Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Thế nào là nhà ở xã hội?
Nhà ở xã hội theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật Nhà ở năm 2014 quy định: “Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật này”. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có nhiều dự án nhà ở xã hội như: CT3-CT4 Kim Chung, Ecohome Cổ Nhuế, Tòa 19T4 nhà ở xã hội Lucky House, Nhà ở xã hội AZ Thăng Long, Nhà ở xã hội Him Lam Thượng Thanh, Nhà ở xã hội Rise City Thượng Thanh,…
Đối tượng nào được hỗ trợ mua nhà ở xã hội
Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội được quy định tại Điều 49 Luật Nhà ở năm 2014. Cụ thể:
Điều 49. Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội Các đối tượng sau đây nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật này thì được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội: 1. Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; 2. Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn; 3. Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu; 4. Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị; 5. Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; 6. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân; 7. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; 8. Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật này; 9. Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập; 10. Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
Cùng với đó, khoản 1 Điều 50 quy định: “Hỗ trợ giải quyết cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội cho các đối tượng quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6, 7, 8 và 10 Điều 49 của Luật này; đối với đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 49 của Luật này thì chỉ được thuê nhà ở xã hội”.
Từ đó suy ra, những đối tượng được mua nhà ở xã hội bao gồm: – Người có công với cách mạng. – Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị. – Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp. – Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệ, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân. – Cán bộ, công chức, viên chức. – Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ. – Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
Điều kiện được hỗ trợ mua nhà ở xã hội
Điều 51. Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội 1. Đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này thì phải đáp ứng các điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập theo quy định sau đây: a) Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực; b) Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 49 của Luật này; c) Đối với đối tượng quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 49 của Luật này thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Đối với đối tượng quy định tại các khoản 1, 8, 9 và 10 Điều 49 của Luật này thì không yêu cầu phải đáp ứng điều kiện về thu nhập theo quy định tại điểm này.
Từ quy định trên, để được mua nhà ở xã hội cần đáp ứng những điều kiện sau: – Nằm trong các trường hợp sau: + Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình; hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích dưới 28m2 sàn/người tại đô thị, dưới 26m2 sàn/người tại nông thôn. + Chưa được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội. + Chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở tại nơi sinh sống, học tập. – Phải có đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú từ 01 năm trở lên tại nơi có nhà ở xã hội. – Các đối tượng là người có thu nhập thấp, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người lao động làm việc trong hoặc ngoài khu công nghiệp, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên.
Trình tự, thủ tục nộp hồ sơ mua nhà ở xã hội
Hồ sơ mua nhà ở xã hội: Hồ sơ mua nhà ở xã hội quy định tại Điều 22 Nghị định 100/2015/ND-CP sửa đổi, bổ sung bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP như sau:
Điều 22. Hồ sơ chứng minh đối tượng, điều kiện để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội 1. Các đối tượng được quy định tại Điều 49 của Luật Nhà ở chưa được hưởng các chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội khi xin hỗ trợ nhà ở xã hội phải có đơn đề nghị hỗ trợ nhà ở và giấy tờ chứng minh về đối tượng, cụ thể như sau: a) Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 49 của Luật Nhà ở phải có giấy tờ chứng minh về đối tượng theo quy định của pháp luật về người có công với cách mạng, xác nhận về thực trạng nhà ở và chưa được hỗ trợ nhà ở của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú cấp; b) Đối tượng quy định tại các Khoản 4, 5, 6, 7 Điều 49 của Luật Nhà ở thì phải có giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi đang làm việc về đối tượng và thực trạng nhà ở; c) Đối tượng quy định tại Khoản 8 Điều 49 của Luật Nhà ở thì phải có giấy xác nhận đã trả lại nhà ở công vụ do cơ quan quản lý nhà ở công vụ cấp; d) Đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 49 của Luật Nhà ở thì phải có xác nhận của cơ sở đào tạo nơi đối tượng đang học tập; đ) Đối tượng quy định tại Khoản 10 Điều 49 của Luật Nhà ở thì phải có bản sao có chứng thực chứng minh người đó có tên trong Danh sách thu hồi đất ở, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan có thẩm quyền, kèm theo giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người có nhà, đất bị thu hồi về việc chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở tái định cư. 2. Giấy tờ chứng minh về điều kiện cư trú như sau: a) Trường hợp đối tượng đăng ký xin mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội có đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà ở xã hội thì phải có bản sao có chứng thực hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký hộ khẩu tập thể tại địa phương đó; b) Trường hợp đối tượng đăng ký xin mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội không có hộ khẩu thường trú theo quy định tại Điểm a Khoản này thì phải có bản sao có chứng thực giấy đăng ký tạm trú; bản sao có chứng thực hợp đồng lao động có thời hạn từ một năm trở lên tính đến thời điểm nộp đơn hoặc hợp đồng không xác định thời hạn và giấy xác nhận (hoặc giấy tờ chứng minh) về việc có đóng bảo hiểm xã hội của cơ quan bảo hiểm tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người đó đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội. Trường hợp đối tượng làm việc cho chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố nơi có nhà ở xã hội mà việc đóng bảo hiểm thực hiện tại địa phương nơi đặt trụ sở chính thì phải có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đặt trụ sở chính về việc đóng bảo hiểm. 3. Giấy tờ chứng minh về điều kiện thu nhập như sau: a) Các đối tượng quy định tại Khoản 5, 6 và 7 Điều 49 của Luật Nhà ở phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị mà người đó đang làm việc về mức thu nhập thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; b) Các đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều 49 của Luật Nhà ở tự kê khai về mức thu nhập của bản thân và chịu trách nhiệm về thông tin tự kê khai. Sở Xây dựng liên hệ với Cục thuế địa phương để xác minh thuế thu nhập của các đối tượng này trong trường hợp cần thiết. 4. Các đối tượng quy định tại Điều 49 của Luật Nhà ở phải đáp ứng điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định tại Điều 51 của Luật Nhà ở, trường hợp có nhà ở thuộc sở hữu của mình thì diện tích nhà ở bình quân dưới 10 m2/người. 5. Bộ Xây dựng ban hành mẫu giấy tờ để thực hiện các quy định tại Điều này.
Theo đó, hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội bao gồm: – Đơn đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở theo mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 09/2021/TT-BXD. – Giấy tờ chứng minh về đối tượng được hưởng ưu đãi mua nhà ở xã hội: + Người có công với cách mạng: Dùng mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 09/2021/TT-BXD. + Người lao động làm việc trong hoặc ngoài khu công nghiệp: Dùng mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 09/2021/TT-BXD. Lưu ý: Trường hợp đã nghỉ việc thì theo mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này. + Hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thu nhập thấp: Dùng mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 09/2021/TT-BXD. + Người đã trả lại nhà công vụ: Dùng mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 09/2021/TT-BXD. + Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở mà chưa được Nhà ước bồi thường bằng nhà ở, đất ở: Dùng mẫu số 06 Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 09/2021/TT-BXD. – Giấy tờ chứng minh về điều kiện cư trú và đóng bảo hiểm xã hội: + Bản sao có chứng thực Sổ hộ khẩu/Giấy đăng ký hộ khẩu tập thể/Giấy xác nhận đăng ký tạm trú/Giấy xác nhận đóng bảo hiểm xã hội từ 01 năm trở lên/Giấy xác nhận thông tin về cư trú. – Giấy tờ chứng minh điều kiện thu nhập: + Người lao động làm việc trong hoặc ngoài khu công nghiệp, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, cán bộ, công chức, viên chức: Dùng mẫu số 08 Phụ lục 1 ban hành kèm Thông tư 09/2021/TT-BXD. Lưu ý: Trường hợp đã nghỉ việc dùng mẫu số 09 Phụ lục 1 ban hành kèm Thông tư này. + Người thu nhập thấp, hộ nghèo, hộ cận nghèo: Dùng mẫu số 09 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 09/2021/TT-BXD.
Trình tự xét duyệt hồ sơ mua nhà ở xã hội
Trình tự xét duyệt hồ sơ với dự án nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách
Bước 1: Sau khi khởi công dự án, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cung cấp các thông tin liên quan đến dự án để công bố công khai tại Cổng Thông tin điện tử của Sở Xây dựng tại địa phương nơi có dự án, đăng tải ít nhất 01 lần tại báo là cơ quan ngôn luận của chính quyền địa phương và công bố tại Sàn giao dịch bất động sản của chủ đầu tư. Bước 2: Trước khi thực hiện việc bán, cho thuê, cho thuê mua, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội báo cáo bằng văn bản về tổng số căn hộ sẽ bán, cho thuê, cho thuê mua và thời điểm bắt đầu bán, cho thuê, cho thuê mua cho Sở Xây dựng. Công bố công khai tại Cổng Thông tin điện tử của Sở Xây dựng tại địa phương nơi có dự án trong thời gian tối thiểu là 30 ngày làm việc kể từ thời điểm bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở tại dự án. Bước 3: Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu mua, thuê, thuê mua nộp hồ sơ cho chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Bước 4: Chủ đầu tư tập hợp danh sách người đăng ký, lập danh sách người dự kiến được giải quyết theo thứ tự ưu tiên cho Sở Xây dựng. Bước 5: Sở Xây dựng kiểm tra, sàng lọc những đối tượng không đủ điều kiện. Bước 6: Chủ đầu tư ký kết hợp đồng mua, cho thuê, cho thuê mua, lập danh sách những đối tượng trên gửi cho Sở Xây dựng để công bố công khai trong thời hạn 30 ngày.
Trình tự xét duyệt hồ sơ với nhà ở xã hội do hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng
Bước 1: Hộ gia đình, cá nhân báo cáo thông tin về dự án cho UBND cấp xã nơi xây dựng dự án nhà ở xã hội. Thông tin được công khai tại trụ sở UBND cấp xã. Bước 2: Người có nhu cầu mua, thuê, thuê mua nộp hồ sơ về chủ hộ đầu tư xây dựng nhà ở. Bước 3: Chủ hộ đầu tư xây dựng lập danh sách gửi về UBND cấp xã. Bước 4: UBND cấp xã sao hồ sơ, gửi Sở Xây dựng để kiểm tra, sàng lọc. Bước 5: UBND cấp xã thông báo cho chủ hộ đầu tư danh sách đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội. Bước 6: Người có nhu cầu mua, thuê, thuê mua ký kết hợp đồng với chủ hộ đầu tư.
Một người có được thuê mua nhiều nhà ở xã hội không?
Theo nguyên tắc cho thuê, mua nhà ở xã hội tại khoản 1 Điều 62 Luật Nhà ở năm 2014, trong cùng một thời gian, mỗi đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này chỉ được thuê hoặc thuê mua hoặc mua một nhà ở xã hội. Vậy nên, một người chỉ được thuê, thuê mua hoặc mua một nhà ở xã hội.
Sinh viên đại học thuê nhà ở xã hội có được giảm giá không?
Cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật Nhà ở năm 2014, đối với học sinh tại các trường dân tộc nội trú công lập thì không phải trả tiền thuê nhà ở và các dịch vụ trong quá trình sử dụng. Hay nói cách khác, sinh viên đại học khi thuê nhà ở xã hội vẫn phải trả tiền thuê nhà và đóng phí dịch vụ như các trường hợp thuê nhà ở xã hội khác.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Địa điểm kinh doanh đã đăng ký?
Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể là trụ sở chính của công ty, địa chỉ của các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Các địa chỉ này được thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngoài trụ sở chính phải lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh, Theo quy định tại khoản 5 Điều 45 Luật Doanh nghiệp năm 2020: “Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp phải thông báo địa điểm kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh”. Từ quy định trên cho thấy, việc thông báo địa điểm kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh là nghĩa vụ của doanh nghiệp. Vậy nên, việc đăng ký địa điểm kinh doanh là bắt buộc.
Mức phạt khi kinh doanh không đúng địa điểm đã đăng ký
Nếu search google thông thường nhiều website sẽ trích dẫn quy định mức phạt tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP như sau:
Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời hạn, địa bàn, địa điểm hoặc mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp.
Tuy nhiên, việc trích dẫn quy định này là không đúng. Tại khoản 4 điều 3 nghị định 98/2020/NĐ-CP có giải thích như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ Theo Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 4. “Giấy phép kinh doanh” gồm giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, văn bản xác nhận, các hình thức văn bản khác quy định các điều kiện mà cá nhân, tổ chức phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức đó theo quy định của pháp luật.
Do vậy, giấy phép kinh doanh ở đây là các loại giấy phép áp dụng với một số trường hợp kinh doanh hàng hóa có điều kiện. Việc kinh doanh không đúng địa điểm đã đăng ký có thể bị xử phạt theo 2 trường hợp sau:
1. Chậm thông báo thay đổi trụ sở chính (điều 49 nghị định 122/2021/NĐ-CP)
Điều 49. Vi phạm về thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp 1. Cảnh cáo đối với hành vi vi phạm thời hạn thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp từ 01 ngày đến 10 ngày. 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp từ 11 ngày đến 30 ngày. 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp từ 31 ngày đến 90 ngày. 4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp từ 91 ngày trở lên. 5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định. 6. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này trong trường hợp chưa thông báo thay đổi theo quy định; b) Buộc gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
2. Chậm thông báo thành lập địa điểm kinh doanh (Điều 54 nghị định 122/2021/NĐ-CP)
Điều 54. Vi phạm về thành lập, chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Kinh doanh ở địa điểm mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp (trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp) hoặc chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh) thực hiện hoạt động kinh doanh. Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế; b) Chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh; c) Chuyển trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện sang tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nơi chi nhánh, văn phòng đại diện đã đăng ký nhưng không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện chuyển đến. 2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Câu hỏi thường gặp
Chung cư có được phép kinh doanh?
Theo quy định của luật nhà ở, chung cư không được phép kinh doanh. Thực tế, một số trường hợp kinh doanh tại chung cư thường là chưa có đăng ký hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền phát hiện.
Trường hợp nào kinh doanh không cần đăng ký?
Một số trường hợp kinh doanh không thường xuyên, cố định thì không cần đăng ký kinh doanh. Xem thêm tại kinh doanh không cần đăng ký.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Dạo gần đây mình thấy nhiều bạn hỏi về thủ tuc nhập bát, đĩa, chai, lọ… Sau đây LVNLAW sẽ chia sẻ thông tin để mọi người có thể làm thủ tục này, hy vọng những chia sẻ tại đây sẽ giúp ích cho người đọc
Bao bì thực phẩm là gì? Công bố hợp quy hay công bố phù hợp
Đầu tiên phải hiểu, bao bì thực phẩm là gì và phải công bố hợp quy hay công bố phù hợp? Theo nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về việc tự công bố thực phẩm như sau:
Điều 4. Tự công bố sản phẩm 1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) trừ các sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 6 Nghị định này.
Như vậy, trong trường hợp này đối với bao bì thực thẩm doanh nghiệp sẽ tiến hành tự công bố sản phẩm.
Công bố hợp quy và tự công bố
– Công bố hợp quy: Là dựa trên các quy chuẩn có sẵn. Đối với các sản phẩm bao bì thực phẩm đều có QCVN đi kèm để đánh giá chất lượng. – Tự công bố: Doanh nghiệp tự kiểm nghiệm tại các đơn vị có thẩm quyền và tự đảm bảo về chất lượng sản phẩm do mình tự công bố
Các quy chuẩn kỹ thuật của bao bì thực phẩm
Các bạn hãy tham khảo các quy chuẩn sau để hiểu rằng sản phẩm của mình cần phải thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật nào nhé: QCVN 12-1 : 2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vê sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. QCVN 12-2:2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vê sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. QCVN 12-3 : 2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vê sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. QCVN 12-4:2015/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vê sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng thủy tinh, gốm, sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Tuy nhiên, trước khi các bạn đọc các quy chuẩn trên, để tránh câu hỏi thế nào là lòng nông, lòng sâu mình khuyên các bạn hãy đọc quyết định 46/2007/QĐ–BYT để hiểu rõ các khái niểm trong QCVN cụ thể:
4.11. Dụng cụ chứa đựng thực phẩm là dụng cụ được dùng với mục đích để chuẩn bị, nấu nướng, phục vụ bữa ăn và bảo quản thực phẩm hoặc đồ uống. 4.12. Dụng cụ dùng để nấu là dụng cụ dùng để đun nóng khi chế biến thực phẩm và đồ uống bằng phương pháp gia nhiệt thông thường hoặc vi sóng. 4.13. Dụng cụ bằng gốm là dụng cụ dùng để chứa đựng thực phẩm bao gồm các dụng cụ được làm bằng sứ, đất nung. 4.14. Dụng cụ chứa đựng có lòng nông phẳng là dụng cụ bằng gốm hoặc thủy tinh có độ sâu bên trong không quá 25 mm được đo từ điểm sâu nhất đến bề mặt ngang đi qua điểm tràn. 4.15. Dụng cụ chứa đựng bằng gốm có lòng sâu là dụng cụ bằng gốm có độ sâu bên trong lớn hơn 25 mm được đo từ điểm sâu nhất đến bề mặt ngang đi qua điểm tràn. Dụng cụ chứa đựng có lòng sâu được chia làm các nhóm: – Cỡ nhỏ: có dung tích nhỏ hơn 1,1 lít; – Cỡ lớn: có dung tích từ 1,1 lít đến 3 lít; – Dùng để bảo quản: có dung tích từ 3 lít trở lên; – Cốc, chén: dụng cụ bằng gốm cỡ nhỏ có lòng sâu (có dung tích khoảng 240 ml) thường được sử dụng để đựng đồ uống như cà phê, chè ở nhiệt độ cao. 4.16. Dụng cụ chứa đựng bằng thủy tinh có lòng sâu là dụng cụ bằng thủy tinh có độ sâu bên trong lớn hơn 25 mm được đo từ điểm sâu nhất đến bề mặt ngang đi qua điểm tràn. Dụng cụ chứa đựng có lòng sâu được chia làm các nhóm: – Cỡ nhỏ: có dung tích nhỏ hơn 600 ml; – Cỡ lớn: có dung tích từ 600 ml đến 3 lít; – Dùng để bảo quản: có dung tích từ 3 lít trở lên.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Đối với một số trường hợp khách hàng có nhu cầu chấm dứt hiệu lực mã số thuế của cá nhân có hai mã số thuế. Trong bài viết này LVNLAW sẽ hướng dẫn đầy đủ cách thức để chấm dứt hiệu lực mã số thuế cá nhân.
Tra cứu cơ quan quản lý mã số thuế
Khách hàng truy cập http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp và chọn phần “Thông tin về người nộp thuế TNCN” nhập thông tin Số chứng minh thư/Thẻ căn cước và mã xác nhận rồi chọn tra cứu. Màn hình tra cứu như sau:
Tại phần “Cơ quan thuế” là cơ quan thuế quản lý mã số thuế cá nhân của khách hàng (nơi thực hiện hủy mã số thuế). Sau khi xác định được nơi nộp hồ sơ chúng ta chuẩn bị hồ sơ để hủy mã số thuế. Lưu ý đối với trường hợp cá nhân có 2 mã số thuế thì sẽ hủy mã số thuế có ngày cấp sau.
Hồ sơ hủy mã số thuế cá nhân
Hồ sơ hủy mã số thuế cá nhân theo mẫu 24/ĐK-TCT tại thông tư 105/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính như sau:
Mẫu số: 24/ĐK-TCT (Ban hành kèm theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020 của Bộ Tài chính)
TÊN NGƯỜI NỘP THUẾ ——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Số: ……………
…., ngày … tháng … năm ….
THÔNG BÁO Đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế
1. Tên người nộp thuế (ghi theo tên NNT đã đăng ký thuế hoặc đăng ký doanh nghiệp): 2. Mã số thuế: ……………………………………………………………………………………. 3. Địa chỉ trụ sở (ghi theo địa chỉ trụ sở của tổ chức đã đăng ký thuế hoặc của doanh nghiệp, hợp tác xã đã đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã): ……………………………………………….. 4. Địa chỉ kinh doanh (ghi địa chỉ kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã đăng ký thuế): ………………………………………………………… 5. Lý do chấm dứt hiệu lực mã số thuế: …………………………………………………………………. 6. Hồ sơ đính kèm: …………………………………………………………………………………………………………………
Người nộp thuế cam kết về tính chính xác, trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của văn bản này./.
Nơi nhận: – CQT quản lý; – Lưu: VT
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Ghi chú: Người nộp thuế là tổ chức không phải đóng dấu khi đăng ký thuế và hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không phải đóng dấu vào văn bản này.
Cách thức nộp hồ sơ hủy mã số thuế cá nhân
Theo quy định tại điều 6 thông tư 105/2020/TT-BTC và điều 41 luật quản lý thuế 2019 quy định về việc nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế như sau:
Điều 6. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế 1. Hồ sơ của người nộp thuế Hồ sơ đăng ký thuế gồm hồ sơ đăng ký thuế lần đầu; hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế; thông báo tạm ngừng hoạt động, kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động sau tạm ngừng hoạt động, kinh doanh trước thời hạn; hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế; hồ sơ khôi phục mã số thuế được tiếp nhận theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 41 Luật Quản lý thuế.
Thông tư 105/2020/TT-BTC
Điều 41. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính, cơ quan thuế trong việc đăng ký thuế … 2. Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế của người nộp thuế qua các hình thức sau: a) Nhận hồ sơ trực tiếp tại cơ quan thuế; b) Nhận hồ sơ gửi qua đường bưu chính; c) Nhận hồ sơ điện tử qua cổng giao dịch điện tử của cơ quan thuế và từ hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh.
Luật quản lý thuế 2019
Như vậy, người nộp thuế có thể lựa chọn các cách để nộp hồ sơ theo quy định trên. Nhiều trường hợp đối với người nộp thuế ở xa cơ quan thuế có thể lựa chọn hình thức hủy mã số thuế cá nhân qua đường bưu chính.
Hủy mã số thuế cá nhân online
Hiện tại, việc hủy mã số thuế cá nhân online chưa thể thực hiện được. Do vậy, khách hàng vui lòng thực hiện trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc thực hiện hồ sơ qua đường bưu chính.
Trường hợp khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ hủy mã số thuế cá nhân có thể liên hệ LVNLAW theo các kênh bên dưới để được hỗ trợ một cách tốt nhất.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Xin hỏi quý công ty hiện nay pháp luật quy định như thế nào về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với các doanh nghiệp? Thời gian chậm nhất để khai thuế là bao nhiêu ngày, tính từ thời điểm nảo?
Trả lời
Theo quy định tại điều 44 của luật quản lý thuế 2019 thời hạn nộp hồ sơ khai thuế được quy định như sau:
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
Điều 44. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế 1. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai theo tháng, theo quý được quy định như sau: a) Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng; b) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý. 2. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định như sau: a) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm; b) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế; c) Chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề đối với hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh. 3. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế. 4. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng hoặc tổ chức lại doanh nghiệp chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày xảy ra sự kiện. 5. Chính phủ quy định thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; tiền sử dụng đất; tiền thuê đất, thuê mặt nước; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; lệ phí trước bạ; lệ phí môn bài; khoản thu vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; báo cáo lợi nhuận liên quốc gia. 6. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định của Luật Hải quan. 7. Trường hợp người nộp thuế khai thuế thông qua giao dịch điện tử trong ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế mà cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế gặp sự cố thì người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế, chứng từ nộp thuế điện tử trong ngày tiếp theo sau khi cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế tiếp tục hoạt động.
Ngoài ra, tại điều 86 thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn cách tính thời hạn thực hiện thủ tục hành chính về thuế như sau:
Điều 86. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế và thời hạn nộp thuế Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 44 Luật Quản lý thuế và Điều 10 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP. Thời hạn nộp thuế được thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 55 Luật Quản lý thuế và Điều 18 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP. Trường hợp thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế trùng với ngày nghỉ theo quy định thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế được tính là ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó theo quy định tại Bộ Luật dân sự.
Như vậy, một số trường hợp thời hạn cuối cùng của ngày nộp tờ khai trùng với ngày nghỉ thì thời hạn sẽ là ngày làm việc tiếp theo của ngày đó
Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế
1. Người nộp thuế không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế đúng thời hạn do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ thì được thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp gia hạn nộp hồ sơ khai thuế. 2. Thời gian gia hạn không quá 30 ngày đối với việc nộp hồ sơ khai thuế tháng, khai thuế quý, khai thuế năm, khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế; 60 ngày đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế kể từ ngày hết thời hạn phải nộp hồ sơ khai thuế. 3. Người nộp thuế phải gửi đến cơ quan thuế văn bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế trước khi hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, trong đó nêu rõ lý do đề nghị gia hạn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn nơi phát sinh trường hợp được gia hạn quy định tại khoản 1 Điều này. 4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, cơ quan thuế phải trả lời bằng văn bản cho người nộp thuế về việc chấp nhận hay không chấp nhận việc gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.
Khai bổ sung hồ sơ khai thuế
1. Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra. 2. Khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã công bố quyết định thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế thì người nộp thuế vẫn được khai bổ sung hồ sơ khai thuế; cơ quan thuế thực hiện xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại Điều 142 và Điều 143 của Luật này. 3. Sau khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế thì việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế được quy định như sau: a) Người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ khai thuế đối với trường hợp làm tăng số tiền thuế phải nộp, giảm số tiền thuế được khấu trừ hoặc giảm số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn và bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại Điều 142 và Điều 143 của Luật này; b) Trường hợp người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế có sai, sót nếu khai bổ sung làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được khấu trừ, tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn thì thực hiện theo quy định về giải quyết khiếu nại về thuế. 4. Hồ sơ khai bổ sung hồ sơ khai thuế bao gồm: a) Tờ khai bổ sung; b) Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan. 5. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Quy định tại nghị quyết 09/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của HĐND TP Hà Nội và Quyết định số 5742/QĐ-UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt dự án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025.
Năm 2023, Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội là đơn vị được UBND Thành phố Hà Nội và Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội giao đầu mối triển khai thực hiện chương trình “Hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số cho các doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2022” hỗ trợ kinh phí dịch vụ chứng thực 01 chữ ký số và khởi tạo, cài đặt phần mềm hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2023. Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội đã triển khai đấu thầu và lựa chọn đơn vị thực hiện hỗ trợ là Liên danh Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội – Tổng Công ty dịch vụ viễn thông – Công ty Cổ phần Bkav (Liên danh VNPT VINAPHONE – VIETTEL – BKAV).
Theo đó, doanh nghiệp không phải chịu bất kỳ một chi phí nào khi đăng ký tham gia chương trình. Doanh nghiệp sau đăng ký nhận được: – Một chữ ký số sử dụng trong vòng 1 năm – 500 số hóa đơn điện tử
Thủ tục đăng ký nhận chữ ký số và hóa đơn điện tử
Khi doanh nghiệp mới thành lập sẽ nhận được tài liệu hướng dẫn về việc nhận chữ ký số và hóa đơn trong file kết quả kèm theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi thành lập. Cụ thể:
Theo đó, doanh nghiệp liên hệ trực tiếp các đơn vị cung cấp theo thông tin trên và đăng ký thực hiện. Ngoài ra, khi đăng ký doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ gồm: – 01 đơn đăng ký sử dụng dịch vụ + 01 đơn đề nghị nhận hỗ trợ + 01 biên bản bàn giao theo mẫu (ký và đóng dấu) – 01 bản sao hợp lệ Đăng ký kinh doanh, Giấy đăng ký thuế hoặc Quyết định thành lập. (Trường hợp Đăng ký kinh doanh và Đăng ký thuế là một thì chỉ cần một loại) – 01 bản sao hợp lệ CMND/hộ chiếu/CCCD của người đại diện pháp luật (photo đóng dấu)
Doanh nghiệp có thể trực tiếp liên hệ các đơn vị (đã nêu ở trên) để được hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ (form riêng từng đơn vị). Tham khảo form mẫu của BKAV dưới đây.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Khí cười là gì?
Khí cười hay còn được biết đến dưới tên khoa học là khí N2O có tên là Dinito Monoxit. Trong đời sống, khí N2O thường được biết đến rộng rãi hơn với cái tên khí cười – một loại cảm giác thường gặp ở những người sử dụng bóng cười. Tuy nhiên, trên thực tế, bên cạnh được biết đến là khí cười, khí N2O còn được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực y tế và công nghiệp. Nhưng không được sử dụng với mục đích giải trí.
Khí N2O được định nghĩa là một loại khí nguy hiểm với khả năng phát sinh ra ảo giác. Tuy nhiên, do không nằm trong danh mục tiền chất gây nghiện và chất hướng thần nên N2O hiện vẫn nằm ngoài vòng pháp luật, người sử dụng bóng cười không bị coi là vi phạm pháp luật. Nhưng đứng trước những ảnh hưởng của bóng cười đến sức khỏe, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên sử dụng bóng cười với mục đích giải trí.
Công dụng của khí N2O trong cuộc sống
Khí N2O được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày ví dụ như công nghiệp, y tế và giải trí. Cụ thể:
Trong lĩnh vực công nghiệp: + Sử dụng trong công nghệ đóng gói thực phẩm, dược phẩm. Được sử dụng như một loại khí trơ bơm vào bao bì nhằm bảo quản thực phẩm, dược phẩm. + Làm bông kem tươi đã chế biến. + Dùng trong các thí nghiệm và phân tích, giám sát chất thải môi trường trong môi trường công nghiệp, phân tích tạp chất vi lượng,… + Được sử dụng trong tạo hỗn hợp khí hiệu chuẩn cho các ngành công nghiệp hóa dầu, sản xuất nito lỏng. + Được sử dụng để tăng năng suất cho các động cơ xe. Ngoài ra, N2O còn được dùng như 1 loại chất oxi hóa trong tên lửa. + Sử dụng trong các máy AAS, máy phân tích kim loại nặng. + Trong sản xuất các chất bán dẫn, khí N20 là nguồn oxy cho những các hóa chất lắng đọng hơi (CVD) của chất oxynitride silicon (pha tạp hoặc undoped) hoặc silicon)…
Trong lĩnh vực y tế: + Được dùng làm chất giảm đau thường được sử dụng chung với các khí khác tạo thành hỗn hợp (Ví dụ: N2O 50%/O2 50%) hay nguyên chất dùng để gây mê. + Được sử dụng để làm các phẫu thuật Cryo (lạnh sâu). Khí N2O trong y tế đã được chứng minh có hiệu quả trong 1 số biện pháp để cai nghiện rượu. + Là một thành phần quan trọng trong các loại thuốc an thần.
Bên cạnh những công dụng trên, khí N2O còn được sử dụng nhiều trong lĩnh vực giải trí với tác dụng khiến người dùng cảm thấy hưng phấn, vui vẻ. Tuy nhiên, Bộ Y tế đã đưa ra cảnh báo về việc sử dụng khí cười quá lâu có thể gây ra các rối loạn như: cảm giác châm chích ở đầu chi và đi đứng loạng choạng; các rối loạn khí sắc, rối loạn trí nhớ, rối loạn giấc ngủ; các rối loạn nhịp tim và hạ huyết áp, thiếu máu, thiếu B12,…. Thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Ví dụ như trường hợp 7 người tử vong do sử dụng bóng cười trong đêm nhạc hội “Du hành tới mặt trăng – Trip to the moon” đêm ngày 16/9/2018.
Có được kinh doanh khí N2O tại Việt Nam không?
Để biết có thể kinh doanh khí N2O tại Việt Nam hay không, ta đi từ 03 lĩnh vực khí N2O được sử dụng: y tế, công nghiệp và giải trí.
Trong lĩnh vực công nghiệp, căn cứ theo Phụ lục 2 Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp ban hành kèm theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP, khí N2O nằm tại số thứ tự 120. Vậy nên, trong lĩnh vực công nghiệp, khí N2O chỉ bị hạn chế sản xuất, kinh doanh chứ không bị cấm sản xuất, kinh doanh. Vậy nên, có thể kinh doanh khí N2O tại Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp.
Trong lĩnh vực y tế, căn cứ theo danh mục chất ma túy, tiền chất ma túy, chất hướng thần quy định tại Nghị định 73/2018/NĐ-CP, Nghị định 60/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 73/2018/NĐ-CP và Thông tư 47/2017/TT-BYT, khí N2O không có mặt trong danh mục chất ma túy, tiền chất ma túy, chất hướng thần. Vậy nên, khí N2O vẫn được sử dụng trong lĩnh vực y tế và có thể kinh doanh khí N2O tại Việt Nam trong lĩnh vực y tế.
Trong lĩnh vực giải trí, hiện không có quy định về việc cấm sử dụng khí cười trong giải trí, cũng như không có quy định xử phạt về việc sử dụng hay tổ chức sử dụng khí cười. Vậy nên, việc sử dụng và kinh doanh khí cười không phải là hành vi bị pháp luật cấm. Vậy nên, có thể kinh doanh khí N2O tại Việt Nam trong lĩnh vực giải trí.
Trình tự, thủ tục để kinh doanh khí N2O tại Việt Nam
Căn cứ trên Công văn 2954/BYT-KCB phúc đáp công văn 5051/UBND-KGVX, Bộ Y tế khẳng định khí N2O hiện thuộc quản lý của Bộ Công thương, Bộ Y tế hiện không tiếp nhận hồ sơ thuốc, trang bị y tế có thành phần khí N2O. Tuy nhiên, công văn này cũng khẳng định khí N2O được sử dụng cho mục đích công nghiệp, không phải cho người.
Phúc đáp Công văn số 5051/UBND-KGVX ngày 17/10/2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc khuyến cáo tác hại khí N2O và tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh, lưu hành khí N2O, Bộ Y tế có ý kiến như sau:
Khí N2O thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương quy định tại số thứ tự 120 Phụ lục số 02 Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất. Như vậy, khí N2O chỉ được phép để mua bán, sản xuất với mục đích sản xuất công nghiệp không được cấp phép để mua bán, sản xuất với mục đích sử dụng cho người.
Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 64 Luật hóa chất, Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế và Nghị định số 91/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 47/2017/TT-BYT ngày 22/12/2017 về Danh mục hóa chất cấm sử dụng và hạn chế phạm vi sử dụng trong chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế tại Việt Nam, tuy nhiên trong Danh mục hóa chất ban hành kèm theo Thông tư số 47/2017/TT-BYT không có khí N2O. Hiện tại, Bộ Y tế chưa tiếp nhận hồ sơ thuốc, trang thiết bị y tế có thành phần khí N2O.
Trước những tác hại do việc người dân tự ý sử dụng khí N2O như một chất kích thích có thể dẫn đến tử vong, Bộ Y tế nhất trí với đề nghị của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc không được sử dụng khí N2O với mục đích vui chơi giải trí vì khí này làm thay đổi trạng thái tâm thần kinh và đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội tiếp tục chỉ đạo công tác truyền thông về tác hại của khí này đối với sức khỏe con người.
Trên đây là ý kiến của Bộ Y tế kính chuyển đến Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội để nghiên cứu và chỉ đạo triển khai thực hiện./.
Để có thể kinh doanh khí N2O tại Việt Nam, cơ sở sản xuất, kinh doanh cần phải có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.
Xử phạt hành vi sử dụng, bán bóng cười
Theo quy định tại khoản 6 Điều 17 Nghị định 71/2019/NĐ-CP, hành vi sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp mà không có Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp có thể bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
Quay trở lại với vấn đề kinh doanh khí cười có bị xử phạt hay không? Trước tiên, bạn hoàn toàn có thể kinh doanh khí N2O tại Việt Nam với mục đích giải trí do không có quy định về việc cấm kinh doanh khí cười với mục đích giải trí tại Việt Nam. Tuy nhiên, khí cười được liệt kê vào danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp và để có thể kinh doanh khí cười cần phải có Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp. Hay nói cách khác, bất kể bạn kinh doanh khí cười vào mục đích công nghiệp, y tế hay giải trí, bạn đều phải xin Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp. Và với những điều kiện được đặt ra, một cơ sở kinh doanh khí cười với mục đích giải trí sẽ không thể đạt đủ điều kiện kinh doanh khí N2O và không được cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.
Vậy nên, mặc dù khi kinh doanh khí cười, bạn không bị xử phạt vì hành vi kinh doanh khí cười nhưng có thể bị xử phạt vì hành vi kinh doanh khí cười mà không có Giấy phép với mức phạt từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Website thương mại điện tử bán hàng với website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thường được gọi tắt là trang bán hàng và trang thương mại điện tử. Điểm đặc biệt của những trang bán hàng điện tử này là mua bán thực hiện trực tuyến, không cần phải ra cửa hàng, hàng hóa sau đó sẽ được gửi mà địa chỉ người mua yêu cầu, mọi giao dịch thanh toán đều thực hiện online. Tuy nhiên, giữa website thương mại điện tử bán hàng với website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử vẫn tồn tại nhưng khác biệt. Cụ thể:
Về mặt định nghĩa
Website thương mại điện tử bán hàng được quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 52/2013/NĐ-CP như sau: “Website thương mại điện tử bán hàng là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình”.
Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử được quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 52/2013/NĐ-CP là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các loại sau: sàn giao dịch thương mại điện tử; website đấu giá trực tuyến; website khuyến mại trực tuyến; các loại website khác do Bộ Công Thương quy định. Trong đó, sàn giao dịch thương mại điện tử được hiểu là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đ; website khuyến mại trực tuyến là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác theo các điều khoản của hợp đồng dịch vụ khuyến mại; website đấu giá trực tuyến là website thương mại điện tử cung cấp giải pháp cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tổ chức đấu giá cho hàng hóa của mình trên đó.
Về mặt bản chất
Từ quy định về website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử cho thấy, website thương mại điện tử bán hàng là website do thương nhân tự lập ra để buôn bán, giao dịch hàng hóa, dịch vụ do chính thương nhân đó tạo ra. Còn website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử do một thương nhân lập ra, cung cấp môi trường cho thương nhân khác thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ.
Có thể hiểu đơn giản, website thương mại điện tử bán hàng là thương nhân tự buôn bán tại cửa hàng của mình. Còn website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là thương nhân bán hàng tại một địa điểm tập trung với thương nhân thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là người quản lý.
Về mặt mục đích
Là tiêu chí phái sinh từ sự khác biệt giữa website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, mục đích của việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng là nhằm cung cấp hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng cho chính hàng hóa, dịch vụ của mình. Việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng sẽ phát sinh ra 02 loại website: website thương mại điện tử bán hàng có dịch vụ đặt hàng, thanh toán và website thương mại điện tử không bao gồm dịch vụ đặt hàng, thanh toán. Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, một website thương mại điện tử bán hàng được định nghĩa là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình nhằm cung ứng một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán, cung ứng hàng hóa dịch vụ từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng. Theo quy định này, website thương mại điện tử bán hàng bất kể có bao gồm dịch vụ giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng hay không đều phải thông báo với Bộ Công thương. Tuy nhiên, trên thực tế, các website thương mại điện tử bán hàng chỉ nhằm mục đích trưng bày hàng hóa không phát sinh nghĩa vụ phải thông báo với Bộ Công thương.
Đối với website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, mục đích của website nhằm cung cấp môi trường cho các thương nhân khác thực hiện hoạt động mua bán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ. Chính vì vậy, một website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử yêu cầu toàn bộ quá trình mua bán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ đều phải thực hiện trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.
Về mặt quản lý Nhà nước
Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Nghị định 52/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 10 Nghị định 08/2018/NĐ-CP:
Điều 52. Điều kiện thiết lập website thương mại điện tử bán hàng Các thương nhân, tổ chức, cá nhân được thiết lập website thương mại điện tử bán hàng nếu đáp ứng các điều kiện sau: 1. Là thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân. 2. Có website với tên miền hợp lệ và tuân thủ các quy định về quản lý thông tin trên Internet. 3. Đã thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng theo quy định tại Điều 53 Nghị định này.
Từ quy định trên, điều kiện thiết lập website thương mại điện tử bán hàng bao gồm: – Là thương nhân, tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật, đã được cấp mã số thuế. – Có website với tên miền hợp lệ và tuân thủ các quy định về quản lý thông tin trên internet. – Đã thông báo với Bộ Công thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng.
Hay nói cách khác, việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng gắn liền với việc thông báo website thương mại điện tử bán hàng với Bộ Công thương. Bản chất của việc thông báo là thương nhân thiết lập website thương mại điện tử bán hàng tự cam kết với Bộ Công thương, việc hoạt động của website chỉ cần Bộ Công thương biết, không cần trải qua kiểm tra hay thẩm định của Bộ Công thương.
Còn đối với website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, điều kiện thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử được quy định tại Điều 54 Nghị định 52/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 08/2018/NĐ-CP. Cụ thể:
Điều 54. Điều kiện thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử Thương nhân, tổ chức được thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử quy định tại Mục 2, 3 và 4 Chương III Nghị định này khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: 1. Là thương nhân, tổ chức có ngành nghề kinh doanh hoặc chức năng, nhiệm vụ phù hợp. 2. Có website với tên miền hợp lệ và tuân thủ các quy định về quản lý thông tin trên Internet. 3. Có đề án cung cấp dịch vụ trong đó nêu rõ các nội dung sau: a) Mô hình tổ chức hoạt động, bao gồm hoạt động cung cấp dịch vụ, hoạt động xúc tiến, tiếp thị dịch vụ cả trong và ngoài môi trường trực tuyến. b) Cấu trúc, tính năng và các mục thông tin chủ yếu trên website cung cấp dịch vụ. c) Phân định quyền và trách nhiệm giữa thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với các bên sử dụng dịch vụ. 4. Đã đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và được Bộ Công Thương xác nhận đăng ký theo quy định tại Điều 55 và 58 Nghị định này.
Từ quy định trên cho thấy, việc thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử đi kèm với việc đăng ký thiết lập website với Bộ Công thương. Bản chất việc đăng ký sẽ có quy định chặt chẽ hơn so với việc thông báo thiết lập website khi phải vượt qua thẩm định của Bộ Công thương.
Về mặt chủ thể có quyền thiết lập website
Cũng từ quy định tại Điều 52 và Điều 54 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, chủ thể có quyền thiết lập website thương mại điện tử bán hàng là thương nhân, tổ chức, cá nhân. Trong khi đó, chủ thể có quyền thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử chỉ có thương nhân và tổ chức. Điều này được thể hiện thông qua quy định tại Điều 52 và Điều 54 Nghị định 52/2013/NĐ-CP như sau:
Điều 52. Điều kiện thiết lập website thương mại điện tử bán hàng Các thương nhân, tổ chức, cá nhân được thiết lập website thương mại điện tử bán hàng nếu đáp ứng các điều kiện sau: …”
Điều 54. Điều kiện thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử Thương nhân, tổ chức được thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử quy định tại Mục 2, 3 và 4 Chương III Nghị định này khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: …
Về mặt điều kiện thiết lập website
Điều kiện thiết lập website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử được quy định lần lượt tại Điều 52 và Điều 54 ghị định 52/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Nghị định 08/2018/NĐ-CP. Trong đó, điều kiện thiết lập website thương mại điện tử bán hàng là: – Là thương nhân, tổ chức, cá nhân đã được cấp mã số thuế. – Có website với tên miền hợp lệ và tuân thủ các quy định về quản lý thông tin trên internet. – Đã thông báo với Bộ Công thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng.
Còn điều kiện thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là: – Là thương nhân, tổ chức có ngành nghề kinh doanh hoặc chức năng, nhiệm vụ phù hợp. – Có website với tên miền hợp lệ và tuân thủ các quy định về quản lý thông tin trên Internet. – Có đề án cung cấp dịch vụ trong đó nêu rõ các nội dung sau: + Mô hình tổ chức hoạt động, bao gồm hoạt động cung cấp dịch vụ, hoạt động xúc tiến, tiếp thị dịch vụ cả trong và ngoài môi trường trực tuyến. + Cấu trúc, tính năng và các mục thông tin chủ yếu trên website cung cấp dịch vụ. + Phân định quyền và trách nhiệm giữa thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với các bên sử dụng dịch vụ. – Đã đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và được Bộ Công Thương xác nhận đăng ký theo quy định tại Điều 55 và 58 Nghị định này.
Từ 02 điều kiện thiết lập website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử trên, có thể thấy điều kiện thiết lập 02 loại website này có sự khác biệt như sau: – Thứ nhất, chỉ cần là chủ thể đã có mã số thuế đều có thể thiết lập website thương mại điện tử bán hàng. Quy định này mở rộng việc thiết lập website cho tất cả những tổ chức, cá thể kinh doanh trong cả nước như: cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp đều có thể thiết lập website thương mại điện tử bán hàng. Trong khi đó, chủ thể thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bán hàng bắt buộc phải có đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh phù hợp. – Thứ hai, website thương mại điện tử bán hàng chỉ cần thông báo với Bộ Công thương, website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải đăng ký với Bộ Công thương. – Thứ ba, website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử cần có đề án cung cấp dịch vụ.
Về mặt thủ tục
Đối với website thương mại điện tử bán hàng, thủ tục thông báo với Bộ Công thương bắt đầu với việc thương nhân tiến hành truy cập vào website: http://online.gov.vn/ và thực hiện các bước sau: Bước 1: Truy cập vào trang web, bấm nút đăng ký để tiến hành đăng ký tài khoản. Bước 2: Chọn đối tượng để tiến hành khai thông tin. Hệ thống hiện ra 03 đối tượng: thương nhân, tổ chức và cá nhân. Điền đầy đủ thông tin có dấu *. Bước 3: Nhận kết quả phản hồi về việc đăng ký email. Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày đăng ký, bạn sẽ nhận được email xác nhận về việc đăng ký. Bước 4: Tiến hành đăng nhập vào hệ thống. Điền mã số thuế, mật khẩu, chọn đăng nhập. Bước 5: Tiến hành thông báo website. Vào menu, chọn “Thông báo website bán hàng”, chọn “Thêm mới thông tin website”. Bước 6: Nhập thông tin về website, người chịu trách nhiệm và tài liệu đính kèm là bản scan giấy tờ pháp lý cá nhân đối với cá nhân; bản scan quyết định thành lập với tổ chức; bản scan Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với thương nhân. Bước 7: Nhấn vào “Gửi hồ sơ”. Bước 8: Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày gửi hồ sơ, thương nhân sẽ nhận được thông báo về việc bổ sung hồ sơ/hồ sơ đã hợp lệ. Trường hợp hồ sơ đã hợp lệ, thương nhân sẽ nhận được một đoạn mã để gắn lên website. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, thương nhân có 10 ngày để bổ sung hồ sơ.
Còn đối với thủ tục đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, thủ tục đăng ký website với Bộ Công thương diễn ra như sau:
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Nghị định 52/2013/NĐ-CP bao gồm: + Đơn đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử. + Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập (đối với tổ chức); bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc chứng thực bản sao điện tử từ bản chính; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp (đối với thương nhân), giấy phép kinh doanh (đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài). + Đề án cung cấp dịch vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Nghị định này. + Quy chế quản lý hoạt động của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan. + Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ, các điều kiện giao dịch chung, nếu có. + Các tài liệu khác do Bộ Công Thương quy định. – Bước 2: Đăng ký thông tin website trực tuyến qua website: http://online.gov.vn/
Tiến hành đăng nhập hệ thống.
Tiến hành đăng ký website, trong phần menu chọn, “Đăng ký thông tin website”, chọn “Thêm mới đăng ký website”.
Nhập thông tin về website, người chịu trách nhiệm và tài liệu đính kèm. Chọn mục file đính kèm, chọn tài liệu đính kèm, chọn “Tải lên” để tải tài liệu đính kèm lên website.
Chọn “Gửi hồ sơ” để hoàn thành đăng ký.
– Bước 3: Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày gửi hồ sơ, thương nhân có thông báo phản hồi về hồ sơ đăng ký. Sau khi hồ sơ có thông báo hợp lệ, thương nhân tiến hành nộp hồ sơ cứng về Bộ Công thương.
– Bước 4: Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bản cứng, thương nhân sẽ nhận đực một đoạn mã để gắn lên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
Về mặt nghĩa vụ đối với chủ thể thiết lập website
Đối với website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sẽ phát sinh nghĩa vụ báo cáo với Bộ Công thương. Nghĩa vụ báo cáo được quy định tại Điều 57 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, hướng dẫn chi tiết tại Điều 20 Thông tư 47/2014/TT-BCT và được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 01/2022/TT-BCT.
Điều 20. Nghĩa vụ báo cáo định kỳ của thương nhân, tổ chức đã đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử 1. Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, thương nhân, tổ chức thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải báo cáo Bộ Công Thương số liệu thống kê về tình hình hoạt động của năm trước đó. 2. Thương nhân, tổ chức thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử báo cáo Bộ Công Thương số liệu thống kê về tình hình hoạt động của năm trước đó bằng phương thức trực tuyến thông qua Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử hoặc dưới hình thức văn bản qua đường bưu điện. 3. Để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước hoặc làm rõ thông tin phản ánh của tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điều 32 Thông tư này, thương nhân, tổ chức thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử có nghĩa vụ giải trình và cung cấp thông tin về các hoạt động trên website của mình khi được Bộ Công Thương yêu cầu.
Hay nói cách khác, thương nhân thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử cần thực hiện nghĩa vụ báo cáo với Bộ Công thương. Cụ thể: – Thời hạn báo cáo: trước ngày 15/01 hàng năm. – Nội dung báo cáo: + Số liệu thống kê tình hình hoạt động của năm trước đó. + Biên bản giải trình và cung cấp thông tin về hoạt động của website (nếu được Bộ Công thương yêu cầu). – Phương thức báo cáo: + Báo cáo trực tuyến qua website: + Báo cáo bằng văn bản nộp qua đường bưu điện.
Để khái quát về sự khác biệt giữa website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, mời các bạn tham khảo bảng phân biệt dưới đây:
Website TMĐT bán hàng
Website cung cấp dịch vụ TMĐT
Căn cứ pháp lý
Khoản 1 Điều 25 Nghị định 52/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP.
Khoản 2 Điều 25 Nghị định 52/2013/NĐ-CP.
Định nghĩa
Website thương mại điện tử bán hàng là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.
Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các loại sau: – Sàn giao dịch thương mại điện tử. – Website đấu giá trực tuyến. – Website khuyến mại trực tuyến. – Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.
Mục đích
Cung cấp hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho mình.
Cung cấp môi trường cho các thương nhân khác tiến hành hoạt động thương mại, bán hàng, cung ứng dịch vụ.
Quản lý nhà nước đối với website
Phải thông báo với Bộ Công thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng.
Phải đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với Bộ Công thương và được Bộ Công thương chấp thuận.
Chủ thể có quyền thiết lập website
Thương nhân, tổ chức cá nhân.
Thương nhân, tổ chức.
Điều kiện thiết lập website
– Là thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân. – Đã thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng.
– Là thương nhân, tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật. – Có đề án cung cấp dịch vụ trong đó nêu rõ các nội dung sau: + Mô hình tổ chức hoạt động, bao gồm hoạt động cung cấp dịch vụ, hoạt động xúc tiến, tiếp thị dịch vụ cả trong và ngoài môi trường trực tuyến; hoạt động logistics đối với hàng hóa. + Phân định quyền và trách nhiệm giữa thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với các bên sử dụng dịch vụ. – Đã đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và được Bộ Công Thương xác nhận đăng ký.
Hồ sơ thông báo/đăng ký website
Không yêu cầu hồ sơ. Chỉ cần tài liệu đính kém là bản scan giấy tờ pháp lý cá nhân đối với cá nhân; bản scan quyết định thành lập với tổ chức; bản scan Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với thương nhân.
Hồ sơ bao gồm: + Đơn đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử. + Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập (đối với tổ chức); bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc chứng thực bản sao điện tử từ bản chính; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp (đối với thương nhân), giấy phép kinh doanh (đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài). + Đề án cung cấp dịch vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Nghị định này. + Quy chế quản lý hoạt động của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan. + Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ, các điều kiện giao dịch chung, nếu có. + Các tài liệu khác do Bộ Công Thương quy định.
Thủ tục thông báo/đăng ký website
– Chỉ cần thông báo trực tuyến với Bộ Công thương.
– Phải đăng ký trực tuyến với Bộ Công thương. – Hồ sơ sau khi hợp lệ cần gửi thêm một bản cứng đến Bộ Công thương.
Nghĩa vụ đối với chủ thể thiết lập website
Không phát sinh nghĩa vụ.
Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải báo cáo Bộ Công Thương số liệu thống kê về tình hình hoạt động của năm trước đó theo quy định.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, một số trường hợp cần đổi tên công ty trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thay đổi tên công ty và các vấn đề liên quan tới thay đổi tên công ty sẽ được LVNLAW hướng dẫn cụ thể dưới đây. Quy định pháp luật về đổi tên công ty được ghi tại điều 48 nghị định 01/2021/NĐ-CP theo đó
Trường hợp nào phải đổi tên công ty?
Do nhu cầu của chủ sở hữu, hội đồng thành viên, đại hội đồng cổ đông..quyết định thay đổi tên công ty
Do yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về tên gây nhầm lẫn, vi phạm về quyền sở hữu công nghiệp (Đối với các trường hợp khi đăng ký trùng tên với các nhãn hiệu đã được đơn vị khác đăng ký)
Gây nhầm lẫn đối với một số tổ chức khác…
Thay đổi loại hình công ty
Hồ sơ để thông báo thay đổi tên công ty
Đối với các loại hình công ty như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh thủ tục thay đổi tên là như sau và hồ sơ theo quy định tại điều 48 nghị định 01/2021/NĐ-CP – Thông báo thay đổi tên công ty – Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc đổi tên doanh nghiệp. – Uỷ quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp
Bước 1: Tra cứu tên doanh nghiệp gây nhầm lẫn. Việc đổi tên công ty cũng giống như việc thành lập mới. Nếu tên công ty trùng hoặc gây nhầm lẫn với các đơn vị đã có trên cả nước thì sẽ không thể đổi tên. Việc tra cứu tên doanh nghiệp gây nhầm lẫn tham khảo tại tra cứu tên doanh nghiệp Bước 2: Sau khi tra cứu hoàn chỉnh tên công ty, thực hiện soạn thảo hồ sơ đổi tên công ty bao gồm các tài liệu theo hướng dẫn trên và nộp tại phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Bước 3: Trong vòng 3 ngày làm việc phòng đăng ký kinh doanh chấp thuận hồ sơ và cấp đăng ký kinh doanh mới với tên công ty mới
Sau khi thay đổi tên công ty cần làm gì?
Thông báo thay đổi mẫu con dấu do đổi tên công ty
Hiện nay, con dấu doanh nghiệp do doanh nghiệp tự quản lý và sử dụng mà không cần thông báo hoặc đăng ký với bất cứ cơ quan nào.
Thay đổi tên công ty trên hoá đơn đã phát hành
Sau khi thay đổi tên công ty nếu tiếp tục sử dụng hoá đơn cũ khách hàng cần làm thủ tục thay đổi thông tin trên hoá đơn đã phát hành. Hồ sơ thay đổi thông tin trên hoá đơn gồm: – Mẫu thông báo thay đổi thông tin trên hoá đơn (Mẫu TB04/AC), sử dụng mẫu trên phần mềm HTKK và gửi online trên trang thuedientu.gdt.gov.vn – Khắc con dấu tên công ty và đóng dấu vào hoá đơn sau khi gửi thông báo thay đổi thông tin trên hoá đơn
Thay đổi thông tin trên chữ ký số của công ty
Sau khi thay đổi tên công ty, doanh nghiệp liên hệ với các đơn vị cung cấp chữ ký số, phần mềm kế toán đẻ làm thủ tục thay đổi tên công ty trên các thiết bị, phần mềm này để thuận tiện cho công việc sau này.
Thông báo với ngân hàng về việc thay đổi tên công ty
Do ngân hàng là đơn vị khá khó khăn trong vấn đề hồ sơ, chứng từ pháp lý do vậy sau khi thay đổi tên công ty. Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cần liên hệ với ngân hàng để nộp bổ sung bản sao đăng ký kinh doanh (đã đổi tên) và mẫu dấu mới của doanh nghiệp để ngân hàng cập nhật thông tin
Các câu hỏi thường gặp khi thay đổi tên công ty
1. Thay đổi tên công ty có cần thông báo với thuế?Nộp mẫu 08-MST? Theo nghị định 01/2021/NĐ-CP các thông tin đăng ký thuế sẽ do phòng ĐKKD gửi sang cơ quan thuế nên doanh nghiệp không cần phải gửi mẫu 08-MST
2. Có cần ký lại các phụ lục hợp đồng thay đổi tên công ty hay không? Có cần thông báo thay đổi tên công ty với đối tác hay không? Theo khoản 3 điều 48 nghị định 01/2021/NĐ-CP: “Việc thay đổi tên doanh nghiệp không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp” do vậy các hợp đồng công ty cũ đã ký vẫn tiếp tục có giá trị. Việc thông báo thay đổi tên với đối tác có thể tiện hơn trong quá trình làm việc chứ ko bắt buộc
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Vốn điều lệ công ty có vốn nước ngoài thường được ghi nhận theo ngoại tệ và tiền Việt Nam. Việc ghi nhận vốn này thực hiện như thế nào? Trường hợp có chênh lệch về vốn bằng ngoại tệ và tiền Việt Nam xử lý như thế nào?
Ghi nhận vốn điều lệ bằng ngoại tệ
Theo công văn 5437/BKHĐT-ĐKKD ngày 12/07/2016 có hướng dẫn như sau:
Tại điểm b Khoản 2 Điều 61 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư thì Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quy định lại nội dung đăng ký kinh doanh tại Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
Theo quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 67 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, trường hợp doanh nghiệp ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính bằng Đồng Việt Nam, khi nhà đầu tư góp vốn bằng ngoại tệ theo tiến độ, kế toán phải áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại từng thời điểm thực góp để quy đổi ra Đồng Việt Nam và ghi nhận vào vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần (nếu có). Trong quá trình hoạt động, không được đánh giá lại số dư Có tài khoản 411 “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” có gốc ngoại tệ.
Đối với các doanh nghiệp sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán, điểm a Khoản 2 Điều 107 Thông tư số 200/2014/TT-BTC quy định một trong những nguyên tắc khi chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng đồng ngoại tệ ra Đồng Việt Nam là vốn chủ sở hữu (vốn góp của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, vốn khác, quyền chọn chuyển đổi trái phiếu) được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày góp vốn.
Theo quy định tại điểm 1.3 Khoản 1 Điều 69 Thông tư số 200/2014/TT-BTC thì tỷ giá giao dịch thực tế khi góp vốn hoặc nhận vốn góp là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản để nhận vốn của nhà đầu tư tại ngày góp vốn.
Căn cứ các quy định nêu trên, vốn điều lệ bằng Đồng Việt Nam tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được quy đổi từ vốn điều lệ bằng ngoại tệ ghi tại Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương theo tỷ giá giao dịch thực tế tại từng thời điểm thực góp vốn của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông của doanh nghiệp. Tỷ lệ vốn góp của các thành viên, cổ đông công ty là tỷ lệ giữa phần vốn góp bằng ngoại tệ của thành viên, cổ đông đó và vốn điều lệ bằng ngoại tệ của công ty.
Ghi nhận lại vốn điều lệ, vốn góp theo tỷ giá ngoại tệ thực tế
Với trường hợp công ty đăng ký đã lâu và có thay đổi tỷ giá làm thay đổi vốn bằng tiền Việt Nam thì xử lý như nào? Công văn số 6537/VPCP-ĐMDN kiến nghị của Công ty TNHH SHINMEI AKAFUJI RICE Việt Nam
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH SHINMEI AKAFUJI RICE VIỆT NAM Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0108014872 do Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp lần đầu ngày: 10/9/2017. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số: 9815275008 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp lần đầu ngày: 17/8/2017. Trụ sở chính: Phòng 201, tầng 2, tòa nhà V-tower, số 649 Kim Mã, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Hiện nay doanh nghiệp đang tiến hành thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do thay đổi tên nhà đầu tư và chuyển nhượng nhà đầu tư dự án SHINMEI VIETNAM, thay đổi tên chủ sở hữu và chuyển nhượng chủ sở hữu CÔNG TY TNHH SHINMEI AKAFUJI RICE VIỆT NAM. Trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cấp lần đầu ngày 17/8/2017, vốn góp là 6.129.000.000 tương đương 270.000 đô la Mỹ ngày 10/9/2017 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Vốn điều lệ là 6.129.000.000 đồng. Trong điều lệ doanh nghiệp có ghi rõ: Vốn điều lệ: 6.129.000.000 tương đương 270.000 đô la Mỹ. Nhà đầu tư đã góp đủ số vốn bằng ngoại tệ ngày 31/10/2017: 270.000 đô la Mỹ (trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh). Trong quá trình làm hồ sơ, bên phía Sở Kế hoạch và Đầu tư (tại Cát Linh) có yêu cầu chúng tôi ghi nhận lại vốn góp theo đúng ghi nhận trên báo cáo tài chính 2018. Mặc dù nhà đầu tư đã góp đủ số vốn bằng ngoại tệ như đăng ký trong giấy phép đăng ký đầu tư, tuy nhiên do chênh lệch tỷ giá giữa ngày đăng ký hồ sơ xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và ngày thực góp vốn nên giá trị quy đổi ra tiền đồng bị giảm xuống 270.000 đô la Mỹ tương đương 6.119.550.000 đồng. Chúng tôi đã tiến hành đăng ký ghi nhận lại số vốn góp theo tỷ giá thực tế tại ngày góp vốn theo hướng dẫn của Sở. Tuy nhiên, khi chúng tôi tiến hành thay đổi vốn điều lệ theo tỷ giá thực tế ngày nhận góp vốn thì phía Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư (tại Nam Trung Yên) từ chối vì chúng tôi đã góp đủ số vốn bằng ngoại tệ. Mặc dù đã có Công văn 5437/BKHDT-ĐKKD, đã nêu rõ “vốn điều lệ bằng ngoại tệ ghi tại Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương theo tỷ giá giao dịch thực tế tại từng thời điểm thực góp vốn của chủ sở hữu” nhưng bên Phòng Đăng ký kinh doanh giải thích cho doanh nghiệp trường hợp của doanh nghiệp góp vốn 100% nên sẽ không ghi nhận lại. Và trong Luật Doanh nghiệp không có quy định ghi nhận lại tỷ giá của vốn điều lệ mà chỉ có tăng vốn điều lệ hoặc giảm vốn điều lệ. Ngoài ra, kiến nghị của doanh nghiệp là khi nhà đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bằng ngoại tệ phải sử dụng tỷ giá tương đương và không thể dự đoán được tỷ giá ngày góp vốn. Nên nếu phải ghi nhận lại vốn góp theo tỷ giá thì sẽ phải thay đổi giấy phép Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Gây phiền hà cho doanh nghiệp rất nhiều. Kính đề nghị quý cơ quan xem xét, hướng dẫn giúp doanh nghiệp hoàn thành việc thay đổi giấy phép.
Về vấn đề này, Bộ kế hoạch và Đầu tư đã trả lời theo văn bản số 5587/BKHĐT-ĐTNN ngày 09/08/2019
Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận được công văn số 6537/VPCP-ĐMDN ngày 23 tháng 7 năm 2019 của Văn phòng Chính phủ đề nghị trả lời kiến nghị của Công ty TNHH Shinmei Akafuji Rice Việt Nam về ghi nhận lại vốn góp, vốn điều lệ theo tỷ giá thực tế. Liên quan đến vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau: Theo quy định tại các Phụ lục I.1, I.3, I.7 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT ngày 18/11/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam, khi nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư thì nội dung đăng ký về vốn góp được thể hiện bằng Đồng Việt Nam và giá trị tương đương theo đơn vị tiền nước ngoài (nếu có). Theo quy định tại các Phụ lục II.1, II.2, II.3, II.4 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT, các văn bản áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư ghi nhận vốn góp trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được thể hiện bằng Đồng Việt Nam và giá trị tương đương theo đơn vị tiền nước ngoài (nếu có). Theo đó, đề nghị Công ty góp đủ số vốn bằng Đồng Việt Nam như đăng ký trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Thông báo để Quý Công ty được biết./.
Theo hướng dẫn trên thì việc góp vốn được quy định bằng đồng Việt Nam (tiền nước ngoài chỉ là giá trị tương đương), do vậy khi có thay đổi tỷ giá thì NĐT nước ngoài sẽ góp theo tiền Việt Nam và điều chỉnh theo tỷ giá với tiền nước ngoài.
Như vậy, tổng kết lại sẽ xảy ra 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Vốn được ghi nhận bằng ngoại tệ sau đó quy đổi ra đồng Việt Nam theo điểm e khoản 1 điều 67 thông tư 200/2014/TT-BTC => Trường hợp này xác định theo vốn góp bằng ngoại tệ (không cần quan tâm quy đổi ra đồng Việt Nam
Điều 67. Tài khoản 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1. Nguyên tắc kế toán e) Xác định phần vốn góp của nhà đầu tư bằng ngoại tệ – Khi giấy phép đầu tư quy định vốn điều lệ của doanh nghiệp được xác định bằng ngoại tệ tương đương với một số lượng tiền Việt Nam Đồng, việc xác định phần vốn góp của nhà đầu tư bằng ngoại tệ (thừa, thiếu, đủ so với vốn điều lệ) được căn cứ vào số lượng ngoại tệ đã thực góp, không xem xét tới việc quy đổi ngoại tệ ra Việt Nam Đồng theo giấy phép đầu tư. – Trường hợp doanh nghiệp ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính bằng Việt Nam Đồng, khi nhà đầu tư góp vốn bằng ngoại tệ theo tiến độ, kế toán phải áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại từng thời điểm thực góp để quy đổi ra Việt Nam Đồng và ghi nhận vào vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần (nếu có). – Trong quá trình hoạt động, không được đánh giá lại số dư Có tài khoản 411 “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” có gốc ngoại tệ.
Trường hợp 2: Vốn được ghi nhận bằng đồng Việt Nam sau đó quy đổi ngoại tệ => Nếu đã góp đủ bằng ngoại tệ mà chưa đủ tiền Việt Nam thì được xem là chưa góp đủ vốn và sẽ phải góp bổ sung. Tuy nhiên, trên thực tế khi thực hiện thủ tục đầu tư. Tại biểu mẫu ghi nhận như sau: “Vốn điều lệ:…….. (bằng chữ) đồng và tương đương …… (bằng chữ) đô la Mỹ (tỷ giá….. ngày….. của…….)“. Do vậy, trường hợp góp bằng ngoại tệ và đổi sang đồng Việt Nam sẽ sai biểu mẫu => Không thực hiện được.
Các ngân hàng khi cho phép chuyển tiền góp vốn ghi nhận theo ngoại tệ, trường hợp thay đổi tỷ giá không cho chuyển thêm tham khảo tại đây.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Theo quy định tại khoản 1 điều 137 Luật doanh nghiệp 2020 công ty cổ phần có quyền lựa chọn một trong hai mô hình có ban kiểm soát hoặc không có ban kiểm soát
Điều 137. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần 1. Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây: a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát; b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.
Lưu ý: Đối với trường hợp CTCP không có ban kiểm soát (trừ trường hợp dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty) sẽ phải có thành viên độc lập và uỷ ban kiểm toán trực thuộc HĐQT
Hồ sơ thành lập công ty cổ phần
– Giấy đề nghị thành lập công ty cổ phần – Điều lệ công ty cổ phần – Danh sách cổ đông sáng lập – Bản sao giấy tờ pháp lý cổ đông sáng lập => Thủ tục đăng ký thành lập công ty cổ phần
Trình tự thành lập công ty cổ phần
Việc thành lập công ty cổ phần tại Việt Nam có thể thực hiện online tại trang dangkykinhdoanh.gov.vn => Đăng ký kinh doanh online
Tham khảo các bài viết liên quan: – Điều lệ công ty phải có những nội dung gì? – Mẫu điều lệ công ty TNHH hai thành viên trở lên – Mẫu điều lệ công ty một thành viên do cá nhân làm chủ – Mẫu điều lệ công ty một thành viên do tổ chức làm chủ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————————————
ĐIỀU LỆ CÔNG TY CỔ PHẦN …………….
Bản điều lệ Công ty cổ phần …… được được các cổ đông sáng lập thông qua theo quy định của Luật Doanh nghiệp số Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 được Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/6/2020, gổm các điều, khoản của Điều lệ này như sau:
Chương I ĐIỀU KHOẢN CHUNG
Điều 1. Tư cách pháp nhân và Phạm vi trách nhiệm 1. Công ty là một pháp nhân độc lập và có tư cách pháp nhân theo Luật pháp Việt Nam. Tất cả hoạt động của Công ty được điều chỉnh bởi Luật pháp Việt Nam và theo các quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Điều lệ này và bất kỳ giấy phép hoặc cấp phép của Cơ quan Nhà nước, cần thiết cho hoạt động kinh doanh của Công ty. 2. Mỗi cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty.
Điều 2. Tên doanh nghiệp Tên công ty viết bằng tiếng Việt (ghi bằng chữ in hoa): …………………………………………….. Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có): ……………………………………………………….. Tên công ty viết tắt (nếu có):
Điều 3. Trụ sở chính Địa chỉ trụ sở chính…………………………………………………………………………………………………….. Số điện thoại:………………………………………………………………………………………………………………
Điều 4. Mục tiêu hoạt động và ngành nghề kinh doanh:
STT
Tên ngành
Mã ngành
1
2
Điều 5. Người đại diện theo pháp luật của công ty 1. Số lượng người đại diện theo pháp luật: Công ty có 01 người là người đại diện theo pháp luật, chức danh ……… . 2. Thông tin của người đại diện theo pháp luật: Họ tên : ……………….. Giới tính : …………. Sinh ngày: …/…/… Dân tộc: ….. Quốc tịch : Việt Nam Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước/Hộ chiếu số: ……………….. Ngày cấp: …./…/… Nơi cấp: …………….. Địa chỉ thường trú: ………………………… Chỗ ở hiện tại: …………………………………
Chương II VỐN ĐIỀU LỆ, CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP
Điều 6. Vốn điều lệ, cổ phần của cổ đông sáng lập 1. Vốn điều lệ – Vốn điều lệ của công ty được ấn định là: ……Đồng (bằng chữ:…..) – Tổng số cổ phần : ……………….. cổ phần – Mệnh giá cổ phần : ………….. đồng (………… đồng)/cổ phần – Số cổ phần, loại cổ phần cổ đông sáng lập đăng ký mua: ……………. cổ phần phổ thông – Số cổ phần, loại cổ phần dự kiến chào bán: không 2. Cổ đông sáng lập, số cổ phần, giá trị cổ phần của từng cổ đông sáng lập, thời điểm góp vốn a) Cổ đông thứ nhất: Họ tên : ………………………….. Giới tính : ……………………. Sinh ngày : …../…/…. Dân tộc: ….. Quốc tịch : ………………… Chứng minh nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu số: ……………………………… Ngày cấp : …./…./…. Nơi cấp: ……………………………………… Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………………… Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………………… Số lượng cổ phần đăng ký mua ….. cổ phần, tương đương giá trị là ……..đồng, chiếm tỷ lệ …..%; thời điểm góp vốn: trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; b) Cổ đông thứ hai: Họ tên : ………………………….. Giới tính : ……………………. Sinh ngày : …../…/…. Dân tộc: ….. Quốc tịch : ………………… Chứng minh nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu số: ……………………………… Ngày cấp : …./…./…. Nơi cấp: ……………………………………… Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………………… Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………………… Số lượng cổ phần đăng ký mua ….. cổ phần, tương đương giá trị là ……..đồng, chiếm tỷ lệ …..%; thời điểm góp vốn: trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; c) Cổ đông thứ ba: Họ tên : ………………………….. Giới tính : ……………………. Sinh ngày : …../…/…. Dân tộc: ….. Quốc tịch : ………………… Chứng minh nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu số: ……………………………… Ngày cấp : …./…./…. Nơi cấp: ……………………………………… Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………………… Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………………… Số lượng cổ phần đăng ký mua ….. cổ phần, tương đương giá trị là ……..đồng, chiếm tỷ lệ …..%; thời điểm góp vốn: trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; d) Cổ đông tiếp theo (kê khai thông tin như trên,nếu có)
Điều 7. Thanh toán cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký thành lập doanh nghiệp 1. Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua. 2. Trong thời hạn từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến ngày cuối cùng phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua quy định tại khoản 1 Điều này, số phiếu biểu quyết của các cổ đông được tính theo số cổ phần phổ thông đã được đăng ký mua. 3. Trường hợp sau thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, cổ đông chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán được một phần số cổ phần đã đăng ký mua thì thực hiện theo quy định sau đây: a) Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác; b) Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác; c) Cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán; d) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại khoản 1 Điều này, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ, trừ trường hợp số cổ phần chưa thanh toán đã được bán hết trong thời hạn này; đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập. 4. Cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn trước ngày công ty đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều này. Thành viên Hội đồng quản trị, người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới về các thiệt hại phát sinh do không thực hiện hoặc không thực hiện đúng quy định tại khoản 1 và điểm d khoản 3 Điều này. 5. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, người góp vốn trở thành cổ đông của công ty kể từ thời điểm đã thanh toán việc mua cổ phần và những thông tin về cổ đông quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 122 của Luật Doanh nghiệp được ghi vào sổ đăng ký cổ đông.
Điều 8. Quyền của Cổ đông phổ thông 1. Cổ đông phổ thông có quyền sau đây: a) Tham dự, phát biểu trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty, pháp luật quy định. Mọi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết; b) Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông; c) Ưu tiên mua cổ phần mới tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty; d) Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 1 Điều 127 của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan; đ) Xem xét, tra cứu và trích lục thông tin về tên và địa chỉ liên lạc trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết; yêu cầu sửa đổi thông tin không chính xác của mình; e) Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông; g) Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty. 2. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên có quyền sau đây: a) Xem xét, tra cứu, trích lục sổ biên bản và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm, báo cáo của Ban kiểm soát, hợp đồng, giao dịch phải thông qua Hội đồng quản trị và tài liệu khác, trừ tài liệu liên quan đến bí mật thương mại, bí mật kinh doanh của công ty; b) Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này; c) Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản và phải bao gồm các nội dung sau đây: họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phẩn của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra; d) Quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty. 3. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều này có quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau đây: a) Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao; b) Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty. 4. Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông quy định tại khoản 3 Điều này phải bằng văn bản và phải bao gồm các nội dung sau đây: họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty, căn cứ và lý do yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông. Kèm theo yêu cầu triệu tập họp phải có các tài liệu, chứng cứ về các vi phạm của Hội đồng quản trị, mức độ vi phạm hoặc về quyết định vượt quá thẩm quyền. 5. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. Việc đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát thực hiện như sau: a) Các cổ đông phổ thông hợp thành nhóm để đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thông báo về việc hợp nhóm cho các cổ đông dự họp biết trước khi khai mạc Đại hội đồng cổ đông; b) Căn cứ số lượng thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản này được quyền đề cử một hoặc một số người theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông làm ứng cử viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Trường hợp số ứng cử viên được cổ đông hoặc nhóm cổ đông đề cử thấp hơn số ứng cử viên mà họ được quyền đề cử theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông thì sổ ứng cử viên còn lại do Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các cổ đông khác đề cử. 6. Quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
Điều 9.Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông 1. Thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần cam kết mua. 2. Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì cổ đông đó và người có lợi ích liên quan trong công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại xảy ra. 3. Tuân thủ Điều lệ công ty và quy chế quản lý nội bộ của công ty. 4. Chấp hành nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị. 5. Bảo mật các thông tin được công ty cung cấp theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật; chỉ sử dụng thông tin được cung cấp để thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; nghiêm cấm phát tán hoặc sao, gửi thông tin được công ty cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác. 6. Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
Điều 10. Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông 1. Cổ đông đã biểu quyết không thông qua nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, gỉá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết về các vấn đề quy định tại khoản này. 2. Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông quy định tại khoản 1 Điều này với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không thỏa thuận được về giá thì các bên có thể yêu cầu một tổ chức thẩm định giá định giá. Công ty giới thiệu ít nhất 03 tổ chức thẩm định giá để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng.
Điều 11. Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty Công ty có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán theo quy định sau đây: 1. Hội đồng quản trị có quyền quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã bán trong thời hạn 12 tháng. Trường hợp khác, việc mua lại cổ phần do Đại hội đồng cổ đông quyết định; 2. Hội đồng quản trị quyết định giá mua lại cổ phần. Đối với cổ phần phổ thông, giá mua lại không được cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua lại, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Đối với cổ phần loại khác, công ty và cổ đông có liên quan không có thỏa thuận khác thì giá mua lại không được thấp hơn giá thị trường; 3. Công ty có thể mua lại cổ phần của từng cổ đông tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty theo trình tự, thủ tục sau đây: a) Quyết định mua lại cổ phần của công ty phải được thông báo bằng phương thức để bảo đảm đến được tất cả cổ đông trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định đó được thông qua. Thông báo phải gồm tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty, tổng số cổ phần và loại cổ phần được mua lại, giá mua lại hoặc nguyên tắc định giá mua lại, thủ tục và thời hạn thanh toán, thủ tục và thời hạn để cổ đông bán cổ phần của họ cho công ty; b) Cổ đông đồng ý bán lại cổ phần phải gửi văn bản đồng ý bán cổ phần của mình bằng phương thức để bảo đảm đến được công ty trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo. Văn bản đồng ý bán cổ phần phải có họ, tên, địa chỉ liên lạc, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hóặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sơ chính đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần sở hữu và số cổ phần đồng ý bán; phương thức thanh toán; chữ ký của cổ đông hoặc người đại diện theo pháp luật của cổ đông. Công ty chỉ mua lại cổ phần trong thời hạn nêu trên.
Điều 12. Điều kiện thanh toán và xử lý các cổ phần được mua lại 1. Công ty chỉ được thanh toán cổ phần được mua lại cho cổ đông theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Điều lệ này nếu ngay sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. 2. Cổ phần được mua lại theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Điều lệ này được coi là cổ phần chưa bán theo quy định tại khoản 4 Điều 112 của Luật Doanh nghiệp. Công ty phải đăng ký giảm vốn điều lệ tương ứng với tổng mệnh giá các cổ phần được công ty mua lại trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán mua lại cổ phần, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác. 3. Cổ phiếu xác nhận quyền sở hữu cổ phần đã được mua lại phải được tiêu hủy ngay sau khi cổ phần tương ứng đã được thanh toán đủ. Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại do không tiêu hủy hoặc chậm tiêu hủy cổ phiếu. 4. Sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại, nếu tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty giảm hơn 10% thì công ty phải thông báo cho tất cả chủ nợ biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thanh toán hết số cổ phần được mua lại.
Chương III CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN TRỊ VÀ KIỂM SOÁT; THỂ THỨC THÔNG QUA QUYẾT ĐỊNH
Điều 13.Cơ cấu tổ chức quản lý và kiểm soát của công ty Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty gồm có: 1. Đại hội đồng cổ đông; 2. Hội đồng quản trị; 3. Ban kiểm soát; 4. Giám đốc.
Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông 1. Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. 2. Đại hội đồng cổ đông có quyền và nghĩa vụ sau đây: a) Thông qua định hướng phát triển của công ty; b) Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần; c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên; d) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty; đ) Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; e) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm; g) Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại; h) Xem xét, xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty; i) Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty; k) Quyết định ngân sách hoặc tổng mức thù lao, thưởng và lợi ích khác cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; l) Phê duyệt quy chế quản trị nội bộ; quy chế hoạt động Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; m) Phê duyệt danh sách công ty kiểm toán độc lập; quyết định công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm tra hoạt động của công ty, bãi miễn kiểm toán viên độc lập khi xét thấy cần thiết; n) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
Điều 15. Hội đồng quản trị 1. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. 2. Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ sau đây: a) Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; b) Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; c) Quyết định bán cổ phần chưa bán trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác; d) Quyết định giá bán cổ phần và trái phiếu của công ty; đ) Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 11 của điều lệ này; e) Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật; g) Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; h) Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng, giao dịch khác có giá trị từ 3 5% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, giao dịch thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 138, khoản 1 và khoản 3 Điều 167 của Luật Doanh nghiệp; i) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc; quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền thám gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó; k) Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; l) Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty, quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác; m) Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết; n) Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông; o) Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh; p) Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể công ty; yêu cầu phá sản công ty; q) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty. 3. Hội đồng quản trị thông qua nghị quyết, quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết. 4. Trường hợp nghị quyết, quyết định do Hội đồng quản trị thông qua trái với quy định của pháp luật, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, Điều lệ công ty gây thiệt hại cho công ty thì các thành viên tán thành thông qua nghị quyết, quyết định đó phải cùng liên đới chịu trách nhiệm cá nhân về nghị quyết, quyết định đó và phải đền bù thiệt hại cho công ty; thành viên phản đối thông qua nghị quyết, quyết định nói trên được miễn trừ trách nhiệm. Trường hợp này, cổ đông của công ty có quyền yêu cầu Tòa án đình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ nghị quyết, quyết định nói trên.
Điều 16. Nhiệm kỳ và số lượng thành viên Hội đồng quản trị 1. Hội đồng quản trị có 03 thành viên. 2. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Một cá nhân chỉ được bầu làm thành viên độc lập Hội đồng quản trị của một công ty không quá 02 nhiệm kỳ liên tục. 3. Trường hợp tất cả thành viên Hội đồng quản trị cùng kết thúc nhiệm kỳ thì các thành viên đó tiếp tục là thành viên Hội đồng quản trị cho đến khi có thành viên mới được bầu thay thế và tiếp quản công việc.
Điều 17. Chủ tịch Hội đồng quản trị 1. Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trong số các thành viên Hội đồng quản trị. 2. Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty đại chúng và công ty cổ phần quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp không được kiêm Giám. 3. Chủ tịch Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ sau đây: a) Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị; b) Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị; c) Tổ chức việc thông qua nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; d) Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; đ) Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông; e) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty. 4. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt hoặc không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình thì phải ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị. Trường hợp không có người được ủy quyền hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị chết, mất tích, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tụ, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc đa số thành viển còn lại tán thành cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng quản trị. 5. Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm thư ký công ty. Thư ký công ty có quyền và nghĩa vụ sau đây: a) Hỗ trợ tổ chức triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; ghi chép các biên bản họp; b) Hỗ trợ thành viên Hội đồng quản trị trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao; c) Hỗ trợ Hội đồng quản trị trong áp dụng và thực hiện nguyên tắc quản trị công ty; d) Hỗ trợ công ty trong xây dựng quan hệ cổ đông và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cổ đông; việc tuân thủ nghĩa vụ cung cấp thông tin, công khai hóa thông tin và thủ tục hành chính; đ) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Điều 18. Giám đốc công ty 1. Hội đồng quản trị bổ nhiệm một thành viên Hội đồng quản trị hoặc thuê người khác làm Giám đốc. 2. Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao. Nhiệm kỳ của Giám đốc không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. 3. Giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây: a) Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị; b) Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; d) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty; đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị; e) Quyết định tiền lương và lợi ích khác đối với người lao động trong công ty, kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc; g) Tuyển dụng lao động; h) Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; i) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị. 4. Giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị. Trường hợp điều hành trái với quy định tại khoản này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.
Điều 19. Thù lao, tiền lương và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc và kiểm soát viên 1. Công ty có quyền trả thù lao, thưởng cho thành viên Hội đồng quản trị, trả lương, thường cho Giám đốc và người quản lý khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh. 2. Tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc được trả theo quy định sau đây: a) Thành viên Hội đồng quản trị được hưởng thù lao công việc và thưởng. Thù lao công việc được tính theo số ngày công cần thiết hoàn thành nhiệm vụ của thành viên Hội đồng quản trị và mức thù lao mỗi ngày. Hội đồng quản trị dự tính mức thù lao cho từng thành viên theo nguyên tắc nhất trí. Tổng mức thù lao và thưởng của Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông quyết định tại cuộc họp thường niên; b) Thành viên Hội đồng quản trị được thanh toán chi phí ăn, ở, đi lại và chi phí hợp lý khác khi thực hiện nhiệm vụ được giao; c) Giám đốc được trả lương và thưởng. Tiền lương và thưởng của Giám đốc do Hội đồng quản trị quyết định. 3. Thù lao của từng thành viên Hội đồng quản trị, tiền lương của Giám đốc và người quản lý khác được tính vào chi phí kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty và phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.
Điều 20. Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông 1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết. 2. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thông báo mời họp lần thứ hai phải được gửi trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện từ 33% tổng số phiếu biểu quyết trở lên. 3. Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều này thì thông báo mời họp lần thứ ba phải được gửi trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ hai. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ ba được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp. 4. Chỉ có Đại hội đồng cổ đông mới có quyền quyết định thay đổi chương trình họp đã được gửi kèm theo thông báo mời họp theo quy định tại Điều 142 của Luật Doanh nghiệp.
Điều 21. Thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông Thể thức hợp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành như sau: 1. Trước khi khai mạc cuộc họp, phải tiến hành đăng ký cổ đông dự họp Đại hội đồng cổ đông; 2. Việc bầu chủ tọa, thư ký và ban kiểm phiếu được quy định như sau: a) Chủ tịch Hội đồng quản trị làm chủ tọa hoặc ủy quyền cho thành viên Hội đồng quản trị khác làm chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông do Hội đồng quản trị triệu tập; trường hợp Chủ tịch vắng mặt hoặc tạm thời mất khả năng làm việc thi các thành viên Hội đồng quản trị còn lại bầu một người trong số họ làm chủ tọa cuộc họp theo nguyên tắc đa số; trường hợp không bầu được người làm chủ tọa thì Trường Ban kiểm soát điều hành để Đại hội đồng cổ đông bầu chủ tọa cuộc họp và người có số phiếu bầu cao nhất làm chủ tọa cuộc họp; b) Trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này, người ký tên triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông điều hành để Đại hội đồng cổ đông bầu chủ tọa cuộc họp và người có số phiếu bầu cao nhất làm chủ tọa cuộc họp; c) Chủ tọa cử một hoặc một số người làm thư ký cuộc họp; d) Đại hội đồng cổ đông bầu một hoặc một số người vào ban kiểm phiếu theo đề nghị của chủ tọa cuộc họp; 3. Chương trình và nội dụng hợp phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua trong phiên khai mạc. Chương trình phải xác định thời gian đối với từng vấn đề trong nội dung chương trình họp; 4. Chủ tọa có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết và hợp lý để điều hành cuộc họp một cách có trật tự, đúng theo chương trình đã được thông qua và phản ánh được mong muốn của đa số người dự họp; 5. Đại hội đồng cổ đông thảo luận và biểu quyết theo từng vấn đề trong nội dung chương trình. Việc biểu quyết được tiến hành bằng biểu quyết tán thành, không tán thành và không có ý kiến. Kết quả kiểm phiếu được chủ tọa công bố ngay trước khi bế mạc cuộc họp; 6. Cổ đông hoặc người được ủy quyền dự họp đến sau khi cuộc họp đã khai mạc vẫn được đăng ký và có quyền tham gia biểu quyết ngay sau khi đăng ký; trong trường hợp này, hiệu lực của những nội dung đã được biểu quyết trước đó không thay đổi; 7. Người triệu tập họp hoặc chủ tọa cuộc họp Đại Hội đồng cổ đông có quyền sau đây: a) Yêu cầu tất cả người dự họp chịu sự kiểm tra hoặc các biện pháp an ninh hợp pháp, hợp lý khác; b) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền duy trì trật tự cuộc họp; trục xuất những người không tuân thủ quyền điều hành của chủ tọa, cố ý gây rối trật tự, ngăn cản tiến triển bình thường của cuộc họp hoặc không tuân thủ các yêu cầu về kiểm tra an ninh ra khỏi cuộc họp Đại hội đồng cổ đông; 8. Chủ tọa có quyền hoãn cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đã có đủ số người đăng ký dự họp tối đa không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày cuộc họp dự định khai mạc và chỉ được hoãn cuộc họp hoặc thay đổi địa điểm họp trong trường hợp sau đây: a) Địa điểm họp không có đủ chỗ ngồi thuận tiện cho tất cả người dự họp; b) Phương tiện thông tin tại địa điểm họp không bảo đảm cho cổ đông dự họp tham gia, thảo luận và biểu quyết; c) Có người dự họp cản trở, gây rối trật tự, có nguy cơ làm cho cuộc họp không được tiến hành một cách công bằng và hợp pháp; 9. Trường hợp chủ tọa hoãn hoặc tạm dừng hợp Đại hội đồng cổ đông trái với quy định tại khoản 8 Điều này, Đại hội đồng cổ đông bầu một người khác trong số những người dự họp để thay thế chủ tọa điều hành cuộc họp cho đến lúc kết thúc; tất cả nghị quyết được thông qua tại cuộc họp đó đều có hiệu lực thi hành.
Điều 22. Hình thức thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông 1. Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết thuộc thẩm quyền bằng hỉnh thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. 2. Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông: a) Sửa đổi, bổ sung nội dung của Điều lệ công ty; b) Định hướng phát triển công ty; c) Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại; d) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; đ) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty; e) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm; g) Tổ chức lại, giải thể công ty.
Điều 23. Điều kiện để nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua 1. Nghị quyết về nội dung sau đây được thông qua nếu được số cổ đông đại diện từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông dự họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 6 Điều này: a) Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại; b) Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh; c) Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty; d) Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty; đ) Tổ chức lại, giải thể công ty; e) Vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định. 2. Các nghị quyết được thông qua khi được số cổ đông sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 3, 4 và 6 Điều này. 3. Việc biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thực, hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát và cổ đông có quyền dồn hết hoặc một phần tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên. Người trúng cử thành viên Hội đồng quản trị hoặc Kiểm soát viên được xác định theo số phiếu bầu tính từ cao xuống thấp, bắt đầu từ ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất cho đến khi đủ số thành viên quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp có từ 02 ứng cử viên trở lên đạt cùng số phiếu bầu như nhau cho thành viên cuối cùng của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát thì sẽ tiến hành bầu lại trong số các ứng cử viên có số phiếu bầu ngang nhau. 4. Trường hợp thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được số cổ đông sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông có quyền biểu quyết tán thành. 5. Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông phải được thông báo đến cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua; trường hợp công ty có trang thông tin điện tử, việc gửi nghị quyết có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty. 6. Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về nội dung làm thay đổi bất lợi quyền và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi chỉ được thông qua nếu được số cổ đông ưu đãi cùng loại dự họp sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành hoặc được các cổ đông ưu đãi cùng loại sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành trong trường hợp thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.
Điều 24. Thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông Thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thực hiện theo quy định sau đây: 1. Hội đồng quản trị có quyền lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông khi xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 147 của Luật Doanh nghiệp; 2. Hội đồng quản trị chuẩn bị phiếu lấy ý kiến, dự thảo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, các tài liệu giải trình dự thảo nghị quyết và gửi đến tất cả cổ đông có quyền biểu quyết chậm nhất là 10 ngày trước thời hạn phải gửi lại phiếu lấy ý kiến. Việc lập danh sách cổ đông gửi phiếu lấy ý kiến thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 141 của Luật Doanh nghiệp. Yêu cầu và cách thức gửi phiếu lấy ý kiến và tài liệu kèm theo thực hiện theo quy định tại Điều 143 của Luật Doanh nghiệp; 3. Phiếu lấy ý kiến phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp; b) Mục đích lấy ý kiến; c) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức hoặc họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với đại diện của cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần của từng loại và số phiếu biểu quyết của cổ đông; d) Vấn đề cần lấy ý kiến để thông qua; đ) Phương án biểu quyết bao gồm tán thành, không tán thành và không có ý kiến; e) Thời hạn phải gửi về công ty phiếu lấy ý kiến đã được trả lời; g) Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị; 4. Cổ đông có thể gửi phiếu lấy ý kiến đã trả lời đến công ty bằng hình thức gửi thư, fax hoặc thư điện tử theo quy định sau đây: a) Trường hợp gửi thư, phiếu lấy ý kiến đã được trả lời phải có chữ ký của cổ đông là cá nhân, của người đại diện theo ủy quyền hoặc người đại diện theo pháp luật của cổ đông là tổ chức. Phiếu lấy ý kiến gửi về công ty phải được đựng trong phong bì dán kín và không ai được quyền mở trước khi kiểm phiếu; b) Trường hợp gửi fax hoặc thư điện tử, phiếu lấy ý kiến gửi về công ty phải được giữ bí mật đến thời điểm kiểm phiếu; c) Các phiếu lấy ý kiến gửi về công ty sau thời hạn đã xác định tại nội dung phiếu lấy ý kiến hoặc đã bị mở trong trường hợp gửi thư và bị tiết lộ trong trường hợp gửi fax, thư điện tử là không hợp lệ. Phiếu lấy ý kiến không được gửi về được coi là phiếu không tham gia biểu quyết; 5. Hội đồng quản trị tổ chức kiểm phiếu và lập biên ban kiểm phiếu dưới sự chứng kiến, giám sát của Ban kiểm soát hoặc của cổ đông không nắm giữ chức vụ quản lý công ty. Biên bản kiểm phiếu phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp; b) Mục đích và các vấn đề cần lấy ý kiến để thông qua nghị quyết; c) Số cổ đông với tổng số phiếu biểu quyết đã tham gia biểu quyết, trong đó. phân biệt số phiếu biểu quyết hợp lệ và số phiếu biểu quyết không hợp lệ và phương thức gửi phiếu biểu quyết, kèm theo phụ lục danh sách cổ đông tham gia biểu quyết; d) Tổng số phiếu tán thành, không tán thành và không có ý kiến đối với từng vấn đề; đ) Vấn đề đã được thông qua và tỷ lệ biểu quyết thông qua tương ứng; e) Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hợi đồng quản trị, người giám sát kiểm phiếu và người kiểm phiếu. Các thành viên Hội đồng quản trị, người kiểm phiếu và người giám sát kiểm phiếu phải liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của biên bản kiểm phiếu; liên đới chịu trách nhiệm về các thiệt hại phát sinh từ các quyết định được thông qua do kiểm phiếu không trung thực, không chính xác; 6. Biên bản kiểm phiếu và nghị quyết phải được gửi đến các cổ đông trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm phiếu. Trường hợp công ty có trang thông tin điện tử, việc gửi biên bản kiểm phiếu và nghị quyết có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty; 7. Phiếu lấy ý kiến đã được trả lời, biên bản kiểm phiếu, nghị quyết đã được thông qua và tài liệu có liên quan gửi kèm theo phiếu lấy ý kiến được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty; 8. Nghị quyết được thông qua theo hình thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản có giá trị như nghị quyết được thông qua tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.
Điều 25. Ban kiểm soát 1. Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 Kiểm soát viên. Nhiệm kỳ của Kiểm soát viên không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. 2. Trưởng Ban kiểm soát do Ban kiểm soát bầu trong số các Kiểm soát viên; việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo nguyên tắc đa số. Quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát, Trưởng Ban kiểm soát và kiểm soát viên theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số Kiểm soát viên thường trú tại Việt Nam. Trưởng Ban kiểm soát phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 3. Trường hợp Kiểm soát viên có cùng thời điểm kết thúc nhiệm kỳ mà Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới chưa được bầu thì Kiểm soát viên đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ cho đến khi Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới được bầu và nhận nhiệm vụ
Chương IV NĂM TÀI CHÍNH, PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN
Điều 26. Năm tài chính Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày đầu tiên của tháng 1 (một) hàng năm và kết thúc vào ngày thứ 31 của tháng 12. Năm tài chính đầu tiên bắt đầu từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và kết thúc vào ngày thứ 31 của tháng 12 ngay sau ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đó.
Điều 27. Phân phối lợi nhuận, lập quỹ và nguyên tắc chịu lỗ trong kinh doanh
Đại hội đồng cổ đông quyết định mức chi trả cổ tức và hình thức chi trả cổ tức hàng năm từ lợi nhuận được giữ lại của Công ty.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Hội đồng quản trị có thể quyết định tạm ứng cổ tức giữa kỳ nếu xét thấy việc chi trả này phù hợp với khả năng sinh lời của công ty.
Công ty không thanh toán lãi cho khoản tiền trả cổ tức hay khoản tiền chi trả liên quan tới một loại cổ phiếu.
Hội đồng quản trị có thể đề nghị Đại hội đồng cổ đông thông qua việc thanh toán toàn bộ hoặc một phần cổ tức bằng cổ phiếu và Hội đồng quản trị là cơ quan thực thi quyết định này.
Trường hợp cổ tức hay những khoản tiền khác liên quan tới một loại cổ phiếu được chi trả bằng tiền mặt, Công ty phải chi trả bằng tiền đồng Việt Nam. Việc chi trả có thể thực hiện trực tiếp hoặc thông qua các ngân hàng trên cơ sở các thông tin chi tiết về ngân hàng do cổ đông cung cấp. Trường hợp Công ty đã chuyển khoản theo đúng các thông tin chi tiết về ngân hàng do cổ đông cung cấp mà cổ đông đó không nhận được tiền, Công ty không phải chịu trách nhiệm về khoản tiền Công ty chuyển cho cổ đông thụ hưởng. Việc thanh toán cổ tức đối với các cổ phiếu niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán có thể được tiến hành thông qua công ty chứng khoán hoặc Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam.
Căn cứ Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan, Hội đồng quản trị thông qua nghị quyết xác định một ngày cụ thể để chốt danh sách cổ đông. Căn cứ theo ngày đó, những người đăng ký với tư cách cổ đông hoặc người sở hữu các chứng khoán khác được quyền nhận cổ tức, lãi suất, phân phối lợi nhuận, nhận cổ phiếu, nhận thông báo hoặc tài liệu khác.
Các vấn đề khác liên quan đến phân phối lợi nhuận được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc xử lý lỗ trong kinh doanh: Trường hợp quyết toán năm tài chính bị lỗ, Đại hội đồng cổ đông công ty được quyết định theo các hướng sau: – Trích quỹ dự trữ để bù. – Chuyển sang năm sau để trừ vào lợi nhuận của năm tài chính sau trước khi phân phối lợi nhuận.
Chương V GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NỘI BỘ
Điều 28. Giải quyết tranh chấp nội bộ
Trường hợp phát sinh tranh chấp hay khiếu nại có liên quan tới hoạt động của Công ty hay tới quyền và nghĩa vụ của các cổ đông theo quy định tại Điều lệ công ty, Luật Doanh nghiệp, các luật khác hoặc các quy định hành chính quy định giữa:
Cổ đông với Công ty;
Cổ đông với Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc điều hành hay cán bộ quản lý cao cấp,
Các bên liên quan cố gắng giải quyết tranh chấp đó thông qua thương lượng và hoà giải. Trừ trường hợp tranh chấp liên quan tới Hội đồng quản trị hay Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị chủ trì việc giải quyết tranh chấp và yêu cầu từng bên trình bày các yếu tố thực tiễn liên quan đến tranh chấp trong vòng 21 ngày làm việc kể từ ngày tranh chấp phát sinh. Trường hợp tranh chấp liên quan tới Hội đồng quản trị hay Chủ tịch Hội đồng quản trị, bất cứ bên nào cũng có thể yêu cầu chỉ định một chuyên gia độc lập để hành động với tư cách là trọng tài cho quá trình giải quyết tranh chấp.
Trường hợp không đạt được quyết định hoà giải trong vòng sáu (06) tuần từ khi bắt đầu quá trình hoà giải hoặc nếu quyết định của trung gian hoà giải không được các bên chấp nhận, bất cứ bên nào cũng có thể đưa tranh chấp đó ra Trọng tài kinh tế hoặc Toà án kinh tế.
Các bên tự chịu chi phí của mình có liên quan tới thủ tục thương lượng và hoà giải. Việc thanh toán các chi phí của Toà án được thực hiện theo phán quyết của Toà án.
Chương VI THÀNH LẬP, TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ
Điều 29. Thành lập Công ty được thành lập sau khi được Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mọi phí tổn liên hệ đến việc thành lập công ty đều được ghi vào mục chi phí của công ty và được tính hoàn giảm vào chi phí của năm tài chính đầu tiên đầu tiên.
Điều 30. Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp 1. Công ty bị giải thể trong các trường hợp sau đây: a) Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông; b) Công ty không còn đủ số lượng cổ đông tối thiểu theo quy định của Luật doanh nghiệp trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; c) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 2. Công ty chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.
Điều 31. Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp Việc giải thể doanh nghiệp trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 30 của Điều lệ này được thực hiện theo quy định sau đây: 1. Thông qua nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp. Nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; b) Lý do giải thể; c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động; đ) Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị; 2. Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp; 3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, nghị quyết, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp. Nghị quyết, quyết định giải thể phải được đăng trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo nghị quyết, quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích có liên quan. Phương án giải quyết nợ phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ; 4. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau đây: a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết; b) Nợ thuế; c) Các khoản nợ khác; 5. Sau khi đã thanh toán chi phí giải thể doanh nghiệp và các khoản nợ, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần; 6. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.
Chương VII HIỆU LỰC THỰC HIỆN
Điều 32. Hiệu lực của Điều lệ Điều lệ này có hiệu lực kể từ ngày được Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Điều 33. Thể thức sửa đổi, bổ sung các điều, khoản của Điều lệ 1. Những vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty không được nêu trong Bản Điều lệ này sẽ do Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật liên quan khác điều chỉnh. 2. Trong trường hợp Điều lệ này có điều khoản trái luật pháp hoặc dẫn đến việc thi hành trái luật pháp, thì điều khoản đó không được thi hành và sẽ được xem xét sửa đổi ngay trong kỳ họp gần nhất của Đại hội đồng cổ đông. 3. Khi muốn bổ sung, sửa đổi nội dung Điều lệ này, Đại hội đồng cổ đông sẽ họp để thông qua quyết định nội dung thay đổi. Thể thức họp, thông qua nội dung sửa đổi theo quy định tại Luật Doanh nghiệp.
Điều 34. Điều khoản cuối cùng Bản điều lệ này đã được các cổ đông sáng lập xem xét từng chương từng điều và cùng ký tên chấp thuận. Bản điều lệ này gồm 7 chương, 34 điều, được lập thành 03 bản có giá trị như nhau: 01 bản đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh, 01 bản lưu trữ tại trụ sở công ty, 01 bản cho mỗi mỗi cổ đông. Mọi sự sao chép, trích lục phải được ký xác nhận của Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty hoặc Giám đốc công ty.
…, ngày … tháng … năm 20..
CHỮ KÝ CỦA CÁC CỔ ĐÔNG
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Khái niệm sàn giao dịch thương mại điện tử
Theo quy định tại nghị định 52/2013/NĐ-CP: “9. Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó”. Theo đó có thể hiểu các website để cho các thương nhân khác tiến hành kinh doanh trên sàn. Ví dụ: Tiki, Shopee, Lazada
“Dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử là việc thương nhân, tổ chức thiết lập website thương mại điện tử để các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.”
App (ứng dụng) di động có phải đăng ký sản thương mại điện tử? Bản chất các sàn thương mại điện tử đều có phiên bản mobile dưới dạng app (ứng dụng) di động. Do đó, ứng dụng di động cũng phải thực hiện đăng ký sàn thương mại điện tử
Hồ sơ đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
Hồ sơ theo quy định tại điều 55 nghị định 52/2013/NĐ-CP như sau:
1. Đề án cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (Nêu rõ, mô hình tổ chức hoạt động, bao gồm hoạt động cung cấp dịch vụ, hoạt động xúc tiến, tiếp thị dịch vụ cả trong và ngoài môi trường trực tuyến; hoạt động logistics đối với hàng hóa; Phân định quyền và trách nhiệm giữa thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với các bên sử dụng dịch vụ) 2. Quy chế quản lý hoạt động của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 55 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP 3. Mẫu hợp đồng dịch vụ hoặc thỏa thuận hợp tác giữa thương nhân, tổ chức sở hữu website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên website đó. 4. Các điều kiện giao dịch chung áp dụng cho hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên website (nếu có). 5. Đơn đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (theo Mẫu TMĐT-1 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 47/2014/TT-BCT). 6. Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu Quyết định thành lập (đối với tổ chức), giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư (đối với thương nhân)
Ngoài các tài liệu trên, khách hàng cần cung cấp thêm: – Hợp đồng cho thuê máy chủ (hosting) – Hợp đồng dịch vụ với các bên trung gian thanh toán (đối với trường hợp có sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán)
Thủ tục đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
1. Việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử được Bộ Công Thương thực hiện trực tuyến tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử tại địa chỉ www.online.gov.vn.
2. Để khai báo hồ sơ, thương nhân, tổ chức truy cập vào Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử và tiến hành các bước sau: Bước 1: Thương nhân, tổ chức đăng ký tài khoản đăng nhập hệ thống bằng việc cung cấp những thông tin sau: – Tên thương nhân, tổ chức; – Số đăng ký kinh doanh của thương nhân, số quyết định thành lập của tổ chức; – Lĩnh vực kinh doanh/hoạt động; – Địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức; – Các thông tin liên hệ. Bước 2: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, thương nhân, tổ chức nhận kết quả từ Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về một trong các nội dung sau: – Nếu thông tin đăng ký tài khoản đầy đủ, thương nhân, tổ chức được cấp một tài khoản đăng nhập hệ thống và tiến hành tiếp Bước 3; – Nếu đăng ký tài khoản bị từ chối hoặc yêu cầu bổ sung thông tin, thương nhân, tổ chức phải tiến hành đăng ký lại hoặc bổ sung thông tin theo yêu cầu. Bước 3: Sau khi được cấp tài khoản đăng nhập hệ thống, thương nhân, tổ chức tiến hành đăng nhập, chọn chức năng Đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, tiến hành khai báo thông tin theo mẫu và đính kèm hồ sơ đăng ký quy định tại Điều 14 Thông tư này. Bước 4: Trong thời hạn 7 ngày làm việc, thương nhân, tổ chức nhận thông tin phản hồi của Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về một trong các nội dung sau: – Xác nhận hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ và yêu cầu thương nhân, tổ chức thực hiện tiếp Bước 5; – Thông báo hồ sơ đăng ký không hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung thông tin. Khi đó thương nhân, tổ chức quay về Bước 3 để khai báo lại hoặc bổ sung các thông tin, hồ sơ theo yêu cầu. Bước 5: Sau khi nhận được thông báo xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, thương nhân, tổ chức gửi về Bộ Công Thương (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) bộ hồ sơ đăng ký hoàn chỉnh (bản giấy)
3. Thương nhân, tổ chức có trách nhiệm theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ qua thư điện tử hoặc tài khoản truy cập hệ thống đã được cấp để tiến hành cập nhật và chỉnh sửa thông tin theo yêu cầu.
4. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo yêu cầu bổ sung thông tin ở Bước 4 , nếu thương nhân, tổ chức không có phản hồi thì hồ sơ đăng ký trên hệ thống sẽ bị chấm dứt và thương nhân, tổ chức phải tiến hành đăng ký lại từ đầu.
Thời gian thực hiện thực tế từ 20 – 25 ngày làm việc (không bao gồm thứ 7, chủ nhật và ngày lễ theo quy định)
Mức phạt khi không đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử
Theo quy định tại nghị định 98/2020/NĐ-CP (Sửa đổi bởi nghị định 17/2022/NĐ-CP) mức phạt
Điều 62. Hành vi vi phạm về thiết lập website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động (gọi tắt là ứng dụng di động) 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Không thông báo website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ đến người tiêu dùng; 4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Không đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
Lưu ý mức phạt gấp 2 lần đối với tổ chức vi phạm
Đăng ký ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
Thủ tục đăng ký ứng dụng tương tự đăng ký website thương mại điện tử. Sử dụng mẫu đơn đăng ký ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (theo Mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 59/2015/TT-BCT)
Website rao vặt không thu phí có cần đăng ký website thương mại điện tử?
Việc tạo website rao vặt là sàn giao dịch thương mại điện tử do vậy phải đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử theo quy định
Cá nhân có xin được giấy phép sàn giao dịch thương mại điện tử hay không?
Sàn giao dịch thương mại điện tử chỉ cấp cho pháp nhân và không cấp cho cá nhân. Do đó, muốn xin giấy phép sàn giao dịch TMĐT, bắt buộc phải thành lập công ty để có tư cách pháp nhân
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Tương tự với giấy phép hoạt động văn phòng đại diện nước ngoài, các giấy phép hoạt động chi nhánh của thương nhân nước ngoài cũng chỉ có giá trị trong vòng 5 năm (không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp giấy tờ đó có quy định về thời hạn). Theo đó, hết thời hạn trên giấy phép, chi nhánh thương nhân nước ngoài nếu có nhu cầu sẽ phải thực hiện thủ tục gia hạn hoạt động chi nhánh thương nhân nước ngoài. Việc gia hạn sẽ phải thực hiện trong thời hạn ít nhất 30 ngày trước khi Giấy phép hết hạn
Hồ sơ gia hạn chi nhánh thương nhân nước ngoài
– Đơn đề nghị gia hạn giấy phép thành lập Chi nhánh do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký; – Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài; – Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất; – Bản sao Giấy phép thành lập Chi nhánh đã được cấp.
Lưu ý: – Đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập phải dịch ra tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam (việc công chứng dịch phải thực từ bản được hợp pháp hóa lãnh sự và do cơ quan có thẩm quyền công chứng dịch tại Việt Nam thực hiện) – Báo cáo tài chính hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế phải được dịch ra tiếng việt và chứng thực theo quy định. (BCTC phải có bản sao chứng thực của nước ngoài kèm theo bản dịch do cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thực hiện)
Thủ tục gia hạn chi nhánh thương nhân nước ngoài
Bước 1: Nộp hồ sơ tại Bộ Công thương để thực hiện gia hạn giấy phép hoạt động chi nhánh Bước 2: Trả hồ sơ để bổ sung trong vòng 3 ngày làm việc. Nếu hồ sơ hợp lệ, thời hạn giải quyết là 5 ngày làm việc.
Lưu ý: Trường hợp việc gia hạn Giấy phép thành lập Chi nhánh chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép, Bộ quản lý chuyên ngành có văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý gia hạn Giấy phép thành lập Chi nhánh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép gia hạn hoặc không gia hạn Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp không gia hạn phải có văn bản nêu rõ lý do.
Cơ quan giải quyết: Bộ Công thương
Dịch vụ gia hạn chi nhánh thương nhân nước ngoài
LVNLAW là đơn vị chuyên hỗ trợ các thương nhân nước ngoài trong việc hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam. Do vậy, khách hàng có nhu cầu gia hạn chi nhánh thương nhân nước ngoài vui lòng liên hệ LVNLAW để được hỗ trợ.
Câu hỏi thường gặp
Mức phạt chậm gia hạn chi nhánh?
Đối với trường hợp không gia hạn chi nhánh sẽ bị phạt theo điều 69 Điều 69. Hành vi vi phạm về thành lập và hoạt động thương mại của chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là chi nhánh) 4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Tiếp tục hoạt động sau khi thương nhân nước ngoài đã chấm dứt hoạt động; b) Tiếp tục hoạt động sau khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép thành lập chi nhánh hoặc giấy phép hết hạn không được gia hạn
Lệ phí lập chi nhánh thương nhân nước ngoài.
Qua tra cứu của LVNLAW việc lập chi nhánh thương nhân nước ngoài không có thông tin về lệ phí cụ thể. Đối với các trường hợp cụ thể, việc nộp phí theo biên lai thu phí của Bộ Công thương.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Các trường hợp thay đổi địa chỉ công ty vốn nước ngoài
Trụ sở công ty có vốn đầu tư nước ngoài có thể đồng thời là địa điểm thực hiện dự án của công ty. Do vậy, chia hai trường hợp thay đổi như sau: – Địa chỉ trụ sở đồng thời là địa điểm thực hiện dự án – Địa chỉ trụ sở khác với địa điểm thực hiện dự án
Lưu ý: Công ty vốn nước ngoài do Cục thuế (tỉnh, thành phố) quản lý. Do vậy, khi đổi địa chỉ trụ sở công ty vốn nước ngoài cùng tỉnh, thành phố không phải thực hiện chuyển cơ quan thuế quản lý.
Thay đổi địa chỉ trụ sở công ty vốn nước ngoài
Việc thay đổi địa chỉ trụ sở sẽ thực hiện thành 2 bước tại phòng đăng ký kinh doanh và phòng đầu tư áp dụng với trường hợp công ty đã tách giấy chứng nhận đầu tư. Đối với trường hợp chưa tách giấy chứng nhận đầu tư thì sẽ phải thực hiện thủ tục này đồng thời với việc thay đổi địa chỉ
Thay đổi đia chỉ trụ sở chính trên đăng ký doanh nghiệp
Hồ sơ thay đổi – Biên bản họp, quyết định của đại hội đồng cổ đông/hội đồng thành viên – Thông báo về việc thay đổi địa chỉ trụ sở của công ty – Ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp – Giấy tờ pháp lý của người được ủy quyền
Cơ quan giải quyết: Phòng ĐKKD nơi công ty đặt trụ sở
Thời gian giải quyết: 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
Thay đổi địa điểm thực hiện dự án trên đăng ký đầu tư
Hồ sơ thay đổi: – Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư – Bản sao chứng thực đăng ký đầu tư/đăng ký doanh nghiệp – Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh – Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư – Tài liệu về trụ sở mới (hợp đồng thuê, sổ đỏ…) – Báo cáo tài chính kiểm toán trong 2 năm gần nhất
Cơ quan giải quyết: Phòng đầu tư – Sở KHĐT nơi công ty đặt trụ sở (BQL KCN nếu công ty trong KCN)
Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc
Lưu ý: – Địa điểm không được sử dụng chung cư, tập thể. Trường hợp địa điểm là nhà xưởng phải đáp ứng các quy định về môi trường, phòng cháy chữa cháy. – Doanh nghiệp cần thực hiện báo cáo tình hình thực hiện dự án tới thời điểm thay đổi – Trường hợp đổi địa chỉ thay đổi thông tin con dấu thì cần thay đổi con dấu.
Thủ tục thay đổi trụ sở công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Bước 1: Thực hiện thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh Bước 2: Thực hiện thay đổi nội dung đăng ký đầu tư tại cơ quan đăng ký đầu tư
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Pháp nhân là gì?
Pháp nhân không được định nghĩa cụ thể trong bộ luật dân sự mà chỉ đưa ra các điều kiện để trở thành một pháp nhân. Theo đó, LVNLAW định nghĩa pháp nhân như sau: “Pháp nhân là một tổ chức được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức rõ ràng, có tài sản độc lập, nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình“
Tư cách pháp nhân là gì?
Một tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân (legal entity) được quy định tại điều 74 Bộ luật dân sự 2015 trong đó phải đáp ứng được đầy đủ 4 điều kiện để có tư cách pháp nhân dưới đây:
Điều 74. Pháp nhân 1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này; c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. 2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Như vậy, các trường hợp không có tư cách pháp nhân là những trường hợp không đáp ứng đầy đủ 4 tiêu chí về tư cách pháp nhân nêu ở trên
Ví dụ về tư cách pháp nhân?
Tổ chức có tư cách pháp nhân 1. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có tư cách pháp nhân vì đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của điều 74 Bộ luật dân sự 2020 cụ thể: – Được thành lập theo quy định của luật doanh nghiệp 2020 – Có cơ cấu tổ chức rõ ràng theo điều lệ công ty và luật doanh nghiệp 2020 – Tài sản độc lập với cá nhân (thành viên, cổ đông chịu trách nhiệm trên phần tài sản đã góp, cam kết góp) – Tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập 2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân? Tuy tên gọi là hợp danh nhưng về mặt khái niệm, công ty hợp danh vẫn có những cá nhân góp vốn. Do vậy, công ty hợp danh vẫn đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của một pháp nhân theo quy định.
Tổ chức không có tư cách pháp nhân 1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp => Không có tư cách pháp nhân 2. Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân do không đáp ứng điều kiện tại điểm b, c, d khoản 1 điều 74 Bộ luật dân sự 2014 3. Hợp tác xã có tư cách pháp nhân theo định nghĩa về hợp tác xã tại khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012 đã khẳng định hợp tác xã có tư cách pháp nhân. 4. Chi nhánh không có tư cách pháp nhân: Chi nhánh là đơn vị trực thuộc doanh nghiệp do vậy sẽ không có tài sản độc lập vì vậy chi nhánhkhông có tư cách pháp nhân
Tư cách pháp nhân của doanh nghiệp
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
(Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020)
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 Luật Doanh nghiệp 2020.
(Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020)
Công ty cổ phần: Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: – Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; – Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; – Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; – Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020.
(Khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020)
Công ty hợp danh: Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: – Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn; – Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; – Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
(Khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020)
Điều kiện để có tư cách pháp nhân
Để có tư cách pháp nhân, tổ chức cần đáp ứng 4 điều kiện như sau:
1. Được thành lập theo quy định của bộ luật dân sự và các luật liên quan Pháp nhân phải là một tổ chức, được thành lập theo quy định của pháp luật: cụ thể ví dụ như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần…hoặc một số hội, nhóm, cơ quan nhà nước. Các đơn vị này đểu có tư cách pháp nhân.
2. Có cơ cấu tổ chức, cơ quan điều hành
Điều 83. Cơ cấu tổ chức của pháp nhân 1. Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân. 2. Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức chặt chẽ là một trong những điều kiện bắt buộc của luật, đối với các pháp nhân, cơ cấu tổ chức phải chặt chẽ để quản lý các hoạt động của pháp nhân đó. Thường các pháp nhân sẽ có điều lệ hoặc quyết định thành lập quy định rõ cụ thể vị trí, vai trò của cơ quan điều hành.
3. Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình Pháp nhân phải có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Ví dụ đối với doanh nghiệp tư nhân cũng là một trong các loại hình doanh nghiệp nhưng lại không có tư cách pháp nhân vì không tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình mà sẽ dựa trên tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân. Ví dụ khác: hộ kinh doanh cá thể, văn phòng luật sư…
4. Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập Một tổ chức có tư cách pháp nhân phải nhân danh mình mà không phải cá nhân hay tổ chức nào khác, chịu trách nhiệm trước pháp luật một cách độc lập. Ví dụ một tổ chức có tư cách pháp nhân khi bị kiện sẽ cử đại diện của mình để tham gia vụ kiện đó. Độc lập tức là xét về mặt chủ thể nó không dựa trên tư cách của cá nhân hay tổ chức nào khác
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Theo thông báo 3698/TB-STP ngày 30/12/2022 của Sơ Tư pháp Hà Nội, việc cấp phiếu lý lịch tư pháp tại Hà Nội có thể thực hiện trên cổng dịch vụ công Quốc gia https://dichvucong.gov.vn hoặc Cổng dịch vụ công thành phố Hà Nội https://dichvucong.hanoi.gov.vn và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính từ ngày 01/01/2023.
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP QUA DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN VÀ TRẢ KẾT QUẢ QUA DỊCH VỤ BƯU CHÍNH TỪ 01/01/2023 (Ban hành kèm theo Thông báo số: 3632/TB-STP ngày 30/12/2022 của Sở Tư pháp thành phố Hà Nội)
I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ – Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. – Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
II. PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP Phiếu lý lịch tư pháp gồm có: Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và Phiếu lý lịch tư pháp số 2. Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho Công dân Việt Nam, người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình; cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; tổ chức chính trị xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp đế phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tổ tụng để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và cấp theo yêu cầu của cá nhân đê người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.
III. THẨM QUYỀN, THỦ TỤC CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP VÀ TRẢ KẾT QUẢ QUA DỊCH VỤ BƯU CHÍNH 1. Thấm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp: Sở Tư pháp thực hiện cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây: – Công dân Việt Nam thường trú tại Hà Nội. – Người nước ngoài đang cư trú tại Hà Nội. 2. Cách thức nộp và nhận kết quả phiếu Lý lịch tư pháp: Bước 1: – Công dân truy cập vào cống dịch vụ công Quốc gia https://dichvucong.gov.vn hoặc cổng dịch vụ công Thành phố http://dichvucong.hanoi.gov.vn (gọi tắt là cổng dịch vụ công) đăng ký/đăng nhập tài khoản, xác thực định danh điện tử đê xác định đúng người có yêu cầu đăng ký cấp Phiếu LLTP, chọn thủ tục cấp phiếu LLTP: + Cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho công dân Việt Nam (có thường trú trên địa bàn thành phố Hà Nội) + Cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài cư trú tại Hà Nội. + Cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho cơ quan nhà nước, tố chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; Cơ quan tiến hành tố tụng. Bước 2: Công dân khai các thông tin trên Tờ khai điện tử trên hệ thống Cổng dịch vụ công. Lưu ý: Công dân phải tải các giấy tờ đính kèm trong trường hợp ủy quyền, người chưa thành niên. + CMND/CCCD/hộ chiếu. + Văn bản ủy quyền, Giấy khai sinh, Đăng ký kết hôn. Bước 3: Công dân nộp phí cấp phiếu Lý lịch tư pháp qua thanh toán trực tuyến trên cống dịch vụ công quốc gia, Công dịch vụ công Thành phố theo hướng dẫn cụ thể trên cống dịch vụ công hoặc khi nhận được thông báo “Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Quý khách vui lòng chuyển khoản phí cấp phiếu đểhoàn thành thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp” hiến thị trên Cong dịch vụ công, công dân thực hiện chuyển khoản phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp vào tài khoản của Sở Tư pháp theo thông tin cụ thể sau: – Đơn vị tiếp nhận: Sở Tư pháp thành phố Hà Nội. – Số tài khoản: 3511.2.105879500000 tại kho bạc Nhà nước Hà Nội. – Nội dung chuyển khoản: [Họ tên] [Mã số trực tuyến] [CAP PHIEU LLTP] – Mức phí: 200.000 đồng/lượt/người. Lưu ý: – Đối với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ (gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, vợ (hoặc chồng), con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi dưỡng liệt sỹ): 100.000 đồng. – Miễn phí đối với những trường hợp sau: + Trẻ em theo quy định tại Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. + Người cao tuổi theo quy định tại Luật Người cao tuối. + Người khuyết tật theo quy định tại Luật Người khuyết tật. + Người thuộc hộ nghèo theo quy định. + Người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của pháp luật. Bước 4: Công dân lựa chọn trả kết quả qua dịch vụ bưu chính trên hệ thống Cổng dịch vụ công và liên hệ số điện thoại của Bưu điện Hà Nội: 024.393.88888 để được hướng dẫn nhận kểt quả và nộp phí dịch vụ bưu chính. – Bảng giá niêm yết của Bưu điện Thành phô Hà Nội (gửi kèm theo). Lưu ý thời hạn giải quyết cấp Phiếu lý lịch tư pháp: – Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. – Trường hợp người được yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì thời hạn không quá 15 ngày. Bước 5: Công dân xuất trình bản gốc giấy tờ tùy thân đế Bưu tá kiểm tra, đối chiếu thông tin trước khi trả Phiếu lý lịch tư pháp. Việc trả Phiếu lý lịch tư pháp có ký nhận theo quy định của pháp luật.
Lưu ý hồ sơ đính kèm: – Trường hợp ủy quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 01, người được ủy quyền phải tải đính kèm văn bản ủy quyền theo quy định và giấy tờ tùy thân còn giá trị sử dụng. Trường hợp đã có bản sao chứng thực điện tử từ bản chính đối với các giấy tờ nêu trên thì có thể tải đính kèm lên Công dịch vụ công. Trường hợp không có bản sao chứng thực điện tử, công dân phải đên Sở Tư pháp nhận kết quả và xuất trình bản chính để công chức Bộ phận một cửa kiểm tra trước khi trả kết quả. – Đối với người chưa thành niên thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó phải tải đính kèm giấy tờ chứng minh quan hệ và giấy tờ tùy thân của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Trường hợp đã có bản sao chứng thực điện tử từ bản chính đối với các giấy tờ nêu trên thì có thê tải đính kèm lên Cổng dịch vụ công. – Trường hợp không có bản sao chứng thực điện tử, công dân phải đên Sở Tư pháp nhận kết quả và xuất trình bản chính để công chức Bộ phận một cửa kiểm tra trước khỉ trả kết quả. – Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thuộc đối tượng được miễn hoặc giảm phí phải tải đính kèm các giấy tờ để chứng minh. Trường hợp đã có bản sao chứng thực điện tử từ bản chính đối với các giấy tờ nêu trên thì có thể tải đính kèm lên Cổng dịch vụ công. Trường hợp không có bản sao chứng thực điện tử, công dân phải đến Sở Tư pháp nhận kết quả và xuất trình bản chính để công chức Bộ phận một cửa kiểm tra trước khi trả kết quả. – Đối với người nước ngoài có thẻ tạm trú do Công an thành phố Hà Nội cấp còn hạn tính đến ngày nộp hồ sơ thì không phải xuất trình Giấy xác nhận tạm trú của Công an xã, phường, thị trấn nơi tạm trú trên địa bàn thành phô Hà Nội. Trường hợp thẻ tạm trú do Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an cấp thì phải xuất trình Giấy xác nhận tạm trú của Công an xã, phường, thị trấn nơi đang tạm trú trên địa bàn thành phố Hà Nội. – Trong trường hợp đương nhiên xóa án tích theo quy định của Bộ luật hình sự thì công dân phối hợp cung cấp các giấy tờ như sau đê đảm bảo thời gian nhận kết quả theo quy định. + Bản án có hiệu lực pháp luật. + Giấy tờ chứng minh đã thực hiện xong hình phạt chính (Giấy chứng nhận chãp hành xong án phạt tù trong trường hợp hình phạt chính là phạt tù; Giấy chúng nhận chấp hành xong hình phạt tù cho hưởng án treo trong trường hợp hình phạt chính là án treo; Biên lai hoặc Giấy xác nhận kết quả thi hành án trong trường họp hình phạt chính là tiên). + Giấy xác nhận kêt quả thi hành án hoặc biên lai thu tiền án phí hoặc các quyết định liên quan của bản án.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Khi tiến hành thay đổi đăng ký kinh doanh tôi thấy có “Đăng ký thay đổi” và ” thông báo thay đổi” vậy hai khái niệm này có gì khác nhau?
Trả lời
Khách hàng có thể theo dõi bảng so sánh giữa “Đăng ký thay đổi” và “thông báo thay đổi” theo bản dưới đây:
Đăng ký thay đổi – Là các nội dung thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp – Chọn mục “thay đổi nội dung ĐKDN” thì làm thủ tục đăng ký kinh doanh qua mạng – Các nội dung thay đổi gồm: địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; tên doanh nghiệp; thành viên hợp danh; đại diện theo pháp luật; vốn điều lệ, phần vốn góp; thành viên công ty; chủ sở hữu công ty – Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Thay đổi tên doanh nghiệp.
Thay đổi địa chỉ trụ sở chính.
Thay đổi thành viên công ty TNHH NTV (Bao gồm trường hợp tiếp nhận thành viên mới dẫn đến tăng vốn điều lệ), thành viên công ty hợp danh của công ty hợp danh.
Thay đổi người đại diện theo pháp luật.
Thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân (trường hợp bán, tặng cho doanh nghiệp tư nhân khi chủ DNTN chết, mất tích, người mua, người được tặng cho, thừa kế phải thực hiện đăng ký thay đổi chủ DNTN).
Thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH MTV.
Thay đổi vốn điều lệ của công ty, thay đổi tỷ lệ vốn góp.
Thay đổi người đứng đầu chi nhánh/ văn phòng đại diện/ địa điểm kinh doanh.
Thông báo thay đổi – Không thể hiện trên đăng ký doanh nghiệp, chỉ thể hiện trên hệ thống ĐKKD – Chọn mục “thông báo thay đổi” khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh qua mạng – Các nội dung thay đổi: Ngành, nghề kinh doanh; thông tin cổ đông sáng lập; thông tin đăng ký thuế; thông tin cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài; đại diện theo ủy quyền – Kết quả: Giấy xác nhận nội dung thay đổi (nếu có nhu cầu)
Thay đổi ngành, nghề kinh doanh
Thay đổi vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân.
Thay đổi người đại diện theo ủy quyền của công ty TNHH MTV tổ chức là chủ sở hữu.
Thay đổi thông tin cổ đông sáng lập CTCP (trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua).
Thay đổi thông tin cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
Thay đổi thông tin về người quản lý doanh nghiệp.
Thay đổi thông tin đăng ký thuế (tài khoản ngân hàng), (không làm thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh).
Thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân (trường hợp cho thuê doanh nghiệp).
Lưu ý khi làm hồ sơ đăng ký kinh doanh
– Trường hợp đồng thời “đăng ký thay đổi” và “thông báo thay đổi” có thể làm chung trên một hồ sơ và chọn vào mục “thay đổi nội dung ĐKDN” – Trường hợp có nhu cầu cấp giấy xác nhận thay đổi, người nộp hồ sơ phải chọn mục □ Đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp đối với các thông tin thay đổi nêu trên. (Đánh dấu X vào ô vuông nếu doanh nghiệp có nhu cầu được cấp Giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp). – “Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp“. Nếu doanh nghiệp không có nhu cầu xác nhận về nội dung thay đổi thì phòng ĐKKD sẽ không cấp giấy xác nhận mà chỉ ghi nhận thông tin lên hệ thông
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Giám định sở hữu công nghiệp là gì?
Giám định SHCN là hoạt động Xác định phạm vi bảo hộ của đối tượng quyền sở hữu trí tuệ; Xác định đối tượng được xem xét có đáp ứng các điều kiện để bị coi là yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không; Xác định có hay không sự trùng, tương đương, tương tự, gây nhầm lẫn, khó phân biệt hoặc sao chép giữa đối tượng được xem xét với đối tượng được bảo hộ; Xác định giá trị quyền sở hữu trí tuệ, xác định giá trị thiệt hại.
Việc giám định SHCN tại Việt Nam do Viện khoa học sở hữu trí tuệ Việt Nam (Vietnam Intellectual Property Research Institute – VIPRI) thực hiện.
Hồ sơ giám định quyền sở hữu công nghiệp
Hồ sơ giám định quyền sở hữu công nghiệp là tập hợp các tài liệu, chứng cứ, mẫu vật… thể hiện yêu cầu, mục đích, đối tượng, nội dung giám định.
1. Văn bản thể hiện yêu cầu giám định (Quyết định trưng cầu giám định/Tờ khai yêu cầu giám định), trong đó có các thông tin về người yêu cầu / trưng cầu; đối tượng giám định; mục đích, nội dung và các yêu cầu cụ thể khác về việc giám định; 2. Tài liệu thể hiện căn cứ phát sinh/ xác lập quyền sở hữu công nghiệp (Văn bằng bảo hộ – Đăng ký quốc tế nhãn hiệu); 3. Tài liệu, Mẫu vật thể hiện đối tượng giám định (tài liệu mô tả, ảnh chụp, bản vẽ, hợp đồng giao dịch, tài liệu quảng cáo…, vật phẩm, sản phẩm, hàng hóa, bao bì … có chứa/mang đối tượng giám định); 4. Hợp đồng dịch vụ giám định sở hữu công nghiệp; 5. Chứng từ nộp phí giám định; 6. Giấy ủy quyền (nếu Đơn giám định được nộp thông qua đại diện).
Ngoài ra, hồ sơ có thể có các tài liệu khác nếu cần thiết cho việc giám định (tài liệu diễn giải lập luận của các bên liên quan; quyết định giải quyết vụ việc tương tự của các cơ quan có thẩm quyền; các thông tin hữu ích cho việc xem xét, đánh giá khi giám định; các kết quả kiểm nghiệm, đo lường…).
Thời gian thực hiện giám định SHCN
– Sáng chế: 2 tháng (44 ngày làm việc), tính từ ngày Hồ sơ giám định đáp ứng các yêu cầu hình thức và nội dung. – Kiểu dáng công nghiệp: 1,5 tháng (33 ngày làm việc). – Nhãn hiệu: 1 tháng (22 ngày làm việc). – Tên thương mại: 1 tháng (22 ngày làm việc).
Chỉ dẫn địa lý: 1,0 tháng (22 ngày làm việc).
Thực tế việc giám định có thể thực hiện nhanh (rút ngắn thời gian thẩm định) theo tùy từng mức độ thực tế cao nhất là x2 và thời gian dưới 5 ngày
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Tóm tắt: Tóm tắt bản án bản án số 01/2019/KDTM-PT của tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 09/01/2019 về việc tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ:
Công ty Đ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (gọi tắt là GCNĐKNH) “Asano, hình” số 107919 ngày 25/8/2008 cho các hàng hóa Nhóm 07: Máy giặt, máy xay sinh tố chạy điện sử dụng trong gia đình, máy ép trái cây chạy điện sử dụng trong gia đình; Nhóm 09: Ti vi, đầu lọc đĩa DVD, loa, amply, Nhóm 11: Tủ lạnh, điều hòa không khí, nồi cơm điện, lò vi sóng, lò nướng, bếp ga, quạt điện, bình đun nước chạy điện. Năm 2015, Công ty Đ phát hiện trên thị trường có Công ty Cổ phần Điện tử A Việt Nam (gọi tắt là Công ty A Việt Nam) sử dụng nhãn hiệu ASANZO để gắn vào các hàng hóa và dịch vụ Công ty A Việt Nam như ti vi, máy lạnh, máy xay sinh tố và nhiều hàng hóa gia dụng khác với kiểu dáng, mẫu mã nhãn hiệu giống với nhãn hiệu mà Công ty Đđã được đăng ký bảo hộ.
Ngày 13/7/2015, Công ty Đ đã yêu cầu cơ quan thừa phát lại tiến hành lập vi bằng hành vi của Công ty A Việt Nam đã bày bán các sản phẩm của Công ty A Việt Nam như tivi led loại 32 inch, 40 inch, 23 inch.
Ngày 10/8/2015, Công ty Đ đã gửi hồ sơ cho Viện Khoa học sở hữu trí tuệ để giám định và đến ngày 18/8/2015, Công ty Đ nhận được kết luận giám định của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ khẳng định dấu hiệu ASANZO là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu ASANO. Các hàng hóa, phương tiện quảng cáo mà Công ty A Việt Nam vi phạm quyền đối với nhãn hiệu, bao gồm:
– Dấu hiệu “Asanzo, hình” gắn trên giao diện trang wed có địa chỉ: http://asanzo.com.vn là yếu tố xâm phạm quyền (Điều 11 Nghị định 105/2006 sửa đổi) đối với nhãn hiệu “Asano, hình” được bảo hộ theo GCNĐKNH số 107919 của Công ty Đ;
– Dấu hiệu “Asanzo, hình” gắn trên sản phẩm tivi là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “Asano, hình” được bảo hộ theo GCNĐKNH số 107919 của Công ty Đ;
– Dấu hiệu “Asanzo, hình” gắn trên sản phẩm nồi cơm điện là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “Asano, hình” được bảo hộ theo GCNĐKNH số 107919 của Công ty Đ;
– Dấu hiệu “Asano, hình” gắn trên sản phẩm nồi áp suất là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “Asano, hình” được bảo hộ theo GCNĐKNH số 107919 của Công ty Đ;
– Dấu hiệu “Asanzo, hình” gắn trên sản phẩm bình đun siêu tốc là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “Asano, hình” được bảo hộ theo GCNĐKNH số 107919 của Công ty Đ;
– Dấu hiệu “Asanzo, hình” gắn trên biển hiệu (Công ty A Việt Nam và các chi nhánh) là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “Asano, hình” được bảo hộ theo GCNĐKNH số 107919 của Công ty Đ;
– Dấu hiệu “Asanzo, hình” gắn trên xe tải (Công ty A Việt Nam) là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “Asano, hình” được bảo hộ theo GCNĐKNH số 107919 của Công ty Đ.
Sau đó, Công ty Đ gửi văn bản yêu cầu xử phạt hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của Công ty A Việt Nam tại các cơ quan chức năng có thẩm quyền như Ủy ban nhân dân, Hải Quan, Quản lý thị trường .… nhưng tới nay vẫn không nhận được sự phản hồi giải quyết nào từ các cơ quan trên.
Cho tới nay, Công ty A Việt Nam vẫn cố tình sử dụng nhãn hiệu gần giống với nhãn hiệu của Công ty Đ để tiếp tục quảng bá rộng rãi trên các phương tiện đại chúng. Hành động của Công ty A Việt Nam đã xâm phạm đến Công ty Đ về quyền và lợi ích hợp pháp, khiến uy tín của Công ty Đ giảm sút trầm trọng. Do đó, Công ty A Việt Nam vi phạm nên Công ty Đ đã khởi kiện đến Tòa án với yêu cầu Công ty A Việt Nam chấm dứt hành vi xâm phạm, buộc xin lỗi cải chính công khai, bồi thường thiệt hại, số tiền tạm tính là 500.000.000 đồng, xóa bỏ toàn bộ hàng hóa đang dán nhãn hiệu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Mặt khác, Công ty Đ yêu cầu Tòa án tuyên hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH số 221067 của Cục S cấp ngày 07/3/2014 cho Công ty A Việt Nam, do nhận thấy nhãn hiệu “Asanzo” cũng chứa đựng yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu “Asano” của Công ty Đ.
Bị đơn Công ty A Việt Nam trình bày Công ty A Việt Nam không chấp nhận các yêu cầu khởi kiện của Công ty Đ do:
– Việc sử dụng nhãn hiệu “Asanzo” của Công ty A Việt Nam là hoàn toàn độc lập và có những khác biệt về cấu tạo, màu sắc, ấn tượng thị giác thính giác giữa hai nhãn hiệu.
– Việc sử dụng nhãn hiệu “Asanzo” của Công ty A Việt Nam là hoàn toàn hợp pháp bởi Công ty A Việt Nam là chủ sở hữu nhãn hiệu này theo GCNĐKNH số 221067 của Cục S cấp ngày 07/3/2014, có hiệu lực đến ngày 09/11/2022 cho các nhóm sản phẩm dịch thuộc nhóm 7, 8, 9,1 1, 20, 21 và 35.
Do đó, Công ty A Việt Nam sử dụng nhãn hiệu “Asanzo ” là có cơ sở pháp lý và hoàn toàn không xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ của Công ty Đ. Đồng thời, Công ty A Việt Nam có đơn yêu cầu phản tố là do việc khởi kiện không có căn cứ của Công ty Đ đã ảnh hưởng đến uy tín, danh dự và vị thế của Công ty A Việt Nam trên thị trường, làm lung lay niềm tin của khách hàng mà còn làm cho Công ty A Việt Nam phải tiêu tốn thời gian công sức và chi phí. Công ty Đ có văn bản gửi đến các đại lý kinh doanh của Công ty A Việt Nam nhằm thông báo rộng rãi vụ việc cũng như yêu cầu các đại lý cung cấp số liệu kinh doanh nội bộ liên quan đến Công ty A Việt Nam, việc làm này đã làm cho các đại lý, nhân viên của Công ty A Việt Nam hoang mang, lo lắng ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc. Mặt khác, Công ty Đ yêu cầu Tòa án tuyên hủy bỏ hiệu lực GCNĐKNH số 221067 của Cục S cấp ngày 07/3/2014 cho Công ty A Việt Nam là hoàn toàn vô lý; Nên Công ty A Việt Nam yêu cầu Công ty Đ phải xin lỗi, cải chính công khai và buộc Công ty Đ phải bồi thường thiệt hại với số tiền 300.000.000 đồng.
Quyết định của tòa án – Đình chỉ yêu cầu đề nghị hủy bỏ hiệu lực GCN NH 221067; – Chấp nhận một phần yêu cầu của Nguyên đơn, buộc Bị đơn: chấm dứt việc sử dụng nhãn hiệu trên giao diện website, biển hiệu, xe tải và các sản phẩm thuộc Nhóm 07, 09 & 11 đang lưu hành trên thị trường; xóa bỏ nhãn hiệu dán trên toàn bộ sản phẩm thuộc Nhóm 07, 09 & 11 đang lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam; xin lỗi, cải chính công khai; và bồi thường thiệt hại một phần yêu cầu của Nguyên đơn. – Không chấp nhận yêu cầu phản tố của Bị đơn.
Nhận xét một số vấn đề pháp lý trong bản án – Việc sử dụng nhãn hiệu cách điệu khác nhãn hiệu tiêu chuẩn không được coi là sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký – Việc sử dụng nhãn hiệu cách điệu có thể xâm phạm với nhãn hiệu của đối tượng khác (đã được đăng ký)
Quan điểm của các bên liên quan (i) Viện Khoa học sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ tại Kết luận giám định sở hữu công nghiệp số NH335-15YC/KLGĐ ngày 18/8/2015 thể hiện rằng dấu hiệu “Asanzo, hình” ( ) được gắn trên giao diện trang web có địa chỉ http://asanzo.com.vn, sản phẩm tivi, nồi cơm điện, nồi áp suất, bình đun siêu tốc, biển hiệu và trên xe tải có dấu hiệu trùng hoặc tương tự, là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “Asano, hình” ( )12; và (ii) Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ tại Văn bản số 3374/SHTT-TTKN ngày 06/5/2016 xác định: “Tuy có sự khác biệt ở màu sắc, các chữ cái là phụ âm (thêm chữ Z) và chữ “A” được trình bày đủ nét, nhưng kết hợp chữ và hình trên vẫn tạo thành tổng thể có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ” và từ đó kết luận hành vi của Bị đơn là xâm phạm quyền nhãn hiệu theo Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ.
Tại website Cục SHTT đã có bài viết liên quan là “Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu đen – trắng và nhãn hiệu màu ở nước ngoài và Việt Nam” theo đó thì thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam cho phép một nhãn hiệu đăng ký ở dạng đen-trắng có thể được sử dụng ở các dạng màu sắc khác nhau, miễn là vẫn giữ nguyên được các nội dung chữ/hình của nhãn hiệu và không xâm phạm quyền đối với một nhãn hiệu đen-trắng hoặc màu của người khác đã được đăng ký. Như vậy, trong thực tế, có thể hiểu rằng trong trường hợp một nhãn hiệu đen trắng đã được bảo hộ tại Việt Nam, việc sử dụng một nhãn hiệu màu vẫn được xem là sử dụng nhãn hiệu đã được bảo hộ khi và chỉ khi đáp ứng đủ cả hai điều kiện dưới đây: (i) Điều kiện thứ nhất: giữ nguyên được các nội dung chữ/hình của nhãn hiệu; và (ii) Điều kiện thứ hai: không xâm phạm quyền đối với một nhãn hiệu đen-trắng hoặc màu của người khác đã được đăng ký.
Tuy nhiên, thực tế này mới chỉ giải quyết được một vế của vấn đề, tức là chỉ mới quy định ảnh hưởng của nhãn hiệu đen-trắng đến các phương án màu của nó. Còn chiều ngược lại: một nhãn hiệu màu có thể coi là trùng lặp để tạo quyền ưu tiên cho nhãn hiệu đen-trắng hay có thể làm cơ sở để từ chối nhãn hiệu đen-trắng hay không thì chưa được đề cập tới.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Thực hiện từng bước quá trình chuyển đổi số tại Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, để có thông tin người nộp hồ sơ chính xác và giảm bớt thời gian tiếp nhận hồ sơ; Đoàn luật sư Hà Nội trân trọng thông báo đến các tổ chức hành nghề, người tập sự hành nghề luật sư và người nộp hồ sơ gia nhập Đoàn Luật sư Hà Nội kể từ ngày 10/03/2023 Văn phòng Đoàn sẽ tiếp nhận hồ sơ kê khai đăng ký online trước khi nhận hồ sơ trực tiếp tại Văn phòng Đoàn.
I. Đăng ký thông tin online tại cổng thông tin điện tử
Bước 1: Đăng ký tại cổng thông tin điện tử – Đăng ký tập sự tại link: https://forms.gle/aBR2dJdy9CAA3gmM8 – Đăng ký gia nhập Đoàn tại link: https://forms.gle/AcvGHA2wWTJQgeLn6
Bước 2: Gửi hồ sơ đăng ký trực tiếp về Văn phòng Đoàn tại Tầng 7, Cung Trí thức thành phố, số 1 Tôn Thất Thuyết, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
II. Danh mục hồ sơ gồm các tài liệu
2.1 Hồ sơ tập sự gồm các tài liệu sau: (Áp dụng theo Thông tư số 10/2021/TT-BTP)
1. Giấy đề nghị đăng ký tập sự hành nghề luật sư (theo mẫu TP-LS-01) 2. Giấy xác nhận về việc nhận tập sự hành nghề luật sư của tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự (theo mẫu TP-LS 02) 3. Bản sao bằng cử nhân Luật hoặc bản sao bằng Thạc sĩ luật (công chứng) 4. Bản sao Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư tại Việt Nam hoặc bản sao Quyết định công nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài hoặc bản sao giấy tờ chứng minh được giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 16 của Luật luật sư (công chứng) 5. Sơ yếu lý lịch xác nhận của địa phương (thời hạn 06 tháng)
Trường hợp người tập sự được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 16 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư thì phải có bản sao giấy tờ chứng minh kèm theo (công chứng).
2.2 Hồ sơ đăng ký gia nhập Đoàn luật sư thành phố Hà Nội
1. Giấy đề nghị gia nhập Đoàn luật sư thành phố Hà Nội (theo mẫu Liên đoàn) 2. Phiếu lý lịch tư pháp đối với trường hợp nộp hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư quá 06 tháng, kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư (bản chính có thời hạn 06 tháng) 3. Bản sao chứng chỉ hành nghề luật sư (02 bản có công chứng) 4. Bản sao Quyết định nghỉ hưu hoặc Giấy xác nhận không phải là công chức (công chứng) 5. Giấy đề nghị cấp thẻ luật sư (mẫu 01 của Liên đoàn) kèm theo 04 ảnh chân dung 2 x 3 (nền trắng, áo sơ mi có cổ)
2.3 Hồ sơ luật sư chuyển từ Đoàn luật sư khác đến Đoàn luật sư Tp. Hà Nội
Giấy tờ theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư năm 2012 1. Giấy giới thiệu của Đoàn luật sư cũ; 2. Quyết định rút tên khỏi danh sách luật sư đoàn luật sư cũ; 3. Toàn bộ hồ sơ gốc của Đoàn cũ; 4. Giấy đề nghị đổi thẻ luật sư (mẫu 03 của Liên đoàn) kèm theo 04 ảnh chân dung 2 x 3 (nền trắng, áo sơ mi có cổ)
Đoàn luật sư Hà Nội trân trọng thông báo đến các tổ chức hành nghề luật sư, người nộp hồ sơ đăng ký tập sự và người nộp hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư Hà Nội được biết và thực hiện.
Trân trọng!
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Theo quy định mới của luật Sở hữu trí tuệ 2022, về khả năng phân biệt của nhãn hiệu được bổ sung thêm quy định tại điều 74.2.p như sau:
Điều 74. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu 2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây: p) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên gọi, hình ảnh của nhân vật, hình tượng trong tác phẩm thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả của người khác đã được biết đến một cách rộng rãi trước ngày nộp đơn, trừ trường hợp được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó
Vậy, việc xác định khả năng phân biệt theo quy định trên cần đáp ứng 2 yếu tố: 1. Tác phẩm thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả (có thể đăng ký hoặc chưa đăng ký) 2. Được biết đến một cách rộng rãi (chưa được định nghĩa rõ ràng)
Tham khảo vụ tranh chấp thực tế sau đây: Công ty Musidor B.V – một trong những công ty của ban nhạc rock nổi tiếng The Rollings Stone là chủ sở hữu và có đầy đủ, hợp pháp các quyền sử dụng, khai thác hình ảnh của logo có tên phổ thông là “Tongue and Lips logo” (Biểu tượng môi và lưỡi). Logo này do nhà thiết kế John Pasche tại Vương Quốc Anh thiết kế từ năm 1970 và đã gắn liền với các sản phẩm, hoạt động âm nhạc của ban nhạc The Rollings Stone trong suốt nhiều thập kỉ. “Tongue and Lips logo” là tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả theo Công ước Berne 1886 về Bảo hộ Tác phẩm Văn học và Nghệ thuật. Bên cạnh đó, Công ty Musidor B.V. cũng đã đăng ký và được bảo hộ nhãn hiệu cho logo này tại hơn 50 quốc gia trên thế giới, tuy nhiên chưa được đăng ký tại Việt Nam.
Tháng 1 năm 2016, một cá nhân người Việt Nam đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu có chứa dấu hiệu hình “Biểu tượng môi và lưỡi” đối với “Dịch vụ cho thuê chỗ ở tạm thời; cho khách thuê lưu trú tạm thời; nhà hàng ăn uống” thuộc nhóm 43 và sử dụng nhãn hiệu này cho một khách sạn ở Hà Nội cũng như trên website và mạng xã hội.
Nội dung phản đối
Tháng 9 năm 2016, Công ty Musidor B.V đã đệ trình đơn phản đối đối với nhãn hiệu xin đăng ký của bên bị phản đối với các chứng cứ và lập luận như sau:
Thứ nhất, hình thức thể hiện của logo “Biểu tượng môi và lưỡi” được coi là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và thoả mãn tiêu chí được bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam. Theo Điều 3 của Công ước Berne – Công ước quốc tế về bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật mà Việt Nam là thành viên, thì Việt Nam có trách nhiệm bảo hộ quyền tác giả cho tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả của các quốc gia khác là thành viên Công ước, trong đó có Anh – quốc gia nơi tác giả mang quốc tịch.
Thứ hai, nhãn hiệu “The Tongue and Lips logo” của Musidor B.V. là nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ nhãn hiệu tại hơn 50 quốc gia trên thế giới và được sử dụng và biết đến rộng rãi trước thời điểm nộp đơn của nhãn hiệu xin đăng ký.
Thứ ba, bên bị phản đối sử dụng dấu hiệu trùng với logo “biểu tượng môi và lưỡi” đã được sáng tạo và thuộc sở hữu hợp pháp của Công ty Musidor B.V mà không được sự cho phép từ Công ty này.
Kết quả: Sau khi xem xét đơn phản đối của Công ty Musidor B.V, Cục SHTT Việt Nam đã ra quyết định chấp nhận ý kiến phản đối của Musidor B.V và ban hành quyết định từ chối bảo hộ nhãn hiệu đối với bên bị phản đối với lý do nhãn hiệu xin đăng ký trùng với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng “Biểu tượng môi và lưỡi” thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả của Bên phản đối đã được xác lập và biết đến rộng rãi theo Điều 39.4g Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN (dấu hiệu hình bị coi là không có khả năng phân biệt và không được bảo hộ nhãn hiệu nếu nó “trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình ảnh của các nhân vật, hình tượng trong các tác phẩm thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả của người khác đã được biết đến một cách rộng rãi, trừ trường hợp được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó).
Bài học kinh nghiệm: Qua vụ việc trên, có thể thấy nguyên tắc nộp đơn đầu tiên theo quy định tại luật SHTT không phải là nguyên tắc tuyệt đối. Trường hợp nếu chứng minh được về việc vi phạm quyền tác giả hoàn toàn có thể phản đối được đối với đơn đăng ký nhãn hiệu. Do vậy, bên cạnh việc đăng ký nhãn hiệu, tác giả nên đăng ký bản quyền cho logo để tận dụng lợi thế phát sinh trước của quyền tác giả.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Thay đổi địa chỉ tổ chức khoa học công nghệ như thế nào? Hồ sơ, trình tự, thủ tục thay đổi địa chỉ tổ chức khoa học công nghệ? Theo quy định tại điều 10 nghị định 08/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 10. Trình tự, thủ tục thay đổi, bổ sung, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ 1. Đối với trường hợp thay đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, hồ sơ bao gồm: a) Đơn của tổ chức khoa học và công nghệ; b) Tài liệu liên quan đến nội dung thay đổi, bổ sung tương ứng; c) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ đã được cấp. 3. Hồ sơ đề nghị thay đổi, bổ sung, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ được lập thành 02 (hai) bộ và gửi đến cơ quan có thẩm quyền đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại Điều 8 Nghị định này bằng đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ. Trong trường hợp không chấp thuận, cơ quan có thẩm quyền đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ gửi thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân trong đó nêu rõ lý do.
Cụ thể tại điều 7 thông tư 03/2014/TT-BKHCN
Điều 7. Hồ sơ đề nghị thay đổi, bổ sung, cấp lại Giấy chứng nhận 1. Đề nghị thay đổi, bổ sung: a) Khi thay đổi, bổ sung một trong các nội dung ghi trên Giấy chứng nhận, tổ chức khoa học và công nghệ vẫn phải bảo đảm các điều kiện tương ứng được quy định tại Điều 6 của Thông tư này. Hồ sơ đề nghị thay đổi, bổ sung một hoặc một số thông tin ghi trên Giấy chứng nhận bao gồm: – Đơn đề nghị thay đổi, bổ sung Giấy chứng nhận của tổ chức khoa học và công nghệ theo Mẫu 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; – Giấy chứng nhận đã được cấp; – Tài liệu liên quan đến nội dung thay đổi, bổ sung tương ứng, cụ thể như sau: + Thay đổi về trụ sở chính của tổ chức (trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này): Hồ sơ về trụ sở chính (theo quy định tại Điều 6 Thông tư này). b) Trường hợp tổ chức khoa học và công nghệ thay đổi trụ sở chính (chuyển sang tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương khác nơi đã đăng ký hoạt động) dẫn đến thay đổi cơ quan cấp giấy chứng nhận, tổ chức phải có văn bản đề nghị thay đổi trụ sở chính gửi cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận, kèm theo báo cáo tình hình hoạt động và nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, cơ quan cấp Giấy chứng nhận có văn bản xác nhận tổ chức khoa học và công nghệ đã hoàn tất thủ tục đồng thời gửi bản sao Giấy chứng nhận và hồ sơ đăng ký hoạt động của tổ chức cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận nơi tổ chức chuyển trụ sở đến. Tổ chức khoa học và công nghệ nộp hồ sơ đến cơ quan cấp Giấy chứng nhận mới. Hồ sơ bao gồm: – Đơn đề nghị thay đổi, bổ sung Giấy chứng nhận của tổ chức khoa học và công nghệ theo Mẫu 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; – Hồ sơ về trụ sở chính (theo quy định tại Điều 6 Thông tư này); Thông tin về Giấy chứng nhận cũ (số, ngày và cơ quan cấp) được ghi trên Giấy chứng nhận mới để bảo đảm tính liên tục hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ. Điều 6. Điều kiện thành lập và hồ sơ đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ lần đầu 7. Trụ sở chính: a) Trụ sở chính là nơi làm việc riêng biệt để giao dịch, liên lạc và được đặt trong lãnh thổ Việt Nam. Trụ sở chính có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; số điện thoại, số fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). b) Hồ sơ chứng minh trụ sở chính phải có một trong các giấy tờ sau: – Bản sao (có chứng thực hợp pháp) giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất của tổ chức khoa học và công nghệ đối với địa điểm nơi đặt trụ sở chính;
Mẫu 13
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu có) TÊN TỔ CHỨC KH&CN/VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN/CHI NHÁNH ——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
…., ngày … tháng … năm 20…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI, BỔ SUNG, CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN Kính gửi: Bộ Khoa học và Công nghệ/Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh/tp …
1. Tên tổ chức khoa học và công nghệ/Tên văn phòng đại diện/chi nhánh: (Ghi tên đầy đủ bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài; tên viết tắt bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài (nếu có)). 2. Giấy chứng nhận/Giấy chứng nhận hoạt động(1): Số: do: cấp ngày: 3. Trụ sở chính của tổ chức/trụ sở văn phòng đại diện/chi nhánh: Địa chỉ: Điện thoại: Email: 4. Đề nghị được thay đổi, bổ sung, cấp lại Giấy chứng nhận/Giấy chứng nhận hoạt động(1): (Tổ chức khoa học và công nghệ/văn phòng đại diện/chi nhánh liệt kê một hoặc một số nội dung đề nghị thay đổi, bổ sung hoặc lý do đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận/Giấy chứng nhận hoạt động). 5. Cam kết: – Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của Đơn đề nghị này và các tài liệu kèm theo. – Hoạt động theo đúng nội dung Giấy chứng nhận/Giấy chứng nhận hoạt động(1) được cấp, đúng quy định của pháp luật.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC/NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN/CHI NHÁNH (ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)
(1) Ghi “Giấy chứng nhận” đối với tổ chức khoa học và công nghệ; ghi “Giấy chứng nhận hoạt động” đối với văn phòng đại diện/chi nhánh.
Lệ phí: 1.500.000 VNĐ Cơ quan giải quyết: Bộ Khoa học và Công nghệ/Sở Khoa học và Công nghệ
Thay đổi cơ quan thuế quản lý: Đối với trường hợp thay đổi cơ quan thuế quản lý của tổ chức KHCN, đơn vị gửi mẫu 08-MST tới cơ quan thuế quản lý.
Thay đổi con dấu: Thực hiện thay đổi tại cơ quan công an nơi cấp con dấu (nếu việc thay đổi địa chỉ làm thay đổi thông tin trên con dấu)
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Giấy xác nhận thay đổi nội dung ĐKDN là gì?
Đây là nội dung xác nhận của cơ quan ĐKKD với các thay đổi không thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như ngành nghề, thông tin cổ đông sáng lập, thông tin đăng ký thuế…
Trường hợp nào được cấp giấy xác nhận thay đổi nội dung ĐKDN
Các trường hợp được cấp Giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đều được quy định rõ trong các điều luật về thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cụ thể. Theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP, các trường hợp được cấp Giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp gồm có: – Thay đổi ngành, nghề kinh doanh. – Thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần chưa niêm yết. – Thay đổi cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài trong công ty cổ phần chưa niêm yết. – Thay đổi nội dung đăng ký thuế. – Thay đổi thông tin cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, thay đổi thông tin người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức nước ngoài, cho thuê doanh nghiệp tư nhân, thay đổi thông tin người đại diện theo ủy quyền. – Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đối với công ty bị tách, công ty nhận sáp nhập. – Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
Tại điều 56 đến 62 nghị định 01/2021/NĐ-CP đều có quy định rõ “Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp”. Theo đó, việc cấp xác nhận việc thay đổi theo nhu cầu của doanh nghiệp, trường hợp doanh nghiệp không có nhu cầu thì phòng ĐKKD chỉ ghi nhận thông tin trên hệ thống mà không cấp giấy xác nhận.
Thủ tục cấp giấy xác nhận nội dung ĐKDN
Hồ sơ xin cấp Giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp sẽ đi theo từng trường hợp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Ví dụ trường hợp thay đổi ngành, nghề kinh doanh, theo quy định tại Điều 56 Nghị định 01/2021NĐ-CP như sau:
Điều 56. Thông báo thay đổi ngành, nghề kinh doanh 1. Trường hợp thay đổi ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ sau đây: a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký; b) Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh. 2. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư, cập nhật thông tin về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Dựa theo quy định trên, hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh bao gồm: – Biên bản họp, quyết định về việc thay đổi ngành nghề kinh doanh – Thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh – Ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp – Giấy tờ pháp lý của người thực hiện thủ tục
Cơ quan giải quyết: Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
Thời hạn giải quyết: 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.
Điều kiện cấp giấy xác nhận thay đổi nội dung ĐKDN là gì?
Để cấp xác nhận thay đổi nội dung ĐKDN thì phải thuộc trường hợp được cấp và doanh nghiệp lựa chọn vào mục cấp giấy khi thực hiện hồ sơ
Nếu không cấp xác nhận thay đổi nội dung ĐKDN thì làm sao xác nhận thông tin?
Đối với các trường hợp thay đổi mà không có nhu cầu cấp xác nhận thay đổi nội dung ĐKDN thì khách hàng có thể tra cứu thông tin trên cổng thông tin quốc gia hoặc tra cứu bố cáo doanh nghiệp
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Đối tượng được vay vốn giải quyết việc làm
Điều 12 Luật Việc làm năm 2013 quy định:
Điều 12. Đối tượng vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm 1. Đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm bao gồm: a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh; b) Người lao động. 2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc các trường hợp sau đây được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức lãi suất thấp hơn: a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số; b) Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật.
Bên cạnh đó, Điều 23 Nghị định 65/2013/NĐ-CP quy đinh:
Điều 23. Đối tượng vay vốn 1. Đối tượng vay vốn được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật Việc làm. 2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh (sau đây gọi chung là cơ sở sản xuất, kinh doanh) sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số tại Điểm a Khoản 2 Điều 12 Luật Việc làm được quy định như sau: a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật; b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số; c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số.
Từ quy định tại Điều 12 Luật Việc làm năm 2013 và Điều 23 Nghị định 65/2013/NĐ-CP, đối tượng được vay vốn giải quyết việc làm bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động. Đối tượng được vay vốn giải quyết việc làm sẽ được chia làm 02 loại:
Đối tượng được vay vốn giải quyết việc làm với lãi suất bình thường
Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh.
Người lao động.
Đối tượng được vay vốn giải quyết việc làm với lãi suất ưu đãi
Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số.
Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật.
Trong đó, để được vay vốn giải quyết việc làm với lãi suất ưu đãi cần đáp ứng những điều kiện sau:
Là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh.
Sử dụng từ 30% số lượng hoặc tổng số lượng lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số.
Điều kiện vay vốn giải quyết việc làm
– Với người lao động cần đáp ứng: có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có nhu cầu vay vốn để tự tạo việc làm hoặc thu hút thêm lao động, cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án.
– Với cơ sở sản xuất, kinh doanh cần đáp ứng
Mức vay, lãi suất và thời hạn vay vốn giải quyết việc làm
Mức vay, lãi suất, thời hạn vay vốn giải quyết việc làm theo quy định chỉ quy định về mức tối đa. Vậy nên, mức vay, lãi suất và thời hạn vay sẽ có sự khác biệt dựa vào quyết định của Ngân hàng Chính sách xã hội và tình hình kinh tế của đất nước nói chung và ngân sách của địa phương nói riêng.
Bên cạnh đó, mức vay, lãi suất, thời hạn vay còn được quyết định dựa trên khả năng thu hồi vốn và khả năng thực hiện, triển khai của dự án trên thực tế. Mặc dù không có mức cụ thể nhưng mức tối đa của mức vay, lãi suất, thời hạn vay vốn được quy định như sau:
Về mức vay: không quá 02 tỷ đồng cho một dự án, không quá 100 triệu đồng cho một người lao động.
Về lãi suất: lãi suất vay đối với đối tượng bình thường tương đương lãi suất vay đối với hộ cận nghèo, lãi suất vay đối với đối tượng ưu tiên bằng một sửa so với lãi suất vay đối với đối tượng bình thường.
Về thời hạn vay: Thời hạn vay tối đa 120 tháng.
Về lãi suất quá hạn: lãi suất quá hạn bằng 130% so với lãi suất khi vay.
Thủ tục đăng ký vay vốn giải quyết việc làm
Việc đăng ký vay vốn giải quyết việc làm, hồ sơ vay vốn sẽ trải qua sự thẩm định và xét duyệt của 02 cơ quan. Trình tự, thủ tục đăng ký vay vốn giải quyết việc làm cụ thể như sau:
Chuẩn bị hồ sơ: với người lao động chỉ cần chuẩn bị Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của UBND xã, với cơ sở sản xuất, kinh doanh cần chuẩn bị dự án vay vốn có xác nhận của UBND cấp xã, Bản sao Giấy đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng ưu tiên (nếu có).
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Ngân hàng Chính sách xã hội.
Thời hạn tiếp nhận hồ sơ: 10 ngày làm việc.
Cơ quan xem xét hồ sơ: UBND cấp huyện
Thời hạn xem xét hồ sơ: 05 ngày làm việc.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Việc sử dụng con dấu tại các quốc gia trên thế giới
Theo thống kê của Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank Group), trong số 189 quốc gia và nền kinh tế được xếp hạng về môi trường kinh doanh tại báo cáo Doing Business: – Có 79 quốc gia có thủ tục làm con dấu doanh nghiệp là một trong những thủ tục của quy trình gia nhập thị trường. Trong số này, chỉ có 7 quốc gia quy định bắt buộc doanh nghiệp phải có con dấu (bao gồm: Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Việt Nam, Myanmar, Triều Tiên, Buhtan), 72 quốc gia còn lại cho phép doanh nghiệp được lựa chọn việc có sử dụng con dấu hay không. – Có 110 quốc gia không sử dụng con dấu doanh nghiệp: Canada (từ năm 1971), Anh (từ năm 1989), California – Mỹ (từ năm 1995), Úc (từ năm 1998), Armenia (từ năm 2010), Hy Lạp (từ năm 2013), Hồng Kông (từ tháng 3/2014),…
Theo thống kế này, khu thu nhập thấp thì tỷ lệ sử dụng con dấu nhiều hơn. Ở nhóm Thu nhập cao, chỉ có 30% số quốc gia coi việc sử dụng con dấu là bắt buộc. Ở các nhóm Thu nhập trên trung bình, Thu nhập dưới trung bình và Thu nhập thấp, tỷ lệ này lần lượt là 41%, 48% và 50%.
Quy định về sử dụng con dấu của một số nước
Quy định của Anh: Vương quốc Anh bãi bỏ việc doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng con dấu kể từ năm 1989. Theo quy định của Luật Công ty 2006 của Anh: doanh nghiệp không bắt buộc phải có con dấu; tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có con dấu thì nội dung của con dấu phải tuân thủ một số nguyên tắc chung. Luật này cũng quy định con dấu doanh nghiệp và chữ ký của người có thẩm quyền có giá trị ngang nhau trong việc khẳng định giá trị pháp lý của văn bản do doanh nghiệp ban hành. Quy định cụ thể như sau:
Section 45: Common seal (1) A company may have a common seal, but need not have one. (2) A company which has a common seal shall have its name engraved in legible characters on the seal. (3) If a company fails to comply with subsection (2) an offence is committed by
(a) the company, and (b) every officer of the company who is in default. (4) An officer of a company, or a person acting on behalf of a company, commits an offence if he uses, or authorises the use of, a seal purporting to be a seal of the company on which its name is not engraved as required by subsection (2).
(5) A person guilty of an offence under this section is liable on summary conviction to a fine not exceeding level 3 on the standard scale.
Điều 45: Con dấu chung (1) Một doanh nghiệp có thể có một con dấu chung, nhưng không bắt buộc. (2) Một doanh nghiệp có con dấu chung sẽ phải có tên doanh nghiệp được khắc chữ rõ ràng trên con dấu đó. (3) Nếu doanh nghiệp không tuân thủ quy định tại khoản 2 điều này, người phải chịu trách nhiệm pháp lý vì hành vi vi phạm này là: (a) doanh nghiệp, và (b) các nhân viên của doanh nghiệp có trách nhiệm liên đới. (4) Một nhân viên của doanh nghiệp, hoặc một cá nhân thay mặt doanh nghiệp, được coi là có hành vi vi phạm pháp luật nếu người đó sử dụng, hoặc ủy quyền cho người khác sử dụng một con dấu với ý nghĩa là con dấu của doanh nghiệp nhưng không có tên doanh nghiệp được khắc trên con dấu đó theo quy định tại khoản 2 điều này. (5) Người vi phạm các quy định tại điều này phải chịu mức xử phạt hành chính theo quy định không vượt quá mức độ 3 của thang tiêu chuẩn.
Section 44: Execution of documents (1) Under the law of England and Wales or Northern Ireland a document is executed by a company (a) by the affixing of its common seal, or
(b) by signature in accordance with the following provisions. (2) A document is validly executed by a company if it is signed on behalf of the company-
(a) by two authorised signatories, or (b) by a director of the company in the presence of a witness who attests the signature.
(3) The following are “authorised signatories” for the purposes of subsection (2) (a) every director of the company, and (b) in the case of a private company with a secretary or a public company, the secretary (or any joint secretary) of the company.
Điều 44: Giá trị pháp lý của tài liệu (1) Theo Luật của nước Anh và xứ Wales hay Bắc Ireland, một tài liệu có giá trị pháp lý được ban hành bởi một công ty (a) bằng cách đóng dấu con dấu bằng con dấu của doanh nghiệp, hoặc (b) bằng cách ký vào tài liệu theo quy định tại các khoản dưới đây. (2) Một tài liệu của doanh nghiệp được coi là có giá trị pháp lý nếu nó được ký thay mặt cho doanh nghiệp (a) bởi hai người có thẩm quyền ký, hoặc (b) bởi một giám đốc doanh nghiệp trước sự chứng kiến của những người sẽ chứng thực cho chữ ký đó. (3) Những người sau là người có thẩm quyền ký với mục đích được nêu ở khoản 2 điều này – (a) tất cả các giám đốc của doanh nghiệp, và (b) đối với doanh nghiệp tư nhân với một thư ký hoặc một doanh nghiệp công cộng, là người thư ký (hoặc bất cứ người đồng thư ký nào khác) của doanh nghiệp.
Quy định củaHồng Kông: Theo Pháp lệnh Công ty (622) – Companies Ordinance (622) của Hồng Kông, công ty không bắt buộc phải có con dấu chung (common seal). Theo quy định, con dấu phải được làm bằng kim loại, được khắc chữ tên công ty một cách rõ ràng, dễ nhìn. Nếu hình thức con dấu không đúng quy định thì các cá nhân liên quan sẽ bị vi phạm pháp luật và phải chịu mức phạt ở mức độ 3. Nếu tiếp tục vi phạm sẽ bị phạt 300$ Hong Kong mỗi ngày cho đến khi khắc phục hành vi vi phạm đó.
Ngoài ra, Pháp lệnh Công ty Hồng Kông cho phép công ty đã có con dấu chung có thể có con dấu chính thức (official seal) để sử dụng ở nước ngoài. Con dấu chính thức đó phải là bản sao của con dấu chung của công ty, nhưng có khắc rõ ràng tên địa điểm nơi con dấu này sẽ được sử dụng.
Section 124: Company may have common seal etc. (1) A company may have a common seal. (2) A company’s common seal must be a metallic seal having the company’s name engraved on it in legible form. (3) If subsection (2) is contravened, the company, and every responsible person of the company, commit an offence,and each is liable to a fine at level 3.
(4) If an officer of a company or a person on behalf of a company uses, or authorizes the use of, a seal that purports to be the company’s common seal and that contravenes subsection (2), the officer or person commits an offence and is liable to a fine at level 3.
Điều 124: Công ty có thể có con dấu chung (1) Một công ty có thể có 1 con dấu chung (2) Con dấu chung của công ty phải làm bằng kim loại, được khắc tên công ty một cách rõ ràng
(3) Nếu không tuân thủ quy định tại khoản 2, công ty và tất cả những người có trách nhiệm của công ty phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm này và mỗi người phải chịu mức xử phạt ở mức độ 3. (4) Một nhân viên của doanh nghiệp, hoặc một cá nhân thay mặt doanh nghiệp, được coi là có hành vi vi phạm pháp luật nếu người đó sử dụng, hoặc ủy quyền cho người khác sử dụng một con dấu với ý nghĩa là con dấu của doanh nghiệp nhưng không có tên doanh nghiệp được khắc trên con dấu đó theo quy định tại khoản 2 điều này và phải chịu mức xử phạt ở mức độ 3.
Quy định của Úc: Theo Luật Công ty 2001 – Corporation Act 2001, công ty không bắt buộc phải có con dấu, nếu có 1 con dấu thì nó phải là con dấu chung của công ty (common seal). Theo quy định, con dấu phải có tên công ty, mã số công ty ACN (Australian Company Number) hoặc mã số kinh doanh ABN (Australian Business Number). Công ty có thể ký kết hợp đồng mà không cần sử dụng con dấu. Trường hợp công ty nhân bản con dấu chung thì các con dấu nhân bản phải được ghi rõ tương ứng là “duplicate seal” hoặc “share seal” hoặc “certificate seal”.
Section 123: Company may have common seal (1) A company may have a common seal. If a company does have a common seal, the company must set out on it: (a) for a company that has its ACN in its name—the company’s name; or (b) otherwise—the company’s name and either:
(i) the expression “Australian Company Number” and the company’s ACN; or (ii) if the last 9 digits of the company’s ABN are the same, and in the same order, as the last 9 digits of its ACN— the expression “Australian Business Number” and the company’s ABN.
Note 1: A company may make contracts and execute documents without using a seal (see sections 126 and 127). Note 2: For abbreviations that can be used on a seal, see section 149. (2) A company may have a duplicate common seal. The duplicate must be a copy of the common seal with the words “duplicate seal”, “share seal” or “certificate seal” added. (3) A person must not use, or authorise the use of, a seal that purports to be the common seal of a company or a duplicate if the seal does not comply with the requirements set out in subsection (1) or (2). (4) An offence based on subsection (3) is an offence of strict liability.
Điều 123: Công ty có thể có con dấu chung (1) Công ty có thể có con dấu chung. Nếu công ty có con dấu chung, con dấu của công ty phải thể hiện các thông tin sau: (a) tên công ty nếu trong tên công ty đã bao gồm mã ACN; hoặc (b) nếu không, có tên công ty và có một trong các thông tin sau: (i) có dòng chữ “Australian Company Number” và mã ACN của doanh nghiệp đó; hoặc (ii) nếu 9 ký tự cuối của mã ABN của doanh nghiệp trùng với 9 ký tự cuối của mã CAN của doanh nghiệp đó thì con dấu phải có dòng chữ “Australian Business Number” và mã ABN của doanh nghiệp Lưu ý 1: Công ty có thể ký kết hợp đồng và các tài liệu mà không cần con dấu (xem Điều 126 và Điều 127) Lưu ý 2: Quy định về chữ viết tắt trên con dấu, xem Điều 149. (2) Công ty có thể có thêm con dấu thứ hai. Con dấu thứ hai phải là bản sao của con dấu chung với cụm từ: “duplicate seal” hoặc “share seal” hoặc “certificate seal” (3) Không được phép sử dụng hoặc ủy quyền cho người khác sử dụng con dấu với ý nghĩa là con dấu của công ty nếu không đáp ứng đủ các yêu cầu quy định tại khoản (1) và (2) điều này.
(4) Người vi phạm quy định tại khoản 3 điều này sẽ bị xử phạt nghiêm khắc.
Quy định của Nhật Bản: Ở Nhật Bản, con dấu được sử dụng cùng với chữ ký để khẳng định tính pháp lý của văn bản. Không chỉ pháp nhân mà cá nhân cũng sử dụng con dấu để đóng dấu vào các văn bản quan trọng. Người Nhật có hai loại con dấu cơ bản đó là: con dấu không phải đăng ký (mitomein) và con dấu phải đăng ký (jitsuin).
Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, bắt buộc phải sử dụng con dấu của người đại diện theo pháp luật (đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền) để đóng dấu vào đơn đăng ký. Doanh nghiệp Nhật Bản sử dụng con dấu của công ty và con dấu của người đại diện theo pháp luật, trong đó, con dấu của người đại diện theo pháp luật được coi là quan trọng hơn vì chỉ có con dấu này là bắt buộc phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Pháp luật Nhật Bản quy định rõ con dấu là tài sản giá trị của doanh nghiệp.
Thông thường, văn bản của doanh nghiệp được coi là có giá trị pháp lý khi trên đó thể hiện: tên doanh nghiệp, thông tin về người đại diện theo pháp luật và con dấu của người đại diện theo pháp luật. Khi thực hiện giao dịch hay ký kết hợp đồng, nếu thiếu con dấu của người đại diện theo pháp luật (ví dụ như trường hợp quên mang theo con dấu của người đại diện theo pháp luật), các văn bản vẫn có giá trị với hai bên đối tác, tuy nhiên, doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải phiền toái khi có sự bất đồng, xung đột dẫn đến kiện tụng vì bên đối tác có thể yêu cầu tòa vô hiệu hóa giao dịch, hợp đồng với lí do là việc ký kết không xuất phát từ ý chí của doanh nghiệp. Khi đó, doanh nghiệp phải chứng minh được rằng giao dịch hay hợp đồng đó đã được thực hiện, ký kết theo ý chí của mình.
Việc quản lý và sử dụng con dấu được quy định rất chặt chẽ nhằm hạn chế tối đa các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến con dấu. Kích cỡ, hình thức của con dấu được quy định chi tiết bởi Bộ Tư pháp (Ministry of Justice).
Các loại con dấu được đặt tên gọi tương ứng với ý nghĩa, mục đích sử dụng của chúng, ví dụ như: con dấu liên kết (bridging seal) – sử dụng để đóng vào giữa hai trang giấy liền kề nhau, con dấu đóng trước khi sửa chữa (pre-affixed correction seal) – đóng dấu trước khi có sự sửa chữa trong văn bản, con dấu sửa chữa (correction seal) – đóng dấu sau khi sửa chữa văn bản,… Ý nghĩa sử dụng của con dấu phải được đăng ký với cơ quan nhà nước.
Article 20: Submission of seal impression (1) A person who is required to affix a seal to a written application for registration shall submit an impression of such seal to a registry office in advance. (2) In cases where an application for registration is to be filed by a privately appointed agent, the provision of the preceding paragraph shall apply to a person who has appointed said agent or a representative thereof. (3) The provisions of the preceding two paragraphs shall not apply to an application for registration to be made at the location of a branch office of a company.
Điều 20: Đăng ký con dấu (1) Người đóng dấu vào bản đăng ký phải nộp và đăng ký ý nghĩa sử dụng của mẫu với cơ quan có thẩm quyền.
(2) Trong trường hợp đối tượng nộp đơn là một tổ chức tư nhân thì quy định nêu trên được áp dụng cho người được chỉ định hoặc người đại diện của tổ chức đó.
(3) Các quy định tại hai khoản trên không áp dụng đối với trường hợp nộp đơn đăng ký của chi nhánh doanh nghiệp.
Quy định về sử dụng con dấu tại Việt Nam
Trước đây
Hiện nay
Luật Doanh nghiệp 2005 (Điều 36): 1. Doanh nghiệp có con dấu riêng. Con dấu của doanh nghiệp phải được lưu giữ và bảo quản tại trụ sở chính của doanh nghiệp. Hình thức và nội dung của con dấu, điều kiện làm con dấu và chế độ sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của Chính phủ. 2. Con dấu là tài sản của doanh nghiệp. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm quản lý sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp cần thiết, được sự đồng ý của cơ quan cấp dấu, doanh nghiệp có thể có con dấu thứ hai. Nghị định số 58/2001/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu: Điều 1: Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước. Điều 8: Bộ Công an thống nhất quy định các mẫu dấu, việc làm biểu tượng hoặc chữ nước ngoài trong hình dấu, việc làm và sử dụng con dấu thứ hai; đăng ký lưu chiểu và cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu, quản lý hoạt động làm con dấu; kiểm tra việc quản lý, sử dụng con dấu theo quy định của Nghị định này. Điều 10. 4: Các tổ chức kinh tế được thành lập theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư không phải cấp giấy phép làm con dấu, nhưng phải đăng ký mẫu dấu tại cơ quan Công an trước khi sử dụng.
Điều 43. Dấu của doanh nghiệp 1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. 2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp. 3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Thủ tục tách doanh nghiệp thực hiện như thế nào? Trong trường hợp doanh nghiệp bị tách cần đáp ứng những yêu cầu và trách nhiệm cụ thể ra sao? Đầu tiên để hiểu vấn đề này cần nắm rõ các quy định về tách doanh nghiệp
Tách doanh nghiệp là gì?
Hiện tại theo quy định của luật doanh nghiệp 2020, việc tách doanh nghiệp (công ty) chỉ áp dụng đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần (quy định tại khoản 1 điều 199 Luật doanh nghiệp 2020)
Điều 199. Tách công ty 1. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (sau đây gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.
Như vậy, việc tách doanh nghiệp là việc chuyển từ công ty cũ thành công ty cũ + công ty mới. Có thể nhớ theo công thức sau A = A + B
Hình thức tách công ty, doanh nghiệp
Việc tách công ty không áp dụng với công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Công ty có thể tách bằng một trong hai hình thức sau hoặc áp dụng cả 2 hình thức: – Tách một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chuyển sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị tách và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới; – Toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp của họ được chuyển sang cho các công ty mới;
Sau khi bị tách, công ty mới phải làm thủ tục thay đổi vốn điều lệ và số lượng thành viên tương ứng với phần vốn góp, cổ phần đồng thời với đăng ký doanh nghiệp các công ty mới.
Thủ tục tách doanh nghiệp
Bước 1: Thông qua nghị quyết tách công ty. Nghị quyết tách công ty phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị tách; tên công ty được tách sẽ thành lập; phương án sử dụng lao động; cách thức tách công ty; giá trị tài sản, các quyền và nghĩa vụ được chuyển từ công ty bị tách sang công ty được tách; thời hạn thực hiện tách công ty. Nghị quyết tách công ty phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết;
Bước 2: Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của công ty được tách thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật này. Trường hợp này, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải kèm theo nghị quyết tách công ty
Hồ sơ tách doanh nghiệp
Theo quy định về hồ sơ tách doanh nghiệp tại điều 25 nghị định 01/2021/NĐ-CP có thể hiểu đơn giản hồ sơ tách doanh nghiệp = hồ sơ giảm vốn công ty cũ + hồ sơ thành lập công ty mới. Cụ thể như sau:
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty được tách
1. Nghị quyết, quyết định về việc tách công ty 2. Bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc tách công ty 3. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (công ty tách mới) 4. Điều lệ (công ty tách mới) 5. Danh sách cổ đông, thành viên 6. Uỷ quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đối với công ty bị tách
Theo điều 61 nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ gồm: 1. Nghị quyết, quyết định về việc tách công ty 2. Bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc tách công ty 3. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp 4. Uỷ quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Khi nộp hồ sơ qua mạng sẽ nộp thành hai hồ sơ là hồ sơ thay đổi (với công ty thực hiện tách) và hồ sơ lập mới (với công ty mới trên cơ sở tách công ty)
Thủ tục về thuế khi tách công ty
Kê khai, nộp thuế: Cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế đối với trường hợp tách công ty theo điểm b khoản 7 điều 5 thông tư 219/2013/TT-BTC.
Xuất hoá đơn: Theo quy định tại Điều 13 nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định:
Điều 13. Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ 3. Quy định về áp dụng hóa đơn điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lýđối với một số trường hợp cụ thể theo yêu cầu quản lý như sau: g) Trường hợp điều chuyển tài sản giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong tổ chức; tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì tổ chức có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải lập hóa đơn.
Mẫu nghị quyết tách công ty của đại hội đồng cổ đông
CÔNG TY CỐ PHẦN … ———– Số: 02/20…/NQ-HĐCĐ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————- Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20…
NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẠI HỘI ĐỒNG CỒ ĐÔNG BẤT THƯỜNG 20… NGÀY 16/11/20.. CÔNG TY CỒ PHẦN …
Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 2020
Căn cứ Điều lệ của Công ty cổ phần …;
Căn cứ Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông bất thường ngày …/…/20…
Hôm nay ngày …/…/20… tại ….., Đại hội đồng cổ đông bất thường của Công ty Cỗ phần … được tiến hành với sự tham gia của: 72 cổ đông, đại diện cho: 10.329.655 cổ phần, chiếm tỷ lệ: 99,45 % tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Đại hội đã thảo luận và biểu quyết thông qua các quyết nghị sau:
Điều 1: Thông qua Phương án tách Công ty cổ phần … để thành lập Công ty cổ phần ….
Đại hội đã thông qua việc chuyển đổi từ mô hình hiện tại sang mô hình mong muốn và thực hiện hai bước: – Bước 1: Tách công ty mẹ thành hai công tỵ với một công ty giữ lại toàn bộ mảng kinh doanh của công ty mẹ và một công ty quản lý tất cả hoặc phần lớn vốn góp ở các công ty con hiện tại. – Bước 2: Công ty cỗ phần … mua lại cổ phần của Công ty cổ phần … để trở thành công ty mẹ của công ty này.
Phương án tách Công ty với các nội dung sau: – Công ty cổ phần … sẽ tách mảng đầu tư vào công tỵ con thành một doanh nghiệp hoạt động độc lập và giữ lại toàn bộ ngành, nghề kinh doanh hiện tại. – Cỗ đông và tỷ lệ vốn góp của cổ đông là giống nhau tại 2 doanh nghiệp sau khi tách, số lượng cổ phần tại hai doanh nghiệp sẽ được tính dựa trên tỷ lệ góp vốn tại hai doanh nghiệp. – Thời hạn tách Công ty: Công ty cổ phần … chốt số liệu bàn giao tại thời điểm ngày …/…/20… và chậm nhất là ngày …/…/20… hoàn tât việc bàn giao thực tế liên quan đến việc tách Công ty.
Phương án cụ thể như sau:
1. Công ty bị tách: Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẰN … Trụ sở: …., Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam Ngành nghề kinh doanh: giữ nguyên như của Công ty cổ phần … Điều lệ: như tờ trình kèm theo về việc Thông qua Sửa đỗi, bổ sung Điều lệ Công ty theo Luật Doanh nghiệp 2020 Danh sách thành viên HĐQT: giữ nguyên như hiện tại, bao gồm: + Ông Nguyễn … + Ông Đặng … + Ông Bùi … + Ông Nguyễn … + Ông Fuco … – Phương án sử dụng lao động: giữ lại toàn bộ lao động; các chế độ, quy chế làm việc, vị trí công việc của người Ịao động sẽ tiếp tục duy trì – Tài sản: Công ty cổ phần … sẽ chuyển 50.158.000.000 đồng từ “Đầu tư vào công ty con” sang Công ty cổ phần … để hình thành tài sản của Công ty cổ phần …, tất cả tài sản còn lại sẽ được giữ lại ờ Công ty cổ phần … – Nguồn vốn: vốn điều lệ (hay vốn đầu tư của chủ sở hữu) tính đến thời điểm hiện tại là 103.869.030.000 đồng. Công ty cổ phần … sẽ tách 50.158.000.000 đồng từ vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản đã tách để hình thành vốn điều lệ của Công ty cổ phần … và giữ lại toàn bộ thặng dư vốn cổ phần và các quỹ khác, vốn điều lệ còn lại sau khi tách là 53.711.030.000 đồng – Công ty cổ phần … sẽ giữ lại tất cả các quyền và nghĩa vụ như các Hợp đồng vay, Hợp đồng thương mại với nhà cung cấp, khách hàng, Hợp đồng với người lao động
2. Công ty được tách: Tên: CÔNG TY CỔ PHẦN … Trụ sở: …, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam Ngành nghề kinh doanh: + Tư vấn và đầu tư tài chính; + Quản lý vốn; + Tư vấn và chuyển giao sản phẩm công nghiệp lạnh; + Tham gia góp vốn thành lập công ty – Điều lệ: như Điều lệ Công ty cổ phần … kèm theo – Danh sách thành viên HĐQT: giống như của Công ty cổ phần …, gồm 5 thành viên như sau: + Ông Nguyễn… + Ông Đặng … + Ông Bùi … + Ông Nguyễn … + Ông Fuco … – Phương án sử dụng lao động: sẽ tuyển dụng lao động mới Tài sản: Đầu tư vào công ty con = 50.158.000.000 đồng – Nguồn vốn = vốn điều lệ = 50.158.000.000 đồng Đại hội cũng đã ủy quyền cho HĐQT của 2 công ty thực hiện các công việc tiếp theo như sau: + Hoàn tất các công việc và thủ tục pháp lý khác có liên quan để hoàn thành việc tách Công ty. + Soạn thảo và ký kết các tài liệu liên quan đến việc tách Công ty và đăng ký doanh nghiệp.
Điều 2: Thông qua các điều khoản bổ sung, sửa đổi của Điều lệ Công ty cổ phần … theo Luật Doanh nghiệp 2020 và ủy quyền HĐQT hoàn chỉnh Điều lệ.
Điều 3: Thông qua Điều lệ Công ty cổ phần ….
Điều 4: Thông qua việc Giữ nguyên thành viên HĐQT của Công ty cổ phần … như hiện tại sau khi tách Công ty Gồm 5 thành viên: + Ông Nguyễn … + Ông Đặng … + Ông Bùi … + Ông Nguyễn … + Ông Fuco …
Điều 5: Điều khoản thi hành – Nghị quyết này được Đại hội đồng cổ đông nhất trí thông qua toàn văn tại phiên họp và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/11/20…. – Các ông/ Bà thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần … và công ty cổ phần … có trách nhiệm thi hành Nghị quyết này và tổ chức triển khai thực hiện theo chức năng hoạt động của mình phù hợp với quy định của Pháp luật, điều lệ công ty.
TM. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG CHỦ TOẠ
Ví dụ về tách doanh nghiệp
Công ty A có 2 dự án X và Y có thể tách ra thành công ty A (cũ) thực hiện dự án X, công ty B mới thực hiện dự án Y.
Tách công ty được áp dụng cho loại hình công ty nào
Tách công ty chỉ áp dụng đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Nếu có nhu cầu thì công ty chị có thể tách thành 01 công ty mới mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Chia doanh nghiệp, công ty là gì? Hồ sơ chia doanh nghiệp gồm các tài liệu nào? Trình tự thực hiện chia doanh nghiệp?
Chia doanh nghiệp là gì?
Chia doanh nghiệp được quy định tại điều 198 Luật doanh nghiệp 2020 cụ thể như sau:
Điều 198. Chia công ty 1. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể chia các tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị chia) để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới. 2. Thủ tục chia công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được quy định như sau: a) Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị chia thông qua nghị quyết, quyết định chia công ty theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Nghị quyết, quyết định chia công ty phải gồm các nội dung chủ yếu sau: tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị chia, tên các công ty sẽ thành lập; nguyên tắc, cách thức và thủ tục chia tài sản công ty; phương án sử dụng lao động; cách thức phân chia, thời hạn và thủ tục chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị chia sang các công ty mới thành lập; nguyên tắc giải quyết nghĩa vụ của công ty bị chia; thời hạn thực hiện chia công ty. Nghị quyết, quyết định chia công ty phải được gửi đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định hoặc thông qua nghị quyết; b) Thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc cổ đông của công ty mới được thành lập thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty mới phải kèm theo nghị quyết, quyết định chia công ty quy định tại điểm a khoản này. 3. Số lượng thành viên, cổ đông và số lượng, tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp của thành viên, cổ đông và vốn điều lệ của các công ty mới sẽ được ghi tương ứng với cách thức phân chia, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần của công ty bị chia sang các công ty mới theo nghị quyết, quyết định chia công ty. 4. Công ty bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện nghĩa vụ này. Các công ty mới đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia theo nghị quyết, quyết định chia công ty. 5. Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị chia trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho các công ty mới. Trường hợp công ty mới có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi công ty bị chia có trụ sở chính thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính của công ty mới phải thông báo việc đăng ký doanh nghiệp đối với công ty mới cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty bị chia đặt trụ sở chính để cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị chia trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bản chất của chia doanh nghiệp là việc chia công ty thành nhiều công ty mới. Hiểu đơn giản là chia từ công ty A thành công ty B và công ty C cụ thể: A = B + C
Phương thức chiadoanh nghiệp: Công ty TNHH và Công ty cổ phần có thể thực hiện việc chia doanh nghiệp dựa trên 03 phương thức sau đây: – Chia một phần vốn góp: Một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chia sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị chia và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới – Chia thành viên, cổ đông: Toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp họ được chuyển sang cho các công ty mới – Kết hợp hai phương thức trên bao gồm vừa chia một phần vốn góp và chia thành viên, cổ đông
Thủ tục chia công ty TNHH
Bước 1: Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty của công ty bị chia thông qua nghị quyết chia công ty theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty. Nghị quyết chia công ty phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết. Bước 2: Thành viên, chủ sở hữu công ty của công ty mới được thành lập thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty mới phải kèm theo nghị quyết chia công ty.
Thủ tục chia công ty cổ phần
Bước 1: Đại hội đồng cổ đông của công ty bị chia thông qua nghị quyết chia công ty theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty. Nghị quyết chia công ty phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết. Bước 2: Cổ đông của công ty mới được thành lập thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty mới phải kèm theo nghị quyết chia công ty.
Hồ sơ chia doanh nghiệp
Hồ sơ chia doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại điều 25 nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
Điều 25. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với các công ty được thành lập trên cơ sở chia, tách, hợp nhất công ty 1. Trường hợp chia công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần theo quy định tại Điều 198 Luật Doanh nghiệp, ngoài giấy tờ quy định tại Điều 23, Điều 24 Nghị định này, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty mới phải có các giấy tờ sau đây: a) Nghị quyết, quyết định về việc chia công ty theo quy định tại Điều 198 Luật Doanh nghiệp; b) Bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc chia công ty.
Theo quy định này, hồ sơ chia công ty bao gồm: 1. Biên bản họp, quyết định (hội đồng thành viên, đại hội đồng cổ đông) về việc chia công ty 2. Nghị quyết, quyết định (hội đồng thành viên, đại hội đồng cổ đông) về việc chia công ty 3. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp mới 4. Điều lệ công ty mới 5. Danh sách thành viên, cổ đông công ty mới 6. Bản sao giấy tờ pháp lý của thành viên, cổ đông 7. Uỷ quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Thủ tục thuế với công ty bị chia
Sau khi thực hiện chia công ty mới, công ty bị chia sẽ thực hiện chám dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định tại điều 20 nghị định 105/2020/TT-BTC
Điều 20. Đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại 1. Chia tổ chức a) Đối với tổ chức bị chia: Tổ chức bị chia phải làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định tại Điều 39 Luật Quản lý thuế và Điều 14 Thông tư này. Căn cứ hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của tổ chức bị chia, cơ quan thuế thực hiện các thủ tục và trình tự để chấm dứt hiệu lực mã số thuế của tổ chức bị chia theo quy định tại Điều 39 Luật Quản lý thuế và Điều 15, Điều 16 Thông tư này. b) Đối với tổ chức mới được chia: Các tổ chức mới thành lập từ tổ chức bị chia phải thực hiện thủ tục đăng ký thuế với cơ quan thuế theo quy định tại Điều 31, Điều 32, Điều 33 Luật Quản lý thuế và Điều 7 Thông tư này. Căn cứ hồ sơ đăng ký thuế của tổ chức mới thành lập từ tổ chức bị chia, cơ quan thuế thực hiện các thủ tục và trình tự để cấp mã số thuế cho người nộp thu theo quy định tại Điều 34 Luật Quản lý thuế và Điều 8 Thông tư này.
Hậu quả pháp lý của việc chia doanh nghiệp
– Công ty bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. – Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện các nghĩa vụ này. – Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị chia trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty mới. Trường hợp công ty mới có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công ty bị chia có trụ sở chính thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính công ty mới phải thông báo việc đăng ký doanh nghiệp công ty mới cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty bị chia đặt trụ sở chính để cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị chia trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Công ty TNHH và công ty cổ phần trước khi thực hiện việc chia doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ kiến thức về chia doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp để thực hiện đúng và đầy đủ thủ tục như trên.
Ví dụ về chia doanh nghiệp?
Công ty A chia phần vốn góp để lập hai công ty mới là B và C. Trường hợp này thường xảy ra khi chủ cũ không muốn tiếp tục hoạt động dưới mô hình cũ A thường là do tranh chấp nội bộ hoặc nhu cầu khác của cổ đông, thành viên công ty.
Khi nào nên chia doanh nghiệp?
Chia doanh nghiệp khi chủ sở hữu (cổ đông, thành viên) muốn sử dụng tài sản, nội lực của công ty cũ để lập công ty mới mà không muốn dùng tư cách của công ty cũ. Trường hợp muốn giữ tên công ty cũ thì có thể xem xét => Tách công ty
Doanh nghiệp nào không được chia?
Các doanh nghiệp thuộc loại hình công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân thì không được thực hiện chia doanh nghiệp.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Các cơ sở muốn hoạt động kinh doanh và xuất nhập khẩu xuất bản phẩm phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật và có giấy phép trước khi tiến hành hoạt động.
Cơ sở kinh doanh xuất bản phẩm là gì?
Theo quy định tại khoản 2 điều 38 luật xuất bản 2012 quy định: “Cơ sở hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm (hay còn gọi là cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm) phải có giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.“
Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm theo khoản 3 điều 38 luật xuất bản 2012 và điều 14 nghị định 195/2013/NĐ-CP bao gồm: – Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (với doanh nghiệp vốn nước ngoài) – Người đứng đầu cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải thường trú tại Việt Nam, có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành phát hành xuất bản phẩm hoặc tốt nghiệp đại học và có giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ phát hành xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp; – Đối với trường hợp nhập khẩu sách có ít nhất 05 (năm) nhân viên có thâm niên công tác trong hoạt động xuất bản ở Việt Nam từ 05 năm trở lên, có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành ngoại ngữ hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành khác nhưng có trình độ ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu thẩm định nội dung sách nhập khẩu và có giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ phát hành xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp
Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm theo khoản 3 điều 38 luật xuất bản 2012 bao gồm: – Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm (mẫu số 23 thông tư 01/2020/TT-BTTT) – Bản sao có chứng thực đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư – Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm kèm theo bản sao có chứng thực văn bằng hoặc chứng nhận bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ phát hành xuất bản phẩm – Danh sách nhân viên thẩm định nội dung sách đối với trường hợp kinh doanh nhập khẩu sách.
Thời gian cấp phép: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Điều kiện nhập khẩu xuất bản phẩm?
Để nhập khẩu xuât bản phẩm và đưa xuất bản phẩm tới người tiêu dùng, đơn vị cần có giấy phép kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm và giấy phép phát hành xuất bản phẩm
Xuất bản phẩm là gì?
Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Cơ sở pháp lý
– Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương. – Văn bản hợp nhất số 4225/VBHN-BVHTTDL ngày 18/9/2018 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. – Thông tư số 26/2018/TT-BVHTTDL ngày 11/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. – Thông tư số 288/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định chương trình nghệ thuật biểu diễn; phí thẩm định nội dung chương trình trên băng, đĩa, phần mềm và trên vật liệu khác; – Thông tư 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Sản phẩm nghe nhìn có nội dung vui chơi giải trí là gì?
Theo quy định tại nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định đối với các “Máy, thiết bị trò chơi điện tử có cài đặt chương trình trò chơi điện tử; máy, thiết bị trò chơi điện tử có cài đặt chương trình trò chơi điện từ có thưởng và bàn, thiết bị trò chơi chuyên dùng casino.” phải có Văn bản xác nhận danh mục hàng hóa nhập khẩu.
Theo giải thích từ ngữ tại thông tư 28/2014/TT-BVHTTDL quy định:
Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Tác phẩm điện ảnh và sản phẩm nghe nhìn khác b) Sản phẩm nghe nhìn khác ghi trên mọi chất liệu là các bản ghi âm, ghi hình, phần mềm được chứa trong băng cát-xét, băng video, đĩa CD, VCD, DVD, CD-ROM, đĩa vi tính, IC chips, ổ cứng và các loại phương tiện, máy móc, thiết bị vật liệu và kỹ thuật số khác.
Xác nhận sản phẩm nghe nhìn có nội dung vui chơi giải trí nhập khẩu
Hồ sơ Theo quy định tại khoản 2 điều 8 thông tư 28/2014/TT-BVHTTDL quy định hồ sơ như sau: – Đơn đề nghị nhập khẩu sản phẩm (Mẫu 05 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BVHTTDL); – Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các loại giấy tờ xác nhận tư cách pháp lý có giá trị tương đương khác (nếu có) – Bản mô tả nội dung, hình ảnh, cách thức vận hành/sử dụng, chủng loại, số lượng, tính năng của từng loại hàng hóa và các thông tin liên quan khác đến sản phẩm nhập khẩu (nếu có);
Cơ quan giải quyết: Sở Văn hóa và Thể thao
Thời gian thực hiện: 10 ngày làm việc
Phí, lệ phí: Theo quy định tại thông tư 288/2016/TT-BTC từ 200.000 VNĐ– 9.000.000 VNĐ tùy loại sản phẩm
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Nhãn hiệu là một trong những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa dịch vụ cùng loại được sản xuất bởi các doanh nghiệp khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế việc lựa chọn một nhãn hiệu để bảo hộ hoặc sử dụng cũng không đơn giản, vì vừa phải lựa chọn nhãn hiệu chưa có ai đăng ký, mặt khác nhãn đó cũng phải có tính bảo hộ cao để khi đối thủ cạnh tranh không thể sử dụng các nhãn tương tự (hoặc gần giống) để đăng ký bảo hộ. Câu hỏi đặt ra ở đây là nên bảo hộ nhãn hiệu của mình theo chữ in tiêu chuẩn hay là cách điệu để có nhiều điểm khác biệt?
Nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn và chữ cách điệu là gì?
Lấy một ví dụ đơn giản về nhãn COCA COLA chắc ai cũng biết, nếu là nhãn chữ thì đơn giản chỉ là COCA COLA tuy nhiên thực tế nhãn hiệu trên các chai của hãng chữ COCA COLA được cách điệu một cách rất đặc biệt.
Ví dụ khác: VAIO (máy tính của SONY), Number 1 (nước tăng lực number 1)…khách hàng có thể tham khảo một số nhãn hiệu dưới đây:
Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn và chữ cách điệu
Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu tiêu chuẩn và cách điệu theo bản phân biệt dưới đây:
Nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn – Nhãn hiệu tiêu chuẩn được hình thành từ các chữ in hoặc số dạng đơn giản màu đen trắng – Việc đăng ký nhãn hiệu tiêu chuẩn đồng nghĩa với việc chủ đơn xác lập việc bảo hộ nội dung cốt lõi của nhãn hiệu bao gồm kết cấu, phát âm (cách đọc), chữ cái và ý nghĩa của nhãn hiệu (nếu có) – Quyền của chủ nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn khá rộng, việc thay đổi màu sắc của các dạng chữ này đều được bảo hộ vì nó ko làm mất đi giá trị bảo hộ nhãn do đó có thể hiểu nhãn tiêu chuẩn sẽ bảo hộ cho các dạng màu sắc khác của nhãn đó miễn là nó không xâm phạm một nhãn hiệu khác. – Tuy nhiên, lưu ý ở chỗ việc sử dụng chữ cách điệu hoặc một cách trình bày độc đáo thì không vi phạm về phạm vi bảo hộ đã nêu ở trên (trường hợp này ít khi xảy ra nhưng không phải là không có)
Nhãn hiệu chữ cách điệu – Hình thành từ cấu tạo từ các chữ cái, từ ngữ, chữ số được cách điệu hoặc hình họa hóa hoặc chứa màu sắc – Nhãn hiệu chữ cách điệu vẫn được bảo hộ cả về mặt nội dung và hình thức. Tuy nhiên do có cách trình bày đặc sắc (có thể là kiểu chữ hoặc kiểu hình) nên hiệu lực bảo hộ sẽ cao hơn so với nhãn thông thường giúp chống lại các ý đồ của đối thủ cạnh tranh. Do đó nhãn chữ cách điệu sẽ bảo hộ cả về nội dung và cách thể hiện của nhãn hiệu – Có một điều lưu ý khi đăng ký nhãn chữ cách điệu là quyền sử dụng nhãn hiệu sẽ bị hạn chế bởi chủ nhãn hiệu sẽ chỉ sự dụng được nhãn hiệu đúng như mẫu đã đăng ký mà không được tự do đăng ký và sử dụng nhãn hiệu theo một hình thức khác
Mối liên hệ giữa nhãn chữ tiêu chuẩn và nhãn chữ cách điệu
Một nhãn tiêu chuẩn không thể làm căn cứ hưởng quyền ưu tiên cho một nhãn cách điệu do cơ sở hưởng quyền ưu tiên là phải trên cùng một nhãn hiệu (giống nhau) tuy nhiên do hai loại khác nhau về kiểu chữ nên không được coi là một. Tuy nhiên nếu khác biệt nhỏ và một người tiêu dùng bình thường khó có thể phân biệt thì vẫn có thể xem xét chấp nhận để hưởng quyền ưu tiên
Nhãn hiệu chữ cách điệu thì vẫn có thể làm căn cứ hưởng quyền ưu tiên với nhãn chữ tiêu chuẩn do hệ quả của quyền sử dụng rộng rãi của chủ sở hữu nhãn hiệu này
Nhãn hiệu tiêu chuẩn không thể lấy làm đối chứng để từ chối nhãn chữ cách điệu vì hai nhãn bản chất khác nhau. Nếu nhãn không có khác biệt nhiều thì vẫn có thể đối chứng do người dùng bình thường không thể phân biệt được.
Nhãn hiệu tiêu chuẩn không thể làm chứng cho việc sử dụng một nhãn hiệu cách điệu thực tế không được sử dụng. Tuy nhiên một số nhãn hiệu chữ cách điệu lại có thể làm bằng chứng cho việc sử dụng trước so với nhãn chữ tiêu chuẩn do hệ quả của quyền sử dụng rộng rãi với chủ sở hữu nhãn hiệu
Quy định của Việt Nam về nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn và chữ cách điệu
Pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể hóa về nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn và nhãn hiệu chữ cách điệu. Việc thẩm định nội dung của nhãn chủ yếu dựa vào các căn cứ pháp luật chung của Luật sở hữu trí tuệ và quan điểm của các xét nghiệm viên khi thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu
Thực tế áp dụng cho thấy quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn cũng được mở rộng và giới hạn bởi hình thức chữ tiêu chuẩn đã đăng ký
Sự liên quan giữa nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn và nhãn hiệu chữ cách điệu cũng đã có sự áp dụng tương tự như phân tich ở trên. Tuy nhiên theo LVNLAW các khái niệm này nên sớm được luật hóa trong các lần thay đổi bổ sung luật sở hữu trí tuệ sắp tới để có căn cứ cụ thể giúp việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp với nhãn hiệu được rõ ràng hơn.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam