Khai quê quán như thế nào cho đúng?

Khai quê quán như thế nào cho đúng?

Cha và ông nội mình quê quán ở Vĩnh Long, hồi đó sinh mình ra ở TP. HCM nên CMND của mình ghi quê quán ở TP. HCM, giấy khai sinh của mình lại ghi quê quán ở Vĩnh Long. Mình đang đi nghĩa vụ công an, lúc tuyển vào mình ghi quê quán là ở Tp. Hồ Chí Minh. Giờ mình đang làm hồ sơ thi ĐH nên phải khai lý lịch lại, vậy mình nên khai quê quán như thế nào cho đúng?

Gửi bởi: Nguyễn Hữu Anh Tài

Trả lời có tính chất tham khảo

Theo quy định tại khoản 2 điều 5 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch thì “Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, quốc tịch, quê quán, quan hệ cha mẹ con phải phù hợp với giấy khai sinh của người đó”.

Tại điểm e mục 1 phần II Thông tư 01/2008/TT-BTP ngày 02 tháng 6 năm 2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định về việc xác định họ và quê quán khi khai sinh như sau:“Khi đăng ký khai sinh, họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người cha hoặc họ và quê quán của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ”.

Như vậy bạn phải lấy giấy khai sinh làm căn cứ, do đó trong hồ sơ thi đại học bạn phải khai phần quê quán là địa giới hành chính ở tỉnh Vĩnh Long.

Các văn bản liên quan:

Thông tư 01/2008/TT-BTP Hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch

Nghị định 158/2005/NĐ-CP Về đăng ký và quản lý hộ tịch

Trả lời bởi: Chuyên viên pháp lý – Vụ Hành chính tư pháp

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com