Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Đòi lại nhà đất cho ở nhờ là vấn đề mà rất nhiều người gặp phải trong cuộc sống. Thực tế, chủ nhà ở thường đồng ý cho người quen ở nhờ hay mượn nhà nhưng lại không có văn bản thỏa thuận ngay từ đầu. Vậy làm thế nào để đòi lại nhà trong trường hợp này? Cùng LVNLAW tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Đòi lại nhà đất cho ở nhờ bằng cách nào?

Khi chủ nhà không có thỏa thuận hay hợp đồng với người mượn, ở nhờ nhà thì lấy lại bằng một trong các cách sau:

Cách 1. Thông báo về việc đòi nhà cho bên ở nhờ biết.

Điều 499 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của bên cho mượn tài sản như sau:

  1. Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thoả thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.
  2. Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thoả thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn.
  3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do bên mượn gây ra.

Như vậy, để đòi lại nhà cho mượn, chủ nhà phảithông báo trước một khoảng thời gian hợp lý cho bên mượn biết về việc có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng nhà ở đó. Chủ nhà có thể tùy chọn cách thức thông báo như lời nói, văn bản, tin nhắn, email,…

Thậm chí, chủ nhà được đòi lại nhà ngay tức khắc mà không cần bên mượn đồng ý nếu người đó sử dụng nhà không đúng mục đích như thỏa thuận ban đầu: cho người khác ở nhờ mà không được chủ nhà đồng ý, mượn nhà nhưng không phải để ở,…

Nếu cách này không hiệu quả, người ở nhờ vẫn cương quyết từ chối trả lại nhà thì chủ nhà có thể khởi kiện tại Tòa án để đòi lại nhà.

Cách 2. Khởi kiện đòi lại nhà cho ở nhờ tại Tòa án.

Thủ tục dưới đây áp dụng đối với tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân trong nước với nhau.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

– Đơn khởi kiện.

– Tài liệu, giấy tờ chứng minh yêu cầu khởi kiện như: Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng), hợp đồng, văn bản cho mượn nhà (nếu có),…

– Bản sao giấy tờ tùy thân – Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân.

Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện

Địa điểm nộp hồ sơ: Nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc (điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).

Các phương thức nộp quy định tại khoản 1 Điều 190 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015:

  1. Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  2. Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có);
  3. Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính.

Bước 3: Tòa án tiếp nhận và thụ lý

– Tòa án ra thông báo nộp tạm ứng án phí.

– Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí tại chi cục thi hành án cấp huyện theo giấy báo và mang biên lai nộp lại cho Tòa.

– Tòa thụ lý.

Thẩm phán thụ lý vụ án khi nhận được tài liệu, chứng cứ và đơn khởi kiện trong trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tạm ứng án phí.

Bước 4: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm

Thời hạn chuẩn bị xét xử tối đa không quá 04 tháng, kể từ ngày thụ lý; trường hợp phức tạp có thể gia hạn một lần tối đa 02 tháng (Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự).

Căn cứ vào Điều 203 và Điều 208 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán thực hiện những việc sau:

– Thu thập, xác minh tài liệu cần có cho quá trình giải quyết tranh chấp. Các bên cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

– Lấy ý kiến, lời khai của các bên và những người liên quan.

– Tổ chức phiên họp để rà soát việc tiếp cận, giao nộp, công khai chứng cứ và hòa giải.

Bước 5: Xét xử sơ thẩm

Nếu không thuộc trường hợp hòa giải thành, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, Thẩm phán sẽ quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Sau khi tiến hành các hoạt động nêu trên, các phán quyết cuối cùng được Tòa án đưa ra và mở phiên tòa xét xử vụ án.

Bước 6: Thi hành án

Lưu ý:

Trong quá trình lấy lại nhà ở, để tránh bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc phải bồi thường thiệt hại thì trong quá trình đòi lại nhà, chủ sở hữu không được thực hiện hành vi sau:

– Thuê người hoặc tự mình di chuyển, đập phá tài sản, đồ đạc trong nhà;

– Thuê người hoặc tự mình đe dọa, khống chế, dùng vũ lực buộc người ở nhờ ra khỏi nhà hoặc cản trở quá trình sinh hoạt.

Những lưu ý trong việc cho ở nhờ, cho mượn nhờ nhà

Nếu đang có ý định muốn cho ở nhờ, cho mượn nhà đất của mình và muốn hạn chế rủi ro, tranh chấp sau nay, trước hết chủ nhà nên xác lập hợp đồng.

Nội dung của hợp đồng mượn nhà cần có những điều khoản sau:

– Quyền và nghĩa vụ của các bên;

– Thỏa thuận chi tiết kỹ lưỡng về nội dung chủ sở hữu được phép lấy lại nhà ở trong những trường hợp nào;

– Thời hạn cho mượn cho ở nhờ;

– Khi có tranh chấp phát sinh thì hai bên sẽ giải quyết thế nào.

Lưu ý: Điều 153 Luật Nhà ở 2014 quy định:

  1. Việc cho mượn, cho ở nhờ nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu nhà ở đó. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần thì có quyền cho mượn, cho ở nhờ thuộc phần sở hữu của mình nhưng không được làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ sở hữu chung khác.
  2. Các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung có thể ủy quyền cho người đại diện ký hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà.

Để hợp đồng mượn nhà hợp pháp, bên cho ở nhờ và bên ở nhờ phải đáp ứng những điều kiện theo Điều 119 Luật Nhà ở 2014:

– Bên cho ở nhờ là chủ sở hữu nhà ở hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật về dân sự.

– Bên cho ở nhờ là cá nhân có năng lực hành vi dân sự; tổ chức bán, cho thuê nhà ở phải có chức năng kinh doanh nhà ở, trừ trường hợp tổ chức bán nhà ở không nhằm mục đích kinh doanh.

– Bên mượn, bên ở nhờ nếu là cá nhân trong nước thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và phải có năng lực hành vi dân sự; nếu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải thuộc diện được sở hữu, được thuê nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật nhà ở; nếu là tổ chức thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh.

Trên đây hướng dẫn cách đòi lại nhà, đất cho ở nhờ hợp pháp nếu bạn đọc vẫn có những khúc mắc về bất kỳ điều gì liên quan tới vấn đề này hoặc cần tìm hiểu thêm thông tin một cách sâu hơn, đừng ngại liên hệ với chúng tôi để các chuyên gia pháp lý tư vấn và giải đáp cho bạn.

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Tư vấn hỗ trợ 24/7

Mobile: 1900.0191; 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Các chi nhánh này được thương nhân nước ngoài thành lập nhằm mục đích mở rộng kinh doanh sản xuất, mở rộng thị trường tại Việt Nam. Nhưng nếu các đơn vị phụ thuộc này hoạt động không hiệu quả thì thương nhân nước ngoài thường quyết định chấm dứt hoạt động (hay nói cách khác là giải thể)chúng. Qua bài viết này LVNLAW sẽ trình bày đến quý khách hàng về thủ tục giải thể chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam.

CÁC TRƯỜNG HỢP CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CHI NHÁNH

Chi nhánh chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau:

  • Theo đề nghị của thương nhân nước ngoài.
  • Khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh.
  • Hết thời hạn hoạt động theo Giấy phép thành lập Chi nhánh mà thương nhân nước ngoài không đề nghị gia hạn.
  • Hết thời gian hoạt động theo Giấy phép thành lập Chi nhánh mà không được Cơ quan cấp Giấy phép đồng ý gia hạn.
  • Bị thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh theo quy định pháp luật.
  • Thương nhân nước ngoài, Chi nhánh không còn đáp ứng một trong những điều kiện cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VIỆC CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH

Thủ tục giải thể chi nhánh phải thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động Chi nhánh trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp giấy phép.

Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ

Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của mình về việc chấm dứt hoạt động của Chi nhánh.

Thành phần hồ sơ gồm có:

  • Thông báo về việc chấm dứt hoạt động Chi nhánh;
  • Bản sao văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép không gia hạn Giấy phép thành lập Chi nhánh (đối với trường hợp hết thời gian hoạt động theo Giấy phép thành lập Chi nhánh mà không được Cơ quan cấp Giấy phép đồng ý gia hạn) hoặc bản sao Quyết định thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh của Cơ quan cấp Giấy phép (đối với trường hợp bị thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh);
  • Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
  • Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;
  • Bản chính Giấy phép thành lập Chi nhánh..

Lưu ý: Thương nhân nước ngoài và người đứng đầu Chi nhánh chấm dứt hoạt động liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động Chi nhánh.

Nộp hồ sơ                

Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ đến Cơ quan cấp giấy phép. Theo quy định pháp luật, Bộ Công Thương thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh và chấm dứt hoạt động của Chi nhánh trong trường hợp việc thành lập Chi nhánh chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành. 

CÁC NGHĨA VỤ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH

Ngoài việc thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, thương nhân nước ngoài, Chi nhánh phải niêm yết công khai về việc chấm dứt hoạt động tại trụ sở của Chi nhánh và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật khi Chi nhánh chấm dứt hoạt động.

Thương nhân nước ngoài có Chi nhánh đã chấm dứt hoạt động chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật.

Nếu quý khách hàng không có thời gian hoặc cảm thấy công việc giải thể rắc rối, phức tạp thì có thể liên hệ với công ty chúng tôi để được cung ứng dịch vụ trọn gói với chi phí hợp lý nhất, thời gian nhanh gọn nhất.

Ngoài dịch vụ giải thể chi nhánh CÔNG TY nước ngoài, LVNLAW cũng cung cấp dịch vụ giải thể đối với các loại hình khác như giải thể doanh nghiệp, giải thể hộ kinh doanh, chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh…

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và sử dụng dịch vụ. 

LVNLAW LAWFIRM & ACCOUNTING

Số K28 ngõ 68 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 1900.0191 – 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Tranh chấp đất đai trên thực tế có nhiều biểu hiện khác nhau như tranh chấp về tường rào, lối đi, ranh giới. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà được giải quyết theo những quy định khác nhau. Hãy cùng LVNLAW tìm hiểu trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Giải quyết tranh chấp về tường rào giải quyết thế nào?

Mốc giới giữa các thửa đất liền kề

Mốc giới giữa các thửa đất liền kề chủ yếu được thể hiện bằng cột mốc, hàng rào, tường rào hoặc cây xanh.

Mốc giới được người sử dụng đất lập trên phần đất của mình (phần diện tích giáp ranh), mốc giới trong trường hợp này thuộc sở hữu riêng của người lập mốc giới. Bên cạnh đó, còn có trường hợp các bên thỏa thuận lập mốc giới trên ranh giới giữa các thửa đất liền kề, khi đó mốc giới thuộc sở hữu chung.

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp mốc giới giữa các thửa đất

Trường hợp 1: Tranh chấp về sở hữu mốc giới giữa các chủ bất động động sản liền kề

Khi xảy ra tranh chấp trong trường hợp này, các bên có những phương thức giải quyết như sau:

– Thương lượng: Là phương thức giải quyết trong đó hai bên tranh chấp tự giải quyết.

– Hòa giải: Là phương thức giải quyết trong đó bên thứ ba đứng ra hòa giải tranh chấp giữa các bên, bên thứ ba không phải là Tòa án nhân dân.

– Khởi kiện: Trường hợp này các bên giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự (khởi kiện vụ án dân sự).

Trường hợp 2: Tranh chấp khi lấn, chiếm mốc giới (lấn, chiếm tường rào, hàng cây,…).

Việc lấn, chiếm ranh giới thửa đất với những biểu hiện trên thực tế như lấn, chiếm tường rào, hàng cây, cột mốc,… Đó là hình thức phổ biến của tranh chấp đất đai (tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất).

Nếu muốn giải quyết tranh chấp đất đai các bên thực hiện theo quy định sau:

  • Hòa giải và hòa giải bắt buộc

Khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 và khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định các bên tranh chấp đất đai mà hòa giải không thành hoặc không tự hòa giải thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để tiến hành hòa giải. Nếu không hòa giải tại Ủy ban dân dân xã, phường, thị trấn mà gửi đơn đề nghị Ủy ban dân dân cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân thì bị trả lại đơn.

  • 2 cách giải quyết nếu hòa giải không thành

Cách 1: Khởi kiện tại Tòa án nhân dân nơi có đất tranh chấp

– Áp dụng đối với những trường hợp sau:

+ Đương sự có Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) hoặc có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.

+ Trường hợp đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất thì chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức, đó là chọn giải quyết tại Tòa án hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh.

Cách 2: Đề nghị Ủy ban dân dân cấp có thẩm quyền giải quyết

Áp dụng đối với trường hợp tranh chấp mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013.

(Chọn giải quyết tại Tòa án hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh. Nói cách khác, nếu chọn giải quyết tại Tòa án thì không được giải quyết tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và ngược lại).

Riêng trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau thì gửi đơn đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.

Cách giải quyết tranh chấp lối đi qua

Thửa đất bị vây bọc có quyền mở lối đi “hợp lý” trên thửa đất phía ngoài

Căn cứ khoản 1 Điều 171 Luật Đất đai 2013 và khoản 1 Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015, thửa đất ở phía trong (bị bao bọc) mà không có lối đi hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng thì có quyền yêu cầu người sử dụng đất ở phía ngoài dành cho mình một lối đi trên phần đất của họ.

Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên.

Các bước giải quyết tranh chấp lối đi qua

Mỗi trường hợp tranh chấp về lối đi qua sẽ có tình tiết khác nhau nhưng loại tranh chấp phổ biến nhất là người sử dụng đất phía ngoài không cho mở lối đi qua.

Khi xảy ra tranh chấp thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân. Nội dung này được quy định rõ tại khoản 2 Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“… nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.”.

Trên đây là cách giải quyết tranh chấp về tường rào, lối đi qua. Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin về tranh chấp đất đai liên quan đến trường hợp của mình, hãy liên hệ với LVNLAW để được tư vấn và hỗ trợ pháp lý.

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Tư vấn hỗ trợ 24/7

Mobile: 1900.0191; 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Hộ kinh doanh cá thể là hình thức kinh doanh phổ biến tại Việt Nam bởi tính đơn giản phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ. Cá nhân khi muốn thành lập hộ kinh doanh cá thể cần phải hiểu rõ hộ kinh doanh cá thể là gì và những loại thuế mà hộ kinh doanh cá thể phải nộp. Bài viết dưới đây của LVNLAW gửi đến bạn đọc những thông tin mới nhất về hộ kinh doanh.

>> Quy định nộp thuế của hộ kinh doanh cá thể

Khái niệm và đặc điểm của hộ kinh doanh 

Theo quy định tại Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”

Từ quy định trên, có thể thấy hộ kinh doanh có những đặc điểm sau:

– Đối tượng thành lập hộ kinh doanh

  • Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh.
  • Đối với hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ, cá nhân đó có toàn quyền quyết định về mọi hoạt động kinh doanh của hộ. Đối với hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, mọi hoạt động kinh doanh của hộ do các thành viên trong nhóm hoặc trong hộ quyết định.

– Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân

Theo khoản 1 Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện:

  • Được thành lập hợp pháp;
  • Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
  • Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Trên cơ sở này có thể thấy, hộ kinh doanh không đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên. Do vậy, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, không có con dấu riêng, không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện và không được thực hiện các quyền mà các doanh nghiệp đang thực hiện. Đồng thời, các cá nhân, nhóm người, hộ gia đình nhân danh chính mình mà không nhân danh hộ kinh doanh để tham gia vào hoạt động kinh doanh.

– Cá nhân, nhóm người hoặc các thành viên trong hộ chịu trách nhiệm vô hạn

Khi phát sinh khoản nợ hay nghĩa vụ tài chính, cá nhân hoặc các thành viên phải chịu trách nhiệm vô hạn, không phụ thuộc vào số tài sản mà họ đang có; không phụ thuộc vào việc họ đang thực hiện hay đã chấm dứt thực hiện hoạt động kinh doanh.

Hộ kinh doanh cá thể nộp thuế gì?

Theo quy định về quản lý thuế, có 3 loại thuế chính mà hộ kinh doanh gia đình, hay còn gọi hộ kinh doanh cá thể phải nộp gồm:

  • Lệ phí (thuế) môn bài;
  • Thuế giá trị gia tăng (GTGT);
  • Thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

Ngoài các loại thuế nêu trên, hộ kinh doanh cá thể còn có thể phải nộp thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên… nếu kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế của các luật này.

Hộ kinh doanh cá thể có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Theo khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: “ Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, [….], hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Như vậy, hộ kinh doanh cá thể được xác định là người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khi đó, nếu chủ hộ kinh doanh có thuê, mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thì người lao động làm việc trong hộ kinh doanh cá thể thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Hiện nay, không có quy định chủ hộ phải tham gia BHXH bắt buộc.

Hộ kinh doanh cá thể có con dấu không?

Hộ kinh doanh không có dấu pháp nhân (loại con dấu tròn) như các hình thức doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, các hộ kinh doanh có thể sử dụng con dấu vuông, dấu chữ ký và chức danh hay con dấu logo của mình để cung cấp thông tin cho khách hàng. Con dấu hộ kinh doanh có 3 thông tin cơ bản bao gồm:

– Tên hộ đăng ký kinh doanh.

– Mã số thuế của hộ kinh doanh được cấp.

– Địa chỉ của hộ kinh doanh.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của LVNLAW về hộ kinh doanh cá thể. Nếu Quý độc giả vẫn còn thắc mắc liên quan đến hộ kinh doanh vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo thông tin sau để được để được giải đáp và hướng dẫn chi tiết từ luật sư, chuyên viên của chúng tôi.

Mọi ý kiến thắc mắc và đóng góp xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Tư vấn hỗ trợ 24/7

Mobile: 1900.0191 – 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn

Website: https://luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Việc một tác phẩm ra đời đặt ra cho người sáng tạo tác phẩm hoặc người sở hữu tác phẩm mối quan tâm làm thế nào để bảo vệ tác phẩm của họ khỏi bị xâm phạm. Vậy quyền tác giả là gì? Làm thế nào để bảo hộ quyền tác giả? Cùng LVNLAW tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Quyền tác giả là gì?

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019:

Quyền tác giả (QTG) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.” Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản, cụ thể

– Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

  • Đặt tên chotác phẩm;
  • Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
  • Công bốtác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
  • Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

– Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

  •  Làm tác phẩm phái sinh;
  •  Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
  •  Sao chép tác phẩm;
  •  Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
  •  Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
  •  Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.

Ngoài ra, pháp luật còn quy định quyền liên quan đến QTG. Đây là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả

 – Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm tổ chức, cá nhân trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định pháp luật.

Lưu ý: Tác giả, chủ sở hữu QTG nêu trên gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm:

Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; Tác phẩm báo chí; Tác phẩm âm nhạc; Tác phẩm sân khấu; Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh); Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; Tác phẩm nhiếp ảnh; Tác phẩm kiến trúc; Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc,công trình khoa học; Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Lưu ý: Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ  nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

– Những đối tượng sau đây không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả

  • Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
  • Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.

Điều kiện bảo hộ quyền tác giả

– Thuộc những đối tượng được bảo hộ QTG nêu trên

– Tác phẩm phải do tác giả trực tiếp sáng tạo  bằng lao động trí tuệ mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

– Được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định

So sánh quyền tác giả và quyền liên quan

Tiêu chí

Quyền tác giả

Quyền liên quan

Căn cứ phát sinh, xác lập quyền Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.
Chủ thể được bảo hộ Người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả Người biểu diễn, chủ sở hữu cuộc biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng
Đối tượng được bảo hộ -Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học: Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; Tác phẩm báo chí,..

-Tác phẩm phái sinh không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

– Cuộc biểu diễn

– Bản ghi âm, ghi hình

– Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình mã hóa 

* Tất cả những đối tượng trên được bảo hộ chỉ được bảo hộ với điều kiện không gây ph­ương hại đến quyền tác giả.

Điều kiện được bảo hộ – Thuộc các đối tượng được bảo hộ

– do tác giả trực tiếp sáng tạo  bằng lao động trí tuệ mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

– Được định hình dưới dạng vật chất nhất định

Có tính nguyên gốc, phải có dấu ấn sáng tạo của chủ thể liên quan và không gây phương hại đến quyền tác giả.
Nội dung bảo hộ Quyền nhân thân và quyền tài sản Chủ yếu là quyền tài sản, chỉ có người biểu diễn có quyền nhân thân.
Thời hạn bảo hộ -Các quyền nhân thân: bảo hộ vô thời hạn trừ quyền công bố tác phẩm;

-Các quyền tài sản: Có thời hạn bảo hộ như sau:

-Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh: Thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.

-Tác phẩm còn lại: Có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.

Quyền của người biểu diễn được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình.

Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc năm mươi năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố.

Quyền của tổ chức phát sóng được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện.

Tờ khai đăng ký quyền tác giả

MẪU SỐ 01

(Ban hành theo Thông tư số 08/2016/TT-BVHTTDL

Ngày 02 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hanh phúc

—————

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ

Kính gửi: Cục Bản quyền tác giả

1. Người nộp tờ khai:

Họ và tên/Tên tổ chức:…………………………………………………………………………………..

(tác giả/tác giả đồng thời là chủ sở hữu/chủ sở hữu quyền tác giả/người được ủy quyền):

…………………………………………………………………………………………………………………

Sinh ngày:…………tháng………..năm………………………………………………………………..

Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc số đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập nếu là tổ chức):…………………………………………………………………………………………………………

Ngày cấp:…………………………………………tại:…………………………………………………

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại:…………………………………….Email……………………………………………..

Nộp Tờ khai đăng ký quyền tác giả cho (tác giả/ tác giả đồng thời là chủ sở hữu/chủ sở hữu quyền tác giả):         

2. Tác phẩm đăng ký:

Tên tác phẩm:………………………………………………………………………………………………

Loại hình (theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ): ……………………………………………………….

Ngày hoàn thành tác phẩm:…………………………………………………………………………….

Công bố/chưa công bố:…………………………………………………………………………………

Ngày công bố:……………………………………………………………………………………………..

Hình thức công bố (hình thức phát hành bản sao như xuất bản, ghi âm, ghì hình):……….

…………………………………………………………………………………………………………………

Nơi công bố: Tỉnh/Thành phố…………………………………..Nước……………………………

Nội dung chính của tác phẩm (nêu tóm tắt nội dung tác phẩm – nội dung tác phẩm do tác giả/đồng tác giả sáng tạo, không sao chép từ tác phẩm của người khác, không vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam):

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

3. Trường hợp tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh:

Tên tác phẩm gốc:………………………………………………………………………………………..

Ngôn ngữ gốc (đối với tác phẩm dịch):………………………………………………………………

Tác giả của tác phẩm gốc:……………………………. Quốc tịch:……………………………….

Chủ sở hữu tác phẩm gốc:……………………………………………………………………………..

(Nếu tác phẩm gốc hết thời hạn bảo hộ, ghi “tác phẩm hết thời hạn bảo hộ ” và nguồn thông tin:

……………………………………………………………………………………………………………….. )

4. Tác giả(khai đầy đủ các đồng tác giả, nếu có):

Họ và tên:………………………………………………Quốc tịch…………………………………..

Bút danh:…………………………………………………………………………………………………….

Sinh ngày:………………..tháng…………….năm……………………………………………………

Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước của công dân/Hộ chiếu:……………………..

Ngày cấp:……………………………..tại:……………………………………………………………..

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại………………………………………….Email…………………………………………

5. Chủ sở hữu quyền tác giả(khai đầy đủ các đồng chủ sở hữu, nếu có):

Họ và tên/Tên tổ chức:……………………………Quốc tịch………………………………………

Sinh ngày:………………..tháng…………….năm……………………………………………………

Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc số đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập nếu là tổ chức):…………………………………………………………………………………………………………

Ngày cấp:……………………………..tại:……………………………………………………………..

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại………………………………………….Email…………………………………………

Cơ sở phát sinh sở hữu quyền (tác giả tự sáng tạo/theo hợp đồng/theo quyết định giao việc, thừa kế…):   

6. Trường hợp cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả:

Số Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đã cấp:…………………………………………….

Cấp ngày…………..tháng…………….năm…………………………………………………………..

Tên tác phẩm:………………………………………………………………………………………………

Loại hình:…………………………………………………………………………………………………….

Tác giả:………………….………………………..Quốc tịch…………………………………………

Chủ sở hữu:…………….………………………..Quốc tịch…………………………………………

Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc số đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập nếu là tổ chức):…………………………………………………………………………………………………………

Lý do cấp lại, đổi Giấy chứng nhận:………………………………………………………………….

Tôi cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật, nếu sai tôi/chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

………., ngày…..tháng……năm………

Người nộp đơn

(họ và tên, ký, chức danh, đóng dấu nếu là tổ chức)

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp lý về quyền tác giả, xin vui lòng liên hệ LVNLAW để được tư vấn cụ thể.

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Tư vấn hỗ trợ 24/7

Mobile: 1900.0191; 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Khởi kiện hủy Sổ đỏ (kiện yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) là việc xảy ra phổ biến. Khởi kiện yêu cầu hủy Sổ đỏ trên thực tế khá phức tạp, nhất là khi viết đơn, chuẩn bị tài liệu, chứng cứ và tranh luận tại phiên tòa. Vậy pháp luật hiện nay có quy định thế nào, cùng LVNLAW tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Khi nào có quyền khởi kiện hủy Sổ đỏ?

Kiện hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chủ yếu xảy ra khi thuộc một trong hai trường hợp sau:

Trường hợp 1: Khởi kiện hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo thủ tục vụ án hành chính (khởi kiện hủy quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

Tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hành chính với yêu cầu hủy quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì hai lý do sau:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một loại quyết định hành chính.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp. Đồng thời, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là quyết định cá biệt (quyết định được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể).

– Quyết định hành chính sẽ là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính nếu quyết định đó trái pháp luật.

Căn cứ khoản 2 Điều 3 và Điều 5 Luật Tố tụng hành chính 2015, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện đối với quyết định hành chính của cơ quan nhà nước nếu quyết định đó làm phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc có nội dung làm phát sinh nghĩa vụ, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Tóm lại, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hành chính với yêu cầu hủy quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu có căn cứ cho rằng quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó trái pháp luật, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (thường là ảnh hưởng lợi quyền, lợi ích hợp pháp của mình).

Trường hợp 2: Hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo thủ tục khởi kiện vụ án dân sự (Tòa hủy quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái pháp luật khi giải quyết vụ án dân sự).

Tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án dân sự theo quy định, trong đó có yêu cầu hủy Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự thì Tòa án ra quyết định hủy quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái pháp luật. Nội dung này được quy định tại khoản 1 Điều 34 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:

“1. Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết.”.

Tóm lại, khi khởi kiện vụ án dân sự thì tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án hủy Giấy chứng nhận đã cấp nếu có căn cứ hoặc khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án thấy quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái pháp luật thì có quyền hủy quyết định đó.

Hồ sơ, thủ tục khởi kiện hủy Sổ đỏ

* Khởi kiện vụ án hành chính (yêu cầu hủy quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)

Lưu ý: Những bước dưới đây là những bước cơ bản nhất, trong mỗi bước lại có những quy định riêng và khá phức tạp; nếu có vướng mắc hãy gọi tới tổng đài 

Bước 1: Chuẩn bị và nộp đơn khởi kiện

– Chuẩn bị đơn khởi kiện

Căn cứ Điều 118 Luật Tố tụng hành chính 2015, khi khởi kiện vụ án hành chính thì tổ chức, cá nhân phải làm đơn khởi kiện theo quy định sau:

+ Người khởi kiện chuẩn bị đơn khởi kiện theo Mẫu số 01-HC được ban hành kèm theo Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐTP.

+ Kèm theo đơn phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp mà người khởi kiện bị xâm phạm.

– Xác định thẩm quyền

Tòa có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có đất vì:

+ UBND cấp huyện có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân. Do đó, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là quyết định hành chính do UBND cấp huyện ban hành (theo khoản 2 Điều 105 Luật Đất đai 2013).

+ Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án (theo khoản 4 Điều 32 Luật Tố tụng hành chính 2015).

– Phương thức nộp đơn

Điều 119 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định người khởi kiện gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án có thẩm quyền bằng một trong các phương thức sau:

+ Nộp trực tiếp tại Tòa án.

+ Gửi qua dịch vụ bưu chính.

+ Gửi trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa (nếu có).

Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý

Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí và nộp lại biên lai, chứng từ cho Tòa án để ghi vào sổ thụ lý, trừ trường hợp được miễn.

Bước 3: Chuẩn bị xét xử

Thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án; vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án có thể ra quyết định gia hạn chuẩn bị xét xử 01 lần nhưng không quá 02 tháng (theo khoản 1 và khoản 3 Điều 130 Luật Tố tụng hành chính 2015).

Bước 4: Xét xử

Bước 5: Thi hành án

* Hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi giải quyết vụ án dân sự

Hồ sơ, thủ tục giải quyết tương tự như vụ án dân sự.

Trên đây là quy định chung nhất về khởi kiện hủy Sổ đỏ (khởi kiện yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

Nhìn chung, việc khởi kiện yêu cầu hủy Sổ đỏ trên thực tế là một vấn đề tương đối phức tạp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy gọi ngay đến LVNLAW để được tư vấn.

Mọi ý kiến thắc mắc và đóng góp xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Tư vấn hỗ trợ 24/7

Mobile: 1900.0191 – 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn

Website: https://luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Khi chuyển đất 50 năm lên đất ở có nhiều quy định mà hộ gia đình, cá nhân cần nắm rõ. Trong đó có hai vấn đề mấu chốt là khi nào được chuyển lên đất thổ cư và số tiền phải nộp là bao nhiêu. Hãy cùng tìm hiểu với LVNLAW trong bài viết dưới đây!

Đất 50 năm là gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 126 Luật Đất đai 2013, đất 50 năm là đất có thời hạn sử dụng là 50 năm, gồm:

– Đất trồng cây hàng năm, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản.

– Đất trồng cây lâu năm.

– Đất rừng sản xuất.

– Hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản.

– Đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng được giao để sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối theo quy hoạch.

Lưu ý: Những loại đất trên có thời hạn sử dụng đất 50 năm khi đất đó được giao hoặc công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Khi nào được chuyển đất 50 năm lên đất thổ cư?

Căn cứ Điều 57 Luật Đất đai 2013, khi chuyển các loại đất có thời hạn sử dụng 50 năm sang đất thổ cư (đất ở) thì phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nói cách khác, chỉ được chuyển đất 50 năm sang đất thổ cư nếu được cơ quan có thẩm quyền đồng ý.

Đối với hộ gia đình, cá nhân khi chuyển đất 50 năm sang đất thổ cư thì phải có quyết định cho phép chuyển sang đất thổ cư của Ủy ban nhân dân cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).

Nếu tự ý chuyển đất 50 năm sang đất thổ cư như hành vi xây nhà trên đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm,… sẽ bị phạt tiền và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Hồ sơ, thủ tục xin chuyển sang đất thổ cư

Hồ sơ xin chuyển sang đất thổ cư

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

– Thành phần hồ sơ:

Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân gồm các giấy tờ sau:

– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.

– Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) đã cấp.

Các bước thực hiện (thủ tục)

Bước 1: Nộp hồ sơ

– Địa phương đã thành lập bộ phận một cửa liên thông thì nộp tại bộ phận một cửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trên thực tế thì hộ gia đình, cá nhân nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện nơi có đất.

– Địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì hộ gia đình, cá nhân nộp trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Bước 3: Giải quyết yêu cầu

Tại bước này người dân cần chuẩn bị đủ tiền để nộp tiền sử dụng đất theo đúng số tiền và đúng thời hạn tại thông báo của cơ quan thuế.

Bước 4: Trả kết quả

* Thời gian giải quyết: Không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày làm việc đối với xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.

Phí chuyển đất 50 năm lên đất thổ cư

Cũng giống như các trường hợp khác, khi chuyển đất 50 năm sang đất thổ cư phải nộp tiền sử dụng đất, trừ trường hợp được miễn tiền sử dụng đất.

Chuyển từ đất ao, vườn trong cùng thửa đất có nhà ở

* Công thức tính

Theo điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP, tiền sử dụng đất được tính như sau:

Tiền sử dụng đất phải nộp = 50% x (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp)

* Trường hợp áp dụng

– Chuyển mục đích từ đất ao, vườn trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư mà không được công nhận là đất ở sang đất ở.

– Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất có nguồn gốc là đất ao, vườn gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01/7/2004 đã tự đo đạc và tách thành các thửa riêng sang đất ở.

– Đất có nguồn gốc là đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư mà không được công nhận là đất ở giờ xin chuyển sang đất ở.

Chuyển từ đất nông nghiệp được giao không thu tiền sử dụng đất sang đất thổ cư

* Công thức tính

Điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định cách tính tiền sử dụng đất phải nộp như sau:

Tiền sử dụng đất phải nộp = Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp

* Trường hợp áp dụng

– Chuyển mục đích từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng sang đất ở.

– Chuyển từ đất nhận chuyển nhượng có nguồn gốc là đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân sang đất ở.

Trên đây là quy định về chuyển đất 50 năm lên đất ở. Trên thực tế hầu hết người dân không biết khi nào được chuyển lên đất thổ cư, đồng thời cũng không tính được số tiền phải nộp.

Mọi ý kiến thắc mắc và đóng góp xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Tư vấn hỗ trợ 24/7

Mobile: 1900.0191 – 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn

Website: https://luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Chuyển nhượng cổ phần là hoạt động diễn ra thường xuyên, phổ biến trong công ty cổ phần. Tuy nhiên, không phải cá nhân, tổ chức nào cũng nắm được thủ tục chuyển nhượng cổ phần cũng như các nghĩa vụ thuế phát sinh khi thực hiện chuyển nhượng. Vậy hoạt động này được pháp luật quy định như thế nào và một số vấn đề pháp lý liên quan khác sẽ được LVNLAW tư vấn ở bài viết dưới đây.

>> Thuế chuyển nhượng cổ phần và những điều cần biết

>> Thủ tục giải thể chi nhánh công ty cổ phần

Chuyển nhượng cổ phần là gì?

Về khái niệm, có thể hiểu đơn giản chuyển nhượng cổ phần (CNCP) là việc cổ đông trong công ty cổ phần chuyển một phần hoặc toàn bộ số cổ phần mình đang sở hữu cho người khác.

Theo Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020. Cổ phần được tự do chuyển nhượng trừ các trường hợp:

  • Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
  • Điều lệ công ty có quy định hạn chế CNCP.

Thủ tục chuyển nhượng cổ phần

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 57 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, việc thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập với Phòng Đăng ký kinh doanh chỉ thực hiện trong trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại Điều 113 Luật Doanh nghiệp.

Như vậy, khi cổ đông sáng lập muốn CNCP sẽ không phải nộp hồ sơ tới Phòng Đăng ký kinh doanh để ghi nhận thông tin cổ đông mới. Thủ tục CNCP sẽ được thực hiện theo hình thức nội bộ trong công ty. Quy định mới này nhằm giảm bớt các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Hồ sơ chuyển nhượng cổ phần

Hồ sơ CNCP bao gồm:

  • Bản sao biên bản họp Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi cổ đông do CNCP;
  • Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi cổ đông do CNCP;
  • Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần và các giấy tờ chứng thực việc hoàn tất chuyển nhượng;
  • Các giấy tờ khác liên quan đến hoạt động chuyển nhượng như giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc pháp nhân của cổ đông mới, …

Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần có cần công chứng không?

Khoản 2 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký. Trường hợp giao dịch trên thị trường chứng khoán thì trình tự, thủ tục chuyển nhượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.”

Như vậy, pháp luật doanh nghiệp không bắt buộc Hợp đồng CNCP phải công chứng, chứng thực mà chỉ cần có chữ ký của các bên.

Tuy nhiên, việc thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng CNCPbởi việc công chứng này đảm bảo chắc chắn giá trị pháp lý của hợp đồng, cụ thể:

Khoản 2, 3 Điều 5 Luật Công chứng 2014 quy định: Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

Ngoài ra, việc công chứng hợp đồng CNCP cũng giúp các bên có căn cứ về việc chuyển nhượng lưu tại tổ chức công chứng, không sợ mất, thất lạc, có thể xin trích sao nếu cần thiết .

Chuyển nhượng cổ phần có phải nộp thuế?

Căn cứ điều 4 Thông tư 25/2018/TT-BTC sửa đổi bổ sung điểm b, khoản 4, điều 2, tại thông tư 111/2013/TT-BTC thì có quy định cụ thể như sau: Các thu nhập phát sinh từ chuyển nhượng chứng khoán bao gồm cả trường hợp thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu đều phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Mà trong đó, cổ phiếu là hình thức thể hiện của cổ phần, do đó thu nhập từ CNCP của cổ đông là cá nhân được coi là thu nhập phát sinh từ chuyển nhượng chứng khoán. Vì vậy, theo quy định pháp luật, cổ đông là cá nhân khi CNCP phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Theo điều 16 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán được tính theo công thức sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần x Thuế suất 0,1%

Trong đó giá chuyển nhượng được tính như sau:

  • Giá chuyển nhượng là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá thực tế chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán chuyển nhượng tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất theo quy định của pháp luật về kế toán trước thời điểm chuyển nhượng.

– Hồ sơ khai thuế bao gồm:

  • Tờ khai mẫu số 04/CNV-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC;
  • Bản chụp Hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với cá nhân thuộc diện trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế chậm nhất là ngày thứ 10 (mười) kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán có hiệu lực theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung cụ thể về hoạt động chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần, cách tính thuế chuyển nhượng và hồ sơ khai thuế. Nếu Quý độc giả vẫn còn thắc mắc liên quan đến chuyển nhượng cổ phần vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo thông tin sau để được để được giải đáp và hướng dẫn chi tiết từ luật sư, chuyên viên của chúng tôi.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Tư vấn hỗ trợ 24/7

Mobile: 1900.0191 – 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn

Website: https://luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng không tránh khỏi việc các bên muốn bổ sung, thay đổi, sửa chữa Hợp đồng. Khi đó, các bên sẽ lập Phụ lục Hợp đồng. Bài viết dưới đây của LVNLAW gửi đến bạn đọc những thông tin pháp lý hữu ích về phụ lục hợp đồng và mẫu phụ lục hợp đồng mới nhất để mọi người tham khảo.

Phụ lục hợp đồng là gì?

Theo Điều 403 BLDS 2015 quy định: “Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng”. Như vậy, có thể hiểu phụ lục hợp đồng (PLHĐ) là văn bản quy định chi tiết chi tiết một số điều khoản hoặc sửa đổi, bổ sung hợp đồng. 

Phụ lục hợp đồng tiếng anh là gì?

Như trên đề cập, hợp đồng xảy ra ở hầu hết giao dịch trong xã hội. Và việc ký kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài ngày càng phổ biến. Trước tình hình đó, việc soạn thảo hợp đồng và PLHĐ bằng tiếng anh cần được đặc biệt lưu ý. Dưới đây là một số thuật ngữ tiếng anh thường được sử dụng trong PLHĐ.

  • Contract annex: Phụ lục hợp đồng tiếng Anh;
  • Principles of signing contract annexes: Nguyên tắc ký phụ lục hợp đồng;
  • Appendix contract form: Mẫu phụ lục hợp đồng tiếng Anh;
  • Validity of contract annexes: Hiệu lực của PLHĐ tiếng Anh;
  • Terms appendix contract: Điều khoản PLHĐ tiếng Anh.

Quy định về phụ lục hợp đồng

Căn cứ điều 403 BLDS 2015, PLHĐ có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của PLHĐ không được trái với nội dung của hợp đồng.

Trường hợp PLHĐ có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực; trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận PLHĐ có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.

Cách lập phụ lục hợp đồng

– Về mặt hình thức: Điều 421 BLDS 2015 quy định về việc sửa đổi hợp đồng như sau. Hợp đồng sửa đổi phải tuân theo hình thức của hợp đồng ban đầu.

Như trên phân tích, PLHĐ là văn bản kèm theo hợp đồng để quy định chi tiết hoặc sửa đổi, bổ sung một số điều khoản hợp đồng. PLHĐ là một bộ phận không thể tách rời với hợp đồng và có hiệu lực như hợp đồng. Vì vậy, hình thức của PLHĐ phải tuân theo hình thức của hợp đồng. Trường hợp nếu hợp đồng có công chứng, chứng thực thì PLHĐ cũng phải công chứng, chứng thực.

– Về mặt nội dung: Các bên tùy theo ý chí, nguyện vọng của mình để soạn thảo PLHĐ. Tuy nhiên, nội dung này không được trái với nội dung của hợp đồng cũng như vi phạm điều cấm của Luật, không trái đạo đức xã hội.

Trường hợp sửa đổi, bổ sung điều khoản hợp đồng thì cần ghi rõ trước khi sửa đổi là gì và sau khi sửa đổi thành gì.

Trường hợp hủy bỏ điều khoản nào thì cũng ghi rõ là bỏ khoản…. điều…. của Hợp đồng số ….

Lưu ý: Đối với hợp đồng lao động, PLHĐ lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.

Mẫu phụ lục hợp đồng 

Dưới đây là mẫu PLHĐ, bạn đọc có thể tham khảo:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——– 

PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG

(Sửa đổi, bổ sung Hợp đồng (1) ………………………….ngày …./…./…..)

Hôm nay, ngày … tháng …. năm ……., tại ………………………… Chúng tôi gồm:

BÊN (2): (Sau đây gọi tắt là Bên A)

Ông: ………………………………….    Sinh năm: ……………..

CMND/CCCD số: …………………… do …………………………. cấp ngày …………………….

Hộ khẩu thường trú tại: …………………………………………………………………………………

Bà: ………………………………….      Sinh năm: ……………..

CMND/CCCD số: …………………… do ……………………………… cấp ngày …………..

Hộ khẩu thường trú tại: ………………………………………………………………………………….

BÊN (2):  (Sau đây gọi tắt là Bên B) CÔNG TY …………………………

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: …………, do Sở Kế hoạch và Đầu tư ………..……….. cấp, đăng ký lần đầu ngày …………. đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày…………….

Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………….…………

Đại diện bởi ông/bà: …………………. Chức vụ: ……………

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: …………………… do …………………….. cấp ngày ………….

Hai bên cùng thống nhất lập PLHĐ này sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Hợp đồng ……………. ký ngày …./…../….. (Sau đây gọi là Hợp đồng ………………) như sau:

 Điều 1: Sửa đổi vào Khoản … Điều ….. của Hợp đồng …… như sau:

Từ: “……………………………………………………………………………………”

Thành: “…………………………………………………………………………………….”

Điều 2: Các nội dung khác của Hợp đồng ………………….. ngày …/…/…… giữ nguyên, không thay đổi như Hợp đồng ………………………….

Điều 3: PLHĐ này có hiệu lực kể từ ngày hai bên ký kết và là một phần không thể tách rời của Hợp đồng …………………………….. mà hai bên đã ký kết ngày…./…./…..

Hai bên đã đọc lại PLHĐ này, đều thống nhất và ký/đóng dấu vào Phụ lục này để làm bằng chứng.

PLHĐ được lập thành ……(……)  bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ …. bản làm bằng chứng.

BÊN A                                                                                                                                       BÊN B

Nếu có thắc mắc liên quan hoặc cần LVNLAW hỗ trợ về soạn thảo hợp đồng và PLHĐ, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Tư vấn hỗ trợ 24/7

Mobile: 1900.0191; 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Nhượng quyền thương hiệu là một chiến lược phát triển hỗn hợp bao gồm marketing, phân phối và kinh doanh. Trong đó, tổ chức sở hữu thương hiệu (bên nhượng quyền) cấp phép cho cá nhân hoặc doanh nghiệp (bên nhận quyền) quyền kinh doanh, dựa trên tài sản trí tuệ. Mục tiêu nhượng quyền thương hiệu là giúp phát triển nhận diện thương hiệu và gia tăng về tài chính giữa hai bên. Trong bài viết này, LVNLAW sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin, quy định pháp luật liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương hiệu và hợp đồng nhượng quyền thương hiệu.

Nhượng quyền thương hiệu là gì ?

Nhượng quyền thương hiệu/Nhương quyền thương mại (franchise) là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện nhất định.

Hợp đồng nhượng quyền thương hiệu là hợp đồng hướng dẫn doanh nghiệp sử dụng một sản phẩm hoặc một quy trình hoạt động là một đối tượng sở hữu công nghiệp và đang được bảo hộ. Nhượng quyền thương mại liên quan đến chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu hàng hóa hoặc các đối tượng sở hữu trí tuệ khác.

Phân loại nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu là một mô hình tương đối linh hoạt, và bất kỳ loại hình kinh doanh nào cũng có thể được nhượng quyền. Có nhiều loại nhượng quyền, có thể được phân loại theo các yếu tố khác nhau, như mức đầu tư, chiến lược của bên nhượng quyền, hoạt động, mô hình tiếp thị và quan hệ, v.v … 

Dựa trên phạm vi nhượng quyền, có thể phân loại thành 4 loại hình nhượng quyền chính:

Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện (Full business format franchise)

Theo mô hình này, bên cạnh việc được sử dụng nhãn hiệu nhượng quyền thương hiệu, bên nhận có quyền sử hữu toàn bộ hệ thống để vận hành kinh doanh, bí quyết trong công nghệ sản xuất/kinh doanh và quyền quản lý sản phẩm/dịch vụ (sản xuất, tiếp thị,…). Bên nhượng quyền sẽ cung cấp một kế hoạch với đầy đủ thủ tục chi tiết về hầu hết mọi khía cạnh trong doanh nghiệp, cung cấp hệ thống đào tạo, hỗ trợ trong giai đoạn đầu cũng như về lâu dài sau này.

Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện (Non-business format franchise)

Với mô hình này, bên nhượng quyền sẽ chỉ chuyển nhượng một số yếu tố trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thường là cung cấp quyền sử dụng hình ảnh thương hiệu, hoặc có thể là chia sẻ công thức hay mô hình tiếp thị sản phẩm/dịch vụ.

Nhượng quyền có tham gia quản lý (Management franchise)

Mô hình nhượng quyền quản lý liên quan đến chất lượng và kinh nghiệm của các quản lý/ lãnh đạo hơn là kinh nghiệm trong ngành. Về cơ bản, nhượng quyền quản lý xảy ra khi bên nhượng quyền cung cấp người quản lý và điều hành doanh nghiệp cho bên nhận quyền, bên cạnh việc chuyển nhượng thương hiệu và mô hình/ công thức kinh doanh. Hình thức này đặc biệt phù hợp với các thương hiệu dịch vụ, yêu cầu cao về chất lượng liên quan đến nguồn nhân lực, cụ thể là ngành nhà hàng khách sạn. 

Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (Equity franchise)

Equity Franchise có nghĩa là bên nhượng quyền tham gia vốn đầu tư với tỉ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh để trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống. Bên nhượng quyền có thể tham gia vào Hội đồng quản trị của công ty mặc dù số vốn tham gia đóng góp chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ

Hợp đồng nhượng quyền thương mại

Hợp đồng nhượng quyền thương mại là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của các bên khi tiến hành tham gia hoạt động nhượng quyền thương mại. 

Hình thức hợp đồng

Điều 285 Luật Thương mại quy định: “Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”.

Theo đó hình thức bắt buộc của hợp đồng nhương quyền thương mại là:

  • Hình thức văn bản;
  • Hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương: fax, email…

Lưu ý:

Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập bằng tiếng Việt. Trường hợp nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài, ngôn ngữ của hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên thoả thuận.

Nội dung cơ bản của hợp đồng

Một hợp đồng nhượng quyền thương mại thường bao gồm các nội dung cơ bản sau:

  1. Nội dung của quyền thương mại.
  2. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
  3. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
  4. Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
  5. Thời hạn của hợp đồng nhượng quyền thương mại.
  6. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
  7. Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.

LVNLAW lưu ý quý khách hàng một số vấn đề hợp đồng nhượng quyền thương mại sau đây:

  • Bên nhận quyền có quyền nhượng quyền lại cho bên thứ ba (gọi là bên nhận lại quyền) nếu được sự chấp thuận của bên nhượng quyền. Bên nhận lại quyền có các quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền.
  • Trước khi nhượng quyền thương mại, bên dự kiến nhượng quyền phải đăng ký với Bộ Thương mại.

Các công ty nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam

Hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu đã xuất hiện từ lâu trên thế giới nhưng chỉ phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam trong những năm gần đây. Hàng loạt các công ty nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam đã mọc lên như nấm. Và khởi đầu cho xu hướng đó là sự gia nhập của những thương hiệu lớn trên thế giới du nhập vào thị trường Việt Nam. Cùng với đó, nhiều thương hiệu Việt cũng mở rộng thị trường kinh doanh nhượng quyền thương hiệu không những ở trong nước mà còn ra nhiều nước trên thế giới.

Một số công ty nhượng quyền ở Việt Nam trong các lĩnh vực:

  • LOTTERIA – Lĩnh vực thức ăn nhanh và nhà hàng
  • HIGHLAND COFFEE – Lĩnh vực cà phê
  • PHỞ 24 – Lĩnh vực ẩm thực
  • PIZZA HUT – Lĩnh vực thức ăn nhanh và nhà hàng
  • Blue Exchange – Lĩnh vực thời trang
  • Cà phê Trung Nguyên – Lĩnh vực cà phê
  • Tocotoco – Lĩnh vực kinh doanh trà sữa
  • Circle K – Lĩnh vực siêu thị

Thủ tục nhượng quyền thương mại

Điều kiện thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại

Hoạt động nhượng quyền thương mại được thực hiện theo các điều kiện sau:

  • Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm
  • Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
  • Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Lưu ý:

Theo quy định của Nghị định 08/2018/NĐ-CP mới nhất đã bãi bỏ quy định về điều kiện đối với Bên nhận quyền và quy định về hàng hóa, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại.

Hồ sơ đăng ký

  • Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ Thương mại hướng dẫn.
  • Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu quy định.
  • Các văn bản xác nhận về:
  • Tư cách pháp lý của bên dự kiến nhượng quyền thương mại;
  • Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.

Nếu các giấy tờ trên được thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và được cơ quan công chứng ở trong nước hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thủ tục đăng ký

  • Gửi hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thông báo để Bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
  • Các thời hạn nêu tại khoản này không kể thời gian Bên dự kiến nhượng quyền sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.
  • Sau khi hết thời hạn quy định tại khoản này mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối việc đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lý do.

Trên đây là tư vấn của LVNLAW về nhượng quyền thương mại. Qúy khách hàng có thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến Công ty để được hướng dẫn và hỗ trợ kịp thời.

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Tư vấn hỗ trợ 24/7

Mobile: 1900.0191; 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Hợp đồng nguyên tắc vận chuyển là gì? Trong bài viết dưới đây, LVNLAW sẽ hướng dẫn quý bạn đọc thành lập hợp đồng nguyên tắc vận chuyển hàng hóa!

Hợp đồng nguyên tắc vận chuyển là gì ?

Khái niệm: Hợp đồng nguyên tắc vận chuyển là hợp đồng được quy định trong Bộ Luật Dân Sự 2005 và 2015, trong quá trình giao dịch với nhau, mọi thay đổi đều được điều chỉnh bằng hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng nguyên tắc chính là cơ sở để các bên tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế chính thức. 

Nội dungcủa hợp đồng nguyên tắc vận chuyển :

– Được xác lập tùy vào sự thỏa thuận của các bên và nội dung giao dịch cụ thể liên quan đến hoạt động vận chuyển.

Trên hợp đồng đều có đầy đủ thông tin của đơn vị vận chuyển và người thuê vận chuyển như: tên các bên, địa chỉ, mã số thuế, tài khoản, điện thoại liên lạc, đại diện mỗi bên, những điều khoản theo thỏa thuận giữa các bên, quy định về quyền lợi, trách nhiệm cho từng công việc, đối tượng có thẩm quyền phải thực hiện từ các bên. Ngoài ra còn có thêm mục điều khoản chung áp dụng cho cả hai bên cũng như quy định trách nhiệm bồi thường trong trường hợp không thực hiện theo đúng cam kết trên hợp đồng.  

– Hợp đồng nguyên tắc vận chuyển là một Hợp đồng khung để các bên thực hiện các giao dịch phát sinh sau đó.

Trên hợp đồng sẽ không thỏa thuận và nêu rõ về số lượng hàng hóa và giá cước chuyển phát nhanh cụ thể. Nhưng trên hợp đồng hai bên sẽ quy định nhiều điều khoản làm căn cứ thực hiện cho những đợt vận chuyển về sau: phương thức vận chuyển, thời hạn thanh toán, chất lượng hàng hóa, phạt chậm tiến độ, phạt chậm thanh toán. Các điều khoản trên hợp đồng sẽ mang tính chất tương đối và áp dụng chung cho những yêu cầu vận chuyển về sau còn hiệu lực trên hợp đồng.

Mẫu hợp đồng nguyên tắc vận chuyển hàng hóa

Dựa trên các quy định của Bộ Luật Dân Sự Việt Nam về hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa, cũng như đánh giá khách quan dựa trên những quyền lợi dành cho khách hàng, mỗi doanh nghiệp có thể tự xây dựng được từng mẫu hợp đồng nguyên tắc vận chuyển để đáp ứng nhu cầu của chính mình và từng khách hàng.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

***

HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC VẬN CHUYỂN

Số: 01/2021/ LVNLAW – …

  • Căn cứ Luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày24/11/2015 của Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành; 
  • Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005 của Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành; 
  • Căn cứ vào nhu cầu khả năng và thỏa thuận của hai bên. 

Hôm nay, ngày … tháng … năm 2021, hai bên chúng tôi gồm có:

BÊN A:

Trụ sở chính:………………………….

Điện thoại:………………………….

Mã số thuế:………………………….

Đại diện bởi:………………………….

Chức vụ:………………………….

BÊN B:                      

Trụ sở chính:………………………….

Điện thoại:………………………….

Mã số thuế:………………………….

Đại diện bởi:………………………….

Chức vụ:………………………….

Hai bên đồng ý thỏa thuận ký kết Hợp đồng nguyên tắc bao gồm các điều khoản sau:

ĐIỀU I: SẢN PHẨM – SỐ LƯỢNG – ĐƠN GIÁ

  1. Bên A đồng ý cung cấp sản phẩm do Bên B yêu cầu theo từng đơn đặt hàng. 
  2. Chi tiết về giá và số lượng sản phẩm được hai bên thỏa thuận vào từng thời điểm. Trường hợp có sự thay đổi về giá cả, bên A thông báo cho bên B trước tối thiểu … ngày tính từ ngày giá thay đổi được áp dụng.
  3. Số lượng mua cụ thể sẽ được thể hiện trên đơn hàng 
  4. Dung sai giao hàng (+…% – +…%) bên mua không cần trả thêm cho dung sai này.

ĐIỀU II: TIÊU CHUẨN VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

  1. Qui cách và chất lượng của hàng hóa phải phù hợp với các Thỏa thuận về quy cách, tiêu chuẩn, phê duyệt và kiểm tra được thống nhất bằng văn bản giữa hai bên. Các văn bản thỏa thuận trên là một phần không thể tách rời của Hợp đồng này. 
  2. Mẫu sản phẩm (bao gồm nhưng không giới hạn nội dung, màu sắc, kích thước … sản phẩm) sẽ được Bên A sản xuất thử và được Bên B ký duyệt chấp nhận trước khi đưa vào sản xuất theo đơn đặt hàng. Mẫu được Bên B ký duyệt chấp thuận sẽ là tiêu chuẩn để Bên B làm căn cứ nhận hàng.
  3. Thành phẩm phải được phân loại, đóng gói đồng nhất và phải được ghi rõ trên bao bì trước khi giao hàng.

ĐIỀU III: GIAO HÀNG

  1. Thời gian giao hàng: Trong vòng … ngày đối với sản phẩm mới và … ngày đối với sản phẩm tái bản tính từ thời điểm Bên A nhận được đơn đặt hàng chính thức hoặc xác nhận qua email/ điện thoại của Bên B. 
  2. Chi phí vận chuyển do bên A chịu và mỗi bên chịu trách nhiệm bốc xếp tại kho của mình.
  3. Địa điểm giao hàng: 
  4. Chứng từ giao hàng: 
  • Đơn đặt hàng;
  • Phiếu giao hàng;
  • Hóa đơn GTGT;
  • ….

ĐIỀU IV: PHƯƠNG THỨC – THỜI HẠN THANH TOÁN

  1. Đồng tiền thanh toán: Việt Nam đồng. 
  2. Phương thức thanh toán: Chuyển khoản.
  3. Thời hạn thanh toán: Trong vòng … ngày kể từ ngày xuất hóa đơn GTGT hợp lệ do Bên A cung cấp.
  4. Trong trường hợp bên B thanh toán tiền hàng chậm trễ, bên B phải chịu mức phạt theo lãi suất ngân hàng (………………………………..) tại thời điểm dựa trên tổng giá trị lô hàng tới hạn thanh toán, ngoài số tiền bị phạt thì bên B còn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc bên A giao hàng trễ vì lý do thanh toán trễ của bên B.

ĐIỀU V: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

  1. Có trách nhiệm ký xác nhận trên đơn hàng và fax hoặc email lại cho Bên B trong vòng … ngày sau khi nhận được đơn hàng từ Bên B.
  2. Có trách nhiệm giao hàng cho Bên B đầy đủ và đúng thời hạn yêu cầu. 
  3. Trong trường hợp gặp sự cố bất khả kháng như: mất điện, bão lụt, …, gây khó khăn cho việc thực hiện đơn hàng thì bên A phải thông báo ngay lập tức bằng văn bản (email hoặc fax) cho bên B để 2 bên xem xét giải quyết điều chỉnh đơn hàng.
  4. Trong trường hợp do sự cố bất khả kháng, Bên A không thể đảm bảo thời gian giao hàng trong thời hạn quy định tại Điều III, Bên A phải thông báo cho Bên B trước tối thiểu … ngày tính từ ngày giao hàng trong đơn đặt hàng.
  5. Đảm bảo chất lượng nguyên liệu và chất lượng sản phẩm theo đúng mẫu được Bên B chấp thuận.
  6. Có trách nhiệm giao đủ số lượng hàng theo đơn đặt hàng của Bên B, đổi hàng mới nếu hàng giao không đạt chất lượng, đồng thời có trách nhiệm bồi thường cho Bên B về các thiệt hại, tổn thất do việc giao hàng không đạt chất lượng nêu trên. Trong vòng 02 (hai) ngày tính từ thời điểm Bên A nhận được thông báo khiếu nại của Bên B liên quan đến chất lượng hàng hóa, Bên A phải có hành động cần thiết để giải quyết khiếu nại này.
  7. Trong trường hợp nhà cung cấp ngưng không sản xuất hàng nữa, Bên A có trách nhiệm báo cho Bên B biết trước … ngày.

ĐIỀU VI: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

  1. Chịu trách nhiệm pháp lý đối với sở hữu nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm theo quy định pháp luật hiện hành.
  2. Có trách nhiệm nhận hàng, kiểm tra chất lượng và thanh toán đúng thời hạn cho Bên A theo điều IV của Hợp đồng này. Khi có thay đổi về lịch giao hàng, phải thông báo bằng điện thoại / email/ văn bản trước … ngày cho Bên A.
  3. Thông báo ngay cho Bên A khi phát hiện hàng bị hỏng, bị lỗi để Bên A có biện pháp khắc phục kịp thời.
  4. Tạo điều kiện kho bãi và cử người có thẩm quyền ký nhận hàng hóa, kiểm tra số lượng hàng hóa tại thời điểm giao nhận hàng hóa. Nếu phát hiện hàng không đủ số lượng, thì phải lập biên bản và có xác nhận của hai bên.

ĐIỀU VII: PHẠT VI PHẠM VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

  1. Trong trường hợp bên A giao hàng chậm so với lịch giao trong đơn đặt hàng thì bên B có quyền yêu cầu bên A bồi thường thiệt hại và chịu mức phạt … %/ngày. Tổng giá trị phạt không quá … % giá trị vi phạm. 
  2. Trong trường hợp Bên B chậm thanh toán theo quy định tại Điều IV hợp đồng này, Bên A có quyền yêu cầu bên B bồi thường thiệt hại và chịu mức phạt … %/ngày. Tổng giá trị phạt không quá … % giá trị vi phạm. 

ĐIỀU VIII: CAM KẾT BẢO MẬT

Quyền sở hữu trí tuệ đối với thiết kế/kiểu dáng, tên thương mại, nhãn hiệu, logo hay bất cứ hình thức khác của quyền sở hữu trí tuệ đối với tất cả các bản vẽ, bản thiết kế, quy cách sản phẩm, dữ liệu do Bên B cung cấp cho Bên A đang và sẽ luôn là tài sản của Bên B. Bên A cam kết bảo quản, giữ gìn và bảo mật thông tin trên trong quá trình sản xuất và hoàn trả lại cho Bên B sau khi kết thúc Hợp đồng này. Bên A cam kết không sử dụng thông tin trên vào bất cứ mục đích nào khác nằm ngoài phạm vi thực hiện hợp đồng này và không cung cấp thông tin cho bất cứ bên thứ 3 nào khác trừ trường hợp đã được Bên B chấp thuận bằng văn bản. 

ĐIỀU IX: ĐIỀU KHOẢN CHUNG

  1. Luật áp dụng cho Hợp đồng này là pháp luật Việt Nam. 
  2. Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng này. Mọi thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng phải được thỏa thuận bằng văn bản và ký kết bằng phụ lục hợp đồng.
  3. Nếu Bên A hoặc Bên B muốn chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì Bên A hoặc Bên B phải thông báo bằng văn bản trước … tháng và khi hai bên hoàn thành nghĩa vụ với bên còn lại thì hợp đồng này tự động thanh lý.
  4. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có gì vướng mắc, hai bên sẽ cùng bàn bạc giải quyết trên tinh thần hợp tác. Nếu vấn đề tranh chấp không tự giải quyết được thì sau 30 ngày kể từ ngày xảy ra tranh chấp, một bên có thể đưa vụ việc đến Tòa án kinh tế các cấp có thẩm quyền giải quyết. Toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến việc giải quyết vụ án do bên có lỗi chịu.
  5. Hợp đồng được làm thành 04 (bốn) bản, mỗi bên giữ 02 (hai) bản có giá trị pháp lý như nhau.
  6. Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký và tự động gia hạn cho đến khi thanh lý hợp đồng sau khi thực hiện đúng những điều khoản trên. 

ĐẠI DIỆN BÊN A                                                                            ĐẠI DIỆN BÊN B

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, sử dụng dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh, xin vui lòng liên hệ LVNLAW để được tư vấn cụ thể.

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Tư vấn hỗ trợ 24/7

Mobile: 1900.0191; 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Bộ luật lao động 2019 được ban hành ghi nhận nhiều quyền lợi của người lao động. Tuy nhiên, hiện nay, đa số người lao động (“NLĐ”) chưa có điều kiện để tiếp cận với quy định của pháp luật nói chung cũng như Bộ luật lao động (“BLLĐ”) nói riêng, trong đó có quy định về trợ cấp thôi việc. Điều này có thể làm phát sinh những tranh chấp không đáng có với người sử dụng lao động, qua đó làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Bài viết dưới đây của LVNLAW gửi đến bạn đọc những thông tin pháp lý hữu ích về trợ cấp thôi việc và cách tính trợ cấp thôi việc mới nhất.

Quy định về trợ cấp thôi việc?

Điều 46 BLLĐ 2019 quy định về trợ cấp thôi việc như sau:

– Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và Người lao động tự ý bỏ việc từ 05 ngày liên tục trở lên mà không có lý do chính đáng.

Cụ thể, các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động phải trả trợ cấp thôi việc bao gồm:

  • Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
  • Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
  • Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
  • Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
  • Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
  • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
  • Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.

Trợ cấp thôi việc tiếng anh là gì?

Trợ cấp thôi việc tiếng Anh là: Severance Pay

Trợ cấp thôi việc tiếng anh được định nghĩa như sau: When the labor contract terminates as prescribed in Clause 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 and 10 Article 36 of this Code, the employer is responsible to give the severance pay to the regular employees that have been worked for 12 months or more.

Cách tính trợ cấp thôi việc

Theo Điều 46 BLLĐ 2019, người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc thì mỗi năm làm việc sẽ được hưởng nửa tháng tiền lương. Cụ thể:

Tiền trợ cấp thôi việc = ½ x tiền lương để tính trợ cấp thôi việc x thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc

Trong đó: 

– Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm. Cụ thể:

+ Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc; thời gian thử việc; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 111, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115; thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 176 và thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 128 của Bộ luật Lao động.

+ Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm thất nghiệp.

– Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.

Trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp khác nhau như thế nào?

Trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm đều là những khoản tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động khi nghỉ việc. Tuy nhiên, tùy trường hợp mà người lao động được hưởng một trong hai loại trợ cấp này. Bảng so sánh dưới đây so sánh hai loại trợ cấp dựa vào các tiêu chí sau đây:

Tiêu chí

Trợ cấp thôi việc

Trợ cấp mất việc

Căn cứ pháp lý Điều 46 BLLĐ 2019 Điều 47 BLLĐ 2019
Điều kiện được hưởng trợ cấp Người lao động

Làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên

Căn cứ chấm dứt HĐLĐ

– Do hết hạn hợp đồng;

– Hoàn thành công việc theo hợp đồng;

– Các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng;

– Người lao động bị kết án tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không được trả tự do, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng;

– Người lao động chết; bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết;

– Người sử dụng lao động chấm dứt hoạt động hoặc bị ra thông báo không có người đại diện hợp pháp…;

– Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.

(trừ trường hợp người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu; người lao động bị chấm dứt hợp đồng do tự ý bỏ việc từ 05 ngày liên tục trở lên mà không có lý do chính đáng)

– Do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

– Do chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Mức hưởng

Mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

Mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp

Là tổng thời gian làm việc thực tế trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

Tiền lương để tính trợ cấp

Là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động nghỉ việc.

Trợ cấp thôi việc có tính thuế TNCN không?

Theo điểm b khoản 2 điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản phụ cấp, trợ cấp phải chịu thuế TNCN trừ khoản phụ cấp, trợ cấp sau:

Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.

Như vậy, nếu người lao động nhận trợ cấp thôi việc đúng mức quy định thì không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN. Nếu người lao động nhận trợ cấp thôi việc cao hơn mức quy định thì:

+ Phần trợ cấp vượt mức quy định nếu được chi trả trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tính vào thu nhập chịu thuế TNCN để tính thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần

+ Phần trợ cấp vượt mức quy định nếu chi trả sau thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động mà từng lần chi trả từ hai triệu đồng trở lên thì tính thuế TNCN theo mức 10% (kể cả tiền lương)

Nếu có thắc mắc liên quan hoặc cần LVNLAW hỗ trợ về trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Tư vấn hỗ trợ 24/7

Mobile: 1900.0191; 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Ngày này, việc nhận con nuôi ngày càng trở nên phổ biến ở nước ta. Để đảm bảo lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi. Việc nuôi con nuôi cần được đảm bảo bởi pháp luật. Do đó người nhận con nuôi phải làm thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bài viết dưới đây của LVNLAW sẽ gửi đến người đọc những thông tin mới nhất về việc nuôi con nuôi.

Điều kiện đối với người nhận con nuôi

Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

– Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

– Có tư cách đạo đức tốt.

Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi

– Trẻ em dưới 16 tuổi

– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
  • Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

– Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

– Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.

Thủ tục nhận con nuôi ở Việt Nam

Để làm thủ tục nhận con nuôi ở Việt Nam thì cần thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người nhận con nuôi nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi. Tại UBND cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú; hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người có liên quan

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, tiến hành xong việc lấy ý kiến của những người quy định tại Điều 21 Luật Nuôi con nuôi năm 2010.

Việc lấy ý kiến phải lập thành văn bản và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người được lấy ý kiến.

Bước 3: Đăng ký việc nuôi con nuôi

Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người quy định tại Điều 21 của Luật này.

Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có ý kiến của người liên quan.

Giấy chứng nhận nuôi con được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi.

Hồ sơ thủ tục nhận con nuôi trong nước

Hồ sơ của người nhận con nuôi gồm có:

– Đơn xin nhận con nuôi;

– Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

– Phiếu lý lịch tư pháp;

– Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật nuôi con nuôi 2010.

Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước gồm có:

– Giấy khai sinh;

– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

– Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

– Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;

– Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

Các trường hợp nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài

Nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài.

Các truowgf hợp nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài được quy định như sau:

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:

  1. Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;
  2. Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
  3. Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;
  4. Trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được nhận đích danh làm con nuôi ;
  5. Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.

– Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi.

– Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam.

Thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài

Bước 1: Người nhận con nuôi nộp hồ sơ cho Bộ Tư pháp, cụ thể là Cục con nuôi hoặc thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của nước nơi người nhận con nuôi thường trú.

Bước 2 : Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, tiến hành lấy ý kiến của những người quy định tại điều 21 của Luật này trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Việc lấy ý kiến phải lập thành văn bản và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người được lấy ý kiến. Sau khi kiểm tra, xác minh theo quy định, nếu thấy trẻ em có đủ điều kiện để cho làm con nuôi nước ngoài thì Sở Tư pháp xác nhận và gửi Bộ Tư pháp.

Bước 3 : Cục con nuôi- Bộ Tư pháp thẩm định hồ sơ trẻ em, cho ý kiến để Sở Tư pháp hoàn tất thủ tục trình UBND tỉnh quyết định.

Bước 4: Sở Tư pháp trình UBND tỉnh ra quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

Bước 5: Sở Tư pháp thông báo cho người nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi, đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch và tổ chức lễ giao nhận con nuôi tại trụ sở Sở Tư pháp.

Hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Hồ sơ của người nhận con nuôi

Hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có các giấy tờ, tài liệu sau đây:

  1. Đơn xin nhận con nuôi;
  2. Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
  3. Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;
  4. Bản điều tra về tâm lý, gia đình;
  5. Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;
  6. Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;
  7. Phiếu lý lịch tư pháp;
  8. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
  9. Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật nuôi con nuôi 2010.

Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài

Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài gồm có:

  1. Các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật nuôi con nuôi 2010;
  2. Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em;
  3. Tài liệu chứng minh đã thực hiện việc tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em theo quy định tại khoản 2 điều 15 của Luật nuôi con nuôi 2010 nhưng không thành.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của LVNLAW về việc nuôi con nuôi. Nếu quý khách muốn được tư vấn các vấn đề về việc nuôi con nuôi tại LVNLAW, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn rõ hơn xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Số nhà K28 ngõ 68 Trung Kính, phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 024.22.151.888 – 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020. Khi tiến hành cuộc họp hội đồng thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên và Công ty hợp danh cần tuân thủ các quy định về trình tự thủ tục tiến hành cuộc họp, các quy định khác liên quan đến việc biểu quyết và ghi nội dung biên bản cuộc họp theo Luật Doanh nghiệp 2020. Vậy pháp luật quy định như thế nào về biên bản họp hội đồng thành viên? Biên bản họp hội đồng thành viên cần có những nội dung cơ bản nào? Các mẫu biên bản họp hội đồng thành viên chuẩn theo quy định pháp luật hiện hành? LVNLAW sẽ chia sẻ về biên bản họp hội đồng thành viên trong bài viết dưới đây:

Biên bản họp hội đồng thành viên là gì?

Biên bản họp hội đồng thành viên là văn bản ghi nhận nội dung, ý kiến, phiếu biểu quyết tại cuộc họp hội đồng thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh. Ghi nhận toàn bộ thông tin của người tham gia, diễn biến cuộc họp, kết quả bỏ phiếu biểu quyết và kết quả cuối cùng của cuộc họp.

Biên bản họp hội đồng thành viên là một trong các cơ sở để đưa ra các quyết định, nghị quyết liên quan đến tổ chức, hoạt động trong nội bộ công ty hay các giao dịch thực hiện với khách hàng, đối tác.

Biên bản không phải là văn bản tự phát của các công ty mà được pháp luật quy định cụ thể về hình thức, nội dung và người phải chịu trách nhiệm về độ chính xác và trung thực các các nội dung được ghi nhận.

Biên bản hội đồng thành viên gồm những nội dung gì?

Theo khoản 2 Điều 60 Luật Doanh nghiệp 2020, biên bản họp hội đồng thành viên gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Thời gian và địa điểm họp; mục đích, chương trình họp;

b) Họ, tên, tỷ lệ phần vốn góp, số và ngày cấp GCN phần vốn góp của thành viên, người đại diện theo ủy quyền dự họp; họ, tên, tỷ lệ phần vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên không dự họp;

c) Vấn đề được thảo luận và biểu quyết; tóm tắt ý kiến phát biểu của thành viên về từng vấn đề thảo luận;

d) Tổng số phiếu biểu quyết hợp lệ, không hợp lệ; tán thành, không tán thành, không có ý kiến đối với từng vấn đề biểu quyết;

đ) Các quyết định được thông qua và tỷ lệ phiếu biểu quyết tương ứng;

e) Họ, tên, chữ ký và nội dung ý kiến của người dự họp không đồng ý thông qua biên bản họp (nếu có);

g) Họ, tên, chữ ký của người ghi biên bản và chủ tọa cuộc họp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Ngoài những nội dung nên trên, thư ký ghi biên bản có thể ghi thêm các nội dung khác nếu cuộc họp có phát sinh.

Mẫu biên bản hội đồng thành viên

Biên bản họp hội đồng thành viên không có mẫu cụ thể nên người lập biên bản có thể tự do ghi biên bản nội dung cuộc họp của công ty mình. Tuy nhiên, khi lập biên bản, người lập biên bản cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Cuộc họp Hội đồng thành viên phải được ghi nhận bằng biên bản hoặc có thể ghi âm hoặc ghi và lưu trữ dưới hình thức điện tử khác.
  • Biên bản phải được đảm bảo được các yêu cầu về hình thức của một văn bản đặc biệt là phải có Quốc hiệu tiêu ngữ.
  • Trong biên bản có thể có nhiều nội dung khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo được các nội dung cần phải có theo phân tích phía trên.
  • Biên bản họp hội đồng thành viên phải tóm tắt được tất cả các ý kiến của tất cả thành viên tham dự cuộc họp để ghi nhận ý chí, quan điểm của thành viên khi biểu quyết các vấn đề pháp lý, vấn đề nội bộ của công ty.
  • Mọi vấn đề thông qua, không thông qua cần ghi số phiếu và cần lưu ý về giá trị của phiếu vì mỗi phiếu biểu quyết của mỗi thành viên có thể khác nhau, phụ thuộc vào tỷ lệ phần vốn góp của thành viên đó vào công ty.
  • Trước khi kết thúc cuộc họp, người lập biên bản nên đọc lại biên bản trước toàn bộ thành viên tham gia và các thành viên, người có mặt cùng ký tên. Hoặc ít nhất chủ tọa cuộc họp và người lập biên bản ký và có đóng dấu của công ty.

Dưới đây là mẫu biên bản họp hội đồng thành viên do LVNLAW soạn thảo theo quy định pháp luật hiện hành. Quý khách có thể tham khảo để sử dụng:

CÔNG TY TNHH …………..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: ……/BBH-………… …….., ngày ……  tháng …… năm …….

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

CÔNG TY TNHH ……………………

(V/v……………………..)

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH …………….

Mã số doanh nghiệp: …………………… 

Địa chỉ trụ sở công ty: ……………………………………………

Hôm nay, vào lúc ….. giờ ….. ngày …. tháng …. năm ………………, tại trụ sở công ty đã tiến hành họp Hội đồng thành viên. Thống nhất bầu Chủ tọa, người ghi biên bản cuộc họp như sau:

Chủ toạ cuộc họp: …………………………………………….

Người ghi biên bản: …………………………………………. 

THÀNH PHẦN THAM DỰ CUỘC HỌP:

…………………………… góp ……………………. VNĐ(…………… đồng), tương ứng với tỷ lệ ………% tổng số vốn điều lệ, thể hiện tại Giấy chứng nhận góp vốn số ………/GCN ngày ………………………….;

Đại diện tham gia bởi:………………………………………………………………………

…………………………… góp ……………………. VNĐ(…………… đồng), tương ứng với tỷ lệ ………% tổng số vốn điều lệ, thể hiện tại Giấy chứng nhận góp vốn số ………/GCN ngày ………………………….;

Đại diện tham gia bởi: …………………………………………………………………….

Ban tổ chức công bố kết quả kiểm tra tư cách đại biểu:

+ Số thành viên có mặt: 02/02 người tương đương 100% vốn điều lệ.

+ Số thành viên vắng mặt: 0 người tương đương với 0% vốn điều lệ.

+ Số thành viên được uỷ quyền: 0 người tương đương với 0% vốn điều lệ.

Mỗi thành viên có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp. Tổng số phiếu biểu quyết là ……………… phiếu. Trong đó:……………… có ………………. phiếu biểu quyết;………………có …………. phiếu biểu quyết;

Các thành viên nắm giữ 100% tổng số phiếu biểu quyết, đủ điều kiện tiến hành theo quy định của pháp luật.

I. MỤC ĐÍCH CUỘC HỌP:  …………………………………………………………………………………

III. NỘI DUNG CUỘC HỌP: Cuộc họp thảo luận và quyết định những vấn đề sau:

–          ……………………………………….;

–          ……………………………………….;

–          ……………………………………….

Các thành viên công ty thảo luận và nhất trí thông qua các nội dung sau:

  1. ………………………………………………………………………
  2. ……………………………………………………………………..
  3. ……………………………………………………………………..

IV. Biểu quyết                                                           

……………………………………………………………………………………………………………..

Tổng số phiếu hợp lệ: ……………………. phiếu tương đương …………..% số phiếu biểu quyết;

Tổng số phiếu không hợp lệ: ………. tương đương ………….%  số phiếu biểu quyết;

Tổng số phiếu tán thành: ………………………… phiếu tương đương ……………% số phiếu biểu quyết;

Tổng số phiếu không tán thành: ………… tương đương …………..%  số phiếu biểu quyết;

Tổng số phiếu không có ý kiến: …………… tương đương …………………%  số phiếu biểu quyết

…………………………………………………………………………………………………………………..

Tổng số phiếu hợp lệ: ……………………. phiếu tương đương …………..% số phiếu biểu quyết;

Tổng số phiếu không hợp lệ: ………. tương đương ………….%  số phiếu biểu quyết;

Tổng số phiếu tán thành: ………………………… phiếu tương đương ……………% số phiếu biểu quyết;

Tổng số phiếu không tán thành: ………… tương đương …………..%  số phiếu biểu quyết;

Tổng số phiếu không có ý kiến: …………… tương đương …………………%  số phiếu biểu quyết

  …………………………………………………………………………………………………………

Tổng số phiếu hợp lệ: ……………………. phiếu tương đương …………..% số phiếu biểu quyết;

Tổng số phiếu không hợp lệ: ………. tương đương ………….%  số phiếu biểu quyết;

Tổng số phiếu tán thành: ………………………… phiếu tương đương ……………% số phiếu biểu quyết;

Tổng số phiếu không tán thành: ………… tương đương …………..%  số phiếu biểu quyết;

Tổng số phiếu không có ý kiến: …………… tương đương …………………%  số phiếu biểu quyết

V. KẾT QUẢ VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐƯỢC THÔNG QUA

…………………………………: Đạt ………% phiếu biểu quyết.

………………………………..: Đạt ……….% phiếu biểu quyết.

………………………………: Đạt …………% phiếu biểu quyết.

Người ghi biên bản cuộc họp đọc lại toàn văn Biên bản cuộc họp để những người tham dự cuộc họp thông qua. Nội dung cuộc họp đã được các thành viên HĐTV thống nhất thông qua.

Cuộc họp kết thúc lúc ….. giờ……. cùng ngày.

Biên bản này được lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký, 01 bản lưu tại trụ sở công ty.  

CHỮ KÝ CỦA CHỦ TỌA – NGƯỜI GHI BIÊN BẢN CUỘC HỌP

Chủ tọa

 

 

 

……………………………………

 

 

 

 

 

Người ghi biên bản

 

 

 

………………………………. 

CHỮ KÝ CỦA THÀNH VIÊN THAM GIA CUỘC HỌP

……………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………….

Nếu Quý độc giả vẫn còn chưa rõ về biên bản họp hội đồng thành viên hay các thắc mắc liên quan đến mẫu biên bản vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo thông tin sau để được để được giải đáp và hướng dẫn chi tiết từ luật sư, chuyên viên của chúng tôi.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Địa chỉ: K28, Ngõ 68 Trung Kính, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Mobile: 1900.0191 – 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn         Website: https://luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Kinh doanh shisha hầu hết được phổ biến rộng rãi tại các quán bar với lượng khách sử dụng chủ yếu là giới trẻ. Vậy shisha là gì? Shisha có bị cấm ở Việt Nam không? Hút shisha có bị cấm không? Bán shisha có bị cấm không? Để kinh doanh shisha cần những điều kiện gì? Trong bài viết này, LVNLAW sẽ thông tin đầy đủ về vấn đề này để các bạn hiểu rõ hơn.

Shisha là gì?

Theo các thông tin được tìm kiếm thì Shisha xuất phát từ chữ shīshe trong tiếng Ba Tư hay ống nước (hay còn gọi là “thuốc lào Ả rập”) là một thiết bị có một hoặc nhiều thân (thường làm bằng thủy tinh) dùng để hút như hút thuốc lá, trong đó khói được lọc và làm lạnh bằng cách đi qua nước. Xuất phát từ Ấn Độ, shisha đã trở nên phổ biến, đặc biệt tại Trung Đông và dần dần được biết đến ngày càng nhiều ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Úc và Brasil.

Shisha không phải là thuốc lá theo định nghĩa được quy định tại Khoản 1, Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012 và cũng không phải là ma túy hay tiền chất ma túy mà thực chất là một loại cỏ có xuất xứ từ Ả Rập, có tẩm các hương liệu trái cây. Ở Việt Nam, shisha được dùng như một loại thuốc lào, thuốc lá nhưng gây cảm giác khoan khoái hơn.

Trong shisha vẫn chứa một lượng nicotine và chất ung thư rất độc hại và được người hút đưa vào phổi như bình thường. Cho nên, sử dụng shisha vẫn có thể gây nghiện và gây ra những độc hại, nguy hiểm cho sức khỏe của con người

Shisha có bị cấm ở Việt Nam không? 

“Shisha” không phải là ma túy hay tiền chất mà thực chất là một loại thuốc lào tẩm hương liệu có xuất xứ từ các nước Ả Rập, chủ yếu được nhập lậu về Việt Nam. Căn cứ Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng chống tác hại của kinh doanh thuốc lá, Nghị định 106/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2013/NĐ-CP thì hiện nay Việt Nam chưa xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với “shisha”

Về việc kinh doanh shisha, do đây là mặt hàng không nằm trong danh mục cấm kinh doanh nên được phép kinh doanh mặt hàng này. Tuy nhiên, để việc kinh doanh hợp pháp thì đơn vị kinh doanh phải xuất trình được hóa đơn, chứng từ về hàng hóa khi cơ quan chức năng kiểm tra.

Ngoài ra, khi muốn bán shisha tại quán bar, quán nước thì cơ sở kinh doanh phải đăng ký giấy phép kinh doanh. Sau đó, phải đăng ký xin cấp các Giấy phép con chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh về vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự …

Về việc hút shisha của, hiện pháp luật không có quy định cấm việc sử dụng shisha. Tuy nhiên, khi sử dụng cần lựa chọn sản phẩm có xuất xứ rõ ràng, tìm kiểu kỹ các thành phần và tác hại của việc sử dụng shisha trước khi bạn quyết định sử dụng nó.

Muốn kinh doanh Shisha cần phải thực hiện các thủ tục nào?

Đối với việc kinh doanh shisha, hiện nay, chưa có một văn bản nào quy định về việc sử dụng shisha, kể cả Luật Đầu tư năm 2020 và các văn bản hướng dẫn khác đều cho thấy rằng, shisha không thuộc danh mục mặt hàng cấm kinh doanh hay mặt hàng kinh doanh có điều kiện nên các cá nhân, tổ chức phép kinh doanh mặt hàng này trên thực tế.

Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo việc kinh doanh mặt hàng này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và làm đảo lộn mọi vấn đề xã hội, ảnh hưởng đến quản lý  nhà nước trong mọi mặt đời sống thì khi kinh doanh shisha cần phải xuất trình được hóa đơn, chứng từ về hàng hóa kinh doanh khi bị cơ quan chức năng kiểm tra, thanh tra thị trường, Đồng thời cũng cần phải thực hiện đăng ký kinh doanh và xin cấp các Giấy phép con chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh về vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự và các vấn đề liên quan khác.

Do các nguyên nhân, chủ yếu là kinh doanh shisha không nằm trong mặt hàng cấm kinh doanh nên kinh doanh mặt hàng này sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật hiện hành. Chỉ bị xử phạt khi không xuất được các hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xử hoặc kinh doanh không có giấy phép, hoặc làm mất trật tự, anh ninh,…

Căn cứ Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng chống tác hại của kinh doanh thuốc lá, Nghị định 106/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2013/NĐ-CP thì hiện nay Việt Nam chưa xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với “Shisha”.

Căn cứ điều 23 Luật chất lương sản phẩm, hàng hóa 2007 quy định: ”Người sản xuất, người nhập khẩu tự công bố các đặc tính cơ bản, thông tin cảnh báo, số hiệu tiêu chuẩn trên hàng hóa”. Do đó, để nhập Shisha về bán tại thị trường Việt Nam thì phải công bố tiêu chuẩn áp dụng những thông tin cơ sở của sản phẩm như: Thành phần, tính chất…lên “Bao bì hàng hóa;Nhãn hàng hóa;Tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa” để người tiêu dùng được biết.

Vì vậy, Shisha được phép kinh doanh tại thị trường Việt Nam.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục: thuế, kê khai hóa đơn chứng từ về hàng hóa, công bố tiêu chuẩn áp dụng cho hàng hóa trước khi đưa vào lưu thông.

Hiện nay, Shisha được kinh doanh chủ yếu tại quán bar thì cơ sở kinh doanh phải đăng ký giấy phép kinh doanh để hoạt động kinh doanh như: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; giấy phép an ninh trật tự và các giấy tờ khác liên quan đến hàng hóa doanh nghiệp kinh doanh.

Như vậy, để đảm bảo việc kinh doanh shisha được hiệu quả trên thực tế và không cần phải bắt gặp những vướng mắc khi thanh tra, kiểm tra, việc xin giấy phép kinh doanh shisha gồm những giấy phép sau:

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

– Giấy phép đủ điều kiện về vệ sinh, an toàn thực phẩm

– Giấy phép trật tự, an ninh xã hội

Nếu có bất kỳ vướng mắc nào liên quan hoặc đăng ký sử dụng dịch vụ, quý khách vui lòng liên hệ với LVNLAW để được tư vấn giải đáp và cung ứng dịch vụ nhanh nhất.

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Tư vấn hỗ trợ 24/7

Mobile: 1900.0191; 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Ngày nay, khi thị trường hàng tiêu dùng phát triển nhanh chóng với vô số sản phẩm thì người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và chất lượng hàng hóa. Xu hướng này khiến cho các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Vì vậy, đối với các doanh nghiệp, chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy là hoạt động không thể thiếu trước khi đưa sản phẩm của mình ra thị trường và đến tay người tiêu dùng. Vậy, công bố hợp quy là gì? Trình tự, thủ tục công bố như thế nào? Bài viết dưới đây của LVNLAW gửi đến bạn đọc những thông tin cập nhật nhất về công bố hợp quy.

Công bố hợp quy là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN, công bố hợp quy (CBHQ) là là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Đối tượng của CBHQ là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Do các Bộ quản lý ngành; lĩnh vực ban hành; hoặc được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành. Những đối tượng này phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật; và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường; và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.

Trình tự công bố hợp quy

Trường hợp 1: CBHQ dựa trên kết quả tự đánh giá cuả tổ chức, cá nhân

  • Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ CBHQ cho cơ quan chuyên ngành để công bố hợp quy;
  • Sau khi nộp hồ sơ CBHQ tại cơ quan chuyên ngành, tổ chức, cá nhân được phép lưu thông hàng hóa.

Trường hợp 2: CBHQ dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận

  • Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ CBHQ cho cơ quan chuyên ngành để công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận;
  • Sau khi có bản Thông báo tiếp nhận hồ sơ CBHQ của cơ quan chuyên ngành, tổ chức, cá nhân được phép lưu thông hàng hóa.

Trường hợp 3: CBHQ dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận được chỉ định

  • Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ CBHQ kèm theo bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức chứng nhận được chỉ định cho cơ quan chuyên ngành.
  • Sau khi có Thông báo tiếp nhận hồ sơ CBHQ, tổ chức, cá nhân được phép lưu thông hàng hóa.

Hồ sơ công bố hợp quy

– Trường hợp CBHQ dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân

  • Bản CBHQ theo Mẫu
  • Báo cáo tự đánh giá

– Trường hợp CBHQ dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định

  • Bản công bố hợp quy theo Mẫu
  • Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng kèm theo mẫu dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân

Mẫu bản công bố hợp quy

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————-

BẢN CÔNG BỐ HỢP CHUẨN/HỢP QUY

Số ………………………….

Tên tổ chức, cá nhân: ……… ………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………..………………………

Điện thoại: ………………………………Fax: …………………………………………

E-mail: ……………………………………………………..…………………………

CÔNG BỐ:

Sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường (tên gọi, kiểu, loại, nhãn hiệu, đặc trưng kỹ thuật,… )

…………………………..………………………………………..……………………

Phù hợp với tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật (số hiệu, ký hiệu, tên gọi)

…………………………..………………………………………..…………………

Thông tin bổ sung (căn cứ công bố hợp chuẩn/hợp quy, phương thức đánh giá sự phù hợp…):

……………………………………………………..……………………………………

…..(Tên tổ chức, cá nhân) …. cam kết và chịu trách nhiệm về tính phù hợp của …. (sản phẩm, hàng hóa, quá trình, dịch vụ, môi trường)…….. do mình sản xuất, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, khai thác.

 

…………., ngày …… tháng …… năm

Đại diện Tổ chức, cá nhân

(Ký tên, chức vụ, đóng dấu)

Danh mục sản phẩm phải công bố hợp quy

Theo quy định tại Nghị định 74/2018/NĐ-CP thì các sản phẩm, hàng hóa phải gây mất an toàn (sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) phải được công bố hợp quy khi sản xuất, nhập khẩu. Cụ thể Danh mục một số sản phẩm phải công bố hợp quy về sản phẩm, hàng hoá nhóm 2 như sau:

Căn cứ pháp lý

Cơ quan, nhà nước có thẩm quyền

Sản phẩm bắt buộc công bố hợp quy

Thông tư 14/2018/TT-BNNPTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

– Giống cây trồng (giống lúa, giống ngô)

– Giống vật nuôi

– Giống thủy sản

– Thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y

– Thức ăn chăn nuôi

– Thức ăn thủy sản sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

– Thuốc bảo vệ thực vật kỹ thuật (nguyên liệu) và thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm

– Phân bón

– Muối công nghiệp

– Keo dán gỗ

Thông tư 01/2021/TT-BTTTT

Bộ Thông tin và Truyền thông

– Thiết bị đầu cuối viễn thông vô tuyến

-Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện có băng tần nằm trong khoảng 9 kHz đến 400 GHz

– Thiết bị phát, thu-phát vô tuyến cự ly ngắn

– Thiết bị công nghệ thông tin

– Thiết bị phát thanh, truyền hình

– Thiết bị đầu cuối thông tin vô tuyến

– Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện có băng tần nằm trong khoảng 9 kHz đến 400 GHz và có công suất phát từ 60 mW trở lên

– Pin Lithium cho thiết bị cầm tay

Thông tư 33/2017/TT-BCT

Bộ Công thương

– Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp

– Máy, thiết bị đặc thù công nghiệp bao gồm: Ống dẫn chịu áp lực cao có khả năng chịu áp lực không nhỏ hơn 42.000 psi; Thiết bị dùng cho giàn giáo, ván khuôn, vật chống hoặc cột trụ chống hầm lò; Các loại bình chứa dùng để chứa mọi loại vật liệu; Các loại thùng chứa khí nén hoặc khí hóa lỏng, bằng sắt hoặc thép dạng hình trụ bằng thép đúc liền; Nồi hơi nước quá nhiệt tạo ra hơi nước hoặc tạo ra hơi nước khác; Nồi hơi nước sưởi trung tâm trừ các loại thuộc nhóm 84.02; Tời ngang; tời dọc loại chạy bằng động cơ điện; Máy và thiết bị cơ khí khác; Động cơ điện; Máy phát điện; Máy biến áp phòng nổ; Máy biến đổi tĩnh điện; Thiết bị thông tin; Thiết bị điện để đóng ngắt mạch hay bảo vệ mạch điện; Thiết bị điều khiển phòng nổ

Máy và thiết bị điện có chức năng riêng; Dây điện, cáp điện; Bộ đèn chùm và đèn điện trần hoặc đèn điện tường khác

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:

 CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Tư vấn hỗ trợ 24/7

Mobile: 1900.0191; 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Một trong những điều kiện thành lập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH nói riêng là điều kiện về vốn thành lập công ty. Vậy số vốn tối thiểu để thành lập công ty TNHH là bao nhiêu? Và điều kiện đầy đủ để được thành lập công ty TNHH là gì? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong nội dung thông tin bài viết dưới đây.

Thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn?

Công ty TNHH không có hạn mức tối thiểu về vốn khi đăng ký thành lập. Dù bạn có đăng ký doanh nghiệp có vốn điều lệ là 5 triệu, 10 triệu vẫn được tiến hành đăng ký bình thường chỉ trừ một số ngành nghề yêu cầu vốn pháp định và ngành nghề yêu cầu vốn ký quỹ.

Điều kiện về vốn để thành lập doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp gồm 4 loại vốn kinh doanh cơ bản:

Một là vốn điều lệ

Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần”.

– Đặc điểm vốn điều lệ của doanh nghiệp

  • Là số vốn do các thành viên hay cổ đông đã góp hoặc cam kết góp theo thời hạn nhất định khi thực hiện đăng ký doanh nghiệp.
  • Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.

– Thời hạn góp vốn điều lệ: Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 thì thời hạn thực hiện góp vốn điều lệ vào doanh nghiệp là trong vòng 90 ngày tính kể từ ngày doanh nghiệp đó được cơ quan nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Như vậy, khoản vốn điều lệ này sẽ do doanh nghiệp tự kê khai và tự chịu trách nhiệm khi đăng ký thành lập doanh nghiệp mà không bị pháp luật ràng buộc, những người góp vốn sẽ phải chịu trách nhiệm trên số vốn đã góp hoặc cam kết góp của mình. Vốn điều lệ của công ty có thể thay đổi trong quá trình hoạt động. Và pháp luật cũng không có quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu và tối đa khi doanh nghiệp đăng ký những ngành nghề kinh doanh thông thường, tùy theo loại hình công ty khi đăng ký thành lập doanh nghiệp mà lựa chọn số vốn điều lệ cho phù hợp.

Hai là vốn pháp định

Vốn pháp định công ty là mức vốn tối thiểu để thành lập công ty TNHH mà doanh nghiệp phải có đủ theo quy định của pháp luật đối với các ngành kinh doanh có điều kiện quy định mức vốn pháp định tối thiểu để thành lập doanh nghiệp.

Nghĩa là, để được đăng ký những ngành, nghề có điều kiện có yêu cầu vốn pháp định thì số vốn pháp định mà doanh nghiệp cần phải đăng ký cũng như số vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp chính là mức tối thiểu đã được quy định của ngành, nghề kinh doanh có điều kiện đó. Mức vốn pháp định tối thiểu tham khảo tại trang “Danh sách ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định”.

Chẳng hạn một số ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định:

Kinh doanh bất động sản: vốn pháp định 20 tỷ VNĐ (Điều 10 Luật kinh doanh BĐS 2014).

Dịch vụ bưu chính trong nước: vốn pháp định 2 tỷ VNĐ (Điều 5, NĐ 47/2011/NĐ-CP ngày 17/06/2011 hướng dẫn Luật Bưu chính).

Dịch vụ bưu chính quốc tế: vốn pháp định 5 tỷ VNĐ (Điều 5, NĐ 47/2011/NĐ-CP ngày 17/06/2011 hướng dẫn Luật Bưu chính).

Kinh doanh dịch vụ hàng không: 30 tỷ đồng (Theo Điều 17 Nghị định 92/2016/NĐ-CP);

Kinh doanh bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng (Theo Nghị định 73/2016/NĐ-CP).

Ba là vốn ký quỹ

Vốn ký quỹ là số vốn thuộc về vốn pháp định, bắt buộc doanh nghiệp phải có một khoản tiền ký quỹ thực tế trong ngân hàng trong suốt thời gian hoạt động của công ty.

Khi đăng ký thành lập công ty hoặc khi xin giấy phép kinh doanh các ngành nghề yêu cầu có ký quỹ thì công ty phải chứng minh đã ký quỹ đủ số tiền mà pháp luật yêu cầu.

Chẳng hạn: Ngành nghề sản xuất phim: mức ký quỹ là 1 tỷ VNĐ (Điều 11 Nghị định 54/2010/NĐ-CP).

Kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động: vốn ký quỹ mức kỹ quỹ là 2 tỷ VNĐ (Khoản 1 Điều 5 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).

Bốn là vốn góp của tổ chức/ cá nhân nước ngoài

Người nước ngoài có thể góp vốn với một tỷ lệ nhất định vào công ty Việt Nam hoặc sử dụng toàn bộ vốn ngoại để thành lập công ty 100% vốn nước ngoài. Tùy thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh, tỷ lệ vốn góp của tổ chức/cá nhân nước ngoài sẽ có những quy định hạn chế riêng.

Ví dụ: Đối với ngành dịch vụ vận tải hàng hóa, tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp không được vượt quá 49%.

Vốn tối thiểu để thành lập công ty TNHH

Căn cứ theo quy định của Luật doanh nghiệp, pháp luật không quy định mức vốn cụ thể đối với doanh nghiệp nói chung. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định để hoạt động, thì vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp phải chính bằng với mức quy định của ngành nghề kinh doanh đó. Còn đối với doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường không yêu cầu vốn pháp định, thì theo luật không quy định mức vốn tối thiểu để thành lập công ty. Do đó, doanh nghiệp có thể tự quyết định lựa chọn vốn thành lập của doanh nghiệp mình, phù hợp với khả năng kinh tế của thành viên cũng như mục đích hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp thì khi quyết định thành lập, thành viên công ty nên xác định vốn dựa trên các cơ sở sau:

  • Khả năng tài chính của mình;
  • Phạm vi, quy mô hoạt động của công ty;
  • Chi phí hoạt động thực tế của công ty sau khi thành lập;
  • Dự án ký kết với đối tác…

Pháp luật Việt Nam quy định thời hạn góp đủ vốn đối với doanh nghiệp mới thành lập là 90 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hết thời hạn trên mà công ty chưa góp đủ số vốn đã đăng ký thì phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Điều kiện thành lập công ty TNHH

Điều kiện về chủ sở hữu

Tổ chức cá nhân tham gia doanh nghệp phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị nhà nước cấm thành lập hoặc tham gia doanh nghiệp.

Điều kiện về vốn

Vốn đầu tư thành lập doanh nghiệp phải phù hợp với lĩnh vực, ngành nghề và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề cần vốn pháp định thì vốn đầu tư ban đầu không thấp hơn mức vốn pháp định này.

Điều kiện về ngành, nghề kinh doanh

Ngành nghề mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh không thuộc ngành nghề bị cấm

Pháp luật Việt Nam cấm kinh doanh các ngành nghề sau:

  • Kinh doanh dịch vụ đòi nợ (quy định mới);
  • Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I;
  • Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II;
  • Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên;
  • Kinh doanh mại dâm;
  • Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người (bổ sung việc cấm mua, bán xác, bào thai người);
  • Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
  • Kinh doanh pháo nổ.

Trường hợp ngành nghề kinh doanh có điều kiện (yêu cầu chứng chỉ hành nghề) thì người quản lý, điều hành doanh nghiệp đối với Công ty TNHH còn cần phải có chứng chỉ hành nghề tương ứng.

Pháp luật Việt Nam quy định các ngành nghề sau phải có chứng chỉ hành nghề:

  • Kinh doanh dịch vụ pháp lý;
  • Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm;
  • Kinh doanh dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thu ý;
  • Kinh doanh dịch vụ thiết kế công trình;
  • Kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
  • Kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán.

Điều kiện về tên doanh nghiệp

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng.

Lưu ý một số điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp:

  • Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
  • Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
  • Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Điều kiện về trụ sở

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam.

Địa chỉ phải được xác định cụ thể gồm: số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Điều kiện về hồ sơ đăng ký thành lập công ty

Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên

  • Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH một thành viên (Phụ lục I-2 Thông tư 01/2021);
  • Điều lệ công ty;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của công ty (Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/Hộ chiếu);
  • Trường hợp chủ sở hữu là tổ chức thì cần nộp kèm Quyết định thành lập/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác và bản sao hợp lệ giấy chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành;
  • Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức;
  • Văn bản ủy quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục.

Hồ sơ thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên

  • Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH hai thành viên trở lên (Phụ lục I-3 Thông tư 01/2021);
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên công ty (Phụ lục I-6 Thông tư 01/2021);
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của thành viên công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty (Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/Hộ chiếu);
  • Trường hợp chủ sở hữu là tổ chức thì cần nộp kèm Quyết định thành lập/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác và bản sao hợp lệ giấy chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp; Văn bản ủy quyền của tổ chức cho cá nhân quản lý phần vốn góp;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành;
  • Văn bản ủy quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục.

Với các nội dung đã được cung cấp trên đây, chúng tôi hy vọng sẽ giải đáp được cho bạn những thắc mắc về một số vấn đề trong thành lập doanh nghiệp, cụ thể về những loại vốn khi thành lập công ty, số vốn tối thiểu và điều kiện để thành lập công ty TNHH.

LVNLAW cung cấp trọn gói dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp với mức giá ưu đãi và nhiều hoạt động hướng dẫn, tư vấn miễn phí trước và trong quá trình sau thành lập. Nếu có bất kỳ đóng góp hay thắc mắc nào cần được giải đáp, quý khách vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Số nhà K28 ngõ 68 Trung Kính, phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 024.22.151.888 – 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Hợp đồng vô hiệu là gì? Chúng ta phải làm gì khi hợp đồng của chúng ta bị vô hiệu? Cùng LVNLAW tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Hợp đồng vô hiệu là gì?

Hợp đồng vô hiệu (HĐVH) là những hợp đồng không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực do pháp luật quy định. Do đó, Hợp đồng không có giá trị pháp lý; không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên.

Điều kiện làm hợp đồng vô hiệu

Theo quy định tại Điều 122 BLDS, Hợp đồng dân sự không có một trong các điều kiện quy định tại Điều 117 thì vô hiệu. Cụ thể, hợp đồng muốn có hiệu lực phải có đủ các điều kiện sau:

– Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

– Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

– Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật; không trái đạo đức xã hội.

Phân loại

HĐVH bao gồm:

HĐVH toàn bộ: toàn bộ nội dung vô hiệu; hoặc tuy chỉ có một phần nội dung vô hiệu nhưng phần đó lại ảnh hưởng đến hiệu lực của toàn bộ Hợp đồng.

HĐVH từng phần là những Hợp đồng được xác lập mà có một phần nội dung của nó không có giá trị pháp lý. Nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần khác của Hợp đồng đó. Ngoài phần vô hiệu không được áp dụng, các phần còn lại vẫn có giá trị thi hành. Do đó, các bên vẫn phải tiếp tục thi hành trong phạm vi phầm Hợp đồng vẫn còn hiệu lực.

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

  1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
  2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
  3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
  4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
  5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân theo quy định BLDS và pháp luật liên quan.

Để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn rõ hơn xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Tư vấn hỗ trợ 24/7

Mobile: 1900.0191 – 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn

Website: https://luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Hàng thừa kế là một trong những nội dung quan trọng trong thừa kế theo pháp luật. Việc xác định chính xác hàng thừa kế là căn cứ quan trọng để phân chia di sản thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được cách xác định cũng như cách chia thừa kế theo pháp luật. Bài viết dưới đây của LVNLAW sẽ gửi đến bạn đọc khái niệm và cách hiểu về hàng thừa kế cũng như cách phân chia thừa kế theo pháp luật.

Khái niệm người thừa kế

Người thừa kế là người được hưởng di sản mà người chết để lại theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Cụ thể, điều 613 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Khái niệm thừa kế theo pháp luật

Điều 649 quy định khái niệm thừa kế theo pháp luật. Theo đó thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế. Điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Thừa kế theo pháp luật sẽ được áp dụng trong trường hợp sau đây:

– Không có di chúc;

– Di chúc không hợp pháp;

– Những người thừa kế theo di chúc chết trước/cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

– Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Các hàng thừa kế theo pháp luật

Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định những người thừa kế theo pháp luật theo thứ tự như sau:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Các quan hệ trong cùng hàng thừa kế

4.1. Đối với hàng thừa kế thứ nhất

– Quan hệ thừa kế giữa vợ với chồng và ngược lại

  • Vợ sẽ được thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của chồng và ngược lại nếu vào thời điểm một bên chết mà quan hệ hôn nhân về mặt pháp lý vẫn còn tồn tại. Tuy nhiên, quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng cần lưu ý một số điểm sau:
  • Trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
  • Trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
  • Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản

– Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ đẻ với con đẻ và cha mẹ nuôi và con nuôi:

  • Cha đẻ, mẹ đẻ của một người là người đã sinh ra người đó. Do vậy, cha mẹ của người con trong giá thú hoặc ngoài giá thú đều là người thừa kế ở hàng thứ nhất của con mình và ngược lại.
  • Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật dân sự.

4.2. Đối với hàng thừa kế thứ hai

– Quan hệ thừa kế giữa ộng nội, bà nội với cháu nội; giữa ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; và ngược lại

Ông nội, bà nội là người sinh ra cha của một người; ông ngoại, bà ngoại là người sinh ra mẹ của một người. Nếu cháu (ruột) chết thì ông bà nội, ông bà ngoại ở hàng thừa kế thứ hai của cháu và ngược lại.

– Quan hệ thừa kế giữa anh chị ruột với em ruột và ngược lại

Anh, chị, em ruột là những người có cùng ít nhất cha hoặc mẹ. Quan hệ này chỉ được xác định trên quan hệ huyết thống. Do vậy, không phân biệt con trong giá thú hay con ngoài giá thú. Nếu anh, chị ruột chết trước em ruột thì em ruột được hưởng thừa kế của anh chị ruột và ngược lại.

Con riêng của vợ, con riêng của chồng không phải là anh chị em ruột của nhau. Con nuôi của một người không đương nhiên trở thành anh, chị, em của con đẻ người đó. Do đó, con nuôi và con đẻ của một người không phải là người thừa kế hàng thứ hai của nhau.

Người làm con nuôi người khác vẫn được hưởng thừa kế hàng thứ hai của anh chị em ruột mình. Người có anh, chị, em ruột làm con nuôi người khác vẫn là người thừa kế hàng thứ hai của người đã làm con nuôi người khác đó.

4.3. Đối với hàng thừa kế thứ ba

– Quan hệ thừa kế giữa cụ nội với chắt nội, giữa cụ ngoại với chắt ngoại và ngược lại

Cụ nội là người đã sinh ra ông nội hoặc bà nôi của một người. Tương tụ cụ ngoại là người đã sinh ra ông ngoại hoặc bà ngoại của người đó.

– Quan hệ thừa kế giữa bác ruột, cô ruột, chú ruột, cậu ruột, dì ruột với cháu ruột và ngược lại

Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của một người là những anh, chị, em ruột của bố đẻ hoặc mẹ đẻ của người đó.

Nguyên tắc và trình tự hưởng di sản đối với các hàng thừa kế

Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015:

– Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

– Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế. Nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết; không có quyền hưởng di sản; bị truất quyền hưởng di sản; hoặc từ chối nhận di sản.

Để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn rõ hơn xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Số nhà K28 ngõ 68 Trung Kính, phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 024.22.151.888 – 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Xuất hiện từ nhiều năm nay tại Việt Nam, các doanh nghiệp xã hội (DNXH) đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, đây vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ, xa lạ đối với nhiều người ở Việt Nam. Vậy doanh nghiệp xã hội là gì? Thực trạng các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam ra sao và thủ tục thành lập như thế nào? Bài viết dưới đây của LVNLAW gửi đến bạn đọc thông tin về loại hình doanh nghiệp này.

Doanh nghiệp xã hội là gì?

Theo quy định tại Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020 thì DNXH phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:

– Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này;

– Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;

– Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.

Với những tiêu chí trên và căn cứ thực tế hoạt động, DNXH thường được phân chia thành các loại hình sau:

DNXH phi lợi nhuận

DNXH không vì lợi nhuân

DNXH có định hướng xã hội, có lợi nhuận

– Hoạt động dưới hình thức các hình thức như: trung tâm, hội quỹ, câu lạc bộ,….

– Nguồn vốn hoạt động của họ đến từ việc thu hút các cá nhân, tổ chức có nhu cầu đầu tư cho xã hội bằng việc đưa ra các chương trình, kế hoạch và các giải pháp mới, hữu ích để giải quyết các vấn đề xã hội.

– Hoạt động hoàn toàn không có mục tiêu vì lợi nhuận.

– Thông thường, đây là các doanh nghiệp do các doanh nhân, nhà đầu tư đã có nguồn vốn và tiềm lực tài chính tại các doanh nghiệp thông thường do họ sở hữu hoặc là thành viên/cổ đông

Doanh nghiệp phải tìm kiếm và thực hiện các cơ hội kinh doanh để có thể tự tạo ra lợi nhuận, mục đích cuối là nhằm để tái đầu tư đối với các mục tiêu về môi trường, xã hội.

Như vậy, có thể thấy rằng, DNXH giống với các doanh nghiệp khác vì đều tổ chức và quản lý dưới hình thức doanh nghiệp. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở chỗ DNXH được thành lập để giải quyết các vấn đề tồn tại của xã hội như đói nghèo, ô nhiễm môi trường, …

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội

Ngoài quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp, DNXH còn có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

  • Chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;
  • Được huy động, nhận tài trợ từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và tổ chức khác của Việt Nam, nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý, chi phí hoạt động của doanh nghiệp;
  • Duy trì mục tiêu hoạt động và điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này trong suốt quá trình hoạt động;
  • Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp xã hội

Hồ sơ; trình tự; thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của DNXH sẽ tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp. Cùng với hồ sơ phải có cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường do những người sau đây ký:

– Đối với doanh nghiệp tư nhân: chủ doanh nghiệp tư nhân;

– Đối với công ty hợp danh: các thành viên hợp danh;

– Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn: các thành viên là cá nhân; người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với thành viên là tổ chức;

– Đối với công ty cổ phần: cổ đông sáng lập là cá nhân; cổ đông khác là cá nhân; nếu cổ đông này đồng ý với nội dung cam kết trên và mong muốn ký vào bản cam kết này cùng với cổ đông sáng lập; người đại diện theo pháp luật; hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông sáng lập là tổ chức; người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông khác là tổ chức, nếu cổ đông này đồng ý với nội dung cam kết trên và mong muốn ký vào bản cam kết này cùng với cổ đông sáng lập.

Phòng Đăng ký kinh doanh đăng tải Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Thực trạng doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam

Với mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội, môi trường, vì lợi ích cộng đồng. Vai trò của doanh nghiệp xã hội ngày càng được ghi nhận ở Việt Nam. Các cơ quan có thẩm quyền cũng đã dần hoàn thiện khung pháp lý cho sự phát triển của doanh nghiệp xã hội. Tuy nhiên, ở Việt Nam, không phải ai cũng biết được về loại hình doanh nghiệp này. Như vậy, để phát triển doanh nghiệp xã hội, từ đó phát huy tác dụng tích cực, những giá trị xã hội tốt đẹp mà nó mang lại thì ngoài việc hoàn thiện thể chế, chính sách có liên quan còn đặc biệt cần nâng cao nhận thức, lan tỏa thông tin tích cực và khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư, các nguồn tài trợ và của toàn xã hội.

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:

 CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Tư vấn hỗ trợ 24/7

Mobile: 1900.0191; 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm chấm dứt quan hệ hợp đồng. Vậy pháp luật hiện nay có quy định như thế nào về vấn đề này? Cùng LVNLAW tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng là gì?

Đơn phương chấm dứt hợp đồng (ĐPCDHĐ) tiếng anh dịch là Unilateral termination of labor contract. ĐPCDHĐ không được quy định khái niệm trong BLDS. Tuy nhiên có thể hiểu đơn giản như sau.

ĐPCDHĐ là trường hợp mà các bên đã thoả thuận với nhau hoặc pháp luật có quy định thì một bên có quyền xóa bỏ hợp đồng và yêu cầu bên còn lại bồi thường thiệt hại.

Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng

Về thủ tục ĐPCDHĐ:

Bên ĐPCDHĐ phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng. Nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Về hình thức thông báo, pháp luật không quy định cụ thể. Vì vậy trừ trường hợp có thỏa thuận, hình thức thông báo có thể bằng văn bản; thông báo qua điện thoại; email; fax… hoặc hình thức khác đảm bảo việc bên còn lại có thể tiếp nhận được thông tin.

Điều kiện để đơn phương chấm dứt hợp đồng

ĐPCDHĐ được quy định tại Điều 428, BLDS 2015, cụ thể như sau:

“Điều 428. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng

  1. Một bên có quyền ĐPCDHĐ và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
  2. Bên ĐPCDHĐ phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
  3. Khi hợp đồng bị ĐPCDHĐ chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
  4. Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.
  5. Trường hợp việc ĐPCDHĐ không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên ĐPCDHĐ được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.”

Theo đó một bên trong quan hệ dân sự có quyền ĐPCDHĐ và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau:

– Bên còn lại trong quan hệ hợp đồng vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng

– Theo thỏa thuận các bên

– Trường hợp pháp luật có quy định.

Để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn rõ hơn xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Số nhà K28 ngõ 68 Trung Kính, phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 024.22.151.888 – 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Doanh nghiệp tư nhân giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ khái niệm doanh nghiệp tư nhân là gì? Đặc điểm, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân? Tất cả sẽ được LVNLAW giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) có tên tiếng anh là Private enterprise.

Theo khoản 1 điều 183 Luật doanh nghiệp 2014. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động của doanh nghiệp. Khái niệm DNTN còn được hiểu là chỉ có cá thể là cá nhân, số lượng 01 người. 

Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân

Cơ cấu của các tổ chức DNTN vô cùng đơn giản. Bởi bộ máy này hoạt động dựa theo quyền quyết định của chủ doanh nghiệp. Điều này được thể hiện rõ trong Luật Doanh nghiệp 2014 Điều 185.

  • Chủ DNTN toàn quyền quyết định với tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sử dụng các nguồn lợi sau khi nộp thuế; và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
  • Chủ DNTN có thể trực tiếp hoặc thuê người quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp thuê người khác làm Giám đốc; quản lý doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh.
  • Chủ DNTN sẽ là nguyên đơn; bị đơn; hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án. Trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.
  • Chủ DNTN sẽ là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân là gì?

Doanh nghiệp tư nhân do một các nhân bỏ vốn thành lập và làm chủ

DNTN sẽ không có sự góp vốn giống như các công ty nhiều chủ sở hữu. Nguồn vốn của doanh nghiệp cũng xuất phát chủ yếu từ một tài sản cá nhân duy nhất.

Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

Một pháp nhân sẽ có tài sản riêng. Nghĩa là có sự minh bạch giữa tài sản của pháp nhận đó với người tạo ra tài sản. DNTN sẽ không có sự độc lập về tài sản. Bởi tài sản đó không độc lập với trong mối quan hệ với tài sản của DNTN.

Chịu trách nhiệm vô hạn với mọi khoản nợ phát sinh

Vì không có tính độc lập về tài sản, chủ DNTN sẽ phải chịu trách nhiệm duy nhất trước mọi rủi ro. Không chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh; mà còn phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản trong trường hợp vốn đầu tư đăng ký không đủ.

Quan hệ sở hữu vốn trong doanh nghiệp

Nguồn vốn của DNTN là xuất phát từ tài sản của chủ doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, DNTN có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư và chỉ cần khai báo đối với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong trường hợp giảm số vốn đầu tư xuống mức đã đăng ký. Không thể tách bạch giữa tài sản của chủ DNTN với tài sản của chính doanh nghiệp đó.

Phân phối lợi nhuận

Vì chỉ có một chủ sở hữu; nên toàn bộ lợi nhuận thu được sẽ thuộc về chủ DNTN. Điều đó cũng có nghĩa là chủ doanh nghiệp cũng là cá nhân duy nhất chịu mọi trách nhiệm rủi ro trong kinh doanh.

Quan hệ sở hữu quyết định tới quan hệ quản lý

DNTN chỉ có một chủ đầu tư nên cá nhân đó có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan. Chủ DNTN là người đại diện theo pháp luật.

Ưu nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân

Về ưu điểm

  • Chỉ có một chủ sở hữu nên chủ sở hữu có quyền quyết định mọi hoạt động và các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp.
  • Chủ DNTN cũng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; có quyền bán DNTN cho người khác.
  • Do chế độ trách nhiệm vô hạn nên DNTN ít bị ràng buộc.
  • Cơ cấu tổ chức tương đối đơn giản.
  • Chế độ trách nhiệm vô hạn được pháp luật quy định giúp DNTN dễ dàng tạo được sự tin tưởng từ đối tác.

Về nhược điểm

  • Là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân
  • Tính rủi ro cao khi chủ DNTN phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
  • Không phát hành được bất kỳ loại chứng khoán nào.
  • Không được góp vốn và mua cổ phần trong các doanh nghiệp khác.
  • Chỉ được thành lập duy nhất một DNTN.

Các loại thuế doanh nghiệp tư nhân phải nộp

Thuế môn bài của doanh nghiệp tư nhân

Mức đóng thuế môn bài được quy định theo Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP như sau:

Vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận kinh doanh Tiền lệ phí môn bài
Trên 10 tỷ đồng 3.000.000 đồng/năm
Từ 10 tỷ đồng trở xuống 2.000.000 đồng/năm
Chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện, tổ chức kinh tế khác 1.000.000 đồng/năm

Thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp tư nhân

Có 2 cách tính thuế đó là:

  • Cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ

Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

Trong đó:

  • Số thuế GTGT đầu ra = Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT.
  • Số thuế GTGT đầu vào = Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào ghi trên hóa đơn GTGT.
  • Cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp

Số thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ % x với doanh thu 

Thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân

Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có) ) x Thuế suất thuế TNDN

Trong đó:

  • Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế – Các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.
  • Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Thu nhập chịu thuế khác
  • Thu nhập được miễn thuế: bao gồm 11 loại thu nhập theo quy định tại Điều 4 Luật thuế TNDN.
  • Thuế suất thuế TNDN 
  • Mức thuế suất 20%: áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Mức thuế suất từ 32% – 50%: áp dụng cho những doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, và tài nguyên quý hiếm khác được khai thác tại Việt Nam.
  • Mức thuế suất 50%: áp dụng đối với các doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm như vàng, kim loại quý,…

Thuế thu nhập cá nhân của doanh nghiệp tư nhân

– Đối với cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên: Khấu trừ dựa theo biểu thuế lũy tiến từng phần và người lao động sẽ được tính giảm trừ gia cảnh trước khi khấu trừ. DNTN sẽ trả thu nhập, có trách nhiệm quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền.

– Đối với cá nhân cư trú không có hợp đồng lao động hoặc có hợp đồng lao động nhưng dưới 03 tháng: Khấu trừ trực tiếp 10% tại nguồn trước khi trả thu nhập và có tổng mức chi tra từ 2.000.000 đồng trở lên và không được tính giảm trừ gia cảnh nhưng được làm cam kết 02/CK-TNCN (nếu đủ điều kiện) để DNTN trả thu nhập tạm thời không khấu trừ thuế của các cá nhân này.

– Đối với cá nhân không cư trú: Khấu trừ 20% trước khi trả thu nhập

Ngoài ra, DNTN còn có thể phải nộp thêm các loại thuế khác như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường,….

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân

Quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân

  • Toàn quyền quyết định tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: phương án phát triển công ty; điều hành các hoạt động kinh doanh; cơ cấu tổ chức doanh nghiệp; quyết định đầu tư các dự án; thuê lao động; bổ nhiệm các chức danh cho vị trí quản lý; sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
  • Tự quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ trong doanh nghiệp.
  • Thuê người khác để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 
  • Cho thuê doanh nghiệp, bán doanh nghiệp hoặc tạm ngừng kinh doanh
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật

Nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân

  • Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các hoạt động của DNTN.
  • Chủ DNTN có nghĩa vụ phải đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư
  • Bảo đảm các nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác.
  • Báo cáo tài chính theo định kỳ theo quy định của pháp luật
  • Thực hiện thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền khi tiến hành cho thuê, bán hoặc tạm ngừng kinh doanh.
  • Chủ DNTN không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh hay thành viên công ty hợp danh.
  • Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Thành lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn?

Khi thành lập DNTN, bạn phải cần biết về 4 loại vốn:

  • Vốn điều lệ DNTN: Là số vốn do chủ sở hữu doanh nghiệp góp hoặc cam kết góp vào DNTN trong thời hạn nhất định.
  • Vốn pháp định: Là mức vốn tối thiểu mà chủ sở hữu phải có để thành lập DNTN nếu doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề quy định mức vốn pháp định.
  • Vốn ký quỹ: Là số vốn mà DNTN đăng ký để làm thủ tục thành lập DNTN trong một số trường hợp bắt buộc theo quy định của Pháp luật.
  • Vốn của tổ chức, cá nhân nước ngoài: Là mức vốn của nhà đầu tư nước ngoài tổ chức thành lập DNTN theo pháp luật khi đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Số vốn đầu tư cần phải có để thành lập DNTN hiện nay chưa có một quy định nào cụ thể. Nó sẽ phụ thuộc vào khả năng tài chính của bạn và dựa theo quy định cụ thể nếu như bạn kinh doanh những ngành có điều kiện. Mức vốn mà chủ sở hữu đưa ra phải phù hợp, không vượt quá thực tế để hạn chế những rắc rối sau này.

Nếu DNTN đăng ký các ngành nghề kinh doanh bình thường thì sẽ không yêu cầu mức vốn pháp lệnh và không có quy định về mức vốn tối thiểu. Có nhiều đơn vị doanh nghiệp khi đăng ký vốn điều lệ công ty là 1 triệu đồng, điều này là không sai nhưng việc đăng ký mức vốn quá thấp sẽ khiến cho các giao dịch với ngân hàng, đối tác gặp một số trở ngại. Vậy nên cần phải cân nhắc kỹ lưỡng.

Trong trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh yêu cầu mức vốn pháp định thì mức vốn tối thiểu cần phải có sẽ là mức quy định của ngành nghề kinh doanh đó. Vốn pháp định ở Việt Nam được xác định theo từng ngành nghề cụ thể, và không áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp. 

Thành lập doanh nghiệp tư nhân có lợi gì?

Thành lập DNTN đem tới nhiều lợi ích, đó là:

  • Chủ doanh nghiệp không phải lấy ý kiến, chờ đợi quyết định của bất kỳ ai liên quan đến việc quản lý, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Sự tin tưởng cao trong hợp tác kinh doanh với các đối tác kinh tế do chế độ chịu trách nhiệm vô hạn.
  • Được hưởng toàn bộ lợi nhuận, lợi ích từ chính hoạt động kinh doanh mà không phải phân chia.
  • Có cơ cấu tổ chức quản lý đơn giản, gọn nhẹ.
  • Chỉ một người đứng đầu nên hoạt động kinh doanh được đảm bảo bí mật.
  • Ít phải chịu sự ràng buộc của pháp luật vì không có tư cách pháp nhân.
  • Dễ dàng kiểm soát, quản lý phân bố công việc.
  • Toàn quyền định đoạt việc tăng và giảm vốn đầu tư theo ý của mình.
  • Linh hoạt khi thay đổi ngành nghề kinh doanh.
  • Dễ dàng chuyển nhượng (bán) cơ sở kinh doanh hoặc làm thủ tục giải thể nếu hoạt động kinh doanh không mang lại lợi nhuận như ý muốn ban đầu.

Với các thông tin trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm khái niệm doanh nghiệp tư nhân là gì. Để được tư vấn chi tiết về các quyền lợi, mức thuế mà doanh nghiệp tư nhân của mình phải đóng thì hãy liên hệ với LVNLAW.

Công ty TNHH tư vấn LVNLAW chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật đầu tư, pháp chế doanh nghiệp rất hân hạnh được đồng hành cùng Qúy khách hàng trong mọi vấn đề pháp lý.

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Tư vấn hỗ trợ 24/7

Mobile: 1900.0191 – 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn

Website: https://luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Để hoạt động kinh doanh đem lại nguồn lợi nhuận cao, hạn chế rủi ro thì các nhà đầu tư cần phải lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp. Một trong những hình thức đầu tư đang được nhiều người lựa chọn đó chính là hợp đồng hợp tác kinh doanh. Vậy hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì? Quy định và đặc điểm như thế nào? Dưới đây là những nội dung thông tin chi tiết mà LVNLAW sẽ cung cấp đến cho quý bạn đọc!

Tìm hiểu thêm:Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?

Hợp đồng hợp tác kinh doanh còn được biết đến với tên gọi là hợp đồng BCC. Đây là hợp đồng được ký kết giữa đơn vị, nhà đầu tư kinh doanh tại Việt Nam; trong đó các bên sẽ phân chia sản phẩm, lợi nhuận mà không thành lập tổ chức kinh tế. Chủ thể của hợp đồng BCC đó là tổ chức, cá nhân nhà đầu tư bao gồm nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thuộc quyền sở hữu của nhà nước hay sở hữu tư nhân. Tùy thuộc vào quy mô dự án, nhu cầu của chủ đầu tư mà không giới hạn về số lượng chủ thể tham gia trong hợp đồng.

Khái niệm hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì còn được hiểu đơn giản là hợp đồng ký kết giữa nhà đầu tư với mục đích hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, sản phẩm mà không cần phải thành lập tổ chức kinh tế. Hoạt động này có thể được kiểm soát bởi các bên góp vốn theo thỏa thuận liên doanh hay kiểm soát bởi một số bên tham gia.

Hoạt động kinh doanh của BCC sẽ do một bên thực hiện hoặc cả 2 bên cùng thực hiện. Chính vì thế, nó phải phù hợp với chức năng kinh doanh của một trong hai bên hoặc cả 2 bên. Mô hình hợp đồng hợp tác kinh doanh đang dần trở nên phổ biến, giúp các bên có thể chia tay trong “bình yên” và thỏa mãn được tiêu chí hợp tác ngắn hạn với những dự án hành hành không cần pháp nhân.

Phân loại hợp đồng hợp tác kinh doanh

Dựa theo pháp luật về kế toán

  • BCC theo hình thức tài sản đồng kiểm soát: Tài sản đồng kiểm soát bởi các bên tham gia liên doanh chính là tài sản được các bên tham gia liên doanh mua, xây dựng và sử dụng với mục đích mang lại giá trị cho các bên tham gia liên doanh theo quy định của hợp đồng liên doanh. Các bên tham gia liên doanh sẽ được ghi nhận phần giá trị tài sản đồng kiểm soát mà mình được hưởng, và là tải sản trên Báo cáo tài chính của mình.
  • BCC dưới hình thức là hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát: Là hoạt động liên doanh không thành lập cơ sở kinh doanh mới. Các bên liên doanh có nghĩa vụ và được hưởng quyền lợi theo thỏa thuận bên trong hợp đồng. Hoạt động của hợp đồng liên doanh sẽ được các bên góp vốn thực hiện với các hoạt động kinh doanh thông thường của từng bên

Dự theo phân chia lợi nhuận

  • BCC theo hình thức chia doanh thu, sản phẩm trước thuế
  • BCC theo hình thức chia lợi nhuận sau thuế.

Đặc điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng hợp tác có nhiều bên tham gia, chủ thể làm một công việc hoặc kinh doanh, sản xuất. Vì đối tượng của hợp đồng hợp tác là các cam kết mà các bên đã thỏa thuận nên về bản chất hợp đồng hợp tác kinh doanh mang tính ưng thuận. Thế nhưng, theo pháp luật quy định thì hợp đồng BCC phải lập thành văn bản, làm cơ sở pháp lý để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Vậy nên, khi các bên ký kết hợp đồng thì hợp đồng có hiệu lực pháp luật và các bên cần phải thực hiện theo đúng các quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Hợp đồng BCC là hợp đồng song vụ, các bên trong hợp đồng đều có quyền và nghĩa vụ với nhau. Quyền và nghĩa của mỗi bên sẽ phát sinh theo thỏa thuận và do pháp luật quy định.

Hợp đồng hợp tác là hợp đồng không có đền bù, nghĩa là sau khi giao kết hợp đồng các bên phải đóng góp tài sản để thực hiện công việc thỏa thuận. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu đem về lợi nhuận thì sẽ chia cho các thành viên theo đúng thỏa thuận, còn thua lỗ thì các bên sẽ phải gánh chịu theo phần đóng góp tài sản của mình.

Bên cạnh đó, hợp đồng BCC còn có đặc điểm là không thành lập một pháp nhân với, các bên tham gia sẽ tồn tại độc lập, không có pháp nhân chung. Nói đơn giản, các bên hoạt động độc lập theo như số vốn đầu tư của mình và tự chịu trách nhiệm với hoạt động kinh doanh.

Nội dung của hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng BCC gồm những nội dung chủ yếu sau:

  • Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao nhận hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án.
  • Mục tiêu, phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh
  • Đóng góp của các bên tham gia, phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC.
  • Tiến độ và thời gian thực hiện hợp đồng
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia
  • Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng
  • Trách nhiệm nếu vi phạm hợp đồng, hình thức giải quyết tranh chấp.

Ngoài ra còn có thêm các thỏa thuận, điều khoản khác giữa các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh. Dù hợp đồng có ít hơn các nội dung kể trên thì cũng không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng.

Tài sản chung

  • Tài sản do các thành viên đóng góp, cùng tạo lập và tài sản khác theo quy định của pháp luật; và là tài sản chung theo phần của các thành viên hợp tác.
  • Việc định đoạt tài sản là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất,…phải có thỏa thuận bằng văn bản của tất cả các thành viên, việc định đoạt tài sản khác sẽ do người đại diện của thành viên quyết định trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Không phân chia tài sản chung trước khi chấm dứt hợp đồng đối tác, trừ trường hợp các thành viên có thỏa thuận khác.
  • Các thành viên hợp tác đều có trách nhiệm dân sự chung bằng tài sản chung. Nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ thì các thành viên hợp tác sẽ phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần đóng góp của mình, trừ khi có hợp đồng hoặc pháp luật có quy định.

Rút khỏi hợp đồng BCC

Các thành viên, chỉ được rút khỏi hợp đồng hợp tác kinh doanh khi:

  • Theo các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng
  • Có lý do chính đáng và có sự đồng ý của hơn 1/2 tổng thành viên hợp tác

Thành viên khi rút khỏi hợp đồng hợp tác kinh doanh có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng góp, được chia theo phần tài sản có trong khối tài sản chung và phải thanh toán các nghĩa vụ theo đúng thỏa thuận.

Chấm dứt hợp đồng BCC

Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:

  • Theo thỏa thuận của cá thành viên hợp tác
  • Hết thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác kinh doanh
  • Mục đích hợp tác đã đạt được
  • Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Khi chấm dứt hợp đồng, các khoản nợ phát sinh từ hợp đồng cần phải được thanh toán. Nếu tài sản chung không đủ thì sử dụng tài sản riêng của các thành viên. Trong trường hợp đã thanh toán hết các khoản nợ, tài sản chung vẫn còn thì sẽ được chia theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp của mỗi người, trừ khi có các thỏa thuận khác.

Cơ cấu vận hành của các bên tham gia ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh

Các bên tham gia hợp đồng cần thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ của ban điều phối sẽ là sự thỏa thuận của các bên. Nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC được thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam để thực hiện hợp đồng BCC. Văn phòng điều hành của nhà nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh có con dấu, tuyển dụng lao động, được mở tài khoản, ký hợp đồng và thực hiện các hoạt động kinh doanh trong quyền hạn nghĩa vụ quy định tại BBC. Thủ tục sẽ được lập theo Luật đầu tư, cơ quan cấp phép đó là Sở kế hoạch và đầu tư.

Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH

Số: …/HĐHTKD

  • Căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015;
  • Căn cứ theo quy định của Luật thương mại năm 2005;
  • Căn cứ vào tình hình thực tế của Hai bên;
  • Dựa trên tinh thần trung thực và thiện chí hợp tác của các Bên;

Chúng tôi gồm có:

……………………………………………….

(Sau đây gọi tắt là Bên A)

Địa chỉ:…………………………………………………………………….

Đại diện : Ông …………………….. Chức vụ: ………….……..…….

Điện thoại : …………………………………………………………….……..

Số tài khoản : …………………………… tại: …………………..………

…………………………….…………………

(Sau đây gọi tắt là Bên B)

Địa chỉ:…………………………………………………………………..

Đại diện : Ông…………………….Chức vụ:…………………………

Điện thoại :

Số tài khoản : tại:

Cùng thỏa thuận ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với những điều khoản sau đây:

Điều 1. Mục tiêu và phạm vi hợp tác kinh doanh

  1. Mục tiêu hợp tác kinh doanh

Bên A và Bên B nhất trí cùng nhau hợp tác kinh doanh, điều hành và chia sẻ lợi nhuận có được từ việc hợp tác kinh doanh

  1. Phạm vi hợp tác kinh doanh

Hai bên cùng nhau hợp tác kinh doanh, điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh để cùng phát sinh lợi nhuận

+ Phạm vi Hợp tác của Bên A

Bên A chịu trách nhiệm quản lý chung mặt bằng kinh doanh và định hướng phát triển kinh doanh

+ Phạm vi Hợp tác của Bên B

Bên B chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ quá trình kinh doanh của các sản phẩm, dịch vụ như:

– Tìm kiếm, đàm phán ký kết, thanh toán hợp đồng với các nhà cung cấp nguyên liệu;

– Tuyển dụng, đào tạo, quản lý nhân sự phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong phạm vi hợp tác;

– Đầu tư xúc tiến phát triển hoạt động thương mại trong phạm vi hợp tác…;

Điều 2. Thời hạn của hợp đồng

Thời hạn của hợp đồng: là … (…năm) bắt đầu từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm …;

Gia hạn hợp đồng: Hết thời hạn trên hai bên có thể thỏa thuận gia hạn thêm thời hạn của hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết hợp đồng mới tùy vào điều kiện kinh doanh của Hai bên;

Điều 3. Góp vốn và phân chia kết quả kinh doanh

3.1. Góp vốn

Bên A góp vốn bằng: ……….. tương đương với số tiền là ………………….

Bên B góp vốn bằng: Bên A góp vốn bằng: ……….. tương đương với số tiền là ………………….

3.2. Phân chia kết quả kinh doanh

3.2.1. Tỷ lệ phân chia: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh được chia như sau Bên A được hưởng …. %, Bên B được hưởng ….. % trên lợi nhuận sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ với Nhà nước;

3.2.2. Thời điểm chia lợi nhuận: Ngày cuối cùng của năm tài chính. Năm tài chính được tính bắt đầu từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 của năm riêng năm 2018 năm tài chính được hiểu từ thời điểm hợp đồng này có hiệu lực đến ngày 31/12/2018;

3.2.3. Trường hợp hoạt động kinh doanh phát sinh lỗ: Hai bên phải cùng nhau giải thỏa thuận giải quyết, trường hợp không thỏa thuận được sẽ thực hiện theo việc đóng góp như quy định tại Khoản 3.1 Điều 3 của luật này để bù đắp chi phí và tiếp tục hoạt động kinh doanh

Điều 4. Các nguyên tắc tài chính

4.1. Hai bên phải tuân thủ các nguyên tắc tài chính kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

4.2. Mọi khoản thu chi cho hoạt động kinh doanh đều phải được ghi chép rõ ràng, đầy đủ, xác thực.

Điều 5. Ban điều hành hoạt động kinh doanh

5.1. Thành viên ban điều hành: Hai bên sẽ thành lập một Ban điều hành hoạt động kinh doanh gồm …. người trong đó Bên A sẽ …. , Bên B sẽ cử …. Cụ thể ban điều hành gồm những người có tên sau:

Đại diện của Bên A là: Ông/Bà …….. –

Đại diện của Bên B là: Ông/Bà ………… –

Ông: …………………….

5.2. Hình thức biểu quyết của ban điều hành:

Khi cần phải đưa ra các quyết định liên quan đến nội dung hợp tác được quy định tại Hợp đồng này. Mọi quyết định của Ban điều hành sẽ được thông qua khi có ít nhất hai thành viên đồng ý;

Việc Biểu quyết phải được lập thành Biên bản chữ ký xác nhận của các Thành viên trong Ban điều hành;

5.3. Trụ sở ban điều hành đặt tại: …………………………………………………

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

6.1. Quyền của Bên A

………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

– Được hưởng…..% lợi nhuận sau thuế từ hoạt động kinh doanh;

6.2. Nghĩa vụ của Bên A………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của bên B

7.1. Quyền của Bên B……………………………………………………..………

……………………………………………………………………………………..…

Được phân chia …% lợi nhuận sau thuế

7.2. Nghĩa vụ của Bên B

………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………..……

Điều 8. Điều khoản chung

8.1. Hợp đồng này được hiểu và chịu sự điều chỉnh của Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

8.2. Hai bên cam kết thực hiện tất cả những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng. Bên nào vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia (trừ trong trường hợp bất khả kháng) thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra và chịu phạt vi phạm hợp đồng bằng 8% phần giá trị hợp đồng bị vi phạm;

8.3. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu bên nào có khó khăn trở ngại thì phải báo cho bên kia trong vòng 1 (một) tháng kể từ ngày có khó khăn trở ngại.

8.4. Các bên có trách nhiệm thông tin kịp thời cho nhau tiến độ thực hiện công việc. Đảm bảo bí mật mọi thông tin liên quan tới quá trình kinh doanh;

8.5. Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này đều phải được làm bằng văn bản và có chữ ký của hai bên. Các phụ lục là phần không tách rời của hợp đồng;

8.6. Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng được giải quyết trước hết qua thương lượng, hòa giải, nếu hoà giải không thành việc tranh chấp sẽ được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền.

Điều 9. Hiệu lực Hợp đồng

9.1. Hợp đồng chấm dứt khi hết thời hạn hợp đồng theo quy định tại Điều 2 Hợp đồng này hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Khi kết thúc Hợp đồng, hai bên sẽ làm biên bản thanh lý hợp đồng.

9.2. Hợp đồng này được lập thành 02 (hai) bản bằng tiếng Việt, mỗi Bên giữ 01 (một) bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.

Đại diện bên A Đại diện bên B


Với các nội dung thông tin trong bài viết trên đây, hy vọng sẽ giúp hiểu được khái niệm hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng.

Công ty TNHH tư vấn LVNLAW chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật đầu tư, pháp chế doanh nghiệp rất hân hạnh được đồng hành cùng Qúy khách hàng trong mọi vấn đề pháp lý.

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Tư vấn hỗ trợ 24/7

Mobile: 1900.0191 – 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn

Website: https://luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Hoàn thuế giá trị gia tăng không chỉ có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp mà còn rất quan trọng đối với nền kinh tế. Tuy nhiên không phải cá nhân, tổ chức hoặc danh nghiệp nào cũng nắm rõ được khái niệm hoàn thuế là gì? Vậy hoàn thuế GTGT là gì? Những đối tượng nào được hoàn thuế GTGT? Hồ sơ, thủ tục hoàn thuế như thế nào? Bài viết dưới đây của LVNLAW gửi đến bạn đọc những thông tin cụ thể về việc hoàn thuế GTGT.

Hoàn thuế GTGT là gì?

Thuế giá trị gia tăng (hay gọi là thuế VAT) là loại thuế gián thu được nhà nước đánh vào người tiêu dùng, được tính vào giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh từ quá trình sản xuất, lưu thông đến tay người tiêu dùng.

Hoàn thuế giá trị gia tăng là việc nhà nước hoàn trả lại số thuế giá trị gia tăng mà đối tượng nộp thuế đã nộp cho ngân sách nhà nước trong một số trường hợp theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp, công ty, cơ sở kinh doanh là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng nhưng người chịu thuế giá trị gia tăng lại là người tiêu dùng cuối cùng.

Điều kiện hoàn thuế GTGT

Căn cứ theo quy định đã được ban hành tại Điều 19 Thông tư 219/2013/TT-BTC, tất cả các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh phải có điều kiện để được hoàn thuế GTGT sau đây:

– Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ,

– Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền,

– Có con dấu theo đúng quy định của pháp luật,

– Lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán;

– Có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh.

Đối tượng và trường hợp được hoàn thuế GTGT

Căn cứ Điều 13 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (một số khoản được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2013) được hướng dẫn chi tiết bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC, đối tượng và các trường hợp được hoàn thuế GTGT gồm:

  • Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.
  • Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm trở lên thì được hoàn thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm, trừ trường hợp cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế GTGT mà được kết chuyển số thuế chưa được khấu trừ của dự án đầu tư theo pháp luật về đầu tư sang kỳ tiếp theo.
  • Hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư mới
  • Trường hợp cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư cùng tỉnh, thành phố, đang trong giai đoạn đầu tư thì cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai riêng đối với dự án đầu tư và phải kết chuyển thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư để bù trừ với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện. Số thuế GTGT được kết chuyển của dự án đầu tư tối đa bằng số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của cơ sở kinh doanh. Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư; nhỏ hơn 300 triệu đồng thì kết chuyển vào số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư của kỳ kê khai tiếp theo.
  • Trường hợp cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính, đang trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế thì cơ sở kinh doanh lập hồ sơ khai thuế riêng cho dự án đầu tư đồng thời phải kết chuyển thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư để bù trừ với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện. Số thuế GTGT được kết chuyển của dự án đầu tư tối đa bằng số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của cơ sở kinh doanh. Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư; nhỏ hơn 300 triệu đồng thì kết chuyển vào số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư của kỳ kê khai tiếp theo.
  • Hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.

>>> Xem thêm:Điều kiện hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu

Cơ sở kinh doanh có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu đang trong kỳ hạn, nếu số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ 300 triệu đồng trở lên thì sẽ được hoàn thuế GTGT ngay trong tháng hoặc quý đó. Còn trường hợp, số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ trong kỳ hạn không đạt được mức trên 300 triệu đồng thì sẽ được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.

  • Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.
  • Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo.

Hồ sơ hoàn thuế GTGT

  • Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu NSNN mẫu 01/ĐNHT (ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC)
  • Các tài liệu liên quan đến yêu cầu hoàn thuế: Bộ tờ khai thuế GTGT hàng tháng bản photo và Bảng kê khai tất cả các hóa đơn có giá trị trên 20 triệu giao dịch thanh toán qua ngân hàng.

Đối với việc hoàn thuế cho dự án đầu tư, hồ sơ cần thêm:

  • Tờ khai thuế GTGT dành riêng cho dự án theo Mẫu 02/GTGT;
  • Bảng kê khái hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa dịch vụ mua vào theo Mẫu 01-2/GTGT.

Thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hoàn thuế GTGT
  • Bước 2: Nộp hồ sơ theo 3 hình thức: nộp hồ sơ hoàn thuế điện tử, nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu chính.
  • Bước 3: Xử lý hồ sơ và chờ kết quả.

Thời gian hoàn thuế GTGT

  • Đối với hồ sơ hoàn thuế trước – kiểm tra sau: chậm nhất là 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan quản lý thuế có thông báo về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế hoặc thông báo chuyển hồ sơ của người nộp thuế sang kiểm tra trước hoàn thuế nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 73 của Luật quản lý thuế 2019 hoặc thông báo không hoàn thuế cho người nộp thuế nếu hồ sơ không đủ điều kiện hoàn thuế.
  • Đối với hồ sơ kiểm tra trước – hoàn thuế sau: chậm nhất là 40 ngày kể từ ngày cơ quan quản lý thuế có thông báo bằng văn bản về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế hoặc không hoàn thuế cho người nộp thuế nếu hồ sơ không đủ điều kiện hoàn thuế.

Như vậy, LVNLAW đã giới thiệu tất cả các thông tin về việc hoàn thuế GTGT, bao gồm cả thông tin về hồ sơ, thủ tục, thời gian. Nếu quý khách muốn được tư vấn hoàn thuế GTGT hoặc sử dụng dịch vụ kế toán thuế tại LVNLAW, hoặc có bất kỳ đóng góp hay thắc mắc nào cần được giải đáp, quý khách vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Số nhà K28 ngõ 68 Trung Kính, phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 024.22.151.888 – 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Trong giai đoạn hôn nhân, vợ chồng thường ít khi rạch ròi với nhau về mặt tiền bạc, tài sản vì nếu quá rạch ròi sẽ dẫn đến mâu thuẫn. Thậm chí nhiều cặp vợ chồng không biết cách xác định đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng của vợ chồng. Vấn đề xác định tài sản chung của vợ chồng là rất quan trọng trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến tài sản giữa vợ chồng hoặc giữa vợ, chồng với người thứ ba. Do đó, bài viết dưới đây của LVNLAW gửi đến bạn đọc những quy định pháp luật mới nhất về tài sản chung của vợ chồng.

Tài sản chung của vợ chồng là gì?

Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định, tài sản chung của vợ chồng (TSCCVC) là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. Theo quy định tại Điều 213 BLDS 2015, sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia. Như vậy, vợ chồng có thể cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. 

Cách xác định tài sản chung của vợ chồng

Theo Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014, TSCCVC bao gồm:

– Tài sản do vợ, chồng tạo ra,

– Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh,

– Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này;

– Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

– Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là TSCCVC, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Bên cạnh đó, Điều 9, Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP có hướng dẫn chi tiết quy định trên như sau:

Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP giải thích thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân. Theo đó, thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm:

  • Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 11 của nghị định này;
  • Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyên sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước;
  • Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP giải thích về hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng như sau:

  • Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của vợ, chồng;
  • Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng.

Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Về nguyên tắc, khi hôn nhân còn tồn tại thì TSCCVC vẫn còn tồn tại, chế độ tài sản này chỉ chấm dứt khi quan hệ hôn nhân chấm dứt. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều cặp vợ chồng có nhu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung. Trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật Hôn nhân gia đình 2014. Nguyên tắc chia TSCCVC như sau:

  • Vợ, chồng tự thỏa thuận phân chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Vợ, chồng yêu cầu Tòa án giải quyết.

Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

– Thời điểm có hiệu lực của việc chia TSCCVC là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.

– Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.

– Trong trường hợp Tòa án chia TSCCVC thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

– Việc chia TSCCVC trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.

– Từ thời điểm việc chia TSCCVC có hiệu lực, nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác thì phần tài sản được chia; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng.

– Từ thời điểm việc chia TSCCVC có hiệu lực, nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng.

Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản.

TSCCVC được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

– Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

– Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

– TSCCVC được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của LVNLAW về tài sản chung của vợ chồng. Nếu quý khách muốn được tư vấn các vấn đề về hôn nhân gia đình tại LVNLAW, hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 1900.0191 hoăc email: info@luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Với sự phát triển mạnh mẽ như  hiện nay, nhiều doanh nghiệp siêu nhỏ đã được hình thành thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế – xã hội. Nếu như bạn đang có ý định thành lập doanh nghiệp, công ty siêu nhỏ thì đừng bỏ lỡ bất kỳ nội dung thông tin trong bài viết dưới đây của LVNLAW!

Tham khảo thêm:Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Thế nào là doanh nghiệp siêu nhỏ ?

Doanh nghiệp siêu nhỏ là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp – xây dựng và dịch vụ; được phân chia dựa trên số lượng tham gia BHXH, tổng số vốn hoặc tổng doanh thu năm trước liền kề. Đối với từng doanh nghiệp trong từng lĩnh vực lại có những yêu cầu riêng. Cụ thể:

Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực nông – lâm – thủy sản và công nghiệp xây dựng

Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp siêu nhỏ hoạt động trong lĩnh vực trên là các doanh nghiệp:

  • Số lượng người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trung bình năm không quá 10 người.
  • Tổng số vốn không quá 03 tỷ đồng
  • Tổng doanh thu không quá 03 tỷ đồng/năm

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ

Lĩnh vực thương mại – dịch vụ không đòi hỏi nhiều lao động nhưng lại mang về nguồn doanh thu lớn so với các lĩnh vực khác. Vậy nên, tiêu chí xác định doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực này cũng có sự khác biệt, cụ thể:

  • Số lượng người lao động tham gia vào bảo hiểm xã hội trung bình năm không quá 10 người;
  • Tổng nguồn vốn không quá 03 tỷ đồng;
  • Tổng doanh thu không quá 10 tỷ đồng/năm.

Trong đó:

  • Số lượng lao động tham gia BHXH bằng tổng số lao động tham gia BHXH của năm chia cho số tháng trong năm. Nếu như doanh nghiệp hoạt động dưới 1 năm; số lao động tham gia bảo hiểm bình quân được tính bằng tổng số lao động tham gia bảo hiểm của các tháng hoạt động chia số tháng hoạt động.
  • Tổng số vốn: Được xác định trong bảng cân đối kế toán thể hiện trong báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 1 năm; thì tổng số vốn được xác định trong bảng cân đối tài chính kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm cuối quý liền kề tại thời điểm doanh nghiệp đăng ký hưởng nội dung hỗ trợ.
  • Tổng doanh thu: Là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Được xác định dựa trên báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan thuế. Nếu hoạt động dưới 01 năm hoặc hơn 01 năm; nhưng không phát sinh doanh thu; thì doanh nghiệp căn cứ vào tiêu chí tổng nguồn vốn được quy định tại Điều 9 nghị định 39/2018.

Quy trình thành lập doanh nghiệp siêu nhỏ

Để thành lập công ty siêu nhỏ bạn cần phải thực hiện đăng ký kinh doanh và hoàn tất các thủ tục liên quan. Dưới đây là quy trình thực hiện:

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp siêu nhỏ

Bạn cần phải chuẩn bị những giấy tờ cần thiết sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu quy định.
  • Biên bản điều lệ doanh nghiệp. Trong đó cần phải ghi rõ những thông tin cần thiết như vốn điều lệ; tên công ty; loại hình hoạt động; và tất cả các thông tin khác theo quy định của Pháp luật.
  • Bản sao CMND/Thẻ căn cước hay hộ chiếu.
  • Bản sao giấy chứng nhận tư cách pháp nhân của các thành viên doanh nghiệp và các cổ đông thuộc công ty.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Quyết định thành lập doanh nghiệp hay các loại tài liệu tương đương có xác nhận hợp lệ.
  • Giấy ủy quyền (nếu như chủ doanh nghiệp không thực hiện được).

Bước 2: Nộp hồ sơ và chờ lấy kết quả

  • Nộp hồ sơ tại Sở KH&ĐT và Phòng đăng ký kinh doanh.
  • Nếu như các loại giấy tờ, hồ sơ đã đảm bảo, hợp lệ. Cơ quan nhà nước sẽ nhanh chóng xử lý và trả kết quả cho doanh nghiệp trong thời gian sớm nhất. Trong trường hợp hồ sơ bị thiếu hoặc không hợp lệ; bạn sẽ được thông báo lý do để bổ sung, thay thế.

Bước 3: Hoàn tất thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp siêu nhỏ

Về cơ bản, việc thành lập doanh nghiệp siêu nhỏ đã hoàn thành. Nhưng bạn cũng cần phải thực hiện một số điều sau đây để hạn chế tối đa tình trạng bị phạt. Cụ thể:

  • Thông báo tài khoản ngân hàng đối với cơ quan đăng ký hoạt động kinh doanh;
  • Doanh nghiệp siêu nhỏ cần phải thực hiện kê khai thuế; nộp các loại thế theo quy định của Pháp luật;
  • In hóa đơn, đặt in hay đặt mua ở cơ quan thuế để sử dụng;
  • Khắc dấu tròn có đủ các thông tin về doanh nghiệp và thực hiện công bố;
  • Nếu công ty có góp vốn. Thì thời hạn để thực hiện là 90 ngày tính từ ngày có giấy phép hoạt động;
  • Đăng ký chữ ký số để thực hiện việc nộp thuế điện tử qua mạng internet;
  • Hoàn tất các thủ tục để công bố đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin.

Azlaw – Đơn vị tư vấn thành lập doanh nghiệp siêu nhỏ uy tín

Nếu như bạn quá bận rộn và không có nhiều thời gian để xử lý các vấn đề liên quan đến hồ sơ, đăng ký kinh doanh thì bạn nên lựa chọn công ty tư vấn luật để được hỗ trợ. Một trong những đơn vị mà bạn nên lựa chọn đó là Công ty TNHH tư vấn Azlaw bởi các lý do sau:

  • Là đơn vị uy tín, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn luật với nhiều lĩnh vực khác nhau như đầu tư kinh doanh, thành lập doanh nghiệp, hôn nhân – gia đình;….Có đến 98% khách hàng hài lòng về các dịch vụ mà Azlaw mang lại.
  • Đội ngũ luật sư, nhân viên pháp chế tận tâm, chu đáo, có trách nhiệm cao trong công việc, giải đáp nhanh chóng mọi hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp siêu nhỏ; trở thành đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp.
  • Thời gian xử lý nhanh chóng, đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng ngay cả những vị khách khó tính nhất. Quy trình thực hiện được rút ngắn, Công ty TNHH tư vấn Azlaw còn có thêm dịch vụ tư vấn trực tiếp tại doanh nghiệp, giúp khách hàng không tốn nhiều thời gian đến trực tiếp văn phòng.

Công ty TNHH tư vấn LVNLAW chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật đầu tư, pháp chế doanh nghiệp. Rất hân hạnh được đồng hành cùng Qúy khách hàng trong mọi vấn đề pháp lý.

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Tư vấn hỗ trợ 24/7

Mobile: 1900.0191 – 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn

Website: https://luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Có những cách nào để nhà đầu tư nước ngoài mở phòng khám đa khoa ở Việt Nam? Quy trình ra sao, thủ tục thế nào? Nếu bạn cũng đang băn khoăn về thủ tục mở phòng khám đa khoa tại Việt Nam thì thông tin trong bài viết sau sẽ hữu ích với bạn. Cùng tìm hiểu với LVNLAW bạn nhé!

Phương thức và trình tự để nhà đầu tư nước ngoài mở phòng khám đa khoa tại Việt Nam

Hiện nay, khi nhà đầu tư nước ngoài mở phòng khám đa khoa ở Việt Nam có thể tiến hành theo 2 phương thức cơ bản sau:

Phương thức thứ nhất

Nhà đầu tư nước ngoài mở phòng khám đa khoa có vốn đầu tư đến từ nước ngoài với tỉ lệ vốn từ (1% – 100%).

Trình tự cụ thể:

  • Bước 1: Doanh nghiệp xin giấy phép đầu tư cho doanh nhân của nước ngoài.
  • Bước 2: Xin giấy phép đăng ký doanh nghiệp, đăng ký mở phòng khám đa khoa có vốn nước ngoài ở Việt Nam.
  • Bước 3: Công bố thông tin công ty công khai lên cổng thông tin quốc gia.
  • Bước 4: Xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh phòng khám đa khoa.

Phương thức thứ hai

Chủ đầu tư đến từ nước ngoài liên doanh với doanh nghiệp ở Việt Nam để mở phòng khám đa khoa bằng hình thức mua, bán, chuyển nhượng vốn góp và cổ phần.

Trình tự chi tiết:

  • Bước 1: Xin giấy phép mở phòng khám đa khoa.
  • Bước 2: Công bố thông tin công ty lên cổng thông tin quốc gia.
  • Bước 3: Doanh nhân nước ngoài đăng ký đầu tư với cơ quan quản lý về việc đầu tư.
  • Bước 4: Doanh nghiệp hay chủ sở hữu phòng khám đa khoa tại Việt Nam tiến hành chuyển nhượng vốn góp, cổ phần cho chủ đầu tư của nước ngoài.
  • Bước 5: Tiến hành xin giấy phép điều kiện kinh doanh phòng khám đa khoa theo quy định.

Điều kiện để được cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh phòng khám đa khoa

Để được cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh phòng khám đa khoa, doanh nghiệp cần đáp ứng những yêu cầu như sau:

Về bác sĩ

  • Bác sĩ có chứng chỉ hành nghề đầy đủ, hợp pháp. Thời gian khám, chữa bệnh tối thiểu đã được 54 tháng
  • Phải có tối thiểu 50% bác sĩ ký hợp đồng làm việc toàn thời gian tại phòng khám đa khoa trên tổng số các bác sĩ của phòng khám.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật

  • Có phòng cấp cứu, phòng nội trú với tối thiểu 2 giường bệnh.
  • Trang thiết bị kỹ thuật, trang bị y tế, cơ sở vật chất phải đầy đủ.
  • Đảm bảo những quy định về điều kiện an toàn của thiết bị y tế.
  • Cung cấp đủ điện, nước phục vụ khi chăm sóc người bệnh.

Phạm vi hoạt động

  • Chỉ được khám chữa bệnh những ngành nghề đã được thẩm định và cấp phép khám chữa bệnh theo đúng quy định.

Quy mô của phòng khám đa khoa

  • Phòng khám đa khoa phảo có tối thiểu 2 chuyên khoa trong các chuyên khoa như khoa nhi, khoa sản, khoan nội và khoa ngoại.
  • Đảm bảo về bộ phận xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.

Một số lưu ý cơ bản không nên bỏ qua khi mở phòng khám đa khoa có vốn đầu tư của nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài mở phòng khám đa khoa ở Việt Nam cần lưu ý

  • Chủ đầu tư có thể góp vốn từ 1% – 100% vào Việt Nam để mở phòng khám đa khoa.
  • Chủ đầu tư phải là người có quốc tịch của các nước đã tham gia WTO.
  • Chủ đầu tư của nước ngoài phải đảm bảo có đầy đủ tư cách pháp nhân hợp lệ, cũng như cung cấp đủ giấy tờ chứng minh khả năng đầu tư.

Những thủ tục cần chuẩn bị

Thông tin công ty

  • Đây là thủ tục cần chuẩn bị đầy đủ đầu tiên khi bạn muốn mở phòng khám đa khoa. Bạn cần chuẩn bị về tên, địa chỉ mở phòng khám, người đại diện pháp luật, loại hình công ty cũng như vốn điều lệ.

Thủ tục xin giấy phép đầu tư

Gồm có:

  • Giấy đề nghị cấp giấy phép đầu tư
  • Đề xuất cụ thể về dự án
  • Giấy tờ chứng minh tư cách cá nhân, pháp nhân
  • Giấy tờ chứng minh khả năng tài chính.
  • Đề xuất về nhu cầu sử dụng đất thuê để xây phòng khám (nếu có).

Thủ tục xin giấy phép đăng ký doanh nghiệp

  • Giấy đề nghị cấp giấy phép mở phòng khám đa khoa.
  • Điều lệ công ty.
  • Giấy tờ chứng minh tư cách cá nhân và pháp nhân của tổ chức, cá nhân mở công ty.
  • Danh sách cổ đông có cổ phần và thành viên có vốn góp tùy theo loại hình công ty.

Thủ tục cần làm sau khi mở phòng khám đa khoa

  • Ngoài việc công bố thông tin công ty, bạn còn phải tiến hành khắc con dấu, in hóa đơn giá trị gia tăng, treo biển phòng khám, kê khai và đóng thuế, đăng ký chữ ký số và tài khoản ngân hàng.

Đăng ký tư vấn mở phòng khám đa khoa có vốn nước ngoài tại LVNLAW

  • LVNLAW sẽ tư vấn và hướng dẫn chi tiết cho bạn về vấn đề nhà đầu tư nước ngoài mở phòng khám đa khoa ở Việt Nam như về thủ tục, hồ sơ cụ thể, cách thức đầu tư, cách xin giấy phép.
  • Thay mặt doanh nghiệp làm hồ sơ, nộp hồ sơ, lấy kết quả.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục liên quan. Hơn nữa còn tư vấn pháp lý miễn phí mọi vấn đề liên quan cho công ty trong suốt thời gian hoạt động về sau.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn lộ trình và thực hiện thủ tục hiệu quả, tiết kiệm chi phí với thời gian nhanh nhất.

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:

 CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Tư vấn hỗ trợ 24/7

Mobile: 1900.0191; 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Hợp pháp hóa lãnh sự là gì? Đây là thủ tục hành chính, có chức năng xác nhận giá trị của một văn bản công nước ngoài, kiểm tra mức độ xác thực của chữ ký trên văn bản và tư cách của người đã ký văn bản đó. Để có thêm nhiều thông tin chi tiết khác, quý bạn đọc hãy theo dõi những nội dung trong bài viết dưới đây của LVNLAW!

Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?

Hợp pháp hóa lãnh sự (HPHLS) có tên gọi trong tiếng Anh là Consular Legalization hay Legalization of documents.

Theo điều 2 Nghị định số 111/2011/NĐ-CP, hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên các giấy tờ, tài liệu nước ngoài để tài liệu và giấy tờ đó có được sự công nhận và sử dụng tại Việt Nam.

Việc chứng nhận lãnh sự, HPHLS thực chất là chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh, giấy tờ, tài liệu không bao hàm các chứng nhận về nội dung và hình thức của các tài liệu, giấy tờ.

Việc HPHLS thường do các viên chức tiến hành tại trụ sở của cơ quan lãnh sự hoặc do viên chức ngoại giao được ủy nhiệm thực hiện chức năng lãnh sự. Những người này sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình.

Hợp pháp hóa lãnh sự ở đâu?

Tùy thuộc vào từng địa điểm mà hợp pháp hóa lãnh sự sẽ được thực hiện ở các cơ quan chuyên trách khác nhau. Cụ thể:

Tại nước ngoài

Các cơ quan có thẩm quyền HPHLS của Việt Nam tại nước ngoài. Có thể là các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc các cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài.

Tại Việt Nam

Cục Lãnh sự và Sợ Ngoại vụ TP Hồ Chí Minh là cơ quan được giao trọng trách HPHLS trong nước. Bên cạnh đó còn có 26 Sở/Phòng/Bộ phận Ngoại vụ ở các thành phố trực thuộc trung ương được Bộ Ngoại giao ủy quyền thực hiện.

Các loại giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự

  • Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
  • Giấy tờ, tài liệu được chuyển giao trực tiếp qua hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
  • Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận HPHLS theo quy định của Pháp luật Việt Nam.
  • Giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc nước ngoài không yêu cầu phải HPHLS, chứng nhận lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài.

Các giấy tờ, tài liệu không được hợp pháp hóa lãnh sự

  • Giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa; nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật.
  • Giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, HPHLS; có các chi tiết mâu thuẫn nhau.
  • Giấy tờ, tài liệu giả mạo; hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định pháp luật.
  • Giấy tờ, tài liệu có chữ ký, con dấu không phải là chữ ký gốc, con dấu gốc.
  • Giấy tờ, tài liệu có nội dung xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam.

Thời gian hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ nước ngoài bao lâu?

Trước khi được HPHLS giấy tờ nước ngoài cần phải thực hiện một số thủ tục tương đương như chứng nhận lãnh sự tại cơ quan ngoại giao có thẩm quyền tại quốc gia đó. Thủ tục HPHLS không khó đối với người Việt Nam nhưng với các tổ chức nước ngoài. Bởi đây là thủ tục khá phức tạp và mất nhiều thời gian nhất.

Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện việc HPHLS, chứng nhận lãnh sự; trong khoảng thời gian từ 01 – 02 ngày làm việc. Kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ; hoặc kể từ ngày nhận được kết quả xác minh của cơ quan chức năng.

Trong trường hợp giấy tờ, tài liệu đề nghị được HPHLS, chứng nhận lãnh sự có số lượng lớn; hay nội dung phức tạp. Thời hạn thực hiện có thể dài hơn; nhưng sẽ không quá 10 ngày làm việc.

Quy trình hợp pháp hóa lãnh sự như thế nào?

Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự, giấy tờ, tài liệu tại các cơ quan trong nước

Bạn có thể lựa chọn một trong các địa chỉ sau để nộp hồ sơ HPHLS:

  • Tại Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao). Địa chỉ: 40 Trần Phú – Ba Đình – Hà nội
  • Tại Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ chí Minh (Bộ Ngoại giao). Địa chỉ: 184 Bis Pasteur, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
  • Tại các trụ sở của các cơ quan Ngoại vụ địa phương được Bộ Ngoại giao ủy quyền tiếp nhận các hồ sơ chứng nhận lãnh sự, HPHLS.
  • Cục Lãnh sự, Sở Ngoại vụ TP Hồ Chí Minh và các đơn vị ủy quyền xem xét giải quyết.
  • Nhận kết quả trực tiếp tại trụ sở cơ quan theo như giấy biên nhận hồ sơ hoặc hồ sơ được gửi trả qua đường bưu điện.

Quy trình hợp pháp hóa lãnh sự với giấy tờ, tài liệu tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ tại trụ sở Cơ quan đại diện ngoại giao; cơ quan lãnh sự; hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (còn được gọi là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền về việc chứng nhận lãnh sự, HPHLS ở nước ngoài.

Thời gian nộp hồ sơ và nhận kết trả là các ngày làm việc theo quy định của Cơ quan đại diện

Cơ quan đại diện tiếp nhận hồ sơ, xem xét giải quyết.

Nhận kết quả trực tiếp tại trụ sở cơ quan hoặc hồ sơ được gửi trả qua đường bưu điện cho đương sự.

Với các nội dung thông tin chia sẻ trong bài viết trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm về khái niệm HPHLS; quy trình thực hiện và các loại giấy tờ, tài liệu được miễn HPHLS. Nếu có thắc mắc nào, quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

LVNLAW chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật đầu tư, pháp chế doanh nghiệp. Rất hân hạnh được đồng hành cùng Qúy khách hàng trong mọi vấn đề pháp lý.

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Tư vấn hỗ trợ 24/7

Mobile: 1900.0191 – 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn

Website: https://luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi người đại diện theo pháp luật. Khi đó, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật. Trong bài viết dưới đây, LVNLAW sẽ cung cấp thông tin về trình tự thủ tục và thành phần hồ sơ để thay đổi người đại diện theo pháp luật.

Quy định về người đại diện theo pháp luật

Theo Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020:

“Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”

Công ty TNHH và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng; chức danh quản lý; và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật.

Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật

Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm sau:

  • Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;
  • Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
  • Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Thành phần hồ sơ thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 50 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật;
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật mới;
  • Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp trong các trường hợp cụ thể sau:
  • Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật;
  • Nghị quyết và bản sao biên bản họp Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật trong trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật làm thay đổi nội dung Điều lệ công ty;
  • Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần trong trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật không làm thay đổi nội dung của Điều lệ công ty ngoài nội dung họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty quy định tại Điều 24 Luật Doanh nghiệp.

Lưu ý: Người ký thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật là một trong các cá nhân sau đây:

  • Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
  • Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật thì người ký thông báo là Chủ tịch Hội đồng thành viên mới được Hội đồng thành viên bầu;
  • Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì người ký thông báo là Chủ tịch Hội đồng quản trị mới được Hội đồng quản trị bầu;
  • Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt hoặc không thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình thì người ký thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật là người được Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị ủy quyền

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Trình tự thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật

Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính

Bước 3: Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ ý kiến của chúng tôi về thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu có vướng mắc khi thực hiện thủ tục thay đổi, Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và trợ giúp pháp lý kịp thời.

Để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn rõ hơn xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Số nhà K28 ngõ 68 Trung Kính, phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 024.22.151.888 – 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Hộ kinh doanh cá thể là một trong những hình thức kinh doanh đơn giản và phổ biến tại Việt Nam. Bài viết dưới đây của LVNLAW bàn về các vấn đề liên quan đến hộ kinh doanh cá thể và quy định liên quan đến thuế phải nộp của hộ kinh doanh cá thể.

Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Hộ kinh doanh cá thể (tiếng Anh: Business Households) là một hình thức kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh (Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp).

Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở và phải thông báo cho cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại (Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp).

Đặc điểm của hộ kinh doanh

Thứ nhất, hộ kinh doanh cá thể do 1 cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình làm chủ (hộ kinh doanh thuộc sở hữu của một chủ hoặc nhiều chủ).

Thứ hai, hộ kinh doanh thông thường hoạt động với quy mô nhỏ.

Trước đây, theo quy định cũ, hộ kinh doanh chỉ được kinh doanh tại một địa điểm và sử dụng không quá 10 lao động. Tuy nhiên, đến năm 2021, hộ kinh doanh được pháp luật mở rộng phạm vi hơn, cho phép hoạt động tại nhiều địa điểm và không hạn chế số lượng lao động sử dụng. Tuy nhiên, theo mặt bằng chung, hộ kinh doanh thường có quy mô kinh doanh nhỏ.

Thứ ba,hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh.

Bản chất của trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh của hộ kinh doanh cũng giống như trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân: nếu tài sản kinh doanh không đủ để trả nợ thì hộ kinh doanh phải lấy cả tài sản không đàu tư vào hộ kinh doanh để trả nợ. Thời điểm để trả nợ là thời điểm hộ kinh doanh phải thanh toán các khoản nợ đến hạn cho chủ nợ. Cách thức thanh toán nợ khi doanh nghiệp tư nhân mất khả năng thanh toán có thể được thực hiện theo quy định của pháp luật phá sản nhưng hộ kinh doanh chỉ có thể đòi và thanh toán nợ theo trình tự giải quyết đòi nợ trong vụ án dân sự mà không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật phá sản.

Tuy nhiên, khác với doanh nghiệp tư nhân, trách nhiệm vô hạn của hộ kinh doanh có sự phân tán rủi ro cho nhiều thành viên trong trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ.

Nếu hộ kinh doanh do một nhóm người làm chủ thì tất cả các thành viên phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của hộ kinh doanh.

Nếu hộ kinh doanh do một hộ gia đình làm chủ thì tất cả các thành viên trong hộ gia đình phải liên đới chịu trách nhiệm. Khi tài sản chung của hộ gia đình không đủ để trả nợ thỉ các thành viên của hộ gia đình phải lấy cả tài sản riêng để trả nợ và phải trả cho các thành viên khác của hộ gia đình (trách nhiệm liên đới).

Thứ tư, So với quy định trước đây tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP, theo quy định mới tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh được được tạm ngừng kinh doanh vô thời hạn…

Hộ kinh doanh cá thể phải kê khai và nộp những loại thuế nào?

Theo quy định pháp luật, Hộ kinh doanh cá thể phải nộp 3 loại thuế chính sau: Lệ phí môn bài theo thu nhập tháng; thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng. Các loại thuế, lệ phí này nộp căn cứ vào doanh thu hàng năm.

Ngoài các loại thuế nêu trên, Hộ kinh doanh còn có thể phải nộp thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên… nếu kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế này.

Thuế môn bài

Các bậc thuế môn bài đối hộ kinh doanh cá thể:

Bậc thuế

Thu nhập 1 tháng Mức thuế cả năm

1

Trên 1.500.000           1.000.000

2

Trên 1.000.000 đến 1.500.000              750.000

3

Trên   750.000  đến 1.000.000              500.000

4

Trên   500.000   đến   750.000              300.000

5

Trên   300.000   đến   500.000              100.000

6

Bằng hoặc thấp hơn    300.000                50.000

Thuế giá trị gia tăng

Hộ, cá nhân kinh doanh áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo tỷ lệ % trực tiếp như sau:

Số thuế GTGT phải nộp  =  Tỷ lệ %  X  Doanh thu

Trong đó:

Tỷ lệ % tính thuế GTGT dựa trên doanh thu được quy định như sau:

  • Hộ kinh doanh cá thể phân phối, cung cấp hàng hoá là: 1%;
  • Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu là: 5%;
  • Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu là: 3%;
  • Hoạt động kinh doanh khác là: 2%.
  • Thời hạn nộp thuế theo quý. (Chậm nhất là ngày 30 tháng đầu tiên của quý sau)

Lưu ý:  Trong trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT (Tức là không phải nộp thuế GTGT). (Nhưng vẫn phải nộp thuế môn bài và thuế TNCN nhé).

Cách tính thuế thu nhập cá nhân

Hộ kinh doanh cá thể nộp thuế theo phương pháp khoán như sau:

Thuế TNCN phải nộp   =  Thu nhập tính thuế  X  Thuế suất    

TRONG ĐÓ:

Thu nhập tính thuế  =  Thu nhập chịu thuế  –  Các khoản giảm trừ   

 

Thu nhập chịu thuế  =  Doanh thu khoán trong kỳ tính thuế   X  Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định  

Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định như sau:

  • Tỷ lệ thuế thu nhập chịu thuế ấn định được tính dựa trên doanh thu áp dụng đối với kinh doanh chưa thực hiện đúng pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ, cá nhân kinh doanh lưu động và cá nhân không kinh doanh như sau:
Hoạt động Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định (%)
Phân phối, cung cấp hàng hoá

7

Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu

30

Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu

15

Hoạt động kinh doanh khác

12

Đối với các hộ kinh doanh cá thể kinh doanh nhiều ngành nghề sẽ áp dụng theo tỷ lệ của nghành nghề kinh doanh chính. Trong trường hợp hộ kinh doanh cá thể kinh doanh nhiều nghành nghề và không xác định đâu là nghành nghề chính thì áp dụng theo tỷ lệ của kinh doanh ngành nghề khác.

Để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn rõ hơn về hộ kinh doanh cá thể quý khách vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LVNLAW

Số nhà K28 ngõ 68 Trung Kính, phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 024.22.151.888 – 1900.0191

Email: info@luatlvn.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com