Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Trước khi tiến hành công bố tiêu chuẩn chất lượng trang thiết bị y tế loại A hoặc công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế loại B, C, D các đơn vị công bố cần làm thủ tục phân loại trang thiết bị y tế. Việc phân loại dựa trên các nguyên tắc sau:
Phần I
CÁC ĐỊNH NGHĨA
Trong quy tắc này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Trang thiết bị y tế chủ động là trang thiết bị y tế hoạt động theo nguyên tắc sử dụng và biến đổi nguồn năng lượng điện hoặc các nguồn năng lượng khác không phải là nguồn năng lượng sinh ra từ cơ thể con người hoặc thế năng. Các trang thiết bị y tế sử dụng để truyền năng lượng, các chất hoặc những yếu tố khác từ trang thiết bị y tế chủ động đến cơ thể con người mà không gây biến đổi lớn đến các yếu tố này không được định nghĩa là trang thiết bị y tế chủ động. 2. Trang thiết bị y tế điều trị chủ động là trang thiết bị y tế được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với những thiết bị y tế khác, để hỗ trợ, sửa đổi, thay thế hoặc phục hồi các chức năng hoặc cấu trúc sinh học với mục đích điều trị hoặc giảm nhẹ bệnh tật, chấn thương hoặc tàn tật. 3. Trang thiết bị y tế chẩn đoán chủ động là trang thiết bị y tế được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với các thiết bị y tế khác, để cung cấp thông tin cho việc phát hiện, chẩn đoán, theo dõi hoặc để hỗ trợ trong điều trị sinh lý, tình trạng sức khỏe, bệnh tật hoặc dị tật bẩm sinh 4. Lỗ trên cơ thể là những lỗ tự nhiên trên cơ thể, bao gồm cả bề mặt bên ngoài nhãn cầu, hoặc bất kỳ lỗ nhân tạo cố định lâu dài như lỗ mở khí quản hoặc lỗ để đặt nội khí quản. 5. Hệ thống tuần hoàn trung tâm là các mạch máu chính bên trong, bao gồm: a) Động mạch phổi (Arteriae pulmonales) b) Động mạch chủ lên (Aorta ascendens) c) Động mạch vành (Arteriae coro nariae) d) Động mạch cảnh chung (Arteria carotis communis) e) Động mạch cảnh ngoài (Arteria carotis externa) f) Động mạch cảnh trong (Arteria carotis interna) g) Động mạch tiểu não (Arteriae cerebrates) h) Động mạch thân cánh tay đầu (Truncus brachiocephalicus) i) Động mạch chủ ngực (Thoracica aorta) j) Động mạch chủ bụng (Abdominalis aorta) k) Động mạch chậu chung (Arteriae ilica communis) l) Ngã ba động mạch chủ chậu (Aorta descendens to the bifurcatio aortae) m) Quai động mạch chủ (Arcus aorta) n) Tĩnh mạch tim (Venae cordis) o) Tĩnh mạch phổi (Venae pulmonales) p) Tĩnh mạch chủ trên (Venae cava superior) q) Tĩnh mạch chủ dưới (Venae cava inferior) r) Tĩnh mạch chủ dưới (Venae cava inferior) 6. Hệ thống thần kinh trung ương gồm não, màng não và tủy sống. 7. Sử dụng liên tục trang thiết bị y tế là việc sử dụng trang thiết bị y tế không bao gồm bất kỳ sự gián đoạn tạm thời nào trong suốt quá trình hoặc bất kỳ sự tạm dừng sử dụng trang thiết bị y tế đó nhằm mục đích làm sạch hoặc khử trùng hoặc sử dụng liên tiếp một trang thiết bị y tế bằng cách thay thế thiết bị đó ngay lập tức bằng một thiết bị cùng loại, theo như chỉ dẫn của chủ sở hữu sản phẩm. 8. Sử dụng tạm thời là sử dụng liên tục trong khoảng thời gian ít hơn 60 phút. 9. Sử dụng trong thời gian ngắn là sử dụng liên tục trong khoảng thời gian từ 60 phút đến 30 ngày. 10. Sử dụng trong thời gian dài là sử dụng liên tục trong thời gian trên 30 ngày. 11. Nguy hiểm tức thời là tình huống mà các bệnh nhân gặp nguy hiểm đến tính mạng hoặc nguy hiểm đến một chức năng sinh lý quan trọng nếu không có những biện pháp phòng ngừa ngay lập tức. 12. Trang thiết bị y tế xâm nhập là trang thiết bị y tế xâm nhập một phần hoặc toàn bộ vào bên trong cơ thể thông qua lỗ trên cơ thể hoặc thông qua bề mặt cơ thể, bao gồm: trang thiết bị y tế cấy ghép, trang thiết bị y tế xâm nhập cơ thể qua phẫu thuật, trang thiết bị y tế xâm nhập cơ thể qua lỗ tự nhiên và trang thiết bị y tế xâm nhập qua bề mặt cơ thể. 13. Trang thiết bị y tế cấy ghép là trang thiết bị y tế được cấy, ghép thông qua phẫu thuật vào cơ thể người hoặc để thay thế một phần bề mặt biểu mô hoặc các bề mặt của mắt với mục đích duy trì chức năng của cơ quan sau phẫu thuật cấy, ghép, bao gồm cả trang thiết bị y tế được dùng để đưa một phần vào cơ thể thông qua sự can thiệp của phẫu thuật với mục đích duy trì chức năng của cơ quan sau phẫu thuật cấy, ghép trong vòng ít nhất 30 ngày. 14. Trang thiết bị y tế xâm nhập qua phẫu thuật là trang thiết bị y tế xâm nhập được đưa vào cơ thể thông qua bề mặt của cơ thể với sự hỗ trợ của phẫu thuật, bao gồm cả các trang thiết bị xâm nhập vào cơ thể không qua các lỗ tự nhiên. 15. Trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro tự xét nghiệm là trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro được chủ sở hữu chỉ định sử dụng cho những người chưa được đào tạo về lĩnh vực liên quan. 16. Xét nghiệm tại chỗ là xét nghiệm được thực hiện ngoài phòng xét nghiệm của cơ sở khám chữa bệnh hoặc trung tâm chuyên nghiệp, có thể được thực hiện tại giường bệnh hoặc tại nơi sinh sống của bệnh nhân. 17. Thuốc thử là các chất hóa học, sinh học, miễn dịch học, các dung dịch hoặc chế phẩm được chủ sở hữu chỉ định sử dụng như trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro. 18. Vật chứa mẫu là trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro, loại chân không hoặc không, được chủ sở hữu chỉ định chỉ dùng để đựng mẫu phẩm có nguồn gốc từ cơ thể người. 19. Tác nhân có thể lây truyền là một tác nhân có khả năng truyền cho người như bệnh có thể lây, nhiễm. 20. Sự lây truyền là truyền bệnh cho người. 21. Trang thiết bị hỗ trợ hoặc duy trì sự sống là một trang thiết bị y tế cần thiết hoặc tạo ra thông tin cần thiết cho việc phục hồi và duy trì một chức năng quan trọng của cơ thể đối với việc duy trì cuộc sống của con người.
Phần II: QUY TẮC PHÂN LOẠI ĐỐI VỚI TRANG THIẾT BỊ Y TẾ KHÔNG PHẢI TRANG THIẾT BỊ Y TẾ CHẨN ĐOÁN IN VITRO
A. QUY TẮC PHÂN LOẠI ĐỐI VỚI TRANG THIẾT BỊ Y TẾ KHÔNG XÂM NHẬP
Quy tắc 1. Phân loại cho trang thiết bị y tế tiếp xúc với da tổn thương
1. Tất cả các trang thiết bị y tế không xâm nhập tiếp xúc với các vết thương ngoài da thuộc loại A nếu được sử dụng như một rào chắn cơ học, chỉ với chức năng làm cô đọng hoặc thấm hút dịch với mục đích làm lành ban đầu vết thương. 2. Trang thiết bị y tế không xâm nhập được sử dụng chủ yếu với các vết thương xuyên qua lớp hạ bì, bao gồm các trang thiết bị y tế được sử dụng với mục đích chủ yếu để kiểm soát vì môi trường của vết thương thuộc loại B. 3. Trang thiết bị y tế không xâm nhập được sử dụng chủ yếu với các vết thương xuyên qua lớp hạ bì và chỉ được chữa lành bằng biện pháp khác thuộc loại C.
Quy tắc 2. Phân loại cho trang thiết bị y tế không xâm nhập sử dụng để truyền hoặc bảo quản
Tất cả các trang thiết bị y tế không xâm nhập sử dụng cho việc truyền hoặc chứa các loại dịch cơ thể, mô, chất lỏng hoặc khí với mục đích cuối cùng là truyền, uống hoặc đưa vào cơ thể được phân vào loại A nếu không thuộc các trường hợp sau: 1. Các trang thiết bị y tế có thể kết nối với trang thiết bị y tế chủ động thuộc loại B hoặc cao hơn thuộc loại B. 2. Các trang thiết bị y tế được sử dụng để truyền máu, bảo quản hay truyền các dịch khác của cơ thể hoặc bảo quản các bộ phận, các phần của bộ phận hoặc mô cơ thể thuộc loại B. 3. Túi máu thuộc loại C.
Quy tắc 3. Phân loại cho trang thiết bị y tế không xâm nhập có chức năng chuyển đổi hóa – sinh
Các trang thiết bị y tế không xâm nhập được dùng để thay đổi thành phần hóa học hoặc sinh học của máu, dịch cơ thể hoặc các loại dịch khác để truyền vào cơ thể thuộc loại C. Trừ khi việc điều trị bao gồm lọc, ly tâm hoặc trao đổi khí hoặc nhiệt, trường hợp này thuộc loại B.
Quy tắc 4. Phân loại cho trang thiết bị y tế không xâm nhập khác
Tất cả các trang thiết bị y tế không xâm nhập khác thuộc loại A.
B. QUY TẮC PHÂN LOẠI ĐỐI VỚI TRANG THIẾT BỊ Y TẾ XÂM NHẬP
Quy tắc 5. Phân loại trang thiết bị y tế xâm nhập thông qua lỗ của cơ thể không qua phẫu thuật
1. Các trang thiết bị y tế xâm nhập thông qua các lỗ của cơ thể không qua phẫu thuật, không được sử dụng để kết nối với các loại trang thiết bị y tế chủ động hoặc chỉ kết nối với trang thiết bị y tế loại A thuộc loại A nếu các trang thiết bị y tế này được sử dụng tạm thời. Trong trường hợp trang thiết bị y tế thuộc loại này được sử dụng trên bề mặt cơ thể, nhãn cầu hoặc có khả năng hấp thụ bởi niêm mạc thuộc loại B. 2. Các trang thiết bị y tế xâm nhập thông qua các lỗ của cơ thể không qua phẫu thuật, không được sử dụng để kết nối với các loại trang thiết bị y tế chủ động hoặc chỉ kết nối với trang thiết bị y tế loại A thuộc loại B nếu các trang thiết bị y tế này được sử dụng trong thời gian ngắn. Trong trường hợp trang thiết bị y tế này được sử dụng trong vùng cơ thể từ khoang miệng đến hầu, từ ốc tai đến màng nhĩ hoặc trong khoang mũi thì được xếp vào loại A. 3. Các trang thiết bị y tế xâm nhập thông qua các lỗ của cơ thể không qua phẫu thuật, không được sử dụng để kết nối với các loại trang thiết bị y tế chủ động hoặc chỉ kết nối với trang thiết bị y tế loại A thuộc loại C nếu các trang thiết bị y tế này được sử dụng trong thời gian dài. Trong trường hợp trang thiết bị y tế này được sử dụng trong vùng cơ thể từ khoang miệng đến hầu, từ ốc tai đến màng nhĩ hoặc trong khoang mũi và không có khả năng hấp thụ bởi niêm mạc thì được xếp vào loại B. 4. Tất cả các trang thiết bị y tế xâm nhập thông qua các lỗ của cơ thể (trừ những xâm nhập bằng phẫu thuật) được dùng để kết nối với một thiết bị y tế chủ động thuộc loại B hoặc cao hơn được xếp vào loại B.
Quy tắc 6. Phân loại trang thiết bị y tế xâm nhập qua phẫu thuật sử dụng tạm thời
Tất cả các trang thiết bị y tế xâm nhập qua phẫu thuật sử dụng tạm thời thuộc loại B, nếu không thuộc các trường hợp dưới đây: 1. Các trang thiết bị y tế là các dụng cụ phẫu thuật tái sử dụng thuộc loại A. 2. Các trang thiết bị y tế dùng để cung cấp năng lượng dưới dạng bức xạ ion hóa thuộc loại C. 3. Các trang thiết bị y tế dùng để tạo ra tác dụng sinh học hoặc để hấp thụ hoàn toàn hay phần lớn thuộc loại C. 4. Các trang thiết bị y tế dùng để đưa các sản phẩm thuốc vào cơ thể bằng hệ thống vận chuyển mà cách thực hiện này có khả năng gây nguy hiểm khi áp dụng được xếp vào loại C. 5. Các trang thiết bị y tế được chỉ định cụ thể sử dụng có tiếp xúc trực tiếp với hệ thần kinh trung ương thuộc loại D. 6. Các trang thiết bị y tế được chỉ định cụ thể để chẩn đoán, theo dõi hoặc sửa chữa khuyết tật của tim hoặc của hệ tuần hoàn trung tâm bằng cách tiếp xúc trực tiếp với các bộ phận này của cơ thể thuộc loại D.
Quy tắc 7. Phân loại trang thiết bị y tế xâm nhập qua phẫu thuật sử dụng trong thời gian ngắn
Tất cả các thiết bị y tế phẫu thuật xâm nhập sử dụng trong thời gian ngắn thuộc loại B nếu không thuộc các trường hợp sau: 1. Các trang thiết bị y tế được sử dụng để cung cấp các sản phẩm thuốc thuộc loại C. 2. Các trang thiết bị y tế được sử dụng phải trải qua những chuyển đổi hóa học trong cơ thể người (trừ trường hợp thiết bị được đặt trong răng) thuộc loại C. 3. Các trang thiết bị y tế sử dụng để cung cấp năng lượng dưới dạng bức xạ ion hóa thuộc loại C. 4. Các trang thiết bị y tế được sử dụng để tạo ra một hiệu ứng sinh học hoặc bị hấp thụ hoàn toàn hay phần lớn thuộc loại D. 5. Các trang thiết bị y tế tiếp xúc trực tiếp với hệ thần kinh trung ương thuộc loại D. 6. Các trang thiết bị y tế được chỉ định cụ thể để chẩn đoán, theo dõi hoặc sửa chữa một khuyết tật của tim hoặc của hệ thống tuần hoàn trung tâm bằng cách tiếp xúc trực tiếp với các bộ phận này của cơ thể thuộc loại D.
Quy tắc 8. Phân loại trang thiết bị y tế xâm nhập qua phẫu thuật sử dụng trong thời gian dài và trang thiết bị y tế cấy ghép
Tất cả các trang thiết bị y tế xâm nhập qua phẫu thuật sử dụng trong thời gian dài và trang thiết bị y tế cấy ghép thuộc loại C nếu không thuộc các trường hợp sau: 1. Các trang thiết bị y tế được sử dụng để đặt vào răng thuộc loại B. 2. Các trang thiết bị y tế khi sử dụng tiếp xúc trực tiếp với tim, hệ tuần hoàn trung tâm hoặc hệ thần kinh trung ương thuộc loại D. 3. Các trang thiết bị y tế sử dụng để hỗ trợ hoặc duy trì sự sống thuộc loại D. 4. Các trang thiết bị y tế đồng thời là trang thiết bị y tế chủ động thuộc loại D. 5. Các trang thiết bị y tế được sử dụng có tác dụng sinh học hoặc hấp thụ hoàn toàn hay phần lớn thuộc loại D. 6. Các trang thiết bị y tế được sử dụng để cung cấp các sản phẩm thuốc thuộc loại D. 7. Các trang thiết bị y tế khi được sử dụng phải trải qua những chuyển đổi hóa học trong cơ thể người (trừ trường hợp thiết bị được đặt trong răng) thuộc loại D. 8. Các trang thiết bị y tế thuộc quy tắc này được sử dụng để cấy ghép ngực thuộc loại D.
C. QUY TẮC PHÂN LOẠI ĐỐI VỚI TRANG THIẾT BỊ Y TẾ CHỦ ĐỘNG
Quy tắc 9. Phân loại trang thiết bị y tế điều trị chủ động
Tất cả các trang thiết bị y tế điều trị chủ động nhằm mục đích phân phối hoặc trao đổi năng lượng thuộc loại B nếu không thuộc các trường hợp sau: 1. Các trang thiết bị y tế điều trị chủ động có chức năng phân phối hoặc trao đổi năng lượng tới hoặc từ cơ thể con người theo cách có thể gây rủi ro bao gồm phát bức xạ ion hóa có tính đến tính chất, mật độ và vị trí áp dụng của năng lượng được xếp vào loại C. 2. Các trang thiết bị y tế chủ động nhằm kiểm soát, theo dõi hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu năng của trang thiết bị y tế điều trị chủ động loại C thuộc loại C.
Quy tắc 10. Phân loại trang thiết bị y tế chủ động dùng để chẩn đoán
1. Các trang thiết bị y tế được sử dụng để chiếu sáng cơ thể bệnh nhân với ánh sáng thuộc vùng quang phổ nhìn thấy được hoặc gần vùng quang phổ hồng ngoại được xếp vào loại A. 2. Các trang thiết bị y tế chủ động dùng để chẩn đoán là loại B nếu thuộc các trường hợp sau: a) Được sử dụng để cung cấp năng lượng hấp thụ vào cơ thể con người (trừ các trang thiết bị y tế được quy định ở mục a); b) Được sử dụng để chụp sự phân phối các thuốc có chứa phóng xạ trong cơ thể người; c) Được sử dụng để chẩn đoán trực tiếp hoặc giám sát quá trình sinh lý học của sự sống. 3. Các trang thiết bị y tế chủ động dùng để chẩn đoán được xếp vào loại C nếu thuộc các trường hợp sau: a) Được sử dụng để giám sát các thông số sinh lý học của sự sống khi mà sự thay đổi các thông số này có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm cho bệnh nhân, ví dụ như hoạt động của tim, hô hấp, hoạt động của hệ thần kinh trung ương, hoặc b) Được sử dụng để chẩn đoán trong các tình huống lâm sàng khi bệnh nhân đang trong tình trạng nguy hiểm. 4. Trang thiết bị y tế chủ động được sử dụng để phát bức xạ ion hóa và được sử dụng để chẩn đoán và/hoặc can thiệp bằng X quang, bao gồm cả các trang thiết bị y tế kiểm soát, theo dõi các trang thiết bị y tế như vậy hoặc những thiết bị trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của chúng được xếp vào loại C.
Quy tắc 11. Phân loại trang thiết bị y tế chủ động có chức năng cung cấp, loại bỏ thuốc, dịch cơ thể và các chất khác vào cơ thể hoặc đưa từ cơ thể ra ngoài
Tất cả các trang thiết bị y tế thuộc quy tắc này được xếp vào loại B. Trường hợp các trang thiết bị y tế này có nguy cơ gây nguy hiểm cho bệnh nhân do bản chất của các chất được sử dụng, phần cơ thể liên quan cũng như cách thức và đường cung cấp hoặc loại bỏ thuốc, dịch cơ thể, các trường hợp này được xếp vào loại C.
Quy tắc 12. Phân loại trang thiết bị y tế chủ động khác
Tất cả các trang thiết bị y tế chủ động khác được xếp vào loại A.
D. CÁC QUY TẮC PHÂN LOẠI KHÁC
Quy tắc 13. Phân loại trang thiết bị y tế kết hợp dược chất
Các trang thiết bị y tế nếu được kết hợp với dược chất nhằm mục đích hỗ trợ cho trang thiết bị y tế đó hoạt động trên hoặc trong cơ thể người thì được xếp vào loại D.
Quy tắc 14. Phân loại trang thiết bị y tế có nguồn gốc từ động vật, vi khuẩn
1. Các trang thiết bị y tế được xếp vào loại D nếu có thành phần thuộc một trong các trường hợp sau: a) Tế bào, mô của động vật và các dẫn xuất của chúng mà không thể phát triển độc lập; b) Tế bào, mô, các dẫn xuất có nguồn gốc vi khuẩn hoặc tái tổ hợp. 2. Trường hợp các trang thiết bị y tế nếu có thành phần từ mô động vật hoặc dẫn xuất mô động vật và không thể phát triển độc lập nếu chỉ được sử dụng bằng cách tiếp xúc với da không bị thương thì được xếp vào loại A.
Quy tắc 15. Phân loại trang thiết bị y tế khử khuẩn, tiệt khuẩn
1. Trang thiết bị y tế sử dụng để tiệt khuẩn trang thiết bị y tế được xếp vào loại C. 2. Trang thiết bị y tế sử dụng để khử khuẩn trang thiết bị y tế mà việc khử khuẩn đó là giai đoạn cuối cùng của quy trình khử khuẩn thì được xếp vào loại C. 3. Trang thiết bị y tế được sử dụng để khử khuẩn trang thiết bị y tế mà việc khử khuẩn đó được thực hiện trước khi tiệt khuẩn thì được xếp vào loại B. 4. Trang thiết bị y tế được sử dụng để khử khuẩn mà việc khử khuẩn đó được thực hiện trước khi khử khuẩn ở giai đoạn cuối cùng thì được xếp vào loại B. 5. Trang thiết bị y tế được chỉ định để khử khuẩn, làm sạch, ngâm, rửa hoặc dưỡng ẩm kính áp tròng được xếp vào loại C.
Quy tắc 16. Phân loại trang thiết bị y tế dùng để tránh thai hay phòng chống các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
1. Trang thiết bị y tế dùng để tránh thai hay phòng chống các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục được xếp vào loại C. 2. Trường hợp trang thiết bị y tế dùng để tránh thai hay phòng chống các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục là trang thiết bị y tế xâm nhập sử dụng trong thời gian dài hoặc cấy ghép được xếp vào loại D.
Phần III: QUY TẮC PHÂN LOẠI ĐỐI VỚI TRANG THIẾT BỊ Y TẾ CHẨN ĐOÁN IN VITRO
Quy tắc 1. Trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro sử dụng cho một trong các mục đích sau thì được xếp vào loại D
1. Sử dụng để phát hiện sự hiện diện hoặc sự phơi nhiễm với một tác nhân lây nhiễm trong máu, thành phần máu, dẫn xuất máu, tế bào, mô hoặc các bộ phận cơ thể người nhằm đánh giá sự phù hợp của chúng để thực hiện truyền máu hoặc cấy ghép. 2. Sử dụng để phát hiện sự hiện diện hoặc sự phơi nhiễm với một tác nhân lây nhiễm mà tác nhân đó gây ra bệnh đe dọa đến tính mạng, thường không có khả năng chữa trị với nguy cơ lây truyền cao.
Quy tắc 2
Trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro được sử dụng để xác định nhóm máu hoặc phân loại mô để bảo đảm tương thích miễn dịch của máu, thành phần máu, các tế bào, mô hoặc bộ phận cơ thể để thực hiện truyền máu hoặc cấy ghép thì được xếp vào loại C, trừ trang thiết bị y tế sử dụng để xác định nhóm máu hệ ABO [A (ABO1), B (ABO2), AB (ABO3)], hệ rhesus [RH1 (D), Rh2 (C), Rh3 (E), RH4 (c), RH5(e)], hệ Kell [Kel1 (K)], hệ Kidd [JK1 (Jka), JK2 (Jkb)] và hệ Duffy [FY1 (Fya), FY2 (Fyb)] được xếp vào loại D.
Quy tắc 3. Trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro sử dụng cho một trong các mục đích sau thì được xếp vào loại C
1. Phát hiện sự hiện diện hoặc phơi nhiễm với tác nhân lây truyền qua đường tình dục (ví dụ những bệnh lây truyền qua đường tình dục, Chlamydia trachomatis, Neisseria gonorrhoeae). 2. Phát hiện sự hiện diện của tác nhân truyền nhiễm trong dịch não tủy hoặc máu với khả năng lây truyền hạn chế (ví dụ Neisseria meningitidis hoặc Cryptococcus neoformans). 3. Phát hiện sự hiện diện của tác nhân truyền nhiễm mà khi kết quả xét nghiệm sai có nguy cơ rất lớn dẫn đến tử vong hoặc khuyết tật nghiêm trọng cho cá nhân hoặc thai nhi được xét nghiệm (ví dụ xét nghiệm chẩn đoán CMV, Chlamydia pneumoniae, Staphylococcus aureus kháng Methycillin). 4. Sàng lọc trước sinh để xác định tình trạng miễn dịch đối với các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm (ví dụ kiểm tra tình trạng miễn dịch đối với Rubella hoặc Toxoplasmosis). 5. Xác định tình trạng bệnh truyền nhiễm hoặc tình trạng miễn dịch mà kết quả xét nghiệm sai có thể dẫn đến nguy cơ đe dọa tính mạng bệnh nhân trong thời gian gần do quyết định điều trị không phù hợp (ví dụ xét nghiệm chẩn đoán Enterovirus, CMV và HSV ở bệnh nhân được cấy ghép). 6. Sàng lọc lựa chọn bệnh nhân để áp dụng biện pháp quản lý và liệu pháp điều trị phù hợp hoặc để xác định giai đoạn của bệnh hoặc chẩn đoán ung thư (ví dụ y học cá thể hóa). Các trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro mà quyết định điều trị thường chỉ được đưa ra sau khi có đánh giá sâu hơn và những thiết bị y tế chẩn đoán in vitro được sử dụng đểtheo dõi sẽ thuộc loại B theo quy tắc 6 – Phần III. 7. Xét nghiệm gen di truyền ở người (ví dụ như bệnh Huntington, xơ nang). 8. Theo dõi nồng độ thuốc, các chất hoặc các thành phần sinh học mà kết quả xét nghiệm sai có thể dẫn đến nguy cơ đe dọa tính mạng bệnh nhân ngay tức thì do quyết định điều trị không phù hợp (ví dụ như các dấu hiệu tim mạch, cyclosporin, xét nghiệm thời gian đông máu). 9. Theo dõi, điều trị bệnh nhân bị bệnh truyền nhiễm đe dọa tính mạng (ví dụ như tải lượng virus HCV, tải lượng virus HIV và xác định kiểu gen, phân nhóm kiểu gen HIV, HCV). 10. Sàng lọc rối loạn bẩm sinh ở thai nhi (ví dụ như tật nứt đốt sống hoặc hội chứng Down).
Quy tắc 4
1. Trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro tự xét nghiệm được phân vào loại C. Trường hợp kết quả xét nghiệm của trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro không phục vụ quyết định điều trị hoặc chỉ có giá trị tham khảo và cần thực hiện xét nghiệm bổ sung phù hợp tại phòng xét nghiệm thì trang thiết bị này thuộc loại B. 2. Trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro dùng để xét nghiệm tại chỗ thông số khí máu và đường huyết thuộc loại C. Các trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro xét nghiệm tại chỗ khác được phân loại dựa trên các quy tắc phân loại tương ứng.
Quy tắc 5. Các trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro được phân vào loại A nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Là thuốc thử hoặc các sản phẩm khác có tính chất đặc thù được chủ sở hữu chỉ định dùng cho các quy trình chẩn đoán in vitro liên quan đến xét nghiệm cụ thể. 2. Là trang thiết bị được chủ sở hữu chỉ định sử dụng trong các quy trình chẩn đoán in vitro. 3. Vật chứa mẫu.
Quy tắc 6. Trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro không thuộc quy tắc 1 đến quy tắc 5 được phân vào loại B.
Quy tắc 7. Trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro là các vật liệu kiểm soát không được gán giá trị định lượng hoặc định tính thuộc loại B.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Kinh doanh bất động sản hiện đang là ngành nghề hot, chính vì vậy kinh doanh dịch vụ bất động sản là ngành nghề hot không kém so với kinh doanh bất động sản.
Khái niệm kinh doanh dịch vụ bất động sản
Khác với kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ bất động sản là các hoạt động hỗ trợ để phục vụ việc mua, bán, thuê, cho thuế bất động sản bao gồm: – Dịch vụ môi giới bất động sản – Sàn giao dịch bất động sản – Tư vấn, quản lý bất động sản
Ghi ngành nghề kinh doanh dịch vụ bất động sản
Tên ngành
Mã ngành
Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất Chi tiết: – Dịch vụ môi giới bất động sản; Tư vấn bất động sản; Quản lý bất động sản; Sàn giao dịch bất động sản; (Điều 3 Luật kinh doanh bất động sản 2014) – Quản lý vận hành nhà chung cư (Điều 105 luật nhà ở 2014)
6820
Điều kiện kinh doanh dịch vụ bất động sản
Môi giới bất động sản: là công việc tìm kiếm đối tác đáp ứng các điều kiện của khách hàng để tham gia đàm phán, ký hợp đồng. Đại diện theo ủy quyền để thực hiện các công việc liên quan đến các thủ tục mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản. Cung cấp thông tin, hỗ trợ cho các bên trong việc đàm phán, ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.
Điều 62. Điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản 1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản phải thành lập doanh nghiệp và phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Cá nhân có quyền kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập nhưng phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản và đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế. 3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản không được đồng thời vừa là nhà môi giới vừa là một bên thực hiện hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh bất động sản.
Sàn giao dịch bất động sản: Thực hiện việc giao dịch mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản. Tổ chức việc bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản; giới thiệu, niêm yết, cung cấp công khai thông tin về bất động sản cho các bên tham gia có nhu cầu giao dịch; kiểm tra giấy tờ về bất động sản bảo đảm đủ điều kiện được giao dịch; làm trung gian cho các bên trao đổi, đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.
Điều 69. Điều kiện thành lập sàn giao dịch bất động sản 1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản phải thành lập doanh nghiệp. 2. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản; người quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản. 3. Sàn giao dịch bất động sản phải có quy chế hoạt động, tên, địa chỉ, cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu hoạt động. Điều 75. Dịch vụ quản lý bất động sản: 1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản phải thành lập doanh nghiệp. Trường hợp kinh doanh dịch vụ quản lý nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có mục đích để ở thì phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về nhà ở. 2. Nội dung kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản bao gồm: a) Bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản theo ủy quyền của chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng, người có quyền sử dụng đất; b) Tổ chức thực hiện việc cung cấp các dịch vụ bảo đảm duy trì hoạt động bình thường của bất động sản; c) Tổ chức thực hiện việc bảo trì, sửa chữa bất động sản; d) Quản lý, giám sát việc khai thác, sử dụng bất động sản của khách hàng theo đúng hợp đồng; đ) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với khách hàng, với Nhà nước theo ủy quyền của chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng, người có quyền sử dụng đất. 3. Nội dung, thời gian, phạm vi quản lý bất động sản, quyền và nghĩa vụ của các bên và giá dịch vụ quản lý bất động sản do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. 4. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản chịu trách nhiệm thực hiện cam kết trong hợp đồng và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ bất động sản phải đáp ứng các điều kiện trên thì mới được phép hoạt động, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn có thể đăng ký trên đăng ký kinh doanh trước và hoạt động sau khi có đủ điều kiện.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Dự án bất động sản là gì?
Dự án bất động sản dự án theo quy định của luật đầu tư để tiến hành các hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản. Thực tế các dự án bất động sản thường là dự án về các khu đô thị, chung cư … phục vụ về văn phòng, ở…
Chuyển nhượng dự án bất động sản
Trong một số trường hợp chủ đầu tư khi chưa thể tiến hành thực hiện theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có thể chuyển nhượng dự án cho chủ đầu tư khác. Vậy lúc này quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư mới như thế nào? Về nguyên tắc chuyển nhượng dự án bất động sản được quy định tại điều 48 luật kinh doanh bất động sản 2014
Điều 48. Nguyên tắc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản 1. Chủ đầu tư dự án bất động sản được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án cho chủ đầu tư khác để tiếp tục đầu tư kinh doanh. 2. Việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản phải bảo đảm yêu cầu sau đây: a) Không làm thay đổi mục tiêu của dự án; b) Không làm thay đổi nội dung của dự án; c) Bảo đảm quyền lợi của khách hàng và các bên có liên quan. 3. Việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc đầu tư đồng ý bằng văn bản. Chủ đầu tư nhận chuyển nhượng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc được đăng ký biến động vào giấy chứng nhận đã cấp cho chủ đầu tư chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về đất đai. 4. Chủ đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản không phải làm lại hồ sơ dự án, quy hoạch xây dựng và Giấy phép xây dựng của dự án nếu không có thay đổi về nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của dự án.
Hiểu đơn giản, việc chuyển nhượng dự án có nghĩa là chủ đầu tư mới sẽ tiếp tục thực hiện dự án và kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư cũ liên quan tới dự án này. Việc “bảo đảm quyền lợi của khách hàng và các bên có liên quan” được hiểu như thế nào?
Dự án bất động sản sau khi chuyển nhượng có được bán cho người khác?
Trong một số trường hợp, khi người mua ký hợp đồng với chủ đầu tư cũ (sau đây gọi là A), sau đó dự án được chuyển cho chủ đầu tư mới (sau đây gọi là B) thì việc xử lý hợp đồng mua bán của người mua (C) với A như thế nào?
Trong trường hợp này C ký hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai với A. Tuy nhiên, A sau khi thu tiền của C lại chuyển nhượng dự án cho B. Vấn đề đặt ra, theo quy định thì C vẫn được đảm bảo quyền lợi sau khi chuyển nhượng dự án theo quy định. Thực tế, trong một số trường hợp C không hợp tác làm việc với A và B để tiến hành hoàn tất hoặc thanh lý hợp đồng. Vậy trong trường hợp này B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng hay không?
Thực tế, trong trường hợp trên B không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng (do hợp đồng C ký với A). Như vậy, việc đảm bảo quyền lợi cho C (khách hàng) như thế nào mà không ảnh hưởng tới quyền lợi của B? Có thể xảy ra một số trường hợp như sau:
1. A, B, C có biên bản thỏa thuận để B tiếp tục thực hiện hợp đồng, kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của A trong hợp đồng. Tương tự việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán đối với các căn hộ chung cư. 2. Trường hợp C không hợp tác, B có thể bán nhà trong dự án (do thuộc sở hữu của B), chưa bàn giao. Nếu C đòi quyền lợi có thể khởi kiện A theo quy định. 3. A tách công ty thành A + A’ trong đó A’ thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với khách hàng như nội dung hợp đồng trong dự án cũ. Sau đó A’, sáp nhập vào B. Như vậy, B sẽ đủ thẩm quyền để đơn phương chấm dứt hợp đồng theo nội dung hợp đồng và quy định pháp luật. 4. Thông báo cho C và ấn định thời hạn hợp lý để hoàn tất hoặc thanh lý hợp đồng. Trường hợp C không làm việc. B có thể bán nhà trong dự án và hoàn trả lại tiền đã nhận của C (theo hợp đồng chuyển nhượng dự án)
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Công ty có được ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với cá nhân hay không? Nếu được thì hợp đồng hợp tác kinh doanh này sẽ phân chia quyền lợi và trách nhiệm như thế nào?
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?
Theo quy định tại khoản 14 điều 3 luật đầu tư 2020 quy định hợp đồng hợp tác kinh doanh như sau: “Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.“
Chủ thể của hợp đồng hợp tác kinh doanh là đối tượng theo quy định của luật đầu tư bao gồm: – Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. – Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. – Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh .
Công ty có được phép ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với cá nhân hay không?
Thông thường khi cá nhân đầu tư, góp vốn cùng với công ty có thể thực hiện việc góp vốn và tăng vốn điều lệ tại chính công ty dự định đầu tư hoặc cùng với công ty lập ra một công ty mới để dễ dàng quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, một số trường hợp khi hợp tác hai bên không muốn thành lập doanh nghiệp có thể lựa chọn hợp đồng hợp tác kinh doanh. Theo đó, nội dung của hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định tại điều 28 luật đầu tư 2020 như sau:
Điều 28. Nội dung hợp đồng BCC 1. Hợp đồng BCC bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư; b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh; c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên; d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng; đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng; e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng; g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp. 2. Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. 3. Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.
Ưu, nhược điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh
Ưu điểm – Giảm tải được việc thành lập công ty hoặc góp vốn phức tạp việc hợp tác có thể thực hiện ngay sau khi hai bên ký hợp đồng – Hai bên trong hợp đồng hợp tác giữ nguyên tư cách, hoạt động độc lập và không có ràng buộc khác ngoài nội dung hợp đồng hợp tác
Nhược điểm – Khó khăn trong xác định tư cách và trách nhiệm đối với các nội dung hợp tác trong hợp đồng do không có chủ thể đồng nhất – Khó khăn trong việc quản lý cũng như xác định doanh thu, chi phí nếu nội dung hợp tác kéo dài
Quy định về thuế đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC
Khai thuế cho hoạt động hợp tác kinh doanh
Điều 7. Hồ sơ khai thuế 2. Hồ sơ khai thuế tương ứng với từng loại thuế, người nộp thuế, phù hợp vơi phương pháp tính thuế, kỳ tính thuế (tháng, quý, năm, từng lần phát sinh hoặc quyết toán). Trường hợp cùng một loại thuế mà người nộp thuế có nhiều hoạt động kinh doanh thì thực hiện khai chung trên một hồ sơ khai thuế, trừ các trường hợp sau: đ) Người nộp thuế được giao quản lý hợp đồng hợp tác kinh doanh với tổ chức nhưng không thành lập pháp nhân riêng thì thực hiện khai thuế riêng đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh theo thỏa thuận tại hợp đồng hợp tác kinh doanh. 5. Tổ chức, cá nhân thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay cho người nộp thuế phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về khai thuế, nộp thuế như quy định đối với người nộp thuế tại Nghị định này, bao gồm: c) Tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân thì cá nhân không trực tiếp khai thuế. Tổ chức có trách nhiệm khai thuế giá trị gia tăng đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế của tổ chức mà không phân biệt hình thức phân chia kết quả hợp tác kinh doanh, đồng thời khai thay và nộp thay thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân hợp tác kinh doanh. Trường hợp tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo quy định tại khoản 5 Điều 51 Luật Quản lý thuế, mà cá nhân có ngành nghề đang hoạt động cùng với ngành nghề hợp tác kinh doanh với tổ chức thì tổ chức và cá nhân tự thực hiện khai thuế tương ứng với kết quả thực tế hợp tác kinh doanh theo quy định.
Hồ sơ khai thuế hợp tác kinh doanh
Hồ sơ khai thuế thay được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 40/2021/TT-BTC bao gồm: – Tờ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC; – Phụ lục Bảng kê chi tiết hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo mẫu số 01-1/BK-CNKD ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC; – Bản sao hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu là lần khai thuế đầu tiên của hợp đồng). Cơ quan thuế có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu, xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.
Công ty thực hiện khai thuế, nộp thuế theo tháng hoặc quý theo quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 8 Thông tư 40/2021/TT-BTC. – Nếu công ty (tổ chức khai thuế thay, nộp thuế thay) thuộc trường hợp nộp hồ sơ khai thuế theo tháng: thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thay chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo liền kề tháng phát sinh nghĩa vụ khai thuế thay, nộp thuế thay; – Nếu công ty thuộc trường hợp nộp hồ sơ khai thuế theo quý: thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thay chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của quý tiếp theo liền kề quý phát sinh nghĩa vụ khai thuế thay, nộp thuế thay.
Thời hạn khai và nộp thuế tương ứng với thời hạn khai và nộp thuế của công ty. Tham khảo công văn 1805/TCT-DNL ngày 27/05/2022
Ví dụ về việc hợp tác kinh doanh giữa cá nhân và công ty
Công ty A hợp tác kinh doanh với cá nhân B để khai thác một tài sản, theo đó: – Tỷ lệ phân chia lợi nhuận giữa A/B là 70/30 – Bên A đứng ra theo dõi và xuất hoá đơn đối với doanh thu thu được. – Doanh thu hàng tháng nhận được là 100 triệu đồng, VAT 10 triệu đồng. – Chi phí hàng tháng (gồm khấu hao và chi phí vận hành) là 70 triệu đồng
Về thuế, công ty có nghĩa vụ xuất hóa đơn và chịu các nghĩa vụ về thuế, sau đó phân chia lại doanh thu cho cá nhân theo nội dung hợp đồng hợp tác.
Về thuế với cá nhân, theo hướng dẫn tại công văn 105209/CTHN-TTHT: “Khi chia lại doanh thu cho cá nhân theo hợp đồng hợp tác kinh doanh, Công ty lập chứng từ chi, đối với thu nhập từ kinh doanh cá nhân nhận được cá nhân có trách nhiệm tự kê khai, nộp thuế nộp thuế GTGT, TNCN theo tỷ lệ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC hoặc cá nhân ủy quyền cho Công ty khai và nộp thuế thay theo hướng dẫn tại Điều 6, Điều 7 Thông tư số 92/2015/TT-BTC nêu trên.”
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Công ty một thành viên là gì?
Công ty một thành viên là công ty do một cá nhân hoặc tổ chức làm chủ. Theo đó, trong công ty một thành viên (cá nhân làm chủ) thường giám đốc công ty sẽ đồng thời là chủ sở hữu công ty. Vậy theo quy định tiền lương của giám đốc công ty một thành viên có được tính chi phí hay không?
Chi phí lương giám đốc công ty một thành viên
Theo quy định tại điều 90 luật lao động 2019 quy định về tiền lương, tiền công như sau:
Điều 90. Tiền lương 1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính quy định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công:
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm: a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương; tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền. b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau: …
Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) quy định các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế …2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm: …2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau: …d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.
Như vậy: – Về thuế TNDN: Khoản tiền lương, tiền công nêu trên không được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN theo quy định tại Khoản 2.6 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC . – Về thuế TNCN: Khoản tiền lương của chủ công ty nhận được do chính bản thân chủ công ty chi trả không phải là thu nhập của người lao động nhận được từ người sử dụng lao động; do đó không chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Các văn bản hướng dẫn về tiền lương giám đốc công ty một thành viên
Công văn 48077/CT-TTHT năm ngày 8/6/2020 của Cục thuế TP Hà Nội
– Về thuế TNDN: Khoản tiền lương, tiền công nêu trên không được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN theo quy định tại Khoản 2.6 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC. – Về thuế TNCN: Khoản tiền lương của chủ công ty nhận được do chính bản thân chủ công ty chi trả không phải là thu nhập của người lao động nhận được từ người sử dụng lao động; do đó không chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Công văn 727/TCT-CS ngày 3/03/2015 của Tổng cục thuế
Căn cứ đặc thù của Doanh nghiệp tư nhân và Công ty TNHH một thành viên được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì khoản chi tiền lương, tiền công của chủ Doanh nghiệp tư nhân, chủ Công ty TNHH một thành viên (do một cá nhân làm chủ), (không phân biệt có hay không tham gia trực tiếp điêu hành sản xuất, kinh doanh) đều thuộc khoán chi phí quy định tai tiết d, điểm 2.5, khoản 2, Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC nêu trên
Công văn 1590/TCT-DNNCN ngày 22/04/2019 của Tổng cục thuế
Căn cứ hướng dẫn nêu trên và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì khoản tiền của Giám đốc Công ty TNHH một thành viên (do một cá nhân làm chủ) nhận được không phải là thu nhập từ tiền lương, tiền công và không chịu thuế thu nhập cá nhân. Căn cứ hướng dẫn nêu trên các chi phí tiền lương, tiền bảo hiểm, tiền thuê nhà và các dịch vụ khác kèm theo đã chi cho Giám đốc Công ty TNHH một thành viên (do một cá nhân làm chủ), (không phân biệt có hay không tham gia trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh) đều thuộc khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Công văn 13697/CT-TTHT ngày 29 tháng 3 năm 2019 của cục thuế TP Hà Nội
Căn cứ các quy định trên, trường hợp năm 2019 doanh nghiệp chuyển đổi từ công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty TNHH một thành viên do một cá nhân làm chủ. Sau khi chuyển đổi, chủ sở hữu của doanh nghiệp đồng thời cũng đảm nhiệm chức vụ giám đốc của doanh nghiệp, tham gia trực tiếp vào việc điều hành sản xuất kinh doanh thì: – Khoản tiền lương mà Giám đốc Công ty TNHH một thành viên do một cá nhân làm chủ nhận được do chính bản thân Giám đốc chi trả không phải là thu nhập của người lao động nhận được từ người sử dụng lao động; do đó, không chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công. – Tiền lương, tiềm công, và các khoản chi theo lương (bao gồm cả các khoản bảo hiểm) của chủ công ty TNHH một thành viên do một cá nhân làm chủ (không phân biệt có hay không tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh) không được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.”
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký
“NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký” là trường hợp CQT ban hành Thông báo không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký sau khi phối hợp với cơ quan có thẩm quyền xác minh tại địa chỉ trụ sở của NNT. Thông thường trường hợp này gọi là “khóa mã số thuế”.
Đóng mã số thuế khi không hoạt động tại trụ sở
Hiện tại, về mặt quy định khi đóng mã số thuế do đơn vị không hoạt động tại trụ sở trên thực tế có nhiều quan điểm khác nhau của các cơ quan thuế khác nhau. Theo đó, có 2 trường hợp xảy ra như sau:
Trường hợp 1: Cơ quan thuế yêu cầu thực hiện thủ tục khôi phục MST trước khi tiến hành chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định.
Bước 1: Xin mở MST – văn bản đề nghị khôi phục MST (Mẫu số 25/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC) – yêu cầu đơn vị phải có địa điểm khác để xin khôi phục MST; các báo cáo thuế còn thiếu đến thời điểm xin khôi phục MST; ra quyết định phạt vi phạm hành chính về các báo cáo thuế chậm nộp trong thời gian bị đóng MST; nộp phạt vi phạm hành chính theo quyết định phạt vi phạm hành chính về các báo cáo thuế chậm nộp trong thời gian bị đóng MST; nộp các khoản tiền còn nợ ngân sách nhà nước từ trước.
Bước 2: Xin chấm dứt hiệu lực MST – văn bản xin chấm dứt hiệu lực MST (Mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC); biên bản họp của Hội đồng thành viên (công ty TNHH hai thành viên trở lên) hoặc Hội đồng quản trị (công ty cổ phần) về việc giải thể doanh nghiệp; quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị; quyết định của chủ sở hữu (công ty TNHH MTV, doanh nghiệp tư nhân) về việc giải thể doanh nghiệp; văn bản xác nhận không nợ thuế xuất nhập khẩu do Tổng cục Hải quan phát hành; giải quyết thủ tục xin chấm dứt hiệu lực MST
Trường hợp 2: Cơ quan thuế cho phép trực tiếp đóng mã số thuế theo thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định hiện hành
Văn bản xin chấm dứt hiệu lực MST (Mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC); biên bản họp của Hội đồng thành viên (công ty TNHH hai thành viên trở lên) hoặc Hội đồng quản trị (công ty cổ phần) về việc giải thể doanh nghiệp; quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị; quyết định của chủ sở hữu (Công ty TNHH MTV, doanh nghiệp tư nhân) về việc giải thể doanh nghiệp; văn bản xác nhận không nợ thuế xuất nhập khẩu do Tổng cục Hải quan phát hành; các báo cáo thuế còn thiếu đến thời điểm xin chấm dứt hiệu lực MST; nộp các khoản tiền còn nợ ngân sách nhà nước từ trước; không ra quyết định phạt vi phạm hành chính về các báo cáo thuế chậm nộp trong thời gian bị đóng MST; giải quyết thủ tục xin chấm dứt hiệu lực MST.
Do vậy, thủ tục đóng mã số thuế trong trường hợp này chưa được thống nhất giữa các cơ quan thuế quản lý.
Chưa có quy định bị đóng MST do hoạt động không đúng địa điểm
Đây là trả lời của Cục Thuế TP. Hà Nội được đăng tải trên cổng thông tin chinhphu.vn. Theo đó, theo quy định pháp luật hiện hành chưa có quy định về việc đóng MST do hoạt động không đúng địa điểm. Như vây, theo đúng quy định việc khôi phục lại MST và kiểm tra trụ sở là đúng quy định của luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn. Tuy vậy, việc này lại tương đối mất thời gian do nhiều trường hợp doanh nghiệp không có nhu cầu tiếp tục hoạt động (nếu phải thuê trụ sở mới để kiểm tra sẽ rất tốn kém).
Trường hợp một số CQT tạo điều kiện để chấm dứt hiệu lực mã số thuế trực tiếp là để tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế. Do vậy, đối với các trường hợp này tùy vào địa phương, đơn vị có thể liên hệ với CQT trực tiếp để nắm rõ hơn về thực tế giải quyết thủ tục tại địa phương.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Theo quy định tại điều 6 thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL quy định về việc chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành như sau:
Điều 6. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, giải thể hoặc phá sản 1. Hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành: a) Trường hợp doanh nghiệp tự chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành, hồ sơ gồm: thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành; giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đã được cấp; b) Trường hợp doanh nghiệp giải thể hoặc bị giải thể, hồ sơ gồm: thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành; giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đã được cấp; Quyết định giải thể, biên bản họp của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp giải thể theo quy định tại các điểm a, b và c Khoản 1 Điều 201 của Luật Doanh nghiệp; Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định giải thể của Tòa án trong trường hợp doanh nghiệp giải thể theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 201 của Luật Doanh nghiệp; c) Trường hợp doanh nghiệp phá sản, hồ sơ gồm: quyết định của Tòa án về việc mở thủ tục phá sản kèm theo giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đã được cấp. 2. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành: a) Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành đến cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành; b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép ra quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Quyết định thu hồi giấy phép được gửi đến doanh nghiệp, cơ quan nhà nước về xuất nhập cảnh, cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, công bố trên cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp phép và trang mạng quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành. 3. Hoàn trả tiền ký quỹ sau khi thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành: a) Sau 60 ngày, kể từ ngày đăng quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp phép và trang mạng quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, trường hợp không có khiếu nại, tố cáo liên quan đến nghĩa vụ đối với khách du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch thì cơ quan cấp phép có văn bản gửi ngân hàng để doanh nghiệp được rút tiền ký quỹ; trường hợp có khiếu nại, tố cáo liên quan đến nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với khách du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch thì cơ quan cấp phép phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền liên quan giải quyết theo quy định của pháp luật; b) Trường hợp doanh nghiệp bị phá sản, tiền ký quỹ do tòa án quyết định theo quy định của pháp luật về phá sản.
Thủ tục chấm dứt kinh doanh hoạt động lữ hành
Theo đó, để chấm dứt kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp gửi thông báo theo mẫu số 06 tại thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL như sau:
Mẫu số 06
TÊN DOANH NGHIỆP ——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Số: /
… … …, ngày … …tháng… …năm… ….
THÔNG BÁO CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH….(1)…. Kính gửi: …………(2)…………………..
1. Tên doanh nghiệp (chữ in hoa):………………………………………………………………………. Tên giao dịch: ………………………………………………………………………………………………. Tên viết tắt: ………………………………………………………………………………………………….. 2. Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………………………………………. Điện thoại: ……………………………………. Fax: ………………………………………………….. 3. Họ tên người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: ……………………………………. Giới tính: ……………….. Chức danh: …………………………………………………………………. 4. Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành…(1)…. số ………………………do ……………………..(2) ……………………………. cấp ngày… tháng… năm ………… 5. Lý do chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành: …………………………………….. 6. Doanh nghiệp cam kết đã hoàn thành mọi nghĩa vụ đối với khách du lịch, các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch và xin chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung Thông báo này. Căn cứ vào các quy định hiện hành, kính đề nghị……..(2)………….. ban hành Quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành và có công văn gửi Ngân hàng…(3)….để doanh nghiệp được giải tỏa tiền ký quỹ./.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Hướng dẫn ghi: (1) Quốc tế hoặc nội địa; (2) Tổng cục Du lịch (trong trường hợp thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế); Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh/thành phố… (trong trường hợp thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa). (3) Tên ngân hàng nơi doanh nghiệp đóng tiền ký quỹ.
Rút tiền ký quỹ kinh doanh hoạt động lữ hành
Sau khi hoàn thành thủ tục chấm dứt kinh doanh hoạt động lữ hành. Doanh nghiệp cần chờ 60 ngày để giải quyết các khiếu nại, tố cáo (nếu có). Sau thời gian này, cơ quan cấp phép có văn bản gửi ngân hàng để doanh nghiệp được rút tiền ký quỹ. Sau khi có xác nhận của cơ quan cấp phép, doanh nghiệp liên hệ ngân hàng để thực hiện thủ tục rút tiền ký quỹ theo quy chế của ngân hàng nơi tiến hành ký quỹ.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Mức lương bình quân tiền lương tháng đóng BHXH là một trong những mức lương người lao động cần tính toán để có thể biết số tiền để lãnh lương hưu hoặc rút BHXH một lần. Vậy mức lương bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính như thế nào?
Tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
Theo quy định tại thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được tính như sau:
Điều 20. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần 2. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 2 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau: Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội / Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội Trong đó: Mbqtl: mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.
Hệ số điều chỉnh bình quân tiền lương
Hệ số điều chỉnh bình quân tiền lương hiện tại áp dụng theo thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH cụ thể như sau:
Điều 2. Điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội 1. Tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau: Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây: Bảng 1:
Năm
Trước 1995
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Mức điều chỉnh
5,26
4,46
4,22
4,09
3,80
3,64
3,70
3,71
3,57
3,46
3,21
2,96
2,76
2,55
2,07
Năm
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
2021
2022
2023
Mức điều chỉnh
1,94
1,77
1,50
1,37
1,28
1,23
1,23
1,19
1,15
1,11
1,08
1,05
1,03
1,00
1,00
Tính mức hưởng khi rút BHXH một lần
Khi tính mức hưởng khi rút BHXH một lần cần lưu ý một số vấn đề sau:
Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần (115/2015/NĐ-CP) Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau: a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014; b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi; c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Điều 19. Bảo hiểm xã hội một lần (59/2015/TT-BLĐTBXH) 4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm. Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Ví dụ tính mức hưởng BHXH một lần
Trên đây là ví dụ về rút BHXH một lần, khách hàng xem để tham khảo như sau: Số tháng đóng bảo hiểm tổng là 66 tháng trong đó 30 tháng đóng trước 2014 (tương đương 2.5 năm) và 36 tháng từ 2014 (tương đương 3 năm). Do vậy, số tháng hưởng sẽ là:
Số tháng (10 tháng) = 2 năm (trước 2014) x 1.5 tháng + 3 năm (từ 2014) x 2 tháng + 0.5 năm (tháng lẻ trước 2014) x 2 tháng
Mức lương bình quân tiền lương tháng: 228.302.160 / 66 = 3.459.124
Tiền BHXH một lần được lãnh: 34.591.236
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền đối với các đối tượng SHCN như: Nhãn hiệu, Kiểu dáng công nghiệp, Sáng chế, Giải pháp hữu ích….Theo đó, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có 3 quyền chính: – Quyền sử dụng – Quyền ngăn cấm – Quyền định đoạt
Thông thường, quyền sở hữu công nghiệp có thể được chuyển nhượng hoặc chuyển quyền sử dụng (như một hình thức cho thuê). Trong bài viết này, LVNLAW sẽ đưa ra các kiến thức về việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
Chuyển quyền sử dụng sở hữu công nghiệp là gì?
Như giải thích ở trên, việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiêp là việc chủ của đối tượng đó (chủ sở hữu nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp….) cho người khác được phép sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp của mình thông qua hợp đồng sử dụng quyền sở hữu công nghiệp và trả một khoản chi phí nhất định cho việc sử dụng đó.
Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN)
Đặc điểm: – Hợp đồng thuê tài sản đặc thù => cho phép người khác sử dụng tài sản của mình trong một thời hạn nhất định với những điều kiện nhất định và thu phí – Đối tượng: quyền SHCN – Chủ thể: chủ sở hữu VBBH/bên nhận chuyển quyền sử dụng (hợp đồng sử dụng thứ cấp) – Hiệu lực: Có hiệu lực theo thỏa thuận của hai bên; Hiệu lực với bên thứ ba khi được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước (trừ nhãn hiệu) – Hình thức: lập thành văn bản, có chữ ký của các bên (và con dấu, nếu có) – Phạm vi: Đối tượng: sử dụng một phần hoặc toàn bộ đối tượng SHCN Không gian: giới hạn về lãnh thổ Thời gian: giới hạn về thời hạn cho phép sử dụng
Hạn chế: – Chỉ dẫn địa lý, tên thương mại: không được chuyển giao – Nhãn hiệu tập thể: không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải thành viên – Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép. – Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hóa, bao bì về việc hàng hóa đó được sx theo hợp đồng sử dụng NH. – Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo HĐ độc quyền có nghĩa vụ sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế theo quy định tại Khoản 1 Điều 136 Luật SHTT.
Các loại hợp đồng chuyển quyền sở hữu công nghiệp
Hợp đồng độc quyền: – Chỉ bên nhận được sử dụng đối tượng SHCN – Bên giao không được ký hợp đồng sử dụng với bất kỳ bên thứ ba nào, – Bên giao chỉ được sd khi được sự cho phép của bên nhận
Hợp đồng không độc quyền: – Bên giao có quyền sử dụng đối tượng SHCN – Bên giao có quyền ký hợp đồng sử dụng không độc quyền với người khác
Hợp đồng sử dụng thứ cấp: Bên giao là bên nhận của một hợp đồng khác
Điều 143. Các dạng hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp gồm các dạng sau đây: 1. Hợp đồng độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền. 2. Hợp đồng không độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không độc quyền với người khác. 3. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp là hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó theo một hợp đồng khác.
Thủ tục đăng ký chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN
Việc đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN theo điều 148, 149 luật sở hữu trí tuệ như sau:
Điều 148. Hiệu lực của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp 1. Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật này, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp. 2. Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật này, hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các bên. 3. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp tại khoản 2 Điều này, trừ hợp đồng sử dụng nhãn hiệu, phải đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp mới có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba. 4. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp mặc nhiên bị chấm dứt hiệu lực nếu quyền sở hữu công nghiệp của bên giao bị chấm dứt. Điều 149. Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp Hồ sơ đăng ký hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: 1. Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định; 2. Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng; 3. Bản gốc văn bằng bảo hộ đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp; 4. Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung; 5. Chứng từ nộp phí, lệ phí; 6. Giấy ủy quyền nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện.
Lệ phí 590.000 VNĐ/Văn bằng cụ thể: – Phí thẩm định: 230.000 VNĐ – Phí đăng bạ: 120.000 VNĐ – Phí công bố: 120.000 VNĐ – Lệ phí cấp GCN: 120.000 VNĐ
Thời gian thẩm định: 2 tháng
Kết quả nhận được: – Quyết định cấp GCN đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN – Cấp GCN đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN – Đóng dấu đăng ký vào 02 bản hợp đồng: 1 bản lưu hs,1 bản gửi cho người nộp đơn
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Kính gửi luật sư! Nhờ luật sư tư vấn giúp em trường hợp sau: Bà ngoại em mất ngày 03/4/1999 không có để lại di chúc. Ngoại có 2 người con là cậu và mẹ em. Năm 2007 cậu đã xin hợp thức hóa toàn bộ phần đất ngoại em để lại mà mẹ em thì lấy chồng, đã cắt hộ khẩu và chuyển về sinh sống tại Q6-TPHCM nên không hay biết được chuyện này. Rồi trước lúc mất cậu có làm 01 tờ giấy viết tay (được UBND xã xác nhận chữ ký là đúng) về việc cậu mợ tự nguyện ưng thuận chia đôi đất cho mẹ em trên phần đất bà ngoại để lại, không có sự ép buộc nào. Cậu mất vào tháng 10/2007, Vì tin tưởng và cũng vì nghĩ đã có lời hứa cũng như tờ giấy đó nên khi nào cần thì sẽ tách ra thôi. Nay mẹ em liên hệ mợ và các con của cậu để cùng ra xã làm thủ tục tách chia đôi đất, thì mợ và các con của cậu không đồng ý và tuyên bố là đất đó do ngoại em để lại cho 01 mình cậu em, cậu mất rồi thì mợ và các con được toàn quyền hưởng, chứ mẹ em không có quyền gì đòi chia. Mong luật sư tư vấn giúp: 1. Giờ em muốn đòi chia tài sản chung (Vì đã quá hiệu lực để chia tài sản thừa kế) để giành quyền lợi cho mẹ em thì trình tự các bước phải làm thế nào? 2. Việc cậu em xin hợp thức hóa mà ngày xưa UBND xã, huyện cấp như vậy có đúng pháp luật hay không? Trong khi hàng thừa kế thứ nhất là mẹ em vẫn còn sống mà không được thông tin hay có sự đồng ý?
Trả lời
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho LVNLAW chúng tôi, câu hỏi của bạn sẽ được luật sư tư vấn một số vấn đề như sau:
1. Vấn đề chia tài sản chung
Căn cứ theo Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 quy định về các trường hợp thừa kế theo pháp luật, như sau:
Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật 1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây: a) Không có di chúc; b) Di chúc không hợp pháp; c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. 2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây: a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc; b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Khi ngoại của bạn mất không để lại di chúc, theo đó khi chia di sản thừa kế trong trường hợp này thì được chia thừa kế theo pháp luật. Vậy nên, cả cậu bạn và mẹ bạn đều được hưởng thừa kế theo pháp luật. Căn cứ Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015 về thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế:
Điều 623. Thời hiệu thừa kế 1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này; b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này. 2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. 3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Mặt khác, theo quy định tại Mục 2.4, Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng pháp luật trong một số việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình có quy định về các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện về thừa kế, :
2.4. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế a) Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau: a.1. Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc. a.2. Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ. a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung. b) Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền… thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản.
Trước khi cậu của bạn mất đã làm 01 tờ giấy viết tay (được UBND xã xác nhận chữ ký là đúng) về việc cậu mợ tự nguyện ưng thuận chia đôi đất cho mẹ bạn trên phần đất bà ngoại để lại, không có sự ép buộc nào. Tờ giấy này có ý nghĩa thừa nhận cậu bạn và mẹ bạn là những đồng thừa kế đối với tài sản ngoại của bạn để lại và không có tranh chấp nào. Vì vậy, căn cứ theo điều khoản trên, mẹ của bạn có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế đó theo pháp luật. Việc chia di sản này các bên có thể thỏa thuận với nhau hoặc mẹ bạn có thể khởi kiện phân chia di sản thừa kế yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản thừa kế chưa được chia đúng hay sai?
Năm 2007, cậu của bạn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất là di sản thừa kế ngoại bạn để lại là thời điểm Luật đất đai năm 2003 vẫn còn hiệu lực pháp lý. Căn cứ Điều 50 Luật đất đai năm 2003 quy định về điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân như sau:
Điều 50. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất 1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất: a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính; c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất; d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; đ) Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật; e) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất. 2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất. 3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn ở miền núi, hải đảo, nay được Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất. 4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất. 5. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. 6. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ. 7. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật. 8. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây: a) Có đơn đề nghị xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; b) Được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng và không có tranh chấp.
Như vậy, khi cậu của bạn có yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phải xem xét về điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và được UBND xã xác nhận đất đó không có tranh chấp. Trong trường hợp này, đất thuộc quyền sở hữu của bà ngoại bạn và không có di chúc hay giấy tờ hợp pháp nào về quyền thừa kế đất đó, mà cơ quan có thẩm quyền vẫn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cậu của bạn là thiếu cơ sở, không đúng với quy định của pháp luật. Mẹ của bạn có thể khởi kiện cơ quan hành chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái pháp luật cho cậu của bạn theo thủ tục tố tụng hành chính để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mẹ bạn
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Em nghỉ thai sản ngày 1/4/2016, đến ngày 8/4/2016 mới sinh con. Em có thể đi làm sớm ngày 1/8/2016 (đủ thời gian 4 tháng kể từ ngày nghỉ thai sản) hay phải đợi đến ngày 8/8/2016( đủ thời gian 4 tháng kể từ ngày sinh con)?
Trả lời
Theo quy định tại điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về thời gian nghỉ sinh con như sau:
Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con 1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng. …
Như vậy, thời gian lao động nữ sinh con được nghỉ việc là thời gian được tính trước và sau khi sinh với tổng thời gian được nghỉ là 6 tháng. Trong trường hợp của bạn, bạn muốn đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản thì căn cứ vào điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
Điều 40. Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con 1. Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng; b) Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý. 2. Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này.
Như vậy, việc đi làm sớm sau sinh phải đáp ứng 2 điều kiện: – Đã nghỉ đc 4 tháng trở lên – Báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý
Do vậy, nếu bạn đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh thì bạn phải báo trước với người sử dụng lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, bên cạnh đó bạn phải đáp ứng được yêu cầu là đã nghỉ ít nhất 4 tháng. Thời gian này được tính là thời gian nghỉ trước và sau khi sinh con.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Cam dai bay là một trong những nội dung hay được thấy tại các nơi công cộng ở Việt Nam. Tuy nhiên, với một số người hay “tiểu đường”, “đái đường” thì có vẻ thông báo này không có hiệu quả. Cùng LVNLAW tìm hiểu về quy định và mức phạt liên quan tới các hành vi đái bậy, tiểu bậy, tè bậy nhé!
Mức phạt với hành vi tiểu tiện, đại diện bừa bãi
Theo quy định tại nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt với hành vi này như sau:
Điều 25. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường nơi công cộng, khu đô thị, khu dân cư; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường 2. Hành vi thu gom, thải rác thải trái quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau: b) Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
Theo đó đối với hành vi đái bậy, tiểu bậy, tè bậy mức phạt tiền cao nhất là 250 nghìn đồng và thấp nhất là 150 nghìn đồng. Trung bình, mức phạt sẽ là 200 nghìn đồng. Do vậy, Chúng ta nên lưu ý đối với hành động “xả nước cứu thân” để bảo vệ túi tiền của mình.
Ai có quyền xử phạt hành vi đái bậy?
Theo quy định tại điều 68 nghị định 45/2022/NĐ-CP thẩm quyền xử phạt thuộc về chủ tịch UBND các cấp và thanh tra về môi trường
Điều 68. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm môi trường để truy cứu trách nhiệm hình sự 1. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của các lực lượng được quy định cụ thể như sau: a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này trong phạm vi quản lý của mình; b) Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này;
Nguyên nhân của hành vi đái bậy, tiểu bậy, tè bậy
Nguyên nhân chính của hành vi này vẫn là do y thức con người. Một số nguyên nhân khác có thể xác định do các trường hợp “bí” chỗ đi vệ sinh nhiều khi các đối tượng không thể tìm được một nơi phù hợp để giải quyết nhu cầu chính đáng này. Do vậy, các bức tường, cột điện…sẽ được coi là nơi giải quyết vấn đề cấp thiết.
Thiếu nhà vệ sinh công cộng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới hành vi đáng xâu hổ này. Tại một số thành phố lớn và các tuyến được trung tâm người đi đường nếu mắc đi vệ sinh rất khó tìm được nơi giải quyết “nỗi buồn”, nhất là các tuyến đường ngoại ô vốn hiếm nhà vệ sinh công cộng.
Ngay các trục đường lớn cũng không khó để bắt gặp hình ảnh nhiều người tiểu tiện ngay bên vệ đường, bụi rậm, chân cầu… Việc tìm được nhà vệ sinh công cộng là không dễ vì quá ít, thậm chí nhiều khu vực dân cư đông nhưng không có nhà vệ sinh công cộng.
Vì vậy, để giải quyết hành vi này không chỉ cần nâng cao ý thức người dân và cơ quan nhà nước cũng cần vào cuộc.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Ký quỹ lữ hành là gì?
Ký quỹ là việc gửi một khoản tiền vào tài khoản ký quỹ tại ngân hàng để đảm bảo nghĩa vụ khi thực hiện hoạt động kinh doanh của công ty lữ hành. Theo đó mức ký quỹ đối với hoạt động kinh doanh lữ hành được giảm 80% tới hết 31/12/2023 như sau:
Kinh doanh lữ hành nội địa: 20.000.000 VNĐ
Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 50.000.000 VNĐ
Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 VNĐ
Từ ngày 01/01/2024 mức kỹ quỹ sẽ áp dụng như cũ (trước khi giảm). Theo đó, các doanh nghiệp sẽ phải thực hiện đổi giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tịa nghị định 168/2017/NĐ-CP.
Điều 2. Tổ chức thực hiện 3. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành có trách nhiệm như sau: a) Doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 có thể đổi Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành theo mức quy định tại Điều 1 Nghị định này và gửi đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đổi; b) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2024, doanh nghiệp ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại Nghị định này phải đổi Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành theo mức ký quỹ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 14 Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 và gửi đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đổi.
Thủ tục ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành
Theo quy định tại điều 15 nghị định 168/2017/NĐ-CP việc ký quỹ tại ngân hàng thực hiện như sau:
Điều 15. Nộp tiền ký quỹ và cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ 1. Khi doanh nghiệp có yêu cầu nộp tiền ký quỹ vào tài khoản tại ngân hàng, ngân hàng nhận ký quỹ và doanh nghiệp thực hiện giao kết hợp đồng ký quỹ. Trên cơ sở hợp đồng ký quỹ, ngân hàng nhận ký quỹ thực hiện phong tỏa số tiền ký quỹ của doanh nghiệp gửi tại ngân hàng. 2. Hợp đồng ký quỹ có các nội dung chính gồm: Tên, địa chỉ, người đại diện của doanh nghiệp; tên, địa chỉ, người đại diện của ngân hàng; lý do nộp tiền ký quỹ; số tiền ký quỹ; lãi suất tiền gửi ký quỹ; trả lãi tiền gửi ký quỹ; sử dụng tiền ký quỹ; rút tiền ký quỹ; hoàn trả tiền ký quỹ; trách nhiệm của các bên liên quan và các thỏa thuận khác phù hợp với quy định của pháp luật và không trái với quy định tại Nghị định này. 3. Sau khi phong tỏa số tiền ký quỹ, ngân hàng nhận ký quỹ cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành cho doanh nghiệp theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
Theo đó, doanh nghiệp chỉ cần ký hợp đồng ký quỹ với ngân hàng để tạo tài khoản ký quỹ. Sau đó, doanh nghiệp nộp tiền ký quỹ theo quy định. Sau khi nộp tiền ký quỹ sẽ được cấp giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:
Mẫu số 01
TÊN NGÂN HÀNG (CHI NHÁNH NGÂN HÀNG) ——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
……., ngày…. tháng…. năm………
GIẤY CHỨNG NHẬN TIỀN KÝ QUỸ KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH …..(1)….
Căn cứ Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch, Ngân hàng (chi nhánh Ngân hàng): ……………………………………………………………………….. Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………… Điện thoại liên hệ: ………………………………………………………………………………………………
CHỨNG NHẬN
Tên doanh nghiệp: …………………………………………………………………………………………….. Tên giao dịch: ………………………………………………………………………………………………….. Tên viết tắt: ……………………………………………………………………………………………………… Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: ……………………………………………………………….. Ngày cấp: …………………………………………. Nơi cấp: …………………………………………… Mã số thuế: ……………………………………………………………………………………………………… Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………………………… Điện thoại: …………………………………………. Website: ………………………………………….. Chủ tài khoản: …………………………………………. Chức danh: ………………………………….. Đã nộp tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành …………………(1)………………………………… : Số tiền bằng số: (Bằng chữ: ………………………………………………………………………………………………………. ) Số tài khoản ký quỹ: …………………………………………………………………………………………. Tại Ngân hàng: …………………………………………………………………………………………………. Vào ngày…….. tháng……. năm ………
Giấy chứng nhận này được lập thành 03 bản: 02 bản giao doanh nghiệp, 01 bản ngân hàng giữ.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGÂN HÀNG (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Hướng dẫn ghi: (1): Phạm vi kinh doanh tương ứng với mức ký quỹ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 14 Nghị định này.
Các trường hợp được hoàn tiền ký quỹ
Theo quy định tại khoản 3 điều 16 nghị định 168/2017/NĐ-CP việc hoàn tiền ký quỹ trong những trường hợp sau: – Có thông báo bằng văn bản của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành về việc doanh nghiệp không được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc thay đổi ngân hàng nhận ký quỹ; – Có văn bản của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành về việc hoàn trả tiền ký quỹ sau khi thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Đại diện theo pháp luật là gì?
“Đại diện theo pháp luật” là một người được giao nhiệm vụ trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong một mối quan hệ pháp lý, đại diện cho tổ chức khác trong mối quan hệ này. Ví dụ, giám đốc công ty có thể đại diện cho công ty tài tòa án
Thay đổi người đại diện theo pháp luật?
Thay đổi đại diện theo pháp luật là việc công ty bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật mới và thực hiện ghi nhận thông tin đại diện mới trên đăng ký doanh nghiệp.
Thẩm quyền thay đổi đại diện theo pháp luật
Tùy từng loại hình công ty mà thẩm quyền thay đổi đại diện theo pháp luật có thể khác nhau. Cụ thể thẩm quyền thay đổi đại diện của từng loại hình công ty như sau: – Công ty một thành viên => Chủ sở hữu công ty – Công ty tnhh hai thành viên trở lên => Hội đồng thành viên – Công ty cổ phần => Đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị
Mẫu quyết định thay đổi đại diện theo pháp luật
Mẫu quyết định của công ty một thành viên
CÔNG TY ……………. ————-
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————–
Số: …/20…/QĐ-CTY
Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…
QUYẾT ĐỊNH Thay đổi người đại diện theo pháp luật __________________ CHỦ SỞ HỮU CÔNG TY …………………………….
– Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020; – Căn cứ Điều lệ Công ty ……………………………………….. ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Thay đổi đại diện theo pháp luật từ ông Nguyễn Văn A (chức danh giám đốc) thành ông Nguyên Văn B (chức danh giám đốc điều hành). Thông tin ông Nguyễn Văn B như sau: Họ và tên: Nguyễn Văn B Sinh ngày: 01/01/1980 CCCD số: 0123456789 ngày cấp 10/05/2021 tại Cục cảnh sát QLHC về TTXH Địa chỉ liên lạc: 25 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội Điều 2: Ông/Bà………………………………………………. có trách nhiệm báo cáo đầy đủ và chịu trách nhiệm cá nhân trước chủ sở hữu về các hoạt động của mình theo quy định của công ty. Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Chủ sở hữu công ty
Mẫu quyết định của công ty hai thành viên, công ty cổ phần thực hiện tương tự như công ty một thành viên. Tuy nhiên, thay đổi về mặt thẩm quyền.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Khoản 2, Điều 129 BLDS 2015 quy định: “Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực“
Có thể thấy, xuất phát điểm của việc đưa ra quy định này là để hạn chế tình trạng các bên lợi dụng quy định vi phạm về hình thức của giao dịch nhằm yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Điển hình là đối với các giao dịch liên quan đến bất động sản bằng giấy viết tay trước đây khi bên mua đã thanh toán, bên bán đã nhận tiền và giao nhà, đất nhưng vì vướng điều kiện về công chứng, chứng thực mà bên mua chưa đăng ký sang tên mình được sẽ hứng chịu rủi ro nếu chẳng may bên bán hoặc những người liên quan “lật kèo”. Tuy nhiên với cách quy định như hiện nay thì có thể nhìn thấy ngay nhiều hệ lụy nguy hiểm:
Thứ nhất, việc quy định công chứng, chứng thực là điều kiện bắt buộc để giao dịch có hiệu lực đã được thực tế chứng minh là rất quan trọng và không phải tự nhiên mà có. Một trong những lý do quan trọng và cốt lõi ảnh hưởng đế tính hợp pháp của giao dịch là xem xét năng lực hành vi dân sự và quyền sở hữu đích thực của các chủ thể tại thời điểm giao kết hợp đồng (việc chính của Công chứng viên cần phải làm). Nếu theo Điều 129 BLDS 2015 thì yếu tố này đã bị bỏ qua. Công chứng trở thành điều kiện có cũng được mà không có cũng chẳng sao, miễn sao các bên mua bán và giao tiền, giao tài sản, mắc mớ thì đưa ra tòa công nhận là xong. Rõ ràng, có những vấn đề chuyên môn mà thẩm phán không thể làm thay công chứng viên, bởi công chứng viên mới là người chứng kiến trực tiếp tại thời điểm các bên giao kết hợp đồng và xác định giao dịch đó có đủ điều kiện để xác lập hay không.
Một ví dụ cụ thể: Ông A và bà B chuyển nhượng đất và nhà cho ông C và bà D. Tại thời điểm giao kết hợp đồng, bà B bị tâm thần, tuy nhiên hợp đồng vẫn có chữ ký của bà. Sau đó hai bên tiến hành giao tiền và tài sản bình thường và thực hiện hợp thức hóa thông qua con đường tòa án. Đương nhiên thẩm phán không thể xác định được tại thời điểm giao dịch diễn ra thì bà B có minh mẫn hay không. Một thời gian sau, bà B khỏi bệnh, nhận thấy giá nhà đất tăng vọt, tiếc rẻ, bà B kiện ra tòa với lý do tại thời điểm ký giao dịch bà không minh mẫn, đồng thời xuất trình căn cứ và hồ sơ bệnh án.
Một ví dụ khác: Hộ gia đình ông A (có 4 người, trong đó có mẹ ông A đã già yếu), chuyển nhượng nhà đất cho ông B. Hai bên ký hợp đồng với nhau, có cả dấu điểm chỉ của mẹ ông A và người làm chứng do ông A mời. Sau khi giao dịch hai bên giao tiền và tài sản cho nhau. Sau đó, giao dịch được hợp thức hóa thông qua con đường tòa án. Một thời gian sau mẹ ông A chết, các thừa kế của mẹ ông A kiện ông A để đòi tài sản vì cho rằng tại thời điểm giao kết hợp đồng mẹ ông A không minh mẫn và bị ép buộc.
Ngoài những ví dụ trên thì những trường hợp lách luật, đẩy tiến hoặc lùi thời gian giao dịch để lách thời hạn nộp thuế, để che đậy cho giao dịch cầm cố cho vay nặng lãi hoặc bỏ sót chủ thể trong giao dịch sẽ diễn ra phổ biến mà không thể kiểm soát được. Rủi ro pháp lý là điều nhìn thấy rõ ràng từ kẽ hở này.
Cùng với quy định mới của luật tố tụng dân sự, ngành tòa án dần trở nên bận rộn hơn khi buộc phải thụ lý các vụ án dân sự, nay với quy định này thì hàng loạt giao dịch mang tính rủi ro cao sẽ được đẩy sang cho tòa giải quyết và sẽ có rất nhiều giao dịch được hợp thức hóa mà không phản ánh đúng ý chí của chủ thể tại thời điểm giao kết (vì thẩm phán không thể xác định được một số vấn đề tại thời điểm giao dịch diễn ra).
Xét ở khía cạnh kỹ thuật lập pháp, nếu đã quy định điều kiện bắt buộc đối với một vấn đề gì đó mà ngay sau đó lại đưa ra những ngoại lệ thì cũng đã là không ổn.
Nên chăng, cần có một cái nhìn lâu dài khi áp dụng một quy định mới, vì nếu chỉ để giải quyết những tồn đọng trong quá khứ thì có nhiều cách chứ không nhất thiết phải luật hóa một cách vội vàng như vậy.
CCV: ĐDA
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ là gì?
Theo điều 4 thông tư 78/2021/TT-BTC phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ cũng là một trong các loại hóa đơn.
Điều 4. Ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn, tên liên hóa đơn 1. Hóa đơn điện tử a) Ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử là ký tự có một chữ số tự nhiên là các số tự nhiên 1, 2, 3, 4, 5, 6 để phản ánh loại hóa đơn điện tử như sau: … – Số 6: Phản ánh các chứng từ điện tử được sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử. b) Ký hiệu hóa đơn điện tử là nhóm 6 ký tự gồm cả chữ viết và chữ số thể hiện ký hiệu hóa đơn điện tử để phản ánh các thông tin về loại hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không mã, năm lập hóa đơn, loại hóa đơn điện tử được sử dụng. Sáu (06) ký tự này được quy định như sau: – Ký tự đầu tiên là một (01) chữ cái được quy định là C hoặc K như sau: C thể hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, K thể hiện hóa đơn điện tử không có mã; – Hai ký tự tiếp theo là hai (02) chữ số Ả rập thể hiện năm lập hóa đơn điện tử được xác định theo 2 chữ số cuối của năm dương lịch. Ví dụ: Năm lập hóa đơn điện tử là năm 2022 thì thể hiện là số 22; năm lập hóa đơn điện tử là năm 2023 thì thể hiện là số 23; – Một ký tự tiếp theo là một (01) chữ cái được quy định là T, D, L, M, N, B, G, H thể hiện loại hóa đơn điện tử được sử dụng, cụ thể: + Chữ N: Áp dụng đối với phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử; – Hai ký tự cuối là chữ viết do người bán tự xác định căn cứ theo nhu cầu quản lý. Trường hợp người bán sử dụng nhiều mẫu hóa đơn điện tử trong cùng một loại hóa đơn thì sử dụng hai ký tự cuối nêu trên để phân biệt các mẫu hóa đơn khác nhau trong cùng một loại hóa đơn. Trường hợp không có nhu cầu quản lý thì để là YY; – Tại bản thể hiện, ký hiệu hóa đơn điện tử và ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử được thể hiện ở phía trên bên phải của hóa đơn (hoặc ở vị trí dễ nhận biết); – Ví dụ thể hiện các ký tự của ký hiệu mẫu hóa đơn điện tử và ký hiệu hóa đơn điện tử: + “6K22NAB” – là phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử loại không có mã được lập năm 2022 doanh nghiệp đăng ký với cơ quan thuế;
Đăng ký sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ cũng được xem là một loại hóa đơn do vậy thủ tục đăng ký tương tự như đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử
Sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ?
Theo quy định tại nghị định 123/2020/NĐ-CP phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ sử dụng trong các trường hợp sau:
Điều 13. Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ 3. Quy định về áp dụng hóa đơn điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý đối với một số trường hợp cụ thể theo yêu cầu quản lý như sau: a) Trường hợp nhận nhập khẩu hàng hóa ủy thác, nếu cơ sở kinh doanh nhận nhập khẩu ủy thác đã nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu thì sử dụng hóa đơn điện tử khi trả hàng cho cơ sở kinh doanh ủy thác nhập khẩu. Nếu chưa nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu, khi xuất trả hàng nhập khẩu ủy thác, cơ sở nhận ủy thác lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường. b) Trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa: – Khi xuất hàng giao cho cơ sở nhận ủy thác, cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. … c) Cơ sở kinh doanh kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (kể cả cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu) khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng điện tử. Khi xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường. Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, cơ sở lập hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu. d) Tổ chức kinh doanh kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ xuất điều chuyển hàng hóa cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc như các chi nhánh, cửa hàng ở khác địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) để bán hoặc xuất điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc với nhau; xuất hàng hóa cho cơ sở nhận làm đại lý bán đúng giá, hưởng hoa hồng, căn cứ vào phương thức tổ chức kinh doanh và hạch toán kế toán, cơ sở có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau: – Sử dụng hóa đơn điện tử giá trị gia tăng để làm căn cứ thanh toán và kê khai nộp thuế giá trị gia tăng ở từng đơn vị và từng khâu độc lập với nhau; – Sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ; sử dụng Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý theo quy định đối với hàng hóa xuất cho cơ sở làm đại lý. Cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng khi bán hàng phải lập hóa đơn theo quy định giao cho người mua, đồng thời lập Bảng kê hàng hóa bán ra gửi về cơ sở có hàng hóa điều chuyển hoặc cơ sở có hàng hóa gửi bán (gọi chung là cơ sở giao hàng) để cơ sở giao hàng lập hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng hóa thực tế tiêu thụ giao cho cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng. Trường hợp cơ sở có số lượng và doanh số hàng hóa bán ra lớn, Bảng kê có thể lập cho 05 ngày hay 10 ngày một lần. Trường hợp hàng hóa bán ra có thuế suất thuế giá trị gia tăng khác nhau phải lập bảng kê riêng cho hàng hóa bán ra theo từng nhóm thuế suất. Cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng thực hiện kê khai nộp thuế giá trị gia tăng đối với số hàng xuất bán cho người mua và được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo hóa đơn giá trị gia tăng của cơ sở giao hàng xuất cho. Trường hợp các đơn vị phụ thuộc của cơ sở kinh doanh nông, lâm, thủy sản đã đăng ký, thực hiện kê khai nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, có thu mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản để điều chuyển, xuất bán về trụ sở chính của cơ sở kinh doanh thì khi điều chuyển, xuất bán, đơn vị phụ thuộc sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, không sử dụng hóa đơn điện tử giá trị gia tăng. đ) Tổ chức, cá nhân xuất hàng hóa bán lưu động sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định, khi bán hàng lập hóa đơn điện tử theo quy định. … h) Trường hợp tài sản điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong cùng một tổ chức, thì tổ chức có tài sản điều chuyển phải lập hóa đơn điện tử như bán hàng hóa.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Văn phòng của doanh nghiệp là gì?
Văn phòng của doanh nghiệp là nơi doanh nghiệp đặt trụ sở hoặc đơn vị phụ thuộc. Thực tế, thường thuật ngữ văn phòng ảo được sử dụng cho trụ sở chính của doanh nghiệp. Theo quy định tại luật doanh nghiệp 2020 quy định về trụ sở của doanh nghiệp như sau:
Điều 42. Trụ sở chính của doanh nghiệp Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Trên thực tế không có giải thích rõ ràng về “địa chỉ liên lạc” và “địa chỉ kinh doanh“. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể bị khóa mã số thuế do “Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký“. Do vậy, hầu hết các quan điểm hiện tại cho rằng trụ sở chính là nơi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, theo quy định không phải địa chỉ nào cũng có thể đặt trụ sở chính cụ thể là các chung cư thì không được phép kinh doanh => không được đặt trụ sở chính.
Vì vậy, một số trường hợp thành lập doanh nghiệp mà chỉ có địa chỉ ở chung cứ => Phát sinh nhu cầu văn phòng ảo. Như vậy, có thể đưa ra khái niệm văn phòng ảo như sau:
Văn phòng ảo là một địa chỉ ảo trên giấy tờ của doanh nghiệp (có thực nhưng không thực tế hoạt động) với mục đích để tiến hành đăng ký kinh doanh và đối phó với cơ quan quản lý khi kiểm tra hoạt động. (thuê văn phòng 0m²)
Văn phòng ảo tiếng Anh là gì? Văn phòng ảo tiếng anh là “Virtual Office”
Cần phân biệt rõ khái niệm văn phòng ảo với văn phòng chia sẻ, văn phòng chung. Văn phòng chia sẻ là các loại văn phòng cho thuê để làm việc (có thể kết hợp văn phòng ảo) theo từng ô hoặc diện tích nhỏ phù hợp cho từ 1 người trở lên làm việc không toàn thời gian.
Ưu và nhược điểm của văn phòng ảo
Ưu điểm: – Có địa chỉ đăng ký kinh doanh hợp pháp để làm việc với cơ quan nhà nước theo quy định – Có thể lựa chọn được địa chỉ phù hợp do có nhiều đơn vị cho thuê văn phòng ảo – Linh hoạt lựa chọn địa điểm cụ thể để hoạt động kinh doanh do địa chỉ trụ sở chính là cố định – Chi phí rẻ hơn so với việc thuê riêng một văn phòng để tiến hành hoạt động và đăng ký
Nhược điểm: – Có thể bị cơ quan thuế kiểm tra và ngưng hoạt động (do không có hoạt động thực tế) – Dễ gây nhầm lẫn do 1 địa chỉ nhưng lại có quá nhiều doanh nghiệp lấy làm trụ sở chính – Có thể bị đơn vị cho thuê VP ảo thông báo tới cơ quan thuế về việc không hoạt động (nếu chậm hoặc không thanh toán)
Sử dụng văn phòng ảo có vi phạm pháp luật?
Việc thuê văn phòng ảo bán chất là hợp đồng thuê văn phòng, về cơ bản thì không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, việc không hoạt động tại văn phòng ảo (chỉ thuê đặt trụ sở trên ĐKKD) thì có thể bị xử phạt theo quy định tại nghị định 122/2021/NĐ-CP
Điều 54. Vi phạm về thành lập, chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Kinh doanh ở địa điểm mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp (trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp) hoặc chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh) thực hiện hoạt động kinh doanh. Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế; b) Chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh; c) Chuyển trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện sang tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nơi chi nhánh, văn phòng đại diện đã đăng ký nhưng không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện chuyển đến. 2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Kê khai bổ sung là gì?
Kê khai bổ sung là trường hợp NNT phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp có sai sót theo quy định tại điều 47 luật quản lý thuế. Theo đó thời hạn khai bổ sung là 10 năm và trước khi có quyết định thanh, kiểm tra.
Điều 47. Khai bổ sung hồ sơ khai thuế 1. Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra. 2. Khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã công bố quyết định thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế thì người nộp thuế vẫn được khai bổ sung hồ sơ khai thuế; cơ quan thuế thực hiện xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại Điều 142 và Điều 143 của Luật này. 3. Sau khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế thì việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế được quy định như sau: a) Người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ khai thuế đối với trường hợp làm tăng số tiền thuế phải nộp, giảm số tiền thuế được khấu trừ hoặc giảm số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn và bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại Điều 142 và Điều 143 của Luật này; b) Trường hợp người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế có sai, sót nếu khai bổ sung làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được khấu trừ, tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn thì thực hiện theo quy định về giải quyết khiếu nại về thuế. 4. Hồ sơ khai bổ sung hồ sơ khai thuế bao gồm: a) Tờ khai bổ sung; b) Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan. 5. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
Việc khai bổ sung được hướng dẫn tại khoản 4 điều 7 nghị định 126/2020/NĐ-CP như sau:
Điều 7. Hồ sơ khai thuế 4. Người nộp thuế được nộp hồ sơ khai bổ sung cho từng hồ sơ khai thuế có sai, sót theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế và theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Người nộp thuế khai bổ sung như sau: a) Trường hợp khai bổ sung không làm thay đổi nghĩa vụ thuế thì chỉ phải nộp Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan, không phải nộp Tờ khai bổ sung. Trường hợp chưa nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế của tháng, quý có sai, sót, đồng thời tổng hợp số liệu khai bổ sung vào hồ sơ khai quyết toán thuế năm. Trường hợp đã nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì chỉ khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm; riêng trường hợp khai bổ sung tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công thì đồng thời phải khai bổ sung tờ khai tháng, quý có sai, sót tương ứng. b) Người nộp thuế khai bổ sung dẫn đến tăng số thuế phải nộp hoặc giảm số thuế đã được ngân sách nhà nước hoàn trả thì phải nộp đủ số tiền thuế phải nộp tăng thêm hoặc số tiền thuế đã được hoàn thừa và tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước (nếu có). Trường hợp khai bổ sung chỉ làm tăng hoặc giảm số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ chuyển kỳ sau thì phải kê khai vào kỳ tính thuế hiện tại. Người nộp thuế chỉ được khai bổ sung tăng số thuế giá trị gia tăng đề nghị hoàn khi chưa nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế tiếp theo và chưa nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế.
Lưu ý khi tiến hành khai bổ sung
Tham khảo hướng dẫn cục cục thuế Bình Định như sau: Khi phát hiện tờ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót không phân biệt nguyên nhân gì, doanh nghiệp đều có quyền kê khai bổ sung để điều chỉnh lỗi sai sót đó. Khi kê khai bổ sung, doanh nghiệp cần lưu ý những nội dung sau:
1. Khi kê khai lại (khai bổ sung) thì phải chọn vào ô khai bổ sung, không phân biệt thời điểm khai lại là lúc nào.
2. Nếu khai bổ sung không làm thay đổi số thuế phải nộp, số thuế còn được khấu trừ, số thuế đề nghị hoàn thì chỉ lập Tờ khai, không lập Bản giải trình khai bổ sung theo mẫu 01-1/KHBS
3. Xử lý kết quả khai bổ sung theo 5 trường hợp sau:
3.1 Khai bổ sung chỉ làm tăngthuế phải nộp tại kỳ kê khai sai thì nộp số chênh lệch tăng thêm vào NSNN và tiền chậm nộp phát sinh theo quy định.
Ví dụ 1: Tờ khai thuế GTGT quý 1/2022 phát sinh thuế phải nộp là 1.000.000đ. Sang quý 2/2022 (giả định ngày kê khai quý 2 là 03/7), đơn vị kê khai bổ sung quý 1/2022 phát sinh thuế phải nộp của quý 1/2022 là 1.200.000đ thì phải nộp số chênh lệch tăng thêm vào NSNN là 200.000đ và tiền chậm nộp phát sinh theo quy định từ 1/5/2022 đến ngày khai bổ sung là 63 ngày (giả định ngày kê khai bổ sung cũng là ngày nộp vào ngân sách)
3.2 Khai bổ sung chỉ làm giảmthuế phải nộp tại kỳ kê khai sai, nếu đã nộp theo số sai thì xem như nộp thừa, và được bù trừ với số phát sinh của kỳ hiện tại.
Ví dụ 2: Tờ khai thuế GTGT quý 1/2022 phát sinh thuế phải nộp là 1.000.000đ và đơn vị đã nộp vào ngân sách. Sang quý 2/2022 (giả định ngày kê khai quý 2 là 03/7), đơn vị kê khai bổ sung quý 1/2022 phát sinh thuế phải nộp của quý 1/2022 là 700.000đ thì xem như nộp thừa quý 1/2022 là 300.000đ và sẽ được bù trừ với số phát sinh phải nộp của quý 2/2022.
3.3 Chỉ làm tăng thuế còn được khấu trừ tại kỳ kê khai sai thì kê khai điều chỉnh số chênh lệch tăng đó vào chỉ tiêu 38 của kỳ khai thuế hiện tại.
Ví dụ 3: Tờ khai thuế GTGT quý 1/2022 phát sinh thuế còn được khấu trừ chuyển kỳ sau (tại chỉ tiêu 43) 1.000.000đ. Sang quý 2/2022 (giả định ngày kê khai quý 2 là 03/7), đơn vị kê khai bổ sung quý 1/2022 phát sinh thuế còn được khấu trừ của quý 1/2022 là 1.200.000đ thì kê khai điều chỉnh số chênh lệch tăng 200.000đ vào chỉ tiêu 38 của kỳ khai thuế quý 2/2022.
3.4 Chỉ làm giảm thuế còn được khấu trừ tại kỳ kê khai sai, nếu đơn vị chưa đề nghị hoàn thuế số chênh lệch này thì kê khai điều chỉnh số chênh lệch giảm này vào chỉ tiêu 37 của kỳ khai thuế hiện tại. Nếu đơn vị đã được hoàn thuế thì đơn vị phải nộp lại số hoàn sai đó cùng với tiền chậm nộp theo quy định.
Ví dụ 4: Tờ khai thuế GTGT quý 1/2022 phát sinh thuế còn được khấu trừ chuyển kỳ sau (tại chỉ tiêu 43) 1.000.000đ. Sang quý 2/2022 (giả định ngày kê khai quý 2 là 03/7), đơn vị kê khai bổ sung quý 1/2022 phát sinh thuế còn được khấu trừ của quý 1/2022 là 700.000đ thì kê khai điều chỉnh số chênh lệch giảm 300.000đ vào chỉ tiêu 37 của kỳ khai thuế quý 2/2022.
3.5 Vừa làm giảm thuế còn được khấu trừ, vừa làm tăng số phải nộp tại kỳ kê khai sai thì: Nộp số chênh lệch tăng thêm và tiền chậm nộp phát sinh theo quy định, đồng thời kê khai điều chỉnh số chênh lệch giảm đó vào chỉ tiêu 37 của kỳ khai thuế hiện tại.
Ví dụ 5: Tờ khai thuế GTGT quý 1/2022 phát sinh thuế còn được khấu trừ chuyển kỳ sau (tại chỉ tiêu 43) 1.000.000đ. Sang quý 2/2022 (giả định ngày kê khai quý 2 là 03/7), đơn vị kê khai bổ sung quý 1/2022 phát sinh thuế phải nộp của quý 1/2022 là 200.000đ thì: phải nộp số thuế phát sinh vào NSNN là 200.000đ và tiền chậm nộp phát sinh theo quy định. Đồng thời kê khai điều chỉnh giảm số thuế còn được khấu trừ 1.000.000đ vào chỉ tiêu 37 của kỳ khai thuế quý 2/2022./.
Theo hướng dẫn tại Công văn số 3059/TCT-KK ngày 18/08/2022 của Tổng cục Thuế về việc kê khai bổ sung thuế GTGT đầu vào => Việc kê khai hóa đơn bỏ sót nếu làm tăng số thuế GTGT phải nộp tại kỳ kê khai thì sẽ làm kê khai bổ sung tại kỳ đó. Còn nếu làm tăng hoặc giảm số thuế gtgt còn dc khấu trừ chuyển sang kỳ sau thì kê khai kỳ hiện tại.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Trả lời
Thứ nhất, Nhập khẩu cho con theo hộ khẩu của bố hay của mẹ? Theo Điều 12 Luật cư trú 2020
Điều 12. Nơi cư trú của người chưa thành niên 1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống; trường hợp không xác định được nơi thường xuyên chung sống thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi do cha, mẹ thỏa thuận; trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được thì nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định. 2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác, với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.
Theo đó, bạn có thể nhập hộ khẩu cho con theo hộ khẩu của bạn hoặc của vợ bạn đều được.
Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu cho con
heo quy định tại điều 22 luật cư trú 2020 thủ tục đăng ký thường trú như sau:
Điều 22. Thủ tục đăng ký thường trú 1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú. 2. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ. 3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 4. Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.
– Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật. – Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Công an cấp xã. – Bước 3: Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: + Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (mẫu CT04 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA) cho người đăng ký; + Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng chưa đủ hồ sơ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện và cấp Phiếu hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (mẫu CT05 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA) cho người đăng ký; + Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì từ chối và cấp Phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ (mẫu CT06 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA) cho người đăng ký. – Bước 4: Cá nhân, tổ chức nộp lệ phí đăng ký cư trú theo quy định. – Bước 5: Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả để nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú (nếu có).
Thứ hai, nhập khẩu muộn cho con thì có bị phạt không?
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định: “Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.”
Như vậy, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày con bạn được đăng ký khai sinh, vợ chồng bạn hoặc đại diện hộ gia đình – người nuôi dưỡng, chăm sóc con bạn có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú cho con.
Khi bạn nhập hộ khẩu cho con trễ hẹn sẽ bị phạt, mức phạt quy định tại Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Điều 9. Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú; b) Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng; c) Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Nhập khẩu muộn cho vợ có bị phạt không?
Theo quy định, trường hợp nhập hộ khẩu muộn có thể bị phạt tới 1.000.000 VNĐ do không thực hiện đúng quy định về đắng ký thường trú, tạm trú.
Thời hạn nhập khẩu cho con
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con. Theo đó, việc đăng ký thường trú, tạm trú cũng cần đáp ứng quy định. Trường hợp không thực hiện đúng quy định có thể bị xử phạt.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Ủy thác mua bán hàng hóa là gì?
Được quy định từ điều 155 đến điều 165 luật thương mại 2005 về ủy thác mua bán hàng hóa định nghĩa như sau:
Điều 155. Uỷ thác mua bán hàng hóa Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác.
Hàng hoá uỷ thác: Tất cả hàng hoá lưu thông hợp pháp đều có thể được uỷ thác mua bán.
Hợp đồng uỷ thác: Hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác
Quyền:
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên uỷ thác có các quyền sau đây: 1. Yêu cầu bên nhận uỷ thác thông báo đầy đủ về tình hình thực hiện hợp đồng uỷ thác; 2. Không chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 163 của Luật này.
Nghĩa vụ:
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên uỷ thác có các nghĩa vụ sau đây: 1. Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác; 2. Trả thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác cho bên nhận ủy thác; 3. Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận; 4. Liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật mà nguyên nhân do bên uỷ thác gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái pháp luật.
Quyền và nghĩa vụ bên nhận ủy thác
Quyền
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên nhận uỷ thác có các quyền sau đây: 1. Yêu cầu bên uỷ thác cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác; 2. Nhận thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác; 3. Không chịu trách nhiệm về hàng hoá đã bàn giao đúng thoả thuận cho bên uỷ thác.
Nghĩa vụ
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên nhận uỷ thác có các nghĩa vụ sau đây: 1. Thực hiện mua bán hàng hoá theo thỏa thuận; 2. Thông báo cho bên uỷ thác về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác; 3. Thực hiện các chỉ dẫn của bên uỷ thác phù hợp với thoả thuận; 4. Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hợp đồng uỷ thác; 5. Giữ bí mật về những thông tin có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác; 6. Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận; 7. Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên ủy thác, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra.
Hóa đơn chứng từ khi thực hiện ủy thác
Về việc hóa đơn chứn từ khi thực hiện ủy thác theo khoản 3 điều 13 nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:
3. Quy định về áp dụng hóa đơn điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý đối với một số trường hợp cụ thể theo yêu cầu quản lý như sau: a) Trường hợp nhận nhập khẩu hàng hóa ủy thác, nếu cơ sở kinh doanh nhận nhập khẩu ủy thác đã nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu thì sử dụng hóa đơn điện tử khi trả hàng cho cơ sở kinh doanh ủy thác nhập khẩu. Nếu chưa nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu, khi xuất trả hàng nhập khẩu ủy thác, cơ sở nhận ủy thác lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường. b) Trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa: – Khi xuất hàng giao cho cơ sở nhận ủy thác, cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. – Khi hàng hóa đã thực xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan, căn cứ vào các chứng từ đối chiếu, xác nhận về số lượng, giá trị hàng hóa thực tế xuất khẩu của cơ sở nhận ủy thác xuất khẩu, cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu lập hóa đơn điện tử giá trị gia tăng để kê khai nộp thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng hoặc hóa đơn điện tử bán hàng. Cơ sở nhận ủy thác xuất khẩu sử dụng hóa đơn điện tử giá trị gia tăng hoặc hóa đơn điện tử bán hàng để xuất cho khách hàng nước ngoài.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Tội loạn luân là gì?
Tội loạn luân được quy định tại điều 184 bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:
Điều 184. Tội loạn luân Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Loạn luân không đơn thuần là có quan hệ tình dục với họ hàng. Loạn luân là hành vi giao cấu giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Đặc biệt, khi cấu thành rồi loạn luân phải có yếu tố “biết rõ”, do đó trong trường hợp có giao cấu với người cùng dòng máu trực hệ nhưng không biết thì không phạm tội loạn luân.
Cùng dòng máu trực hệ là khái niệm được quy định tại khoản 18 điều 3 luật hôn nhân gia đình 2014 như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 17. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.
Cấu thành tội phạm của tội loạn luân
1. Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, yêu cầu về độ tuổi chịu TNHS có năng lực TNHS, phải đáp ứng dấu hiệu người có quan hệ huyết thống với người cùng giao cấu.
2. Mặt khách quan của tội phạm a) Hành vi khách quan – Người phạm tội loạn luân là người có hành vi giao cấu với người có dòng máu trực hệ, với anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. – Người có dòng máu trực hệ là cha, mẹ đối với con; ông bà đối với cháu nội và cháu ngoại. – Đối với những người tuy có quan hệ giữa cha, mẹ đối với các con; giữa ông bà với cháu nội, cháu ngoại, nhưng đó không phải là người có dòng máu trực hệ thì cũng không thuộc đối tượng điều chỉnh của tội loạn luân, như: giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa bố chồng với con dâu; giữa mẹ vợ với con rể; giữa bố dượng với con riêng của vợ; giữa mẹ kế với con riêng của chồng. – Trong trường hợp hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác, thì tùy trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu TNHS về tội Hiếp dâm (điểm e khoản 2 Điều 141 BLHS) hoặc tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi (điểm a khoản 2 Điều 142 BLHS) – Nếu hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu lợi dụng quan hệ lệ thuộc khiến bên kia phải miễn cưỡng cho giao cấu, thì tùy trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu TNHS về tội Cưỡng dâm (điểm d khoản 2 Điều 143 BLHS) hoặc tội Cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (điểm a khoản 2 Điều 144 BLHS) – Trong mọi trường hợp hành vi loạn luân được thực hiện đối với trẻ em dưới 13 tuổi, thì người thực hiện hành vi loạn luân phải bị truy cứu TNHS về tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi (điểm b khoản 1 Điều 142 BLHS)
3. Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, điều luật quy định người phạm tội biết rõ người giao cấu với mình có quan hệ đặc biệt như trên mà vẫn thực hiện hành vi giao cấu
4. Khách thể của tội loạn luân – Khách thể của tội phạm là sự phát triển lành mạnh của giống nòi và truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam: Các chuyên gia trong giới y học đã chứng minh việc giao cấu giữa những người cận huyến thống dễ dẫn đến nguy cơ sinh ra những đứa trẻ không khỏe mạnh, chậm phát triển, mang dị tật bẩm sinh… – Tội loạn luân còn xâm phạm đến thuần phong mỹ tục, đến hạnh phúc gia đình.
Tội loạn luân bị phạt bao nhiêu năm tù: Theo quy định của bộ luật hình sự mức phạt đối với tội loạn luân là từ 1 đến 5 năm từ
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Nhãn hiệu đã hết hạn là gì?
Nhãn hiệu hết hạn bảo hộ là các nhãn hiệu đã được đăng ký nhãn hiệu trước đó. Thời hạn bảo hộ cho nhãn hiệu là 10 năm từ ngày nộp đơn (tính từ ngày cấp GCN đăng ký nhãn hiệu). Vì một lý do nào đó mà chủ sở hữu nhãn hiệu quên hoặc không có nhu cầu gia hạn đăng ký nhãn hiệu, trường hợp này nhãn hiệu sẽ bị chấm dứt theo điều 95 luật SHTT. Theo đó, khi hết thời hạn bảo hộ, nhãn hiệu sẽ không còn thuộc sở hữu của chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký trước đó.
Điều 95. Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ 1. Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt toàn bộ hoặc một phần hiệu lực trong các trường hợp sau đây: a) Chủ văn bằng bảo hộ không nộp phí, lệ phí để duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định; b) Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp; … d) Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;
Có thể đăng ký nhãn hiệu đã hết hạn của người khác hay không?
Quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu phát sinh từ thời điểm được cấp GCN đăng ký nhãn hiệu. Theo đó, việc nhãn hiệu hết hạn thì không thuộc sở hữu của người khác => Có thể đăng ký. Tuy nhiên, cần lưu ý về quy định sau:
Điều 74. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu 2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây: h) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân khác đã được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá ba năm, trừ trường hợp đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 theo thủ tục quy định tại điểm b khoản 3 Điều 117 của Luật này;
Như vậy, đối với các nhãn hiệu đã hết hạn, nếu chưa quá ba năm kể từ ngày hết hiệu lực thì vẫn bị coi là nhầm lẫn và không được bảo hộ. Trường hợp này nếu đợi hết ba năm có thể sẽ có người khác đăng ký.
Có thể yêu cầu tạm dừng thẩm định được không?
Hiện tại, đối với thủ tục “tạm dừng thẩm định để vượt đối chứng” chỉ áp dụng đối với nhãn hiệu không được sử dụng hoặc vi phạm quy chế. Tại điều 117 của luật sở hữu trí tuệ 2022 quy định:
Điều 117. Từ chối cấp văn bằng bảo hộ 3. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 1a và 2 Điều này thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thực hiện các thủ tục sau đây: b) Tạm dừng quy trình thẩm định đơn trong trường hợp người nộp đơn nộp đề nghị tạm dừng thẩm định đơn và yêu cầu chấm dứt hiệu lực hoặc hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo trường hợp loại trừ được quy định tại điểm e và điểm h khoản 2 Điều 74 của Luật này. Căn cứ kết quả giải quyết yêu cầu chấm dứt hiệu lực hoặc hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp tục quy trình thẩm định đơn;
Như vậy, đối với trường hợp này khách hàng cần lưu ý theo về thời điểm hết hạn của VBBH để đăng ký nhãn hiệu. Tránh trường hợp nhãn hiệu bị người khác đăng ký trước.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài với ngôn ngữ trên bao bì không phổ biến khi nhập về Việt Nam thì phải làm gì? Quy định về tem phụ, nhãn phụ trên hàng hóa như thế nào?
Trả lời
Cơ sở pháp lý về tem phụ, nhãn phụ được quy định tại nghị định 43/2017/NĐ-CP. Theo đó tại điều 3 nghị định 43/2017/NĐ-CP như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ 1. Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa; 2. Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát; 3. Nhãn gốc của hàng hóa là nhãn thể hiện lần đầu do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa; 4. Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu;
Nội dung trên nhãn phụ của hàng hóa
Yêu cầu đối với nhãn phụ trên hàng hóa được quy định tại nghị định 43/2017/NĐ-CP cụ thể như sau:
Điều 10. Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa 1. Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau: a) Tên hàng hóa; b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; c) Xuất xứ hàng hóa; d) Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định tại Phụ lục I của Nghị định này và văn bản quy phạm pháp luật liên quan. 2. Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm tại Phụ lục I hoặc chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật, căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này. 3. Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó. Đối với hàng hóa là trang thiết bị y tế thì việc thể hiện những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này.
Yêu cầu đối với nhãn phụ của hàng hóa
Nhãn phụ hàng hóa cũng cần đáp ứng một số nội dung nhất định gồm:
Điều 4. Vị trí nhãn hàng hóa 1. Nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa. 2. Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc. Điều 5. Kích thước nhân hàng hóa, kích thước của chữ và số trên nhãn Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa tự xác định kích thước của nhãn hàng hóa, kích thước chữ và số thể hiện trên nhãn hàng hóa nhưng phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: 1. Ghi được đầy đủ nội dung bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này; 2. Kích thước của chữ và số phải bảo đảm đủ để đọc bằng mắt thường và đáp ứng các yêu cầu sau đây: a) Kích thước của chữ và số thể hiện đại lượng đo lường thì phải tuân thủ quy định của pháp luật về đo lường; b) Trường hợp hàng hóa là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn thì chiều cao chữ của các nội dung bắt buộc trên nhãn không được thấp hơn 1,2 mm. Đối với trường hợp một mặt của bao gói dùng để ghi nhãn (không tính phần biên giáp mí) nhỏ hơn 80 cm2thì chiều cao chữ không được thấp hơn 0,9 mm. Điều 6. Màu sắc của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn hàng hóa Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn hàng hóa phải rõ ràng. Đối với những nội dung bắt buộc theo quy định thì chữ, chữ số phải có màu tương phản với màu nền của nhãn hàng hóa. Điều 7. Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa 1. Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa phải được ghi bằng tiếng Việt, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này. 2. Hàng hóa được sản xuất và lưu thông trong nước, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung tiếng Việt. Kích thước chữ được ghi bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt. 3. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc. 4. Các nội dung sau được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh: a) Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt; b) Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hóa học, công thức cấu tạo của hóa chất, dược chất, tá dược, thành phần của thuốc; c) Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa; d) Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài có liên quan đến sản xuất hàng hóa.
Dán tem phụ, nhãn phụ trên hàng hoá có cần đăng ký không?
Hiện tại, việc dán tem phụ, nhãn phụ trên hàng hoá là không bắt buộc phải đăng ký. Do vậy, các doanh nghiệp thực hiện dán tem phụ, nhãn phụ trên hàng hoá căn cứ theo quy định pháp luật về dán tem, nhãn phụ để thực hiện dán tem nhãn phụ trên hàng hoá của mình
Mức phạt khi không có nhãn phụ sản phẩm nhập khẩu
Việc xử phạt hàng không có tem, nhãn phụ sản phẩm theo quy định tại khoản 1, 2 điều 31 nghị định 119/2017/NĐ-CP như sau:
Điều 31. Vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 3.000.000 đồng: a) Hàng hóa có nhãn (kể cả tem hoặc nhãn phụ) hoặc tài liệu kèm theo không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa; b) Hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam. 2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 3.000.000 đồng được quy định như sau: a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; b) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng; e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; g) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.
Hướng dẫn tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 18/2018/TT-BKHCN như sau:
Điều 18. Hành vi vi phạm về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa theo tính chất hàng hóa quy định tại Điều 31 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP 1. Hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP là hành vi của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, lưu giữ, buôn bán hàng hóa mà nhãn hàng hóa không ghi đủ hoặc ghi không đúng một trong các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn tùy theo tính chất hàng hóa quy định tại Điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa. Trừ trường hợp, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đã có nhãn gốc nhưng chưa có nhãn phụ khi làm thủ tục thông quan. Tổ chức, cá nhân phải hoàn thiện ghi nhãn trước khi đưa hàng hóa ra lưu thông trên thị trường.
Như vậy, nếu hàng khoá khi thông quan thì chưa bắt buộc phải có nhãn phụ, việc áp dụng nhãn phụ chỉ thực hiện đối với hàng hoá đang lưu thông trên thị trường
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Anh em họ là gì? Có thể yêu nhau được không?
Anh em họ là anh, em có cùng nguồn gốc huyết thống (chung ông bà, tổ tiên…) có thể xác định họ xa hoặc họ gần. Theo quy định tại khoản 18 điều 3 luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:
18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
Tại Điểm d khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cấm quan hệ hôn nhân với người trong phạm vi ba đời:
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Theo đó, trường hợp anh em họ trong phạm vi ba đời nếu kết hôn hoặc chung sống với nhau như vợ chồng là hành vi vi phạm pháp luật.
Anh em họ kết hôn có phạm tội loạn luân?
Theo điều 184 bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội loạn luân ghi rõ
Điều 184. Tội loạn luân Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, đối với trường hợp anh em không thuộc trường hợp cùng cha hoặc mẹ thì mới bị xử lý hình sự. Do vậy, đối với trường hợp anh em cùng tổ tiên, ông bà quan hệ với nhau là vi phạm quy định về hôn nhân gia đình nhưng sẽ không bị xử lý hình sự.
Hành vi bị cấm theo luật hôn nhân gia đình: Theo khoản 2 điều 5 luật hôn nhân gia đình như sau:
Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình 2. Cấm các hành vi sau đây: a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; đ) Yêu sách của cải trong kết hôn; e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn; g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính; h) Bạo lực gia đình; i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
Con đẻ và con nuôi có được kết hôn? Theo quy định trên, con đẻ và con nuôi không được xác định là anh em cùng dòng máu trực hệ. Do vậy, có thể kết hôn một cách bình thường. Tuy nhiên, việc kết hôn cần đảm bảo độ tuổi kết hôn theo đúng quy định.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Hợp đồng gửi giữ tài sản
Các trường hợp có bố trí nhân viên trông giữ xe, bảo vệ thì việc gửi xe, giữ xe đã hình thành một giao dịch gửi giữ tai sản. Cụ thể theo quy định của bộ luật dân sự 2015
Điều 554. Hợp đồng gửi giữ tài sản Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công. Điều 555. Nghĩa vụ của bên gửi tài sản 1. Khi giao tài sản phải báo ngay cho bên giữ biết tình trạng tài sản và biện pháp bảo quản thích hợp đối với tài sản gửi giữ; nếu không báo mà tài sản gửi giữ bị tiêu hủy hoặc hư hỏng do không được bảo quản thích hợp thì bên gửi phải tự chịu; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. 2. Phải trả đủ tiền công, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thỏa thuận. Điều 556. Quyền của bên gửi tài sản 1. Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý. 2. Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng. Điều 557. Nghĩa vụ của bên giữ tài sản 1. Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ. 2. Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi. 3. Thông báo kịp thời cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí. 4. Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng. Điều 558. Quyền của bên giữ tài sản 1. Yêu cầu bên gửi trả tiền công theo thỏa thuận. 2. Yêu cầu bên gửi trả chi phí hợp lý để bảo quản tài sản trong trường hợp gửi không trả tiền công. 3. Yêu cầu bên gửi nhận lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên gửi một thời gian hợp lý trong trường hợp gửi giữ không xác định thời hạn. 4. Bán tài sản gửi giữ có nguy cơ bị hư hỏng hoặc tiêu hủy nhằm bảo đảm lợi ích cho bên gửi, báo việc đó cho bên gửi và trả cho bên gửi khoản tiền thu được do bán tài sản, sau khi trừ chi phí hợp lý để bán tài sản.
Cần lưu ý rằng việc giao kết hợp đồng có thể thực hiện bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể. Theo đó các trường hợp có vé gửi xe hoặc có nhân viên, bảo vệ trông giữ xe cho khách thì đều có thể xem là giao kết hợp đồng gửi giữ dưới hình thức là giao kết bằng lời nói, hành vi cụ thể theo quy định tại điều 119 bộ luật dân sự 2015
Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự 1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản. 2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Tuy nhiên, cần chú ý rằng trông xe không phải nghĩa vụ của cửa hàng và không có quy định nào bắt buộc điều đó. Nhiều cửa hàng ghi rõ “khách hàng tự bảo quản phương tiện và tài sản cá nhân”
Mất xe bên nào phải bồi thường
Việc xác định có phải bồi thường hay không chia ra một số trường hợp bao gồm: có vé gửi xe, có người trông xe…
1. Trường hợp có vé gửi xe: Trong trường hợp này có thể xác định đây là hợp đồng gửi giữ tài sản. Do vậy, nếu xe bị mất bên trong xe có nghĩa vụ bồi thường.
2. Trường hợp có nhân viên bảo vệ: Cần lưu ý đối với trường hợp này nếu nhân viên trông xe thì cũng đã hình thành hợp đồng gửi giữ tài sản. Tuy nhiên, nếu nhân viên bảo vệ cửa hàng (không có nghĩa vụ trông xe) thì trong trường hợp này khách hàng sẽ phải chịu trách nhiệm
3. Ghi rõ “khách hàng tự bảo quản phương tiện và tài sản cá nhân”: Trong trường hợp này người sử dụng xe tự bảo quản tài sản. Vì vậy, nếu bị mất xe, cửa hàng không có trách nhiệm bồi thường
Tôi có thuê một phòng trọ tại Pháo Đài Láng, Đống Đa, Hà Nội. Dãy nhà trọ đó gồm có 12 phòng, chia làm 3 tầng, (mỗi tầng 3 phòng). Nhà chủ thì ở tầng trệt. Và những người ở tầng trệt thì để xe trong phòng, còn những người ở tầng trên thì để xe ở tầng trệt. Chìa khóa cổng ra vào thì mỗi phòng giữ một chiếc. Tuy nhiên, vì khu trọ quá chật nên xe để ở tầng trệt không được khóa cổ xe, (để thuận tiện cho việc di chuyển những xe để phía trong ra ngoài khi cần đi đâu đó). Chủ nhà không làm hợp đồng gửi giữ, không lấy vé, và trong hợp đồng thuê nhà cũng không có thỏa thuận về điều khoản này nhưng, trên thực tế, chủ nhà lại thu 100.000 đồng/xe/tháng tiền gửi xe. Vừa rồi, một hôm khi mà xuống lấy xe để đi làm, thì tôi phát hiện chiếc xe máy airblade của mình đã bị mất, cùng với tôi cũng có 02 xe khác bị mất. Vậy tôi muốn hỏi, trong trường hợp mất xe này thì chủ nhà có phải chịu trách nhiệm không? Nếu có thì sẽ được bồi thường như thế nào?
Trả lời
Từ những thông tin mà bạn đưa ra, căn cứ vào các quy định của pháp luật, trước hết có thể thấy:
Thứ nhất, cơ sở để xác định chủ cho thuê nhà có trách nhiệm trong việc chiếc xe của bạn bị mất hay không thì trước hết là phải xem giữa hai bên có xác lập hợp đồng (thỏa thuận bằng miệng hoặc văn bản) về việc bảo quản tài sản (là chiếc xe đó) hay không hoặc trong hợp đồng thuê nhà có điều khoản thỏa thuận nào quy định về trách nhiệm của chủ nhà trọ trong việc trông giữ, bảo quản tài sản hay không?
Xem xét trong trường hợp của bạn, thì mặc dù chủ nhà không làm hợp đồng gửi giữ, không lấy vé, và trong hợp đồng thuê nhà cũng không có thỏa thuận về điều khoản này, nhưng trên thực tế, chủ nhà lại thu 100.000 đồng/ xe/tháng, điều đó có nghĩa là hợp đồng gửi giữ tài sản giữa bạn và chủ nhà đã được xác lập thông qua hành vi gửi xe của bạn tại tầng trệt và việc chủ nhà quy định về việc thu tiền gửi xe 100.000 đồng/xe/tháng.
Do vậy, chủ nhà trọ phải có trách nhiệm giữ và bảo quản tài sản là chiếc xe nêu trên cho khách thuê trọ (là bạn). Và chính vì vậy mà khi chiếc xe của bạn bị mất thì chủ nhà trọ phải có trách nhiệm bồi thường cho bạn
Thứ hai, nếu không tìm thấy xe thì bồi thường như thế nào?
Về việc bồi thường của chủ nhà trọ, thì do trong hợp đồng nhà không có điều khoản nào quy định về trách nhiệm bảo quản tài sản cho người thuê trọ; đồng thời cũng không có hợp đồng gửi giữ tài sản bằng văn bản, không có lấy vé, do vậy khi mất xe sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản bị mất. Và theo nguyên tắc thì thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thứcbồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc; phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (Điều 585 BLDS 2015).
Nếu không thỏa thuận được về mức bồi thường, hoặc chủ trọ không chịu bồi thường, trốn tránh nghĩa vụ bồi thường, thì bạn có thể làm đơn khởi kiện chủ trọ lên Tòa án có thẩm quyền để đòi bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, khi làm đơn thìđể đảm bảo quyền lợi của mình, bạn cần xuất trình các chứng cứ để chứng minh yêu cầu của mình là hợp pháp: ví dụ như giấy tờ xe, xác nhận về việc nộp tiền gửi xe hàng tháng hoặc nhân chứng…
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Đơn vị của chúng tôi đang có nhu cầu sử dụng máy in ống đồng để thực hiện in bao bì, khi tìm hiểu tôi thấy máy in ống đồng phải xin giấy phép nhập khẩu. Vậy thủ tục xin giấy phép nhập khẩu cho máy in ống đồng cần những gì? Thời gian xin cấp phép nhập khẩu cho máy in ống đồng là bao lâu?
Công nghệ in ống đồng là gì?
In ống đồng hay còn gọi là in lõm, in trục lăn là một kỹ thuật in ấn sử dụng một trục in được mạ đồng dày khoảng 10 microns, các phần tử in như hình ảnh và chữ viết,… được khắc sâu và nằm dưới bề mặt trục in ống đồng, phần tử không in nằm trên bề mặt trục in và hầu hết phương pháp in ống đồng này được in chủ yếu ở dạng cuộn. Máy in ống đồng hay còn gọi là máy in ảnh trên bản kẽm thường được sử dụng để in trên bao bì, bao bì nhựa…Các hình ảnh, chữ viết được khắc vào khuôn in chính là các trục lăn để in.
Máy in ống đồng có phải xin giấy phép
Theo quy định hiện nay, cụ thể quy định tại nghị định 60/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 72/2022/NĐ-CP) trước khi nhập khẩu máy vào Việt Nam phải thực hiện thủ tục khai báo nhập khẩu thiết bị ngành in. Máy in ống đồng phải khai báo nhập khẩu có mã HS: 8443.17.00
Hồ sơ khai báo nhập khẩu máy in ống đồng
1. Tờ khai nhập khẩu thiết bị ngành in 2. Catalogue của máy in ống đồng dự định nhập khẩu (Khổ in tối đa sẽ bằng chiều rộng x chu vi trục in) 3. Bản sao ĐKKD của đơn vị nhập khẩu máy in ống đồng 4. Giấy giới thiệu nhận KQ máy in ống đồng
Trước đây Cục Xuất Bản sẽ yêu cầu doanh nghiệp có tờ khai đăng ký hoạt động cơ sở in trước khi xin giấy phép nhập khẩu, tuy nhiên hiện nay thủ tục đơn giản hơn chỉ cần các hồ sơ như trên.
Thủ tục khai báo nhập khẩu máy in ống đồng
1. Nộp hồ sơ tại Cục Xuất Bản thuộc Bộ Thông tin truyền thông, đây là đơn vị duy nhất cấp phép nhập khẩu máy in ống đồng, toàn bộ các trường hợp xin cấp phép nhập khẩu máy in nói chung và máy in ống đồng nói riêng. Hiện tại CXB chưa có các VP đại diện tại các địa phương khác nên việc cấp phép nhập khẩu đều được thực hiện tại Hà Nội. 2. Thẩm định hồ sơ để cấp phép: 3 ngày làm việc (không tính t7, CN và ngày lễ)
Lưu ý: CXB không xác nhận không thuộc diện cấp phép đối với các máy không phải cấp phép. Hiện tại LVNLAW có tư vấn hướng dẫn về thủ tục xin giấy phép nhập khẩu máy in ống đồng và thực hiện dịch vụ này, khách hàng có nhu cầu tư vấn hoặc thực hiện dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được phục vụ.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Trước đây tôi có nhập khẩu máy in laser để bán cho khách hàng thì không thấy yêu cầu giấy phép nhập khẩu. Gần đây tôi có thực hiện nhập cho một khách hàng khác cũng là máy in laser nhưng loại khác thì lại bị hải quan yêu cầu xin giấy phép nhập khẩu máy in tại Cục Xuất Bản. LVNLAW cho tôi hỏi trường hợp nào máy in laser phải xin cấp phép nhập khẩu và trường hợp nào thì không? Hiện tại máy của tôi đang ở hải quan chờ thông quan thì có làm xin giấy phép được không?
Trả lời
Công nghệ in laser là gì?
In laser là một quá trình in bằng việc quét trực tiếp các chùm tia laser hướng chúng sang thụ quan ánh sáng của máy in. Đây được xem là một trong những cách in thông dụng có khả năng in cực nhanh các văn bản có chất lượng cao trên giấy trắng. Laser là một từ gốc tiếng anh và ý nghĩa là khuếch đại ánh sáng bằng phát xạ kích thích. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại laser khác nhau như: laser chất lỏng, laser hỗn hợp khí,… Song mức độ bức xạ lớn nhất vẫn thuộc về laser phần tử chất rắn. Hiện nay, người ta sẽ thường đưa tia laser vào công nghệ in laser nhằm tăng năng suất in.
Máy in laser có phải xin giấy phép nhập khẩu không?
Hiện tại máy in laser (hay còn gọi là máy in lade) thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Thông Tin Truyền Thông và Cục Xuất Bản là đơn vị chịu trách nhiệm trong vấn đề cấp phép nhập khẩu các thiết bị ngành in nói chung và máy in laser nói riêng. Máy in laser chỉ các loại máy sử dụng công nghệ in laser được xếp vào loại máy in kỹ thuật số gồm các mã HS sau: 8443.32.21; 8443.31.11. Chỉ cần xin giấy phép nhập khẩu thiết bị ngành in đối với máy in laser nếu máy đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:
Khổ in tối tra lớn hơn khổ A3
Tốc độ in tối là > 60 tờ A4/phút
Có chức năng photocopy màu
Hiện tại theo quy định của nhà nước để khai báo nhập khẩu máy in laser mất 3 ngày nhưng nếu sử dụng dịch vụ khai báo nhập khẩu máy in laser nhanh của LVNLAW thời gian xin cấp phép sẽ giảm thích hợp cho các trường hợp của anh.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Có hai loại thừa kế chính là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Vậy khi một người mất đi, tại thời điểm phân chia di sản thì áp dụng thừa kế nào trước? Bài viết sau đây sẽ làm rõ vấn đề này.
Thừa kế theo di chúc là gì? Thừa kế theo di chúc được hiểu là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người khác còn sống theo quyết định của người đó trước khi chết được thể hiện theo di chúc. Nội dung cơ bản của thừa kế theo di chúc là chỉ định người thừa kế (cá nhân, tổ chức) và phân định tài sản, quyền tài sản và giao nghĩa vụ tài sản cho những người thừa kế. Người nhận di sản thừa kế là những người được chỉ định trong di chúc, có quyền nhận di sản do người chết để lại theo sự định đoạt trong di chúc. Người thừa kế theo di chúc có thể là người trong hàng thừa kế, ngoài hàng thừa kế hoặc cơ quan, tổ chức kể cả Nhà nước. Tuy nhiên người thừa kế phải có những điều kiện được quy định trong Bộ luật dân sự.
Thừa kế theo pháp luật là gì? Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế , điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định; Khách hàng có thể tham khảo thêm nội dung chi tiết tại:
Ví dụ: A và B là 2 vợ chồng có khối tài sản chung là 600 triệu đồng. Ngoài ra B còn có tài sản riêng là 180 triệu. A và B có 3 người con là X (20 tuổi có khả năng lao động, Y 15 tuổi, Z 17 tuổi). B chết để lại di chúc cho M 100 triệu và N 200 triệu. B không còn ai thân thích. Chia thừa kế của B. A và B là vợ chồng và có tài sản chung là 600 triệu nên khi B chết phần tài sản của B sẽ là 300 triệu + 180 triệu tài sản riêng = 480 triệu
Do phần tài sản của bà B là 480 triệu nhưng trong di chúc mới định đoạt 300 triệu nên phần còn lại là 180 triệu sẽ được đưa ra chia thừa kế theo pháp luật.
Những người thừa kế theo pháp luật của B gồm; A,X,Y,Z – Chia di sản theo pháp luật; A=Y=Z=X= 180 triệu x 2/3 = 45 triệu – Chia theo di chúc: M =100 triệu; N = 200 triệu
Nhưng A,Y,Z là những người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Theo đó đáng ra họ phải được hưởng 2/3 suất của 1 người thừa kế theo pháp luật.
Xem thêm: Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1 suất thừa kế theo pháp luật: A = Y = X = Z = 480/4 = 120 triệu
Vậy 2/3 của 1 suất 1 người thừa kế theo pháp luật = 80 triệu, nhưng do di chúc để lại cho M và N hết 300 triệu nên quyền lợi của họ không được đảm bảo, cụ thể họ chỉ được hưởng 45 triệu còn thiều 35 triệu. Những người được hưởng lợi từ di sản là M,N,X nên họ có nghĩa vụ lấy phần tài sản của mình bù đắp cho A,Y,Z theo tỷ lệ số tiền đươc hưởng.
Từ phân tích trên ta có được kết quả: A = Y = Z = 80 triệu X = 31,3 triệu M = 69,75 triệu N = 139,13 triệu
Qua câu hỏi trên ta có thể thấy việc chia di sản theo pháp di chúc trước hay pháp luật trước còn tuỳ thuộc vào từng trường hợp.Pháp luật luôn tôn trọng di nguyện của người đã mất những cũng bảo vệ quyền lợi theo hợp pháp của những người đáng được hưởng cụ thể là thân nhân của người chết; vợ con chưa thành niên.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Người đứng đầu chi nhánh là ai?
Người đại diện chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện các công việc mà Giám đốc (Tổng giám đốc) của công ty ủy quyền. Luật doanh nghiệp 2020 không có quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người đứng đầu chi nhánh. Vi vậy, nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu chi nhánh do công ty chủ quản quyết định. Người đại diện của của nhánh giữ vai trò quan trọng, đại diện cho chi nhánh thực hiện các hoạt động của chi nhánh.
Người đứng đầu chi nhánh có thể được gọi dưới tên giám đốc chi nhánh, trưởng chi nhánh.
Thủ tục thay đổi người đứng đầu chi nhánh
Nhưng trong có quá trình hoạt động do nhiều lý do khách quan khác nhau mà có thể dẫn tới việc thay đổi nhân sự để phù hợp với hoạt động của công ty. Để thay đổi người đại diện chi nhánh doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục theo như quy định của pháp luật. Khoản 2 điều 62 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều 62. Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh 2. Khi thay đổi các nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Trường hợp thay đổi người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện, kèm theo thông báo phải có bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện. Khi nhận được Thông báo của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, thay đổi thông tin đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
Theo đó, doanh nghiệp cần lựa chọn người đứng đầu chi nhánh là người lao động trong công ty, cổ đông, thành viên trong công ty hoặc người đại diện theo pháp luật của công ty.
Hồ sơ thay đổi người đứng đầu chi nhánh bao gồm
Theo quy định tại khoản 2 điều 62 nghị định 01/2021/NĐ-CP – Thông báo thay đổi người đứng đầu chi nhánh (Mẫu tại thông tư 01/2021/TT-BKHĐT) – Bản sao giấy tờ pháp lý của người đứng đầu chi nhánh – Uỷ quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp – Bản sao giấy tờ pháp lý của của người nộp hồ sơ
Thực hiện hồ sơ thay đổi người đứng đầu chi nhánh
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định, khai hồ sơ vào thông báo thay đổi người đứng đầu chi nhánh Bước 2: Nộp hồ sơ tại phòng ĐKKD nơi chi nhánh đặt địa chỉ Bước 3: Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ phòng ĐKKD chấp thuận hồ sơ hoặc yêu cầu sửa đổi bổ sung.
Mẫu thông báo thay đổi người đứng đầu chi nhánh
TÊN DOANH NGHIỆP ——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Số: …………
…………, ngày …… tháng …… năm ……
THÔNG BÁO Về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh
Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố ……………………
Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa): ……………………………………………………………. Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: ………………………………………………………………………… Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế): ……………………Ngày cấp ……/……/…… Nơi cấp: ………………………………………..
Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh sau:
Tên chi nhánh (ghi bằng chữ in hoa): … Mã số chi nhánhhoặc mã số thuế của chi nhánh: … Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh (trường hợp không có mã số chi nhánh/mã số thuế của chi nhánh): … Ngày cấp: ……/……/…… Nơi cấp: …
Nội dung đăng ký thay đổi: ……………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………………..
Doanh nghiệp cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung Thông báo này. Người ký tại Thông báo này cam kết là người có quyền và nghĩa vụ thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP (Ký và ghi họ tên)1
____________________ 1 – Trường hợp thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trực tiếp vào phần này. – Trường hợp Tòa án hoặc Trọng tài chỉ định người thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì người được chỉ định ký trực tiếp vào phần này.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Máy photocopy màu là một trong những thiết bị in thuộc danh mục hàng hóa thuộc quản lý của Bộ thông tin và truyền thông và chỉ được sử dụng để sản xuất, kinh doanh khi có đủ các điều kiện hoạt động in theo quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lý
– Nghị định 60/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động in. – Nghị định 25/2018/NĐ-CP sửa đổi nghị định 60/2014/NĐ-CP – Thông tư 03/2015/TT-BTTTT hướng dẫn nghị định 60/2014/NĐ-CP
Điều kiện để sử dụng máy photocopy màu
Căn cứ theo quy định tại điều 30 của nghị định số 60/2014/NĐ-CP sửa đổi bởi nghị định 25/2018/NĐ-CP, đối với máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu, ngoài việc phải đăng ký sử dụng thì phải tuân thủ quy định sau đây: – Tổ chức, cá nhân phải gửi hồ sơ đăng ký máy qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; – Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải xác nhận đăng ký bằng văn bản; trường hợp không xác nhận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Thủ tục đăng ký sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu
Trước khi sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu phải đăng ký máy với Sở Thông tin và Truyền thông sở tại. Hồ sơ đăng ký gồm: – Đơn đăng ký sử dụng máy photo màu (mẫu 7 thông tư 03/2015/TT-BTTT) – Bản sao có bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực nếu gửi bằng đường bưu chính, chuyển phát giấy phép nhập khẩu máy; hợp đồng và hóa đơn mua máy hoặc chứng từ thuê mua máy; – Đơn đề nghị chuyển nhượng (đối với máy đã đăng ký sử dụng) có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã xác nhận đăng ký máy.
Thủ tục chuyển nhượng máy photocopy màu
Cơ quan, tổ chức sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu khi chuyển nhượng máy phải có hồ sơ gửi đến Sở Thông tin và Truyền thông nơi đã đăng ký máy đó. Hồ sơ gồm: – Đơn đề nghị chuyển nhượng máy theo mẫu quy định 02 (hai) bản (Mẫu 8 thông tư 03/2015/TT-BTTT) – Bản sao có bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực nếu gửi bằng đường bưu chính, chuyển phát giấy tờ đảm bảo tư cách pháp nhân của cơ quan, tổ chức được chuyển nhượng máy; – Bản chính giấy xác nhận đã đăng ký máy; Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị chuyển nhượng máy, Sở Thông tin và Truyền thông phải xác nhận vào đơn chuyển nhượng, trả lại 01 bản cho cơ quan, tổ chức đề nghị chuyển nhượng máy, 01 bản lưu hồ sơ và cập nhật thay đổi đăng ký máy trong dữ liệu quản lý, trường hợp không xác nhận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Thủ tục thanh lý máy máy photo màu
Tổ chức, cá nhân sử dụng máy đã đăng ký, khi thanh lý phải có văn bản thông báo đến cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in nơi đã đăng ký máy, đồng thời giấy xác nhận đăng ký máy hết hiệu lực.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam