Mẫu đơn khởi kiện bồi thường tai nạn giao thông

Đơn khởi kiện bồi thường tai nạn giao thông là văn bản được người dân viết gửi tới cá nhân, đơn vị có thẩm quyền. Bạn đang thắc mắc, tìm kiếm mẫu để xem đơn có những nội dung gì, căn cứ pháp luật nào và viết ra sao. Xin mời theo dõi bài viết của chúng tôi.

Hướng dẫn viết Đơn khởi kiện bồi thường tai nạn giao thông

Những hướng dẫn cơ bản để tự viết Đơn khởi kiện bồi thường tai nạn giao thông đúng, cập nhật liên tục, đảm bảo pháp lý.

  • Cá nhân, tổ chức nhận đơn là cá nhân, tổ chức có thẩm quyền theo quy định pháp luật chuyên ngành (phần “Kính gửi:…”);
  • Dưới tên đơn là nêu ra nội dung chính của đơn (phần “V/v:…”);
  • Dẫn chiếu các văn bản, thỏa thuận, hợp đồng, pháp luật có liên quan (phần “Căn cứ:…”);
  • Chủ thể viết Đơn khởi kiện bồi thường tai nạn giao thông là người có quyền, lợi ích trực tiếp mong muốn giải quyết (phần “Tên tôi là:…”);
  • Các thông tin của người viết đơn cần được điền đầy đủ như năm sinh, nơi cư trú, số CMND/CCCD, số điện thoại (phần “Năm sinh:…, CMND/CCCD số:…”);
  • Nội dung đơn là nội dung sự việc cần được giải quyết (phần “Trình bày nội dung:…”);
  • Người viết đơn ký tên ở cuối đơn kèm theo lời cam đoan (phần “Người viết đơn:…”);
  • Hình thức đơn: Viết tay hoặc đánh máy không bắt buộc theo mẫu;

Đơn khởi kiện bồi thường tai nạn giao thông là văn bản được cá nhân, nhóm cá nhân, tổ chức sử dụng để đề nghị/yêu cầu chủ thể có thẩm quyền (Tòa án nhân dân) giải quyết tranh chấp về vấn đề bồi thường trong vụ tai nạn giao thông.

Mẫu Đơn khởi kiện bồi thường tai nạn giao thông

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————————

…….., ngày…. tháng….. năm…….

ĐƠN KHỞI KIỆN BỒI THƯỜNG DO TAI NẠN GIAO THÔNG GÂY RA

(Về việc yêu cầu bồi thường ….. trong tai nạn giao thông)

Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN (huyện, thị xã)……….. – THÀNH PHỐ………

Tên tôi là:…………………………….    Sinh năm:………..

Chứng minh nhân dân số:……………………… do CA……………… cấp ngày…/…./…….

Địa chỉ thường trú:…………………………………..

Nơi cư trú hiện tại:……………………………………

Số điện thoại liên hệ:………………………

(Cùng:

Ông/Bà:………………………………    Sinh năm:………..

Chứng minh nhân dân số:……………………… do CA……………… cấp ngày…/…./…….

Địa chỉ thường trú:…………………………………..

Nơi cư trú hiện tại:……………………………………

Số điện thoại liên hệ:………………………)

Kính trình bày với Quý Tòa sự việc sau:

…………………………………………………

(Phần này bạn trình bày sự kiện liên quan tới tai nạn giao thông gây thiệt hại cũng như về thiệt hại mà bạn phải gánh chịu từ việc trên, cách giải quyết của các bên trước đó, ví dụ:

Vào ngày…/…./……. trong quá trình di chuyển từ………. đến…………., giữa tôi và:

Ông/Bà…………………………            Sinh năm:…………..

Chứng minh nhân dân số:……………………… do CA……………… cấp ngày…/…./…….

Địa chỉ thường trú:…………………………………..

Nơi cư trú hiện tại:……………………………………

Số điện thoại liên hệ:………………………

Đã xảy ra va chạm do…………………………………………. (lý do, lỗi,… dẫn đến tai nạn giao thông) và dân tới những thiệt hại sau cho tôi/tài sản/…..:

………………………………………………

(Liệt kê thiệt hại mà bạn phải gánh chịu)

Vào hồi …giờ …..phút ngày… tháng… năm…, Cảnh sát giao thông đã có mặt tại hiện trường tai nạn và lập biên bản…………… Sau quá trình điều tra, lỗi của Ông/bà………… trong việc để xảy ra vụ tai nạn giao thông trên là lỗi………..).

Căn cứ Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1.Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.

2.Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3.Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

a)Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b)Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4.Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.”

Tôi nhận thấy Ông/Bà…………. có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về…………… cho tôi theo quy định trên. Tuy nhiên, sau những cuộc gặp để giải quyết trách nhiệm bồi thường………….. của tôi và Ông/Bà…………. chúng tôi không thể tự giải quyết vấn đề trên do có tranh chấp về……………..

Mà căn cứ vào quy định tại Khoản 6 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:

“Điều 26. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

6.Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

…”

Điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:

Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

1.Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a)Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

…”

Điểm a Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:

Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1.Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a)Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

…”

Tôi nhận thấy Quý Tòa là Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bồi thường…….. trong vụ tai nạn giao thông giữa tôi và Ông/Bà………….. mà tôi đã nêu trên.

Do đó, tôi làm đơn này kính đề nghị Quý Tòa xem xét sự việc trên của tôi và tiến hành giải quyết tranh chấp về …… bồi thường……… của Ông/Bà……….. đối với tôi vì đã gây thiệt hại về…….. theo đúng quy định của pháp luật tố tụng dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tôi.

Tôi xin cam đoan những thông tin đã nêu trên là trung thực, đúng sự thật và xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác trên.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

  Người làm đơn

 

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ 500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191

 

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com