Hợp đồng mua bán thức ăn chăn nuôi – Hợp đồng đầu tư thức ăn chăn nuôi

Hợp đồng mua bán thức ăn chăn nuôi, Hợp đồng đầu tư thức ăn chăn nuôi, Hợp đồng mua bán thức ăn thuỷ sản.

1. Hợp đồng mua bán thức ăn chăn nuôi là gì

Hợp đồng mua bán thức ăn chăn nuôi/gia súc được xác định là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của các bên, trong đó bên bán sẽ chuyển quyền sở hữu một số lượng thức ăn chăn nuôi/gia súc nhất định của bên bán cho bên mua và bên mua có trách nhiệm trả tiền cho bên bán.

2. Điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi

Theo quy định hiện nay, tổ chức, cá nhân kinh doanh thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng đủ các điều kiện sau

– Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;

– Trụ sở chính có biển hiệu ghi rõ tên cơ sở, địa chỉ, số điện thoại;

– Thức ăn chăn nuôi tại nơi bày bán, kho chứa phải cách biệt với thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại khác;

– Có thiết bị, dụng cụ để bảo quản thức ăn chăn nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhà cung cấp;

– Có giải pháp phòng chống động vật gây hại.

Bên cạnh đó, cơ sở kinh doanh phải có hợp đồng mua bán với nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi trong đó có quy định về đảm bảo chất lượng, an toàn thức ăn chăn nuôi và trách nhiệm của các bên.

Đối với cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi nhập khẩu trực tiếp cần có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; trụ sở chính có biển hiệu ghi rõ tên cơ sở, địa chỉ, số điện thoại. Đồng thời, có hợp đồng mua bán với nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi trong đó có quy định về đảm bảo chất lượng, an toàn thức ăn chăn nuôi và trách nhiệm của các bên.

3. Mức thuế của hoạt động mua bán thức ăn chăn nuôi

Tại Khoản 5 Điều 5 Thông tư số 219/2014/TT-BTC ngày 31/12/2014 của Bộ Tài chính quy định các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT như sau:

“5. Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.

Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại Khoản 5 Điều 10 Thông tư này.

Hộ, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT khi bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường ở khâu kinh doanh thương mại thì kê khai, tính nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 1% trên doanh thu.

Trường hợp sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã đã lập hóa đơn, kê khai, tính thuế GTGT thì người bán và người mua phải điều chỉnh hóa đơn để không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo hướng dẫn tại Khoản này”.

4. Trách nhiệm, cam kết của bên bán trong Hợp đồng mua bán thức ăn chăn nuôi

Trong giao dịch mua bán cây giống bên bán sẽ cần có những trách nhiệm sau:

– Cung cấp giấy tờ pháp lí cần thiết nếu có yêu cầu. Những loại giấy tờ cần thiết như: giấy đăng kí kinh doanh; hoá đơn, chứng từ sản phẩm nhập khẩu; giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm

– Giao sản phẩm đúng chất lượng, đúng tiến độ và đúng quy trình của hoả thuận

– Chịu bồi thường nếu như có bất kì thiệt hại nào xảy ra nếu sản phẩm thức ăn chăn nuôi của bên bán không đảm bảo chất lượng

5. Mẫu Hợp đồng mua bán thức ăn thuỷ sản

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…

HỢP ĐỒNG MUA BÁN THỨC ĂN THUỶ SẢN

Số:…../HĐMB

Căn cứ theo Bộ luật dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015

Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 năm 2005

Căn cứ theo Nghị định khác có liên quan

Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của hai bên, hôm nay ngày……tháng……năm…… tại địa chỉ……………………………………………………………………………………chúng tôi gồm có:

I, BÊN NUÔI THUỶ SẢN A

– Họ tên: …………………………………………………………………………..

–     Năm sinh: ………………………………………………………………………..

– Quốc tịch: ………………………………………………………………………..

– Số CCCD/CMT: …………………………………………………………………

Ngày cấp: ………………………………………Nơi cấp…………………………..

– Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………………

– Số điện thoại: …………………………………………………………………..)

II, BÊN CUNG CẤP THỨC ĂN B

– Tên cơ sở: ….…………………………………………………………………….

– Người đại diện: ………………………………………………………………….

– Chức vụ: …………………………………………………………………………

– Mã số thuế:………………………………………………Fax:………………….

– Địa chỉ: …………………………………………………………………………..

– Số điện thoại: ……………………………………………………………………

– Emai: …………………………………………………………………………….

Theo như thoả thuận, bên A và bên B đã kí kết hợp đồng mua bán thức ăn thuỷ sản của bên B, hợp đồng có những điều khoản sau:

Điều 1: Nội dung hợp đồng

Bên A có nhu cầu mua thức ăn thuỷ sản về để phục vụ cho hoạt động sản xuất, nuôi trồng thuỷ sản. Bên B là cơ sở chuyên cung cấp thức ăn chăn nuôi và bên B đã đồng ý với đề nghị cung cấp này của bên A. Bên B sẽ tiến hành việc giao hàng bằng phương tiện vận chuyển đến cho bên A. Đến ngày giao, bên B sẽ giao hàng đến địa điểm nhận mà phía bên A yêu cầu

Điều 2: Đối tượng mua bán

STTLoại thức ănHãng sản xuất/trọng lượngSố lượngĐơn giáThành tiền
1     
2     
….     
Tổng: VNĐ

Điều 3: Yêu cầu về sản phẩm

Để đảm bảo về sản phẩm, bên B sẽ có nghĩa vụ phải cung cấp những loại giấy tờ sau:

– Giấy chứng thực xuất xứ của sản phẩm thức ăn chăn nuôi

– Đăng ký kinh doanh của công ty về hoạt động mua bán thức ăn chăn nuôi

– Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền

– Tất cả những loại hóa đơn, chứng từ có liên quan kèm theo.

Điều 4: Thực hiện hợp đồng

Bên B sẽ chuẩn bị hàng hoá theo đúng chủng loại, đúng mẫu mã và đúng trọng lượng như bên A đã yêu cầu. Đến ngày giao hàng bên B sẽ xếp hàng lên phương tiện vận chuyển và giao đến cho A tại địa điểm đã chỉ định trước. Khi giao đến bên A sẽ trực tiếp nhận hàng và kiểm tra hàng hoá. Nếu không có bất cứ phản ánh gì thì bên B coi như đã thực hiện xong nghĩa vụ. Bên A sẽ thanh toán cho bên B đầy đủ và đúng thời hạn.

Điều 5: Địa điểm và thời gian giao hàng

a, Địa điểm bên A nhận hàng có địa chỉ tại:…………………………………………….

…………………………………………….…………………………………………….

b, Thời điểm giao hàng: Bên B sẽ tiến hành xếp hàng lên phương tiện vận chuyển và sẽ chuyển đến địa điểm nhận hàng vào ngày……tháng…….năm……

Điều 6: Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán

a, Tổng giá trị của hợp đồng là……………………………………………….VNĐ

(Bằng chữ……………………………………………………………Việt Nam Đồng)

Chi phí vận chuyển là:………………………………..VNĐ do phía bên……..chi trả

b, Hình thức thanh toán: Bên A thanh toán cho bên B bằng (tiền mặt/chuyển khoảng):…….

Số tài khoản bên B………………………………

Ngân hàng: ………………………………

c, Phương thức thanh toán: Sau khi kí kết hợp đồng bên A đặt cọc trước cho bên B …………% giá trị hợp đồng

Sau ……..ngày kể từ ngày dỡ hàng của bên A, bên A sẽ thanh toán nốt hợp đồng và các chi phí còn lại

Điều 7: Đặt cọc

Trong thời gian …….ngày kể từ ngày kí kết họp đồng, bên A có trách nhiệm giao cho Bên B số tiền là………………………………………..VNĐ   (Bằng chữ: ………………………………………..…………….. Việt Nam Đồng) để bảo đảm cho việc bên A sẽ mua toàn bộ số thức ăn đã xác định tại Điều 2 Hợp đồng này của bên B. theo đúng nội dung Hợp đồng này

-Trong trường hợp bên A thực hiện đúng nghĩa vụ mà Bên A không mua hoặc không nhận theo thỏa thuận tại Hợp đồng này, bên B có quyền nhận số tiền trên mà không cần trả lại bên A

-Trong trường hợp bên B không thực hiện đúng nghĩa vụ dẫn đến Hợp đồng không được thực hiện thì bên B có trách nhiệm trả lại số tiền trên cho bên A và bồi thường một khoản tiền tương đương cho bên A

Điều 8: Điều khoản bị thay đổi

Mọi sự thay đổi về số lượng hàng, thời gian, địa điểm vận chuyển hàng hay bất kỳ sự thay đổi nào có liên quan đến điều kiện của sản phẩm đều phải được hai bên thông báo bằng văn bản cho bên kia trước …… ngày kể từ ngày vận chuyện hàng

Nếu có sự thay đổi trong thời gian thực hiện hợp đồng, hai bên sẽ tự thỏa thuận để đưa ra giải pháp tối ưu nhất.

Mọi sự thay đổi về giá, phát sinh về giá trong thời gian thực hiện hợp đồng sẽ được hai bên tự thỏa thuận một phụ lục về thay đổi giá  hoặc một hợp đồng mới trong thời hạn …… ngày trong trường hợp có sự thay đổi về giá kể từ ngày hai bên biết về sự thay đổi này; hoặc trong thời hạn ……. ngày đối với trường hợp có sự phát sinh về giá kể từ ngày bên B vận chuyển sản phẩm.

Điều 9: Quyền và nghĩa vụ bên A

a, Quyền lợi của bên A

– Nhận sản phẩm theo đúng như thoả thuận trong hợp đồng để thực hiện hoạt động kinh doanh

– Có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu bên B chậm giao hàng trong ….. ngày so với ngày hẹn

– Bên A có quyền yêu cầu bên B cung cấp giấy tờ pháp lí đầy đủ về hoạt đông kinh doanh cũng như nguồn gốc của sản phẩm

b,Nghĩa vụ của bên A

– Thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn nghĩa vụ thanh toán được quy định trong hợp đồng

-Chịu lãi phạt nếu chậm thanh toán cho phía bên B

– Nếu có bất kì sự thay đổi nào về hợp đồng thì phải tuân thủ theo Điều 8 của hợp đồng

Điều 10: Quyền và nghĩa vụ của bên B

a, Quyền lợi của bên B

– Được thanh toán theo quy định của hợp đồng

– Có quyền yêu cầu bên A thanh toán đầy đủ số tiền đúng như cam kết

b, Nghĩa vụ của bên B

– Thực hiện công việc chuyển hàng hiệu quả, đúng tiến độ, đúng quy trình theo thỏa thuận và theo quy định pháp luật

– Phải trao đổi, giải quyết với bên vận chuyển nếu có bất kì thiệt hại này xảy ra trong quá trình vận chuyển

– Thực hiện đầy đủ và có trách nhiệm về các nghĩa vụ của mình theo thoả thuận tại hợp đồng này và theo quy định của pháp luật.

Điều 11: Trách nhiệm sau thời hạn hợp đồng

Trong vòng……tuần kể từ khi hết thời hạn hợp đồng, nếu bên A sử dụng thức ăn chăn nuôi mà có bất kì vấn đề gì khiến bên A thiệt hại thì bên B vẫn có trách nhiệm với đối tượng của hợp đồng. Bên A có trách nhiệm trung thực khai báo thông tin trong thời gian chăn nuôi. Hai bên sẽ tìm ra nguyên nhân để giải quyết vấn đề. Nếu nguyên nhân là do thức ăn của B không đảm bảo chất lượng thì bên B vẫn phải có trách nhiệm bồi thường……% so với thiệt hại xảy ra.

Điều 12: Chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng có thể chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

– Theo thoả thuận của hai Bên;

– Do xảy ra trường hợp bất khả kháng;

– Khi các bên đã hoàn thành các nghĩa vụ của Hợp đồng;

– Theo quy định của pháp luật.

Một Bên được quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng nhưng phải thông báo cho Bên còn lại trước …….ngày. Nếu việc chấm dứt Hợp đồng của một Bên không do lỗi của Bên còn lại và hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng gây tổn thất, thiệt hại cho Bên còn lại thì Bên đơn phương chấm dứt Hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên kia.

Trường hợp một Bên đơn phương chấm dứt Hợp đồng do lỗi của Bên còn lại thì Bên còn lại phải bồi thường các thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho Bên đơn phương chấm dứt Hợp đồng.

Trong trường hợp chấm dứt Hợp đồng trước hạn vì bất cứ lý do gì, hai Bên có nghĩa vụ tiến hành thanh lý hợp đồng bằng việc lập Biên bản thanh lý để xác nhận chấm dứt mọi quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên quy định tại Hợp đồng này.

Điều 13: Sự kiện bất khả kháng

Một sự kiện được coi là bất khả kháng theo điều này quy định phải đáp ứng 03 điều kiện sau:

– Sự kiện xảy ra một cách khách quan nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng;

– Hậu quả của sự kiện không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng cho đến trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm;

– Hậu quả của sự kiện đó không thể khắc phục được mặc dù áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Hợp đồng có thể bị tạm dừng thực hiện hoặc chấm dứt hiệu lực trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng. Kể từ khi xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc biết trước được sự kiện thì các bên phải thông báo với nhau. Nếu có bất kì thay đổi về điều khoản nào trong hợp đồng thì phải lập thành văn bản tạm ngưng hợp đồng. Hai bên thỏa thuân về các điều khoản sau trong thỏa thuận tạm ngưng hợp đồng.Thỏa thuận về việc tạm ngừng hợp đồng phải được lập thành văn bản và có sự xác nhận của hai bên

Hai bên có thể thống nhất chấm dứt hợp đồng trong trường hợp không thể khắc phục hậu quả do sự kiện bất khả kháng gây ra.

Điều 14: Phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại

Nếu một bên vi phạm hơn …. lần đối với một nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng thì bên kia có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đồng thời có quyền yêu cầu bên vi phạm hợp đồng thanh toán phí vi phạm hợp đồng và bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra.

Nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng, một trong hai bên có hành vi vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia thì phải bổi thường thiệt hại, theo đó, bên gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hoàn toàn và bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại mà hành vi vi phạm đó trực  tiếp gây hậu quả.

Điều 15: Giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu có tranh chấp phát sinh các bên giải quyết trên tinh thần hoà giải, thương lượng. Các bên tiến hành thương lượng, hòa giải ít nhất …. lần trong vòng …..tháng kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp.Trường hợp thương lượng bất thành, một trong hai bên có quyền khởi kiện ra toà án nhân dân có thẩm quyền của Việt Nam để giải quyết.

Điều 16: Các điểu khoản khác

– Các bên hiểu rõ quyền và trách nhiệm của mình, cam kết thực hiện đúng và chính xác theo những gì đã thoả thuận, gánh chịu hậu quả pháp lí nếu để vi phạm xảy ra

– Hợp đồng bắt đầu có hiệu lực từ ngày……tháng…….năm……

– Hợp đồng này được lập thành…… bản có giá trị pháp lí tương đương nhau, mỗi bên giữ…. bản

         BÊN CHĂN NUÔI A                                    BÊN BÁN THỨC ĂN B

(Chữ kí)                                                              (Chữ kí)

6. Mẫu Hợp đồng cung cấp thức ăn chăn nuôi cho trang trại

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…

HỢP ĐỒNG CUNG CẤP THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Số:…../HĐCCTACN

– Căn cứ theo Bộ luật dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015

– Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 năm 2005

– Căn cứ theo Nghị định khác có liên quan

Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của hai bên, hôm nay ngày……tháng……năm…… tại địa chỉ……………………………………………………………………………………chúng tôi gồm có:

I, BÊN TRANG TRẠI A

– Họ tên người đại diện: …………………………………………………………..

– Năm sinh: ………………………………………………………………………..

– Quốc tịch: ………………………………………………………………………..

– Số CCCD/CMT: …………………………………………………………………

– Ngày cấp: ………………………………………Nơi cấp…………………………..

– Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………………

– Số điện thoại: …………………………………………………………………..)

II, BÊN CUNG CẤP THỨC ĂN B

– Tên cơ sở: ….…………………………………………………………………….

– Người đại diện: ………………………………………………………………….

– Chức vụ: …………………………………………………………………………

– Mã số thuế:………………………………………………Fax:………………….

– Địa chỉ: …………………………………………………………………………..

– Số điện thoại: ……………………………………………………………………

– Emai: …………………………………………………………………………….

Theo như thoả thuận, bên A và bên B đã kí kết hợp đồng mua bán thức ăn chăn nuôi của bên B, hợp đồng có những điều khoản sau:

Điều 1: Nội dung hợp đồng

Bên A có nhu cầu mua thức ăn chăn nuôi về để phục vụ cho việc chăn nuôi gia súc tại trang trại. Bên B là cơ sở chuyên cung cấp thức ăn chăn nuôi và bên B đã đồng ý với đề nghị cung cấp này của bên A. Bên B sẽ tiến hành việc giao hàng bằng phương tiện vận chuyển đến cho bên A. Đến ngày giao, bên B sẽ giao hàng đến địa điểm nhận mà phía bên A yêu cầu

Điều 2: Đối tượng mua bán

STTLoại thức ănHãng sản xuất/trọng lượngSố lượngĐơn giáThành tiền
1     
2     
….     
Tổng: VNĐ

Điều 3: Yêu cầu bên cung cấp

Để đảm bảo về sản phẩm, bên B sẽ có nghĩa vụ phải cung cấp những loại giấy tờ sau:

– Giấy chứng thực xuất xứ của sản phẩm thức ăn chăn nuôi

– Đăng ký kinh doanh của công ty về hoạt động mua bán thức ăn chăn nuôi

– Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền

– Tất cả những loại hóa đơn, chứng từ có liên quan kèm theo.

Điều 4: Thực hiện hợp đồng

Bên B sẽ tiền hành công việc cung cấp thức ăn chăn nuôi đến trang trại của A. Bên B sẽ chuẩn bị thức ăn chăng nuôi theo số lượng, chủng loại đã thoả thuận đến địa điểm trang trại của A. Bên A sẽ phải tiến hành thanh toán cho bên B đúng theo như trong hợp đồng

Điều 5: Địa điểm và thời gian giao hàng

a, Địa điểm bên A nhận hàng có địa chỉ tại:…………………………………………….

…………………………………………….…………………………………………….

b, Thời điểm giao hàng: Bên B sẽ tiến hành giao hàng vào ngày đầu tiên của mỗi tuần

Điều 6: Thời hạn của hợp đồng

Hợp đồng có thời hạn là ……………năm

Bắt đầu từ ngày…….tháng…….năm……., kết thúc là ngày …….tháng…….năm…….

Điều 7: Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán

a, Giá trị cho mỗi đợt giao hàng là……………………………………………….VNĐ

(Bằng chữ……………………………………………………………Việt Nam Đồng)

Chi phí vận chuyển là:………………………………..VNĐ do phía bên……..chi trả

b, Hình thức thanh toán: Bên A thanh toán cho bên B bằng (tiền mặt/chuyển khoảng):…….

Số tài khoản bên B………………………………

Ngân hàng: ………………………………

c, Bên A sẽ thanh toán cho bên B sau khi hoàn thành đơn giao của mình, việc thannh toán có thể theo tháng hoặc theo tuần. Kết thúc một kì thì bên A sẽ thanh toán hết số đơn hangg trong kì đó

Điều 8: Điều khoản bị thay đổi

Mọi sự thay đổi về số lượng hàng, thời gian, địa điểm vận chuyển hàng hay bất kỳ sự thay đổi nào có liên quan đến điều kiện của sản phẩm đều phải được hai bên thông báo bằng văn bản cho bên kia trước …… ngày kể từ ngày vận chuyện hàng

Nếu có sự thay đổi trong thời gian thực hiện hợp đồng, hai bên sẽ tự thỏa thuận để đưa ra giải pháp tối ưu nhất.

Mọi sự thay đổi về giá, phát sinh về giá trong thời gian thực hiện hợp đồng sẽ được hai bên tự thỏa thuận một phụ lục về thay đổi giá  hoặc một hợp đồng mới trong thời hạn …… ngày trong trường hợp có sự thay đổi về giá kể từ ngày hai bên biết về sự thay đổi này; hoặc trong thời hạn ……. ngày đối với trường hợp có sự phát sinh về giá kể từ ngày bên B vận chuyển sản phẩm.

Điều 9: Quyền và nghĩa vụ bên A

a, Quyền lợi của bên A

– Nhận sản phẩm theo đúng như thoả thuận trong hợp đồng để thực hiện hoạt động kinh doanh

– Có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu bên B chậm giao hàng trong ….. ngày so với ngày hẹn

– Bên A có quyền yêu cầu bên B cung cấp giấy tờ pháp lí đầy đủ về hoạt đông kinh doanh cũng như nguồn gốc của sản phẩm

b, Nghĩa vụ của bên A

– Thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn nghĩa vụ thanh toán được quy định trong hợp đồng

-Chịu lãi phạt nếu chậm thanh toán cho phía bên B

– Nếu có bất kì sự thay đổi nào về hợp đồng thì phải tuân thủ theo Điều 8 của hợp đồng

Điều 10: Quyền và nghĩa vụ của bên B

a, Quyền lợi của bên B

– Được thanh toán theo quy định của hợp đồng

– Có quyền yêu cầu bên A thanh toán đầy đủ số tiền đúng như cam kết

b, Nghĩa vụ của bên B

– Thực hiện công việc chuyển hàng hiệu quả, đúng tiến độ, đúng quy trình theo thỏa thuận và theo quy định pháp luật

– Phải trao đổi, giải quyết với bên vận chuyển nếu có bất kì thiệt hại này xảy ra trong quá trình vận chuyển

– Thực hiện đầy đủ và có trách nhiệm về các nghĩa vụ của mình theo thoả thuận tại hợp đồng này và theo quy định của pháp luật.

Điều 11: Trách nhiệm sau thời hạn hợp đồng

Trong vòng……tuần kể từ khi hết thời hạn hợp đồng, nếu bên A sử dụng thức ăn chăn nuôi mà có bất kì vấn đề gì khiến bên A thiệt hại thì bên B vẫn có trách nhiệm với đối tượng của hợp đồng. Bên A có trách nhiệm trung thực khai báo thông tin trong thời gian chăn nuôi. Hai bên sẽ tìm ra nguyên nhân để giải quyết vấn đề. Nếu nguyên nhân là do thức ăn của B không đảm bảo chất lượng thì bên B vẫn phải có trách nhiệm bồi thường……% so với thiệt hại xảy ra.

Điều 12: Chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng có thể chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

– Theo thoả thuận của hai Bên;

– Do xảy ra trường hợp bất khả kháng;

– Khi các bên đã hoàn thành các nghĩa vụ của Hợp đồng;

– Theo quy định của pháp luật.

Một Bên được quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng nhưng phải thông báo cho Bên còn lại trước …….ngày. Nếu việc chấm dứt Hợp đồng của một Bên không do lỗi của Bên còn lại và hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng gây tổn thất, thiệt hại cho Bên còn lại thì Bên đơn phương chấm dứt Hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên kia.

Trường hợp một Bên đơn phương chấm dứt Hợp đồng do lỗi của Bên còn lại thì Bên còn lại phải bồi thường các thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho Bên đơn phương chấm dứt Hợp đồng.

Trong trường hợp chấm dứt Hợp đồng trước hạn vì bất cứ lý do gì, hai Bên có nghĩa vụ tiến hành thanh lý hợp đồng bằng việc lập Biên bản thanh lý để xác nhận chấm dứt mọi quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên quy định tại Hợp đồng này.

Điều 13: Sự kiện bất khả kháng

Một sự kiện được coi là bất khả kháng theo điều này quy định phải đáp ứng 03 điều kiện sau:

– Sự kiện xảy ra một cách khách quan nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng;

– Hậu quả của sự kiện không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng cho đến trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm;

– Hậu quả của sự kiện đó không thể khắc phục được mặc dù áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Hợp đồng có thể bị tạm dừng thực hiện hoặc chấm dứt hiệu lực trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng. Kể từ khi xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc biết trước được sự kiện thì các bên phải thông báo với nhau. Nếu có bất kì thay đổi về điều khoản nào trong hợp đồng thì phải lập thành văn bản tạm ngưng hợp đồng. Hai bên thỏa thuân về các điều khoản sau trong thỏa thuận tạm ngưng hợp đồng.Thỏa thuận về việc tạm ngừng hợp đồng phải được lập thành văn bản và có sự xác nhận của hai bên

Hai bên có thể thống nhất chấm dứt hợp đồng trong trường hợp không thể khắc phục hậu quả do sự kiện bất khả kháng gây ra.

Điều 14: Phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại

Nếu bên A chậm thanh toán cho phía bên B thì bên A sẽ phải trả thêm tiền lãi với lãi suất là ………%

Nếu bên B chậm giao hàng cho bên A mà không báo lí do trước….ngày thì bị phạt số tiền là………………………………………..VNĐ

Nếu một bên vi phạm hơn …. lần đối với một nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng thì bên kia có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đồng thời có quyền yêu cầu bên vi phạm hợp đồng thanh toán phí vi phạm hợp đồng và bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra.

Nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng, một trong hai bên có hành vi vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia thì phải bổi thường thiệt hại, theo đó, bên gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hoàn toàn và bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại mà hành vi vi phạm đó trực  tiếp gây hậu quả.

Điều 15: Giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu có tranh chấp phát sinh các bên giải quyết trên tinh thần hoà giải, thương lượng. Các bên tiến hành thương lượng, hòa giải ít nhất …. lần trong vòng …..tháng kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp.Trường hợp thương lượng bất thành, một trong hai bên có quyền khởi kiện ra toà án nhân dân có thẩm quyền của Việt Nam để giải quyết.

Điều 16: Các điểu khoản khác

–           Các bên hiểu rõ quyền và trách nhiệm của mình, cam kết thực hiện đúng và chính xác theo những gì đã thoả thuận, gánh chịu hậu quả pháp lí nếu để vi phạm xảy ra

–           Hợp đồng bắt đầu có hiệu lực từ ngày……tháng…….năm……

–           Hợp đồng này được lập thành…… bản có giá trị pháp lí tương đương nhau, mỗi bên giữ…. bản

         BÊN TRANG TRẠI A                                    BÊN CUNG CẤP THỨC ĂN B

(Chữ kí)                                                                      (Chữ kí)

7. Mẫu Hợp đồng mua bán thức ăn chăn nuôi

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Long An, ngày 16 tháng 9 năm 2020

HỢP ĐỒNG ĐẦU TƯ THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Số: 12/HĐĐT/GF24

  • Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;
  • Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2014;
  • Căn cứ Luật Đầu tư năm 2020;
  • Căn cứ nhu cầu và khả năng của các bên.

Hôm nay, 8 giờ 00 ngày 16 tháng 9 năm 2020 tại CÔNG TY CỔ PHẦN GREENFEED VIỆT NAM địa chỉ số 10 Khu 1, xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lứt, tỉnh Long An. Chúng tôi gồm:

BÊN ĐẦU TƯ (BÊN A):

Bà: LÊ THUÝ HIỀN                                                     Giới tính: Nữ

Sinh ngày: 05/12/1990            Dân tộc: Kinh                Quốc tịch: Việt Nam

CMND số: 132300876

Ngày cấp: 17/01/2020             Nơi cấp: Công an Long An

Hộ khẩu thường trú: Khu 1, xã An Trạch, huyện Bến Lứt, tỉnh Long An, Việt Nam

Địa chỉ hiện tại: số 15, Khu 1, xã An Trạch, huyện Bến Lứt, tỉnh Long An, Việt Nam

Điện thoại: 03425308881                 Email: lethuyhien.hlu@gmail.com

BÊN NHẬN ĐẦU TƯ (BÊN B):

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN GREENFEED VIỆT NAM

Mã số doanh nghiệp: 1100598642

Địa chỉ trụ sở chính: Xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lứt, tỉnh Long An, Việt Nam

Người đại diện theo pháp luật: TRẦN NGỌC CHÍ

Chức danh: Tổng giám đốc

Sau khi bàn bạc, chúng tôi đã thống nhất thành lập hợp đồng đầu tư thức ăn chăn nuôi (từ giờ gọi tắt là “hợp đồng”) với những nội dung sau:

ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG HỢP ĐỒNG

  1. Tên đối tượng đầu tư: Thức ăn chăn nuôi
  2. Nhà sản xuất: CÔNG TY CỔ PHẦN GREENFEED VIỆT NAM
  3. Đợt sản xuất: 03 đợt
  4. Thời gian đầu tư: Quý IV năm 2020
  5. Mức đầu tư: 25.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Hai mươi lăm tỷ đồng)

ĐIỀU 2: PHƯƠNG THỨC ĐẦU TƯ

  1. Phương thức đầu tư: Đầu tư 02 đợt. Cụ thể là:
  2. Đợt 1: Ngay sau khi ký hợp đồng, bên A sẽ chuyển cho bên B trước 70% tổng mức đầu tư.
  3. Đợt 2: Ngay sau khi bên A hoàn thành sản xuất đợt 02, bên A sẽ chuyển cho bên  30% mức đầu tư còn lại.
  4. Hình thức đầu tư: Chuyển khoản
  5. Tài khoản:

Số tài khoản: 12510001018023

Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Bến Lứt

  • Chia lợi nhuận: Bên A được hưởng 5% lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh sản phẩm trong Quý IV năm 2020 của bên B sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính.

ĐIỀU 3: TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN A

  1. Bên A có trách nhiệm đầu tư chi phí sản xuất đúng thời hạn như thoả thuận trong hợp đồng.
  2. Sau khi chuyển tiền, bên A có trách nhiệm báo lại cho bên B và xuất biên lai chuyển tiền cho bên B để xác nhận.

ĐIỀU 4: TRÁCH NHIỆM CỦA BÊN B

  1. Sau khi nhận được khoản tiền đầu tư, bên B có trách nhiệm báo lại cho bên A và xuất biên lai nhận tiền cho bên A để xác nhận.
  2. Bên B có trách nhiệm sản xuất sản phẩm theo đúng tiến độ đã thoả thuận trong hợp đồng.
  3. Bên B có trách nhiệm hoàn thành chia lợi nhuận cho bên A theo 02 đợt:
  4. Đợt 1: Ngay sau khi bên B thu được lợi nhuận từ lô hàng sản xuất tháng 11
  5. Đợt 2: Ngay sau khi bên B thu được lợi nhuận từ lô hàng sản xuất Quý IV năm 2020
  6. Nếu bên B phát sinh vấn đề và không thể sản xuất theo đúng tiến độ thì phải báo lại cho bên Avà có thoả thuận khác bằng văn bản bố sung.

ĐIỀU 5 : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

  1. Trường hợp có tranh chấp giữa các bên thì các bên phải cùng nhau thương lượng, bàn bạc giải quyết trên tinh thần hợp tác hữu nghị và tôn trọng quyền lợi chính đáng của nhau.
  2. Trường hợp các bên không tự giải quyết được thì đưa ra Toà án nhân dân tỉnh Long An.

ĐIỀU 6 : BỒI THƯỜNG HỢP ĐỒNG

  1. Nếu một bên vi phạm thì bên còn lại có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại đối với hành vi trực tiếp gây ra thiệt hại.
  2. Bên vi phạm có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.

ĐIỀU 7: HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG

  1. Hợp đồng có hiệu lực bắt đầu từ thời điểm các bên ký kết.
  2. Các bên cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản của hợp đồng.
  3. Hợp đồng này gồm 4 trang được lập thành 03 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản, 01 bản gửi phòng công chứng Nhà nước.

Vào lúc 10 giờ 00 ngày 16 tháng 09 năm 2020, chúng tôi cùng nhau đọc lại hợp đồng, thống nhất với nội dung trên và đồng ý ký tên./.

CHỮ KÝ CỦA CÁC BÊN

BÊN ĐẦU TƯ
(Ký, ghi rõ họ tên)      
LÊ THUÝ HIỀN
BÊN NHẬN ĐẦU TƯ
(Ký, ghi rõ họ tên)      
TRẦN NGỌC CHÍ

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com