Kê biên tài sản thế chấp cho Ngân hàng sau thời điểm án có hiệu lực pháp luật

Kê biên tài sản thế chấp cho Ngân hàng sau thời điểm án có hiệu lực pháp luật

 

 

Tài sản kê biên đã thế chấp cho Ngân hàng TMCP sau thời điểm án có hiệu lực pháp luật, Chấp hành viên có xử lý theo khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/7/2010 của Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục về thi hành án dân sự được không?

 

Gửi bởi: Võ Mạnh Quý

Trả lời có tính chất tham khảo

 

 

 

Khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/7/2010 của Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục về thi hành án dân sựquy định kể từ thời điểm có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hoặc trong trường hợp đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án mà tài sản bị bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, cầm cố cho người khác, người phải thi hành án không thừa nhận tài sản là của mình thì bị kê biên, xử lý để thi hành án.

Như vậy, sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, người phải thi hành án thế chấp tài sản của họ cho Ngân hàng TMCP thì Chấp hành viên cơ quan thi hành dân sự được quyền kê biên tài sản đó để đảm bảo thi hành án.

Các văn bản liên quan:

Thông tư liên tịch 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC Hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự

Trả lời bởi: Lê Anh Tuấn – Tổng cục Thi hành án dân sự

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com