Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Theo quy định trước đây doanh nghiệp, tổ chức có nghĩa vụ thông báo tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế? Theo quy định hiện hành có nhiều thay đổi. Vậy các thay đổi này như thế nào?

Thông báo tài khoản theo quy định cũ

Trước khi thực hiện thông báo tài khoản ngân hàng thì việc đầu tiên là cần đăng ký tài khoản của ngân hàng. Nhiều khách hàng thắc mắc hồ sơ cần chuẩn bị tại ngân hàng gồm những tài liệu gì? Để tránh đi lại mất thời gian LVNLAW khuyến cáo khách hàng cần chuẩn bị những tài liệu sau trước khi liên hệ ngân hàng để mở tài khoản:
– Bản sao đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập
– Mẫu dấu của tổ chức (Doanh nghiệp hiện nay không có mẫu dấu)
– Điều lệ công ty
– Quyết định bổ nhiệm kế toán, giám đốc công ty
Lưu ý: Khi tiến hành đăng ký tài khoản doanh nghiệp nên xin thêm mẫu tờ khai của ngân hàng để khai phục vụ việc đăng ký nộp thuế điện tử sau này, tránh mất thời gian đi lại

Thông báo tài khoản ngân hàng với Sở KHĐT

Theo quy định cũ, doanh nghiệp phải thông báo tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp không cần thông báo tài khoản ngân hàng với sở kế hoạch đầu tư hay cơ quan thuế (từ ngày 01/05/2021)

Thông báo tài khoản ngân hàng với thuế

Đối với các đơn vị không hoạt động theo luật doanh nghiệp (như công ty luật, văn phòng công chứng, tổ chức khác…) đăng ký mã số thuế trực tiếp tại cơ quan thuế, trước đây việc thông báo tài khoản ngân hàng sử dụng mẫu 08-MST theo thông tư 95/2016/TT-BTC. Tuy nhiên, hiện nay theo thông tư 105/2020/TT-BTC (hiệu lực từ 17/01/2021) tại biểu mẫu đăng ký thuế 01-ĐK-TCT cũng như mẫu 08-MST tại thông tư này cũng không thể hiện thông tin tài khoản ngân hàng. Do vậy, hiện nay không cần nộp thông báo tài khoản ngân hàng theo mẫu 08-MST.

Bắt buộc thông báo tài khoản ngân hàng không?

– Trước đây thì bắt buộc do nếu không đăng ký tài khoản ngân hàng với thuế các khoản thanh toán trên 20 triệu qua ngân hàng sẽ không được tính chi phí theo quy định tại Khoản 3 Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013.
– Từ 15/12/2016 tại khoản 3 điều 1 thông tư 173/2016/TT-BTC thì các tài khoản mang tên công ty đã có thể được tính chi phí do vậy không bắt cần thiết phải làm thủ tục thông báo tài khoản ngân hàng nếu muốn tính chi phí.

3. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán).

Hiện nay, đối với doanh nghiệp thông tin tài khoản ngân hàng không phải thông tin đăng ký thuế. Do vậy, doanh nghiệp không có nghĩa vụ phải thông báo tài khoản ngân hàng. Các tổ chức không phải doanh nghiệp thông báo tài khoản ngân hàng trực tiếp tại cơ quan thuế.

Mức phạt khi không thông báo tài khoản ngân hàng

Trước đây, thông tin tài khoản ngân hàng thuộc phần thông tin về đăng ký thuế nên nếu không thông báo sẽ bị phạt theo điều 11 nghị định 125/2020/NĐ-CP. Tuy nhiên, hiện nay thông tin tài khoản ngân hàng không thuộc phần thông tin đăng ký thuế nên nếu không thông báo cũng sẽ không bị phạt.

Kiểm tra thông báo tài khoản ngân hàng

Trước đây, khi vẫn còn quy định về việc thông báo tài khoản ngân hàng, chúng ta có thể tra được thông tin tài khoản ngân hàng của công ty đã thông báo. Tuy nhiên, hiện nay đối với các doanh nghiệp không cần thông báo tài khoản ngân hàng. Các trường thông tin về tài khoản ngân hàng trên hệ thống đăng ký kinh doanh cũng đã bị xoá. Do vậy, không thể tra cứu tài khoản công ty tại thời điểm này. Các bạn có thể kiểm chứng theo hướng dẫn dưới đây

Bước 1: Truy cập vào địa chỉ https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn đăng nhập tài khoản đăng ký kinh doanh đã có
Bước 2: Chọn “đăng ký doanh nghiệp” tại menu rồi chọn “nộp hồ sơ bằng tài khoản đăng ký kinh doanh” => “Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp/đơn vị trực thuộc” => nhập mã số doanh nghiệp của đơn vị cần kiểm tra + số CMND của đại diện rồi chọn như thay đổi đăng ký kinh doanh hoặc thông báo tài khoản ngân hàng
Bước 3: Tại giao diện của hồ sơ chọn mục “Thông tin về thuế” trước đây sẽ hiển thị thông tin tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay sẽ không còn hiển thị thông tin này nữa.

Bỏ quy định thông báo tài khoản ngân hàng

Trước đây, theo quy định cũ doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo số tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế trong thời hạn 10 ngày (do thông tin tài khoản ngân hàng là một trong các thông tin đăng ký thuế). Việc thông báo số tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế thực hiện qua cơ quan đăng ký kinh doanh là Phòng ĐKKD – Sở KHĐT tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Tuy nhiên, theo quy định mới doanh nghiệp sẽ không cần thông báo số tài khoản ngân hàng nữa

Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế

Theo quy định tại điều 36 luật quản lý thuế 2019 (hiệu lực từ 01/07/2020) quy định về việc thay đổi thông tin đăng ký thuế với doanh nghiệp, hợp tác xã như sau:

Điều 36. Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế
1. Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh khi có thay đổi thông tin đăng ký thuế thì thực hiện thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế cùng với việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người nộp thuế thay đổi địa chỉ trụ sở dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý, người nộp thuế phải thực hiện các thủ tục về thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định của Luật này trước khi đăng ký thay đổi thông tin với cơ quan đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh.

Theo quy định này việc thay đổi thông tin đăng ký thuế sẽ thực hiện tại phòng ĐKKD – Sở KHĐT. Tuy nhiên, cần xem xét “số tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp” có nằm trong thông tin đăng ký thuế hay không?

Từ 01/05/2021 DN không cần thông báo tài khoản ngân hàng?

Như đã nêu ở trên, doanh nghiệp phải thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế cùng với thay đổi đăng ký doanh nghiệp. Vậy, trường hợp nào doanh nghiệp không cần thông báo số tài khoản ngân hàng? Cùng xét hai trường hợp sau:

Trường hợp 1: Tại thông tư 02/2019/TT-BKHĐT (biểu mẫu theo quy định cũ) thông tin “số tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp” vẫn nằm trong các trường thông tin đăng ký thuế. Mặt khác, tại thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp của thông tư này cũng có thông tin số tài khoản ngân hàng để thông báo thay đổi. Do vậy, trước ngày 01/05/2021 thì doanh nghiệp vẫn phải thông báo số tài khoản ngân hàng.

Trường hợp 2: Từ ngày 01/05/2021 thông tư 01/2021/TT-BKHĐT có hiệu lực hướng dẫn nghị định 01/2021/NĐ-CP về biểu mẫu đãng ký doanh nghiệp cụ thể:
– Bỏ thông tin tài khoản ngân hàng trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Tại phần thông tin đăng ký thuế không còn thông tin số tài khoản ngân hàng. Do vậy, “số tài khoản ngân hàng” không phải là “thông tin đăng ký thuế
– Bỏ thông tin tài khoản ngân hàng trong thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Trước đây khi thông báo số tài khoản ngân hàng thì sử dụng mẫu thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, tuy nhiên hiện nay biểu mẫu này không còn thông tin số tài khoản. Vì vậy, kể cả trường hợp doanh nghiệp muốn thông báo số tài khoản ngân hàng cũng sẽ không được xác nhận.

Từ 17/01/2021 các tổ chức không cần thông báo tài khoản ngân hàng

So sánh quy định tại thông tư 95/2016/TT-BTC và thông tư 105/2020/TT-BTC thì tại tờ khai đăng ký thuế 01-ĐK-TCT cũng không còn thông tin tài khoản ngân hàng tại tờ khai đăng ký thuế. Do vậy, các đơn vị đăng ký mã số thuế trực tiếp tại cơ quan thuế cũng không cần thông báo tài khoản ngân hàng cho cơ quan thuế (từ ngày 17/01/2020) theo thông tư 105/2020/TT-BTC

Cơ quan thuế lấy thông tin tài khoản ngân hàng bằng cách nào?

Theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 30 Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế 2019 quy định:

Điều 30. Nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
2. Ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp các thông tin về tài khoản thanh toán của người nộp thuế mở tại ngân hàng cho cơ quan quản lý thuế như sau:
a) Theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế, ngân hàng thương mại cung cấp thông tin tài khoản thanh toán của từng người nộp thuế bao gồm: tên chủ tài khoản, số hiệu tài khoản theo mã số thuế đã được cơ quan quản lý thuế cấp, ngày mở tài khoản, ngày đóng tài khoản.

Theo quy định này, trường hợp ngân hàng có nhu cầu về thông tin tài khoản doanh nghiệp sẽ trực tiếp do các ngân hàng thương mại cung cấp. Doanh nghiệp không có nghĩa vụ phải thông báo tài khoản ngân hàng cho cơ quan thuế.

Câu hỏi thường gặp

Doanh nghiệp có cần phải thông báo STK?

Theo quy định hiện nay, thông tin tài khoản ngân hàng không phải là thông tin đăng ký thuế. Do vậy, doanh nghiệp không có nghĩa vụ phải thông báo tài khoản ngân hàng. Thực tế, một số cơ quan thuế nhận mẫu 08-MST của doanh nghiệp nhưng việc thông báo là không cần thiết. Cơ quan thuế cũng không có cơ sở để xử phạt doanh nghiệp nếu không thông báo số tài khoản

Doanh nghiệp không cần thông báo STK từ khi nào?

Từ 01/05/2021 doanh nghiệp không cần thông báo số tài khoản với cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan đăng ký thuế

Doanh nghiệp nộp mẫu 08-MST tại cơ quan thuế có được không?

Do theo biểu mẫu tại thông tư 01/2021/TT-BKHĐT thông tin tài khoản ngân hàng không nằm trong thông tin đăng ký thuế. Do vậy, doanh nghiệp không cần nộp mẫu 08-MST nữa. (Một số trường hợp cơ quan thuế vẫn nhận mẫu 08-MST. Tuy nhiên, hiện này không có cơ sở pháp lý để xử phạt do vậy việc nộp mẫu 08-MST là không cần thiết)

“Thông tin về thuế” trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp?

Hiện tại trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp không tồn tại mục “tài khoản ngân hàng” tại phần “thông tin về thuế“. Theo quy định về thay đổi nội dung đăng ký thuế tại mẫu II-1 thông tư 01/2021/TT-BKHĐT không có mục tài khoản ngân hàng do vậy doanh nghiệp KHÔNG THỂ thực hiện việc thông báo tài khoản ngân hàng với Sở KHĐT như trước đây.

Bổ sung tài khoản ngân hàng bằng cách cập nhật thông tin doanh nghiệp? Một số ý kiến cho rằng có thể bổ sung tài khoản ngân hàng bằng cách cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp theo mẫu II-5 thông tư 01/2021/TT-BKHĐT như vậy có thể thực hiện được không?

Theo quy định tại điều 63 nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về việc bổ sung cập nhật thông tin như sau:
Điều 63. Cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
2. Doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện việc cập nhật, bổ sung thông tin trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Doanh nghiệp, như sau:
b) Trường hợp doanh nghiệp chỉ cập nhật, bổ sung các thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mà không làm thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và không thuộc các trường hợp thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quy định tại các điều từ Điều 56 đến Điều 60 Nghị định này thì doanh nghiệp gửi thông báo đề nghị cập nhật, bổ sung thông tin đăng ký doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Phòng Đăng ký kinh doanh bổ sung thông tin vào hồ sơ của doanh nghiệp, cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Vậy, thông tin tài khoản ngân hàng có thuộc “các thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp” hay không? Tại hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (các biểu mẫu đề nghị đăng ký các loại hình công ty) theo thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hiện tại không có thông tin số tài khoản ngân hàng. Do vậy có thể khẳng định thông tin tài khoản ngân hàng KHÔNG thuộc “các thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp” mà chỉ thuộc thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia. Mặt khác, trên hệ thống đang ghi nhận tại trường “thông tin về thuế” (trái quy định) do vậy có thể cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ sớm xoá bỏ thông tin tài khoản ngân hàng trên hệ thống đăng ký kinh doanh trong thời gian tới đây. (Hiện tại trên hệ thống đăng ký kinh doanh chỉ có thông tin tài khoản ngân hàng nhưng không có nút “thêm” để thêm tài khoản)

Việc bãi bỏ nội dung thông báo số tài khoản ngân hàng là hoàn toàn phù hợp cho doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Nếu có thắc mắc khách hàng vui lòng liên hệ LVNLAW để được hỗ trợ.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Văn bằng bảo hộ là gì?

Văn bằng bảo hộ là một trong những tài liệu xác nhận việc bảo hộ sở hữu công nghiệp của cơ quan có thẩm quyền.

Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ là gì?

Chấm dứt hiệu lực VBBH là việc làm chấm dứt (không tiếp tục) hiệu lực văn bằng bảo hộ. Văn bẳng bảo hộ hết hiệu lực từ thời điểm bị chấm dứt. Ban đầu chủ sở hữu văn bằng đã có quyền một cách hợp pháp với đối tượng bảo hộ, tuy nhiên vì một lý do nào đó theo quy định nên phải chấm dứt

Hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ là gì?

Hủy bỏ hiệu lực VBBH là việc kết thức hiệu lực văn bằng bảo hộ. Văn bằng bảo hộ sẽ kết thúc như chưa từng được bảo hộ. Do chủ sở hữu không có quyền đăng ký ngay từ đầu hoặc do đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ nhưng vì lý do nào đó mà vẫn dược cấp văn bằng

So sánh chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ

Chấm dứt hiệu lực VBBH

Cơ sở pháp lý: Điều 95 luật SHTT

Các trường hợp chấm dứt:
a) Chủ văn bằng bảo hộ không nộp phí, lệ phí để duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định;
b) Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp;
c) Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp;
d) Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;
đ) Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;
e) Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
g) Các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó;
h) Việc sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ bởi chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về bản chất, chất lượng hoặc nguồn gốc địa lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đó;
i) Nhãn hiệu được bảo hộ trở thành tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ đăng ký cho chính nhãn hiệu đó;
k) Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài không còn được bảo hộ tại nước xuất xứ.
(Căn cứ để chấm dứt không xuất phát từ hành vi trái pháp luật của các chủ thể liên quan)

Hệ quả pháp lý: Văn bằng bảo hộ vẫn có hiệu lực kể từ thời điểm được cấp văn bằng cho đến khi bị chấm dứt hiệu lực nên mọi giao dịch liên quan đến đối tượng vẫn được coi là hợp pháp.

Thời hiệu: Không quy định

Hủy bỏ hiệu lực VBBH

Cơ sở pháp lý: Điều 96 luật SHTT

Các trường hợp hủy bỏ:
a) Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu;
b) Đơn đăng ký sáng chế được nộp trái với quy định về kiểm soát an ninh đối với sáng chế quy định tại Điều 89a của Luật này;
c) Đơn đăng ký sáng chế đối với sáng chế được trực tiếp tạo ra dựa trên nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen nhưng không bộc lộ hoặc bộc lộ không chính xác về nguồn gốc của nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen có trong đơn đó.
(Căn cứ để hủy xuất phát từ hành vi trái pháp luật của người nộp đơn hoặc do lỗi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thẩm định đơn.)

Hệ quả pháp lý: Văn bằng bảo hộ bị mất hiệu lực kể từ thời điểm cấp văn bằng nên mọi giao dịch liên quan đến đối tượng đều bị coi là vô hiệu

Thời hiệu: Không quy định. Riêng với nhãn hiệu thời hiệu là 5 năm từ khi được cấp VBBH

Ví dụ về chấm dứt và hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ

Chấm dứt hiệu lực VBBH: A là chủ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu X. Tuy nhiên, khi hết thời hạn bảo hộ A không tiếp tục nộp phí gia hạn => Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ. Trường hợp này các giao dịch trước thời gian chấm dứt hiệu lực vấn được công nhận.

Hủy bỏ hiệu lực VBBH: A là chủ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu X cho sản phẩm rượu. Tuy nhiên, yếu tố chính của nhãn hiệu là mang tính chất mô tả thành phần của sản phẩm (hibiscus là hoa bụp giấm). Do vậy, B yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu X do không đáp ứng điều kiện bảo hộ theo điều 74.2.c luật sở hữu trí tuệ 2022. Trường hợp này các giao dịch trước thời điểm hủy bỏ sẽ coi như vô hiệu.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ là gì?

Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ là việc kết thúc bảo hộ với một VBBH đang được bảo hộ về sở hữu công nghiệp. Việc chấm dứt hiệu lực VBBH có hiệu lực từ thời điểm ra quyết định chấm dứt hiệu lực (trước đó vẫn có giá trị, để so sánh với hủy bỏ hiệu lực VBBH)

Thủ tục chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ

Quy định về chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ được quy định tại điều 95 luật sở hữu trí tuệ 2022 như sau:

Điều 95. Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ
1. Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt toàn bộ hoặc một phần hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Chủ văn bằng bảo hộ không nộp phí, lệ phí để duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định;
b) Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp;
c) Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp;
d) Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;
đ) Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;
e) Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
g) Các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó;
h) Việc sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ bởi chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về bản chất, chất lượng hoặc nguồn gốc địa lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đó;
i) Nhãn hiệu được bảo hộ trở thành tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ đăng ký cho chính nhãn hiệu đó;
k) Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài không còn được bảo hộ tại nước xuất xứ.
2. Trong trường hợp chủ Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích không nộp phí, lệ phí để duy trì hiệu lực trong thời hạn quy định thì khi kết thúc thời hạn đó, hiệu lực văn bằng bảo hộ tự động chấm dứt kể từ ngày bắt đầu năm hiệu lực đầu tiên mà phí, lệ phí để duy trì hiệu lực không được nộp.
Trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp không nộp phí, lệ phí để gia hạn hiệu lực trong thời hạn quy định thì khi kết thúc thời hạn đó, hiệu lực văn bằng bảo hộ tự động chấm dứt kể từ ngày bắt đầu kỳ hiệu lực tiếp theo mà phí, lệ phí để gia hạn hiệu lực không được nộp.
Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận việc chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
3. Trong trường hợp chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp xem xét, quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ.
4. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với trường hợp quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều này với điều kiện phải nộp phí, lệ phí.
5. Căn cứ kết quả xem xét đơn yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này, ý kiến của các bên liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thông báo từ chối chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc quyết định chấm dứt toàn bộ hoặc một phần hiệu lực văn bằng bảo hộ.
6. Đối với trường hợp quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều này, hiệu lực văn bằng bảo hộ bị chấm dứt kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ban hành quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ.
Đối với trường hợp quy định tại điểm k khoản 1 Điều này, hiệu lực văn bằng bảo hộ bị chấm dứt kể từ ngày chỉ dẫn địa lý không còn được bảo hộ tại nước xuất xứ.
Đối với trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ theo quy định tại khoản 3 Điều này, hiệu lực văn bằng bảo hộ bị chấm dứt kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp nhận được tuyên bố bằng văn bản của chủ văn bằng bảo hộ.
7. Quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này cũng được áp dụng đối với việc chấm dứt hiệu lực đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp.

Các bước thực hiện hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ

Bước 1: Xác định lý do chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ. Việc chấm dứt thông thường để vượt qua đối chứng khi đăng ký nhãn hiệu (thường áp dụng trường hợp 5 năm không sử dụng)
Bước 2: Thực hiện thủ tục điều tra tình hình sử dụng nhãn hiệu tại Việt Nam tại các cơ quan như:
– Trung Tâm Thông Tin Công Nghiệp Và Thương Mại (Bộ Công Thương)
– Tạp trí điều tra thị trường Bộ Tài Chính
– Bản tin thị trường giá cả Bộ Tài Chính
– Viện Kinh tế – Tài chính (Học viện Tài chính)
(Thời gian thực thiện 7 – 10 ngày làm việc)
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ để chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ gồm:
– Tờ khai yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ
– Chứng cứ (nếu có);
– Giấy ủy quyền (trường hợp nộp văn bản yêu cầu thông qua đại diện);
– Bản giải trình lý do yêu cầu (nêu rõ số văn bằng, lý do, căn cứ pháp luật, nội dung đề nghị chấm dứt, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ) và các tài liệu liên quan theo quy định tương ứng tại các điểm 7.2, 22.2 và 22.3 của Thông tư này;
– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Thời gian xử lý:
– Thông báo cho chủ văn bẳng bảo hộ: 1 tháng
– Ấn định thời gian trả lời: 2 tháng
– Ra quyết định hủy bỏ hiệu lực VBBH: 3 tháng kể từ khi kết thúc thời hạn trên (có thể gia hạn thêm tối đa 3 tháng nếu chủ VBBH có ý kiến khác).

Lệ phí:
– Lệ phí yêu cầu chấm dứt/huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ: 50.000 VNĐ/đối tượng
– Phí thẩm định hủy bỏ VBBH: 180.000 VNĐ/văn bằng
– Phí đăng bạ quyết định hủy bỏ VBBH: 120.000 VNĐ/văn bằng
– Phí công bố quyết định hủy bỏ VBBH: 120.000 VNĐ/văn bằng

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ là gì?

Văn bằng bảo hộ SHCN là một trong các tài liệu chứng minh việc được bảo hộ sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng của sở hữu trí tuệ. Theo đó, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ là việc hủy bỏ việc bảo hộ đã cấp cho văn bằng bảo hộ. Kể từ ngày hủy bỏ, văn bằng bảo hộ coi như chưa từng được bảo hộ.

Hủy bỏ hiệu lực một phần

Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp,… Nó không phải là một khối thống nhất, mà được tập hợp từ nhiều yếu tố khác nhau. Chẳng hạn như kiểu dáng công nghiệp được kết hợp từ các yếu tố như màu sắc, đường nét, hình khối, tương quan vị trí,… khi một trong các yếu tố này không còn đảm bảo điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp thì văn bằng bảo hộ sẽ bị hủy bỏ hiệu lực phần không đáp ứng đó.

Hủy bỏ hiệu lực toàn bộ

Văn bằng sẽ bị hủy bỏ hiệu lực toàn bộ khi vi phạm về mặt chủ thể và điều kiện bảo hộ. Về chủ thể, người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu; Về điều kiện bảo hộ, đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ.

Khi văn bằng bị hủy bỏ hiệu lực, đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận trên văn bằng đó không còn được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ. Muốn được tiếp tục bảo hộ thì đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp phải đáp ứng điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng cũng như chú ý đến việc người nộp đơn có thẩm quyền hay không.

Hủy bỏ hiệu lực VBBH như thế nào?

Theo điều 96 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2022) quy định như sau:

Điều 96. Hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ
1. Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu;
b) Đơn đăng ký sáng chế được nộp trái với quy định về kiểm soát an ninh đối với sáng chế quy định tại Điều 89a của Luật này;
c) Đơn đăng ký sáng chế đối với sáng chế được trực tiếp tạo ra dựa trên nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen nhưng không bộc lộ hoặc bộc lộ không chính xác về nguồn gốc của nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen có trong đơn đó.
2. Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ toàn bộ hoặc một phần hiệu lực nếu toàn bộ hoặc một phần văn bằng bảo hộ đó không đáp ứng quy định của Luật này về quyền đăng ký, điều kiện bảo hộ, sửa đổi, bổ sung đơn, bộc lộ sáng chế, nguyên tắc nộp đơn đầu tiên trong các trường hợp sau đây:
a) Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được người có quyền đăng ký chuyển nhượng quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu;
b) Đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ quy định tại Điều 8 và Chương VII của Luật này;
c) Việc sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp làm mở rộng phạm vi đối tượng đã bộc lộ hoặc nêu trong đơn hoặc làm thay đổi bản chất của đối tượng yêu cầu đăng ký nêu trong đơn;
d) Sáng chế không được bộc lộ đầy đủ và rõ ràng đến mức căn cứ vào đó người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được sáng chế đó;
đ) Sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ vượt quá phạm vi bộc lộ trong bản mô tả ban đầu của đơn đăng ký sáng chế;
e) Sáng chế không đáp ứng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên quy định tại Điều 90 của Luật này.
3. Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ toàn bộ hoặc một phần hiệu lực quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì toàn bộ hoặc một phần bị hủy bỏ của văn bằng bảo hộ đó không phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm cấp văn bằng.
4. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này với điều kiện phải nộp phí, lệ phí.
Thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ là suốt thời hạn bảo hộ, trừ trường hợp yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu vì lý do quy định tại khoản 2 Điều này thì thời hiệu là năm năm kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ hoặc từ ngày đăng ký quốc tế nhãn hiệu có hiệu lực tại Việt Nam.
5. Căn cứ kết quả xem xét đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ và ý kiến của các bên liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ.
6. Quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này cũng được áp dụng đối với việc hủy bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp.
7. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Bước 1: Xác định loại văn bằng bảo hộ và đánh giá khả năng hủy bỏ văn bằng bảo hộ theo quy định
Bước 2: Kiểm tra về thời hiệu hủy bỏ văn bằng bảo hộ. Đối với VBBH nhãn hiệu, thời hiệu yêu cầu là 5 năm sau khi cấp văn bằng.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ theo điểm 21.2 thông tư 01/2007/TT-BKHCN như sau:
– Tờ khai yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ
– Chứng cứ (nếu có);
– Giấy ủy quyền (trường hợp nộp văn bản yêu cầu thông qua đại diện);
– Bản giải trình lý do yêu cầu (nêu rõ số văn bằng, lý do, căn cứ pháp luật, nội dung đề nghị chấm dứt, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ) và các tài liệu liên quan theo quy định tương ứng tại các điểm 7.2, 22.2 và 22.3 của Thông tư này;
– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Thời gian xử lý:
– Thông báo cho chủ văn bẳng bảo hộ: 1 tháng
– Ấn định thời gian trả lời: 2 tháng
– Ra quyết định hủy bỏ hiệu lực VBBH: 3 tháng kể từ khi kết thúc thời hạn trên (có thể gia hạn thêm tối đa 3 tháng nếu chủ VBBH có ý kiến khác).

Lệ phí:
– Lệ phí yêu cầu chấm dứt/huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ: 50.000 VNĐ/đối tượng
– Phí thẩm định hủy bỏ VBBH: 180.000 VNĐ/văn bằng
– Phí đăng bạ quyết định hủy bỏ VBBH: 120.000 VNĐ/văn bằng
– Phí công bố quyết định hủy bỏ VBBH: 120.000 VNĐ/văn bằng

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Thời hạn đăng ký khai sinh

Khai sinh là một trong những quyền công dân của trẻ em khi mới sinh ra theo quy định tại điều 30 Bộ luật dân sự

Điều 30. Quyền được khai sinh, khai tử
1. Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh.
2. Cá nhân chết phải được khai tử.
3. Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.
4. Việc khai sinh, khai tử do pháp luật về hộ tịch quy địn

Tuy nhiên, theo quy định tại điều 15 luật hộ tịch 2014 quy định thời gian đăng ký khai sinh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con

Điều 15. Trách nhiệm đăng ký khai sinh
1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
2. Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.

Vậy, nếu quá thời hạn 60 ngày mà chưa thể khai sinh cho con thì sẽ bị xử lý như thế nào? Cùng theo dõi bài viết sau đây của LVNLAW

Mức phạt khi đăng ký khai sinh muộn, khai sinh quá hạn

Trước đây, tại Nghị định 110/2013/NĐ-CP trong điều 27 ghi rõ: “Cảnh cáo đối với người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em mà không thực hiện việc đăng ký đúng thời hạn quy định.

Tuy nhiên, nghị định 82/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/09/2020 đã bỏ quy định phạt CẢNH CÁO khi đăng ký khai sinh muộn. Do vậy, việc khai sinh quá 60 ngày không còn bị xử phạt. Tuy nhiên, cần lưu ý khai sinh theo đúng quy định để tránh rắc rồi trong quá trình thực hiện thủ tục. Các trường hợp xử phạt liên quan tới đăng ký khai sinh hiện nay tại điều 37 gồm:

Điều 37. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cam đoan, làm chứng sai sự thật về việc sinh;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh;
c) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy khai sinh đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.

Nhiều trường hợp cho rằng khai sinh muộn 1 năm, 2 năm, 3 năm có mức phạt khác nhau nhưng thực tế lại không phải như vậy. Đây là quan điểm sai lầm, việc đăng ký khai sinh muộn hoàn toàn không bị phạt.

Thủ tục khai sinh muộn, khai sinh quá hạn

Về hồ sơ đăng ký khai sinh, cha mẹ cần chuẩn bị theo quy định dưới đây và có thể ủy quyền cho người thân đi làm thay. Việc khai sinh thực hiện tại UBND cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ.

Giấy tờ phải xuất trình khi làm giấy khai sinh

Theo điều 2 nghị định 123/2015/NĐ-CP giấy tờ cần xuất trình gồm:
– Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh;
– Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để chứng minh thẩm quyền đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc).
Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên.

Giấy tờ phải nộp khi làm giấy khai sinh

– Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu (theo mẫu tại thông tư 04/2020/TT-BTP)
– Bản chính Giấy chứng sinh; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;
– Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì phải có biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập.
– Trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ.
– Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Trong một số trường hợp khi văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam sau một thời gian có nhu cầu thay đổi thì sẽ phải làm thủ tục điều chỉnh giấy phép văn phòng đại diện.

Các trường hợp điều chỉnh giấy phép VPĐD nước ngoài

Theo điều 15 nghị định 07/2016/NĐ-CP văn phòng đại diện phải thực hiện điều chỉnh giấy phép trong một số trường hợp sau:
– Thay đổi tên gọi hoặc địa chỉ đặt trụ sở của thương nhân nước ngoài.
– Thay đổi trưởng văn phòng đại diện nước ngoài
– Thay đổi tên gọi của văn phòng đại diện
– Thay đổi nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện
– Thay đổi địa chỉ đặt trụ sở của Văn phòng đại diện trong một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc trong khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý.

Hồ sơ điều chỉnh giấy phép thành lập VPĐD

Theo quy định tại điều 16 nghị định 07/2016/NĐ-CP hồ sơ điều chỉnh giấy phép VPĐD nước ngoài bao gồm:
Đơn đề nghị điều chỉnh (Mẫu Đơn đề nghị Điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo Mẫu MĐ-3 thông tư 11/2016/TT-BCT),
– Bản chính giấy phép văn phòng đại diện
– Các tài liệu cụ thể theo từng trường hợp cụ thể dưới đây

Thay đổi tên gọi hoặc trụ sở công ty nước ngoài trên giấy phép VPĐD

Bản sao tài liệu pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp chứng minh sự thay đổi tên gọi hoặc địa chỉ đặt trụ sở của thương nhân nước ngoài (hợp pháp hoá lãnh sự và công chứng dịch sang tiếng việt)

Thay đổi nội dung hoạt động văn phòng đại diện

Bản sao tài liệu pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp chứng minh sự thay đổi nội dung hoạt động của thương nhân nước ngoài (hợp pháp hoá lãnh sự và công chứng dịch sang tiếng việt)

Thay đổi trưởng văn phòng đại diện nước ngoài

– Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu mới của Văn phòng đại diện; (công chứng dịch sang tiếng Việt)
– Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu mới của Văn phòng đại diện; (công chứng dịch sang tiếng Việt)
– Giấy tờ chứng minh người đứng đầu cũ của Văn phòng đại diện đã thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân đến thời điểm thay đổi.

Thay đổi trụ sở văn phòng đại diện nước ngoài

Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Văn phòng đại diện, bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện

Quy trình điều chỉnh giấy phép văn phòng đại diện

Cơ quan thực hiện: Cơ quan cấp giấy phép văn phòng đại diện
Thời hạn thay đổi: Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày có sự thay đổi, thương nhân nước ngoài phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện
Thời hạn thực hiện thủ tục: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy phép điều chỉnh hoặc không điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện. Trường hợp không điều chỉnh phải có văn bản nêu rõ lý do.
Trường hợp việc điều chỉnh nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh dẫn đến Văn phòng đại diện thuộc trường hợp chưa có cam kết hoặc không phù hợp cam kết quốc tế và trường hợp việc điều chỉnh nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép, Bộ quản lý chuyên ngành có văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép điều chỉnh hoặc không điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp không điều chỉnh phải có văn bản nêu rõ lý do.
Lệ phí điều chỉnh giấy phép văn phòng đại diện: 1.500.000 VNĐ/lần điều chỉnh

Lưu ý: Việc điều chỉnh giấy phép hoạt động văn phòng đại diện nước ngoài có thể thực hiện đồng thời với thủ tục gia hạn văn phòng đại diện nước ngoài

Mẫu MĐ-3

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Địa Điểm, ngày… tháng… năm…

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP THÀNH LẬP
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
Kính gửi: ..…… (tên Cơ quan cấp Giấy phép)

Tên thương nhân: (tên trên Giấy phép thành lập/Đăng ký doanh nghiệp) ……………………
Tên thương nhân bằng tiếng Anh: (ghi bằng chữ in hoa)……………………………………………
Tên thương nhân viết tắt:……………………………………………………………………………………….
Giấy phép thành lập/Đăng ký doanh nghiệp/Mã số doanh nghiệp: … Ngày cấp: …/…/… Cơ quan cấp:……………………………………………………………………………………………….
Điện thoại:………….. Fax:…………….. Email:……………..Website: (nếu có)………………………
Đề nghị Điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện như sau:
Tên Văn phòng đại diện: (tên trên Giấy phép thành lập) ……………………………………………
Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện số: ……. Ngày cấp …/…/ ……………………………
6Thứ tự của Văn phòng đại diện: ……………………………………………………………………………
Điện thoại:………….. Fax:…………….. Email:……………..Website: (nếu có) ………………………
Mã số thuế: …………………………………………………………………………………………………………
Nội dung Điều chỉnh: ……………………………………………………………………………………………..
Lý do Điều chỉnh: …………………………………………………………………………………………………..
Chúng tôi cam kết:
1. Chịu trách nhiệm về sự trung thực và chính xác của nội dung Đơn đề nghị và hồ sơ kèm theo.
2. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của Nghị định số 07/2016/NĐ-CP , pháp luật Việt Nam liên quan đến Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam và các quy định của Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện./.

Đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài
Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu có)

Phạt không điều chỉnh giấy phép văn phòng đại diện

Việc xử phạt điều chỉnh giấy phép văn phòng đại diện quá hạn theo quy định tại điều 4 và điều 86 nghị định 98/2020/NĐ-CP:

Điều 4. Quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
4. Mức phạt tiền:
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.
Điều 67. Hành vi vi phạm về thành lập và hoạt động của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là văn phòng đại diện)
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
d) Không làm thủ tục điều chỉnh hoặc cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện trong các trường hợp pháp luật quy định;

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Mã số định danh cá nhân là gì?

Theo quy định tại điều 12 luật căn cước công dân 2014 quy định về số định danh cá nhân là số để xác định công dân Việt Nam trong cơ sở dữ liệu dân cư.

Điều 12. Số định danh cá nhân
1. Số định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
2. Số định danh cá nhân do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc và cấp cho mỗi công dân Việt Nam, không lặp lại ở người khác.
3. Chính phủ quy định cấu trúc số định danh cá nhân; trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân.

Theo đó, mỗi người có một số định danh duy nhất (số căn cước công dân), đối với trẻ em cũng được xác định ngay khi có đăng ký khai sinh.

Tra cứu số định danh cá nhân của trẻ em

Hiện tại, trẻ em sinh ra đều được cấp số định danh cá nhân ngay trên đăng ký khai sinh. Một số trường hợp chưa được cấp số định danh có thể liên hệ công an địa phương để thực hiện thủ tục cấp số định danh cá nhân khi đủ 14 tuổi.

Số định danh cá nhân này sẽ chính là số căn cước công dân khi công dân đủ tuổi làm căn cước (14 tuổi). Với các trường hợp nhỏ hơn 14 tuổi có thể kiếm tra ngay trên giấy khai sinh (áp dụng với trường hợp sinh sau năm 2014

Thủ tục cấp số định danh cho trẻ em

Đối với trẻ em đã khai sinh nhưng trên đăng ký khai sinh không ghi nhận số định danh thực hiện theo quy định tại điều 15 nghị định 137/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 37/2021/NĐ-CP)

Điều 15. Trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân đối với công dân đã đăng ký khai sinh
1. Công dân đã đăng ký khai sinh nhưng chưa được cấp số định danh cá nhân thì cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập số định danh cá nhân cho công dân theo thông tin hiện có trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
2. Ngay sau khi xác lập được số định danh cá nhân cho công dân, cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có văn bản thông báo cho công dân về số định danh cá nhân đã được xác lập và các thông tin của công dân hiện có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trường hợp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa đầy đủ thì trong văn bản thông báo cần yêu cầu công dân bổ sung thông tin cho Công an xã, phường, thị trấn nơi mình đang cư trú để thực hiện cập nhật, chỉnh sửa thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
3. Trường hợp công dân đã có số định danh cá nhân mà được xác định lại giới tính hoặc cải chính năm sinh thì cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập lại số định danh cá nhân cho công dân sau khi công dân đó đã thực hiện việc đăng ký hộ tịch liên quan đến thông tin về giới tính, năm sinh theo quy định pháp luật về đăng ký hộ tịch. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có văn bản thông báo cho công dân về số định danh cá nhân đã được xác lập lại.
4. Cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân sử dụng số định danh cá nhân đã được cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập cho công dân để cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định tại Điều 18 Nghị định này

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Hiện nay, do cơ chế hành chính đang được cải cách theo hướng tinh giảm, rút gọn để thu hút đầu tư từ nước ngoài, nên có rất nhiều văn phòng đại diện, chi nhánh được thành lập tại Việt Nam. Các văn phòng đại diện, chi nhánh này phải đảm bảo việc hoạt động của mình tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, Các văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài phải thực hiện chế độ báo cáo hoạt động để đảm bảo chế độ quản lý nhà nước với các đối tượng nêu trên.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
  • Thông tư 11/2016/TT-BCT quy định biểu mẫu thực hiện Nghị định 07/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
  • Nghị định 98/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính hoạt động sản xuất buôn bán hàng giả

Khi nào phải nộp báo cáo hoạt động

Điều 32. Chế độ báo cáo hoạt động
1. Trước ngày 30 tháng 01 hàng năm, Văn phòng đại diện, Chi nhánh có trách nhiệm gửi báo cáo theo mẫu của Bộ Công Thương về hoạt động của mình trong năm trước đó qua đường bưu điện tới Cơ quan cấp Giấy phép.
2. Văn phòng đại diện, Chi nhánh có nghĩa vụ báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của mình theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Nghị định 07/2016/NĐ-CP

Đơn vị tiếp nhận: Cơ quan cấp phép thành lập (Sở Công thương đối với Văn phòng Đại diện, Bộ Công Thương đối với Chi nhánh của Thương nhân nước ngoài)
Trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật Việt Nam, Văn phòng đại diện, Chi nhánh có nghĩa vụ báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của mình theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Ngoài ra, trong quá trình hoạt động tại Việt Nam, nếu có thay đổi về nhân sự được tuyển dụng làm việc tại Văn phòng đại diện, Chi nhánh, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có sự thay đổi, Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải gửi báo cáo kèm theo bản sao những tài liệu có liên quan đến cơ quan cấp Giấy phép.

Mẫu báo cáo hoạt động VPĐD, CN thương nhân nước ngoài

Mẫu Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện theo Mẫu BC-1; Mẫu Báo cáo hoạt động của Chi nhánh theo Mẫu BC-2 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 11/2016/TT-BCT

Các vi phạm trong hoạt động của các văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài sẽ bị xử phạt theo quy định tại điều 67, 69 Nghị định 98/2020/NĐ-CP xin tạm trích dẫn điều 86 như dưới đây:

Điều 4. Quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
4. Mức phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm p khoản 2 Điều 33, khoản 2 Điều 34, điểm b khoản 4 Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.
Điều 67. Hành vi vi phạm về thành lập và hoạt động của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là văn phòng đại diện)
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kê khai không trung thực các nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh hoặc gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện;
b) Không thực hiện việc niêm yết công khai theo quy định khi chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có địa điểm đặt trụ sở văn phòng đại diện hoặc cho thuê lại trụ sở văn phòng đại diện hoặc hoạt động không đúng địa chỉ ghi trong giấy phép thành lập văn phòng đại diện;
b) Không thực hiện báo cáo định kỳ hoặc báo cáo không trung thực về hoạt động của văn phòng đại diện với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép theo quy định;
c) Không thực hiện báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của văn phòng đại diện theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
d) Không làm thủ tục điều chỉnh hoặc cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện trong các trường hợp pháp luật quy định;
đ) Viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong giấy phép thành lập văn phòng đại diện được cấp.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Giả mạo các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Hoạt động không đúng nội dung ghi trong giấy phép của văn phòng đại diện;
c) Người đứng đầu văn phòng đại diện kiêm nhiệm người đứng đầu chi nhánh của cùng thương nhân nước ngoài đó hoặc của thương nhân nước ngoài khác tại Việt Nam;
d) Người đứng đầu văn phòng đại diện kiêm nhiệm người đại diện theo pháp luật của thương nhân nước ngoài;
đ) Người đứng đầu văn phòng đại diện kiêm nhiệm người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam;
e) Thuê, mượn hoặc cho thuê, cho mượn giấy phép thành lập văn phòng đại diện.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tiếp tục hoạt động sau khi thương nhân nước ngoài đã chấm dứt hoạt động;
b) Tiếp tục hoạt động sau khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép thành lập văn phòng đại diện hoặc giấy phép hết hạn, không được gia hạn.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép thành lập văn phòng đại diện từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c, d, đ và e khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 3 Điều này.
Điều 69. Hành vi vi phạm về thành lập và hoạt động thương mại của chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là chi nhánh)
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực các nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh hoặc gia hạn giấy phép thành lập chi nhánh.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có trụ sở chi nhánh hoặc cho thuê lại trụ sở chi nhánh hoặc hoạt động không đúng địa chỉ ghi trong giấy phép thành lập chi nhánh;
b) Không thực hiện báo cáo định kỳ hoặc báo cáo không trung thực về hoạt động của chi nhánh với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép theo quy định;
c) Không thực hiện báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của chi nhánh theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
d) Không làm thủ tục điều chỉnh hoặc cấp lại giấy phép thành lập chi nhánh trong các trường hợp pháp luật quy định;
đ) Viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong giấy phép thành lập chi nhánh được cấp.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Giả mạo các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn giấy phép thành lập chi nhánh trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Hoạt động không đúng nội dung ghi trong giấy phép thành lập chi nhánh;
c) Người đứng đầu chi nhánh kiêm nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện của cùng thương nhân nước ngoài đó hoặc của một thương nhân nước ngoài khác tại Việt Nam;
d) Người đứng đầu của chi nhánh kiêm nhiệm người người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam;
đ) Thuê, mượn hoặc cho thuê, cho mượn giấy phép thành lập chi nhánh.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tiếp tục hoạt động sau khi thương nhân nước ngoài đã chấm dứt hoạt động;
b) Tiếp tục hoạt động sau khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép thành lập chi nhánh hoặc giấy phép hết hạn không được gia hạn.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép thành lập chi nhánh từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c, d và đ khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 3 và khoản 4 Điều này.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Số căn cước công dân là gì?

Số căn cước công dân là một mã số tương tự như số chứng minh nhân dân để xác định mỗi cá nhân. Tại Việt Nam hiện tại có 3 loại giấy tờ gồm:
– Chứng minh thư nhân dân 9 số (Nghị định 05/1999/NĐ-CP);
– Chứng minh thư nhân dân 12 số (Thông tư 57/2013/TT-BCA);
– Thẻ Căn cước công dân (Luật Căn cước công dân 2014);

Theo đó, các trường hợp mất hoặc cấp lại các giấy tờ trên sẽ đều được cấp mới dưới hình thức căn cước công dân và số căn cước công dân sẽ đi cùng mỗi công dân tới hết cuộc đời.

Tra cứu căn cước công dân online

Trong một số trường hợp khi không mang theo căn cước công dân hoặc quên căn cước công dân thì việc tra cứu số căn cước công dân online là biện pháp tốt nhất. Theo điều 10 nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt khi không xuất trình căn cước công dân như sau

Điều 10. Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;

Cách thức tra cứu căn cước công dân online

Bước 1: Truy cập địa chỉ http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstcn.jsp. Thông tin hiện ra như hình:

Bước 2: Nhập thông tin tương ứng, như tên, địa chỉ hoặc mã số thuế sau đó nhập mã xác nhận và chọn tra cứu.

Bước 3: Kiểm tra và xác nhận các thông tin do tổng cục thuế cung cấp gồm:
Mã số thuế
Tên người nộp thuế
Số CMT/Thẻ căn cước
Nơi đăng ký quản lý Chi cục Thuế Quận Hà Đông
Địa chỉ trụ sở
Tỉnh/TP
Quận/Huyện
Điện thoại
Ngày cấp
Ngày đóng MST
Ghi chú NNT đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)

Lưu ý khi tra cứu số căn cước công dân:
– Việc tra cứu chỉ chính xác khi khách hàng nhớ được mã số thuế cá nhân
– Nếu tra cứu qua tên và địa chỉ sẽ bị trùng rất nhiều (khó chính xác)
– Trường hợp khách hàng có căn cước công dân gắn chip muốn tra ngược lại CMND có thể quét qua mã QR của CCCD

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Quyết định từ chối đăng ký nhãn hiệu là gì?

Trong quá trình đăng ký nhãn hiệu, nếu Cục sở hữu trí tuệ cho rằng nhãn hiệu không đủ điều kiện để cấp văn bằng bảo hộ hoặc một số lý do khác thì cục sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Như vậy, hiểu đơn giản quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ là quyết định của cục SHTT về việc không đồng ý cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu mà khách hàng đăng ký.

Các trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Các trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ phổ biến là do nhãn hiệu không đáp ứng yêu cầu bảo hộ. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều trường hợp ngay cả các thẩm định viên của cục SHTT cũng có nhầm lẫn (chủ quan hoặc khách quan) do số lượng đơn tại Cục SHTT tương đối lớn. Do vậy, nhiều trường hợp khi có dự định từ chối đơn hoặc quyết định từ chối vẫn có thể khiếu nại thành công. Ngoài ra, các trường hợp phổ biến tiếp theo là do nhãn hiệu đủ điều kiện bảo hộ nhưng không nộp phí cũng sẽ có QĐTC cấp văn bằng bảo hộ do không nộp phí. Ví dụ như sau:

(11/01/2018) 221 : QĐ chấp nhận đơn
(27/08/2020) 251 : Thông báo cấp văn bằng bảo hộ
(22/12/2020) 285 : QĐTC vì không nộp phí/ lệ phí cấp VBBH

Trường hợp nào có thể khiếu nại?

Theo quy định pháp luật việc khiếu nại áp dụng đối với quyết định hành chính. QĐTC cấp đăng ký nhãn hiệu cũng là một trong những quyết định hành chính. Vì vậy, khi có cơ sở cho rằng quyết định này không chính xác thì người nộp đơn có thể thực hiện khiếu nại theo quy định.

Lưu ý: Các thông báo mang tính chất thông tin, yêu cầu hoàn thiện hồ sơ không được coi là quyết định hành chính và không phải là đối tượng khiếu nại, ví dụ thông báo kết quả thẩm định, thông báo thiếu sót, yêu cầu sửa đổi, bổ sung tài liệu, dự định từ chối, thông báo tạm thời từ chối bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế. Dự định từ chối đơn (không phải quyết định) chỉ là văn bản trao đổi giữa cục SHTT và người nộp đơn nên trường hợp này không thể thực hiện khiếu nại mà chỉ có thể trả lời để cục SHTT xem xét cấp hoặc từ chối đối với đưang ký nhãn hiệu.

Khiếu nại quyết định từ chối đăng ký nhãn hiệu

Khi nhận được quyết định từ chối, người nộp đơn có quyền khiếu nại trực tiếp tới cơ quan ra quyết định (là cục SHTT) nếu có căn cứ cho rằng việc từ chối là không chính xác. Việc khiếu nại có thể thực hiện hai lần. Lần 1, khiếu nại trực tiếp tới cục SHTT, lần 2 khiếu nại tới cơ quan cao hơn 1 cấp (bộ KHCN). Nếu kết quả giải quyết khiếu nại không đáp ứng kỳ vọng của người khiếu nại hoặc hết thời hiệu thì người khiếu nại có thể thực hiện khởi kiện hành chính.

Hồ sơ khiếu nại

Hồ sơ khiếu nại theo quy định tại thông tư 01/2007/TT-BKHCN hợp nhất như sau:

22.2 Đơn khiếu nại
a) Mỗi đơn khiếu nại có thể khiếu nại một hoặc nhiều quyết định, thông báo nếu các quyết định, thông báo đó có cùng một nội dung và lý do khiếu nại, với điều kiện người khiếu nại phải nộp phí cung cấp dịch vụ để giải quyết khiếu nại về sở hữu công nghiệp (nếu có), gồm phí thẩm định đơn, phí tra cứu thông tin theo quy định đối với từng quyết định, thông báo bị khiếu nại.
b) Đơn khiếu nại phải gồm các tài liệu sau đây:
(i) Tờ khai khiếu nại, làm theo Mẫu 05-KN quy định tại Phụ lục C của Thông tư này;
(ii) Văn bản giải trình lý do khiếu nại (theo quy định tại điểm 22.2.c dưới đây) và chứng cứ chứng minh lý lẽ khiếu nại (theo quy định tại điểm 22.2.d dưới đây);
(iii) Bản sao quyết định hoặc thông báo bị khiếu nại của Cục Sở hữu trí tuệ và bản sao đơn đăng ký sở hữu công nghiệp là đối tượng của quyết định hoặc thông báo đó (trong trường hợp người nộp đơn khiếu nại lần hai); hoặc tài liệu chỉ dẫn thông tin về các tài liệu nêu trên;
(iv) Bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu (đối với khiếu nại lần hai);
(v) Giấy ủy quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện); Đối với khiếu nại lần hai, bản sao giấy ủy quyền thuộc trường hợp quy định tại điểm 4.5 của Thông tư này phải có xác nhận của Cục Sở hữu trí tuệ;
(vi) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
c) Văn bản giải trình lý do khiếu nại phải nêu rõ:
(i) Đối tượng khiếu nại: quyết định hoặc thông báo bị khiếu nại (nêu rõ số, ngày ra quyết định, thông báo);
(ii) Lý do khiếu nại: quy định pháp luật bị vi phạm (tên văn bản, số điều khoản) và quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm;
(iii) Nội dung khiếu nại: nêu rõ và luận giải chi tiết (kèm theo chứng cứ (nếu cần)) về các yếu tố trái pháp luật của quyết định, thông báo bị khiếu nại như quy định tại điểm 22.1.d của Thông tư này;
(iv) Yêu cầu của người khiếu nại: sửa đổi, hủy bỏ một phần hoặc hủy bỏ toàn bộ quyết định, thông báo bị khiếu nại;
(v) Danh mục chứng cứ kèm theo (nếu có).
d) Chứng cứ là tài liệu (bằng chứng) hoặc hiện vật (vật chứng) dùng để chứng minh, làm rõ lý lẽ khiếu nại. Chứng cứ phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
(i) Chứng cứ có thể là tài liệu bằng tiếng nước ngoài với điều kiện phải kèm theo bản dịch ra tiếng Việt trong trường hợp người giải quyết khiếu nại yêu cầu;
(ii) Trong trường hợp bằng chứng là tài liệu do cá nhân, tổ chức không có con dấu hoặc của cá nhân, tổ chức nước ngoài đứng tên thì phải được công chứng hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận chữ ký theo quy định;
(iii) Trong trường hợp bằng chứng là các vật mang tin (ấn phẩm, băng hình…) thì tùy từng trường hợp phải chỉ rõ xuất xứ, thời gian phát hành, công bố của các tài liệu nêu trên, hoặc chỉ rõ xuất xứ, thời gian công bố của các thông tin được thể hiện trên các vật mang tin đó;
(iv) Vật chứng phải kèm tài liệu mô tả rõ các đặc điểm có liên quan trực tiếp tới nội dung khiếu nại.

Thời hiệu khiếu nại

– Khiếu nại lần đầu được thực hiện trong vòng 90 ngày, kể từ ngày người có quyền khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định hoặc thông báo về việc xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp;
– Khiếu nại lần thứ hai là 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại đó không được giải quyết hoặc tính từ ngày người có quyền khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

Dịch vụ khiếu nại quyết định từ chối cấp đăng ký nhãn hiệu

LVNLAW tư vấn và thực hiện thủ tục khiếu nại quyết định từ chối cấp đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng. Chúng tôi hỗ trợ khách hàng thực hiện các công việc sau đây:
– Xem xét, đánh giá khả năng khiếu nại đối với yêu cầu của khách hàng
– Thực hiện thu thập chứng cứ, soạn thảo hồ sơ khiếu nại cho khách hàng
– Đại diện khách hàng thực hiện việc khiếu nại tại cục SHTT
– Tham gia đối thoại, trả lời các yêu cầu trong quá trình khiếu nại…

Trên đây là các thông tin chi tiết về việc khiếu nại quyets định từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Khách hàng có yêu cầu dịch vụ vui lòng liên hệ để được hỗ trợ cụ thể.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Quên nộp phí cấp VBBH nhãn hiệu

Trong quá trình đăng ký nhãn hiệu, sau khi thẩm định nội dung nếu nhãn hiệu đạt yêu cầu đăng ký bảo hộ sẽ có thông báo dự định cấp văn bằng và yêu cầu người nộp đơn tiến hành nộp phí và lệ phí để cấp văn bằng bảo hộ

Sau khi nhận được thông báo này, người nộp đơn cần thực hiện nộp lệ phí theo thông báo để được cấp văn bằng bảo hộ. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chủ đơn quên nộp phí vì nhiều lý do dẫn tới hậu quả là Cục SHTT ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Hậu quả của việc từ chối cấp văn bằng bảo hộ do quên nộp phí

Trường hợp không nộp phí và nhận được quyết định từ chối cấp VBBH nhãn hiệu sẽ có một số hậu quả như sau:
– Nhãn hiệu không được bảo hộ dù đáp ứng điều kiện bảo hộ. Trường hợp này có thể nộp lại nhưng phải chờ thẩm định lại (18 – 30 tháng) mất nhiều thời gian cho chủ đơn.
– Nếu có nhãn tương tự nộp vào thời điểm đó thì sẽ bị từ chối cấp theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên.
– Nhiều trường hợp sau khi tra cứu nhãn có khả năng bảo hộ chủ đơn tiến hành sử dụng nhãn hiệu ngay gây tốn chi phí nếu nhãn bị từ chối.

Theo đó, trường hợp việc chậm nộp phí do nguyên nhân khách quan thì chủ đơn có thể khiếu nại quyết định từ chối cấp văn bằng và tiến hành nộp phí để được cấp văn bằng.

Thủ tục khiếu nại quyết định từ chối cấp VBBH do quên nộp phí

Ngay khi nhận được QĐTC vì không nộp phí/ lệ phí cấp VBBH, chủ đơn có thể thực hiện khiếu nại quyết định này. Việc khiếu nại thường được chấp nhận dựa trên một số lý do như:
– Không nhận được thông báo dự định cấp văn bằng và nộp phí (căn cứ trên biên nhận chuyển phát về cục SHTT)
– Trở ngại khách quan như Covid-19 dẫn tới nộp phí chậm
– Tổ chức đại diện không liên hệ được với chủ đơn do đi công tác nước ngoài
….

Theo đó, để khiếu nại QĐTC vì không nộp phí/lệ phí cấp VBBH người nộp đơn cần chuẩn bị các hồ sơ sau:
– Quyết định từ chối cấp VBBH vì không nộp phí
– Đơn khiếu nại (tự soạn/thuê LVNLAW soạn)
– Ủy quyền (nếu có)

Nơi nộp hồ sơ: Cục Sở hữu trí tuệ

Thời gian giải quyết: Thời gian giải quyết thực tế với khiếu nại thường kéo dài 6 – 18 tháng. Sau thời gian này, cục SHTT sẽ ra quyết định hủy bỏ QĐTC cấp văn bằng.

Dịch vụ khiếu nại QĐTC vì không nộp phí/lệ phí

Trường hợp khách hàng nhận được quyết định từ chối cấp VBBH và có nhu cầu khiếu nại có thể liên hệ LVNLAW để được hỗ trợ tư vấn và cung cấp dịch vụ một cách tốt nhất.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Quy định về ghi ngành nghề kinh doanh

Muốn đăng ký ngành nghề “dịch vụ sinh trắc dấu vân tay” thì đưa vào mã ngành nào? Cách thức ghi mã ngành “dịch vụ sinh trắc dấu vân tay” theo đúng quy định pháp luật. Đầu tiên, việc tra và ghi mã ngành đã được LVNLAW hướng dẫn tại bài viết về tra cứu mã ngành, nghề theo đó việc tra và ghi mã ngành theo các nguyên tắc sau:
– Mã ngành ghi theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg
– Mã ngành không có trong quyết định thì trích dẫn theo luật chuyên ngành
– Mã ngành không có trong hệ thống ngành nghề và luật chuyên ngành thì xem xét ghi nhận

Tương tự như vậy, đối với ngành nghề dịch vụ sinh trắc dấu vân tay hiện tại không có trong bảng mã ngành của quyết định 27/2018/QĐ-TTg, mặt khác các văn bản pháp luật hiện tại cũng chưa quy định cụ thể về ngành nghề này do đây là một ngành nghề mới.

Ngành nghề “dịch vụ sinh trắc vân tay”

Tuy nhiên, văn bản số 4967/BKHĐT-ĐKKD ngày 16/06/2016 của Bộ kế hoạch đầu tư về việc đăng ký ngành nghề kinh doanh “Dịch vụ sinh trắc vân tay” có hướng dẫn như sau:

Trả lời công văn 367/BKHĐT-ĐKKD ngày 14/01/2016 của Sở KHĐT thành phố Hồ Chí Minh, Bộ KHĐT có hướng dẫn như sau:
Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, ngành, nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại điều 6, điều 7 Luật đầu tư 2014. Việc ghi ngành, nghề kinh doanh theo quy định tại điều 7 nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14/09/2016 của chính phủ
Ngày 16/02/2016, tổng cục thống kê (Bộ KHĐT) có công văn số 71/TCTK-PPCĐ xếp mã đối với hoạt động “dịch vụ sinh trắc dấu vân tay” (sao gửi kèm theo). Theo đó, hoạt động này được xếp vào mã 74909: Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ khác chưa được phân vào đâu.
Liên quan đến việc đăng ký kinh doanh đối với ngành, nghề “dịch vụ sinh trắc dấu vân tay, ngày 30/05/2016, tổng cục cảnh sát – Bộ công an có công văn số 1680/C41-C64 đóng góp ý kiến về vấn đề này (sao gửi kèm theo). Theo ý kiến của Tổng cục cảnh sát – Bộ công an thì dịch vụ sinh trắc dấu vân tay là một loại hình kinh doanh mới xuất hiện. Ngành, nghề này rất dễ bị các đối tượng lợi dụng để hoạt động mê tín, dị đoan, thậm chí lừa đảo.
Do vậy, đề nghị quý sở yêu cầu doanh nghiệp làm rõ nội hàm hoạt động dịch vụ kinh doanh sinh trắc dấu vân tay để có cơ sở xem xét cấp đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Trường hợp cấp đăng ký kinh doanh ngành, nghề “dịch vụ sinh trắc dấu vân tay” cho doanh nghiệp đề nghị quý sở cung cấp thông tin có liên quan để phối hợp quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau thành lập, tránh tình trạng lợi dụng ngành, nghề kinh doanh này để thực hiện hoạt động mê tín, dị đoan

Như vậy, theo hướng dẫn trên thì ngành nghề sinh trắc dấu vân tay có thể đăng ký như sau:
Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu
Chi tiết:
– Dịch vụ sinh trắc dấu vân tay (doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật và không hoạt động mê tín, dị đoan)

Trong một số trường hợp, khi đăng ký ngành nghề này có thể sẽ bị thông báo bổ sung theo quy định tại khoản 3, 4 nghị định 01/2021/NĐ-CP

Điều 7. Ghi ngành, nghề kinh doanh
3. Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
4. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Tuy nhiên, cần lưu ý ngành nghề “dịch vụ sinh trắc dấu vân tay” đáp ứng 2 điều kiện:
– Ngành nghề không có điều kiện (Xem danh mục ngành có điều kiện của luật đầu tư 2020)
– Hiện tại, chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn (nhưng đã có công văn hướng dẫn)

Do vậy, việc ghi ngành nghề theo đúng quy định phải theo khoản 5 điều 7 nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:

Điều 7. Ghi ngành, nghề kinh doanh
5. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.

Như vậy, theo các quy định trên, việc đăng ký ngành nghề sinh trắc dấu vân tay là hoàn toàn khả thi. Nếu khách hàng không tự tin về việc đăng ký mã ngành này có thể liên hệ LVNLAW để được hỗ trợ.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Chi tiết ngành, nghề kinh doanh là gì?

Việc ghi mã ngành, nghề kinh doanh theo quy định tại điều 7 nghị định 01/2021/NĐ-CP trong đó quy định như sau:
– Lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
– Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu ghi ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.

Theo đó, hiểu đơn giản chi tiết ngành, nghề kinh doanh là các nội dung chi tiết nhỏ hơn mã ngành cấp 4 theo quy định tại quyết định 27/2018/QĐ-TTG

Cam kết bổ sung khi đăng ký kinh doanh

Việc cam kết bổ sung “không hoạt động tại trụ sở” là một trong các cam kết riêng khi đăng ký kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh . Các địa phương khác chúng tôi sẽ dần cập nhật. Khách hàng lưu ý việc ghi mã ngành nghề theo các quy định của luật doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn.

Mã ngành Tên ngành Bổ sung Ghi chú
2011 Sản xuất hoá chất cơ bản (không hoạt động tại trụ sở) Trường hợp doanh nghiệp không sản xuất trong KCN
2012 Sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ (không hoạt động tại trụ sở) Trường hợp doanh nghiệp không sản xuất trong KCN
2013 Sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh (trừ sản xuất xốp cách nhiệt sử dụng ga R141b, sử dụng polyol trộn sẵn HCFC-141b) Trường hợp doanh nghiệp không sản xuất trong KCN
2021 Sản xuất thuốc trừ sâu và sản phẩm hoá chất khác dùng trong nông nghiệp (không hoạt động tại trụ sở) Trường hợp doanh nghiệp không sản xuất trong KCN
2022 Sản xuất sơn, vec ni và các chất sơn, quét tương tự; sản xuất mực in và matít (không hoạt động tại trụ sở) Trường hợp doanh nghiệp không sản xuất trong KCN
2023  Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh (không hoạt động tại trụ sở) Trường hợp doanh nghiệp không sản xuất trong KCN
2029 Sản xuất sản phẩm hoá chất khác chưa được phân vào đâu (không hoạt động tại trụ sở) Trường hợp doanh nghiệp không sản xuất trong KCN
2212 Sản xuất sản phẩm khác từ cao su (trừ sản xuất xốp cách nhiệt sử dụng ga R141b, sử dụng polyol trộn sẵn HCFC-141b)  Trường hợp doanh nghiệp không sản xuất trong KCN
2220 Sản xuất sản phẩm từ plastic (trừ Sản Xuất xốp cách nhiệt sử dụng ga R141b, sử dụng polyol trộn sẵn HCFC-141b)  Trường hợp doanh nghiệp không sản xuất trong KCN
2310 Sản xuất thuỷ tinh và sản phẩm từ thuỷ tinh (trừ sản xuất vật liệu xây dựng) Trường hợp doanh nghiệp không sản xuất trong KCN
2394 Sản xuất xi măng, vôi và thạch cao (không sản xuất tại trụ sở) Trường hợp doanh nghiệp không sản xuất trong KCN
2395 Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao (không sản xuất tại trụ sở) Trường hợp doanh nghiệp không sản xuất trong KCN
3240 Sản xuất đồ chơi, trò chơi (trừ đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách, sức khoẻ của trẻ em hoặc ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội) Trường hợp doanh nghiệp không sản xuất trong KCN
3290 Sản xuất khác chưa được phân vào đâu (trừ Sản Xuất xốp cách nhiệt sử dụng ga R141b, sử dụng polyol trộn sẵn HCFC-141b; vật liệu xây dựng; hóa chất tại trụ sở) Trường hợp doanh nghiệp không sản xuất trong KCN
4322 Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí (trừ lắp đặt các thiết bị lạnh (thiết bị cấp đông, kho lạnh, máy đá, điều hòa không khí, làm lạnh nước) sử dụng ga lạnh R22 trong lĩnh vực chế biến thủy hải sản)  
4610 Đại lý, môi giới, đấu giá Chi tiết: Đại lý. Môi giới.  
4620 Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống (không hoạt động tại trụ sở) – Nếu ngành thuộc Quyết định số 64/2009/QĐ-UBND ngày 31/7/2009 của UBNDTP về phê duyệt quy hoạch kinh doanh nông sản, thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. – Trường hợp có đăng ký “chi tiết: Bán buôn động vật sống” thì ràng cam kết “(trừ động vật hoang dã thuộc danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định và các động vật quý hiếm khác cần được bảo vệ)”
4631 Bán buôn gạo (không hoạt động tại trụ sở) Nếu không nằm trong các chợ đầu mối nông sản theo Quyết định số 64/2009/QĐ-UBND ngày 31/7/2009 của UBND TP.
4632 Bán buôn thực phẩm (không hoạt động tại trụ sở) Nếu không nằm trong các chợ đầu mối nông sản theo Quyết định số 64/2009/QĐ-UBND ngày 31/7/2009 của UBND TP.
4661 Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan (trừ kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng LPG và dầu nhớt cặn)  
4662 Bán buôn kim loại và quặng kim loại (trừ kinh doanh vàng miếng)  
4663 Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng (không hoạt động tại trụ sở) Trường hợp bán buôn, bán lẻ, kho chứa, trưng bày vật liệu xây dựng tại khu vực quận 3 tại những tuyến đường quy hoạch theo Quyết định số 01/2014/QĐ-UBND ngày 8/5/2014 của UBNDTP
4669 Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu (trừ bán buôn hóa chất, khí dầu mỏ hóa lỏng LPG, dầu nhớt cặn, vàng miếng, súng, đạn loại dùng đi săn hoặc thể thao và tiền kim khí; Thực hiện theo Quyết định 64/2009/QĐ-UBND ngày 31/7/2009 của UBND TP. HCM và Quyết định 79/2009/QĐ-UBND ngày 17/10/2009 của UBND TP. HCM về phê duyệt Quy hoạch nông sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh)  
4690 Bán buôn tổng hợp (trừ bán buôn hóa chất, khí dầu mỏ hóa lỏng LPG, dầu nhớt cặn, vàng miếng, súng, đạn loại dùng đi săn hoặc thể thao và tiền kim khí; Thực hiện theo Quyết định 64/2009/QĐ-UBND ngày 31/7/2009 của UBND TP. HCM và Quyết định 79/2009/QĐ-UBND ngày 17/10/2009 của UBND TP. HCM về phê duyệt Quy hoạch nông sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh)  
4711 Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp (Thực hiện theo Quyết định số 64/2009/QĐ-UBND ngày 31/7/2009 và Quyết định số 79/2009/QĐ-UBND ngày 17/10/2009 của UBND TP. HCM về phê duyệt quy hoạch kinh doanh nông sản, thực phẩm trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh)  
4719 Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp loại khác (trừ bán lẻ hóa chất, khí dầu mỏ hóa lỏng LPG, dầu nhớt cặn, vàng miếng, súng, đạn loại dùng đi săn hoặc thể thao và tiền kim khí; Thực hiện theo Quyết định 64/2009/QĐ-UBND ngày 31/7/2009 của UBND TP. HCM và Quyết định 79/2009/QĐ-UBND ngày 17/10/2009 của UBND TP. HCM về phê duyệt Quy hoạch nông sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh)  
4721 Bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh (Thực hiện theo Quyết định số 64/2009/QĐ-UBND ngày 31/7/2009 và Quyết định số 79/2009/QĐ-UBND ngày 17/10/2009 của UBND TP. HCM về phê duyệt quy hoạch kinh doanh nông sản, thực phẩm trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh)  
4722 Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh (Thực hiện theo quyết định 64/2009/QĐ-UBND ngày 31/7/2009 và quyết định 79/2009/QĐ-UBND ngày 17/10/2009 của UBND TP. HCM về phê duyệt quy hoạch kinh doanh nông sản, thực phẩm trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh)  
4724 Bán lẻ sản phẩm thuốc lá, thuốc lào trong các cửa hàng chuyên doanh (Thực hiện theo Quyết định số 64/2009/QĐ-UBND ngày 31/7/2009 và Quyết định số 79/2009/QĐ-UBND ngày 17/10/2009 của UBND TP. HCM về phê duyệt quy hoạch kinh doanh nông sản, thực phẩm trên địa bàn TP. HCM)  
4764 Bán lẻ trò chơi, đồ chơi trong các cửa hàng chuyên doanh (trừ đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách, sức khoẻ của trẻ em hoặc ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội)  
4773 Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh (trừ bán lẻ hóa chất, khí dầu mỏ hóa lỏng LPG, dầu nhớt cặn, vàng miếng, súng, đạn loại dùng đi săn hoặc thể thao và tiền kim khí; Thực hiện theo Quyết định 64/2009/QĐ-UBND ngày 31/7/2009 của UBND TP. HCM và Quyết định 79/2009/QĐ-UBND ngày 17/10/2009 của UBND TP. HCM về phê duyệt Quy hoạch nông sản trên địa bàn Tp.HCM)  
4774 Bán lẻ hàng hóa đã qua sử dụng trong các cửa hàng chuyên doanh (trừ bán lẻ hóa chất, đồ cổ, khí dầu mỏ hóa lỏng LPG, dầu nhớt cặn, vàng miếng, súng, đạn loại dùng đi săn hoặc thể thao và tiền kim khí; Thực hiện theo Quyết định 64/2009/QĐ-UBND ngày 31/7/2009 của UBND TP. HCM và Quyết định 79/2009/QĐ-UBND ngày 17/10/2009 của UBND TP. HCM về phê duyệt Quy hoạch nông sản trên địa bàn TP.HCM)  
4781 Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào lưu động hoặc tại chợ (Thực hiện theo Quyết định số 64/2009/QĐ-UBND ngày 31/7/2009 và Quyết định số 79/2009/QĐ-UBND ngày 17/10/2009 của UBND TP. HCM về phê duyệt quy hoạch kinh doanh nông sản, thực phẩm trên địa bàn TP. HCM)  
4789 Bán lẻ hàng hoá khác lưu động hoặc tại chợ (trừ bán lẻ hóa chất, khí dầu mỏ hóa lỏng LPG, dầu nhớt cặn, vàng miếng, súng, đạn loại dùng đi săn hoặc thể thao và tiền kim khí; Thực hiện theo Quyết định số 64/2009/QĐ-UBND ngày 31/7/2009 của UBND TP. HCM và Quyết định số 79/2009/QĐ-UBND ngày 17/10/2009 của UBND TP. HCM về phê duyệt Quy hoạch nông sản trên địa bàn Tp.HCM)  
4791 Bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc internet (trừ bán lẻ hóa chất, khí dầu mỏ hóa lỏng LPG, dầu nhớt cặn, vàng miếng, súng, đạn loại dùng đi săn hoặc thể thao và tiền kim khí; Thực hiện theo Quyết định số 64/2009/QĐ-UBND ngày 31/7/2009 của UBND TP. HCM và Quyết định số 79/2009/QĐ-UBND ngày 17/10/2009 của UBND TP. HCM về phê duyệt Quy hoạch nông sản trên địa bàn Tp.HCM)  
4799 Bán lẻ hình thức khác chưa được phân vào đâu (trừ bán lẻ hóa chất, khí dầu mỏ hóa lỏng LPG, dầu nhớt cặn, vàng miếng, súng, đạn loại dùng đi săn hoặc thể thao và tiền kim khí; Thực hiện theo Quyết định số 64/2009/QĐ-UBND ngày 31/7/2009 của UBND TP. HCM và Quyết định số 79/2009/QĐ-UBND ngày 17/10/2009 của UBND TP. HCM về phê duyệt Quy hoạch nông sản trên địa bàn Tp.HCM)  
4933 Vận tải hàng hoá bằng đường bộ (trừ hóa lỏng khí để vận chuyển)  
5210 Kho bãi và lưu giữ hàng hoá (trừ kinh doanh kho bãi) khi không đủ điều kiện kinh doanh bất động sản.
 6820 Tư vấn, môi giới bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất chi tiết: Cho thuê bất động sản để cho thuê lại nếu DN không đáp ứng đủ vốn điều lệ 20 tỷ đồng và không kinh doanh bất động sản.
5221 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt và đường bộ (trừ kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, hóa lỏng khí để vận chuyển)  
 5224 Bốc xếp hàng hoá (trừ bốc xếp hàng hóa cảng hàng không)  
 5229 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải (trừ hóa lỏng khí để vận chuyển và hoạt động liên quan đến vận tải hàng không)  
5630 Dịch vụ phục vụ đồ uống (trừ hoạt động quán bar và quán giải khát có khiêu vũ)  
5911 Hoạt động sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình (trừ phát sóng, sản xuất phim và không thực hiện các hiệu ứng cháy, nổ; không sử dụng chất nổ, chất cháy, hóa chất làm đạo cụ, dụng cụ thực hiện các chương trình văn nghệ, sự kiện, phim ảnh)  
5912 Hoạt động hậu kỳ (trừ sản xuất phim, phát sóng và không thực hiện các hiệu ứng cháy, nổ; không sử dụng chất nổ, chất cháy, hóa chất làm đạo cụ, dụng cụ thực hiện các chương trình văn nghệ, sự kiện, phim ảnh)  
5913 Hoạt động phát hành phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình (trừ sản xuất phim, phát sóng) nếu doanh nghiệp không đủ vốn điều lệ 2 tỷ đồng.
6190 Hoạt động viễn thông khác (trừ bán lại hạ tầng viễn thông, mạng cung cấp)  
6329 Dịch vụ thông tin khác chưa được phân vào đâu (trừ dịch vụ cắt xén thông tin, báo chí)  
6619 Hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính chưa được phân vào đâu (trừ tư vấn tài chính, kế toán, pháp luật)  
7020 Hoạt động tư vấn quản lý (trừ tư vấn tài chính, kế toán, pháp luật)  
7490 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu (trừ thanh toán hối phiếu, thông tin tỷ lệ lượng và tư vấn chứng khoán)  
7810  Hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động, việc làm (trừ cho thuê lại lao động) nếu không đủ vốn điều lệ 02 tỷ đồng
7820 Cung ứng lao động tạm thời (trừ cho thuê lại lao động) nếu không đủ vốn điều lệ 02 tỷ đồng
8110 Dịch vụ hỗ trợ tổng hợp (trừ kinh doanh dịch vụ bảo vệ)  
8230 Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại (không thực hiện các hiệu ứng cháy, nổ, không sử dụng chất nổ, chất cháy, hóa chất làm đạo cụ, dụng cụ thực hiện các chương trình văn nghệ, sự kiện, phim ảnh)  
8292 Dịch vụ đóng gói (trừ đóng gói thuốc bảo vệ thực vật)  
8551 Giáo dục thể thao và giải trí (trừ hoạt động của các sàn nhảy)  
8552 Giáo dục văn hoá nghệ thuật (trừ hoạt động của các sàn nhảy)  
8559 Giáo dục khác chưa được phân vào đâu (trừ dạy về tôn giáo; các trường của các tổ chức Đảng – Đoàn thể)  
8620 Hoạt động của các phòng khám đa khoa, chuyên khoa và nha khoa (không có bệnh nhân lưu trú)  
8730 Hoạt động chăm sóc sức khoẻ người có công, người già và người tàn tật không có khả năng tự chăm sóc (trừ hoạt động khám, chữa bệnh)  
9000 Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí (trừ kinh doanh vũ trường, phòng trà ca nhạc và không thực hiện các hiệu ứng cháy, nổ, không sử dụng chất nổ, chất cháy, hóa chất làm đạo cụ, dụng cụ thực hiện các chương trình văn nghệ, sự kiện, phim ảnh)  
9329 Hoạt động vui chơi giải trí khác chưa được phân vào đâu (trừ hoạt động của các sàn nhảy; trừ kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài và kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng trên mạng)  
9311 Hoạt động của các cơ sở thể thao (trừ hoạt động của các sàn nhảy)  
9312 Hoạt động của các câu lạc bộ thể thao (trừ hoạt động của các sàn nhảy)  
9321 Hoạt động của các công viên vui chơi và công viên theo chủ đề (trừ kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài và kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng trên mạng)  
9631 Cắt tóc, làm đầu, gội đầu (trừ hoạt động gây chảy máu)  
9633 Hoạt động dịch vụ phục vụ hôn lễ (trừ môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài)  
9639 Hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân khác còn lại chưa được phân vào đâu (trừ kinh doanh dịch vụ bảo vệ)  

Danh mục ngành, nghề cần lưu ý loại trừ

Bán buôn kim loại và quặng kim loại: Đề nghị doanh nghiệp căn cứ vào Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 cùa Thù tướng Chính phu đê ghi chi tiết các ngành nghề có mã ngành 4662 “Bán buôn kim loại và quặng kim loại”. Doanh nghiệp lưu ý đối với hoạt động kinh doanh vàng, đê nghị doanh nghiệp ghi chi tiêt là “kinh doanh vàng trang sức” căn cứ theo quy định tại Khoán 9 Điều 4 Nghị định sồ 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 của Chinh phú về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, trường hợp không kinh doanh vàng đê nghị ghi rõ “không bao gồm kinh doanh vàng”.

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu: Đề nghị doanh nghiệp căn cứ vào Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành để ghi chi tiết theo mã ngành câp 5 đối với ngành nghề có mã ngành 7490 “Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu”. Doanh nghiệp lưu ý loại trừ “hoạt động cửa các nhà báo độc lập” do hoạt động báo chí không phải là ngành nghề kinh doanh theo quy định tại khoản 16 điều 4 Luật Doanh nghiệp

Cổng thông tin: Đối với mã ngành 6312 “cổng thông tin” có nôi dung hoạt động báo chí không phải ngành nghề kinh doanh theo quy định của Luật báo chí và Khoản 16 Điều 4 Luật Doanh nghiệp, đề nghi doanh nghiệp căn cứ vào mã ngành cấp 4 trong Quyết định 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 06/07/2018 quy định về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam hoặc văn bản pháp luật chuyên ngành để ghi chi tiết hoặc mở ngoặc cụm từ “trừ hoạt động báo chí”.

Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh
Chi tiết:
– Bán lẻ vàng, bạc, đá quí và đá bán quí, đồ trang sức trong các cửa hàng chuyên doanh

Đối với mã ngành 4773: Khoản 9 Điều 4 nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng của Chính phủ ngày 03/04/2012 quy định “Các hoạt động kinh doanh vàng khác, trừ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng, hoạt động mua, bán vàng nguyên liệu trong nước của doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ và các hoạt động quy định tại Khoản 6, 7, 8 Điều này, là hoạt động kinh doanh thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh. Tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện các hoạt động kinh doanh vàng khác sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép và được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép”. Vì vậy đề nghị doanh nghiệp đăng ký lại chi tiết của mã ngành 4773 như sau: “Bán lẻ vàng trang sức mỹ nghệ, bạc, đá quí và đá bán quí, đồ trang sức trong các cửa hàng chuyên doanh” thay thế chi tiết “Bán lẻ vàng, bạc, đá quí và đá bán quí, đồ trang sức trong các cửa hàng chuyên doanh” tại phần chi tiết mã ngành 4773

Giáo dục khác chưa được phân vào đâu: Đối với ngành nghề “Giáo dục khác chưa được phân vào đâu” mã 8559 bao gồm “hoạt động của các trường của các tô chức Đảng, đoàn thể, tôn giáo” không phải là ngành nghề kinh doanh theo quy định tại Điều 4 Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 đề nghị doanh nghiệp đăng ký chi tiết ngành nghề này

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Phản tố là gì?

Phản tố là kiện ngược lại nội dung đã bị tố. Đây là một trong các quyền lợi cơ bản của bị đơn khi bị kiện bởi nguyên đơn. Người phản tố sẽ nộp đơn kèm theo nội dung phản tố của mình ngày sau khi nhận được thông báo về việc thụ lý vụ án của tòa án.

Yêu cầu phản tố là gì?

Yêu cầu phản tố của bị đơn hiện tại không được định nghĩa cụ thể trong bộ luật tố tụng dân sự 2015. Tuy nhiên dựa vào nội dung của quy định có thể giải thích yêu cầu phản tố của bị đơn như sau:

Yêu cầu phản tố là quyền của bị đơn trong vụ án dân sự trong đó thể hiện việc bị đơn kiện ngược lại nguyên đơn (kiện ngược trở lại với yêu cầu của nguyên đơn). Yêu cầu phản tố được xem xét giải quyết cùng với đơn khởi kiện của nguyên đơn trong vụ án vì việc giải quyết yêu cầu của hai bên có yêu cầu chặt chẽ với nhau. Nếu yêu cầu của bị đơn là một việc hoàn toàn không liên quan đến đơn khởi kiện của nguyên đơn thì bị đơn phải khởi kiện thành một vụ án dân sự mới. Tại điều 20 bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền yêu cầu phản tố như sau:

Điều 200. Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn
1. Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
2. Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
b) Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
c) Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
3. Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

Điều kiện của yêu cầu phản tố

Như vậy, có thể thấy yêu cầu phản tố phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
– Bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập
– Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập
– Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn

Thời điểm yêu cầu phản tố

Yêu cầu phản tố có thể được đưa ra yêu cầu phản tố đồng thời với việc nộp cho toà án bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Đối với trường hợp có yêu cầu phản tố thì sẽ phải nộp tạm ứng án phí và thời điểm chuẩn bị xét xử sẽ tính lại từ thời điểm nộp tạm ứng án phí hoặc yêu cầu phản tố (nếu miễn án phí)

Ví dụ về yêu cầu phản tố: Anh A đòi chị B 500.000 VNĐ vì A đã bán cho B 1 còn gà, tuy nhiên chị B lại có yêu cầu phản tố đòi lại anh A 200.000 VNĐ vì anh A cũng đã mua trứng của chị B

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Lập văn phòng đại diện công ty du lịch nước ngoài thủ tục như thế nào? Hồ sơ lập văn phòng đại diện du lịch nước ngoài làm tại đâu? Thủ tục lập văn phòng đại diện tại Sở du lịch sẽ được LVNLAW hướng dẫn chi tiết trong bài viết sau đây:

Văn phòng đại diện du lịch nước ngoài cũng là một trong các loại văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài, không giống với các loại văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài thông thường thực hiện ở Sở Công Thương, văn phòng đại diện du lịch nước ngoài được thực hiện tại Sở Du Lịch nơi văn phong đại diện dự kiến đặt trụ sở. Điều này được quy định tại điều 44 Luật du lịch 2017 như sau:

Điều 44. Văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài
1. Việc thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại.
2. Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài.

Theo hướng dẫn tại công văn 120/TCDL-LH của tổng cục du lịch ngày 08/02/2018 ghi rõ:

4. Cấp giấy phép thành lập đại diện cho doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam
Thực hiện quy định của Điều 44 Luật Du lịch, việc thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài được thực hiện theo quy định của Nghị định số 07/2016/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2016 quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam và Thông tư số 11/2016/TT-BCT ngày 05 tháng 7 năm 2016 của Bộ Công thương quy định biểu mẫu thực hiện Nghị định số 07/2016/NĐ-CP. Cụ thể: áp dụng các quy định về điều kiện cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện; Thời hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện; Hồ sơ cấp/điều chỉnh/cấp lại/gia hạn giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Các trường hợp/Trình tự, thủ tục cấp/điều chỉnh/cấp lại/gia hạn giấy phép thành lập Văn phòng đại diện; Các trường hợp không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện; Gửi và lưu trữ Giấy phép; Công bố thông tin về Văn phòng đại diện; Lệ phí cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện; Hoạt động, quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện; Chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện.

Trình tự thành lập VPĐD công ty lữ hành nước ngoài

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài nộp hồ sơ đến Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi dự kiến đặt Văn phòng đại diện;

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ*.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do*.

Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp phép thành lập Văn phòng đại diện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài. Trường hợp không cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

Thành phần hồ sơ thành lập VPĐD công ty lữ hành nước ngoài

(1) Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện (Mẫu MĐ-1 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tưsố 11/2016/TT-BCT ngày 05 tháng 7năm 2016) * do đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữhành nước ngoài ký;
(2) Bản sao Giấy đăng ký kinh doanhhoặc giấy tờ có giá trị tương đương của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài;
(3) Văn bản của doanh nghiệpkinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài cử/bổ nhiệmngười đứng đầu Văn phòng đại diện*;
(4) Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xácnhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gầnnhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạtđộng của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;
(5) Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻcăn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là ngườinước ngoài) của người đứng đầu Văn phòng đại diện*;
(6) Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện bao gồm:
– Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thoả thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh doanh nghiệp kinh doanh dịchvụ lữ hành nước ngoài có quyền khai thác, sử dụngđịa điểm để đặt trụ sở Văn phòng đại diện;
– Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 07/2016/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2016 và quy địnhpháp luật có liên quan.
Thành phần hồ sơ (2), (3), (4), (5) (đối vớitrường hợp bản sao hộ chiếu của người đứng đầu Văn phòng đại diện là người nướcngoài) phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy địnhcủa pháp luật Việt Nam. Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trịtương đương của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài phải đượccơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhậnhoặc hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Phí, lệ phí: 3.000.000 đồng/giấy phép (Thông tư số 33/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Điều kiện của công ty du lịch lữ hành ở nước ngoài

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện khi đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
(2) Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
(3) Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
(4) Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp vớicam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
(5) Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diệnkhông phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc doanhnghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoàikhông thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam làthành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộtrưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Đối với trường hợp gia hạn văn phòng đại diện du lịch nước ngoài xem tại đây

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Công văn khắc lại con dấu là gì?

Khi cơ quan, tổ chức sử dụng con dấu do cơ quan công an cấp bị mất đăng ký mẫu dấu hoặc hỏng con dấu có nhu cầu đổi lại con dấu thì gửi công văn xin khắc lại con dấu tới cơ quan giải quyết để thực hiện thủ tục khắc lại con dấu và cấp đăng ký mẫu dấu mới

Nội dung công văn đổi lại con dấu

Công văn đổi lại con dấu cần ghi rõ thông tin cơ quan xin đổi lại con dấu, cơ quan đăng ký con dấu và lý do đổi lại con dấu. Công văn này không có biểu mẫu nhất định. Dưới đây là mẫu công văn mà LVNLAW đã soạn thảo, quý khách hàng có thể tham khảo.

TÊN ĐƠN VỊ
————-
Số:  01/20…/CV-….
(V/v: Đổi lại con dấu)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————
…………, ngày …. tháng ….năm ….

Kính gửi: Cơ quan quản lý con dấu

Tên tổ chức: ………………………..
Địa chỉ:…………………………………………………………..
Quyết định thành lập số ………..ngày …./…/……của …………………
Đại diện theo pháp luật: Ông ………………

Chúng tôi xin trình bày với Quý cơ
quan một việc như sau:

(Tên đơn vị) được thành
lập ngày…….. tháng …. năm ………… Sau đó chúng tôi được Quý cơ quan
cấp con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Vào tháng … năm …. bộ phận
văn thư của (tên đơn
vị)
có làm thất lạc một số tài liệu, trong
đó có: 01 đăng ký mẫu dấu của (tên đơn
vị)
do Cục cảnh sát QLHC về TTXH – Bộ
công an cấp tại khu vực:…………………… Sau khi phát
hiện ra mất giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu, trung tâm tôi chưa thông báo về
việc mất giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an có thẩm quyền.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của (tên đơn vị), bằng văn bản này, tôi kính mong nhận được sự giúp đỡ từ phía Quý cơ quan cho trung tâm chúng tôi được xin cấp lại con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu trong thời gian sớm nhất. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

GIÁM ĐỐC
(Ký, đóng dấu)

Hồ sơ xin đổi lại con dấu

Để đổi lại con dấu, cơ quan tổ chức chuẩn bị hồ sơ như sau:
– Công văn đổi lại con dấu theo mẫu nêu trên
– Con dấu cũ (bị hỏng, mờ, méo…)
– Mẫu dấu cũ (nếu có)
– Bản sao quyết định thành lập, đăng ký hoạt động
– Giấy giới thiệu cho người thực hiện thủ tục

Dịch vụ đổi lại con dấu cho khách hàng

LVNLAW là đơn vị chuyên nghiêm trong việc cấp, đổi lại con dấu cho khách hàng. Trường hợp khách hàng gặp khó khăn trong thủ tục đổi lại con dấu vui lòng liên hệ LVNLAW để được hỗ trợ.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Sáp nhập công ty là gì?

Sáp nhập công ty là việc một hoặc một số công ty nhập lại vào một công ty khác (dạng A + B + C = C) bằng cách chuyển toàn bộ quyền và nghĩa vụ vào công ty nhận sáp nhập và chấm dứt các công ty bị sáp nhập. Cụ thể tại điều 201 luật doanh nghiệp quy định như sau:

Điều 201. Sáp nhập công ty
1. Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
2. Thủ tục sáp nhập công ty được quy định như sau:
a) Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải gồm các nội dung chủ yếu sau: tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;
b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua;
c) Sau khi công ty nhận sáp nhập đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập. Các công ty nhận sáp nhập đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ, và lợi ích hợp pháp của các công ty bị sáp nhập theo hợp đồng sáp nhập.
3. Các công ty thực hiện việc sáp nhập phải bảo đảm tuân thủ quy định của Luật Cạnh tranh về sáp nhập công ty.
4. Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập. Trường hợp công ty bị sáp nhập có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính thông báo việc đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty bị sáp nhập đặt trụ sở chính để cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp nào thì thực hiện sáp nhập

Theo khái niệm về sáp nhập đã nếu ở trên thì việc sáp nhập sẽ xảy ra trong một số trường hợp như “cá lớn nuốt cá bé” khi thâu tóm đối thủ cạnh tranh hoặc khi tiến hành sáp nhập nhiều công ty thành một để thực hiện kinh doanh

Thủ tục sáp nhập công ty

Bước 1: Công ty bị sáp nhập và công ty nhận sáp nhập thông qua hợp đồng sáp nhập, Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua;
Nội dung chính của hợp đồng sáp nhập: tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ sáp nhập gồm:
– Hợp đồng sáp nhập;
– Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;
– Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên, cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ hoặc cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập.

Bước 3: Thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh đối với công ty nhận sáp nhập gồm các hồ sơ
– Biên bản họp quyết định về việc nhận sáp nhập công ty
– Thông báo thay đổi của công ty
– Danh sách thành viên, cổ đông mới của công ty nhận sáp nhập
– Bản sao hợp lệ ĐKKD của công ty nhận sáp nhập và công ty bị sáp nhập
– Hợp đồng sáp nhập hoặc quyết định tách công ty được sử dụng thay thế cho hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng.

Bước 4: Chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập
1. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, công ty nhận sáp nhập được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty bị sáp nhập đặt trụ sở chính thực hiện chấm dứt tồn tại đối với các công ty này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2. Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện việc chấm dứt tồn tại chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty bị sáp nhập trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Trường hợp công ty bị sáp nhập có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chính công ty nhận sáp nhập, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập gửi thông tin cho Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập để thực hiện chấm dứt tồn tại đối với công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Điều 73. Chấm dứt tồn tại của công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập
1. Sau khi công ty được chia, công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập được cấp đăng ký doanh nghiệp, công ty bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập chuyển sang tình trạng pháp lý đã bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập. Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập đặt trụ sở chính gửi thông tin cho Cơ quan thuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm gửi thông tin cho Phòng đăng ký kinh doanh về việc doanh nghiệp đã hoàn thành việc quyết toán và chuyển giao nghĩa vụ thuế.
2. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Cơ quan thuế về việc công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập hoàn thành việc quyết toán và chuyển giao nghĩa vụ thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập đặt trụ sở chính thực hiện cập nhật tình trạng pháp lý đối với các công ty này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng chấm dứt tồn tại theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện việc chấm dứt tồn tại chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập trước khi chấm dứt tồn tại của các công ty này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
4. Trường hợp sau khi sáp nhập doanh nghiệp mà nội dung đăng ký doanh nghiệp của công ty nhận sáp nhập không thay đổi, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc sáp nhập doanh nghiệp, công ty nhận sáp nhập gửi thông báo bằng văn bản đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính để thực hiện chấm dứt tồn tại của công ty bị sáp nhập. Kèm theo thông báo phải có các giấy tờ quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 61 Nghị định này.
5. Trường hợp công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính của công ty được chia, công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty được chia, công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập gửi thông tin cho Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính của công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập để thực hiện chấm dứt tồn tại đối với các công ty này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Thủ tục về thuế đối với công ty bị sáp nhập

Theo quy định tại điều 20 thông tư 105/2020/TT-BTC quy định việc thay đổi thông tin đăng ký thuế với công ty bị sáp nhập như sau:

Điều 20. Đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại
3. Sáp nhập tổ chức
Tổ chức nhận sáp nhập được giữ nguyên mã số thuế. Các tổ chức bị sáp nhập bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
a) Tổ chức bị sáp nhập:
Tổ chức bị sáp nhập phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định tại Điều 39 Luật Quản lý thuế và Điều 14 Thông tư này.
Căn cứ hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của tổ chức bị sáp nhập, cơ quan thuế thực hiện thủ tục và trình tự để chấm dứt hiệu lực mã số thuế của tổ chức bị sáp nhập theo quy định tại Điều 39 Luật Quản lý thuế và Điều 15, Điều 16 Thông tư này.
b) Tổ chức nhận sáp nhập:
Trường hợp sáp nhập làm phát sinh thay đổi thông tin đăng ký thuế, trong thời hạn 10 (mười) làm việc ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ tương đương khác, tổ chức nhận sáp nhập phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Hồ sơ gồm:
– Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư này;
– Bản sao Hợp đồng sáp nhập hoặc văn bản tương đương;
– Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động, Quyết định thành lập hoặc Văn bản tương đương khác.
Cơ quan thuế thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế của tổ chức nhận sáp nhập theo quy định tại Điều 36 Luật Quản lý thuế và Điều 11 Thông tư này.

Việc giải quyết chấm dứt mã số thuế của nghiệp bị sáp nhập: làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế tại cơ quan thuế khi có hợp đồng sáp nhập hồ sơ gồm:
– Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT
– Bản sao ĐKKD của công ty
– Bản sao hợp đồng sáp nhập
Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ cơ quan thuế sẽ thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế của công ty nhận sáp nhập (kết quả là Thông báo về việc người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế để nộp hồ sơ chấp dứt hoạt động tới cơ quan đăng ký kinh doanh). Sau khi có KQ này đơn vị gửi phòng ĐKKD để chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp.

6. “Đã giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể theo quy định và được Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý theo khoản 8 Điều 208, khoản 5 Điều 209 Luật Doanh nghiệp; doanh nghiệp có quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án theo quy định của pháp luật về phá sản; doanh nghiệp bị chấm dứt tồn tại do bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập theo khoản 5 Điều 198, khoản 5 Điều 200, khoản 4 Điều 201 Luật Doanh nghiệp. Thời gian xác định chuyển tình trạng pháp lý “Đã giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại” là thời điểm Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Thủ tục về BHXH khi sáp nhập doanh nghiệp

Theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam thủ tục về BHXH khi sáp nhập doanh nghiệp đăng trên báo chính phủ như sau:

Tại Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN); quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT hướng dẫn trường hợp các đơn vị sáp nhập lại thành một đơn vị mới thì thực hiện như sau:
– Đơn vị bị sáp nhập lập hồ sơ báo giảm (dừng) tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN và đóng đủ tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN đến thời điểm đơn vị sáp nhập để cơ quan xác nhận sổ BHXH cho người lao động.
– Đơn vị nhận sáp nhập lập hồ sơ đăng ký (báo tăng) tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN cho người lao động từ thời điểm đơn vị bị sáp nhập dừng tham gia.
Thủ tục dừng hoặc báo tăng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN là Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN (Mẫu D02- TS, ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH).
Trường hợp đơn vị nhận sáp nhập thay đổi thông tin đơn vị thì lập thêm Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS, ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ- BHXH).

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Một số trường hợp văn phòng đại diện nước ngoài cần làm thủ tục cấp lại giấy phép, vậy đó là các trường hợp nào? Thủ tục cấp lại giấy phép văn phòng đại diện nước ngoài ra sao?

Các trường hợp cần cấp lại giấy phép VPĐD nước ngoài

Theo quy định tại điều 18 thông tư 07/2016/NĐ-CP việc cấp lại giấy phép thực hiện trong các trường hợp sau:

Điều 18. Các trường hợp cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh
Thương nhân nước ngoài làm thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh trong những trường hợp sau:
1. Chuyển địa điểm đặt trụ sở của Văn phòng đại diện từ một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý đến một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác hoặc khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý khác.
2. Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới mọi hình thức.

Hồ sơ xin cấp lại giấy phép văn phòng đại diện nước ngoài

Về hồ sơ cấp lại thực hiện theo điều 19 nghị định 07/2016/NĐ-CP cụ thể như sau:

Điều 19. Hồ sơ cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh
1. Trường hợp cấp lại theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định này, hồ sơ 01 bộ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
b) Thông báo về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện gửi Cơ quan cấp Giấy phép nơi chuyển đi theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 36 Nghị định này;
c) Bản sao Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đã được cấp;
d) Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện nơi chuyển đến theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 10 Nghị định này.
2. Trường hợp cấp lại theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định này, hồ sơ 01 bộ bao gồm: Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký.

Hồ sơ cấp lại do chuyển trụ sở
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
– Thông báo về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện gửi Cơ quan cấp Giấy phép nơi chuyển đi
– Bản sao Giấy phép thành lập văn phòng đại diện đã được cấp;
– Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở văn phòng đại diện nơi chuyển đến
Hồ sơ cấp lại giấy phép văn phòng đại diện do bị mất, cháy, hỏng
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập văn phòng đại diện
– Giấy giới thiệu nộp hồ sơ và nhận KQ
Thời gian thực hiện: 8 ngày làm việc
Lệ phí cấp lại: 1.500.000 VNĐ

Khách hàng có nhu cầu cấp lại giấy phép văn phòng đại diện có thể liên hệ LVNLAW qua thông tin tại cuối website để được hỗ trợ một cách tốt nhất.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Tình huống 1

Theo anh/chị các tình huống nào dưới đây có thể thưc hiện được? Giải thích rõ tại sao?
1. Nhãn hiệu ‘MAI LAN” của Công ty A được cấp GCNĐKNH X cho sản phẩm giấy ăn thuộc nhóm 16 và Công ty A đã cho phép Công ty B sử dụng nhãn hiệu này cho sản phẩm vở học sinh.
2. Do biến đổi khí hậu nên các điều kiện địa lý của vùng Nam Trà My và Bắc Trà My thuộc tỉnh Quảng Nam không còn đáp ứng các điều kiện bảo hộ đối với CDĐL “Trà My” cho sản phẩm quế, UBND tỉnh Quảng Nam có dự định chuyển nhượng chỉ dẫn địa lý ‘Trà My” cho UBND tỉnh Kon Tum.
3. HTX sản xuất Đèn lồng Hội An (HTX Hội An) được cấp GCNĐKNH bảo hộ nhãn hiệu ‘‘Hội An” cho sản phẩm đèn lồng, HTX Hội An dự định chuyển nhượng nhãn hiệu “Hội An” cho Hiệp hội Sản xuất Đèn lồng Hội An (Hiệp hội Hội An) làm chủ sở hữu. Cả HTX Hội An và Hiệp hội Hội An đều tiến hành SX, KD tại Thành phố Hội An.

Trả lời:
1. Không thể thực hiện được vì theo quy định tại khoản 1 điều 141 Luật SHTT quy định như sau:

Điều 141. Quy định chung về chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
1. Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.

Theo điều 92 luật SHTT phạm vi bảo hộ đc ghi nhận tại văn bằng SHCN

Điều 92. Văn bằng bảo hộ
1. Văn bằng bảo hộ ghi nhận chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu (sau đây gọi là chủ văn bằng bảo hộ); tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; đối tượng, phạm vi và thời hạn bảo hộ.

Theo thông tin đưa ra nhãn hiệu X được bảo hộ cho sản phẩm giấy ăn thuộc nhóm 16 mà không phải là vở học sinh => Không thể cho phép sử dụng nhãn hiệu với đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ của mình

2. Không thể thực hiện được. Vì 2 lý do:

Lý do 1: Chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng (Khoản 2 điều 139 Luật SHTT)

Điều 139. Các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
2. Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.

Lý do 2: Do chỉ dẫn địa lý đã bị chấm dứt bảo hộ theo điểm g khoản 1 điều 95 Luật SHTT

Điều 95. Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ
1. Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt toàn bộ hoặc một phần hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
g) Các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó;

3. Do đề bài không nêu ra đây là nhãn hiệu gì nên chia một số trường hợp:

Trường hợp 1: Nhãn hiệu tập thể có thể chuyển nhượng theo khoản 5 Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ “Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó”.

Cần xem xét xem Hiệp hội sản xuất Đèn lồng Hội An có đáp ứng điều kiện là chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể “Hội An” theo quy định tại Khoản 3 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ “Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó”. Như vậy, trong trường hợp này nếu Hiệp hội sản xuất Đèn lồng Hội An đáp ứng điều kiện tại khoản 5 Điều 139 Luật SHTT.

Trường hợp 2: Nhãn hiệu thông thường (có thể chuyển nhượng tuy nhiên cần lưu ý khoản 4 điều 139 luật SHTT)

Điều 139. Các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
4. Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Theo đó
– Nếu chuyển nhượng đồng sở hữu cần có cam kết về việc không gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa dịch vụ
– Cần xem xét xem nhãn hiệ chuyể nhượng có đáp ứng điều kiện là tên thương mại hay không? Nếu đủ điều kiện trở thành tên thương mại thì không thể chuyển nhượng (trừ trường hợp bên chuyển nhượng chuyển cả cơ sở kinh doanh, giải thể, từ bỏ lĩnh vực hoạt động…)

Tình huống 2

Theo các Anh/Chị các nhận định dưới đây là đúng hay sai? Vì sao?
1. Chủ sở hữu quyền SHCN có quyền chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN của mình cho nhiều tổ chức, cá nhân cùng sử dụng.
2. Khi đã chuyển giao quyền sử dụng độc quyền đối tượng SHCN của mình thì chủ sở hữu không được sử dụng đối tượng SHCN đó.
3. Mọi hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN đều phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về quyền SHCN mới có hiệu lực.

Trả lời:

1. Đúng. Vì theo điểm d khoản 1 điều 144 “Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ” nội dung hợp đồng sử dụng có ghi rõ về phạm vì, giới hạn nên có thể chuyển cho nhiều, tổ chức, cá nhân cùng sử dụng

2. Sai. Theo khoản 1 điều 143 “…chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền.”

3. Sai. Theo quy định tại điều 148.2 và 148.3 Luật SHTT

Điều 148. Hiệu lực của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
3. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp tại khoản 2 Điều này, trừ hợp đồng sử dụng nhãn hiệu, phải đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp mới có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba.

Tình huống 3

Công ty Bia và nước giải khát Việt Nam (Công ty Bia Việt Nam) là chủ sở hữu nhãn hiệu “VINABEER và hình” được cấp GCNĐKNH số xxxx. Công ty này dự định chuyên giao quyền sử dụng nhãn hiệu “YINABEER và hình” cho Công ty Bia Hà Nội và Công ty Bia Bình Dương được độc quyền sừ dụng nhãn hiệu nói trên. Trước khi tiến hành ký kết hợp đồng với Công ty Bia Hà Nội và Công ty Bia Bình Dương, Công ty Bia Việt Nam đề nghị Anh/Chị tư vấn về một số vấn đề sau:
Câu hỏi:
1. Công ty Bia Việt Nam có thể chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu độc quyền cho cả Công ty Bia Hà Nội và Công ty Bia Bình Dương không? Tại sao?
2. Trong quá trình sử dụng NH “VINABEER và hình” theo HĐ chuyển giao quyền sử dụng, Công ty Bia Hà Nội phát hiện có người xâm phạm quyền SHCN đối với NH này thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý người có hành vi xâm phạm quyền đối với NH hay không?

Trả lời:
1. Công ty Bia Việt Nam không thể chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu độc quyền cho Công ty Bia Hà Nội và Công ty Bia Bình Dương trên cùng một lãnh thổ. Tuy nhiên, vì nhãn “VINABEER, hình” được bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam nên nếu Công ty Bia Việt Nam chỉ cho phép Cty Bia Hà Nội sử dụng tại khu vực địa lý nhất định thì có thể cho Cty Bia Bình Dương sử dụng độc quyền tại khu vực còn lại theo khoản 1 điều 143 Luật SHTT

Điều 143. Các dạng hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp gồm các dạng sau đây:
1. Hợp đồng độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền.

2. Có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thểm quyền xử lý theo khoản 1 điều 198 hoặc khoản 2.c điều 193

Điều 193. Quyền của các bên trong hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng
2. Bên nhận chuyển giao quyền sử dụng có các quyền sau đây:
c) Tiến hành các biện pháp cần thiết để ngăn chặn các hành vi xâm phạm của bên thứ ba, nếu trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày nhận được yêu cầu của bên chuyển giao quyền sử dụng không thực hiện yêu cầu quy định tại điểm b khoản này.
Điều 198. Quyền tự bảo vệ
1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:
a) Áp dụng biện pháp công nghệ bảo vệ quyền, đưa thông tin quản lý quyền hoặc áp dụng các biện pháp công nghệ khác nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

Tình huống 4

Công ty Dịch vụ kỹ thuật Anh Quân (Công ty Anh Quân) có dự định ký kết hợp đồng độc quyền sử dụng sáng chế với Ông X, để có quyên sử dụng sáng chế nêu trên tại Việt Nam (SC này đã được Ông X đăng ký bảo hộ tại Việt Nam và được Cục SHTT cấp Bằng ĐQSC). Trước khi tiến hành ký kết hợp đồng với Ông X, Công ty Anh Quân đề nghị Anh/Chị tư vấn vê một số vấn đề sau:
Câu hỏi:
1. Trong thời hạn HĐ sử dụng sáng chế có hiệu lực, Công ty Anh Quân có quyền được chuyển giao lại quyền sử dụng sáng chế đó cho công ty khác hay không? Công ty Anh Quân có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả khi sử dụng SC hay không?
2. Công ty Anh Quân có quyền xuất khẩu sản phẩm được sản xuất từ việc ứng dụng SC đó sang một nước khác hay không?

Trả lời:
1. Có quyền chuyển giao quyền sử dụng SC cho công ty khác nếu được chủ sở hữu cho phép (Khoản 3 điều 142 luật SHTT)

Điều 142. Hạn chế việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
3. Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.

Về nghĩa vụ trả thù lao: Nếu trong hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng giữa công ty Anh Quân và ông X không có thỏa thuận khác thì Anh Quân không có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả SC, nghĩa vụ này thuộc về chủ sở hữu (Điều 135 luật SHTT).

2. Có thể xuất khẩu nếu tại nước đó ông X không nắm quyền sở hữu đối với SC đó hoặc không độc quyền nhập khẩu SP được SX từ SC đó. (Điểm b khoản 2 điều 144 luật SHTT)

Điều 144. Nội dung hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
2. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không được có các điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên được chuyển quyền, đặc biệt là các điều khoản không xuất phát từ quyền của bên chuyển quyền sau đây:
b) Trực tiếp hoặc gián tiếp hạn chế bên được chuyển quyền xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ được sản xuất hoặc cung cấp theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp sang các vùng lãnh thổ không phải là nơi mà bên chuyển quyền nắm giữ quyền sở hữu công nghiệp tương ứng hoặc có độc quyền nhập khẩu hàng hóa đó;

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện?

Theo quy định tại khoan 10 điều 3 Luật đầu tư 2020 giải thích điều kiện tiếp cận thị trường với nhà đầu tư nước ngoài như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
10. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài là điều kiện nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng để đầu tư trong các ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này.
Điều 9. Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
1. Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:
a) Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường;
b) Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.
3. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:
a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
b) Hình thức đầu tư;
c) Phạm vi hoạt động đầu tư;
d) Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
đ) Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo quy định này, trừ trường hợp ngành nghề chưa được tiếp cận thị trường và ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện thì các trường hợp còn lại nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng tương tự nhà đầu tư trong nước.

Danh mục ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện

Danh mục ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện được quy định tại mục 2 và phụ lục I nghị định 31/2021/NĐ-CP bao gồm 25 ngành nghề chưa được tiếp cận, 59 nhóm ngành tiếp cận có điều kiện

Mục 2. NGÀNH, NGHỀ VÀ ĐIỀU KIỆN TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Điều 15. Ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
1. Ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài và hạn chế về tiếp cận thị trường đối với ngành, nghề đó được quy định tại các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế về đầu tư. Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được công bố tại Phụ lục I của Nghị định này.
2. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng theo các hình thức quy định tại khoản 3 Điều 9 Luật Đầu tư và được đăng tải, cập nhật theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.
3. Ngoài điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này, nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện (nếu có) sau đây:
a) Sử dụng đất đai, lao động; các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản;
b) Sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ công hoặc hàng hóa, dịch vụ độc quyền nhà nước;
c) Sở hữu, kinh doanh nhà ở, bất động sản;
d) Áp dụng các hình thức hỗ trợ, trợ cấp của Nhà nước đối với một số ngành, lĩnh vực hoặc phát triển vùng, địa bàn lãnh thổ;
đ) Tham gia chương trình, kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;
e) Các điều kiện khác theo quy định tại các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế về đầu tư có quy định không cho phép hoặc hạn chế tiếp cận thị trường đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Điều 16. Đối tượng áp dụng Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường
1. Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường được áp dụng đối với:
a) Nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư;
b) Tổ chức kinh tế theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
(Trong Mục này các đối tượng quy định tại các điểm a và b khoản này, sau đây gọi chung là nhà đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp Nghị định này có quy định khác).
2. Đối với các hoạt động đầu tư kinh doanh thực hiện tại Việt Nam, nhà đầu tư là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài được quyền lựa chọn áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường và thủ tục đầu tư như quy định áp dụng đối với nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài. Trong trường hợp lựa chọn áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường và thủ tục đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài không được thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Điều 17. Nguyên tắc áp dụng hạn chế về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
1. Trừ những ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Phụ lục I của Nghị định này, nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước.
2. Nhà đầu tư nước ngoài không được đầu tư trong các ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường theo quy định tại Mục A Phụ lục I của Nghị định này.
3. Đối với các ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Mục B Phụ lục I của Nghị định này, nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường được đăng tải theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.
4. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề Việt Nam chưa cam kết về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng như sau:
a) Trường hợp các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ (sau đây gọi chung là pháp luật Việt Nam) không có quy định hạn chế tiếp cận thị trường đối với ngành, nghề đó thì nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước;
b) Trường hợp pháp luật Việt Nam đã có quy định về hạn chế tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài đối với ngành, nghề đó thì áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Trường hợp các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ được ban hành (sau đây gọi chung là văn bản mới ban hành) có quy định về điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài đối với các ngành, nghề Việt Nam chưa cam kết theo quy định tại khoản 4 Điều này thì các điều kiện đó được áp dụng như sau:
a) Nhà đầu tư nước ngoài đã được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường theo quy định tại khoản 4 Điều này trước ngày văn bản mới ban hành có hiệu lực được tiếp tục thực hiện hoạt động đầu tư theo các điều kiện đó. Trường hợp thành lập tổ chức kinh tế mới, thực hiện dự án đầu tư mới, nhận chuyển nhượng dự án đầu tư, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác, đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc điều chỉnh, bổ sung mục tiêu, ngành, nghề mà theo quy định của văn bản mới ban hành phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài thì phải đáp ứng điều kiện đó. Trong trường hợp này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không xem xét lại điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề mà nhà đầu tư đã được chấp thuận trước đó;
b) Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư sau thời điểm văn bản mới được ban hành có hiệu lực phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của văn bản đó.
6. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư thuộc các ngành, nghề khác nhau quy định tại Phụ lục I Nghị định này phải đáp ứng toàn bộ điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề đó.
7. Nhà đầu tư nước ngoài thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ không phải là thành viên WTO thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên WTO, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế giữa Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đó có quy định khác.
8. Nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng điều chỉnh của điều ước quốc tế về đầu tư có quy định về điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư đó thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật Việt Nam thì được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường theo điều ước đó.
9. Nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước quốc tế về đầu tư có quy định khác nhau về điều kiện tiếp cận thị trường thì được lựa chọn áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường đối với tất cả các ngành, nghề kinh doanh theo một trong các điều ước đó. Trường hợp đã lựa chọn áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường theo một điều ước quốc tế về đầu tư (gồm cả điều ước được ký mới hoặc được sửa đổi, bổ sung sau ngày điều ước đó có hiệu lực mà nhà đầu tư đó thuộc đối tượng áp dụng) thì nhà đầu tư nước ngoài thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo toàn bộ quy định của điều ước đó.
10. Hạn chế về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại các điều ước quốc tế về đầu tư được áp dụng như sau:
a) Trường hợp nhiều nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế và thuộc đối tượng áp dụng của một hoặc nhiều điều ước quốc tế về đầu tư thì tổng tỷ lệ sở hữu của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế đó không được vượt quá tỷ lệ cao nhất theo quy định của một điều ước quốc tế có quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với một ngành, nghề cụ thể;
b) Trường hợp nhiều nhà đầu tư nước ngoài thuộc cùng một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế thì tổng tỷ lệ sở hữu của tất cả các nhà đầu tư đó không được vượt quá tỷ lệ sở hữu quy định tại điều ước quốc tế về đầu tư áp dụng đối với các nhà đầu tư đó;
c) Đối với công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán, trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thì thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
d) Trường hợp tổ chức kinh tế có nhiều ngành, nghề kinh doanh mà điều ước quốc tế về đầu tư có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thì tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế đó không vượt quá hạn chế về tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với ngành, nghề có hạn chế về tỷ lệ sở hữu nước ngoài thấp nhất.
Điều 18. Đăng tải, cập nhật điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ rà soát, tập hợp điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài trong các ngành, nghề quy định tại Phụ lục I Nghị định này để đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư.
2. Nội dung đăng tải theo quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này;
b) Căn cứ áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này;
c) Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Luật Đầu tư.
3. Trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội, luật, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế về đầu tư quy định điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài nhưng chưa được cập nhật tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài và nội dung đăng tải theo quy định tại khoản 2 Điều này thì áp dụng theo quy định của luật, nghị quyết, pháp lệnh, nghị định đó. Việc cập nhật những nội dung đăng tải quy định tại khoản 2 Điều này thực hiện tương ứng theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Nghị định này. 4. Việc rà soát, tập hợp, đăng tải, đề xuất sửa đổi, bổ sung, đánh giá tình hình thực hiện Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định tương ứng đối với Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại các Điều 12, 13 và 14 Nghị định này.

PHỤ LỤC I
DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ HẠN CHẾ TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
(Kèm theo Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ)

A. NGÀNH, NGHỀ CHƯA ĐƯỢC TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
1. Kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện độc quyền nhà nước trong lĩnh vực thương mại.
2. Hoạt động báo chí và hoạt động thu thập tin tức dưới mọi hình thức.
3. Đánh bắt hoặc khai thác hải sản.
4. Dịch vụ điều tra và an ninh.
5. Các dịch vụ hành chính tư pháp, bao gồm dịch vụ giám định tư pháp, dịch vụ thừa phát lại, dịch vụ đấu giá tài sản, dịch vụ công chứng, dịch vụ của quản tài viên.
6. Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
7. Đầu tư xây dựng hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng.
8. Dịch vụ thu gom rác thải trực tiếp từ các hộ gia đình.
9. Dịch vụ thăm dò ý kiến công chúng (thăm dò dư luận).
10. Dịch vụ nổ mìn.
11. Sản xuất, kinh doanh vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
12. Nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.
13. Dịch vụ bưu chính công ích.
14. Kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa.
15. Kinh doanh tạm nhập tái xuất.
16. Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối đối với các hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
17. Thu, mua, xử lý tài sản công tại các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang.
18. Sản xuất vật liệu hoặc thiết bị quân sự; kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dụng quân sự và công an, linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng;
19. Kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp và dịch vụ giám định về sở hữu trí tuệ.
20. Dịch vụ thiết lập, vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải, khu nước, vùng nước, luồng hàng hải công cộng và tuyến hàng hải; dịch vụ khảo sát khu nước, vùng nước, luồng hàng hải công cộng và tuyến hàng hải phục vụ công bố Thông báo hàng hải; dịch Vụ khảo sát, xây dựng và phát hành hải đồ vùng nước, cảng biển, luồng hàng hải và tuyến hàng hải; xây dựng và phát hành tài liệu, ấn phẩm an toàn hàng hải.
21. Dịch vụ điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải trong khu nước, vùng nước và luồng hàng hải công cộng; dịch vụ thông tin điện tử hàng hải.
22. Dịch vụ kiểm định (kiểm tra, thử nghiệm) và cấp Giấy chứng nhận cho các phương tiện giao thông vận tải (gồm hệ thống, tổng thành, thiết bị, linh kiện của phương tiện); dịch vụ kiểm định và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các phương tiện, thiết bị chuyên dùng, container, thiết bị đóng gói hàng nguy hiểm dùng trong giao thông vận tải; dịch vụ kiểm định và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển; dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được lắp đặt trên các phương tiện giao thông vận tải và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển; dịch vụ đăng kiểm tàu cá.
23. Dịch vụ điều tra, đánh giá và khai thác rừng tự nhiên (bao gồm khai thác gỗ và săn bắn, đánh bẫy động vật hoang dã quý hiếm, quản lý quỹ gen cây trồng, vật nuôi và vi sinh vật sử dụng trong nông nghiệp).
24. Nghiên cứu hoặc sử dụng nguồn gen giống vật nuôi mới trước khi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, đánh giá.
25. Kinh doanh dịch vụ lữ hành, trừ dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

B. NGÀNH, NGHỀ TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG CÓ ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
1. Sản xuất và phân phối các sản phẩm văn hóa, bao gồm các bản ghi hình.
2. Sản xuất, phân phối, chiếu các chương trình ti vi và các tác phẩm ca múa nhạc, sân khấu, điện ảnh.
3. Cung cấp dịch vụ phát thanh và truyền hình.
4. Bảo hiểm; ngân hàng; kinh doanh chứng khoán và các dịch vụ khác liên quan đến bảo hiểm, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán.
5. Dịch vụ bưu chính, viễn thông.
6. Dịch vụ quảng cáo.
7. Dịch vụ in, dịch vụ phát hành xuất bản phẩm.
8. Dịch vụ đo đạc và bản đồ.
9. Dịch vụ chụp ảnh từ trên cao.
10. Dịch vụ giáo dục.
11. Thăm dò, khai thác và chế biến tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, dầu và khí.
12. Thủy điện, điện gió ngoài khơi và năng lượng hạt nhân.
13. Vận tải hàng hóa và hành khách bằng đường sắt, đường hàng không, đường bộ, đường sông, đường biển, đường ống.
14. Nuôi, trồng thủy sản.
15. Lâm nghiệp và săn bắn.
16. Kinh doanh đặt cược, casino.
17. Dịch vụ bảo vệ.
18. Xây dựng, vận hành và quản lý cảng sông, cảng biển và sân bay.
19. Kinh doanh bất động sản.
20. Dịch vụ pháp lý.
21. Dịch vụ thú y.
22. Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài tại Việt Nam.
23. Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật.
24. Dịch vụ du lịch.
25. Dịch vụ sức khỏe và dịch vụ xã hội.
26. Dịch vụ thể thao và giải trí.
27. Sản xuất giấy.
28. Sản xuất phương tiện vận tải trên 29 chỗ.
29. Phát triển và vận hành chợ truyền thống.
30. Hoạt động Sở giao dịch hàng hóa.
31. Dịch vụ thu gom hàng lẻ ở nội địa.
32. Dịch vụ kiểm toán, kế toán, sổ sách kế toán và thuế.
33. Dịch vụ thẩm định giá; tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa.
34. Dịch vụ liên quan đến nông, lâm, ngư nghiệp.
35. Sản xuất, chế tạo máy bay.
36. Sản xuất, chế tạo đầu máy và toa xe đường sắt.
37. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, máy móc, thiết bị thuộc chuyên ngành thuốc lá.
38. Hoạt động của nhà xuất bản.
39. Đóng mới, sửa chữa tàu biển.
40. Dịch vụ thu gom chất thải, dịch vụ quan trắc môi trường.
41. Dịch vụ trọng tài thương mại, hòa giải trọng tài.
42. Kinh doanh dịch vụ logistics.
43. Vận tải biển ven bờ.
44. Canh tác, sản xuất hoặc chế biến các loại cây trồng quý hiếm, chăn nuôi gây giống động vật hoang dã quý hiếm và chế biến, xử lý các động vật hay cây trồng này, bao gồm cả động vật sống và các chế phẩm từ chúng;
45. Sản xuất vật liệu xây dựng.
46. Xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật có liên quan.
47. Lắp ráp xe gắn máy.
48. Dịch vụ liên quan đến thể thao, mỹ thuật, nghệ thuật biểu diễn, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu, và các hoạt động vui chơi, giải trí khác.
49. Dịch vụ hỗ trợ vận tải hàng không; dịch vụ kỹ thuật mặt đất tại cảng hàng không, sân bay; dịch vụ cung cấp suất ăn trên tàu bay; dịch vụ thông tin dẫn đường giám sát, dịch vụ khí tượng hàng không.
50. Dịch vụ đại lý tàu biển; dịch vụ lai dắt tàu biển.
51. Dịch vụ liên quan đến di sản văn hóa, quyền tác giả và quyền liên quan, nhiếp ảnh, ghi hình, ghi âm, triển lãm nghệ thuật, lễ hội, thư viện, bảo tàng;
52. Dịch vụ liên quan đến xúc tiến, quảng bá du lịch.
53. Dịch vụ đại diện, đại lý tuyển dụng và đặt lịch, quản lý cho nghệ sỹ, vận động viên.
54. Dịch vụ liên quan đến gia đình.
5 5. Hoạt động thương mại điện tử.
56. Kinh doanh nghĩa trang, dịch vụ nghĩa trang và dịch vụ mai táng.
57. Dịch vụ gieo hạt và phun thuốc hóa chất bằng máy bay.
58. Dịch vụ hoa tiêu hàng hải;
59. Các ngành, nghề đầu tư theo cơ chế thí điểm của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Như vậy, theo nguyên tắc chọn, bỏ của Luật Đầu tư, nếu chọn đầu tư vào các ngành, nghề ngoài 84 ngành nghề này, nhà đầu tư nước ngoài sẽ được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước. Đây là lần đầu tiên, danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được công bố trong một danh mục.

Với các ngành, nghề chưa cam kết

Nghị định 31/2021/NQ-CP quy định rõ điều kiện tiếp cận đối với các ngành, nghề mà Việt Nam chưa cam kết về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. Trường hợp pháp luật Việt Nam không có quy định hạn chế tiếp cận thị trường đối với ngành, nghề đó, thì nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước. Trường hợp pháp luật Việt Nam đã có quy định về hạn chế tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài đối với ngành, nghề đó, thì áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam.

Ngoài ra, theo quy định hiện nay đối với các trường hợp thành lập tổ chức kinh tế mới, thực hiện dự án đầu tư mới, nhận chuyển nhượng dự án đầu tư, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác, đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc điều chỉnh, bổ sung mục tiêu, ngành, nghề mà theo quy định của văn bản mới ban hành phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, thì phải đáp ứng điều kiện đó. Trong trường hợp này, Nghị định 31/2021/NQ-CP quy định rõ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không xem xét lại điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề mà nhà đầu tư đã được chấp thuận trước đó.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Khi tiến hành đăng ký kinh doanh, lập công ty tại Sở KHĐT có lẽ phần khó nhất trong một bộ hồ sơ là phần tra cứu mã ngành, nghề kinh doanh. Vậy tra cứu và ghi mã ngành, nghề kinh doanh cho doanh nghiệp như thế nào?

Các văn bản để tra cứu mã ngành hiện nay

  • Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về mã ngành kinh tế
  • Các văn bản pháp luật đối với từng ngành nghề cụ thể

Tại sao phải tra cứu ngành, nghề kinh doanh ?

Câu hỏi này khá nhiều người thắc mắc tuy nhiên trên thực tế, mã ngành mang tính chất thống kê. Việc tra cứu và ghi mã ngành giúp nhà nước dễ dàng thống kê và quản lý các ngành nghề kinh doanh ở Việt Nam hợn. Mặt khác theo quy định tại khoản 1 điều 7 nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:

Điều 7. Ghi ngành, nghề kinh doanh
1. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Đây là quy định ghi mã ngành cấp 4 được luật hóa một cách cụ thể, mã ngành cấp 4 là mã ngành có 4 số được ghi trong danh mục mã ngành tại hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam (mã ngành theo VSIC) quy định tại quyết định 27/2018/QĐ-TTg.

Tra cứu ngành, nghề kinh doanh như thế nào?

Khách hàng sử dụng các văn bản đã nêu ở trên để tra cứu mã ngành, ví dụ: Ngành nghề bán buôn tổng hợp có mã 4690 được ghi rõ trong bảng hệ thống mã ngành kinh tết Việt Nam tại quyết định 27/2018/QĐ-TTg. Tuy nhiên phải lưu ý, với các mã ngành, nghề kinh doanh chưa chi tiết được một số ngành, sẽ có một số ngành có chữ “khác” hoặc “chưa được phân vào đâu” sẽ bị chuyên viên yêu cầu làm rõ khi thực hiện hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Sở KHĐT tỉnh, thành phố khi làm thủ tục. Ví dụ:

Tên ngành Mã ngành
Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác 4299
Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu 4669

Khi gặp các mã ngành này người làm hồ sơ cần tham khảo nội dung chi tiết trong quyết định 27/2018/QĐ-TTg cụ thể như sau:

Tên ngành Mã ngành
Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
Chi tiết:
– Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khai khoáng, xây dựng
– Bán buôn máy móc, thiết bị điện, vật liệu điện (máy phát điện, động cơ điện, dây điện và thiết bị khác dùng trong mạch điện)
– Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy dệt, may, da giày
– Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy văn phòng (trừ máy vi tính và thiết bị ngoại vi)
– Bán buôn máy móc, thiết bị y tế
4659

Đối với một số mã ngành không có trong bảng phân loại mã ngành kinh tế

Đối với các mã ngành này được hướng dẫn tại khoản 4 điều 7 nghị định 01/2021NĐ-CP như sau:

Điều 7. Ghi ngành, nghề kinh doanh
4. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Do đó khách hàng có thể ghi mã ngành sau đó trích văn bản pháp luật chuyên ngành theo quy định của khoản 3 điều 7 Luật đầu tư gồm các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Ví dụ:

Tên ngành Mã ngành
Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê
Chi tiết:
– Kinh doanh bất động sản (Luật kinh doanh bất động sản 2014)
6810
Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất
Chi tiết
– Dịch vụ môi giới bất động sản; Tư vấn bất động sản; Quản lý bất động sản; Sàn giao dịch bất động sản; (Điều 3 Luật kinh doanh bất động sản 2014)
6820

Lưu ý khi ghi mã ngành kinh tế

Một số lưu ý khi ghi mã ngành kinh tế khách hàng tham khảo tại một số bài viết sau của LVNLAW:
– Danh mục ngành nghề cần thêm nội dung loại trừ
– Các ngành nghề có nội dung đấu giá trong danh mục mã ngành
– Danh mục ngành nghề không hoạt động tại trụ sở
– Các cam kết cần bổ sung khi đăng ký ngành nghề kinh doanh

Xem ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Sau khi hoàn thành việc đăng ký kinh doanh. Nếu cần xem lại ngành nghề kinh kinh doanh của doanh nghiệp đã được đăng ký hoặc tham khảo mã ngành của công ty khác tại trang dangkykinhdoanh.gov.vn theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập website dangkykinhdoanh.gov.vn và các bạn sẽ thấy giao diện như sau:

Bước 2: Để tra cứu mã ngành nghề sử dụng tên, mã số thuế, mã số doanh nghiệp của đơn vị và nhập ô tìm kiếm bên tay phải phía trên của website:

Bước 3: Chọn công ty và xem các ngành nghề hoặc lĩnh vực hoạt động của công ty

Trên đây là toàn bộ nội dung hướng dẫn tra cứu mã ngành, nghề kinh doanh theo bảng mã ngành, nghề mới nhất 2021. Với các trường hợp có yếu tố nước ngoài sẽ được áp mã ngành, nghề CPC theo biểu cam kết WTO. Khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ để LVNLAW tư vấn và hỗ trợ đối với các vấn đề về tra cứu ngành, nghề kinh doanh


Ghi mã ngành kinh doanh với doanh nghiệp có vốn nước ngoài

Việc ghi mã ngành kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam (100% vốn Việt Nam) theo quy định tại Luật doanh nghiệp và nghị định 01/2021/NĐ-CP, khác với các doanh nghiệp này các doanh nghiệp có vốn nước ngoài khi thành lập việc tra cứu điều kiện kinh doanh và ghi mã ngành có một chút khác biệt.

Có 2 vấn đề cần lưu ý khi ghi ngành nghề cho công ty có vốn nước ngoài đó là:
– Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo luật đầu tư
– Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài
– Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ của Việt Nam trong WTO là tài liệu số WT/ACC/48/Add.2 ngày 27 tháng 10 năm 2006 của Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO, gồm phần cam kết chung, phần cam kết cụ thể đối với các ngành, phân ngành dịch vụ và Danh mục ngoại lệ về tối huệ quốc.

Cách ghi ngành nghề đối với doanh nghiệp có vốn nước ngoài

Về cơ bản việc ghi ngành nghề của doanh nghiệp có vốn nước ngoài cũng gần tương tự theo cách ghi ngành nghề đối với doanh nghiệp có 100% vốn Việt Nam là đề tuân theo ngành nghề tại quyết định 27/2018/QĐ-TTg tuy nhiên có một số đặc biệt như sau:

Tên ngành Mã ngành
Bán buôn tổng hợp
Chi tiết: Thực hiện quyền phân phối bán buôn (không thành lập cơ sở bán buôn) các hàng hóa theo quy định của pháp luật.
4690
Bán lẻ hình thức khác chưa được phân vào đâu
Chi tiết: Thực hiện quyền phân phối bán lẻ (không gắn thành lập cơ sở bán lẻ) các hàng hóa theo quy định của pháp luật.
4799
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu
Chi tiết: Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu các hàng hóa theo quy định của pháp luật.
8299

Riêng đối với công ty có vốn nước ngoài, ngoài việc ghi ngành nghề trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh còn phải ghi mục tiêu hoạt động của dự án trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Việc ghi mục tiêu hoạt động dự án tuân theo các quy định pháp luật Việt Nam và biểu cam kết WTO (ghi mã ngành CPC) để thuận tiện cho việc kiểm tra và đánh giá ngành nghề có khả năng đăng ký hay không. Các ngành nghề không nằm trong biểu cam kết có thể sẽ phải xin ý kiến của các cơ quan quản lý chuyên ngành. Riêng đối với các hoạt động bán buôn, bán lẻ, xuất nhập khẩu, phân phối việc cấp phép cho các sản phẩm cụ thể sẽ thể hiện trên giấy phép kinh doanh của công ty (do vậy công ty kinh doanh những ngành nghề này cơ bản sẽ cần GCN đăng ký đầu tư + giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp + giấy phép kinh doanh) thực hiện cấp phép tại Sở Công Thương nơi công ty đặt trụ sở.


Một số ngành nghề trích theo văn bản luật (Phòng ĐKKD Hà Nội)

Trong quá trình đăng ký kinh doanh việc đăng ký ngành nghề là hết sức quan trọng, ngành nghề kinh doanh thể hiện nội dung hoạt động của công ty trong đó ngoài việc ghi theo mã ngành cấp 4 tại quyết định 27/2018/QĐ-Ttg chúng ta còn hay gặp một số ngành nghề phải trích dẫn theo quy định pháp luật. Dưới đây là một số ngành nghề thường gặp phải trích dẫn văn bản khi đăng ký kinh doanh.

Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu
Chi tiết:
– Sản xuất thực phẩm chức năng (Luật an toàn thực phẩm 2010)
1079
Phá dỡ (loại trừ hoạt động nổ mìn) 4311
Chuẩn bị mặt bằng (loại trừ hoạt động nổ mìn) 4312
Buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
Chi tiết:
– Kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa cháy
(Điều 9a khoản 1 điểm c Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy; Điều 45 Nghị định 79/2014/NĐ-CP)
4659
Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
Chi tiết:
– Kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa cháy
(Điều 9a khoản 1 điểm c Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy; Điều 45 Nghị định 79/2014/NĐ-CP)
4659
Bán buôn thực phẩm
Chi tiết:
– Bán buôn thực phẩm chức năng (Luật an toàn thực phẩm 2010)
4632
Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh
Chi tiết:
– Bán lẻ thực phẩm chức năng (Luật an toàn thực phẩm 2010)
4722
Cổng thông tin (trừ hoạt động báo chí) 6312
Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất Chi tiết – Dịch vụ môi giới bất động sản; Tư vấn bất động sản; Quản lý bất động sản; Sàn giao dịch bất động sản; (Điều 3 Luật kinh doanh bất động sản 2014) 6820
Hoạt động tư vấn kỹ thuật có liên quan khác
Chi tiết:
– Tư vấn lập quy hoạch xây dựng (Điều 60 nghị định 59/2015/NĐ-CP)
– Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình (Điều 61 nghị định 59/2015/NĐ-CP)
– Lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng (Điều 62 nghị định 59/2015/NĐ-CP)
– Tư vấn quản lý dự án (Điều 63 nghị định 59/2015/NĐ-CP)
– Giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng (Điều 66 nghị định 59/2015/NĐ-CP);
7110
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu
Chi tiết: Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh (Điều 28 Luật Thương mại năm 2005)
8299
Hoạt động của các phòng khám đa khoa, chuyên khoa và nha khoa
Chi tiết:
– Phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ (Điều 22 nghị định 109/2016/NĐ-CP)
8620

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Bạn là nhân viên hoặc quản lý của văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài sắp hết hạn giấy phép nhưng chưa rõ gia hạn giấy phép vào thời điểm nào? Mức phạt khi gia hạn muộn là bao nhiêu tiền? thì đây là bài viết dành cho bạn.

Thời điểm gia hạn giấy phép VPĐD thương nhân nước ngoài

Theo quy định tại điều 21, 23 nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định về việc gia hạn giấy phép văn phòng đại diện như sau:

Điều 21. Các trường hợp gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh
Thương nhân nước ngoài được gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh khi hết thời hạn quy định trong Giấy phép, trừ trường hợp có hành vi vi phạm thuộc các trường hợp bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh theo quy định tại Điều 44 Nghị định này.
Điều 23. Trình tự, thủ tục gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh
1. Hồ sơ gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh phải được nộp trong thời hạn ít nhất 30 ngày trước khi Giấy phép hết hạn.

Trường hợp gia hạn sớm

Theo quy định trên việc gia hạn phải được nộp trong thời hạn “ít nhất” 30 ngày trước khi giấy phép hết hạn. Theo ý nghĩa của tiếng Việt: “ít nhất” là thời gian tối thiểu, ngoài ra có thể gia hạn sớm hơn. Tuy nhiên, tại điều 21 quy định “…được gia hạnkhi hết thời hạn quy định trong giấy phép…”. Cơ bản thì hai quy định này có sự mâu thuẫn lẫn nhau. Thực tế, khi thực hiện thủ tục tại Sở Công Thương Hà Nội nếu gia hạn mà thời hạn hiệu lực của giấy phép còn nhiều sẽ không được phê duyệt hồ sơ.

Trường hợp gia hạn muộn

Đối với các trường hợp gia hạn muộn có thể bị xử phạt hành chính về việc gia hạn này. Thường đối với các trường hợp sát hạn sẽ đều có văn bản nhắc nhở

Mức phạt chậm gia hạn văn phòng đại diện

Việc xử phạt văn phòng đại diện áp dụng theo quy định tại khoản 4 điều 67 nghị định 98/2020/NĐ-CP như sau:

Điều 67. Hành vi vi phạm về thành lập và hoạt động của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là văn phòng đại diện)
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tiếp tục hoạt động sau khi thương nhân nước ngoài đã chấm dứt hoạt động;
b) Tiếp tục hoạt động sau khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép thành lập văn phòng đại diện hoặc giấy phép hết hạn, không được gia hạn.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Khi hội đồng quản trị họp, thư ký cuộc họp có trách nhiệm ghi lại toàn bộ nội dung cuộc họp. LVNLAW xin hướng dẫn lập biên bản họp hội đồng quản trị như sau:

Những nội dung cần có trong biên bản họp hội đồng quản trị

Theo quy định tại điều 158 luật doanh nghiệp 2020 quy định về nội dung biên bản họp hội đồng quản trị như sau:

Điều 158. Biên bản họp Hội đồng quản trị
1. Các cuộc họp Hội đồng quản trị phải được ghi biên bản và có thể ghi âm, ghi và lưu giữ dưới hình thức điện tử khác. Biên bản phải lập bằng tiếng Việt và có thể lập thêm bằng tiếng nước ngoài, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;
b) Thời gian, địa điểm họp;
c) Mục đích, chương trình và nội dung họp;
d) Họ, tên từng thành viên dự họp hoặc người được ủy quyền dự họp và cách thức dự họp; họ, tên các thành viên không dự họp và lý do;
đ) Vấn đề được thảo luận và biểu quyết tại cuộc họp;
e) Tóm tắt phát biểu ý kiến của từng thành viên dự họp theo trình tự diễn biến của cuộc họp;
g) Kết quả biểu quyết trong đó ghi rõ những thành viên tán thành, không tán thành và không có ý kiến;
h) Vấn đề đã được thông qua và tỷ lệ biểu quyết thông qua tương ứng;
i) Họ, tên, chữ ký chủ tọa và người ghi biên bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp chủ tọa, người ghi biên bản từ chối ký biên bản họp nhưng nếu được tất cả thành viên khác của Hội đồng quản trị tham dự và đồng ý thông qua biên bản họp ký và có đầy đủ nội dung theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này thì biên bản này có hiệu lực. Biên bản họp ghi rõ việc chủ tọa, người ghi biên bản từ chối ký biên bản họp. Người ký biên bản họp chịu trách nhiệm liên đới về tính chính xác và trung thực của nội dung biên bản họp Hội đồng quản trị. Chủ tọa, người ghi biên bản chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy ra đối với doanh nghiệp do từ chối ký biên bản họp theo quy định của Luật này, Điều lệ công ty và pháp luật có liên quan.
3. Chủ tọa, người ghi biên bản và những người ký tên trong biên bản phải chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của nội dung biên bản họp Hội đồng quản trị.
4. Biên bản họp Hội đồng quản trị và tài liệu sử dụng trong cuộc họp phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty.
5. Biên bản lập bằng tiếng Việt và bằng tiếng nước ngoài có hiệu lực pháp lý như nhau. Trường hợp có sự khác nhau về nội dung giữa biên bản bằng tiếng Việt và bằng tiếng nước ngoài thì nội dung trong biên bản bằng tiếng Việt được áp dụng.

Lưu ý: Biên bản họp hội đồng quản trị phải được lập bằng tiếng Việt và có thể lập thêm một bản tương tự bằng tiếng nước ngoài. Biên bản họp Hội đồng quản trị và tài liệu sử dụng trong cuộc họp phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty.

Mẫu biên bản họp hội đồng quản trị

Từ những hướng dẫn soạn thảo biên bản họp hội đồng quản trị như trên, LVNLAW xin đưa ra gợi ý  về hình thức của biên bản họp hội đồng quản trị như sau:

CÔNG TY CỔ PHẦN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 01/2021/BBH-HĐQT Hà Nội, ngày …..tháng….năm 2022

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
CÔNG TY CỔ PHẦN…………………………

I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM HỌP
Vào hồi 10h ngày … tháng … năm 20…, tại trụ sở
Mã số doanh nghiệp: …
Địa chỉ trụ sở chính: …

II. MỤC ĐÍCH, CHƯƠNG TRÌNH VÀ NỘI DUNG HỌP
Hội đồng quản trị họp để biểu quyết về vấn đề …

III. THÀNH PHẦN THAM DỰ
1. Chủ toạ cuộc họp: Bà – Chủ tịch hội đồng quản trị
2. Thư ký cuộc họp: Bà
3. Tất cả các thành viên của Hội Đồng Quản Trị gồm:
… – Chủ tịch hội đồng quản trị
– Thành viên hội đồng quản trị
– Thành viên hội đồng quản trị
Tổng số thành viên dự họp: 3 thành viên.
Tổng số phiếu biểu quyết: 3 phiếu biểu quyết.
Cách thức dự họp: Tất cả các thành viên hội đồng quản trị tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp.

IV. CÁC VẤN ĐỀ ĐƯỢC THẢO LUẬN VÀ BIỂU QUYẾT TẠI CUỘC HỌP
1. Tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp
Đăng ký tạm ngừng kinh doanh từ ngày … tháng … năm 2021 cho đến ngày … tháng … năm 2021
Lý do tạm ngừng: do tình hình hoạt động khó khăn

V. Ý KIẾN CỦA CÁC THÀNH VIÊN DỰ HỌP
Các thành viên hội đồng quản trị thống nhất nội dung nêu trên và không có ý kiến gì khác.

VI. KẾT QUẢ BIỂU QUYẾT
Số thành viên tán thành: 03 người
Số thành viên không tán thành: 03 người
Số thành viên không có ý kiến: 03 người

VII. CÁC VẤN ĐỀ ĐƯỢC THÔNG QUA TẠI CUỘC HỌP
1. Tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp – Tỷ lệ biểu quyết thông qua 100% số phiếu có quyền biểu quyết
Cuộc họp kết thúc vào lúc 11 giờ 00 phút cùng ngày. Biên bản này được lập thành 2 (hai) bản gốc bằng tiếng Việt có giá trị ngang. Thư ký cuộc họp đã đọc cho tất cả các thành viên dự họp nghe đầy đủ nội dung của biên bản này.

THƯ KÝ
(Ký)
CHỦ TOẠ
(Ký)

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Hội đồng thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn gồm tất cả các thành viên công ty, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Điều lệ công ty quy định định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng ít nhất mỗi năm phải họp một lần

Hội đồng thành viên là gì?

Theo điều 55 luật doanh nghiệp 2020 quy định

Điều 55. Hội đồng thành viên
1. Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả thành viên công ty là cá nhânngười đại diện theo ủy quyền của thành viên công ty là tổ chức. Điều lệ công ty quy định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng ít nhất mỗi năm phải họp một lần.

Như vậy, hiểu đơn giản thành viên hội đồng thành viên là các thành viên công ty, đối với tổ chức do không thể tự mình thực hiện công việc của thành viên nên thông qua người đại diện theo ủy quyền. Hội đồng thành viên là cơ quan quyền lực cao nhất trong công ty trách nhiệm hữu hạn có thể quyết định mọi vấn đề trong công ty.

Quyền và nghĩa vụ của hội đồng thành viên

Quyền và nghĩa vụ của HĐTV được quy định tại khoản 2 luật doanh nghiệp 2020

Điều 55. Hội đồng thành viên
2. Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
b) Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn; quyết định phát hành trái phiếu;
c) Quyết định dự án đầu tư phát triển của công ty; giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ;
d) Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;
đ) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;
e) Quyết định mức lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;
g) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty;
h) Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
i) Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện;
k) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
l) Quyết định tổ chức lại công ty;
m) Quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;
n) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Theo quy định này, HĐTV có quyền quyết định mọi vấn đề trong công ty theo quy định (lưu ý một số quyền sẽ giao cho đại diện thực hiện). Trường hợp cá nhân là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn bị tạm giam, bị kết án tù hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề theo quy định của Bộ luật hình sự, thành viên đó ủy quyền cho người khác tham gia Hội đồng thành viên công ty.

Quy định về họp hội đồng thành viên

Việc thực hiện quyền của hội đồng thành viên thông qua việc họp hội đồng thành viên và quyết định bằng nghị quyết, quyết định của hội đồng thành viên

Điều 59. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên
1. Hội đồng thành viên thông qua nghị quyết, quyết định thuộc thẩm quyền bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định.
2. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì nghị quyết, quyết định về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên:
a) Sửa đổi, bổ sung nội dung Điều lệ công ty;
b) Quyết định phương hướng phát triển công ty;
c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
d) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
đ) Tổ chức lại, giải thể công ty.
3. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định một tỷ lệ khác, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp trong trường hợp sau đây:
a) Được các thành viên dự họp sở hữu từ 65% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Được các thành viên dự họp sở hữu từ 75% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành đối với nghị quyết, quyết định bán tài sản có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty.
4. Thành viên được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên trong trường hợp sau đây:
a) Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;
b) Ủy quyền cho người khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp;
c) Tham dự và biểu quyết thông qua cuộc họp trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác;
d) Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua thư, fax, thư điện tử.
5. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản khi được số thành viên sở hữu từ 65% vốn điều lệ trở lên tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Khả năng áp dụng công nghiệp là gì?

Đối với kiểu dáng công nghiệp, khả năng áp dụng công nghiệp là một trong số những điều kiện cần thiết để bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được quy định tại điều 67 luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2022) như sau:

Điều 67. Khả năng áp dụng công nghiệp của kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Các trường hợp không đáp ứng khả năng áp dụng công nghiệp:
– Là hình dáng của sản phẩm có trạng thái tồn tại không cố định
– Chỉ có thể tạo ra sản phẩm có hình dáng như đối tượng nêu trong đơn nhờ có kỹ năng đặc biệt của cá nhân nào đó mà các phương tiện công nghiệp không thể có được
– Kiểu dáng được tạo ra chủ yếu dựa vào các vật liệu tự nhiên, không được xử lý hoặc gia công trước

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Cổ đông sáng lập là ai?

Theo quy định tại khoản 4 điều 3 luật doanh nghiệp 2020 quy định về khái niệm cổ đông sáng lập như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
4. Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.

Như vậy, cổ đông sáng lập là các cổ đông cần đáp ứng 2 điều kiện
– Sở hữu ít nhất 1 cổ phần phổ thông
– Ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập

Tại điều 120 Luật doanh nghiệp 2020 quy định đối với việc mua cổ phần của cổ đông sáng lập như sau:

Điều 120. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập
1. Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập. Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập; trường hợp này, Điều lệ công ty trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ thông của công ty đó.
2. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Do vậy, các trường hợp mua cổ phần sau khi thành lập công ty sẽ không được xác định là cổ đông sáng lập.

Chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập

Khác với cổ đông phổ thông, điều kiện chuyển nhượng của cổ đông sáng lập có một số điểm đặc biệt. Tại khoản 3, 4 điều 120 luật doanh nghiệp 2020 quy định:

Điều 120. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập
3. Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.
4. Các hạn chế quy định tại khoản 3 Điều này không áp dụng đối với cổ phần phổ thông sau đây:
a) Cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp;
b) Cổ phần đã được chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập.

Theo đó, khi chuyển nhượng cần lưu ý:
– Tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác
– Nếu không phải cổ đông sáng lập (cần chấp thuận của đại hội đồng cổ đông)
– Cổ đông dự định chuyển nhượng không có quyền biểu quyết.

Như vậy, khi chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập có thể chia ra 2 trường hợp:

Chuyển nhượng cho CĐSL khác
– Hợp đồng chuyển nhượng
– Thanh lý hợp đồng
– Khai, nộp thuế TNCN do chuyển nhượng cổ phần

Chuyển nhượng cho cổ đông khác (không phải CĐSL)
– Biên bản họp đại hội đồng cổ đông
– Quyết định của đại hội đồng cổ đông
– Hợp đồng chuyển nhượng
– Thanh lý hợp đồng
– Khai, nộp thuế TNCN do chuyển nhượng cổ phần

Cổ đông sáng lập chuyển nhượng có được biểu quyết?

Cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó” được hiểu như thế nào? Trong quá trình thực hiện, có 2 luồng quan điểm:
1. Cổ đông không được quyền biểu quyết tương ứng với phần chuyển nhượng.
Ví dụ: Cổ đông sáng lập A có 1.000.000 cổ phần phổ thông, khi chuyển nhượng 500.000 cổ phần phổ thông thì cổ đông A có quyền biểu quyết tương ứng với 500.000 cổ phần không chuyển nhượng, đối với 500.000 dự kiến chuyển nhượng sẽ không có quyền biểu quyết.
2. Cổ đông không được quyền biểu quyết
Ví dụ: Cổ đông sáng lập A có 1.000.000 cổ phần phổ thông, khi chuyển nhượng 500.000 cổ phần phổ thông thì cổ đông A không có quyền biểu quyết. Việc biểu quyết trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông chỉ do các cổ đông không thực hiện chuyển nhượng thực hiện.

Thực tế có thể thấy cách hiểu thứ hai là đúng vì luật có quy định “…thì không có quyền biểu quyết …”. Do vậy, cổ đông sáng lập trong trường hợp này không có quyền biểu quyết. Việc ghi phiếu biểu quyết sẽ ghi như sau:

Biểu quyết:
Các cổ đông tiến hành biểu quyết theo phương thức bỏ phiếu tán thành và không tán thành (không áp dụng phương thức bỏ phiếu trắng), mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết (cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết)
Số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp: 76 phiếu
Số phiếu hợp lệ: 76 phiếu đạt tỷ lệ 100% tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp
Số phiếu không hợp lệ: 0 phiếu đạt tỷ lệ 0% tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp
Số phiếu tán thành: 76 phiếu/76 phiếu đạt tỷ lệ 100% tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp
Số phiếu không tán thành: 0 phiếu đạt tỷ lệ 0% tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp
Số phiếu không có ý kiến: 0 phiếu đạt tỷ lệ 0% tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp

Sau khi thực hiện chuyển nhượng, cổ đông sáng lập chuyển nhượng có nghĩa vụ khai và nộp thuế TNCN trong vòng 10 ngày kể từ ngày thực hiện chuyển nhượng. Cổ đông nhận chuyển nhượng có quyền yêu cầu công ty ghi nhận thông tin vào sổ cổ đông để đảm bảo quyền lợi của mình.

Câu hỏi thường gặp

Cổ đông sáng lập chuyển nhượng có quyền biểu quyết không?

Theo quy định, trong vòng 3 năm khi lập công ty khi chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập cho cổ đông không phải CĐSL thì người chuyển nhượng không có quyền biểu quyết

Sau khi CĐSL chuyển nhượng có cần thông báo tới cơ quan ĐKKD?

Việc thay đổi thông tin cổ đông sáng lập chỉ thực hiện khi CĐSL không góp, góp không đủ theo quy định. Trường hợp đã góp đủ vốn thì không cần thực hiện thủ tục này.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Xin chào! Giám đốc bên tôi đang có nhu cầu thành lập công ty dạng holding và giao cho tôi nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên tôi chưa hiểu công ty holding là gì? Đọc luật doanh nghiệp 2020 thì không thấy đề cập gì về vấn đề này. Xin quý công ty hỗ trợ tư vấn về loại công ty holding.

Trả lời

Công ty holding là gì?

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tới LVNLAW, chúng tôi xin trả lời thắc mắc của bạn như sau: Công ty Holding (Holding Company) dịch sát nghĩa tiếng anh có nghĩa là “công ty nắm giữ”. Trong luật doanh nghiệp của Việt Nam kể cả luật DN 2005 và luật doanh nghiệp 2020 đều không đề cập gì về loại hình công ty này vì bản chất đây không phải là một loại hình công ty mà là một cách thức quản lý vốn của các nhà đầu tư trong công ty.

Cụ thể CÔNG TY HOLDING là một công ty làm chủ cổ phần hoặc phần vốn góp tại các công ty khác, bản chất công ty này không sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà chỉ có chức năng giữ cổ phần hoặc phần vốn góp để chi phối các công ty mà công ty holding làm chủ, giảm rủi ro cho người nắm giữ cổ phần và đôi khi che dấu thông tin cá nhân làm chủ của công ty đó.

Ví dụ: trong trường hợp chủ sở hữu đầu tư và hoạt động trên nhiều lĩnh vực, việc thành lập công ty holding để quản lý sẽ thuận tiện hơn rất nhiều, các công ty holding này đóng vai trò chủ sở hữu cổ phần hoặc phần vốn không làm lộ danh tính của nhà đầu tư và dư luận ít chú ý.

Đặc điểm của holding

– Tại Việt Nam, holding có thể là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Tuy nhiên, holding sẽ luôn nắm phần chi phối về quyền điều hành cũng như quyền biểu quyết.
– Vốn của công ty con thường là 100% do công ty mẹ đầu tư hoặc > 65 – 75% để nắm quyền quyết định toàn bộ vấn đề trong công ty.
– Công ty holding không tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc sản xuất kinh doanh được thực hiện tại các công ty con và chuyển lợi nhuận về công ty mẹ
– Công ty holding có thể có thêm các tài sản vô hình như cổ phiếu, bằng sáng chế và các tài sản trí tuệ khác.

Thành lập công ty holding như thế nào?

Theo Luật CK, có 3 dạng công ty được UBCKNN quản lý, bao gồm CTCK, công ty quản lý quỹ và công ty đầu tư CK. Tuy nhiên đây đều là các dạng công ty hoạt động có điều kiện. Thực tế hiện nay nhiều công ty dạng holding thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp để quản lý cổ phần và quản lý vốn của mình ở các doanh nghiệp khác. Do vậy, việc lách khi thành lập các công ty này không khác gì thành lập các doanh nghiệp thông thường do đó có thể lựa chọn loại hình CÔNG TY TNHH hoặc CÔNG TY CỔ PHẦN để dễ quản lý.

Ưu điểm của công ty holding

– Một trong số các ưu điểm của công ty holding là che dấu được danh tính nhà đầu tư đã được đề cập ở trên
– Giảm các khoản thuế phải nộp trong trường hợp phân chia cổ tức
– Chuyển nhượng tài sản đơn giản bằng cách chuyển nhượng phần vốn hoặc cổ phần trong công ty
– Quản lý rõ ràng từng khoản đầu tư (trường hợp công ty con thua lỗ, công ty mẹ cũng không ảnh hưởng nhiều)

Cổ tức của công ty holding có phải nộp thuế TNDN?

Theo quy định tại khoản 6 điều 8 thông tư 78/2014/TT-BTC quy định các loại thu nhập được miễn thuế gồm:

Điều 8. Thu nhập được miễn thuế
6. Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế với doanh nghiệp trong nước, sau khi bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, liên doanh, liên kết đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, kể cả trường hợp bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, bên liên doanh, liên kết được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ví dụ 11: Doanh nghiệp B nhận vốn góp của doanh nghiệp A. Thu nhập trước thuế tương ứng với phần vốn góp của doanh nghiệp A trong doanh nghiệp B là 100 triệu đồng.
Trường hợp 1: Doanh nghiệp B không được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và doanh nghiệp B đã nộp đủ thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm cả khoản thu nhập của doanh nghiệp A nhận được thì thu nhập mà doanh nghiệp A nhận được từ hoạt động góp vốn là 78 triệu đồng [(100 triệu – (100 triệu x 22%)], doanh nghiệp A được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với 78 triệu đồng này.
Trường hợp 2: Doanh nghiệp B được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp và doanh nghiệp B đã nộp đủ thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm cả khoản thu nhập của doanh nghiệp A nhận được theo số thuế thu nhập được giảm thì thu nhập mà doanh nghiệp A nhận được từ hoạt động góp vốn là 89 triệu đồng [100 triệu – (100 triệu x 22% x 50%)], doanh nghiệp A được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với 89 triệu đồng này.
Trường hợp 3: Doanh nghiệp B được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp thì thu nhập mà doanh nghiệp A nhận được từ hoạt động góp vốn là 100 triệu đồng, doanh nghiệp A được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với 100 triệu đồng này.

Theo đó khoản thu nhập từ cổ tức (lợi tức từ cổ phần) từ việc góp vốn với doanh nghiệp trong nước. Nếu bên nhận góp vốn đã nộp thuế TNDN đối với phần cổ tức này. Thì bên nhận cổ tức không cần tính nộp thuế TNDN đối với phần thu nhập này nữa.

Nhược điểm của công ty holding

– Do đầu tư bằng công ty con, do vậy khó để chuyển lợi nhuận để bù lỗ từ công ty này sang công ty khác.
– Việc thành lập nhiều công ty làm cho bộ máy trở lên cồng kềnh, phát sinh thêm nhiều chi phí quản lý

Mô hình holding của Vingroups

Vingroups là một trong những tập đoàn đa ngành của Việt Nam hoạt động dưới mô hình holding như đã đề cập ở trên. Vingroups theo luật là một công ty thông thường nhưng có nhiều công ty con hoạt động nhiều mảng khác nhau:
Vinmec: Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, bệnh viện
Vinhomes: Bất động sản, nhà ở
Vinfast: Ô tô
– Vincomercial: Thương mại, tiêu dùng
Vinsmart: Điện thoại di động

Thực tế cho thấy, Vingroups có thể đóng cửa các hoạt động kinh doanh nếu không đem lại hiệu quả cho tập đoàn (Vinsmart) hoặc chuyển nhượng cho đối tác khác (Vinmart + Vincom) cho Masan.

Hiện tại, pháp luật chưa quản lý chặt về vấn đề này tuy nhiên việc thành lập công ty holding (công ty tập đoàn) hoàn toàn hợp pháp. Do đó các nhà đầu tư hoặc chủ doanh nghiệp có thể xem xét về dạng công ty này, trường hợp cần được tư vấn vui lòng liên hệ để được hỗ trợ.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Gần đây các thông tin về sự sáp nhập giữa Vinmart và VinEco về Masan nổi lên khá nhiều trên báo chí, việc sáp nhập hay hợp nhất công ty thông thường là việc cơ cấu lại về tư cách, về vốn và hình thức kinh doanh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Vậy tại sao lại không hợp nhất mà lại dùng sáp nhập. Cùng phân biệt, so sánh hợp nhất và sáp nhập trong bài viết này

So sánh Hợp
nhất doanh nghiệp
Sáp nhập doanh nghiệp
Khái niệm Theo khoản 1 điều 194 Luật doanh nghiệp 2014: “Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất”. Công thức dễ hiểu đối với trường hợp này là: A + B = C Theo khoản 1 điều 195 luật doanh nghiệp: “Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập”. Công thức đơn giản với trường hợp này là: A + B = B
Bản chất và hậu quả pháp lý Tạo ra một công ty mới hoàn toàn so với hai công ty cũ Vẫn giữ nguyên công ty cũ là công ty nhận sáp nhập và chấm dứt công ty bị sáp nhập
Thủ tục hợp nhất/sáp nhập Thủ tục hợp nhất công ty
Hiểu đơn giản hồ sơ hợp nhất bao gồm:
– Hồ sơ thành lập mới công ty C
– Hồ sơ giải thể công ty A
– Hồ sơ giải thể công ty B
Thủ tục sáp nhập công ty
Hiểu đơn giản hồ sơ sáp nhập gồm:
– Hồ sơ thay đổi công ty B
– Hồ sơ giải thể công ty A
Trách nhiệm pháp lý Các công ty bị hợp nhất sẽ chuyển toàn bộ quyền và nghĩa vụ sang công ty mới là công ty hợp nhất. Công ty hợp nhất kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ này Các công ty bị sáp nhập chuyển toàn bộ quyền và nghĩa vụ sang công ty nhận sáp nhập

Việc hợp nhất, sáp nhập là một trong những cách thức để cơ cấu lại về hình thức kinh doanh hoặc hợp tác của một hoặc nhiều công ty hiện nay. Luật cạnh tranh 2004 cũng đã giải thích khái niệm về hợp nhất, sáp nhập để đảm bảo việc cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức với nhau. Các trường hợp hợp nhất, sáp nhập thực tế thường xảy ra khi chuyển giao hoặc hợp tác giữa các công ty sau đó chuyển tất cả năng lực của đơn vị cũ cho một đơn vị mới (ví dụ như mặt bằng, nhân lực…)

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Bốc bát họ là gì?

Bốc bát họ là một hình thức cho vay tín dụng đen, trong đó bát họ tối thiểu là 10 triệu đồng tuy nhiên trên thực tế người vay (người bốc) chỉ được nhận về 8 triệu đồng và trả mỗi ngày 200 nghìn trong vòng 50 ngày.

Tương tự “bốc bát họ” 20 triệu cầm về 16 triệu, và bạn phải đóng 400k/1 ngày, trong thời gian 50 ngày, bốc bát họ 15 triệu cầm về 12 triệu, bạn phải đóng 300k/1 ngày, trong thời gian 50 ngày tùy vào loại “bát họ” mà người vay muốn bốc. Bốc bát họ thực tế có thể có nhiều biến thể khác nhau. Tuy nhiên, đây thường là biến tướng của các hình thức cho vay tiền lãi xuất cao.

Bốc bát họ cũng là một trong những bài hát của rapper Bình Gold. Sau đó, đã bị VTV lên án và bị xóa (hoặc ẩn) trên kênh chính chủ. Hiện tại “bốc bát họ remix” vẫn có thể tìm kiếm trên Youtube.

Điều kiện để bốc bát họ? 

Do đây là hình thức tín dụng đen nên không cần thế chấp, chỉ cần bản sao chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu, sau đó ký vào giấy để bốc bát họ là đã hoàn thành việc vay tiền. Thường các đối tượng tổ chức bốc họ sẽ kiểm tra địa chỉ người người bốc bát họ để đảm bảo con nợ không bỏ trốn.

Rủi ro khi bốc bát họ?

Do việc cắt lãi quá cao nên con nợ ít có khả năng chi trả và sẽ bị xiết nợ bằng nhiều cách khác nhau và thường là không hợp pháp.

Luật chơi bốc bát họ hiện nay

Luật chơi bốc bát họ tương đối đơn giản. Cụ thể khi bốc 1 bát họ thì coi như đã vay 10 triệu, nhưng chỉ được cầm về 8 triệu (vay 10 ăn 8) cụ thể như sau:

Tối thiểu cho 1 bát họ là 10 triệu đồng (thấp hơn không được). Khi một người bốc một bát họ 10 triệu thì chỉ được nhận về 8 triệu. Mỗi ngày trả 200.000 VNĐ trong 50 ngày (tổng 10 triệu). Mức tiền sẽ tương ứng với các mức bát họ nhiều tiền hơn 15 triệu, 20 triệu….

Tính đơn giản, thì mức lãi suất bốc bát họ tầm 20% khoản vay trong 50 ngày. Việc bốc bát họ không cần tài sản thế chấp. Trường hợp vỡ bát họ thường được giải quyết bằng các biện pháp xã hội đen.

Bốc bát họ có vi phạm pháp luật không? 

Theo quy định hiện nay của bộ luật dân sự 2015 thì mức lãi suất tối đa đối với một giao dịch dân sự là 20%/năm. Tuy nhiên với bốc bát họ thì mức lãi suất đã là 20%/50 ngày nên lãi suất theo năm khoảng hơn 140%/năm như vậy đã vi phạm về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự (100%/năm) theo quy định của bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) hiện hành.

Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Bốc bát họ hiểu như thế nào?

Bốc bát họ có thể hiểu là một hình thức cho vay tín dụng đen với lãi suất cao, không cần tài sản đảm bảo hoặc giấy tờ tùy thân. Sau đó, chủ họ sẽ dùng các hình thức như đánh đập, đe dọa để đòi nợ

Luật về bốc bát họ

Khi tham gia bốc bát họ sẽ phải trả nợ theo ngày theo một tỷ lệ nhất định trong thời gian nhất định (thường là 50 ngày). Ví dụ khi bốc bát họ 20 (vay tiền 20 triệu) thì sẽ được cầm về 16 triệu. Sau đó mỗi ngày trả cho chủ họ 400.000 VNĐ/ngày

Điều kiện để bốc bát họ

Thường khi bốc bát họ chủ họ sẽ không yêu cầu điều kiện, nhưng sẽ xác minh đối tượng bốc họ ở đâu. Trường hợp không trả sẽ dùng các biện pháp như đánh đập, đe dọa hoặc ném chất bẩn vào nhà, khủng bố người thân…

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Theo quy định tại khoản 1 điều 7 luật doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp được tự do kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, khi tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo về ngành nghề kinh doanh tới cơ quan đăng ký kinh doanh. Vậy thủ tục này như thế nào? Trong quá trình hoạt động nếu có sự thay đổi về ngành nghề thì doanh nghiệp thực hiện các công việc gì?

Các trường hợp thay đổi ngành nghề kinh doanh

Bổ sung, thêm ngành, nghề kinh doanh

Đây là trường hợp doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh thêm các ngành nghề nhiều hơn ngành nghề đã thông báo trên chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trước đây

Loại bỏ, bớt ngành, nghề kinh doanh

Trong một số trường hợp, nếu đăng ký nhiều ngành nghề nhưng không có hoạt động có thể sẽ bị các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về ngành nghề đó kiểm tra hoặc gây ảnh hướng tới hoạt động chung của công ty. Trường hợp này doanh nghiệp làm thủ tục rút bớt ngành, nghề kinh doanh trên hệ thống

Sửa đổi chi tiết ngành, nghề kinh doanh

Đối với một số ngành nghề kinh doanh chưa rõ ràng, thường có chữ “khác” hoặc “chưa được phân vào đâu” khi ghi mã ngành sẽ phải có chi tiết theo ngành nghề cấp 5. Nếu chưa ghi rõ thì sẽ phải bổ sung chi tiết ngành nghề

Hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh

Hồ sơ thay đổi ngành, nghề kinh doanh cho công ty theo quy định tại điều 56 nghị định 01/2021/NĐ-CP bao gồm:
– Thông báo thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh theo mẫu tại thông tư 01/2021/TT-BKHĐT
– Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh.
– Ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp

Trình tự thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh

Bước 1: Kiểm tra ngành nghề kinh doanh của công ty hiện có trên hệ thống đăng ký kinh doanh
Bước 2: Xác định ngành, nghề cần thêm, bổ sung, bớt và phân mã ngành theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg hướng dẫn tra và ghi mã ngành kinh doanh
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh theo đầu mục hồ sơ như trên và nộp tại phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
Bước 4: Trong vòng 3 ngày làm việc phòng ĐKKD chấp thuận hồ sơ hoặc ra thông báo sửa đổi bổ sung đối với hồ sơ thay đổi ngành, nghề kinh doanh

Lệ phí thay đổi ngành nghề kinh doanh: 50.000 VNĐ (Miễn phí đối với trường hợp thay đổi ngành nghề kinh doanh qua mạng)
Lệ phí công bố thông tin thay đổi ngành nghề kinh doanh: 100.000 VNĐ

Một số vấn đề về thay đổi ngành, nghề kinh doanh

1. Cập nhật ngành nghề cho phù hợp quyết định 27/2018/QĐ-TTg? Đối với một số công ty đăng ký ngành nghề theo quyết định 10/2007/QĐ-TTg trong trường hợp có thay đổi ngành nghề sẽ phải làm thủ tục cập nhật ngành nghề để thống nhất theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg. Nếu doanh nghiệp thay đổi các nội dung đăng ký kinh doanh khác không thay đổi ngành nghề thì không bắt buộc làm thủ tục cập nhật ngành nghề

2. Thay đổi ngành nghề kinh doanh chính? Hiện tại luật doanh nghiệp không quy định đối với thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh chính. Doanh nghiệp muốn làm thủ tục này thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh như thông thường. Tại phần “ghi chú” của thông báo ghi “ngành, nghề kinh doanh chính” để thực hiện thay đổi

3. Bổ sung ngành, nghề kinh doanh đối với công ty có vốn nước ngoài? Thủ tục bổ sung ngành, nghề kinh doanh tương tự công ty có vốn Việt Nam. Trước khi làm thủ tục bổ sung ngành nghề phải làm thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư về “mục tiêu hoạt động của dự án” để có thể thay đổi ngành nghề kinh doanh

4. Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh qua mạng? Hồ sơ và trình tự tương ứng theo hướng dẫn. Cách nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề qua mạng tham khảo:
– Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh bằng chữ ký số
– Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh bằng tài khoản ĐKKD

Dịch vụ thay đổi ngành, nghề kinh doanh

Thủ tục thay đổi ngành, nghề kinh doanh tương đối cần sự cẩn thận và chính xác. Do vậy nếu khách hàng cần đơn vị thực hiện tốt có thể liên hệ với LVNLAW theo thông tin liên hệ để được phục vụ đối với thu tục thay đổi ngành, nghề kinh doanh

Xem thêm:
– Cách tra mã ngành, nghề kinh doanh
– Danh mục ngành, nghề có nội dung đấu giá
– Danh mục ngành, nghề không hoạt động tại trụ sở

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com