây dựng lại nhà ở mới
– 20 (Hai mươi) triệu đồng/hộ đối với trường hợp phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở hiện có.

Như vậy, với trường hợp của bạn, có 2 khả năng như sau:
– Nếu bạn phá dỡ để xây mới nhà ở thì bạn sẽ được hỗ trợ 40 triệu đồng/ hộ
– Nếu bạn chỉ sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở thì sẽ được hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Công ty chúng tôi là công ty có vốn nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam, hiện tại chúng tôi đang có nhu cầu thành lập thêm một công ty con nữa. Vậy chúng tôi làm tương tự với trường hợp công ty trong nước hay làm thủ tục đầu tư?

Trả lời

Chào bạn! Theo quy định tại khoản 12 điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 quy định rõ về quốc tịch của doanh nghiệp Việt Nam.

Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
12. Doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam.

Do vậy nếu công ty của bạn là công ty có vốn nước ngoài thành lập tại Việt Nam thì được xem là công ty mang quốc tịch Việt Nam và chịu sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp 2020. Về khái niệm công ty mẹ, con được quy định tại khoản 1 điều 195 luật doanh nghiệp 2020

Điều 195. Công ty mẹ, công ty con
1. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.

Tuy nhiên, do công ty bạn là công ty có vốn nước ngoài, do đó việc thành lập một công ty con là hình thức đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại điều 23 Luật đầu tư 2020 như sau:

Điều 23. Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
1. Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
2. Tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Theo điều 23 luật đầu tư 2020 đối với các trường hợp công ty muốn thành lập công ty con sẽ xảy ra 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Nếu vốn nước ngoài trong công ty ban đầu từ 50% thì áp dụng theo quy tại khoản 2 điều 23 luật đầu tư 2020 áp dụng tương tự như trường hợp đầu tư trong nước.
Trường hợp 2: Nếu vốn nước ngoài trong công ty ban đầu trên 50% trở lên thì áp dụng theo khoản 1 làm thủ tục đầu tư tương tự như nhà đầu tư nước ngoài

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Một nhãn hiệu thông thường sẽ không thể được bảo hộ trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Vì vậy, khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu độc quyền việc phân nhóm hàng hoá, dịch vụ là một trong những công đoạn quan trọng của quá trình. Theo quy định tại văn bản 04/VBHN-BKHCN ngày 31/12/2014 (hợp nhất 01/2007/TT-BKHCN và các văn bản hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ) quy định về việc phân nhóm, phân loại hàng hoá dịch vụ như sau:

7. Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
7.1 Tài liệu tối thiểu
e) Đối tượng nêu trong đơn phải được phân nhóm, phân loại chính xác theo quy định. Nếu người nộp đơn không tự phân nhóm, phân loại hoặc phân nhóm, phân loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện việc này và người nộp đơn phải nộp phí dịch vụ phân nhóm, phân loại theo quy định.
Mục 5. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
37. Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu

37.4 Yêu cầu đối với tờ khai
e) Phần “Danh mục các hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu” trong Tờ khai phải được phân nhóm phù hợp với Bảng phân loại quốc tế các hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Nice được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Nếu người nộp đơn không tự phân loại hoặc phân loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ phân loại và người nộp đơn phải nộp phí dịch vụ phân loại theo quy định.

Khách hàng có thể tham khảo bảng phân loại tại website của cục SHTT noip.gov.vn. Bảng phân loại được chia làm 45 nhóm ngành từ nhóm 01 đến nhóm 45, thông thường việc phân loại mang tính thủ công, tuy nhiên có một số cách để việc phân loại trở lên đơn giản hơn như sau:
– Bảng phân loại chia làm 2 phần chính: Từ nhóm 01 đến nhóm 34 sử dụng phân loại cho các loại hàng hoá, từ nhóm 35 đến nhóm 45 sử dụng phân loại cho các loại dịch vụ
– Việc phân nhóm dựa vào chức năng và mục đich sử dụng: Khi mục đích và chức năng của hàng hóa không được nói đến trong tiêu đề thì hàng hóa đó sẽ được phân loại trên cơ sở sự tương tự với sản phẩm hàng hóa khác trong danh mục theo vần chữ cái. Hoặc trường hợp không tìm được tiêu chí khác thì có thể dựa vào vật liệu, nguyên liệu và phương thức hoạt động của sản phẩm hàng hóa đó để phân loại.
– Đối với những sản phẩm hàng hóa không chỉ có một hoặc hai mục đích sử dụng mà có rất nhiều thì sẽ được phân vào nhóm nào đó tương thích về các công dụng và chức năng.
Ví dụ:
Phân nhóm hàng hóa cho vật liệu thô chưa được chế biến hoặc đã đã được chế biến một phần. Những hàng hóa này sẽ được phân nhóm dựa trên vật liệu tạo nên chúng.
Phân nhóm hàng hóa có một bộ phận được tạo thành từ sản phẩm khác: Những hàng hóa này sẽ được phân loại cùng nhóm với sản phẩm đó với điều kiện hàng hóa này không sử dụng với mục đích khác.
– Phân nhóm hàng hóa cho sản phẩm chưa hoàn chỉnh: Đối với những sản phẩm hàng hóa chưa được hoàn chỉnh hoặc đã hoàn chỉnh nhưng các vật liệu làm nên nó là những vật liệu khác nhau thì những hàng hóa đó sẽ được phân vào nguyên vật liệu có thành phần nhiều nhất.
– Hộp đựng sản phầm thì về nguyên tắc, những hàng hóa đó sẽ được phân loại cùng nhóm với sản phẩm đó.
Tương tự hàng hóa, các dịch vụ mang nhãn hiệu cũng không thể phân loại theo nhóm, theo phần giải thích hay theo vần chữ cái mà phải áp dụng những nguyên tắc sau:
–  Phân loại dựa vào ngành hoạt động được ghi rõ trong tiêu đề các nhóm. Hoặc nếu không, có thể phân loại dựa vào dịch vụ tương tự trong nhóm theo vần chữ cái.
– Những dịch vụ cho thuê sẽ được phân cùng nhóm với dịch vụ được được cung cấp bởi phương tiện cho thuê.
–  Các dịch vụ tư vấn được phân loại cùng nhóm với dịch vụ tương tự với lĩnh vực đó. Nguyên tắc phân loại này được áp dụng cho cả các dịch vụ tư vấn, thông tin qua các phương tiện điện tử.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Hiện tại doanh nghiệp của tôi mới thành lập nên tiền góp vốn còn lại trong doanh nghiệp khá nhiều. Hiện tại nhiều doanh nghiệp bạn của sếp có nhu cầu muốn vay. Tôi muốn hỏi là chúng tôi có thể cho công ty khác vay số tiền đó hay không? Nếu được thì có phải xuất hóa đơn với số tiền đó không

Trả lời

Theo quy định tại Thông tư 09/2015/TT-BTC hướng dẫn giao dịch tài chính của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 6, Nghị định 222/2013/NĐ-CP như sau:

Điều 3. Hình thức thanh toán trong giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác
Các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.
Khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau:
a) Thanh toán bằng Séc;
b) Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
c) Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.
Doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác bằng tài sản (không phải bằng tiền) thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Điều 4. Hình thức thanh toán trong giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau giữa các doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng
Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng (là các doanh nghiệp không thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng) khi thực hiện các giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau sử dụng các hình thức thanh toán được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.

Như vậy có thể đưa tới một số kết luận sau:

  • Doanh nghiệp của bạn có thể cho doanh nghiệp khác vay tiền
  • Khi cho doanh nghiệp khác vay tiền doanh nghiệp không được sử dụng tiền mặt (có thể sử dụng bằng Séc, Ủy nhiệm chi, chuyển khoản)
  • Doanh nghiệp không được cho doanh nghiệp khác vay bằng tiền mặt.

Doanh nghiệp cho vay tiền có phải xuất hóa đơn hay không?

Theo quy định tại  Thông tư 219/2013/TT-BTC tại Điều 4, Khoản 8, Điểm b quy định các đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:

Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT
8. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán sau đây
b) Hoạt động cho vay riêng lẻ, không phải hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng.

Căn cứ Thông tư 26/2015/TT-BTC tại Điều 3, Khoản 7 Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC) như sau:
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).’’

Căn cứ theo các quy định trên và căn cứ theo công văn số 12319/CT-TT&HT ngày 05/11/2014 của Cục thuế tỉnh Bình Dương thì công ty có phát sinh khoản thu từ tiền lãi cho vay phải lập hóa đơn GTGT, dịch vụ cho vay riêng lẻ của Công ty thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT nên trên hóa đơn dòng thuế suất không ghi gạch chéo.

Thuế thu nhập doanh nghiệp khi cho vay tiền

Căn cứ Thông tư 78/2014/TT-BTC tại Điều 6, Khoản 2, Điểm 2.17 quy định các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:

Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.17. Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

Như vậy, lãi suất đối với trường hợp này không bị khống chế theo lãi suất ngân hàng nhà nước. Trong trường hợp đi vay không phải tổ chức kinh tế, tín dụng thì sẽ bị không chế theo quy định về lãi suất của pháp luật

Ấn định thuế khi cho vay không lãi suất

Doanh nghiệp khi cho doanh nghiệp khác vay lãi suất 0% sẽ bị ấn định thuế theo quy định tại luật quản lý thuế 2019:

Điều 49. Nguyên tắc ấn định thuế
1. Người nộp thuế bị ấn định thuế khi thuộc mộttrong các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế sau đây:
đ) Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường;

Hình thức xử lý: truy thu thuế TNDN, phạt 20% kê khai sai, 0.03%/ ngày

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Hiện nay, tôi đang là chủ của một doanh nghiệp tư nhân chuyên về hoạt động quảng cáo. Để phát triển công việc kinh doanh trong thời gian tới, tôi muốn thành lập thêm một doanh nghiệp tư nhân khác thì có được không? Trong trường hợp không thể thành lập thêm một doanh nghiệp tư nhân khác, thì việc tôi góp vốn cùng một số người bạn thành lập một công ty khác thì có vi phạm pháp luật không?

Trả lời:

Thứ nhất, về câu hỏi của bạn về việc bạn muốn thành lập thêm một doanh nghiệp tư nhân khác? Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 thì:

Điều 188. Doanh nghiệp tư nhân
1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Căn cứ vào quy định tại Điều 188 Luật doanh nghiệp nêu trên, có thể thấy, pháp luật quy định “mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân”. Sở dĩ pháp luật quy định mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân là bởi cá nhân là chủ doanh nghiệp tư nhân thì phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tất cả tài sản của mình về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó để đảm bảo quyền lợi của khách hàng và đối tác, kể cả chủ nợ của các doanh nghiệp tư nhân nên Luật chỉ cho phép mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Do vậy, căn cứ vào quy định nêu trên, có thể thấy, hiện nay bạn đang là chủ sở hữu một doanh nghiệp tư nhân chuyên về quảng cáo, nên bạn không được phép thành lập thêm một doanh nghiệp tư nhân khác.

Thứ hai, trong trường hợp không thể thành lập thêm một doanh nghiệp tư nhân khác, thì việc tôi góp vốn cùng một số người bạn thành lập một công ty khác thì có vi phạm pháp luật không? Theo quy định nêu trên thì chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời làm chủ hộ kinh doanh hay thành viên công ty hợp danh (khoản 3 Điều 188 luật doanh nghiệp 2020). Do vậy, bạn có thể góp vốn cùng một số người bạn thành lập loại hình doanh nghiệp khác, trừ hộ kinh doanh, và công ty hợp danh theo quy định nêu trên.

Đồng thời, tại khoản 4 Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020, pháp luật của doanh nghiệp chỉ quy định doanh nghiệp tư nhân không được quyền thành lập, hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Có thể thấy, với quy định tại khoản 4 Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020 nêu trên chỉ hạn chế quyền góp vốn, thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp tư nhân mà không giới hạn những quyền ấy đối với chủ doanh nghiệp. Vậy nên, ngoài công ty hợp danh, hộ kinh doanh thì bạn hoàn toàn có thể góp vốn, thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

Từ các quy định nêu trên, có thể khẳng định, trừ công ty hợp danh, hộ kinh doanh, thì bạn hoàn toàn có quyền cùng các bạn của mình góp vốn thành lập các loại hình doanh nghiệp khác như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

Trên đây là tư vấn của công ty chúng tôi dựa trên những thông tin bạn đưa ra và các quy định của pháp luật hiện hành. Chúng tôi hi vọng thông qua những tư vấn trên đây, bạn có thể tìm được giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của mình.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Kính gửi các anh chị luật sư, Công ty chúng tôi kính nhờ các luật sư tư vấn thêm như sau: Hiện nay công ty chúng tôi đăng ký kinh doanh tại một địa chỉ nhưng lại mở văn phòng làm việc ở một địa chỉ khác (ở cùng Phường, Quận, TPHCM) thì lập là văn phòng giao dịch hay văn phòng đại diện?  Nếu đặt là văn phòng giao dịch thì cần phải lập thủ tục gì khác về đăng ký kinh doanh hay không?

Trả lời:

Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi tới LVNLAW, chúng tôi xin trả lời câu hỏi của anh như sau: Văn phòng giao dịch và văn phòng đại diện của doanh nghiệp được quy định tại điều 44 Luật doanh nghiệp 2020 như sau.

Điều 44. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

Luật doanh nghiệp không có quy định cụ thể về văn phòng giao dịch, tuy nhiên trên thực tế văn phòng giao dịch thường được thành lập dưới dạng địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

Khác nhau giữa văn phòng đại diện và văn phòng giao dịch?

Văn phòng đại diện:

  • Không có chức năng kinh doanh, không phải nộp lệ phí môn bài do không có chứng năng kinh doanh
  • Thành lập phức tạp hơn cần họp hội đồng quản trị và ra quyết định
  • Có mã số thuế riêng là mã số doanh nghiệp kèm theo 001 002 ….

Địa điểm kinh doanh:

  • Có thể đặt được nhiều tên khác nhau (văn phòng giao dịch, kho hàng)
  • Đóng lệ phí môn bài 1.000.000 VNĐ/năm
  • Không có mã số thuế riêng nếu trực thuộc cùng địa phương, nếu khác địa phương thì địa điểm KD vẫn có mã số thuế riêng
  • Có thể dùng để hoạt động kinh doanh
  • Thủ tục thành lập đơn giản

Nên thành lập văn phòng giao dịch hay văn phòng đại diện

Với trường hợp anh cung cấp do đây là văn phòng làm việc ở địa chỉ khác với trụ sở chính thì anh nên thành lập dưới hình thức văn phòng giao dịch (địa điểm kinh doanh) để thuận tiện với hoạt động kinh doanh của mình.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Doanh nghiệp tư nhân của tôi đã hoạt động từ năm 2012, hiện nay có 2 người bạn muốn cùng góp vốn vào doanh nghiệp. Tôi có nghe nói phải làm thủ tục chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH, vậy tôi phải làm các thủ tục này như thế nào?

Trả lời:

Đối với trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thì có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên. Quy định chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân theo điều 205 luật doanh nghiệp 2020 như sau:

Điều 205. Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh
1. Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Doanh nghiệp được chuyển đổi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này;
b) Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
c) Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó;
d) Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty được chuyển đổi đương nhiên kế thừa quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ phát sinh trước ngày công ty được chuyển đổi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Hồ sơ chuyển đổi DNTN thành công ty TNHH

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
– Điều lệ công ty chuyển đổi
– Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế, thời hạn thanh toán; danh sách người lao động hiện có; danh sách các hợp đồng chưa thanh lý;
– Danh sách thành viên đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của các thành viên công ty đối với trường hợp thành viên là cá nhân; bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác đối với trường hợp thành viên công ty là tổ chức;
– Văn bản cam kết của chủ doanh nghiệp tư nhân về việc chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp tư nhân và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
– Văn bản thỏa thuận với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó;
– Văn bản cam kết của chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thỏa thuận giữa chủ doanh nghiệp tư nhân và các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.

Các vấn đề cần lưu ý khi chuyển đổi

Đối với các doanh nghiệp tư nhân chưa mã hóa ngành nghề cần ghi mã ngành nghề theo mã ngành cấp 4 của hệ thống mã ngành kinh tế. Sau khi hoàn thành thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân cần làm thủ tục đổi dấu và trả dấu lại cho công an (nếu doanh nghiệp tư nhân thành lập trước 1/7/2015)

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Khi tiến hành một hoạt động kinh doanh thì việc đăng ký kinh doanh là cần thiết. Tuy nhiên tại sao điều này lại cần thiết khi tiến hành hoạt động kinh doanh? Trong bài viết này LVNLAW sẽ làm rõ lý do và vai trò của việc đăng ký kinh doanh? Theo Luật Doanh nghiệp 2020 có thể hiểu: Đăng ký kinh doanh là Sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mặt pháp lý sự ra đời của chủ thể kinh doanh.

Mục đích của việc đăng ký kinh doanh là gì?

Thứ nhất, sự bảo đảm của nhà nước: Một chủ thể kinh doanh khi mà họ đăng ký kinh doanh tức là tồn tại dưới dạng  một tổ chức – được thành lập và hoạt động một cách hợp pháp. Khi đó, bất kì một hoạt động kinh doanh nào của tổ chức này  đều được hợp pháp hóa một cách công khai và minh bạch.
Thứ hai, lòng tin của khách hàng: Việc được thành lập và hoạt động một cách hợp pháp còn là bằng chứng về tính chịu trách nhiệm của tổ chức đó với khách hàng. Bất kì một hoạt động thương mại[1] nào của tổ chức đó nếu có sự vi phạm đều phải chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước và khách hàng, điều đó tạo được lòng tin của khách hàng với tổ chức đã được đăng ký kinh doanh.
Thứ ba, Lòng tin của nhà đầu tư: Các chủ thể kinh doanh khi thực hiện các hoạt động thương mại đều phải tìm kiếm và phát triển thị trường. Để làm được điều đó họ cần phải có một nguồn vốn nhất định. Các nhà đầu tư thường là đối tượng mà các chủ thể kinh doanh, doanh nghiệp hướng đến. Điều đầu tiên, các nhà đầu tư hướng đến là tư cách tiến hành các hoạt động hợp pháp. Điều đó, chỉ xảy ra khi bạn đã đnăg ký kinh doanh.

Các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh được quy định tại điều 7 Luật thương mại 2005 chủ yếu là các hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ:
– Bán hàng rong (Các hoạt động buôn bán rong không có địa điểm cố định, bao gồm cả bán rong sách, báo tạp chí)
Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
Đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác

Nếu không thuộc các trường hợp nêu trên thì người hoạt động thương mại có nghĩa vụ phải đăng ký kinh doanh.

Lựa chọn loại hình kinh doanh như thế nào?

Tùy thuộc vào mục đích hoạt động, quy mô, lĩnh vực hoạt động, số lượng lao động…mà các chủ thể kinh doanh có thể lựa chọn loại dình phù hợp. Hiện tại, khi tiến hành hoạt động kinh doanh cá nhân kinh doanh có thể lựa chọn thành lập công ty hoặc thành lập hộ kinh doanh. Mỗi loại hình kinh doanh có một số ưu, nhược điểm riêng, tuy nhiên chung quy lại khi tiến hành một trong hai loại hình này ta đều có một tư cách hợp pháp để tiến hành hoạt động kinh doanh đảm bảo đúng quy định pháp luật.

Xử phạt không có đăng ký kinh doanh

Việc xử phạt đăng ký kinh doanh được quy định tại nghị định 98/2020/NĐ-CP trong đó các trường hợp hoạt động kinh doanh mà không tiến hành đăng ký sẽ bị xử phạt

Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong giấy phép kinh doanh;
b) Cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng giấy phép kinh doanh;
c) Thuê, mượn, nhận cầm cố, nhận thế chấp, mua, nhận chuyển nhượng giấy phép kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời hạn, địa bàn, địa điểm hoặc mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định;
b) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi giấy phép kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực;
c) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định trong quá trình hoạt động kinh doanh;
d) Sử dụng giấy phép kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh.
5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này đối với đối tượng hoạt động sản xuất rượu công nghiệp; chế biến, mua bán nguyên liệu thuốc lá; sản xuất sản phẩm thuốc lá; kinh doanh phân phối, bán buôn rượu hoặc sản phẩm thuốc lá thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 và điểm c khoản 3 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2, 3, 4 Điều này.

Như vậy, trước khi tiến hành một hoạt động kinh doanh, khách hàng nên tham vấn ý kiến luật sư để được tư vấn lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp với nhu cầu của mình, tránh các phiền phức sau này.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Việc đặt tên doanh nghiệp là vấn đề quan trọng vì nó liên quan đến định hướng kinh doanh, chiến lực quảng cáo, xây dựng thương hiệu. Vì vậy khi thành lập mới hoặc đổi tên doanh nghiệp, tên được đặt phải không gây trùng hay nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã được đăng ký và xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp. Các tên doanh nghiệp được đặt mà xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp sẽ bị xử lý như sau

Căn cứ xác định tên doanh nghiệp xâm phạm

Khoàn 1, Điều 19, Nghị định 01/2021NĐ-CP quy định về đặt tên doanh nghiệp như sau:

Điều 19. Xử lý đối với trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
1. Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu đó. Trước khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp.

Theo quy định trên, trước tên để xác định tên doanh nghiệp đặt có xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp hay không cần xác định tên doanh nghiệp đặt đã được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý… hay chưa? Bởi lẽ một số đơn xin cấp văn bằng bảo hộ nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ nhưng sau khi thẩm định về mặt nội dung sẽ bị từ chối. Nếu đơn xin cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý chưa bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ thì doanh nghiệp sử dụng những tên đó làm tên doanh nghiệp không bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Ngoài ra, đối với các trường hợp phát hiện tên doanh nghiệp sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ. Tổ chức, cá nhân đã được cấp văn bằng bảo hộ có thể gửi yêu cầu giám định về sở hữu trí tuệ để xác định tên doanh nghiệp sử dụng có xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp hay không.

Xử lý tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp khi phát hiện doanh nghiệp thành lập mới hoặc đổi tên sử dụng tên thương mại, tên nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý có thể bảo quyền sở hữu công nghiệp của mình như sau:
– Gửi công văn yêu cầu doanh nghiệp đang sử dụng tên thương mại, tên nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý phải ngừng ngay việc sử dụng tên đó đồng thời yêu cầu doanh nghiệp phải tiến hành làm thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp với Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư
– Trong trường hợp doanh nghiệp đang tên thương mại, tên nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý không thực hiện thay đổi tên doanh nghiệp. Cá nhân, tổ chức sở hữu quyền sở hữu công nghiệp có quyền gửi đơn yêu cầu buộc doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đổi tên doanh nghiệp tới Phòng Đăng ký kinh doanh-Sở kế hoạch đầu tư nơi công ty đó đang đặt trụ sở. Kèm theo đơn yêu cầu sẽ phải có thêm văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp để chứng minh doanh nghiệp đang sử dụng tên đã được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền về việc sử dụng tên doanh nghiệp là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Viện khoa học sở hữu trí tuệ).
Khi nhận được yêu cầu của chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp , trong thời hạn 10 ngày làm viêc Phòng đăng ký kinh doanh phải ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp có tên xâm phạm đổi tên doanh nghiệp và tiến hành thủ tục thay đổi tên trong thời hạn 02 tháng.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Thủ tục phá sản công ty như thế nào? Hồ sơ, trình tự thủ tục phá sản công ty theo quy định của Luật phá sản 2014

Phá sản là gì?

Theo giải thích tại điều 4 luật phá sản 2014 giải thích phá sản như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
2. Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Ai có quyền yêu cầu phá sản công ty

Theo quy định trên doanh nghiệp sẽ bị phá sản khi TAND ra quyết định tuyên bố phá sản. Đối tượng nào được phép yêu cầu toà án nhân dân tuyên bố phá sản công ty. Tại điều 5 luật phá sản 2014 quy định

Điều 5. Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
2. Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
4. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
5. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.
6. Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

Các bước thực hiện phá sản

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Bước 2: Tòa án nhận đơn
Toà án nhận đơn và yêu cầu tạm ứng án phí nếu đơn hợp lệ (yêu cầu sửa đổi nếu đơn chưa hợp lệ
Bước 3: Tòa án thụ lý đơn
Toà án thụ lý đơn khi có liên lai nộp lệ phí phá sản và tạm ứng chí phí phá sản. Sau đó, Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản (trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn).
Bước 4: Mở thủ tục phá sản
Thông báo quyết định tới những người có liên quan. Trong quá trình giải quyết có thể yêu cầu các biện pháp đảm bảo nghĩa vụ như: tuyên bố giao dịch vô hiệu, đình chỉ thực hiện hợp đồng…
Bước 5: Hội nghị chủ nợ
Triệu tập Hội nghị chủ nợ:
+ Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất.
Hội nghị chủ nợ được coi là tiến hành hợp lệ nếu có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm. Nếu không đáp ứng sẽ bị hoãn và phải mở hội nghị lần 02.
+ Hội nghị chủ nợ lần thứ hai.
Hội nghị chủ nợ có quyền đưa ra một trong các kết luận sau:
– Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản;
– Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh;
– Đề nghị tuyên bố phá sản.
Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng vẫn mất khả năng thanh toán, Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.
Bước 7: Thi hành tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
– Thanh lý tài sản phá sản;
– Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.

Hỏi đáp về thủ tục phá sản

Thẩm quyền giải quyết phá sản

Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó. Toà cấp tỉnh với các trường hợp đặc biệt

Thứ tự ưu tiên thành toán khi phá sản

1. Chi phí phá sản;
2. Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
3. Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
4. Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ;
5. Chủ doanh nghiệp tư nhân;
Trường hợp giá trị tài sản không đủ để thanh toán các chi phí theo quy định thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

Các khoản phí khi nộp đơn yêu cầu phá sản

Theo quy định của Luật phá sản 2014 người nộp đơn yêu cầu phá sản phải chịu một số loại phí như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ
11. Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (sau đây gọi là lệ phí phá sản) là khoản tiền mà người yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp để Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
12. Chi phí phá sản là khoản tiền phải chi trả cho việc giải quyết phá sản, bao gồm chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chi phí kiểm toán, chi phí đăng báo và các chi phí khác theo quy định của pháp luật.
13. Chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là khoản tiền phải chi trả cho việc giải quyết phá sản của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
14. Tạm ứng chi phí phá sản là khoản tiền do Tòa án nhân dân quyết định để đăng báo, tạm ứng chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

Theo quy định tại điều 22 Luật phá sản 2014 Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp lệ phí phá sản theo quy định của pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án nhân dân.Trừ trường hợp là người lao động hoặc doanh nghiệp, hợp tác xã không còn khả năng thanh toán.

Theo quy định về lệ phí phá sản mới nhất được quy định tại Luật phí và lệ phí 2015 và nghị quyết 326/2016/UBTVQH14

Điều 40. Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Những người phải nộp tiền lệ phí khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã bao gồm: Chủ nợ không có bảo đảm; chủ nợ có bảo đảm một phần; người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã; chủ doanh nghiệp tư nhân; Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần; Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; thành viên hợp danh của công ty hợp danh; cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% cổ phần phổ thông trở lên; thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã.

Mức lệ phí phá sản được quy định hiện nay là 1.500.000 VNĐ. Tiền tạm ứng chi phí phá sản sẽ do tòa án nhân dân quyết định dựa trên tình hình thực tế của doanh nghiệp và sẽ được thông báo sau khi nộp đơn yêu cầu phá sản.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Photocopy là một trong những ngành nghề phổ biến hiện nay. Tuy nhiên khi thực hiện dịch vụ photocopy cũng phải lưu ý các quy định của pháp luật về điều kiện hoạt động. Cụ thể các cửa hàng photo phải thực hiện thủ tục khai báo cơ sở dịch vụ photocopy theo quy định tại nghị định 60/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 25/2018/NĐ-CP) như sau:

Thủ tục báo hoạt động cơ sở dịch vụ photocopy

Theo quy định tại điều 25 nghị định 60/2014/NĐ-CP đơn vị là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh gửi tờ khai theo mẫu số 16 tại thông tư 03/2015/TT-BTTTT (2 bản) qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

…………….., ngày …. tháng ….. năm ……

TỜ KHAI HOẠT ĐỘNG CƠ SỞ DỊCH VỤ PHOTOCOPY

Kính gửi: Ủy ban Nhân dân (cấp huyện) …………….. (1)

1. Tên cơ sở dịch vụ photocopy: …………………………………………………………………………..
– Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………….
– Điện thoại: ……………………….. Fax: …………………….. Email: ………………………………
2. Họ tên người đứng đầu cơ sở dịch vụ photocopy:………………………………………………. (2)
– Địa chỉ nơi cư trú: …………………………………………………………………………………………….
– Điện thoại: ……………………………………………………………………………………………………..
– Chứng minh nhân dân số: ………………… ngày …. tháng ….. năm…………………………….
nơi cấp: …………………………………………………………………………………………………………..
3. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số …………… ngày ….. tháng …. năm ……………… nơi cấp     
4. Tên tổ chức, cá nhân chủ sở hữu cơ sở dịch vụ photocopy: …………………………………….
5. Danh mục thiết bị:

Số TT Tên (3)
máy móc, thiết bị
Nước sản xuất, năm sản xuất Hãng sản xuất Model và Số sê-ri của máy Số lượng Ghi chú
             
             
             

6. Cơ sở dịch vụ photocopy cam kết tính chính xác nội dung khai trên đây và chấp hành đúng các quy định pháp luật về hoạt động của dịch vụ photocopy.
Tờ khai này được lập thành 02 (hai) bản giống nhau, 01 bản gửi cho Ủy ban nhân dân cấp huyện để cập nhật vào hồ sơ, dữ liệu quản lý, 01 bản cơ sở dịch vụ photocopy lưu giữ./.

  NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu có)

__________________
Chú thích:
(1) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã
(2) Người đại diện theo pháp luật
(3) Máy photocopy phải ghi rõ là màu hay đen trắng hoặc đa chức năng (copy-scan-in-fax).

Trách nhiệm của cơ sở dịch vụ photocopy

Cơ sở photocopy khi hoạt động cần có trách nhiệm theo quy định tại điều 26 nghị định 60/2015/NĐ-CP bao gồm:
1. Thực hiện khai báo hoạt động cơ sở dịch vụ photocopy theo quy định
2. Hoạt động đúng địa điểm đã khai báo.
3. Chấp hành các yêu cầu quản lý của cơ quan quản lý nhà nước.
4. Xuất trình hồ sơ, giấy tờ liên quan đến hoạt động của cơ sở dịch vụ photocopy và chấp hành việc giải trình, báo cáo đầy đủ, trung thực theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền thi hành nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra theo quy định của pháp luật.
5. Báo cáo kịp thời với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in khi phát hiện giấy tờ, tài liệu nhận photocopy có nội dung vi phạm.
6. Tuân thủ quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; người đứng đầu cơ sở dịch vụ photocopy phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của cơ sở dịch vụ photocopy.

Chế độ báo cáo định kỳ với cơ sở hoạt động dịch vụ photocopy

Cơ sở dịch vụ photocopy có trách nhiệm báo cáo định kỳ định kỳ 01 năm/lần hoặc đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in theo quy định tại điều 8 nghị định 60/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 25/2018/NĐ-CP) và hướng dẫn bởi điều 4 thông tư 03/2015/TT-BTTTT
Cơ quan tiếp nhận báo cáo: Phòng Văn hóa – Thông tin quận (huyện, thị xã);
Thời hạn gửi báo cáo: 10 tháng 01 của năm liền sau năm báo cáo
Mẫu báo cáo hoạt động photocopy theo mẫu 24 thông tư 03/2015/TT-BTTT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

…………….., ngày …. tháng ….. năm ……

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CƠ SỞ DỊCH VỤ PHOTOCOPY
Năm ………………….
(Tính từ 01/01 đến 31/12 của năm báo cáo)

I. THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP
Tên doanh nghiệp: …………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………
Số điện thoại: …………………. Email: ……………………………………………………………………
Họ tên người đại diện theo pháp luật: …………………………………………………………………….
Tờ khai hoạt động của cơ sở dịch vụ photocopy gửi Ủy ban nhân dân huyện (quận) ngày ….. tháng ……… năm …………
II. HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ DỊCH VỤ PHOTOCOPY
1. Tổng số lao động: …………… người
2. Tổng số thiết bị (từng loại):
– Máy photocopy: ………. cái
– Máy in: …………………. cái
– ………………………………
3. Các sản phẩm doanh nghiệp nhận photocopy
a) Xuất bản phẩm là sách:                                       Khoảng …….%;
b) Tài liệu của cơ quan, tổ chức, cá nhân:               Khoảng …….%;
c) Các giấy tờ hành chính:                                       Khoảng …….%;
d) Giấy tờ khác:                                                      Khoảng …….%;

  NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Sách là một trong các loại xuất bản phẩm. Do vậy, việc đăng ký kinh doanh phát hành sách sẽ thực hiện theo quy định về kinh doanh phát hành xuất bản phẩm.

Theo quy định tại khoản 3 điều 4 luật xuất bản 2012 quy định như sau: “Phát hành là việc thông qua một hoặc nhiều hình thức mua, bán, phân phát, tặng, cho, cho thuê, cho mượn, xuất khẩu, nhập khẩu, hội chợ, triển lãm để đưa xuất bản phẩm đến người sử dụng“. Theo quy định tại Khoản 4, điều 4, Luật Xuất bản năm 2012 quy định về xuất bản phẩm giải thích:

Điều 4. Giải thích từ ngữ
4. Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức sau đây:
a) Sách in;
b) Sách chữ nổi;
c) Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rơi, tờ gấp;
d) Các loại lịch;
đ) Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách

Như vậy, việc kinh doanh phát hành xuất bản phẩm thông thường là các việc mua, bán các loại sách và các tài liệu khác được quy định là xuất bản phẩm và đưa xuất bản phẩm đến tay người tiêu dùng

Điều kiện kinh doanh phát hành sách (xuất bản phẩm)

– Người đứng đầu đã có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về phát hành xuất bản phẩm
– Có địa điểm kinh doanh rõ ràng
– Người đứng đầu thường trú tại Việt Nam

Hồ sơ đăng ký hoạt động phát hành sách (xuất bản phẩm)

Trước khi hoạt động 15 ngày, cơ sở phát hành xuất bản phẩm là doanh nghiệp phải đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm theo quy định tại điều 18 thông tư 23/2014/TT-BTTTT gồm các hồ sơ
– Đơn đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm
– Bản sao (xuất trình kèm bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao có chứng thực một trong các loại giấy: Chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chứng nhận đầu tư, chứng nhận đăng ký thuế, quyết định thành lập cơ sở phát hành là đơn vị sự nghiệp công lập;
– Bản sao (xuất trình kèm bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao có chứng thực giấy tờ sở hữu trụ sở hoặc hợp đồng thuê, mượn trụ sở để làm địa điểm kinh doanh;
– Bản sao (xuất trình kèm bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ chứng minh được phép thường trú tại Việt Nam của người đứng đầu cơ sở phát hành do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
– Bản sao (xuất trình kèm bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao có chứng thực văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về phát hành xuất bản phẩm của người đứng đầu cơ sở phát hành do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành phát hành xuất bản phẩm cấp.
Cơ quan giải quyết: Sở thông tin truyền thông nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
Thời gian thực hiện: 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Hỏi đáp về phát hành xuất bản phẩm

Hộ kinh doanh có được kinh doanh phát hành xuất bản phẩm?

Theo quy định tại điều 36 Luật Xuất Bản 2012 quy định: “Cơ sở phát hành xuất bản phẩm bao gồm doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, hộ kinh doanh xuất bản phẩm (sau đây gọi chung là cơ sở phát hành). Nhà xuất bản được thành lập cơ sở phát hành xuất bản phẩm.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Thuế, phí, lệ phí đều là các khoản đóng cho ngân sách nhà nước, tại sao không gọi chung bằng một tên mà lại chia ra nhiều cách gọi như vậy? Bản chất thuế, phí, lệ phí có gì khác nhau? Để nhằm nâng cao hiểu biết cho người dân về vấn đề này, LVNLAW sẽ có bài so sánh, phân biệt các điểm giống và khác nhau của thuế, phí, lệ phí!

Về khái niệm thuế, phí, lệ phí

Thuế là gì?

Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.
(Khoản 1 điều 3 Luật quản lý thuế 2019)

Phí là gì?

Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được (Khoản 1 điều 3 Luật phí và lệ phí 2015)

Lệ phí là gì?

Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nước (Khoản 2 điều 3 Luật phí và lệ phí 2015)

Xem thêm: Lệ phí môn bài

Vai trò thuế, phí, lệ phí

Thuế có vai trò là nguồn thu chủ yếu, quan trọng để vận hành bộ máy nhà nước. Việc đóng thuế vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của công dân. Thuế tác động lớn tới vấn đề phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia. Có câu “Dân giàu thì nước mới mạnh

Phí, lệ phí là khoản thu nhỏ trong ngân sách nhà nước không mang tính chất vận hành bộ máy nhà nước mà chủ yếu phục vụ bù đắp cho các dịch vụ mà do cơ quan nhà nước cung cấp để phục vụ cho xã hội: lệ phí đăng ký kinh doanh, lệ phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu…

Điểm giống nhau của thuế, phí, lệ phí

– Cả thuế, phí và lệ phí đều là một trong những khoản thu bắt buộc của Nhà nước, đóng góp vào Ngân sách Nhà nước của quốc gia;
– Là những khoản mà cá nhân, tổ chức bắt buộc phải đóng;
– Cá nhân, tổ chức chỉ phải đóng thuế, phí, lệ phí trong một số trường hợp và điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật;
– Cá nhân, tổ chức sẽ nộp các khoản tiền căn cứ vào các văn bản pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành đã được phê duyệt.

Có thể thấy chúng đều là các khoản nộp cho ngân sách nhà nước theo một cách nào đó. Ví dụ: Thuế thu nhập doanh nghiệp, lệ phí đăng ký kinh doanh….

Điểm khác nhau của thuế, phí, lệ phí

Luật điều chỉnh: Thuế được điều chỉnh bởi các văn bản quy phạm pháp luật có giá trị cao như Hiến pháp, Bộ luật, Luật. Mỗi một loại thuế khác nhau thì sẽ được điều chỉnh bởi các luật khác nhau tương ứng. Riêng đối với phí và lệ phí được điều chỉnh bằng Luật phí và lệ phí 2015 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Vị trí, vai trò: Đối với thuế mục đích để Nhà nước thu là bổ sung vào nguồn vốn của ngân sách Nhà nước, từ đây là cơ sở cho việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sử dụng nhằm phục vụ các hoạt động chung của cả cộng đồng hay các hoạt động khác theo quy định của pháp luật. Đối với phí và lệ phí chỉ là những khoản thu phụ của ngân sách Nhà nước và cũng không phải là nguồn thu đáp ứng nhu cầu chi tiêu mọi mặt của Nhà nước, mà trước hết dùng để bù đắp các chi phí trong quá trình hoạt động của các cơ quan Nhà nước hoặc các cơ quan được Nhà nước giao thẩm quyền cung cấp cho xã hội một số dịch vụ công.

Tính bắt buộc: Thuế mang tính chất bắt buộc áp dụng đối với tất cả các đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Đối với phí và lệ phí thì cũng mang tính chất bắt buộc nhưng chỉ bắt buộc khi cá nhân, tổ chức được cơ quan Nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền được Nhà nước giao quyền đáp ứng các dịch vụ công. Như vậy, đối với trường hợp khi nộp phí, lệ phí thì chỉ áp dụng bắt buộc trong một số trường hợp nhất định.

Phạm vi áp dụng: Đối với thuế được áp dụng trên phạm vi cả nước, đối với tất cả mọi người, không phân biệt đơn vị hành chính lãnh thổ hay phân biệt các công dân khác nhau. Mức đóng thuế sẽ do Quốc hội hoặc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương quyết định trong các luật hoặc văn bản quy phạm pháp luật dưới luật. Đối với phí, lệ phí thì được áp dụng chỉ trong những trường hợp, lĩnh vực nhất định hoặc trong phạm vi lãnh thổ theo sự phân chia địa giới hành chính. Mức đóng phí, lệ phí thường sẽ do cơ quan quản lý về lĩnh vực trong dịch vụ công ban hành hoặc do chính quyền địa phương ban hành. Ví dụ như lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyến sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất sẽ do Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành.

Tính hoàn trả: Đối với thuế thì không hoàn trả trực tiếp cho người dân mà sẽ hoàn trả gián tiếp thông qua các hoạt động phục vụ người dân như các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường đi, trạm y tếm trường học hay các hoạt động khác nhằm phục vụ cho các hoạt động công ích, phúc lợi xã hội… Đối với phí và lệ phí thì mang tính hoàn trả trực tiếp cho các cá nhân, tổ chức thông qua kết quả của việc thực hiện các dịch vụ công. Ví dụ lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất được hoàn trả trực tiếp cho người đóng lệ phí bằng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất mang tên họ.

Cơ quan thu: Đối với thuế cơ quan có thẩm quyền thu đó là cơ quan thuế được thành lập theo quy định của pháp luật. Đối với lệ phí, phí thì cơ quan thực hiện, cung cấp thủ tục, dịch vụ công chính là cơ quan có thẩm quyền thu lệ phí và phí trực tiếp mà không thông qua cơ quan thuế hay các cơ quan khác.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Chi nhánh của công ty có thể đăng ký tạm ngừng hoạt động trong trường hợp kinh doanh kém hiệu quả. Với mong muốn giúp quý khách hàng có thể thực hiện thủ tục một cách đơn giản, tiết kiệm thời gian, chi phí, LVNLAW xin đưa ra hướng dẫn quý khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký tạm ngừng hoạt động cho chi nhánh công ty

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh cho chi nhánh

Chi nhánh là đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp, việc tạm ngừng kinh doanh của chi nhánh theo quy định tại điều 66 nghị định 01/2021/NĐ-CP. Hồ sơ đăng ký tạm ngừng hoạt động cho chi nhánh sẽ bao gồm các giấy tờ sau:
– Thông báo tạm ngừng hoạt động (Theo mẫu II-21 thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)
– Uỷ quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh chi nhánh

Bước 1: Thực hiện nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh cho chi nhánh
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh cho chi nhánh có thể thực hiện như trên và nộp qua mạng hoặc trực tiếp (hồ sơ tạm ngừng kinh doanh không nộp được bằng chữ ký số.

Bước 2: Phòng ĐKKD xem xét tính hợp lệ của hồ sơ
Nếu hồ sơ hợp lệ ra thông báo hồ sơ hợp lệ (nếu nộp hồ sơ online), người nộp hồ sơ nộp hồ sơ bản giấy để nhận kết quả

Tạm ngừng kinh doanh chi nhánh với cơ quan thuế

Hiện tại Hệ thống đăng ký kinh doanh và hệ thống thuế đã liên thông, nên chi nhánh không cần gửi thông báo tạm ngừng hoạt động cơ quan thuế quản lý. Trường hợp tạm ngừng hoạt động từ ngày 1/1 đến ngày 31/12, chi nhánh sẽ được miễn thuế môn bài và không phải nộp các loại tờ khai thuế.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Để hạn chế những rủi ro khi mua bán nhà đất hoặc các giao dịch khác liên quan đến đất đai, người dân có thể yêu cầu cung cấp thông tin về thửa đất.

Trường hợp được cung cấp dữ liệu đất đai:

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu đất đai nộp phiếu yêu cầu hoặc gửi văn bản yêu cầu đến Trung tâm Dữ liệu và Thông tin đất đai thuộc Tổng cục Quản lý đất đai hoặc Văn phòng đăng ký đất đai.

Trường hợp không được cung cấp dữ liệu đất đai

Căn cứ điều 13 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT, những trường hợp không được cung cấp dữ liệu đất đai gồm:
– Văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu mà nội dung không rõ ràng, cụ thể; yêu cầu cung cấp dữ liệu thuộc phạm vi bí mật Nhà nước không đúng quy định.
– Văn bản yêu cầu không có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu xác nhận đối với tổ chức; phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu.
– Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định của pháp luật.
– Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định gồm: Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai; chi phí in ấn, sao chụp hồ sơ, tài liệu; chi phí gửi tài liệu (nếu có).

Các nội dung được cung cấp khi yêu cầu

Các nội dung dữ liệu mà cơ quan nhà nước sẽ cung cấp khi người dân nộp hồ sơ gồm có:
– Thông tin thửa đất. Bao gồm: Số hiệu thửa đất, số tờ bản đồ địa chính, diện tích, địa chỉ
– Thông tin người sử dụng đất. Bao gồm: Họ tên vợ chồng, năm sinh, CMND, địa chỉ
– Quyền sử dụng đất
– Tài sản gắn liền với đất
– Tình trạng pháp lý
– Lịch sử biến động
– Quy hoạch sử dụng đất
– Trích lục bản đồ
– Trích sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
– Giao dịch đảm bảo
– Hạn chế về quyền
– Giá đất

Thủ tục yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai

Hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin:
Phiếu đề nghị cung cấp dữ liệu đất đai (Mẫu Mẫu số 01/PYC Kèm theo Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Trình tự nộp hồ sơ:
Bước 1:
– Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu đất đai nộp phiếu yêu cầu hoặc gửi văn bản yêu cầu đến Trung tâm Dữ liệu và Thông tin đất đai thuộc Tổng cục Quản lý đất đai hoặc Văn phòng đăng ký đất đai. Đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Văn phòng đăng ký đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã;

Bước 2:
– Khi nhận được phiếu yêu cầu, văn bản yêu cầu hợp lệ của tổ chức, cá nhân, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện việc cung cấp dữ liệu cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu khai thác dữ liệu. Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai tiếp nhận, xử lý và thông báo nghĩa vụ tài chính (trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính) cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do;

Bước 3:
– Sau khi tổ chức, cá nhân thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu.

Đối với các trường hợp khai thác dữ liệu cần phải tổng hợp, xử lý trước khi cung cấp cho tổ chức, cá nhân thì phải thực hiện bằng hình thức hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu.

Thời hạn giải quyết:
– Trường hợp 1: Nhận được yêu cầu trước 15 giờ (03 giờ chiều) thì phải cung cấp ngay trong ngày;
– Trường hợp 2: Nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo;
– Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin thì thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai được xác định theo thỏa thuận giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và người có yêu cầu bằng hình thức hợp đồng.

Lưu ý: Thời gian này không tính các loại thời gian sau:
+ Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp xã (xã, phường, thị trấn),
+ Các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật;
+ Thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Phí và chi phí khi yêu cầu cung cấp dữ liệu:
Phí và chi phí phải trả để được cung cấp thông tin đất đai gồm:
+ Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai;
+ Chi phí in ấn, sao chụp hồ sơ, tài liệu;
+ Chi phí gửi tài liệu (nếu có)

Lưu ý:
– Phí do HĐND cấp tỉnh quyết định (nên mỗi tỉnh sẽ quy định mức thu khác nhau).
– Một số thông tin sau thì không phải trả phí:
+ Danh mục dữ liệu có trong cơ sở dữ liệu đất đai;
+ Thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;
+ Khung giá đất, bảng giá đất đã công bố;
+ Thông tin về các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai;
+ Các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai.

Các câu hỏi thường gặp

Có được yêu cầu cung cấp hồ sơ đất đai của người khác?

Theo quy định tại điều 11 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT, “2. Khi nhận được phiếu yêu cầu, văn bản yêu cầu hợp lệ của tổ chức, cá nhân, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện việc cung cấp dữ liệu cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu khai thác dữ liệu. Trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.”

Cơ quan đăng ký đất đai có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, tài liệu và thông tin khác về đất đai cho cơ quan, tổ chức, cá nhân để nhằm mục đích quản lý của nhà nước và nhu cầu của cộng đồng. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc cứ có yêu cầu cung cấp thông tin đất đai là văn phòng đăng ký đất đai đều cung cấp hồ sơ, thông tin đất đai cho người có yêu cầu.

Những thông tin không được cung cấp khi có yêu cầu gồm:
– Thông tin về người sử dụng đất và thông tin thuộc tính thửa đất của các đơn vị quốc phòng, an ninh;
– Thông tin về cá nhân của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất mà người đó có yêu cầu bảo mật phù hợp với quy định của pháp luật;
– Các thông tin khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Doanh nghiệp công nghệ cao có một số ưu đãi nhất định do vậy khi đáp ứng điều kiện về doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp có thể xin chứng nhận để trở thành doanh nghiệp công nghệ cao để hưởng các ưu đãi này

Cơ sở pháp lý về doanh nghiệp công nghệ cao

– Văn bản hợp nhất Luật công nghệ cao 2019
– Quyết định 55/2010/QĐ-TTg

Doanh nghiệp khoa học công nghệ cao là gì?

Theo quy định tại điều 3 luật công nghệ cao 2008 giải thích khái niệm doanh nghiệp khoa học công nghệ cao như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
4. Doanh nghiệp công nghệ cao doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao, có hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao.

Trong đó, công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.

Tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao

Theo khoản 1 điều 18 Luật công nghệ cao 2008 (sửa đổi bởi luật đầu tư 2014) doanh nghiệp công nghệ cao cần đáp ứng tiêu chí sau:

Điều 18. Doanh nghiệp công nghệ cao
1. Doanh nghiệp công nghệ cao phải đáp ứng đủ các tiêu chí sau đây:
a) Sản xuất sản phẩm công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển quy định tại Điều 6 Luật này;
b) Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam; trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam thì áp dụng tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế chuyên ngành;
c) Tiêu chí khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Tại điều 1 Quyết định số 19/2015/QĐ-TTg giải thích các tiêu chí khác theo quy định của thủ tướng chính phủ gồm

Điều 1. Tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao
Doanh nghiệp công nghệ cao là doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí quy định tại Điểm a và b Điều 75 của Luật Đầu tư, đồng thời đáp ứng các tiêu chí cụ thể sau:
1. Doanh thu từ sản phẩm công nghệ cao của doanh nghiệp phải đạt ít nhất 70% trong tổng doanh thu thuần hàng năm.
2. Tổng chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển được thực hiện tại Việt Nam trên tổng doanh thu thuần hàng năm đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đạt ít nhất 1%. Đối với các doanh nghiệp có tổng nguồn vốn trên 100 tỷ đồng và tổng số lao động trên 300 người tỷ lệ này phải đạt ít nhất 0,5%.
3. Số lượng lao động có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên trực tiếp thực hiện nghiên cứu và phát triển trên tổng số lao động của doanh nghiệp đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đạt ít nhất 5%. Đối với các doanh nghiệp có tổng nguồn vốn trên 100 tỷ đồng và tổng số lao động trên 300 người tỷ lệ này phải đạt ít nhất 2,5% nhưng không thấp hơn 15 người.

Như vậy, căn cứ vào quy định này thì tiêu chí để xác định doanh nghiệp công nghệ cao sẽ bao gồm các tiêu chí sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển;
Thứ hai, doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam; trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam thì áp dụng tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế chuyên ngành;
Thứ ba, doanh thu từ sản phẩm công nghệ cao của doanh nghiệp phải đạt ít nhất 70% trong tổng doanh thu thuần hàng năm;
Thứ tư, tổng chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển được thực hiện tại Việt Nam trên tổng doanh thu thuần hàng năm đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đạt ít nhất 1%. Đối với các doanh nghiệp có tổng nguồn vốn trên 100 tỷ đồng và tổng số lao động trên 300 người tỷ lệ này phải đạt ít nhất 0,5%.
Thứ năm, doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đạt ít nhất 5% số lượng lao động có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên trực tiếp thực hiện nghiên cứu và phát triển trên tổng số lao động của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp có nguồn vốn trên 100 tỷ đông và tổng số lao động trên 300 người tỷ lệ này phải đạt ít nhất 2,5% nhưng không thấp hơn 15 người.

Những ưu đãi, hỗ trợ đối với doanh nghiệp công nghệ cao

Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao là căn cứ để doanh nghiệp được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Công nghệ cao và các ưu đãi, hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật:

2. Doanh nghiệp công nghệ cao có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này được ưu đãi, hỗ trợ như sau:
a) Hưởng ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
b) Được xem xét hỗ trợ kinh phí đào tạo, nghiên cứu và phát triển, sản xuất thử nghiệm từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao.

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao

Việc công nhận doanh nghiệp công nghệ cao được thực hiện dưới hình thức cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao:

– Đơn đề nghị công nhận doanh nghiệp công nghệ cao theo mẫu quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ;
– Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
– Bản thuyết minh doanh nghiệp đã đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Công nghệ cao. (05 tiêu chí tại mục 2)

Quy trình cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao:

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ Khoa học và Công nghệ. Hồ sơ được lập thành 02 bộ, trong đó có 01 một bộ hồ sơ gốc và 01 bộ hồ sơ photo.
Thời hạn cấp giấy phép: 45 ngày làm việc, trong đó:
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức lấy ý kiến của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan.
– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì Bộ Khoa học và Công nghệ phải có công văn yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho doanh nghiệp đề nghị công nhận doanh nghiệp công nghệ cao. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn yêu cầu của Bộ Khoa học và Công nghệ, doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao có trách nhiệm bổ sung, sửa chữa và gửi lại Bộ Khoa học và Công nghệ.
– Trong trường hợp cần thiết, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức cuộc họp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan để làm rõ những vấn đề nêu trong hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp công nghệ cao.
– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm thẩm định và cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao và gửi cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao thì phải thông báo lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp đề nghị công nhận doanh nghiệp công nghệ cao.
Cơ quan cấp giấy phép: Bộ Khoa học và Công nghệ
Hiệu lực của giấy phép: Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao có hiệu lực 5 năm (năm năm) kể từ ngày cấp.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Theo quy định của luật đầu tư 2020 có đề cập với “khu vực ảnh hưởng quốc phòng, an ninh”. Vậy khu vực ảnh hưởng quốc phòng an ninh được hiểu như thế nào?

Quy định của luật đầu tư

Khái niệm khu vực ảnh hưởng quốc phòng, an ninh được quy định một số nội dung trong luật đầu tư 2020 như sau:

Điều 26. Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
2. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế trước khi thay đổi thành viên, cổ đông nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
c) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

Xác định khu vực ảnh hưởng quốc phòng, anh ninh

Theo quy định tại mục 6 công văn số 8909/BKHĐT-PC quy định:

6. Xem xét điều kiện bảo đảm quốc phòng an ninh:
Căn cứ Luật Quốc phòng số 22/2018/QH14 ngày 08/6/2018, Luật An ninh quốc gia số 32/2004/QH11 ngày 03/12/2004, Pháp lệnh số 32-L/CTN ngày 19/5/1994 về bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, Pháp lệnh số 32/2007/PL-UBTVQH11 về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, Nghị định số 04/CP ngày 16/1/1995 ngày 16/01/1995 của Chính phủ ban hành Quy chế bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền, Cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến Bộ Quốc phòng và Bộ Công an đối với các trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư và điểm d khoản 1 Điều 32 Luật Đầu tư.

Theo quy định tại điểm d khoản 1 điều 32 luật đầu tư 2020

Điều 32. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Trừ các dự án đầu tư quy định tại Điều 30 và Điều 31 của Luật này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:
d) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

Theo đó, trước thời điểm 26/03/2021 khi chưa có hướng dẫn cụ thể về “các khu vực khác có ảnh hưởng quốc phòng, an ninh” cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ lấy ý kiến của phía quốc phòng và công an. Ngày 26/03/2021, theo quy định tại nghị định 31/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:

Điều 33. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
3. Dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại điểm d khoản 1 Điều 32 của Luật Đầu tư là dự án của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh được xác định theo quy định tại khoản 8 Điều 2 và điểm đ khoản 2 Điều 98 của Nghị định này hoặc ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 98 của Nghị định này.

Theo đó việc xác định khu vực ảnh hưởng an ninh, quốc phòng theo nghị định 31/2021/NĐ-CP cụ thể

Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
8. Khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh là khu vực được xác định theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, bao gồm:
a) Khu vực có công trình quốc phòng, an ninh, khu quân sự, khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình quốc phòng và khu quân sự theo pháp luật về bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự;
b) Khu vực giáp ranh các mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học – kỹ thuật, văn hóa, xã hội do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác bảo vệ theo pháp luật về cảnh vệ;
c) Công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và hành lang bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia theo pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia;
d) Khu kinh tế – quốc phòng theo quy định của Chính phủ về kết hợp quốc phòng với kinh tế – xã hội và kinh tế – xã hội với quốc phòng;
đ) Khu vực có giá trị về phòng thủ quân sự, quốc phòng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng kết hợp phát triển kinh tế – xã hội;
e) Khu vực không cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở để bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Điều 98. Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư tại Việt Nam
2. Bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 69 Luật Đầu tư và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
đ) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, theo chức năng, thẩm quyền, xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản xác định khu vực có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Đầu tư, Nghị định này và pháp luật về quốc phòng, an ninh; có ý kiến về việc đáp ứng yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Nghị định này;

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Trả lương bằng ngoại tệ được không? Trường hợp nào thì trả lương bằng ngoại tệ? Các trường hợp được sử dụng ngoại tệ tại Việt Nam. Theo quy định tại điều 95 bộ luật lao động 2019 quy định nhưu sau:

Điều 95. Trả lương
1. Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.
2. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.
3. Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).

Khái niệm về người cư trú, người không cư trú theo quy định tại Điểm 14 điều 4 thông tư 32/2013/TT-NHNN về các trường hợp được sử dung ngoại hối trên lãnh thổ VN hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dung ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam. Mặt khác, theo quy định tại Điều 22, Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2013:

Điều 22. Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối
Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Như vậy theo quy định này thì việc trả lương đối với người lao động bằng ngoại tệ trái quy định của pháp luật. Vì vậy để đảm bảo cho người nước ngoài về quyền lợi của mình, trong hợp đồng có thể ghi rõ tỉ lệ quy đổi của đồng Việt Nam với ngoại tệ tương đương. Tuy nhiên, việc trả lương vẫn hoàn toàn bằng đồng Việt Nam.


Các trường hợp được sử dụng ngoại hối tại Việt Nam
Các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam căn cứ tại điều 4 của Thông tư 32/2013/TT-NHNN về quy chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam gồm các trường hợp sau:

Điều 4. Các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam
1. Cơ quan hải quan, công an, bộ đội biên phòng và các cơ quan Nhà nước khác tại các cửa khẩu của Việt Nam và kho ngoại quan được niêm yết bằng ngoại tệ và thu bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt từ người không cư trú đối với các loại thuế, phí thị thực xuất nhập cảnh, phí cung ứng dịch vụ và các loại phí, lệ phí khác theo quy định của pháp luật.
2. Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối (sau đây gọi tắt là tổ chức tín dụng được phép) được giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận bằng ngoại hối trong phạm vi kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức khác được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối được giao dịch và niêm yết bằng ngoại tệ trong phạm vi cung ứng dịch vụ ngoại hối đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Người cư trú là tổ chức có tư cách pháp nhân được điều chuyển vốn nội bộ bằng ngoại tệ chuyển khoản giữa tài khoản của tổ chức đó với tài khoản của đơn vị phụ thuộc không có tư cách pháp nhân và ngược lại.
5. Người cư trú được góp vốn bằng ngoại tệ chuyển khoản để thực hiện dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
6. Người cư trú thực hiện hợp đồng ủy thác nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định sau:
a) Người cư trú nhận ủy thác nhập khẩu được ghi giá trong hợp đồng ủy thác nhập khẩu bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản đối với giá trị hợp đồng nhập khẩu từ bên ủy thác nhập khẩu;
b) Người cư trú nhận ủy thác xuất khẩu được ghi giá trong hợp đồng ủy thác xuất khẩu bằng ngoại tệ và thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản đối với giá trị hợp đồng xuất khẩu cho bên ủy thác xuất khẩu.
7. Người cư trú là nhà thầu trong nước, nhà thầu nước ngoài thực hiện theo quy định sau:
a) Đối với chi phí ngoài nước liên quan đến việc thực hiện gói thầu thông qua đấu thầu quốc tế theo quy định tại Luật Đấu thầu: nhà thầu được chào thầu bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản từ chủ đầu tư, nhà thầu chính để thanh toán, chi trả và chuyển ra nước ngoài.
b) Đối với việc thực hiện gói thầu theo quy định của pháp luật về dầu khí: nhà thầu được chào thầu bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản từ chủ đầu tư, nhà thầu chính để thanh toán, chi trả và chuyển ra nước ngoài.
8. Người cư trú là doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện theo quy định sau:
a) Được báo giá, định giá, ghi giá dịch vụ bảo hiểm trong hợp đồng bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản từ bên mua bảo hiểm đối với hàng hóa, dịch vụ phải mua tái bảo hiểm ở nước ngoài;
b) Trường hợp phát sinh tổn thất đối với phần tái bảo hiểm ra nước ngoài, người cư trú là tổ chức mua bảo hiểm được nhận số tiền bồi thường bằng ngoại tệ chuyển khoản từ công ty tái bảo hiểm nước ngoài thông qua doanh nghiệp bảo hiểm để thanh toán các chi phí khắc phục tổn thất ở nước ngoài.
9. Người cư trú là tổ chức kinh doanh hàng miễn thuế được niêm yết giá hàng hóa bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt từ việc cung cấp hàng hóa. Ngoại tệ sử dụng trong giao dịch tại cửa hàng miễn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bán hàng miễn thuế.
10. Người cư trú là tổ chức cung ứng dịch vụ ở khu cách ly tại các cửa khẩu quốc tế, tổ chức kinh doanh kho ngoại quan được niêm yết, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt từ việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ.
11. Người cư trú là tổ chức làm đại lý cho hãng vận tải nước ngoài trên cơ sở hợp đồng đại lý ký kết giữa hai bên thực hiện theo quy định sau:
a) Được thay mặt cho hãng vận tải nước ngoài báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ đối với cước phí vận tải hàng hóa quốc tế. Việc thanh toán phải thực hiện bằng đồng Việt Nam;
b) Được chi hộ bằng ngoại tệ chuyển khoản để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ tại cảng biển quốc tế, khu cách ly tại sân bay quốc tế;
c) Được chi hộ bằng ngoại tệ tiền mặt để trả lương, thưởng, phụ cấp cho người không cư trú do hãng tàu biển nước ngoài ủy quyền.
12. Người cư trú là doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo quy định sau:
a) Được ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản khi mua hàng hóa từ thị trường nội địa để sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp hàng xuất khẩu hoặc để xuất khẩu, trừ hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu. Doanh nghiệp trong nước được báo giá, định giá bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản khi bán hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất;
b) Được báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và thanh toán, nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản với doanh nghiệp chế xuất khác.
13. Người cư trú là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực vận chuyển hàng không, khách sạn, du lịch được niêm yết, quảng cáo giá hàng hóa, dịch vụ bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ tương đương trên trang tin điện tử, ấn phẩm chuyên ngành (không bao gồm thực đơn và bảng giá dịch vụ) chỉ sử dụng tiếng nước ngoài.
14. Người cư trú, người không cư trú là tổ chức được thỏa thuận và trả lương, thưởng, phụ cấp trong hợp đồng lao động bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt cho người không cư trú và người cư trú là người nước ngoài làm việc cho chính tổ chức đó.
15. Người không cư trú là cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự được niêm yết bằng ngoại tệ và thu phí thị thực xuất nhập cảnh, các loại phí, lệ phí khác bằng ngoại tệ chuyển khoản hoặc tiền mặt.
16. Người không cư trú thực hiện theo quy định sau:
a) Được chuyển khoản bằng ngoại tệ cho người không cư trú khác;
b) Được ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và thanh toán tiền xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ chuyển khoản cho người cư trú. Người cư trú được báo giá, định giá bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người không cư trú.
17. Các trường hợp khác được phép sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, chấp thuận căn cứ vào tình hình thực tế và tính chất cần thiết của từng trường hợp.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Chuộc lại tài sản là gì?

Một số trường hợp do khó khăn mà chủ sở hữu phải bán tài sản của mình đi. Tuy nhiên, sau đó muốn chuộc lại tài sản thì phải làm như thế nào? Điều 454 Bộ luật dân sự 2005 quy định về chuộc lại tài sản đã bán như sau:

Điều 454. Chuộc lại tài sản đã bán
1. Bên bán có thể thỏa thuận với bên mua về quyền chuộc lại tài sản đã bán sau một thời hạn gọi là thời hạn chuộc lại.
Thời hạn chuộc lại tài sản do các bên thỏa thuận; trường hợp không có thỏa thuận thì thời hạn chuộc lại không quá 01 năm đối với động sản và 05 năm đối với bất động sản kể từ thời điểm giao tài sản, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Trong thời hạn này, bên bán có quyền chuộc lại bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên mua trong một thời gian hợp lý. Giá chuộc lại là giá thị trường tại thời điểm và địa điểm chuộc lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trong thời hạn chuộc lại, bên mua không được xác lập giao dịch chuyển quyền sở hữu tài sản cho chủ thể khác và phải chịu rủi ro đối với tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Theo đó, để chuộc lại tài sản đã bán bên bán sẽ cần lưu ý một số yêu cầu như sau:

Thứ nhất, hai bên mua và bên bán có thoả thuận. Thoả thuận này sẽ được thể hiện rõ trong hợp đồng mua bán. Trường hợp không có thoả thuận từ trước, hai bên có thể thoả thuận sau đó (nếu bên mua đồng ý). Nếu thoả thuận không quy định thời hạn thì thời hạn chuộc lại không quá 01 năm đối với động sản và 05 năm đối với bất động sản. Thường các bên sẽ không thoả thuận thời hạn chuộc lại quá dài.  Vì nếu thời hạn chuộc lại tài sản quá dài sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của bên mua. Trong thời hạn chuộc lại tài sản bên mua không thể đưa tài sản vào giao dịch sẽ làm ảnh hưởng đến giá trị, chất lượng của tài sản.

Thứ hai, thời hạn báo trước khi chuộc lại tài sản được quy định phải báo trước trong một thời gian “hợp lý”, nhưng cụ thể hợp lý là bao lâu thì không được quy định rõ ràng. Do vậy, khi thoả thuận về chuộc lại tài sản, hai bên mua bán sẽ thống nhất về thời gian báo trước khi chuộc lại

Thứ ba, đối với người mua tài sản, nếu có thoả thuận về chuộc lại thì trong trường hợp chưa hết thời gian chuộc lại sẽ phải chịu rủi ro với tài sản và không được chuyển quyền sở hữu cho chủ thể khác.

Thực tế áp dụng biện pháp chuộc lại tài sản đã bán

Trên thực tế, một số trường hợp cho vay tiền sẽ áp dụng biện pháp thế chấp tài sản. Theo đó, khi bên vay không có khả năng trả nợ, việc xử lý tài sản đảm bảo diễn ra tương đối mất thời gian như khởi kiện, thi hành án…Nếu áp dụng bằng một hợp đồng mua bán, trong đó thời gian chuộc lại do hai bên quy định thì bên cho vay sẽ có lợi hơn trong trường hợp này. Ngoài ra luật quy định “Giá chuộc lại là giá thị trường tại thời điểm và địa điểm chuộc lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác“, do vậy các bên có thể thoả thuận giá chuộc lại đúng bằng giá mua.

So sánh chuộc lại tài sản đã bán và thế chấp

  Chuộc lại tài sản đã bán Thế chấp
Quy định Thoả thuận của các bên được pháp luật thừa nhận Là biện pháp bảo đảm dân sự
Khi xảy ra sự kiện Bên mua tự động được chuyển giao và sở hữu tài sản khi hết thời hạn chuộc lại Xử lý tài sản thế chấp bằng cách khởi kiện, thi hành án ….
Rủi ro Rủi ro thuộc về người bán tài sản nếu trường hợp người bán chuyển nhượng cho bên thứ 3 ngay tình, khó đòi lại, chuộc lại tài sản Rủi ro thuộc về người nhận thế chấp do mất thời gian về thủ tục, chi phí xử lý tài sản thế chấp

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Các khoản chi phí cho người lao động bị khống chế

1. Tiền ăn ca:

Theo quy định tại điểm g5, khoản 2 điều 2 thông tư 111/2013/TT-BTC quy định doanh nghiệp được áp dụng hai hình thức bao gồm:
– Doanh nghiệp tổ chức nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn
– Phụ cấp ăn ca bằng tiền

Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
g.5) Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.
Trường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.
Mức chi cụ thể áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước và các tổ chức, đơn vị thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể, các Hội không quá mức hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Đối với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước và các tổ chức khác, mức chi do thủ trưởng đơn vị thống nhất với chủ tịch công đoàn quyết định nhưng tối đa không vượt quá mức áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước.

Về phụ cấp ăn ca dưới hình thức chi tiền cho cán bộ, công nhân viên nếu doanh nghiệp không tổ chức nấu ăn thì có thể chi trực tiếp bằng tiền. Mức chi phụ cấp ăn ca sẽ do thủ trưởng DN quyết định nhưng phải thoả mãn điều kiện về phụ cấp ăn ca hiện hành. Kể từ ngày 15/10/2016: Tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng (Theo khoản 4, Điều 22, mục 6, Thông tư 26/2016/TT–BLĐTBXH)

Theo đó mức khống chế đối với khoản phụ cấp tiền ăn ca là 730.000 đồng/người/tháng đồng nghĩa với việc, nếu doanh nghiệp chi cho người lao động số tiền ăn ca vượt quá 730.000 đồng/người/tháng. Thì khoản chênh lệch đó người lao động sẽ phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.

Doanh nghiệp được đưa vào chi phí được trừ phần tiền ăn vượt mức khi tính thuế TNDN khi phần tiền ăn đó được thể hiện rõ trong: Hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, quy chế tài chính, quy chế lương thưởng và đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 4, thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015.

Về phụ cấp ăn ca dưới hình thức tổ chức nấu ăn cho cán bộ, công nhân viên: Nếu doanh nghiệp tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa cho người lao động thì các khoản chi phí cho việc nấu ăn này sẽ không bị khống chế. Tuy nhiên phải có đầy đủ hoá đơn, chứng từ hợp lý, hợp lệ của các nguyên liệu mua vào. Cũng như danh sách cán bộ nhân viên được phụ cấp ăn ca đi kèm.

Để tính chi phí tiền phụ cấp ăn phải được ghi rõ một trong các hồ sơ sau (nếu chi theo tiền lương):
– Hợp đồng lao động
– Thoả ước lao động tập thể
– Quy chế tài chính

2. Chi trang phục, bảo hộ lao động, bảo hiểm

Tiền chi trang phục hiện nay có các hình thức chi trang phục cho nhân viên như sau:
– Chi trang phục bằng tiền
– Chi trang phục bằng hiện vật
– Chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật.

Theo điểm 2.7, khoản 2, điều 6 thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC.

Trường hợp nếu chi bằng tiền: Thì khoản chi phí sẽ được tính theo số thực chi nhưng không vượt quá 5.000.000đ/người/năm.

Trường hợp chi trang phục bằng hiện vật: Thì sẽ không bị khống chế mức chi. Tuy nhiên phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lý, hợp lệ đối với khoản trang phục này.

Trường hợp chi bằng tiền, vừa chi bằng hiện vật thì phần chi bằng tiền sẽ bị khống chế ở mức 5.000.000 đồng/người/năm.

Tiền chi bảo hộ lao động: Đối với khoản chi cho bảo hộ lao động sẽ được tính vào chi phí được trừ nếu có đầy đủ hóa đơn hợp lý, hợp lệ, hợp pháp.

Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN-BNN, KPCĐ là bao nhiêu? Doanh nghiệp phải trích theo tỷ lệ quy định.

Cụ thể từ 2018 các tỷ lệ trích là:Bảo hiểm xã hội: 17%; BHTN-BNN 0.5%; BHYT 3% và BHTN 1% (Theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH); KPCĐ 2%. (Theo quy định tại Điểm 2.4 Khoản 2 Mục II Hướng dẫn 1784/HD-TLĐ ngày 06/11/2017).

Các khoản trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ.Mức khống chế để được tính vào chi phí được trừ là: 3 triệu đồng 1 người/tháng.

3. Các khoản chi phí trực tiếp có tính chất phúc lợi

Các khoản chi trực tiếp có tính chất phúc lợi cho người lao động như:
+ Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị.
+ Chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập.
+ Chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động.
+ Chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động) và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác………

=> Các khoản chi liên quan đến phúc lợi cho người lao động ở trên không được vượt quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp. (Theo khoản 4, điều 3 thông tư 25/2018/TT-BTC)

Cách tính 01 tháng lương bình quân thực tế trong năm.Theo điểm 2.30, khoản 2, điều 6 thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC.

– Trường hợp DN hoạt động đủ 12 tháng trong năm: Lương bình quân = Quỹ tiền lương thực hiện trong năm / 12 tháng.

– Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng:Lương bình quân = Quỹ tiền lương thực hiện trong năm / số tháng thực tế hoạt động trong năm.

LƯU Ý: Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định. (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).

Ví dụ 1: CĐ KTHP hoạt động từ năm 2016. Tổng tiền lương thực tế chi trả trong năm 2018 là 4.200.000.000 đồng. Như vậy: 01 tháng lương bình quân thực tế trong năm 2018 = 4.200.000.000 đồng/12 tháng = 350.000.000 (đồng/tháng).

Ví dụ 2: CĐ KTHP hoạt động từ 01/04/2018. Tổng tiền lương thực tế chi trả trong năm 2018 là 1.800.000.000 đồng. Như vậy:01 tháng lương bình quân thực tế trong năm 2018 = 1.800.000.000 đồng/9 tháng = 200.000.000 (đồng/tháng).

Phụ cấp tàu xe nghỉ phép.
Doanh nghiệp tham khảo cách tính, mức được trừ đối với khoản phụ cấp tàu xe nghỉ phép tại:
+ Thông tư 141/2011/TT-BTC, ngày 20 tháng 10 năm 2011.
+ Thông tư 57/2014/TT-BTC , ngày ngày 06 tháng 5 năm 2014.

Các khoản chi dịch vụ ngoài

1. Thuê sửa chữa TSCĐ, trích trước TSCĐ
– Các chi phí về bằng sáng chế, tài liệu kỹ thuật, giấy phép chuyển giao công nghệ, lợi thế kinh doanh. => Được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh với thời gian phân bổ không quá 3 năm.
– Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, … không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định. => Được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm.– Tiền thuê TSCĐ phân bổ dần theo số năm mà bên đi thuê trả trước.

Ví dụ: Công ty ABC thuê tài sản cố định trong 3 năm với số tiền thuê là: 300 triệu đồng và thanh toán một lần. Chi phí thuê tài sản cố định được hạch toán vào chi phí hàng năm là 100 triệu đồng. Thì chi phí thuê tài sản cố định vượt trên 100 triệu đồng/năm không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Nếu có phát sinh chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê, mà trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê. Thì chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí nhưng thời gian tối đa không quá 03 năm.

NHƯ VẬY: Các chi phí về công cụ dụng cụ, bằng sáng chế, chi phí sửa chữa….phân bổ vượt quá 3 năm. Cũng như chi phí vượt số năm bên đi thuê trả trước đối với tiền thuê TSCĐ sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.2. CP CÔNG TÁC PHÍ.Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác. Các khoản này nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác. Đồng thời thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp.Các bạn tham khảo thêm mức chi phụ cấp đi công tác:
+ Công tác trong nước tại Thông tư 40/2017/TT-BTC, ngày 28 tháng 4 năm 2017. Có hiệu lực 01 tháng 7 năm 2017.
+ Công tác nước ngoài tại Thông tư 102/2012/TT-BTC, ngày 21 tháng 06 năm 2012. Có hiệu lực có hiệu lực từ ngày 10/08/2012.

Chi phí lãi vay

Theo Khoản 2.17, 2.18 khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC. (Được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC).

Khoản chi phí lãi vay bị khống chế được quy định như sau:
– Phần lãi vay của các đối tượng khác không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay. => Không được tính vào chi phí được trừ.
– Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ. Phần chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác sẽ được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
– Trường hợp doanh nghiệp chưa góp đủ vốn điều lệ.Chi trả lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp. => Sẽ không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Cách xác định như sau:

Trường hợp 1: Số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu.=> Thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.

Trường hợp 2: Số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn.+ Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay. => Thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay.+ Nếu doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay. => Thì khoản chi trả lãi tiền không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu.

Sau đây là 1 số ví dụ cho các khoản chi phí bị khống chế liên quan đến chi phí lãi vay.

Ví dụ 1: Trên giấy phép kinh doanh của CĐ KTHP có đăng ký vốn điều lệ là 2 tỷ đồng. Tuy nhiên đến thời điểm tháng 10/2018 mới góp được 1 tỷ đồng. Số vốn điều lệ còn thiếu là 1 tỷ đồng.
– Hiện tại CĐ KTHP đang vay số tiền là 500 triệu đồng. Trong đó: 200 triệu đồng để góp vốn điều lệ, 300 triệu để góp vốn sản xuất kinh doanh. Thì lãi suất của khoản tiền 500 triệu này không được tính vào chi phí được trừ.– Trường hợp CĐ KTHP vay 1,3 tỷ đồng để góp vốn kinh doanh với lãi suất theo đúng quy định. Thì phần lãi vay của 1,3 – 1 = 0.3 tỷ đồng sẽ được tính vào chi phí được trừ.

Ví dụ 2: CĐ KTHP có số vốn điều lệ trên giấy phép kinh doanh là 5 tỷ đồng và đã góp đủ số vốn điều lệ này. Tháng 9/2018 CĐ KTHP có vay vốn của nhân viên số tiền là 500 triệu đồng để sản xuất kinh doanh với lãi suất là 15%/năm. Lãi suất do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay là 9%/năm.

Ta có: Số tiền lãi 1 năm CĐ KTHP phải trả cho cán bộ nhân viên là: 500 triệu * 15% = 75.000.000 (đồng).– Số tiền lãi tối đa CĐ KTHP được tính vào chi phí được trừ là:500 triệu*9%*150% = 67.500.000 (đồng) => Như vậy: Số tiền lãi CĐ KTHP không được tính vào chi phí hợp lý là:75.000.000 – 67.500.000 = 7.500.000 (đồng).

Ngày 24/6/2030 nghị định 68/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Nghị định này cho phép nâng ngưỡng khống chế chi phí lãi vay từ 20% lên 30%.

Chi phí khấu hao TSCĐ

Theo điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 có hiệu lực kể từ ngày 6/8/2015, sửa đổi bổ sung theo điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC ngày 16/03/2018 có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2018.Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Một số trường hợp cụ thể như sau.

– Nếu trích khấu hao nhanh hơn khung trích khấu hao theo quy định. => Thì chi phí vượt khung đó sẽ bị loại ra khỏi chi phí được trừ của kỳ đó khi tính thuế TNDN.

– Nếu áp dụng khấu hao theo đường thẳng được khấu hao nhanh mà mức khấu hao nhanh vượt quá 2 lần mức khấu hao theo đường thẳng. => Thì phần khấu hao vượt quá 2 lần sẽ không được trừ khi tính thuế TNDN.

Khống chế giá trị trích khấu hao TSCĐ bé hơn hoặc bằng 1,6 tỷ đồng.Doanh nghiệp sẽ không được tính vào chi phí được trừ phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống.(Ngoại trừ: ô tô dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn. Ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô).

Chi phí vượt định múc tiêu hao nguyên vật liệu

Phần chi vượt định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá đối với một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đã được Nhà nước ban hành định mức. (Theo điểm 2.3, khoản 2 điều 6 thông tư 78/2014/TT-BTC . Được sửa đổi, bổ sung bởi điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC)

Chi tiền lương, tiền công

Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động không đúng theo quy định của pháp luật. (Theo tiết c, điểm 2.6, khoản 2 điều 6 thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC) khoản tiền lương, tiền công và phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng thực tế chưa chi cho đến thời điểm hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm (30/3). => Sẽ không được tính vào chi phí được trừ. Trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.

Ví dụ: CĐ KTHP có tiền lương năm 2017 là 200 tỷ đồng. Đến hết thời hạn nộp báo cáo quyết toán năm 2017 (30/3/2018) CĐ KTHP mới thực chi 100 tỷ đồng.+ Nếu CĐ KTHP không trích lập quỹ dự phòng tiền lương.Chi phí tiền lương được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế năm 2017 = 100 tỷ đồng.+ Nếu CĐ KTHP có thực hiện trích lập quỹ dự phòng tiền lương.Mức trích lập dự phòng tiền lương tối đa = 17% x 100 tỷ đồng = 17 (tỷ đồng).Như vậy: Chi phí tiền lương được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế năm 2017 = 100 tỷ + 17 tỷ = 117 tỷ đồng.LƯU Ý: Việc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khi trích lập, doanh nghiệp không bị lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không được trích đủ 17%.

Chi phí quảng cáo, tiếp khách, quà cho biếu tặng

Tại Điểm 2.21, khoản 2, Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC Quy định:

Điều 6:
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.21. Phần chi vượt quá 15% tổng số chi được trừ, bao gồm: chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí; chi cho, biếu, tặng hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi khống chế quy định tại điểm này

Theo đó Các chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, tiếp khách, cho biếu tặng… sẽ bị khống chế ở mức 15% tổng số chi được trừ. Tuy nhiên, Theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung Thông tư 78/2014/TT-BTC:

Điều 14.
2. Bãi bỏ điểm 2.21 Khoản 2 Điều 6, Khoản 5 Điều 20 Thông tư số 78/2014/TT-BTC và các nội dung hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ Tài chính và các ngành ban hành không phù hợp với quy định tại Thông tư này.

Như vậy: Kể từ ngày 06/08/2015 sẽ bãi bỏ quy định mức khống chế 15% đối với các chi phí tiếp khách, quảng cáo, quà cho biếu tặng. Tuy nhiên các chi phí này để được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN thì điều kiện là phải có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp lý, hợp lệ, hợp pháp. Trên đây là Các khoản chi phí bị khống chế năm 2021 khi tính thuế TNDN. Nếu các chi phí vượt quá mức khống chế sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế để tính thuế TNDN. Ngoài ra còn có nhiều khoản CP không được trừ khác mà các bạn cần phải lưu ý.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com