Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Khi xem Shark Tank, một số trường hợp người xem thấy các Shark đầu tư dưới hình thức là khoản vay chuyển đổi. Vậy góp vốn bằng khoản vay như thế nào? Việc góp vốn bằng khoản vay có ưu, nhược điểm gì so với góp vốn thông thường?

Góp vốn bằng khoản vay là gì?

Góp vốn bằng khoản vay bản chất là một thỏa thuận dân sự trong đó hai bên (bên vay, bên cho vay) thỏa thuận chuyển khoản vay thành tiền góp vốn. Sau khi chuyển khoản vay thành tiền góp vốn công ty vay (bên nhận góp vốn) thực hiện tăng vốn điều lệ tại phòng đăng ký kinh doanh.

Tại sao lại góp vốn bằng khoản vay? Khi đầu tư, nếu nhà đầu tư chưa chắc chắn về hiệu quả đầu tư của mình có thể lựa chọn bằng cách cho công ty vay tiền (tương đương với khoản dự kiến đầu tư). Theo đó, nếu công ty làm ăn thua lỗ thì khoản vay này sẽ tính là một khoản nợ với công ty (kèm theo lãi suất). Nếu công ty kinh doanh có lãi, nhà đầu tư có thể chuyển đổi khoản vay này thành phần vốn góp của công ty để hưởng lợi nhuận tương ứng theo % góp vốn.

Thủ tục góp vốn bằng khoản vay

Trường hợp không có yếu tố nước ngoài
Đối với trường hợp nhà đầu tư Việt Nam khi góp vốn bằng khoản vay, có thể làm văn bản thỏa thuận về việc góp vốn với bên vay (công ty). Sau khi thỏa thuận, trong vòng 10 ngày kể từ ngày thực hiện công ty thực hiện thủ tục thay đổi vốn điều lệ tại phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở hồ sơ gồm:
– Biên bản họp về việc góp vốn bằng khoản vay
– Quyết định về việc góp vốn bằng khoản vay
– Thông báo về việc tăng vốn điều lệ
– Văn bản ủy quyền cho nhân viên thực hiện thủ tục và giấy tờ pháp lý của người thực hiện

Lưu ý: Trong hồ sơ không yêu cầu chứng minh giấy tờ vay và thỏa thuận góp vốn bằng khoản vay. Tuy nhiên, phần hình thức tăng vốn có thể ghi như sau:

Hình thức tăng vốn: Tăng vốn góp của thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty:
– Ông A tăng thêm 2.170.000.000 VNĐ (cụ thể góp thêm 870.000.000 VNĐ bằng tiền và công ty chuyển đổi khoản vay 1.300.000.000 VNĐ vay ông A thành vốn góp theo thỏa thuận)
– Bà B tăng thêm 930.000.000 VNĐ (công ty chuyển đổi một phần khoản vay bà B thành vốn góp theo thỏa thuận)

Trường hợp có yếu tố nước ngoài: Trường hợp khoản vay có yếu tố nước ngoài của các công ty FDI, việc góp vốn bằng khoản vay thực hiện theo ba bước.
Bước 1: Đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài với NHNN trong vòng 30 ngày kể từ ngày hai bên ký kết thỏa thuận thay đổi khoản vay thành vốn góp. Sau khi nhận được chấp thuận của NHNN mới thực hiện tiếp bước 2.
Bước 2: Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong vòng 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi khoản vay thành vốn góp. Hồ sơ tương tự với trường hợp ở trên.
Bước 3: Điều chỉnh nội dung đăng ký đầu tư ghi nhận mức vốn thực hiện dự án. Với sự thay đổi về vốn đầu tư, công ty phải thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư với cơ quan quản lý về đăng ký đầu tư để được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới.

Lưu ý khi góp vốn bằng khoản vay

Khi góp vốn bằng khoản vay cần lưu ý việc góp vốn bằng khoản vay tại Việt Nam khác với việc góp vốn khoản vay nước ngoài do các quy định về ngoại hối và quy định về đầu tư.

1. Đối với các trường hợp góp vốn bằng khoản vay nước ngoài cần đáp ứng các quy định về đầu tư
Khi góp vốn bằng khoản vay nước ngoài cần thực hiện thủ tục xin chấp thuận góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nếu thuộc các trường hợp quy định (ngành nghề hạn chế đầu tư, tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài)

2. Đối với khoản vay nước ngoài: Theo quy định tại điều 34 thông tư 03/2016/TT-NHNN quy định

Điều 34. Các trường hợp rút vốn, trả nợ không thực hiện qua tài Khoản vay, trả nợ nước ngoài
2. Các trường hợp trả nợ không thông qua tài Khoản vay, trả nợ nước ngoài:
b) Trả nợ bằng cổ phần hoặc phần vốn góp của Bên đi vay phù hợp với quy định của pháp luật;

Theo đó, tùy từng khoản vay có thể phải báo cáo hoặc thay đổi khoản vay theo quy định. Đặc biệt, do việc quản lý về ngoại hối và đầu tư do các cơ quan khác nhau quản lý. Do vậy, việc thực hiện có thể mất thời gian hơn so với thủ tục thông thường theo luật định.

Trường hợp 1: Đối với khoản vay ngắn hạn doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo với ngân hàng nhà nước về việc chuyển đổi khoản vay thành vốn đầu tư (do khoản vay ngắn hạn không cần đăng ký)

Trường hợp 2: Đối với khoan vay dài hạn doanh nghiệp thông báo điều chỉnh khoản vay nước ngoài theo điều 16, 17 thông tư 03/2016/TT-NHNN như sau:

Điều 16. Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi Khoản vay
1. Chuẩn bị Đơn đăng ký thay đổi Khoản vay:
a) Trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến: Bên đi vay thực hiện khai báo Đơn đăng ký thay đổi Khoản vay trên Trang điện tử, in Đơn từ Trang điện tử, ký và đóng dấu;
b) Trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức truyền thống: Bên đi vay hoàn thành mẫu đơn theo Phụ lục 03 kèm theo Thông tư này.
2. Gửi hồ sơ
a) Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày ký thỏa thuận thay đổi hoặc trước thời Điểm diễn ra nội dung thay đổi (đối với trường hợp nội dung thay đổi không cần ký thỏa thuận thay đổi song vẫn đảm bảo phù hợp với Thỏa thuận vay nước ngoài), Bên đi vay gửi hồ sơ đăng ký thay đổi Khoản vay qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan xác nhận đăng ký Khoản vay hoặc cơ quan xác nhận đăng ký thay đổi Khoản vay lần gần nhất đối với trường hợp đã có đăng ký thay đổi Khoản vay để thực hiện việc đăng ký thay đổi Khoản vay theo thẩm quyền quy định tại Điều 18 Thông tư này.
b) Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến có thể lựa chọn việc gửi thêm hồ sơ trực tuyến theo hướng dẫn tại Trang điện tử.
3. Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác nhận hoặc từ chối xác nhận đăng ký thay đổi Khoản vay trong thời hạn:
a) 12 (mười hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của Bên đi vay (trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến), hoặc;
b) 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của Bên đi vay (trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức truyền thống);
c) Trường hợp từ chối xác nhận đăng ký thay đổi Khoản vay, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do.
4. Cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 Thông tư này có trách nhiệm:
a) Kiểm tra tính thống nhất, chính xác của hồ sơ đăng ký thay đổi Khoản vay và các thông tin khai báo trên Trang điện tử; cập nhật tình hình xử lý hồ sơ trên Trang điện tử để Bên đi vay kịp thời theo dõi trong trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến;
b) Tổ chức nhập các thông tin liên quan của Khoản vay trên Trang điện tử để lưu trữ thông tin vào cơ sở dữ liệu vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh trong trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức truyền thống.
Điều 17. Hồ sơ đăng ký thay đổi Khoản vay
1. Đơn đăng ký thay đổi Khoản vay theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Thông tư này.
2. Bản sao và bản dịch tiếng Việt các thỏa thuận thay đổi Khoản vay đã ký (có xác nhận của Bên đi vay) trong trường hợp các nội dung thay đổi cần được thỏa thuận giữa các bên.
3. Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) ý kiến chấp thuận của bên bảo lãnh về nội dung thay đổi Khoản vay đối với trường hợp Khoản vay của Bên đi vay được bảo lãnh.
4. Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp về việc chấp thuận thay đổi phương án vay nước ngoài của Bên đi vay là doanh nghiệp nhà nước đối với trường hợp thay đổi tăng kim ngạch vay hoặc kéo dài thời hạn vay.
5. Thành phần hồ sơ quy định tại Khoản 3 Điều 14 Thông tư này đối với trường hợp thay đổi tăng kim ngạch vay.
6. Thành phần hồ sơ quy định tại Khoản 7 Điều 14 Thông tư này đối với trường hợp Bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tăng kim ngạch vay nước ngoài.
7. Văn bản xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản về tình hình rút vốn, trả nợ (gốc và lãi) đến thời Điểm đăng ký thay đổi Khoản vay đối với trường hợp đăng ký thay đổi kim ngạch vay, kế hoạch rút vốn, kế hoạch trả nợ hoặc ngân hàng thương mại cung ứng dịch vụ tài Khoản.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Trang thiết bị y tế loại C, D trước khi đưa ra thị trường phải có số lưu hành. Tuy nhiên việc yêu cầu lưu hành bắt buộc từ năm 2022, do vậy, khách hàng có thể tham khảo các thức đăng ký lưu hành cho trang thiết bị y tế loại C, D

Điều kiện lưu hành của trang thiết bị y tế loại C, D

Theo quy định tại nghị định 98/2021/NĐ-CP đối với các trang thiết bị y tế loại C, D được lưu hành với điều kiện như sau:

Điều 22. Điều kiện lưu hành đối với trang thiết bị y tế
1. Trang thiết bị y tế khi lưu hành trên thị trường phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đã có số lưu hành hoặc giấy phép nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này, trừ các trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 3 và Điều 24 Nghị định này;
Điều 76. Điều khoản chuyển tiếp
2. Quy định về giá trị của số lưu hành, giấy phép nhập khẩu đã được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2022:
c) Trang thiết bị y tế không phải là sinh phẩm chẩn đoán in vitro đã được cấp giấy phép nhập khẩu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 thì giấy phép nhập khẩu có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022;
d) Đối với trang thiết bị y tế không thuộc danh mục phải cấp giấy phép nhập khẩu (trừ hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế chỉ có một mục đích là khử khuẩn trang thiết bị y tế) và đã có bản phân loại là trang thiết bị y tế thuộc loại C, D được Bộ Y tế công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử được tiếp tục nhập khẩu đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022 theo nhu cầu, không hạn chế số lượng mà không cần văn bản xác nhận là trang thiết bị y tế của Bộ Y tế khi thực hiện thủ tục thông quan;

Hồ sơ đề nghị cấp mới số lưu hành loại C, D

Hồ sơ cấp mới số lưu hành theo điều 30 nghị định 98/2021/NĐ-CP như sau:

1. Hồ sơ đề nghị cấp mới số lưu hành đối với trang thiết bị y tế có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) tương ứng:
a) Văn bản đề nghị cấp mới số lưu hành.
b) Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 13845 còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ.
c) Giấy ủy quyền của chủ sở hữu trang thiết bị y tế cho cơ sở thực hiện việc đăng ký lưu hành còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ
d) Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo hành do chủ sở hữu trang thiết bị y tế cấp, trừ trường hợp trang thiết bị y tế sử dụng một lần theo quy định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế hoặc có tài liệu chứng minh không có chế độ bảo hành.
đ) Giấy lưu hành còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ đối với trang thiết bị y tế nhập khẩu.
e) Hồ sơ kỹ thuật chung về trang thiết bị y tế theo quy định của ASEAN (sau đây viết tắt là hồ sơ CSDT)
g) Giấy chứng nhận hợp quy.

2. Hồ sơ đề nghị cấp mới số lưu hành đối với trang thiết bị y tế là phương tiện đo phải phê duyệt mẫu theo quy định của pháp luật về đo lường:
a) Văn bản đề nghị cấp mới số lưu hành.
b) Quyết định phê duyệt mẫu.
c) Giấy tờ theo quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1

3. Hồ sơ đề nghị cấp mới số lưu hành đối với trang thiết bị y tế khác:
a) Văn bản đề nghị cấp mới số lưu hành.
b) Giấy tờ theo quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều này.
c) Kết quả thẩm định hồ sơ CSDT của đơn vị do Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ định kèm theo hồ sơ CSDT.
d) Đối với trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro là thuốc thử, chất hiệu chuẩn, vật liệu kiểm soát phải có thêm giấy chứng nhận chất lượng do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
đ) Đối với hóa chất, chế phẩm chỉ có một mục đích là khử khuẩn trang thiết bị y tế phải có thêm Phiếu kiểm nghiệm thành phần, hàm lượng các chất có hoạt tính khử khuẩn của đơn vị đã công bố đủ điều kiện thực hiện kiểm nghiệm theo quy định của pháp luật về quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; Phiếu khảo nghiệm đánh giá hiệu lực sinh học của sản phẩm và tác dụng phụ của sản phẩm đối với người tham gia thử nghiệm của đơn vị đã công bố đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm theo quy định của pháp luật về quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế.
e) Hồ sơ CSDT

Lưu ý về áp dụng hồ sơ CSDT theo nghị định 07/2023/NĐ-CP

5. Quy định về việc áp dụng Hồ sơ kỹ thuật chung về trang thiết bị y tế theo quy định của ASEAN (Common Submission Dossier Template – CSDT): Bắt buộc áp dụng hồ sơ CSDT từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.
6. Đối với các hồ sơ đề nghị cấp mới số lưu hành nộp trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 theo quy định tại Điều 30 Nghị định này:
a) Hồ sơ cấp mới số lưu hành gồm các giấy tờ quy định tại Điều 30 Nghị định này, trong đó hồ sơ CSDT và kết quả thẩm định hồ sơ CSDT quy định tại điểm c khoản 5 Điều 30 Nghị định này được thay thế bằng các giấy tờ với các yêu cầu sau:
– Tài liệu mô tả tóm tắt kỹ thuật trang thiết bị y tế: Nộp bản tiếng Việt, kèm theo tài liệu kỹ thuật mô tả chức năng, thông số kỹ thuật của trang thiết bị y tế do chủ sở hữu trang thiết bị y tế ban hành, có xác nhận của tổ chức đề nghị cấp số lưu hành. Riêng đối với thuốc thử, chất hiệu chuẩn, vật liệu kiểm soát in vitro: tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Việt kèm theo tài liệu về nguyên vật liệu, về an toàn của sản phẩm, quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm, các báo cáo nghiên cứu lâm sàng và tiền lâm sàng bao gồm báo cáo độ ổn định;
– Tài liệu hướng dẫn sử dụng của trang thiết bị y tế: Nộp bản tiếng Việt có xác nhận của tổ chức đề nghị cấp số lưu hành, kèm theo bản gốc bằng tiếng Anh do chủ sở hữu trang thiết bị y tế ban hành đối với trang thiết bị y tế nhập khẩu;
– Mẫu nhãn sẽ sử dụng khi lưu hành tại Việt Nam của trang thiết bị y tế: Nộp bản mẫu nhãn có xác nhận của tổ chức đề nghị cấp số lưu hành. Mẫu nhãn phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
b) Việc tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 30 Nghị định này được thực hiện theo quy định tại Điều 32 Nghị định này.
c) Việc tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế quy định tại Khoản 5 Điều 30 Nghị định này thực hiện như sau:
– Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký lưu hành, Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm: Tổ chức thẩm định và cấp số lưu hành trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ (bao gồm cả giấy tờ xác nhận đã nộp phí thẩm định cấp giấy phép lưu hành theo quy định của Bộ Tài chính); trường hợp không cấp số lưu hành phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
– Trường hợp hồ sơ đăng ký lưu hành chưa hoàn chỉnh, Bộ Y tế phải thông báo cho tổ chức đề nghị cấp số lưu hành để bổ sung, sửa đổi hồ sơ đăng ký lưu hành, trong đó phải nêu cụ thể là bổ sung những tài liệu nào, nội dung nào cần sửa đổi và gửi về Bộ Y tế trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày Bộ Y tế có thông báo;
– Khi nhận được yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ đề nghị cấp số lưu hành, tổ chức đề nghị cấp số lưu hành phải sửa đổi, bổ sung theo đúng những nội dung đã thông báo và gửi về Bộ Y tế.
Trường hợp tổ chức đề nghị cấp số lưu hành đã sửa đổi, bổ sung hồ sơ nhưng không đúng với yêu cầu thì Bộ Y tế sẽ thông báo cho tổ chức đề nghị cấp số lưu hành để tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định tại khoản này.
Sau 90 ngày, kể từ ngày Bộ Y tế có thông báo yêu cầu mà tổ chức đề nghị cấp số lưu hành không sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc nếu sau 03 lần sửa đổi, bổ sung hồ sơ kể từ ngày Bộ Y tế có yêu cầu sửa đổi, bổ sung lần đầu mà hồ sơ vẫn không đáp ứng yêu cầu thì phải thực hiện lại từ đầu thủ tục đề nghị cấp số lưu hành.

Yêu cầu đối với một số giấy tờ trong bộ hồ sơ đề nghị cấp số lưu hành:

Yêu cầu đối với một số giấy tờ trong bộ hồ sơ đăng ký lưu hành:
a) Đối với giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng: Nộp bản gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao có xác nhận của cơ sở đề nghị cấp số lưu hành.
Trường hợp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng không bằng tiếng Anh hoặc không bằng tiếng Việt thì phải dịch ra tiếng Việt. Bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật.
b) Đối với giấy ủy quyền của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và giấy xác nhận cơ sở đủ điều kiện bảo hành:
– Đối với trang thiết bị y tế sản xuất trong nước: Nộp bản gốc hoặc bản sao có chứng thực;
– Đối với trang thiết bị y tế nhập khẩu: Nộp bản đã được hợp pháp hóa lãnh sự hoặc bản sao có chứng thực của bản đã được hợp pháp hóa lãnh sự.
c) Đối với giấy lưu hành: Nộp bản đã được hợp pháp hóa lãnh sự hoặc bản sao có chứng thực của bản đã được hợp pháp hóa lãnh sự.
Trường hợp giấy lưu hành không bằng tiếng Anh hoặc không bằng tiếng Việt thì phải dịch ra tiếng Việt. Bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật.
d) Đối với giấy chứng nhận đánh giá chất lượng, phiếu kiểm nghiệm, phiếu khảo nghiệm và kết quả thẩm định hồ sơ CSDT: Nộp bản gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao có xác nhận của cơ sở đề nghị cấp số lưu hành.
đ) Đối với hồ sơ CSDT: Nộp bản có xác nhận của tổ chức đề nghị cấp số lưu hành. Trường hợp hồ sơ CSDT không bằng tiếng Anh hoặc không bằng tiếng Việt thì phải dịch ra tiếng Việt. Bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật.

Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị cấp số lưu hành trang thiết bị y tế

1. Cơ sở đề nghị cấp số lưu Tổ chức đề nghị cấp số lưu hành nộp hồ sơ cho Bộ Y tế thông qua Cổng thông tin điện tử về quản lý trang thiết bị y tế.

2. Đối với hồ sơ đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế có quy chuẩn kỹ thuật hoặc phải phê duyệt mẫu
a) Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký lưu hành, Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm: Tổ chức thẩm định để cấp số lưu hành trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ (bao gồm cả giấy tờ xác nhận đã nộp phí thẩm định cấp giấy phép lưu hành theo quy định của Bộ Tài chính). Trường hợp không cấp số lưu hành phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
b) Trường hợp hồ sơ đăng ký lưu hành chưa hoàn chỉnh thì Bộ Y tế phải thông báo cho tổ chức đề nghị cấp số lưu hành để bổ sung, sửa đổi hồ sơ đăng ký lưu hành, trong đó phải nêu cụ thể là bổ sung những tài liệu nào, nội dung nào cần sửa đổi trong thời hạn 25 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
c) Khi nhận được yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ đề nghị cấp số lưu hành, cơ sở đề nghị cấp số lưu hành phải bổ sung, sửa đổi theo đúng những nội dung đã thông báo và gửi về Bộ Y tế.
Trường hợp cơ sở đề nghị cấp số lưu hành đã bổ sung, sửa đổi hồ sơ nhưng không đúng với yêu cầu thì Bộ Y tế sẽ thông báo cho cơ sở để tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Sau 90 ngày, kể từ ngày Bộ Y tế có thông báo yêu cầu mà cơ sở không bổ sung, sửa đổi hồ sơ hoặc nếu sau 05 lần sửa đổi, bổ sung hồ sơ kể từ ngày Bộ Y tế có yêu cầu sửa đổi, bổ sung lần đầu mà hồ sơ vẫn không đáp ứng yêu cầu thì phải thực hiện lại từ đầu thủ tục đề nghị cấp số lưu hành.

3. Đối với hồ sơ đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế khác:
a) Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký lưu hành, Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm: Tổ chức thẩm định để cấp số lưu hành trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ (bao gồm cả giấy tờ xác nhận đã nộp phí thẩm định cấp giấy phép lưu hành theo quy định của Bộ Tài chính). Trường hợp không cấp số lưu hành phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
b) Trường hợp hồ sơ đăng ký lưu hành chưa hoàn chỉnh thì Bộ Y tế phải thông báo cho tổ chức đề nghị cấp số lưu hành để bổ sung, sửa đổi hồ sơ đăng ký lưu hành, trong đó phải nêu cụ thể là bổ sung những tài liệu nào, nội dung nào cần sửa đổi trong thời hạn 40 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
c) Khi nhận được yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ đề nghị cấp số lưu hành, cơ sở đề nghị cấp số lưu hành phải bổ sung, sửa đổi theo đúng những nội dung đã thông báo và gửi về Bộ Y tế.
Trường hợp cơ sở đề nghị cấp số lưu hành đã bổ sung, sửa đổi hồ sơ nhưng không đúng với yêu cầu thì Bộ Y tế sẽ thông báo cho cơ sở để tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.
Sau 90 ngày, kể từ ngày Bộ Y tế có thông báo yêu cầu mà cơ sở không bổ sung, sửa đổi hồ sơ hoặc nếu sau 05 lần sửa đổi, bổ sung hồ sơ kể từ ngày Bộ Y tế có yêu cầu sửa đổi, bổ sung lần đầu mà hồ sơ vẫn không đáp ứng yêu cầu thì phải thực hiện lại từ đầu thủ tục đề nghị cấp số lưu hành.

Câu hỏi thường gặp

Trang thiết bị y tế loại C, D là gì? Trang thiết bị y tế loại C, D là trang thiết bị y tế có mức rủi ro cáo theo quy định về phân loại trang thiết bị y tế. Trước khi tiến hành nhập khẩu trang thiết bị y tế loại C, D thì trang thiết bị y tế loại C, D phải được làm thủ tục đăng ký lưu hành.

Thời gian đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế loại C, D? Theo quy định hiện hành, việc đăng ký trang thiết bị y tế loại C, D là 10 ngày làm việc với trường hợp cấp nhanh số lưu hành và 30 ngày đối với trường hợp cấp thông thường. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện thủ tục còn bị chậm do nhiều lý do.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Vay nước ngoài là gì? Các loại khoản vay nước ngoài và điều kiện để vay nước ngoài được pháp luật quy định như thế nào? Nhà đầu tư nước ngoài có thể cho doanh nghiệp vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và chuyển khoản vay đó thành vốn góp trong doanh nghiệp. Khoản vay này được quản lý bởi Ngân hàng nhà nước, do vậy nhà đầu tư và doanh nghiệp cần lưu ý các thủ tục đăng ký khoản vay.

Các loại khoản vay nước ngoài

Khoản vay nước ngoài được chia làm hai loại:
Khoản vay ngắn hạn: có thời hạn vay dưới 1 năm
Khoản vay trung, dài hạn: có thời hạn vay từ 1 năm trở lên

Điều kiện thực hiện khoản vay nước ngoài

Để thực hiện khoản vay nước ngoài, các bên phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Hình thức hợp đồng vay: Hợp đồng vay phải lập thành văn bản và phải được các bên ký kết hợp lệ trước khi giải ngân
2. Loại tiền cho vay: Việc vay và trả nợ nước ngoài phải được thực hiện bằng ngoại tệ. Các bên chỉ được thoả thuận việc vay và trả nợ nước ngoài bằng đồng Việt Nam trong một số trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật
3. Mục đích sử dụng vốn vay
Bên đi vay được quyền sử dụng vốn vay thực hiện phương án sản xuất kinh doanh của bên đi vay. Tuy nhiên bên đi vay phải thoả mãn các điều kiện sau:
– Bên đi vay không được vay ngắn hạn cho các mục đích sử dụng vốn trung, dài hạn;
– Trường hợp bên đi vay có dự án đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, số dư nợ vay trung, dài hạn (gồm cả dư nợ vay trong nước) của bên đi vay phục vụ cho dự án đó tối đa không vượt quá phần chênh lệch giữa tổng vốn đầu tư và vốn góp ghi nhận từ giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
– Trường hợp bên đi vay vay nước ngoài để thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư không được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, số dư nợ vay trung, dài hạn (gồm cả dự nợ vay trong nước) của bên đi vay không vượt quá tổng nhu cầu vốn vay tại phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

Tài khoản thực hiện khoản vay nước ngoài: Bên đi vay phải mở tài khoản vay, trả nợ nước ngoài tại ngân hàng được phép tại Việt Nam để thực hiện các giao dịch chuyển tiền liên quan đến khoản vay nước ngoài. Trường hợp bên đi vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì được sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp hoặc tài khoản vay, trả nợ nước ngoài để thực hiện các giao dịch chuyển tiền có liên quan. Mỗi khoản vay nước ngoài chỉ được thực hiện qua 1 ngân hàng được phép. Bên đi vay có thể dùng 1 tài khoản cho một hoặc nhiều khoản vay nước ngoài.

Chi phí vay nước ngoài: Chi phí vay nước ngoài bao gồm lãi suất vay nước ngoài và các chi phí khác có liên quan đến khoản vay nước ngoài mà bên đi vay chắc chắn phải trả cho bên vay và các bên có liên quan khác. Chi phí vay nước ngoài do bên đi vay và bên cho vay thoả thuận, trừ một số trường hợp đặc biệt ngân hàng nhà nước công bố và áp dụng mức trần về chi phí vay nước ngoài trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, nếu các bên thoả thuận chi phí vay nước ngoài không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường, cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền có thể ấn định thuế theo quy định của pháp luật.

Đăng ký khoản vay nước ngoài

Điều 9 Thông tư 03/2016/TT-NHNN quy định về các loại khoản vay phải thực hiện đưng ký như sau:

Điều 9. Khoản vay phải thực hiện đăng ký
Khoản vay thuộc đối tượng phải thực hiện đăng ký với Ngân hàng Nhà nước bao gồm:
1. Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài.
2. Khoản vay ngắn hạn được gia hạn mà tổng thời hạn của Khoản vay là trên 01 (một) năm.
3. Khoản vay ngắn hạn không có hợp đồng gia hạn nhưng còn dư nợ gốc tại thời Điểm tròn 01 (một) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, trừ trường hợp Bên đi vay hoàn thành việc trả nợ Khoản vay trong thời gian 10 (mười) ngày kể từ thời Điểm tròn 01 (một) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên.

Thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài: Sau khi lựa chọn được bên cho vay cũng như thoả thuận được các nội dung của hợp đồng vay vốn với phía nước ngoài, các bên ký hợp đồng vay và mở tài khoản vay. Đối với trường hợp khoản vay nước ngoài thuộc trường hợp phải đăng ký, bên đi vay có trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký khoản vay tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thẩm quyền xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài
– Vụ quản lý ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước) xác nhận đăng ký đối với các khoản vay có kim ngạch vay trên 10 triệu USD (hoặc tương đương) và các khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam
– Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi bên đi vay đặt trụ sở chính xác nhận đăng ký đối với các khoản vay có kim ngạch vay trên 10 triệu USD (hoặc tương đương).

Thời điểm nộp hồ sơ đăng ký khoản vay:
Bên đi vay nộp hồ sơ đăng ký khoản vay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày:
– Các bên ký thoả thuận gia hạn khoản vay ngắn hạn thành khoản vay trung, dài hạn
– Ngày tròn 1 năm kể từ ngày rút vốn góp đầu tiên đối với khoản vay ngắn hạn hoặc không có hợp đồng gia hạn nhưng còn dư nợ gốc tại thời điểm tròn 1 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên
– Các bên ký hợp đồng vay trung, dài hạn hoặc thoả thuận rút vốn (nếu các bên đã ký hợp đồng khung về việc vay trung và dài hạn)

Thời hạn xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài:
Vụ quản lý ngoại hối hoặc ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố có văn bản xác nhận hoặc từ chối xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài trong thời hạn sau:
– 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ đối với hồ sơ nộp trực tuyến; hoặc
– 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ đối với hồ sơ nộp qua bưu điện và nộp trực tiếp.

Hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài

– Đơn đăng ký khoản vay nước ngoài (theo mẫu tại Phụ lục 01 kèm theo Thông tư 03/2016/TT-NHNN).
– Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) hồ sơ pháp lý của Bên đi vay và bên sử dụng vốn vay đối với trường hợp Bên đi vay không phải là bên sử dụng vốn vay.
– Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) hoặc bản chính văn bản chứng minh Mục đích vay.
– Bản sao và bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của Bên đi vay) Hợp đồng vay vốn, thỏa thuận vay nước ngoài, thỏa thuận gia hạn khoản vay ngắn hạn thành trung, dài hạn (nếu có). Hoặc văn bản rút vốn kèm theo thỏa thuận khung.
– Bản sao và bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của Bên đi vay) văn bản cam kết bảo lãnh (thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh hoặc hình thức cam kết bảo lãnh khác) trong trường hợp khoản vay được bảo lãnh;
– Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt việc vay nước ngoài theo quy định của pháp luật về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp đối với Bên đi vay là doanh nghiệp nhà nước. Trừ trường hợp Bên đi vay là ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
– Báo cáo về việc tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước về giới hạn cấp tín dụng và các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm cuối tháng gần nhất trước ngày ký thỏa thuận vay nước ngoài và văn bản chứng minh việc chưa tuân thủ các quy định của pháp luật về giới hạn cấp tín dụng và các tỷ lệ đảm bảo an toàn đã được Thủ tướng Chính phủ hoặc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận theo quy định của pháp luật (nếu có) đối với Bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
– Xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản (trong một số trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 14 Thông tư 03/2016/TT-NHNN);
– Văn bản, chứng từ chứng minh lợi nhuận được chia hợp pháp bằng đồng Việt Nam từ hoạt động đầu tư trực tiếp của Bên cho vay là nhà đầu tư nước ngoài góp vốn tại Bên đi vay. Xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản về tình hình chia và chuyển lợi nhuận về nước của Bên cho vay nhằm chứng minh việc giải ngân khoản vay đối với trường hợp vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam theo quy định hiện hành về điều kiện vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam.
– Văn bản giải trình về nhu cầu vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam đối với trường hợp vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về điều kiện vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam.

Chế độ báo cáo đối với khoản vay

Báo cáo định kỳ: Định kỳ hàng quý, chậm nhất vào ngày thứ 5 của tháng tiếp theo ngay sau kỳ báo cáo, bên đi vay phải nộp báo cáo tình hình thực hiện các khoản vay trả nợ nước ngoài cho ngân hàng nhà nước theo hình thức trực tuyến hoặc hình thức truyền thống.
Báo cáo đột xuất: Trong cáo trường hợp đột xuất hoặc khi cần thiết, bên đi vay phải thực hiện báo các đột xuất theo yêu cầu của ngân hàng nhà nước.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Đăng ký kết hôn là thủ tục pháp lý, là cơ sở để pháp luật có thể bảo vệ quyền lợi ích và cũng như chính là sự ràng buộc về nghĩa vụ của 2 bên nam, nữ trong mối quan hệ hôn nhân. Việc kết hôn giữa hai bên nam, nữ không có yếu tố nước ngoài sẽ thực hiện ra sao? Cách đăng ký kết hôn như thế nào? Hiện nay pháp luật Việt Nam không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới. Để được đăng ký kết hôn nam, nữ cần đáp ứng những điều kiện sau:

Điều kiện đăng ký kết hôn

– Về độ tuổi kết hôn: Nam đủ 20 tuổi, nữ đủ 18 tuổi
– Ý chí các bên: Kết hôn dựa trên sự tự nguyện của cả hai bên nam, nữ không được bên nào được ép buộc hay lừa dối bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở hôn nhân của họ.
– Nam, nữ kết hôn không bị mất năng lực hành vi dân sự
– Không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn tại điểm a, b, c, d khoản 2 điều 5 Luật hôn nhân gia đình.

Đăng ký kết hôn ở đâu?

Thẩm quyền giải quyết, điều 17 Luật hộ tịch 2014 và điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP có quy định:

Điều 17. Thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung Giấy chứng nhận kết hôn
1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.
Điều 10. Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký kết hôn
Người yêu cầu đăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện và nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định sau:
1. Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này

Theo đó thẩm quyền đăng ký kết hôn như sau:
UBND cấp xã, phường: đăng ký kết hôn cho người Việt Nam (Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải nơi thường trú thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc đăng ký tạm trú cấp)
UBND cấp huyện, quận: đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài (vợ/chồng là người nước ngoài)

Thủ tục, hồ sơ làm giấy đăng ký kết hôn

Bước 1: Hai bên nam, nữ thực hiện nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã nơi một trong 2 bên đăng ký kết hôn đăng ký thường trú hoặc tạm trú. Hồ sơ đăng ký kết hôn gồm có những giấy tờ sau:
– Tờ khai đăng ký kết hôn (Theo mẫu tại thông tư 04/2020/TT-BTP, khách hàng có thể bấm vào link để tải mẫu tờ khai đăng ký kết hôn chuẩn)
– Hộ chiếu, chng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu đăng ký kết hôn khác Ủy ban nhân dân xã thường trú)
Bước 2: Giải quyết hồ sơ
Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch xem xét nếu như đủ điều kiện kết hôn thì công chức tư pháp ghi việc kết hôn vào sổ hộ tịch, cùng hai bên nam nữ ký vào sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cũng cùng ký vào giấy đăng ký kết hôn. Thời hạn giải quyết không quá 5 ngày làm việc nếu cần phải xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam nữ.

Thủ tục đăng ký kết hôn online

Hiện tại, một số địa phương có thể làm đăng ký kết hôn online (dịch vụ công mức độ 3) tại địa chỉ: https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-chi-tiet-thu-tuc-hanh-chinh.html?ma_thu_tuc=1.000894

Trường hợp ở Hà Nội đăng ký kết hôn online tại trang https://dichvucong.hanoi.gov.vn/

Sau khi hồ sơ online được thông báo chấp thuận người đăng ký có thể nộp hồ sơ bản giấy tại UBND xã, phường để nhận giấy đăng ký kết hôn. Khách hàng có thể tham khảo video vui sau, lưu ý video chỉ mang tính chất giải trí 

Câu hỏi thường gặp

1. Đăng ký kết hôn có cần chọn ngày, xem ngày không? Theo quy định pháp luật thì việc đăng ký kết hôn không cần chọn ngày, xem ngày, tuy nhiên theo phong tục của Việt Nam thì hai gia đình thường xem ngày để việc kết hôn may mắn hơn.

2. Cô dâu phải mang theo cùng khi đăng ký kết hôn hay được phát? Việc hôn nhân trên cơ sở tự nguyện, do vậy bạn phải tìm cô dâu trước khi tiến hành đăng ký kết hôn. UBND xã, phường không phát cô dâu cho bạn đâu nhé!

3. Kết hôn lại lần 2 có cần bản án ly hôn của toà? Theo quy định về việc đăng ký kết hôn thì không yêu cầu bản án ly hôn của toà trước đó. Tuy nhiên tại thủ tục xin xác nhận độc thân thì trong trường hợp đã ly hôn phải có trích lục bản án ly hôn của toà. Do vậy, nếu trường hợp kết hôn lần 2 sẽ yêu cầu trích lục bản án ly hôn để xin xác nhận độc thân – một tài liệu cần thiết để tiến hành đăng ký kết hôn.
Trường hợp đã mất bản án thì có thể làm thủ tục trích sao bản án tại toà án nơi xét xử vì đây là quyền của đương sự theo khoản 21 điều 70 bộ luật tố tụng dân sự 2015 “Được cấp trích lục bản án, bản án, quyết định của Tòa án“. Do việc trích lục bản án không phải là thủ tục hành chính nên việc xin trích lục dựa trên đơn yêu cầu của đương sự. Trong đơn yêu cầu phải ghi rõ thông tin cá nhân của người xin trích lục, vai trò trong bản án, quyết định và số bản án, quyết định. Hồ sơ nộp tại TAND nơi xét xử kèm theo bản sao y chứng thực giấy tờ cá nhân của người xin trích lục. Thời hạn giải quyết không có quy định tuy nhiên trên thực tế thời hạn giải quyết thường là 7 ngày

4. Thủ tục đăng ký kết hôn tại TPHCM, Hà Nội? Đối với các trường hợp đăng ký kết hôn tại TPHCM hoặc Hà Nội thì một trong hai bên vợ, chồng phải có thường trú hoặc tạm trú tại hai thành phố này.

5. Thủ tục đăng ký kết hôn khác tỉnh (ngoại tỉnh)? Khi đăng ký kết hôn khác tỉnh (ngoại tỉnh) thì phải có tạm trú của vợ hoặc chồng. Khi đó cả hai vợ, chồng đều phải xin xác nhận tình trạng hôn nhân trước khi tiến hành đăng ký kết hôn.

6. Mức phạt khi đăng ký kết hôn muộn? Hiện tại, pháp luật không quy định về thời gian bắt buộc phải đăng ký kết hôn do vậy hai bên có thể đăng ký kết hôn trước hoặc sau khi về chung sống với nhau. Tuy nhiên, nếu không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng và có thể vi phạm về quy định một vợ, một chồng nếu quan hệ như vợ chồng với người đã có đăng ký kết hôn.

7. Đăng ký kết hôn với người làm trong ngành công an cần điều kiện gì? Việc đăng ký kết hôn với công an thực hiện theo các thủ tục và điều kiện thông thường do luật định, tuy nhiên phải dáp ứng điều kiện xác minh lý lịch 3 đời theo tiêu chuẩn của ngành xem thêm tại: Điều kiện kết hôn với công an.

8. Luật kết hôn mới nhất là luật nào? Hiện tại, các vấn đề liên quan tới thủ tục đăng ký kết hôn, ly hôn là luật hôn nhân gia đình 2014. Hiện tại, trong năm 2022 thủ tục đăng ký kết hôn không có thay đổi so với trước đây.

9. Đăng ký kết hôn có cần sổ hộ khẩu? Theo quy định về hồ sơ đăng ký kết hôn tại điều 10 nghị định 123/2015/NĐ-CP thì không yêu cầu sổ hộ khẩu do vậy đăng ký kết hôn không cần sổ hộ khẩu

10. Đăng ký kết hôn cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Khi đăng ký kết hôn, đầu tiên các bạn cần chuẩn bị cô dâu và chú rể của mình. Một trong hai bên sẽ xin giấy xác nhận độc thân trước khi tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn (đăng ký kết hôn tại địa phương của chồng thì vợ xin xác nhận độc thân và ngược lại). Ngoài ra cần chuẩn bị thêm giấy tờ chứng thực cá nhân (chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu của cả hai bên)

11. Thời gian có giấy kết hôn? Sau khi làm thủ tục đăng ký kết hôn thường thì phía UBND xã, phường sẽ cấp ngay giấy kết hôn. Tuy nhiên, một số trường hợp cần xác minh thì thời gian có giấy kết hôn tầm 3 – 5 ngày

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Khi tiến hành hoạt động nhập khẩu cũng như phân loại đối với trang thiết bị y tế, bước đầu tiên để bắt đầu thực hiện thì sản phẩm phải là trang thiết bị y tế. Tuy nhiên, có một số khách hàng chưa rõ các máy móc, thiết bị như thế nào thì được xác định là trang thiết bị y tế? Trong bài viết này chúng tôi sẽ trích dẫn các căn cứ pháp lý để khách hàng hiểu rõ hơn về trang thiết bị y tế.

Trang thiết bị y tế là gì?

Hiện tại khái niệm về trang thiết bị y tế được hướng dẫn và chi tiết tại nghị định 98/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, vật tư cấy ghép, dụng cụ, vật liệu, thuốc thử và chất hiệu chuẩn in vitro, phần mềm (software) đáp ứng đồng thời các yêu cầu sau đây:
a) Được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau theo chỉ định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế để phục vụ cho con người nhằm một hoặc nhiều mục đích sau đây:
– Chẩn đoán, ngăn ngừa, theo dõi, điều trị và làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc bù đắp tổn thương, chấn thương;
– Kiểm tra, thay thế, điều chỉnh hoặc hỗ trợ giải phẫu và quá trình sinh lý;
– Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống;
– Kiểm soát sự thụ thai;
– Khử khuẩn trang thiết bị y tế;
– Cung cấp thông tin cho việc chẩn đoán, theo dõi, điều trị thông qua biện pháp kiểm tra các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể con người.
b) Không sử dụng cơ chế dược lý, miễn dịch hoặc chuyển hóa trong hoặc trên cơ thể người hoặc nếu có sử dụng các cơ chế này thì chỉ mang tính chất hỗ trợ để đạt mục đích quy định tại điểm a khoản này.
2. Trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro (In vitro diagnostic medical device) gồm thuốc thử, chất hiệu chuẩn, vật liệu kiểm soát, dụng cụ, máy, thiết bị hoặc hệ thống và các sản phẩm khác tham gia hoặc hỗ trợ quá trình thực hiện xét nghiệm được sử dụng riêng rẽ hoặc kết hợp theo chỉ định của chủ sở hữu để phục vụ cho việc kiểm tra các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể con người.
3. Trang thiết bị y tế đặc thù cá nhân là trang thiết bị y tế được sản xuất đặc biệt theo chỉ định của bác sỹ, có đặc điểm thiết kế riêng biệt sử dụng duy nhất cho một cá nhân cụ thể.

Phân nhóm trang thiết bị y tế phục vụ lưu hành

Việc đăng ký lưu hành loại A hoặc B, C, D cho trang thiết bị y tế có thể đăng ký gộp giữa một số loại trang thiết bị y tế. Thông thường sẽ được phân nhóm thành một trong ba nhóm sau:

Trang thiết bị y tế dạng đơn lẻ

Nguyên tắc phân theo chủng loại trang thiết bị y tế đơn lẻ:
Trang thiết bị y tế được phân theo chủng loại trang thiết bị y tế đơn lẻ nếu trang thiết bị y tế đó đã được chủ sở hữu xác định tên, mục đích sử dụng cụ thể và được cung cấp dưới dạng đóng gói riêng biệt hoặc trang thiết bị y tế đó không đáp ứng các tiêu chí phân theo họ trang thiết bị y tế, bộ xét nghiệm IVD, hệ thống trang thiết bị y tế, cụm trang thiết bị y tế IVD hoặc cụm trang thiết bị y tế khác.

Ví dụ:
– Bao cao su với các quy cách đóng gói 3, 12 và 14 có thể được gộp lại đăng ký như một trang thiết bị y tế Đơn lẻ.
– Một công ty sản xuất một chương trình phần mềm có thể sử dụng được với một số Máy chụp cắt lớp vi tính CT-Scanner sản xuất bởi các chủ sở hữu sản phẩm khác, chương trình phần mềm độc lập như vậy được coi là trang thiết bị y tế và có thể sử dụng được trên các máy chụp khác nhau, do đó phần mềm này có thể được đăng ký là một trang thiết bị y tế đơn lẻ.

Họ trang thiết bị y tế

Họ trang thiết bị y tế là gì? Việc xác định họ trang thiết bị y tế được pháp luật quy định như thế nào? Xác định họ trang thiết bị y tế để làm hồ sơ lưu hành

Họ trang thiết bị y tế
Họ trang thiết bị y tế là một tập hợp các trang thiết bị y tế mà mỗi trang thiết bị y tế trong họ đều có chung các thông tin sau:
– Chung một chủ sở hữu sản phẩm;
– Cùng một loại phân loại rủi ro;
– Có cùng mục đích sử dụng;
– Có thiết kế và quy trình sản xuất giống nhau;
– Có những thay đổi thuộc phạm vi các biến thể cho phép theo danh mục tại Bảng 1.

Bảng 1. Danh mục các biến thể cho phép trong một trang thiết bị y tế theo họ:

Sản phẩm cụ thể Các biến thể cho phép
Trụ cấy ghép nha khoa Phần giữ (ví dụ: xi măng hoặc ốc vít)
Trang thiết bị cấy ghép chủ động Sử dụng được với thiết bị cộng hưởng từ hoặc không
Xét nghiệm chất kháng sinh (IVD) Nồng độ
Kìm sinh thiết Dạng cố định hoặc không cố định
Túi máu (i) Chất chống đông máu cùng thành phần nhưng có thể khác nồng độ
(ii) Các chất phụ gia (Khác thành phần và khác nồng độ)
Ống thông (i) Số lượng lumen trong ống thông
(ii) Chất liệu của ống thông: PVC (polyvinylchloride), PU (polyurethane), nylon và silicone
(iii) Độ cong
(iv) Chất phủ dùng để bôi trơn
Bao cao su (i) Kết cấu
(ii) Mùi
Kính áp tròng (i) Đi-ốp
(ii) Chống tia cực tím
(iii) Phủ màu
(iv) Màu sắc.
(v) Thời gian sử dụng (đeo ban ngày hay đeo kéo dài)
(vi) Thời gian thay kính (hàng ngày, tuần hay tháng)
Máy khử rung Tự động hoặc bán tự động
Niềng răng Chất liệu của niềng răng
Tay khoan nha khoa (i) Tốc độ quay
(ii) Chất liệu của tay khoan
Chất làm đầy da Cùng thành phần nhưng khác nồng độ/ mật độ
Hệ thống chụp chẩn đoán dùng bức xạ ion- hóa (i) Số lát cắt
(ii) Kỹ thuật số hoặc tương tự (thường quy)
(iii) Hai bình diện hay một bình diện
(iv) Sử dụng bộ thu nhận phẳng hay Cassette
(v) Kích thước vòng thu nhận (đối với PET)
Ống thông thăm dò điện sinh lý (i) Khoảng cách giữa các điện cực
(ii) Số lượng điện cực
Găng tay Có bột hoặc không
Camera Gamma Số đầu thu
Dây dẫn Có hoặc không có vật liệu phủ trơ
Cấy ghép chỉnh hình/ nha khoa (i) Cố định bằng xi măng hoặc không
(ii) Vòng đai
Thủy tinh thể nhân tạo (i) Đơn tiêu cự hoặc đa tiêu cự
(ii) Nhiều mảnh hoặc đơn mảnh
(iii) Hình cầu hoặc phi cầu
Máy phát sung cấy ghép Số buồng tim (tim mạch)
Ống thông IV (i) Có buồng tiêm
(ii) Có cánh an toàn
Xét nghiệm nhanh IVD Định dạng tổ hợp khác nhau: băng, thanh, thẻ
Que thử nước tiểu trong ống nghiệm Test thử có kết hợp nhiều thông số
Sản phẩm polymer Có hoặc không có chất làm dẻo hóa (ví dụ: diethylhexyl phtalat)
(i) Hệ thống đưa stent, đặt qua dây dẫn hoặc đặt qua ống nội soi
(ii) Vạt (mổ để ghép) hoặc ống ngoài
Chỉ khâu (i) Số lượng sợi
(ii) Gạc
(iii) Vòng
(iv) Nhuộm
Dụng cụ xâu chỉ khâu Thiết kế hàm kẹp, tay cầm và kim
Ống khí quản (ống nội khí quản, ống mở khí quản) Có hoặc không có bóng
Băng vết thương Các dạng khác nhau (ví dụ: dung dịch, kem, gel, phủ trên các miếng lót…)
Đầu thu sử dụng tia X Vật liệu phát tia X (trong bầu tăng quang)

Danh mục các biến thể chung khác cho phép trong một trang thiết bị y tế theo Họ:

Chất phủ chỉ dùng để bôi trơn
Màu sắc
Đường kính, chiều dài, chiều rộng, cỡ
Nồng độ với cùng một chỉ định và cơ chế (có cùng thành phần, lượng yếu tố cấu thành khác nhau)
Khác biệt về thiết kế kích thước do sử dụng cho trẻ em so với cho người lớn (Những khác biệt này là do khác biệt về nhóm bệnh nhân được phép sử dụng, ví dụ, thể tích và chiều dài)
Độ linh hoạt
Lực cầm nắm
Mức hoạt độ phóng xạ của đồng vị
Lưu trữ bộ nhớ
Phương pháp khử trùng (để đạt được cùng một kết quả vô trùng)
Khả năng in
Tính chắn bức xạ
Hình dạng, kích thước, thể tích
Độ nhớt (Sự thay đổi độ nhớt đơn thuần chỉ là do sự thay đổi trong nồng độ của chất cấu thành)
Hình thức treo (ví dụ: treo trần, treo tường hoặc chân đứng)
Trạng thái vô trùng (tiệt trùng, không tiệt trùng)

Sơ đồ phân nhóm các trang thiết bị y tế theo họ

Trang thiết bị y tế được thêm sản phẩm mới vào họ đã được đăng ký nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại nguyên tắc này, trừ trường hợp sản phẩm đáp ứng các yêu cầu cùng họ với sản phẩm đã được đăng ký nhưng không cùng tên chung với sản phẩm thuộc họ đã đăng ký.

Tên chung của sản phẩm là tên do chủ sở hữu đặt cho một loại, nhóm, dòng sản phẩm. Ví dụ: Dimension là tên chung của một dòng sản phẩm xét nghiệm do Siemens sản xuất.

Dimension® LOCI® FT3/Free Triiodothyronine Flex®
Dimension® LOCI® FT4L/Free Thyroxine Flex®
Dimension® LOCI® Thyroid Calibrator
Dimension® LOCI® TSHL/TSH Flex®

Ví dụ:
– Bao cao su khác nhau về màu sắc, kích thước và kết cấu nhưng có cùng nguyên vật liệu, sử dụng quy trình sản xuất chung và có cùng mục đích sử dụng có thể nhóm theo một họ.
– Bộ truyền tĩnh mạch khác nhau về các đặc tính như cánh an toàn và độ dài ống dây nhưng có cùng nguyên vật liệu, sử dụng quy trình sản xuất chung và có cùng mục đích sử dụng có thể nhóm lại theo một họ.
– Dây dẫn tự lái được cung cấp với nhiều độ dài khác nhau, có hình dạng và độ mềm dẻo đầu ống khác nhau có thể nhóm lại theo một họ nếu nằm trong phạm vi các biến thể cho phép.
– Ống thông tim có số lượng ống thông khác nhau, chiều dài hay đường kính khác nhau có thể nhóm lại theo một họ.
– Kính áp tròng có thêm chức năng chống tia UV có thể được nhóm vào theo một họ do chức năng này không ảnh hưởng đến thiết kế và các bước sản xuất cơ bản của kính.
– Kính áp tròng có kính loại hình xuyến hoặc hình cầu, những loại này có mục đích sử dụng và hiệu năng khác nhau, thiết kế và sản xuất khác nhau, do vậy không thể được nhóm vào cùng một họ.

Hệ thống trang thiết bị y tế

Hệ thống trang thiết bị y tế bao gồm một số trang thiết bị y tế và phụ kiện hoặc các phụ kiện kết hợp với nhau thành một hệ thống, các thành phần trong hệ thống đáp ứng các yêu cầu sau:
– Từ một chủ sở hữu;
– Dự định được sử dụng kết hợp để đạt được một mục đích sử dụng chung;
– Tương thích khi được sử dụng như một hệ thống;
– Là các thành phần cấu thành một hệ thống có tên gọi riêng. Trường hợp hệ thống đó không có tên gọi riêng thì mỗi thành phần cấu thành hệ thống phải được thể hiện trên nhãn, hướng dẫn sử dụng hoặc tài liệu kỹ thuật (catalogue) trong đó có chỉ định các bộ phận cấu thành này sẽ được sử dụng cùng với nhau thành một hệ thống.

Các thiết bị được đăng ký như là một bộ phận của hệ thống sẽ chỉ được cung cấp để sử dụng cho hệ thống đó.Trường hợp một thiết bị có thể được cung cấp để sử dụng cho nhiều hệ thống thì thiết bị đó phải được đăng ký cùng với từng hệ thống riêng biệt hoặc có thể được đăng ký riêng lẻ.

Chủ sở hữu của hệ thống có thể kết hợp các thiết bị và phụ kiện từ các chủ sở hữu khác trở thành một bộ phận của hệ thống để đạt được mục đích sử dụng của hệ thống.

Ví dụ: Hệ thống theo dõi bệnh nhân của Chủ sở hữu A được dự định sử dụng với các cảm biến dấu hiệu sinh tồn và đầu dò (probes) của Chủ sở hữu B. Các phụ kiện này được sử dụng kết hợp để đạt được một mục đích sử dụng chung theo tiêu chuẩn của Chủ sở hữu A, và có thể được đăng ký cùng với hệ thống theo dõi bệnh nhân trong một hồ sơ.

Ngoài ra, nếu một số hệ thống đáp ứng được các điều kiện sau để được phân nhóm là một dòng, các hệ thống đó có thể được đăng ký như một dòng (của các Hệ thống):
– Các hệ thống được cung cấp từ cùng một chủ sở hữu sản phẩm;
– Các hệ thống thuộc cùng một loại phân loại rủi ro;
– Các hệ thống có cùng mục đích sử dụng;
– Các hệ thống có cùng thiết kế và quy trình sản xuất;
– Các bộ phận cấu thành quan trọng của các hệ thống có những thay đổi thuộc phạm vi cho phép.

Tên của từng hệ thống có thể chứa các cụm từ mô tả thêm.

Sơ đồ phân nhóm các trang thiết bị y tế theo hệ thống

Ví dụ của nhóm theo họ bao gồm nhiều hệ thống:
Lưu ý: Các thành phần cấu thành chính như que cấy ghép, phiến và ốc vít trong các hệ thống là các biến thể được cho phép. Sự khác nhau về độ dài của các ốc vít cấy ghép cũng được coi là các biến thể cho phép.
– Một hệ thống thay thế xương hông bao gồm các bộ phận xương đùi và ổ cối có thể được đăng ký như một hệ thống. Các bộ phận này phải được sử dụng kết hợp để đạt được mục đích sử dụng chung là thay thế toàn bộ xương hông, kích thước các bộ phận có thể khác nhau.
– Một máy phẫu thuật điện và phụ kiện bao gồm kẹp, điện cực, giá điện cực, dây dẫn chính, đầu cắm phối hợp, khi được sử dụng cùng nhau cho một mục đích sử dụng chung, có thể được đăng ký như một hệ thống.
– Một bộ dụng cụ đặt catheter bao gồm dao, syringe, kim, găng tay phẫu thuật, gạc, màn và dung dịch rửa, đã được đánh giá tính tương thích và được lắp ráp bởi một chủ sở hữu dưới một tên duy nhất để sử dụng kết hợp trong quy trình đặt catheter phẫu thuật, có thể được nhóm thành một hệ thống.
– Các máy đo huyết áp tự động có các tính năng tày chọn như bộ nhớ và khả năng in dữ liệu với nhiều model khác nhau có thể được xem là một dòng hệ thống.

Nhập khẩu trang thiết bị y tế cần những gì?

Theo quy định hiện nay, tất cả các trang thiết bị y tế khi nhập khẩu vào Việt Nam đều phải thực hiện phân loại trang thiết bị y tế. Sau khi phân loại, trang thiết bị y tế được chia thành một trong 4 loại A, B, C, D. Tùy từng trường hợp sẽ có các thủ tục khác nhau, đơn giản như sau:
– Loại A, B công bố tiêu chuẩn áp dụng trang thiết bị y tế
– Loại C, D đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế

Câu hỏi thường gặp

1. Có mấy loại trang thiết bị y tế? Theo quy định hiện nay trang thiết bị y tế được chia ra làm 4 loại A, B, C, D. Mỗi loại có mức độ rủi ro khác nhau và cách thức để nhập khẩu cũng khác nhau.

2. Phân loại trang thiết bị y tế như thế nào? Việc phân loại trang thiết bị y tế do đơn vị đăng ký lưu hành tự thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả phân loại đó.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Tôi đọc luật thấy có khái niệm nơi “cư trú”, “thường trú” và “tạm trú”. Vậy cho tôi hỏi các khái niệm này khác nhau như thế nào?

Trả lời

Nơi cư trú là gì?

Theo giải thích từ ngữ tại điều 2 luật cư trú 2020 giải thích nơi cư trú của công dân như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2. Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã).
5. Đăng ký cư trú là việc thực hiện thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo tạm vắng; thông báo lưu trú và khai báo thông tin, điều chỉnh thông tin về cư trú.

Điều 11 luật cư trú 2020 quy định cụ thể vấn đề nơi cư trú của công dân

Điều 11. Nơi cư trú của công dân
1. Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú.
2. Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.

Theo điều 40 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cũng có quy định cụ thể như sau:

Điều 40. Nơi cư trú của cá nhân
1. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.
2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống.
3. Trường hợp một bên trong quan hệ dân sự thay đổi nơi cư trú gắn với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thì phải thông báo cho bên kia biết về nơi cư trú mới.

Theo đó, có thê hiểu nơi cư trú là nơi cá nhân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc huyện (nếu không có đơn vị cấp xã). Tại thông tư 55/2021/TT-BCA quy định về việc xác nhận nơi cư trú như sau:

Điều 17. Xác nhận thông tin về cư trú
1. Công dân yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú có thể trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân để đề nghị cấp xác nhận thông tin về cư trú hoặc gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
2. Nội dung xác nhận thông tin về cư trú bao gồm thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú. Xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú xác nhận về việc khai báo cư trú và có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp đối với trường hợp xác nhận thông tin về cư trú. Trường hợp thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị kể từ thời điểm thay đổi.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm xác nhận thông tin về cư trú dưới hình thức văn bản (có chữ ký và đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú) hoặc văn bản điện tử (có chữ ký số của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú) theo yêu cầu của công dân.
4. Trường hợp nội dung đề nghị xác nhận của cá nhân hoặc hộ gia đình chưa được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì cơ quan đăng ký cư trú hướng dẫn công dân thực hiện thủ tục để điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định tại Điều 26 Luật Cư trú.

Thường trú, tạm trú là gì?

Theo giải thích tại luật cư trú 2020 nơi thường trú tạm trú được hiểu như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
8. Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú;
9. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.
10. Nơi ở hiện tại là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú mà công dân đang thường xuyên sinh sống; trường hợp không có nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi ở hiện tại là nơi công dân đang thực tế sinh sống.

Cần phân biệt rõ nơi thường trú, nơi tạm trú và nơi ở hiện tại theo quy định trên. Về định nghĩa nơi cư trú có thể hiểu nơi cư trú và nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi ở hiện tại của cá nhân

Ngoài ra luật cư trú cũng quy định tại điều 19 như sau:

Điều 19. Nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú
1. Nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó; trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống, Người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại.
2. Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm hướng dẫn việc khai báo thông tin về cư trú theo các trường thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.
3. Trường hợp người quy định tại khoản 1 Điều này chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận thông tin khai báo, cơ quan đăng ký cư trú tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin; trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày.
4. Trường hợp người quy định tại khoản 1 Điều này đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận thông tin khai báo, cơ quan đăng ký cư trú tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin.
5. Sau khi kiểm tra, xác minh, cơ quan đăng ký cư trú cập nhật thông tin của công dân về nơi ở hiện tại và các thông tin khác vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đã khai báo về việc đã cập nhật thông tin.
6. Trường hợp có thay đổi thông tin về cư trú thì công dân phải khai báo lại với cơ quan đăng ký cư trú để rà soát, điều chỉnh thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú; khi đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì phải làm thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy đối với các trường hợp khởi kiện, khi xác định thẩm quyền tòa án nơi bị đơn cư trú hoàn toàn có thể lựa chọn nơi bị đơn “thường trú” hoặc “tạm trú”. Ngoài ra nếu xác định nơi cư trú là nơi tạm trú để nộp đơn khởi kiện theo quy định:”Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này, thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống và có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn.” nên trong hồ sơ khởi kiện cần xin thêm xác nhận Công an địa phương.

1. Thủ tục đăng ký thường trú? Đăng ký thường trú (hay còn gọi là hộ khẩu) là việc người dân đăng ký thường trú (cư trú liên tục với cơ quan công an địa phương) => Thủ tục đăng ký thường trú

2. Thủ tục đăng ký tạm trú? Đăng ký tạm trú là việc tạm thời cư trú tại địa bàn nhất định. Việc đăng ký tạm trú là nghĩa vụ, nếu không đăng ký có thể bị xử phạt => Thủ tục đăng ký tạm trú

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Thành lập công ty xây dựng cần lưu ý những điểm gì? Ngành nghề của công ty xây dựng như thế nào? Tư vấn pháp luật trước khi thành lập công ty xây dựng

Lưu ý khi thành lập công ty xây dựng

  • Lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho công ty xây dựng: Thường trên thực tế công ty xây dựng sẽ thành lập dưới dạng công ty TNHH hoặc công ty cổ phần
  • Vốn điều lệ của công ty xây dựng: Với công ty xây dựng thường không có vốn điều lệ. Tuy nhiên trên thực tế đối với vốn của công ty xây dựng thường vốn lớn tương ứng với các dự án mà công ty xây dựng có thể thực hiện
  • Ngành nghề về bất động sản cũng hay được các công ty về xây dựng đăng ký. Hiện nay, kinh doanh bất động sản không còn yêu cầu mức vốn 20 tỷ nên khách hàng có thể đăng ký lĩnh vực này
  • Ngành nghề kinh doanh: Khách hàng tham khảo mã ngành kinh doanh theo quy định của quyết định 27/2018/QĐ-TTg
STT Tên ngành Mã ngành
1 Xây dựng nhà để ở 4101
2 Xây dựng nhà không để ở 4102
3 Xây dựng công trình đường sắt 4211
4 Xây dựng công trình đường bộ 4212
5 Xây dựng công trình điện 4221
6 Xây dựng công trình cấp, thoát nước 4222
7 Xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc 4223
8 Xây dựng công trình thủy 4291
9 Xây dựng công trình khai khoáng 4292
10 Xây dựng công trình chế biến, chế tạo 4293
11 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
Chi tiết:
– Xây dựng công trình công trình thể thao ngoài trời.
– Chia tách đất với cải tạo đất
4299
12 Phá dỡ 4311
13 Chuẩn bị mặt bằng 4312
14 Lắp đặt hệ thống điện 4321
15 Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống sưởi và điều hoà không khí 4322
16 Lắp đặt hệ thống xây dựng khác
Chi tiết:
– Thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy (Điều 43 nghị định 79/2014/NĐ-CP)
– Lắp đặt hệ thống thiết bị trong công trình nhà và công trình xây dựng khác như:
+ Thang máy, thang cuốn,
+ Cửa cuốn, cửa tự động,
+ Dây dẫn chống sét,
+ Hệ thống hút bụi,
+ Hệ thống âm thanh,
+ Hệ thống cách âm, cách nhiệt, chống rung
4329
17 Hoàn thiện công trình xây dựng 4330
18 Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác
Chi tiết:
– Hoạt động xây dựng chuyên biệt sử dụng trong tất cả các kết cấu công trình nhưng yêu cầu phải có kỹ năng riêng chuyên sâu hoặc phải có thiết bị chuyên môn hóa như:
+ Xây dựng nền móng, bao gồm cả ép cọc,
+ Các công việc về chống ẩm và chống thấm nước,
+ Chống ẩm các toà nhà,
+ Đào giếng (trong ngành khai thác mỏ),
+ Lắp dựng các kết cấu thép không thể sản xuất nguyên khối,
+ Uốn thép,
+ Xây gạch và đặt đá,
+ Lợp mái các công trình nhà để ở,
+ Lắp dựng và dỡ bỏ cốp pha, giàn giáo, loại trừ hoạt động thuê cốp pha, giàn giáo,
+ Lắp dựng ống khói và lò sấy công nghiệp,
+ Các công việc đòi hỏi chuyên môn cần thiết như kỹ năng trèo và sử dụng các thiết bị liên quan, ví dụ làm việc ở tầng cao trên các công trình cao.
– Các công việc dưới bề mặt;
– Xây dựng bể bơi ngoài trời;
– Rửa bằng hơi nước, phun cát và các hoạt động tương tự cho mặt ngoài công trình nhà;
– Thuê cần trục có người điều khiển
4390

Riêng đối với ngành nghề 7110 ghi theo nghị định 15/2021/NĐ-CP. Ví dụ

Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan
Chi tiết:
– Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình (Điểm c khoản 4 điều 89 nghị định 15/2021/NĐ-CP)
7110

Trình tự thành lập công ty xây dựng

Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Hồ sơ thành lập công ty xây dựng gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
– Điều lệ công ty xây dựng
– Danh sách cổ đông/thành viên
– Bản sao CMND/CCCD của thành viên/cổ đông công ty
Trong vòng 3 ngày làm việc cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ giải quyết hồ sơ cho doanh nghiệp

Bước 2: Khắc dấu công ty xây dựng. Hiện tại, theo quy định của koanh nghiệp được chủ động khắc dấu và sử dụng mà không cần công bố

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Nuôi con tu hú là gì?

“Nuôi con tu hú” là một thuật ngữ dân gian ám chỉ việc người đàn ông nuôi con của vợ mà không phải do minh sinh ra. Vậy nuôi con tu hú được pháp luật bảo vệ như thế nào? Trường hợp vợ ngoại tình sinh con thì người chồng phải làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?

Quy định pháp luật về việc nuôi con không do mình sinh ra

Theo quy định tại điều 88 luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về con chung như sau:

Điều 88. Xác định cha, mẹ
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.

Theo quy định này, trường hợp người vợ ngoại tình thì con sinh ra vẫn được xác định là con chung. Tuy nhiên, trường hợp không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được tòa xác định. Do vậy, đối với trường hợp có nghi ngờ về việc con sinh ra không phải con mình thì người chồng có thể yêu cầu tòa án xác định bằng các biện pháp khoa học như xét nghiệm ADN.

Phải nuôi con không do mình sinh ra được bồi thường như thế nào?

LVNLAW dẫn chứng bản án 04/2020/DS-ST ngày 28/05/2021 của TAND huyện Thanh Ba, Phú Thọ như sau:

“Tôi và chị Nguyễn Thị Thanh H kết hôn với nhau năm 2009. Quá trình kết hôn, vợ chồng có 02 con chung là Đinh Thị Hồng G, sinh 01/3/2010 và Đinh Tùng L, sinh ngày 15/12/2015. Sau khi kết hôn, tôi làm nghề buôn bán lâm sản và lái xe. Chị H ở nhà nuôi con. Chị H không nghề nghiệp cho đến khi chúng tôi ly hôn.
Do chị H không chung thuỷ nên cháu L không phải là con tôi. Nội dung này sau khi giám định ADN tôi mới biết.”

Khi biết được sự thật, ông V đã đi kiện để đòi bà V chi phí nuôi dưỡng cháu L (121 triệu đồng), tiền công chăm sóc và bồi thường tổn thất tinh thần. Ông V cho rằng việc ông lấy vợ, sinh con là mục đích được hưởng lợi về tình cảm, cậy nhờ con khi tuổi già. Cháu L không cùng huyết thống với ông mà ông lại phải nuôi dưỡng…

Bà H thừa nhận cháu L là con của người khác. Tuy nhiên, sự việc này đã được ông V chấp nhận, ông cũng đồng ý nuôi con để làm phúc. Ban đầu bà không đồng ý bồi thường vì trong thời kỳ hôn nhân ông V cũng có quan hệ ngoài luồng. Sau đó, tại phiên tòa, bà chấp nhận bồi thường cho ông V chi phí nuôi cháu L là 50 triệu đồng

Kết quả

Về căn cứ bồi thường: Ngoài căn cứ theo khoản 1 Điều 584 BLDS Toà án còn áp dụng quy định chung theo Điều 3 BLDS và Lẽ công bằng theo quy định của BLDS để buộc bồi thường. Điều 6 Bộ luật dân sự quy định: “1. Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.
2. Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng”.

Hoạt động của con người là hoạt động có ý thức, mọi việc làm đều có mục đích. Anh Đinh Hồng V nuôi dưỡng chăm sóc cháu Đinh Tùng L là được hưởng lợi về mặt tình cảm và trông cậy lúc tuổi già. Nhưng mục đích ấy đã không đạt được. Vì vậy, người gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường là phù hợp với quy định chung của pháp luật và vì lẽ công bằng.

Xét về mức bồi thường: Trong quá trình nuôi dưỡng cháu Đinh Tùng L (51 tháng) anh Đinh Hồng V trình bày chị Nguyễn Thị Thanh H không có nghề nghiệp, không có thu nhập. Chị Nguyễn Thị Thanh H trình bày chị có kinh doanh buôn bán và có thu nhập. Các bên có lời khai khác nhau, tuy nhiên theo Luật Hôn nhân và gia đình việc nội trợ gia đình được coi là lao động có thu nhập do đó thu nhập của anh Đinh Hồng V và trách nhiệm nuôi dưỡng cháu L được tính cho cả chị Nguyễn Thị Thanh H. Do vậy mức chi phí nuôi dưỡng được tính bằng ½ tổng chi phí. Theo kê khai của anh Đinh Hồng V thì tổng chi phí là 121 triệu đồng. Theo xác nhận của UBND xã Mỹ Lung chi phí nuôi dưỡng một cháu nhỏ từ 0 tuổi đến 5 tuổi là từ 2.000.000 đồng đến 2.200.000 đồng/tháng. Toà án lấy mức bình quân là 2.100.000 đồng làm cơ sở để bồi thường. Về chi phí khi sinh cháu Đinh Tùng L: Anh Đinh Hồng V khai chi phí 15 triệu đồng, chị Nguyễn Thị Thanh H thừa nhận chi phí là 12 triệu đồng do anh V chi trả. Số tiền này cần buộc chị H phải thanh toán cho anh Đinh Hồng V bằng 1/2. Về mức bồi thường tổn thất tinh thần: Anh Đinh Hồng V yêu cầu bồi thường ở mức cao nhất là 10 tháng lương cơ bản, Hội đồng xét xử quyết định ở mức 08 tháng lương cơ bản. Về tiền công chăm sóc: Thực tế chị Nguyễn Thị Thanh Hương giành nhiều thời gian chăm sóc cháu Đinh Tùng Lâm hơn, do vậy cần buộc chị Nguyễn Thị Thanh H thanh toán một phần cho anh Đinh Hồng V.

Xử: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh Đinh Hồng V.
Buộc chị Nguyễn Thị Thanh H phải thanh toán (bồi thường) tiền cho anh Đinh Hồng V các khoản tiền sau:
1. Tiền chi phí nuôi dưỡng cháu Đinh Tùng L với thời gian 51 tháng x 1.050.000 đồng/tháng = 53.550.000 đồng (không bao gồm tiền công chăm sóc).
2. Tiền tổn thất tinh thần cho anh Đinh Hồng V bằng 08 tháng lương cơ bản x 1.490.000 đồng = 11.920.000 đồng.
3. Tiền chi phí khi sinh là 6.000.000 đồng.
4. Tiền công chăm sóc 500.000đ/tháng x với thời gian 51 tháng =25.500.000 đồng.
Tổng cộng mục 1+2+3+4 = 96.970.000 đồng (chín mươi sáu triệu, chín trăm bảy mươi ngàn đồng).

Người vợ vi phạm nghĩa vụ chung thủy, phải bồi thường
Việc ông V yêu cầu bồi thường chi phí nuôi dưỡng cháu L và bồi thường tổn thất về tinh thần vì cháu L không phải là con ruột là công bằng.
Khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Tuy nhiên, trong trường hợp này, người vợ đã không tuân thủ nghĩa vụ chung thủy… nên có lỗi với chồng và phải bồi thường.

ThS NGUYỄN ĐỨC PHƯỚC, Chánh án TAND quận Bình Tân, TP.HCM

Ba điểm tích cực của bản án
Thứ nhất: Khi pháp luật quy định chưa rõ ràng, chưa có án lệ về vụ việc tương tự, tòa đã mạnh dạn áp dụng lẽ công bằng để giải quyết. Điều này cho thấy sự dũng cảm của người áp dụng pháp luật, rất cần thiết để áp dụng các nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng.
Thứ hai: Bản án không chỉ tuyên buộc người vợ trả chi phí nuôi dưỡng, công chăm sóc đứa trẻ mà còn ghi nhận cả về bồi thường tinh thần cho người chồng. Điều này là rất hợp lý bởi người chồng không chỉ bỏ tiền, thời gian, công sức chăm sóc mà còn là tình yêu thương đối với đứa con và cả vợ. Vì vậy, việc “nuôi con người khác” còn gây tổn thương về tinh thần khi sự yêu thương, chăm sóc đã trái với kỳ vọng của người chồng.
Thứ ba: Từ bản án này, các tòa sẽ mạnh dạn áp dụng đối với những vụ việc tương tự và đối tượng áp dụng không chỉ là người vợ mà cả người chồng nếu có hành vi vi phạm tương tự.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Cục Bản quyền tác giả là tổ chức hành chính thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan và công nghiệp văn hóa trên phạm vi cả nước; quản lý các dịch vụ công về lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật.

Các đơn vị trực thuộc cục bản quyền tác giả

1. Văn phòng Cục
– Địa chỉ Số 33, ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, Tp. Hà Nội
– Số điện thoại đơn vị: 0243.8236.908
– Chánh văn phòng: Bùi Thị Kim Phượng

2. Phòng Quản lý và Hợp tác quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan
– Địa chỉ Số 33, ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, Tp. Hà Nội
– Số điện thoại đơn vị: 0243.7280.315
 – Trưởng phòng: Quản Tuấn An
– Phó Trưởng phòng
+ Nguyễn Thị Ngọc Hà
+ Phạm Thanh Tùng  

3. Phòng Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
– Địa chỉ Số 33, ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, Tp. Hà Nội
– Số điện thoại đơn vị: 0243.8234.304
– Trưởng phòng: Trần Thị Thanh Nhàn

4. Phòng Quản lý Công nghiệp văn hóa
– Địa chỉ Số 33, ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, Tp. Hà Nội
– Số điện thoại đơn vị: 0243.9438.482
– Trưởng phòng: Hoàng Long Huy

5. Trung tâm giám định, thông tin và chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan
– Địa chỉ Số 33, ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, Tp. Hà Nội
– Số điện thoại đơn vị: 0243.7282.118
– Phó Giám đốc:  Đỗ Kiên Trung

Địa chỉ cục bản quyền tác giả

Tại TP Hà Nội: Cục bản quyền tác giả – Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

Tại TP Hồ Chí Minh: Văn phòng đại diện Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh – Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Số điện thoại: 0283.930.8086

Tại TP Đà Nẵng: Văn phòng đại diện Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng – Số 1, đường An Nhơn 7, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng
Số điện thoại: 0236.360.6967

Thông tin liên hệ Cục Bản quyền tác giả

Địa chỉ: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243.823.4304
Fax: 0243.843.2630
Email: cbqtg@hn.vnn.vn
Website: http://www.cov.gov.vn

Cục trưởng: Trần Hoàng
Điện thoại: (024)-3.8433.988
Email: tranhoang.khtc@bvhttdl.gov.vn

Phó Cục trưởng: Phạm Thị Kim Oanh
Điện thoại:  (024)-3.8470994
Email: oanhptk.cbqtg@bvhttdl.gov.vn

Phó Cục trưởng: Lê Minh Tuấn
Điện thoại:  (024)-3. 8470.485
Email: tuanlm.ntbd@bvhttdl.gov.vn

Thời gian làm việc của Cục Bản quyền tác giả

Thời gian làm việc của Cục Bản quyền tác giả như sau:
– Buổi sáng: Từ 8h00 đến 12h00 từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ ngày Lễ, ngày Tết).
– Buổi chiều: Từ 13h30 đến 17h00 từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ ngày Lễ, ngày Tết).
Lưu ý: Cục Bản quyền tác giả thường chỉ tiếp nhận hồ sơ đến 16h30.

Cách nộp phí cho cục bản quyền tác giả

Theo thông báo số 18/TB-BQTG ngày 21/06/2023 của cục bản quyền tác giả. Việc nộp phí đăng ký bản quyền tác giả có thể thực hiện như sau:

1. Qua Ngân hàng
Tên chủ tài khoản: Cục Bản quyền tác giả
Số tài khoản: 1018306217
Tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam ( Vietcombank)
2. Qua Kho bạc Nhà nước:
Tên chủ tài khoản: Cục Bản quyền tác giả
Sổ tài khoản: 3511.0.1057493
-Tại: Kho bạc Nhà nước Ba Đình
3. Qua bưu điện (Trả về Bưu điện Trung tâm Hà Nội, mã bưu điện: 100000)
Tên người nhận: Cục Bản quyền tác giả
Địa chỉ Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội (Khách hàng chọn dịch vụ “Phát tiền tại địa chỉ người nhận”)
4. Qua Cổng dịch vụ công trực tuyến: (Áp dụng đỗi với những khách hàng nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến)
Sau khi khách hàng nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký qua cổng dịch vụ công trực tuyến có xác nhận nộp hồ sơ thành công và có mã tra cứu hồ sơ. Xuất hiện cổng thanh toán trực tuyến nganluong.vn. Các cá nhân, tổ chức lựa chọn hai phương thức thanh toán như sau:
– Thẻ ATM nội địa hoặc Internet Banking;
– App Mobile Banking (VietQR)

Nội dung chuyển tiền
– Số giấy chứng nhận;
– Tên người nộp tiền;
– Số điện thoại;
– Thông tin viết biên lai (Tên đơn vị hoặc người nộp tiền, địa chỉ…);
– Địa chỉ gửi giấy chứng nhận (nếu khách hàng yêu cầu trả giấy chứng nhận qua bưu điện, khách trả tiền cước phí bưu chính);
– Mã số hồ sơ đăng ký qua cổng dịch vụ công (Nếu nộp hồ sơ qua Dịch vụ công).

Trong quá trình thực hiện có vướng mắc, xin vui lòng liên hệ với Văn phòng Cục Bản quyền tác giả (điện thoại: 024.3823.6908) hoặc qua email: Cbqtg@bvhttdl.gov.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn là hoạt động thực hiện trước khi quảng cáo bằng bảng quảng cáo, băng-rôn. Việc thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn thực hiện với cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương nơi đặt bảng quảng cáo, băng-rôn.

Điều kiện quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn

Việc quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn được quy định tại khoản 1, 2 Điều 27 Luật Quảng cáo năm 2012 như sau:

Điều 27. Quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn
1. Việc đặt bảng quảng cáo, băng-rôn phải tuân thủ quy định về khu vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa; hành lang an toàn giao thông, đê điều, lưới điện quốc gia; không được che khuất đèn tín hiệu giao thông, bảng chỉ dẫn công cộng; không được chăng ngang qua đường giao thông và phải tuân thủ quy hoạch quảng cáo của địa phương và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
2. Các sản phẩm quảng cáo thể hiện trên bảng quảng cáo, băng-rôn phải ghi rõ tên, địa chỉ của người thực hiện.

Theo đó, việc quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn cần đảm bảo các điều kiện:
– Việc đặt bảng quảng cáo, băng-rôn tuân thủ quy định về khu vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa; hàng lang an toàn giao thông, đê điều, lưới điện quốc gia.
– Bảng quảng cáo, băng-rôn không được che khuất đèn tín hiệu giao thông, bảng chỉ dẫn công cộng, không chăng ngang qua đường giao thông.
– Việc đặt bảng quảng cáo phải tuân thủ quy hoạch quảng cáo của địa phương, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam về quảng cáo (QCVN 17:2018/BXD).

Thẩm quyền thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn

Khoản 1 Điều 30 Luật Quảng cáo năm 2012 quy định:

Điều 30. Trình tự thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn phải gửi hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo đến cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương trước khi thực hiện quảng cáo 15 ngày.

Theo đó, việc thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn sẽ được thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương. Bên cạnh đó, Điều 28 Nghị định 181/2013/NĐ-CP, khoản 7 Điều 2 Thông tư 08/2021/TT-BVHTTDL quy định:

Điều 28. Trách nhiệm quản lý nhà nước về quảng cáo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo trên địa bàn theo thẩm quyền, có các nhiệm vụ sau đây:
1. Cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài;
2. Tổ chức xây dựng, phê duyệt và chỉ đạo thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn;
3. Tổ chức, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về quảng cáo tại địa phương;
4. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ về quảng cáo tại địa phương;
5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về hoạt động quảng cáo theo thẩm quyền;
6. Báo cáo định kỳ việc quản lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước ngày 31 tháng 12 hằng năm và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
7. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
7. Về quảng cáo:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài đặt tại địa phương;
b) Tiếp nhận và xử lý hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng – rôn; thông báo tổ chức đoàn người thực hiện quảng cáo tại địa phương;
c) Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc xây dựng, phê duyệt, thực hiện Quy hoạch quảng cáo ngoài trời, báo cáo định kỳ việc quản lý hoạt động quảng cáo tại địa phương;
d) Kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo theo quy định của pháp luật.

Như vậy, cơ quan tiếp nhận thông báo quảng cáo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn là cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương nơi đặt bảng quảng cáo, băng-rôn:
– Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi đặt đối với các tỉnh, thành phố khác.
– Sở Văn hóa, Thể thao đối với thành phố Hà Nội.

Hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn

Hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn quy định tại Điều 29 Luật Quảng cáo năm 2012. Cụ thể:

Điều 29. Hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn
1. Văn bản thông báo sản phẩm quảng cáo ghi rõ nội dung, thời gian, địa điểm quảng cáo, số lượng bảng quảng cáo, băng-rôn.
2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của người quảng cáo trong trường hợp tự thực hiện quảng cáo.
3. Bản sao giấy tờ chứng minh sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc giấy tờ chứng minh đủ điều kiện để quảng cáo theo quy định tại Điều 20 của Luật này.
4. Bản sao văn bản về việc tổ chức sự kiện của đơn vị tổ chức trong trường hợp quảng cáo cho sự kiện, chính sách xã hội.
5. Ma-két sản phẩm quảng cáo in mầu có chữ ký của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc chữ ký của người quảng cáo trong trường hợp tự thực hiện quảng cáo. Trong trường hợp người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người quảng cáo là tổ chức thì phải có dấu của tổ chức.
6. Văn bản chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng bảng quảng cáo; quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng địa điểm quảng cáo đối với băng-rôn.
7. Bản phối cảnh vị trí đặt bảng quảng cáo.
8. Bản sao giấy phép xây dựng công trình quảng cáo đối với loại bảng quảng cáo phải có giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật này.

Như vậy, hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn bao gồm:
– Văn bản thông báo sản phẩm quảng cáo (theo mẫu số 5 Thông tư 10/2013/TT-BVHTTDL).
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức thực hiện quảng cáo.
– Bản sao giấy tờ chứng minh sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ hoặc giấy tờ chứng minh đủ điều kiện để quảng cáo.
– Bản sao văn bản về việc tổ chức sự kiện của đơn vị tổ chức trong trường hợp quảng cáo cho sự kiện, chính sách xã hội.
– Ma-két sản phẩm quảng cáo in mầu có dấu của tổ chức thực hiện quảng cáo.
– Văn bản chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng bảng quảng cáo; quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng địa điểm quảng cáo đối với băng-rôn.
– Bản phối cảnh vị trí đặt bảng quảng cáo.
– Bản sao giấy phép xây dựng công trình quảng cáo đối với loại bảng quảng cáo phải có giấy phép xây dựng.

Trình tự thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn

Trình tự thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn được quy định tại Điều 30 Luật Quảng cáo năm 2012 và khoản 2 Điều 9 Thông tư 10/2013/TT-BVHTTDL. Cụ thể:
Bước 1: Tổ chức thực hiện quảng cáo nộp hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố nơi đặt bảng quảng cáo, băng-rôn theo 02 phương thức:
+ Nộp trực tiếp.
+ Nộp online qua cổng dịch vụ công tỉnh, thành phố.
Bước 2: Sau khi nhận đủ hồ sơ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có giấy tiếp nhận hồ sơ gửi tổ chức thực hiện quảng cáo và vào sổ tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3: Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ:
+ Trường hợp không đồng ý: trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
+ Trường hợp đồng ý: không có ý kiến trả lời.

Thời hạn quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn

Khoản 4 Điều 27 Luật Quảng cáo năm 2012 quy định việc treo quảng cáo trên băng-rôn không quá 15 ngày. Quảng cáo trên bảng quảng cáo hiện tại không có giới hạn về thời gian.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Trả lời

Xác nhận nội dung quảng cáo trang thiết bị y tế

Theo quy định tại điều 7 nghị định 181/2013/NĐ-CP trang thiết bị y tế được xếp vào các hàng hóa, dịch vụ đặc biệt. Vi vậy, theo thông tư 09/2015/TT-BYT quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của bộ y tế trước khi thực hiện quảng cáo đơn vị quảng cáo cần làm thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo trang thiết bị y tế theo quy định này. Tham khảo nội dung giấy xác nhận nội dung quảng cáo dưới đây:

Trang thiết bị y tế loại A có cần xin xác nhận nội dung quảng cáo? Theo quy định tại khoản 2 điều 18 thông tư 09/2015/TT-BYT quy định đối tượng xác nhận nội dung quảng cáo phải có giấy phép nhập khẩu hoặc giấy chứng nhận đăng ký lưu hành. Tại điểm a khoản 1 điều 20 giải thích số lưu hành của thiết bị y tế loại A là số công bố điêu chuẩn chất lượng. Tuy nhiên cần lưu ý rằng việc công bố thiết bị y tế loại A là do doanh nghiệp tự cam kết và không được cơ quan nhà nước “chứng nhận” như tại nội dung thông tư 09/2015/TT-BYT do vậy hiện tại khi nộp hồ sơ quảng cáo trang thiết bị y tế loại A sẽ không được tiếp nhận

Bãi bỏ thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo trang thiết bị y tế

Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2021 theo quy định tại nghị định 98/2021/NĐ-CP sẽ bãi bỏ thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo trang thiết bị y tế theo điều 75 của nghị định 98/2021/NĐ-CP quy định: “3. Bãi bỏ quy định tại Điều 7 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022.”

Tại điều 7 nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định về đối tượng phải xác nhận nội dung quảng cáo. Do vậy, việc bãi bỏ điều 7 nghị định 181/2013/NĐ-CP sẽ dẫn tới việc bỏ thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo

Nghị định số 98/2021/NĐ-CP thực hiện triệt để cải cách thủ tục hành chính, bao gồm việc bãi bỏ điều kiện và một số thủ tục, cũng nhưng đơn giản hóa các thủ tục giấy tờ như:

Bãi bỏ thủ tục cấp mới, cấp lại, điều chỉnh xác nhận nội dung quảng cáo trang thiết bị y tế và thay bằng hình thức quản lý doanh nghiệp tự đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử về quản lý trang thiết bị y tế nội dung, hình thức dự kiến quảng cáo và được thực hiện sau khi đã công khai.

Nguồn: https://moh.gov.vn/tin-tong-hop/-/asset_publisher/k206Q9qkZOqn/content/-ua-trang-thiet-bi-y-te-sinh-pham-xet-nghiem-vao-mat-hang-phai-ke-khai-gia

Công khai nội dung quảng cáo trang thiết bị y tế

Đối với hoạt động quảng cáo trang thiết bị y tế sẽ phải công khai nội dung quảng cáo theo điều 62 nghị định 98/2021/NĐ-CP trước khi tiến hành quảng cáo.

Điều 62. Quảng cáo trang thiết bị y tế
1. Nội dung quảng cáo trang thiết bị y tế phải phù hợp với một trong các tài liệu sau đây:
a) Hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A, B;
b) Hồ sơ đăng ký lưu hành đối với trang thiết bị y tế thuộc loại C, D.
2. Quảng cáo trang thiết bị y tế phải có các nội dung sau đây:
a) Tên trang thiết bị y tế, chủng loại, mã sản phẩm, hãng sản xuất, nước sản xuất;
b) Số lưu hành;
c) Tính năng, tác dụng;
d) Tên, địa chỉ của chủ sở hữu số lưu hành trang thiết bị y tế hoặc tổ chức được chủ sở hữu số lưu hành trang thiết bị y tế ủy quyền;
đ) Cảnh báo liên quan đến sức khỏe người sử dụng, điều kiện bảo quản (nếu có).
3. Quảng cáo trang thiết bị y tế trên báo nói, báo hình phải đọc hoặc thể hiện rõ ràng nội dung quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Trước khi thực hiện quảng cáo, chủ sở hữu số lưu hành trang thiết bị y tế hoặc tổ chức được chủ sở hữu số lưu hành trang thiết bị y tế ủy quyền bằng văn bản có trách nhiệm đăng tải công khai trên cổng thông tin điện tử về quản lý trang thiết bị y tế nội dung và hình thức dự kiến quảng cáo.
5. Chủ sở hữu số lưu hành trang thiết bị y tế hoặc tổ chức được chủ sở hữu số lưu hành trang thiết bị y tế ủy quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự phù hợp của nội dung quảng cáo với bản nội dung dự kiến quảng cáo đã đăng tải và hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A, B hoặc hồ sơ đăng ký lưu hành đối với trang thiết bị y tế thuộc loại C, D.
6. Các tài liệu hoặc vật phẩm không đề cập đến tên trang thiết bị y tế; tài liệu hoặc vật phẩm chỉ liệt kê tên, thông số kỹ thuật trang thiết bị y tế nhưng không có thông tin tính năng, tác dụng; tài liệu nghiên cứu khoa học; tài liệu lâm sàng; tài liệu hỗ trợ đào tạo hướng dẫn sử dụng sản phẩm không được coi là tài liệu quảng cáo.
Điều 76. Điều khoản chuyển tiếp
7. Công khai nội dung và quảng cáo trang thiết bị y tế bắt đầu áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2022.

Theo quy định này, đối với các sản phẩm trang thiết bị y tế trước khi công khai nội dung quảng cáo phải thực hiện:
– Công bố tiêu chuẩn áp dụng trang thiết bị y tế (đối với trang thiết bị y tế loại A, B)
– Đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế (Đối với trang thiết bị y tế loại C, D)

Việc thực hiện công khai hình thức và nội dung quảng cáo trang thiết bị y tế thực hiện tại cổng thông tin về quản lý trang thiết bị y tế dmec.moh.gov.vn gồm các nội dung quảng cáo tại Báo nói, báo hình; Không phải báo nói, báo hình; Hội thảo

Mức phạt về quảng cáo trang thiết bị y tế

Theo quy định tại nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định mức phạt với vi phạm về quảng cáo trang thiết bị y tế như sau

Điều 54. Vi phạm các quy định về quảng cáo trang thiết bị y tế
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo trang thiết bị y tế có nội dung không phù hợp với Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành, Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc Giấy phép nhập khẩu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
b) Thông tin không kịp thời tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền và khách hàng về các cảnh báo liên quan đến sự cố, tác dụng không mong muốn của trang thiết bị y tế.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo không đúng với tính năng, tác dụng của trang thiết bị y tế;
b) Giấu giếm các cảnh báo liên quan đến sự cố, tác dụng không mong muốn của trang thiết bị y tế;
c) Quảng cáo mà thiếu tên, chủng loại, hãng sản xuất, nước sản xuất trang thiết bị y tế hoặc tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường và tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm bảo hành sản phẩm.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều này;
b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, sản phẩm quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Như vậy, có thể thấy rằng việc quảng cáo trang thiết bị y tế (nếu chưa thực hiện công khai nội dung quảng cáo khi chưa có cổng thông tin để công khai) thì chưa bị xử phạt. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn có thể bị xử phạt khi vi phạm các nội dung liên quan tới quảng cáo không phù hợp với đăng ký lưu hành.

Câu hỏi thường gặp

Quảng cáo trang thiết bị y tế có cần giấy phép quảng cáo? Theo quy định hiện hành, việc quảng cáo trang thiết bị y tế cần đáp ứng một số điều kiện nhất định và phải công khai nội dung quảng cáo trước khi tiến hành quảng cáo. Việc quảng cáo trang thiết bị y tế do doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm và cơ quan quản lý chỉ thực hiện hậu kiểm.

Nội dung quảng cáo trang thiết bị y tế cần đáp ứng nội dung gì? Nội dung quảng cáo của trang thiết bị y tế cần phù hợp quy định tại luật quảng cáo và hồ sơ lưu hành trang thiết bị y tế. Khách hàng nên tham vấn luật sư để thực hiện quảng cáo một cách hợp pháp.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Các loại máy in công nghiệp đã qua sử dụng hiện nay được nhập khẩu tương đối nhiều về Việt Nam. Theo quy định tại khoản 1, điểm k khoản 2 điều 1 quyết định 18/2019/QĐ-TTg về nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quyết định này quy định tiêu chí, hồ sơ, trình tự, thủ tục nhập khẩu và hoạt động giám định đối với máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng có mã hàng hóa (mã số HS) thuộc Chương 84 và Chương 85 quy định tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, được nhập khẩu nhằm sử dụng cho hoạt động sản xuất tại Việt Nam mà không thuộc các danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết theo quy định của Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.
2. Quyết định này không áp dụng đối với máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng trong các trường hợp sau đây:
k) Máy móc, thiết bị thuộc lĩnh vực chuyên ngành mà các bộ, cơ quan ngang bộ đã có văn bản quy phạm pháp luật để quản lý.

Từ ngày 01/01/2023 theo nghị định 72/2022/NĐ-CP việc xin giấy phép nhập khẩu thiết bị in cũ bị giới hạn số năm theo quy định như sau:

Loại thiết bị in Độ tuổi (không vượt quá)
a) Máy chế bản ghi phim, ghi kẽm, tạo khuôn in trong hoạt động in (thuộc mã HS 84.42) 10 năm
b) Máy in sử dụng một trong các công nghệ (thuộc mã HS 84.43): Kỹ thuật số, ốp-xét (offset), flexo, ống đồng, letterpress, máy in lưới (lụa);
c) Máy gia công sau in (hoạt động bằng điện, thuộc mã HS 84.40, mã HS 84.41): Máy dao cắt (xén) giấy (bao gồm cả máy cắt bế định hình); máy gấp sách (gấp giấy); máy đóng sách (đóng thép hoặc khâu chỉ, phay gáy, keo nhiệt); máy vào bìa các loại; máy kỵ mã liên hợp; dây chuyền liên hợp hoàn thiện sản phẩm in; máy làm túi, bao hoặc phong bì; máy làm thùng bìa, hộp, hòm, thùng hình ống, hình trống hoặc đồ chứa;
20 năm
d) Máy photocopy đa màu; máy in có chức năng photocopy đa màu đơn chức năng hoặc đa chức năng (thuộc mã HS 84.43). 03 năm

Lưu ý: Đối với các trường hợp sử dụng máy in để phục vụ sản xuất kinh doanh thì đơn vị cần có tờ khai đăng ký hoạt động cơ sở in hoặc giấy phép hoạt động ngành in, trách việc bị phạt sau khi bị các cơ quan chức năng kiểm tra.

Lưu ý: Theo quy định tại thông tư 11/2018/TT-BTTTT về chi tiết danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu kèm theo mã số HS quy định như sau:

Điều 2. Nguyên tắc xây dựng và quy định áp dụng Danh mục cấm nhập khẩu
2. Các quy định áp dụng Danh mục cấm nhập khẩu
c) Đối với máy in, máy photocopy kỹ thuật số đa màu, khi nhập khẩu thực hiện quy định của pháp luật trong lĩnh vực in. Máy in kỹ thuật số, máy photocopy kỹ thuật số loại đơn sắc (đen trắng) có hoặc không có kết hợp tính năng khác, đã qua sử dụng có mã HS thuộc Danh mục cấm nhập khẩu với tính năng in/copy khổ giấy A0 hoặc có tốc độ in/copy từ 35 bản/phút khổ giấy A4 trở lên và hộp mực cho máy in laser đã qua sử dụng (mã HS 8443.99.20) không bị cấm nhập khẩu.

Như vậy, đối với các trường hợp máy in, photocopy kỹ thuật số có khổ khác A0 và tốc độ in/copy <35 bản/phút thuộc đối tượng cấm nhập khẩu.

Hồ sơ xin GPNK máy in đã qua sử dụng

Đối với máy thuộc danh mục cấp giấy phép nhập khẩu
– Tờ khai nhập khẩu thiết bị in
– Catalogue máy in xin giấy phép nhập khẩu
– Bản sao ĐKKD của công ty xin giấy phép nhập khẩu

Hồ sơ đối với máy không thuộc danh mục
Ngoài hồ sơ nhập khẩu theo quy định của Luật Hải quan, doanh nghiệp phải bổ sung tài liệu sau:
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đóng dấu của doanh nghiệp. Trường hợp nhập khẩu theo ủy thác thì phải có văn bản ủy thác nhập khẩu;
– Chứng thư giám định được cấp bởi một tổ chức giám định được chỉ định

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Biển hiệu công ty cần có những nội dung gì? Quy định pháp luật về biển hiệu công ty? Phân biệt biển hiệu công ty với biển quảng cáo

Nội dung, kích thước biển hiệu công ty

Theo quy định tại điều 34 luật quảng cáo quy định về nội dung và kích thước biển hiệu như sau:

Nội dung
– Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
– Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Địa chỉ, điện thoại.

Kích thước
– Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;
– Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.

Ngoài ra theo điều 22, 23 nghị định 103/2009/NĐ-CP quy định về mỹ quan của biển hiệu

Điều 22. Các hình thức biển hiệu
Việc viết, đặt, treo, dán, dựng, lắp biển hiệu, sau đây gọi chung là viết, đặt biển hiệu, tại trụ sở, nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân dưới các hình thức bảng, biển, hộp đèn, hệ thống đèn néon uốn chữ (neonsight) hoặc các hình thức khác, nhằm giới thiệu tên gọi, địa chỉ giao dịch của tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam không phải xin phép nhưng phải tuân theo những quy định tại Điều 23 Quy chế này.
Điều 23. Mỹ quan, chữ viết, vị trí và nội dung biển hiệu
1. Mỹ quan, chữ viết biển hiệu:
a) Biển hiệu phải bảo đảm mỹ quan;
b) Biển hiệu phải viết bằng chữ Việt Nam; trường hợp muốn thể hiện tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế, tên, chữ nước ngoài phải ghi ở phía dưới, kích thước nhỏ hơn chữ Việt Nam.
2. Vị trí biển hiệu:
Biển hiệu chỉ được viết, đặt sát cổng, hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân; mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được viết, đặt một biển hiệu tại cổng; tại trụ sở hoặc nơi kinh doanh độc lập với tổ chức, cá nhân khác chỉ viết, đặt một biển hiệu ngang và không quá hai biển hiệu dọc.
3. Nội dung biển hiệu:
a) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
b) Tên gọi đầy đủ bằng chữ Việt Nam đúng với quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp;
c) Loại hình doanh nghiệp hoặc hợp tác xã;
d) Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính (đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ);
đ) Địa chỉ giao dịch, số điện thoại (nếu có);
e) Trên biển hiệu được thể hiện biểu tượng (logo) đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, diện tích logo không quá 20% diện tích biển hiệu, không được thể hiện thông tin, hình ảnh quảng cáo cho bất cứ loại hàng hóa, dịch vụ nào.  

Mức phạt không treo biển hiệu

Mức phạt về biển hiệu được quy định tại điều 66 nghị định 158/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 28/2017/NĐ-CP) như sau:

Điều 66. Vi phạm quy định về biển hiệu
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ quan chủ quản trực tiếp; tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; địa chỉ, điện thoại;
b) Sử dụng biển hiệu có kích thước không đúng theo quy định, trừ trường hợp quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều này.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Ghi không đúng hoặc ghi không đầy đủ tên gọi bằng tiếng Việt trên biển hiệu;
b) Không viết bằng chữ tiếng Việt mà chỉ viết bằng chữ tiếng nước ngoài trên biển hiệu;
c) Thể hiện tên riêng, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ nước ngoài ở phía trên tên bằng chữ tiếng Việt trên biển hiệu;
d) Thể hiện tên gọi, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ nước ngoài có khổ chữ quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt trên biển hiệu;
đ) Kinh doanh mà không có biển hiệu; (Đã bãi bỏ)
e) Quảng cáo hàng hóa lẫn với biển hiệu; (Đã bãi bỏ)
g) Chiều cao của biển hiệu dọc vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu che chắn không gian thoát hiểm, cứu hỏa;
b) Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng;
c) Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu làm mất mỹ quan.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo dỡ biển hiệu đối với hành vi quy định tại khoản 1, các điểm a, b, c, d và g khoản 2, khoản 3 Điều này

Như vậy, hiện nay việc kinh doanh không bắt buộc phải có biển hiệu. Tuy nhiên, theo quy định tại nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 52. Vi phạm khác liên quan đến tổ chức, quản lý doanh nghiệp
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
c) Không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, không viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;

Do vậy, khách hàng có thể gắn tên doanh nghiệp theo hình thức khác (không bắt buộc phải treo biển)

Phân biệt biển hiệu công ty với biển quảng cáo

Theo quy định của luật quảng cáo 2012 không có khái niệm “biển quảng cáo” mà chỉ có “biển hiệu” và “bảng quảng cáo”. Tại điều 2 của luật quy định:

Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
11. Diện tích quảng cáo là phần thể hiện các sản phẩm quảng cáo trên mặt báo in, báo hình, báo điện tử, trang thông tin điện tử, xuất bản phẩm, bảng quảng cáo, phương tiện giao thông hoặc trên các phương tiện quảng cáo tương tự.

Theo đó, có thể hiểu biển quảng cáo khách với biển hiệu ở các vấn đề sau:
1. Về nội dung: Biển quảng cáo có nhiều nội dung hơn và chủ yếu phục vụ các thông tin quảng cáo của doanh nghiệp (thường nhiều hơn nội dung của biển hiệu)
2. Về kích thước: Biển hiệu có quy định về chiều cao, chiều rộng tối đa còn bảng quảng cáo thì không có giới hạn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Voyeu là gì?

Voyeu là từ không còn xa lạ với giới trẻ ngày nay. Voyeu là viết tắt của “vợ yêu” là tên gọi thân mật của các cặp vợ chồng hay các cặp bạn trẻ yêu nhau. Voyeu thường hay được dùng để lưu tên danh bạ cho vợ hoặc bạn gái.

Voyeur là gì?

Voyeur thì có vẻ giống voyeu bị viết sai. Tuy nhiên, thực tế thì hay từ này có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Nếu tra trên google các bạn có thể thấy Voyeur có nghĩa là “người thích xem hình ảnh liên quan đến t.ình d.ục”. Đây là một từ lóng về những kẻ thích xem trộm, người tò mò tọc mạch, kẻ thích xem người khác khỏa thân, xem phim người lớn. Hay từ “voyeu” và “voyeur” thường hay bị nhầm lẫn cùng ý nghĩa. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc sẽ không bị nhầm lần về nội dung này nữa.

Giải nghĩa theo từ điển tiếng anh về Voyeur

Voyeur (/vwɑːˈjɝː/): a person who gets sexual pleasure from secretly watching other people in sexual situations, or (more generally) a person who watches other people’s private lives: I felt like a voyeur visiting the war zone and seeing badly injured people being dragged from their bomb-shattered homes.

Voyeur được sử dụng lần đầu khi nào?

Thuật ngữ này có nền tảng xuất phát từ một danh từ tiếng Pháp với ý nghĩa là “người nhìn thấy”. Vào nhũng năm 1990 thuật ngữ này áp chỉ những người tọc mạch, hay nhìn trộm người khác hoặc theo dõi người khác với ý đồ xấu…

Các bộ phim về Voyeur

Voyeur 2017: Biểu tượng báo chí Gay Talese đã đưa một thông tin chấn động về Gerald Foos – đây là một chủ nhà nghỉ ở Colorado. Người này được cho là đã theo dõi bí mật các khách hàng của mình thông qua thiết kế đặc biệt ở phần cửa các lỗ thông hơi trên trần nhà; Gerald Foos nhìn xuống từ “bệ quan sát” mà ông ta đã xây dựng trên các gác mái của khu nhà nghỉ.

The Voyeurs (2021): Bộ phim này kể về một câu chuyên xoay quanh cặp đôi trẻ tuổi là Thomas và Pippa, cả hai đã hiện thực hóa ước nguyện của mình đó chính là chuyển đến sinh sống tại một căn nhà mà họ đã ước mơ từ rất lâu. Thế nhưng tại chính căn hộ này, 2 người lại có thể nhìn được qua căn hộ phía đối diện và chứng kiến những cảnh hết sức nóng bỏng, cuồng nhiệt của cặp đôi sống tại căn hộ bên đó. Không dừng lại ở đây, cặp đôi Thomas và Pippa này còn cố gắng can thiệp một cách tiêu cực vào cuộc sống của cặp đôi sống tại căn nhà đối diện và gây ra hậu quả chết người vô cùng kinh khủng.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Hộ kinh doanh khi kinh doanh cũng phải nộp thuế theo quy định pháp luật. Như vậy các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp là những loại thuế nào? Sau đây LVNLAW sẽ có bài viết giải thích về các loại thuế này.

Lệ phí môn bài của hộ kinh doanh

Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống được miễn lệ phí môn bài. (khoản 1 điều 3 nghị định 139/2016/NĐ-CP). Như vậy với trường hợp hộ kinh doanh có doanh thu < 100 triệu/năm thì không phải nộp lệ phí môn bài. Còn với trường hợp trên 100 triệu/năm thì sao? Đối với trường hợp này có ba mức thông dụng như sau:

Điều 4. Mức thu lệ phí môn bài
2. Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;
b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;
c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.
d) Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Tiểu mục lệ phí môn bài lần lượt là 2862, 2863, 2864 đối với hộ kinh doanh. Mã chương của hộ kinh doanh theo quy định là 757 (phân biệt với 754 là doanh nghiệp)

Thuế GTGT của hộ kinh doanh

Theo khoản 25 điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng, hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. Theo phương pháp thuế khoán, dựa trên doanh thu trong từng lĩnh vực, ngành, nghề để nộp thuế theo tỷ lệ (Điểm b khoản 2 điều 13 thông tư 219/2014/TT-BTC)
– Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%.
– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%.
– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%.
– Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

Thuế TNCN với hộ kinh doanh

Trong trường hợp, doanh thu cả năm của hộ kinh doanh từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì bạn không phải nộp thuế TNCN. Trường hợp từ 100 triệu đồng/năm trở lên thì nộp thuế theo tỷ lệ trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành sản xuất, kinh doanh:
– Phân phối, cung cấp hàng hóa: 0,5%
– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2%
Riêng hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, đại lý bán hàng đa cấp: 5%
– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5%
– Hoạt động kinh doanh khác: 1%.

Khách hàng có nhu cầu thành lập hộ kinh doanh vui lòng liên hệ LVNLAW để thực hiện dịch vụ thành lập hộ kinh doanh trọn gói.

Phương pháp tính thuế của hộ kinh doanh

Theo quy định tại thông tư 40/2021/TT-BTC hộ kinh doanh có 3 phương pháp tính thuế cụ thể:
1. Phương pháp kê khai: Áp dụng cho hộ kinh doanh quy mô lớn
2. Nộp thuế theo từng lần phát sinh: Áp dụng cho cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định
3. Phương pháp khoán: Áp dụng đối với trường hợp không thuộc hai trường hợp trên

Tính thuế khoán như thế nào?

Theo khoản 7 điều 3 thông tư 40/2021/TT-BTC quy định phương pháp khoán như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Ngoài các từ ngữ đã được giải thích tại Luật Quản lý thuế, các Luật thuế và các Nghị định quy định liên quan, một số từ ngữ khác trong Thông tư này được hiểu như sau:
7. “Phương pháp khoán” là phương pháp tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu khoán do cơ quan thuế xác định để tính mức thuế khoán theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.

Xác định doanh thu quy định tại điều 51 Luật quản lý thuế

Điều 51. Xác định mức thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế
1. Cơ quan thuế xác định số tiền thuế phải nộp theo phương pháp khoán thuế (sau đây gọi là mức thuế khoán) đối với trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
2. Cơ quan thuế căn cứ vào tài liệu kê khai của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn để xác định mức thuế khoán.
3. Mức thuế khoán được tính theo năm dương lịch hoặc theo tháng đối với trường hợp kinh doanh theo thời vụ. Mức thuế khoán phải được công khai trong địa bàn xã, phường, thị trấn. Trường hợp có thay đổi ngành, nghề, quy mô kinh doanh, ngừng, tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải khai báo với cơ quan thuế để điều chỉnh mức thuế khoán.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết căn cứ, trình tự để xác định mức thuế khoán đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
5. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai.

Như vậy, hộ kinh doanh tự áp mức thuế tự khai và tự xác định doanh thu tính thuế khoán và doanh thu này sẽ được tính ổn định trong năm hoạt động đó, nếu có sự thay đổi về ngành nghề kinh doanh, quy mô, địa điểm,… thì phải khai điều chỉnh để xác định mức doanh thu cho thời gian còn lại của năm tính thuế. Nếu như, việc khai báo không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế có quyền ấn định doanh thu cho hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Hướng dẫn cụ thể tại điều 7 thông tư 40/2021/TT-BTC

Điều 7. Phương pháp tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
1. Phương pháp khoán được áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và không thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh theo hướng dẫn tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này.
2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (Hộ khoán) không phải thực hiện chế độ kế toán. Hộ khoán sử dụng hóa đơn lẻ phải lưu trữ và xuất trình cho cơ quan thuế các hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp khi đề nghị cấp, bán lẻ hóa đơn theo từng lần phát sinh. Riêng trường hợp hộ khoán kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu trên lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện việc lưu trữ hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa hợp pháp và xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
3. Hộ khoán kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) bao gồm: hộ khoán mới ra kinh doanh, hộ khoán kinh doanh thường xuyên theo thời vụ, hộ khoán ngừng, tạm ngừng kinh doanh. Đối với hộ khoán kinh doanh không trọn năm, mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định hộ khoán không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN là doanh thu tính thuế TNCN của một năm dương lịch (12 tháng); doanh thu tính thuế thực tế để xác định mức thuế khoán phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh.
Ví dụ 1: Ông A bắt đầu kinh doanh từ tháng 4 năm 2022, và dự kiến có doanh thu khoán của 09 tháng thực tế kinh doanh là 90 triệu đồng (trung bình 10 triệu đồng/tháng) thì doanh thu tương ứng của một năm (12 tháng) là 120 triệu đồng (>100 triệu đồng). Như vậy, Ông A thuộc diện phải nộp thuế GTGT, phải nộp thuế TNCN tương ứng với doanh thu thực tế phát sinh từ tháng 4 năm 2022 là 90 triệu đồng.
4. Hộ khoán khai thuế theo năm quy định tại điểm c khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế, nộp thuế theo thời hạn ghi trên Thông báo nộp tiền của cơ quan thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Quản lý thuế. Trường hợp hộ khoán sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp, bán lẻ theo từng số thì hộ khoán khai thuế, nộp thuế riêng đối với doanh thu phát sinh trên hóa đơn đó theo từng lần phát sinh.

Khai thuế khoán cho hộ kinh doanh

Theo điểm c khoản 3 điều 8 nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định

3. Các loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước khai theo năm, bao gồm:
c) Các loại thuế, khoản thu của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán, cá nhân cho thuê tài sản lựa chọn khai thuế theo năm.

Theo đó, việc khai thuế khoán theo điều 13 thông tư 40/2021/TT-BTC

Điều 13. Quản lý thuế đối với hộ khoán
1. Căn cứ xác định thuế khoán đối với hộ khoán
Căn cứ xác định thuế khoán bao gồm:
a) Hồ sơ khai thuế của hộ khoán do hộ khoán tự kê khai theo dự kiến doanh thu và mức thuế khoán của năm tính thuế;
b) Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế;
c) Ý kiến tham vấn của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn;
d) Kết quả công khai thông tin và tiếp nhận ý kiến phản hồi từ Hội đồng tư vấn thuế, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn, hộ khoán và các tổ chức, cá nhân khác.
Công khai thông tin hộ khoán là việc cơ quan thuế tổ chức công khai và tiếp nhận ý kiến phản hồi về doanh thu và mức thuế khoán đối với hộ khoán theo quy định. Việc công khai thông tin lần 1 theo khoản 5 Điều này để tham khảo, lấy ý kiến về doanh thu, mức thuế khoán dự kiến; và công khai thông tin lần 2 theo khoản 9 Điều này để tham khảo, lấy ý kiến về doanh thu, mức thuế khoán chính thức phải nộp của năm tính thuế. Việc công khai thông tin bao gồm: niêm yết thông tin bằng giấy tại địa bàn; gửi trực tiếp đến hộ khoán; gửi trực tiếp đến Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc quận, huyện, xã, phường, thị trấn; công khai thông tin trên Trang thông tin điện tử của ngành Thuế.
2. Hồ sơ khai thuế
a) Từ ngày 20 tháng 11 đến ngày 05 tháng 12 hằng năm, cơ quan thuế phát Tờ khai thuế năm sau cho tất cả các hộ khoán.
b) Hồ sơ khai thuế đối với hộ khoán theo quy định tại điểm 8.1 Phụ lục I – Danh mục hồ sơ khai thuế ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ là Tờ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Trường hợp hộ khoán sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp, bán lẻ theo từng lần phát sinh, khi khai thuế đối với doanh thu trên hóa đơn lẻ thì hộ khoán khai thuế theo từng lần phát sinh và sử dụng Tờ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này đồng thời xuất trình, nộp kèm theo hồ sơ khai thuế các tài liệu sau:
– Bản sao hợp đồng kinh tế cung cấp hàng hóa, dịch vụ cùng ngành nghề với hoạt động kinh doanh của hộ khoán;
– Bản sao biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng;
– Bản sao tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ như: Bảng kê thu mua hàng nông sản nếu là hàng hóa nông sản trong nước; Bảng kê hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới nếu là hàng cư dân biên giới nhập khẩu; Hóa đơn của người bán hàng giao cho nếu là hàng hóa nhập khẩu mua của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nước; tài liệu liên quan để chứng minh nếu là hàng hóa do cá nhân tự sản xuất, cung cấp;…
Cơ quan thuế có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu, xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.
3. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ khoán quy định tại điểm c khoản 2, khoản 3 Điều 44 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau:
a) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ khoán chậm nhất là ngày 15 tháng 12 năm trước liền kề năm tính thuế.
b) Trường hợp hộ khoán mới ra kinh doanh (bao gồm hộ kê khai chuyển đổi sang phương pháp khoán), hoặc hộ khoán chuyển đổi sang phương pháp kê khai, hoặc hộ khoán thay đổi ngành nghề, hoặc hộ khoán thay đổi quy mô kinh doanh trong năm thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của hộ khoán chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày bắt đầu kinh doanh, hoặc chuyển đổi phương pháp tính thuế, hoặc thay đổi ngành nghề, hoặc thay đổi quy mô kinh doanh.
c) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp hộ khoán có sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp, bán lẻ theo từng lần phát sinh chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh doanh thu có yêu cầu sử dụng hóa đơn.
4. Xác định doanh thu và mức thuế khoán
a) Xác định doanh thu và mức thuế khoán
a.1) Doanh thu và mức thuế khoán được tính theo năm dương lịch hoặc tháng đối với trường hợp kinh doanh theo thời vụ và ổn định trong một năm.
a.2) Hộ khoán tự xác định doanh thu tính thuế khoán trong năm trên Tờ khai thuế theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp hộ khoán không xác định được doanh thu khoán, không nộp hồ sơ khai thuế hoặc doanh thu tính thuế khoán xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế thực hiện ấn định doanh thu và xác định mức thuế khoán theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.
a.3) Căn cứ hồ sơ khai thuế của hộ khoán và cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế để lấy ý kiến công khai, tham vấn ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế và làm cơ sở cho Cục Thuế chỉ đạo, rà soát việc lập Sổ bộ thuế tại từng Chi cục Thuế.
b) Điều chỉnh doanh thu và mức thuế khoán
Hộ khoán trong năm có đề nghị điều chỉnh doanh thu, mức thuế khoán do thay đổi hoạt động kinh doanh thì cơ quan thuế điều chỉnh lại mức thuế khoán theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Quản lý thuế kể từ thời điểm có thay đổi. Cụ thể như sau:
b.1) Hộ khoán thay đổi quy mô kinh doanh (diện tích kinh doanh, lao động sử dụng, doanh thu) thì phải khai điều chỉnh, bổ sung Tờ khai thuế theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này. Cơ quan thuế căn cứ hồ sơ khai thuế của hộ khoán, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế nếu xác định doanh thu khoán thay đổi từ 50% trở lên so với doanh thu đã khoán thì ban hành Thông báo (mẫu số 01/TB-CNKD ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ) về việc điều chỉnh mức thuế khoán kể từ thời điểm có thay đổi trong năm tính thuế. Trường hợp qua cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, số liệu xác minh, kiểm tra, thanh tra, cơ quan thuế có căn cứ xác định hộ khoán không đáp ứng điều kiện để được điều chỉnh mức thuế khoán theo quy định thì cơ quan thuế ban hành Thông báo về việc không điều chỉnh mức thuế khoán theo mẫu số 01/TBKĐC-CNKD ban hành kèm theo Thông tư này.
b.2) Hộ khoán thay đổi địa điểm kinh doanh thì phải thực hiện thay đổi thông tin đăng ký thuế theo quy định và thực hiện thủ tục khai thuế tại địa điểm mới như đối với hộ khoán mới ra kinh doanh. Cơ quan thuế căn cứ hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế để xử lý theo quy định. Cơ quan thuế quản lý nơi hộ khoán chuyển đến xử lý hồ sơ khai thuế của hộ khoán như đối với hộ khoán mới ra kinh doanh. Cơ quan thuế quản lý nơi hộ khoán chuyển đi ban hành Thông báo (mẫu số 01/TB-CNKD ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ) về việc điều chỉnh giảm mức thuế khoán kể từ thời điểm có thay đổi trong năm tính thuế.
b.3) Hộ khoán thay đổi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh (kể cả trường hợp không thay đổi về tỷ lệ, thuế suất áp dụng) thì hộ khoán phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế theo quy định (nếu có thay đổi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh so với đăng ký thuế), đồng thời khai điều chỉnh, bổ sung Tờ khai thuế theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này. Cơ quan thuế căn cứ kết quả xử lý hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế (nếu có) và căn cứ hồ sơ khai thuế của hộ khoán, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế để ban hành Thông báo (mẫu số 01/TB-CNKD ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ) về việc điều chỉnh mức thuế khoán (nếu có) theo thực tế kể từ thời điểm thay đổi trong năm tính thuế.
b.4) Hộ khoán ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh thì hộ khoán thực hiện thông báo khi ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ. Cơ quan thuế căn cứ vào thông báo của hộ khoán hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 37 Luật Quản lý thuế để điều chỉnh mức thuế khoán như sau:
b.4.1) Đối với hộ khoán đã được thông báo chấp thuận ngừng kinh doanh: nếu hộ khoán ngừng kinh doanh từ ngày đầu tiên của tháng dương lịch thì điều chỉnh giảm toàn bộ tiền thuế khoán kể từ tháng ngừng kinh doanh; nếu hộ khoán ngừng kinh doanh tại bất kỳ thời điểm nào trong khoảng thời gian từ ngày 02 đến ngày 15 của tháng dương lịch thì tiền thuế khoán của tháng bắt đầu ngừng kinh doanh được điều chỉnh giảm 50% và điều chỉnh giảm toàn bộ tiền thuế khoán của các tháng sau tháng ngừng kinh doanh; nếu hộ khoán ngừng kinh doanh tại bất kỳ thời điểm nào trong khoảng thời gian từ ngày 16 trở đi của tháng dương lịch thì tiền thuế khoán của tháng bắt đầu ngừng kinh doanh không được điều chỉnh giảm, chỉ điều chỉnh giảm toàn bộ tiền thuế khoán của các tháng sau tháng ngừng kinh doanh.
b.4.2) Đối với hộ khoán đã được thông báo chấp thuận tạm ngừng kinh doanh: nếu hộ khoán tạm ngừng kinh doanh trọn tháng của năm dương lịch thì tiền thuế khoán của tháng đó được điều chỉnh giảm toàn bộ; nếu hộ khoán tạm ngừng kinh doanh từ 15 ngày liên tục trở lên trong một tháng của năm dương lịch thì tiền thuế khoán phải nộp của tháng đó được điều chỉnh giảm 50%.
b.4.3) Thời gian ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh được xác định theo thông báo của người nộp thuế, trường hợp người nộp thuế ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh không thông báo hoặc thông báo muộn (bao gồm cả trường hợp vì lý do bất khả kháng theo quy định) thì cơ quan thuế căn cứ kết quả xác minh thực tế để xác định thời gian ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh.
b.5) Hộ khoán ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì cơ quan thuế căn cứ văn bản yêu cầu ngừng hoặc tạm ngừng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để điều chỉnh mức thuế khoán theo thực tế cho thời gian yêu cầu ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh.
b.6) Hộ khoán chuyển đổi sang phương pháp kê khai thì hộ khoán khai điều chỉnh, bổ sung Tờ khai thuế khoán theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này. Cơ quan thuế căn cứ Tờ khai điều chỉnh, bổ sung để điều chỉnh giảm mức thuế đã khoán cho thời gian chuyển đổi.
5. Niêm yết công khai lần 1
Cơ quan thuế thực hiện niêm yết công khai lần 1 để tham khảo, lấy ý kiến về doanh thu dự kiến, mức thuế khoán dự kiến. Tài liệu niêm yết công khai lần 1 bao gồm: Danh sách hộ khoán thuộc diện không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN; Danh sách hộ khoán thuộc diện phải nộp thuế. Việc niêm yết công khai lần 1 được thực hiện như sau:
a) Chi cục Thuế thực hiện niêm yết công khai lần 1 tại bộ phận một cửa của Chi cục Thuế, Ủy ban nhân dân quận, huyện; tại cửa, cổng hoặc địa điểm thuận lợi cho việc tiếp cận thông tin, địa điểm thích hợp của trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; trụ sở Đội thuế; Ban quản lý chợ để người dân và hộ khoán giám sát. Thời gian niêm yết lần 1 từ ngày 20 tháng 12 đến ngày 31 tháng 12 hằng năm.
b) Chi cục Thuế gửi tài liệu niêm yết công khai lần 1 đến Hội đồng nhân dân và Mặt trận Tổ quốc quận, huyện, xã, phường, thị trấn chậm nhất là ngày 20 tháng 12 hằng năm, trong đó nêu rõ địa chỉ, thời gian Chi cục Thuế tiếp nhận ý kiến phản hồi (nếu có) của Hội đồng nhân dân và Mặt trận Tổ quốc quận, huyện, xã, phường, thị trấn. Thời gian Chi cục Thuế tiếp nhận ý kiến phản hồi (nếu có) chậm nhất là ngày 31 tháng 12.
c) Chậm nhất là ngày 20 tháng 12 hằng năm, Chi cục Thuế gửi cho từng hộ khoán Thông báo về việc dự kiến doanh thu, mức thuế khoán theo mẫu số 01/TBTDK-CNKD kèm theo Bảng công khai thông tin hộ khoán theo mẫu số 01/CKTT-CNKD (sau đây gọi là Bảng công khai) ban hành kèm theo Thông tư này, trong đó nêu rõ địa chỉ, thời gian Chi cục Thuế tiếp nhận ý kiến phản hồi (nếu có) của hộ khoán chậm nhất là ngày 31 tháng 12. Thông báo được gửi trực tiếp đến hộ khoán (có ký nhận của người nộp thuế về việc đã nhận thông báo) hoặc gửi Thông báo qua bưu điện theo hình thức gửi bảo đảm. Bảng công khai thông tin dự kiến gửi cho hộ khoán được lập theo địa bàn bao gồm cả cá nhân thuộc diện phải nộp thuế và cá nhân thuộc diện không phải nộp thuế. Với chợ, đường, phố, tổ dân phố có từ hai trăm (200) hộ khoán trở xuống thì Chi cục Thuế in, phát cho từng hộ khoán Bảng công khai của các hộ khoán tại địa bàn. Trường hợp chợ, đường, phố, tổ dân phố có trên 200 hộ khoán thì Chi cục Thuế in, phát cho từng hộ khoán Bảng công khai của không quá 200 hộ khoán tại địa bàn. Riêng đối với chợ có trên 200 hộ khoán thì Chi cục Thuế in, phát cho từng hộ khoán Bảng công khai theo ngành hàng. Trường hợp cơ quan thuế đã thực hiện được việc công khai Bảng công khai trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế thì không bắt buộc phải gửi Bảng công khai theo mẫu số 01/CKTT-CNKD kèm theo Thông báo về việc dự kiến doanh thu, mức thuế khoán mẫu số 01/TBTDK-CNKD ban hành kèm theo Thông tư này.
d) Chi cục Thuế có trách nhiệm thông báo công khai địa điểm niêm yết, địa chỉ nhận thông tin phản hồi (số điện thoại, số fax, địa chỉ tại bộ phận một cửa, địa chỉ hòm thư điện tử) về nội dung niêm yết công khai để hộ khoán biết.
đ) Chi cục Thuế có trách nhiệm tổng hợp các ý kiến phản hồi nội dung niêm yết công khai lần 1 của người dân, người nộp thuế, của Hội đồng nhân dân và Mặt trận Tổ quốc quận, huyện, xã, phường, thị trấn để nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung đối tượng quản lý, mức doanh thu dự kiến, mức thuế dự kiến trước khi tham vấn ý kiến Hội đồng tư vấn thuế.
6. Tham vấn ý kiến Hội đồng tư vấn thuế
Chi cục Thuế tổ chức họp tham vấn ý kiến Hội đồng tư vấn thuế trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 10 tháng 01 hằng năm. Hồ sơ họp Hội đồng tư vấn thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
7. Lập và duyệt Sổ bộ thuế
a) Chi cục Thuế căn cứ tài liệu xác định mức thuế khoán hướng dẫn tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này và văn bản chỉ đạo của cơ quan thuế cấp trên (nếu có) để lập và duyệt Sổ bộ thuế trước ngày 15 tháng 01 hằng năm.
b) Hằng tháng, căn cứ tình hình biến động trong hoạt động kinh doanh của hộ khoán (thay đổi hoạt động kinh doanh) hoặc do những thay đổi về chính sách thuế ảnh hưởng đến doanh thu khoán và mức thuế khoán phải nộp, Chi cục Thuế lập và duyệt Sổ bộ thuế điều chỉnh, bổ sung và ban hành Thông báo điều chỉnh mức thuế khoán theo hướng dẫn tại điểm b khoản 4 Điều này.
8. Gửi thông báo thuế và thời hạn nộp thuế
a) Gửi thông báo thuế
a.1) Cơ quan thuế gửi Thông báo nộp tiền theo mẫu số 01/TB-CNKD ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ cùng với Bảng công khai theo mẫu số 01/CKTT-CNKD ban hành kèm theo Thông tư này tới hộ khoán (bao gồm cả hộ khoán thuộc diện phải nộp thuế và hộ khoán thuộc diện không phải nộp thuế) chậm nhất là ngày 20 tháng 01 hằng năm. Thông báo được gửi trực tiếp đến hộ khoán (có ký nhận của người nộp thuế về việc đã nhận thông báo) hoặc gửi Thông báo qua bưu điện theo hình thức gửi bảo đảm.
a.2) Bảng công khai thông tin chính thức gửi cho hộ khoán được lập theo địa bàn bao gồm cả hộ khoán thuộc diện phải nộp thuế và hộ khoán thuộc diện không phải nộp thuế. Với chợ, đường, phố, tổ dân phố có từ 200 hộ khoán trở xuống thì Chi cục Thuế in, phát cho từng hộ khoán Bảng công khai của các hộ khoán tại địa bàn. Trường hợp chợ, đường, phố, tổ dân phố có trên 200 hộ khoán thì Chi cục Thuế in, phát cho từng hộ khoán Bảng công khai của không quá 200 hộ khoán tại địa bàn. Riêng đối với chợ có trên 200 hộ khoán thì Chi cục Thuế in, phát cho từng hộ khoán Bảng công khai theo ngành hàng. Trường hợp cơ quan thuế đã thực hiện được việc công khai trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế thì không bắt buộc phải gửi Bảng công khai theo mẫu số 01/CKTT-CNKD kèm theo Thông báo nộp tiền mẫu số 01/TB-CNKD ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.
a.3) Trường hợp cơ quan thuế ban hành Thông báo điều chỉnh mức thuế khoán theo thông báo của hộ khoán theo hướng dẫn tại điểm b khoản 4 Điều này thì thời hạn ban hành thông báo chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo tháng có thay đổi tiền thuế.
a.4) Trường hợp hộ khoán mới ra kinh doanh thì cơ quan thuế gửi Thông báo nộp tiền mẫu số 01/TB-CNKD ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ cho hộ khoán chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo tháng có phát sinh tiền thuế phải nộp.
b) Thời hạn nộp thuế
b.1) Căn cứ Thông báo nộp tiền, hộ khoán nộp tiền thuế GTGT, thuế TNCN theo thời hạn trên Thông báo nộp tiền mẫu số 01/TB-CNKD ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.
b.2) Trường hợp hộ khoán có sử dụng hóa đơn cấp, bán lẻ theo từng lần phát sinh của cơ quan thuế thì thời hạn nộp thuế đối với doanh thu trên hóa đơn là thời hạn khai thuế đối với doanh thu trên hóa đơn theo hướng dẫn tại điểm c khoản 3 Điều này.
9. Niêm yết công khai lần 2
Cơ quan thuế thực hiện niêm yết công khai lần 2 về doanh thu và mức thuế chính thức phải nộp của năm đối với hộ khoán. Việc niêm yết công khai lần 2 được thực hiện như sau:
a) Ở cấp Cục Thuế
a.1) Cục Thuế thực hiện niêm yết công khai thông tin hộ khoán trước ngày 30 tháng 01 hằng năm trên trang thông tin điện tử của ngành thuế bao gồm các thông tin sau: Danh sách hộ khoán thuộc diện không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN; Danh sách hộ khoán thuộc diện phải nộp thuế.
a.2) Trường hợp hộ khoán mới ra kinh doanh hoặc có biến động về số thuế phải nộp, biến động về trạng thái kinh doanh thì Cục Thuế thực hiện công khai thông tin hoặc điều chỉnh thông tin trên trang thông tin điện tử của ngành thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng tiếp theo tháng hộ khoán ra kinh doanh hoặc có biến động.
b) Ở cấp Chi cục Thuế
b.1) Chi cục Thuế thực hiện niêm yết công khai lần 2 trước ngày 30 tháng 01 hằng năm tại bộ phận một cửa của Chi cục Thuế, Ủy ban nhân dân quận, huyện; tại cửa, cổng hoặc địa điểm thuận lợi cho việc tiếp cận thông tin, địa điểm thích hợp của trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; trụ sở Đội thuế; Ban quản lý chợ để người dân và hộ khoán giám sát.
b.2) Chi cục Thuế gửi tài liệu niêm yết công khai lần 2 đến Hội đồng nhân dân và Mặt trận Tổ quốc quận, huyện, xã, phường, thị trấn chậm nhất là ngày 30 tháng 01, trong đó nêu rõ địa chỉ, thời gian Chi cục Thuế tiếp nhận ý kiến phản hồi (nếu có) của Hội đồng nhân dân và Mặt trận Tổ quốc quận, huyện, xã, phường, thị trấn.
b.3) Chi cục Thuế có trách nhiệm thông báo công khai địa điểm niêm yết, địa chỉ nhận thông tin phản hồi (số điện thoại, số fax, địa chỉ tại bộ phận một cửa, địa chỉ hòm thư điện tử) về nội dung niêm yết công khai để hộ khoán biết.
b.4) Các tài liệu công khai ở cấp Chi cục Thuế thực hiện như đối với công khai thông tin trên trang thông tin điện tử của ngành thuế ở cấp Cục Thuế.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Việc nhập khẩu máy móc, dây truyền công nghệ đã qua sử dụng được quy định tại quyết định 18/2019/QĐ-TTg cụ thể như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quyết định này quy định tiêu chí, hồ sơ, trình tự, thủ tục nhập khẩu và hoạt động giám định đối với máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng có mã hàng hóa (mã số HS) thuộc Chương 84 và Chương 85 quy định tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, được nhập khẩu nhằm sử dụng cho hoạt động sản xuất tại Việt Nam mà không thuộc các danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết theo quy định của Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.

Như vậy, đối với máy móc đã qua sử dụng chỉ được nhập khẩu với mục đích sản xuất, không áp dụng cho máy móc kinh doanh và các trường hợp có quy định riêng về chuyên ngành.

Điều kiện với máy móc, thiết bị đã qua sử dụng

Theo điều 6 quyết định 18/2019/QĐ-TTg quy định các điều kiện như sau:

Điều 6. Tiêu chí nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị đã qua sử dụng
Máy móc, thiết bị đã qua sử dụng được phép nhập khẩu khi đáp ứng các tiêu chí sau:
1. Tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm. Đối với máy móc, thiết bị thuộc một số lĩnh vực cụ thể, tuổi thiết bị được quy định chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này.
2. Được sản xuất theo tiêu chuẩn:
a) Phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường;
b) Trường hợp không có QCVN liên quan đến máy móc, thiết bị nhập khẩu, thì máy móc, thiết bị nhập khẩu phải được sản xuất phù hợp với chỉ tiêu kỹ thuật của tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc gia của một trong các nước G7, Hàn Quốc về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

PHỤ LỤC I
QUY ĐỊNH VỀ TUỔI THIẾT BỊ ĐỐI VỚI MÁY MÓC, THIẾT BỊ THUỘC MỘT SỐ LĨNH VỰC CỤ THỂ
(Kèm theo Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg ngày 19 tháng 04 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ)

TT Tên lĩnh vực/máy móc, thiết bị Mã số HS Tuổi thiết bị (tính theo năm) không vượt quá
1 Lĩnh vực cơ khí
a Các loại máy cán là hoặc máy cán ép phẳng kiểu trục lăn khác, trừ các loại máy dùng để cán, ép kim loại hoặc thủy tinh và các loại trục cán của chúng. 84.20 20
b Lò thổi, nồi rót, khuôn đúc thỏi và máy đúc, dùng trong luyện kim hay đúc kim loại. 84.54 20
c Máy cán kim loại và trục cán của nó. 84.55 20
d Máy công cụ để gia công mọi loại vật liệu bằng cách bóc tách vật liệu, bằng các quy trình sử dụng tia laser hoặc tia sáng khác hoặc chùm phô-tông, siêu âm, phóng điện, điện hóa, chùm tia điện tử, chùm tia i-on hoặc quá trình xử lý plasma hồ quang; máy cắt bằng tia nước. 84.56 20
đ Trung tâm gia công, máy kết cấu một vị trí và máy nhiều vị trí gia công chuyển dịch để gia công kim loại. 84.57 20
e Máy tiện (kể cả trung tâm gia công tiện) để bóc tách kim loại. 84.58 20
g Máy công cụ (kể cả đầu gia công tổ hợp có thể di chuyển được) dùng để khoan, doa, phay, ren hoặc ta rô bằng phương pháp bóc tách kim loại, trừ các loại máy tiện (kể cả trung tâm gia công tiện) thuộc nhóm 84.58. 84.59 20
h Máy công cụ dùng để mài bavia, mài sắc, mài nhẵn, mài khôn, mài rà, đánh bóng hoặc bằng cách khác để gia công hoàn thiện kim loại hoặc gốm kim loại bằng các loại đá mài, vật liệu mài hoặc các chất đánh bóng, trừ các loại máy cắt răng, mài răng hoặc gia công hoàn thiện bánh răng thuộc nhóm 84.61. 84.60 20
i Máy bào, máy bào ngang, máy xọc, máy chuốt, máy cắt bánh răng, mài hoặc máy gia công răng lần cuối, máy cưa, máy cắt đứt và các loại máy công cụ khác gia công bằng cách bóc tách kim loại hoặc gốm kim loại, chưa được ghi hay chi tiết ở nơi khác. 84.61 20
k Máy công cụ (kể cả máy ép) dùng để gia công kim loại bằng cách rèn, gò hoặc dập khuôn; máy công cụ (kể cả máy ép) để gia công kim loại bằng cách uốn, gấp, kéo thẳng, dát phẳng, cắt xén, đột dập hoặc cắt rãnh hình chữ V; máy ép để gia công kim loại hoặc carbide kim loại chưa được chi tiết ở trên. 84.62 20
l Máy công cụ khác để gia công kim loại hoặc gốm kim loại, không cần bóc tách vật liệu. 84.63 20
m Máy và thiết bị cơ khí có chức năng riêng biệt, chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác thuộc Chương này. 84.79 20
2 Lĩnh vực sản xuất, chế biến gỗ
a Thiết bị dùng để sấy gỗ, bột giấy, giấy hoặc bìa 84.19.32 15
b Máy công cụ (kể cả máy đóng đinh, đóng ghim, dán hoặc lắp ráp bằng cách khác) dùng để gia công gỗ, lie, xương, cao su cứng, plastic cứng hay các vật liệu cứng tương tự 84.65 20
c Máy ép dùng để sản xuất tấm, ván ép từ xơ sợi hoặc dăm gỗ hay từ các vật liệu bằng gỗ khác và các loại máy khác dùng để xử lý gỗ hoặc lie. 84.79.30 20
3 Lĩnh vực sản xuất giấy và bột giấy
a Máy và thiết bị cơ khí 84.3984.4084.41 20

* Cách tính tuổi thiết bị (X): X = Năm nhập khẩu – Năm sản xuất
Tuổi thiết bị được tính theo năm, không tính theo tháng.
Ví dụ: thiết bị A được sản xuất tháng 01 năm 2008, nhập khẩu về cảng Việt Nam tháng 12 năm 2018.
X = 2018 – 2008 = 10 (năm)

Hồ sơ nhập máy móc, thiết bị đã qua sử dụng

Việc nhập máy móc thiết bị qua sử dụng áp dụng theo điều 7, 8 quyết định 18/2019/QĐ-TTg

Điều 7. Hồ sơ, trình tự thủ tục nhập khẩu dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng
1. Hồ sơ nhập khẩu:
Ngoài hồ sơ nhập khẩu theo quy định của Luật Hải quan, doanh nghiệp phải bổ sung tài liệu sau:
a) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đóng dấu của doanh nghiệp. Trường hợp nhập khẩu theo ủy thác thì phải có văn bản ủy thác nhập khẩu;
b) Chứng thư giám định được cấp bởi một tổ chức giám định được chỉ định đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 11 Quyết định này. Nội dung chứng thư giám định thực hiện theo quy định tại điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 10 Quyết định này.
2. Trình tự, thủ tục nhập khẩu:
a) Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ nhập khẩu và tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này về Cơ quan hải quan, nơi đăng ký tờ khai hải quan;
b) Cơ quan hải quan chỉ làm thủ tục thông quan theo quy định khi hồ sơ nhập khẩu và tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này đầy đủ, hợp lệ và chứng thư giám định ghi kết luận dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng đáp ứng yêu cầu tại Điều 5 Quyết định này.
Điều 8. Hồ sơ, trình tự, thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng
1. Hồ sơ nhập khẩu:
Ngoài hồ sơ nhập khẩu theo quy định của Luật Hải quan, doanh nghiệp phải bổ sung tài liệu sau:
a) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đóng dấu của doanh nghiệp. Trường hợp nhập khẩu theo ủy thác thì phải có văn bản ủy thác nhập khẩu;
b) Bản chính giấy xác nhận của nhà sản xuất máy móc, thiết bị về năm sản xuất và tiêu chuẩn của máy móc, thiết bị đáp ứng các tiêu chí quy định tại Điều 6 Quyết định này trong trường hợp máy móc, thiết bị được sản xuất tại quốc gia thuộc các nước G7, Hàn Quốc. Giấy xác nhận phải được hợp pháp hóa lãnh sự và kèm bản dịch sang tiếng Việt;
c) Chứng thư giám định được cấp bởi một tổ chức giám định được chỉ định đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 11 Quyết định này trong trường hợp máy móc, thiết bị được sản xuất tại quốc gia thuộc các nước G7, Hàn Quốc nhưng không có Giấy xác nhận của nhà sản xuất hoặc máy móc, thiết bị được sản xuất tại quốc gia không thuộc các nước G7, Hàn Quốc. Nội dung chứng thư giám định thực hiện theo quy định tại điểm a, b, c, d, e khoản 1 Điều 10 Quyết định này.
2. Trình tự, thủ tục nhập khẩu:
a) Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ nhập khẩu và tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này về Cơ quan hải quan, nơi đăng ký tờ khai hải quan;
b) Cơ quan hải quan chỉ làm thủ tục thông quan theo quy định khi hồ sơ nhập khẩu và tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này đầy đủ, hợp lệ. Trường hợp phải có chứng thư giám định theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì trong chứng thư giám định phải có kết luận máy móc, thiết bị đã qua sử dụng đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 6 Quyết định này.
3. Đưa hàng về bảo quản:
a) Trường hợp nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng mà tại thời điểm nộp hồ sơ nhập khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều này doanh nghiệp không có giấy xác nhận của nhà sản xuất theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và chưa cung cấp được chứng thư giám định theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, doanh nghiệp được đưa hàng hóa về bảo quản theo quy định của pháp luật hải quan sau khi nộp Cơ quan hải quan văn bản đăng ký dịch vụ giám định máy móc, thiết bị có xác nhận của một tổ chức giám định được chỉ định theo quy định tại Quyết định này;
b) Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày đưa máy móc, thiết bị về bảo quản, doanh nghiệp phải nộp Cơ quan hải quan chứng thư giám định. Cơ quan hải quan chỉ làm thủ tục thông quan theo quy định khi hồ sơ nhập khẩu và tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này đầy đủ, hợp lệ và chứng thư giám định ghi kết luận máy móc, thiết bị đã qua sử dụng đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 6 Quyết định này.
Trường hợp kết quả giám định máy móc, thiết bị không đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 6 Quyết định này, doanh nghiệp bị xử lý theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 9. Nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng trong trường hợp khác
1. Trong trường hợp doanh nghiệp đang tiến hành sản xuất tại Việt Nam, để bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất, có nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng có tuổi thiết bị vượt quá quy định tại khoản 1 Điều 6 Quyết định này nhưng công suất (tính theo số lượng sản phẩm được tạo ra bởi máy móc, thiết bị trong một đơn vị thời gian) hoặc hiệu suất còn lại của máy móc, thiết bị vẫn đạt từ 85% trở lên so với công suất hoặc hiệu suất thiết kế và mức tiêu hao nguyên, vật liệu, năng lượng của máy móc, thiết bị không vượt quá 15% so với thiết kế, doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cho phép nhập khẩu, trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến về Bộ Khoa học và Công nghệ để được xem xét, giải quyết.
2. Hồ sơ đề nghị bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cho phép nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này, theo đó giải trình về sự cần thiết phải nhập khẩu máy móc, thiết bị để bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, phương án sử dụng và sự cần thiết của máy móc, thiết bị dự kiến nhập khẩu trong dây chuyền công nghệ;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đóng dấu của doanh nghiệp;
c) Chứng thư giám định được cấp bởi tổ chức giám định được chỉ định theo quy định tại Điều 11 Quyết định này. Nội dung chứng thư giám định thực hiện theo quy định tại điểm a, b, c, d, g khoản 1 Điều 10 Quyết định này;
3. Trình tự, thủ tục xem xét hồ sơ:
a) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ theo quy định, thực hiện như sau:
– Trả lại ngay hồ sơ cho doanh nghiệp để sửa đổi, bổ sung trong trường hợp doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ một cửa của Bộ Khoa học và Công nghệ;
– Trường hợp nhận hồ sơ qua cổng thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ, trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ thời điểm nhận hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ có ý kiến đề nghị doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ;
– Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu điện, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ có văn bản đề nghị doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ gửi văn bản kèm theo bản chụp hồ sơ đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan có ý kiến. Trường hợp cần thiết, Bộ Khoa học và Công nghệ lấy ý kiến chuyên gia về máy móc, thiết bị đã qua sử dụng đề nghị được nhập khẩu;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, cơ quan ngang bộ, chuyên gia có ý kiến về việc nhập khẩu máy móc, thiết bị trong lĩnh vực quản lý chuyên ngành và cho ý kiến về đề xuất được nhập khẩu máy móc, thiết bị của doanh nghiệp;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ, chuyên gia, Bộ Khoa học và Công nghệ có văn bản trả lời doanh nghiệp, nêu rõ lý do nếu không chấp thuận đề nghị nhập khẩu máy móc, thiết bị.
4. Hồ sơ, trình tự, thủ tục nhập khẩu:
a) Hồ sơ nhập khẩu
Ngoài hồ sơ nhập khẩu theo quy định của Luật Hải quan, doanh nghiệp phải nộp văn bản của Bộ Khoa học và Công nghệ chấp thuận việc nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Trình tự, thủ tục nhập khẩu
Doanh nghiệp nộp hồ sơ nhập khẩu và tài liệu quy định tại điểm a khoản này về Cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan để thực hiện thủ tục thông quan theo quy định.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Ngày 23/08/2023, Phòng pháp chế chính sách cục SHTT đã gửi mail tới các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp về nghị định 65/2023/NĐ-CP trong việc áp dụng biểu mẫu mới của nghị định 65/2023/NĐ-CP như sau:

Theo đó, nghị định 65/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ 23/08/2023. Khách hàng có thể tham khảo toàn văn nghị định và biểu mẫu tại đây:
Nghị định 65/2023/NĐ-CP hiệu lực từ 23/08/2023
Biểu mẫu kèm theo nghị định 65/2023/NĐ-CP

Từ ngày 23/08/2023, các đơn vị của cục SHTT sẽ áp dụng biểu mẫu mới theo quy định tại nghị định 65/2023/NĐ-CP. Đặc biệt, tại nghị định quy định việc cấp chứng chỉ hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp theo quy định mới. Theo đó, chỉ cần có chứng chỉ đào tạo về sở hữu công nghiệp và chứng chỉ hành hành nghề luật sư là đủ điều kiện để thực hiện thủ tục cấp CCHN đại diện sở hữu công nghiệp trong lĩnh vực Nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, chống cạnh tranh không lành mạnh, bí mật kinh doanh.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Về vấn đề yêu cầu bổ sung thêm hồ sơ giấy tờ

Theo quy định tại điều 5 nghị định 61/2018/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi nghị định 107/2021/NĐ-CP) quy định

Điều 5. Những hành vi không được làm trong giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông
1. Cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại trụ sở Bộ phận Một cửa và tại cơ quan có thẩm quyền không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính;
b) Cản trở tổ chức, cá nhân lựa chọn hình thức nộp hồ sơ, nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật;
c) Cản trở hoặc ngăn chặn trái phép quá trình truyền, gửi, nhận dữ liệu điện tử; thay đổi, xóa, hủy, giả mạo, sao chép, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ nội dung dữ liệu thực hiện thủ tục hành chính;
d) Tiết lộ thông tin về hồ sơ, tài liệu và các thông tin liên quan đến bí mật của tổ chức, cá nhân hoặc sử dụng thông tin đó để trục lợi;
đ) Từ chối thực hiện, kéo dài thời gian giải quyết thủ tục hành chính hoặc tự ý yêu cầu bổ sung hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật;
e) Trực tiếp giao dịch, yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không thông qua Bộ phận Một cửa, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
g) Đùn đẩy trách nhiệm, thiếu hợp tác, thiếu công bằng, không khách quan, không đúng pháp luật trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính;
h) Ứng xử, giao tiếp không phù hợp với quy chế văn hóa công sở;
i) Yêu cầu cung cấp lại thông tin, giấy tờ, tài liệu điện tử hoặc đã được số hóa có giá trị pháp lý theo quy định pháp luật, được kết nối, chia sẻ dữ liệu trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, trừ trường hợp sử dụng cho mục đích xác minh, thẩm tra lại tính xác thực của thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được số hóa;
k) Các hành vi vi phạm pháp luật khác trong thực hiện công vụ.

Quy định này áp dụng chung cho tất cả các thủ tục hành chính áp dụng theo cơ chế một cửa liên thông (trừ cơ chế một cửa quốc gia theo luật hải quan). Đối với trường hợp thủ tục hành chính theo luật doanh nghiệp 2020, tại nghị định 01/2021/NĐ-CP cũng có quy định:

Điều 9. Số lượng hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp nộp thêm hồ sơ hoặc giấy tờ khác ngoài các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và Nghị định này.

Trong một số trường hợp, phòng đăng ký kinh doanh có thể đưa ra yêu cầu về báo cáo hồ sơ theo quy định tại điều 15 nghị định 01/2021/NĐ-CP

Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Đăng ký kinh doanh
5. Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 Luật Doanh nghiệp.

Tuy nhiên, cần lưu ý việc yêu cầu báo cáo và việc thực hiện thủ tục hành chính là hai việc khác nhau. (Ví dụ phòng ĐKKD ra văn bản yêu cầu báo cáo thì doanh nghiệp có nghĩa vụ báo cáo, còn yêu cầu báo cáo trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì là trường hợp gây khó khăn “yêu cầu thêm hồ sơ”).

Xử lý vi phạm được quy định tại điều 95 nghị định 01/2021/NĐ-CP

Điều 95. Xử lý vi phạm, khen thưởng
1. Cán bộ, công chức yêu cầu người thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh nộp thêm các giấy tờ, đặt thêm các thủ tục, điều kiện đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh trái với Nghị định này; có hành vi gây khó khăn, phiền hà đối với tổ chức, cá nhân trong khi giải quyết việc đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh, trong kiểm tra các nội dung đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh, cán bộ làm công tác đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao được khen thưởng theo quy định.

Về vấn đề chậm giải quyết hồ sơ (quá hạn)

Theo điều 19 nghị định 61/2018/NĐ-CP quy định về vấn đề chậm giải quyết thủ tục hành chính như sau:

Điều 19. Giải quyết thủ tục hành chính
9. Đối với hồ sơ quá hạn giải quyết, trong thời hạn chậm nhất 01 ngày trước ngày hết hạn, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho Bộ phận Một cửa và gửi văn bản xin lỗi tổ chức, cá nhân, trong đó ghi rõ lý do quá hạn, thời gian đề nghị gia hạn trả kết quả theo mẫu Phiếu đề nghị gia hạn thời gian giải quyết. Việc hẹn lại ngày trả kết quả được thực hiện không quá một lần.
Căn cứ Phiếu đề nghị gia hạn thời gian giải quyết, Bộ phận Một cửa điều chỉnh lại thời gian trả kết quả xử lý trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử, đồng thời gửi thông báo đến tổ chức, cá nhân qua thư điện tử, tin nhắn, điện thoại hoặc mạng xã hội được cấp có thẩm quyền cho phép (nếu có).

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Cổ phần và cổ phiếu là hai khái niệm thường gặp trong công ty cổ phần hoặc gặp trên thực tế tuy nhiên hai khái niệm này không phải là một? Về mặt pháp lý hai khái niệm này được hiểu như thế nào? Có gì giống và khác nhau?

Khái niệm cổ phần, cổ phiếu

Cổ phần là gì?

Cổ phần là phần vốn điều lệ được chia nhỏ nhất trong công ty cổ phần (điểm a khoản 1 điều 111 Luật doanh nghiệp 2020) cổ phần được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu, người nắm giữ cổ phần được gọi là cổ đông.

Cổ phiếu là gì?

Cố phiếu theo quy định tại khoản 1 điều 121 luật doanh nghiệp 2020 giải thích như sau:

Điều 121. Cổ phiếu
1. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó….

Ngoài ra, tại luật chứng khoán 2019 cũng có định nghĩa

Điều 4. Giải thích từ ngữ
1. Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:
a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
b) Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;
c) Chứng khoán phái sinh;
d) Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.
2. Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.

Như vậy, theo quy định có thể thấy cổ phiếu là hình thức thể hiện của cổ phần (cũng là một loại chứng khoán). Cổ phần là nội dung của cổ phiếu. Đây là hai khái niệm luôn đi kèm với nhau.

Tính chất của cổ phần, cổ phiếu

Về mệnh giá:

Cổ phần không có mệnh giá cố định, do là phần chia nhỏ nhất trong công ty cổ phần nên mệnh giá do các cổ đông tự thoả thuận. Mệnh giá của cổ phần tối thiểu là 1 đồng/cổ phần. Trên thực tế áp dụng đã có công văn của Sở KHĐT thành phố Hà Nội số 3495/KH&ĐT-ĐKKD ngày 12/06/2018 về việc hỏi giá trị cổ phần tối thiểu là 10.000 VNĐ/cổ phần do mệnh giá tờ tiền nhỏ nhất là 100VNĐ nhưng chúng tôi chưa có căn cứ trả lời của Bộ KHĐT. Theo đó, việc áp dụng mệnh giá cổ phần nhỏ nhất vẫn có thể là 1 đồng/cổ phần do việc thanh toán có thể thực hiện qua ngân hàng.

Cổ phiếu có mệnh giá là 10.000 VNĐ (Khoản 2 Điều 13 Luật chứng khoán 2019).

Ví dụ: giá trị cổ phần là 1.000 VNĐ/cổ phần thì 1 cổ phiếu của công ty tối thiểu là 10 cổ phần.

Giá trị pháp lý

Cổ phần là căn cứ về việc góp vốn trong công ty cổ phần, có nhiều loại cổ phần khác nhau tuỳ thuộc vào thoả thuận của các cổ đông sáng lập khi thành lập công ty. Sổ cổ đông là tài liệu chứng minh việc sở hữu cổ phần trong các CTCP

Cổ phiếu là căn cứ về việc sở hữu cổ phần. Cố phiếu thường được sử dụng bởi các công ty đã lên sàn chứng khoản (quy định trong luật chứng khoán)


Các hình thức của cổ phần trong công ty cổ phần

Trong công ty cổ phần có các loại cổ phần khác nhau. Tuy nhiên về hình thức thì có các hình thức cổ phần như:
– Cổ phần đã bán
– Cổ phần được quyền chào bán
– Cổ phần chưa bán
Cụ thể về các loại cổ phần này được quy định tại điều 112 Luật doanh nghiệp 2020 như sau:

Cổ phần đã bán là số cổ phần được quyền chào bán đã được các cổ đông thanh toán đủ cho công ty. Tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần đã bán là tổng số cổ phần các loại đã được đăng ký mua.
Cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần là tổng số cổ phần các loại mà Đại hội đồng cổ đông quyết định sẽ chào bán để huy động vốn. Số cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng số cổ phần các loại mà công ty sẽ bán để huy động vốn, bao gồm cổ phần đã được đăng ký mua và cổ phần chưa được đăng ký mua.
Cổ phần chưa bán là cổ phần được quyền chào bán và chưa được thanh toán. Tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần chưa bán là tổng số cổ phần mà chưa được các cổ đông đăng ký mua

Theo quy định này, nếu tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp các CĐSL đã mua hết cổ phần thì chỉ có cồ phần đã bán và cổ phần được quyền chào bán bằng 0. Tuy nhiên thời hạn góp vốn trong công ty cổ phần là 90 ngày kể từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh do đo nếu việc góp vốn sau khi thành lập doanh nghiệp thì số cổ phần được quyền chào bán sẽ đúng bằng vốn điều lệ/mệnh giá cổ phần.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Đối với các hóa đơn điện tử có sai sót khách hàng có thể tham khảo tài bài viết xử lý hóa đơn điện tử sai sót. Trong bài viết này, LVNLAW sẽ hướng dẫn cách xử lý hóa đơn sai sót của BKAV eHoadon.

Hóa đơn cấp mã nhưng chưa gửi cho người mua

Bạn cần thực hiện thông báo với Cơ quan Thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập, có sai sót. Cơ quan thuế sẽ thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của Cơ quan Thuế.

1. Để thông báo với Cơ quan Thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT tại cửa sổ “Chi tiết Hóa đơn” hiển thị, chọn mũi tên, sau đó chọn Xóa bỏ hóa đơn (4)

2. Cửa sổ “Xóa bỏ Hóa đơn” xuất hiện, Bạn nhập lý do xóa bỏ hóa đơn (5), sau đó bấm Tiếp tục (6).

Lưu ý: Lý do Xóa bỏ Hóa đơn sẽ được cập nhật vào mẫu 04/SS-HĐĐT và gửi lên Cơ quan Thuế, vì vậy Bạn cần nhập chính xác, đầy đủ lý do (tối đa 255 ký tự)

3. Cửa sổ “Nhập mã PIN của USB Token” hiển thị, nhập mã PIN Chữ ký số (7), sau đó bấm Xác nhận (8).

Như vậy bạn đã thực hiện Xóa bỏ hóa đơn và gửi mẫu 04/SS-HĐĐT lên Cơ quan Thuế, Bạn có thể kiểm tra quá trình tiếp nhận và duyệt bằng cách bấm vào xem lịch sử hóa đơn.

Hóa đơn chỉ sai sót về tên, địa chỉ người mua (đúng mã số thuế)

Người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn và thông báo với Cơ quan Thuế về hóa đơn điện tử có sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT.

Tại cửa sổ “Chi tiết Hóa đơn” hiển thị, bấm vào nút  (10), sau đó chọn Giải trình với Cơ quan Thuế (11)

Cửa sổ “Giải trình” hiện ra, Bạn chọn “Không có TB từ CQT (chủ động giải trình khi phát hiện sai sót) hoặc Có TB từ CQT (chỉ chọn trong trường hợp Cơ quan Thuế phát hiện hóa đơn điện tử có mã của Cơ quan Thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của Cơ quan Thuế đã lập có sai sót thì Cơ quan Thuế thông báo cho người bán theo Mẫu số 01/TB-RSĐT) (12). Sau đó Bạn nhập Nội dung giải trình (Tối đa 255 ký tự) (13) và bấm Ký và Gửi giải trình đến CQT (14).

Cửa sổ nhập mã pin Chữ ký số USB Token hoặc xác nhận ký tự động bằng Chữ ký số HSM hiện ra, Bạn thực hiện các bước tương tự như trường hợp 3.1. Bạn có thể kiểm tra quá trình tiếp nhận và duyệt bằng cách bấm vào xem lịch sử hóa đơn tại biểu tượng .

Hóa đơn sai mã số thuế, số tiền, thuế suất, hàng hóa

Bạn có thể lựa chọn một trong hai cách xử lý là lập hóa đơn điều chỉnh hoặc lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn có sai sót. Tại cửa sổ “Chi tiết Hóa đơn” hiển thị, bấm vào nút (15), sau đó chọn Thay thế hoặc Điều chỉnh hóa đơn (16)

Các thao tác Điều chỉnh hoặc Thay thế Bạn thực hiện tương tự với hóa đơn theo Thông tư cũ.

Lưu ý: Khi thực hiện điều chỉnh hoặc thay thế hóa đơn là Bạn đã gửi kèm hóa đơn gốc lên hệ thống Thuế vì vậy không cần gửi kèm mẫu 04/SS-HĐĐT

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Bán thời gian (part-time) là gì?

Công việc bán thời gian hay còn gọi là Part-time dùng để chỉ những công việc không cố định về mặt thời gian, làm theo yêu cầu cụ thể (không toàn thời gian) thường thấy đối với một số trường hợp như sinh viên hoặc một số trường hợp mang tính chất cộng tác viên (mẹ bỉm sữa, nội trợ…) tận dùng thời gian rảnh để tạo ra thu nhập. Cụ thể tại Bộ luật lao động 2019 quy định:

Điều 32. Làm việc không trọn thời gian
1. Người lao động làm việc không trọn thời gian là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần hoặc theo tháng được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
2. Người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động làm việc không trọn thời gian khi giao kết hợp đồng lao động.
3. Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương; bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

Như vậy, việc làm bán thời gian cũng là một trong các quan hệ lao động và được điều chỉnh bởi luật lao động. Do vậy, đơn vị sử dụng lao động cũng cần đảm bảo quyền lợi đối với người lao động bán thời gian.

Có cần ký hợp đồng lao động với lao động bán thời gian (parttime) ?

Theo quy định tại khoản 5 điều 3 và điều 13 bộ luật lao động 2019 thì việc phát sinh quan hệ lao động có trả lương, điều hành, giám sát…đã được coi là hợp đồng lao động (không phụ thuộc nội dung thỏa thuận). Theo đó, hợp đồng lao động có thể thực hiện bằng văn bản, dữ liệu điện tử hoặc lời nói (hợp đồng dưới 1 tháng)

Làm việc bán thời gian (part-time) có cần đóng bảo hiểm xã hội

Theo quy định của luật bảo hiểm xã hội quy định về đối tượng đóng bảo hiểm xã hội với hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng trở lên.

Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

Theo đó, hợp đồng lao động part-time cũng phải đóng bảo hiểm xã hội nếu đáp ứng quy định trên. Tuy nhiên, cần lưu ý theo khoản 3 điều 85 luật bảo hiểm xã hội 2014

Điều 85. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
3. Người lao động không làm việckhông hưởng tiền lươngtừ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Như vậy, người lao động bán thời gian sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi đáp ứng 2 điều kiện:
1. Hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng trở lên
2. Thời gian không làm việc và không hưởng lương không quá 14 ngày

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Gần đây, trong quá trình thực hiện hồ sơ cho khách hàng khi thay đổi thông tin trong công ty TNHH một thành viên chủ sở hữu là tổ chức. Phía LVNLAW có nhận được yêu cầu bổ sung của phòng ĐKKD thành phố Hà Nội như sau:

Phòng Đăng ký kinh doanh đề nghị Quý Doanh nghiệp những nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong hồ sơ và lý do sửa đổi, bổ sung như sau:
– Xem lại thẩm quyền ký Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật đối với ông Ahn … (chủ tịch Công ty) trong khi người đại diện theo uỷ quyền quản lý 100% vốn góp của chủ sở hữu là tổ chức nước ngoài là ông SHIN ….

Vì vậy, trong bài viết này, LVNLAW sẽ làm rõ vị trí, vai trò của hai chức danh này trong công ty. Tránh hiểu nhầm không đáng có gây mất thời gian trong quá trình thực hiện thủ tục.

Đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu là tổ chức

Trước đó, LVNLAW đã có bài viết người đại diện theo ủy quyền của tổ chức theo đó khi là đại diện theo ủy quyền của tổ chức theo điều 14 luật doanh nghiệp 2020 có một số đặc điểm sau:
– Là cá nhân
– Được tổ chức ủy quyền bằng văn bản
– Nhân danh chủ sở hữu thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định

Chủ tịch trong công ty TNHH một thành viên

Trong cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu có thể lựa chọn theo hình thức chủ tịch công ty hoặc hội đồng thành viên. Theo đó, nếu công ty chọn hình thức chủ tịch công ty theo điều 81 luật doanh nghiệp 2020 có một số đặc điểm sau:
– Có quyết định bổ nhiệm của chủ sở hữu
– Nhân danh chủ sở hữu thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định
– Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu theo quy định của điều lệ công ty và quy định khác của pháp luật.

So sánh chủ tịch công ty và đại diện theo ủy quyền

Về việc cùng nhân danh chủ sở hữu thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty giữa đại diện theo ủy quyền và chủ tịch công ty có gì giống và khác nhau? Hai chức danh này có bắt buộc là một người?

1. Giống nhau: Cùng thay mặt chủ sở hữu công ty thực hiện, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty.

2. Khác nhau:

Đại diện theo ủy quyền
– Có quyền thông qua văn bản ủy quyền (Điều 14 LDN 2020)
– Gần như toàn quyền nếu ủy quyền không giới hạn quyền của đại diện
– Quyết định của đại diện theo ủy quyền có hiệu lực mà không cần chủ sở hữu xác nhận (theo quy định của BLDS 2015)

Chủ tịch công ty
– Có quyền thông qua quyết định bổ nhiệm (Điều 81 LDN 2020)
– Bị giới hạn bởi điều lệ công ty (nếu có), nếu không cũng tương tự như đại diện theo UQ
– Quyết định của chủ tịch công ty phải được chủ sở hữu phê duyệt (Khoản 3 điều 81 Luật doanh nghiệp 2020)

Qua các nội dung so sánh trên có thể thấy đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu và chủ tịch công ty tuy cùng thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhưng việc phát sinh quyền và nghĩa vụ và việc thực hiện là khác nhau (quyết định của chủ tịch cần được phê duyệt, quyết định của đại diện theo ủy quyền thì không cần phê duyệt).

Quay lại hồ sơ của LVNLAW thực hiện có một số căn cứ pháp lý tại nghị định 01/2021/NĐ-CP:

Điều 50. Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần

2. Người ký thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật là một trong các cá nhân sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

Tại footnote của mẫu II-2 thông tư 01/2021/TT-BKHĐT phần chữ ký của người có thẩm quyền thông báo thay đổi đại diện theo pháp luật cũng ghi rõ: “Trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức thì Chủ tịch công ty hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên ký trực tiếp vào phần này.

Kết luận: Việc yêu cầu sửa đổi hồ sơ là không có cơ sở. Chuyên viên xử lý đang hiểu nhầm về vị trí của đại diện theo ủy quyền và chủ tịch công ty.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Tôi có làm thay đổi đăng ký kinh doanh tại sở kế hoạch đầu tư, nhưng trên đăng ký kinh doanh của tôi không có số điện thoại và bộ phận một cửa không nhận hồ sơ. Vậy có quy định nào về việc bắt buộc doanh nghiệp bổ sung số điện thoại hay không? Việc cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu bổ sung số điện thoại có đúng không? Vì nếu bổ sung số điện thoại sẽ rất hay bị làm phiền!

Trả lời

Chào bạn! Về quy định bổ sung số điện thoại trên đăng ký kinh doanh trước đây theo các quy định của Luật doanh nghiệp 2005 thì không quy định về vấn đề này tuy vậy phía Bộ KHĐT cũng đã có công văn yêu cầu các phòng đăng ký kinh doanh phải yêu cầu doanh nghiệp bổ sung thông tin liên hệ trong hồ sơ. Tuy nhiên, theo điều 63 nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:

Điều 63. Cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
1. Khi đăng ký, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có trách nhiệm bổ sung thông tin còn thiếu về số điện thoại của doanh nghiệp trong hồ sơ. Trường hợp doanh nghiệp không bổ sung thông tin về số điện thoại thì hồ sơ đăng ký, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp được coi là không hợp lệ.

Như vậy, việc bạn được yêu cầu bổ sung thông tin số điện thoại vào hồ sơ là hoàn toàn đúng quy định pháp luật. Vì vậy bạn có thể thực hiện bổ sung thông tin hồ sơ sau đó nộp lại hồ sơ theo quy định.

Cách thức bổ sung số điện thoại trên đăng ký kinh doanh

Để bổ sung số điện thoại trên đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp sử dụng mẫu II-5 tại thông tư 01/2021/TT-BKHĐT để kê khai mới số điện thoại của doanh nghiệp và nộp kèm vào hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Điều kiện, thủ tục, trình tự, hồ sơ thành lập công ty luật như thế nào? Thành lập công ty luật cần chuẩn bị những gì?

Điều kiện thành lập công ty luật

Theo quy định tại khoản 3 điều 32 Luật Luật Sư 2006 (sửa đổi, bổ sung 2012) khi thành lập công ty luật phải đáp ứng hai điều kiện bao gồm:

Điều 32. Hình thức tổ chức hành nghề luật sư, điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư
3. Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư:
a) Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật này;
b) Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc.

Lưu ý: Theo quy định tại quyết định 1319/QĐ-BTP ngày 08/05/2018 bộ tư pháp đồng ý bỏ điều kiện “hai năm hành nghề liên tục“. Tuy nhiên, hiện tại do chưa sửa Luật Luật Sư, vì vậy khi thành lập công ty luật vẫn phải đáp ứng điều kiện hai năm theo quy định

Hồ sơ thành lập công ty luật

Hồ sơ thành lập công ty luật theo quy định tại điều 35 Luật Luật Sư 2006 (sửa đổi, bổ sung 2012) như sau:

Điều 35. Đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
2. Tổ chức hành nghề luật sư phải có hồ sơ đăng ký hoạt động gửi Sở Tư pháp. Hồ sơ đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư gồm có:
a) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu thống nhất;
b) Dự thảo Điều lệ của công ty luật;
c) Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư, thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật;
d) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư.

Các nội dung điều lệ công ty luật

Điều lệ công ty luật không có mẫu mà áp dụng theo quy định tại điều 7 nghị định 123/2013/NĐ-CP

Điều 7. Điều lệ công ty luật
Điều lệ công ty luật gồm những nội dung chính sau đây:
1. Tên, địa chỉ trụ sở;
2. Loại hình công ty luật;
3. Lĩnh vực hành nghề;
4. Họ, tên, địa chỉ thường trú của luật sư chủ sở hữu (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên) hoặc các luật sư thành viên (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật hợp danh);
5. Quyền và nghĩa vụ của luật sư chủ sở hữu hoặc các luật sư thành viên;
6. Điều kiện và thủ tục tham gia hoặc rút tên khỏi danh sách luật sư thành viên (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật hợp danh);
7. Cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành;
8. Thể thức thông qua quyết định, nghị quyết; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
9. Nguyên tắc phân chia lợi nhuận và trách nhiệm của các luật sư thành viên đối với nghĩa vụ của công ty (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật hợp danh);
10. Các trường hợp tạm ngừng, chấm dứt hoạt động và thủ tục thanh lý tài sản;
11. Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty luật.
Điều lệ công ty luật phải có chữ ký của luật sư chủ sở hữu hoặc của tất cả luật sư thành viên.

Xem thêm: Mẫu điều lệ công ty luật một thành viên

Trình tự thành lập công ty luật

Bước 1: Nộp hồ sơ tại Sở Tư Pháp nơi công ty luật dự định thành lập
Bước 2: Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, người bị từ chối cấp Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật
Bước 3: Thực hiện khắc dấu và đăng ký mã số thuế cho công ty luật
Bước 4: Công bố thông tin trong vòng 30 ngày kể từ ngày thành lập tại báo hàng ngày của trung ương hoặc địa phương nơi đăng ký hoạt động hoặc báo chuyên ngành luật trong ba số liên tiếp về các nội dung:
– Tên tổ chức hành nghề luật sư;
– Địa chỉ trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh, văn phòng giao dịch;
– Lĩnh vực hành nghề;
– Họ, tên, địa chỉ, số Chứng chỉ hành nghề luật sư của luật sư là Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật và các thành viên sáng lập khác;
– Số Giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động, ngày, tháng, năm cấp Giấy đăng ký hoạt động.

Thông báo, công bố thông tin thành lập công ty luật

Thông báo về việc thành lập công ty luật với đoàn luật sư theo quy định tại khoản 4 điều 35 Luật luật sư

Điều 35. Đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
4. Tổ chức hành nghề luật sư được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên.

Công bố thông tin đăng ký hoạt động (Điều 38)

Điều 38. Công bố nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư phải đăng báo hàng ngày của trung ương hoặc địa phương nơi đăng ký hoạt động hoặc báo chuyên ngành luật trong ba số liên tiếp về những nội dung chính sau đây:
a) Tên tổ chức hành nghề luật sư;
b) Địa chỉ trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh, văn phòng giao dịch;
c) Lĩnh vực hành nghề;
d) Họ, tên, địa chỉ, số Chứng chỉ hành nghề luật sư của luật sư là Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật và các thành viên sáng lập khác;
đ) Số Giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động, ngày, tháng, năm cấp Giấy đăng ký hoạt động.
2. Trong trường hợp thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư phải công bố những nội dung thay đổi đó trong thời hạn và theo phương thức quy định tại khoản 1 Điều này.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

An ninh trật tự là điều kiện áp dụng cho những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự trong quá trình hoạt động có yếu tố phức tạp liên quan đến an ninh, trật tự dễ bị lợi dụng để hoạt động phạm tội và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác. Theo quy định tại điều 3 Nghị đinh 96/2016/NĐ-CP đó là những ngành như sau:

Điều 3. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý
1. Sản xuất con dấu, gồm: Sản xuất con dấu có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, con dấu có hình biểu tượng, con dấu không có hình biểu tượng theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
2. Kinh doanh công cụ hỗ trợ, gồm: Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán công cụ hỗ trợ, đạn sử dụng cho công cụ hỗ trợ và phụ kiện của công cụ hỗ trợ; sửa chữa công cụ hỗ trợ.
3. Kinh doanh các loại pháo, gồm: Sản xuất, gia công, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán các loại pháo hoa, các loại pháo khác và thuốc pháo theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng pháo.
4. Kinh doanh dịch vụ cầm đồ, gồm: Kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố.
5. Kinh doanh dịch vụ xoa bóp, gồm: Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu để xoa bóp (massage), tẩm quất phục vụ sức khỏe con người.
Hoạt động xoa bóp thuộc cơ sở y tế phục vụ chữa bệnh và cơ sở giải quyết việc làm cho người khuyết tật không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
6. Kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, gồm: Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán cờ hiệu, đèn, còi phát tín hiệu ưu tiên của xe cơ giới.
7. Kinh doanh dịch vụ bảo vệ, gồm: Dịch vụ bảo vệ con người, tài sản, mục tiêu và các hoạt động hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Hoạt động bảo vệ các đối tượng, mục tiêu thuộc Danh mục Nhà nước quy định do Công an nhân dân, Quân đội nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác, bảo vệ và hoạt động bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 06/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 quy định về bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
8. Kinh doanh súng bắn sơn, gồm: Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán súng bắn sơn, đạn sử dụng cho súng bắn sơn và phụ kiện của súng bắn sơn; sửa chữa súng bắn sơn; cung ứng dịch vụ sử dụng súng bắn sơn.
9. Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài.
11. Kinh doanh casino, gồm: Các loại hình vui chơi có thưởng trong kinh doanh casino.
12. Kinh doanh dịch vụ đặt cược, gồm: Các loại hình dịch vụ đặt cược.
13. Kinh doanh khí, gồm: Các hoạt động kinh doanh khí được quy định tại Nghị định số 19/2016/NĐ-CP ngày 22 tháng 3 năm 2016 về kinh doanh khí.
14. Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, gồm: Sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán, tái chế, bảo quản, vận chuyển, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp.
Hoạt động nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
15. Kinh doanh tiền chất thuốc nổ, gồm: Sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán, bảo quản, vận chuyển, tiêu hủy Amoni nitrat hàm lượng cao từ 98,5% trở lên (sau đây viết gọn là tiền chất thuốc nổ).
16. Kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ, gồm: Các hoạt động có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để thi công công trình, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí; sử dụng tiền chất thuốc nổ để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp.
17. Kinh doanh dịch vụ nổ mìn, gồm: Các hoạt động cung ứng dịch vụ có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phục vụ thi công công trình, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí cho cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu hợp pháp.
18. Kinh doanh dịch vụ in, gồm: Chế bản in, in, gia công sau in (trừ cơ sở in lưới, photocopy) để tạo ra các sản phẩm sau đây:
a) Xuất bản phẩm (trừ sách chữ nổi, bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách, minh họa thay sách);
b) Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí;
c) Mẫu, biểu mẫu, giấy tờ có tính pháp lý do cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ban hành;
d) Tem chống giả;
đ) Bao bì, tem, nhãn sản phẩm hàng hóa là dược phẩm, hóa dược, thuốc chữa bệnh và thực phẩm chức năng (trừ cơ sở sản xuất dược phẩm, hóa dược, thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng tự in bao bì, tem, nhãn cho sản phẩm của mình);
e) Hóa đơn tài chính; giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá.
19. Kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động, gồm: Sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán các thiết bị ngăn chặn tín hiệu liên lạc từ điện thoại di động đến trạm gốc.
20. Kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ, gồm: Sử dụng kỹ thuật y học để phẫu thuật (giải phẫu) làm thay đổi hình dáng, đặc điểm nhận dạng con người.
21. Kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường:
a) Kinh doanh dịch vụ karaoke, gồm: Các hoạt động ca hát theo đĩa ghi nhạc và hình hoặc bằng các công nghệ ghi nhạc và hình khác;
b) Kinh doanh dịch vụ vũ trường, gồm: Hoạt động khiêu vũ tại cơ sở kinh doanh khiêu vũ theo quy định của pháp luật.
Hoạt động dạy khiêu vũ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
22. Kinh doanh dịch vụ lưu trú, gồm: Các cơ sở lưu trú theo quy định của Luật du lịch và các hình thức dịch vụ cho thuê lưu trú khác (nghỉ theo giờ và nghỉ qua đêm) hoạt động trên đất liền hoặc trên các phương tiện tàu thủy lưu trú du lịch.
Tổ chức, cá nhân có nhà cho người Việt Nam hoặc người nước ngoài thuê (có hợp đồng thuê nhà) để ở, học tập, làm việc không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
23. Kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng cho Quân sự, Công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng, gồm:
a) Sản xuất, mua, bán: Quần, áo, mũ quân phục; quân hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, số hiệu của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân;
b) Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán, vận chuyển, sửa chữa: Súng quân dụng cầm tay hạng nhỏ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; máy kiểm tra tốc độ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; thiết bị kiểm tra nồng độ cồn; thiết bị giám sát điện thoại di động GSM và các loại thiết bị giám sát điện thoại di động khác.
Linh kiện, bộ phận, phụ tùng, trang thiết bị công nghệ chuyên dùng chế tạo ra: Súng quân dụng cầm tay hạng nhỏ; máy kiểm tra tốc độ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; thiết bị kiểm tra nồng độ cồn; thiết bị giám sát điện thoại di động GSM và các loại thiết bị giám sát điện thoại di động khác.

Điều kiện chung về an ninh trật tự

1. Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đối với người Việt Nam:
Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.
Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.
Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:
Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.
3. Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

Một số điều kiện riêng về an ninh trật tự với từng ngành nghề

Dịch vụ cầm đồ: Trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm đăng ký kinh doanh, người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi: Chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cho vay lãi nặng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản

Kinh doanh dịch vụ bảo vệ: Phải là doanh nghiệp và Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên và không phải là người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ mà trong 24 tháng liền kề trước đó đã bị thu hồi không có thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
– Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam liên doanh với cơ sở kinh doanh nước ngoài:
Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam chỉ được liên doanh với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ nước ngoài trong trường hợp cần đầu tư máy móc, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ và chỉ được thực hiện dưới hình thức cơ sở kinh doanh nước ngoài góp vốn mua máy móc, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ.
– Cơ sở kinh doanh nước ngoài đầu tư góp vốn với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam:
a) Là doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ liên tục ít nhất 05 năm;
b) Người đại diện cho phần vốn góp của cơ sở kinh doanh nước ngoài là người chưa bị cơ quan pháp luật của nước ngoài nơi họ hoạt động kinh doanh xử lý về hành vi vi phạm có liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ từ cảnh cáo trở lên;
c) Phần vốn góp của cơ sở kinh doanh nước ngoài chỉ được sử dụng để mua máy móc, thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ. Số vốn góp đầu tư của cơ sở kinh doanh nướcngoài ít nhất là 1.000.000 USD (một triệu đô la Mỹ). Việc định giá máy móc, thiết bị kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước về giá có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên thực hiện; chi phí định giá do cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ chi trả.

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự

Hồ sơ yêu cầu chung
– Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự
– Bản sao hợp lệ đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập…
– Bản sao hợp lệ các giấy tờ, tài liệu chứng minh bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy: Văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; Biên bản kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy
– Bản khai lý lịch kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh

Hồ sơ yêu cầu riêng với từng ngành nghề
– Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ không có vốn đầu tư nước ngoài, phải có bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp chứng minh trình độ học vấn của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
– Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ có vốn đầu tư nước ngoài, phải có:Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp chứng minh trình độ học vấn của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; Tài liệu chứng minh doanh nghiệp nước ngoài đủ điều kiện quy định tại các điểm a và b khoản 4 Điều 11 Nghị định này đã được hợp pháp hóa lãnh sự của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở quốc gia, vùng lãnh thổ nơi doanh nghiệp nước ngoài đặt trụ sở chính.
– Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ có chức năng đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ, phải có giáo trình và chương trình đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ.
– Đối với các cơ sở kinh doanh ngành, nghề: Sản xuất vật liệu nổ công nghiệp; kinh doanh tiền chất thuốc nổ; kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí; kinh doanh súng quân dụng cầm tay hạng nhỏ; kinh doanh casino; kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài; kinh doanh dịch vụ đặt cược, phải có văn bản cho phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.

Trình tự cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự

Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan công an có thẩm quyền theo quy định
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ANTT tối đa trong 05 ngày làm việc, nếu không cấp phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an ninh trật tự cụ thể như sau:
1. Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội: Cơ sở kinh doanh súng quân dụng cầm tay hạng nhỏ; kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp; kinh doanh tiền chất thuốc nổ; kinh doanh dịch vụ nổ mìn; kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam; kinh doanh dịch vụ lưu trú được xếp hạng từ 05 sao trở lên; kinh doanh công cụ hỗ trợ; kinh doanh súng bắn sơn (trừ cung ứng dịch vụ sử dụng súng bắn sơn); kinh doanh các loại pháo; kinh doanh casino; kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài; cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ có vốn đầu tư nước ngoài và cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ có chức năng đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ; các cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Công a
2. Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội: Kinh doanh các loại pháo; kinh doanh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp; kinh doanh vận chuyển tiền chất thuốc nổ; sản xuất con dấu; kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; sản xuất, mua, bán quần, áo, mũ quân phục, quân hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, số hiệu của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân; kinh doanh dịch vụ đặt cược; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ in; cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có quy mô trên 20 phòng; kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động; kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ; kinh doanh dịch vụ vũ trường; kinh doanh dịch vụ bảo vệ; kinh doanh máy, thiết bị (bao gồm cả linh kiện, phụ tùng, trang thiết bị sản xuất): Máy kiểm tra tốc độ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; thiết bị giám sát điện thoại di động GSM và các thiết bị giám sát điện thoại di động khác; thiết bị kiểm tra nồng độ cồn.
3. Công an cấp huyện: Cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có quy mô từ 10 đến 20 phòng; cơ sở kinh doanh cung ứng dịch vụ sử dụng súng bắn sơn; kinh doanh dịch vụ karaoke; kinh doanh dịch vụ xoa bóp; kinh doanh dịch vụ cầm đồ; kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên; kinh doanh khí; cơ sở kinh doanh không phải là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ in; đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của cơ quan, tổ chức cấp huyện
4. Công an cấp xã: Cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có quy mô kinh doanh dưới 10 phòng, cơ sở kinh doanh khí là hộ kinh doanh

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực từ ngày 02/02/2018 đã mang đến nhiều thay đổi tích cực, tạo điều kiện hơn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là quy định về việc các cơ sở kinh doanh thực phẩm có quyền tự công bố sản phẩm.

Theo Nghị định này, tất cả các sản phẩm đã qua chế biến đóng gói phải được công bố trước khi tiến hành lưu thông trên thị trường. Hai hình thức công bố chính đó là tự công bố và đăng ký bản công bố sản phẩm với cơ quan có thẩm quyền. Trong đó, các sản phẩm mà cơ sở kinh doanh được tự công bố bao gồm:
– Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn
– Phụ gia thực phẩm;
– Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
– Dụng cụ chứa đựng thực phẩm;
– Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Hồ sơ tự công bố vệ sinh an toàn thực phẩm

1. Bản tự công bố sản phẩm theo mẫu số 01, phụ lục I được ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP;

2. Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).

Trình tự thủ tục tự công bố vệ sinh an toàn thực phẩm

Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm (Trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận, trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó)

Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;

Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.

Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

Các phòng thí nghiệm tại Hà Nội đủ tiêu chuẩn xét nghiệm sản phẩm

1. Trung tâm kiểm nghiệm Viện thực phẩm chức năng tại địa chỉ: Lô D25, Đường Trần Thái Tông, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
2. Công ty cổ phần Chứng nhận và Giám định VinaCert (VinaCert)

Nộp hồ sơ tự công bố an toàn thực phẩm ở đâu?

Theo quy định nộp hồ sơ tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ định, vậy các cơ quan này cụ thể là cơ quan nào?

Đối với các quận huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã ban hành Văn bản số 1433/UBND-KGVX ngày 04/04/2018 thực hiện Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó,  UBND TP. Hà Nội đã giao Sở Y tế tổ chức tiếp nhận, quản lý hồ sơ, cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ đến 36 tháng; tổ chức tiếp nhận bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thực phẩm do Chi cục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.

TP cũng giao cho Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và UBND quận, huyện, thị xã tổ chức tiếp nhận bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do đơn vị mình cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, khó khăn đề nghị liên hệ với Sở Y tế (Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội), để kịp thời giải quyết, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thực hiện.

Như vậy, các tổ chức, cá nhân khi tiến hành tự công bố sản phẩm của mình có thể truy cập vào trang thông tin của Sở Y tế hoặc liên hệ trực tiếp tới Sở Y tế (Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội) để được hỗ trợ và giải quyết kịp thời.

Đối với các tổ chức, cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau khi tự công bố sản phẩm, có thể truy cập vào trang Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.Hồ Chí Minh, tra cứu thông tin trực tiếp thông qua danh sách các sản phầm doanh nghiệp tự công bố để kiểm tra thông tin.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Sản phẩm dệt may (vải, quần, áo, hàng may mặc nói chung…) tại Việt Nam áp dụng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2017/BCT về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may. Theo đó, trước khi đưa sản phẩm ra thị trường doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục kiểm nghiệm, đánh giá hợp quy và công bố hợp quy theo quy định pháp luật.

Mức giới hạn về hàm lượng formandehit

TT Nhóm sản phẩm dệt may Mức giới hạn tối đa (mg/kg)
1 Sản phẩm dệt may cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi 30
2 Sản phẩm dệt may tiếp xúc trực tiếp với da 75
3 Sản phẩm dệt may không tiếp xúc trực tiếp với da 300

Quy định này được đề cập tại mục 3.1 của QCVN 01:2017/BCT như sau:

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
3.1. Đối với sản phẩm, hàng hóa
Các sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam phải được công bố hợp quy phù hợp với quy định tại Quy chuẩn này; gắn dấu hợp quy (dấu CR) theo các quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (sau đây gọi tắt là Thông tư 28) và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ (sau đây gọi tắt là Thông tư 02).

Hình thức công bố hợp quy sản phẩm dệt may

Có hai hình thức công bố hợp quy gồm tự công bố hoặc công bố dựa trên trên kết chứng nhận theo quy định của QCVN 01:2017/BCT gồm:

3.1.1. Các hình thức công bố hợp quy
3.1.1.1. Tự công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân (bên thứ nhất)
a) Phương thức đánh giá phục vụ công bố hợp quy là phương thức 7 được quy định tại Thông tư 28 và Thông tư 02.
b) Việc thử nghiệm phục vụ công bố hợp quy được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp (sau đây gọi tắt là Nghị định 107).
3.1.1.2. Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận/ giám định của tổ chức chứng nhận/ giám định đã được chỉ định (bên thứ ba)
a) Phương thức đánh giá phụ vụ công bố hợp quy là phương thức 5 hoặc phương thức 7 được quy định tại Thông tư 28 và Thông tư 02;
b) Việc thử nghiệm phục vụ công bố được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm theo quy định tại Nghị định 107.

Hồ sơ công bố hợp quy sản phẩm dệt may

Hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại mục 3.2.1 QCVN 01:2017/BCT thực hiện như sau:

1. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
a) Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục V kèm theo Quy chuẩn này);
b) Báo cáo tự đánh giá gồm các thông tin sau:
– Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax;
– Tên sản phẩm, hàng hóa;
– Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật;
– Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật;
– Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật này và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.
– Đối với hàng hóa nhập khẩu bổ sung thêm các thông tin sau: nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; khối lượng, số lượng; cửa khẩu nhập; thời gian nhập; hợp đồng (Contract); danh mục hàng hóa (Packing list); hóa đơn (Invoice); vận đơn (Bill of Lading) hoặc chứng từ vận tải tương đương (trong trường hợp không có vận tải đơn); tờ khai hàng hóa nhập khẩu.
2. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận/ giám định của tổ chức chứng nhận/ giám định đã được chỉ định (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
a) Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục V kèm theo Quy chuẩn này);
b) Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật này kèm theo mẫu dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận/ giám định đã được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.

Thủ tục công bố hợp quy sản phẩm dệt may

Sau khi hoàn thành việc đánh giá, chứng nhận, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện gửi hồ sơ công bố tới Sở Công thương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Hồ sơ theo quy định tại mục 3.1.2.2 gồm:

3.1.2.2. Trình tự công bố hợp quy
a) Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá
– Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại 3.1.2.1 Quy chuẩn này cho Sở Công Thương;
– Sau khi gửi hồ sơ công bố hợp quy đến Sở Công Thương, tổ chức, cá nhân được phép đưa ra thị trường Việt Nam.
– Số công bố hợp quy (số trong Bản công bố hợp quy)
Số công bố hợp quy được ký hiệu như sau X/Y, trong đó:
X là mã số doanh nghiệp;
Y là số vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương (trong trường hợp không có vận tải đơn) đối với sản phẩm nhập khẩu hoặc mã số quản lý lô hàng của doanh nghiệp đối với sản xuất trong nước.
b) Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận/ giám định được chỉ định (sau đây viết tắt là tổ chức chứng nhận/ giám định)
– Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại 3.1.2.1 Quy chuẩn này cho Sở Công Thương;
– Sau khi gửi hồ sơ công bố hợp quy đến Sở Công Thương, tổ chức, cá nhân được phép đưa ra thị trường Việt Nam.
– Số công bố hợp quy (số trong Bản công bố hợp quy)
Số công bố hợp quy được ký hiệu như sau X/Y/Z, trong đó:
X là mã số doanh nghiệp;
Y là số vận đơn đối với sản phẩm nhập khẩu hoặc mã số quản lý lô hàng của doanh nghiệp đối với sản xuất trong nước;
Z là mã số của tổ chức đánh giá.

Dịch vụ hợp quy hàng dệt may của LVNLAW

Trường hợp khách hàng có nhu cầu dịch vụ có thể liên hệ LVNLAW để được hỗ trợ đối với thủ tục công bố hợp quy bao gồm các bước sau:
– Tiến hành lấy mẫu, thử nghiệm mẫu
– Trường hợp sau thử nghiệm sản phẩm đạt yêu cầu thì có thể được cấp giấy chứng nhận hợp quy
– Gửi hồ sơ công bố hợp quy đến Sở Công Thương

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Quyền sử dụng đất nếu đang thế cháp trước khi thực hiện các thủ tục liên quan tới việc mua bán, tặng cho phải làm thủ tục giải chấp trước. Vậy hồ sơ, trình tự, thủ tục giải chấp như thế nào và mất thời gian bao lâu?

Hồ sơ xoá đăng ký thế chấp (giải chấp) quyền sử dụng đất

Hồ sơ giải chấp (xóa đăng ký thế chấp) được quy định tại điều 33 nghị định 99/2022/NĐ-CP gồm các tài liệu sau:
– Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 03a tại Phụ lục (01 bản chính) theo nghị định 99/2022/NĐ-CP
– Giấy chứng nhận (bản gốc) trong trường hợp tài sản bảo đảm có Giấy chứng nhận.
– Trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký không phải là bên nhận bảo đảm và trên Phiếu yêu cầu không có chữ ký, con dấu (nếu có) của bên nhận bảo đảm thì ngoài giấy tờ, tài liệu quy định trên này còn nộp thêm giấy tờ, tài liệu sau đây (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực):
a) Văn bản có nội dung thể hiện việc bên nhận bảo đảm đồng ý xóa đăng ký hoặc xác nhận về việc hợp đồng bảo đảm đã chấm dứt, đã được thanh lý hoặc xác nhận về việc giải chấp trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là bên bảo đảm;
b) Hợp đồng hoặc văn bản khác đã có hiệu lực pháp luật chứng minh việc chuyển giao hợp pháp tài sản bảo đảm trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là người nhận chuyển giao hợp pháp tài sản bảo đảm, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
c) Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá đã có hiệu lực pháp luật hoặc Văn bản xác nhận kết quả thi hành án trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên hoặc người yêu cầu xóa đăng ký là người mua tài sản bảo đảm trong xử lý tài sản theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
d) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền có nội dung về việc bên nhận bảo đảm là tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, là công dân Việt Nam trở thành công dân nước ngoài trong trường hợp xóa đăng ký quy định tại điểm k khoản 1 Điều 20 Nghị định này;
– Ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký (nếu có)

Hướng dẫn kê khai Mẫu số 03a
1. Nội dung kê khai phải trung thực, đầy đủ, chính xác.
2. Đối với phần kê khai có lựa chọn thì đánh dấu (X) vào ô vuông tương ứng được lựa chọn.
3. Thông tin được kê khai, nội dung liên quan trong Phiếu yêu cầu có thể được thể hiện trên nhiều trang. Trường hợp này, các trang phải được đánh số thứ tự và người yêu cầu đăng ký phải ký nháy vào từng trang.

Cơ quan đăng ký xóa thế chấp (giải chấp) quyền sử dụng đất

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (gọi chung là Văn phòng đăng ký đất đai).

Thời hạn giải quyết xoá đăng ký thế chấp (giải chấp) quyền sử dụng đất

Cơ quan đăng ký có trách nhiệm giải quyết hồ sơ đăng ký trong ngày làm việc nhận được hồ sơ hợp lệ; nếu thời điểm nhận hồ sơ sau 15 giờ cùng ngày thì có thể hoàn thành việc đăng ký trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp cơ quan đăng ký có lý do chính đáng phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì thời hạn giải quyết hồ sơ không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp này, cơ quan đăng ký phải thông báo có nêu rõ lý do cho người yêu cầu đăng ký bằng bản giấy hoặc văn bản điện tử (sau đây gọi là bản điện tử) hoặc bằng hình thức khác thuận lợi cho người yêu cầu đăng ký và phù hợp với điều kiện của cơ quan đăng ký ngay khi có lý do chính đáng. (khoản 1 điều 16 nghị định 99/2022/NĐ-CP)

Thủ tục xoá đăng ký thế chấp (giải chấp) đối với quyền sử dụng đất

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký xoá thế chấp (giải chấp) quyền sử dụng đất tại cơ quan đăng ký đất đai
Bước 2: Cơ quan đăng ký tiếp nhận hồ sơ và trao giấy hẹn cho người nộp hồ sơ xoá đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất
Bước 3: Trong thời hạn giải quyết hồ sơ, Văn phòng đăng ký đất đai ghi nội dung xóa đăng ký và thời điểm đăng ký theo đúng thứ tự tiếp nhận hồ sơ vào Sổ địa chính và Giấy chứng nhận. Sau khi ghi vào sổ địa chính và Giấy chứng nhận, thì chứng nhận nội dung đăng ký vào phiếu yêu cầu đăng ký.

Câu hỏi thường gặp

Xóa thế chấp là gì?

Xóa thế chấp là việc giải trừ thế chấp đối với tài sản đang ở ngân hàng. Cụ thể là khi bạn cần vay một số tiền lớn, bạn sẽ phải thế chấp những giấy tờ của các tài sản như nhà cửa, bất động sản, xe ô tô…cho khoản vay của ngân hàng. Khi bạn đã trả hết khoản nợ và các khoản phí liên quan thì bạn có thể yêu cầu ngân hàng xóa thế chấp cho tài sản của mình.

Xóa thế chấp xe ô tô?

Nếu bạn muốn xóa thế chấp cho xe ô tô của mình, bạn cần đến ngân hàng mà bạn đã thế chấp để yêu cầu xóa đăng ký thế chấp. Thủ tục này được quy định tại Điều 36 Nghị định 51/2018/NĐ-CP

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Rượu là một trong những loại sản phẩm bị quản lý chặt, do vậy các hoạt động bán buôn, bán lẻ rượu đều phải xin cấp phép. Trong bài này LVNLAW hân hạnh giới thiệu tới khách hàng điều kiện thủ tục cấp phép hoạt động bán buôn rượu theo quy định tại nghị định 105/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 17/2020/NĐ-CP)

Điều kiện cấp phép bán buôn rượu

Theo quy định tại Điều 12 nghị định 105/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 17/2020/NĐ-CP), thì doanh nghiệp muốn bán buôn rượu phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của phập luật.
– Có hệ thống bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính với ít nhất 01 thương nhân bán lẻ rượu. Trường hợp doanh nghiệp có thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính để kinh doanh rượu thì không cần có xác nhận của thương nhân bán lẻ rượu
– Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu khác

Quyền và nghĩa vụ của thương nhân bán buôn rượu

– Mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong, nước, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu khác theo nội dung ghi trong giấy phép;
– Bán rượu cho các thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép;
– Bán rượu cho thương nhân mua rượu để xuất khẩu;
– Trực tiếp bán lẻ rượu tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép.

Hồ sơ xin cấp phép bán buôn rượu

Theo điều 22 nghị định 105/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 17/2020/NĐ-CP) hồ sơ cấp phép bán buôn rượu gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán buôn rượu theo Mẫu số 01
– Bản sao Giấy, chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
– Tài liệu về hệ thống bán buôn rượu gồm một trong hai loại sau:
1. Bản sao hợp đồng nguyên tắc, thư xác nhận hoặc bản cam kết tham gia hệ thống bán buôn rượu kèm bản sao Giấy phép bán lẻ rượu của thương nhân dự kiến tham gia hệ thống bán buôn rượu;
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp để kinh doanh rượu.
– Tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu:
1. Bản sao các văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất trong nước, thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn khác, trong đó ghi rõ các loại rượu dự kiến kinh doanh phù hợp với hoạt động của thương nhân sản xuất, thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn khác;
2. Bản sao Giấy phép sản xuất rượu, Giấy phép phân phối hoặc Giấy phép bán buôn rượu của các nhà cung cấp rượu.

Thủ tục xin cấp phép bán buôn rượu

– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Sở Công Thương
– Thời gian thực tập hiện thủ tục: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày, làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Bán rượu tiêu dùng tại chỗ là hoạt động bán rượu trực tiếp cho người mua để tiêu dùng tại địa điểm bán hàng (Điều 3 nghị định 105/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 17/2020/NĐ-CP)). Theo đó việc bán rượu trực tiếp cũng bị quản lý một cách chặt chẽ

Điều kiện bán rượu tiêu dùng tại chỗ

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 105/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 17/2020/NĐ-CP), thì doanh nghiệp muốn bán rượu tiêu dùng tại chỗ phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
– Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng và có đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện nơi thương nhân đặt cơ sở kinh doanh.
– Rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.
– Trường hợp thương nhân tự sản xuất rượu để bán tiêu dùng tại chỗ thì phải có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định này

Hồ sơ cấp giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ

Hiện tại hồ sơ cấp giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ theo quy định tại điều 24 nghị định 105/2017/NĐ-CP đã bị bãi bỏ theo quy định tại điều 17/2020/NĐ-CP. Do vậy, hiện nay khi bán rượu tiêu dùng tại chỗ chỉ cần gửi thông báo theo mẫu tại nghị định 17/2020/NĐ-CP

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com