Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Doanh nghiệp khoa học công nghệ là gì?
Doanh nghiệp khoa học công nghệ theo quy định hiện hành là “doanh nghiệp” hoạt động theo luật doanh nghiệp và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền “chứng nhận hoạt động khoa học và công nghệ” cụ thể như sau: – Doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của luật doanh nghiệp có thể là công ty TNHH, công ty cổ phần được cấp đăng ký kinh doanh. – Chứng nhận hoạt động khoa học và công nghệ là quá trình xem xét của cơ quan có thẩm quyền về việc sử dụng kết quả khoa học công nghệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, để trở thành doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp phải đáp ứng 2 điều kiện nêu trên để đủ điều kiện hưởng ưu đãi của doanh nghiệp khoa học công nghệ.
Thu tục chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ
Để chứng nhận là doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp cần gửi tới cơ quan có thẩm quyền các tài liệu sau: – Đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Mẫu số 01) – Văn bản xác nhận, công nhận kết quả khoa học và công nghệ của cơ quan có thẩm quyền (bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực), – Phương án sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ.
Sau khi nhận được hồ sơ chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét hồ sơ và lập hội đồng đánh giá việc sử dụng kết quả khoa học công nghệ trong thời gian 10 ngày làm việc.
Thẩm quyền giải quyết: – Sở Khoa học và Công nghệ – Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ
Ưu đãi với doanh nghiệp khoa học công nghệ
Khi trở thành doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp được hưởng các ưu đãi sau: – Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp: miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo. – Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước: Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai. – Ưu đãi tín dụng cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và sản xuất kinh doanh: Ưu đãi lãi suất khi vay vốn thực hiện nghiên cứu, phát triển công nghệ và sản xuất kinh doanh – Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, thương mại hóa kết quả khoa học và công nghệ: ưu tiên, không thu phí dịch vụ khi sử dụng máy móc, trang thiết bị tại các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ của Nhà nước để thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ươm tạo công nghệ, sản xuất thử nghiệm sản phẩm mới, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ – Hỗ trợ, khuyến khích ứng dụng, đổi mới công nghệ: Được hỗ trợ, bảo lãnh vay vốn với lãi suất ưu đãi đối với việc ứng dụng, đổi với công nghệ.
Dịch vụ chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ
Việc chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ sẽ tương đối khó khăn khi doanh nghiệp không có đội ngũ luật sư hoặc pháp chế chuyên nghiệp. Do vậy, để thực hiện chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ một cách đơn giản khách hàng có thể liên hệ LVNLAW để được hỗ trợ dịch vụ.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp là gì?
Theo quy định tại điều 66 luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2022)
Điều 66. Tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.
Người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng được hiểu là người có các kỹ năng thực hành kỹ thuật thông thường và biết rõ các kiến thức chung phổ biến trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
Đánh giá tính sáng tạo của KDCN
KDCN được coi là không có tính sáng tạo trong các trường hợp: – KDCN là sự kết hợp đơn thuần của các đặc điểm tạo dáng đã biết – KDCN là hình dáng sao chép/mô phỏng một phần hoặc toàn bộ hình dáng tự nhiên vốn có của cây cối, hoa quả, động vật – KDCN có hình dáng là các hình học đơn giản (hình tròn, elip, vuông , chữ nhật, hình hộp chữ nhật, hình trụ tròn….) – KDCN là sự sao chép đơn thuần hình dáng của các công trình nổi tiếng hoặc được biết đến rộng rãi tại VN hoặc trên thế giới – KDCN mô phỏng KDCN thuộc lĩnh vực khác, nếu sự mô phỏng đó đã được biết đến rộng rãi
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Băng dán y tế là một loại băng nhỏ được sử dụng cho các vết thương nhỏ và không quá nghiêm trọng để cần một băng kích thước đầy đủ, là một vật dụng quen thuộc cho mọi nhà, mọi người. Tuy đơn giản nhưng băng dán y tế vẫn được coi là một loại trang thiết bị y tế, do đó, trước khi đưa sản phẩm ra thị trường để kinh doanh, buôn bán, các doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật Việt Nam về kinh doanh trang thiết bị y tế.
Băng dán y tế tùy loại có thể phân làm loại A hoặc loại B theo quy dịnh về phân loại trang thiết bị y tế. Đối với các loại băng dán y tế thông thường thì sẽ phân loại A theo quy định tại quy tắc 1, Mục A, Phần II, Phụ lục I của Thông tư 39/2016/TT-BYT
Phần II: QUY TẮC PHÂN LOẠI ĐỐI VỚI TRANG THIẾT BỊ Y TẾ KHÔNG PHẢI TRANG THIẾT BỊ Y TẾ CHẨN ĐOÁN IN VITRO A. QUY TẮC PHÂN LOẠI ĐỐI VỚI TRANG THIẾT BỊ Y TẾ KHÔNG XÂM NHẬP Quy tắc 1. Phân loại cho trang thiết bị y tế tiếp xúc với da tổn thương 1. Tất cả các trang thiết bị y tế không xâm nhập tiếp xúc với các vết thương ngoài da thuộc loại A nếu được sử dụng như một rào chắn cơ học, chỉ với chức năng làm cô đọng hoặc thấm hút dịch với mục đích làm lành ban đầu vết thương.
Trường hợp băng dán y tế có chất sát trùng sẽ được phân loại B theo quy tắc 1, Mục A, Phần II, Phụ lục I của Thông tư 39/2016/TT-BYT
Phần II QUY TẮC PHÂN LOẠI ĐỐI VỚI TRANG THIẾT BỊ Y TẾ KHÔNG PHẢI TRANG THIẾT BỊ Y TẾ CHẨN ĐOÁN IN VITRO A. QUY TẮC PHÂN LOẠI ĐỐI VỚI TRANG THIẾT BỊ Y TẾ KHÔNG XÂM NHẬP Quy tắc 1. Phân loại cho trang thiết bị y tế tiếp xúc với da tổn thương 2. Trang thiết bị y tế không xâm nhập được sử dụng chủ yếu với các vết thương xuyên qua lớp hạ bì, bao gồm các trang thiết bị y tế được sử dụng với mục đích chủ yếu để kiểm soát vì môi trường của vết thương thuộc loại B.
Như vậy với trường hợp băng dán y tế sẽ làm thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng trang thiết bị y tế hồ sơ gồm: – Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng của băng dán y tế còn hiệu lực – Giấy ủy quyền của chủ sở hữu băng dán y tế. – Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo hành do chủ sở hữu băng dán y tế. – Tài liệu mô tả tóm tắt kỹ thuật trang thiết bị y tế – Giấy chứng nhận hợp chuẩn theo quy định hoặc bản tiêu chuẩn sản phẩm do chủ sở hữu trang thiết bị y tế công bố kèm theo kết quả đánh giá các thông số hóa, lý, vi sinh và các thông số khác do cơ sở đủ điều kiện theo quy định của pháp luật vê đánh giá sự phù hợp cấp đối với trang thiết bị y tế sản xuất trong nước. Kêt quả đánh giá phải phù hợp với tiêu chuẩn mà chủ sở hữu công bố – Tài liệu hướng dẫn sử dụng băng dán y tế – Mẫu nhãn sẽ sử dụng của băng dán y tế – Giấy chứng nhận lưu hành tự do còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ đối với trang thiết bị y tế nhập khẩu
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Trong bài trước chúng ta đã hiểu “kiểu dáng công nghiệp là gì?“. Tại bài này, hãy cùng LVNLAW tìm hiểu cách thức nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp và thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo quy định hiện hành.
Nộp đơn kiểu dáng công nghiệp
Giống như đối với nhãn hiệu, quyền của chủ sở hữu kiểu dáng được xác lập khi tiến hành đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ (tại Hà Nội, và các chi nhánh tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh). Những đối tượng có thể đăng ký kiểu dáng công nghiệp (theo quy định tại Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi bổ sung năm 2022) bao gồm: – Tác giả sáng tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng công sức và chi phí của mình; – Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc.
Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp:
– Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp (theo mẫu) – 02 bản – Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp – 02 bản – Bộ ảnh chụp/bản vẽ của kiểu dáng công nghiệp phải được thể hiện đầy đủ các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp – 04 bộ Bộ ảnh chụp/bản vẽ phải có đầy đủ hình phối cảnh và các hình chiếu (6 hình chiếu từ các phía trước, sau, trái, phải, trên xuống, dưới lên). Các ảnh chụp/bản vẽ phải được in hoặc gắn trên giấy khổ A4 không đóng khung. Kích thước của kiểu dáng công nghiệp trong ảnh chụp, bản vẽ không được nhỏ hơn 90mm x 120mm và không được lớn hơn 190mm x 277mm. – Biên lai thu phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp (Mức phí quy định trong Thông tư số 263/2016/TT-BTC) Mức phí cụ thể như sau: Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ; Phí phân loại kiểu dáng công nghiệp: 100.000/01 phân loại; Phí thẩm định đơn: 700.000VNĐ/01 đối tượng; Phí công bố đơn: 120.000VNĐ; Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000VNĐ/01 hình; Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định: 480.000VNĐ/01 đối tượng; Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000VNĐ/01 đơn ưu tiên. Lưu ý: Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp cần được phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp, trường hợp Người nộp đơn không phân loại hoặc phân loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành phân loại và người nộp đơn cần nộp phí phân loại theo quy định (100.000VNĐ/01 phân loại).
Khi nộp đơn cần phân loại KDCN theo bản Phân loại Locarno
Quy trình thẩm định đơn kiểu dáng công nghiệp
Thẩm định hình thức: 01 tháng Đây là giai đoạn đánh giá tính hợp lệ của Đơn kiểu dáng công nghiệp để đảm bảo các yêu cầu về hình thức, quyền nộp đơn, bộ ảnh chụp… theo đó, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ chấp nhận hay không chấp nhận tính hợp lệ của Đơn. Thời gian thẩm định hình thức của Đơn kiểu dáng là 01 tháng từ ngày nộp đơn. Nếu Đơn kiểu dáng không được chấp nhận hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo từ chối chấp nhận hợp lệ và yêu cầu Chủ đơn sửa đổi, bổ sung thông tin chính xác trong 01 tháng kể từ ngày ra Thông báo.
Công bố Đơn trên Công báo sở hữu Công nghiệp: 02 tháng Sau khi Chủ đơn nhận được Quyết định chấp nhận là hợp lệ, Đơn kiểu dáng công nghiệp sẽ được công bố trên Công báo Sở hữu Công nghiệp – Tập A trong vòng 02 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn cụ thể là thông tin Chủ đơn, số đơn, ngày nộp đơn, bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ kiểu dáng công nghiệp. Việc công bố thông tin là để thông báo về việc đăng ký kiểu dáng của Chủ đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ, theo đó bên thứ ba có thể gửi yêu cầu phản đối cấp bằng nếu kiểu dáng được đăng trên Công báo SHCN vi phạm kiểu dáng của họ.
Thẩm định nội dung: 06 tháng Đơn đăng ký kiểu dáng sau khi được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp sẽ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung cho Đơn kiểu dáng là 06 tháng kể từ ngày công bố đơn. Các điều kiện đối với đơn kiểu dáng công nghiệp:
Điều 63. Điều kiện chung đối với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: 1. Có tính mới; 2. Có tính sáng tạo; 3. Có khả năng áp dụng công nghiệp. Điều 64. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp: 1. Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có; 2. Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp; 3. Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm. Điều 65. Tính mới của kiểu dáng công nghiệp 1. Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên. 2. Hai kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó. 3. Kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó. 4. Kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố: a) Kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này; b) Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này công bố dưới dạng báo cáo khoa học; c) Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức. Điều 66. Tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng. Điều 67. Khả năng áp dụng công nghiệp của kiểu dáng công nghiệp Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu đểchế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
Nếu Đơn kiểu dáng không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo từ chối bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp, và cho Chủ đơn phúc đáp trong 02 tháng kể từ ngày ra Thông báo. Chủ đơn có thể gia hạn thêm một khoảng thời gian là 02 tháng nữa để làm Công văn phúc đáp Thông báo từ chối của Cục Sở hữu trí tuệ.
Thông báo cấp bằng và yêu cầu đóng phí: 01 tháng Khi Kiểu dáng công nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ theo Quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, Cục SHTT sẽ gửi Thông báo cấp bằng và yêu cầu đóng phí cho Chủ đơn. Trong vòng 01 tháng kể từ ngày ra Thông báo, Chủ đơn phải tiến hành nộp các khoản phí cấp bằng, nếu Chủ đơn không đóng phí, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Quyết định từ chối chấp nhận bảo hộ Đơn kiểu dáng công nghiệp với lý do không đóng phí. Trong thời hạn từ 01 – 02 tháng kể từ ngày đóng phí cấp bằng, Bằng độc quyền kiểu dáng công hiệu sẽ được cấp cho Chủ sở hữu kiểu dáng và được công bố, đăng bạ trên Công báo Sở hữu công nghiệp – Tập B
Gia hạn văn bằng bảo hộ Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực trong 5 năm, kể từ ngày có Quyết định cấp bằng và có thể gia hạn hai lần, mỗi lần 05 năm. Để đảm bảo rủi ro về việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp, Quý khách có thể tra cứu các kiểu dáng đã nộp đơn trước hoặc đã được cấp bằng trong cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc cơ sở dữ liệu quốc tế: – Tra cứu sơ bộ trên thư viện điện tử của Cục Sở hữu trí tuệ: http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn – Tra cứu chính thức tại Cục Sở hữu trí tuệ (mất phí)
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Kính áp tròng và dung dịch bảo quản muốn nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam kinh doanh phải làm thủ tục gì? Các giấy tờ cần thiết để nhập khẩu đôi với loại hàng hóa là kinh áp tròng và dung dịch bảo quản kính áp tròng là gì? Kính áp tròng và dung dịch bảo là trang thiết bị y tế theo quy định tại nghị định 98/2021/NĐ-CP. Trước khi làm thủ tục nhập khẩu hai loại hàng hóa này phải thực hiện phân loại trang thiết bị y tế.
Đối với dung dịch bảo quản kính áp tròng sẽ được phân loại C theo Quy tắc 15, Mục D, Phần II, Phụ lục I của thông tư 39/2016/TT-BYT.
Phần II: QUY TẮC PHÂN LOẠI ĐỐI VỚI TRANG THIẾT BỊ Y TẾ KHÔNG PHẢI TRANG THIẾT BỊ Y TẾ CHẨN ĐOÁN IN VITRO D. CÁC QUY TẮC PHÂN LOẠI KHÁC Quy tắc 15. Phân loại trang thiết bị y tế khử khuẩn, tiệt khuẩn Trang thiết bị y tế được chỉ định để khử khuẩn, làm sạch, ngâm, rửa hoặc dưỡng ẩm kính áp tròng được xếp vào loại C
Đối với kính áp tròng sẽ được phân loại B theo Quy tắc 5, Mục B, Phần II, Phụ lục I của Thông tư 39/2016/TT-BYT
Phần II: QUY TẮC PHÂN LOẠI ĐỐI VỚI TRANG THIẾT BỊ Y TẾ KHÔNG PHẢI TRANG THIẾT BỊ Y TẾ CHẨN ĐOÁN IN VITRO B. QUY TẮC PHÂN LOẠI ĐỐI VỚI TRANG THIẾT BỊ Y TẾ XÂM NHẬP Quy tắc 5. Phân loại trang thiết bị y tế xâm nhập thông qua lỗ của cơ thể không qua phẫu thuật 2. Các trang thiết bị y tế xâm nhập thông qua các lỗ của cơ thể không qua phẫu thuật, không được sử dụng để kết nối với các loại trang thiết bị y tế chủ động hoặc chỉ kết nối với trang thiết bị y tế loại A thuộc loại B nếu các trang thiết bị y tế này được sử dụng trong thời gian ngắn. Trong trường hợp trang thiết bị y tế này được sử dụng trong vùng cơ thể từ khoang miệng đến hầu, từ ốc tai đến màng nhĩ hoặc trong khoang mũi thì được xếp vào loại A
Đối với 2 loại sản phầm này thủ tục nhập khẩu năm 2022 sẽ phải xin giấy phép nhập khẩu cho kính áp tròng vì kính áp tròng thuộc danh mục trang thiết bị y tế phải xin giấy phép nhập khẩu tại mục 46 “Kính mắt, kính áp tròng (cận, viễn, loạn) và dung dịch bảo quản kính áp tròng” do vậy sẽ phải làm thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế.
Hồ sơ chuẩn bị gồm: – Giấy chứng nhận lưu hành tự do của kính áp tròng và dung dịch bảo quản – Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 13485 hoặc ISO 9001 của nhà sản xuất còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ. – Giấy ủy quyền của chủ sở hữu kính áp tròng và dung dịch bảo quản – Tài liệu kỹ thuật mô tả kính áp tròng và dung dịch bảo quản – Cataloge miêu tả các chức năng, thông số kỹ thuật của kính áp tròng và dung dịch bảo quản
Khách hàng có nhu cầu phân loại trang thiết bị y tế hoặc xin cấp giấy phép nhập khẩu cho trang thiết bị y tế vui lòng liên hệ LVNLAW để được hỗ trợ nhanh nhất
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Điều kiện kinh doanh N2O (Nitơ Oxyd) như thế nào? Cách thức để đủ điều kiện kinh doanh phụ gia thực phẩm là N2O (Nitơ Oxyd) nhập khẩu.
Theo hướng dẫn của tổng cục hải quan tại công văn 2392/TCHQ-GSQL đối với trường hợp N2O (Nitơ Oxyd) sử dụng làm phụ gia thực phẩm sẽ cần bản tự công bố sản phẩm.
Điều kiện kinh doanh đối với phụ gia thực phẩm
Theo nghị định 15/2018/NĐ-CP theo đó phụ gia thực phẩm sẽ phải làm thủ tục tự công bố thực phẩm theo quy định:
Điều 4. Tự công bố sản phẩm 1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) trừ các sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 6 Nghị định này. 2. Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.
Ngoài ra, theo quy định tại thông tư 05/2018/TT-BYT và thông tư 24/2019/TT-BYT khí nitơ oxyd thuộc loại phụ gia được phép sử dụng với chức năng làm “Chất khí đẩy, chất tạo bọt, chất khí bao gói, chất chống oxy hóa” và là phụ gia thực phẩm đơn chất theo điều 30 nghị định 15/2018/NĐ-CP
Điều 31. Quy định về phụ gia thực phẩm đơn chất 1. Phụ gia thực phẩm thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định thuộc đối tượng tự công bố. 2. Thủ tục tự công bố sản phẩm đối với phụ gia thực phẩm đơn chất thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
DANH MỤC THỰC PHẨM, PHỤ GIA THỰC PHẨM, CHẤT HỖ TRỢ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VÀ DỤNG CỤ, VẬT LIỆU BAO GÓI, CHỨA ĐỰNG THỰC PHẨM ĐƯỢC XÁC ĐỊNH MÃ SỐ HÀNG HÓA THEO DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VIỆT NAM (ban hành kèm theo Thông tư số 05/2018/TT-BYT)
PHỤ LỤC 1 DANH MỤC PHỤ GIA THỰC PHẨM ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG TRONG THỰC PHẨM (Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2019/TT-BYT ngày 30 tháng 8 năm 2019)
Theo đó một số quy chuẩn áp dụng bao gồm:
QCVN 4-17:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Chất khí đẩy
QCVN 4-23:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Nhóm chất tạo bọt
QCVN 4-6:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Chất chống oxy hoá
QCVN 4-12:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Chất bảo quản
Điều kiện của cơ sở kinh doanh phụ gia thực phẩm
Để kinh doanh phụ gia thực phẩm cơ sở kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện chung như sau:
Điều 30. Quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với phụ gia thực phẩm Cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm phải đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm sau đây: 1. Đáp ứng các quy định chung về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm được quy định tại khoản 1 Điều 19, khoản 1 Điều 20, khoản 1 Điều 21 Luật an toàn thực phẩm. 2. Chỉ được phối trộn các phụ gia thực phẩm khi các phụ gia thực phẩm đó thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định và sản phẩm cuối cùng của sự phối trộn không gây ra bất cứ tác hại nào với sức khỏe con người; trường hợp tạo ra một sản phẩm mới, có công dụng mới phải chứng minh công dụng, đối tượng sử dụng và mức sử dụng tối đa. 3. Việc sang chia, san, chiết phụ gia thực phẩm phải được thực hiện tại cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và ghi nhãn theo quy định hiện hành.
Các điều kiện trên bao gồm: Điều kiện về cơ sở sản xuất, kinh doanh; điều kiện về bảo quản; điều kiện về vận chuyển
Lưu ý:
Đối với trường hợp kinh doanh phụ gia thực phẩm bao gói sẵn không cần làm giấy phép an toàn thực phẩm theo điều 12 nghị định 15/2018/NĐ-CP. Các trường hợp khác như chia, san, chiết sẽ phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Điều 12. Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 1. Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Quy định đăng ký giá sữa
Theo điều 3 luật giá 2012 quy định về đăng ký giá giải nghĩa như sau:
Điều 4. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 8. Đăng ký giá là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lập, phân tích việc hình thành mức giá và gửi biểu mẫu thông báo giá cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi định giá, điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá trong thời gian Nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá.
Theo quy định tại thông tư 08/2017/TT-BTC đối với mặt hàng sữa phải đăng ký giá khi nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá. Vậy thủ tục đăng ký giá như thế nào?
Đối tượng đăng ký giá: Thương nhân sản xuất, nhập khẩu sữa thực hiện đăng ký giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Thông tư này trong thời gian Nhà nước thực hiện bình ổn giá bằng biện pháp đăng ký giá.
Thủ tục đăng ký giá sữa
Theo quy định tại điều 5 thông tư 22/2018/TT-BCT việc đăng ký giá sữa thực hiện như sau
Điều 5. Thực hiện đăng ký giá 1. Thương nhân lập Biểu mẫu đăng ký giá và gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận theo một trong các hình thức sau: a) Gửi trực tiếp: hai (02) bản tại Văn phòng cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu (kèm 01 phong bì có dán tem, ghi rõ: tên, địa chỉ của thương nhân, họ tên và số điện thoại của người trực tiếp có trách nhiệm của đơn vị); b) Gửi qua đường công văn: hai (02) bản cho cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu (kèm 01 phong bì có dán tem, ghi rõ: tên, địa chỉ của thương nhân, họ tên và số điện thoại của người trực tiếp có trách nhiệm của đơn vị); c) Gửi qua thư điện tử kèm chữ ký điện tử hoặc kèm bản scan Biểu mẫu có chữ ký và dấu theo địa chỉ đã được cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu thông báo hoặc gửi qua fax và đồng thời gửi bổ sung 01 bản chính thức qua đường công văn để cơ quan tiếp nhận lưu hồ sơ. 2. Biểu mẫu đăng ký giá thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 6. Tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá 1. Quy trình tiếp nhận trực tiếp Biểu mẫu a) Trường hợp Biểu mẫu có đủ thành phần, số lượng theo quy định, cơ quan tiếp nhận đóng dấu công văn đến có ghi ngày, tháng, năm vào Biểu mẫu và trả ngay 01 bản Biểu mẫu cho thương nhân; b) Trường hợp Biểu mẫu không đủ thành phần, số lượng theo quy định, cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu ghi rõ lý do trả lại, các nội dung cần bổ sung và trả lại ngay Biểu mẫu cho thương nhân. 2. Quy trình tiếp nhận Biểu mẫu qua đường công văn, fax, thư điện tử a) Trường hợp Biểu mẫu có đủ thành phần, số lượng theo quy định, cơ quan tiếp nhận đóng dấu công văn đến có ghi ngày, tháng, năm vào Biểu mẫu và gửi ngay theo đường bưu điện 01 bản cho thương nhân; b) Trường hợp Biểu mẫu không đủ thành phần, số lượng theo quy định, tối đa không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận, cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản, fax, thư điện tử cho thương nhân để bổ sung thành phần, số lượng Biểu mẫu. Điều 7. Rà soát Biểu mẫu đăng ký giá 1. Nội dung rà soát Biểu mẫu đăng ký giá bao gồm: a) Ngày thực hiện mức giá đăng ký; b) Bảng đăng ký mức giá cụ thể; c) Các khoản mục chi phí cấu thành giá; d) Giải trình lý do điều chỉnh giá; đ) Kiểm tra tính hợp lý của các yếu tố hình thành giá. 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận Biểu mẫu hợp lệ quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này mà cơ quan tiếp nhận không yêu cầu thương nhân giải trình về các nội dung của Biểu mẫu, thương nhân được mua, bán theo mức giá đăng ký. 3. Trường hợp thương nhân giải trình các lý do điều chỉnh giá không phù hợp, không liên quan đến việc tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ hoặc trong thời hạn tối đa không quá 04 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận Biểu mẫu, cơ quan tiếp nhận gửi thông báo bằng văn bản, fax, thư điện tử nêu rõ lý do và yêu cầu thương nhân chưa áp dụng mức giá đang đăng ký. 4. Đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, thời hạn để thương nhân giải trình và gửi văn bản giải trình, tài liệu chứng minh tối đa không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu thông báo bằng văn bản yêu cầu thương nhân giải trình. 5. Thời hạn rà soát nội dung văn bản giải trình tối đa không quá 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận văn bản giải trình tính theo dấu công văn đến của cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu. Hết thời hạn trên, nếu cơ quan này không có văn bản yêu cầu thương nhân giải trình lại thì thương nhân được điều chỉnh giá theo mức giá và thời gian điều chỉnh đã đề xuất. Điều 8. Thẩm quyền tiếp nhận, rà soát Biểu mẫu đăng ký giá 1. Bộ Công Thương tiếp nhận, rà soát Biểu mẫu đăng ký giá của các thương nhân thuộc Danh sách do Bộ Công Thương công bố. 2. Các Sở Công Thương tiếp nhận, rà soát Biểu mẫu đăng ký giá của các thương nhân thuộc Danh sách do Ủy ban nhân dân tỉnh công bố. Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp nhận, rà soát Biểu mẫu đăng ký giá của thương nhân trên địa bàn.
Phụ lục số 1: BIỂU MẪU ĐĂNG KÝ GIÁ
Tên đơn vị đăng ký giá ——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Số ………/ ….. V/v: đăng ký giá
… , ngày … tháng … năm ….
Kính gửi: (Tên cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá)
Thực hiện Thông tư số …………………….ngày………… của Bộ Công Thương. … (tên đơn vị đăng ký) gửi Biểu mẫu đăng ký giá ….. gồm các văn bản và nội dung sau: 1. Bảng đăng ký mức giá bán cụ thể. 2. Giải trình lý do điều chỉnh giá (trong đó có giải thích việc tính mức giá cụ thể áp dụng theo các hướng dẫn, quy định về phương pháp tính giá do cơ quan có thẩm quyền ban hành) Mức giá đăng ký này thực hiện từ ngày … / … /….. … (tên đơn vị đăng ký) xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của mức giá mà đơn vị đã đăng ký./.
Nơi nhận: – Như trên; – Lưu:
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu)
– Họ tên người nộp Biểu mẫu: – Số điện thoại liên lạc: – Số fax:
Ghi nhận ngày nộp Biểu mẫu đăng ký giá của cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá
1. (Cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá ghi ngày, tháng, năm nhận được Biểu mẫu đăng ký giá và đóng dấu công văn đến) 2. Hết thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày trên, nếu cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu không có ý kiến yêu cầu tổ chức, cá nhân không được thực hiện mức giá đăng ký mới hoặc phải giải trình về các nội dung của Biểu mẫu thì tổ chức, cá nhân được mua, bán theo mức giá đăng ký.
Tên đơn vị thực hiện đăng ký giá ——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
………, ngày ……tháng ……. năm …..
BẢNG ĐĂNG KÝ MỨC GIÁ BÁN CỤ THỂ (Kèm theo công văn số………ngày…….tháng…….năm……..của Công ty……..)
Doanh nghiệp là đơn vị (sản xuất hay dịch vụ)………………………………………… Đăng ký giá (bán buôn, bán lẻ) :……………………………………….cụ thể như sau:
STT
Tên hàng hóa, dịch vụ
Quy cách, chất lượng
Đơn vị tính
Mức giá đăng ký hiện hành
Mức giá đăng ký mới
Mức tăng/ giảm
Tỷ lệ % tăng/ giảm
Mức giá đăng ký này thực hiện từ ngày … / … /…..
(Ghi chú: Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu đăng ký giá bán buôn thực tế của mình cùng với giá bán lẻ khuyến nghị)
Tên đơn vị thực hiện đăng ký giá ——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
………., ngày…… tháng…….năm …..
THUYẾT MINH CƠ CẤU TÍNH GIÁ HÀNG HÓA ĐĂNG KÝ GIÁ (Kèm theo công văn số………ngày…….tháng…….năm……..của………)
(Đối với mặt hàng nhập khẩu) Tên hàng hóa, dịch vụ: Đơn vị sản xuất, kinh doanh: Quy cách phẩm chất; điều kiện bán hàng hoặc giao hàng; chính sách khuyến mại, giảm giá, chiết khấu cho các đối tượng khách hàng (nếu có)
I. BẢNG TỔNG HỢP TÍNH GIÁ VỐN, GIÁ BÁN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU CHO MỘT ĐƠN VỊ SẢN PHẨM HÀNG HÓA
STT
Khoản mục chi phí
Đơn vị tính
Thành tiền
Ghi chú
A
Sản lượng nhập khẩu
B
Giá vốn nhập khẩu
1
Giá mua tại cửa khẩu Việt Nam (giá CIF)
2
Thuế nhập khẩu
3
Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)
4
Các khoản thuế, phí khác (nếu có)
5
Các khoản chi bằng tiền khác theo quy định (nếu có)
C
Chi phí chung
6
Chi phí tài chính (nếu có)
7
Chi phí bán hàng
8
Chi phí quản lý
D
Tổng chi phí
Đ
Giá thành toàn bộ 01 (một) đơn vị sản phẩm
E
Lợi nhuận dự kiến
G
Thuế giá trị gia tăng, thuế khác (nếu có) theo quy định
H
Giá bán dự kiến
II. GIẢI TRÌNH CHI TIẾT CÁCH TÍNH CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ CHO MỘT ĐƠN VỊ SẢN PHẨM HÀNG HÓA 1. Giá mua tại cửa khẩu Việt Nam (giá CIF) 2. Thuế nhập khẩu 3. Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) 4. Các khoản thuế, phí khác (nếu có) 5. Các khoản chi bằng tiền khác theo quy định (nếu có) 6. Chi phí tài chính (nếu có) 7. Chi phí bán hàng 8. Chi phí quản lý 9. Lợi nhuận dự kiến 10. Thuế giá trị gia tăng, thuế khác (nếu có) theo quy định 11. Giá bán dự kiến
Tên đơn vị thực hiện đăng ký giá ——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
………., ngày…… tháng…….năm …..
THUYẾT MINH CƠ CẤU TÍNH GIÁ HÀNG HÓA ĐĂNG KÝ GIÁ (Kèm theo công văn số………ngày…….tháng…….năm……..của………)
(Đối với mặt hàng sản xuất trong nước) Tên hàng hóa, dịch vụ: Đơn vị sản xuất, kinh doanh: Quy cách phẩm chất; điều kiện bán hàng hoặc giao hàng; chính sách khuyến mại, giảm giá, chiết khấu cho các đối tượng khách hàng (nếu có)
I. BẢNG TỔNG HỢP TÍNH GIÁ VỐN, GIÁ BÁN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ
Số TT
Khoản mục chi phí
ĐVT
lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Chi phí sản xuất:
1.1
Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
1.2
Chi phí nhân công trực tiếp
1.3
Chi phí sản xuất chung:
a
Chi phí nhân viên phân xưởng
b
Chi phí vật liệu
c
Chi phí dụng cụ sản xuất
d
Chi phí khấu hao TSCĐ
đ
Chi phí dịch vụ mua ngoài
e
Chi phí bằng tiền khác
Tổng chi phí sản xuất :
2
Chi phí bán hàng
3
Chi phí quản lý doanh nghiệp
4
Chi phí tài chính
Tổng giá thành toàn bộ
5
Lợi nhuận dự kiến
Giá bán chưa thuế
6
Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)
7
Thuế giá trị gia tăng (nếu có)
Giá bán (đã có thuế)
II. GIẢI TRÌNH CHI TIẾT CÁCH TÍNH CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ CHO MỘT ĐƠN VỊ SẢN PHẨM HÀNG HÓA 1. Chi phí sản xuất 2. Chi phí bán hàng 3. Chi phí quản lý doanh nghiệp 4. Chi phí tài chính 5. Lợi nhuận dự kiến 6. Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) 7. Thuế giá trị gia tăng (nếu có) 8. Giá bán (đã có thuế)
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Cơ sở chỉ được sản xuất trang thiết bị y tế sau khi đã được Sở Y tế cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất theo quy định tại nghị định 98/2021/NĐ-CP
Điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế
1. Đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 13485. 2. Đối với cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất, ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, phải đáp ứng thêm các yêu cầu sau đây: a) Có hệ thống theo dõi quản lý quá trình xuất, nhập, tồn kho, sử dụng nguyên liệu là chất ma túy và tiền chất, quá trình xuất, nhập, tồn kho trang thiết bị y tế, nguyên liệu có chứa chất ma túy và tiền chất; b) Trang thiết bị y tế, nguyên liệu có chứa chất ma túy và tiền chất được bảo quản ở một khu vực riêng trong kho hoặc kho riêng, phải bảo đảm an toàn.
Hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế
1. Văn bản công bố đủ điều kiện sản xuất. Hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế gồm: 1. Văn bản công bố đủ điều kiện sản xuất. 2. Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 13485 được cấp bởi tổ chức đánh giá sự phù hợp theo quy định của pháp luật. 3. Các giấy tờ chứng minh đáp ứng điều kiện đối với cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất (nếu có)
Thủ tục công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế
Việc công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế thực hiện tại Sở Y Tế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Doanh nghiệp đăng ký tài khoản tại trang dmec.moh.gov.vn và thực hiện thủ tục công bố điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế trực tuyến theo điều 11 nghị định 98/2021/NĐ-CP
Điều 11. Thủ tục công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế 1. Trước khi thực hiện sản xuất trang thiết bị y tế, cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế có trách nhiệm nộp hồ sơ công bố về Sở Y tế nơi đặt địa điểm sản xuất (việc xác định địa điểm sản xuất được dựa vào địa điểm ghi trong giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng). Trường hợp có nhiều địa điểm sản xuất tại nhiều tỉnh khác nhau thì phải thực hiện việc công bố theo từng tỉnh. 2. Khi nhận hồ sơ (bao gồm cả giấy tờ xác nhận đã nộp phí theo quy định của Bộ Tài chính), Sở Y tế trên địa bàn nơi đặt cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử về quản lý trang thiết bị y tế các thông tin và hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế. 3. Trong quá trình hoạt động cơ sở sản xuất có trách nhiệm lập văn bản thông báo sự thay đổi kèm theo các tài liệu liên quan đến thay đổi và cập nhật các tài liệu đó vào hồ sơ công bố đã công khai trên Cổng thông tin điện tử về quản lý trang thiết bị y tế trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi các thông tin trong hồ sơ công bố.
Lệ phí: 3.000.000 VNĐ/hồ sơ
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Nhập khẩu chỉ tự tiêu cần chuẩn bị các giấy tờ gì? Chỉ tự tiêu có cần phải xin giấy phép nhập khẩu hay đăng ký lưu hành không? Khi nhập khẩu chỉ tự tiêu cần xin các loại giấy phép nào?
Chỉ khâu phẫu thuật là gì?
Chỉ phẫu thuật được các bác sỹ ngoại khoa sử dụng để đóng vết thương hoặc vết mổ phẫu thuật. Ngày nay, với công nghệ ngày càng hiện đại, đa dạng các loại chỉ khâu phẫu thuật được tung ra thị trường để đáp ứng phát triển trong y khoa và mang lại những ưu điểm lớn cho người bệnh khi phẫu thuật
Chỉ tự tiêu dùng trong phẫu thuật khi làm thủ tục xin giấy phép sẽ ghi dưới tên “chỉ khâu phẫu thuật”. Theo điểm a khoản 6 điều 5 nghị định 98/2021/NĐ-CP: “Việc phân loại trang thiết bị y tế phải được thực hiện bởi cơ sở phân loại là cơ sở đứng tên công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc đăng ký lưu hành.”
Do vậy trước khi làm thủ tục nhập khẩu về Việt Nam doanh nghiệp dự định nhập khẩu sẽ phải thực hiện phân loại để phân loại, kết quả sẽ là một trong 4 loại A, B, C, D. Theo quy định của thông tư 39/2016/TT-BYT chỉ khâu phẫu thuật là trang thiết bị y tế loại D áp dụng phân loại theo Quy tắc 8, Mục B, Phần II, Phụ lục I của Thông tư 39/2016/TT-BYT là loại trang thiết bị y tế có rủi ro cao.
Phần II: QUY TẮC PHÂN LOẠI ĐỐI VỚI TRANG THIẾT BỊ Y TẾ KHÔNG PHẢI TRANG THIẾT BỊ Y TẾ CHẨN ĐOÁN IN VITRO B. QUY TẮC PHÂN LOẠI ĐỐI VỚI TRANG THIẾT BỊ Y TẾ XÂM NHẬP Quy tắc 8. Phân loại trang thiết bị y tế xâm nhập qua phẫu thuật sử dụng trong thời gian dài và trang thiết bị y tế cấy ghép 5. Các trang thiết bị y tế được sử dụng có tác dụng sinh học hoặc hấp thụ hoàn toàn hay phần lớn thuộc loại D.”
Hiện nay, đối với các trang thiết bị y tế loại D nhập khẩu trong năm 2022 nếu thuộc danh mục xin giấy phép nhập khẩu thì sẽ phải làm thủ tục xin giấy phép nhập khẩu còn nếu không thuộc danh mục xin giấy phép thì chỉ cần bản kết quả phân loại là có thể thông quan bình thường. Từ 01/01/2023 sẽ phải làm đăng ký lưu hành cho trang thiết bị y tế loại D. Chỉ khâu tự tiêu thuộc mục 48 trong danh mục xin cấp phép nhập khẩu là :”Các loại thiết bị, vật liệu cấy ghép lâu dài (trên 30 ngày) vào cơ thể” do vậy sẽ cần làm thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu tại Vụ Trang Thiết bị và Công Trình Y Tế trước khi tiến hành nhập khẩu
Hồ sơ xin cấp giấy phép nhập khẩu cho chỉ khâu phẫu thuật
Giấy chứng nhận lưu hành tự do của chỉ khâu tự tiêu (hợp pháp hóa lãnh sự)
Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 13485 hoặc ISO 9001 (sau đây gọi tắt là giấy chứng nhận ISO) của nhà sản xuất còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ.
Giấy ủy quyền của chủ sở hữu trang sản phảm chỉ khẩu phẫu thuật cho đơn vị nhập khẩu
Tài liệu kỹ thuật mô tả chủng loại trang thiết bị y tế nhập khẩu bằng tiếng Việt
Cataloge miêu tả các chức năng, thông số kỹ thuật của chủng loại trang thiết bị y tế nhập khẩu.
Quy trình xin giấy phép nhập khẩu chỉ khâu tự tiêu
Hồ sơ cấp phép nhập khẩu chỉ khâu tự tiêu thực hiện online qua cổng thông tin hải quan một cửa https://vnsw.gov.vn. Trong vòng 1 – 2 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ doanh nghiệp tiến hành nộp phí nhà nước 2.000.000 VNĐ/hồ sơ. Sau khi nộp phí thành công hồ sơ sẽ được duyệt trong khoảng thời gian 30 – 40 ngày nếu hợp lệ sẽ được cấp giấy phép nhập khẩu, nếu không hợp lệ sẽ được yêu cầu sửa đổi bổ sung. Giấy phép nhập khẩu chỉ khâu tự tiêu có hiệu lực tới hết 31/12/2022
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Chân trụ răng (Implant) hay còn gọi là răng giả là một loại trang thiết bị y tế, vì vậy khi nhập khẩu sản phẩm này về Việt Nam sẽ cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam. Hiện tại, trong lĩnh vực y tế, Chính Phủ, Bộ Y tế ban hành rất nhiều Nghị Định, Thông tư hướng dẫn, Công văn hướng dẫn thực hiện các thủ tục liên quan đến nhập khẩu thiết bị y tế. Với kinh nghiệm trong lĩnh vực này, LVNLAW hướng dẫn quý khách hàng thực hiện thủ tục nhập khẩu chân trụ răng theo đúng quy định áp dụng từ ngày 01/01/2022.
Phân loại chân trụ răng
Theo quy định hiện tại của nghị định 98/2021/NĐ-CP thì tất cả các loại trang thiết bị y tế khi nhập khẩu vào Việt Nam phải qua phân loại tại các đơn vị phân loại tại Việt Nam đủ điều kiện. Đối với mặt hàng chân trụ răng được phân loại B theo quy tắc 8, Mục B, phần II, phụ lục I của thông tư 39/2016/TT-BYT như sau:
Phần II:QUY TẮC PHÂN LOẠI ĐỐI VỚI TRANG THIẾT BỊ Y TẾ KHÔNG PHẢI TRANG THIẾT BỊ Y TẾ CHẨN ĐOÁN IN VITRO B. QUY TẮC PHÂN LOẠI ĐỐI VỚI TRANG THIẾT BỊ Y TẾ XÂM NHẬP Quy tắc 8. Phân loại trang thiết bị y tế xâm nhập qua phẫu thuật sử dụng trong thời gian dài và trang thiết bị y tế cấy ghép 1. Các trang thiết bị y tế được sử dụng để đặt vào răng thuộc loại B
Như vậy, đối với răng giả (chân trụ răng) được phân loại B theo quy định tại nghị định 98/2021/NĐ-CP sẽ phải làm thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng trước khi đưa ra thị trường. Việc phân loại trang thiết bị y tế phải được các chính đơn vị đứng tên công ố tiêu chuẩn chất lượng.
Xin giấy phép nhập khẩu răng giả
Răng giả thuộc nhóm 48 phụ lục I thông tư 30/2015/TT-BYT là “Các loại thiết bị, vật liệu cấy ghép lâu dài (trên 30 ngày) vào cơ thể” vì vậy theo khoản 1 điều 1 thông tư 30/2015/TT-BYT thì răng giả phải làm thủ tục xin giấy phép nhập khẩu
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Thông tư này quy định về thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế (sau đây gọi tắt là giấy phép nhập khẩu) mới 100% thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư này
Hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu răng giả
ISO 13485 của nhà sản xuất các sản phẩm răng giả
Giấy ủy quyền của chủ sở hữu sản phẩm răng giả cho đơn vị nhập khẩu
Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm răng giả
Bản mô tả kỹ thuật bằng tiếng Việt ghi rõ tính năng, công dụng, chỉ định của răng giả
Catalogue của sản phẩm răng giả
Lưu ý khi xin giấy phép nhập khẩu: Thường tên trên GPNK sẽ là vật liệu cấy ghép Implant, trong đó được chia làm các sản phẩm như: – Chân trụ răng – Kết nối chân trụ răng – Nắp đậy chân trụ răng
Do vậy, khi xin giấy phép nhập khẩu cần lưu ý về tên cũng như phân nhóm sản phẩm để làm các giấy phép công bố tiêu chuẩn chất lượng hoặc quảng cáo trang thiết bị y tế sau này. Năm 2022 doanh nghiệp nhập khẩu răng giả ngoài các giấy tờ khai hải quan, doanh nghiệp chỉ cần cần xuất trình thêm giấy chứng nhận kết quả phân loại sản phẩm chân trụ răng và giấy phép nhập khẩu chân trụ răng.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Dịch cúm gây ra bởi virus 2019-nCoV hay còn gọi là Corona gây ra cơ sốt khẩu trang không chỉ ở Việt Nam mà còn cả ở nước ngoài. Với các doanh nghiệp kinh doanh khẩu trang muốn xuất khẩu cần làm các thủ tục gì để có thể xuất khẩu khẩu trang ra nước ngoài.
Phân loại hàng hoá đối với khẩu trang y tế
Theo khái niệm về trang thiết bị y tế thì khẩu trang y tế có tác dụng ngăn ngừa virus cúm do vậy các loại khẩu trang có chức năng này được coi là trang thiết bị y tế. Vì vậy, việc xuất khẩu đổi với khẩu trang y tế phải tuân theo quy định như đối với xuất khẩu trang thiết bị y tế.
Công bố tiêu chuẩn chất lượng khẩu trang y tế
1. Đầu tiên khẩu trang y tế nói riêng phải phân loại thiết bị y tế bởi chính cơ sở công bố tiêu chuẩn chất lượng
2. Sau khi có kết quả phân loại A doanh nghiệp làm thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng cho khẩu trang y tế. Tham khảo thủ tục công bố tiêu chuẩn áp dụng cho trang thiết bị y tế
Tiêu chuẩn đối với khẩu trang có thể áp dụng theo các tiêu chuẩn có sẵn hoặc các tiêu chuẩn do doanh nghiệp tự xây dựng. Ví dụ – TCVN 8389-1:2010 Phần 1: Khẩu trang y tế thông thường. – TCVN 8389-2:2010 Phần 2: Khẩu trang y tế phòng nhiễm khuẩn. – TCVN 8389-3:2010 Phần 3: Khẩu trang y tế phòng độc hóa chất
Xin giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) cho khẩu trang y tế
Sau khi làm thủ tục công bố cho khẩu trang thì khẩu trang y tế đã có thể lưu hành tại Việt Nam. Tuy nhiên để xuất khẩu doanh nghiệp cần làm thêm giấy chứng nhận lưu hành tự do cho khẩu trang (theo yêu cầu của nước nhập khẩu). Thời gian: 3 ngày làm việc
Xuất khẩu khẩu trang y tế phải có giấy phép
Theo nghị quyết 20/NQ-CP ngày 28/02/2020 quy định về việc áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19 cụ thể chỉ cho phép xuất khẩu với mục đích viện trợ, hỗ trợ quốc tế do Chính phủ Việt Nam thực hiện (tối đa 25% sản lượng cho xuất khẩu, 75% sản lượng dành cho công tác phòng, chống dịch bệnh trong nước)
1. Bộ Y tế áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19 và chỉ cho phép xuất khẩu với mục đích viện trợ, hỗ trợ quốc tế do Chính phủ Việt Nam thực hiện (tối đa 25% sản lượng cho xuất khẩu, 75% sản lượng dành cho công tác phòng, chống dịch bệnh trong nước). Không áp dụng quy định trên đối với hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư và doanh nghiệp gia công khẩu trang y tế cho thương nhân nước ngoài đã ký hợp đồng gia công trước ngày 01 tháng 3 năm 2020.
Như vậy, trong thời gian tới phía bộ y tế sẽ có văn bản yêu cầu cấp giấy phép nhập khẩu đối với khẩu trang y tế. Tuy nhiên chưa rõ vào thời gian nào, khách hàng cần chú ý các quy định trước khi làm thủ tục xuất khẩu
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Trang thiết bị y tế không phải thực hiện lại việc phân loại tại Việt Nam nếu đã được phân loại bởi cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước mà Việt Nam thừa nhận trên cơ sở các điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc nước áp dụng hệ thống phân loại trang thiết bị y tế tương tự Việt Nam.
Lưu ý: – Kể từ 31/12/2018 theo điểm a khoản 2 điều 4 nghị định 169/2018/NĐ-CP: “a) Việc phân loại trang thiết bị y tế phải dựa trên cơ sở quy tắc phân loại về mức độ rủi ro và phải được thực hiện bởi cơ sở đã công bố đủ điêu kiện phân loại trang thiết bị y tế theo quy định tại Nghị định này;“ – Kể từ ngày 01/01/2022 theo khoản 6 điều 5 nghị định 98/2021/NĐ-CP “Việc phân loại trang thiết bị y tế phải được thực hiện bởi cơ sở phân loại là cơ sở đứng tên công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc đăng ký lưu hành“ => Không thừa nhận KQ phân loại của nước ngoài theo quy định tại thông tư 42/2016/TT-BYT
Danh sách các nước mà Việt Nam thừa nhận kết quả phân loại trang thiết bị y tế
1. Danh sách các nước thuộc hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á: – Cộng hòa Indonesia; – Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; – Cộng hòa Philippines; – Cộng hòa Singapore; – Liên bang Malaysia; – Liên bang Myanmar; – Vương quốc Brunei; – Vương quốc Campuchia. – Vương quốc Thái Lan.
2. Danh sách các nước khu vực Châu Âu:
– Cộng hòa Áo;
– Cộng hòa Romania;
– Cộng hòa Ba Lan;
– Cộng hòa Séc;
– Cộng hòa Bồ Đào Nha;
– Cộng hòa Síp;
– Cộng hòa Bulgaria;
– Cộng hòa Slovakia;
– Cộng hòa Croatia;
– Cộng hòa Slovenia;
– Cộng hòa Estonia;
– Cộng hòa Tây Ban Nha;
– Cộng hòa Hungary;
– Cộng hòa Ý;
– Cộng hòa Hy Lạp;
– Đại công quốc Luxembourg;
– Cộng hòa Ireland;
– Liên bang Thụy Sỹ;
– Cộng hòa Latvia;
– Vương quốc Anh;
– Cộng hòa liên bang Đức;
– Vương quốc Bỉ;
– Cộng hòa Litva;
– Vương quốc Đan Mạch;
– Cộng hòa Malta;
– Vương quốc Hà Lan;
– Cộng hòa Phần Lan;
– Vương quốc Thụy Điển.
– Cộng hòa Pháp;
3. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thịnh vượng chung Úc và Canada.
Hướng dẫn quy đổi kết quả thừa nhận
1. Hướng dẫn quy đổi kết quả phân loại đối với trang thiết bị y tế không phải trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro:
Ví dụ: Kết quả phân loại đối với trang thiết bị y tế tại các nước thuộc loại I sẽ được thừa nhận kết quả phân loại tại Việt Nam là trang thiết bị y tế thuộc loại A
2. Hướng dẫn quy đổi kết quả phân loại đối với trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro:
Hướng dẫn việc sử dụng các giấy tờ chứng minh kết quả phân loại 1. Trường hợp trang thiết bị y tế đã được phân loại ở một trong các nước quy định tại Điều 1 Thông tư này và kết quả phân loại được thể hiện trên một trong các giấy tờ sau thì không phải nộp bản phân loại trang thiết bị y tế khi nộp hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc hồ sơ đăng ký lưu hành: a) Giấy chứng nhận lưu hành tự do; b) Giấy đăng ký lưu hành; c) Giấy phép xuất khẩu; d) Các giấy tờ khác do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài cấp, bao gồm kết quả phân loại được công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. 2. Yêu cầu đối với giấy tờ chứng minh kết quả phân loại quy định tại Khoản 1 Điều này: Nộp bản đã được hợp pháp lãnh sự hoặc bản sao có chứng thực của bản đã được hợp pháp hóa lãnh sự. Trường hợp giấy tờ chứng minh không phải bằng tiếng Anh thì phải kèm theo bản dịch ra tiếng Việt. Bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp kết quả phân loại được công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì khi nộp hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc hồ sơ đề nghị cấp số lưu hành, tổ chức đứng tên công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc đề nghị cấp số lưu hành phải nộp bản in về kết quả phân loại từ trang thông tin điện tử có đóng dấu của xác nhận của đơn vị chịu trách nhiệm về nội dung và cung cấp nguồn dữ liệu để đơn vị tiếp nhận hồ sơ đề nghị thực hiện phân loại trang thiết bị y tế tra cứu về tính hợp lệ của các giấy tờ này
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Theo quy định của luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 có một số chính sách hỗ trợ với doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh. Trong bài viết này LVNLAW sẽ đưa ra các quy định, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tại điều 16 Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017 quy định như sau:
Điều 16. Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh 1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh được hỗ trợ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Trước khi thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã đăng ký và hoạt động theo quy định của pháp luật; b) Hộ kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh liên tục ít nhất là 01 năm tính đến ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu. 2. Nội dung hỗ trợ bao gồm: a) Tư vấn, hướng dẫn miễn phí về hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp; b) Miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp lần đầu; miễn phí thẩm định, phí, lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu; c) Tư vấn, hướng dẫn miễn phí về các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu; d) Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp; đ) Miễn, giảm tiền sử dụng đất có thời hạn theo quy định của pháp luật về đất đai. 3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh, chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ chưa thanh toán của hộ kinh doanh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật. 4. Hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động kể từ thời điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 5. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.
Hướng dẫn chi tiết hơn tại nghị định 39/2018/NĐ-CP dành cả một mục để nói về chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh
Mục 1. HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CHUYỂN ĐỔI TỪ HỘ KINH DOANH Điều 15. Hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp 1. Hộ kinh doanh đăng ký chuyển đổi thành doanh nghiệp được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao đơn vị đầu mối tư vấn, hướng dẫn miễn phí: a) Trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; b) Trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện (nếu có). 2. Hồ sơ để doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng nội dung quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm: a) Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh; b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế; c) Bản sao chứng từ nộp lệ phí môn bài, các loại thuế và khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có), tờ khai thuế trong thời hạn 01 năm trước khi chuyển đổi. 3. Trình tự, thủ tục đăng ký tư vấn, hướng dẫn miễn phí: a) Chủ hộ kinh doanh gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tại đơn vị đầu mối được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao tư vấn, hướng dẫn; b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, đơn vị đầu mối có trách nhiệm tư vấn, hướng dẫn miễn phí các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này. Điều 16. Hỗ trợ đăng ký doanh nghiệp, công bố thông tin doanh nghiệp Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh đáp ứng điều kiện về hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp lần đầu tại cơ quan đăng ký kinh doanh; miễn phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lần đầu tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Điều 17. Hỗ trợ thẩm định, cấp phép kinh doanh lần đầu 1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh được miễn phí thẩm định, lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện. 2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mà không thay đổi về quy mô thì cần có đơn gửi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để được cấp lại giấy phép. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp lại giấy phép trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn. Trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh vẫn sản xuất kinh doanh ngành nghề kinh doanh, có điều kiện mà thay đổi về quy mô thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm tư vấn, hướng dẫn miễn phí về quy trình, thủ tục việc cấp phép lần đầu. Điều 18. Hỗ trợ lệ phí môn bài Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu. Điều 19. Hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán 1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh được tư vấn hướng dẫn miễn phí về thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu. 2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm giao đơn vị đầu mối thực hiện tư vấn, hướng dẫn miễn phí về thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, tổng kết lại khi hộ kinh doanh chuyển đổi từ doanh nghiệp sẽ nhận được một số hỗ trợ sau: – Miễn phí thành lập doanh nghiệp, phí công bố thông tin lần đầu cho doanh nghiệp – Miễn phí thẩm định lần đầu đối với ngành nghề có điều kiện (nếu có) – Miễn lệ phí môn bài trong vòng 3 năm kể từ ngày được đăng ký doanh nghiệp lần đầu – Được tư vấn, hướng dẫn miễn phí về thủ tục hành chính về thuế và kế toán – Một số nội dung miễn giảm thuế, tiền sử dụng đất (chưa có hướng dẫn cụ thể)
Miễn lệ phí môn bài 3 năm cho doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh
Theo nghị định 80/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/10/2021 quy định doanh nghiệp nhỏ và vùa chuyển đổi từ hộ kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong vòng 3 năm kể từ ngày thành lập
Điều 18. Hỗ trợ lệ phí môn bài Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Theo quy định của pháp luật để hoạt động cho thuê lại lao động cần ký quỹ 2.000.000.000 VNĐ. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp được rút tiền ký quỹ và cách thức rút tiền ký quỹ như thế nào?
Các trường hợp doanh nghiệp được rút tiền ký quỹ
Theo quy định tại khoản 1 điều 18 nghị định 145/2020/NĐ-CP việc rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp thực hiện trong các trường hợp sau: – Doanh nghiệp cho thuê lại gặp khó khăn, không đủ nguồn tài chính để thanh toán đủ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các chế độ khác đối với người lao động thuê lại theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế của doanh nghiệp cho thuê lại sau thời hạn từ 30 ngày kể từ ngày đến thời hạn thanh toán theo quy định của pháp luật; – Doanh nghiệp cho thuê lại gặp khó khăn, không đủ khả năng bồi thường cho người lao động thuê lại do vi phạm hợp đồng lao động với người lao động thuê lại hoặc gây thiệt hại cho người lao động thuê lại vì không bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thuê lại sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày đến thời hạn bồi thường theo quy định của pháp luật; – Doanh nghiệp không được cấp giấy phép; – Doanh nghiệp cho thuê lại bị thu hồi giấy phép hoặc không được gia hạn, cấp lại giấy phép; – Doanh nghiệp cho thuê lại đã thực hiện ký quỹ tại một ngân hàng thương mại của Việt Nam hoặc chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam khác.
Hồ sơ rút tiền ký quỹ cho thuê lại lao động
Hồ sơ rút tiền ký quỹ theo quy định tại khoản 2 điều 18 nghị định 145/2020/NĐ-CP sẽ gửi sở LĐTBXH và ngân hàng nơi ký quỹ
Hồ sơ gửi sở lao động thương binh xã hội – Văn bản đề nghị rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại; – Phương án sử dụng số tiền rút từ tài khoản ký quỹ, gồm: lý do, mục đích rút tiền ký quỹ; danh sách, số lượng người lao động, số tiền, thời gian, phương thức thanh toán đối với trường hợp rút tiền ký quỹ khi doanh nghiệp cho thuê lại gặp khó khăn – Báo cáo việc hoàn thành nghĩa vụ và văn bản chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ đối với người lao động thuê lại trong trường hợp rút tiền ký quỹ do giấy phép hết giá trị) – Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động đối với trường hợp rút tiền ký quỹ khi đã ký quỹ tại ngân hàng khác
Hồ sơ gửi ngân hàng – Văn bản đề nghị rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại – Văn bản đồng ý về việc rút tiền ký quỹ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (KQ hồ sơ ở Sở Lao Động) – Chứng từ rút tiền ký quỹ theo quy định của ngân hàng nhận ký quỹ (nếu có).
Thủ tục rút tiền ký quỹ cho thuê lại lao động
Doanh nghiệp cho thuê lại nộp 01 bộ hồ sơ tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận đủ hồ sơ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm tra, xác thực hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp cho thuê lại và việc hoàn thành nghĩa vụ đối với người lao động thuê lại của doanh nghiệp cho thuê lại trong trường hợp giấy phép hết hạn và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý để doanh nghiệp cho thuê lại rút tiền ký quỹ;
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản đồng ý về việc rút tiền ký quỹ và phương án sử dụng tiền ký quỹ (nếu có) gửi doanh nghiệp cho thuê lại và ngân hàng nhận ký quỹ. Trường hợp không đồng ý về việc rút tiền ký quỹ thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản trả lời doanh nghiệp cho thuê lại trong đó nêu rõ lý do không đồng ý;
Sau khi có văn bản đồng ý về việc rút tiền ký quỹ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, doanh nghiệp cho thuê lại nộp hồ sơ tại ngân hàng nhận ký quỹ;
Ngân hàng nhận ký quỹ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại, nếu đúng quy định thì ngân hàng nhận ký quỹ cho doanh nghiệp cho thuê lại thực hiện rút tiền ký quỹ trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ rút tiền ký quỹ.
Trường hợp rút tiền ký quỹ khi doanh nghiệp gặp khó khăn thì việc thanh toán, bồi thường cho người lao động thuê lại do ngân hàng nhận ký quỹ trực tiếp chi trả theo phương án đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Ghi theo tên hàng hoá hay mã HS trên giấy phép kinh doanh
Khi xin giấy phép kinh doanh tại Sở công thương đối với các sản phẩm hàng hoá sẽ phải ghi theo tên hàng hoá hay mã HS? Có địa phương cấp ghi rõ tên sản phẩm, có địa phương ghi rõ mã số HS của sản phẩm, có địa phương không ghi rõ sản phẩm cũng không ghi rõ mã HS việc này dẫn đến áp dụng thiếu thống nhất trong cả nước, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện tuân thủ giấy phép kinh doanh. Ngày 07/8/2018, Bộ Công Thương có Văn bản số 6219/BCT-KH trả lời với nội dung như sau:
2. Về cách ghi giấy phép kinh doanh, giấy phép lập cơ sở bán lẻ Nghị định số 09/2018/NĐ-CP không có quy định bẳt buộc về việc tồ chức kinh tế có vốn đẩu tư nước ngoài kê khai danh mục hàng hóa thực hiện quyền phân phối bán lẻ theo mã HS, tên gọi hay theo chương. Việc xác định phạm vi danh mục hàng hóa kinh doanh vả kê khai danh mục hàng hóa theo mã HS, theo tên gọi hay theo chương … là quyền cùa nhà đầu tư, tố chức kinh tế trên cơ sở tự cân dối nhu cầu, năng lực và kế hoạch kinh doanh, khả năng vả kế hoạch tài chính, quy mô cơ sờ bản lẻ, loại hình co sờ bán lẻ (nếu có đề nghị lập cơ sở bán lè), sự thuận tiện cho lổ chức kinh tế khi thực hiện các thù tục thông quan, kê khai thuế phù hợp với quy định pháp luật về thuế, tài chính, thù tục hải quan có liên quan. Cơ quan cấp Giấy phép (Sở Công Thương) ghi nội dung về hàng hóa tại Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sơ bán lè trên cơ sở hổ sơ đề nghị của tồ chức kinh tế, phù hợp với kêt quà xem xét, đánh giá cùa Sở Công Thương về việc đáp ứng các điều kiện cấp phép, sự phù hợp của kế hoạch kinh doanh, kể hoạch tài chính với quy mô kinh doanh, quy mô cơ sờ bán lè, loại hình cơ sờ bán lè (nếu tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có để nghị lập cơ sờ bán lè), đặc thủ của hàng hỏa dự kiến kinh doanh…, theo đúng quy định của Nghị định số 09/2018/NĐ-CP.
Theo nội dung trên thì việc ghi mã HS hay ghi theo tên gọi trên giấy phép kinh doanh là quyên của nhà đầu tư, tổ chúc kinh tế. Việc ghi mã HS hay tên sản phẩm không bắt buộc đối với nội dung trên giấy phép kinh doanh.
Ghi mã HS trên đăng ký đầu tư?
Trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có trường hợp có mã HS Code có trường hợp không có, vậy việc ghi mã HS code trong đăng ký đầu tư có bắt buộc hay không? Quy định nào về việc phải ghi HS Code hoặc không phải ghi?
Trả lời
Theo khoản 2, khoản 3 Điều 3; khoản 1 Điều 6 và khoản 1, khoản 2 Điều 7 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP quy định
Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 2. Quyền xuất khẩu là quyền mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu. Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền mua hàng hóa từ các đối tượng không phải là thương nhân để xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác. 3. Quyền nhập khẩu là quyền được nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác. Điều 6. Các trường hợp không phải cấp Giấy phép kinh doanh 1. Ngoài các hoạt động thuộc trường hợp phải cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế thuộc trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư được quyền thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này sau khi đăng ký thực hiện các hoạt động đó tại các giấy tờ có liên quan theo quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp. Điều 7. Thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa 1. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền xuất khẩu, được xuất khẩu: Hàng hóa mua tại Việt Nam; hàng hóa do tổ chức kinh tế đó đặt gia công tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam ra nước ngoài và khu vực hải quan riêng, theo các điều kiện sau: a) Hàng hóa xuất khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu; danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu; danh mục hàng hóa không được quyền xuất khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; b) Đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải có giấy phép hoặc đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. 2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền nhập khẩu, được nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài và khu vực hải quan riêng vào Việt Nam, theo các điều kiện sau: a) Hàng hóa nhập khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu; danh mục hàng hóa tạm ngừng nhập khẩu; danh mục hàng hóa không được quyền nhập khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; b) Đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải có giấy phép hoặc đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Theo đó, việc ghi nhận trên đăng ký đầu tư dạng có mã HS là quy định cũ
STT
Mục tiêu hoạt động
Mã ngành theo VSIC
Mã ngành theo CPC
1
Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn (không thành lập cơ sở bán buôn), quyền phân phối bán lẻ (không thành lập cơ sở bán lẻ) các mặt hàng có mã HS số 1104, 1210 … theo quy định của pháp luật Việt Nam
4690, 4799
Mục tiêu hoạt động có ghi mã HS
Theo quy định mới tại nghị định 09/2018/NĐ-CP sẽ không ghi Mã HS trong hồ sơ. Do vậy, các loại đăng ký đầu tư cũ sau khi được cập nhật sẽ bỏ thông tin mã HS và ghi như sau:
Các mã HS sẽ được ghi nhận trên giấy phép kinh doanh (do sở công thương cấp).
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những chế độ quan trọng của bảo hiểm. Trong đó người lao động và người sử dụng lao động sẽ trích 1 phần thu nhập để đảm bảo về cuộc sống cho người lao động trong trường hợp người lao động thất nghiệp.
Căn cứ pháp lý về bảo hiểm thất nghiệp
Luật việc làm số 38/2013/QH13 của Quốc hội khóa XIII ngày 16 tháng 11 năm 2013,
Nghị định số 28/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp
Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện điều 52 của luật việc làm và một số điều của nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp
Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc:
– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trong tất cả các cơ quan, đơn vị (không phân biệt số lượng lao động đơn vị đang sử dụng). – Nếu NLĐ có ký hợp đông lao động với nhiều công ty thì Công ty đầu tiên phải có trách nhiệm tham gia BHTN cho NLĐ. – Những hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên ký trước tháng 01/2015 mà có giá trị trong năm 2015 (hoặc người lao động tiếp tục làm việc từ tháng 01 năm 2015), chưa được tham gia BHTN, thì DN phải làm thủ tục tham gia BHTN từ tháng 01/2015.
Lưu ý: Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi hợp đồng lao động có hiệu lực, DN phải làm thủ tục tham gia BHTN cho NLĐ tại tổ chức BHXH.
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp:
Loại bảo hiểm
Doanh nghiệp
Người lao động đóng
Tổng cộng
Bảo hiểm thất nghiệp
1%
1%
2%
Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính đóng BHTN là mức lương tối thiểu vùng và mức tối đa là 20 lần mức lương tối thiểu vùng.
Điều kiện hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp:
3.1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây: – Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; – Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; 3.2. Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với các trường hợp hợp đồng lao động có xác định và không xác định thời hạn Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động (đối với các trường hợp: Ký hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng). 3.3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm nơi nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp
Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:
– Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động (Mẫu số 03, ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH) – Bản sao chứng thực giấy tờ chứng minh về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc (Là một trong các giấy tờ sau: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động/ Quyết định thôi việc/ Quyết định sa thải/ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc/ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc) – Sổ Bảo hiểm xã hội. Lưu ý: Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp (K1 điều 17 nghị định 28/2015/NĐ-CP)
Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
4.1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng = Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp x 60% Lưu ý: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động thực hiện theo chế độ tiền lương do DN quyết định. 4.2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng BHTN, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng. 4.3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Uỷ quyền thực hiện nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp
Trước đây theo nghị định 28/2015/NĐ-CP và hướng dẫn tại khoản 2 điều 17 thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH chỉ một số trường hợp uỷ quyền để thực hiện thủ tục gồm: – Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền; – Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền; – Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp nêu trên là ngày người được ủy quyền trực tiếp nộp hồ sơ hoặc ngày ghi trên dấu bưu điện đối với trường hợp gửi theo đường bưu điện. Tuy nhiên, theo nghị định 61/2020/NĐ-CP sửa đổi nghị định 28/2018/NĐ-CP quy định:
Điều 18. Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp 3. Trong 03 ngày làm việc được ghi trên phiếu hẹn trả kết quả theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này, nếu người lao động không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc không ủy quyền cho người khác đến nhận quyết định và không thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm về lý do không thể đến nhận thì được coi là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động hết hạn nhận quyết định theo phiếu hẹn trả kết quả, trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành quyết định về việc hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này. Quyết định về việc hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để không chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động; 01 bản đến người lao động.
Theo quy định trên nghị định chỉ đề cập tới việc nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp chứ không đề cập tới việc nhận tiền trợ cấp do vậy người lao động phải trực tiếp nhận tiền trợ cấp thất nghiệp.
Thông báo tìm kiếm việc làm khi hưởng trợ cấp thất nghiệp
Trong quá trình hưởng trợ cấp thất nghiệp người hưởng trợ cấp thất nghiệp có nghĩa vụ tìm kiếm việc làm và thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc tìm kiếm việc làm trừ một số trường hợp đặc biệt.
Hồ sơ thông báo tìm kiếm việc làm
Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc thông báo tìm kiếm việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm cấp quận, huyện theo mẫu số 16 tại thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH trong đó bao gồm các nội dung: Thông tin người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, thông tin về đơn vị tuyển dụng…
Trường hợp không phải thông báo tìm kiếm việc làm
Các trường hợp không phải thông báo tìm kiếm việc làm theo quy định tại khoản 2 điều 10 thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH – Nam từ đủ 60 tuổi trở lên, nữ từ đủ 55 tuổi trở lên; – Người lao động được xác định thuộc danh mục bệnh phải điều trị dài ngày có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền; – Nghỉ hưởng chế độ thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền. Riêng đối với trường hợp nam giới có vợ chết sau khi sinh con mà phải trực tiếp nuôi dưỡng con thì giấy tờ xác nhận là giấy khai sinh của con và giấy chứng tử của mẹ; – Đang tham gia khóa học nghề theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và có xác nhận của cơ sở dạy nghề; – Thực hiện hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 03 tháng.
Đối với các trường hợp không phải thông báo tìm kiếm việc làm như trên người lao động phải gửi thư bảo đảm hoặc ủy quyền cho người khác nộp giấy đề nghị không thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm theo Mẫu số 17 thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, trường hợp gửi theo đường bưu điện thì tính theo ngày gửi ghi trên dấu bưu điện. Sau khi hết thời hạn của một trong các trường hợp nêu trên, người lao động phải tiếp tục thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo quy định.
Hậu quả khi không thông báo tìm kiếm việc làm
Trong trường hợp không thông báo tìm kiếm việc làm cho trung tâm dịch vụ thì sẽ chịu hậu quả gì? Theo quy định người lao động có thể bị tạm ngừng trợ cấp thất nghiệp nếu không thông báo.
Điều 53. Tạm dừng, tiếp tục, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp 1. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp khi không thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này.
Theo hướng dẫn tại điều 19 nghị định 28/2015/NĐ-CP sau 2 ngày làm việc kể từ ngày người lao động không thông báo tìm kiếm việc làm hàng tháng trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
Trường hợp này người lao động sẽ không được lãnh trợ cấp thất nghiệp trong tháng do không (hoặc chậm) thông báo tìm kiếm việc làm. Để tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp người lao động thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm theo điều 20 của nghị định 28/2015/NĐ-CP
Điều 20. Tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp 1. Người lao động bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 53 Luật Việc làm nếu vẫn còn thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội mà tiếp tục thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động đến thông báo về việc tìm kiếm việc làm, trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở Lao động -Thương binh và Xã hội quyết định về việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động. Quyết định về việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện tiếp tục chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động; 01 bản đến người lao động. Quyết định về việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. 2. Thời gian tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động không được hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp.
Đóng bảo hiểm thất nghiệp ngắt quãng có được hưởng trợ cấp thất nghiệp
Theo quy định tại điều 49 luật việc làm 2013 về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Điều 49. Điều kiện hưởng 2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
Theo quy định trên người lao động muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ phải đáp ứng yêu cầu về thời gian như sau: – Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn; – Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Các trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
Theo quy định tại điều 53 Luật việc làm 2013 và điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP các trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau: – Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động. – Người lao động đã có việc làm – Thực hiện nghĩa vụ quân sự. – Sau 02 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng. – Đi định cư nước ngoài, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng. – Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên. – Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp – Chết, bị tòa án tuyên bố mất tích. – Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù hoặc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Hỏi đáp về trợ cấp thất nghiệp
Tự ý nghỉ việc có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Theo điểm a khoản 1 điều 49 luật việc làm thì việc dơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật không được hưởng trợ cấp thất nghiệp Xem thêm: Chấm dứt hợp đồng lao động
Bảo hiểm thất nghiệp phải lãnh trong vòng 3 tháng?
Thời gian làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp là 90 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu không kịp làm trong thời gian này thì chế độ sẽ được cộng dồn vào lần tiếp theo chứ không bị mất Xem thêm: Bảo hiểm thất nghiệp: “3 tháng không lãnh là MẤT”?
Gửi hồ sơ trợ cấp thất nghiệp qua đường bưu điện
Tại Điểm 2, Mục III Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9.4.2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 quy định: 2. Cho phép người lao động được gửi hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp qua đường bưu điện, thông báo về việc tìm kiếm việc làm hàng tháng được thực hiện dưới hình thức gián tiếp (gửi thư điện tử, fax, qua đường bưu điện…) trong thời gian từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 đến khi công bố hết dịch mà không phải xin xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về việc xảy ra dịch bệnh trên địa bàn. Xem thêm: Làm hồ sơ trợ cấp thất nghiệp qua bưu điện
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Nước (dung dịch) súc miệng là một trong những sản phẩm thiết yếu được mọi người dùng thường ngày. Để đưa sản phẩm nước súc miệng ra thị trường nhà sản xuất phải làm thủ tục gì?
Xác định loại nước súc miệng
Nước súc miệng trên thị trường thường có 2 loại bao gồm loại làm sạch, thơm miệng và loại hỗ trợ điều trị các bệnh răng miệng. Do đó, cần phải nắm rõ xem dung dịch xúc miệng loại nào để áp dụng thủ tục khác nhau cụ thể: – Đối với nước súc miệng có công dụng làm sạch và làm thơm miệng sẽ được xác định là mỹ phẩm. Theo đó, để lưu hành sản phẩm này khách hàng cần làm thủ tục công bố mỹ phẩm trước khi bán ra trên thị trường – Đối với nước súc miệng hỗ trợ điều trị các bệnh về răng miệng sẽ được xếp vào trang thiết bị y tế. Theo đó, để lưu hành sản phẩm sẽ phải làm thủ tục công bố tiêu chuẩn áp dụng để có thể bán trên thị trường. Trên thực tế, đa số các loại nước súc miệng hiện nay sẽ là trang thiết bị y tế
Công bố tiêu chuẩn áp dụng cho nước súc miệng
1. Phân loại: Nước súc miệng dùng trong y tế được phân loại A theo quy tắc 5 phần II phụ lục I thông tư 39/2016/TT-BYT
Quy tắc 5. Phân loại trang thiết bị y tế xâm nhập thông qua lỗ của cơ thể không qua phẫu thuật 2. Các trang thiết bị y tế xâm nhập thông qua các lỗ của cơ thể không qua phẫu thuật, không được sử dụng để kết nối với các loại trang thiết bị y tế chủ động hoặc chỉ kết nối với trang thiết bị y tế loại A thuộc loại B nếu các trang thiết bị y tế này được sử dụng trong thời gian ngắn. Trong trường hợp trang thiết bị y tế này được sử dụng trong vùng cơ thể từ khoang miệng đến hầu, từ ốc tai đến màng nhĩ hoặc trong khoang mũi thì được xếp vào loại A.
2. Hồ sơ công bố tiêu chuẩn – Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 13485 còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ của nhà sản xuất nước súc miệng (Nộp bản gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức đứng tên công bố tiêu chuẩn áp dụng. Trường hợp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng không bằng tiếng Anh hoặc không bằng tiếng Việt thì phải dịch ra tiếng Việt. Bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật.) – Giấy ủy quyền của chủ sở hữu sản phẩm (Nộp bản gốc hoặc bản sao có chứng thực đối với sản phẩm trong nước và bản hợp pháp hóa lãnh sự đối với sản phẩm nhập khẩu) – Tài liệu mô tả tóm tắt sản phẩm, kèm theo tài liệu kỹ thuật mô tả chức năng, thông số kỹ thuật của sản phẩm – Giấy chứng nhận hợp chuẩn theo quy định hoặc bản tiêu chuẩn sản phẩm do chủ sở hữu sản phẩm công bố. Đối với các sản phẩm sản xuất trong nước cung cấp thêm kết quả kiểm nghiệm của sản phẩm (Nộp bản gốc hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức đứng tên công bố tiêu chuẩn áp dụng.) – Hướng dẫn sử dụng sản phẩm (Nộp bản bằng tiếng Việt có xác nhận của tổ chức đứng tên công bố tiêu chuẩn áp dụng, kèm theo bản gốc bằng tiếng Anh do chủ sở hữu ban hành đối với trang thiết bị y tế nhập khẩu. Trường hợp tài liệu hướng dẫn sử dụng không bằng tiếng Anh hoặc không bằng tiếng Việt thì phải dịch ra tiếng Việt. Bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật.) – Mẫu nhãn của nước súc miệng (Nộp bản mẫu nhãn có xác nhận của tổ chức đứng tên công bố tiêu chuẩn áp dụng. Mẫu nhãn phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.) – Giấy chứng nhận lưu hành tự do với sản phẩm nhập khẩu (Nộp bản đã được hợp pháp hóa lãnh sự hoặc bản sao có chứng thực của bản đã được hợp pháp hóa lãnh sự. Trường hợp giấy chứng nhận lưu hành tự do không bằng tiếng Anh hoặc không bằng tiếng Việt thì phải dịch ra tiếng Việt. Bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật.)
3. Thủ tục công bố tiêu chuẩn áp dụng
Hồ sơ nộp tại Sở Y Tế nơi doanh nghiệp đứng tên công bố đặt trụ sở theo quy định, sau khi Sở Y Tế tiếp nhận hồ sơ sẽ công khai thông tin tại cổng thông tin điện tử dmec.moh.gov.vn
Điều 28. Thủ tục công bố tiêu chuẩn áp dụng 1. Trước khi đưa trang thiết bị y tế thuộc loại A, B lưu thông trên thị trường, cơ sở công bố tiêu chuẩn áp dụng có trách nhiệm nộp hồ sơ công bố về Sở Y tế nơi đặt trụ sở kinh doanh. 2. Khi nhận hồ sơ (bao gồm cả giấy tờ xác nhận đã nộp phí theo quy định của Bộ Tài chính), Sở Y tế trên địa bàn nơi đặt cơ sở kinh doanh trang thiết bị y tế đăng tải Số công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A, B công khai trên Cổng thông tin điện tử về quản lý trang thiết bị y tế và hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng, trừ tài liệu quy định tại khoản 5 Điều 26 Nghị định này. (Đây là mô tả kỹ thuật tiếng việt)
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Các quy định pháp luật về vật nuôi tại chung cư
Theo quy định tại khoản 3 điều 35 nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật nhà ở 2014 quy định như sau:
Điều 35. Các hành vi nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng nhà chung cư 3. Chăn, thả gia súc, gia cầm trong khu vực nhà chung cư.
Ngoài ra tại phụ lục số 2 tại thông tư 28/2016/TT-BXD quy định
Điều 2. Các hành vi bị nghiêm cấm trong việc quản lý, sử dụng nhà chung cư 1. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng nhà chung cư bắt buộc phải thực hiện được quy định tại Điều 6 của Luật Nhà ở số 65/2014/QH13, Điều 35 của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Nhà ở và pháp Luật có liên quan. 2. Các hành vi khác gây ảnh hưởng không tốt đến cộng đồng và người sử dụng nhà chung cư do hội nghị nhà chung cư xem xét, quyết định.
Như vậy, hành vi nuôi gia súc, gia cầm là hành vi bị nghiêm cấm trong các tòa chung cư. Tuy nhiên, để xác định việc chó, mèo có phải gia súc, gia cầm không? Theo giải thích từ ngữ tại điều 2 luật chăn nuôi 2018 quy định:
Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 5. Vật nuôi bao gồm gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi. 6. Gia súc là các loài động vật có vú, có 04 chân được con người thuần hóa và chăn nuôi. 7. Gia cầm là các loài động vật có 02 chân, có lông vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người thuần hóa và chăn nuôi. 8. Động vật khác trong chăn nuôi là động vật ngoài gia súc, gia cầm và ngoài Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật rừng thông thường, động vật thủy sản, danh mục động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Chó, mèo có phải gia súc hay không?
Về cơ bản chó, mèo là động vật có vú, có 4 chân, được con người thuần hóa. Tuy nhiên, cần xét xem “chăn nuôi” theo khoản 6 điều 2 luật chăn nuôi là gì? Tại khoản 2 điều 2 quy định như sau: “2. Hoạt động chăn nuôi là nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản vật nuôi và hoạt động khác có liên quan đến vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi phục vụ mục đích làm thực phẩm, khai thác sức kéo, làm cảnh hoặc mục đích khác của con người.“
Xét trên các khái niệm trên của pháp luật có thể thấy chó, mèo đủ điều kiện để xếp vào mục “gia súc” theo quy định của luật. Vì vậy, việc nuôi chó, mèo tại chung cư là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.
Chó mèo có phải thú cưng không? Hiện tại, không có quy định pháp luật nào giải thích cụ thể khái niệm thú cưng. Tuy nhiên, theo khái niệm hoạt động chăn nuôi thì có thể tạm hiểu việc nuôi thú cứng là một trong những nội dung của hoạt động chăn nuôi.
Mức phạt khi nuôi vật nuôi tại chung cư?
Việc nuôi vật nuôi tại chung cư như chó, mèo có thể bị xử phạt theo quy định tại điều 5 nghị định 167/2013/NĐ-CP và điều 7 nghị định 90/2017/NĐ-CP như sau:
Điều 5. Vi phạm quy định chung về phòng bệnh động vật 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng 2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: e) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;
167/2013/NĐ-CP
Điều 7. Vi phạm về phòng bệnh động vật trên cạn 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật. 2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng; b) Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.
90/2017/NĐ-CP
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Mua bán nợ là gì?
Mua bán nợ hiện tại không có định nghĩa cụ thể về mặt pháp lý, tuy nhiên có thể hiểu mua bán nợ là việc chủ nợ chuyển quyền đòi nợ cho một đơn vị, cá nhân khác với mức giá thấp hơn số nợ ban đầu.
Điều kiện mua bán nợ
Trước đây, theo nghị định 69/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ quy định điều kiện với doanh nghiệp mua bán nợ như sau:
Điều 5. Điều kiện chung đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ 1. Doanh nghiệp phải có quy chế quản lý nội bộ về tổ chức, quy định nội bộ về hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ phù hợp với quy định của Nghị định này. 2. Doanh nghiệp phải đáp ứng quy định về mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu tương ứng theo quy định tại khoản 2 Điều 6, khoản 2 Điều 7 và khoản 2 Điều 8 Nghị định này. Trường hợp, doanh nghiệp thực hiện một số hoặc tất cả các hoạt động thì mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu cao nhất trong số các hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện. 3. Người quản lý của doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp; b) Có trình độ học vấn từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành: Kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhận; c) Là người quản lý hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, pháp luật, định giá tài sản hoặc mua bán nợ; d) Những người đã làm việc trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải đáp ứng thêm điều kiện: Không là người quản lý của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong 03 năm trước liền kề.
Tuy nhiên, nghị định 69/2016/NĐ-CP đã hết hiệu lực vào ngày 01/01/2021 và chưa có văn bản thay thế
Điều 131. Hiệu lực thi hành 1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký. 2. Các Nghị định, quy định sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành: a) Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; b) Nghị định số 37/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2020 bổ sung Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hànhmột số điều của Luật Đầu tư; c) Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài; d) Nghị định số 104/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ đòi nợ; đ) Nghị định số 69/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ; e) Nghị định số 79/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư; kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản; g) Điều 2 của Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
Do vậy, đối với lĩnh vực kinh doanh mua bán nợ hiện nay được xem như ngành nghề không có điều kiện. Theo quy định tại khoản 1 điều 7 luật doanh nghiệp 2020 doanh nghiệp có thể tự do kinh doanh ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Điều 7. Quyền của doanh nghiệp 1. Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
Đăng ký kinh doanh ngành nghề mua bán nợ
Để đăng ký kinh doanh ngành nghề mua bán nợ khách hàng có thể đăng ký ngành nghề theo nội dung sau:
STT
Tên ngành
Mã ngành
1
Hoạt động dịch vụ tài chính khác chưa được phân vào đâu (trừ bảo hiểm và bảo hiểm xã hội) Chi tiết: – Hoạt động mua bán nợ; Tư vấn mua bán nợ; Môi giới mua bán nợ (Không bao gồm kinh doanh dịch vụ đòi nợ)
6499
Lưu ý: Theo quy định tại điều 6 luật đầu tư 2020 ngành nghề đòi nợ là một trong những ngành nghề bị cấm kinh doanh. Do vậy, doanh nghiệp không thể kinh doanh dịch vụ đòi nợ
Điều 6. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh 1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây: h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Theo đó, để việc đòi nợ được thuận tiện các chủ nợ có thể bán khoản nợ cho các công ty mua bán nợ hoặc liên hệ các công ty luật, văn phòng luật sư và thực hiện ủy quyền đòi nợ cho các đơn vị này.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Trong tình hình dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp, nhận lương hưu qua tài khoản ngân hàng là một lựa chọn an toàn của người dân mà không cần trực tiếp nhận tại cơ quan bảo hiểm xã hội. Để đăng ký nhận lương hưu qua tài khoản ngân hàng bước đầu tiên chúng ta cần có tài khoản ngân hàng.
Bước 1: Tạo tài khoản ngân hàng online
Khách hàng có thể lựa chọn các ngân hàng sau để đăng ký trực tuyến và xác thực bằng eKYC mà không cần ra quầy – MBBank Android: https://shorten.asia/ReKRq4Dx – MBBank iOS: https://shorten.asia/GTqNT742 – VPBank Web: https://shorten.asia/ngzFHqyZ – VIB Bank: https://shorten.asia/PntV4Akw
Bước 2: Truy cập tài khoản VssID
Nếu chưa có tài khoản xem hướng dẫn đăng ký VssID để tạo tài khoản. Sau khi tạo tài khoản đăng nhập tài khoản và chọn Dịch vụ công > [639] Thay đổi hình thức lĩnh hoặc thông tin người hưởng chế độ BHXH
Nhập đầy đủ thông tin khách hàng và chọn Nhận qua tài khoản. Thông tin người đăng ký trên ứng dụng VssID phải trùng khớp với chủ tài khoản ngân hàng đã kê khai tại mục này (họ tên, ngày/tháng/năm sinh, số CMND/CCCD).
Sau khi đăng ký xong BHXH sẽ gửi OTP về số điện thoại đăng ký và khách hàng có thể nhập OTP vào phần mềm VssID. Khách hàng có thể làm tương tự trên trang dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn
Đây là giải pháp nhằm giúp người tham gia BHXH hạn chế tối đa việc đi lại, tập trung đông người hoặc giao tiếp với người khác nhằm góp phần hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Ủy quyền định đoạt tài sản
Các quyền tài sản được quy định tại điều 15 bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 158. Quyền sở hữu Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.
Trên thực tế, khi chuyển nhượng bất động sản bên chuyển nhượng có thể ủy quyền định đoạt tài sản cho người khác theo quy định tại điều 562 bộ luật dân sự 2015 như sau:
Điều 562. Hợp đồng ủy quyền Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Theo quy định này, hợp đồng ủy quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Theo quy định đó, hợp đồng ủy quyền bất động sản không làm phát sinh việc chuyển dịch quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản từ người ủy quyền sang người được ủy quyền mà chỉ là sự thay đổi chủ thể thực hiện các quyền của chủ sở hữu bất động sản. Đối với một giao dịch bất động sản thông thường, người bán sẽ chịu 2% thuế TNCN và người mua chịu 0.5% lệ phí trước bạ.
Trên thực tế, nhiều trường hợp đầu cơ đất để tránh thuế sử dụng hợp đồng ủy quyền toàn phần trong đó ủy quyền định đoạt tài sản cho người nhận ủy quyền. Do vậy, tổng cục thuế có văn bản số 1133/TCT-TNCN ngày 05/04/2011 về việc vướng mắc về thuế TNCN đối với chuyển nhượng BĐS và văn bản số 3373/TCT-TNCN ngày 20/09/2011 về thuế TNCN đối với chuyển nhượng BĐS thông qua hợp đồng ủy quyền hướng dẫn như sau:
Căn cứ vào các quy định trên đây, ủy quyền giao dịch bất động sản là một hoạt động giao dịch dân sự được luật pháp cho phép. Tuy nhiên, việc cá nhân có đầy đủ năng lực dân sự mà ủy quyền cho cá nhân khác không thuộc đối tượng được miễn thuế theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 4 Luật thuế TNCN, được toàn quyền thực hiện việc chiếm hữu, quản lý, sử dụng và định đoạt bất động sản của mình bao gồm cả việc cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng, đổi, cho tặng, thế chấp và không phải hoàn trả lại bất động sản cho Bên ủy quyền và các lợi ích có được từ hoạt động ủy quyền; đồng thời Bên được ủy quyền không nhận thù lao thì thực chất đây là hoạt động mua, bán bất động sản. Do đó người ủy quyền phải có nghĩa vụ phải kê khai và nộp thuế TNCN theo quy định của Luật thuế TNCN.
1133/TCT-TNCN ngày 05/04/2011
Căn cứ vào các quy định trên đây, ủy quyền bất động sản là nhà ở và đất ở là một hoạt động giao dịch dân sự được luật pháp cho phép. Tuy nhiên, để tránh tình trạng lợi dụng hợp đồng ủy quyền để chuyển nhượng nhà ở, đất ở giữa các cá nhân nhằm trốn tránh nghĩa vụ thuế TNCN, làm rối loạn thị trường bất động sản; Tổng cục Thuế đề nghị Cục Thuế các tỉnh, thành phố khi tiếp nhận hồ sơ khai thuế của người được ủy quyền chuyển nhượng bất động sản cần lưu ý sau:
1. Đối với các trường hợp giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán quyền sở hữu nhà ở mà thực hiện thông qua hợp đồng ủy quyền (được công chứng) xác định nội dung ủy quyền phù hợp với quy định của Luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật thuế TNCN thì cá nhân là người ủy quyền nộp thuế TNCN đối với thu nhập từ việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà trừ các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 4 Luật thuế TNCN. Trường hợp người ủy quyền ủy quyền cho người nhận ủy quyền nộp thuế TNCN thay thì người nhận ủy quyền phải nộp thuế TNCN thay người ủy quyền. Cá nhân là người nhận ủy quyền có thù lao khi thực hiện hợp đồng ủy quyền kể cả thu nhập nhận được từ việc được ủy quyền sử dụng tài sản thì người nhận ủy quyền phải nộp thuế TNCN.
2. Đối với các trường hợp giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán quyền sở hữu nhà ở dưới hình thức hợp đồng ủy quyền mà nội dung của hợp đồng ủy quyền có quy định cho người nhận ủy quyền được các quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt đối với quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà theo các quy định tại Điều 164, 171, 182, 192, 195 Bộ Luật Dân sự, cơ quan thuế có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa phương để tiến hành kiểm tra, điều tra xác minh làm rõ nội dung của hợp đồng ủy quyền để xác định nghĩa vụ thuế TNCN của các đối tượng ủy quyền và đối tượng nhận ủy quyền trước khi làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền sở hữu nhà.
3373/TCT-TNCN ngày 20/09/2011
Ví dụ về ủy quyền phải nộp thuế TNCN
Năm 2016, Bà Trương Thị Hòa (Hải Phòng) mua nhà của ông Đặng Ngọc Tuấn và vợ là bà Vũ Thị Hiển. Vợ chồng ông Tuấn đi Mỹ sinh sống đã ủy quyền toàn phần cho em gái cùng mẹ khác cha là chị Bùi Kim Thu (hợp đồng ủy quyền có hiệu lực trong 2 năm) được toàn quyền bán nhà cho bà Hòa. Theo thỏa thuận giữa hai bên mua bán, bà Hòa sẽ làm thủ tục giấy tờ đăng ký biến động đất và cấp sổ hồng đứng tên bà Hòa. Tuy nhiên, sau khi nộp hồ sơ, Chi cục thuế quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng thông báo rằng bà Hòa phải đóng thuế thu nhập cá nhân 2 lần vì hợp đồng ủy quyền giữa ông Tuấn – bà Thu là hợp đồng ủy quyền toàn phần.
Hay một trường hợp khác là vợ chồng anh ruột của ông Ngô Đình Phương sinh sống ở Đà Nẵng, chị dâu ông sắp sinh con nên không thể ra Hà Nội làm thủ tục mua bán căn hộ chung cư. Vợ chồng người anh lập hợp đồng ủy quyền cho ông Phương bán căn hộ với giá 840 triệu đồng. Khi thực hiện hợp đồng bán căn hộ chung cư giữa người được ủy quyền với người mua, Chi cục thuế đã tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) như sau:
+ Thuế TNCN đối với người có thu nhập từ việc chuyển nhượng nhà ở (là vợ chồng anh ruột ông Phương): 840 triệu đồng x 2% = 16,8 triệu đồng.
+ Thuế TNCN đối với người được ủy quyền chuyển nhượng bất động sản (vợ của anh ruột ông Phương – chị dâu – ủy quyền cho ông Phương): 420 triệu đồng x 2% = 8,4 triệu đồng.
Ủy quyền bán nhà, đất có phải nộp thuế TNCN
Việc ủy quyền bán nhà, đất theo quy định pháp luật thì không phải nộp thuế TNCN theo quy định tại luật thuế TNCN và các văn bản hướng dẫn luật thuế. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều trường hợp đã phải nộp thuế hai lần do suy đoán cua cơ quan thuế. Khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng cơ quan thuế thông báo nộp thuế hai lần.
Theo hướng dẫn tại văn bản 3373/TCT-TNCN ngày 20/09/2011 yêu cầu cơ quan thuế có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa phương để tiến hành kiểm tra, điều tra xác minh làm rõ nội dung của hợp đồng ủy quyền để xác định nghĩa vụ thuế TNCN của các đối tượng ủy quyền và đối tượng nhận ủy quyền trước khi làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền sở hữu nhà. Nhiều trường hợp cơ quan thuế không xác minh mà yêu cầu người chuyển nhượng tự chứng minh gây bức xúc khi thực hiện thủ tục bán nhà, đất thông qua ủy quyền
Thực tế, để thuận tiện khi ủy quyền định đoạt, bên bán có thể ký hợp đồng ủy quyền cho người thân thuộc các đối tượng không phải nộp thuế TNCN theo Điểm a Khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC gồm: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; bố vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau
Trên thực tế đã có rất nhiều cơ quan thuế khi nhận hồ sơ chuyển nhượng có ủy quyền của người dân mà có các giấy tờ chứng minh mối quan hệ như đã nói ở trên giữa người được ủy quyền và người ủy quyền thì chỉ ra thông báo đóng thuế thu nhập cá nhân cho người ủy quyền.
Có thể khởi kiện cơ quan thuế?
Theo bản án ngày 4-2-2015 của Tòa án nhân dân quận 2, TP.HCM, ông M. là người được ủy quyền của ông Hồ Trọng T. và bà Lương Thị Kim O. với nội dung ông M. được thay mặt bà O. và ông T. chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với hai thửa đất tại P.An Phú, quận 2. Thực hiện nội dung hợp đồng ủy quyền này, tháng 5 và tháng 6-2013 ông M. đã làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đối với các thửa đất nêu trên cho hai người khác với giá trị chuyển nhượng hơn 27 tỉ đồng.
Sau khi hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực, Chi cục Thuế quận 2 phát hành thông báo số 2178 về việc nộp thuế thu nhập cá nhân cho ông T. và bà O. phải nộp tổng số thuế là 554 triệu đồng. Tuy nhiên, cũng cùng số công văn này, Chi cục Thuế quận 2 yêu cầu ông M. phải nộp số tiền là 554 triệu đồng tiền thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Bộ Tài chính.
Không đồng ý với yêu cầu nộp thuế của Chi cục Thuế quận 2, ông M. thắc mắc thì được giải thích là làm theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế, bởi vậy dù ông M. được ủy quyền để thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cũng phải đóng 2% thuế thu nhập cá nhân như chủ sở hữu. Nếu ông M. không nộp thì Chi cục Thuế quận 2 không giải quyết thủ tục nên không thể chuyển nhượng các thửa đất nêu trên. Do vậy, ông M. buộc phải nộp số tiền là 554 triệu đồng.
Tuy nhiên, sau khi nộp thuế xong, ông M. đã làm đơn khởi kiện Chi cục Thuế quận 2 ra tòa. Ông M. cho rằng việc Chi cục Thuế quận 2 áp dụng các công văn hướng dẫn thu thuế thu nhập cá nhân đối với bản thân ông là trái luật bởi các văn bản mà Chi cục Thuế quận 2 áp dụng (công văn 1133 ngày 5-4-2011 và công văn 3373 ngày 20-9-2011 của Tổng cục Thuế hướng dẫn về việc thu thuế thu nhập cá nhân đối với việc chuyển nhượng bất động sản được ủy quyền) không phải là văn bản quy phạm hành chính.
Tại tòa, đại diện Chi cục Thuế quận 2 cho rằng đối chiếu với Luật thuế thu nhập cá nhân và các quy định của pháp luật chưa có quy định cụ thể đối với hợp đồng chuyển nhượng bất động sản được ủy quyền nhưng Chi cục Thuế quận 2 phải thực hiện công văn chỉ đạo của Tổng cục Thuế. Chi cục Thuế quận 2 cũng cho rằng các công văn này chưa phù hợp với thực tiễn và Luật thuế nói chung.
Từ những căn cứ pháp luật nêu trên, Tòa án nhân dân quận 2 cho rằng việc Chi cục Thuế quận 2 thu thuế của ông M. là không hợp pháp và tuyên buộc Chi cục Thuế quận 2 trả lại số tiền 554 triệu đồng cho ông M. khi bản án có hiệu lực pháp luật. Bản án sơ thẩm không bị kháng cáo nên đã có hiệu lực pháp luật.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Theo mục đích của nhãn hiệu hàng hoá, hầu như bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hoá này với hàng hoá khác đều có thể được dùng làm nhãn hiệu hàng hoá. Như vậy, các dấu hiệu nào sẽ được dùng để bảo hộ nhãn hiệu? Theo quy định tại Khoản 16, Điều 4 – Luật sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi bổ sung 2009:
Điều 4. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 16. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Các dấu hiệu dùng để đăng ký nhãn hiệu
Nếu chúng ta tuân thủ một cách chặt chẽ nguyên tắc dấu hiệu phải phân biệt được hàng hoá của doanh nghiệp khác, thì các kiểu và các loại dấu hiệu sau đây có thể được xem xét: – Từ ngữ: Nhóm này bao gồm tên công ty, họ, tên gọi, tên địa lý và các từ bất kỳ hoặc chuỗi từ bất kể dù là từ tự đặt hay là các câu slogan (khẩu hiệu). Ví dụ: Viettel – Hãy nói theo các của bạn, Prudential – Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu – Chữ cái và số: ví dụ như một hay nhiều chữ cái, một hoặc nhiều con số hoặc sự kết hợp bất kỳ của cả chữ và số. Ví dụ: Shibuya109 cho dịch vụ mua bán quần áo, “502” cho sản phẩm keo dán – Các yếu tố hình hoạ: Nhóm này bao gồm cả hình không tả thực, các hình vẽ, biểu tượng và cả các sự thể hiện trong không gian hai chiều của hàng hoá hoặc bao bì. Ví dụ: Hình quả táo của Apple cho sản phẩm điện thoại, máy tính bảng … – Sự kết hợp bất kỳ giữa các dấu hiệu nói trên, kể cả các biểu tượng và nhãn sản phẩm (label). – Nhãn hiệu màu: nhóm này bao gồm các từ, yếu tố hình và sự kết hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó mang màu sắc, cũng như việc phối kết hợp màu sắc hoặc chính bản thân sắc màu. Ví dụ: Nhãn hiệu Google với các màu sắc của các ký tự – Các dấu hiệu ba chiều: Một loại điển hình của các dấu hiệu ba chiều là hình dạng của hàng hoá hoặc bao bì của chúng. Tuy nhiên, các dấu hiệu ba chiều khác như ngôi sao ba hướng của xe Mercedes cũng có thể coi như một nhãn hiệu hàng hoá. – Các dấu hiệu thính giác (nhãn hiệu âm thanh): Có hai loại nhãn hiệu âm thanh điển hình có thể phân biệt, đó là những âm thanh được ghi lại bằng các nốt nhạc hoặc các dấu hiệu tượng trưng khác và những âm thanh khác (ví dụ: tiếng kêu gào của một con vật) – Các nhãn hiệu khứu giác (nhãn hiệu mùi): Hãy tưởng tượng rằng một công ty bán hàng hoá của mình (ví dụ: giấy viết) với một mùi thơm riêng biệt và người tiêu dùng trở nên quen thuộc với việc nhận biết hàng hoá qua mùi vị của nó. Hoặc mùi hương đặc trưng của nước hoa Chanel No. 5. – Các dấu hiệu (không nhìn thấy được bằng mắt thường) khác: Đó có thể là các dấu hiệu được nhận biết bằng xúc giác
Tuỳ theo pháp luật của từng quốc gia, để được bảo hộ làm nhãn hiệu cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, cụ thể để được bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam cần tuân thủ quy định tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ:
Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: 1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc; 2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Như vậy, đối với các dấu hiệu trên có khả năng phân biệt với sản phẩm dịch vụ khác, khách hàng có thể làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu để bảo hộ cho sản phẩm của mình, tránh các tranh chấp đáng tiếng xảy ra sau này.
Dấu hiệu không được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu
Trong quá trình đăng ký nhãn hiệu, một số trường hợp khách hàng cần lưu ý, cẩn trọng trong việc xác định yếu tố cấu thành nhãn hiệu. Vì một số yếu tố theo quy định không được bảo hộ cụ thể tại điều 72 Luật SHTT 2006 (sửa đổi năm 2010) như sau:
Điều 73. Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu: 1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước. 2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép. 3. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài. 4. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận. 5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.
Đây là các dấu hiệu khi đưa và nhãn hiệu sẽ không được xem xét bảo hộ với tất cả các loại nhãn hiệu. Ví dụ với nhãn hiệu “Gấu Đức” cho sản phẩm bánh kẹo có thể gây nhầm lẫn về việc sản phẩm xuất xừ từ Đức…Tuy nhiên, ngoài các dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu, khách hàng trước khi đăng ký nhãn hiệu cần lưu ý về khả năng phân biệt của nhãn hiệu theo khoản 2 điều 74 luật này trước khi dự định đăng ký nhãn hiệu
Điều 74. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu 2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu; b) Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến; c) Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu; d) Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh; đ) Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này; e) Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; g) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên; h) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 của Luật này; i) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng; k) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ; l) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hóa; m) Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó; n) Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu.
Như vậy, trước khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu, khách hàng cần tra cứu nhãn hiệu trước để đảm bảo khả năng đăng ký nhãn hiệu của mình là cao nhất. Tuy nhiên khách hàng lưu ý việc tra cứu trên thư viện số trên thường chậm khoảng 3 – 5 tháng so với thời gian thực tế, do vậy khách hàng vui lòng liên hệ hoặc sử dụng dịch vụ tra cứu nhãn hiệu chính xác của chúng tôi. Mọi thắc mắc về vấn đề đăng ký nhãn hiệu vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ một cách tốt nhất.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Phân biệt hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã
Theo khoản 1, 2 điều 3 luật hợp tác xã 2012 quy định về khái niệm hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã như sau:
Điều 3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã 1. Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã. 2. Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp hợp tác xã.
Theo đó, hiểu đơn giản liên hiệp hợp tác xã là do nhiều HTX tạo thành. Về cơ cấu tổ chức và quản lý cơ bản là như nhau. Cụ thể tại luật hợp tác xã 2012 dành nguyên 1 chương 4 để nói về tổ chức quản lý hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Cơ cấu tổ chức hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Về cơ cấu tổ chức, tại điều 29 luật hợp tác xã quy định như sau:
Điều 29. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gồm đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.
Đại hội thành viên hợp tác xã
Đại hội thành viên có quyền quyết định cao nhất của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Đại hội thành viên gồm đại hội thành viên thường niên và đại hội thành viên bất thường. Đại hội thành viên được tổ chức dưới hình thức đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu
Lưu ý: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có 100 thành viên, hợp tác xã thành viên trở lên có thể tổ chức đại hội đại biểu thành viên và phải đảm bảo số thành viên tham dự (20% 30% 200 thành viên) theo quy định.
Điều 32. Quyền hạn và nhiệm vụ của đại hội thành viên Đại hội thành viên quyết định các nội dung sau đây: 1. Thông qua báo cáo kết quả hoạt động trong năm; báo cáo hoạt động của hội đồng quản trị và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; 2. Phê duyệt báo cáo tài chính, kết quả kiểm toán nội bộ; 3. Phương án phân phối thu nhập và xử lý khoản lỗ, khoản nợ; lập, tỷ lệ trích các quỹ; phương án tiền lương và các khoản thu nhập cho người lao động đối với hợp tác xã tạo việc làm; 4. Phương án sản xuất, kinh doanh; 5. Đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất; 6. Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, liên doanh, liên kết; thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện; tham gia liên hiệp hợp tác xã, tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; 7. Tăng, giảm vốn điều lệ, vốn góp tối thiểu; thẩm quyền quyết định và phương thức huy động vốn; 8. Xác định giá trị tài sản và tài sản không chia; 9. Cơ cấu tổ chức của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; 10. Việc thành viên hội đồng quản trị đồng thời là giám đốc (tổng giám đốc) hoặc thuê giám đốc (tổng giám đốc); 11. Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị, trưởng ban kiểm soát, thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; tăng, giảm số lượng thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát; 12. Chuyển nhượng, thanh lý, xử lý tài sản cố định; 13. Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; 14. Sửa đổi, bổ sung điều lệ; 15. Mức thù lao, tiền thưởng của thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; tiền công, tiền lương và tiền thưởng của giám đốc (tổng giám đốc), phó giám đốc (phó tổng giám đốc) và các chức danh quản lý khác theo quy định của điều lệ; 16. Chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 của Luật này; 17. Những nội dung khác do hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên hoặc ít nhất một phần ba tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên đề nghị.
Tỷ lệ biểu quyết thông qua các vấn đề trong đại hội
Tỷ lệ 75%: Sửa đổi, bổ sung điều lệ; Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Tỷ lệ trên 50%: Các vấn đề khác
Mỗi thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc đại biểu thành viên tham dự đại hội thành viên có một phiếu biểu quyết. Phiếu biểu quyết có giá trị ngang nhau, không phụ thuộc vào số vốn góp hay chức vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc đại biểu thành viên
Hội đồng quản trị hợp tác xã
Hội đồng quản trị hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là cơ quan quản lý hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã do hội nghị thành lập hoặc đại hội thành viên bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo thể thức bỏ phiếu kín. Hội đồng quản trị gồm chủ tịch và thành viên, số lượng thành viên hội đồng quản trị do điều lệ quy định nhưng tối thiểu là 03 người, tối đa là 15 người.
Nhiệm kỳ của hội đồng quản trị hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã do điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quy định nhưng tối thiểu là 02 năm, tối đa là 05 năm.
Điều 36. Quyền hạn và nhiệm vụ của hội đồng quản trị 1. Quyết định tổ chức các bộ phận giúp việc, đơn vị trực thuộc của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của điều lệ. 2. Tổ chức thực hiện nghị quyết của đại hội thành viên và đánh giá kết quả hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, 3. Chuẩn bị và trình đại hội thành viên sửa đổi, bổ sung điều lệ, báo cáo kết quả hoạt động, phương án sản xuất, kinh doanh và phương án phân phối thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; báo cáo hoạt động của hội đồng quản trị. 4. Trình đại hội thành viên xem xét, thông qua báo cáo tài chính; việc quản lý, sử dụng các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. 5. Trình đại hội thành viên phương án về mức thù lao, tiền thưởng của thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; mức tiền công, tiền lương và tiền thưởng của giám đốc (tổng giám đốc), phó giám đốc (phó tổng giám đốc). 6. Chuyển nhượng, thanh lý, xử lý tài sản lưu động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo thẩm quyền do đại hội thành viên giao. 7. Kết nạp thành viên mới, giải quyết việc chấm dứt tư cách thành viên được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 của Luật này và báo cáo đại hội thành viên. 8. Đánh giá hiệu quả hoạt động của giám đốc (tổng giám đốc), phó giám đốc (phó tổng giám đốc). 9. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, thuê hoặc chấm dứt hợp đồng thuê giám đốc (tổng giám đốc) theo nghị quyết của đại hội thành viên. 10. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, thuê hoặc chấm dứt hợp đồng thuê phó giám đốc (phó tổng giám đốc) và các chức danh khác theo đề nghị của giám đốc (tổng giám đốc) nếu điều lệ không quy định khác. 11. Khen thưởng, kỷ luật thành viên, hợp tác xã thành viên; khen thưởng các cá nhân, tổ chức không phải là thành viên, hợp tác xã thành viên nhưng có công xây dựng, phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. 12. Thông báo tới các thành viên, hợp tác xã thành viên nghị quyết, quyết định của đại hội thành viên, hội đồng quản trị. 13. Ban hành quy chế hoạt động của hội đồng quản trị để thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao. 14. Thực hiện quyền, nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ, nghị quyết của đại hội thành viên và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước đại hội thành viên và trước pháp luật.
Theo quy định tại điều 37 luật hợp tác xã: Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Giám đốc (tổng giám đốc) hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Giám đốc (tổng giám đốc) là người điều hành hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và có thể nhân danh HTX theo ủy quyền của chủ tịch hội đồng quản trị
Ban kiểm soát, kiểm soát viên
Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên do đại hội thành viên bầu trực tiếp trong số thành viên, đại diện hợp tác xã thành viên theo thể thức bỏ phiếu kín. Số lượng thành viên ban kiểm soát do đại hội thành viên quyết định nhưng không quá 07 người.
Hợp tác xã có từ 30 thành viên trở lên, liên hiệp hợp tác xã có từ 10 hợp tác xã thành viên trở lên phải bầu ban kiểm soát. Đối với hợp tác xã có dưới 30 thành viên, liên hiệp hợp tác xã có dưới 10 hợp tác xã thành viên, việc thành lập ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên do điều lệ quy định.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Trả lời
Que thử thai là một trong những loại trang thiết bị y tế, theo quy định tại định nghĩa về trang thiết bị y tế que thử thai thuộc loại trang thiết bị y tế invitro để chẩn đoán sự thụ thai: “Trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro tự xét nghiệm là trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro được chủ sở hữu chỉ định sử dụng cho những người chưa được đào tạo về lĩnh vực liên quan.” Theo quy định về phân loại trang thiết bị y tế tại Quy tắc 4, Phần III, Phụ lục I của Thông tư 39/2016/TT-BYT, thì que thử thai là trang thiết bị y tế loại B:
Phần III: QUY TẮC PHÂN LOẠI ĐỐI VỚI TRANG THIẾT BỊ Y TẾ CHẨN ĐOÁN IN VITRO Quy tắc 4 Trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro tự xét nghiệm được phân vào loại C. Trường hợp kết quả xét nghiệm của trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro không phục vụ quyết định điều trị hoặc chỉ có giá trị tham khảo và cần thực hiện xét nghiệm bổ sung phù hợp tại phòng xét nghiệm thì trang thiết bị này thuộc loại B.
Theo quy định tại nghị định 98/2021/NĐ-CP như sau:
Điều 26. Hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng Hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A, B bao gồm: 1. Văn bản công bố tiêu chuẩn áp dụng của trang thiết bị y tế thuộc loại A, B. 2. Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 13485 còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ. 3. Giấy ủy quyền của chủ sở hữu trang thiết bị y tế cho tổ chức đứng tên công bố tiêu chuẩn áp dụng còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ, trừ trường hợp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Nghị định này 4. Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo hành do chủ sở hữu trang thiết bị y tế cấp, trừ trường hợp trang thiết bị y tế sử dụng một lần theo quy định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế hoặc có tài liệu chứng minh không có chế độ bảo hành. 5. Tài liệu mô tả tóm tắt kỹ thuật trang thiết bị y tế bằng tiếng Việt, kèm theo tài liệu kỹ thuật mô tả chức năng, thông số kỹ thuật của trang thiết bị y tế do chủ sở hữu trang thiết bị y tế ban hành. Riêng đối với thuốc thử, chất hiệu chuẩn, vật liệu kiểm soát in vitro: tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Việt kèm theo tài liệu về nguyên vật liệu, về an toàn của sản phẩm, quy trình sản xuất, các báo cáo nghiên cứu lâm sàng và tiền lâm sàng bao gồm báo cáo độ ổn định. 6. Giấy chứng nhận hợp chuẩn theo quy định hoặc bản tiêu chuẩn sản phẩm do chủ sở hữu trang thiết bị y tế công bố. Riêng đối với trang thiết bị y tế sản xuất trong nước bổ sung kết quả đánh giá các thông số hóa, lý, vi sinh và các thông số khác do cơ sở đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đánh giá sự phù hợp cấp hoặc Giấy chứng nhận đánh giá chất lượng do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro. Kết quả đánh giá phải phù hợp với tiêu chuẩn mà chủ sở hữu trang thiết bị y tế công bố. 7. Tài liệu hướng dẫn sử dụng của trang thiết bị y tế. 8. Mẫu nhãn sẽ sử dụng khi lưu hành tại Việt Nam của trang thiết bị y tế. 9. Giấy chứng nhận lưu hành tự do còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ đối với trang thiết bị y tế nhập khẩu.
Như vậy, đối với các doanh nghiệp nhập khẩu que thử thai để kinh doanh sẽ cần làm thủ tục công bố tiểu chuẩn chất lượng trang thiết bị y tế. Que thử thai không cần phải thực hiện công bố điều kiện kinh doanh trang thiết bị y tế để có thể bán trong các nhà thuốc, bệnh viện. Hiện tại, do quy định chưa được cụ thể nên tuỳ từng cơ quan hải quan có thể xảy ra một số trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng cho que thử thai Trường hợp 2: Que thử thai phải xin giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế theo thông tư 30/2015/TT-BYT. Trường hợp này áp dụng với que thử thai với chất thử, chẩn đoán (thường dùng với máy xét nghiệm PCR) Trường hợp 3: Que thử thai phải cấp giấy phép nhập khâu đối với sinh phẩm y tế dùng để chẩn đoán theo thông tư 47/2010/TT-BYT
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Theo Luật Thuế TNCN và các văn bản hướng dẫn thi hành thì trước khi tính thuế TNCN, cá nhân có thu nhập được quyền tính giảm trừ thu nhập của mình dưới hai hình thức, gồm giảm trừ gia cảnh và giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo. Bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về trường hợp giảm trừ gia cảnh
Giảm trừ gia cảnh là gì?
Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế TNCN trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú. Nguyên tắc tính giảm trừ sẽ được áp dụng cho bản thân người nộp thuế và giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
Theo khoản 2, 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân,quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau”. Xuất phát từ bản chất đó, các thành viên gia đình có sự gắn bó, thương yêu, chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau cả về tinh thần lẫn vật chất, trong đó sự chia sẻ về thu nhập từ người có thu nhập sang người không có thu nhập là phù hợp với truyền thống gia đình và quyền con người được công nhận trong Hiến pháp 2014. Pháp luật thuế thu nhập cá nhân ghi nhận quyền được giảm trừ gia cảnh trước khi tính thuế thuế thu nhập cá nhân là phù hợp với yêu cầu thực tiễn và đảm bảo tính công bằng cho đối tượng nộp thuế.
Nguyên tắc giảm trừ gia cảnh
– Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi. – Trường hợp trong năm tính thuế cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế theo quy định – Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế. – Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.
Điều kiện giảm trừ gia cảnh
Theo quy định tại khoản 1 điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân (sửa đổi) thì “giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú”. Như vậy, hai điều kiện cơ bản để giảm trừ gia cảnh là chỉ áp dụng đối với các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công và chỉ áp dụng đối với cá nhân cư trú.
(1) Giảm trừ gia cảnh chỉ áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công: Điều kiện này loại trừ chín khoản thu nhập khác của đối tượng nộp thuế. Trong khi đó, xét về thực tế, có rất nhiều người có thu nhập chính từ các nguồn thu nhập khác như cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, cá nhân kinh doanh chứng khoán, cá nhân kinh doanh bất động sản và chi phí cuộc sống cho những người phụ thuộc cũng phụ thuộc vào nguồn thu nhập này. Vì lẽ đó, việc pháp luật giới hạn lại khoản thu nhập được áp dụng để tính giảm trừ là không phù hợp, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân có thu nhập từ các nguồn này.
(2) Đối với người không cư trú: Người cư trú có thời gian cư trú tại Việt Nam, tạo ra thu nhập trên lãnh thổ Việt Nam thì phải được đối xử bình đẳng như người cư trú. Việc họ không đủ điều kiện là người cư trú không đồng nghĩa với việc họ không được đảm bảo quyền được giảm trừ thu nhập trước khi tính thuế thu nhập cá nhân. Cho nên, pháp luật thuế thu nhập cá nhân tước bỏ quyền được giảm trừ đối với người không cư trú là bất bình đẳng so với người cư trú.
Mức giảm trừ gia cảnh
Theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế TNCN và sửa đổi bổ sung thông tư 111/2013/TT-BTC, mức giảm trừ gia cảnh cụ thể như sau: – Đối với người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng, 132 triệu đồng/năm. – Đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Lưu ý: Trường hợp cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì tính giảm trừ gia cảnh một lần vào tổng thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công.
Xác định người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh
Khoản 3 điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân (sửa đổi) quy định người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm: – Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động; – Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.
Điểm d khoản 1 điều 19 Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn cụ thể về những người phụ thuộc như sau:
Người phụ thuộc là con
Con có thể là con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng.
Cụ thể gồm: – Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng). – Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động. – Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
Những trường hợp khác đi kèm với điều kiện
Người phụ thuộc là vợ hoặc chồng của người nộp thuế. Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế.
Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng: – Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế. – Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế. – Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột. – Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.
Các điều kiện kèm theo đối với các trường hợp này như sau:
(1) Đối với người trong độ tuổi lao động Người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau: – Bị khuyết tật, không có khả năng lao động. Người khuyết tật, không có khả năng lao động trong trường hợp này là những người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,…). – Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
(2) Đối với người ngoài độ tuổi lao động Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
Cách đăng ký giảm trừ gia cảnh (đăng ký mã số thuế phụ thuộc)
Hồ sơ và thủ tục đăng ký thuế lần đầu cho người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh được quy định tại khoản 10, Điều 7, Thông tư 105/2020/TT-BTC, cụ thể:
1. Trường hợp cá nhân có uỷ quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế cho người phụ thuộc thì nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan chi trả thu nhập.
Hồ sơ đăng ký thuế của người phụ thuộc gồm: Văn bản ủy quyền và giấy tờ của người phụ thuộc (bản sao Thẻ căn cước công dân hoặc bản sao Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; bản sao Giấy khai sinh hoặc bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi; bản sao Hộ chiếu đối với người phụ thuộc là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài).
2. Trường hợp cá nhân không ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế cho người phụ thuộc, nộp hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế. Hồ sơ đăng ký thuế gồm: – Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 20-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này; – Bản sao Thẻ căn cước công dân hoặc bản sao Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; bản sao Giấy khai sinh hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi; bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.
Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký. Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thoả thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế
Đăng ký mã số thuế người phụ thuộc qua mạng
Bước 1: Truy cập thuedientu.gdt.gov.vn và chọn Đăng ký > Đăng ký mới/ thay đổi thông tin của cá nhân qua CQCT > 20-ĐK-TH-TCT Tờ khai đăng ký thuế tổng hợp cho người phụ thuộc của cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công thông qua cơ quan chi trả thu nhập
Bước 2: Nhập đầy đủ thông tin và thực hiện tiếp các bước theo hướng dẫn để đăng ký
Lưu ý: – Nếu Đăng ký người phụ thuộc mới (tức là đăng ký lần đầu, Người phụ thuộc chưa có MST) -> Thì tích chọn “Đăng ký thuế“ – Nếu thay đổi như: Báo tăng, giảm (cắt) người phụ thuộc (Tức là Người phụ thuộc đã có MST) -> Thì tích chọn “Thay đổi thông tin đăng ký thuế“
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Công ty đi góp vốn, mua cổ phần vào các công ty khác khi hưởng lợi nhuận có phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp hay không? Lợi nhuận đã đóng thuế TNDN có phải chịu thuế TNDN hai lần hay không?
Trả lời
Theo quy định tại khoản 6 điều 4 nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn luật thuế TNDN quy định về miễn thuế như sau:
Điều 4. Thu nhập được miễn thuế 6. Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế với doanh nghiệp trong nước, sau khi bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, liên doanh, liên kết đã nộp thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, kể cả trường hợp bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, bên liên doanh, liên kết đang được hưởng ưu đãi thuế quy định tại Chương IV Nghị định này.
Theo quy định này thì việc công ty góp vốn vào doanh nghiệp khác khi chia lợi nhuận sẽ không phải đóng thuế TNDN với phần lợi nhuận được chia này. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp đầu tư vốn (cty không chia lợi nhuận) mà chuyển nhượng phần vốn đầu tư cho cá nhân hoặc tổ chức khác thì vẫn phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp 20% theo quy định hiện hành.
Tại khoản 6 điều 8 thông tư 78/2014/TT-BTC quy định chi tiết như sau:
Điều 8. Thu nhập được miễn thuế 6. Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế với doanh nghiệp trong nước, sau khi bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, liên doanh, liên kết đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, kể cả trường hợp bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, bên liên doanh, liên kết được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Ví dụ 11: Doanh nghiệp B nhận vốn góp của doanh nghiệp A. Thu nhập trước thuế tương ứng với phần vốn góp của doanh nghiệp A trong doanh nghiệp B là 100 triệu đồng. – Trường hợp 1: Doanh nghiệp B không được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và doanh nghiệp B đã nộp đủ thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm cả khoản thu nhập của doanh nghiệp A nhận được thì thu nhập mà doanh nghiệp A nhận được từ hoạt động góp vốn là 78 triệu đồng [(100 triệu – (100 triệu x 22%)], doanh nghiệp A được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với 78 triệu đồng này. – Trường hợp 2: Doanh nghiệp B được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp và doanh nghiệp B đã nộp đủ thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm cả khoản thu nhập của doanh nghiệp A nhận được theo số thuế thu nhập được giảm thì thu nhập mà doanh nghiệp A nhận được từ hoạt động góp vốn là 89 triệu đồng [100 triệu – (100 triệu x 22% x 50%)], doanh nghiệp A được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với 89 triệu đồng này. – Trường hợp 3: Doanh nghiệp B được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp thì thu nhập mà doanh nghiệp A nhận được từ hoạt động góp vốn là 100 triệu đồng, doanh nghiệp A được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với 100 triệu đồng này.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Phân chia tài sản khi ly hôn là vấn đề quan trọng trong giải quyết ly hôn. Đây thường là vấn đề mà các bên tranh chấp, không thể tự thỏa thuận được. Hiện tại phân chia tài sản chung khi ly hôn được quy định trọng Luật hôn nhân gia đình năm 2014, thông tư liên tịch Số: 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành một số điều của luật hôn nhân và gia đình.
Sở hữu chung của vợ chồng
Việc sở hữu chung của vợ chồng được quy định tại điều 213, Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
Điều 213. Sở hữu chung của vợ chồng 1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia. 2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. 3. Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. 4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án. 5. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này.
Điều 59, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định việc chia tài sản khi ly hôn ưu tiên các bên thoả thuận; nếu không thỏa thuận được thì một trong hai bên hoặc cả hai yêu cầu Toà án giải quyết. Về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, tài sản riêng của vợ, chồng không được phân chia, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn 1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết. 2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây: a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. 3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch. 4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này. Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. 5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. 6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.
Như vậy việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn luôn luôn ưu tiên, tôn trọng sự phân chia tài sản của vợ chồng, nếu vợ chồng không tự phân chia, thỏa thuận được Tòa án mới là cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
Nguyên tắc phân chia tài sản chung
Để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, khi giải quyết phân chia tài sản. Tòa án căn cứ vào các yếu tố sau: – Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; – Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; – Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; – Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. – Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Ngoài ra điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP cũng quy định về vấn đề trên. Theo đó, tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch. Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó sẽ được thanh toán, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Điều 7. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn 1. Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau: a) Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn; b) Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân và gia đình để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. 2. Khi giải quyết ly hôn nếu có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu thì Tòa án xem xét, giải quyết đồng thời với yêu cầu chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. 3. Khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án phải xác định vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba không yêu cầu giải quyết thì Tòa án hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án khác. 4. Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia: a) “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng. b) “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn. c) “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự. Ví dụ: Vợ chồng có tài sản chung là một chiếc ô tô người chồng đang chạy xe taxi trị giá 400 triệu đồng và một cửa hàng tạp hóa người vợ đang kinh doanh trị giá 200 triệu đồng. Khi giải quyết ly hôn và chia tài sản chung, Tòa án phải xem xét giao cửa hàng tạp hóa cho người vợ, giao xe ô tô cho người chồng để họ tiếp tục kinh doanh, tạo thu nhập. Người chồng nhận được phần giá trị tài sản lớn hơn phải thanh toán cho người vợ phần giá trị là 100 triệu đồng d) “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn. Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên. 5. Giá trị tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ, chồng được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết sơ thẩm vụ việc. 6. Khi giải quyết chia tài sản khi ly hôn, Tòa án phải xem xét để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Ví dụ: Khi chia nhà ở là tài sản chung và là chỗ ở duy nhất của vợ chồng, trong trường hợp không chia được bằng hiện vật thì Tòa án xem xét và quyết định cho người vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi con chưa thành niên, con bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự nhận hiện vật và thanh toán giá trị tương ứng với phần tài sản được chia cho người chồng hoặc vợ nếu người vợ hoặc chồng có yêu cầu.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Chốt sổ bảo hiểm là một trong các công việc người lao động cần thực hiện khi chấm dứt hợp đồng lao động. Theo quy định tại khoản 3 điều 48 bộ luật lao động 2019 quy định:
Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động 3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây: a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động; b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
Do vậy, khi chấm dứt hợp đồng lao động người lao động có trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm cho người lao động và hoàn trả lại các tài liệu liên quan tới quá trình làm việc của người la động.
Tại khoản 5 điều 21 luật bảo hiểm xã hội cũng có quy định rõ về trách nhiệm chốt và trả sổ bảo hiểm cho người lao động
Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao động 5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
Nếu người sử dụng lao động không chịu chốt sổ BHXH cho người lao động sẽ bị phạt nặng.
Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động
Theo Điều 23 Quyết định số 595/QĐ-BHXH, thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội gồm các bước sau:
Bước 1: Báo giảm lao động
Đơn vị sử dụng lao động cần làm thủ tục báo giảm lao động tham gia BHXH đó và hoàn thiện hồ sơ báo giảm gửi tới cơ quan quản lý gồm: – Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT(mẫu D02-TS theo QĐ 595/QĐ-BHXH) – Biên bản trả thẻ BHYT đối với trường hợp đơn vị đã nộp trước đó (nếu có) – Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng (01 bản/người) – Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động Doanh nghiệp gửi tới cơ quan BHXH nơi doanh nghiệp tham gia. Hiện tại thường thủ tục báo giảm sẽ thực hiện qua phần mềm bhxh do doanh nghiệp đăng ký với các tổ chức ivan hoặc qua trang https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn
Hướng dẫn thực hiện trên dịch vụ công trực tuyến như sau:
Chọn mục Đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; Cấp sổ BHXH, thẻ BHYT (Báo giảm, xác nhận sổ BHXH). Mã thủ tục: 600a
Điền đầy đủ thông tin tại biểu mẫu D02-TS và TK1-TS trên hệ thống và gửi hồ sơ
Bước 2: Chốt sổ bảo hiểm xã hội
Căn cứ theo quy định tại Tiết 1.2 Điểm b Khoản 1 Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 bao gồm những giấy tờ sau:
01 mẫu D02-TS kê khai danh sách lao động cần thực hiện chốt sổ Bảo hiểm.
Sổ Bảo hiểm xã hội của người lao động.
01 Bản sao quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định nghỉ việc hoặc giấy tờ chứng minh đơn vị chuyển địa chỉ (trường hợp đơn vị chuyển Cơ quan BHXH quản lý).
Mẫu TK01-TS kê khai các thông tin cần thay đổi (trong trường hợp lao động cần điều chỉnh thông tin).
Thẻ Bảo hiểm Y tế của người lao động còn thời hạn sử dụng.
Doanh nghiệp hoàn tất hồ sơ và gửi tới cơ quan BHXH qua phần mềm BHXH hoặc qua đường bưu điện để được giải quyết.
Các lưu ý khi chốt sổ BHXH
Trước khi báo chốt sổ BHXH thì doanh nghiệp cần phải tiến hành thủ tục báo giảm lao động.
Khi NLĐ thôi việc tại công ty thì trong vòng 7 ngày, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ lên cơ quan BHXH (chậm nhất là 30 ngày). Nếu doanh nghiệp báo giảm và báo chốt sổ trễ hơn so với thời gian nghỉ thực tế thì sẽ bị truy thu lãi suất chậm nộp hồ sơ theo quy định của BHXH.
Nếu thực hiện đồng thời báo giảm và báo chốt cho người sử dụng lao động chỉ cần nộp 2 loại hồ sơ này 1 lần. BHXH sẽ giải quyết nếu hồ sơ hợp lệ và đã thanh toán tất cả tiền đóng BHXH.
Trong quá trình đợi giải quyết chốt sổ hồ sơ, người sử dụng lao động phải thanh toán hết số tiền đóng BHXH cho NLĐ. Nếu không, quy trình sẽ dừng lại. BHXH sẽ mặc định người lao động còn tham gia BHXH tại công ty và số tiền đóng BHXH vẫn được cập nhật bình thường. Khi hoàn thành hồ sơ, cơ quan BHXH sẽ tự trừ lại số tiền phải đóng.
Chốt sổ bảo hiểm khi công ty còn nợ tiền bảo hiểm
Hiện tại, có nhiều công ty nợ tiền bảo hiểm xã hội, nhưng trong một số trường hợp cần chốt sổ cho người lao động để giải quyết các chế độ như thai sản hoặc các chế độ hưởng trợ cấp thất nghiệp thì như thế nào? Công ty nợ bảo hiểm có phải đóng tất cả bảo hiểm còn nợ mới được phép chốt sổ bảo hiểm hay không? Giải quyết vấn đề này công văn 2266/BHXH-BT giải quyết vướng mắc về thu, xác nhận sổ bảo hiểm xã hội có hướng dẫn như sau:
a) Doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật còn nợ tiền BHXH, BHYT, nếu có người lao động chuyển nơi làm việc thì cơ quan BHXH xác nhận thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH của người lao động đến thời điểm doanh nghiệp đã đóng BHXH để người lao động tiếp tục tham gia BHXH tại đơn vị mới, sau khi thu hồi được khoản nợ của doanh nghiệp thì xác nhận bổ sung thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH của người lao động. b) Đối với doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn nợ BHXH, BHYT, nếu giám đốc doanh nghiệp có văn bản gửi cơ quan BHXH cam kết trả đủ tiền nợ BHXH, BHYT và thực hiện đóng trước BHXH, BHYT đối với người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ BHXH, người lao động thôi việc để giải quyết chế độ BHXH và chốt sổ BHXH, thì giám đốc BHXH tỉnh xem xét, phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xác nhận thực trạng khó khăn của doanh nghiệp để giải quyết.
Theo quy định tại khoản 1.2 điều 46 quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 (sửa đổi bởi 505/QĐ-BHXH năm 2020) quy định:
Điều 46. Nội dung ghi trên sổ BHXH và gộp sổ BHXH 1.2. Đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt HĐLĐ, HĐLV thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động. Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.
Hỏi đáp về chốt sổ bảo hiểm xã hội
Không có quyết định nghỉ việc có thể chốt sổ bảo hiểm xã hội không?
Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là một trong các hồ sơ để thực hiện thủ tục báo giảm la động. Do vậy, doanh nghiệp cần có quyết định chấm dứt hợp đồng lao động để thực hiện báo giảm lao động.
Thời gian xác nhận sổ bảo hiểm xã hội là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4, Điều 29 về Cấp sổ BHXH của Quyết định 595/2017/QĐ-BHXH như sau: “4. Xác nhận sổ BHXH: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.“
Công ty cũ ngừng hoạt động, chốt sổ BHXH thế nào?
Trường hợp khi nghỉ việc tại công ty cũ nhưng chưa nhận lại sổ BHXH, nay công ty cũ đã ngừng hoạt động thì người lao động lập hồ sơ đề nghị cấp lại sổ BHXH, trong Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS) ông cần ghi rõ khi nghỉ việc chưa nhận sổ BHXH và nay công ty đã ngừng hoạt động, đồng thời đề nghị chốt sổ đến thời điểm công ty đóng đủ tiền nộp cho cơ quan BHXH nơi công ty cũ đóng BHXH để được giải quyết cấp lại sổ BHXH và chốt sổ.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Mỗi lĩnh vực kinh doanh sẽ có những đặc thù riêng cũng như những điều kiện riêng khi hoạt động. Dưới đây là tư vấn của LVNLAW dành cho quý khách hàng dự định sẽ kinh doanh trong lĩnh vực về môi trường ở Việt Nam hiện nay
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Về lựa chọn loại hình doanh nghiệp, chúng tôi thấy rằng quý khách hàng nên lựa chọn một trong ba loại hình công ty sau: Công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH, Công ty cổ phần bởi lẽ cả 3 loại hình doanh nghiệp này quý khách hàng chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn mình đã bỏ ra kinh doanh. Để lựa chọn loại hình phù hợp, quý khách hàng nên lưu ý đến số lượng thành viên sẽ góp vốn, mong muốn huy động vốn. Quý khách hàng tham khảo thêm: – Khái niệm, đặc điểm công ty cổ phần – Khái niệm, đặc điểm công ty TNHH một thành viên – Khái niệm, đặc điểm công ty TNHH hai thành viên
Lựa chọn tên doanh nghiệp
Theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 thì tên doanh nghiệp bao gồm hai phần: Phần 1: Loại hình doanh nghiệp, chẳng hạn như: công ty cổ phần, công ty TNHH, Công ty Hợp danh… Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần. Phần 2 : Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Như vậy có thể đặt tên công ty như sau: – CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM – CÔNG TY CỔ PHẦN AZ – CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU
Trên đây là ví dụ về đặt tên mà LVNLAW đưa ra để quý khách hàng dễ hiểu, khi đã có tên doanh nghiệp mà mình dự định đặt rồi quý khách hàng nên tra cứu về khả năng đăng ký tên đó trên trang thông tin điện tử: dangkykinhdoanh.gov.vn trước khi đăng ký. Điều này sẽ giúp hạn chế việc đặt tên trùng, tên gây nhầm lẫn dẫn đến việc phải sửa đổi hồ sơ.
Ngoài lưu ý trên, LVNLAW nghĩ rằng, khi đặt tên doanh nghiệp quý khách hàng cũng nên chú ý đến khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của tên. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu công ty hoạt động trong lĩnh vực môi trường cho quý khách hàng.
Đăng ký vốn điều lệ cho công ty môi trường
Hầu hết các ngành nghề về môi trường đều là những ngành nghề không có yêu cầu về vốn pháp định, do đó các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực môi trường có thể đăng ký vốn điều lệ tùy theo nhu cầu và quy mô kinh doanh của công ty. Vốn điều lệ công ty chỉ liên quan đến thuế môn bài, dó đó khách hàng nên lưu ý: – Vốn điều lệ <10 tỷ: 2.000.000 VNĐ/năm – Vốn điều lệ > 10 tỷ: 3.000.000 VNĐ/năm
4. Đăng ký ngành nghề kinh doanh.
Khi đăng ký kinh doanh, quý khách hàng có thể lựa chọn đăng ký nhiều ngành nghề khắc nhau . Dưới đây là một số ngành nghề cơ bản quý khách hàng có thể lựa chọn:
STT
Tên ngành
Mã ngành
1
Thoát nước và xử lý nước thải
3700
2
Thoát nước và xử lý nước thải
3700
3
Thu gom rác thải không độc hại
3811
4
Thu gom rác thải độc hại
3812
5
Xử lý và tiêu huỷ rác thải không độc hại
3821
6
Xử lý và tiêu huỷ rác thải độc hại
3822
7
Tái chế phế liệu
3830
8
Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác Chi tiết: – Khử độc các vùng đất và nước ngầm tại nơi bị ô nhiễm, ở vị trí hiện tại hoặc vị trí cũ, thông qua sử dụng các phương pháp cơ học, hoá học hoặc sinh học ; – Khử độc các nhà máy công nghiệp hoặc các khu công nghiệp, gồm cả nhà máy và khu hạt nhân; – Khử độc và làm sạch nước bề mặt tại các nơi bị ô nhiễm do tai nạn, ví dụ như thông qua việc thu gom chất gây ô nhiễm hoặc thông qua sử dụng các chất hoá học; – Làm sạch dầu loang và các chất gây ô nhiễm khác trên đất, trong nước bề mặt, ở đại dương và biển, gồm cả vùng bờ biển; – Huỷ bỏ amiăng, sơn chì và các vật liệu độc khác; – Hoạt động kiểm soát ô nhiễm chuyên dụng khác;
3900
9
Hoạt động thiết kế chuyên dụng Chi tiết: Thiết kế các công trình liên quan đến môi trường như xử lý nước thải, khí thải
7410
10
Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác. Chi tiết: – Tư vấn về môi trường – Dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết. – Dịch vụ quan trắc môi trường
7490
11
Vệ sinh chung nhà cửa
8121
12
Vệ sinh nhà cửa và các công trình khác
8129
13
Dịch vụ chăm sóc và duy trì cảnh quan
8130
Lưu ý : những ngành nghề về môi trường là ngành nghề chuyên môn riêng biệt không có trong hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam nên khi đăng ký quý khách hàng phải trích dẫn quy định trong văn bản pháp luật chuyên ngành
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Trong quá trình đăng ký nhãn hiệu ta thường thấy về tài liệu hưởng quyền ưu tiên và ngày hưởng quyền ưu tiên. Vậy theo quy định của luật sở hữu trí tuệ quyền ưu tiên là gì? Theo quy định của luật sơ hữu trí tuệ hiện hành (Luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2022) có một nguyên tắc khi đăng ký nhãn hiệu là nguyên tắc “nộp đơn trước cấp trước” quy định tại điều 90 như sau:
Điều 90. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên 2. Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau hoặc trường hợp có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ. 3. Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thỏa thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thỏa thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Theo quy định trên hiểu đơn giản là nếu các đơn đăng ký nhãn hiệu gây nhầm lẫn cho nhau thì đơn nào được nộp trước hoặc có ngày ưu tiên trước thì sẽ được cấp văn bản bằng bảo hộ. Nộp trước thì có thể hiểu là ngày nộp đơn trước, còn ngày ưu tiên là gì? Trường hợp nào được hưởng quyền ưu tiên? Do trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ có nhiều công ước hoặc văn bản quốc tế mà trong đó VN đã ký hoặc là thành viên quy định về một số trường hợp được xác nhận hưởng ưu tiên kể cả khi chưa nộp đơn ở Việt Nam. Nguyên tắc ưu tiên theo quy định tại điều 91 như sau:
Điều 91. Nguyên tắc ưu tiên 1. Người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên hoặc có thỏa thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam; b) Người nộp đơn là công dân Việt Nam, công dân của nước khác quy định tại điểm a khoản này cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước khác quy định tại điểm a khoản này; c) Trong đơn có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên; d) Đơn được nộp trong thời hạn ấn định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 2. Trong một đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hoặc nhãn hiệu, người nộp đơn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở nhiều đơn khác nhau được nộp sớm hơn với điều kiện phải chỉ ra nội dung tương ứng giữa các đơn nộp sớm hơn ứng với nội dung trong đơn. 3. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên có ngày ưu tiên là ngày nộp đơn của đơn đầu tiên.
Điều 90 Luật SHTT được hướng dẫn bởi nghị định 103/2006/NĐ-CP như sau:
Điều 10. Quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu Quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu quy định tại Điều 91 của Luật Sở hữu trí tuệ được áp dụng như sau: 1. Trong trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu muốn hưởng quyền ưu tiên theo quy định của Công ước Paris, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của người nộp đơn sẽ được chấp nhận nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Người nộp đơn là công dân Việt Nam hoặc công dân của nước Thành viên của Công ước Paris hoặc cư trú, có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước Thành viên Công ước đó; b) Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước Thành viên của Công ước Paris và đơn đó có chứa phần tương ứng với yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu; c) Đơn đăng ký được nộp trong thời hạn sau đây kể từ ngày nộp đơn đầu tiên: sáu tháng đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu, mười hai tháng đối với đơn đăng ký sáng chế; d) Trong đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, người nộp đơn có nêu rõ yêu cầu hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên nêu tại điểm b khoản này trong trường hợp nộp tại nước ngoài, trong đó có xác nhận của Cơ quan nhận đơn đầu tiên; đ) Nộp đủ lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên. 2. Trong trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu muốn hưởng quyền ưu tiên theo điều ước quốc tế khác, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên sẽ được chấp nhận nếu đáp ứng các điều kiện về quyền ưu tiên quy định trong điều ước đó.
Như vậy, các tài liệu hưởng quyền ưu tiên là các tài liệu đáp ứng các quy định về quyền ưu tiên ví dụ như: đơn đăng ký nhãn hiệu đã nộp tại các nước thành viên theo công ước Paris, tài liệu chứng minh việc SX KD tại các nước thành viên công ước Paris….
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam