Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Mức lương tối thiểu vùng mới nhất năm 2023 là bao nhiêu? Cùng LVNLAW tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Cơ sở pháp lý

Nghị định 38/2022/NĐ-CP Quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động

Mức lương tối thiểu vùng là gì?

Mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành lượng lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

  • Không thấp hơn mức lương tối thiểu đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;
  • Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề.

Đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu vùng

Theo điều 2 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, những đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu vùng bao gồm:

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

2. Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, bao gồm:

a) Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

b) Cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.

3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định trên.

Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng

a) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

b) Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

c) Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

d) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.

đ) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

e) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

Mức lương tối thiểu vùng năm 2023

Từ ngày 01/01/2023, mức lương tối thiểu vùng tiếp tục được thực hiện theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP. Cụ thể:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I

4.680.000

22.500

Vùng II

4.160.000

20.000

Vùng III

3.640.000

17.500

Vùng IV

3.250.000

15.600

Để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn rõ hơn xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Số nhà K28 ngõ 68 Trung Kính, phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 024.22.151.888 – 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Trong quá trình hoạt động, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có nhu cầu thay đổi một số nội dung trong hoạt động kinh doanh của mình. Chẳng hạn như thay đổi tên gọi, tỷ lệ vốn góp… Điều này sẽ yêu cầu các đăng ký trước đó của nhà đầu tư cần phải thay đổi. Vậy thay đổi đăng ký kinh doanh là gì? Trình tự thủ tục thế nào? Cùng LVNLAW tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Thay đổi đăng ký kinh doanh là gì?

Thay đổi đăng ký kinh doanh (TĐĐKKD) là thủ tục hành chính cần thực hiện tại cơ quan đăng ký. Khi doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi nội dung trong giấy đăng ký kinh doanh (ĐKKD) như thay đổi tên; địa chỉ công ty; ngành nghề kinh doanh; vốn điều lệ; thành viên và cổ đông.

Trong giấy chứng nhận ĐKKD có khá nhiều nội dung. Do đó, doanh nghiệp cần xác định rõ nội dung sẽ thay đổi. Bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn quyết định đến thủ tục, lệ phí mà công ty có nghĩa vụ thực hiện. Thông thường các doanh nghiệp sẽ lựa chọn những nội dung thay đổi cơ bản như sau:

– Thay đổi tên công ty bao gồm: tên tiếng Việt, tên tiếng nước ngoài, tên viết tắt của doanh nghiệp.

– Thay đổi địa chỉ trụ sở chính: chuyển trụ sở chính về địa chỉ khác

– Thay đổi ngành nghề kinh doanh bao gồm: rút ngành nghề, bổ sung ngành nghề kinh doanh

– Thay đổi vốn điều lệ bao gồm: tăng vốn điều lệ, giảm vốn điều lệ, cơ cấu lại vốn góp/cổ phần giữa các thành viên/cổ đông

– Thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

– Thay đổi thành viên/cổ đông của công ty

– Thay đổi con dấu Công ty

Lưu ý: Doanh nghiệp có thể tiến hành một hoặc nhiều nội dung thay đổi nêu trên trong cùng một lần.

Thủ tục Thay đổi đăng ký kinh doanh

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ TĐĐKKD theo quy định của pháp luật

Doanh nghiệp chuẩn bị soạn thảo hồ sơ TĐĐKKD theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi tới Cơ quan đăng ký kinh doanh

Hồ sơ TĐĐKKD sẽ được doanh nghiệp hoặc tổ chức được doanh nghiệp ủy quyền nộp tới Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính theo hình thức nộp hồ sơ trực tuyến qua cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp.

Bước 3: Nhận giấy chứng nhận TĐĐKKD từ Cơ quan đăng ký

Trong quá trình thẩm tra hồ sơ, trường hợp hồ sơ được chấp nhận hợp lệ, phòng ĐKKD sẽ ghi nhận nội dung thay đổi theo yêu cầu của doanh nghiệp trên giấy phép kinh doanh mới.

Trường hợp hồ sơ đăng ký không hợp lệ, Cơ quan ĐKKD sẽ thông báo bằng văn bản lý do từ chối để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung.

Bước 4: Thông báo thông tin TĐĐKKD trên Cổng thông tin quốc gia

Sau khi hoàn thành việc TĐĐKKD, doanh nghiệp cần công bố nội dung thay đổi trên công thông tin quốc gia theo đúng quy định của Luật Doanh Nghiệp.

Bước 5: Thực hiện các công việc khác sau khi TĐĐKKD

Phụ thuộc vào từng nội dung TĐĐKKD mà doanh nghiệp sẽ phải thực hiện các công việc sau khi thay đổi như đổi tên công ty sẽ liên quan đến đổi dấu công ty…

Dịch vụ tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh tại LVNLAW

LVNLAW sẽ tư vấn và hướng dẫn chi tiết cho bạn về vấn đề thay đổi đăng ký kinh doanh cho Công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Như về thủ tục, hồ sơ cụ thể, cách thức đầu tư, cách xin giấy phép. Thay mặt doanh nghiệp làm hồ sơ, nộp hồ sơ, lấy kết quả. Hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục liên quan. Hơn nữa còn tư vấn pháp lý miễn phí mọi vấn đề liên quan cho công ty trong suốt thời gian hoạt động về sau.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn lộ trình và thực hiện thủ tục hiệu quả, tiết kiệm chi phí với thời gian nhanh nhất.

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Tư vấn hỗ trợ 24/7

Mobile: 1900.0191; 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Kế toán thuế là một công việc có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Vậy kế toán thuế làm những công việc gì? Cùng LVNLAW tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Kế toán thuế là gì?

Kế toán thuế là nghiệp vụ phụ trách xử lý các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ khai báo và nộp thuế định kỳ của doanh nghiệp theo quy định của Nhà nước. 

Kế toán thuế đóng vai trò như một chiếc cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan Nhà nước. Nhờ kế toán thuế, doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc thực hiện các nghĩa vụ về thuế một cách rõ ràng và đúng luật, đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định. Mặt khác, đối với Nhà nước, kế toán thuế giúp cho công việc quản lý nền kinh tế đa thành phần trở nên dễ dàng hơn, từ đó, đảm bảo duy trì nguồn thu ổn định cho ngân sách Nhà nước.

Những công việc của kế toán thuế

Công việc của kế toán thuế bao gồm: Công việc hàng ngày, công việc hàng tháng, công việc hàng quý và công việc hàng năm.

Công việc hàng ngày

Trách nhiệm chính: Tổng hợp, xử lý, phân loại, sắp xếp và lưu trữ các loại hóa đơn, chứng từ kế toán.

Mô tả công việc cụ thể:

  • Tổng hợp: Thu thập, tập hợp các hóa đơn kế toán thuế từ tất cả các nguồn trong và ngoài doanh nghiệp. Trong đó, hóa đơn kế toán thuế nội bộ doanh nghiệp bao gồm hóa đơn đầu ra khi doanh nghiệp bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ; hóa đơn kế toán thuế ngoài doanh nghiệp bao gồm hóa đơn đầu vào khi doanh nghiệp mua hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ phục vụ sản xuất – kinh doanh. Những giấy tờ này chính là căn cứ để kê khai, hạch toán kế toán thuế.
  • Xử lý: Kê khai, hiệu chỉnh để đảm bảo độ chính xác (hợp lý, hợp lệ và hợp pháp) của các chứng từ kế toán thuế để xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh (nếu có) như lập sai hóa đơn, cháy, mất hoặc hỏng hóa đơn v.v.
  • Phân loại và sắp xếp: Sắp xếp hóa đơn, chứng từ theo bộ, theo trình tự thời gian, theo phân loại đầu vào – đầu ra, theo nghiệp vụ kinh tế phát sinh để thuận tiện cho công việc quản lý.
  • Lưu trữ: Lưu trữ 10 năm (đối với hóa đơn thông thường) hoặc 5 năm (đối với các chứng từ như phiếu thu – chi, nhập – xuất).

Công việc hàng tháng

Trách nhiệm chính: Thực hiện báo cáo thuế định kỳ hằng tháng. Thông thường, cần lập vào cuối tháng này hoặc lập vào đầu tháng sau tùy vào quy định hiện hành của công ty.

Mô tả công việc cụ thể:

  • Xác định hình thức và loại báo cáo thuế cần làm theo tháng (ví dụ, kế toán thuế giá trị gia tăng, kế toán thuế xuất nhập khẩu).
  • Tiến hành kê khai nội dung báo cáo dựa trên căn cứ gồm hóa đơn, chứng từ đã được thu thập và xử lý định kỳ liên tục hằng ngày trong tháng.

Công việc hàng quý

Trách nhiệm chính: Thực hiện báo cáo thuế định kỳ hằng quý.

Mô tả công việc cụ thể:

  • Lập Tờ khai thuế tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý.
  • Lập Bảng kê báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn theo quý.
  • Lập tờ khai thuế thu nhập cá nhân (nếu có).
  • Lập tờ khai thuế giá trị gia tăng (nếu có).

Công việc hàng năm

Trách nhiệm chính: Nộp, quyết toán thuế và cập nhật vào báo cáo tài chính năm.

Mô tả công việc cụ thể:

  • Công việc cần thực hiện đầu năm: bao gồm kê khai, nộp thuế môn bài. Kế toán thuế cần nắm rõ và kiểm tra chính xác thời hạn nộp thuế môn bài để tránh trường hợp chịu phí phạt nộp muộn. Thông thường, thời hạn nộp thuế môn bài là ngày 31/1 hằng năm. Ngoài ra, kế toán thuế cần thực hiện nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng (đầu ra, đầu vào) và thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Công việc cần thực hiện cuối năm: Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, quyết toán thuế thu nhập cá nhân, lập Báo cáo tài chính (Bảng cân đối Kế toán; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Thuyết minh báo cáo tài chính).

Quy trình kế toán thuế

Một quy trình kế toán thuế đầy đủ sẽ có những bước cơ bản như sau:

Bước 1: Các bộ phận kế toán liên quan nhập thông tin chứng từ đầu vào – đầu ra

Bước 2: Kế toán thuế sẽ thực hiện

  • Khấu trừ thuế
  • Lập bảng kê chi phí đầu vào – đầu ra và lập Tờ khai thuế giá trị gia tăng
  • Lập bảng tổng hợp giải trình khai bổ sung và điều chỉnh những khoản thuế chưa hợp lý

Bước 3: Kế toán trưởng duyệt ký và gửi duyệt báo cáo thuế tại cơ quan thuế 

Bước 4: Cơ quan thuế duyệt báo cáo thuế

  • Trường hợp được duyệt: Kế toán thuế tiến hành nộp thuế
  • Trường hợp chưa được duyệt: Kế toán thuế tiếp tục xem xét điều chỉnh, bổ sung những khoản thuế chưa hợp lý. Sau đó gửi kế toán trưởng duyệt ký và gửi duyệt lần 2 tại cơ quan thuế.

Trên đây là những tư vấn của LVNLAW đối với câu hỏi “Kế toán thuế làm những công việc gì”. Hi vọng bài viết trên sẽ là một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích đối với quý bạn đọc.

Dịch vụ tư vấn kế toán thuế của LVNLAW

LVNLAW luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn về kế toán thuế. Với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng, chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất, chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu. 

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Tư vấn hỗ trợ 24/7

Mobile: 1900.0191; 1900.0191  

Email: info@luatlvn.vn 

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Với cuộc cách mạng 5.0 đang mở ra trong xu thế tập trung vào sự “hợp tác” giữa con người và máy móc, trí thông minh của con người hoạt động hài hòa với “điện toán nhận thức” thì ngành công nghệ phần mềm ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội. Nhằm giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư có cái nhìn toàn điện về việc đăng ký bản quyền phần mềm máy tính, LVNLAW sẽ tổng hợp các nội dung pháp lý liên quan đến thủ tục đăng ký bảo hộ bản quyền phần mềm máy tính tại Việt Nam để quý khách hàng tham khảo.

Bản quyền phần mềm (Software Copyright) là gì?

Đây là bản quyền cho phép người dùng sử dụng bất kỳ một phần mềm nào đó hợp pháp. Tuy nhiên, nếu như việc bạn sử dụng phần mềm mà không có bất kỳ bản quyền hợp pháp nào thì điều đó được mặc định là phần mềm trái phép. Khi đó người vi phạm bản quyền phần mềm sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.

Ai là người có quyền đăng ký bản quyền phần mềm máy tính?

Theo quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ. Tác giả, chủ sở hữu của phần mềm có quyền đăng ký bản quyền phần mềm. Theo đó, tác giả chủ sở hữu phầm mềm có thể đăng ký bản quyền phần mềm tại Việt Nam: cá nhân, tổ chức là người Việt Nam; cá nhân, tổ chức là người nước ngoài. Tuy nhiên, khi cá nhân, tổ chức là tác giả là người nước ngoài đăng ký bản quyền tại Việt Nam phải thực hiện thủ tục thông qua Tổ chức Đại diện bản quyền tác giả tại Việt Nam.

Vai trò của việc bảo hộ bản quyền phần mềm

  • Mặc dù việc đăng ký bản quyền phần mềm (chương trình máy tính) không phải là bắt buộc. Nhưng nó là cơ sở để xác định thời điểm phát sinh quyền tác giả; quyền của chủ sở hữu đối với phần mềm máy tính. Đăng ký bản quyền phần mềm máy tính là một giải pháp hữu hiệu; nhằm bảo vệ tối đa quyền tác giả, quyền liên quan và quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu phần mềm.
  • Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả. Không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.
  • Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền phần mềm máy tính là cơ sở chứng minh chủ thể nào tạo ra phần mềm trước khi có tranh chấp xảy ra.
  • Ngoài ra, hiện nay các công ty phần mềm đôi khi có những xung đột giữa tác giả phần mềm và chủ sở hữu phần mềm tức giữa nhân viên với công ty thì việc đăng ký bản quyền phần mềm máy tính còn là cơ sở xác định quyền giữa tác giả của người tạo ra phần mềm và chủ sở hữu phần mềm là công ty.
  • Vì thế, thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền cho phần mềm máy tính chính là để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu và giảm thiểu rủi ro phát sinh trong tương lai.

Làm thế nào để bảo hộ phần mềm?

Thông thường khi nói đến phần mềm, chúng ta thường chỉ nghĩ đến mã nguồn (mã code) tại ra phần mềm. Thực tế, để đưa phần mềm đến với người sử dụng, nhất là trong môi trường công nghệ số phát triển như hiện nay, việc đặt tên gọi và hình ảnh logo cho phần ềm ứng dụng cũng đòi hỏi sự sáng tạo và cần được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Do đó, để phạm vi bảo hộ tài sản trí tuệ của phần mềm được rộng và đầy đủ, doanh nghiệp cần lưu tâm đến một số biện pháp sau:

Đăng ký bảo hộ bản quyền phần mềm

Đăng ký bảo hộ bản quyền phần mềm cho mã nguồn (mã code) của phần mềm theo loại hình chương trình máy tính

Việc đăng ký bảo hộ bản quyền phần mềm được thực hiện tại Cục Bản quyền tác giải thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Khi đăng ký bảo hộ, doanh nghiệp không bắt buộc phải bộc lộ mã nguồn phần mềm cho công chúng. Doanh nghiệp có thể chỉ cần cung cấp một phần mã nguồn phần mềm cho Cục Bản quyền tác giả và các thông tin này sẽ được bảo mật theo quy định.

Thành phần hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm bao gồm

  • Giấy ủy quyền cho đơn vị thực hiện thủ tục;
  • Bản cam đoan của tác giả về tính trung thực trong quá trình sáng tạo tác phẩm;
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu nếu quyền tác giả và các quyền liên quan thuộc sở hữu chung;
  • Bản sao công chứng Giấy tờ chứng thực cá nhân của các giả;
  • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu chủ sở hữu là tổ chức);
  • 02 đĩa CD ghi nội dung phần mềm:Phần mềm máy tính (bản cài đặt); Bản viết trên giấy mô tả phần mềm; Bộ code phần mềm máy tính;
  • Bản in mã Code tác phẩm được đóng quyển;
  • Bản mô tả hoạt động của phần mềm;
  • Hợp đồng mua bản quyền và văn bản chấp thuận cho việc đăng ký tác phẩm phần mềm phái sinh.

Ngoài các tài liệu trên, tác giả, chủ sở hữu phần mềm cần cung cấp thêm các thông tin sau:

  • Thời gian hoàn thành phần mềm (thông tin này rất cần thiết đề phòng giải quyết các tranh chấp phát sinh trong tương lai nếu có);
  • Thông tin công bố phần mềm: Phần mềm đã được công bố ở đâu chưa? Nếu đã công bố, nêu rõ thời gian công bố, hình thức công bố,…

Thời hạn thẩm định thông thường cho việc cấp GCN đăng ký bản quyền cho phần mềm là 15 – 30 ngày làm việc, tính từ ngày nộp hồ sơ.

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với phần mềm

Quyền nhân thân của tác giả bao gồm: Quyền đặt tên cho tác phẩm; Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm; không cho người khác sửa chữa, cắt xén; hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào; gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả được bảo hộ vô thời hạn.

Quyền Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm và quyền tài sản có thời hạn bảo hộ như sau: Giấy chứng nhận quyền tác giả đối với phần mềm có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp phần mềm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho tên gọi và hình ảnh lô gô của phần mềm

Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được thực hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ, thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

Khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tổ chức, cá nhân sở hữu nhãn hiệu nên thực hiện tra cứu khả năng bảo hộ của nhãn hiệu trước khi đăng ký để tránh mất thời gian chờ đợi kết quả bảo hộ nhãn hiệu. Bởi thời gian thẩm định cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu thường kéo dài từ 2 – 3 năm.

Thành phần hồ sơ bao gồm

  • 02 tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
  • Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Thủ tục

Sau khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, Cục SHTT sẽ tiếp nhận và thực hiện theo trình tự sau:

  • Bước 1: Thẩm định hình thức đơn: Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nộp đơn
  • Bước 2: Công bố đơn hợp lệ: Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ
  • Bước 3: Thẩm định nội dung: Trong thời hạn 09 tháng kể từ ngày công bố đơn. Tuy nhiên, thực tế thời gian này thường kéo dài hơn rất nhiều vì nhiều lý do khác nhau.

Các biện pháp bảo mật và pháp lý khác

Ngoài việc đăng ký bảo hộ phần mềm và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, doanh nghiệp cần lưu giữ lại các tài liệu, bằng chứng; ghi lại quá trình đầu tư tài sản, trí tuệ tạo ra phần mềm; để sẵn sàng chứng minh khi đối thủ đưa ra các thông tin sai lệch về việc sở hữu bản quyền phần mềm hay sở hữu nhãn hiệu gắn với phần mềm.

Trên đây là nội dung tư vấn của LVNLAW liên quan đến đăng ký bảo hộ bản quyền phần mềm máy tính. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Tư vấn hỗ trợ 24/7

Mobile: 1900.0191; 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Ly hôn là một vấn đề quan trọng không kém gì kết hôn. Tuy nhiên, vì những lý do khách quan nào đó mà nhiều người lại không suy xét kỹ càng trước khi nộp đơn ly hôn lên Tòa án, để sau lại muốn đổi ý và muốn rút lại đơn khởi kiện. Vậy pháp luật hiện nay có cho phép vợ/chồng rút lại đơn ly hôn đã nộp hay không? Cùng LVNLAW tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Cơ sở pháp lý

Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Thời điểm có thể rút đơn ly hôn

Vợ/Chồng khi yêu cầu ly hôn có thể thay đổi hoặc rút yêu cầu ly hôn của mình. Đồng thời, trong quá trình Tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn, vợ/chồng cũng có quyền yêu cầu chấm dứt hoặc thay đổi yêu cầu của mình (Khoản 2 Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)

Tùy thuộc vào từng giai đoạn của quá trình giải quyết ly hôn, mà pháp luật sẽ có những quy định khác nhau về việc rút đơn ly hôn. Cụ thể:

Trường hợp Tòa án chưa thụ lý vụ việc

Căn cứ Điều 191, Điều 192 và Điều 364 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thường sẽ có khoảng thời gian khoảng 08 ngày làm việc trước khi Tòa án thụ lý giải quyết ly hôn. Do đó, trước khi Tòa án thụ lý, vợ/chồng hoàn toàn có quyền rút đơn ly hôn của mình. Khi đó, Tòa án sẽ trả lại đơn ly hôn.

Trường hợp Tòa án đã thụ lý vụ việc

Trước khi mở phiên tòa, phiên họp: Đây là giai đoạn chuẩn bị xét xử hoặc chuẩn bị xét đơn. Nếu vợ/chồng rút yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẽ đình chỉ và trả lại đơn ly hôn (Căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 217 và Điểm c Khoản 2 Điều 366 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Trong khi phiên tòa, phiên họp diễn ra: Căn cứ Khoản 2 Điều 244 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nếu vợ/chồng tự nguyện rút yêu cầu ly hôn thì Hội đồng xét xử sẽ đình chỉ xét xử với phần yêu cầu đã rút.

Trước khi mở phiên tòa phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm: Vợ/chồng rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phải hỏi chồng/vợ và nếu chồng/vợ nhất trí thì Hội đồng xét xử ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án cũng như trả lại đơn khởi kiện, hồ sơ chứng cứ, chứng minh.

Như vậy, vợ/chồng hoàn toàn có thể rút lại đơn ly hôn đã nộp trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình giải quyết ly hôn. 

Dịch vụ tư vấn về ly hôn của LVNLAW

LVNLAW luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn về ly hôn. Với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng, chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất, chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu. 

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Tư vấn hỗ trợ 24/7

Mobile: 1900.0191; 1900.0191  

Email: info@luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Trong một số trường hợp, Văn phòng đại diện phải tiến hành thay đổi nội dung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện. Vậy đó là những trường hợp nào? Trình tự thủ tục thực hiện như thế nào? Hãy cùng LVNLAW tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Cơ sở pháp lý

Luật Doanh nghiệp năm 2020 sửa đổi, bổ sung 2022

Luật Thương mại 2005 sửa đổi, bổ sung 2017, 2019

Nghị định 07/2016/NĐ-CP

Văn phòng đại diện công ty nước ngoài là gì?

Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép

Khi nào phải thay đổi nội dung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện?

Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 07/2016/NĐ-CP về các trường hợp điều chỉnh giấy phép thành lập văn phòng đại diện cụ thể như sau:

Hồ sơ thay đổi nội dung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện

Căn cứ tại Điều 16 Nghị định 07/2016/NĐ-CP về hồ sơ điều chỉnh giấy phép thành lập văn phòng đại diện được quy định cụ thể như sau:

– Hồ sơ 01 bộ bao gồm:

+ Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;

+ Các tài liệu chứng minh về nội dung thay đổi, cụ thể:

+ Trường hợp điều chỉnh Giấy phép quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này: Bản sao tài liệu pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp chứng minh sự thay đổi tên gọi hoặc địa chỉ đặt trụ sở của thương nhân nước ngoài.

+ Trường hợp điều chỉnh Giấy phép quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này: Bản sao tài liệu pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp chứng minh sự thay đổi nội dung hoạt động của thương nhân nước ngoài.

+ Trường hợp điều chỉnh Giấy phép quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này: Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu mới của Văn phòng đại diện; bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu mới của Văn phòng đại diện; giấy tờ chứng minh người đứng đầu cũ của Văn phòng đại diện đã thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân đến thời điểm thay đổi.

+ Trường hợp điều chỉnh Giấy phép quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 15 Nghị định này: Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Văn phòng đại diện; bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện theo quy định tại Điều 28 Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan.

+ Bản chính Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.

– Các tài liệu chứng minh nội dung thay đổi tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 (đối với trường hợp văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu mới của Văn phòng đại diện bằng tiếng nước ngoài và bản sao hộ chiếu của người đứng đầu mới của Văn phòng đại diện là người nước ngoài) Điều 15 Nghị định này phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. Các tài liệu chứng minh nội dung thay đổi tại khoản 1, khoản 2 Điều 15 Nghị định này phải được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thủ tục thay đổi nội dung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 07/2016/NĐ-CP về trình tự, thủ tục điều chỉnh giấy phép thành lập văn phòng đại diện được thực hiện như sau:

– Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày có sự thay đổi quy định tại Điều 15 Nghị định này, thương nhân nước ngoài phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh.

– Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.

– Trừ trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều này, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy phép điều chỉnh hoặc không điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh. Trường hợp không điều chỉnh phải có văn bản nêu rõ lý do.

– Trường hợp việc điều chỉnh nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh dẫn đến Văn phòng đại diện thuộc trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 7 và Chi nhánh thuộc trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 8 Nghị định này và trường hợp việc điều chỉnh nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép, Bộ quản lý chuyên ngành có văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép điều chỉnh hoặc không điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp không điều chỉnh phải có văn bản nêu rõ lý do.

>>>Xem thêm: NGHĨA VỤ THUẾ CỦA VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Dịch vụ tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp

LVNLAW luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp. Với đội ngũ luật sư có  chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng, chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất, chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Địa chỉ: K28 Ngõ 68 Trung Kính, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Mobile: 1900.0191; 1900.0191  Email: info@luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh bất động sản phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 02/2022/NĐ-CP, dẫn tới việc điều kiện kinh doanh bất động sản từ ngày 01/3/2022 cũng có sự thay đổi. Hãy cùng LVNLAW tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Điều kiện kinh doanh bất động sản từ ngày 01/3/2022

Điều 4 Nghị định 02/2022/NĐ-CP quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải đáp ứng các điều kiện sau:

(1) Phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã

(2) Phải công khai thông tin

– Các thông tin phải công khai gồm:

+ Các thông tin về doanh nghiệp. Bao gồm tên; địa chỉ trụ sở chính; số điện thoại liên lạc; tên người đại diện theo pháp luật.

+ Thông tin về bất động sản đưa vào kinh doanh (theo khoản 2 Điều 6 Luật Kinh doanh bất động sản 2014); thông tin về việc thế chấp nhà, công trình xây dựng, dự án bất động sản đưa vào kinh doanh (nếu có); thông tin về số lượng, loại sản phẩm bất động sản được kinh doanh; số lượng, loại sản phẩm bất động sản đã bán, chuyển nhượng, cho thuê mua; số lượng, loại sản phẩm còn lại đang tiếp tục kinh doanh.

Lưu ý: Các thông tin đã công khai quy định tại điểm này mà sau đó có thay đổi thì phải được cập nhật kịp thời ngay sau khi có thay đổi.

– Nơi công khai thông tin:

+ Đối với các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản – Phải công khai trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp; tại trụ sở Ban Quản lý dự án.

+ Đối với trường hợp kinh doanh qua sàn giao dịch bất động sản – Phải công khai tại sàn giao dịch bất động sản.

(3) Chỉ kinh doanh các bất động sản có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 9, Điều 55 Luật Kinh doanh bất động sản 2014

* Điều kiện của bất động sản đưa vào kinh doanh

– Nhà, công trình xây dựng đưa vào kinh doanh phải có đủ các điều kiện sau:

+ Có đăng ký quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất trong giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất. Đối với nhà, công trình xây dựng có sẵn trong dự án đầu tư kinh doanh bất động sản thì chỉ cần có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

+ Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất.

+ Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

– Các loại đất được phép kinh doanh quyền sử dụng đất phải có đủ điều kiện sau:

+ Có giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng).

+ Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất.

+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

+ Trong thời hạn sử dụng đất (còn thời hạn sử dụng đất).

* Bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh phải có các điều kiện sau:

– Có giấy tờ về quyền sử dụng đất; hồ sơ dự án; thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; giấy phép xây dựng với trường hợp phải có giấy phép, giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án.

Nếu là nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có mục đích để ở hình thành trong tương lai. Phải có biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng của tòa nhà đó.

– Trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai. Chủ đầu tư phải có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh về việc nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua.

(4) Điều kiện về vốn

– Chỉ áp dụng với trường hợp nhà đầu tư được lựa chọn làm chủ đầu tư dự án bất động sản theo quy định của pháp luật.

– Nhà đầu tư được lựa chọn làm chủ đầu tư dự án phải có vốn chủ sở hữu không thấp hơn 20% tổng vốn đầu tư với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20ha; không thấp hơn 15% tổng vốn đầu tư với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20ha trở lên.

Việc xác định vốn chủ sở hữu được căn cứ vào kết quả báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất; hoặc kết quả báo cáo kiểm toán độc lập của doanh nghiệp đang hoạt động (được thực hiện trong năm hoặc năm trước liền kề). Nếu doanh nghiệp mới thành lập thì xác định vốn chủ sở hữu theo vốn điều lệ thực tế đã góp.

Lưu ý

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên sau đây không bắt buộc phải có 04 điều kiện trên:

– Cơ quan, tổ chức thực hiện bán nhà, công trình xây dựng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất do phá sản, giải thể, chia tách theo quy định pháp luật.

– Cơ quan, tổ chức thực hiện bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản là tài sản công theo quy định pháp luật.

– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (AMC), công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) thực hiện bán nhà, công trình xây dựng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng dự án bất động sản đang được dùng bảo lãnh, thế chấp để thu hồi nợ theo quy định pháp luật.

– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán nhà, công trình xây dựng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quyết định Tòa án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.

– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, cho thuê, cho thuê mua nhà, công trình xây dựng thuộc quyền sở hữu hợp pháp, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình.

– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng bất động sản do mình đầu tư xây dựng mà không phải là dự án đầu tư xây dựng bất động sản để kinh doanh theo quy định pháp luật.

Trên đây là những quy định mới về điều kiện kinh doanh bất động sản từ năm 2022. Quý bạn đọc có bất kỳ vướng mắc nào liên quan hoặc cần tư vấn pháp lý về các vấn đề của mình, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Tư vấn hỗ trợ 24/7

Mobile: 1900.0191; 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Vì tính chất công việc, không phải ai cũng có đủ điều kiện và thời gian để học và thi bằng lái xe tại quốc gia mới. Do đó, nhu cầu đổi giấy phép lái xe nước ngoài sang Việt Nam ngày càng trở lên phổ biến. Vậy pháp luật Việt Nam hiện nay quy định như thế nào về đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài tại Việt Nam. Cùng LVNLAW tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Cơ sở pháp lý

Thông tư 12/2017/TT-BGTVT Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ

Thông tư 188/2016/TT-BTC Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe; lệ phí cấp bằng, chứng chỉ hoạt động trên các phương tiện và lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng

Thông tư 38/2019/TT-BGTVT Sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ

Điều kiện để được phép đổi giấy phép lái xe nước ngoài sang Việt Nam

Căn cứ theo Khoản 5 Điều 37 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT, người nước ngoài được đổi sang giấy phép lái xe (GPLX) tương ứng của Việt Nam trong trường hợp:

– Người nước ngoài có GPLX quốc tế hoặc quốc gia và ở lại Việt Nam từ 3 tháng trở lên, kể cả những người nước ngoài điều khiển xe đã được đăng ký ở nước ngoài vào Việt Nam.

– Khách du lịch có xe hoặc GPLX được cấp ở nước ngoài di chuyển đến Việt Nam. 

– Người Việt Nam được cấp GPLX ở nước ngoài muốn quay về Việt Nam trên 3 tháng và sau đó lại ra nước ngoài hoặc quyết định ở lại Việt Nam.

Lưu ý: Tất cả các GPLX quốc tế hoặc quốc gia phải có giá trị sử dụng.

Không đổi Giấy phép lái đối với các trường hợp

– Giấy phép lái xe tạm thời của nước ngoài; 

– Giấy phép lái xe quốc tế; 

– Giấy phép lái xe của nước ngoài quá thời hạn sử dụng theo quy định; bị tẩy xóa, rách nát, không còn đủ các yếu tố cần thiết để đổi giấy phép lái xe; hoặc có sự khác biệt về nhận dạng; 

– Giấy phép lái xe nước ngoài không do cơ quan có thẩm quyền cấp;

– Người Việt Nam có giấy phép lái xe nước ngoài, có thời gian lưu trú tại nước ngoài dưới 03 tháng; và thời hạn lưu trú không phù hợp với thời gian đào tạo lái xe của nước cấp giấy phép lái xe;

– Người không đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định.

Thời hạn sử dụng giấy phép lái xe Việt Nam đã đổi cho người nước ngoài

– Thời hạn sử dụng GPLX Việt Nam đổi cho người nước ngoài: Phù hợp với thời hạn ghi trong thị thực nhập cảnh hoặc thẻ tạm trú; phù hợp với thời hạn sử dụng GPLX nước ngoài nhưng không vượt quá thời hạn quy định của GPLX Việt Nam;

– Thời hạn sử dụng GPLX Việt Nam đổi cho khách du lịch nước ngoài, lái xe đăng ký nước ngoài vào Việt Nam: Phù hợp với thời gian du lịch ở Việt Nam (từ khi nhập cảnh đến khi xuất cảnh); nhưng không vượt quá thời hạn quy định của GPLX Việt Nam.

Chi phí đổi giấy phép lái xe nước ngoài sang Việt Nam

Theo quy định tại Thông tư 188/2016/TT-BTC, lệ phí cấp lại, đổi giấy phép lái xe là 135.000 VNĐ/ lần. Ngoài ra, người nước ngoài muốn đổi GPLX sang Việt Nam cũng cần phải trả một số chi phí phát sinh khi làm hồ sơ như:

– Chi phí khám sức khoẻ;

– Chi phí chụp ảnh thẻ;

– Chi phí photo hồ sơ, chứng thực giấy tờ…

Bộ hồ sơ đổi giấy phép lái xe nước ngoài sang Việt Nam

Bộ hồ sơ bao gồm:

– Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe (Theo mẫu quy định tại phụ lục 20 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT);

– GPLX (Bản dịch ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật; đóng dấu giáp lai đối với bản sao GPLX);

– Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu… đang còn thời hạn (kèm bản chính để đối chiếu);

– Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp bởi bởi bệnh viện đa khoa quận, huyện trong vòng 6 tháng trở lại.

Trình tự, thủ tục đổi giấy phép lái xe nước ngoài sang Việt Nam

Bước 1: Lập bộ hồ sơ

Người nước ngoài có yêu cầu đổi GPLX sang Việt Nam thực hiện lập bộ hồ sơ theo quy định đã được đề cập phía trên

Bước 2: Nộp bộ hồ sơ

Người có yêu cầu nộp hồ sơ tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải (nơi đăng ký cư trú, lưu trú, tạm trú hoặc định cư lâu dài); hoặc qua đường bưu chính (đối với khách du lịch nước ngoài lái xe vào Việt Nam).

Bước 3: Kiểm tra hồ sơ

Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải kiểm tra hồ sơ khi tiếp nhận.

Trường hợp hồ sơ không đúng theo quy định, thông báo trực tiếp/bằng văn bản những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Bước 4: Chờ giải quyết và nhận kết quả

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải thực hiện việc đổi giấy phép lái xe. Trường hợp không đổi giấy phép lái xe thì phải trả lời và nêu rõ lý do.

Khi đến nhận giấy phép lái xe, người lái xe xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu. Nộp lệ phí cấp đổi bằng lái xe theo quy định.

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Tư vấn hỗ trợ 24/7

Mobile: 1900.0191; 1900.0191  

Email: info@luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp được hiểu là các mâu thuẫn, bất đồng, tranh chấp phát sinh trong quan hệ kinh doanh, thương mại, lao động…; giữa hai bên, giữa nhóm hoặc các nhóm, giữa các thành viên, cổ đông… Hiện nay, hầu hết các nhà đầu tư khi mới thành lập đều không quan tâm tìm hiểu đến những quy định về việc quản lý, điều hành và tổ chức nội bộ trong công ty. Nên khi mâu thuẫn xảy ra đa phần là thường không biết cách tháo gỡ; và ngày càng để cho mâu thuẫn, tranh chấp nội bộ trở lên gay gắt; ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty.

Để giải quyết những tranh chấp này một cách nhanh chóng và đảm bảo bí mật cho các doanh nghiệp, LVNLAW cung cấp dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp bao gồm:

Giải quyết tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty

  • Cổ đông, thành viên không góp tiền cho số cổ phần cam kết góp hoặc số vốn cam kết góp;
  • Góp không đủ số cổ phần, số vốn góp đã đăng ký; nhưng vẫn yêu cầu được coi là cổ đông với quyền và lợi ích như của một người đã góp đủ;
  • Tranh chấp phát sinh từ phương thức góp và tài sản góp vốn như: Định giá tài sản không chính xác với giá trị thực tế; Không chuyển sở hữu tài sản góp vốn; Không thỏa thuận với nhau trước về việc góp vốn và giá trị góp vốn bằng tài sản;
  • Không quy định về thời điểm hoàn tất việc chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng phần vốn góp và tính hợp pháp của các hợp đồng chuyển nhượng.
  • Tranh chấp về tư cách cổ đông, thành viên;
  • Tranh chấp vì về các Quyết định đưa ra không công bằng; Quyết định không hợp pháp;
  • Không chấp nhận quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên vì Quyền lợi của mình không được như mong đợi.

Tranh chấp giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty

  • Tranh chấp về chọn người đại diện theo pháp luật;
  • Các tranh chấp khác gắn liền với lợi ích của từng thành viên, cổ đông công ty…

Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp nội bộ Doanh nghiệp của LVNLAW

Từ thực tiễn tư vấn, giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp của LVNLAW, chúng tôi đưa ra một vài Kinh nghiệm xương máu trong giải quyết các tranh chấp nội bộ Doanh nghiệp như sau:

  • Tất cả các vấn đề được cho là nhạy cảm như vốn góp; phân công trách nhiệm của từng thành viên; công khai tài chính; phân chia lợi nhuận… Các cổ đông/thành viên hãy đưa ra bàn bạc trao đổi thẳng thắn ngay từ ban đầu khi có ý định cùng nhau thành lập doanh nghiệp; sau đó được cụ thể hóa bằng các tài liệu nội bộ của Doanh nghiệp (Biên bản họp; Quyết định; Nội quy, Quy chế thể hiện các vấn đề Vốn góp; tiến độ góp vốn; cách thức quản lý vốn; người được giao quản lý vốn; nghĩa vụ công khai tài chính; Quyền lợi và trách nhiệm của HĐQT; Hội đồng thành viên; Giám đốc/tổng giám đốc; kế toán; nhiệm kỳ Giám đốc; các trường hợp miễn nhiệm Giám đốc và các chức danh quản lý).
  • Khi có các vấn đề xung đột, các bên cần ngồi xem lại các tài liệu đã được các bên ký kết (Điều lệ; Biên bản họp; Quyết định; nội quy; quy chế). Vì đây chính là Luật của mỗi doanh nghiệp. Trong trường hợp vấn đề phát sinh chưa được quy định thì cần tìm hiểu các quy định của pháp luật, từ đó mới có phương án đề xuất phù hợp để giải quyết các vấn đề xung đột ngay từ bước đầu tiên. Hạn chế tối đa việc cả nể, làm việc qua loa, gọi là cho có. Ở giai đoạn này, tùy thuộc và tính chất và mức độ phức tạp của vấn đề xung đột mà các bên có thể nhờ các Luật sư tư vấn, trợ giúp pháp lý phía sau.
  • Hòa giải các tranh chấp nội bộ doanh nghiệp. Khi các bên không thể tìm được tiếng nói chung thì Hòa giải sẽ là nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp. Để buổi hòa giải hiệu quả, các bên nên nhờ các Luật sư có kiến thức, kinh nghiệm làm trọng tài để cùng phân tích các quan điểm lập luận của các bên.
  • Khởi kiện để giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp. Nếu hòa giải không thành, một các các bên có quyền khởi kiện lên Tòa án; hoặc Yêu cầu Trọng tài kinh tế giải quyết các tranh chấp (nếu các bên có lựa chọn trọng tài). Thủ tục, trình tự khởi kiện ra Tòa án theo Quy định của pháp luật Tố tụng dân sự; hay giải quyết sự việc tại Trọng tài sẽ theo Quy chế Trọng tài của từng Trung tâm trọng tài mà các bên lựa chọn.

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp của LVNLAW

  • Tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thông tin về vụ việc; tra cứu văn bản pháp luật; văn bản nội bộ công ty để đưa ra phương án giải quyết tranh chấp;
  • Trao đổi với Quý Khách hàng về phương án giải quyết tranh chấp và lên kế hoạch phối hợp thực hiện;
  • Đại diện cho doanh nghiệp để đàm phán với các bên liên quan nhằm đưa ra phương án giải quyết các tranh chấp nội bộ bằng con đường thương lượng;
  • Tư vấn; đại diện Quý Khách hàng tham dự các cuộc họp để giải quyết tranh chấp.
  • Đại diện Quý Khách hàng khởi kiện; tham gia tố tụng tại Tòa án hoặc Trọng tài.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn giải quyết tranh chấp nhanh chóng và kịp thời.

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Tư vấn hỗ trợ 24/7

Mobile: 1900.0191; 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Hiện nay, do nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng Việt Nam tăng cao, nhiều doanh nghiệp đã tiến hành nhập khẩu thực phẩm chức năng về nước để kinh doanh. Theo quy định của pháp luật thì để kinh doanh thực phẩm chức năng nhập khẩu bắt buộc phải có Giấy công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Tuy nhiên việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký lại phức tạp, đòi hỏi cần phải am hiểu quy định của Nhà nước gây khó khăn cho doanh nghiệp. Để giúp các tổ chức, cá nhân hoàn thành công bố một cách nhanh chóng, đơn giản nhất LVNLAW cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu nhanh chóng và chính xác.

Tại sao cần công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu?

Thực phẩm chức năng: là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người. Có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái; tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Tuỳ theo công thức, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, thực phẩm chức năng còn có các tên gọi khác nhau. Như là: thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng; thực phẩm bổ sung; thực phẩm bảo vệ sức khoẻ; sản phẩm dinh dưỡng y học.

Chính vì các tác dụng, công năng đó tác động lên cơ thể còn người. Nên để đảm bảo sức khỏe của con người và cộng đồng; cơ quan nhà nước cần phải quản lý chặt chẽ; và được thể hiện qua thủ tục công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu. Đồng thời nâng cao uy tín và lòng tin của người tiêu dùng đôi với sản phẩm của doanh nghiệp.

Hồ sơ công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu

  1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  1. Phiếu kết quả kiểm nghiệm – Certificate of Analysis của nhà sản xuất được cấp bởi cơ quan kiểm định độc lập tại nước xuất xứ. CA hợp lệ phải do trung tâm kiểm nghiệm độc lập; có chức năng phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025; cung cấp giấy chứng nhận ISO 17025.

Lưu ý: Trường hợp không có giấy phân tích thành phần này thì phải kiểm nghiệm tại các trung tâm kiểm nghiệm có chức năng tại Việt Nam.

  1. Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm; và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ (có đóng dấu của thương nhân); Mẫu có gắn nhãn (nếu có yêu cầu nộp mẫu để thẩm định).
  1. Bản sao có công chứng nước ngoài hoặc trong nước của một trong các giấy chứng nhận sau: GMP (thực hành sản xuất tốt); HACCP (hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn); hoặc giấy chứng nhận tương đương.
  1. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) và Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ.
  1. Sản phẩm: 03 mẫu/01 sản phẩm.

Cơ quan có thẩm quyền 

Theo quy định tại Điều 8 trong Nghị định số 15/2018/NĐ-CP thì:

 – Các loại thực phẩm chức năng nhập khẩu dưới dạng TP bổ sung, bảo vệ sức khỏe sẽ do Bộ Y tế quản lý.

– Thực phẩm chức năng nhập khẩu dưới dạng sử dụng cho chế độ ăn đặc biệt; dinh dưỡng y học; dinh dưỡng dùng cho trẻ em từ 0-36 tháng tuổi. Sẽ do Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền được UBND cấp tỉnh chỉ định thực hiện thủ tục thụ lý hồ sơ, cấp giấy phép và quản lý hậu kiểm sau cấp phép.

Trình tự thực hiện công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu. Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến; hoặc đường bưu điện; hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định sau đây:

  • Nộp đến Bộ Y tế. Đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới; phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;
  • Nộp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định. Đối với thực phẩm dinh dưỡng y học; thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;
  • Trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm của cả Bộ Y tế và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn nộp hồ sơ đến Bộ Y tế hoặc sản phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký của cơ quan nào thì nộp hồ sơ đăng ký đến cơ quan tiếp nhận đó.

Trường hợp tổ chức, cá nhân có từ hai cơ sở SX trở lên cùng SX một sản phẩm; Thì tổ chức, cá nhân chỉ làm thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm; tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn .Trừ những sản phẩm đăng ký tại Bộ Y tế. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để đăng ký; các lần đăng ký tiếp theo phải đăng ký tại cơ quan đã lựa chọn. 

Dịch vụ công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu của LVNLAW

  1. Tư vấn miễn phí cho khách hàng các vấn đề liên quan đến hoạt động công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu.
  1. Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của khách hàng.
  1. Đại diện khách hàng hoàn tất các thủ tục công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu.
    • Soạn bộ hồ sơ cho khách hàng;
    • Đại diện lên nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước cho khách hàng;
    • Đại diện theo dõi hồ sơ và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp;
    • Đại diện nhận kết quả là giấy chứng nhận bàn giao cho khách hàng.

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:

 CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Tư vấn hỗ trợ 24/7

Mobile: 1900.0191; 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Vì nhiều lý do mà hiện nay, rất nhiều cặp vợ chồng đã tìm đến mang thai hộ như là một phương pháp tìm kiếm đứa con chung giữa hai người. Vậy pháp luật Việt Nam hiện nay quy định như thế nào về điều kiệnmang thai hộ? Cùng LVNLAW tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Căn cứ pháp lý

Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

Nghị định 98/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Thông tư 34/2015/TT-BYT Sửa đổi, bổ sung Điều 2 Thông tư số 17/2012/TT-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cấp và sử dụng giấy chứng sinh

Mang thai hộ là gì?

Mang thai hộ theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (Luật HNGĐ 2014) bao gồm: mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại. Theo đó:

– Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con. (Khoản 22 Điều 3 Luật HNGĐ 2014)

– Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác. (Khoản 23 Điều 3 Luật HNGĐ 2014)

Những điều kiện để mang thai hộ

Theo Điểm g Khoản 2 Điều 5 Luật HNGĐ 2014 nghiêm cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại. Do đó, pháp luật chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

– Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.

– Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Điều kiện của người nhờ mang thai hộ

Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

– Vợ chồng đang không có con chung;

– Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Điều kiện của người mang thai hộ

Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:

– Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;

– Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;

– Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;

– Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;

– Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Điều kiện của cơ sở thực hiện kỹ thuật mang thai hộ

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, kể từ ngày được Bộ Y tế cho phép thực hiện kỹ thuật này;

– Tổng số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm tối thiểu là 1.000 chu kỳ mỗi năm trong 02 năm.

Trình tự, thủ tục thực hiện kỹ thuật mang thai hộ

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Để nhờ mang thai hộ thì cần phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ sau:

Về phía vợ chồng nhờ mang thai hộ:

– Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ;

– Bản xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng;

– Bản xác nhận người vợ có bệnh lý, mang thai thì sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người mẹ, thai nhi và người mẹ không thể mang thai, sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Về phía người phụ nữ mang thai hộ:

– Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;

– Bản cam đoan của người mang thai hộ là chưa mang thai hộ lần nào;

– Bản xác nhận về khả năng mang thai, đáp ứng quy định đối với người nhận phôi và đã từng sinh con;

– Bản xác nhận của chồng người mang thai hộ (trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng) về việc đồng ý cho mang thai hộ.

Ngoài ra, cả hai bên còn phải cung cấp các giấy tờ sau:

– Hồ sơ, giấy tờ chứng minh mối quan hệ thân thích cùng hàng;

– Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sỹ sản khoa;

– Bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên;

– Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp luật của luật sư hoặc luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý;

– Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Cặp vợ chồng vô sinh gửi hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật này. 

Các cơ sở này bao gồm: Bệnh viện Phụ sản trung ương; Bệnh viện Đa khoa trung ương Huế; Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ Thành phố Hồ Chí Minh.

Bước 3: Tiến hành thực hiện kỹ thuật mang thai hộ

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ sở được cho phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ phải có kế hoạch điều trị để thực hiện kỹ thuật mang thai hộ

Trường hợp không thể thực hiện được kỹ thuật này thì phải trả lời bằng văn bản, đồng thời nêu rõ lý do.

Một số lưu ý khi thực hiện kỹ thuật mang thai hộ

Thủ tục khai sinh trong trường hợp mang thai hộ

Khoản 2 Điều 1 Thông tư 34/2015/TT-BYT có quy định như sau: 

Bổ sung Điểm c vào Khoản 2 Điều 2 như sau:

“Điều 2. Thủ tục cấp Giấy chứng sinh

“c) Trường hợp trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật mang thai hộ thì Bên vợ chồng nhờ mang thai hộ hoặc Bên mang thai hộ phải nộp Bản xác nhận về việc sinh con bằng kỹ thuật mang thai hộ theo Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này và bản sao có chứng thực hoặc bản chụp có kèm theo bản chính để đối chiếu Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và Bên mang thai hộ gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trẻ sinh ra.

Trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật mang thai hộ sẽ được cấp Giấy chứng sinh theo Mẫu quy định tại Phụ lục 01A ban hành kèm theo Thông tư này. Giấy chứng sinh này là văn bản chứng minh việc mang thai hộ khi làm thủ tục đăng ký khai sinh.

Việc cấp Giấy chứng sinh thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này”.

Như vậy, theo quy định này thì trong trường hợp nhờ người khác mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, cần phải mang theo bản xác nhận về việc sinh con bằng kỹ thuật mang thai hộ và bản sao có chứng thực hoặc bản chụp có kèm theo bản chính để đối chiếu bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và Bên mang thai hộ gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trẻ sinh ra.

Xác định cha mẹ con trong trường hợp mang thai hộ

“Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra.” (Điều 94 Luật HNGĐ 2014)

Chiếu theo quy định trên, con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ. Người nhờ mang thai hộ sẽ không được coi là mẹ của đứa trẻ và không được đứng tên trong đăng ký khai sinh của đứa trẻ đó. 

Dịch vụ tư vấn Luật Hôn nhân và Gia đình của LVNLAW

LVNLAW luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn Luật HNGĐ. Với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng, chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất, chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu. 

 

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Địa chỉ văn phòng: K28 – Nhóm K, Ngõ 68 Trung Kính, Phường Yên Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Email: info@luatlvn.vn

Hotline: 0987748111

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Hôn nhân đi vào ngõ cụt, vợ chồng thỏa thuận ly thân, đường ai lấy đi và coi như đã ly hôn. Tuy nhiên, theo pháp luật, hai vợ chồng chỉ thực sự ly hôn khi có bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực Dưới đây, LVNLAW sẽ hướng dẫn thủ tục ly hôn thuận tình theo quy định của pháp luật hiện hành.

CƠ SỞ PHÁP LÝ

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 

Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án.

KHÁI NIỆM LY HÔN THUẬN TÌNH

Theo quy định tại luật hôn nhân và gia đình hiện hành, ly hôn thuận tình là trường hợp vợ và chồng cùng yêu cầu ly hôn sau khi đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con. Tòa án sau khi xem xét yêu cầu sẽ công nhận thuận tình ly hôn. 

THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT LY HÔN THUẬN TÌNH 

Ly hôn thuận tình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện và cấp tỉnh căn cứ theo quy định tại Điều 35 và Điều 37 Luật Tố tụng dân sự 2015. Cụ thể, Tòa án nhân cấp huyện, tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đối với những vụ việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.

Bên cạnh đó, ly hôn thuận tình dựa trên sự đồng thuận của hai bên, do đó vợ chồng có thể lựa chọn nộp đơn tới Tòa án nơi vợ hoặc chồng cư trú.

HỒ SƠ, THỦ TỤC LY HÔN THUẬN TÌNH

Hai bên ly hôn chuẩn bị các giấy tờ bao gồm:

– Đơn yêu cầu công nhận ly hôn thuận tình (trong đơn phải có chữ ký của vợ và chồng)

– Giấy tờ pháp lý cá nhân (CMND/CCD/Hộ chiếu) của vợ và chồng (bản sao có công chứng, chứng thực)

– Giấy khai sinh của các con (bản sao)

– Các giấy tờ chứng minh sở hữu tài sản (nếu có)

Các bước thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình như sau:

THỜI GIAN, CHI PHÍ GIẢI QUYẾT LY HÔN THUẬN TÌNH 

Thòi gian giải quyết có thể kéo dài từ 02 đến 03 tháng tùy thuộc vào quá trình thực hiện thủ tục như xét duyệt đơn, hoàn thành án phí, tổ chức phiên hòa giải và phiên tòa chính thức.

– Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, Tòa án thụ lý giải quyết thủ tục ly hôn, thông báo để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp án phí, người khởi kiện nộp cho tòa biên lai nộp tiền tạm ứng án phí để Tòa thụ lý vụ án.

– Trong thời hạn 15 ngày, nếu Tòa án hòa giải không thành, xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con; nếu không thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án quyết định.

– Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành, nếu hai bên đương sự không thay đổi nội dung yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.

Căn cứ theo Danh mục án phí, lệ phí tòa án kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, ly hôn thuận tình chịu lệ phí sơ thẩm giải quyết yêu cầu hôn nhân và gia đình là 300.000 (VNĐ). Do vậy, hai vợ chồng khi ly hôn thuận tình đóng phí là 150.000 (VNĐ) mỗi người. 

CÁC LƯU Ý KHI THỰC HIỆN THỦ TỤC 

– Cần xác định là đã thống nhất tất cả các vấn đề quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản (hoặc đồng ý tách riêng yêu cầu chia tài sản vợ chồng thành một vụ án khác sau khi đã ly hôn)

– Có thể làm theo hai cách quy trình: quy trình yêu cầu Tòa giải quyết việc dân sự hoặc quy trình Tòa giải quyết vụ án dân sự.

– Nếu trong quá trình giải quyết yêu cầu đồng thuận ly hôn mà các bên có tranh chấp về các vấn đề tài sản hoặc quyền nuôi con thì tòa án sẽ chuyển sang giải quyết vụ việc Ly hôn đơn phương theo quy định chung.

Bài viết trên đây của LVNLAW là hướng dẫn cho bạn đọc về vấn đề ly hôn thuận tình theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014

Dịch vụ thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình, các vấn đề về pháp lý liên quan đến hôn nhân và gia đình là một trong những lĩnh vực luật mà chúng tôi có nhiều kinh nghiệm. Chúng tôi, với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tư vấn luật chuyên nghiệp cam kết sẽ tư vấn và đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm thời gian nhất cho Quý khách.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Địa chỉ: K28 Ngõ 68 Trung Kính, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Mobile: 1900.0191; 1900.0191  Email: info@luatlvn.vn 

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Với mục tiêu mở cửa, thông thương đầu tư kinh doanh với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, các doanh nghiệp hiện nay đều cần phải mở tài khoản vốn đầu tư. Tùy theo từng hình thức đầu tư mà các doanh nghiệp nước ngoài sẽ mở tài khoản vốn đầu tư phù hợp tại Việt Nam. Có hai loại tài khoản vốn đầu tư đó chính là tài khoản vốn đầu tư trực tiếp và tài khoản vốn đầu tư gián tiếp. Hai tài khoản này có điểm gì khác nhau? Những đối tượng nào sẽ được phép mở và sử dụng hai loại tài khoản đó? Cùng LVNLAW tìm hiểu trong bài viết dưới đây về cách phân biệt tài khoản vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp.

Căn cứ pháp lý

Thông tư 05/2014/TT-NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp để thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Thông tư 06/2019/TT-NHNN hướng dẫn quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

KHÁI NIỆM TÀI KHOẢN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP VÀ GIÁN TIẾP

Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp 

Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp là tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam do doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài mở tại ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Tài khoản vốn đầu tư gián tiếp 

Tài khoản vốn đầu tư gián tiếp là tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam; do nhà đầu tư nước ngoài mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối ở Việt Nam. Để thực hiện các giao dịch thu chi được phép liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

QUY ĐỊNH VỀ ĐỐI TƯỢNG MỞ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN VỐN ĐẦU TƯ 

Đối tượng mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp

  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, bao gồm:

– Doanh nghiệp được thành lập theo hình thức dầu tư thành lập tổ chức kinh tế, trong đó có nhà đầu tư nước ngoai là thành viên hoặc cổ đông và phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư

– Doanh nghiệp không thuộc trường hợp trên có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện dự án PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư.

  • Nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng BCC, nhà đầu tư nước ngoài thực tiếp thực hiện dự án PPP trong trường hợp không thành lập doanh nghiệp dự án.

Đối tượng mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp 

Nhà đầu tư nước ngoài bao gồm đối tượng người không cư trú là tổ chức và cá nhân nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam.

QUY ĐỊNH MỞ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN VỐN ĐẦU TƯ 

Mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp 

Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp theo quy định sau:

  1. Phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ tại 01 (một) ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi hợp pháp bằng ngoại tệ liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam;
  2. Tương ứng với loại ngoại tệ thực hiện góp vốn đầu tư, chỉ được mở 01 (một) tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng loại ngoại tệ đó tại 01 (một) ngân hàng được phép;
  3. Trường hợp thực hiện đầu tư bằng đồng Việt Nam, được mở 01 (một) tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng được phép nơi đã mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ để thực hiện các giao dịch thu, chi hợp pháp bằng đồng Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam;
  4. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài tham gia nhiều hợp đồng BCC hoặc trực tiếp thực hiện nhiều dự án PPP, nhà đầu tư nước ngoài phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp riêng biệt tương ứng với mỗi hợp đồng BCC, dự án PPP.

Trường hợp thay đổi ngân hàng được phép nơi mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp thì phải thực hiện các bước sau:

  1. Mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp tại ngân hàng được phép khác;
  2. Chuyển toàn bộ số dư trên tài khoản vốn đầu tư trực tiếp đã mở trước đây sang tài khoản vốn đầu tư trực tiếp mới, sau đó đóng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp đã mở trước đây;
  3. Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp tại ngân hàng được phép khác chỉ được sử dụng để thực hiện các giao dịch thu, chi quy định.

Mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp 

Sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp để thực hiện cho các giao dịch nào?

Khi thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải mở một (01) tài khoản vốn đầu tư gián tiếp tại một (01) ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch thu chi được phép dưới đây:

Tài khoản vốn đầu tư gián tiếp được sử dụng để thực hiện các giao dịch thu chi liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam sau đây:

Các khoản thu

Các khoản thu

Có được mở nhiều tài khoản vốn đầu tư gián tiếp?

2. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đang mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp tại một ngân hàng được phép nhưng có nhu cầu mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp tại một ngân hàng được phép khác, nhà đầu tư nước ngoài phải đóng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp đã mở, chuyển toàn bộ số dư trên tài khoản này sang tài khoản mới. Thủ tục mở, đóng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp được thực hiện theo quy định của ngân hàng được phép.

Nhà đầu tư nước ngoài chỉ được thực hiện các giao dịch thu chi trên tài khoản vốn đầu tư gián tiếp mới mở theo quy định nêu trên sau khi đã đóng và tất toán tài khoản vốn đầu tư gián tiếp đã mở trước đây.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Địa chỉ: K28 Ngõ 68 Trung Kính, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Mobile: 1900.0191; 1900.0191  Email: info@luatlvn.vn 

 

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Kể từ khi Việt Nam mở cửa kinh tế, ngày càng có nhiều người lao động nước ngoài đến Việt Nam để làm việc. Để được làm việc hợp pháp tại Việt Nam thì người lao động phải xin cấp Giấy phép lao động. Trong bài viết dưới đây, LVNLAW xin chia sẻ quá trình xin cấp Giấy phép lao động cho một khách hàng của chúng tôi.

Nhu cầu muốn xin cấp Giấy phép lao động

Anh A tìm đến chúng tôi qua lời giới thiệu của một người bạn trước đó đã được chúng tôi hỗ trợ xin cấp giấy phép lao động. Anh chia sẻ về câu chuyện của mình:

Tôi có một doanh nghiệp sản xuất có trụ sở tại tỉnh B. Hiện nay công ty tôi đang muốn phát triển sang lĩnh vực tàu bay nên cần tuyển dụng một số chuyên gia kĩ thuật có tay nghề. Tuy nhiên ở Việt Nam lại không có nhiều chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo dưỡng tàu bay, vì thế tôi quyết định mời một số chuyên gia về bảo dưỡng tàu bay ở nước ngoài.

Tôi đã tuyển dụng được 2 chuyên gia từ Singapore, và thỏa thuận thời hạn làm việc là 2 năm. Tính từ bây giờ đến lúc hai chuyên gia về Việt Nam để bắt đầu làm việc là khoảng một tháng rưỡi. Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn và  giúp tôi thực hiện  thủ tục xin cấp Giấy phép lao động để hai chuyên gia này có thể làm việc hợp pháp tại Việt Nam?

Tư vấn của luật sư 

Luật sư của LVNLAW tư vấn như sau:

Để hai chuyên gia được làm việc hợp pháp tại Việt Nam, anh A cần thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép lao động. 

Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 152/2020/ NĐ-CP thì hai chuyên gia không thuộc trường hợp được miễn  thực hiện xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài. Vì vậy, quá trình sẽ gồm hai giai đoạn là xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài và xin cấp GPLĐ.

Thực hiện thủ tục xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài

Anh A cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • Bản sao y Giấy phép đăng kí kinh doanh
  • Công văn giải trình về nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài theo mẫu tại Phụ lục I Nghị định 152/2020
  • Giấy ủy quyền cho luật sư của LVNLAW

Hồ sơ sẽ nộp tại Sở Lao đông Thương binh và xã hội – tỉnh B trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày chuyên gia bắt đầu làm việc tại doanh nghiệp của anh A.

Thực hiện thủ tục xin cấp GPLĐ

Với mỗi chuyên gia cần chuẩn bị một bộ hồ sơ như sau:

Văn bản đề nghị cấp Giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo mẫu số 11 Phụ lục I Nghị định 152/2020/NĐ-CP

  • 1 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực Giấy khám sức khỏe 
  • 1 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực Phiếu lí lịch tư pháp hoặc văn bản chứng nhận người lao động  không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt  hoặc chưa được xóa án tích, hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự
  • Bản sao chứng thực hộ chiếu còn giá trị
  • 2 ảnh màu, kích thước 4 x 6 cm, nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, ảnh chụp không quá 6 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ
  • 1 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực Văn bằng, chứng chỉ, văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về số năm kinh nghiệm của chuyên gia,
  • 1 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài

Các giấy tờ nếu là của nước ngoài thì cần hợp pháp hóa lãnh sự và dịch ra Tiếng Việt có công chứng, chứng thực.

Sau đó nộp hồ sơ tại Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh B. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, Sở Lao động Thương binh và xã hội sẽ cấp Giấy phép lao động

 Qua tư vấn và hỗ trợ của luật sư của LVNLAW, hai chuyên gia của doanh nghiệp của anh A đã được cấp Giấy phép lao động và đang làm việc tại Việt Nam.

Dịch vụ tư vấn xin cấp giấy phép của LVNLAW

AZLA luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn xin cấp, miễn và gia hạn giấy phép lao động. Với đội ngũ luật sư có  chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng, chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất, chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu. 

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Địa chỉ: K28 Ngõ 68 Trung Kính, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Mobile: 1900.0191; 1900.0191  Email: info@luatlvn.vn 

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Bộ Luật Lao Động có quy định về trường hợp người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong một số trường hợp nhất định. Tuy nhiên có khá nhiều trường hợp  việc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là  trái pháp luật, làm phát sinh tranh chấp lao động. Chị N.T.M –một khách hàng của LVNLAW– cũng đã bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao đồng trái pháp luật như thế. 

Phải viết bản tường trình vì bị cho là nghỉ không phép không lý do

Chị N.T.M chia sẻ:

Tháng 5/2010, tôi bắt đầu làm việc ở khách sạn X với vị trí nhân viên lễ tân khách sạn. Sau nhiều lần gia hạn hợp đồng 1 năm, tôi có ký với khách sạn X hợp đồng thời hạn 3 năm từ  5/1/2016 đến ngày 5/ 1/2018. Trong thời gian làm việc ở đó, tôi có xin nghỉ phép 15 ngày vì trong nhà có việc đột xuất và giám đốc khách sạn cũng đã ký quyết định cho tôi nghỉ phép.

Sau thời gian nghỉ phép tôi bị sốt xuất huyết nên đã mang theo giấy tờ khám và điều trị  bệnh đến cơ quan xin phép nghỉ. Lúc đó, ông H là trưởng phòng hành chính cho phép tôi “Cứ nghỉ đi, khi nào hết bệnh thì đi làm lại”. Vậy nên tôi đã nghỉ từ 21/4/2017-24/4/2017.

Lúc đó khách sạn cũng có chính sách nhân viên được thay nhau nghỉ 6 ngày trong tháng nên tôi có xin phép nghỉ với anh L.T.D ngày 1/4/2017. 

Đến ngày 25/4/2017 tôi đi làm lại và được giám đốc gọi lên yêu cầu tường trình về 5 ngày nghỉ không phép không có lý do, tôi cũng đã viết rõ ràng lí do nghỉ phép trong 5 ngày 1/4/2017 và 21,22,23,24 tháng 4 năm 2017.

Nhận quyết định chấm dứt hợp đồng lao động trong sự ngỡ ngàng

Đến ngày 4/5/2017 giám đốc khách sạn là ông T.N ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng với tôi với lí do nghỉ phép 5 ngày không xin phép, không lý do và có thái độ  và phát ngôn vi phạm quy định trong quy chế làm việc áp dụng cho nhân viên khách sạn.

Tôi thật sự bàng hoàng khi nhận được quyết định này. Tôi luôn nghiêm túc và tận tâm với công việc, chưa bao giờ có một hành vi nào vượt quá chuẩn mực của một nhân viên. Về việc nghỉ phép, tôi đã xin phép rất rõ ràng với cấp trên và có lí do chính đáng. Hơn nữa hợp đồng lao động của tôi với khách sạn vẫn chưa hết hạn. Cái lí do chấm dứt hợp đồng này làm tôi uất ức vô cùng.- Chị M đã bất khóc khi chia sẻ với luật sư của LVNLAW.

Lý do chấm dứt hợp đồng thật vô lý

Tôi không đồng ý với quyết định này nên gặp giám đốc khách sạn là ông N để hỏi lại cho rõ ràng. Ông N đã liệt kê ra một số hành động của tôi và nói rằng đó là hành vi phát ngôn vi phạm quy chế của khách sạn:

  • Có thái độ bất cần, đối xử với khách hàng không lễ phép, làm cho một số khách hàng có phản ánh không tốt, gây ảnh hưởng đến uy tín của khách sạn.
  • Tự ý bỏ ca trực, vô tổ chức gây khó cho công tác nhân sự, 
  • Có thái độ xúc phạm, đe dọa cấp trên

Nghe xong lý do, tôi đã nghĩ rốt cuộc thái độ chăm sóc khách hàng như thượng đế, tuân thủ quy chế khách sạn, giúp đỡ nhân viên , tôn trọng cấp trên lại được cho là hách dịch, thiếu tôn trọng khách hàng. Để rồi bị chấm dứt hợp đồng một cách vô lý như vậy. Điều đó đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến vật chất và tinh thần của tôi.

Tôi cảm thấy bất công và đã tìm đến LVNLAW qua lời giới thiệu của một người bạn. Tôi muốn nhờ luật sư giúp tôi đòi lại công bằng và quyền lợi mà tôi đáng lẽ được hưởng.

Quá trình đòi lại công bằng

Được sự đồng ý của chị M, luật sư của LVNLAW đại diện chị M nộp đơn khởi kiện khách sạn X ra tòa về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Trình bày của bị đơn

Tại phiên tòa, người đại diện theo pháp luật của khách sạn X  trình bày lý do chấm dứt hợp đồng với chị M là do chị nghỉ không phép không có lý do 5 ngày và chị M có những phát ngôn vi phạm quy chế khách sạn và liệt kê những hành vi phát ngôn như chị M kể trên. Tuy nhiên, khách sạn X lại không có bằng chứng chứng minh.

Trình bày của người làm chứng

Những người làm chứng tại phiên tòa cũng thừa nhận chị M chưa bao giờ có bất kỳ phát ngôn vi phạm quy định trong quy chế làm việc áp dụng cho nhân viên khách sạn, ngược lại còn vô cùng tận tâm và chăm sóc khách hàng. Chị M cũng chưa bao giờ tự ý bỏ ca trực hay nghỉ phép tự do, mỗi lần nghỉ phép đều có lý do chính đáng.

Chứng cứ LVNLAW đưa ra để bảo vệ chị M

Luật sư của LVNLAW cũng đưa ra các chứng cứ chứng minh như:

  • Đơn xin nghỉ phép ngày 1/4/2017 của chị M đã có chữ ký của ông D.
  • Giấy khám bệnh và điều trị các ngày từ 21/4/2017-24/4/2017 có tên chị N.T.M của bệnh viện A
  • Phản hồi của khách hàng khen ngợi thái độ phục vụ của chị M và những lời nhận xét của nhân viên khách sạn.

Và một số chứng cứ khác.

Đối với lý do của khách sạn cho rằng chị M tự ý nghỉ việc 5 ngày trong 1 tháng không xin phép và có các phát ngôn vi phạm quy chế làm việc áp dụng cho nhân viên nhà khách thì căn cứ vào Điều 38 của Bộ luật lao động 2012 thì đây không phải lý do để khách sạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, hơn nữa chị M cũng không hề tự ý nghỉ việc. Vậy nên việc khách sạn ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với chị M là trái với quy định của pháp luật.

 Căn cứ Điều 42 Bộ luật lao động 2012, khách sạn X sẽ phải bồi thường cho chị M những khoản sau đây:

  • Trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày chị M không làm việc cộng với ít nhất 2 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động: từ ngày 4/5/2017 đến  ngày xét xử sơ thẩm 5/5/2018 là 12 tháng và 2 tháng tiền lương là: 70.000.000 đồng
  • Chị M không muốn tiếp tục làm việc tại khách sạn X nữa, nên khách sạn phải trả cho chị M trợ cấp thôi việc là: 17.500.000 đồng
  • Khoản tiền tương ứng thời gian không báo trước: 7.500.000 đồng
  • Khách sạn X không muốn nhận lại chị M và chị M cũng không muốn quay lại làm việc thì khách sạn X phải bồi thường cho chị M số tiền là 10.000.000

Tổng số tiền khách sạn X phải bồi thường cho chị M là:105.000.000 đồng.

Bảo vê được quyền lợi cho chị M

Qua xem xét lời trình bày của đương sự, lời chứng của người làm chứng, các bằng chứng và yêu cầu mà người bảo vệ quyền và lợi ích (luật sư của LVNLAW) cho nguyên đơn ( chị M), tòa án tuyên xử. 

  • Buộc khách sạn X phải bồi thường thiệt hại cho chị M khi ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động số tiền 105.000.000 đồng.
  • Buộc khách sạn X nhận lại sổ bảo hiểm từ chị N.T.M. Đối chiểu sổ, thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chốt sổ bảo hiểm xã hội từ tháng 5/2017 đến tháng 5/2018. Trả sổ bảo hiểm xã hội cho chị M theo quy định của pháp luật.

Chúng tôi vô cùng hạnh phúc vì đã bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của chị. Đây là niềm vinh dự của LVNLAW khi đã nỗ lực và bảo vệ được quyền lợi của khách hàng.

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp lao động của LVNLAW

Nếu quý khách còn có thắc mắc hoặc hiện đang có tranh chấp lao động hãy liên hệ ngay với LVNLAW để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những tư vấn và dịch vụ có: quy trình đơn giản nhất; thời gian tiếp nhận và xử lý nhanh nhất; chi phí tiết kiệm nhất; mọi thông tin khách hàng được bảo mật  tuyệt đối

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hê:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Tư vấn hỗ trợ 24/7

Mobie: 1900.0191; 1900.0191

Email:info@luatlvn.vn. Website: https://luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

WTO là một tổ chức quen thuộc được nhắc đến nhiều trong các bản tin thời sự cũng như báo chí, tin tức hàng ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được rõ về tổ chức này. WTO là viết tắt của chữ gì? Tổ chức này có vai trò như thế nào? Tổ chức này hoạt động ra sao? Hãy cùng LVNLAW tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

WTO là gì?

WTO có tên đầy đủ là World Trade Organization – là Tổ chức Thương mại Thế giới . Tổ chức này được thành lập và hoạt động từ 01/01/1995 với mục tiêu loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại tiến tới thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch. Bài viết dưới đây hãy cùng LVNLAW tìm hiểu về WTO và một số nội dung liên quan đến  WTO.

WTO kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan – GATT 1947 (chỉ giới hạn ở thương mại hàng hoá) và là kết quả trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay (bao trùm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư). 

Việt Nam đã gia nhập WTO vào ngày 07/11/2006 và có tư cách thành viên đầy đủ của WTO kể từ ngày 11/01/2007. Kết quả đàm phán cuối cùng giữa Việt Nam và các thành viên WTO được thể hiện trong Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch. Đây là tiền đề, dấu mốc quan trong trong công cuộc hội nhập với sự phát triển của nền kinh tế thế giới.

Nhiệm vụ của WTO

  •   Thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định và cam kết đã đạt được trong khuôn khổ WTO (và cả những cam kết trong tương lai, nếu có);
  •   Tạo diễn đàn để các thành viên tiếp tục đàm phán, ký kết những Hiệp định, cam kết mới về tự do hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại;
  •   Giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh giữa các thành viên WTO; và
  •   Rà soát định kỳ các chính sách thương mại của các thành viên.

Cơ cấu tổ chức WTO

Cơ cấu tổ chức của WTO bao gồm (xếp theo thứ tự thẩm quyền từ cao xuống thấp):

  •   Hội nghị Bộ trưởng: Bao gồm các Bộ trưởng thương mại – kinh tế đại diện cho tất cả các nước thành viên; Họp 2 năm 1 lần để quyết định các vấn đề quan trọng của WTO;
  •   Đại hội đồng: Bao gồm đại diện tất cả các thành viên; thực hiện chức năng của Hội nghị Bộ trưởng trong khoảng giữa hai kỳ hội nghị của cơ quan này; Đại hội đồng cũng đóng vai trò là Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) và Cơ quan rà soát các chính sách thương mại;
  •   Các Hội đồng Thương mại Hàng hoá, Thương mại dịch vụ, Các vấn đề Sở hữu trí tuệ liên quan đến Thương mại; Các Uỷ ban, Nhóm công tác: Là các cơ quan được thành lập để hỗ trợ hoạt động của Đại hội đồng trong từng lĩnh vực; tất cả các thành viên WTO đều có thể cử đại diện tham gia các cơ quan này;
  •   Ban Thư ký: Ban Thư ký bao gồm Tổng Giám đốc WTO, 03 Phó Tổng Giám đốc và các Vụ, Ban giúp việc với khoảng 500 nhân viên, làm việc độc lập không phụ thuộc vào bất kỳ chính phủ nào.

Quá trình thông qua quyết định trong WTO

Về cơ bản, các quyết định trong WTO được thông qua bằng cơ chế đồng thuận. Có nghĩa là chỉ khi không một nước nào bỏ phiếu chống thì một quyết định hay quy định mới được xem là “được thông qua”.

Do đó hầu hết các quy định, nguyên tắc hay luật lệ trong WTO đều là “hợp đồng” giữa các thành viên, tức là họ tự nguyện chấp thuận chứ không phải bị áp đặt; và WTO không phải là một thiết chế đứng trên các quốc gia thành viên.

Tuy nhiên, trong các trường hợp sau quyết định của WTO được thông qua theo các cơ chế bỏ phiếu đặc biệt (không áp dụng nguyên tắc đồng thuận):

  • Giải thích các điều khoản của các Hiệp định: Được thông qua nếu có 3/4 số phiếu ủng hộ;
  • Dừng tạm thời nghĩa vụ WTO cho một thành viên: Được thông qua nếu có 3/4 số phiếu ủng hộ;
  • Sửa đổi các Hiệp định (trừ việc sửa đổi các điều khoản về quy chế tối huệ quốc trong GATT, GATS và TRIPS): Được thông qua nếu có 2/3 số phiếu ủng hộ.

Nội dung chính của biểu cam kết WTO

Biểu cam kết WTO gồm 3 phần: cam kết chung, cam kết cụ thể. Và danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc (MFN).

Cam kết chung

Phần cam kết chung bao gồm các cam kết được áp dụng chung cho tất cả các ngành.  Và phân ngành dịch vụ đưa vào Biểu cam kết WTO. Phần này chủ yếu đề cập tới những vấn đề kinh tế – thương mại. Ví dụ như các quy định về:

  • Chế độ đầu tư;
  • Hình thức thành lập doanh nghiệp;
  • Thuê đất;
  • Các biện pháp về thuế, trợ cấp cho doanh nghiệp trong nước v.v…

Cam kết cụ thể

Phần cam kết cụ thể bao gồm các cam kết được áp dụng cho từng dịch vụ đưa vào Biểu cam kết dịch vụ. Mỗi dịch vụ đưa ra trong Biểu cam kết như:

  • Dịch vụ viễn thông;
  • Dịch vụ bảo hiểm;
  • Dịch vụ ngân hàng;
  • Dịch vụ vận tải, v..v

Mỗi dịch vụ sẽ có nội dung cam kết cụ thể áp dụng riêng cho dịch vụ đó. Nội dung cam kết thể hiện mức độ mở cửa thị trường đối với từng dịch vụ. Và mức độ đối xử quốc gia dành cho nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài trong dịch vụ đó.

Danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ

Danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc liệt kê các biện pháp được duy trì để bảo lưu việc vi phạm nguyên tắc MFN đối với những dịch vụ có duy trì biện pháp miễn trừ. Theo quy định của GATS, một thành viên được vi phạm nguyên tắc MFN. Nếu thành viên đó đưa biện pháp vi phạm vào danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc và được các Thành viên WTO chấp thuận.

WTO có bao nhiêu thành viên?

Tính đến ngày 29 tháng 07 năm 2016, WTO có 164 thành viên. Mọi thành viên của WTO được yêu cầu phải cấp cho những thành viên khác những ưu đãi nhất định trong thương mại. Ví dụ (với một số ngoại lệ) những sự nhượng bộ về thương mại được cấp bởi một thành viên của WTO cho một quốc gia khác thì cũng phải cấp cho mọi thành viên của WTO.

Trên đây là bài viết của LVNLAW liên quan đến WTO và một số nội dung liên quan. Nếu có thắc mắc hoặc cần trao đổi thêm Quý khách vui lòng liên hệ LVNLAW để được giải đáp.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Địa chỉ: K28 Ngõ 68 Trung Kính, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Mobile: 1900.0191     Email: info@luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Một trong những điều kiện tiên quyết để triển khai dự án đầu tư. Đó là nhà đầu tư phải lựa chọn được địa điểm thực hiện dự án. Nói cách khác, việc lựa chọn văn phòng, nhà xưởng ở đâu. Là một trong vấn đề mà nhà đầu tư cần quan tâm ngay từ đầu. Vậy doanh nghiệp nên đặt văn phòng, nhà xưởng của mình ở đâu? Để vừa thuận tiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh vừa đúng quy định pháp luật. Bài viết dưới đây của LVNLAW sẽ cùng Quý khách hàng tìm hiểu những vấn đề nhà đầu tư cần lưu ý trước khi ký hợp đồng thuê nhà xưởng, văn phòng.

Điều kiện của nhà xưởng, văn phòng cho thuê

Trước khi ký hợp đồng thuê, nhà đầu tư cần xem xét văn phòng, nhà xưởng có đáp ứng đủ điều kiện sau:

  • Có đăng ký quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất trong giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất. Đối với nhà, công trình xây dựng có sẵn trong dự án đầu tư kinh doanh bất động sản thì chỉ cần có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất;
  • Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

Dựa trên các điều kiện trên, nhà đầu tư cần kiểm tra kỹ các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và quyền cho thuê nhà xưởng, văn phòng cùng các giấy phép liên quan. 

Điều kiện của bên cho thuê nhà xưởng, văn phòng

Ngoài việc kiểm tra điều kiện của bất động sản dự định thuê. Nhà đầu tư cũng cần phải kiểm tra điều kiện của bên cho thuê như sau:

  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp), trừ trường hợp quy định dưới đây”;
  • Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cho thuê bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên. Thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Những trường hợp địa điểm văn phòng không được đặt trụ sở chính của doanh nghiệp

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài thuê văn phòng để làm trụ sở cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế, không ít trường hợp nhà đầu tư đã thuê văn phòng rồi. Thì mới biết được địa điểm đó không thể sử dụng để đăng ký thành lập doanh nghiệp. Vì vậy, để tránh những rắc rối như vậy, nhà đầu tư cần lưu ý. Những trường hợp địa điểm văn phòng được liệt kê dưới đây không được phép đặt trụ sở doanh nghiệp.

Địa điểm văn phòng không xác định được thông tin địa chỉ

Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp phải được xác định ở 4 cấp. Tuy nhiên, thực tế xảy ra tình trạng thay đổi đơn vị hành chính. Hoặc những lý do khác mà một số địa chỉ không xác định được rõ thông tin cấp 1. (Số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố /tổ /xóm / ấp/ thôn). Với những địa chỉ này, Cơ quan nhà nước rất khó xác định và quản lý. Vì vậy sẽ từ chối cho phép doanh nghiệp đặt trụ sở tại các địa chỉ không xác định rõ thông tin này. Vì vậy, khi dự định đặt trụ sở doanh nghiệp, các nhà đầu tư cần lựa chọn địa chỉ có đầy đủ các thông tin 4 cấp. 

Văn phòng dự định đặt trụ sở là căn hộ chung cư có mục đích đề ở

Theo quy định tại khoản 3 điều 3 Luật Nhà ở 2014, nhà chung cư gồm 02 loại là: nhà chung cư có mục đích để ở. Và nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.

Khoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở 2014 quy định nghiêm cấm hành vi sau: “Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở”

Như vậy, pháp luật nghiêm cấm việc sử dụng căn hộ chung cư có mục đích để ở làm văn phòng, kinh doanh hay đặt địa chỉ trụ sở công ty. Trường hợp doanh nghiệp đặt địa chỉ trụ sở tại chung cư. Thì phải xác định được chung cư đó là chung cư hỗn hợp để ở và kinh doanh. Đồng thời cung cấp được các giấy tờ để chứng minh.

Văn phòng dự định đặt trụ sở không đáp ứng đủ các điều kiện khác

Đối với một số ngành nghề hoạt động kinh doanh đặc thù, doanh nghiệp lựa chọn văn phòng làm trụ sở đồng thời là địa điểm tiến hành kinh doanh. Thì phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể để tiến hành hoạt động. Ví dụ, tùy vào từng ngành nghề kinh doanh có thể đòi hỏi có hoặc không những điều kiện cụ thể về trụ sở doanh nghiệp. Nhà đầu tư cần lưu ý xem xét các quy định pháp luật chuyên ngành khác để lựa chọn địa điểm đặt trụ sở phù hợp.

Những hạng mục cần lưu ý trước khi ký hợp đồng thuê nhà xưởng, văn phòng

Hợp đồng thuê nhà xưởng, văn phòng là bản cam kết giữa bên có nhu cầu thuê xưởng và bên cho thuê nhằm đảm bảo các bên thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình. Do vậy, khi thuê nhà xưởng, văn phòng, khâu làm hợp đồng đóng vai trò khá quan trọng. Nhà đầu tư cần lưu ý các điều khoản sau trong hợp đồng thuê:

  • Thiết bị, vật dụng bàn giao: đây là điều mà các doanh nghiệp cần phải kiểm tra kỹ trước khi hoàn tất thủ tục bàn giao. Hợp đồng cần nêu rõ các thiết bị, vật dụng được bàn giao và những vấn đề phát sinh khi thiết bị, vật dụng bị hỏng. Lưu ý khi nhận bàn giao cần có biên bản bàn giao.
  • Tiền cọc, hình thức trả cọc: nêu rõ tiền cọc mà doanh nghiệp phải đặt cọc là bao nhiêu và hình thức đặt tiền cọc. Việc đặt cọc tiền là nhằm đảm bảo việc giao kết hợp đồng. Cần lưu ý là tiền cọc không phải là tiền dùng để trả cho các khoản thuê. Nếu doanh nghiệp thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng thì doanh nghiệp sẽ được nhận lại tiền cọc khi kết thúc hợp đồng.
  • Thời gian cho thuê nhà xưởng, văn phòng: nên kiểm tra kỹ thời gian hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Sau khi hết hạn hợp đồng, các doanh nghiệp có thể gia hạn hợp đồng nếu có ý định thuê tiếp để phục vụ kinh doanh, sản xuất.
  • Tỉ lệ tăng giá thuê hằng năm: số tiền thuê nhà xưởng, văn phòng mỗi năm có thể thay đổi để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nên hai bên cần quy định sẵn tỷ lệ tăng giá hằng năm dự kiến trong hợp đồng. 
  • Ngoài ra, bên thuê có thể cho thuê lại toàn bộ hay một phần mặt bằng nêu không sử dụng đến không?

Việc thuê nhà xưởng, văn phòng mang ưu điểm là nhanh, gọn. Doanh nghiệp có thể nhanh chóng đi vào sản xuất, kinh doanh không mất quá nhiều thời gian chuẩn bị.. Một trong những thủ tục pháp lý đầu tiên và quan trọng nhất để tiến hành thuê nhà xưởng, văn phòng là hợp đồng thuê. Vì vậy, nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào hay cần trợ giúp soạn thảo hợp đồng thuê, hãy liên hệ với LVNLAW để được hỗ trợ tư vấn cụ thể nhất.

Dịch vụ soạn thảo hợp đồng thuê nhà xưởng, văn phòng của LVNLAW

LVNLAW luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn pháp lý cho các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Với đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng. Chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất, chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.

LVNLAW LAWFIRM & ACCOUNTING

Tư vấn hỗ trợ 24/7

Tel: 1900.0191 – 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn

Website: https://luatlvn.vn/

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Trước khi thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, nhà đầu tư phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, sau đó thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp. Để tránh nhầm lẫn hai loại giấy tờ này, LVNLAW sẽ giúp bạn phân biệt Giấy Chứng nhận Doanh nghiệp và Giấy Chứng nhận đầu tư như sau:

Căn cứ pháp lý

Luật Doanh Nghiệp 2020

Luật Đầu tư 2020

Điểm giống nhau giữa Giấy Chứng nhận Doanh nghiệp và Giấy Chứng nhận đầu tư

Giấy Chứng nhận Doanh nghiệp (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) và Giấy Chứng nhận đầu tư đều là loại giấy phép mà cơ quan nhà nước cấp cho doanh nghiệp, nhà đầu tư và theo đó, đối tượng được cấp sẽ có đủ điều kiện để hoạt động về mặt pháp lý.

Điểm khác nhau

Tiêu chí Giấy Chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp Giấy Chứng nhận đầu tư

 

Khái niệm Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp

(khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 59/2020)

 

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư

(khoản 11 Điều 3 Luật Đầu tư 61/2020)

 

Đối tượng cấp Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Cơ quan có thẩm quyền cấp Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch & Đầu tư Sở Kế hoạch & Đầu tư/Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế

(Điều 39 Luật Đầu tư)

 

Nội dung 1. Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp

2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp

3. Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn

4. Vốn điều lệ

(Điều 29 Luật Doanh nghiệp)

 

1. Tên dự án đầu tư.

2. Nhà đầu tư.

3. Mã số dự án đầu tư.

4. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng.

5. Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.

6. Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động).

7. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.

8. Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm:

a) Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn;

b) Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn.

9. Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).

10. Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có).

(Điều 40 Luật Đầu tư)

 

Thủ tục Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo đúng hồ sơ được quy định. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Đối với dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục xin quyết định chủ trương đầu tư, sau 05 ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư thì cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Đối với dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư nộp đầy đủ hồ sơ đến cơ quan đăng ký đầu tư, trong 15 ngày làm việc cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

 

 

Trên đây là những chia sẻ của của LVNLAW về việc phân biệt Giấy Chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp và Giấy Chứng nhận đầu tư. Hi vọng bài viết sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về hai loại giấy này để từ đó có sự chuẩn bị tốt hơn và sớm hoàn tất thủ tục xin cấp giấy phép.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Địa chỉ: K28 Ngõ 68 Trung Kính, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Mobile: 1900.0191; 1900.0191  Email: info@luatlvn.vn 

 

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Theo quy định Luật Cư trú 2020, việc đăng ký tạm trú là nghĩa vụ của công dân. Nếu công dân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trong thời hạn quy định  thì có thể bị xử phạt hành chính. Cùng LVNLAW tìm hiểu về việc không đăng ký tạm trú bị phạt thế nào trong bài viết dưới đây! 

Điều kiện đăng ký tạm trú

Theo quy định tại khoản 9, Điều 2 luật Cư trú 2020, nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.

Hiện nay, Điều 27 luật Cư trú 2020 về điều kiện đăng ký tạm trú quy định, công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên, thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. Thời hạn tạm trú tối đa là 2 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần.

Người dân đăng ký tạm trú thì ra công an phường, xã, thị trấn để giải quyết thủ tục.

Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Đồng thời, thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Không đăng ký tạm trú bị phạt thế nào?

Tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú như sau:

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

a) Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ. Hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;

b) Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;

c) Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng

a) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú;

b) Mua, bán, thuê, cho thuê sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;

c) Mượn, cho mượn hoặc sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;

d) Đã cư trú tại chỗ ở hợp pháp mới, đủ điều kiện đăng ký cư trú nhưng không làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật;

đ) Kinh doanh lưu trú, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 01 đến 03 người lưu trú;

e) Tổ chức kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, môi giới, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú;

g) Cầm cố, nhận cầm cố sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ, tài liệu về cư trú;

h) Hủy hoại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ, tài liệu về cư trú.

Như vậy trường hợp bạn không đăng ký tạm trú sẽ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng tùy theo mức độ của sự việc.

Quy định pháp luật về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký tạm trú

 

Hồ sơ đăng ký tạm trú

a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

Thủ tục đăng ký tạm trú

Tại khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú 2020 quy định về thủ tục đăng ký tạm trú như sau:

Bước 1: Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú.

Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra. Và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới. Thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú. Trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Ngoài ra hiện nay việc đăng ký tạm trú online đã được vận hành hiệu quả, thao tác nhanh chóng và thuận tiện cho công dân. LVNLAW sẽ hướng dẫn chi tiết về đăng ký tạm trụ online trong các bài viết sau.

Một số lưu ý về 07 địa điểm cấm đăng ký tạm trú từ 01/7/2021

Theo Điều 23 Luật Cư trú 2020 mà công dân bị cấm đăng ký thường trú, tạm trú gồm:

(1) Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng. Hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng. Mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử – văn hóa đã được xếp hạng. Khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật.
(2) Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép. Hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật.
(3) Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(4) Chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại. Liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.
(5) Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(6) Phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện. Hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
(7) Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Địa chỉ: K28 Ngõ 68 Trung Kính, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Mobile: 1900.0191; 1900.0191  Email: info@luatlvn.vn 

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Tranh chấp hợp đồng vay tài sản không phải là vấn đề mới, nó xảy ra vô cùng nhiều với nhiều loại tranh chấp như bên vay chậm trả, không trả, tiền lãi quá cao, … Trong bài viết dưới đây, LVNLAW xin chia sẻ đến độc giả câu chuyện của chị N.T.A, chị cũng có một khoản cho vay nhưng đến thời hạn trả nợ, muốn lấy lại tiền lại khó vô cùng.

Cho vay tiền và kí giấy mượn tiền

Câu chuyện của chị A 

Vào ngày 1/4/2021, tôi có cho anh N.V.C là hàng xóm của tôi vay số tiền là 200 triệu đồng, vì anh C có nói với tôi là gia đình anh đang gặp khó khăn và cần một số tiền lớn để giải quyết. Sau khi bàn bạc thì vợ chồng tôi quyết định lấy tiền tiết kiệm cho anh C vay vì dẫu sao cũng là tình làng nghĩa xóm, người ta khó khăn thì mình cũng giúp đỡ. Trong giấy vay tiền thì anh C có kí nhận, thời hạn trả nợ là 1/8/2021. Tôi cũng không lấy lại và cũng để thời hạn trả nợ dài cho anh C còn xoay sở.

Phát sinh tranh chấp hợp đồng vay tài sản 

Sau khi đến hạn thanh toán mà không thấy anh C trả nợ, tôi có sang nhà anh C hỏi thì không tìm được anh C vì anh đã đi ra ngoài. Vợ anh C là chị N nói không biết anh C vay làm gì, vì gia đình cũng không có khó khăn nào cả. Sau đó tôi có gặp anh C thì anh C nói chỉ vay hộ anh M- là bạn thân của anh C. Vì lúc đó cần tiền gấp nên mới nhờ anh C đi vay hộ. Anh  chỉ ký giấy nhận nợ giúp cho anh M , Vì anh M đánh thua bạc nên bị siết nợ chiếc xe ô tô đang sử dụng, mà xe đó là do anh M mượn của người khác sử dụng nên anh C mới phải ký giấy nợ để anh M lấy chiếc xe ô tô đó về trả cho chủ xe. Còn anh C không nhận được tiền về sử dụng nên không đồng ý trả nợ.

 

Hiện nay anh C chỉ biết anh M đang làm ở tỉnh Bình Dương nhưng không biết địa chỉ cụ thể, và bảo tôi là đi tìm anh M mà đòi. Quá thất vọng và bực bội, tôi vì tình nghĩa nên mới cho anh C vay lúc anh ta nói khó khăn. Không ngờ anh ta lại nói chỉ vay hộ cho anh M. Tôi đâu có biết anh M là ai. Rõ ràng giấy trắng mực đen, nhưng anh C lại cứ chối bay chối biến.

Tôi biết được LVNLAW  có đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, đã giúp rất nhiều khách hàng lấy lại được số tiền vay. Vì vậy, tôi liên hệ với luật sư, muốn nhờ luật sư giúp tôi đòi lại số tiền mà anh C đã vay.

Quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản của chị A

LVNLAW giúp chị A khởi kiện ra Tòa án nhân dân

Được sự đồng ý của chi A, luật sư của LVNLAW đã đại diện chị A khởi kiện anh C ra Tòa. Tại phiên tòa, các bên đương sư trình bày như lời kể của chị A. Chị A  xuất trình giấy mượn tiền có chữ kí của anh C. Nhưng anh C vẫn nói  đúng là anh có kí giấy vay nợ, nhưng anh không nhận tiền và sử dụng nên anh không đồng ý trả nợ.

Với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị A, luật sư đã đưa ra một số lập luận như sau:

  • Anh C không cung cấp được giấy tờ gì để chứng minh và cũng không biết cụ thể anh M ở đâu nên ý kiên của anh là không có căn cứ.
  • Việc anh C kí vào giấy mượn tiền là đúng sự thật, việc anh mượn tiền hộ anh M không chứng minh được, còn việc anh C mượn tiền hộ anh M thì anh C phải tự tìm anh M mà đòi tiền  chứ không phải lấy lí do đó để không trả nợ cho chị A.
  • Thời điểm anh C kí giấy nợ là hoàn toàn tự nguyên, không bị ép buộc và không có căn cứ chứng minh anh C bị hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.

Chính vì vậy theo quy định tại Điều 466 thì anh C có nghĩa vụ trả nợ cho chị A số tiền 200 triệu đồng. Chị A không yêu cầu trả lãi nên anh C không cần phải trả.

Phán quyết của Tòa án

Sau khi xem xét hồ sơ tài liệu, lời trình bày của đương sự và luật sư, Tòa án đã tuyên xử buộc anh C phải trả cho chị A số tiền là 200 triêu đồng.

Trên đây là câu chuyện của chị N.T.A – một khách hàng của LVNLAW. Trường hợp của chị A không phải là hiếm gặp trong đời sống, mà vô cùng phổ biến. Để bảo vệ quyền lợi của mình, các chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng vay phải hết sức thận trọng và tìm hiểu kĩ các quy định của pháp luật.

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng của LVNLAW 

LVNLAW luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng. Với đội ngũ luật sư có  chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng, chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất, chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu. 

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hê:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW 

Địa chỉ văn phòng: K28 – Nhóm K, Ngõ 68 Trung Kính, Phường Yên Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Email: info@luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Mùa du lịch đã cận kề, rất nhiều điểm đến du lịch nước ngoài có ưu đãi về chi phí rất lớn cho các gia đình và bạn trẻ trong những năm gần đây. Để xuất cảnh và du lịch nước ngoài, công dân Việt Nam không thể thiếu hộ chiếu. Hiện nay việc đăng ký làm hộ chiếu đã có thể thực hiện bằng hình thức online tại nhà. Và hoàn toàn có thể nhận tại nhà chỉ cần bạn có khả năng thanh toán trực tuyến thông qua các ví điện tử, tài khoản ngân hàng. Trong bài viết dưới đây LVNLAW sẽ hướng dẫn làm hộ chiếu online cũng như nêu một số lưu ý với kinh nghiệm của chúng tôi trong việc thực hiện thủ tục này. 

HỘ CHIẾU PHỔ THÔNG LÀ GÌ?

Hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.

– Hộ chiếu có gắn chíp điện tử là hộ chiếu có gắn thiết bị điện tử lưu giữ thông tin được mã hóa của người mang hộ chiếu và chữ ký số của người cấp.

– Giấy tờ xuất nhập cảnh bao gồm:

+ Hộ chiếu ngoại giao;

+ Hộ chiếu công vụ;

+ Hộ chiếu phổ thông;

+ Giấy thông hành.

Như vậy, hộ chiếu phổ thông là một trong số những loại giấy tờ mà người dân dùng cho hoạt động xuất nhập cảnh.

ĐỐI TƯỢNG ĐĂNG KÝ CẤP HỘ CHIẾU ONLINE

Đối tượng áp dụng: công dân Việt Nam có thể thực hiện dịch vụ công trực tuyến cấp hộ chiếu phổ thông nếu đủ các điều kiện sau:
– Có căn cước công dân loại 12 số (có hoặc không có chip điện tử) còn giá trị;
– Đã đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công Quốc gia;
– Có khả năng thanh toán lệ phí trực tuyến.

MỘT SỐ LƯU Ý CẦN NẮM RÕ TRƯỚC KHI ĐĂNG KÝ CẤP HỘ CHIẾU ONLINE 

  • Ưu tiên sử dụng CCCD mới có gắn chip để đăng ký nộp hồ sơ. Căn cước gắn chip có tính xác thực cao, tổ hợp nhiều thông tin giấy tờ tùy thân. Vì vậy khả năng lỗi khi chụp căn cước là rất ít, hệ thống sẽ duyệt dễ dàng hơn.
  • Để đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công Quốc gia, cách đơn giản nhất là đăng ký thông qua thuê bao chính chủ. Cần kiểm tra, thay đổi tài khoản chính chủ trên sim, cập nhật số căn cước công dân mới cho sim chính chủ. Mang sim nhà các cửa hàng của nhà mạng cùng với chứng minh thư cũ và căn cước công dân mới để được hỗ trợ tư vấn thay đổi sim chính chủ.
  • Ảnh 4×6 nên ra tiệm chụp. Lưu ý nên chọn những tiệm chuyên chụp ảnh thẻ VISA, hộ chiếu. Kinh nghiệm, quy cách chỉnh sửa ảnh chuẩn sẽ giúp ảnh dễ được duyệt hơn khi update lên hệ thống.
  • Ảnh chụp căn cước công dân cần để sát gần như vừa màn hình để các thông tin được rõ ràng, khâu kiểm duyệt cũng sẽ nhanh chóng và khả năng hợp lệ cao hơn.
  • Lựa chọn đúng nơi nộp hồ sơ để tránh sai địa điểm tiếp nhận sẽ làm chậm quá trình xử lý của cơ quan có thẩm quyền. Khi thực hiện các thao tác điền thông tin hồ sơ đăng ký, sẽ có hướng dẫn chi tiết.

CÁC BƯỚC ĐĂNG KÝ CẤP HỘ CHIẾU ONLINE

Các bước đăng ký cấp hộ chiếu phổ thông trên cổng dịch vụ công quốc gia như sau:

Bước 1: Truy cập dichvucong.gov.vn sau đó đăng nhập, hoặc đăng ký tài khoản nếu chưa có.

Bước 2: Sau khi đăng nhập, chọn dịch vụ Cấp hộ chiếu và nộp hồ sơ.

– Tải ảnh chân dung 4×6 cm nền trắng, ảnh mặt trước và sau của CCCD (theo hướng dẫn trên màn hình đăng ký hồ sơ);

– Nhập đầy đủ thông tin vào các cột mục;

– Đăng ký nơi nhận hộ chiếu;

– Tải các tài liệu đính kèm theo quy định (nếu có);

– Trường hợp hộ chiếu còn giá trị, phải nộp trực tiếp hoặc chuyển qua bưu điện về cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tiếp nhận hồ sơ;

– Chờ phê duyệt.

Bước 3: Thanh toán lệ phí trực tuyến

Sau khi hồ sơ được chấp nhận, người làm thủ tục phải thanh toán lệ phí trực tuyến theo đường dẫn được cổng dịch vụ công quốc gia gửi đến qua tin nhắn hoặc email.

Bước 4: Trả kết quả

Việc trả kết quả theo đề nghị của công dân đăng ký trước đó. Công dân có thể nhận trực tiếp tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Hoặc chuyển phát đến địa chỉ đã đăng ký.

Hộ chiếu sẽ được cấp trong 8 ngày làm việc nếu làm thủ tục tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh các địa phương, 5 ngày làm việc nếu làm hộ chiếu tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.

 LỆ PHÍ CẤP HỘ CHIẾU 

Số thứ tự 1 Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư 25/2021/TT-BTC như sau:

Nội dung

Mức thu

(Đồng/lần cấp)

Lệ phí cấp hộ chiếu (bao gồm hộ chiếu gắn chíp điện tử và hộ chiếu không gắn chíp điện tử)

a

Cấp mới

200.000

b

Cấp lại do bị hỏng hoặc bị mất

400.000

c

Cấp giấy xác nhận yếu tố nhân sự

100.000

Trên đây là một số chia sẻ hướng dẫn của LVNLAW về việc đăng ký hồ sơ làm hộ chiếu online tại nhà. Dịch vụ công trực tuyến hiện nay đã ngày càng cải thiện hệ thống và tạo thuận lợi cho người dân. Nếu trong quá trình nộp hồ sơ có bất kì vướng mắc nào, bạn đọc đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây!

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Địa chỉ: K28 Ngõ 68 Trung Kính, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Mobile: 1900.0191; 1900.0191  Email: info@luatlvn.vn 

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Franchising is a development strategy including marketing, distribution and sales. In which, the organization that owns the brand (franchiser) licenses an individual or business (the franchisee) the right to do business, based on intellectual property. Franchising’s goal is to help develop brand awareness and increase financial flows between the two parties. It is not difficult to find businesses using franchising in Vietnam and around the world. Many coffee shops, milk tea shops and restaurants are currently using this method to do business.

LVNLAW will provide you in this article information and legal provisions related to franchise activities and franchise contracts.

What is a Franchise?

The franchise is a commercial activity whereby the franchisor permits and requires the franchisee to conduct the purchase and sale of goods and provide services under the determined conditions. A franchise contract is a contract that instructs an enterprise to use a product or an operating process that is an industrial property object and is being protected. Franchising involves the transfer of technology, trademarks or other intellectual property objects.

Classification of franchises

Franchising is a relatively flexible model, and any business type can be franchised. There are many types of franchises, which can be classified according to different factors, such as investment level, franchisor’s strategy, operations, marketing and relationship models, etc.

Based on the scope of the franchise, it can be classified into 4 main types of franchising:

Full business format franchise

Under this model, in addition to using the franchised mark, the franchisee has the right to own the entire system to operate the business, know-how in production/business technology and the right to manage products. /services (production, marketing, etc.). The franchisor will provide a plan with detailed procedures for almost every aspect of the business, providing training and support in the early stages in the long term.

Non-business format franchise

With this model, the franchisor only transfers certain elements of the business’s operations, such as providing the right to use the brand image or sharing a recipe or marketing model products/services.

Management franchise

The franchise model is more about the quality and experience of the managers/leaders than the industry experience. Essentially, a management franchise occurs when the franchisor provides the manager and operator of the business to the franchisee, in addition to transferring the brand and business model/formula. This form is especially suitable for service brands with high requirements for human resources, especially the hotel and restaurant industry.

Equity franchise

Equity Franchise means that the franchisor participates in the investment capital in a small proportion in the form of a joint venture to directly participate in the control of the system. The franchisor can participate in the Board of Directors of the company, although the contributed capital is only a small percentage.

Franchise Agreement

A franchise contract is a document recording the agreement of the parties when conducting commercial franchising activities.

Contract form

Article 285 of the Commercial Law stipulates: “A franchise contract must be made in writing or another form with equivalent legal validity”.

Accordingly, the mandatory form of a franchise contract is:

Text form;

Other forms of equivalent legal validity: fax, email, etc.

Note:

The franchise contract must be made in Vietnamese. In the case of franchising from Vietnam to abroad, the language of the franchise contract shall be agreed upon by the parties.

The content of the contract

  1. A franchise contract usually includes the following contents:
  2. Contents of commercial rights.
  3. Rights and obligations of the franchisor.
  4. Rights and obligations of the franchisee.
  5. Pricing, recurring franchise fees and payment methods.
  6. Term of the franchise contract.
  7. The validity period of the contract.
  8. The contract extension, termination and dispute resolution.

We noticed more some of the following franchise contract issues:

The franchisee has the right to sub-license the franchise to a third party (referred to as the sub-licensee) with the franchisor approval. The sub-franchise has the rights and obligations of the franchisee.

Before franchising, the franchisor must register with the Ministry of Trade.

Franchise companies in Vietnam

The franchise business has appeared in the world for a long time but has only grown stronger in Vietnam in recent years. And the beginning of that trend is the entry of big brands in the world into the Vietnamese market. Furthermore, many Vietnamese brands have also expanded the franchise business market not only in the country but also in many countries around the world.

Some franchise companies in Vietnam in the following areas:

  • LOTTERIA – Fast food and restaurant sector
  • HIGHLAND COFFEE – Coffee field
  • Pho 24 – Culinary field
  • PIZZA HUT – Fast food and restaurant sector
  • Blue Exchange – Fashion field
  • Trung Nguyen Coffee – Coffee field
  • Tocotoco – Milk tea business
  • Circle K – Supermarkets

Franchise procedures

Conditions for carrying out commercial franchising activities

Franchising activities are realized under the following conditions:

  • Traders have the rights to the franchise when the business system has been in operation for at least one year.
  • The purchase and sale of goods and provision of services shall be conducted following the manner of business organization prescribed by the franchisor and shall be associated with trademarks, trade names, business secrets, business slogans and symbols business and advertising images of the franchisor;
  • The franchisor has the right to control and assist the franchisee in running the business.

Registration Profile

  • An application for registration of commercial franchising (according to the form guided by the Ministry of Trade);
  • An introduction to the franchise (according to the prescribed form);
  • Written endorsements of:
  • The legal status of the intended franchisor;
  • Industrial property rights protection titles in Vietnam or abroad ( in case of transfer of the right to use industrial property objects granting protection titles)

If the above documents are presented in a foreign language, they must be translated into Vietnamese and certified by a notary agency in Vietnam or legalized by a diplomatic of Vietnam abroad.

Registration procedure

  • Apply for registration of commercial franchising to the competent state agency.
  • Within five working days after receiving complete and valid dossiers, the competent state agency shall register commercial franchising activities in the commercial franchising register and notify in writing copy the trader about registration.
  • In case the dossier is incomplete or invalid, within 02 working days from the date of receipt of the dossier, the competent state agency must send a written notice to the intended franchisor to supplement, complete profile.
  • The time limit specified in this Clause does not include the time the franchisor intends to amend and supplement the application file for registration of commercial franchising.
  • After the expiration of the time limit specified in this Clause, if a competent state agency refuses to register, it must notify in writing the intended franchisor and clearly state the reasons therefore.

Above is LVNLAW’s advice on franchising. If you have questions or need to use legal services, please don’t hesitate to contact us for guidance and timely support.

LVNLAW CONSULTING COMPANY LIMITED

Address: K28 Lane 68 Trung Kinh, Yen Hoa Ward, Cau Giay District, Hanoi City

Mobile: 1900.0191; 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn

 Website: https://luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Nếu muốn hợp thửa hai mảnh đất mà không có cùng mục đích sử dụng đất thì phải làm như thế nào? Dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ  câu chuyện hợp thửa hai mảnh đất của anh N.V.A, một khách hàng của LVNLAW. Anh A đã tìm đến chúng tôi và nhờ tư vấn giúp anh thủ tục hợp thửa đất.

Căn cứ pháp lí

Luật đất đai năm 2013

Mong muốn hợp thửa hai mảnh đất không cùng mục đích sử dụng 

Anh A chia sẻ với chúng tôi về dự định của mình:

Bố mẹ tôi có mảnh đất rộng khoảng 150 m2 do ông bà khi xưa khai hoang được. Hiện tại thì mảnh đất nằm ở thị trấn X, tỉnh Thanh Hóa. Bố mẹ tôi có 2 người con là tôi và em gái tôi. Ngày tôi lấy vợ muốn ra ở riêng thì bố mẹ tôi có cho tôi mảnh đất 50 m2 để xây nhà ở.  Bên cạnh mảnh đất của tôi thì bố mẹ cũng cho em tôi 50 m2 để làm của hồi môn. Hiện tại thì tôi đã xây nhà xong và ở ổn định, tôi cũng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Mảnh đất kia của em gái tôi hiện đang trồng cây ăn quả.

Hiện tại em gái tôi lấy chồng xa nên đã bán lại mảnh đất này cho tôi. Mảnh đất trên cũng đã được sang tên cho tôi. Tính ra thì hiện tại tôi có hai mảnh đất liền kề nhau, có hai Giấy chứng nhận  đều đứng tên mình. Bây giờ tôi muốn hợp thửa hai mảnh đất này thành một trong cũng một giấy chứng nhận thì có được không ? Nếu được thì tôi muốn nhờ luật sư giúp tôi thực hiện thủ tục hợp thửa đất để tiện làm ăn.

Tư vấn của luật sư LVNLAW

Với nguyện vọng của anh A, luật sư của chúng tôi đã giải thích như sau:

Anh A có hai mảnh đất liền kề, nếu muốn hợp thửa hai mảnh đất này thì phải đáp ứng 3 điều kiện sau:

  • Một là hai thửa đất phải có cùng mục đích sử dụng đất
  • Hai là, hai thửa đất phải liền kề
  • Ba là diện tích thửa đất sau khi hợp lại không được vượt hạn mức theo quy định

Hiện tại hai mảnh đất của anh A đã đáp ứng được điều kiện thứ hai và thứ ba. Tại Thanh Hóa, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ban hành quyết định hạn mức giao đất ở tại đô thị là tối đa 100 m2/hộ, tại thị trấn  thuộc huyện đồng bằng. Nếu hợp thửa hai mảnh đất của anh A lại thì vừa đúng 100 m2, vẫn đáp ứng được quy định về hạn mức đất ở theo quy định.

Thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Hai mảnh đất trên của anh A không có cùng mục đích sử dụng, một mảnh là đất ở, một mảnh là đất trồng cây hằng năm. Vậy nên anh A phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất mảnh đất số 2 từ đất trồng cây sang đất ở.

Luật sư của LVNLAW đã thực hiện thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất giúp anh A như sau:

Soạn thảo hồ sơ gồm:

  • Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Sau khi nộp hồ sơ, trong thời gian 15 ngày làm việc, Phòng tài nguyên và Môi trường đã cấp quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với mảnh đất của anh A.

Thực hiện thủ tục hợp thửa 

Sau khi có cùng mục đích sử dụng đất, luật sư của LVNLAW thực hiện thủ tục hợp thửa đất. Hồ sơ bao gồm những tài liệu sau:

  • Đơn đề nghị hợp thửa
  • Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2 mảnh đất nói trên

Sau khi chuẩn bị hồ sơ, anh A nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Sau 15 ngày, anh A đã được trao Giấy chứng nhận sử dụng đất với mảnh đất sau khi hợp thửa có diện tích là 100m2.

Như vậy, dưới sự tư vấn của luật sư của LVNLAW, anh A đã hợp thửa đất thành công. Hiện tại, anh đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với mảnh đất 100 m2.

Dịch vụ tư vấn đất đai của LVNLAW 

LVNLAW luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn đất đai. Với đội ngũ luật sư có  chuyên môn cao, kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng, chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất, chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu. 

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hê:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Địa chỉ: K28 Ngõ 68 Trung Kính, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Mobile: 1900.0191; 1900.0191  Email: info@luatlvn.vn 

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Tranh chấp lao động diễn ra tương đối nhiều với hình thức đa dạng. Phổ biến hơn cả là tranh chấp lao động cá nhân giữa cá nhân người lao động và người sử dụng lao động. Chị P.T.H – một người lao động kiên trì bền bỉ, đã bị công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, chị tìm đến LVNLAW để nhờ tư vấn và bảo vệ quyền lợi. Dưới đây là câu chuyện của chị H.

Công ty tự ý đơn phương chấm  dứt hợp đồng lao động

Quá trình làm việc tại công ty của chị H

Chị P.T.H chia sẻ:

Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi xin vào làm ở công ty A và ký hợp đồng lao động với thời hạn 1 năm (1/5/2005-1/5/2006). Sau 1 năm, hợp đồng lao động chuyển thành hợp đồng không xác định thời hạn. Kể từ đó đến nay, tôi vẫn làm việc tại chi nhánh công ty A ở thanh phố N cho đến khi tôi nhận được quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Hơn 15 năm cống hiến để rồi nhận được quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng

Ngày 5/5/2021, tôi nhận được 2 quyết định chấm dứt hợp đồng lao động. 

Tôi thực sự không hiểu vì lí do gì mà công ty chấm dứt hợp đồng lao động với tôi, rõ ràng đây chính là hành vi trái pháp luật. Trong 16 năm làm việc tại công ty, tôi luôn nỗ lực làm việc hết mình, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được phân công, giao phó, không vi phạm hoặc bị kỷ luật, hàng năm kết quả làm việc của tôi luôn được quản lý trực tiếp đánh giá là đạt hiệu quả.

Ngoài ra tôi còn giữ chức vụ cao trong công ty, và là thành viên của tổ công đoàn chi nhánh công ty A ở thành phố N. Ngày 7/5/2021, công ty mời tôi về trụ sở để làm việc, ép buộc và hướng dẫn tôi ký kết Biên bản thỏa thuận nghỉ việc để hợp thức hóa quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nói trên. Tôi thật sự cảm thấy bị xúc phạm và không được tôn trọng. Không chỉ như thế, vì bị chấm dứt hợp đồng đột ngột, tôi chưa thể tìm được công việc mới để có thu nhập. Hành vi của công ty A làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vật chất và tinh thần của tôi.

Tôi được biết công ty luật LVNLAW có kinh nghiệm và chuyên môn cao về giải quyết tranh chấp lao động, nên tôi đã tìm đến LVNLAW để nhờ luật sư hỗ trọ tôi giải quyết tranh chấp lao động cá nhận giữ tôi và công ty A

Quyền lợi người lao động được bảo vệ

Sau khi được nghe chị H chia sẻ câu chuyện và mong muốn của chị H, được sự đồng ý của chị H, luật sư của LVNLAW đại diện chị H nộp đơn khởi kiện ra tòa. Tại phiên xét xử, luật sư của LVNLAW là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị H.

Trình bày của bị đơn

Phía bị đơn là công ty A, người đại diện theo pháp luật của công ty A là anh H.V.C trình bày.

Chị H là nguyên nhân viên công ty A theo hợp đồng không xác định thời hạn. Ngày 7/5/2021, chị H và công ty A đã ký kết thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, theo đó chị H và công ty A đồng thuận việc hợp đồng lao động được chấm dứt từ ngày 5/5/2021. Công ty A cũng đã thanh toán toàn bộ các khoản chi trả cho chị H theo đúng cam kết, đồng thời chốt và giao sổ bảo hiểm xã hội theo đúng quy định pháp luật. Do đó công ty A không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị H.

Quan điểm bảo vệ lợi ích nguyên đơn của LVNLAW

Luật sư của LVNLAW đưa ra những lý lẽ như sau:

  1. Căn cứ theo Điều 36 và Điều 39 Bộ luật lao động năm 2019 thì công ty A đã có hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Vì chị H luôn làm đúng công việc và trách nhiệm của mình, không thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 36 để công ty A có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Bên cạnh đó, công ty A cũng vi phạm nghĩa vụ báo trước cho chị H.
  2. Căn cứ theo Điều 41 Bộ luật lao động năm 2019 thì công ty A có các nghĩa vụ sau:

– Nhận chị H quay trở lại làm việc

– Công ty A phải thanh toán cho chị H các khoản tiền sau: 

  • 2 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động ( 20 triệu)
  • Tiền lương tính từ tháng 5/2021 đến tháng 11/2021: 70 triệu đồng
  • Tiền bồi thường tổn thất tinh thần là 10 triệu đồng
  • Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của 7 tháng: 21,5% x 50= 10.750.000 đồng
  • Tiền lương những ngày không báo trước: 15 triệu

Tổng thanh toán là: 125.750.000 đồng

Kết quả cuối cùng

Công ty A đã chấp nhận mức thanh toán này và Tòa án đã tuyên xử chấp nhận sự thỏa thuận của đương sự.

Như vậy, sau phiên xét xử tại tòa, công ty A đã phải thanh toán cho chị H số tiền 125.750.000 đồng. Luật sư của LVNLAW đã bảo vệ thành công quyền lợi của chị P.T.H. Đây là một niềm vinh hạnh và thành công của LVNLAW khi bảo vệ được quyền lợi của khách hàng.

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp lao động của LVNLAW

Nếu quý khách còn có thắc mắc hoặc hiện đang có tranh chấp lao động hãy liên hệ ngay với LVNLAW theo hotline 0987748111 để được hỗ trợ và giải đáp. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những tư vấn và dịch vụ có: quy trình đơn giản nhất; thời gian tiếp nhận và xử lý nhanh nhất; chi phí tiết kiệm nhất; mọi thông tin khách hàng được bảo mật  tuyệt đối

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hê:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Tư vấn hỗ trợ 24/7

Mobie: 1900.0191; 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn. Website: https://luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Trong nền kinh tế cạnh tranh ngày nay, có rất nhiều hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là xâm phạmnhãn hiệu. Những hành vi này đã làm ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh của chủ thể kinh doanh có nhãn hiệu bị xâm phạm. Dưới đây là vụ án tranh chấp về hành vi xâm phạm nhãn hiệu giữa hai doanh nghiệp, và luật sư của LVNLAW là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn.

Căn cứ pháp lí:

  • Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 và 2019
  • Bộ luật dân sự 2015
  • Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Công ty cổ phần B đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ

Ngày 2/12/2006 Công ty CP B nộp đơn tới Cục sở hữu trí tuệ để đăng ký nhãn hiệu hàng hoá đối với nhãn hiệu “A”.

Ngày 06/07/2008 Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định số 6/QĐ-SHTT cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 7 có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn, nội dung:

  • Mẫu nhãn hiệu: A.
  • Mầu sắc nhãn hiệu: trắng, xanh lam.
  • Loại nhãn hiệu: Thông thường.
  • Trong các nhóm danh mục sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu có Nhóm 39: Dịch vụ vận tải.

Tranh chấp nhãn hiệu giữa hai doanh nghiệp

Qua tìm hiểu thông tin, Công ty CP B được biết Công ty M đã sử dụng nhãn hiệu “A” trong nhóm sản phẩm Dịch vụ vận tải mà Công ty CP B đã đăng ký quyền sở hữu công nghiệp và được pháp luật bảo hộ, cụ thể:

– Biển hiệu (dán trên cửa kính) tại địa chỉ số phố NK, phường NK, quận BĐ, Hà Nội có ghi: Công ty TNHH M.

– Tờ quảng cáo dịch vụ vận tải (chuyển nhà, chuyển hàng,..), bản đồ khu vực của công ty M có sử dụng nhãn hiệu A-transport.

Cuối năm 2017 đầu năm 2018  Công ty CP B đã nhiều lần gửi công văn tới Công ty M yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm và hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhưng Công ty M không có ý kiến phản hồi và từ chối nhận. Công văn cuối cùng gửi ngày 1/4/2018 đã được Công ty M nhận ngày 3/4/2018.

 

Tranh tụng tại tòa

Phía nguyên đơn – công ty B

Công ty B, người đại diện theo pháp luật của công ty B đã trình bày lại sự việc công ty M có hành vi xâm phạm nhãn hiệu của công ty B.

Phía  bị đơn – công ty M trình bày

Công ty thành lập từ năm 2010 với tên gọi Công ty TNHH M để kinh doanh các lĩnh vực về vận tải. Cũng từ năm 2010 công ty sử dụng tên “A transport”, các đối tác và khách hàng biết đến. Từ đó đến nay không hề có tranh chấp tên thương mại này với bất kỳ bên nào. Đến tháng 3/2018 công ty chính thức làm thủ tục đổi tên thành Công ty TNHH M và được Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp đăng ký mới ngày 17/03/2018. Hiện công ty đang làm thủ tục để xin đăng ký quyền sở hữu tên thương mại “A transport” với Cục Sở hữu trí tuệ.

 Luật sư của LVNLAW- người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn

Từ những tài liệu mà công ty CP B cung cấp và tài liệu tự thu thập được, luật sư của LVNLAW đã đưa ra những chứng cứ cùng lập luận thuyết phục như: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hành hoá số 7 ngày 6/7/2008 của Cục sở hữu trí tuệ – Bộ KH&CN Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá đã được gia hạn đến ngày 2/12/2026.

Chứng minh được theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ thì Công ty CP B là chủ thể đang trong thời hạn được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu “A” với nhóm sản phẩm Dịch vụ vận tải. Đồng thời cũng chứng minh được công ty M hiện vẫn đang sử dụng dấu hiệu “A” trên các phương tiện trong quá trình kinh doanh.

Bên cạnh đó, phía người đại diện theo pháp luật của  công ty M cho rằng  hiện đang làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu tên thương mại “A transport” nhưng đến hiện tại thì Công ty TNHH M không có tài liệu chứng cứ gì về việc đã được pháp luật bảo hộ cho sản phẩm có dấu hiệu “A”.

Bảo vệ thành công quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu của công ty H

Sau khi xem xét các chứng cứ mà hai bên tham gia tố tụng đưa ra và quá trình tranh tụng, Tòa án đã tuyên xử:

  • Công ty TNHH M phải chấm dứt các hành vi sử dụng nhãn hiệu “ A” trong nhóm sản phẩm: Dịch vụ vận tải.
  • Buộc Công ty TNHH M phải thực hiện các hành vi sau:
  • Tiêu hủy tờ quảng cáo, bản đồ khu vực, tháo bỏ biển hiệu có sử dụng nhãn hiệu A trong nhóm sản phẩm: Dịch vụ vận tải
  • Chấm dứt sử dụng nhãn hiệu A trong nhóm sản phẩm: Dịch vụ vận tải
  • Đăng lời xin lỗi và cải chính công khai đối với Công ty cổ phần H về việc sử dụng nhãn hiệu “A” của Công ty cổ phần H trong nhóm sản phẩm: Dịch vụ vận tải trên báo Nhân dân và báo Hà Nội Mới trong 3 số liên tiếp.

Như vậy, qua một thời gian nghiên cứu và chuẩn bị hồ sơ, cùng với những chứng cứ và lí lẽ thuyết phục, LVNLAW đã bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của công ty B đối với nhãn hiệu “A”.

>>> Tham khảo quy trình ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU: Tại đây

Dịch vụ tư vấn xử lí vi phạm quyền sở hữu trí tuệ/ xâm phạm nhãn hiệu của công ty Luật LVNLAW

Gói dịch vụ của chúng tôi bao gồm:

  • Xác định đối tượng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
  • Yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm
  • Giám định nhãn hiệu
  • Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định và kết luận về các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu của các đối tượng vi phạm;
  • Yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm;
  • Tham gia tố tụng với tư cách luật sư bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng liên quan đến sở hữu trí tuệ tại Toà án có thẩm quyền.

Nếu bạn có nhãn hiệu đang bị xâm phạm hay bất kì thắc mắc gì liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu, thì hãy liên hệ ngay với LVNLAW. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những tư vấn và dịch vụ có: quy trình đơn giản nhất; thời gian tiếp nhận và xử lý nhanh nhất; chi phí tiết kiệm nhất; mọi thông tin khách hàng được bảo mật  tuyệt đối.

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hê:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Tư vấn hỗ trợ 24/7

Mobie: 1900.0191; 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn. Website: https://luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Khi nhà đầu tư nước ngoài đầu  tư vào Việt Nam và hợp tác với một số doanh nghiệp trong nước thì thường bị vướng mắc nhiều vấn đề pháp lí, thậm chí là kí kết hợp đồng trái pháp luật và bị tuyên là vô hiệu. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài băn khoăn và bối rối khi không biết giải quyết vấn đề đó như thế nào. Anh Min – một nhà đầu tư Hàn Quốc- đã gặp phải vấn đề như vậy, anh đã tìm đến LVNLAW nhờ giúp đỡ và giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc với doanh nghiệp Việt Nam. 

Kí kết hợp đồng 

Anh Min là chủ một công ty X tại Hàn Quốc. Anh muốn đầu tư vào thị trường Việt Nam để kinh doanh. Sau khi tìm hiểu, anh đã kí kết với công ty A hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Đối với thửa đất ở xã YL, huyện YM, tỉnh Ninh Bình.  Và toàn bộ tài sản gắn liền với đất gồm: tường rào, bốt điện, nhà xưởng và các tài sản khác.

Để đảm bảo thực hiện hợp đồng. Công ty của anh Min đã đặt cọc cho công ty A số tiền là 5 tỉ đồng. Tương ứng với 10% giá trị hợp đồng. Hai bên cũng đã kí giấy biên nhận tiền đặt cọc.

Không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Theo thỏa thuận trong hợp đồng, công ty A có nghĩa vụ xin chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND tỉnh Ninh Bình.  Và xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Về việc thực hiện dự án xây dựng nhà máy sản xuất, gia công các loại sản phẩm giày. Các linh kiện liên quan đến sản xuất giày và các sản phẩm theo nhu cầu của Công ty X không trái các quy định của pháp luật. Công ty mục tiêu của Công ty X. Đăng ký doanh nghiệp,. Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Giấy phép xây dựng. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ pháp lý khác mang tên Công ty X.

Tuy nhiên công ty A không thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cho công ty X của anh Min được. Vì theo Điều 169 Luật đất đai năm 2013. Thì công ty X là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thì không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

Phát sinh tranh chấp hợp đồng đặt cọc 

Vì không được nhận chuyển nhượng. Nên công ty X của anh Min muốn công ty A trả lại tiền đặt cọc.

Tuy nhiên công ty A lại thông báo cho công ty X của anh Min là sẽ thành lập một công ty TNHH G. Sau đó để công ty X mua phần vốn góp. Và trở thành chủ sở hữu hợp pháp của công ty G. Công ty X không đồng ý. Và yêu cầu công ty A hoàn trả lại số tiền cọc là 5 tỉ đồng. Vì thế hai công ty đã phát sinh tranh chấp.

Anh Min đã tìm đến LVNLAW. Để nhờ luật sư giúp đỡ anh lấy lại số tiền cọc đã giao cho công ty A.

Luật sư hỗ trợ lấy lại được tiền cọc

Được sự ủy quyền của anh Min – là chủ công ty X, luật sư của OTIS LAWYERS đã kiện công ty A ra tòa. Tại phiên tòa, luật sư của LVNLAW trình bày:

Vì công ty X của anh Min là công ty có vốn đầu tư nước ngoài 100% nên  khi nhận chuyển nhượng dự án gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì không thuộc các trường hợp được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 169 Luật Đất đai năm 2013. Việc ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa Công ty X và Công ty A là hoàn toàn trái quy định. 

Cụ thể là Điều 191 Luật đất đai năm 2013. Pháp luật không cho phép Công ty X là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất. Mặc dù cả Công ty A  đều biết rõ. Quy định này của pháp luật Việt Nam không cho phép hai bên ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nhưng công ty A  vẫn cứ kí hợp đồng với công ty X. Mà không hề cho công ty X biết việc này là trái pháp luật.

Do đó hợp đồng được kí kết giữa công ty A với công ty X là vô hiệu. Theo quy định tại khoản 2 Điều 131 Bộ luật dân sự năm 2015 về giải quyết hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự vô hiệu. Thì các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu , hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận. Vậy nên công ty A phải hoàn trả lại cho công ty X số tiền cọc là 5 tỉ đồng đã nhận.

Sau khi xem xét hồ sơ, tài liệu cùng trình bày của hai bên. Tòa án đã tuyên xử hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Được kí kết giữa công ty A và công ty X vô hiệu. Công ty A phải hoàn trả lại cho công ty X số tiền cọc là 5 triệu đồng. Như vậy LVNLAW đã giúp anh Min giải quyết thành công tranh chấp hợp đồng đặt cọc. 

Dịch vụ tư vấn đầu tư của LVNLAW

Trên đây là câu chuyện của một nhà đầu tư nước ngoài. Không chỉ riêng anh Min mà còn có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài khác gặp phải những vấn đề tương tự. Do không hiểu biết pháp luật Việt Nam. Vậy nên, khi cần tư vấn hay cần giải quyết vấn đề, các nhà đầu tư hãy liên lạc với LVNLAW.

LVNLAW luôn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn đầu tư. Với đội ngũ luật sư có  kinh nghiệm sâu rộng cùng với sự tận tâm với khách hàng. Chúng tôi tin tưởng sẽ cung cấp tới các nhà đầu tư dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp nhất. Với chi phí hợp lý và thời gian hoàn thành thủ tục nhanh nhất. Chúng tôi cam kết mọi thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối. Và lợi ích khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW 

Địa chỉ văn phòng: K28 – Nhóm K, Ngõ 68 Trung Kính, Phường Yên Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Email:info@luatlvn.vn 

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Các vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất diễn ra khá nhiều và tương đối phức tạp với nhiều nguyên nhân. Trong quá trình giải quyết tranh chấp cũng gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại. Dưới đây là câu chuyện tranh chấp quyền sử dụng đất của anh T.P.A và quá trình kiện đòi tài sản là quyền sử dụng đất của anh A với sự đồng hành của luật sư  LVNLAW.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Luật đất đai 2013

Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Anh T.P.A chia sẻ:

Cha mẹ tôi có để lại một manh đất 100 m2  cho tôi sinh sống và canh tác. Tôi đã sử dụng mảnh đất đó để trồng cây ăn quả để thu hoạch bán kiếm lời. Ngày 12/3/2012, tôi được UBND huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất số 112, tờ bản đồ số 5, chính là mảnh đất 100 m2  mà cha mẹ để lại cho tôi. Từ đó đến năm 2018 thì tôi vẫn sử dụng ổn định mảnh đất này.

Phát sinh tranh chấp quyền sử dụng đất

Tháng 5/2018, ông L.T.M – cùng xã với tôi đến xây dựng nền, móng, tường trên đất. Đồng thời anh L.T.N là con trai ông M cũng hỗ trợ cho ông trong việc xây dựng. Vì vậy tôi và ông M đã phát sinh tranh chấp. Tôi yêu cầu ông M lập tức dừng lại việc xây dựng và trả lại đất cho tôi. Tuy nhiên ông M không đồng ý. Tại phiên hòa giải ở UBND xã thì chỉ có anh N có mặt thừa nhận đang quản lý đất của tôi. Nhưng vẫn không chịu trả lại, còn ông N thì vắng mặt.

Bất lực khi không thể đòi lại quyền sử dụng đất, tôi tìm đến LVNLAW qua lời giới thiệu của một người bạn. Tôi muốn được tư vấn và khởi kiện ra tòa để đòi lại tài sản là quyền sử dụng đất của tôi.

Quá trình tranh tụng tại tòa

Theo yêu cầu của anh T.P.A, luật sư của LVNLAW đại diện anh nộp đơn khởi kiện ra tòa. Tại phiên tòa, theo lời trình bày của bị đơn là ông L.T.M và anh L.T.N thì mảnh đất nói trên là tài sản riêng của bà P.T.H – vợ của ông M – mẹ anh N ( đã chết năm 2009) để lại cho ông M và anh N sử dụng nhưng không có tài liệu, chứng cứ gì chứng minh.

Ông M và anh B cũng thừa nhận diện tích đất tranh chấp theo đo đạc thực tế là đúng hiện trạng sử dụng. Đồng ý đối với tài sản và giá trị tài sản theo Biên bản định giá tài sản của Hội đồng định giá. Hai người cũng không đồng ý trả lại diện tích đất bị anh A cho là đã chiếm giữ cho anh A. Vì cho rằng không chiếm giữ đất của anh A.

Luật sư của LVNLAW đã đưa ra những lí lẽ và chứng cứ thuyết phục chứng minh:

  • Nguồn gốc đất của cha mẹ anh A là do nhận chuyển nhượng của bà P.T.H theo “Giấy bán nền” đề ngày 5/7/1997. Sau đó cha mẹ anh A đã đăng ký kê khai và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật.
  • Ông M và bà H là vợ chồng. Theo nguồn gốc đất tại hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và theo lời khai thừa nhận của ông M thì xác định quyền sử dụng thửa đất số 112, tờ bản đồ số 5 xã P.T là tài sản riêng của cá nhân bà H, sau đó bà H đã chuyển nhượng cho cha mẹ anh A.
  • Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho anh A là đúng với quy định của pháp luật.

Luật sư của LVNLAW bảo vệ thành công quyền và lợi ích hợp pháp của anh T.P.A

Sau khi xem xét các chứng cứ, tòa án đã tuyên xử buộc ông L.T.M và anh L.T.N trả lại cho anh T.P.A thửa đất số 112, tờ bản đồ số 5 xã P.T có diện tích 100 m2 .

Cho dù quá trình gặp nhiều khó khăn, nhưng thành quả đạt được vẫn là quả ngọt. Dưới sự tận tình của luật sư LVNLAW, cuối cùng anh T.P.A đã lấy lại được tài sản là quyền sử dụng đất. Đây là niềm vinh hạnh của LVNLAW chúng tôi. Là khi bảo vệ được quyền lợi của anh A cũng như mọi khách hàng của LVNLAW.

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của LVNLAW

Nếu quý khách còn có thắc mắc hoặc hiện đang có tranh chấp đất đai hãy liên hệ ngay với LVNLAW để được hỗ trợ và giải đáp. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những tư vấn và dịch vụ có: quy trình đơn giản nhất; thời gian tiếp nhận và xử lý nhanh nhất; chi phí tiết kiệm nhất; mọi thông tin khách hàng được bảo mật  tuyệt đối

Tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất. LVNLAW rất hân hạnh được đồng hành cùng Quý khách hàng trong mọi vấn đề pháp lý.

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hê:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Tư vấn hỗ trợ 24/7

Mobie: 1900.0191; 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn. Website: https://luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

quyền tác giả được xác lập tự động và không bắt buộc phải đăng ký nên đã có rất nhiều hành vi xâm phạm quyền tác giả, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả chân chính. Điều này đã xảy đến với chị P.T.G – tác phẩm của chị đã bị người khác mạo nhận tác giả. Hãy cùng LVNLAW lắng nghe câu chuyện của chị G nhé.

Cơ sở pháp lí:

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019

Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Quá trình sáng tác tác phẩm truyện X

Chị G chia sẻ:

Tôi yêu thích văn học từ nhỏ và luôn có ước mơ lớn lên trở thành một nhà văn. Từ khi còn học cấp 2, tôi đã lấy bút danh là T.G và có những tác phẩm viết trên mạng và được nhiều người đón đọc. Hiện tại tôi đã có 5 tác phẩm được xuất bản. Tác phẩm gần đây nhất của tôi là một câu chuyện lịch sử có tựa đề là X. Để có thể  sáng tác tác phẩm này, tôi đã sưu tầm rất nhiều tài liệu lịch sử và đã hoàn thành tác phẩm trong 2 năm.

Tranh chấp về quyền tác giả xảy ra

Tháng 12/2019, tôi có mang tác phẩm X đến nhà xuất bản Trẻ để xin phép xuất bản, nhưng vì lí do kỹ thuật nên tôi nhờ ông T mang bản thảo truyện X đến xin giấy phép tại Nhà xuất bản Tổng hợp. Một thời gian tôi phát hiện truyện X đã được xuất bản và phát hành. Tác phẩm X  được lưu hành và được ghi tên tác giả là Trần Trí T, chứ không phải mang tên tác giả T.G. Tôi đã khiếu nại đến Nhà xuất bản Tổng hợp và chứng minh tác phẩm X là của tác giả T.G. Tên nhân vật và địa điểm trong tác phẩm bị thay đổi, nhưng các tình tiết vẫn được giữ nguyên.

Ngày 13/4/2022, Nhà xuất bản Tổng hợp có mời tôi đến trực tiếp với ông Trần Trí T để đối chất làm rõ sự việc. Tại buổi làm việc này ông Trần Trí T đã thừa nhận có sử dụng tác phẩm của T.G  và hứa sẽ xin lỗi bằng văn bản và bồi thường thiệt hại cho tôi –tác giả T. G.

Nhưng sau đó, vào ngày 24/4/2022 ông Trần Trí T làm bản tường trình gửi đến Nhà xuất bản Tổng hợp phủ nhận việc ăn cắp tác phẩm của T. G và lý giải vòng vo, không có thiện chí xin lỗi và bồi thường.

Do đó tôi tìm đến LVNLAW qua lời giới thiệu của một người bạn, để nhờ tư vấn giành lại quyền tác giả cho tác phẩm X- một tác phẩm mà tôi đã phải bỏ ra rất nhiều tâm huyết mới có thể hoàn thành.

Hành trình giành lại công bằng

Dựa theo yêu cầu của chị G, luật sư tư vấn sở hữu trí tuệ của LVNLAW đã chuẩn bị đơn khởi kiện và khởi kiên vụ án của chị G ra tòa.

LVNLAW giành lại công bằng cho khách hàng

Phía luật sư của LVNLAW đã đưa ra những chứng cứ xác thực và thuyết phục như:

  • Biên nhận bản thảo số 268 ngày 9/12/2019 của nhà xuất bản Trẻ thể hiện tên bản thảo là chuyện X của tác giả T.G
  • Quyết định số 1401/QĐ-2021 THTPHCM ngày 22/12/2021 về việc xuất bản tác phẩm, tài liệu, tái bản xuất bản sản phẩm do Giám đốc Nhà xuất bản Tổng hợp quyết định xuất bản phim có tên X của tác giả T.G.
  • Hợp đồng liên kết xuất bản ngày 22/12/2021 giữa NXB và ông Trần Trí T được ký kết căn cứ vào quyết định 1401 ngày 22/12/2021 của NXB Tổng hợp
  • Văn bản trả lời đơn khiếu nại của NXB Tổng hợp trả lời cho chị P.T.G- bút danh T.G thể hiện ông Trần Trí T đã thừa nhận có sử dụng tác phẩm của chị T. G để sửa chữa và xuất bản. Theo công văn trả lời đơn khiếu nại của Nhà xuất bản Tổng hợp ngày 02/5/2022 thì nhà xuất bản xác nhận bản chuyện X do ông Trần Trí T mang đến Nhà xuất bản với tư cách là tác giả, ông T cho biết T. G là bút danh của ông T.

Nhận định và kết luận từ Tòa Án

Sau khi xem xét các chứng cứ mà luật sư LVNLAW đưa ra và trình bày của nguyên đơn, bị đơn và người có quyền và nghĩa vụ liên quan, tòa án đã nhận định:  ông Trần Trí T đã có hành vi xâm phạm quyền tác giả của chị P.T.G đối với tác phẩm truyện X.

Tòa  tuyên xử: Tác giả T.G có tục danh là P.T.G là người được NXB Tổng hợp cấp Quyết định số 1401/QĐ-2021 THTPHCM ngày 22/12/2021 về việc xuất bản tác phẩm, tài liệu, tái bản xuất bản sản phẩm X.

Như vậy, qua quá trình tư vấn và tố tụng tại tòa, luật sư của LVNLAW đã bảo vê thành công quyền tác giả của chị P.T.G đối với tác phẩm truyện X. LVNLAW vô cùng vinh hạnh khi được đồng hành cùng chị G trên con đường tìm lại quyền lợi hợp pháp của chị.

>>> Xem thêm bài viết chi tiết quy định pháp luật về ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ

Dịch vụ tư vấn đăng ký quyền tác giả của LVNLAW

  • Tư vấn pháp luật về điều kiên, thủ tục đăng ký quyền tác giả cho tác giả, chủ sơ hữu có tác phẩm.
  • Tư vấn  xác định loại hình tác phẩm phù hợp để tiến hành đăng ký quyền tác giả
  • Soạn thảo hồ sơ đăng ký quyền tác giả để nộp tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Đại diện khách hàng đăng ký quyền tác giả
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong quá trình đăng ký quyền tác giả
  • Tư vấn, xử lí các tranh chấp phát sinh liên quan đến quyền tác giả.

 

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW
Tư vấn hỗ trợ 24/7
Mobile: 1900.0191; 1900.0191
Email: info@luatlvn.vn Website: https://luatlvn.vn.

 

 

 

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Có nhiều cặp vợ chồng sau khi kết hôn, người vợ sẽ nghỉ làm ở nhà nôi trợ để chăm sóc tốt nhất gia đình. Gánh nặng kinh tế vì thế mà đổ lên vai người chồng. Vì vậy mà đã có rất nhiều mâu thuẫn trong cuộc sống hôn nhân. Một khi mâu thuẫn bị đẩy lên đỉnh điểm và không có cách nào hóa giải  được, thì ly hôn chính là biện pháp cuối cùng. Một trong những thủ tục cần thiết khi ly hôn đó là chia tài sản, và vấn đề đặt ra là người vợ ở nhà làm nội trợ có được chia tài sản khi ly hôn hay không ? Hãy cùng LVNLAW lắng nghe câu chuyện của chị N.T.A (35 tuổi), một người vợ nội trợ  sau khi kết hôn và băn khoăn liệu rằng chị có được chia tài sản sau ly hôn không?

Người vợ đã phải nghỉ việc ở nhà để chăm sóc gia đình sau khi kết hôn

Chị A chia sẻ: Trước khi kết hôn, tôi đã có một công việc ổn định với mức lương khá cao. Với mức lương này, tôi đã có một cuộc sống dư giả trước khi kết hôn. Khi yêu và kết hôn với người chồng hiện tại, anh sợ tôi đi làm vất vả nên bảo tôi nghỉ ở nhà chăm lo gia đình, kiếm tiền là việc của anh.

Ban đầu, cuộc sống của chúng tôi rất hòa thuận và đã có 2 người con. Nhưng lâu dần, chúng tôi có thêm nhiều mâu thuẫn, anh trở nên cáu gắt và thường mắng nhiếc tôi. Tôi hiểu anh đang áp lực trong công việc và cuộc sống vì có quá nhiều gánh nặng kinh tế đổ lên vai anh, khi mà các con đang lớn dần và cần nhiều khoản chi tiêu hơn. Tôi cố gắng  nhẫn nhịn và động viên anh. Vậy mà anh ngày càng quá đáng, liên tục mắng nhiếc và hạ nhục tôi, chê tôi xấu xí và vô dụng, thậm chí còn đánh đập tôi. Từ ngày làm nội trợ, tôi bị cuốn vào guồng quay của công việc chăm lo cho chồng con, tôi không có thời gian để làm đẹp cho bản thân.

Tôi ngày càng mệt mỏi và không muốn duy trì cuộc hôn nhân này nữa. Tôi đề xuất ly hôn, anh đã đồng ý, nhưng chúng tôi lại xuất hiện tranh chấp tài sản khi ly hôn. Vì anh nói tôi sẽ không được gì cả vì tôi chỉ ở nhà ăn bám, không có đóng góp nào. Sau khi ly hôn, tôi cần tiền để nuôi con và duy trì cuộc sống trước khi tìm được việc làm, vậy mà anh nói sẽ không cho tôi một đồng nào. Tôi muốn biết người vợ ở nhà làm nội trợ có được chia tài sản sau ly hôn không?  Vì thế, tôi tìm đến LVNLAW thông qua sự giới thiệu của một người bạn và nhờ tư vấn về thủ tục ly hôn và phân chia tài sản sau ly hôn.

Hôn nhân làm bạn mệt mỏi

Vợ làm nội trợ vẫn được tính là có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng đi làm

Từ những chia sẻ và mong muốn của chị A, LVNLAW đã cử luật sư làm việc trực tiếp với vợ chồng chị A để tư vấn  về dịch vụ ly hôn thuận tình. Tuy nhiên trong quá trình tư vấn, chồng chị A ( anh N.V.B -37 tuổi) nhất quyết không đồng ý thỏa thuận phân chia tài sản khi ly hôn vì cho rằng chị A chỉ ở nhà làm nội trợ và không có đóng góp gì vào tài sản chung của vợ chồng. Luật sư của LVNLAW đã giải thích với vợ chồng chị A  như sau:

Theo điểm b khoản 3 Điều 7  Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP thì “Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.” Vậy nên, cho dù chị A không đi làm, nhưng chị ở nhà chăm sóc con và gia đình vẫn được tính là có thu nhập. Vì vậy vợ chồng chị A vẫn bình đẳng với nhau khi chia tài  sản khi ly hôn.

Sau khi tư vấn và giải thích các quyền lợi cũng như nghĩa vụ của vợ chồng chị A,  anh B đã hiểu rằng chị A hoàn toàn có quyền được chia tài sản khi ly hôn, nhưng chỉ đồng ý chia cho chị A một phần vì phần đóng góp của anh lớn hơn. Tuy nhiên, trong cuộc sống hôn nhân, anh B đã có hành vi bạo lực gia đình ( sỉ nhục, đánh đập chị A), vậy nên anh B có yếu tố lỗi vì vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng theo điểm d khoản 3 Điều 7  Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP. Tòa án sẽ xem xét yếu tố lỗi này của anh B để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của chị A.

Căn cứ pháp lí:

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP

 Vợ làm nội trợ vẫn được chia tài sản sau ly hôn

Trong quá trình ly hôn của vợ chồng chị A, dưới sự hỗ trợ tận tình của luật sư của LVNLAW, những chứng cứ xác thực và sự phán quyết công tâm của tòa, niềm mong mỏi và nguyện vọng của chị A đã được đền đáp xứng đáng. Chị giành được quyền nuôi con gái và được hưởng một nửa tài sản chung của vợ chồng sau ly hôn.

>>> Xem thêm chi tiết quy định về chia tài sản sau ly hôn: Tại đây

Dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn nhanh của LVNLAW

Cũng như chị A, rất nhiều người tìm đến LVNLAW nhờ luật sư tư vấn và hỗ trợ thủ tục ly hôn. Họ cũng gặp rất nhiều mâu thuẫn và bất hạnh trong hôn nhân và mong muốn được giải thoát cũng như bảo vệ được quyền lợi của bản thân khi ly hôn, bởi quá trình ly hôn không phải lúc nào cũng thuận lợi mà thường phát sinh một số tranh chấp như  tranh chấp về quyền nuôi con, chia tài sản sau ly hôn,…

LVNLAW cam kết rằng mọi vấn đề của khách hàng đều được tìm cách giải quyết. Đội ngũ Luật sư tư vấn ly hôn có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và nỗ lực giải quyết mọi khó khăn cho khách hàng. LVNLAW luôn đảm bảo là nơi cung cấp dịch vụ ly hôn có : quy trình đơn giản nhất; thời gian tiếp nhận và xử lý nhanh nhất; chi phí tiết kiệm nhất; mọi thông tin khách hàng được bảo mật  tuyệt đối. .

Hôn nhân là kết quả của tình yêu. Để giữ cho hôn nhân luôn tốt đẹp và hạnh phúc, hai bên đều phải thấu hiểu và nhường nhịn lẫn nhau. Nhưng nếu có một ngày, cuộc sống hôn nhân không còn hạnh phúc, trong gia đình luôn có mâu thuẫn và tranh chấp không thể điều hòa được,  làm bạn cảm thấy mệt mỏi, không muốn bị trói buộc và muốn ly hôn thì hãy tìm đến LVNLAW. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và tận tình hỗ trợ bạn.

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW
Tư vấn hỗ trợ 24/7
Mobile: 1900.0191; 1900.0191
Email: info@luatlvn.vn Website: https://luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Tính đến thời điểm hiện tại, Hàn Quốc vẫn là đối tác có số lượng nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới nhiều nhất vào Việt Nam với hơn 9000 doanh nghiệp hoạt động. Và chắc chắn rằng số lượng các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc tại Việt Nam ngày càng có xu hướng tăng trưởng. Chính vì vậy, rất nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc đã tìm đến LVNLAW và sử dụng dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để có thể lựa chọn loại hình đăng ký doanh nghiệp phù hợp và tránh rủi ro có thể xảy ra.

Câu chuyện chung của nhiều khách hàng Hàn Quốc

Cũng như nhiều khách hàng khác, anh Park (56 tuổi) tìm hiểu và sử dụng dịch vụ của công ty thông qua sự giới thiệu của một người bạn Hàn Quốc đã sử dụng dịch vụ tư vấn của LVNLAW. Qua trao đổi, LVNLAW biết được rằng anh Park đang có dự định thành lập công ty tại Hà Nội, Việt Nam và đang cân nhắc giữa các phương án đầu tư là: thành lập công ty 100% vốn FDI; thành lập công ty mượn danh (nhờ người Việt Nam đứng tên để thành lập công ty 100% vốn Việt Nam) và thành lập công ty do người Việt Nam và người Hàn Quốc cùng đứng tên.

So sánh ưu, nhược điểm của công ty 100% vốn FDI, công ty mượn danh và công ty liên doanh

Hiểu được mong muốn của khách hàng và nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quát và đánh giá được ưu nhược điểm của từng phương án đầu tư, LVNLAW đã tiến hành trao đổi trực tiếp thông qua phiên dịch viên của công ty và sau đó gửi thư tư vấn cho anh Park những nội dung cơ bản như sau:

Tiêu chí Doanh nghiệp 100% FDI Doanh nghiệp Việt Nam (mượn danh) Doanh nghiệp Việt Nam (đồng đứng tên)
Quy trình thủ tục thành lập

Thủ tục phức tạp, tốn kém về thời gian và chi phí hơn

 

Ngoài ra, còn bị hạn chế về ngành nghề đầu tư kinh doanh, hình thức đầu tư. Cụ thể, một số lĩnh vực ngành nghề không thể thành lập công ty 100% vốn nước ngoài mà phải tiến hành liên doanh với chủ thể trong nước.

Thủ tục đơn giản hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí hơn.

 

Không bị hạn chế nhiều ngành nghề như đối với nhà đầu tư nước ngoài (trừ các ngành nghề bị cấm theo Điều 6, Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III, Luật Đầu tư 2020)

 

 

Thủ tục phức tạp, tốn kém thời gian và chi phí giống với doanh nghiệp 100% FDI  

Mặc dù lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có thể rộng mở hơn (đối với những ngành nghề không cho phép đầu tư 100% vốn FDI). Nhưng trong nhiều lĩnh vực, tỷ lệ sở hữu vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vẫn bị hạn chế.

Quản lý doanh nghiệp Nhà đầu tư có quyền độc lập, tự quyết định mọi vấn đề của doanh nghiệp. Nhà đầu tư chỉ giữ vai trò quản lý gián tiếp thông qua người đại diện theo pháp luật. Vì trên giấy tờ, nhà đầu tư không phải là chủ sở hữu doanh nghiệp. Do vậy, nếu có tranh chấp, nhà đầu tư có thể bị thay thế. Nhà đầu tư có quyền trực tiếp quản lý, điều hành doanh nghiệp. Tuy nhiên không thể toàn quyền quyết định các vấn đề của công ty
Quản lý dòng tiền Nhà đầu tư nước ngoài được phép chuyển tiền lợi nhuận về nước một cách hợp pháp. (sau khi đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật Việt Nam) Khi doanh nghiệp kinh doanh doanh có lợi nhuận, nhà đầu tư không thể chuyển khoản lợi nhuận đó ra nước ngoài. Nhà đầu tư được phép chuyển lợi nhuận về nước tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong liên doanh (sau khi đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật Việt Nam)
Tính pháp lý Là một hình thức đầu tư hợp pháp, được pháp luật Việt Nam điều chỉnh và bảo hộ Là một hành vi không được pháp luật Việt Nam cho phép và có thể bị phạt hành chính. Là hình thức đầu tư hợp pháp, các khoản đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được bảo hộ

Tư vấn những rủi ro pháp lý có thể xảy ra khi nhà đầu tư nước ngoài nhờ người Việt Nam đứng tên hộ thành lập doanh nghiệp

Theo quy định tại khoản 4, Điều 16, Luật doanh nghiệp 2020, việc “kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nội dung hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp” là hành vi bị cấm. Như vậy theo pháp luật Việt Nam, việc mượn danh người khác để thành lập công ty 100% vốn góp Việt Nam nhằm kinh doanh các ngành nghề bị hạn chế với nhà đầu tư nước ngoài, hay hưởng những chế độ ưu khác là một hành vi gian dối trong đăng ký kinh doanh. Và có thể bị xử phạt từ 10-15 triệu đồng thời phải thay đổi và thông báo lại các thông tin kinh doanh. Nghiêm trọng hơn, công ty có thể bị buộc phải đóng nếu cơ quan nhà nước phát hiện.

Không chỉ không thể trực tiếp quản lý doanh nghiệp, không có quyền sở hữu, không được pháp luật bảo vệ, nhà đầu tư nước ngoài còn không thể chuyển được lợi nhuận từ công ty mượn danh về nước của mình.

Rõ ràng, hiện nay, Việt Nam đã mở cửa rất rộng và không hạn chế đối với các nhà đầu tư nước ngoài đối trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh vì sự ra đời của rất nhiều hiệp định thương mại tự do FTA. Trường hợp của anh Park cũng vậy, sau khi tìm hiểu chi tiết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA), LVNLAW nhận thấy rằng những ngành nghề mà anh Park dự định đăng ký đều không bị hạn chế về hình thức thành lập doanh nghiệp. Do vậy, LVNLAW rất mong muốn anh có thể cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và rủi ro để có quyết định lựa chọn phương án đầu tư đúng đắn.

Dịch vụ tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của LVNLAW

Sau quá trình cân nhắc những ý kiến tư vấn hữu ích của LVNLAW, thì anh Park quyết định liên doanh với một người bạn Việt Nam dưới hình thức Công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Nhìn chung, thủ tục thành lập doanh nghiệp 100% vốn FDI và thành lập công ty liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài là giống nhau.

Hiện nay, việc thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được điều chỉnh bởi Luật Đầu tư 2020, Luật doanh nghiệp 2020 và các nghị định, thông tư hướng dẫn chi tiết. Theo quy định hiện hành, để thành lập một pháp nhân có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nhà đầu tư sẽ cần thực hiện các thủ tục cơ bản sau đây:
– Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án (IRC)
– Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC)
Sau khi ký kết hợp đồng dịch vụ với anh Park, công đã nhận ủy quyền và tiến hành ngay các thủ tục thực hiện xin IRC và ERC cho khách hàng.

Nhìn chung, khách hàng đến với LVNLAW khi thực hiện thủ tục này chỉ cần cung cấp các giấy tờ cơ bản như:
(1) Đối với nhà đầu tư là cá nhân
– Bản sao công chứng hộ chiếu cả quyển (đối với nhà đầu tư nước ngoài); bản sao công chứng CMND/Thẻ căn cước công dân/hộ chiếu (đối với nhà đầu tư Việt Nam cùng tham gia dự án);
– Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của từng nhà đầu tư tương ứng với vốn dự kiến đầu tư tại Việt Nam (bản gốc nếu được cấp tại VN, bản sao hợp pháp hóa lãnh sự nếu tài liệu được cấp ở nước ngoài)
(2) Đối với nhà đầu tư là tổ chức, doanh nghiệp
– Bản sao hợp pháp hóa lãnh sự Giấy phép thành lập/ GCN đăng ký doanh nghiệp;
– Bản sao công chứng Hộ chiếu (cả quyển)/CMND/Thẻ căn cước của người đại diện theo pháp luật
– Bản sao công chứng Hộ chiếu(cả quyển)/CMND/Thẻ căn cước của người được ủy quyền quản lý phần vốn góp tại công ty dự kiến thành lập
– Bản sao hợp pháp hóa lãnh sự Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư (thể hiện kinh doanh có lãi). Trường hợp báo cáo tài chính của doanh nghiệp thể hiện doanh nghiệp kinh doanh không có lãi thì phải cung cấp bổ sung thêm Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp ít nhất bằng hoặc lớn hơn số vốn dự định đăng ký đầu tư tại Việt Nam.

Trong 15 ngày làm việc chăm chỉ của đội ngũ luật sư, chuyên viên của công ty (trừ trường hợp cần phải thẩm định thêm hoặc xin ý kiến của các cơ quan liên quan thì thủ tục có thể kéo dài đến 30-35 ngày), khách hàng sẽ được ký biên bản bàn giao tài liệu và nhận được kết quả, bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án (IRC) và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC) và các tài liệu mà phía khách hàng đã cung cấp trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ của công ty.

LVNLAW rất tự hào và cảm thấy vinh hạnh khi được tư vấn hỗ trợ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư và doanh nghiệp cho các nhà đầu tư nước ngoài khi tìm hiểu thị trường đầu tư tại Việt Nam, các quy định pháp luật và thủ tục pháp lý cần thiết khi đầu tư tại Việt Nam.

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW
Tư vấn hỗ trợ 24/7
Mobile: 1900.0191; 1900.0191
Email: info@luatlvn.vn Website: https://luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com