Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Kết hôn là gì?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
5. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Ta hiểu, kết hôn là việc giữa một nam và một nữ, có đủ điều kiện kết hôn thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật.

Điều kiện kết hôn theo quy định của luật hôn nhân gia đình

Điều kiện kết hôn được quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 như sau:

Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các diểm a b c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

Từ quy định trên, ta thấy các điều kiện cần để kết hôn như sau:
– Điều kiện về độ tuổi: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
– Hai bên tự nguyện. Trong đó, việc tự nguyện thể hiện qua việc hai người tự đi đến Ủy ban nhân dân và ký vào Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
– Không bị mất năng lực hành vi dân sự hay nói cách khác là có khả năng nhận thưc và làm chủ được hành vi.
– Không rơi vào các trường hợp: tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; đang có vợ/chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác; kết hôn cận huyết, giữa người có quan hệ gia đình với nhau.

Chú ý: Một số trường hợp người bị mất năng lực hành vi dân sự nhưng chỉ trong một số thời gian nhất định, việc đăng ký kết hôn vẫn có thể được thực hiện do Ủy ban nhân dân chỉ có thể chứng thực tại thời điểm 02 người đăng ký kết hôn, 02 người hoàn toàn bình thường và dựa trên tinh thần tự nguyện. Tuy nhiên, trong trường hợp 01 trong 02 người hoàn toàn không biết việc người kia bị mất năng lực hành vi dân sự không hoàn toàn, sau khi phát hiện ra có thể đề nghị hủy việc kết hôn trái pháp luật theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân Gia đình năm 2014.

Kết hôn trái luật là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
6. Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này.

Dễ hiểu hơn, kết hôn trái pháp luật là trường hợp tự ý kết hôn khi không đáp ứng đủ điều kiện kết hôn do luật đề ra. Trong một số trường hợp việc kết hôn trái luật có thể bị xử lý theo quy định đến mức hình sự.

Câu hỏi thường gặp

Người đồng giới có được kết hôn tại Việt Nam không?

Việt Nam không đưa ra quy định cấm người đồng giới không được kết hôn hay cho phép người đồng giới được kết hôn tại Việt Nam. Tuy nhiên, có thể khẳng định người đống giới được kết hôn tại Việt Nam, nhưng quan hệ hôn nhân của họ sẽ không được bảo vệ về mặt pháp lý.

Thủ tục đăng ký kết hôn?

Hai bên nam nữ đăng ký kết hôn tại UBND xã, phường nơi một trong hai bên cư trú. Trường hợp nếu không thường trú thì phải có xác nhận độc thân.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Tương tự với việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh khi nhà đầu tư không tiếp tục thực hiện dự án thì phải thông báo về việc tạm ngừng của dự án tới cơ quan đăng ký đầu tư. Các trường hợp tạm ngừng thực hiện dự án được quy định như sau:

Điều 47. Ngừng hoạt động của dự án đầu tư
1. Nhà đầu tư ngừng hoạt động của dự án đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư. Trường hợp ngừng hoạt động của dự án đầu tư vì lý do bất khả kháng thì nhà đầu tư được Nhà nước miễn tiền thuê đất, giảm tiền sử dụng đất trong thời gian ngừng hoạt động để khắc phục hậu quả do bất khả kháng gây ra.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:
a) Để bảo vệ di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của Luật Di sản văn hóa;
b) Để khắc phục vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường;
c) Để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động theo đề nghị của cơ quan nhà nước quản lý về lao động;
d) Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài;
đ) Nhà đầu tư không thực hiện đúng nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng tiếp tục vi phạm.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định ngừng, ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong trường hợp việc thực hiện dự án đầu tư gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
4. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, trình tự, thủ tục, thời hạn ngừng hoạt động của dự án đầu tư quy định tại Điều này.

Thủ tục thực hiện đầu tư áp dụng theo quy định tại điều 56 nghị định 31/2021/NĐ-CP

Điều 56. Điều kiện, thủ tục ngừng hoạt động của dự án đầu tư
1. Dự án đầu tư ngừng hoạt động trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 47 của Luật Đầu tư.
2. Tổng thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư không quá 12 tháng. Trường hợp ngừng hoạt động của dự án đầu tư theo bản án, quyết định của tòa án, phán quyết có hiệu lực của trọng tài hoặc theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư thì thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư được xác định theo bản án, quyết định của tòa án, phán quyết trọng tài hoặc theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư. Trường hợp các văn bản này không xác định thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư thì tổng thời gian ngừng không quá thời gian quy định tại khoản này.
3. Việc ngừng hoạt động của dự án đầu tư thực hiện theo thủ tục sau:
a) Trường hợp tự quyết định ngừng hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư gửi thông báo cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định. Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận và thông báo việc ngừng hoạt động của dự án đầu tư cho các cơ quan liên quan;
b) Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoạt động của dự án đầu tư thì cơ quan đó căn cứ ý kiến của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các trường hợp nêu tại khoản 2 Điều 47 của Luật Đầu tư để quyết định ngừng toàn bộ hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư và thông báo cho các cơ quan liên quan và nhà đầu tư. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyền về các lĩnh vực quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều 47 của Luật Đầu tư lập biên bản trước khi quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư. Đối với việc ngừng hoạt động của dự án đầu tư theo bản án, quyết định của tòa án, phán quyết của trọng tài, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư căn cứ bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án, phán quyết có hiệu lực pháp luật của trọng tài để quyết định ngừng toàn bộ hoặc ngừng một phần của dự án đầu tư;
c) Đối với dự án đầu tư gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Thông báo gồm các nội dung sau: nhà đầu tư thực hiện dự án; mục tiêu, địa điểm, nội dung dự án, quá trình thực hiện dự án; đánh giá tác động hoặc nguy cơ ảnh hưởng của dự án đối với quốc phòng, an ninh quốc gia; kiến nghị về việc ngừng toàn bộ hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư. Căn cứ đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định ngừng toàn bộ hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư.

Trình tự thực hiện ngừng hoạt động dự án đầu tư

Bước 1: Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ gồm:
– Thông báo tạm ngừng thực hiện dự án (Mẫu A.I.13 thông tư 03/2021/TT-BKHĐT)
– Biên bản họp, quyết định về việc tạm ngừng thực hiện dự án
– Uỷ quyền thực hiện ngừng hoạt động dự án đầu tư

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký đầu tư (Sở KHĐT hoặc ban quản lý khu công nghiệp)

Bước 3: Cơ quan đăng ký đàu tư ghi nhận thông tin về việc tạm ngừng hoạt động dự án của nhà đầu tư và chấp thuận bằng văn bản cho nhà đầu tư


Mức phạt về ngừng hoạt động dự án đầu tư

Mức phạt về tạm ngừng hoạt động dự án đầu tư được quy định tại nghị định 122/2021/NĐ-CP như sau:

Điều 15. Vi phạm về chế độ thông tin, báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
d) Không gửi thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định ngừng hoạt động của dự án đầu tư;
Điều 19. Vi phạm về thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
c) Ngừng hoạt động của dự án đầu tư với tổng thời gian quá 12 tháng.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan tới việc tạm ngừng dự án đầu tư khách hàng vui lòng liên hệ LVNLAW để được hỗ trợ một cách tốt nhất. Xin cảm ơn!

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Theo luật ban hành văn bản pháp luật

Nghị quyết và Quyết định là hai loại văn bản thường gặp trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống văn bản hành chính, quản lý, điều hành. Các loại nghị quyết và quyết định trong luật ban hành VBPL gồm:

Các loại nghị quyết
– Nghị quyết của Quốc hội
– Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
– Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
– Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
– Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
– Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
– Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

Các loại quyết định
– Quyết định của Chủ tịch nước.
– Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
– Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
– Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
– Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện
– Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã

Theo các loại văn bản nghị quyết, quyết định này có thể phân biệt như sau:
Nghị quyết là văn bản được ban hành theo quyết định của tập thể cơ quan, tổ chức.
Quyết định là văn bản được ban hành do người đứng đầu cơ quan, tổ chức nhân danh người ký ban hành, hoặc nhân danh cơ quan, tổ chức đó.

Theo luật doanh nghiệp 2020

Nghị quyết, quyết định của hội đồng thành viên: Được quy định tại điều 59 luật doanh nghiệp 2020. Theo quy định tại đây, không có sự phân biệt giữa nghị quyết và quyết định của hội đồng thành viên. Do đó, có thể hiểu nghị quyết, quyết định của hội đồng thành viên là một văn bản được thông qua tại cuộc họp hđtv công ty

Điều 59. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên
1. Hội đồng thành viên thông qua nghị quyết, quyết định thuộc thẩm quyền bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định.
2. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì nghị quyết, quyết định về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên:
a) Sửa đổi, bổ sung nội dung Điều lệ công ty;
b) Quyết định phương hướng phát triển công ty;
c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
d) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
đ) Tổ chức lại, giải thể công ty.
3. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định một tỷ lệ khác, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp trong trường hợp sau đây:
a) Được các thành viên dự họp sở hữu từ 65% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Được các thành viên dự họp sở hữu từ 75% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành đối với nghị quyết, quyết định bán tài sản có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty.

Nghị quyết, quyết định đại hội đồng cổ đông: không quy định cụ thể như được quy định tại điều 147 Luật doanh nghiệp 2020

Điều 147. Hình thức thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông
1. Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.
2. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông:
a) Sửa đổi, bổ sung nội dung của Điều lệ công ty;
b) Định hướng phát triển công ty;
c) Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;
d) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;
đ) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác;
e) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
g) Tổ chức lại, giải thể công ty.

Nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trịNghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty không được quy định rõ trong luật doanh nghiệp 2020. Tuy nhiên, tại phần đầu mục hồ sơ của văn bản hướng dẫn là nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đầu mục hồ sơ này. Có thể hiểu theo quy định của luật doanh nghiệp 2020 nghị quyết và quyết định có giá trị tương đương nhau.

Nghị quyết, quyết định khác nhau như thế nào?

Nghị quyết là văn bản được ban hành theo quyết định của tập thể cơ quan, tổ chức. Quyết định là văn bản được ban hành do người đứng đầu cơ quan, tổ chức nhân danh người ký ban hành, hoặc nhân danh cơ quan, tổ chức đó

Phân biệt nghị quyết và quyết định của Hội đồng quản trị

Về cơ bản nghị quyết và quyết định của HĐQT là giống nhau. Về mặt học thuật, nghị quyết sẽ do thành viên hội đồng quản trị thống nhất về nội dung. Quyết định là do chủ tịch HĐQT ban hành nhân danh hội đồng quản trị.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Cải chỉnh hộ tịch là gì?

Cải chính hộ tịch là việc thay đổi lại các thông tin đăng ký hộ tịch do nhầm lẫn, sai sót…thường là các thông tin trên giấy khai sinh như tên, ngày, tháng, năm sinh, thông tin cha, mẹ…

Cải chính hộ tịch về ngày, tháng, năm sinh

Xin chào luật sư tư vấn, tôi có thắc mắc mong luật sư tư vấn giúp: 2 tháng trước tôi đi đăng ký khai sinh cho con tôi, khi nhận được giấy từ cán bộ xã tôi cũng không chú ý bây giờ tôi phát hiện ngày tháng năm sinh trên giấy khai sinh của con tôi bị ghi sai, vậy tôi có thể xin cấp lại giấy khai sinh cho con tôi được không?

Trả lời

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về LVNLAW, để được đăng ký lại khai sinh thì cần phải đáp ứng điều kiện (điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP):
– Việc đăng ký được thực hiện trước ngày 01/01/2016 tại Ủy ban nhân dân có thẩm quyền
– Bản chính giấy khai sinh và sổ hộ tịch bị mất

Do đó, trường hợp giấy khai sinh của con bạn bị sai thông tin về ngày tháng năm sinh không phải bị mất cho nên trường hợp này bạn không thể thực hiện thủ tục đăng ký lại khai sinh. Điều 6, 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP có quy định như sau:

Điều 6. Giá trị pháp lý của Giấy khai sinh
1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tui theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đi với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bn chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.

Theo quy định này giấy khai sinh chính là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân. Trường hợp muốn sửa đổi thông tin trên giấy khai sinh ( tức cải chính hộ tịch) thì cần đáp ứng điều kiện sau:
– Sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc sai sót do lỗi của người yêu cầu đăng ký hộ tịch
– Có căn cứ để chứng minh để xác định có sai sót đó.

Do vậy, trong trường hợp giấy khai sinh của con bạn bị sai về ngày tháng năm sinh, nếu có các giấy tờ chứng minh về việc sai sót ( Ví dụ: giấy chứng sinh, giấy xác nhận của người làm chứng…) bạn có thể thực hiện thủ tục cải chính thông tin trên giấy khai sinh. Điều 28 Luật hộ tịch có quy định về việc thực hiện thủ tục như sau:
– Người có yêu cầu thực hiện nôp hồ sơ cho cơ quan đăng ký hộ tịch ( trường hợp của bạn thực hiện nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã đăng ký khai sinh cho con)
– Nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. Trường hợp cải chính thông tin liên quan tới giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn, công chức tư pháp- hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc ( nếu cần xác minh thông tin thời gian giải quyết tối đa là 06 ngày làm việc). Như vậy, trường hợp khi bạn cải chính thông tin ngày tháng năm sinh của con trên giấy khai sinh bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm có:
– Tờ khai đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch
– Bản chính giấy khai sinh của con bạn
– Các giấy tờ liên quan làm căn cứ chứng minh ngày tháng năm sinh của con bạn trên giấy khai sinh là không đúng (giấy chứng sinh, giấy xác nhận của người làm chứng …)


Cải chính lại tên cha mẹ trên giấy khai sinh cho con?

Năm 1987, tôi sinh được một người con trai. Lúc đó vì hoàn cảnh riêng nên tôi đã phải nhờ vợ chồng người chị đứng tên cha mẹ trên giấy khai sinh cho con. Do đó, con trai tôi mang họ Vũ, là họ của anh rể. Dù nhờ vợ chồng chị đứng tên cha mẹ cho con trên giấy khai sinh nhưng trên thực tế, tôi vẫn một mình nuôi con khôn lớn. Nay, tôi muốn cải chính lại tên cha mẹ trên giấy khai sinh của con cho đúng sự thật. Cha đẻ của con trai tôi mang họ Nguyễn. Ý định này của tôi được tất cả người thân ủng hộ, kể cả vợ chồng người chị. Tuy nhiên, con trai tôi lại không muốn cải chính theo họ của cha đẻ. Thời điển hiện tại, tôi đã có cháu nội là cháu trai 3 tuổi. Con trai chỉ đồng ý cho cháu tôi mang họ Nguyễn. Để thực hiện mong muốn của mình, tôi phải làm thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi?

Trả lời

Với mong muốn của bà, tôi xin được tư vấn như sau: Đầu tiên, bà cần thực hiện thủ tục đăng ký nhận con để có thể điền đầy đủ thông tin của cha mẹ trong giấy khai sinh của con. Việc đăng ký nhận con được quy định như sau:

Về thẩm quyền đăng ký cải chính tên cha mẹ trên giấy khai sinh

Điều 24 Luật Hộ tịch về Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con quy định: “Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con”.

Như vậy, theo các quy định đã dẫn chiếu ở trên thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con trong trường hợp của bà sẽ là UBND xã nơi cư trú của bà hoặc nơi con bà hiện đang cư trú.

Về thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con

Điều 25 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau:

Điều 25. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con
1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.

Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con được quy định tại Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

Điều 14. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con
Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
2. Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.

Như vậy, để đăng ký nhận con, bà thực hiện theo các thủ tục đã quy định ở trên. Vì việc nhận lại con của bà được tất cả người thân ủng hộ, kể cả vợ chồng người chị nên sẽ dễ dàng hơn. Và theo quy định bà cần phải có các giấy tờ sau:

Giấy tờ bà phải xuất trình khi đăng ký nhận con

  • Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của bà;
  • Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để chứng minh thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Giấy tờ cần thiết khi làm thủ tục cải chính tên cha mẹ

  • Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu
  • Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con;
  • Giấy tờ, đồ vật hoặc chứng cứ khác chứng minh quan hệ cha, con hoặc quan hệ mẹ, con, chẳng hạn như kết quả giám định AND hoặc các giấy tờ, đồ vật hay chứng cứ khác.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên, bà nộp hồ sơ gồm các giấy tờ phải nộp ở trên tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã nơi cư trú của bà hoặc của con bà. Kết quả sẽ được trả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã.

Sau khi có Quyết định nhận cha, mẹ, con của UBND xã, bà phải làm thủ tục cải chính hộ tịch vì phần khai về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh của con bà đã ghi tên của vợ chồng chị gái.

Về thủ tục cải chính hộ tich

Thủ tục cải chính hộ tịch được quy định tại Điều 28 Luật Hộ tịch năm 2014 như sau:

1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

Về thẩm quyền cải chính hộ tịch

Khoản 3, Điều 46 Luật Hộ tịch 2014 quy đình: “3. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch  cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc”.

Vì con bà giờ đã lớn hơn 14 tuổi nên thẩm quyền cải chính hộ tịch cho bà sẽ thuộc về UBND cấp huyện. Bà sẽ đến UBND cấp huyện nơi trước đây đã cấp giấy khai sinh cho con bà trước đây để làm tờ khai theo mẫu quy định và nộp giấy tờ liên quan.

Còn đối với mong muốn đổi lại họ của con từ họ Vũ (họ của anh rể bà) sang họ Nguyễn (họ cha đẻ của con bà):

Tôi xin trả lời luôn, vì con bà không đồng ý đổi họ nên mong muốn này của bà sẽ không thể thực hiện được. Cơ sở pháp lý là Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ–CP. Cụ thể:

Khoản 1, Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ–CP quy định về điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch thì: “Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó”.

Mong muốn thay đổi họ cho con của bà được người thân ủng hộ, kể cả vợ chồng người chị gái nên theo quy định trên thì bà chỉ cần được sự đồng ý của con nữa là xong vì con bà giờ đã lớn hơn 9 tuổi. Tuy nhiên, con bà lại không muốn thay đổi họ nên mong muốn này của bà sẽ không thực hiện được. Để thực hiện mong muốn của mình, trước tiên bà phải thuyết phục được con bà đồng ý đổi họ. Nếu không được sự đồng ý của con bà thì bà sẽ không thể thực hiện được.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Khai tử là gì?

Khai tử là một nội dung bắt buộc khi có người chết (thường thực hiện bởi thân nhân) theo điều 3 luật hộ tịch 2014

Điều 3. Nội dung đăng ký hộ tịch
1. Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch:
e) Khai tử.

Việc khai tử thực hiện theo điều 32, 33, 34 luật hộ tịch 2014 như sau:

Điều 32. Thẩm quyền đăng ký khai tử
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.
Điều 33. Thời hạn và trách nhiệm đăng ký khai tử
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.
2. Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc khai tử cho người chết; trường hợp không xác định được người có trách nhiệm đi khai tử thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký khai tử.
Điều 34. Thủ tục đăng ký khai tử
1. Người có trách nhiệm đi đăng ký khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Ngay sau khi nhận giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc khai tử đúng thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người đi khai tử.
Công chức tư pháp – hộ tịch khóa thông tin hộ tịch của người chết trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.

Hồ sơ đăng ký khai tử

1. Tờ khai đăng ký khai tử (Mẫu tại thông tư 04/2020/TT-BTP)
2. Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử

Việc xác định nội dung đăng ký khai tử theo quy định tại khoản 2 điều 4 nghị định 123/2015/NĐ-CP

Điều 4. Xác định nội dung đăng ký khai sinh, khai tử
2. Khi đăng ký khai tử theo quy định của Luật Hộ tịch, nội dung khai tử phải bao gồm các thông tin: Họ, chữ đệm, tên, năm sinh của người chết; số định danh cá nhân của người chết, nếu có; nơi chết; nguyên nhân chết; giờ, ngày, tháng, năm chết theo Dương lịch; quốc tịch nếu người chết là người nước ngoài.
Nội dung đăng ký khai tử được xác định theo Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp:
a) Đối với người chết tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế cấp Giấy báo tử;
b) Đối với người chết do thi hành án tử hình thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hình thay Giấy báo tử;
c) Đối với người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì Bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thay Giấy báo tử;
d) Đối với người chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn, bị giết, chết đột ngột hoặc chết có nghi vấn thì văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y thay Giấy báo tử;
đ) Đối với người chết không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và d của Khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết có trách nhiệm cấp Giấy báo tử.

Cơ quan thực hiện: UBND cấp xã nơi cư trú của người chết hoặc phát hiện thi thể

Khi nhận được hồ sơ khai tử như trên, nếu việc khai tử đúng theo quy định, cán bộ hộ tích sẽ ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch. Đồng thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người đi khai tử. Cách ghi trích lục khai tử theo điều 23 thông tư 15/2020/NĐ-CP

Điều 23. Cách ghi Trích lục khai tử, Sổ đăng ký khai tử
1. Họ, chữ đệm, tên người chết phải viết bằng chữ in hoa, có dấu.
2. Mục “Đã chết vào lúc” được ghi theo Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, trong đó ghi rõ giờ, phút, ngày, tháng, năm chết bằng số và bằng chữ; trường hợp không rõ giờ, phút chết thì bỏ trống.
3. Mục “Nơi chết” ghi rõ tên cơ sở y tế và địa danh hành chính nơi có trụ sở của cơ sở y tế trong trường hợp chết tại cơ sở y tế.
Trường hợp chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn, chết tại trại giam, trại tạm giam, nơi thi hành án tử hình, tại trụ sở cơ quan, tổ chức hoặc không xác định được nơi chết thì ghi địa danh hành chính đủ 3 cấp (xã, huyện, tỉnh) nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết.
4. Mục “Nguyên nhân chết” được ghi theo Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay giấy báo tử quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP; trường hợp chưa xác định được nguyên nhân chết thì để trống.
5. Phần ghi về Giấy báo tử/giấy tờ thay Giấy báo tử phải ghi rõ tên giấy tờ; số, ngày, tháng, năm cấp; cơ quan, tổ chức cấp.
Ví dụ: Giấy báo tử số 05/UBND-GBT, UBND phường Lam Sơn, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng cấp ngày 05/01/2016.

Tờ khai đăng ký khai tử

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ KHAI TỬ

Kính gửi: (1)…………………………………………………………………………….
Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: ………………………………………………………………………………………………………………
Nơi cư trú: (2)………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Giấy tờ tùy thân (3) ……………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Quan hệ với người đã chết: ……………………………………………………………………………………………………………………………..

Đề nghị cơ quanđăng ký khai tử cho người có tên dưới đây:

Họ, chữ đệm, tên: ………………………………………………………………………………………..  Giới tính: ……………………………….
Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………………………………………………………………………..
Dân tộc: …………………………………………………………………………………………  Quốc tịch: ………………………………………………..
Nơi cư trú cuối cùng: (2) ……………………………………………………………………………………………………………………………………
Giấy tờ tùy thân: (3) ……………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Đã chết vào lúc: ………………………….. giờ ……………  phút, ngày ………………  tháng ……………  năm ………………..
Nơi chết: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Nguyên nhân chết: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Số Giấy báo tử/ Giấy tờ thay thế Giấy báo tử: (4)…………………………………. do………………… ……………….
………………………………………………………………………………………………………  cấp ngày ………  tháng ………  năm ……………..
Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.

 Làm tại: ……………………………………. , ngày ………  tháng ……..  năm …………..

Người yêu cầu
(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

Đề nghị cấp bản sao(5): Có □, Không □
Số lượng:…….bản

Chú thích:
(1) Ghi rõ tên cơ quan đăng ký khai tử.
(2) Ghi theo nơi đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.        
(3) Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2004).
(4) Nếu ghi theo Giấy báo tử, thì gạch cụm từ “Giấy tờ thay thế Giấy báo tử”; nếu ghi theo số Giấy tờ thay thế Giấy báo tử thì ghi rõ tên, số giấy tờ và gạch cụm từ “Giấy báo tử”; trường hợp không có thì mục này để trống
(5) Đề nghị đánh dấu X vào ô nếu có yêu cầu cấp bản sao và ghi rõ số lượng.

Đăng ký khai tử quá hạn

Hiện tại việc đăng ký khai tử quá hạn không bị xử phạt hành chính, tuy nhiên một số hành vi khác như sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch thông tin khai tử có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điều 41 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, mức phạt như sau:

Điều 41. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai tử
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai tử.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm chứng sai sự thật cho người khác để đăng ký khai tử;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được đăng ký khai tử.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đang sống;
b) Không làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đã chết để trục lợi;
c) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật khi làm thủ tục đăng ký khai tử để trục lợi.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2, các điểm a và c khoản 3 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 3 Điều này.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Trong một số trường hợp do nhiều lý do khác nhau mà chúng ta muốn thay đổi họ, chữ đệm, tên trên giấy khai sinh. Hiện tại, pháp luật có quy định về việc thay đổi, họ tên khai sinh. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể thay đổi họ tên được. Do vậy, LVNLAW sẽ đi sâu vào các vấn đề liên quan tới thay đổi họ tên trong bài viết này.

Điều kiện thay đổi họ tên trên giấy khai sinh

Điều kiện chung để thay đổi họ tên

  • Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai
  • Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
  • Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.

Điều kiện để có thể thay đổi “họ” trên giấy khai sinh

Theo quy định tại điều 27 bộ luật dân sự các trường hợp có thể thay đổi họ trên giấy khai sinh gồm:

Điều 27. Quyền thay đổi họ
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:
a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;
b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;
c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;
d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;
đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;
g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;
h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
2. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
3. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.

Điều kiện thay đổi tên trên giấy khai sinh

Việc thay đổi tên trên giấy khai sinh được quy định tại điều 28 bộ luật dân sự 2015 bao gồm:

Điều 28. Quyền thay đổi tên
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;
e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.

Thủ tục thay đổi họ tên trên giấy khai sinh

Hồ sơ thay đổi họ tên trên giấy khai sinh

Theo quy định tại điều 26 luật hộ tịch 2014 việc thay đổi họ tên trên giấy khai sinh là việc thay đổi hộ tịch do đó hồ sơ thay đổi họ, tên sẽ bao gồm:
– Mẫu đơn đề nghị thay đổi họ tên (mẫu 14 tại công văn 1288/HTQTCT-HT điều chỉnh mẫu thay đổi hộ tịch)
– Giấy tờ liên quan đáp ứng về điều kiện thay đổi họ, tên theo quy định trên (người yêu cầu phải cung cấp)

Trình tự thay đổi họ tên trên giấy khai sinh

Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ nếu việc thay đổi họ, tên là có cơ sở thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.

Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.

Thẩm quyền thay đổi họ tên trên giấy khai sinh

UBND cấp xã nếu thay đổi cho người chưa đủ 14 tuổi
UBND cấp huyện nếu thay đổi cho người từ đủ 14 tuổi trở lên (Đủ 14 tuổi được xác định là sinh nhật lần thứ 15. Ví dụ sinh ngày 01/01/1990 thì đủ 14 tuổi sẽ là hết ngày 01/01/2014)

Lệ phí thay đổi họ tên: Theo quy định tại điều 5 thông tư 250/2016/TT-BTC tùy thuộc vào điều kiện thực tế của địa phương mà quy định mức thu cho phù hợp. Như vậy, trừ các trường hợp đăng ký đúng hạn thì việc quy định lệ phí sẽ do từng địa phương quy định cụ thể

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Hôn nhân đồng giới là gì?

Hôn nhân đồng giới hiểu đơn giản là việc những người có cùng giới tính tổ chức đám cưới, về chung sống cùng một nhà như hai vợ chồng. Vậy hôn nhân đồng giới có được pháp luật công nhận?

Điều kiện kết hôn theo luật định

Theo quy định hiện tại, điều kiện kết hôn gồm
– Điều kiện về độ tuổi: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
– Hai bên tự nguyện. Trong đó, việc tự nguyện thể hiện qua việc hai người tự đi đến Ủy ban nhân dân và ký vào Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
– Không bị mất năng lực hành vi dân sự hay nói cách khác là có khả năng nhận thưc và làm chủ được hành vi.
– Không rơi vào các trường hợp: tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; đang có vợ/chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác; kết hôn cận huyết, giữa người có quan hệ gia đình với nhau.

Xem thêm: Điều kiện kết hôn tại Việt Nam

Người đồng giới có được kết hôn tại Việt Nam không?

Trên thực tế, Việt Nam không tồn tại quy định cấm hay đồng ý người đồng giới được kết hôn tại Việt Nam. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại khoản Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014:

Điều 8. Điều kiện kết hôn
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Có thể khẳng định, Nhà nước Việt Nam cho phép người đồng giới kết hôn nhưng hôn nhân của họ sẽ không được bảo vệ hay có bất cứ giá trị gì về mặt pháp lý. Hay nói cách khác, người cùng giới tính sẽ không được đăng ký kết hôn tại các cơ quan có thẩm quyền. Quan điểm này được khẳng định qua các quy định sau:

Thứ nhất, căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: “Kết hôn là việc namnữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”.

Thứ hai, căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nam nữ kết hôn phải tuân thủ các điều kiện của luật định.

Từ những căn cứ trên, có thể khẳng định người đồng giới được kết hôn tại Việt Nam, nhưng không được đăng ký kết hôn. Hôn nhân của họ không được công nhận về mặt pháp lý và không được bảo vệ bởi pháp luật.

Ly hôn giữa người đồng giới

Do không được pháp luật công nhận nên việc ly hôn giữa người đồng giới là không có (do không có đăng ký kết hôn). Vì vậy, trường hợp các cặp đôi đồng giới tan vỡ thì không cần thực hiện thủ tục ly hôn.

Cần lưu ý về một số chế độ khi kết hôn, chung sống với người đồng giới như:
– Về quy định tài sản chung không xác định như với vợ/chồng mà xác định theo quy định pháp luật về dân sự. Theo đó, tài sản trong quá trình chung sống sẽ phải chứng minh là tài sản chung.
– Về con chung, đối với trường hợp nhận con nuôi thì sẽ theo quy định của luật nuôi con nuôi

Thực trạng hôn nhân đồng giới tại Việt Nam

Trên thực tế tại Việt Nam, nhiều cặp đôi đồng giới đã tổ chức đám cưới về một nhà cùng nhau. Dù có giới tính nào nhưng khi họ đến với nhau cảm thấy hạnh phúc thì đó là điều tuyệt vời rồi hãy sống cho chính mình cho chính bản thân mình chứ bạn đừng nghĩ ngoài kia mặc xác ai nói gì thì kệ người ta mình không sống cho họ mình sống cho bản thân mình và những người yêu thương mình mà thôi

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Xác nhận cư trú là gì?

Xác nhận cư trú là việc xác nhận về thông tin cư trú bao gồm nơi cư trú, thường trú, tạm trú để thực hiện một số thủ tục trong thờ gian cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia chưa được đồng bộ.

Mẫu xác nhận cư trú

Việc xác nhận cư trú theo mẫu CT07 thông tư 56/2021/TT-BCA. Khách hàng có thể tham khảo mẫu sau đây:

Mẫu tờ khai xác nhận cư trúTải về

Hướng dẫn khai xác nhận cư trú

Việc khai xác nhận cư trú thực hiện tại cơ quan công an cấp xã, phường (không phụ thuộc nơi cư trú). Theo đó, người khai thông tin khai đầy đủ thông tin để công an địa phương tiến hành xác nhận trong vòng từ 1 đến 3 ngày.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Cập nhật kiến thức là gì?

Cập nhật kiến thức là việc tham gia các khóa học theo luật định để đảm bảo thời gian cập nhật kiến thức đối với các đối tượng là kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề. Trong bài viết này LVNLAW sẽ đưa ra các quy định liên quan tới việc cập nhật kiến thức của kế toán, kiểm toán viên hành nghề.

Cập nhật kiến thức của kế toán viên hành nghề

Theo quy định tại thông tư 292/2016/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi 44/2019/TT-BTC, 39/2020/TT-BTC) “Đối tượng cập nhật kiến thức hàng năm là kế toán viên hành nghềngười đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán. Trường hợp người mới được cấp chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên thì được đăng ký để được hành nghề dịch vụ kế toán trong thời gian từ ngày được cấp chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên đến ngày 31/12 của năm sau năm được cấp chứng chỉ mà không bắt buộc phải cập nhật kiến thức“. Theo đó, thời gian cập nhật kiến thức được quy định tại điều 5 của thông tư như sau:

Điều 5. Thời gian cập nhật kiến thức
1. Thời gian cập nhật kiến thức tối thiểu 40 giờ trong năm trước liền kề năm đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, trong đó có tối thiểu 20 giờ cập nhật kiến thức về các nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
2. Người không hành nghề dịch vụ kế toán trong thời gian từ 24 tháng liên tục trở lên tính đến thời điểm đăng ký phải có tối thiểu 80 giờ cập nhật kiến thức trong hai năm trước liền kề năm đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, trong đó có tối thiểu 40 giờ cập nhật kiến thức về các nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
3. Số giờ cập nhật kiến thức hàng năm của kế toán viên được tính cộng dồn, từ ngày 16/8 của năm trước đến ngày 15/8 của năm sau.

Nơi cập nhật kiến thức:
– Hội nghề nghiệp, cơ sở đào tạo được tổ chức cập nhật kiến thức chung cho tất cả các kế toán viên;
– Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán chỉ được tổ chức cập nhật kiến thức cho các kế toán viên của doanh nghiệp đó. (cần đáp ứng một số điều kiện nhất định).

Cập nhật kiến thức của kiểm toán viên hành nghề

Theo quy định tại thông tư 150/2012/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi 56/2015/TT-BTC, 39/2020/TT-BTC) quy định: “Đối tượng cập nhật kiến thức là kiểm toán viên hành nghề, kiểm toán viên đăng ký hành nghề kiểm toán; trừ trường hợp đăng ký hành nghề kiểm toán lần đầu trong thời gian từ ngày được cấp chứng chỉ kiểm toán viên đến ngày 31/12 của năm sau năm được cấp chứng chỉ kiểm toán viên”. Cụ thể thời gian cập nhật kiến thức quy định như sau:

Điều 5. Thời gian cập nhật kiến thức
1. Thời gian cập nhật kiến thức tối thiểu 40 giờ trong năm trước liền kề năm đăng ký hành nghề kiểm toán, trong đó có tối thiểu 20 giờ cập nhật kiến thức về pháp luật kế toán, kiểm toán của Việt Nam và 04 giờ cập nhật kiến thức về đạo đức nghề nghiệp.
2. Kiểm toán viên không hành nghề kiểm toán trong thời gian từ 24 tháng liên tục trở lên tính đến thời điểm đăng ký phải có tối thiểu 80 giờ cập nhật kiến thức trong năm trước liền kề năm đăng ký hành nghề kiểm toán, trong đó có tối thiểu 40 giờ cập nhật kiến thức về pháp luật kế toán, kiểm toán của Việt Nam và 08 giờ cập nhật kiến thức về đạo đức nghề nghiệp.
3. Số giờ cập nhật kiến thức hàng năm của kiểm toán viên được tính cộng dồn, từ ngày 16/8 của năm trước đến ngày 15/8 của năm sau.

Nơi cập nhật kiến thức:
– Lớp học do hội nghề nghiệp được Bộ Tài chính chấp thuận tổ chức chung cho tất cả các kiểm toán viên;
– Lớp học do cơ sở đào tạo được Bộ Tài chính chấp thuận tổ chức chung cho tất cả các kiểm toán viên;
– Lớp học do doanh nghiệp kiểm toán được Bộ Tài chính chấp thuận tự tổ chức cho các kiểm toán viên của mình.

Sau khi tham gia các khóa học cập nhật kiến thức kế toán, kiểm toán viên sẽ được cấp giấy chứng nhận tham gia cập nhật kiến thức và là điều kiện để xin giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ kế toán.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Có được chặt cây phá rừng trồng cây lâm sản không?

Theo quy định tại điều 9 luật lâm nghiệp 2017 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau

Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp
1. Chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật.
2. Đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ, phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật; chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, rừng mới trồng.
3. Săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật.
4. Hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng.
5. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; quản lý các loài ngoại lai xâm hại; dịch vụ môi trường rừng.
6. Tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến, quảng cáo, trưng bày, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh lâm sản trái quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
7. Khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản, môi trường rừng trái quy định của pháp luật; xây dựng, đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên và các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái rừng.
8. Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng trái quy định của pháp luật; cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái quy định của pháp luật; chuyển đổi diện tích rừng, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng trái quy định của pháp luật; phân biệt đối xử về tôn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho thuê rừng.
9. Sử dụng nguyên liệu trong chế biến lâm sản trái quy định của pháp luật.

Như vậy, việc chặt phá rừng trồng cây lâm sản khi chưa được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự.

Mức xử phạt khi chặt phá rừng trồng cây lâm sản

Xử phạt hành chính

Theo điều 20 nghị định 35/2019/NĐ-CP mức phạt hành chính đối với hành vi phá rừng có thể từ 3 đến 200 triệu đồng như sau:

Điều 20. Phá rừng trái pháp luật
Hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích dưới 3.000 m2;
b) Rừng sản xuất có diện tích dưới 500 m2;
c) Rừng phòng hộ có diện tích dưới 300 m2;
d) Rừng đặc dụng có diện tích dưới 100 m2;
đ) Thực vật rừng thông thường trị giá dưới 5.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá dưới 4.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá dưới 3.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 3.000 m2 đến dưới 6.000 m2;
b) Rừng sản xuất có diện tích từ 500 m2 đến dưới 1.000 m2;
c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 300 m2 đến dưới 600 m2;
d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 100 m2 đến dưới 200 m2;
đ) Thực vật rừng thông thường trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 7.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 6.000 m2 đến dưới 9.000 m2;
b) Rừng sản xuất có diện tích từ 1.000 m2 đến dưới 1.500 m2;
c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 600 m2 đến dưới 900 m2;
d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 200 m2 đến dưới 300 m2;
đ) Thực vật rừng thông thường trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 7.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 7.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.
4. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 9.000 m2 đến dưới 12.000 m2;
b) Rừng sản xuất có diện tích từ 1.500 m2 đến dưới 2.000 m2;
c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 900 m2 đến dưới 1.200 m2;
d) Rừng đặc dụng có diện tích từ trên 300 m2 đến dưới 400 m2;
đ) Thực vật rừng thông thường trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 7.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 12.000 m2 đến dưới 15.000 m2;
b) Rừng sản xuất có diện tích từ 2.000 m2 đến dưới 2.500 m2;
c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 1.200 m2 đến dưới 1.500 m2;
d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 400 m2 đến dưới 500 m2;
đ) Thực vật rừng thông thường trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.
6. Phạt tiền từ 75.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 15.000 m2 đến dưới 18.000 m2;
b) Rừng sản xuất có diện tích từ 2.500 m2 đến dưới 3.000 m2;
c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 1.500 m2 đến dưới 1.800 m2;
d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 500 m2 đến dưới 600 m2;
đ) Thực vật rừng thông thường trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.
7. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 125.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích tứ 18.000 m2 đến dưới 21.000 m2;
b) Rừng sản xuất có diện tích từ 3.000 m2 đến dưới 3.500 m2;
c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 1.800 m2 đến dưới 2.100 m2;
d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 600 m2 đến dưới 700 m2.
8. Phạt tiền từ 125.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 21.000 m2 đến dưới 24.000 m2;
b) Rừng sản xuất có diện tích từ 3.500 m2 đến dưới 4.000 m2;
c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 2.100 m2 đến dưới 2.400 m2;
d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 700 m2 đến dưới 800 m2.
9. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 175.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 24.000 m2 đến dưới 27.000 m2;
b) Rừng sản xuất có diện tích từ 4.000 m2 đến dưới 4.500 m2;
c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 2.400 m2 đến dưới 2.700 m2;
d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 800 m2 đến dưới 900 m2.
10. Phạt tiền từ 175.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 27.000 m2 đến dưới 30.000 m2;
b) Rừng sản xuất có diện tích từ 4.500 m2 đến dưới 5.000 m2;
c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 2.700 m2 đến dưới 3.000 m2;
d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 900 m2 đến dưới 1.000 m2.
11. Hành vi bóc vỏ, ken cây, khoan vào thân cây, băm gốc, đổ hóa chất hủy hoại gốc, rễ cây rừng làm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển cây rừng thì mỗi cây thân gỗ có đường kính tại vị trí 1,3 m trên 8 cm bị xâm hại xử phạt 100.000 đồng, nhưng không quá 200.000.000 đồng.
12. Chủ rừng được nhà nước giao rừng, cho thuê rừng để quản lý, bảo vệ và sử dụng vào mục đích kinh doanh theo quy định của pháp luật, nếu không thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng theo Quy chế quản lý rừng, không tổ chức kiểm tra phát hiện kịp thời vi phạm để phá rừng trái pháp luật bị xử phạt như quy định tại điểm b khoản 1 hoặc điểm b khoản 2 hoặc điểm b khoản 3 hoặc điểm b khoản 4 hoặc điểm b khoản 5 hoặc điểm b khoản 6 hoặc điểm b khoản 7 hoặc điểm b khoản 8 hoặc điểm b khoản 9 hoặc điểm b khoản 10 Điều này.
13. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, công cụ, phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này.
14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật; buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này.
15. Trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp xã đang thực hiện quản lý, bảo vệ diện tích rừng Nhà nước chưa giao, chưa cho thuê hoặc chủ rừng có diện tích rừng bị thiệt hại phối hợp với cơ quan nơi người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thực hiện khắc phục hậu quả quy định tại điểm c khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Nghị định này.

Xử lý hình sự

Việc xử lý hình sự theo điều 243 bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau:

Điều 243. Tội hủy hoại rừng
1. Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 30.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2);
b) Rừng sản xuất có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2);
c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 7.000 mét vuông (m2);
d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 1.000 mét vuông (m2) đến dưới 3.000 mét vuông (m2);
đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích;
e) Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
g) Diện tích rừng hoặc trị giá lâm sản dưới mức quy định tại một trong các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Hậu quả của việc chặt phá rừng

Chặt phá rừng đem lại nhiều hậu quả nghiêm trọng trong đó phải nói đên việc sói mòn đất đai, sát lở, lũ quét…xa hơn là biến đổi khí hậu. Do vậy, cần nâng cao nhận thức người dân về việc bảo vệ rừng

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Người gốc Việt là gì?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được định nghĩa như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
4. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Nguyên tắc huyết thống: Nguyên tắc này quy định trẻ em sinh ra có cha mẹ, có cha hoặc mẹ là công dân nước nào thì được công nhận có quốc tịch nước đó. Trường hợp có xung đột về quốc tịch do cha và mẹ là công dân hai nước khác nhau thì pháp luật quy định lựa chọn quốc tịch cho con.

Nguyên tắc huyết thống được luật hóa tại điều 15 16 luật quốc tịch 2008 như sau:

Điều 15. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là công dân Việt Nam
Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.
Điều 16. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam
1. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.
2. Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.

Ví dụ: Trẻ em có cha, mẹ là người Việt Nam được sinh ra trên đất Mỹ thì có thể lựa chọn quốc tịch Việt Nam hoặc Mỹ. Trường hợp lựa chon quốc tịch Mỹ thì có thể xác nhận gốc Việt Nam

Như vậy, có thể hiểu người gốc Việt Nam được hiểu là người sinh ra ở nước ngoài, mang quốc tịch của nước ngoài nhưng có bố đẻ hoặc mẹ đẻ hoặc cả bố mẹ đẻ hoặc ông bà, tổ tiên đều là người Việt Nam.

Giấy xác nhận gốc Việt Nam để làm gì?

Mục đích xin xác nhận gốc Việt Nam có tác dụng hưởng một số quyền lợi đối với người gốc Việt. Cần lưu ý người gốc Việt Nam mang quốc tịch nước ngoài khác với người mang quốc tịch Việt Nam. Theo đó, các hoạt động đầu tư, kinh doanh vẫn được xác định là người nước ngoài. Tuy nhiên, một số trường hợp sẽ có lợi như việc sở hữu nhà ở tại Việt Nam (điều 5 nghị định 99/2015/NĐ-CP)…

Xin xác nhận là người gốc Việt Nam

Việc xác nhận người gốc Việt Nam theo quy định tại điều 33 nghị định 16/2020/NĐ-CP như sau:

Điều 33. Trình tự, thủ tục cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam
1. Người yêu cầu cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam lập 1 bộ hồ sơ, gồm Tờ khai theo mẫu quy định, kèm 2 ảnh 4×6 chụp chưa quá 6 tháng và bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ về nhân thân của người đó như Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, giấy tờ cư trú, thẻ tạm trú, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ xác nhận về nhân thân có dán ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Giấy tờ được cấp trước đây để chứng minh người đó đã từng có quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ để chứng minh khi sinh ra người đó có cha mẹ hoặc ông bà nội, ông bà ngoại đã từng có quốc tịch Việt Nam.
Trường hợp không có bất kỳ giấy tờ nào nêu trên thì tùy từng hoàn cảnh cụ thể, có thể nộp bản sao giấy tờ về nhân thân, quốc tịch, hộ tịch do chế độ cũ ở miền Nam cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975; giấy tờ do chính quyền cũ ở Hà Nội cấp từ năm 1911 đến năm 1956; giấy bảo lãnh của Hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài nơi người đó đang cư trú, trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam; giấy bảo lãnh của người có quốc tịch Việt Nam, trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam; giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp trong đó ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, cơ quan thụ lý hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra thông tin trong hồ sơ với giấy tờ do người yêu cầu xuất trình và đối chiếu với cơ sở dữ liệu, tài liệu liên quan đến quốc tịch. Nếu thấy có đủ cơ sở để xác định người đó có nguồn gốc Việt Nam, cơ quan thụ lý hồ sơ ghi vào Sổ cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam; người đứng đầu cơ quan ký và cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam theo mẫu quy định cho người yêu cầu.
Nếu không có cơ sở để cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam, cơ quan thụ lý hồ sơ thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu biết.

Hồ sơ xin xác nhận là người gốc Việt Nam bao gồm:
– Tờ khai đề nghị xác nhận là người gốc Việt Nam (Mẫu TP/QT-2020-TKXNNGVN thông tư 02/2020/TT-BTP)
– 02 ảnh 4×6 chụp chưa quá 06 tháng.
– Bản sao giấy tờ về nhân thân
– Bản sao tài liệu xác nhận về việc đã từng có quốc tịch Việt Nam

Cơ quan giải quyết: Sở Tư pháp hoặc Cơ quan đại diện, nơi người đó cư trú vào thời điểm nộp hồ sơ hoặc Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao

Lệ phí: 100.000 đồng/trường hợp (Thông tư 281/2016/TT-BTC). Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại Cổng Dịch vụ Công Quốc gia, mức phí xác nhận là người gốc Việt Nam sẽ có 03 mức như sau:
20 USD: trong trường hợp nộp hồ sơ tại Đại sứ quán, Lãnh sự quán.
100.000 đồng: trong trường hợp nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp hoặc Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam.
Miễn phí với trường hợp: Người di cư từ Lào được phép cư trú xin xác nhận là người gốc Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; Kiều bào Việt Nam tại các nước láng giềng có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam, có hoàn cảnh kinh tế khó khan, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Mẫu tờ khai xác nhận là người gốc Việt Nam

Mẫu TP/QT-2020-TKXNNGVN

 Ảnh 4 x 6
(chụp không quá 6 tháng)  
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……………, ngày …….tháng…….năm……….

TỜ KHAI
ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN LÀ NGƯỜI GỐC VIỆT NAM

Kính gửi (1): ……………………………………….

Họ, chữ đệm, tên (2): ……………………………………………..Giới tính:…………
Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………………..
Nơi sinh (3): ….………………………………………………………………………….
Nơi  đăng ký khai sinh (4): ….………………….…………………………………                             
Nơi cư trú:……………………………………………………..……………………….
Ngày, tháng, năm xuất cảnh (nếu có) (5): …/……/……
Nơi cư trú tại Việt Nam trước khi xuất cảnh (nếu có) (5):……………………………………
Quốc tịch (6):………..…………………………………………….
Hộ chiếu/Giấy tờ có giá trị thay thế (7):……………………..…….số:………………..
do:…………………………………..…., cấp ngày……….tháng………năm…………
Giấy tờ chứng minh là người đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch Việt Nam được xác định theo nguyên tắc huyết thống hoặc có cha hoặc mẹ, ông nội hoặc bà nội, ông ngoại hoặc bà ngoại đã từng có quốc tịch Việt Nam theo huyết thống; hoặc các giấy tờ khác kèm theo:
1,……………………………………………………………………….…………
2,…………………………………………………………………………………
3,…………………………………………………………………………………
4,…………………………………………………………………………………
5,…………………………………………………………………………………
Đề nghị ……………………….……(1) cấp cho tôi Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam.
Tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về lời khai của mình./.

Người khai
(Ký và ghi rõ họ, chữ đệm, tên)      

Chú thích:
(1) Ghi tên cơ quan thụ lý hồ sơ.
(2) Ghi bằng chữ in hoa có dấu theo (Hộ chiếu/Giấy tờ hợp lệ thay thế).
(3) Ghi địa danh 03 cấp hành chính hoặc tên cơ sở y tế (nếu sinh ở Việt Nam) hoặc ghi theo tên thành phố, quốc gia đã đăng ký khai sinh (nếu sinh ra ở nước ngoài). Ví dụ: Trạm y tế xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội hoặc thành phố Postdam, CHLB Đức.
(4) Ghi tên cơ quan đăng ký khai sinh theo 03 cấp hành chính (nếu ĐKKS tại Việt Nam) hoặc ghi theo tên thành phố, quốc gia đã đăng ký khai sinh (nếu ĐKKS tại cơ quan có thẩm quuyền của nước ngoài). Ví dụ: UBND xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam hoặc Chính quyền thành phố Postdam, CHLB Đức.
(5) Trường hợp xuất cảnh nhiều lần thì ghi ngày, tháng, năm xuất cảnh và địa chỉ cư trú trước khi xuất cảnh của lần xuất cảnh gần nhất.
 (6) Trường hợp đang có quốc tịch nước ngoài thì ghi chính xác tên quốc gia mang quốc tịch theo phiên âm quốc tế hoặc phiên âm tiếng Việt. Ví dụ: Malaysia hoặc Ma-lai-xi-a; trường hợp có từ hai quốc tịch trở lên thì ghi rõ từng quốc tịch.
 (7) Ghi rõ tên của giấy tờ. Ví dụ: Hộ chiếu

Câu hỏi thường gặp

Có thể ủy quyền nộp hồ sơ xác nhận gốc Việt Nam không?

Về mặt quy định không có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Tuy nhiên, trên thực tế thường các cơ quan thực hiện không cho phép ủy quyền thực hiện thủ tục. Do vậy, khách hàng phải có mặt trực tiếp để nộp hồ sơ và nhận kết quả.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Mẫu thông báo tài khoản ngân hàng là gì?

Theo quy định cũ, doanh nghiệp bắt buộc phải thông báo tài khoản ngân hàng tới cơ quan thuế hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay theo quy định mới doanh nghiệp không bắt buộc phải thông báo tài khoản ngân hàng tới các các cơ quan này. Do vậy, trường hợp có nhu cầu doanh nghiệp chỉ cần gửi thông báo tài khoản ngân hàng cho khách hàng, đối tác để khách hàng, đối tác có thể có thông tin tài khoản ngân hàng để thực hiện chuyển khoản thanh toán trong các giao dịch hàng ngày.

Như vậy, mẫu thông báo tài khoản ngân hàng là một thông báo mang nội dung thông tin gửi tới khách hàng trong đó xác nhận thông tin số tài khoản, ngân hàng, chủ tài khoản của doanh nghiệp.

Nội dung thông báo tài khoản ngân hàng

Thông báo tài khoản ngân hàng hiện tại không có mẫu theo quy định pháp luật. Do vậy, doanh nghiệp có thể thể tự làm mẫu thông báo tài khoản ngân hàng đáp ứng đầy đủ các thông tin cần thiết của doanh nghiệp như:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày, tháng, năm..
– Thông tin doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, địa chỉ
– Thông tin số tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp
– Đại diện doanh nghiệp, ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên

Mẫu thông báo tài khoản ngân hàng: Khách hàng có thể tham khảo một số mẫu thông báo tài khoản ngân hàng tới khách hàng do LVNLAW cung cấp như sau:


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…

THÔNG BÁO TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG
Kính gửi: Quý khách hàng

CÔNG TY TNHH/CỔ PHẦN ….
Mã số doanh nghiệp: …
Địa chỉ:
Đại diện theo pháp luật:…

Thông báo tới quý khách hàng thông tin tài khoản ngân hàng của đơn vị như sau:
– Số tài khoản: …
– Tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân (Hà Nội)
– Chủ tài khoản: CÔNG TY TNHH/CỔ PHẦN ….

CÔNG TY TNHH/CỔ PHẦN …. thông báo để quý khách hàng được biết để thuận tiện trong việc thực hiện giao dịch. Xin cảm ơn!

Đại diện theo pháp luật của công ty
(Ký, đóng dấu)


Mẫu thông báo tài khoản ngân hàng bằng tiếng anh

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness

Hanoi, day … month … year 20…

BANK ACCOUNT NOTICE
Dear Customer

… COMPANY LIMITED/JOINT STOCK COMPANY
Business code: …
Address:
Legal representative:…

Notify customers of the company’s bank account information as follows:
– Account number: …
– At Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam, Thanh Xuan branch (Hanoi)
– Account holder: … COMPANY LIMITED/JOINT STOCK COMPANY

… COMPANY LIMITED/JOINT STOCK COMPANY inform customers to know for convenience in performing transactions. Thank you!

Legal representative
(Signed and stamped)

Câu hỏi thường gặp về thông báo tài khỏa ngân hàng

Có bắt buộc phải thông báo tài khoản ngân hàng không?

Việc thông báo tài khoản ngân hàng là không bắt buộc. Khách hàng có thể tự lựa chọn bằng cách thông báo, niêm yết trên website công ty, hóa đơn công ty để đối tác có thể thanh toán

Có cần thông báo tài khoản với thuế

Theo quy định hiện nay, việc thông báo tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế không còn là thủ tục bắt buộc. Tuy nhiên, nhiều cơ quan thuế vẫn tiếp nhận mẫu 08-MST (kể cả doanh nghiệp và tổ chức không phải doanh nghiệp). Thực tế, điều này không cần thiết và gây mất thời gian cho đơn vị.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Bản sao là gì?

Tại khoản 6 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ bản chính giải nghĩa như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2. “Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
5. “Bản chính” là những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại; những giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
6. “Bản sao” là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.

Theo quy định này, có thể thấy “bản sao” mang đầy đủ thông tin của bản gốc. Tuy nhiên, thông thường trong việc thực hiện các thủ tục hành chính nếu bản sao không được xác nhận thì sẽ không được công nhân. Theo đó việc “chứng thực bản sao từ bản chính” là yêu cầu khi sử dụng bản sao trong các giao dịch hàng ngày.

Giá trị pháp lý của bản sao

Theo quy định tại điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính như sau:
– Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Trách nhiệm của cơ quan tổ chức khi tiếp nhận bản sao?

Đồng thời Điều 6 Nghị định 23/2015/NĐ-CP cũng quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao như sau:

Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao
1. Trường hợp pháp luật quy định nộp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận bản sao, không được yêu cầu bản sao có chứng thực nhưng có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.
2. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao có chứng thực thì không được yêu cầu xuất trình bản chính, trừ trường hợp có căn cứ về việc bản sao giả mạo, bất hợp pháp thì yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc tiến hành xác minh, nếu thấy cần thiết.

Một số quy định khác về bản sao

Quy định bản sao tại luật doanh nghiệp 2020

Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bản sao là giấy tờ được sao từ sổ gốc hoặc được chứng thực từ bản chính bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc đã được đối chiếu với bản chính.

Bản sao và bản photo công chứng khác gì nhau?

Cụm từ “photo công chứng” được dùng khá phổ biến, nhưng theo thuật ngữ pháp lý thì cụm từ này đang bị dùng sai. Chính xác là “bản sao y chứng thực” được hiểu là bản sao y và được chứng thực sao từ bản chính của các cơ quan có thẩm quyền chứng thực (UBND xã, phường, văn phòng công chứng). Hiên nay, ngoài việc sao y chứng thực từ bản giấy, người dân có có thể yêu cầu bản chứng thực bản sao điện tử.

Phân biệt bản sao và bản photo

Bản sao
– Bản chụp, hoặc bản đánh máy
– Được cơ quan có thẩm quyền công nhận nếu được chứng thực sao y từ bản chính
– Thuật ngữ pháp lý

Bản photo
– Được photo từ máy photocopy (bản chất là chụp lại bản gốc và in ra)
– Không được cơ quan có thẩm quyền công nhận
– Cách gọi phổ thông

Bản sao có giá trị 6 tháng?

Bản sao y chứng thực có giá trị sử dụng vô thời hạn (cho tới khi bản chính hết giá trị sử dụng). Tuy nhiên, trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định về thời hạn thì thường áp dụng theo quy định này (không quá 6 tháng)

Bản photo có được coi là bản sao?

Theo đúng khái niệm của bản sao thì bản photo đc xác định phù hợp là bản sao. Tuy nhiên, khi thực hiện thủ tục thường sẽ sử dụng bản sao y chứng thực.
Ngoải ra, bản chụp bằng điện thoại, máy ảnh; bản đánh máy… bản photo từ bản chính cũng được coi là bản sao.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

BCTC hợp nhất là gì?

Báo cáo tài chính hợp nhất, đây là loại báo cáo được lập dựa trên cơ sở hợp nhất các báo cáo tài chính riêng lẻ của công ty mẹ và các công ty thành viên. Báo cáo này sẽ được trình bày như báo cáo tài chính của một doanh nghiệp.

Đối tượng phải lập BCTC hợp nhất? công ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết ở công ty con có thể là sở hữu trực tiếp hoặc sở hữu gián tiếp thông qua một công ty con khác. Tất cả các tổng công ty nhà nước được thành lập và hoạt động theo mô hình có công ty con cũng phải lập, nộp báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của pháp luật về kế toán.

Nội dung BCTC hợp nhất?

1. Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu tại thời điểm kết thúc kỳ kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ trong kỳ kế toán của tập đoàn như một doanh nghiệp độc lập không tính đến ranh giới pháp lý của các pháp nhân riêng biệt là công ty mẹ hay các công ty con trong tập đoàn.

2. Cung cấp thông tin kinh tế, tài chính cho việc đánh giá tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và khả năng tạo tiền của tập đoàn trong kỳ kế toán đã qua và dự đoán trong tương lai, làm cơ sở cho việc ra quyết định về quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư vào tập đoàn của các chủ sở hữu, nhà đầu tư, chủ nợ hiện tại và tương lai và các đối tượng khác sử dụng Báo cáo tài chính.

Lưu ý về BCTC hợp nhất?

Các lưu ý về BCTC hợp nhất theo thông tư 202/2014/TT-BTCT

Điều 4. Kỳ lập Báo cáo tài chính hợp nhất
1. Báo cáo tài chính hợp nhất gồm Báo cáo tài chính hợp nhất năm và Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ (báo cáo quý, gồm cả quý IV và báo cáo bán niên). Báo cáo tài chính hợp nhất năm được lập dưới dạng đầy đủ, Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ được lập dưới dạng đầy đủ hoặc dạng tóm lược.
2. Báo cáo tài chính hợp nhất năm và Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ gồm:
– Bảng cân đối kế toán hợp nhất;
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất;
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất;
– Bản thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất.
Điều 5. Trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợp nhất
1. Kết thúc kỳ kế toán, công ty mẹ có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợp nhất của cả tập đoàn, cụ thể:
a) Công ty mẹ là tổ chức niêm yết trên thị trường chứng khoán, công ty đại chúng quy mô lớn và công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất hàng năm và Báo cáo tài chính hợp nhất bán niên dạng đầy đủ, Báo cáo tài chính hợp nhất quý dạng tóm lược (được lập Báo cáo tài chính hợp nhất quý dạng đầy đủ nếu có nhu cầu).
b) Đối với công ty mẹ không thuộc các đối tượng tại điểm a nêu trên:
– Phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất năm dạng đầy đủ;
– Khuyến khích lập Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ dạng đầy đủ hoặc dạng tóm lược (nếu có nhu cầu).
2. Công ty mẹ không phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất khi thoả mãn tất cả những điều kiện sau:
a) Công ty mẹ không phải là đơn vị có lợi ích công chúng;
b) Công ty mẹ không phải là thuộc sở hữu Nhà nước hoặc do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối;
c) Công ty mẹ đồng thời là công ty con bị sở hữu bởi một công ty khác và việc không lập Báo cáo tài chính hợp nhất đạt được sự đồng thuận của các cổ đông, kể cả cổ đông không có quyền biểu quyết;
d) Công cụ vốn hoặc công cụ nợ của công ty mẹ đó không được giao dịch trên thị trường (kể cả thị trường trong nước, ngoài nước, thị trường phi tập trung (OTC), thị trường địa phương và thị trường khu vực);
đ) Công ty mẹ không lập hồ sơ hoặc không trong quá trình nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền để xin phép phát hành các loại công cụ tài chính ra công chúng;
e) Công ty sở hữu công ty mẹ đó lập Báo cáo tài chính hợp nhất cho mục đích công bố thông tin ra công chúng phù hợp với quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Điều 6. Thời hạn nộp và công khai Báo cáo tài chính hợp nhất
1. Báo cáo tài chính hợp nhất năm phải nộp cho chủ sở hữu và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm và được công khai trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Công ty mẹ là đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất năm và công khai theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
2. Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ phải nộp cho các chủ sở hữu và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán. Công ty mẹ là đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán phải nộp và công khai Báo cáo tài chính giữa niên độ theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Điều 7. Nơi nhận Báo cáo tài chính hợp nhất
Báo cáo tài chính hợp nhất năm và giữa niên độ (quý) phải nộp cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan thống kê và cơ quan cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy đăng ký kinh doanh, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán, cụ thể như sau:
1. Cơ quan tài chính:
Tập đoàn, công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước do UBND cấp tỉnh thành lập phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất của cho Sở Tài chính. Các Tập đoàn, công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp), trừ các trường hợp sau:
– Tập đoàn, công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực Ngân hàng, đầu tư tài chính nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ngân hàng và các tổ chức tài chính). Riêng Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC); Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng (DATC); Tập đoàn Bảo Việt ngoài việc nộp báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định nêu trên còn phải nộp cho Cục Tài chính doanh nghiệp;
– Tập đoàn, công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho Bộ Tài chính (Cục Quản lý và giám sát Bảo hiểm);
– Tập đoàn, công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán.
2. Công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước ngoài việc nộp báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều này còn phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho các đơn vị thực hiện quyền chủ sở hữu theo phân công, phân cấp tại Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
3. Cơ quan thuế và cơ quan thống kê:
a) Tập đoàn, công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho Tổng cục Thuế, cơ quan thuế địa phương, Tổng Cục thống kê, cơ quan thống kê địa phương.
b) Tập đoàn, công ty mẹ khác phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho cơ quan Thuế và cơ quan Thống kê địa phương.
4. Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy đăng ký kinh doanh:
Công ty mẹ không thuộc sở hữu Nhà nước nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho cơ quan cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy đăng ký kinh doanh.
5. Công ty đại chúng, tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ và các công ty quản lý quỹ phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán nơi công ty niêm yết.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Điều 331 bộ luật hình sự 2015

Điều luật này đã có từ lâu chứ không phải mới đây, từ năm 1991 (điều 205a), sau đó sửa đổi bổ sung thành điều 258 vào năm 1999, rồi đến năm 2015 thì đổi thành điều 331, với tên gọi: “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân“.

Trước đây, luật này chủ yếu dùng để bắt phản động là chính, đa số phản động sẽ bị áp luật này hoặc tội “Tuyên truyền chống nhà nước” (điều 117 hiện tại, điều 88 trước đây). Tuy vậy, những năm gần đây, điều 331 đã “dịch chuyển” đối tượng, khi được áp để bắt nhiều người khác. Điển hình là vụ bà Nguyễn Phương Hằng và nhà báo Hàn Ni, cả hai đều không phải phản động. Điều 331 Bộ luật hình sự 2015 được quy định cụ thể như sau:

Điều 331. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Thế nào là “lợi dụng” và thế nào là “xâm phạm lợi ích”?

Để hiểu được vấn đề này, đầu tiên phải hiệu các quyền tự do dân chủ là gì? Theo quy định tại điều 25 Hiến pháp 2013 quy định về quyền tự do của công dân như sau:

Điều 25. Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

Dù được hiến pháp quy định là quyền công dân, nhưng việc thực hiện quyền như thế nào thì lại được quy định tại các văn bản pháp luật khác. Thực tế, một số quyền hiện tại chưa được quy định cụ thể. Ví dụ biểu tình.

Lợi dụng là gì? Hiện tại không thấy một văn bản dưới luật nào quy định rõ ràng “Lợi dụng” là làm những gì, làm tới mức độ nào là lợi dụng, nó phụ thuộc vào cơ quan điều tra, kiểm sát và tòa án.

Xam phạm lợi ích là gì? Việc xâm phạm lợi ích thiện tại cũng không được quy định rõ ràng. Cụ thể các hành động hiện tại của chúng ta thường xâm phạm lợi ích của nhau. Ví dụ công ty A truyền thông kiếm khách hàng thì sẽ xâm phạm lợi ích của công ty B…Do vậy, thực tế, việc xác định xâm phạm lợi ích rất khó (hiện tại điều dựa vào cơ quan điều tra mà không có quy định cụ thể cho vấn đề này).

Cấu thành tội phạm điều 331 bộ luật hình sự

Chủ thể của tội phạm? Chủ thể của các tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có thể là bất kì ai. Họ có thể là người Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không quốc tịch. Người phạm tội có thể thực hiện tội phạm một mình hoặc có đồng phạm.

Khách thể của tội phạm? Khách thể của tội phạm này là lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Các lợi ích này có thể là lợi ích vật chất hoặc phi vật chất.

Mặt khách quan của tội phạm? Người thực hiện hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân có thể thực hiện một trong các hành vi như: lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của  Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Hậu quả của hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ là những thiệt hại đã gây ra hoặc đe doạ gây ra những thiệt hại về vật chất và tinh thần cho Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.

Mặt chủ quan của tội phạm? Người phạm tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân thực hiện hành vi do cố ý, tức là nhận thức rõ hành vi của mình xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Người phạm tội có thể vì động cơ, mục đích cũng khác nhau tuỳ thuộc vào hành vi lợi dụng quyền cụ thể và ý thức của người phạm tội xâm phạm đến lợi ích nào. Việc xác định động cơ, mục đích đối với tội phạm này là rất quan trọng vì nó là dấu hiệu để phân biệt với các hành vi tương tự nhưng nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân quy định tại Chương XIII- Các tội xâm phạm an ninh quốc gia.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Pháo hoa là gì?

Theo quy định của pháp luật: Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ; Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m. Vậy kinh doanh pháo hoa như thế nào, cần điều kiện gì để dược kinh doanh pháo hoa

Điều kiện kinh doanh pháo hoa

Chỉ các tổ chức, doanh nghiệp thuộc BQP được kinh doanh pháo hoa theo khoản 2 điều 14 nghị định 137/2020/NĐ-CP. Tuy nhiên vẫn phải đáp ứng các quy định về kho, người quản lý, tiêu chuẩn pháo theo quy định

Điều 14. Điều kiện nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa
2. Việc kinh doanh pháo hoa phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường;
b) Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy và chữa cháy;
c) Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn;
d) Chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định

Các tổ chức, cá nhân khác không được kinh doanh pháo hoa. Nếu vi phạm có thể bị xử lý theo quy định pháp luật

Thủ tục kinh doanh pháo hoa

Để được kinh doanh pháo hoa, cần làm 2 thủ tục mua và vận chuyển pháo hoa theo Điều 16 nghị định 137/2020/NĐ-CP

Điều 16. Thủ tục cấp Giấy phép mua, vận chuyển pháo hoa để kinh doanh
1. Thủ tục cấp giấy phép mua pháo hoa để kinh doanh
a) Các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng khi mua pháo hoa để kinh doanh phải lập hồ sơ đề nghị bao gồm: Văn bản đề nghị cấp Giấy phép mua pháo hoa, trong đó nêu rõ số lượng, chủng loại, tên tổ chức, doanh nghiệp, sản xuất, kinh doanh pháo hoa; giấy giới thiệu kèm theo bản sao một trong các loại giấy tờ sau: Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh quân nhân của người đến liên hệ;
b) Hồ sơ đề nghị lập thành 01 bộ, nộp tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an; trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cấp giấy phép mua theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Giấy phép mua pháo hoa để kinh doanh có thời hạn 30 ngày.
2. Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển pháo hoa cho tổ chức, doanh nghiệp để kinh doanh
a) Hồ sơ đề nghị bao gồm: Văn bản đề nghị nêu rõ lý do, số lượng, chủng loại pháo hoa cần vận chuyển, nơi đi, nơi đến, thời gian và tuyến đường vận chuyển, họ, tên, địa chỉ của người chịu trách nhiệm vận chuyển, người điều khiển phương tiện, biển kiểm soát của phương tiện, giấy giới thiệu kèm theo bản sao một trong các loại giấy tờ sau: Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh quân nhân của người đến liên hệ;
b) Hồ sơ đề nghị lập thành 01 bộ, nộp tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an; trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cấp giấy phép vận chuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Giấy phép vận chuyển chỉ có giá trị cho một lượt vận chuyển; trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hoàn tất việc vận chuyển, phải nộp lại cho cơ quan đã cấp giấy phép.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Công ty tôi muốn đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán thì cần những thủ tục và điều kiện như thế nào? Xin quý công ty hướng dẫn về các điều kiện và các giấy phép phải xin khi tiến hành kinh doanh dịch vụ kế toán.

Trả lời

Kinh doanh dịch vụ kế toán là gì?

Kinh doanh dịch vụ kế toán là việc cung cấp dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng, lập báo cáo tài chính, tư vấn kế toán và các công việc khác thuộc nội dung công tác kế toán theo quy định của Luật này cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu. (Khoản 13 điều 2 luật kế toán 2015)

Điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán

Để kinh doanh dịch vụ kế toán doanh nghiệp cần đáp ứng một số quy định theo Luật kế toán 2015 và nghị định 174/2016/NĐ-CP bao gồm:

Thành lập băt buộc dưới một trong cách hình thức công ty sau: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân. Đáp ứng các điều kiện để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán theo quy định tại điều 60 Luật kế toán 2015

Điều 60. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất hai thành viên góp vốn là kế toán viên hành nghề;
c) Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn phải là kế toán viên hành nghề;
d) Bảo đảm tỷ lệ vốn góp của kế toán viên hành nghề trong doanh nghiệp, tỷ lệ vốn góp của các thành viên là tổ chức theo quy định của Chính phủ.
2. Công ty hợp danh được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất hai thành viên hợp danh là kế toán viên hành nghề;
c) Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty hợp danh phải là kế toán viên hành nghề.
3. Doanh nghiệp tư nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất hai kế toán viên hành nghề;
c) Chủ doanh nghiệp tư nhân là kế toán viên hành nghề và đồng thời là giám đốc.
4. Chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật của nước nơi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài đặt trụ sở chính;
b) Có ít nhất hai kế toán viên hành nghề, trong đó có giám đốc hoặc tổng giám đốc chi nhánh;
c) Giám đốc hoặc tổng giám đốc chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài không được đồng thời giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp khác tại Việt Nam;
d) Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài phải có văn bản gửi Bộ Tài chính bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.
5. Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán mà doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam không được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc trong trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán đã bị thu hồi thì doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam phải thông báo ngay cho cơ quan đăng ký kinh doanh để làm thủ tục xóa cụm từ “dịch vụ kế toán” trong tên gọi của doanh nghiệp, chi nhánh.

Ngoài ra tại nghị định 174/2016/NĐ-CP cũng quy định chi tiết như sau:

Điều 26. Tỷ lệ vốn góp của thành viên là tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Thành viên là tổ chức được góp tối đa 35% vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ kế toán hai thành viên trở lên. Trường hợp có nhiều tổ chức góp vốn thì tổng tỷ lệ vốn góp của các tổ chức tối đa bằng 35% vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ kế toán hai thành viên trở lên.
Điều 27. Tỷ lệ vốn góp của kế toán viên hành nghề tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ kế toán phải có ít nhất 02 thành viên góp vốn là kế toán viên đăng ký hành nghề tại công ty. Vốn góp của các kế toán viên hành nghề phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của công ty.
2. Kế toán viên hành nghề không được đồng thời đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán tại hai đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán trở lên trong cùng một thời gian.

Hồ sơ cấp phép kinh doanh dịch vụ kế toán

Hồ sơ theo quy định tại điều 61 Luật kế toán 2015 gồm:

Điều 61. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương.
3. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán của các kế toán viên hành nghề.
4. Hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán của các kế toán viên hành nghề
5. Tài liệu chứng minh về vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.
6. Điều lệ công ty đối với công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn.
7. Văn bản cam kết chịu trách nhiệm của doanh nghiệp nước ngoài, giấy tờ chứng nhận được phép kinh doanh dịch vụ kế toán của doanh nghiệp nước ngoài đối với chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam.

Cụ thể về hồ sơ được quy định tại thông tư 297/2016/TT-BTC

Điều 4. Nguyên tắc lập hồ sơ
1. Các bản sao giấy tờ, văn bằng phải được chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán được làm bằng tiếng Việt. Các giấy tờ kèm theo đơn đề nghị bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Giấy tờ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực ở nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ gửi Bộ Tài chính.
Điều 5. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán thực hiện theo quy định tại Điều 61 Luật Kế toán.
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán đối với chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán gửi một bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này tới Bộ Tài chính và nộp phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.
3. Mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này bao gồm các thông tin chính sau đây:
a) Tên doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán; Tên doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán bằng tiếng nước ngoài (nếu có); Tên viết tắt (nếu có); Địa chỉ trụ sở chính;
b) Họ và tên người đại diện theo pháp luật, họ và tên Giám đốc (Tổng Giám đốc) của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán;
c) Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán;
d) Các điều khoản, điều kiện doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán phải tuân thủ khi sử dụng Giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.
4. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật Kế toán.

Tham khảo thêm quyết định 1837/QĐ-BTC ngày 18/09/2017
Lệ phí cấp phép:4.000.000 VNĐ
Thời gian cấp phép: 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
Cơ quan giải quyết: Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán – Bộ tài chính

Hồ sơ đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán

Điều kiện theo điều 58 luật kế toán 2015

Điều 58. Đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán
1. Người có chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Luật kiểm toán độc lập được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán qua doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc hộ kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự;
b) Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 36 tháng trở lên kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học;
c) Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức theo quy định.
2. Người có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện đăng ký hành nghề và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán. Bộ Tài chính quy định thủ tục cấp và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
3. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán chỉ có giá trị khi người được cấp có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc làm việc tại hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.
4. Những người không được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, Công an nhân dân.
b) Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Người đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;
d) Người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán mà chưa hết thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt trong trường hợp bị phạt cảnh cáo hoặc chưa hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác;
đ) Người bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán.

Hồ sơ theo quy định tại điều 3 thông tư 296/2016/TT-BTC

Điều 3. Hồ sơ đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01/ĐKHN ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bản sao hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán (trừ trường hợp người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán thuộc đối tượng không phải có hợp đồng lao động theo pháp luật về lao động).
3. Bản sao chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên.
4. Giấy xác nhận về thời gian thực tế làm công tác tài chính, kế toán, kiểm toán theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04/ĐKHN ban hành kèm theo Thông tư này hoặc các tài liệu chứng minh về thời gian thực tế làm công tác tài chính, kế toán, kiểm toán.
5. Hai ảnh màu cỡ 3x4cm được chụp trên nền trắng trong thời hạn không quá sáu (06) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
6. Bản sao Quyết định thôi việc hoặc Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động tại nơi làm việc trước khi đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán (nếu có).
7. Bản sao Giấy phép lao động tại Việt Nam của người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán là người nước ngoài trừ trường hợp người đăng ký thuộc đối tượng không phải có giấy phép lao động theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam.
8. Tài liệu chứng minh giờ cập nhật kiến thức tại các tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán đối với trường hợp có tính giờ cập nhật kiến thức.

Tham khảo thêm quyết định 1837/QĐ-BTC ngày 18/09/2017
Lệ phí cấp phép:1.200.000 VNĐ
Thời gian cấp phép: 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
Cơ quan giải quyết: Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán – Bộ tài chính

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Tên định danh là gì?

Tên định danh được hiểu là tên hiển thị khi nhắn tin, gọi điện (giống việc lưu danh bạ) của các tổ chức, cá nhân khi đăng ký tên định danh này. Cụ thể tại điều 23 nghị định 91/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 23. Quy định về việc sử dụng tên định danh
1. Tên định danh (brandname) người gửi dùng trong hoạt động quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại (sau đây gọi tắt là tên định danh) bao gồm không quá 11 ký tự viết liền nhau sử dụng chữ cái Latin, chữ số (từ 0 đến 9) hoặc các ký tự (-), (_), (.), khoảng trắng; không phân biệt chữ hoa, chữ thường; không là một tập hợp chỉ gồm các chữ số và được sử dụng để hiển thị hoặc xác định thông tin về nguồn gửi.
2. Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền đăng ký và sử dụng tên định danh với số lượng không giới hạn cho mục đích quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại.
3. Tên định danh được cấp cho tổ chức, cá nhân là duy nhất trong Hệ thống tên định danh quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) cấp và có thời hạn sử dụng là 03 năm kể từ ngày được cấp.
4. Việc đăng ký và sử dụng tên định danh được thực hiện theo các nguyên tắc sau: Bình đẳng, không phân biệt đối xử; đăng ký trước được quyền sử dụng trước; tránh gây sự hiểu nhầm hoặc xuyên tạc do tính đa âm, đa nghĩa hoặc không dùng dấu trong tiếng Việt.
5. Tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng tên định danh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mục đích sử dụng, tính chính xác của thông tin đăng ký và tính xác thực của các tài liệu, thông tin trong hồ sơ đăng ký.
6. Tổ chức, cá nhân không được sử dụng các tên định danh không phải do Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) cấp hoặc đã được Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) cấp cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp được tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng tên định danh cho phép, không được xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đã đăng ký tên định danh.
7. Tổ chức, cá nhân không được sử dụng tên định danh sau khi bị thu hồi.
8. Tổ chức, cá nhân được cấp tên định danh phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và nộp chi phí duy trì hoạt động tên định danh theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông

Điều kiện đăng ký tên định danh

Theo quy định hiện hành không có điều kiện đối với tên định danh. Mọi tổ chức, cá nhân đều có thể đăng ký tên định danh đáp ứng quy định và không gây nhầm lẫn tới tên cá nhân, tổ chức khác.

Hồ sơ, thủ tục cấp tên định danh

Việc đăng ký tên định danh thực hiện theo điều 24, 25 nghị định 91/2020/NĐ-CP như sau:

Điều 24. Hồ sơ đăng ký cấp tên định danh
Hồ sơ đăng ký cấp tên định danh bao gồm:
1. Đối với tổ chức
a) Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập của tổ chức hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đăng ký nhiều tên định danh cùng một lần thì chỉ cung cấp 01 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc 01 quyết định thành lập của tổ chức được chứng thực;
b) Bản khai đăng ký tên định danh theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Các giấy tờ khác có liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu (nếu có).
2. Đối với cá nhân
a) Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu
b) Bản khai đăng ký tên định danh theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Các giấy tờ khác có liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu (nếu có).
Điều 25. Phương thức nộp hồ sơ đăng ký cấp tên định danh
Việc nộp hồ sơ đăng ký cấp tên định danh được thực hiện thông qua một trong các phương thức sau:
1. Nộp hồ sơ giấy thông qua dịch vụ bưu chính về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin).
2. Nộp hồ sơ trực tuyến tại Hệ thống quản lý tên định danh quốc gia tại địa chỉ tendinhdanh.ais.gov.vn
Điều 26. Cấp Giấy chứng nhận tên định danh
1. Ngay sau khi nhận được hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) có trách nhiệm xác nhận việc đã nhận hồ sơ bằng cách gửi thư điện tử hoặc tin nhắn thông báo đến tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký, trong nội dung thông báo ghi cụ thể ngày, giờ đã nhận hồ sơ.
2. Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và quyết định một trong các trường hợp sau:
a) Cấp tên định danh cho tổ chức, cá nhân và thông báo cho tổ chức, cá nhân biết thông qua thư điện tử hoặc tin nhắn. Sau khi tổ chức, cá nhân nộp lệ phí theo quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) có trách nhiệm gửi giấy chứng nhận tên định danh quy định theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này thông qua thư điện tử;
b) Không cấp tên định danh cho tổ chức, cá nhân đối với trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc cần làm rõ, tổ chức, cá nhân bổ sung, giải hình, hoàn thiện hồ sơ và nộp lại hồ sơ theo quy định tại Điều 25 Nghị định này và thông báo lý do cho tổ chức, cá nhân thông qua thư điện tử hoặc tin nhắn.

Thực tế, việc đăng ký tại website tendinhdanh.ais.gov.vn không thực hiện được. Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại trang ais.gov.vn thì việc đăng ký thực hiện như sau:

Bước 1: Thực hiện nộp hồ sơ bản điện tử tại địa chỉ dichvucong.mic.gov.vn. Hướng dẫn sử dụng hệ thống dịch vụ công tham khảo tại địa chỉ: https://dichvucong.mic.gov.vn/huong-dan
Bước 2:Nộp hồ sơ giấy thông qua dịch vụ bưu chính. Sau khi hoàn thành việc nộp hồ sơ trực tuyến, cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ bản giấy về Cục An toàn thông tin thông qua dịch vụ bưu chính. Khi gửi hồ sơ, người gửi cần lưu ý ghi rõ thông tin ngoài bì thư như sau để tránh tình trạng sai sót, gửi không đúng địa chỉ:

Tên hồ sơ: Hồ sơ đăng ký tên định danh mã số …” (… là mã số của hồ sơ trên hệ thống dichvucong.mic.gov.vn).
Nơi nhận: Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) – Cục An toàn thông tin
Địa chỉ: Tầng 5 Tòa nhà 115 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.
Số điện thoại: 0243.6404423

Đối với hồ sơ nộp trực tuyến, sau khi hồ sơ được phê duyệt, cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp phải nộp hồ sơ bản cứng theo quy định về Cục An toàn thông tin với địa chỉ nêu tại mục a để đối chiếu tính pháp lý của hồ sơ và để lưu hồ sơ. Sau khi nhận được hồ sơ bản cứng, Cục An toàn thông tin sẽ tiến hành đối chiếu sau đó mới trả kết quả.

Phí, lệ phí cấp tên định danh
Theo thông tư 269/2016/TT-BTC: Cấp giấy chứng nhận tên định danh lần đầu
Cấp lần đầu giấy chứng nhận: 200.000/lần cấp
Sửa đổi nội dung giấy chứng nhận: 100.000/lần cấp
Cấp lại giấy chứng nhận (do mất, rách…): 100.000/lần cấp
Hướng dẫn nộp:
– Tên loại Lệ phí: Lệ phí cấp/cấp lại/gia hạn Giấy chứng nhận tên định danh.
– Mức thu chi tiết: 200.000 đ/lần cấp lần đầu/tên định danh; 100.000 đ/lần cấp lại/sửa đổi theo quy định tại Thông tư 269/TT-BTC ngày 14/11/2016 về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí và lệ phí thuộc lĩnh vực an toàn thông tin.
– Phương thức nộp Lệ phí: Nộp qua tài khoản
+ Tên tài khoản: Cục An toàn thông tin.
+ Số tài khoản: 3511.0.1120976.00000, mở tại Kho bạc Nhà nước thành phố Hà Nội (không phải ngân hàng).
+ Nội dung nộp như sau: “Nộp lệ phí cho tên định danh [ABC]”. Trong đó ABC là tên định danh đã đăng ký.

Cách tra cứu tên định danh

– Soạn tin gửi về 5656 theo cú pháp: TIM [ten dinh danh can tra cuu] gửi 5656.
– Truy cập vào địa chỉ https://chongthurac.vn/tra-cuu-ten-dinh-danh-2/ để thực hiện tra cứu.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Khi xin giấy xác nhận cư trú online, người dân có thể nhận được thông báo kết quả chỉ trong 1 ngày làm việc nếu nộp hồ sơ hợp lệ và thông tin đã có sẵn trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Bước 1: Đăng nhập Cổng dịch vụ công của Bộ Công an tại địa chỉ https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/ và đăng ký tài khoản hoặc đăng nhập bằng tài khoản dịch vụ công quốc gia

Bước 2: Chọn thủ tục xác nhận thông tin về cư trú:

Chọn thủ tục xác nhận thông tin cư trú (như hình). Nếu không thấy thì bấm tìm kiếm

Bước 3: Điền thông tin trong hồ sơ

Điền đẩy đủ thông tin trong hồ sơ. Lưu ý lựa chọn một số nội dung sau
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (tải mẫu về điền, sau scan và tải lên)
– Về hình thức nhận thông báo: Nên bổ sung hình thức nhận qua email để tiện theo dõi.
– Về hình thức nhận kết quả: Chỉ áp dụng nhận trực tiếp
– Chú ý ghi rõ số lượng giấy xác nhận cư trú cần cấp.

Khi xin giấy xác nhận cư trú online, người dân vẫn phải đến cơ quan công an để nhận kết quả. Vì vậy, bước này nên chọn cơ quan gần nhất (không bắt buộc phải là nơi thường trú, tạm trú)

Bước 4: Nộp hồ sơ: Kiểm tra lại thông tin và chọn “Ghi và gửi hồ sơ

Thời hạn giải quyết: Kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cấp xác nhận thông tin về cư trú cho công dân trong thời hạn 01 ngày làm việc với trường hợp thông tin có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và trong thời hạn 03 ngày làm việc với trường hợp cần xác minh; trường hợp từ chối giải quyết xác nhận thông tin về cư trú thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Phí, lệ phí: Chưa quy định (Quyết định 5548/QĐ-BCA ngày 06/07/2021)

Sau khi có thông báo kết quả, người dân trực tiếp đến địa chỉ ghi trong thông báo để nhận Giấy xác nhận thông tin cư trú.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Cổ phiếu là gì?

Cổ phiếu được quy định tại luật chứng khoán 2019 và luật doanh nghiệp 2020 như sau:

Luật chứng khoán 2019

Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:
a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
2. Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.  

Luật doanh nghiệp 2020

Điều 121. Cổ phiếu
1. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Số lượng cổ phần và loại cổ phần;
c) Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu
d) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;
đ) Chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty;
e) Số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty và ngày phát hành cổ phiếu;
g) Nội dung khác theo quy định tại các điều 116, 117 và 118 của Luật này đối với cổ phiếu của cổ phần ưu đãi.

Theo đó, hiểu đơn giản cổ phiếu là tài liệu chứng minh việc sở hữu cổ phần trong công ty cổ phần. Đối với công ty chưa lên sàn việc phát hành cổ phiếu do công ty thực hiện. Đối với các công ty đã lên sàn việc xác dịnh quyền sở hữu cổ phần bằng cổ phiếu do Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) thực hiện (có thể thông qua các công ty chứng khoán).

Nội dung của cổ phiếu:
– Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
– Số lượng cổ phần và loại cổ phần;
– Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu
– Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;
– Chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty;
– Số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty và ngày phát hành cổ phiếu;
– Nội dung khác theo quy định tại các điều 116, 117 và 118 của Luật này đối với cổ phiếu của cổ phần ưu đãi.


Mẫu cổ phiếu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

CỔ PHIẾU CÔNG TY CỔ PHẦN X

Tên doanh nghiệp: ……………………………………………………………………………………………
Mã số doanh nghiệp: ………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………………………..

XÁC NHẬN SỞ HỮU CỔ PHẦN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN X:

Họ và tên cổ đông:                                   Giới tính: …
Ngày sinh: …/…/…                                     Quốc tịch: …
CCCD/CMND số:………………………………………..          Cấp ngày: …/…/…
Nơi cấp: ……………………………………………………..
Địa chỉ thường trú: ………………………………………….
Địa chỉ liên lạc: ……………………………………………..
Số lượng cổ phần: … cổ phần
Loại cổ phần: Cổ phần phổ thông
Mệnh giá cổ phần: … đồng/Cổ phần
Tổng mệnh giá số cổ phần: … đồng
Ngày mua cổ phần: …/…/…
Số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông: ……………………….
Ngày phát hành: …/…/….

  NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
(Ký)

Thủ tục chuyển nhượng cổ phần: Trong công ty cổ phần, việc chuyển nhượng cổ phần không cần thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh. Theo đó, bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng tự do chuyển nhượng (trừ trường hợp trước 3 năm kể từ khi thành lập công ty – chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập) và khai thuế TNCN sau đó công ty ghi nhận cổ đông mới vào sổ cổ đông.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Máy in letterpress là một phải khai báo nhập khẩu thiết bị in trước khi tiến hành làm thủ tục nhập khẩu máy in vào Việt Nam. Máy in Letter Press có 2 loại với mã HS 8443.14.00 Máy in letterpress (kiểu in cuộn) và 8443.15.00 Máy in letterpress (kiểu in tờ rời).

Công nghệ in Letterpress là gì?

Letterpress hiểu đơn giản là một loại công nghệ được kết hợp giữa việc in dập chìm và phun màu, từ đó tạo ra những chi tiết dập chìm đầy màu sắc và mang tính ấn tượng cực kỳ cao.

Hồ sơ khai báo nhập khẩu máy in LetterPress

– Catalogue của máy in letterpress thể hiện rõ hình ảnh, thông tin và thông số kỹ thuật của máy (Khuyến cáo nên dùng catalogue gốc của nhà sản xuất máy in letterpress)
– Thông tin máy in để khai báo nhập khẩu bao gồm các thông tin: Tên máy, tên hãng, model, số series máy, nước sản xuất, năm sản xuất, công nghệ in, khổ in tối đa, tốc độ in tối đa, giá trị máy in letterpress
– Đăng ký kinh doanh của đơn vị nhập khẩu
– Giấy giới thiệu nhận kết quản giấy phép nhập khẩu máy in letterpress
– Tem máy thể hiện rõ năm sản xuất

Thủ tục khai báo nhập khẩu máy in Letter Press

Hồ sơ xin cấp giấy phép nhập khẩu máy in letterpress gồm:
– Tờ khai nhập khẩu máy in letterpress
– Catalogue máy in letterpress
– Bản photo đăng ký kinh doanh đơn vị nhập khẩu máy in letterpress
– Giấy giới thiệu nhận kết quả máy in letterpress
Cơ quan thực hiện cấp phép: Cục xuất bản (trực thuộc Bộ Thông tin truyền thông)
Thời gian cấp phép: 3 ngày làm việc (không tính thứ 7, chủ nhật và ngày lễ theo quy định)

Khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ khai báo nhập khẩu cho máy in letterpress vui lòng liên hệ với chúng tôi. LVNLAW là đơn vị đi đầu trong hoạt động khai báo nhập khẩu máy in cho mọi khách hàng trên cả nước.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Xin chào LVNLAW, hiện công ty tôi đang có dự định nhập khẩu máy in phun về để phục vụ sản xuất trong công ty. Tuy nhiên tôi được biết máy in phun thuộc diện xin giấy phép nhập khẩu của Bộ Thông Tin Truyền Thông. Cho tôi hỏi nhập khẩu máy in phun có cần xin giấy phép nhập khẩu hay không? Nếu phải xin giấy phép tôi phải chuẩn bị những hồ sơ gì để thực hiện cấp phép nhập khẩu?

Trả lời

Công nghệ in phun là gì?

In phun là một kỹ thuật in trực tiếp mà các khuôn in không cần phải tiếp xúc với bề mặt in, chúng sử dụng các giọt mực nhỏ thông qua phần đầu in mà đầu in sẽ di chuyển liên tục trên băng truyền cho đến khi quá trình in ấn hình ảnh được hoàn thành. Máy in phun là loại máy in được sử dụng phổ biến nhất bao gồm cả những máy nhỏ giá rẻ đến các máy chuyên nghiệp đắt tiền.

Máy in phun có phải xin giấy phép nhập khẩu?

Hiện tại với các thiết bị ngành in được quản lý và cấp phép bởi Cục Xuất Bản thuộc Bộ Thông Tin Truyền Thông trong đó có máy in phun. Tuy nhiên không phải tất cả các loại máy in phun đều phải xin cấp phép nhập khẩu. Theo quy định tại nghị định 60/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 72/2022/NĐ-CP) thì các thiết bị ngành in sử dụng công nghệ in phun phải khai báo nhập khẩu máy in gồm các trường hợp sau:
– Bắt buộc phải xin cấp phép đối với máy in có chức năng photocopy màu (loại đa màu)
Khổ in tối đa trên khổ A3 (297 x 420 mm)
– Tốc độ in lớn nhất > 60 tờ A4/phút

Xác định máy in phun phải khai báo nhập khẩu theo mã HS theo quy định gồm các loại sau: 8443.31.11; 8443.32.21; 8443.39.40

Hồ sơ để khai báo nhập khẩu máy in phun

Khách hàng cần chuẩn bị đầy đủ các thông tin của máy in cần xin cấp phép. Ngoài ra khách hàng còn chuẩn bị thêm catalogue của máy in để đối chiếu khi thực hiện thủ tục. Cuối cùng là chuẩn bị một tờ khai nhập khẩu thiết bị in theo hướng dẫn tại bài viết khai báo nhập khẩu máy in.

Lưu ý: Hiện nay khi làm thủ tục không yêu cầu điều kiện như trước đây, tuy nhiên không phải là bỏ điều kiện. Khách hàng lưu ý về điều kiện đối với hoạt động in ấn để tránh bị xử phạt không đáng có

Khai báo nhập khẩu máy in phun ở đâu?

Tất cả hồ sơ nhập khẩu máy in phun đều được cấp phép tại Cục Xuất Bản địa chỉ Số 10 Đường Thành (Hà Nội). Đây là địa chỉ duy nhất trên toàn quốc được phép cấp giấy phép nhập khẩu máy in phun. Khách hàng chuẩn bị hồ sơ như trên nộp tại Cục Xuất Bản. Thời gian cấp phép là 3 ngày làm việc (không tính thứ 7 + CN và ngày lễ). Nếu muốn rút ngắn thời gian khai báo nhập khẩu vui lòng liên hệ để sử dụng dịch vụ.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Di chúc có những loại nào? Yêu cầu và điều kiện hợp pháp của từng loại di chúc theo quy định pháp luật

Di chúc bằng văn bản

Theo quy định tại Điều 628 Bộ luật dân sự 2015 thì di chúc bằng văn bản bao gồm 4 loại:

Điều 628. Di chúc bằng văn bản
Di chúc bằng văn bản bao gồm:
1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
3. Di chúc bằng văn bản có công chứng.
4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Ngoài những yêu cầu về nội dung của di chúc bằng văn bản, cũng như những điều kiện để một bản di chúc được coi là hợp pháp. Vì đặc trưng của từng loại di chúc bằng văn bản cụ thể là khác nhau, nên với mỗi loại hình thức di chúc pháp luật lại có những quy định khác nhau:

Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: Được quy định tại điều 633 bộ luật dân sự 2015, đối với loại di chúc này, pháp luật yêu cầu người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc. Yêu cầu này xuất phát từ thực tiễn, tránh những trường hợp tạo di chúc giả, nhằm đảm bảo quyền định đoạt tài sản của người lập di chúc. Thông qua chữ viết và chữ kỹ trong bản di chúc có thể xác định người lập di chúc. Vậy nên, một bản di chúc không có người làm chứng chỉ có giá trị và được pháp luật công nhận khi đó là một bản di chúc được viết bằng tay và có chữ ký của người lập di chúc.

Điều 633. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng
Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.
Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật này.

Di chúc bằng văn bản có người làm chứng: Trường hợp người lập di chúc không thể tự viết bản di chúc, thì có thể nhờ người khác viết nhưng khi lập di chúc phải có ít nhất hai người làm chứng. Người làm chứng ở đây có thể là bất kỳ ai, trừ  các nhóm chủ thể sau: (1). Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, (2). Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc, (3). Người chưa đủ 18 tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.

Trong bản di chúc yêu cầu phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc; xác nhận và chữ ký của người làm chứng. Các hoạt động này phải được diễn ra ngay tại thời điểm lập di chúc, và có mặt của người làm chứng.

Điều 634. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng
Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 và Điều 632 của Bộ luật này.

Di chúc bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực: Đây là một hình thức di chúc phổ biến, mang tính pháp lý cao. Yêu cầu công chứng, chứng thực là quyền của người lập di chúc. Theo đó, người lập di chúc có thể:
– Mang bản di chúc đã lập đến ủy ban nhân dân yêu cầu được công chứng, chứng thực theo những thủ tục mà pháp luật quy định tại Điều 636 Bộ luật dân sự 2015.
– Người lập di chúc lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc tại Ủy ban nhân dân.
– Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng viên tới chỗ ở của mình để lập di chúc, thủ tục được tiến hành theo quy định tại 636 Bộ luật dân sự 2015

Những chủ thể sau đây sẽ không được công chứng, chứng thực đối với di chúc:
– Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật;
– Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế
– Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định một số di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng, chứng thực có thể tìm hiểu thêm tại Điều 638 Bộ luật dân sự 2015

Điều 638. Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực
1. Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực.
2. Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó.
3. Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó.
4. Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị.
5. Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó.
6. Di chúc của người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó.

Theo đó, những di chúc bằng văn bản này không được công chứng, chứng thực nhưng có giá trị pháp lý như di chúc được công chứng, chứng thực.

Hướng dẫn lập di chúc bằng văn bản

Bước 1: Ghi nhận ý chí của người lập di chúc sau khi qua đời. Người lập di chúc có thể tự viết ra ý chí định đoạt tài sản của mình hoặc nhờ người khác ghi lại nhưng nội dung bản di chúc phải có những nội dung sau:
– Ngày, tháng, năm lập di chúc;
– Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
– Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
–  Di sản để lại và nơi có di sản;
– Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.
Lưu ý: Trong bản di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Bước 2: Tuỳ từng trường hợp có thể có người làm chứng hoặc đảm bảo thì có thể công chứng hoặc chứng thực di chúc

Di chúc miệng

Di chúc miệng là loại di chúc đặc biệt chỉ áp dụng đối với các trường hợp gần đất xa trời theo quy định tại điều 629 như sau

Điều 629. Di chúc miệng
1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

Ngoài ra, theo quy định về di chúc hợp pháp tại điều 630 quy định đối với di chúc miệng như sau:

Điều 630. Di chúc hợp pháp
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Điều kiện có hiệu lực đối với di chúc miệng

Một bản di chúc miệng được coi là hợp pháp phải đáp ứng được ba điều kiện sau:
– Người để lại di chúc miệng phải nói ra ý chí định đoạt tài sản của mình trước ít nhất 02 người làm chứng. Số lượng người làm chứng ở đây rất quan trọng quý khách hàng khi lập di chúc miệng nên lưu ý.
– Hai người làm chứng phải viết lại ngay ý chí của người để lại di chúc thành văn bản và ký tên hoặc điểm chỉ vào văn bản mình đã viết lại ý chỉ của người để lại di chúc. Trên thực tế có nhiều trường hợp người làm chứng của người lập di chúc miệng chỉ nghe những lời nói định đoạt tài sản của mình lập di chúc miệng mà thôi, họ không ghi chép lại. Sau này khi có tranh chấp tại Tòa án về thừa kế thì bản di chúc miệng đó lại không có giá trị pháp lý.
– Bản di chúc miệng được ghi chép lại phải được hai người làm chứng mang đi công chứng hoặc chứng thực.

Lưu ý: Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ.

Hướng dẫn lập di chúc miệng

Bước 1: Người lập di chúc miệng thể hiện ý chí định đoạt tài sản của mình sau khi qua đời trước mặt ít nhất hai người làm chứng. Điều này có nghĩa là người lập di chúc miệng sẽ nói ý chí mình thực chất là phân chia tài sản của mình  cho ít nhất hai người làm chứng nghe, để họ ghi nhận, biết được ý chí của người lập di chúc.
Bước 2: Hai người làm chứng sau khi nghe di chúc miệng của người để lại di chúc phải ghi chép lại bằng văn bản, ký tên hoặc điểm chỉ. Trong vòng 05 ngày kể từ ngày người lập dic chúc để lại di chúc miệng cuối cùng thì di chúc đó phải được công chứng hoặc chứng thực. Trong bước này, vai trò của hai người làm chứng là rất quan trọng họ phải ghi chép lại di chúc miệng của người lập di chúc và mang di chúc đó đi công chứng hoặc chứng thực.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Nhận con nuôi đích danh là gì?

Nhận con nuôi đích danh là việc người nước ngoài hoặc người VN ở nước ngoài nhận con nuôi đích danh theo các trường hợp quy định tại pháp luật thay vì gửi yêu cầu nhận con nuôi và được giới thiệu con nuôi thì việc nhận con nuôi đích danh có thể chỉ định chính xác đối tượng mà cha, mẹ nuôi muốn nhận.

Các trường hợp được nhận con nuôi đích danh (Khoản 2 điều 28 luật nuôi con nuôi 2010)
– Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;
– Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
– Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;
– Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;
– Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.

Điều kiện nhận con nuôi đích danh

Việc nhận con nuôi đích danh cũng phải đáp ứng các quy định về nhận con nuôi bao gồm

Điều kiện với người nhận con nuôi

Theo điều 14 và điều 29 Luật nuôi con nuôi 2010 gồm:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
– Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
– Có tư cách đạo đức tốt.

Điều kiện đối với người được nhận nuôi

Người được nhận nuôi phải đáo ứng điều kiện trong Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010 như sau:
– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi
– Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng

Hồ sơ nhận con nuôi đích danh

1. Đơn xin nhận con nuôi;
2. Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
3. Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;
4. Bản điều tra về tâm lý, gia đình;
5. Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;
6. Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;
7. Phiếu lý lịch tư pháp;
8. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

Khi nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi, người nhận con nuôi đích danh còn phải có giấy tờ tương ứng sau đây:
1. Bản sao giấy chứng nhận kết hôn của cha dượng hoặc mẹ kế với mẹ đẻ hoặc cha đẻ của người được nhận làm con nuôi.
2. Giấy tờ, tài liệu để chứng minh người nhận con nuôi là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi.
3. Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cho người đó nhận con nuôi Việt Nam và giấy tờ, tài liệu để chứng minh người con nuôi đó với trẻ em được nhận làm con nuôi là anh, chị em ruột.
4. Giấy tờ, tài liệu để chứng minh trẻ em được nhận làm con nuôi là trẻ em thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định này.
5. Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã, nơi cư trú tại Việt Nam và giấy tờ, tài liệu khác để chứng minh người nhận con nuôi là người nước ngoài đang làm việc, học tập liên tục tại Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.

Thẩm quyền: Hồ sơ của người nhận con nuôi được lập thành 02 bộ và nộp cho Bộ Tư pháp thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của nước nơi người nhận con nuôi thường trú; trường hợp nhận con nuôi đích danh thì người nhận con nuôi có thể trực tiếp nộp hồ sơ cho Bộ Tư pháp.

Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Khi góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc tăng vốn có thể dùng phần vốn góp/cổ phần để thực hiện góp vốn hay không? Cách thức thực hiện góp vốn bằng phần vốn góp, cổ phần như thế nào?

Trả lời

Góp vốn bằng cổ phần/phần vốn góp được không?

Theo quy định tại điều 34 luật doanh nghiệp 2020 quy định về tài sản góp vốn như sau:

Điều 34. Tài sản góp vốn
1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.

Cổ phần/phần vốn góp có phải tài sản?

Mặt khác, tại điều 105, điều 115 bộ luật dân sự 2015 cũng có giải thích về tài sản như sau:

Điều 105. Tài sản
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Điều 115. Quyền tài sản
Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.

Đối với cổ phần: Tại điều 111 và 121 luật doanh nghiệp 2020 cũng quy định:

Điều 111. Công ty cổ phần
1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
Điều 121. Cổ phiếu
1. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó….

Đối với phần vốn góp: Tại mục 27 điều 4 luật doanh nghiệp 2020 quy định:

Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
27. Phần vốn góp là tổng giá trị tài sản của một thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Tỷ lệ phần vốn góp là tỷ lệ giữa phần vốn góp của một thành viên và vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.

Lưu ý đối với công ty TNHH thì phần vốn gốp đã góp mới có thể thực hiện góp vốn. Còn đối với phần vốn góp “cam kết góp” thì chưa thể thực hiện góp vốn. Trường hợp quá thời hạn góp vốn 90 ngày theo quy định, công ty phải làm thủ tục giảm vốn trước khi tiến hành góp vốn.

Lưu ý khi góp vốn bằng cổ phần/phần vốn góp

Như vậy, cổ phần hoặc phần vốn góp hoàn toàn có thể được định giá bằng Đồng Việt Nam. Do đó, việc góp vốn bằng phần vốn góp/cổ phần có thể thực hiện được bình thường. Tuy nhiên, cần lưu ý về điều kiện chuyển nhượng cổ phần/phần vốn góp trong công ty theo hạn chế của từng loại hình doanh nghiệp hoặc từng loại cổ phần/phần vốn góp.

Theo quy định tại điều 35 luật doanh nghiệp 2020 thì thành viên công ty TNHH, công ty hợp danh và cổ đông của công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định. Do vậy, chỉ phần vốn góp của tổ chức, cá nhân được chuyển nhượng thì mới được sử dụng để góp vốn vào công ty. Việc góp vốn bằng tài sản chỉ hoàn thành khi người góp vốn chuyển nhượng xong tài sản góp vốn vào công ty. Vậy thời điểm nào là thời điểm người góp vốn chuyển nhượng xong tài sản góp vốn vào công ty? Xét 2 trường hợp sau:

1. Đối với công ty cổ phần: Đối với công ty cổ phần việc chuyển nhượng không cần thông qua phòng ĐKKD do vậy thời điểm hoàn thành được xác định là thời điểm ghi nhận thông tin cổ đông vào sổ cổ đông theo quy định tại khoản 6 điều 127 luật doanh nghiệp 2020.

Điều 127. Chuyển nhượng cổ phần
6. Cá nhân, tổ chức nhận cổ phần trong các trường hợp quy định tại Điều này chỉ trở thành cổ đông công ty từ thời điểm các thông tin của họ quy định tại khoản 2 Điều 122 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông.

2. Đối với công ty TNHH: Đối với công ty TNHH thì việc chuyển nhượng sẽ phải thay đổi đăng ký kinh doanh và ghi nhận thông tin thành viên mới vào sổ đăng ký thành viên. Cụ thể:

Điều 52. Chuyển nhượng phần vốn góp
2. Thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về người mua quy định tại các điểm b, c và đ khoản 2 Điều 48 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên.
Điều 48. Sổ đăng ký thành viên
1. Công ty phải lập sổ đăng ký thành viên ngay sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sổ đăng ký thành viên có thể là văn bản giấy, tập hợp dữ liệu điện tử ghi nhận thông tin sở hữu phần vốn góp của các thành viên công ty.

Tuy nhiên, đối với thủ tục góp vốn bằng phần vốn góp của công ty TNHH cần lưu ý theo quy định tại điều 46 luật doanh nghiệp 2020 quy định “…Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này”. Mặt khác, theo quy định tại điều 51, 52 và 53 không quy định cụ thể về việc xử lý phần vốn góp do góp vốn như thế nào. Tại điều 52 quy định 2 trường hợp chuyển nhượng vốn trong công ty TNHH đó là:
– Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán;
– Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán.

Đối với vấn đề này, hiện tại khi tiến hành chuyển nhượng tài sản góp vốn là phần vốn góp có thể bị vướng do không đáp ứng quy định tại điều 52 Luật doanh nghiệp 2020. Có thể thấy, luật doanh nghiệp 2020 cho phép góp vốn bằng phần vốn góp, nhưng tại nghị định nghị định 01/2021/NĐ-CP các hướng dẫn chưa đáp ứng yêu cầu của luật. Do vậy, việc góp vốn bằng phần vốn góp có thể tùy theo quan điểm của cán bộ thực hiện hồ sơ.

Thủ tục góp vốn bằng cổ phần, phần vốn góp

Bước 1: Thực hiện điều kiện góp vốn theo từng loại cổ phần/phần vốn góp dự định góp vốn (Ví dụ họp đại hội đồng cổ đông khi góp vốn trong thời hạn 3 năm kể từ khi lập công ty cổ phần)
Bước 2: Định giá tài sản. Chủ sở hữu, đại hội cổ đông, hội đồng thành viên tự định giá hoặc thuê các tổ chúc định giá chuyên nghiệp để thực hiện định giá tài sản góp vốn là phần vốn góp/cổ phần
Bước 3: Thực hiện chuyển tài sản góp vốn theo quy định bằng hợp đồng góp vốn, lập sổ thành viên, sổ cổ đông, cổ phiếu…
Bước 4: Trong vòng 10 ngày kể từ ngày hoàn thành góp vốn thực hiện thay đổi ĐKKD của công ty nhận góp vốn tại phòng ĐKKD nơi công ty đặt trụ sở

Thuế khi góp vốn bằng cổ phần, phần vốn góp

Theo quy định tại khoản 4 điều 2 thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:

Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân,tổ chức kinh tế, tổ chức khác.
b. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 của Luật chứng khoán. Thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu của các cá nhân trong công ty cổ Phần theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 của Luật chứng khoán và Điều 120 của Luật doanh nghiệp.

Theo đó, việc góp vốn bằng tài sản bản chất là việc chuyển nhượng vốn/cổ phần thông qua hợp đồng góp vốn. Vì vậy, việc khai thuế thực hiện theo quy định tại điều 26 thông tư 111/2013/TT-BTC

Điều 26. Khai thuế, quyết toán thuế
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân và cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân thực hiện khai thuế và quyết toán thuế theo hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ tại văn bản hướng dẫn về quản lý thuế. Nguyên tắc khai thuế đối với một số trường hợp cụ thể:
10. Khai thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng bất động sản trong trường hợp góp vốn bằng phần vốn góp, góp vốn bằng chứng khoán, góp vốn bằng bất động sản.
Cá nhân góp vốn bằng phần vốn góp, bằng chứng khoán, bằng bất động sản chưa phải khai và nộp thuế từ chuyển nhượng khi góp vốn. Khi chuyển nhượng vốn, rút vốn, giải thể doanh nghiệp cá nhân khai và nộp thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản khi góp vốn và thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản khi chuyển nhượng.

Ngoài ra, tại điều 7 nghị định 126/2020/NĐ-CP cũng quy định về vấn đề này như sau:

Điều 7. Hồ sơ khai thuế
5. Tổ chức, cá nhân thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay cho người nộp thuế phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về khai thuế, nộp thuế như quy định đối với người nộp thuế tại Nghị định này, bao gồm:
d) Tổ chức khai thuế thay và nộp thuế thay cho cá nhân nhận cổ tức bằng chứng khoán; cá nhân là cổ đông hiện hữu nhận thưởng bằng chứng khoán; cá nhân được ghi nhận phần vốn tăng thêm do lợi tức ghi tăng vốn; cá nhân góp vốn bằng bất động sản, phần vốn góp, chứng khoán. Thời điểm khai thuế thay và nộp thuế thay được thực hiện khi cá nhân phát sinh chuyển nhượng chứng khoán cùng loại, chuyển nhượng vốn, rút vốn. Cụ thể như sau:
d.3) Đối với cá nhân góp vốn bằng bất động sản, phần vốn góp, chứng khoán thì tổ chức nơi cá nhân góp vốn có trách nhiệm khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ chuyển nhượng vốn, thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
d.4) Trường hợp tổ chức khai thuế thay, nộp thuế thay theo quy định tại điểm d.1, d.2, d.3 khoản này đã giải thể, phá sản mà chưa thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân thì cá nhân có trách nhiệm khai thuế, nộp thuế theo quy định.
h) Tổ chức phát hành thực hiện thủ tục thay đổi danh sách thành viên góp vốn hoặc danh sách cổ đông trong trường hợp chuyển nhượng vốn mà không có chứng từ chứng minh cá nhân chuyển nhượng vốn đã hoàn thành nghĩa vụ thuế thì tổ chức phát hành khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân chuyển nhượng vốn theo quy định.
6. Người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế nơi chuyển đi trong trường hợp đến thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng người nộp thuế chưa hoàn thành thủ tục thay đổi địa chỉ trụ sở với cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký hợp tác xã hoặc cơ quan thuế nơi chuyển đến.

Theo quy định tại luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định:

Điều 156. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.

Vì vậy, trong trường hợp có khác biệt quy định giữa nghị định 126/2020/NĐ-CP và thông tư 111/2013/TT-BTC thì sẽ áp dụng quy định tại nghị định 126/2020/NĐ-CP vì là “văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn” và “văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau”

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

GMDN là gì?

GMDN là viết tắt của Global Medical Device Nomenclature có nghĩa là danh mục trang thiết bị y tế toàn cầu. Đây là tập hợp toàn diện các thuật ngữ, trong hệ thống phân cấp danh mục có cấu trúc, đặt tên và nhóm TẤT CẢ các sản phẩm thiết bị y tế bao gồm thiết bị cấy ghép, thiết bị y tế, vật tư tiêu hao và thiết bị chẩn đoán.

Mã GMDN giúp cho các cơ quan y tế và cơ quan quản lý, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nhà sản xuất và những người khác một hệ thống cho phép trao đổi thông tin thiết bị y tế và hỗ trợ sự an toàn của bệnh nhân

Ý nghĩa của mã GMDN? Mã GMDN giúp trao đổi dữ liệu giữa các nhà sản xuất, cơ quan quản lý và cơ quan y tế, trao đổi thông tin cảnh báo, hỗ trợ kiểm soát hàng tồn trong bệnh viện.

Mã GMDN được cung cấp bởi GMDN Agency tại địa chỉ https://gmdnagency.org/. Đây là mã không bắt buộc, chỉ áp dụng đối với các tổ chức tham gia GMDN Agency.

Ví dụ về mã GMDN

Thông tin ở dạng Mã GMDN gồm 5 chữ số được tham chiếu chéo đến Tên thuật ngữ và Định nghĩa được xác định chính xác. Ví dụ:
Tên trang thiết bị y tế: Dao mổ, dùng một lần
Mã GMDN: 47569
Định nghĩa GMDN: Một dụng cụ phẫu thuật thủ công, cầm tay, vô trùng, được cấu tạo dưới dạng một tay cầm và lưỡi dao mổ (không phải là bộ phận có thể thay thế) được người vận hành sử dụng để cắt hoặc bóc tách mô theo cách thủ công. Lưỡi dao thường được làm bằng hợp kim thép không gỉ cao cấp hoặc thép carbon và tay cầm thường được làm bằng nhựa. Đây là một thiết bị sử dụng một lần.

Như vậy, theo quy định về mã GMDN có tác dụng quản lý về thông tin trang thiết bị y tế theo quy ước chung của GMDN Agency.

Thực tế về việc quản lý trang thiết bị y tế

Hiện việc quản lý trang thiết bị y tế đang sử dụng nhiều phương thức định danh khác nhau (mã định danh duy nhất UDI, bộ danh pháp GMDN, tiêu chuẩn ISO…). Nhiều bệnh viện cũng xây dựng bộ mã định danh riêng, các nhà sản xuất, nhập khẩu thiết bị y tế cũng quản lý theo mã riêng. Hiện tại, Bộ Y Tế đang phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, nghiên cứu, xây dựng một bộ mã định danh thống nhất để quản lý nhà nước và quản lý nội bộ, hài hòa với quy định trên thế giới và truy xuất thiết bị y tế từ quá trình sản xuất đến hết vòng đời sử dụng. Tuy nhiên, hiện tại việc xây dựng bộ mã này đang trong quá trình hoàn thiện.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Thừa kế là việc người thừa kế nhận tài sản của người chết để lại. Vậy tài sản thừa kế có phải đóng thuế hay không? Trong bài viết này LVNLAW sẽ phân tích về các quy định liên quan tới thuế TNCN về thừa kế

Tài sản thừa kế có phải đóng thuế

Theo quy định tại thông tư 111/2013/TT-BTC về các loại thu nhập chịu thuế như sau:

Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
9. Thu nhập từ nhận thừa kế
Thu nhập từ nhận thừa kế là khoản thu nhập mà cá nhân nhận được theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật về thừa kế, cụ thể như sau:
a) Đối với nhận thừa kế là chứng khoán bao gồm: cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán; cổ phần của cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
b) Đối với nhận thừa kế là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh bao gồm: vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh; vốn trong doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân; vốn trong các hiệp hội, quỹ được phép thành lập theo quy định của pháp luật hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh nếu là doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân.
c) Đối với nhận thừa kế là bất động sản bao gồm: quyền sử dụng đất; quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất; quyền sở hữu nhà, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai; kết cấu hạ tầng và các công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai; quyền thuê đất; quyền thuê mặt nước; các khoản thu nhập khác nhận được từ thừa kế là bất động sản dưới mọi hình thức; trừ thu nhập từ thừa kế là bất động sản theo hướng dẫn tại điểm d, khoản 1, Điều 3 Thông tư này.
d) Đối với nhận thừa kế là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước như: ô tô; xe gắn máy, xe mô tô; tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy; thuyền, kể cả du thuyền; tàu bay; súng săn, súng thể thao.

Theo quy định này, việc nhận tài sản thừa kế phải đóng thuế TNCN. Tuy nhiên, theo quy định chỉ các loại tài sản có thể xác định được giá trị cụ thể (chứng khoán, phần vốn góp, bất động sản, tài sản có đăng ký). Các tài sản không thuộc đối tượng này thì không phải nộp thuế TNCN

Mức thuế TNCN từ thừa kế

Việc tính thuế TNCN từ thừa kế được quy định tại điều 16 thông tư 111/2013/TT-BTC, theo đó thu nhập tính thuế từ nhận thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng mỗi lần nhận:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 10%

Miễn thuế TNCN với tài sản thừa kế

Trong một số trường hợp, tài sản thừa kế được miễn thuế TNCN theo thông tư 111/2013/TT-BTC:

Điều 3. Các khoản thu nhập được miễn thuế
d) Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau.

Theo đó, có thể thấy được việc nhận thừa kế là bất động sản giữa người trong gia đình thì không phải đóng thuế TNCN.

Hồ sơ khai thuế TNCN từ thừa kế

Khi nhận tài sản thừa kế, người nhận tài sản có nghĩa vụ khai và nộp thuế. Hồ sơ khai thuế như sau:
Đối với trường hợp tài sản thừa kế là bất động sản: Tờ khai thuế thu nhập cá nhân mẫu số 03/BĐS-TNCN ban hành kèm theo phụ lục II thông tư 80/2021/TT-BTC
– Đối với trường hợp tài sản thừa kế không phải là bất động sản: Tờ khai thuế thu nhập cá nhân mẫu số 04/TKQT-TNCN ban hành kèm theo phụ lục II thông tư 80/2021/TT-BTC
– Bản sao giấy tờ pháp lý chứng minh quyền nhận thừa kế
– Hồ sơ xác định đối tượng được miễn thuế thu nhập cá nhân, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân, tạm thời chưa phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định

Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế: Theo điều 11 thông tư 80/2021/TT-BTC

Điều 11. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế
6. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế đối với các loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 45 Luật Quản lý thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp, trừ các trường hợp sau đây:
h) Cá nhân có thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế nơi khai lệ phí trước bạ.
7. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế đối với các khoản thu từ đất theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 45 Luật Quản lý thuế như sau:
đ.1) Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ về đất theo quy định tại cơ chế một cửa liên thông nơi có bất động sản.

Như vậy, nếu tài sản thừa kế là bất động sản, nộp hồ sơ khai thuế về cơ quan tiếp nhận hồ sơ về đất theo quy định tại cơ chế một cửa liên thông nơi có bất động sản. Nếu tài sản thừa kế không phải bất động sản, nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế nơi khai lệ phí trước bạ.

Thời điểm phát sinh nghĩa vụ thuế: Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ thừa kế là thời điểm cá nhân làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thừa kế, quà tặng (Khoản 3 điều 16 Thông tư 111/2013/TT-BTC)

Mã chương, mã tiểu mục khi nộp thuế

1. Đối với tài sản thừa kế là bất động sản
Mã chương: 757 (Hộ gia đình, cá nhân theo thông tư 324/2016/TT-BTC)
Mã Tiểu mục: 1006 (Thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản nhận thừa kế theo thông tư 324/2016/TT-BTC)

2. Đối với tài sản thừa kế không phải là bất động sản
Mã chương: 757 (Hộ gia đình, cá nhân theo thông tư 324/2016/TT-BTC)
Mã Tiểu mục: 1012 (Thuế thu nhập từ thừa kế trừ bất động sản theo thông tư 324/2016/TT-BTC)

Câu hỏi thường gặp

Tài sản khác không có đăng ký có phải nộp thuế TNCN hay không?

Theo quy định pháp luật nếu không có quy định thì không cần nộp thuế TNCN. Cụ thể, với các tài sản khác không được quy định sẽ không có quy định về xác định giá trị tài sản. Do vậy, các quy định pháp luật về TNCN hiện nay không quy định thuế TNCN thừa kế với các loại tài sản này.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy gồm các hoạt động nào? Điều kiện đáp ứng để kinh doanh các lĩnh vực này ra sao?

Kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy

Kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy gồm các hoạt động (có điều kiện) được quy định tại nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:

Điều 41. Điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
1. Cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là cơ sở kinh doanh), gồm: Doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chi nhánh, cơ sở trực thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; đơn vị sự nghiệp của các cơ quan, tổ chức; hộ kinh doanh.
2. Người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này phải có văn bằng hoặc Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy và là người có tên tại một trong các văn bản sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; văn bản thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo văn bản thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp.
Trường hợp người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh là người nước ngoài, đã có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy hoặc chứng chỉ hành nghề về phòng cháy và chữa cháy do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp thì phải có văn bản hợp pháp hóa lãnh sự.
3. Có cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy:
a) Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy: Có địa điểm hoạt động; phương tiện, thiết bị bảo đảm thực hiện tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy;
b) Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy: Có phòng thí nghiệm và thiết bị kiểm định được cơ quan có thẩm quyền công nhận chất lượng;
c) Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn chuyển giao công nghệ phòng cháy và chữa cháy; huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy: Có phương tiện, thiết bị bảo đảm thực hiện tư vấn chuyển giao công nghệ; phương tiện, thiết bị phục vụ huấn luyện, địa điểm tổ chức huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy;
d) Đối với cơ sở kinh doanh về thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy: Có phương tiện, thiết bị, máy móc bảo đảm cho việc thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy;
đ) Đối với cơ sở kinh doanh về sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy: Có địa điểm hoạt động; có nhà xưởng, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động sản xuất, lắp ráp, thử nghiệm phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy.
4. Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy, ngoài quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, phải có ít nhất 02 cá nhân có Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với lĩnh vực tư vấn theo quy định tại điểm b, điểm d khoản 3 Điều 43 Nghị định này; trong đó có ít nhất 01 cá nhân đảm nhiệm chức danh chủ trì thiết kế, thẩm định, giám sát về phòng cháy và chữa cháy.
5. Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy, ngoài quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, phải có ít nhất 02 cá nhân có chứng chỉ hành nghề theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 43 Nghị định này.
6. Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn chuyển giao công nghệ phòng cháy và chữa cháy; huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, ngoài quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, phải có ít nhất 01 người có trình độ đại học trở lên ngành phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ đại học trở lên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động và được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.
7. Đối với cơ sở kinh doanh về thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy, ngoài quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, phải có ít nhất 01 chỉ huy trưởng thi công được cấp Chứng chỉ hành nghề chỉ huy thi công về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 43 Nghị định này.
8. Đối với cơ sở kinh doanh về sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, ngoài quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, phải có ít nhất 01 người có trình độ đại học trở lên ngành phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ đại học trở lên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động và được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.
9. Đối với cơ sở kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng các quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
10. Các cá nhân quy định tại khoản 4, 5, 6, 7 và khoản 8 Điều này phải tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh dịch vụ của cơ sở đó.
Cá nhân đã sử dụng văn bằng, chứng chỉ để bảo đảm cho một cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy thì không được sử dụng văn bằng, chứng chỉ đó để bảo đảm cho cơ sở khác đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.

Hồ sơ xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy

– Văn bản đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC33 nghị định 136/2020/NĐ-CP)
– Văn bằng hoặc Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy của người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh
– Danh sách cá nhân có Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của cơ sở; có kèm theo Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy và quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của từng cá nhân;
– Văn bản chứng minh về điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh: Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê địa điểm hoạt động; bảng kê khai các phương tiện, thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh; Chứng chỉ công nhận chất lượng của phòng thí nghiệm và đánh giá hiệu chuẩn thiết bị kiểm định của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.

Thủ tục xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy

Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ để nghị xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy như trên tại cơ quan có thẩm quyền
– Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy cho cơ sở kinh doanh dịch vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy, cơ sở sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy; cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy được thành lập theo quyết định của cấp bộ; cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy có vốn đầu tư nước ngoài;
Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy cho cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn quản lý, trừ các cơ sở kinh doanh thuộc thẩm quyền của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy cho cơ sở (Mẫu số PC34). Trường hợp không cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do

Các loại văn bằng, chứng chỉ về phòng cháy chữa cháy được công nhận

1. Văn bằng về phòng cháy và chữa cháy:
a) Bằng tiến sĩ ngành phòng cháy và chữa cháy;
b) Bằng thạc sĩ và văn bằng trình độ tương đương ngành phòng cháy và chữa cháy;
c) Bằng cử nhân và văn bằng trình độ tương đương ngành phòng cháy và chữa cháy;
d) Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành phòng cháy và chữa cháy;
đ) Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành phòng cháy và chữa cháy.
2. Chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy:
a) Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy;
b) Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy: Chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; Chứng chỉ hành nghề tư vấn thẩm định về phòng cháy và chữa cháy; Chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy; Chứng chỉ hành nghề tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy; Chứng chỉ hành nghề chỉ huy thi công về phòng cháy và chữa cháy.

Điều kiện cấp chứng chỉ phòng cháy, chữa cháy

a) Cá nhân để được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phải qua bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.
Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy do cơ sở giáo dục có chức năng đào tạo nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy cấp và có giá trị sử dụng trên phạm vi toàn quốc;
b) Cá nhân để được cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định về phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng yêu cầu sau:
Có trình độ cao đẳng trở lên ngành phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ đại học trở lên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động và đã được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy;
Đã tham gia thực hiện tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định về phòng cháy và chữa cháy ít nhất 03 dự án, công trình đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
c) Cá nhân để được cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng yêu cầu sau:
Có trình độ cao đẳng trở lên ngành phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ đại học trở lên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động và đã được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy;
d) Cá nhân để được cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng yêu cầu sau:
Có trình độ trung cấp trở lên ngành phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ trung cấp trở lên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động và đã được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy;
Đã tham gia thực hiện giám sát thi công ít nhất 03 dự án, công trình đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; Có Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công.
đ) Cá nhân để được cấp Chứng chỉ hành nghề chỉ huy thi công về phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng yêu cầu sau:
Có trình độ trung cấp trở lên ngành phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ trung cấp trở lên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động và đã được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy;
Đã tham gia thực hiện thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy ít nhất 03 dự án, công trình đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

Hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy

Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy gồm 02 bộ cụ thể:
– Văn bản đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC30);
– Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC31);
– Văn bằng, chứng chỉ có liên quan đến nội dung đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy;
– 02 ảnh màu, cỡ 3×4 cm của cá nhân đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy.
Thời gian cấp phép: 7ngày làm việc
Cơ quan cấp phép: Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Các trường hợp nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được quy định tại Điều 28 Luật nuôi con nuôi 2010 gồm:
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau:
a) Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;
b) Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
c) Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;
d) Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;
đ) Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.
– Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi.
– Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam

Điều kiện nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Người nhận con nuôi phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật của nước nơi người nhận con nuôi thường trú và điều kiện theo quy định pháp luật Việt Nam

Điều kiện với người nhận con nuôi

Theo điều 14 và điều 29 Luật nuôi con nuôi 2010 gồm:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
– Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
– Có tư cách đạo đức tốt.

Điều kiện đối với người được nhận nuôi

Người được nhận nuôi phải đáo ứng điều kiện trong Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010 như sau:
– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi
– Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng

Thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

– Các cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc nhận nuôi gồm:
+ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;
+ Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
+ Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài đăng ký việc nuôi con nuôi của công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài. 

Hồ sơ nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Hồ sơ được lập thành 02 bộ, gồm:
– Đơn xin nhận con nuôi
– Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế
– Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam
– Bản điều tra về tâm lý, gia đình
– Văn bản xác nhận tình trạng sức khoẻ
– Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản
– Phiếu lý lịch tư pháp
– Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân
– Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh

Lưu ý: Các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài lập, cấp phải được:
– Hợp pháp hoá lãnh sự tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam, Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
– Dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật Việt Nam về chứng thực chữ ký.

Hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi

Hồ sơ được lập thành 03 bộ, gồm:
– Giấy khai sinh
– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp
– Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng
– Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập (đối với trẻ em bị bỏ rơi)
– Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết (đối với trẻ em mồ côi)
– Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích (đối với trẻ em mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích)
– Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự (đối với trẻ em mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự)

Thủ tục nhận nuôi con nuôi

1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi, Sở Tư pháp xem xét, giới thiệu trẻ em làm con nuôi (Trừ trường hợp nhận con nuôi đích danh).
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp, nếu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý thì ra thông báo cho Sở Tư pháp để làm thủ tục chuyển hồ sơ cho Bộ Tư pháp; trường hợp không đồng ý thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi, Bộ Tư pháp thực hiện các việc sau:
– Kiểm tra việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi, nếu hợp lệ thì lập bản đánh giá việc trẻ em Việt Nam đủ điều kiện được làm con nuôi nước ngoài;
– Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận nuôi con nuôi đang thường trú.
4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước có người nhận nuôi con nuôi thông báo về sự đồng ý của người nhận nuôi con nuôi đối với trẻ em được giới thiệu, xác nhận trẻ em sẽ được nhập cảnh và thường trú tại nước mà trẻ em được nhận làm con nuôi, Bộ Tư pháp thông báo cho Sở Tư pháp.
5. Sau khi nhận được thông báo của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.
6. Sở Tư pháp thông báo cho người nhận nuôi con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Xin chào luật sư, tôi có thắc mắc mong luật sư tư vấn giúp có phải hiện nay đã bỏ quy định về việc lập di chúc chung của vợ chồng? Bây giờ tôi và chồng tôi muốn lập di chúc chung thì có được không? Mong nhận được phản hồi sớm của luật sư.

Trả lời

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới LVNLAW, đối với vấn đề của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau: Bộ luật dân sự 1995 và 2005 đều ghi nhận và có quy định về di chúc chung của vợ chồng. Từ 01/01/2017 Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực thì đã bãi bỏ quy định về vấn đề này. 

Theo đó, có thể hiểu rằng di chúc được lập bởi cá nhân và thể hiện ý chí, mong muốn quyền định đoạt của cá nhân đó đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của họ, hơn nữa pháp luật chỉ quy định di chúc thể hiện ý chí của cá nhân mà không có quy định bắt buộc di chúc thể hiện ý chí của riêng một cá nhân. Mà vợ, chồng đều là cá nhân nên khi đó di chúc có thể thể hiện cả ý chí của cả vợ và chồng nhưng di chúc đó phải đáp ứng các điều kiện theo như quy định của pháp luật.

Hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể nào về việc cấm vợ chồng lập di chúc chung nhưng cũng không có quy định nào ghi nhận một cách rõ ràng về giá trị pháp lý của di chúc chung vợ chồng do đó để đảm bảo giá trị pháp lý của di chúc thì trường hợp này vợ chồng bạn có thể lập di chúc riêng nhưng tự nguyện ràng buộc nhau bằng quy định tại điều 661 Bộ luật dân sự về việc hạn chế phân chia di sản:

Điều 661. Hạn chế phân chia di sản
Trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.
Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm.

Như vậy, việc lập di chúc chung của vợ chồng của vợ chồng bạn có thể thực hiện gián tiếp bằng cách áp dụng theo cơ chế đồng sở hữutheo ý chí của người lập di chúc có thể xác định thời hạn của chia di sản là sau khi đồng chủ sở hữu cuối cùng chết hoặc tại thời điểm tất cả đồng chủ sở hữu cùng chết.


Tại Bản án dân sự sơ thẩm 33/2020/DS-PT ngày 19/05/2020 về tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất có nội dụng như sau:

“Ông H và bà T có chung với nhau 06 người con là Cao Thị Y, sinh năm 1970, Cao Ngọc K, sinh năm 1972, Cao Ngọc S, sinh năm 1974, Cao Ngọc H, sinh năm 1976, Cao Thị Kim T, sinh năm 1979, Cao Ngọc N, sinh năm 1981. Ngày 01/9/2003 ông H, bà T có lập bản di chúc chung của vợ chồng để chia đất cho các con. Tháng 12/2005 ông H bị bệnh chết; nay do anh H đối xử không tốt với bà T, nên bà đòi lại ½ diện tích 93,8 m2 đất chia cho anh H (= 46,9 m2) là phần đất trong di chúc chung của bà và ông H, vì phần di chúc chung của bà với ông H chưa có hiệu lực.
Anh H xin được trả cho bà T bằng tiền theo giá chuyển nhượng thực tế tại địa phương đã định giá; lý do, nếu trả cho bà T bằng đất, thì diện tích đất mà anh được hưởng thừa kế của ông H không đủ kích thước để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.”

Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang công nhận sự thỏa thuận của Bà Ngô Thị T với vợ chồng anh H.

Thừa kế là một chế định trong luật dân sự, thừa kế theo di chúc chung của vợ chồng là một vấn đề được quan tâm nhiều hiện nay, khi mà cha mẹ muốn để lại tài sản cho con, cháu. Di chúc được hiểu là văn bản thể hiện ý chí, nguyện vọng của một người trong việc định đoạt tài sản, chuyển dịch quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người khác sau khi chết.

Tại Điều 663 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung”. Theo đó, di chúc chung của vợ chồng được thiết lập trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ tài sản dựa trên sở hữu chung hợp nhất đối với tài sản của vợ chồng. Đây là sự thoả thuận của các bên không nhằm làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của bên kia mà nhằm thống nhất ý chí chung của hai bên vợ, chồng trong việc định đoạt tài sản chung cho bên thứ ba và phân định tài sản cho người thừa kế cũng như việc thực hiện các quyền khác của người lập di chúc. Tuy nhiên, muốn sửa đổi di chúc chung cần có sự đồng ý của hai bên, nếu không một bên sửa đổi thì chỉ có quyền sửa đổi phần tài sản thuộc sở hữu của mình.

Theo Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 thì: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết“. Do sự khó khăn trong quá trình thực hiện di chúc chung trên thực tế, Bộ luật dân sự năm 2015 không có quy định vợ chồng có được lập di chúc chung hay không. Có thể hiểu, quy định trên thể hiện di chúc là ý chí của cá nhân chứ không bắt buộc là ý chí của một cá nhân, từ đó nhận định luật không cấm việc lập di chúc chung của vợ chồng. Do đó, di chúc chung vẫn có hiệu lực khi đáp ứng các điều kiện như quy định tại Điều 630 về di chúc hợp pháp.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015 thì thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp này, vợ chồng ông H và bà T lập di chúc chung định đoạt tài sản, do ông H mất trước thì phần di chúc của ông trong di chúc chung đã phát sinh hiệu lực, phần di chúc của bà T thì chưa. Do đó, bà T chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình mà không có quyền thay đổi nội dung di chúc liên quan đến phần di sản của ông H đã được định đoạt trong di chúc chung trước đó. Tòa án công nhận thỏa thuận giữa bà T và anh H là hợp lý.

Như vậy, pháp luật không có quy định cấm việc lập di chúc chung vợ chồng, Tuy nhiên để có thể đảm bảo được tính khách quan và dễ dàng cho những người được hưởng di sản thừa kế thì vợ chồng không nên lập di chúc chung.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com