Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Hợp nhất là một trong những hình thức tổ chức lại doanh nghiệp tương tự như chia, tách, sáp nhập công ty trong đó hợp nhất là việc gộp 2 hoặc nhiều công ty và tạo nên một công ty mới hoàn toàn so với các công ty trước đó. Xem thêm: Tìm hiểu về hợp nhất và sáp nhập

Hợp nhất công ty là gì?

Hợp nhất công ty là việc gộp hai hay nhiều công ty thành một công ty mới và chấm dứt các công ty cũ. Theo khoản 1 điều 2020 luật doanh nghiệp 2020 định nghĩa như sau: “Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất”. Hợp nhất công ty có dạng A + B = C. Hiểu đơn giản là nhiều công ty gộp thành một công ty mới.

Khi nào doanh nghiệp tiến hành hợp nhất

Khi hai công ty muốn gộp lại về mặt tài chính, nhân sự, thị phần nhưng không muốn thành lập một công ty mới do góp vốn (thay vào đó là hợp lại thành 1 công ty mới). Việc hợp nhất doanh nghiệp giữa các công ty cùng lĩnh vực sẽ tạo ra sức mạnh, sức cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên sẽ phải cải tổ lại bộ máy, quyền lợi thành viên, cổ đông…

Lưu ý khi hợp nhất doanh nghiệp

Trường hợp hợp nhất nhưng mà theo đó tổ chức hợp nhất có thị phần từ 30% tới 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của tổ chức bị hợp nhất phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác. Cấm các trường hợp hợp nhất nhưng mà theo đó tổ chức hợp nhất có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

Thủ tục hợp nhất công ty

Bước 1: Thông qua hợp đồng hợp nhất công ty (Hợp đồng hợp nhất phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của các công ty bị hợp nhất; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty hợp nhất; thủ tục và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp nhất thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất; thời hạn thực hiện hợp nhất; dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất)
Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp nhất và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty hợp nhất theo quy định của Luật này. Hợp đồng hợp nhất phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua.
Bước 2: Thực hiện đăng ký doanh nghiệp cho công ty hợp nhất tại phòng đăng ký kinh doanh
Bước 3: Chấm dứt tồn tại các công ty bị hợp nhất

Hồ sơ công ty hợp nhất (công ty mới)

Tuỳ từng loại hình công ty mới mà hồ sơ thành lập công ty sẽ giống như hồ sơ thành lập công ty thông thường ngoài ra cần kèm theo:
– Hợp đồng hợp nhất;
– Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng hợp nhất của các công ty bị hợp nhất.

Cụ thể như sau:
– Biên bản họp, quyết định của công ty bị hợp nhất
– Hợp đồng hợp nhất công ty
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
– Điều lệ công ty
– Danh sách thành viên, cổ đông sáng lập (tùy loại hình)
– Giấy tờ pháp lý của các thành viên
– Ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp

Hồ sơ công ty bị hợp nhất

Sau khi có hợp đồng hợp nhất các công ty bị hợp nhất phải nộp hồ sơ chấm dứt mã số thuế và chấm dứt tồn tài các công ty cũ theo hướng dẫn tại điều 73 nghị định 01/2021/NĐ-CP

Điều 73. Chấm dứt tồn tại của công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập
1. Sau khi công ty được chia, công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập được cấp đăng ký doanh nghiệp, công ty bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập chuyển sang tình trạng pháp lý đã bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập. Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập đặt trụ sở chính gửi thông tin cho Cơ quan thuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm gửi thông tin cho Phòng đăng ký kinh doanh về việc doanh nghiệp đã hoàn thành việc quyết toán và chuyển giao nghĩa vụ thuế.
2. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Cơ quan thuế về việc công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập hoàn thành việc quyết toán và chuyển giao nghĩa vụ thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập đặt trụ sở chính thực hiện cập nhật tình trạng pháp lý đối với các công ty này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng chấm dứt tồn tại theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện việc chấm dứt tồn tại chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập trước khi chấm dứt tồn tại của các công ty này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
4. Trường hợp sau khi sáp nhập doanh nghiệp mà nội dung đăng ký doanh nghiệp của công ty nhận sáp nhập không thay đổi, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc sáp nhập doanh nghiệp, công ty nhận sáp nhập gửi thông báo bằng văn bản đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính để thực hiện chấm dứt tồn tại của công ty bị sáp nhập. Kèm theo thông báo phải có các giấy tờ quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 61 Nghị định này.
5. Trường hợp công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính của công ty được chia, công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty được chia, công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập gửi thông tin cho Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính của công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập để thực hiện chấm dứt tồn tại đối với các công ty này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Điều chỉnh dự án đầu tư (nếu có)

Đối với những công ty có vốn đầu tư nước ngoài, sau khi hoàn tất thủ tục hợp nhất công ty trên phòng đăng ký kinh doanh, nhà đầu tư nộp hộ 1 bộ hồ sơ cho cơ quan đăng ký đầu tư để thực hiện điều chỉnh dự án đầu tư gồm:
– Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu có giá trị pháp lý tương đương của nhà đầu tư tiếp nhận dự án đầu tư;
– Bản sao nghị quyết hoặc quyết định của nhà đầu tư về việc tổ chức lại, trong đó có nội dung về việc xử lý tài sản, quyền và nghĩa vụ liên quan đến dự án đầu tư.
Thời gian thực hiện: 15 ngày
Đối với dự án đầu tư không thực hiện theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư không phải thực hiện thủ tục điều chỉnh nhà đầu tư trên đây. Việc chuyển quyền sở hữu tài sản cho nhà đầu tư tiếp nhận dự án đầu tư sau khi tổ chức lại thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự, pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Khi thay đổi đăng ký kinh doanh mà không thay đổi ngành nghề (khi ngành nghề theo quy định cũ) thì có cần cập nhật lại ngành nghề theo quy định mới của quyết định 27/2018/QĐ-TTg không? Theo quy định tại công văn 234/ĐKKD-NV của Cục đăng ký kinh doanh có quy định như sau:

1. Đối với doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc đã được cấp Giấy chửng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đơn vị trực thuộc trước ngày 20/8/2018:
Doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc tiếp tục hoạt dộng theo nội dung ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký và không bắt buộc phải thực hiện thủ tục cập nhật ngành, nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành mới. Việc cập nhật ngành, nghề kinh doanh theo Hệ thổng ngành mới được thực hiện khi doanh nghiệp có nhu cầu hoặc khi doanh nghiệp thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Phòng Đăng ký kinh doanh khuyến khích và hướng dẫn doanh nghiệp cập nhật ngành, nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành mới. Trường hợp doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc có nhu cầu cập nhật sang Hệ thống ngành mới. doanh nghiệp nộp thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp theo mẫu tại Phụ lục II-5 ban hành kèm theo Thông tư số 20/2015/TT- BKHĐT đến Phòng Đăng ký kinh doanh để được thực hiện.

Như vậy, đối với các doanh nghiệp đang hoạt động theo ngành nghề cũ đã được cấp trước ngày 20/08/2018 khi quyết định 27/2018/QĐ-TTg có hiệu lực thì chỉ cần làm thủ tục cập nhật bổ sung ngành nghề theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg trong các trường hợp sau:
– Theo nhu cầu của doanh nghiệp, doanh nghiệp chủ động làm hồ sơ cập nhật ngành nghề
– Khi doanh nghiệp thông báo bổ sung ngành, nghề kinh doanh
– Cấp đối từ giấy chứng nhận cũ sang giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Lưu ý: Trên đây là các trường hợp bắt buộc phải cập nhật ngành nghề theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg như các ngành nghề cũ có nội dung đấu giá hoặc một số trường hợp do thay đổi quy định pháp luật như: ngành nghề kinh doanh bất động sản (vốn pháp định từ 6 tỷ lên 20 tỷ)…..thì việc yêu cầu sửa đổi ngành nghề và cập nhật ngành nghề theo quy định mới vẫn được coi là hợp lý.

Về thủ tục cập nhật ngành nghề theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg khách hàng chuẩn bị hồ sơ theo hương dẫn sau:
– Mẫu II-5 theo thông tư 02/2019/TT-BKHĐT trong đó các ngành nghề đã được phân lại theo quy định của quyết định 27/2018/QĐ-TTg khách hàng nếu chưa rõ có thể tham khảo cách tra và ghi mã ngành đăng ký kinh doanh
– Văn bản ủy quyền, hợp đồng dịch vụ làm thủ tục
– Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người nộp hồ sơ

Hồ sơ nộp tại phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở, một số trường hợp việc cập nhật sẽ phải áp dụng theo thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh ví dụ đối với các trường hợp 1 ngành nghề cập nhật ra nhiều ngành nghề.


Công văn số 234/ĐKKD-NV hướng dẫn thi hành liên quan tới quyết định 27/2018/QĐ-TTg

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC QUẢN LÝ ĐĂNG KÝ KINH DOANH
——————-
Số: 234/ĐKKD-NV
V/v hướng dẫn một số nội dung liên quan đến việc thi hành quyết định số 27/2018/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-
Hà Nội, ngày 20 tháng 08 năm 2018

Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phổ trực thuộc Trung ương

Ngày 15/5/2018, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đã có Công văn số 225/ĐKKD-NV gửi Sở Kế hoạch vả Đầu tư các tinh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo vè việc áp dụng Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống ngành kinh tể Việt Nam (sau đây gọi là Hệ thổng ngành mới), thay thế cho Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg. Để triển khai thi hành Quyết định sổ 27/2018/QĐ-TTg trong đăng ký doanh nghiệp kể từ ngày 20/8/2018, đề nghị Phòng đăng ký kinh doanh lưu ý một số nội dung sau:

1. Đối với doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc đã được cấp Giấy chửng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đơn vị trực thuộc trước ngày 20/8/2018:

Doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc tiếp tục hoạt dộng theo nội dung ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký và không bắt buộc phải thực hiện thủ tục cập nhật ngành, nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành mới. Việc cập nhật ngành, nghề kinh doanh theo Hệ thổng ngành mới được thực hiện khi doanh nghiệp có nhu cầu hoặc khi doanh nghiệp thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Phòng Đăng ký kinh doanh khuyến khích và hướng dẫn doanh nghiệp cập nhật ngành, nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành mới. Trường hợp doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc có nhu cầu cập nhật sang Hệ thống ngành mới. doanh nghiệp nộp thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp theo mẫu tại Phụ lục II-5 ban hành kèm theo Thông tư số 20/2015/TT- BKHĐT đến Phòng Đăng ký kinh doanh để được thực hiện.

2. Đối với hổ sơ đăng ký doanh nghiệp/đơn vị trực thuộc được tiếp nhận trước ngày 20/8/2018 và chưa được chấp thuận trên Hệ thống thông ùn quốc gia về đăng ký doanh nghiệp:

a) Đối với hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, thông báo thay đổi ngành, nghề kinh doanh, dề nghị cấp đổi sang Giấy chửng nhận đăng ký doanh nghiệp. Phòng Đăng ký kinh doanh tiến hành rà soát ngành, nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đã kê khai:
– Trường hợp tên, mã ngành, nghề kinh doanh cúa doanh nghiệp đã kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg không có sự thay đổi so với Hệ thống ngành mới. Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện cấp đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
– Trường hợp tên, mă ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp đã kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo Quyết định số 10/2007/ỌĐ-TTg có sự thay đổi so với Hệ thống ngành mới, Phòng Đăng ký kinh doanh hướng dẫn doanh nghiệp/đơn vị trực thuộc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo Hệ thống ngành mới.

b) Trường hợp hổ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, thông báo thay đổi ngành, nghề kinh doanh, đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nộp qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh đã được Phòng Đăng ký kinh doanh ra Thông báo về việc hồ sơ hợp lệ trước ngày 20/8/2018 nhưng doanh nghiệp nộp hồ sơ bản bản giấy sau ngày 20/8/2018 và mã ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp đã kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo Quyết định số 10/2007/ỌĐ-TTg có sự thay đổi so với Hệ thống ngành mới. Phòng đăng ký kinh doanh thực hiện theo trinh tự sau:
– Chấp thuận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin quổc gia về đăng ký doanh nghiệp.
– Hướng dẫn doanh nghiệp làm đề nghị cập nhật, bổ sung thông tin theo mẫu lại Phụ lục II-5 ban hành kèm theo Thông tư sổ 20/2015/TT-BKHĐT để Phòng đăng ký kinh doanh cập nhật ngành, nghề kinh doanh theo hệ thổng ngành mới trong Cơ sở dữ liệu quổc gia về đăng ký doanh nghiệp (theo quyểt định của trưởng phòng).

c) Đổi với các hồ sơ đăng ký doanh nghiệp/đơn vị trực thuộc khác không được nêu tại điểm a Mục 2 nêu trên. Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện cấp đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

Đề nghị quý phòng nghiên cứu và thực hiện./.


Mã ngành nghề theo quy định nào?

Việc phân mã ngành nghề hiện nay theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Không thay đổi ngành nghề có cần cập nhật ngành nghề cũ?

Theo công văn 234/ĐKKD-NV nếu trong hồ sơ thay đổi ĐKKD không thay đổi nội dung ngành nghề thì không cần cập nhật ngành nghề

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Nhiếp ảnh là gì?

Theo giải thích từ ngữ tại nghị định 72/2016/NĐ-CP giải thích như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động nhiếp ảnh bao gồm: Vận động sáng tác, tổ chức trại sáng tác, thi, liên hoan, triển lãm, mua, bán và sử dụng tác phẩm nhiếp ảnh.

4. Tác phẩm nhiếp ảnh là sản phẩm sáng tạo thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác. Tác phẩm nhiếp ảnh có chú thích ảnh hoặc có thể không có chú thích ảnh.

7. Thi tác phẩm nhiếp ảnh là hoạt động tuyển chọn và công bố tác phẩm nhiếp ảnh, có giải thưởng, bao gồm cả thi tác phẩm nhiếp ảnh trên mạng internet.

Tổ chức cuộc thi nhiếp ảnh

Tổ chức cuộc thi nhiếp ảnh như thế nào? Có phải xin giấy phép thi tác phẩm nhiếp ảnh hay không? Theo quy định tại nghị định 72/2016/NĐ-CP quy định về việc tổ chức cuộc thi nhiếp ảnh như sau:

Điều 9. Vận động sáng tác, trại sáng tác, thi, liên hoan tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam
1. Tổ chức, cá nhân tổ chức vận động sáng tác, trại sáng tác, thi, liên hoan tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 văn bản thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Văn bản thông báo nêu rõ thông tin của tổ chức, cá nhân tổ chức vận động sáng tác, trại sáng tác, thi, liên hoan tác phẩm nhiếp ảnh, tên gọi, chủ đề, nội dung, thời gian, địa điểm tổ chức vận động sáng tác, trại sáng tác, thi, liên hoan tác phẩm nhiếp ảnh.
3. Thẩm quyền tiếp nhận văn bản thông báo
a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận văn bản thông báo đối với vận động sáng tác, trại sáng tác, thi, liên hoan tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam do các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương và tổ chức nước ngoài tổ chức;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận văn bản thông báo đối với vận động sáng tác, trại sáng tác, thi, liên hoan tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam không thuộc quy định tại điểm a khoản này.
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo, nếu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền không có văn bản trả lời, tổ chức, cá nhân gửi văn bản thông báo được triển khai thực hiện. Khi thấy có dấu hiệu vi phạm Điều 5 của Nghị định này thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có văn bản trả lời không đồng ý và nêu rõ lý do.
5. Trường hợp thay đổi nội dung ghi trong văn bản thông báo thì tổ chức, cá nhân tổ chức cuộc vận động sáng tác, trại sáng tác, thi, liên hoan tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam phải gửi văn bản thông báo lại.

Như vậy, để tổ chức cuộc thi nhiếp ảnh khách hàng thực hiện các bước sau:

Bước 1: Thông báo tổ chức cuộc thi tác phẩm nhiếp ảnh gửi tới cơ quan chuyên môn (là bộ văn hoá hoặc sở văn hoá)
Bước 2: Trong 7 ngày làm việc kể từ ngày gửi văn bản nếu không có văn bản trả lời của cơ quan chuyên môn thì đơn vị tổ chức có thể thực hiện.

Nội dung thông báo tổ chức cuộc thi tác phẩm nhiếp ảnh: thông tin của tổ chức, cá nhân, tên gọi, chủ đề, nội dung, thời gian, địa điểm tổ chức thi, tác phẩm nhiếp ảnh. Hiện tại, các văn bản hướng dẫn không có form mẫu. Do vậy, khách hàng có thể tham khảo form dưới đây


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………….., ngày…… tháng……. năm …….

THÔNG BÁO TỔ CHỨC THI
TÁC PHẨM NHIẾP ẢNH TẠI VIỆT NAM

Kính gửi: (Tên cơ quan có thẩm quyền thụ lý hồ sơ) ……………………….

1. Tên tổ chức đề nghị tổ chức thi tác phẩm nhiếpảnh tại Việt Nam
Tên tổ chức :……………………………………………………………………………………..
– Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………
– Điện thoại:………………………………………………………………………………………..

2. Nội dung đề nghị tổ chức thi tác phẩm nhiếpảnh tại Việt Nam:
– Tên cuộc thi tác phẩm nhiếp ảnh:…………………………………………………………..
– Chủ đề :……………………………………………………………………………………………
– Nội dung :…………………………………………………………………………………………
– Đối tượng tham gia:……………………………………………………………………………
– Thời gian tổ chức: từ ngày…tháng….năm..….đến ngày…tháng….năm…..
– Địa điểm tổ chức:……………………………………………………………………………….

3. Cam kết:
–  Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị tổ chức thi tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam.

TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên có đóng dấu)

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Có thể ở đâu đó bạn đã gặp dấu chữ ký hoặc đọc về dấu chữ ký. Dấu chữ ký là bản chụp chữ ký của một người sau đó khắc lại tương tự để đóng bằng các con dấu. Vậy theo các quy định pháp luật dấu chữ ký có giá trị pháp lý hay không?

Chữ ký là gì?

Đầu tiên, cần phải làm rõ chữ ký là gì? Chữ ký của một người là các nét bút của cá nhân đó thường để ký tên của mình, chữ ký là các nét bút mang tính riêng biệt, đặc trưng để xác nhận, ghi nhận sự đồng ý của người đó trong văn bản, hồ sơ, chứng từ. Theo các văn bản pháp luật hiện hành không có khái niệm hay quy định cụ thể về chữ ký hoặc dấu chữ ký.

Dấu chữ ký là gì?

Dấu chữ ký là con dấu có hình chữ ký của người khác thường được gọi dưới dạng tên là “dấu chữ ký” hoặc “dấu chữ ký khắc sẵn“, “chữ ký dấu“. Bản chất đây là chỉ là hình chữ ký của người khác được khắc dạng con dấu. Tham khảo như hình sau đây:

Hiện nay, dấu chữ ký không thuộc phạm vi quản lý của cơ quan công an. Do vậy việc khắc dấu chữ ký cũng không trái với quy định pháp luật. Vậy

Dấu chữ ký có giá trị pháp lý không?

Như đã trao đổi ở trên, dấu chữ ký là hình ảnh chữ ký mà không phải chữ ký. Việc ký theo quy định để xác thực về mặt nhân thân của người thực hiện giao dịch hoặc xác nhận trên giấy tờ mà dấu chữ ký không thể thực hiện được điều này. Quy định pháp luật hiện nay cũng không có quy định cụ thể nhưng một số quy định chuyên ngành đề cập tới vấn đề này. Ví dụ:

Điều 19 của luật kế toán 2015 quy định “Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất”

Điều 1 nghị định 09/2010/NĐ-CP về công tác văn thư “Bản gốc văn bản” là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản được cơ quan tổ chức ban hành và có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền

Nghị định 99/2016/NĐ-CP cũng ghi rõ Nghị định này không điều chỉnh đối với Dấu tiêu đề; dấu ngày, tháng, năm; dấu tiếp nhận công văn; dấu chữ ký

Điều 43 nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp cũng quy định về việc ký trực tiếp

Điều 43. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử
3. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử được chấp thuận khi có đầy đủ các yêu cầu sau:
a) Có đầy đủ các giấy tờ và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định như hồ sơ bằng bản giấy và được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử. Tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ bằng bản giấy. Người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp, thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài hoặc cá nhân khác ký tên trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có thể sử dụng chữ ký số để ký trực tiếp trên văn bản điện tử hoặc ký trực tiếp trên văn bản giấy và quét (scan) văn bản giấy theo các định dạng quy định tại khoản 2 Điều này;

Như vậy, dấu chữ ký hiện nay chưa có văn bản giải thích cụ thể, tuy nhiên về cơ bản thì không được công nhận có giá trị trong các giao dịch hoặc trên các tài liệu sử dụng dấu chữ ký.

Sử dụng chữ ký số

Nếu không muốn trực tiếp ký văn bản, giấy tờ mà vẫn muốn văn bản giấy tờ đảm bảo giá trị pháp lý khách hàng có thể tham khảo sử dụng chữ ký số. Theo quy định tại khoản 6 điều 3 nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định:

Chữ ký số” là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:

Hiện nay, việc sử dụng chữ ký số tương đối phổ biến tại Việt Nam trong các giao dịch như nộp tờ khai thuế, nộp thuế, sử dụng hoá đơn điện tử, nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh…thậm chí các văn bản của chính phủ gửi cho các bộ, ban, ngành hiện nay đã sử dụng chữ ký số rất phổ biến. Vì vậy, giải pháp cho người có nhu cầu sử dụng chữ ký dấu là dùng chữ ký số để thay chữ ký tươi trong các giao dịch thông thường.

Mức xử phạt khi sử dụng dấu chữ ký

Tại nghị định 41/2018/NĐ-CP xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán có quy định về mức phạt đối với việc sử dụng dấu chữ ký khắc sẵn như sau:

Điều 8. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về chứng từ kế toán
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

d) Ký chứng từ kế toán bằng đóng dấu chữ ký khắc sẵn;

Đối với các lĩnh vực khác mặc dù không có quy định nhưng việc sử dụng dấu chữ ký có thể bị từ chối về mặt hồ sơ khiến khách hàng mất thời gian khi thực hiện thủ tục tương ứng

Dấu chữ ký có giá trị pháp lý như chữ ký tươi không?

Dấu chữ ký không có giá trị pháp lý. Việc sử dụng dấu chữ ký có thể bị xử phạt trong một số trường hợp

Chữ ký tươi là gì?

Chữ ký tươi là chữ ký trực tiếp của cá nhân trên văn bản giấy tờ. Chữ ký tươi có giá trị xác định chủ thể giao dịch khi xác lập văn bản, giấy tờ

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Trường hợp nào cần hủy, cấp đổi GCN quyền tác giả

Trong một số trường hợp tác giả đã đăng ký bản quyền tác giả có nhu cầu chuyển nhượng quyền tác giả cho cá nhân, tổ chức khác, hồ sơ cấp đổi GCN quyền tác giả sẽ bao gồm đơn xin hủy, cấp đổi GCN quyền tác giả. Theo đó, khi tiếp nhận hồ sơ cục bản quyền tác giả sẽ thực hiện hủy GCN cũ và cấp GCN mới dựa trên cơ sở chuyển nhượng.

Nội dung đơn hủy, cấp đổi GCN quyền tác giả

Tại đơn ghi rõ thông tin tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm đã được đăng ký kèm theo lý do xin hủy để cấp đổi GCN (do chuyển nhượng hoặc góp vốn…). Đơn này không có mẫu theo thông tư, theo đó, tác giả tự viết và ghi đầy đủ các thông tin ở trên. Khách hàng có thể tham khảo mẫu do LVNLAW soạn thảo như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…, ngày … tháng … năm 20…

ĐƠN XIN HỦY, CẤP ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN TÁC GIẢ
Kính gửi: Cục Bản quyền tác giả

Tôi là                                  Quốc tịch: …
Sinh ngày: …
Số căn cước của công dân: …
Ngày cấp: … tại: …
Địa chỉ: …

Tôi là tác giả và đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm …; loại hình: Chương trình máy tính (không bao gồm dữ liệu) đã được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký quyền tác giả số …/2022/QTG ngày …/…/20…

Bằng văn bản này, tôi xin làm đơn hủy Giấy Chứng nhận Đăng ký Quyền tác giả số …/2022/QTG ngày …/…/20… và xin được cấp đổi Giấy Chứng nhận Đăng ký Quyền tác giả cho …. Tôi xin cam đoan nội dung của tác phẩm không thay đổi so với tác phẩm đã được cấp Giấy Chứng nhận Đăng ký Quyền tác giả.

Lý do: Tôi muốn chuyển nhượng quyền tác giả thuộc quyền sở hữu của mình đối với tác phẩm …. cho … theo Hợp đồng Chuyển nhượng quyền tác giả ngày …/…/20…Vậy, tôi làm đơn này, mong Quý Cục xử lý cho tôi.

Người làm đơn
(Ký)

Dịch vụ cấp đổi, chuyển nhượng quyền tác giả

Khách hàng có nhu cầu chuyển nhượng quyền tác giả, cấp đổi quyền tác giả do chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền tác giả vui lòng liên hệ LVNLAW để được hỗ trợ. Sau khi nhận GCN đăng ký bản quyền tác giả do chuyển nhượng khách hàng sẽ nhận kèm theo quyết định hủy GCN như hình dưới đây.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Các tổ chức hành nghề luật là công ty luật, văn phòng luật sư không hoạt động theo luật doanh nghiệp, không phải đăng ký mức vốn điều lệ. Việc xác định mức lệ phí môn bài như thế nào?

Về lệ phí môn bài của tổ chức hành nghề luật
Mức lệ phí môn bài quy định tại khoản 1 điều 2 và khoản 1 điều 4 nghị định 139/2016/NĐ-CP như sau:

Điều 2. Người nộp lệ phí môn bài
Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này, bao gồm:
1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

5. Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Điều 4. Mức thu lệ phí môn bài
1. Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
a) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
b) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;
c) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.
Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức quy định tại điểm a và điểm b khoản này căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Theo quy định tại điều 32 Luật luật sư (sửa đổi 2009) quy định:

Điều 32. Hình thức tổ chức hành nghề luật sư, điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư
1. Tổ chức hành nghề luật sư bao gồm:
a) Văn phòng luật sư;
b) Công ty luật.

Luật luật sư không quy định vốn điều lệ và vốn đầu tư đối với văn phòng luật sư và công ty luật. Do vậy, theo các quy định trên, mức lệ phí môn bài với các tổ chức hành nghề luật sư là 1.000.000 VNĐ/năm.

Tham khảo thêm các nội dung về lệ phí môn bài cho văn phòng luật sư

1. Công văn số 1335/TCT-CS ngày 10/04/2019 trả lời CÔNG TY LUẬT TNHH MINH ĐĂNG QUANG

Căn cứ quy định trên, mức thu lệ phí môn bài đối với Văn phòng luật sư và Công ty luật là 1.000.000 đồng/năm.
….
Căn cứ hướng dẫn trên, trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, Trưởng văn phòng luật sư có hoạt động cho thuê tài sản riêng (tài sản này không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân và Văn phòng luật sư) thì sử dụng mã số thuế cá nhân của mình để kê khai, nộp thuế.
Đối với vướng mắc về phần mềm ứng dụng quản lý thuế để khai, nộp lệ phí môn bài và khai thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản, Tổng cục Thuế sẽ chỉ đạo sửa phần mềm ứng dụng cho phù hợp.

2. Ghi nhận trên báo chính phủ http://baochinhphu.vn/Tra-loi-cong-dan/Giai-dap-vuong-mac-muc-le-phi-mon-bai-voi-Van-phong-luat-su/366015.vgp

3. Công văn 4843/CT-TTHT ngày 10/02/2020 của cục thuế Hà Nội trả lời CCT Long Biên


Căn cứ các quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
Trường hợp công ty luật, văn phòng luật sư là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực luật sư không đăng ký doanh nghiệp qua cơ quan đăng ký kinh doanh được gọi là tổ chức kinh tế. Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức kinh tế theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016 của Chính phủ là 1.000.000 đồng/năm.
Việc không thống nhất giữa hệ thống ứng dụng TMS với quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP về mức nộp tiền và tiểu mục lệ phí môn bài cho Công ty luật, VP Luật sư, Cục Thuế TP Hà Nội sẽ có văn bản báo cáo Tổng cục Thuế để có xem xét, hướng dẫn.
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Chi cục Thuế Quận Long Biên được biết và thực hiện./.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Các trường hợp cấp đổi

Theo quy định việc cấp đổi giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan được quy định tại điều 55 luật shtt 2022 và điều 35 nghị định 22/2018/NĐ-CP như sau:

Điều 55. Cấp lại, cấp đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan
1. …. Trường hợp đề nghị thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan; thông tin về tác phẩm, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; thông tin về đối tượng quyền liên quan, chủ sở hữu quyền liên quan thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này tiến hành cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan…

Khoản 1 điều 55 luật SHTT 2022

Điều 35. Cấp, cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan
4. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được cấp đổi trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc thay đổi thông tin về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan, tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.

Khoản 4 điều 35 Nghị định 22/2018/NĐ-CP

Như vậy các trường hợp thực hiện cấp đổi bao gồm:
– Thay đổi thông tin về tác phẩm
– Thay đổi chủ sở hữu
– Thay đổi thông tin về tác giả tác giả

Hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả

Hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả theo 36 nghị định 22/2018/NĐ-CP và quyết định 1044/QĐ-BVHTTDL ngày 26/03/2018

Điều 36. Hồ sơ cấp, cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan
3. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có nhu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan nộp Tờ khai đăng ký quyền tác giả hoặc Tờ khai đăng ký quyền liên quan (theo mẫu); 02 bản sao tác phẩm hoặc 02 bản sao cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng; tài liệu chứng minh sự thay đổi và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả hoặc Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đã cấp.

Chi tiết tại quyết định 1044/QĐ-BVHTTDL ngày 26/03/2018 quy định hồ sơ như sau:
– Tờ khai đăng ký quyền tác giả (Mấu số 01 ban hành kèm theo Thông tư sổ 08/2016/QĐ-BVHTT ngày 02 tháng 7 năm 2016 quy định các biểu mẫu trong hoạt động đăng kỷ quyền tác giả, quyển liên quan). Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; tóm tắt nội dung tác phẩm; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn;
– Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả;
– Tài liệu chứng minh sự thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả hoặc thay đoi thông tin về tác phẩm, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
– Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đã cấp.
– Đơn xin hủy, cấp đổi GCN quyền tác giả

Lưu ý: Các tài liệu trên đây phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

Mẫu chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả cấp đổi

Tại giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả cấp đổi về cơ bản tương tự mẫu giấy đăng ký bản quyền tác giả do cấp mới nhưng có thể hiện rõ việc nhận chuyển nhượng và số GCNĐKQTG cũ

Quyết định hủy giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả cũ

Kèm theo kết quả là giấy chứng nhận đăng ký bản quyền mới sẽ là quyết định hủy giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả cũ đã được cấp

Trình tự cấp đổi đăng ký bản quyền tác giả

Bước 1: Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có nhu cầu xin đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn nêu rõ lý do và hồ sơ xin đổi.
Bước 2: Sau khi tiếp nhận đơn cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Cục Bản quyền tác giả xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Bước 3: Cục Bản quyền tác giả có thẩm quyền cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả; hoặc từ chối cấp đổi nếu có lý do chính đáng.
Kết quả nhận được: Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả.
Thời hạn giải quyết: Trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận: trong thời hạn 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.

Câu hỏi thường gặp về cấp đổi giấy chứng nhận quyền tác giả

Tên công ty thay đổi thì có phải thay đổi giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không?

Khoản 4 điều 35 Nghị định 22/2018/NĐ-CP: “Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được cấp đổi trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc thay đổi thông tin về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan, tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.
Như vậy trong trường hợp thay đổi tên công ty thì công ty bạn phải nộp hồ sơ đổi giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả

Sử dụng con dấu cũ hay mới để đóng dấu vào tài liệu thay đổi giấy chứng nhận trong trường hợp đổi tên công ty

Trường hợp thay đổi tên công ty sẽ dùng dấu mới để đóng vào hồ sơ (quy định về con dấu doanh nghiệp)

Chuyển nhượng quyền tác giả có phải làm hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả?

Khi hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả có hiệu lực thì sẽ làm chấm dứt quyền công bố lẫn quyền tài sản của chủ sở hữu, đồng thời làm phát sinh những quyền này cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng. Điều này cho thấy khi chuyển nhượng quyền tác giả có sự thay đổi về chủ sở hữu tác phẩm, do đó bạn cần tiến hành thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả tại Cục sở hữu trí tuệ theo khoản 4 Điều 35 Nghị định 22/2018/NĐ-CP theo hướng dãn tại bài viết thủ tục chuyển quyền tác giả

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Việc góp vốn bằng tài sản vào doanh nghiệp được luật doanh nghiệp 2020 quy định cụ thể và rõ ràng. Tuy nhiên, khác với các loại tài sản khác. Khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất có một số lưu ý cụ thể sẽ được LVNLAW nêu rõ trong bài viết này.

Quyền sử dụng đất hay giá trị quyền sử dụng đất?

Luật doanh nghiệp 2020

Theo quy định tại khoản 1 điều 34 luật doanh nghiệp 2020 quy định về loại tài sản góp vốn như sau:

Điều 34. Tài sản góp vốn
1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Theo quy định này, người góp vốn phải làm thủ tục chuyển nhượng tài sản có đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền hay nói cách khác là sang tên quyền sử dụng đất cho công ty. Khi đó:
– Quyền sử dụng đất chuyển từ cá nhân sang công ty
– Quyền sử dụng đất là tài sản của công ty
– Cá nhân người góp vốn bằng quyền sử dụng đất trở thành chủ sở hữu công ty

Về cơ bản, theo luật doanh nghiệp 2020 thì quyền sử dụng đất trở thành tài sản của công ty, khi đó công ty có toàn quyền với quyền sử dụng đất này bao gồm quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt. Mặt khác, việc kinh doanh lỗ, lãi thường khó có thể dự liệu trước. Tuy nhiên, trên thực tế khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất, khi thực hiện công chứng đều có yêu cầu ghi thời hạn góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Vì sao lại như vậy?

Luật đất đai 2013

Theo quy định tại khoản 10 điều 3 của luật quy định: “10. Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Theo quy định của luật đất đai không có quy định về việc chấm dứt góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, tại nghị định 43/2014/NĐ-CP lại có nêu về vấn đề này

Nghị định 43/2014/NĐ-CP

Theo quy định tại điều 80 nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về việc hết thời hạn góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Do vậy, có thể thấy khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất là có thời hạn theo quy định. Tuy nhiên, khá vô lý về mặt thực tế (Do giá đất có thể thay đổi trong quá trình kinh doanh)

Điều 80. Trình tự, thủ tục xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại, góp vốn quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
3. Việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
b) Một bên hoặc các bên đề nghị theo thỏa thuận trong hợp đồng góp vốn;
c) Bị thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai;
d) Bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc doanh nghiệp liên doanh bị tuyên bố phá sản, giải thể;
đ) Cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn chết; bị tuyên bố là đã chết; bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị cấm hoạt động trong lĩnh vực hợp tác kinh doanh mà hợp đồng góp vốn phải do cá nhân đó thực hiện;
e) Pháp nhân tham gia hợp đồng góp vốn bị chấm dứt hoạt động mà hợp đồng góp vốn phải do pháp nhân đó thực hiện.
4. Việc xử lý quyền sử dụng đất khi chấm dứt việc góp vốn được quy định như sau:
a) Trường hợp hết thời hạn góp vốn hoặc do thỏa thuận của các bên về chấm dứt việc góp vốn thì bên góp vốn quyền sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đất đó trong thời hạn còn lại.
Trường hợp thời hạn sử dụng đất đã hết hoặc bên góp vốn quyền sử dụng đất không còn nhu cầu tiếp tục sử dụng thì Nhà nước cho bên nhận góp vốn tiếp tục thuê đất nếu có nhu cầu;
b) Trường hợp chấm dứt việc góp vốn theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền do vi phạm pháp luật về đất đai thì Nhà nước thu hồi đất đó;
c) Trường hợp bên nhận góp vốn hoặc bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tổ chức bị phá sản thì quyền sử dụng đất đã góp vốn được xử lý theo quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án nhân dân.
Người nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quyết định của Tòa án nhân dân thì được tiếp tục sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định trong thời hạn sử dụng đất còn lại và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trường hợp không có người nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì Nhà nước thu hồi đất và tài sản đó;
d) Trường hợp cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn chết thì quyền sử dụng đất đã góp vốn được để thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự;
đ) Trường hợp cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn bị tuyên bố là đã chết, đã chết hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự;
e) Trường hợp doanh nghiệp liên doanh giải thể hoặc bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tổ chức giải thể thì quyền sử dụng đất đã góp vốn được xử lý theo thỏa thuận giữa các bên phù hợp với quy định của Luật Đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo quy định này, sẽ có lợi đối với người góp vốn. Vì trên thực tế giá trị quyền sử dụng đất thường tăng theo hàng năm. Do vậy, ngoài việc sử dụng quyền sử dụng đất vào việc kinh doanh có thể gia tăng giá trị theo thời gian.

Thuế khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Lệ phí trước bạ: Miễn lệ phí trước bạ do góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Thuế thu nhập cá nhân: Trên thực tế, nhiều người cho rằng việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất được miễn thuế TNCN do không phát sinh thu nhập? Tuy nhiên, theo quy định tại điều 2, điều 12, điều 26 nghị định 111/2013/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
đ) Thu nhập khi góp vốn bằng bất động sản để thành lập doanh nghiệp hoặc tăng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
2. Thuế suất
Thuế suất đối với chuyển nhượng bất động sản là 2% trên giá chuyển nhượng hoặc giá cho thuê lại.
Điều 26. Khai thuế, quyết toán thuế
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân và cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân thực hiện khai thuế và quyết toán thuế theo hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ tại văn bản hướng dẫn về quản lý thuế. Nguyên tắc khai thuế đối với một số trường hợp cụ thể:
10. Khai thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng bất động sản trong trường hợp góp vốn bằng phần vốn góp, góp vốn bằng chứng khoán, góp vốn bằng bất động sản.
Cá nhân góp vốn bằng phần vốn góp, bằng chứng khoán, bằng bất động sản chưa phải khai và nộp thuế từ chuyển nhượng khi góp vốnKhi chuyển nhượng vốn, rút vốn, giải thể doanh nghiệp cá nhân khai và nộp thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản khi góp vốn và thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản khi chuyển nhượng.

Do vậy, việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất vẫn phải chịu thuế TNCN là 2%. Chỉ khác về thời gian khai và nộp thuế so với thông thường là ngay sau khi chuyển nhượng. Tuy nhiên, với việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì không cần khai và nộp thuế ngay. Chỉ sau khi xảy ra một tỏng các hành vi như chuyển nhượng vốn, rút vốn, giải thể doanh nghiệp thì mới phải thực hiện nghĩa vụ này.

Thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Bước 1: Định giá quyền sử dụng đất
Việc định giá có thể do cổ đông, thành viên công ty định giá và chịu trách nhiệm liên đới hoặc thuê các công ty định giá chuyên nghiệp thực hiện

Bước 2: Ký hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và thực hiện công chứng tại văn phòng công chứng
Các bên ký hợp đồng góp vốn (ghi rõ thời hạn góp vốn bằng quyền sử dụng đất) và thực hiện thủ tục công chứng tại văn phòng công chứng.

Bước 3: Tuỳ vào nội dung góp vốn mà thực hiện đăng ký doanh nghiệp trước hoặc sang tên quyền sử dụng đất trước
– Nếu công ty thành lập mới thông thường thời hạn góp vốn là 90 ngày kể từ khi thành lập => Thực hiện thủ tục thành lập công ty trước
– Trường hợp góp vốn (tăng vốn) bằng quyền sử dụng đất thì thực hiện thủ tục sau khi góp vốn hoàn tất

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Mẫu tờ khai thuế 04/CNV-TNCN

Đây là mẫu tờ khai thuế TNCN đối với hoạt động chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng cổ phần trong công ty. Theo đó, khi có hoạt động chuyển nhượng vốn (công ty TNHH), chuyển nhượng cổ phần (công ty cổ phẩn) thì trong vòng 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng cá nhân (hoặc công ty khai thay) có nghĩa vụ khai và nộp thuế cho khoản thuế TNCN liên quan tới hoạt động chuyển nhượng vốn và chuyển nhượng cổ phần.

Mẫu tờ khai thuế thu nhập cá nhân 04/CNV-TNCN

Mẫu tờ khai thuế TNCN hiện hành là mẫu 04/CNV-TNCN theo thông tư 80/2021/TT-BTC. Khách hàng có thể xem hình dưới đây. Đây là mẫu chung áp dụng cho cả hoạt động chuyển nhượng vốn và chuyển nhượng cổ phần trong công ty. nếu tổ chức khai thay cho nhiều cá nhân thì kèm theo mẫu 04-1/CNV-TNCN

Hướng dẫn khai tờ khai 04/CNV-TNCN

– Điền ngày phát sinh nghĩa vụ thuế (nộp tờ khai ngày nào thì điền ngày đó)
– Điền chính xác mã số thuế và thông tin cá nhân chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng, tổ chức khai thay (nếu có) tổ chức phát hành chứng khoản hoặc có vốn góp
– Tính chính xác thuế phải nộp: 0,1% giá trị chuyển nhượng hoặc 20% chênh lệch tùy loại chuyển nhượng
– Nếu tổ chức khai thay cho nhiều cá nhân thì kèm theo mẫu 04-1/CNV-TNCN điền chính xác mã số thuế, thông tin của cá nhân chuyển nhượng và cá nhân nhận chuyển nhượng. Tính chính xác số thuế mà các cá nhân chuyển nhượng phải đóng

Cách làm tờ khai thuế TNCN chuyển nhượng vốn 04/CNV-TNCN

Tờ khai có thể làm và nộp theo một trong hai cách: Nộp tờ khai cứng hoặc nộp tờ khai online qua mạng.

Trường hợp 1: Nộp tờ khai bản giấy
Khách hàng chuẩn bị tờ khai kèm theo hợp đồng chuyển nhượng nộp tại bộ phận một cửa tại cơ quan thuế nơi có mã số thuế TNCN hoặc cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp.

Trường hợp 2: Nộp tờ khai online qua thuedientu.gdt.gov.vn
Khách hàng có thể khai online hoặc thực hiện trên phần mềm HTKK của tổng cục thuế. Sau đó, kết xuất tờ khai XML và nộp tại trang thuedientu.gdt.gov.vn

Hồ sơ khai thuế TNCN chuyển nhượng vốn

Khai thuế TNCN chuyển nhượng phần vốn góp
– Tờ khai mẫu 04/CNV-TNCN
– Bản sao Hợp đồng chuyển nhượng vốn
– Bản sao tài liệu xác định trị giá vốn góp theo sổ sách kế toán, trường hợp vốn góp do mua lại thì phải có hợp đồng chuyển nhượng khi mua. Bản sao các chứng từ chứng minh chi phí liên quan đến việc xác định thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn góp

Khai thuế TNCN chuyển nhượng cổ phần
– Tờ khai mẫu 04/CNV-TNCN
– Bản sao Hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán. Trong trường hợp góp vốn bằng chứng khoán thì Hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán được thay bằng bản sao Hợp đồng góp vốn

Thời hạn nộp tờ khai thuế TNCN

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng

Mức thuế TNCN chuyển nhượng vốn

1. Chuyển nhượng phần vốn góp: 20 % x (giá bán – giá mua)
2. Chuyển nhượng cổ phần: 0,1% giá trị chuyển nhượng

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Con dấu của doanh nghiệp, các cơ quan tổ chức có thời hạn sử dụng là bao lâu? Một số thông tin cho rằng con dấu có thời gian sử dụng là 5 năm đúng hay sai? Quy định về thời hạn sử dụng con dấu tại văn bản nào?

Quy định về thời hạn sử dụng con dấu

Hiện tại con dấu được quy định tại văn bản 99/2016/NĐ-CPáp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có liên quan đến việc quản lý và sử dụng con dấu. Nghị định 96/2015/NĐ-CP đối với các doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc hoạt động theo luật doanh nghiệp.

Các văn bản trên đều không có quy định về thời hạn sử dụng con dấu. Con dấu trong vòng 5 năm được quy định tại điều 14 thông tư 21/2012/TT-BCA hướng dẫn nghị định 58/2001/NĐ-CP tuy vậy nghị định 58/2001/NĐ-CP đã hết hiệu lực và thay thế bởi nghị định 99/2016/NĐ-CP

Điều 14. Thời hạn sử dụng con dấu
1. Con dấu của các cơ quan, tổ chức sử dụng trong thời hạn 05 (năm) năm kể từ ngày con dấu có giá trị sử dụng được ghi trên Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp. Hết thời hạn trên, cơ quan, tổ chức sử dụng con dấu phải đăng ký lại mẫu dấu tại cơ quan Công an nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.
2. Trong thời hạn 05 (năm) năm, con dấu của các cơ quan, tổ chức bị mòn, méo, biến dạng, hỏng, mất hoặc có thay đổi tên, trụ sở, mô hình tổ chức thì cơ quan, tổ chức có văn bản đề nghị cơ quan Công an có thẩm quyền làm thủ tục đổi, cấp lại con dấu.

Đổi con dấu, mẫu dấu khi hết hạn 5 năm sử dụng

Hiện nay về quy định quản lý con dấu có 2 loại: do cơ quan công an cấp (có đăng ký mẫu dấu) và do doanh nghiệp sử dụng (không có đăng ký mẫu dấu) do vậy với các trường hợp dấu hết hạn cũng sẽ xảy ra 2 trường hợp khác nhau:

Thời hạn sử dụng con dấu của doanh nghiệp

Đối với trường hợp dấu của doanh nghiệp do cơ quan công an cấp hết hạn 5 năm cần làm lại con dấu và sử dụng (không cần công bố, đăng ký) do theo quy định mới về con dấu doanh nghiệp thì doanh nghiệp tự quản lý con dấu.

Sau khi trả dấu xong khách hàng thực hiện thủ tục trả dấu tại cơ quan công an nơi doanh nghiệp đặt trụ sở và nhận biên bản xác nhận đã hoàn thành việc trả dấu và sử dụng con dấu đã được công bố để làm việc với đối tác và các đơn vị yêu cầu đăng ký mẫu dấu. Mẫu dấu do doanh nghiệp do doanh nghiệp tự chủ và quản lý thường không có thời hạn sử dụng con dấu mà chỉ ghi thời gian bắt đầu sử dụng.

Dấu của cơ quan, tổ chức khác

Các cơ quan tổ chức khác không hoạt động theo luật doanh nghiệp như: công ty luật, văn phòng công chứng, trường mầm non, cơ quan nhà nước…sử dụng con dấu theo nghị định 99/2016/NĐ-CP theo đó dấu vẫn do cơ quan công an quản lý và có đăng ký mẫu con dấu (bản giấy). Đối với trường hợp con dấu hết niên hạn sử dụng doanh nghiệp làm công văn xin cấp đổi mẫu con dấu (tương tự trường hợp cấp đổi do mất đăng ký mẫu dấu) gửi cơ quan công an quản lý con dấu (thường là phòng cảnh sát QLHC và TTXH công an tỉnh, thành phố – PC64) và nhận giấy giới thiệu đi khắc dấu mới tại các cơ sở khắc dấu.

Sau khi liên hệ khắc dấu, các đơn vị khắc dấu sẽ làm thủ tục khắc dấu và gửi dấu mới tới phía công an, đại diện các cơ quan tổ chức cần làm lại mẫu con dấu chỉ cần liên hệ cơ quan công an để thực hiện trả dấu và nhận lại con dấu và đăng ký mẫu dấu mới tại đây.

Như vậy, về thời hạn sử dụng con dấu tóm lại như sau: Con dấu của doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp không có thời hạn sử dụng (dùng thoải mái tới khi doanh nghiệp chủ động đổi dấu mới); con dấu của các cơ quan tổ chức khác do cơ quan công an quản lý thời hạn theo thời gian ghi trên đăng ký mẫu dấu (thường là 5 năm).

Hỏi đáp về thời hạn của con dấu

Sử dụng con dấu hết hạn có bị xử phạt không?

Nếu doanh nghiệp sử dụng con dấu hết hạn thì không bị phạt. Tuy nhiên nếu tổ chức sử dụng con dấu (do công an quản lý) hết hạn thì sẽ bị phạt

Mức phạt khi sử dụng con dấu hết hạn

– Theo điểm d, Khoản 3 Điều 13 Nghị định 144/2021/NĐ-CP tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng con dấu hết giá trị sử dụng
– Theo điểm b, khoản 2, điều 13 nghị định 144/2021/NĐ-CP mức xử phạt đối với hành vi không đăng ký lại mẫu con dấu 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

Con dấu của doanh nghiệp có cần đổi lại sau 5 năm sử dụng không?

Hiện tại, dấu của doanh nghiệp không có thời hạn nên không cần đổi lại sau 5 năm sử dụng. Các trường hợp dùng dấu công an sẽ làm dấu mới và trả dấu cũ cho công an. Theo quy định hiện hành con dấu của doanh nghiệp sẽ không cần thông báo hay đăng ký với các cơ quan chức năng

Mẫu công văn đổi lại con dấu hết hạn

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN …
———-
Số: 01/2022/CV-ABC
(V/v: Đổi lại con dấu)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———-
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2022

Kính gửi: Phòng cảnh sát QLHC về TTXH – Công an thành phố Hà Nội

Tên đơn vị: VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN …
Giấy phép thành lập văn phòng đại diện số: …
Trụ sở: …
Người đứng đầu Văn phòng đại diện: Ông

Chúng tôi xin trình bày với Quý cơ quan một việc như sau: VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN … thành lập ngày 08/04/2016 (gia hạn lần 1 ngày 31/03/2021) đã được Phòng cảnh sát QLHC về TTXH – Công an thành phố Hà Nội cấp con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu số …/ĐKMD-PC64 ngày 12/04/2016. Mẫu con dấu của VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN …. có giá trị sử dụng tới 07/04/2021 và hiện tại đã hết hạn.

Lý do chưa đổi lại con dấu: Do mẫu dấu được bảo quản tại két sắt của văn phòng và ảnh hưởng của dịch bệnh Covid kéo dài nên chưa thể thực hiện đổi lại con dấu mới.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN …, bằng văn bản này, chúng tôi đề nghị được đổi lại con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu để có thể hoạt động theo đúng quy định pháp luật.

Văn phòng đại diện cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung văn bản này. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

  NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
(Ký, đóng dấu)

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Tính mới của sáng chế được quy định tại điều 60 luật sở hữu trí tuệ 2022 như sau

Điều 60. Tính mới của sáng chế
1. Sáng chế được coi là có tính mới nếu không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên;
b) Bị bộc lộ trong đơn đăng ký sáng chế khác có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn nhưng được công bố vào hoặc sau ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế đó.
2. Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.
3. Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86, Điều 86a của Luật này hoặc người có được thông tin về sáng chế một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ người đó bộc lộ công khai với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp tại Việt Nam trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày bộc lộ.
4. Quy định tại khoản 3 Điều này cũng áp dụng đối với sáng chế được bộc lộ trong đơn đăng ký sở hữu công nghiệp hoặc văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp công bố trong trường hợp việc công bố không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc đơn do người không có quyền đăng ký nộp.

Nguyên tắc chung đánh giá tính mới
– Đánh giá sáng chế được nêu trong từng điểm yêu cầu bảo hộ
– Sáng chế được xác định trong một điểm yêu cầu bảo hộ được  đánh giá là không mới nếu tất cả các dấu hiệu kỹ thuật của nó  được bộc lộ rõ ràng hoặc hàm chứa/ngụ ý trong tình trạng kỹ  thuật của sáng chế. 
– Không kết hợp các tài liệu thuộc tình trạng kỹ thuật.

Việc đánh giá tính mới theo từng điểm trong yêu cầu bảo hộ và tất cả các dấu hiệu kỹ thuật của điểm yêu cầu bảo hộ được bộc lộ rõ ràng hoặc hàm chứa trong đối chứng.

Ví dụ:  Tài liệu đối chứng bộc lộ xe đạp nhưng không đề cập đến các bánh xe. Tuy nhiên, với hiểu biết chung thông thường, các bánh xe được hiểu là  ngụ ý trong tài liệu đối chứng này.

Lập bảng dấu hiệu kỹ thuật và so sánh

Dấu hiệu kỹ thuật Đối chứng 1 (D1) Đối chứng 2 (D2)
Điểm 1 (độc lập)
– Dấu hiệu A
– Dấu hiệu B
– Dấu hiệu C

Điểm 2 (phụ thuộc)
A+B+C (theo điểm 1)
– Dấu hiệu D
– Dấu hiệu E

Có, Hình 1, số chỉ dẫn 6
Có, trang 3, đoạn 2
Có, dòng 6 cột 1 trang 3

Có (giống theo điểm 1)
Không

Không
Có, trang 10, đoạn 6
Có, dòng 9, cột 2, trang 5

?

Một số nguyên tắc đánh giá tính mới

– Yêu cầu bảo hộ sản phẩm có dấu hiệu đề cập mục đích sử  dụng cụ thể : Dấu hiệu về mục đích sử dụng đó có ngụ ý rằng sản phẩm được yêu  cầu bảo hộ có kết cấu và/hoặc thành phần cụ thể không. 
Ví dụ 1: 
Yêu cầu bảo hộ móc dùng cho cần cẩu. 
Giải pháp đối chứng: Lưỡi câu có đặc điểm tương tự về hình dạng.

– Tài liệu đối chứng có chứa sự viện dẫn đến tài liệu khác
Ví dụ 1: 
Tài liệu đối chứng 1: thiết bị có một bộ khuếch đại 
Tài liệu đối chứng 2: thiết bị có một loa 
Yêu cầu bảo hộ: thiết bị có một bộ khuếch đại và một loa 
Ví dụ 2: 
Tài liệu đối chứng 1: thiết bị có một bộ khuếch đại 
Tài liệu đối chứng 2: thiết bị có một loa 
Tài liệu đối chứng 3: loa dùng cho thiết bị với sự viện dẫn rõ ràng tới  việc thiết bị này nằm trong tài liệu đối chứng 1. 
Yêu cầu bảo hộ: thiết bị có một bộ khuếch đại và một loa

– Dấu hiệu được thể hiện bằng các cách khác nhau
Yêu cầu bảo hộ: Lõi của rôto trong động cơ được làm bằng hợp kim có từ  tính vĩnh cửu gồm Nd-Fe-B có cấu trúc tinh thể tứ diện và thành phần  chính là hợp chất Nd2Fe14B. 
Tài liệu đối chứng: Lõi của rôto trong động cơ được làm bằng hợp kim có  từ tính Nd-Fe-B. Người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực tương ứng đều biết rằng “hợp  kim có từ tính Nd-Fe-B” là hợp kim có từ tính vĩnh cửu và có thành phần  chính là hợp chất Nd2Fe14B có cấu trúc tinh thể tứ diện.

– Dấu hiệu cụ thể và dấu hiệu tổng quát 
Ví dụ:  
Yêu cầu bảo hộ: Sản phẩm làm bằng kim loại. 
Tài liệu đối chứng: Sản phẩm tương tự làm bằng đồng.

– Sự thay thế trực tiếp bằng phương án thông thường
Ví dụ:  
Yêu cầu bảo hộ: Sản phẩm có chi tiết A và chi tiết B được liên kết với nhau  bằng đinh vít. 
Tài liệu đối chứng: Sản phẩm tương tự trong đó chi tiết A và chi tiết B  được liên kết với nhau bằng bu lông.

– Trị số và khoảng trị số: Các trị số hoặc khoảng trị số được bộc lộ trong giải pháp đối chứng  nằm hoàn toàn trong khoảng trị số của sáng chế: 
Ví dụ 1: 
YCBH: Hợp kim nhớ hình dạng trên cơ sở đồng, bao gồm (theo khối  lượng) kẽm từ 10% đến 35%, nhôm từ 2% đến 8%, còn lại là đồng. 
Giải pháp đối chứng: Hợp kim nhớ hình dạng trên cơ sở đồng, bao  gồm (theo khối lượng) 20% kẽm, 5% nhôm. 
Ví dụ 2: 
YCBH: Điện trở chứa các hạt cacbon có cỡ hạt từ 30 đến 60 µm.  
Giải pháp đối chứng: Điện trở tương tự với các hạt cacbon có cỡ hạt từ  40 đến 50 µm.

– Khoảng trị số được bộc lộ trong giải pháp đối chứng và khoảng trị số  của sáng chế đang được thẩm định trùng nhau một phần, hoặc ít nhất  có chung một trị số biên: 
Ví dụ 
YCBH: Điện trở chứa các hạt cacbon có cỡ hạt từ 30 đến 60 µm.  Giải pháp đối chứng 1: Điện trở tương tự với các hạt cacbon có cỡ hạt  từ 40 đến 70 µm. 
Giải pháp đối chứng 2: Điện trở tương tự với các hạt cacbon có cỡ hạt  từ 60 đến 80 µm. 
Yêu cầu bảo hộ sản phẩm bao gồm các dấu hiệu của quy trình sản xuất – Quy trình có đưa đến sự khác biệt về kết cấu và/hoặc thành phần  không. 
Ví dụ 1: 
YCBH: Con cá bằng gỗ được sản xuất bằng máy. 
Giải pháp đối chứng: Con cá bằng gỗ được làm thủ công. 
Ví dụ 2: 
YCBH: Cốc thuỷ tinh được tạo ra bởi quy trình X (bao gồm bước: ủ ở  một nhiệt độ xác định tăng khả năng chống nứt vỡ). 
Giải pháp đối chứng: Quy trình Z để sản xuất cốc và cốc thủy tinh thông thường.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Mẫu bản kê khai nhân sự là gì?

Khi thực hiện hồ sơ công bố điều kiện mua bán trang thiết bị y tế loại B, C, D thì việc kê khai nhân sự là điều bắt buộc. Trong đó điều kiện về nhân sự cần có ít nhất 01 nhân viên kỹ thuật có trình độ cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật, chuyên ngành y, dược, hóa học, sinh học hoặc cao đẳng kỹ thuật trang thiết bị y tế trở lên hoặc có trình độ cao đẳng trở lên mà chuyên ngành được đào tạo phù hợp với loại trang thiết bị y tế mà cơ sở mua bán

Mẫu bản kê khai nhân sự

Hiện tại, bản kê khai nhân sự thực hiện theo mẫu tại phụ lục II theo Thông tư số 19/2021/TT-BYT khách hàng có thể tham khảo biểu mẫu dưới đây.

Hướng dẫn khai bản kê khai nhân sự

Bản kê khai nhân sự cần được khai đầy đủ thông tin trong đó nêu rõ các thông tin của người phụ trách hoạt động mua bán trang thiết bị y tế và được xác nhận bởi đại diện hợp pháp của cơ sở.

Điều kiện mua bán trang thiết bị y tế

Để mua bán trang thiết bị y tế loại BCD cần đáp ứng 3 điều kiện
– Điều kiện vền người phụ trách hoạt động mua bán
– Điều kiện về kho bảo quản
– Điều kiện về phương tiện vận chuyển

Dịch vụ soạn thảo hồ sơ mua bán trang thiết bị y tế

Trường hợp khách hàng gặp khó khăn trong việc thực hiện biểu mẫu kê khai nhân sự của cơ sở mua bán trang thiết bị y tế vui lòng liên hệ LVNLAW để được hỗ trợ,

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Công ty thay đổi địa chỉ có cần cập nhật thông tin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không? Việc cập nhật thông tin sổ đỏ do thay đổi địa chỉ công ty được thực hiện như thế nào?

Quy định về việc cập nhật thông tin địa chỉ công ty trên giấy tờ về đất đai

Theo quy định tại thông tư 23/2014/TT-BTNMT (sửa đổi bởi thông tư 33/2017/TT-BTNMT) quy định như sau:

Điều 5. Thể hiện thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại trang 1 của Giấy chứng nhận
1. Ghi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận theo quy định sau:
đ) Tổ chức trong nước thì ghi tên tổ chức; tên giấy tờ, số và ngày ký, cơ quan ký giấy tờ pháp nhân (là giấy tờ về việc thành lập, công nhận tổ chức hoặc giấy chứng nhận hoặc giấy phép, về đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật); địa chỉ trụ sở chính của tổ chức;
Điều 17. Các trường hợp xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp khi đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất
1. Các trường hợp xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp để trao cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất bao gồm:
g) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên; xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp theo nhu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp đồng thời với thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất;

Theo quy định trên thì khi chủ sở hữu quyền sử dụng đất là công ty (pháp nhân) khi có thay đổi thông tin về địa chỉ thì sẽ xác nhận thông tin thay đổi vào giấy chứng nhận đã cấp khi đăng ký biến động đất đai

Hồ sơ để cập nhật thông tin địa chỉ công ty trên sổ đỏ

Theo quy định tại khoản 16 điều 9 thông tư 24/2014/TT-BTNMT (sửa đổi bởi thông tư 09/2021/TT-BTNMT) quy định hồ sơ thay đổi thông tin sổ đỏ gồm:

Điều 9. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất
16. Hồ sơ nộp khi xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp theo nhu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, gồm có:
a) Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;
b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
c) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân mới hoặc Giấy chứng minh quân đội mới hoặc thẻ Căn cước công dân mới hoặc sổ hộ khẩu, giấy tờ khác chứng minh thay đổi nhân thân đối với trường hợp thay đổi thông tin về nhân thân của người có tên trên Giấy chứng nhận;
d) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc công nhận việc thay đổi thông tin pháp nhân đối với trường hợp thay đổi thông tin về pháp nhân của tổ chức đã ghi trên Giấy chứng nhận.

Cơ quan tiếp nhận:
– Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
– Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện (nếu địa phương chưa có Văn phòng đăng ký đất đai).
– Với địa phương đã tổ chức Bộ phận một cửa thì nộp tại Bộ phận một cửa.

Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Chuyển nhượng vốn là gì?

Chuyển nhượng vốn là việc chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty TNHH hoặc chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần (chuyển nhượng chứng khoán).

Nộp tiền thuế TNCN khi chuyển nhượng vốn như thế nào?

Sau khi thực hiện khai thuế TNCN do chuyển nhượng vốn cá nhân (tổ chức khai thay) có nghĩa vụ nộp thuế TNCN (nếu có phát sinh). Tuy nhiên, việc nộp thuế có vài vấn đề mà không phải ai cũng biết, hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để có thêm thông tin bổ ích.

Mã chương, tiểu mục nộp thuế TNCN chuyển nhượng vốn

Chuyển nhượng phần vốn góp
Nội dung khoản nộp: Thuế thu nhập từ chuyển nhượng vốn (không gồm chuyển nhượng chứng khoán)
Mã chương: 757 (với công ty tại CCT); 557 (với công ty tại Cục thuế)
Mã tiểu mục: 1005 (Thuế thu nhập từ chuyển nhượng vốn (không gồm chuyển nhượng chứng khoán) theo thông tư 324/2016/TT-BTC)

Chuyển nhượng cổ phần
Nội dung khoản nộp: Thuế TNCN từ chuyển nhượng chứng khoán
Mã chương: 757 (với công ty tại CCT); 557 (với công ty tại Cục thuế)
Mã tiểu mục: 1015 (Thuế TNCN từ chuyển nhượng chứng khoán theo thông tư 324/2016/TT-BTC)

Cách viết giấy nộp tiền

Phần thông tin người nộp thuế: Điền tên cá nhân phát sinh thuế
Mã số thuế: Mã số thuế cá nhân phát sinh thuế
Cơ quan quản lý thu: CCT hoặc cục thuế nơi công ty đặt trụ sở

Lưu ý: Theo quy định tại điểm d) khoản 5 điều 26 thông tư 111/2013/TT-BTC quy định

Điều 26. Khai thuế, quyết toán thuế
5. Khai thuế đối với cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán

d) Doanh nghiệp thực hiện thủ tục thay đổi danh sách cổ đông trong trường hợp chuyển nhượng chứng khoán mà không có chứng từ chứng minh cá nhân chuyển nhượng chứng khoán đã hoàn thành nghĩa vụ thuế thì doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng chứng khoán có trách nhiệm khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân.
Trường hợp doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng chứng khoán khai thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp thực hiện khai thay hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân. Doanh nghiệp khai thay ghi thêm “Khai thay” vào phần trước cụm từ “Người nộp thuế hoặc Đại diện hợp pháp của người nộp thuế” đồng thời người khai ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của doanh nghiệp. Trên hồ sơ tính thuế, chứng từ thu thuế vẫn phải thể hiện đúng người nộp thuế là cá nhân chuyển nhượng chứng khoán.

Theo quy định trên, việc thực hiện nộp tiền thuế TNCN thì trên chứng từ nộp tiền ghi nhận thông tin cá nhân chuyển nhượng. Tuy nhiên, thực tế khi nộp tờ khai thuế TNCN chuyển nhượng cổ phần qua hệ thống thông tin của cơ quan thuế lại ghi nhận thông tin nộp thuế là của doanh nghiệp (ví dụ như hình)

Tuy nhiên, qua trao đổi với một số cán bộ thuế, thông tin như sau:

Cần lưu ý, thông tin trao đổi với cán bộ thuế không có giá trị pháp lý. Việc ghi nhận thông tin thuế TNCN cho doanh nghiệp là do lỗi của cơ quan thuế. Do vậy, khách hàng cần nhắc khi thực hiện nộp tờ khai thuế đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp và đảm bảo đúng quy định pháp luật.

Trường hợp nếu có xử phạt sẽ dựa trên căn cứu pháp lý của luật và thông tư, không dựa vào thông tin hệ thống do cơ quan thuế cung cấp (nếu trái quy định pháp luật).

Đối với trường hợp nộp tiền thuế theo MST công ty có thể nộp trực tiếp tại trang thuedientu.gdt.gov.vn

Trường hợp nộp tiền cho cá nhân phát sinh thu nhập không thể nộp online. Khách hàng nộp trực tiếp tại ngân hàng thương mại. (Ngân hàng bất kỳ)

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Để đăng ký một đơn kiểu dáng công nghiệp ngoài các điều kiện chính về tính mới, tính sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp thì còn tính thống nhất của đơn.

Tính thống nhất là gì?

Theo khoản 3 điều 101 luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2022) quy định

Điều 101. Yêu cầu về tính thống nhất của đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
3. Mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp một Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp cho nhiều kiểu dáng công nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Các kiểu dáng công nghiệp của một bộ sản phẩm gồm nhiều sản phẩm thể hiện ý tưởng sáng tạo chung duy nhất, được sử dụng cùng nhau hoặc để thực hiện chung một mục đích;
b) Một kiểu dáng công nghiệp kèm theo một hoặc nhiều phương án là biến thể của kiểu dáng công nghiệp đó, theo ý tưởng sáng tạo chung duy nhất, không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp đó.

Theo đó, tính thống nhất được hiểu như sau:
– Đơn bao gồm một kiểu dáng công nghiệp của một sản phẩm
– Đơn bao gồm nhiều phương án khác nhau của một kiểu dáng công nghiệp
– Đơn bao gồm các kiểu dáng công nghiệp của một bộ sản phẩm

Tại điều 47 quy chế đánh giá KDCN 2022 quy định

Điều 47. Đánh giá tính thống nhất của đơn
1. Tính thống nhất của đơn có nhiều phương án hoặc đơn nộp cho bộ sản phẩm bị coi là không đáp ứng nếu kết quả phân tích bản chất của các kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn ở khoản 2 Điều 31 Quy chế và kết quả so sánh, đánh giá các kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn với nhau theo các nguyên tắc nêu tại các khoản từ 2 đến 6 Điều 42 Quy chế cho phép xác định rằng:
a) Kiếu dáng công nghiệp theo các phương án nêu trong đơn không áp dụng cho cùng một loại hình sản phẩm hoặc áp dụng cho cùng một loại hình sản phẩm nhưng không có cùng một tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản. Trong trường hợp này, kiểu dáng công nghiệp theo các phương án đó được xác định là khác biệt đáng kể với nhau; hoặc
b) Các sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp trong đơn không phải là bộ sản phẩm vì thuộc các trường hợp nêu tại khoản 2 Điều này. Trong những trường hợp nêu trên, đơn không đáp ứng điều kiện bảo hộ. Việc xử lý đơn được thực hiện theo khoản 6 Điều 48 Quy chế.
2. Các trường hợp sau đây không phải là bộ sản phẩm:
a) Các sản phẩm không được sử dụng cùng nhau hoặc để thực hiện chung một mục đích;
b) Kiểu dáng công nghiệp của các sản phẩm không bao hàm một ý tưởng sáng tạo chung duy nhất, nghĩa là không bao gồm ít nhất một đặc điểm tạo dáng cơ bản được xác định là mới, áp dụng chung cho các sản phẩm này;
c) Các bộ phận của cùng một sản phẩm phức hợp. Bộ sản phẩm cần được hiểu là tập hợp của các sản phấm hoàn chỉnh có mục đích sử dụng riêng rẽ, độc lập với nhau và việc sử dụng cùng nhau là bổ trợ cho nhau chứ không phải là bắt buộc phải sử dụng cùng nhau mới thực hiện được mục đích chung. Như vậy, mặc dù các bộ phận của cùng một sản phẩm phức hợp được sử dụng cùng nhau trên sản phấm phức hợp đó nhưng chúng không phải là một bộ sản phẩm vì chúng bắt buộc phải lắp ráp thành sản phẩm phức hợp mới sử đụng được. Ví dụ, các bộ phận, linh kiện của một chiếc xe máy không thể nộp trong cùng một đơn dưới dạng bộ sản phẩm;
d) Các phương án của cùng một kiểu dáng công nghiệp không phải là bộ sản phẩm. Bộ sản phẩm được hiểu là bao gồm nhiều sản phẩm có các kiểu dáng công nghiệp khác nhau, trong khi đó các phương án không khác biệt đáng kể với nhau chỉ được coi là kiểu dáng công nghiệp của một sản phẩm. Ví dụ, tai nghe bên trái và tai nghe bên phải chỉ khác biệt do tính đối xứng thì không được coi là một bộ sản phẩm.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Trong bài viết này LVNLAW sẽ hướng dẫn khách hàng các vấn đề liên quan tới mã HS code

HS code là gì?

HS Code (viết tắt của Harmonized Commodity Description and Coding System có nghĩa là hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa) được sử dụng trong hoạt động xuất nhập khẩu theo hệ thống phân loại hàng hóa trên toàn thế giới của Tổ chức Hải quan thế giới – WCO. Đơn giản hơn, HS Code mà mã phân loại hàng hóa xuất, nhập khẩu.HS Code giúp xác định loại hàng hóa, mức thuế, giấy tờ đi kèm (giấy phép)…cho cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp

Cấu trúc của mã HS Code

Mã HS code là tập hợp các số được đặt liền nhau (như VN áp dụng mã HS 8 số). Tuy nhiên, tại một số quốc gia khác có thể áp dụng 10 hoặc 12 số.

Để tra mã HS code chúng ta dùng biểu thuế (trong đó bao gồm thông tin hàng hóa, mã hs code, thuế thông thường, thuế ưu đãi, thuế GTGT VAT, thuế của từng mặt hàng có form C/O tương ứng, thuế bảo hộ, thuế bảo vệ môi trường,..,)

Bố cục quyển biểu thuế gồm 21 phần, chia thành 92 chương.

21 phần gồm các nội dung:
+ Động vật, thực vật, khoáng sản, plastic, cao su
+ sản phẩm đá, đồ trang sức, sản phẩm dệt,..
+ Máy móc, thiết bị điện, xe cộ phương tiện, dụng cụ,..

98 chương trong quyền biểu thuế nhập khẩu gồm:
+ 97 chương đầu phân loại hàng hóa chung
+ Chương 98 là chương phân loại hàng hóa ưu đãi riêng

Với doanh nghiệp chỉ nên tìm hiểu về 97 chương đầu trong quyển biểu thuế và chỉ có hàng hóa hữu hình mới được định danh trong biểu thuế.

Cách tra cứu mã HS code

Cách 1: Tra cứu trên website tổng cục hải quan tại đây
Cách 2: Tra cứu qua hệ thống tra cứu quốc tế tại đây

Quy tắc 1: Chú giải chương & Tên định danh
Tên các phần, chương và phân chương không có giá trị pháp lý trong việc phân loại hàng hóa ⇒ chỉ giúp chúng ta định hình loại hàng này nằm ở phần nào chương nào. Vì tên gọi của phần, chương và phân chương ko thể diễn giải hết tất cả các sản phẩm trong đó. Phải căn cứ vào chú giải và phân nhóm. Chú giải của từng chương mang yếu tố quyết định nhất đến phân loại hàng trong chương đó ⇒ điều này có giá trị xuyên suốt trong tất cả các quy tắc còn lại. Phải kiểm tra chú giải của phần, chương mà ta định áp mã sản phẩm vào.

Ví dụ: Xác định mã HS của voi làm xiếc
Bước 1: Định hình khu vực: Có thể áp vào chương 1: Động vật sống
Bước 2: Đọc chú giải khu vực đó: Theo chí giải 1.c của chương 1 là trừ “động vật thuộc chương 95.08
Bước 3: Đọc chương 95 và xem chú giải chương đó: xác định voi làm xiếc thuộc nhóm 9508 và mã HS chính xác là: 95081000

Tra mã theo tên định danh hoặc được giải thích cụ thể rõ ràng nhất trong phân nhóm.
Ví dụ: Ngựa thuần chủng để nhân giống

Trong biểu thuế có mục định danh và cụ thể là “ngựa thuần chủng để nhân giống” đồng thời chú giải chương này không có quy định khác cho sản phẩm này nên ta áp mã 01012100.

QUY TẮC 2: Sản phẩm chưa hoàn thiện & hợp chất cùng nhóm
Quy tắc 2a: Sản phẩm chưa hoàn thiện

Một mặt hàng chưa hoàn chỉnh, chưa hoàn thiện, thiếu một vài bộ phận nhưng có đặt tính và công dụng như sản phẩm hoàn thiện thì được áp mã theo sản phẩm đã hoàn thiện.

Ví dụ: Xe đạp thiếu bánh xe: vẫn được áp mã theo xe đạp

Một mặt hàng mà có các bộ phận tháo rời, các phần tháo rời đó nếu ráp vào sẽ thành 1 sản phẩm hoàn thiện thì vẫn được áp vào mã sản phẩm đã hoàn thiện.

Ví dụ: Để tiện lợi cho quá trình vận chuyển người ta tháo từng bộ phận của 1 chiếc xe ra thì vẫn được xác định mã HS theo chiếc xe.

Phôi: là những sản phẩm chưa sẵn sàng đưa ra sử dụng, có hình dán bên ngoài gần giống với với hàng hóa hoàn thiện, chỉ sử dụng vào mục đích duy nhất là hoàn thiện nó thành sản phẩm hoàn chỉnh của nó.

Ví dụ: Phôi chìa khóa khi chưa dủa các cạnh ⇒ được áp mã chìa khóa đã hoàn thiện; Chai làm bằng nhựa chưa tạo ren ở cổ chai ⇒ được áp mã như chai hoàn thiện.

Việc lấp ráp quy định là công việc đơn giản như dùng vít, bu-lông, đai ốc, hoặc ghép bằng đinh tán hoặc bằng cách hàn lại…. Không áp dụng quy tắc này với các sản phẩm cần phải gia công thêm trước khi đưa vào lấp ráp.

Những bộ phận chưa lắp ráp, thừa ra về số lượng theo yêu cầu để hoàn thiện 1 mặt hàng thì sẽ được phân loại riêng.

Quy tắc 2b: Hỗn hợp và hợp chất của các nguyên liệu hoặc các chất

Chỉ áp dụng quy tắc này sản phẩm là hỗn hợp của nguyên liệu và chất liệu. Hỗn hợp và hợp chất của nguyên liệu hoặc chất thuộc cùng 1 nhóm thì phân loại trong nhóm đó. Hỗn hợp và hợp chất của nguyên liệu hoặc chất thuộc các nhóm nhác nhau thì áp mã hỗn hợp đó theo chất cơ bản nhất của hỗn hợp.

Ví dụ: Gói cà phê hòa tan là hỗn hợp của các chất như: cà phê, sữa, đường. Vậy hỗn hợp này sẽ được áp theo mã chất cơ bản nhất là cà phê.

QUY TẮC 3: Hàng hóa thoạt nhìn nằm ở nhiều nhóm
Quy tắc 3a
Hàng hóa được mô tả ở nhiều nhóm thì nhóm nào có mô tả cụ thể nhất sẽ được ưu tiên hơn các nhóm có mô tả khái quát.

Ví dụ: Máy cạo râu và tông đơ có lắp động cơ điện được phân vào Nhóm 85.10 mà không phải trong Nhóm 84.67 (nhóm các dụng cụ cầm tay có lắp động cơ điện) hoặc vào Nhóm 85.09 (các thiết bị cơ điện gia dụng có lắp động cơ điện). Vì nhóm 85.10 đã mô tả cụ thể và chính xác nhất là: “Máy cạo râu, tông đơ cắt tóc và các dụng cụ cắt tóc, có lắp động cơ điện

Quy tắc 3b
Hàng hóa được cấu thành từ nhiều sản phẩm, mỗi sản phẩm có thể thuộc nhiều nhóm nhiều chương khác nhau ⇒ phân loại bộ sản phẩm đó vào sản phẩm mang đặt tính tính nhất của bộ đó.

Ví dụ: bộ sản phẩm chăm sóc tóc gồm: Kẹp điện cuộn tóc, lược, ghim tóc

Chúng ta cần đánh giá sản phẩm có tính chất nổi trội nhất và áp theo mã HS của sản phẩm đó. Trong bộ sản phẩm trên chúng ta thấy Kẹp điện cuộn tóc có tính năng nổi trội nhất nên sẽ lựa chọn mã HS của sản phẩm này áp vào mã HS của

Quy tắc 3c

Khi không áp dụng được Qui tắc 3(a) hoặc 3(b), hàng hóa sẽ được phân loại theo Qui tắc 3(c). Theo Qui tắc này thì hàng hóa sẽ được phân loại vào nhóm có thứ tự sau cùng trong số các nhóm cùng được xem xét để phân loại.

Ví dụ: Ta có sản phẩm sửa chữa gồm: Tô vít, Kìm, Cờ Lê

Khi tra mã HS của 3 sản phẩm này, bạn thấy Cờ Lê là sản phẩm có mã HS nằm ở thứ tự sau cùng nên sẽ lấy mã HS của sản phẩm này để áp mã HS cho bộ sản phẩm sửa chữa.

QUY TẮC 4: Phân loại theo hàng hóa giống chúng nhất

So sánh hàng hóa định phân loại với hàng hóa đã được phân loại trước đó.

Xác định giống nhau có thể dựa trên nhiều yếu tố: như mô tả, đặc điểm, tính chất, mục đích sử dụng của hàng hóa…

Hàng hóa sau khi đã so sánh sẽ được xếp trong nhóm của hàng hóa giống chúng nhất.

Ví dụ: Men dạng viên, được dùng giống như thuốc thì được áp vào mã thuốc 30.04

QUY TẮC 5: Hộp đựng, bao bì

Quy tắc 5a: Hộp, túi, bao và các loại bao bì chứa đựng tương tự

Các loại bao hộp tương tự, thích hợp hoặc có hình dạng đặc biệt để chứa hàng hóa hoặc bộ hàng hóa xác định, có thể dùng trong thời gian dài và đi kèm với sản phẩm khi bán, được phân loại cùng với những sản phẩm này.

Tuy nhiên, nguyên tắc này không được áp dụng đối với bao bì mang tính chất cơ bản nổi trội hơn so với hàng hóa mà nó chứa đựng.

Ví dụ: Bao đựng đàn làm bằng gỗ quý và mang tính nổi trội hơn đàn thì phỉa tách bao đựng đàn và đàn thành 2 mã HS code.

Quy tắc 5b: Bao bì

Quy tắc này qui định việc phân loại bao bì thường được dùng để đóng gói chứa đựng hàng hóa, được nhập cùng với hàng (như cái túi nilon, hộp carton…). Tuy nhiên, Quy tắc này không áp dụng cho bao bì bằng kim loại có thể dùng lặp lại.

Ví dụ: Không áp mã bình chứa ga bằng thép (bình có thể sử dụng lại) vào mã ga được mà phải được phân theo mã riêng. Nếu bình ga dùng một lần thì áp mã ga.

QUY TẮC 6: Giải thích cách phân loại và so sánh cho đúng.

Việc phân loại hàng hóa vào các phân nhóm của một nhóm phải phù hợp theo nội dung của từng phân nhóm, phù hợp các chú giải phân nhóm, phù hợp với chú giải của chương có liên quan.

Khi so sánh 1 sản phẩm ở các nhóm hoặc các phân nhóm khác nhau thì phải so sánh cùng cấp độ.

Ví dụ: 1 gạch so sánh với 1 gạch, 2 gạch so sánh với 2 gạch…. (gạch là gạch đầu dòng “-” trước tên hàng trong phần mô tả hàng hóa của biểu thuế)

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Công văn phúc đáp cục SHTT là gì?

Khi bạn thực hiện các thủ tục tại cục sở hữu trí tuệ (SHTT), trong nhiều trường hợp phía cục SHTT có những thông báo về việc sửa đổi đơn, từ chối đơn (chưa ra quyết định hành chính). Trường hợp này, bạn sẽ cần thực hiện việc trả lời cục bằng văn bản (thường gọi là công văn phúc đáp) trong đó nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý. Thường việc trả lời sẽ có thời hạn 2 tháng và cục SHTT sẽ căn cứ ý kiến trả lời hoặc không trả lời để ra quyết định liên quan tới đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đó.

Một số trường hợp cần viết công văn phúc đáp
– Khi nhãn hiệu bị từ chối (dạng thông báo) nhưng người nộp đơn cho rằng việc từ chối của cục SHTT là không đúng.
– Phúc đáp, trả lời lại các thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung của cục SHTT…
Vậy, việc viết công văn phúc đáp như thế nào? Trong bài viết này LVNLAW sẽ hướng dẫn các bạn làm điều đó.

Công văn phúc đáp trong quá trình thẩm định hình thức

Khi tiến hành nộp đơn sở hữu công nghiệp (SHCN), nếu trong quá trình thẩm định hình thức đơn chưa được chấp thuận sẽ có “dự định từ chối đơn“. Khi đó, người nộp đơn có thể làm công văn phúc đáp, trả lời về yêu cầu của cục. Nếu chấp thuận thì sửa đổi theo hướng dẫn, nếu không chấp thuận thì có thể làm văn bản trả lời chỉ rõ sai sót của cục SHTT.

Ví dụ:
– Đơn thiếu các tài liệu kèm theo (ủy quyền, xác nhận quyền nộp đơn, quyền ưu tiên)
– Đơn bị mờ, rách, nhòe….
– Thông tin chủ đơn chưa chính xác, chưa đầy đủ
– Mẫu nhãn chưa rõ ràng, chi tiết
– Danh mục sản phẩm chưa được phân loại chính xác theo Bảng phân loại Nice.
– Chủ đơn chưa đóng đủ phí và lệ phí.
Khi nhận được “dự định từ chối đơn” người nộp đơn có 1 tháng để trả lời hoặc sửa đổi. Nếu không, cục SHTT sẽ ra quyết định từ chối đơn.

Công văn phúc đáp trong quá trình thẩm định nội dung

Trong quá trình thẩm định nội dung nếu đơn bị từ chối thường sẽ có “thông báo kết quả XNND (từ chối)“. Do đây chưa phải quyết định từ chối cấp VBBH, do vậy người nộp đơn vẫn có thể trả lời cục SHTT. Trong nhiều trường hợp gặp thông báo từ chối và sau khi trả lời LVNLAW đã được cục chấp thuận cấp văn bằng cho chủ sở hữu. Ví dụ: đăng ký thành công nhãn hiệu “Claro”. Như vậy, cục SHTT rất tôn trọng ý kiến người nộp đơn, khi có cơ sở chúng ta có thể trả lời cục dưới dạng công văn và nêu rõ ý kiến và căn cứ nếu có.

Cách soạn thảo công văn phúc đáp cục SHTT

Bước 1: Xác định rõ loại thông báo được nhận, xem xét ý kiến của cục SHTT và lý do cục đưa ra đã hợp lý chưa. Nếu ý kiến của cục là hợp lý thì làm theo hướng dẫn của cục (có thể không cần làm công văn), nếu ý kiến của cục SHTT chưa hợp lý thì tìm cơ sở để phản bác và chuẩn bị viết văn bản trả lời.

Bước 2: Về hình thức công văn phúc đáp nêu rõ các nội dung sau:
– Số thông báo của cục SHTT về nội dung cần phúc đáp
– Số đơn, chủ đơn và các thông tin liên quan tới đơn SHCN
– Thông tin đơn vị trả lời: chủ đơn hoặc tổ chức đại diện SHCN
– Trình bãy rõ ý kiến, cơ sở pháp lý, căn cứ để trả lời cho nội dung phúc đáp trong công văn


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 20…

Kính gửi: Cục Sở hữu trí tuệ

Nhãn hiệu: …., hình
Số đơn: 4-2016-…
Nhóm hàng hóa/dịch vụ: 25
Ngày nộp đơn: 28/04/2016
Chủ đơn: ….
Địa chỉ: ….. Xã Long Châu, Huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc Ninh

Trả lời văn bản số …/SHTT-NH1 về việc kết quả thẩm định nội dung

Thưa quý Cục, tôi nhận được văn bản số /SHTT-NH1 về kết quả thẩm định nội dung của đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu số 4-2016-Theo đó, đơn đăng ký của tôi không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ và sẽ bị từ chối với: Một phần nhãn hiệu. Cụ thể là: dấu hiệu đăng ký không được bảo hộ phần chữ “” vì tương tự với Đơn quốc gia số 4-2015- ngày ưu tiên 23/11/2015.

Tôi xin trình bày một số ý kiến sau:

Tại Chương I,Mục 5. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu của Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ, điểm 39.8 quy định về việc đánh giá sự tương tự đến mức gây nhầm lẫn của dấu hiệu yêu cầu đăng ký với nhãn hiệu khác như sau:
“a) Để đánh giá dấu hiệu yêu cầu đăng ký nêu trong đơn có trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác (sau đây gọi là “nhãn hiệu đối chứng”) hay không, cần phải so sánh về cấu trúc, nội dung, cách phát âm (đối với dấu hiệu chữ), ý nghĩa và hình thức thể hiện của dấu hiệu (đối với cả dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình), đồng thời phải tiến hành so sánh hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đối chứng theo quy định tại điểm này.”

Theo văn bản của quý cục, nhãn hiệu không được bảo hộ phần chữ “” do tương tự với đơn quốc gia số 4-2015- cụ thể như sau:
– Nhãn “” nhóm sản phẩm dịch vụ 25: Quần áo da; quần áo may sẵn; thắt lưng [trang phục]; mũ; dép; giày.
– Nhãn “” nhóm sản phẩm dịch vụ 25: Quần áo bơi; mũ bơi; quần áo thể thao

Qua kiểm tra thực tế một số nhãn hiệu đã được cấp văn bằng có một số trường hợp tương tự đã được cấp văn bằng với cùng phần chữ “” và “” như sau:

Số đơn: 4-2012-
Số bằng: 4--000
Nhóm 03: Mỹ Phẩm
Số đơn: 4-2016-
Số bằng: 4--000
Nhóm 03: Chế phẩm chăm sóc da (Mỹ phẩm)…
Số đơn: 4-2014-
Số bằng: 4--000
Nhóm 03: Mỹ phẩm
Nhóm 05: Dược phẩm
Số đơn: 4-1992-
Số bằng: 4--000
Nhóm 05: Dược phẩm (Nhãn hết hạn năm 2012 chưa hết 5 năm so với đơn số 4-2014-10405)

Như vậy, trên thực tế phần chữ “” và “” theo thông báo của quý cục chưa đến mức tương tự gây nhầm lẫn theo thông báo của quý cục. Kính đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ xem xét lại hồ sơ và chấp thuận đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của tôi. Xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Tôi đang có nhu cầu muốn mua một khẩu súng hơi để thực hiện hoạt động bắn chim giải trí. Trường hợp này của tôi nếu mua súng có hợp pháp hay không?

Súng hơi là gì?

Súng hơi là loại súng sử dụng đạn chì, khi bắn sử dụng lực nén của không khí để đẩy đạn ra ngoài. Theo quy định tại luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
3. Súng săn là súng được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để săn bắn, bao gồm: súng kíp, súng hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này”

Quy định pháp luật về sử dụng súng hơi

Về việc sử dụng súng hơi theo quy định tại điều 5 luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017

Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ và công cụ hỗ trợ
1. Cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.
7. Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ hoặc chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp vũ khí, công cụ hỗ trợ; trừ trường hợp trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê vũ khí thô sơ để làm hiện vật trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.
10. Chiếm đoạt, mua bán, trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

Như vậy, theo quy định việc sử dụng, mua bán, sản xuất súng hơi thì đều vi phạm pháp luật. Hiện tại, pháp luật Việt Nam chưa cho phép cá nhân sử dụng súng hơi

Mức phạt khi sử dụng súng hơi

Theo quy định tại nghị định 144/2021/NĐ-CP mức phạt đối với việc sử dụng súng hơi từ 5 đến 10 triệu đồng

Điều 11. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
h) Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;

Việc cấp giấy phép sử dụng vũ khí chỉ áp dụng đối với đối tượng sử dụng vũ khí quân dụng theo điều 18 luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017

Điều 18. Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng
1. Đối tượng được trang bịvũ khí quân dụng bao gồm:
a) Quân đội nhân dân;
b) Dân quân tự vệ;
c) Cảnh sát biển;
d) Công an nhân dân;
đ) Cơ yếu;
e) Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
g) Kiểm lâm, Kiểm ngư;
h) An ninh hàng không;
i) Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan.

Câu hỏi thường gặp

Sử dụng súng hơi ở Việt Nam có hợp pháp?

Hiện tại, pháp luật Việt Nam chưa cho phép người dân sử dụng súng nói chung và súng hơi nói riêng. Do vậy, việc sở hữu súng hơi ở Việt Nam là bất hợp pháp

Mức phạt khi sử dụng súng hơi?

Ngoài mức phạt hành chính liên quan tới việc sử dụng súng trái phép, người sử dụng súng trái phép còn có thể bị xử lý hình sự về tội tàng trữ vũ khí. Do vậy, nên tham vấn luật sư khi có nhu cầu sử dụng súng.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Phần mềm HTKK là gì?

HTKK là phần mềm của Tổng cục thuế cung cấp miễn phí hoàn toàn miễn phí tại địa chỉ https://www.gdt.gov.vn/wps/portal/home/hotrokekhai nhằm hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân phục vụ việc khai thues điện tử và hỗ trợ mã vạch khi in. Sử dụng HTKK để nộp tờ khai thuế online giúp doanh nghiệp giải quyết đơn giản việc khai thuế, tiết kiệm thời gian.

Hướng dẫn cài đặt và sử dụng HTKK

1. Tải và cài đặt HTKK bản mới nhất

Bước 1: Truy cập link tải HTKK miễn phí của tổng cục thuế và tải bản HTKK mới nhất

Bước 2: Tải bộ cài đặt HTKK dùng winrar giải nén và cài đặt sử dụng theo hướng dẫn sau đây

2. Sử dụng HTKK

Bước 1: Mở phần mềm HTKK và nhập mã số thuế của cá nhân, tổ chức. Mã số thuế có thể tra cứu tại http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp

Bước 2: Nhập mã số thuế và thông tin của cá nhân tổ chức vào phần mềm

Bước 3: Kê khai trên phần mềm theo từng loại tờ khai, báo cáo cụ thể

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Trong thời gian gần đây LVNLAW nhận được một số yêu cầu về công bố mỹ phẩm nhưng lại có nhu cầu muốn làm thủ tục phân loại trang thiết bị y tế. Về mặt quy định hai loại sản phầm này là khác nhau, sau đây chung tôi sẽ hướng dẫn khách hàng phân biệt hai loại sản phẩm này như sau:

Mỹ phẩm là gì?

Mỹ phẩm được quản lý theo thông tư 06/2011/TT-BYT trong đó giải nghĩa như sau: Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.

Khi tiến hành nhập khẩu mỹ phẩm về Việt Nam khách hàng cần làm thủ tục công bố mỹ phẩm để được phòng quản lý mỹ phẩm thuộc cục Dược cấp số công bố mỹ phẩm sau đó mới có thể làm thủ tục nhập khẩu.

Trang thiết bị y tế là gì?

Trang thiết bị y tế hiện nay vẫn được quản lý theo thông tư 30/2015/TT-BYT và nghị định 98/2021/NĐ-CP trong đó được sử dụng với một số mục đích cụ thể gồm:

Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, vật tư cấy ghép, dụng cụ, vật liệu, thuốc thử và chất hiệu chuẩn in vitro, phần mềm (software) đáp ứng đồng thời các yêu cầu sau đây:
a) Được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau theo chỉ định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế để phục vụ cho con người nhằm một hoặc nhiều mục đích sau đây:
– Chẩn đoán, ngăn ngừa, theo dõi, điều trị và làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc bù đắp tổn thương, chấn thương;
– Kiểm tra, thay thế, điều chỉnh hoặc hỗ trợ giải phẫu và quá trình sinh lý;
– Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống;
– Kiểm soát sự thụ thai;
– Khử khuẩn trang thiết bị y tế;
– Cung cấp thông tin cho việc chẩn đoán, theo dõi, điều trị thông qua biện pháp kiểm tra các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể con người.
b) Không sử dụng cơ chế dược lý, miễn dịch hoặc chuyển hóa trong hoặc trên cơ thể người hoặc nếu có sử dụng các cơ chế này thì chỉ mang tính chất hỗ trợ để đạt mục đích quy định tại điểm a khoản này.
2. Trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro (In vitro diagnostic medical device) gồm thuốc thử, chất hiệu chuẩn, vật liệu kiểm soát, dụng cụ, máy, thiết bị hoặc hệ thống và các sản phẩm khác tham gia hoặc hỗ trợ quá trình thực hiện xét nghiệm được sử dụng riêng rẽ hoặc kết hợp theo chỉ định của chủ sở hữu để phục vụ cho việc kiểm tra các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể con người.
3. Trang thiết bị y tế đặc thù cá nhân là trang thiết bị y tế được sản xuất đặc biệt theo chỉ định của bác sỹ, có đặc điểm thiết kế riêng biệt sử dụng duy nhất cho một cá nhân cụ thể.

Đối với trang thiết bị y tế khách hàng cần làm thủ tục phân loại trang thiết bị y tế để phân ra 1 trong 4 loại A, B, C, D sau đó tùy từng trường hợp có thể làm giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế, công bố tiêu chuẩn áp dụng trang thiết bị y tế loại A, B hoặc đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế loại C, D.

Một số trường hợp khách hàng nhầm lẫn giữ mỹ phẩm, thuốc, trang thiết bị y tế nhưng do LVNLAW không cung cấp dịch vụ đăng ký thuốc nên các sản phẩm thuốc không được đề cập trong nội dung này.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Khi sử dụng các phần mềm ký số, ngoài các thông tin ký số còn có hình ảnh của chữ ký số do cá nhân, tổ chức tạo ra để làm đẹp hơn cho chữ ký. Tuy nhiên, hình ảnh chữ ký và con dấu khi chụp hoặc scan trên giấy thường có nền làm ảnh hưởng tới hình thức ảnh của chữ ký số. Trong bài viết này LVNLAW sẽ hướng dẫn cách tách nền trong suốt cho dấu và chữ ký.

Ví dụ về chữ ký và con dấu khi scan

Khi scan con dấu và chữ ký sẽ có hình thức như sau, đôi khi trong quá trình sao, chụp nền có màu đậm hơn

Ví dụ như khi dùng phần mềm ký số vSign PDF của chính phủ tại địa chỉ ca.gov.vn. Để tạo con dấu và chữ ký trong suốt thì phải làm sao?

Cách thức tạo chữ ký trong suốt để ký số

Để tạo chữ ký và dấu trong suốt, LVNLAW hướng dẫn các bạn sủ dụng phần mềm PhotoFiltre và thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tài phần mềm tại đây. Sau đó giải nén và chạy file PhotoFiltre.exe
Bước 2: Mở hình ảnh bằng PhotoFiltre sau đó chọn Transparent Color và bấm OK. Transparent Color sẽ tự động chọn tất cả các vùng có màu đồng nhất trên nền ảnh và sau đó loại bỏ nó ra khỏi bức ảnh.
Bước 3: Chọn File > Save As rồi chọn PNG (*.png) để lưu ảnh

Tạo chữ ký số đẹp với vSign PDF

Bước 1: Mở vSignpdf chọn Chức năng > Cấu hình (Ctrl + K)
Bước 2: Tại Cấu hình hệ thống > Mẫu chữ ký sau đó bấm vào hình ảnh như mũi tên rồi tải file png vừa tạo lên. File này sẽ gồm cả dấu và chữ ký của lãnh đạo đơn vị.

Như vậy là các bạn có thể tạo được một chữ ký số đẹp cho cơ quan, tổ chức của mình rồi. Đặc biệt là các cơ quan nhà nước hiện nay việc thực hiện công việc thông qua hình thức ký số hoặc các doanh nghiệp khi thực hiện dịch vụ công mức độ 4.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Mẫu danh sách nhân viên được tập huấn an toàn thực phẩm là gì?

Theo quy định về việc cấp chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm yêu cầu danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở. Theo đó, việc tập huấn hco nhân viên về an toàn thực phẩm là thủ tục bắt buộc.

Cần lưu ý hiện tại việc tập huấn không cần phải tham gia học mà chỉ cần đơn vị tự tập huấn (đối với một số trường hợp.

Nội dung danh sách nhân viên tập huấn an toàn thực phẩm

Về danh sách nhân viên tập huấn an toàn thực phẩm phải có đầy đủ thông tin cơ sở và thông tin người được tập huấn bao gồm: họ tên, năm sinh, thông tin giấy tờ pháp lý.

Mẫu danh sách nhân viên đã được tập huấn về an toàn thực phẩm

Khách hàng tham khảo mẫu dưới đây do LVNLAW cung cấp. Mẫu này áp dụng tại thành phố Hà Nội, hiện tại việc tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm không có văn bản hướng dẫn nên theo quy định chủ cơ sở tự xác nhận về việc tập huấn cho nhân viên của mình. Một số địa phương vẫn yêu cầu xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền do vậy khách hàng lưu ý khi đáp ứng điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm.


DANH
SÁCH NHÂN VIÊN ĐÃ ĐƯỢC TẬP HUẤN KIẾN THỨC VỆ SINH ATTP

Tên cơ sở: ….
Địa chỉ: …..

STT Họ và tên Năm sinh Số CMND/CCCD Ngày cấp Nơi cấp
1          
2          
3          
4          
5          
6          

Hà Nội, ngày … tháng …. năm 20…
CHỦ CƠ SỞ
(Ký,ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Dịch vụ thực hiện thủ tục an toàn thực phẩm

LVNLAW cung cấp các dịch vụ về an toàn thực phẩm với mức phí phù hợp. Khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ để được hỗ trợ.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Thẩm định nội dung là gì?

Thẩm định nội dung là một trong quá trình giải quyết hồ sơ đăng ký quyền sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp…). Theo quy định của luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2022) việc thẩm định nội dung thường diễn ra trong khoảng 6 – 9 tháng sau khi công bố đơn. Tuy vậy, thực tế có thể kéo dài từ 24 -30 tháng hoặc lâu hơn nữa.

Yêu cầu thông báo thẩm định nội dung?

Trên thực tế thời hạn thẩm định nội dung sau khi nộp đơn tại cục SHTT thường kéo dài thời gian hơn so với quy định. Nguyên nhân do số lượng đơn quá lớn mà số lượng chuyên viên có đủ trình độ thẩm định các đơn nay lại có hạn. Sau khi hết thời hạn thẩm định nội dung theo quy định của pháp luật, chủ đơn có thể viết công văn yêu cầu thẩm định nội dung (gọi vui là công văn giục cục SHTT hay công văn đề nghị ra TB SE) xử lý đơn cho nhanh.

Mẫu công văn đề nghị ra thông báo thẩm định nội dung

Có trường hợp sau khi nhận đơn cục SHTT sẽ xử lý ngay. Tuy nhiên, do số lượng đơn qua lớn cũng có trường hợp thì không được xử lý ngay. Vì vậy, các bạn có thể viết công văn theo mẫu sau:

CÔNG TY TNHH ….
———
Số:  01/20…/CV-….
V/v: Cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập  – Tự do – Hạnh phúc
———
Hà Nội, ngày … tháng … năm 20

Kính gửi: Cục Sở Hữu Trí Tuệ (386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội)

Chúng tôi xin trình bày và đề nghị với Quý Cục một việc như sau: Hiện nay Công ty chúng tôi đang tiến hành làm thủ tục xin đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá (Nhãn hiệu “………, hình”) với số đơn ……….. tại quý cục theo các quy định của luật sở hữu trí tuệ. Chúng tôi đã nộp đơn ngày 28/12/2015 và nhận được quyết định chấp nhận đơn hợp lệ số ……… ngày 27/01/2016. Theo quy định tại điều 119 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi tại khoản 15 điều 1 Luật sở hữu trí tuệ 2009) về thời hạn xử lý đơn đăng ký nhẫn hiệu thì thời hạn cấp thẩm định để cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu của chúng tôi đến nay đã hết. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa nhận được thông báo thẩm định nội dung hay quyết định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu của quý cục.

Do vậy, chúng tôi làm công văn này đề nghị quý cục, căn cứ vào quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và đơn đăng ký của chúng tôi, xem xét cấp văn bằng bảo hộ cho doanh nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý cục!

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA ĐƠN VỊ
(Ký, đóng dấu)

Sau khi cục nhận công văn sẽ có thông báo về việc nhận công văn đề nghị ra TB SE như sau:

Dịch vụ viết công văn đề nghị ra thông báo thẩm định nội dung

CÔNG TY LUẬT TNHH LVNLAW VIỆT NAM là công ty luật thành lập hợp pháp theo quy định tại luật luật sư. Trường hợp khách hàng có nhu cầu soạn thảo văn bản vui lòng liên hệ LVNLAW để được hỗ trợ

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Đóng dấu là một trong các công việc thường nhật của văn thư hoặc nhân viên hành chính trong cơ quan tổ chức. Vậy đóng dấu như thế nào cho đúng? Trong bài viết này LVNLAW sẽ hướng dẫn cách đóng dấu chính xác theo quy định.

Đóng dấu là gì?

Đóng dấu là việc xác nhận con dấu của cơ quan, tổ chức lên văn bản hành chính. Có nhiều hình thức đóng dấu khác nhau như: đóng dấu tại cuối trang văn bản, đóng dấu giáp lai…

Đóng dấu giáp lai là gì?

Đóng dấu giáp lai là việc đóng dấu xác nhận trên nhiều trang văn bản. Thay vì đóng mỗi dấu một trang thì chúng ta có thể đóng dấu tại một trang và đóng dấu lên rìa của nhiều trang để xác nhận tính thống nhất của tài liệu đó.

Cách đóng dấu chữ ký

Theo quy định tại nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư quy định việc sử dụng con dấu theo đó dấu sẽ được đóng ở bên trái của chữ ký và trùm lên 1/3 chữ ký đó.

Điều 33. Sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật
1. Sử dụng con dấu
a) Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.
b) Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
c) Các văn bản ban hành kèm theo văn bản chính hoặc phụ lục: Dấu được đóng lên trang đầu, trùm một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tiêu đề phụ lục.
d) Việc đóng dấu treo, dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.
đ) Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.
2. Sử dụng thiết bị lưu khóa bí mật
Thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức được sử dụng để ký số các văn bản điện tử do cơ quan, tổ chức ban hành và bản sao từ văn bản giấy sang văn bản điện tử.

Các hình thức đóng dấu

Một số hình thức đóng dấu có thể kể đến trong cơ quan, tổ chức có thể bao gồm:
1. Đóng dấu tròn: Dấu đóng bên trái chữ ký và chèn lên 1/3 chữ ký phía bên trái
2. Đóng dấu treo: Sử dụng cho tài liệu nội bộ. Ví trí đóng thường ở góc trên bên trái của tài liệu. Do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định. Thông thường, khi đóng dấu treo thì đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục kèm theo văn bản chính.
3. Đóng dấu giáp lai: Đóng dấu lên nhiều trang tài liệu (đóng lên phần giữa và bên phải của tài liệu). Theo quy định trên là tối đa 05 tờ
4. Đóng dấu hiệu chỉnh: Trong một số trường hợp khi tài liệu bị sai và cần chỉnh sửa. Để xác thực về việc chỉnh sửa (bằng tay) thì có thể dùng con dấu đóng lên phần chỉnh sửa để xác nhận việc này

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Lợi ích của việc ứng dụng khoa học và công nghệ?

Việt Nam là một nước từ lâu đã được biết đến là nước công nghiệp. Tuy nhiên, gần đây đã có nhũng tiến bộ vượt bậc trong việc ứng dụng và phát triển khoa học và công nghệ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh với nhiều thành tựu đáng nể và đang dần dần hiện đại hóa, công nghiệp hóa.

Các chính sách đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ hiện nay

Hiện nay, nhà nước ta có nhiều chính sách đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ, đáng chú ý có thể kể đến như sau:

Hỗ trợ đăng ký bảo hộ sáng chế 30 triệu đồng/đơn: Đây là quy định tại Thông tư 75/2021/TT-BTC do Bộ Tài chính mới ban hành hướng dẫn về quản lý tài chính thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030. Theo đó, thông tư nêu rõ về mức ngân sách nhà nước hỗ trợ trong đăng ký bảo hộ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu; đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới. Cụ thể, trường hợp đăng ký bảo hộ trong nước: Đối với đơn đăng ký bảo hộ sáng chế và đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới, mức hỗ trợ 30 triệu đồng/đơn; đối với đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu, 15 triệu đồng/văn bằng bảo hộ.

– Nhiều ưu đãi với doanh nghiệp khoa học và công nghệ: Đối với các doanh nghiệp được chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế, lãi suất ngân hàng…về đổi mới ứng dụng khoa học và công nghệ vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh theo nghị định 13/2019/NĐ-CP. Cụ thể như: miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo; miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; ưu đãi tín dụng cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và sản xuất kinh doanh; hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, thương mại hóa kết quả khoa học và công nghệ; hỗ trợ, khuyến khích ứng dụng, đổi mới công nghệ;

– Đưa ra các giải pháp phát triển thị trường khoa học và công nghệ:
1) Tập trung rà soát, tháo gỡ các khó khăn, điểm nghẽn về thể chế, cơ chế, chính sách để thị trường khoa học và công nghệ phát triển đồng bộ, hiệu quả, hiện đại và hội nhập
2) Tổ chức triển khai phát triển nguồn lực, đẩy mạnh xúc tiến thương mại đối với hoạt động khoa học và công nghệ. Đầu tư phát triển các sàn giao dịch công nghệ quốc gia tại một số thành phố lớn và khu vực kinh tế trọng điểm, kết nối liên thông với hệ thống các trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ của các tỉnh, thành phố, kết nối với các sàn giao dịch công nghệ khu vực và thế giới.
(3) Đẩy mạnh kết nối liên thông, tiến tới đồng bộ hóa thị trường khoa học và công nghệ với các thị trường hàng hóa, dịch vụ, lao động và tài chính. Đẩy mạnh hợp tác công tư, huy động vốn từ doanh nghiệp, người dân, và xã hội để phát triển thị trường khoa học và công nghệ.
(4) Tập trung xây dựng và triển khai thí điểm chính sách tạo động lực thương mại hoá, đưa nhanh kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ được tạo ra từ nguồn ngân sách nhà nước, hợp tác công – tư và đầu tư tư nhân vào sản xuất, kinh doanh, trong đó chú trọng chính sách chấp nhận rủi ro trong hoạt động khoa học và công nghệ; khuyến khích hợp tác công – tư và đầu tư tư nhân trong các dự án thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ.
(5) Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ lõi thông qua các viện nghiên cứu, trường đại học để giải mã, hấp thụ và làm chủ công nghệ, đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.
(6) Xây dựng chính sách khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, phát triển cơ sở dữ liệu lớn, chia sẻ dữ liệu, thông tin để đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái khoa học và công nghệ, khởi nghiệp một cách toàn diện và đồng bộ.

Kết luận

Một trong những giải pháp ưu tiên hàng đầu được đặt ra trong Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến 2030 là sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật về khoa học và công nghệ, các luật liên quan để phù hợp với những yêu cầu đặt ra trong tình hình mới. Vì vậy, việc nhìn lại quá trình thực thi các chính sách KH&CN, đồng thời phân tích chúng trong bối cảnh và yêu cầu mới để có những điều chỉnh kịp thời, nhanh chóng có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Xuất bản phẩm là gì?

Xuất bản phẩm là những tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan tổ chức được cấp phép xuất bản. Cụ thể tại luật xuất bản 2012 giải nghĩa như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
4. Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức sau đây:
a) Sách in;
b) Sách chữ nổi;
c) Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp;
d) Các loại lịch;
đ) Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách.

Hiểu đơn giản, xuất bản phầm là các tài liệu mang kiến thức, thông tin về các lĩnh vực trong cuộc sống và được quản lý riêng theo pháp luật về xuất bản. Theo đó, kinh doanh xuất bản phẩm là kinh doanh cách sản phẩm nói trên.

Xuất bản phẩm không kinh doanh là gì?

Xuất bản phẩm không kinh doanh là xuất bản phẩm được sử dụng không nhằm mục đích kinh doanh cụ thể như: sử dụng nội bộ; quà tặng, quà biếu; hoặc các mục đích khác mà cụ thể là không kinh doanh.

Kinh doanh xuất bản phẩm kinh doanh là gì?

Kinh doanh xuất bản phẩm là hoạt động mua bán, trao đổi xuất bản phẩm nhằm mục đích sinh lợi. Việc định nghĩa mục đích sử dụng xuất bản phẩm phục vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất bản.

Nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh

Đối với việc nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh từ nước ngoài, trước khi thực hiện thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp phải xin giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu xuât bản phẩm không kinh doanh gồm:
– Đơn đề nghị cấp phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh trong đó nêu rõ thông tin đơn vị nhập khẩu, số lượng, nội dung chính  của xuất bản phẩm, cửa khẩu nhập (Mẫu số 30 thông tư 01/2020/TT-BTTTT)
– Danh mục xuất bản phẩm không kinh doanh dự định nhập khẩu (3 bản) ghi rõ tên tiếng việt, tên tiếng nước ngoài, và nội dung tóm tắt
– Bản sao đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập, giấy chứng nhận đầu tư

Trong vòng 15 ngày, nếu hồ sơ được phê duyệt sẽ ra kết quản là giấy phép nhập khẩu. Nếu không sẽ có giấy phép nhập 1 bản để thẩm định trước khi phê duyệt.

Nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh

Đối với việc nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh cần đáp ứng 2 điều kiện
– Do cơ sở kinh doanh xuất bản phẩm thực hiện
– Xuất bản phẩm được thẩm định trước khi nhập khẩu

Theo đó, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải có đội ngũ thẩm định có năng lực và người đứng đầu phải có bằng cấp chuyên môn liên quan tới xuất bản phẩm.

Ngành học về xuất bản phẩm

Ngành kinh doanh xuất bản phẩm là gì?

Kinh doanh Xuất bản phẩm là ngành đào tạo nhân lực trình độ đại học có kiến thức cơ bản về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật liên quan đến hoạt động xuất bản; Có kiến thức chuyên môn và kỹ năng tổ chức kinh doanh xuất bản phẩm. Có đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm đối với sự nghiệp xuất bản và xã hội.

Việc làm sau khi tốt nghiệp ngành kinh doanh xuất bản phẩm?

– Làm việc trong hệ thống các nhà xuất bản, các đơn vị phát hành sách nhà nước và các đơn vị phát hành sách tư nhân từ Trung ương đến địa phương;
– Nhân viên kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm;
– Chuyên viên  trong các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản: Cục Xuất bản; Vụ Báo chí- Xuất bản của Ban Tuyên Giáo trung ương; Phòng quản lý Báo chí- Xuất bản của Bộ Thông tin- Truyền thông, Sở Thông tin- Truyền thông; Thanh tra Báo chí – Xuất bản của Bộ và các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố;
– Nhân viên tại các cơ quan nhà nước khác như
– Giáo viên, giảng viên giảng dạy các vấn đề liên quan đến Xuất bản- Báo chí truyền thông, kinh doanh thưong mại tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
– Các công ty quảng cáo, PR, tổ chức sự kiện
– Công ty Phát hành báo chí trung ương…

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Tính mới của kiểu dáng công nghiệp

Tính mới của kiểu dáng công nghiệp được quy định tại điều 65 luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2022) như sau:

Điều 65. Tính mới của kiểu dáng công nghiệp
1. Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.
2. Hai kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó.
3. Kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó.
4. Kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:
a) Kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86, Điều 86a của Luật này;
b) Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86, Điều 86a của Luật này công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
c) Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86, Điều 86a của Luật này trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.

Thời điểm bộc lộ thông tin:
– Là ngày xuất bản, phát hành hoặc công bố các tài liệu như Công báo, sách báo, tạp chí, v.v… có đăng thông tin về KDCN
– Là ngày thông tin về KDCN được đăng lên mạng Internet
– Là ngày sản phẩm mang KDCN bắt đầu được lưu hành trên thị trường, nghĩa là được bày bán công khai trong các cửa hàng, cửa hiệu
– Là ngày trưng bày hiện vật mang KDCN tại triển lãm, hội chợ

Hình thức bộc lộ thông tin
– Thể hiện bằng ảnh chụp/bản vẽ (trên tài liệu; internet; ấn phẩm sách, báo, tạp chí…truyền hình, băng, đĩa)
– Sử dụng trên thị trường (lưu thông trên thị trường, hội chợ, triển lãm)

Phạm vi bộc lộ
– Không giới hạn phạm vi địa lý, có thể bộc lộ ở bất cứ quốc gia nào
– Không giới hạn ngôn ngữ

Tính công khai của thông tin: Thông tin KDCN phải được bộc bộ công khai. Nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về KDCN đó thì KDCN được coi là chưa bị bộc lộ công khai.

Ngoại lệ đối với tính mới
KDCN không bị coi là mất tính mới nếu đơn đăng ký KDCN được nộp trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày công bố trong các trường hợp sau:
– KDCN bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký KDCN
– KDCN được người có quyền đăng ký công bố dưới dạng báo cáo khoa học
– KDCN được người có quyền đăng ký trưng bày tại triển lãm quốc gia, triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức

Đánh giá tính mới của kiểu dáng công nghiệp

Để đánh giá được tính mới của KDCN cần so sánh và đánh giá với từng KDCN đối chứng dựa vào các đặc điểm tạo dáng cơ bản của chúng để tìm ra những đặc điểm tạo dáng chung và khác biệt.

Xác định sản phẩm
– Sản phẩm cùng loại 
– Sản phẩm tương đương (Ví dụ: cốc và ly; xe máy và xe đạp điện)
– Sản phẩm khác loại (ví dụ: chai và bao gói, ô tô và ô tô đồ chơi)
Sản phẩm hoàn chỉnh và bộ phận được coi là hai sản phẩm khác loại

Đánh giá hình dáng bên ngoài
Mỗi KDCN bao gồm các đặc điểm tạo dáng cơ bản và không cơ bản
– Hai KDCN trùng lặp: Có cùng các đặc điểm tạo dáng cơ bản và không cơ bản – Hai KDCN không khác biệt đáng kể: Có cùng các đặc điểm tạo dáng cơ bản giống nhau 
– Hai KDCN khác biệt đáng kể: có ít nhất 1 đặc điểm tạo dáng cơ bản khác biệt đáng kể với nhau

Nguyên tắc đánh giá
1. Đánh giá một cách tổng thể 
2. Dựa trên sự so sánh các đặc điểm tạo dáng cơ bản 
3. Đánh giá thông qua cách thức thể hiện chứ không phải ý tưởng thể hiện 
4. Đánh giá thông qua hình dáng bên ngoài 
5. Phần sp thường được tập trung quan sát sẽ được đánh giá quan trọng hơn 
6. Kích thước nếu thay đổi dưới dạng đồng dạng phối cảnh không được xem là đặc điểm tạo dáng cơ bản. Các thay đổi kích thước do yc kỹ thuật, thay đổi chiều dài mà mặt cắt không thay đổi thì yếu tố kích thước được coi ít quan trọng 
7. Vật liệu chế tạo không được coi là đặc điểm tạo dáng cơ bản
8. Đối với sản phẩm mà trang trí bề mặt được coi trọng thì sự thể hiện màu sắc theo bố cục trang trí nhất định có thể coi là đặc điểm tạo dáng cơ bản
9. Hai KDCN đối xứng thì không được coi là khác biệt đáng kể

Tính khác biệt đáng kể:
– Hai KDCN không được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai KDCN đó ((Khoản 2 Điều 65 Luật SHTT)
– KDCN nêu trong đơn được coi là mới nếu có ít nhất một đặc điểm tạo dáng cơ bản không có mặt trong tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của KDCN đối chứng (Điểm 35.7.b.ii Thông tư 01/2007/TT-BKHCN)
=> Hai KDCN khác biệt đáng kể nếu có ít nhất 1 đặc điểm tạo dáng cơ bản khác biệt đáng kể với nhau

Đặc điểm tạo dáng cơ bản và không cơ bản:
– Đặc điểm tạo dáng của một kiểu dáng công nghiệp được coi là đặc điểm tạo dáng cơ bản nếu đó là đặc điểm dễ dàng nhận biết, ghi nhớ, vì vậy sự có mặt của chúng khiến người quan sát có thể phân biệt được kiểu dáng công nghiệp này với kiểu dáng công nghiệp khác khi quan sát một cách tổng thể
– Đặc điểm tạo dáng của một kiểu dáng công nghiệp được coi là đặc điểm tạo dáng không cơ bản nếu đó là đặc điểm không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ, vì vậy sự có mặt của chúng không cho phép người quan sát có thể phân biệt được kiểu dáng công nghiệp này với kiểu dáng công nghiệp khác khi quan sát một cách tổng thể

Đặc điểm tạo dáng cơ bản bao gồm Đặc điểm tạo dáng không cơ bản
– Hình dáng, đường bao ngoài
– Bố cục, tỷ lệ các phần của KDCN
– Tiết diện mặt cắt ngang
– Họa tiết
– Bố cục màu sắc
– Kích thước
– Các hình dáng thông dụng, phổ biến
– Các đặc điểm tạo dáng chiếm tỉ lệ nhỏ
– Các đặc điểm tạo dáng bên trong, không trực tiếp gây ra ấn tượng thẩm mỹ
-Các đặc điểm tạo dáng ít được tập trung quan sát
– Lặp lại họa tiết trên bề mặt
– Màu sắc
– Vật liệu chế tạo sản phẩm
– Đặc điểm quyết định bởi chức năng kỹ thuật của sản phẩm
– Dấu hiệu chỉ thực hiện chức năng thông tin, hướng dẫn về SP

Trên đây là những nội dung liên quan tới đánh giá tính mới khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp, nếu khách hàng còn bất cứ thắc mắc nào có thể liên hệ LVNLAW để được hỗ trợ.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Mẫu danh mục xuất bản phẩm không kinh doanh là gì?

Mẫu doanh mục xuất bản phẩm không kinh doanh dự định nhập khẩu là tài liệu khi thực hiện nhập khẩu xuất nhập khẩu không kinh doanh mà người xin giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh phải nộp kèm khi nộp hồ sơ.

Mẫu danh mục xuất bản phẩm không kinh doanh dự định nhập khẩu theo mẫu số 31 tại thông tư 01/2020/TT-BTTTT. Khi xin giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh cá nhân, tổ chức sẽ phải nộp kèm theo 3 bản danh mục và nhận lại 1 bản danh mục khi có kết quả.

Hướng dẫn làm mẫu danh mục xuất bản phẩm không kinh doanh dự định nhập khẩu

Khi soạn thảo mẫu danh mục xuất bản phẩm không kinh doanh dự định nhập khẩu cần lưu ý ghi chính xác các thông tin trong biểu mẫu như: Mã ISBN, tên xuất bản phẩm gốc, tên xuất bản phẩm bằng tiếng Việt, tác giả, thể loại…và thể loại của xuất bản phẩm. Ngoài ra, cần lưu ý về đơn vị có thẩm quyền cấp phép nhập khẩu xuất bản phẩm tùy theo tình hình thực tế.

Mã ISBN là gì?

Mã số ISBN (viết tắt của International Standard Book Number) là mã số tiêu chuẩn quốc tế để xác định một quyển sách. Việc sử dụng mã số ISBN theo quy định tại thông tư 05/2016/TT-BTC theo đó không phải chỉ có sách in giấy mới có mã số ISBN mà bất kì loại sách được nhà xuất bản phát hành ở dưới bất kỳ hình thức nào cũng phải có mã số ISBN trong đó có bao gồm cả sách điện tử.

Xuất bản phẩm là gì?

Xuất bản phẩm là những tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan tổ chức được cấp phép xuất bản.

Thủ tục nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh

Trước khi tiến hành nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh tổ chức, cá nhân phải thực hiện xin giấy phép nhập khẩu tại Cục xuất bản, in và phát hành hoặc Sở thông tin truyền thông (tùy trường hợp). Trong vòng 15 ngày từ khi thực hiện hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và cấp phép nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân. Hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị cấp phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh trong đó nêu rõ thông tin đơn vị nhập khẩu, số lượng, nội dung chính  của xuất bản phẩm, cửa khẩu nhập (Mẫu số 30 thông tư 01/2020/TT-BTTTT)
– Danh mục xuất bản phẩm không kinh doanh dự định nhập khẩu (3 bản) ghi rõ tên tiếng việt, tên tiếng nước ngoài, và nội dung tóm tắt
– Bản sao đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập, giấy chứng nhận đầu tư

Dịch vụ xin cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh

Đối với việc xin giấy phép nhập khẩu không kinh doanh sẽ khó khăn và mất thời gian đối với các trường hợp khách hàng chưa có kinh nghiệp. Do vậy, để thực hiện xin giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh nhanh chóng, khách hàng có thể liên hệ LVNLAW để thực hiện dịch vụ này.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Bầu dồn phiếu là gì?

Bầu dồn phiếu là một trong những phương thức biểu quyết để thông qua nghị quyết của đại hội đồng cổ đông công ty đối với trường hợp bầu thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát của công ty cổ phần theo quy định tại khoản 3 điều 148 luật doanh nghiệp 2020 cụ thể:

Điều 148. Điều kiện để nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua
3. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, việc biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát và cổ đông có quyền dồn hết hoặc một phần tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên. Người trúng cử thành viên Hội đồng quản trị hoặc Kiểm soát viên được xác định theo số phiếu bầu tính từ cao xuống thấp, bắt đầu từ ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất cho đến khi đủ số thành viên quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp có từ 02 ứng cử viên trở lên đạt cùng số phiếu bầu như nhau cho thành viên cuối cùng của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát thì sẽ tiến hành bầu lại trong số các ứng cử viên có số phiếu bầu ngang nhau hoặc lựa chọn theo tiêu chí quy định tại quy chế bầu cử hoặc Điều lệ công ty.

Theo đó, khi bầu thành viên HĐQT và BKS thì số phiếu tương ứng với số cổ phần sẽ được nhân với số thành viên được bầu tương ứng, sau đó xác định số người trúng cử theo số phiếu từ cao xuống thấp.

Số phiếu biểu quyết = tổng số cổ phần sở hữu X số thành viên được bầu

Ví dụ về bầu dồn phiếu

Nếu giả sử công ba cổ đông với tỷ lệ cổ phần là 10%, 22% và 68% và nhiệm kỳ này công ty sẽ bầu ra năm thành viên HĐQT. Nếu bầu theo cách bình thường thì quyết định của đại hội đồng cổ đông được thông qua khi có 65% phiếu biểu quyết thì đương nhiên cả 5 người trong hội đồng quản trị đều là người của cổ đông chiếm 68% cố phần công ty mà không cần các cổ đông còn lại đồng ý.

Khi áp dụng phương pháp bầu dồn phiếu thì lại khác, tổng số phiếu biểu quyết sẽ tăng lên 5 lần theo số thành viên của HĐQT. Giả sử mỗi 1% vốn điều lệ = 1 cổ phần thì số phiếu biểu quyết ở đây của 3 cổ đông sẽ là 50, 110 và 340 phiếu. Tổng số phiếu sẽ là 500 phiếu để chia cho 5 người trong HĐQT theo số phiếu từ cao xuống thấp do vậy kết quả bầu sẽ quyết liệt hơn trong trường hợp các cổ đông muốn có người của mình tham gia quản lý công ty

Với ví dụ này, cổ đông với 110 phiếu chắc chắn chọn được cho mình 1 trong 5 thành viên HĐQT bằng cách bầu dồn 110 phiếu cho 1 ứng viên họ đề cử; cổ đông 68% có 300 phiếu sẽ lựa chọn được 3 ứng viên nên người cuối cùng sẽ phụ thuộc vào quyết định của 2 cổ đông còn lại. Kết quả sẽ phù hợp hơn đối với việc bầu cử thông thường.

Trường hợp có từ 02 ứng cử viên trở lên đạt cùng số phiếu bầu như nhau cho thành viên cuối cùng của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát thì sẽ tiến hành bầu lại trong số các ứng cử viên có số phiếu bầu ngang nhau hoặc lựa chọn theo tiêu chí quy chế bầu cử hoặc Điều lệ công ty. Trường hợp này tuy ít xảy ra tuy nhiên không phải là không thể, chính vì vậy trước khi tiến hành thảo luận phương pháp bầu dồn phiếu nên thỏa thuận luôn quy chế bầu cử để rõ ràng hơn

Lưu ý: Đối với các trường hợp biểu quyết bầu hội đồng thành viên hoặc ban kiểm soát nếu điều lệ công ty không có quy định thì áp dụng phương pháp bầu dồn phiếu khi đó số phiếu biểu quyết sẽ bằng số cổ phần nhân với số thành viên được bầu. Trường hợp này sẽ có lợi hơn đối với các cổ đông có tỷ lệ cổ phần thấp nhưng muốn có vị trí trong hội đồng thành viên hoặc ban kiểm soát công ty.

Đề cử thành viên hội đồng quản trị

Theo quy định tại khoản 5 điều 115 luật doanh nghiệp 2020 quy định về việc đề cử thành viên hội đồng quản trị như sau:

Điều 115. Quyền của cổ đông phổ thông
5. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát thực hiện như sau:
a) Các cổ đông phổ thông hợp thành nhóm để đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thông báo về việc họp nhóm cho các cổ đông dự họp biết trước khi khai mạc Đại hội đồng cổ đông;
b) Căn cứ số lượng thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản này được quyền đề cử một hoặc một số người theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông làm ứng cử viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Trường hợp số ứng cử viên được cổ đông hoặc nhóm cổ đông đề cử thấp hơn số ứng cử viên mà họ được quyền đề cử theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông thì số ứng cử viên còn lại do Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các cổ đông khác đề cử.

Về đề cử thành viên HĐQT, BKS đối với các cổ đông nhỏ có thể tập hợp thành các nhóm nhỏ để đề cử thành viên HĐQT, BKS theo quy định cụ thể tại điều lệ công ty và sử dụng công cụ bầu dồn phiếu (nếu có) để đề cử người và hội đồng quản trị (điều hành) các hoạt động của công ty. Áp dụng theo ví dụ trên, với nhóm cổ đông từ 10% cổ phần phổ thống có quyền đề cử người vào HĐQT và nếu áp dụng phương pháp bầu dồn phiếu (giả sử với 5 thành viên HĐQT) sẽ được lựa chọn thành viên cuối cùng trong các thành viên được đề cử. (Tỷ lệ chắc chắn có 1 thành viên HĐQT là trên 20%)

Cần lưu ý theo quy định hiện hành, việc bầu dồn phiếu sẽ thực hiện nếu điều lệ công ty không quy định khác. Vì vậy, công ty cổ phần có thể quyết định phương thức bầu thành viên HĐQT và BKS theo phương thức khác. Theo khuyến nghị của LVNLAW công ty nên bầu lại toàn bộ các thành viên HĐQT khi có ít nhất 1 thành viên HĐQT bị miễn nhiệm, bãi nhiệm nếu áp dụng phương pháp bầu dồn phiếu hoặc bảo lưu kết quả bầu dồn phiếu với các thành viên đã được bầu để tránh trường hợp tranh chấp xảy ra khi thay đổi thành viên HĐQT, BKS.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Mẫu đơn xác nhận không nợ thuế hải quan là gì?

Mẫu đơn xác nhận không nợ thuế hải quan là mẫu đơn số 34/CVXNHT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC dùng để xác nhận không còn nghĩa vụ thuế xuất nhập khẩu. Thường được sử dụng trong hồ sơ xác nhận không nợ thuế hải quan với các trường hợp doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể hoặc các thủ tục khác.

Hướng dẫn khai đơn xác nhận không nợ thuế hải quan

Việc xác nhận không nợ thuế hải quan có thể thực hiện cho doanh nghiệp hoặc đơn vị phụ thuộc. Theo đó, khi tiến hành khai tại Mẫu số 34/CVXNHT/TXNK cần lưu ý về thông tin xin xác nhận.
– Tại mục thông tin công ty luôn điền thông tin của công ty mẹ
– Tại phần đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế có thể chọn công ty mẹ hoặc đơn vị phụ thuộc
– Ghi rõ lý do xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức

Hồ sơ xác nhận không nợ thuế hải quan

Hồ sơ xác nhận không nợ thuế hải quan theo quy định gồm:
Mẫu số 34/CVXNHT/TXNK đề nghị xác nhận không nợ thuế hải quan
– Biên bản họp, quyết định về việc giải thể công ty, chấm dứt hoạt động chi nhánh…
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế: bản chụp (có ký tên, đóng dấu của Công ty) hoặc bản sao nếu có;
– Trường hợp xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đối với Chi nhánh Công ty thì hồ sơ như nêu trên phải bao gồm của Công ty và Chi nhánh Công ty).

Thủ tục xác nhận không nợ thuế hải quan

Sau khi nộp hồ sơ như trên tại Tổng cục hải quan, doanh nghiệp nhận được giấy hẹn như hình dưới đây. Trong vòng 5 ngày làm việc (không bao gồm ngày nghỉ) doanh nghiệp sẽ nhận được kết quả xác nhận là không nợ thuế hoặc ghi rõ số thuế còn nợ.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com