Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Trong một số trường hợp khi các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tiến hành thực hiện dự án đầu tư muốn chuyển địa điểm sang tỉnh, thành phố khác thì phải làm như thế nào? Thủ tục chuyển tỉnh cho dự án ra sao? Theo quy định về điều chỉnh thực hiện dự án đầu tư áp dụng với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư tại điều 33 nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định:

Điều 33. Thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư
1. Trường hợp thay đổi tên dự án đầu tư, địa chỉ của nhà đầu tư hoặc thay đổi tên nhà đầu tư, nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư kèm theo tài liệu liên quan đến việc thay đổi tên, địa chỉ của nhà đầu tư hoặc tên dự án đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
2. Trường hợp điều chỉnh địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng; mục tiêu, quy mô dự án đầu tư; vốn đầu tư của dự án, tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn; thời hạn hoạt động của dự án; tiến độ thực hiện dự án đầu tư; ưu đãi, hỗ trợ đầu tư (nếu có) và các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có), nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ cho Cơ quan đăng ký đầu tư, gồm:
a) Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
b) Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh;
c) Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư (đối với các trường hợp điều chỉnh nội dung quy định tại các Khoản 4, 5, 6, 7, 8 và 10 Điều 39 Luật Đầu tư);
d) Giải trình hoặc cung cấp giấy tờ liên quan đến việc điều chỉnh những nội dung quy định tại các Điểm b, c, d, đ, e, g Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư (nếu có).
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 2 Điều này, Cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.
4. Việc điều chỉnh nhà đầu tư thực hiện theo thủ tục quy định tại các Điều 37, 38 và 39 Nghị định này.

Tại khoản 2 điều 3 Luật đầu tư 2020 quy định: Cơ quan đăng ký đầu tư là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.” do vậy đối với các trường hợp điều chỉnh địa điểm thực hiện dự án sẽ gửi tới Sở KHĐT cấp tỉnh hoặc ban quản lý KCN (nếu dự án nằm trong KCN). Hiện nay các văn bản hướng dẫn về đầu tư chưa quy định rõ việc chuyển như thế nào. Khác với quy định chuyển địa chỉ của doanh nghiệp, đối với dự án đầu tư khi chuyển địa điểm thực hiện dự án khác tỉnh, thành phố sẽ thực hiện việc chấm dứt thực hiện dự án đầu tư tại địa phương cũ, và xin cấp mới dự án đầu tư tại địa phương mới.

Lưu ý: Tại văn bản số 3522/BKHĐT-ĐTNN ngày 28/05/2019 Bộ KHĐT có hướng dẫn về việc chuyển dự án đầu tư khác tỉnh có hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện tại Phòng đầu tư nơi doanh nghiệp dự định chuyển đến. Tuy nhiên đối chiếu với các văn bản pháp luật hiện hành việc quy định cũng chưa được rõ ràng nên thủ tục chuyển có thể sẽ tuỳ thuộc vào cơ quan thực hiện.

Xem thêm trả lời của Bộ kế hoạch đầu tư về chuyển địa điểm thực hiện dự án khác tỉnh cụ thể:ơn


Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:
1. Về thủ tục điều chỉnh địa điểm thực hiện dự án đầu tư, đề nghị tham khảo công văn số 3522/BKHĐT-ĐTNN ngày 28/5/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư được thực hiện trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật đầu tư.
3. Khoản 3 Điều 40 Luật đầu tư quy định: “Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do”.
Đề nghị Chi nhánh Văn phòng luật sư An Phước trao đổi với Cơ quan đăng ký đầu tư nơi dự kiến chuyển địa điểm thực hiện dự án đầu tư để được xem xét.
Trên đây là ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Chi nhánh để biết, thực hiện theo quy định của pháp luật./.

Hướng dẫn tại văn bản số 8961/BKHĐT-ĐTNN ngày 26/10/2016 hướng dẫn như sau:

Đề nghị Quý Sở yêu cầu doanh nghiệp xác định rõ:
Trường hợp 1: Doanh nghiệp chỉ giữ lại doanh nghiệp đặt trụ sở ở Hà Nội, toàn bộ các hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 7615778435 được chuyển vào Đà Nẵng. Trong trường hợp này là việc Doanh nghiệp không thực hiện các hoạt động, mục tiêu quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nên sẽ làm thủ tục chấm dứt dự án tại Hà Nội với Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội. Sau đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới cho Doanh nghiệp.
Trường hợp 2: Doanh nghiệp chỉ chuyển hoạt động sản xuất máy công cụ và máy tạo hình kim loại. Các mục tiêu hoạt động khác vẫn giữ nguyên và vẫn tiến hành đầu tư kinh doanh như quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án sản xuất máy công cụ và máy tạo hình kim loại tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Quy định về quảng cáo mỹ phẩm trước đây được quy định tại thông tư 06/2011/TT-BYT. Tuy nhiên, sau khi thông tư 09/2015/TT-BYT có hiệu lực (16/07/2015). Các quy định về quảng cáo mỹ phẩm theo quy định tại thông tư 06/2011/TT-BYT bị bãi bỏ và áp dụng các quy định tại thông tư 09/2015/TT-BYT

Nội dung quảng cáo mỹ phẩm

Nội dung quảng cáo mỹ phẩm theo quy định tại điều 4 nghị định 181/2013/NĐ-CP và chỉ được quảng cáo sau khi có xác nhận về nội dung quảng cáo của cơ quan có thẩm quyền

Điều 4. Quảng cáo mỹ phẩm
1. Nội dung quảng cáo mỹ phẩm phải phù hợp với các tài liệu sau đây:
a) Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về dược;
b) Tài liệu chứng minh tính an toàn, hiệu quả của mỹ phẩm và tuân thủ theo hướng dẫn về công bố tính năng sản phẩm mỹ phẩm của hiệp hội quốc tế (nếu có).
2. Quảng cáo mỹ phẩm phải có các nội dung sau đây:
a) Tên mỹ phẩm;
b) Tính năng, công dụng của mỹ phẩm;
c) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;
d) Các cảnh báo theo quy định của các hiệp định quốc tế .
3. Không được quảng cáo mỹ phẩm gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.
4. Quảng cáo mỹ phẩm trên báo nói, báo hình phải đọc rõ ràng nội dung quy định tại các điểm a, b và d Khoản 2 Điều này.
Điều 12. Yêu cầu xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt
1. Việc quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt quy định từ Điều 3 đến Điều 11 Nghị định này (trừ quảng cáo thức ăn chăn nuôi) chỉ thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo.

Điều kiện quảng cáo mỹ phẩm

Theo quy định tại điểm b khoản 4 điều 2 Luật quảng cáo 2012 quy định về điều kiện quảng cáo với mỹ phẩm như sau:

Điều 20. Điều kiện quảng cáo
4. Quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
b) Quảng cáo mỹ phẩm phải có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về y tế;

Cụ thể về điều kiện theo quy định tại điều 6 thông tư 09/2015/TT-BYT như sau:

Điều 4. Điều kiện chung để xác nhận nội dung quảng cáo
1. Nội dung quảng cáo phải bảo đảm đúng các quy định của pháp luật về quảng cáo, không có hành vi bị cấm quy định tại Điều 8 của Luật quảng cáo.
2. Tiếng nói, chữ viết, hình ảnh trong quảng cáo phải bảo đảm ngắn gọn, thông dụng, đúng quy định tại Điều 18 của Luật quảng cáo. Cỡ chữ nhỏ nhất trong nội dung quảng cáo phải bảo đảm tỷ lệ đủ lớn để có thể đọc được trong điều kiện bình thường và không được nhỏ hơn tỷ lệ tương đương cỡ chữ Vntime hoặc Times New Roman 12 trên khổ giấy A4.
Điều 6. Điều kiện xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm
1. Mỹ phẩm phải đủ điều kiện quảng cáo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 20 của Luật quảng cáo.
2. Nội dung quảng cáo phải theo đúng quy định tại Điều 4 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP và các nội dung sau đây:
a) Không được sử dụng hình ảnh, trang phục, tên, thư tín, bài viết của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế khác;
b) Tính năng, công dụng của sản phẩm phải phù hợp với bản chất của sản phẩm, phân loại sản phẩm và tính năng, công dụng đã được công bố theo quy định của pháp luật.
3. Có đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 15 Thông tư này.
4. Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo là đơn vị đứng tên trên phiếu công bố sản phẩm hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam của đơn vị đứng tên trên phiếu công bố sản phẩm hoặc đơn vị có tư cách pháp nhân được đơn vị đứng tên trên phiếu công bố sản phẩm ủy quyền bằng văn bản

Xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm

Hồ sơ xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm theo quy định tại điều 13, điều 15 thông tư 09/2015/TT-BYT gồm các tài liệu sau:
1. Văn bản đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo theo quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này
2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài;
3. Nội dung đề nghị xác nhận quảng cáo:
– Nếu quảng cáo trên báo nói, báo hình thì phải có 01 bản ghi nội dung quảng cáo dự kiến trong đĩa hình, đĩa âm thanh, file mềm kèm theo 03 bản kịch bản dự kiến quảng cáo, trong đó miêu tả rõ nội dung, phương tiện dự kiến quảng cáo, phần hình ảnh (đối với báo hình), phần lời, phần nhạc;
– Nếu quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo không phải báo nói, báo hình thì phải có 03 bản ma-két nội dung dự kiến quảng cáo in mầu kèm theo file mềm ghi nội dung dự kiến quảng cáo;
– Nếu quảng cáo thông qua hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện: Ngoài các tài liệu quy định tại điểm này phải có các tài liệu: mẫu quảng cáo sử dụng trong chương trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt còn hiệu lực (trong trường hợp mẫu quảng cáo đã được duyệt nội dung), chương trình có ghi rõ tên nội dung báo cáo, thời gian (ngày/tháng/năm), địa điểm tổ chức (địa chỉ cụ thể); nội dung bài báo cáo và tài liệu trình bày, phát cho người dự; bảng kê tên, chức danh khoa học, trình độ chuyên môn của báo cáo viên (Báo cáo viên phải có bằng cấp chuyên môn, trình độ phù hợp với lĩnh vực sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo. Đối với quảng cáo thuốc: báo cáo viên phải có bằng cấp chuyên môn về dược. Đối với quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh: báo cáo viên phải có bằng cấp chuyên môn về y phù hợp. Đối với quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm: báo cáo viên phải có bằng cấp chuyên môn về y dược hoặc lĩnh vực liên quan từ đại học trở lên).
4. Mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm đã đ­ược cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp pháp luật quy định nhãn sản phẩm phải được cơ quan y tế có thẩm quyền duyệt.
5. Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
6. Tài liệu hợp lệ, tin cậy chứng minh cho tính năng, công dụng của sản phẩm trong trường hợp nội dung quảng cáo mỹ phẩm nêu tính năng, công dụng của sản phẩm không có trong nội dung của Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền cấp số tiếp nhận.
7. Văn bản đồng ý của chủ thể xuất hiện trong nội dung quảng cáo (sử dụng hình ảnh thật)
8. Thư uỷ quyền của tổ chức, cá nhân công bố mỹ phẩm cho tổ chức, cá nhân đăng ký quảng cáo, tổ chức hội thảo, sự kiện giới thiệu mỹ phẩm (trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký quảng cáo, tổ chức hội thảo, sự kiện giới thiệu mỹ phẩm không phải là tổ chức, cá nhân đã công bố sản phẩm mỹ phẩm);
9. Một số giấy tờ khác theo quy định (tùy từng trường hợp cụ thể)

Các yêu cầu khác đối với hồ sơ:
a) Trường hợp đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo là đơn vị được ủy quyền thì phải có các giấy tờ sau đây:
– Văn bản ủy quyền hợp lệ;
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thư­ơng nhân n­ước ngoài của đơn vị được ủy quyền.
b) Tài liệu tham khảo, chứng minh, xác thực thông tin trong nội dung quảng cáo:
– Các tài liệu bằng tiếng Anh phải dịch ra tiếng Việt kèm theo tài liệu gốc bằng tiếng Anh. Bản dịch tiếng Việt phải được đóng dấu xác nhận của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo;
– Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài không phải là tiếng Anh phải dịch ra tiếng Việt và kèm theo tài liệu gốc bằng tiếng nước ngoài. Bản dịch tiếng Việt phải được công chứng theo quy định của pháp luật.
c) Các tài liệu trong hồ sơ được in rõ ràng, sắp xếp theo trình tự quy định tại các điều của Thông tư này, giữa các phần có phân cách bằng giấy màu, có trang bìa và danh mục tài liệu;
d) Các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phải còn hiệu lực, là bản sao chứng thực hoặc bản sao có đóng dấu của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo. Các tài liệu trong hồ sơ phải có dấu, dấu giáp lai của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo;
đ) Mẫu nội dung quảng cáo được trình bày trên khổ giấy A4. Mẫu hình thức quảng cáo ngoài trời khổ lớn có thể trình bày trên khổ giấy A3 hoặc khổ giấy khác và ghi rõ tỷ lệ kích thước so với kích thước thật.

Thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm

1. Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo nộp hồ sơ tại Sở Y Tế (Nơi đặt trụ sở chính của cơ sở đứng tên trên phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm. Trường hợp quảng cáo mỹ phẩm thông qua hội nghị, hội thảo, tổ chức sự kiện thì Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi dự kiến tổ chức hội nghị, hội thảo, sự kiện cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo;)
2. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ theo dấu tiếp nhận công văn đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản đề nghị đơn vị sửa đổi, bổ sung. Thời gian để đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu tối đa là 90 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung của cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Quá thời hạn này thì hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo hết giá trị.
3. Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu tiếp nhận công văn đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp.
4. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm công bố trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan mình danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền phụ trách đã được cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo hoặc có giấy xác nhận nội dung quảng cáo hết hiệu lực.
5. Đối với quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện:
a) Trước khi tiến hành việc quảng cáo ít nhất 02 ngày làm việc, tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế đã được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Y tế cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện phải có văn bản thông báo về hình thức, thời gian và địa điểm quảng cáo kèm theo bản sao giấy xác nhận nội dung quảng cáo, mẫu quảng cáo hoặc kịch bản quảng cáo đã được duyệt cho Sở Y tế nơi tổ chức quảng cáo để thanh tra, kiểm tra trong trường hợp cần thiết;
b) Trường hợp có thay đổi về địa điểm, thời gian tổ chức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện so với nội dung ghi trên giấy xác nhận nội dung quảng cáo, tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo phải thông báo tới Sở Y tế địa phương nơi tổ chức trước khi tiến hành việc quảng cáo ít nhất 02 ngày làm việc.
6. Thủ tục đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo được thực hiện lại từ đầu trong các trường hợp sau đây:
a) Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo sửa đổi, bổ sung hồ sơ không theo đúng văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung của cơ quan tiếp nhận hồ sơ;
b) Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo sửa đổi, bổ sung hồ sơ không theo đúng thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều này.
7. Dừng tiếp nhận hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo của đơn vị vi phạm các quy định của pháp luật về quảng cáo cho đến khi có quyết định xử lý vi phạm của cơ quan, người có thẩm quyền và đơn vị chấp hành xong quyết định xử lý.

Lệ phí XNND quảng cáo mỹ phẩm

Lệ phí xin xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm? Theo quy định tại thông tư số 41/2023/TT-BTC : 1.600.000 VNĐ (một triệu sáu trăm nghìn đồng)/01 hồ sơ xin giấy phép.

Cách tính số lượng hồ sơ quảng cáo mỹ phẩm? Việc tính số lượng hồ sơ quảng cáo mỹ phẩm được quy định tại điều 3 thông tư 09/2015/TT-BYT như sau:
Điều 3. Phí thẩm định, lệ phí cấp, cấp lại giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế
2. Một mẫu quảng cáo tương ứng với một hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phải nộp phí thẩm định, lệ phí xác nhận như sau:
a) Trường hợp được coi là một hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo, bao gồm:
– Một mẫu quảng cáo của một sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho một đối tượng;
– Một mẫu quảng cáo của một sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho một đối tượng cho nhiều hình thức quảng cáo (ví dụ: tờ rơi, áp phích, sách, báo, …).
b) Trường hợp không được coi là một hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo, bao gồm:
– Nhiều mẫu quảng cáo khác nhau của một sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho một đối tượng. Trường hợp này mỗi mẫu quảng cáo được coi là một hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo;
– Một mẫu quảng cáo gồm nhiều sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác nhau cho một đối tượng. Trường hợp này mỗi sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được coi là một hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo.
d) Đối với quảng cáo mỹ phẩm:
Trường hợp được coi là một hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm, bao gồm:
– Các trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
– Một mẫu quảng cáo của hai hay nhiều sản phẩm tương ứng với một phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được cấp số tiếp nhận.

Mức phạt khi không có xác nhận nội dung quảng cáo

Trường hợp quảng cáo trước khi có xác nhận nội dung quảng cáo được quy định tại điều 49, 51 nghị định 38/2021/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 129/2021/NĐ-CP)

Điều 49. Vi phạm các quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định.
Điều 51. Vi phạm các quy định về quảng cáo mỹ phẩm
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo mỹ phẩm có nội dung không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định;

Câu hỏi thường gặp

Đơn vị nào xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm là chủ sở hữu hay đơn vị phân phối? Theo quy định tại điều 6 thông tư số 09/2015/TT-BYT:  Điều kiện xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm về đơn vị đề nghi xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm có quy định như sau:
Điều 6. Điều kiện xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm
4. Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo là đơn vị đứng tên trên phiếu công bố sản phẩm hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam của đơn vị đứng tên trên phiếu công bố sản phẩm hoặc đơn vị có tư cách pháp nhân được đơn vị đứng tên trên phiếu công bố sản phẩm ủy quyền bằng văn bản.

Các lưu ý khi quảng cáo mỹ phẩm?
– Nội dung quảng cáo phù hợp với các giấy tờ gửi kèm và không được gây nhầm lãn sản phẩm là thuốc
– Đơn vị xin xác nhận lưu ý về việc báo cáo hoạt động kinh doanh mỹ phẩm (nếu không nộp báo cáo có thể bị hủy hồ sơ nội dung quảng cáo)

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Trong một số trường hợp khi thực hiện các công việc hành chính, LVNLAW nhận thấy rằng việc sử dụng hộ chiếu đối với người nước ngoài trong các thủ tục. Vậy trường hợp nào cần sử dụng hộ chiếu còn trường hợp nào thì không cần? Tại điều 11 nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 11. Giấy tờ pháp lý của cá nhân trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

Theo quy định này, ngoài hộ chiếu nước ngoài sẽ có một số giấy tờ thay thế hộ chiếu nước ngoài. Vậy giấy tờ nào có thể thay thế hộ chiếu nước ngoài? Căn cước công dân của người nước ngoài có thể thay thế hộ chiếu nước ngoài tại Việt Nam hay không? Tại luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam quy định như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

2. Giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc Liên hợp quốc cấp, gồm hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (sau đây gọi chung là hộ chiếu).

Trên thực tế, để thay thế hộ chiếu có thể sử dụng một số giấy tờ sau:
Căn cước công dân: Thẻ căn cước công dân có thể được dùng để thay thế cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được dùng thẻ căn cước thay cho việc dùng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau (Khoản 2 Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014)
Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế: Đây là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một nước cấp cho người không quốc tịch đang cư trú tại nứơc đó và đựơc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận. (Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014)
Giấy thông hành biên giới: Cấp cho công dân Việt Nam qua lại nước có chung biên giới với Việt Nam, theo Điều ước quốc tế giữa Việt Nam với nước đó
Giấy thông hành nhập xuất cảnh: Cấp cho công dân Việt Nam qua lại nước có chung biên giới với Việt Nam, theo Điều ước quốc tế giữa Việt Nam với nước đó
Giấy thông hành hồi hương: Cấp cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh về thường trú ở Việt Nam
Giấy thông hành: Cấp cho công dân Việt Nam không định cư ở nước ngoài để nhập cảnh về thường trú ở Việt Nam trong trường hợp không được nước ngoài cho cư trú, phải về nước theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam mà không có hộ chiếu quốc gia, có nguyện vọng về nước nhưng không có hộ chiếu quốc gia.

Căn cước công dân có giá trị thay thế hộ chiếu hay không? Ngay tại Luật căn cước công dân 2014, tại điều 20 luật căn cước công dân 2014 quy định như sau:

Điều 20. Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

Như vậy, về cơ bản Việt Nam không cho phép dùng CCCD thay hộ chiếu khi người Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ của nước ngoài. Về mặt lý thuyết, thẻ CCCD là giấy tờ có giá trị nội địa, hộ chiếu là giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế theo đó cũng không có lý do nào Việt Nam lại chấp thuận thẻ CCCD của nước ngoài tại Việt Nam.

Giấy tờ nội địa như thẻ CCCD hợp pháp hoá lãnh sự có được công nhận sử dụng? Theo khái niệm về hợp pháp hoá lãnh sự à việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam. Theo khái niệm này có thể thấy khi giấy tờ được hợp pháp hoá lãnh sự thì được công nhận và sử dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều trường hợp các cơ quan hành chính nhà nước thường từ chối các giấy tờ mang tính chất nội địa (chỉ chấp nhận hộ chiếu).

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Ủy quyền đăng ký bản quyền là gì?

Ủy quyền đăng ký bản quyền là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan ủy quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả để thực hiện hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan. Theo quy định tại điều 38 nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 38. Nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan
1. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan là cá nhân, tổ chức Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức nước ngoài có trụ sở, văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
2. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan là cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức nước ngoài không có trụ sở, văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan trực tiếp qua Cổng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 hoặc thông qua ủy quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam.
3. Đại diện hợp pháp quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Trường hợp cá nhân đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan: Người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan theo ủy quyền của cá nhân;
b) Trường hợp tổ chức đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan: Người đại diện theo pháp luật của tổ chức hoặc người thuộc tổ chức được người đại diện theo pháp luật của tổ chức ủy quyền; tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan theo ủy quyền của tổ chức; người đứng đầu trụ sở, văn phòng đại diện hoặc đứng đầu chi nhánh tại Việt Nam nếu là tổ chức nước ngoài.

6. Trường hợp nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan thông qua ủy quyền thì thành phần hồ sơ phải bao gồm văn bản ủy quyền. Văn bản ủy quyền phải ghi cụ thể thông tin liên hệ của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền; tên tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng; phạm vi ủy quyền; thời hạn ủy quyền.
Trường hợp bên ủy quyền là cá nhân thì văn bản ủy quyền phải được chứng thực theo quy định của pháp luật.

Theo quy định này việc đăng ký bản quyền tác giả
– Nếu không trực tiếp thực hiện phải thông qua các tổ chức tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả theo quy định pháp luật
– Bên ủy quyền là cá nhân thì văn bản ủy quyền phải được chứng thực chữ ký.

Mẫu văn bản ủy quyền đăng ký bản quyền

Văn bản ủy quyền đăng ký bản quyền phải có đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 6 điều 38 nghị định 17/2023/NĐ-CP. Mẫu do LVNLAW soạn thảo như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI  CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————

Hà Nội, ngày … tháng … năm 20

VĂN BẢN ỦY QUYỀN

Tôi là:
Sinh ngày:
CCCD số: …. Ngày cấp: … Nơi cấp
Địa chỉ thường trú:
Địa chỉ liên lạc:
Số điện thoại: …. Email:…

Bằng văn bản này, tôi uỷ quyền cho

Họ và tên: NGUYỄN TIẾN ĐẠT
CCCD số: 033091008540
Ngày cấp: 10/05/2021         Nơi cấp: Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
Địa chỉ liên lạc: V2-A02, Khu đô thị An Hưng, phường Dương Nội, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
Số điện thoại: 1900.0191             Email: lienhe@luatlvn.vn
Phạm vi ủy quyền: Ông NGUYỄN TIẾN ĐẠT thực hiện thay mặt tôi thực hiện các công việc liên quan tới nộp hồ sơ, nhận kết quả đối với thủ tục đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan cho tác phẩm “tên tác phẩm“.
Thời hạn ủy quyền: Văn bản uỷ quyền có giá trị trong vòng 60 ngày kể từ ngày ký./.

BÊN UỶ QUYỀN

BÊN NHẬN UỶ QUYỀN

Câu hỏi thường gặp

Văn bản ủy quyền có cần công chứng, chứng thực? Theo quy định hiện hành, nếu bên ủy quyền là cá nhân thì văn bản ủy quyền phải thực hiện chứng thực chữ ký theo quy định của pháp luật.

Trường hợp nào cần thực hiện ủy quyền? Khi đối tượng thực hiện hồ sơ không phải là tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm thì việc đăng ký sẽ cần thông qua đại diện hợp pháp hoặc ủy quyền.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Quảng cáo thuốc là gì?

Theo quy định pháp luật, trước khi tiến hành quảng cáo thuốc cần phải có xác nhận nội dung quảng cáo thuốc (giấy phép quảng cáo thuốc). Theo đó, việc quảng cáo thuốc được chia ra làm hai hình thức gồm:
– Quảng cáo thuốc thông thường: Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông như báo, tạp chí, truyền hình…
– Quảng cáo thuốc thông qua phương tiện tổ chức hội thảo, hội nghị, sự kiện

Theo đó tại điều 3 nghị định 54/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 155/2018/NĐ-CP) quy định:

Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này các từ, ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2. Hội thảo giới thiệu thuốc là buổi giới thiệu thuốc hoặc thảo luận chuyên đề liên quan đến thuốc cho người hành nghề y, dược

Yêu cầu về nội dung đăng ký quảng cáo thuốc

Yêu cầu về nội dung đăng ký quảng cáo thuốc phải đáp ứng các tiêu chí theo Điều 125 Nghị định 54/2017/NĐ-CP như sau:

Điều 125. Yêu cầu đối với nội dung quảng cáo thuốc
1. Nội dung quảng cáo thuốc phải phù hợp với các tài liệu sau đây:
a) Mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hiện hành được Bộ Y tế phê duyệt;
b) Chuyên luận về thuốc ghi trong Dược thư Quốc gia Việt Nam;
c) Tài liệu, hướng dẫn chuyên môn có liên quan đến thuốc do Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận.
2. Nội dung quảng cáo thuốc phải có các thông tin bắt buộc sau:
a) Tên thuốc;
b) Thành phần dược chất hoặc dược liệu ghi trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được phê duyệt. Đối với dược liệu phải viết tên tiếng Việt, trường hợp không có tên tiếng Việt thì ghi tên La – tin;
c) Chỉ định;
d) Cách dùng;
đ) Liều dùng;
e) Chống chỉ định, những khuyến cáo cho đối tượng đặc biệt (phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em, người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính);
g) Thận trọng và những điều cần tránh, lưu ý khi sử dụng thuốc;
h) Tác dụng phụ và phản ứng có hại;
i) Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất thuốc;
k) Lời dặn “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”;
l) Cuối trang đầu nội dung quảng cáo thuốc phải ghi rõ: Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc của Bộ Y tế: …/XNQC…, ngày … tháng … năm…;
m) Đối với những nội dung quảng cáo gồm nhiều trang phải đánh số trang, ở trang đầu phải ghi rõ tài liệu này có bao nhiêu trang, phần thông tin chi tiết về sản phẩm xem ở trang nào;
n) Nội dung quảng cáo thuốc phải ghi chú thích rõ ràng tài liệu chứng minh đồng thời phải chỉ rõ phần thông tin được trích dẫn trong tài liệu chứng minh. Việc trích dẫn phải đảm bảo truyền đạt chính xác thông tin, không suy diễn hoặc cắt xén thông tin theo hướng gây hiểu sai về tính an toàn, hiệu quả của thuốc.
3. Nội dung quảng cáo thuốc trên báo nói, báo hình phải có đầy đủ thông tin quy định tại điểm a, b, c, e, i và k khoản 2 Điều này, trong đó phải đọc to, rõ ràng các nội dung quy định tại điểm a, b, c, e và k khoản 2 Điều này. Trường hợp thành phần thuốc có từ 03 hoạt chất trở lên phải đọc từng hoạt chất hoặc đọc tên chung các nhóm vitamin, khoáng chất, dược liệu.
4. Nội dung quảng cáo trên báo điện tử, trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, màn hình chuyên quảng cáo và các phương tiện quảng cáo khác theo quy định pháp luật về quảng cáo:
a) Nội dung quảng cáo có âm thanh phải trình bày nội dung quảng cáo như đối với báo nói, báo hình quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Nội dung quảng cáo không có âm thanh phải có đầy đủ thông tin quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp nội dung quảng cáo là bản ghi âm, ghi hình có nhiều trang hoặc phân cảnh quảng cáo, các trang hoặc phân cảnh quảng cáo phải xuất hiện liên tiếp, dừng đủ thời gian để người xem có thể đọc được hết các thông tin thể hiện; trang, phân cảnh có nội dung thông tin sản phẩm phải đứng yên, không chuyển động để người đọc tìm hiểu kỹ về thông tin sản phẩm. Kịch bản phải mô tả cách thức xuất hiện các trang nội dung đối với quảng cáo có nhiều trang.
Việc quảng cáo thuốc dưới hình thức này phải riêng biệt, không được quảng cáo chồng chéo hoặc xen kẽ nhiều thuốc cùng một thời điểm để tránh hiểu lầm.
5. Nội dung quảng cáo thuốc thông qua phương tiện quảng cáo ngoài trời chỉ thể hiện trên cùng 01 mặt của phương tiện quảng cáo và phải có các thông tin quy định tại các điểm a, b, i, k và l khoản 2 Điều này. Trường hợp nội dung quảng cáo đưa các thông tin liên quan đến công dụng, tác dụng, chỉ định của thuốc thì bắt buộc phải đưa đầy đủ thông tin như quy định tại khoản 2 Điều này.
6. Tiếng nói, chữ viết trong nội dung quảng cáo thuốc phải đáp ứng quy định tại Luật quảng cáo.
7. Cỡ chữ trong nội dung quảng cáo thuốc phải bảo đảm rõ ràng, dễ đọc, dễ nhận nhưng không được nhỏ hơn cỡ chữ 12 của kiểu chữ VnTime hoặc Times New Roman trên khổ giấy A4.
8. Kịch bản quảng cáo phải mô tả rõ phần hình ảnh, phần lời đọc, phần chữ, phần nhạc.
9. Nội dung quảng cáo thuốc chỉ được cung cấp các thông tin về thuốc, không đưa những thông tin không liên quan đến thuốc.

Hồ sơ đăng ký nội dung quảng cáo thuốc

Hồ sơ đăng ký nội dung quảng cáo thuốc được quy định tại Điều 121 Nghị định 54/2017/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP) như sau:

Hồ sơ quảng cáo thuốc thông thường:

1. Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc theo mẫu
2. Mẫu thiết kế nội dung quảng cáo thuốc đề nghị xác nhận; bản ghi âm, ghi hình nội dung quảng cáo trên phương tiện báo nói, báo hình hoặc thiết bị điện tử, màn hình chuyên quảng cáo và các phương tiện quảng cáo khác theo quy định pháp luật về quảng cáo có âm thanh, hình ảnh chuyển động;
3. Mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hiện hành đã được Bộ Y tế phê duyệt;
4. Tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung quảng cáo thuốc đề nghị xác nhận (nếu có);
5. Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam đối với cơ sở nước ngoài đứng tên đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đối với cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam đứng tên đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc. Miễn nộp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược do Bộ Y tế cấp đối với cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam đứng tên đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc;
6. Giấy ủy quyền của cơ sở đăng ký thuốc cho cơ sở đứng tên trên hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc trong trường hợp ủy quyền.

Hồ sơ quảng cáo thuốc qua hội thảo, hội nghị, sự kiện giới thiệu thuốc

1. Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc theo mẫu
2. Nội dung quảng cáo thuốc;
3. Mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hiện hành đã được Bộ Y tế phê duyệt;
4. Tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung quảng cáo thuốc đề nghị xác nhận (nếu có);
5. Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam đối với cơ sở nước ngoài đứng tên đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đối với cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam đứng tên đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc. Miễn nộp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược do Bộ Y tế cấp đối với cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam đứng tên đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc;
6. Giấy ủy quyền của cơ sở đăng ký thuốc cho cơ sở đứng tên trên hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc trong trường hợp ủy quyền;
7. Chương trình dự kiến hội thảo, hội nghị, sự kiện giới thiệu thuốc.

Yêu cầu khác

Tài liệu được in trên khổ A4. Toàn bộ các tài liệu có trong hồ sơ phải có dấu giáp lai của cơ sở đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc. Đối với quảng cáo ngoài trời khổ lớn, nội dung quảng cáo thuốc có thể trình bày trên khổ giấy A3 và ghi rõ tỷ lệ kích thước so với kích thước thực tế. Trường hợp thiết kế nội dung của vật thể quảng cáo có cấu trúc không gian, hồ sơ phải có bản mô tả trên khổ giấy A3 các nội dung bắt buộc sau:
a) Cấu trúc không gian;
b) Đánh số thứ tự các mặt, kích thước từng mặt;
c) Tỷ lệ kích thước của mẫu thiết kế so với mẫu thật.
Quy định cho mỗi hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc (trừ trường hợp quảng cáo thuốc theo phương tiện tổ chức hội thảo, hội nghị, sự kiện giới thiệu thuốc):
a) 01 (một) mẫu thiết kế quảng cáo thuốc hoặc bản ghi âm, ghi hình nội dung quảng cáo thuốc cho một thuốc;
b) 01 (một) mẫu thiết kế quảng cáo thuốc hoặc bản ghi âm, ghi hình nội dung quảng cáo thuốc cho 02 (hai) hay nhiều thuốc có cùng hoạt chất và đường dùng của cùng nhà sản xuất nhưng khác hàm lượng hoặc dạng bào chế.

Thủ tục đăng ký nội dung quảng cáo thuốc

Điều 127 Nghị định 54/2017/NĐ-CP sửa đổi tại khoản 64 Điều 5 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục đăng ký nội dung quảng cáo thuốc như sau:

Điều 127. Trình tự thủ tục cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc
1. Cơ sở đề nghị cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc nộp hồ sơ tại Bộ Y tế.
2. Trình tự thủ tục cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thực hiện tương tự quy định tại Điều 113 của Nghị định này.

Từ quy định trên cho thấy, trình tự thủ tục cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thực hiện tương tự thủ tục cấp Giấy xác nhận nội dung thông tin thuốc. Cụ thể:
Bước 1: Cơ sở đề nghị cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc nộp hồ sơ tại Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế.
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc. Trường hợp không cấp Giấy xác nhận, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp.
Bước 3: Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Y tế có văn bản đề nghị cơ sở sửa đổi, bổ sung.
Bước 4: Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Bộ Y tế có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, cơ sở đề nghị cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu. Nếu quá hạn, hồ sơ không còn giá trị.
Bước 5: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu, Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc. Trường hợp không cấp trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Cơ quan giải quyết: Bộ Y tế (tùy thuộc vào loại thuốc hoặc hồ sơ có thể là Cục quản lý dược hoặc Cục quản lý y, dược cổ truyền)

Lệ phí: 1.600.000 đồng (Thông tư 41/2023/TT-BTC)

Xử phạt khi không đăng ký nội dung quảng cáo thuốc

Trước khi tiến hành quảng cáo thuốc phải có xác nhận nội dung quảng cáo, nếu không sẽ bị xử phạt hteo quy định tại điều 49 nghị định 38/2021/NĐ-CP

Điều 49. Vi phạm các quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định.

Ủy quyền đăng ký cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc không? Theo quy định tại điều 119 nghị định 54/2017/NĐ-CP các cơ sở có thể đứng tên quảng cáo thuốc gồm:
– Cơ sở đăng ký thuốc tại Việt Nam;
– Văn phòng đại diện tại Việt Nam của chính cơ sở nước ngoài đăng ký thuốc tại Việt Nam và được cơ sở này ủy quyền;
– Cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam được ủy quyền.

Đăng ký giấy phép quảng cáo thuốc online? Hiện tại, việc thực hiện xác nhận nội dung quảng cáo online đối với từng loại thuốc cũng như mục đích quảng cáo là khác nhau, với một số loại thuốc thông thường việc xử lý hồ sơ sẽ thực hiện tại https://dichvucong.dav.gov.vn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Hợp pháp hoá lãnh sự là gì?

Theo nghị định 111/2011/NĐ-CP giải thích “chứng nhận lãnh sự” và “hợp pháp hoá lãnh sự” như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Chứng nhận lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.
2. “Hợp pháp hóa lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.

Các tài liệu, giấy tờ của nước ngoài không được mặc nhiên công nhận ở Việt Nam, muốn các tài liệu này được công nhận thì sẽ phải trải qua một bước đó là hợp pháp hóa lãnh sự. “Hợp pháp hóa lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam. Vậy thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự để tài liệu ở nước ngoài có thể sử dụng được ở Việt Nam như thế nào?

Cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự/ hợp pháp hóa lãnh sự:

Cơ quan ở Việt Nam có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự/hợp pháp hóa lãnh sự bao gồm:
– Cục lãnh sự – Bộ Ngoai Giao (số 40 Đường Trần Phú, Quận Ba Đình, TP Hà Nội)
– Sở Ngoại vụ An Giang (Số 28 Ngô Gia Tự, Long Xuyên, Mỹ Long, Tp. Long Xuyên, An Giang)
– Sở Ngoại vụ Bắc Giang  (Tầng 10, Tòa nhà A, Trụ sở làm việc  liên cơ quan tỉnh Bắc Giang, Quảng trường 3-2, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang)
– Sở Ngoại Vụ Bắc Ninh (Số 10 Phù Đổng Thiên Vương, Phường Suối Hoa, TP Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh)
– Sở Ngoại vụ Hà Giang (Đường Trần Quốc Toản, Phường Nguyễn Trãi, Tp. Hà Giang, Tỉnh Hà Giang)
– Sở Ngoại vụ Quảng Ninh (Cột 8 – Phường Hồng Hà, Thành Phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh)
– Sở Ngoại vụ Hải Phòng (15 Trần Quang Khải, Phường Hoàng Văn Thụ, Quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng)
– Sở Ngoại vụ Hà Tĩnh (13, Phan Đình Phùng, Bắc Hà, Tp. Hà Tĩnh, Tỉnh Hà Tĩnh)
– Sở Ngoại vụ TP Hồ Chí Minh ( Số 6 Alexandre de Rhodes, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh)
– Cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài: Đại sứ quán, Lãnh sự quán.

Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự/chứng nhận lãnh sự.

Bước 1: Kê khai tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự/ chứng nhận lãnh sự trên Website của Cục Lãnh sự: http://hopphaphoa.lanhsuvietnam.gov.vn
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan có thẩm quyền gồm:
– 01 Tờ khai chứng nhận/hợp pháp hoá lãnh sự theo mẫu số LS/HPH-2012/TK (Có thể in từ Cổng thông tin điện tử về Công tác lãnh sự – Bộ Ngoại giao: lanhsuvietnam.gov.vn).
– Bản chính giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu) đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc 01 bản chụp giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu) đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện. Giấy tờ này không cần phải chứng thực.
– Giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự.
– 01 bản chụp (bản photo) giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự
Thời gian giải quyết: Từ 1 đến 10 tài liệu: 01 ngày làm việc;  Từ 11 tài liệu trở lên: 03 ngày – 05 ngày làm việc
Lệ phí nhà nước: 30.000 VNĐ/loại tài liệu

Hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại Giao

Thành phần hồ sơ
a) 01 Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu quy định;
b) Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;
c) 01 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện;
d) Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, đã được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước ngoài chứng nhận; (nếu có từ hai tờ trở lên thì phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ hoặc phải được buộc dây, gắn xi hoặc áp dụng hình thức bảo đảm khác để không thể thay đổi các tờ của giấy tờ, tài liệu đó.)
đ) 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh, nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng trên;
e) 01 bản chụp các giấy tờ, tài liệu nêu tại điểm d và điểm đ để lưu tại Bộ Ngoại giao.

Thời hạn giải quyết: Thời hạn giải quyết là 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ có số lượng từ 10 giấy tờ, tài liệu trở lên thì thời hạn giải quyết có thể dài hơn nhưng không quá 05 ngày làm việc.

Hợp pháp hóa lãnh sự tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Thành phần hồ sơ
a) 01 Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu quy định;
b) Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;
c) 01 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện;
d) Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, đã được chứng nhận bởi Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài nơi có Cơ quan đại diện Việt Nam hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam kiêm nhiệm;
đ) 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt, tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài mà cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể hiểu được, nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng trên;
e) 01 bản chụp các giấy tờ, tài liệu nêu tại điểm d và điểm đ để lưu tại Cơ quan đại diện.

Thời hạn giải quyết: Thời hạn giải quyết là 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ có số lượng từ 10 giấy tờ, tài liệu trở lên thì thời hạn giải quyết có thể dài hơn nhưng không quá 05 ngày làm việc.


Hộ chiếu nước ngoài có cần hợp pháp hoá lãnh sự?

Khi làm các hồ sơ như đăng ký kinh doanh, một số trường hợp các cơ quan hành chính yêu cầu phải hợp pháp hoá lãnh sự đối với hộ chiều của các nhà đầu tư nước ngoài. Theo tôi được biết thì hộ chiếu không bắt buộc phải hợp pháp hoá lãnh sự mà chỉ cần làm thủ tục sao y chứng thực theo quy định. Như vậy có đúng không?

Trả lời

“Hợp pháp hóa lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam. Như vậy, nếu hiểu theo cách thông thường thì hộ chiếu nước ngoài sẽ phải hợp pháp hoá lãnh sự để dược sử dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của điều 6 thông tư 01/2020/TT-BTP hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp hộ chiếu như sau:

Điều 6. Về yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự đối với một số giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp
Các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho cá nhân như hộ chiếu, thẻ căn cước, thẻ thường trú, thẻ cư trú, giấy phép lái xe, bằng tốt nghiệp, chứng chỉ và bảng điểm kèm theo bằng tốt nghiệp, chứng chỉ thì không phải hợp pháp hóa lãnh sự khi chứng thực bản sao từ bản chính. Trường hợp yêu cầu chứng thực chữ ký người dịch trên bản dịch các giấy tờ này cũng không phải hợp pháp hóa lãnh sự.

Như vậy, theo quy định này việc chứng thực bản sao từ bản chính đối với hộ chiếu không bắt buộc phải hợp pháp hoá lãnh sự. Tuy nhiên, khách hàng cần lưu ý việc này chỉ áp dụng đối với thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính. Một số trường hợp vẫn có thể yêu cầu hợp pháp hoá lãnh sự đối với hộ chiếu tuỳ từng thủ tục cụ thể mà khác hàng đang thực hiện

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Mã số nội bộ của địa điểm kinh doanh là gì? Khi tiến hành thủ tục đăng ký doanh nghiệp hoặc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp qua mạng, chúng ta cần có thông tin về mã số doanh nghiệp hoặc mã số chi nhánh, văn phòng đại diện để thực hiện thay đổi. Tuy nhiên, với địa điểm kinh doanh của mọi công ty thì mã số địa điểm chỉ có 5 số dạng 00001 hoặc 00002.

Tra MSNB địa điểm kinh doanh như thế nào? Để tra mã số nội bộ địa điểm kinh doanh, các bạn có thể truy cập trang https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ và nhập tên địa điểm kinh doanh vào ô tìm kiếm. Kết quả sẽ hiện ra như hình. Theo đó ngoài mục “MSDN” các bạn sẽ thấy thêm mục “MSNB” chính là mã số mà các bạn sẽ dùng để nhập vào mục thay đổi thông tin địa điểm kinh doanh.

Tra cứu không thấy mã số nội bộ của địa điểm kinh doanh? Một số trường hợp tra cứu không ra mã số nội bộ địa điểm kinh doanh có cách nhập từ khoá để lấy tên địa điểm kinh doanh chưa được tối ưu. Cần chú ý có rất nhiều địa điểm kinh doanh, do vậy để tìm được đúng địa điểm kinh doanh cần nhập thông tin tối ưu để hệ thống có thể hiện thị được thông tin. Cụ thể:

Tên địa điểm kinh doanh sẽ bao gồm cụm từ “địa điểm kinh doanh” + “tên công ty“. Do vậy, để tìm kiếm MSNB chính xác 100% thì chúng ta sẽ nhập tên công ty (nếu đơn vị có ít địa điểm kinh doanh). Trường hợp đơn vị có nhiều địa điểm kinh doanh hoặc tên giống các các bạn có thể liên hệ LVNLAW để được hỗ trợ.

Một số lưu ý khi tra cứu mã số nội bộ của địa điểm kinh doanh?

1. Các địa điểm kinh doanh thành lập trước khi luật doanh nghiệp 2020 có thể có tên khác theo quy tắc nêu trên. Khi tra cứu căn cứ thực tế vào tên địa điểm kinh doanh

2. Một số trường hợp địa điểm kinh doanh chưa cập nhật trên hệ thống. Doanh nghiệp cần làm thủ tục cập nhật và nộp hồ sơ bản giấy tại cơ quan đăng ký kinh doanh để có thể cập nhật thông tin địa điểm lên hệ thống và thực hiện thay đổi.

Cách sử dụng mã số nội bộ của địa điểm kinh doanh để thực hiện thay đổi thông tin địa điểm kinh doanh? Để thay đổi thông tin địa điểm kinh doanh, các bạn tìm MSNB của địa điểm, sau đó đăng nhập tài khoản ĐKKD và thực hiện nộp hồ sơ.

Tại mục thông tin về doanh nghiệp/đơn vị chủ quản, thay vì nhập mã số doanh nghiệp, chúng ta sẽ nhập Mã số nội bộ trong hệ thống và chọn “Tìm kiếm” sau đó tiến hành thay đổi ĐKKD theo thủ tục thông thường.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Căn cứ pháp lý

– Luật Đầu tư 2020
– Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn luật đầu tư
– Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT về biểu mẫu đầu tư

Theo quy định hiện nay nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần đều phải làm thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần tại Sở kế hoạch đầu tư nơi công ty dự định góp vốn, mua cổ phần, đặt trụ sở theo điều 24, 25, 26 của luật đầu tư 2020

Điều 24. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
1. Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
2. Việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau đây:
a) Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;
b) Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này;
c) Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.
Điều 25. Hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
1. Nhà đầu tư được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
a) Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
b) Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
c) Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
2. Nhà đầu tư mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
a) Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
b) Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
c) Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
d) Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
Điều 26. Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
1. Nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
2. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế trước khi thay đổi thành viên, cổ đông nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;
b) Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế;
c) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
3. Nhà đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật có liên quan khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Trường hợp có nhu cầu đăng ký việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế, nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, trình tự, thủ tục góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế quy định tại Điều này.

Các trường hợp phải xin chấp thuận góp vốn, mua cổ phần

Như vậy, các trường hợp bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp đối với nhà đầu tư nước ngoài gồm:
– Tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài
– Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế;

Trên thực tế khi xử lý, kể cả các trường hợp công ty 100% vốn nước ngoài khi thực hiện bổ sung thành viên, cổ đông cũng phải xin chấp thuận góp vốn, mua cổ phần sau đó mới thay đổi ĐKKD và ĐKĐT

Thực hiện đầu tư mua lại phần vốn góp

Bước 1: Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ đầy đủ thủ tục theo quy định bao gồm:
– Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp
– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
– Văn bản thỏa thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế nhận góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp
– Văn bản ủy quyền (nếu có)
– Giấy giới thiệu người đi thực hiện thủ tục
Ghi chú: Trong trường hợp Nhà đầu tư ủy quyền cho người khác đi nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính thì người làm thủ tục nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác và giấy tờ sau:
– Hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa Nhà đầu tư và tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; hoặc
– Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký đầu tư
Nhà đầu tư đến Phòng Đăng ký đầu tư nộp hồ sơ tại bàn tiếp nhận, chuyên viên nhận hồ sơ của Phòng Đăng ký đầu tư kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ (hồ sơ có đủ giấy tờ theo thủ tục và được kê khai đầy đủ theo quy định), chuyên viên tiếp nhận sẽ nhận hồ sơ vào và cấp giấy Biên nhận cho Nhà đầu tư.
Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, Nhà đầu tư đến Phòng Đăng ký đầu tư để nhận kết quả giải quyết hồ sơ.
– Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: văn bản thông báo.
– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Tình, thành phố
– Cơ quan phối hợp (nếu có): các bộ ngành, cơ quan có liên quan.
– Lệ phí: Không.

Lưu ý khi nộp hồ sơ đầu tư:
– Trước khi nộp hồ sơ bản giấy lên Sở kế hoạch đầu tư, tổ chức kinh tế đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư trên trang https://fdi.gov.vn (Phần Khai hồ sơ trực tuyến)
– Đối với những dự án đầu tư  đang hoạt động, phải thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư theo quy định tại điều 71 Luật đầu tư và cập nhật đầy đủ, kịp thời các thông tin liên quan trên trang https://fdi.gov.vn

Tài khoản của dự án đầu tư trên hệ thống là:
ID: subMã số dự án (Ví dụ: sub7654311058)
Mật khẩu: 12345678
Nếu không đăng nhập được, doanh nghiệp phải làm thủ tục đăng ký cấp tài khoản sử dụng tại website https://fdi.gov.vn, hotline: 0977746363

Mua lại phần vốn góp có cần đăng ký đầu tư

Theo quy định tại khoản 1 điều 24 luật đầu tư 2020 thì nhà đầu tư nước ngoài có quyền góp vốn, mua cổ phần , phần vốn góp vào tổ chức kinh tế.

Điều 24. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
1. Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
2. Việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau đây:
a) Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;
b) Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này;
c) Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.

Theo quy định tại điểm a, c khoản 2 điều 37 luật đầu tư 2020 thì dự án của nhà đầu tư trong nước và đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư

Điều 37. Trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
2. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;
c) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
4. Trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại Điều 38 của Luật này.

Như vậy, trong trường hợp có nhu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký đàu tư với trường hợp dự án đầu tư trong nước thì vẫn có thể làm thủ tục để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Ngoài ra, pháp luật cũng không bắt buộc cấp chứng nhận đầu tư với các trường hợp này.

Các câu hỏi thường gặp

1. Ưu nhược điểm của hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phẩn, phần vốn góp? Ưu điểm: Thủ tục đơn giản, mất ít thời gian; Tận dụng được “tài nguyên” nhà xưởng, mặt bằng kinh doanh, nhân công mà doanh nghiệp trong nước đã gây dựng từ đầu;
Nhược điểm: Có thể bị hạn chế tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài; Không được linh hoạt trong các quyết định đầu tư;

2. Có thể thay đổi đăng ký kinh doanh cùng đăng ký đầu tư không? Theo thông tư 02/2017/TT-BKHĐT, Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nộp hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp và hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp của công ty nhận vốn góp tại Bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Tuy nhiên trên thực tế làm việc tại LVNLAW, các cơ quan Sở kế hoạch đầu tư và Phòng đăng ký kinh doanh chưa liên thông hai thủ tục này. Do vậy cơ chế liên thông khi đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vẫn chưa đi vào thực tiễn.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Cam kết không phát sinh doanh thu là gì?

Cam kết không phát sinh doanh thu là một trong số tài liệu có thể gặp trong thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Theo đó, một số trường hợp khi giải thể công ty chưa có phát sinh doanh thu, doanh nghiệp có thể gửi kèm cam kết này để việc giải quyết hồ sơ được nhanh hơn.

Trường hợp nào sử dụng cam kết không phát sinh doanh thu? Thường với các công ty chưa có hoạt động và có nhu cầu giải thể thì sẽ gửi kèm cam kết không phát sinh doanh thu tại hồ sơ giải thể công ty. Cam kết này không có mẫu theo quy định, các doanh nghiệp tự soạn thảo và xác nhận bởi đại diện theo pháp luật của công ty.

Mẫu cam kết không phát sinh doanh thu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
——–

GIẤY CAM KẾT KHÔNG PHÁT SINH DOANH THU

Tên đơn vị:
Mã số doanh nghiệp:
Đại chỉ:
Đại diện theo pháp luật:

Đơn vị cam kết kể từ khi thành lập ngày …/…/20… chưa có hoạt động kinh doanh và chưa phát sinh doanh thu. Công ty chưa sử dụng hóa đơn và cũng không có hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng.

Đơn vị cam kết nội dung trên là hoàn toàn chính xác và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót.

Địa danh, ngày … tháng … năm 20…
Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Các bước giải thể công ty

Để giải thể công ty, chúng ta cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Thông báo giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh
Bước 2: Chấm dứt hiệu lực mã số thuế tại cơ quan thuế
Bước 3: Nộp hồ sơ giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh

Câu hỏi thường gặp

1. Cam kết không phát sinh doanh thu có bắt buộc? Cam kết không phát sinh doanh thu không phải là tài liệu bắt buộc theo quy định. Tuy nhiên, nếu có cam kết này thì việc xử lý hồ sơ giải thể sẽ được tiến hành nhanh hơn.

2. Dịch vụ giải thể công ty uy tín? Trường hợp khách hàng có nhu cầu giải thể công ty, khách hàng vui lòng liên hệ LVNLAW để được tư vấn các quy định về giải thể công ty.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Thông báo hồ sơ hợp lệ

Hiện tại, việc đăng ký kinh doanh qua mạng có thể thực hiện tại bất cứ nơi nào có mạng internet trên 63 tỉnh thành. Theo đó, sau khi hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng hợp lệ doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo chấp thuận hồ sơ như sau:

Trong thông báo nêu rõ “Đề nghị Ông/Bà đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả theo lịch hẹn trong Giấy biên nhận hồ sơ hoặc liên hệ với Phòng Đăng ký kinh doanh và trả phí để được nhận kết quả xử lý hồ sơ qua đường bưu điện“. Vậy, việc liên hệ phòng ĐKKD Hải Phòng để nhận kết quả tại nhà thực hiện như thế nào?

Nhận kết quả đăng ký kinh doanh tại thành phố Hải Phòng

Để nhận kết quả đăng ký kinh doanh tại thành phố Hải Phòng doanh nghiệp có thể thực hiện theo các cách sau:
1. Gửi đề nghị nhận kết quả qua đường bưu chính tới địa chỉ của Phòng ĐKKD thành phố Hải Phòng
2. Đính kèm đề nghị nhận kết quả trực tiếp trên hồ sơ.

Mẫu đề nghị nhận kết quả ĐKKD tại Hải Phòng

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ GHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-

BẢN ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN GIAO – NHẬN KẾT QUẢ
GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH QUA DỊCH VỤ BƯU CHÍNH
Kính gửi:  Phòng Đăng ký kinh doanh thành phố Hải Phòng

CÔNG TY TNHH …đăng ký thực hiện giao, nhận kết quả giải quyết thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh thành phố Hải Phòng  qua dịch vụ bưu chính.

Thông tin nhận kết quả như sau:

Thông tin về hồ sơ thông báo lập địa điểm kinh doanh:
Tên đơn vị: ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH KHO HÀNG – CÔNG TY TNHH …
Địa chỉ: … Phường Bắc Sơn, Quận Kiến An, Thành phố Hải Phòng

Thông tin nhận kết quả:
Họ và tên: NGUYỄN TIẾN ĐẠT
Số điện thoại liên hệ: 1900.0191
Địa chỉ giao, nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính: V2-A02, Khu đô thị An Hưng, phường Dương Nội, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

  Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…
Người đăng ký

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Khái niệm

Theo quy định tại luật cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi 2019) quy định về khái niệm đối với bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm và cách chức như sau:

Điều 7. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
5. Bổ nhiệm là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật.
6.Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.
7. Bãi nhiệm là việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ.
9. Cách chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.

Điều kiện bổ nhiệm

Việc bổ nhiệm phải đáp ứng các quy định điều 42 luật cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi 2019)

Điều 42. Ngạch công chức và việc bổ nhiệm vào ngạch công chức
2. Việc bổ nhiệm vào ngạch phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Người được bổ nhiệm có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch;
b) Việc bổ nhiệm vào ngạch phải đúng thẩm quyền và bảo đảm cơ cấu công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Điều kiện miễn nhiệm

Việc miễn nhiệm được thực hiện trong một số trường hợp sau:
– Khoản 3 Điều 29: Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ đối với cán bộ có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.
– Điều 30: Cán bộ có thể xin thôi làm nhiệm vụ hoặc từ chức, miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Không đủ sức khỏe;
b) Không đủ năng lực, uy tín;
c) Theo yêu cầu nhiệm vụ;
d) Vì lý do khác.
– Điều 54: Công chức lãnh đạo, quản lý có thể từ chức hoặc miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Không đủ sức khỏe;
b) Không đủ năng lực, uy tín;
c) Theo yêu cầu nhiệm vụ;
d) Vì lý do khác.

Điều kiện bãi nhiệm

Việc bãi nhiệm thường được thực hiện khi người bị bãi nhiệm vi phạm các quy định liên quan trong đơn vị (hoặc các quy định khác liên quan). Cán bộ vi phạm quy định của luật cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi 2019), các quy định khác của pháp luật có liên quan thì sẽ bị xem xét bãi nhiệm

Điều kiện cách chức

Việc cách chức thực hiện theo quy định sau:
– Khoản 2 Điều 78: Việc cách chức chỉ áp dụng đối với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ.
– Khoản 2 Điều 79: Việc giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Bảng so sánh

Tiêu chí phân biệt Bổ nhiệm Miễn nhiệm Bãi nhiệm Cách chức
Khái niệm Là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật. Là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm. Là việc CB không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ. Người có thẩm quyền ra quyết định cho người được bổ nhiệm đang giữ một vị trí nhất định thôi không giữ chức vụ đó nữa do vi phạm pháp luật thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của người đó, không còn xứng đáng với sự tín nhiệm và trách nhiệm được giao.
Mức độ   Nhẹ Nhẹ Nặng
Lý do Theo yêu cầu của đơn vị – Không hoàn thành nhiệm vụ.
– Thiếu trách nhiệm.
– Yêu cầu của nhiệm vụ.
– Theo đề nghị của cán bộ, công chức vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác.
– Vi phạm pháp luật. – Vi phạm về phẩm chất, đạo đức. – Không còn xứng đáng giữ chức vụ được giao ở cơ quan nhà nước. – Vi phạm pháp luật thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn.
– Không còn xứng đáng với sự tín nhiệm và trách nhiệm được giao.  
Bản chất   Là hình thức giải quyết cho việc thôi không giữ chức vụ. Là hình thức xử lý kỷ luật Là hình thức xử lý kỷ luật
Hình thức – Người chưa giữ chức vụ được đưa lên giữ chức vụ – Người đang giữ chức vụ xin miễn nhiệm và cấp trên chấp thuận.
– Cấp trên ra quyết định miễn nhiệm vì lý do không hoàn thành nhiệm vụ, yêu cầu nhiệm vụ…
– Cử tri, cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc bãi nhiệm.
– Lưu ý: việc bãi nhiệm chỉ được thực hiện khi có 2/3 tổng số phiếu biểu quyết tán thành.
– Cấp trên có quyền cách chức cấp dưới khi có một trong các lý do nêu trên
Hệ quả pháp lý   CB, CC được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật.   – Cán bộ sẽ thôi không còn làm việc tại cơ quan, đơn vị nhà nước nữa.
– Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi từ chức hoặc miễn nhiệm được bố trí công tác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo hoặc nghỉ hưu, thôi việc.
– Công chức lãnh đạo, quản lý xin miễn nhiệm nhưng chưa được cấp có thẩm quyền đồng ý vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
    Không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh Không còn làm việc

Quy định khác

Trong một số văn bản có quy định về bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm và cách chức tuy nhiên không có hướng dẫn cụ thể có thể áp dụng tương đương luật cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi 2019).

Ví dụ các quy định tại luật doanh nghiệp 2020:

Điều 55. Hội đồng thành viên
2. Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ sau đây:
đ) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;
Điều 59. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên
c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
Điều 138. Quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông
2. Đại hội đồng cổ đông có quyền và nghĩa vụ sau đây:
c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;
Điều 147. Hình thức thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông
2. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông:
d) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;
Điều 153. Hội đồng quản trị
2. Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ sau đây:
i) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó;
Điều 156. Chủ tịch Hội đồng quản trị
1. Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trong số các thành viên Hội đồng quản trị.
Điều 168. Ban kiểm soát
2. Trưởng Ban kiểm soát do Ban kiểm soát bầu trong số các Kiểm soát viên; việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo nguyên tắc đa số. Quyền và nghĩa vụ của Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số Kiểm soát viên thường trú tại Việt Nam. Trưởng Ban kiểm soát phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tiêu chuẩn khác cao hơn.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có hiệu lực trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (không phải ngày cấp văn bằng) và có thể gia hạn. Theo đó, trước khi văn bằng bảo hộ hết hiệu lực cần phải thực hiện gia hạn để tiếp tục được bảo hộ theo quy đinh tại khoản 6 điều 93 luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2022)

Điều 93. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ
6. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

Việc gia hạn phải được thực hiện trong vòng 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực. Yêu cầu gia hạn có thể nộp sau thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực và chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí cho mỗi tháng bị muộn theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.

Điều 31. Gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

3. Hồ sơ yêu cầu gia hạn và phí thẩm định yêu cầu gia hạn, lệ phí gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, phí sử dụng văn bằng bảo hộ, phí đăng bạ và phí công bố quyết định gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ phải được chủ Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp trong vòng 06 tháng tính đến ngày Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực. Yêu cầu gia hạn có thể nộp sau thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực và chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí cho mỗi tháng bị muộn theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.

Hồ sơ gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Theo quy định tại điều 31 nghị định 05/2023/NĐ-CP việc gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu gồm các hồ sơ sau:
1. Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực làm theo Mẫu số 07 tại Phụ lục II
2. Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp dưới dạng giấy và có yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào văn bằng bảo hộ);
3. Văn bản ủy quyền (trường hợp yêu cầu được nộp thông qua đại diện);
4. Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp).
Trong một hồ sơ có thể yêu cầu gia hạn hiệu lực cho một hoặc nhiều văn bằng bảo hộ nếu có cùng loại đối tượng và cùng chủ sở hữu.

Thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu gia hạn, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp xem xét hồ sơ và thực hiện các thủ tục sau đây:
a) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, ra quyết định gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào văn bằng bảo hộ (nếu có yêu cầu), đăng bạ và công bố quyết định gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ra quyết định;
b) Ra thông báo dự định từ chối gia hạn, có nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để người yêu cầu sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
b1) Hồ sơ yêu cầu gia hạn không hợp lệ hoặc được nộp không đúng thủ tục quy định;
b2) Người yêu cầu gia hạn không phải là chủ Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tương ứng.
Nếu kết thúc thời hạn đã ấn định mà người yêu cầu không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định từ chối gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
c) Sau khi thủ tục gia hạn đã hoàn tất, trường hợp chủ Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận quyết định gia hạn hiệu lực vào văn bằng bảo hộ, chủ văn bằng bảo hộ phải thực hiện thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ và nộp phí, lệ phí theo quy định.

Lệ phí gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Lệ phí gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu theo thông tư 263/2016/TT-BTC được tính như sau:
Theo văn bằng bảo hộ
– Phí thẩm định yêu cầu gia hạn: 160.000 đồng/văn bằng
– Phí đăng bạ Quyết định gia hạn hiệu lực VBBH: 120.000 đồng/văn bằng
– Lệ phí gia hạn hiệu lực muộn: 10% lệ phí gia hạn/mỗi tháng nộp muộn
Theo số nhóm
– Lệ phí gia hạn hiệu lực: 100.000 đồng/nhóm
– Phí sử dụng VBBH: 700.000 đồng/nhóm
Theo đơn
– Phí công bố Quyết định ghi nhận gia hạn: 120.000 đồng/đơn

Ví dụ:
– Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có 1 nhóm thì lệ phí được tính là 1.200.000 VNĐ
– Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có 2 nhóm thì lệ phí là 2.000.000 VNĐ

Câu hỏi thường gặp

Thời gian gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu? Theo quy định, thời hạn thẩm định đơn là 1 tháng. Tuy nhiên, trên thực tế thời gian có thể kéo dài từ 4 – 6 tháng.

Có thể gia hạn nhiều văn bằng bảo hộ một lần không? Một đơn yêu cầu gia hạn có thể thực hiện cho nhiều văn bằng bảo hộ (nhiều văn bằng trong một đơn gia hạn). Tuy nhiên, theo quy định về thời gian thì thường một văn bằng bảo hộ sẽ tương ứng 1 đơn gia hạn.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Từ ngày 16/10/2023, Thông tư 59/2023/TT-BTC có hiệu lực, thay thế cho Thông tư 278/2016/TT-BTC. Trong đó, mức phí thẩm định cấp giấy phép lưu hành trang thiết bị y tế sẽ có sự thay đổi như sau:

  Trước ngày 16/10/2023 Từ ngày 16/10/2023 trở đi
TTBYT loại A 1.000.000 1.000.000
TTBYT loại B 3.000.000 3.000.000
TTBYT loại C, D 5.000.000 6.000.000

Theo quy định tại Thông tư 44/2023/TT-BTC quy định phí trong lĩnh vực y tế bằng 70% mức thu phí quy định trong Biểu mức thu phí trong lĩnh vực y tế ban hành kèm theo Thông tư số 278/2016/TT-BTC. Hiện tại thông tư 278/2016/TT-BTC đã hết hiệu lực và được thay thế bằng thông tư 59/2023/TT-BTC. Tuy nhiên, tại thông tư 44/2023/TT-BTC quy định:

Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023.
2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật quy định viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Tại quy định này có hai các hiểu:
Cách 1: Áp dụng thông tư thay thế (thông tư 59/2023/TT-BTC) và thông tư 44/2023/TT-BTC, theo đó việc thu phí sẽ áp dụng bằng 70% mức thu phí tại thông tư 59/2023/TT-BTC
Cách 2: Việc thu phí áp dụng theo thông tư được thay thế, tức là việc thu phí sẽ áp dụng 100% theo mức thu tại thông tư 59/2023/TT-BTC

Tuy nhiên, việc thu phí tại mỗi cơ quan có cách hiểu khác nhau. Cụ thể:
Tại Cục cơ sở hạ tầng và thiết bị y tế áp dụng theo cách hiểu 1. Trên thông báo tại trang dmec.moh.gov.vn thông báo “Từ ngày 16/10/2023 đến hết ngày 31/12/2023, mức phí của thủ tục hành chính Cấp mới số lưu hành đối với trang thiết bị y tế thuộc loại C,D sẽ thay đổi là 4.200.000đ/hồ sơ (70% của mức phí 6.000.000đ – Áp dụng theo Thông tư số 59/2023/TT-BTC và Thông tư số 44/2023/TT-BTC).
Tại Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện với mức thu phí 100%. Cụ thể thực tế khi thực hiện thủ tục công bố tiêu chuẩn trang thiết bị y tế loại B – Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đang áp dụng mức thu phí 100% theo thông tư 59/2023/TT-BTC.

Theo quy định về việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật quy định như sau:

Điều 156. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật

3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.

Thực tế, trên hệ thống quản lý trang thiết bị y tế hiện đang ghi nhận mức thu là 70% mức phí thẩm định cấp giấy phép lưu hành tại Thông tư 59/2023/TT-BTC. Vì vậy, việc xác định cách hiểu nào là đúng sẽ cần chờ văn bản của phía Bộ Tài Chính để thống nhất cách hiểu của các bên.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Đăng kiểm là gì?

Đăng kiểm không phải là một thuật ngữ pháp lý theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo đó, đăng kiểm có thể hiểu là đăng ký kiểm định. Một chiếc xe khi tiến hành đăng kiểm sẽ được tiến hành kiểm tra về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Hoạt động kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT là việc kiểm tra, đánh giá lần đầu và định kỳ tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định. Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT:

Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây viết tắt là ATKT và BVMT) xe cơ giới.

Đối tượng đăng kiểm là xe cơ giới. Căn cứ theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, xe cơ giới hay còn được gọi là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bao gồm: xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

Tóm lại, đăng kiểm là hoạt động kiểm tra, đánh giá lần đầu và định kỳ tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của các loại xe như: xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định.

Đăng kiểm nhằm mục đích gì?

Từ quy định về định nghĩa hoạt động đăng kiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT, việc đăng kiểm nhằm mục đích đảm bảo tình trạng an toàn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới khi tham gia giao thông.

Sau khi tiến hành đăng kiểm xong, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ hay còn gọi là người điều khiển xe cơ giới sẽ được cấp Giấy chứng nhận kiểm định kèm theo tem kiểm định. Tem kiểm định được dán lên xe cơ giới khi tham gia giao thông.

Bên cạnh việc đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, người điều khiển xe cơ giới sẽ bị phạt nếu không đăng kiểm hoặc chậm đăng kiểm. Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển xe cơ giới không đăng kiểm hoặc chậm đăng kiểm sẽ bị xử phạt như sau:

– Phạt từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi điều khiển xe đã quá hạn đăng kiểm dưới 01 tháng.
– Phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng khi điều khiển xe không đăng kiểm hoặc đã đăng kiểm nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên.

Các trường hợp được miễn đăng kiểm

Các trường hợp được miễn đăng kiểm quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 16/2021/TT-BGTVT bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BGTVT như sau:

Điều 5. Địa điểm thực hiện kiểm định, đối tượng kiểm định, miễn kiểm định lần đầu

3. Xe cơ giới chưa qua sử dụng đã được cấp “Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng” đối với xe sản xuất, lắp ráp hoặc “Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu” hoặc “Thông báo miễn kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu” và có năm sản xuất đến năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định dưới 02 năm (năm sản xuất cộng 01 năm), có đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này thì được miễn kiểm định lần đầu

Từ quy định trên, những trường hợp được miễn đăng kiểm cần đáp ứng 04 điều kiện sau:
– Là xe cơ giới chưa qua sử dụng.
– Được cấp “Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng” đối với xe sản xuất, lắp ráp; “Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu”; “Thông báo miễn kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu”.
– Có đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BGTVT.
– Thời gian từ năm sản xuất đến năm nộp hồ sơ kiểm định dưới 02 năm.

Hồ sơ đăng kiểm với các trường hợp được miễn đăng kiểm

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BGTVT, hồ sơ đăng kiểm bao gồm 02 bước: lập hồ sơ phương tiện và kiểm định. Cụ thể:

Điều 6. Giấy tờ cần thiết khi lập Hồ sơ phương tiện và kiểm định
1. Lập Hồ sơ phương tiện
Việc lập Hồ sơ phương tiện được thực hiện khi xe cơ giới kiểm định lần đầu để tham gia giao thông (trường hợp kiểm định lần đầu để cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định có thời hạn hiệu lực 15 ngày thì không lập Hồ sơ phương tiện). Khi đưa xe cơ giới đến đơn vị đăng kiểm để kiểm định và lập Hồ sơ phương tiện, chủ xe cần xuất trình, nộp các giấy tờ sau:
a) Xuất trình: giấy tờ về đăng ký xe (bản chính Giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc Giấy biên nhận giữ bản chính giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đang thế chấp của tổ chức tín dụng) hoặc Giấy hẹn cấp Giấy đăng ký;
b) Nộp bản sao Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp trong nước (trừ xe cơ giới thanh lý);
c) Nộp bản chính Giấy chứng nhận chất lượng ATKT và BVMT xe cơ giới cải tạo đối với trường hợp xe cơ giới mới cải tạo.
d) Bản cà số khung, số động cơ của xe đối với trường hợp xe cơ giới thuộc đối tượng miễn kiểm định quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này;
đ) Khai báo thông tin các thông tin tương ứng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo thông tư này.
2. Kiểm định
Khi đưa xe cơ giới đến đơn vị đăng kiểm để kiểm định, chủ xe cần xuất trình, nộp các giấy tờ và cung cấp các thông tin sau:
a) Các giấy tờ nêu tại các điểm a và điểm c khoản 1 Điều này;
b) Thông tin về tên đăng nhập, mật khẩu truy cập và địa chỉ trang thông tin điện tử quản lý thiết bị giám sát hành trình, camera đối với xe cơ giới thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình, camera;
c) Khai báo về việc kinh doanh vận tải vào Phiếu theo dõi hồ sơ theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Tuy nhiên, đối với những trường hợp được miễn đăng kiểm lần đầu sẽ chỉ cần lập hồ sơ phương tiện bao gồm:
– Giấy tờ xuất trình: giấy tờ về đăng ký xe (bản chính Giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc Giấy biên nhận giữ bản chính giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đang thế chấp của tổ chức tín dụng) hoặc Giấy hẹn cấp Giấy đăng ký.
– Giấy tờ phải nộp: bản sao Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp trong nước; Bản cà số khung, số động cơ của xe.
– Khai báo thông tin theo quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT.

Trình tự, thủ tục đăng kiểm với các trường hợp được miễn đăng kiểm

Địa điểm thực hiện: Trung tâm đăng kiểm tại bất kỳ tỉnh thành nào trên cả nước. Giả sử nếu bạn ở Hải Dương, bạn có thể đến: Trung tâm 34-01D (phường Việt Hòa, TP.Hải Dương); Trung tâm 34-02D (phường Văn An, TP.Chí Linh); Trung tâm 34-03D (xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang) và Trung tâm 34-07D (xã Ngọc Sơn, TP.Hải Dương).

Trình tự, thủ tục đăng kiểm với các trường hợp được miễn đăng kiểm được quy định tại Điều 8 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BGTVT. Cụ thể:

Điều 8. Trình tự, cách thức thực hiện
1. Lập Hồ sơ phương tiện
a) Đơn vị đăng kiểm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này, nội dung kiểm tra hồ sơ theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; nếu không đầy đủ thì hướng dẫn chủ xe hoàn thiện lại.
b) Đơn vị đăng kiểm in thông số kỹ thuật của xe từ cơ sở dữ liệu sản xuất lắp ráp, nhập khẩu của Cục Đăng kiểm Việt Nam; kiểm tra xe cơ giới và đối chiếu với các giấy tờ và bản in thông số kỹ thuật. Trường hợp xe cơ giới thanh lý, xe mang biển số đăng ký ngoại giao không có trong cơ sở dữ liệu sản xuất lắp ráp, nhập khẩu, kiểm định của Cục Đăng kiểm Việt Nam thì đơn vị thực hiện theo mục 3 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Nếu kết quả kiểm tra, đối chiếu đạt yêu cầu thì nhập thông số kỹ thuật, thông tin hành chính của xe cơ giới vào chương trình quản lý kiểm định; cách thức thực hiện theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này; in Phiếu lập hồ sơ phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này; nếu không đạt thì thông báo cho chủ xe khắc phục, hoàn thiện lại.
d) Đối với xe cơ giới thuộc đối tượng miễn kiểm định lần đầu, đơn vị đăng kiểm căn cứ hồ sơ do chủ xe cung cấp đã được kiểm tra, đánh giá đầy đủ, hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này để cấp Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định (Chủ xe không phải đưa xe cơ giới đến đơn vị đăng kiểm).
Đối với xe cơ giới phải thực hiện kiểm định, đơn vị đăng kiểm thực hiện kiểm định theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này và chụp ảnh xe cơ giới để lưu trữ (có thể hiện thời gian chụp trên ảnh) như sau: 02 ảnh tổng thể thể hiện rõ biển số của xe cơ giới (01 ảnh ở góc chéo khoảng 45 độ từ phía trước bên cạnh xe và 01 ảnh từ phía sau góc đối diện); 02 ảnh chụp phần gầm xe trừ trường hợp ô tô chở người đến 09 chỗ (01 ảnh chụp từ đầu xe, 01 ảnh chụp từ cuối xe); ảnh chụp số khung của xe.
2. Kiểm định tại đơn vị đăng kiểm
Tổ chức, cá nhân đưa xe cơ giới và các giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư này đến đơn vị đăng kiểm để kiểm định. Đơn vị đăng kiểm tiếp nhận giấy tờ và thực hiện kiểm định theo trình tự quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này:
a) Tiếp nhận, kiểm tra, tra cứu cảnh báo, đối chiếu hồ sơ với dữ liệu trên Chương trình Quản lý kiểm định (riêng trường hợp kiểm định lần tiếp theo ngay sau lần xe cơ giới được miễn kiểm định lần đầu, đơn vị đăng kiểm phải đối chiếu thêm về thông số kỹ thuật của xe thực tế với cơ sở dữ liệu sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu của Cục Đăng kiểm Việt Nam), nếu không đầy đủ thì hướng dẫn chủ xe hoàn thiện lại, nếu đầy đủ thì đăng ký kiểm định, thực hiện kiểm tra, đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới và in Phiếu kiểm định theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Xe cơ giới kiểm định đạt yêu cầu, đơn vị đăng kiểm trả Giấy chứng nhận kiểm định và dán Tem kiểm định cho phương tiện. Đối với xe cơ giới chỉ có Giấy hẹn cấp đăng ký xe, đơn vị cấp Giấy hẹn trả Giấy chứng nhận kiểm định cho chủ xe theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này, khi chủ xe xuất trình giấy tờ về đăng ký xe, đơn vị đăng kiểm phô tô để lưu trong Hồ sơ phương tiện, hồ sơ kiểm định và trả Giấy chứng nhận kiểm định. Trường hợp xe cơ giới có thông báo kiểm định không đạt trên cổng thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam thì đơn vị đăng kiểm xóa thông báo;
c) Xe cơ giới kiểm định nếu có hạng mục khiếm khuyết, hư hỏng, đơn vị đăng kiểm in và gửi Thông báo hạng mục khiếm khuyết, hư hỏng theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này cho chủ xe để sửa chữa, khắc phục. Trường hợp kiểm định không đạt và không được cấp Giấy chứng nhận kiểm định thì đơn vị đăng kiểm phải nhập nội dung không đạt vào mục cảnh báo phương tiện không đạt trên cổng thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
3. Kiểm định ngoài đơn vị đăng kiểm
a) Chủ xe có văn bản đề nghị theo mẫu tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này nêu rõ lý do, địa điểm kiểm định ngoài đơn vị đăng kiểm kèm theo danh sách xe cơ giới đề nghị kiểm định gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác đến đơn vị đăng kiểm.
b) Đơn vị đăng kiểm kiểm tra, xem xét đề nghị của chủ xe, nếu đúng đối tượng theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư này và đủ điều kiện đường thử thì trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của chủ xe, đơn vị đăng kiểm có văn bản thông báo cho chủ xe về thời gian kiểm tra. Trường hợp không đủ điều kiện đường thử thì có văn bản thông báo cho chủ xe và nêu rõ lý do.
c) Chủ xe đưa xe đến địa điểm kiểm tra, đơn vị đăng kiểm tiến hành kiểm định xe cơ giới theo trình tự và cách thức thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Thủ tục đăng kiểm sẽ được thực hiện như sau:
– Chủ xe nộp hồ sơ phương tiện cho cơ quan đăng kiểm. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, cơ quan đăng kiểm yêu cầu chủ xe bổ sung hồ sơ.
– Đơn vị đăng kiểm in thông số kỹ thuật của xe từ cơ sở dữ liệu sản xuất lắp ráp, nhập khẩu của Cục Đăng kiểm Việt Nam; kiểm tra xe cơ giới và đối chiếu với các giấy tờ và bản in thông số kỹ thuật.
– Nếu kết quả kiểm tra, đối chiếu đạt yêu cầu thì nhập thông số kỹ thuật, thông tin hành chính của xe cơ giới vào chương trình quản lý kiểm định; in Phiếu lập hồ sơ phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này. Nếu không đạt thì thông báo cho chủ xe khắc phục, hoàn thiện lại.
– Đơn vị đăng kiểm căn cứ hồ sơ do chủ xe cung cấp đã được kiểm tra, đánh giá đầy đủ, hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này để cấp Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định.

Lợi ích đối với chủ phương tiện xe cơ giới được miễn đăng kiểm lần đầu

Đối với các trường hợp xe cơ giới được miễn đăng kiểm lần đầu, chủ phương tiện xe có những lợi ích sau:
– Không cần mang xe đến trung tâm đăng kiểm.
– Chỉ cần chuẩn bị hồ sơ phương tiện, không cần trải qua bước kiểm định xe.
– Trường hợp Giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định bị mất trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày đăng kiểm, chủ sở hữu phương tiện hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật đến các đơn vị đăng kiểm khai báo theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này để được in lại 01 lần duy nhất Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định mà không cần mang xe đến cơ quan đăng kiểm.
– Giấy chứng nhận kiểm định hoặc Tem kiểm định của xe cơ giới được miễn kiểm định lần đầu bị hư hỏng, có sự sai lệch so với thông tin của xe thì chủ xe mang Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định đã được cấp đến đơn vị đăng kiểm và khai báo theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này để đơn vị đăng kiểm rà soát, kiểm tra thông tin và để được in lại Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định.

Có được ủy quyền cho người khác thực hiện đăng kiểm không? Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BGTVT, chủ xe là người trực tiếp đến thực hiện đăng kiểm. Tuy nhiên, trong trường hợp giấy chứng nhận kiểm định hoặc tem kiểm định bị mất trong vòng 07 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận kiểm định hoặc tem kiểm định, chủ xe có thể ủy quyền cho người khác đến trung tâm đăng kiểm điền thông tin và cấp lại giấy chứng nhận kiệm định hoặc tem kiểm định mới.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Tôi bị hàng xóm đòi 100 triệu vì xây lấn 1,25m² đất của họ: Cái giá phải trả là quá đắt! Sau khi xây xong nhà gần 3 năm, tôi mới phát hiện đã lấn sang phần đất hàng xóm 1,25m². Năm 2017 tôi có mua mảnh đất 5 x 25m ở quê để xây nhà. Đến đầu tháng tư âm lịch năm nay, chủ lô đất kế bên đến dọn cỏ để chuẩn bị khởi công xây nhà. Khi đo đạc lại, họ phát hiện nhà tôi đã lấn đất của họ 1,25m². Đây là việc vô tình, nhầm lẫn của thợ xây, gia đình tôi hoàn toàn không biết việc lấn nhầm đất này. Tôi có thương lượng đền bù thì ban đầu họ không đồng ý vì không muốn nhà bị hụt diện tích. Sau đó họ ra giá, đòi phải đền bù 100 triệu đồng thì mới bỏ qua, nếu không tôi phải đập tường để trả đất. Họ liên tục hối thúc tôi quyết định để kịp ngày đẹp khởi công. Tôi thấy mức giá 100 triệu cho 1,25m² đất là quá đắt, khó có thể chấp nhận được. Đây là việc vô tình của thợ xây chứ không phải chủ ý gia đình tôi. Nhưng tôi băn khoăn nếu đập tường trả đất thì kết cấu ngôi nhà bị ảnh hưởng. Lý và tình thì đang ở chỗ người hàng xóm, tôi phải xử trí như thế nào?

Trả lời

Theo quy định tại nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt với hành vi lấn chiếm diện tích hàng xóm như sau:

Điều 16. Vi phạm quy định về trật tự xây dựng

10. Xử phạt đối với hành vi xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung như sau:
a) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
c) Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

12. Xử phạt hành vi tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm sau khi đã bị lập biên bản vi phạm hành chính (trước khi ban hành quyết định xử phạt) dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm đối với các hành vi vi phạm hành chính được quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này thì mức phạt cụ thể như sau:
a) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
b) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
c) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Ngoài hình thức xử phạt tiền nêu trên, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau:
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
– Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm.
– Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất.
– Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất.
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Mua lại nhãn hiệu cần làm gì? Thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu như thế nào? Hồ sơ, trình tự thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu? Phí chuyển nhượng nhãn hiệu là bao nhiêu tiên?

Trả lời

Đối với chuyển nhượng nhãn hiệu sẽ chia ra 2 trường hợp:
– Nhãn hiệu đã có văn bằng bảo hộ
– Nhãn hiệu đã được nộp đơn nhưng chưa được cấp văn bằng (chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu)

Chuyển nhượng nhãn hiệu khi đã có văn bằng bảo hộ

Hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu

– Tờ khai chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp với nhãn hiệu (2 bản)
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp với nhãn hiệu (2 bản)
– Bản gốc văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
– Nộp lệ phí trực tiếp tại Cục SHTT hoặc chứng từ nộp phí nếu nộp qua bưu điện
Thời gian thực hiện: 2 tháng kể từ ngày nhận đơn (trên thực tế do số lượng đơn trên cục sở hữu trí tuệ quá lớn nên thời gian thực có thể kéo dài tới 5 tháng kể từ ngày nộp đơn)

Lệ phí chuyển nhượng nhãn hiệu

– Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp: 120.000
– Phí tra cứu nhãn hiệu liên kết phục vụ việc thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng: 180.000
– Phí thẩm định hồ sơ đơn đăng ký chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp (mỗi văn bằng bảo hộ): 230.000
– Phí công bố thông tin về sở hữu công nghiệp: 120.000
– Phí đăng bạ thông tin về sở hữu công nghiệp: 120.000
Tổng phí: 770.000 VNĐ

Kết quả đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu
– Quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
– Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.

Lưu ý khi chuyển nhượng nhãn hiệu gắn với tên thương mại

Đối với trường hợp nhãn hiệu trùng với tên thương mại cần lưu ý cần lựa chọn một trong các trường hợp sau để xử lý (nếu không sẽ bị từ chối):
– Chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh (bao gồm doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh)
– Bên chuyển nhượng không tiến hành các hoạt động kinh doanh gắn với nhãn hiệu (loại bỏ ngành nghề kinh doanh)
– Bên chuyển nhượng thay đổi tên (khác với nhãn hiệu dự định chuyển nhượng)

Chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu

Theo quy định tại Khoản 16 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN, trước khi Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn, quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận việc thay đổi chủ đơn trên cơ sở chuyển nhượng, thừa kế, kế thừa hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Người nộp đơn có thể yêu cầu chuyển nhượng nhiều đơn của cùng một chủ đơn trong một tờ khai, với điều kiện phải nộp phí thẩm định yêu cầu chuyển nhượng đơn theo quy định theo số lượng đơn tương ứng

Hồ sơ chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu

Theo đó tại Khoản 17.4 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN, hồ sơ tiến hành thủ tục chuyển nhượng đơn đăng ký bao gồm:
– Tài liệu chuyển nhượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp (bản gốc hoặc bản sao có xác nhận của công chứng hoặc của cơ quan có thẩm quyền) ghi rõ các thông tin về tên, địa chỉ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng; số đơn được chuyển nhượng hoặc thông tin đủ để xác định đơn đó.
– Tờ khai yêu cầu ghi nhận chuyển nhượng đơn đăng ký đối tượng sở hữu công nghiệp theo mẫu số 02-CGĐ thuộc Phụ lục B được ban hành kèm Thông tư 16/2016/TT-BKHCN.
– Văn bản ủy quyền (Trong trường hợp qua đại diện sở hữu)

Phí chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu

Ngoài ra, trong trường hợp yêu cầu chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp sau khi có thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, đơn đăng ký nhãn hiệu phải được thẩm định lại và công bố nội dung chuyển nhượng. Người yêu cầu phải nộp phí thẩm định đơn và phí công bố theo quy định. Lệ phí thực hiện thủ tục chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu theo quy định tại Thông tư 263/2016/TT-BTC gồm:
– Phí thẩm định yêu cầu chuyển nhượng đơn: 160.000 VNĐ/đơn đăng ký;
– Phí công bố thông tin chuyển nhượng đơn: 120.000 VNĐ.

Thời gian chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu

Thời gian thực hiện chuyển nhượng đơn theo quy định là 2 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ chuyển nhượng đơn, tuy nhiên trên thực tế thời gian có thể kéo dài từ 3 – 6 tháng phụ thuộc vào thời gian làm việc của cục sở hữu trí tuệ (do hiện tại số lượng đơn tại cục SHTT khá lớn nên thời gian làm việc thường chậm hợn theo quy định)

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Thông báo về việc chưa đủ điều kiện thực hiện thủ tục điều chỉnh GCNĐK đầu tư

Trong thời gian gần đây, khi làm hồ sơ điều chỉnh dự án LVNLAW và nhiều đơn vị đã nhận được thông báo dưới đây của phòng kinh tế đối ngoại – Sở KHĐT thành phố Hà Nội.

Cụ thể nội dung như sau:

Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội thông báo về việc hồ sơ chưa đủ điều kiện thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với Dự án Công ty …, đề nghị Nhà đầu tư giải trình làm rõ việc chấp hành chế độ báo cáo hoạt động đầu tư theo quy định tại Điều 71, Điều 72 Luật Đầu tư, Điều 104 Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ; Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định tại khoản 8 Điều 100 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ về trình tự, thủ tục thấm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư.

Trường hợp chưa thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định, đề nghị Nhà đầu tư liên hệ với Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, xử lý vi phạm theo quy định tại Nghị định số 122/2021/NĐ-CP ngày 01/01/2022 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Sau thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày kỷ văn bản này, trường họp Nhà đầu tư không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo thông báo, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ xem xét dừng giải quyết hồ sơ theo quy định tại mục c Điều 6 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ.

Quy trình làm việc thanh tra về báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư

Về việc xử phạt VPHC, đề nghị nhà đầu tư/tổ chức kinh tế:
1. Thực hiện báo cáo giám sát và nộp tại văn thư Sở (1 năm có 2 kỳ báo cáo: 6 tháng và cả năm). Mẫu báo cáo số 13,15,17 tại Thông tư 05/2023/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
2. Chủ động trao đổi, làm việc với cán bộ thụ lý hồ sơ dự án về nội dung xử lý vi phạm hành chính theo quy định (nếu có).
3. Có Báo cáo bằng văn bản (kèm theo tài liệu cung cấp) theo thông tin tại Phụ lục gửi kèm (báo cáo sẽ nộp trực tiếp khi làm việc với Sở)
4. Đăng ký thời gian làm việc tại Sở KHĐT qua Phòng KTĐN (người đại diện theo pháp luật/người được ủy quyền; ưu tiên ngươi đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế); Đề nghị ghi rõ thông tin: tên dự án, tên tổ chức kinh tế, tên người làm việc (chức danh). Trước 3-5 ngày làm việc để bố trí lịch làm việc phù hợp.
5. Sau khi doanh nghiệp thực hiện xong các báo cáo trên sẽ làm việc với Sở KHĐT để thực hiện việc xử lý vi phạm hành chính (nếu có) Khi làm việc tại Sở đề nghị mang theo: Giấy ủy quyền của tổ chức kinh tế/nhà đầu tư, Bản công chứng GCN ĐKKD + GCN ĐKĐT (lần đầu và lần đăng ký gần nhất), báo cáo giải trình; BCTC kiểm toán

Nội dung ủy quyền: làm việc với Sở KHĐT để thực hiện các công việc và thủ tục: điều chỉnh dự án, báo cáo tình hình thực hiện dự án, báo cáo giám sát đánh giá đầu tư, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư (bao gồm cả việc thay mặt nhà đầu tư nộp báo cáo, trao đổi với các phòng ban chuyên môn của Sở KHĐT, làm việc và ký biên bản xử phạt vi phạm hành chính, nhận kết quả xử lý vi phạm hành chính là Biên bản xử phạt và QĐ xử phạt hành chính, các công việc khác có liên quan)

PHỤ LỤC
Nội dung báo cáo và tài liệu cung cấp về việc triển khai Dự án

______________

1. Báo cáo và cung cấp tài liệu về thực hiện trách nhiệm triển khai dự án theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã cấp
a.  Việc thành lập tổ chức kinh tế, giấy đăng ký kinh doanh được cấp, thực hiện góp vốn đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
b. Việc thực hiện các nội dung được quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
c. Các nội dung khác nếu có

2. Việc chấp hành chế độ báo cáo theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định của Chính phủ về giám sát, đánh giá đầu tư
a. Báo cáo tình hình chấp hành chế độ báo cáo tình hình hoạt động đầu tư theo quy định pháp luật về đầu tư từ khi được cấp GCNĐT hay GCNĐKĐT, chủ trương đầu tư (theo Điều 71 Luật Đầu tư 2014 và khoản 3 Điều 26 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP, Điều 72 Luật Đầu tư 2020 và Điều 102, 104 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP: Báo cáo định kỳ hàng quý – trước ngày 10 của tháng đầu quý sau quý báo cáo, hàng năm – trước ngày 31/3 của năm sau năm báo cáo.
b. Báo cáo tình hình chấp hành báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định pháp luật về giám sát, đánh giá đầu tư từ khi được cấp GCNĐT hay GCNĐKĐT (theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ về giám sát, đánh giá đầu tư: 113/2009-NĐ-CP, 84/2015/NĐ-CP, 29/2021/NĐ-CP: Báo cáo 6 tháng – trước ngày 10/7 và cả năm – trước ngày 10/2 của năm sau năm báo cáo).

3. Các nội dung khác nếu cần.

PHỤ LỤC
Nội dung báo cáo và tài liệu cung cấp về việc triển khai Dự án … (đối với các dự án đầu tư xây dựng có sử dụng đất)…

______________

1. Báo cáo và cung cấp tài liệu về tình hình thành lập tổ chức kinh tế, doanh nghiệp và việc góp vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong thành lập tổ chức kinh tế.

2. Báo cáo thực hiện trách nhiệm triển khai dự án theo Giấy chứng nhận đầu tư hay Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Chủ trương đầu tư đã cấp và cung cấp văn bản, tài liệu về việc triển khai dự án:
a. Báo cáo tình hình thực hiện các thủ tục và nguyên nhân chậm, chưa thực hiện nếu có và cung cấp văn bản chính về thực hiện thủ tục đầu tư, quy hoạch, xây dựng, đất đai… gồm:
– Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định chấp thuận / điều chỉnh chủ trương đầu tư,
– Văn bản phê duyệt quy hoạch chi tiết hoặc chấp thuận tổng mặt bằng 1/500,
– Văn bản tham gia ý kiến hoặc thẩm định thiết kế cơ sở hoặc văn bản thẩm định dự án đầu tư xây dựng (nếu thuộc trường hợp phải thẩm định dự án) của cơ quan chuyên môn về xây dựng; Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng theo thẩm quyền,
– Quyết định giao đất hoặc cho thuê đất để thực hiện dự án,
– Giấy phép xây dựng công trình (nếu thuộc trường hợp phải cấp phép),
– Văn bản thẩm định, chấp thuận, phê duyệt khác nếu có.
b. Báo cáo tình hình thực hiện công tác GPMB và kết quả thực hiện công tác GPMB (nếu dự án thuộc trường hợp GPMB) hoặc nhận chuyển nhượng về đất đai (nếu dự án thuộc trường hợp nhận chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất).
c. Báo cáo tình hình triển khai đầu tư xây dựng công trình, kết quả đã thực hiện trong triển khai đầu tư xây dựng công trình và cung cấp Thông báo khởi công xây dựng công trình, Văn bản nghiệm thu đưa vào khai thác công trình hay hạng mục công trình nếu đã hoàn thành.
d. Báo cáo tình hình huy động vốn đầu tư, số vốn đầu tư đã huy động vào đầu tư công trình, trong đó số vốn đầu tư từ vốn góp của nhà đầu tư và các vốn huy động; tỷ lệ số vốn đầu tư đã huy động trên tổng số vốn đầu tư đã đăng ký.
g. Báo cáo việc thực hiện tiến độ của dự án, thực hiện tiến độ chi tiết các hạng mục công việc.. nguyên nhân chậm, chưa thực hiện được đúng tiến độ đã đăng ký và được cấp.
h. Việc thực hiện các nội dung được quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
i. Các nội dung khác nếu có.

3. Việc chấp hành chế độ báo cáo theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định của Chính phủ về giám sát, đánh giá đầu tư
a. Báo cáo tình hình chấp hành chế độ báo cáo tình hình hoạt động đầu tư theo quy định pháp luật về đầu tư từ khi được cấp GCNĐT hay GCNĐKĐT, chủ trương đầu tư (theo Điều 71 Luật Đầu tư 2014 và khoản 3 Điều 26 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP, Điều 72 Luật Đầu tư 2020 và Điều 102, 104 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP: Báo cáo định kỳ hàng quý – trước ngày 10 của tháng đầu quý sau quý báo cáo, hàng năm – trước ngày 31/3 của năm sau năm báo cáo.
b. Báo cáo tình hình chấp hành báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định pháp luật về giám sát, đánh giá đầu tư từ khi được cấp GCNĐT hay GCNĐKĐT, chủ trương đầu tư… được cấp (theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ về giám sát, đánh giá đầu tư: 113/2009-NĐ-CP, 84/2015/NĐ-CP, 29/2021/NĐ-CP: Báo cáo 6 tháng – trước ngày 10/7 và cả năm – trước ngày 10/2 của năm sau năm báo cáo).

4. Các nội dung khác nếu cần.


Mẫu uỷ quyền tham khảo

CỘNG HÒA XÃ HỘI  CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2023

VĂN BẢN ỦY QUYỀN

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH
Mã số doanh nghiệp:
Địa chỉ: … Huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Đại diện theo pháp luật: Ông …

Bằng văn bản này, công ty uỷ quyền cho

Họ và tên:
CCCD số: …
Ngày cấp: …         Nơi cấp: Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
Địa chỉ liên lạc: …, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
Số điện thoại: …          

thay mặt tôi làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội để thực hiện các công việc và thủ tục: điều chỉnh dự án, báo cáo tình hình thực hiện dự án, báo cáo giám sát đánh giá đầu tư, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư (bao gồm cả việc thay mặt nhà đầu tư nộp báo cáo, trao đổi với các phòng ban chuyên môn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, làm việc và ký biên bản xử phạt vi phạm hành chính, nhận kết quả xử lý vi phạm hành chính là Biên bản xử phạt và Quyết định xử phạt hành chính, các công việc khác có liên quan) cho tổ chức kinh tế thực hiện dự án CÔNG TY TNHH

Tôi cam kết chịu trách nhiệm về nội dung uỷ quyền nêu trên và các tài liệu cung cấp cho bên được uỷ quyền. Văn bản uỷ quyền có giá trị trong vòng 60 ngày kể từ ngày ký./.

BÊN NHẬN UỶ QUYỀN
(Ký)

BÊN UỶ QUYỀN
(Ký, đóng dấu)

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Thủ tục tạm ngừng hoạt động tổ chức KHCN

Hiện tại, theo quy định của luật KHCN và các văn bản hướng dẫn không có hướng dẫn đối với thủ tục tạm ngừng hoạt động tổ chức khoa học công nghệ. Tuy nhiên, tại nghị định 08/2014/NĐ-CP quy định:

Điều 12. Đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ
1. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ bị đình chỉ hiệu lực đến 06 tháng trong các trường hợp sau đây:
a) Quá 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ không triển khai hoạt động;
b) Ngừng hoạt động quá 12 tháng liên tục mà không có lý do chính đáng;

Ngoài ra, tại website của Bộ KHCN vẫn có xác nhận về việc các tổ chức KHCN thực hiện tạm ngưng hoạt động. Do vậy, có thể hiểu đơn giản việc tạm ngừng hoạt động chỉ cần gửi quyết định tạm ngừng và lý do chính đáng để thực hiện hồ sơ tạm ngừng. Sau khi thực hiện tạm ngừng hoạt động cơ quan cấp phép sẽ thông tin về việc tạm ngưng.

Thủ tục tạm ngưng hoạt động tổ chức KHCN tại cơ quan thuế

Theo quy định tại điều 37 luật quản lý thuế 2019 quy định về việc tạm ngừng như sau:

Điều 37. Thông báo khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh
2. Tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc diện đăng ký kinh doanh thì thực hiện thông báo đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là 01 ngày làm việc trước khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động, kinh doanh trước thời hạn đã thông báo để thực hiện quản lý thuế.

Thủ tục thông báo theo quy định tại điều 12, 13 thông tư 105/2020/TT-BTC như sau:

Điều 12. Thông báo tạm ngừng hoạt động, kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động sau tạm ngừng hoạt động, kinh doanh trước thời hạn
Khi tạm ngừng hoạt động kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động, kinh doanh trước thời hạn, người nộp thuế thực hiện thông báo theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 37 Luật Quản lý thuế, Điều 4 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế và các quy định sau đây:
1. Tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc diện đăng ký kinh doanh thực hiện gửi Thông báo mẫu số 23/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo thời hạn quy định tại Điểm c Khoản 1, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 4 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.
2. Sau khi cơ quan thuế đã ban hành Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, doanh nghiệp, hợp tác xã được cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký hợp tác xã chấp thuận tạm ngừng kinh doanh nhưng còn nợ thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước, có hành vi vi phạm pháp luật quản lý thuế, hóa đơn trước thời điểm không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký thì người nộp thuế phải hoàn thành nghĩa vụ thuế, hóa đơn còn thiếu, chấp hành các quyết định, thông báo của cơ quan quản lý thuế theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.
Điều 13. Xử lý Thông báo tạm ngừng hoạt động, kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động, kinh doanh trước thời hạn
Việc xử lý Thông báo tạm ngừng hoạt động, kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động, kinh doanh trước thời hạn của người nộp thuế; xử lý Văn bản chấp thuận tạm ngừng hoạt động, kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động sau tạm ngừng hoạt động, kinh doanh trước thời hạn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 37 Luật Quản lý thuế; Khoản 1, Khoản 3, Khoản 4 Điều 4 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế và các quy định sau:
1. Đối với Thông báo tạm ngừng hoạt động, kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động, kinh doanh trước thời hạn của người nộp thuế:
Cơ quan thuế thực hiện xử lý hồ sơ và ban hành Thông báo chấp thuận/ hoặc không chấp thuận tạm ngừng hoạt động, kinh doanh mẫu số 27/TB-ĐKT, Thông báo về việc tạm ngừng hoạt động, kinh doanh theo đơn vị chủ quản mẫu số 33/TB-ĐKT (nếu có), Thông báo về việc tiếp tục hoạt động, kinh doanh trước thời hạn theo đơn vị chủ quản mẫu số 34/1B-ĐKT (nếu có) ban hành kèm theo Thông tư này gửi người nộp thuế trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người nộp thuế theo quy định.
2. Đối với văn bản chấp thuận tạm ngừng hoạt động, kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động, kinh doanh trước thời hạn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
Cơ quan thuế cập nhật thông tin tạm ngừng hoạt động, kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động, kinh doanh của người nộp thuế vào hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Khi tiến hành thủ tục nhập khẩu trang thiết bị y tế về Việt Nam doanh nghiệp sẽ phải có uỷ quyền của chủ sở hữu trang thiết bị y tế thể thực hiện thủ tục nhập khẩu hoặc công bố, lưu hành trang thiết bị y tế theo đúng mãu quy định giấy uỷ quyền cần phải được hợp pháp hoá lãnh sự trước khi gửi về Việt Nam


Ủy quyền trang thiết bị y tế là gì?

Ủy quyền trang thiết bị y tế là một tài liệu không thể thiếu được đối với thủ tục công bố và lưu hành trang thiết bị y tế nhập khẩu về Việt Nam. Theo đó, đối với các trường hợp chủ sở hữu trang thiết bị y tế là đơn vị nước ngoài thì giấy ủy quyền phải được hợp pháp hóa lãnh sự trước khi gửi về Việt Nam.

Nội dung giấy ủy quyền trang thiết bị y tế

Giấy ủy quyền trang thiết bị y tế bao gồm các nội dung sau:
– Thông tin chủ sở hữu và thông tin bên nhận ủy quyền
– Thông tin danh mục trang thiết bi y tế
– Cam kết của chủ sở hữu về việc cung cấp hồ sơ về thông tin trang thiết bị y tế
– Thời hạn ủy quyền

Hướng dẫn soạn thảo ủy quyền trang thiết bị y tế

Thông tin ủy quyền trang thiết bị y tế phải thống nhất với hồ sơ lưu hành của sản phẩm. Cần đối chiếu chính xác về tên trên đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận lưu hành tự do và các tài liệu khác trước khi xác nhận nội dung ủy quyền và hợp pháp hóa lãnh sự.


Mẫu giấy uỷ quyền công bố hoặc lưu hành trang thiết bị y tế

Mẫu thư ủy quyền công bố tiêu chuẩn, lưu hành trang thiết bị y tế song ngữ cập nhật mới nhất theo thông tư 19/2021/TT-BYT.

PHỤ LỤC VI
MẪU GIẤY ỦY QUYỀN
(Kèm theo Thông tư số 19/2021/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Tiêu đề của chủ sở hữu trang thiết bị y tế (tên, địa chỉ)
Ngày…… tháng…… năm 20…

GIẤY ỦY QUYỀN
Kính gửi: ……………………..

Chúng tôi, (Tên và địa chỉ chủ sở hữu), với tư cách là chủ sở hữu trang thiết bị y tế bằng văn bản này ủy quyền cho (Tên và địa chỉ của cơ sở đứng tên công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc đăng ký lưu hành) được lưu hành tại thị trường Việt Nam các trang thiết bị y tế sau:
We, (name and address of the Product Owner), as the owner of the medical devices listed hereunder, hereby authorize (name and address of the organization authorized to announce applicable standards in its name or register for circulation) to place/ register the following medical devices to the market of Vietnam:

……….(Liệt kê danh mục các trang thiết bị y tế)………
“……….(List of the medical device)………”

Chúng tôi cam kết cung cấp, hỗ trợ các yêu cầu liên quan đến thông tin, chất lượng và bảo đảm các điều kiện về bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng và cung cấp vật tư, phụ kiện thay thế trang thiết bị y tế nêu trên.
We hereby commit to provide and support any inquiry related to the information and quality of the medical devices, guarantee all warranty, maintenance and service conditions and supply replacement materials and accessories for the medical devices.
Thư ủy quyền này hiệu lực đến thời điểm: ….. (ngày/tháng/năm)
This Letter of Authorization is valid until: ….. date (dd/mm/yy)

Người đại diện hợp pháp của Chủ sở hữu
Ký tên (Ghi họ tên đầy đủ, chức danh)
Xác nhận bằng dấu hoặc chữ ký

Dịch vụ soạn thảo ủy quyền trang thiết bị y tế của LVNLAW

Trường hợp khách hàng có thắc mắc về nội dung ủy quyền cũng như cần tư vấn về thủ tục nhập khẩu trang thiết bị y tế có thể liên hệ LVNLAW để hỗ trợ giải đáp.

Lưu ý khi soạn thảo ủy quyền trang thiết bị y tế. Trước đây đối với thủ tục nhập khẩu trang thiết bị y tế các đơn vị nhập khẩu có thể thực hiện ủy quyền chỉ có tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Tuy nhiên, hiện tại phía BYT yêu cầu ủy quyền song ngữ đúng mẫu theo thông tư 19/2021/TT-BYT

Câu hỏi thường gặp

Ủy quyền lưu hành trang thiết bị y tế có thể làm bằng tiếng anh được không? Việc ủy quyền bắt buộc phải theo mẫu hoặc làm bằng tiếng Việt. Ủy quyền tiếng anh sẽ bị từ chối khi xử lý hồ sơ.

Thời hạn ủy quyền là bao lâu? Việc ủy quyền do hai bên thỏa thuận. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhập khẩu cần đảm bảo ủy quyền còn hạn trong thời gian số lưu hành có hiệu lực.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Án treo là gì? Tại sao lại có án treo? Điều kiện nào đối với người phạm tội được hưởng án treo? Quy định pháp luật về án treo.

Án treo là gì?

Theo quy định tại điều 65 bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) và nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP giải thích án treo như sau:

Điều 1. Án treo
Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.

Để được hưởng án treo, người phạm tội phải đáp ứng một số điều kiện theo quy định.

Điều kiện để được hưởng án treo

Theo quy định tại điều 65 bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) và điều 2 nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP người phạm tội có thể được áp dụng án treo nếu đáp ứng được các điều kiện sau:
– Bị xử phạt tù không quá 03 năm. Với mức phạt tù này thường là những tội ít nghiêm trọng.Nếu trường hợp người phạm tội phạm nhiều tội thì hình phạt tù sẽ được tính là tổng hợp hình phạt của các tội đó. Trên thực tế đối với những trường hợp phạm nhiều tội, Tòa án không xem xét cho được hưởng án treo.
– Có nhân thân tốt.
– Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên (không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự)
– Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục
– Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội

Có nhân thân tốt là gì?
Được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.
Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 06 tháng, nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.

Nơi cư trú rõ ràng là gì?
Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.
Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Các trường hợp không được hưởng án treo

Theo quy định tại điều 03 nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP các trường hợp đủ các điều kiện hưởng án treo nhưng không được hưởng bao gồm:
1. Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
2. Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị truy nã.
3. Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo.
4. Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.
5. Người phạm tội nhiều lần, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.
6. Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.

Thời gian thử thách là gì?

Khi hưởng án treo, người phạm tội sẽ bị ấn định thời gian thử thách. Nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới

Ấn định thời gian thử thách

Khi cho người phạm tội hưởng án treo, Tòa án phải ấn định thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới 01 năm và không được quá 05 năm.

Điều kiện và mức rút ngắn thời gian thử thách của án treo

Người được hưởng ấn treo có thể rút ngắn thời gian thử thách trong các trường hợp sau:
– Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách của án treo;
– Có nhiều tiến bộ được thể hiện bằng việc trong thời gian thử thách người được hưởng án treo đã chấp hành nghiêm pháp luật, các nghĩa vụ theo Luật Thi hành án hình sự; tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động sản xuất, bảo vệ an ninh Tổ quốc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng.
– Được Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bằng văn bản.

Mỗi năm người được hưởng án treo chỉ được rút ngắn thời gian thử thách một lần từ 01 tháng đến 01 năm. Người được hưởng án treo có thể được rút ngắn thời gian thử thách nhiều lần, nhưng phải bảo đảm thực tế chấp hành thời gian thử thách là ba phần tư thời gian thử thách Tòa án đã tuyên.

Trường hợp người được hưởng án treo lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và có đủ các điều kiện trên, thì Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách còn lại.

Lập công là trường hợp người được hưởng án treo có hành động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài sản có giá trị trên 50 triệu đồng của nhà nước, tập thể, công dân trong thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn; có sáng kiến được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, chiến đấu, công tác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng, xác nhận.

Mắc bệnh hiểm nghèo là trường hợp mà bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện quân đội cấp quân khu trở lên có kết luận là người được hưởng án treo đang bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị, như: Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3, suy thận độ 4 trở lên; HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội không có khả năng tự chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong cao.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Nội dung thông tin thuốc là gì?

Theo định nghĩa tại nghị định 54/2017/NĐ-CP nội dung thông tin thuốc và nội dung quảng cáo thuốc được phân biệt như sau: “1. Thông tin thuốc là việc thu thập, cung cấp các thông tin có liên quan đến thuốc bao gồm chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng, phản ứng có hại của thuốc và các thông tin khác liên quan đến chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc do các cơ sở có trách nhiệm thông tin thuốc thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin của cơ quan quản lý nhà nước về dược, tổ chức, cá nhân đang trực tiếp hành nghề y, dược hoặc của người sử dụng thuốc.”

Điều 105. Các hình thức thông tin thuốc
Thông tin thuốc cho người hành nghề y, dược được thực hiện theo các hình thức sau:
1. Thông tin thuốc thông qua “Người giới thiệu thuốc”.
2. Phát hành tài liệu thông tin thuốc.
3. Hội thảo giới thiệu thuốc

Hiểu đơn giản, thông tin thuốc là các nội dung thông tin chi tiết của thuốc có thể cung cấp cho mọi đối tượng và được thông qua các hình thức theo quy định. Việc ghi nội dung thông tin thuốc theo quy định tại nghị định 54/2017/NĐ-CP

Điều 112. Quy định về cách ghi nội dung thông tin thuốc
1. Nội dung thông tin thuốc phải đáp ứng các quy định sau:
a) Có đầy đủ nội dung thông tin thuốc theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 76 của Luật dược; không được có các thông tin, hình ảnh không liên quan trực tiếp đến thuốc hoặc sử dụng thuốc và các thông tin, hình ảnh tương tự quy định tại Điều 126 của Nghị định này;
b) Nội dung thông tin thuốc phải ghi chú thích rõ ràng tài liệu chứng minh đồng thời phải chỉ rõ phần thông tin được trích dẫn trong tài liệu chứng minh. Việc trích dẫn phải đảm bảo truyền đạt chính xác thông tin, không suy diễn hoặc thêm bớt thông tin theo hướng gây hiểu sai về tính an toàn, hiệu quả của thuốc;
c) Nội dung thông tin thuốc phải thể hiện bằng tiếng Việt, trừ trường hợp các thông tin không thể dịch ra tiếng Việt hoặc dịch ra tiếng Việt không có nghĩa;
d) Cỡ chữ trong nội dung thông tin thuốc phải bảo đảm rõ ràng, dễ đọc nhưng không được nhỏ hơn cỡ chữ 12 của kiểu chữ VnTime hoặc Times New Roman trên khổ giấy A4.
2. Nội dung thông tin thuốc phải có dòng chữ “Tài liệu thông tin thuốc” ở trên đầu tất cả các trang. Đối với những tài liệu gồm nhiều trang phải đánh số trang, ở trang đầu phải ghi rõ phần thông tin chi tiết về sản phẩm xem ở trang nào (ghi số trang cụ thể) và in rõ: Số Giấy xác nhận nội dung thông tin thuốc của Bộ Y tế…/XNTT/…, ngày … tháng … năm …
3. Trường hợp thông tin thuốc theo hình thức hội thảo giới thiệu thuốc, nội dung thông tin thuốc còn phải ghi rõ tên, chức danh khoa học của báo cáo viên là những người có trình độ chuyên môn y hoặc dược phù hợp với loại thuốc được giới thiệu.

Nội dung quảng cáo thuốc

Khác với nội dung thông tin thuốc, nội dung quảng cáo thuốc được quảng cáo cho công chúng qua các phương tiện thông tin đại chúng. Trước khi tiến hành quảng cáo thuốc đơn vị kinh doanh, chủ sở hữu có trách nhiệm làm thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo thuốc trước khi tiến hành hoạt động quảng cáo. Nội dung quảng cáo thuốc theo khoản 2 điều 125 như sau:

Điều 125. Yêu cầu đối với nội dung quảng cáo thuốc
2. Nội dung quảng cáo thuốc phải có các thông tin bắt buộc sau:
a) Tên thuốc;
b) Thành phần dược chất hoặc dược liệu ghi trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được phê duyệt. Đối với dược liệu phải viết tên tiếng Việt, trường hợp không có tên tiếng Việt thì ghi tên La – tin;
c) Chỉ định;
d) Cách dùng;
đ) Liều dùng;
e) Chống chỉ định, những khuyến cáo cho đối tượng đặc biệt (phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em, người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính);
g) Thận trọng và những điều cần tránh, lưu ý khi sử dụng thuốc;
h) Tác dụng phụ và phản ứng có hại;
i) Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất thuốc;
k) Lời dặn “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”;
l) Cuối trang đầu nội dung quảng cáo thuốc phải ghi rõ: Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc của Bộ Y tế: …/XNQC…, ngày … tháng … năm…;
m) Đối với những nội dung quảng cáo gồm nhiều trang phải đánh số trang, ở trang đầu phải ghi rõ tài liệu này có bao nhiêu trang, phần thông tin chi tiết về sản phẩm xem ở trang nào;
n) Nội dung quảng cáo thuốc phải ghi chú thích rõ ràng tài liệu chứng minh đồng thời phải chỉ rõ phần thông tin được trích dẫn trong tài liệu chứng minh. Việc trích dẫn phải đảm bảo truyền đạt chính xác thông tin, không suy diễn hoặc cắt xén thông tin theo hướng gây hiểu sai về tính an toàn, hiệu quả của thuốc.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Kê khai giá là gì?

Theo quy định tại khoản 9 điều 4 luật giá quy định như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
9. Kê khai giá là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gửi thông báo mức giá hàng hóa, dịch vụ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi định giá, điều chỉnh giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải kê khai giá.

Kê khai giá TPCN cho trẻ em

Theo quy định tại thông tư 22/2018/TT-BYT danh mục TPCN dành cho trẻ em thuộc diện kê khai giá như sau:

Điều 2. Danh mục thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi thuộc diện kê khai giá
1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
2. Thực phẩm dinh dưỡng y học.
3. Thực phẩm bổ sung, bao gồm sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.

Theo quy định tại thông tư 08/2017/TT-BCT quy định các trường hợp sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện kê khai giá.

Điều 9. Đối tượng kê khai giá
1. Thương nhân kinh doanh sản phẩm sữa, thực phẩm chức năng thực hiện kê khai giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định ngoài thời gian Nhà nước áp dụng biện pháp đăng ký giá.
2. Bộ Công Thương công bố danh sách các thương nhân thực hiện kê khai giá đối với các thương nhân có khả năng tác động vào sự hình thành và vận động của giá trên phạm vi toàn quốc.
Định kỳ vào ngày 01 tháng 07 hàng năm hoặc trường hợp đột xuất, Bộ Công Thương rà soát danh sách thương nhân thực hiện kê khai giá và thông báo điều chỉnh danh sách này.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố danh sách thương nhân thực hiện kê khai giá trên địa bàn trừ các thương nhân thuộc danh sách do Bộ Công Thương công bố.
Định kỳ vào ngày 01 tháng 07 hằng năm hoặc trong trường hợp đột xuất,  Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, thông báo điều chỉnh danh sách các thương nhân thực hiện kê khai giá trên địa bàn tỉnh.
Điều 10. Giá kê khai
1. Thương nhân sản xuất, nhập khẩu kê khai giá bán lẻ khuyến nghị đối với hệ thống các thương nhân phân phối sản phẩm của mình.
2. Mức giá bán lẻ của các thương nhân phải được niêm yết công khai. Trường hợp giá bán lẻ của các thương nhân phân phối vượt quá mức giá bán lẻ khuyến nghị đã kê khai của thương nhân sản xuất, nhập khẩu, các thương nhân này phải kê khai giá bán lẻ của mình cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Mức giá bán lẻ khuyến nghị là cơ sở để cơ quan tiếp nhận kê khai giá và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về giá, công bố công khai cho người tiêu dùng.
4. Thương nhân sản xuất, nhập khẩu có thể thực hiện kê khai các mức giá bán lẻ khuyến nghị phù hợp với từng khu vực địa lý nhất định.
Điều 11. Thực hiện kê khai giá
1. Thương nhân lập Biểu mẫu kê khai giá và gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận theo một trong các hình thức sau:
a) Gửi trực tiếp: hai (02) bản tại Văn phòng cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu (kèm 01 phong bì có dán tem, ghi rõ: tên, địa chỉ của thương nhân, họ tên và số điện thoại của người trực tiếp có trách nhiệm của đơn vị).
b) Gửi qua đường công văn: hai (02) bản cho cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu (kèm 01 phong bì có dán tem, ghi rõ: tên, địa chỉ của thương nhân, họ tên và số điện thoại của người trực tiếp có trách nhiệm của đơn vị).
c) Gửi qua thư điện tử kèm chữ ký điện tử hoặc kèm bản scan Biểu mẫu có chữ ký và dấu theo địa chỉ đã được cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu thông báo hoặc gửi qua fax và đồng thời gửi bổ sung 01 bản chính thức qua đường công văn để cơ quan tiếp nhận lưu hồ sơ.
2. Biểu mẫu kê khai giá thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 12. Tiếp nhận, rà soát Biểu mẫu kê khai giá
1. Quy trình tiếp nhận Biểu mẫu
a) Trường hợp Biểu mẫu có đủ thành phần, nội dung theo quy định, cơ quan tiếp nhận đóng dấu công văn đến có ghi ngày, tháng, năm vào Biểu mẫu và gửi ngay theo đường công văn 01 bản cho thương nhân;
b) Trường hợp Biểu mẫu không đủ thành phần, nội dung theo quy định, tối đa không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận, cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản, fax, thư điện tử cho thương nhân để bổ sung thành phần, nội dung Biểu mẫu.
3. Tổ chức cá nhân thực hiện kê khai giá có trách nhiệm hoàn thiện đầy đủ thành phần nội dung Biểu mẫu theo quy định và nộp lại cho cơ quan tiếp nhận trong vòng tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan tiếp nhận thông báo qua đường công văn, fax, thư điện tử yêu cầu bổ sung hồ sơ.
4. Trường hợp kê khai giảm giá, tổ chức, cá nhân kinh doanh sữa và thực phẩm chức năng thực hiện giảm giá ngay, đồng thời gửi đến cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu theo quy trình quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 13. Thẩm quyền tiếp nhận Văn bản kê khai giá
1. Bộ Công Thương tiếp nhận Biểu mẫu kê khai giá của các thương nhân thuộc danh sách các đơn vị thực hiện kê khai giá tại Bộ Công Thương.
2. Sở Công Thương tiếp nhận Biểu mẫu kê khai giá của các thương nhân quy định tại Khoản 3 Điều 9 và các thương nhân thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 10 của Thông tư này có đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp nhận, rà soát Biểu mẫu kê khai giá của thương nhân trên địa bàn

Đối với việc kê khai giá TPCN ở Hà Nội theo quyết định 4658/QĐ-UBND ngày 23/09/2019 việc kê khai giá thực hiện tại:
Sở Công Thương: đối với các thương nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi
UBND Quận, Huyện: đối với các thương nhân phân phối sản phẩm sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi.

Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục kê khai giá:
– Thuế VAT sẽ không được tính vào giá vốn của hàng hóa (do vậy khi kê khai giá sẽ cần áp dụng các quy định về kế toán cũng như quy định tính giá thành tại thông tư 25/2014/TT-BTC)
– Riêng tại Hà Nội, chuyên viên xử lý có thể yêu cầu thay đổi mức giá (dù không có quy định, khiếu nại thì mất thời gian)
– Thương nhân cần thông báo hệ thống phân phối theo quy định tại điểm d khoản 2 điều 15 thông tư 08/2017/TT-BCT

Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân thực hiện đăng ký giá, kê khai giá
2. Thương nhân thực hiện đăng ký giá, kê khai giá có các nghĩa vụ sau:
d) Thông báo bằng văn bản về hệ thống phân phối của mình đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền được phân công tiếp nhận Văn bản đăng ký giá, kê khai giá theo mẫu tại Phụ lục số 4;


Phụ lục số 2: MẪU VĂN BẢN KÊ KHAI GIÁ

Tên đơn vị thực hiện
kê khai giá
——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số ………/…..
V/v kê khai giá hàng hóa, dịch vụ bán trong nước
….., ngày … tháng … năm …..

Kính gửi: ….(tên cơ quan tiếp nhận Văn bản kê khai giá….)

Thực hiện Thông tư số ……………… ngày ……………… của Bộ Công Thương.
… (tên đơn vị kê khai giá) gửi Bảng kê khai mức giá hàng hoá, dịch vụ bán trong nước (đính kèm).
Mức giá kê khai này thực hiện từ ngày …./…. / ……
… (tên đơn vị kê khai giá) xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của mức giá mà chúng tôi đã kê khai./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu:
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

– Họ tên người nộp Biểu mẫu:
– Địa chỉ đơn vị thực hiện kê khai:
– Số điện thoại liên lạc:
– Email:
– Số fax:

Ghi nhận ngày nộp Văn bản kê khai giá
c
ủa cơ quan tiếp nhận

(Cơ quan tiếp nhận Văn bản kê khai giá ghi ngày, tháng, năm nhận được Văn bản kê khai giá và đóng dấu công văn đến)

Tên đơn vị thực hiện
kê khai giá
——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
  ………., ngày…. tháng… năm …..

BẢNG KÊ KHAI MỨC GIÁ

(Kèm theo công văn số………ngày…….tháng…….năm……..của………)

1. Mức giá kê khai (bán buôn, bán lẻ): Các mức giá tại tại các địa bàn, khu vực khác nhau (nếu có).

STT Tên hàng hóa, dịch vụ Quy cách, chất lượng Đơn vị tính Mức giá kê khai hiện hành Mức giá kê khai mới Mức tăng/ giảm Tỷ lệ tăng/ giảm Ghi chú
                 
                 
                 

2. Phân tích nguyên nhân, nêu rõ biến động của các yếu tố hình thành giá tác động làm tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá.
3. Ghi rõ các chính sách và mức khuyến mại, giảm giá hoặc chiết khấu đối với các đối tượng khách hàng, các điều kiện vận chuyển, giao hàng, bán hàng kèm theo mức giá kê khai (nếu có).
Mức giá kê khai này thực hiện từ ngày …./…. / ……

Ghi chú:
Mức giá kê khai là mức giá bán dự kiến đã trừ chiết khấu, giảm giá (nếu có) đã bao gồm thuế giá trị gia tăng cho 01 đơn vị sản phẩm. Trường hợp lần đầu thực hiện kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước về giá đối với sản phẩm mới thì gửi kèm theo Bảng xây dựng hình thành mức giá bán hàng hóa, dịch vụ.
Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu kê khai giá bán lẻ khuyến nghị cùng với giá bán buôn thực tế của doanh nghiệp.

Lưu ý: Một số trường hợp SCT yêu cầu thêm các tài liệu bổ sung để theo dõi mức giá. Do vậy, vui lòng chuẩn bị sẵn các tài liệu sau
– Tờ khai hải quan
– Invoice
– Đối với trường hợp ủy thác nhập khẩu (cung cấp thêm hợp đồng ủy thác; hóa đơn trả hàng; hóa đơn ủy thác)

Mức phạt khi không kê khai giá TPCN cho trẻ dưới 6 tuổi

Mức phạt theo điều 11 nghị định 109/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi nghị định 49/2016/NĐ-CP) như sau:

Điều 11. Hành vi vi phạm quy định về kê khai giá, đăng ký giá hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không đủ các nội dung của văn bản kê khai giá sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận kê khai giá đã có văn bản nhắc nhở, yêu cầu nộp lại văn bản kê khai giá.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo bằng văn bản về mức giá Điều chỉnh tăng hoặc giảm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các trường hợp phải thực hiện thông báo giá theo quy định của pháp luật về giá;
b) Áp dụng mức giá kê khai, đăng ký không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về giá kể từ ngày thực hiện kê khai giá, đăng ký giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không kê khai giá đúng thời hạn theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không kê khai giảm giá phù hợp với biến động giảm giá của yếu tố hình thành giá theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký giá đúng thời hạn theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Đối với hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không kê khai giá từ 01 đến 10 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản này trong trường hợp vi phạm nhiều lần, tái phạm; hành vi không kê khai giá từ 11 đến 20 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá;
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản này trong trường hợp vi phạm nhiều lần, tái phạm; hành vi không kê khai giá từ 21 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá trở lên;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không kê khai giá từ 21 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá trở lên trong trường hợp vi phạm nhiều lần, tái phạm.
6. Đối với hành vi không đăng ký giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký giá từ 01 đến 10 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện đăng ký giá;
b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản này trong trường hợp vi phạm nhiều lần, tái phạm; hành vi không đăng ký giá từ 11 đến 20 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện đăng ký giá;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản này trong trường hợp vi phạm nhiều lần, tái phạm; hành vi không đăng ký giá từ 21 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện đăng ký giá trở lên;
d) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký giá từ 21 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá trở lên trong trường hợp vi phạm nhiều lần, tái phạm.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện kê khai hoặc đăng ký đối với mức giá đang áp dụng theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 6 Điều này

Câu hỏi thường gặp

1. Giá kê khai theo căn cứ nào? Giá kê khai phụ thuộc thực tế sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Việc kê khai giá do doanh nghiệp tự xác định.

2. Dịch vụ kê khai giá TPCN cho trẻ dưới 6 tuổi của LVNLAW? Trường hợp khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ dịch vụ để được hỗ trợ. LVNLAW là đơn vị có nhiều kinh nghiệm hỗ trợ kê khai giá cho khách hàng. Liên hệ LVNLAW để được tư vấn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Chào luật sư, em có một vấn đề thắc mắc mong luật sư giải đáp. Em có một ít vốn muốn mở công ty do em làm giám đốc, vợ em làm kế toán để tiết kiệm chi phí nhân sự và quản lý chi tiêu dễ hơn. Như vậy có được không ạ? Cảm ơn luật sư.

Trả lời

Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến LVNLAW. Với trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau: Điều 52 Luật kế toán 2015 quy định về những người không được làm kế toán bao gồm:

Điều 52. Những người không được làm kế toán
1. Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.
3. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc, tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính – kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.
4. Người đang là người quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trong doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.

Điều này được giải thích cụ thể hơn tại nghị định 174/2016/NĐ-CP của chính phủ như sau:

Điều 19. Những người không được làm kế toán
1. Các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều 52 Luật kế toán.
2. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp Luật, của người đứng đầu, của giám đốc hoặc tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính – kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp Luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3. Người đang làm quản lý, Điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trường hợp trong cùng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp Luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Doanh nghiệp siêu nhỏ được quy định tại khoản 1 điều 6 nghị định 39/2018/NĐ-CP:

Điều 6. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân theo quy mô bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa.
1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

Dựa vào khoản 3 Điều 52 Luật Kế toán 2015 thì vợ của giám đốc được làm kế toán trong trường hợp kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu. Như vậy, công ty của bạn phải hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc doanh nghiệp siêu nhỏ và không có vốn nhà nước theo quy định trên thì vợ bạn mới được làm kế toán.

Hy vọng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Tư vấn nêu trên chỉ được coi là tài liệu tham khảo. Vui lòng liên hệ LVNLAW để nhận được ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn!

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Trước khi thực hiện khuyến mại thương nhân phải thông báo tới các Sở công thương nơi đặt trụ sở về chương trình khuyến mại tối thiểu ít nhất 3 ngày làm việc trước khi thực hiện khuyến mại. Thủ tục thông báo hoạt động khuyến mại như thế nào?

Trường hợp khuyến mại phải thông báo

Theo điều 17 nghị định 81/2018/NĐ-CP các hình thức khuyến mại phải thông báo gồm hình thức quy định tại Khoản 8 Điều 92 Luật thương mại và các Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 14 nghị định 81/2018/NĐ-CP:
– Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại
– Đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền
– Tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ không thu tiền
– Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã thông báo (khuyến mại bằng hình thức giảm giá)
– Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ
– Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố (hoặc các hình thức tổ chức thi và trao thưởng khác tương đương)
– Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hóa, dịch vụ hoặc các hình thức khác

Trường hợp không cần thông báo khuyến mại
– Thương nhân thực hiện các chương trình khuyến mại trên có tổng giá trị giải thưởng, quà tặng dưới 100 triệu đồng;
– Thương nhân chỉ thực hiện bán hàng và khuyến mại thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử, website khuyến mại trực tuyến.

Lưu ý khi thông báo khuyến mại
– Không được giảm giá quá 50% giá trị hàng hoá, dịch vụ
– Gửi hồ sơ trước ít nhất 3 ngày làm việc
– Giảm giá không được vượt quá 120 ngày/năm; không được vượt quá 45 ngày/lần với một nhãn hiệu hàng hoá
– Bán hàng qua sàn thương mại điện tử, website khuyến mại trực tuyến thì không cần thông báo khuyến mại

Hồ sơ thông báo hoạt động khuyến mại

1. Thông báo thực hiện khuyến mại theo Mẫu số 01 Phụ lục tại nghị định 81/2018/NĐ-CP
2. Nội dung thông báo thực hiện khuyến mại bao gồm:
a) Tên thương nhân thực hiện khuyến mại;
b) Tên chương trình khuyến mại;
c) Địa bàn thực hiện khuyến mại (các tỉnh, thành phố nơi thương nhân thực hiện khuyến mại);
d) Hình thức khuyến mại;
đ) Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại;
e) Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại (giải thưởng, quà tặng);
g) Thời gian thực hiện khuyến mại;
h) Khách hàng của chương trình khuyến mại (đối tượng hưởng khuyến mại);
i) Cơ cấu giải thưởng và tổng giá trị giải thưởng của chương trình khuyến mại;
k) Nội dung chi tiết chương trình khuyến mại.
l) Trường hợp nhiều thương nhân cùng phối hợp thực hiện chương trình khuyến mại thì phải nêu rõ tên của các thương nhân cùng thực hiện, nội dung tham gia cụ thể và trách nhiệm cụ thể của từng thương nhân tham gia thực hiện trong chương trình.

Hình thức thông báo khuyến mại

1. Nộp 01 hồ sơ thông báo qua đường bưu điện đến các Sở Công Thương nơi tổ chức khuyến mại;
2. Nộp 01 hồ sơ thông báo trực tiếp tại trụ sở các Sở Công Thương nơi tổ chức khuyến mại;
3. Nộp 01 hồ sơ thông báo qua thư điện tử kèm chữ ký điện tử hoặc kèm bản scan Thông báo thực hiện khuyến mại có chữ ký và đóng dấu của thương nhân đến địa chỉ thư điện tử đã được các Sở Công Thương công bố;
4. Sử dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến do Sở Công Thương cung cấp https://dichvucong.gov.vn/

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Khái niệm kinh doanh bất động sản

Theo điều 3 luật kinh doanh bất động sản 2014 về giải thích từ ngữ giải thích khái niệm “kinh doanh bất động sản” như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kinh doanh bất động sản là việc đầu tư vốn để thực hiện hoạt động xây dựng, mua, nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản; thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản; dịch vụ sàn giao dịch bất động sản; dịch vụ tư vấn bất động sản hoặc quản lý bất động sản nhằm mục đích sinh lợi.

Điều kiện kinh doanh bất động sản

Trước đây, điều kiện kinh doanh bất động sản được quy định tại điều 10 luật kinh doanh bất động sản 2014 và điều 3 đến điều 5 nghị định 76/2015/NĐ-CP theo đó điều kiện để kinh doanh bất động sản phải có vốn pháp định tối thiểu 20 tỷ đồng (căn cứ trên vốn điều lệ và do doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm – không phải làm thủ tục đăng ký xác nhận về mức vốn pháp định).

Hiện nay, tại điểm a Khoản 2 Điều 75 Luật Đầu tư 2020 đã bỏ quy định này, theo đó từ ngày 01/01/2021 các trường hợp kinh doanh bất động sản không cần đáp ứng vốn mức vốn 20 tỷ đồng như trước đây.

Ghi ngành nghề về kinh doanh bất động sản

Ngành nghề kinh doanh bất động sản theo quy định tại quyết định 27/2018/QĐ-Ttg:

Tên ngành Mã ngành
Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê
Chi tiết:
– Kinh doanh bất động sản
6810

Cho thuê lại bất động sản

Điều kiện kinh doanh bất động sản là có vốn pháp định tối thiểu 20 tỷ đồng. Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường hợp kinh doanh bất động sản nào cũng thuộc trường hợp phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định để đăng ký ngành, nghề kinh doanh bất động sản. Phạm vi các trường hợp được loại trừ không phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định được quy định cụ thể tại Điều 10 Luật Kinh doanh bất động sản 2014, Điều 3 và Điều 5 Nghị định 76/2015/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Kinh doanh bất động sản 2014.

Bên cạnh đó, để trả lời cho khúc mắc trong quá trình giải quyết hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh, Bộ Xây dựng cũng có công văn hướng dẫn tương đối cụ thể về điều kiện đăng ký kinh doanh cho thuê lại bất động sản (Công văn số 102/BXD-QLN ngày 22/5/2018). Theo đó, Bộ Xây dựng có ý kiến hướng dẫn rằng trường hợp doanh nghiệp thuê bất động sản để cho thuê lại thì không phải đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định.

Như vậy, trường hợp các doanh nghiệp kinh doanh cho thuê lại các bất động sản (tòa nhà văn phòng, nhà ở, v.v.) thì khi đăng ký kinh doanh sẽ không cần phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định.


Theo công văn số 102/BXD-QLN ngày 22/05/2018 trả lời sở KHĐT thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Kính gửi: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh
Bộ Xây dựng nhận được công văn số 2897/SKHĐT-ĐKKD ngày 27/04/2018 của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh đề nghị hướng dẫn điều kiện để đăng ký ngành nghề kinh doanh cho thuê lại bất động sản. Về vấn đề này, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:
Tại Điều 10 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định: Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã và có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng; trừ trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật;
Tại Điều 4 Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản (Nghị định số 76/2015/NĐ-CP) quy định: Mức vốn pháp định được xác định căn cứ vào số vốn điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 76/2015/NĐ-CP quy định: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản mà không phải do đầu tư dự án bất động sản để kinh doanh và trường hợp hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản do đầu tư dự án bất động sản để kinh doanh nhưng dự án có tổng mức đầu tư dưới 20 tỷ đồng (không tính tiền sử dụng đất) thì không phải thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.
Căn cứ những quy định nêu trên, trường hợp doanh nghiệp thuê bất động sản để cho thuê lại thì không phải đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định.
Trên đây là ý kiến của Bộ Xây dựng về nội dung công văn số 2897/SKHĐT-ĐKKD ngày 27/04/2018 của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh./.

Người nước ngoài có được kinh doanh bất động sản?

Theo quy định tại luật kinh doanh bất động sản cá nhân, tổ chức nước ngoài được kinh doanh bất động sản cụ thể như sau:

Điều 11. Phạm vi kinh doanh bất động sản của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
1. Tổ chức, cá nhân trong nước được kinh doanh bất động sản dưới các hình thức sau đây:

b) Thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại;

d) Đối với đất được Nhà nước cho thuê thì được đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê; đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng không phải là nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;
..
h) Nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản của chủ đầu tư để xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;
..
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được kinh doanh bất động sản dưới các hình thức sau đây:

b) Đối với đất được Nhà nước giao thì được đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;
3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh bất động sản dưới các hình thức sau đây:
a) Các hình thức quy định tại các điểm b, d, h khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này;
b) Đối với đất thuê trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để kinh doanh theo đúng mục đích sử dụng đất.

Tuy nhiên, cần lưu ý tại biểu cam kết WTO Việt Nam không cam kết về lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Do đó, đối với các trường hợp người nước ngoài có nhu cầu lập công ty kinh doanh bất động sản có thể sẽ gặp vướng mắc trong việc xin ý kiến trước khi lập dự án đầu tư.

Hỏi đáp về kinh doanh bất động sản

1. Cá nhân cho thuê nhà có cần đăng ký kinh doanh bất động sản? Theo khoản 7 điều 5 nghị định 76/2015/NĐ-CP thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản thuộc sở hữu của mình. Do vậy cá nhân cho thuê nhà không cần đăng ký kinh doanh bất động sản

2. Thành lập công ty kinh doanh bất động sản nên chọn loại hình doanh nghiệp nào? Đối với công ty kinh doanh bất động sản thông thường sẽ lựa chọn công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phẩn

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Visa (thị thực) là gì?

Visa” hay còn gọi là “thị thực” được giải nghĩa theo khoản 11 điều 3 luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại việt nam quy định:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
11. Thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.

Hiều đơn giản đây là giấy xác nhận việc nhập cảnh hợp pháp của người nước ngoài vào Việt Nam. Visa là công cụ để cơ quan có thẩm quyền quản lý những trường hợp người nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và cư trú tại một quốc gia

Các loại visa (thị thực) tại Việt Nam

Các loại Visa được quy định tại điều 8 luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại việt nam

Điều 8. Ký hiệu thị thực
1. NG1 – Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.
2. NG2 – Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; thành viên đoàn khách mời cùng cấp của Bộ trưởng và tương đương, Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. NG3 – Cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.
4. NG4 – Cấp cho người vào làm việcvới cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi cùng đi;người vào thăm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ.
5. LV1 – Cấp cho người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
6. LV2 – Cấp cho người vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
7. LS – Cấp cho luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.
7a. ĐT1 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định.
7b. ĐT2 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định.
7c. ĐT3 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.
7d. ĐT4 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị dưới 03 tỷ đồng.
8. DN1 – Cấp cho người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
8a. DN2 – Cấp cho người nước ngoài vào chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện thương mại, thực hiện các hoạt động khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
9. NN1 – Cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
10. NN2 – Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
11. NN3 – Cấp cho người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
12. DH – Cấp cho người vào thực tập, học tập.
13. HN – Cấp cho người vào dự hội nghị, hội thảo.
14. PV1 – Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam.
15. PV2 – Cấp cho phóng viên, báo chí vào hoạt động ngắn hạn tại Việt Nam.
16. LĐ1 – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viêncó quy định khác.
16a. LĐ2 – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động.
17. DL – Cấp cho người vào du lịch.
18. TT – Cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2 hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.
19. VR – Cấp cho người vào thăm người thân hoặc với mục đích khác.
20. SQ – Cấp cho các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật này.
21. EV – Thị thực điện tử.

Thời hạn của thị thực theo Điều 9 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (sửa đổi 2019) như sau:
– Thị thực ký hiệu SQ, EV có thời hạn không quá 30 ngày.
– Thị thực ký hiệu HN, DL có thời hạn không quá 03 tháng.
– Thị thực ký hiệu VR có thời hạn không quá 06 tháng.
– Thị thực ký hiệu NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, ĐT4, DN1, DN2, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2 và TT có thời hạn không qua 12 tháng.
– Thị thực ký hiệu LĐ1, LĐ2 có thời hạn không quá 02 năm.
– Thị thực ký hiệu ĐT3 có thời hạn không quá 03 năm.
– Thị thực ký hiệu LS, ĐT1, ĐT2 có thời hạn không quá 05 năm.
– Thị thực hết hạn, được xem xét cấp thị thực mới.
– Thời hạn thị thực ngắn hơn thời hạn hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế ít nhất 30 ngày.
– Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thời hạn thị thực cấp theo điều ước quốc tế.

Trường hợp miễn Visa tại Việt Nam

Các trường hợp người nước ngoài được miễn visa được quy định tại Điều 12 Luật Nhập cảnh xuất cảnh quá cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Luật Nhập cảnh xuất cảnh quá cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2019. Cụ thể:

Điều 12. Các trường hợp được miễn thị thực
1. Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định của Luật này.
3. Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
3a. Vào khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định khi đáp ứng đủ các điều kiện: có sân bay quốc tế; có không gian riêng biệt; có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.
4. Theo quy định tại Điều 13 của Luật này.
5. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ.

Theo Điều 1 Nghị quyết 32/NQ-CP ngày 15/3/2022 thì Việt Nam miễn thị thực cho công dân các nước khi nhập cảnh Việt Nam với thời hạn tạm trú 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh, không phân biệt loại hộ chiếu, mục đích nhập cảnh, trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm:
– Cộng hòa liên bang Đức;
– Cộng hòa Pháp;
– Cộng hòa I-ta-li-a;
– Vương quốc Tây Ban Nha;
– Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len;
– Liên bang Nga;
– Nhật Bản;
– Đại Hàn Dân Quốc;
– Vương quốc Đan Mạch;
– Vương quốc Thụy Điển;
– Vương quốc Na-uy;
– Cộng hòa Phần Lan;
– Cộng hòa Bê-la-rút.

Hồ sơ xin miễn visa (thị thực)

Hồ sơ xin miễn thị thực cho người gốc Việt Nam và vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quy định tại Điều 6 Nghị định 82/2015/NĐ-CP. Cụ thể:

Điều 6. Hồ sơ đề nghị cấp giấy miễn thị thực
Người đề nghị cấp giấy miễn thị thực nộp 01 bộ hồ sơ gồm:
1. Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ cho phép thường trú do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
2. Tờ khai đề nghị cấp, cấp lại giấy miễn thị thực kèm theo 02 ảnh (01 ảnh dán trong tờ khai).
3. Giấy tờ chứng minh thuộc diện cấp giấy miễn thị thực:
a) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ sau đây: Giấy khai sinh, quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam, giấy tờ khác có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam trước đây của người đó;
b) Người nước ngoài nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu giấy tờ chứng minh là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc của người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
c) Trường hợp không có giấy tờ chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài căn cứ vào giá trị giấy tờ của người đề nghị trong đó có ghi đương sự là người gốc Việt Nam để xem xét, quyết định việc tiếp nhận hồ sơ.”

Hồ sơ xin visa (thị thực) tại Việt Nam

Việc cấp thị thực cho người nước ngoài trừ trường hợp ngoại giao sẽ được thực hiện tại Cục Xuất, nhập cảnh – Bộ Công an theo Điều 16 Luật Nhập cảnh xuất cảnh quá cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 như sau:

Điều 16. Thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh
1. Người nước ngoài không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật này phải thông qua cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài trực tiếp gửi văn bản đề nghị cấp thị thực tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
2. Trước khi làm thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam phải gửi văn bản thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh kèm theo hồ sơ, bao gồm:
a) Bản sao có chứng thực giấy phép hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập tổ chức;
b) Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức.
Việc thông báo chỉ thực hiện một lần, khi có sự thay đổi nội dung trong hồ sơ phải thông báo bổ sung.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp thị thực, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết, trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.
4. Sau khi nhận được văn bản trả lời của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam thông báo cho người nước ngoài để làm thủ tục nhận thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.
5. Trường hợp đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 18 của Luật này; trong thời hạn 12 giờ làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đối với các trường hợp quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 18 của Luật này.
6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp thị thực cho người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài phải thanh toán với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh khoản cước phí để thực hiện việc thông báo cấp thị thực.
7. Cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài được lựa chọn gửi văn bản đề nghị cấp thị thực cho người nước ngoài và nhận kết quả trả lời qua giao dịch điện tử tại Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh nếu đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 16b của Luật này

Xin visa (thị thực) tại cửa khẩu quốc tế)

Một số trường hợp đặc biệt xin cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế theo điều 18 của luật gồm:

Điều 18. Cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế
1. Ngoài nước ngoài được cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế trong các trường hợp sau đây:
a) Xuất phát từ nước không có cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam;
b) Trước khi đến Việt Nam phải đi qua nhiều nước;
c) Vào Việt Nam tham quan, du lịch theo chương trình do doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Việt Nam tổ chức;
d) Thuyền viên nước ngoài đang ở trên tàu neo đậu tại cảng biển Việt Nam có nhu cầu xuất cảnh qua cửa khẩu khác;
đ) Vào để dự tang lễ thân nhân hoặc thăm người thân đang ốm nặng;
e) Vào Việt Nam tham gia xử lý sự cố khẩn cấp, cứu hộ, cứu nạn, phòng chống thiên tai, dịch bệnh hoặc vì lý do đặc biệt khác theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
2. Người nước ngoài được cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế nộp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, khai tờ khai đề nghị cấp thị thực có dán ảnh tại đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh. Trẻ em dưới 14 tuổi được khai chung với tờ khai đề nghị cấp thị thực của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ trong trường hợp có chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.
3. Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh kiểm tra, đối chiếu với thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thực hiện việc cấp thị thực.

– Trường hợp cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài chỉ cần chuẩn bị văn bản đề nghị cấp thị thực theo mẫu NA3 Thông tư 04/2015/TT-BCA.
– Trường hợp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mời, bảo lãnh người nước ngoài cần chuẩn bị:
+ Văn bản thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
+ Bản sao có chứng thực giấy phép hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập tổ chức.
+ Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức.
+ Văn bản đề nghị cấp thị thực theo mẫu NA2 Thông tư 04/2015/TT-BCA.

Lưu ý: Sau khi nhận được thông báo cấp thị thực của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, người nước ngoài chuẩn bị thêm:
+ Hộ chiếu.
+ Tờ khai đề nghị cấp thị thực vào Việt Nam theo mẫu NA1 Thông tư 04/2015/TT-BCA.
+ Ảnh.
– Trường hợp người nước ngoài xin visa tại cửa khẩu quốc tế tại Việt Nam cần chuẩn bị:
+ Hộ chiếu.
+ Tờ khai đề nghị cấp thị thực có dán ảnh theo mẫu NA1 Thông tư 04/2015/TT-BCA.

Lệ phí xin visa cho người nước ngoài tại Việt Nam

STT Nội dung Mức thu
1 Cấp thị thực có giá trị một lần 25 USD/chiếc
2 Cấp thị thực có giá trị nhiều lần:
Loại có giá trị không quá 03 tháng 50 USD/chiếc
Loại có giá trị trên 03 tháng đến 06 tháng 95 USD/chiếc
Loại có giá trị trên 06 tháng đến 12 tháng 135 USD/chiếc
Loại có giá trị trên 12 tháng đến 02 năm 145 USD/chiếc
Loại có giá trị trên 02 năm đến 05 năm 155 USD/chiếc
3 Thị thực cấp cho người dưới 14 tuổi (không phân biệt thời hạn) 25 USD/chiếc
4 Cấp giấy miễn thị thực 10 USD/giấy

Có được ủy quyền làm thủ tục xin giấy miễn thị thực không? Điều 7 Nghị định 85/2021/NĐ-CP quy định người xin giấy miễn thị thực nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền. Vậy nên, không thể ủy quyền làm thủ tục xin giấy miễn thị thực.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính qua mạng, hẳn chúng ta sẽ gặp một vài trường hợp phải ghi số mũ trên hồ sơ. Tuy nhiên, không giống như các trình soạn thảo văn bản thông thường. Hệ thống thủ tục hành chính không cho phép chúng ta viết số mũ m² m³. Vậy trường hợp đó chúng ta phải làm thế nào?

Viết m² m³ trên máy tính

Cách 1: Thông thường khi gõ mét vuông, mét khối sẽ thể hiện m2 m3 thay vì m² m³. Trường hợp này là các phím ký tự đặc biệt. Do vậy, để đánh dẫu mũ trên máy tính có thể thực hiện như sau:
– Gõ mét vuông m²: Alt+0178
– Gõ mét khối m³: Alt+0179.

Lưu ý: Trường hợp này áp dụng cho máy tính bàn hoặc các máy tính có bàn phím số bên tay phải (các máy 14 inch thường không có)

Cách 2: Bấm tổ hợp phím Window + dấu chấm sau đó lựa chọn phần Symbol và tìm phần ² tương ứng

Copy và dán nội dung có sẵn

Đối với trường hợp ngại thực hiện như hướng dẫn trên có thể copy m², m³ (Ctrl + C) và dán vào các mục mình mong muốn (website, word, excel, powerpoint) là xong.

Viết mét vuông, mét khối, mũ trong word, excel

Đối với word hoặc excel là các trình soạn thảo chuyên dung. Việc gõ số mũ có thể gõ nhiều chỉ số khác nhau chứ không chỉ riêng m2, m3. Theo đó:

Với Word: nhấn tổ hợp phim “Ctrl” + “Shift” + “+“, con trỏ chuột sẽ hiển thị phía trên và nhấn 2, 3 hoặc tùy số mũ bạn muốn gõ

Với Excel: thì gõ m2, m3 ra, sau đó tô đen số 2 hoặc số 3, click chuột phải chọn Format Cell –> Đánh dấu check vào phần Superscript

Cách gõ mét vuông trên điện thoại

Cách 1: Copy tương tự như hướng dẫn trên rồi dán (sử dụng điện thoại)
Cách 2: Truy cập trang sau và copy số mũ tương ứng

Cách gõ mét vuông trên máy tính? Với máy tính bán ký tự m² bấm phím Alt+0178; ký tự mét khối m³ bấm phím Alt+0179 là được.

Cách gõ mét vuông trên điện thoại? Trên điện thoại hiện chưa có cách gõ mét vuông, mét khối cụ thể mà phải sử dụng copy những ký tự có sẵn và dán vào nội dung trên điện thoại.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh bằng tài khoản đăng ký kinh doanh như thế nào? Hướng dẫn chi tiết cách nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng bằng tài khoản đăng ký kinh doanh

Đăng ký tài khoản để nộp hồ sơ

Hiểu đơn giản việc nộp hồ sơ bằng tải khoản đăng ký kinh doanh là việc cá nhân nộp hồ sơ bản mềm để phòng ĐKKD xét duyệt, nếu hồ sơ hợp lệ mới nộp bản giấy tương ứng và nhận kết quả. Trước khi nộp hồ sơ phải tạo tài khoản đăng ký kinh doanh.

Tạo tài khoản trên hệ thống đăng ký kinh doanh

Đăng ký tài khoản truy cập cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia tại địa chỉ https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn. Chọn đăng ký và điền đầy đủ thông tin để tạo tài khoản. Sau đó sẽ có mail xác nhận từ cổng thông tin để xác nhận tài khoản.

Yêu cầu xác nhận tài khoản đăng ký kinh doanh

Thực hiện đăng nhập vào tài khoản vừa tạo để yêu cầu xác nhận tài khản đăng ký kinh doanh bằng cách chọn mục quản lý thông tin cá nhân >> Yêu cầu tài khoản đăng ký kinh doanh

Sau khi chọn yêu cầu tài khoản đăng ký kinh doanh, người tạo tài khoản nhập thông tin cá nhân và scan bản sao y giấy tờ cá nhân để gửi yêu cầu. Tài khoản sẽ được duyệt trong vòng 2 giờ tới 1 ngày làm việc

Sau khi hoàn thành đăng ký kiểm tra bằng cách truy cập QUẢN LÝ THÔNG TIN CÁ NHÂN > TỔNG HỢP YÊU CẦU NGƯỜI DÙNG (Như hinh). Nếu trạng thái tài khoản là “Đã xác nhận” thì có thể bắt đầu nộp hồ sơ. Nếu tài khoản là “Bị từ chối” kiểm tra email đăng ký xem lỗi là gì và thực hiện lại từ đầu

Thực hiện đăng ký kinh doanh bằng tài khoản ĐKKD

Thực hiện chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh daonh theo quy định tại luật Doanh Nghiệp 2020, Nghị định 01/2021/ĐN-CP. Nếu chưa rõ hồ sơ gồm tài liệu gì có thể liên hệ LVNLAW để được hỗ trợ

Tạo hồ sơ và nhập các thông tin thay đổi trên hệ thống

Khi tạo hồ sơ chọn Đăng ký doanh nghiệp > Nộp hồ sơ sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh > Chọn loại đăng ký trực tuyến…và lựa chọn theo hướng dẫn trên hệ thống (đối với hồ sơ thay đổi phải nhập mã số doanh nghiệp của công ty). Nhập đầy đủ thông tin vào các trường tương ứng tại KHỐI DỮ LIỆU

Scan và nộp hồ sơ ĐKKD online

Sau khi hoàn thiện hồ sơ bản giấy và nhập thông tin thay đổi trên hệ thống, chúng ta tiến hành scan và tải các file vào mục VĂN BẢN ĐÌNH KÈM tương ứng. Sau đó chọn theo thứ tự Chuẩn bị > Ký số/xác thực bằng tài khoản ĐKKD > Nộp hồ sơ vào phòng ĐKKD

Lưu ý:
– File hồ sơ scan dạng pdf, có thể chụp ảnh (một số trường hợp chụp ảnh có chữ camscanner bị ăn thông báo…) tuy nhiên khuyến khích scan
– Tên file mềm đặt tương ứng với tên văn bản theo quy định

Sau khi nộp hồ ơ sẽ nhận được “Giấy biên nhận” như hình trên. Trong vòng 3 ngày làm việc phòng ĐKKD xem xét hồ sơ nếu hồ sơ chưa đúng sẽ có “Thông báo yêu cầu bổ sung thông tin” người nộp hồ sơ sửa hồ sơ theo hướng dẫn và nộp lại. Nếu hồ sơ đã đúng sẽ có “Thông báo hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử hợp lệ” thì hồ sơ đã hoàn thiện ta chuyển sang bước sau

Hỗ trợ nộp hồ sơ bằng tài khoản đăng ký kinh doanh

Nếu trong quá trình nộp hồ sơ có phát sinh vướng mắc khách hàng có thể liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ. Các vấn đề hỗ trợ bao gồm:
– Tư vấn đầu mục hồ sơ đăng ký kinh doanh
– Hỗ trợ ultraview yêu cầu tài khoản đăng ký kinh doanh
– Hướng dẫn nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng bằng tài khoản ĐKKD
– Hướng dẫn khắc phục sự cố khi tạo tài khoản, nộp hồ sơ online
– Hướng dẫn xử lý hồ sơ khi bị yêu cầu bổ sung

Để tiết kiệm thời gian, đơn giản hóa thủ tục hành chính Bộ kế hoạch đầu tư đã triển khai sâu rộng trên cả nước về đăng ký đầu tư qua mạng, đăng ký qua mạng. Là một địa bàn có số lượng doanh nghiệp nhiều nhất cả nước, từ ngày 11/09/2017 Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cũng đã triển khai nộp hồ sơ qua mạng 100%. Qua kinh nghiệm thực hiện nộp hồ sơ qua mạng, LVNLAW nhận thấy việc tạo tài khoản để nộp hồ sơ qua mạng là bước phức tạp nhất trong quá trình thực hiện. Do vậy, chúng tôi xin hỗ trợ miễn phí cho quý hàng  các vấn đề liên quan đến nộp hồ sơ qua mạng

Câu hỏi thường gặp

1. Có cần nộp hồ sơ bản giấy (bản cứng) tại phòng ĐKKD không? Hiện tại, khi đăng ký kinh doanh bằng TK ĐKKD không cần nộp hồ sơ bản giấy. Doanh nghiệp có thể lấy KQ ngay sau khi hồ sơ được chấp thuận

2. Lưu ý về chuẩn bị hồ sơ? Chuẩn bị hồ sơ đúng theo quy định là điều căn bản nhất. Cần đọc kỹ các quy định tại luật, nghị định, thông tư hoặc liên hệ LVNLAW để được hỗ trợ. Người nộp hồ sơ và nhận KQ phải có thông tin trên HS online (Hà Nội không cho phép dùng giấy giới thiệu hoặc ủy quyền nhận thay nếu không có thông tin trên hồ sơ online). Một số địa phương chấp thuận để người nhận kết quả sử dụng ủy quyền (không có trong hồ sơ)

3. Lệ phí khi nộp hồ sơ qua mạng bằng TK ĐKKD? Hiện tại Bộ kế hoạch đầu tư đang miễn lệ phí nhà nước cấp đăng ký kinh doanh nộp hồ sơ qua mạng. Do đó doanh nghiệp chỉ phải nộp lệ phí đăng công bố thông tin khi đăng ký kinh doanh bằng TK ĐKKD là 100.000 VNĐ

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Theo điều 4 luật sở hữu trí tuệ (sửa đổi bổ sung 2022) quy định:

Điều 4. Giải thích từ ngữ
13. Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp.

Tại (điểm 33.2.b Thông tư 01/2007/TT-BKHCN) giải thích: Sản phẩm được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện, hoặc bộ phận dùng để lắp ráp, hợp thành các sản phẩm đó, được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông độc lập.”

Các trường hợp loại trừ theo điều 64 Luật SHTT:
1. Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
2. Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
3. Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Nhãn sản phẩm có được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?

Nhãn sản phẩm được hiểu là tấm mỏng dạng hai chiều dùng để gắn/dán lên sản phẩm khác theo cách tách rời ra được. Các hình ảnh dùng để in hoặc sơn, vẽ lên sản phẩm khác tự bản thân chúng không có khả năng lưu thông độc lập nên không phải là đối tượng được bảo hộ với danh nghĩa KDCN, do đó không được bảo hộ dưới dạng nhãn sản phẩm.
Do vậy, nhãn sản phẩm đứng riêng có thể bảo hộ dạng KDCN, nếu in trực tiếp lên sản phẩm thì không bảo hộ riêng mà sẽ bảo hộ theo sản phẩm đó.

Các trường hợp không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
– Đối tượng có hình dáng bên ngoài do đặc tính kỹ thuật bắt buộc phải có
– Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp (nếu không thể tách rời, di chuyển)
– Hình dáng bên ngoài của sp không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng

Tại sao cần bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Với doanh nghiệp:
– KDCN là tài sản của doanh nghiệp cần được bảo hộ để ngăn chặn sự sao chép, sử dụng trái phép
– KDCN phù hợp với các DN vừa và nhỏ do nghiên cứu, sáng tạo KDCN đơn giản và ít tốn kém hơn so với sáng chế; Hồ sơ, thủ tục xác lập quyền và thực thi quyền đối với KDCN cũng đơn giản hơn so với sáng chế; Thích hợp với các cá nhân làm công việc tạo dáng hoặc nghề thủ công ở trong nước; Bảo hộ KDCN áp dụng được cho nhiều loại hình sản phẩm khác nhau

Với xã hội:
– Khuyến khích cạnh tranh lành mạnh và hoạt động kinh doanh trung thực
– Kích thích các hoạt động sáng tạo nhằm tạo ra các sản phẩm có sức lôi cuốn người tiêu dùng
– Phát triển các ngành công nghiệp chế tạo, mỹ thuật ứng dụng, thủ công truyền thống và công nghiệp phụ trợ
– Thúc đẩy mở rộng hoạt động kinh doanh, xuất khẩu các sản phẩm nội địa ra nước ngoài

Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Tính mới

Tính mới của kiểu dáng công nghiệp theo quy định tại điều 65 luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) như sau:
– KDCN được coi là có tính mới nếu KDCN đó khác biệt đáng kể với những KDCN đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.
– Hai KDCN không được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai KDCN đó.
– KDCN được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về KDCN đó.

Ngoại lệ về tính mới (khoản 5 Điều 65):
– Các trường hợp bộc lộ nhưng nộp đơn trong vòng 6 tháng:
– KDCN bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này;
– KDCN được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
– KDCN được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.

Tính sáng tạo

KDCN được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các KDCN đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký KDCN trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, KDCN đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

Khả năng áp dụng công nghiệp

KDCN được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là KDCN đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Chủ sở hữu và quyền của chủ sở hữu KDCN

Chủ sở hữu KDCN: Chủ sở hữu KDCN là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp Bằng
độc quyền KDCN (Điều 121 Luật SHTT năm 2005)

Quyền của chủ sở hữu KDCN
– Sử dụng, cho phép người khác sử dụng KDCN;
– Ngăn cấmngười khác sử dụng KDCN;
– Định đoạt đối với KDCN: chuyển nhượng, chuyển quyền sử dụng, tặng cho, để thừa kế, góp vốn….

Sử dụng KDCN là việc thực hiện các hành vi sau đây:
– Sản xuất sản phẩm có hình dáng bên ngoài là KDCNđược bảo hộ;
– Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm có hình dáng bên ngoài là KDCNđược bảo hộ;
– Nhập khẩu sản phẩm có hình dáng bên ngoài là KDCNđược bảo hộ.

Quyền tạm thời đối với KDCN
– Kể từ ngày công bố đơn đăng ký KDCN mà người đăng ký biết được người khác sử dụng đối tượng nộp đơn nhằm mục đích thương mại và không thuộc trường hợp sử dụng trước thì có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc mình đã nộp đơn và chỉ ra ngày nộp đơn.
– Nếu đã thông báo mà người đó không dừng việc sử dụng thì khi được cấp văn bằng, chủ bằng có quyền yêu cầu người đó trả một khoản tiền đền bù tương xứng với thời gian sử dụng theo giá tương đương hợp đồng li xăng;

Giới hạn quyền của chủ sở hữu KDCN
– Bằng độc quyền KDCN do Cục SHTT cấp có hiệu lực tại Việt Nam;
– Thời hạn hiệu lực: có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 05 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần 05 năm.
– Chủ sở hữu KDCN không có quyền cấm người khác thực hiện hành vi theo quy định tại khoản 2 Điều 125 Luật SHTT năm 2005

Chủ sở hữu KDCN không có quyền cấm người khác thực hiện hành vi thuộc các trường hợp sau đây:
– Sử dụng KDCN nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc mục đích phi thương mại hoặc nhằm mục đích đánh giá, phân tích, nghiên cứu, giảng dạy, thử nghiệm, sản xuất thử hoặc thu thập thông tin để thực hiện thủ tục xin phép sản xuất, nhập khẩu, lưu hành sản phẩm;
– Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp

Chủ sở hữu KDCN có nghĩa vụ phải trả thù lao cho tác giả

Điều 135. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả theo thỏa thuận; trường hợp không có thỏa thuận thì mức thù lao trả cho tác giả quy định như sau:
a) 10% lợi nhuận trước thuế mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
b) 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí trước khi nộp thuế theo quy định.

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.

TÊN DOANH NGHIỆP
——
… Số:  … / … V/v
xác nhận là doanh nghiệp có hoạt động sản xuất sản phẩm phẩn mềm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–
Đà Nẵng, ngày      tháng      năm 

Kính gửi: Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng

Công ty TNHH ABC được thành lập vào ngày … theo Giấy chứng nhận đầu tư số …. do UBND thành phố Đà Nẵng cấp. Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư được đính kèm tại phụ lục.

Hiện nay, Công ty chúng tôi đang thực hiện các dự án: thiết kế web, kiểm tra chương trình phần mềm,…

1. Căn cứ Thông tư số 20/2021/TT-BTTTT ngày 03/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2013/TT-BTTTT ngày 08/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Danh mục sản phẩm phần mềm và phần cứng, điện tử, sản phẩm của Công ty chúng tôi đã và đang sản xuất sản phẩm phần mềm thuộc các hạng mục 1.2.2.04 (phần mềm quản trị dự án) và 1.2.3.02 (phần mềm chuyên ngành giáo dục đào tạo).

2. Quy trình hoạt động sản xuất, kinh doanh mà Công ty đang thực hiện có các công đoạn thuộc quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm được quy định tại Khoản 1, Điều 4, Thông tư 13/2020/TT-BTTTT của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông ngày 03/07/2020 về Quy định việc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình, bao gồm công đoạn: Xác định yêu cầu / Phân tích thiết kế và được thể hiện bằng các tài liệu sau:

a) Tài liệu chứng minh từng tác nghiệp của công đoạn Xác định yêu cầu

b) Tài liệu chứng minh từng tác nghiệp của công đoạn Phân tích và thiết kế.

Công ty TNHH ABC cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp.

Nay Công ty TNHH ABC kính đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông xác nhận Công ty chúng tôi là doanh nghiệp có hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm để được thụ hưởng các chính sách ưu đãi cùa nhà nước.

Công ty TNHH ABC cử đại diện liên hệ, làm việc là Ông/Bà … (Chức vụ: …; email: …; số điện thoại: ….)./.

      GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com