Mẫu Hợp đồng mua bán sơn – Hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng

Hợp đồng mua bán sơn là văn bản được cá nhân, nhóm cá nhân, tổ chức sử dụng để ghi nhận sự thỏa thuận của các bên, theo đó, bên bán sẽ bán một số lượng sơn nhất định cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.

1. Điều kiện kinh doanh sơn, chất phủ công nghiệp

1.1. CSPL

– Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 Quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất;

– Thông tư số 18/2011/TT-BCT ngày 21/4/2011 Bổ sung, bãi bỏ thủ tục hành chính tại Thông tư 28/2010/TT-BCT quy định cụ thể một số điều của Luật Hoá chất

– Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 7/10/2008 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

–  Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 8/4/2011 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất).

1.2. Điều kiện kinh doanh sơn

Tổ chức, cá nhân kinh doanh hóa chất phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn trong kinh doanh hóa chất; đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về cơ sở vật chất – kỹ thuật, yêu cầu về chuyên môn trong kinh doanh hóa chất. Cụ thể:

a) Điều kiện kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp:

– Người phụ trách về an toàn hóa chất của cơ sở kinh doanh hóa chất phải có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất;

– Người trực tiếp tiếp xúc với hóa chất của cơ sở kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất;

– Cơ sở vật chất – kỹ thuật trong cơ sở kinh doanh hóa chất phải đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 12 của Luật Hóa chất;

– Có biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoặc kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

– Có trang thiết bị an toàn phòng, chống cháy nổ theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy; có trang thiết bị kiểm soát, thu gom và xử lý chất thải nguy hại hoặc có hợp đồng vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

b) Điều kiện kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh:

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất, sản phẩm hóa chất hạn chế kinh doanh theo các ngành nghề tương ứng ngoài việc đảm bảo các điều kiện đã nêu từ Điều 7 đến Điều 11 Chương này còn phải đảm bảo các điều kiện về quy hoạch; điều kiện hạn chế kinh doanh; các điều kiện về an ninh, quốc phòng hay an toàn, trật tự xã hội khác quy định tại Luật Dược, Luật Phòng, chống ma túy và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Bên cạnh những điều kiện nói trên, tổ chức, cá nhân sản xuất sản xuất, kinh doanh hóa chất ngành công nghiệp còn cần đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật như: điều kiện về nhà xưởng, kho hàng; điều kiện về trang bị; về phương tiện vận chuyển và vận hành an toàn theo quy định tại điều 5, 6, 7 Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 Quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.

c) Thủ tục xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh hóa chất:

Tổ chức cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất bao gồm:

– Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp.

– Bộ Công Thương cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong ngành công nghiệp.

2. Quy định của pháp luật về tiêu chuẩn hoá học trong Hợp đồng mua bán sơn

Tiêu chuẩn sơn tường xây dựng hiện nay được áp dụng theo TCVN 9404 ban hành vào năm 2012. Tiêu chuẩn này được chuyển đổi từ TCXDVN 321 năm 2004 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng – Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm biên soạn và Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Theo tiêu chuẩn sơn tường TCVN 9404 năm 2012, các thành phần cấu tạo của sơn tường xây dựng gồm có:

– Nhựa: là thành phần chính, chiếm từ 40% đến 60% cấu tạo của sơn. Trong nhựa có chứa các hợp chất Alkyd, Acrylic, Epoxy, Polyurethane, Fluorocarbon. Các chất này có tác dụng tạo sự liên kết giữa các thành phần, giúp tăng độ bền và tạo nên độ kết dính cho sơn.

– Dung môi: có tác dụng hòa tan nhựa và bột màu, chiếm từ 10% đến 30% cấu tạo sơn.

– Bột màu: các loại bột màu dùng cho sơn tường xây dựng gồm bột màu gốc, bột màu chống gỉ và bột màu bổ sung, chiếm khoảng từ 7% đến 40% cấu tạo sơn. Có tác dụng chính là tạo màu, độ bền và độ cứng của lớp sơn.

– Phụ gia: có tác dụng chính là làm tăng độ bền về màu sắc, khả năng chịu thời tiết, tăng độ cứng cho sơn xây dựng, chiếm từ 0% đến 5% trong cấu tạo sơn.

3. Trách nhiệm của các bên khi đối tượng trong Hợp đồng mua bán sơn là Sơn có nguồn gốc nước ngoài

         Trường hợp đối tượng trong hợp đồng mua bán sơn có nguồn gốc nước ngoài, các bên bắt buộc phải kí kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Khi đó, trách nhiệm của các bên được quy định như sau:

3.1. Đối với bên bán:

3.1.1. Trách nhiệm giao hàng đúng thời gian, địa điểm, số lượng, chất lượng

a) Trách nhiệm giao hàng đúng thời gian

Theo quy định tại Điều 33 Công ước Viên 1980 thì người bán phải giao hàng đúng thời gian đã quy định trong hợp đồng, nếu hợp đồng không quy định cụ thể về thời gian giao hàng thì người bán có nghĩa vụ giao hàng trong một thời gian hợp lí sau khi hợp đồng được kí kết.

Về việc giao hàng đúng thời hạn Bộ nguyên tắc UNIDROIT tại Điều 6.1.1 cũng có quy định tương tự. Tuy nhiên có một điểm khác biệt cơ bản giữa hai văn bản pháp lí này về thời hạn giao hàng cần chú ý đó là:

– Theo quy định của Công ước Viên 1980 (Điều 33) thì bên bán phải giao hàng trong khoảng thời gian được hợp đồng ấn định hoặc có thể xác định từ hợp đồng vào bất kì thời điểm nào trong thời hạn đó, trừ phi tình huống cho thấy bên bán (nghĩa là chính bên có nghĩa vụ) phải chọn một ngày khác.

– Trong khi đó theo quy định tại Điều 6.1.1 Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2004 thì bên có nghĩa vụ có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mình vào một thời điểm bất kì trong một khoảng thời gian xác định, nếu khoảng thời gian đó được ấn định trong hợp đồng hoặc có thể xác định được căn cứ vào hợp đồng, trừ trường hợp do hoàn cảnh mà việc lựa chọn thời điểm thực hiện hợp đồng do bên kia (nghĩa là bên có quyền) quyết định.

Như vậy, cùng một hoàn cảnh, nhưng theo quy định của Công ước Viên thì bên bán (bên có nghĩa vụ) sẽ là bên có quyền thay đổi thời điểm thực hiện hợp đồng (thời điểm giao hàng); trong khi đó theo quy định của Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2004 thì bên mua (bên có quyền) mới là bên có quyền thay đổi thời điểm thực hiện hợp đồng (thời điểm giao hàng). Khi kí kết hợp đồng, bên bán và bên mua nên thoả thuận rõ với nhau về điều khoản này.

b) Trách nhiệm giao hàng đúng địa điểm

Theo quy định tại Điều 31 Công ước Viên 1980 thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp các bên không thỏa thuận về địa điểm giao hàng thì: (i) bên bán phải giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên, nếu hợp đồng có liên quan đến sự vận chuyển; (ii) trường hợp khác thì người bán có nghĩa vụ đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua tại nơi sản xuất hàng hóa hoặc tại trụ sở thương mại của người bán tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Vấn đề này cũng được quy định tương tự trong Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2004. Theo quy định tại Điều 6.1.6 của Bộ nguyên tắc thì nếu địa điểm thực hiện nghĩa vụ không được quy định trong hợp đồng hoặc không thể xác định được căn cứ vào hợp đồng thì nghĩa vụ phải được thực hiện: (i) tại trụ sở của bên có quyền, nếu là nghĩa vụ thanh toán một khoản tiền; (ii) tại trụ sở của bên có nghĩa vụ nếu là nghĩa vụ khác.

Tuy nhiên điều khác biệt giữa Bộ nguyên tắc UNIDROIT và Công ước Viên 1980 là Bộ nguyên tắc đã không dự liệu đến trường hợp giao hàng có người vận chuyển. Bên bán và bên mua có thể thoả thuận về địa điểm giao hàng theo quy định của Công ước Viên 1980.

c) Trách nhiệm giao hàng đúng số lượng và chất lượng

Điều 35 Công ước Viên 1980 quy định bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng số lượng và chất lượng mà các bên đã quy định trong hợp đồng, đồng thời phải được đóng trong bao bì thích hợp như hợp đồng đã quy định, và phải đảm bảo chất lượng hàng hóa, nếu hợp đồng không quy định cụ thể thì hàng hóa được coi là không đúng quy cách phẩm chất khi: (i) hàng không thích hợp cho các mục đích sử dụng mà các hàng hóa cùng loại thường đáp ứng; (ii) hoặc hàng không phù hợp với bất kì mục đích nào mà người bán đã cho người mua biết một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào lúc kí hợp đồng; (iii) hoặc hàng không phù hợp với hàng mẫu (trong trường hợp bán hàng theo mẫu) mà bên bán đã cung cấp cho bên mua; (iv) hoặc hàng không được đóng trong bao bì theo cách thông thường cho những mặt hàng cùng loại đề bảo vệ hàng đó.

3.1.2. Trách nhiệm chuyển giao các giấy tờ liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa

Theo quy định tại Điều 34 Công ước Viên 1980 thì bên bán có nghĩa vụ giao giấy tờ liên quan đến hàng hóa cho người mua đúng thời gian và thời điểm đã quy định trong hợp đồng. Tuy nhiên bên bán có thể giao giấy tờ liên quan đến hàng hóa trước thời gian quy định nếu việc giao giấy tờ đó không bất tiện hoặc chi phí cho người mua; trong trường hợp người bán giao giấy tờ cho người mua đã gây thiệt hại cho người mua thì người bán phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Ngoài các nghĩa vụ cơ bản trên đây thì bên bán còn có nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu cho người mua đối với hàng hóa đã bán đề người mua không bị bên thứ ba tranh chấp, cũng như bảo đảm hàng không bị ràng buộc bởi bất kì quyền hạn nào của người thứ ba trên cơ sở sở hữu công nghiệp hoặc sở hữu trí tuệ khác.

3.2. Đối với bên mua

Theo quy định điều 53 Công ước Viên 1980 thì bên mua có hai trách nhiệm cơ bản: (i) chi trả tiền hàng; (ii) nhận hàng theo quy định của hợp đồng và của công ước.

3.2.1. Trách nhiệm nhận hàng

Theo quy định tại Điều 50 Công ước Viên 1980 thì trách nhiệm nhận hàng của bên mua được thể hiện ở hai hành vi, đó là: sẵn sàng tiếp nhận hàng và tiếp nhận hàng.

Để thực hiện việc sẵn sàng tiếp nhận hàng, người mua phải tiến hành chuẩn bị mọi cơ sở vật chất như phương tiện bốc dỡ, kho bãi…nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc nhận hàng. Việc người mua phải thực hiện hành vi sẵn sàng tiếp nhận hàng không những thể hiện sự tận tâm của người mua đối với nghĩa vụ của mình mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho người bán thực hiện việc giao hàng của mình. Khi bên bán đưa hàng đến địa điểm quy định và đặt hàng dưới sự định đoạt của người mua thì người mua phải thực hiện nghĩa vụ của mình là tiếp nhận hàng.

3.2.2. Trách nhiệm thanh toán

a) Trách nhiệm thanh toán theo đúng giá cả của hàng hóa

Theo quy định tại Điều 55 Công ước Viên 1980 thì người mua có trách nhiệm thanh toán tiền hàng cho người bán theo giá cả mà các bên đã thỏa thuận ghi trong hợp đồng. Nếu hợp đồng không quy định cụ thể về giá của hàng hóa thì giá của hàng hóa sẽ được xác định bằng cách suy đoán rằng các bên đã dựa vào giá đã được ấn định cho mặt hàng như vậy khi nó được đem bán trong những điều kiện tương tự của ngành thương mại tương tự.

Vấn đề này cũng được quy định tương tự tại Điều 5.1.7 của Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2004. Theo đó, khi hợp đồng không ấn định giá hoặc không đưa ra phương thức xác định giá, các bên trong hợp đồng được coi như (trừ chỉ dẫn ngược lại) đã hướng tới mức giá thông thường được áp dụng vào thời điểm giao kết hợp đồng tại cùng ngành hàng, cho cùng công việc thực hiện trong hoàn cảnh tương tự, hoặc nếu không có mức giá này thì hướng tới mức giá hợp lí. Tuy nhiên Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2004 thực sự đã đi xa hơn Công ước Viên 1980 khi quy định rằng khi mức giá do một bên ấn định rõ ràng là phi lí thì một mức giá hợp lí sẽ thay thế dù cho hợp đồng có quy định ngược lại.

b) Trách nhiệm thanh toán đúng địa điểm quy định

Theo quy định tại Điều 57 Công ước Viên 1980 thì người mua có trách nhiệm thanh toán tiền hàng theo đúng địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng, nếu hợp đồng không quy định cụ thể về địa điểm thanh toán thì người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho người bán tại trụ sở của người bán hoặc tại nơi giao hàng, hoặc tại nơi giao chứng từ nếu việc trả tiền phải được làm cùng lúc với việc giao hàng hoặc giao chứng từ.

c) Trách nhiệm thanh toán đúng thời hạn

Theo quy định tại Điều 58 Công ước Viên 1980 thì bên mua phải thanh toán tiền hàng theo đúng thời gian quy định trong hợp đồng. Nếu hợp đồng không quy định cụ thể về thời gian giao hàng thì người mua phải có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng khi người bán chuyển giao hàng hoặc các giấy tờ liên quan đến hàng hóa theo quy định của hợp đồng. Nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng thì người bán có thể gửi hàng đi và với điều kiện là hàng hoặc giấy tờ liên quan đến hàng hóa chưa giao cho người mua nếu người mua chưa thanh toán tiền. Như vậy trong trường hợp này người mua có nghĩa vụ thanh toán trong thời gian hợp lí để nhận được hàng.

4. Thủ tục nhập khẩu sơn từ nước ngoài

4.1. Chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu sơn

– Đơn đăng ký xin giấy phép nhập khẩu sơn tường, sơn nước;

– Hợp đồng nhập khẩu hoặc các văn bản có giá trị tương đương hợp đồng: 01 (một) bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);

– Hóa đơn thương mại;

– Tín dụng thư (L/C) hoặc chứng từ thanh toán hoặc Giấy xác nhận thanh toán qua ngân hàng;

– Vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải của lô hàng;

4.2. Thủ tục nhập khẩu sơn

Bước 1: Chuẩn bị chứng từ khai tờ khai hải quan.

Bước 2: Truyền tờ khai trên phần mềm và xem phân luồng tờ khai.

Bước 3 : Chuẩn bị chứng từ đi mở tờ khai hải quan, tùy tờ khai được phân luồng gì mà bạn chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu sơn cho phù hợp.

Nếu có giấy phép bạn phải trình giấy phép, nếu hàng xuất bình thường thì bạn chuẩn bị chứng từ theo quy định.

Lưu ý khi in chứng từ:

– Đối với luồng xanh: In mã vạch và tờ khai không cần chữ ký và con dấu doanh nghiệp;

– Đối với luồng vàng và đỏ: Tờ khai không cần dấu DN, invoice, packing list bạn chỉ cần in bản có ký chữ ký số.

Bước 4: Ra cảng /ICD / sân bay hoàn thành thủ tục nhập khẩu sơn.

– Luồng xanh: Chỉ cần trình mã vạch và tờ khai thông quan cho bộ phận kho hàng xuất (hàng kho), bộ phần vào sổ tàu (hàng container) hoặc hải quan giám sát (hàng sân bay) để đối chiếu tờ khai.

– Luồng vàng: Trình tờ khai và invoice cho hải quan đăng ký tại quầy đăng ký tờ khai. Hải quan quyết định thông quan tờ khai (nếu hàng xuất khẩu có thuế xuất khẩu, bạn phải nộp thuế xong thì mới được thông quan) khi đó bạn sẽ in được tờ mã vạch.

– Luồng đỏ: Đối với tờ khai luồng đỏ, bạn trình hồ sơ cho hải quan đăng ký giống như đối với luồng vàng, tuy nhiên thay vì kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thuế và ra quyết định thông quan, hải quan đăng ký sẽ chuyển hồ sơ nhập khẩu sơn tường, sơn nước đến bộ phận kiểm hóa.

Mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán sơn

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 

————

                                                                 ……………….., ngày …. tháng … năm ….

HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC MUA BÁN SƠN

(Số:……../HĐNT)

Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp năm 2020;

Căn cứ Luật Thương mại năm 2005;

Căn cứ Luật Hoá chất năm 2007;

Căn cứ mong muốn, nguyện vọng của hai bên;

Hôm nay, ngày … tháng … năm … tại …, chúng tôi gồm có:

1. BÊN MUA (viết tắt là bên A)

Tên doanh nghiệp:……………………………………………………………………

Mã số doanh nghiệp/ Mã số thuế:……………………………………………………

GCNĐKKD số:………………………………………………………………………………………………

Ngày cấp: …../…../…….. Nơi cấp: ………………………………………………….

Địa chỉ trụ sở chính:…………………………………………………………………

Người đại diện theo pháp luật:………………………………………………………

Chức danh:………………………………………………………………………….

Số điện thoại liên hệ:…………………………..…Email:…………………………

2. BÊN BÁN (viết tắt là bên B)

Tên doanh nghiệp:……………………………………………………………………

Mã số doanh nghiệp/ Mã số thuế:……………………………………………………

GCNĐKKD số:………………………………………………………………………………………………

Ngày cấp: …../…../…….. Nơi cấp: ………………………………………………….

Địa chỉ trụ sở chính:…………………………………………………………………

Người đại diện theo pháp luật:………………………………………………………

Chức danh:………………………………………………………………………….

Số điện thoại liên hệ:…………………………..…Email:…………………………

Các bên thống nhất thoả thuận nội dung hợp đồng như sau:

ĐIỀU 1: NỘI DUNG THOẢ THUẬN

1.1. Định nghĩa Hợp đồng nguyên tắc: Hợp đồng nguyên tắc là hợp đồng thể hiện những nguyên tắc chung làm cơ sở cho sự hợp tác giữa hai bên trong quan hệ cung ứng sơn tường và là cơ sở cho các hợp đồng mua bán cụ thể sau này.

1.2. Các bên tham gia hợp đồng này trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng và có quan hệ mua bán với nhau trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

1.3. Các điều khoản trong hợp đồng này được coi là các điều khoản tiên quyết để kí kết các hợp đồng và các đơn đặt hàng sau này. 

a) Điều khoản nào trong hợp đồng mua bán mâu thuẫn với các điều khoản trong hợp đồng này thì các bên sẽ thực hiện theo điều khoản quy định trong hợp đồng này. 

b) Chi tiết hàng hóa, số lượng, giá cả, giao hàng, phương thức thanh toán và các điều khoản khác (nếu có) sẽ được chỉ rõ trong các hợp đồng mua bán và đơn đặt hàng cụ thể sau này.

ĐIỀU 2: ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

2.1. Bên A và bên B cam kết đã được cấp các giấy tờ sau:

a) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoá chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp.

2.2. Các bên tự chịu trách nhiệm về trình độ của người phụ trách an toàn hóa chất và đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất đối với người trực tiếp tiếp xúc với sơn tường.

ĐIỀU 3: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN

3.1. Trách nhiệm chung của các bên:

a) Tất cả các thông tin, giấy tờ do hai bên xuất trình để giao kết và thực hiện hợp đồng này đều là sự thật, nếu bên nào có điều gì sai trái, sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường toàn bộ mọi thiệt hại gây ra cho bên kia, cũng như cho bên thứ ba, nếu có.

b) Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc huỷ bỏ bất cứ điều khoản nào của hợp đồng này đều phải được sự đồng ý của cả hai bên và phải được công chứng.

c) Toàn bộ các quyền lợi, lợi ích và các nghĩa vụ phát sinh từ việc bên B thực hiện hợp đồng này đều do hai bên tự thoả thuận và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, trong mọi trường hợp không ảnh hưởng đến hợp đồng này.

d) Tất cả các vấn đề phát sinh (nếu có) chưa được hai bên thoả thuận trong hợp đồng này được áp dụng theo quy định của pháp luật.

3.2. Trách nhiệm của bên A và bên B sẽ được quy định rõ trong các hợp đồng mua bán sau này.

ĐIỀU 4: ĐỐI TƯỢNG HỢP ĐỒNG

4.1. Bên B đồng ý cung cấp cho bên A sơn tường với các nội dung sau:

a) Tên sơn: …………………………………………………; 

b) Loại sơn: …………………………………………………;

c) Nguồn gốc: …………………………………………………; 

d) Khối lượng: …………………………………………………; 

đ) Đơn giá: …………………………………………………

4.2. Các thông tin liên quan đến số lượng, màu sắc,… sẽ được đề cập cụ thể trong các hợp đồng mua bán và các đơn đặt hàng sau này.

ĐIỀU 5: TIÊU CHUẨN SƠN

Bên B cam kết sơn do bên B cung cấp đạt Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9404:2012 về Sơn xây dựng và đã được cấp Giấy chứng nhận hợp quy sơn theo QCVN 16:2019/BXD.

ĐIỀU 6: CÁCH THỨC GIAO, NHẬN SƠN

6.1. Khi bên A có yêu cầu mua sơn, bên B  có nghĩa vụ giao sơn đúng thời gian, địa điểm, số lượng, mẫu mã cho bên A.

a) Địa điểm giao hàng cố định: ……………………………………..

Trường hợp có sự thay đổi về địa điểm giao hàng, bên A có nghĩa vụ báo cho bên B biết ngay khi kí kết hợp đồng mua bán hoặc ngay khi đặt hàng. Nếu không thông báo về sự thay đổi địa điểm hoặc không đề cập đến địa điểm giao hàng, bên B sẽ giao sơn đến địa điểm cố định quy định trong hợp đồng này và yêu cầu bên A nhận hàng. Nếu bên A không thể nhận hàng, bên B sẽ vận chuyển hàng hoá về kho tại địa chỉ ……………………………. Khi đó, bên A có nghĩa vụ thanh toán các chi phí phát sinh như phí vận chuyển, phí lưu kho,…

b) Thời gian giao hàng, số lượng sơn, mẫu mã sơn sẽ được đề cập cụ thể trong hợp đồng mua bán sơn hoặc các đơn đặt hàng sau này.

6.2. Khi hàng hoá được giao đến, bên A có trách nhiệm nhận đủ hàng hoá và  kiểm tra lại số lượng, mẫu mã, tình trạng hàng hoá mà bên B giao đến. Khi kiểm tra hàng hoá, bên A phải quay lại video bóc dỡ hàng để làm căn cứ xử lý các vấn đề phát sinh. Bên B sẽ không xử lý các trường hợp khiếu nại, hàng hoá sai sót, khiếm khuyết mà không có video kiểm tra hàng hoá.

a) Trường hợp bên B đã giao đúng số lượng, chất lượng, mẫu mã hàng hoá và bên A đã nhận đủ hàng hoá, các bên kí vào Biên bản giao, nhận hàng hoá. Biên bản này được sao thành 2 bản, bên A giữ 1 bản, bên B giữ 1 bản;

b) Trường hợp phát hiện ra hàng hoá sai sót, hỏng hóc, khiếm khuyết, bên A phải báo ngay cho bên B biết (gửi kèm video) để bên B khắc phục tình trạng trên.

Thời gian khắc phục hàng hoá sai sót, hỏng hóc, khiếm khuyết kể từ khi phát hiện là ………. ngày. Trường hợp bên B thực hiện nghĩa vụ khắc phục chậm hơn khoảng thời gian trên, bên B sẽ bị phạt ……% giá trị hợp đồng. 

6.3. Các giấy tờ khi thực hiện giao dịch hàng hóa cần phải có:

a) Hóa đơn bán hàng có xác nhận của hai bên;

b) Biên bản giao nhận hàng, trong đó nêu rõ các nội dung về thời gian giao, địa điểm giao, số lượng, khối lượng, kiện hàng, thùng hàng, tên người giao, tên người nhận.

ĐIỀU 7: BẢO HÀNH HÀNG HOÁ

7.1. Bên B cung cấp cho bên A 1 phiếu bảo hành cho mỗi hợp đồng mua bán sơn được kí kết. Theo đó, bên B sẽ bảo hành chất lượng sơn cho bên A trong vòng ………….. năm. Trong thời hạn đó, nếu có vấn đề phát sinh liên quan đến chất lượng sơn, bên B sẽ trực tiếp đứng ra giải quyết.

7.2. Căn cứ bảo hành hàng hoá: Quy định tại điểm b) Điều 6.2 hợp đồng này.

7.3. Thời hạn bảo hành hàng hoá: Việc bảo hành hàng hoá được tiến hành trong …….. ngày/ tuần kể từ khi phát hiện. 

Bên B sẽ cử người đến địa chỉ của bên A để đổi, trả sản phẩm, khắc phục vấn đề. Mọi chi phí phát sinh đều do bên B chi trả.

ĐIỀU 8: GIÁ CẢ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

8.1. Giá cả: Bên B cam kết bán sơn cho bên A với giá niêm yết tại điểm đ) Điều 4.1 hợp đồng này.

Đơn giá, tổng trị giá hàng hóa và thuế VAT sẽ được ghi cụ thể trong hợp đồng mua bán sơn sau này.

8.2. Đồng tiền thanh toán: Việt Nam đồng.

8.3. Phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán: Thanh toán 2 đợt theo hình thức chuyển khoản.

a) Phương thức thanh toán: Bên A có nghĩa vụ chuyển số tiền vào số tài khoản …………………….. mở tại ngân hàng ………………… cho bên B;

– Đợt 1: Bên A thanh toán trước 70% giá trị đơn hàng cho bên B;

– Đợt 2: Bên A thanh toán nốt 30% còn lại cho bên B;

Thời gian thanh toán sẽ thay đổi theo từng hợp đồng mua bán sơn.

b) Thời hạn thanh toán: Bên A có trách nhiệm thanh toán đơn hàng ………. ngày sau khi hai bên kí kết hợp đồng mua bán. Trường hợp bên A chậm thanh toán, bên B có quyền tính lãi suất ….%/ ngày trên số tiền trả chậm bắt đầu từ ngày kết thúc thời hạn thanh toán đến khi bên B nhận đủ số tiền. Trong thời hạn ……… ngày, bên A vẫn chưa thanh toán, bên B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, yêu cầu bồi thường thiệt hại trực tiếp và gián tiếp gây ra, phạt vi phạm và tiền công vận chuyển.  

ĐIỀU 9: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

9.1. Quyền của bên A:

a) Kiểm tra hàng hoá trước khi nhận;

b) Yêu cầu bên B giao hàng hoá đúng thời gian, địa điểm, số lượng, chất lượng, mẫu mã sơn;

c) Yêu cầu bên B khắc phục các sai sót, hỏng hóc, khiếm khuyết được phát hiện khi kiểm tra hàng hoá;

d) Đơn phương chấm dứt hợp đồng.

9.2. Nghĩa vụ của bên A:

a) Nhận hàng đúng thời gian, địa điểm thỏa thuận;

b) Thanh toán đúng thời hạn và phương thức cho bên B;

c) Cung cấp kịp thời kế hoạch, chỉ dẫn và những chi tiết khác để việc cung cấp hàng hóa của bên B thực hiện không bị trì hoãn;

d) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

ĐIỀU 10: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

10.1. Quyền của bên B:

a) Yêu cầu bên A nhận đúng thời gian, địa điểm đã thoả thuận;

b) Yêu cầu bên A thanh toán đúng phương thức và thời hạn;

c) Yêu cầu bên A cung cấp các thông tin cần thiết để thực hiện hợp đồng;

d) Đơn phương chấm dứt hợp đồng.

10.2. Nghĩa vụ của bên B:

a) Giao hàng hoá đúng thời gian, địa điểm, số lượng, chất lượng, mẫu mã sơn cho bên A;

b) Báo cho bên A biết khi có sự thay đổi về giá sơn;

c) Cung cấp các thông tin cần thiết để thực hiện hợp đồng;

d) Bảo hành sơn cho bên A trong thời hạn bảo hành;

đ) Bồi thường thiệt hại do lỗi mình gây ra.

ĐIỀU 11: RỦI RO VÀ BẤT KHẢ KHÁNG

11.1. Rủi ro là nguy cơ tiêu cực có thể ảnh hưởng đến thực hiện hợp đồng. 

a) Bên A phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại đối với hàng hoá kể từ thời điểm bên B giao cho bên A, trừ trường hợp bên A chứng minh không phải lỗi của bên A;

b) Bên B phải chịu thiệt thòi về những rủi ro trong quá trình kí kết hợp đồng mua bán sơn nếu bên A chứng minh là họ không có lỗi và đã làm đầy đủ trách nhiệm được giao. Trong trường hợp này, bên B phải chịu hoàn toàn những tổn thất đã xảy ra.

11.2. Bất khả kháng là sự kiện rủi ro không thể tiên liệu trước cũng như không thể chống đỡ được khi xảy ra như động đất, hạn hán, bão, lũ lụt, lở đất, chiến tranh, dịch bệnh lan truyền.

Việc một trong hai bên không hoàn thành nghĩa vụ của mình sẽ không bị coi là vi phạm hợp đồng trong trường hợp phát sinh từ sự kiện bất khả kháng với điều kiện bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng đó thực hiện các biện pháp đề phòng theo nội dung của hợp đồng này.

11.3. Các biện pháp thực hiện trong tình trạng bất khả kháng:

a) Bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng phải thông báo cho bên kia biết sự kiện bất khả kháng vào thời gian sớm nhất. Trong bất kì tình huống nào việc thông báo cũng không được chậm hơn ….. ngày sau khi sự kiện bất khả kháng xảy ra. Đồng thời cung cấp bằng chứng về nguyên nhân sự kiện bất khả kháng;

b) Các bên sẽ gia hạn thực hiện hợp đồng tương ứng bằng thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng.

Trường một trong hai bên không muốn gia hạn hợp đồng thì có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải bồi thường thiệt hại cho bên còn lại;

Trường hợp hai bên không muốn gia hạn hợp đồng thì có thể chấm dứt hợp đồng theo thoả thuận.

ĐIỀU 12: ĐÌNH CHỈ HỢP ĐỒNG

12.1. Trường hợp đình chỉ hợp đồng dẫn tới hậu quả việc mua bán sơn không được thực hiện ngay mà phải thực hiện sau một khoảng thời gian: 

a) Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng: Thực hiện theo quy định tại điểm b) Điều 11.3 hợp đồng này;

b) Trường hợp bên B làm mất, hỏng sơn trong quá trình vận chuyển: Bên B có nghĩa vụ sửa chữa, thay thế số lượng sơn đó hoặc đền bù bằng một khoản tiền có giá trị tương đương cho bên A.

Việc sửa chữa, thay thế, đền bù được tiến hành trong vòng ……… ngày sau khi bên A phát hiện.

12.2. Trường hợp đình chỉ hợp đồng dẫn tới hậu quả đơn phương chấm dứt hợp đồng:

a) Trường hợp một bên không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình làm cho mục đích của bên còn lại không thể đạt được;

b) Trường hợp một bên không thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong khoảng thời gian quy định tại hợp đồng này;

c) Trường hợp một trong hai bên có dấu hiệu không trung thực về thông tin cung cấp;

d) Trường hợp một trong hai bên có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, làm nhục bên còn lại;

đ) Trường hợp một trong hai bên không muốn gia hạn hợp đồng sau khi xảy ra sự kiện bất khả kháng;

e) Trường hợp bên B giao sơn muộn mà gây ảnh hưởng đến công việc của bên A;

g) Trường hợp bên B không có khả năng giao đủ số lượng, mẫu mã sơn đã thoả thuận;

h) Trường hợp bên A chậm thanh toán, ngay cả khi đã gia hạn thời gian thanh toán.

12.3. Bên đình chỉ hợp đồng phải thông báo cho bên kia biết về việc đình chỉ trong vòng …….. ngày. Nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên đình chỉ hợp đồng phải bồi thường. Khi hợp đồng bị đình chỉ, thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm bị đình chỉ và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản hoặc tiền mà bên vi phạm hợp đồng gây nên và duy trì thực hiện điều khoản bảo mật.

ĐIỀU 13: CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

13.1. Căn cứ chấm dứt hợp đồng:

a) Khi việc giao sơn và thanh toán đã được hoàn thành, mục đích các bên đề ra đã đạt được;

b) Theo thoả thuận của các bên;

c) Một bên bị phá sản, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động;

d) Một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng;

d) Trường hợp các bên không muốn gia hạn hợp đồng khi xảy ra sự kiện bất khả kháng.

13.2. Bên chấm dứt hợp đồng phải thông báo cho bên kia biết về việc hủy bỏ trong vòng ……… ngày. Nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên chấm dứt hợp đồng phải bồi thường. Khi hợp đồng bị chấm dứt thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm bị chấm dứt và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản hoặc tiền mà bên vi phạm hợp đồng gây nên và duy trì thực hiện điều khoản bảo mật.

ĐIỀU 14: ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

14.1. Các bên đều có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng khi bên kia vi phạm các điều khoản quy định tại Điều 12.2 hợp đồng này nhưng phải báo trước ……… ngày cho bên kia biết, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

14.2. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về điều khoản bảo mật, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. 

14.3. Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.

ĐIỀU 15: PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

15.1. Căn cứ phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại:

a) Một trong hai bên đã ký hợp đồng mà không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt 8% giá trị phần hợp đồng đã ký và bồi thường toàn bộ thiệt hại phát sinh cho bên còn lại;

b) Trường hợp bên A giao sơn muộn hơn thời gian thoả thuận, làm ảnh hưởng đến công việc và tiến độ làm việc của bên B, bên A bị phạt một khoản tiền là ………… cho mỗi ngày giao muộn và có nghĩa vụ bồi thường mọi thiệt hại phát sinh;

c) Trường hợp bên B có dấu hiệu không trung thực về nguồn gốc, chất lượng sơn, bên B có nghĩa vụ bồi thường ……% giá trị hợp đồng và thanh toán mọi chi phí phát sinh cho bên A.

15.2. Thời hạn thanh toán khoản tiền bồi thường trong vòng ………… ngày kể từ khi thiệt hại xảy ra và đã được ước tính giá trị thiệt hại. Sau ………. ngày, một trong các bên chậm thanh toán tiền bồi thường thì bên còn lại có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

ĐIỀU 16: CÁC THOẢ THUẬN KHÁC

16.1. Về đóng gói hàng hoá:

Bên B sẽ phải đóng gói hàng hóa đúng yêu cầu để tránh hư hỏng trong quá trình chuyên chở hàng hoá tới nơi nhận cuối cùng như đã quy định trong hợp đồng. Việc đóng gói phải đảm bảo để chịu đựng không giới hạn việc va chạm trong khi bốc dỡ chuyển tải và khi hàng hoá bị phơi dưới nhiệt độ cao, có muối mặn, mưa và tại bãi cất giữ ngoài trời. Kích thước và trọng lượng của mỗi kiện hàng phải tính đến tình trạng xa xôi của điểm đến cuối cùng và sự thiếu các phương tiện chuyển tải ở mọi điểm trong khi chuyển tải.

16.2. Về sự cố xảy ra khi vận chuyển hàng hoá: Trường hợp trên đường vận chuyển hàng hoá xảy ra sự cố khiến cho hàng hoá bị đổ vỡ, thất thoát:

a) Nếu bên B mua bảo hiểm, chi phí đó sẽ do bên bảo hiểm chi trả;

b) Nếu bên B không có bảo hiểm, bên B sẽ thanh toán …..% thiệt hại và bên A sẽ thanh toán …% còn lại.

ĐIỀU 17: THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

17.1. Hai bên cần phải chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề bất lợi phát sinh các bên kịp thời báo cho nhau biết và chủ động bàn bạc giải quyết trên cơ sở thương lượng đảm bảo hai bên cùng có lợi (có lập biên bản);

17.2. Trường hợp có vấn đề tranh chấp không tự thương lượng được trong thời gian 30 ngày kể từ ngày phát sinh tranh chấp, bất kỳ bên nào cũng có thể yêu cầu chuyển vụ việc đến Tòa án là cơ quan có đủ thẩm quyền giải quyết những vụ tranh chấp này.

ĐIỀU 18: BẢO MẬT

18.1. Mỗi bên sẽ không tiết lộ bất cứ thông tin nào liên quan đến hợp đồng này hoặc của bên còn lại cho bất cứ bên thứ ba nào mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản của bên còn lại, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 

18.2. Mỗi bên cam kết bảo mật các bí mật thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, hệ thống nhân sự,dữ liệu tài chính cũng như các đối tác đầu tư, các hợp đồng/thỏa thuận hợp tác đầu tư; các thông tin trong nội bộ công ty; những dạng thông tin khác mà công ty có thể xác định là bí mật và quan trọng đối với hoạt động của công ty tùy theo từng thời điểm.

18.3. Bên A cam kết không tiết lộ các chủ đề liên quan đến bảo mật quy định tại Điều 18.2 hợp đồng này cho ai biết, kể cả khi sau này đã làm việc tại nơi khác.

18.4. Bên B cam kết có biện pháp phù hợp để đảm bảo rằng những nhân viên có liên quan của mình cũng tuân thủ quy định này và sẽ chịu trách nhiệm trong trường hợp có bất cứ hành vi nào vi phạm quy định này. 

18.5. Điều khoản này sẽ vẫn có hiệu lực kể cả sau khi hợp đồng này hết hạn hoặc chấm dứt.

ĐIỀU 19: HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG

19.1. Hợp đồng này có giá trị …….. tháng kể từ ngày ký kết. Hết thời hạn trên, nếu hai bên không có ý kiến gì thì hợp đồng được tự động kéo dài …….. tháng tiếp theo và tối đa không quá ……. năm.

19.2. Hợp đồng này chỉ chính thức hết hiệu lực khi hai bên đã quyết toán xong toàn bộ hàng hóa và công nợ.

19.3. Các hợp đồng bán hàng, đơn đặt hàng cũng như các sửa đổi, bổ sung được coi như các phụ lục và là một phần không thể tách rời của hợp đồng này.

ĐIỀU 20: ĐIỀU KHOẢN CHUNG

20.1. Các bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này;

20.2. Các bên đã tự đọc hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong hợp đồng và ký vào hợp đồng này trước sự có mặt của người có thẩm quyền chứng thực;

20.3. Mỗi bên không được phép chuyển giao bất cứ quyền, nghĩa vụ nào trong hợp đồng này cho bất cứ bên thứ ba nào mà không được sự chấp thuận trước bằng văn bản của bên còn lại.

20.4. Hợp đồng này bao gồm ….. trang, và …… phụ lục được lập thành ….. bản bằng tiếng Việt. Bên A sẽ giữ ….. bản tiếng Việt, bên B sẽ giữ …… bản tiếng Việt (Trường hợp có sử dụng từ hai thứ ngôn ngữ trở lên thì quy định thêm về số bản hợp đồng bằng các ngôn ngữ khác).

BÊN ABÊN B       
(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

Mẫu hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 

————

                                                                 ……………….., ngày …. tháng … năm ….

HỢP ĐỒNG MUA BÁN VẬT LIỆU XÂY DỰNG

(Số:……../HĐMB)

Căn cứ Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020;

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường 2020 số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Thông tư 19/2019/TT-BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 09/2021/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 09/VBHN-BTNMT ngày 25/10/2019 về quản lý chất thải và phế liệu quy định về quản lý chất thải bao gồm chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, sản phẩm thải lỏng, nước thải, khí thải công nghiệp và các chất thải đặc thù khác; bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu.

Căn cứ mong muốn, nguyện vọng của hai bên;

Hôm nay, ngày … tháng … năm … tại …, chúng tôi gồm có:

BÊN MUA (viết tắt là bên A)

Tên doanh nghiệp:……………………………………………………………………………………….

Mã số doanh nghiệp/ Mã số thuế:……………………………………………………………………….

GCNĐKKD số:……………………………………………………………………………………………… …………………

Ngày cấp: …../…../…….. Nơi cấp: ……………………………………………………………………..

Địa chỉ trụ sở chính:………………………………………………………………… ………………….

Đại diện (hoặc người được uỷ quyền) là……………………………………. Chức vụ…………….

Giấy uỷ quyền số………ngày..…tháng…..năm….. (nếu thay Giám đốc ký)

Viết ngày … tháng … năm … do……………………………… chức vụ ……………………… ký

BÊN BÁN (viết tắt là bên B)

Tên doanh nghiệp:……………………………………………………………………………………….

Mã số doanh nghiệp/ Mã số thuế:……………………………………………………………………….

GCNĐKKD số:……………………………………………………………………………………………… …………………

Ngày cấp: …../…../…….. Nơi cấp: ……………………………………………………………………..

Địa chỉ trụ sở chính:………………………………………………………………… ………………….

Đại diện (hoặc người được uỷ quyền) là……………………………………. Chức vụ…………….

Giấy uỷ quyền số………ngày..…tháng…..năm….. (nếu thay Giám đốc ký)

Viết ngày … tháng … năm … do……………………………… chức vụ ……………………… ký

Các bên thống nhất thoả thuận nội dung hợp đồng như sau:

ĐIỀU 1: NỘI DUNG THOẢ THUẬN

1.1. Các bên tham gia hợp đồng này trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng và có quan hệ mua bán với nhau trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

1.2. Bên B đồng ý cung cấp số lượng lớn vật liệu xây dựng và bên A đồng ý mua theo chính sách giá của bên B. Danh sách vật liệu xây dựng được quy định ở Điều 3 hợp đồng này.

1.3. Bằng cách kí vào hợp đồng này, các bên đồng ý với mọi điều khoản trong đây. 

ĐIỀU 2: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN

2.1. Trách nhiệm chung của các bên:

a) Tất cả các thông tin, giấy tờ do hai bên xuất trình để giao kết và thực hiện hợp đồng này đều là sự thật, nếu bên nào có điều gì sai trái, sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường toàn bộ mọi thiệt hại gây ra cho bên kia, cũng như cho bên thứ ba, nếu có.

b) Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc huỷ bỏ bất cứ điều khoản nào của hợp đồng này đều phải được sự đồng ý của cả hai bên và phải được công chứng.

c) Toàn bộ các quyền lợi, lợi ích và các nghĩa vụ phát sinh từ việc bên B thực hiện hợp đồng này đều do hai bên tự thoả thuận và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, trong mọi trường hợp không ảnh hưởng đến hợp đồng này.

d) Tất cả các vấn đề phát sinh (nếu có) chưa được hai bên thoả thuận trong hợp đồng này được áp dụng theo quy định của pháp luật.

2.2. Trách nhiệm của bên A:

a) Cung cấp giấy tờ, tài liệu, thông tin để kí kết hợp đồng;

b) Cung cấp kịp thời kế hoạch, chỉ dẫn và những chi tiết khác để việc cung cấp hàng hóa của bên B thực hiện không bị trì hoãn;

c) ………………………

2.3. Trách nhiệm của bên B:

a) Cung cấp giấy tờ, tài liệu, thông tin để kí kết hợp đồng;

b) Đảm bảo về tính hợp pháp của quyền sở hữu và việc quyển giao quyền sở hữu đối với hàng hóa giao cho bên mua; 

c) Đảm bảo quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã bán không bị tranh chấp bởi các bên thứ ba;

d) ………………………..

ĐIỀU 3: ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG

3.1. Các bên nhất trí danh sách vật liệu xây dựng gồm các nội dung sau:

STTTên vật liệuĐơn vị tínhSố lượngĐơn giáThành tiềnGhi chú
       
       
       

3.2. Quy cách phẩm chất sản phẩm:

STTTên vật liệuKích thướcKhối lượngBao bìGhi chú
      
      
      

3.3. Bên B cam kết vật liệu xây dựng cung ứng cho bên A đạt tiêu chuẩn QCVN 16:2019/BXD, có Giấy chứng nhận hợp quy.

ĐIỀU 4: THỜI GIAN GIAO, NHẬN HÀNG

4.1. Thời gian giao:…………………..bởi……………………………………….tại địa chỉ…………………………….

4.2. Thời gian nhận:………………….bởi……………………………………….tại địa chỉ…………………………….

4.3. Nếu giao theo đợt thì:

a) Đợt 1: Ngày ………………Địa điểm ……………………………………………………

b) Đợt 2: Ngày ………………Địa điểm ……………………………………………………

c) Đợt 3: Ngày ……………….Địa điểm …….………………………………………………

ĐIỀU 5: TRÁCH NHIỆM GIAO, NHẬN HÀNG

5.1. Trách nhiệm giao hàng:

a) Bên B có trách nhiệm giao đúng thời gian, địa điểm, số lượng, chất lượng, mẫu mã nguyên vật liệu cho bên A;

b) Bên B có trách nhiệm bảo quản vật liệu xây dựng trong quá trình vận chuyển đến cho bên A.

5.2. Trách nhiệm nhận hàng:

a) Bên A có trách nhiệm nhận vật liệu xây dựng đúng thời gian, địa điểm, số lượng, chất lượng, mẫu mã từ bên B; 

b) Bên A có trách nhiệm bảo quản vật liệu xây dựng sau khi giao.

5.3. Cả hai bên đều có trách nhiệm ký vào Biên bản giao, nhận hàng khi hàng được đưa tới địa chỉ…………………………………….

Trường hợp có sự thay đổi về địa điểm giao hàng, bên A có nghĩa vụ báo cho bên B biết trước thời gian giao hàng ….. ngày để bên B có thể tính toán, dự liệu cung đường và thời tiết. Nếu không thông báo về sự thay đổi địa điểm hoặc không đề cập đến địa điểm giao hàng, bên B sẽ giao vật liệu xây dựng đến địa chỉ thoả thuận trong hợp đồng này và yêu cầu bên A nhận hàng. Nếu bên A không thể nhận hàng, bên B sẽ vận chuyển hàng hoá về kho tại địa chỉ ……………………………. Khi đó, bên A có nghĩa vụ thanh toán các chi phí phát sinh như phí vận chuyển, phí lưu kho,…

5.4. Chậm giao, nhận hàng:

a) Trường hợp chậm giao hàng, bên B có nghĩa vụ thông báo cho bên A biết. Bên A sẽ gia hạn thêm …. ngày; nếu hết thời hạn đó mà bên B vẫn chưa hoàn thành công việc thì bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Khi đó, bên B sẽ phải chịu mọi rủi ro và bồi thường các chi phí liên quan khác như: phí vận chuyển, phí lưu kho,… 

b) Trường hợp chậm nhận hàng, bên A có nghĩa vụ thông báo cho bên B biết. Bên B có thể cho phép hàng hoá được chuyển về kho của mình. Nếu bên B không đồng ý thì bên A sẽ phải chịu mọi rủi ro và bồi thường các chi phí khác như: phí vận chuyển, phí lưu kho,…

Khi đó hàng hoá sẽ được chuyển tới kho…………………………tại địa chỉ………………………………….và bên A sẽ bị phạt lưu kho là: ……………………

(Bằng chữ:…………………………………………………………………………………………………………….)

5.5. Các giấy tờ khi thực hiện giao dịch hàng hóa cần phải có:

a) Hóa đơn bán hàng có xác nhận của hai bên;

b) Biên bản giao nhận hàng, trong đó nêu rõ các nội dung về thời gian giao, địa điểm giao, số lượng, khối lượng, kiện hàng, thùng hàng, tên người giao, tên người nhận;

c) Chứng từ kèm theo hàng hoá.

5.6. Nghĩa vụ giao, nhận sản phẩm hoàn thành khi đáp ứng được các điều kiện đã thỏa thuận trên.

ĐIỀU 6: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ

6.1. Khi hàng hoá được giao đến, bên A có trách nhiệm nhận đủ hàng hoá và  kiểm tra lại số lượng, mẫu mã, tình trạng hàng hoá mà bên B giao đến. Khi kiểm tra hàng hoá, bên A phải quay lại video bóc dỡ hàng để làm căn cứ xử lý các vấn đề phát sinh. Bên B sẽ không xử lý các trường hợp khiếu nại, hàng hoá sai sót, khiếm khuyết mà không có video kiểm tra hàng hoá.

a) Trường hợp bên B đã giao đúng số lượng, chất lượng, mẫu mã hàng hoá và bên A đã nhận đủ hàng hoá, các bên kí vào Biên bản giao, nhận hàng hoá. Biên bản này được sao thành 2 bản, bên A giữ 1 bản, bên B giữ 1 bản;

b) Trường hợp phát hiện ra hàng hoá sai sót, hỏng hóc, khiếm khuyết, bên A phải báo ngay cho bên B biết (gửi kèm video) để bên B khắc phục tình trạng trên.

Thời gian khắc phục hàng hoá sai sót, hỏng hóc, khiếm khuyết được thực hiện theo quy định tại Điều 7.2 hợp đồng này.

6.2. Nếu bên A không kiểm tra hàng hoá trước khi nhận và không có phản hồi lại với bên B trong vòng …… ngày sau khi giao hàng thì mọi trách nhiệm và khoản bồi thường thiệt hại phát sinh sau này đều do bên A tự chịu, kể cả khi phát sinh trách nhiệm với bên thứ ba. 

ĐIỀU 7: BỔ SUNG, ĐỔI, TRẢ, THAY THẾ HÀNG HOÁ

7.1. Căn cứ bổ sung, đổi, trả, thay thế hàng hoá: Quy định tại điểm b) Điều 6.1 hợp đồng này.

7.2. Thời hạn bổ sung, đổi, trả, thay thế hàng hoá: Việc bổ sung, đổi, trả, thay thế hàng hoá được tiến hành trong …….ngày/ kể từ khi phát hiện.

Trường hợp bên B thực hiện nghĩa vụ khắc phục chậm hơn khoảng thời gian trên, bên B sẽ bị phạt ……% giá trị hợp đồng.

7.3. Bên B chỉ chấp nhận tiến hành việc đổi, trả, thay thế hàng hoá khi sản phẩm yêu cầu đổi, trả, thay thế chưa có dấu hiệu đã được sử dụng.

7.4. Mọi chi phí phát sinh từ việc bổ sung, đổi, trả, thay thế hàng hoá do bên B thanh toán.

7.5. Cả hai bên đều có trách nhiệm ký vào Biên bản giao, nhận hàng khi kiện hàng bổ sung, đổi, trả, thay thế được đưa tới.

ĐIỀU 8: GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

8.1. Giá trị hợp đồng:…………………………………………………………………………………..

(Bằng chữ:…………………………………………………………………………………………………………….)

Giá trên đã bao gồm tiền thuế VAT và các lệ phí khác. 

8.2. Đồng tiền thanh toán: Việt Nam đồng.

8.3. Phương thức thanh toán:……………………………………………….(Chuyển khoản/ Tiền mặt)

Nếu là chuyển khoản, bên A phải chuyển tiền thù lao vào số tài khoản……………………mở tại ngân hàng…………………………cho bên B.

8.4. Thời gian thanh toán:…………………………….(Thanh toán toàn bộ/ Thanh toán từng đợt)

a) Trường hợp thanh toán toàn bộ: Bên A phải thanh toán 100% giá trị hợp đồng cho bên B trong vòng …… ngày sau khi kí kết hợp đồng này;

b) Trường hợp thanh toán từng đợt: Việc thanh toán sẽ được chia làm 2 lần:

– Lần 01 (Từ ngày……….đến ngày…………..): Bên A thanh toán trước 70% giá trị đơn hàng;

– Lần 02 (Từ ngày……….đến ngày…………..): Bên A thanh toán nốt 30% giá trị đơn hàng còn lại.

8.5. Bên B chỉ bắt đầu giao hàng khi bên A đã thanh toán đủ số tiền ngay trong lần 01. Số tiền còn lại bên A sẽ thanh toán nốt sau khi bên B giao hàng.

8.6. Trường hợp bên A chậm thanh toán, bên B có quyền tính lãi suất ….%/ ngày trên số tiền trả chậm bắt đầu từ ngày kết thúc thời hạn thanh toán đến khi bên B nhận đủ số tiền. Trong thời hạn ……… ngày, bên A vẫn chưa thanh toán, bên B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, yêu cầu bồi thường thiệt hại trực tiếp và gián tiếp gây ra, phạt vi phạm và tiền công vận chuyển. 

ĐIỀU 9: XỬ LÝ PHẾ LIỆU, PHẾ PHẨM

9.1. Các loại vật liệu xây dựng bị hư hỏng, giảm chất lượng trong quá trình vận chuyển, lưu chứa, kinh doanh thì các bên phải chịu trách nhiệm thu hồi, xử lý.

9.2. Các bên cam kết tuân thủ theo đúng các quy định về xử lý phế liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm và bảo vệ môi trường trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số 09/VBHN-BTNMT.

9.3. Các bên tự chịu trách nhiệm về hành vi xử lý phế liệu và bảo vệ môi trường của mình trước pháp luật. 

ĐIỀU 10: THUẾ PHÍ, LỆ PHÍ

10.1. Các bên có nghĩa vụ kê khai, nộp các loại thuế cho vật liệu xây dựng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

10.2. Bên B có nghĩa vụ kê khai, nộp các loại thuế cho việc kinh doanh vật liệu xây dựng theo quy định của Luật Thuế hiện hành.

ĐIỀU 11: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

11.1. Quyền của bên A:

a) Kiểm tra hàng hoá trước khi nhận;

b) Yêu cầu bên B giao hàng hoá đúng thời gian, địa điểm, số lượng, chất lượng, mẫu mã;

c) Yêu cầu bên B khắc phục các sai sót, hỏng hóc, khiếm khuyết được phát hiện khi kiểm tra hàng hoá;

d) Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên B vi phạm nghiêm trọng hợp đồng.

11.2. Nghĩa vụ của bên A:

a) Nhận hàng đúng thời gian, địa điểm thỏa thuận;

b) Thanh toán đúng thời hạn và phương thức cho bên B;

c) Cung cấp kịp thời kế hoạch, chỉ dẫn và những chi tiết khác để việc cung cấp hàng hóa của bên B thực hiện không bị trì hoãn;

d) Bảo quản vật liệu xây dựng sau khi nhận được từ bên B;

đ) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

ĐIỀU 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

12.1. Quyền của bên B:

a) Yêu cầu bên A giao nguyên vật liệu đúng chất lượng, số lượng, mẫu mã, thời gian, địa điểm đã thoả thuận;

b) Từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên A nếu thấy chỉ dẫn đó có thể ảnh hưởng đến tiến độ giao sản phẩm, nhưng phải báo ngay cho bên A biết;

c) Từ chối thực hiện hợp đồng nếu bên A mua vật liệu xây dựng nhằm mục đích xấu, trái với đạo đức xã hội, quy định của pháp luật;

d) Yêu cầu bên A trả đủ tiền công theo đúng thời hạn và phương thức đã thoả thuận.

đ) Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên B vi phạm nghiêm trọng hợp đồng.

12.2. Nghĩa vụ của bên B:

a) Giao hàng hoá đúng thời gian, địa điểm, số lượng, chất lượng, mẫu mã cho bên A;

b) Báo cho bên A biết khi có sự thay đổi về giá vật liệu xây dựng;

c) Cung cấp các thông tin cần thiết để thực hiện hợp đồng;

d) Tiến hành bổ sung, đổi, trả, thay thế hàng hoá cho bên A khi có sai sót, khiếm khuyết;

đ) Bảo quản vật liệu xây dựng trên đường vận chuyển;

e) Bồi thường thiệt hại do lỗi mình gây ra.

ĐIỀU 13: RỦI RO VÀ BẤT KHẢ KHÁNG

13.1. Rủi ro là nguy cơ tiêu cực có thể ảnh hưởng đến thực hiện hợp đồng. 

a) Bên A phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại đối với hàng hoá kể từ thời điểm bên B giao cho bên A, trừ trường hợp bên A chứng minh không phải lỗi của bên A;

b) Bên B phải chịu thiệt thòi về những rủi ro trong quá trình kí kết hợp đồng nếu bên A chứng minh là họ không có lỗi và đã làm đầy đủ trách nhiệm được giao. Trong trường hợp này, bên B phải chịu hoàn toàn những tổn thất đã xảy ra.

13.2. Bất khả kháng là sự kiện rủi ro không thể tiên liệu trước cũng như không thể chống đỡ được khi xảy ra như động đất, hạn hán, bão, lũ lụt, lở đất, chiến tranh, dịch bệnh lan truyền.

Việc một trong hai bên không hoàn thành nghĩa vụ của mình sẽ không bị coi là vi phạm hợp đồng trong trường hợp phát sinh từ sự kiện bất khả kháng với điều kiện bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng đó thực hiện các biện pháp đề phòng theo nội dung của hợp đồng này.

13.3. Các biện pháp thực hiện trong tình trạng bất khả kháng:

a) Bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng phải thông báo cho bên kia biết sự kiện bất khả kháng vào thời gian sớm nhất. Trong bất kì tình huống nào việc thông báo cũng không được chậm hơn ….. ngày sau khi sự kiện bất khả kháng xảy ra. Đồng thời cung cấp bằng chứng về nguyên nhân sự kiện bất khả kháng;

b) Các bên sẽ gia hạn thực hiện hợp đồng tương ứng bằng thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng.

Trường một trong hai bên không muốn gia hạn hợp đồng thì có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải bồi thường thiệt hại cho bên còn lại;

Trường hợp hai bên không muốn gia hạn hợp đồng thì có thể chấm dứt hợp đồng theo thoả thuận.

ĐIỀU 14: ĐÌNH CHỈ HỢP ĐỒNG

14.1. Trường hợp đình chỉ hợp đồng dẫn tới hậu quả việc mua bán nguyên vật liệu không được thực hiện ngay mà phải thực hiện sau một khoảng thời gian: 

a) Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng: Thực hiện theo quy định tại điểm b) Điều 13.3 hợp đồng này;

b) Trường hợp bên B làm mất, hỏng vật liệu xây dựng trong quá trình vận chuyển: Bên B có nghĩa vụ sửa chữa, thay thế số nguyên vật liệu đó hoặc đền bù bằng một khoản tiền có giá trị tương đương cho bên A.

Việc sửa chữa, thay thế, đền bù được tiến hành trong vòng ……… ngày sau khi bên A phát hiện.

14.2. Trường hợp đình chỉ hợp đồng dẫn tới hậu quả đơn phương chấm dứt hợp đồng:

a) Trường hợp một bên không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình làm cho mục đích của bên còn lại không thể đạt được;

b) Trường hợp một bên không thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong khoảng thời gian quy định tại hợp đồng này;

c) Trường hợp một trong hai bên có dấu hiệu không trung thực về thông tin cung cấp;

d) Trường hợp một trong hai bên có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, làm nhục bên còn lại;

đ) Trường hợp một trong hai bên không muốn gia hạn hợp đồng sau khi xảy ra sự kiện bất khả kháng;

e) Trường hợp hết thời gian bên A gia hạn, bên B vẫn chưa giao nguyên vật liệu;

g) Trường hợp bên B không có khả năng giao đủ số lượng, mẫu mã vật liệu xây dựng đã thoả thuận;

h) Trường hợp bên B không cử người hoặc cử người tới địa chỉ của A để bổ sung hàng hoá hoặc nhận lại những hàng hoá hư hỏng, sai sót muộn hơn thời gian thoả thuận;

i) Trường hợp bên B gửi hàng sai liên tục … lần; 

k) Trường hợp một trong hai bên ko tuân thủ quy định pháp luật về thuế, xử lý phế liệu, bảo vệ môi trường dẫn đến việc một trong hai bên bị buộc tạm dừng hoặc dừng họat độn.

14.3. Bên đình chỉ hợp đồng phải thông báo cho bên kia biết về việc đình chỉ trong vòng …….. ngày. Nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên đình chỉ hợp đồng phải bồi thường. Khi hợp đồng bị đình chỉ, thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm bị đình chỉ và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản hoặc tiền mà bên vi phạm hợp đồng gây nên và duy trì thực hiện điều khoản bảo mật.

ĐIỀU 15: CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

15.1. Căn cứ chấm dứt hợp đồng:

a) Khi việc giao nguyên vật liệu và thanh toán đã được hoàn thành, mục đích các bên đề ra đã đạt được;

b) Theo thoả thuận của các bên;

c) Một bên bị phá sản, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động;

d) Một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng;

d) Trường hợp các bên không muốn gia hạn hợp đồng khi xảy ra sự kiện bất khả kháng.

15.2. Bên chấm dứt hợp đồng phải thông báo cho bên kia biết về việc hủy bỏ trong vòng ……… ngày. Nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên chấm dứt hợp đồng phải bồi thường. Khi hợp đồng bị chấm dứt thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm bị chấm dứt và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản hoặc tiền mà bên vi phạm hợp đồng gây nên và duy trì thực hiện điều khoản bảo mật.

ĐIỀU 16: ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

16.1. Các bên đều có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng khi bên kia vi phạm các điều khoản quy định tại Điều 14.2 hợp đồng này nhưng phải báo trước ……… ngày cho bên kia biết, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

16.2. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về điều khoản bảo mật, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. 

16.3. Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.

ĐIỀU 17: PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

17.1. Căn cứ phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại:

a) Một trong hai bên đã ký hợp đồng mà không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt 8% giá trị phần hợp đồng đã ký và bồi thường toàn bộ thiệt hại phát sinh cho bên còn lại;

b) Trường hợp bên B không giao được một phần hay toàn bộ hàng hoá theo tiến độ quy định thì bên A có thể khấu trừ vào giá hợp đồng một khoản tiền bồi thường tương ứng với tỷ lệ sau đây: 

– ……% giá trị công việc chậm thực hiện cho mỗi tuần giao chậm, trong ……. tuần đầu tiên. 

– ……% giá trị công việc chậm thực hiện cho mỗi tuần giao chậm, trong các tuần tiếp theo. . 

c) Nếu bên B không đảm bảo toàn bộ hàng hoá đạt tiêu chuẩn như thoả thuận thì phải bồi thường cho bên A …..% giá trị sản phẩm với mỗi sản phẩm cần bổ sung, thay thế, đổi, trả.

d) Trường hợp bên B có dấu hiệu không trung thực về nguồn gốc, chất lượng vật liệu xây dựng, bên B có nghĩa vụ bồi thường ……% giá trị hợp đồng và thanh toán mọi chi phí phát sinh cho bên A.

17.2. Thời hạn thanh toán khoản tiền bồi thường trong vòng ………… ngày kể từ khi thiệt hại xảy ra và đã được ước tính giá trị thiệt hại. Sau ………. ngày, một trong các bên chậm thanh toán tiền bồi thường thì bên còn lại có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

ĐIỀU 18: CÁC THOẢ THUẬN KHÁC

18.1. Về đóng gói hàng hoá:

Bên B sẽ phải đóng gói hàng hóa đúng yêu cầu để tránh hư hỏng trong quá trình chuyên chở hàng hoá tới nơi nhận cuối cùng như đã quy định trong hợp đồng. Việc đóng gói phải đảm bảo để chịu đựng không giới hạn việc va chạm trong khi bốc dỡ chuyển tải và khi hàng hoá bị phơi dưới nhiệt độ cao, có muối mặn, mưa và tại bãi cất giữ ngoài trời. Kích thước và trọng lượng của mỗi kiện hàng không vượt quá ……..kg.

18.2. Về sự cố xảy ra khi vận chuyển hàng hoá: Trường hợp trên đường vận chuyển hàng hoá xảy ra sự cố khiến cho hàng hoá bị đổ vỡ, thất thoát:

a) Nếu bên B mua bảo hiểm, chi phí đó sẽ do bên bảo hiểm chi trả;

b) Nếu bên B không có bảo hiểm, bên B sẽ thanh toán …..% thiệt hại và bên A sẽ thanh toán …% còn lại.

18.3. Về đảm bảo quyền sở hữu đối với vật liệu xây dựng và chuyển giao quyền sở hữu vật liệu xây dựng cho bên A:

a) Bên B phải đảm bảo về tính hợp pháp của quyền sở hữu và việc quyển giao quyền sở hữu đối với vật liệu xây dựnggiao cho bên và phải đảm bảo quyền sở hữu của bên A đối với vật liệu xây dựng đã bán không bị tranh chấp bởi các bên thứ ba. 

b) Trường hợp hàng hóa bị người thứ ba tranh chấp quyền sở hữu thì bên B phải đứng về phía bên A để bảo vệ quyền lợi của bên A. Trong trường hợp người thứ ba có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ đối với vật liệu xây dựng thì bên A có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bên B bồi thường thiệt hại. 

c) Quyền sở hữu vật liệu xây dựng được chuyển từ bên B sang bên A từ thời điểm chuyển giao hàng hóa. 

ĐIỀU 19: THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

19.1. Hai bên cần phải chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề bất lợi phát sinh các bên kịp thời báo cho nhau biết và chủ động bàn bạc giải quyết trên cơ sở thương lượng đảm bảo hai bên cùng có lợi (có lập biên bản);

19.2. Trường hợp có vấn đề tranh chấp không tự thương lượng được trong thời gian 30 ngày kể từ ngày phát sinh tranh chấp, bất kỳ bên nào cũng có thể yêu cầu chuyển vụ việc đến Tòa án là cơ quan có đủ thẩm quyền giải quyết những vụ tranh chấp này.

ĐIỀU 20: BẢO MẬT

20.1. Mỗi bên sẽ không tiết lộ bất cứ thông tin nào liên quan đến hợp đồng này hoặc của bên còn lại cho bất cứ bên thứ ba nào mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản của bên còn lại, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 

20.2. Mỗi bên cam kết bảo mật các bí mật thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, hệ thống nhân sự,dữ liệu tài chính cũng như các đối tác đầu tư, các hợp đồng/thỏa thuận hợp tác đầu tư; các thông tin trong nội bộ công ty; những dạng thông tin khác mà công ty có thể xác định là bí mật và quan trọng đối với hoạt động của công ty tùy theo từng thời điểm.

20.3. Bên A cam kết không tiết lộ các chủ đề liên quan đến bảo mật quy định tại Điều 20.2 hợp đồng này cho ai biết, kể cả khi sau này đã làm việc tại nơi khác.

20.4. Bên B cam kết có biện pháp phù hợp để đảm bảo rằng những nhân viên có liên quan của mình cũng tuân thủ quy định này và sẽ chịu trách nhiệm trong trường hợp có bất cứ hành vi nào vi phạm quy định này. 

20.5. Điều khoản này sẽ vẫn có hiệu lực kể cả sau khi hợp đồng này hết hạn hoặc chấm dứt.

ĐIỀU 21: HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG

21.1. Hợp đồng này có hiệu lực ………….. tháng/năm kể từ ngày ký kết hợp đồng;

Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng sau đó ………… ngày.

Bên B có trách nhiệm tổ chức vào thời gian và địa điểm thích hợp.

21.2. Hợp đồng này chỉ chính thức hết hiệu lực khi hai bên đã quyết toán xong toàn bộ hàng hóa và công nợ.

21.3. Các đơn đặt hàng cũng như các sửa đổi, bổ sung được coi như các phụ lục và là một phần không thể tách rời của hợp đồng này.

ĐIỀU 22: ĐIỀU KHOẢN CHUNG

22.1. Các bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này;

22.2. Các bên đã tự đọc hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong hợp đồng và ký vào hợp đồng này trước sự có mặt của người có thẩm quyền chứng thực;

22.3. Mỗi bên không được phép chuyển giao bất cứ quyền, nghĩa vụ nào trong hợp đồng này cho bất cứ bên thứ ba nào mà không được sự chấp thuận trước bằng văn bản của bên còn lại.

22.4. Hợp đồng này bao gồm ….. trang, và …… phụ lục được lập thành ….. bản bằng tiếng Việt. Bên A sẽ giữ ….. bản tiếng Việt, bên B sẽ giữ …… bản tiếng Việt (Trường hợp có sử dụng từ hai thứ ngôn ngữ trở lên thì quy định thêm về số bản hợp đồng bằng các ngôn ngữ khác).

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP BÊN AĐẠI DIỆN HỢP PHÁP BÊN B   
(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

Mẫu Hợp đồng mua bán sơn

Luật sư Tư vấn trực tuyến – Gọi ngay 1900.0191


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————————

……….., ngày…. tháng…. năm…..

HỢP ĐỒNG MUA BÁN SƠN

(Số:……/HĐMB-……..)

– Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;

– Căn cứ…;

– Căn cứ khả năng và nhu cầu của các bên.

Hôm nay, ngày…. tháng…. năm…… tại địa chỉ…………….., chúng tôi gồm:

Bên Bán (Bên A):

Họ và tên:……………………………….                       Sinh năm:………

CMND/CCCD số:……………….. do CA…………. cấp ngày… tháng…. năm…….

Địa chỉ thường trú:………………………………

Nơi cư trú hiện tại:…………………………….

Số điện thoại liên hệ:……………………..

(Nếu là tổ chức thì trình bày những nội dung sau:

Tên công ty:………………………………………

Địa chỉ trụ sở:……………………………………….

Giấy CNĐKDN số:…………………. do Sở Kế hoạch đầu tư………. cấp ngày… tháng…. năm…..

Hotline:…………………..               Số Fax/email (nếu có):…………………

Người đại diện theo pháp luật:Ông/Bà…………………….                       Sinh năm:………

Chức vụ:……………………..          Căn cứ đại diện:……………….

Địa chỉ thường trú:…………………………….

Nơi cư trú hiện tại:…………………………….

Số điện thoại liên hệ:……………………….)

Số TK:…………….- Chi nhánh…………- Ngân hàng……………

Và:

Bên Mua (Bên B):

Họ và tên:……………………………….                       Sinh năm:………

CMND/CCCD số:……………….. do CA…………. cấp ngày… tháng…. năm…….

Địa chỉ thường trú:………………………………

Nơi cư trú hiện tại:…………………………….

Số điện thoại liên hệ:……………………..

(Nếu là tổ chức thì trình bày những nội dung sau:

Tên công ty:………………………………………

Địa chỉ trụ sở:……………………………………….

Giấy CNĐKDN số:…………………. do Sở Kế hoạch đầu tư………. cấp ngày… tháng…. năm…..

Hotline:…………………..               Số Fax/email (nếu có):…………………

Người đại diện theo pháp luật:Ông/Bà…………………….                       Sinh năm:………

Chức vụ:……………………..          Căn cứ đại diện:……………….

Địa chỉ thường trú:…………………………….

Nơi cư trú hiện tại:…………………………….

Số điện thoại liên hệ:……………………….)

Số TK:…………….- Chi nhánh…………- Ngân hàng……………

Cùng thỏa thuận ký kết Hợp đồng mua bán sơn số……………. ngày…./…../…… để ghi nhận việc Bên A sẽ bán …. (số lượng)sơn…. cho Bên B trong thời gian từ ngày…./…./…. đến hết ngày…./……/…….. tại địa điểm………….. với tổng giá trị là………….. VNĐ (Bằng chữ:…………………… Việt Nam Đồng) để Bên B……….. Nội dung Hợp đồng cụ thể như sau:

Điều 1. Đối tượng Hợp đồng mua bán sơn

1. Loại sơn thỏa thuận

Bên A đồng ý bán sơn với chủng loại, số lượng, đặc điểm được liệt kê dưới đây:

STTChủng loại sơnThành phầnĐặc điểmChất lượngSố lượngGiáThành tiềnGhi chú
1.        
2.        
3.        
        

Tổng:…………………………… VNĐ (Bằng chữ:…………………….. Việt Nam Đồng)

Cho Bên B trong thời gian từ ngày…./…../…… đến hết ngày…/…./….. tại địa điểm……………

2. Tiêu chuẩn sơn thỏa thuận

Chất lượng của số lượng sơn mà Bên A bán cho bên B được xác định theo những tiêu chí sau:…………… (hoặc theo những tiêu chí được ghi nhận tại Phụ lục 1 kèm theo Hợp đồng này).

Điều 2. Giá và phương thức thanh toán

Bên A đồng ý bán toàn bộ số sơn đã xác định tại Điều 1 Hợp đồng này cho Bên B với giá là………………… VNĐ (Bằng chữ:………………….. Việt Nam Đồng).

Số tiền trên đã bao gồm:……………………………. (……..VNĐ (Bằng chữ:…………… Việt Nam Đồng)  thuế giá trị gia tăng/…)

Và chưa bao gồm:…………………………………

Toàn bộ số tiền đã xác định ở trên sẽ được Bên B thanh toán cho Bên A qua …. đợt, cụ thể từng đợt như sau:

– Đợt 1. Thanh toán số tiền là……………. VNĐ (bằng chữ:………………….. Việt Nam Đồng) khi……………….. có biên bản kèm theo. Việc thanh toán được thực hiện theo phương thức…………… (chuyển khoản qua ngân hàng/trả tiền mặt/…).

– Đợt 2 . Thanh toán số tiền là……………. VNĐ (bằng chữ:………………….. Việt Nam đồng) khi……………….. có biên bản kèm theo. Việc thanh toán được thực hiện theo phương thức…………… (chuyển khoản qua ngân hàng/trả tiền mặt/…).

– …

Số tiền đã xác định theo nội dung trên sẽ được Bên B trả trực tiếp cho đại diện theo……../… của Bên A, cụ thể là:

Ông:………………………………….                Sinh năm:…………

Chức vụ:………………………

Chứng minh nhân dân số:………………….. do CA………… cấp ngày…./…../…….

Và được chứng minh bằng Biên bản nhận tiền/… có chữ ký của những cá nhân sau:

1.Ông:………………………….                       Sinh năm:…………

Chức vụ:………………………

Chứng minh nhân dân số:………………….. do CA………… cấp ngày…./…../…….

2.Bà:………………………….                          Sinh năm:…………

Chức vụ:………………………

Chứng minh nhân dân số:………………….. do CA………… cấp ngày…./…../…….

(Hoặc:

Gửi qua ngân hàng tới Tài khoản số…………….. Chi nhánh…………….. – Ngân hàng………… có biên lai xác nhận/……… chứng minh)

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng trên nếu có sự thay đổi về giá thị trường/… dẫn tới việc thay đổi/phát sinh các chi phí/…………… thì số tiền chênh lệch/phát sinh trên/… sẽ do Bên …. chịu trách nhiệm.

Điều 3. Thực hiện hợp đồng

1.Thời hạn thực hiện Hợp đồng

Thời hạn thực hiện Hợp đồng này được hai bên thỏa thuận là từ ngày…./…../……. đến hết ngày…/…../…..

Trong đó, Bên A phải đảm bảo sẽ …………. (giao giấy tờ/…) cho người đại diện theo……. của Bên B, tức là Ông……………..                           Sinh năm:…………

Chức vụ:………………………

Chứng minh nhân dân số:………………….. do CA………… cấp ngày…./…../…….

Trong thời hạn…. ngày, kể từ ngày……………

Để chứng minh chỉ tiêu chất lượng của… mà Bên A đã đưa ra là đúng.

Việc giao-nhận này được chứng minh bằng Biên bản…/… có chữ ký của Ông…………..

Trong trường hợp việc thực hiện hợp đồng bị gián đoạn bởi những trường hợp khách quan, tình thế cấp thiết,…………….  thì thời hạn thực hiện Hợp đồng này được tính theo các quy định/căn cứ sau: …………………

2.Địa điểm và phương thức thực hiện

Toàn bộ số sơn đã được xác định tại Điều 1 Hợp đồng này sẽ được Bên A giao cho Bên B qua…… đợt, cụ thể từng đợt như sau:

-Đợt 1. Thực hiện vào ngày…/…../….. tại địa điểm………………, với số lượng sơn được giao cụ thể như sau:…………………………. Và được Bên A giao trực tiếp cho:

Ông………………………..                               Sinh năm:………..

Chức vụ:…………….

Chứng minh nhân dân số:………………….. Do CA………….. cấp ngày…/…./…….

-Đợt 2. Thực hiện vào ngày…/…../….. tại địa điểm………………, với số lượng sơn được giao cụ thể như sau:…………………………. Và được Bên A giao trực tiếp cho:

Ông………………………..                               Sinh năm:………..

Chức vụ:…………….

Chứng minh nhân dân số:………………….. Do CA………….. cấp ngày…/…./…….

Ngay sau khi nhận được số sơn mà Bên A giao tới trong từng đợt, Ông…………… có nghĩa vụ kiểm tra số lượng, tình trạng của số sơn mà Bên B đã nhận, lập văn bản xác nhận việc đã nhận cũng như tình trạng khi nhận vào Biên bản/…. và giao Biên bản…. trực tiếp cho:

Ông………………………..                               Sinh năm:………..

Chức vụ:…………….

Chứng minh nhân dân số:………………….. Do CA………….. cấp ngày…/…./…….

Trong thời hạn….ngày, kể từ ngày Bên B nhận được số sơn theo ghi nhận trong Biên bản…. tương ứng, Bên B có quyền trả lại/…. số sơn đã nhận nếu phát hiện chất lượng/thành phần/………….. sơn không đúng theo thỏa thuận và yêu cầu Bên A……………… (giao lại hàng, bồi thường thiệt hại/…)

Điều 4. Đặt cọc

Trong thời gian từ ngày…/…./…… đến hết ngày…./…./……., Bên B có trách nhiệm giao cho Bên A số tiền là………………..VNĐ (Bằng chữ:…………….. Việt Nam Đồng) để bảo đảm cho việc Bên B sẽ mua toàn bộ số sơn đã xác định tại Điều 1 Hợp đồng này mà Bên A giao tới theo đúng nội dung Hợp đồng, trừ trường hợp…………..

-Trong trường hợp Bên A thực hiện đúng nghĩa vụ mà Bên B không mua/không nhận/… theo thỏa thuận tại Hợp đồng này, Bên A có quyền nhận số tiền trên (cụ thể là……………. VNĐ) để…………….

-Trong trường hợp Bên A không thực hiện đúng nghĩa vụ dẫn đến Hợp đồng không được thực hiện/… thì Bên A có trách nhiệm trả lại số tiền trên cho Bên B và bồi thường một khoản tiền tương đương cho Bên B để…………………

-Trong trường hợp hai bên tiếp tục thực hiện việc mua-bán, Bên A có quyền nhận số tiền trên để bù trừ nghĩa vụ thanh toán của Bên B/…

-Trong trường hợp việc không thực hiện được Hợp đồng này là do lỗi của cả hai bên, số tiền trên sẽ được giải quyết như sau:………………………………..

Điều 5. Cam kết của các bên

1.Cam kết của bên A

Cam kết tính trung thực, chính xác của những thông tin mà bên A đã đưa ra và đảm bảo sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với những sự việc phát sinh từ tính trung thực, chính xác của những thông tin này.

Bồi thường thiệt hại xảy ra cho bên B nếu có thiệt hại phát sinh từ hành vi vi phạm của bản thân.

2.Cam kết của bên B

Cam kết thực hiện Hợp đồng này bằng thiện chí,…

Cam kết thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ thanh toán cho Bên A theo thỏa thuận ghi nhận tại Hợp đồng.

Điều 6.Vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp

Trong trường hợp một trong hai bên vi phạm hợp đồng vì bất kỳ lý do gì bên còn lại có các quyền sau:

-Phạt vi phạm bên vi phạm một số tiền là:……………… VNĐ (Bằng chữ:…………. Việt Nam Đồng)

-Ngoài ra, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu và được bên vi phạm bồi thường thiệt hại thực tế phát sinh bởi hành vi vi phạm. Thiệt hại thực tế được xác định như sau:………………………….

-Trong trường hợp Bên A có các vi phạm về………. trong bất kỳ thời gian nào khi thực hiện công việc cho Bên B gây ra bất kỳ hậu quả gì. Bên A có nghĩa vụ phải chịu toàn bộ trách nhiệm trước Bên A, pháp luật và các chủ thể có quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng.

-…

Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, các bên đồng ý ưu tiên giải quyết thông qua trao đổi, thương lượng. Việc trao đổi, thương lượng này phải được thực hiện ít  nhất là …. lần và phải được lập thành…….. (văn bản). Nếu sau… lần tổ chức trao đổi, thương lượng mà hai bên không thỏa thuận giải quyết được tranh chấp, một bên hoặc cả hai bên có quyền đưa tranh chấp ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Điều 7. Chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng này sẽ chấm dứt khi có một trong các căn cứ sau:

– Hai bên có thỏa thuận chấm dứt thực hiện hợp đồng;

– Hợp đồng không thể thực hiện do có vi phạm pháp luật;

– Hợp đồng không thể thực hiện do nhà nước cấm thực hiện;

– Một bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ……….. được ghi nhận trong Hợp đồng này và bên bị vi phạm có yêu cầu chấm dứt thực hiện hợp đồng.

– …

Điều 8. Hiệu lực hợp đồng

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày…/…./…..

Hợp đồng này hết hiệu lực khi các bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình, hoặc có thỏa thuận chấm dứt và không thực hiện hợp đồng, hoặc…

Hợp đồng này được lập thành…. bản bằng tiếng Việt, gồm……. trang. Các bản Hợp đồng có giá trị pháp lý như nhau và Bên A giữ…. bản để…….., Bên B giữ…. bản để…….

 

 

Bên A

………., ngày…. tháng…. năm………..

Bên B

DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ 500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com