Những điểm mới của Luật Số: 17/2017/QH14 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Những điểm mới của Luật Số: 17/2017/QH14 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12?

Xin cho biết về các quy định mới, điểm mới trong Luật sửa đổi bổ sung của Luật các tổ chức tín dụng 2010.

Lam Anh


Những điểm mới của Luật Số: 17/2017/QH14 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12?
Những điểm mới của Luật Số: 17/2017/QH14 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12?

Luật sư Tư vấn Những điểm mới của Luật Số: 17/2017/QH14 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 18 tháng 01 năm 2018

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

  • Luật Các tổ chức tín dụng 2010;
  • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng 2017.

3./Luật sư trả lời

Ngày 20/11/2017, Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng 2010. Trong đó, sửa đổi bổ sung 34 điều của Luật Các tổ chức tín dụng: Điều 4, 28, 29, 33, 34, 39, 45, 50, 52, 54, 55, 56, 63, 75, 31, 77, 103, 110, 126, 127, 128, 129, 130, 141, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 155 và 156.

Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng 2010 cho phù hợp hơn với các văn bản pháp luật khác thì lần sửa đổi này cũng nhằm mục đích tháo gỡ các vướng mắc bất cập trong việc tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng.

1.Tổ chức tín dụng hỗ trợ

Tổ chức tín dụng hỗ trợ theo định nghĩa của Luật sửa đổi bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng 2010 như sau:

“Tổ chức tín dụng hỗ trợ là tổ chức tín dụng được chỉ định tham gia quản trị, kiểm soát, điều hành, hỗ trợ tổ chức và hoạt động tổ chức của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt”

Đây là một khái niệm và là chế định hoàn toàn mới được đưa vào Luật sửa đổi bổ sung Luật Các tố chức tín dụng 2010.

Tổ chức này do Ngân hành Nhà nước chỉ định để tham gia quản trị, kiểm soát, điều hành, hỗ trợ tổ chức và hoạt động tổ chức của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Hoạt động của tổ chức tín dụng hỗ trợ sẽ mang tính chất đi sâu vào hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt hơn so với ban kiểm soát đặc biệt. Tuy nhiên, tổ chức tín dụng hỗ trợ chỉ đặt ra khi áp dụng phương án phục hồi được trong kiểm soát đặc biệt.

Tổ chức tín dụng hỗ trợ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1.Hoạt động kinh doanh có lãi trong ít nhất 02 năm liền kề trước thời điểm được xem xét chỉ định tham gia hỗ trợ theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập;

2.Đáp ứng các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Điều 130 của Luật Các tổ chức tín dụng 2010;

3.Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát có số lượng và cơ cấu theo quy định của pháp luật;

4.Có hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ chuyên trách bảo đảm tuân thủ quy định tại Điều 40 và Điều 41 của Luật Các tổ chức tín dụng 2010.

2.Áp dụng can thiệp sớm đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Can thiệp sớm là Việc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khắc phục tình trạng đảm bảo an toàn tỷ lệ khả năng chi trả.

Đây cũng là một biện pháp mới. Biện pháp này được quyết định áp dụng căn cứ vào các tài liệu, thông tin, dữ liệu về tình hình hoạt động của đối tượng giám sát ngân hàng và phân tích, đánh giá của đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước xem xét áp dụng can thiệp sớm đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lâm vào một trong các trường hợp sau:

-Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn trong thời hạn 06 tháng liên tục;

-Không duy trì được tỷ lệ khả năng chi trả trong thời gian 03 tháng liên tục;

-Xếp hạng dưới mức trung bình theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Khi can thiệp sớm, nếu cần theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể áp dụng các phương án khắc phục gồm:

-Thu hẹp nội dung, phạm vi hoạt động, hạn chế các giao dịch lớn;

-Tăng vốn điều lệ, vốn được cấp; tăng cường nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao; bán, chuyển nhượng tài sản và thực hiện các giải pháp khác để đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng;

-Hạn chế chi trả cổ tức, phân phối lợi nhuận;

-Cắt giảm chi phí hoạt động, chi phí quản lý; hạn chế trả thù lao, lương, thưởng đối với người quản lý, người điều hành;

-Tăng cường quản lý rủi ro; tổ chức lại bộ máy quản lý, cắt giảm nhân sự;

-Các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.

Khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khắc phục được tình trạng dẫn đến việc áp dụng biện pháp can thiệp sớm hoặc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được đặt vào kiểm soát đặc biệt thì Ngân hàng Nhà nước ra văn bản chấp dứt áp dụng can thiệp sớm.

3.Kiểm soát đặc biệt.

Do sự thay đổi của Mục 1 Chương VIII Luật Các tổ chức tín dụng nên khái niệm Kiểm soát đặc biệt cũng bị thay đổi.

Kiểm soát đặc biệt theo Luật sửa đổi bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng 2017 là việc đặt một tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước trong các trường hợp sau đây:

a) Mất, có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc mất, có nguy cơ mất khả năng thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

b) Số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất;

c) Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 của Luật này trong thời gian 12 tháng liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn 4% trong thời gian 06 tháng liên tục;

d) Xếp hạng yếu kém trong 02 năm liên tục theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Khi có nguy cơ mất khả năng chi trả, nguy cơ mất khả năng thanh toán, tổ chức tín dụng phải kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước về thực trạng, nguyên nhân, các biện pháp đã áp dụng, các biện pháp dự kiến áp dụng để khắc phục và các đề xuất, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.

Luật Sửa đổi bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng năm 2017 cũng nêu ra 5 phương án có thể áp dụng khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước người được kiểm soát đặc biệt:

-Phương án phục hồi: được áp dụng khi tổ chức tín dụng sử dụng các biện pháp để tự khắc phục tình trạng dẫn đến tổ chức tín dụng đó được đặt vào kiểm soát đặc biệt.

-Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp: được áp dụng khi có tổ chức tín dụng nhận sáp nhập, hợp nhất, có nhà đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

-Phương án giải thể: được áp dụng khi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt lâm vào tình trạng giải thể.

-Phương án chuyển giao bắt buộc: được áp dụng khi chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt phải chuyển giao toàn bộ cổ phần, phần vốn góp cho bên nhận chuyển giao.

-Phương án phá sản: được áp dụng khi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt lâm vào tình trạng phá sản.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com