Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Quy định về việc thay đổi thông tin sau công bố

Theo quy định tại khoản 4 điều 8 nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn các trường hợp thay đổi thông tin sau công bố gồm:

Điều 8. Trình tự đăng ký bản công bố sản phẩm
4. Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

Các trường hợp có thể thay đổi thông tin sau công bố:
1. Công bố lại: tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo
2. Thông báo thay đổi: các nội dung khác

Theo đó, đối với trường hợp thay đổi thông tin nhãn không phải là tên, sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì doanh nghiệp chỉ cần gửi thông báo về việc thay đổi tới cơ quan công bố thực phẩm chức năng để tiến hành giải quyết.

Mẫu công văn thông báo thay đổi mẫu nhãn

CÔNG TY CỔ PHẦN

———-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———
Số: 51181/2023
V/v Thay đổi thiết kế nhãn sản phẩm
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2023

THÔNG BÁO
Kính gửi: Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế

Tên đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN
Địa chỉ: …, Quận Nam Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Công ty đã được Cục An Toàn Thực phẩm cấp số đăng ký cho thực phẩm chức năng như sau:
Tên sản phẩm: Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ …
Số đăng ký: …/2023/ĐKSP

Theo yêu cầu tại văn bản …/2023/ATTP-NĐTTe ngày 31/07/2023 V/v hồ sơ đăng ký quảng cáo yêu cầu: “Bổ sung cụm từ “hỗ trợ” trước tất cả các công dụng của sản phẩm để không vi phạm quy định tại khoản 15 điều 6 Luật Dược”. Do vậy, công ty chúng tôi xin được thay đổi mẫu bao bì cho phù hợp với nội dung maket quảng cáo trong hồ sơ quảng cáo của đơn vị.

Cụ thể:Thêm cụm từ “hỗ trợ” trước công dụng sản phẩm trong nhãn sản phẩm

Công ty cam kết không thay đổi tên sản phẩm, thành phần cấu tạo, công dụng, đối tượng sử dụng của sản phẩm.

Công ty xin được gửi thiết kế mới của nhãn sản phẩm. Công ty trân trọng kính báo!

  ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của VN gồm những bậc nào? Quy đổi tương đương với các chứng chỉ của nước ngoài ra sao?

Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam được quy định tại thông tư 01/2014/TT-BGDĐT được phát triển trên cơ sở tham chiếu, ứng dụng CEFR và một số khung trình độ tiếng Anh của các nước, kết hợp với tình hình và điều kiện thực tế dạy, học và sử dụng ngoại ngữ ở Việt Nam. KNLNNVN được chia làm 3 cấp (Sơ cấp, Trung cấp và Cao cấp) và 6 bậc (từ Bậc 1 đến Bậc 6 và tương thích với các bậc từ A1 đến C2 trong CEFR). Cụ thể như sau:

KNLNNVN CEFR
Sơ cấp Bậc 1 A1
Bậc 2 A2
Trung cấp Bậc 3 B1
Bậc 4 B2
Cao cấp Bậc 5 C1
Bậc 6 C2

Việc quy đổi tương đương với các chứng chỉ nước ngoài được quy định như thế nào? Theo quyết định 66/2008/QĐ-BGDĐT quy định chương trình giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành được thiết kế dưa trên Khung trình độ chung Châu Âu (CEF) và tiệm cận các chuẩn trình độ quốc tế. Vì vậy, trình độ đầu ra của các trình độ đào tạo trong chương trình sẽ tiệm cận với các chuẩn kiểm tra đánh giá quốc tế hiện nay. Tham khảo hai bảng quy chuẩn trình độ sau:

Alte Council of Europe (CEF) Ucles Ielts Toefl Toeic
Level 1 A2 KET 3.0 400/97 150
Level 1-2 A2-B1 KET/PET 3.5 – 4.0 450/133 350
Level 2 B1 PET 4,5 477/153 350
Level 3 B2 FCE 5.0 500/173 625
Level 3 B2 FCE 5.25 513/183 700
Level 3 B2 FCE 5.5 527/197 750
Level 4 C1 CAE 6.0 550/213 800
Level 4 C1 CAE 6.25 563/223 825
Level 4 C1 CAE 6.5 577/233 850

Nguồn: “Using English for Accademic Purposes-a Guide for International Students”, Andy Gillet, Department of Inter-faculty Studies, University of Hertfordshire. Hatfield. UK. (2002). http://www.co.uk/index.htm

CEF Level IELTS TOEFL Paper/Computer/Internet Cambridge ESOL Exams
  8.0  
C2 7.5 7.0 600/250/100 CPE (pass)
C1 6.5 577/233/91 CEA (pass)
6.0 550/213/80
B2 5.5 527/197/71 FCE (pass)
5.0 500/173/61
B1 4.5 477/153/53 PET (pass)
4.0 450/133/45
A2 3.0   KET (pass)
A1    

Nguồn: IELTS (1995, p.27), Educational Testing Service (2004a, 2004b)

Tùy thuộc mục đích học tiếng Anh của học viên, sau khi học xong các trình độ quy định trong chương trình này, học viên có thể tham dự các kỳ thi do Bộ GD-ĐT quy định để lấy các chứng chỉ có trình độ tương đương của Việt Nam hoặc các kỳ thi quốc tế, ví dụ như TOEFL hoặc IELTS (cho mục đích học tập/nghiên cứu), hoặc TOEIC (mục đích làm việc).

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Điện kiện kinh doanh, giấy phép hoạt động kinh doanh bán lẻ rượu theo quy định tại nghị định 105/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 17/2020/NĐ-CP) sẽ được LVNLAW giải đáp chi tiết trong bài viết này.

Điều kiện kinh doanh bán lẻ rượu

Đối với các trường hợp kinh doanh bán lẻ rượu phải đáp ứng các điều kiện tại điều 13 nghị định 105/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 17/2020/NĐ-CP) như sau:
– Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.
– Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.

Quyền và nghĩa vụ của thương nhân bán lẻ rượu

– Mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu theo nội dung ghi trong giấy phép;
– Bán rượu cho thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ hoặc bán trực tiếp cho người mua tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân theo nội dung ghi trong giấy phép.

Hồ sơ, thủ tục cấp phép bán lẻ rượu

Theo quy định tại điều 23 nghị định 105/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 17/2020/NĐ-CP):
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu theo Mẫu số 01
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.
– Bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán lẻ.
– Bản sao văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: UBND quận, huyện
Thời gian giải quyết thủ tục hành chính: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Nghĩa vụ cấp dưỡng là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
24. Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của luật này.

Vậy, cấp dưỡng là việc một người trợ cấp cho người không sống chung nhưng có quan hệ gia đình với mình khi người đó chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng rơi vào hoàn cảnh khó khăn và không có khả năng tự nuôi mình.

Ai là người được cấp dưỡng

Theo quy định tại khoản 1 Điều 107 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014:

Điều 107. Nghĩa vụ cấp dưỡng
1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em ruột với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, bác, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ bao gồm có:
– Con cái yêu cầu cha mẹ cấp dưỡng.
– Cha, mẹ yêu cầu con cái cấp dưỡng.
– Anh, chị, em yêu cầu cấp dưỡng với nhau.
– Ông bà nội, ông bà ngoại yêu cầu cháu cấp dưỡng.
– Cháu yêu cầu ông bà nội, ông bà ngoại cấp dưỡng.
– Cô, dì, chú, cậu, bác ruột yêu cầu cháu cấp dưỡng.
– Cháu yêu cầu cô, dì, chú, cậu, bác ruột cấp dưỡng.

Ai là người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

 Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 119 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:

Điều 119. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.

Từ đó cho thấy, những người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng bao gồm:
– Người được cấp dưỡng.
– Cha, mẹ, người giám hộ của người được cấp dưỡng, có thể hiểu là người đại diện theo pháp luật của người được cấp dưỡng; người thân thích của người được cấp dưỡng.
– Các cơ quan đoàn thể bao gồm: Ủy ban nhân dân các cấp, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội bảo vệ quyền trẻ em,…
– Những cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền yêu cầu những người có quyền trên yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Thời điểm phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2022 đưa ra quy định về chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng tại Điều 118 như sau:

Điều 118. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng
Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi minh;
2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
3. Người được cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
6. Trường hợp khác theo quy định của luật.

Như vậy, pháp luật chỉ đưa ra quy định về chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng chứ không đưa ra quy định về thời điểm bắt đầu nghĩa vụ cấp dưỡng. Vậy thời điểm bắt đầu nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ được xác định như thế nào?

Tham khảo theo Dự thảo án lệ số 111/2022/AL, có thể xác định thời điểm bắt đầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được tính kể từ ngày tuyên bản án sơ thẩm. Trong bản án này, thẩm phán đã căn cứ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2:

Điều 2. Bản án, quyết định được thi hành
2. Những bản án, quyết định sau đây của Tòa án cấp sơ thẩm được thi hành ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị:
a) Bản án quyết định về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần, nhận người lao động trở lại làm việc;

Bên cạnh đó, thẩm phán dựa vào công văn số 128/PKTNV-THA ngày 06/8/2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng hướng dẫn về cách tuyên thời gian cấp dưỡng nuôi con trong vụ án hôn nhân và gia đình Thời gian cấp dưỡng nuôi con được tính kể từ ngày xét xử sơ thẩm. Từ đó, Thẩm phán đưa ra thời gian thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng tính từ ngày tuyên bản án sơ thẩm. Có thể thấy đây là quyết định mang tính tổng quát vì:

Thứ nhất, nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh khi có yêu cầu. Vậy, khi những người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng yêu cầu Tòa án, Tòa án mới có căn cứ buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Thứ hai, về mặt thực tế, nghĩa vụ cấp dưỡng nhằm mục đích đảm bảo nhu cầu sống thiết yếu của người được cấp dưỡng. Và trước khi có bản án sơ thẩm, người được cấp dưỡng cũng đã sống qua những ngày đó, việc tuyên bản án sơ thẩm có hiệu lực hồi tố đối với người có nghĩa vụ cấp dưỡng thì việc cấp dưỡng bù cũng không giải quyết vấn đề về nhu cầu sống của người được cấp dưỡng trong thời gian đã qua.

Vậy nên, việc thời gian thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng tính từ ngày tuyên bản án sơ thẩm là hoàn toàn hợp lý.

Mức cấp dưỡng theo quy định của pháp luật

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: “Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Vậy, mức cấp dưỡng sẽ căn cứ vào thỏa thuận của 2 bên. Tuy nhiên, trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được và cần Tòa án đưa ra mức cấp dưỡng cụ thể thì hiện vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn chi tiết cách xác định mức cấp dưỡng. Dựa vào thực tế các vụ án xét xử có thể thấy một căn cứ thường thấy là bản kê khai mức sống tối thiểu của một người trong một tháng của Ủy ban nhân dân xã, nhưng không phải Ủy ban nhân dân xã nào cũng có thể cung cấp bản kê khai này. Nên thông thường, Tòa án sẽ dựa trên chứng cứ được cung cấp và xem xét nhu cầu nào là cần thiết.

Tham khảo mức cấp dưỡng tại bản án 14/2021/HNGĐ-PT ngày 13/12/2021 của TAND tỉnh Sóc Trăng quy định mức cấp dưỡng như sau:

[4] Xét kháng cáo của bà Lê Thị Ngọc H về việc buộc ông Nguyễn Kỳ M cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng 3.000.000 đồng từ năm 2014 cho đến khi con chung đủ 18 tuổi. Xét thấy, giữa ông M và bà H không thỏa thuận được mức cấp dưỡng nên căn cứ vào khoản 1 Điều 116 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”.
– Xét về mức thu nhập và khả năng thực tế của ông Nguyễn Kỳ M: tại Bảng xác nhận thu nhập ngày 19/3/2021 do phía nguyên đơn cung cấp thể hiện: Ông M làm bác sĩ khoa ngoại tại Bệnh viện Quốc tế Phương Châu tại Sóc Trăng mức lương của ông hàng tháng sau khi trừ các khoản Bảo hiểm xã hội, y tế, tai nạn thực lĩnh là 10.526.530 đồng, tại phiên tòa ông M khai là mức lương thực lĩnh của ông hiện nay khoảng 12.000.000 đồng đến 13.000.000 đồng, ngoài ra ông còn có phòng mạch riêng tại ấp N, thị trấn Đ, huyện L, tỉnh Sóc Trăng.
– Xét về nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng: Cháu Nguyễn Minh K sinh ngày 07/7/2009 là con chung của ông M và bà H hiện do bà H trực tiếp nuôi dưỡng, cháu đang trong độ tuổi ăn học với nhiều khoản chi phí tối thiểu cần thiết như về ăn, ở, mặc, học, khám chữa bệnh (cháu bị bệnh hen suyễn) và các chi phí thông thường cần thiết khác để bảo đảm cuộc sống của cháu K.
– Nhận thấy, mặc dù Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 không có quy định cụ thể mức cấp dưỡng nuôi con, tuy nhiên căn cứ và các quy định của các Bộ luật và Luật liên quan, cụ thể: Tại khoản 3 Điều 102 của Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về khấu trừ tiền lương thì mức khấu trừ tiền lương hàng tháng không được quá 30% tiền lương hàng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và thuế thu nhập cá nhân tại khoản 3 Điều 78 của Luật Thi hành án dân sự cũng có quy định về khấu trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. Mức cao nhất được trừ vào tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động là 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng. Căn cứ vào mức thu nhập của ông M có thu nhập hàng tháng hơn 10.000.000 đồng, và nhu cầu tối thiểu để nuôi cháu K thì mức bà H yêu cầu ông M cấp dưỡng nuôi con 3.000.000đ/tháng là không quá 30% thu nhập của ông M và đảm bảo mức tối thiểu nuôi cháu K ăn học, do vậy đề nghị của người bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp cho bà H và kháng cáo của bà H đề nghị ông M cấp dưỡng nuôi cháu K định kỳ hàng tháng 3.000.000 đồng cho đến khi cháu K đủ 18 tuổi là có căn cứ chấp nhận.
– Tuy nhiên, bà H yêu cầu ông Nguyễn Kỳ M cấp dưỡng nuôi con kể từ năm 2014 là không phù hợp mà thời hạn cấp dưỡng theo quy định được tính kể từ ngày xét xử sơ thẩm. Do vậy, đề nghị của người bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp cho bà H và kháng cáo của bà H đề nghị thời điểm cấp dưỡng tính từ năm 2014 là không có căn cứ chấp nhận.

Phương thức cấp dưỡng theo quy định của pháp luật

Điều 117 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định:

Điều 117. Phương thức cấp dưỡng
Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện hàng tháng, hàng quý, nửa năm hoặc một năm một lần.
Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết

Thông thường, tòa án thường yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo phương thức cấp dưỡng hàng tháng. Do thực tế lương, thu nhập của mỗi người đều được trả theo tháng. Việc mỗi tháng được nhận một khoản tiền nhất định sẽ dễ dàng hơn cho cả người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng.

Câu hỏi thường gặp

Có được yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng không?

Căn cứ trên thực tế và quy định tại khoản 2 Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng hoàn toàn có thể yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng nhưng phải có lý do chính đáng.

Phương thức cấp dưỡng

Các bên có thể thỏa thuận hình thức cấp dưỡng, thường là một trong các trường hợp sau:
Cấp dưỡng định kỳ: Là cấp dưỡng theo hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm;
Cấp dưỡng một lần: Là cấp dưỡng chỉ thực hiện một lần.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Khi tiến hành thành lập công ty hoặc tăng vốn điều lệ, ngoài việc góp vốn bằng tiền có thể sử nhiều loại tài sản góp vốn khác nhau. Việc góp vốn bằng tài sản có gì đặc biệt hơn đối với một số loại tài sản khác? Hãy cùng LVNLAW tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Các trường hợp góp vốn bằng tài sản vào công ty

Khi góp vốn bằng tài sản vào công ty chia ra làm 2 trường hợp đó là góp vốn đối với trường hợp thành lập mới và góp vốn với trường hợp tăng vốn cho công ty

Góp vốn bằng tài sản khi mới thành lập công ty

Với công ty TNHH hay công ty CP theo quy định tại luật doanh nghiệp 2020 thì việc góp vốn bằng tài sản có thể thực hiện trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh. Do vậy, đối với trường hợp góp vốn bằng tài sản thì việc chuyển quyền sở hữu tài sản có thể thực hiện sau khi tiến hành thành lập công ty

Góp vốn bằng tài sản khi tiến hành tăng vốn

Ngược lại với việc góp vốn bằng tài sản khi thành lập mới, đối với các thủ tục tăng vốn điều lệ trong công ty, theo quy định doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký với phòng ĐKKD trong vòng 10 ngày kể từ ngày có thay đổi. Do vậy, riêng đối với tăng vốn mà việc góp vốn bằng tài sản thì phải thực hiện chuyển quyền sở hữu trước khi tiến hành làm thủ tục tăng vốn bằng tài sản tại phòng đăng ký kinh doanh

Định giá tài sản góp vốn vào công ty

Theo quy định tại điều 36 Luật doanh nghiệp 2020 việc góp vốn bằng tài sản phải được tiến hành định giá và thể hiện bằng đồng Việt Nam. Việc định giá đối với tài sản góp vốn vào công ty có thể thực hiện theo 2 cách đó là phía doanh nghiệp tự định giá hoặc thuê các tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp để định giá tài sản góp vốn. Trường hợp nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn thực tế thì các đối tượng tham gia định giá tài sản góp vốn liên đới chịu trách nhiệm

Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp

Tài sản góp vốn khi lập doanh nghiệp sẽ do tổ chức định giá hoặc thành viên, cổ động sáng lập định giá. Nếu thuê đơn vị thẩm định giá tài sản góp vốn thì phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập đồng ý

Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động

Tài sản góp vốn trong quá trìn hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận.

Phân chia loại tài sản khi góp vốn bằng tài sản vào công ty

Khi tiến hành góp vốn bằng tài sản không phải là tiền thì tài sản góp vốn được chia hai loại

Tài sản góp vốn có đăng ký

Tài sản góp vốn có đăng ký là tài sản góp vốn theo quy định pháp luật bắt buộc phải đăng ký như: quyền sử dụng đất, phương tiện giao thông (ô tô, xe máy)….Khi góp vốn bằng tài sản góp vốn có đăng ký thì các tài sản này phải thực hiện việc đăng ký sang tên công ty. Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;

Tài sản góp vốn không có đăng ký

Tài sản góp vốn không có đăng ký là tài sản không có giấy đăng ký như: vàng, ngoại tệ hoặc các hàng hoá khác không có đăng ký ví dụ như máy vi tính, bàn ghế….Khi góp vốn bằng tài sản góp vốn không có đăng ký cần lập thành biên bản giao nhận tài sản góp vốn

Quy trình góp vốn bằng tài sản vào công ty

Bước 1: Định giá tài sản góp vốn theo hướng dẫn ở trên. Việc định giá phải lập thành biên bản định giá tài sản góp vốn và có xác nhận của các đối tượng tham gia định giá.

Bước 2: Tuỳ việc góp vốn khi thành lập hay trong quá trình hoạt động mà sẽ thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản trước hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản sau.
Góp vốn bằng tài sản khi mới thành lập: chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn sau khi thành lập công ty
Góp vốn bằng tài sản trong quá trình hoạt động: chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn trước khi thực hiện thủ tục tăng vốn

Thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty

Việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty là một trong những thủ tục quan trọng nhất khi góp vốn bằng tài sản. Theo đó nếu tài sản không có đăng ký thì chỉ cần lập biên bản giao nhận tài sản góp vốn cho công ty. Tuy nhiên với tài sản góp vốn nhà quyền sử dụng đất (sổ đỏ) hoặc phương tiện (ô tô) thì thủ tục tương đối phức tạp.
Lưu ý: Việc chuyển tài sản góp vốn vào công ty được miễn lệ phí trước bạ những vẫn phải làm thủ tục khai thuế tại CQ thuế

Thủ tục chuyển quyền sử dụng đất (sổ đỏ) do góp vốn

Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất do góp vốn vào doanh nghiệp được hướng dẫn tại điều 9 thông tư 24/2014/TT-BTNMT (sửa đổi bởi thông tư 33/2017/TT-BTNMT) cụ thể như sau:

Điều 9. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất
2. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không thuộc trường hợp “dồn điền đổi thửa”; chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng gồm có:
a) Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;
b) Hợp đồng, văn bản về việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng theo quy định.
Trường hợp người thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là người duy nhất thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế;
c) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
d) Văn bản chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư;
đ) Văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, góp vốn tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất
14. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đưa quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp, bao gồm:
a) Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;
b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
c) Văn bản của các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý đưa quyền sử dụng đất của hộ gia đình vào doanh nghiệp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật đối với trường hợp đất của hộ gia đình;
d) Hợp đồng thuê đất đã ký của hộ gia đình, cá nhân.

Lưu ý: Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực (Điểm a khoản 3 điều 167 Luật Đất đai 2013). Trường hợp góp vốn vào doanh nghiệp chỉ bằng một phần của quyền sử dụng đất thì cần phải làm thủ tục tách thửa trước sau đó thực hiện góp vốn theo quy định đã nêu ở trên (Điều 79 nghị định 43/2014/NĐ-CP)

Thời gian thực hiện: Không quá 15 ngày đối với trường hợp hộ gia đình (vợ chồng) và không quá 10 ngày đối với trường hợp cá nhân góp vốn

Góp vốn bằng tài sản là ô tô

Khi góp vốn vào công ty bằng ô tô sẽ phải làm thủ tục sang tên xe để công ty đứng tên chủ sở hữu của xe ô tô được góp vốn.

Hoá đơn góp vốn bằng tài sản

Hoá đơn góp vốn bằng tài sản theo quy định tại phụ lục IV thông tư 39/2014/TT-BC như sau:

2.15. Hóa đơn, chứng từ đối với tài sản góp vốn, tài sản điều chuyển được thực hiện như sau:
a) Bên có tài sản góp vốn là cá nhân, tổ chức không kinh doanh:
a.1. Trường hợp cá nhân, tổ chức không kinh doanh có góp vốn bằng tài sản vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần thì chứng từ đối với tài sản góp vốn là biên bản chứng nhận góp vốn, biên bản giao nhận tài sản.
a.2. Trường hợp cá nhân dùng tài sản thuộc sở hữu của mình, giá trị quyền sử dụng đất để thành lập doanh nghiệp tư nhân, văn phòng luật sư thì không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản, chuyển quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp tư nhân, trường hợp không có chứng từ hợp pháp chứng minh giá vốn của tài sản thì phải có văn bản định giá tài sản của tổ chức định giá theo quy định của pháp luật để làm cơ sở hạch toán giá trị tài sản cố định.
b) Bên có tài sản góp vốn, có tài sản điều chuyển là tổ chức, cá nhân kinh doanh:
b.1. Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp phải có: biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh, hợp đồng liên doanh, liên kết; biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật), kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản.
b.2. Tài sản điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong tổ chức, cá nhân; tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì tổ chức, cá nhân có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải xuất hóa đơn.
Trường hợp tài sản điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong cùng một tổ chức, cá nhân thì tổ chức, cá nhân có tài sản điều chuyển phải lập hóa đơn GTGT theo quy định.

Góp vốn bằng tài sản có phải chịu thuế không?

Lệ phí trước bạ: Cá nhân góp vốn bằng tài sản được miễn lệ phí trước bạ theo điểm a khoản 17 điều 9 nghị định 140/2016/NĐ-CP

Điều 9. Miễn lệ phí trước bạ
17. Tài sản của tổ chức, cá nhân đã nộp lệ phí trước bạ (trừ trường hợp được miễn nộp lệ phí trước bạ) chuyển cho tổ chức, cá nhân khác đăng ký quyền sở hữu, sử dụng được miễn nộp lệ phí trước bạ trong những trường hợp sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân, xã viên hợp tác xã đem tài sản của mình góp vốn vào doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, hợp tác xã hoặc khi doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, hợp tác xã giải thể hoặc phân chia hoặc rút vốn cho tổ chức, cá nhân thành viên tài sản mà tổ chức, cá nhân thành viên đã góp trước đây.

Thuế TNCN: Theo quy định tại điều 2, điều 12, điều 26 thông tư 111/2013/TT-BTC quy định như sau:

Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
đ) Thu nhập khi góp vốn bằng bất động sản để thành lập doanh nghiệp hoặc tăng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
2. Thuế suất
Thuế suất đối với chuyển nhượng bất động sản là 2% trên giá chuyển nhượng hoặc giá cho thuê lại.
Điều 26. Khai thuế, quyết toán thuế
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân và cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân thực hiện khai thuế và quyết toán thuế theo hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ tại văn bản hướng dẫn về quản lý thuế. Nguyên tắc khai thuế đối với một số trường hợp cụ thể:
10. Khai thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng bất động sản trong trường hợp góp vốn bằng phần vốn góp, góp vốn bằng chứng khoán, góp vốn bằng bất động sản.
Cá nhân góp vốn bằng phần vốn góp, bằng chứng khoán, bằng bất động sản chưa phải khai và nộp thuế từ chuyển nhượng khi góp vốn. Khi chuyển nhượng vốn, rút vốn, giải thể doanh nghiệp cá nhân khai và nộp thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản khi góp vốn và thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản khi chuyển nhượng.

Như vậy, trường hợp góp vốn bằng tài sản là bất động sản vẫn phải chịu thuế TNCN là 2% giá trị

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Xác nhận tình trạng hôn nhân là gì?

Xác nhận tình trạng hôn nhân là việc xin xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về tình trạng hôn nhân của một người như chưa kết hôn, đã ly hôn, đã kết hôn….để phục vụ cho các mục đích, đăng ký kết hôn, mua tài sản…

Xác nhận tình trạng hôn nhân có thể ủy quyền không? Xác nhận tình trạng hôn nhân là một trong các công việc liên quan tới hộ tịch do vậy có thể ủy quyền theo quy định.

Mẫu giấy ủy quyền xác nhận tình trạng hôn nhân? Tham khảo mẫu sau

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY ỦY QUYỀN
(Về việc cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân)

Hôm nay, ngày …/…/2023, chúng tôi gồm:
Bên ủy quyền (Bên A)
Họ và tên:
Sinh ngày:
CCCD số: … ngày cấp … nơi cấp…
Nơi thường trú:
Địa chỉ liên lạc:
Bên được ủy quyền (Bên B)
Họ và tên:
Sinh ngày:
CCCD số: … ngày cấp … nơi cấp…
Nơi thường trú:
Địa chỉ liên lạc:
Nội dung ủy quyền: Bên A thông qua văn bản này ủy quyền cho bên B thay mặt mình tiến hành thủ tục xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bao gồm nộp hồ sơ, nhận kết quả đề nghị cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
Thời hạn ủy quyền: Từ ngày ký giấy này tới khi hoàn thành công việc được ủy quyền
Cam đoan của các bên:
– Chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi công việc do Bên B nhân danh chúng tôi thực hiện trong phạm vi ủy quyền nêu trên. Chúng tôi đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền này.
– Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.
– Giấy ủy quyền này có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành 02 có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản để làm bằng chứng./.  

Bên A

Bên B

Thủ tục xác nhận tình trạng hôn nhân qua ủy quyền

Việc ủy quyền phải lập thành văn bản. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực. Các trường hợp khác sẽ phải chứng thực theo quy định.

Hồ sơ xác nhận tình trạng hôn nhân qua ủy quyền
– Tờ khai xin xác nhận tình trạng hôn nhân (Mẫu Thông tư 04/2020/TT-BTP)
– Bản sao giấy tờ pháp lý của người xin xác nhận tình trạng hôn nhân
– Giấy ủy quyền xác nhận tình trạng hôn nhân
– Bản sao giấy tờ pháp lý của người được ủy quyền

Cơ quan giải quyết: UBND xã, phường nơi người cần xác nhận cư trú

Thời gian giải quyết: 3 ngày làm việc

Dịch vụ xin xác nhận tình trạng hôn nhân

Trường hợp khách hàng ở xa, không có điều kiện xin xác nhận tình trạng hôn nhân có thể ủy quyền cho nhân viên của LVNLAW để thực hiện thủ tục này. LVNLAW hỗ trợ khách hàng xin xác nhận tình trạng hôn nhân tại các UBND phường tại Hà Nội.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Năm 2021, việc cấp căn cước công dân gắn chip đang được thực hiện thống nhất trên cả nước. Đối với người có chứng minh nhân dân 9 số sẽ được cấp mới số định danh là 12 số. Vậy những người đổi chứng minh nhân dân (9 số) sang căn cước công dân có phải đổi sổ bảo hiểm xã hội, mã số thuế không?

Thay đổi thông tin CMND/CCCD trên sổ bảo hiểm

Theo Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì việc đổi hoặc điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT trong các trường hợp sau:
–  Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng
– Thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH
– Xác nhận thời gian đóng BHXH cho người tham gia được cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH và điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trước năm 1995

=> Thông tin số chứng minh nhân dân là một trong các tiêu thức quản lý đối tượng trong cơ sở dữ liệu vì vậy không cần phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.

Tại công văn 3835/BHXH-CST do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành về việc sai sót các tiêu thức giữa sổ BHXH và chứng minh nhân dân có nêu: “Nếu người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp có thay đổi các nội dung như cấp số CMND, ngày cấp, nơi cấp giấy CMND, hộ khẩu thường trú thì không phải cấp lại sổ BHXH

Như vậy, khi người lao động thay đổi từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân hoặc thay đổi thông tin trên các loại thẻ này đều không phải thực hiện thủ tục cấp lại sổ BHXH. Tuy nhiên, số chứng minh nhân dân hay số căn cước công dân là một trong những tiêu thức quản lý đối tượng của cơ quan bảo hiểm xã hội. Chính vì vậy, người lao động nên lập tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS) để cơ quan bảo hiểm xã hội cập nhật, điều chỉnh trong cơ sở dữ liệu.

Đơn vị nộp hồ sơ đến cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết thủ tục hành chính theo các hình thức: Nộp trực tiếp, qua giao dịch điện tử (https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn/) hoặc qua dịch vụ bưu chính.

Thời hạn giải quyết hồ sơ: Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH: không quá 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Thay đổi thông tin CMND/CCCD đối với mã số thuế TNCN

Hiện nay việc người lao động (NLĐ) chuyển đổi từ chứng minh nhân dân (CMND) sang thẻ căn cước công dân (CCCD) là rất phổ biến. Vậy, Nếu có phát sinh thay đổi như vậy thì người lao động có phải thực hiện những thủ tục gì với cơ quan thuế?

Khi NLĐ đã đăng ký MST cá nhân với cơ quan thuế theo số CMND cũ mà chuyển đổi CMND sang CCCD thì đồng nghĩa với việc một trong những thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế đã nộp trước đó đã có sự thay đổi. Theo đó, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin thay đổi, NLĐ tiến hành thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế THÔNG QUA TỔ CHỨC CHI TRẢ THU NHẬP hoặc TỰ MÌNH THỰC HIỆN HỒ SƠ THAY ĐỔI THÔNG TIN ĐĂNG KÝ THUẾ:

Người lao động thực hiện cập nhật thông tin CCCD

Cách 1: Nếu đã có tài khoản tại cổng dịch vụ công quốc gia  tìm kiếm thủ tục hành chính: “Thay đổi thông tin đăng ký thuế” hoặc truy cập vào đường dẫn: https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-chi-tiet-thu-tuc-nganh-doc.html?ma_thu_tuc=1.010244

Sau khi đăng nhập hệ thống sẽ chuyển sang trang thuế điện tử để thực hiện thay đổi. Điền đầy đủ thông tin để hoàn thành hồ sơ và gửi kèm CCCD mới để thực hiện thủ tục.

Cách 2: NNT truy cập Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế tại đường dẫn: https://thuedientu.gdt.gov.vn/ và chọn

Cách 3: Nộp trực tiếp hoặc chuyển phát qua cơ quan thuế nơi cư trú. Hồ sơ bao gồm:
– Tờ khai Điều chỉnh thông tin đăng ký thuế Mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC;
– Bản sao không yêu cầu chứng thực thẻ CCCD hoặc giấy CMND còn hiệu lực.

Hồ sơ nộp trực tiếp tại cơ quan thuế nơi đăng ký mã số thuế TNCN (có thể tra cứu tại website của tổng cục thuế gdt.gov.vn)

Công ty thực hiện cập nhật thông tin CCCD

Tổ chức chi trả thu nhập lập Tờ khai đăng ký thuế tổng hợp cho cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công thông qua cơ quan chi trả thu nhập Mẫu số 05-ĐK-TH-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC. Trên tờ khai đánh dấu vào ô “Thay đổi thông tin đăng ký thuế” và ghi các thông tin đăng ký thuế có thay đổi. (Chi tiết xem hình ảnh dưới bài viết)

Chậm thay đổi thông tin CCCD với cơ quan thuế có bị xử phạt không?

Cục Thuế TP. Hà Nội khẳng định, trường hợp cá nhân không kinh doanh đã có mã số thuế thu nhập cá nhân, khi được cấp thẻ căn cước công dân mới nhưng chậm thông báo về thay đổi thông tin không thuộc trường hợp áp dụng mức xử phạt theo quy định hiện hành.

Tham khảo: https://tapchitaichinh.vn/co-che-chinh-sach/cham-thong-bao-thay-doi-thong-tin-can-cuoc-cong-dan-voi-co-quan-thue-co-bi-xu-phat-333259.html

Tổng cục Thuế cho hay, tại khoản 6 điều 11 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP có nêu các trường hợp gồm cá nhân không kinh doanh đã được cấp mã số thuế thu nhập cá nhân chậm thay đổi thông tin về CMND khi được cấp thẻ CCCD; cơ quan chi trả thu nhập chậm thông báo thay đổi thông tin về CMND khi người nộp thuế thu nhập cá nhân ủy quyền quyết toán thuế được cấp thẻ CCCD… sẽ không bị xử phạt.
Tổng cục Thuế khẳng định, quy định mới này được áp dụng giúp người nộp thuế yên tâm trong việc kê khai mã số thuế cá nhân để tích hợp vào thẻ CCCD mới có gắn chíp. Đồng thời, cơ quan thuế các cấp khuyến khích người nộp thuế khi thay đổi thông tin đăng ký thuế thì cập nhật lại với cơ quan thuế, điều này cũng là để bảo vệ quyền lợi cho chính người nộp thuế

Tham khảo: https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/khong-phat-khi-cham-thay-doi-thong-tin-dang-ky-thue-do-doi-can-cuoc-cong-dan-1371395.html

Câu hỏi thường gặp

Cập nhật CCCD tại MST cá nhân có làm online được không?

Việc cập nhật CCCD tại MST cá nhân có thể làm online trên dịch vụ công quốc gia hoặc qua cổng thông tin của thuế hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan thuế quản lý mã số thuế

Công ty không đăng ký mã số thuế cho cá nhân có thể cập nhật CCCD không?

Chỉ cần công ty có trả thu nhập cho cá nhân thì có thể cập nhật thông tin CCCD cá nhân theo MST cho người lao động.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Trả lời

Theo quy định về việc ghi nội dung thay đổi trên GCN quyền sử dụng đất việc chuyển nhượng một phần quyền sử dụng đất sẽ ghi nhận theo điều 18 thông tư 23/2014/TT-BTNMT (sửa đổi, bổ sung bởi các thông tư 33/2017/TT-BTNMT, 09/2021/TT-BTNMT cụ thể như sau:

Điều 18. Nội dung xác nhận thay đổi vào cấp Giấy chứng nhận đã cấp
1. Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được ghi theo quy định như sau:

b) Trường hợp chuyển quyền sử dụng một phần diện tích thửa đất, một phần tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 17 của Thông tư này thì trên Giấy chứng nhận của bên chuyển quyền lần lượt ghi: hình thức (hoặc lý do) chuyển quyền; loại tài sản chuyển quyền; tên và địa chỉ của bên nhận chuyển quyền; diện tích chuyển quyền và số hiệu thửa đất sau khi chia tách để chuyển quyền; mã hồ sơ thủ tục đăng ký; diện tích và số hiệu thửa đất sau khi chia tách còn lại không chuyển quyền.
Ví dụ: “Chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông Nguyễn Văn A CMND số 020908673, địa chỉ tại số 65 đường Giải Phóng, phường Phương Mai quận Đống Đa, Hà Nội, diện tích 70m2, số thửa 203; theo hồ sơ số 010678.CN.001; diện tích còn lại 150m2, số thửa 204″;

Căn cứ theo quy định này, việc chuyển nhượng một phần quyền sử dụng đất sẽ áp dụng đối với các trường hợp đất đủ điện tích để tách thửa. Với các trường hợp đất chưa đủ điều kiện tách thửa việc chuyển nhượng này sẽ không thể thực hiện được.

Vì vậy, giải pháp thực hiện việc chuyển một phần quyền sử dụng đất có thể thực hiện bằng cách đứng tên tài sản chung. Theo đó, theo câu hỏi ở trên sẽ thực hiện theo 2 bước:

Bước 1: Bố hoặc mẹ tặng cho người còn lại để đất đứng tên một người

Bước 2: Bố hoặc mẹ (đã được tặng cho) thực hiện tặng cho mẹ hoặc bố và con để đất đứng tên chung.

Đối với trường hợp chuyển nhượng, tặng cho đất sẽ phát sinh thuế TNCN và lệ phí trước bạ. Tuy nhiên, đối với các trường hợp trong gia đình thì được miễn.

Miễn lệ phí trước bạ

Miễn lệ phí trước bạ thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 10/2022/NĐ-CP về lệ phí trước bạ, cụ thể như sau:

Điều 10. Miễn lệ phí trước bạ

10. Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Miễn thuế TNCN

Điều 4. Thu nhập được miễn thuế
1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức kinh tế thực hiện dự án  cần thực hiện quy định về báo cáo thực hiện dự án đầu tư tới cơ quan quản lý và cơ quan thống kê. Việc báo cáo hoạt động đầu tư như thế nào?

Quy định về thực hiện báo cáo về hoạt động đầu tư

Điều 72 luật đầu tư 2020 quy định về chế độ báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam như sau:

Điều 72. Chế độ báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam
1. Đối tượng thực hiện chế độ báo cáo bao gồm:
a) Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Cơ quan đăng ký đầu tư;
c) Nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư theo quy định của Luật này.
2. Chế độ báo cáo định kỳ được thực hiện như sau:
a) Hằng quý, hằng năm, nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan thống kê trên địa bàn về tình hình thực hiện dự án đầu tư, gồm các nội dung sau: vốn đầu tư thực hiện, kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh, thông tin về lao động, nộp ngân sách nhà nước, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, xử lý và bảo vệ môi trường, các chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động;
b) Hằng quý, hằng năm, cơ quan đăng ký đầu tư báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tình hình hoạt động của các dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý;
c) Hằng quý, hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình đầu tư trên địa bàn;
d) Hằng quý, hằng năm, các Bộ, cơ quan ngang Bộ báo cáo về tình hình cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương khác thuộc phạm vi quản lý (nếu có); báo cáo về hoạt động đầu tư liên quan đến phạm vi quản lý của ngành và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
đ) Hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình đầu tư trên phạm vi cả nước và báo cáo đánh giá về tình hình thực hiện chế độ báo cáo đầu tư của các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Cơ quan, nhà đầu tư và tổ chức kinh tế thực hiện báo cáo bằng văn bản và thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
4. Cơ quan, nhà đầu tư, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Đối với các dự án đầu tư không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư trước khi thực hiện dự án đầu tư.

Điều 102 nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định:

Điều 102. Nội dung báo cáo và kỳ báo cáo của tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư
1. Tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về thống kê tại địa phương.
2. Báo cáo quý được thực hiện trước ngày 10 của tháng đầu quý sau quý báo cáo, gồm các nội dung: vốn đầu tư thực hiện, doanh thu thuần, xuất khẩu, nhập khẩu, lao động, thuế và các khoản nộp ngân sách, tình hình sử dụng đất, mặt nước.
3. Báo cáo năm được thực hiện trước ngày 31 tháng 3 năm sau của năm báo cáo, gồm các chỉ tiêu của báo cáo quý và chỉ tiêu về lợi nhuận, thu nhập của người lao động, các khoản chi và đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, xử lý và bảo vệ môi trường, nguồn gốc công nghệ sử dụng.

Như vậy, các doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam sẽ phải thực hiện  báo cáo và gửi báo cáo đến cơ quan thống kê và cơ quan quản lý nhà nước (Sở kế hoạch đầu tư tỉnh (thành phố) hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất).

Kỳ báo cáo gồm có:

  • Báo cáo quý, Trước ngày 12 của tháng đầu quý sau quý báo cáo các tổ chức kinh tế thực hiện dự án (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) phải gửi báo cáo gồm các nội dung: Vốn đầu tư thực hiện, doanh thu thuần, xuất khẩu, nhập khẩu, lao động, thuế và các khoản nộp ngân sách, tình hình sử dụng đất, mặt nước (đối với các dự án có sử dụng đất, mặt nước.
  • Báo cáo năm, báo cáo này  tổ chức kinh tế thực hiện dự án cũng cần lập và gửi trước ngày 31 tháng 3 năm sau của năm báo cáo. Theo đó nội dung báo gồm có: lợi nhuận, thu nhập của người lao động, các khoản chi và đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, xử lý và bo vệ môi trường, nguồn gốc công nghệ sử dụng.

Hiện tại  các tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư có thể gửi các báo cáo trực tuyến thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư (fdi.gov.vn). Các biểu mẫu về viẹc báo cáo tham khảo tại 03/2021/TT-BKHĐT quy định biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

51 Báo cáo quý về tình hình thực hiện dự án đầu tư (Điểm a, khoản 2, Điều 72 Luật Đầu tư và khoản 1, khoản 2, Điều 102 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP) Mẫu A.III.1
52 Báo cáo năm về tình hình thực hiện dự án đầu tư (Điểm a, khoản 2, Điều 72 Luật Đầu tư và khoản 1, khoản 3, Điều 102 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP) Mẫu A. III.2
Báo cáo đầu tư nước ngoàiTải về

Chế độ báo cáo: Định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Ngoài ra, khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì nhà đầu tư thực hiện báo cáo đột xuất.

Nội dung báo cáo bao gồm:

Báo cáo tháng: Vốn đầu tư thực hiện dự án: Trong trường hợp dự án đầu tư có phát sinh vốn đầu tư thực hiện trong tháng thì thực hiện báo cáo trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày kết thúc tháng báo cáo.

Báo cáo quý: Trước ngày 12 của tháng đầu quý sau quý báo cáo, nhà đầu tư báo cáo các nội dung: Vốn đầu tư thực hiện, doanh thu thuần, xuất nhập khẩu, lao động, thuế và các khoản nộp ngân sách, tình hình sử dụng đất, mặt nước.

Báo cáo năm: Trước ngày 31 tháng 3 của năm sau năm báo cáo, nhà đầu tư báo cáo các chỉ tiêu của báo cáo quý và chỉ tiêu về lợi nhuận, thu nhập người lao động, các khoản chi và đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, xử lý và bảo vệ môi trường, nguồn gốc công nghệ sử dụng.

Thực hiện báo cáo tại địa chỉ: https://adminfdi.mpi.gov.vn/_layouts/core.sys/default.aspx

ID: SubMã số dự án
Mật khẩu mặc định: 12345678

Trường hợp đổi mật khẩu phải làm công văn xin cấp lại và nộp trực tiếp tại cơ quan đầu tư

Xử phạt hành chính khi vi phạm về báo cáo về hoạt động đầu tư

Các tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư, vi phạm quy định về báo cáo thực hiện dự án đầu tư sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điều 15 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư.

Điều 15. Vi phạm về chế độ thông tin, báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ nội dung theo quy định;
b) Không thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư hoặc báo cáo không đúng thời hạn theo quy định;
b) Báo cáo không trung thực, không chính xác về hoạt động đầu tư;
c) Không gửi hồ sơ thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt văn phòng điều hành trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC;
d) Không gửi thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định ngừng hoạt động của dự án đầu tư;
đ) Không thông báo hoặc không gửi quyết định chấm dứt hoạt động dự án đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hoạt động dự án đầu tư đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Đầu tư.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bổ sung các nội dung còn thiếu trong trường hợp báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đầy đủ nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư trong trường hợp không thực hiện chế độ báo cáo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
d) Buộc gửi thông báo hoặc quyết định chấm dứt hoạt động dự án đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm d và điểm đ khoản 2 Điều này.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Doanh nghiệp muốn hoạt động phân phối rượu phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật, cụ thể là nghị định 105/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 17/2020/NĐ-CP). Trước khi tiến hành phân phối rượu cần xin giấy phép phân phối rượu tại Bộ Công Thương

Điều kiện phân phối rượu

Điệu kiện phân phối rượu theo quy định tại điều 11 nghị định 105/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 17/2020/NĐ-CP) như sau:
– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Có hệ thống phân phối rượu trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên (đã bao gồm địa bàn doanh nghiệp đặt trụ sở chính); tại mỗi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có ít nhất 01 thương nhân bán buôn rượu. Trường hợp doanh nghiệp có thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính để kinh doanh rượu thì không cần có xác nhận của thương nhân bán buôn rượu
– Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài.

Quyền và nghĩa vụ của thương nhân phân phối rượu

Theo điều 18 nghị định 105/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 17/2020/NĐ-CP) quy định:
– Mua, bán rượu có nguồn gốc hợp pháp;
– Niêm yết bản sao hợp lệ giấy phép đã được cơ quan có thẩm quyền cấp tại các địa điểm bán rượu của thương nhân và chỉ được mua, bán rượu theo nội dung ghi trong giấy phép đã được cấp, trừ trường hợp đối với thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ;
– Thực hiện chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định tại Nghị định này
– Nhập khẩu rượu, mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước và thương nhân phân phối rượu khác theo nội dung ghi trong giấy phép;
– Bán rượu cho các thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép;
– Bán rượu cho thương nhân mua rượu để xuất khẩu;
– Trực tiếp bán lẻ rượu tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phân phối rượu

Theo điều 21 nghị định 105/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 17/2020/NĐ-CP) hồ sơ đề nghị cấp phép phân phối rượu gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu theo Mẫu số 01
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương
– Tài liệu về hệ thống phân phối rượu gồm một trong hai loại sau: Bản sao hợp đồng nguyên tắc, thư xác nhận hoặc bản cam kết tham gia hệ thống phân phối rượu kèm bản sao Giấy phép bán buôn rượu của thương nhân dự kiến tham gia hệ thống phân phối rượu; hoặc Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp để kinh doanh rượu.
– Tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu:
1. Bản sao các văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài, trong đó ghi rõ các loại rượu dự kiến kinh doanh phù hợp với hoạt động của các nhà cung cấp rượu;
2. Trường hợp nhà cung cấp rượu là thương nhân trong nước cần có bản sao Giấy phép sản xuất rượu hoặc Giấy phép phân phối rượu.

Trình tự thủ tục xin cấp giấy phép phân phối rượu

– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Bộ Công Thương
– Thời gian thực tập hiện thủ tục: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày, làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Chế độ thai sản là gì?

Chế độ thai sản là một trong những chế độ khi người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo đó người phụ nữ sẽ được nghỉ sinh con mà vẫn hưởng lương. Chế độ thai sản là chế độ đối với lao động nữ, ngoài ra còn áp dụng cả chế độ thai sản với người chồng khi vợ sinh con. Trong bài viết này LVNLAW sẽ hướng dẫn và giải thích toàn bộ các vấn đề liên quan tới chế độ thai sản đối với lao động nữ gồm: Điều kiện hưởng chế độ thai sản, hồ sơ hưởng chế độ thai sản và các vấn đề xoay quanh về chế độ thai sản.

Cơ sở pháp lý về chế độ thai sản
– Luật bảo hiểm xã hội số  58/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016
– Căn cứ Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
– Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc

Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Với lao động nữ: Theo quy định tại điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với người lao động như sau:
– Đối với lao động nữ mang thai; Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản: Đang trong thời gian đóng bảo hiểm xã hội
– Lao động nữ sinh con; Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi (Riêng đối với lao động nữ sinh con mà phải nghỉ nghỉ theo chỉ định cần đóng trên 12 tháng bảo hiểm và trong vòng 12 tháng trước khi sinh con phải đóng bảo hiểm đủ 3 tháng trở lên)

Cách tính 12 tháng trước khi sinh để hưởng chế độ thai sản theo quy định tại điều 9 thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn cách tính thời gian hưởng chế độ thai sản và ví dụ như sau:

1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:
a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.

Ví dụ 13: Chị A sinh con ngày 18/01/2017 và tháng 01/2017 có đóng bảo hiểm xã hội, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 02/2016 đến tháng 01/2017, nếu trong thời gian này chị A đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị A được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Ví dụ 14: Tháng 8/2017, chị B chấm dứt hợp đồng lao động và sinh con ngày 14/12/2017, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 12/2016 đến tháng 11/2017, nếu trong thời gian này chị B đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị B được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Với lao động nam có vợ sinh con: Theo quy định tại điểm e khoản 1 điều 31 luật bảo hiểm xã hội lao động nam, người chồng có vợ sinh con được chế độ thai sản khi đang đóng bảo hiểm xã hội.

Các chế độ thai sản

Chế độ thai sản khi khám thai: Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai không kể nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hàng tuần

Chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý: Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Thời gian này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần

Hưởng chế độ thai sản khi sinh con: Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Ví dụ: Chế độ thai sản khi sinh đôi thì người mẹ sẽ được nghỉ việc là 7 tháng, sinh ba là 8 tháng

Nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04
tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được
nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ
thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này
không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

Chế độ trợ cấp 1 lần bổ sung: 2 tháng lương cơ sở/mỗi con. Hiện nay lương cơ sở theo nghị định 38/2019/NĐ-CP áp dụng từ 01/07/2019 là 1.490.000 VNĐ/tháng

Chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ:
– Lao động nữ mang thai hộ được hưởng chế độ khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và chế độ khi sinh con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá 6 tháng. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
– Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

Chế độ khi nhận nuôi con nuôi:
– Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

Chế độ trợ cấp 1 lần bổ sung: 2 tháng lương cơ sở/mỗi con. Hiện nay lương cơ sở theo nghị định 24/2023/NĐ-CP là 1.800.000 VNĐ/tháng

Mức hưởng chế độ thai sản

– Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
– Mức hưởng đối với lao động nữ khám thai và lao động nam tính theo tháng chia 24 ngày
– Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng như trên, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và thực hiện các biện pháp tránh thai thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
– Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng
chế độ thai sản do sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý,
sau khi sinh con, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa
phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi
sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có
thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang
đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con

Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định khi có đủ các điều kiện sau:
a) Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng;
b) Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.

Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định

Mức hưởng thai sản cho nam

Mức hưởng thai sản đối với nam: Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của chồng như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

Chế độ thai sản cần giấy tờ gì là một trong những câu hỏi thường được thắc mắc rất nhiều. Khi sinh con, để được hưởng chế độ thai sản lao động nữ sẽ phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định tại điều 101 Luật BHXH để gửi đến cơ quan bảo hiểm:
a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
b) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;
c) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
đ) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai
– Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.
– Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
– Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
– Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.

Giải quyết hưởng chế độ thai sản

– Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động. Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
– Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
– Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Một số câu hỏi thường gặp về chế độ thai sản

Mới đóng bảo hiểm 6 tháng có được hưởng chế độ thai sản không? Theo quy định chỉ cần đóng đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh, do vậy đóng đủ 6 tháng và sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản

Đóng bảo hiểm gián đoạn có được hưởng chế độ thai sảnNếu đáp ứng điều kiện của chế độ thai sản trong bài viết thì vẫn hưởng chế độ thai sản bình thường. Điều kiện hưởng chế độ thai sản không bắt buộc phải đóng bảo hiểm 6 tháng liên tục.

Thụ tinh trong ống nghiệm có được hưởng thai sản? Việc thụ tinh bằng phương pháp nào không ảnh hưởng tới chế độ thai sản, miễn là đáp ứng điều kiện đóng bảo hiểm thì vẫn có thể hưởng chế độ thai sản

Nghỉ thai sản có phải đóng bảo hiểm xã hội không?Trong thời gian nghỉ thai sản người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội nhưng vẫn được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội

Chế độ thai sản được hưởng mấy lần: Chế độ thai sản tính theo số lần sinh con, do vậy nếu trong các lần sinh con mà người lao động đủ điều kiện theo hướng dẫn ở trên sẽ được hưởng số lần tương ứng

Chế độ thai sản đối với giáo viên trùng nghỉ hè: Công văn số 1125/NGCBQLGD-CSNGCB hướng dẫn giải quyết chế độ thai sản của GV trùng với thời gian nghỉ hè ngày 18/08/2017 thì giáo viên sẽ vừa được hưởng bảo hiểm thai sản là 6 tháng và thời gian nghỉ hè (tối đa 2 tháng tuỳ điều kiện từng trường)

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Họp báo là gì?

Họp báo được quy định tại điều 41 Luật báo chí 2016 cụ thể như sau:

Điều 41. Họp báo
1. Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có quyền tổ chức họp báo để công bố, tuyên bố, giải thích, trả lời các nội dung có liên quan tới nhiệm vụ, quyền hạn hoặc lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
Việc họp báo của cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Khoản 10 Điều 56 của Luật này.
2. Người phát ngôn hoặc người chịu trách nhiệm cung cấp thông tin của tổ chức chính trị, Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước; các cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương và cấp tỉnh; các bộ, cơ quan ngang bộ; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm họp báo định kỳ và đột xuất để cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí.
3. Cơ quan, tổ chức không thuộc quy định tại Khoản 2 Điều này và công dân có quyền tổ chức họp báo để cung cấp thông tin cho báo chí. Cơ quan, tổ chức, công dân tổ chức họp báo phải thông báo bằng văn bản trước 24 giờ tính đến thời Điểm dự định họp báo cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí theo quy định sau đây:
a) Cơ quan, tổ chức trực thuộc trung ương thông báo cho Bộ Thông tin và Truyền thông;
b) Cơ quan, tổ chức không thuộc Điểm a Khoản này và công dân thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức họp báo.
4. Nội dung thông báo gồm những thông tin sau đây:
a) Địa Điểm họp báo;
b) Thời gian họp báo;
c) Nội dung họp báo;
d) Người chủ trì họp báo.
5. Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí có trách nhiệm trả lời cơ quan, tổ chức, công dân về việc họp báo trong thời gian quy định tại Khoản 3 Điều này; trường hợp không có văn bản trả lời, tổ chức, công dân được tiến hành họp báo.
Nội dung họp báo phải đúng với nội dung đã được cơ quan quản lý nhà nước về báo chí trả lời chấp thuận, trường hợp không có văn bản trả lời thì phải đúng với nội dung đã thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí.
6. Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí có quyền đình chỉ cuộc họp báo nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc nội dung họp báo có thông tin quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 9 của Luật này.

Theo đó, họp báo là việc công bố, tuyên bố, giải thích, trả lời các nội dung có liên quan tới nhiệm vụ, quyền hạn hoặc lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức họp báo. Theo đó, nếu cơ quan giải quyết như sau:
– Cục báo chí – Bộ Thông tin và Truyền thông
– Sở thông tin và truyền thông địa phương

Yêu cầu khi tổ chức họp báo

– Nội dung họp báo phải đúng với nội dung đã được cơ quan quản lý nhà nước về báo chí trả lời chấp thuận, trường hợp không có văn bản trả lời thì phải đúng với nội dung đã thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí.
– Nội dung họp báo không có thông tin quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Điều 9 Luật báo chí

Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nội dung:
a) Xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền nhân dân;
b) Bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân;
c) Gây chiến tranh tâm lý.
2. Đăng, phát thông tin có nội dung:
a) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa Nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;
b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
c) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo;
d) Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.
3. Đăng, phát thông tin có nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc.
5. Tiết lộ thông tin thuộc danh Mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật.
6. Thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan; thông tin về những chuyện thần bí gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng.
7. Kích động bạo lực; tuyên truyền lối sống đồi trụy; miêu tả tỉ mỉ những hành động dâm ô, hành vi tội ác; thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
8. Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; quy kết tội danh khi chưa có bản án của Tòa án.
9. Thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em.

Mẫu thông báo họp báo

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…

THÔNG BÁO TỔ CHỨC HỌP BÁO
Kính gửi: Sở thông tin và truyền thông tỉnh, thành phố…

Tên đơn vị:
Mã số doanh nghiệp:
Địa chỉ:
Đại diện theo pháp luật:

Căn cứ quy định tại điều 41 Luật báo chi 2016, chúng tôi thông báo về việc tổ chức họp báo như sau:
–  Địa Điểm họp báo;
– Thời gian họp báo;
– Nội dung họp báo;
– Người chủ trì họp báo.

Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng nội quy và các quy định về tổ chức họp báo theo pháp luật hiện hành

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA ĐƠN VỊ

Họp báo có yếu tố nước ngoài

Điều 56. Hoạt động báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam
10. Việc họp báo được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Khi có nhu cầu tổ chức họp báo tại Hà Nội, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài phải có văn bản đề nghị gửi Bộ Thông tin và Truyền thông ít nhất là 02 ngày làm việc trước khi tiến hành họp báo. Đối với cơ quan đại diện nước ngoài, văn bản đề nghị đồng gửi Bộ Ngoại giao để thông báo;
b) Khi có nhu cầu tổ chức họp báo tại các địa phương khác của Việt Nam, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài phải có văn bản đề nghị gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ít nhất là 02 ngày làm việc trước khi tiến hành họp báo;
c) Họp báo của đoàn khách nước ngoài thăm Việt Nam theo lời mời của lãnh đạo Đảng và Nhà nước hoặc Bộ Ngoại giao được thực hiện theo chương trình chính thức của đoàn. Cơ quan chủ quản đón đoàn có trách nhiệm thông báo cho Bộ Thông tin và Truyền thông biết ít nhất là 01 ngày làm việc trước khi tiến hành họp báo để phối hợp;
d) Đối với họp báo của đoàn khách nước ngoài thăm Việt Nam theo lời mời của các bộ, ngành, địa phương và cơ quan nhà nước khác của Việt Nam, cơ quan chủ quản đón đoàn phải có văn bản đề nghị gửi Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ít nhất là 02 ngày làm việc trước khi tiến hành họp báo;
đ) Thủ tục cho phép tổ chức họp báo thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
e) Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền không chấp thuận hoặc đình chỉ cuộc họp báo nếu thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam;
g) Đối với những trường hợp họp báo khẩn cấp, sau khi có đề nghị của cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Giao dịch về vay mượn diễn ra khá nhiều trong đời sống hàng ngày, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng là đúng luật, có một số trường hợp vi phạm quy định của bộ luật hình sự về việc cho vay với lãi suất quá cao. Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định điều 201 với hành vi này như sau:

Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Về mặt cấu thành tội phạm ở đây phải có yếu tố cho vay với lãi suất gấp 5 lần mức lãi suất cao nhất trong bộ luật dân sự và thu lợi bất chính trên 30 triệu đồng hoặc dưới 30 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính hoặc kết án về tội này. Hiện nay theo quy định về mức lãi suất tối đa của bộ luật dân sự không vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay do đó mức lãi suất có thể bị xử lý hình sự là 100%/năm của khoản tiền vay. Trước đây theo quy định của bộ luật hình sự 2009 cũ áp dụng mức tối đa lãi suất gấp 10 lần lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước và có yếu tố chuyên nghiệp. Như vậy so với trước đây thì việc định nghĩa về cho vay lãi nặng đã có phần rõ ràng hơn.

Tại nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng điều 201 của bộ luật hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự giải thích từ ngữ như sau:

Điều 2. Về một số từ ngữ
1. “Cho vay lãi nặng” là trường hợp bên cho vay cho bên vay vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự.
Trường hợp cho vay bằng tài sản khác (không phải là tiền) thì khi giải quyết phải quy đổi giá trị tài sản đó thành tiền tại thời điểm chuyển giao tài sản vay.
2. “Thu lợi bất chính” là số tiền lãi vượt quá mức lãi suất vay cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự và các khoản thu trái pháp luật khác của người vay.
Trường hợp thu lợi bất chính là tài sản khác (không phải là tiền) thì phải được quy đổi thành tiền tại thời điểm chuyển giao tài sản vay.

Phân tích cấu thành tội phạm của tội cho vay nặng lãi trong giao dich dân sự

Khách thể của tội phạm
“Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của nhà nước về tín dụng mà cụ thể là trật tự trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ; xâm phạm đến lợi ích của công dân.

Về chủ thể của tội phạm
Chủ thể “Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự. Nếu người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong quản lý công quỹ và dùng công quỹ cho vay lãi nặng mang tính chất bóc lột thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này với tình tiết tăng nặng quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015.

Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý. Người phạm tội biết hành vi cho vay lãi nặng của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vì vụ lợi mà vẫn cố tình thực hiện tội phạm. Động cơ phạm tội là vụ lợi nhằm thu lợi bất chính.

Mặt khách quan của tội phạm
a. Về hành vi khách quan:
Hành vi khách quan của tội cho vay lãi nặng thể hiện ở một trong các hành vi sau:
– Cho người khác vay và áp đặt mức lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự (BLDS), thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên; 
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 (Điều 468) thì lãi suất trong hợp đồng vay được xác định như sau:
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp pháp luật liên quan có quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ
”.

Như vậy, theo
quy định về mức lãi suất tối đa của Bộ luật Dân sự, nếu lãi suất cho vay gấp 05
lần trở lên của mức lãi suất tối đa nói trên, tức là từ 100%/năm trở lên thì
hành vi cho vay có dấu hiệu của Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.
Tuy nhiên số tiền thu lợi bất chính có được từ hành vi này phải từ 30.000.000 đồng
trở lên. Nếu trong giao dịch dân sự, người cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở
lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong BLDS nhưng thu lợi bất chính dưới
30.000.000 đồng thì cũng không bị coi là phạm tội và cũng không cấu thành tội
phạm này.

– Cho vay lãi
gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong BLDS, thu lợi bất chính chưa đến
30.000.000 đồng nhưng trước đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi cho
vay lãi nặng hoặc đã bị kết án về tội cho vay lãi nặng, chưa được xoá án tích
mà còn vi phạm.

Điểm d khoản 4 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình quy định: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi: “Kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho vay tiền có cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự”. Tuy nhiên, từ cuối năm 2011, Ngân hàng Nhà nước đã bỏ quy định về lãi suất cho vay cơ bản, thay bằng lãi suất trần huy động vốn không quá 13-14%/năm. Do vậy, không thể lấy lãi suất đi vay để áp vào lãi suất cho vay để xác định và xử lý hành vi nói trên.

Mặt khác,
theo quy định tại khoản 1 Điều 468 BLDS 2015, trong trường hợp pháp luật có
liên quan có quy định khác về lãi suất thì sẽ áp dụng lãi suất đó cho quan hệ
vay thuộc phạm vi điều chỉnh của luật đó (như các hợp đồng vay vàng, ngoại tệ,
vay chính sách xã hội, vay đầu tư phát triển…).

Từ những phân tích trên có thể thấy, để đảm bảo nguyên tắc mọi tội phạm phải được phát hiện, xử lý kịp thời, tránh oan sai, không bỏ lọt “Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” quy định tại Điều 201 BLHS năm 2015, cần phải có văn bản hướng dẫn xử lý đối với tội phạm này cũng như có hướng dẫn cụ thể về quy định: “trừ trường hợp pháp luật liên quan có quy định khác” quy định tại khoản 1 Điều 468 BLDS năm 2015.

Về hậu quả:
Hậu quả của hành vi cho vay lãi nặng là những thiệt hại vật chất và phi vật chất cho xã hội như: tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người, những thiệt hại về tài sản cho xã hội và những thiệt hại khác về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội… Hậu quả trực tiếp của hành vi cho vay lãi nặng là gây thiệt hại cho người vay, làm cho người vay phải chịu mức lãi quá cao. Đối với tội cho vay lãi nặng, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.
– Về số lượng tiền, tài sản cho vay nhiều hay ít không phải là dấu hiệu cấu thành cơ bản.
– Về đối tượng cho vay là tài sản gồm vật, tiền, giấy tờ có giá…

Về hình phạt:
Điều 201 Bộ luật hình sự quy định 02 khung hình phạt, cụ thể:
– Người phạm tội theo quy định tại Khoản 1 Điều 201 thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
– Người phạm tội theo quy định tại Khoản 2 Điều 201 thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Hình phạt bổ sung: Ngoài hình phạt chính nêu trên, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm. 

Như vậy về hình phạt, mức phạt tù cao nhất đối với Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự là 03 năm tù, trong trường hợp thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên. Đây là quy định cũng mang tính “cởi trói” cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong đường lối giải quyết loại tội phạm này so với quy định “thu lợi bất chính lớn” tại khoản 2 Điều 163 BLHS năm 2009.


Ngày 09/10/2020, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) đã ban hành Công văn 4688/VKSTC-V14 hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

1. Đối với khoản tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự

Vụ 14 nhất trí với cách xác định khoản tiền thu lợi bất chính nêu tại Công văn số 212/TANDTC-PC ngày 13/9/2019 của Tòa án nhân dân tối cao về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc xét xử, bởi vì, theo quy định tại khoản 1 Điều 468 của BLDS năm 2015 thì: “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay… Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực”. Theo đó, khoản tiền lãi vượt quá không có hiệu lực và phải được coi là thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự.

2. Đối với xử lý khoản tiền gốc và khoản tiền thu lợi bất chính mà người phạm tội thu được từ việc cho vay lãi nặng

2.1. Về xử lý khoản tiền gốc và lãi tương ứng với mức lãi suất năm 20%/năm

Tiền gốc là phương tiện phạm tội nên cần phải tịch thu sung vào ngân sách nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 47 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Trường hợp người vay chưa trả tiền gốc thì buộc người vay phải nộp để sung vào ngân sách nhà nước.

Đối với khoản tiền lãi tương ứng với mức lãi suất 20%/năm thì xác định đây là khoản tiền do phạm tội mà có và phải bị tịch thu nộp ngân sách nhà nước.

2.2. Về xử lý khoản tiền thu lợi bất chính (khoản tiền lãi tương ứng với mức lãi suất trên 20%/năm)

Khoản lãi tương ứng với mức lãi suất trên 20%/năm là khoản tiền người phạm tội thu lợi bất chính của người vay nên được trả lại cho người vay. Theo đó:

(1) Trường hợp người vay đã trả khoản lãi tương ứng với mức lãi suất trên 20%/năm cho người cho vay thì trả lại cho người vay khoản vay này.

(2) Trường hợp người vay chưa trả khoản lãi tương ứng với mức lãi suất trên 20%/năm cho người vay, tức là chưa phát sinh khoản thu lợi bất chính thì hành vi cho vay tiền nêu trên chưa thỏa mãn đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo Điều 201 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Do vậy, không cần đặt ra nội dung “nếu chưa trả lãi thì không cần tịch thu vì chưa có hậu quả” như Công văn số 362/CV-VKSPT đã nêu.

2.3. Trường hợp người cho vay tính lãi suất khác nhau trong từng giai đoạn, có giai đoạn lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong BLHS và tiền thu lợi bất chính thỏa thuận quy định tại Điều 201 BLHS (giai đoạn 1): nếu người vay chưa trả lãi của giai đoạn 1 này mà cộng tổng khoản lãi đó vào tiền gốc để tiếp tục vay với mức lãi suất mà pháp luật cho phép (giai đoạn 2): đến khi bị xử lý nhưng người vay vẫn chưa trả được tiền gốc và lãi của giai đoạn 1 mà chỉ trả lãi trên tổng gốc và lãi của giai đoạn 2

Việc lập hợp đồng cộng tổng khoản lãi vào tiền gốc để tiếp tục cho vay với mức lãi suất mà pháp luật cho phép (ở giai đoạn 2) là việc 02 bên đã chốt được số tiền cho vay lãi nặng bằng hợp đồng vay nợ này nhằm che giấu khoản tiền thu lợi bất chính. Trong trường hợp này, cần xem xét xử lý trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội về hành vi cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong BLHS tại thời điểm và khoảng thời gian cho vay (ở giai đoạn 1) nếu thỏa mãn đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại Điều 201 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Trước đây LVNLAW đã có bài viết hướng dẫn về việc đăng ký hộ kinh doanh. Theo quy đinh tại thông tư 02/2023/TT-BKHĐT việc đăng ký hộ kinh doanh từ 01/07/2023 có thể thực hiện qua cổng đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Điều 1a. Giải thích từ ngữ
3. Hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh là một cấu phần của Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng và vận hành để gửi, nhận, lưu trữ, hiển thị hoặc thực hiện các nghiệp vụ khác đối với dữ liệu hộ kinh doanh để phục vụ công tác đăng ký hộ kinh doanh.

Như vậy, việc đăng ký hộ kinh doanh online sẽ thực hiện tại trang https://dangkykinhdoanh.gov.vn/. Tuy nhiên, tại thời điểm bài viết này ra mắt thì hiện tại trên hệ thống chưa thể thực hiện được thủ tục đăng ký hộ kinh doanh. Chúng ta cần chờ đợi việc cơ quan đăng ký kinh doanh tích hợp hệ thống.

Theo thông tin của LVNLAW, một số địa phương hiện tại có thể thực hiện đăng ký hộ kinh doanh qua mạng trên cổng dịch vụ công tại địa phương.

Các bước đăng ký hộ kinh doanh online

Bước 1: Lập tài khoản để đăng ký kinh doanh
Khách hàng chọn mục đăng ký trên trang và điền đầy đủ thông tin tài khoản và thông tin cá nhân của mình để được cấp tài khoản phục vụ cho việc đăng ký hộ kinh doanh qua mạng.

Bước 2: Đăng nhập tài khoản để thực hiện đăng ký kinh doanh hộ gia đình online
Nhập đầy đủ các thông tin về hộ kinh doanh bao gồm: tên hộ kinh doanh, địa chỉ hộ kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, vốn đăng ký, các thông tin về chủ hộ kinh doanh…theo nôi dung khai trên giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh

Lập hộ kinh doanh onlineSau khi hoàn thành các bước trên khách hàng scan các file đăng ký đã chuẩn bị gồm: Tờ khai lập hộ kinh doanh, hợp đồng thuê nhà, GCN quyền sử dụng đất, bản sao CMND, hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh để nộp hồ sơ.

Trong vòng 3 ngày làm việc phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện, quận sẽ trả lời về tính hợp lệ của hồ sơ và có thể nộp bản giấy để tiến hành nhận kết quả.

Lưu ý: Trong trường hợp muốn đồng thời nhận kết quả đăng ký hộ kinh doanh và mã số thuế khách hàng nhập đầy đủ thông tin sẽ hiện ra các trường thông tin về thuế để nhập lên hệ thống. Trong trường hợp này khách hàng khi nhận KQ sẽ đồng thời nhận mã số thuế và đăng ký kinh doanh. Nếu HKD có đăng ký về an toàn thực phẩm có thể thực hiện trực tiếp trên hệ thống này mà không cần đăng ký theo bước 3 dưới đây.

Hỏi đáp về đăng ký hộ kinh doanh online

Đăng ký hộ kinh doanh online có cần nộp bản giấy không?

Sau khi hồ sơ hợp lệ, đơn vị chuẩn bị hồ sơ bản giấy (giống bản scan đã nộp lên) và nộp tại bộ phận một cửa phòng tài chính kế hoạch – UBND để nhận kết quả

Đăng ký hộ kinh doanh có cần sổ đỏ và sổ hộ khẩu?

Theo quy định tại nghị định 01/2021/NĐ-CP hồ sơ đăng ký kinh doanh không yêu cầu sổ đỏ và sổ hộ khẩu. Tuy nhiên, đối với trường hợp hộ gia đình có thể phải xuất trình sổ hộ khẩu để chứng minh

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Thẻ tạm trú là gì?

Theo quy định tại khoản 13 điều 3 luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (sửa đổi 2019) quy định

13. Thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực.

Trong bài viết này, LVNLAW hướng dẫn quý khách hàng thực hiện thủ tục xin cấp thể tạm trú tại cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam

Các trường hợp cấp thẻ tạm trú

Theo quy định tại điều 36 luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (sửa đổi 2019) quy định như sau:

Điều 36. Các trường hợp được cấp thẻ tạm trú và ký hiệu thẻ tạm trú
1. Các trường hợp được cấp thẻ tạm trú bao gồm:
a) Người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ;
b) Người nước ngoài nhập cảnh bằng thị thực có ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2, TT.
2. Ký hiệu thẻ tạm trú được quy định như sau:
a) Thẻ tạm trú quy định tại điểm a khoản 1 Điều này ký hiệu NG3;
b) Thẻ tạm trú quy định tại điểm b khoản 1 Điều này có ký hiệu tương tự ký hiệu thị thực.

Theo đó, tại điều 8 của luật có hướng dẫn cụ thể gồm các đối tượng sau:

LV1 – Cấp cho người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
LV2 – Cấp cho người vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
LS – Cấp cho luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.
ĐT1 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định.
ĐT2 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định.
ĐT3 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.
NN1 – Cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
NN2 – Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
DH – Cấp cho người vào thực tập, học tập
PV1 – Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam.
LĐ1 – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
LĐ2 – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động.
TT – Cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2 hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.

Thời hạn thẻ tạm trú là bao lâu? Thẻ tạm trú có được gia hạn hay không?

Thẻ tạm trú có giá trị thay thế thị thực, vì vậy thời hạn của thẻ tạm trú cũng tùy thuộc vào đối được được cấp. Thẻ tạm trú có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm nhưng ngắn hơn thời hạn của hộ chiếu ít nhất 30 ngày (Theo điều 38 luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (sửa đổi 2019))
– Thẻ tạm trú có ký hiệu ĐT1 có thời hạn không quá 10 năm
– Thẻ tạm trú có ký hiệu NG3, LV1, LV2, LS, ĐT2 và DH có thời hạn không quá 05 năm.
– Thẻ tạm trú có ký hiệu NN1, NN2, ĐT3, TT có thời hạn không quá 03 năm.
– Thẻ tạm trú có ký hiệu LĐ1, LĐ2 và PV1 có thời hạn không quá 02 năm.
– Thẻ tạm trú hết hạn được xem xét cấp thẻ mới.

Hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú

Hồ sơ cấp thể tạm trú theo điều 37 luật luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (sửa đổi 2019) gồm:
– Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân làm thủ tục mời, bảo lãnh (theo mẫu)
– Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú có dán ảnh;
– Hộ chiếu
– Giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp được cấp thẻ tạm trú theo quy định (nêu tại mục 1)
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Doanh nghiệp, tổ chức bảo lãnh người nước ngoài có thể nộp hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ ngoại giao hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Thời gian giải quyết cấp thẻ tạm trú : 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ
Lệ phí cấp thẻ tạm trú: Căn cứ theo thông tư 219/2016/TT-BTC, mức thu lệ phí cấp thẻ tạm trú căn cứ vào thời hạn thẻ tạm trú được cấp, theo đó:
Thẻ có thời hạn từ 1 năm đến 2 năm: 145 USD/thẻ;
Thẻ có thời hạn từ 2 năm đến 5 năm: 155 USD/thẻ

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Tài khoản giao dịch điện tử về xuất nhập cảnh là gì?

Đối với các thủ tục cấp thị thực điện tử, doanh nghiệp bảo lãnh sẽ phải có tài khoản điện tử do cục quản lý xuất nhập cảnh cấp theo khoản 1 điều 16b luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại việt nam 2014 (sửa đổi, bổ sung 2019) như sau:

Điều 16b. Thủ tục cấp thị thực điện tử theo đề nghị của cơ quan, tổ chức
1. Cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này được đề nghị cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có tài khoản điện tử do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp theo quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Có chữ ký điện tử theo quy định của Luật giao dịch điện tử.
2. Việc đăng ký tài khoản điện tử thực hiện theo quy định sau đây:
a) Cơ quan, tổ chức gửi văn bản đề nghị cấp tài khoản điện tử đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Việc đề nghị cấp tài khoản điện tử chỉ thực hiện một lần, trừ trường hợp thay đổi nội dung hoặc tài khoản bị hủy theo quy định tại khoản 7 Điều này;
b) Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có văn bản trả lời và cấp tài khoản điện tử trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức; trường hợp không cấp tài khoản điện tử thì trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

Như vậy, để tạo tài khoản xin cấp thị thực điện tử thì bước đầu doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp tài khoản điện tử.

Thủ tục đăng ký tài khoản điện tử với cục quản lý xuất nhập cảnh

Hồ sơ đăng ký:
1. Văn bản đề nghị cấp tài khoản điện tử (Mẫu NA19 Thông tư 57/2020/TT-BCA).
2. Giấy phép hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập tổ chức như: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp…(bản chứng thực điện tử hoặc bản sao công chứng);
3. Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền cơ quan, tổ chức (theo Mẫu NA16);
4. Giấy tờ khác như: Công văn ủy quyền người ký hồ sơ… (nếu có);

Lưu ý: Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến thì thành phần hồ sơ phải được chứng thực điện tử theo quy định, trường hợp hồ sơ chưa được chứng thực điện tử thì gửi hồ sơ về cơ quan tiếp nhận thông qua dịch vụ bưu chính công ích.

Điều kiện: trước khi đề nghị cấp tài khoản điện tử, cơ quan, tổ chức phải gửi văn bản thông báo cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an, kèm theo Hồ sơ gồm: Bản sao chứng thực giấy phép hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập tổ chức; văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức.

Thủ tục đăng ký:

Bước 1: Tạo tài khoản dịch vụ công quốc gia cho doanh nghiệp tại địa chỉ https://dichvucong.gov.vn. Sau khi tạo tài khoản cài Plugin ký số như hình sau.

Bước 2: Truy cập https://dichvucong.bocongan.gov.vn/ chọn mục Thủ tục hành chính rồi tìm “Đăng ký tài khoản điện tử

Tại bước này, hệ thống sẽ yêu cầu đăng nhập bằng tài khoản dịch vụ công quốc gia đã tạo ở bước 1. Chọn đăng nhập bằng USB ký số.

Bước 3: Nhập đẩy đủ thông tin trên hệ thống vào phần “thông tin hồ sơ”. Tải các tệp theo yêu cầu của hệ thống và chọn nộp hồ sơ.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Đấu thầu là gì?

Đấu thầu theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2013 (sửa đổi, bổ sung bởi điểm d khoản 1 Điều 99 Luật Đầu tư theo phương thức công tác đầu tư năm 2020) được định nghĩa như sau:

12. Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Theo đó, hoạt động đấu thầu là hoạt động chọn ra nhà thầu, nhà đầu tư phù hợp với dự án của mình. Việc lựa chọn nhà thầu có thể bằng một trong các hình thức như: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện. Các hoạt động bắt buộc thông qua đấu thầu bao gồm các hoạt động mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ tại khoản 1 luật đấu thầu 2013.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định quản lý nhà nước về đấu thầu; trách nhiệm của các bên có liên quan và các hoạt động đấu thầu, bao gồm:
1. Lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp đối với:
a) Dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;
c) Dự án đầu tư phát triển không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án;
d) Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;
đ) Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;
e) Mua hàng dự trữ quốc gia sử dụng vốn nhà nước;
g) Mua thuốc, vật tư y tế sử dụng vốn nhà nước; nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập;
2. Lựa chọn nhà thầu thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam mà dự án đó sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án;
3. Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), dự án đầu tư có sử dụng đất;
4. Lựa chọn nhà thầu trong lĩnh vực dầu khí, trừ việc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí liên quan trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí theo quy định của pháp luật về dầu khí.

Hành nghề hoạt động đấu thầu

Cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu phải đáp ứng điều điều 16 luật đấu thầu 2013 là “chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu

Điều 16. Điều kiện đối với cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu
2. Cá nhân tham gia trực tiếp vào việc lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất thuộc tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp, doanh nghiệp, đơn vị hoạt động tư vấn đấu thầu, ban quản lý dự án chuyên nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.

Việc cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu theo quy định tại điều 12 thông tư 04/2019/TT-BKHĐT

Điều 12. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu
Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
1. Có chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản;
2. Tốt nghiệp đại học trở lên;
3. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
4. Đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Đã tham gia thường xuyên, liên tục vào một trong các công việc liên quan đến hoạt động đấu thầu trong vòng 04 năm trở lại đây (tính đến thời điểm đăng ký thi sát hạch), bao gồm:
– Tham gia giảng dạy về đấu thầu;
– Tham gia xây dựng văn bản pháp luật về đấu thầu;
– Tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu, quản lý thực hiện hợp đồng các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu như: tham gia vào công tác lập, thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu; lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu, tham gia thương thảo, hoàn thiện hợp đồng; tham gia các công tác quản lý dự án, quản lý hợp đồng (nghiệm thu, thanh toán, điều chỉnh hợp đồng…);
b) Đã tham gia vào một trong các công việc liên quan đến hoạt động đấu thầu quy định tại điểm a Khoản này trong vòng 05năm trở lại đây (tính đến thời điểm đăng ký thi sát hạch) nhưng không thường xuyên, liên tục;
c) Đã tham gia lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu tối thiểu 05 gói thầu quy mô lớn (gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hoá có giá trị gói thầu trên 10 tỷ đồng; gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu trên 20 tỷ đồng) hoặc 10 gói thầu quy mô nhỏ. Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn phức tạp được tính tương đương gói thầu quy mô lớn; gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn đơn giản được tính tương đương gói thầu quy mô nhỏ”.
5. Đạt kỳ thi sát hạch do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Điều kiện kinh doanh tư vấn đấu thầu

Theo quy định hiện hành, không có yêu cầu cụ thể đối với doanh nghiệp, tổ chức tư vấn đấu thầu. Quy định chỉ yêu cầu người tham gia thực hiện các hoạt động này phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu. Do vậy, có thể thấy để trở thành đơn vị kinh doanh tư vấn đấu thầu thì phải có nhân viên có chứng chỉ hành nghề hoạt động tư vấn đầu.

Việc hoạt động tư vấn đấu thầu có thể thực hiện theo hình thức tổ chức hoặc cá nhân hoạt động tư vấn độc lập về đấu thầu

Các hoạt động về tư vấn đấu thầu: Theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT, cá nhân thuộc doanh nghiệp hoạt động tư vấn đấu thầu khi tham gia trực tiếp vào hoạt động sau sẽ phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu:
– Lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
– Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.

Trong khi đó, các phòng ban khác trong công ty với nhiệm vụ hỗ trợ cho khối hoạt động tư vân đấu thầu sẽ không tham gia trực tiếp vào hoạt động tư vấn đấu thầu mà chỉ làm các công việc chuyên môn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của phòng, ban đó. Như vậy, các phòng, ban hành chính, nhân sự,…của công ty tư vân đấu thầu sẽ không cần có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ
(Số: 01/20…/TĐ-GN)

Hôm nay, ngày … tháng … năm 20…, chúng tôi gồm:
BÊN A: 
Mã số doanh nghiệp:
Địa chỉ:
Đại diện theo pháp luật: Bà
Email:
BÊN B: CÔNG TY LUẬT TNHH LVNLAW VIỆT NAM
Mã số thuế: 0109471663
Trụ sở : Tổ dân phố 14, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Đại diện theo pháp luật: Ông

Xét rằng
– Bên A đang có nhu cầu được cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ dịch vụ định kỳ.
– Bên B là một công ty luật thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam có khả năng cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ dịch vụ định kỳ cho Bên A.

Vì vậy hai bên đồng ý ký kết hợp đồng dịch vụ tư vấn định kỳ với các điều kiện và điều khoản sau:

Điều 1. Phạm vi công việc
1.1 Theo quy định tại Hợp đồng này, Bên A lựa chọn Bên B cung cấp dịch vụ tư vấn và/hoặc thực hiện dịch vụ trên cơ sở hợp tác lâu dài, thường xuyên và nhận phí dịch vụ hàng tháng.
1.2 Ngoài những quy định như đã nêu tại mục 1.1 ở trên, trong những trường hợp cần thiết và theo yêu cầu của Bên A, các bên sẽ ký kết hợp đồng dịch vụ tư vấn hoặc thoả thuận riêng khác. Phí dịch vụ của những hợp đồng, thoả thuận như vậy sẽ không tính vào phí dịch vụ tư vấn thường xuyên mà Bên A thanh toán cho Bên B theo Hợp đồng này.

Điều 2. Trách nhiệm của Bên B
Bên B sẽ cung cấp các dịch vụ sau đây cho Bên A và các dịch vụ khác theo theo yêu cầu của bên A
2.1. Dịch vụ cung cấp miễn phí
Cung cấp các văn bản pháp luật liên quan đến ngành nghề hoạt động kinh doanh của Bên A.
2.2. Các dịch vụ cung cấp theo yêu cầu của Bên A:
(i)   Cung cấp ý kiến pháp lý về các vấn đề liên quan tới quá trình hoạt động kinh doanh của Bên A tại Việt Nam;
(ii)   Soạn thảo và/hoặc hỗ trợ Bên A trong việc chuẩn bị các tài liệu, hợp đồng phục vụ các giao dịch trong quá trình hoạt động kinh doanh của Bên A;
(iii)  Cung cấp ý kiến tư vấn nhằm tìm ra các giải pháp tối ưu cho các vấn đề phát sinh của Bên A;
(iv)   Rà soát các văn bản do Bên A đưa ra và cung cấp các ý kiến và trích dẫn căn cứ đối với các tài liệu này cũng như những vấn đề phát sinh của Bên A (nếu yêu cầu);

Điều 3. Trách nhiệm của Bên A
3.1.   Cung cấp các thông tin, tài liệu và các chứng từ để hỗ trợ Bên B trong quá trình thực hiện các công việc quy định trong Hợp đồng;
3.2.   Cung cấp cho Bên B (nếu xét thấy hợp lý) các thông tin và tài liệu hỗ trợ có liên quan đến yêu cầu của Bên A sau khi Bên B đã xem xét những yêu cầu đó và thấy rằng cần thiết phải có thêm những thông tin chi tiết khác được Bên A cung cấp.
3.3.   Thanh toán phí dịch vụ cho Bên B theo quy định tại điều 4 của Hợp đồng này.

Điều 4. Phí dịch vụ tư vấn và phương thức thanh toán
4.1.  Bên A sẽ phải thanh toán cho Bên B khoản phí dịch vụ cố định hàng tháng là 5.000.000 VNĐ (Năm triệu đồng Việt Nam) đối với những dịch vụ quy định tại khoản 2.1 và 2.2 trong thời hạn hiệu lực của Hợp đồng này.
Khoản phí này được xem như là khoản phí cố định được ước tính thanh toán cho 10 (mười) giờ làm việc của một chuyên viên tư vấn  trong một tháng.
Khoản phí dịch vụ hàng tháng này không bao gồm thuế GTGT 10%  hay bất cứ khoản chi phí hợp lý khác theo yêu cầu của các cơ quan chức năng Việt Nam (nếu có).
4.2.  Trong trường hợp khối lượng công việc và/hoặc dịch vụ mà Bên A yêu cầu trong một tháng đòi hỏi Bên B vượt quá 10 giờ làm việc của một chuyên viên tư vấn thì Bên B sẽ thông báo và đề nghị Bên A thoả thuận thanh toán khoản phí bổ sung tương ứng với lượng thời gian vượt trội (“phí thêm giờ”). Phí thêm giờ được tính là 300.000 VNĐ/giờ (Ba trăm nghìn đồng/ giờ chưa bao gồm thuế VAT ) Khoản phí thêm giờ này sẽ được cộng thêm vào khoản phí hàng tháng của tháng tiếp theo trên cơ sở được sự chấp thuận của Bên A.
4.3.   Bên B sẽ thông báo cho Bên A những khoản thanh toán bổ sung như phí dịch vụ của các thoả thuận riêng; các chi phí thực tế bao gồm phí đi lại, ăn ở của chuyên viên tư vấn khi công tác ngoài phạm vi thành phố Hà Nội, phí liên lạc quốc tế và các khoản phí chính thức khác phải thanh toán cho các cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện công việc theo yêu cầu của Bên A. Khoản phí này sẽ không được tính vào phí dịch vụ như nêu trong Hợp đồng này và sẽ được tính thành khoản thanh toán riêng có kèm theo các hoá đơn, chứng từ có liên quan.
4.4. Bên A có trách nhiệm thanh toán cho Bên B trong vòng 5 (năm) ngày đầu tiên của mỗi tháng dịch vụ.
4.5 Phương thức thanh toán:
Phí thanh toán sẽ được thực hiện bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản theo thông tin sau:
Tài khoản VND:
Người thụ hưởng:

Điều 5. Thời hạn và hiệu lực của Hợp đồng
5.1 Hợp đồng này có hiệu lực trong 06 (sáu) tháng kể từ ngày 01 tháng 03 năm 20…;
5.2 Hợp đồng này sẽ được tự động chấm dứt nếu trong vòng 15 (mười lăm) ngày trước khi Hợp đồng này chấm dứt, không Bên nào thông báo có mong muốn chấm dứt Hợp đồng này.

Điều 6. Sửa đổi, bổ sung và chấm dứt hiệu lực của hợp đồng
6.1 Hợp đồng này sẽ được sửa đổi, bổ sung theo thoả thuận bằng văn bản có chữ ký xác nhận của hai Bên;
6.2 Hợp đồng này sẽ hết hiệu lực khi một trong các trường hợp sau xảy ra:
– Thời hạn của Hợp đồng đã hết nhưng không được gia hạn như nêu tại khoản 5.2;
–  Một trong các Bên bị phá sản, giải thể. Trong trường hợp này, việc chấm dứt hiệu lực của Hợp đồng này sẽ được các Bên thoả thuận và thực hiện theo các quy định của pháp luật về giải thể và phá sản và các quy định pháp luật khác có liên quan;
– Bên A không thực hiện việc thanh toán theo như quy định tại Điều 4 của Hợp đồng này trong thời gian 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày Bên A có nghĩa vụ thanh toán cho Bên B theo như quy định tại Hợp đồng này. Trong trường hợp này, Bên B có toàn quyền tự động đơn phương chấm dứt Hợp đồng.
– Hợp đồng được chấm dứt trước thời hạn theo đề nghị bằng văn bản của các Bên. Trong trường hợp này, Bên đề nghị chấm dứt Hợp đồng phải gửi văn bản đề nghị cho Bên kia trước 15 (mười lăm) ngày. Thời điểm Hợp đồng được chấm dứt là 15 ngày sau, kể từ ngày gửi đề nghị chấm dứt Hợp đồng cho Bên kia. Hai bên sẽ lập biên bản thanh lý Hợp đồng.

Điều 7. Bảo mật
Các Bên nhất trí rằng tất cả các tài liệu, giấy tờ, thông tin trao đổi và thoả thuận giữa hai Bên được xem là thuộc quyền sở hữu của các Bên và được các Bên cam kết bảo mật tuyệt đối. Các Bên chỉ được phép tiết lộ những tài liệu, giấy tờ, thông tin trao đổi và các thoả thuận này cho bất kỳ Bên nào khác sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của cả hai Bên.

Điều 8. Giải quyết tranh chấp
Trong trường hợp phát sinh tranh chấp liên quan đến Hợp đồng này, các Bên trước hết sẽ giải quyết trên cơ sở đàm phán, thương lượng hoặc hoà giải. Nếu các Bên vẫn không đạt được thỏa thuận bằng đàm phán hoặc hòa giải, vụ việc sẽ được đệ lên Tòa Kinh tế có thẩm quyền của Việt nam giải quyết theo quy định hiện hành của pháp luật Việt nam.

Điều 9. Chuyển giao tài liệu:
Tất cả các thư giao dịch, tài liệu giao dịch giữa các Bên đều phải được gửi theo địa chỉ của  mỗi Bên theo như quy định tại Hợp đồng này. Trong trường hợp có sự thay đổi về địa chỉ, số điện thoại hoặc những thông tin khác có liên quan, các Bên phải thông báo cho nhau biết về sự thay đổi đó; Những tài liệu được chuyển giao chỉ được coi là đã được gửi và đã được nhận khi có xác nhận của các Bên về việc gửi và nhận đó.

Điều 10. Điều khoản cuối cùng:
Hợp đồng này được lập thành hai (02) Bản Tiếng Việt, mỗi Bên giữ một (01) Bản làm cơ sở thực hiện.
Hai bên đã đọc lại và thống nhất các nội dung, đồng thời ký xác nhận dưới đây.

Bên A Bên B

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Luật sư có được làm chứng cho giao dịch hay không?

Theo quy định tại điều 30 luật luật sư có quy định về các hoạt động dịch vụ pháp lý khác của luật sư bao gồm:

Điều 30. Hoạt động dịch vụ pháp lý khác của luật sư
1. Dịch vụ pháp lý khác của luật sư bao gồm giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại; dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch và giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật.
2. Khi thực hiện dịch vụ pháp lý khác, luật sư có quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật có liên quan.

Theo quy định này, luật sư có thể xác nhận giấy tờ, các giao dịch giúp đỡ khách hàng. Tuy nhiên, việc xác nhận hiện tại không có văn bản hướng dẫn cụ thể nên có thể có nhiều quan điểm khác nhau về việc xác nhận giấy tờ giao dịch này. Trong một số trường hợp, việc xác nhận, làm chứng của luật sư với mục đích tạo sự tin tưởng trong giao dịch, nếu giao dịch bất hợp pháp luật sư có thể bị xử lý đồng phạm nếu giao dịch có vi phạm pháp luật.

Luật sư làm chứng cho hợp đồng mua bán đất

Đối với các giao dịch đất đai đều phải thực hiện qua công chứng. Một số trường hợp đất chưa đủ điều kiện giao dịch, luật sư làm chứng cho giao dịch có thể là hành vi vi phạm pháp luật. Cụ thể vào ngày 16/06/2023, Viện KSND tỉnh Đồng Nai đã có công văn gửi cho Đoàn LS, kiến nghị phòng ngừa tội phạm. Cụ thể, cơ quan này cho biết, trong thời gian qua, có một số LS thuộc Đoàn LS Đồng Nai đã lợi dụng văn phòng (VP) LS và con dấu để xác nhận, chứng kiến việc mua bán giấy tờ tay (không được pháp luật công nhận) cho các đương sự để hưởng thù lao (500.000 đồng đến 1 triệu đồng). Việc làm này tạo điều kiện cho các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Việc làm chứng và dùng con dấu của VPLS xác nhận vào hợp đồng mua bán bằng giấy tờ tay, làm cho người mua đất của bị can Q. nhầm tưởng hợp đồng có giá trị pháp lý nên đã tạo điều kiện cho Q. lừa đảo, gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội tại địa phương“, theo nội dung công văn gửi Đoàn LS do ông Lê Nguyễn Thắng, Phó viện trưởng Viện KSND tỉnh Đồng Nai ký.

Liên quan tới vấn đề này, các công ty luật, VPLS liên quan tuy không bị phạt về việc “làm chứng” nhưng đã bị xử lý về lý do “Hoạt động không đúng trụ sở đã ghi trong giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư” và “Thực hiện dịch vụ pháp lý mà không ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản“.

Từ các phân tích trên có thể thấy, việc làm chứng của luật sư đối với giao dịch hiện tại không có quy định cấm cụ thể bằng văn bản. Tuy nhiên, trên thực tế, việc luật sư làm chứng có nhiều rủi ro pháp lý như:
Khó kiểm soát nội dung giao dịch (cụ thể nhiều trường hợp luật sư làm chứng cho nhiều giao dịch mà trong đó một đối tượng giao dịch được chuyển nhượng cho nhiều người khác nhau). Khác với các VPCC đối với việc chuyển nhượng BĐS có hệ thống để check thông tin giao dịch.
Dễ trở thành đồng phạm trong giao dịch lừa đảo. Nhiều trường hợp việc yêu cầu luật sư làm chứng có tác dụng giúp bên mua tin tưởng trong các giao dịch mua bán lừa đảo. Với trường hợp này, đôi khi luật sư có thể bị xử lý với trường hợp đồng phạm.
Dễ vi phạm quy định về hành nghề luật. Tương tự với các trường hợp bị xử phạt trên, trường hợp làm chứng nhưng không lập hợp đồng dịch vụ pháp lý sẽ bị xử lý với lỗi “Thực hiện dịch vụ pháp lý mà không ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản

Nội dung làm chứng của luật sư

Trường hợp thực hiện nội dung làm chứng theo quy định về việc “xác nhận giấy tờ, giao dịch” luật sư có thể làm chứng theo nội dung dạng:

Ngày 04/07/2023, tôi chứng kiến việc hai bên trao đổi, nói chuyện và ký kết văn bản nêu trên. Sau khi ký kết, ông A giao tiền cho ông B số tiền … đồng.

Việc làm chứng trên mang tính chất mô tả hiện tượng có giao dịch với nhau, có giao nhận tiền (không làm chứng về nội dung giao dịch)

Pháp luật có cấm việc luật sư làm chứng hay không?

Gợi mở tọa đàm ngày 14.4, LS Lê Quang Y, Chủ nhiệm Đoàn LS Đồng Nai, cho biết việc LS làm chứng việc mua bán quyền sử dụng đất bằng giấy tờ tay xảy ra hàng trăm trường hợp trên địa bàn tỉnh và nhiều địa phương khác trong cả nước dẫn đến nhiều hệ lụy xã hội, rủi ro… Tuy nhiên, hiện nay có 2 quan điểm trái ngược nhau. Quan điểm cho rằng việc làm chứng pháp luật không cấm thì LS được phép xác nhận. Ngược lại thì không cho phép LS làm chứng.

Sau gợi mở, nhiều ý kiến của LS (kể cả LS nhiều địa phương khác như Lâm Đồng, Đắk Lắk…) đưa ra nhằm bảo vệ quan điểm được làm chứng. LS Trương Tiến Dũng, Phó chủ nhiệm Đoàn LS Đồng Nai, cho biết trước đây ông cũng có làm chứng trong giao dịch mua bán quyền sử dụng đất bằng giấy tờ tay, nhưng sau khi Sở Tư pháp Đồng Nai cho văn bản chấn chỉnh nên thôi.

“Nhưng nếu có vài tỉ đồng thì tôi cũng làm chứng vì pháp luật không cấm. Tôi không tranh phần của công chứng, chứng thực mà chỉ là người làm chứng biết sự việc mua bán. Đây là một dịch vụ pháp lý mà LS được phép thực hiện”, LS Dũng lý giải.

Đồng quan điểm, LS Lưu Văn Tám, Phó chủ nhiệm Đoàn LS Bà Rịa-Vũng Tàu, viện dẫn khoản 5 điều 22 luật LS quy định “được thực hiện dịch vụ pháp lý khác”. Mà dịch vụ pháp lý ở đây hiểu theo khoản 1 điều 30 luật LS gồm “xác nhận giấy tờ, các giao dịch và giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật”. Từ đây, LS Tám đặt vấn đề: “Vậy LS có làm chứng được không? Theo luật thì làm được”.

Ngoài ra, nhiều quan điểm đưa ra nhằm ủng hộ cho phép LS làm chứng như giúp đỡ người dân xác nhận, khi họ không đủ điều kiện mua bán (khu vực bị quy hoạch, không đủ diện tích tách thửa… ), có nơi an cư; việc làm chứng diễn ra rất nhiều nhưng chưa có quy định xử phạt, luật pháp nhiều nước trên thế giới cho phép LS làm thay cả công chứng…

Bài học về việc làm chứng tại Hồ Chí Minh

Trong khi đó, LS Nguyễn Đức, Đoàn LS Đồng Nai, viện dẫn nhiều vụ làm chứng của LS gây hậu quả cho xã hội, mất uy tín trong giới LS như vụ Nguyễn Đình Chính vẽ dự án “ma” phân lô bán nền đất nông nghiệp xảy ra tại Đồng Nai, lừa đảo khách hàng lên đến hàng chục tỉ đồng. Liên quan vụ việc, cơ quan công an phát hiện một văn phòng LS (tại TP.HCM, có chi nhánh đóng tại Đồng Nai) soạn thảo và đóng dấu với tư cách người làm chứng vào 54 hợp đồng chuyển nhượng.

“Hiện nay, không có quy định nào cho phép LS làm chứng. Mặt khác, khi tiếp cận vụ việc, hơn ai hết LS phải biết rõ giao dịch mua bán ở đây hoàn toàn trái luật vì chưa đủ điều kiện. Đoàn LS cũng từng tổ chức tọa đàm với nội dung tương tự và Sở Tư pháp khẳng định việc làm này (LS làm chứng) là sai”, LS Đức bức xúc.

PGS-TS Hồ Xuân Thắng, giảng viên Trường đại học Ngân hàng TP.HCM, dẫn quy định pháp luật để phản bác quan điểm của LS Lưu Văn Tám. Ông Thắng cho rằng LS Tám vận dụng khoản 1 điều 30 mà quên khoản 2 điều 30 quy định: “Khi thực hiện dịch vụ pháp lý khác, LS có quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật có liên quan”. Luật pháp liên quan trong những trường hợp này, theo ông Thắng, là luật Đất đai và luật Kinh doanh bất động sản đều buộc khi giao dịch phải công chứng, chứng thực. “Và trong 2 luật này đều không hề có quy định nào cho phép LS tham gia làm chứng trong hợp đồng mua bán”, ông Thắng đúc kết.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Nhà xuất bản nước ngoài là gì?

Theo quy định tại khoản 1 điều 8 luật xuất bản 2012 quy định: “1. Nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài (bao gồm doanh nghiệp, tổ chức được thành lập tại nước ngoài hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực trong đó có xuất bản, phát hành xuất bản phẩm) được thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam sau khi được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép”. Theo đó, xuất bản phẩm được định nghĩa như sau:

4. Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức sau đây:
a) Sách in;
b) Sách chữ nổi;
c) Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp;
d) Các loại lịch;
đ) Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách.

Đối với các trường hợp nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài khi thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam sẽ áp dụng quy định tại luật xuất bản và các văn bản hướng dẫn.

Điều kiện thành lập VPĐD nhà xuất bản nước ngoài

Để thành lập văn phòng đại diện nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện tại điều 6 nghị định 195/2013/NĐ-CP:

Điều kiện thành lập
– Nhà xuất bản, tổ chức phát hành xuất bản phẩm đang hoạt động hợp pháp tại nước ngoài;
– Nhân sự dự kiến bổ nhiệm làm người đứng đầu văn phòng đại diện phải thường trú tại Việt Nam, có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, có trình độ đại học trở lên, không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án;

Nội dung hoạt động
– Giới thiệu, trưng bày, triển lãm, quảng cáo hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam về tổ chức và xuất bản phẩm của nhà xuất bản hoặc của tổ chức phát hành xuất bản phẩm do mình đại diện;
– Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, hợp tác, trao đổi về bản quyền, xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm cho nhà xuất bản, tổ chức phát hành xuất bản phẩm do mình đại diện.

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện NXB nước ngoài

Bước 1: Thành lập văn phòng đại diện

Hồ sơ: theo khoản 1 điều 7 nghị định 195/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 150/2018/NĐ-CP)
– Đơn đề nghị cấp giấy phép
– Văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận nhà xuất bản, tổ chức phát hành xuất bản phẩm đang hoạt động hợp pháp tại nước đặt trụ sở chính
– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu bằng tốt nghiệp đại học trở lên
– Phiếu lý lịch tư pháp và sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ chứng minh được phép thường trú tại Việt Nam của người đứng đầu văn phòng đại diện do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc, trả lời sau 3 ngày làm việc nếu hồ sơ không hợp lệ
Cơ quan giải quyết: Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Xuất bản, In và Phát hành)
Ngôn ngữ: Tiếng Việt (nếu dùng tiếng nước ngoài thì phải có công chứng dịch)

Bước 2: Đăng ký mã số thuế cho văn phòng đại diện nhà xuất bản nước ngoài tại Cục thuế nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở

Bước 3: Khắc dấu và đăng ký mẫu dấu cho văn phòng đại diện nhà xuất bản nước ngoài tại Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Hộ kinh doanh cá thể là một trong những hình thức kinh doanh đơn giản nhưng vẫn rất được ưa chuộng hiện nay. Sau đây LVNLAW sẽ hướng dẫn thủ tục và hồ sơ khi tiến hành thành lập tại hộ kinh doanh.

Điều kiện thành lập hộ kinh doanh

Theo điều 79 nghị định 01/2021/NĐ-CP đối tượng đăng ký hộ kinh doanh bao gồm: Cá nhân, hộ gia đình. So với quy định cũ tại nghị định 78/2015/NĐ-CP đã bỏ đi đối tượng “nhóm cá nhân. Như vậy, hiện nay các cá nhân không chung hộ gia đình không thể thành lập chung hộ kinh doanh như trước đây. Chuyển tiếp các trường hợp HKD thành lập bởi nhóm cá nhân theo quy định tại điều 99 nghị định 01/2021/NĐ-CP

Điều 99. Quy định chuyển tiếp đối với hộ kinh doanh do hộ gia đình, nhóm cá nhân thành lập
1. Hộ kinh doanh do hộ gia đình, nhóm cá nhân thành lập đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục hoạt động mà không bắt buộc phải đăng ký lại theo quy định tại Nghị định này.
2. Trường hợp hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, thông báo tạm ngừng kinh doanh, thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, thông báo chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh thì biên bản họp nhóm cá nhân tham gia hộ kinh doanh được sử dụng thay thế cho biên bản họp thành viên hộ gia đình trong hồ sơ. Hộ kinh doanh nêu trên chỉ thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi thành viên nếu có thành viên không tiếp tục tham gia hộ kinh doanh.

Đặt tên hộ kinh doanh

Việc đặt tên hộ kinh doanh theo quy định tại điều 88 nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:

Điều 88. Đặt tên hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Cụm từ “Hộ kinh doanh”;
b) Tên riêng của hộ kinh doanh.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
2. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
3. Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
4. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.

Theo đó khi tiến hành đặt tên hộ kinh doanh phải để theo hình thức HỘ KINH DOANH +  TÊN RIÊNG HỘ KINH DOANH.

Theo quy định trên việc đặt tên bằng từ ngữ tiếng anh không bị cấm được phép dùng các chữ F J Z W và số. Như vậy nếu đặt là Phan Thị Studio bạn sẽ phải đặt tên hộ kinh doanh của mình cụ thể là HỘ KINH DOANH PHAN THỊ STUDIO. Trong trường hợp tại địa bàn cấp quận, huyện nơi bạn đặt hộ kinh doanh đã có hộ kinh doanh khác có tên tương tự thì chuyên viên xử lý hồ sơ sẽ không đồng ý và yêu cầu bạn thay đổi tên.

Lưu ý: Trên thực tế một số Phòng Tài Chính – Kế Hoạch thuộc UBND cấp quận, huyện không cho phép đặt tên hộ kinh doanh bằng tiếng anh. Tuy nhiên việc này là không có căn cứ cụ thể

Hồ sơ và thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện bao gồm các giấy tờ sau:
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
– Uỷ quyền đăng ký hộ kinh doanh

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
Thành lập hộ kinh doanh cá thể ở đâu: Cơ quan tiếp nhận là phòng Tài chính – kế hoạch thuộc UBND cấp quận nơi hộ cá thể dự kiến đặt trụ sở

Đăng ký thuế cho hộ kinh doanh cá thể

Từ ngày 01/07/2023 theo thông tư 02/2023/TT-BKHĐT việc đăng ký thuế sẽ được liên thông giữa cơ quan ĐKKD và cơ quan thuế. Theo đó,

Điều 5b. Mã số hộ kinh doanh
1. Mã số hộ kinh doanh là dãy số được tạo tự động bởi Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế và truyền sang hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh để cấp cho hộ kinh doanh khi đăng ký hộ kinh doanh. Mã số hộ kinh doanh được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Mã số này đồng thời là mã số thuế của hộ kinh doanh.

Thủ tục đăng ký HKD qua mạng điện tử

Cũng theo quy định mới tại thông tư 02/2023/TT-BKHĐT việc đăng ký hộ kinh doanh từ 01/07/2023 có thể thực hiện qua cổng đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

3. Hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh là một cấu phần của Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng và vận hành để gửi, nhận, lưu trữ, hiển thị hoặc thực hiện các nghiệp vụ khác đối với dữ liệu hộ kinh doanh để phục vụ công tác đăng ký hộ kinh doanh.

Một số quy định khác về hộ kinh doanh

1. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh.
2. Mỗi cá nhân, hộ gia đình chỉ được đăng ký 01 hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc
3. Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân
4. Nơi đăng ký hộ kinh doanh không nhất thiết phải là nơi thường trú của chủ hộ

Mức phạt hành chính phổ biến đối với hộ kinh doanh

Việc đăng ký hộ kinh doanh tuy đơn giản nhưng nếu không hiểu rõ các quy định pháp luật về hộ kinh doanh thì hộ gia đình, cá nhân đăng ký sẽ rất dễ bị xử phạt hành chính do vi phạm quy định về hộ kinh doanh. Dưới đây là tổng hợp một số trường hợp xử phạt khách hàng có thể tham khảo. Các nội dung xử phạt được quy định tại nghị định 122/2021/NĐ-CP

Điều 62. Vi phạm về đăng ký hộ kinh doanh
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cá nhân, các thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh;
b) Không được quyền thành lập hộ kinh doanh nhưng vẫn thành lập hộ kinh doanh;
c) Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định;
d) Không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kê khai không trung thực, không chính xác hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hoặc hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh.
Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế;
b) Tiếp tục kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi có yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp chưa đăng ký đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Điều 63. Vi phạm về chế độ thông tin báo cáo của hộ kinh doanh
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không báo cáo tình hình kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện;
b) Thay đổi chủ hộ kinh doanh nhưng không gửi hồ sơ thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký;
c) Tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo nhưng không gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký;
d) Chuyển địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện;
đ) Chấm dứt hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không thông báo hoặc không nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện;
e) Thay đổi ngành, nghề kinh doanh nhưng không gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở chính;
g) Hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng không thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh, cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường.
Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc báo cáo tình hình kinh doanh theo yêu cầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e và điểm g khoản 1 Điều này.

Câu hỏi thường gặp

Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh?

Tuỳ từng quy mô và mục đích của khách hàng mà câu trả lời sẽ khác nhau. Trường hợp khách hàng muốn một hình thức kinh doanh đơn giản, thủ tục thuế đơn giản và kinh doanh nhỏ lẻ thì nên làm hộ kinh doanh. Nếu quy mô lớn, cơ cấu tổ chức chặt chẽ và kinh doanh tại nhiều địa phương thì nên thành lập công ty

Số vốn tối thiểu thành lập hộ kinh doanh là bao nhiêu tiền?

Hiện tại đối với hộ kinh doanh không yêu cầu về vốn tối thiểu (trừ một số ngành nghề có điều kiện về vốn, tuy nhiên cần lưu ý xem các ngành nghề này hộ kinh doanh có được hoạt động hay không) do vậy, với hộ kinh doanh có thể thành lập với mức vốn bất kỳ

Người nước ngoài có được thành lập hộ kinh doanh?

Việc thành lập hộ kinh doanh chỉ áp dụng với cá nhân Việt Nam. Đối với người nước ngoài sẽ cần thành lập doanh nghiệp và thực hiện theo các thủ tục về đầu tư

Đăng ký kinh doanh hộ cá thể cần những gì?

Chỉ cần chuẩn bị bản sao y chứng minh nhân dân, hộ chiếu. Một số nơi có thể yêu cầu hồ sơ trụ sở của hộ kinh doanh như hợp đồng thuê, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (tuy nhiên theo quy định pháp luật là không cần)

Lệ phí đăng ký kinh doanh hộ cá thể:

Lệ phí đăng ký hộ kinh doanh hiện nay là 100 nghìn đồng

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con là nghĩa vụ của cha mẹ sau khi ly hôn đối với con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình khi con không sống chung hoặc sống chung nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Cấp dưỡng là gì?

Theo quy định tại điều 110 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:

Điều 107. Nghĩa vụ cấp dưỡng
1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.
Điều 110. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con
Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Như vậy, cha mẹ chỉ phải cấp dưỡng cho con trong trường hợp không sống chung hoặc sống chung nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi con cụ thể:
– Con chưa thành niên
– Con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản tự nuôi mình

Các tính tiền cấp dưỡng

Mức cấp dưỡng nuôi con cụ thể là bao nhiêu tiền? Căn cứ vào đâu để xác định mức cấp dưỡng. Theo quy định tại điều 116 Luật hôn nhân gia đình:

Điều 116. Mức cấp dưỡng
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Hiện tại không có quy định cụ thể về mức cấp dưỡng là bao nhiêu. Trước đây, theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Nghị định 70/2001/NĐ-CP) thì “khả năng thực tế của người có nghĩa cấp dưỡng là người có thu nhập thường xuyên hoặc tuy không có thu nhập thường xuyên nhưng còn tài sản sau khi đã trừ đi chi phí thông thường cần thiết cho cuộc sống của người đó”.

Còn theo khoản 2 Điều 16 Nghị định 70/2001/NĐ-CP thì “nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng được xác định căn cứ vào mức sinh hoạt trung bình tại địa phương nơi người được cấp dưỡng cư trú, bao gồm các chi phí thông thường cần thiết về ăn, ở, mặc, học, khám chữa bệnh và các chi phí thông thường cần thiết khác để bảo đảm cuộc sống của người được cấp dưỡng”.

Tuy nhiên, với những quy định như vậy, rất khó để tòa án có thể tính toán được thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng cũng như tính toán nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Từ vướng mắc trong thực tiễn như vậy, Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hướng dẫn như sau: “Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì tùy vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý”.

Thực tiễn giải quyết tại các tòa án trước đây và hiện tại thường vận dụng quy định tại khoản 2, phần III của Công văn số 24/1999/KHXX ngày 17/3/1999 của Tòa án nhân dân tối cao, cụ thể là “Tòa án phải xem xét đến khả năng kinh tế nói chung và thu nhập nói riêng của người phải đóng góp phí tổn cũng như khả năng kinh tế nói chung và thu nhập nói riêng của người nuôi dưỡng con. Trong đó mức đóng góp phí tổn nuôi dưỡng, giáo dục con tối thiểu không dưới 1/2 (một phần hai) mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm xét xử sơ thẩm đối với một người con” để làm căn cứ giải quyết.

Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng các hướng dẫn tại Công văn số 24/1999/KHXX ngày 17/3/1999 của Tòa án nhân dân tối cao và Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không còn hiệu lực thi hành và không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, cho nên tòa án căn cứ vào hướng dẫn của các văn bản này để quyết định mức cấp dưỡng thông thường là bằng ½ tháng lương cơ sở là không đúng quy định pháp luật. Điều này dẫn đến thực tế là mức cấp dưỡng theo quyết định của tòa án không đáp ứng được chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng con chưa thành niên. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng, do hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể của Tòa án nhân dân tối cao về xác định mức cấp dưỡng nên tòa án cần vận dụng tinh thần của các văn bản trước đây mà cụ thể là Công văn số 24/1999/KHXX ngày 17/3/1999 của Tòa án nhân dân tối cao và Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét giải quyết về mức cấp dưỡng nuôi con

Phương thức cấp dưỡng

Về phương thức cấp dưỡng: Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết (Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

Trốn tránh cấp dưỡng

Trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng mà trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thì có thể bị khởi kiện ra Tòa theo quy định tại khoản 2 điều 107 Luật hôn nhân gia đình 2014. Theo đó, người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người được cấp dưỡng; người thân thích; cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu Tòa án yêu cầu người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Trường hợp sau khi Tòa án đã giải quyết nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng vẫn không tự giác thực hiện nghĩa vụ theo bản án còn có thể bị phạt hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 64 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.

Điều 64. Hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực thi hành án dân sự
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
c) Trì hoãn thực hiện nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp có điều kiện thi hành án;

Ngoài ra,hành vi cố ý không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng quy định tại điều 186 bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017)

Điều 186. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm


Không có đăng ký kết hôn có phải cấp dưỡng không?

Theo quy định tại điều 15, 16 Luật hôn nhân gia đình quy định về trách nhiệm của cha, mẹ với con không phụ thuộc vào đăng ký kết hôn do vậy nếu không có ĐKKH thì nghĩa vụ cấp dưỡng vẫn diễn ra bình thường

Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.
Điều 68. Bảo vệ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con
2. Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Lưu hành phân bón là gì?

Theo quy định tại điều 36 Luật trồng trọt 2018 quy định: phân bón muốn được kinh doanh tại Việt Nam phải có quyết định lưu hành phân bón của cơ quan có thẩm quyền. Quyết định lưu hành phân bón có thời hạn 05 năm và có thể được gia hạn. Vậy điều kiện và thủ tục lưu hành phân bón là gì?

Điều kiện lưu hành phân bón

Theo khoản 1 điều 37 luật trồng trọt 2018 phân bón được phép lưu hành khi đáp ứng điều kiện sau:

1. Đáp ứng các chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón;
2. Có kết quả khảo nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia, trừ loại phân bón sau đây:
– Phân bón hữu cơ sử dụng để bón rễ có thành phần chỉ là chất hữu cơ tự nhiên, đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
– Phân bón vô cơ đơn sử dụng để bón rễ có thành phần chỉ chứa đạm (N) hoặc lân (P) hoặc kali (K), đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
– Phân bón vô cơ phức hợp sử dụng để bón rễ trong thành phần chỉ chứa các nguyên tố dinh dưỡng đạm (N), lân (P), kali (K) được liên kết với nhau bằng các liên kết hóa học, đáp ứng chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
– Phân bón được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công nhận là tiến bộ kỹ thuật.

Khảo nghiệm phân bón là gì? Điều 2 luật trồng trọt 2018 giải thích “15. Khảo nghiệm phân bón là hoạt động theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu nhằm xác định phương thức sử dụng, tác động đến môi trường, hiệu quả nông học, hiệu quả kinh tế của phân bón.”

Việc khảo nghiệm phân bón sẽ do các tổ chức được công nhận đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm.

Hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam

Theo quy định tại điều 5 nghị định 84/2019/NĐ-CP hồ sơ thực hiện như sau:

Điều 5. Hồ sơ, trình tự và thẩm quyền cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam
1. Hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thông tin chung về phân bón có xác nhận của nhà sản xuất bao gồm: loại phân bón; tên phân bón; dạng phân bón; hướng dẫn sử dụng; phương thức sử dụng; thời hạn sử dụng; cảnh báo an toàn; chỉ tiêu chất lượng, hàm lượng yếu tố hạn chế trong phân bón kèm theo phiếu kết quả thử nghiệm;
c) Bản chính báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm phân bón (trừ các loại phân bón quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Trồng trọt);
d) Giấy chứng nhận lưu hành tự do của nước xuất khẩu cấp (đối với phân bón nhập khẩu quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 39 Luật Trồng trọt).
2. Trình tự và thẩm quyền cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam như sau:
Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây viết tắt là cơ quan có thẩm quyền).
Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định, nếu hồ sơ đáp ứng quy định thì ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (sau đây viết tắt là Quyết định công nhận) theo Mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không ban hành Quyết định công nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Thời hạn của Quyết định công nhận là 05 năm. Trước khi hết thời gian lưu hành 03 tháng, tổ chức, cá nhân có nhu cầu gia hạn phải thực hiện gia hạn theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

CD, DVD, USB chứa phim, ca nhạc là gì?

CD, DVD, USB chứa phim, ca nhạc là các bản ghi chương trình truyền hình, ca nhạc, phim được nhập khẩu và vận chuyển về Việt Nam. Theo quy định các sản phẩm này được xác định là văn hóa phẩm theo quy định tại thông tư 32/2012/NĐ-CP:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2. Văn hóa phẩm bao gồm:
a) Các bản ghi âm, ghi hình; các loại phim, băng từ, đĩa mềm, đĩa cứng, đĩa quang đã ghi nội dung; các sản phẩm công nghệ nghe nhìn khác đã ghi thông tin ở dạng chữ viết, âm thanh hoặc hình ảnh;
b) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tranh, nhiếp ảnh;
c) Di sản văn hóa vật thể và các sản phẩm liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể.

Được hướng dẫn bởi Mục 3 Công văn 2882/BVHTTDL-VP năm 2012 như sau: “Văn hóa phẩm là các bản ghi âm, ghi hình; các loại phim, băng từ, đĩa mềm, đĩa cứng, đĩa quang đã ghi nội dung; các sản phẩm công nghệ nghe nhìn khác đã ghi thông tin ở dạng chữ viết, âm thanh hoặc hình ảnh tại Điểm a Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 32/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh, không bao gồm các phần mềm tin học thông thường như đĩa cài đặt chương trình xử lý dữ liệu văn phòng, diệt virus, vận hành hệ thống

Như vậy, trước khi thực hiện thủ tục nhập khẩu đối với các sản phẩm này, tổ chức, cá nhân sẽ phải xin giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm tại Sở Văn hóa, thể thao

Thủ tục cấp phép CD, DVD, USB chứa phim, ca nhạc

Hồ sơ: Quy định tại nghị định 32/2012/NĐ-CP hồ sơ cấp giấy phép theo điều 9 như sau:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu CD, DVD, USB chứa phim, ca nhạc
– Giấy chứng nhận bản quyền tác giả; hợp đồng; bản dịch tóm tắt nội dung phim; giấy ủy quyền;
– Bản sao vận đơn hoặc giấy báo nhận hàng (nếu có)

Thời gian thực hiện: 02 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ; Trường hợp phải xin ý kiến các Bộ, ngành khác thời hạn tối đa là 10 ngày làm việc. Trường hợp phải giám định văn hóa phẩm nhập khẩu tối đa không quá 12 (mười hai) ngày làm việc.

Sau khi nhập khẩu bản mẫu, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gửi bản niêm phong tới cơ quan cấp phép để thực hiện kiểm duyệt. Trường hợp thông qua sẽ được phép sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Cục xuất bản, in và phát hành (sau đây gọi là cục xuất bản) là nơi tiếp nhận và thực hiện các thủ tục liên quan tới xuất bản phẩm, in ấn và phát hành các xuất bản phẩm này

Địa chỉ liên hệ cục xuất bản

Địa chỉ: Số 10 Đường Thành, Phường Cửa Đông, Hà Nội
Điện thoại: 02438285697; FAX: 02438287738
Email: vanthucucxb@mic.gov.vn
Website: https://ppdvn.gov.vn

Cục trưởng
Ông Nguyễn Nguyên
ĐT: 024. 39234118
Email: nnguyen@mic.gov.vn

Phó Cục trưởng:
Ông Nguyễn Ngọc Bảo
ĐT: 024. 38285698
Email: nnbao@mic.gov.vn

Văn phòng:
Chánh Văn phòng: Ông Hoàng Hải Long
ĐT: 024. 38285697
Email: hhlong@mic.gov.vn

Phòng Quản lý xuất bản :
Trưởng phòng: Bà Mai Thị Hương
ĐT: 024.39233150
Email: mthuong@mic.gov.vn

Phòng Quản lý in và Phát hành xuất bản phẩm
Trưởng phòng : Ông Nguyễn Xuân Thanh
ĐT: 024.38285642
Email: nxthanh@mic.gov.vn

Phòng Thanh tra, Pháp chế :
Trưởng phòng: Ông Hoàng Ngọc Bình
ĐT: 024.38253527
Email: hnbinh@mic.gov.vn

Văn thư :
ĐT: 024.39233153 (máy lẻ 207)
Email: vanthucucxb@mic.gov.vn

Các thủ tục hành chính thực hiện tại cục xuất bản

Lĩnh vực xuất bản

Thủ tục 1 – Cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện nhà xuất bản nước ngoài
Thủ tục 2 – Cấp lại giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuất bản nước ngoài
Thủ tục 3 – Gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện nhà xuất bản nước ngoài
Thủ tục 4 – Điều chỉnh, bổ sung thông tin giấy phép thành lập Văn phòng đại diện nhà xuất bản nước ngoài tại Việt Nam
Thủ tục 5 – Chấp thuận bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản
Thủ tục 6 – Chấp thuận miễn nhiệm, cách chức tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản
Thủ tục 7 – Cấp giấy xác nhận đăng ký xuất bản
Thủ tục 8 – Cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh
Thủ tục 9 – Cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản
Thủ tục 10 – Cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản
Thủ tục 11 – Cấp chứng chỉ hành nghề biên tập
Thủ tục 12 – Cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập (trường hợp bị thu hồi)
Thủ tục 13 – Cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập (trường hợp bị mất hoặc hư hỏng)

Lĩnh vực in

Thủ tục 1 – Cấp giấy phép hoạt động in
Thủ tục 2 – Cấp lại giấy phép hoạt động in
Thủ tục 3 – Đăng ký hoạt động cơ sở in
Thủ tục 4 – Thay đổi thông tin đăng ký hoạt động cơ sở in
Thủ tục 5 – Khai báo nhập khẩu thiết bị in
Thủ tục 6 – Cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm
Thủ tục 7 – Cấp lại giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm
Thủ tục 8 – Cấp đổi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm
Thủ tục 9 – Cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm
Thủ tục 10 – Cấp lại giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm
Thủ tục 11 – Đăng ký hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử
Thủ tục 12 – Đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm
Thủ tục 13 – Cấp giấy xác nhận đăng ký danh mục xuất bản phẩm nhập khẩu để kinh doanh
Thủ tục 14 – Cấp giấy phép in gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài
Thủ tục 15 – Cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh
Thủ tục 16 – Cấp giấy phép tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Viện dưỡng lão là gì?

Viện dưỡng lão được hiểu là viện hoặc tòa nhà được xây dựng nhằm phục vụ cho việc khám, chữa bệnh, chăm sóc tập trung những người cao tuổi. Tại nhiều nước trên thế giới, viện dưỡng lão là nơi tiếp đón nhiều người cao tuổi có tài sản lớn và không muốn phụ thuộc vào con cái. Theo quy định của Việt Nam, viện dưỡng lão được định nghĩa là cơ sở trợ giúp xã hội.

Điều kiện mở viện dưỡng lão

Điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực: Điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực đảm bảo theo quy định tại Điều 23, 24 và 25 Nghị định 103/2017/NĐ-CP. Cụ thể:
– Điều kiện về môi trường và vị trí: đặt tại địa điểm thuận tiện về tiếp cận giao thông, trường học, bệnh viện; không khí trong lành, có lợi cho sức khỏe; có điện, nước sạch phục vụ sinh hoạt.
– Điều kiện về cơ sở vật chất:
+ Diện tích đất tự nhiên đảm bảo bình quân: 30m2/đối tượng ở khu vực nông thôn, 10m2/đối tượng ở khu vực thành thị.
+ Diện tích phòng ở bình quân 6m2/đối tượng và 8m2/đối tượng phải chăm sóc 24/24 giờ một ngày. Phòng ở phải trang bị đồ dùng cần thiết phục vụ sinh hoạt hàng ngày của đối tượng.
+ Cơ sở phải có khu nhà ở, khu nhà bếp, khu làm việc của cán bộ nhân viên, khu vui chơi giải trí, hệ thống cấp thoát nước, điện, đường đi nội bộ; khu sản xuất và lao động trị liệu.
+ Các công trình thiết bị phải đảm bảo cho người cao tuổi sử dụng thuận tiện.
– Điều kiện về nhân viên trợ giúp xã hội:
+ Có sức khỏe.
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội, không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích.
+ Có kỹ năng để trợ giúp xã hội đối tượng.
+ Đảm bảo đủ về số lượng, trình độ chuyên môn.

Thủ tục mở viện dưỡng lão

Viện dưỡng lao được chia ra 2 loại là viện dưỡng lão công lập và viện dưỡng lão ngoài công lập. Trong bài viết này chỉ đề cập tới thành lập viện dưỡng lão ngoài công lập.

Bước 1: Thực hiện đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội

Hồ sơ đăng ký thành lập (Điều 15 nghị định 103/2017/NĐ-CP) như sau:
1. Tờ khai đăng ký thành lập theo mẫu
2. Phương án thành lập cơ sở.
3. Dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở theo mẫu
4. Bản sao có chứng thực đối với giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc hợp đồng cho thuê, mượn đất đai, cơ sở vật chất và tài sản gắn liền với đất phục vụ cho hoạt động của cơ sở.
5. Phiếu lý lịch tư pháp của các sáng lập viên.
6. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân. Đối với sáng lập viên là cá nhân nước ngoài, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các sáng lập viên;
b) Quyết định thành lập hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức.
Đối với sáng lập viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao quyết định thành lập hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

Thủ tục thành lập:

1. Gửi hồ sơ theo quy định đến cơ quan quản lý theo quy định tại điều 19 nghị định 103/2017/NĐ-CP cụ thể:

Điều 19. Thẩm quyền cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập và giải thể cơ sở
1. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở hoạt động trên phạm vi liên tỉnh hoặc liên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố, có trụ sở chính đặt tại địa phương.
2. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở hoạt động trên phạm vi cấp huyện, có trụ sở chính đặt tại địa phương.
3. Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập là cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập và giải thể cơ sở.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập có trách nhiệm xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập đối với cơ sở đăng ký thành lập mới; cấp chứng nhận đăng ký thành lập đối với cơ sở đăng ký thay đổi nội dung hoặc cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thành lập đối với trường hợp cơ sở đề nghị cấp lại. Trường hợp cơ sở đề nghị không đủ điều kiện theo quy định thì cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập có thông báo rõ lý do bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị.

3. Cơ sở được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc cơ sở được thành lập theo quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động và quản lý xã hội và cơ sở trợ giúp xã hội dưới 10 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn không phải thực hiện trình tự, thủ tục đăng ký thành lập theo quy định này.

Bước 2: Cấp phép hoạt động

1. Xin giấy phép hoạt động viện dưỡng lão do cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh thành lập
– Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép hoạt động bao gồm:
+ Tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 103/2017/NĐ-CP.
+ Bản photocopy giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở hoặc quyết định thành lập theo quy định của pháp luật.
– Nộp 01 bộ hồ sơ đến Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định hồ sơ.
– Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định, Sở Lao động Thương binh và Xã hội cấp Giấy phép hoạt động. Nếu không được cấp sẽ có văn bản nêu rõ lý do.

2. Xin giấy phép hoạt động viện dưỡng lão do cơ quan có thẩm quyền cấp huyện thành lập
– Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép hoạt động bao gồm:
+ Tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 103/2017/NĐ-CP.
+ Bản photocopy giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở hoặc quyết định thành lập theo quy định của pháp luật.
– Nộp 01 bộ hồ sơ đến Phòng Lao động Thương binh và Xã hội.
– Trong 15 ngày làm việc kể từ nhận đủ hồ sơ, Phòng Lao động THương binh và Xã hội xem xét, cấp Giấy phép hoạt động. Nếu không được cấp sẽ có văn bản nêu rõ lý do.

Lưu ý: Sau khi được cấp Giấy phép hoạt động, trong thời hạn 30 ngày làm việc, giám đốc cơ sở có trách nhiệm ban hành và công bố, niêm yết công khai Quy chế hoạt động và Quy chế chi tiêu tại cơ sở.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Công nhận văn bằng nước ngoài là gì?

Theo quy định tại điều 2 thông tư 13/2021/TT-BGDĐT quy định về công nhận văn bằng ở nước ngoài như sau:

Điều 2. Công nhận văn bằng
Công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam (sau đây gọi là công nhận văn bằng) là việc công nhận trình độ của người học được ghi trên văn bằng theo hệ thống giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục nước ngoài đặt trụ sở chính và xác định mức độ tương đương với trình độ đào tạo quy định tại Khung trình độ Quốc gia Việt Nam.

Theo đó, việc công nhận văn bằng ở nước ngoài là việc công nhận trình độ đào tạo ở nước ngoài tương ứng với mức độ tương đương của trình độ đào tạo ở Việt Nam. Khi đó, các văn bằng ở nước ngoài tương đương với các văn bằng đào tạo ở Việt Nam sau khi được công nhận.

Các loại văn bằng được công nhận

Theo đó, các loại văn bằng được công nhận theo điều 109 luật giáo dục 2019

Điều 109. Công nhận văn bằng nước ngoài
1. Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được công nhận để sử dụng tại Việt Nam trong trường hợp sau đây:
a) Văn bằng do cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài cấp cho người học sau khi hoàn thành chương trình giáo dục bảo đảm chất lượng theo quy định của nước cấp bằng và được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước đó công nhận;
b) Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại nước khác nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính cấp cho người học, được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của 02 nước cho phép mở phân hiệu hoặc thực hiện hợp tác, liên kết đào tạo và đáp ứng quy định tại điểm a khoản này;
c) Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam cấp, thực hiện hoạt động giáo dục theo quy định về hợp tác, đầu tư về giáo dục do Chính phủ ban hành, theo phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền và đáp ứng quy định tại điểm a khoản này.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ký thỏa thuận quốc tế về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng; quy định chi tiết điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng; cung cấp thông tin về cơ sở giáo dục đại học bảo đảm chất lượng được nước sở tại công nhận.

Nguyên tắc và điều kiện công nhận văn bằng nước ngoài được quy định tại điều 3, 4 thông tư 13/2021/NĐ-CP

Điều 3. Nguyên tắc công nhận văn bằng
1. Công nhận văn bằng được thực hiện theo nhu cầu của người có văn bằng, cơ quan quản lý về nhân sự hoặc đơn vị quản lý lao động khi được sự đồng ý của người có văn bằng (sau đây gọi chung là người đề nghị công nhận văn bằng).
2. Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được công nhận khi người học hoàn thành chương trình giáo dục bảo đảm chất lượng theo quy định của nước nơi cơ sở giáo dục nước ngoài đặt trụ sở chính và được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước đó công nhận quy định tại Điều 4 Thông tư này.
3. Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được miễn thực hiện thủ tục công nhận văn bằng khi đáp ứng quy định tại Điều 5 Thông tư này.
4. Cơ sở giáo dục đại học căn cứ các điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư này tự đánh giá văn bằng để sử dụng trong hoạt động đào tạo và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá văn bằng. Trường hợp cần thiết, cơ sở giáo dục đại học yêu cầu người có văn bằng thực hiện thủ tục công nhận văn bằng quy định tại Điều 7 Thông tư này.
Điều 4. Điều kiện công nhận văn bằng
1. Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học được công nhận khi chương trình giáo dục có thời gian học, nghiên cứu phù hợp với Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam và đáp ứng một trong hai điều kiện sau:
a) Chương trình giáo dục được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục nước ngoài đặt trụ sở chính kiểm định chất lượng tương ứng với hình thức đào tạo;
b) Cơ sở giáo dục nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính cho phép đào tạo, cấp bằng hoặc đã được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục nước ngoài đặt trụ sở chính kiểm định chất lượng.
2. Văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài đang hoạt động tại nước khác nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính (bao gồm cả Việt Nam) được công nhận khi cơ sở giáo dục đó được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của hai nước cho phép mở phân hiệu, cho phép đào tạo hoặc phê duyệt việc hợp tác, liên kết đào tạo; thực hiện hoạt động đào tạo theo giấy phép đồng thời đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo hình thức đào tạo trực tuyến, đào tạo trực tiếp kết hợp trực tuyến được công nhận khi đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và một trong hai điều kiện sau:
a) Chương trình đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép đào tạo tại Việt Nam khi người học lưu trú và học tập tại Việt Nam;
b) Chương trình đào tạo được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước nơi tổ chức đào tạo cấp phép khi người học lưu trú và học tập tại nước đó.
4. Việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và các trường hợp bất khả kháng khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định.

Thủ tục công nhận văn bằng nước ngoài

Việc công nhận văn bằng nước ngoài theo điều 7 thông tư 13/2021/TT-BGDĐT như sau:

Điều 7. Trình tự, thủ tục công nhận văn bằng
1. Người đề nghị công nhận văn bằng cung cấp các thông tin về văn bằng quy định tại Phụ lục I Thông tư này tại Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi chung là cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng). Các minh chứng để xác thực văn bằng gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng bao gồm:
a) Bản sao văn bằng hoặc bản sao từ sổ gốc cấp văn bằng đề nghị công nhận kèm theo bản công chứng dịch sang tiếng Việt và bản sao văn bằng, chứng chỉ có liên quan trực tiếp;
b) Bản sao phụ lục văn bằng hoặc bảng kết quả học tập kèm theo bản công chứng dịch sang tiếng Việt;
c) Minh chứng thời gian học ở nước ngoài (nếu có);
d) Văn bản ủy quyền xác minh thông tin về văn bằng (nếu cơ sở giáo dục cấp bằng yêu cầu).
2. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng có trách nhiệm trả kết quả công nhận văn bằng cho người đề nghị công nhận văn bằng. Trường hợp cần xác minh thông tin về văn bằng từ cơ sở giáo dục nước ngoài hoặc đơn vị xác thực nước ngoài, thời hạn trả kết quả công nhận văn bằng không vượt quá 45 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ công nhận văn bằng.
3. Kết quả công nhận văn bằng được ghi trên giấy công nhận theo mẫu tại Phụ lục II và Phụ lục III Thông tư này. Trường hợp văn bằng không đủ điều kiện công nhận hoặc quá thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà không đủ căn cứ xác minh thông tin về văn bằng, cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng phải trả lời bằng văn bản cho người đề nghị công nhận văn bằng. Trường hợp không xác định được mức độ tương đương của văn bằng với trình độ đào tạo quy định tại Khung trình độ Quốc gia Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng cung cấp thông tin và công nhận giá trị của văn bằng theo hệ thống giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục nước ngoài đặt trụ sở chính.
4. Cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng lập sổ cấp giấy công nhận văn bằng, trong đó ghi các thông tin về: họ tên, ngày tháng năm sinh của người được công nhận văn bằng; tên cơ sở giáo dục cấp bằng; hình thức đào tạo; trình độ tương đương với Khung trình độ Quốc gia Việt Nam hoặc trình độ theo hệ thống giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục nước ngoài đặt trụ sở chính; số vào sổ cấp giấy công nhận văn bằng.

Hồ sơ công nhận văn bằng
– Phiếu đề nghị công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp
– Bản sao văn bằng hoặc bản sao từ sổ gốc cấp văn bằng đề nghị công nhận kèm theo bản công chứng dịch sang tiếng Việt và bản sao văn bằng, chứng chỉ có liên quan trực tiếp;
– Minh chứng thời gian học ở nước ngoài (nếu có);
– Văn bản ủy quyền xác minh thông tin về văn bằng (nếu cơ sở giáo dục cấp bằng yêu cầu).

Cơ quan giải quyết:
– Cục Quản lý chất lượng: bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương
– Sở giáo dục đào tạo: bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

Thời gian giải quyết: 20 ngày làm việc

Miễn công nhận văn bằng

Điều 5. Miễn thực hiện thủ tục công nhận văn bằng
1. Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học được công nhận để sử dụng tại Việt Nam mà không phải thực hiện thủ tục công nhận văn bằng gồm:
a) Văn bằng của cơ sở giáo dục nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của hiệp định, thỏa thuận về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố;
b) Văn bằng của cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học được Bộ Giáo dục và Đào tạo cử đi học bằng ngân sách Nhà nước;
c) Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài tại Việt Nam đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt từ thời điểm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Luật số 34/2018/QH14 ngày 19/11/2018) có hiệu lực thi hành.
2. Văn bằng quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Tên văn bằng phù hợp với quy định về văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam;
b) Thời gian đào tạo và điều kiện tuyển sinh phù hợp với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Đào tạo theo hình thức trực tiếp hoặc đào tạo theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến mà thời lượng giảng dạy trực tuyến không quá 30% tổng thời lượng của chương trình.
3. Việc miễn thực hiện thủ tục công nhận văn bằng không bao gồm việc xác thực văn bằng; cơ quan, tổ chức hoặc người sử dụng lao động chịu trách nhiệm xác thực văn bằng trong trường hợp cần thiết.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Nội dung thông tin thuốc là gì?

Nội dung thông tin thuốc là các thông tin về thuốc cho người hành nghề y, dược thực hiện theo các hình thức sau:
1. Thông tin thuốc thông qua “Người giới thiệu thuốc”.
2. Phát hành tài liệu thông tin thuốc.
3. Hội thảo giới thiệu thuốc.

Hiểu đơn giản, nội dung thông tin thuốc do cơ sở đăng ký thuốc cung cấp tới cho những người có chuyên môn nắm rõ thông tin về thuốc và sử dụng thuốc. Khác với việc quảng cáo thuốc (cung cấp thông tin tới người dùng cuối cùng) thì nội dung thông tin thuốc là việc cung cấp thông tin cho những người có chuyên môn nhất định. Trước khi tiến hành thông tin thuốc thì cơ sở đăng ký thuốc có trách nhiệm thực hiện thủ tục xác nhận nội dung thông tin thuốc trước khi tiến hành việc thông tin thuôc.

Theo khoản 5 điều 76 Luật dược 2016, nội dung thông tin thuốc bao gồm:
– Thông tin cho người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bao gồm tên thuốc, thành phần, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng, sử dụng thuốc trên các đối tượng đặc biệt, các thông tin liên quan đến cảnh báo và an toàn thuốc và các thông tin cần thiết khác;
– Thông tin cho người sử dụng thuốc bao gồm tên thuốc, công dụng, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng và những vấn đề cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc;
– Thông tin cho cơ quan quản lý nhà nước về dược bao gồm thông tin cập nhật về chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc.

Việc ghi nội dung thông tin thuốc theo điều 112 nghị định 54/2017/NĐ-CP như sau:

Điều 112. Quy định về cách ghi nội dung thông tin thuốc
1. Nội dung thông tin thuốc phải đáp ứng các quy định sau:
a) Có đầy đủ nội dung thông tin thuốc theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 76 của Luật dược; không được có các thông tin, hình ảnh không liên quan trực tiếp đến thuốc hoặc sử dụng thuốc và các thông tin, hình ảnh tương tự quy định tại Điều 126 của Nghị định này;
b) Nội dung thông tin thuốc phải ghi chú thích rõ ràng tài liệu chứng minh đồng thời phải chỉ rõ phần thông tin được trích dẫn trong tài liệu chứng minh. Việc trích dẫn phải đảm bảo truyền đạt chính xác thông tin, không suy diễn hoặc thêm bớt thông tin theo hướng gây hiểu sai về tính an toàn, hiệu quả của thuốc;
c) Nội dung thông tin thuốc phải thể hiện bằng tiếng Việt, trừ trường hợp các thông tin không thể dịch ra tiếng Việt hoặc dịch ra tiếng Việt không có nghĩa;
d) Cỡ chữ trong nội dung thông tin thuốc phải bảo đảm rõ ràng, dễ đọc nhưng không được nhỏ hơn cỡ chữ 12 của kiểu chữ VnTime hoặc Times New Roman trên khổ giấy A4.
2. Nội dung thông tin thuốc phải có dòng chữ “Tài liệu thông tin thuốc” ở trên đầu tất cả các trang. Đối với những tài liệu gồm nhiều trang phải đánh số trang, ở trang đầu phải ghi rõ phần thông tin chi tiết về sản phẩm xem ở trang nào (ghi số trang cụ thể) và in rõ: Số Giấy xác nhận nội dung thông tin thuốc của Bộ Y tế…/XNTT/…, ngày … tháng … năm …
3. Trường hợp thông tin thuốc theo hình thức hội thảo giới thiệu thuốc, nội dung thông tin thuốc còn phải ghi rõ tên, chức danh khoa học của báo cáo viên là những người có trình độ chuyên môn y hoặc dược phù hợp với loại thuốc được giới thiệu.

Trách nhiệm cung cấp thông tin thuốc
– Cơ sở đăng ký thuốc tại Việt Nam;
– Văn phòng đại diện tại Việt Nam của chính cơ sở nước ngoài đăng ký thuốc tại Việt Nam và được cơ sở này uỷ quyền;
– Cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam được cơ sở đăng ký thuốc tại Việt Nam uỷ quyền.
– Cơ sở nhập khẩu thuốc của Việt Nam chỉ được thông tin thuốc theo hình thức hội thảo giới thiệu thuốc đối với thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành do chính cơ sở nhập khẩu.

Hồ sơ xác nhận thông tin thuốc

Hồ sơ xác nhận thông tin thuốc theo điều 108 nghị định 54/2017/NĐ-CP bao gồm:
– Đơn đề nghị xác nhận nội dung thông tin thuốc
– Mẫu thiết kế nội dung thông tin thuốc (2 bản)
– Mẫu nhãn, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hiện hành đã được Bộ Y tế phê duyệt;
– Tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung thông tin thuốc đề nghị xác nhận (nếu có);
– Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam đối với cơ sở nước ngoài đứng tên đề nghị xác nhận nội dung thông tin thuốc hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đối với cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam đứng tên đề nghị xác nhận nội dung thông tin thuốc. Miễn nộp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược do Bộ Y tế cấp đối với cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam đứng tên đề nghị xác nhận nội dung thông tin thuốc.
– Giấy ủy quyền của cơ sở đăng ký thuốc cho cơ sở đứng tên trên hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung thông tin thuốc trong trường hợp ủy quyền.
– Chương trình hội thảo giới thiệu thuốc (Đối với trường hợp tổ chức hội thảo)

Các tài liệu được in trên khổ giấy A4. Toàn bộ các tài liệu có trong hồ sơ phải có dấu giáp lai của cơ sở đề nghị xác nhận nội dung thông tin thuốc.

Thủ tục xác nhận thông tin thuốc

Bước 1: Nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung thông tin thuốc
1. Bộ Y tế cấp giấy xác nhận đối với hình thức Phát hành tài liệu thông tin thuốc
2. Sở Y tế cấp Giấy xác nhận đối với hình thức Hội thảo giới thiệu thuốc.

Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy xác nhận. Trường hợp không cấp Giấy xác nhận, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp. Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung phải nêu cụ thể, chi tiết những tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung; Việc sửa đổi được thực hiện trong vòng 90 ngày kể từ ngày có thông báo sửa đổi (nếu không, hồ sơ đã nộp không còn giá trị)

Bước 3: Sau khi sửa đổi hồ sơ, trong vòng 10 ngày cơ quan tiếp nhận thực hiện xác nhận nội dung thông tin thuốc cho đơn vị.

Bước 4: Trước khi tiến hành thông tin thuốc theo hình thức “hội thảo” ít nhất 03 ngày làm việc, cơ sở đã được cấp Giấy xác nhận nội dung thông tin thuốc phải có văn bản thông báo cho Sở Y tế nơi tổ chức thông tin thuốc về thời gian và địa điểm kèm theo bản sao Giấy xác nhận nội dung thông tin đã được duyệt. Trường hợp có thay đổi về địa điểm, thời gian tổ chức thông tin thuốc đã được xác nhận, cơ sở phải thông báo tới Sở Y tế địa phương nơi tổ chức trước khi tiến hành thông tin thuốc ít nhất 01 (một) ngày làm việc.

Câu hỏi thường gặp

Lệ phí xác nhận thông tin thuốc

Lệ phí xác nhận thông tin thuốc là 1.600.000 VNĐ/hồ sơ theo thông tư 277/2016/TT-BTC (sửa đổi bởi thông tư 114/2017/TT-BTC) hết hiệu lực từ 01/08/2023

Cách tính số lượng hồ sơ xác nhận thông tin thuốc

Quy định cho mỗi hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận nội dung thông tin thuốc theo hình thức phát hành tài liệu thông tin thuốc: 01 (một) nội dung thông tin thuốc cho một thuốc; 01 (một) nội dung thông tin thuốc cho 02 (hai) hay nhiều thuốc có cùng hoạt chất và đường dùng của cùng nhà sản xuất nhưng khác hàm lượng hoặc dạng bào chế.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Mỹ phẩm là một trong các sản phẩm phục vụ mục đích làm sạch, làm đẹp, làm thơm của con người. Do vậy, các hoạt chất sử dụng trong mỹ phẩm cũng được quy định một cách cụ thể. Việc áp dụng quy định về chất trong mỹ phẩm tại Việt Nam như thế nào?

Thành phần của mỹ phẩm

Theo hướng dẫn lập phiếu công bố mỹ phẩm tại thông tư 06/2011/TT-BYT quy định về việc ghi thành phần mỹ phẩm như sau:

– Thành phần có trong công thức sản phẩm phải được ghi đầy đủ theo thứ tự hàm lượng giảm dần. Các thành phần nước hoa, chất tạo hương và các nguyên liệu của chúng có thể viết dưới dạng “hương liệu” (perfume, fragrance, flavour, aroma). Những thành phần với hàm lượng nhỏ hơn 1% có thể liệt kê theo bất kỳ thứ tự nào sau các thành phần có hàm lượng lớn hơn 1%. Các chất màu có thể được ghi theo bất cứ thứ tự nào sau các thành phần khác theo chỉ dẫn màu (CI) hoặc theo tên như trong Phụ lục IV (Annex IV) của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN. Những sản phẩm mỹ phẩm dùng để trang điểm, dưới dạng các màu khác nhau có thể liệt kê tất cả các chất màu trong mục “có thể chứa” hoặc “+/-”.
– Nêu đầy đủ tỷ lệ phần trăm của các thành phần có quy định về giới hạn nồng độ, hàm lượng tại các Phụ lục (Annexes) của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN. Giữa hàng đơn vị và hàng thập phân được đánh dấu bằng dấu phẩy (“,”).
– Tên thành phần phải được ghi bằng danh pháp quốc tế (International Nomenclature of Cosmetic Ingredients – INCI) quy định trong các ấn phẩm mới nhất: Từ điển thành phần mỹ phẩm quốc tế (International Cosmetic Ingredient Dictionary), Dược điển Anh (British Pharmacopoeia), Dược điển Mỹ (United States Pharmacopoeia), Dữ liệu tóm tắt về hoá học (Chemical Abstract Services), Tiêu chuẩn Nhật Bản về thành phần nguyên liệu mỹ phẩm (Japanese Standard Cosmetic Ingredient), ấn phẩm của Nhật Bản về thành phần nguyên liệu mỹ phẩm (Japanese Cosmetic Ingredients Codex). Tên thực vật và dịch chiết từ thực vật phải được viết bằng tên khoa học bao gồm chi, loài thực vật (tên chi thực vật có thể rút ngắn). Các thành phần có nguồn gốc từ động vật cần nêu chính xác tên khoa học của loài động vật đó.
Những chất sau đây không được coi là thành phần của mỹ phẩm:
– Tạp chất trong nguyên liệu được sử dụng.
– Các nguyên liệu phụ được sử dụng vì mục đích kỹ thuật nhưng không có mặt trong sản phẩm thành phẩm.
– Nguyên liệu được sử dụng với số lượng cần thiết như dung môi hoặc chất mang của các thành phần tạo mùi.

Như vậy, thành phần mỹ phẩm của Việt Nam được ghi theo danh pháp quốc tế chung và được căn cứ trên Hiệp định mỹ phẩm ASEAN trong đó có 3 loại chất chính:
1. Chất được dùng không hạn chế
2. Chất được dùng nhưng hạn chế về nồng độ, giới hạn
3. Chất không được dùng.

Các Phụ lục (Annex) của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN bao gồm:
– Phụ lục II. Danh mục các chất không được phép sử dụng trong sản phẩm mỹ phẩm;
– Phụ lục III. Danh mục các chất có quy định giới hạn nồng độ, hàm lượng trong sản phẩm mỹ phẩm;
– Phụ lục IV. Các chất màu được phép dùng trong mỹ phẩm;
– Phụ lục VI. Danh mục các chất bảo quản được phép sử dụng trong sản phẩm mỹ phẩm;
– Phụ lục VII. Danh mục các chất lọc tia tử ngoại.

Cập nhật mới quy định về các chất sử dụng trong mỹ phẩm

Danh mục các chất sử trọng trong mỹ phẩm được cập nhật thường xuyên bằng các hướng dẫn của cục quản lý dược cụ thể:

Văn bản số 6777/QLD-MP ngày 16/04/2018 cập nhật quy định về các chất dùng trong mỹ phẩm

Lộ trình áp dụng đối với các nội dung cập nhật tại các Phụ lục trên của Hiệp định mỹ phẩm Asean như sau:
– Methylisothiazolinone (MIT): Được sử dụng với vai trò là chất bảo quản trong sản phẩm mỹ phẩm rửa trôi (rinse-off products) với nồng độ tối đa là 0,0015% (15 ppm). Các sản phẩm mỹ phẩm chứa MIT lưu lại trên cơ thể (leave-on products), hoặc sản phẩm mỹ phẩm chứa MIT vượt quá hàm lượng 0,0015% (15 ppm), đã được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm, chỉ được lưu hành trên thị trường đến ngày 01/06/2019.
– Các chất Lyral (HICC), Atranol, Chloroatranol: được đưa vào Phụ lục II (Các chất không được phép sử dụng trong mỹ phẩm). Các doanh nghiệp không được tiếp tục công bố các sản phẩm mỹ phẩm trong thành phần công thức có chứa một hoặc một số các chất nêu trên. Các sản phẩm mỹ phẩm có chứa một hoặc một số các chất này đã được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm được tiếp tục lưu hành trên thị trường đến ngày 01/01/2020.
– Các sản phẩm mỹ phẩm chứa thành phần nhuộm tóc oxy hóa và không oxy hóa trong Phụ lục III (Các chất dùng trong mỹ phẩm có quy định giới hạn nồng độ, hàm lượng), trên nhãn phải ghi cảnh báo “Sử dụng găng tay thích hợp”. Kể từ ngày 01/12/2020, tất cả các sản phẩm mỹ phẩm nhuộm tóc trong công thức có chứa chất nhuộm tóc oxy hóa và không oxy hóa thuộc Phụ lục III (Các chất dùng trong mỹ phẩm có quy định giới hạn nồng độ, hàm lượng) khi lưu thông trên thị trường phải ghi cảnh báo “Sử dụng găng tay thích hợp” trên nhãn sản phẩm.

Văn bản số 13431/QLD-MP ngày 09/08/2019 cập nhật quy định về các chất dùng trong mỹ phẩm

Lộ trình áp dụng đối với các nội dung cập nhật tại các Phụ lục trên của Hiệp định mỹ phẩm Asean như sau:
– Các chất là dịch chiết hoặc dầu chiết xuất từ hoa Tagetes Patula và Tagetes Minuta được đưa vào Phụ lục III với tổng nồng độ, hàm lượng cho phép sử dụng trong mỹ phẩm tối đa là 0,01% đối với sản phẩm lưu lại trên cơ thể (leave-on products) và 0,1% đối với sản phẩm rửa trôi (rinse-off products). Trong đó, hàm lượng Alpha terthienyl (terthiophen) trong các chất này không được vượt quá 0,35%. Các chất này cũng không được sử dụng trong sản phẩm lưu lại trên da để chống nắng và có tiếp xúc với tia UV tự nhiên hoặc nhân tạo.
Quy định này được áp dụng kể từ ngày 19/12/2020.
– Thay đổi quy định đối với Biphenyl-2-ol (hay còn gọi là o-Phenylphenol) và các muối của nó:
+ Các chất Biphenyl-2-ol vẫn được sử dụng như chất bảo quản (Phụ lục VI) nhưng có thay đổi hàm lượng tối đa là 0,15% (tính theo phenol) đối với sản phẩm lưu lại trên cơ thể (leave-on products) và 0,2% (tính theo phenol) đối với sản phẩm rửa trôi (rinse-off products).
+ Các muối của Biphenyl-2-ol không còn được phép sử dụng như chất bảo quản (không thuộc Phụ lục VI)
Kể từ ngày 18/12/2020, chỉ các sản phẩm mỹ phẩm đáp ứng quy định mới được lưu hành trên thị trường, các sản phẩm mỹ phẩm không đáp ứng quy định sẽ bị thu hồi.
– Chất Phenylene Bis-Diphenyltriazine được phép dùng với công dụng lọc tia tử ngoại và đã được bổ sung vào danh sách chất lọc tia tử ngoại cho phép sử dụng trong mỹ phẩm với nồng độ, hàm lượng tối đa là 5% (bổ sung vào vào Phụ lục VII)
Quy định này được áp dụng kể từ ngày ban hành công văn này.
– Các chất 2-Chlorobenzene-1,4-diamine (hay còn gọi là 2-Chloro-p-Phenylenediamine), muối sulfate và muối dihydrochloride của nó được đưa vào Phụ lục II (Các chất không được phép sử dụng trong mỹ phẩm) khi nó được sử dụng trong sản phẩm nhuộm tóc.
Kể từ ngày 18/6/2020, chỉ các sản phẩm mỹ phẩm đáp ứng quy định mới được lưu hành trên thị trường. Từ ngày 18/12/2020, các sản phẩm mỹ phẩm không đáp ứng quy định sẽ bị thu hồi.
– Chất 1-(4-Chlorophenoxy)-1-(imidazol-1-yl)- 3,3- dimethylbutan-2-one (hay còn gọi là Climbazole) được đưa vào Phụ lục III với nồng độ, hàm lượng cho phép sử dụng trong mỹ phẩm tối đa là 2% đối với sản phẩm gội đầu rửa trôi ngăn ngừa gàu (rinse-off anti-dandruff shampoo); được đưa vào Phụ lục VI với vai trò là chất bảo quản có nồng độ, hàm lượng cho phép sử dụng trong mỹ phẩm tối đa là 0,2% đối với sản phẩm dưỡng tóc (hair lotions), kem dùng cho mặt (face creams), sản phẩm chăm sóc chân (foot care products) và 0,5% đối với sản phẩm gội đầu rửa trôi (rinse-off shampoo).
+ Quy định tại Phụ lục III được áp dụng kể từ ngày ban hành công văn này đối với sản phẩm công bố mới.
+ Quy định tại Phụ lục VI được áp dụng từ ngày 18/6/2020 đối với các sản phẩm mỹ phẩm công bố mới.
+ Kể từ ngày 18/6/2021, chỉ các sản phẩm mỹ phẩm đáp ứng quy định mới được lưu hành trên thị trường, các sản phẩm mỹ phẩm không đáp ứng quy định sẽ bị thu hồi.
– Các chất Lyral (HICC), Atranol, Chloroatranol: được đưa vào Phụ lục II (Các chất không được phép sử dụng trong mỹ phẩm).
+ Kể từ ngày 23/8/2019, các sản phẩm mỹ phẩm trong thành phần công thức có chứa một hoặc một số các chất nêu trên không được tiếp tục công bố.
+ Các sản phẩm mỹ phẩm có chứa một hoặc một số các chất này đã được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm được tiếp tục lưu hành trên thị trường đến ngày 23/8/2021.

Văn bản số 7048/QLD-MP ngày 25/07/2022 cập nhật quy định về các chất sử dụng trong mỹ phẩm

Thông tin cụ thể về nội dung cập nhật tại các Phụ lục của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN như sau:
a) Tại Phụ lục II, bổ sung chất 4-[(tetrahydro-2H-pyran-2-yl) oxy] phenol (Deoxyarbutin) vào tham chiếu số 1657.
b) Tại Phụ lục III, bổ sung/ cập nhật các giới hạn quy định cụ thể như sau:
– Bổ sung chất 1,3-Dihydroxy-2-propanone (Dihydroxyacetone) vào tham chiếu số 321: là chất nhuộm màu được phép sử dụng trong sản phẩm nhuộm tóc không oxi hóa với nồng độ tối đa là 6,25%; là chất được phép sử dụng trong sản phẩm làm sạm da với nồng độ tối đa là 10%.
– Cập nhật quy định về giới hạn của chất 1-(4-Chlorophenoxy)-1- (imidazol-1-yl)- 3,3- dimethylbutan-2-one)/ Climbazole tại tham chiếu số 326: Là chất được phép sử dụng trong sản phẩm gội dùng cho tóc giúp ngăn ngừa gàu rửa trôi được với nồng độ tối đa là 2%, sản phẩm xả dùng cho tóc giúp ngăn ngừa gàu rửa trôi được với nồng độ tối đa là 0,5%.
– Bổ sung vào tham chiếu số 338: Cập nhật quy định về việc sử dụng Titanium Dioxide ở dạng bột có chứa 1% hoặc nhiều hơn các hạt có đường kính khí động học ≤ 10 μm không được phép sử dụng trong các dạng có thể làm phát sinh phơi nhiễm qua đường hô hấp của người dùng để sử dụng như sau:
+ Các sản phẩm dành cho mặt ở dạng bột lỏng: nồng độ tối đa là 25% cho sử dụng thông thường;
+ Các sản phẩm xịt dưỡng tóc: nồng độ tối đa là 1,4% cho sử dụng thông thường và 1,1% cho sử dụng chuyên nghiệp.
c) Tại Phụ lục VI, bổ sung/ cập nhật các giới hạn quy định cụ thể như sau:
– Bổ sung chất bảo quản 4-(3-ethoxy-4-hydroxyphenyl) butan-2-one Hydroxyethoxyphenyl Butanone (HEPB) với nồng độ tối đa là 0,7%.
– Cập nhật quy định về giới hạn của chất 1-(4-Chlorophenoxy)-1- (imidazol-1-yl)- 3,3- dimethylbutan-2-one)/ Climbazole tại tham chiếu số 32: Là chất bảo quản được phép sử dụng trong các dạng sản phẩm mỹ phẩm: Sản phẩm dưỡng tóc, Kem dùng cho da mặt với nồng độ tối đa là 0,2%; Sản phẩm gội/ xả dùng cho tóc rửa trôi được với nồng độ tối đa là 0,5%.
d) Tại Phụ lục IV và Phụ lục VII, cập nhật quy định về việc sử dụng Titanium dioxide làm chất tạo màu (Phụ lục IV) và làm chất lọc tia tử ngoại (Tham chiếu số 27 và 27a của Phụ lục VII) được cập nhật để lưu ý việc sử dụng bị hạn chế (không được dùng trong trường hợp có thể dẫn đến việc tiếp xúc với phổi do hít phải khi sử dụng).
đ) Lộ trình áp dụng:
– Kể từ ngày áp dụng nêu trong Phụ lục đính kèm công văn này, chỉ các sản phẩm mỹ phẩm đáp ứng quy định mới được lưu hành trên thị trường, các sản phẩm mỹ phẩm không đáp ứng quy định sẽ bị thu hồi.
– Quy định về chất bảo quản 4-(3-ethoxy-4-hydroxyphenyl) butan-2-one Hydroxyethoxyphenyl Butanone (HEPB) nêu tại điểm c khoản 2 có hiệu lực kể từ ngày ban hành công văn này.

PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHẤT CẬP NHẬT VÀO CÁC PHỤ LỤC (ANNEX) CỦA HIỆP ĐỊNH MỸ PHẨM ASEAN VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 7048/QLD-MP ngày 25 tháng 07 năm 2022 của Cục trưởng Cục Quản lý Dược)

STT Tên chất Số Tham chiếu/ Số Phụ lục (Annex) Ngày áp dụng
1 4-[(tetrahydro-2H-pyran-2-yl) oxy] phenol (Deoxyarbutin) 1657/Annex II 11/05/2023
2 1,3-Dihydroxy-2-propanone (Dihydroxyacetone) 321/Annex III 11/11/2023
3 1-(4-Chlorophenoxy)-1- (imidazol-1-yl)- 3,3- dimethylbutan-2-one)/ Climbazole 326/Annex III 32/Annex VI 11/11/2023
4 Titanium dioxide 338/Annex III CI 77891/Annex IV 27, 27a/Annex VII 11/05/2024

Văn bản số 817/QLD-MP ngày 19/01/2023 cập nhật quy định về các chất sử dụng trong mỹ phẩm

Thông tin cụ thể về nội dung cập nhật tại các Phụ lục của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN như sau:
a) Tại Phụ lục II, bổ sung 42 chất (Tham chiếu số 1388, 1397 đến 1399, 1428, 1458, 1459, 1490, 1503, 1645 đến 1656, 1658 đến 1668, 1671 đến 1680).
b) Tại Phụ lục III, bổ sung/ cập nhật các giới hạn quy định cụ thể như sau:
– Về chất Silver Zinc Zeolite (SZZ): Các nước thành viên (trừ Indonesia, Singapore và Philipine) đã thống nhất bổ sung chất này vào Phụ lục III – được sử dụng với các dạng sản phẩm: phấn/kem nền, sản phẩm khử mùi (cả dạng xịt và dạng không phải xịt) với hàm lượng tối đa đối áp dụng đối với hai loại sản phẩm trên: 1%. Tuy nhiên, theo đề xuất của Indonesia, nội dung này sẽ được thảo luận thêm ở kỳ họp sau.
– Cập nhật quy định về giới hạn của chất Salicylic acid tại tham chiếu số 98: Bổ sung một số dạng sản phẩm mỹ phẩm vào phạm vi sử dụng đối với chất này, cụ thể là: Sản phẩm dưỡng da, phấn mắt, chuốt mi, kẻ mắt, son môi, sản phẩm khử mùi, sản phẩm chăm sóc móng (body lotion, eye shadow, mascara, eyeliner, lipstick, roll-on deodorant, nail care) với hàm lượng tối đa Salicylic acid được phép sử dụng trong các sản phẩm này là 0,5%
c) Tại Phụ lục VI, cập nhật quy định về giới hạn của chất Salicylic acid và các muối của nó: Calcium salicylate, magnesium salicylate, MEA-salicylate, sodium salicylate, potassium salicylate, TEA-salicylate tại tham chiếu số 3: Là chất bảo quản được phép sử dụng trong sản phẩm mỹ phẩm với hàm lượng tối đa 0,5% (tính theo Acid).
d) Tại Phụ lục IV và Phụ lục VII, cập nhật quy định về việc sử dụng Titanium dioxide làm chất tạo màu (Phụ lục IV) và làm chất lọc tia tử ngoại (Tham chiếu số 27 và 27a của Phụ lục VII) được cập nhật nội dung, ngoại trừ các tiêu chuẩn về độ tinh khiết sẽ được thảo luận sau. Các nội dung áp dụng cụ thể như sau:
– Các sản phẩm dành cho mặt ở dạng bột lỏng: nồng độ tối đa là 25% cho sử dụng thông thường; chỉ dưới dạng tiểu phân.
– Các sản phẩm xịt dưỡng tóc: nồng độ tối đa là 1,4% cho sử dụng thông thường và 1,1% cho sử dụng chuyên nghiệp. Không sử dụng trong các trường hợp có thể dẫn đến tiếp xúc với phổi do hít phải khi sử dụng.
– Các dạng sản phẩm khác: Lưu ý việc sử dụng bị hạn chế (không được dùng trong trường hợp có thể dẫn đến việc tiếp xúc với phổi do hít phải khi sử dụng). Nội dung này đã được cập nhật từ kỳ họp lần thứ 35 và được Cục Quản lý Dược nêu tại công văn số 7048/QLD-MP ngày 25/7/2022.
đ) Lộ trình áp dụng:
Kể từ ngày áp dụng nêu trong Phụ lục đính kèm công văn này, chỉ các sản phẩm mỹ phẩm đáp ứng quy định mới được lưu hành trên thị trường, các sản phẩm mỹ phẩm không đáp ứng quy định sẽ bị thu hồi.

DANH MỤC CÁC CHẤT CẬP NHẬT VÀO CÁC PHỤ LỤC (ANNEX) CỦA HIỆP ĐỊNH MỸ PHẨM ASEAN VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN
(Ban hành kèm theo Công văn số 817/QLD-MP ngày 19 tháng 01 năm 2023 của Cục Quản lý Dược)

STT Tên chất Số Tham chiếu/ Số Phụ lục(Annex) Ngày ápdụng
1 Octamethylcyclotetrasiloxane; D4 1388/Annex II 21/11/2024
2 Sodium perborate [1]; Sodium peroxometaborate; sodium peroxoborate [2] 1397/Annex II 21/11/2024
3 Perboric acid (H3BO2(O2)), monosodium salt trihydrate [1]; Perboric acid, sodium salt, tetrahydrate [2]; Perboric acid (HBO(O2)), sodium salt, tetrahydrate sodium peroxoborate hexahydrate [3] 1398/Annex II 21/11/2024
4 Perboric acid, sodium salt [1]; Perboric acid, sodium salt, monohydrate [2]; Perboric acid (HBO(O2)), sodium salt, monohydrate [3] 1399/Annex II 21/11/2024
5 Nickel diformate [1]; Formic acid, nickel salt [2]; Formic acid, copper nickel salt [3] 1428/Annex II 21/11/2024
6 Nickel barium titanium primrose priderite; C.I. Pigment Yellow 157; C.I. 77900 1458/Annex II 21/11/2024
7 Nickel dichlorate [1]; Nickel dibromate [2]; Ethyl hydrogen sulfate, nickel(II) salt [3] 1459/Annex II 21/11/2024
8 Trisodium nitrilotriacetate 1490/Annex II 21/11/2024
9 Cyclohexylamine 1503/Annex II 21/11/2024
10 Cobalt 1645/Annex II 21/11/2024
11 Metaldehyde (ISO); 2,4,6,8-tetramethyl-1,3,5,7-tetraoxacyclooctane 1646/Annex II 21/11/2024
12 Methylmercuric chloride 1647/Annex II 21/11/2024
13 Benzo[rst]pentaphene 1648/Annex II 21/11/2024
14 Dibenzo[b,def]chrysene; dibenzo[a,h]pyrene 1649/Annex II 21/11/2024
15 Ethanol, 2,2′-iminobis-, N- (C13-15-branched and linear alkyl) derivs. 1650/Annex II 21/11/2024
16 Cyflumetofen (ISO); 2-methoxyethyl (RS)-2- (4-tert-butylphenyl)-2-cyano-3-oxo-3-(α,α,α-trifluoro- o-tolyl)propionate 1651/Annex II 21/11/2024
17 Diisohexyl phthalate 1652/Annex II 21/11/2024
18 halosulfuron-methyl (ISO); methyl 3- chloro-5-{[(4,6- dimethoxypyrimidin-2- yl) carbamoyl] sulfamoyl}-1- methyl-1H-pyrazole-4- carboxylate 1653/Annex II 21/11/2024
19 2-methylimidazole 1654/Annex II 21/11/2024
20 Metaflumizone (ISO); (EZ)-2′-[2-(4-cyanophenyl)-1-(α,α,α – trifluoro-m- tolyl)ethylidene]-[4- (trifluoromethoxy)phenyl] carbanilohydrazide [E-isomer ≥ 90 %, Z- isomer ≤ 10 % relative content]; [1] (E)-2′-[2-(4-cyanophenyl)- 1-(α,α,α – trifluoro-m-tolyl) ethylidene]-[4- (trifluoromethoxy)phenyl] carbanilohydrazide [2] 1655/Annex II 21/11/2024
21 Dibutylbis(pentane-2,4- dionato-O,O’)tin 1656/Annex II 21/11/2024
22 Silicon carbide fibres (with diameter < 3 μm, length > 5 μm and aspect ratio ≥ 3:1) 1658/Annex II 21/11/2024
23 Tris(2-methoxyethoxy) vinylsilane; 6-(2-methoxyethoxy)- 6-vinyl-2,5,7,10- tetraoxa-6-silaundecane 1659/Annex II 21/11/2024
24 Dioctyltin dilaurate; [1] stannane, dioctyl-, bis (coco acyloxy) derivs. [2] 1660/Annex II 21/11/2024
25 Dibenzo[def,p]chrysene; dibenzo[a,l]pyrene 1661/Annex II 21/11/2024
26 Ipconazole (ISO); (1RS,2SR,5RS;1RS,2SR,5SR)-2-(4-chlorobenzyl)-5-isopropyl-1- (1H-1,2,4- triazol-1-ylmethyl) cyclopentanol 1662/Annex II 21/11/2024
27 Bis(2-(2-methoxyethoxy)ethyl)ether; tetraglyme 1663/Annex II 21/11/2024
28 Paclobutrazol (ISO); (2RS,3RS)-1-(4-chlorophenyl)-4,4-dimethyl- 2-(1H-1,2,4-triazol-1- yl)pentan-3-ol 1664/Annex II 21/11/2024
29 2,2-bis(bromomethyl) propane-1,3-diol 1665/Annex II 21/11/2024
30 2-(4-tert-butylbenzyl) propionaldehyde 1666/Annex II 21/11/2024
31 Diisooctyl phthalate 1667/Annex II 21/11/2024
32 2-methoxyethyl acrylate 1668/Annex II 21/11/2024
33 Flurochloridone (ISO); 3-chloro-4- (chloromethyl)-1-[3- (trifluoromethyl)phenyl]pyrrolidin-2-one 1671/Annex II 21/11/2024
34 3-(difluoromethyl)-1- methyl-N-(3′,4′,5′- trifluorobiphenyl-2-yl) pyrazole-4- carboxamide; fluxapyroxad 1672/Annex II 21/11/2024
35 N-(hydroxymethyl)acrylamide; methylolacrylamide; [NMA] 1673/Annex II 21/11/2024
36 5-fluoro-1,3-dimethyl-N-[2-(4- methylpentan-2-yl) phenyl]-1H- pyrazole- 4-carboxamide; 2′- [(RS)-1,3- dimethylbutyl]-5-fluoro-1,3- dimethylpyrazole-4-carboxanilide; penflufen 1674/Annex II 21/11/2024
37 Iprovalicarb (ISO); isopropyl [(2S)-3- methyl-1-{[1-(4- methylphenyl)ethyl] amino}-1-oxobutan-2- yl]carbamate 1675/Annex II 21/11/2024
38 Dichlorodioctylstannane 1676/Annex II 21/11/2024
39 Mesotrione (ISO); 2-[4- (methylsulfonyl)- 2-nitrobenzoyl]-1,3- cyclohexanedione 1677/Annex II 21/11/2024
40 Hymexazol (ISO); 3-hydroxy-5-methylisoxazole 1678/Annex II 21/11/2024
41 Imiprothrin (ISO); reaction mass of: [2,4- dioxo-(2-propyn-1-yl) imidazolidin-3-yl] methyl(1R)-cis- chrysanthemate; [2,4-dioxo-(2-propyn-1- yl) imidazolidin-3-yl] methyl(1R)-trans- chrysanthemate 1679/Annex II 21/11/2024
42 Bis(α,α-dimethylbenzyl) peroxide 1680/Annex II 21/11/2024
43 Salicylic acid 98/Annex III 3/Annex VI 21/11/2024
44 Titanium dioxide CI 77891/Annex IV 27, 27a/Annex VII 21/11/2024

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Trước khi nộp hồ sơ công bố mỹ phẩm thì việc lập phiếu công bố vô cùng quan trọng, việc lập phiếu công bố quyết định tới tính đúng sai của hồ sơ và giúp đỡ doanh nghiệp không phải giải trình với cơ quan chức năng sau này

Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm được lập theo mẫu. Hiện nay khi công bố qua mạng tại cổng thông tin hải quan một cửa https://vnsw.gov.vn thì vẫn phải làm tuy nhiên sẽ dùng bản mềm sẵn tren trang, Phiếu công bố phải được người đại diện theo pháp luật ký, có đóng dấu giáp lai của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

Mỗi sản phẩm mỹ phẩm được công bố trong một Phiếu công bố

Sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất hoàn chỉnh tại mỗi công ty sản xuất khác nhau thì công bố riêng. Trường hợp có trên một công ty tham gia các công đoạn sản xuất để sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh thì lập chung trong một Phiếu công bố và phải nêu rõ tên và địa chỉ đầy đủ của từng công ty.
Các sản phẩm cùng một chủ sở hữu sản phẩm thuộc một trong các trường hợp sau đây được phép công bố trong một phiếu công bố:
– Các sản phẩm được đóng dưới tên chung và được bán dưới dạng một bộ sản phẩm.
– Các sản phẩm cùng tên, cùng dòng sản phẩm có công thức tương tự nhau nhưng có màu sắc hoặc mùi khác nhau. Đối với sản phẩm nhuộm tóc, nước hoa công bố riêng cho từng màu, mùi.
– Các dạng khác sẽ được Cục Quản lý dược – Bộ Y tế quyết định dựa vào quyết định của Hội đồng mỹ phẩm ASEAN.

Cách ghi thành phần công thức có trong sản phẩm mỹ phẩm:

– Thành phần có trong công thức sản phẩm phải được ghi đầy đủ theo thứ tự hàm lượng giảm dần. Các thành phần nước hoa, chất tạo hương và các nguyên liệu của chúng có thể viết dưới dạng “hương liệu” (perfume, fragrance, flavour, aroma). Những thành phần với hàm lượng nhỏ hơn 1% có thể liệt kê theo bất kỳ thứ tự nào sau các thành phần có hàm lượng lớn hơn 1%. Các chất màu có thể được ghi theo bất cứ thứ tự nào sau các thành phần khác theo chỉ dẫn màu (CI) hoặc theo tên như trong Phụ lục IV (Annex IV) của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN. Những sản phẩm mỹ phẩm dùng để trang điểm, dưới dạng các màu khác nhau có thể liệt kê tất cả các chất màu trong mục “có thể chứa” hoặc “+/-”.
– Nêu đầy đủ tỷ lệ phần trăm của các thành phần có quy định về giới hạn nồng độ, hàm lượng tại các Phụ lục (Annexes) của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN. Giữa hàng đơn vị và hàng thập phân được đánh dấu bằng dấu phẩy (“,”).
– Tên thành phần phải được ghi bằng danh pháp quốc tế (International Nomenclature of Cosmetic Ingredients – INCI) quy định trong các ấn phẩm mới nhất: Từ điển thành phần mỹ phẩm quốc tế (International Cosmetic Ingredient Dictionary), Dược điển Anh (British Pharmacopoeia), Dược điển Mỹ (United States Pharmacopoeia), Dữ liệu tóm tắt về hoá học (Chemical Abstract Services), Tiêu chuẩn Nhật Bản về thành phần nguyên liệu mỹ phẩm (Japanese Standard Cosmetic Ingredient), ấn phẩm của Nhật Bản về thành phần nguyên liệu mỹ phẩm (Japanese Cosmetic Ingredients Codex). Tên thực vật và dịch chiết từ thực vật phải được viết bằng tên khoa học bao gồm chi, loài thực vật (tên chi thực vật có thể rút ngắn). Các thành phần có nguồn gốc từ động vật cần nêu chính xác tên khoa học của loài động vật đó.

Những chất sau đây không được coi là thành phần của mỹ phẩm:
– Tạp chất trong nguyên liệu được sử dụng.
– Các nguyên liệu phụ được sử dụng vì mục đích kỹ thuật nhưng không có mặt trong sản phẩm thành phẩm.
– Nguyên liệu được sử dụng với số lượng cần thiết như dung môi hoặc chất mang của các thành phần tạo mùi.

Ngôn ngữ trình bày trong Phiếu công bố là tiếng Việt hoặc tiếng Anh

Các nội dung ghi tại mục 3 (Mục đích sử dụng), mục 7 (Thông tin về tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường), mục 8 (Thông tin về người đại diện theo pháp luật của Công ty), mục 9 (Thông tin về Công ty nhập khẩu) trong Phiếu công bố phải ghi bằng tiếng Việt hoặc tiếng Việt và tiếng Anh.

Dữ liệu công bố (bản mềm của Phiếu công bố):

Truy cập vào trang thông tin điện tử của hải quan một cửa, điền đầy đủ thông tin theo quy định vào cơ sở dữ liệu, sao lưu vào phương tiện lưu giữ điện tử (USB, CD-ROM, …). Phiếu công bố nộp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải được in ra từ cơ sở dữ liệu đó.

Tổ chức, cá nhân đứng tên công bố sản phẩm phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính phù hợp các nội dung của Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm (bản có ký tên, đóng dấu) với dữ liệu công bố (bản mềm) đã khai báo hoặc nộp cho cơ quan quản lý.

Cách ghi phiếu công bố theo Phụ lục số 02-MP thông tư 06/2011/TT-BYT như sau:

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN VỀ CÔNG BỐ SẢN PHẨM MỸ PHẨM
GUIDANCE DOCUMENT ON PRODUCT NOTIFICATION

1. Tên nhãn hàng và tên sản phẩm. Name of brand and product
Tên đầy đủ của sản phẩm phải được cung cấp, theo trình tự sau: tên nhãn hàng, dòng sản phẩm (nếu có), tên sản phẩm. Nếu là một màu riêng lẻ đ­ược công bố thì ghi tên màu và số màu (ví dụ: L’oreal Feria Color 3D Hot Ginger). Nếu có nhiều màu thì tên và số màu của mỗi màu phải đư­ợc công bố.
The complete name of the product should be given, in the following sequence: brand name, line name (if applicable), product name, if a single shade is notified, the shade name/number (e.g. L’oreal Feria Color 3D Hot Ginger). If there are different shades, the shade name/number for each shade shall be declared.

2. Dạng sản phẩm. Product types
Danh sách minh họa là chưa đầy đủ và có thể đề cập đến các dạng sản phẩm khác không có trong danh sách bằng cách lựa chọn mục “các dạng khác” và ghi rõ dạng sản phẩm. Có thể lựa chọn nhiều hơn một dạng sản phẩm, ví dụ “ bath hoặc shower” và “ sản phẩm chăm sóc tóc” nếu như sản phẩm sử dụng được trong các trường hợp này.
The illustrative list is not exhaustive and you can include other types of cosmetic products not in the list by selecting others and specifying what it is. More than one category can be selected, e.g. ‘Bath or shower preparations’ and ‘Hair-care products’ can be selected if your product is both a shower gel and hair shampoo.

3. Mục đích sử dụng. Intended use
Là thông tin về chức năng hoặc công dụng của sản phẩm, không phải cách sử dụng, ví dụ giữ ẩm cho da mặt, da tay,…
This refers to the function or use of the product and not the directions for use e.g. to moisturize the face, hand, etc.

Cách ghi mục đích sử dụng của mỹ phẩm:
Mục đích sử dụng của mỹ phẩm gồm công dụng chính và công dụng thứ hai/ công dụng phụ.
Công dụng chính của mỹ phẩm: Mỹ phẩm được sử dụng cho những phần cho phép của cơ thể với mục đích duy nhất hoặc mục đích chính là làm sạch, làm thơm hoặc làm thay đổi về bề ngoài hoặc điều chỉnh mùi cơ thể hoặc bảo vệ, giữ gìn chúng trong điều kiện tốt.
Công dụng thứ hai/ công dụng phụ là công dụng nằm ngoài phạm vi nói trên.
Trên phiếu công bố mỹ phẩm có thể ghi một công dụng chính của mỹ phẩm. Nếu mỹ phẩm có từ 2 công dụng trở lên thì ghi công dụng chính trước, sau đó đến các công dụng phụ sau.

Ví dụ:
– Mục đích sử dụng: Giảm mụn/ngăn ngừa mụn, làm sạch da => Cách ghi sai
– Mục đích sử dụng: Làm sạch da, giảm mụn/ngăn ngừa mụn => Cách ghi đúng

Tham khảo cách ghi mục đích sử dụng của mỹ phẩm tại văn bản hướng dẫn số 1609/QLD-MP của Cục quản lý Dược về việc Hướng dẫn phân loại mỹ phẩm, công bố tính năng mỹ phẩm

4. Dạng trình bày. Product presentation(s)
Chỉ lựa chọn một dạng thích hợp nhất trong 4 dạng sản phẩm. Sau đây là giải thích về các dạng sản phẩm.
Please select only one out of the 4 choices that best fit the presentation type of the product. The following is an explanation of the presentation types:
– “Dạng đơn lẻ” được trình bày trong một dạng đóng gói đơn lẻ.
“A single product” exists in a single presentation form.
– “Một nhóm các màu” là một nhóm các sản phẩm mỹ phẩm có thành phần tương tự nhau và đ­ược sản xuất bởi cùng một nhà sản xuất, có cùng mục đích sử dụng, nhưng có màu sắc khác nhau (ví dụ như son, màu mắt, hoặc đánh móng tay) nhưng không phải là dạng đóng gói kết hợp của các dạng sản phẩm khác nhau.
“A range of colours” is a range of cosmetic products, which are similar in composition and produced by the same manufacturer, and are intended for the same use but are available in different shades of colour (e.g. lipsticks, eye shadows or nail polish but not composite packs of different types).
– “Bảng các màu trong một dạng sản phẩm” là một nhóm các màu như được định nghĩa ở trên, được đóng trong một loạt các bảng.
“Palette(s) in a range of one product type” refers to a range of colours as defined above, which may be presented in a series of palettes.
– “Các sản phẩm phối hợp trong một bộ sản phẩm” là các dạng sản phẩm giống hoặc khác nhau và đ­ược bán trong cùng một bao gói. Không thể bán riêng từng loại (ví dụ như­ một hộp các màu mắt và môi, một hộp chứa cả các dạng kem chăm sóc da).
“Combination products in a single kit” refer to similar and/ or different product types packed and sold in a single kit. They cannot be sold separately (e.g. a make-up kit of eye and lip colours; a set of skin-care products sold in a single kit).
5. Thông tin về nhà sản xuất/ đóng gói. Particulars of the manufacturer(s)/ Assembler(s)
Có thể có trên một công ty sản xuất hoặc đóng gói cho một sản phẩm (là các công ty tham gia các công đoạn sản xuất để sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh). Phải nêu rõ tên và địa chỉ đầy đủ của từng công ty (trường hợp địa chỉ trụ sở chính khác địa chỉ cơ sở sản xuất thì phải khai báo cả hai).
There may be more than one manufacturer and/or assembler for one product. The full names and contact details of each of them must be submitted (If the address of main office and factory of the manufacturer are different, it is required to notify both of them).
Công ty sản xuất là công ty tham gia vào bất kỳ giai đoạn nào của quá trình tạo ra sản phẩm mỹ phẩm. Quá trình sản xuất bao gồm tất cả các giai đoạn từ sản xuất bán thành phẩm và thành phẩm, xây dựng công thức và sản xuất (ví dụ như nghiền, trộn, gói và hoặc đóng gói), kiểm tra chất lượng, xuất xưởng và các quá trình kiểm soát liên quan.
A manufacturer is a company which is engaged in any process carried out in the course of making the cosmetic product. The manufacturing process includes all operations of bulk intermediates and products, formulation and production (such as grinding, mixing, encapsulation and/ or packaging), quality control, release and the related controls.
Công ty đóng gói chính là công ty tham gia vào qúa trình đóng gói sản phẩm vào bao bì đóng gói chính/ trực tiếp, bao bì này được hoặc sẽ được dán nhãn trước khi sản phẩm được bán hoặc phân phối.
A primary assembler is a company which is engaged in a process of enclosing the product in a primary/ immediate container which is labelled or to be labelled before the product is sold or supplied in it.
– Công ty đóng gói thứ cấp là công ty chỉ tham gia vào quá trình dán nhãn cho bao gói mà sản phẩm đã được đóng vào trong bao gói chính, hoặc đóng bao gói chính vào trong hộp carton, sau đó dán nhãn, trước khi bán hoặc phân phối.
A secondary assembler is a company which is engaged only in a process of  labelling the product container where the product is already enclosed  in its primary container and/ or packing the product which is already enclosed in its labelled primary container into a carton which is labelled or to be labelled, before the product is sold or supplied.

6. Thông tin về tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường. Particulars of company
Đó là tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường, có thể là công ty sản xuất trong nước hoặc đại lý được uỷ quyền bởi nhà sản xuất để bán sản phẩm ra thị trường hoặc đó, là công ty chịu trách nhiệm bán sản phẩm trên thị trường Việt Nam. Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép tương đương phải được nêu rõ trong mẫu công bố, nếu có.
It refers to the local company responsible for placing the cosmetic products in the market, which may be a local manufacturer or an agent appointed by a manufacturer to market the product or the company that is responsible for bringing in the product for sale in Viet Nam, etc. The business registration number or its equivalent should be indicated in the notification form, if applicable.

7. Thông tin về người đại diện theo pháp luật cho công ty. Particulars of the person representing the local company
Người đại diện cho công ty để nộp hồ sơ công bố phải có đủ trình độ và kinh nghiệm theo quy định của luật pháp và luật hành nghề của các nước thành viên, là người đại diện theo pháp luật của công ty nêu trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
The person who represents the company to submit the product notification must possess adequate knowledge or experience in accordance with the legislation and practice of the Member Country.

8. Thành phần đầy đủ và danh pháp. Full ingredient listing and nomenclature
a) Tất cả các thành phần của mỹ phẩm phải đ­ược xác định bằng danh pháp trong ấn phẩm mới nhất về danh pháp chuẩn (International Cosmetic Ingredient Dictionary, British Pharmacopoeia, United States Pharmacopoeia, Chemical Abstract Services, Japanese Standard Cosmetic Ingredient, Japanese Cosmetic Ingredients Codex). Tên thực vật và dịch chiết từ thực vật phải được xác định bằng chi, loài. Tên chi thực vật có thể rút ngắn. Các thành phần có nguồn gốc từ động vật cần nêu chính xác tên khoa học của loài động vật đó. Các thành phần sau đây không đ­ược coi là thành phần của sản phẩm:
All the ingredients in the product must be specified by using the nomenclature from the latest edition of standard references (Refer to appendix A). Botanicals and extract of botanicals should be identified by its genus and species. The genus may be abbreviated. If ingredients derived from animals, it is required to specify the scientific name of the animals. The following are not regarded as ingredients:
– Tạp chất trong nguyên liệu được sử dụng.
Impurities in the raw materials used;
– Các nguyên liệu được sử dụng vì mục đích kỹ thuật nh­ưng không có mặt trong sản phẩm thành phẩm.
Subsidiary technical materials used in the preparation but not present in the final product;
– Các hoá chất được sử dụng với một số lượng cần thiết đư­ợc kiểm soát chặt chẽ như dung môi hoặc chất giữ mùi hoặc các thành phần tạo mùi. Các thành phần nước hoa và chất tạo hương và các nguyên liệu của chúng có thể viết dưới dạng “hương liệu” (perfume, fragrance).
Materials used in strictly necessary quantities as solvents, or as carriers for perfume and aromatic compositions.
Nồng độ của các thành phần phải được công bố nếu như đó là các thành phần nằm trong danh mục hạn chế sử dụng được xác định trong các phụ lục của Hướng dẫn về mỹ phẩm ASEAN.
The percentage of ingredients must be declared if they are substances with restrictions for use as specified in the annexes of the ASEAN Cosmetic Directive.
b) Đối với sản phẩm chứa một nhóm các màu hoặc các sản phẩm trong cùng một bao gói, công bố thành phần đầy đủ theo dạng sau:
For a range of colours/shades or products in a single kit, complete the Product Ingredient List in the following format:
– Danh sách thành phần của dạng cơ bản
List ingredients in the Base Formulation
–  “Có thể chứa” và danh sách các màu
‘May contain’ and list each colour/shade
c) Với dạng phối hợp các sản phẩm khác nhau trong cùng một đóng gói, liệt kê mỗi sản phẩm và công thức tương ứng cho từng sản phẩm. Có thể mở rộng mẫu công bố nếu cần thêm khoảng trống để điền thông tin.
For combination products in a kit, list each product and its corresponding formulation individually. You can extend the form when more space is needed.

Mỹ phẩm là gì?

Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.

Điều kiện nhập khẩu mỹ phẩm?

Trước khi nhập khẩu mỹ phẩm doanh nghiệp phải làm thủ tục công bố mỹ phẩm => Công bố mỹ phẩm nhập khẩu

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com