Pháo hoa có bị cấm

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Pháo hoa có bị cấm


Luật sư Tư vấn Pháo hoa có bị cấm – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến Công ty Luật LVN. Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 19 tháng 02 năm 2018

2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Luật Đầu tư 2014 sửa đổi bổ sung 2016

Nghị định số 59/2016/NĐ-CP

Nghị định số 36/2009/NĐ-CP

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

3./ Luật sư trả lời

Theo Nghị định số 59/2016/NĐ-CP của Chính phủ, “các loại pháo” thuộc danh mục hàng cấm kinh doanh; nghĩa là các loại pháo, trong đó có pháo hoa, pháo nổ là hàng cấm. Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 1999, những người sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm sẽ bị xử lý hình sự. Thực tế, trước khi Luật Đầu tư 2014 ra đời, những ai buôn bán, vận chuyển pháo hoa, pháo nổ với số lượng từ 10kg trở lên sẽ bị xử lý hình sự.

Tuy nhiên, kể từ khi Luật Đầu tư năm 2014, có hiệu lực từ ngày 1/7/2016 đã làm thay đổi tính pháp lý đối với hành vi kinh doanh pháo hoa. Theo đó, tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2014, “kinh doanh các loại pháo” được xác định là ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện. Như vậy, kể từ khi Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực, các loại pháo không còn bị xem là hàng cấm. Do đó, các hành vi sản xuất, kinh doanh, vận chuyển các loại pháo không thuộc phạm vi điều chỉnh tại Điều 155 Bộ luật Hình sự cũ nữa.

Đến ngày 22/11/2016, Quốc hội đã sửa đổi Phụ lục IV Luật Đầu tư 2014, trong đó có bổ sung quy định “kinh doanh pháo nổ” vào danh sách ngành, nghề cấm đầu tư, kinh doanh. Quy định này có hiệu lực từ ngày 1/1/2017. Như vậy, từ thời điểm này, “pháo nổ” thuộc danh mục hàng cấm và người sản xuất, buôn bán, vận chuyển, kinh doanh pháo nổ sẽ bị xử lý hình sự như trước kia.

Như vậy, Quốc hội chỉ đưa riêng “pháo nổ” vào danh mục hàng cấm kinh doanh chứ không phải tất cả “các loại pháo”. Có thể hiểu, Pháo hoa đã không còn thuộc danh mục hàng cấm và điều chỉnh của quy định này nữa và người sản xuất, buôn bán, vận chuyển pháo hoa không còn bị xem xét xử lý hình sự nữa, mà chỉ bị buộc phải đảm bảo một số điều kiện cụ thể được ghi nhận mà thôi.

Tuy không còn thuộc danh mục bị cấm, tuy nhiên việc sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng pháo hoa vẫn cần phải tuân thủ rất nhiều điều kiện do pháp luật đề ra. Việc tự ý sử dụng khi chưa có đủ điều kiện vẫn sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Hành vi sử dụng trái phép các loại pháo là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 4, Nghị định số 36/2009/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo.

“1. Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ.

2. Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo hoa, thuốc pháo hoa.

3. Mua, bán, tàng trữ, sử dụng thuốc nổ lấy từ các loại bom, mìn, đạn, lựu đạn, vật liệu nổ quân dụng (dùng trong quốc phòng, an ninh), vật liệu nổ công nghiệp để sản xuất trái phép pháo, thuốc pháo.

4. Sử dụng súng, dùng vật liệu nổ không đúng quy định để gây tiếng nổ thay cho pháo”.

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình:Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các loại pháo mà không được phép.

Hành vi đốt pháo còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại Điều 318, Bộ luật Hình sự 2015.

Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng

1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.”

      Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để được giải đáp nhanh nhất.

Sự hài lòng của quý khách là nỗ lực của chúng tôi!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com