Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Theo định nghĩa về trang thiết bị y tế thì cồn y tế là một loại trang thiết bị y tế trong đó có tác dụng khử khuẩn trang thiết bị y tế. Trên thực tế khi phân loại trang thiết bị y tế theo quy định cũ, một số đơn vị sẽ phân loại A với cồn y tế. Tuy nhiên, sau khi hậu kiểm các phân loại và công bố loại A sẽ bị yêu cầu thu hồi.
Theo công văn 2098/BYT-BT-CT ngày 12/04/2023 về việc rà soát hồ sơ công bố trang thiết bị y tế loại A, B trong đó nêu rõ sản phẩm không phù hợp với định nghĩa trang thiết bị y tế gồm “Cồn Ethanol sát khuẩn vết thương/ Oxy già“. Theo quy tắc 15 về phân loại trang thiết bị y tế tại thông tư 05/2022/TT-BYT quy định như sau:
Quy tắc 15. Phân loại trang thiết bị y tế khử khuẩn, tiệt khuẩn 1. Trang thiết bị y tế sử dụng để tiệt khuẩn trang thiết bị y tế được xếp vào loại C. 2. Trang thiết bị y tế sử dụng để khử khuẩn trang thiết bị y tế mà việc khử khuẩn đó là giai đoạn cuối cùng của quy trình khử khuẩn thì được xếp vào loại C. 3. Trang thiết bị y tế được sử dụng để khử khuẩn trang thiết bị y tế mà việc khử khuẩn đó được thực hiện trước khi tiệt khuẩn thì được xếp vào loại B. 4. Trang thiết bị y tế được sử dụng để khử khuẩn mà việc khử khuẩn đó được thực hiện trước khi khử khuẩn ở giai đoạn cuối cùng thì được xếp vào loại B. 5. Trang thiết bị y tế được chỉ định để khử khuẩn, làm sạch, ngâm, rửa hoặc dưỡng ẩm kính áp tròng được xếp vào loại C.
Phân biệt “khử khuẩn” và “tiệt khuẩn” theo quyết định 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế
Tiệt khuẩn (Sterilization): Là quá trình diệt hoặc loại bỏ tất cả các dạng của vi sinh vật sống bao gồm cả bào tử vi khuẩn. Khử khuẩn (Disinfection): Là quá trình loại bỏ hầu hết hoặc tất cả vi sinh vật gây bệnh trên dụng cụ nhưng không diệt bào tử vi khuẩn. Có 3 mức độ khử khuẩn: mức độ thấp, trung bình và cao. Khử khuẩn mức độ cao (High-level disinfection): Là quá trình diệt toàn bộ vi sinh vật và một số bào tử vi khuẩn. Khử khuẩn mức độ trung bình (Intermediate-level disinfection): Là quá trình diệt được M. tuberculosis, vi khuẩn sinh dưỡng, vi rút và nấm, nhưng không diệt được bào tử vi khuẩn. Khử khuẩn mức độ thấp (Low-level disinfection): Là quá trình diệt được các vi khuẩn thông thường như một vài vi rút và nấm, nhưng không diệt được bào tử vi khuẩn. Làm sạch (Cleaning): Là quá trình sử dụng biện pháp cơ học và hóa học để loại bỏ những tác nhân nhiễm khuẩn và chất hữu cơ bám trên dụng cụ, nhưng không diệt/loại bỏ được hết các tác nhân nhiễm khuẩn. Quá trình làm sạch là một bước bắt buộc phải thực hiện trước khi thực hiện khử khuẩn, tiệt khuẩn tiếp theo. Làm sạch tốt sẽ giúp hiệu quả khử khuẩn, tiệt khuẩn được tối ưu.
Như vậy, theo quy định trên thông thường cồn y tế phục vụ khử khuẩn trang thiết bị y tế sẽ được phân loại B. Theo đó, hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng trang thiết bị y tế loại B bao gồm: 1. Văn bản công bố tiêu chuẩn áp dụng của trang thiết bị y tế thuộc loại A, B 2. Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 13485 còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ. 3. Giấy ủy quyền của chủ sở hữu trang thiết bị y tế cho tổ chức đứng tên công bố tiêu chuẩn áp dụng theo mẫu còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ, trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh của Việt Nam là chủ sở hữu trang thiết bị y tế. 4. Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo hành do chủ sở hữu trang thiết bị y tế cấp, trừ trường hợp trang thiết bị y tế sử dụng một lần theo quy định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế hoặc có tài liệu chứng minh không có chế độ bảo hành. 5. Tài liệu mô tả tóm tắt kỹ thuật trang thiết bị y tế bằng tiếng Việt, kèm theo tài liệu kỹ thuật mô tả chức năng, thông số kỹ thuật của trang thiết bị y tế do chủ sở hữu trang thiết bị y tế ban hành. Riêng đối với thuốc thử, chất hiệu chuẩn, vật liệu kiểm soát in vitro: tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Việt kèm theo tài liệu về nguyên vật liệu, về an toàn của sản phẩm, quy trình sản xuất, các báo cáo nghiên cứu lâm sàng và tiền lâm sàng bao gồm báo cáo độ ổn định. 6. Giấy chứng nhận hợp chuẩn theo quy định hoặc bản tiêu chuẩn sản phẩm do chủ sở hữu trang thiết bị y tế công bố. Riêng đối với trang thiết bị y tế sản xuất trong nước bổ sung kết quả đánh giá các thông số hóa, lý, vi sinh và các thông số khác do cơ sở đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đánh giá sự phù hợp cấp hoặc Giấy chứng nhận đánh giá chất lượng do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro. Kết quả đánh giá phải phù hợp với tiêu chuẩn mà chủ sở hữu trang thiết bị y tế công bố. 7. Tài liệu hướng dẫn sử dụng của trang thiết bị y tế. 8. Mẫu nhãn sẽ sử dụng khi lưu hành tại Việt Nam của trang thiết bị y tế. 9. Giấy chứng nhận lưu hành tự do còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ đối với trang thiết bị y tế nhập khẩu.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Đóng mã số thuế hay theo danh mục trạng thái mã số thuế là NNT ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực MST hoặc NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký là một trong những trường hợp người nộp thuế không được phép tiếp tục hoạt động. Vậy đối với trường hợp bị đóng mã số thuế thì cách thức xử lý để khôi phục mã số thuế đối với doanh nghiệp bị đóng mã số thuế như thế nào?
Khôi phục mã số thuế là gì?
Khôi phục mã số thuế là việc chuyển trạng thái mã số thuế từ trạng thái “ngừng hoạt động” trở về trạng thái “NNT đang hoạt động”. Việc khôi phục mã số thuế thường được gọi dân dã là “mở mã số thuế“. Việc mở lại mã số thuế được hướng dẫn bởi thông tư 105/2020/TT-BTC
Các trường hợp khôi phục mã số thuế
a) Người nộp thuế là tổ chức kinh tế hoặc tổ chức khác bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương, cơ quan thuế đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định, nhưng sau đó cơ quan có thẩm quyền có văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương. b) Người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh ở tình trạng cơ quan thuế đã ban hành Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký nhưng cơ quan đăng ký kinh doanh chưa ban hành Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; cơ quan quản lý nhà nước khác chưa ban hành văn bản thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương, người nộp thuế có văn bản đề nghị cơ quan thuế khôi phục mã số thuế và cam kết thanh toán các nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước, chấp hành việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế. c) Người nộp thuế là tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh đã có hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế gửi đến cơ quan thuế nhưng chưa được cơ quan thuế ban hành Thông báo người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế, đề nghị được tiếp tục hoạt động trở lại. d) Cơ quan thuế xác định người nộp thuế không thuộc trường hợp phải chấm dứt hiệu lực mã số thuế do lỗi của cơ quan thuế.
Hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế
Khôi phục mã số thuế do cơ quan có thẩm quyền có văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi giấy phép
Hồ sơ gồm: – Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế mẫu số 25/ĐK-TCT; – Bản sao không cần chứng thực văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương của cơ quan có thẩm quyền.
Khôi phục mã số thuế cho doanh nghiệp, hộ gia đình đối với trường hợp bỏ địa chỉ kinh doanh mà chưa có quyết định thu hồi đăng ký kinh doanh
Hồ sơ gồm: – Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế mẫu số 25/ĐK-TCT.
Khôi phục mã số thuế khi thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế mà chưa có thông báo chấm dứt hiệu lực của cơ quan thuế
Hồ sơ gồm: – Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế mẫu số 25/ĐK-TCT.
Xử lý khôi phục mã số thuế và trả kết quả
Đối với trường hợp huỷ bỏ quyết định thu hồi
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế của người nộp thuế trong trường hợp bị thu hồi mã số thuế hoặc ngay sau khi phát hiện việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của người nộp thuế sai do lỗi của cơ quan thuế theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều này, cơ quan thuế thực hiện: – Lập Thông báo khôi phục mã số thuế mẫu số 19/TB-ĐKT. – In lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế cho người nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế đã nộp bản gốc cho cơ quan thuế theo hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Cơ quan thuế thực hiện cập nhật trạng thái mã số thuế cho người nộp thuế trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày ban hành Thông báo khôi phục mã số thuế.
Đối với trường hợp bỏ trụ sở
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế của người nộp thuế trong trường hợp không hoạt động tại trụ sở, cơ quan thuế lập danh sách các hồ sơ khai thuế còn thiếu, tình hình sử dụng hoá đơn, số tiền thuế còn nợ, số tiền phạt, tiền chậm nộp (nếu có) và thực hiện xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, hoá đơn theo quy định, đồng thời thực hiện xác minh thực tế tại địa chỉ trụ sở kinh doanh của người nộp thuế và lập Biên bản xác minh tình trạng hoạt động của người nộp thuế tại địa chỉ đã đăng ký theo hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế của người nộp thuế (người nộp thuế phải ký xác nhận vào Biên bản), đồng thời người nộp thuế phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế, yêu cầu của cơ quan thuế theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế chấp hành đầy đủ các hành vi vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn, nộp đủ số tiền thuế còn nợ, số tiền phạt, tiền chậm nộp (nếu có), cơ quan thuế thực hiện: – Lập Thông báo khôi phục mã số thuế cho người nộp thuế mẫu số 19/TB-ĐKT – In lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế cho người nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế đã nộp bản gốc cho cơ quan thuế theo hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế. – Thông báo khôi phục mã số thuế cho người nộp thuế được gửi người nộp thuế (theo địa chỉ nhận thông báo thuế đã đăng ký; địa chỉ của người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế, chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch hội đồng thành viên của công ty hợp danh; địa chỉ thư điện tử của người nộp thuế đã đăng ký với cơ quan thuế để nộp hồ sơ khai thuế qua mạng – nếu có); cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, Viện Kiểm sát, cơ quan Công an trên địa bàn; cơ quan cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày ban hành Thông báo, đồng thời thực hiện cập nhật trạng thái mã số thuế của người nộp thuế trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.
Đối với trường hợp nộp hồ sơ đóng mã nhưng chưa hoàn thành và muốn hoạt động trở lại
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế của người nộp thuế trong trường hợp đã có hồ sơ chấm dứt hiệu lực MST nhưng muốn hoạt động trở lại, cơ quan thuế lập danh sách các hồ sơ khai thuế còn thiếu, tình hình sử dụng hoá đơn, số tiền thuế còn nợ, số tiền phạt, tiền chậm nộp (nếu có) và thực hiện xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, hoá đơn theo quy định. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế chấp hành đầy đủ các hành vi vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn, nộp đủ số tiền thuế còn nợ, số tiền phạt, tiền chậm nộp (nếu có), cơ quan thuế thực hiện: – Lập Thông báo khôi phục mã số thuế cho người nộp thuế mẫu số 19/TB-ĐKT – In lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế cho người nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế đã nộp bản gốc cho cơ quan thuế theo hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế. – Cơ quan thuế thực hiện cập nhật trạng thái mã số thuế cho người nộp thuế trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày ban hành Thông báo khôi phục mã số thuế.
Mã số thuế nộp thay sẽ được tự động khôi phục khi mã số thuế của người nộp thuế được cơ quan thuế cập nhật vào Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế. Trường hợp người nộp thuế tự đóng mã số thuế để thực hiện giải thể mà muốn hoạt động trở lại xem tại khôi phục mã số thuế do giải thể mà muốn hoạt động trở lại
Thủ tục mở mã số thuế online
Hiện nay, việc nộp hồ sơ để mở mã số thuế có thể thao tác online tại địa chỉ https://thuedientu.gdt.gov.vn/. Khách hàng truy cập và chọn như hình dưới đây và thao tác theo hướng dẫn của hệ thống
Dịch vụ mở lại mã số thuế
Đối với việc mở lại mã số thuế thường phải nắm được lý do bị đóng (không hoạt động, nợ thuế…) sau đó khắc phục các lý do trên. Thông thường việc này tương đối mất nhiều thời gian, do vậy trường hợp khách hàng không có thời gian thực hiện thủ tục này vui lòng liên hệ LVNLAW để sử dụng dịch vụ mở lại mã số thuế
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Đại diện sở hữu công nghiệp là gì?
Theo quy định tại điều 151 luật SHTT 2022 đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện các công việc sau: – Đại diện cho tổ chức, cá nhân trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp; – Tư vấn về vấn đề liên quan đến thủ tục xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp; – Các dịch vụ khác liên quan đến thủ tục xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp.
Đây là một trong những lĩnh vực hành nghề có điều kiện và người hành nghề phải có chứng chỉ hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp để đại diện trong các lĩnh vực bao gồm: nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại….
Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp
Theo quy định tại điều 155 luật sở hữu trí tuệ 2022 điều kiện hành nghề đại diện SHCN gồm:
Điều 155. Điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp 1. Cá nhân được phép hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp; b) Hoạt động cho một tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp. 2. Cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây thì được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2a Điều này: a) Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; b) Thường trú tại Việt Nam; c) Có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương đối với trường hợp hành nghề trong lĩnh vực nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, chống cạnh tranh không lành mạnh, bí mật kinh doanh; có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương chuyên ngành khoa học tự nhiên hoặc khoa học kỹ thuật đối với trường hợp hành nghề trong lĩnh vực sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; d) Đã trực tiếp làm công tác pháp luật về sở hữu công nghiệp từ năm năm trở lên hoặc đã trực tiếp làm công tác thẩm định các loại đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tại cơ quan quốc gia hoặc quốc tế về sở hữu công nghiệp từ năm năm trở lên hoặc đã tốt nghiệp khóa đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp được cơ quan có thẩm quyền công nhận; đ) Không phải là công chức, viên chức, người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp; e) Đã đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra về nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp do cơ quan có thẩm quyền tổ chức. 2a. Công dân Việt Nam là luật sư được phép hành nghề theo quy định của Luật Luật sư, thường trú tại Việt Nam thì được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp trong lĩnh vực nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, chống cạnh tranh không lành mạnh, bí mật kinh doanh nếu đã tốt nghiệp khóa đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp được cơ quan có thẩm quyền công nhận. 3. Chính phủ quy định cụ thể chương trình đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp, việc kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp, cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
Theo quy định tại luật SHTT 2022 đại diện SHCN được chia làm 2 loại: – Nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, chống cạnh tranh không lành mạnh, bí mật kinh doanh – Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
Trong đó, nổi bật là đối với các trường hợp luật sư đã qua đào tạo chuyên sâu về SHCN được phép hành nghề đại diện SHCN trong lĩnh vực: Nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, chống cạnh tranh không lành mạnh, bí mật kinh doanh.
Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề dại diện sở hữu công nghiệp
Hồ sơ cấp CCHN theo quy định tại điều 64 nghị định 65/2023/NĐ-CP như sau:
Điều 64. Cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp 1. Việc cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được thực hiện như sau: a) Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp cấp cho cá nhân đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và 2a Điều 155 của Luật Sở hữu trí tuệ nếu có yêu cầu và nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật; b) Hồ sơ yêu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp gồm 01 bộ tài liệu như sau: b1) Tờ khai yêu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, làm theo Mẫu số 02 tại Phụ lục V của Nghị định này; b2) Bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp và bản sao Thẻ luật sư đối với trường hợp đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại khoản 2a Điều 155 của Luật Sở hữu trí tuệ (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực); b3) 02 ảnh 3 x 4 (cm); b4) Bản sao Chứng minh nhân dân (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực), trừ trường hợp Tờ khai yêu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp đã có thông tin về số Căn cước công dân;
Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận hồ sơ, căn cứ trên cơ sở xem xét hồ sơ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp chứng chỉ hành nghề và cấp chứng chỉ hành nghề cho người nộp hồ sơ; ghi nhận việc cấp chứng chỉ hành nghề vào Sổ đăng ký quốc gia về đại diện sở hữu công nghiệp; công bố việc cấp chứng chỉ hành nghề trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định; hoặc thông báo các thiếu sót của hồ sơ và ấn định thời hạn 01 tháng để người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót; hoặc ra thông báo từ chối cấp chứng chỉ hành nghề, trong đó nêu rõ lý do từ chối, nếu người nộp hồ sơ không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu hoặc hồ sơ không hợp lệ.
Lệ phí: (Theo thông tư 263/2016/TT-BTC) – Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp: 200.000 VNĐ – Lệ phí công bố quyết định cấp chứng chỉ: 150.000 VNĐ – Lệ phí đăng bạ quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp: 150.000 VNĐ – Phí thẩm định hồ sơ yêu cầu cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp: 250.000 VNĐ
Lưu ý: Giảm lệ phí cấp 50% theo thông tư 44/2023/TT-BTC tới hết 31/12/2023, chỉ giảm lệ phí không giảm phí. Theo đó, phí cấp CCHN đại diện SHCN hiện nay là 500.000 VNĐ
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Khi trở thành luật sư, các luật sư sẽ phải tham gia vào đoàn luật sư và đóng phí đoàn luật sư và phí liên đoàn theo quy định. Cụ thể căn cứ vào Điều 4 Nghị Quyết 05/NQ-HĐLSTQ năm 2015 quy định như sau:
Phí thành viên 1. Luật sư phải đóng phí thành viên theo quy định của Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Mức phí thành viên là 200.000 đồng/người/tháng. 2. Đoàn luật sư trích nộp phí thành viên về Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Tỷ lệ trích nộp phí thành viên về Liên đoàn Luật sư Việt Nam như sau: a) Đoàn luật sư có số lượng từ 1.000 luật sư trở lên trích nộp 50% phí thành viên; b) Đoàn luật sư có số lượng từ 300 luật sư đến 999 luật sư trích nộp 30% phí thành viên; c) Đoàn luật sư có số lượng từ 50 luật sư đến 299 luật sư trích nộp 20% phí thành viên; d) Đoàn luật sư có số lượng dưới 50 luật sư trích nộp 10% phí thành viên. 3. Hàng quý, Ban Chủ nhiệm các Đoàn Luật sư có trách nhiệm thu phí thành viên từ các luật sư thuộc Đoàn mình và trích nộp về Liên đoàn Luật sư Việt Nam trước ngày mồng 10 tháng đầu tiên của quý tiếp theo.
Theo đó, trước đây luật sư là thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư cần phải đóng phí thành viên với mức phí là 200.000 đồng/người/tháng. Sau đó từng Đoàn Luật sư sẽ trích theo tỷ lệ phí này nộp về lại cho Liên đoàn Luật sư.
Từ ngày 01/01/2023, theo khoản 1 Điều 2 Nghị Quyết 05/NQ-HĐLSTQ năm 2022 quy định như sau:
Phí thành viên 1. Luật sư phải đóng phí thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam và phí thành viên của Đoàn Luật sư theo quy định của Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Mức phí thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam là 100.000 đồng/người/tháng (một trăm nghìn đồng/người/tháng). Mức phí thành viên của Đoàn Luật sư là 150.000 đồng/người/tháng (một trăm năm mươi nghìn đồng/người/tháng).
Trước đây, phí đoàn và phí liên đoàn sẽ được nộp cho đoàn luật sư. Tuy nhiên, từ 01/01/2023 phí đoàn luật sư và phí liên đoàn sẽ được thu riêng. Các bạn có thể tham khảo thông tin chuyển khoản của đoàn luật sư và liên đoàn như sau:
Chủ tài khoản: LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM Số tài khoản: 1231.0000.223.006 Ngân hàng: TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Quang Trung. Nội dung đề nghị ghi rõ: Họ và tên luật sư – số Thẻ luật sư – thời gian đóng phí thành viên.
Chủ tài khoản: ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI Số tài khoản: 6666.6959.6666 Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) – Chi nhánh Điện Biên Phủ hoặc Số tài khoản: 1230.688.988 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Quang Trung Nội dung chuyển tiền: Họ và tên Luật sư, năm sinh, số thẻ luật sư, nộp phí thành viên năm…(Ví dụ: Nguyen Van A 1979 1234LS nop PTV nam 2023)
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh là một trong những dịch vụ mà trước khi quảng cáo phải làm thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo. Hồ sơ, trình tự, thủ tục và quy định khi xác nhận nội dung quảng cáo đối với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh như thế nào? Trong bài viết này, LVNLAW sẽ hướng dẫn cụ thể về việc xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
Điều kiện xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh
Theo điểm e khoản 4 điều 20 luật quảng cáo 2012 và điều 11 thông tư 09/2015/TT-BYT điều kiện xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Điều 11. Điều kiện xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh a) Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; b) Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người hành nghề mà pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh quy định bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề. 2. Nội dung quảng cáo phải theo đúng quy định tại Điều 9 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP. 3. Có đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 19 Thông tư này. 4. Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo là đơn vị đứng tên trên giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc đơn vị có tư cách pháp nhân được đơn vị đứng tên trên giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền bằng văn bản.
Như vậy có thể xác định như sau: – Đối với cơ sở: Giấy phép hoạt động + chứng chỉ hành nghề – Đối với nội dung quảng cáo: Ghi rõ Tên, địa chỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi được cấp phép hoạt động; Phạm vi hoạt động chuyên môn kỹ thuật chính ghi trong Giấy phép hoạt động hoặc Chứng chỉ hành nghề đã được cơ quan có thẩm quyền về y tế cấp phép
Hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
1. Văn bản đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo theo mẫu 2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài 3. Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở thực hiện dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được quảng cáo do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp và danh mục kỹ thuật chuyên môn đã được Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế phê duyệt. 4. Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người thực hiện dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được quảng cáo trong trường hợp pháp luật quy định phải có chứng chỉ hành nghề. 5. Nội dung đề nghị xác nhận quảng cáo: – Nếu quảng cáo trên báo nói, báo hình thì phải có 01 bản ghi nội dung quảng cáo dự kiến trong đĩa hình, đĩa âm thanh, file mềm kèm theo 03 bản kịch bản dự kiến quảng cáo, trong đó miêu tả rõ nội dung, phương tiện dự kiến quảng cáo, phần hình ảnh (đối với báo hình), phần lời, phần nhạc; – Nếu quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo không phải báo nói, báo hình thì phải có 03 bản ma-két nội dung dự kiến quảng cáo in mầu kèm theo file mềm ghi nội dung dự kiến quảng cáo; – Nếu quảng cáo thông qua hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện: Ngoài các tài liệu quy định tại điểm này phải có các tài liệu: mẫu quảng cáo sử dụng trong chương trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt còn hiệu lực (trong trường hợp mẫu quảng cáo đã được duyệt nội dung), chương trình có ghi rõ tên nội dung báo cáo, thời gian (ngày/tháng/năm), địa điểm tổ chức (địa chỉ cụ thể); nội dung bài báo cáo và tài liệu trình bày, phát cho người dự; bảng kê tên, chức danh khoa học, trình độ chuyên môn của báo cáo viên (Báo cáo viên phải có bằng cấp chuyên môn, trình độ phù hợp với lĩnh vực sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo. Đối với quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh: báo cáo viên phải có bằng cấp chuyên môn về y phù hợp. 6. Các yêu cầu khác đối với hồ sơ: a) Trường hợp đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo là đơn vị được ủy quyền thì phải có các giấy tờ sau đây: – Văn bản ủy quyền hợp lệ; – Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài của đơn vị được ủy quyền. b) Tài liệu tham khảo, chứng minh, xác thực thông tin trong nội dung quảng cáo: – Các tài liệu bằng tiếng Anh phải dịch ra tiếng Việt kèm theo tài liệu gốc bằng tiếng Anh. Bản dịch tiếng Việt phải được đóng dấu xác nhận của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo; – Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài không phải là tiếng Anh phải dịch ra tiếng Việt và kèm theo tài liệu gốc bằng tiếng nước ngoài. Bản dịch tiếng Việt phải được công chứng theo quy định của pháp luật. c) Các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phải còn hiệu lực, là bản sao chứng thực hoặc bản sao có đóng dấu của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo. Các tài liệu trong hồ sơ phải có dấu, dấu giáp lai của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo; d) Mẫu nội dung quảng cáo được trình bày trên khổ giấy A4. Mẫu hình thức quảng cáo ngoài trời khổ lớn có thể trình bày trên khổ giấy A3 hoặc khổ giấy khác và ghi rõ tỷ lệ kích thước so với kích thước thật.
Cơ quan thực hiện xác nhận nội dung quảng cáo phòng khám
Cục Quản lý khám, chữa bệnh cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y học hiện đại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động, phê duyệt danh mục chuyên môn kỹ thuật;
Cục Quản lý y, dược cổ truyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động, phê duyệt danh mục chuyên môn kỹ thuật ;
Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với: Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Giám đốc Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động, phê duyệt danh mục chuyên môn kỹ thuật.
Thủ tục xin xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
Bước 1: Nộp hồ sơ theo quy định tại cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ Bước 2: – Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ theo dấu tiếp nhận công văn đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản đề nghị đơn vị sửa đổi, bổ sung. Thời gian để đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu tối đa là 90 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung của cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Quá thời hạn này thì hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo hết giá trị. – Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu tiếp nhận công văn đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp. Bước 3: Đối với quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện: a) Trước khi tiến hành việc quảng cáo ít nhất 02 ngày làm việc, với hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện phải có văn bản thông báo về hình thức, thời gian và địa điểm quảng cáo kèm theo bản sao giấy xác nhận nội dung quảng cáo, mẫu quảng cáo hoặc kịch bản quảng cáo đã được duyệt cho Sở Y tế nơi tổ chức quảng cáo để thanh tra, kiểm tra trong trường hợp cần thiết; b) Trường hợp có thay đổi về địa điểm, thời gian tổ chức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện so với nội dung ghi trên giấy xác nhận nội dung quảng cáo, tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo phải thông báo tới Sở Y tế địa phương.
Lệ phí: 1.000.000 VNĐ/tính trên một maket quảng cáo (Theo quy định tại thông tư 59/2023/TT-BTC).
Lưu ý khi thực hiện việc xác nhận nội dung quảng cáo đối với phòng khám
Sau đây là một số thực tế khi thực hiện tại Sở Y Tế HN tại thời điểm viết bài, người đọc cần lưu ý khi thực hiện: – Sở Y Tế HN không tiếp nhận hồ sơ qua dichvucong trực tuyến. Tức là các hồ sơ nộp theo hình thức dịch vụ công online (mức độ 3) sẽ không được tiếp nhận. Khi gọi điện theo số SYT thì được hướng dẫn nộp hồ sơ trực tiếp? – Yêu cầu thêm hồ sơ không nằm trong quy định (Hợp đồng rác thải, nước thải; Hồ sơ nhân sự tại phòng khám; Hồ sơ trang thiết bị y tế tại phòng khám; Cam kết về việc quảng cáo đúng nội dung được xác nhận và không vi phạm bản quyền hình ảnh – đối với các quảng cáo có hình ảnh cá nhân) – Ma két chỉ sử dụng hình ảnh nhân sự công ty (hình ảnh có ai + kèm chứng nhận hành nghề của người đó)
Mức phạt khi quảng cáo phòng khám không giấy phép
Theo quy định tại điều 9, điều 12 nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định
Điều 9. Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh 1. Nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải phù hợp với Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. 2. Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có các nội dung sau đây: a) Tên, địa chỉ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi được cấp phép hoạt động; b) Phạm vi hoạt động chuyên môn kỹ thuật chính ghi trong Giấy phép hoạt động hoặc Chứng chỉ hành nghề đã được cơ quan có thẩm quyền về y tế cấp phép. Điều 12. Yêu cầu xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt 1. Việc quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt quy định từ Điều 3 đến Điều 11 Nghị định này (trừ quảng cáo thức ăn chăn nuôi) chỉ thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo.
Như vậy, trường hợp quảng cáo trước khi có xác nhận nội dung quảng cáo được quy định tại điều 49 nghị định 38/2021/NĐ-CP
Điều 49. Vi phạm các quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định. 2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp quảng cáo thuốc, quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm, quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà vi phạm 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc buộc thu hồi xuất bản phẩm, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Câu hỏi thường gặp
1. Cách tính một hồ sơ quảng cáo? Nội dung dự kiến quảng cáo (mẫu quảng cáo) để trên một trang tính là một hồ sơ. Sau khi được Sở Y tế xác nhận, cơ sở chỉ được quảng cáo trọn mẫu được duyệt (không được phép quảng cáo một phần hoặc tách từng nội dung riêng lẻ).
2. Yêu cầu về nội dung quảng cáo? Nội dung dự kiến quảng cáo phải có đầy đủ các thông tin của phòng khám: Tên cơ sở khám bệnh chữa bệnh, hình thức tổ chức, số giấy phép hoạt động, địa chỉ, số điện thoại. Tất cả những hình ảnh trên nội dung quảng cáo phải thuộc quyền sở hữu của cơ sở (logo, hình ảnh, lời nói, chữ viết của các cá nhân…). Do đó, trong trường hợp nội dung quảng cáo có các hình ảnh thì đơn vị phải đính kèm các tài liệu minh chứng hình ảnh thuộc quyền sở hữu của đơn vị hoặc đơn vị được phép sử dụng hình ảnh. Ví dụ: Đối với logo thì bổ sung quyết định công nhận của Cục Sở hữu Trí tuệ; đối với hình ảnh, lời nói, chữ viết của các cá nhân thì bổ sung văn bản đồng ý cho phép sử dụng, đon vị chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác của các loại giấy tờ bổ sung
3. Yêu cầu về hồ sơ ngoài quy định? Một số trường hợp có thể yêu cầu bổ sung các giấy tờ sau đây: – Giấy phép hoạt động khám bệnh chữa bệnh, Chứng chỉ hành nghề của bác sĩ – Quyết định phê duyệt danh mục kỹ thuật – Hợp đồng rác thải, nước thải – Kê khai trang thiết bị sử dụng cho dịch vụ quảng cáo – Giấy chứng nhận cập nhật kiến thức y khoa liên tục
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Đây là nội dung được đề cập tại thông báo số 2305/TB-KH&ĐT ngày 18/12/2023 của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội. Cụ thể:
Kể từ ngày 01/01/2024, Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội thực hiện in trả kết quả thủ tục hành chính lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp bằng giấy trắng A4 thông thường không sử dụng bản vàng (phôi giấy màu) in sẵn.
Khách hàng có thể tham khảo mẫu ĐKKD cũ trên giấy màu vàng và mẫu ĐKKD mới trên giấy trắng sau đây.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Hiện nay trước khi tiến hành nhập khẩu thiết bị ngành in chúng ta phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị ngành in. Tuy nhiên không phải toàn bộ thiết bị ngành in đều phải xin cấp phép nhập khẩu. Theo quy định tại điều 27 của nghị định 60/2014/NĐ-CP (cập nhật bởi nghị định 25/2018/NĐ-CP hiệu lực từ 01/05/2018)
Thiết bị in theo danh mục sau đây khi nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông: – Máy in màu sử dụng công nghệ kỹ thuật số (in phun, laser), ốp-xét (offset), flexo, ống đồng, letterpress; – Máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu. Các loại máy in cũ không thuộc danh mục nêu dưới đây có thể phải xin bên Bộ KHCN mời các bác tham khảo nhập khẩu máy in công nghiệp cũ đã qua sử dụng
Hàng hóa trong lĩnh vực in, phát hành xuất bản phẩm theo mã số HS (Danh sách các máy in dưới đây theo thông tư 22/2018/TT-BTTTT có hiệu lực từ ngày 12/02/2019. Khách hàng có thể tham khảo tại thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu máy in hoặc liên hệ LVNLAW để được tư vấn nếu có thắc mắc)
1. Hàng hóa theo mã số HS và hình thức quản lý nhập khẩu
2. Hàng hóa trong Danh mục dưới đây khi nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông (chỉ áp dụng đối với hàng hóa có mã số HS 08 số):
Mô tả hàng hóa
Mô tả hàng hóa theo mã số HS trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam quy định tại Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27 tháng 6 năm 2017 của Bộ Tài chính
Mô tả, phân loại hàng hóa nhập khẩu theo chuyên ngành trong lĩnh vực in
84.43
Máy in sử dụng các bộ phận in như khuôn in (bát chữ), trục lăn và các bộ phận in khác của nhóm 84.42; máy in khác, máy copy (copying machines) và máy fax, có hoặc không kết hợp với nhau; bộ phận và các phụ kiện của chúng.
– Máy in sử dụng các bộ phận in như khuôn in (bát chữ), trục lăn và các bộ phận in khác thuộc nhóm 84.42:
8443.11.00
– – Máy in offset, in cuộn
Máy in offset (kiểu in cuộn)
8443.12.00
– – Máy in offset, in theo tờ, loại sử dụng trong văn phòng (sử dụng giấy với kích thước giấy ở dạng không gấp một chiều không quá 22 cm và chiều kia không quá 36 cm)
Máy in offset in theo tờ rời
8443.13.00
– – Máy in offset khác
Máy in offset khác
8443.14.00
– – Máy in letterpress, in cuộn trừ loại máy in flexo
Máy in letterpress (kiểu in cuộn)
8443.15.00
– – Máy in letterpress, trừ loại in cuộn, trừ loại máy in flexo
Máy in letterpress (kiểu in tờ rời)
8443.16.00
– – Máy in flexo
Máy in flexo
8443.17.00
– – Máy in ống đồng
Máy in ống đồng
– Máy in khác, máy copy và máy fax, có hoặc không kết hợp với nhau:
8443.31
– – Máy kết hợp hai hoặc nhiều chức năng in, copy hoặc fax, có khả năng kết nối với máy xử lý dữ liệu tự động hoặc kết nối mạng:
– – – Máy in-copy, in bằng công nghệ in phun:
8443.31.11
– – – – Loại màu
Máy in có chức năng photocopy màu (loại đa màu)
– – – Máy in-copy, in bằng công nghệ laser:
8443.31.21
– – – – Loại màu
Máy in có chức năng photocopy màu (loại đa màu)
– – – Máy in-copy-fax kết hợp:
8443.31.31
– – – – Loại màu
Máy in có chức năng photocopy màu (loại đa màu)
– – – Loại khác:
8443.31.91
– – – – Máy in-copy-scan-fax kết hợp
Chỉ cấp giấy phép nhập khẩu đối với máy in có chức năng photocopy màu (loại đa màu)
8443.31.99
– – – – Loại khác
Chỉ cấp giấy phép nhập khẩu đối với máy in có chức năng photocopy màu (loại đa màu)
8443.32
– – Loại khác, có khả năng kết nối với máy xử lý dữ liệu tự động hoặc kết nối mạng:
– – – Máy in phun:
8443.32.21
– – – – Loại màu
Chỉ cấp giấy phép nhập khẩu đối với máy in phun kỹ thuật số có tốc độ in trên 60 tờ/phút (khổ A4) hoặc có khổ in trên A3
– – – Máy in laser:
8443.32.31
– – – – Loại màu
Chỉ cấp giấy phép nhập khẩu đối với máy in laser kỹ thuật số có tốc độ in trên 60 tờ/phút (khổ A4) hoặc có khổ in trên A3
8443.39
– – Loại khác:
8443.39.10
– – – Máy photocopy tĩnh điện, hoạt động bằng cách tái tạo hình ảnh gốc trực tiếp lên bản sao (quá trình tái tạo trực tiếp)
Chỉ cấp giấy phép nhập khẩu đối với máy photocopy màu (loại đa màu), trừ loại đơn màu (đen trắng)
8443.39.20
– – – Máy photocopy tĩnh điện, hoạt động bằng cách tái tạo hình ảnh gốc lên bản sao thông qua bước trung gian (quá trình tái tạo gián tiếp)
8443.39.30
– – – Máy photocopy khác kết hợp hệ thống quang học
8443.39.40
– – – Máy in phun
Chỉ cấp giấy phép nhập khẩu máy in phun màu kỹ thuật số (loại đa màu) có tốc độ in trên 60 tờ/phút khổ A4 hoặc có khổ in trên A3
2. Trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa trong Danh mục tại Mục I.1 thực hiện theo quy định tại Điều 27, Điều 28 Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in (được sửa đổi, bổ sung một số điều bằng Nghị định số 25/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ). 3. Hàng hóa trong lĩnh vực in có mã số HS thuộc các nhóm: 84.40, 84.41, 84.42 và hàng hóa của nhóm 84.43 quy định tại Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27 tháng 6 năm 2017 của Bộ Tài chính nhưng không được liệt kê trong Danh mục tại Mục I.1 khi nhập khẩu không phải có giấy phép nhập khẩu của Bộ Thông tin và Truyền thông. 4. Hàng hóa xuất khẩu Hàng hóa trong Danh mục tại Mục I.1 khi xuất khẩu không phải có giấy phép xuất khẩu của Bộ Thông tin và Truyền thông./.
Lưu ý: Kích thước khổ giấy A3 là 297 × 420 mm do vậy đối với máy photo và máy in kỹ thuật số có kích thước lớn hơn khổ A3 hoặc tốc độ lớn hơn 60 tờ A4 (210 x 297 mm)/phút thì cần xin giấy phép nhập khẩu
Máy in cũ (đã qua sử dụng) có cần xin giấy phép nhập khẩu? Các loại máy in thuộc danh mục xin giấy phép trong bài viết (cũ hoặc mới) đều phải xin giấy phép nhập khẩu và không giới hạn về năm sản xuất. Đối với máy cũ không thuộc danh mục không phải xin giấy phép nhập khẩu nhưng phải thực hiện giám định máy móc bởi các cơ quan giám định (tuổi máy không được quá 10 năm)
Máy in nhiệt, in nổi, in 3D có cần xin giấy phép nhập khẩu? Các loại máy in nêu trên không thuộc danh mục của thông tư 22/2018/TT-BTTTT do vậy không cần xin giấy phép nhập khẩu khi tiến hành thông quan.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Con dấu của doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện gì? Hình thức của con dấu doanh nghiệp? Khi sử dụng con dấu của doanh nghiệp phải làm gì?
Quy định về dấu của doanh nghiệp
Trước 01/07/2015, theo quy định tại luật doanh nghiệp 2005 và nghị định 58/2001/NĐ-CP như sau:
Điều 36. Con dấu của doanh nghiệp 1. Doanh nghiệp có con dấu riêng. Con dấu của doanh nghiệp phải được lưu giữ và bảo quản tại trụ sở chính của doanh nghiệp. Hình thức và nội dung của con dấu, điều kiện làm con dấu và chế độ sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của Chính phủ. 2. Con dấu là tài sản của doanh nghiệp. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm quản lý sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp cần thiết, được sự đồng ý của cơ quan cấp dấu, doanh nghiệp có thể có con dấu thứ hai.
Luật Doanh nghiệp 2005
Điều 1. …Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước. Điều 8. Bộ Công an quy định thống nhất mẫu các loại con dấu và việc khắc biểu tượng trong con dấu hoặc chữ nước ngoài trong con dấu; cấp giấy phép khắc dấu, lưu chiểu mẫu dấu và cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu; quản lý hoạt động khắc dấu; kiểm tra việc quản lý, sử dụng con dấu và thực hiện các công việc khác theo quy định của Nghị định này. Điều 10.[7] Thủ tục, hồ sơ xin làm con dấu thực hiện như sau: 4. Các tổ chức kinh tế được thành lập theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư không phải cấp giấy phép làm con dấu, nhưng phải đăng ký mẫu dấu tại cơ quan Công an trước khi sử dụng.
Nghị định 58/2001/NĐ-CP
Theo đó, thời gian này doanh nghiệp khi sử dụng con dấu phải có đăng ký mẫu dấu thì mới được sử dụng.
Kể từ 01/07/2015 theo quy định của luật doanh nghiệp 2014 cơ quan công an không còn quản lý con dấu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo mẫu dấu tới cơ quan ĐKKD trước khi sử dụng theo điều 44 luật doanh nghiệp 2014. Tuy nhiên, quy định này đã bị bãi bỏ từ 01/01/2021 khi Luật doanh nghiệp 2020 có hiệu lực
Điều 44. Con dấu của doanh nghiệp 2. Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Luật doanh nghiệp 2014
Từ ngày 01/01/2021, theo quy định của luật doanh nghiệp 2020 hiện không quy định doanh nghiệp tự quản lý dấu của mình
Điều 43. Dấu của doanh nghiệp 1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. 2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp. 3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Luật doanh nghiệp 2020
Hiện tại, theo quy định này doanh nghiệp không cần đăng ký hoặc thông báo mẫu dấu với bất cứ cơ quan nào (tự quyết định).
Tra cứu mẫu dấu cũ của doanh nghiệp như thế nào?
Trước đây, đối với các mẫu dấu cũ đã được đăng theo quy định cũ có thể tra cứu trên trang dangkykinhdoanh.gov.vn và chọn mục Danh mục sản phẩm > Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp > Mẫu dấu. Tuy nhiên, hiện nay cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia đã bỏ phần này do vậy doanh nghiệp không thể tra cứu mẫu dấu cũ được nữa.
Đăng ký tài khoản ngân hàng có cần mẫu dấu?
Như đã nêu trong bài viết, các doanh nghiệp thành lập từ 01/01/2021 sẽ không có đăng ký hay thông báo mẫu dấu với cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, khi đi đăng ký tài khoản ngân hàng thì lại yêu cầu mẫu dấu. Trường hợp này doanh nghiệp phải làm như thế nào? Có hai cách giải quyết khi đăng ký tài khoản doanh nghiệp tại ngân hàng như như sau:
Cách 1: Yêu cầu giao dịch viên liên hệ bộ phận pháp chế để cập nhật thông tin bằng cách gửi link bài viết này (đã trích rõ quy định pháp luật) cho giao dịch viên.
Cách 2: Doanh nghiệp tự soạn thảo văn bản xác nhận mẫu dấu và gửi cho ngân hàng. Tham khảo mẫu dưới đây
Mẫu dấu tham khảoTải về
Nhưng điểm mới về con dấu doanh nghiệp
1. Công nhận con dấu là chữ ký số
Khoản 1 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định dấu của doanh nghiệp bao gồm: – Dấu được làm tại cơ sở khắc dấu; – Hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Theo quy định tại Nghị định 130/2018/NĐ-CP thì chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác: – Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa; – Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.
2. Bỏ quy định về thông báo mẫu dấu trước khi sử dụng
Tại Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 thì trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 đã bỏ quy định này tại Luật Doanh nghiệp 2014. Từ ngày 01/01/2021, doanh nghiệp sẽ không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu.
3. Doanh nghiệp tự chủ về hình thức con dấu
Hiện hành, theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 thì nội dung con dấu phải thể hiện tên doanh nghiệp; mã số doanh nghiệp. Nhưng Luật Doanh nghiệp 2020 đã loại bỏ yêu cầu này. Vì vậy, doanh nghiệp có thể chủ động nội dung mà mình mong muốn.
4. Quản lý, lưu giữ con dấu của doanh nghiệp
Theo Luật Doanh nghiệp 2014 việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty. Nhưng tại Luật Doanh nghiệp 2020 việc quản lý và lưu giữ dấu doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành.
Thủ tục khắc dấu của doanh nghiệp?
Hiện nay, để sử dụng con dấu, doanh nghiệp chủ động liên hệ các đơn vị khắc dấu. Sau khi khắc dấu, con dấu có thể dùng ngay mà không cần thông báo hoặc đăng ký như trước đây.
Trường hợp nào phải đăng ký mẫu dấu?
Các trường hợp không phải doanh nghiệp, dấu sẽ do cơ quan công an quản lý như: Công ty luật, văn phòng luật sư, văn phòng công chứng, tổ chức khoa học công nghệ…
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia góp vốn tại Việt Nam phải đáp ứng các quy định của pháp luật cũng như các quy định về quản lý tại Việt Nam.
Quy định về góp vốn qua tài khoản vốn đối với nhà đầu tư nước ngoài
Đáng chú ý đối với việc góp vốn theo quy định tại điều 35 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài được quy định như sau:
Điều 35 Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn 5. Việc thanh toán đối với mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp, nhận cổ tức và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản và hình thức khác không bằng tiền mặt.
Tuy nhiên cần lưu ý, hiện nay theo quy định của ngân hàng nhà nước có 2 loại tài khoản vốn đó là:
Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp
Theo thông tư 06/2019/TT-NHNN áp dụng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư tham gia hợp đồng BCC hoặc dự án PPP. Theo khoản 5 điều 3 thông tư 06/2019/TT-NHNN quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: … 5. “Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp” là tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam do doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài mở tại ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo quy định tại Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Thông tư này.
Đối tượng mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp
Theo quy định tại điều 5 thông tư 06/2019/TT-NHNN đối tượng mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bao gồm các đối tượng dưới đây: – Doanh nghiệp được thành lập theo hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông và phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư – Doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp – Doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện dự án PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư – Nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng BCC, nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp thực hiện dự án PPP trong trường hợp không thành lập doanh nghiệp dự án (sau đây gọi là nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp thực hiện dự án PPP)
Thực hiện chuyển tiền vào tài khoản vốn đầu tư trực tiếp
Theo quy định trên đối với các trường hợp đầu tư trực tiếp thông thường KHÔNG theo hợp đồng BCC và dự án PPP mà nhà đầu tư là cá nhân thì sẽ không phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp. Việc mở tài khoản vốn này sẽ do các doanh nghiệp được đầu tư thực hiện mở tại ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh của ngân hàng nước ngoài.
Lưu ý: Theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 10 việc thanh toán giá trị chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp tại doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa các nhà đầu tư là người không cư trú hoặc giữa các nhà đầu tư là người cư trú KHÔNG thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp.
Điều 10. Chuyển nhượng vốn đầu tư và dự án đầu tư 1. Việc thanh toán giá trị chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp tại doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này được thực hiện như sau: a) Giữa các nhà đầu tư là người không cư trú hoặc giữa các nhà đầu tư là người cư trú không thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp; b) Giữa nhà đầu tư là người không cư trú và nhà đầu tư là người cư trú phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp.
Tài khoản vốn đầu tư gián tiếp
Theo thông tư 05/2014/TT-NHNN (sửa đổi bởi thông tư 06/2019/TT-NHNN) áp dụng với các trường hợp đầu tư gián tiếp tại Việt Nam. Theo khoản 4 điều 3 thông tư 05/2014/TT-NHNN quy định:
Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau 4. “Tài khoản vốn đầu tư gián tiếp” là tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mở tại ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch thu chi được phép liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Đối tượng mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp
Các trường hợp mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp là các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư gián tiếp tại Việt Nam theo các trường hợp quy định tại điều 5 thông tư 05/2014/TT-NHNN (sửa đổi bởi thông tư 06/2019/TT-NHNN)
Điều 5. Hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam Hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài bao gồm các hình thức sau đây: 1. Góp vốn, mua, bán cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 06/2019/TT-NHNN ngày 26 tháng 6 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có) chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán. 2. Góp vốn, mua, bán cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp có cổ phiếu niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán. 3. Mua, bán trái phiếu và các loại chứng khoán khác trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 4. Mua bán các giấy tờ có giá khác bằng đồng Việt Nam do người cư trú là tổ chức được phép phát hành trên lãnh thổ Việt Nam. 5. Ủy thác đầu tư bằng đồng Việt Nam thông qua công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán và các tổ chức được phép thực hiện nghiệp vụ ủy thác đầu tư theo các quy định của pháp luật về chứng khoán; ủy thác đầu tư bằng đồng Việt Nam thông qua tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép thực hiện nghiệp vụ ủy thác đầu tư theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. 6. Góp vốn, chuyển nhượng vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong các quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ theo quy định của pháp luật về chứng khoán. 7. Các hình thức đầu tư gián tiếp khác theo quy định của pháp luật.
Thực hiện chuyển tiền bằng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp
Khác với trường hợp sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp (là tài khoản doanh nghiệp) theo quy định trên. Đối với các tài khoản đầu tư gián tiếp thì tài khoản của nhà đầu tư chính là tài khoản vốn để thực hiện lệnh chuyển tiền từ tài khoản vốn của nhà đầu tư vào tài khoản doanh nghiệp
Điều khoản chuyển tiếp về việc góp vốn bằng tài khoản vốn đầu tư
Theo quy định cũ đối với các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài sẽ có tài khoản vốn riêng. Tuy nhiên, theo quy định mới tại nghị định 06/2019/TT-NHNN hiệu lực từ 06/09/2019 các nhà đầu tư đối với trường hợp đầu tư trực tiếp sẽ chuyển khoản vào tài khoản vốn của công ty mà không sử dụng tài khoản vốn cá nhân.
Điều 13. Điều khoản chuyển tiếp 1. Chậm nhất trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài là người không cư trú sở hữu cổ phần, phần vốn góp tại doanh nghiệp đó phải thực hiện chuyển đổi tài khoản theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này. 2. Trường hợp doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài đã mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp để góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại doanh nghiệp dân đến nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp theo quy định tại Thông tư này. 3. Trường hợp các doanh nghiệp sau đây đã mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp phải thực hiện đóng tài khoản này, đồng thời nhà đầu tư nước ngoài là người không cư trú sở hữu cổ phần, phần vốn góp tại doanh nghiệp đó thực hiện mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp theo quy định về quản lý ngoại hối: a) Doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu dưới 51% vốn điều lệ của doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư này; b) Doanh nghiệp không thuộc trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhưng có nhu cầu và đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư; c) Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có cổ phiếu được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán; d) Trường hợp doanh nghiệp quy định tại điểm a, b, c khoản này đang thực hiện việc vay và trả nợ nước ngoài thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp thì được tiếp tục duy trì tài khoản này cho mục đích vay, trả nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp. 4. Trong thời gian thực hiện chuyển đổi, doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài là người không cư trú sở hữu cổ phần, phần vốn góp tại doanh nghiệp đó được tiếp tục sử dụng tài khoản vốn hiện có để thực hiện các giao dịch thu, chi liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
Hướng dẫn chi tiết về giao dịch chuyển nhượng cổ phần, vốn góp tại doanh nghiệp FDI (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) theo thông tư 06/2019/TT-NHNN:
DICA là tên gọi tắt của Direct Investment Capital Account, có nghĩa là “Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp”. Theo khoản 5 Điều 3 Thông tư 06/2019/TT-NHNN định nghĩa “Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp là tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam do doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài mở tại ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.”
Bên bán
Bên mua
Thực hiện chuyển nhượng cổ phần qua DICA
Thực hiện chuyển nhượng cổ phần qua tài khoản thanh toán
Định giá và thanh toán giá trị chuyển nhượng bằng VND
Định giá và thanh toán giá trị chuyển nhượng bằng ngoại tệ
Người không cư trú
Người không cư trú
Không bắt buộc
Được phép
Được phép
Được phép
Người cư trú
Người cư trú
Không bắt buộc
Được phép
Được phép
Không được phép
Người không cư trú
Người cư trú
Phải thực hiện qua DICA bằng VND
Không được phép
Được phép
Không được phép
Người cư trú
Người không cư trú
Phải thực hiện qua DICA bằng VND
Không được phép
Được phép
Không được phép
Cần lưu ý là bảng trên hiện tại theo thông tư 06/2019/TT-NHNN và thông tư 05/2014/TT-NHNN hiện tại vẫn có mâu thuẫn với luật doanh nghiệp 2020 tại điều 36 về việc góp với của nhà đầu tư nước ngoài.
Hỏi đáp về việc góp vốn đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài có được phép chuyển tiền từ tài khoản thanh toán để góp vốn đầu tư? Điểm b, Khoản 2, Điều 6 và Điểm b, Khoản 2, Điều 7 Thông tư số 16/2014/TT-NHNN ngày 1/8/2014 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn sử dụng tài khoản ngoại tệ, tài khoản đồng Việt Nam của người cư trú, người không cư trú tại ngân hàng được phép quy định như sau: Người không cư trú là cá nhân được sử dụng tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ và bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch chi chuyển tiền, thanh toán cho các giao dịch vốn theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối. Khoản 3, Điều 4; Điểm a, Khoản 1, Điều 6 và Điểm a, Khoản 1, Điều 7 Thông tư số 06/2019/TT-NHNN ngày 26/6/2019 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (Thông tư 06) quy định: – Việc góp vốn đầu tư bằng tiền của nhà đầu tư nước ngoài phải được thực hiện thông qua hình thức chuyển khoản vào tài khoản vốn đầu tư trực tiếp. – Các giao dịch thu trên tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ và bằng đồng Việt Nam gồm có: Thu chuyển khoản tiền góp vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ và bằng đồng Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Khoản 2, Điều 3 và Điểm a, Khoản 1, Điều 5 Thông tư 06 đã quy định cụ thể về đối tượng là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và đối tượng này phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp. Căn cứ các quy định trên, trường hợp doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn thuộc đối tượng doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài quy định tại Khoản 2, Điều 3 Thông tư 06, nhà đầu tư nước ngoài là người không cư trú được chuyển tiền từ các tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ và bằng đồng Việt Nam của mình để thực hiện góp vốn vào tài khoản vốn đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nguồn: http://baochinhphu.vn/Tra-loi-cong-dan/Duoc-chuyen-tien-tu-tai-khoan-thanh-toan-de-gop-von-dau-tu/383292.vgp
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Theo quy định pháp luật, việc đỗ xe cách vỉa hè không quá 25 cm. Tuy nhiên, trên thực tế, tôi thấy vạch sơn cách vỉa hè xa nhau. Trường hợp này phải đỗ xe như thế nào cho đúng? Đỗ xe cách mép sơn trắng 25cm hay cách mép vỉa hè 25cm?
Trả lời:
Theo quy định tại điều 25 Luật giao thông đường bộ 2009 quy định việc đỗ xe cách lề đường 25 cm (0,25 mét) cụ thể như sau:
Điều 19. Dừng xe, đỗ xe trên đường phố Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố phải tuân theo quy định tại Điều 18 của Luật này và các quy định sau đây: 1. Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét. 2. Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện,trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.
Theo quy định tại quy chuẩn 41:2019/BGTVT quy định vạch 3.1 như sau:
a. Vạch 3.1: Vạch giới hạn mép ngoài phần đường xe chạy hoặc vạch phân cách làn xe cơ giới và làn xe thô sơ Ý nghĩa sử dụng: để xác định mép ngoài phần đường xe chạy; hoặc phân cách làn xe cơ giới và xe thô sơ, xe chạy được phép đè lên vạch khi cần thiết và phải nhường đường cho xe thô sơ. Qui cách: – Khi sử dụng vạch 3.1 (a, b) để xác định mép ngoài phần xe chạy (phần lề gia cố có kết cấu tương đương với kết cấu mặt đường được coi là phần xe chạy) thì mép ngoài cùng của vạch cách mép ngoài cùng phần xe chạy từ 15 đến 30 cm đối với đường thông thường và phân chia làn dừng khẩn cấp với phần đường xe chạy đối với đường ô tô cao tốc. Chỉ kẻ vạch giới hạn mép phần đường xe chạy trên đường cao tốc, đường có bề rộng phần đường xe chạy từ 7,0 m trở lên và các trường hợp cần thiết khác. – Khi sử dụng vạch 3.1 (a, b) để phân chia giữa làn đường xe cơ giới và làn đường xe thô sơ, phải sử dụng biển báo hoặc sơn chữ “XE ĐẠP”, hoặc biểu tượng xe đạp trên làn xe thô sơ.
Như vậy, theo quy định trên, trong trường hợp này chúng ta cần đỗ xe sát vạch trắng lề đường do lề đường có miệng cống thoát nước.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Đại diện sở hữu công nghiệp là gì?
Đại diện sở hữu công nghiệp là một trong các hoạt động được quy định tại luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2022. Theo đó, đại diện sở hữu công nghiệp sẽ có chức năng:
Đại diện cho tổ chức, cá nhân trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp; Tư vấn về vấn đề liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp;
Cụ thể, đại diện sở hữu công nghiệp có quyền nhận ủy quyền để thực hiện một số thủ tục liên quan tới sở hữu công nghiệp.
Quyền của đại diện sở hữu công nghiệp
1. Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp chỉ được thực hiện các dịch vụ trong phạm vi được uỷ quyền và được phép uỷ quyền lại cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp khác, nếu được sự đồng ý bằng văn bản của người uỷ quyền. 2. Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp có quyền từ bỏ hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp nếu đã chuyển giao một cách hợp pháp công việc đại diện chưa hoàn tất cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp khác. 3. Đại diện sở hữu công nghiệp không được thực hiện các hoạt động sau đây: a) Đồng thời đại diện cho các bên tranh chấp với nhau về quyền sở hữu công nghiệp; b) Rút đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ, tuyên bố từ bỏ sự bảo hộ, rút đơn khiếu nại về việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp nếu không được bên uỷ quyền đại diện cho phép; c) Lừa dối hoặc ép buộc khách hàng trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
Trách nhiệm của đại diện sở hữu công nghiệp
1. Đại diện sở hữu công nghiệp có trách nhiệm sau đây: a) Thông báo rõ các khoản, các mức phí và lệ phí liên quan đến thủ tục xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp, các khoản và các mức phí dịch vụ theo bảng phí dịch vụ đã đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp; b) Giữ bí mật thông tin, tài liệu được giao liên quan đến vụ việc mà mình đại diện; c) Thông tin trung thực và đầy đủ mọi thông báo, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp; giao kịp thời văn bằng bảo hộ và các quyết định khác cho bên được đại diện; d) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên được đại diện bằng cách đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với bên được đại diện; đ) Thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp mọi thay đổi về tên, địa chỉ và các thông tin khác của bên được đại diện khi cần thiết. 2. Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp phải chịu trách nhiệm dân sự đối với người được đại diện về hoạt động đại diện do người đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện nhân danh tổ chức.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
Theo quy định tại luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 điều kiện kinh doanh sở hữu công nghiệp có một số điểm mới như sau:
Điều 154. Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp 1. Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật có ít nhất một cá nhân có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp với danh nghĩa tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam không được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp. Điều 155. Điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp 1. Cá nhân được phép hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp; b) Hoạt động cho một tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp. 2. Cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây thì được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2a Điều này: a) Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; b) Thường trú tại Việt Nam; c) Có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương đối với trường hợp hành nghề trong lĩnh vực nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, chống cạnh tranh không lành mạnh, bí mật kinh doanh; có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương chuyên ngành khoa học tự nhiên hoặc khoa học kỹ thuật đối với trường hợp hành nghề trong lĩnh vực sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; d) Đã trực tiếp làm công tác pháp luật về sở hữu công nghiệp từ năm năm trở lên hoặc đã trực tiếp làm công tác thẩm định các loại đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tại cơ quan quốc gia hoặc quốc tế về sở hữu công nghiệp từ năm năm trở lên hoặc đã tốt nghiệp khóa đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp được cơ quan có thẩm quyền công nhận; đ) Không phải là công chức, viên chức, người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp; e) Đã đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra về nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp do cơ quan có thẩm quyền tổ chức. 2a. Công dân Việt Nam là luật sư được phép hành nghề theo quy định của Luật Luật sư, thường trú tại Việt Nam thì được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp trong lĩnh vực nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, chống cạnh tranh không lành mạnh, bí mật kinh doanh nếu đã tốt nghiệp khóa đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
Theo điều 27 nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định:
Điều 27. Chương trình đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp 1. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp quy định cụ thể về Chương trình đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 155 của Luật Sở hữu trí tuệ. 2. Cá nhân được coi là đã tốt nghiệp khoá đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 155 của Luật Sở hữu trí tuệ trong các trường hợp sau đây: a) Tác giả luận văn tốt nghiệp đại học, sau đại học về đề tài sở hữu công nghiệp; b) Tốt nghiệp khoá đào tạo về sở hữu công nghiệp được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận.
Ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
Để chính thức được thực hiện quyền kinh doanh, hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, tổ chức, cá nhân đủ điều kiện kinh doanh, hành nghề phải làm thủ tục ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về đại diện sở hữu công nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 156 Luật Sở hữu trí tuệ và điều 65 nghị định 65/2023/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ ghi nhận tổ chức đại diện SHCN – Tờ khai yêu cầu ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, làm theo Mẫu số 05 nghị định 65/2023/NĐ-CP – Bản sao quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của tổ chức đối với người có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực); – Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp). – Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ yêu cầu ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp xem xét hồ sơ theo trình tự như đối với thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 64 của Nghị định này.
Phí, lệ phí (Thông tư 263/2016/TT-BTC) Phí thẩm định hồ sơ yêu cầu ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp: 250.000 VNĐ Lệ phí công bố Quyết định ghi nhận Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp: 150.000 VNĐ Lệ phí đăng bạ Quyết định ghi nhận Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp: 150.000 VNĐ
Giảm 50% lệ phí theo thông tư 44/2023/TT-BTC tới hết 31/12/2023 => Tổng tiền phải nộp 400.000 VNĐ
Hồ sơ ghi nhận người đại diện SHCN trong tổ chức Hồ sơ yêu cầu ghi nhận người đại diện sở hữu công nghiệp vào Sổ đăng ký quốc gia về đại diện sở hữu công nghiệp do cá nhân đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 155 Luật Sở hữu trí tuệ đứng tên, gồm 01 bộ tài liệu sau đây: – Tờ khai yêu cầu ghi nhận người đại diện sở hữu công nghiệp, làm theo Mẫu số 06 tại Phụ lục V của Nghị định này, trong đó điền đầy đủ thông tin về cá nhân và tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp nơi cá nhân hành nghề; – Bản sao quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp đối với cá nhân (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực); – Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp).
Phí, lệ phí (Thông tư 263/2016/TT-BTC) Phí thẩm định hồ sơ yêu cầu ghi nhận người đại diện sở hữu công nghiệp: 250.000 Đồng Lệ phí công bố Quyết định ghi nhận người đại diện sở hữu công nghiệp: 150.000 Đồng Lệ phí đăng bạ Quyết định ghi nhận người đại diện sở hữu công nghiệp: 150.000 Đồng
Giảm 50% lệ phí theo thông tư 44/2023/TT-BTC tới hết 31/12/2023 => Tổng tiền phải nộp 400.000 VNĐ
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ yêu cầu ghi nhận thay đổi thông tin của tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp xem xét hồ sơ theo trình tự như đối với thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
Uỷ quyền đại diện tiến hành các thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp
Việc ủy quyền đại diện tiến hành thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp được quy định tại điều 5 thông tư 23/2023/TT-BKHCN như sau:
Điều 5. Ủy quyền đại diện tiến hành các thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp 1. Việc ủy quyền đại diện, bao gồm cả việc ủy quyền lại và thực hiện ủy quyền đại diện tiến hành các thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp (sau đây gọi là “ủy quyền”) phải phù hợp với quy định pháp luật về ủy quyền của Bộ luật dân sự, Điều 107 của Luật Sở hữu trí tuệ và hướng dẫn tại Thông tư này. Người nộp đơn, người khiếu nại có thể thay đổi người đại diện (sau đây gọi là thay thế ủy quyền). Việc thay thế ủy quyền làm chấm dứt quan hệ ủy quyền giữa người nộp đơn, người khiếu nại với người đang được ủy quyền. Việc thay thế ủy quyền phải được người nộp đơn, người khiếu nại tuyên bố bằng văn bản (ngay trong văn bản ủy quyền hoặc văn bản riêng). Người được ủy quyền có thể ủy quyền lại cho người khác theo quy định của Bộ luật dân sự với điều kiện tổ chức, cá nhân được ủy quyền lại đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 4 Thông tư này. Việc ủy quyền lại chỉ được thực hiện sau khi ủy quyền ban đầu đã được Cục Sở hữu trí tuệ thừa nhận theo quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Thời điểm văn bản ủy quyền được thừa nhận trong giao dịch với Cục Sở hữu trí tuệ là ngày Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận văn bản ủy quyền hợp lệ. Đối với trường hợp thay thế ủy quyền hoặc ủy quyền lại hoặc sửa đổi về thông tin liên quan đến việc thay đổi phạm vi ủy quyền, chấm dứt ủy quyền trước thời hạn, thay đổi địa chỉ của bên được ủy quyền, thời điểm này là ngày Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận các tài liệu hợp lệ tương ứng. 3. Trường hợp văn bản ủy quyền được nộp muộn hơn ngày nộp đơn nhưng trước ngày đơn được chấp nhận hợp lệ hoặc được thụ lý, Cục Sở hữu trí tuệ giao dịch với người tự xưng danh là đại diện cho người nộp đơn, người khiếu nại (trong tờ khai hoặc trong đơn khiếu nại) nhằm thực hiện thủ tục thẩm định hình thức để kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ, được thụ lý hay không được thụ lý, bao gồm cả kết luận về tính hợp pháp về tư cách đại diện. 4. Mọi giao dịch của bất kỳ bên được ủy quyền nào trong phạm vi ủy quyền tại bất kỳ thời điểm nào đều được coi là giao dịch nhân danh người nộp đơn, người khiếu nại, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người nộp đơn, người khiếu nại. Trong trường hợp thay thế ủy quyền hoặc ủy quyền lại, bên được thay thế ủy quyền hoặc bên được ủy quyền lại kế tục việc đại diện với mọi vấn đề phát sinh do bên được ủy quyền trước thực hiện trong giao dịch trước đó với Cục Sở hữu trí tuệ. 5. Nếu văn bản ủy quyền có phạm vi ủy quyền gồm nhiều thủ tục độc lập với nhau và bản gốc văn bản ủy quyền đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì khi tiến hành các thủ tục tiếp theo, bên được ủy quyền phải nộp bản sao văn bản ủy quyền và có chỉ dẫn chính xác đến số đơn có bản gốc văn bản ủy quyền đó trong tờ khai hoặc tài liệu của thủ tục tiếp theo. 6. Trường hợp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân không được phép đại diện hoặc ủy quyền cùng một lúc cho nhiều tổ chức, cá nhân trong đó có tổ chức, cá nhân không được phép đại diện thì đơn bị coi là không hợp lệ.
Một số hướng dẫn cũ của Cục sở hữu trí tuệ Theo hướng dẫn tại Điểm 1 Thông báo 1637/TB-SHTT năm 2007 hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Về đại diện của chủ đơn (điểm 3 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN) 1.1. Đại diện nộp đơn cho tổ chức, cá nhân khác Đại diện theo uỷ quyền của chủ đơn, bất kể là cá nhân hay tổ chức theo quy định tại Điều 141 và Điều 143 Bộ luật dân sự có thể là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào khác, kể cả cá nhân không thuộc tổ chức ủy quyền. Tuy nhiên, hoạt động đại diện phải phù hợp với quy định tại Điều 154 Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể như sau: – Chỉ có tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp mới được hoạt động đại diện dưới hình thức kinh doanh dịch vụ. Các tổ chức không có chức năng hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp chỉ được phép đại diện với tư cách người có quyền và lợi ích liên quan (ví dụ, tổ chức là đồng chủ đơn có quyền đại diện cho các đồng chủ đơn khác). – Cá nhân không được kinh doanh dịch vụ đại diện (chỉ được thực hiện công việc đại diện không nhằm mục đích lợi nhuận). 1.2. Đại diện nộp đơn nhân danh chính tổ chức của mình Cá nhân thuộc tổ chức, chi nhánh của tổ chức, văn phòng đại diện của tổ chức có thể được người đại diện theo pháp luật của tổ chức ủy quyền đại diện cho tổ chức để nộp đơn nhân danh chính tổ chức đó. Trong trường hợp này, hồ sơ đơn không bắt buộc phải có giấy ủy quyền đại diện nếu chữ ký và con dấu của người đại diện trong đơn đáp ứng các điều kiện sau đây: – Chữ ký và họ tên người thuộc pháp nhân Việt Nam được xác nhận bằng con dấu của pháp nhân; – Chữ ký và họ tên của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức nước ngoài hoặc Việt Nam, được xác nhận bằng con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện; – Chữ ký, họ tên và chức danh của người thuộc tổ chức nước ngoài được xác nhận bởi công chứng. 1.3. Đại diện cho chủ đầu tư nước ngoài Theo quy định tại khoản 1 Điều 89 của Luật Sở hữu trí tuệ, mọi cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài (100% hoặc một phần) tại Việt Nam đều có thể đại diện để nộp đơn cho chủ đầu tư. Trong trường hợp này, hồ sơ đơn phải có giấy ủy quyền.
Tại Điểm 2 Thông báo 5773/TB-SHTT năm 2013 hướng dẫn
2. Cách thức nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đối với cá nhân có quốc tịch Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài Theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Sở hữu trí tuệ và điểm 3.2(b) Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP, cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam chỉ được nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam, cụ thể là thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (theo ủy quyền). Quy định cách thức nộp đơn thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam nhằm bảo đảm việc giao dịch của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp với chủ đơn không thường trú hoặc không có đại diện tại Việt Nam. Vì vậy, cá nhân Việt Nam (có quốc tịch Việt Nam) đồng thời có quốc tịch nước ngoài mà không thường trú tại Việt Nam phải nộp đơn thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam, cụ thể là thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp hoặc thông qua doanh nghiệp do cá nhân đó đầu tư thành lập tại Việt Nam.
Theo hướng dẫn tại Điểm 2 Thông báo 1637/TB-SHTT năm 2007 về tái ủy quyền
2. Về ủy quyền đại diện (Điểm 4 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN) 2.1. Tái uỷ quyền Chủ đơn chỉ có thể uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân được phép đại diện theo quy định tại điểm 3.2 Thông tư. Việc uỷ quyền cho các chủ thể không được phép đại diện bị coi là vô hiệu, kể cả trường hợp sau đó người được uỷ quyền tái uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân được phép đại diện. Việc tái uỷ quyền có thể được thực hiện nhiều lần, với điều kiện người nhận uỷ quyền và người nhận tái uỷ quyền phải là tổ chức, cá nhân được phép đại diện. Việc tái uỷ quyền phải được sự đồng ý bằng văn bản của chủ đơn. 2.2. Hiệu lực của giấy ủy quyền trong trường hợp có sự thay đổi tên/ địa chỉ/ hình thức tổ chức của người được uỷ quyền sau khi đã lập giấy uỷ quyền Giấy uỷ quyền được coi là hợp lệ nếu ghi đúng tên/địa chỉ của Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp đang được sử dụng và đã được ghi nhận trong Sổ đăng ký quốc gia về đại diện sở hữu công nghiệp tại thời điểm lập giấy uỷ quyền. Trường hợp có sự thay đổi tên/địa chỉ hoặc thay đổi hình thức tổ chức của Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp sau khi giấy uỷ quyền đã được lập thì giấy uỷ quyền theo tên/địa chỉ cũ hoặc tổ chức ban đầu (kể cả giấy uỷ quyền có phạm vi uỷ quyền chung đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ trong các hồ sơ nộp trước) chỉ có giá trị sử dụng nếu sự thay đổi đó được ghi nhận trong Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp. Việc ghi nhận sự thay đổi tên/địa chỉ hoặc thay đổi hình thức tổ chức của Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được thực hiện theo yêu cầu của Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp theo quy định tại điểm 57 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN, với điều kiện trong trường hợp thay đổi hình thức tổ chức, Hồ sơ quy định tại điểm 57.2 Thông tư số 01/2007/TT-BKHNC phải có tài liệu chứng minh sự kế tục quyền và nghĩa vụ trong hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp giữa tổ chức ban đầu và tổ chức mới thành lập (kèm theo tài liệu quy định tại điểm 57.2.b). Yêu cầu ghi nhận sự thay đổi nêu trên phải được Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện kịp thời, nếu không, Cục Sở hữu trí tuệ không chịu trách nhiệm về các hậu quả nảy sinh. 2.3. Thời điểm lập giấy ủy quyền Giấy uỷ quyền được lập muộn hơn ngày nộp đơn vẫn được coi là hợp lệ, không ảnh hưởng tới ngày nộp đơn, với điều kiện phải được nộp bổ sung trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nộp đơn; riêng đối với đơn khiếu nại thời hạn nêu trên là 10 ngày. 2.4. Thời điểm giấy uỷ quyền có giá trị pháp lý (Điểm 4.3 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN) Tư cách của đại diện cho chủ đơn trong trường hợp giấy uỷ quyền hợp lệ được nộp bổ sung sau ngày nộp đơn cũng giống như trường hợp nộp ngay tại thời điểm nộp đơn. Trước ngày đơn được chấp nhận hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ giao dịch với người tự xưng danh là đại diện cho chủ đơn (trong tờ khai) nhằm thực hiện thủ tục thẩm định hình thức đơn để kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ, bao gồm cả kết luận về tính hợp pháp của tư cách đại diện. Tư cách của người tự đại diện cho chủ đơn được Cục khẳng định là hợp pháp hoặc không hợp pháp khi ban hành Thông báo chấp nhận/từ chối chấp đơn hợp lệ. 2.5. Trách nhiệm của người nhận “thay thế uỷ quyền” và “tái uỷ quyền” “Thay thế uỷ quyền” là việc chủ đơn thay đổi người được uỷ quyền; Việc thay thế uỷ quyền làm chấm dứt quan hệ uỷ quyền giữa chủ đơn với người nhận uỷ quyền ban đầu và chủ đơn phải có tuyên bố bằng văn bản về việc này. “Tái uỷ quyền” đồng nhất với khái niệm “uỷ quyền lại” trong Bộ luật dân sự, là việc người nhận quyền uỷ quyền lại cho người thứ ba – bên nhận tái uỷ quyền; Việc tái uỷ quyền làm phát sinh quan hệ uỷ quyền thứ cấp giữa bên nhận uỷ quyền với bên nhận tái uỷ quyền, song song tồn tại với quan hệ uỷ quyền giữa chủ đơn với bên nhận uỷ quyền; Có thể tồn tại quan hệ uỷ quyền đa cấp nếu người nhận tái uỷ quyền tiếp tục tái uỷ quyền cho người khác. Tại bất kỳ thời điểm nào của quá trình xử lý đơn, Cục Sở hữu trí tuệ chỉ giao dịch với bên nhận thay thế uỷ quyền muộn nhất / bên nhận tái uỷ quyền cấp thấp nhất (gọi là bên nhận uỷ quyền cuối cùng); Mọi giao dịch của bất kỳ bên nhận uỷ quyền nào (tại bất kỳ thời điểm nào) cũng đều được coi là giao dịch nhân danh chủ đơn, vì vậy bất kỳ bên nhận uỷ quyền nào cũng kế tục toàn bộ quyền và trách nhiệm trước Cục Sở hữu trí tuệ phát sinh trong giao dịch với Cục do chủ đơn hoặc bên nhận uỷ quyền khác thực hiện trước thời điểm thay thế/tái uỷ quyền (không bao gồm quyền và trách nhiệm dân sự giữa các bên với nhau).
Theo hướng dẫn tại thông báo số 13882/TB-SHTT năm 2021
1. Đối với chủ đơn là cá nhân Đại diện cho chủ đơn là người đại diện theo pháp luật theo quy định tại Điều 136 Bộ luật Dân sự hoặc theo ủy quyền của chủ đơn thông qua giấy ủy quyền (ủy quyền cho cá nhân, tổ chức hoặc ủy quyền cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp). Việc ký giấy ủy quyền do chính cá nhân đó tự thực hiện với bên được ủy quyền và việc ủy quyền đại diện phải tuân thủ các quy định tại điểm 3 và điểm 4 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN. 2. Đối với chủ đơn là tổ chức 2.1 Trường hợp đại diện cho chủ đơn là “người đại diện theo pháp luật của chủ đơn ” a) Trường hợp người ký Tờ khai và các giấy tờ giao dịch có các chức danh như Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc, Giám đốc, người ký chỉ cần tự xác nhận là đại diện theo pháp luật của chủ đơn thông qua chữ ký, con dấu (theo quy định, nếu có) của mình; b) Trường hợp người ký Tờ khai và các giấy tờ giao dịch có các chức danh khác như cấp Phó của các chức danh nêu tại điểm a) trên đây, các chức danh Chánh Văn phòng, Trưởng phòng hay cấp Phó của các chức danh này v.v…, hoặc các chức danh của các tố chức nước ngoài như attorney in fact, authorized signatory, proxy, officer, V.V., người nộp đơn phải cung cấp tài liệu chứng minh người ký có tư cách đại diện theo pháp luật của chủ đơn và đóng dấu (theo pháp luật, nếu có). 2.2 Trường hợp đại diện cho chủ đơn là “Người thuộc tổ chức được người đại diện theo pháp luật ủy quyền” Trường hợp người ký Tờ khai và giấy tờ giao dịch là người thuộc tố chức được người đại diện theo pháp luật ủy quyền thì ngoài việc tuân thủ các quy định về người đại diện theo pháp luật nêu tại Mục 2.1 nêu trên, ngưòi nộp đơn còn phải cung cấp tài liệu để chứng minh về việc được ủy quyền đó. 2.3 Trường hợp đại diện cho chủ đơn là Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp Các Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp là đại diện cho chủ đơn thông qua giấy ủy quyền. Theo đó, người ký giấy ủy quyền với danh nghĩa là đại diện cho chủ đơn (bên ủy quyền) phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Mục 2.1 hoặc 2.2 nêu trên và phải tuân thủ các quy định tại điếm 3, điểm 4 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN. 3. Một số Yấn đề khác 3.1 Các nội dung nêu tại các Mục 1, 2.1 và 2.2 nêu trên đưọ’c áp dụng cho cả chủ đơn Việt Nam và chủ đơn là tổ chức, cá nhân nước ngoài. 3.2 Trong trường họp cá nhân đại diện cho tổ chức là chủ đơn nước ngoài không chứng minh được tư cách đại diện theo pháp luật hoặc tư cách được ủy quyền theo quy định tại điểm 3 và 4 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN thì các tài liệu giao dịch nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ phải được chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự đối với chữ ký của cá nhân đó.
Thông báo số 6959/TB-SHTT
Ngày 23/11/2020, Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Thông báo số 13822/TB-SHTT về việc áp dụng các quy định liên quan đến người có tư cách pháp lý ký các tài liệu với danh nghĩa là đại diện của chủ đơn trong thủ tục đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) và các thủ tục có liên quan. Trước tình hình đại dịch Covid-19 đang tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội trên quy mô toàn cầu, để tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp đơn trong hoạt động xác lập quyền SHCN, Cục Sở hữu trí tuệ hướng dẫn áp dụng một số nội dung liên quan đến tư cách pháp lý của người ký các tài liệu với danh nghĩa là đại diện của chủ đơn trong trường hợp chủ đơn là tổ chức như sau: 1. Trường hợp người ký các tài liệu giao dịch với Cục Sở hữu trí tuệ trong quá trình xác lập quyền SHCN là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn hoặc người thuộc tổ chức được người đại diện theo pháp luật của chủ đơn ủy quyền, tư cách pháp lý của người ký do người đó tự xác nhận thông qua chữ ký của mình và con dấu (theo quy định, nếu có) của chủ đơn. 2. Người đại diện của chủ đơn nêu tại Mục 1 của Thông báo này chịu mọi trách nhiệm trước chủ đơn và trước pháp luật về: (i) sự trung thực, tính chính xác của các thông tin, tài liệu cung cấp cho Cục Sở hữu trí tuệ trong quá trình xác lập quyền SHCN; (ii) mọi hậu quả và nghĩa vụ phát sinh do việc khai báo, cung cấp thông tin không trung thực, không chính xác gây ra trong giao dịch với Cục Sở hữu trí tuệ. 3. Thông báo này có hiệu lực kể từ ngày ký và được áp dụng cho cả các thủ tục được yêu cầu thực hiện trước ngày ký Thông báo này.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Mẫu con dấu là gì?
Con dấu của cơ quan, tổ chức khi sử dụng để có giá trị phải đăng ký với cơ quan công an. Khi đăng ký, cơ quan, tổ chức sẽ được cấp một giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. (Như hình sau)
Mẫu con dấu như hình do cơ quan công an cấp (có thể là phòng hoặc cục cảnh sát QLHC về trật tự xã hội) cho các cơ quan, tổ chức sử dụng mẫu dấu (không bao gồm doanh nghiệp). Các cơ quan này gồm: – Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài – UBND xã – Tổ chức khoa học công nghệ – Công đoàn cơ sở – Trường học …và nhiều loại hình cơ sở khác
Cần lưu ý, mẫu con dấu này không áp dụng với doanh nghiệp (các công ty hoạt động theo luật doanh nghiệp hiện hành).
Thủ tục đăng ký mẫu dấu
Đăng ký mẫu dấu (đăng ký sử dụng con dấu) là thủ tục cần thiết khi cơ quan, tổ chức thành lập và muốn sử dụng con dấu. Theo đó, đơn vị nộp hồ sơ lên cơ quan công an quản lý để được khắc dấu và cấp đăng ký mẫu dấu. Hồ sơ gồm: – Bản sao quyết định thành lập, giấy chứng nhận thành lập – Giấy giới thiệu khắc dấu
Cơ quan giải quyết: Phòng hoặc cục cảnh sát QLHC về trật tự xã hội (tùy trường hợp)
Thời gian giải quyết: 5 ngày làm việc
Lưu ý: Khi thực hiện thủ tục đăng ký mẫu dấu, đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức phải có mặt để nhận con dấu hoặc có ủy quyền công chứng cho cá nhân khác nhận thay.
Mẫu dấu công ty
Đối với công ty hoạt động theo luật doanh nghiệp, có một số mốc như sau – Trước 01/07/2015 sử dụng đăng ký mẫu dấu như trên. – Từ 01/07/2015 – 01/01/2021 doanh nghiệp sử dụng con dấu do doanh nghiệp tự công bố trên cổng thông tin điện tử quốc gia. – Từ 01/01/2021 doanh nghiệp không cần đăng ký mẫu dấu. Việc sử dụng con dấu dựa trên quy chế sử dụng con dấu của doanh nghiệp.
Theo đó, có thể hiểu hiện tại doanh nghiệp không sử dụng đăng ký con dấu. Việc sử dụng con dấu do doanh nghiệp tự quyết định về hình thức, màu sắc…
Câu hỏi thường gặp về mẫu con dấu
1. Doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều con dấu được không? Hiện tại, việc sử dụng con dấu của doanh nghiệp không bị giới hạn. Một doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều con dấu hoặc mẫu dấu khác nhau.
2. Có thể tra cứu được mẫu dấu doanh nghiệp hay không? Như đã giải thích ở trên, doanh nghiệp không cần đăng ký hoặc thông báo mẫu dấu. Do vậy, không thể tra cứu mẫu dấu của doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp không cung cấp)
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Khi mua bán tài sản như đất đai, ô tô…thì việc đặt cọc là thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, có phải trường hợp nào cũng nên làm hợp đồng đặt cọc công chứng hay không? Một trong những tranh chấp phổ biến liên quan tới hợp đồng đặt cọc công chứng là trong một số trường hợp hai bên ký hợp đồng cọc công chứng, chủ tài sản muốn bán cho người khác nhưng do vẫn còn hợp đồng đặt cọc công chứng trước đây. Theo đó, các VPCC sẽ không ký tiếp hợp đồng mua bán đối với tài sản đã được đặt cọc công chứng mà hương sdanax bên bán đi khởi kiện bên đặt cọc trước đây để huỷ hợp đồng.
Việc khởi kiện tốn rất nhiều thời gian và công sức, thậm chí chi phí khởi kiện vượt quá tiền đặt cọc đã nhận. Trong một số trường hợp khi xảy ra tranh chấp với hợp đồng đặt cọc công chứng nếu hai bên không thiện chí giải quyết thậm chí không có lợi cho bên bán. Cụ thể khi các bên ký HĐ đặt cọc tại Tổ chức hành nghề công chứng thì trên hệ thống công chứng ghi nhận thông tin tài sản như “thửa đất …./TBD số… đã ký HD đặt cọc ngày….”. Các bên khi ký hợp đồng đặt cọc sẽ thoả thuận chi tiết về thời hạn mua bán, nếu quá hạn này không mua hoặc không bán thì bên còn lại sẽ bị phạt cọc. Nếu bên mua bỏ cọc (không đến ký công chứng/không liên hệ được/tắt điện thoại….) thì việc huỷ bỏ hợp đồng đặt cọc công chứng phải được cả hai bên đồng ý theo điều 51 Luật Công chứng 2014
Điều 51. Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch 1. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó. 2. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch. 3. Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện như thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch quy định tại Chương này.
Tuy nhiên, nếu bên mua bỏ cọc thì thường họ sẽ không thiện chí phối hợp với bên bán để huỷ cọc. Do vậy, các VPCC sẽ không tiến hành công chứng các hợp đồng liên quan tới tài sản này. Mặt khác, trường hợp cần bên mua có mặt để huỷ hợp đồng đặt cọc trong một số trường hợp không có lợi cho bên bán (nếu bên mua huỷ cọc). Bên mua có thể yêu cầu hoàn trả tiền cọc mới tiến hành huỷ học.
Do vậy, theo Luật sư Nguyễn Tiến Đạt – CÔNG TY LUẬT TNHH LVNLAW VIỆT NAM khuyến cáo như sau: 1. Tuỳ trường hợp bạn là bên mua hoặc bên bán, có thể lựa chọn ký hợp đồng đặt cọc có công chứng hoặc không. Thực tế, hợp đồng đặt cọc không bắt buộc phải công chứng, việc công chứng cũng không ảnh hưởng tới hiệu lực của hợp đồng. 2. Trường hợp một trong hai bên không đồng ý huỷ hợp đồng đặt cọc công chứng tại VPCC, việc khởi kiện (thường là bên bán) là bắt buộc để yêu cầu toà án chấm dứt hiệu lực hợp đồng đặt cọc do bên mua vi phạm nghĩa vụ. Thời gian giải quyết có thể kéo dài từ 6 tháng tới 1 năm hoặc chậm hơn 3. Việc đặt cọc công chứng là đảm bảo quyền lợi cho hai bên. Nhưng nếu huỷ cọc do phát sinh tranh chấp thì bên bán sẽ là bên chịu thiệt do tốn thời gian, công sức để huỷ hợp đồng. 4. Trường hợp hợp đồng đặt cọc có giá trị cao thì bên mua hoặc bên bán cân nhắc ký hợp đồng đặt cọc tại đơn vị công chứng. 5. Nếu bên mua không thực hiện nội dung mua bán thì có thể nhờ văn phòng công chứng lập biên bản (nếu thoả thuận ký hợp đồng tài VPCC) hoặc yêu cầu thừa phát lại lập vi bằng để đẩy nhanh quá trình giải quyết tại toà án. 6. Thoả thuận rõ về thông tin địa chỉ liên lạc hoặc các thông tin liên lạc khác của bên đặt cọc (để gửi thông báo) và lưu lại thông tin các trao đổi qua tin nhắn, cuộc gọi làm căn cứ gửi cho toà nếu phát sinh tranh chấp.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Khi mua nhà đất thế chấp có thể có nhiều rủi ro, nhưng cũng có nhiều lợi ích. Lợi thế của nhà đất thế chấp là đã được ngân hàng thẩm định kỹ lưỡng thường không nằm trong quy hoạch hoặc không vướng pháp lý tranh chấp. Tuy nhiên cũng có những rủi ro khi khách hàng xuống tiền để làm thủ tục giải chấp. Trường hợp này cần xử lý như thế nào?
Thủ tục mua nhà thế chấp
Thông thường, khi mua nhà thế chấp thì chủ cũ sẽ có trách nhiệm làm thủ tục giải chấp trước khi tiến hành công chứng. Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào chủ cũ cũng có đủ tiền để thực hiện giải chấp tại ngân hàng. Do vậy, phát sinh trường hợp bên mua sẽ phải trả tiền cho chủ cũ để thực hiện giải chấp, sau đó mới thực hiện ký hợp đồng tại VPCC và thực hiện thủ tục sang tên. Nếu sau khi giải chấp vì lý do nào đó nhà đất không thực hiện sang tên thì phải làm như thế nào để đảm bảo cho người mua?
Thông thường, mỗi ngân hàng sẽ có bộ quy trình thực hiện mua bán tài sản thế chấp khác nhau. Do vậy, trường hợp mua nhà đất thế chấp khách hàng cần liên hệ trực tiếp ngân hàng để thoả thuận. Thông thường, trong giao dịch mua nhà đất thế chấp nên có sự có mặt của ngân hàng. Các bên sẽ thoả thuận ba bên gồm bên mua, bên bán, ngân hàng liên quan tới việc thanh toán trực tiếp cho ngân hàng để làm thủ tục giải chấp và phong toả tài khoản, sau khi hoàn thành thủ tục công chứng hoặc sang tên ngân hàng sẽ gỡ phong toả để bên mua rút tiền.
Thủ tục mua nhà giao dịch qua ngân hàng
Các bên sẽ lập thoả thuận ba bên để mua tài sản thế chấp, người mua nộp tiền trực tiếp vào tài khoản ngân hàng. Cụ thể như sau:
Bước 1: Các bên gồm bên thế chấp, bên nhận thế chấp (ngân hàng), bên thứ ba nhận mua tài sản thế chấp sẽ cùng ký với nhau Biên bản thỏa thuận ba bên. Trong đó, ngân hàng đồng ý cho bên thế chấp bán tài sản và chỉ tiến hành mở phong tỏa tài khoản khi các bên đã hoàn tất thủ tục chuyển nhượng nhà đất.
Bước 2: Bên mua tài sản thế chấp nộp tiền vào tài khoản mở tại ngân hàng nhận thế chấp và yêu cầu ngân hàng phong toả tài khoản cho tới khi hoàn thành thủ tục mua bán.
Bước 3: Bên thế chấp tiến hành xoá đăng ký thế chấp tại Văn phòng đăng ký nhà đất sau khi bên mua đã chuyển tiền và được sự đồng ý của ngân hàng.
Trường hợp số tiền bán nhà nhiều hơn số tiền nợ của bên bán tại ngân hàng, người mua sẽ nộp cho ngân hàng một khoản tiền bằng với số tiền (gốc và lãi) để thanh toán khoản nợ của bên bán. Ngân hàng sẽ xóa thế chấp và trả lại giấy tờ sở hữu nhà cho bên bán. Bên bán và bên mua thỏa thuận về việc thanh toán khoản tiền mua nhà còn lại, sau khi đã trừ đi số tiền đã trả nợ cho ngân hàng. Sau khi nhận được giấy tờ nhà, hai bên sẽ thực hiện thủ tục mua bán nhà đất.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————-
…………………., ngày….tháng…..năm…..
PHIẾU ĐĂNG KÝ TRAO ĐỔI THÔNG TIN VỚI CƠ QUAN THUẾ QUA PHƯƠNG THỨC ĐIỆN TỬ
Tên doanh nghiệp: …………………………………………………………………………………………………. Mã số thuế: …………………………………………………………………………………………………………… Địa chỉ kinh doanh: ………………………………………………………………………………………………..
Cơ quan thuế quản lý trực tiếp: Đội Kiểm tra thuế số 2 CCT quận …
Doanh nghiệp đăng ký hộp thư điện tử chính thức với địa chỉ email của đơn vị là: ………………………………………… và số điện thoại của đơn vị là: ………………………………để trao đổi thông tin với cơ quan thuế,
Ngoài ra doanh nghiệp cũng đăng ký thêm một số địa chỉ email khác để cùng nhận thông tin từ cơ quan thuế là (nếu có):
……………………………… người sử dụng: (ví dụ ông Nguyễn Văn A giám đốc)
……………………. người sử dụng: (ví dụ bà Nguyễn Thị B Kế toán trưởng)
Doanh nghiệp cam kết sẽ thường xuyên kiểm tra hộp thư để cập nhật kịp thời các thông tin từ cơ quan thuế gửi đến và sẽ phản hồi các thông tin với cơ quan thuế từ hộp thư này.
Nếu địa chỉ email chính thức trên có thay đổi, Doanh nghiệp sẽ gửi địa chỉ thay thế mới đển cơ quan thuế để cập nhật và trao đổi thông tin.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Thủ tục, hồ sơ xác nhận không nợ thuế hải quan như thế nào? Trường hợp nào cần xác nhận không nợ thuế hải quan. Trước đây, khi làm hồ sơ giải thể công ty thì một trong những bước quan trọng là thực hiện thủ tục giải thể tại cơ quan thuế và việc xác nhận không nợ thuế xuất nhập khẩu tại cơ quan hải quan là một trong những bước bắt buộc. Tuy nhiên, hiện nay theo quy định tại thông tư 105/2020/TT-BTC việc xác nhận thuế hải quan khi giải thể sẽ do cơ quan thuế thực hiện với cơ quan hải quan.
Điều 16. Xử lý hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế và trả kết quả 1. Xử lý hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của người nộp thuế quy định tại Khoản 1 Điều 14 Thông tư này: a) Cơ quan thuế quản lý trực tiếp thực hiện: … a.4) Đề nghị cơ quan Hải quan thực hiện xác nhận việc người nộp thuế đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu theo quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và Thông tư của Bộ Tài chính quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ban hành Thông báo về việc người nộp thuế ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Do vậy, khi làm thủ tục chấm dứt mã số thuế để giải thể công ty, doanh nghiệp không phải làm thủ tục xác nhận không nợ thuế hải quan như trước đây.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp theo quy định tại điều 138 thông tư 38/2015/TT-BTC (sửa đổi bởi thông tư 39/2018/TT-BTC) doanh nghiệp có thể thực hiện như sau:
Điều 138. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động 1. Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản thực hiện theo quy định tại Điều 54 Luật Quản lý thuế, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về hợp tác xã và pháp luật về phá sản. Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cụ thể như sau: a) Chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty hoặc hội đồng thành viên công ty; hội đồng quản trị hoặc tổ chức thanh lý doanh nghiệp, người quản lý có liên quan trong trường hợp Điều lệ công ty quy định chịu trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp trước khi gửi đề nghị giải thể cho cơ quan đăng ký kinh doanh; b) Hội đồng giải thể hợp tác xã chịu trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của hợp tác xã trước khi gửi hồ sơ giải thể cho cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký; c) Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản chịu trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp sau khi có Quyết định mở thủ tục phá sản theo quy định của Luật Phá sản. 2. Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ thuế trong trường hợp người nộp thuế chấm dứt hoạt động không thực hiện thủ tục giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật a) Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động không theo thủ tục giải thể, phá sản chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì chủ doanh nghiệp tư nhân; hội đồng thành viên công ty hoặc chủ sở hữu công ty; hội đồng quản trị; quản trị của hợp tác xã; hoặc người quản lý có liên quan trong trường hợp Điều lệ công ty quy định chịu trách nhiệm nộp phần thuế nợ; b) Hộ gia đình, cá nhân chấm dứt hoạt động kinh doanh chưa hoàn thành nghĩa Vụ nộp thuế thì chủ hộ gia đình, cá nhân chịu trách nhiệm nộp phần thuế nợ; c) Tổ hợp tác chấm dứt hoạt động chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì các thành viên tổ hợp tác liên đới chịu trách nhiệm nộp phần thuế nợ
Hồ sơ xin xác nhận không nợ thuế hải quan
Theo khoản 1 Điều 140 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 71 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định: Khi có nhu cầu xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế …, người nộp thuế hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo tiêu chí quy định tại mẫu số 05 Phụ lục IIa ban hành kèm Thông tư này gửi đến cơ quan hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Trường hợp nộp hồ sơ giấy, người nộp thuế hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền gửi văn bản đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo mẫu số 34/CVXNHT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này đến Tổng cục Hải quan. Do vậy hồ sơ xác nhận sẽ bao gồm – Văn bản đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế mẫu 34/CVXNHT/TXNK thông tư 39/2018/TT-BTC – Biên bản họp, quyết định giải thể của công ty – Bản sao đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập của đơn vị (có chứng thực) – Giấy giới thiệu Trong vòng 5 ngày làm việc tổng cục hải quan sẽ có văn bản trả lời về việc đơn vị có nợ hoặc không nợ thuế hải quan. Lưu ý: Do các doanh nghiệp giải thể thường không sử dụng trụ sở chính do đó có thể ghi rõ nơi nhận công văn trả lời vào công văn để Tổng cục hải quan gửi lại công văn theo địa chỉ yêu cầu.
Nộp hồ sơ xác nhận không nợ thuế xuất nhập khẩu ở đâu?
Cơ quan tiếp nhập là tổng cục hải quan, địa chỉ LÔ E3 DƯƠNG ĐÌNH NGHỆ, PHƯỜNG YÊN HÒA, QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. Mẫu công văn xin xác nhận không nợ thuế hải quan các bạn có thể dùng theo mẫu sau:
Mẫu công văn xác nhận không nợ thuế hải quan
Mẫu số 34/CVXNHT/TXNK
TÊN CÔNG TY/CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN ——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số:……../….….
V/v đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ
nộp thuế
…………, ngày ….. tháng ….. năm …….
Kính gửi: Tổng cục Hải quan.
Căn cứ khoản 71 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 140 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Tên Công ty/tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền……………………………………………………… Địa chỉ (đối với Công ty là địa chỉ ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp): …….. Địa chỉ liên hệ: ………………………………………………………………………………………………………. Điện thoại liên hệ: ………………………………………………………………………………………………….. Đề nghị Tổng cục Hải quan xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho Công ty ……../ Chi nhánh Công ty …………, mã số thuế (hồ sơ kèm theo). Lý do xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế ………………………….. (ghi rõ để giải thể, đóng mã số thuế, mục đích khác ………………………………………………………………………. ). Do địa điểm trụ sở đã không còn hoạt động nên công văn xác nhận có thể đã bị thất lạc, đề nghị Tổng cục hải quan gửi xác nhận cho chúng tôi về địa chỉ:[Địa chỉ nhận]
Nơi nhận: – Như trên; – Lưu: VT,…
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO
PHÁP LUẬT (HOẶC
NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN)/THỦTRƯỞNG CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀNƯỚC CÓ THẨM QUYỀN (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Ghi chú: Hồ sơ Công ty gửi kèm: – Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế: bản chụp (có ký tên, đóng dấu của Công ty) hoặc bản sao nếu có; – Trường hợp xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đối với Chi nhánh Công ty thì hồ sơ như nêu trên phải bao gồm của Công ty và Chi nhánh Công ty).
Tra cứu tình trạng thuế hải quan của doanh nghiệp trên website hải quan
Trước khi gửi hồ sơ để xác nhận nghĩa vụ thuế hải quan doanh nghiệp có thể thực hiện tra cứu tại địa chỉ https://www.customs.gov.vn/index.jsp?pageId=140&cid=1198 để xác định về nghĩa vụ thuế tránh trường hợp mất thời gian khi thực hiện thủ tục và nhận được thông báo nộp thuế
Trường hợp doanh nghiệp còn nợ thuế hải quan có thể tra cứu thông tin tài khoản nộp thuế, phí hải quan theo địa chỉ https://www.customs.gov.vn/index.jsp?pageId=141&cid=1199
Sau khi có xác nhận không nợ thuế hải quan, trong trường hợp thực hiện giải thể, doanh nghiệp tiếp tục thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế tại cơ quan thuế và thủ tục giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Nếu trong quá trình thực hiện có thắc mắc hoặc khách hàng có nhu cầu DỊCH VỤ xin vui lòng liên hệ chúng tôi để thực hiện thủ tục này.
Dịch vụ xác nhận không nợ thuế hải quan
Khách hàng nếu có khó khăn trong việc xin xác nhận không nợ thuế hải quan có thể sử dụng dịch vụ tại LVNLAW. Theo đó, khách hàng chỉ cần cung cấp thông tin theo hướng dẫn. Sau khi cung cấp thông tin, LVNLAW sẽ thực hiện xác nhận không nợ thuế và gửi kết quả cho khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
1. Giải thể có cần xác nhận nợ thuế hải quan? Trước đây, việc xác nhận thuế hải quan khi chấm dứt mã số thuế là bắt buộc, tuy nhiên theo thông tư 105/2020/TT-BTC việc xác nhận này sẽ do cơ quan thuế thực hiện, doanh nghiệp không cần gửi hồ sơ tới tổng cục hải quan khi giải thể. Tuy nhiên, trên thực tế thực hiện, doanh nghiệp để thuế tự thực hiện sẽ tương đối mất thời gian. Do vậy, để đảm bảo về mặt tiến độ doanh nghiệp có thể tự thực hiện thủ tục hoặc thuê LVNLAW thực hiện thủ tục xác nhận này.
2. Địa chỉ tổng tục hải quan để nộp hồ sơ xin xác nhận không nợ thuế hải quan ở đâu? Tổng tục hải quan có địa chỉ duy nhất tại Lô E3, đường Dương Đình Nghệ, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
3. Nộp hồ sơ xin xác nhận không nợ thuế ở Hải Quan TPHCM? Việc xác nhận không nợ thuế hải quan trên cả nước chỉ thực hiện tại tổng cục hải quan (địa chỉ tại Hà Nội). Do vậy các trường hợp doanh nghiệp ở tỉnh thành phố khác có thể gửi chuyển phát nhanh tới địa tổng cục Hải Quan để xin xác nhận
4. Dịch vụ xin xác nhận không nợ thuế Hải Quan bao nhiêu tiền? LVNLAW cung cấp dịch vụ xin xác nhận không nợ thuế Hải Quan với chi phí phù hợp. Khách hàng chỉ cần liên hệ để được tư vấn hoặc gửi mail để yêu cầu dịch vụ. Chúng tôi sẽ soạn thảo toàn bộ hồ sơ chuẩn để khách hàng chỉ cần gửi hồ sơ một lần duy nhất
5. Gửi chuyển phát nhanh hồ sơ xin xác nhận không nợ thuế Hải Quan có bị thất lạc hay không? Một số trường hợp gửi hồ sơ chuyển phát nhanh đối với hoạt động xác nhận không nợ thuế bị thất lạc. Trường hợp này khách hàng sẽ phải nhận KQ trực tiếp tại tổng cục Hải Quan
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Cụ thể, ngày 27/10/2023 thủ tướng chính phủ ban hành Chỉ thị 27/CT-TTg tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp cải cách và nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp trong đó nội dung cụ thể như sau:
Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, doanh nghiệp, ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương nhất là ở cơ sở vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, phát sinh thêm thủ tục hành chính, hồ sơ, giấy tờ không đúng quy định; một số dịch vụ công trực tuyến thực hiện còn phức tạp, không đơn giản, thuận lợi; việc tăng số lượng hồ sơ trực tuyến ở một số cơ quan, đơn vị chưa thực chất; số hóa, tái sử dụng kết quả số hóa ở một số bộ, cơ quan, địa phương chưa đạt yêu cầu; năng suất lao động chưa được cải thiện; việc phối hợp trong xử lý hồ sơ thủ tục hành chính còn chưa hiệu quả; chưa kịp thời tiếp nhận, xử lý khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp,… Những tồn tại, hạn chế trên có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập nêu trên và tiếp tục nâng cao hiệu quả cắt giảm, đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: 1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện: … e) Thực hiện nghiêm công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong giải quyết thủ tục hành chính bảo đảm chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả, nhất là các nhóm thủ tục hành chính, dịch vụ công liên thông. Trong đó, các bộ, ngành phải khẩn trương rà soát, hoàn thành việc công bố quy trình nội bộ xác định rõ thời hạn, trách nhiệm giải quyết trong từng bước, giai đoạn đối với các thủ tục hành chính liên thông giữa các cơ quan trung ương và địa phương trước ngày 01 tháng 12 năm 2023. Thực hiện hiệu quả công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị; người đứng đầu thường xuyên tổ chức đối thoại với người dân, doanh nghiệp. Chấm dứt tình trạng không trả lời hoặc trả lời chung chung, không cụ thể, không rõ ràng dứt khoát, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.
Theo quy định này, thủ tướng đề nghị các cơ quan chỉ đạo thực hiện chấm dứt các tình trạng trả lời hồ sơ dạng chung chung. Nếu có hướng dẫn thì phải hướng dẫn cụ thể không rõ ràng.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính
Tại Chỉ thị 27/CT-TTg, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
Thực hiện nghiêm việc báo cáo giải trình của người đứng đầu, xin lỗi người dân, doanh nghiệp và kịp thời khắc phục đối với các trường hợp để xảy ra chậm muộn, tiêu cực trong giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính của cơ quan, đơn vị; thực hiện thanh tra, kiểm tra công vụ, kiên quyết xử lý nghiêm các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, làm phát sinh thêm thủ tục hành chính, hồ sơ, giấy tờ, yêu cầu điều kiện không đúng quy định hoặc nhiều lần để xảy ra tình trạng chậm trễ trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.
Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị về nâng cao chất lượng phục vụ trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công. Định kỳ hàng tháng công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng kết quả đánh giá Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công và danh sách cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan, đơn vị để xảy ra chậm trễ theo Quyết định 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ; căn cứ kết quả đánh giá của Bộ chỉ số để xem xét, đánh giá, xếp loại chất lượng và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Giấy phép kinh doanh là giấy tờ mà doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có khi thực hiện quyền phân phối, quyền xuất nhập khẩu. Vậy khi có các thay đổi về phạm vi hoạt động, vốn…. doanh nghiệp có cần điều chỉnh giấy phép kinh doanh không? Khi điều chỉnh giấy phép kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào? Nộp hồ sơ điều chỉnh giấy phép ở đâu?
Các trường hợp phải điều chỉnh giấy phép kinh doanh
Giấy phép kinh doanh chỉ cấp cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện các quyền xuất nhập khẩu, phân phối một số mặt hàng theo quy định tại khoản 1 điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp đã được cấp giấy phép kinh doanh phải thực hiện điều chỉnh giấy phép kinh doanh đã được cấp khi có một trong các thay đổi sau: – Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính và người đại diện theo pháp luật – Chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập – Hàng hóa phân phối; – Các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa – Các nội dung khác. Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp chuyển địa điểm đặt trụ sở chính từ một tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đến một tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương khác thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép kinh doanh. Trường hợp điều chỉnh giấy phép kinh doanh chỉ áp dụng khi doanh nghiệp chuyển địa điểm đặt trụ sở chính trong cùng tỉnh (thành phố) nơi doanh nghiệp đang đặt trụ sở
Thủ tục điều chỉnh giấy phép kinh doanh
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm các tài liệu sau – Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP) – Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ghi nhận nội dung điều chỉnh (Bản sao y chứng thực) đối với trường hợp thay đổi tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính và người đại diện theo pháp luật – Bản giải trình có nội dung thay đổi/Xác nhận của cơ quan thuế quản lý về việc không nợ thuế quá hạn/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp thay đổi về hàng hóa phân phối/các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa/chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập – Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục nộp hồ sơ và nhận kết quả.
Bước 2: Giải quyết hồ sơ Doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ với những tài liệu đã hướng dẫn ở Bước 1 tại Bộ phận một cửa Sở Công thương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc. Trong thời gian này, Sở công thương sẽ tiến hành thẩm tra, xem xét bản giải trình của doanh nghiệp cũng như những điều kiện để chấp thuận nội dung điều chỉnh. Nếu việc điều chỉnh không phù hợp hoặc hồ sơ chưa chính xác theo quy định, Sở Công thương ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hoặc giải trình cụ thể. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh mới.
Bước 3: Nhận kết quả Khi nhận kết quả tại Bộ phận một cửa Sở công thương, cá nhân nhận kết quả cần mang theo các giấy tờ sau: – Giấy hẹn trả kết quả – Giấy ủy quyền nhận kết quả – Giấy phép kinh doanh đã được cấp (Bản gốc) – Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (Bản gốc)
Thay đổi giấy phép kinh doanh do đổi trụ sở
Trong một số trường hợp sau khi doanh nghiệp đổi trụ sở sẽ phải tiến hành điều chính giấy phép kinh doanh. Trường hợp này phải làm như thế nào?
Thay đổi địa chỉ cùng địa bàn tỉnh
Trường hợp này doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh giấy phép kinh doanh hồ sơ gồm: – Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép kinh doanh (Mẫu 02 nghị định 09/2018/NĐ-CP) – Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ghi nhận nội dung điều chỉnh.
Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày thay đổi địa chỉ doanh nghiệp gửi hồ sơ gửi tới Sở Công Thương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở, trong vòng 10 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ Sở Công Thương sẽ cấp giấy phép kinh doanh mới đã có nội dung điều chỉnh cho doanh nghiệp.
Lưu ý: Đối với các trường hợp giấy phép kinh doanh cũ do Sở Công Thương cấp thì sẽ hoàn trả lại khi nhận giấy phép mới. Với các trường hợp giấy phép do UBND cấp (trước khi nghị định 09/2018/NĐ-CP) có hiệu lực theo quy định tại khoản 3 điều 16 nghị định 09/2018/NĐ-CP: “Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy phép kinh doanh đã được điều chỉnh, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm hoàn trả Giấy phép kinh doanh đã được cấp cho Cơ quan cấp Giấy phép“
Thay đổi địa chỉ khác tỉnh
Đối với trường hợp thay đổi địa chỉ khác tỉnh: “Chuyển địa điểm đặt trụ sở chính từ một tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đến một tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương khác.” doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép kinh doanh hồ sơ gồm: – Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 03 nghị định 09/2018/NĐ-CP); – Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Điều 16. Trình tự điều chỉnh Giấy phép kinh doanh 3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy phép kinh doanh đã được điều chỉnh, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm hoàn trả Giấy phép kinh doanh đã được cấp cho Cơ quan cấp Giấy phép,
Trước khi thay đổi giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần làm thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đầu tư và giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Trên đây là hướng dẫn của LVNLAW về trường hợp điều chỉnh giấy phép kinh doanh. Hy vọng những tư vấn trên sẽ giúp quý doanh nghiệp thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy phép kinh doanh dễ dàng và tiết kiệm thời gian.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Trả lời:
Về quyền nhập khẩu thuốc lá, theo quy định tại thông tư 34/2013/TT-BTC quy định về danh mục hàng hoá không được thực hiện quyền nhập khẩu. Theo đó, mặt hàng thuốc lá, xì gà là mặt hàng không được thực hiện quyền nhập khẩu.
PHỤ LỤC SỐ 02 DANH MỤC HÀNG HÓA KHÔNG ĐƯỢC THỰC HIỆN QUYỀN NHẬP KHẨU (Ban hành kèm theo Thông tư số 34/2013/TT-BCT ngày 24 tháng 12 năm 2013 của Bộ Công Thương)
Mã số hàng hóa
Mô tả hàng hóa
Xì gà, xì gà xén hai đầu, xì gà nhỏ và thuốc lá điếu, từ lá thuốc lá hoặc từ các chất thay thế lá thuốc lá.
2402.10.00
– Xì gà, xì gà xén hai đầu và xì gà nhỏ, làm từ lá thuốc lá
2402.20
– Thuốc lá điếu làm từ lá thuốc lá:
2402.20.10
– – Thuốc lá Bi-đi (Beedies)
2402.20.20
– – Thuốc lá điếu, có chứa thành phần từ đinh hương
2402.20.90
– – Loại khác
2402.90
2402.90.10
– – Xì gà, xì gà xén hai đầu và xì gà nhỏ làm từ chất thay thế lá thuốc lá
2402.90.20
– – Thuốc lá điếu làm từ chất thay thế lá thuốc lá
Lá thuốc lá đã chế biến và các chất thay thế thuốc lá đã chế biến khác; thuốc lá “thuần nhất” hoặc thuốc lá “hoàn nguyên”; chiết xuất và tinh chất lá thuốc lá.
2403
– Lá thuốc lá để hút, có hoặc không chứa chất thay thế lá thuốc lá với tỷ lệ bất kỳ
2403.11.00
– – Thuốc lá sử dụng tẩu nước đã được chi tiết ở Chú giải phân nhóm 1 của Chương này
2403.19
– – Loại khác:
– – – Đã được đóng gói để bán lẻ:
2403.19.11
– – – – Ang Hoon
2403.19.19
– – – – Loại khác
2403.19.20
– – – Lá thuốc lá đã chế biến khác để sản xuất thuốc lá điếu
2403.19.90
– – – Loại khác
Về quyền phân phối thuốc lá, theo quy định về điều kiện tiếp cận thị trường của Việt Nam như sau: Sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, máy móc, thiết bị thuộc chuyên ngành thuốc lá
1. Quy định tại các Biểu cam kết về phân phối: Không được thực hiện quyền phân phối đối với: thuốc lá và xì gà 2. Quy định tại các Biểu cam kết về sản xuất: 2.1. ACIA: không cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài thuộc quốc gia là thành viên ASEAN để: – Sản xuất thuốc lá, gồm thuốc lá điếu và xì gà; sản xuất thuốc lá. – Cung cấp dịch vụ liên quan tới sản xuất bao gồm: +Chế biến sản phẩm thuốc lá như thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá tẩu, thuốc lá nhai, thuốc lá do nông dân cắt theo hợp đồng hoặc trả phí; chế biến thuốc lá hoàn nguyên trên cơ sở hợp đồng hay mất phí; chế biến trên cơ sở hợp đồng hay mất phí. +Các dịch vụ liên quan tới chế biến thuốc lá đã qua chế biến để sản xuất thuốc lá điếu trên cơ sở hợp đồng hay mất phí. 2.2. CPTPP: Phụ lục NCM I-VN-29: Đối với việc sản xuất các sản phẩm thuốc lá, bao gồm cả xì gà và thuốc lá điếu: Không cho phép đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm thuốc lá, bao gồm cả xì gà và thuốc lá điếu, ngoại trừ thông qua liên doanh hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam với tỷ lệ vốn của bên nước ngoài không vượt quá 49%. 2.3. EVFTA: Phụ lục 8-B: chưa cam kết với Sản xuất các sản phẩm thuốc lá: 3. Pháp luật Việt Nam: Dự án có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sau đây: a) Liên doanh, hợp tác với doanh nghiệp đã có giấy phép sản xuất thuốc lá; b) Nhà nước chiếm tỷ lệ chi phối trong vốn điều lệ của doanh nghiệp; c) Đáp ứng các điều kiện sản xuất thuốc lá theo quy định của Chính phủ. Điều kiện đầu tư, hợp tác với nước ngoài để sản xuất thuốc lá (Khoản 1 Điều 25 Nghị định số 67/2013/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi khoản 6 Điều 3, Khoản 12 Điều 4 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP): – Đầu tư trên cơ sở liên doanh hợp tác với doanh nghiệp đã có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá. Nhà nước chiếm tỷ lệ chi phối trong vốn Điều lệ của doanh nghiệp (trong trường hợp đầu tư theo hình thức liên doanh). – Đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 17 của Nghị định số 67/2013/NĐ-CP. – Được Thủ tướng Chính phủ cho phép trên cơ sở đề nghị của Bộ Công Thương.
Quy định cụ thể: – WTO, AFAS, VJEPA, VKFTA, EVFTA, CPTPP, ACIA – Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá – Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam – Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại. – Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá – Nghị định số 08/2018/NC-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Một số người đi làm thủ tục sang tên đổi chủ xe cũ mệt mỏi cho biết, cơ quan đăng ký xe yêu cầu phiếu xuất xưởng… Trong khi chiếc xe đã mua từ vài năm trước, người dân không biết tìm đâu ra phiếu này. Vậy phiếu này lấy ở đâu?
Theo quy định về thủ tục đăng ký sang tên xe ô tô gồm hai bước gồm thu hồi biển số và thực hiện thủ tục sang tên xe. Một số chủ xe phản ảnh khi làm thủ tục đăng ký xe, cơ quan đăng ký xe yêu cầu bổ sung phiếu xuất xưởng (giấy chứng nhận xuất xưởng). Việc này có đúng quy định hay không? Theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 11 thông tư 24/2023/TT-BCA quy định:
Điều 11. Giấy tờ của xe 1. Chứng từ nguồn gốc xe b) Đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước Dữ liệu điện tử Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng được hệ thống đăng ký, quản lý xe tiếp nhận từ cổng dịch vụ công hoặc cơ sở dữ liệu của cơ quan đăng kiểm; Trường hợp chưa có dữ liệu điện tử Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng thì chứng từ nguồn gốc xe sản xuất, lắp ráp là Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo quy định (bản giấy);
Theo đó, phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng sẽ được cơ quan CSGT tự tiếp nhận, trường hợp nếu chưa có thông tin online thì phải cung cấp bản giấy theo quy định. Tuy nhiên, trên thực tế , Cục CSGT có hướng dẫn thực hiện gửi các cơ quan đăng ký xe. Theo đó, phiếu xuất xưởng sẽ do các cơ quan đăng ký xe (nơi tiếp nhận hồ sơ sang tên đổi chủ) trực tiếp liên hệ cơ quan quản lý hồ sơ gốc của chiếc xe đó để cập nhật.
“Do vậy, người dân cũng không thể tự liên hệ cơ quan quản lý hồ sơ của chiếc xe đó cung cấp phiếu xuất xưởng. Theo hướng dẫn sau khi ban hành thông tư, việc này sẽ do cán bộ đăng ký xe xử lý” – CSGT giải thích.
Hiện tại, văn bản hưởng dẫn là văn bản nội bộ của phía cục CSGT và các cơ quan đăng ký xe không được công khai. Tuy nhiên qua tham khảo thực tế thông tin từ báo chí và thực tế tại một số đơn vị đăng ký xe thì người dân không cần cung cấp giấy tờ này.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Độ tuổi kết hôn theo quy định của luật hôn nhân gia đình là bao nhiêu tuổi? Nam bao nhiêu tuổi được kết hôn? Tuổi kết hôn của nữ là bao nhiêu? Đây là các câu hỏi thường xuyên được trả lời bởi tổng đài tư vấn pháp luật của LVNLAW. Trong bài viết này chuyên viên của LVNLAW sẽ làm rõ về quy định độ tuổi kết hôn theo pháp luật Việt Nam
Đầu tiên, về khái niệm kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của luật hôn nhân gia đình và các điều kiện về kết hôn. Một trong các điều kiện về kết hôn đó chính là độ tuổi đăng ký kết hôn. Độ tuổi kết hôn được quy định tại điểm a khoản 1 điều 8 luật hôn nhân gia đình 2014
Điều 8. Điều kiện kết hôn 1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
Luật hôn nhân gia đình 2014 có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 và vẫn được áp dụng cho tới hiện nay. Theo quy định trên thì điều kiện kết hôn đối với nam giới phải đủ 20 tuổi mới được phép lấy vợ và nữ giới phải đủ 18 tuổi mới được phép lấy chồng
Đủ 18 tuổi và đủ 20 tuổi được xác định như thế nào?
Theo khoản 1 điều 2 thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định:
Điều 2. Căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật Khi giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải căn cứ vào điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình để xem xét, quyết định xử lý việc kết hôn trái pháp luật và lưu ý một số điểm như sau: 1. “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình là trường hợp nam đã đủ hai mươi tuổi, nữ đã đủ mười tám tuổi trở lên và được xác định theo ngày, tháng, năm sinh. Trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì thực hiện như sau: a) Nếu xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thì tháng sinh được xác định là tháng một của năm sinh; b) Nếu xác định được năm sinh, tháng sinh nhưng không xác định được ngày sinh thì ngày sinh được xác định là ngày mùng một của tháng sinh. Ví dụ: Chị B sinh ngày 10-01-1997, đến ngày 08-01-2015 chị B đăng ký kết hôn với anh A tại Ủy ban nhân dân xã X. Tại thời điểm đăng ký kết hôn chị B chưa đủ 18 tuổi (ngày chị B đủ 18 tuổi là ngày 10-01-2015), như vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì chị B đã đủ tuổi kết hôn, tuy nhiên vì ngày chị B đăng ký kết hôn Luật hôn nhân và gia đình đã có hiệu lực (ngày 01-01-2015) nên chị B đã vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình.
Tuổi kết hôn đối với nam, sinh ngày 15/05/1995. Đến ngày 01/03/2015, trường hợp này chưa đủ 20 tuổi. Phải đến ngày 16/05/2015 mới đủ tuổi đăng ký kết hôn đây được gọi là đủ 20 tuổi. Tuổi kết hôn đối với nữ, sinh ngày 20/10/1997. Đến ngày 19/10/2015, trường hợp này chưa đủ 18 tuổi và phải đến ngày 21/10/2015 thì mới đủ tuổi đăng ký kết hôn.
Lưu ý: Cần phân biệt rõ khái niệm “từ X tuổi” và “từ đủ X tuổi”. Ví dụ trẻ sơ sinh mới sinh ra thì có thể coi là từ 1 tuổi, còn từ đủ 1 tuổi thì phải sau 1 năm kể từ ngày sinh thì mới được coi là đủ 1 tuổi.
Việc quy định về độ tuổi kết hôn dựa trên căn cứ về tâm sinh lý về sinh học để đưa ra các quy định pháp luật nhằm mục đích đảm bảo đầy đủ sức khỏe và hiểu biết cho cả người vợ và người chồng khi kết hôn. So với các quy định của luật hôn nhân gia đình trước đây (Luật hôn nhân gia đình 2000) chỉ quy định nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi thì luật hôn nhân gia đình 2014 hiện nay đã áp dụng thêm 1 năm về điều kiện kết hôn so với luật cũ.
Khi cả nam và nữ đều đủ tuổi kết hôn mà muốn kết hôn hợp pháp sẽ phải làm giấy đăng ký kết hôn để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Việc đăng ký kết hôn có thể thực hiện tại UBND xã, phường nơi vợ hoặc chồng thường trú hoặc tạm trú. Tùy vào nơi đăng ký kết hôn mà một trong hai bên hoặc cả hai bên sẽ phải xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, bên còn lại sẽ làm tờ khai đăng ký kết hôn.
Xử phạt về tuổi kết hôn
Phạt hành chính khi kết hôn chưa đủ tuổi: Mức phạt theo quy định tại điều 58 nghị định 82/2020/NĐ-CP
Điều 58. Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn. 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.
Xử lý hình sự khi kết hôn chưa đủ tuổi: Theo quy định về tổ chức tạo hôn tại bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)
Điều 183. Tội tổ chức tảo hôn Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
Câu hỏi thường gặp
1. Độ tuổi kết hôn của nam, nữ là bao nhiêu? Độ tuổi kết hôn của nam tại Việt Nam theo quy định năm 2023 là đủ 20 tuổi. Độ tuổi kết hôn của nữ tại Việt Nam theo quy định năm 2023 là đủ 18 tuổi.
2. Chưa đủ tuổi kết hôn phạt bao nhiêu? Trường hợp kết hôn không đủ tuổi có thể bị phạt mức phạt từ 1 đến 5 triệu đồng hoặc có thể xử lý hình sự nếu tổ chức tảo hôn.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Trên thực tế khi thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư cho các nhà đầu tư Trung Quốc có hộ chiếu E (hộ chiếu lưỡi bò), LVNLAW nhận được hướng dẫn trực tiếp của chuyên viên phòng Kinh tế đối ngoại tại Hà Nội hướng dẫn việc chuyển hộ chiếu lưỡi bò sang CCCD của Trung Quốc. Tuy nhiên, qua tham khảo thực tế một số trường hợp đã thực hiện điều chỉnh hộ chiếu E (hộ chiếu lưỡi bò) sang CCCD của Trung Quốc thì có thể thực hiện tại phía phòng Kinh tế đối ngoại – Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, khi thực hiện điều chỉnh thông tin thành viên công ty trên đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp nhận được thông báo yêu cầu bổ sung như sau:
Đối với việc điều chỉnh dự án tại nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: … 15. Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư là bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc giấy tờ xác nhận việc thành lập, hoạt động của tổ chức kinh tế, bao gồm: a) Số định danh cá nhân đối với cá nhân là công dân Việt Nam hoặc bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, hộ chiếu còn hiệu lực, các giấy tờ chứng thực cá nhân khác đối với cá nhân; b) Bản sao hợp lệ một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận thành lập, Quyết định thành lập hoặc các tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương đối với tổ chức.
Đối với việc điều chỉnh nội dung đăng ký doanh nghiệp tại nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về giấy tờ pháp lý như sau:
Điều 11. Giấy tờ pháp lý của cá nhân trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp … 2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
Thông thường, giấy tờ pháp lý của người nước ngoài theo thông lệ quốc tế là hộ chiếu. Tuy nhiên, trên các văn bản hướng dẫn hầu như không có giải thích về việc giấy tờ nội địa của nước ngoài có được công nhận tại Việt Nam hay không? Theo đó, khi các nhà đầu tư nước ngoài (đặc biệt là nhà đầu tư Trung Quốc mang hộ chiếu E) cần lưu ý khi thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam để đảm bảo thông suốt về mặt thủ tục.
Tham khảo công văn số 2611/KH&ĐT-KTĐN ngày 25/05/2023 của Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội trả lời như sau:
Sau khi nghiên cứu nội dung văn bản đề nghị và căn cứ quy định của pháp luật hiện hành, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội có ý kiến như sau: – Theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư (Nghị định số 31): “Hồ sơ thực hiện thủ tục đầu tư là hồ sơ do nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập để thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và các thủ tục có liên quan khác để thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định này”. – Khoản 6 Điều 2 Nghị định số 31 quy định: “Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ có đủ thành phần giấy tờ theo quy định tại Luật Đầu tư, Nghị định này và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật”. – Đối với tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư, theo khoản 15 Điều 2 Nghị định số 31: “Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư là bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc giấy tờ xác nhận việc thành lập, hoạt động của tổ chức kinh tế, bao gồm: a) Số định danh cá nhân đối với cá nhân là công dân Việt Nam hoặc bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, hộ chiếu còn hiệu lực, các giấy tờ chứng thực cá nhân khác đối với cá nhân; b) Bản sao hợp lệ một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận thành lập, Quyết định thành lập hoặc các tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương đối với tổ chức”. – Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 31 quy định: “Bản sao hợp lệ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc từ cơ sở dữ liệu quốc gia đối với trường hợp thông tin gốc được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đăng ký doanh nghiệp và đầu tư”. – Ngày 01/11/2022, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội đã có văn bản số 2998/STP-HCTP về việc chứng thực bản sao hộ chiếu như sau: “Theo khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 19 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch và khoản 1 Điều 9 Thông tư số 01/2020/TT-BTP của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP thì người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp pháp, hợp lệ, xác thực của bản chính giấy tờ, văn bản dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao. Đối với hộ chiếu nước ngoài, cơ quan, tổ chức chỉ thực hiện chứng thực các giấy tờ của nước ngoài đảm bảo phù hợp Hiến pháp và pháp luật Việt Nam về lãnh thổ, chủ quyền quốc gia về vùng biển, đảo”. Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội đề nghị Ông/Bà nghiên cứu, thực hiện theo các quy định nêu trên.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/ giấy chứng nhận đầu tư. Khi dự án đầu tư sắp hết hạn, Nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế thực hiện dự án có thể làm thủ tục xin điều chỉnh gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư
Theo quy định tại Điều 44 Luật đầu tư năm 2020, thời hạn hoạt động của dự án đầu tư được xác định phụ thuộc vào địa điểm, khu vực thực hiện dự án đầu tư, theo đó: – Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm. – Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm. Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư có thể dài hơn nhưng không quá 70 năm
Tuy nhiên khi cấp giấy chứng nhận đầu tư/giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần đầu, Cơ quan quản lý thường cấp thời hạn hoạt động của dự án cho nhà đầu tư nước ngoài thấp hơn thời hạn tối đa được cấp cho dự án đó. Sau một thời gian hoạt động, tổ chức kinh tế thực hiện dự án và nhà đầu tư nước ngoài không vi phạm các quy định của pháp luật Việt nam về đầu tư đối với dự án mình đang thực hiện có thể làm thủ tục xin gia hạn thời hạn hoạt động của dự án.
Hồ sơ gia hạn thời gian hoạt động dự án đầu tư
Hồ sơ gia hạn thời gian hoạt động dự án đầu tư theo quy định tại điều 55 nghị định 31/2021/NĐ-CP như sau:
Điều 55. Điều chỉnh, gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư 1. Nhà đầu tư được điều chỉnh thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 41 của Luật Đầu tư, khoản 2 Điều 27 của Nghị định này và thực hiện thủ tục điều chỉnh thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tương ứng tại các Điều 44, 45,46 và 47 của Nghị định này. 2. Thủ tục gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại khoản 4 Điều 27 của Nghị định này được thực hiện như sau: a) Đối với dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư nộp 04 bộ hồ sơ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc Cơ quan đăng ký đầu tư tương ứng với thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư dự án. Hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư; Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Quyết định chấp thuận nhà đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương; tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư; b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ quy định tại điểm a khoản này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ cho cơ quan quản lý đất đai và các cơ quan có liên quan để lấy ý kiến về việc đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 44 của Luật Đầu tư và khoản 4 Điều 27 của Nghị định này; c) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về việc đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 44 Luật Đầu tư và khoản 4 Điều 27 Nghị định này; d) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư xem xét điều kiện gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư quy định tại khoản 4 Điều 44 của Luật Đầu tư và khoản 4 Điều 27 của Nghị định này để lập báo cáo thẩm định trình cơ quan chấp thuận chủ trương đầu tư; đ) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư, cơ quan chấp thuận chủ trương đầu tư quyết định gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư; e) Đối với dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư nộp 04 bộ hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản này cho Cơ quan đăng ký đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục theo quy định tương ứng tại các điểm b, c, d và đ khoản này để gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư. 3. Đối với dự án đầu tư có sử dụng đất, trong thời hạn tối thiểu 06 tháng trước khi hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Hồ sơ được lập thành 4 bộ gồm: – Văn bản đề nghị gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư – Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư; – Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; – Quyết định chấp thuận nhà đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương; – Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư; – Văn bản ủy quyền cho người đại diện làm thủ tục – Chứng minh thư nhân dân của người đại diện làm thủ tục (Bản sao có chứng thực)
Thủ tục gia hạn thời gian hoạt động dự án đầu tư
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định (như hướng dẫn ở trên). Nếu nhà đầu tư chưa thực hiện thủ tục tách giấy chứng nhận đầu tư (áp dụng từ ngày 01/07/2015) sẽ phải thực hiện thủ tục này đồng thời gia hạn thời hạn hoạt động của dự án. Bước 2: Khai hồ sơ online tại https://dautunuocngoai.gov.vn/. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày kê khai trực tuyến nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền Bước 3: Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết – Bộ phận một cửa Sở kế hoạch đầu tư tỉnh (Thành phố) đối với các dự án hoạt động ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất. – Bộ phận một cửa của Ban quản lý khu công nghiệp/khu chế xuất đối với các dự án hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ
Lưu ý khi gia hạn dự án đầu tư: – Doanh nghiệp chỉ được gia hạn thời hạn dự án đầu tư nếu đã góp đủ vốn theo quy định của pháp luật hiện hành. – Thời gian gia hạn tối đa tương ứng với thời gian thực hiện dự án (50 năm hoặc 70 năm) – Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng nhà đầu tư chậm được bàn giao đất thì thời gian Nhà nước chậm bàn giao đất không tính vào thời hạn hoạt động của dự án đầu tư. – Tại HN: Bộ phận một cửa yêu cầu thêm hồ sơ điều chỉnh dự án? Yêu cầu ghi rõ ngày cấp thay đổi lần mấy vào hồ sơ (biểu mẫu của thông tư 03/2021/TT-BKHĐT không yêu cầu)
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có nhiều khác biệt so với các văn phòng đại diện của thương nhân Việt Nam. Quy định về văn phòng đại diện của thương nhân Việt Nam được hướng dẫn bởi Luật doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn luật doanh nghiệp, văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài có một hệt thống văn bản hướng dẫn riêng.
Cơ sở pháp lý – Nghị định 07/2016/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh thương nhân nước ngoài tại Việt Nam – Thông tư 11/2016/TT-BCT hướng dẫn nghị định 07/2016/NĐ-CP – Thông tư 143/2016/TT-BTC về phí thành lập văn phòng đại diện
Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện nước ngoài
Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài theo điều 10 nghị định 07/2016/NĐ-CP gồm các tài liệu sau: – Đơn đề nghị (có xác nhận của thương nhân nước ngoài) – Bản sao đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương – Văn bản bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện – Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất; – Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Văn phòng đại diện; – Tài liệu chứng minh trụ sở văn phòng đại diện
Thủ tục thành lập văn phòng đại diện nước ngoài
1. Nộp hồ sơ cấp phép thành lập văn phòng đại diện tại Sở Công Thương hoặc Ban quản lý KCN (tùy trường hợp) 2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ. 3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành. Cơ quan cấp Giấy phép gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Cơ quan cấp Giấy phép, Bộ quản lý chuyên ngành có văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp phép thành lập Văn phòng đại diện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp không cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
Công bố thông tin: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn và thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh, Cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của mình
Lệ phí thành lập: 3.000.000 (ba triệu) đồng/giấy phép (Điểm a khoản 1 điều 4 thông tư 143/2016/TT-BTC)
Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp giấy tờ đó có quy định về thời hạn.
Các thủ tục sau thành lập VPĐD thương nhân nước ngoài
Bước 1: Khắc dấu và đăng ký mẫu dấu tại phòng cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội PC64 – Công an tỉnh thành phố (5 ngày làm việc)
Bước 2: Đăng ký mã số thuế cho văn phòng đại diện tại Cục thuế nơi văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài đặt trụ sở (5 ngày làm việc)
Sau khi được Sở công thương cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài, Văn phòng đại diện sẽ phải thực hiện thủ tục đăng ký mã số thuế. Hồ sơ đăng ký mã số thuế gồm có: – Tờ khai đăng ký thuế (Theo mẫu 01-ĐK-TCT trong thông tư 105/2020/TT-BTC) – Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện (Bản sao có chứng thực) – Giấy giới thiệu cho người đi nộp hồ sơ Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Cục thuế Tỉnh (Thành phố) nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở. Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ Lưu ý: Trong vòng 10 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký văn phòng đại diện, văn phòng đại diện phải thực hiện thủ tục đăng ký thuế. Nếu quá thời hạn trên văn phòng đại diện sẽ bị xử phạt hành chính về việc chậm đăng ký mã số thuế
Những loại thuế văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài phải nộp
Căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài chỉ phải thực hiện nộp thuế Thu nhập cá nhân cho người đứng đầu văn phòng đại diện và các nhân viên của văn phòng đại diện.
Lưu ý:Đối với trường hợp người đứng đầu văn phòng đại diện và nhân viên của văn phòng đại diện chưa có mã số thuế thu nhập cá nhân, văn phòng đại diện sẽ phải thực hiện thủ tục xin cấp mã số thuế thu nhập cá nhân cho những người này.
Cách thức nộp thuế thu nhập cá nhân: – Văn phòng đại diện nộp tờ khai thuế TNCN theo quý và nộp trực tiếp tại cơ quan thuế. – Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, Văn phòng đại diện phải nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân và làm thủ tục hoàn thuế TNCN (nếu có)
Cá nhân nước ngoài có được phép lập văn phòng đại diện?
Tại văn bản số 1190/BCT-PC ngày 26/02/2019 Bộ Công Thương có ý kiến như sau:
1. Theo quy định của Luật thương mại 2005 Khoản 1, Điều 16, Luật Thương mại năm 2005 quy định “Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận”. Khoản 1, Điều 6 Luật Thương mại năm 2005 quy định “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh theo quy định này, thương nhân không chỉ giới hạn là tổ chức.”
2. Theo quy định của nghị định 07/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 quy định chi tiết về Luật thương mại Khoản 1, Điều 7 Nghị định số 07/2016/NĐ-CP về điều kiện cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện quy định “Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận”. Đồng thời, Điều 10 Nghị định số 07/2016/NĐ-CP về hồ sơ cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện quy định bao gồm “Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài”. Theo các quy định trên, thương nhân nước ngoài bao gồm cá nhân (có đăng ký kinh doanh hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận) thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 07/2016/NĐ-CP và việc xác định thương nhân nước ngoài sẽ căn cứ theo pháp luật nước ngoài. Trong trường hợp thương nhân nước ngoài có nhu cầu thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam theo quy định của Nghị định số 07/2016/NĐ-CP, đề nghị thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ theo quy định tại Nghị định số 07/2016/NĐ-CP để cơ quan có thẩm quyền cấp phép xem xét việc cấp phép theo đúng quy định pháp luật.
Theo quy định trên, đối với các cá nhân nước ngoài nếu có giấy phép đăng ký kinh doanh dưới hình thức cá nhân được nước sở tại công nhận thì vẫn có thể lập văn phòng đại diện tại Việt Nam
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Theo quy định của pháp luật, xe ô tô là loại tài sản cần phải đăng ký sở hữu. Theo đó, hợp đồng mua bán xe ô tô cũng cần được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý đối với hình thức của hợp đồng mua bán xe ô tô.
Hình thức hợp đồng mua bán xe ô tô
Hợp đồng mua bán xe ô tô là hợp đồng mua bán tài sản. Theo quy định tại bộ luật dân sự 2015 quy định hợp đồng thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Tại thông tư 24/2023/TT-BCA quy định:
Điều 11. Giấy tờ của xe … 2. Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, gồm một trong các giấy tờ sau đây: b) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc văn bản về việc bán, tặng cho, thừa kế xe, chứng từ tài chính của xe theo quy định của pháp luật. Văn bản về việc bán, tặng cho, thừa kế xe của cá nhân phải có xác nhận công chứng hoặc chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác (đối với lực lượng vũ trang và người nước ngoài làm việc trong cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà đăng ký xe theo địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác);
Theo quy định này, khi thực hiện mua bán xe ô tô, hợp đồng mua bán phải có công chứng hoặc chứng thực theo quy định.
Hậu quả pháp lý với hợp đồng không công chứng, chứng thực
Trường hợp hợp đồng không có công chứng, chứng thực có thể vô hiệu theo quy định tại điều 129 bộ luật dân sự 2015 như sau:
Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây: 1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. 2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
Theo đó, khi hợp đồng mua bán xe ô tô bị vô hiệu, các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Nghĩa là, người bán trả lại đầy đủ tiền cho người mua và người mua trả xe cho người bán đồng thời nhận lại tiền của mình.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Tư vấn pháp luật qua điện thoại là một trong những dịch vụ tư vấn online của CÔNG TY LUẬT TNHH LVNLAW VIỆT NAM. Tất cả các vấn đề pháp lý về doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hôn nhân gia đình…. Hiện nay, việc thuê luật sư riêng là điều không phải ai cũng có khả năng thực hiện do chi phí cao, nguồn luật sư, chuyên viên tư vấn còn quá ít so với nhu cầu xã hội.
Bạn đang gặp rắc rối về pháp lý và cần tư vấn pháp luật
Bạn có nhu cầu muốn mua một căn nhà, nhưng bạn không biết căn nhà này có đủ điều kiện để tham gia giao dịch mua bán hay không? Thủ tục mua bán nhà được thực hiện như thế nào? Bạn gặp rắc rối khi tính toán các khoản thuế, phí khi mua bán nhà? Bên bán đưa cho bạn một Hợp đồng mua bán và bạn sợ điều khoản đó bất lợi cho bạn?
Nếu tìm kiếm những thông tin này trên mạng internet, bạn sẽ chỉ tìm thấy quy định pháp luật cũ, mới về vấn đề này. Các thông tin về mức thuế cụ thể phải đóng, thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và tiến trình cụ thể của cơ quan Nhà nước hay tra soát điều khoản Hợp đồng ….sẽ không có Google nào chỉ ra cho bạn. Giải pháp cần thiết là tìm đến sự trợ giúp của luật sư để được hỗ trợ một cách toàn diện nhất
Nhiều vấn đề mà bạn đang tìm kiếm câu trả lời? – Quý khách hàng đang loay hoay tìm cách giải quyết một vấn đề nào đó bằng pháp luật? Bạn không biết nên tìm hiểu bắt đầu từ đâu? Luật nào điều chỉnh? – Bạn đã tìm kiếm câu trả lời trên mạng internet nhưng có quá nhiều nguồn thông tin mơ hồ và không biết thông tin nào chuẩn xác, theo quy định mới nhất? Bạn bế tắc vì mất quá nhiều thời gian nhưng không tìm được câu trả lời thỏa đáng? – Bạn muốn tìm luật sư tư vấn mà chưa biết tìm ở đâu? – Bạn gặp phải các vụ tranh chấp, đòi quyền lợi… liên quan tới đất đai, nhà cửa, tài sản cần luật sư tư vấn gấp? – Bạn gặp phải các trường hợp xử phạt giao thông khi đang lưu thông? Bạn cảm thấy không hài lòng về việc xử phạt vi phạm hoặc mức xử phạt vi phạm? – Bạn chưa biết các quy định về hình phạt của những hành vi vi phạm pháp luật? – Bạn không biết điều kiện, thủ tục khởi kiện, làm đơn tố cáo như thế nào? Quyền lợi hợp pháp của mình được hưởng ra sao? – Bạn có vướng mắc về các tình huống tranh chấp lao động… – Bạn cần tư vấn về thủ tục ly hôn, điều kiện nuôi con, chia tài sản, nhận con nuôi… – Cùng nhiều vấn đề pháp lý khác mà chúng tôi không thể liệt kê được hết
Những lợi ích khi nhận tư vấn của luật sư
LVNLAW sẽ là người bạn đồng hành để đưa ra tư vấn, lời khuyên, giải pháp cho Quý khách hàng trong mọi trường hợp, thuộc mọi lĩnh vực. Với những ưu điểm nổi trội bao gồm: – Đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý cao cấp tốt nghiệp những trường Đại học hàng đầu về Luật, có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm dày dặn; – Kiến thức chuyên môn phong phú, đa dạng: chúng tôi hỗ trợ Quý khách hàng tư vấn nhiều lĩnh vực pháp luật: dân sự, hình sự, bảo hiểm, giao thông đất đai, hôn nhân gia đình, doanh nghiệp, hành chính, lao động… – Ngoài tư vấn qua tổng đài còn có nhiều hình thức khác như đến trực tiếp, qua email, qua mạng xã hội… Với dịch vụ này, quý khách hàng không cần đi tìm đến các văn phòng Luật sư. Chỉ cần một cuộc điện thoại là bạn đã có thể kết nối với Luật sư, trao đổi với Luật sư và xin ý kiến tư vấn một cách dễ dàng – tiện lợi – nhanh chóng.
Chúng tôi mong muốn rằng, không có bất cứ một rào cản nào có thể ngăn việc phổ biến pháp luật của LVNLAW cho Quý khách hàng. Vì với hình thức này, ngay cả khi: – Khách hàng ở xa; – Khách hàng không có điều kiện và thời gian để gặp luật sư trực tiếp sẽ đều được giải đáp vấn đề nhanh chóng, kịp thời.
Các bước để liên hệ tư vấn: Bước 1: Khách hàng chuẩn bị nội dung câu hỏi có nhu cầu tư vấn pháp luật Bước này rất quan trọng, bởi chỉ khi nào khách hàng hiểu được mình muốn tư vấn vấn đề gì và câu hỏi của khách hàng cần rõ ràng, chính xác chúng tôi mới có thể đưa ra ý kiến tư vấn chi tiết nhất. Bước 2: Khách hàng gửi email yêu cầu tư vấn pháp luật tới chúng tôi Với những câu hỏi phức tạp, có độ dài và bao gồm cả tài liệu đính kèm, để Luật sư của chúng tôi có thời gian nghiên cứu khách hàng cần gửi nội dung câu hỏi trước cho chúng tôi trước khi kết nối để tư vấn. Chúng tôi cung cấp cả dịch vụ tư vấn pháp luật có phí và miễn phí để khách hàng lựa chọn Bước 3: Kết nối với LVNLAW: khách hàng có thể liên hệ với LVNLAW qua Zalo trên trang chủ của website LVNLAW Bước 4: Đặt câu hỏi cần tư vấn pháp luật cho chuyên viên tư vấn Sau khi kết nối được với chuyên viên tư vấn, khách hàng đặt câu hỏi cho chuyên viên. Lưu ý: Để chúng tôi có thể tư vấn chính xác vấn đề khách hàng thắc mắc, quý khách hàng lưu ý trình bày một cách rõ ràng, đúng như thật và lần lượt các vấn đề cần tư vấn. Bước 5: Kết thúc cuộc gọi yêu cầu tư vấn pháp luật Sau khi nhận được ý kiến từ vấn từ chuyên viên của chúng tôi và kết thúc cuộc gọi, quý khách vui lòng lưu lại tên hoặc số máy lẻ của chuyên viên tư vấn, trong các lần yêu cầu tư vấn tiếp theo cho cùng vấn đề đã tư vấn, khách hàng vui lòng kết nối tới đúng chuyên viên đã tư vấn cho khách hàng để tránh việc phải trình bày lại từ đầu.
Các hình thức tư vấn khác
1. Tư vấn pháp luật bằng văn bản? LVNLAW cung cấp dịch vụ tư vấn luật và trả lời bằng văn bản (có đóng dấu công ty luật) để khách hàng có thể sử dụng trong một số trường hợp. Mức phí dao động tư 300.000 VNĐ – 500.000 VNĐ/văn bản
2. Tư vấn pháp luật trực tiếp? Trường hợp khách hàng cần tư vấn trực tiếp với luật sư vui lòng liên hệ trước. Mức phí tư vấn tại văn phòng của LVNLAW là 300.000 VNĐ/giờ. Trường hợp tư vấn tại địa chỉ khách hàng vui lòng liên hệ cụ thể
3. Các ưu điểm? – Có thể giải quyết được những vẫn đề nhỏ, giảm chi phí khi có thể tư vấn thời gian ngắn (so với mức phí 300.000 – 500.000 VNĐ/giờ khi làm việc trực tiếp) – Tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, kết nối thuận tiện: Hiện nay ai cũng có một chiếc điện thoại nên việc kết nối tư vấn khá đơn giản – Chất lượng luật sư tốt hơn: Không phải đơn vị nào cũng đủ khả năng triển khai hệ thống tổng đài tư vấn. Các sđt cá nhân của LS chỉ có thể tiếp 1 cuộc gọi/thời điểm. Tuy nhiên tồng đài tư vấn pháp luật có thể kết nối nhiều cuộc gọi đồng thời
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Thủ tục sang tên xe ô tô hiện nay được áp dụng theo quy định tại thông tư 24/2023/TT-BCA
Cơ quan giải quyết đăng ký xe ô tô
Theo quy định tại điều 4 thông tư 24/2023/TT-BCA như sau:
Điều 4. Cơ quan đăng ký xe 1. Cục Cảnh sát giao thông đăng ký xe của Bộ Công an; xe ô tô của các cơ quan, tổ chức quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này; xe ô tô của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và xe ô tô của người nước ngoài làm việc trong cơ quan đó. 2. Phòng Cảnh sát giao thông đăng ký các loại xe sau đây (trừ các loại xe quy định tại khoản 1 Điều này): a) Xe ô tô, xe máy kéo, rơmoóc, sơ mi rơmoóc và các loại xe có kết cấu tương tự xe ô tô (sau đây gọi chung là xe ô tô) của tổ chức, cá nhân có trụ sở, nơi cư trú tại quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; thành phố, huyện, thị xã thuộc tỉnh nơi Phòng Cảnh sát giao thông đặt trụ sở; b) Xe ô tô đăng ký biển số trúng đấu giá; đăng ký xe lần đầu đối với xe có nguồn gốc tịch thu theo quy định của pháp luật và xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên của tổ chức, cá nhân tại địa phương; c) Xe ô tô; xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự xe mô tô (sau đây gọi chung là xe mô tô) của tổ chức, cá nhân nước ngoài, kể cả cơ quan lãnh sự tại địa phương. 3. Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Công an cấp huyện) đăng ký các loại xe: ô tô; mô tô của tổ chức, cá nhân trong nước có trụ sở, nơi cư trú tại địa phương (trừ các loại xe quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 4 Điều này). 4. Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Công an cấp xã) thực hiện đăng ký xe (trừ trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này) như sau: a) Công an cấp xã của các huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương đăng ký xe mô tô của tổ chức, cá nhân trong nước có trụ sở, nơi cư trú tại địa phương; b) Công an cấp xã của các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (trừ Công an cấp xã nơi Phòng Cảnh sát giao thông, Công an huyện, thị xã, thành phố đặt trụ sở) có số lượng đăng ký mới từ 150 xe /năm trở lên (trung bình trong 03 năm gần nhất) thực hiện đăng ký xe mô tô của tổ chức, cá nhân trong nước có trụ sở, nơi cư trú tại địa phương. 5. Đối với địa bàn đặc thù, căn cứ tình hình thực tế số lượng xe đăng ký, tính chất địa bàn, khoảng cách địa lý, Giám đốc Công an cấp tỉnh thống nhất với Cục Cảnh sát giao thông quyết định tổ chức đăng ký xe như sau: a) Đối với cấp xã có số lượng xe mô tô đăng ký mới dưới 150 xe/năm, giao Công an cấp xã đó trực tiếp đăng ký xe hoặc giao cho Công an huyện, thị xã, thành phố hoặc Công an cấp xã đã được phân cấp đăng ký xe tổ chức đăng ký xe theo cụm; b) Đối với cấp xã có số lượng xe vượt quá khả năng đăng ký của Công an cấp xã thì ngoài Công an cấp xã đó trực tiếp đăng ký xe, có thể giao Công an huyện, thị xã, thành phố, Công an cấp xã liền kề đã được phân cấp đăng ký xe hỗ trợ tổ chức đăng ký xe theo cụm cho tổ chức, cá nhân trong nước có trụ sở, nơi cư trú tại địa bàn. 6. Cơ quan đăng ký xe có trách nhiệm bảo đảm cơ sở vật chất, bố trí địa điểm thuận tiện để tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, thủ tục đăng ký xe, ưu tiên tiếp nhận, giải quyết các thủ tục đăng ký xe trên cổng dịch vụ công. Địa điểm đăng ký xe phải có sơ đồ chỉ dẫn, lịch tiếp dân, biển chức danh của cán bộ đăng ký xe, có chỗ ngồi, chỗ để xe, có hòm thư góp ý và niêm yết công khai các quy định về thủ tục đăng ký xe, lệ phí đăng ký xe, các hành vi vi phạm và hình thức xử phạt vi phạm quy định về đăng ký xe.
Hồ sơ sang tên xe ô tô cũ
Khi sang tên xe ô tô cũ hoặc chuyển trụ sở, địa chỉ khác tỉnh sẽ phải làm thủ tục thu hồi đăng ký, biển số xe tại cơ quan đang quản lý hồ sơ xe đó. Cụ thể, tại điều 14 thông tư 24/2023/TT-BCA quy định như sau:
Điều 14. Hồ sơ đăng ký sang tên, di chuyển xe 1. Hồ sơ thu hồi a) Giấy khai thu hồi đăng ký, biển số xe; b) Giấy tờ của chủ xe theo quy định tại Điều 10 Thông tư này; c) 02 bản chà số máy, số khung xe; d) Chứng nhận đăng ký xe; đ) Biển số xe; Trường hợp di chuyển nguyên chủ, chủ xe không phải nộp lại biển số xe trừ trường hợp xe đã đăng ký là biển 3 hoặc 4 số thì phải nộp lại biển 3 hoặc 4 số đó; Trường hợp mất chứng nhận đăng ký xe hoặc mất biển số xe thì phải ghi rõ lý do trong giấy khai thu hồi đăng ký, biển số xe; e) Bản sao chứng từ chuyển quyền sở hữu xe theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này (trừ trường hợp di chuyển nguyên chủ). 2. Hồ sơ đăng ký sang tên, di chuyển xe a) Giấy khai đăng ký xe; b) Giấy tờ của chủ xe quy định tại Điều 10 Thông tư này; c) Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này (trừ trường hợp di chuyển nguyên chủ); d) Chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư này; đ) Chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe.
Thủ tục sang tên xe ô tô
Thủ tục thu hồi đăng ký, biển số – Chủ xe kê khai giấy khai thu hồi đăng ký, biển số xe trên cổng dịch vụ công; cung cấp mã hồ sơ đăng ký xe trực tuyến; nộp hồ sơ thu hồi và nhận giấy hẹn trả kết quả đăng ký xe theo quy định; – Sau khi kiểm tra hồ sơ xe hợp lệ, cơ quan đăng ký xe cấp chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe theo quy định (có dán bản chà số máy, số khung và đóng dấu giáp lai của cơ quan đăng ký xe trên bản chà số máy, số khung xe): 01 bản trả cho chủ xe; 01 bản lưu hồ sơ xe; trường hợp mất chứng nhận đăng ký xe thì thực hiện xác minh theo quy định.
Thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe – Tổ chức, cá nhân nhận chuyển quyền sở hữu xe, chủ xe (đối với trường hợp di chuyển nguyên chủ): Kê khai giấy khai đăng ký xe; đưa xe đến để kiểm tra, cung cấp mã hồ sơ đăng ký xe trực tuyến và nộp hồ sơ. – Sau khi kiểm tra hồ sơ xe, thực tế xe đảm bảo hợp lệ thì được cơ quan đăng ký xe cấp biển số – Nhận giấy hẹn trả kết quả, nộp lệ phí đăng ký xe và nhận biển số xe; trường hợp chủ xe có nhu cầu nhận trả kết quả đăng ký xe qua dịch vụ bưu chính công ích thì đăng ký với đơn vị dịch vụ bưu chính công ích; – Nhận chứng nhận đăng ký xe, biển số xe tại cơ quan đăng ký xe hoặc từ đơn vị dịch vụ bưu chính công ích. Trường hợp đăng ký xe di chuyển nguyên chủ thì được giữ nguyên biển số định danh (biển 05 số); trường hợp biển số cũ là biển 3 hoặc 4 số thì cấp đổi sang biển số định danh theo quy định tại Thông tư này.
Nộp lệ phí trước bạ: Chuẩn bị hồ sơ gồm giấy tờ xe và hợp đồng công chứng tới chi cục thuế địa phương nơi người mua sinh sống để nộp lệ phí trước bạ. Theo quy định tại điểm 3 điều 3 thông tư 13/2022/TT-BTC
Thời gian đã sử dụng
Tỷ lệ (%) chất lượng còn lại của tài sản trước bạ
Tài sản mới
100%
Trong 1 năm
90%
Từ trên 1 đến 3 năm
70%
Từ trên 3 đến 6 năm
50%
Từ trên 6 đến 10 năm
30%
Trên 10 năm
20%
Sang tên xe online qua dịch vụ công
Bước 1: người dân tra cứu thông tin xe cần đăng ký – Đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước: Nhập số seriphiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng và Mã hồ sơ lệ phí trước bạ. – Đối với xe nhập khẩu: Nhập số khung và Mã hồ sơ lệ phí trước bạ.
Bước 2: Sau khi nhập xong 2 ô cần nhập, ấn Tra cứu thông tin xe. Xuất hiện giao diện thông tin chi tiết liên quan đến tài khoản đăng nhập, phương tiện đăng ký và chủ sở hữu theo thông tin tại tổng cục thuế và cục đăng kiểm
Bước 3: Người dân tiến hành nhập đủ thông tin, tick chọn cam đoan và ấn Nộp tờ khai. Sau khi nhận được thông báo nộp thành công, hệ thống sẽ gửi tin nhắn đến số điện thoại người dân. Người dân đến cơ quan đăng ký của CSGT để cung cấp mã hồ sơ cho cán bộ đăng ký xe.
Câu hỏi thường gặp
1. Có thể thay mặt chủ xe thực hiện thủ tục hay không? Theo quy định tại khoản 4 điều 10 thông tư 24/2023/TT-BCA quy định “Người được ủy quyền đến giải quyết thủ tục đăng ký xe, ngoài giấy tờ của chủ xe theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này, còn phải xuất trình giấy tờ tùy thân và nộp văn bản ủy quyền có công chứng hoặc chứng thực theo quy định.”
2. Thời hạn thu hồi biển số? Không quá 02 ngày làm việc, kể ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trường hợp cấp chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số) – Điểm b khoản 5 điều 7 thông tư 24/2023/TT-BCA
3. Thời hạn sang tên xe? Không quá 02 ngày làm việc, kể ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ – Khoản 1 điều 7 thông tư 24/2023/TT-BCA
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Tra cứu trạng thái hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Khi nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại trang https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/, chúng ta sẽ nhận được biên nhận hồ sơ có ghi mã hồ sơ dạng như hình sau đây
Để tra cứu tình trạng hồ sơ, chúng ta truy cập phần dịch vụ thông tin tại đây và nhập thông tin “Số biên nhận” và “Tên phòng Đăng ký kinh doanh xử lý hồ sơ” rồi chọn Xem để kiểm tra tình trạng hồ sơ.
Các tình trạng hồ sơ đăng ký doanh nghiệp: – Đang xử lý: Hồ sơ đang trong quá trình xử lý của phòng đăng ký kinh doanh – Chờ bổ sung hồ sơ: Hồ sơ yêu cầu bổ sung – Được chấp thuận: Hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp liên hệ phòng ĐKKD để nhận kết quả
Tra cứu trạng thái hồ sơ đầu tư
Hiện tại, hệ thống đăng ký đầu tư quốc gia chưa có hệ thống tra cứu hồ sơ đăng ký đầu tư chung. Theo đó, sau đây là hướng dẫn tra cứu hồ sơ đầu tư tại thành phố Hà Nội. Để nộp hồ sơ đầu tư, trước tiên doanh nghiệp cần khai hồ sơ tại đây để lấy số hồ sơ, sau đó nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa tại Phòng kinh tế đối ngoại – Sở kế hoạch đầu tư
Sau khi nộp hồ sơ, doanh nghiệp sẽ nhận được biên nhận hồ sơ với mã biên nhận như sau:
Để tra cứu tình trạng hồ sơ, truy cập tại đây và nhập mã hồ sơ để tra cứu tình trạng xử lý hồ sơ.
Các tình trạng xử lý hồ sơ đầu tư: – Kết quả QĐ/GCNĐT/CCTT: Hồ sơ hợp lệ, chờ trả kết quả – Yêu cầu bổ sung: Yêu cầu bổ sung hồ sơ Doanh nghiệp chờ tin nhắn của cơ quan đăng ký đầu tư thì có thể tới bộ phận một cửa để nhận kết quả.
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp giấy tờ đó có quy định về thời hạn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trong thời hạn ít nhất 30 ngày trước khi Giấy phép hết hạn, thương nhân nước ngoài phải làm thủ tục gia hạn để được tiếp tục hoạt động. Việc gia hạn thực hiện như sau:
Hồ sơ gia hạn giấy phép VPĐD thương nhân nước ngoài
Theo quy định tại điều 22 nghị định 07/2016/NĐ-CP hồ sơ gia hạn gồm các tài liệu dưới đây: – Đơn đề nghị gia hạn do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký (Mẫu MĐ-4 thông tư 11/2016/TT-BCT) – Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài; – Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất; – Bản sao Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đã được cấp.
Lưu ý: – Đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập phải dịch ra tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam (việc công chứng dịch phải thực từ bản được hợp pháp hóa lãnh sự và do cơ quan có thẩm quyền công chứng dịch tại Việt Nam thực hiện) – Báo cáo tài chính hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế phải được dịch ra tiếng việt và chứng thực theo quy định. (BCTC phải có bản sao chứng thực của nước ngoài kèm theo bản dịch do cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thực hiện)
Trình tự gia hạn giấy phép VPĐD thương nhân nước ngoài
Bước 1: Nộp hồ sơ gia hạn văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại cơ quan cấp phép (thường là sở công thương, một số trường hợp như gia hạn văn phòng đại diện du lịch nước ngoài nộp tại sở du lịch…)
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện. Trường hợp không gia hạn phải có văn bản nêu rõ lý do.
Trường hợp việc gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan cấp Giấy phép, Bộ quản lý chuyên ngành có văn bản nêu rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép gia hạn hoặc không gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp không gia hạn phải có văn bản nêu rõ lý do.
Lệ phí gia hạn giấy phép: 1.500.000 (một triệu năm trăm nghìn) đồng/giấy phép
Dịch vụ gia hạn giấy phép VPĐD nước ngoài
Việc gia hạn cho giấy phép hoạt động văn phòng đại diện nước ngoài nếu không làm cẩn thận sẽ kéo dài thời gian thực hiện và phải sửa đổi hồ sơ nhiều lần. Do vậy, trường hợp khách hàng có nhu cầu tư vấn hoặc đặt dịch vụ gia hạn giấy phép hoạt động văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Với kinh nghiệm nhiều năm trong hoạt động tư vẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, VPĐD, chúng tôi chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng.
Câu hỏi thường gặp
1. Có được phép gia hạn giấy phép văn phòng đại diện nước ngoài khi đã hết hạn hay không? Theo quy định việc gia hạn phải thực gia hạn trước khi giấy phép văn phòng đại diện nước ngoài trong vòng 30 ngày trước khi hết hạn. Do vậy, nếu giấy phép đã hết hạn thì phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện và thành lập văn phòng đại diện nước ngoài mới. Tuy nhiên, qua trao đổi với một số Sở Công Thương nếu trong trường hợp đặc biệt có thể làm công văn xin nộp chậm hồ sơ gia hạn trước khi giấy phép hết hạn
2. Mức phạt khi không gia hạn văn phòng đại diện nước ngoài? Mức phạt áp dụng theo quy định tại khoản 4 điều 67 nghị định 98/2020/NĐ-CP Điều 67. Hành vi vi phạm về thành lập và hoạt động của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là văn phòng đại diện) 4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Tiếp tục hoạt động sau khi thương nhân nước ngoài đã chấm dứt hoạt động; b) Tiếp tục hoạt động sau khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép thành lập văn phòng đại diện hoặc giấy phép hết hạn, không được gia hạn.
3. Gia hạn văn phòng đại diện du lịch nước ngoài? Việc gia hạn giấy phép hoạt động VPĐD của tổ chức du lịch nước ngoài thực hiện tương tự theo quy định trên. Tuy nhiên, cơ quan giải quyết là Sở Du Lịch nơi VPĐD đặt trụ sở (theo hướng dẫn tại công văn 120/TCDL-LH của tổng cục du lịch ngày 08/02/2018) “4. Cấp giấy phép thành lập đại diện cho doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam Thực hiện quy định của Điều 44 Luật Du lịch, việc thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài được thực hiện theo quy định của Nghị định số 07/2016/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2016 quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam và Thông tư số 11/2016/TT-BCT ngày 05 tháng 7 năm 2016 của Bộ Công thương quy định biểu mẫu thực hiện Nghị định số 07/2016/NĐ-CP. Cụ thể: áp dụng các quy định về điều kiện cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện; Thời hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện; Hồ sơ cấp/điều chỉnh/cấp lại/gia hạn giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Các trường hợp/Trình tự, thủ tục cấp/điều chỉnh/cấp lại/gia hạn giấy phép thành lập Văn phòng đại diện; Các trường hợp không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện; Gửi và lưu trữ Giấy phép; Công bố thông tin về Văn phòng đại diện; Lệ phí cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện; Hoạt động, quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện; Chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện.”
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Gmail: luatlvn@gmail.com
Thông tin pháp luật mới nhất tại thuvienluat.vn. Để được tư vấn, hướng dẫn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191.
Trả lời
Số lưu hành trang thiết bị y tế là gì?
Theo quy định tại điều 21 nghị định 98/2021/NĐ-CP số lưu hành trang thiết bị y tế là: – Số công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A, B; – Số giấy chứng nhận đăng ký lưu hành đối với trang thiết bị y tế thuộc loại C, D.
Theo đó, chủ sở hữu số lưu hành trang thiết bị y tế có thể là văn phòng đại diện tại Việt Nam (của đơn vị nước ngoài là CSH trang thiết bị y tế) hoặc các đơn vị được CSH.
Điều kiện nhập khẩu trang thiết bị y tế
Theo quy định tại điều 47 nghị định 98/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện nhập khẩu như sau:
Điều 47. Xuất khẩu, nhập khẩu trang thiết bị y tế 1. Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước sản xuất để xuất khẩu. 2. Tổ chức, cá nhân thực hiện nhập khẩu trang thiết bị y tế đã có số lưu hành phải đáp ứng các điều kiện sau: a) Là chủ sở hữu số lưu hành hoặc có giấy ủy quyền của chủ sở hữu số lưu hành. Chủ sở hữu số lưu hành khi ủy quyền cho cơ sở nhập khẩu thực hiện việc nhập khẩu trang thiết bị y tế phải đồng thời gửi văn bản ủy quyền đó cho cơ quan cấp số lưu hành và cơ quan hải quan; b) Có kho và phương tiện vận chuyển đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Nghị định này hoặc có hợp đồng với cơ sở có đủ năng lực để bảo quản và vận chuyển trang thiết bị y tế; c) Có kho bảo quản, hệ thống theo dõi quản lý quá trình xuất, nhập, tồn kho trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 3 Điều 40 Nghị định này. 3. Trình tự, thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu trang thiết bị y tế thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan. Tổ chức nhập khẩu trang thiết bị y tế không phải chứng minh việc đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều này khi thực hiện thủ tục hải quan.
Theo quy định này, kể cả trường hợp không có giấy lưu hành nhưng được chủ sở hữu số lưu hành ủy quyền thì vẫn có thể thực hiện việc nhập khẩu. Hiện tại, với trường hợp ngâm hồ sơ lưu hành của BYT thì việc sử dụng giấy ủy quyền nhập khẩu đối với các doanh nghiệp kinh doanh là một trong nhũng giải pháp phù hợp.
Mẫu giấy ủy quyền của chủ sở hữu số lưu hành
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————————
GIẤY ỦY QUYỀN
Chúng tôi, (Tên và địa chỉ chủ sở hữu), với tư cách là chủ sở hữu số lưu hành trang trang thiết bị y tế bằng văn bản này ủy quyền cho (Tên và địa chỉ bên nhận ủy quyền) được phép nhập khẩu trang thiết bị y tế đã được lưu hành theo số lưu hành dưới đây:
Số lưu hành: …../PCBB-HN Ngày cấp: …/…/2023
Chúng tôi cam kết thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu số lưu hành trang thiết bị y tế theo quy định pháp luật.
Giấy ủy quyền này hiệu lực đến thời điểm: ….. (ngày/tháng/năm)
Đại diện theo pháp luật của đơn vị (Ký, đóng dấu)
Câu hỏi thường gặp
Có thể ủy quyền nhập khẩu thông qua giấy phép nhập khẩu hay không? Giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế không được xác định là “số lưu hành”. Do vậy, trường hợp có giấy phép nhập khẩu thì chỉ thương nhân đứng tên trên giấy phép được quyền nhập khẩu.
Điều kiện ủy quyền số lưu hành trang thiết bị y tế? Ngoài việc được chủ sở hữu số lưu hành theo quy định, trường hợp đơn vị nhập khẩu trang thiết bị y tế để kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh trang thiết bị y tế như: kho bảo quản, phương tiện vận chuyển, người phụ trách chuyên môn…
Xin cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết, nội dung của bài viết chỉ nhằm mục đích tham khảo do tính thay đổi của luật áp dụng tại từng thời điểm và những đặc thù trong từng sự kiện pháp lý. Để được tư vấn, hướng dẫn chính xác nhất với trường hợp của quý khách, mọi câu hỏi, thắc mắc xin được phản hồi về Hotline 1900.0191 hoặc địa chỉ hòm mail bên dưới!
SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ
--- Gọi ngay 1900.0191 ---
(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)
Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam