Lĩnh vực thi hành án về thanh toán tiền thi hành án

Lĩnh vực thi hành án về thanh toán tiền thi hành án

 

 

Việc tiếp nhận tài sản (không thực hiện kê biên) của người phải thi hành án để xử lý phát mãi nhưng không bán được, sau đó chia tỷ lệ cho tất cả các chủ nợ bằng nhau trên khối tài sản còn lại của người phải THA. Thời điểm khởi kiện có khác nhau, việc yêu cầu thi hành án có thời điểm khác nhau. Chẳng hạn A là người đầu tiên khi tiếp nhận tài sản của B là người phải THA, sau đó A1, A2,…là người được THA mới khởi kiện yêu cầu thi hành án. Đến thời điểm thanh toán tài sản của B, A yêu cầu nhận đủ. Trường hợp này có thanh toán cho đủ hay không.

 

Gửi bởi: Huỳnh Văn Trông

Trả lời có tính chất tham khảo

 

Việc thanh toán tiền thực hiện theo khoản 1, 2, 3, 5 điều 47 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và điều 27 Nghị định số 173/2004/NĐ-CP ngày 30/9/2004 của Chính phủ,

Tuy nhiên, khi thực hiện việc thanh toán cần phải lưu ý:

– Đối với số tiền, tài sản thi hành án thu được trước ngày 01/7/2004 mà chưa chi trả, nhưng đương sự đã có đơn yêu cầu thi hành án trước ngày 01/7/2004, thì việc thanh toán vẫn được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993, kể cả việc xử lý số tiền, tài sản thuộc diện chủ động thi hành án.

– Nếu từ ngày 01/7/2004 đương sự mới có đơn yêu cầu thi hành án, thì thực hiện việc thanh toán theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 điều 47 LuậtThi hành án dân sự năm 2008 và điều 27 Nghị định số 173/2004/NĐ-CP ngày 30/9/2004 của Chính phủ, nhưng cần lưu ý:

Nếu số tiền thu được không phải do áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án, thì thứ tự ưu tiên thanh toán không áp dụng điểm a khoản 1 điều 27 Nghị định số 173/2004/NĐ-CP ngày 30/9/2004 của Chính phủ. Trong trường này, số tiền, tài sản thu được sẽ thanh toán cho những người được thi hành án tính đến thời điểm thanh toán theo thứ tự ưu tiên theo quy định tại khoản 1, 2 điều 47 Luật Thi hành án dân sự năm 2008

+ Số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bán tài sản mà bản án, quyết định của Toà án tuyên kê biên để đảm bảo thi hành cho một nghĩa vụ cụ thể, thì được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ được bảo đảm đó theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định số 173/2004/NĐ-CP và khoản 3 điều 47 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 cụ thể: “Số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bán tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành một nghĩa vụ cụ thể được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ được bảo đảm đó sau khi trừ các chi phí về thi hành án”.

Nếu trong cùng bản án có nhiều người được thi hành án mà bản án chỉ tuyên kê biên tài sản đó để đảm bảo thi hành án (không tuyên đảm bảo cho một nghĩa vụ cụ thể nào), thì số tiền thu được từ việc xử lý tài sản được thanh toán cho tất cả các nghĩa vụ trong bản án, quyết định mà người phải thi hành án phải thi hành tính đến thời điểm thanh toán theo thứ tự quy định tại khoản 1, 2 điều 47 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và điều 27 Nghị định số 173/2004/NĐ-CP ngày 30/9/2004 của Chính phủ.

– Trong trường hợp một bản án, quyết định có nhiều khoản phải thi hành hoặc trường hợp người phải thi hành án phải thi hành nhiều bản án, quyết định của Toà án, nhưng chỉ có một hoặc một số người làm đơn yêu cầu thi hành án mà tài sản của người phải thi hành án không đủ để thi hành nghĩa vụ tài sản theo các bản án, quyết định của Toà án, thì Cơ quan thi hành án xử lý số tiền thu được theo quy định tại khoản 2 điều 27 Nghị định số 173/2004/NĐ-CP ngày 30/9/2004 của Chính phủ.

Vì vậy, trường hợp bạn nêu, nếu tài sản của người phải thi hành án không đủ để thanh toán cho tất cả các nghĩa vụ theo bản án, quyết định của Toà án và tài sản đó cũng không phải là tài sản cầm cố, thế chấp hoặc được bản án, quyết định tuyên kê biên để đảm bảo thi hành khoản nợ của A, thì khi xử lý tài sản để đảm bảo thi hành án A sẽ không được ưu tiên thanh toán đủ số tiền được thi hành án mà việc thanh toán tiền thi hành án sẽ được thực hiện cho tất cả các nghĩa vụ mà người phải thi hành án phải thi hành tính đến thời điểm thanh toán theo thứ tự quy định tại khoản 1, 2 điều 47 Luật Thi hành án dân sự năm 2008. Nếu A, A1,A2 đều cùng một hàng ưu tiên thì họ sẽ được chia theo tỷ lệ tương ứng với số tiền họ được thi hành án.

 

Các văn bản liên quan:

Luật 26/2008/QH12 Thi hành án dân sự

Nghị định 173/2004/NĐ-CP Quy định về thủ tục, cưỡng chế và xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự

 

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com