Mẫu Hợp đồng thuê khoán nấu tiệc ăn uống – Hợp đồng dịch vụ nấu ăn, đặt tiệc

Hợp đồng thuê khoán nấu tiệc ăn uống, Hợp đồng dịch vụ nấu ăn, đặt tiệc, Hợp đồng dịch vụ nhà hàng, Hợp đồng thuê khoán nấu ăn, Hợp đồng đặt tiệc liên hoan.

1. Hợp đồng thuê khoán nấu ăn là gì

Hợp đồng thuê nấu ăn thực chất là một hợp đồng dịch vụ, theo đó bên giao khoán trao cho bên nhận khoán toàn bộ các chi phí, bao gồm cả chi phí vật chất lẫn chi phí công lao động có liên quan đến hoạt động nấu ăn để hoàn thành công việc

2. Hợp đồng thuê khoán nấu ăn bao gồm những điều khoản cơ bản nào

a, Công việc phải thực hiện

Cần xác định phạm vi công việc được giao khoán. Bên giao khoán sẽ giao cho bên nhận công việc gì, khối lượng công việc là bao nhiêu. Thời gian làm công việc được giao khoán được xác định trong khoản thời gian nào. Địa điểm công việc được giao khoán

b, Giá và phương thức thanh toán

Chi phí cho hợp đồng có giá là bao nhiêu cần phải ghi rõ trong một điều khoản riêng biệt. Ngoài ra về hình thức thanh toán hợp đồng, có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Về phương thức thanh toán sẽ được tiến hành ra sao, bên giao công việc sẽ thanh toán trong thời gian nào

c, Thời hạn của hợp đồng

Hai bên sẽ thoả thuận thời hạn của hợp đồng giao khoán công việc. Kể từ khi hai bên kí kết, hợp đồng sẽ bắt đầu có hiệu lực và phát sinh quyền, nghĩa vụ mỗi bên đoois với hợp đồng. Sau khi kết thúc hợp đồng, các bên sẽ không còn trách nhiệm và nghĩa vụ với nhau.

d, Quyền hạn và nghĩa vụ

Hai bên cần xác định rõ ràng quyền hạn và nghĩa vụ của mỗi bên là gì để có thể ràng buộc trách nhiệm của mỗi bên với đối tượng của hợp đồng. Trách nhiệm của mỗi bên sẽ là căn cứ để xác định lỗi vi phạm của các bên khi xảy ra trường hợp vi phạm hợp đồng

e, Yêu cầu về chất lượng

Thức an, đồ uống là những sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của con người do đó bên nhận giao khoán phải cam kết về kết quả của công việc tránh để thiệt hại về sức khoẻ xảy ra

f, Các trường hợp chấm dứt hợp đồng

Về trường hợp chấm dứt hợp đồng các bên có thể thoả thuận với nhau về những trường hợp các bên có thể thoả thuận chấm dứt hợp đồng. Sau khi chấm dứt hợp đồng thì các bên cần phải hoàn thành tất cả nghĩa vụ với nhau trước thời điểm chấm dứt

g, Trường hợp bất khả kháng

Một sự kiện được coi là bất khả kháng theo điều này quy định phải đáp ứng 03 điều kiện sau:

– Sự kiện xảy ra một cách khách quan nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng;

– Hậu quả của sự kiện không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng cho đến trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm;

– Hậu quả của sự kiện đó không thể khắc phục được mặc dù áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Khi gặp phải trường hợp bất khả kháng xảy ra thì bên có nghĩa vụ thực hiện chậm tiến độ công việc hoặc không thể tiến hành công việc thì không bị truy cứu vi phạm hợp đồng.

3. Luật quy định về Hợp đồng thuê khoán nấu ăn như thế nào

a, Việc thuê khoán nấu ăn giữa cá nhân với cá nhân hoặc trong thời gian ngắn hạn thì không cần phải lập văn bản hợp đồng mà có thể giao kết bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể. Nhưng với trường hợp thuê khoán nấu ăn giữa cá nhân với tổ chức, tổ chức với tổ chức hoặc thời hạn giao khoán kéo dài thì các bên có thể xác lập văn bản hợp đồng kí kết.

b, Chủ thể của hợp đồng phải có đầy đủ năng lực pháp luậ và năng lực hành vi dân sự. Khi chủ thể là pháp nhân hoặc tổ chức thì phải có người đại diện đứng ra kí kết hợp đồng. Vơi tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ nấu ăn thì phải có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, có trải qua lớp dạy đầu bếp…..

c, Nội dung công việc trong hợp đồng thuê khoán nấu ăn không được trái với đạo đức, không được vi phạm vào các điều cấm của pháp luật

d, Các bên trong hợp đồng phải cam kết thực hiện quyền và trách nhiệm của mình. Nếu để xảy ra trường hợp vi phạm thì các bên sẽ tiến hành thương lượng giữa các bên để giải quyết vấn đề. Nếu các bên không tự giải quyết được thì hợp đồng sẽ được giải quyết bởi cơ quan có thẩm quyền theo như quy định của pháp luật

e, Đến thời điểm chấm dứt hợp đồng thì các bên chủ thể phải hoàn thành tất cả nghĩ vụ với nhau. Sau khi chấm dứt hợp đồng thì quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể với nhau sẽ không còn

4. Điều kiện để trở thành đầu bếp tại Việt Nam

Kiến thức chuyên môn: Đây là điều kiện vô cùng quan trọng để quyết định bước đi của bạn. Chỉ khi bạn có đầy đủ những kiến thức từ nấu nướng đến những công việc về quản lý, kỹ năng mềm thì bạn mới có cơ hội để tăng tiến

Tinh thần ham học hỏi, sáng tạo: Bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào, bạn muốn giỏi bạn phải ham học hỏi. Học tất cả những kiến thức mà có thể giúp ích cho công việc của bạn. Bạn có thể học nấu ăn ở trên Internet, trường lớp hay chính bạn bè, đồng nghiệp của mình.

Ngoài ra, một đầu bếp giỏi còn cần có khả năng sáng tạo. Chỉ có sáng tạo mới có thể hô biến những món ăn giản dị trở thành một tác phẩm nghệ thuật và mang sự hấp dẫn đến cho khách hàng.

Những kỹ năng quản lý, lập kế hoạch: Đây là một trong những kỹ năng giúp bạn trở thành đầu bếp chuyên nghiệp. Bạn phải có khả năng lãnh đạo, quản lý những nhân viên cấp dưới để giúp họ hoàn thành những công việc được giao. Sau đó bạn sẽ phải đưa ra những kế hoạch, những tính toán về tài chính để có phương án xử lý khi có vấn đề xảy ra.

Kỹ năng làm việc nhóm: Bạn đã từng nghe câu nói: “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa phải đi cùng nhau”. Chính xác là như vậy, chỉ có làm việc nhóm thì hiệu quả công việc mới đạt đến mức tối đa được.

Ví dụ như công việc đầu bếp của bạn: Nếu một người làm tất cả những công việc từ nhập nguyên liệu, sơ chế đến chế biến các món ăn thì hiệu quả công việc sẽ như thế nào? Bạn có câu trả lời rồi phải không? Vì thế hãy rèn luyện thói quen làm việc tập thể ngay bây giờ đi nhé.

Nghề đầu bếp không chỉ đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và khéo léo mà còn phải có ý tưởng sáng tạo, biết phối hợp nhiều công việc với nhau để tạo ra những món ăn ngon, đẹp mắt. Ngoài ra nó còn yêu cầu bạn phải có sức khỏe tốt, có khả năng chịu áp lực, có gu thẩm mỹ và sự nhạy bén với mùi vị

5. Mẫu Hợp đồng dịch vụ đặt tiệc

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

Hà Nội, Ngày…..tháng…..năm……

HỢP ĐỒNG ĐẶT TIỆC NHÀ HÀNG

(Số…../HĐĐT)

Căn cứ: Bộ luật dân sự 2015;

Căn cứ Luật thương mại 2005;

– Căn cứ Luật an toàn thực phẩm 2010;

Căn cứ vào nhu cầu thực tế của các bên,

Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của các bên, hôm nay ngày … tháng …. .năm ….

tại địa chỉ………………………………………………………………………………..chúng tôi bao gồm:

I, BÊN SỬ DỤNG DỊCH VỤ A

– Tên công ty: …………………………………………………………………….

– Người đại diện: ………………………………………………………………….

– Chức vụ: …………………………………………………………………………

– Mã số thuế:………………………………………………Fax:………………….

– Địa chỉ: …………………………………………………………………………..

– Số điện thoại: ……………………………………………………………………

– Emai: …………………………………………………………………………….

(Nếu là thể nhân:

– Họ tên: …………………………………………………………………………..

– Năm sinh: ………………………………………………………………………..

– Quốc tịch: ………………………………………………………………………..

– Số CCCD/CMT: …………………………………………………………………

Ngày cấp: ………………………………………Nơi cấp………………………..

– Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………………

– Số điện thoại: ……………………………………………………………………

II, BÊN DỊCH VỤ ĐẶT TIỆC B

– Tên cơ sở: …………………………………………………………………….

– Người đại diện: ………………………………………………………………….

– Chức vụ: …………………………………………………………………………

– Mã số thuế:………………………………………………Fax:………………….

– Địa chỉ: …………………………………………………………………………..

– Số điện thoại: ……………………………………………………………………

– Emai: …………………………………………………………………………….

Hai bên đã thoả thuận và đi đến kí kết hợp đồng dịch vụ đặt tiệc của bên cung cấp dịch vụ B bao gồm những điều khoản sau:

Điều 1: Nội dung hợp đồng

Bên B là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tổ chức tiệc và sự kiện. Bên A có nhu cầu sử dụng dịch vụ của bên B để phục cho sự kiến sắp tới của bên A. Do vậy, hai bên thiện chí cùng thống nhất ký kết Hợp đồng này với nội dung bên B cung cấp địa điểm, đồ ăn uống và các dịch vụ khác cho bên A và bên A thanh toán tiền dịch vụ cho bên B theo từng Hợp đồng cung cấp dịch vụ.

Điều 2: Thực hiện hợp đồng

– Bên B sẽ chuẩn bị tiệc cho phía bên A với số lượng mâm là:……………..mâm (6 người/mâm)

– Số mâm dự trù:………..mâm

– Thời gian bên A đặt tổ chức từ …….h đến……..h ngày.….tháng……năm…..

– Bên B sẽ cung cấp sân khấu, loa đài, người dẫn chương trình cho buổi tiệc

– Việc trang trí cho buổi tiệc sẽ do bên B chuẩn bị. Màu sắc, thiết kế sẽ do phía bên A yêu cầu

– Đồ ăn thức uống sẽ được chuẩn bị theo thực đơn mà bên A đã chọn

Điều 3: Địa điểm và thời gian tổ chức sự kiện

Thời gian tổ chức tiệc diễn ra vào ngày.….tháng……năm….. tại địa chỉ………………

……………………………………………………………………………………………

Điều 4: Thực đơn món ăn

Thực đơn món ăn mà bên A đã chọn và tổng số lượng được ghi trong bảng sau

STTTên món ănSố lượngGiá cả
    
    
    

Điều 5: Yêu cầu về dịch vụ

– Bên B sẽ phải cấp cho bên A giấy đăng kí kinh doanh và cũng như giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

– Bên B phải cho bên A biết về nguồn gốc xuất xứ của các nguyên liệu đồ ăn thức uống

– Bàn ghế bên B phải cấp đầy đủ và có khăn trải cho từng bàn

– Đảm bảo đầy đủ nhân viên phục vụ và đồng phục cho nhân viên

Điều 6: Thanh toán chi phí

a, Tổng chi phí tổ chức sự kiện là:…………………………….VNĐ

(Bằng chữ. ……………………………………………………………Việt Nam Đồng)

Chi phí này đã bao gồm:………………………..

b, Hai bên thoả thuận sẽ thanh toán chi phí thành 2 lần:

– Lần 1 bên A sẽ thanh toán trước ……% giá trị hợp đồng trước ngày tổ chức sự kiện là ……..ngày

– Lần 2 bên A sẽ thanh toán nốt chi phí còn lại trong vòng…….ngày kể từ ngày hoàn thành sự kiện

c, Hình thức thanh toán (tiền mặt/chuyển khoản):……………………..

Điều 7: Quyền và nghĩa vụ của A

a, Có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ và đúng hạn cho bên B, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc trường hợp khác được bên B chấp nhận bằng văn bản.

b, Có quyền kiểm tra chất lượng dịch vụ của bên B. Việc kiểm tra được ghi nhận bằng văn bản và có xác nhận của hai bên.

c, Thông báo trước cho phía bên B …..ngày nếu có sự thay đổi nào khác so với hợp đồng

d, Cuối buổi tiệc đề nghị đại diện bên A xác nhận các thông tin trong biên bản giao, nhận tại hội trường để làm cở sở thanh toán sau này và có ý kiến đóng góp cho nhà hàng , tránh những hiểu nhầm không đáng có

Điều 8: Quyền và nghĩa vụ của bên B

a, Có quyền yêu cầu Bên A thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn

b, Đảm bảo việc sử dụng địa điểm ghi nhận trong Hợp đồng này là hợp pháp và phù hợp quy chuẩn xây dựng.

c, Đảm bảo nguồn thực phẩm phục vụ sự kiện phải phù hợp quy chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.

d, Bồi thường thiệt hại trong trường hợp khách hàng của bên A có bất kỳ khiếu nại, phàn nàn về chất lượng dịch vụ của bên B.

e, Có quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và từng Hợp đồng cung cấp dịch vụ.

Điều 9. Phạt vi phạm hợp đồng

a, Trong trường hợp bên nào vi phạm nội dung thỏa thuận trong hợp đồng này và/hoặc Hợp đồng cung cấp dịch vụ, nếu Hợp đồng cung cấp dịch vụ không quy định khác thì bên đó chịu mức phạt vi phạm hợp đồng là ……% giá trị Hợp đồng cung cấp dịch vụ.

b, Trong trường hợp phát sinh thiệt hại do sự vi phạm thỏa thuận của một bên thì bên kia có trách nhiệm bồi thường mọi thiệt hại phát sinh.

Điều 10: Trường hợp bất khả kháng

a, Sự kiện bất khả kháng được hiểu là những sự việc xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được bao gồm: nhưng không hạn chế các sự kiện như thiên tai, hỏa hoạn, động đất, chiến tranh, bạo loạn, xung đột vũ trang…gây ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong Hợp đồng này.

b, Khi xuất hiện một trong các trường hợp bất khả kháng thì bên bị tác động bởi trường hợp bất khả kháng phải thông báo trực tiếp cho bên còn lại biết trong thời hạn … ngày, kể từ ngày xảy ra trường hợp bất khả kháng việc bên bị tác động bởi trường hợp bất khả kháng không thực hiện được nghĩa vụ của mình sẽ không bị coi là vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng và cũng không phải là cơ sở để bên còn lại có quyền chấm dứt hợp đồng này.

Điều 11: Trường hợp sự kiện bất khả kháng đột ngột

Trường hợp đến ngày diễn ra sự kiện mà đột xuất xảy ra sự kiện bất khả kháng. Bên B đã chuẩn bị sẵn hết dịch vụ nhưng do sự kiện diễn ra đột xuất mà bên A không đến sử dụng dịch vụ được. Khi đó hai bên sẽ thương thảo để đưa ra hướng giải quyết tốt nhất cho cả 2 bên

Điều 12: Thiệt hại xảy ra

– Nếu trong thời gian sử dụng dịch vụ bên A để xảy ra thiệt hại về cơ sở vật chất cho phía bên B thì bên A phải chịu thêm chi phí bồi thường cho phía bên B

– Nếu để xảy ra trường hợp thức ăn đồ uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thì phải có giấy xét nghiệm từ bên y tế và bên B phải trả lại chi phí đặt trước cho bên A và đồng thời chịu tất cả các chi phí bồi thường

– Nếu có những trường hợp khác xảy ra không liên quan đến dịch vụ cung cấp chẳng hạn như mất cắp thì bên B không chịu trách nhiệm

Điều 13: Chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau:

– Các bên hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng

– Các bên cùng đồng ý thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trước thời hạn

– Xảy ra sự kiện bất khả kháng theo quy định của pháp luật dẫn đến hợp đồng không thể tiếp tục thực hiện được

– Trường hợp một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì phải có văn bản thông báo cho bên còn lại trước ……ngày diễn ra sự kiện

Điều 14: Hiệu lực hợp đồng

1. Hợp đồng có hiệu lực tính từ thời điểm ký;

2. Hợp đồng bao gồm … trang, được lập thành ….. bản, mỗi bên giữ một bản có giá trị pháp lý như nhau.

BÊN SỬ DỤNG A                                        BÊN DỊCH VỤ B

(Chữ kí)                                                      (Chữ kí)

6. Mẫu Hợp đồng nhân viên nấu ăn cho trường mầm non

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

Hà Nội, Ngày…..tháng…..năm……

HỢP ĐỒNG NHÂN VIÊN NẤU ĂN

(Số…../HĐLĐ)

Căn cứ: Bộ luật dân sự 2015;

– Căn cứ Bộ Luật lao động 2012

– Căn cứ vào nhu cầu thực tế của các bên,

Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của các bên, hôm nay ngày … tháng …. .năm ….

tại địa chỉ………………………………………………………………………………..chúng tôi bao gồm:

I, BÊN NHÂN VIÊN A

– Họ tên: …………………………………………………………………………..

– Năm sinh: ………………………………………………………………………..

– Quốc tịch: ………………………………………………………………………..

– Số CCCD/CMT: …………………………………………………………………

Ngày cấp: ………………………………………Nơi cấp………………………..

– Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………………

– Số điện thoại: ……………………………………………………………………

II, BÊN TRƯỜNG MẦM NON B

– Tên cơ sở: ………………………………………………………………………

– Người đại diện: ………………………………………………………………….

– Chức vụ: …………………………………………………………………………

– Mã số thuế:………………………………………………Fax:………………….

– Địa chỉ: …………………………………………………………………………..

– Số điện thoại: ……………………………………………………………………

– Emai: …………………………………………………………………………….

Điều 1: Nội dung hợp đồng

Trường mầm non B muốn thuê một nhân viên nấu ăn để phục vụ cho công việc nhà trường. Bên A đồng ý sẽ nhận làm chức vụ là nhân viên nấu ăn cho trường mầm non B. Bên A sẽ phải thực hiện công việc nấu ăn vào buổi trưa cho bên B vào các ngày đi học và bên B sẽ chi trả lương cho phía bên A.

Điều 2: Mô tả công việc

– Hàng ngày tiếp nhận và kiểm tra chất lượng thực phẩm từ nhà phân phối giao.

– Đảm bảo số lượng và chất lượng thực phẩm luôn được tươi mới.

– Sơ chế chuẩn bị và nấu ăn theo thực đơn cho nhà trường.

– Bố trí sắp xếp các món ăn được hoàn thành đúng thời gian

– Phối hợp cùng với đồng nghiệp làm các công việc khác trong bếp.

– Giữ gìn bếp luôn gọn gàng, vệ sinh để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Điều 3. Yêu cầu công việc

– Đã tốt nghiệp một khoác nấu ăn

– Có kinh nghiệm nấu ăn cho tổ chức đơn vị, công ty

– Tốt nghiệp các Trường trung cấp dạy nghề có liên quan.

– Chăm chỉ, thật thà và sẵn sàng tiếp thu ý kiến.

– Luôn có trách nhiệm với công việc và sẵn sàng làm việc lâu dài.

– Sức khỏe tốt.

Điều 4: Thời hạn hợp đồng

Hợp đồng kí kết có thời hạn là ……..năm. Bắt đầu công việc từ ngày……tháng……năm……. đến ngày……tháng……năm……..

Điều 5: Địa điểm làm việc

Địa điểm làm việc có địa chỉ tại:………………………………………………………..

Điều 6: Thử việc

– Thời gian thử việc là……tháng

– Mức lương thử việc: Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

– Trong thời gian thử việc, bên B có nghĩa vụ phải thực hiện nghiêm chỉnh nội quy công ty, hoàn thành tốt công việc được giao. Qua thời gian thử việc mà bên A vẫn không đáp ứng được nhu cầu công việc của bên B thì bên B có quyền chấm dứt hợp đồng và trả lương tháng thử việc cho bên A.

Điều 7: Chế độ làm việc

-Thời gian làm việc: Làm việc  tiếng/ngày, bắt đầu từ…..h

– Làm việc từ thứ hai đến thứ sáu trong tuần

 -Nghỉ phép: …. ngày/ tháng đối với tháng, còn đối với trường hợp

+ Nếu trong một tháng mà không nghỉ đủ số ngày quy định thì sẽ được nghỉ bù sang tháng sau.

+ Nghỉ quá số ngày quy định thì sẽ được trừ vào lương cơ bản số ngày nghỉ quá quy định.

-Chế độ nghỉ ngơi, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương hai bên sẽ thỏa thuận và theo quy định của pháp luật hiện hành.

– Chế độ bảo hiểm: Theo quy định của Pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế

Điều 8: Chi trả lương, thưởng

-Mức lương cơ bản: …. VNĐ/tháng.

– Phụ cấp khác: ….. VNĐ/tháng

– Hình thức trả lương: Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoán

Số tài khoản bên A:……………..

Ngân hàng:……………..

– Phương thức trả lương: Bên B sẽ trả lương cho bên A vào ngày…….hàng tháng

– Trong trường hợp bất khả kháng, công ty phải ngừng vận hành và không đủ tiền chi trả lương. Thì tiền lương sẽ được trả sau….. ngày hoạt động lại. Quá thời hạn …. ngày thì công ty sẽ phải thanh toán lương và phí chậm trả được tính toán bằng cách áp dụng lãi suất hàng năm của ngân hàng là ….% trên khoản lương chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

Điều 9. An toàn lao động

– Bên B phải có ý thức về an toàn lao động

– Mọi rủi ro trong giờ làm việc do lỗi của bên A và ngoài giờ làm việc do bên A gây ra phải tự chịu hoàn toàn trách nhiệm.

– Những rủi ro khác do sự điều động của bên B gây ra thì bên B phải chịu toàn bộ trách nhiệm

Điều 10. Quyền lợi và nghĩa vụ của bên A

10.1 Quyền lợi của bên A

-Được thanh toán lương đầy đủ

-Được hưởng các chế độ theo Luật lao động quy định

-Được đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật, nhưng phải thông báo trước cho phía bên B chậm nhất 1 tháng

-Bồi thường vi phạm và vật chất trong trường hợp làm hỏng, mất, lấy cắp công cụ dụng cụ và tài sản chung của trường

 10.2 Nghĩa vụ của bên A

-Đảm bảo hoàn thành công việc được giao trong quá trình làm việc

-Nếu có bất kể trường hợp nào xảy ra về món ăn thì bên A sẽ chịu kỉ luật trước nhà trường

– Trung thực không gian dối trong công việc, làm việc nghiêm túc

Điều 11.Quyền hạn và nghĩa vụ của bên B

11.1 Quyền hạn của bên B

-Điều hành bên A hoàn thành công việc theo hợp đồng(bố trí, điều chuyển, tạm ngưng công việc)

-Tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động và nội quy lao động của doanh nghiệp.

-Có quyền đòi bồi thường, khiếu nại với cơ quan liên đới để bảo vệ quyền lợi của mình nếu người lao động vi phạm Pháp luật hay các điều khoản của hợp đồng này.

11.2 Nghĩa vụ của bên B

-Đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ như đã cam kết trong hợp đồng với bên A

– Thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo như hợp đồng

-Tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, chuyên môn về vị trí công việc của bên A.

Điều 12. Chấm dứt hợp đồng

-Khi hết thời hạn hợp đồng

– Bên B được quyền chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn đối với bên A có kết quả đánh giá hiệu suất công việc dưới mức quy định trong 03 tháng liên tục.

-Khi bên B muốn chấm dứt hợp đồng  này, thì bên B phải báo trước bằng văn bản cho bên A ít nhất 30 ngày  . Các trường hợp nghỉ việc không theo quy định bên B sẽ không chịu trách nhiệm thanh toán tháng lương làm việc cuối cùng.

Điều 13: Sự kiện bất khả kháng

a, Sự kiện bất khả kháng được hiểu là những sự việc xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được bao gồm: nhưng không hạn chế các sự kiện như thiên tai, hỏa hoạn, động đất, chiến tranh, bạo loạn, xung đột vũ trang…gây ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong Hợp đồng này.

b, Khi xuất hiện một trong các trường hợp bất khả kháng thì bên bị tác động bởi trường hợp bất khả kháng phải thông báo trực tiếp cho bên còn lại biết trong thời hạn … ngày, kể từ ngày xảy ra trường hợp bất khả kháng việc bên bị tác động bởi trường hợp bất khả kháng không thực hiện được nghĩa vụ của mình sẽ không bị coi là vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng và cũng không phải là cơ sở để bên còn lại có quyền chấm dứt hợp đồng này.

Điều 14: Vi phạm và phạt vi phạm hợp đồng

Nếu bên B thanh toán chậm cho phía bên A thì bên A có quyền yêu cầu bên B thanh toán ngay và phải trả thêm một khoản lãi phạt với mức lãi suất hiện hành của Ngân hàng nhà nước đưa ra

Nếu bên A thực hiện công việc dưới mức yêu cầu thì sẽ bị phạt lương là……………………………….VNĐ. Nếu làm dưới yêu cầu quá 3 tháng thì sẽ bị đình chỉ hợp đồng

Điều 15: Tranh chấp và giải quyết tranh chấp

a, Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu có tranh chấp phát sinh các bên giải quyết trên tinh thần hoà giải, thương lượng. Các bên tiến hành thương lượng, hòa giải ít nhất …..lần trong vòng …….tháng kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp.Trường hợp thương lượng bất thành, một trong hai bên có quyền khởi kiện ra toà án nhân dân có thẩm quyền của Việt Nam để giải quyết.

b, Hợp đồng này được xác lập và thi hành theo pháp luật của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.nội dung là đối tượng của tranh chấp.

Điều 15: Những điều khoản khác

– Hợp đồng này có giá trị từ ngày ký đến ngày thanh lý hợp đồng

– Các Bên cam kết thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ được quy định tại hợp đồng này.

– Hợp đồng này được lập thành ….. bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ….. bản để thực hiện.

BÊN A                                         BÊN TRƯỜNG MẦM NON B

(Chữ kí)                                                          (Chữ kí)

Hợp đồng thuê khoán nấu tiệc ăn uống là văn bản giữa các bên chủ thể, thông thường là hai bên A và B, nhằm ghi nhận lại thỏa thuận, nội dung làm việc đã thống nhất. Chúng tôi cung cấp dưới đây là mẫu Hợp đồng cơ bản được soạn thảo và sử dụng qua những giao dịch tương tự, đã bổ sung, khắc phục những rủi ro, sai xót trong các bản cập nhật trước đó, áp dụng theo quy định mới nhất của pháp luật.

7. Hướng dẫn sử dụng mẫu Hợp đồng thuê khoán nấu tiệc ăn uống

Để có một bản Hợp đồng hoàn chỉnh, tiền đề cho những an toàn pháp lý sau này, chúng tôi khuyến nghị bạn cần sự góp ý của những chuyên gia, Luật sư trong ngành. Việc tự thực hiện có thể dẫn tới những thiệt hại không mong muốn. Để nhận được sự tư vấn MIỄN PHÍ, liên hệ ngay Hotline 1900.0191.

Trong trường hợp, các bạn vẫn muốn tự mình xây dựng Hợp đồng thuê khoán nấu tiệc ăn uống, dưới đây là sẽ là những hướng dẫn bạn cần lưu ý để đảm bảo tính pháp lý cho văn bản này.

  • Địa danh, ngày, tháng, năm ký kết giao dịch Hợp đồng (phần “….,ngày…tháng….năm….“)
  • Số hiệu Hợp đồng, căn cứ số liệu nội bộ hoặc ký hiệu thời gian (phần “Số:………/HĐTPTN -……….”);
  • Danh sách các văn bản pháp Luật điều chỉnh, Bộ Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định (phần “Căn cứ…”);
  • Thông tin của các Bên tham gia ký kết Hợp đồng thuê khoán nấu tiệc ăn uống, tên gọi, địa chỉ, liên lạc, vị trí, chức vụ, thông tin nhân thân, Mã số thuế hoặc số CMND/CCCD (phần “Các bên A và B”);
  • Các điều khoản dự thảo bổ sung bên trong Hợp đồng (phần “…” tại mỗi điều khoản);
  • Phần ghi ngày tháng (phần “…/…/…” tại mỗi điều khoản);
  • Nội dung Hợp đồng có tối thiểu những điều khoản cơ bản là Đối tượng hợp đồng, Thời gian thực hiện, Thanh toán, Quyền và nghĩa vụ các bên, Chấm dứt hợp đồng, Vi phạm, Bồi thường, Cam kết (Việc bổ sung các điều khoản khác là có thể phụ thuộc vào từng loại Hợp đồng và bối cảnh phù hợp);
  • Các bên tham gia Hợp đồng ký tên ở cuối văn bản (phần “Đại diện bên A/B Ký và ghi rõ họ tên”);
  • Hình thức Hợp đồng: Viết tay hoặc đánh máy, có thể Công chứng hoặc không Công chứng;

8. Mẫu Hợp đồng thuê khoán nấu tiệc ăn uống

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

Hà Nội, Ngày…..tháng…..năm……

HỢP ĐỒNG THUÊ KHOÁN NẤU TIỆC

  • Căn cứ: Bộ luật dân sự số: 91/2015/QH13 được quốc hội ban hành ngày 24/11/2015
  • Căn cứ: nhu cầu và khả năng của các bên

Hôm nay ngày….tháng….năm…..tại địa chỉ……., chúng tôi bao gồm:

Bên A- Nguyễn Văn A

Sinh năm:…………

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:……………. Do CA………….. Cấp ngày…./…../…..

Địa chỉ thường trú:…………………………

Hiện tại cư trú tại:……………………

Số điện thoại liên hệ:………………

Bên B – Công ty TNHH tiệc ABC

Địa chỉ trụ sở:…………………

Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:………………… do Sở Kế hoạch và đầu tư……………. cấp ngày…./…./……….

Hotline:…………………………..                  Số Fax (nếu có):……………………

Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà: Nguyễn Văn B  Chức vụ: Giám đốc

Số điện thoại liên hệ:………………………….

Cùng bàn bạc thống nhất những thoả thuận sau đây:

Điều 1. Nội dung hợp đồng

            Bên B đồng ý thực hiện nấu cỗ cho bên A vào ngày…..tháng…..năm ….. chi tiết như sau:

STTTên món ănSố lượngGiá tiềnTổngGhi chú
1.     
2.     
3.     
 4.     
5.     

Điều 2. Tiêu chuẩn và chất lượng

  • Bên B có trách nhiệm chuẩn bị nguyên vật liệu và đảm bảo nguyên vật liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo độ tươi ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Bên B cần tối thiểu 4 đầu bếp để đảm bảo bữa tiệc được phục vục chu đáo. Trong đó có ít nhất 5 đầu bếp có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên.
  • Đầu bếp và phụ bếp đảm bảo là đội ngũ được đào tạo chuyên nghiệp

Điều 3. Sử dụng và bảo quản trang thiết bị

            -Bên B được sử dụng toàn bộ trang, thiết bị do bên A cũng cấp để phục vụ công việc nấu cỗ.

-Bên B phải bảo quản toàn bộ trang, thiết bị trong quá trình sử dụng. Nếu xảy ra hư hỏng trong quá trình sử dụng, bên B hoàn toàn chịu trách nhiệm và phải bồi thường cho bên A.

-Bên B phải đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn về an ninh- trật tự, phòng cháy và chữa cháy tại khu vực. Và sau khi kết thúc thời gian thực hiện công việc, Bên A có nghĩa vụ dọn dẹp khu vực, để đồ đạc,… lại vị trí cũ như khi tiếp nhận từ chủ thể có thẩm quyền.

Cuối ngày làm việc,bên A sẽ cử người tới kiểm tra và Bên B phải bàn giao đồ đạc và có xác nhận của chủ thể này về việc Bên A đã thực hiện đúng quy định trên.

Điều 4. Giá dịch vụ và phương thức thanh toán

            -Bên B chấp nhận giá dịch vụ mà Bên B trả cho Bên A là………………. VNĐ (Bằng chữ………………..)

-Và được thanh toán 2lần, cụ thể từng lần như sau:

+ Lần 1. Thanh toán số tiền là……………. VNĐ (bằng chữ:………………….. Việt Nam đồng) và được thanh toán ngay khi hợp đồng có hiệu lực để bên A mua nguyên liệu

+Lần 2. Thanh toán số tiền là……………. VNĐ (bằng chữ:………………….. Việt Nam đồng) và được thanh toán sau khi bên A hoàn thành công việc

            -Bên B thanh toán bằng tiền mặt cho bên A

Điều 5. Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên

5.1 Quyền và nghĩa vụ Bên A:

+Bên A có trách nhiệm cung cấp đúng và đầy đủ các dịch vụ theo hợp đồng.

+Bên A có trách nhiệm dự phòng 5% tổng số mâm theo hợp đồng

+Bên A có trách nhiệm bảo quản trang, thiết bị theo Điều 3 hợp đồng này

5.2 Quyền và nghĩa vụ Bên B:

+Nếu khách hàng có sự thay đổi về số lượng mâm cỗ đã đặt, đề nghị quý khách báo trước cho Nhà hàng trước 03 ngày(không tính ngày thực hiện hợp đồng tiệc cưới, số lượng báo tăng (giảm) không vượt quá 10% số lượng mâm đã đặt.

            Cuối buổi tiệc đề nghị đại diện bên gia đình quý khách xác nhận các thông tin trong biên bản giao, nhận tại hội trường để làm cở sở thanh toán sau này và có ý kiến đóng góp cho nhà hàng , tránh những hiểu nhầm không đáng có.

Điều 6. Phạt vi phạm hợp đồng

Trong trường hợp một trong hai bên vi phạm hợp đồng vì bất kỳ lý do gì bên còn lại có các quyền sau:

 Yêu cầu và được bên vi phạm bồi thường thiệt hại thực tế phát sinh bởi hành vi vi phạm. Thiệt hại thực tế được xác định như sau:

+Trong trường hợp Bên A có các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, về phòng cháy và chữa cháy,… trong bất kỳ thời gian nào khi thực hiện công việc cho Bên B gây ra bất kỳ hậu quả gì. Bên A có nghĩa vụ phải chịu toàn bộ trách nhiệm trước Bên A, pháp luật và các chủ thể có quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng.
            + Trong trường hợp, đến ngày thanh toán mà Bên B không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ cho Bên A. Thì Bên B phải chịu phạt theo lãi suất ngân hàng Vietcombank trên số tiền chậm trả, đồng thời thanh toán toàn bộ số tiền thù lao gốc cho Bên A.

Điều 7. Giải quyết tranh chấp

Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, các bên đồng ý ưu tiên giải quyết thông qua trao đổi, thương lượng. Việc trao đổi, thương lượng này phải được thực hiện ít  nhất là …. lần và phải được lập thành…….. (văn bản). Nếu sau… lần tổ chức trao đổi, thương lượng mà hai bên không thỏa thuận giải quyết được tranh chấp, một bên hoặc cả hai bên có quyền đưa tranh chấp ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Điều 8. Chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng sẽ chấm dứt khi hai bên có thỏa thuận.

Một trong hai bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi:

– Bên còn lại có hành vi vi phạm nghĩa vụ………………. được ghi nhận trong Hợp đồng này;

-…

Điều 9. Hiệu lực hợp đồng

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày…/…./…..

Hợp đồng này hết hiệu lực khi các bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình, hoặc có thỏa thuận chấm dứt và không thực hiện hợp đồng.

Hợp đồng này được lập thành…. bản bằng tiếng Việt, gồm……. trang. Các bản Hợp đồng có giá trị pháp lý như nhau và mỗi Bên được giữ…. Bản.

Bên ABên B

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com